Top Banner
Chính trxã hội Thông tin t ư liệu Ninh Thuận .- S4/2007 Trang 1 CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA rong 3 ngày 3-5/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, Hội đồng dân tộc, Uỷ Ban Quốc phòng An ninh, Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội và đại diện các Vụ liên quan Ngay sau khi đến Ninh Thuận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hùng Đại Dương tại xã Phước Nam, huyện Ninh Phước - đây là cơ sở sản xuất đá Granite có qui mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Nhà máy và nghe lãnh đạo Công ty báo cáo về tình hình sản xuất và năng lực xuất khẩu các sản phẩm đá hoa cương và cẩm thạch có nguồn gc từ Ninh Thuận. Đến nay Nhà máy đã sản xuất được hơn 50.000m 3 đá Granite các loại, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhất là con em đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Ninh Phước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nổ lực của Công ty trong việc đầu tư sản xuất và năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Tại Công ty xuất khẩu Nông sản, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nghe lãnh đạo Công ty báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị thời gian qua. Qua 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty xuất khẩu Nông sản luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2007, dự kiến Đơn vị sẽ sản xuất được 7.900 tấn nhân điều và 1.500 tấn hải sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD. Công ty đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 850.000 đồng/ tháng và gần 5.000 lao động nhàn rỗi ở các địa phương trong tỉnh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm xưởng sản xuất nhân hạt điều và cơ sở đóng gói. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, năng động tìm kiếm thị trường, đảm bảo xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Công ty tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh trên con đường hội nhập quốc tế. Sáng ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Tháp PôKlong Giarai một công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 13 với một kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là đền thờ vua PôKlong GiaRai - người đã có công ln trong việc hướng dẫn đồng bào Chăm phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là có công ' dẫn thuỷ nhập điền' với việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh và Lâm Cấm. Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến thăm công trình thuỷ lợi Hồ Sông Sắt ở huyện miền núi Bác Ái. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh ta hiện nay với kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng, dung tích chứa 70 trịệu m3, có khả năng phục vụ nước tưới cho 3.800 ha đất sản xuất ở Bác Ái. Đến nay, Hồ Sông Sắt đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Công trình thulợi này sẽ giúp nhân dân huyện miền núi Bác Ái chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và sinh họat, khắc phục T
60

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Mar 13, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 1

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA

rong 3 ngày 3-5/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc tại

tỉnh ta. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, Hội đồng dân tộc, Uỷ Ban Quốc phòng An ninh, Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội và đại diện các Vụ liên quan

Ngay sau khi đến Ninh Thuận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hùng Đại Dương tại xã Phước Nam, huyện Ninh Phước - đây là cơ sở sản xuất đá Granite có qui mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Nhà máy và nghe lãnh đạo Công ty báo cáo về tình hình sản xuất và năng lực xuất khẩu các sản phẩm đá hoa cương và cẩm thạch có nguồn gốc từ Ninh Thuận. Đến nay Nhà máy đã sản xuất được hơn 50.000m3 đá Granite các loại, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhất là con em đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Ninh Phước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nổ lực của Công ty trong việc đầu tư sản xuất và năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Tại Công ty xuất khẩu Nông sản, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nghe lãnh đạo Công ty báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị thời gian qua. Qua 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty xuất khẩu Nông sản luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2007, dự kiến Đơn vị sẽ sản xuất được 7.900 tấn nhân điều và 1.500 tấn hải sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD.

Công ty đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 850.000 đồng/ tháng và gần 5.000 lao động nhàn rỗi ở các địa phương trong tỉnh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm xưởng sản xuất nhân hạt điều và cơ sở đóng gói. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, năng động tìm kiếm thị trường, đảm bảo xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Công ty tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh trên con đường hội nhập quốc tế.

Sáng ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Tháp PôKlong Giarai một công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 13 với một kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là đền thờ vua PôKlong GiaRai - người đã có công lớn trong việc hướng dẫn đồng bào Chăm phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là có công ' dẫn thuỷ nhập điền' với việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh và Lâm Cấm.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến thăm công trình thuỷ lợi Hồ Sông Sắt ở huyện miền núi Bác Ái. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh ta hiện nay với kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng, dung tích chứa 70 trịệu m3, có khả năng phục vụ nước tưới cho 3.800 ha đất sản xuất ở Bác Ái. Đến nay, Hồ Sông Sắt đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Công trình thuỷ lợi này sẽ giúp nhân dân huyện miền núi Bác Ái chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và sinh họat, khắc phục

T

Page 2: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 2

tình trạng lệ thuộc nước trời trước đây. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chia sẻ niềm vui với cán bộ và nhân dân tỉnh ta khi có những công trình thủy lợi như Sông Sắt, qua đó, mong muốn địa phương quản lý và bảo dưỡng thật tốt công trình để phục vụ phát triển kinh tế xã hội miền núi, nhất là phục vụ đời sống và sản xuất cho đồng bào dân tộc Rắclây huyện Bác Ái.

Đến thăm và làm việc với cán bộ và nhân dân huyện miền núi Bác Ái một địa phương có truyền thống đấu tranh anh dũng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Những năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương cán bộ và nhân dân huyện Bác Ái không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt là sau ngày tái lập huyện, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và tỉnh, Bác Ái đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt,,,, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng biểu dương tinh thần đoàn kết, vươn lên của cán bộ và nhân dân Bác Ái, qua đó khẳng định truyền thống cách mạng của quê hương chính là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội Bác Ái hôm nay. Để Bác Ái ngày

càng phát triển, rút dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, trước hết cán bộ và nhân dân Bác Ái phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, đời sống, phá bỏ những tập quán sản xuất và tập tục lạc hậu.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đã tặng quà cho anh hùng LLVTND PiNăng Thạnh, Chamaléa Châu và 2 gia đình chính sách. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã đến thăm và tặng quà cho người cao tuổi ở Khu tái định cư xã Phước Thắng.

Buổi chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến thăm cán bộ chiến sỹ Trung đoàn không quân 937.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tặng quà và trồng cây lưu niệm tại đơn vị đóng quân.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống, Sau khi nghe lãnh đạo xã báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã

Page 3: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 3

hội, quốc phòng an ninh ở địa phương và các vị chức sắc đồng bào Chăm bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng biểu dương tinh thần vượt khó vươn lên của cán bộ và nhân dân Phước Hữu, nhất là tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Chủ tịch Quốc hội phấn khởi khi được biết đời sống của nhân dân ở đây ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là tinh thần kinh tế tập thể của 2 Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mông Nhuận và Hữu Đức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh địa phương phải chú ý xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và công tác cán bộ cũng như quan tâm xây dựng tình đòan kết các dân tộc, chăm lo đời sống của đồng bào dân tộc ít người.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tặng bức tranh và một bộ vi tính cho xã Phước Hữu

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đến thăm và tặng quà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Trà và gia đình chính sách Đỗ Văn Giáp ở thôn La Chữ, xã Phước Hữu.

Sáng ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn đã có buổi làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007, phương hướng năm 2008. Dự buổi làm việc về phía tỉnh có đ/c Trương Xuân Thìn Bí thư tỉnh ủy, Hoàng Thị Út Lan Chủ tịch UBND tỉnh.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đ/c Trương Xuân Thìn Bí thư tỉnh ủy báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua. Riêng năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh ước đạt 11,1%; trong đó nông nghiệp thủy sản tăng 9,8%, công nghiệp xây dựng 13,8%, dịch vụ

11,1%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 44,8%, Công nghiệp Xây dựng 19,1%, Dịch vụ 36,1% GDP của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 2.500 tỷ đồng. Thu ngân sách 310 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 6,6 triệu đồng. Giải quyết việc làm mới cho 13.250 lao động. Công tác cải cách hành chính, xúc tiến kêu gọi đầu tư có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tỉ lệ hộ nghèo giảm. Chất lượng giáo dục tăng khá, an sinh xã hội được quan tâm, y tế dự phòng được chú trọng. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị chuyển biến tích cực. Khối đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.

Tỉnh kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm tăng cường đầu tư nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện của một địa phương còn nhiều khó khăn như Ninh Thuận. Quan tâm đầu tư thêm một số công trình thủy lợi và giao thông nhằm giúp tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Đ/c Hoàng Thị Út Lan Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Quốc hội xem xét giải quyết một số vấn đề vướng mắc phát sinh từ thực tiễn trong quá trình thực thi Luật đất đai, nhất là việc đền bù giải tỏa phải dựa trên sự thỏa thuận của người dân và nhà đầu tư và giá đền bù theo giá thị trường trong điều kiện bình thường. Điều này rất khó thực hiện. Luật Xây dựng, quy định đấu thầu và nhiều quy định trong xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, không đồng bộ, không có hướng dẫn cụ thể nên rất khó trong việc triển khai. Việc phân bổ ngân sách cần xem xét phân bổ cho phù hợp với điều kiện còn khó khăn của từng địa phương. Việc giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa địa phương và Trung ương để giải quyết dứt

Page 4: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 4

điểm các vụ việc. Quốc hội và Chính phủ cũng cần tăng cường phân cấp quyền hạn cho các địa phương.

Đ/c Chmaléa Bốc Phó chủ tịch HĐND tỉnh và đ/c Nguyễn Ngọc Minh Phó chuyên

trách Đoàn đại biểu Quốc hội báo cáo một số hoạt động của HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội thời gian qua, trong đó nêu rõ một số kết quả đạt được, những khó khăn cũng như những định hướng và đề xuất của đơn vị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng Ninh Thuận tuy còn khó khăn nhưng có một tiềm năng và triển vọng phát triển rất lớn. Những năm qua, cán bộ và nhân dân Ninh Thuận đã không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng đời sống ngày càng văn minh, hạnh phúc. Công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Khối đoàn kết dân tộc được tăng cường. Nền kinh tế có bước phát triển đáng kể. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà cán bộ và nhân dân Ninh Thuận đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhất trí với các chỉ tiêu và giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận năm 2008, đồng thời đánh giá cao những triển vọng phát triển mới của tỉnh, nhất là

việc phát triển các khu công nghiệp, kết quả thu hút nhiều nhà đầu tư trên các lĩnh vực nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương.

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cũng cần đặc biệt chăm lo công tác xã hội, phát triển kinh tế phải đi đôi với

đảm bảo các vấn đề xã hội, quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, neo đơn, cơ nhỡ, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Kinh tế là trung tâm nhưng xây dựng Đảng là then chốt, vì vậy tỉnh phải hết sức quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, không ngừng củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc.

Những kiến nghị của địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và chỉ đạo Đoàn công tác tập hợp để trình Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, xem xét.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tặng tỉnh ta một bức tranh lưu niệm.

Sau 3 ngày thăm và làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta.

Website Ninh Thuận

Page 5: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 5

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát về kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 7 tại tỉnh Ninh Thuận

áng ngày 23/11/2007, Phó Thủ tướng Chính phủ - Hoàng Trung Hải cùng Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp & PTNT kiêm Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương - Cao Đức Phát về kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 7 tại tỉnh Ninh Thuận.

Cùng đi với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng, về phía địa phương có Bí thư Tỉnh ủy - Trương Xuân Thìn, Chủ tịch UBND tỉnh - Hoàng Thị Út Lan và lãnh đạo một số sở ngành địa phương liên quan.

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại cảng Cà Ná, cảng Đông Hải và Hồ Sông Trâu. Tại Cảng Cà Ná và Đông Hải, toàn bộ tàu thuyền đã vào bờ và neo đậu an toàn khoảng 1.000 chiếc (trong đó có 538 chiếc của tỉnh) và cảng Đông Hải có tới 483 chiếc ( trong đó có 471 chiếc của tỉnh). Do tàu thuyền cập bến với số luợng lớn mà diện tích cảng chỉ có hạn nên tàu thuyền neo đậu rất gần nhau. Phó Thủ tướng yêu cầu tàu thuyền cần phải neo đậu đúng yêu cầu kỹ thuật, giữ khoảng cách giữa các tàu vì khả năng ảnh huởng cơn bão là rất lớn và với sức gió mạnh, các tàu sẽ bị va đập vào nhau làm hư hỏng. Đặc biệt hơn là địa phương phải quyết liệt với công tác di dời người trên tàu lên bờ đến nơi trú ẩn an toàn, và nếu cần thiết phải dùng lực lượng cưỡng chế nhằm không để thiệt hại về người. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu địa phương phải có lực lượng bảo vệ tài sản cho ngư dân để họ yên tâm di dời. Tại Hồ Sông Trâu, Phó Thủ

tướng yêu cầu địa phương cần theo dõi tình hình mưa lũ và điều tiết nước một cách hợp lý tại Hồ Sông Trâu cũng như các hồ chứa

nước lớn khác để bảo vệ hồ.

Tiếp đó, đoàn công tác của Phó Thủ tướng và Bộ trưởng đi chỉ đạo công tác phòng

chống cơn bão số 7 tại tỉnh Khánh Hòa. Về phía địa phương, Chủ tịch tỉnh và lãnh đạo các sở ngành tiếp tục đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão tại Bình Tiên,

huyện Thuận Bắc. Tại Bình Tiên, tuy không có gió lớn nhưng sóng biển rất cao và mưa có phần nặng hạt, các nhà ven biển đã được

chằng chống kỹ lưỡng và công tác di dời dân đang được triển khai khẩn trương. Tại đây có tới 63 hộ dân cần di dời đến nơi trú ẩn an toàn, hiện tại lực lượng công an đã di dời được 23 hộ dân với 92 người, còn lại 40 hộ với 209 người. Chủ tịch tỉnh yêu cầu phải khẩn trương di dời tiếp 40 hộ dân còn lại, đặc biệt phải di dời người già, trẻ em và phụ nữ trước, thanh niên có thể ở lại để chằng chống nhà cửa cho an toàn và đi sau.

http://www.ninhthuan.gov.vn/vn/index.asp

S

Page 6: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 6

MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

hực hiện kế hoạch Cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định 94/2006/QĐ/TTg của

Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch công tác Cải cách hành chính năm 2007 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Từ đầu năm đến nay, công tác Cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã được tiếp tục triển khai toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Riêng ở lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính nhà nước của tỉnh, bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận:

- Kỷ luật, kỷ cương hành chính: tỉnh tiếp tục thực hiện Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa vào quy chế và tổ chức thực hiện họp mặt các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần, chủ động bố trí thời gian để Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với các doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Các Sở, ngành, huyện, thành phố đã tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện Quyết định số 4856/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã tiếp nhận và xử lý dứt điểm hơn 75 vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 45/2006/CT-UBND về một số biện

pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện thanh tra công tác tổ chức nhà nước, tại các đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Thuận bắc, ; thực hiện kiểm tra đột xuất về công tác Cải cách hành chính tại 06 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân 06 huyện, thành phố; đồng thời ban hành và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, huyện, thành phố trong giải quyết hồ sơ và công việc có liên quan.

- Đổi mới lề lối và phương thức làm việc: tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/2006/CT-UBND về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; chỉ đạo Sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng mới Quy chế làm việc, phân công cụ thể trong lãnh đạo; triển khai việc lập Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thủ tục hành chính-nhằm chấn chỉnh những tồn tại và nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính.

T

Page 7: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 7

- Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước: theo sự chỉ đạo của tỉnh đến nay đã có 20/24 Sở, ngành triển khai thực hiện và mở rộng, nâng chất lượng mạng nội bộ; thực hiện trang Web ở 4 cơ quan, đơn vị. Triển khai thực hiện Quyết định số 3295/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan giai đoạn đến năm 2010, đến nay đã có 12 Sở, ngành triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan, bao gồm: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính: đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan (Sở Xây dựng, với 5 quy trình: thẩm định quy hoạch, thẩm định thiết kế dự toán công trình, cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng, giới thiệu địa điểm đất xây dựng; Sở Kế hoạch Đầu tư, với 3 quy trình: thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ưu đãi đầu tư; Sở Tài chính với 31 quy trình trên 5 lĩnh vực: quản lý ngân sách, tài chính đầu tư, tài chính doanh nghiệp, quản lý giá công sản, thanh tra tài chính); Sở Nội vụ đã tập huấn đánh giá viên, thực hiện việc đánh giá nội bộ lần II và đang trong quá trình chỉnh sửa và hoàn tất tài liệu; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập huấn nhận thức về ISO 9001:2000 cho cán bộ, công chức và hướng dẫn viết các quy trình, thủ tục có liên quan; các Sở Khoa học Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại Du lịch, Tài nguyên Môi trường, Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân

dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã khảo sát về phạm vi, lĩnh vực thực hiện ISO 9001:2000 tại cơ quan theo hướng dẫn của đơn vị tư vấn.

Phát huy những kết quả đạt được, theo định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh từ nay đến cuối năm để việc thực hiện nội dung hiện đại hóa nền hành chính nhà nước ngày càng đi vào chiều sâu, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 4856/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 45/2006/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Xây dựng Tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các Sở, ngành, địa phương. Đẩy mạnh tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (xây dựng mạng LAN ở tất cả các Sở, ngành, huyện, thành phố; trang Web, mạng WAN của một số ngành trọng điểm). Tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan hành chính theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính; làm việc ngày thứ bảy hằng tuần để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương ./.

Nguyễn Thanh Quý. Sở Nội vụ Ninh Thuận

http://www.ninhthuan.gov.vn/vn/index.asp

Page 8: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 8

KỲ HỌP THỨ 10 (bất thường) HĐND TỈNH KHOÁ VIII: ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NINH PHƯỚC VÀ THÀNH

LẬP MỚI HUYỆN THUẬN NAM áng ngày 12-11, HĐND tỉnh khóa VIII đã họp kỳ thứ 10 (bất thường) để

thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc huyện Ninh Phước và chia tách huyện Ninh Phước thành hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam. Các đồng chí Trương Xuân Thìn, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh; Chamaléa Bốc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Tấn, Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh đã tham dự kỳ họp.

Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu tham dự đã nghe đại diện UBND tỉnh báo cáo tờ trình về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập mới một số xã thuộc huyện Ninh Phước và chia huyện Ninh Phước thành 2 huyện: Ninh Phước và Thuận Nam; nghe Ban Pháp chế HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra tờ trình nói trên.

Theo đó, sẽ điều chỉnh và thành lập mới thêm 6 xã thuộc huyện Ninh Phước, nâng tổng số từ 15 đơn vị hành chính (14 xã và 1 thị trấn) trong toàn huyện lên 21 đơn vị hành chính (20 xã và 1 thị trấn). Về thành lập mới huyện Thuận Nam trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Phước, theo đó, huyện mới Thuận Nam sẽ

có tổng diện tích tự nhiên trên 56.452 ha và dân số trên 10.069 hộ/54.768 khẩu; toàn huyện có 9 đơn vị hành chính. Huyện Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên trên 34.103 ha và dân

số 25.167 hộ/ 135.146 khẩu với tổng số 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn).

Tại kỳ họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và nhất trí thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập mới một số xã thuộc huyện Ninh Phước và chia tách huyện Ninh Phước thành 2 huyện là Ninh Phước và Thuận Nam. Phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Chamaléa Bốc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương của các đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu tham dự. Việc thành lập mới 2 huyện Ninh Phước và Thuận Nam là yêu cầu khách quan và cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; củng cố quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của tỉnh.

MT. Báo Ninh Thuận.- Số 1536

S

Ninh Thuận: di dời hơn 700 người TTO - Nguồn tin từ Chi cục Hợp tác xã - phát triển nông thôn Ninh Thuận cho biết đơn vị đang xúc

tiến dự án di dời 96 hộ dân (với hơn 500 nhân khẩu) của thôn Sơn Hải (xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước) ra khỏi vùng bờ biển xói lở về định cư ở trung tâm xã.

Đồng thời 57 hộ (trên 200 khẩu) đồng bào Raglai của xã miền núi Phước Thành (Bác Ái) đang sinh sống, canh tác ven chân núi lở Ma Nai cũng được dời về định cư an toàn ở trung tâm xã.

Theo ông Lê Kim Hiếu - chi cục trưởng, tại nơi ở mới, mỗi hộ dân được hỗ trợ căn nhà 36 - 48m2. Riêng bà con thiểu số miền núi còn được cấp đất sản xuất đến 2ha/gia đình.

Dự kiến tổng kinh phí cho dự án di dời này hơn 30 tỉ đồng. L.TRƯỜNG. http:// www.tuoitre.com.vn

Page 9: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 9

ĐẠI HỘI THI ĐUA QUYẾT THẮNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH LẦN THỨ V

(2003 – 2007) gày 30/10/2007, LLVT tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng

vũ trang tỉnh lần thứ V (2003-2007). Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả đã đạt được trong thời gian qua đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu thi đua trong thời gian tới.

Đến dự Đại hội có Bí thư tỉnh ủy, Lãnh đạo quân khu, Lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, AHLLVT, Mẹ Việt Nam anh hùng, UBND các huyện, thành phố, đoàn thể, cùng tham dự Đại hội.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ 'Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua', những năm qua phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua quyết thắng của LLVT tỉnh Ninh Thuận nói riêng được tổ chức sôi nổi, thường xuyên cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đạt được kết quả toàn diện. Phong trào Thi đua quyết thắng của LLVT tỉnh trong thời qua không chỉ là đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ mà từ phong trào còn sản sinh ra nhiều điển hình tiên tiến, xuất sắc ở tất cả các hoạt động ở các lực lượng, địa bàn; nhiều tập thể được tặng cờ, danh hiệu đơn vị quyết thắng của Quân khu, của UBND tỉnh, nhiều cá nhân được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua và các hình thức khen thưởng khác.

Phát biểu tại Đại hội, lãnh đạo tỉnh Bí thư Tỉnh ủy ông Trương Xuân Thìn và Chủ tịch UBND tỉnh Bà Hoàng Thị Út Lan đã ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những mặt còn tồn tại

cần khắc phục và nêu lên một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới: Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác Thi đua-Khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng; làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sỹ về mục đích, ý nghĩa, vai trò quan trọng của thi đua yêu nước và công tác Thi đua-Khen thưởng trong lực lượng vũ trang tỉnh, đồng thời xây dựng động cơ thi đua lành mạnh, đúng hướng cho từng tập thể, cá nhân; Phong trào thi đua phải gắn với việc tăng cường công tác phòng thủ sẵn sàng chiến đấu; trong quá trình thực hiện cần phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, xây dựng phong trào có chiều sâu và vững chắc, Công tác khen thưởng cũng phải được thực hiện đúng phương châm: “Kịp thời, công khai, dân chủ, công bằng”;...

Từ những thành tích đạt được trong phong trào Thi đua quyết thắng LLVT, tại Đại hội Chủ tịch UBND tặng cờ thi đua xuất sắc cho Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh, tặng bằng khen cho 23 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua quyết thắng 2003-2007.

Thu Phương. Websites Ninh Thuận

N

Page 10: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 10

LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG AN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÔNG AN TỈNH

rung tướng Đặng Văn Hiếu - Uỷ viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an vừa đến thăm

và làm việc với Công an tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự 9 tháng năm 2007 và công tác xây dựng lực lượng; kỹ thuật Hậu cần của Công an tỉnh. Dự buổi làm việc có đồng chí Trương Xuân Thìn - Bí thư tỉnh uỷ.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công an tỉnh đã kiến nghị với Bộ Công an một số vấn đề như: quan tâm phê duyệt việc xây dựng mới nhà tạm giam và một số cơ sở nhà làm việc của Công an tỉnh; Cho phép Công an tỉnh thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động... đồng thời quan tâm về phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục vụ công tác chiến đấu ...

Đồng chí Trương Xuân Thìn Bí thư tỉnh uỷ cảm ơn sự quan tâm của Bộ Công an đối với Công an tỉnh, đồng thời mong muốn trong thời gian đến Bộ Công an tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa để lực lượng công an tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trung tướng Đặng Văn Hiếu biểu dương những kết quả mà Công an tỉnh ta đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc triển khai, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ'... Trong thời gian tới, lực lượng Công an tỉnh cần nghiên cứu bố trí lực lượng cán bộ theo hướng tăng cường cho cơ sở; đẩy mạnh việc điều tra phá án, nhất là vụ án về trộm cắp, án hình sự... Trung tướng Đặng Văn Hiếu cũng đồng ý với đề xuất của Công an tỉnh là cho xây dựng mới nhà tạm giam; thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động tại tỉnh ta. Những đề xuất, kiến nghị còn lại của Công

an tỉnh sẽ được Bộ Công an nghiên cứu, giải quyết trong thời gian sớm nhất./.

