Top Banner
Si tiết ni u và nhng đi u bn chưa bi ết Sỏi tiết niệu được cho là bệnh phổ biến và khó chữa vì cấu tạo là nhiều thành phần gắn kết khiến sỏi rắn và khóa bị đánh tan.Đông Y Nhân Tâm đã gặp nhiều trường hợp bênh nhân chữa sỏi thậnnhưng thời gian điều trị của sỏi tiết niệu bao giờ cũng lâu hơn cả! Sỏi tiết niệu là những khối tinh thể kết tụ một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên (chủ yếu từ canxi). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 - 60, trong đó, nam dễ mắc bệnh hơn nữ. Bệnh thường khởi phát từ chế độ ăn uống, nguồn nước uống, sinh hoạt không hợp lý. Ví dụ như: uống quá ít nước, ăn quá nhiều thức ăn giàu protein, đường, natri, oxalat... hoặc do nhiễm khuẩn đường niệu; mất mồ hôi nhiều, mắc bệnh tiêu chảy mạn... Bệnh cũng do các dị tật bẩm sinh làm ứ đọng nước tiểu như: bệnh Cacchi-Ricci, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thận đa nang, sa niệu quản, niệu quản đôi... Cơn đau của bệnh này thường đến đột ngột, rất dữ dội và chỉ ở một bên. Đau bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi lan sang phía bụng, nách và các cơ quan sinh dục. Có lúc đau giảm đi nhưng sau đó lại xuất hiện cơn khác dữ dội hơn. Bệnh nhân có thể nôn, buồn nôn, ra mồ hôi, mạch nhanh nhưng không sốt, buồn tiểu nhưng lại không cảm thấy dễ chịu sau khi tiểu. Để phòng bệnh, bạn cần bắt đầu từ nguyên nhân gây bệnh mà chủ yếu bắt nguồn từ lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bạn cần hạn chế chất canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn... Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, bảo đảm bài tiết 1,5 lít nước tiểu hằng ngày và
66

Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Jul 13, 2015

Download

Healthcare

docco chemgio
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi tiết niệu và những điều bạn chưa biết

Sỏi tiết niệu được cho là bệnh phổ biến và khó chữa vì cấu tạo là nhiều thành phần gắn kết khiến sỏi rắn và khóa bị đánh tan.Đông Y Nhân Tâm đã gặp nhiều trường hợp bênh nhân chữa sỏi thậnnhưng thời gian điều trị của sỏi tiết niệu bao giờ cũng lâu hơn cả!

Sỏi tiết niệu là những khối tinh thể kết tụ một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên (chủ yếu từ canxi). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 - 60, trong đó, nam dễ mắc bệnh hơn nữ. Bệnh thường khởi phát từ chế độ ăn uống, nguồn nước uống, sinh hoạt không hợp lý. Ví dụ như: uống quá ít nước, ăn quá nhiều thức ăn giàu protein, đường, natri, oxalat... hoặc do nhiễm khuẩn đường niệu; mất mồ hôi nhiều, mắc bệnh tiêu chảy mạn... Bệnh cũng do các dị tật bẩm sinh làm ứ đọng nước tiểu như: bệnh Cacchi-Ricci, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thận đa nang, sa niệu quản, niệu quản đôi...

Cơn đau của bệnh này thường đến đột ngột, rất dữ dội và chỉ ở một bên. Đau bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi lan sang phía bụng, nách và các cơ quan sinh dục. Có lúc đau giảm đi nhưng sau đó lại xuất hiện cơn khác dữ dội hơn. Bệnh nhân có thể nôn, buồn nôn, ra mồ hôi, mạch nhanh nhưng không sốt, buồn tiểu nhưng lại không cảm thấy dễ chịu sau khi tiểu.

Để phòng bệnh, bạn cần bắt đầu từ nguyên nhân gây bệnh mà chủ yếu bắt nguồn từ lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bạn cần hạn chế chất canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn... Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, bảo đảm bài tiết 1,5 lít nước tiểu hằng ngày và

Page 2: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

nên dành thời gian vận động; không nên ăn quá nhiều đậu nành vì nó chứa nhiều oxalat, ăn quá nhiều sẽ khiến canxi và oxalat kết dính thành khối gây ra sỏi thận.

Nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, bảo đảm bài tiết 1,5 lít nước tiểu hằng ngày và dành nhiều thời gian vận

động

Tùy theo nguyên nhân gây sỏi, người bệnh cần có chế độ ăn khác nhau:

Sỏi canxi: giới hạn lượng canxi đưa vào lớn hơn 600mg mỗi ngày, gia tăng chất xơ (từ rau và trái cây), không nên dùng các loại nước "cứng".

Sỏi oxalat: không ăn măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà; cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao.

Page 3: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi axit uric: các sỏi này liên quan đến chuyển hóa purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút, nên giảm ăn những chất có purin (thức ăn quá nhiều đạm).

Điều trị: nên sử dụng liệu pháp đến từ thiên nhiên.

Các nguyên tắc chính trong điều trị sỏi đường tiết niệu như sau: Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4-5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. Sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%.

Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản. Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.

Xu hướng trở về với thiên nhiên trong chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng xấu của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc tổng hợp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

Page 4: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức, Học viện Quân y cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%. Tư vấn chữa bệnh sỏi thận, tham khảo tại đây, triệu chứng của bệnh sỏi thận độc giả tham khảo tại đây.

