Top Banner
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Th.S Phạm Thị Thu Hương 1. Định nghĩa Công ty đa quốc gia,thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó.) 2 .Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia -Đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. -Đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. -Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên
37

Công ty đa qu c gia

Feb 05, 2023

Download

Documents

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Công ty đa qu c gia

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIATh.S Phạm Thị Thu Hương

1. Định nghĩaCông ty đa quốc gia,thường viết tắt là MNC(Multinational corporation) hoặc MNE (Multinationalenterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuấthay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các côngty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách củanhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởnglớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế củacác quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai tròquan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số ngườicho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứngvới toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sởở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế: chỉlà tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốcgia nào đó.)2 .Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia-Đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trườngnhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhậpkhẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyênliệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tạichỗ.-Đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thếso sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao cácngành công nghệ bậc cao.-Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũngnhư tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinhdoanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ haybí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giaocũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên

Page 2: Công ty đa qu c gia

cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũnglà mục đích của MNC.Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trườngquốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầura, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán…có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của cácMNC rơi vào 2 nhóm sau:+Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vậnchuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ môkhác…+Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khichính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủiro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối,thuế ,khủng hoảng nợ…3.Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc giaQuyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đạilý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trungcủa công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thểhằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điềuhành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đaquốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạtđộng đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó cóchi nhánh.4. Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầuThông thường nhiều người chorằngcác côngty tiến hànhquốc tế hóa hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trênmột lý do duy nhất đó là việc tìm kiếm và khai thác lợinhuận từ các cơ hội kinhdoanhtrên thị trườnghải ngoại.Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều độnglực dẩn đếnhoạ t động quốc tế hoá hoạ t động kinh doanh của cáccông ty.Các độnglực nầy cóthể được phân chia thànhhaidạ ng: chủđộng và thụ động. Trong từng dạng như vậy

Page 3: Công ty đa qu c gia

người ta còn phân ra thànhcác nhân tốbên trong và nhântốbên ngoài. 

Một số vai trò của các công ty đa quốc gia (TNCs) -Phần 1Các TNCs đã có những tác động to lớn đối với sự phát triển của kinh tếthế giới nói chung cũng như các nền kinh tế của các quốc gia nóiriêng. Những tác động đó được thể hiện qua hoạt động thương mại,đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyểngiao công nghệ

1. Vai trò của TNCs trong thương mại thế giới        1.1. Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát

triểnMột trong những vai trò nổi bật của các TNCs là

thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới. Trong qúa trìnhhoạt động của mình các TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuấtnhập khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế. Haynói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triểnvới ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuấtnhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chinhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các côngty trong cùng một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết chuchuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưuthông xuyên quốc gia của mình.

Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánhnước ngoài năm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD. Và đến năm2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt4,214 tỷ USD [4].

Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốcgia thì giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs chiếmmột tỷ trọng tương đối lớn. Chẳng hạn giá trị xuất khẩucủa các chi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá

Page 4: Công ty đa qu c gia

trị xuất khẩu của thế giới trong các năm 2003 và năm2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:

Bảng 1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoàinăm 2001

Quốcgia

Gía trịxuất khẩu

(TriệuUSD)

Giá trịxuất khẩu củaTNCs (TriệuUSD)

Tỷ trọngxuất khẩu củaTNCs (% )

Astralia

92.411 24.855 27

TrungQuốc

299.409

133.235 44

Pháp 376.736 59.267 16

Airland

92.794 61.049 66

NhậtBản

432.547 43.902 10

TâyBan Nha

34.091 6.812 20

ThuỵSỹ

107.111 34.138 32

Mỹ 1.032.830

157.459 15

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.Qua Bảng 1 ta thấy các TNCs chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đối vớiAirland là 66%, với Trung Quốc là 44%... Một đặc điểmkhác cần chú ý là thương mại nội bộ giữa các công tytrong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổnggiá trị thương mại thế giới. Nhìn chung trao đổi nội bộgiữa các chi nhánh TNCs chiếm khoảng 1/3 tổng giá trịthương mại thế giới. Giá trị trao đổi nội bộ này ngày

Page 5: Công ty đa qu c gia

càng tăng nhanh và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổnggiá trị thương mại của các nước. Ví dụ,  trao đổi trongnội bộ các TNCs trong ngành sản xuất thiết bị điện,điện tử của Mỹ chiếm 21,5% tổng giá trị xuất khẩu củaTNCs trong ngành này năm 1983 và tăng lên 30,6% năm1998 [3]. Hoạt động thương mại nội bộ TNCs thường tạođiều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với trình độ côngnghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty mẹ vàcác chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giátrị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Vớicác hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếmtỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia,đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳnghạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50%tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia nhưPhilippin, Srilanka, Malaysia [3].

1.2. Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tếNgày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai

trò của các TNCs cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớntrong thương mại thế giới thì các TNCs chính là chủ thểchính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối táctrong thương mại thế giới.

* Thay đổi trong cơ cấu hàng hoáChiến lược phát triển của TNCs gắn liền với các

hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Qua đó ảnh hưởngtrực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trongngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp vàcông nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung vàcác TNCs nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào cácngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hànghoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịchtrên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ

Page 6: Công ty đa qu c gia

trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao vàgiảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyênliệu. Thật vậy, nếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu củathế giới năm 1983, sản phẩm có hàm lượng công nghệ caochỉ chiếm 24% thì đến năm 1998 con số này đã tăng lên39,3%. Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mạithế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất khôngdựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn làmột trong những sản phẩm mũi nhọn.

Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiếnlược tập trung phát triển các ngành có trình độ côngnghệ cao của TNCs nhằm duy trì khả năng cạnh tranh caovà thu lợi nhuận tối đa. Điều này được thể hiện qua tỉtrọng hàng xuất khẩu của hàng hoá có hàm lượng côngnghệ cao trong nội bộ TNCs chiếm tới 43,1% tổng gía trịhàng hoá xuất khẩu. Như vậy, sự thay đổi trong chiếnlược toàn cầu của TNCs tác động trực tiếp tới cơ cấuhàng hoá xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặcbiệt là các nước hướng về xuất khẩu. Ví dụ tại Mêhico,trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thì phần lớnnhững sản phẩm thuộc ngành ô tô, điện tử do các chinhánh của TNCs sản xuất [3].

* Thay đổi trong cơ cấu đối tácCùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ

cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũngđang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu củacác nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là cácnước mới công nghiệp.  Sự thay đổi chiến lược của cácTNCs và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiềucơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tếchuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuấtkhẩu. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấuthương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nướcđang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là

Page 7: Công ty đa qu c gia

30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọnglớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọngthương mại của các nước đang phát triển ngày càng tănglên. Xét một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tếphát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền kinhtế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, ĐàiLoan…) lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thươngmại thế giới [4].

