Top Banner
CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VẬT LIỆU BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT KHUNG CỬA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH KHỐI TÂN KỶ NGUYÊN 2017
12

CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VẬT LIỆU BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP»‰ dẫn kỹ... · 3.1 Liên kết khung cửa bằng bát thép L 4 3.2 Liên kết khung cửa bằng

Jan 30, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
  • Trang 1

    CHỈ DẪN KỸ THUẬT

    THI CÔNG VẬT LIỆU

    BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP

    THI CÔNG LẮP ĐẶT KHUNG CỬA

    CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH KHỐI TÂN KỶ NGUYÊN

    2017

  • Trang 2

    MỤC LỤC

    Stt Danh mục Trang

    1 Giới thiệu chung và AAC E-BLOCK 3

    2 Thiết kế lắp đặt khung cửa 4

    3 Các thiết kế lắp đặt khung cửa phổ biến 4

    3.1 Liên kết khung cửa bằng bát thép L 4

    3.2 Liên kết khung cửa bằng vít, lớp trung gian là vữa không co ngót 7

    3.3 Liên kết khung cửa bằng lớp trung gian gỗ 8

    3.4 Liên kết khung cửa bằng khung bê tông 9

    3.5 Liên kết khung cửa bằng cục thí bê tông 11

  • Trang 3

    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AAC EBLOCK:

    Vật liệu bê tông khí chưng áp

    (Autoclaved Aerated Concrete - AAC) là

    vật liệu xây dựng thế hệ mới. Với đặc tính

    kỹ thuật: nhẹ nhưng có cường độ chịu lực

    cao, cách nhiệt tốt, chống cháy tốt, cách

    âm tốt, thi công dễ dàng rút ngắn thời gian

    thi công cho nên AAC được coi là vật liệu

    xanh, được sử dụng trong những công

    trình xanh - sử dụng năng lượng hiệu quả

    Do AAC là loại vật liệu mới nên phương

    pháp thi công cũng có những điểm khác

    biệt so với gạch nung thông thường. Nhằm

    hỗ trợ tối đa cho Khách hàng khi sử dụng

    sản phẩm AAC EBLOCK, tài liệu kỹ thuật

    này được soạn thảo để hướng dẫn thi công

    Hạng mục lắp đặt khung cửa và các lưu ý

    trong quá trình thi công

    Stt Mô tả Đơn vị Số lượng Ghi chú

    1 Khối lượng thể tích khô Kg/m3 460 - 700 (1)

    2 Khối lượng thể tích tự nhiên Kg/m3 500 - 910 (1)

    Bao gồm hàm

    lượng ẩm

    3 Cường độ chịu nén Mpa 3.0 - 7.5 (1)

    4 Hệ số dẫn nhiệt (khi khô) W/m.K 0.11 - 0.16 (2)

    5 Hệ số cách âm (STC) dB 37-50 (3)

    6 Độ chống cháy Giờ 2-4 (4)

    Cấu kiện AAC EBLOCK có nhiều cấp cường độ: 3.0; 3.5; 4.0; 5.0; 6.0; 7.0;

    7.5 Mpa

    (1) Cấp cường độ càng cao thì khối lượng thể tích (kg/m3) càng lớn

    (2) Độ dẫn nhiệt tăng lên khi khối lượng thể tích tăng

    (3) Hệ số cách âm tăng lên khi khối lượng diện tích tăng lên.

    (4) Tường càng dày thì độ chống cháy càng lớn

  • Trang 4

    2. THIẾT KẾ LẮP ĐẶT KHUNG CỬA

    2.1. Các dạng khung cửa cơ bản:

    Có hai dạng khung cửa cơ bản:

    o Khung cửa bằng thép

    o Khung cửa bằng gỗ

    2.2. Các phương pháp lắp đặt:

    o Dựng khung cửa trước, xây tường sau

    o Xây tường trước, lắp khung cửa sau

    2.3. Một số nguyên tắc cơ bản đối với thi

    công lắp đặt khung cửa đối với tường

    AAC:

    Do AAC là vật liệu nhẹ và xốp, do đó tránh

    gắn trực tiếp khung cửa lên tường AAC,

    nên có một lớp lót trung gian giữa khung cửa

    và tường AAC. Lớp lót trung gian phải đủ

    cứng, liên kết với tường AAC và khung cửa

    bằng những liên kết chắc chắn để tạo thành

    một hệ thống nhất "khung cửa - lớp trung gian

    - tường AAC"

    Lớp trung gian có thể là:

    o Thép (đối với khung cửa gỗ)

    o Vữa không co ngót (đối với khung cửa

    thép)

    o Gỗ (đối với khung cửa gỗ)

    o Bê tông: khung bê tông hoặc cục thí bê

    tông (đối với cửa gỗ hoặc cửa thép)