Ăn uống đúng cách sẽ chống nguy cơ sỏi thận

Đông Y Nhân Tâm không chỉ giúp các bạn trị bệnh sỏi thận bằng thuốc nam,chúng tôi còn giúp các bạn phòng tránh và ngăn ngừa tái phát sỏi thận.Như các bạn biết,việc ăn uống vào cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận mà không ngoại lệ một ai.Vậy việc ăn uống những chất có lợi cho cơ thể mới có thể giúp bạn ngừa nguy cơ sỏi thận!

Page 5: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

1. Ăn ít thịt và cá

Chế độ ăn uống của những người mắc sỏi thận thường chứa nhiều các protein từ động vật. Những protein này làm tăng tỷ lệ hình thành can-xi trong cơ thể, là nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận. việc cắt giảm những thực phẩm giàu protein như trứng cá, cá trích, cá thu, trai, cá mòi, tôm, rượu vang và thịt đỏ.

2. Kiểm soát lượng vitamin C nạp vào cơ thể

Việc bổ sung quá 3000mg vitamin C mỗi ngày có thể là nguyên nhân của sự hình thành những viên sỏi trong thận. Cơ thể sẽ chuyển đổi vitamin C thành oxalate - loại a-xít có thể dẫn đến sự hình thành các viên sỏi can-xi. Chính vì vậy, cần kiểm soát lượng vitamin C trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng đây là vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe vì vậy, đừng gạt bỏ hẳn chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Page 6: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

3. Uống nhiều nước

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng để hạn chế sự hình thành sỏi thận. Mỗi người cần uống ít nhất từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày (tương đương khoảng từ 1,5 đến 2 lít nước). Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường thêm lượng nước cho cơ thể bằng các loại đồ uống không có chất caffeine và chất cồn. Tuy nhiên, nếu đã được chuẩn đoán có sỏi trong thận, cần tránh tiêu thụ các loại trà đã tách caffeine. Dưa hấu cũng là một trong những loại trái cây có khả năng cung cấp nước cho cơ thể. Do đó, chúng rất có ích cho những bệnh nhân mắc sỏi thận.

Page 7: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

4. Bổ sung thêm vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất rất cần thiết cho "sức khỏe" của thận vì chúng rất có lợi cho đường tiểu và còn hạn chế sự hình thành các viên sỏi trong thận. Chỉ cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng là bạn đã có đủ lượng vitamin A cần thiết cho hoạt động thường ngày của cơ thể. Những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cà rốt, khoai lang, bó đỏ và bông cải xanh. Tuy nhiên, lượng vitamin a dư thừa có thể trở thành chất độc nếu như cơ thể không đủ khả năng để bài tiết chúng ra bên ngoài. Do đó, đừng nên bổ sung quá nhiều vitamin A vượt quá nhu cầu cần thiết.

Page 8: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

5. Nước chanh và dầu ô-liu

Một trong những phương pháp trị sỏi thận từ dân gian đó là sử dụng hỗ hợp dầu ô-liu hòa cùng với nước cốt chanh. Bạn chỉ cần dùng lượng dầu và nước chanh tươi tương đương nhau, khuấy đều rồi uống. Hỗn hợp này giúp làm giảm đáng kể các cơn đau do sỏi thận gây ra đồng thời còn làm giảm bớt sự tích tụ của sỏi trong thận.

Page 9: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

6. Một số loại nước ép khác có ích cho người bị sỏi thận

- Uống nước ép từ lá củ cải cũng có ích trong việc ngăn chặn bệnh sỏi thận. Ngày uống hai lần, sáng và tối.

- Hãm hai trái sung trong một ly nước sôi rồi uống trong vòng 1 tháng.

- Mỗi buổi sáng uống 1 ly nước ép cà chua (có thể pha thêm chút muối cho dễ uống).

Uống nước giúp cơ thể ngăn chặn sỏi thận

Như các bạn đã biết,việc tích tụ quá nhiều chất trong cơ thể sẽ khiến cho những chất không kịp hòa tan bị tích tụ lại thành sỏi.Sỏi tích lại quá lâu và to dần khiến cho những đau đớn của bạn tăng dần nếu không kịp đi chữa sỏi thận.Những nguyên nhân chính là do cơ thể bạn tiếp nhận lượng nước không đủ để hòa tan cơ thể!

Page 10: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Uống nhiều nước phòng tránh sỏi thận.

Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận

Ảnh minh họa

Page 11: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống.

Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo.

Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và "làm trôi" các chất cặn bã trên đường đi.

Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.

Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat... cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm.

Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi.

Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu.

Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng đoạn cũng

Page 12: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới.

Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí. Các loại sỏi: sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu, sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Page 13: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi niệu quản

Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức.

Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết.

Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.

Page 14: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu...; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho...; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.

Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận... chú ý phải hỏi kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Uống bia có tác dụng ngăn chặn sỏi thận

Nếu như nhiều người phải vất vả đi chữa trị sỏi thận vì ăn uống vô tôi vạ khiến các chất trong cơ thể vôi hóa lại thì những người uống bia đúng cách lại chưa từng mắc sỏi thận.Đây là điều mà các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh:"Uống bia đúng cách sẽ ngăn chặn mắc sỏi thận".

