Top Banner
1 www.psav-mard.org.vn Cập nhật Hoạt động của các Nhóm công tác PPP ngành hàng nông nghiệp Các hoạt động của Ban thư ký PSAV Các hoạt động và sự kiện khác Chính sách mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn và hợp tác Một số hoạt động nổi bật trong thời gian tới CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP TRONG SỐ NÀY: Nhóm công tác PPP ngành hàng Cà phê: Trong Quý 2, Nhóm công tác cà phê tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã thống nhất cho giai đoạn 2018 – 2020 của Nhóm, trong đó điển hình là các hoạt động chính như sau: - Tham gia vào chương trình khảo sát và đóng góp ý kiến cho Ban xây dựng đề án Cà phê Chất lượng cao do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) chủ trì (bao gồm đánh giá tình hình thực hiện liên kết chuỗi, ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu cà phê chất lượng trong việc hỗ trợ phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, tình hình và năng lực sản xuất trên thực địa …). - Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực trong hệ thống và áp dụng các tài liệu hướng dẫn về thực hành nông nghiệp bền vững trong sản xuất cà phê. Trong đó việc cập nhật tài liệu “Tập huấn cho Giảng viên (ToT)” đã được hoàn thành trong Qúy 2; tài liệu “Tập huấn cho Nông dân (ToF)” sẽ được cập nhật và đưa vào sử dụng trong Qúy 3 2019. Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè: Sáng ngày 04 tháng 6, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè đã tổ chức cuộc họp nhóm để thảo luận và thống nhất Chiến lược hoạt động của nhóm cho giai đoạn 2019 - 2020. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Cục Trồng trọt, Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS), Công ty Unilever Việt Nam - Đồng Trưởng nhóm Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè cùng đại diện các đơn vị thành viên Nhóm công tác đến từ khối công như lãnh đạo Cục BVTV, Cục Quản lý chất lượng NLS và TS, Cục Chế biến và PTTTNS, Trung tâm KNQG và khối tư như Công ty URC, VinaTea, SAP…Tại cuộc họp, các bên đã thông qua Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2019 - 2020 của Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè và đi đến thống nhất về 3 nhóm hoạt động trọng tâm của Nhóm công tác trong thời gian tới bao gồm (i) Tăng Quý II/2019
8

CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

Jul 10, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

1 www.psav-mard.org.vn

Cập nhật Hoạt động của các Nhóm công tác PPP ngành hàng nông nghiệp Các hoạt động của Ban thư ký PSAVCác hoạt động và sự kiện khácChính sách mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn và hợp tácMột số hoạt động nổi bật trong thời gian tới

CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP

TRONG SỐ NÀY:

Nhóm công tác PPP ngành hàng Cà phê:

Trong Quý 2, Nhóm công tác cà phê tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã thống nhất cho giai đoạn 2018 – 2020 của Nhóm, trong đó điển hình là các hoạt động chính như sau:

- Tham gia vào chương trình khảo sát và đóng góp ý kiến cho Ban xây dựng đề án Cà phê Chất lượng cao do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) chủ trì (bao gồm đánh giá tình hình thực hiện liên kết chuỗi, ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu cà phê chất lượng trong việc hỗ trợ phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, tình hình và năng lực sản xuất trên thực địa …).

- Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực trong hệ thống và áp dụng các tài liệu hướng dẫn về thực hành nông nghiệp bền vững trong sản xuất cà phê. Trong đó việc cập nhật tài liệu “Tập huấn cho Giảng viên (ToT)” đã được hoàn

thành trong Qúy 2; tài liệu “Tập huấn cho Nông dân (ToF)” sẽ được cập nhật và đưa vào sử dụng trong Qúy 3 2019.

Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè: Sáng ngày 04 tháng 6, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè đã tổ chức cuộc họp nhóm để thảo luận và thống nhất Chiến lược hoạt động của nhóm cho giai đoạn 2019 - 2020. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Cục Trồng trọt, Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS), Công ty Unilever Việt Nam - Đồng Trưởng nhóm Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè cùng đại diện các đơn vị thành viên Nhóm công tác đến từ khối công như lãnh đạo Cục BVTV, Cục Quản lý chất lượng NLS và TS, Cục Chế biến và PTTTNS, Trung tâm KNQG và khối tư như Công ty URC, VinaTea, SAP…Tại cuộc họp, các bên đã thông qua Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2019 - 2020 của Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè và đi đến thống nhất về 3 nhóm hoạt động trọng tâm của Nhóm công tác trong thời gian tới bao gồm (i) Tăng

Quý II/2019

Page 2: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

2 www.psav-mard.org.vn

Bản tin PSAV

cường hiệu quả kiểm soát sử dụng thuốc BVTV; (ii) Cải thiện chất lượng chè Việt Nam; và (iii) Tăng cường hiệu quả hoạt động của Nhóm công tác PPP ngành hàng Chè.