Websites Ninh Thuận

SỞ TƯ PHÁP MỞ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Sáng ngày 5/ 10, Sở Tư pháp phối hợp với Sở LĐ-TB-XH và Bảo hiểm Xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm Xã hội gồm 11 chương với 139 điều qui định cụ thể về trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, quĩ bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm, khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm bảo hiểm....

Nghị định số 152 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội qui định về các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, sử dụng và quản lý quĩ bảo hiểm xã hội.....

Các đại biểu cũng được nghe Thông tư 03 của Bộ LĐ-TB-XH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152 của Chính phủ. Riêng Nghị định số 135 của Chính phủ qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội gồm 5 chương với 50 điều, trong đó qui định nguyên tắc xử phạt vi phạm luật bảo hiểm xã hội; các hình thức xử phạt hành chính , biện pháp khắc phục hậu quả, các tình tiết giảm nhẹ; xử lý vi phạm hành chính và mức phạt các hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội ./.

Websites Ninh Thuận

T

Page 11: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 11

CÙNG NINH THUẬN PHÁT HUY TIỀM NĂNG, LỢI THẾ Ghi chép của phóng viên Báo Nhân Dân

ND - Trong chuyến công tác tại hai tỉnh Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận từ mồng 1 đến 5-12, theo quan sát của chúng tôi, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Ðoàn công tác của QH đặt nhiều kỳ vọng và sự quan tâm cho Ninh Thuận.

Ðiều này rất có cơ sở, bởi cùng là anh em một nhà (tỉnh Thuận Hải cũ), chia tách đến nay đã được 15 năm, nhưng diện mạo kinh tế- xã hội của Ninh Thuận vẫn còn nhiều thua kém so với Bình Thuận. Báo cáo trước Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Ðoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Trương Xuân Thìn và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Hoàng Thị Út Lan không giấu nổi vẻ băn khoăn trăn trở khi nhắc tới các con số:

Năm 2007, thu ngân sách toàn tỉnh đạt 310 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người 6,6 triệu đồng/năm (bằng khoảng 50% so với bình quân của cả nước). Toàn tỉnh hiện vẫn còn 15,3% số hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Ninh Thuận là một tỉnh rộng, người không đông nhưng có vị trí địa lý nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Ðông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng đất này là nơi ít mưa, nhiều nắng, rất thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp vùng nhiệt đới với nhiều sản phẩm đặc thù. Về văn hóa, nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa Chăm Pa đậm đà bản sắc dân tộc. Bờ biển dài hơn 100 km, với nhiều bãi biển như Tuấn Tú, Cà Ná, Cà Tiên, Ninh Chữ... sạch đẹp và ấm áp bốn mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Lại nữa, Ninh Thuận còn là địa phương nằm ở ngã ba tam giác du lịch trọng điểm

phía Nam gồm TP Hồ Chí Minh - Nha Trang và Ðà Lạt.

Sau khi đi thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa và địa bàn dân cư, trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Ninh Thuận, bên cạnh việc tranh thủ thời cơ, ủng hộ của Trung ương, cũng nên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường.

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, trong sự nghiệp chấn hưng kinh tế, ganh đua làm ăn với bạn bè chung quanh, cách tốt nhất là Ninh Thuận phải biết phát huy các lợi thế, tiềm năng hiện có để vươn lên. Với trách nhiệm và quyền hạn được giao, QH và các đại biểu QH sẽ cố gắng hết sức trong công tác xây dựng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ, có tính ổn định cao để Ninh Thuận nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung khắc phục khó khăn, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Ninh Thuận đang đứng trước không ít khó khăn thách thức, đó là xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế này, Ðảng bộ và nhân dân Ninh Thuận đã xác định phải tranh thủ thời cơ, khai thác tốt mọi tiềm năng và lợi thế, huy động các nguồn lực, đẩy nhanh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao trình độ dân trí và phúc lợi xã hội.

Mừng cho Ninh Thuận vì đường hướng phát triển đã rõ ràng! Vấn đề bây giờ chỉ còn là cách làm, cách tổ chức thực hiện của mỗi người dân và cán bộ, đảng viên trong tỉnh. Có lẽ đã đến lúc, mỗi người dân và cán bộ ở Ninh Thuận nên ý thức đầy đủ nhất cái

Page 12: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 12

giá của sự nghèo nàn và tụt hậu vì để quên quá lâu các tiềm năng.

Những ngày ở thăm và làm việc tại Ninh Thuận, chúng tôi khám phá ra một điều. Có thể nói, Ninh Thuận không chỉ là quê hương của nho - một đặc sản nổi tiếng trong nước; là nơi có giống cừu Phan Rang với thể trạng tốt nhất Ðông - Nam Á; mà còn nổi tiếng bởi nơi đây có một số khoáng sản đặc thù có chất lượng cao, quy mô lớn. Trong đó nổi lên là đá gra-nít (một loại đá xây dựng cao cấp dùng trong các khách sạn, công trình tầm cỡ) với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, triển vọng cho phép khai thác khoảng 130 triệu m3, phân bố tập trung ở hai huyện Ninh Hải và Ninh Phước.

Một chủ doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh, từng lái xe đi khắp các mỏ đá ở Ninh Thuận đã rút ra nhận định rằng: Ninh Thuận là "quê hương" của đá gra-nít, bởi nó cho phép các nhà đầu tư tầm cỡ khai thác, sản xuất hàng trăm năm. Ðiều đáng nói ở đây là, đá gra-nít Ninh Thuận có độ nguyên khối lớn, lộ thiên dễ khai thác, thuận lợi về vận chuyển và đạt chuẩn về độ mịn, độ

cứng, có nhiều mầu sắc đẹp có giá trị kinh tế cao đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi vừa tới Ninh Thuận, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Ðoàn công tác đã tới thăm, tìm hiểu tình hình kinh doanh của cơ sở sản xuất đá gra-nít Hùng Ðại Dương. Ðây là doanh nghiệp tư nhân mới ở TP Hồ Chí Minh đến lập nghiệp, nhưng triển vọng rất sáng sủa, bắt đầu có sản phẩm cung cấp cho thị trường, tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Thật vui, trước đó vài ngày, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Nhà máy sản xuất đá ốp lát Phan Rang của Công ty cổ phần địa chất khoáng sản Việt Nam. Tuy số vốn đầu tư ban đầu chưa nhiều (15,2 tỷ đồng), công suất khai thác không cao (khoảng 72 nghìn m2/năm), nhưng rõ ràng đây là tín hiệu tốt lành thứ hai cho ngành công nghiệp khai khoáng Ninh Thuận trong tương lai không xa.

Hồng Thanh. http://www.nhandan.com.vn/

TỔ CHỨC LOS NINOS HOA KỲ TÀI TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phúc lợi xã hội

trẻ mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh do tổ chức Los ninos (Hoa Kỳ) tại Việt Nam tài trợ 100% vốn. Theo đó, trong thời gian 5 năm, Trung tâm sẽ được hỗ trợ một nguồn kinh phí trên 4,7 tỷ đồng để tổ chức nuôi dưỡng và tạo điều kiện học văn hóa, hoạt động văn thể mỹ và học nghề cho 40 trẻ em dưới 15 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật. Trong năm đầu thực hiện chương trình, Trung tâm sẽ được hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng để phục vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Thanh Sơn. Báo Ninh Thuận. -Số 1532

Page 13: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 13

NINH THUẬN PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2015 CƠ BẢN XOÁ TỆ NẠN MA TUÝ

ỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh

đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý và đề ra các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện đề án cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý, trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản xoá bỏ tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh.

Cấp uỷ các cấp tiếp tục tổ chức quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phòng chống ma tuý; gắn phòng chống ma tuý với phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể phòng chống ma tuý, chiến lược phòng chống HIV/AIDS; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng phòng chống ma tuý trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, học sinh. Đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm ma tuý, chú trọng các địa bàn trọng điểm, vùng giáp ranh; tiếp tục nhân rộng phong trào xã, phường, cơ quan, đơn vị, trường học không có ma tuý và tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền và các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh thực hiện đề án cai nghiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010, trong đó mỗi năm tổ chức cai nghiện từ 15-20% và đến năm 2010, tỉnh phấn đấu 100% người nghiện ma tuý được cai nghiện và chữa trị…

Tuy nhiên, việc triển khai công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý tại một số địa phương, đơn vị của tỉnh Ninh Thuận chưa thường xuyên, dẫn đến kết quả còn hạn chế, hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma tuý có chiều hướng gia tăng, nhiều đối tượng vi phạm ở lứa tuổi 18-35 tuổi. Đặc biệt là đối

tượng tiêm chích ma tuý nhiễm HIV/AIDS (chiếm 43,16% người bị nhiễm HIV)

Nguyễn Đức. Văn hoá Thông tin. -Số 740

Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc tết các gia đình chính sách, các vị cả sư và các vị chức sắc của đồng bào dân tộc Chăm nhân dịp tết Katê.

hân dịp tết cổ truyền Katê của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn, lãnh đạo HĐND,

UBND, Ban Tôn giáo, lãnh đạo UBND huyện Ninh Phước cùng một số sở ngành cấp tỉnh đã tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà và chúc tết các gia đình chính sách, các vị cả sư và các vị chức sắc.

Tết Katê năm nay chính thức bắt đầu vào ngày 10/10, trong niềm vui được mùa vụ hè-thu.Tại những nơi đến thăm, Bà Hoàng Thị Út Lan - Chủ tịch UBND tỉnh đã ân cần thăm hỏi chúc sức khỏe, đời sống của bà con, chúc bà con đón tết Katê vui vẻ, tiết kiệm, đoàn kết và hạnh phúc, giáo dục con em phấn đấu học tập, lao động giúp ích cho xã hội, địa phương và làng xóm. Chủ tịch UBND tỉnh cũng động viên các vị chức sắc phát huy hơn nữa trong việc xây dựng khối đại đoàn kết ở cơ sở, vận động bà con thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thay mặt bà con dân tộc Chăm, các gia đình, các vị chức sắc mà Đoàn đã đến thăm bày tỏ niềm vui mừng và trân trọng biết ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bà con cải thiện cuộc sống, và hứa sẽ ra sức vận động bà con thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chung sức chung lòng xây dựng quê hương, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thu Phương. Websites Ninh Thuận.

T N

Page 14: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 14

ập trung mọi nguồn lực giảm nhanh hộ nghèo theo hướng

bền vững đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trong Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng đến năm 2010 của tỉnh được tổ chức sáng ngày 6-12 vừa qua.

Theo đánh giá của đồng chí Phó Chủ tịch, trong 5 năm (2001-2005) tỉnh ta đã đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo trên 773 tỷ đồng, riêng năm 2005 là 258 tỷ đồng từ các nguồn lực: hỗ trợ vốn vay của ngân hàng, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất, trang bị kiến thức KHKT, hạ tầng cơ sở ở những vùng khó khăn và các chính sách an sinh xã hội… Với nỗ lực cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và tự lực vươn lên của nhân dân nên thời gian qua trong tỉnh đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua lao động trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Giai đoạn 2001-2005, mỗi năm tỉnh ta giảm được 2% hộ nghèo, tương đương với 1.800 hộ. Hiện tỉnh đã có 5 xã được công nhận thoát khỏi chương trình 135. Tuy nhiên do chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế còn chậm, tỷ trọng lao động nông nghiệp còn cao nên thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh thấp chỉ bằng 52% bình quân chung của cả nước. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững nên tỷ lệ hộ nghèo và hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao. Đồng chí yêu cầu: Từ nay đến năm 2010 các ngành, các cấp trong tỉnh phải huy

động mọi nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tập trung cho những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận thuận lợi hơn nữa với các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cũng như các tổ chức đoàn thể. Các địa phương cần phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng nhân dân đầu tư vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập. Khuyến khích nhân dân mở rộng kinh doanh, phục hồi các ngành nghề truyền thống tạo nhiều việc làm cho người lao động. Quan tâm hơn đến lĩnh vực đào tạo nghề để người nghèo có nhiều cơ hội tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ tập trung cho hộ nghèo mà cả những hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo có như vậy mới giảm nhanh được hộ nghèo và xóa nghèo bền vững. Với quyết tâm phấn đấu giảm 2% hộ nghèo mỗi năm thì đến năm 2010 tỉnh ta sẽ chỉ còn 13% hộ thuộc diện nghèo.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 12 tập thể và 6 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005.

Thu Thủy. Báo Ninh Thuận

T TẬP TRUNG MỌI NGUỒN LỰC GIẢM NHANH HỘ NGHÈO THEO HƯỚNG

BỀN VỮNG

Page 15: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Chính trị xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 15

NĂM 2007, NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH VỚI DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG LẠC QUAN

* Tốc độ tăng trưởng (GDP) khả năng vượt ngưỡng 11,1%

ăm 2007 được xem là năm “bản lề” của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010.

Với ý nghĩa đó, ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có Nghị quyết và Chương trình thực hiện nhằm đạt tốc độ tăng trưởng (GDP) trong năm từ 11-12% với mục tiêu huy động mọi nguồn lực để bảo đảm nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững, phát triển mạnh công nghiệp để tạo chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế… phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007. Bằng những giải pháp chỉ đạo quyết liệt cộng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, đến nay có thể nói nền kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và đủ cơ sở cho những dự báo khá lạc quan về việc hoàn thành kế hoạch của cả năm.

Trên cơ sở số liệu thực hiện chính thức 10 tháng và ước tính 2 tháng còn lại của năm, theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh khả năng sẽ tăng 11,1% so với năm2006; trong đó khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,87% (riêng nông – lâm nghiệp tăng 3,3%, thủy sản tăng 18,4%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,7%; khu vực dịch vụ tăng 12%. Xét về tỷ trọng đóng góp vào chỉ số tăng trưởng chung nền kinh tế của tỉnh thì khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 2,9% và khu vực dịch vụ chiếm 3,7%. Điều cũng đáng ghi nhận là so với năm 2006, năm nay các ngành kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá đồng bộ. Ghi nhận đầu

tiên là về sản xuất nông nghiệp: từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi về thời tiết và nước tưới nên các loại cây trồng đều đạt cả về diện tích và năng suất, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt gần 69.080 ha, tăng 2,3% so với năm 2006, trong đó diện tích bắp tăng 5,5%, mì tăng 23,6%, rau các loại tăng 16,8%, đậu các loại tăng 17%, cây mía tăng 2,2%… Trong các yếu tố góp phần tăng giá trị sản xuất trồng trọt, ngoài yếu tố tăng diện tích 2,3% như đã nói trên còn lại là yếu tố tăng năng suất 3,1%. Chăn nuôi gia súc ngoài đàn bò tăng 1,8% còn lại đàn dê, cừu… tuy có giảm do ảnh hưởng nhất là về giá cả sụt giảm của các năm trước nhưng người chăn nuôi đã chú trọng đến chất lượng và thị trường. Riêng đàn gia cầm trong năm không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên tổng đàn đã tăng 24% so với năm trước. Đối với ngành thủy sản, theo kế hoạch phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng từ 9-10% nhưng thực tế đã đạt chỉ số tăng đến 19,2%. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó, ngoài yếu tố thuận lợi về ngư trường, có thể nói ngành thủy sản đã có sự chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu tàu cá: tăng tỷ trọng tàu có công suất lớn, nâng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ từ 371 chiếc lên 437 chiếc/68.118CV, chiếm 22,4% số thuyền và 63,4% tổng công suất. Bước đầu đã hình thành và đẩy mạnh các tổ hợp tác trong nghề đánh bắt và liên kết giữa các khâu khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá. Nhờ đó, dự kiến tổng sản lượng hải sản khai thác trong năm đạt trên 48.000 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Nghề nuôi trồng

N

Page 16: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 16

thủy sản đã phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại sản phẩm, từng bước phát triển theo quy hoạch và chất lượng, góp phần phát huy lợi thế từng vùng phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Điều cũng đáng nói là, những nhân tố mới trong sản xuất tôm sú và tôm thẻ giống tiếp tục phát huy được hiệu quả và từng bước khẳng định được thương hiệu tôm giống Ninh Thuận nhất là các doanh nghiệp như Công ty CP, Minh Phú… Theo đó, sản lượng tôm thẻ giống ước đạt trên 550 triệu con, sản lượng tôm sú giống ước đạt 5.600 triệu con, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Ngành công nghiệp tuy có “chật vật” hơn các ngành khác với “sức ép” tăng trưởng theo kế hoạch trong năm phải đạt 24%. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, toàn ngành mới phấn đấu đạt chỉ số tăng 13,8% so với năm 2006. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương giảm 2% (chiếm tỷ trọng 48,9%), công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 44,8% (chiếm tỷ trọng 40,9%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,2%. Một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởng khá như chế biến thủy sản tăng 34,5%, sản xuất nước đá tăng 16,3%, gạch nung các loại tăng 17,8%, tinh bột mì tăng 29,6%, chế biến muối thực phẩm tăng 108%… Ngoài ra còn có sự đóng góp của một số sản phẩm mới có giá trị cao như bê-tông và các sản phẩm từ xi-măng với giá trị sản xuất trên 16,8 tỷ đồng, nhân hạt điều 27,5 tỷ đồng và chế biến muối thực phẩm gần 10 tỷ đồng, qua đó đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước. Về lĩnh vực xuất khẩu, theo dự báo tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 41,7 triệu USD, xấp xỉ đạt kế hoạch phấn đấu 42 triệu USD và tăng 27,3% so với năm trước. Đóng góp tích cực

vào tăng trưởng chung của nền kinh tế còn phải kể đến huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn. Nếu như năm 2006, toàn tỉnh huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 1.850 tỷ đồng thì năm 2007 này ước đạt đến con số 2.500 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, tăng 35,1% so với cùng kỳ. Từ nguồn vốn nói trên, nhiều công trình phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng không những thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển trong năm mà còn tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng vào nhưng năm sau…

Những số liệu và đánh giá nêu trên chỉ mới là những nét “chấm phá” trong “bức tranh” kinh tế chung của tỉnh năm 2007 và những kết quả đạt được tiếp tục để lại “dấu ấn” cho giai đoạn phát triển mới của kinh tế tỉnh nhà. Tuy vậy, thực tế phải nhìn nhận rằng, trong chiều hướng phát triển đó vẫn còn “tiềm ẩn” tính thiếu bền vững, đơn cử như: khu vực nông-lâm-thủy sản còn chiếm tỷ trọng cao: 44,8% so với chỉ sơ 43,8% của năm 2006 và kế hoạch 38-39% của năm nay. Trong khi đó, khu vực công nghiệp – xây dựng mục tiêu tăng trưởng phấn đấu đạt từ 22-23% thì chỉ mới đạt 19,1%, mặt dù có cao hơn 0,1% so với năm trước. Hay như ở khu vực dịch vụ, mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 38-39% nhưng thực tế mới đạt 36,1%, giảm 1,1% so với năm 2006…Nêu ra những con số trên, điều chúng tôi muốn đề cập đến đó là, tỉnh và các ngành chức năng cần đánh giá đúng thực chất, nhận rõ thuận lợi và khó khăn để có thể hoạch định mục tiêu tăng trưởng cho năm 2008 một cách xác thực, toàn diện và bảo đảm yếu tố bền vững cao hơn.

MT. Báo Ninh Thuận. -Số 1539

Page 17: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 17

ĐOÀN CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO UBND TỈNH CÙNG LÃNH ĐẠO CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN

HUACHEN-LONG ĐỨC PHONG, THƯỢNG HẢI TRUNG QUỐC. Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhận lời mời của Đại sứ quán Việt Nam tại Thượng Hải-Trung Quốc tham dự "Hội thảo hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Thượng Hải".

Sáng ngày 29/11/2007 Đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận do bà Hoàng Thị Út Lan- Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng ông Đỗ Hữu Nghị- Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 11 lãnh đạo của 5 công ty trong tỉnh, lãnh đạo cảng Ba ngòi đã đến Thượng Hải. Trước ngày diễn ra hội thảo vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/11 lãnh đạo tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Huachen-Long Đức Phong là một trong đối tác kinh tế của tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Du Long. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Chu Vĩnh Hưng Chủ tịch HĐQT, ông Châu Hương Kiện Tổng Giám đốc Tập đoàn Huachen-Long Đức Phong, cùng tham dự có ông Trần Văn Luật Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Tập đoàn Huachen đã hội đàm và trao đổi một số công việc chung về kế hoạch tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Du Long trong thời gian qua. Bà Hoàng Thị Út Lan- Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao về tinh thần hợp tác đầu tư giữa tỉnh và

Tập đoàn trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định như về phía tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Tập đoàn đầu tư là hoàn thành công tác giải phóng

mặt bằng, các thủ tục pháp lý, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên tiến độ đầu tư cho đến nay còn chậm so kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân Ninh Thuận. Vì vậy đề nghị Tập đoàn Huachen nên xem xét khắc phục những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Lãnh đạo Tập đoàn ghi nhận lời đánh giá chân tình thẳng thắn tinh thần hợp tác xây dựng vì lợi ích chung của 2 bên. Về phía Tập đoàn ghi nhận rằng chậm tiến độ thực hiện dự án vì bộ máy tổ chức của công ty tại Ninh Thuận chưa ổn định về tổ chức, cán bộ của Tập đoàn chưa am hiểu sâu kỹ về một số chính sách đầu tư tại Việt Nam, về thủ tục pháp lý đầu tư ra nước ngoài tại Trung Quốc Tập đoàn thực hiện còn chậm do vậy tiến độ thực hiện dự án không đúng theo kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo hai bên trao đổi thẳng thắn, thiện chí trên tinh thần hợp tác để giải quyết tháo gỡ khó khăn chung. Về phía Tập đoàn

Page 18: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 18

và tỉnh Ninh Thuận đi đến thống nhất kết luận: Tập đoàn Huachen khẳng định và quyết tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Du Long vì lợi ích chung của hai bên để góp phần phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Ninh Thuận và cho sự phát triển của Tập đoàn. Và trên tinh thần đoàn kết hợp tác đầu tư của nhân dân hai tỉnh Thượng Hải-Ninh Thuận nói riêng và giữa Trung Quốc-Việt Nam nói chung.

Ông Châu Vĩnh Hưng- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cam kết với lãnh đạo tỉnh cố gắng giải quyết những khó khăn vướng mắc của Tập đoàn đầu tư tại Ninh Thuận trong thời gian qua, để bước sang năm 2008 sẽ tiến hành khởi công và hoàn thành khu công nghiệp Du Long trong thời gian sớm nhất.

Buổi chiều cùng ngày lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo doanh nghiệp Ninh Thuận có buổi hội đàm thảo luận với Tập đoàn Huachen để tìm hiểu thông tin lẫn nhau để tạo điều kiện hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh thuộc các lĩnh vực xuất khẩu nông, thủy sản, chế biến khoáng sản, kinh doanh bất động sản, đầu tư mở rộng cảng biển Ba Ngòi.

Hai bên đi đến thống nhất trên tinh thần tạo lập mối quan hệ hợp tác phát triển cùng có lợi trong thời gian tới.

Chúng tôi tiếp tục thông tin chuyến công tác của đoàn của tỉnh Ninh Thuận trong những ngày tiếp theo tại Thượng Hải-Trung Quốc./.

Ngọc Sơn (TTXTĐT và TM Ninh Thuận)

Thông tin tiếp về hoạt động của Đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận tại Thượng Hải-Trung Quốc.