Page 15: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Khi cơ thể được cung cấp một lượng nước nhỏ, thành phần canxi sẽ có cơ hội kết hợp với muối và các khoáng

chất khác hình thành nên sỏi thận.

Các nhà khoa học tin rằng, lượng nước dồi dào trong bia góp phần ngăn cản quá trình trên. Thậm chí, họ còn so sánh tác động của nó tương đương với việc tập thể dục

thường xuyên và ăn uống điều độ.

Page 16: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Thật vậy, các nhà nghiên cứu đến từ Phần Lan đã tiến hành nghiên cứu 27.001 người có thói quen hút thuốc

trong độ tuổi từ 50 đến 69. Ở đây, những đối tượng này tiêu thụ một chai bia mỗi ngày. Kết quả là họ giảm tới 40%

nguy cơ mắc sỏi thận.

Bên cạnh đó, uống bia cũng có tác dụng lợi tiểu và làm giãn đường tiết niệu. Nhờ vậy, việc đào thải những hòn sỏi nhỏ trở nên dễ dàng và không gây đau đớn cho khổ

chủ.

Page 17: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Điều quan trọng nhất là phải biết điều tiết điều độ. Theo các chuyên gia, chỉ người lớn mới nên uống bia. Mỗi ngày

uống một cốc khoảng 350ml là phù hợp. Tuy vậy, uống bia liên tục lại không hề tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách

chống lại sỏi thận tốt hơn.

Cụ thể, uống đủ lượng nước mỗi ngày vẫn là cách tốt nhất. Tiêu thụ khoảng 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2

lít) sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa cao.

Page 18: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Ngoài nước và bia, các nhà khoa học đến Trường Y tế Cộng đồng Harvard (Mỹ) cho biết cà phê, trà, rượu vang

đỏ cũng mang lại tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Trái lại, uống quá nhiều nước táo ép, bưởi ép lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Rau diếp cá là khắc tinh của bệnh sỏi thận

Sỏi thận tuy là căn bệnh khó chữa lâu khỏi và đang rất phổ biến hiện này nhưng nếu bạn để ý đến những bài

Page 19: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

thuốc dân gian đơn giản thi căn bệnh này lại rất dễ điều trị.Ai cũng tưởng rau diếp cá chỉ dùng để ăn cùng rau thơm khác,ấy vậy mà nó lại là khắc tinh của bênh sỏi thận:

Rau diếp cá được coi là loại rau thông dụng mà bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để cho người mắc bệnh sỏi thận rất đơn giản mà đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Nếu muốn chữa bệnh sỏi thận và mau chóng hồi phục, bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Không nên uống rượu, bia, soda, nước tăng lực. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ.

Page 20: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Rau diếp cá: dùng bằng cách sắc uống như trà, mỗi ngày dùng từ 150 - 180 gam giúp chống viêm nhiễm, sỏi đường mật.

Dùng đều đặn như vậy mỗi ngày sẽ mang lại điều bất ngờ cho bạn!Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Chuối hột khô - Hột chuối hột khô được dùng chữa sỏi thận

Chuối hột phơi khô,hột của chuối hột phơi khô đều có thể chữa bệnh sỏi thận.Bệnh sỏi thận nếu được điều trị đều đặn đúng bài với chuối hột phơi sẽ khỏi nhanh chóng.

Dưới đây là một số phương pháp dùng chuối hột khô để chữa sỏi thận:

- Thái mỏng 7 - 8 quả chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Những người bị đau dạ dày không uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

- Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

- Một cách khác là dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa

Page 21: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Rau om (Rau Ngổ) có tác dụng chữa sỏi thận cực tốt

Rau om hay còn gọi là rau Ngổ.Rau om thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông.Rau om thường có trong các bữa ăn đi cùng nhiều loại rau thơm khác tuy nhiên ít ai biết được công dụng chữa sỏi thận của rau om.

2 bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng rau om đơn giản mà hiệu quả

Page 22: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Có 2 loại rau om: Rau ngổ 2 lá và rau ngổ 3 lá. Rau ngổ 2 lá (2 lá mọc đối nhau), rau ngổ 3 lá (3 lá mọc vòng quanh cây). Cả 2 loại này đều được dùng làm bài thuốc chữa bệnh sỏi thận rất tốt.

Rau om bài thuốc chữa bệnh sỏi thận hữu hiệu

Page 23: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Tác dụng của rau om: Rau om có tác dụng rất tốt, giúp lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch máu, họ trợ tăng lọc cho cầu thận, giúp lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu để thải sỏi thận qua ngoài nhanh chóng và dễ dàng.

Cách chữa bệnh sỏi thận bằng rau ngó:

1. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng rau om:

Rau om 50g, rau tươi các bạn nhé, rửa thật sạch các bạn nhé.

Đem giã nát rau om, vắt lấy nước cho thêm ít muối uống hết một lần. Ngày uống 2 lần các bạn nhé.

Sử dụng bài thuốc chữa bệnh sỏi thận trên liên tục từ 5-7 ngày. Sỏi nhỏ sẽ theo nước tiểu ra ngoài hết.

2. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng rau om nước dừa:

1kg rau om rửa thật sạch, đem giã nát vắt lấy nước cốt, hoà chung với nước dừa ngày chia uống làm 3 lần. Dùng từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời.

