Top Banner
Page 1 of 25 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CƠ SỞ LÍ LUN BÁO CHÍ Số tín chỉ: 03 (36 tiết thuyết, 9 tiết thảo luận) Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN Mã số học phần: 3170243 Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí 1. Mô tả học phần: Cơ sở lí luận báo chí là môn học trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí. Đây cũng là môn học cơ bản trong khối kiến thức ngành, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tt các hc phn khác thuc khi kiến thc chuyên ngành báo chí. Môn học được bố trí vào học kì thứ 2 trong chương trình đào tạo. Trên cơ sở trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất của lí luận báo chí, hc phn giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhn thức đúng đắn vnghnghip, trách nhim xã hi của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa hc cho hoạt động báo chí. 2. Điều kin tiên quyết: Không 3. Mục tiêu môn học: 3.1. Mc tiêu chung: Hc xong môn hc này, sinh viên có được: * Vkiến thc: - Lĩnh hội được hthng kiến thc bn ca lí luận báo chí, như: khái niệm, đặc điểm báo chí, bn cht hoạt động báo chí, chức năng của báo chí, nguyên tc hoạt động ca báo chí, chthhoạt động của báo chí, công chúng báo chí,… * Kĩ năng: - Knăng tìm kiếm và sdng các ngun tài liu phc vcho vic nghiên cu các tiu luận, các chuyên đề vlí lun báo chí truyn thông. - Biết cách vn dụng các quan điểm, cách tiếp cn khác nhau vào vic nghiên cu, lí gii các vấn đề ca lí lun và thc tiễn báo chí đương đại.
25

CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Jan 28, 2017

Download

Documents

phammien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 1 of 25

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Số tín chỉ: 03 (36 tiết lí thuyết, 9 tiết thảo luận)

Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

Mã số học phần: 3170243

Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí

1. Mô tả học phần:

Cơ sở lí luận báo chí là môn học trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản

về lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí. Đây cũng là môn học cơ bản trong

khối kiến thức ngành, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác thuộc

khối kiến thức chuyên ngành báo chí. Môn học được bố trí vào học kì thứ 2 trong

chương trình đào tạo.

Trên cơ sở trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất của lí luận báo

chí, học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề

nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa

học cho hoạt động báo chí.

2. Điều kiện tiên quyết: Không

3. Mục tiêu môn học:

3.1. Mục tiêu chung:

Học xong môn học này, sinh viên có được:

* Về kiến thức:

- Lĩnh hội được hệ thống kiến thức cơ bản của lí luận báo chí, như: khái

niệm, đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, chức năng của báo chí, nguyên

tắc hoạt động của báo chí, chủ thể hoạt động của báo chí, công chúng báo chí,…

* Kĩ năng:

- Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên

cứu các tiểu luận, các chuyên đề về lí luận báo chí – truyền thông.

- Biết cách vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau vào việc nghiên

cứu, lí giải các vấn đề của lí luận và thực tiễn báo chí đương đại.

Page 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 2 of 25

* Thái độ:

- Yêu thích môn học, ngành học.

- Xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội

của nhà báo và nghề báo trong tương lai.

3.2. Mục tiêu khác:

- Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

- Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá.

4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1. Khái quát về truyền thông (4 tiết)

1.1 . Những khái niệm cơ bản về truyền thông

Truyền thông

Là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng

bằng một hệ thống ký hiệu, quy ước nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới

sự thay đổi trong hành vi và nhận thức

Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống (hoặc mạng lưới)

các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã

hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) để

thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức

đông đảo công chúng xã hội và nhân dân nói chung tham gia giải quyết các

vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội đã và đang đặt ra.

(Nguyễn văn Dững)

Phương tiện truyền thông

• Phương tiện truyền thông là khái niệm chỉ các phương tiện vật chất mà con

người dùng để thông tin – giao tiếp với nhau

Phương tiện truyền thông đại chúng

• Phương tiện truyền thông đại chúng (còn có thể gọi là phương tiện thông tin

đại chúng - mass media) là khái niệm chỉ các phương tiện vật chất, kỹ thuật

Page 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 3 of 25

(hay những kênh truyền, phương tiện trung gian) mà nhờ đó, người ta có thể

thực hiện quá trình truyền thông đại chúng

Truyền thông đa phương tiện

• Là KN chỉ sự kết hợp giữa văn bản (text), số liệu (data), hình ảnh (image),

âm thanh (sound), đồ họa và hệ thống các kỹ thuật khác nhau trên một môi

trường thông tin kỹ thuật số là internet làm cho nội dung truyền thông trở

nên đa diện, thuyết phục và tăng khả năng tương tác đối với người tiếp nhận.

Tích hợp truyền thông

(1) chỉ sự kết hợp các phương tiện truyền thông khác nhau (như báo in, phát

thanh, truyền hình, báo mạng điện tử trong một cơ quan hay tổ chức truyền

thông) = cùng một thông tin nhưng cơ quan hay tổ chức truyền thông truyền

tải với nhiều mức độ và hình thức qua các phương tiện truyền thông khác

nhau

(2) chỉ sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng = hiện tượng các công ty,

tập đoàn truyền thông sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau;

hoặc hiện tượng các loại hình báo chí liên kết, sáp nhập thành một tổ chức

truyền thông mới với quy mô và thế lực kinh tế - tài chính lớn mạnh hơn.

1.2. Những quan điểm quy ước về truyền thông

Các yếu tố của quá trình truyền thông

Nguồn thông tin

Thông điệp

Kênh truyền

Người nhận/Nơi nhận

Phản hồi

Nhiễu

Hiệu lực và hiệu quả truyền thông

Các mô hình truyền thông cơ bản

Mô hình của Harold Lasswel

Mô hình của Claude Shannon

Quá trình truyền thông

Page 4: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 4 of 25

3 giai đoạn:

+ Giai đoạn phát thông tin: S M E C

+ Giai đoạn nhận thông tin: D R

+ Giai đoạn phản hồi thông tin: R F S

Bản chất của hoạt động truyền thông là một mô hình khép kín, sơ đồ:

Chương 2. Những vấn đề chung của báo chí (4 tiết)

2.1. Khái niệm báo chí

Theo cách hiểu thông thường

Nguồn góc thuật ngữ

Từ điển hiểu theo nghĩa hẹp/rộng

2.2. Khái lược sự ra đời và phát triển của báo chí

• Những hình thức truyền thông sơ khai

• Máy in ra đời báo in TK 17 TK 18 – 19 –

• Việt Nam:

• 1861: Nam kỳ viễn chinh công báo;

• 1865: Gia Định báo

• TK 20: Phát thanh, truyền hình, internet

Những nhân tố hình thành và phát triển báo chí

• Nhu cầu thông tin giao tiếp

• Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ.

• Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

• Chế độ chính trị - xã hội

• Mối quan hệ, giao lưu quốc tế

2.3. Vị trí và vai trò của báo chí

Vị trí của báo chí trong 6 phương diện

Vai trò của báo chí trong các lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa-xã hội

Chương 3. Bản chất của hoạt động báo chí (4 tiết)

Page 5: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 5 of 25

3.1. Báo chí – loại hình hoạt động truyền thông đại chúng

Báo chí là một trong những loại hình truyền thông đại chúng đặc biệt,

do vậy, bản chất của hoạt động báo chí cũng bao gồm bản chất của hoạt động

truyền thông nói chung. Đó là, phương tiện và phương thức thông tin – giao

tiếp xã hội, liên kết xã hội, can thiệp xã hội. Do những đặc trưng tính chất vốn

có của mình, báo chí thể hiện rõ nhất các khía cạnh bản chất xã hội của truyền

thông; đồng thời, có thể nhấn mạnh thêm một số điểm chính sẽ phân tích ở

sau.

Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất, đặc trưng

nhất tính chất của truyền thông đại chúng. Bản chất của hoạt động này là hình

thành dòng thông tin đại chúng, hướng tác động vào đông đảo công chúng

nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân

tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra theo định hướng

chính trị nhất định; hoặc tạo lập diễn đàn xã hội rộng rãi thu hút sự tham gia

của đông đảo nhân dân vào bàn luận những vấn đề thiết thực, liên quan đến

đời sống cộng đồng. Ở chiều ngược lại, bản chất hoạt động này cũng ghi nhận

sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí. Đây chính là mối quan hệ

hai chiều giữa báo chí và công chúng.

Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng ngày càng thể hiện rõ, đặc

biệt là trong giai đoạn những năm gần đây, báo chí được nhân dân tin tưởng,

ủng hộ, cổ vũ không chỉ vì thông tin báo chí rộng rãi, chính xác, kịp thời và

đặc biệt là báo chí đã đóng góp công sức quan trọng trong công cuộc chóng

tham nhũng, tiêu cực.

Bản chất hoạt động truyền thông đại chúng chi phối hoạt động của nhà báo

cũng như hoạt động lãnh đạo quản lý nói chung. Do vậy, trong quá trình hoạt

động, cần thiết lưu ý các khía cạnh sau:

Thứ nhất, nhà báo ý thức rõ ràng và nhất quán về tinh thần và thái độ

phục vụ công chúng của mình, nhân dân mình, vì lý tưởng chính trị và lợi ích

cộng đồng. Đây là khía cạnh biểu hiện rõ nhất tính chuyên nghiệp của báo

chí; nhà báo không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân; hoặc các thế lực

khác không được sử dụng, chi phối báo chí để bảo vệ lợi ích nhóm.

Thứ hai, đòi hỏi nhà báo lựa chọn sự kiện, vấn đề và góc độ tiếp cận

thông tin đối với các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra với hàm lượng văn

hóa cao nhất có thể, và vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Với tính chất đại chúng

Page 6: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 6 of 25

của thông tin báo chí, mỗi sự kiện, vấn đề đưa lên diễn đàn báo chí cần phải

cân nhắc khía cạnh lợi hại từ các bình diện khác nhau (cả pháp luật và đạo

đức) liên quan đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước. Cái khó

của nhà báo trong hoạt động hàng ngày không chỉ là tìm kiếm thông tin, sự

kiện mà còn phải cân nhắc có được phép thông tin hay không (theo luật pháp)

và có nên thông tin hay không (ở khía cạnh đạo đức, văn hóa). Thực tế thông

tin báo chí hiện nay bảo đảm tính nóng hổi, nhanh nhạy khá tốt, nhưng có

những biểu hiện thiếu chọn lọc thông tin, lại ít phân tích thông tin để có sức

thuyết phục công chúng; thậm chí không ít biểu hiện làm cho bức tranh thông

tin báo chí về hiện thực cuộc sống có lúc bị méo mó, sai lệch.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần có cơ chế mở, thu hút, tập hợp sự tham

gia của công chúng càng nhiều càng tốt. Sự tham gia của công chúng càng

tích cực và chủ động bao nhiêu, năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao

bấy nhiêu.

Thứ tư, hướng ưu tiên chủ yếu của báo chí vừa tuyên truyền đường lối,

chủ trương chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời cần

phản ánh tâm tư nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của nhân dân, của

cộng đồng. (Ở các đài phát thanh truyền hình địa phương hiện nay, tỉ lệ thông

tin về hội họp và hoạt động của các quan chức địa phương trong các chương

trình thời sự chiếm khoảng 2/3 thời lượng các chương trình thời sự).

Thứ năm, báo chí ngày càng có điều kiện, nhà báo ngày càng có năng

lực khai thác triệt để các phương tiện và kỹ thuật truyền thông – nhất là truyền

thông số trong quá trình thu thập, xử lý, sản xuất tin tức và sản phẩm báo chí

nói chung.

3.2. Báo chí – loại hình hoạt động chính trị - xã hội

3.2.1. Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị

Xã hội dù thay đổi đến đâu, công nghệ làm báo có thay đổi thế nào thì

bản chất giai cấp, bản chất chế độ và bản chất nghề báo không hề thay đổi.

Mặc dù hoạt động báo chí là quá trình thu thập, xử lý và truyền bá thông tin

nhưng nội dung thông tin của báo chí lại do chính chế độ xã hội hay giai cấp

cầm quyền xác định và chi phối. Bất cứ chế độ nào, giai cấp nào, thế lực cầm

quyền nào cũng sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí sắc bén để truyền bá

tư tưởng, bảo vệ quyền lợi và duy trì vai trò thống trị của mình. Nói cách

khác, giai cấp nào – báo chí đó, chế độ nào – báo chí đó, báo chí bao giờ cũng

Page 7: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 7 of 25

thuộc về một lực lượng chính trị nhất định. Vì vậy, trên thực tế, không có nền

báo chí nào đứng ngoài, đứng trên chính trị.

Nội dung thông tin chính trị của báo chí gồm các vấn đề chính sau:

- Báo chí phản ánh, phân tích, bình luận, đánh giá các mối quan hệ

chính trị: đối nội, đối ngoại, các chính sách dân tộc.

- Báo chí phản ánh, phân tích, bình luận các tổ chức chính trị hay hệ

thống chính trị.

- Báo chí phản ánh, phân tích, bình luận, truyền bá đường lối chính trị.

