Top Banner
Câu1:Hàng hóa và 2 thuc tính ca hàng hóa Trli a) Khái nim: Hàng hóa là sn phm của lao động, có ththa mãn nhng nhu cu nhất định của con người, thông qua trao đổi, mua bán. Nếu đề có chphân tích hàng hóa thì phân tích thêm: - Hàng hóa phi là sn phm của lao động, còn nhng sn phm không do lao động to ra, mc dù rt cn thiết cho con người như nước, không khí, đều không phi là hàng hóa. - Hàng hóa phải qua trao đổi mua bán, nếu sn xuất ra để tiêu dùng như người nông dân sn xuất thóc để ăn, dệt vải để mặc… thì sản phẩm đó không phải là hàng hóa. - Hàng hóa phải được tiêu dùng, nếu nó là vô dụng thì cũng không phải là hàng hóa. b) Hai thuc tính ca hàng hóa: Giá trsdng và Giá tr. * Giá trsdng ca hàng hóa: - Khái nim: Giá trsdng ca hàng hóa là công dng ca hàng hóa nhm tha mãn mt nhu cu nào đó của con người. (Nhu cu của con người gm có nhu cu tiêu dùng cho sn xut và nhu cu tiêu dùng cho cá nhân) Ví d, công dng ca một cái kéo là để ct nên giá trsdng ca nó là để ct; công dng của bút để viết nên giá trsdng của nó là để viết. Mt hàng hóa có thcó mt công dng hay nhiu công dng nên nó có thnhiu giá trsdng khác nhau. + GTSD ca hàng hóa là thuc tính tnhiên ca hàng hóa. Vì vy, giá trsdng ca hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. + Giá trsdng chđược thhin trong vic sdụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trsdng chdng khnăng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng ca tiêu dùng đối vi sn xut. + Trong nn KT hàng hóa, giá trsdng ca hàng hóa là giá trsdng xã hi vì nó là giá trsdụng cho người khác chkhông phi cho bản thân người sn xut ra nó. Nói cách khác: Giá trsdng ca hàng hóa là vt mang giá trtrao đổi (Giá tr) * Giá trhàng hoá: Mun tìm hiu phm trù giá trphi xut phát tphm trù giá trtrao đổi vì Giá trtrao đổi là hình thc biu hin bên ngoài ca giá tr; còn giá trlà ni dung bên trong, là cơ sở ca giá trtrao đổi. - Khái nim: Giá trtrao đổi là mt quan hvslượng, là tltheo đó một giá trsdng loi này được trao đổi vi nhng giá trsdng loi khác. Ví d: 1 m vi = 5 kg thóc Sdĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sn phm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lao động hao phí để to ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và to thành giá trca hàng hóa.
17

Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Jan 28, 2017

Download

Documents

vungoc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Trả lời

a) Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn những nhu cầu

nhất định của con người, thông qua trao đổi, mua bán.

Nếu đề có chữ phân tích hàng hóa thì phân tích thêm:

- Hàng hóa phải là sản phẩm của lao động, còn những sản phẩm không do lao

động tạo ra, mặc dù rất cần thiết cho con người như nước, không khí, đều

không phải là hàng hóa.

- Hàng hóa phải qua trao đổi mua bán, nếu sản xuất ra để tiêu dùng như người

nông dân sản xuất thóc để ăn, dệt vải để mặc… thì sản phẩm đó không phải là

hàng hóa.

- Hàng hóa phải được tiêu dùng, nếu nó là vô dụng thì cũng không phải là hàng

hóa.

b) Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và Giá trị.

* Giá trị sử dụng của hàng hóa:

- Khái niệm:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu

nào đó của con người. (Nhu cầu của con người gồm có nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất

và nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân) Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá

trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để

viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có

nhiều giá trị sử dụng khác nhau.

+ GTSD của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. Vì vậy, giá trị sử dụng của

hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu

dùng, giá trị sử dụng chỉ ở dạng khả năng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của

tiêu dùng đối với sản xuất.

+ Trong nền KT hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó

là giá trị sử dụng cho người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra nó.

Nói cách khác: Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị)

* Giá trị hàng hoá:

Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi vì Giá trị

trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bên trong,

là cơ sở của giá trị trao đổi.

- Khái niệm:

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại

này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc

Sở dĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sản

phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lao động hao phí để tạo

ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo thành giá trị của hàng hóa.

Page 2: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong

hàng hóa.