Phòng tránh sỏi thận trong chế độ dinh dưỡng của bạn

Sỏi thận vốn dĩ là một căn bệnh phổ biến.Người bị sỏi thận sẽ cảm thấy đau buốt tỉ lệ thuận với kích thước viên sỏi.Ai cũng có thể bị nhiễm sỏi thận,nhưng thường là độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.Để phòng tránh bệnh sỏi thận,Đông y Nhân Tâm khuyên bạn thực hiện những điều sau:

Page 24: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để làm loãng các chất gây nên sỏi có trong nước tiểu. Chỉ cần bạn uống 2 lít nước mỗi ngày tương đương với 8 ly nước là có thể phòng tránh được bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước cam hoặc nước chanh để thay thế cho nước trắng. Các citrate có trong nước cam và nước chanh giúp giảm nguy cơ cho việc hình thành các viên sỏi.

Nếu bạn đã bị sỏi thận thì Trà râu bắp là thức uống hữu ích bạn nên uống hằng ngày. Râu bắp có tác dụng lợi tiểu và làm tan dần sỏi trong tiết niệu.

Bổ sung lượng canxi vừa đủ

Page 25: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Nếu lượng canxi trong các bữa ăn hàng ngày của bạn quá ít sẽ làm tăng nồng độ oxalate – nguyên nhân hình thành sỏi thận. Để giảm bớt tình trạng này bạn nên bổ sung lượng canxi bằng các thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn hàng ngày. Với đàn ông từ 50 tuổi trở đi nên hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.

Giảm lượng Natri

Chế độ ăn giàu natri có thể gây sỏi thận vì nó làm tăng nồng độ lượng canxi trong nước tiểu. Vì vậy, một chế độ ăn chứa ít Natri là một biện pháp giúp phòng tránh sỏi thận. Cố gắng giảm bớt tiêu thụ lượng Natri hàng ngày của bạn xuống chỉ còn 1500 mg. Điều này cũng sẽ tốt cho huyết áp và hệ tim mạch.

Hạn chế protein động vật

Page 26: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Ăn quá nhiều lượng protein động vật như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng và hải sản, làm tăng nồng độ axít uric và có thể dẫn đến sỏi thận. Một chế độ ăn có hàm lượng protein cao cũng làm giảm nồng độ citrate – hóa chất trong nước tiểu giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Nếu bạn dễ bị mắc bệnh sỏi nên hạn chế ăn thịt hàng ngày. Đây cũng là một biện pháp giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.

Hạn chế các thức ăn là nguyên nhân hình thành sỏi

Củ cải đường, sôcôla, rau bina, đại hoàng, trà, và hầu hết các loại hạt rất giàu oxalat, và nước cola rất giàu phosphate, cả hai đều có thể là nguyên nhân hình thành sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh những thực phẩm này hoặc ăn ít những loại thực phẩm này.

Những biến chứng của bệnh sỏi thận

Sỏi thận vốn tồn tại nhiều nguy cơ dẫn tới các biến chứng tai hại cho cơ thể.Nếu như bạn không kịp thời chữa trị bệnh sỏi thận thì nguy cơ dẫn tới các biến chứng sau đây là điều không tránh khỏi:

1. Nhiễm trùng

Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt

Page 27: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.

Nếu bệnh nhân bị sỏi thận không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài, rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn mới dám điều trị triệt để.

2. Suy thận cấp

Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân sẽ không có một giọt nước tiểu nào cả và tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.

3. Suy thận mạn tính

Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần chủ mô thận. Các bạn nên biết cả hai

Page 28: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

thận có khoảng chừng một triệu đơn vị thận. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn có một số đơn vị thận chết đi qua thời gian mà không bao giờ có hiện tượng tái sinh.

Nếu vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường. Nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí để chạy thận nhân tạo định kỳ suốt đời thì chỉ có một số hiếm hoi các gia đình có đủ khả năng tài chính để chịu đựng.

4. Vỡ thận

Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân bị sỏi thận vẫn là việc thăm khám, phát hiện sớm bệnh để điều trị. Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Khi điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát sỏi thận vì mỗi lần tái phát là nguy cơ suy thận lại tăng lên.

5. Tắc đường tiểu

Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu

Page 29: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng co bóp mạnh để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều đó sẽ dẫn đến các cơn đau bão thận. Gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời hiện tượng này có thẻ mất đi.

Còn không, sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II. Gây ra hiện tượng bí tiểu.

Những bài thuốc cực đơn giản mà chữa bệnh sỏi thận hiệu quả

Có bị bệnh sỏi thận mới thấu được từng cơn đau nhức kéo dài.Những người trung tuổi thương xuyên gặp phải bệnh này.Bằng những bài thuốc khá đơn giản,chúng tôi sẽ gợi ý cho những cáchchữa sỏi thận hiệu quả mà không phải mổ.

Page 30: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Bệnh sỏi thận khá nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

5 bài thuốc giúp chữa bệnh sỏi thận rất đơn giản mà hiệu quả:

1. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng lá ngò gai:

- Lấy chừng 1 nắm lá ngò gai, đem hơ qua lửa cho héo bỏ vô siêu nấu thuốc, đổ vào 3 chén nước, nấu còn 8 phân. Dùng uống hàng ngày: ngày uống 3 lần sáng, chiều và trước khi đi ngủ, nên uống trước bữa ăn. Nam giới uống liên tục trong 7 ngày, nữ giới thì 9 ngày, sỏi thận sẽ bị thuốc tán nhỏ và thoát ra đường nước tiểu. Đây là bài thuốc chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả.