3.2.2. Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội

Ở góc độ lý luận, nói báo chí là hoạt động thông tin mang tính xã hội

bởi:

Báo chí ra đời một phần do bổn phận nghĩa vụ xã hội của nó đối với

cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc sống. Nói cách khác, báo chí hình

thành và phát triển trên cơ sở các điều kiện, nhu cầu thông tin tự thân và điều

kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật, khoa học công nghệ, quan hệ thực tiễn. Báo chí

là công cụ, phương tiện, cơ quan ngôn luận của chế độ, giai cấp, tổ chức

chính trị - xã hội. Báo chí phản ánh tất cả các lĩnh vực của xã hội, và người

làm báo cũng tiếp xúc, va chạm, cọ xát với tất cả các lĩnh vực của xã hội trong

sự phản ánh đa dạng của nó.

3.3. Báo chí – loại hình hoạt kinh tế - dịch vụ

Trong kinh tế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được coi là hoạt

động truyền thông đại chúng và hoạt động chính trị - xã hội, mà còn là hoạt

động kinh tế - dịch vụ, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh,

cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế thị trường phát triển, cơ

quan báo chí được coi như một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng

dịch vụ. Quản lý cơ quan báo chí coi như quản trị doanh nghiệp. Sản phẩm

báo chí là sản phẩm hàng hóa; dịch vụ báo chí là dịch vụ xã hội, bao gồm dịch

vụ công ích và dịch vụ thương mại. Các thế lực chính trị chi phối hoạt động,

chức năng kinh tế của báo chí được thừa nhận từ lâu. Trên thực tế, nền công

nghiệp báo chí - truyền thông của họ đóng một vai trò rất quan trọng trong

Page 8: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 8 of 25

phát triển kinh tế xã hội. Ở ta, do điều kiện lịch sử, cho đến những năm gần

đây, hoạt động báo chí mới được xem xét ở khía cạnh hoạt động kinh doanh.

Chương 4. Đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí (4 tiết)

4.1. Thông tin và thông tin báo chí

Khái niệm thông tin

Thông tin trong báo chí

Thông tin tiềm năng; Thông tin tiếp nhận; Thông tin hữu ích

4.2. Những đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí

Tính thời sự

Tính công khai

Tính mục đích

Tính đa dạng

Tính định kỳ

Tính phổ cập (dễ nhớ, dễ hiệu, dễ làm theo)

Tính tương tác

Tính đa phương tiện

Chương 5. Chức năng của báo chí (7 tiết)

5.1. Những vấn đề chung về chức năng của báo chí

5.1.1. Nhận thức về chức năng của báo chí

Thuật ngữ chức năng (xuất phát từ tiếng Latinh: functio, còn có nghĩa

là mục đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp của tất cả vai trò, vị

trí, tác dụng của một hoạt động nào đó trong đời sống xã hội.

Những tri thức về chức năng có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý

luận cũng như thực tiễn. Đó là cơ sở để nghiên cứu những mối liên hệ của các

sự kiện, hiện tượng, quá trình; đồng thời, xác định phương hướng và biện

pháp hành động một cách có hiệu quả.

Nói đến chức năng của báo chí chính là nói đến mục đích của hoạt

động báo chí, nói đến vấn đề người ta viết báo để làm gì; vì sao công chúng

đọc, xem, nghe tác phẩm báo chí; ý nghĩa xã hội của báo chí ra sao… Thực ra

Page 9: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 9 of 25

khi phân tích vị trí, vai trò của báo chí, ít nhiều cũng đã đề cập đến các chức

năng của báo chí, nói đến lí do tồn tại và sức sống không gì thay thế được của

báo chí trong đời sống.

Tuy nhiên, báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung là một

hiện tượng tinh thần độc đáo, phức tạp, muốn xác định chức năng của nó

cần phải xem xét trên nhiều quan hệ khác nhau.

5.1.2. Hướng tiếp cận chức năng của báo chí

Do tính chất phức tạp của hoạt động báo chí và do sự đa dạng về quan

điểm, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu báo chí của các nhà khoa học trong

nước cũng như nước ngoài, việc xác lập chức năng của báo chí khó tìm được

tiếng nói chung. Vì thế, để hạn chế sự tùy tiện và cảm tính trong nghiên cứu

về chức năng của báo chí, cần chú trọng đến mấy điểm:

- Phân biệt chức năng/nhiệm vụ

- Về số lượng và tên gọi các chức năng

- Các chức năng có quan hệ chi phối, phụ thuộc lẫn nhau

- Báo chí là một trong những những loại hình tham gia thực hiện các chức năng

chung trong xã hội

- Chức năng có tính lịch sử

5.2. Các nhóm chức năng cơ bản của báo chí

Chức năng thông tin – giao tiếp

Chức năng tư tưởng

Chức năng tổ chức quản lý và giám sát xã hội

Chức năng khai sáng và giải trí

Chức năng kinh tế - dịch vụ

Chương 6. Nguyên tắc hoạt động báo chí (7 tiết)

6.1. Quan niệm chung về nguyên tắc hoạt động báo chí

6.1.1. Khái niệm nguyên tắc

Theo từ điển tiếng Việt: nguyên tắc là những điều cơ bản được định ra

nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm.

Page 10: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 10 of 25

Trong cuộc sống, con người tổ chức và tham gia nhiều hình thức hoạt

động khác nhau như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chính trị, xã hội,

sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, nghiên cứu khoa học, báo chí… Mỗi hoạt động

đảm nhận vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều hướng đến mục

tiêu chung là duy trì và phát triển xã hội. Để giảm thời gian, chi phí, công sức

và đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình, con người xác lập cho mỗi loại

hoạt động một nguyên tắc cụ thể. Nói cách khác, bất kỳ lĩnh vực hoạt động

nào của con người cũng đều dựa trên những nguyên tắc tương ứng tạo thành

những chuẩn mực của hành vi, của hoạt động.

Nguyên tắc giao tiếp, hoạt động của cá nhân do mỗi người tự xác định.

Nếu mỗi người xác định nguyên tắc giao tiếp, hoạt động cá nhân phù hợp với

môi trường xung quanh và phù hợp với những phẩm chất cá nhân thì những

nguyên tắc ấy sẽ giúp việc mở mang hoạt động và sẽ là tiền đề thực hiện một

cách hiệu quả các hoạt động của cá nhân, nếu không thì kết quả sẽ ngược lại.

Mỗi gia đình đều có nguyên tắc sống và giao tiếp với môi trường xung quanh

và cộng đồng nói chung. Những nguyên tắc, nền nếp của gia đình được duy

trì, phát triển và truyền đạt qua các thế hệ gọi là gia phong. Mỗi làng, bản ở

nước ta đều có những nguyên tắc ứng xử chung, gọi là lệ làng. Mỗi cơ quan,

đơn vị đều có nội quy, quy chế bảo đảm cho mọi hoạt động diễn ra một cách

trật tự, nền nếp, hiệu quả.

Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng phổ biến trong xã hội,

hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm của đông đảo nhân

dân, do vậy, báo chí càng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

6.1.2. Nguyên tắc của hoạt động báo chí

Nguyên tắc của hoạt động báo chí là những quy tắc, chuẩn mực,

phương pháp mà người làm báo ý thức tuân thủ để thực hiện tốt chức năng,

vai trò, nhiệm vụ của mình đối với đời sống xã hội. Nói cách khác, những quy

tắc và chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho báo chí thực hiện

được những chức năng xã hội của mình chính là những nguyên tắc của hoạt

động báo chí. Nó là một hệ thống quy ước hợp thành bởi nhiều nhân tố, trong

đó có phần do quy luật khách quan của cuộc sống, có phần khát vọng của

công chúng và có phần thuộc lương tâm trách nhiệm của người làm báo.

Cụ thể, đối với hoạt động báo chí, nguyên tắc được thể hiện như là những

quan điểm cơ bản để xác định mối quan hệ với thực tiễn, quan điểm cơ bản

Page 11: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 11 of 25

trong việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội, là quy tắc,

chuẩn mực của hành vi, của hoạt động. Như vậy cũng có nghĩa là nguyên

tắc vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở phương pháp luận của hoạt động báo

chí.

Nhận thức được nguyên tắc hoạt động báo chí, người làm báo sẽ tự tin,

tự giác và dễ gặt hái thành công trên con đường nghề nghiệp của mình. Bởi

nguyên tắc giúp người làm báo xác định được phương hướng thu thập xử lý

thông tin, chọn lựa đề tài, thể loại, bố cục, ngôn ngữ, giọng điệu để thể hiện

tác phẩm báo chí đạt được giá trị thông tin hiện thực một cách tối ưu. Nhà báo

thành công là nhà báo có ý thức sâu sắc và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên

tắc đúng đắn.

Với bản chất là một hoạt động tổng hợp: hoạt động thông tin, hoạt

động chính trị, hoạt động xã hội… báo chí cũng tuân thủ nhiều nguyên tắc

khác nhau. Dựa trên nền tảng lí luận Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống các nguyên tắc của hoạt

động báo chí nước ta hiện nay bao gồm: tính khuynh hướng (đỉnh cao là tính

Đảng), tính khách quan chân thật, tính nhân dân, dân chủ, tính dân tộc và

quốc tế, tính nhân văn, nhân đạo. Hệ thống những nguyên tắc này có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và cùng thể hiện trong môi trường,

điều kiện cụ thể của quá trình hoạt động báo chí.

6.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí

Tính khuynh hướng

Tính chân thật, khách quan

Tính nhân dân – dân chủ

Tính nhân đạo – nhân văn

Tính dân tộc – quốc tế

Chương 7. Pháp luật và đạo đức báo chí (4 tiết)

7.1. Luật pháp và báo chí

7.1.1. Khái niệm luật pháp và luật pháp báo chí

Khái niệm Luật pháp theo Từ điển tiếng Việt: “Luật pháp là những quy

phạm hành vi do nhà nước ban hành và mọi người dân buộc phải tuân theo

nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội”.

Page 12: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 12 of 25

Theo Từ điển Bách khoa Luật học (Maxcơva 1984): “Luật pháp là một

hệ thống những chuẩn mực xã hội có tính bắt buộc được Nhà nước dùng sức

mạnh đảm bảo”.

Những quy định về hoạt động báo chí được xác định trong Hiến pháp

và các văn bản pháp luật khác. Theo đó, pháp luật báo chí là những quy tắc,

hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân theo,

không được làm trái, không được vi phạm. Mọi công dân đều phải chấp hành

pháp luật, làm đúng pháp luật, làm trái pháp luật sẽ bị trừng trị theo luật định.

Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

(được Quốc Hội thông qua ngày 28-11-2013), điều 25 quy định: Công dân có

quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu

tình. Việc quy định các quyền này do pháp luật quy định.

7.1.2. Mối quan hệ hai chiều của luật pháp và báo chí

Báo chí và luật pháp có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, phối

hợp và hỗ trợ cùng nhau để hoàn thành trách nhiệm trước xã hội. Mối quan hệ

hai chiều được thể hiện như sau:

Báo chí với luật pháp

- Báo chí tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật của nhà nước

cũng như của ngành tư pháp để nhân dân hiểu và thực hiện;

- Trong quá trình vận động thực thi pháp luật, báo chí góp phần xây

dựng luật mới, bổ sung những bộ luật, những điều khoản chưa hợp lý, đề xuất

huỷ bỏ những điều luật không đi vào thực tiễn;

- Báo chí cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, chính

xác để giúp các cơ quan chức năng phanh phui các tệ nạn xã hội, đặc biệt là

các vụ việc tham nhũng, tiêu cực - một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội ta.

(Luật Hình sự công nhận: Thông tin trên báo chí là một trong 5 cơ sở để khởi

tố một vụ án hình sự: Ngày 30/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử

sơ thẩm vụ án “mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”, tuyên phạt 237 năm

tù giam cho 28 bị cáo. Vụ án gây chấn động do các hành vi mua bán ma túy

này xảy ra trong Trại giam số 3 (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), các bị cáo là

những người đang phải chấp hành hình phạt tù. Phiên tòa đã khép lại sau gần

hai năm, nhưng đến tận bây giờ, ít ai biết rằng xuất xứ của những bức ảnh trên

là từ một bài báo điều tra công phu nhưng không được đăng.

Page 13: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 13 of 25

(Nguồn:http://baophapluat.vn/phong-su-dieu-tra/ky-1-chung-cu-quyet-dinh-trong-phien-toa-cac-bi-

cao-dong-loat-phan-cung-188460.html);

. - Thông qua các kết quả điều tra, báo cáo của các cơ quan chức năng về

các vụ việc, báo chí phân tích, đánh giá, bình luận để làm rõ hơn, sâu hơn vấn

đề nhằm giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm;

- Báo chí cũng là người giám sát việc thực thi pháp luật của chính các

cơ quan pháp luật.