áng ngày 30/11/2007, lãnh đạo UBND tỉnh ( Chủ tịch Hoàng Thị ÚT Lan và Phó chủ tịch Đỗ Hữu

Nghị) cùng giám đốc Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận có buổi làm việc với

Tập đoàn sản xuất nuôi trồng thủy hải sản Lăng Ba- Trung Quốc, Tập đoàn có nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Bến Lức-Long An. Tại buổi làm việc sau khi thông tin những tiềm năng lợi thế về sản phẩm nông thuỷ sản, tỉnh đề nghị Tập đoàn nghiên cứu khảo sát đầu tư nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại Ninh Thuận. Tập đoàn hoan nghênh ghi nhận đề nghị này và sẽ đến thăm tìm hiểu khảo sát cụ thể tại Ninh Thuận để triển khai đầu tư trong thời gian sớm nhất.

Lúc 11 giờ cùng ngày, Đoàn lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các doanh nghiệp tỉnh đến thăm và chào Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, tiếp đoàn có Đại sứ Trần Văn Luật. Trong không khí vui mừng thắm đượm tình cảm Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các doanh nghiệp và Đại sứ đã trao đổi, thăm hỏi và thống nhất xác lập kênh thông tin nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh, quảng bá xúc tiến đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc vào tỉnh Ninh Thuận

13giờ ngày 30/11/2007, Đoàn công tác của tỉnh tham dự Hội thảo Hợp tác Kinh tế thương mại-đầu tư Việt Nam-Thượng Hải. Tại diễn đàn Hội thảo, bà Hoàng Thị Út Lan Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu quan trọng giới thiệu tiềm năng, lợi thế, chính sách, môi trường thông thoáng và cơ hội S

Page 19: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 19

đầu tư vào Ninh Thuận và sẵn lòng đón tiếp các nhà đầu tư đến Ninh Thuận. Bà Chủ tịch thông tin thêm các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn phân vân về môi trường đầu tư tại Ninh Thuận thì có thể tìm hiểu ngay qua người trong cuộc là Tập đoàn Huachen-Long Đức Phong là Tập đoàn mạnh, uy tín của Trung Quốc đã đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Du Long của tỉnh Ninh Thuận và đã tìm hiểu kỹ về Ninh Thuận. Tập đoàn Huachen- Long Đức Phong cũng có bài phát biểu thông tin về lợi thế, môi trường đầu tư khá hấp dẫn của Ninh Thuận.

15giờ 30 cùng ngày, Chủ tịch UBND tháp tùng Đại sứ Trần Văn Luật thăm và chào xã giao lãnh đạo UBND thành phố Thượng Hải. Trong không khí thắm tình hữu nghị, bạn bè, tôn trọng, hiểu biết lẫn

nhau, và cùng nhau hợp tác phát triển, Đại sứ nước ta và Phó thị trưởng Đường Đăng Kiệt cùng chúc mừng những thành tựu của Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đạt được trong thời gian qua, cũng như mối quan hệ hợp tác phát triển ngày càng toàn diện, bền vững. Hai bên cam kết sẻ tiếp tục làm tất cả những gì có thể cho sự phát triển hữu nghị trong tương lai.

18giờ 30 cùng ngày, Đoàn công tác của tỉnh tham dự và chúc mừng Lễ khai trương Văn phòng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải.

Văn Bình-Ngọc Sơn (Đưa tin từ Thượng Hải- Trung Quốc)

http://www.ninhthuan.gov.vn/vn/index.asp

TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TOÀN TỈNH ĐẠT TRÊN 34,35 TRIỆU USD

rong tháng 10 vừa qua, toàn tỉnh đã đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 3,97 triệu USD, tăng 41% so cùng kỳ

năm 2006. Trong đó, chủ yếu vẫn là nhân hạt điều với trên 3 triệu USD, tăng 24% kế đến là hàng thủy sản khô xuất khẩu đạt 965 nghìn USD, tăng 147%... Đáng nói là trong tháng đã có thêm sản phẩm mới xuất khẩu là giỏ xách mỹ nghệ với chất liệu plastic, tuy chỉ mới đạt 8.000 USD nhưng cũng khá triển vọng trong thời gian tới.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay tuy có nhiều khó khăn về giá cả, thị trường xuất khẩu... nhưng bằng nỗ lực của nhiều doanh nhiệp đã góp phần mang về cho tỉnh tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 34,35 triệu USD, tăng 27,3% so cùng kỳ thời gian này năm trước. Nếu với đà phát triển này khả năng đạt kế hoạch kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 này là có thể.

http://www.ninhthuan.gov.vn/vn/index.asp?

T

Page 20: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 20

SẢN XUẤT THUỶ SẢN THEO MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG: MỘT HƯỚNG ĐI THÍCH HỢP Ở TỈNH TA.

rong những năm qua, ngành Thủy sản (TS) tỉnh ta đã có những bước tăng trưởng đáng kể,

trong đó khai thác TS tăng bình quân hằng năm 9,6% và nuôi trồng TS tăng 2,9%, đặc biệt trong 9 tháng đầu năm nay sản xuất TS đã tăng trưởng 19,8%, riêng lĩnh vực nuôi trồng tăng 43,8%. Sự phát triển của ngành TS đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước, tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng của nghề cá tỉnh ta nhìn chung vẫn có điểm xuất phát thấp, lực lượng sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở một số lĩnh vực còn hạn chế nên đòi hỏi phải có mô hình sản xuất thích hợp.

Từ vấn đề thực tiễn đặt ra đó, ngành TS tỉnh ta đã có chủ trương tổ chức lại sản xuất nhằm xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khắc phục tình trạng làm ăn manh mún, phân tán, kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp. Trong đó trọng tâm là xây dựng các tổ chức sản xuất mới theo hình thức tổ cộng đồng, tổ hợp tác. Anh Nguyễn Khắc Lâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư (KN) tỉnh cho biết: 'Là đơn vị được ngành TS giao nhiệm vụ thực hiện phát triển các mô hình quản lý cộng đồng, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương tổ chức xây dựng và hình thành nhiều tổ cộng đồng, tổ hợp tác trong các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng TS'. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các năm 2005, 2006 toàn tỉnh đã thành lập 31 tổ cộng đồng sản xuất, trong đó có 26 tổ cộng đồng nuôi tôm, 1 tổ cộng đồng nuôi ốc hương và 4 tổ đội hợp tác khai thác TS trên biển. Qua hơn

1 năm triển khai các mô hình quản lý cộng đồng nói trên, theo đánh giá của Trung tâm KN tỉnh, bước đầu các hình thức sản xuất mới này đã phát huy tác dụng tích cực trên một số mặt, đem lại hiệu quả rõ nét.

Nói đến hiệu quả, trước hết có thể đơn cử mô hình cộng đồng nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất cát ven biển (Phước Dinh, Ninh Phước), được thành lập năm 2006 với 30 thành viên tham gia, quy mô diện tích nuôi 30ha; kết quả nuôi ngay trong năm đã có 100% thành viên của tổ đều thành công, năng suất thu hoạch trung bình 8-10 tấn/ha/vụ, lợi nhuận khoảng 150-200 triệu đồng. Các thành viên trong tổ đã tích cực giúp đỡ nhau về kỹ thuật, cung cấp thông tin và cùng nhau xử lý ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả. Hay như tổ cộng đồng nuôi ốc hương Mỹ Tân (Thanh Hải, Ninh Hải) được thành lập năm 2005 với 23 thành viên, quy mô 140-150 lồng nuôi, các thành viên đều tuân thủ theo quy chế hoạt động của tổ như thả giống nuôi đúng vụ, cùng hợp đồng mua giống tại 1 cơ sở sản xuất giống tin cậy. Sau một năm sản xuất theo mô hình cộng đồng, lợi nhuận thu được chung cả tổ khoảng 1,5 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ thu nhập 60-70 triệu đồng. Ở lĩnh vực khai thác hải sản, Trung tâm KN tỉnh cũng đã thành lập 4 tổ đội khai thác ở Mỹ Tân (Thanh Hải) với 23 thành viên và qua hơn 2 năm hoạt động đã chứng tỏ hiệu quả trên nhiều mặt. Dễ thấy nhất là các thành

T

Page 21: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 21

viên trong tổ thường xuyên cung cấp thông tin về ngư trường để cùng nhau đánh bắt có hiệu quả, nhờ đó giảm chi phí khai thác. Việc hợp tác và liên kết với nhau trong tiêu thụ sản phẩm được triển khai bằng cách phân công các thành viên đem sản phẩm vào bờ tiêu thụ, giúp các thành viên bám ngư trường khai thác, hạn chế được hiện tượng ép giá từ các nậu vựa và giảm chi phí. Đặc biệt là giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai, bão, lốc trên biển hoặc khi tàu của thành viên đang đánh bắt khơi xa bị hư hỏng.

Phấn khởi trước kết quả ban đầu đạt được, ngành TS tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình liên kết kiểu hình thức tổ, đội trong hoạt động khai thác, nuôi trồng TS. Tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm KN tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập thêm 14 tổ cộng đồng trong sản xuất TS, bao gồm: 3 tổ nuôi tôm sú khu vực đầm Nại (quy mô 80 hộ nuôi diện tích 33 ha), 1 tổ nuôi tôm khu vực Sơn Hải- Phước Dinh (16 hộ/15 ha), 4 tổ nuôi tôm chân trắng ở An Hải (68 hộ/42,4 ha), 1 tổ nuôi ốc hương thương phẩm ở Tri Hải (16 hộ/ 10 ha), 1 tổ nuôi tôm tại phường Mỹ Đông (20 hộ/10ha) và 3 tổ khai thác TS cũng tại phường vừa nói với 26 tàu, tổng công suất 1.820 CV. Cũng cần nói rõ, tuy đạt được những kết quả khả quan, song sản xuất TS theo mô hình cộng đồng vẫn không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục. Chẳng hạn hiện nay chưa có hướng dẫn thống nhất chung về tên gọi cũng như quy chế hoạt động của các tổ cộng đồng ở từng lĩnh vực sản xuất, còn có sự khác nhau giữa các khu vực, các địa phương. Nhận thức và sự thống nhất của thành viên trong các tổ cộng đồng chưa cao; nguồn kinh phí để duy trì sinh hoạt tổ còn hạn chế. Đáng nói là còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm, có

kiến thức trong việc tổ chức điều hành hoạt động của lĩnh vực cộng đồng. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có liên quan trong việc quản lý, hỗ trợ hoạt động sản xuất TS chưa chặt chẽ, đồng bộ.

Trong thực tế, để có các tổ đội hợp tác, cộng đồng không phải là chuyện dễ dàng, với tập quán làm ăn cá thể, nhỏ lẽ của ngư dân tỉnh ta, đòi hỏi Trung tâm KN phải nỗ lực tuyên truyền, vận động cho mọi người hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của mô hình mới. Trung tâm phải phân công cán bộ bám sát người dân, xây dựng thành lập tổ rồi tham gia cùng sinh hoạt tổ, hướng dẫn tổ viên toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật, góp ý xây dựng khắc phục những mặt yếu kém, thông tin với nhau về tình hình sản xuất....Anh Nguyễn Khắc Lâm nhận xét: 'Theo kinh nghiệm của chúng tôi, hầu như nơi nào có chính quyền địa phương quan tâm đến mô hình sản xuất cộng đồng thì nơi đó các hoạt động của tổ sẽ mang lại hiệu quả cao'.

Xác định sản xuất TS theo mô hình cộng đồng là hướng đi thích hợp ở tỉnh ta, vừa qua Trung tâm KN tỉnh đã kiến nghị với Bộ chủ quản cần có hướng dẫn cụ thể về hoạt động của loại hình mới này, tổ chức các chương trình tập huấn hoặc đào tạo cho cán bộ KN về các kiến thức quản lý cộng đồng. Đối với Trung tâm KN quốc gia, cần quan tâm hỗ trợ mô hình sản xuất cộng đồng bằng cách thông qua các chương trình KN nhằm khuyến khích sự hình thành và phát triển mô hình theo hướng ngày càng hiệu quả hơn.

B.T. Báo Ninh Thuận.- Số 1521

Page 22: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 22

Đã có 2.460 tỷ đồng vốn tín dụng ngân hàng được đầu tư

vào nền kinh tế của tỉnh Trong 9 tháng qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã huy động nguồn vốn tại địa phương đạt trên 1.120 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 97,4% kế hoạch năm. Trong đó, riêng tiền gởi tiết kiệm chiếm hơn 710 tỷ đồng, tăng 43,6% so với cùng kỳ và vượt 6% kế hoạch. Cũng trong thời gian trên, các ngân hàng đã đầu tư vào nền kinh tế của tỉnh đạt trên 2.460 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.305 tỷ đồng, tăng 16,4% dư nợ trung và dài hạn đạt trên 1.325 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Điều đáng nói là các ngân hàng thương mại đã tiếp cận với các chương trình dự án đầu tư lớn của tỉnh để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp như Dự án phong điện, Dự án công nghiệp tại Dốc Hầm và các dự án du lịch có quy mô lớn.

H.H. Báo Ninh Thuận.- Số 1522

DIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNG @ CÔNG NGHỆ LẦN THỨ 16 NĂM 2007 TỔ CHỨC

TẠI NINIH THUẬN gày 05-10-2007 tại khách sạn Phong Lan tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm khuyến nông quốc

gia, báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Ninh Thuận tổ chức diễn đàn khuyến nông @ công nghệ lần thứ 16-2007 với chuyên đề "Phát triển dê, cừu và chế biến tiêu thụ gia súc các tỉnh phía Nam".

Tham dự diễn đàn có khỏang 250 đại biểu là đại diện của Bộ NN-PTNT, Cục thú y, Cục chăn nuôi, Sở NN-PTNT, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm thú y vùng 6, Cục HTX và PTNT, Viện KHKT NN MN, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, giới truyền thông, các nhà khoa học và đông đảo bà con nông dân của 24 tỉnh phía Nam. Về phía tỉnh có ông Trần Xuân Hòa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Tại diển đàn, sau khi nghe báo cáo đề dẫn 'Những vấn đề cần lưu ý để phát triển dê cừu ở các tỉnh phía Nam một cách bền vững' của Tiến sĩ Đoàn Đức Vũ - Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ chăn nuôi, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; Báo cáo 'Thực trạng và định hướng phát triển dê cừu tại Ninh Thuận' của Đặng Ngọc Quang Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận, bà con nông dân và đại biểu tham dự đã đưa ra hơn 60 câu hỏi xoay quanh các vấn đề còn vướng mắc trong sản xuất như: công tác con giống, phương thức chăn nuôi, cũng như việc tổ chức tiêu thụ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi dê cừu không những cho Ninh

Thuận mà cho cả các tỉnh phía Nam.nuôi, cũng như việc tổ chức tiêu thụ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi dê cừu không những cho Ninh Thuận mà cho cả các tỉnh phía Nam

http://www.ninhthuan.gov.vn/vn/

N

Page 23: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 23

NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ MÚ biển, có nhiều nghề để sinh sống và làm giàu…, và một trong số ấy là nghề khai thác cá mú. Nghề này mới hình thành

chừng hơn một năm và hiện nay ngư dân một số địa phương trong tỉnh đang phấn khởi đầu tư.

Cá mú có hai loại, một loại màu đỏ kích thước lớn và một loại màu vàng xám nhỏ hơn. Dù thuộc loại nào thì cá mú vẫn luôn đắt tiền. Như cá mú đỏ hiện nay giá từ 80-100 ngàn đồng/kg. Một con trung bình nặng từ 5-8 kg. Cá mú thường được xuất khẩu hoặc cung cấp cho các nhà hàng, hay những gia đình có thu nhập cao.

Cá mú thường sống ở các rạn san hô ngầm. Tuy nhiên chúng ở các rạn san hô gần bờ không nhiều, mà chủ yếu ở các dãy rạn san hô xa bờ hàng trăm hải lý.

Trước đây ngư dân chỉ đánh bắt cá mú bằng nghề câu. Với cách này cá mú bắt được không nhiều. Ngoài cách câu ra, ngư dân chưa thể thả lưới đánh được vì mức nước quá sâu, sức người không kéo nổi. Ngày nay, nhờ sáng tạo ra được dàn cảo có thể kéo được liên tục hàng trăm tấm lưới ở độ sâu vài trăm mét mà không tốn sức lực, ngư dân đã nghĩ ra loại lưới đánh cá mú và áp dụng trong thực tế cho hiệu quả rõ rệt. Từ đó mọi người tin tưởng, phấn khởi đầu tư làm theo.

Lưới đánh cá mú gọi là lưới bảy do nó có mắt lưới 7cm, được đan bằng sợi cước lớn hơn gấp hai lần cước đan lưới thông thường. Một tấm lưới bảy dài khoảng một trăm mét. Một ngư dân làm cho mình năm tấm như vậy gọi là một đầu lưới, trị giá bảy triệu đồng. Chủ ghe, trong mùa đánh bắt cá mú (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau), sẽ chở

lưới của mình cùng lưới của 6-8 người bạn nữa ra khơi xa (có khi phải chạy trên 24 giờ) dùng máy định vị xác định vị trí vùng rạn san hô thả xuống đánh cá. Chẳng những lưới bảy đánh được cá mú không thôi, mà còn khai thác được các loại cá khác rất có giá trị xuất khẩu như đổng sộp, chùm bì, bắp nẻ, mó xám rất nhiều. Do vậy, nghề đánh bắt cá mú cũng kiêm luôn khai thác các loại cá này. Sau mỗi chuyến biển từ 5-7 ngày, mỗi ghe đã có thể vào bờ bán cá được vài ba chục triệu đồng, trong khi phí tổn không nhiều, chừng vài triệu đồng. Do đó mà nhiều ngư dân hành nghề giàu lên mau chóng. Ông Mai Văn Lí ở phường Đông Hải (PR-TC) là một ví dụ. Ông làm nghề chỉ chừng hơn một năm mà đã có đủ tài chính để vui vẻ… đập nhà cũ vừa mới cất hai năm trước đó để xây nhà mới khang trang và to đẹp hơn. Nhờ hiệu quả hấp dẫn ngoài sự mong đợi như vậy mà nghề lưới bảy được mau chóng nhân rộng. Từ nơi đầu tiên làm nghề là Khánh Hội (Ninh Hải), đến nay đã có nhiều xã, phường ven biển làm theo. Anh Lê Hoàng Minh, một người kết lưới thuê chuyên nghiệp ở địa phương cho hay: Nhu cầu làm lưới bảy nhiều đến nỗi suốt nhiều tháng nay, ngày nào anh cũng làm phao kết lưới cho chủ ghe, không có thời gian để nghỉ. Còn anh Văn Thành Tâm, một ngư dân cũng đã sẵn sàng một đầu lưới này cho con trai mình, bảo: Đây là cơ hội làm giàu, cần phải biết nắm bắt, nếu không sẽ bị “tụt hậu”…

Có thể nói nghề đánh bắt cá mú là nghề khai thác xa bờ mang lại hiệu quả cao, trong khi vốn đầu tư không nhiều lắm.

Huỳnh Chơn Sơn. Báo Ninh Thuận. -Số 1525

Page 24: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 24

RONG SỤN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN

LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI NINH THUẬN

Tháng 6-1993, ông Huỳnh Quang Năng, Phân viện khoa học vật liệu Nha Trang với 10 kg giống rong sụn, mang về trồng ở đầm Sơn Hải. Nếu năm 2000 người dân nơi đây mới trồng được 15 ha trong lưu vực đầm Sơn Hải thì đến nay rong sụn được phát tán nhanh ra các vùng khác trong tỉnh, không những trồng trong đầm, mà còn phát triển ra các vực nước ven biển trên 500 ha.

Cùng với việc phát triển diện tích, các mô hình trồng rong sụn ngày càng phong phú và đa dạng hơn như trồng trong các ao nuôi tôm, trồng trong đầm, vịnh kín gió, trồng rong ở các vùng ven biển với các phương pháp trồng khác nhau: trồng dây đơn căng trên đáy, trồng rong trong lồng lưới… nhưng phương pháp trồng dây đơn căng trên đáy là phổ biến, vì chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích trồng rong khoảng 5.000m², thời gian trồng 3 tháng/vụ, lợi nhuận thu được 18 triệu đồng/vụ. Một năm trồng từ 2-3 vụ.

Rong sụn phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng 3-6%/ngày. Sản lượng đạt 30 tấn khô/ha/năm. Thành phần hoá học chủ yếu của rong sụn là Carrageenan, chiếm 40-55% trọng lượng khô. Sản xuất Carrageenan bắt đầu từ năm 1862, đến nay các nước sản xuất Carrageenan nhiều nhất là Phillipines, Mỹ, Đan Mạch, Pháp… Năm 2001, tổng sản lượng Carrageenan trên thế giới là 42.390 tấn trong đó: châu Âu chiếm 32%, Mỹ 21%, châu Á - Thái Bình Dương 47%.

Rong sụn là loại thực vật dạng Thallus (chưa phân hoá thành thân, rễ thật sự), sống bằng quang hợp, có khả năng hấp thu các muối dinh dưỡng, chủ yếu là N, P để tổng hợp thành các chất hữu cơ, nên rong sụn có tác dụng làm giảm lượng vật chất hữu cơ trong nước. Phát triển trồng rong sụn là một

trong những giải pháp xử lý sinh học có hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng nước tại các vùng nuôi trồng trong tỉnh.

Với tính chất hoá học và vật lý đặc biệt của Carrageenan, mà rong sụn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, y dược… và phi thực phẩm để làm chất đồng hoá, ổn định, tạo gel, tạo độ nhớt, tạo kết cấu…

Carrageenan là chất phụ gia tốt nhất trong công nghiệp thực phẩm và ứng dụng Carrageenan rất lớn như sản xuất bơ sữa, nước giải khát, kem đánh răng, làm bánh kẹo, thế hàn the sử dụng trong thực phẩm: làm chả giò, thịt nguội…

Năm 2006, Hội đồng Khoa học tỉnh đã phê duyệt cho Khoa công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài: “Sản xuất thực phẩm từ rong sụn (Kappaphycus alvarezii)”, đề tài đã sản xuất được 5 nhóm sản phẩm từ chế biến rong sụn gồm: Kẹo dẽo trái cây; Mứt nhuyễn (jam trái cây), Mứt rong khô; Bánh tráng rong sụn; Siro rong trái cây; Rong sụn dầm gia vị.

Với các sản phẩm được chế biến từ rong sụn của đề tài mở ra triển vọng đa dạng hoá sản phẩm từ rong sụn, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng diện tích trồng rong sụn tại tỉnh ta, giải quyết lao động nhàn rỗi vùng ven biển và cũng là nơi cung cấp nguyên liệu rong sụn cho cả nước.

Qua thực tế sản xuất và thực nghiệm từ đề tài nghiên cứu khoa học, Rong sụn được xác định là cây góp phần giải quyết xoá đói giảm nghèo cho người dân. Kỹ thuật và cách trồng đơn giản, đầu tư thấp đã mở ra triển vọng cho nghề nuôi rong tại Ninh Thuận phát triển mạnh và cũng là nguồn nguyên liệu thúc đẩy phát triển các ngành nghề chế biến thực phẩm từ rọng sụn.

Phạm Châu Hoành (Sở KH & CN Ninh Thuận) - Báo Ninh Thuận. -Số 1528

Page 25: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 25

MỞ ĐƯỜNG LÀM RẪY: ĐỘT PHÁ TRONG CÁCH LÀM CỦA ĐỒNG BÀO MA NỚI

rở lại Ma Nới vào những ngày giữa tháng 10 chúng tôi được nghe nhiều chuyện vui về sự

thay đổi cách nghĩ, cách làm của đồng bào xã Ma Nới trong việc phát triển kinh tế - xã hội, vượt khó vươn lên làm giàu. Trong đó, ấn tượng nhất là chuyện người dân thôn Ú, xã Ma Nới vận động nhau mở đường làm rẫy, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuyện bắt đầu từ Tà Yên Đào

Theo chân Tà Yên Đào, chưa đầy 30 phút, con “ngựa sắt” đã đưa 2 chúng tôi đến vùng đất sản xuất của bà con thôn Ú. Qua quan sát, giữa rừng già thăm thẳm, bạt ngàn, con đường rừng gập ghềnh, lô nhô nhưng cũng đủ bằng để các loại xe cơ giới chạy băng băng đến tận nơi sản xuất. Qua Tà Yên Đào mới biết, con đường này mới được bà con vận động làm trong vòng 2 năm trở lại đây. Nếu như trước đây, muốn đi đến vùng đất này phải đi bộ mất cả nửa ngày đường. Vậy mà, giờ đây chỉ còn 30 phút. Ngồi tâm sự, Tà Yên Đào cho biết ngày trước, một số bà con thôn Ú, trong đó có gia đình anh có đất sản xuất tại trạm sản xuất Tà Lâm, đường đi thôn Gia Hoa. Có đất đấy, nhưng việc sản xuất của bà con gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc đi lại. Để đến được đất sản xuất, phải đi bộ mất nửa ngày đường, đến nơi mệt nhọc, chưa lao động được bao nhiêu, lại phải quay về kẻo trời tối, tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, đất sản xuất thuộc diện đất đồi rừng, làm bằng thủ công, nên hiệu quả kinh tế thấp, vì thế hầu hết người dân trong thôn chỉ sản xuất một vụ và phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết.

