Top Banner
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Viết tắt Ban chấp hành trung ương BCHTW Chủ nghĩa xã hội CNXH Chủ nghĩa tư bản CNTB Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH Doanh nghiệp tư nhân DNTN Kinh tế - xã hội KT-XH Kinh tế tư nhân KTTN Kinh tế thị trường KTTT Lực lượng sản xuất LLSX Quan hệ sản xuất QHSX Sản xuất, kinh doanh SXKD Thành phần kinh tế TPKT Tư bản chủ nghĩa TBCN Tư liệu sản xuất TLSX Xã hội chủ nghĩa XHCN
167

Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Jul 07, 2016

Download

Documents

Quynh Trang

ad
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết đầy đủ Viết tắt

Ban chấp hành trung ương BCHTW

Chủ nghĩa xã hội CNXH

Chủ nghĩa tư bản CNTB

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH

Doanh nghiệp tư nhân DNTN

Kinh tế - xã hội KT-XH

Kinh tế tư nhân KTTN

Kinh tế thị trường KTTT

Lực lượng sản xuất LLSX

Quan hệ sản xuất QHSX

Sản xuất, kinh doanh SXKD

Thành phần kinh tế TPKT

Tư bản chủ nghĩa TBCN

Tư liệu sản xuất TLSX

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Page 2: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

MỤC LỤC

trang

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NGHỆ AN

11

1.1 Những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân ở

Nghệ An.

11

1.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An. 26

Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NGHỆ AN

TRONG THỜI GIAN TỚI

46

2.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An. 46

2.2 Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển kinh tế tư

nhân ở Nghệ An trong thời gian tới.

55

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 86

Page 3: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc thừa nhận sự tồn tại và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát

triển KTTN là một đột phá trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.

Trong những năm qua, với sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng và việc ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước, KTTN

đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu tổ

chức và ngày càng khẳng định là một trong những động lực của nền

kinh tế. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Nghệ An đã

quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng và cơ chế, luật pháp của Nhà nước về phát triển KTTN

một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho

người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời

sống nhân dân, thoát khỏi lạc hậu; thực hiện CNH,HĐH và chính sách an

sinh xã hội... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của KTTN cũng chưa

nhận được sự đồng thuận về mặt tâm lý xã hội và sự quan tâm đúng

mức của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về KTTN cũng như sự

thiếu tương thích của các cơ chế, chính sách với thực tiễn đặc thù của

phát triển KTTN ở Nghệ An. Đồng thời, quá trình phát triển KTTN bộc

lộ những hạn chế, mâu thuẫn tạo ra sự xung đột, cản trở đến quá trình

phát triển KT-XH và chính nội tại của KTTN, nếu không được giải

quyết thỏa đáng nó trở thành nhân tố kìm hãm trong quá trình xây dựng

và phát triển KT-XH ở Nghệ An.

Để KTTN thực sự trở thành động lực và là lực lượng, phương tiện thực

hiện thành công mục tiêu “Đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía

Bắc vào năm 2015; tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công

Page 4: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

nghiệp” [42, tr.40], cần khai thác, tập trung tối đa mọi nguồn lực và phát huy

lợi thế của Tỉnh cho phát triển KTTN, đồng thời khắc phục, giải quyết có hiệu

quả những hạn chế, mâu thuẫn đặt ra trong quá trình phát triển KTTN. Do vậy,

cần có sự nghiên cứu, đánh giá thỏa đáng về mặt lý luận và thực tiễn để nhận

biết đúng về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, mâu thuẫn làm cơ sở đề xuất

quan điểm và giải pháp để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững KTTN. Mặt

khác, khi bàn về KTTN có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác

nhau, kết quả nghiên cứu bớc đầu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá

trình hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KTTN ở nước ta, nhưng

chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề phát triển KTTN ở Nghệ

An với tư cách là một TPKT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn

vấn đề “Phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An” làm đề tài luận văn cao học

chuyên ngành kinh tế - chính trị của mình.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Kinh tế tư nhân là sự lựa chọn nghiên cứu của nhiều nhà khoa học

trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước. Do vậy, có rất

nhiều đề tài nghiên cứu về KTTN ở nhiều góc độ và phạm vi tiếp cận khác

nhau của nhiều tác giả. Dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế - chính trị

và căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập tại Học viện. Tác giả lựa

chọn, tổng quan các đề tài, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp

đến luận văn của mình nh sau:

* Các công trình nghiên cứu về KTTN ở Việt Nam nói chung

Ngoài các văn kiện, nghị quyết của Đảng về KTTN và TPKT tư nhân

còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTTN tiêu biểu nh: Nguyễn Thanh

Bình (2003), Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố

quốc phòng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn cao học kinh tế,

Học viện chính trị, Hà Nội - 2003; Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển

Page 5: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004; Lê Hữu Nghĩa - Đinh Văn

Ân (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam lý luận và thực

tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004; Lê Khắc Triết (2005),

"Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp",

Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội - 2005; Tô Huy Rứa - Hoàng Chí Bảo - Trần

Khắc Việt - Lê Ngọc Tòng (2008), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng

từ năm 1986 đến nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2008; Trịnh Thị Hoa Mai (2006),

Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Thế giới,

Hà Nội - 2006; Phạm Văn Sơn (2008), Phát triển kinh tế tư nhân trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của nó đến củng

cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính

trị, Hà Nội – 2008... Tuy có sự khác nhau về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và

phạm vi nghiên cứu nhng các công trình trên đều hướng tới giải quyết các vấn

đề liên quan sau:

Một là, liên quan đến vấn đề KTTN và phát triển KTTN

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về KTTN và TPKT tư nhân các tác giả

đã phân tích làm rõ hơn về nội hàm khái niệm KTTN và đưa ra quan

niệm của mình về KTTN với những tiêu chí về quan hệ sở hữu, hình

thức tổ chức kinh tế, cơ cấu tổ chức, vai trò và xu hướng phát triển...

Đồng thời, đưa ra quan điểm về phát triển KTTN và luận giải về nội

dung phát triển KTTN thông qua đề xuất các quan điểm, biện pháp

nhằm thúc đẩy KTTN phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Hai là, liên quan đến việc luận giải sự cần thiết phát triển KTTN

Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát

triển KTTN ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan. Về lý luận, các tác

Page 6: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

giả phân tích, luận giải quan điểm của C.Mác và Ăng ghen, V.I. Lênin và Đảng

ta về đặc điểm, tính chất và tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều

thành phần trong TKQĐ đi lên CNXH; về qui luật QHSX phải phù hợp với tính

chất và trình độ phát triển của LLSX... Về thực tiễn, thông qua phân tích đặc

điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay cũng nh thực tiễn phát triển KTTN đáp

ứng yêu cầu xây dựng nền KTTN định hướng XHCN và hội nhập kinh tế

quốc tế. Các tác giả đã chỉ ra vai trò của KTTN trong giải phóng, phát triển

LLSX; tạo và giải quyết việc làm; khả năng huy động các nguồn lực cho phát

triển; sức sống mãnh liệt và tính năng động trong nền KTTT; hiệu quả sử

dụng vốn; động lực thúc đẩy... để khẳng định tính tất yếu khách quan phát

triển KTTN ở nước ta và ở từng địa phương.

Ba là, liên quan đến vấn đề đánh giá thực trạng phát triển KTTN

Các công trình nghiên cứu về KTTN đều đề cập đến thực trạng phát

triển của KTTN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào mục đích

nghiên cứu. Vấn đề này được khái quát trên các nội dung nh: sự phát triển về

số lượng, qui mô, trình độ khoa học công nghệ; sự gia tăng giá trị, tỉ trọng của

KTTN trong nền kinh tế; sự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý;

nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn; tham gia thực hiên các

chuỗi giá trị xã hội nh; văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa,

khuyến học... qua đó khẳng định vai trò tích cực của KTTN trong phát triển

KT-XH. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục cũng

nh những vấn đề bức xúc, tiêu cực cản trở đến sự phát triển của KTTN.

Bốn là, liên quan đến vấn đề quan điểm và giải pháp phát triển KTTN

Đây là nội dung phổ quát trong các công trình nghiên cứu về KTTN, trên

cơ sở đánh giá thực trạng cũng nh phân tích vai trò, khuyết điểm của KTTN và

cá nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN, các tác giả đã đề xuất quan điểm và

giải pháp phát triển KTTN dưới dạng phơng hướng, mục tiêu phát triển hoặc

Page 7: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

quan điểm giải pháp cụ thể bao gồm: các quan điểm, giải pháp nhằm định

hướng nhận thức và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phát triển KTTN

trên thực tế; tập trung tạo ra sự đồng thuận về tâm lý, thể chế xã hội; tạo sự

đột phá về cơ chế, chính sách để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ cả chiều

rộng lẫn chiều sâu; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũng nh vai

trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của KTTN và các quan điểm, giải

pháp mang tính kiến nghị, đề xuất nhằm tập trung giải quyết những vấn đề rào

cản, mâu thuẫn cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh nhất định để tập trung,

huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho phát triển KTTN.

* Các công trình nghiên cứu về KTTN ở Nghệ An

Trong quá trình tổ chức thực tiễn phát triển KTTN ở Nghệ An có nhiều

công trình nghiên cứu về KTTN ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau nh:

Nguyễn Văn Chất (2003), “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

đến năm 2010”, Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 9/2003; Nguyễn Thị Diệp

(2003), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực

trạng và giải pháp”, Luận văn cao học kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội-2003; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An

(2005), Khu vực kinh tế tư nhân Nghệ An thực trạng và giải pháp, Nghệ An -

2005; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Đề án phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010, Nghệ An - 2006; Ủy ban nhân

dân tỉnh Nghệ An (2006), Đề án sơ kết bốn năm thực hiện Nghị quyết hội

nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5 khoá IX về phát triển kinh tế

tư nhân Nghệ An - 2006; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An

(2007), Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2015

Nghệ An - 2007; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Đề án phát triển

kinh tế – xã hội Miền tây tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011- 2015 có tính đế năm

2020 Nghệ An - 2011... Nội dung nghiên cứu của các công trình trên đã

Page 8: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

cung cấp cho tác giả nhiều căn cứ và số liệu khoa học góp phần giải quyết

mục đích, nhiệm vụ luận văn thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tổng quan về các

nội dung đó được biểu hiện trên các vấn đề cụ thể sau:

Một là, liên quan đến các nhân tố tác động và đánh giá thực trạng quá

trình phát triển KTTN ở Nghệ An

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới,

khu vực, trong nước và thực tiễn đặc thù phát triển KT-XH Nghệ An, các tác

giả đã khái quát những điều kiện thuận lợi, khó khăn, chỉ ra những nguyên

nhân khách quan và chủ quan tác động đến quá trình phát triển KTTN. Đồng

thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, thống kê để phân tích đánh giá kết

quả thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển của một loại tổ

chức KTTN, được chứng minh bằng các số liệu trong từng thời điểm, phạm vi

và lĩnh vực cụ thể của từng công trình nghiên cứu. Qua đó chỉ ra những u

điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các tổ chức KTTN là cơ sở cho

việc hoạch định kế hoạch, qui hoạch và ban hànhư các chủ trương, chính sách,

xây dựng cơ chế hoạt động... của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với

KTTN.

Hai là, liên quan đến vấn đề cơ chế, chính sách phát triển KTTN ở Nghệ An

Các công trình trên đã giới thiệu, trích dẫn những nghị quyết, chủ

trương, chính sách, văn bản, hướng dẫn... của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan

quản lý đối với từng loại tổ chức KTTN. Qua đó phân tích làm rõ quyền lợi,

lợi ích của các tổ chức KTTN khi tham gia vào quá trình thực hiện nghị quyết

chủ trương chính sách đó. Đồng thời chỉ ra những bất cập, xung đột, thiếu

đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật và các điều kiện bảo đảm để triển

khai thực hiện các chính sách u đãi, khuyến khích phát triển KTTN.

