Top Banner
1 CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ CHO HỌC SINH LỚP 9 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chn chuyên đề: Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì dạng bài tập nâng cao về nhiễm sắc thể( NST) và đột biến NST là mt đề tài hay và khó đối vi hc sinh. Dạng bài tập này có trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt kiến thức phần di truyền biến dị theo chương trình đồng tâm các em sẽ phải gặp lại kiến thức này ở lớp 12 và chương trình thi đại học. Đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này tuy nhiên qua một số năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy đây là những dạng bài tập nhiều năm có trong đề thi HSG tỉnh, đề thi GVG tỉnh. Mặt khác dạng bài tập này khá khó và HS dễ bị nhầm lẫn vì vậy tôi muốn viết chuyên đề y để tổng hợp lại nội dung cụ thể nhất, thiết thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh THCS nhất và để phc vging dy ca bn thân, đặc bit là công tác bi dưỡng đội tuyn hc sinh gii các cấp và bi dưỡng hc sinh thi vào các trường chuyên…Trong chuyên đề này do thời gian có hạn tôi chmi đề cp đến một số dạng bài tập thường gặp trong các đề thi của tỉnh, đề thi vào trường chuyên và một số đề thi cấp tỉnh của các tỉnh (cụ thlà các dng bài tập hay về nhiễm sắc thể và đột biến NST) chứ không đi sâu nhiều dạng vì vn hiu biết còn có hn. Và những dạng bài tập này thường gặp giúp rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh giúp các em có thể học để tham gia vào các kì thi HSG cũng như thi vào lớp 10 chuyên . II. Phm vi và mc đích ca chuyên đề: 1. Phm vi ca chuyên đề: - Một số bài tập nâng cao về NST và đột biến NST trong chương trình sinh học 9. - Áp dng vi đối tượng HS giỏi môn sinh lớp 9. 2. Mc đích chuyên đề: - Trao đổi vi đồng nghip mt sdạng bài tập nâng cao ở chương NST và đột biến NST trong chương trình bi dưỡng hc sinh gii lp 9
25

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

Feb 06, 2018

Download

Documents

ngonguyet
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

1

CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

CHO HỌC SINH LỚP 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn chuyên đề:

Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì dạng

bài tập nâng cao về nhiễm sắc thể( NST) và đột biến NST là một đề tài hay và khó đối

với học sinh. Dạng bài tập này có trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt kiến

thức phần di truyền biến dị theo chương trình đồng tâm các em sẽ phải gặp lại kiến thức

này ở lớp 12 và chương trình thi đại học.

Đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này tuy nhiên qua một số năm tham gia bồi

dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy đây là những dạng bài tập nhiều năm có

trong đề thi HSG tỉnh, đề thi GVG tỉnh. Mặt khác dạng bài tập này khá khó và HS dễ bị

nhầm lẫn vì vậy tôi muốn viết chuyên đề này để tổng hợp lại nội dung cụ thể nhất, thiết

thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh THCS nhất và để phục vụ giảng dạy của

bản thân, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp và bồi dưỡng

học sinh thi vào các trường chuyên…Trong chuyên đề này do thời gian có hạn tôi chỉ

mới đề cập đến một số dạng bài tập thường gặp trong các đề thi của tỉnh, đề thi vào

trường chuyên và một số đề thi cấp tỉnh của các tỉnh (cụ thể là các dạng bài tập hay về

nhiễm sắc thể và đột biến NST) chứ không đi sâu nhiều dạng vì vốn hiểu biết còn có

hạn. Và những dạng bài tập này thường gặp giúp rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh

giúp các em có thể học để tham gia vào các kì thi HSG cũng như thi vào lớp 10 chuyên .

II. Phạm vi và mục đích của chuyên đề:

1. Phạm vi của chuyên đề:

- Một số bài tập nâng cao về NST và đột biến NST trong chương trình sinh học 9.

- Áp dụng với đối tượng HS giỏi môn sinh lớp 9.

2. Mục đích chuyên đề:

- Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập nâng cao ở chương NST và đột

biến NST trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

Page 2: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

2

- Giúp GV có cái nhìn mới trong việc giải quyết các bài tập nâng cao về NST và

đột biến NST.

B.NỘI DUNG

PHẦN I : BÀI TẬP VỀ NST

Dạng 1 : Số loại Kiểu gen của cơ thể, loài hay tế bào:

· Kiến thức liên quan: - các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau --

> chúng PLĐL. – các gen nằm trên cùng 1 cặp NST luôn di truyền cùng

nhau--> liên kết gen.

· Nếu bài cho 1 số cặp gen dị hợp, yêu cầu viết KG có thể có thì cần chú ý những

gì để tránh viết nhầm, thiếu.

· Lưu ý 1: Nếu đề dùng từ “Xét a cặp gen alen” thì số KG tối đa của loài có thể có

được tính như sau:

+1 cặp alen có 3 kiểu: VD: AA, Aa, aa. Nếu có n cặp gen PLĐl thì có 3n KG.