Qua thảo luận, các ý kiến đã nhất trí về sự cần thiết thành lập một tổ chuyên gia hỗ trợ điều phối và triển khai các hoạt động của Nhóm công tác. Đồng thời, các thành viên bày tỏ cam kết triển khai hiệu quả Kế hoạch hoạt động của Nhóm công tác trong năm 2019 - 2020 và tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa khối công và khối tư trong ngành hàng.

Nhóm công tác PPP ngành hàng Hồ tiêu:Ngày 04 tháng 4, tại TP. Pleiku, Gia Lai, Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH tổ chức Hội thảo cấp khu vực giới thiệu kỹ thuật canh tác Hồ tiêu bền vững thông qua ứng dụng Vietnam Pepper Farmers. Tham dự hội thảo, về phía nước ngoài có đại diện IPC, Viện Phát triển Cây Gia vị Ấn Độ Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ; về phía Việt Nam có Lãnh đạo Cục BVTV, Sở Nông nghiệp & PTNT Gia Lai, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Trung tâm KNQG,… cùng đại diện các ban ngành và gần 200 nông dân trồng tiêu đến từ 3 tỉnh trọng điểm thuộc Tây Nguyên. Trung tâm KNQG đã giới thiệu nội dung chính của bộ tài liệu kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững (NSC). Bộ tài liệu được cập nhật đầy đủ các quy trình trồng, chăm sóc, chế biến, thu hoạch và bảo quản Hồ tiêu, cùng với đó là thông tin về các loại bệnh trên cây tiêu, cách phòng chống và chữa trị, các loại thuốc được phép sử dụng cũng như quy trình sử dụng một cách hiệu quả. Tất cả những thông tin này được đưa vào ứng dụng trên điện thoại với tên gọi Viet Nam Pepper Farmers áp dụng cho cả hệ điều hành Android và iOS. Đây là ứng dụng nhỏ gọn nhưng đầy đủ các tính năng giúp nông dân canh tác Hồ tiêu hiệu quả. Nông dân còn có thể ghi lại nhật ký canh tác, cập nhật thông tin về giá cả, thị trường, thời tiết, … Đặc biệt nông dân còn có thể đăng bán trực tiếp sản phẩm tiêu của mình trên ứng dụng từ đó các thương lái, đại lý hoặc các nhà doanh nghiệp có thể mua trực tiếp của nông dân mà không qua kênh trung gian.

Nhân dịp tiệc kết nối do Đại sứ quán Hà Lan tổ chức diễn ra vào các ngày 9-10 tháng 4, Hội nghị

bàn tròn về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đồng chủ trì bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đại sứ quán Hà Lan đã được tổ chức nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong ngành nông nghiệp Việt Nam bao gồm các mặt hàng hoa quả, rau củ, hồ tiêu v.v.. Sự kiện đã tạo tiền đề cho việc tuyên truyền các vấn đề về phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hai dự án về chuỗi cung ứng tiêu bền vững được đồng tài trợ bởi Tổ chức IDH và các đối tác và tài trợ độc lập bởi Nedspice và Simexcodl đã được khởi động lần lượt ở 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk trong tháng 5. Dự kiến, các dự án về chuỗi cung ứng tiêu bền vững trên sẽ hỗ trợ trực tiếp 1,100 nông dân ở Đắk Nông và Đắk Lắk. Ngoài ra, hơn 200 nông dân khác cũng sẽ được tiếp cận các kỹ thuật canh tác bền vững thông qua hoạt động chia sẻ kinh nghiệm của dự án. Mục tiêu của dự án là xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, cán bộ đào tạo sản xuất tiêu bền vững; hỗ trợ nông dân củng cố quy trình quản lý chất lượng, và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và người nông dân trồng tiêu với sự hỗ trợ của các bên liên quan trong ngành hàng hồ tiêu.