2. Vai trò của TNCs đối với đầu tư quốc tế        2.1. TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế

giớiTrên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước

ngoài được thực hiện qua kênh TNCs. Các TNCs hiện chiphối trên 90% Tổng FDI trên toàn thế giới. Chỉ tínhriêng TNCs của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu)đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu. Giá trị của lượng vốnFDI thực sự là thước đo vai trò to lớn  của các TNCstrong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọngnhất của các TNCs trong việc thực hiện chiến lược toàncầu của mình [3].

Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trênthế giới TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnhhưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tưquốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy môtoàn cầu của TNCs thể hiện như sau:

Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết cácngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Các TNCs giảmhoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnhhưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới.Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuốngcòn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triểnlại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt độngsáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước pháttriển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước

Page 8: Công ty đa qu c gia

ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vàonăm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốnFDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là docác vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếulà từ các TNCs của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giátrị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47%dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở cácnước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên. Tốc độtăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90 [3].

 Hơn nữa, các TNCs làm thay đổi xu hướng đầu tưgiữa các quốc gia.  Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990:đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tưlần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang pháttriển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốnFDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷtrọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triểnlại có tỷ trọng ngày càng cao.

Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn1978 - 2005

Đơn vị: %

Khu vựcGiai đoạn1978

-19801988

-19901998

-20002003

-2005Các nước phát

triển 79.7 82.5 77.3 59.4

Các nước đangphát triển 20.3 17.5 22.7 40.6

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006,Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh

trong chiến lược kinh doanh của các TNCs. Cũng chínhnhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các TNCs ngày

Page 9: Công ty đa qu c gia

càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốnFDI  vào các nước đang phát triển.

Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiệnbởi các TNCs của các nước phát triển thì ngày nay sốlượng các TNCs của các nước đang phát triển cũng tănglên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đangphát triển. Theo Hội nghị về thương mại và phát triểncủa Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), lượng FDI mới từ các quốcgia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nhưNga và các nước Xô Viết cũ tăng 5% lên mức 133 tỉ USDtrong năm 2005. Ngày càng có nhiều công ty của các nướcđang phát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở cácthị trường nước ngoài. Nếu như năm 1990, các công tycủa các nước đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDIthì đến năm 2005 con số này lên tới 1.400 tỉ USD. Tuynhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gianhất định. Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốclà nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất (chiếm tới 1/3tổng lượng vốn nói trên) sau đó là Singapore, Hàn Quốc,Malaysia. Các TNc lớn của các nước này là HutchisonWhampa (67 tỉ USD), Petronas(22tỉ USD), Singtel (18tỉ),Samsung (14tỉ USD) [3].

         2.2. TNCs làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhàVới thế mạnh về vốn TNCs đóng vai trò là động lực

thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Thông qua kênhTNCs, nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDIđầu tư vào nước mình. Vai trò này của TNCs được thểhiện qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất : Bản thân các TNCs khi đến hoạt động ở cácquốc gia đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nàođó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNCs cũng đóng chongân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điệnnước….  Mặt khác, nhờ có các TNCs mà một bộ phận đáng

Page 10: Công ty đa qu c gia

kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếptrong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếpthông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các TNCs vàhoặc những người lao động khác. Tại các nước có thịtrường chứng khoán phát triển thì các TNCs làm ăn hiệuquả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của ngườidân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu củacác công ty này.

Thứ hai :  Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh các TNCs còn thực hiệncác biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ cácchi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, cáctổ chức tài chính và tín dụng thế giới… Đây chính làhình thức thu hút đầu tư của các nước đang phát triểnhiện nay.

Thứ ba : TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toáncủa các nước thông qua việc  tích luỹ ngoại hối nhờ cáchoạt động xuất khẩu. Như đã phân tích ở trên. Hoạt độngxuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể trongtổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Điều đó khôngchỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thếgiới  của các TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệquan trọng, góp phần tạo thế cân bằng  cho cán cânthanh toán của nước chủ nhà.

Tóm lại, TNCs đóng vai trò rât to lớn trong hoạtđộng đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàncầu thì TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI  trên phạmvi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc giariêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nướcchủ nhà.

         3. Vai trò của TNCs đối với hoạt động pháttriển và chuyển giao công nghệ

3.1.  TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giớiTrong chiến lược cạnh tranh, các công ty xuyên quốc gia luôn coi

Page 11: Công ty đa qu c gia

công nghệ là yếu tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu. Do đo, thúc đẩyđổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D) lànhiệm vụ sống còn của các công ty. Đi đầu trong đổi mới công nghệđồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trườngvà giữ vị trí độc quyền.

Ngày nay, nhận thức của các TNCs về khoa học côngnghệ đã chuyển biến. Nếu như trước đây, các TNCs thườngđầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiêncứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này.Tại các TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế hoát hoạtđộng R&D một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời khôngchỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, cáctrường đại  học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất củaTNCs. Thí dụ Motorola đã thiết lập hệ thống R&D củamình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc gia, tập đoànBristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6quốc gia [5].

Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt độngR&D của công ty đã có những thay đổi căn bản. Nếu trướcđây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công tymẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoádo một số lý do sau:

Thứ nhất   tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹptrong một vài công ty hoặc một nước nào đó. Như vậy, đểtiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lậpthêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới. Tại những khu vựcđó, các công ty có thể làm giầu thêm nguồn tri thứcbằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thuthành quả từ các đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai : Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếmlĩnh thị trường các công ty buộc phải đưa sản phẩm rathị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNCs phảithực hiện R&D ở nước ngoài. Ví dụ, hoạt động R&D của Mỹđối với các chi nhánh ở nước ngoài tăng rất nhanh. Từ

Page 12: Công ty đa qu c gia

năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khi doanh số tăng2,5 lần và lao động tăng 1,7 lần [3].

Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khuvực dồi dào nguồn tri thức. Ví dụ năm 1994 khoảng 90%các nghiên cứu do các chi nhánh TNCs của Mỹ thực hiện ởnhững nước công nghiệp phát triển.Microsoft đã thànhlập một phòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao động khoahọc với chi phí rẻ hơn.

Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoahọc công nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hộimột lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của cácquốc gia  và các doanh nghiệp. sự thay đổi mau chóngcủa công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị giatăng cao hơn. Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàmlượng khoa học cao tăng 21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa họccông nghệ trung bình tăng 14,3%. Như vậy, nhờ tiếp thu khoahọc công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuấtkhẩu qua chế biến của các nước đang phát triển đạt tỷlệ tăng trưởng cao. Muốn có lợi nhuận cao, các quốc giađã tăng cường đầu tư cho R&D. Các quốc gia như Mỹ và NhậtBản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ;Singapore là 1,1%. Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D caonhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp(575USD), Singapore (262 USD). Hàn Quốc là quốc giatheo đuổi chiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đếnnăm 2010 trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu về khoa họccông  nghệ [1], [3].

Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành côngnghệ thông tin đứng hàng đầu. Mức đầu tư cho công nghệ thông tincủa Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% , Phápvà Đức là 4% [3].

 Các TNCs không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằngchính sức lực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợvề nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản. Ví dụ

Page 13: Công ty đa qu c gia

chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu,Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và  Toshibacùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổchiến lược phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lậpcác mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và việnnghiên cứu.

 Trung tâm TTKT – Viện NCPT Tp.HCM

NHÌN NHẬN THẾ NÀO VỀ TOÀN CẦU HÓA VĂN HÓA

     ĐẶNG THỊ MINH PHƯƠNG

Tóm tắt

Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm1870 – 1913, cho đến ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngàycàng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đờisống xã hội. Nói chung toàn cầu hóa được nhắc đến rất nhiềutrong các cuộc họp, các buổi nghị sự giữa nguyên thủ cácquốc gia bên cạnh những vấn đề nổi cộm của thế giới hiện naynhư: khủng bố, phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường, xungđột sắc tộc, tôn giáo,..Và một trong những vấn đề được nhiềungười quan tâm đó là toàn cầu hóa văn hóa – bởi xu hướng này

Page 14: Công ty đa qu c gia

đang diễn ra quyết liệt và sâu sắc hơn. Nhưng vấn đề đặt raở đây là hiểu nó thế nào cho đúng để đưa ra quyết sách pháttriển đúng đắn cho nền văn hóa bản địa, và giữ vững ổn địnhxã hội.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về vấn đề toàncầu hoá. Một số người thì hết lời khen ngợi những tác độngtích cực mà toàn cầu hoá đem lại, theo họ toàn cầu hoá làmột phương thức phát triển tất yếu của một thế giới hiệnđại, nó đem lại cho tất cả các quốc gia trong cái thế giớiđó những cơ hội được phát triển mạnh mẽ về mọi mặt mà trướchết là về kinh tế. Nhưng cũng có người lại ra sức phản đốiquá trình toàn cầu hoá. Họ cho rằng, toàn cầu hoá chẳng quachỉ là một công cụ để cho các nước tư bản phát triển bóc lộtcác nước nhỏ đang và chậm phát triển, chính vì vậy, bên cạnhnhững cuộc họp, những hội nghị nhằm thúc đẩy tiến trình toàncầu hóa kinh tế, chính trị trên thế giới thì đồng thời cũngdiễn ra rất nhiều các cuộc biểu tình phản đối quá trình này.

Tuy vậy, xu hướng toàn cầu hoá đã trở nên phổ biến vớimọi người trong xã hội hiện đại ngày nay, và quá trình nàyđang diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đờisống xã hội, mà trước hết và rõ nét nhất là trên lĩnh vựckinh tế. Cũng như các hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hoácũng là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tíchcực, vừa có mặt tiêu cực. Ở mỗi quốc gia, khi tiếp nhận quátrình toàn cầu hoá thì cả hai mặt này đều bộc lộ ra. Vấn đềlà những quốc gia đó đã làm gì để có thể tận dụng được tốtnhất những cơ hội mà quá trình toàn cầu hoá đem lại, đồngthời giảm thiểu đến mức tối đa những tác động tiêu cực củanó. Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác động và chiphối, chúng ta không thể không nói đến văn hóa. Tuy nhiên,

Page 15: Công ty đa qu c gia

hiện nay, câu hỏi lớn vẫn được đặt ra và đang được giảiquyết là liệu có hay không quá trình toàn cầu hóa văn hóa,mà chủ yếu và nổi cộm đó là sự bị xâm lấn bản sắc văn hóacủa các quốc gia đang và chậm phát triển bởi nền văn hóaphương Tây?

   Tuy nhiên, cho đến nay, làn sóng toàn cầu hoá đã cóthêm nhiều đặc trưng mới do sự phát triển của xã hội đem lạinhư: các loại thị trường mới (thị trường chứng khoán, ngânhàng, bảo hiểm…); các công cụ mới (máy fax, điện thoại diđộng, máy tính, mạng internet, vận tải đường không …); cácthể chế mới (như: các tập đoàn kinh tế đa quốc gia liên kếtchi phối nền sản xuất thế giới, tổ chức thương mại thế giớingày càng có ảnh hưởng và quyền lực lớn đối với các quốcgia…); các quy tắc và chuẩn mực mới (các hiệp định đaphương, song phương xuất hiện ngày càng nhiều và có vai tròto lớn trong việc điều chỉnh hàng loạt chính sách của cácquốc gia, hành vi ứng xử giữa các quốc gia…).

Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đốivới các nước, bao gồm cả Việt Nam là rất khác nhau, và nókhông chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho sự phát triểnvăn hóa nói riêng và xã hội nói chung. Do toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế và do bản thân phương Tây có nền văn hóaphát triển lại tận dụng được những thành tựu của cách mạngkhoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin nên cólẽ chưa bao giờ phương Tây lại có điều kiện thuận lợi trongviệc truyền bá văn hóa của mình ra bên ngoài như bây giờ.Thông qua hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ và các quátrình sản xuất kinh doanh, quản lý, các nước phương Tây đãdùng mọi hình thức hấp dẫn để đưa văn hóa của mình vào cácnước đang và chậm phát triển. Đồng thời thông qua giao lưuvăn hóa để truyền bá văn hóa phương Tây. Đặc biệt là họ sửdụng các loại hình nghệ thuật vốn là công cụ hấp dẫn và rấtphát triển ở các nước phương Tây để tác động vào văn hóa của

Page 16: Công ty đa qu c gia

các nước khác. Ngoài ra việc sử dụng những ngôn ngữ vốn rấtphổ biến trên thế giới như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng TâyBan Nha,… trong các hoạt động quốc tế (kinh tế, văn hóa,chính trị…) cũng như trên các phương tiện truyền thông(internet, truyền hình….) càng tạo điều kiện thuận lợi chosự thâm nhập của văn hóa phương Tây vào các quốc gia khác.  

   Vậy thực chất toàn cầu hoá và toàn cầu hóa văn hóa làgì, tại sao hiện nay toàn cầu hoá lại có những đặc trưng mớivà lại trở thành một vấn đề nổi cộm đối với mỗi quốc gia? Córất nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của toàn cầu hóa,điều này phụ thuộc vào góc nhìn, mục đích khai thác kháiniệm cũng như cách thức tiếp cận vấn đề của nhà nghiên cứu.Nhìn chung có thể khái quát thành những quan điểm chủ yếusau:

   - Quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá là mộtquá trình có tính nhiều mặt, bao gồm tăng trưởng thương mạiquốc tế, các luồng lao động, vốn và công nghệ cũng như sựgiao lưu ý tưởng và cách sống… ảnh hưởng của toàn cầu hoáđến vấn đề văn hoá phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của cácchính sách của các chính phủ đối với quá trình toàn cầu hoá(1, tr.22).