Luật pháp với báo chí:

- Trước hết, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lý cho nhà báo yên tâm

hoạt động;

- Pháp luật bảo vệ nhà báo về nhân phẩm, tài sản, tính mạng trong

trường hợp nhà báo hoạt động đúng luật mà bị đe doạ, uy hiếp;

Với những gì báo chí giúp cho luật pháp thời gian qua, luật pháp cũng

đã ngày càng gần gũi, ủng hộ và đứng về phía nhà báo, bênh vực, bảo vệ nhà

báo trong những điều kiện tác nghiệp nguy hiểm, không để nhà báo cô độc

trong cuộc dấn thân chống cái xấu nhằm làm trong sạch xã hội;

- Pháp luật cung cấp cho báo chí các kết luận, kết quả điều tra để báo

chí phân tích, đăng tải;

- Pháp luật tạo điều kiện, cơ hội để báo chí tham gia vào các cuộc truy

quét, các vụ xử án, các hội nghị tổng kết để nhà báo trực tiếp sống trong

không khí của luật pháp và thu nhận thêm nguồn tư liệu sinh động và phong

phú;

- Luật pháp cũng nghiêm khắc xử lý các nhà báo và các cơ quan báo

chí vi phạm pháp luật.

7.1.3. Sự cần thiết am hiểu luật pháp của nhà báo

Theo quy định của pháp luật thì nhà báo cũng là một công dân, vì thế,

bản thân nhà báo cũng phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo

pháp luật.

Tuy nhiên, theo sự phân công lao động xã hội, hoạt động báo chí là một

nghề, vì vậy, với trách nhiệm nghề nghiệp, nhà báo phải tuyên truyền, giải

thích pháp luật để mọi người hiểu, từ đó, tổ chức và vận động họ sống và làm

Page 14: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 14 of 25

việc theo pháp luật. Vậy, nhà báo là con người công dân với nghĩa vụ công

dân; nhà báo cũng là con người xã hội với trách nhiệm xã hội.

Đối với nhà báo, sự am hiểu và vận dụng pháp luật trong hoạt động

nghề nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì hoạt động báo chí là

một hoạt động có tính đặc thù. Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo phải tiếp

xúc, va chạm với nhiều vấn đề, nhiều người, nhiều mối quan hệ phức tạp và tế

nhị. Sự am hiểu pháp luật giúp nhà báo ứng xử có tình có lý, tạo sức thuyết

phục và độ tin cậy cao.

Am hiểu pháp luật giúp nhà báo hoạt động chủ động tự tin, biết người

biết ta, vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ người khác.

Am hiểu luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng giúp nhà báo

thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật;

đồng thời hướng dẫn nhân dân hiểu được quyền lợi của họ và thực hiện theo

pháp luật.

7.2. Đạo đức báo chí

7.2.1. Khái niệm đạo đức và đạo đức báo chí

Khái niệm đạo đức:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy

tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con

người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện

bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Cùng với nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người, đạo đức

đánh giá hành vi con người theo chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác,

chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm,

không nên làm… Việc yêu nước, thương dân, kính trên nhường dưới, hiếu

thuận với cha mẹ, đối xử chan hòa với anh em, bạn bè, hàng xóm… đều do

các chuẩn mực của đạo đức xã hội chi phối các hành vi cá nhân. Chuẩn mực

đạo đức là phương thức điều chỉnh ưu việt và đặc thù của xã hội loài người,

giúp con người có khả năng tự hoàn thiện mình và phát triển ngày một văn

minh, tiến bộ.

Đạo đức được cấu thành từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Đạo

đức xã hội được hình thành từ thực tiễn đạo đức cá nhân. Trong quá trình sinh

Page 15: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 15 of 25

sống của mỗi cộng đồng người, những nguyên tắc, chuẩn mực, quan niệm và

lý tưởng đạo đức được hình thành như là hệ thống giá trị chung được mọi

thành viên tin tưởng và noi theo. Đến lượt mình, hệ thống giá trị chung này

tác động đến đạo đức cá nhân, điều chỉnh hành vi cá nhân theo yêu cầu của

đạo đức xã hội.

Đạo đức cá nhân là biểu hiện của đạo đức xã hội trong những cá nhân

riêng biệt, cụ thể. Do vậy, có thể coi sự hình thành đạo đức cá nhân là quá

trình xã hội hóa cá nhân về mặt đạo đức. Mức độ xã hội hóa đánh dấu trình độ

phát triển của đạo đức cá nhân. Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có mối

liên hệ hữu cơ và tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Phương thức chuyển

đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân là thông qua hệ thống giáo dục đạo đức

(bao gồm cả tự giáo dục).

Đạo đức nghề nghiệp:

Do sự phân công lao động xã hội, với đặc điểm của từng ngành nghề,

trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức chung, đã xuất hiện đạo đức nghề

nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu, quy tắc và chuẩn mực

trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh các hành vi của các

thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của

xã hội. Đạo đức nghề nghiệp gắn với các nguyên tắc đạo đức xã hội, tạo điều

kiện cho mỗi người hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Nghề nghiệp nào cũng cần đạo đức, tuy nhiên có một số nghề nghiệp

mà vấn đề đạo đức được coi trọng và đề cao như nghề y, nghề giáo, nghề luật,

nghề báo… Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp chung cho tất cả các quốc gia thì mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử,

lại đề ra những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng cho người hành nghề ở

nước mình.

Đạo đức nghề nghiệp nhà báo:

Xuất phát từ cách hiểu đạo đức nghề nghiệp, có thể hiểu: Đạo đức nghề

nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi

ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.

Các mối quan hệ nghề nghiệp của nhà báo bao gồm: Các mối quan hệ

nền tảng (là quan hệ của nhà báo với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng

sản); Các mối quan hệ trong môi trường xã hội (là quan hệ của nhà báo với

Page 16: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 16 of 25

công chúng, với nguồn tin, với nhân vật trong tác phẩm); Các mối quan hệ

trong môi trường nghề nghiệp (là quan hệ của nhà báo với ban biên tập, với

đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn, với cộng tác viên, thông tin viên)

Trên thực tế, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều

tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất, đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức nhà

báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Dù gọi

bằng tên gì, chúng ta cũng cần hiểu hai khía cạnh tồn tại chung trong một

con người, đó là đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

7.2.2. Đạo đức báo chí Việt Nam

Đạo đức báo chí Việt Nam được xác lập hoàn toàn thống nhất với đạo

đức báo chí toàn cầu và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam.

Ở Việt Nam, năm 1995, Đại hội đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam lần VI

đã thông qua Bản quy ước về tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của báo chí

Việt Nam, gồm 10 điều, được giới báo chí hoan nghênh và được công chúng

đón nhận.

Trong bối cảnh mới, để phù hợp hơn, quy ước về tiêu chuẩn và đạo

đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam được chỉnh lý và sửa đối thành Quy

định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và được thông

qua tại Đại hội VIII Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2005.