Ba là, liên quan đến việc kiến nghị, đề xuất quan điểm, giải pháp phát

triển KTTN ở Nghệ An

Page 9: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động mang tính đặc thù của Nghệ

An đến quá trình phát triển của một loại tổ chức KTTN cụ thể nh: vị trí

địa kinh tế, môi trường tâm lý, thể chế xã hội, phong tục tập quán, tiềm năng,

lợi thế... các tác giả đã đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển

KTTN theo định hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Đồng thời kiến nghị với

các cơ quan quản lý các cấp theo thẩm quyền tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban

hành mới các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, xây dựng cơ chế hoạt

động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường tâm lý và thể chế xã hội

cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của các tổ chức KTTN.

Khi nghiên cứu về những vấn đề có liên quan về KTTN nói chung và

KTTN ở Nghệ An nói riêng, thì còn nhiều vấn đề mà chưa có tác giả nào đề

cập đến nh: xác định sự chuyển biến về nhận thức xã hội đối với KTTN là

một nội dung của phát triển KTTN; chỉ ra đặc điểm, nội dung phát triển

KTTN; đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, mâu thuẫn của phát triển

KTTN; quan điểm và giải pháp phát triển KTTN... ở Nghệ An với tư cách là

một TPKT. Tuy nhiên các vấn đề trên rất quan trọng, cung cấp cơ sở về lý và

thực tiễn để tác giả thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Mục đích

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN ở

Nghệ An. Đề xuất các quan điểm và giải pháp để tiếp tục phát triển KTTN ở

Nghệ An trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển KTTN ở Nghệ An.

- Phân tích thực trạng nhằm chỉ ra u điểm, hạn chế, nguyên nhân và

những mâu thuẫn cần giải quyết trong phát triển KTTN thời gian qua.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển KTTN có hiệu quả, phù

Page 10: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

hợp với thực tiễn đặc thù, điều kiện KT-XH, điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ

An trong thời gian tới.

* Đối tợng nghiên cứu: Phát triển KTTN ở Nghệ An.

* Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu phát triển KTTN ở tỉnh Nghệ An - với t cách là TPKT bao

gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế t bản tư nhân - biểu hiện trên thực tế

dưới hình thức tổ chức là các loại hình DNTN, hộ SXKD và trang trại, trong

đó tập trung vào nghiên cứu các loại hình DNTN và trang trại.

- Nghiên cứu phát triển KTTN ở Nghệ An trong quá trình đổi mới,

trọng tâm là giai đoạn 2002-2010 và sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn

này.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Tác giả luận văn dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong những năm đổi mới về phát triển KTTN và Nghị quyết

của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển KT-XH làm cơ sở phương pháp lý

luận.

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo, kết hợp với các phương pháp khác nh

phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp phân tích tổng

hợp, phương pháp so sánh... để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận

văn.

5. Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát

triển KTTN ở Nghệ An, đồng thời đưa ra quan niệm về KTTN, phát triển

Page 11: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

KTTN và đặc điểm, nội dung phát triển KTTN ở Nghệ An.

- Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quán triệt và thực thi đường lối

phát triển KTTN của Đảng và tham gia đề xuất các quan điểm, giải pháp phát

triển KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới.

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn

kinh tế chính trị ở các Nhà trường trong và ngoài Quân đội.

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có phần mở đầu, hai Chương, bốn tiết, kết luận, phụ lục

và danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NGHỆ AN

1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

1.1.1. Kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân

* Quan niệm về kinh tế tư nhân và đặc điểm kinh tế tư nhân ở Nghệ An

- Quan niệm về kinh tế tư nhân

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Kinh tế tư nhân là một loại hình

kinh tế; dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có thể là kinh tế t

nhiên hoặc kinh tế hàng hoá và phát triển cao trong kinh tế t bản chủ nghĩa. Ở

Việt Nam trong thời kỳ quá độ, kinh tế tư nhân còn tồn tại lâu dài trong nền

kinh tế nhiều thành phần, được khuyến khích phát triển dưới sự kiểm soát của

Nhà nước, đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội" [45, tr.599].

Trong các Nghị quyết của Đảng đã tiếp tục làm rõ quan điểm về KTTN

chỉ ra các bộ phận cấu thành KTTN, hình thức biểu hiện và phạm vi hoạt

Page 12: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

động, Đảng ta khẳng định: "Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ

và kinh tế t bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và

các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước" [7,

tr.24]. Đây là quan điểm mang tính đột phát trong tư duy mới về KTTN; lần

đầu tưiên Đảng ta đã xác định nội hàm của khái niệm KTTN, làm cơ sở

phương pháp luận tạo sự thống nhất nhận thức cũng nh trong chỉ đạo hoạt

động thực tiễn của Đảng và của toàn xã hội về KTTN. Đại hội X của Đảng đã

sử dụng thuật ngữ "thành phần kinh tế tư nhân" để chỉ các lực lượng, bộ phận

kinh tế trong xã hội đang tồn tại dựa trên cơ sở chế độ t hữu về TLSX. Quan

điểm về “thành phần kinh tế tư nhân” tiếp tục được khẳng định trong Cơng

lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm

2011) và Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đồng thời

khẳng định rõ “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những

động lực của nền kinh tế” [9, tr.74].

Trên cơ sở phân tích sự khác biệt của KTTN trong nền KTTT định

hướng KTTN với KTTN dưới CNTB, tiến sĩ Phạm Văn Sơn đã chỉ ra năm

đặc trng của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN về các vấn đề: nguồn

gốc, vị trí vai trò, các yếu tố tác động, mục đích, lợi ích, chủ thể và vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với KTTN trong nền KTTN định hướng XHCN.

Nguyễn Thị Diệp nghiên cứu KTTN ở Nghệ An dưới góc độ tiếp cận

một bộ phận của TPKT tư nhân là kinh tế cá thể, tiểu chủ; tác giả đã luận giải

quan điểm của Đảng về kinh tế cá thể, tiểu chủ và chỉ ra những đặc trng của

nó trên cả ba mặt của QHSX và yếu tố LLSX. Đồng thời đưa ra dự báo về xu

hướng phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Nghệ An.

Nh vậy, các quan điểm về KTTN đã trình bày ở trên tuy cách diễn đạt,

sử dụng thuật ngữ và phạm vi, mục đích, cấp độ nghiên cứu khác nhau song

đều hướng tới làm rõ những vấn đề sau:

Page 13: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Về quan hệ sở hữu. Các quan điểm đều khẳng định quan hệ sở hữu của

KTTN là quan hệ chiếm hữu tư nhân về TLSX (hoặc vốn) cũng nh phần của

cải vật chất được tạo ra từ những TLSX (hoặc vốn) đó; đây là đặc trng, tiêu

chí cơ bản để phân biệt KTTN với các TPKT khác. Tuy nhiên, trình độ phát

triển của sở hữu tư nhân không đồng nhất, nó có những nấc thang phát triển

khác nhau từ thấp đến cao. Do vậy, sở hữu tư nhân được phân thành hai loại;

sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu có sự thống nhất giữa chủ thể sở hữu, đối tợng

sở hữu và lao động của chính chủ thể sở hữu đó; sở hữu tư nhân lớn là sở hữu

của các nhà SXKD mà ở đó có sự tách biệt tương đối giữa chủ thể, đối tợng

sở hữu và người lao động.

Về quan hệ quản lý. Quan hệ quản lý trong các tổ chức KTTN cũng được

chia thành hai loại phù hợp với hai cấp độ phát triển của quan hệ sở hữu đó là:

quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở

hữu tư nhân lớn. Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là chủ thể sở

hữu tự tổ chức, điều hành, phân công, sử dụng lao động trong nội bộ của tổ

chức kinh tế của họ. Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn là quan hệ có

sự tách biệt giữa chủ thể sở hữu và lao động, biểu hiện quan hệ giữa chủ và thợ,

giữa người sử dụng lao động với công nhân (lao động làm thuê).

Về quan hệ phân phối. Đối với sở hữu tư nhân nhỏ thì quan hệ phân phối

là tự phân phối trong nội bộ tổ chức kinh tế của họ; mang tính tự nguyện dựa

vào thỏa thuận của các thành viên, ít bị ràng buộc bởi các quan hệ pháp lý.

Còn đối với sở hữu tư nhân lớn thì quan hệ phân phối căn cứ vào sở hữu số

lượng TLSX (hoặc vốn) và giá trị, hiệu quả sức lao động dưới sự tác động của

quy luật KTTT và những định hướng của pháp luật hiện hành.

Về quy mô tổ chức kinh tế. Dựa trên trình độ phát triển nhất định của

LLSX, mỗi loại hình tổ chức KTTN được tổ chức một cách phù hợp. Với sở

hữu tư nhân nhỏ thì có hình thức tổ chức KTTN chủ yếu là hộ SXKD và trang

Page 14: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

trại. Với sở hữu tư nhân lớn thì có hình thức tổ chức KTTN là các loại hình

DNTN.

Về xu hướng phát triển. Các quan điểm đều khẳng định KTTN tồn tại lâu

dài và phát triển mạnh mẽ, là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế nhiều

thành phần trong TKQĐ theo định hướng XHCN, hợp tác và cạnh tranh bình

đẳng với các TPKT khác trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật Nhà nước; là

một trong những động lực của nền kinh tế, đồng thời còn là phương tiện để

xây dựng thành công mô hình nền KTTT định hướng XHCN.

Qua nghiên cứu các quan điểm về KTTN nói chung và các tài liệu liên

quan đến KTTN ở Nghệ An nói riêng, tác giả đưa ra quan niệm của mình về

KTTN: Kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều

thành phần, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn),

với nhiều quy mô tổ chức kinh tế khác nhau tương ứng với từng cấp độ phát

triển của các hình thức sở hữu; là một trong những động lực quan trọng của

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Quan niệm này được thể hiện trên các vấn đề sau:

Thứ nhất, KTTN được thừa nhận là một TPKT trong quá trình đổi mới,

được xác định cả về định tính và định lượng.

Thứ hai, đặc trng cơ bản để phân biệt KTTN với các TPKT khác là quan

hệ sở hữu tư nhân về TLSX.

Thứ ba, biểu hiện trên thực tế của KTTN là các loại hình tổ chức KTTN

rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, quy mô tương ứng với từng cấp

độ trình độ phát triển của các hình thức sở hữu tư nhân .

Thứ t, vai trò của KTTN là một trong những động lực quan trọng

của nền kinh tế nên nó còn tồn tại, phát triển lâu dài trong TKQĐ lên

CNXH ở nước ta.

- Đặc điểm kinh tế tư nhân ở Nghệ An

Page 15: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Từ quan niệm về KTTN luận giải vào thực tiễn phát triển KTTN ở

Nghệ An cho thấy KTTN ở Nghệ An có những đặc điểm sau:

Một là: KTTN ở Nghệ An có số lượng ít và qui mô nhỏ hơn so với bình

quân chung của cả nước

Các đơn vị KTTN ở Nghệ An có số lượng ít so với tiềm năng thực tế

phát triển và thấp hơn nhiều so với bình quân của cả nước; có quy mô rất

khiêm tốn, đại đa số đều ở mức độ nhỏ và vừa, thậm chí là rất nhỏ. Lượng

vốn và lao động chủ yếu là vốn tự có trong gia đình hoặc được huy động từ

anh em họ hàng, ít được tiếp cận đến các nguồn vốn và lao động từ thị

trường.

Hai là: Các tổ chức KTTN có trình độ phát triển, năng lực cạnh tranh

thấp và có sự phân bố không đều giữa các vùng, miền

Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, kém phát triển; chủ yếu là lao động

thủ công, bán cơ khí, lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, năng suất, chất

lượng và hiệu quả kinh tế không cao; chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro đến môi

trường và chính người lao động. Năng lực cạnh tranh thấp, vấn đề xây dựng

và quảng bá thương hiệu cha được quan tâm đúng mức. Sản phẩm làm ra chủ

yếu thỏa mãn nhu cầu của gia đình, dòng họ và địa phương, ít có khả năng

xâm nhập thị trường của các tỉnh, thành phố khác trong nước. Các tổ chức

KTTN phân bố không đều giữa các vùng, miền trong Tỉnh [phụ lục 1-2].

Ba là: Trong các tổ chức KTTN cả chủ thể và người lao động chủ yếu là

người địa phương

Trong các tổ chức KTTN thì chủ sở hữu và lao động là người địa

phương chiếm tuyệt đại đa số hoặc có nguồn gốc từ địa phương; chủ yếu là

cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ, người đi xuất

khẩu lao động trở về... Do đó, mối quan hệ trong nội bộ mang tính chất gia

đình, dòng họ và phong tục tập quán đặc thù của từng địa phương...