Page 31: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Ngò gai chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả

2. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột:

- Chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột khoảng tầm 1 chén hột chuối. Đem đi phơi thật khô sau đó rang hột chuối cho cháy, tán thành bột nhuyễn, mỗi ngày dùng 2-3 lần mỗi lần 1 muỗng cafe. Uống chừng 10-20 ngày sỏi thận sẽ tiêu tán hết.

Page 32: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

3. Chữa bệnh sỏi thận bằng nước chuối hột:

- Chuối hột non (chuối chát) đem vắt lấy nước cốt chừng 1 ly, thêm chút muối uống liên tục, sạn thận nhỏ sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài hết và sạn sẽ bị tiêu trừ hết trong cơ thể.

4. Hột vịt, rượu trắng chữa bệnh sỏi thận:

- 2 trứng hột vịt chỉ lấy tròng trắng, hoà với chút rượu trắng uống chừng vài lần sẽ hết các triệu chứng sỏi thận. Bài thuốc này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên thận và đi đứng khó khăn.

5. Chữa bệnh sỏi thận bằng quả thơm:

- Trái thơm hay còn gọi là dứa, lấy 1 quả nướng cho chín vắt hết nước trộn chung với 2 lòng đỏ hột gà (bỏ lòng trắng) uống vài lần sẽ trị dứt điểm bệnh. Bài thuốc này công hiệu trong việc chữa thận nhức, đau.

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Bệnh sỏi thận là căn bênh thường gặp ở người ở độ tuổi 30-50.Chữa bệnh sỏi thận gặp nhiều khó khăn nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý.Vậy bạn đã ăn uống hợp lý khi mắc bệnh sỏi thận chưa?

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra cấu tạo của sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh, đồng thời, từ đó chỉ ra các thực phẩm có lợi và có hại cho mỗi loại sỏi. Các khoa

Page 33: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

niệu bệnh viện thường thấy treo một bảng "phong thần" các món ăn có thể gây sỏi để bệnh nhân theo đó mà thay đổi chế độ dinh dưỡng tại nhà. Mỗi bệnh nhân, mỗi cơ địa có một loại sỏi đặc trưng riêng. Theo đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp chung và biện pháp chữa bệnh sỏi thận riêng cho từng loại sỏi.

Các biện pháp chung

Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển - Đại học Y Hà Nội: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được". Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.

Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.

Hạn chế ăn muối: Cố hạn chế lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.

Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York (Mỹ) sau nhiều cuộc nghiên cứu cho biết: "Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu". Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt cá.

Page 34: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sinh tố hữu ích: vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 - 30mg vitamin B6 mỗi ngày.

Các loại rau củ quả rất có lợi cho những người mắc bệnh sỏi thận.

Các biện pháp theo từng loại sỏi

Sỏi Canxi: Ở Việt Nam có khoảng 70% - 80% là sỏi canxi, chủ yếu dạng canxi oxalat và canxi phosphat.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi: nếu lượng canxi trong nước tiểu cao quá mức. Canxi có nhiều trong xà lách soong, hạt dẻ, quả ô-liu, trái vải, mận, hạnh nhân,

Page 35: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

sữa (các loại), pho-mát, sô-cô-la, đậu trắng, đậu tương, đậu Hoà lan, rau dấp cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến...

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng cơ thể. Việc giảm ăn chỉ cần nghiêm ngặt đối với các món như: sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, kem, pho-mát, yaourt) vì chúng làm tăng sự hấp thu canxi qua ruột. Với canxi trong thuốc, sự hấp thu gần như 100%. Các loại tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến thì thỉnh thoảng dùng cũng không sao.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều Oxalat: Trà đặc, cà phê, sô cô la, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, củ niễng, măng tây, dâu tây, trà đặc, me chua, hạt tiêu...

Giảm ăn các thực phẩm có nhiều Phosphat: cacao, đậu nành, đậu tương, đậu Hòa lan, cá mòi, bơ (các loại), gan (các loại)...

Nên uống nước cam, chanh, dâu pha loãng: những loại thức uống này chứa nhiều citrat, vitamin C tự nhiên chống tạo sỏi canxi.

Page 36: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Người bị bệnh nên uống nước cam, chanh, dâu pha loãng.

Sỏi Urat: Đây là loại sỏi do biến dưỡng của cơ thể. Vì đặc tính cuả chúng là hình thành trong môi trrường axít nên việc phòng ngừa phải ngược lại với các loại sỏi khác. Bạn phải ăn thực đơn giàu kiềm: ít thịt, nhiều rau cải, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều axit uric: nội tạng động vật, thịt heo, thịt gà, nai, vịt, chim bồ câu, cá chày, cá đối, thịt bò, bê, tôm hùm, bông cải, nấm và măng tây.

Sỏi Cystein: bạn cần chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu, ăn nhiều trái cây, rau quả giảm bớt thịt gà, đồ biển... Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát cần phải kiểm soát

Page 37: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.