Những điều trong quy ước đạo đức báo chí được xem như “lời thề

HYPO CRAT” của người làm báo. Mà nếu làm đúng những quy tắc đạo đức,

người làm báo sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, được khích lệ, tự hào, phấn khởi;

còn nếu không, họ sẽ chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, tự kết tội của lương tâm,

sự sỉ nhục về danh dự và bị đồng nghiệp, dư luận lên án.

Đạo đức – cái gốc của nghề nghiệp, đặc biệt là nghề báo – “Một nghề

đòi hỏi cao tính trung thực, lòng dũng cảm, đức khiêm tốn. Một nghề không

được nói dối, ko được nói sai, không được lợi dụng để vụ lợi, đồng thời cũng

không được để ai lợi dụng để làm điều sai trái, phi pháp. Một nghề mà chữ

tâm-đức-tài- tầm luôn gắn quyện với nhau trong đó chữ Đức luôn được đặt

lên hàng đầu. “Danh vọng không thể có ở nơi không có đạo đức”. Câu danh

ngôn ấy là lời dạy chí thiết, chí tình với mỗi người làm báo được Đảng tin,

dân mến, xã hội nể trọng”1. Đạo đức nghề báo luôn bị đặt trước những thách

1 Nguyễn Uyển, Báo chí, uy lực và cám dỗ, Tạp chí Người làm báo số 1/2006.

Page 17: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 17 of 25

thức nghiệt ngã. Đó là trong bối cảnh kinh tế thị trường, nơi mà thế lực đồng

tiền có thể làm đảo lộn mọi giá trị, nơi mà “ranh giới giữa đúng đắn và sai

sót, giữa tốt và xấu, giữa trung thành và phản bội... đan xen nhau, ranh giới

không thật rõ nét. Vì vậy, tìm cho mình một chỗ đứng đúng đắn giữa mảnh

đất trắng đen còn dễ lẫn lộn là điều không dễ... Hơn nữa, kẻ thù như con bạch

tuộc trăm vòi thò vào khắp nơi... dùng tiền bạc, dục vọng lôi kéo người cầm

bút. Sự sa ngã đôi lúc chẳng có chủ định”2. Mặt khác, trước áp lực cạnh tranh

thông tin trong môi trường làm báo ngày nay, nhà báo dễ bị trượt ra khỏi

ngưỡng văn hoá, đạo đức chỉ vì sự thiếu hiểu biết, thiếu chín chắn mà việc

khen chê một chiều, việc đưa những hình ảnh tang thương quá mức, hay đưa

hình ảnh một em bé bị xâm hại tình dục lên báo... là những biểu hiện cụ thể

trên thực tế. Nhà báo Dương Thanh Tùng lý giải: “Khi sự chính xác, trung

thực bị xem thường, khi các thao tác nghiệp vụ cơ bản bị bỏ quên trước áp

lực chạy đua thông tin, nhà báo thường bị trượt ngã bởi không ít vỏ chuối

nghề nghiệp lăn lóc dọc đường...”3.

Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đạo đức của nhà báo luôn là vấn

đề nóng hổi. Một chữ TÂM viết hoa đúng nghĩa luôn là mục tiêu để nhà

báo phấn đấu đạt được và gìn giữ nâng niu suốt chiều dọc cuộc đời.

7.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp báo chí

Đạo đức và luật pháp tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng tác động hỗ trợ lẫn

nhau, đều hướng tới cái chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo

toàn và phát triển xã hội, giúp con người sống và làm việc tốt đẹp, vì người,

vì mình. Vì vậy, thực hiện tốt luật pháp cũng là biểu hiện của đạo đức. Ngược

lại, có đạo đức cũng là một biểu hiện của chấp hành luật pháp.

Hoạt động của nhà báo xét đến cùng được thực hiện trên một hành lang

dựa trên hai cơ sở: luật pháp về báo chí và đạo đức của người làm báo. Nếu

người nào vi phạm pháp luật dù nặng hay nhẹ cũng đều là hành vi vi phạm

đạo đức. Ngược lại, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến một mức độ nào đó, có

biểu hiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý bằng pháp luật. Chỉ có điều, pháp luật

sẽ xử lý vi phạm theo các chế tài có tính bắt buộc, còn đạo đức ở khía cạnh

động viên, khuyến khích, giáo dục, cổ vũ, vận động - xử phạt bằng “tòa án

lương tâm”.

2 Đinh Phong, Nhà báo phải biết cảnh giác và tự trọng, Tạp chí Người làm báo số 6/2006. 3 Đôi khi vấp té, NLB số 7/2008

Page 18: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 18 of 25

Chương 8. Nhà báo – nghề báo và lao động báo chí (7 tiết)

8.1. Nhà báo

Nhà báo - Theo hình dung của mỗi người

Nhà báo - Theo định nghĩa của các Từ điển

Nhà báo - Theo quan niệm của các nhà khoa học

Nhà báo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trước nay

được công chúng gọi những người làm báo có uy tín, có đóng góp đáng kể cho báo

giới và xã hội, cao hơn một bậc so với những người “viết báo” đơn thuần.

8.2. Nghề báo

8.2.1. Nghề nghiệp và nghề nghiệp báo chí

Để tồn tại, duy trì và phát triển cuộc sống, mỗi người trong xã hội đều

cần một nghề nghiệp nhất định. Nghề nghiệp có thể được hiểu là hoạt động

lao động chính thức được xã hội thừa nhận, đồng thời có hệ thống kiến thức,

kỹ năng và kinh nghiệm đặc thù làm cơ sở cho hoạt động ấy tồn tại và phát

triển.

Nghề báo là một loại hình lao động đặc biệt, đòi hỏi kỹ năng chuyên

môn, định hình trong điều kiện xã hội có sự phân công lao động. Như mọi

nghề khác, nghề báo có thiên chức, đạo đức nghề nghiệp và sức cuốn hút

riêng của nó. Tất nhiên, nó cũng có những mặt trái, những mầm mống rủi ro

mà người hành nghề phải thường xuyên đối mặt và nổ lực vượt qua.

8.2.2. Tính chất nghề báo

Nếu chỉ được phép dùng một cụm từ để nói về nghề báo, có thể nói gọn

rằng: đây là một nghề cao quý và hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức và nguy

hiểm.

8.3. Lao động báo chí

8.3.1. Đặc thù lao động của nghề báo

Nghề báo là nghề thông tin nhưng thông tin không là độc quyền của

nghề báo. Nghề văn, nghề xuất bản, nghề quảng cáo,… cũng mang lại

thông tin cho xã hội và những nghề này ít nhiều có quan hệ mật thiết với

nghề báo. Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động sáng tạo chuyên nghiệp,

nghề báo có những yêu cầu và đặc trưng riêng được quy định bởi mục

Page 19: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 19 of 25

đích, chức năng, phương tiện, phương thức thông tin của nó: Sáng tạo bằng

quan sát trực tiếp; Hoạt động có tính tập thể; Hoạt động có tính chu kỳ

(định kỳ); Hoạt động có tính liên tục.