Hội thảo Đào tạo kỹ thuật về Phương pháp Kiểm nghiệm trong Phòng thí nghiệm được đồng tổ chức bởi VPA, Cục BVTV, Tổ chức IDH và IPC hợp tác với Eurofins vào các ngày 18-19 tháng 6. Hội thảo là một trong số rất nhiều hoạt động hợp tác công - tư của Nhóm công tác PPP ngành hàng Hồ tiêu nhằm củng cố, tăng cường năng lực của các đội ngũ kiểm nghiệm viên trong công tác kiểm nghiệm tồn dư hóa chất nông nghiệp trong các mẫu hạt tiêu.

Nhóm công tác PPP ngành hàng Thủy sản: Trong Quý 2/2019, Dự án “Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp

Page 3: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

3 www.psav-mard.org.vn

QUÝ II/2019

tác công tư ở đồng bằng sông Cửu Long” đã được Nhóm triển khai theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, một số hoạt động chính đã được triển khai bao gồm:

Hợp phần 1: Đẩy mạnh hợp tác công tư trong quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

- Tiến hành rà soát hệ thống quan trắc môi trường quản lý dịch bệnh hiện tại, bao gồm các thông số, địa điểm, tần suất, cách thức phân tích dữ liệu và cơ chế phản hồi

- Tiến hành phân tích các dữ liệu về quan trắc môi trường quản lý dịch bệnh đã thu thập được

- Rà soát cơ sở dữ liệu trực tuyến hiện có do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với các bên xây dựng. Cơ sơ dữ liệu này sẽ được nâng cấp để lưu trữ các dữ liệu số học thông thường cũng như cung cấp giao diện trực quan dưới dạng bản đồ điện tử ở cấp trung ương và địa phương.

- Tổ chức 01 hội thảo tham vấn về xây dựng/hoàn thiện cơ sở dữ liệu trực tuyến

Hợp phần 2: Nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản thông qua quản lý tốt hơn giống, thức ăn, kháng sinh, hóa chất

- Đang tiến hành đánh giá việc sử dụng thức ăn, con giống và hoá chất cũng như các thực hành kĩ thuật được áp dụng ở các trang trại nuôi tôm và cá tra. Việc đánh giá này dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 7/2019.

- Đang xây dựng các đề xuất nhằm cải thiện việc sử dụng thức ăn, con giống và hoá chất cũng như các thực hành kĩ thuật liên quan nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tối ưu hoá hiệu quả nuôi trồng tôm và cá tra. Các đề xuất sẽ được hoàn thiện và thí điểm trong Quý 3, 4/2019.

- Đã tiến hành đánh giá, rà soát các giải pháp công

nghệ tiên tiến nhằm tăng hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam và các quốc gia lân cận, và phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản, VINAFIS, IDH tổ chức 02 hội thảo giới thiệu, phổ biến công nghệ với các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh địa phương vào tháng 5 và tháng 6 năm 2019. Dự kiến 5 dự án thí điểm áp dụng công nghệ sẽ được triển khai trong Quý 3, 4 năm 2019 và năm 2020.

Hợp phần 3: Tăng cường hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho sản xuất nuôi trồng thủy sản

- Tiến hành đánh giá các yêu cầu thị trường để TXNG cho sản xuất tôm và cá tra bao gồm (i) Khảo sát hiện trạng TXNG của các đơn vị trong chuỗi cung ứng cá tra và tôm nuôi; (ii) Nghiên cứu đánh giá luật lệ, quy định của các thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản) liên quan đến TXNG, so sánh với các quy định của Việt Nam để đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi.

- Về nội dung hỗ trợ sự tham gia của các nhà sản xuất / nhà cung cấp đầu vào nuôi trồng thủy sản Việt Nam tham gia: Tại cuộc họp Dự án ngày 10/6/2019, các bên đã thống nhất sẽ tổ chức một Hội thảo giới thiệu về Nhóm công tác PPP ngành hàng Thủy sản tới cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Nhóm công tác PPP ngành hàng Chăn nuôi: Xác định chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp đạt được 10/17 mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 1322/QĐ/BNN-HTQT ngày 22/4/2019 về việc thành lập Nhóm công tác PPP ngành Chăn nuôi trực thuộc PSAV. Mục tiêu của Nhóm công tác là hỗ trợ nâng cao nhận thức các đối tác trong ngành về các thực hành chăn nuôi bền vững, khuyến khích đầu tư, tăng cường hợp tác công-tư để tối ưu hóa nguồn lực trong ngành chăn nuôi, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Ngày 05/7/2019 tại Hà Nội, Nhóm công tác PPP ngành hàng Chăn nuôi đã phối hợp cùng Ban thư ký PSAV tổ chức cuộc họp giữa các thành viên chủ chốt và