Page 16: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Bốn là: Tính chiến lược trong xác định mục đích và kế hoạch phát triển

của các tổ chức KTTN ở Nghệ An còn hạn chế

Các tổ chức KTTN được thành lập với mục đích ban đầu là xóa đói,

giảm nghèo; lợi nhuận chỉ được quan tâm khi có điều kiện để mở rộng

SXKD. Do vậy, các đơn vị KTTN ban đầu được hình thành một cách tự phát,

thiếu tính quy hoạch cho nên sự liên kết hỗ trợ giữa các tổ chức KTTN và các

khu vực kinh tế trong Tỉnh rất lỏng lẻo và hiệu quả không cao.

* Quan niệm về phát triển kinh tế tư nhân

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, phát triển kinh tế được định nghĩa nh

sau: “Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự

gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống dân c. Đối với các nước đang phát

triển thì phát triển kinh tế là quá trình đa nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi

lạc hậu, đói nghèo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là sự tăng trởng

kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp

luật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục...” [46, tr.425].

Quan niệm của Đại học Kinh tế quốc dân trình bày “Phát triển kinh tế

có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế

trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô

sản xuất (tăng trởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” [30, tr.20].

Tiến sĩ Phạm Văn Sơn đã đưa ra quan niệm về phát triển KTTN trong

nền KTTT định hướng XHCN tương đối hoàn chỉnh: “Phát triển kinh tế tư

nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận động

biến đổi của các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dưới tác động của các qui luật kinh tế thị

trường và sự định hướng, dẫn dắt của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở

sự gia tăng về số lượng, qui mô cùng với sự dịch chuyển về cơ cấu, trình độ

sản xuất, kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả... nhằm góp phần hiện thực

Page 17: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

hóa mục tiêu kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ” [30, tr.23].

Các quan niệm trên tuy trình bày, diễn đạt bằng các ngôn từ và phạm vi

đề cập khác nhau; nhng cùng phản ánh sự vận động của các bộ phận, lực lượng

cấu thành nền kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, hiệu quả ngày càng cao; đặt

phát triển KTTN trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với phát triển KT-XH

nói chung và có thể khái quát thành những nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định lượng nh: sự

tăng tiến về số lượng, quy mô, chất lượng các loại hình tổ chức KTTN; lượng

vốn và lao động được huy động và sử dụng tăng; hiệu quả SXKD; tỉ lệ đóng

góp trong cơ cấu giá trị của nền kinh tế... Tất cả được biểu hiện bằng con số

thống kê của các cơ quan chức năng tại những thời điểm nhất định.

Thứ hai, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định tính được

biểu hiện thông qua các tiêu chí đánh giá nh: trình độ sử dụng khoa học công

nghệ, lao động; năng lực cạnh tranh; trình độ năng lực quản lý, tổ chức điều

hành SXKD; vai trò trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống

dân c; tham gia vào thực hiện các chuỗi giá trị xã hội… của các tổ chức

KTTN. Những tiêu chí này được biểu hiện ra thành những số liệu thống kê

mang tính tương đối và bằng sự cảm nhận đánh giá của yếu tố tâm lý xã hội.

Thứ ba, Phát triển KTTN suy đến cùng là phát triển LLSX, đồng thời là

phương tiện để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế KT-XH. Điều

đó được biểu hiện ở việc huy động, khai thác và sử dụng có hiểu quả các

nguồn lực vào phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ

cấu KT-XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân... nên phát

triển KTTN là vấn đề chiến lược, lâu dài trong TKQĐ đi lên CNXH ở nước

ta.

Thứ t, phát triển KTTN chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố,

trong đó hệ thống quy luật KTTT và vai trò quản lý, định hướng của Nhà

Page 18: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

nước XHCN là quan trọng nhất quyết định đến quy mô, tốc độ, chất lượng

phát triển của KTTN.

Từ quan niệm của mình về KTTN và những luận giải về phát triển

KTTN ở trên, tác giả đưa ra quan niệm về phát triển KTTN nh sau: Phát

triển kinh tế tư nhân là hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể

nhằm tạo ra sự chuyển biến tiến bộ về môi trường tâm lý, thể chế xã hội và

sự gia tăng về số lượng, chất lượng, quy mô và cơ cấu tổ chức của các hình

thức tổ chức kinh tế tư nhân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu,

nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Quan niệm trên được biểu hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, đây là một hoạt động có ý thức, thể hiện sự sáng tạo của chủ

thể trong vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào từng điều kiện hoàn

cảnh cụ thể. Đồng thời phản ánh sự chuyển biến tiến bộ trong đổi mới tư duy

lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của chủ thể nhằm tạo ra môi trường

tâm lý và thể chế xã hội đồng thuận cho KTTN phát triển.

Thứ hai, phát triển KTTN được đề cập với tư cách là quá trình phát triển

của một TPKT thông qua sự vận động biến đổi theo chiều hướng tiến lên của

các loại hình tổ chức KTTN được xác định cả về định tính, cả về định lượng và

đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung của đời sống KT-XH.

Thứ ba, phát triển KTTN là quá trình vừa mang tính khách quan vừa

mang tính chủ quan. KTTN vận động phát triển chịu sự tác động của hệ thống

các quy luật kinh tế khách quan, đồng thời chịu sự tác động của nhân tố chủ

quan, biểu hiện ở sự tác động có hướng đích của hệ thống cơ quan quản lý các

cấp; thông qua việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính

sách, pháp luật của Nhà nước cùng các Chương trình phát triển KT-XH cũng

nh phong tục tập quán, thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các

cấp và nhân dân của từng địa phương.

Page 19: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Thứ t, phát triển KTTN vừa là mục đích trớc mắt vừa là nhiệm vụ lâu

dài. Trớc hết là thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, thoát khỏi lạc hậu,

phát triển LLSX để chuẩn bị tốt các tiền đề cho sự phát triển KTTN trở thành

lực lượng, phương tiện góp phần thực hiện sự nghiệp CNH,HĐH và xây

dựng, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN.

1.1.2. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

Căn cứ vào quan niệm KTTN và phát triển KTTN, cũng nh yếu tố đặc

thù chi phối đến quá trình phát triển KTTN, tác giả khái quát nội dung phát

triển KTTN ở Nghệ An gồm những vấn đề sau:

Một là, phát triển KTTN biểu hiện sự chuyển biến nhận thức về KTTN

trong đời sống KT-XH ở Nghệ An

Thực chất của nội dung này là sự chuyển biến tiến bộ về môi trường tâm

lý và thể chế xã hội đồng thuận cho phát triển KTTN. Phản ánh quá trình

quán triệt, nhận thức và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính

sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về KTTN, cũng nh vận dụng hệ thống

quy luật KTTT của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và

nhân dân Nghệ An trong tổ chức hoạt động thực tiễn phát triển KT-XH.

Trên cơ sở đó Tỉnh xây dựng, ban hànhư các cơ chế chính sách để

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển.

Hai là, phát triển KTTN biểu hiện sự gia tăng về quy mô, số lượng, tỉ

trọng đóng góp của các tổ chức KTTN trong cơ cấu KT-XH tỉnh Nghệ An

Đây là mặt lượng của phát triển KTTN, chỉ ra sự tăng tiến đơn thuần về

số lượng các tổ chức KTTN trong từng giai đoạn; sự mở rộng quy mô của các

tổ chức KTTN về khả năng sử dụng vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng

SXKD...; sự gia tăng về giá trị sản phẩm do KTTN tạo ra và tỉ trọng đóng góp

của các tổ chức KTTN vào nền kinh tế của Tỉnh.

Ba là, phát triển KTTN biểu hiện sự mở rộng phạm vi hoạt động trong

Page 20: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

các lĩnh vực KT-XH và cơ cấu phân bố của các tổ chức KTTN

Phát triển KTTN không thể không kể đến sự mở rộng, tham gia ngày

càng nhiều vào các lĩnh vực, ngành nghề và sự thay đổi về phân bố theo từng

khu vực, từng địa bàn, từng lĩnh vực... của KTTN [phụ lục 1-2]. Thực chất là

hình thức biểu hiện cụ thể trên thực tế về hoạt động của các tổ chức KTTN,

phản ánh sự ảnh hởng của KTTN trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế cũng

nh hiện diện của nó ở các địa bàn dân c ở Nghệ An.

Bốn là, phát triển KTTN phản ánh quá trình hoàn thiện về cơ cấu tổ

chức và thể chế hoạt động của các tổ chức KTTN

Đây chính là quá trình phát triển nội tại của KTTN dựa vào sự phát triển

của LLSX, đồng thời cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp lý và thực

lực kinh tế của các tổ chức KTTN, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của

nền KTTT định hướng XHCN. Làm cho cơ cấu tổ chức của các tổ chức

KTTN ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; đủ

điều kiện khả năng thực hiện các quy tắc, luật chơi của KTTT cũng nh quy

định của pháp luật hiện hành về KTTN.

Năm là, phát triển KTTN là quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, xâm

nhập thị trường và xây dựng thương hiệu của các tổ chức KTTN ở Nghệ An

Phát triển của KTTN thể hiện ở khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị

trường của các hàng hóa, dịch vụ của KTTN; biểu hiện sự ủng hộ, lựa chọn

của người tiêu dùng về các sản phẩm cùng loại do KTTN ở Nghệ An thực

hiện so với sản phẩm có nguồn gốc khác. Qua đó hình thành uy tín trong đời

sống tâm lý xã hội và tạo được thương hiệu trong SXKD mang phong cách

điển hình của KTTN ở Nghệ An.

Sáu là, phát triển KTTN tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng tiến bộ, hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân c

Nội dung này phản ánh sự tăng trởng kinh tế toàn diện và sự đóng góp

Page 21: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

vào phát triển mặt xã hội của KTTN. Biểu hiện ở sự thay đổi về cơ cấu lao

động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu dân c... cũng nh những tiến bộ

về thu nhập, hiệu quả, khả năng thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với

cộng đồng dân c thông qua hoạt động của KTTN ở Nghệ An.

Ngoài những nội dung trên, phát triển KTTN còn được hiểu là sự thay đổi

về cơ chế quản lý, phát triển LLSX, phân công lao động, hoàn thiện QHSX, hội

nhập thị trường trong nước và quốc tế... Do mục đích, nhiệm vụ và phạm vi

nghiên cứu của luận văn nên chỉ đề cập những nội dung cơ bản do quá trình

vận động nội tại của KTTN dưới tác động của hệ thống quy luật KTTT, các

nhân tố định hướng XHCN và phong tục tập quán địa phương nh trên.

1.1.3. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

Phát triển KTTN ở Nghệ An là một tất yếu khách quan, nó được quy định

bởi tính chất, đặc điểm của TKQĐ, yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng

XHCN, nhu cầu nội tại của sự phát triển và vai trò của KTTN ở Nghệ An.

* Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta về phát

triển kinh tế tư nhân

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển kinh tế tư nhân

Tuy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cha đề cập tới thuật ngữ “kinh

tế tư nhân” với tư cách là một TPKT trong các tác phẩm của mình, mặc dù các

ông nghiên cứu rất nhiều về chế độ t hữu; kinh tế cá thể; sản xuất t bản tư nhân;

kinh tế nông dân gia trởng; sản xuất hàng hóa nhỏ; CNTB tư nhân; thương

nghiệp tư nhân... Bản chất của KTTN vẫn không thay đổi - là lực lượng kinh tế

dựa trên chế độ t hữu về TLSX. Theo C.Mác “Chế độ t hữu, với tư cách là cái

đối lập với chế độ sở hữu xã hội và tập thể, chỉ tồn tại nơi nào… mà những

điều kiện bên ngoài của lao động là của tư nhân. Nhng hình thức sở hữu thay

đổi tùy theo những tư nhân ấy là người lao động hoặc người không lao động”

Page 22: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

[23, tr.589], có nghĩa là cơ sở của KTTN là chế độ t hữu về TLSX. Trong

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố rằng phải

xóa bỏ chế độ sở hữu t sản, tuy nhiên các ông cũng khẳng định rằng không thể

thủ tiêu chế độ t hữu ngay lập tức được cũng nh không thể làm cho LLSX hiện

có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền kinh tế công hữu.