   - Theo quan điểm thứ hai thì toàn cầu hoá được nóiđến trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầuhoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càngnhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước pháttriển và một số tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chiphối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa cómặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, vừa tạo ranhững cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những tháchthức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trìnhđộ kém phát triển (2, tr.5). Hay “Toàn cầu hoá là một quá

Page 17: Công ty đa qu c gia

trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nướckhác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năngđộng của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như do tínhnăng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ”(3,tr.78).

   - Cũng có học giả cho rằng toàn cầu hoá hiện nay chỉlà một khái niệm của một quá trình đã tiếp diễn từ lâu, mộtsự mở rộng không gian của phương thức kinh tế tư bản đến tậncùng của thế giới (4, tr.565).

   Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vớinhững mục đích khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứuđều cho rằng toàn cầu hoá trước hết là khái niệm dùng để chỉtoàn cầu hoá về kinh tế, sau đó nó tác động ảnh hưởng đếncác lĩnh vực khác.

   Chúng ta biết rằng từ xa xưa đến nay, con người muốnsống và tồn tại được thì buộc phải giải quyết rất nhiều vấnđề khác nhau do cuộc sống đặt ra. Vấn đề đó có thể chỉ liênquan đến một cộng đồng người nhưng cũng có thể liên quan đếnnhiều cộng đồng người khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có ở thờiđại ngày nay thì một số vấn đề được coi là cốt tử đối với sựtồn tại và phát triển ổn định của toàn thể loài người mớixuất hiện. Những vấn đề này được gọi là những vấn đề toàncầu. Theo M.Maksimova, những vấn đề được coi là vấn đề toàncầu phải có những đặc trưng sau:

+ Thực sự mang tính chất toàn hành tinh, liên quan đếnlợi ích toàn nhân loại.

+ Đe doạ cả loài người tụt hậu trong bước phát triểntiếp của LLSX và cả trong những điều kiện của cuộc sống

+ Cần có những giải pháp và hành động không thể trì hoãn

Page 18: Công ty đa qu c gia

trên bình diện toàn hành tinh để khắc phục mọi mối đe doạđối với con người

+ Đòi hỏi nỗ lực tập thể từ phía tất cả các quốc gia vàtoàn thể cộng đồng thế giới (5, tr.212). Chẳng hạn như: vấnđề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, môi trường, cáccuộc xung đột vũ trang, khủng bố, tệ nạn xã hội và tội ác,vấn đề phát triển kinh tế toàn cầu…

   Với cách tiếp cận này thì toàn cầu hoá được hiểu là:xã hội loài người đã ở vào giai đoạn mà sự phát triển củacác nền kinh tế đòi hỏi những phương thức hoạt động và điềuhành mới ở cấp độ toàn cầu; sự nảy sinh và tồn tại những vấnđề có ý nghĩa sống còn đối với toàn nhân loại đòi hỏi sựgiải quyết ở cấp độ toàn cầu; nguyện vọng muôn thủa của conngười được sống trong một thế giới hoà bình, nhân ái và hạnhphúc cần được đáp ứng ở cấp độ toàn cầu – tất cả là yêu cầuvừa là điều kiện để cho tất cả các quốc gia, các dân tộcliên kết với nhau trong một toàn thể đồng thuận trong đó mỗicá nhân, mỗi cộng đồng đều tự do lao động, sáng tạo, sảnxuất kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau để cùng nhautiến bộ, rút bớt khoảng cách giữa nhau. Và để đạt được mụcđích đó, tất cả những tự do trên đây đều được đặt trongkhuôn khổ những nhìn nhận chung, những quy ước và thể chếchung được lập ra vì lợi ích của toàn cầu. Ta gọi đó là toàncầu hoá.

Toàn cầu hóa, về thực chất, là quá trình tăng lên mạnhmẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụthuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dântộc trên toàn thế giới, hay nói như C. Mác, là quá trìnhlịch sử biến thành lịch sử thế giới. Toàn cầu hóa là giaiđoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóađã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thức biểu hiện

Page 19: Công ty đa qu c gia

đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính là toàn cầu hoá kinh tế.Sự xuất hiện xu thế toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sựphát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóacủa lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từnền kinh tế thị trường thế giới. Sự tác động mạnh mẽ củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến khoahọc thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển củacác công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ...) đã làm thay đổivề chất lực lượng sản xuất của loài người, đưa loài người từnền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, từ cơ khí hóasản xuất lên tự động hóa, tin học hóa sản xuất. Cách mạngkhoa học và công nghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản vàsâu sắc không những trong công nghệ, trong sản xuất, mà còntrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. C. Mác và Ph. Ăng -ghen đã vạch rõ : "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về nhữngnơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàncầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi vàthiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi... Do bóp nặn thịtrường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêudùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới..."(6,tr.601).

   Đồng thời với quá trình toàn cầu hoá kinh tế là sự rađời của các tổ chức quốc tế và khu vực về chính trị, kinhtế, thương mại, tài chính. Trước hết phải kể đến Liên hợpquốc (UN) với 191 nước thành viên, tức là chiếm đại bộ phậncác nước trên thế giới. Liên hợp quốc cùng các tổ chức trựcthuộc của mình như UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF, FAO... đangtác động đến tất cả các nước trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ralà các tổ chức khác như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... có vaitrò ngày càng tăng trong việc giải quyết những vấn đề kinhtế, chính trị chung của thế giới và khu vực, như giải quyếtcác cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Bra-xin... hay việc can

Page 20: Công ty đa qu c gia

thiệp của các tổ chức này cùng với chính phủ của nhiều quốcgia vào việc kìm hãm sự suy thoái kinh tế trong giai đoạnhiện nay của thế giới. Đến lượt mình, các tổ chức này lạithúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.

Do vậy, chúng ta không thể hiểu toàn cầu hoá một cáchđơn giản, phiến diện, mà cần nhìn nhận nó như là một quátrình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt, chứađựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả thời cơ và tháchthức đối với tất cả các quốc gia, trong đó các nước đangphát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắthơn:

- Về kinh tế, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho sự phát triểnkinh tế thông qua việc tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư,chuyển giao khoa học-công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa hàng hóa, dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinhtế, thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế thịtrường. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có thể làm gia tăngnợ nước ngoài của các quốc gia, đặc biệt là các quốc giachậm phát triển và đang phát triển. Toàn cầu hóa cũng làmtăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, từ đó có thểhạn chế, làm suy giảm sự độc lập tự chủ về kinh tế của cácnước chậm và đang phát triển. Ngoài ra, Toàn cầu hóa kinh tếcũng có thể đem đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái dosử dụng các công nghệ lạc hậu mà các nước phát triển loạira.