Page 4: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

4 www.psav-mard.org.vn

Bản tin PSAV

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THƯ KÝ PSAV

Họp thường niên Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV)

đối tác của Nhóm để thảo luận về kế hoạch hoạt động trong năm 2019. Tại buổi họp, các thành viên thống nhất về sự cần thiết của việc xây dựng một bộ tiêu chí xác định lĩnh vực ưu tiên cần được Nhóm ngành hàng hỗ trợ, ưu tiên phát triển các chuỗi giá trị theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, các yêu cầu về phúc lợi động vật cũng được các đối tác đặc biệt quan tâm.

Nhóm công tác PPP Hóa chất Nông nghiệp: Nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Hà Lan, Nhóm Công tác PPP Hóa chất nông nghiệp đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Cục BVTV, Cục Trồng trọt và các bên liên quan tổ chức Lễ ký thỏa thuận giữa 15 đối tác công - tư thí điểm xây dựng mô hình Bảo tồn – Sản xuất – An sinh xã hội (PPI) rộng 5000 ha ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, mục tiêu của các bên tới năm 2020 là tăng diện tích sử dụng phân bón hữu cơ trong các khu vực trồng cà phê từ 27,466 ha lên 32,339 ha với tổng lượng sử dụng tăng 20% so với thời điểm hiện tại; tới năm 2025, tăng diện tích sử dụng phân hữu cơ trong các khu vực trồng cà phê lên 33,440 ha với tổng lượng sử dụng tăng 30% so với thời điểm năm 2019. Tới năm 2020, trên diện tích 23,000 ha cà phê, không áp dụng thuốc BVTV bị cấm, giảm 10% lượng thuốc BVTV sử dụng trên 24.000 ha cà phê; tới năm 2025, trên diện tích 44,300 ha cà phê, không áp dụng thuốc BVTV bị cấm, giảm 15% lượng thuốc BVTV được sử dụng trên 44,300 ha cà phê.

Ngày 17/5 tại Hà Nội, Lễ công bố phầm mềm tra cứu thuốc BVTV quốc gia được tổ chức trước sự chứng kiến của các đại biểu đại diện cho khối công, tư, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các cơ quan truyền thông báo chí và đặc biệt là người nông dân - đối tượng chính sử dụng phần mềm này. Ứng dụng có tên “Thuốc BVTV” được xây dựng với sự tư vấn chuyên sâu của các bên liên quan trong đó có cả nông dân nhằm đảm bảo thiết kế nội dung và giao diện thuận tiện cho người sử dụng. Phần mềm được áp dụng cho cả hệ điều hành Android và iOS sẽ cung cấp cho nông dân thông tin về các loại thuốc BVTV được cấp phép lưu hành cũng như hướng dẫn chi tiết về loại thuốc thích hợp cho từng loại sâu bệnh, cây trồng, v.v... Từ tháng 5 năm 2019, phần mềm và cơ sở dữ liệu sẽ được Cục BVTV chính thức quản lý và cập nhật thường xuyên đồng thời sẽ được nâng cấp liên tục dựa trên phản hồi của nông dân.

Sau lễ công bố, sáng 11/6/2019 Hội thảo thuốc Bảo vệ thực vật cũng được tổ chức, do Tổ chức IDH và Cục BVTV đồng chủ trì, nhằm giới thiệu phần mềm tra cứu thuốc BVTV tại tỉnh Lâm Đồng và danh mục khuyến cáo các hoạt chất, biện pháp thay thế sử dụng trên cây cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững. Cùng ngày tại Đà Lạt, các đối tác đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp sử dụng phân bón cân đối hiệu quả trong sản xuất cà phê bền vững khu vực Tây Nguyên” để chia sẻ các sáng kiến công - tư hướng tới cải thiện việc sử dụng phân bón hiệu quả trong sản xuất cà phê bền vững. Trên cơ sở đó, Nhóm sẽ xây dựng kế hoạch hành động cho nhóm Nhóm công tác PPP Hóa chất Nông nghiệp trong giai đoạn tới n

Ngày 17/5 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam và đối thoại công - tư (PPP). Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và bà Marion Martinez, Giám đốc điều hành Yara Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.