Trước thực tế đó, nhìn đất rẫy bỏ hoang, trong khi ở tại thôn Ú lại không có đất để sản xuất. Sau nhiều lần suy nghĩ và đi đến

quyết định mở đường. Muốn bà con nghe theo, thì mình phải đi tiên phong. Nói là làm, những ngày đầu Tà Yên Đào về động viên người trong gia đình tham gia mở đường lên làm rẫy. Đồng thời, với vai trò là một cán bộ Mặt trận xã, nên rất thuận lợi cho Tà Yên Đào trong việc đi vận động những gia đình có đất rẫy tham gia mở đường. “Mưa dầm thấm đất” qua lời nói và việc làm cụ thể của gia đình Tà Yên Đào dần tác động đến nhiều người, những người có rẫy nghe ra, bắt đầu tham gia mở đường. Từ một hộ, rồi lên 5 hộ, đến tất cả những người dân trong thôn có rẫy. Nhà nhiều người thì tham gia nhiều công, nhà ít người thì tăng công sức làm, không ai bảo ai, lúc bận thì nghỉ, lúc rảnh thì làm. Cứ vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, con đường rộng trên 3m, dài 3 cây số, được người dân thôn Ú mở rộng ra lên đến khu sản xuất.

Có đường việc canh tác trở nên dễ dàng, hiệu quả ngay vụ mùa đầu tiên. Trước đây, nhà Tà Yên Đào có 1,2 ha đất, sản xuất theo tập quán du canh, lao động tay chân, nên năng suất rất thấp. Bình quân nếu trồng đậu xanh, mỗi vụ thu hoạch chỉ được 1 đến 2 tạ. Trồng bắp, 5 đến 7 tạ, nhưng từ khi có đường khâu làm đất được cơ giới hoá thì khu đất sản xuất trở nên hiệu quả rõ ràng. Đất được cày xới, tơi xốp. Ngay vụ đầu tiên Tà Yên Đào trúng ngay đậu xanh gần 1 tấn. Trúng vụ bắp 3 tấn. Không riêng gì Tà Yên Đào, mà những hộ khác như Tà Yên Dà, Tà Yên Sia,… đều trúng mùa và đem lại thu nhập cao. Hơn nữa trước đây khi thu hoạch, do vận chuyển đường rừng khó khăn nên việc tiêu thụ sản phẩm luôn phải chịu nhiều thiệt thòi do tư thương ép giá, nhưng từ khi có đường tình trạng trên gần như được khắc phục.

T

Page 26: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 26

Xích lại gần Gia Hoa

Thôn Gia Hoa nằm sâu giữa rừng già Ma Nới, giáp ranh địa phận tỉnh Lâm Đồng, việc đi lại gặp vô cùng khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ. Không có đường giao thông nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, văn hoá, nhất là trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân thôn Gia Hoa. Để đi đến được thôn Gia Hoa, ngoài con đường rừng Hoà Sơn đi vào, thì chỉ có con đường độc đạo đi từ thôn Ú qua Tà Lâm lên Gia Hoa - cũng chính là con đường mà người dân thôn Ú đã mở để làm rẫy. Trong những năm qua, các cấp chính quyền cũng rất quan tâm, trong đó có việc tính đến phương án mở đường đi vào thôn Gia Hoa, thế nhưng do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên dự án vẫn còn dang dở. Trong khi đó, vừa qua theo chương trình làm việc giữa lãnh đạo 2 huyện Ninh Sơn và Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng), 2 huyện sẽ cùng nhau xây dựng và mở tuyến đường đi

Gia Hoa vừa tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, vừa làm tốt việc bảo vệ, quản lý rừng, đồng thời là đường băng cản lửa trong mùa khô. Nhưng bao giờ làm thì câu trả lời vẫn chưa có! từ các nghĩ cách làm của người dân thôn Ú đã mở ra một hướng mới, trong khi điều kiện kinh tế chưa cho phép mở đường, nên chăn chính quyền Ma Nới, huyện Ninh Sơn cần học cách làm, cách nghĩ của người dân thôn Ú trong việc kêu gọi, huy động người dân xã Ma Nới (nói chung), người dân thôn Gia Hoa (nói riêng) tham gia mở đường. Bởi tuyến đường nối liền giữa thôn Tà Lâm và Gia Hoa cũng không còn dài, một phần đã được người dân thôn Ú mở, phần còn lại nếu như biết cách tập hợp, vận động sự đoàn kết, công sức của người dân trên địa bàn - con đường giao thông nối liền với Gia Hoa sẽ được mở ra trong nay mai.

Xuân Bính. Báo Ninh Thuận. -Số 1531

Hỗ trợ trên 253.000 con cá giống nước ngọt cho các xã miền núi

Thực hiện Chương trình hỗ trợ giống Thủy sản, vừa qua Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã chuyển giao 253.050 con giống cá nước ngọt (kinh phí trên 90 triệu đồng) cho 302 hộ dân các xã miền núi thả nuôi với tổng diện tích 26,4 ha. Trong đó có 191 hộ dân huyện Ninh Sơn (nhận 175.500 con giống), 80 hộ dân huyện Thuận Bắc (62.950 con giống) và 31 hộ dân huyện Bác Ái (14.600 con giống). Các giống cá được phân phối gồm có: Chép, điêu hồng, trôi, trê lai…

Mục đích hỗ trợ giống cá nước ngọt nhằm giúp đồng bào miền núi giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ, khai thác được nghề nuôi cá trong các ao hồ chứa, tạo thêm công việc làm và góp phần cải thiện đời sống.

B.T. Báo Ninh Thuận. -Số 1517

Page 27: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 27

SẢN XUẤT & TIÊU THỤ

RAU AN TOÀN Những năm gần đây, sản xuất rau ở tỉnh

ta nói riêng và cả nước nói chung có những bước thay đổi rõ rệt cả về diện tích, năng suất, sản lượng và chủng loại. Tuy nhiên, nhìn trên khía cạnh chất lượng, vấn đề sản xuất rau theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và sự bền vững của môi trường đã và đang là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải có giải pháp mang tính chiến lược, đồng bộ với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nhiều lĩnh vực.

Rau xanh là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Do vậy, rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi con người. Trong những năm trước đây do chạy theo lợi nhuận, một số người sản xuất đã sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép, ngoài ra còn do khu vực trồng rau bị ô nhiễm từ các chất thải chưa được xử lý đúng qui trình ở các khu công nghiệp, các khu dân cư, đô thị… đã vô tình để lại trong rau xanh dư lượng các loại hoá chất độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat, các kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại cho sức khoẻ, thực tế đã gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn cho con người. Trong thời gian qua nhiều mô hình ứng dụng sản xuất rau sạch được các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất bước đầu đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn chưa được mở rộng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có điều nghịch lý là không thể nhân rộng được mô hình. Một trong những nguyên nhân chính là đầu ra của sản phẩm.

Theo ước tính, chi phí để sản xuất rau sạch cao gấp 2-3 lần rau bình thường, nhưng giá bán chỉ ngang bằng các loại rau khác. Điều muốn đề cập ở đây là, hiện nay hầu hết các chợ trong tỉnh chưa có một quầy hàng bán rau sạch nào được kiểm chứng đúng nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thói quen sử dụng rau sạch của người tiêu dùng chỉ dừng ở mức cảm quan và chưa thể phân biệt được đâu là rau sạch, đâu là rau không an toàn. Chính vì thế, người dân chưa mấy mặn mà với sản phẩm này.

Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng rau sạch trong bữa ăn ngày càng lớn. Đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách hoặc người có mức thu nhập cao tại tỉnh ta. Thiết nghĩ, để thúc đẩy mô hình sản xuất rau sạch (rau an toàn) từng bước phát triển thì cần xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình trồng rau an toàn để tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và tạo cơ sở để người dân học tập. Trong thời gian đến, các cấp, các ngành liên quan cần có một chiến lược hợp lý để giải quyết những vướng mắc trong khâu sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Một số giải pháp để thúc đẩy mở rộng diện tích trồng an toàn ở các địa phương:

- Khuyến khích người tiêu dùng, trước mắt mở rộng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở các nhà hàng, khách sạn hoặc những địa điểm có thể tạo cơ hội cho người tiêu thụ tiếp cận được sản phẩm rau an toàn.

- Tăng cường công tác truyền thông qua thông tin đại chúng (báo chí, truyền thanh, truyền hình) về vai trò của rau an toàn trong cuộc sống của con người và cộng đồng.

- Đầu tư kinh phí để mở rộng mạng lưới khuyến nông cơ sở để giúp người sản xuất thực hiện đảm bảo theo quy trình đồng thời

Page 28: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 28

thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề về rau an toàn;

- Mặt khác, các tổ chức, người sản xuất cần xây dựng thương hiệu của sản phẩm rau an toàn, bên cạnh đó nhanh chóng mở các quầy, điểm bán rau sạch ở các chợ, các khu công nghiệp để dần hình thành kênh tiêu thụ;

- Bên cạnh đó, trong thời gian đầu các cấp, các ngành nên xem xét hỗ trợ giá cho sản phẩm rau sạch để tạo điều kiện cho người tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng rau an toàn. Người viết bài này, muốn nói ở đây là không những người có thu nhập

cao mới tiếp cận với rau an toàn mà cả người dân nghèo, người có thu nhập thấp cũng phải dần được tiếp cận với sản phẩm rau an toàn.

Thiết nghĩ, nếu các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ thì giá trị (cả về lượng lẫn chất) của rau an toàn được nâng cao. Khi đầu ra ổn định, thu nhập của người sản xuất rau an toàn được nâng cao, người tiêu dùng tiếp cận đúng sản phẩm rau sạch họ mong muốn thì cơ hội mở rộng mô hình sản xuất rau sạch là rất lớn.

Ths. Phan Công Kiên. Báo Ninh Thuận. -Số 1540

Bàn giao công trình Trung tâm Thương mại Thanh Hà cho Sài Gòn Co.op.

Thực hiện thoả thuận giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) về việc chuyển chủ đầu tư đối với công trình chợ chính dự án Trung tâm Thương mại Thanh Hà từ Ủy ban nhân dân Thành phố sang Liên hiệp Hợp tác xã Thương

mại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op)

Sáng ngày 23 tháng 11 năm 2007 tại UBND Thành phố đã diễn ra buổi

bàn giao công trình thi công xây dựng chợ chính dự án Trung tâm Thương mại Thanh Hà.

Tham dự buổi bàn giao có Ông Đỗ Hữu Nghị - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại Du lịch, UBND phường Phủ Hà. Đại diện bên bàn giao, có Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Hồng, Trưởng ban QLDA, ông Phạm Ngọc Hy, Phó trưởng Ban QLDA. Đại diện bên nhận bàn giao, có ông Thái Dương Thanh Giám đốc bộ phận Tổ chức Hành chính, ông Vũ Công Khánh chuyên viên kỹ thuật.

Hai bên tiến hành bàn giao toàn bộ hồ sơ sổ sách và khối lượng thi công gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ liên quan đến khối lượng quyết toán công trình. Sau đó, hai bên đến tại thực địa công trình để tiến hành bàn giao diện tích thuê đất theo công trình là 6.575m2 với thời hạn là 50 năm.

Theo kế hoạch sau khi nhận bàn giao, cuối tháng 11/2007, Sài Gòn Co.op sẽ tiến hành khởi công sửa chữa. Dự kiến, đến ngày 30/4/2008 công trình sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.

Websites Ninh Thuận

Bàn giao công trình Trung tâm Thương mại Thanh Hà cho Sài Gòn Co.op.

Page 29: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 29

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI THUẬN BẮC:

TRONG GIAI ĐOẠN MỚI iền núi huyện Thuận Bắc, theo cách hiểu chung, bao gồm 3 xã miền núi đặc biệt khó khăn (Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn) và 2 xã, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Công Hải, Lợi Hải) với tổng dân số 29.514

người, chiếm 79,33% dân số toàn huyện. Trong đó có 26.605 người dân tộc Raglai (4.368 hộ) sống ở 20 thôn thuộc 5 xã nói trên và 2.909 người dân tộc Chăm (485 hộ) sống ở thôn Bỉnh nghĩa xã Bắc Sơn. Nhằm tạo sự chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiếu số, Huyện ủy Thuận Bắc đã triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2010.

òn đó những khó khăn

Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quan tâm đầu tư của nhiều chương trình, dự án Nhà nước, Thuận Bắc đã phát triển kết cấu hạ

tầng để phục vụ sản xuất và đời sống, tiềm năng kinh tế nhờ vậy đã được khai thác một phần. Nhân dân miền núi đã mở rộng trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có sức chịu hạn tốt như: Điều (65 ha), neem (101 ha), trôm (15ha) và mô hình vườn rừng trồng xen lẫn trôm với điều (113 ha). Ngoài ra những vùng đất bằng ở các xã Công Hải, Bắc Sơn, Lợi Hải còn trồng các loại cây công nghiệp hằng năm gồm 46 ha mía và 110 ha thuốc lá. Chăn nuôi được coi là thế mạnh, ngành sản xuất chính của miền núi và vùng dân tộc thiểu số với trên 90% hộ gia đình chăn nuôi, tổng đàn gia súc có sừng hiện có 14.791 con trâu, bò và 15.308 con dê, cừu. Nhìn chung kinh tế - xã hội và bộ mặt nông thôn ở miền núi và vùng dân tộc Thuận Bắc đã có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên do trình độ sản xuất, năng suất cây trồng vật nuôi thấp, thu nhập chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống nên đồng bào dân tộc thiểu số đã chiếm 83% tỷ lệ hộ nghèo trong huyện, nạn đói giáp hạt vẫn xảy ra ở một số vùng và vẫn còn 579 hộ dân (chiếm tỷ lệ 15,4% hộ dân tộc thiểu số) thiếu đất sản xuất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, với tổng diện tích tự nhiên 29.688 ha, chia thành 2 vùng (miền núi và đồng bằng), trong đó chiếm 64,2% là đồi núi, 34% là gò đồi thấp và chỉ chiếm 2,1% là đồng bằng. Do kiểu địa hình nói trên, loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn là đất xám và trơ sỏi đá, tầng đất mỏng dễ bị xói mòn và nghèo dinh dưỡng, dẫn đến giá trị sản xuất nông nghiệp thấp, chỉ đạt 4,2 triệu đồng/1ha. Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chỉ có 1.578 ha, chiếm tỷ lệ 21,29%; đáng nói là việc phân bổ không đều, các xã miền núi đều có diện tích trồng lúa nước rất ít như: Phước Chiến (12ha), Phước Kháng (65 ha). Tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra cộng với đất đai bạc màu và thiếu sự đầu tư nên năng suất cây lúa không cao, năng suất bình quân chỉ đạt 26,4 tạ/ha. Những năm gần đây nhờ hưởng lợi từ các hồ chứa nước Sông Trâu, Ma Trai và các công trình thủy lợi nhỏ khác, nhân dân các xã Công Hải, Lợi Hải và Bắc Sơn đã mở rộng diện tích trồng cây lúa nước lên 929 ha, đạt năng suất bình quân 43 tạ/ha nhưng với các xã miền núi khác vẫn chưa có gì thay đổi.

M

C

Page 30: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Kinh Tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 30

hững mục tiêu vươn tới

Trước thực trạng nêu trên, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010 nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân miền núi một cách

bền vững. Cụ thể về lĩnh vực kinh tế, phấn đấu ổn định mức lương thực bình quân 350kg/người/năm; trên 70% dân số có mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/năm; giảm hộ nghèo còn dưới 30%, cơ bản không còn hộ đói và xoá 100% nhà tạm bợ, dột nát. Theo thống kê của UBND huyện Thuận Bắc, hiện nay trên địa bàn vẫn còn 5.142 ha diện tích đất chưa sử dụng (chiếm tỷ lệ 17,32% trong tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 429,29 ha, tập trung ở các xã Bắc Sơn (216 ha), Lợi Hải (126 ha), Công Hải (78 ha) và đất đồi núi chưa sử dụng là 3.472 ha, chủ yếu là đất sườn đồi khô hạn và xen với đá tảng. Để khai thác tiềm năng đất chưa sử dụng, giải quyết cơ bản về đất sản xuất cho nhân dân miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thuận Bắc sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Bà Râu để phục vụ nước tưới cho 350ha, khai hoang các vùng đất hưởng lợi các hồ Sông Trâu, Ma Trai, Ba Tri; vận động và có chính sách để đảm bảo các hộ dân tộc thiểu số đều có đất sản xuất trong quỹ đất khai hoang hưởng lợi từ các công trình thủy lợi.

Cùng với các mục tiêu trên, Huyện ủy Thuận Bắc đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, trong đó chú trọng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo đó phải từng bước xây dựng phương thức canh tác mới cho nông dân miền núi và vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đẩy mạnh hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các loại cây có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Mía, thuốc lá, bông, điều, cây lương thực, cây ăn quả… Đối với thế mạnh chăn nuôi miền núi, sẽ phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, hình thành trang trại vừa và nhỏ kết hợp với chăn nuôi bán thâm canh, gắn với trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn. Đến năm 2010 sẽ phát triển tổng đàn gia súc bao gồm 17.000 con bò và 25.000 con dê, cừu. Bên cạnh đó, xác định đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cũng là tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặc biệt quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi, sẽ phấn đấu đến năm 2010 có 100% xã miền núi có trường lớp kiên cố, trường trung học cơ sở và vào năm 2008 sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Trong đó nhấn mạnh tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên cả về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và trình độ học vấn, chuyên môn; phấn đấu đến năm 2010 có 100% cấp ủy viên các xã miền núi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn. Đây là nhân tố rất quan trọng, không chỉ giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của các Tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới mà còn tạo tiền đề cho phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực địa phương, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong thời kỳ hội nhập.

Bạch Thương. Báo Ninh Thuận. - Số 1525

N

Page 31: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 31

Nhà Văn hoá Thanh thiếu nhi xã Phước Chiến:

CÔNG TRÌNH THANH NIÊN – TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA CỬ ĐẸP CỦA TUỔI TRẺ

Từ ý tưởng đến triển khai thực hiện và hoàn thành, Nhà văn hoá Thanh-Thiếu nhi xã Phước Chiến là món quà ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm và nghĩa cử đẹp của tuổi trẻ tỉnh nhà dành cho xã Phước Chiến (Thuận Bắc). Càng ý nghĩa hơn, khi công trình được bàn giao vào đúng ngày khai mạc Đại hội Đoàn Thanh niên toàn tỉnh lần thứ IV.

Từ ý tưởng

Trong kháng chiến Phước Chiến là căn cứ cách mạng, người dân một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Bước ra khỏi chiến tranh, thời gian qua tỉnh ta cũng dành nhiều quan tâm vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; các chính sách ưu đãi để đồng bào xã Phước Chiến có nhiều điều kiện phát triển KT-XH. Thế nhưng, hiện nay đời sống đồng bào xã Phước Chiến vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, thiếu thốn về nơi sinh hoạt cho thanh-thiếu nhi ở đây. Làm sao để có một Nhà văn hoá dành làm nơi sinh hoạt hội họp, vui chơi giải trí cho thanh-thiếu nhi trong xã? Ước mơ cháy bỏng của tuổi trẻ Phước Chiến cũng là điều day dứt, trăn trở đối với những cán bộ Đoàn! Để có kinh phí xây dựng, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đề xuất sáng kiến: kêu gọi tuổi trẻ tỉnh nhà tình nguyện đóng góp. Và qua đó đã nhận được sự ủng hộ tích cực của tuổi trẻ trong toàn tỉnh. Chưa đầy 6 tháng, từ khi kêu gọi 26-3-2007, đến tháng 8-2007, tuổi trẻ tỉnh nhà đã đóng góp 150 triệu đồng để xây dựng Nhà văn hoá thanh thiếu nhi Phước Chiến.

“Công trình lao động xã hội chủ nghĩa”

Đi vào thực hiện, mới phát sinh ra nhiều vấn đề. Muốn xây được một khu vui chơi sinh hoạt văn hoá phải mất trên 200 triệu đồng, còn thiếu 50 triệu đồng - một số tiền không nhỏ. Không lẽ đành bó tay! Sau những tính toán, cùng với sự góp ý và nhất trí của nhà thầu, một quyết định táo bạo bất ngờ nhưng đầy tính sáng tạo của tuổi trẻ, huy động lực lượng ĐVTN tình nguyện tham gia vào xây dựng công trình. Đúng 7 giờ, ngày 8-9-2007, lệnh khởi công được phát động. Có mặt tại công trường mới cảm nhận được hết không khí vui mừng, phấn khởi của tất cả mọi người, từ lãnh đạo Tỉnh Đoàn, huyện Thuận Bắc, đến người dân xã Phước Chiến. Công trình được xây trong ánh mắt, niềm tin.

Đảm nhận phần thiết kế và thi công công trình là Công ty Gia Viễn. Để trúng thầu được công trình này, Công ty Gia Viễn cũng phải đưa ra những điều kiện “lạ lùng”, mà không có một công ty xây dựng nào muốn. Chủ đầu tư được tham gia vào xây dựng; công ty không tính chi phí thiết kế, giám sát kỹ thuật; tiền công công trình hạ xuống mức thấp nhất; luôn huy động tối đa nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề và phục vụ thi công công trình. Hỏi ra mới biết, Giám đốc Công ty Gia Viễn, nguyên là một cán bộ Đoàn, khi biết được mục đích tốt đẹp của tuổi trẻ tỉnh nhà, đã bằng nhiều cách tiếp cận để được đấu thầu nhận thi công và góp một ít sức mình vào công trình ý nghĩa này.

Tỉnh Đoàn đã huy động gần 500 lượt ĐVTN-thanh niên tình nguyện tham gia vào xây dựng công trình. Các đội tình nguyện

Page 32: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 32

chủ động, sáng tạo phụ giúp những phần việc nhằm giảm tối đa những cản trở, vướng mắc cho đơn vị thi công. Từ trung tâm xã vào Nhà văn hoá cách 20m, không có đường, để tạo điều kiện thuận lợi khi công trình xây xong, có đường vào, Ban chỉ huy công trình đã quyết định làm đường. Trong 2 ngày 14, 15-9, dưới sự chỉ huy của một số “kỹ sư bắt buộc”, hàng trăm “công nhân cầu đường” đã hăng say làm việc. Tiếng nói, tiếng cười, lời ca tiếng hát của tuổi trẻ, làm dịu mát đi khí trời oi bức, khắc nghiệt vùng núi Phước Chiến. Không chỉ có thanh niên tình nguyện, mà cả người dân xã Phước Chiến cũng xắn tay vào phụ giúp. Người cuốc, người đào, người khiêng đất đá, không khí khẩn trương thúc giục. Lâu lắm rồi, mới bắt gặp lại hình ảnh “Công trình lao động xã hội chủ nghĩa”. Con đường dài gần 20m, rộng 6m, được làm thẳng băng kiên cố, với gần 100m³ đất, đá được đắp lên.

Trong lao động, những ý tưởng hay luôn được nghiên cứu và áp dụng vào. Tại sao làm đường, xung quanh trung tâm cả diện tích rộng lớn không có bóng cây che mát.