Theo C.Mác và Ph.Ăng ghen; “Sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách

dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần

thiết cho việc cải tạo đó thì khi đó mới thủ tiêu được chế độ t hữu” [22, tr.469].

Bên cạnh việc phê phán bản chất bóc lột của chế độ TBCN, các ông cũng đánh

giá cao vai trò của nó trong phát triển LLSX xã hội, “Sản xuất t bản chủ nghĩa

phát triển một cách thần kỳ lực lượng sản xuất xã hội” [23, tr.591]; vì lẽ đó các

ông cho rằng “Chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất

t bản chủ nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát triển cha đầy đủ” [25, tr.19].

V.I.Lênin là người có nhiều tác phẩm nghiên cứu về kinh tế của TKQĐ

lên CNXH, đặc biệt là vấn đề cơ cấu TPKT. Ông cho rằng, trong TKQĐ

chuyển từ nền tiểu sản xuất lên CNXH thì trong một mức độ nào đó, CNTB là

không tránh khỏi. Trong nền kinh tế của TKQĐ vẫn còn những thành phần,

những bộ phận, những mảng của cả CNTB lẫn CNXH. Qua nghiên cứu và tổ

chức thực tiễn xây dựng kinh tế trong TKQĐ ở nước Nga, V.I.Lênin đã chỉ ra

nền kinh tế nước Nga là nền kinh tế nhiều thành phần tương ứng với từng cấp

độ phát triển của LLSX bao gồm; “Kinh tế nông dân kiểu gia trởng; Kinh tế

sản xuất hàng hóa nhỏ; Kinh tế t bản tư nhân; Kinh tế t bản nhà nước; kinh tế

chủ nghĩa xã hội” [18, tr.363]. Trong các TPKT đó những TPKT dựu trên sở

hữu tư nhân về TLSX thuộc về KTTN; theo V.I. Lênin “Nó là sản vật tự nhiên

của nền sản xuất trong thời kỳ quá độ thì chúng ta phải chấp nhận nó, không

nên kỳ thị nó và không thể tùy tiện ngăn cấm hay xóa bỏ nó một cách duy ý

chí” [18, tr.368]. Thực tiễn xây dựng và thực hiện “Chính sách Kinh tế mới”

Page 23: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

(NEP) ở Nga. V.I. Lênin đã đánh giá vai trò của KTTN nh sau; “Họ đã nộp cho

Nhà nước một cách thoải mái lạ thường và hầu nh không bị gò ép, một số thuế

lên tới hàng triệu pút lúa..., đại đa số dân c mà sản xuất có quy mô rất nhỏ hẹp

và nằm trong tay tư nhân, đem lại những số lãi to lớn. Nền sản xuất công

nghiệp cũng cung cấp những món lãi cũng bằng nh thế hay ít hơn một tí, nền

sản xuất này một phần do những tư nhân nắm” [ 21, tr.310].

- Quan điểm Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân

Trớc đổi mới, KTTN là đối tợng cần được cải tạo, thậm chí phải xóa bỏ

một cách nhanh chóng bởi nó là nhân tố cản trở công cuộc xây dựng CNXH.

Do vậy, KTTN không được thừa nhận về mặt nhận thức và pháp lý, bị d luận

có nhiều “ác cảm” và chỉ tồn tại, hoạt động ở thị trường ngầm. Tuy nhiên,

trong quá trình cải tạo đó cũng là quá trình tìm tòi con đờng đổi mới phát triển

kinh tế của Đảng. Quan điểm của Đảng về KTTN gắn liền với quá trình hình

thành, phát triển đường lối đổi mới từ Đại hội VI (1986). Trên cơ sở thừa nhận

những sai lầm trong nhận thức cũng nh trong hành động đối với các TPKT

trong TKQĐ lên CNXH, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải có tư duy mới

và tổ chức hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn đối với kinh tế nhiều thành phần.

Hội nghị BCHTW 6 khoá VI (1989) đã chỉ rõ: Phát triển kinh tế nhiều

thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên

sản xuất lớn XHCN và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế. Theo tinh thần

này, tư nhân được phép kinh doanh không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt

động trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Văn kiện Đại hội

VII của Đảng (1991), tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện nhất quán

chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nghị quyết Hội nghị TW 2

khoá VII cụ thể hoá: Phát triển kinh tế hộ cá thể, tư nhân trong nông nghiệp là

một chính sách nhất quán lâu dài trong TKQĐ. Đại hội VIII của Đảng (1996)

đề ra đường lối: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến

Page 24: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

khích kinh tế t bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, làm giàu, yên tâm làm ăn lâu

dài, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, coi KTTN là bộ phận

cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân trong suốt TKQĐ. Đồng thời

đưa ra một kết luận rất quan trọng; sản xuất hàng hóa không đối lập với

CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại tồn tại khách

quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và ngay cả khi CNXH đã được

xây dựng. Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định: Thực hiện nhất

quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh

tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền

KTTT định hướng XHCN. Kinh tế cá thể tiểu chủ được Nhà nước tạo điều

kiện và giúp đỡ để phát triển, kinh tế t bản tư nhân được khuyến khích phát

triển rộng rãi trong những ngành nghề SXKD mà pháp luật không cấm.

Nghị quyết TW 5 khoá IX (2002), “về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách

khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, là một cột mốc đánh

dấu kết quả nhận thức mới về KTTN và phát triển KTTN của Đảng ta. Từ đây,

vấn đề KTTN và phát triển KTTN đã thống nhất nhận thức lý luận cũng nh

chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Đại hội X của Đảng (2006) chính thức xác định

KTTN là một TPKT trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước

giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế

quốc dân. Đặc biệt Ban bí th đã có kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị

quyết số 14-NQ/TƯ ngày 18/ 03/ 2002, đã đưa ra những vấn đề mang tính đột

phá trong việc giải quyết những bức xúc, khó khăn của KTTN trong quá trình

phát triển nh: có cơ chế để DNTN được vay vốn viện trợ phát triển chính thức

(ODA) như các doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện tốt việc bảo đảm sự bình

đẳng giữa các TPKT. Khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết,

liên doanh giữa KTTN với doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã và các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo mối quan hệ hợp tác cạnh tranh cùng có

Page 25: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

lợi. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI (2011) đã xác định, hoàn thiện cơ chế

chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của

nền kinh tế, phát triển mạnhư các loại hình KTTN ở hầu hết các ngành, lĩnh

vực, kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình

thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà

nước.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTTN nói

riêng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội đại biểu

tỉnhư các khóa cũng như các Chương trình hành động nh: Hội nghị lần thứ 5

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ra Nghị quyết số 09-NQ/ BCH ngày

08/ 04/ 2002 và ban hành Chương trình hành động của Đảng bộ và nhân dân

Nghệ An thực hiện về thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 BCHTW

Đảng khóa IX. Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện NQTW5 khóa IX về tiếp tục

đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN của

Ban thường vụ tỉnh ủy họp ngày 26/ 09/ 2006, đã khẳng định vai trò của

KTTN trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, tăng thu ngân sách... và đã đề ra các giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ

khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển.

Tóm lại, về mặt lý luận từ quan điểm của các nhà kinh điển của chủ

nghĩa Mác - Lênin đến quan điểm của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh

Nghệ An trong công cuộc đổi mới đều khẳng định về sự cần thiết phát triển

KTTN. Đây là vấn đề có tính quy luật từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất

lớn XHCN do đặc điểm, tính chất của TKQĐ và quy luật QHSX phải phù

hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định.

* Xuất phát từ vai trò của kinh tế tư nhân ở Nghệ An

Kinh tế tư nhân ở Nghệ An cũng có vai trò nh KTTN trong cả nước. Tuy

nhiên, với thực tiễn đặc thù của Nghệ An nên có sự khác nhau về mức độ biểu

Page 26: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

hiện, phạm vi tác động. Vai trò KTTN ở Nghệ An được khái quát nh sau:

“Kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu và tăng trởng

kinh tế của tỉnh nhà; góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và

đóng góp khá lớn vào tổng thu ngân sách của tỉnh” [38, tr.496] và “Vai trò vị

trí của KTTN ngày càng quan trọng vào tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh” [42, tr.14]. Nh vậy, về

mặt lý luận, sự phát triển của KTTN ở Nghệ An đã được tổng kết, đánh giá và

rút ra những kết luận quan trọng và đã trở thành một nội dung trong các Nghị

quyết của Đảng bộ tỉnh, đây chính là cơ sở để đánh giá đúng đắn vai trò của

KTTN ở Nghệ An; vai trò đó được thể hiện trên các nội dung sau:

Một là, phát triển KTTN là phương tiện thực hiện xóa đói giảm nghèo,

thu hút và giải quyết việc làm.

Hai là, phát triển KTTN góp phần thúc đẩy phát triển thị trường hàng

hóa dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ba là, phát triển KTTN góp phần thực hiện dân chủ, công bằng về kinh

tế và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển.

Bốn là, phát triển KTTN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện

CNH,HĐH.

Nh vậy, KTTN ở Nghệ An không chỉ là một trong những động lực của

của nền kinh tế mà còn là phương tiện để thực hiện mục tiêu, Chương trình

phát triển KT - XH của Tỉnh. Thời gian tới, cùng với quá trình triển khai

thực hiện kết luận của Ban bí th về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,

khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, những định hướng chiến lược

phát triển KTTN do Đại hội XI xác định và quyết tâm của Đảng bộ, chính

quyền, nhân dân cũng nh sự năng động của KTTN thì vai trò của KTTN càng

được phát huy trong đời sống KT - XH ở Nghệ An.

* Xuất phát từ tiềm năng, yêu cầu nội tại của sự phát triển KT-XH và

Page 27: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

của KTTN ở Nghệ An

Nghệ An được xem là Việt Nam thu nhỏ, với vị trí địa lý thuận lợi, Nghệ

An có đủ các các yếu tố để phát triển kinh tế nh: lao động, biển, rừng, tài

nguyên khoáng sản, đồng bằng, hệ thống sông ngòi... nhng vẫn còn ở dạng

tiềm năng, sơ khai mới bắt đầu khám phá. Đây chính là mảnh đất màu mỡ đầy

tiềm năng và cơ hội để phát triển của các TPKT. Mặt khác, Nghệ An có điểm

xuất phát tương đối thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất nghèo nàn, lạc

hậu và kém phát triển, nên cần phát huy và tận dụng vai trò của các lực lượng,

các nguồn lực cho phát triển. Do ở xa các cực phát triển kinh tế của quốc gia,

lại là một tỉnh nghèo nên việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư

vào gặp rất nhiều khó khăn nên vấn đề phát huy nội lực trở thành nhiệm vụ

trung tâm trong phát triển KT-XH ở Nghệ An. Chính những đòi hỏi và yêu

cầu khách quan phát triển KT-XH quy định sự phát triển KTTN ở Nghệ An

là một quá trình tự nhiên. Đồng thời, những yêu cầu nội tại của KTTN nh:

Phát triển LLSX, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức

quản lý, xây dựng thương hiệu, gia nhập thị trường... dưới tác động của hệ

thống quy luật kinh tế cũng như các yếu tố định hướng XHCN nên KTTN ở

Nghệ An cần được quan tâm phát triển thỏa đáng.

