Top Banner
Phụ Lục I/Mở đầu 1.Tích cấp thiết: 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: 2.2 Mục tiêu cụ thể II/ Phương Pháp nghiên cứu. 1/ Thu thập thông tin 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. III/ Cở sở lý luận và thực tiễn 1/Nêu 1 số khái niệm có liên quan: 2.Thực tiễn ở 1 số địa phương trong nước IV/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1,Khái quát về văn bản chính sách 1.1/.Quá trình hoạch định chính sách: 1.2/ nội dung chính sách 2.Thực trạng thực thi chính sách 2.1 .Tình hình thực hiện - tổ chức thực thi chính sách 2.2Tác động của chính sách a/ Tác động tích cực. b/. Những tồn tại cần khắc phục 3.Bài học kinh nghiệm hoặc giải pháp
33

Chinh sach cong

May 08, 2023

Download

Documents

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Chinh sach cong

Phụ Lục

I/Mở đầu

1.Tích cấp thiết:

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

2.2 Mục tiêu cụ thể

II/ Phương Pháp nghiên cứu.

1/ Thu thập thông tin

2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

III/ Cở sở lý luận và thực tiễn

1/Nêu 1 số khái niệm có liên quan:

2.Thực tiễn ở 1 số địa phương trong nước

IV/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1,Khái quát về văn bản chính sách

1.1/.Quá trình hoạch định chính sách:

1.2/ nội dung chính sách

2.Thực trạng thực thi chính sách

2.1 .Tình hình thực hiện - tổ chức thực thi chính sách

2.2Tác động của chính sách

a/ Tác động tích cực.

b/. Những tồn tại cần khắc phục

3.Bài học kinh nghiệm hoặc giải pháp

Page 2: Chinh sach cong

V/ Kết luận

I/Mở đầu

a.Tích cấp thiết:

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư

chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta

hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư

đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn

đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò

quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng

nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,

văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù

hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày

càng hiện đại”

Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường,

trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa

không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp,

tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao

thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ

lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông

thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y

Page 3: Chinh sach cong

tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn

chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp.

Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn

quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế

hộ kém phát triển. 

Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản

chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường

tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh

tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng

dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ

trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá

chưa đồng bộ. 

Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp

đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết

giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu

vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang

trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông

nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương

không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo

thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

 Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế,

nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một

(tiếng nói, phong tục, trang phục...); nhà ở dân cư nông

Page 4: Chinh sach cong

thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế -

xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát,

chưa theo quy hoạch. 

Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao

động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ triển

khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa.

Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp

không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân

nghèo khó.

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình

thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát

triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông

thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân

chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường

sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;

đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng

được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 5: Chinh sach cong

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2011 - 2012: Tập trung hoàn thành quyhoạch và đề án xây dựng nông thôn mới đạt 100% số xã. Ràsoát, điều chỉnh đề án các xã xây dựng nông thôn mới phùhợp với quy hoạch được duyệt.

- Giai đoạn 2011 - 2013: Song song với công tác quyhoạch, tập trung hỗ trợ hướng dẫn nông dân tổ chứcchuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất nâng cao thunhập; xem xét hỗ trợ các xã đầu tư hoàn thành cơ bản mộtsố nội dung của các tiêu chí: giao thông, thủy lợi,trường học…đồng thời với đầu tư cơ sở hạ tầng về bưuđiện, điện, nhà ở dân cư…nhằm bảo đảm có trên 50% số xãđạt từ 10 tiêu chí trở lên theo Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới.

- Giai đoạn 2013 - 2015: Tập trung chỉ đạo toàn diện,trong đó tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các xã để bảo đảmđến năm 2015 có 79 xã đạt từ 10 đến 19 tiêu chí (trongđó có 20 xã đạt toàn bộ 19 tiêu chí trở lên theo Bộ tiêuchí Quốc gia về nông thôn mới.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Phấn đấu 100% số xã đạt tiêuchuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nôngthôn mới.

II/ Phương Pháp nghiên cứu.