Tại sao lại không trồng cây xanh? Ý tưởng hay? Thực hiện! Cấp tốc liên hệ với các Ban quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp, hơn 1.000 cây xanh: cóc hành, neem, xà cừ… được chuyển đến. 100 tình nguyện viên trở thành những “công nhân trồng rừng”. Trên diện tích khuôn viên 5.000m² của Nhà văn hoá Thanh Thiếu nhi Phước Chiến, chỉ vài năm nữa sẽ rợp bóng mát, tạo nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí không riêng gì cho thanh thiếu nhi mà còn người dân trong xã.

Trong ngày 17-10 sắp tới công trình sẽ được cắt băng khánh thành bàn giao cho xã Đoàn Phước Chiến. Từ đây, mong ước của Thanh thiếu nhi xã Phước Chiến đã trở thành hiện thực. Họ sẽ được sinh hoạt, vui chơi ngay trong ngôi nhà có phần công sức của họ và cả tuổi trẻ tỉnh nhà. Tạm biệt công trình, chúng tôi ghi lại được đó là tình cảm, lưu luyến, chia sẻ cảm thông trong mắt mỗi người tham gia vào công trình nơi đây.

Nguyễn Xuân Bính. Báo Ninh Thuận. -Số 1530

ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRẠM TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY XÃ BẮC SƠN - HUYỆN THUẬN BẮC.

Chiều ngày 15.10.2007, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng Trạm Truyền Thanh không dây xã Bắc Sơn - huyện Thuận Bắc

Công trình do công ty Trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật và xây dựng Thành Tín thi công với số vốn 77 triệu đồng . Hệ thống truyền thanh không dây xã Bắc Sơn gồm các hạng mục như : trụ Anten cao 15m, máy phát sóng FM stereo kỹ thuật số công suất 100W, với 9 cụm loa phát sóng được lắp đặt tại 3 thôn và các phụ kiện kèm theo .

Sau khi bàn giao, Trạm Truyền Thanh không dây xã Bắc Sơn có nhiệm vụ tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, đồng thời tiếp phát sóng Đài truyền thanh huyện Thuận Bắc và Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận.

Đài PTTH Ninh Thuận

Page 33: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 33

ĐẠI HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ NHIỆM KỲ 2007 - 2012

áng ngày 24-10, Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số tổ chức trọng thể Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2007-2012. Tham dự Đại hội có đông đảo hội viên và lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh.

Theo báo cáo của Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ 2001-2007 trình tại Đại hội cho thấy đội ngũ hội viên có nhiều tác phẩm mới phản ảnh toàn diện đời sống của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh. Nhiều hội viên tham gia các trại bồi dưỡng và tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ sáng tác của Trung ương Hội. Trong đó có sự đóng góp nổi bật của các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ Nguyễn Hải Liên, Sử Văn Ngọc, Nguyễn Chế Kim Trung, Amư Nhân, Đàng Năng Đức… Đại hội đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Raglai, K’ho, Chu-ru, Chăm, Hoa. Động viên, hỗ trợ hội viên sáng tác nhiều tác phẩm mới có giá trị phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội và mở trại bồi dưỡng, sáng tác cho đội ngũ hội viên.

Đại hội bầu 7 đại biểu vào Ban chấp hành nhiệm kỳ 2007-2012. Tiến sĩ, nhạc sĩ Phan Quốc Anh được Đại hội bầu lại giữ chức danh Chủ tịch Hội. Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số và hai cá nhân có thành tích thi đua xuất sắc trong nhiệm kỳ 2001-2007.

Sơn Ngọc.

Báo Ninh Thuận. -Số 1528

S

TTO - Không cần bàn xoay, chỉ với đôi tay khéo

léo và đôi chân cần mẫn đi vòng quanh một chiếc lu úp ngược, những nghệ nhân gốm Chăm ở làng Bàu Trúc đã vuốt nắm đất sét thô mộc lấy ở cánh đồng sông Quao thành những món đồ gốm đẹp như những bông hoa của đất.

Nét độc đáo của gốm Chăm làng Bàu Trúc (huyện

Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) không chỉ ở chỗ vuốt bằng tay để tạo nên những hoa văn sinh động mà còn ở chất đất sét hòa với cát thành xương gốm. Đó chính là những hạt bụi vàng li ti lẫn trong đất sét ven sông Quao khiến cho những món đồ gốm Chăm Bàu Trúc sau khí chín đỏ qua lửa nung bỗng chốc lấp lánh ánh vàng.

Nước, lửa và đất sét làng Chăm đã hòa quyện tạo nên những bông hoa đất làm đẹp cho đời.

ĐỖ MINH

http://www.tuoitre.com.vn

Page 34: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 34

ĐÌNH VẠN PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

ình Vạn Phước - Tỉnh Ninh Thuận được xây dựng năm 1848 tại thôn Vạn Phước, xã

Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Có thể nói lịch sử Đình Vạn Phước gắn liền với quá trình thành lập làng. Đối với người dân ở đây, ngôi đình không chỉ là không gian thu hẹp của làng quê, nơi thường diễn ra các cuộc họp quan trọng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của người dân.

Dẫu đi xa nơi đâu, mỗi năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Vạn Phước khắp nơi lại về dự hội làng, để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công khai hoang mở đất và những đứa con đã ngã xuống để tô thắm thêm truyền thống của quê hương cách mạng. Và tự ngàn xưa, lời ca dao đằm thắm được cất lên bởi hình ảnh mái đình, luỹ tre xanh đã gắn bó như máu thịt với con người Việt Nam:

“ Qua đình ngã nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương đình bấy nhiêu”

Nét văn hoá độc đáo ở Đình Vạn Phước là cứ mỗi dịp xuân về, các bậc cao niên trong làng lại đến đình. Họ coi đó như là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu được. Họ đến để làm lễ Khai Giêng, cầu mong cho một năm mới yên vui thịnh vượng. Và trải qua bao mưa nắng, Đình làng Vạn Phước vẫn còn tồn tại với thời gian.

Đình làng Vạn Phước còn là một công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị cao so với các đình làng khác trong tỉnh, dẫu không bề thế, nhưng nét chạm khắc về đề tài long, lân, qui, phụng, thể hiện được tài

năng của các thế hệ đã qua. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm thêm cho ngôi đình thêm đẹp và sắc sảo. Qua bàn tay điêu luyện của mình, các nghệ nhân chạm khắc những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Từ những khúc gỗ vô tri và nặng nề, đã biến thành những hình ảnh sinh hoạt dân gian sinh động, cảnh lưỡng Long chầu

nguyệt, lưỡng Long tranh châu... Nhìn chung, cách trang trí của Đình làng Vạn Phước mang đậm nét văn hoá đời Nguyễn. Bởi, những ghế án, sắc phong của các đời vua Tự Đức và Khải Định vẫn còn lưu giữ đến hôm nay.

Đình làng Vạn Phước còn gắn liền với bao chiến công của đội du kích tỉnh nhà và phong trào cách mạng của Đảng bộ huyện Ninh Phước. Tại Đình làng Vạn Phước năm 1931 lần đầu tiên cờ búa liềm của Đảng cộng sản Việt Nam phất phới tung bay trong gió. Căn hầm bí mật và ô cửa sau ghế án là nơi cán bộ cách mạng về họp bí mật và ẩn nấp mỗi khi bị giặc pháp truy lùng. Sân đình cũng là nơi tập trung nhân dân trong thôn Vạn Phước tham gia mit ting khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Và xưởng công binh của tỉnh cũng thành lập tại đây để

Đ

Page 35: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 35

sản xuất lựu đạn, sửa chữa vũ khí phục vụ chiến trường.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, người dân Vạn Phước lại bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Đình làng trở thành nơi hội họp, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nơi lưu giữ những di sản của cha ông và thiêng liêng hơn là nơi tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và 69 người dân vô tội ở thôn Vạn Phước bị giặc Pháp tàn sát trong một ngày.

Để giữ gìn và bảo tồn những giá trị độc đáo trên, đầu năm 1999 , cán bộ và nhân

dân Vạn Phước vinh dự đón nhận bằng của Bộ Văn hoá Thông tin công nhận Đình Vạn Phước là di tích lịch sử văn hoá.

Với lối kiến trúc độc đáo, gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng dân tộc, đồng thời là “nhân chứng” lịch sử hội đủ những nét văn hoá tốt đẹp được vun đắp qua nhiều thế hệ, Đình làng Vạn Phước sẽ mãi mãi gắn liền với đời sống nhân dân và qua những lễ hội truyền thống của mình góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương.

Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận

GIAO LƯU VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐND

VIỆT NAM Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập QĐND

Việt Nam, tối 18-12, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề Phan Rang (TT) tổ chức Đêm giao lưu văn nghệ. Các thầy, cô giáo, học sinh đang công tác, học tập tại TT; Đoàn Thanh niên phường Đài Sơn; các đồng chí trong lực lượng tự vệ Cụm 3 (PR-TC) đã mang đến đêm giao lưu nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, có nội dung ngợi ca người lính, đất nước, quê hương Ninh Thuận…

Được biết, ngoài tổ chức giao lưu văn nghệ, dịp này, TT còn tổ chức viết báo tường về chủ đề LLVT, Dân quân tự vệ; thi đấu bóng bàn, bóng đá mi ni.

T.A. Báo Ninh Thuận.- Số 1552

Page 36: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 36

inh Thuận - vùng đất của Nắng, của Gió

và những Đồi cát ngút ngàn bụi tung mờ ảo bên cạnh những bãi biển xinh đẹp ngàn đời sóng vỗ và những truyền thuyết dân gian bí ẩn.

Sau Lễ hội Ka Tê năm 2000, Ninh Thụân đẹp ngỡ ngàng trong mắt du khách với những ngôi tháp Chăm uy nghi trường tồn cùng năm tháng, các lễ hội truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Chăm cùng vẻ đẹp nao lòng của bờ biển Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy.

Lượng khách đến Ninh Thuận mấy năm gần đây tăng trưởng nhanh. Năm 2002, Ninh Thuận đón hơn 110.000 lượt khách, doanh thu 76 tỉ đồng, thì năm 2006 đạt 300.000 khách, doanh thu 150 tỉ đồng.

Biển Ninh Chữ hoang sơ với một khách sạn cũ kỹ năm nào giờ đã có ba khu du lịch: Sài Gòn - Ninh Chữ, Hoàn Cầu và Đen Giòn với nhiều dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu thể thao, vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách.

Dưới bóng giàn hoa tigôn, ông Lê Văn Huy, chủ nhân Khu du lịch Hoàn Cầu nói giản dị: "Vào Sài Gòn, thấy trẻ em ngày nghỉ được cha mẹ đưa đi chơi Đầm Sen, Suối Tiên nghĩ buồn cho trẻ con quê mình

sao mà cực. Phải làm gì để chúng có chỗ vui chơi, khỏi bỡ ngỡ khi đến thành phố lớn".

Trên diện tích 8 ha của khu du lịch Hoàn Cầu, ông dành hẳn một khu vui chơi cho trẻ em. Cả khu du lịch như có một bàn tay siêu nhiên nghịch ngợm mang những gốc cây cổ thụ khổng lồ, xù xì hàng trăm năm tuổi sắp đặt lên bãi biển, rồi đội lên đó những chiếc nón to lớn đủ che chắn cho một căn phòng hiện đại, tiện nghi.

Sự phong phú trong kiểu dáng, vẻ lịch lãm trong cách bài trí, trang thiết bị sinh hoạt hiện đại nhưng ấm cúng tạo nên cảm giác lạ lẫm, hấp dẫn du khách.

Cùng với Hoàn Cầu, 2 khu du lịch Sài Gòn - Ninh Chữ và Đen Giòn đã khoát lên bãi biển Ninh Chữ màu xanh mát của những thảm cỏ tỉa tót công phu; những hồ nước long lanh với nhiều kiểu dáng được trang trí bởi những diềm hoa rực rỡ ven bờ.

N

Page 37: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 37

Ai đã từng sống đủ đầy tiện nghi ở thành phố sẽ không khỏi thích thú được một đêm thư giãn với gió, với sóng rì rào trong những chiếc lều bạt trên bãi biển Ninh Chữ.

Cách Ninh Chữ chừng 5 km là đồi cát di động Phước Dinh, Nam Cương, đồi cát đỏ Phước Hải với những đụn cát mịn màng, nhấp nhô chạy dọc bờ biển.

Các nhà địa chất người thì cho rằng do quá trình phong hoá, vận chuyển đá bazan từ cao nguyên Trung phần xuống, người lại tìm nguyên nhân ở quá trình phong hoá các loại cát kết có chứa hàm lượng ô xít sắt cao...

Còn tôi, chỉ biết rằng những đồi cát vẫn trường tồn để mỗi khi vầng dương ngả dần về phía cuối trời, những cồn cát cứ rực đỏ ánh ráng chiều, cứ lượn cong mình trước gió làm duyên, làm dáng cho biển bờ Ninh Thuận.

Và như từ cổ tích bước ra, những thiếu nữ Chăm đầu đội bình nước, uyển chuyển vẽ những hàng dấu chân nho nhỏ xinh xinh cùng chiếc bóng đổ dài trên đồi cát xa dần, xa dần rồi mất hút trong đồi cát mênh mông. Khách lãng du như lạc vào xứ sở kỳ ảo của câu chuỵên nghìn lẻ một đêm.

Chiều chiều, một đĩa dông nướng, hay gỏi dông, bánh tráng mè, ớt xắt lát, nhâm nhi vài ly rượu, đủ để du khách giải mỏi sau một ngày lội cát. Anh bạn đồng nghịêp nói: Cái món gỏi này ở Ninh Thuận có mùi đặc biệt là nhờ xoài dông. Đó là thứ xoài dại trên rừng, quả nhỏ, hạt lớn, chỉ dùng để làm gỏi dông, người ta gọi mãi thành xoài dông.

Bây giờ, chỉ hơn một giờ ô tô, du khách đã lạc bước vào khu rừng nguyên sinh ở vịnh Vĩnh Hy, rồi lênh đênh cùng sóng biển, thả hồn vào trời nước mênh mông, chiêm ngưỡng những rạn san hô tuyệt đẹp và hoang sơ ngay cửa vịnh.

Ngành du lịch Ninh Thuận đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng một bãi tắm trong quần thể sinh thái vịnh Vĩnh Hy. Tour du lịch Vĩnh Hy nối với Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa và suối Lồ Ồ, vùng chiến khu xưa có chiếc cầu treo thơ mộng, rồi bãi Cà Tiên, bãi Chà Là, bãi Rạng, bãi Đá Vách...hợp thành một dải các bãi tắm hoang sơ, tuyệt đẹp tiếp giáp với Cam Ranh.

Nghề làm gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm bây giờ ăn nên làm ra nhờ du lịch phát triển. Những bàn tay khéo léo của nghệ nhân Làng gốm Bầu Trúc ngày nào chỉ biết làm nồi, niêu, ấm đất với giá mỗi ngày công chưa được mười lăm ngàn đồng thì bây giờ đã biết làm gốm mỹ nghệ với giá bán gấp mấy chục lần.

Người Chăm không đắp lò nung gốm, mà dùng rơm, củi khô chất thành đống rồi đốt. Phải tận mắt nhìn những nghệ nhân chân đất như bà Đàng Thị Phan làm gốm mới cảm nhận hết nghệ thuật làm gốm cổ của người Chăm, mới ngấm được những điều gửi gắm qua tác phẩm của mình. Người Chăm không làm gốm bằng bàn xoay.

Đất sét sông Quao trộn với cát đặt lên bàn kê rồi vừa đi vòng tròn vừa nắn con đất cho đều. Mỗi một vòng bước chân đi qua, sản phẩm gốm lại cao thêm một chút. Khi người thợ dừng bước thì cũng là lúc cái bình, cái chum đã thành hình. Màu trang trí mặt gốm từ đất thổ hoàng, trái dông và trái thị.

Hoa văn trên thân gốm được vẽ bằng cái lượt hoặc vỏ sò, hình ảnh cũng đơn giản, thô mộc nhưng du khách rất ưa chuộng. Ở TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng...cái thô mộc của gốm mỹ nghệ Bầu Trúc đã góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Cuộc sống của người làm gốm Bầu Trúc nhờ vậy cũng khá hơn xưa.

Page 38: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 38

Đến Ninh Thuận, được chiêm ngưỡng những ngôi tháp Chăm cổ kính cùng vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ Chăm trong bộ trang phục truyền thống ngồi xe chỉ đưa thoi dệt thổ cẩm, hay trong bộ váy dài chấm gót, dãi khăn thổ cẩm nhiều màu sắc, đội vò nước trên đầu băng qua đồi cát mà không phải nhờ đến đôi tay khéo đan dệt kia vịn giữ, được nghe những làn điệu dân ca, xem những điệu múa Chăm Pa do những cô gái như vừa bước ra từ pho tượng cổ biểu diễn, có lẽ với du khách sẽ không còn gì ấn tượng hơn nữa. Nhà thơ người Chăm- Inrasara thật có lý khi anh viết thế này trong bài thơ “Ngụ ngôn của đất”:

“Một ánh nhìn của cha

Nửa nụ cười của mẹ

Và hai bàn tay diệu vợi của em.

Giữa mênh mông màu nắng quê hương.

Hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa.”

Người chưa đến Phan Rang thì mơ một lần được nguyện cầu dưới chân tháp cổ. Còn tôi, đã bao lần đứng lặng, đếm từng sợi nắng vàng chải trên ngọn tháp, mong sao khi trùng tu, người ta vẫn giữ mãi nét rêu phong trên tháp cổ để du khách khỏi phải ngỡ ngàng mỗi dịp đến với Phan Rang.

Du lịch Ninh Thuận đang chuyển mình với hàng loạt dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Những cái bắt tay giữa lãnh đạo chính quyền Ninh Thuận với TP HCM, Khánh Hòa, Lâm Đồng đang trở thành hiện thực.

Đến nay, Ninh Thuận có 26 dự án du lịch, tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng, trong đó có sân golf 18 lỗ của Sài Gòn tourist (150 tỉ đồng), Khu du lich Bình Tiên (550 tỉ); Khu du lịch Mũi Dinh (650 tỉ), Khu

du lịch nghỉ dưỡng NHNN- PTNT Việt Nam, Hoàn Mỹ Spa...

Bà Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cười thật tươi khi gặp lại chúng tôi tại mùa Katê mới đây: "Dân Ninh Thuận bây giờ không gọi Yoni là cái cối xay nữa đâu nhé.

Các anh xem, có thể tin là Ninh Thụân sẽ đi lên bằng du lịch được chưa?". Quen bà từ hồi bà còn là Giám đốc Sở Thương mại-Du lịch, tôi biết bà chỉ hỏi cho có hỏi vậy thôi.

Bởi để người dân không gọi Yoni trong tháp Chăm là cái cối xay, chính quyền và ngành du lịch Ninh Thụân đã tốn không ít công sức và tiền bạc để tuyên truyền quảng bá, bảo vệ những giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của một vùng đất, là làm đường, làm điện, là chuyển giao kỹ thuật, lai tạo giống nho, giống cừu, là phá những lều quán tạm bợ trên bãi biển để xây Resort, xây khách sạn hai, ba sao, mua tàu đáy kính đưa khách đi lặn biển xem san hô, tổ chức những lễ hội văn hóa du lịch... Trên Con đường Di sản miền Trung, xin hãy một lần "Về miền Tháp nắng".

Theo VOV

http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Giai-tri/News-page?contentId=35962

Page 39: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 39

hiều hướng dẫn viên du lịch nói vui, Cà Ná như một cô gái thật đa tình, quyến rũ biết bao lữ khách trên con đường thiên lý Nam - Bắc. Còn các nhà làm du lịch xem Cà Ná là điểm dừng chân tắm biển, ngắm cảnh, ẩm thực khá lý tưởng

cho du khách.

Nếu như lộ trình từ thành phố Phan Thiết đến Cà Ná dài 114 km, qua hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong đầy nắng gió khô cằn, thì đến đoạn giáp ranh Bình Thuận - Ninh Thuận bất chợt biển Cà Nà hiện ra bao la, du khách phải trầm trồ quá đẹp và không ai có thể làm ngơ với cảnh đa tình như thế.

Ít bờ biển nào ở Việt Nam đẹp kỳ lạ như nơi đây. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non…, cộng với các tuyến đường giao thông uốn luợn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục. Nếu đứng ở độ cao nào đó du khách sẽ thấy, ở đây có đoạn biển chỉ cách đường bộ 5 mét, đường bộ cách đường sắt 5 mét, đường sắt cách núi cũng 5 mét.

Các nhà kinh doanh du lịch đánh giá, Cà Ná có đủ các yếu tố lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch leo núi, khám phá, du lịch biển, hải đảo. Nước biển Cà Ná xanh thẳm. Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, ở độ sâu chỉ 1-1,5 mét, du khách đã thấy được các rạn san hô rất đẹp. Bãi tắm ở đây trải xa, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Người ta nói những ghềnh đá hoa cương đã điểm xuyến cho nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, hang Giếng Đục…, như trêu chọc những ai thích phiêu lưu vào hang động.

Hòn Lao Câu (hay còn gọi hòn Rau Câu, thuộc tỉnh Bình Thuận) nằm cách Cà Ná chừng 10 km về phía nam. Ốc đảo nguyên sơ này có nhiều loài chim và hải sản quý, đặc biệt là loại ốc nhảy rất ngon. Hằng năm ở đảo, ngư dân còn tổ chức lễ hội cầu ngư, thu hút hàng trăm người từ đất liền ra thăm đảo. Hiện nay công ty du lịch Bình Thuận và khách sạn Cà Ná, Hải Sơn đã tổ chức đưa khách ra hòn Lao Câu, câu cá, cắm trại hay ngủ qua đêm.

Dãy núi nằm sát bên quốc lộ 1A. Nếu leo núi bạn nên kết hợp với viếng chùa (từ khách sạn Hải Sơn nhìn lên núi có một ngôi chùa nhỏ u tịch, nằm cheo leo trên lưng chừng núi). Từ độ cao của chùa, du khách phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh biển trời Cà Ná tuyệt đẹp.

Báo: Sài Gòn Tiếp Thị

http://www.ninhthuantourist.com.vn/ThangCanh.asp?id=29

N

Page 40: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Văn hoá – Du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 40

SUỐI LỒ Ồ - THIÊN ĐƯỜNG XANH ược những thác nước cao không quá 5m hợp cùng nhau tạo nên, suối

Lồ Ồ là thắng cảnh cổ tích của tỉnh Ninh Thuận. Cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Nơi đây có các khối đá hoa cương quanh năm được dòng nước bào mòn phằng lỳ, rất lý tưởng cho du khách nghỉ chân. Đến với suối Lồ Ồ, bạn như lạc bước vào chốn thần tiên với không gian trong lành của suối nước, của cây rừng, dáng núi uốn lượn xa xa, chim rừng ríu rít, hương rừng thoang thoảng, choáng ngợp lòng bạn là xúc cảm khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo.

Truyền thuyết suối Lồ Ồ Núi Chúa Núi Chúa có độ cao 1.040 mét so với

mặt nước biển. Đây là khu bảo tồn hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo tiêu biểu của Việt Nam với nhiều loài động thự c vậ t quý hiếm. Vườ n quốc gia Núi Chúa có diện tích tự nhiên rộng đến 22.513 ha với nhiều loài kỳ nam dị thảo có giá trị về mặt y dược. Đến với rừng Vĩnh Hy, du khách được thưởng ngoạn nét đẹp độc đáo với truyền thuyết thực hư riêng có của dòng suối Lồ Ồ.