Trong y học cổ truyền, vị thuốc kim tiền thảo và chiết xuất của nó có tác dụng hiệu quả, được ghi nhận cho tới nay. Cơ chế tác dụng của kim tiền thảo là đa cơ chế: ngăn chặn kết tụ sỏi, bào mòn sỏi bài thạch, lâm thông, có tác dụng kiểm soát lượng khoáng chất trong nước tiểu rất tốt nên có tác dụng điều trị và phòng tái phát sỏi thận. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị sẽ hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát.

Bệnh sỏi thận - những điều cần biết!

Sỏi thận là một căn bênh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.Chữa sỏi thận kịp thời sẽ giúp cho người bệnh giảm được chi phí chữa,thời gian và nguy cơ tái phát thấp.Để chữa sỏi thận sớm bạn cần phải biết những điều sau đây:

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.

Page 38: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ảnh minh họa

2. Triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận

Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản - ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:

- Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau

Page 39: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.

- Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.

- Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.

3. Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau:

- Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

- Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước.

- Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi.

Page 40: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

- Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi.

4. Phòng bệnh sỏi thận

- Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn.Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.

- Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào.

- Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.

Bệnh sỏi thận và cách ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Những năm trở lại đây,bệnh sỏi thận trở thành phổ biến tại Việt Nam.Sỏi thận khiến cho người bệnh đau đớn kéo dài.Một vấn đề là đến 60% những người chữa sỏi thận đã khỏi nhưng sau đó lại tái phát trở lại và

Page 41: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

bệnh còn nặng hơn.Vậy hãy cùng tìm hiểu cách ngăn sỏi thận tái phát như thế nào nhé!

Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay, là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê tại các bệnh viện có khoa Tiết niệu tại Việt Nam cho thấy sỏi thận chiếm hơn 10% dân số. Có nhiều loại sỏi thận, trong đó sỏi gốc calci thường gặp nhất chiếm khoảng 80%, sỏi struvit khoảng 10%, những sỏi hiếm gặp hơn là sỏi xanthine, sỏi cystin.

Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận, có những viên sỏi nằm lại thận rồi phát triển to dần, choán hết đài, bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm giảm các chức năng của cơ quan này, dẫn đến suy thận.

Sỏi thận có nhiều cách chữa bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Điều trị nội khoa theo Tây Y có kết quả rất giới hạn và tốn kém. Điều trị ngoại khoa

Page 42: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

bằng phẫu thuật lấy sỏi hay các thủ thuật như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi niệu quản qua nội soi đều là các kỹ thuật xâm lấn, chi phí điều trị cao, phải có chỉ định chuyên biệt.

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Bệnh sỏi thận và những chú ý khi chữa sỏi thận

Sỏi thận là bệnh được gây ra do trao đổi khoáng chất,một số chất kết tủa lại tạo thành sỏi,lâu ngày tích tụ lại sẽ gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh.Việc chú ý đến ăn uống trong khi chữa sỏi thận rất quan trọng,nó quyết định thời gian khỏi bệnh là nhanh hay chậm.

Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.

Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự

Page 43: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận; ngược lại, nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.

Bị sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm khô chứa chất purin như cá khô, tôm khô.

Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ luôn lưu ý với người bệnh.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận

Ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

Page 44: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau

Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, pho mai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 - 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu

Page 45: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.

Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

Bạn có biết công dụng chữa sỏi thận của quả đu đủ xanh!

Đã bao người khốn khổ vì bệnh sỏi thận với những cơn đau thắt gan,thắt ruột.Dù đã chữa nhiều bằng thuốc tây nhưng bệnh cũng khó mà khỏi được.Vâng!Các bạn đừng sợ,chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một trong những cách chữa sỏi thận đơn giản nhất mà nguyên liệu ngay chính trong vườn của bạn.

Page 46: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Ảnh: Quả đu đủ xanh

Tác dụng:

* Làm tan sạn thận, sạn mật * Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi) * Trị rắn độc cắn * Trị bệnh trường phong hạ huyết *Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu * Trục giun * Trị di,mộng,hượt, tinh *Trị ho gà.

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia

Page 47: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

Cách làm:

Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết hoặc giảm rõ rệt.

Kinh nghiệm chữa sỏi thận bằng quả đu đủ:

- Sau khi ăn lần thứ nhất trong vòng 10 ngày thì đi kiểm tra xem kích thước sạn còn bao nhiêu, nếu có giảm chứng tỏ có hiệu quả, cứ như vậy lặp lại 7 - 10 ngày ăn thì một lúc nào đó sạn sẻ hết. Chú ý cách nhật một thời gian khoảng một hai tháng trở lên thì hẵng lập lại cách ăn đó nhe.

- Người bệnh cần ăn uống nhiều rau, quả. Bửa ăn cần ăn nhiều canh. Uống nhiều(đủ nước theo qui định 2 lítt/ngày) trong ngày. Như vậy sẽ phòng ngừa được một phần bệnh này.

Chúc các bạn nhanh lành bệnh.

Bài viết này mình biên tập dựa trên kinh nghiệm và đã qua thực tế nhiều bạn đọc dùng thử khen ngợi về tính hiệu quả và đang rất quan tâm. Xin các bạn đọc kỹ trước khi hỏi thêm về bài thuốc nhe.

Page 48: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Quả Dứa có thể đánh tan được sỏi thận?