Page 6: Chinh sach cong

1/ Thu thập thông tin

+ Tài liệu thứ cấp :

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơquan trong tỉnh và các huyện: Sở Nông nghiệp và pháttriển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môitrường, Cục Thống kê và phòng Thống kê của các huyện. Sửdụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyênmôn.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và cácwebsites chuyên ngành.

+Tài  liệu sơ cấp

- Nội dung điều tra: các nội dung theo 19 tiêu chí đánhgiá nông thôn mới.

2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Đối tượng là các mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

+ Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.+ Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn cuả toàn

quốc.

III/ Cở sở lý luận và thực tiễn

Page 7: Chinh sach cong

1/ Một số khái niệm có liên quan:

+ Nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc

nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được

quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

+ Nông thôn mới: Là nông thôn mà trong đời sống vật

chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được

nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành

thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật

tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò

làm chủ nông thôn mới.

+ Xây dựng nông thôn mới : là cuộc cách mạng và

cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng

lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang,

sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp,

công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường

và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống

vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

2.Thực tiễn ở 1 số địa phương trong nước

Tại xa La Pán huyện Mù Cang Chải nhờ có nông thôn

mới (NTM) mà ý thức của người Mông mình thay đổi nhiều

lắm, không còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà

nước như trước nữa” – người dẫ tại xã cho biết.

Dân nhiệt tình góp sức

Page 8: Chinh sach cong

Mù Cang Chải là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của

Yên Bái, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới trên 96%,

chủ yếu là dân tộc Mông.

Thời điểm La Pán Tẩn - xã nghèo nhất của huyện được

chọn tham gia xây dựng NTM – tỷ lệ hộ đói nghèo ở đây

chiếm tới trên 90%, số hộ cần cứu đói hàng năm lên tới

hơn 200. Thế nhưng với sự nỗ lực của người dân và quyết

tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đến nay

La Pán Tẩn đã cơ bản hoàn thành 7/19 tiêu chí. Trước

đây, người dân chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà

nước, nay bà con đã trở thành chủ thể, tham gia đóng góp

xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhiệt tình. Trong gần 3 năm

triển khai xây dựng NTM, nguồn lực của Nhà nước và các

nguồn vốn của nhiều chương trình, dự án của Chính phủ

đầu tư vào địa phương cả chục tỷ đồng, thì sức dân đóng

góp cho công cuộc kiến thiết NTM cũng tương đương bằng

ấy”.

Thay đổi tư duy sản xuất

Triển khai xây dựng NTM, Mù Cang Chải đã mở mới được

41,6km đường liên thôn, bản, bê tông hóa được 2km, giúp

việc làm ăn của người dân thuận lợi hơn. Mùa táo mèo vừa

qua, gia đình ông Hảng Súa Già ở xã La Pán Tẩn thu được

Page 9: Chinh sach cong

gần 200 triệu đồng, ngay từ đầu vụ đã có thương lái đến

tận nhà đặt mua cả đồi táo.

Thành công lớn nhất là đồng bào dân tộc trên địa bàn

huyện đã dần dần thay đổi tư duy sản xuất, nhiều tiến bộ

khoa học kỹ thuật mới đã được chuyển giao, ứng dụng,

theo đó một số hộ đã xây dựng mô hình và làm trang trại

chăn nuôi lợn địa phương, gà đen có giá trị kinh tế cao.

IV/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1/ Khái quát về văn bản chính sách:

1.1/.Quá trình hoạch định chính sách: Thu thập thông tin và xử lý số liệu

Phân tích chính sách

chức hội thảo lấy ý kiến tham vấn

Hoàn thiện dự thảo

Kiểm tra các văn bản, thẩm định và phê duyệt

1.2/ Nội dung của văn bản chính sách:

Nội dung 1: Mục tiêu

Nội dung 2: Thời gian, phạm vi thực hiện chương trình.

Nội dung 3: Nội dung chương trình.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế -

Page 10: Chinh sach cong

xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung

sau:

+. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

+ Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao

thu nhập.

+ Giảm nghèo và an sinh xã hội.

+ Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản

xuất có hiệu quả ở nông thôn

+ Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

+ Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông

thôn

+ Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền

thông nông thôn.

+ Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

+ Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền,

đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.

+ Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

Nội dung 4: Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình.

Nội dung 5: Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương

trình.

Nội dung 6: Phân công quản lý và tổ chức thực hiện.

.

Page 11: Chinh sach cong

2.Thực trạng thực thi chính sách

2.1 .Tình hình thực hiện - tổ chức thực thi chính

sách

Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai

a,Thành lập tổ khảo sát đánh giá: Thành phần gồm đại

diện lãnh đạo UBND xã, cán bộ chuyên môn, đại diện một

số thôn trong xã; mỗi thôn thành lập nhóm khảo sát

(khoảng 5 - 6 người) để hỗ trợ cho tổ khảo sát xã thực

hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn đó;

b) Tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh

giá thực trạng nông thôn, lập kế hoạch triển khai thực

hiện nhiệm vụ của tổ khảo sát đánh giá;

c) Tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát phối

hợp với các nhóm ở các thôn, bản tiến hành đo đạc, ước

tính hoặc tính toán từng nội dung các tiêu chí;

d) Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã

so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia NTM như: Số tiêu

chí đạt, mức đạt; những tiêu chí chưa đạt, mức đạt cụ

thể từng chỉ tiêu của tiêu chí.

Giai đoạn 2: Phổ biến tuyên truyền chính sách

a) Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận

động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân

hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập

Page 12: Chinh sach cong

nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến,

sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới

trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và

nhân rộng các mô hình này;

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động để mọi

người dân nhận thức sâu sắc về mục tiêu, quy mô, nội

dung, phương pháp và cách làm để thực hiện Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiểu rõ vai

trò của cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ thể xây dựng

nông thôn mới tại địa phương; Thông qua đó phát huy vai

trò, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân

dân đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới.

b) Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn

mới trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới

phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và

các cơ quan có liên quan.

Hiện nay, Công tác tuyên truyền vận động toàn dân xây

dựng nông thôn mới tiến hành rộng khắp trở thành một phong

trào của tỉnh và cả nước. Công tác này hiện vẫn đang được

tiếp tục tiến hành thường xuyên

Giai đoạn 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách

1/Trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương:

Page 13: Chinh sach cong

a) Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các nội

dung của chương trình (tại mục IV) chịu trách nhiệm về

việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng các

đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đồng thời, đôn

đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan

thường trực Chương trình, có nhiệm vụ:

- Giúp Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo thực hiện

Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu,

nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện

Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính

để tổng hợp báo cáo Chính phủ;

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện

Chương trình của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng hợp báo

cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ

Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan cân đối và phân

bổ nguồn lực cho Chương trình thuộc nguồn vốn ngân sách

Trung ương; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây

dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chương trình.

Page 14: Chinh sach cong

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định

vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các

Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình

theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời

chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với

các Đề án, dự án của Chương trình; giám sát chi tiêu;

tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình; cơ chế lồng

ghép các nguồn vốn.

đ) Bộ Xây dựng hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn

thành quy hoạch ở các xã theo tiêu chí nông thôn mới;

e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra

việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng

tham gia thực hiện chương trình;

g) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm

tuyên truyền phục vụ yêu cầu của chương trình.

2/Trách nhiệm của địa phương

a) Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn;

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và

các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện

Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề

cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

Page 15: Chinh sach cong

c) Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình,

dự án trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc

quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo

cáo hàng năm.

3/ Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: đề

nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện

Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bổ

sung theo các nội dung mới phù hợp với chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 4: Duy trì chính sách

Để duy trì được chính sách, địa phương cần đạt được

những tiêu trí nhất định về đánh giá nông thôn mới: 1:

Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5:

Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu

điện, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo,

12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14:

Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ

thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh,

trật tự xã hội.