- Về chính trị, toàn cầu hoá cũng dẫn các nước chậm pháttriển tới nguy cơ xói mòn quyền lực nhà nước dân tộc, thuhẹp đáng kể quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của nhànước do vai trò kinh tế của nhà nước có thể bị giảm sút bởisự chi phối của các công ty xuyên quốc gia, bởi sức ép củaIMF, WB, WTO...; đồng thời từ chỗ phụ thuộc về kinh tế sẽdẫn đến phụ thuộc về chính trị và thậm chí, thông qua conđường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ, cho vaytheo hướng khuyến khích tư nhân hóa, tự do hóa tư sản, cácnước phát triển đứng đầu là Mỹ đã áp đặt mô hình chính trị

Page 21: Công ty đa qu c gia

của mình vào các nước khác, sử dụng “sức mạnh mềm”, “sứcmạnh cứng” (có thể hiểu là dùng vũ lực) và “sức mạnh thôngminh, khôn khéo” (là sự kết hợp “ sức mạnh cứng” và “ sứcmạnh mềm”)  để thay đổi các chế độ xã hội ở đây theo hướngthân phương Tây.

- Về văn hóa - tư tưởng, toàn cầu hóa một mặt tạo điềukiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểubiết lẫn nhau giữa các dân tộc; tạo điều kiện cho việc tiếpthu những thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ biếnvà khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời nócũng tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và làm phong phúnền văn hóa của dân tộc; mặt khác, nó cũng là nguy cơ làmmai một bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua toàn cầu hóa, lốisống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, "văn hóa phẩm" độchại dễ dàng được du nhập, đặc biệt là thông qua các phươngtiện truyền thông. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của công nghệthông tin, ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ, phimảnh Mỹ, đồ ăn thức uống Mỹ... đang được truyền bá rộng khắpthế giới đến nỗi một số người coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóatoàn cầu", là sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa vớinguy cơ xuất hiện của nền “văn hóa đồng phục” đang đe dọa,làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng và phong phú củacác nền văn hóa khác trên thế giới. Đó chính là toàn cầu hóavăn hóa. Tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều cách nhìn nhận khácnhau về toàn cầu hóa văn hóa.

Nhưng có thể khẳng định rằng bên cạnh quá trình toàn cầuhóa kinh tế đang diễn ra như là một xu thế tất yếu và đangtrở thành đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên toàn thế giới,thì chúng ta còn nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác,thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa vềvăn hóa. Với tính đặc thù và tính độc lập tương đối của mình,quá trình toàn cầu hoá văn hoá diễn ra gần song song vớitoàn cầu hoá nói chung, và toàn cầu hoá về kinh tế nóiriêng. Trên cơ sở sự tăng cường mạnh mẽ của toàn cầu hoákinh tế; sự tăng cường mạnh mẽ của các thành tựu khoa học

Page 22: Công ty đa qu c gia

công nghệ, đặc biệt là giao thông và viễn thông; sự tăngcường giao lưu ảnh hưởng và xích lại gần nhau giữa các dântộc, các quốc gia, khiến văn hoá các dân tộc có nhiều cơ hộigiao lưu ảnh hưởng, cọ sát, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau. Trongquá trình như vậy, một mặt văn hoá các dân tộc vừa phongphú, đa dạng hơn, mặt khác cũng không loại trừ sự mất mát,thui chột của các nền văn hoá, các yếu tố văn hoá đã lỗithời, không còn sức sống cạnh tranh. Như vậy, cũng như toàncầu hoá nói chung, mà cốt lõi của nó là toàn cầu hoá kinhtế, thì toàn cầu hoá văn hoá cũng là điều hiện hữu. Vấn đềchỉ còn là toàn cầu hoá văn hoá như thế nào, theo kiểu nào,mức độ nào mà thôi.

“Toàn cầu hoá văn hoá có thể được hiểu là quá trình vănhoá các dân tộc, thông qua giao lưu, dung hợp, xâm nhập vàbổ sung lẫn nhau, không ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vựcvà về mô hình của văn hoá dân tộc mình và trong sự bình phánvà chọn lọc của loài người mà đạt được sự hoà đồng văn hoá,không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộcmình thành các nguồn hưởng thụ chung, sở hữu chung của loàingười. Tuy nhiên, điều cần chú ý là toàn cầu hoá văn hoá  làmột quá trình bao gồm sự xung đột, giao lưu, dung hợp giữacác nền văn hoá dân tộc, đồng thời bản thân nó cũng là mộtkết quả, tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc cóthể được loài người cùng hưởng cùng sở hữu. Nhưng nó tuyệtnhiên không có nghĩa là sự mất đi của các nền văn hoá dântộc để hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thốngnhất, liên thông, phổ quát”(6, tr.329).

   Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra những cơ hội,thách thức và rủi ro đối với các nền văn hoá khác nhau trongviệc quảng bá nền văn hoá của mình ra bên ngoài. Trong quátrình toàn cầu hoá, các nền văn hoá đều bình đẳng, giao lưuvới nhau trong thế bình đẳng, đều có những chỗ “mạnh”, những

Page 23: Công ty đa qu c gia

chỗ “yếu”, đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thửnghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác” những gì mà họ muốn tiếpnhận.

   Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều tham gia vàoquá trình toàn cầu hoá với những mức độ giống nhau và đềuđược bình đẳng như nhau. Khi tham gia vào toàn cầu hoá, cácnước phát triển có rất nhiều lợi thế. Phần còn lại của thếgiới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều tháchthức. Mặc dù vậy, trong thế giới ngày nay, các quốc giakhông thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoàiquá trình toàn cầu hoá. Vấn đề đối với tất cả các nước đangphát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải cóchiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thử thách vàchớp lấy thời cơ; trong quá trình hội nhập thế giới phải cóý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệtoàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mình đến chỗ phồnvinh. Như thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Chúng ta cần cùngnhau tìm ra các biện pháp nhằm tối đa hoá các mặt tích cựcvà tối thiểu hoá các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầuhoá, đặc biệt là ngăn chặn sự phát triển của đói nghèo tạicác nước đang phát triển vì các nước này tham gia vào quátrình toàn cầu hoá là nhằm đạt được một sự phát triển và ổnđịnh”(1, tr.22).