Chuyện kể lại rằng thuở xa xưa, vào những đêm trăng thanh gió mát, có một nàng tiên thường đến tắm giữa vùng vịnh

Vĩnh Hy. Tấm thân ngà ngọc của nàng làm xao động làn nước biển trong ngần lấp loáng ánh trăng rằm. Có một chàng ngư phủ giăng câu trên Vũng Găng (tên gọi Vĩnh Hy xưa) đôi lần

tình cờ trông thấy tiên nữ tắm. Lòng chàng rộn ràng trước nhan sắc kiều diễm của người con gái xiêm y rực rỡ có đôi cánh trắng ngần. Lòng chàng thổn thức mong đến mùa trăng sáng lại được ngắm nhìn tiên nữ tắm. Đến một đêm trăng vằng vặc, chàng ngư phủ bất ngờ xuất hiện như thể đi ra từ lòng biển cả bao dung. Chàng nhẹ nhàng bơi đến bên tiên nữ. Từ ấy, hai con người gắn kết duyên phận. Tiên nữ ở lại chốn trần gian sinh sống cùng chàng ngư phủ nghèo bên vùng vịnh Vũng Găng. Vào một đêm tối trời, chàng dong thuyền đánh cá vùng Đá Vách. Đêm ấy, bỗng nhiên trời nổi cơn giông tố, sóng to gió lớn. Nàng tiên lên đỉnh Núi Chúa mòn mỏi trông đợi tin chồng. Chàng ngư phủ không trở về. Dòng nước mắt của nàng tuôn tràn thành dò ng suối Lồ Ồ chảy mãi đến bây giờ . Nước suối trong vắt len mình qua những vách đá tạo thành bản hòa âm trầm bổng trữ tình giữa miền rừng hoang sơ thưa dấu chân người.

http://www.ninhthuantourist.com.vn/dsThangCanh.asp

Ngành Du lịch tỉnh: Tăng 22,60% lượng du khách đến tỉnh ta

Nhờ tập trung đầu tư nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất và tổ chức nhiều sự kiện lớn, đặc biệt là tổ chức thành công Festival Ninh Thuận 2007, nên trong năm nay ngành Du lịch tỉnh ta đã có bước tăng trưởng khá cao. Theo Sở Thương mại - Du lịch, tổng doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 184,73 tỷ đồng, vượt 2,62% kế hoạch và tăng 19,65% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng du khách đến tỉnh ta ước đạt 383.288 lượt người, trong đó có 349.511 du khách nội địa, tăng 21,03% và 33.777 du khách quốc tế, tăng 41,64% so với cùng kỳ. Hệ số lưu trú bình quân của du khách là 1,75 ngày, cũng đã tăng 0,25 ngày với công suất phòng bình quân đạt tỷ lệ 62,46%.

BT. Báo Ninh Thuận.- Số 1549

Đ

Page 41: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 41

XÃ HỘI TÔN VINH THẦY CÔ GIÁO TẬN TÂM CHĂM LO SỰ NGHIỆP TRỒNG

NGƯỜI gành Giáo dục và Đào tạo tỉnh ta phấn khởi tổ chức trọng thể kỷ niệm lần thứ 25 Ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam (20-

11-1982 – 20-11-2007). Đây là dịp để toàn xã hội tôn vinh vai trò, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của người thầy tận tâm trong sự nghiệp chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời cũng là dịp để đội ngũ thầy cô giáo thấy rõ vai trò, vị trí của mình, tập trung đào tạo nguồn nhân lực mới phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Trong ngày lễ kỷ niệm trọng thể này, chúng ta tổ chức tôn vinh, khen thưởng các đơn vị trường học điển hình tiên tiến, các thầy, cô giáo đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và giáo dục học sinh; khen thưởng những tấm gương người tốt việc tốt trong tập thể giáo viên, học sinh. Đồng thời các đơn vị trường học tổ chức thảo luận, toạ đàm về các biện pháp thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung là nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Trong buổi toạ đàm, mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý cần chuẩn bị tốt nội dung kế hoạch xây dựng đạo đức, tác phong nhà giáo mẫu mực. Với tinh thần toàn ngành triển khai sâu rộng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng vĩ đại của Bác về giáo dục tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp trồng người của Đảng và nhân dân ta. Những năm qua, thành quả của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới của tỉnh ta rất đáng được trân trọng và tự hào. Toàn tỉnh hiện có trên 100 người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; 12.705 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng; gần 13.000 cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Nguồn lực

lao động có trình độ khoa học, chuyên môn kỹ thuật đang góp phần tích cực vào sự nghịêp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh. Riêng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà hiện có 546 cán bộ quản lý và 6.396 giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho trên 140 ngàn học sinh các cấp học, bậc học. Hàng năm, tỉnh ta có trên 1.600 học sinh tốt nghiệp THPT thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Trong đó, có nhiều em đậu thủ khoa vào các trường Đại học Y dược, Nông - Lâm, Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh…

Thiết thực kỷ niệm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo, tôi mong rằng mỗi thầy cô giáo cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới. Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là một tấm gương sáng yêu thương đùm bọc giúp đỡ học sinh, nhất là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Động viên các em yên tâm phấn khởi đến trường thi đua học tập đạt kết quả cao. Các đơn vị trường học gắn kết chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phụ huynh học sinh, huy động mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp chăm lo phát triển giáo dục. Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ có đủ đức, đủ tài góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đời sống kinh tế - xã hội tỉnh nhà trong tiến trình hội nhập với cả nước và thế giới.

Phạm Hồng Cường - Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo. Báo Ninh Thuận .- Số 1537

N

Page 42: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 42

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN (HSSV): ĐẢM BẢO 100% HSSV ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỀU ĐƯỢC VAY VỐN

gày 27-9-2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng

đối với (HSSV) nhằm mở rộng các điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để học đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp. Xung quanh việc triển khai thực hiện quyết định này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Cúc, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách - Xã hội (CSXH) tỉnh.

* PV: Xin ông cho biết nội dung cơ bản của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV?

- Ông Nguyễn Văn Cúc: Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV có một số quy định về đối tượng, điều kiện, mức vay và lãi suất cho vay được điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV. Về đối tượng vay là HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc diện thành viên hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, con mồ côi, gia đình gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn, bệnh tật,… Mức vay cũng được tăng lên. Trước đây mức vay tối đa là 300.000 đồng/tháng, một năm học là 3 triệu đồng (một năm học 10 tháng), hiện nay theo quyết định, mức vay tối đa là 800.000 đồng/tháng, 8 triệu đồng/năm. Về lãi suất cho vay, trước đây lãi suất là 0,65%/tháng, theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg áp dụng từ 01-10-2007 trở đi lãi suất là 0,5%/tháng.

* Xin ông cho biết tỉnh ta đã triển khai thực hiện việc cho vay vốn đối với HSSV như thế nào?

Sau khi nhận được văn bản của ngành, cũng như văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng CSXH phối hợp với Sở GD-ĐT và các địa phương triển khai cho vay đối với HSSV nhằm tạo điều kiện sớm nhất cho các gia đình có điều kiện cho con em học tập. Việc triển khai thuận lợi vì các địa phương và nhân dân cũng nhận thức rõ về vấn đề này. Theo số liệu tổng hợp, số HSSV cao đẳng, đại học đăng ký vay khoảng trên 3.000 trường hợp. Hiện đang điều tra tổng hợp cả diện trung cấp, học nghề thì số đối tượng vay dự tính khoảng gần 4.000 trường hợp. Theo kế hoạch, cho vay khoảng 17 tỷ đồng. Hiện nay công việc cơ bản đã hoàn tất, chỉ chờ các địa phương xét duyệt đối tượng theo quy định. Về nguồn vốn thì hiện nay Ngân hàng CSXH đã được tạm giao số tiền 6 tỷ đồng và tiếp tục được bố trí bổ sung trong thời gian tới theo nhu cầu thực tế, nhằm đảm bảo đáp ứng đủ HSSV, không để trường hợp nào thuộc diện được vay vì thiếu tiền mà bỏ học. Từ đầu tháng 10-2007, chúng tôi đã triển khai giải ngân, cho vay đối với 200 hộ thuộc diện vay vốn trước đây, nhưng điều chỉnh mức cho vay theo quyết định mới.

* Ông cho biết cụ thể về thủ tục, vay vốn này?

Về thủ tục cho vay bước đầu tiên là các hộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn để đăng ký vay vốn. Địa phương sẽ lập danh sách và tổ chức xét duyệt xem các hộ đăng ký có đúng đối tượng và điều kiện đã quy định hay không. Bước tiếp theo, UBND xã, phường, thị trấn sẽ lập danh sách đề nghị lên Ngân hàng CSXH. Căn cứ trên danh sách của địa phương, Ngân hàng sẽ hướng dẫn cho tổ chức Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu Chiến binh tại địa phương

N

Page 43: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 43

thực hiện cho vay ủy thác và phối hợp với Ngân hàng CSXH lập thủ tục vay vốn. Gia đình chỉ cần xin giấy xác nhận của nhà trường về việc HSSV xin vay vốn đang theo học tại trường, chấp hành tốt nội quy của nhà trường và xác nhận mức học phí, các khoản miễn, giảm để làm căn cứ cho vay. Riêng HSSV năm thứ nhất không cần xác nhận, chỉ cần đem giấy báo nhập học tới làm thủ tục cho vay, từ học kỳ 2 trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường. Về thủ tục nhận tiền vay, phụ huynh HSSV sẽ làm thủ tục ký nhận vào 2 hợp đồng khế ước nhận nợ, nhận tiền rồi gửi cho con em mình. Những lần vay sau gia đình chỉ cần đem hợp đồng vay vốn cùng với xác nhận của nhà trường đến Ngân hàng là chúng tôi tiến

hành giải ngân. Xin lưu ý, riêng đối với trường hợp HSSV mồ côi thì làm thủ tục cho vay tại trường, ngoài ra các đối tượng khác đều phải thông qua hộ gia đình.

Trong thời gian học, (cũng là thời gian giải ngân) HSSV chưa phải trả nợ. Thời hạn trả nợ đối với HSSV theo học chương trình đào tạo dưới 1 năm tối đa bằng 2 lần thời gian theo học; đối với HSSV theo học chương trình đào tạo trên 1 năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời gian theo học.

* Xin cảm ơn ông!

Anh Tuấn. Báo Ninh Thuận. -Số 1527

TUYỂN GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG: TIẾN SĨ ĐƯỢC ƯU TIÊN

Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo đó, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được ưu tiên cộng 20 điểm vào kết quả tuyển dụng.

Tiếp đến là những người có học vị thạc sĩ hoặc tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc, người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm trở lên, cán bộ công chức cấp xã có thời gian công tác liên tục 3 năm trở lên được ưu tiên cộng 10 điểm vào kết quả tuyển dụng.

Tại quy định này cũng nêu rõ, điều kiện của người tuyển dụng phải là công dân VN, có nơi thường trú tại VN, có tuổi đời từ 18-45, đạt trình độ chuẩn về đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch giáo viên dự tuyển. Các đối tượng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước, cán bộ công chức cấp xã tuổi đời dự tuyển có thể trên 45 nhưng không được quá 50.

Nguyên tắc tuyển dụng là những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển làm giáo viên không được tham gia vào hội đồng tuyển dụng, làm đề thi, coi thi, chấm thi và phục vụ kỳ thi.

(VnMedia)

Page 44: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 44

NGÀNH GIÁO DỤC VỚI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN

TOÀN GIAO THÔNG Toàn tỉnh hiện có 332 trường học và cơ

sở giáo dục, với 50.506 học sinh, sinh viên và 7.532 cán bộ, giáo viên. Như vậy, chừng ấy giáo viên và học sinh hằng ngày cùng tham gia giao thông nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông luôn được ngành GD-ĐT coi trọng; các cơ sở giáo dục trường học luôn vận động học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

Hằng năm, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học thực hiện nghiêm việc chấp hành luật giao thông; tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh, sinh viên về kiến thức pháp luật. Ngành đã chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan, tuyên truyền, vận động giáo viên, học sinh, thực hiện tốt công tác đảm bảo ATGT, đồng thời mỗi cán bộ Cảnh sát giao thông đến tuyên truyền giáo dục, phổ biến rộng rãi các văn bản, quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong chương trình chính khoá và ngoại khoá. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy lồng ghép nội dung ATGT theo đúng quy chế và quy định của ngành.

Đầu năm học 2007-2008, các cơ sở giáo dục, trường học đã triển khai Tháng an toàn giao thông một cách đầy đủ, nghiêm túc; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 32 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách chống TNGT và ùn tắc giao thông; Quyết định 80/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tình hình vi phạm pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đã tổ chức việc ký cam kết không vi phạm luật giao thông: cấm học sinh sử dụng mô tô, xe máy đến trường, không đi xe đạp hàng hai, hàng ba, không đi

bộ, chơi đùa chạy nhảy trên lòng đường… Các cán bộ, giáo viên gương mẫu thực hiện đội MBH khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy. Các trường hợp vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinh, giáo viên được các đơn vị theo dõi, làm cơ sở xếp loại cuối năm, đồng thời hằng tháng báo cáo cụ thể về Sở GD-ĐT xem xét, chỉ đạo. Những học sinh nào vi phạm luật giao thông từ 3 lần trở lên thì không được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.

Nhờ triển khai, thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT, do đó từ đầu năm 2007 đến nay toàn ngành chỉ có 2 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, so với cùng kỳ đã giảm 71,4%; tai nạn giao thông xảy ra 17 trường hợp (15 học sinh và 2 giáo viên); so với cùng kỳ giảm 26,1%.

Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp chấp hành luật giao thông chưa nghiêm, ý thức tham gia giao thông còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới các đơn vị sẽ tăng cường các biện pháp phối hợp tuyên truyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông trong toàn ngành.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, để thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ATGT trong các đơn vị, trường học, cần thực hiện thường xuyên liên tục công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, nhất là đối với học sinh. Các đơn vị trường học cần phối hợp với lực lượng CSGT, đồng thời kết hợp nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả thông qua việc thành lập các đội bảo vệ ATGT, Sở GD-ĐT chủ trương bỏ hẳn hình thức tuần hành cổ động trên đường mà tiến hành triển khai các hoạt động tại lớp học trong các buổi học ngoại khoá và sinh hoạt tập thể ngoài giờ nhằm giảm bớt ùn tắc giao thông.

Ngũ Anh Tuấn. Báo Ninh Thuận. -Số 1521

Page 45: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 45

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIÁO DỤC THANH, THIẾU NIÊN VÀ CÔNG TÁC

ĐOÀN, ĐỘI NĂM HỌC 2007-2008 Tỉnh đoàn và Sở Giáo dục - Đào tạo

vừa ký kết chương trình phối hợp giáo dục thanh niên, thiếu niên và các hoạt động Đoàn, Đội trong trường học. Theo đó, năm học 2007-2008 phối hợp tổ chức thực hiện 3 nội dung chính là giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh; hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ; xây dựng và củng cố công tác

Đoàn, Đội trong nhà trường. Các nội dung được cụ thể hoá thông qua việc tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, phổ biến giáo dục pháp luật mà trọng tâm là triển khai chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”. Ngoài ra sẽ tổ chức các Hội thi như “Tuổi trẻ học đường với an toàn giao thông”, “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, “Tin học trẻ không chuyên toàn tỉnh”, “Hội thi sáng tạo trẻ dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng toàn tỉnh lần thứ III” và nhiều hoạt động bổ ích khác.

Thanh Sơn. Báo Ninh Thuận .- Số 1547 HỘI THI: “TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG” Trong 2 ngày 8, 9-12-2007, Tỉnh đoàn

phối hợp với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Hội thi: “Tuổi trẻ học đường với an toàn giao thông” lần thứ V có 15 đội, với 120 thành viên ở các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường Trung cấp nghề, Trung tâm KTTH-HN-DN Phan Rang đã về tham dự.

Ngoài nội dung thi chính là Luật giao thông đường bộ, Hội thi lần này Ban tổ chức đã bổ sung các nội dung mới như: Nghị quyết 32 của Chính phủ; cuộc vận động “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông” của Đoàn Thanh niên; các tình huống vi phạm an toàn giao thông thường xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, ban tổ chức còn có phần thi cho

khán giả, tạo không khí sôi nổi cho hội thi. Sau 2 ngày tranh tài, hấp dẫn và trí tuệ, kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; 2 giải cho các trường THPT Nguyễn Trãi (PR-TC), THPT Nguyễn Du (Ninh Sơn); 3 giải 3 và 9 giải khuyến khích cho các đội dự thi.

Hội thi “Tuổi trẻ học đường với an toàn giao thông” là hoạt động truyền thống được tổ chức 2 năm một lần. Đây là hội thi có ý nghĩa sâu sắc, nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn giao thông trong lực lượng học sinh, sinh viên và nhân dân trong toàn tỉnh.

NXB. Báo Ninh Thuận .- Số 1548

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC PHÁT HÀNH BỘ SÁCH TRANH CHĂM - VIỆT Nhà xuất bản Giáo dục vừa phát hành bộ sách tranh bằng hai thứ tiếng Chăm - Việt do

Ban Biên soạn sách chữ chăm tỉnh Ninh Thuận biên soạn. Sách gồm các truyện cổ tích, câu đố, trò chơi dân gian và một số hoạt động của đồng bào Chăm nhằm giúp người học tiếng Chăm - nhất là các học sinh tiểu học có điều kiện rèn luyện, nâng cao khả năng học tập tiếng Chăm ngày càng tốt hơn.

Trường Chính trị tỉnh vừa khai giảng lớp tiếng Chăm cho gần 30 cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh theo học. Lớp do Ban Biên soạn sách chữ Chăm tỉnh cùng với một số giáo viên dạy tiếng Chăm ở các cơ sở trực tiếp giảng dạy với tổng số 450 tiết.

Lộ Minh Trại. Báo Ninh Thuận. -Số 1553

Page 46: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 46

GIẢI BÀI TOÁN NHÂN LỰC CHO NGÀNH Y TẾ ầu tháng 9 vừa qua, Đề án Chế độ khuyến khích cán bộ y tế giai đoạn 2007-2010 đã được

UBND tỉnh phê duyệt. Điều đó thể hiện sự quan tâm của tỉnh nhằm thu hút nguồn nhân lực tạo điều kiện cho ngành Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cùng với chính sách đãi ngộ của tỉnh, ngành Y tế cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có như vậy mới từng bước khắc phục “áp lực” tình trạng thiếu thầy thuốc hiện nay.

Cần trên cả ngàn cán bộ y tế

Trong những năm qua, cùng với sự đi lên của xã hội ngành Y tế tỉnh ta đã có bước phát triển khá mạnh. Hiện nay, mạng lưới y tế đã hình thành ở cả 3 cấp và hoạt động rất hiệu quả tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ngoài 3 bệnh viện, tuyến tỉnh còn có một bệnh viện khu vực và các trung tâm chuyên khoa: mắt, da liễu, y tế dự phòng, sốt rét, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm nghiệm mỹ phẩm - dược phẩm. Tuyến y tế cơ sở mỗi huyện, thành phố đều có trung tâm y tế, phòng y tế và 61 trạm y tế xã, phường. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh ngày một tăng, nguồn nhân lực mới bổ sung không nhiều nên từ nhiều năm qua ngành Y tế luôn trong tình trạng thiếu cán bộ, nhất là thầy thuốc có trình độ cao. Toàn ngành có 1.332 CBCNV, trong đó trình độ đại học và trên đại học 316 người, chiếm 22,3%. Hiện nay ở tỉnh ta cứ 10.000 dân có 22,6 cán bộ y tế, thấp hơn bình quân chung của cả nước đến 2,4 cán bộ y tế; trong đó có 4,8 bác sĩ trên 10.000 dân, (tỷ lệ này cả nước là 5,88). Theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến

năm 2010 và tầm nhìn 2020 thì từ nay đến năm 2010 ngành Y tế tỉnh ta còn thiếu đến 1.132 cán bộ y tế, riêng năm 2008 là 292 người, chủ yếu là bác sĩ và chức danh chuyên môn sau đại học. Đơn vị thiếu cán bộ y tế nhiều nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Là bệnh viện loại 2, có quy mô 500 giường bệnh, hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới có 492 biên chế, như vậy so với quy định đơn vị còn cần đến 242 cán bộ y tế. Phòng Y tế huyện Ninh Phước quản lý 15 trạm y tế xã, thị trấn hiện có 82 cán bộ y tế đang công tác, số biên chế cần có là 115 người. Một thực tế cho thấy trong những năm qua ngành Y tế được đầu tư khá mạnh cho lĩnh vực cơ sở vật chất. Tuy nhiên do thiếu nguồn nhân lực, nhất là các chức danh chuyên môn trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư nên chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trang, thiết bị hiện đại được đầu tư và vì vậy chất lượng điều trị bệnh, nhất là các bệnh nặng chưa ngang bằng với các tỉnh lân cận trong khu vực. Thời gian qua, dư luận phản ánh nhiều về tinh thần thái độ phục vụ của thầy thuốc tại các cơ sở y tế nhà nước. Nguyên nhân một phần cũng bắt nguồn từ việc thiếu nhân lực dẫn đến thầy thuốc phải làm việc quá tải nên có lúc có nơi thái độ ứng xử với người bệnh chưa thật chu đáo. Mảng y học cổ truyền có vai trò rất lớn trong việc kết hợp cùng tây y nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng với lý do thiếu nhân lực nên chưa triển khai hiệu quả ở các bệnh viện, trạm y tế. Toàn ngành hiện chỉ có 18 y, bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền, trong khi đó nhu cầu đến năm 2010 là 92 người.

“Trải thảm” đón nhân lực

Một tin vui đến với ngành Y tế đó là ngày 11-9-2007, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án Khuyến khích cán bộ Y tế về công tác

Đ

Page 47: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 47

tại tỉnh Ninh Thuận. Đề án này sẽ thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2010. Mặc dù đến năm 2010 các cơ sở y tế cần đến 1.131 thầy thuốc, trong đó có cả trung cấp, đại học và trên đại học. Tỉnh đã phê duyệt Đề án thành lập trường Trung cấp Y tế đây là cơ sở để ngành có điều kiện thuận tiện đào tạo mới và đào tạo lại trình dộ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc. Hiện nay, ngành đang liên kết với các trường ở Khánh Hoà và Bình Thuận để đào tạo thầy thuốc có trình độ trung cấp. Tuy nhiên tỉnh ta vẫn không đủ điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao từ bác sĩ trở lên. Vì vậy đề án mà tỉnh phê duyệt khuyến khích với tất cả các đối tượng trong và ngoài tỉnh có trình độ chuyên môn về y khoa từ đại học đến giáo sư về công tác tại tỉnh (trừ người có hộ khẩu ngoài tỉnh hiện đang công tác trong ngành Y tế Ninh Thuận). Chế độ đãi ngộ trợ cấp ban đầu 40 triệu đồng với những học hàm, học vị: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 30 triệu đồng với thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và 20 triệu đồng với bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật viên cao cấp hệ chính quy. Ngoài ra những đối tượng trên được ưu tiên giao đất làm nhà ở có thu tiền nếu có nhu cầu. Cùng với chế độ đãi ngộ những đối tượng trên phải có trách nhiệm làm việc ít nhất là 5 năm tại tỉnh, đối với sinh viên mới ra trường là 6 năm và thực hiện theo sự phân công của ngành y tế. Theo kế hoạch của ngành Y tế nguồn nhân

lực thu hút trước mắt bổ sung cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh để giải quyết tình trạng quá tải công việc từ nhiều năm qua.

Một thực tế hiện nay cho thấy số lượng bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo từ các trường đại học y trong cả nước hàng năm không tăng nhưng mạng lưới y tế nhà nước và các bệnh viện tư nhân trong nước phát triển mạnh do vậy nguồn cung nhân lực có trình độ cao luôn thấp hơn cầu. Thực trạng thiếu hụt cán bộ y tế không chỉ diễn ra ở tỉnh ta mà ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Việc ban hành chế độ khuyến khích thầy thuốc về công tác của tỉnh ta là việc làm đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên do sự thiếu hụt nguồn nhân lực ở tỉnh ta là rất lớn, trong khi đó nguồn ra từ các trường đại học y không nhiều nếu chỉ trông chờ vào nguồn lực này thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành Y tế trong thời gian đến. Vì vậy cùng với chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, ngành Y tế cần xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực với tầm nhìn xa, chú trọng đến nguồn nhân lực mới tại tỉnh nhà. Hằng năm, ngành cũng nên tham gia vào việc hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông để các em tham gia dự thi vào học các trường Đại học Y. Bên cạnh đó cần có chính sách luân chuyển cán bộ y tế về cơ sở có như vậy người dân ở vùng nông thôn, vùng xa có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Thu Thủy. Báo Ninh Thuận. -Số 1540

Trên 130 cán bộ công đoàn được tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản Ngày 12-11-2007, LĐLĐ tỉnh phối hợp

với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em mới lớp tập huấn “Kỹ năng tuyên truyền, vận động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản” cho trên 130 cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công của một số CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh.

Qua lớp tập huấn nhằm giúp học viên nắm vững kiến thức về chăm sóc SKSS; công tác truyền thông, vận động đoàn viên công đoàn chủ động trong việc thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Uyên Thu. Báo Ninh Thuận. - Số 1536

Page 48: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 48

TRÊN 1.000 NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁM VÀ CẤP THUỐC MIẾN PHÍ

gày 22-12, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và đoàn y, bác sĩ tình nguyện Bệnh viện Đại học Y

Dược - thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh ta tổ chức đợt khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 1.000 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các xã Nhơn Hải, Vĩnh Hải, Thanh Hải của huyện Ninh Hải và thôn Bỉnh Nghĩa của xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc. Đa số các đối tượng đến khám trong đợt này chủ yếu là người già và trẻ em, với các bệnh thường gặp như: cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, viêm loét dạ dày, viêm

màng mắt, đục thủy tinh thể… Toàn bộ kinh phí cho đợt khám và điều trị đều do Quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân - Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang tài trợ.

Để đáp lại những việc làm đầy ý nghĩa nhân đạo của đoàn, buổi tối cùng ngày, đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm đoàn và tặng bằng khen cho đại diện quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân - Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và đoàn y, bác sĩ tình nguyện Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Văn Thanh. Báo Ninh Thuận .- Số 1554

LẾ KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

Sáng ngày 6/12/2007, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khởi công xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Bí thư các huyện, thành phố, đại diện các hộ dân trong vùng dự án.

Công trình được đầu tư với diện tích trên 9 ha tại xã Văn Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, với kinh phí đầu tư 202 tỷ đồng, có qui mô 500 giường bệnh, được đầu tư xây dựng hiện đại, với dây chuyền công nghệ mới. Dự án đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh được triển khai thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các bộ ngành trung ương về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Ninh Thuận. Dự án được khởi công xây dựng là kết quả của quá trình chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành của nhà nước; thể hiện sự cố gắng nỗ lực của chủ đầu tư, các cơ quan chức năng của tỉnh, các đơn vị tư vấn, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân vùng dự án.

Phát biểu tại buổi lễ bà Hoàng Thị Út Lan - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, chủ đầu chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời những phát sinh nhằm đảm

bảo công trình thi công đúng tiến độ, đạt kết quả; hết sức chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho người thi công. Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát, thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ nhằm đưa công trình đi vào sử dụng có hiệu quả, đúng thời gian quy định để nhân dân sớm hưởng lợi từ công trình này.

Dự kiến công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2010. Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt tình trạng chuyển viện do vượt khả năng điều trị, bệnh nhân sẽ có cơ hội được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh khang trang hơn, đàng hoàng hơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đồng thời từng bước hiện thực hóa Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Trong không khí vui mừng phấn khởi, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát lệnh khởi công công trình.

Thu Phương. Websites Ninh Thuận.

N

Page 49: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Mỗi tuần con số

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 49

MỖI TUẦN MỘT CON SỐ 1. Tuần 1 tháng 10: 29, 45 triệu USD là tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã

đạt được trong 9 tháng năm 2007, tăng 24, 1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng xuất khẩu hạt điều nhân đã đạt trên 24, 51 triệu USD.

2. Tuần 2 tháng 10: 9.494 là tổng số lao động trong tỉnh đã được giải quyết việc làm qua 9 tháng năm 2007, bằng 72,2% kế hoạch năm. Trong số này có 7.918 lao động làm việc ở các đơn vị doanh nghiệp ngoài tỉnh.

3. Tuần 3 tháng 10: 144.700 là tổng số học sinh các cấp học của tỉnh năm học 2007 – 2008. Trong đó nhiều nhất là bậc tiểu học có hơn 61.450 học sinh, kế đến là THCS có hơn 47.200 học sinh và THPT có hơn 20.300 học sinh. Đáng nói là số học sinh trong năm học này tăng đáng kể so với năm học trước.

4. Tuần 4 tháng 10: 22,7% là tỷ lệ tăng về số vụ vi phạm lâm luật trong 9 tháng qua trên địa bàn tỉnh so cùng thời gian này năm trước. Ngành chức năng đã xử lý các vụ vi phạm thu vào ngân sách trên 1.944 triệu đồng.

5. Tuần 1 tháng 11: 26.402 ha là tổng diện tích nông dân trong tỉnh đã gieo trồng vụ mùa năm nay, tăng 2,4% so vụ mùa năm trước. Trong số này, riêng nhóm cây lương thực đã chiếm trên 19.800ha, tăng 1,6% so với cùng vụ.

6. Tuần 2 tháng 11: 2,4 tỷ đồng là số vốn đã được duyệt cho 91 dự án của 243 hộ dân trong tỉnh vay giải quyết việc làm từ đầu năm đến nay. Được biết nhiều dự án trong số này đã phát huy được hiệu quả của nguồn vốn.

7. Tuần 3 tháng 11: 2.595 tỷ đồng là tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh từ đầu năm đến nay, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

8. Tuần 4 tháng 11: 214.000 tấn là tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt được qua 3 vụ sản xuất của năm 2007. Trong đó, có 173.000 tấn lúa và 41.000 tấn bắp. Phần lớn được tiêu thụ với giá khá cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

9. Tuần 1 tháng 12: 52.272 ha là tổng diện tích rừng trong toàn tỉnh đã được giao cho 700 hộ nhận khoán bảo vệ, tăng 2.000 ha so với năm trước. Rừng “có chủ” đã góp phần hạn chế tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.

10. Tuần 2 tháng 12: 200.517 tấn là sản lượng muối của các doanh nghiệp và diêm dân trong tỉnh thu hoạch được từ đầu năm đến nay, tăng 18% so với kế hoạch. Trong đó có trên 158.000 tấn là muối công nghiệp. Năm nay được coi là được mùa cả về sản lượng và giá bán muối.

11. Tuần 3 tháng 12: 553 là tổng số trang trại hiện có trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 498 đơn vị - Bình quân mỗi trang trại có vốn kinh doanh 335 triệu đồng và hàng năm đạt tổng doanh thu trên 103 triệu đồng.

12. Tuần 4 tháng 12: 31 tỷ đồng là tổng nguồn vốn đã được Ngân hàng Chính sách – Xã hội tạo điều kiện cho trên 7.200 hộ nghèo trong tỉnh vay để đầu tư sản xuất, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh xuống còn 15,3% năm 2007.

13. Tuần 5 tháng 12: 613,51 tỷ đồng là tổng vốn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2008. Trong số này, vốn đầu tư phát triển chiếm 552,92% tỷ đồng và vốn sự nghiệp 60,596 tỷ đồng.

Page 50: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 50

THƯ MỤC TRÍCH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI 1. Trương Xuân Thìn. Vững vàng, kiên

định, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa// Ninh Thuận. -2007. -Số 1525. –Ngày 20 tháng 10. –Tr. 1, 5 Trích giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Trương Xuân Thìn, Bí thư TỈnh uỷ tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh: Triển khai nhiệm vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2007// Ninh Thuận. -2007. -Số 1518. –Ngày 04 tháng 10 . –Tr. 2, 3

Ngày 2 tháng 10, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Phòng chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai năm 2006 và triển khai phương án nhiệm vụ Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn năm 2007. Hội nghị biểu dương tinh thần trách nhiệm cao của các ngành, các địa phương trong công tác phòng chống lụt bão thời gian qua và chỉ rõ mặt hạn chế trong công tác chỉ huy phòng chống lụt bão cần khắc phục.

3. Lê Duy Hoàn. Dấu ấn liệt sĩ Nguyễn Tiệm trong những trận đánh giữa nội ô// Ninh Thuận. -2007. -Số 1519. –Ngày 06 tháng 10. –Tr.4

Nguyễn Tiệm còn có tên là Nguyễn Văn Phi, đồng đội thường gọi anh với tên trìu mến Tư Tiệm. Anh sinh năm 1934, ở Sơn Hải, Phước Dinh, Ninh Phước. Trải qua gần 10 năm công tác và chiến đấu, Nguyễn Tiệm được Đảng giao nhiệm vụ hoạt động trong lòng địch, rất gay go và quyết liệt song đồng chí lập nên những thành tích rất đáng tự hào. Đặc biệt đồng chí đã ghi dấu ấn quan trọng trong những trận đánh ngay giữa nội ô, những vị trí địch luôn cho là an toàn.

4. MT. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15: Xác định những nhiệm

vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng cuối năm 2007// Ninh Thuận. -Số 1521. –Ngày 11 tháng 10. –Tr.1, 2

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng qua. Trong 3 tháng còn lại của năm 2007 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.

5. Sơn Ngọc. Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV: Tuổi trẻ đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện vì sự giàu mạnh của quê hương Ninh Thuận// Ninh Thuận. -2007. -Số 1525. –Ngày 20 tháng 10. –Tr. 1, 5

Trong hai ngày từ 17 đến 18/10/2007 tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã diễn ra trọng thể Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV (nhiệm kỳ 2007 – 2012). Tham dự Đại hội có gần 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn ba vạn đoàn viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu 35 đồng chí vào BCH nhiệm kỳ mới và đồng chí Lâm Đông được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn.

6. Nguyễn Trung. An toàn giao thông những vấn đề cần bàn// Ninh Thuận. -2007. -Số 1530. –Ngày 01 tháng 11. –Tr.6

Để lập lại trật tự an toàn giao thông, ngoài việc chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã triển khai thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, từng thành viên ở các cấp, các ngành và mọi người cần nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa tai nạn giao thông.

7. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động công

Page 51: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 51

đoàn tại doanh nghiệp// Ninh Thuận. -2007. -Số 1527. –Ngày 25 tháng 10. –Tr. 1, 2

Giới thiệu nội dung Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 16/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

8. NXB. Đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình sạt lở trên tuyến đường Ninh Bình - Phước Bình// Ninh Thuận. -2007. -Số 1529. –Ngày 30 tháng 10. –Tr. 1, 2

Đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình sạt lở tại tuyến đường Ninh Bình - Phước Bình, thuộc huyện miền núi Bác Ái. Tuyến đường Ninh Bình - Phước Bình dài 39 km nối liền thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) với xã vùng cao Phước Hoà và Phước Bình. Trong những ngày qua, do mưa lớn liên tục đã làm hư hại nhiều đoạn đường, gây ảnh hưởng đáng kể đến giao thông trong vùng.

9. M.T. Uỷ ban nhân dân tỉnh: Triển khai các chính sách mới về quản lý tài sản công// Ninh Thuận. – 2007. -Số 1529. –Ngày 30 tháng 10. –Tr. 1, 6

UBND tỉnh mở Hội nghị triển khai các chính sách, chế độ mới ban hành của Nhà nước về phân cấp quản lý tài sản công ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

10. T.A. Đoàn Kiểm tra Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ// Ninh Thuận. -2007. -Số 1533. –Ngày 08 tháng 11. –Tr.1, 4

Đoàn Kiểm tra Trung ương do đồng chí Hoàng Công Hoàn, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kết quả thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.

11. Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị về việc tổ chức sơ kết 20 năm thực hiện “ Ngày Biên phòng toàn dân” (3/3/1989 – 3/3/2009) và kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (3/3/1959 –

3/3/2009)// Ninh Thuận. -2007. -Số 1534. –Ngày 10 tháng 11. –Tr.1, 2

Giới thiệu nội dung Chỉ thị số 36/CT-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh về việc tổ chức sơ kết 20 năm thực hiện “ Ngày Biên phòng toàn dân” và kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam.

12. Thu Thuỷ. Tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá X) cho cán bộ, công chức làm công tác văn hoá// Ninh Thuận. -2007. -Số 1534. –Ngày 10 tháng 11. –Tr.1

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá X) cho gần 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, văn nghệ sĩ. Thông qua Hội nghị này, cán bộ, công chức làm công tác văn hoá của tỉnh nâng cao nhận thức, vai trò, nhiệm vụ trước yêu cầu đổi mới của Đảng, của đất nước.

13. B.T. Uỷ ban nhân dân tỉnh: Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2007 và triển khai kế hoạch vụ Đông – Xuân 2007-2008// Ninh Thuận. -2007. -Số 1534. –Ngày 10 tháng 11. –Tr.2

UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2007 và triển khai kế hoạch vụ Đông – Xuân 2007-2008.

14. B.T. Đảng uỷ khối cơ quan Dân chính Đảng tổ chức Hội thi “ Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”// Ninh Thuận. -2007. -Số 1535. –Ngày 13 tháng 11. –Tr. 1

Trong hai đêm (7 và 8/11/2007) tại Trung tâm Văn hoá – Thông tỉnh, Đảng uỷ khối cơ quan Dân chính Đảng đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham dự có 10 thí sinh của 10 tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ đã xuất sắc vượt qua vòng sơ khảo. Kết quả, Ban tổ chức Hội thi đã trao giải nhất cho thí sinh Trần Thị Anh Hoàng, 2 giải nhì cho các thí sinh Nguyễn Thị Như Ngọc và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Page 52: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 52

15. N.A.T. HĐND huyện Bác Ái mở Hội nghị thông qua đề án thành lập 2 xã mới// Ninh Thuận. -2007. -Số 1538. –Ngày 20 tháng 11. –Tr. 2

Huyện Bác Ái dự kiến sẽ thành lập thêm 2 xã mới: Phước Lập và Phước Lợi, đó là nội dung đã được thông qua tại kỳ họp (bất thường) lần thứ 9 HĐND huyện Bác Ái.

16. H.V. Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ// Ninh Thuận. -2007. -Số 1542. –Ngày 29 tháng 11. –Tr.1

Vừa qua đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Bùi Sĩ Tiếu, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Thuận. Đồng chí Nguyễn Bắc Việt, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã báo cáo với đoàn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh năm 2007, đặc biệt là công tác tư tưởng và dư luận xã hội thời gian qua.

17. Tuấn Anh. Hội người tù yêu nước Ninh Phước: Thắp sáng ngọn lửa truyền thống cách mạng// Ninh Thuận. -2007. -Số 1542. –Ngày 29 tháng 11. –Tr. 4

Với 525 hội viên, Hội người tù yêu nước huyện Ninh Phước có số lượng hội viên đông nhất so với các Hội Người tù yêu nước ở các địa phương trong tỉnh. Trong đó, có 8 đồng chí tù chính trị Côn đảo, là những người từng vào sinh ra tử vì cách mạng. Thời gian qua, bằng những hoạt động thiết thực của mình, Hội Người tù yêu nước được đánh giá là lá cờ đầu trong hưởng ứng các phong trào ở địa phương.

18. Hà Trúc Phương. Huyện uỷ Thuận Bắc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2007// Ninh Thuận. -2007. -Số 1545. –Ngày 06 tháng 12. –Tr.1

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 05 của Ban chỉ đạo cuộc vận động “ Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện Thuận Bắc đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cuộc vận động năm 2008.

19. N.T. Bế mạc kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII// Ninh Thuận. -2007. -Số 1549. –Ngày 15 tháng 12. –Tr. 1,4

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, chiều 12/12, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khoá VIII đã bế mạc. Các đại biểu đã nhất trí biểu quyết thông qua 11 Nghị quyết quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

20. Sơn Ngọc. Tổ chức trọng thể lễ tang đồng chí Chamaléa Điêu, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận// Ninh Thuận. -2007. -Số 1548. –Ngày 13 tháng 12. –Tr.2

Sáng ngày 09/12/2007, tại hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức trọng thể lễ tang đồng chí Chamaléa Điêu, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận theo nghi thức lễ tang cán bộ cao cấp của Đảng.

21. Hoàng Ngọc Thái. Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang tỉnh ta ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới// Ninh Thuận. -2007. -Số 1551. –Ngày 20 tháng 12. –Tr.4

Trải qua 63 năm chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, Bác Hồ được nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng, tin yêu, Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh nói riêng đã làm tròn sứ mệnh là lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân đánh giặc, giải phóng đất nước, quê hương và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và giữ vững ổn định chính trị trong tình hình hiện nay.

Page 53: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 53

KINH TẾ 22. MT. Nỗ lực để đạt mục tiêu tăng

trưởng kinh tế năm 2007// Ninh Thuận. -2007. -Số 1520. –Ngày 09 tháng 10. –Tr.1, 4

Theo đánh giá của UBND tỉnh, qua thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh và chương trình công tác trọng tâm của UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, cộng với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh cũng như sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh, riêng trên lĩnh vực kinh tế nhìn chung trong 9 tháng qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực và khá toàn diện ở các ngành, lĩnh vực

23. B.T. Sản xuất thuỷ sản theo mô hình cộng đồng - Một hướng đi thích hợp ở tỉnh ta// Ninh Thuận. -2007. -Số 1521. –Ngày 11 tháng 10. –Tr. 3

Xác định sản xuất thuỷ sản theo mô hình cộng đồng là hướng đi thích hợp ở tỉnh ta. Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã kiến nghị với Bộ chủ quản cần có hướng dẫn cụ thể về hoạt động của loại hình mới này, tổ chức các chương trình tập huấn hoặc đào tạo cho cán bộ khuyến ngư về các kiến thức quản lý cộng đồng.

25. Văn Thanh. Hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng ở xã Phước Nam// Ninh Thuận. -2007. -Số 1521. –Ngày 11 tháng 10. –Tr.3

Trong vài năm gần đây ngoài việc triển khai các biện pháp khai thác nguồn nước ngầm để duy trì sản xuất và chăn nuôi, lãnh đạo xã Phước Nam còn chỉ đạo cho bà con nông dân luân chuyển sang trồng các loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt như: bắp lai, đậu xanh, hành đỏ, cỏ các loại… Đây là một trong những giải pháp có hiệu quả, bởi nó không chỉ tiết kiệm đáng kể được nguồn nước tưới, đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân mà còn tránh bỏ hoang ruộng.

26. Tuấn Anh. Vị nồng của hành giống// Ninh Thuận. -2007. -Số 1521. – Ngày 11 tháng 10. –Tr. 6

Mỹ Hoà (Vĩnh Hải, Ninh Hải) là xứ sở của cây hành giống. Nhiều năm nay, cây hành giống là cây trồng chủ lực của 187 hộ dân nơi đây, vì giá của nó cao gấp hai lần hành thường. Tuy nhiên, để làm ra củ hành giống, người dân đã phải đổ không ít công sức.

27. Anh Tùng. Chợ Phước Đại – Nơi trao đổi hàng hoá của người dân vùng cao// Ninh Thuận. -2007. -Số 1526. –Ngày 23 tháng 10. –Tr. 3

Chợ Phước Đại đi vào hoạt động đã tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nơi đây và đã trở thành trung tâm trao đổi hàng hoá của bà con các xã Phước Đại, Phước Thành, Phước Thắng, Phước Chính …

28. Anh Tùng. Xóm bánh tráng// Ninh Thuận. -2007. -Số 1529. –Ngày 30 tháng 10. –Tr.5

Xóm Bánh thuộc khu phố 1, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ cần nghe tên cũng biết được đây là nơi phát tích của nghề làm bánh tráng ở tỉnh ta. Dù có qua bao nhiêu biến động của thời gian, thì “xóm nhỏ nằm trong phố” này vẫn còn giữ nguyên nét bình dị ở chốn quê.

29. Uyên Thu. Cơm gà Phan Rang// Ninh Thuận. -2007. -Số 1528. –Ngày 27 tháng 10. –Tr.5

Cơm gà Phan Rang bấy lâu nay ngon có tiếng. Bằng cả tấm lòng mến khách, người dân địa phương đã tạo được sự khác biệt của món cơm gà mà không nơi nào có được.

30. H.H. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt trên 34,35 triệu USD// Ninh Thuận. -2007. -Số 1531. –Ngày 03 tháng 11. –Tr.2

Tính từ đầu năm đến nay tuy có nhiều khó khăn về giá cả, thị trường xuất khẩu… nhưng bẳng nỗ lực của nhiều doanh nghiệp đã góp phần mang về cho tỉnh tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 34,35 triệu USD, tăng 27,3% so cùng thời gian này năm trước.

Page 54: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 54

31. N.T. 15 tỷ đồng lắp đặt mới dây chuyền sản xuất gạch tuynen Du Long// Ninh Thuận. -2007. -Số 1531. –Ngày 03 tháng 11. –Tr.2

Công ty Cổ phần Xây dựng Ninh Thuận đã đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng mới dây chuyền 2, có công suất 25 triệu viên/năm tại nhà máy sản xuất gạch tuy nen Du Long. Hiện công trình đã hoàn thành và vận hành thử nghiệm, dự kiến cuối quý IV/2007 sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất của nhà máy lên 50 triệu viên/năm.

32. TD. Toàn tỉnh đạt tổng thu ngân sách trên 237,5 tỷ đồng// Ninh Thuận. -2007. -Số 1533. –Ngày 08 tháng 11. –Tr.1

Trong 10 tháng qua, toàn tỉnh đã đạt mức tổng thu ngân sách trên 237,5 tỷ đồng, bằng 76,6% kế hoạch và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.

33. A.T. Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm cộng đồng ở huyện Ninh Phước// Ninh Thuận. -2007. -Số 1537. –Ngày 17 tháng 11. –Tr.7

Nghề nuôi tôm ở An Hải và Phước Dinh huyện Ninh Phước đạt hiệu quả cao nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm cộng đồng.

34. T.A. Làm việc với huyện Ninh Phước, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo: Khẩn trương xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông – xuân, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng ở những vùng thiếu nước// Ninh Thuận. -2007. -Số 1538. –Ngày 20 tháng 11. –Tr. 1,2

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đánh giá cao những kết quả địa phương đã đạt được trong năm 2007. Ngay bây giờ, địa phương phải xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông – xuân, chú trọng chuyển đổi cây trồng ở những vùng thiếu nước như ở Phước Hà, Phước Nam…

35. MT. Năm 2007, nền kinh tế của tỉnh với dự báo tăng trưởng lạc quan// Ninh Thuận. -2007. -Số 1539. –Ngày 22 tháng 11. –Tr. 1, 4

Năm 2007 được xem là năm “ bản lề” của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010. Bằng những giải pháp chỉ đạo quyết liệt cộng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, đến nay có thể nói nền kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và đủ cơ sở cho những dự báo khá lạc quan về việc hoàn thành kế hoạch của cả năm.

36. NH. Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) khai trương chi nhánh tại Ninh Thuận// Ninh Thuận. -2007. -Số 1539. –Ngày 22 tháng 11. –Tr.2

Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tổ chức khai trương Chi nhánh tại Ninh Thuận. Sacombank khai trương hoạt động Chi nhánh tại tỉnh ta sẽ góp phần tạo ra một sinh khí mới cho thị trường tài chính và kinh tế tỉnh nhà.

37. Nguyễn Ngọc Thanh. Nuôi cá sấu nước ngọt mô hình chăn nuôi mới cần được quan tâm// Ninh Thuận. -2007. -Số 1544. –Ngày 04 tháng 12. –Tr.3

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta đã xuất hiện mô hình nuôi cá sấu nước ngọt. Nuôi cá sấu nước ngọt là mô hình chăn nuôi mới, nếu thành công sẽ tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương có cơ hội thay đổi phương thức chăn nuôi, nhằm mang lại giá trị kinh tế, làm giàu chính đáng, cung cấp và bổ sung cho tỉnh giống động vật hoang dã, quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển.

38. Sơn Ngọc. Ninh Sơn khởi sắc kinh tế nông nghiệp nâng cao đời sống nông dân// Ninh Thuận. -2007. -Số 1546. –Ngày 08 tháng 12. –Tr.3

Huyện Ninh Sơn là một trong những vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Năm 2007 bà con nông dân địa phương canh tác được mùa có thu nhập khá nâng cao đời sống gia đình, đồng thời góp phần quan trọng vào tiến trình huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc.