    Lớp trung gian được liên kết với tường AAC

    có thể là bằng đinh thép được đóng vào AAC

    theo phương vuông góc với phương tác dụng

    lực của cửa vào khung khi đóng/mở. Liên kết

    cũng có thể là dạng vít bắt trực tiếp vào AAC

    hoặc vít đi cùng tắc kê nhựa

    3. CÁC THIẾT KẾ LẮP ĐẶT

    KHUNG CỬA PHỔ BIẾN

    3.1. Liên kết khung cửa bằng bát thép

    hình chữ L

    Áp dụng cho lắp đặt khung cửa bằng gỗ

    a) Thiết kế bát thép:

    Hình 1:

    Thiết kế

    chi tiết

    bát thép

    gắn

    khung

    cửa

    b) Biện pháp thi công:

    o Bát thép dưới cùng cách mặt đất 20cm,

    sau đó mỗi một khoảng 40cm (theo độ

    cao tường) gắn 01 bát thép

    o Trước khi gắn bát thép vào đầu khung

    gạch, cần gọt bớt mặt gạch ở vị trí gắn

    bát thép, sao cho sau khi gắn mặt bát

    thép nằm lọt xuống mặt trên của viên

    gạch

  • Trang 5

    o Dùng đinh đóng vào những lỗ đã khoan

    sẵn trên bát thép, khuyến cáo dùng đinh

    70mm

    o Sau khi gắn bát thép, tiếp tục xây hàng

    gạch trên, trám vữa xây vào vị trí bát

    thép

    o Khi gắn khung cửa, dùng vít bắt xuyên

    qua lớp lót khung cửa, xuyên qua bát

    thép và liên kết vào tường AAC

    Hình 2: Vị trí lắp đặt bát thép được gọt

    thấp xuống

    Hình3: Biện pháp thi công bát thép gắn khung cửa vào tường AAC bằng bát thép

  • Trang 6

    Tham khảo hình ảnh thực tế (công trình xây

    dựng tại Đài Loan sử dụng gạch AAC

    EBLOCK)

    Hình 4: Thi bát thép gắn khung cửa tại Đài Loan

    c) Ưu điểm:

    o Chi phí thấp

    o Thi công đơn giản

    o Được nước ngoài (Đài Loan)

    thiết kế dành riêng cho AAC và

    đã áp dụng đại trà trên thực tế

  • Trang 7

    3.2. Liên kết khung cửa bằng vít, lớp trung

    gian là vữa không co ngót:

    Biện pháp này dành cho khung cửa

    bằng thép hộp, rỗng

    a) Thiết kế:

    Hình 5: Chi tiết lắp đặt khung cửa thép bằng vít, lớp trung gian là vữa không co ngót

    b) Biện pháp thi công:

    o Dùng loại vít đường kính 6-8mm

    dài 120-150mm gắn trực tiếp

    khung cửa thép với tường AAC,

    khoảng cách giữa các vít không

    nhỏ hơn 600mm

    o Chèn khe hỡ giữa khung cửa thép

    và tường AAC bằng vữa không co

    ngót

    o Trám khe hở giữa mép khung cửa

    thép với tường AAC bằng Silicon

    c) Ưu điểm:

    o Thi công đơn giản, có thể áp dụng

    cho biện pháp thi công xây tường

    trước lắp khung cửa sau (phổ biến

    ở Việt Nam)

    o Được nước ngoài (Úc) thiết kế

    riệng cho AAC và kiểm định, đã

    đưa vào áp dụng thực tế

    d) Khuyết điểm:

    o Chi phí vữa không co ngót có thể

    cao

  • Trang 8

    3.3. Liên kết khung cửa bằng lớp trung

    gian gỗ:

    a) Thiết kế:

    Hình 6: Thiết kế lắp đặt khung cửa gỗ (tường AAC dày)

    Hình 7: Thiết kế lắp đặt khung cửa gỗ (tường AAC mỏng)

    b) Biện pháp thi công:

    o Lớp lót là một tấm gỗ dày 12mm

    được dán vào tường AAC bằng

    keo dán đa năng đồng thời được

    bắt trực tiếp vào tường AAC bằng

    vít đường kính 6mm dài 100mm

    o Khoảng cách giữa các vít (theo

    chiều cao) không nhỏ hơn 600mm

    o Lớp đố (khung cửa) gỗ được đóng

    đinh vào tấm gỗ lót, khuyến cáo sử

    dụng loại đinh 5-7mm, đóng

    xuyên vào tường AAC (Hình 7)

    o Lắp đặt 2 miếng nẹp gỗ 2 bên

    khung

    o Đối với loại tường dày (Hình 6),

    chiều ngang lớp lót gỗ không nhất

    thiết phải bằng chiều dày tường

    c) Ưu điểm:

    o Dễ thi công

    o Có thể áp dụng cho biện pháp xây

    tường trước, lắp cửa sau, phổ biến

    ở Việt Nam

    o Được nước ngoài (Úc) thiết kế

    riệng cho AAC và kiểm định, đã

    đưa vào áp dụng thực tế

  • Trang 9

    3.4. Liên kết khung cửa bằng khung bê

    tông:

    a) Thiết kế:

    Hình 8: Thiết kế khung cửa BTCT gắn vào tường AAAC

    b) Biện pháp thi công:

    Hình 9: Kết nối tường AAC với khung cửa

    BTCT trường hợp tường xây sau

    Trường hợp khung bê tông thi công trước xây

    tường, bát thép kết nối tường AAC với không

    bê tông được thực hiện trong quá trình xây

    giống như thi công tường AAC kết nối với cột

    bê tông (Hình 9)

    Trường hợp khung bê tông thi công sau khi

    xây tường, khi đó phải lắp đặt bát thép gắn vào

    tường AAC chờ trước (Hình 10)

  • Trang 10

    Hình 10: Kết nối tường AAC với khung cửa

    BTCT trường hợp thi công khung cửa sau khi

    xây tường

    Dán lưới vị trí mép tiếp xúc giữa tường AAC

    và khung bê tông để tránh nứt lớp vữa tô

    c) Ưu điểm:

    o Khung bê tông đảm bảo kết nối

    chắc chắn với khung cửa

    d) Khuyết điểm:

    o Thi công tương đối phức tạp

    o Chi phí tương đối cao

    Hình ảnh thi công khung cửa bê tông thực tế

  • Trang 11

    3.5. Liên kết khung cửa bằng cục thí bê

    tông:

    a) Thiết kế:

    Hình 11: Thiết kế khung cửa gắn vào tường AAC bằng cục thí bê tông

    b) Biện pháp thi công:

    Trường hợp thi công lắp đặt cục thí bê tông

    trong khi xây tường: Gắn bát thép vào cục thí

    trước, sau khi lắp đặt cục thí vào vị trí, liên kết

    bát thép với tường AAC bằng đinh thép.

    Trước khi liên kết bát thép với gạch AAC cần

    gọt bớt mặt AAC tại vị trí bát thép để bát thép

    không nằm cao hơn mặt gạch AAC

    Hình 12: Phương pháp liên kết cục thí với

    tường AAC trong trường hợp thi công cùng

    thời điểm

  • Trang 12

    Lưu ý: trường hợp này lớp vữa xây liên kết

    cục thí bê tông với tường AAC sẽ lâu đóng

    rắn, cần cẩn thận khi xây lớp gạch phía trên

    cục thí, khi căn chỉnh hàng gạch phía trên có

    thể sẽ làm cục thí chuyển vị hoặc làm lớp vữa

    liên kết bị phá hủy

    Trường hợp lắp đặt cục thí bê tông hàng loạt

    sau khi thi công tường xong, khuyến cáo sử

    dụng 2 bát thép kẹp 2 bên cục thí liên kết với

    tường AAC (Hình 13). Dùng đinh để liên kết

    bát thép với tường AAC

    Hình 13: Phương pháp gắn cục thí bê tông

    trường hợp cục thí bê tông thi công sau

    Lưu ý: trường hợp này bề dày của cục thí phải

    nhỏ hơn độ dày tường 2-5mm sao cho bề mặt

    bát thép không nhô cao hơn bề mặt tường

    AAC. Gọt bớt bề mặt AAC tại vị trí bát thép

    sao cho bề mặt bát thép nằm lùi vào trong so

    với bề mặt tường AAC (không nhô cao hơn).

    Đinh liên kết bát thép và tường AAC trong

    trường hợp này sẽ làm việc ở lực nhổ (không

    giống trường hợp trên là làm việc theo lực cắt)

    do đó khả năng chịu lực sẽ kém hơn trường

    hợp trên

    Cả hai trường hợp đều phải dán lưới trước khi

    tô tại vị trí tiếp giáp giữa cục thí bê tông và

    tường AAC để tránh nứt lớp vữa tô

    c) Ưu điểm:

    Chi phí thấp

    d) Khuyết điểm:

    Khi gắn khung cửa vào khung bê tông hoặc

    cục thí bằng tắc kê + vít thường phải dùng

    khoan ở chế độ khoan búa, do đó lớp vữa

    liên kết giữa cục thí và tường AAC dễ bị

    phá hủy

    Trên thực tế công trường cho thấy, có dự án

    không sử dụng bát thép liên kết cục thí bê tông

    với tường AAC, khi khoan bắt tắc kê vào cục

    thí, lớp vữa đã bị phá hủy do phải sử dụng chế

    độ khoan búa và cục thí hoàn toàn không liên

    kết với tường AAC. Hoặc có trường hợp sau

    một thời gian sử dụng, xuất hiện vết nứt xung

    quanh cục thí bê tông

    Thường người sử dụng chưa quan tâm đến

    việc dán lưới vị trí mép tiếp xúc trước khi tô,

    sau một thời gian sử dụng, do có lực tác động

    khi đóng/mở cửa, mép tiếp xúc cộng với yếu

    tố 2 vật liệu khác nhau nên vết nứt xuất hiện ở

    vị trí tiếp giáp giữa cục bê tông thí và tường

    AAC