Top Banner
DÁN RA TAY VI XÀ PHÒNG MRNG TOÀN CU: TÓM TT NGHIÊN CU Dán Ra tay vi Xà phòng Mrng Toàn cu Thay đổi hành vi Ra tay trên quy mô ln: Bng chng tđánh giá ngu nhiên Vit Nam Tháng 9 năm 2012 GII THIU Người nghèo trên thế gii, đặc bit là trsơ sinh và trem dưới 5 tui phi chu gánh nng bnh tt ln gây ra bi nhng căn bnh có thphòng nga được bt ngun tvsinh cá nhân kém. 11% sca tvong trem trên thế gii là do tiêu chy gây ra, nhiu hơn ctng sca tvong do HIV/AIDS và st rét. Ra tay vi xà phòng (RTVXP) đã cho thy có thgiúp gim 48% sca tiêu chy trnh, và thường được nói đến như mt trong nhng bin pháp hu hiu và ít tn kém nht để gim tvong tr. Bin pháp này được gi là “vc-xin tlàm”, và mc dù chi phí cho bin pháp này thp và hiu quđã được chng minh, tlRTVXP trên thế gii vn còn rt thp. Các chiến dch truyn thông để người dân thc hành ra tay thường áp dng mt lot các phương pháp thc hin rt phbiến các nước đang phát trin, tuy nhiên hiu quca các chiến dch này trong vic thúc đẩy người dân RTVXP không được biết đến nhiu. Rt ít chiến dch như vy được đánh giá mt cách klưỡng, và không có chiến dch nào được đánh giá quy mô ln. Các chiến dch đã được đánh giá thì thường li trong giai đon thnghim, cung cp xà phòng và theo dõi sát nhng người tham gia thnghim. Đầu năm 2009, Dán Truyn thông RTVXP Mrng do Chương trình Nước và Vsinh (WSP) thc hin đánh giá thnghim ngu nhiên có kim chng cho tác động ca chiến dch truyn thông RTVXP quy mô ln thc hin ti ba tnh nông thôn Vit Nam (Hưng Yên, Thanh Hoá và Tin Giang). Kết qunghiên cu cho thy chiến dch này đã thành công trong vic tiếp cn các đối tượng mc tiêu và nâng cao hiu biết vthc hành ra tay đúng cách. Nhng người chăm sóc trnói rng hđã ra tay vi xà phòng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khi quan sát ti hgia đình, tlra tay vào các thi đim quan trng mà chiến dch đã nhn mnh còn thp. Ci thin hành vi ra tay ca người chăm sóc trkhông đủ để to ra tác động đến sc khoca trhoc gim thi gian chăm sóc khi trbm. NHNG PHÁT HIN CHÍNH • Người chăm sóc trnhng xã có dán đã nhn được nhiu thông đip hơn, đặc bit thông qua Hi Liên hip PhnVit Nam • Chiến dch truyn thông r a tay bng xà phòng đạt kết qukhiêm tn vnâng cao kiến thc r a tay, nhưng có thđã có nhng tác động nht định đến nim tin vr a tay vi xà phòng • Người chăm sóc trcho rng hRTVXP thường xuyên hơn, nhưng kết ququan sát hgia đình cho thy vào nhng thi đim quan trng mà chiến dch nhn mnh tuyên truyn, t lr a tay vn thp • Ci thin vhành vi r a tay được người chăm sóc trt báo cáo dường như không đủ để dn ti tác động đối vi sc khe ca trhoc tiết kim thi gian cho người chăm sóc. Qung cáo trên truyn hình và truyn thông trc tiếp phbiến thông đip ca chiến dch RTVXP đã đến được vi các bà mvà người chăm sóc tr. Thông đip ca chiến dch truyn thông RTVXP được phbiến qua hai kênh. Nhng kênh này bao gm phát thông đip trên đài truyn hình trung ương và địa phương trong vòng mt năm bt đầu ttháng 1 năm 2010, và hot động truyn thông trc tiếp (TTTT) din ra ttháng 1 đến tháng 10 năm 2010 do cán bHi phnVit Nam (HPN), cán by tế thôn bn, và giáo viên đã được tp hun thc hin. Nhng hot động thôn bn hướng ti các bà m, ông bà, và phnđộ tui sinh đẻ và bao gm nhiu hot động như hp nhóm, thăm hgia
4

D ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN C ẦU: TÓM TẮT ... HWWS... · tay với xà phòng trong tháng tr ước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với

Nov 20, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: D ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN C ẦU: TÓM TẮT ... HWWS... · tay với xà phòng trong tháng tr ước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với

DỰ ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN CẦU: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Dự án Rửa tay với Xà phòng Mở rộng Toàn cầu

Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam

Tháng 9 năm 2012

GIỚI THIỆUNgười nghèo trên thế giới, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi phải chịu gánh nặng bệnh tật lớn gây ra bởi những căn bệnh có thể phòng ngừa được bắt nguồn từ vệ sinh cá nhân kém. 11% số ca tử vong ở trẻ em trên thế giới là do tiêu chảy gây ra, nhiều hơn cả tổng số ca tử vong do HIV/AIDS và sốt rét. Rửa tay với xà phòng (RTVXP) đã cho thấy có thể giúp giảm 48% số ca tiêu chảy ở trẻ nhỏ, và thường được nói đến như một trong những biện pháp hữu hiệu và ít tốn kém nhất để giảm tử vong ở trẻ. Biện pháp này được gọi là “vắc-xin tự làm”, và mặc dù chi phí cho biện pháp này thấp và hiệu quả đã được chứng minh, tỷ lệ RTVXP trên thế giới vẫn còn rất thấp.

Các chiến dịch truyền thông để người dân thực hành rửa tay thường áp dụng một loạt các phương pháp thực hiện rất phổ biến ở các nước đang phát triển, tuy nhiên hiệu quả của các chiến dịch này trong việc thúc đẩy người dân RTVXP không được biết đến nhiều. Rất ít chiến dịch như vậy được đánh giá một cách kỹ lưỡng, và không có chiến dịch nào được đánh giá ở quy mô lớn. Các chiến dịch đã được đánh giá thì thường lại trong giai đoạn thử nghiệm, cung cấp xà phòng và theo dõi sát những người tham gia thử nghiệm. Đầu năm 2009, Dự án Truyền thông RTVXP Mở rộng do Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) thực hiện đánh giá thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng cho tác động của chiến dịch truyền thông RTVXP ở quy mô lớn thực hiện tại ba tỉnh nông thôn Việt Nam (Hưng Yên, Thanh Hoá và Tiền Giang). Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến dịch này đã thành công trong việc tiếp cận các đối tượng mục tiêu và nâng cao hiểu biết về thực hành rửa tay đúng cách. Những người chăm sóc trẻ nói rằng họ đã rửa tay với xà phòng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khi quan sát tại hộ gia đình, tỷ lệ rửa tay vào các thời điểm quan trọng mà chiến dịch đã nhấn mạnh còn thấp. Cải thiện hành vi rửa tay của người chăm sóc trẻ không đủ để tạo ra tác động đến sức khoẻ của trẻ hoặc giảm thời gian chăm sóc khi trẻ bị ốm.

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

• Người chăm sóc trẻ ở những xã có dự án đã nhận được nhiều thông điệp hơn, đặc biệt thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

• Chiến dịch truyền thông rửa tay bằng xà phòng đạt kết quả khiêm tốn về nâng cao kiến thức rửa tay, nhưng có thể đã có những tác động nhất định đến niềm tin về rửa tay với xà phòng

• Người chăm sóc trẻ cho rằng họ RTVXP thường xuyên hơn, nhưng kết quả quan sát hộ gia đình cho thấy vào những thời điểm quan trọng mà chiến dịch nhấn mạnh tuyên truyền, tỷ lệ rửa tay vẫn thấp

• Cải thiện về hành vi rửa tay được người chăm sóc trẻ tự báo cáo dường như không đủ để dẫn tới tác động đối với sức khỏe của trẻ hoặc tiết kiệm thời gian cho người chăm sóc.

Quảng cáo trên truyền hình và truyền thông trực tiếp phổ biến thông điệp của chiến dịch RTVXP đã đến được với các bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Thông điệp của chiến dịch truyền thông RTVXP được phổ biến qua hai kênh. Những kênh này bao gồm phát thông điệp trên đài truyền hình trung ương và địa phương trong vòng một năm bắt đầu từ tháng 1 năm 2010, và hoạt động truyền thông trực tiếp (TTTT) diễn ra từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2010 do cán bộ Hội phụ nữ Việt Nam (HPN), cán bộ y tế thôn bản, và giáo viên đã được tập huấn thực hiện. Những hoạt động ở thôn bản hướng tới các bà mẹ, ông bà, và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và bao gồm nhiều hoạt động như họp nhóm, thăm hộ gia

8624_Vietnam Research Brief.pdf 18624_Vietnam Research Brief.pdf 1 9/19/12 10:17 AM9/19/12 10:17 AM

Page 2: D ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN C ẦU: TÓM TẮT ... HWWS... · tay với xà phòng trong tháng tr ước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với

www.wsp.org

2 Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam

can thiệp bắt đầu, và vào tháng 7 năm 2010 là thời điểm giữa can thiệp, và vào đầu năm 2011 sau khi can thiệp kết thúc. Hơn 94% số hộ gia đình tham gia vào ba vòng thu thập dữ liệu.

Người chăm sóc trẻ ở xã can thiệp báo cáo nhận được nhiếu thông điệp rửa tay hơn, đặc biệt thông qua Hội phụ nữ Việt Nam. 56% số người chăm sóc trẻ ở xã can thiệp nói rằng họ nhận thông tin về RTVXP từ ba kênh tuyên truyền trở lên, trong khi chỉ có 46% ở nhóm chứng báo cáo tương tự. Tỷ lệ những người chăm sóc trẻ ở xã có can thiệp nói chuyện với cán bộ Hội phụ nữ về rửa tay với xà phòng trong tháng trước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với 34,7% ở xã chứng—Xem Hình 1). Tuy vậy, một tỷ lệ lớn (45,9%) người được hỏi ở nhóm chứng cũng báo cáo về việc tiếp xúc với thông điệp rửa tay thông qua ba kênh trở lên. Điều này có thể là kết quả của số nguồn thông tin về RTVXP ngày càng tăng lên ở Việt Nam, chẳng hạn như các chiến dịch tuyên truyền của các công ty xà phòng hoặc các thông điệp vệ sinh khác của nhà nước về Cúm Gia cầm hay vi-rút H1N1.

Chiến dịch truyền thông RTVXP đã nâng cao kiến thức về rửa tay, và có thể có tác động đến niềm tin nhất định về rửa tay. Kiến thức về cách tốt nhất để rửa tay tăng đáng kể ở nghiên cứu đầu kỳ 79,4% lên 97,7% ở cuối kỳ. Tuy nhiên, sự tăng lên tương tự cũng diễn ra ở nhóm chứng (97,3% cuối kỳ), vì thế nhiều khả năng đây là kết quả của xu hướng chung hướng đến kiến thức tốt hơn. Người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của RTVXP để ngăn chặn bệnh tiêu chảy (87,8% nhóm can thiệp so với 84,9% nhóm chứng), và số người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp xác định rằng thời điểm trước khi chuẩn bị thức ăn là thời điểm quan trọng để rửa tay tăng gần 40% so với nhóm chứng (40,5 % trong nhóm chứng so với 29,6% trong nhóm can thiệp – Xem Hình 2). Hơn nữa, chiến dịch truyền

đình, và phát tài liệu truyền thông. Chiến dịch tuyên truyền được xây dựng dựa theo kết quả nghiên cứu đối tượng mục tiêu.