1.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

1.2.1. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở

Nghệ An

* Những thành tựu đạt được trong phát triển KTTN ở Nghệ An

Trong công cuộc đổi mới, KTTN ở Nghệ An có sự phát triển mạnh mẽ,

đặc biệt là khi có luật doanh nghiệp (2000) và Nghị quyết Trung ương 5 khoá

IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát

triển kinh tế tư nhân, thì các hình thức tổ chức KTTN có sự nhảy vọt về số

Page 28: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

lượng, chất lượng và đã đạt được những thành tựu quan trong nh:

- Nhận thức về KTTN có nhiều chuyển biến tiến bộ trong đời sống KT-

XH ở Nghệ An

Biểu hiện đầu tưiên của nội dung này là tinh thần, thái độ trách nhiệm

của tổ chức đảng các cấp trong việc quán triệt nghị quyết, đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về KTTN đến cán

bộ, đảng viên và nhân dân trong Tỉnh kịp thời và hiệu quả. Tỉnh ủy và Ủy ban

nhân dân đã xây dựng được Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết

của Đảng về phát triển KTTN; tổ chức sơ, tổng kết quá trình triển khai thực

hiện nội dung Chương trình đó để kịp thời bổ sung, sửa đổi và ban hành

những cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn đặc thù của địa phương nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển KTTN (biểu hiện ở phụ lục 4, phụ

lục 5 và phụ lục 6). Công tác giáo dục chính trị t tởng, tuyên truyền, vận động

trong Đảng và nhân dân được quan tâm và có nhiều sáng tạo trong việc đề ra

biện pháp thực hiện nh: “Ban thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo các huyện, thành, thị

ủy, đảng ủy trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức

quán triệt đến tận đảng viên và nhân dân” và “UBND tỉnh đã có quyết định

ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

và đã có nhiều cố gắng để lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh”

[38, tr.496]. Do vậy, nhận thức về KTTN có sự chuyển biến tích cực trong đời

sống tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó vai trò vị trí của

KTTN ngày càng được đánh giá rõ ràng hơn; tạo ra môi trường tâm lý và thể

chế xã hội ngày càng động thuận cho sự phát triển KTTN. Sự tồn tại, phát

triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, tỷ trọng đóng góp của KTTN

trong cơ cấu KT-XH của Tỉnh đã chứng minh quá trình chuyến biến tiến bộ

về nhận thức đối với KTTN trong đời sống tinh thần ở Nghệ An.

- Các tổ chức KTTN có số lượng, quy mô, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu

Page 29: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

KT-XH hội tỉnh Nghệ An ngày càng tăng

Trong thời gian qua các tổ chức KTTN đã có sự phát triển vượt bậc về

số lượng, quy mô, tỉ trọng đóng góp của vào cơ cấu KT-XH của Nghệ An cụ

thể trên các nội dung sau:

Về số lượng, từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn Tỉnh ngoài hàng vạn

hộ SXKD thì các loại hình DNTN và các loại trang trại được đăng ký

thành lập ngày càng tăng nh:

Bảng thống kê số lượng trang trại và doanh nghiệp

[49, tr.3] và [48, tr.3]

Năm

Đơn vị

2000 2005 2007 2010 Mức tăng bình

quân/năm

Trang trại 178 1250 1527 2464 229

Doanh nghiệp 281 764 4109 7068 740

Về quy mô, cùng với sự gia tăng về số lượng thì quy mô về vốn đầu tư,

số lượng lao động sử dụng và thu nhập của người lao động trong các trang

trại và DNTN có tốc độ tăng đáng kể nh:

Bảng thống kê lượng vốn, lao động và thu nhập bình quân của người

lao động trong một trang trại [49, tr.4-6]

Bảng thống kê lượng vốn, lao động và thu nhập bình quân của người lao

động trong một doanh nghiệp tư nhân [48, tr.5-7]

Năm Vốn Lao động Thu nhập 2006 104 triệu 3-4 người 550.000 /tháng2010 167.5 triệu 8-9 người 1.350.000/tháng

Năm Vốn Lao động Thu nhập 1991-1999 800 triệu 10-15 205.000/tháng2005 1.583 triệu 20-25 người 650.000 /tháng2010 2.543 triệu 47-50 người 1.740.000/tháng

Page 30: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Về giá trị tỉ trọng, giá trị hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức KTTN ngày

càng tăng kéo theo sự gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu KT-XH của Tỉnh.

Bảng thống kê giá trị, tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ

trong một trang trại [49, tr.5]

Đóng góp của các DNTN vào tổng thu nội địa của Tỉnh cũng không

ngừng tăng từ 507,2 tỷ đồng chiếm 32% của năm 2005 lên 1.890 tỷ đồng

chiếm 37.8% năm 2010 [48, tr.4]. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của

KTTN tăng từ 40,6% năm 2004 lên 50,83% năm 2009 [phụ lục 9], giá trị bán

lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 6.527.135 triệu đồng năm 2004 lên

15.986.625 triệu đồng năm 2009 [phụ lục 10]... làm cho tỷ trọng về giá trị

trong cơ cấu GDP của KTTN ngày càng tăng từ 26,9 % năm 2001 lên 52,8%

năm 2009 [phụ lục 11].

Sự gia tăng về giá trị và tỷ trọng của KTTN làm cho khả năng huy động

vốn cho đầu tư phát triển của KTTN chiếm u thế so với các TPKT khác.

Bảng thống kế vốn đầu tư phát triển 2006-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

T T Hình thức đầu tư 2006 2007 2008 2009 20101 Vốn đầu tư từ ngân

sách nhà nước1.128 1.435 1.689 2.290 2.300

2 Vốn đầu tư của dân c và tư nhân

4.399 5.339 7.981 9.751 10.000

3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

26 46 54 110 150

Năm Tổng Bình quân tỷ lệ trong GDP

2006 147.174 triệu 96,26 triệu 5,64%

2010 397.370 triệu 161 triệu 9.65%

Page 31: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

(Nguồn: Cục thống kê Nghệ An-năm 2010)

- Các tổ chức KTTN ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động trong các

lĩnh vực KT-XH và có cơ cấu phân bố phù hợp giữa các địa phương trong Tỉnh

Về lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực hoạt động của DNTN rất đa dạng và

phong phú, trớc khi luật doanh nghiệp (1999) có hiệu lực, hầu hết các DNTN

đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 61%; có 26%

hoạt động trong lĩnh vực chế biến, 3% trong lĩnh vực xây dựng, còn lại là hoạt

động các ngành kinh doanh tổng hợp. Hiện nay, dưới tác động của cơ chế

chính sách mới và sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và cơ quan quản lý

các cấp thì có sự chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực, ngành kinh tế nh:

SX CN CNXD TMDV SX CBNN Ngành khác Tổng

Số lượng 220 510 4011 2147 198 7086

Tỷ lệ % 3,1 7,2 56,6 30,3 2,8 100

Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế năm 2010 [48, tr.5]

Các DNTN ở Nghệ An không những tham gia hoạt động hầu hết các lĩnh

vực, ngành nghề của nền kinh tế; mà còn mở rộng địa bàn hoạt động ra tất cả

các huyện, thành phố, thị xã của Nghệ An; nếu năm 2001 doanh nghiệp chủ

yếu có trụ sở chính tại thành phố Vinh và các huyện đồng bằng, một số huyện

không có doanh nghiệp thành lập nh: Tương Dơng, Kỳ Sơn, Quế Phong... thì

đến năm 2010 có 19/19 huyện, thành, thị đều có doanh nghiệp thành lập và

hoạt động [Phụ lục 2].

Các trang trại cũng có sự chuyển biến lớn về về ngành nghề kinh doanh

theo hướng phát triển các trang trại chuyên canh, giảm mạnhư các trang trại

tổng hợp và phân bố theo từng lợi thế của từng địa phương đối với các ngành

SXKD [phụ lục 1].

Page 32: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Ngành

Năm

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Tổng

2006Số lượng 385 289 119 105 631 1.529

Tỷ lệ % 25,2 18,9 7,8 6,9 41,2 100

2010Số lượng 429 862 261 338 574 2.464

Tỷ lệ % 17.4 % 35% 10.6% 13.7% 23.3% 100

Cơ cấu số lượng trang trại theo ngành kinh tế [49, tr.3]

- Các tổ chức KTTN ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và thể chế

hoạt động

Đây là kết quả của việc phát triển LLSX trong quá trình phát triển

KTTN, trớc đây các tổ chức KTTN chỉ sản xuất tự phát, mang tính mùa vụ thì

nay đã chú trọng đến vấn đề kế hoạch mang tính lâu dài. Các trang trại đã đi

sâu vào chuyên canh, chuyên nuôi những sản phẩm có lợi thế và ổn định nh:

chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây phục vụ công

nghiệp chế biến nh: lạc, vừng, chè, sắn, cà phê, cao su.... Việc áp dụng công

nghệ sản xuất an toàn, công nghệ xanh thân thiện với môi trường trở thành

phổ biến. Có sự liên kết giữa các trang trại trong quá trình SXKD trong cùng

một nghề hoặc khác nghề và giữa các khu vực trong Tỉnh nhằm khai thác và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển. Từ sản xuất phục vụ nhu cầu

của gia đình, dòng họ, địa phương chuyển sang sản xuất hàng hóa theo nhu

cầu của thị trường. Các trang trại và các doanh nghiệp trong nông nghiệp đã

cung cấp tới 67,5% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng nông sản ở

Nghệ An. Đối với các loại hình DNTN thì nội dung này được biểu hiện rõ

ràng hơn. Trớc năm 2000, loại hình DNTN chiếm tỷ trọng lớn trên 60%, hiện

nay loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần chiếm đa số

doanh nghiệp đăng ký, với tỷ trọng hơn 70%. Từ việc sử dụng lao động gia

đình thì nay đã có sự tách biệt tương đối giữa chủ, thợ và các bộ phân theo

Page 33: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

từng công đoạn trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Đại đa số các doanh

nghiệp có quy chế hoạt động, quy chế thi đua, quy chế tham gia các hoạt động

xã hội... Tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi, đầu tư công nghệ mới

ngày càng tăng, trớc năm 2005 chỉ có 10% thì đến năm 2010 đã có 25,6%

doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi, đầu tư. Do đó, hiệu quả sản xuất của

KTTN ngày càng nâng cao; giá trị sản phẩm làm ra tính trên một đồng vốn

của KTTN năm 2000 là 0.34 đồng, năm 2006 là 0.65 đồng và năm 2010 đạt

0.88 đồng [42, tr.155].

Không dừng lại ở đó, các tổ chức KTTN không ngừng mở rộng và xâm

nhập thị trường trong Tỉnh, trong nước và khu vực. Nếu trớc năm 2006 việc

xuất khẩu là sân chơi độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, thì đến năm 2010 giá trị xuất khẩu do khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh thực hiện là 38.7% trong tổng số 1.045 triệu USD của

giai đoạn 2006-2010. Việc chấp hànhư các quy định pháp luật cũng như các

quy tắc của nền KTTT được thực hiện tự giác và hiệu quả; số vụ vi phạm các

quy định pháp luật và các vụ kiện liên quan đến quá trình SXKD của KTTN

giảm cả về lượng và tính chất mức độ nghiêm trọng. Hiệu quả của đề án xây

dựng đội ngũ doanh nhân đã tạo cho KTTN một đội ngũ nhà quả lý kinh

doanh có chất lượng, bớc đầu tưhích ứng được yêu cầu của KTTT trong quá

trình tổ chức SXKD của từng tổ chức KTTN ở Nghệ An.

- Năng lực cạnh tranh, khả năng xâm nhập thị trường và quảng bá xây

dựng thương hiệu của các tổ chức KTTN ngày càng được chú trọng, quan

tâm

Tuy Nghệ An là một thị trường nhỏ bé, thu nhập dân c thấp, sức tiêu thụ

hàng hóa dịch vụ không cao nhng không phải vì thế mà không có sự cạnh

tranh trong quá trình phát triển của KTTN. Năng lực cạnh tranh của các tổ

chức KTTN được biểu hiện thông qua việc nâng cao hiệu quả SXKD và chất

Page 34: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

lượng sản phẩm. Với sự linh hoạt trong tổ chức SXKD, KTTN có thể len lỏi,

đi đầu khám phá đến mọi nơi, mọi địa hình để tìm kiếm thị trường, đặc biệt là

các vùng sâu vùng xa, nơi các TPKT khác không thể hoặc không bao quát

hết. Việc nhân dân lựa chọn hàng hóa và dịch vụ ngày càng nhiều do KTTN

cung cấp là minh chứng rõ nhất về hiệu quả cạnh tranh của KTTN Nghệ An.

Cùng với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình xây dựng

thương hiệu của các sản phẩm thế mạnh mang đặc thù của Nghệ An. Hiện nay

trong một số lĩnh vực, nhiều sản phẩm được nhân dân trong Tỉnh và các tỉnh

bạn tín nhiệm nh; đá trắng, cam Vinh, chè đen Anh Sơn, lạc vừng Diễn Châu,

mía đờng Tân Kỳ; vận tải Văn Minh, du lịch Cửa Lò, Xi măng Hoàng Mai...

đã trở thành thương hiệu gắn liền với đặc trng văn hóa xứ Nghệ. Đây là kết

quả của quá trình phát triển KT-XH của Nghệ An trong đó có sự đóng góp

quan trọng của KTTN.