Đ.T.M.P

Page 24: Công ty đa qu c gia

1. Toàn cầu hoáHiện có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hoá, trong đó cómột định nghĩa mà chúng tôi cho rằng phản ánh khá chính xác bảnchất của toàn cầu hóa, đó là “Toàn cầu hóa là một quá trình biếncác vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệtlập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sựliên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàncầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ởvùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác độngtới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thếgiới” [1, tr. 11].Toàn cầu hoá đang tạo ra những ưu thế nhất định và có thể tóm tắtưu thế đó trên mấy điểm như sau: thứ nhất, nó tạo ra khả năngphát triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễnthông; thứ hai, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại vàtạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong mộtkhông gian toàn cầu rộng lớn; thứ ba, nó tạo điều kiện cho việcgiao lưu văn hoá  và tư tưởng rộng rãi, làm cho con người xíchlại gần nhau hơn; cuối cùng, toàn cầu hoá đem lại khả năng giảiquyết một số vấn đề chung đang đối mặt với toàn cầu hoá kinh tếvà sự phát triển xã hội.Bên cạnh những ưu điểm, toàn cầu hoá đang đặt ra cho các nướctrên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển những tháchthức và nguy cơ hết sức to lớn:Về mặt xã hội, hiện nay, các nước đều đang phải đối mặt với nhữngvấn đề chung trong sự phát triển kinh tế quốc gia, như những vấnđề sinh thái, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, vấn đềdân số và sức khoẻ cộng đồng, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xãhội và tội phạm mang tính quốc tế.Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thứcnghiêm trọng của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia. Điều đóđược lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sựhội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chínhtrị. Với lôgíc đó, người ta nói đến sự suy yếu của mô hình quốcgia dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người tathường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơnlà đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thểnói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn

Page 25: Công ty đa qu c gia

tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầuhoá.2. Tác động của toàn cầu hoá đến Việt NamTrong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đãnghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinhtế, xã hội,  chính trị và văn hoá của Việt Nam.Tác động về kinh tếKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trìnhtất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tếđang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sởđó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thươngmại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàncầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khuvực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế ViệtNam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và cósức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũngnhư sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênhlệch đó diễn ra ở mọi phương diện, ở từng địa phương, trong từngdoanh nghiệp,…Tác động về xã hộiToàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu vớicác nước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoạigiao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thếgiới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ônhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việcphát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tưtưởng thực dụng ở không ít người. Những tác động đó cùng với mộtsố hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tincủa dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.Tác động về văn hoáSự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tếtoàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa.Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoáViệt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoáthế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng

Page 26: Công ty đa qu c gia

với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệquả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị vănhoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thayđổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Namlà mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điềuquan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặttích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tácđộng tiêu cực của nó.3. Toàn cầu hoá, cơ hội và thách thức cho ngành thông tin, thưviện Việt NamToàn cầu hoá tác động đến từng con người, mọi lĩnh vực trong đócó cả ngành thông tin thư viện. Cũng như các lĩnh vực khác, toàncầu hoá đã mang lại cơ hội cho những người làm công tác thông tinthư viện. Họ có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm củacác nước tiên tiến. Trong xu thế hội nhập, các chuẩn liên quanđến xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được phổ biến và áp dụngrộng rãi. Đặc biệt là việc thu hẹp dần khoảng cách về trình độcông nghệ thông tin giữa các nước trên thế giới đã giúp cho ngànhThông tin thư viện Việt Nam có được những bước tiến dài trongtiến trình tự động hoá của ngành. Với sự trợ giúp của máy tính,mạng thông tin và các phần mềm hiện đại, nhiều thư viện điện tửra đời, giúp cho việc phục vụ người dùng tin nhanh chóng, kịpthời và chính xác. Thông qua mạng Internet, nhiều cơ sở dữ liệuđược kết nối, việc chia sẻ và trao đổi dữ liệu giữa các thư việntrên thế giới trở nên dễ dàng.Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng mang lại cho ngành thông tin thưviện Việt Nam nhiều thách thức.Trước đây, với thư viện truyền thống, các hoạt động nghiệp vụcủa  thư viện từ trung ương đến địa phương đều có một số côngđoạn giống nhau như xử lý tài liệu theo phương pháp thủ công, tổchức mục lục, phục vụ bạn đọc,… Ngày nay, như người ta đã nói,không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn táchbiệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. Bởivậy, trong xu thế hội nhập, để tránh lạc hậu, các cơ quan thôngtin thư viện Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu và triển khai cáccông nghệ, kỹ thuật và các chuẩn nghiệp vụ mới mà các chuyên giacủa các nước phát triển đã nghiên cứu và phổ biến. Chính điều nàyđã làm cho ngành thông tin thư viện Việt Nam hoà nhập theo sự

Page 27: Công ty đa qu c gia

phát triển của ngành trên thế giới. Song cơ hội mà toàn cầu hóamang lại cho các thư viện và cơ quan thông tin không đồng đều nhưnhau. Cơ quan nào có quan hệ hợp tác tốt và nhiều dự án thì sẽ cónhững bước tiến rất nhanh trong việc phát triển công nghệ thôngtin, xây dựng nguồn lực, đào tạo cán bộ,... Chính vì vậy mà nócũng tạo ra sự chênh lệch khá xa về trình độ cán bộ cũng như hạtầng cơ sở thông tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện lớn vàthư viện thành phố với các thư viện nhỏ và thư viện ở vùng sâuvùng xa. Trong khi nhiều thư viện đã xây dựng thư viện điện tử,với các nguồn tin điện tử phong phú, tạo nhiều sản phẩm và dịchvụ thông tin có chất lượng cao, thì vẫn còn nhiều thư viện chưasử dụng máy tính cũng như chưa hề biết đến biên mục hiện đại hoặccác phần mềm thư viện,…Trong xu thế toàn cầu hoá, thư viện Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng  nhiều của thư viện nước ngoài, đặc biệt là thư viện lớn ở cácnước tư bản. Nhiều thư viện Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập,cùng nhau chia sẻ và trao đổi tài nguyên thông tin,… Tuy nhiên,cũng có nhiều thư viện, đặc biệt là thư viện vừa và nhỏ của ViệtNam thực sự lúng túng trong vấn đề định hướng phát triển, trướcsự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới, phần mềm thư viện, cácchuẩn xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin - là cơ sở tạo nên sựphát triển của một thư viện hiện đại. Họ không muốn tụt hậu trongxu thế hội nhập, nhưng xét về mặt nhân lực, tài lực, vật lực họđều đang rất yếu, chưa đủ điều kiện để phát triển đồng bộ thànhmột thư viện hiện đại.Toàn cầu hoá mang lại cho các thư viện Việt Nam nhiều thay đổitrong đó có những điều phải chấp nhận theo xu hướng hội nhập. Vídụ có những chuẩn nghiệp vụ đã được sử dụng thống nhất và có hiệuquả trong cả hệ thống thư viện Việt Nam qua rất nhiều thập kỷ,thì nay đang được thay thế bằng các chuẩn khác, không phải làchuẩn hơn mà vì nó phổ biến hơn khi có nhiều thư viện đang chấpnhận sử dụng. Như Quy tắc mô tả theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISBD)đang được thay thế bằng Quy tắc biên mục Anh-Mỹ (AACR2); Khungphân loại BBK đang nhường chỗ cho Khung phân loại DDC;…. Đây cũnglà một trong những tác động lớn của toàn cầu hoá đối với ngànhThông tin thư viện Việt Nam. Nó làm cho nhiều cán bộ thư viện,đặc biệt là các cán bộ lâu năm trong nghề thực sự băn khoăn khiphải từ bỏ các chuẩn nghiệp vụ mà mình đã dày công học hỏi để đitheo những cái khác. Điều này cũng xuất phát từ thực tế khi vấn