Những thông điệp hướng đến thay đổi niềm tin của người chăm sóc trẻ rằng thậm chí ngay cả khi tay trông sạch và không có mùi vẫn không thực sự sạch sẽ, và nâng cao kiến thức của người chăm sóc trẻ về những thời điểm quan trọng cần RTVXP nhằm giảm việc lan truyền mầm bệnh, ví dụ như sau khi tiếp xúc với phân và trước khi chế biến thức ăn. Chiến dịch nỗ lực tuyên truyền hành vi rửa tay là hành vi của “người mẹ tốt” để bảo sức khỏe cho con cái, và chú trọng đến sự cần thiết phải để xà phòng và nước ở nơi thuận tiện để rửa tay.

Đánh giá tác động thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng để thiết lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa chiến dịch truyền thông RTVXP và kết quả về sức khỏe và hành vi. Các xã nông thôn Việt Nam1 trong mỗi tỉnh có can thiệp đầu tiên được ghép thành cặp tùy thuộc vào quy mô và vị trí địa lý. Sau đó các xã trong mỗi cặp được ấn định ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng. Tổng số 140 xã đã được xếp vào nhóm can thiệp bao gồm quảng cáo trên truyền hình và hoạt động truyền thông trực tiếp (can thiệp) và 70 xã khác được xếp vào nhóm chỉ nhận được quảng cáo trên truyền hình (nhóm chứng). Vì vậy, nghiên cứu đánh giá tác động kết hợp của phát thông điệp trên truyền hình và truyền thông trực tiếp ở cộng đồng so với nhóm xã chỉ tiếp nhận thông điệp trên truyền hình. 3.150 hộ gia đình tham gia nghiên cứu đã được tới thăm vào cuối năm 2009 trước khi

Hình 1: Thông điệp qua Hội Phụ nữ và kênh tuyên truyền khác

Tiếp xúc với 3kênh trở lên

45.9%55.5%

20.9%

Nhóm chứng Can thiệp

Tiếp xúc với TTCNthông qua HPN

34.7%

56.4%

62.5%

1 Một xã của Việt Nam là đơn vị hành chính dưới cấp huyện. Dân số trung bình của các xã trong nghiên cứu này là 7.577 người (1.807 hộ) với dân số từ 409 tới 27.898 (172 tới 5.531 hộ)

Cán bộ Hội Phụ nữ hướng dẫn phụ nữ rửa tay với xà phòng tại chợ

8624_Vietnam Research Brief.pdf 28624_Vietnam Research Brief.pdf 2 9/19/12 10:18 AM9/19/12 10:18 AM

Page 3: D ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN C ẦU: TÓM TẮT ... HWWS... · tay với xà phòng trong tháng tr ước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với

www.wsp.org

Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam 3

trẻ ăn. Tuy nhiên, khi quan sát những người này trong gia đình, tỷ lệ rửa tay thực sự vào những thời điểm này thường thấp hơn nhiều, và cũng không có chênh lệch mang ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ rửa tay quan sát được giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (xem Hình 3). Biện pháp tự báo cáo thường kém tin cậy hơn quan sát và như được thể hiện tại đây, thông tin này thường có khuynh hướng thiên lệch. Ngược với tỷ lệ báo cáo, khi quan sát thực tế, chưa tới một phần tư số người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp đã RTVXP sau khi tiếp xúc với phân và chưa tới 10% rửa tay trước khi cho trẻ ăn.