- Quá trình phát triển KTTN đã góp phần tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu

nền kinh tế theo hướng tiến bộ hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống

cộng đồng dân c

Về cơ cấu lao động, sự phát triển mạnh mẽ về các loại hình KTTN đã

thu hút được lượng lao động d thừa trong nông nghiệp góp phần giảm tỷ lệ

thất nghiệp; tăng thời gian sử dụng lao động nông nghiệp. Đồng thời chuyển

một bộ phận không nhỏ lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công

nghiệp và dịch vụ. Với 7086 DNTN và 2464 trang trại đã thu hút hàng chục

vạn lao động được bố trí theo chuyên môn ngành nghề kinh doanh tương ứng

với tỉ lệ tổ chức KTTN hoạt động trong các lĩnh vực đó.

Về cơ cấu ngành, các doanh nghiệp đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ

theo hướng tăng nhanh ở các ngành công nghiệp xây dựng, khai thác - chế

biến và dịch vụ có hơn 90% doanh nghiệp; giảm tỷ trọng trong nông nghiệp

và các ngành khác có khoảng 10% doanh nghiệp. Trong các trang trại thì có

Page 35: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

xu hướng phát triển nhanh trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trang

trại lâm nghiệp; giảm trang trại trồng trọt, trang trại tổng hợp; hình thànhư các

vùng chuyên canh, chuyên nuôi. Nh vậy, thông qua sự phát triển của các tổ

chức KTTN đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong

Tỉnh theo hướng phát huy lợi thế và hiệu quả của từng ngành, nghề phù hợp

với quá trình xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế.

Về cơ cấu vùng miền, hoạt động của KTTN đã thúc đẩy nhanh quá trình

hình thành cơ cấu vùng miền ở Nghệ An; về cơ bản ở Nghệ An được chia

thànhư các vùng đồng bằng duyên hải ven bển; vùng trung du; vùng đồi núi.

Các đơn vị sản xuất công nghiệp, chế biến nuôi trồng thủy sản, dịch vụ

thường ở vùng đồng bằng ven biển; các đơn vị khai thác khoáng sản, lâm

nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng thì thường hoạt động ở vùng đồi núi; các

đơn vị chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản (trừ thủy sản) thường

hoạt động ở vùng trung du. Đặc biệt khi triển khai thực hiện “Đề án phát triển

kinh tế-xã hội miền Tây Nghệ An” đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong

cơ cấu vùng miền ở Nghệ An.

Về cơ cấu dân c, cùng với chính sách đầu tư của Tỉnh và Trung ương

khuyến khích phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng

điểm, khu vực đặc biệt khó khăn... thì sự hoạt động cũng nh việc đăng ký

thành lập các tổ chức KTTN mới đã tạo ra chuyển biến tích cực trong cơ cấu

dân c của Tỉnh. Mật độ dân c ở vùng đồng bằng, thành thị được giảm sức ép

trong khi đó lại tăng nhanh ở các vùng đồi núi, trung du dưới tác động của

việc sử dụng lao động trong các tổ chức KTTN. Tạo ra động lực để thu hẹp

khoảng cách, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các cộng đồng dân c

cũng nh đẩy nhanh tốc độ phát triển của các vùng đặc biệt khó khăn thông qua

bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

Về nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, KTTN phát triển không

Page 36: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

những tạo thu nhập cho người lao động mà còn tham gia ngày càng nhiều vào

các hoạt động xã hội của địa phương, nh hoạt động đền ơn đáp nghĩa, khuyến

học, xóa đói giảm nghèo, thể thao, lễ hội... đều có sự chung tay của các tổ

chức KTTN. Biểu hiện ở các lợi ích mà người dân được hởng thông qua thực

hiện chính sách an sinh xã hội của chính quyền các cấp nh; chăm sóc sức

khỏe; phổ cập giáo dục; tiếp cận các dịch vụ công cộng...

Nh vậy, thực tiễn phát triển của KTTN ở Nghệ An đã phản ánh khả năng

to lớn của KTTN. Quá trình phát triển đó đã góp phần quan trọng vào phát

triển KT-XH và thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Tỉnh, khẳng định

vai trò tích cực của KTTN trong đời sống KT-XH ở Nghệ An.

* Những hạn chế yếu kém trong phát triển tư nhân ở Nghệ An

Mặc dù có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH,

nhng quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An cũng bộc lộ những hạn chế

yếu kém nh:

- Đại đa số các tổ chức KTTN ở Nghệ An có quy mô nhỏ, phân bố không

đều giữa các vùng miền, các lĩnh vực kinh tế

Nhìn chung các đơn vị KTTN có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng

tính gia đình, ít có sự liên kết với nhau hoặc với kinh tế Nhà nước và kinh tế

tập thể. Theo số liệu khảo sát tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 về các

doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì trong 842 DNTN không có doanh nghiệp nào có

vốn trên 10 tỷ đồng, vốn trên 5 tỷ đồng có 2 doanh nghiệp, từ 1 tỷ đến dưới 5

tỷ có 90 doanh nghiệp chiếm 10,7%, dưới 1 tỷ đồng có 750 doanh nghiệp

chiếm 89,1%, số lao động sử dụng trong các DNTN bình quân khoảng 35

người /1 doanh nghiệp [48, tr.13]. Trong khi tiêu chí để xác định doanh

nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì có quy mô vốn đầu tư

không quá 10 tỷ đồng và và số lao động không quá 300 người. Với mục đích

ban đầu là xóa đói giảm nghèo nên KTTN hướng vào mục tiêu tìm kiếm lợi

Page 37: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

nhuận trớc mắt, hoạt động hướng nội trong phạm vi hẹp ở các lĩnh vực ngành

nghề có khả năng sinh lời cao và thu hồi vốn nhanh nh; có hơn 80% doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chỉ có gần 20% hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp xây dựng, và chế biến. Do đó, các

tổ chức KTTN thường tập trung ở các địa bàn, lĩnh vực có điều kiện thuận lợi

nên tạo ra tình trạng mất cân đối giữa các lĩnh vực và các vùng miền [48,

tr.14], [phụ lục1], [phụ lục 2].

- Trong các tổ chức KTTN trình độ khoa học công nghệ, lao động kém

phát triển, hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh còn thấp

Quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, vốn kinh doanh ít, doanh thu thấp, chế

độ chính sách cho người lao động cha được bảo đảm… là những hạn chế phổ

biến được nhắc đến trong các báo cáo đánh giá về KTTN ở Nghệ An. Trình

độ công nghệ lạc hậu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến

nông-lâm-thủy sản, năm 2005 có đến “75% số doanh nghiệp được trang bị

máy móc, thiết bị sản xuất cơ khí và bán cơ khí; trong đó có hơn 60% doanh

nghiệp sử dụng kỹ thuật công nghệ của thời kỳ trớc năm 1980, số doanh

nghiệp đầu tư công nghệ cao mới có hơn 10%” [38, tr.746]. Mặt khác, tình

trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề; vấn đề chảy

máu nguồn nhân lực và chất xám trở thành phổ biến, thậm chí rời quê hơng đi

làm ở các trung tâm kinh tế ở các địa phương khác hoặc đi xuất khẩu lao

động còn là mục tiêu phấn đấu của người dân. Tỷ lệ lao động qua đạo tạo

khoảng 30% nhng trên thực tế lao động được KTTN sử dụng có tỷ lệ thấp hơn

nhiều. Đội ngũ doanh nhân vừa thiếu, vừa yếu năm 2005 toàn Tỉnh có 2.810

doanh nhân chỉ có 73% tốt nghiệp trung học phổ thông; về trình độ chuyên

môn 39% tốt nghiệp đại học, 45% trung cấp, 16% cha qua đạo tạo. Trình độ

ngoại ngữ: 97% cha qua đào tạo, 3% qua Chương trình A, B, tin học: 28%

được đào tạo tin học văn phòng, 72% cha kinh qua lớp đào tạo bồi dưỡng nào

Page 38: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

[38, tr.748]. Đa số doanh nhân và chủ cơ sở SXKD thiếu kiến thức về quan trị

kinh doanh nên gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề về; tổ chức quản lý điều

hành; về xác định chiến lược, khả năng tiếp thị và hội nhập kinh tế; về vận

dụng chính sách của Đảng và Nhà nước; về trình độ văn hóa ứng xử, kiến

thức Marketing, xúc tiến thương mại... trong quá trình tổ chức hoạt động

SXKD. Nên hiệu quả SXKD, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu

dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp và người lao động thấp, bình quân mới

đạt 550.000 - 650.000 đồng/người (2005), ảnh hởng trực tiếp tới động lực,

hứng thú của người lao động và đội ngũ doanh nhân trong và ngoài Tỉnh.

- Năng lực và trách nhiệm pháp lý của chủ thể các tổ chức KTTN cha đáp

ứng yêu cầu phát triển và còn gây ra những hậu quả xấu đối với đời sống KT-

XH

Chất lượng đội ngũ doanh nhân và lao động cha theo kịp với trình độ phát

triển của cả nước nên năng lực quản trị nội bộ của nhiều đơn vị KTTN còn yếu,

thiếu tính pháp lý và khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và

các mối quan hệ mang nặng tính gia đình, dòng họ, tập quán địa phương. Tình

trạng thiếu chiến lược và kế hoạch trong SXKD; cán bộ quản lý, kỹ thuật,

nghiệp vụ phần lớn cha qua đào tạo; quản lý tài chính còn thiếu minh bạch, số

liệu báo cáo cha phản ánh đúng thực trạng tài chính và năng lực hoạt động... là

vấn đề dễ thấy của các tổ chức KTTN. Không ít các tổ chức KTTN còn vi

phạm các quy định pháp luật, phổ biến ở các hình thức nh; thực hiện pháp luật

về lao động còn nhiều sai phạm (về an toàn, chế độ bảo hiểm, tiền lơng); không

có địa chỉ thực, không treo biển hiệu, mua bán hóa đơn tài chính bất hợp pháp;

buôn lậu, làm hàng nhái, hàng giả; hoạt động liên quan đến tội phạm. Vi phạm

các quy định về thuế; gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, khu, cụm công

nghiệp... là những vấn đề bức xúc và tác động tiêu cực đến quá trình phát triển

KT-XH ở Nghệ An hiện nay.

Page 39: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

1.2.2. Nguyên nhân thành tựu và nguyên nhân hạn chế trong phát

triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

* Những nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An

- Nguyên nhân khách quan

Một là, Đảng, Nhà nước đã có đường lối, chủ trương, luật pháp, cơ chế,

chính sách đồng bộ về KTTN và ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện

để tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển. Đây

chính là cơ sở để Nghệ An hoạch định, ban hành cơ chế, chính sách, kế

hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH và phát triển KTTN một cách đúng, phù

hợp với thự tiễn đặc thù của Tỉnh. Mặt khác, Nghệ An được hởng nhiều chế

độ, chính sách u đãi của Trung ương đối với một tỉnh nghèo và có điều kiện

tiếp thu kinh nghiệm về phát triển KTTN của các địa phương khác trong cả

nước; sự động viên, đóng góp to lớn về vật chất và tinh thần của người Nghệ

An đang học tập, công tác, sinh sống trong cả nước và ở nước ngoài...

Hai là, Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên khoáng sản phong

phú, được xác định là trung tâm KT-XH của khu vực Bắc trung bộ: phía

Đông giáp biển, phái Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Thanh hóa, phía Nam giáp

Hà Tĩnh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, kinh tế vùng

biên, kinh tế nội địa... Diện tích tự nhiên 16.480km2; được chia thànhư các

vùng đồng bằng duyên hải ven biển, vùng trung du, vùng rừng núi cao, chứa

đựng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, nhiều về số

lượng nh: gỗ, than, thiếc, sắt, đá quý, đá xây dựng... Thổ nhỡng phù hợp với

nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp chiến lược nh: lúa, lạc, vừng, chè,

cam, hồ tiêu, cao su, cà phê... và có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia

cầm, thủy sản. Hệ thống giao thông đồng bộ, là nơi hội tụ các tuyến giao

thông, đờng sắt, đờng bộ, đờng không, đờng sông và đờng biển, là cầu nối

giữa hai miền Nam - Bắc, là cửa ngõ sang Lào và vùng đông bắc Thái Lan.