8.3.2. Lao động sáng tạo tác phẩm của nhà báo

Ở góc độ thực tiễn, sáng tạo tác phẩm báo chí là quá trình chuyển hóa

những quan sát, ghi chép, nhận thức, tình cảm, lý tưởng, huyết mạch của nhà

báo thành những “văn bản” vừa mang nội dung thông tin thời sự vừa có tính

thẩm mỹ. Ở góc độ lý luận truyền thông, sáng tạo tác phẩm báo chí thực chất

là quá trình sắp xếp, tổ chức các sự kiện, tư liệu thu thập được thành một dạng

vật chất cụ thể theo một cấu trúc và hệ thống phương tiện, chất liệu nhất định,

chứa đựng thông tin tiềm năng và có giá trị giả định. Đó là quá trình chuyển

hóa từ sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức. Ở góc độ tâm lý học, sáng tạo

tác phẩm báo chí là một trạng thái tinh thần đặc biệt, phong phú và phức tạp.

Ở đó đòi hỏi có sự thống nhất, hài hòa giữa hiện thực khách quan và khát

vọng chủ quan; giữa bổn phận nghề nghiệp và sở thích cá nhân; giữa trách

nhiệm công dân và nhu cầu biểu hiện bản ngã; giữa những áp lực bên ngoài

và những thôi thúc bên trong của nhà báo.

Như vậy có thể nói, sáng tạo tác phẩm vừa là bổn phận, trách nhiệm,

vừa là nhu cầu nội tại của nhà báo. Ở đó có sự tập trung lý trí và tình cảm của

nhà báo để cho ra đời những đứa con tinh thần toàn vẹn nhất.

Về quy trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo, so với các hoạt động

khác, ở khía cạnh nào đó, có thể nói sáng tạo tác phẩm báo chí là hoạt động

vừa có tính cưỡng bách vừa có tính tự do. Một mặt, nhà báo phải tuân thủ kế

hoạch của tòa soạn, phải hoàn tất tin bài trong thời gian hạn định để lấp đầy

diện tích, thời lượng được phân công hay tự đăng kí trước đó. Mặt khác,

không ai buộc anh ta phải viết lúc nào, viết ở đâu và viết như thế nào. Mỗi

nhà báo làm việc theo một kiểu riêng, không hề có cẩm nang chung cho tất cả.

Mặc dù vậy, các nhà lý luận vẫn khái quát quá trình sáng tạo tác phẩm của

nhà báo thành các công đoạn điển hình, gồm: Phát hiện, xác định đề tài, chủ

đề và thể loại; Thu thập thông tin, dữ liệu; Xử lý thông tin, tài liệu và thể hiện

tác phẩm; Lập dàn bài; Sửa chữa, hoàn thiện tác phẩm4. Trên thực tế, các

khâu hay công đoạn này thường không phân biệt một cách rạch ròi mà chúng

4 (Cụ thể các công đoạn sáng tạo tác phẩm báo chí sẽ được phân tích và làm rõ trong các học phần khác nhau

về các loại hình báo chí cụ thể, các thể loại báo chí cụ thể trong chương trình học).

Page 20: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 20 of 25

có thể xen kẻ nhau hoặc gia giảm ít nhiều tùy vào loại hình báo chí và thói

quen, sở trường, phong cách của nhà báo. Nhà báo thường có nhiều con

đường và phương cách khác nhau để sáng tạo nên những đứa con tinh thần

của mình, miễn sao chúng được công chúng đón nhận.

8.3.3. Các loại lao động báo chí

Theo Nguyễn Văn Dững5, có thể phân chia lao động báo chí thành bốn

loại sau: Lao động tổ chức, quản lý; lao động biên tập; lao động tác giả; lao

động kinh tế - dịch vụ.

8.4. Tư chất và con đường phát triển nghề nghiệp báo chí

8.4.1. Tư chất của nhà báo

Tư chất là cái vốn có của con người. Từ tư chất sẽ hình thành nên năng

khiếu, là khả năng hiểu biết nhanh hơn, chính xác hơn người khác về một lĩnh

vực nào đó. Mỗi người có một tư chất khác nhau, chẳng ai giống ai. Trong đó,

có một số tư chất thích hợp với nghề làm báo (…?)

8.4.2. Con đường phát triển nghề nghiệp của nhà báo

Việc trau dồi để trở thành nhà báo chuyên nghiệp và tài năng đòi hỏi

một quá trình lâu dài, liên tục, bao gồm nhiều phương diện. Trong đó, có các

phương diện chủ yếu sau:

Trang bị lập trường, quan điểm tiến bộ

Tích lũy vốn sống, trải nghiệm cuộc đời

Mở rộng vốn tri thức và văn hóa

Trau dồi kỹ năng nghiệp vụ

Tóm lại, tư chất năng khiếu chỉ làm nên một nhà báo có triển vọng.

Còn muốn trở thành một nhà báo chuyên nghiệp và tài năng, phóng viên phải

thường xuyên trau dồi lập trường, quan điểm; vốn tri thức văn hóa; các kỹ

năng nghiệp vụ bằng nhiều con đường và nhiều phương pháp khác nhau.

Chương 9. Công chúng báo chí (4 tiết)

9.1. Công chúng trong đời sống báo chí

5 Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, tr277.

Page 21: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 21 of 25

9.1.1. Nhận diện công chúng báo chí

Công chúng (audience) là khái niệm dùng để chỉ những người đọc,

nghe, xem các sản phẩm truyền thông hay các chương trình văn hóa nghệ

thuật như báo chí, văn chương, điện ảnh, sân khấu… Đó là số đông con người

không thuần nhất về thành phần, lứa tuổi, giới tính, không gian sống nhưng có

thể có những liên hệ nhất định sau khi cùng tiếp nhận, thưởng thức một sản

phẩm hay chương trình truyền thông đại chúng cụ thể.

Còn công chúng báo chí là khái niệm dùng để chỉ những người tiếp

nhận sản phẩm báo chí. Như vậy, công chúng báo chí được xem xét trong mối

quan hệ với tác phẩm báo chí, với cơ quan báo chí và với nhà báo. Nó cũng có

những đặc trưng của công chúng truyền thông như tính chất quảng đại (đông

đảo), tính không đồng nhất (bao gồm nhiều giới và tầng lớp khác nhau) và

tính chất nặc danh (không ai biết ai).