Cải thiện trong hành vi rửa tay mà người chăm sóc trẻ báo cáo dường như chưa đủ để dẫn tới tác động cho sức khỏe của trẻ hoặt tiết kiệm thời gian cho người chăm sóc trẻ. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy của trẻ trong nhóm can thiệp thấp hơn 16,6% so với nhóm chứng (4,5% trong nhóm can thiệp so với 5,4% trong nhóm chứng); tuy nhiên chênh lệch này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Do thiếu bằng chứng về tác động của hành vi rửa tay, chúng tôi không thể cho rằng chênh lệch này là do kết quả của chiến dịch rửa tay với xà phòng mang lại. Tương tự như vậy, đánh giá không nhận thấy tác động làm giảm thời gian dành để chăm sóc trẻ ốm, tức là thời gian lẽ ra có thể để đi làm và kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Thậm chí ở trong điều kiện thuận lợi hơn với kiến thức cao hơn và khả năng tiếp cận tốt hơn với xà phòng và nước, thay đổi hành vi rửa tay vẫn là điều khó khăn. Chiến dịch RTVXP không cung cấp xà phòng và nước cho hộ gia đình tham gia vào can thiệp và không tìm cách chỉ nâng cao kiến thức về RTVXP

thông đã tác động đến một số niềm tin về RTVXP của người chăm sóc trẻ, ví dụ, cần phải rửa tay ngay cả khi họ không chạm vào những vật mất vệ sinh.

Người chăm sóc trẻ cho rằng họ đã rửa tay với xà phòng thường xuyên hơn, nhưng quan sát trong gia đình cho thấy tỷ lệ rửa tay còn thấp ở những thời điểm quan trọng mà chiến dịch đã nhấn mạnh. Khi được hỏi, gần ba phần tư (nhiều hơn 7,2% so với nhóm chứng) người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp nói rằng họ đã RTVXP sau khi tiếp xúc với phân, và hơn 40% (cao hơn 14,4% so với nhóm chứng) rửa tay trước khi cho

Hình 2: Kiến thức của người chăm sóc về những thời điểm quan trọng phải RTVXP mà chiến dịch nhấn mạnh

Sau khi đi vệ sinh

77.4% 77.5%

38.5% 39.5%

36.8%

Sau khi rửa đít/thaytã cho trẻ

Trước khi chuẩnbị thức ăn

29.6%40.5% 39.8% 41.1%

Trước khi cho trẻ ăn,cho trẻ bú

Nhóm chứng Nhóm can thiệp

Hình 3: Tỷ lệ rửa tay xà phòng tự báo cáo so với quan sát

7.2%

68.1%73%

24% 21%

14.4%

31.1% 34.1%

7.1% 7.4%

36.3%41.4%

4.6% 6.5%

Sau khi tiếp xúc với phân

Trước khi cho trẻ ăn, cho trẻ bú Nhóm can thiệp – Tự báo cáo

Trước khi chuẩn bị thức ăn Trước khi cho trẻ ăn

Nhóm chứng – Quan sát Nhóm can thiệp – Quan sát

8624_Vietnam Research Brief.pdf 38624_Vietnam Research Brief.pdf 3 9/19/12 10:18 AM9/19/12 10:18 AM

Page 4: D ÁN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG MỞ RỘNG TOÀN C ẦU: TÓM TẮT ... HWWS... · tay với xà phòng trong tháng tr ước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với

4 Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam

Tài liệu liên quanĐể đọc báo cáo toàn văn, xem Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam, có thể truy cập tại www.wsp.org/scalinguphandwashing.

Lời cảm ơnCác tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp hữu ích của Trưởng nhóm dự án Eduardo Perez, Nhóm Đánh giá tác động dự án do Bertha Bricenco làm trưởng nhóm; Almud Weitz, Trưởng Chương trình Nước và Vệ sinh khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, và các đồng nghiệp của Chương trình Nước và Vệ sinh tại Việt Nam: Nga Kim Nguyễn và Minh Thị Hiền Nguyễn.