Page 40: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Với 83% diện tích là đồi núi cao, cùng với hệ thống sông, suối dày đặc, Nghệ

An có tiềm năng rất lớn trong phát triển thủy điện, phát triển kinh tế rừng.

Ba là, Nghệ An là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra các

bậc hiền tài quốc gia, là quê hơng giàu truyền thống và sở hữu nhiều

danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nh: biển Cửa Lò,

vờn quốc gia Pù Mát, sông Lam, thủy điện Bản Vẽ, khu di tích Kim

Liên, Phợng Hoàng trung đô, đền thờ An Dơng Vơng... truyền thống

hiếu học, truyền thống cách mạng, truyền thống cần cù, chịu thương

chịu khó của người Xứ Nghệ... Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện

thuận lợi trong quảng bá thương hiệu Nghệ An đến với bạn bè trong và

ngoài nước, đồng thời là điều kiện, cơ hội tốt để phát triển các loại hình

du lịch, dịch vụ.

- Nguyên nhân chủ quan

Một là, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nghệ An có nhiều sáng tạo trong

thực hiện các quy định chung về cơ chế chính sách của trung ương và hệ thống

quy luật KTTT vào thực tiễn của Tỉnh để phát triển KTTN, thông qua việc ban

hành kịp thời các Chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu phát

triển kinh tế, chủ yếu do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI

xác định (được thể hiện ở phụ lục 4, phụ lục 5, phụ lục 6), trong đó có nhiều

Chương trình liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển KTTN. Đây chính là

sự bảo đảm về pháp lý cũng nh việc tạo điều kiện thực tế để KTTN phát triển.

Hai là, Nghệ An có cơ cấu dân số trẻ, có khả năng bảo đảm nguồn nhân

lực cho phát triển kinh tế. Với dân số khoảng 3 triệu người; lực lượng lao động

của Nghệ An tương đối dồi dào trên 1,5 triệu người, trong đó có khoảng 30%

được đào tạo; toàn Tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người

có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, hơn 60.000 người có

trình độ trung cấp nghề... [42, tr.19]. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung

Page 41: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

trên 3 vạn người; cùng với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

nghề trên địa bàn Tỉnh sẽ là nguồn bổ sung lao động kỹ thuật đáng kể để đáp

ứng nhu cầu về lao động cho phát triển KT-XH nói chung và KTTN nói riêng.

Ba là, niềm tự hào về truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học,

đức tính cần cù chịu thương chịu khó của người Xứ Nghệ... đã thôi thúc đội

ngũ doanh nhân và nhân dân vơn lên, khắc phục mọi khó khăn, thử thách để

chiến thắng đói nghèo, lạc hậu. Hơn lúc nào hết, niềm tự hào của Xô Viết

Nghệ Tĩnh anh hùng, giá trị lịch sử văn hóa được khơi dậy và song hành với

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gơng đạo đớc Hồ Chí Minh” đã trở

thành động lực thúc đẩy toàn thể nhân dân Nghệ An trong cuộc chiến

xóa đói, thoát nghèo vơn lên trở thành một tỉnh khá của cả nước. Đây

chính là nội lực bên trong thúc đẩy KTTN phát triển, bởi phát triển kinh

tế vơn lên làm giàu chính đáng là nguyện vọng, ý chí quyết tâm không

những của nhân dân mà còn là của Đảng bộ, chính quyền và đội ngũ

doanh nhân tỉnh Nghệ An.

* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém cản trở sự phát triển kinh tế tư nhân

ở Nghệ An

- Nguyên nhân khách quan

Một là, Nghệ An là địa phương có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc

nghiệt, nắng gắt, ma bão nhiều ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế và

làm nản lòng các nhà đầu tư vì nguy cơ rủi ro cao. Địa bàn rộng, nhiều vùng,

miền, trong đó chủ yếu là miền núi, sông núi hiểm trở, dễ bị chia cắt về mùa

ma; sự chênh lệch về trình độ phát triển lớn. Hệ thống thị trường nhỏ, lẻ phát

triển cha đồng bộ, còn thiếu và yếu về khả năng hoạt động; cơ sở hạ tầng kỹ

thuật cha đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những biến động không tốt của thị

trường trong nước, khu vực và thế giới đều ảnh hởng xấu đến sự phát triển

của KTTN ở Nghệ An.

Page 42: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Hai là, Nghệ An được xác định là trung tâm KT-XH của khu vực Bắc

Trung bộ nhng lại cách xa các cực, các trung tâm, các vùng trọng điểm chiến

lược trong phát triển kinh tế của cả nước. Vừa là một tỉnh nghèo, kém phát

triển vừa là một điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tội

phạm (Tây Nghệ An)… nên khó khăn trong thu hút đầu tư từ các nguồn lực

bên ngoài, làm giảm cơ hội phát triển của KTTN. Mặt khác, những cơ chế,

chính sách, định hướng chung về phát triển KTTN còn những bất cập, thiếu

tương thích với đặc thù ở Nghệ An, trong khi chính quyền, cơ quan quản lý

các cấp không đủ thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

- Nguyên nhân chủ quan

Một là, môi trường tâm lý và thể chế xã hội cha thực sự đồng thuận đối

với sự phát triển của KTTN, đặc biệt là vẫn còn tình trạng thiếu nhất quán,

cha nhìn nhận đúng về vai trò vị trí của KTTN của một số cấp ủy và cán bộ

đảng viên; “Cán bộ, đảng viên và nhân dân cha chuyển đội kịp nhận thức và

tư duy về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về sự bình đẳng

giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân… T tởng trông chờ, ỷ

lại, bảo thủ, trì trệ, hẹp hòi, níu kéo vẫn còn biểu hiện ở các cấp, các ngành từ

tỉnh đến cơ sở, đang là lực cản lớn đối với quá trình phát triển của tỉnh nhà”

[37, tr.27]. Thái độ ứng xử của một số cán bộ, công chức vẫn còn phân biệt,

mặc cảm với KTTN, nhất là trong lĩnh vực vay vốn tín dụng, thuê đất, tiếp

cận cơ hội phát triển… công tác bình xét tôn vinhư các doanh nhân, doanh

nghiệp cha được quan tâm đúng mức và còn mang nặng tính hình thức, phong

trào. Việc tổ chức triển khai các nghị quyết của trung ương, của Tỉnh cha

đồng bộ, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý cha rõ ràng… Chưa có các

biện pháp đủ mạnh để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế tạo bớc

đột phá trong phát triển KTTN.

Hai là, những vấn đề bất cập trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Page 43: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

và năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. Trong cải cách thủ tục

hành chính cha đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của kinh tế “cha

đồng bộ, quy trình xử lý công việc ở một số lĩnh vực và nhiều cơ quan đơn vị

còn gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; tính công khai minh bạch

trong thủ tục hành chính cha cao; một số văn bản quy phạm pháp luật chất

lượng cha cao; thực hiện cơ chế một cửa còn hình thức, hiệu quả cha cao…”

[39, tr.412]. Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước còn yếu và chồng

chéo “Đội ngũ cán bộ công chức cha đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tính chuyên

nghiệp, năng lực công tác hành chính, tin học, ngoại ngữ của nhiều cán bộ

còn hạn chế. Tình trạng sách nhiễu gây phiền hà, thậm chí suy thoái phẩm

chất đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán

bộ, công chức chậm được khắc phục” [39, tr. 413]. Sự quan tâm của chính

quyền các cấp, của các cơ quan chức năng đối với KTTN còn thấp, trong khi

những biến động khôn lờng của nền kinh tế trong nước và thế giới ảnh hởng

trực tiếp đến quá trình phát triển KTTN.

Ba là, sự chênh lệch trình độ phát triển và những xung đột văn hóa giữa

các vùng, miền trong Tỉnh và của Nghệ An đối với cả nước, trong khi các trung

tâm thành thị và đồng bằng ven biển phía đông có trình độ phát triển tương đối

thì các vùng phía Tây lại có những mảng những bộ phận của kinh tế tự nhiên,

trình độ canh tác lạc hậu, đói nghèo, mù chữ vẫn còn. Hình thành nên sự chia

cắt tương đối về địa lý lãnh thổ vùng, miền và đi kèm với nó là sự xung đột văn

hóa vùng, miền. Nhiều hủ tục, tập quán địa phương đã trở thành rào cản, thậm

chí là gây ra tình trạng tranh chấp, xung đột giữa các địa phương, các tộc

người, các bản làng tạo ra sự ngăn sông cấm chợ ảnh hởng trực tiếp đến việc lu

thông, giao thương hàng hóa dịch vụ cũng nh quá trình phát triển KTTN.

Hiện tại, “Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo thu nhập bình quân đầu người

mới chỉ bằng 70% bình quân chung của cả nước, hệ thống cơ sở hạ tầng cha

Page 44: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, tỉ lệ hộ nghèo

còn cao” [42, tr.102] và những đặc thù về văn hóa vùng miền đã cản trở việc

xây dựng ý thức, thói quen, tác phong lao động công nghiệp. Ý thức tự giác

chấp hành kỷ luật lao động của người lao động còn thấp, cộng thêm tình trạng

xử lý các mâu thuẫn xảy ra trong quá trình sản xuất giữa người lao động và

chủ sử dụng lao động theo những “luật riêng”, “lệ làng” và t tởng bảo thủ, cục

bộ địa phương… đã làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh, nhất là

việc đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn.

1.2.3. Những mâu thuẫn đặt ra từ thực trạng của phát triển kinh tế tư

nhân ở Nghệ An

Từ thực trạng phát triển KTTN và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-

XH ở Nghệ An, để phát triển KTTN trở thành động lực của nền KTTN,

chúng ta cần quan tâm và giả quyết các mâu thuẫn chủ yếu sau:

Một là, mâu thuẫn giữa lợi ích bộ phận và lợi ích xã hội trong quá trình

phát triển kinh tế tư nhân

Mục đích của KTTN suy đến cùng là lợi nhuận nên trong quá trình phát

triển, bằng mọi cách thức các chủ thể KTTN mong muốn biến các mục tiêu

trở thành hiện thực. Do vậy, những hành động tiêu cực vi phạm các quy định

SXKD và luật pháp nh gây ô nhiễm môi trường, tận diệt nguồn tài nguyên,

phá vỡ cân bằng sinh thái và cân bằng các nguồn lực cho phát triển, trốn thuế,

bỏ qua các quy định về an toàn lao động, thực hiện không đầy đủ hoặc không

thực hiện các chế độ đối với người lao động, thậm chí là các hoạt động liên

quan đến tội phạm, trật tự an toàn xã hội cũng có thể xảy ra đối với một số tổ

chức KTTN. Trong khi vấn đề được xã hội quan tâm là lợi ích của cộng đồng,

lợi lích này được thể hiện trong quan điểm phát triển KT-XH của Tỉnh “Phát

triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú

trọng chất lượng, hiệu quả, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững... phát triển

Page 45: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

kinh tế phải gắn với chăm lo tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã

hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền”[42, tr.40]. Nh

vậy, việc hoạt động tiêu cực của KTTN nếu không được kiểm soát thì sẽ cản

trở, phá vỡ, đi ngợc lại với quan điểm phát triển kinh tế của Tỉnh. Trong thực

tế đã xảy ra nhiều trường hợp do KTTN gây ra làm ảnh hởng nghiêm trọng

đến đời sống KT-XH của Tỉnh có liên quan tới các vấn đề đã kể trên (Vụ sập

mỏ đá Lèn Cờ ở Yên thành 04/2011 và vụ sập hầm vàng ở Tương Dơng

05/2011 đều là của các DNTN). Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết

thỏa đáng sẽ làm cho KTTN đánh mất vai trò và trở thành nhấn tố cản trở quá

trình phát triển KT-XH Nghệ An.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện cơ chế, chính sách để khuyến

khích, tạo điều kiện phát triển KTTN với năng lực quản lý nhà nước của các

cấp chính quyền và tổ chức, ban, ngành có liên quan

Cơ chế, chính sách của Trung ương và của Tỉnh được xem là cởi trói cho

KTTN bung ra để phát triển. Việc đơn giản các thủ tục thành lập, đăng ký lĩnh

vực kinh doanh và được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các Chương trình,

đề án phát triển kinh tế của Tỉnh... làm cho KTTN có sự bùng nổ về số lượng.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng cam kết và quy

định pháp luật khi hoạt động; một số doanh nghiệp lợi dụng khe hở của pháp

luật để thực hiện các hoạt động thiếu lành mạnh và vi phạm pháp luật nh:

buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, hoạt động rửa tiền, thậm chí làm vỏ bọc để

thực hiện các hoạt động liên quan đến tội phạm. Điều này biểu hiện trên thực

tế rất phức tạp khi miền Tây Nghệ An được xem là một trong những điểm

nóng về an ninh, trật tự an toàn xã hội và tội phạm về ma túy, “Tệ nạn xã hội

còn diễn biến phức tạp... an ninh vùng đặc thù còn tiểm ẩn nhiều yếu tố gây

mất ổn định” [42, tr.37]. Để ngăn chặn có hiệu quả vi phạm này cần có một

bộ máy quản lý về Nhà nước vững mạnh về chuyên môn cũng nh năng lực tổ

Page 46: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

chức, kiểm tra giám sát các hoạt động của KTTN. Nhng trong thực tế, đội ngũ

cán bộ chính quyền các cấp cũng như các cơ quan chuyên môn còn nhiều bất

cập “Trách nhiệm của người đứng đầu một số nơi cha cao, công tác đào tạo,

bồi dưỡng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý còn hạn chế. Năng lực,

phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên cha đáp ứng yêu cầu” [42,

tr.35]. Đây chính là mâu thuẫn ảnh hởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả,

vai trò của KTTN trong quá trình phát triển.