Hàng ngày,chúng ta tiếp xúc nhiều với dứa trong nhu cầu giải khát hoặc tráng miệng.Tuy nhiên không nhiều người biết dứa lại có ứng dụng tuyệt vời là chữa sỏi thận.Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để thấy sự tuyệt vời của dứa nướng kết hợp với bột phèn chua đánh tan sỏi thận.

Nhiều bạn đọc gửi thư về thắc mắc: “Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.Thắc mắc này được lương y Vũ Quốc Trung giải đáp như sau: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi

Page 49: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.

Những bài thuốc khác

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm

Page 50: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

Hoa dâm bụt có công dụng đẩy lùi sỏi thận

Hoa dâm bụt vốn bình lặng trong cuộc sống nhưng lại có

công dụng vô cùng lớn trong việc điều trị sỏi thận.Bằng cách

chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn,mà bao người

mắc sỏi thận đã không còn đau đớn.Đây có lẽ là bài thuốc

hay,độc đáo mà không phải ai cũng biết để chữa sỏi thận.

Page 51: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Hoa dâm bụt và ứng dụng chữa sỏi thận.

Bài thuốc này không chỉ giúp cho chị, bạn bè, hàng xóm, những

người thân quen và cho cả con gái cũng được chữa khỏi. Đó là bài thuốc chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn.

10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận

Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã

liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi

đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn

đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x

10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi

bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi

san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ

nội soi.

Page 52: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại

bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các

xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ

rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của

bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật.

Chị Nguyễn Tùng Hương đang chọn hoa dâm bụt để chưng cách

thủy.

Nhờ bài thuốc dân gian

Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc

Page 53: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.

Ở nhà, chị tiếp tục món ăn hoa dâm bụt chưng đường phèn và đến gần ngày mổ, bỗng dưng chị bị bí tiểu phải vào bệnh viện cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ ngạc nhiên vì sỏi thận của chị nhiều đếm không hết, không phải 17 viên như tháng trước mà bây giờ cả vốc, chỉ có điều là kích thước các viên sỏi này nhỏ hơn lần trước và có viên đang bị mắc kẹt ở niệu đạo khiến chị bị bí tiểu.

Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa.

Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.

Page 54: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Lương y Đinh Hương Trà, Hội Đông Y TPHCM cho biết, hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, giải khát... chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ, chữa di mộng tinh... Nhưng để chữa sỏi thận thì chưa nghe thấy. Nhưng nếu có nhiều người dùng thấy tốt, chữa được bệnh thì nên tham khảo.

Chế độ ăn uống giúp chữa bệnh sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh quái ác mà không ai muốn gặp phải.Vậy khi gặp phải thì ta cần phải làm gì?

Trước khi đi tìm những bài thuốc chữa sỏi thận ta cần phải có chế độ ăn kiêng hợp lý.Đây cũng là yêu tố quan trọng giúp đẩy lùi được sỏi thận.

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày.

* Chế độ dinh dưỡng riêng tuỳ thuộc vào thành phần của sỏi:

- Sỏi urat: cần loại trừ thực phẩm tạo ra axit uric trong cơ thể như nước thịt, giò, hạt đậu, trà đặc, cà phê, chocolate, ca cao, rượu. Giảm bớt lượng protein động vật. Lượng nước uống hằng ngày là khoảng 2,5-3 l.

-Sỏi oxalat: cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng… Hạn chế muối và mỡ. Những

Page 55: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

thực phẩm chứa chất xơ rất có lợi. Lượng nước hằng ngày không dưới 2 lít.

- Sỏi phosphat: hạn chế sữa và các sản phẩm sữa, rau và hoa quả. Uống khoảng 2 - 2,5 l mỗi ngày.

* Chế độ dinh dưỡng chung:

1. Không ăn thực phẩm giàu chất oxalate

Theo các chuyên gia về thận thì oxalate- một trong những thành phần giúp cho sỏi hình thành ở thận,chất này lại có rất nhiều trong một số thực phẩm.

Điển hình như socola, cà phê, trà, củ cải đường, dâu tây, rau bina, cần tây, cà rốt...

Đối với những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm nói trên.

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Những phụ nữ hấp thụ lượng canxi nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thấp hơn 27% so với những phụ nữ nhận được ít canxi nhất.

Họ lý giải rằng khi cơ thể nhận nhiều canxi thì nó sẽ giúp sản sinh ra quintile-chất có khả năng chống lại sự hình thành sỏi thận.

3. Tăng cường uống dầu cá

Page 56: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Một số bằng chứng cho thấy loại axít béo omega 3 (có chứa trong dầu cá) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Axít béo omega-3 làm giảm các yếu tố gây ra chứng viêm là thủ phạm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Do vậy, bạn cần tăng cường uống viên dầu cá bổ trợ khi thấy có những triệu chứng của bệnh sỏi thận.

4. Ăn nhạt

Ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính làm tăng lượng natri trong nước tiểu.

Các chuyên gia khuyên những bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận nên ăn nhạt vì khi thận nhận nhiều natri nó sẽ không thể hấp thụ hết, lâu ngày nó sẽ tích lũy dần và hình thành nên sỏi.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm giàu natri khác như tôm, cua, sò, trứng, trai, hến.

5. Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần giúp tăng cường axít uric, canxi và oxalate cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng muối citrate (một loại muối axít citric).