Page 28: Công ty đa qu c gia

đề sử dụng chung tài nguyên thông tin, chia sẻ và trao đổi dữliệu, xây dựng mục lục trực tuyến,… đang là xu hướng chung củacác thư viện và cơ quan thông tin trong nước cũng như trên thếgiới. Chúng ta trao đổi biểu ghi, đổ chung dữ liệu vào mục lụcliên hợp, truy cập liên cơ sở dữ liệu, download biểu ghi mà khổmẫu không đồng nhất, không cùng một khung phân loại, quy tắc môtả khác nhau thì hiệu quả sẽ bị hạn chế rất nhiều.Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trong xu thế hội nhập, ngành thôngtin thư viện Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.Toàn cầu hoá đem lại cho chúng ta khả năng giải quyết một số vấnđề chung mang tính nghiệp vụ trong cả hệ thống mà từ trước tớinay chưa có điều kiện để thống nhất như khổ mẫu trao đổi, quy tắcmô tả, khung phân loại,… Tuy nhiên, toàn cầu hoá luôn có hai mặtcủa nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấnđề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tậndụng những mặt tích cực của nó. Các thư viện và cơ quan thông tinnên xem xét và cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn một hướng đi chothư viện mình sao cho phù hợp với khả năng và hoạt động có hiệuquả, tránh những sự thay đổi không cần thiết gây tốn kém sứcngười và tiền của.

Page 29: Công ty đa qu c gia
Page 30: Công ty đa qu c gia
Page 31: Công ty đa qu c gia
Page 32: Công ty đa qu c gia
Page 33: Công ty đa qu c gia

‹›

Page 34: Công ty đa qu c gia

/7Share SideShareacebook TwitterLinkedIn interestEmailop of Form

Bottom of FormEmbed ordPress ShortcodeToàn cầu hóa là thành quả của văn minh nhân loại và là xu thế

khách quan. Thế kỷ XXI, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam đanghội nhập với thế giới, tham gia vào diễn tiến của xu thế toàn cầu hóa để xây dựng và phát triển đất nước. Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam là một thực tế đã và đang diễn ra: trong đó có tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp.

1. Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam Xu thế toàn cầu hóa là điều kiện thuận lợi cho các nước phát triển xuất

khẩu  (nhiều lý do) cũng như các nước kém phát triển, đang phát triểnphải nhập khẩu, tiếp cận, sử dụng những thành tựu của khoa học côngnghệ, thành quả trên các lĩnh vực khác… để hiện đại hóa. Trong quá trìnhnày, cũng có những ảnh hưởng dẫn đến những nguy cơ bị áp đặt bởi cáccường quốc với những điều kiện có thể gây tổn hại đến sự phát triển củacác quốc gia nhỏ, yếu [1].  Việt Nam không ngoại lệ.

Xu thế và quá trình toàn cầu hóa là môi trường rộng mở, cơ hội để vănhóa giữa các quốc gia được giao lưu bằng nhiều hình thức, phương cách đadạng. Giá trị và di sản của các quốc gia được giới thiệu, quảng bá rộngrãi đến mọi người. Các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau hơn, từ đó cóthể chia sẻ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa vănhóa nghệ thuật làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc mình, thụ hưởngtốt hơn thành quả văn hóa của nhân loại [2] . Thế nhưng, trong xu thếtoàn cầu hóa, văn hóa là một lĩnh vực dễ bị “tổn thương”, trong đó vănhóa truyền thống dễ bị tổn thương hơn cả, bản sắc văn hóa dân tộc trởthành vấn đề trọng đại của mỗi quốc gia [3].

Ba nguy cơ chính đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có ViệtNam được Đinh Ngọc Thạch nêu ra: Sự xáo trộn tự phát trong sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa, chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ dẫn đến hiện tượng thahóa bản sắc, nghịch lý giữa tính mở của không gian giao tiếp và sự biệthóa ngày càng sâu sắc giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các dân tộc vàcác khu vực. Toàn cầu hóa có thể tạo nên những biến thái mới, làm thayđổi các chuẩn mực, các giá trị…và nuốt chửng cả một nền văn hóa, nếu nềnvăn hóa ấy không đủ sức vượt qua thách thức [4]. Trong đó, hệ quả nặng nềnhất là nền văn hóa của một dân tộc bị đồng hóa bởi các nền văn hóa kháclớn mạnh hơn.

4. Tác động của toàn cầu hóa đối với con người Việt Nam Con người là chủ thể trong mọi hoạt động văn hóa. Trong xu thế toàn cầu

hóa, công dân của những quốc gia tham gia trong diễn trình này đều chịusự tác động của nó ở nhiều phương diện. Trong đó, quá trình tiếp xúc,giao lưu đã mở ra cho các cá nhân nhiều cơ hội tiếp xúc những thành tựu,

1

Page 35: Công ty đa qu c gia

các hệ giá trị khác nhau qua nhiều phương cách đa dạng. Đặc biệt, giớitrẻ - một lực lượng xã hội năng động, nguồn nhân lực đông đảo của mỗiquốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Tính năng động và khẳng định giá trị bản thân trong cộng đồng, xã hội làmột trong những biểu hiện khá rõ nét sự chuyển biến trong tư duy, lốisống của giới trẻ trong thời kỳ đất nước hội nhập với thế giới. Thanhniên, sinh viên, học sinh chủ động trong tìm kiếm môi trường thuận lợicho học tập, làm việc vừa tham gia đóng góp vào những hoạt động mangtính cộng đồng cao. Có thể thông qua những tổ chức hoặc tự giác thànhlập các nhóm xã hội, giới trẻ đã thể hiện được bản thân với những mụctiêu đặt ra. Khi đề cao giá trị bản thân, nếu không có định hướng đúngđắn, giới trẻ dễ dàng bất chất đạo đức, pháp luật để đạt lợi ích cánhân, bỏ qua sự hài hòa lợi ích xã hội làm nảy sinh lối sống vị kỷ, vôcảm, làm xói mòn truyền thống đạo lý của dân tộc.

Giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng là là điều kiện tốt cho giới trẻmở rộng được tầm nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóađa dạng hơn trong thời kỳ hội nhập. Thế nhưng, nếu không có đủ khả năngchọn lọc, giới trẻ dễ bị “nhấn chìm” trong các hệ giá trị “không phùhợp” với xã hội, con người Việt Nam nhưng được quảng bá một cách mạnhmẽ. Một bộ phận của thanh niên hình thành tâm lý sính ngoại, “bắtchước”, “học đòi” những cái mới không phù hợp với mỹ tục dân tộc, hànhxử thiếu văn minh, đạo đức bởi ảnh hưởng của phim ảnh nước ngoài...dẫnđến chối bỏ hoặc quên đi truyền thống văn hóa của cộng đồng.

Trên cơ sở môi trường xã hội rộng mở, điều kiện vật chất được cải thiện,nhiều người và đặc biệt, giới trẻ ở các đô thị chịu tác động mạnh mẽ củatrào lưu lối sống hưởng thụ, bất cần tương lai, trụy lạc, sa đọa…Hiệntượng này của giới trẻ được phương tiện thông tin đại chúng phán ánh khánhiều: Tiêu dùng vô độ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, sẵn sàng đánh đổimọi thứ, bất chấp giá trị tốt đẹp, có hành vi thiếu đạo đức, phản vănhóa, tạo scandan…để nổi tiếng (thực ra là tai tiếng). Đây là những ảnhhưởng và có điều kiện phát triển trong môi trường xã hội phát triển kinhtế thị trường, của tác động xu thế toàn cầu hóa.

 

Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu văn hóa, con người vànguồn nhân lực ở nước ta hiện nay".

Theo tác giả Phạm Duy Đức, tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinhtế quốc tế từ cuộc điều tra xã hội học ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấynhững thông số được định lượng như sau: 82% ý kiến cho rằng hội nhậpkinh tế quốc tế thúc đẩy lối sống coi trọng vật chất, coi nhẹ các giátrị tinh thần; 80% ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế tạo điềukiện cho sư xâm nhập tràn làn các sản phẩm văn hóa có nội dung xấu;70,6% ý kiến lo ngại vê tình trạng suy thoái tư tương, đạo đức, lốisống; 57,5% cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tâm lý hưởng lạc;57% ý kiến hội nhập kinh tế quốc tế thúc đây lối sông cá nhân, cực đoan,vị kỷ; 49,7% lo ngại về sự băng hoại đạo đức, 69,7%  cho rằng, hội nhậpkinh tế quốc tế khiến tệ nạn xã hội gia tăng [5].

Page 36: Công ty đa qu c gia

Chắc chắn, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, có nhiều tác độngtích cưc, lẫn tiêu cực đến con người Việt Nam, đặc biệt đối với giới trẻhiện nay. Ngoài những ảnh hưởng, tác động lược nêu trên, chắc chắn cònảnh hưởng, tác động xuất hiện ở  các phương diện khác. Điều này đượcnhận diện và trở thành mối quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong quản lý,định hướng xây dựng và phát triển của đất nước.

3. Kết luận Xu thế toàn cầu hóa sẽ như một cơn lốc đối với những quốc gia có yếu tố

nội sinh yếu và không chuẩn bị chu đáo, phù hợp khi tham gia vào diễntrình này. Vẫn có những điều đáng lo, đáng quan tâm và suy gẫm nhưngchắc chắn, cần phải có chiến lược phù hợp trong quá trình xây dựng đấtnước khi tham gia sân chơi toàn cầu – ngôi nhà chung nhân loại.

Xu thế toàn cầu hóa và các quốc gia tham gia vào diễn trình này là mộtxu thế tất yếu để phát triển. Tác giả Dương Phú Hiệp cho rằng: “Tronglịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu những giá trịtừ nhiều nền văn hóa như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ chứa đựngnhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay” [6]….Trongquá trình hội nhập với thế giới sâu rộng, “nếu chỉ nhìn thấy cơ hộithuận lợi để mất cảnh giác, sơ hở thì phải trả giá lớn, nếu chỉ thấynhững nguy cơ, những thách thức đe dọa để run sợ, mất tinh thần, khôngcòn tỉnh táo nữa, rồi quay trở lại chính sách bế quan tỏa cảng, khônghội nhập quốc tế thì đất nước sẽ trở nên lạc hậu, không còn lối ra nàothì sẽ bị diệt vong” [7] Đây là lời cảnh báo để chúng ta nhận diện mộtthực trạng xã hội với những tác động đã, đang và sẽ diễn ra khi Việt Namhội nhập sâu rộng với thế giới.

Việt Nam đã tham gia vào diễn trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, đã kịp thờinắm bắt những cơ hội để phát triển và cả đối diện những nguy cơ tổnthương đến nền văn hóa dân tộc. Tác giả Lê Bá Vương khi nhìn nhận sựbiến đổi không gian văn hóa với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa phivật thể, có nêu lên nhận định đáng chú ý: Trong xu thê hiện nay tất nhiên cónhững thứ văn hóa se mai một rồi biên mất, có những gia tri văn hóa hôn dung hoăc thay đôirồi đinh hinh dưới một dang khac, đồng thời cung se có nhiều gia tri văn hóa mới ngày càng“hơp thời” và đươc phô biên khên khăp thê giới… Thực tiễn đa và đang diễn ra cho thấy, quatrinh tiêp biên cac loai văn hóa không qua lo ngai về sự mai một cua một nền văn hóa truyềnthông. Người ta nhận ra một chân lý cua cai mất đi và cai se con lai dường như không đên nôiqua nghiệt nga. Những di sản thuộc bản săc văn hóa cac dân tộc trên thực tê không dễ mai một,ngay cả khi nó xấu đi. Không gian càng rộng thi cac gia tri văn hóa càng phat triển…Trong tiêntrinh phat triển cua văn hóa nhân loai luôn luôn tồn tai bản săc cua cộng đồng nho bên canhnhững tiêu chuân phô biên để con người có thể chung sông và sang tao. Sự cung tồn tai cua cacnền văn hóa là điều kiện cơ bản cho sự phat triển cua chung [8].

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 – 2020, Việt Namlà quốc gia đang phát triển, đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, về cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân tố con người đượcViệt Nam coi rọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước “ xâydựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lốisống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấphành pháp luật”.

Page 37: Công ty đa qu c gia

Chúng ta tin rằng, với tính mở và sự linh hoạt, hài hòa của văn hóa, conngười Việt Nam cũng như chính sách phát triển hợp lý trong bối cảnh thếgiới hiện nay sẽ là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam nắm bắt cơ hộiđể phát triển đất nước. Việt Nam là quốc gia nhỏ nhưng có nền văn hóalớn, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước là “bộ lọc” quan trọngtrước những thử thách của thời đại. Ý thức, trách nhiệm của mỗi công dântrước vận mệnh của đất nước nói chung, văn hóa nói riêng trong thời đạihiện nay là một vấn đề cần được tuyên truyền giáo dục thường xuyên bằngnhững phương cách hữu hiệu, thực tế chứ không phải là chỉ hô hàosuông./.