- Nhận xét:

+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử

+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. Giá trị của

hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và

giá trị.

Lượng giá trị hàng hóa và nhân tố ảnh hưởng:

1. Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong

hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu

hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động.

Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản

xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản

xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác

nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt

hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.

Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra

một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ

trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường

độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần

thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung

bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.

Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

2. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.

Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất

của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị

thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm

và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt

khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự

nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa

học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao

động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí

lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng

nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng

(hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng

tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực

chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ

lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư

liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì

vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển

kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động

Page 3: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là

lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải

qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi

hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất

định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao

động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao

động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi

mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình

một cách tự phát

Câu 2:

Vai trò quy luật: là cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất và trao đổi hàng hóa.

* Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, nó quy

định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã

hội cần thiết.

Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm

sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao

động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao

đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: tức là giá cả

bằng giá trị.

Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân

theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả

thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường

lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác

động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá.

* Tác động của quy luật giá trị:

Một là: Đều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

+Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các

ngành, các lĩnhvực của nền kinh tế.

+Điều tiết lưu thông tức là thông qua sự biến động giá cả thị trường cũng có

tác dụng thuhút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao.

Hai là: Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao

động, thúc đẩy lựclượng sản xuất xahội phát triểnTrong sản xuất, bất kỳ

người nào cũng phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho

Page 4: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xahội cần thiết. Vì vậy, họ luôn tìm

cách cải tiến kỹthuật, hợp lý hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm...

Ba là: Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa

thành người giàu,người nghèo.Do quá trình cạnh tranh hạ giá trị cá biệt, tất

yếu xuất hiện những người sản xuất có lời vànhững người thua lỗ. Tức quá

trình phân hóa xảy ra làm xuất hiện kẻ giàu và người nghèo.

Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam:

Biện pháp vĩ mô:

+ Tăng cường mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ thương

mại với các nước trên thế giới. Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với các quốc

gia và WTO.

+ Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng

minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh

doanh có hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đa thực thi nhưng Việt Nam cần phải

hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi

hơn, đặc biệt là các quy định về hải quan.

+ Phải có chiến lược quy hoạch và xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất

khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục

chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang các sản phẩm xuất

khẩu chế biến sâu và có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn

vùng nguyên liệu với công nghệ chế biến, kiểm soát hoạt động nhập khẩu. + Đẩy

mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp

trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị

trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị

trường có sức mua khá lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với

các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Ưu tiên nhập khẩu các hàng hoá, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất hàng

xuất khẩu.

+ Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp

hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác

tránh hiện tượng chen chân trên sân nhà và làm giảm uy tín hàng hoá Việt Nam.

Page 5: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ đàm

phán thương mại...

Biện pháp vi mô:

+ Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam

như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, hạt điều, dệt may, dây cáp điện, linh kiện điện

tử và mạch in, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,...

+ Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng,

tăng sức cạnh tranh, cải tiến mẫu ma, giảm giá thành và giá xuất khẩu cho hàng

hoá Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nên tập trung vào công nghệ

bảo quản và công nghệ chế biến.

+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh

doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. (Nghiên cứu chính sách thương mại,

mở văn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất nhập

khẩu lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên marketing giỏi)

+ Tăng cường công tác quảng bá và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp

+ Thúc đẩy liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực

xuất khẩu

+ Đầu tư thoả đáng và mẫu, mốt, giống cây con...

+ Phấn đấu giảm chi phí, giám giá, tăng sức cạnh tranh

+ Tiếp cận tốt với các kênh phân phối phù hợp ở các thị trường khácnhau: EU là

hình thức tập đoàn, Hoa Kỳ là hình thức hiệp hội...

Câu 3: Quá trình sx giá trị thặng dư và các pp sx giá trị thặng dư:

Quá trình sx GTTD:

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị,

hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản

Page 6: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào

đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị vàgiá trị thặng dư.

Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản

xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác viết:

"Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị

thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống

nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất

là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền

sản xuất hàng hoá".

Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu

dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đa mua, nên nó có các đặc

điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như

những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất;

hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công

nhân.

Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận

sau đây:

Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra , chúng ta thấy có hai phần: Giá

trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và

di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ Giá trị do lao động trừu tượng của

công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị mới này

lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng vớigiá trị thặng dư.

Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản

xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó

giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.

Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần

ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao

động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời

gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao

động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.

Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy

mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đa được giải quyết: việc chuyển hoá của

tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực

đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó

là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản

xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đa vạch ra rõ ràng

Page 7: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát

triển của công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ

phiếu và trở thành cổ đông, đa xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá

trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đa thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số

học giả tư sản đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân dân". Song, trên thực tế, công

nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh

nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm

trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.

Các pp sx giá trị thặng dư:

Hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch:

a. Phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư tuyệt đối:

- Là phương pháp sản xuát giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao

động vượt quá thời gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao động, giá trị

sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ

nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa

tư bản, khi lao động còn thấp.

- Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cách kéo dài ngày lao động để

nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con

người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn do đấu tranh quyết liệt

những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động cũng không thể rút

ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá

trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăng cường lao động cũng

giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động

càn thiết không thay đổi

b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

- Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất

yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian loa động

thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động cũng

như cũ.

- Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm bớt giá trị các tư liệu sinh hoạt

và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy, phải tăng năng suất lao

động xa hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất

tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sản xuất tiêu dùng.

c. Giá trị thặng dư siêu ngạch:

- Khái niệm : GTTD siêu ngạch là GTTD thu được trội vượt hơn so với

Page 8: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

GTTD bình thường, nó là số chênh lệch giữa thời gian lao động xa hội cần

thiết ( hay chi phí sản xuất trung bình ) với thời gian lao động cá biệt ( chi phí

cá biệt ). msn = CPSXXH - CPCB

- Là giá trị thặng dư thu được do người áp dụng công nghệ mới sớm hơn các

xí nghiệp khác, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường

của nó. Khi đa số các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ thì giá trị

thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó không còn nữa.

+ Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư siêu ngạch là

hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét về toàn bộ tư bản, giá trị thặng dư siêu

ngạch là hiện tượng thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một

động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

+ Giá trị thăng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối "giống nhau" ở chỗ

đều là tăng năng suất lao động. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là biến

tướng của giá trị thặng dư tương đối. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau: giá

trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt; còn giá

trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.

- Vai trò và đặc điểm của GTTD siêu ngạch :

+ GTTD siêu ngạch là động lực, là sức hút đối với các doanh nghiệp.

+ GTTD siêu ngạch có đặc điểm là luôn di chuyển, biến đổi trong xa hội, di

chuyển theo hướng từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác ( các doanh

nhiệp có chi phí cá biệt < chi phí xa hội ).

So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

+ Giống nhau:

• Đều là cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân để tạo giá trị thặng

dư.

• Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài.

• Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao

động nhất định.

+ Khác nhau: • Với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì:

o Phương pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng

cường độ lao động.

o Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa kéo dài ngày lao động.

o Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi

kỹ thuật còn thấp.

• Với phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì:

o Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động.

o Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn thời gian lao động tất

yếu.

o Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản khi kỹ

Page 9: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

thuật phát triển hơn.

So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

+ Giống nhau: đều dựa trên cơ sở là tăng năng suất lao động.

+ Khác nhau:

• GTTD SN:

o Tăng năng suất lao động cá biệt.

o Là khoản thu nhập của một số nhà tư bản.

o Biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau đồng thời nó cũng tác

động tư bản với công nhân.

• GTTD TĐ:

o Tăng năng suất lao động xa hội

o Là khoản thu nhập của toàn bộ giai cấp tư sản.

o Biểu hiện mối quan hệ giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư

tương đối?

- giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng xuất lao

động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị trường của nó.

- giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng

xuất lao động , đều do người công nhân tạo ra.

- Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời nhưng

trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. Gía trị thặng dư siêu ngạch là

động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ

mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng xuất

lao động giảm giá trị của hàng hoá.

Câu 4:

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Khi phân tích xa hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là

quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, đa chứng minh một cách

khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và

cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là

lực lượng xa hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ

người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng

toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xa hội

mới – xa hội xa hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ có thể

thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng

con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hữu về tư

Page 10: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức

người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng

lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nước ta đang ở thời kỳ thuộc địa nửa

phong kiến có nhiều có nhiều hạn chế yếu kém nhưng vẫn là lực lượng tiên tiến ở Việt

Nam. Vừa ra đời đa nhận lấy sứ mệnh vĩ đại.

Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp VN

+ Xóa bỏ chế độ thuộc địa, thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

+ Thông qua đảng lanh đạo xây dựng chủ nghĩa xa hội, lanh đạo đất nước đi lên

chủ nghĩa xa hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Phát triễn đất nước cùng với việc

bảo vệ toàn vẹn lanh thổ.

+ Là lực lượng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển đội ngũ trí thức. GCCN là nồng cốt của liên minh công – nông – trí thức

hiện nay.

+ GCCN VN có những điểm mạnh cơ bản và nhiều hạn chế yếu kém. về số

lượng giai cấp công nhân còn ít , tỷ lệ cơ cấu công nhân trong dân cư quá thấp. Về

chất lượng, giai cấp công nhân còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ

mệnh lịch sử, vai trò, trách nhiệm của giai cấp còn yếu do trình độ nhận thức lý luận

kém,. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, ít tha thiết chính trị.

Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp và bất cập so với yêu cầu thực tiễn,

công nhân lành nghề ít, trình độ quản lý nhà nước, quản lý xa hội, đặc biệt quản lý

kinh tế còn non kém. Ngoài ra công nhân Việt Nam còn có tính tổ chức kỷ luật chưa

cao, mang nặng tâm lý tác phong, tập quán, lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ,

tiểu tư sản và còn bị ảnh hưởng của tàn dư thực dân phong kiến.

-Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh ( Nghị quyết TW6-năm

2008).

Hội nghị Ban chấp hành TW khóa X xác định mục tiêu xây dựng giai cấp công

nhân VN đến năm 2012:

+Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính

trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xa hội tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc;

+ Nhạy bén và vững vàng trước những phức tạp của tình hình thế giới và những

biến đổi của tình hình đất nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc và hợp tác quốc tế;

+ Xứng đáng là giai cấp lanh đạo cách mạng thộng qua đội tiền phong là đảng

cộng sản vn, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xa hội, lực lượng

đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;

+ Là nồng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội

ngũ trí thức dưới sự lanh đạo của Đảng;

+ Phát triển nhanh chóng về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng

được yêu cầu phát triển của đất nước;

+ Ngày càng được trí thức hóa, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – khoa

học tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế trí thức; có tác phong công

ngiệp và kỷ thuật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập

kinh tế quốc tế.

Các mục tiêu quan hệ chặc chẽ với nhau, để xây dựng giai cấp công nhân vững

mạnh, thực hiện giai cấp lanh đạo cách mạng , giai cấp tiên phong và đi đầu trong sự

Page 11: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN xhcn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu ,

nước mạnh, xa hội công bằng, dân chủ, văn minh.

GCCN muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình phải có Đcs lanh đạo. Đó là nguyên

lý tất yếu khách quan, là điều kiện chủ quan quyết định gccn hoàn thành sứ mệnh lịch

sử của mình. Vì chỉ có ĐCS mới trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công

nhân là yếu tố quyết định đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử

của mình.

Có ĐSC lanh đạo cuộc đấu tranh của gccn mới chuyển từ tự phát thành tư giác.

Có ĐCS lanh đạo thì giai cấp công nhân mới có đường lối, phương pháp cách mạng

đúng để tập hợp, đoàn kết các tầng lớp, giai cấp xa hội khác, đoàn kết toàn dân tộc

tiến hành cánh mạng xhcn thắng lợi.

II ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ GÌ ?

Tháng 02 năm 1930 ĐCS VN ra đời do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trong cương

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Đảng đa khẳng định :

ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là một tổ chức chính trị thống nhất,

chặt chẽ gồm những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động và

dân tộc; lấy chủ nghĩa Mac – lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi

hành động của mình.

ĐCS có vai trò quyết định định đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh

lịch sử của mình. Bởi vì ĐSC là một bộ phận hữu cơ, nằm trong giai cấp công nhân.

Đảng chẳng những là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân mà còn là đại

biểu cho trí tuệ, lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. Đảng thể hiện vai

trò quyết định qua 03 mặt sau:

+ Đảng là đội tiên phong: ĐCS thể hiện vai trò tiên phong không những của gccn và

còn của cả dân tộc, tùy theo từng trường hợp CM của từng nước, từng thời điểm mà

Đảng thể hiện vai trò tiên phong, như ở đầu thế kỷ XX lúc bấy giờ đấu tranh trong

CNTB rất đơn giản mà Mác giọ là “hai phe” giữ gcts và gccn nhưng khi bước sang

giữa thế kỷ XX đấu tranh trong CNTB đa chuyển sang giai đoạn cao hơn lúc bấy giờ

thì phía gccn gồm gccn và các tầng lớp lao động khác trong xa hội, phía gcts bao gồm

cntb đế quốc và các thế lực phản động. Do đó vai trò tiên phong của ĐCS không chỉ

của gccn mà của cả nhân dân lao động. Như ở VN đất nước thời kỳ thuộc địa nữa

phong kiến, ĐCS không những tiên phong trong gccn, nhân dân lao động mà còn tiên

phong trong cả dân tộcVN. Đó là tiên phong về trình độ chí tuệ, tiên phong về lý luận,

tiên phong về hành động tấm gương là sự gương mẫu của người ĐCS trong cuộc đấu

tranh chống kẻ thù. chỉ có gccn nào xây dựng cho mình một Đảng vững vàng tiêu biểu

về cả quan điểm, chí tuệ về cả hành động trong quá trình CM thì mới đi đến thành

công.

+ Vai trò lanh tựu chính trị: là vai trò đảng đề ra cương lĩnh, đường lối cách mạng,

trong quá trình CM gccn có thể hình thành nhiều tổ chức chính trị nhưng tính tiên

phong trong vai trò chính trị chỉ có thể là ĐCS, các tổ chức khác như công đoàn không

thể là lanh tựu chính trị. Đảng tiên phong trong vai trò lanh tựu chính trị, tiên phong

về lý luận trên nguyên tắc CNMLN và vận dụng vào từng điều kiện lịch sử cụ thể

trong nước cho phù hợp. để đưa ra cương lĩnh, đường lối CM trong nước đúng đắn

sáng tạo như vậy mới sứng đáng là lanh tựu chính trị, mới đưa CM đi đến thành công.

+ Vai trò tham mưu chiến đấu: Nếu đảng thể hiện vai trò tiên phong, vai trò lanh tựu

Page 12: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

chính trị bảo đảm nhưng vai trò tham mưu chiến đấu không đảm bảo thì Đảng sẻ

không thành công. Vì vậy vai trò tiên phong, vai trò lanh tựu chính trị vai trò tham

mưu chiến đấu cũng phải thể hiện một cách tài tính xuất sắc thì CM mới thắng lợi,

SMgccn mới hoàn thành được.

Hiện nay gccn muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhất thiết phải xây dựng

một ĐCS toàn diện, Đảng phải tuân thủ vai trò tiên phong, đảm bảo vai trò lanh đạo

chính trị, đặc biệt là vai trò tham mưu chiến đấu phải thể hiện một người tham mưu tài

tình mới đưa được cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Những vai trò tham mưu đó đa được ĐCS VN thể hiện một cách xuất sắc trong cách

mạng tháng tám, đặt biệt là 02 cuộc CM chống pháp, chống Mỹ cứu nước và cuộc CM

đổi mới đất nước, thể hiện qua chiến thắng ĐBP, chiến dịch HCM lịch sử thống nhất

đất nước. trong công cuộc đổi mới đất nước của các nước CNXH đa có không ít nước

đa thể hiện vai trò tham mưu của Đảng yếu kém đa đánh mất vai trò lanh đạo của

Đảng. nhưng tuy trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn sau chiến tranh mà ĐCS

VN đa tham mưu xuất sắc trong cuộc CM đổi mới đạt được những thành tựu vô cùng

to lớn, trong thực tiễn đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu yếu kém, vị thế ngày càng

được nâng lên trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hiện nay công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít

hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm

kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu

không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lanh đạo của Đảng và sự tồn

vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lanh

đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá

nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ,

tham nhũng, lang phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...

Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây

dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa

phương, chưa thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không

đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp

đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc,

bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lanh đạo, sự phát

triển của ngành, địa phương và cả nước

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, cần tiếp

tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI của Đảng đa đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài

và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lanh đạo,

chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:

Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán

bộ lanh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lanh đạo, sức chiến đấu của Đảng,

củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lanh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Page 13: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong

mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lanh

đạo của Đảng.

Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất

Đẩy lùi được những hạn chế yếu kém trên Đảng mới đảm bảo được vai trò quyết định

của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân.

Câu 5: Chủ nghĩa tư bản độc quyền

a. Nguyên nhân: ( 4 nguyên nhân)

- Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm

xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đa là những ngành có trình độ

tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.

- Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng qui

mô tích lũy. Mặt khác, đa dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém,

hoặc bị các đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong

cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một

ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

- Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số

sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình

tập trung sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập

trung sản xuất.

- Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục

cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng

thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

b. Đặc điểm:

1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:

có sự thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán bằng cách xí nghiệp lớn có đông công

nhân và sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn.Sự tập trung sản xuất phát triển đến

một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ chức độc quyền – liên minh giữa các

nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 số loại hàng hóa nào đó nhằm

thu lợi nhuận cao. Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp liên

hiệp.

Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium. Có 3 loại

cạnh tranh trong chủ nghĩa đế quốc: giữa các tổ chức độc quyền vớI nhau, giữa các tổ

chức độc quyền vớI các xí nghiệp ngoài độc quyền, và ngay trong nộI bộ từng tổ chức

độc quyền.

2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính:

Tư bản tài chính là một loại tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn nhau

Page 14: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI vai trò và địa vị

mớI của mình, đa cử người tham gia vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo

dõi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phối của ngân hàng, các nhà tư bản công

nghiệp cũng can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu

hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. 2 quá trình thâm nhập ấy gắn kết vớI nhau,

làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên đồng nhất vớI nhau, hình

thành nên tư bản tài chính, thực hiện thao túng đờI sống kinh tê- chính trị ở các nước

tư bản.

3. Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành dưới

hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số nguồn lợi

khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để các tập đoàn tư bản

bóc lột các nước chậm phát triển.

4. Sự phân chia thế giới về kinh tế

Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song đến

thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đa tăng chóng mặt,

làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Do nhận thức được

tầm quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh

tranh gay gắt để giành giật thị trường thế giớI, hình thành nên những thỏa thuận có

tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ một số

loạI hàng hóa, tạo nên những tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức

độc quyền lớn của các nước để phân chia thị trường thế giớI.

5. Sự phân chia thế giới về lanh thổ

Sự phân chia thế giớI về mặt lanh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế giớI về

kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa những nước

chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và

địa điểm lập căn cứ quân sự.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không đều; có

những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc, muốn đấu tranh để

phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh.

Câu 6:Vấn đề tôn giáo

1. Bản chất của tôn giáo:

Page 15: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch

sử xa hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xa hội phản

ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xa hội.

Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực,

vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của

chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc

phiện của nhân dân”.

Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo

đức, đạo lý của xa hội.

Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác xít và thế giới quan tôn

giáo là dối lập nhau. Tuy vây, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao

giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngương, tôn giáo hợp pháp

của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa ML và những người cộng sản, chế độ xhcn luôn

tôn trọng quyền tự do tín ngương và không tín ngương của nhân dân.

2. Nguôn gôc của tôn giáo:

Nguôn gôc kinh tê – xa hội của tôn giáo:

Trong xa hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm

thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đa gắn cho tự

nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ

xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.

Khi xa hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức

mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân

hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ

đó, họ đa thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối

suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về

kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xa hội là nguồn

gốc sâu xa của

Nguôn gôc nhân thức của tôn giáo:

Ơ những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xa hội và

bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xa hội có nhiều điều khoa

học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.

Page 16: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo

tưởng, thần thành hóa đối tượng.

Nguôn gôc tâm ly của tôn giáo:

Do sự sợ hai, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xa hội mà dẫn đến

việc ính ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hai sinh ra

tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hai trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá

sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết

đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể

hiện qua tôn giáo.

3.Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

Theo tinh thần trên, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện

nay bao gồm:

+Thực hiện quyền tự do tín ngương và không tín ngương của công dân trên cơ sở

pháp luật.

+Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây

dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế -

xã hội, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, chăm lo

cải thiện đời sống vật chất và văn hoá, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.

+Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu

hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc

và sự nghiệp cách mạng toàn dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một

quốc gia độc lập.

+Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực

thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống chủ

nghĩa xa hội.

+Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải

theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của Nhà nước.

Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan

trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo

đảm quyền tự do tín ngương, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh

hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác

nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị

văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đơ đồng bào theo đạo và

các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt

động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát

Page 17: Câu1:Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa

triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dương cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn

chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngương, tôn giáo làm

phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công

dân" Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 122- 123.

.

Như vậy, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có

mặt đối nội,vừa có mặt đối ngoại.Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị do Đảng lanh đạo.Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình

thông qua chính sách, pháp luật, các đoàn thể nhân dân và Mặt trận Tổ quốc có nhiệm

vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây dựng cuộc sống

"tốt đời, đẹp đạo".