Giai đoạn 5: Điều chỉnh chính sách

Page 16: Chinh sach cong

Thủ tướng chỉnh phủ đã ra Quyết định số 695/QĐ-TTg :

Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010-2020

Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách

nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách các cấp

chính quyền địa phương tỉnh, huyện, xã) để thực hiện các

nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã quy

định tại Khoản 3, Mục VI, Điều 1 của Quyết định số

800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Giai đoạn 6: Theo dõi, điều tra, đôn đốc việc thực

hiện chính sách

Các phòng, ban, ngành của huyện căn cứ nhiệm vụ được

phân công về triển khai thực hiện Chương trình.Chủ động

xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với chương trình, kế hoạch

công tác năm của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực

hiện những tiêu chí liên quan đến chức năng, nhiệm vụ

quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình đảm nhiệm. Các

thành viên Ban chỉ đạo huyện chủ động hướng dẫn, đôn

đốc, kiểm tra, giám sát các xã được phân công phụ trách

thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Kịp thời

Page 17: Chinh sach cong

giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá

tình tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình về Ban chỉ

đạo huyện.

*Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới

huyện:

- Tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện dự thảo

các văn bản hướng dẫn các xã; kiểm tra, theo dõi, đôn

đốc tiến độ thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn

mới, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí;

- Hàng quý, hết năm tham mưu cho Ban chỉ đạo CTXDNTM

huyện tổ chức đánh giá kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết

quả thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp,

hội nghị của Ban Chỉ đạo huyện và các báo cáo theo yêu

cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.

- Xây dựng nội dung công tác xây dựng nông thôn mới

năm 2015 (kèm theo kế hoạch)

*. Ban Chỉ đạo, Ban quản lý CTXDNTM các xã

- Chỉ đạo, quán triệt, phổ biến các nội dung liên

quan đến xây dựng nông thôn mới tới cán bộ chủ chốt cấp

xã và các thôn. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền

với nhiều hình thức phong phú đến toàn thể cán bộ, đảng

Page 18: Chinh sach cong

viên, các đơn vị đóng trên địa bàn xã, nhân dân các thôn

nhằm huy động các nguồn lực cho CTXDNTM.

- Chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ CTXDNTM  năm 2015 của xã đảm bảo thực hiện

đạt các chỉ tiêu kế hoạch của huyện đề ra.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các

thôn tổ chức thực hiện, xây dựng nông thôn mới theo kế

hoạch. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong

quá trình thực hiện.

- Tổ chức lồng ghép các Chương trình, Dự án triển

khai trên địa bàn để thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Triển khai thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây

dựng nông thôn mới" theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương

MTTQ Việt Nam.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo

quy định, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về

Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới huyện để

chỉ đạo hướng dẫn xử lý.

Giai đoạn 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn

thành chính sách

1. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:

Page 19: Chinh sach cong

a) Ban Chỉ đạo tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn

diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả Chương trình trên

địa bàn tỉnh. Căn cứ mục tiêu của Chương trình xây dựng

NTM giai đoạn 2010 - 2020 và điều kiện thực tế của tỉnh,

chỉ đạo Ban Chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt

được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc

Chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả

Chương trình trên địa bàn toàn tỉnh;

b) Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị, Ban Chỉ đạo

các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện Chương

trình; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các

huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để Hội đồng

Nhân dân các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan

đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và

phối hợp giám sát thực hiện Chương trình;

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành liên quan đề xuất

kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả

thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc

Chương trình;

Page 20: Chinh sach cong

- Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch

kiểm toán thực hiện Chương trình hàng năm trình Chính

phủ quyết định.

2. Báo cáo kết quả thực hiện:

a) Căn cứ chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện

chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ban hành, Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ

chức thực hiện thu thập báo cáo ở các cấp địa phương để

tổng hợp báo cáo gửi Ban Chỉ đạo trung ương. Ban Chỉ đạo

chương trình ở mỗi cấp địa phương phải có cán bộ chuyên

trách về công tác báo cáo tổng hợp. Riêng số liệu giải

ngân vốn, trước khi gửi báo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư

phải đối chiếu số liệu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước

(KBNN) tại nơi mở tài khoản;

b) Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực hiện theo quy

định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình xây dựng

NTM giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn quy định;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp,

báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương theo kỳ 6 tháng và cả

năm.

Ngày 16/5, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị sơ

Page 21: Chinh sach cong

kết 3 năm thực hiện Chương trình. Thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo Chương trình

Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), sau Hội

nghị Sơ kết toàn quốc diễn ra vào tháng 5/2014, phong

trào xây dựng NTM đã có chuyển biến mạnh mẽ hơn.

Ước tính đến hết năm 2014 có 785 xã đạt chuẩn

(8,8%), tăng 600 xã so với thời điểm tháng 5/2014. Trong

đó, 1.285 xã (14,5 %) đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 2.836

xã (32,1 %) đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2.964 xã (33,6 %)

đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu

chí và không còn xã trắng tiêu chí.

Các địa phương đã huy động, lồng ghép các nguồn lực

với số vốn đạt tới 157.814,170 tỷ đồng, trong đó nguồn

từ ngân sách Nhà nước chiếm 31,3%.

Nhờ đó tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng lên rõ

rệt. Đến hết năm 2014, bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí,

tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010 - thời điểm cả

nước tiến hành xây dựng NTM.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời

sống người dân được các địa phương quan tâm xây dựng,

nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập

Page 22: Chinh sach cong

của dân cư nông thôn tăng nhanh hơn (đạt và vượt chỉ

tiêu thu nhập tăng từ 1,2-1,5 lần/năm tùy vào mỗi vùng)

Các hoạt động đã góp phần tăng thu nhập của cư dân

nông thôn,  năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ

hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6% giảm bình

quân 2%/năm so với năm 2008 (chưa có số liệu thống kê

của năm 2014). Đồng thời, đến năm 2014, đã có 44,5% số

xã đạt tiêu chí thu nhập, 72,2% số xã đạt tiêu chí việc

làm và 36,4% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo. 

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương

đến địa phương, đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn

NTM và gần 600 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, là một khích lệ

lớn đối với phong trào xây dựng NTM.

Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh

hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống

chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều

kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

2.2Tác động của chính sách

a/ Tác động tích cực.

Một trong những điểm nổi bật của Chương trình xây

dựng nông thôn mới đó là đã thúc đẩy phát triển sản

xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đề án sản xuất

của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm

Page 23: Chinh sach cong

cây, con, ngành nghề lợi thế. Nhiều xã đã tập trung chỉ

đạo thực hiện đề án trên đồng ruộng. Nhiều địa phương đã

tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ

thống giao thông, thủy lợi chuẩn bị điều kiện thuận lợi

cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là các

tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội,

Ninh Bình, Thanh Hóa…

Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức

sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác

xã trong nông nghiệp. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được

43 tỉnh trong cả nước áp dụng.

Bên cạnh mô hình cánh đồng mẫu lớn, các địa phương

tập trung xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp

với điều kiện thực tế của địa phương để nhân rộng, giúp

người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Một số địa

phương đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất tập

trung, ứng dụng công nghệ cao như Thành phố Hồ Chí Minh,

Lâm Đồng. Riêng tỉnh Lâm Đồng đã phát triển mô hình này

với quy mô 10.000 ha, có mức thu từ 500 triệu đến 1 tỷ

đồng/ha/năm. Một số tỉnh, thành phố đã bước đầu quan tâm

chỉ đạo hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn

với du lịch ở nông thôn như xã Yên Đức, huyện Đông

Triều, Quảng Ninh; xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì,

Page 24: Chinh sach cong

tỉnh Hà Giang…, hàng năm đã thu hút được hàng trăm ngàn

lượt khách du lịch.

Xét về tổng thể, Chương trình xây dựng nông thôn mới

đã góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển hạ tầng

kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy, Chương trình đã

góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư

phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện. Trường

học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá.

Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc,

miền núi, chính sách cho vay vốn để học tập được điều

chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng

nông thôn.

Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và

nâng cấp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần

chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. An ninh trật tự ở

nông thôn được đảm bảo. Tổ chức cơ sở đảng ở nhiều vùng

nông thôn đã được nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong

lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong

quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn

mới, nhiều cấp uỷ đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn những

vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng

Page 25: Chinh sach cong

chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp

uỷ, chi bộ, và xây dựng thành nghị quyết chuyên đề để

lãnh đạo thực hiện có kết quả. Nhờ vậy uy tín của Đảng

ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được

nhiều địa phương (nhất là cấp xã) đã được kiện toàn. Một

số địa phương có chính sách thu hút cán bộ trẻ về công

tác ở cấp xã.

b. Những tồn tại cần khắc phục

Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới,

Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã cho rằng khó

khăn nhất là khâu lập quy hoạch. Đây là nội dung quan

trọng, tác động nhiều đến kết quả của chương trình xây

dựng nông thôn mới, vì một khi quy hoạch sai sẽ dẫn đến

nhiều hệ lụy. Do đó, các xã nông thôn mới đều cố gắng

hoàn thành thật tốt công tác quy hoạch. Tuy nhiên, để

quy hoạch có hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều thời gian và

công sức để thực hiện.

Tuy Chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian

qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng mức độ đạt tiêu

chí cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết

yếu. Sản xuất có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, khó

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chưa tháo gỡ được

những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả chưa cao.

Page 26: Chinh sach cong

Môi trường nông thôn cũng đang là vấn đề bức xúc

hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân

cũng như mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch. Đến

nay mới có 25% số xã đạt tiêu chí môi trường. Văn hóa

nông thôn chậm chuyển biến nhưng chưa được quan tâm đúng

mức. Nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,

thể thao ở khu vực nông thôn vẫn chậm được cải thiện.

Chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi

chưa đảm bảo. Một số tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn

chưa có xu hướng giảm.

Mặc dù có số xã hoàn thành xây dựng NTM đứng đầu cả

nước nhưng các xã đã hoàn thành xây dựng NTM cũng còn

nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng

các tiêu chí. Trăn trở nhất là giữ vững và nâng cao tiêu

chí "thu nhập bình quân đầu người". Hiện ở các xã này,

nhiều dự án chuyển đổi sản xuất được đặt ra tại Đề án

xây dựng NTM vẫn "giậm chân tại chỗ" khiến các địa

phương lúng túng, khó duy trì, nâng cao mức sống bền

vững cho nhân dân.

 Nguồn vốn hiện nay cũng là một trong những khó khăn

trong xây dựng NTM của các địa phương, ngồn vốn eo hẹp

bởi việc đấu giá đất khó khăn. Ngoài nguyên nhân thị

trường bất động sản đóng băng, quy trình đấu giá đất vẫn

Page 27: Chinh sach cong

còn bộc lộ nhiều phức tạp và có không ít bất cập. Không

những thế, việc huy động sức dân và DN còn khó khăn.

Quyết định 16/2012, QĐ-UB ngày 6-7-2012 của UBND TP Hà

Nội về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM mặc

dù đã thể hiện tính ưu việt, giúp các địa phương triển

khai xây dựng hạ tầng nông thôn nhưng cũng bộc lộ những

bất cập khiến các địa phương khó tiếp cận. Bên cạnh đó,

một số tiêu chí còn chưa phù hợp với thực tế, cần phải

được nghiên cứu điều chỉnh mới giúp các địa phương về

đích…

Ngoài ra, Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa

phương chưa chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa,

nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, thiếu

chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện;

vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là

trong bố trí nguồn lực cho chương trình. Không ít nơi,

Ban chỉ đạo có tư tưởng chạy theo thành tích trong xét

xã đạt chuẩn hoặc huy động đóng góp của dân chưa phù

hợp.

3. Bài học kinh nghiệm & một số biện pháp

3.1. Bài học kinh nghiệm: Rút ra từ thực tiễn thực

hiện Chương trình được nhấn mạnh là xây dựng NTM phải có

quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ

Page 28: Chinh sach cong

động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính

quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu

và của Ban Chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào

cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý

nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương

trình.

Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để

người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực

của các thôn, bản, ấp trong xây dựng NTM là yếu tố quyết

định cho sự thành công của Chương trình

Nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí NTM để có

cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và

yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát

huy cao nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình,

dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ

ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng,

tạo niềm tin vào Chương trình

3.2.Giải pháp:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều hình

thức phù hợp với đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ

động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy

mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông

Page 29: Chinh sach cong

thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông

thôn mới.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động

của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp. Các bộ,

ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố cần tập trung

kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là sau Đại hội Đảng

các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Hoàn thiện bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo theo quy định

của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg

ngày 04/11/2014.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thực

hiện Chương trình theo hướng xây dựng, ban hành chính

sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ

đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ phát triển sản

xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Rà soát,

sửa đổi bổ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về

huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

của Chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn

nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp cho cấp xã, tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực

hiện.

Page 30: Chinh sach cong

Huy động các nguồn lực xã hội và cân đối đủ nguồn

lực, đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Các

tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển cần coi việc

phân bổ ngân sách để xây dựng nông thôn mới, thực hiện

phương châm “Lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, lấy

thành thị thúc đẩy nông thôn”.

Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất,

nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm

nghèo gắn với việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông

nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát

triển bền vững trên địa bàn. Ưu tiên nghiên cứu và

chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nông

nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao

chất lượng sản xuất nông nghiệp. Tổ chức chỉ đạo xây

dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, các hình thức liên kết, hợp

tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đảm bảo phát

triển sản xuất bền vững, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận

lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây

dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới cần gắn với tái cấu trúc các

ngành công nghiệp - xây dựng công nghiệp hỗ trợ nông

nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, công

Page 31: Chinh sach cong

nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, thực hiện điện khí

hóa, cơ giới hóa nông nghiệp.

Quan tâm hơn nữa việc tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ

nhân dân thực hiện các nội dung về phát triển văn hóa

- xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông

thôn. Tích cực hỗ trợ các xã đạt chuẩn về giáo dục, y

tế, văn hóa, thể dục thể thao. Xây dựng các các phong

trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng; hướng dẫn

xây dựng và thực thi hương ước, xây dựng nếp sống văn

minh, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp, tình

làng nghĩa xóm; tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an

ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường,

xây dựng xóm làng xanh, sạch, đẹp. Chú trọng hướng dẫn

và hỗ trợ thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

ở cộng đồng và mỗi hộ gia đình gắn với xây dựng khu dân

cư, gia đình văn hóa…

C, Kết luận

Nhận rõ những kết quả và những mặt yếu kém, bất cậpnêu trên, hiện nay các địa phương đã kịp thời chấnchỉnh, đồng thời đề ra các giải pháp, mục tiêu thực hiệntừ nay đến năm 2015 và những năm tới. Theo đó, xác định:Muốn thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM, cần

Page 32: Chinh sach cong

làm một cách kiên trì, thường xuyên, không thể nônnóng “đốt cháy” giai đoạn, một vài năm là thực hiện xong.Ðồng thời, chú trọng hơn việc quy hoạch, chuyển dịch sảnxuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, nâng caođời sống kinh tế của nhân dân... đó là một trong nhữngyếu tố mấu chốt trong xây dựng NTM.

Duy trì sự ổn định, giữ vững các tiêu chí đã hoànthành trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới không chỉ giúp các xã “về đích” đúng thời gian,mà còn giúp nông dân ổn định lao động sản xuất, pháttriển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Cónhư vậy, thì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới sẽ mang lại hiệu quả thực chất và ý nghĩa.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải kết hợptuyên truyền sâu rộng hơn nữa về Chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng NTM để người dân hiểu rằng: Nội lựccủa cộng đồng tại từng địa phương luôn là cốt lõi, cầntriển khai rộng khắp từ tư duy đến hành động. Có nhưvậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM mới đạtkết quả, tránh lãng phí một lượng lớn tài sản và trí tuệcủa đất nước mà nông thôn vẫn mãi trì trệ và lạc hậu.

Tài liệu tham khảo:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/

chinhphu/hethongvanban?

class_id=1&mode=detail&document_id=95073

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/

hethongvanban?mode=detail&document_id=160286

Page 33: Chinh sach cong

http://nongthonmoi.gov.vn/Pages/TrangChu.aspx

http://mic.gov.vn/gioithieu/Trang/Gi%E1%BB%9Bithi

%E1%BB%87u.aspx