Bà Marion Martinez, Giám đốc điều hành Yara Việt Nam cho biết, trên cơ sở đánh giá các mô hình để nhân rộng, cần chú trọng tạo ra liên kết chuỗi giá

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu khai mạc hội nghị.

Page 5: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

5 www.psav-mard.org.vn

QUÝ II/2019

trị kết nối người nông dân với doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo người nông dân sử dụng những vật tư đầu vào nông nghiệp chất lượng, với giá thành thấp, cũng như tăng cường các hoạt động hỗ trợ khác, qua đó giải quyết tình

trạng cung vượt cầu trong sản xuất nông sản, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định, dù PSAV đã có nhiều mô hình tốt nhưng sự lan tỏa và nhân rộng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, thời gian tới phải làm sao để sự tham gia hỗ trợ của khối quản lý nhà nước và địa phương trong xây dựng chính sách nhanh hơn và hiệu quả hơn nữa; theo đó, phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng và bền vững hơn; đồng thời tổ chức lại sản xuất nhằm tạo ra những mối liên kết chuỗi giá trị mà doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt các đối tác khác cùng phát triển n

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ KIỆN KHÁC

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019: Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hội nhập kinh tếTrong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội thảo chuyên đề “Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm thủy sản hội nhập quốc tế” ngày 2/5/2019 tại Hà Nội.

Tại đây, hàng trăm chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp tư nhân đã cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tăng cường tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt chuỗi sản xuất, giải pháp thực hiện số hóa và hình thành dữ liệu lớn với chuỗi nông, lâm, thủy sản. Các tham luận tại hội thảo cũng đề xuất những giải pháp về tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là nguồn lực đất đai, nguồn vốn, lao động. Đồng thời để tư nhân tiếp cận khoa học

công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nông nghiệp là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất của người dân, cũng là một trong những ngành được quan tâm hàng đầu.

Mã số vùng trồng nâng cao thông tin truy xuất cho cà phêNgày 23/5, tại Hà Nội, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.

Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để phát triển một ngành cà phê

bền vững, đáp ứng yêu cầu của các nhà rang xay quốc tế và nâng cao hiệu quả quy hoạch, quản lý canh tác cà phê, đáp ứng yêu cầu Luật trồng trọt mới được ban hành năm 2018, GCP đã phối hợp cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê.

Toàn cảnh Diễn đàn

Page 6: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

6 www.psav-mard.org.vn

Bản tin PSAV

Từ ngày 05/8 đến ngày 08/8/2019 tại thành phố Huế sẽ diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao Nông Lâm nghiệp ASEAN (Special SOM - AMAF) và các hội nghị liên quan bao gồm SOM-AMAF+3 lần thứ 18, Hội nghị quan chức cấp cao nông nghiệp ASEAN-Nga (ARSOMA) lần thứ 14.

Hội nghị được tổ chức hướng tới mục tiêu đánh giá các hoạt động hợp tác về nông lâm nghiệp ASEAN kể từ sau Hội nghị Bộ trưởng AMAF40 tại Hà Nội. Tại hội nghị, các Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật sẽ báo cáo các hoạt động trong khuôn khổ Nhóm công tác và đề nghị

SOM - AMAF thông qua các khuyến nghị, thảo luận chương trình hợp tác với các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại nông sản của ASEAN n

Hội nghị thảo luận đề xuất Dự án Phát triển bền vững ngành hàng Điều, Hồ tiêu và Cây ăn quả tại Việt Nam

Hội nghị quan chức cao cấp Nông Lâm nghiệp ASEAN tại thành phố Huế

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội thảo thảo luận đề xuất Dự án Phát triển bền vững ngành hàng Điều, Hồ tiêu và Cây ăn quả tại Việt Nam do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì. Dự án sẽ được thực hiện bởi một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Hiệp hội điều, hồ tiêu, cây ăn quả và trên địa bản 15 tỉnh gồm: Bình Phước, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Quảng Trị (đối với ngành hàng điều, hồ tiêu) và Bình Thuận, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang (đối với ngành hàng cây ăn quả, trong đó tập trung vào cam, bưởi, sầu riêng, nhãn, xoài và thanh long). Dự án cũng sẽ đầu tư để phát triển logistics gồm hệ thống kho bãi, hệ thống kho lạnh, kho mát bảo quản quả tươi tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc (ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn).