+Nếu có 2 cặp gen liên kết thì luôn có 10 kiểu.

+ Nếu 1cặp gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y thì có 5 kiểu .

VD1 (Câu 2 Đề thi HSG tỉnh 2012-2013).

Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b.

Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế

bào đó.

HDG

- Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb,

AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb

- Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab,

Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.

VD2( Câu 8 Đề nguồn đề thi HSG lớp 9 tỉnh 2011-2012)Tương tự đề thi HSG huyện

2012- 2013, đề thi GVG huyện 2012-2013

Xét 2 cặp gen alen: T, t và R, r. Hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có trong quần

thể. Biết rằng cặp NST giới tính ở loài này là XX và XY. Biết các gen này không

nằm trên nhiễm sắc thể Y.

Page 3: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

3

HDG

* Nếu cả hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau:

Số kiểu gen: 3x 3 = 9

* Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường:

Số kiểu gen: 10

* Một cặp nằm trên NST thường, một cặp trên X không alen tương ứng trên Y.

Số kiểu gen: 3x 5 = 15

* Hai cặp đều nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y

Số kiểu gen: 14

Lưu ý 2: Nếu đề dùng từ “trong tế bào sinh dưỡng mang các gen A,a,B,b.....” haynois

cụ thể trên cặp NST chứa cặp gen nào đó---> KG của tế bào loài đó chỉ cần viết dưới

dạng chứa các gen đã cho chứ không viết các KG tối đa có thể có như các VD ở lưu ý

1.

VD1: đề thi HSG tỉnh 2010-2011

Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng,

cặp thứ nhất (cặp nhiễm sắc thể giới tính) chứa 1 cặp gen đồng hợp AA, cặp thứ hai

chứa 2 cặp gen dị hợp (Bb và Dd), cặp thứ ba chứa 1 cặp gen dị hợp (Ee).

Viết các kiểu gen có thể có trong tế bào của loài này.

HDG

* Các kiểu gen có thể có:

+ XAXA(BD/bd)Ee

+ XAXA(Bd/bD)Ee

VD2 (Câu 2 Đề thi HSG huyện 2010-2011)

Trong tế bào sinh dưỡng của một loài mang các gen A, a, B, b, D, d. Hãy xác

định kiểu gen có thể có của tế bào đó?

HDG

- TBSD lưỡng bội bình thường( 1.5 điểm):

+ Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau( 0.5 điểm): AaBbDd

Page 4: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

4

+ Hai cặp gen nằm trên một cặp NST( 0.5 điểm): HS nêu ra được 2 trên 5 kiểu gen

của dạng này là được, nếu nêu được 1 cặp cho 0.25 điểm

DdabAB

; DdaBAb

; BbadAD

; BbaDAd

; bdBD

Aa ; bDBd

Aa

+ Cả ba cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST (0.5 điểm): HS nêu ra được 2 trên 4 kiểu

gen của dạng này là được, nếu nêu được một kiểu cho 0.25 điểm

abdABD

; abDABd

; aBdAbD

; AbdaBD

- TBSD đột biến ( 0.5 điểm)

+ Đa bội thể ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen) : 0.25 điểm

AAaaBBbbDDdd, ...

+ Thể dị bội ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen); 0.25 điểm

AAaBbDd, ...

Dạng 2

Số loại giao tử của cơ thể, loài, thực tế và tối đa của 1 tế bào?

1. Số loại giao tử của cơ thể, loài:

* Kiến thức liên quan: Một loài( hay một cơ thể ) có n cặp NST khác nhau về cấu

trúc (giảm phân bình thường không có hiện tượng TĐC)

+ Số loại giao tử tạo ra là: 2n

+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử : 1/2n

Bài tập 1:

Ở một loài động vật có 4 nhóm gen liên kết. Mỗi NST đơn trong từng cặp NST đều có

cấu trúc khác nhau. Khi giảm phân bình thường cho mấy loại giao tử khác nhau về

nguồn gốc?

HDG

Số nhóm gen liên kết= 4= số lượng NST trong bộ đơn bội( n)---> 2n =8

Số loại giao tử tạo ra là: 2n = 24 = 16 (giao tử)

Bài tập 2:

Cá thể F1 có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên NST thường.

Hãy viết các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử khi F1 giảm phân bình thường.

Page 5: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

5

(Đề thi tuyển sinh vaò chuyên THPT trường đại học sư phạm Hà nội năm 2009 )

HDG

TH1 : Aa và Bb cùng nằm trên 1 căp NST :

- Nếu KG là AB/ ab cho 2 loại : AB = ab = 1/2

- Nêu KG là Ab/ aB cho 2 loại : Ab = aB = 1/2

( Có thể mở rộng thêm TH xảy ra TĐC)

TH2 : Aa và Bb nằm trên 2 căp NSTkhác nhau cho 4 loại :

AB = Ab = aB =ab = 1/4

(Có thể mở rộng thêm TH xảy ra TĐC)

2. Số loại giao tử thực tế của một tế bào Giảm phân:

* Kiến thức liên quan: * Số loại giao tử thực tế tạo ra khi 1 tế bào sinh giao tử giảm

phân tạo giao tử là:

+ Từ 1 tế bào sinh tinh cho 2 loại tinh trùng trong tổng số 2n loại tinh trùng.

+ Từ 1 tế bào sinh trứng cho 1 loại trứng trong tổng số 2n loại trứng.

+ Từ một tế bào sinh trứng tao ra 2 loại thể cực trong tổng số 2n loại của loài

Lưu ý : nếu có n cặp gen dị hợp nằm trên n cặp NST tương đồng khác nhau hoặc có n

cặp NST tương đồng khác nhau thì số cách sắp xếp hay trường hợp hay khả năng xảy ra

luôn được tính = 2n : 2, vì mỗi tế bào khi ở kì giữa của giảm phân chỉ có 1 cách sắp

xếp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Với mỗi cách sắp xếp à kết quả

của GP I chỉ cho 2 kiểu NST kép ở 2 tế bào con à Kết thúc GP II luôn được 4 giao tử

với 2 loại, mỗi loại với số lượng : 2 giao tử.

VD1 :Câu 4. (1,0 điểm) Chuyên 2010-2011

b. Một tế bào sinh tinh ở động vật có kiểu gen AaBb, qua giảm phân thực tế cho ra

những loại giao tử nào? (Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường).

HDG:

b. Về mặt thực tế sẽ tạo ra các loại giao tử sau:

- Trường hợp 1: AB và ab

- Trường hợp 2: Ab và aB.

VD 2: Một tế bào sinh dục có bộ NST kí hiệu :

Page 6: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

6

a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng( TT) ? Viết tổ hợp

NST của các loại TT đó? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu?

b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì thực tế cho bao nhiêu loại trứng? Bao nhiêu loại thể

định hướng? Viết tổ hợp NST của các loại trứng và thể định hướng đó? Số lượng mỗi

loại trứng và thể định hướng là bao nhiêu?

c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc thì số lượng loại TT, số

loại trứng đạt đến tối đa là bao nhiêu? Để đạt số lượng loại TT, số loại trứng tối đa đó

cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào sinh trứng?

HDG

a)* Số loại TT, tổ hợp NST trong mỗi loại TT: Một tế bào sinh tinh kí hiệu NST là

AaBbDd chỉ cho 2 loại TT vì ở kì giữa I các NST kép trong 1 tế bào chỉ có 1 cách sắp

xếp theo 1 trong các cách sau:

TH1:

aabbdd

AABBDD ; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: ABD và abd

TH2:

aabbDDAABBdd ; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: Abd và abD

TH 3:

aaBBddAAbbDD ; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: AbD và aBd

TH4:

aaBBDDAAbbdd ; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: Abd và aBD

* Số lượng mỗi loại TT là 2, vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 TT

b) )* Số loại trứng ,thể định hướng, tổ hợp NST trong mỗi loại trứng, thể định

hướng: Một tế bào sinh trứng kí hiệu NST là AaBbDd chỉ cho 1loại trứng và 2 loại thể

định hướng vì ở kì giữa I các NST kép trong 1 tế bào chỉ có 1 cách sắp xếp theo 1 trong

các cách sau:

TH1:

Page 7: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

7

aabbdd

AABBDD ; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là ABD hoặc abd, 2 loại thể

định hướng là ABD và abd

TH 2:

aabbDDAABBdd ; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là Abd hoặc abD, 2 loại thể

định hướng là Abd và abD

TH 3:

aaBBddAAbbDD ; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là AbD hoặc aBd, 2 loại thể

định hướng là AbD và aBd

TH4:

aaBBDDAAbbdd ; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là Abd hoặc aBD, 2 loại thể

định hướng là Abd và aBD

* Số lượng mỗi loại trứng là 1, 2 loại thể định hướng là 3 vì 1 tế bào sinh trứng

giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng

c) Số loại TT tối đa = Số loại trứng tối đa = 2n = 23 = 8 loại

+ Muốn đạt được số loại TT tối đa thì cần tối thiểu 4 tế bào sinh tinh

+ Muốn đạt được số loại trưng tối đa thì cần tối thiểu 8 tế bào sinh tinh

Bài tập 3

Khi một tế bào sinh tinh của động vật mang kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường

có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại giao tử nào?

HDG

- Số loại giao tử có thể có: 2 loại.

- Các loại giao tử: * Khả năng 1: ABD và abd. * Khả năng 2: ABd và abD.

* Khả năng 3: AbD và aBd. * Khả năng 4: aBD và Abd

Bài tập 4 Xác định số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp

sau:

Page 8: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

8

- Có 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo

tinh trùng.

- Có 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường

tạo trứng.

(Đề hsg tỉnh 2010-2011)

HDG

Số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra:

- 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa 6

loại tinh trùng khác nhau.

- 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể cho tối

đa 15 loại trứng khác nhau.

Bài tập 4:

Ở một loài động vật, một cá thể đực và một cá thể cái cùng có kiểu gen

AaBbddEeFf tiến hành giảm phân bình thường . Hãy biện luận, xác định số loại giao tử

tối đa có thể được tạo ra từ từ 5 tế bào sinh tinh và 10 tế bào sinh trứng của hai cá thể

nêu trên ?

HDG

- Xét theo 4 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Ee, Ff) PLĐL thì mỗi cá thể (đực hoặc cái) đều có

thể tạo ra tối đa 24 = 16 loại giao tử.

- Mỗi tế bào sinh tinh chỉ có thể tạo ra 2 loại tinh trùng nên có 5 tế bào sinh tinh chỉ có

thể tạo ra tối đa: 2´5 = 10 loại tinh trùng .

- Mỗi tế bào sinh trứng chỉ có thể sinh ra 1 trứng, 20 tế bào sinh trứng có thể sinh ra tối

đa 20 trứng, nhưng chỉ xét theo 4 cặp gen dị hợp nên 20 trứng được sinh ra tối đa chỉ có

thể thuộc 24 = 16 loại khác nhau (vì 20 > 24 ).

Bài tập 5: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen:

AB

XM Y

ab

Page 9: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

9

Thực tế khi GP cho mấy loại tinh trùng, viết thành phần gen trong mỗi loại tinh trùng

đó. (Đề thi hsg tỉnh 2009- 2010)

HDG

Số loại tinh trùng thực tế và thành phần gen:

- TH1: liên kết gen: 2 loại

AB XM và abY

Hoặc ab XM và AB Y

- TH2: liên kết không hoàn toàn: 4 loại

AB XM ; Ab XM ; aB Y ; abY

Hoặc AB Y ; Ab Y ; aB XM ; ab XM

PHẦN II : BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN NST

I. Bài tập về đột biến số lượng NST

1. Nếu NST bị rối loạn phân li trong Nguyên phân:

*Kiến thức liên quan: Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân, kết quả

của Nguyên phân bình thường.

- Nếu NP xảy ra rối loạn phân li NST ở tất cả các cặp tạo ra tế bào tứ bội ( từ 1 tế

bào 2n tạo 1 tế bào 4n, tế bào 4n tiếp tục NP tạo ra thể tứ bội)

- Nếu NP xảy ra rối loạn phân li NST ở 1 cặp tạo ra các tế bào con như thế nào?

VD1: ( Câu 7 đề HSG huyện 2011- 2012)

Tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ NST kí hiệu : AaBbDdXY nguyên phân bị

rối loạn ở cặp NST XY. Hãy viết kí hiệu NST của các tế bào con được tao ra.

HDG

TH 1: cả 2 NST kép đều không phân li:

+ cả 2 NST kép đều về 1 cực tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXYY ; AaBbDdO

+ Mỗi NST kép đi về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDdXX ; AaBbDdYY

TH 2: 1 trong 2 NST kép không phân li:

+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXY ; AaBbDdOY

+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con: AaBbDdXYY ; AaBbDdOX

2. Nếu NST bị rối loạn phân li trong Giảm phân:

Page 10: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

10

a. Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GP sẽ tạo ra những loại giao tử

nào?

TH1 :+ nếu tất cả các cặp không phân li trong GPI, GP II bình thường :

Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử 2n và O

+ nếu tất cả các cặp không phân li trong GPII, GP I bình thường :

Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử đều là n( kép )

TH2: :+ nếu tất cả các cặp không phân li trong cả GPI và GP II

Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử 2n và O

TH3 + nếu tất cả các cặp không phân li trong GPII xảy ra ở 1 tế bào con, tế bào

còn lại bình thường , GP I bình thường :

Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử đột biến là: n( kép) , O và 1

loại giao tử bình thường: n

VD: Ở 1 cơ thể lưỡng bội kí hiệu Aa trong quá trình giảm phân tạo giao tử thấy có 1

số tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể này cho những loại

giao tử nào?

HDG

Tế bào không hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và O

Tế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a

Vậy nhóm tế bào đó cho các loại giao tử là: 2n ( Aa), O, n( A và a)

b.+ Nếu chỉ xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li mà không cần

quan tâm đến các cặp NST hay cặp gen khác thì cần xét sự rối loạn phân li 1 lần

xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào .

* Aa------------> AAaa ------------------>AAaa và O---------------->Aa , O

Tự nhân đôi GP I không phân li GPII bình thường

*Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->AA, aa , O

Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở cả

AA và aa

*Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->AA, a , O

Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở AA

aa phân li bình thường

Page 11: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

11

*Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->A, aa , O

Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở aa

AA phân li bình thường

*Aa------------> AAaa ------------------>AAaa và O---------------->AAaa , O

Tự nhân đôi GP I không phân li GPII không phân li

Như vậy :

+ 1 tế bào sinh giao tử(2n) ---------------> 2 loại giao tử: n+1 và n-1

GP I không phân li

+ 1 tế bào sinh giao tử (2n) ---------------> có 2 khả năng :

GP II không phân li

Khả năng 1 : 2 loại giao tử: n+1 và n-1

Khả năng 2: 3 loại giao tử: n, n+1 và n-1

VD 1

Một tế bào có 1 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa giảm phân phát

sinh giao tử.

a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Aa không phân li sẽ tạo ra

những giao tử nào?

b. Nếu ở kì sau II, ở cả 2 tế bào con nhiễm sắc thể không phân li sẽ tạo ra những giao

tử nào?

c. Nếu ở cả 2 lần phân bào cặp NST Aa đều không phân li sẽ tạo ra những loại giao

tử nào?

d. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc giảm

phân sẽ cho ra những giao tử nào

HDG

a) - Các giao tử được tạo ra: Aa và O

b) - Các giao tử được tạo ra: AA, aa và O

c) - Các giao tử được tạo ra: AAaa và O

d) - Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 2 khả năng: AA hoặc aa

- Các giao tử bình thường: a hoặc A

A a

Page 12: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

12

VD 2: Ở một loài động vật, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Giả thiết trong

quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh, cặp nhiễm sắc thể giới tính XY không

phân li một lần. Hãy xác định những loại tinh trùng có thể được tạo ra từ tế bào nói

trên?

HDG

- Khả năng 1: Cặp nhiễm sắc XY không phân li trong lần phân bào I, lần phân bào II

bình thường có thể tạo ra 2 loại tinh trùng, một loại có 2 NST giới tính X và Y(XY )

và một loại không có NST giới tính (kí hiệu 0).

- Khả năng 2: Lần phân bào I bình thường trong, ở lần phân bào II các nhiễm sắc thể

kép X và Y không phân li, có thể tạo ra 3 loại tinh trùng : loại thứ 1: có hai NST X

(XX), loại thứ 2: có hai NST Y (YY) và loại thứ ba không có NST giới tính (kí hiệu

0).

VD 3 Câu 3 Chuyên 2011-2012

Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành

giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a,

giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:

a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao

nhiêu?

b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao

nhiêu?

HDG:

- 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho :

190 tinh trùng bình thường mang gen A

190 tinh trùng bình thường mang gen a

- 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho:

+ 10 tinh trùng bình thường mang gen A

+ 5 tinh trùng không bình thường mang gen a

+ 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a

- Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = ½

- Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80

Page 13: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

13

*Nếu chỉ xét 1 cặp NST giới tính bị rối loạn phân li mà không cần quan tâm đến

các cặp NST thì cần xét sự rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào

2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào ở bên giới XX hay XY thì cần dựa

vào loại giao tử đột biến hoặc loại hợp tử đột biến được tao ra

VD 4 ( Câu 7. HSG 2012-2013)

Một loài động vật đơn tính có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX , ở giới

đựclàXY.Trongquá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có

một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất

cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao

tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử

bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và

23 hợp tử XY.

a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm

phân I hay giảm phân II?

b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).

HDG

a. - Từ hợp tử XYY ® đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường

X®cá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.

- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X. Hợp tử

XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường X®cá thể này đã sinh ra

các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do cặp NST XY không phân li ở lần phân

bào II của giảm phân.

b. - Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16.

- Số giao tử bình thường sinh ra: 4.(23+23) = 184.

- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: (16/200).100% = 8%.

b.+ Nếu xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li trong GP và

trong mối quan hệ với 1 hoặc 1 số cặp NST hay cặp gen khác, thì cần xét riêng loại

giao tử của cặp bị rối loạn rồi tổ hợp chung với các cặp còn lại.

VD1:

Page 14: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

14

Một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu A, a; B, b phân

bào giảm phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp nhiễm sắc thể B, b phân li

không bình thường. Có mấy loại tinh trùng được tạo ra với kí hiệu như thế nào?

HDG :

b, - Trường hợp 1: 3 loại tinh trùng A, ABB, ab hoặc AB, a, abb

- Trường hợp 2: 3 loại tinh trùng A, Abb, aB hoặc Ab, a, aBB

VD 2: Câu 2: HSG 2011-2012

Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký hiệu AaBb.

Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường

còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc

thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng

tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?

HDG

* Tổng số tinh trùng tạo ra:

1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 400

tinh trùng

- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:

+ 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a

+ 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh

trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là:

0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O

- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ:

0,5B: 0,5b.

- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245

VD3: Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb

giảm phân phát sinh giao tử.

a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ

tạo ra những giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh

với giao tử bình thường cho ra những dạng thể dị bội nào?

A a B b

Page 15: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

15

b. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc giảm

phân sẽ cho ra những giao tử nào

(Đề thi chọn HSG Nam định 2010 - 2011)

HDG

a) - Các giao tử được tạo ra:

+ Trường hợp 1: ABb và a. + Trường hợp 2: A và aBb.

- Các dạng thể dị bội: (2n + 1): Thể ba nhiễm; (2n – 1): Thể một nhiễm

b)- Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 4 khả năng: AABB hoặc aabb hoặc

AAbb hoặc aaBB.

- Các giao tử bình thường: ab hoặc AB hoặc Ab hoặc aB

VD 4(Đề thi vào chuyên 2010-2011)

Câu 6 b. Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái,

một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong giảm phân I; ở

giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể

tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?

HDG

- Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n+1, n - 1), giới đực cho giao tử (n)

- Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1

VD5 Ở một cá thể bình thường, có một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1 lần trong giảm

phân đã sinh ra giao tử đột biến. Khi giao tử đột biến nói trên kết hợp với giao tử bình

thường (n) đã sinh ra thể dị bội, trong các tế bào sinh dưỡng có 25 nhiễm sắc thể. Theo

lí thuyết, từ thể dị bội nói trên có thể sinh ra bao nhiêu loại giao tử có số lượng nhiễm

sắc thể không bình thường ?

HDG

- Dạng thể đột biến: Một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1 lần trong giảm phân có thể

tạo ra giao tử đột biến n + 1 hoặc n – 1 Þ thể dị bội 2n + 1 = 25 hoặc 2n – 1 = 25.

- Số loại giao tử có số lượng nhiễm sắc thể không bình thường từ thể đột biến :

+ Trường hợp 1: 2n + 1 = 25 Þ n = 12 . Thể dị bội 2n + 1 có thể sinh ra 12 loại giao

tử có số lượng NST không bình thường .

Page 16: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

16

+ Trường hợp 2 : 2n – 1 = 25 Þ n = 13 . Thể dị bội 2n – 1 có thể sinh ra 13 loại giao

tử có số lượng NST không bình thường .

3. Lưu ý cách viết các loại giao tử, số lượng giao tử của thể đa bội hay thể dị bội

Lưu ý : khi chỉ xét 1 cặp NST hay 1 cặp gen alen thì thể dị bội 2n+2 với tứ bội 4n, còn

2n+ 1 với tam bội 3n kí hiệu, tỉ lệ các loại giao tử giống nhau.

TỈ LỆ CÁC LOẠI GIAO TỬ Ở CÁC KIỂU GEN DỊ HỢP

HOẶC ĐA BỘI THỂ THƯỜNG GẶP

Kiểu gen

Loại giao tử

Tỉ lệ các loại giao tử

4n

Hoặc

2n + 2

AAAA

aaaa

AAAa

AAaa

Aaaa

Tứ bội cho 1 loại : 2n

Dị bội cho 1 loại:n+1

6/6 AA

6/6 aa

3/6AA , 3/6 Aa

1/6AA , 4/6 Aa , 1/6 aa

3/6 Aa , 3/6 aa

3n

Hoặc

2n + 1

AAA

Aaa

AAa

A aa

Aaa

Tam bội cho 2 loại

2n và n

Dị bội cho 2 loại

n+1 và n- 1

3/6 AA , 3/6 A

3/6 Aa , 3/6 a

1/6 AA , 2/6 A , 2/6 Aa , 1/6 a

1/6 A , 2/6 Aa , 2/6 a 1/6 aa

3/6aa ; 3/6 a

VD1

Biết ở nhiều loài thực vật, khi những cây tứ bội 4n sinh ra các giao tử 2n thì chúng

vẫn sinh sản hữu tính được.

a) Xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử 2n của cây tứ bội (4n) mang kiểu gen AAaa và

Aaaa?

b) Hãy xác định:

- Tỉ lệ số cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaa tự thụ

phấn?

Page 17: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

17

- Tỉ lệ giữa số cây có một gen trội so với số cây không có gen trội nào ở thế hệ sau khi

cho cây 4n có kiểu gen AAaa lai với cây 2n dị hợp Aa?

HDG

a). Tỉ lệ số giữa các loại giao tử 2n của các cây mang KG AAaa và Aaaa :

Cây AAaa cho 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa ; Cây Aaaa cho 1/2 Aa : 1/2 aa

b). Xác định:

– Tỉ lệ cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cây AAaa tự thụ phấn:

1/6 AA ´ 1/6 AA = 1/36 AA AA.

– Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội so với số cây không có gen trội khi lai AAaa ´ Aa :

+ Cây có một gen trội : (1/6 aa ´ 1/2 A ) + ( 4/6 Aa ´ 1/2 a ) = 5/12 Aaa.

+ Cây không có gen trội nào : 1/6 aa ´ 1/2 a = 1/12 aaa.

+ Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội/số cây không có gen trội : 5/12 Aaa : 1/12 aaa = 5 :1.

II. Bài tập về đột biến cấu trúc NST (Không đi sâu)

Quan sát cấu trúc NST số 3 ở loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác về trật tự

phân bố các

đoạn trên NST như sau:

- Nòi 1: A B C D E G H I K

- Nòi 2: A G E D C B H I K

- Nòi 3: A G E D I H B C K

Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này?

(Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên 2009 – 2010)

HDG

* Đây là dạng đột biến cấu trúc NST: dạng đảo đoạn.

* Mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi:

- Nếu nòi 1 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:

+ Nòi 1: A B C D E G H I K

đảo đoạn B C D E G thành nòi 2: A G E D C B H I K.

+ Nòi 2: A G E D C B H I K

đảo đoạn C B H I thành nòi 3: A G E D I H B C K

- Nếu nòi 3 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:

+ Nòi 3: A G E D I H B C K

Page 18: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

18

đảo đoạn I H B C thành nòi 2: A G E D C B H I K

+ Nòi 2: A G E D C B H I K

đảo đoạn B C D E G thành nòi 1: A B C D E G H I K

VD 2

a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

VD 3

Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập đợc từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen

trên nhiễm sắc thể số 4 ngời ta thu được kết quả nh sau:

Dòng 1 : A B F E D C G H I K

Dòng 2 : A B C D E F G H I K

Dòng 3 : A B F E H G I D C K

Dòng 4 : A B F E H G C D I K

a. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự

phát sinh các dòng đó.

VD 4

a/ Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), xét một nhiễm sắc thể sau:

A B C D E x F G H I J K

(chữ x là ký hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị các gen trên nhiễm sắc

thể)

Qua quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt của ruồi giấm, người ta

phát hiện một số trường hợp đột biến sau

Trường hợp 1:A B C D E x F G H K J I

Trường hợp 2:A B C D F x E G H I J K

Trường hợp 3:A B E x F G H I J K

Trường hợp 4:A B C D E E x F G H I J K

a.1/ Xác định dạng đột biến xảy ra ở mỗi trường hợp trên.

III . Bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST

Page 19: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

19

Lưu ý ở dạng này cần quan tâm xem Kg của cơ thể xuất phát và của thể đột biến như

thế nào. Từ đó cần xác định được thể đột biến do những giao tử nào kết hợp với nhau.

VD 1

Cho giao phấn giữa hai giống cà chua lưỡng bội có kiểu gen là AA và aa , thế hệ F1 người

ta thu được một cây tam bội có kiểu gen Aaa . Giải thích cơ chế hình thành cây tam bội

này. Giải thích tại sao quả của cây tam bội thường không có hạt? Biết rằng không có đột

biến gen mới.

(Đề thi chọn HSG huyện Duy tiên Hà nam 2009-2010)

Nhận xét: thể đột biến Aaa là kết quả giữa giao tử bình thường A và giao tử không bình

thường aa. Hoặc cũng có thể từ giao tử Aa và a. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng

định.

* Cơ chế:

- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử cây có kiểu gen AA giảm phân bình thường tạo 1

loại giao tử A.

Cây aa giảm phân không bình thường do tác nhân đột biến làm thoi phân bào không hình

thành, nên đã tạo ra 2 loại giao tử, 1 giao tử chứa aa , 1 giao tử không chứa gen nào.

- Trong thụ tinh : Giao tử chứa gen A kết hợp với giao tử chứa cặp gen aa tạo nên hợp tử

Aaa

Sơ đồ lai: P : AA x aa

G : A aa , o

F : Aaa

* Quả của cây tam bội thường không có hạt là do các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li

trong giảm

phân, tạo các giao tử bất thường nên không có khả năng thụ tinh.

VD 2 Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen

Od.Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó?

HDG

Nhận xét: thể đột biến Od là kết quả giữa giao tử bình thường d và giao tử không bình

thường O. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định do cơ chế đột biến nào đã tạo ra giao

tử O.

Page 20: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

20

HDG

Đã có thể xảy ra loại đột biến:

+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.

+ Dị bội.

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của

NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn

(không mang gen D) kết hợp với giao tử

bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen Od.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li

trong giảm phân, tạo

nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể

dị bội Od.

VD 3 Câu 6: Đề thi GVG tỉnh 2010-2011

Cơ thể bình thường có KG Aa trong quá trình sinh sản ở đời con xuất hiện thể đột

biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này.

HDG

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST

bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang

gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong

giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A

tạo nên thể dị bội OA.

VD tương tự Lai một cá thể có kiểu gen AA với một cá thể có kiểu gen aa đã sinh ra một

thể đột biến chỉ có một gen a ( ký hiệu 0a ). Hãy trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến

nói trên?

Trả lời:

- Khả năng 1: Thể đột biến có một nhiễm sắc thể bị mất đoạn mang A:

- Khả năng 2: Thể đột biến là thể dị bội 2n – 1 (thể một):

Page 21: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

21

VD 4 Câu 5: ( Đề thi GVG tỉnh 2012-2013)

Một loài thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA. Giả sử trong loài

xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra do loại đột biến nào? Trình

bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?

HDG

Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST

dạng lặp đoạn.

- Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành giao

tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

- Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6

trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường

A cho hợp tử AAA.

- Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu

trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp

đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên

cơ thể có kiểu gen AAA

VD 5 Câu 8 ( Đề thi vào chuyên 2012-2013)

Ở một loài thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm trên nhiễm sắc

thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định

hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng

thu được kết quả như sau:

+ 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng.

+ Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng.

Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và

khả năng thụ tinh

như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau.

HDG

* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt vàng =>

kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng là aa.

Page 22: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

22

* Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến xảy ra

trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường

hợp sau:

- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng

xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử mang gen a

hình thành cơ thể aa (hạt trắng

- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát sinh

giao tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang gen A => hình

thành giao tử mang NST không chứa gen A (-), giao tử này kết hợp với giao tử bình

thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng).

- Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt

vàng rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt (AA) =>

hình thành giao tử không có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợp giao tử này (O)

với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng)

IV. Kết quả thực hiện

Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học (về nhận thức, độ nhanh nhạy tìm

hướng giải) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với các dạng

bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang vì đây hoàn toàn là dạng bài tập mới lạ.

Nhưng chỉ sau một thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các

em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng sử dụng

các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này 90% các em HSG đã vận

dụng và giải được bài tập ở dạng nâng cao trong sách bài tập và có 70% các em giải

được các đề thi HSG cấp huyện và tỉnh.

C. KẾT LUẬN

Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi

kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định.

Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, Rất mong

nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Qua

đây tôi mạnh dạn được xin đề xuất một số ý kiến sau:

Muốn có nhiều trò giỏi trước hết phải có giáo viên giỏi. Để làm được điều đó thì

hàng kỳ, hàng năm ngành cần tổ chức thêm một số lớp học bồi dưỡng chuyên môn theo

Page 23: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

23

hệ thống chương trình. Và một điều không thể thiếu trong việc bồi dưỡng HSG đó là

niềm đam mê, nhiệt huyết của mỗi người GV, HS và sự quan tâm tận tình của BGH,

PGD, PHHS... thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn nhiều.

Không những thế giáo viên cần được học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn

trong huyện, trong tỉnh bằng cách tham quan dự giờ trực tiếp các giờ giảng mẫu, hoặc

tài liệu in ấn do phòng giáo dục sưu tầm.

Và một điều không thể thiếu trong việc bồi dưỡng HSG đó là niềm đam mê,

nhiệt huyết của mỗi người GV, HS và sự quan tâm tận tình của BGH, PGD, PHHS...

thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn nhiều.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh giải bài tập

nâng cao các quy luật di truyền.

Tôi rất mong được sự quan tâm bồi dưỡng thường xuyên của lãnh đạo ngành để

tôi sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong sự nghiệp dạy học bộ môn sinh học.

Xin chân thành cảm ơn!

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Người viết chuyên đề

Phụ lục

1) Phương pháp giải bài tập sinh học 9 - Nguyễn Văn Sang – NXB Đà

Nẵng

2) Để học tốt sinh 9 Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân – NXB Đại học

quốc gia TPHCM

3) Bài tập di truyền và sinh thái - Lê Ngọc Lập – Nguyễn Thị Thùy Linh –

Đinh Xuân Hòa - NXB GD

4) Tuyển chọn các đề thi olympic sinh học – NXB Đại học sư phạm 1 Hà

Nội

5) Phương pháp giải bài tập sinh học 9 – Hoàng Thanh Thủy NXB TPHCM

6) Bài tập di truyền – Thái Huy Bảo – NXB trẻ TPHCM

7) Các đề thi HSG, GVG môn Sinh học.

Page 24: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

24

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

A MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn chuyên đề.

1

Phạm vi và mục đích của chuyên đề.

1

B- NỘI DUNG

1

PHẦN 1: BÀI TẬP VỀ NST

Dạng 1: giao tử của cỏ thể, của loài

Dạng 1: giao tử thực tế của 1 tế bào

3

3

3

PHẦN 2: BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN NST

I. Đột biến số lượng NST

II. Đột biến cấu trúc NST

III. Tổng hợp Đột biến cấu trúc và số lượng NST

6

6

11

12

Kết quả thực hiện

22

C. KẾT LUẬN

23

Mục lục

23

Phụ lục 24

Page 25: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI T …c2kimdong.edu.vn/Upload/CDsinh9pdf-23112015034018.pdf · dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy

25