Page 55: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 55

39. Anh Tùng. Ninh Phước đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất// Ninh Thuận. -2007. -Số 1546. –Ngày 08 tháng 12. –Tr.5

Ninh Phước là địa phương đi đầu trong toàn tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả.

40. T.D. Đầu tư 53,8 tỷ đồng cho các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn//Ninh Thuận. -2007. -Số 1549. –Ngày 15 tháng 12. –Tr. 2

Trong năm 2007, Nhà nước đã đầu tư 53,8 tỷ đồng cho Chương trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các hệ thống cấp nước khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho trên 56.000 dân số ở các vùng hưởng lợi.

41. Mai Ty. Năm 2008, ngành Công nghiệp sẽ “cất cánh”?// Ninh Thuận. -2007. -Số 1549. –Ngày 15 tháng 12. –Tr.3

Năm 2007, ngành Công nghiệp tiếp tục được xác định là ngành chủ lực tác động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Hy vọng năm 2008 ngành Công nghiệp sẽ “cất cánh” để biến niềm kỳ vọng lớn lao của tỉnh đối với ngành thành hiện thực, nhằm góp phần tạo đòn bẩy cho “ chấn hưng” nền kinh tế tỉnh nhà.

42. B.T. Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Tổng kết mô hình tưới nhỏ giọt trên cây nho// Ninh Thuận. -2007. -Số 1547. –Ngày 11 tháng 12. –Tr.3

Tưới nhỏ giọt là phương pháp tiết kiệm nước triệt để nhất, chỉ mất khoảng 30% lượng nước so với tưới tràn truyền thống. Về mặt kinh tế, mô hình tưới nhỏ giọt làm giảm chi phí sản xuất đối với cây nho, cụ thể là giảm về công tưới, giảm công chăm sóc làm cỏ, giảm được lượng phân bón hoá học.

43. Vân Tuyền. Hồ Sông Trâu phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp// Ninh Thuận. -2007. -Số 1550. –Ngày 18 tháng 12. –Tr.3

Từ khi hoàn thành đưa vào sử dụng, với dung tích hữu ích 31 triệu m3, hồ Sông Trâu đã phục vụ diện tích tưới cho sản xuất nông nghiệp hàng năm là 3.000 ha. Phát huy hiệu quả của hệ thống thuỷ lợi hồ Sông Trâu, Thuận bắc đang tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.

44. T.A. Khởi công xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt nhân dân và khu công nghiệp Phước Nam// Ninh Thuận. -2007. -Số 1551. –Ngày 20 tháng 12. –Tr.2

Tại Nhà máy nước thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ban Quản lý các dự án hạ tầng đô thị đã làm lễ khởi công xây dựng Hệ thống cấp nước sinh hoạt nhân dân các xã thuộc huyện Ninh Phước và Khu Công nghiệp Phước Nam. Dự án chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 147,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu.

* VĂN HOÁ – DU LỊCH 45. NXB. Tỉnh đoàn khởi công công

trình Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh// Ninh Thuận. -2007. -Số 1524. –Ngày 18 tháng 10. –Tr. 1

Chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ IV, tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX, tại phường Đài Sơn, thành phố PR-TC, Tỉnh đoàn tổ chức lễ khởi công Công trình Trung tâm hoạt động Thanh - Thiếu nhi tỉnh với tổng diện tích sử dụng và vui chơi 3, 07ha; tổng giá trị đầu tư gần 22 tỷ đồng.

46. Sơn Ngọc. Biểu diễn vở kịch “ Một cây làm chẳng nên non”// Ninh Thuận. -2007. -Số 1530. –Ngày 01 tháng 11. –Tr.5

Tại Trung tâm Văn hoá – Thông tin tỉnh Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức biểu diễn vở “ Một cây làm chẳng nên non”. Đây là vở kịch đầu tiên của Việt Nam phản ảnh cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử.

Page 56: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 56

47. Tuấn Anh. Trà Cang cổ tự// Ninh Thuận. -2007. -Số 1542. –Ngày 29 tháng 11. –Tr.5

Trên núi Chà Bang thuộc địa phận xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, có ngôi chùa cổ danh tiếng khắp vùng, tên là Trà Cang. Khách viếng chùa không khỏi ngạc nhiên khi ở nơi vùng núi thâm tịch, xa khu dân cư lại hiện diện một ngôi chùa được kiến tạo rất đẹp.

48. Sơn Ngọc. Liên hoan tiếng hát Cựu Chiến binh toàn tỉnh lần thứ II// Ninh Thuận. -2007. -Số 1545. –Ngày 06 tháng 12. –Tr.6

Hội Cựu Chiến binh tỉnh phối hợp với Trung tâm VHTT tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu Chiến binh toàn tỉnh lần thứ II, năm 2007. Tham dự liên hoan có 91 diễn viên thuộc tổ chức Hội Cựu Chiến binh các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

49. Nhật Nguyên. Giải bóng bàn truyền thống CNVC-LĐ Báo Ninh Thuận – Nhìn lại những mùa giải đẹp// Ninh Thuận. -2007. -Số 1547. –Ngày 11 tháng 12. –Tr.6

Nhìn lại chặng đường đã qua mới thấy hết sự trưởng thành qua từng năm và ghi nhận sự đóng góp của Ban Tổ chức: Báo Ninh Thuận, LĐLĐ tỉnh, sở TDTT đã cố gắng liên tục tổ chức trong suốt 12 năm liền từ năm 1996 đến nay. Với quy mô là giải thi đấu cấp tỉnh nên đã thu hút ngày càng đông số lượng vận động viên tham gia, được nhiều đơn vị quan tâm và đông đảo người hâm mộ cổ vũ.

50. Tuấn Anh. Hoạt động của ngành Văn hoá – Thông tin một năm nhìn lại// Ninh Thuận. -2007. -số 1551. –Ngày 20 tháng 12. –Tr.5

Nổi bật trong hoạt động VHTT năm 2007 là công tác tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Đặc biệt, ngành VHTT đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình văn hoá văn nghệ phục vụ Festival Ninh Thuận thành công.

51. Xuân Bính. Sắc màu văn hoá văn nghệ - trò chơi dân gian Raglai// Ninh Thuận. -2007. -Số 1551. –Ngày 20 tháng 12. –Tr.5

Tại nhà truyền thống huyện Bác Ái đã diễn ra Liên hoan văn nghệ, trò chơi dân gian phụ nữ và thanh thiếu nhi dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận năm 2007. Tham gia có 13 đoàn, với gần 500 nghệ nhân, thành viên thuộc 4 huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc. Ban Tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho đội thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Ninh Phước.

52. Minh Đông. Đoàn Thanh niên khối Doanh nghiệp tổ chức Liên hoan “ Những bài ca đi cùng năm tháng” lần III – 2007// Ninh Thuận. -Số 1552. –Ngày 22 tháng 12. –Tr.2

Đoàn Thanh niên khối Doanh nghiệp tổ chức Liên hoan “ Những bài ca đi cùng năm tháng” lần thứ III – 2007. Tham gia Liên hoan có 21 cơ sở Đoàn trực thuộc, mỗi cơ sở tham gia ít nhất 3 tiết mục, gồm các thể loại đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca với chủ đề ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, anh Bộ đội Cụ Hồ, về quê hương, đất nước…

53. Trần Xuân. Ninh Sơn tổ chức Hội khoẻ Phù đổng lần thứ 21// Ninh Thuận. -2007. -Số 1555. –Ngày 29 tháng 12. –Tr.2

Huyện Ninh Sơn vừa tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng lần thứ 21 (năm học 2007-2008). Tham dự có 596 VĐV của 22 trường Tiểu học và 8 trường Trung học cơ sở trong toàn huyện. Ban Tổ chức đã trao 151 giải thưởng cá nhân và đồng đội.

54. Bùi Diệp. Qua đèo Ngoạn Mục// Ninh Thuận. -Số 1555. –Ngày 29 tháng 12. –Tr.4-5

Một con đèo không cao lắm, không dài lắm nhưng khá nổi tiếng với du khách gần xa. Nó không chỉ là ranh giới địa lý mà là ranh giới về khí hậu, thổ nhưỡng và văn hoá vùng miền. Nó nổi tiếng vì có một cảnh

Page 57: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 57

quan rất đẹp và nên thơ giống như tên gọi của mình: Đèo Ngoạn Mục.

55. Thái Sơn Ngọc. Tuyển tập văn xuôi in đậm dấu ấn văn hoá địa phương // Ninh Thuận. -2007. -Số 1555. –Ngày 29 tháng 12. –Tr. 5

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa cho ra mắt bạn đọc tuyển tập văn xuôi Ninh Thuận năm 2007. Toàn tập có 22 tác giả góp mặt gần 50 tác phẩm với 410 trang in khổ 15x20cm. Tuyển tập văn xuôi Ninh Thuận 2007 bao gồm các thể loại truyện ngắn, truyện ký, ký sự. Tập sách in đậm dấu ấn văn hoá địa phương.

56. Võ Văn Nam. Đảng bộ xã Xuân Hải với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội // Ninh Thuận. -2007. -Số 1554. –Ngày 27 tháng 12. –Tr. 4

Cũng như nhiều vùng nông thôn khác trong tỉnh, Xuân Hải (Ninh Hải) là xã thuần nông nên có nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian phong phú và đa dạng. Đảng bộ đã tổ chức quán triệt cho tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã, góp phần nâng cao nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh và đúng pháp luật.

* GIÁO DỤC – Y TẾ 57. VT. Bàn giao trang thiết bị y tế và xe

cho các đơn vị tham gia thực hiện dự án// Ninh Thuận. -2007. -Số 1520. –Ngày 09 tháng 10. –Tr.2

Ban Quản lý Dự án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản” tỉnh chính thức làm lễ bàn giao 27 hạng mục trang thiết bi y tế… trị giá gần 3,2 tỷ đồng và 7 chiếc xe chuyên dùng trị giá gần 3 tỷ đồng cho một số đơn vị thuộc dự án.

58. Lê Thế Kỷ. Trường THPT Nguyễn Trãi: 2 năm liền dẫn đầu phong trào thi đua cấp tỉnh// Ninh Thuận. -2007. -Số 1520. –Ngày 09 tháng 10. –Tr.5

Để đạt thành tích cao trong hoạt động giáo dục, trường THPT Nguyễn Trãi luôn giữ vững đoàn kết nội bộ, tạo ra sức mạnh giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Năm học 2006-2007 kết thúc, Trường THPT Nguyễn Trãi được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cấp THPT ngành Giáo dục – Đào tạo của tỉnh. Đây là năm thứ hai liên tiếp nhà trường vinh dự được trao tặng danh hiệu này.

59. Thu Thuỷ. Phan Rang – Tháp Chàm: Cần phát triển mô hình học bán trú trong trường tiểu học// Ninh Thuận. -2007. -Số 1526. –Ngày 23 tháng 10. –Tr.5

Sau 5 năm học, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã có hơn 1/3 số trường tiểu học thực hiện dạy ngày hai buổi. Để thuận tiện cho việc học tập của con em, rất nhiều phụ huynh muốn con được ở tại trường cả ngày. Tuy nhiên đến nay mô hình học bán trú mới được ngành Giáo dục – Đào tạo của thành phố thực hiện ở duy nhất một trường nên xuất hiện dịch vụ đưa đón học sinh mà “bảo mẫu” là các trường mầm non tư thực hoặc chính giáo viên.

60. Sơn Ngọc. Trung tâm KTTH-HNDN Phan Rang thu hút học sinh hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lao động trẻ// Ninh Thuận. -2007. -Số 1524. –Ngày 18 tháng 10. –Tr.5

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề Phan Rang là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục đa ngành nghề. Cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm huy động mọi nguồn lực thu hút học sinh học tập hướng nghiệp nghề phổ thông và đào tạo nghề cho nguồn lực lao động trẻ ở địa phương và mở lớp dạy bổ túc THPT cho những học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học lên cao, có điều kiện lập thân lập nghiệp.

61. Đặng Hữu. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa// Ninh Thuận. -2007. -Số 1533. –Ngày 08 tháng 11. –Tr.5

Page 58: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 58

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh ở tỉnh ta nổi lên nhất là bệnh sốt xuất huyết. Cùng với sự chủ động của ngành Y tế, chính quyền các xã, phường cần tích cực vận động nhân dân giữ gìn và thường xuyên làm công tác vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, công sở, trường học, súc rửa hoặc loại bỏ các vật dụng chứa nước để diệt muỗi, lăng quăng vật trung gian lây truyền bệnh; san lấp những tụ điểm phân, nước gây ô nhiễm môi trường… có như vậy mới phòng được bệnh, tránh những tổn hại cho sức khoẻ cộng đồng.

62. Nhật Lê. Chuyển biến trong công tác dân số ở Phước Chiến// Ninh Thuận. -2007. -Số 1535. –Ngày 13 tháng 11. –Tr.6

Phước Chiến là xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Bắc. Dân số toàn xã có trên 3.350 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai. Đến nay, công tác dân số ở xã Phước Chiến đã đạt được những kết quả đáng mừng. Số người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng cao, số người thực hiện các gói dịch vụ như: Làm mẹ an toàn và phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

63. Đặng Hữu. Bảo hiểm Xã hội Ninh Hải nhiều khó khăn trong phát hành thẻ bảo hiểm y tế đến đối tượng nhân dân// Ninh Thuận. -2007. -Số 1536. –Ngày 15 tháng 11 . –Tr.6

Việc phát hành BHYT đến với nhân dân ở huyện Ninh Hải gặp khó khăn một phần do sự chưa nhất quán của ngành chức năng trong việc hoạch định chính sách BHYT và trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở.

64. Anh Tùng. Khi đồng vốn chính sách đến với sinh viên nghèo// Ninh Thuận. -2007. -Số 1543. –Ngày 01 tháng 12. –Tr.5

Bắt đầu từ ngày 30/10/2007, Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ cho sinh viên nghèo vay vốn học tập. Có thể xem đây là chiếc “phao” cứu cánh của sinh viên nghèo. Những ngày này, khi mà hàng

ngàn sinh viên ở tỉnh ta đang ngồi trên ghế giảng đường các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh, thì ngay tại quê nhà, phụ huynh của các em tất bật làm thủ tục vay vốn, với mong mỏi sớm có tiền gửi cho các em trang trải trong học tập.

65. N.H. Tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho 52 sinh viên// Ninh Thuận. -2007. -Số 1543. –Ngày 01 tháng 12. –Tr.5

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức lễ tổng kết và trao bằng tốt nghiệp Cao đẳng hệ vừa làm vừa học ngành Thư viện – Thông tin khoá học 2004-2007 cho 52 sinh viên.

66. Uyên Thu. Trường Tiểu học Tri Thuỷ điển hình trong phong trào thi đua “Hai tốt”// Ninh Thuận. -2007. -Số 1544. –Ngày 04 tháng 12. –Tr.5

Trường Tiểu học Tri Thuỷ, huyện Ninh Hải được công nhận danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh. Đây chính là kết quả phấn đấu nhiều năm liền của tập thể thầy, cô giáo và học sinh trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.

67. Hội Khuyến học tỉnh trao tặng 25 xe đạp cho học sinh nghèo huyện Ninh Sơn và Bác Ái// Ninh Thuận. -2007. -Số 1546. –Ngày 08 tháng 12. –Tr.1

Từ nguồn Quỹ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức cấp phát 25 xe đạp cho học sinh của 2 huyện Ninh Sơn và Bác Ái.

68. Lê Khải Hoàn. Xây dựng xã hội học tập từ mỗi gia đình// Ninh Thuận. -2007. -Số 1547. –Ngày 11 tháng 12. –Tr.5

Chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm phát động, tỉnh ta đã có 100% xã, phường, thị trấn triển khai cuộc vận động, thu hút hơn 38.102 gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học, trong đó 26.946 gia đình được công nhân gia đình hiếu học và 134 dòng họ được công nhận dòng họ khuyến học.

Page 59: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Trên kệ sách thư viện

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 59

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM:

NGHỀ DỆT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI CHĂM gười Chăm là một dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam, có

một kho tàng văn hoá đồ sộ và đặc sắc. Kho tàng ấy không những chỉ có những đền tháp lộng lẫy, nguy nga, đứng sừng sững trên những đồi cao suốt dọc dải đất miền Trung mà còn có một di sản nghệ thuật múa hát, lễ hội và nghề thủ công truyền thống độc đáo như nghề gốm và nghề dệt vải. Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận vẫn còn bảo lưu nghề dệt cổ truyền có hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền với thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở vùng Đông Nam Á. Xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách: “ Nghề dệt cổ truyền của người Chăm” của tác giả Sakaya, do nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc phát hành năm 2003. Sách dày 236 trang, khổ sách 13x19cm. Nội dung cuốn sách “Nghề dệt cổ truyền của người Chăm” được trình bày thành ba phần chính như sau: Phần thứ nhất: Làng dệt người Chăm Mỹ Nghiệp. Phần này giới thiệu tên gọi, địa danh; điều kiện tự nhiên – xã hội và lịch sử hình thành của làng dệt Mỹ Nghiệp. Làng Mỹ Nghiệp cũng như bao làng Chăm khác có tên gọi chính thức trong giấy tờ hành chính bắt đầu từ thời Minh Mạng. Từ đó đến nay, làng Mỹ Nghiệp có nhiều biến đổi trong việc phân chia trực thuộc địa giới hành chính, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn… Từ thời Minh Mạng đến năm 1954 thì thôn Mỹ Nghiệp có lúc thuộc phủ Bình Thuận, phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang… Từ năm 1954 – 1975, thời Mỹ Nguỵ thì thôn Mỹ Nghiệp lại thuộc xã Phước Hải, quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sáp nhập vào thành tỉnh Thuận Hải thì Mỹ Nghiệp vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Mỹ Nghiệp, xã Phước

Hải nhưng lại thuộc huyện An Sơn. Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến năm 2002 địa danh hành chính thôn Mỹ Nghiệp được đổi thành “ Khu phố 11” thị trấn

Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Điều kiện tự nhiên và xã hội của làng dệt Mỹ Nghiệp rất khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp. Đất đai ở đây khô cằn, bạc màu, khí hậu khô nóng, không thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nhưng rất thuận lợi cho việc trồng bông dệt vải. Hoạt động kinh tế của làng Chăm Mỹ Nghiệp chủ yếu làm nghề nông và nghề dệt vải. Quy trình dệt vải Chăm Mỹ Nghiệp bắt đầu từ khâu kéo sợi, quay tơ đến dệt vải đều do phụ nữ làm là chính. Nghề nông do đàn ông đảm nhiệm. Hiện nay làng dệt Mỹ Nghiệp vẫn còn bảo lưu được những giá trị văn hoá, không chỉ giữ nguyên vẹn cấu trúc của một làng nghề, từ hình thái xã hội, quan hệ tộc người, tổ chức lao động sản xuất, hoạt động kinh tế, trao đổi sản phẩm cho đến tôn giáo, tín ngưỡng… đều mang đậm nét cơ chế của xã hội mẫu quyền gắn với nghề thủ công truyền thống xa xưa.Trong gia đình người Chăm, đàn bà đóng vai trò quan trọng, làm chủ thể gia đình và họ tộc. Làng Chăm Mỹ Nghiệp là một trong những làng Chăm theo Bàlamôn giáo. Người Chăm Mỹ Nghiệp có một hệ thống nghi lễ và tục thờ cúng phong phú, đa dạng. Phần thứ hai: Nghề dệt người Chăm Mỹ Nghiệp. Phần này giới thiệu về nghề dệt

N

Page 60: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM VÀ LÀM ...

Trên kệ sách thư viện

Thông tin tư liệu Ninh Thuận .- Số 4/2007 Trang 60

Chăm trong quá khứ lịch sử và hiện nay. Mô tả chi tiết về các loại khung dệt, qui trình dệt vải, từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải, váy, áo cho đến bố cục, đường nét và màu sắc trong nghệ thuật trang trí hoa văn. Ngoài ra còn trình bày cách tổ chức sản xuất và những nghi lễ, kiêng kị trong nghề dệt vải Chăm. Người Chăm có một nền thủ công truyền thống rất phong phú như nghề làm gạch, xây tháp, nghề đóng thuyền, đóng xe trâu, làm gốm và dệt vải…Tuy nhiên trong quá trình biến đổi lịch sử thì một số nghề thủ công của người Chăm đã thất truyền. Hiện nay chỉ còn lưu giữ được một số nghề tiêu biểu như nghề gốm và nghề dệt. Nghề dệt cổ truyền của người Chăm Mỹ Nghiệp là một trong những nghề thủ công truyền thống còn tồn tại đến ngày nay trong di sản văn hoá của người Chăm Ninh Thuận. Làng dệt Mỹ Nghiệp là làng dệt truyền thống nổi tiếng từ lâu đời. Ở làng này, những kỹ năng, kỹ xảo của nghề dệt được trao truyền cho nhau “ mẹ truyền con nối” từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hoa văn thổ cẩm Chăm chứa nhiều yếu tố nghệ thuật trong kho tàng văn hoá Chăm. Những nét cơ bản của hoa văn đám tang, trên gốm Chăm, trên những bệ thờ, đền tháp đều có những mô típ, đường nét tương đồng với hoa văn trên vải Chăm. Có thể nói thổ cẩm Chăm là nơi hội tụ những đường nét, gam màu, hình khối, cả về nghệ thuật dân gian và bác học trong kho tàng nghệ thuật Chăm muôn màu, muôn vẻ. Nghề dệt Chăm từ khung dệt, đến sản phẩm dệt, môtíp hoa văn và nghệ thuật trang trí, người Chăm mặc dù có phong cách riêng của mình nhưng vẫn mang nét chung của nghề dệt cổ truyền Đông Nam Á. Đặc trưng chung ấy chính là kết quả của một quá trình truyền bá, tiếp thu kiến thức nghề nghiệp, quá trình giao lưu, trao đổi kinh tế - văn hoá giữa người Chăm và các tộc người khác ở nước ta và Đông Nam Á. Sản phẩm dệt không chỉ phục vụ cho đời sống phong tục người Chăm mà còn có cả cho các dân tộc khác như Eđê, Churu, Kơho,

Raglai…Ngày nay, sản phẩm dệt của người Chăm được du khách ưa chuộng trên thị trường du lịch ở các nước. Vì vậy, hiện nay nghề dệt đang trở thành nguồn lợi kinh tế quan trọng đối với người Chăm ở Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận. Phần thứ ba: Nhận xét, so sánh, kiến nghị và giải pháp. Căn cứ trên những cứ liệu khoa học ở các phần nêu trên, phần này đưa ra nhận xét chung về nghề dệt cổ truyền của người Chăm Mỹ Nghiệp. Qua đó, còn so sánh nghề dệt Chăm với nghề dệt của một số dân tộc khác ở nước ta và khu vực Đông Nam Á. Cuốn sách còn đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho nghề dệt người Chăm Mỹ Nghiệp trong cơ chế thị trường, cũng như trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc ngày nay. Mặc dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, người Chăm vẫn còn bảo lưu được nghề dệt cổ truyền của riêng mình. Nghề dệt ấy mặc dù là tiêu biểu cho trình độ sản xuất cổ xưa nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nghề dệt Chăm đã và đang góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống hàng ngày và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Chăm Cuốn sách “Nghề dệt cổ truyền của người Chăm” giới thiệu đến các bạn một bức tranh chung nhất về làng nghề, một di sản văn hoá quý giá của người Chăm trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Là một dạng văn hoá vật chất, một bộ phận cấu thành nền văn minh Chămpa, nghề dệt Chăm không chỉ là một nhu cầu thiết yếu để phục vụ cuộc sống như ăn, ở, mặc… mà nó còn gắn với nhu cầu thẩm mỹ, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng. Nghề dệt Chăm với sản phẩm đa dạng, còn tạo nên y phục Chăm, một y phục có sắc thái riêng góp phần quan trọng trong việc hình thành nên một bản sắc văn hoá Chăm mà không lẫn lộn được với dân tộc khác.

Nguyễn Thị Hoà Thư viện tỉnh Ninh Thuận