9.1.2. Vai trò của công chúng đối với báo chí

9.2. Công chúng và quá trình tiếp nhận thông tin báo chí

9.2.1. Bản chất của tiếp nhận báo chí

Khi sáng tạo tác phẩm, nhà báo thực hiện việc mã hóa các nhận thức,

xúc cảm, lý tưởng của mình vào một chất liệu, một hình thức vật chất cụ thể

để chuyển đến công chúng. Khi công chúng đọc, nghe, xem tác phẩm, thực

chất là họ làm công việc giải mã nó để sao cho lĩnh hội được nội dung thông

điệp mà nhà báo muốn gửi. Mức độ thành công của việc giải mã này phụ

thuộc vào nhiều yếu tố và quá trình, trong đó đáng chú ý các yếu tố: cách tổ

chức, thể hiện nội dung và hình thức của thông điệp; các thiết bị kỹ thuật

dùng vào việc giải mã; môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; trình độ,

năng lực, thị hiếu của công chúng. Những yếu tố này có thể gây nên hiện

tượng tạp nhiễu trong quá trình truyền thông, làm méo mó, biến dạng nội

dung thông điệp, khiến việc tiếp nhận của công chúng thiếu trọn vẹn, đầy đủ.

9.2.2. Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng

Có thể thấy mỗi thông điệp truyền thông hoàn chỉnh, được phát qua

một kênh truyền, đến người nhận, thực chất là quá trình chuyển từ thông tin

tiềm năng đến thông tin hiện thực. Vì thế, hiệu quả của hoạt động báo chí cần

được xem xét trong mối quan hệ giữa thông tin tiềm năng và thông tin hiện

thực. Trong đó, chủ thể truyền thông và chủ thể tiếp nhận có vai trò quan

Page 22: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 22 of 25

trọng như nhau. Công chúng tiếp nhận thông tin báo chí thường trải qua hai

bước: Lựa chọn thông tin tiềm năng Xử lý thông tin hiện thực

9.2.3. Các kiểu loại và cấp độ tiếp nhận báo chí

Ở từng cá nhân hay phạm vi xã hội, tùy trình độ, mục đích, kinh nghiệm, kỹ

năng của công chúng mà hình thành nên những kiểu loại và cấp độ tiếp nhận

hết sức đa dạng. Mỗi kiểu loại, cấp độ tiếp nhận đều có ưu điểm và hạn chế

của nó.

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

thuyết

Số

tiết

thực

hành

Số tiết

thảo

luận

Số tiết

bài

tập

Tài liệu tham khảo cần thiết

Chương 1.

Khái quát về truyền

thông

4

Tài liệu số [1] (tr.11-52);

Tài liệu số [3] (tr.13-227);

Tài liệu số [4] (tr.13-34);

Tài liệu số [5] (tr.11-35);

Tài liệu số [6] (tr.7-22);

Tài liệu số [7] (tr.5-29);

Chương 2.

Những vấn đề chung

của báo chí

4

Tài liệu số [1] (tr.53-65);

Tài liệu số [4] (tr.81-103);

Tài liệu số [6] (tr.23-50);

Tài liệu số [7] (tr.37-55);

Tài liệu số [8] (tr.12-39);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 3.

Bản chất của hoạt

động báo chí 4

Tài liệu số [1] (tr.90-100);

Tài liệu số [4] (tr.104-133);

Tài liệu số [6] (tr.51-72);

Tài liệu số [7] (tr.75-79);

Page 23: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 23 of 25

Tài liệu số [9] (tr.7-53);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 4.

Đặc điểm của thông

tin báo chí 4

Tài liệu số [1] (tr.66-89);

Tài liệu số [6] (tr.51-72);

Tài liệu số [7] (tr.86-102);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 5.

Chức năng của báo chí

4 3

Tài liệu số [1] (tr.155-210);

Tài liệu số [4] (tr.134-160);

Tài liệu số [6] (tr.73-94);

Tài liệu số [7] (tr.105-111);

Tài liệu số [8] (tr.80-123);

Tài liệu số [9] (tr.54-115);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 6.

Nguyên tắc hoạt động

báo chí

4 3

Tài liệu số [1] (tr.211-248);

Tài liệu số [4] (tr.161-195);

Tài liệu số [6] (tr.95-128);

Tài liệu số [7] (tr.112-137);

Tài liệu số [8] (tr.146-170);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 7.

Luật pháp và đạo đức

báo chí 4

Tài liệu số [6] (tr.153-168);

Tài liệu số [7] (tr.138-177);

Tài liệu số [8] (tr.124-145; tr.192-

222);

Tài liệu số [10];

Page 24: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 24 of 25

Tài liệu số [11].

Chương 8.

Nhà báo – nghề báo và

lao động báo chí

4 3

Tài liệu số [1] (tr.271-324);

Tài liệu số [2] (tr.7-60; tr257-

293);

Tài liệu số [4] (tr.96-305);

Tài liệu số [5] (tr.36-61);

Tài liệu số [6] (tr.191-246);

Tài liệu số [7] (tr.194-235);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

Chương 9.

Công chúng báo chí

4

Tài liệu số [1] (tr.131-142);

Tài liệu số [4] (tr.306-313);

Tài liệu số [7] (tr.56-61);

Tài liệu số [10];

Tài liệu số [11].

5. Tài liệu tham khảo:

5.1. Tài liệu chính:

5.2. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà

Nội.

[2] Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (biên dịch) (1998), Nhà báo – bí quyết kỹ

năng – nghề nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội.

[3] Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng

cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

[4] Nguyễn Văn Hà (2011), Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[5] Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới – xu hướng phát triển,

NXB Thông tấn, Hà Nội.

Page 25: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

Page 25 of 25

[6] Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận

Báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình lí luận báo chí truyền thông, NXB

Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

[8] Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hoá –

Thông tin, Hà Nội.

[9] E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1 & 2 - bản dịch từ

tiếng Nga), NXB Thông tấn, Hà Nội.

[10] Vụ Báo chí - Bộ Văn hoá- Thông tin (1998) Các quy định pháp lý về

báo chí.

[11] Cẩm nang công tác tư tưởng, lý luận chính trị và báo chí trước yêu

cầu mới, (2007) NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

6. Phương pháp đánh giá học phần

Trọng số:

Chuyên cần: 0,1

Thảo luận : 0,1

Kiểm tra giữa học phần: 0,2

Thi kết thúc học phần 0,6

Cộng 1,0

Tính theo thang điểm: A, B, C, D, F

Ngày tháng năm 2016

Duyệt của Khoa (hoặc bộ môn) Trưởng nhóm giảng dạy

ThS. Phạm Thị Hương