Chế độ ăn uống chứa nhiều protein, đặc biệt là protein trong thịt, luôn có sự liên quan đến phát triển bệnh sỏi thận (đạm động vật chứa nhiều sulphua và tạo ra nhiều axít hơnđạm thực vật ).

Page 57: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

6. Giảm hấp thụ kali

Kali là một loại khoáng chất có chứanhiều ở trong nhiều loại trái cây, rau cũng như thịt động vật và cácsản phẩm chế biến từ sữa.

Nếu thận của bạn hoạt động không tốt thì kali có thể hình thành và tích luỹ nhiều ở trong máu và từ đó ảnh hưởng đến thận.

Do vậy, những người mắc bệnh sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc bệnhsỏi thận cao cần hạn chế một số loại thực phẩm giàu kali như chuối,nước khoáng...

7. Ăn nhiều cam

Cam có chứa rất nhiều thành phầncitrate- chất giúp làm giảm sự hình thành canxi oxalate ở đường tiết niệu.

Page 58: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Society ofNephrology của Mỹ cho thấy citrate giúp các chất caxi trong cơ thể tíchluỹ lại để ngăn chặn sự hình thành sỏi.

Nghiên cứu cũng thấy, cam cóhiệu nghiệm chống sỏi thận hơn là chanh và những loại trái cây khác thuộc họ cam quýt.

8. Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu chất xơ như bánhmì, đỗ tương, đậu lăng, khoai lang, sắn có chứa rất nhiều hợp chất với tên gọi là phytate (hay còn gọi là inositol hexaphosphate), chất này giúp ngăn chặn sự kết tinh muối trong thận tương đối hiệu nghiệm.

9. Hạn chế sử dụng axít ascobic (vitamin C)

Đối với những người mắc bệnh sỏi thận hyperoxaluria thì nên tăng cường nhận chất vitamin B6 bởi chất này ngănchặn hình thành sỏi rất tốt.

Các thực phẩm giàu vitamin B6 là dầu cá,đậu tương, quả lê, dưa hấu, đậu phộng, lá mã đề.

Ngoài ra, vitamin B6 cũng giúp ngăn chặn axít ascorbic chuyển hoá thành oxalate-chất hình thành nên sỏi thận.

Những triệu chứng của bệnh sỏi thận

Nhiều khi bạn đang mắc phải sỏi thận mà không biết vì đây là bệnh có triệu chứng không rõ ràng.Vậy làm

Page 59: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

thế nào để nhận biết mà đichữa sỏi thận,xin mời các bạn đọc bài viết sau:

Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Bình thường quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị sỏi thận. Vậy làm thế nào để nhận biết?

Với những trường hợp sỏi nhỏ, (kích thước nhỏ hơn hoặc bằng hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Con với những ca bệnh có sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi

Page 60: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Những dấu hiệu nhận biết Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Nếu có thấy xuất hiện một số triệu chứng sau thì cần xét nghiệm chẩn đoán thêm: Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Cơn đâu âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Những triệu chứng trên kết hợp sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn. Hướng điều trị sỏi thận

Page 61: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

2 hướng điều trị chính của sỏi thận chủ yếu là phá hủy cho sỏi thải ra ngoài cơ thể và tạo điều kiện để sỏi không hình thành. Thuốc có thể hòa tan những viên sỏi có kích thước không quá 0.5 cm. Đôi khi chỉ cần liệu trình 2 – 6 tháng là đủ. Bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân nên dùng thuốc nào tùy thuộc vào thành phần sỏi của người bệnh. Không phải sỏi nào cũng có thể hòa tan và thải ra ngoài được. Gần đây, y học đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị sỏi thận. Đó là phương pháp mổ nội soi hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để nghiền nhỏ sỏi trong thận và ống tiểu. Sóng điện từ trong điều trị sỏi thận được điều chỉnh ở tần số phù hợp để có thể xuyên qua mô cơ thể mà không gây tổn thương. Sóng điện từ sẽ phá huỷ sỏi thành những hạt nhỏ để có thể thải ra theo đường tự nhiên. Phẫu thuật sỏi thận được áp dụng khi sỏi có hình thức phức tạp kiểu san hô hoặc số lượng nhiều. Sau khi khám

Page 62: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

nghiệm, các bác sỹ phẫu thuật là sẽ quyết định bệnh nhân cần lây sỏi ra hay không. Nếu sỏi nhỏ, trong một thời gian dài không to lên và không gây phiền phức thì có thể để nguyên một thời gian. Tuy nhiên,phải dõi theo thường xuyên hàng năm bằng siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu phân tích sinh hóa, khi cần có thể tiến hành soi rơn-ghen. Phòng ngừa đúng cách giúp giảm khả năng tái phát bệnh xuống ít nhất 3 lần. Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh lao động nặng và cẩn thận với thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Bênh sỏi thận là một trong những căn bênh khó chữa hiện nay.Bệnh sỏi thận còn gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.Đặc biệt,khi mắc sỏi thận,người bệnh cảm thấy đau đớn vô cùng.Trước khi chữa sỏi thận,chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận để những người chưa mắc tránh.

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận

Page 63: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận. Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

2. Triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận

Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản - ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra: - Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh. - Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu. - Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.

Page 64: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. (Ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau: - Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

Page 65: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

- Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước. - Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi. - Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi.

4. Phòng bệnh sỏi thận

- Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn. Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. - Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.

Page 66: Chữa bệnh sỏi thận toàn tập

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào. - Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.