Về dự ánDự án Rửa tay với Xà phòng Mở rộng Toàn cầu là một dự án của Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) áp dụng cách tiếp cận mới về thay đổi hành vi để cải thiện hành vi rửa tay với xà phòng của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) và học sinh tiểu học (5-9 tuổi). Dự án này được chính quyền địa phương và chính phủ các quốc gia Peru, Senegal, Tanzania, và Việt Nam thực hiện với hỗ trợ kỹ thuật của WSP. Để biết thêm thông tin, xin hãy truy cập www.wsp.org/scalinguphandwashing.

Liên hệĐể biết thêm thông tin, xin hãy truy cập www.wsp.org.

cho đối tượng mục tiêu. Nghiên cứu sâu và điều tra cơ bản cho thấy những điều kiện này đã có sẵn. Tuy vậy, RTVXP ở đối tượng mục tiêu chưa thay đổi đáng kể, dù các can thiệp này là hướng đến tác động vào các yếu tố thúc đẩy và rào cản đối với rửa tay như niềm tin về sự cần thiết rửa tay và đặt xà phòng ở nơi dễ lấy. Những kết quả này cho thấy thậm chí dưới điều kiện dường như tối ưu khi kiến thức và khả năng tiếp cận với xà phòng và nước cho rửa tay không còn là khó khăn chính, chiến dịch thay đổi hành vi hướng đến đối tượng đại chúng vẫn bị hạn chế về mức độ tác động và hiệu quả. Nói cách khác, sự sụt giảm lớn về ca tiêu chảy quan sát được trước đây trong địa bàn can thiệp được giám sát chặt chẽ khó có thể lặp lại được trên thực tế trừ khi mức độ áp dụng những phương pháp này đượ lặp lại trên quy mô lớn.

Các hộ gia đình trong các xã can thiệp được đánh giá là khá có lợi thế khi so với những đối tượng khác, ở những vùng xa

và vùng dân tộc thiểu số của nông thôn Việt Nam. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy của trẻ ở các hộ gia đình này khá thấp, và đo lường tăng trưởng của trẻ được thực hiện ở thời điểm ban đầu cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ bị suy dinh dưỡng trên phương diện lâm sàng. Hơn nữa, dựa trên chỉ số về khả năng tiếp cận vệ sinh môi trường tốt hơn, nguồn nước an toàn, các biện pháp xử lý nước uống an toàn, khả năng xảy ra ô nhiễm phân trong môi trường mà trẻ em có thể tiếp xúc có thể khá nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng là nếu nghiên cứu này được thực hiện đối với các đối tượng dễ bị tổn thương hơn, cùng một tỷ lệ rửa tay như quan sát được, có thể tạo ra tác động đáng kể về sức khỏe. Trên thực tế, RTVXP vẫn là một biện pháp phòng ngừa chính ở những vùng chịu tác động nặng nề của bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ, đặc biệt những vùng không có những can thiệp khác để cải thiện sức khỏe môi trường.

—Claire Chase và Quý Toàn Đỗ

Chương trì nh Nướ c và Vệ sinh (WSP) là một quan hệ đối tác nhiều nhà tài trợ thiế t lậ p năm 1978 và được Ngân hàng Thế giới quản lý để hỗ trợ người nghèo tiếp cận một cách bền vững, an toàn và có thể chi trả được các dịch vụ nước sạch và vệ sinh. Cá c nhà tà i trợ củ a WSP gồm có Úc, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Quỹ Bill & Melinda Gates, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, và Ngân hàng Thế giới.

Các phát hiện, diễn giải, và kết luận trình bày trong tài liệu này hoàn toàn là của tác giả và không được coi là của Ngân hàng Thế giới hoặc các tổ chức thành viên của Ngân hàng, hoặc các thành viên Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới hoặc chính phủ các quốc gia mà Ban này đại diện.

© 2012 Chương trình Nước và Vệ sinh

8624_Vietnam Research Brief.pdf 48624_Vietnam Research Brief.pdf 4 9/19/12 10:18 AM9/19/12 10:18 AM