Dự án Phát triển bền vững ngành hàng Điều, Hồ tiêu và Cây ăn quả tại Việt Nam được phê duyệt sẽ giải quyết các thách thức đang đặt ra cho các ngành hàng này của Việt Nam. Đó là vấn đề cung cấp sản phẩm điều, hồ tiêu và cây ăn quả chất lượng cho

các nhà máy chế biến với chi phí cạnh tranh. Bên cạnh đó, dự án sẽ thúc đẩy việc sản xuất điều, hồ tiêu, cây ăn quả có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính.

Một lợi ích khác của dự án là cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản cho hoạt động nông nghiệp - công nghiệp như tiếp cận với năng lượng, mạng lưới đường và các trung tâm công nghệ. Cuối cùng là điều chỉnh các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm tạo điều kiện tiếp cận tài chính, thuế và các điều chỉnh chính sách khác, tạo thêm việc làm cho thanh niên.

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Phần mềm này sẽ trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng và quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc của ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Page 7: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

7 www.psav-mard.org.vn

QUÝ II/2019

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững

Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 20/5/2019 về phát triển bền vững. Chỉ thị nêu rõ: Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Thủ tướng yêu cầu lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội. Theo đó, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần gấp rút hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch/Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 trong năm 2019. Lồng ghép hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại các cấp, các ngành và địa phương. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: 1- Cây trồng: Cây lúa; 2- Vật nuôi: Trâu, bò; 3- Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Về mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, Quyết định nêu rõ: 1-Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy

định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp; 2- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp; 3- Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định.

Ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030

Ngày 4/6/2019, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 681/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Đây là hoạt động nhằm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Theo đó, lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 bao gồm 17 mục tiêu chính, trong đó tại Mục tiêu số 2 nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ HỢP TÁC

Nghị quyết số 53/NQ-CP về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững

Nghị quyết hướng đến năm 2030 phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng

năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.

Page 8: CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC PPP NGÀNH …psav-mard.org.vn/upload/newsletter/vn/Ban-tin-PSAV-Q2-2019-VN.pdf · PPP ngành hàng Chè. Qua thảo luận,

8 www.psav-mard.org.vn

Bản tin PSAV

Thông tin liên lạcVăn phòng Ban Thư ký Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) Phòng 102 Tòa nhà B4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 024 3771 3071 I Email: [email protected] I Website: psav-mard.org.vn

Diễn đàn Tầm nhìn Ngành hàng Chăn nuôi Việt Nam đang đẩy nhanh việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tại đề án này, ngành chăn nuôi cũng được định hướng rõ các bước phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển sinh kế, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong Quý 3, 2019, Ban thư ký PSAV sẽ phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm KNQG và các đối tác trực thuộc Nhóm công tác PPP ngành hàng Chăn nuôi tổ chức Diễn đàn Tầm nhìn và Đối thoại ngành hàng Chăn nuôi với chủ đề Thách thức và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa và sản phẩm sữa. Sự kiện sẽ là không gian mở để Nhóm công tác cùng các đối tác và tổ chức có liên quan trong ngành chia sẻ những kinh nghiệm phát triển chuỗi chăn nuôi bò sữa bền vững cũng như cập nhật thông tin, dự báo tiềm năng, cơ hội và tác động của các hiệp định thương mại do Việt Nam ký kết tới ngành hàng sữa, qua đó xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả giữa khối công và khối tư để phát triển một ngành sữa bền vững.

Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệpNông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiệu quả chuyển giao, ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp vẫn còn tương đối thấp tại các quốc gia này. Ban thứ ký PSAV hiện đang phối hợp cùng Tổ chức Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia) xây dựng và triển khai Chương trình Liên minh kết nối tri thức trong mạng lưới Grow Asia (GALA) với mục đích tăng cường kết nối doanh nghiệp và nhà khoa học, hỗ trợ giới thiệu, ứng dụng, chuyển giao các nghiên cứu KHCN vào sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp tiến gần hơn đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị kinh tế nông nghiệp. Chương trình GALA bao gồm 2 hợp phần chính: Tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu khoa học trong quá trình hợp tác cùng khối tư và chuỗi sự kiện kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp. Dự kiến Chương trình GALA sẽ được tổ chức vào Quý 3 và 4 năm 2019 tại 3 quốc gia Việt Nam, Philippines và Indonesia. Tại Việt Nam, Chương trình sẽ được khởi động vào đầu tháng 9 n

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THỜI GIAN TỚI

Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm. Đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.

Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết đặt ra các giải pháp cụ thể như tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp; đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp n