Top Banner
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phải làm những việc sau: 1/ Phân tích khả năng tạo ra tiền bằng việc phân tích dòng tiền vào: - Lợi nhuận + Khấu hao - Góp vốn - Đi vay - Giảm vốn lưu chuyển (giảm hàng tồn kho/giảm nợ phải thu/tăng nợ phải trả) 2/ Phân tích việc sử dụng tiền bằng việc phân tích dòng tiền ra: - Tăng vốn lưu chuyển - Chi đầu tư thuần - Phân phối lãi 3/Cân đối hợp lý giữa các dòng tiền qua từng giai đoạn jữ đủ lượng tiền mặt trong kinh doanh, sản xuất rất quan trọng. doanh nghiệp cần phải có những dự báo về lượng tiền mặt cần có vừa đủ lớn để đáp ứng đc khả năng thanh toán, vừa đủ nhỏ để đảm bảo đc khả năng sinh lợi. giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những lợi thế sau: - khi mua hàng hóa, dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể đc hưởng lợi thế chiết khấu -doanh nghiệp có thể mua hàng vs những đk thuận lợi và đc hưởng mức tín dụng rộng rãi - tận dụng đc những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán, chi trả - đáp ứng đc các nhu cầ trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt wa khó khăn do yếu tố thời vụ của chu kj` kinh doanh I. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ: Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng. Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại: 1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Có hai phương pháp trình bày hoạt động sản xuất được sử dụng là: 1.2. Phương pháp gián tiếp: Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản mục phi tiền tệ để
27

Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Jul 29, 2015

Download

Documents

Hue Kim Vu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phải làm những việc sau:

1/ Phân tích khả năng tạo ra tiền bằng việc phân tích dòng tiền vào:- Lợi nhuận + Khấu hao- Góp vốn- Đi vay- Giảm vốn lưu chuyển (giảm hàng tồn kho/giảm nợ phải thu/tăng nợ phải trả)2/ Phân tích việc sử dụng tiền bằng việc phân tích dòng tiền ra:- Tăng vốn lưu chuyển- Chi đầu tư thuần- Phân phối lãi3/Cân đối hợp lý giữa các dòng tiền qua từng giai đoạn

jữ đủ lượng tiền mặt trong kinh doanh, sản xuất rất quan trọng. doanh nghiệp cần phải có những dự báo về lượng tiền mặt cần có vừa đủ lớn để đáp ứng đc khả năng thanh toán, vừa đủ nhỏ để đảm bảo đc khả năng sinh lợi.giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những lợi thế sau:- khi mua hàng hóa, dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể đc hưởng lợi thế chiết khấu-doanh nghiệp có thể mua hàng vs những đk thuận lợi và đc hưởng mức tín dụng rộng rãi- tận dụng đc những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán, chi trả- đáp ứng đc các nhu cầ trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt wa khó khăn do yếu tố thời vụ của chu kj` kinh doanh

I. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ:Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn

dưới ba tháng.Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:

1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh

doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Có hai phương pháp trình bày hoạt động sản xuất được sử dụng là:

1.2. Phương pháp gián tiếp:Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản mục phi tiền tệ để tính toán dòng tiền vào (ra) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần chú ý giữa thu nhập và dòng tiền có sự khác nhau, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận tích luỹ, cả doanh

thu và chi phí đều được ghi nhận khi có nghiệp vụ phát sinh, không quan tâm đến thời điểm

Page 2: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

phát sinh dòng tiền.Hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều sử dụng phương pháp gían tiếp. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, hai phương pháp trên là những cách chuyển đổi đơn giản cho kết quả giống nhau.

2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh

do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác.Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lí các tài sản đầu tư trước. Các

dòng tiền từ hoạt động đầu tư gồm:Dòng tiền vào:

Tiền thu từ:- các khoản đầu tư vào đơn vị khác

- lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác- bán tài sản cố định

Dòng tiền ra:Tiền trả cho:

- đầu tư vào các đơn vị khác- mua tài sản cố định

Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính:

Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn

và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại. Các hoạt động đó gồm:Dòng tiền vào:

Tiền thu:- do đi vay

- do các chủ sở hữu góp vốn- từ lãi tiền gửiDòng tiền ra:

- tiền đã trả nợ vay- tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu

- tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệpSố chênh lệch dòng tiền ra và vào gọi là: lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.

II. Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh:Phần hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ tập trung vào khả năng tạo tiền qua hoạt động sản xuất kinh doanh và việc quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện tại của doanh nghiệp (hay vốn hoạt động). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là phần quan trọng nhất của bảng bởi vì xét trong thời gian dài, hoạt động sản xuất kinh doanh là

nguồn duy nhất tạo ra tiền. Các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào một công ty nếu họ thấy nó không có khả năng chi trả cổ tức cho họ hoặc nó không thể tái đầu tư từ số tiền thu được từ

hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự, các chủ nợ cũng không cho công ty đó vay nợ.

Để đánh giá mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh, ta lần lượt xem xét các mối liên hệ sau:1. Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ

Page 3: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

hoạt động sản xuất kinh doanh của cty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau:Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Ví dụ: bảng cân đối kế toán: TK phải thu có SDDK: 70 triệu, SDCK: 105tr -> số tăng trong kì: 35tr, lượng tiền thu được ít hơn doanh thu. Do đó để phản ánh lượng tiền vào ít hơn, lượng tăng phải được trừ vào lợi nhuận kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.2. Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.3. Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ:Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm.Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.Chú ý: một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.4. Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.5. Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hoá đều được mua chịu. Do đó, khi việc mua

Page 4: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.6. Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền:Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận ( như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm.Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ.So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanhĐể đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng)

Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.i. Lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản, đất đai nhà xưởng và thiết bị: tổng số tiền thu được từ việc bán tài sản, nhà xưởng, đất đai, thiết bị nằm trong phần dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Do lãi hoặc lỗ nằm trong thu nhập ròng để tránh tính toán ảnh hưởng của phần lãi lỗ này hai lần, cần phải loại bỏ khỏi phần dòng tiền từ hoạt động SXKD bằng việc trừ lãi hoặc cộng thêm lỗ.ii. Thuế thu nhập thu sau: một sự tăng trách nhiệm pháp lý thuế đi kèm với một chi phí trong thời kì hiện tại. Bởi vì một khoản thuế tăng sẽ không dẫn đếnmột dòng tiền ra vào thời kì hiện tại, nó được cộng vào phần lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ. Các khoản thuế sẽ được cộng dồn vào và trả vào một thời điểm trong tương lai, tạo nên một dòng tiền ra. Khi đó số trách nhiệm pháp lí ngoài vốn giảm phải được trừ vào lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ .iii. Thu nhập về vốn và những khoản lỗ đầu tư.iv. Các khoản giảm trừ và dòng tiền.Các khoản chi phí giảm trừ thường được gọi là chi phí phi tiền bởi nó không trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền. Dòng tiền ra liên quan đến các khoản giảm trừ xảy ra khi có yêu cầu giảm tài sản liên quan. Vào mỗi thời kì ghi nhận khoản giảm trừ, không xảy ra việc thanh toán tiền. Hầu hết các chi phí khác đều gây ra dòng tiền ra. Ví dụ: chi phí lương. Một vài người nhầm lẫn rằng “giảm trừ sinh ra tiền” do họ thấy các khoản giảm trừ được cộng thêm vào phần dòng tiền từ hoạt động SXKD của bảng lưu chuyển tiền tệ. Khoản giảm trừ không phải là nguồn gốc của tiền, chỉ khi nào hàng hoá hoặc dịch vụ được mua hoặc bán thì nó mới phát sinh tiền. Một doanh nghiệp với một lượng giá trị chi phí giảm trừ lớn không tạo ra một lượng tiền lớn hơn so với một doanh nghiệp có chi phí giảm trừ nhỏ hơn (giả sử các khoản tạo dòng tiền khác giống nhau). Các khoản giảm trừ làm giảm lượng tiền phát sinh của doanh nghiệp bởi vì nó là chi phí phi tiền do đó trên bảng lưu chuyển tiền tệ chi phí giảm trừ được cộng vào thu nhập để tính dòng tiền từ hoạt động SXKD.Đối với thuế: mặc dù các khoản giảm trừ là chi phí phi tiền nhưng thông qua thuế nó có ảnh hưởng đến dòng tiền. Các khoản giảm trừ là các chi phí có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Chi phí giảm trừ càng lớn thì thuế TN càng thấp. Do thuế được thu bằng tiền nên một sự

Page 5: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

giảm thuế dẫn đến tăng dòng tiền ra của doanh nghiệp.III. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:Phần này liên quan đến các tài khoản mua và thanh lí các công cụ sản xuất của doanh nghiệp, các khoản đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác và các khoản cho khách hàng vay. Các tài khoản trên bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn và quyền sở hữu, đất đai nhà xưởng, thiết bị. Các mối quan hệ giữa các TK trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng lên dòng tiền thường gặp là:+ Quyền sở hữu đất đai, trang thiết bị : Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào).+ Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào).Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về chiến lược của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể cho thấy đó là các khoản đầu tư ít rủi ro. Khi một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tỉ lệ nguồn vốn thu được để đánh giá khả năng tài trợ vốn để thực hiện dự án và mua thiết bị cho SXKDTỷ lệ nguồn vốn thu: dòng tiền từ hoạt động SXKD/ tiền chi cho dự án và trang thiết bịIV. Dòng tiền từ hoạt động tài chính:Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lí ngoài vốn, những chứng từ phải trả (hay các khoản nợ dài hạn), các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đông và trách nhiệm pháp lí dài hạn. Những TK trong bảng cân đối kế toán này liên quan đến việc phát hành và thanh toán ccác món nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức. Các mối quan hệ chủ yếu bao gồm các mối quan hệ sau:+ Vay nợ ngắn hạn hay dài hạn ngân hàng : Giấy nợ nhận tiền(dòng tiền vào) và thanh toán nợ(dòng tiền ra).+ Phát hành cổ phần : phát hành cổ phiếu(dòng tiền ra) và mua lại cổ phiếu bằng tiền(dòng tiền vào).Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặc chủ sở hữu:- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay NH hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra công cộng. Nếu các khoản nợ được phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì không được coi thuộc phần dòng tiền từ hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ.- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dòng tiền từ hoạt động SXKD.- Phát sinh từ phát hành cổ phiếu: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các cổ phiếu thông thường cho nhà đầu tư. nó không gồm các khoản cổ phiếu phát hành chi trả cho các món khác không phải tiền như phát hành cổ phiếu trả lương công nhân.- Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông.- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm. Nhiều người phân vân tại sao khoản tiền lãi trả cho chủ nợ thuộc dòng tiền từ hoạt động SXKD còn tiền trả cổ tức lại thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính. Nhớ rằng lãi suất được ghi trên báo cáo kết quả kinh doanh trực tiếp liên quan đến thu nhập (là hoạt động SXKD). Còn cổ tức thì không bởi chúng là sự phân phối thu nhập.Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các

Page 6: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cchs nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.Như vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty.

Bắt đầu từ các đặc tính cơ bản của Cash Flow. Với dân phân tích tài chính thì chắc chắn phải biết câu nói “Cash is King”. Cá nhân tôi thích cách so sánh CF với hệ tuần hoàn (máu, tim, mạch máu..) của "một cơ thể sống" hơn vì nó chỉ ra chức năng quan trọng và cơ bản nhất của CF.Báo cáo LCTT được lập theo 02 phương pháp: Gián tiếp và Trực tiếp. LCTT không có nghĩa đơn giản chỉ là dòng vào/ra mà chúng ta nên xem xét nó ở 02 phương diện : nội sinh và ngoại lai. Tôi cho rằng đây là lý do chấp nhận được với những người phân tích đi tìm lời giải thích cho ý nghĩa của 2 phương pháp lập BC LCTT trên.

Phương pháp trực tiếp bắt đầu từ doanh thu, tức là gom tất cả về một mối rồi bắt đầu chia nhỏ, phân phát CF về vị trí thích hợp. Đây là cách làm ưa thích của các debt-holder (trong đó có ngân hàng).

Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ EBIT với quan điểm EBIT tạo ra sử dụng để chi trả cho phần tài sản “tăng” thêm và phần nguồn vốn “giảm” đi. Dòng tiền bắt đầu từ EBIT, tương tác với các khoản chênh lệch của TS và NV. Equity holder thích thú hơn với phương pháp tiếp cận này.Với hai nhân xét bác nêu ở trên, ý kiến của tôi là :I.Năng lực phát triển những luồng tiền tích cực trong tương lai1. Xem xét nội dung của các dòng tiền chính yếu :Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính để phân nhóm nó vào từng loại máu. Trong đó, CF từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải là trung tâm. Đồng thời phải xem xét nó với chức năng bổ sung cho hạn chế của lợi nhuận : Lợi nhuận là bút toán.Để tạo ra lợi nhuận thật dễ dàng đối với một người làm kế toán nhưng để tạo ra tiền thì khó khăn hơn. Lợi nhuận thường bị “thao tác” bởi các nhà quản trị trong công ty. Việc thao tác với lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích bởi việc quản lý trong tiến trình xác định lợi nhuận, thường là để thỏa mãn các mục đích cá nhân”. Quản lý lợi nhuận nhằm tô điểm thêm các kỳ vọng của thị trường, nó không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Có thể thấy, có nhiều động cơ “thao tác” lợi nhuận như:(1). Động cơ vì các hợp đồng kinh doanh. Nhiều hợp đồng kinh doanh sử dụng các số liệu của kế toán chẳng hạn như các hợp đồng dự thầu, các hợp đồng tiền lương, thưởng của ban giám đốc và hội đồng quản trị được tính trên những số liệu kế toán này. Các giao kèo tiền lương, thưởng được xác lập trong một giới hạn dựa trên mức lợi nhuận mà công ty đạt được. Nếu không quản lý lợi nhuận trong các giới hạn này sẽ là một tổn thất lớn trong thu nhập của các nhà quản trị. Mặt khác các điều khoản nợ thường dựa trên những số liệu kế toán như thu nhập. Những xung đột của các điều khoản nợ sẽ là tốn kém cho các nhà quản trị công ty, chính vì vậy họ phải thao tác với lợi nhuận nhằm giảm đi những tốn kém đó.(2) Động cơ làm giá chứng khoán. Một động cơ khác tác động tiềm tàng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn, một nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận để tạm thời đẩy giá chứng khoán lên cho những mục đích “sang sạp” của mình hay vì mục đích phát hành chứng khoán…

Page 7: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

2. Xem xét cơ cấu dòng tiền với từng loại hình và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.Báo cáo dòng tiền cung cấp nguồn gốc dòng tiền của một doanh nghiệp, dòng tiền của một doanh nghiệp là cái có thực và là một khái niệm dễ hiểu, chúng không bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Tuy nhiên, dòng tiền không thể đo lường giá trị tăng thêm trong ngắn hạn.Dòng tiền sẽ chịu tác động rất nhiều đối với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển mà nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng khác nhau, khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng khác nhau…, đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó trong tương lai…Chính vì vậy, một số chỉ tiêu tài chính khi phân tích báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp thường được đề cập đến là dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự do, sự kết hợp giữa các dòng tiền trong doanh nghiệp… nhìn vào báo cáo dòng tiền nhà đầu tư có thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà công ty tạo ra. Nó sẽ giúp cho nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kế toán để tạo ra lợi nhuận.Ví dụ về cơ bản :- CF Kinh doanh âm, đầu tư âm, tài chính dương : doanh nghiệp mới, đang phát triển nhanh, hoạt động chưa có lãi, khoản phải thu và hàng tồn kho cao. Để duy trì sự pháttriển phải đầu tư tài sản và phải huy động vốn từ bên ngoài.- Kinh doanh dương, đầu tư âm, tài chính dương: vẫn là doanh nghiệp đang phát triển, hoạt động có hiệu quả nhưng tốc độ chậm lại. Vẫn còn phải đầu tư và cần đến nguồn huy động vốn.- Kinh doanh dương, đầu tư âm, tài chính âm : doanh nghiệp trưởng thành, ổn định. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lành mạnh, thu về nhiều hơn nhu cầu đầu tư. Và công ty đã dùng nó chi trả nợ, chia cổ tứcNgoài ra, loại hình doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các phương án phân tích dòng tiền.

3. Phân tích cách DN sử dụng dòng tiền.Muốn biết bản chất của một người đàn ông, hãy cho anh ta quyền lực và tiền (theo tôi thêm cả girl xinh đẹp nữa ). Cách anh ta sử dụng chúng theo thời gian là đáp án chính xác nhất.Sơ bộ có thể tạm dùng bảng sau :A. Nguồn cung cấp tiềnI – Nguồn nội bộ1. Từ các hoạt động SXKD2. Từ tiền mặt dữ trữII – Nguồn bên ngoài1. Từ các hoạt đồng TCIII. Nguồn khác1. Hoạt động đầu tưB. Sử dụng1.Cho các hoạt động SXKD2. Cho các hoạt động đầu tư3. Cho các hoạt động tài chính4. Dữ trữ tiền mặtC. Nhận xét …………và nếu cẩn thận hơn nên xét anh ta kiếm tiền bằng cách nào4. Phân tích tương quan với cơ cấu cân bằng vốn/tài sản.

Page 8: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Đơn giản nhất là chúng ta chỉ chia vốn/tài sản thành Ngắn hạn và Dài hạn. Về cơ bản, tổng vốn dài hạn phải lớn hơn tổng tài sản ngắn hạn để đảm bảo một cơ cấu Vốn/tài sản bền vững và chủ độngII. Năng lực thực hiện các nghĩa vụ và trả cổ tức cho các cổ đông1. Năng lực thực hiện các nghĩa vụ.Báo cáo thu nhập được lập theo nguyên tắc thực tế phát sinh chứ không phải theo tiền mặt mà các nghĩa vụ Công ty phải thực hiện đại đa số lại bằng tiền mặt . Nợ máu phải trả bằng máu . Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau :Tỷ lệ ngân lưu từ hoạt động SXKD đối với nợ ngắn hạn : khắc phục nhược điểm của khả năng thanh toán hiện hành (mang tính thời điểm). Theo khuyến nghị của MorningStar một công ty lành mạnh về tài chính thường có tỷ lệ này trên 40%.Tỷ lệ ngân lưu từ SXKD đối với tổng nợ : lớn hơn 20%2. Năng lực trả cổ tức cho các cổ đôngTôi không đánh giá cao chức năng này của dòng tiền. Điều kiện tiên quyết để có cổ tức phải là lợi nhuận chứ không phải cash flow (??? Hình như ngược lại mới đúng nhỉ???). Hơn nữa, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển đặc thù và Hội đồng cổ đông quyết định tái đầu tư (như kiểu thưởng cổ phiếu, phát hành thêm …) thì CF không còn mấy ý nghĩa. Liên quan đến vấn đề cổ tức, CF thể hiện tốt hơn vai trò của nó trong Chính sách cổ tức của DN chứ không phải khả năng trả cổ tức của DN.

UhmCân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt. Đó là làm thế nào vừa bảo vệ được quyền sở hữu, vừa có thể đưa Công ty liên tục tăng trưởng.

Page 9: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Khi bảo vệ quyền sở hữu, các công ty gia đình có thể rơi vào bẫy tăng trưởng cầm chừng do thiếu nguồn lực hỗ trợ. Cân Nhơn Hòa đang tìm cách hóa giải cái bẫy này.

Nguyễn Văn Sang tự hào giới thiệu chiếc máy quấn lò xo tự tạo, sáng kiến của anh cùng 2 nhân viên kỹ thuật khác từ năm 2004. Chiếc máy có cấu tạo đơn giản, không khác mấy so với những chiếc máy cùng loại bán trên thị trường, chỉ khác là có gắn đồng hồ đếm số lượng lò xo làm ra. Chỉ một cải tiến nhỏ này không thôi cũng đã giúp Sang tiết kiệm cho công ty hàng tỉ đồng tiền mua máy, đồng thời kiểm soát được chính xác số lượng thành phẩm. Nó cũng mang về cho anh 7 triệu đồng tiền thưởng vào năm 2004. Năm nay 37 tuổi, Sang đã có gần 17 năm gắn bó với Cân Nhơn Hòa, từ khi còn là một anh thợ phay bào cho đến vị trí Tổ trưởng Tổ Lò xo với 15 công nhân như hiện nay.

Phần thưởng Sang nhận được là 1 trong khoảng 20 giải thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật được Công ty trao tặng mỗi năm. Đó là cách Lý Tracy Trang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kế hoạch của Cân Nhơn Hòa, minh chứng cho chúng tôi thấy tính đại chúng trong quản lý của một công ty gia đình.

Lý Tracy Trang là con gái của ông Lý Siêng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cân Nhơn Hòa. Về Việt Nam năm 2008 sau 13 năm du học và làm việc ở Mỹ, chị cùng cha và các em gánh vác công việc của Công ty.

Cân Nhơn Hòa hiện có 5 phó tổng giám đốc, trong đó có 2 vị trí do các con ông Lý Siêng nắm giữ. Ngoài chị Trang, em trai chị hiện là Phó Tổng Giám đốc Điều hành. Ba vị trí còn lại là Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật và Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hành chính Quản trị cũng do 3 người bạn thâm giao đã cùng ông Lý Siêng lập nên Cân Nhơn Hòa 28 năm trước nắm giữ. Hiện nay, ngoài tỉ lệ cổ phần hơn 50% của ông Lý Siêng, phần vốn còn lại được chia đều cho anh em nhà họ Lý và các cổ đông sáng lập.

Page 10: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Đích ngắm của các quỹ

Cân Nhơn Hòa hiện độc chiếm thị trường cân Việt Nam với doanh thu tăng trưởng 15-20%/năm, đạt 520 tỉ đồng vào năm 2010. Trong khuôn viên nhà máy rộng gần 6 ha tại quận Thủ Đức (TP.HCM) với 8 xưởng sản xuất, gần 1.800 công nhân đều đặn làm ra hơn 8.000 sản phẩm mỗi ngày, được phân phối đi khắp cả nước và xuất sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vòng quay hàng tồn kho chưa tới 5 ngày. “Chúng tôi làm việc hết công suất vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, cả nội địa lẫn xuất khẩu”, chị Trang cho biết.

Sản phẩm mạnh, thị trường rộng lớn, tiềm năng tăng trưởng tốt và ban quản trị giàu kinh nghiệm, Cân Nhơn Hòa có mọi điều kiện để trở thành mục tiêu của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân của nước ngoài. Vì thế, không lạ gì khi những năm gần đây Cân Nhơn Hòa đã nhiều lần được các quỹ đầu tư tiếp cận. Họ kỳ vọng gì khi đầu tư vào Cân Nhơn Hòa?

“Cha tôi từ chối ngay khi nhận được thư của họ, chưa từng tiếp xúc và thảo luận với bất kỳ quỹ nào nên chúng tôi không biết chính xác họ muốn gì. Nhưng nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư vẫn là vì lợi nhuận. Vì thế, khi xét thấy đã đạt được mức lợi nhuận mong đợi, họ sẽ bán lại cổ phần cho đối tác khác. Lúc đó, số phận của doanh nghiệp sẽ thế nào nếu nhà đầu tư mới kém năng lực, hoặc có ý đồ thâu tóm?”, chị Trang nói.

Ngược lại, doanh nghiệp thường tìm đến quỹ đầu tư với 3 kỳ vọng. Một là được hỗ trợ về vốn; hai là hoạch định chiến lược và năng lực quản trị; sau cùng là mở rộng thị trường và đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế từ các cuộc hợp tác với quỹ đầu tư cho thấy, kỳ vọng thứ 3 hiếm khi đạt được và nâng cao năng lực quản trị thường là lợi ích quan trọng nhất các doanh nghiệp có được. Ngược lại, họ phải đánh đổi bằng quyền sở hữu và quyền được quyết định hoàn toàn mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mình. “Nếu chiến lược kinh doanh hay cách thực hiện chiến lược đó của chúng tôi sai, Cân Nhơn Hòa đã không tồn tại và tăng trưởng ổn định cho đến ngày hôm nay”, chị lý giải cho việc từ chối quỹ đầu tư.

Bảo vệ quyền sở hữu là phản ứng tự nhiên của các ông chủ công ty gia đình, nhưng điều này đôi khi phải đánh đổi bằng khả năng phát triển doanh nghiệp. Kết cục của đa số công ty gia đình thường là 1 trong 2 lựa chọn: Tiếp tục giữ quyền kiểm soát và chấp nhận tăng trưởng cầm chừng, thậm chí dần đánh mất năng lực cạnh tranh và sau cùng là suy thoái; hoặc chấp nhận hy sinh quyền sở hữu, bán cổ phần ra công chúng để tập hợp nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng, giúp công ty trường tồn. Tuy nhiên, trên thực tế, dù sức ép đại chúng hóa để tăng năng lực cạnh tranh ngày càng cao, thế giới vẫn tồn tại những công ty gia đình quy mô cực kỳ lớn.

Tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm Mỹ Cargill, công ty tư nhân lớn nhất thế giới hiện nay, có mức doanh thu năm 2009 lên tới 109,84 tỉ USD. Nếu niêm yết, Cargill sẽ được xếp vào top 10 trong danh sách những công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ của Fortune

Page 11: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

500. 85% cổ phần của Cargill vẫn thuộc về hậu duệ của dòng họ Cargill và MacMillan, 2 cổ đông sáng lập từ năm 1865.

Trong lúc quyền điều hành Cargill những năm gần đây đã được giao cho các nhà quản lý thuê ngoài thì Koch Industries (Mỹ), công ty tư nhân lớn thứ 2 thế giới với doanh thu năm 2009 khoảng 100 tỉ USD, vẫn do người nhà điều hành. Năm 1940, Fred C. Koch thành lập Koch Industries hoạt động trong ngành khai thác và lọc dầu. Đến nay, sau 71 năm, quyền điều hành vẫn nằm trong tay 2 con trai ông là Charles Koch và David Koch. Mỗi người nắm giữ 42% cổ phần và cả 2 đều có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Công ty gia đình và quy luật “nhị nan”

Hãy trở lại với Cân Nhơn Hòa. Từ khi chính thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (năm 1998) đến nay, Cân Nhơn Hòa luôn đạt mức tăng trưởng sản lượng và doanh số hằng năm khá ổn định, ở mức 15-20%. Trong 28 năm qua (ra đời năm 1983), sản phẩm của Cân Nhơn Hòa vẫn được phân phối qua 2 đại lý ở TP.HCM và 1 ở Hà Nội. Trong kế hoạch mở rộng thị trường sắp tới, ông Lý Siêng cũng không có ý định tăng số đại lý mà để cho các đại lý này tự phát triển các nhà bán lẻ dưới quyền. Hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất cũng được thực hiện cẩn trọng với 40% vốn vay ngân hàng, 60% vốn từ lợi nhuận giữ lại.

Năm 2010, Cân Nhơn Hòa bán ra thị trường nội địa khoảng 2,1 triệu sản phẩm và chiếm hơn 95% thị phần. Như vậy, sức hấp thụ thị trường Việt Nam hiện vào khoảng hơn 2,2 triệu chiếc cân, chia đều cho hơn 22 triệu hộ dân, nghĩa là cứ 10 hộ thì có 1 hộ đã mua và sử dụng sản phẩm cân. Đối với sản phẩm có độ bền cao và không được sử dụng thường xuyên như cân, con số này cho thấy dư địa thị trường không còn nhiều. Đây chính là bài toán cốt yếu cho chiến lược tăng trưởng của Cân Nhơn Hòa.

Cuối năm 2008, người ta có lẽ đã phần nào đoán ra được đáp án của Cân Nhơn Hòa khi ông chủ Lý Siêng quyết định xây nhà máy ở Trung Quốc. Nhà máy này được đặt tại Khu Công nghiệp Giang Bình, thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, rộng hơn 6 ha, tương đương nhà máy chính ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD. Trung tuần tháng 9.2010, nhà máy đã được hoàn thành một phần và đã đi vào hoạt động với gần 100 công nhân chuyên lắp ráp sản phẩm và bán tại Trung Quốc. Đến nay, Cân Nhơn Hòa vẫn là công ty tư nhân duy nhất của Việt Nam có dự án đầu tư ở Trung Quốc. Người được tin tưởng giao phó nhà máy này là một trợ lý tin cậy của ông Lý Siêng.

Tuy nhiên, với 95% thị phần, thị trường nội địa vẫn là xương sống của Cân Nhơn Hòa và ông chủ Lý Siêng có vẻ quyết tâm giữ cho được thị trường này. Bằng chứng là chiến thuật tạo ra nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng mà ông đang sử dụng.

Khoảng giữa năm 2010, tại các quầy hàng siêu thị ở TP.HCM bắt đầu xuất hiện những chiếc cân treo mini đủ màu xanh đỏ tím vàng của Cân Nhơn Hòa. Kích thước chỉ bằng

Page 12: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

nửa bàn tay, giá bán khoảng 30.000 đồng, chiếc cân treo bỏ túi đầu tiên này đã gây xôn xao thị trường. Các bà nội trợ hồ hởi vì đã có vũ khí đối phó với nạn cân điêu, cân thiếu. Các ông chủ hàng rong làm ăn đàng hoàng cũng lấy lại được cơ hội cạnh tranh lành mạnh nhờ chiếc cân này. Nhưng thu lợi lớn nhất vẫn là Cân Nhơn Hòa khi hàng làm ra không kịp bán. Gần đây nhất, khi tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại TP.HCM vào giữa tháng 5.2011, theo chị Trang, hơn 3.000 chiếc cân treo Nhơn Hòa đã được bán hết chỉ trong 6 ngày.

Cân Nhơn Hòa cũng bắt đầu tính chuyện làm phình to chiếc bánh thị trường bằng việc mở rộng ra vùng sâu vùng xa mà trước đây đã để cho các đối thủ chiếm lĩnh. “5 năm tới, Nhơn Hòa sẽ phủ sóng từ Nam chí Bắc, đặc biệt là các vùng nông thôn trước đây chúng tôi chưa đặt chân tới”, chị Trang cho biết.

Luôn tạo ra những cú hích là chiến lược các công ty gia đình thường sử dụng để tạo động lực mới, kích thích công ty phát triển, tránh khỏi bẫy tăng trưởng cầm chừng. Với chiến lược vừa mở rộng thị trường, vừa tạo cú hích trên thị trường hiện có bằng sản phẩm mới, ông chủ Lý Siêng của Cân Nhơn Hòa có vẻ như đang đi đúng con đường này.

Trong khi đó, để hóa giải quy luật “nhị nan” của công ty gia đình, tức khó có thể đồng thời giữ được quyền sở hữu và đưa công ty liên tục tăng trưởng, Cargill và Koch Industries đều đi theo con đường đa ngành. Cargill xuất phát từ lĩnh vực nuôi trồng và phân phối nông sản nay đã dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, đầu tư nhà máy điện, gas và thậm chí cả quản lý rủi ro tài chính. Koch, từ sản phẩm hóa dầu đã mở rộng sang khoáng sản, chăn nuôi, phân bón, giấy, cáp quang và tài chính. Đây có thể là con đường trong tương lai mà Cân Nhơn Hòa và các công ty gia đình của Việt Nam phải cân nhắc để đưa công ty tăng trưởng bền vững.

Năm nay 61 tuổi, ông Lý Siêng chưa có ý định về hưu. Mỗi ngày ông đều có mặt ở văn phòng, chạy xe máy trong khuôn viên nhà máy thăm các xưởng sản xuất và vẫn là người đưa ra ý tưởng sản phẩm mới, tiêu biểu là chiếc cân treo mini đã nói ở trên. Tuy nhiên, áp lực tìm người kế nhiệm là điều ông Lý Siêng sẽ phải đối mặt trong tương lai gần.

Việc quản lý công ty gia đình có lẽ đã được ông chuẩn bị trước khi các con ông đều được đưa sang Mỹ du học về quản lý và kinh doanh và 4 người đã trở về giúp cha. Hai vị trí quan trọng trong Công ty hiện nay là do các con ông nắm giữ. Phải chăng 1 trong 2 người sẽ kế nhiệm cha mình? “Cha tôi có lẽ cũng đã nhắm một ai đó làm người kế nhiệm, nhưng ông chưa bao giờ nói với chúng tôi về điều này. Đó có thể là người nhà, cũng có thể là người ngoài. Đối với chúng tôi, điều đó không quan trọng, miễn là tốt cho Công ty”, chị Trang nói.

Hiện nay, tất cả các con của ông Lý Siêng đều sống chung với cha mẹ trong ngôi nhà lớn ở quận Bình Thạnh. Sau 13 năm sống và kinh doanh ở một đất nước đề cao tự do cá nhân như Mỹ, chị Trang rất hãnh diện về lối sống này của gia đình mình. “Gia đình nhỏ của tôi sống trong một gia đình lớn. Các con tôi rất vui vì lúc nào cũng có anh chị em họ để chơi

Page 13: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

và được ông bà ngoại thương yêu. Ba tôi nấu ăn rất ngon và luôn là người nấu bữa sáng và bữa tối cho cả nhà”, chị chia sẻ.

Địa chỉ Địa chỉ 516 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Điện thoại 08 3726 9964

Fax 08 3726 8271

Email [email protected]

Website http://www.nhonhoa.com.vn

Giám đốc Lý Siêng

* Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên kiêm Tổng Giám Đốc Cty: Ông Lý Siêng.* Cân Nhơn Hòa sản xuất theo hệ thống ISO 9001 và được kiểm định xuất xưởng theo tiêu chuẩn đo lường quốc gia ĐLVN 14:2009 và ĐLVN 30:2009, phù hợp khuyến nghị đo lường quốc tế OIML R76-1:2006.* Tổng diện tích mặt bằng: 59.000 m2* Thiết bị máy móc: trên 1000 máy móc các loại, gồm có : Máy tiện, phay, bào, CNC, . . . và máy đột dập có công suất từ 500 kg đến 300 tấn.* Năng lực sản xuất: Trên 2.000.000 cái cân/ năm.* Lao động: Trên 1.700 người.* Nhà xưởng: 08 Xưởng sản xuất.03 hệ thống sơn tĩnh điện.02 hệ thống phosphate hóa xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn.01 hệ thống xi mạ kẽm.* Thị trường nội địa: Toàn cõi nước Việt Nam.* Thị trường xuất khẩu: đã xuất khẩu trên 20 quốc gia như Mã Lai, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Singapore, Indonesia, Myanmar, Bangladesh, Marốc, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Libya, Ả Rập xê út, UAE, Nhật, Pakistan, Panana, Mỹ, Úc, Pháp, . . .

Sản Phẩm Tiêu Biểu

Page 17: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Cân Nhơn Hoà đã tiến hành thực hiện “ Chương trình hỗ trợ và chăm sóc khách hàng ”

Tại Hội Chợ HVNCLC tại Bình Định từ ngày 28/06 đến 03/07/ 2011 vừa qua, Công ty Cân Nhơn Hoà đã kết hợp Chi cục TCĐLCL địa phương tổ chức “ Sửa chữa Cân miễn phí cho người tiêu dùng”. Cân sau khi sửa chữa đã được Kiểm định viên của Chi cục TCĐLCL bấm chì và dán Tem Kiểm định tại chỗ

Tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao và Phiên chợ Nông thôn - 15/07/2011

Hội chợ HVNCLC tại An Giang ngày 29 - 31/ 10/ 2010

Hội chợ HVNCLC tại Cà Mau ngày 16-21/ 10/ 2010

Campuchia Expo 2011

Hội Chợ HVNCLC Trà Vinh-Cần Thơ ngày 15-24/ 10/ 2010

Hội Chợ Phú Thọ 30-4 và 1-5/ 2011

Hội Chợ Bình Định ngày 29/6-30/7/ 2011

Hội Chợ Phú Thọ 30-4 và 1-5/ 2011

NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY :- Tổng diện tích mặt bằng : 59.000 m2- Năng lực sản xuất :2.000.000 cái cân/ năm- Lao động :trên 1.500 người- Nhà xưởng : 08 Xưởng sản xuất- Máy móc :Trên 1000 thiết bị các loại, gồm máy tiện ,phay ,bào...và máy đột dập, CNC, máy ép thủy lực có công suất từ 500kg đến 425 tấn - Ba hệ thống sơn tĩnh điện tự động + 2 Hệ thống Phosphate hóa xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn. - Một hệ thống xi mạ kẽm. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT :- Sản xuất mặt hàng cơ khí chủ yếu của Công Ty : Cân đồng hồ lò xo các loại. - Mua bán các sản phẩm cơ khí có chất lượng cao đáp ứng thị trường người tiêu dùng.- Nhận gia công các sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng. - Nghiên cứu phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí.

Page 18: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

Thành tựuHUÂN CHƯƠNG :• Huân chương Lao động hạng ba. (Quyết định số 450/KT-CT ngày 12/05/1995 của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam ông Lê Đức Anh ký). • Huân chương Lao động hạng nhì. (Quyết định số 602QĐ/CTN ngày 20/9/2002 của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam ông Trần Đức Lương ký) • Huân chương Lao động hạng nhất. (Quyết định số 310/QĐ-CTN ngày 03/03/2009 do Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết ký)

BẰNG KHEN: Bằng khen và giấy khen kể từ năm 1984 đến nay • Bằng khen của HĐBT tặng Tổ sản xuất cân NHƠN HÒA năm 1987. (Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng ký).• Bằng khen của UBND TP. HCM tặng Tổ sản xuất cân NHƠN HÒA năm 1984, 1986.• Bằng khen của UBND TP. HCM tặng HTX Cân Nhơn Hòa năm 1990, 1991 , 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998• Bằng khen của UBND TP.HCM TP. HCM tặng Công Ty TNHH NHƠN HÒA năm 2000, 2001, 2004, 2008• UBND TP. HCM tặng HTX Nhơn Hòa Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu thi đua nhiều năm liền (1995) • UBND TP.HCM tặng cờ đơn vị xuất sắc năm 2005, 2006, 2007 cho Công ty TNHH SX-TM Nhơn Hòa • Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Lao Động–Thương Bình & Xã Hội tặng Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2006• Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính tặng Công ty TNHH Nhơn Hòa năm 2002, 2003, 2006

• Bằng khen của Tổng Cục Thuế tặng Công ty TNHH Nhơn Hòa năm 2005, 2006.• Bằng khen của BHXH Việt Nam tặng Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2006. • Bằng khen của Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường tặng Công Ty TNHH NHƠN HÒA năm 2000.• Bằng khen của Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tặng Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2005, 2008, 2009, 2010.• Bằng khen của Ban chấp hành LHCĐ TP. HCM tặng Hội Lao Động HTX NHƠN HÒA năm 1988, 1991 • Bằng khen của Liên Đoàn Lao Động thành phố HCM tặng HTX Nhơn Hòa năm 1995, 1997, 1998.• Cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao động VN tặng Công Đoàn Cơ sở Nhơn Hòa năm 2001• Bằng khen của Uỷ Ban Mặt Trận Tổ quốc VN TP. HCM tặng Công Ty TNHH NHƠN HÒA năm 2001• Bằng khen của Thủ Tướng chính phủ tặng Ông Lý Siêng – Chủ nhiệm HTX Cơ khí NHƠN HÒA năm 1996

Page 19: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

• Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ tặng Ông Lý Siêng – Giám Đốc Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2006• Bằng khen của UBND TP. HCM tặng Ông Lý Siêng _ Giám Đốc Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2007HUY CHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:• Huy chương vàng cân NHƠN HÒA (4, 8, 12kg) ( Hội chợ Triển Lãm Kinh Tế Kỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội năm 1985)• Huy chương vàng tại Hội chợ Quang Trung thành phố Hồ Chí Minh năm 1986• Huy chương vàng cho HTX Cân Nhơn Hòa (Hội chợ Triển lãm tiểu thủ công mỹ nghệ lần thứ 2 tại Hà Nội ngày 20/6/1987).• Cân đồng hồ lò xo loại 12 kg đạt Dấu Chất lượng Cấp I Việt Nam.• Huy Chương vàng về tiêu chuẩn chất lượng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ năm 1999 (Cân 60kg, cân 100kg) ngày 01/05/1999.• Huy chương vàng tại Hội chợ Quốc Tế Hàng Công Nghiệp Việt Nam – cân 60 kg ngày 24/10/1999 tại Hà Nội.• Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004, 2005, 2006 do Bộ Khoa học & Công nghệ tặng Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa • Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ tặng Công ty TNHH SX & TM Nhơn Hòa năm 2006 về việc đã có thành tích nhiều năm liền được bình chọn đạt danh hiệu HVNCLC (Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký). • Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục từ năm 1999 đến năm 2010 do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo SGTT tổ chứcNhãn hiệu

CÂN NHƠN HOÀ là thương hiệu dẫn đầu trên khắp thị trường về Cân đồng hồ lò xo với bề dày lịch sử 26 năm, phổ biến nhất là các loại : Cân đồng hồ lò xo thông dụng, Cân nhựa, Cân treo 2 mặt số...

CÂN NHƠN HOÀ luôn mở rộng nghiên cứu, cải tiến làm ra các sản phẩm mới qua các quy trình sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. hướng theo nhu cầu của xã hội .

CÂN NHƠN HOÀ được sản xuất và kiểm soát chất lượng theo hệ thống ISO 9001 và được Kiểm định xuất xưởng theo tiêu chuẩn đo lường quốc gia ĐLVN 14:2009 và ĐLVN

Page 20: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

30:2009, phù hợp Khuyến nghị đo lường quốc tế OIML R76-1:2006.

CÂN NHƠN HOÀ cung cấp cho thị trường Cân Đồng hồ lò xo đủ các loại từ 500 g đến 200 kg, có chất lượng cao, bền đẹp, độ chính xác phù hợp theo tiêu chuẩn đo lường qui định.

“ CHẤT LƯỢNG LÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NHƠN HOÀ ”

• Công ty hữu hạn Cân Nhơn Hòa Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngòai tại Trung Quốc do Công ty TNHH sản xuất Cân Nhơn Hòa Việt Nam đầu tư. Với mặt Bằng Nhà máy hơn 60.000 m2 chuyên nghiên cứu phát triển sản xuất các lọai cân đồng hồ lò xo.

• Công ty TNHH sản xuất Cân Nhơn Hòa trải qua hơn 26 năm phát triển đã nghiên cứu sản xuất hơn 33 lọai sản phẩm, cung cấp ra thị trường hàng năm trên 2.000.000 sản phẩm, sản phẩm của Công ty được xuất khẩu trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Malaixia, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Singapore, Indonesia, Myanmar, Bangladesh, Marốc, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, Uc, Pháp …

• Văn hóa kinh doanh của Công ty hữu hạn Cân Nhơn Hòa Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc là “lấy chất lượng làm sự trường tồn, lấy uy tín làm nền tảng cho sự phát triển”, kiên trì theo đuổi nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng với phương châm cùng nhau phát triển hướng tới tương lai.

+ Tên gọi : Công Ty Hữu Hạn Cân Nhơn Hoà Đông Hưng+ Địa chỉ : Khu Công Nghiệp Giang Bình Thành Phố Đông Hưng, Quảng tây, Trung Quốc+ Người Đại Diện Pháp Định : Ông Lý Siêng

Page 21: Cân Nhơn Hòa đang đứng trước vấn đề mà các công ty gia đình thường đối mặt

+ Vốn đăng ký : 4.200.000 USD+ Tổng số vốn đầu tư : 6.000.000 USD+ Giấy phép kinh doanh : 450600400001569/QDGF+ Ngày thành lập : 16/12/2008

+ Ngày hoạt động chính thức : 16/09/2010

+ Diện tích mặt bằng : 60.484 M2

+ Sản phẩm : gồm 15 loại Cân Đồng hồ Lò xo , đã được Cục Giám sát Kỹ thuật chất lượng Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cấp Giấy phép sản xuất ngày 28/04/2010, mã số 00000049.DANH SÁCH ĐẠI LÝCửa Hàng Giới Thiệu Sản Phẩm - Bảo Hành - Sửa Chữa - Bán Lẻ

1) 124/9B Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCMĐiện Thoại : (08) 38991125 - 38999000

2) 518 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.HCMĐiện Thoại : (08) 37268215

Khu vực miền Bắc

39 Hồng Hà, P. Phúc Xá, Q. Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại : (04) 39270079

Khu vực miền Nam

1) Số 1 Dương Tử Giang, P.14, Quận 5, TP.HCMĐiện thoại : (08) 38560231

2) Số 34 Vũ Chí Hiếu, P.13, Quận 5, TP.HCMĐiện thoại : (08) 38537589