Ba là, mâu thuẫn giữa huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn

lực với năng lực nội tại của KTTN trong quá trình phát triển.

Với lợi thế vượt trội về địa kinh tế so với các tỉnh của khu vực Bắc

Trung bộ cùng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy kinh tế phát

triển ở Nghệ An, đã tạo ra tiềm năng to lớn cho KTTN phát triển. Từ môi

trường kinh doanh đến chính sách khuyến khích đầu tư ở Nghệ An vừa là lợi

thế vừa là cơ hội để các các tổ chức KTTN phát triển. Tuy nhiên việc tận

dụng, khai thác và sử dụng các nguồn lực để phát triển của KTTN lại gặp

những rào cản ngay trong nội tại của KTTN. Không những thiếu một đội ngũ

doanh nhân có trình độ, năng lực xứng tầm với yêu cầu phát triển; đây có thể

coi là bộ não, trung tâm tổ chức, quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt

động của các đơn vị KTTN, mà còn sở hữu một trình độ công nghệ quá lạc

hậu so với sự phát triển trong nước và khu vực. Trong khi đó, chất lượng

nguồn nhân lực là vấn đề vừa yếu, vừa thiếu; yếu về trình độ, năng lực nhất là

chuyên môn; thiếu những thợ kỹ thuật lành nghề, đặc biệt trong các hoạt động

liên quan đến công nghệ hiện đại. Đây là nghịch lý đối với tiềm năng về

nguồn nhân lực ở Nghệ An nên cần quan tâm cả về nguồn lực và cả về

chất lượng nội tại của KTTN.

* * *

Trên cơ sở phân tích các quan điểm về KTTN, phát triển KTTN, nội dung

Page 47: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

phát triển KTTN, tác giả đưa ra quan điểm của mình về KTTN, phát triển

KTTN, qua đó chỉ ra đặc điểm và nội dung phát triển KTTN ở Nghệ An; đồng

thời làm rõ cơ sở về lý luận và thực tiễn về sự cần thiết phát triển KTTN ở Nghệ

An. Phát triển KTTN ở Nghệ An đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, môi

trường tâm lý và thể chế xã hội; sự tăng tiến về số lượng, quy mô, tỷ trọng; sự

mở rộng lĩnh vực hoạt động và địa bàn phân bố; nâng cao năng lực cạnh tranh và

xây dựng thương hiệu; thúc đẩy quá trình chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu KT-

XH, nâng cao chất lượng cuộc sống… của các tổ chức KTTN trong đời sống

KT-XH ở Nghệ An. Tuy nhiên trong quá trình đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế,

yếu kém làm cản trở đến sự phát triển KT-XH và bản thân KTTN. Để phát huy

vai trò, khắc phục triệt để hạn chế yếu kém của KTTN và huy động, sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KTTN cần nhận thức được nguyên nhân

của thành tựu, hạn chế và những mâu thuẫn đặt ra trong quá trình phát triển

KTTN. Đây là cơ sở để xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục

phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới. Nh

vậy, từ là một đối tợng cần được cải tạo xoá bỏ đến được công nhận, bảo vệ,

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển để trở thành một trong những

động lực của nền kinh tế, phản ánh quá trình đổi mới tư duy lý luận và tổ chức

chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng ta về KTTN, cũng nh quá trình vận dụng

sáng tạo đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và

hệ thống quy luật KTTT của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nghệ An vào thực

tiễn đặc thù của Tỉnh. Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng

của KTTN ở Nghệ An đã và đang minh chứng việc phát triển KTTN là một tất

yếu khách quan, đồng thời là phương tiện để xây dựng thành công mô hình nền

KTTT định hướng XHCN, sớm Đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá trong cả

nước.

Chương 2

Page 48: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An

Phát triển kinh tế nói chung và phát triển nhanh, hiệu quả các tổ chức

KTTN là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, cũng là quyết tâm lớn của

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An. Để mục tiêu đó trở thành hiện

thực cần thống nhất về nhận thức cũng nh tổ chức thực hiện các giải pháp

phát triển KTTN nhằm phát huy tốt mặt tích cực, khắc phục những hạn chế và

giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn trong quá trình phát triển KTTN. Muốn

vậy, cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc phơng hướng, mục tiêu,

quan điểm và các giải pháp của Đảng, Nhà nước nói chung và của Đảng bộ,

chính quyền Nghệ An nói riêng về phát triển KT-XH, KTTN. Để phát triển

của KTTN trở thành công cụ, biện pháp thực hiện CNH,HĐH và KTTN thực

sự trở thành động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển nền KTTT định

hướng XHCN ở Nghệ An, trong tổ chức thực tiễn phát triển KTTN cần quán

triệt tốt các quan điểm sau:

2.1.1. Phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An phải xuất phát từ đường

lối quan, điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn

đặc thù của Nghệ An

Cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ quan điểm của Đảng về phát

triển nền KTTT định hướng XHCN, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

nền kinh tế “Đảng và Nhà nước phải thực sự nâng cao vai trò lãnh đạo,

quản lý kinh tế thị trường” [9, tr.214]. Đồng thời đây là vấn đề có tính

nguyên tắc nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

trong quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An được thực hiện một cách thiết

thực nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Do vậy trong quá trình quán triệt quan

điểm này cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Page 49: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Để thể hiện t tởng nhất quán, liên tục và triệt để về phát triển KTTN ở

Nghệ An cần thống nhất nhận thức, trong nghiên cứu xây dựng, cũng nh trong

tổ chức thực hiện phải phù hợp với thực tiễn đặc thù của Nghệ An; với đường

lối chủ trương chính sách của Đảng, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;

phù hợp với hệ thống quy luật KTTT và thể chế quản lý nền KTTT định

hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Phải thấu suốt chủ trương cốt lõi, xuyên suốt trong quá trình đổi mới của

Đảng, Nhà nước về KTTN là; coi KTTN là một bộ phận quan trọng cấu thành

và là một trong những động lực của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là

vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền KTTT định hướng XHCN;

KTTN cần được tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển, thông qua

tiến hành có trách nhiệm, hiệu quả về đổi mới cơ chế, chính sách đối với

KTTN. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn đã được tổng kết trong công

cuộc đổi mới về phát triển KTTN cần phải được quan tâm, tổ chức triển khai,

vận dụng sáng tạo và phù hợp với điều kiện KT-XH hiện có của Nghệ An.

Kinh tế tư nhân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh

doanh theo pháp luật; bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân;

được khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dưới sự định

hướng quản lý của Nhà nước XHCN và thực sự bình đẳng với các TPKT khác

trớc pháp luật. Các hình thức tổ chức KTTN được tạo môi trường thuận lợi cả

về tâm lý xã hội, cả về pháp lý, cơ chế, chính sách cũng nh cơ sở hạ tầng xã

hội để SXKD, được phát triển rộng khắp, không hạn chế về quy mô trong

những ngành nghề SXKD mà pháp luật không cấm, nhất là trên những hướng

u tiên của Nhà nước về tái cơ cấu ngành nghề, lao động, địa bàn phân bố;

tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động, hợp tác trong nước và

quốc tế. Nhà nước quan tâm và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động,

người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động

Page 50: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

và người sử dụng lao động trên cơ sở pháp luật và tình đoàn kết tương thân,

tương ái của dân tộc, của người dân Xứ Nghệ.

Để quá trình thực hiện những giải pháp đột phá ngắn hạn hoặc dài hạn

đối với KTTN đảm bảo tính hiệu quả, đòi hỏi phải kết hợp giữa việc triển

khai theo hệ thống từ trên xuống và tôn trọng các sáng tạo đề xuất, ý kiến

phản hồi từ dưới lên nhằm chủ động và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn

thiện hệ thống các quy phạm pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn những tác

động tiêu cực của việc thiếu đồng bộ, thiếu cập nhật, thiếu chặt chẽ, thiếu tính

khả thi... Điều này đặc biệt quan trọng đối với Nghệ An cần vận dụng và đề

xuất các giải pháp mang tính đột phá và đặc thù phù hợp với quyền hạn và

thực tiễn địa phương, nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết những vấn đề đặt

ra trong quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An.

Phát triển KTTN ở Nghệ An phải tuân theo hệ thống quy luật kinh tế

khách quan, phải xuất phát từ thực tế để định hướng xây dựng, đề xuất biện

pháp phù hợp, tránhư các biểu hiện nóng vội chủ quan duy ý chí hoặc vô lối

đối với sự phát triển của KTTN. Cần chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để KTTN

có thể thực hiện đầy đủ hệ thống nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là

các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Nhà nước và Nghệ An tham gia.

Không ngừng mở rộng và bảo đảm sự tự do hóa ngày càng cao trong

khuôn khổ pháp luật và mở rộng các lĩnh vực hoạt động SXKD cho KTTN.

Đặt KTTN vào vị trí bình đẳng về pháp luật và tạo cơ hội tiếp cận các yếu tố

đầu vào, đầu ra trong sự cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật và nguyên tắc

thị trường. Xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ đối với KTTN,

chuyển từ phơng thức hành chính “giám sát, quản chặt các tổ chức KTTN”

sang phơng thức thị trường có sự “tháo gỡ, hỗ trợ các tổ chức KTTN” bằng

định hướng chính sách, cung cấp thông tin thị trường và khuyến khích tài

chính đối với từng ngành, sản phẩm, địa bàn, lĩnh vực u tiên... chứ không theo

Page 51: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

từng tổ chức KTTN, từng dự án cụ thể hoặc theo tính chất sở hữu. Cần phân

định rõ quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở để phát huy được tính

chủ động sáng tạo của từng địa phương trong tổ chức phát triển KTTN. Đồng

thời đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính thực sự

dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và hiệu suất cao, tiết kiệm công sức, tiền

của, thời gian cho doanh nghiệp và người dân. Nâng cao năng lực của cơ quan

hành pháp và t pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả lợi ích cộng đồng, doanh

nghiệp và người SXKD. Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro, cảnh báo sớm

các nguy cơ và giải quyết kịp thời những chấn động về KT-XH.

Khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp kinh tế, trí tuệ, tinh thần chịu

thương, chịu khó, cần cù, cùng các giá trị văn hóa truyền thống và đội ngũ

doanh nhân xứ Nghệ. Kết hợp việc phát huy nội lực với tranh thủ tối đa ngoại

lực, thực hiện chính sách vinh danh, khen thởng đối với doanh nghiệp và

doanh nhân thành đạt có nhiều đóng góp cho cuộc sống cộng đồng. Hoàn

thiện, bổ sung, sửa đổi kịp thời cơ chế, chính sách, kế hoạch, Chương trình

phát triển cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn, ở từng địa

phương nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTN Nghệ An

theo định hướng của Đảng bộ Tỉnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân c,

đề cao vai trò các chủ thể kinh tế và nâng cao vị thế kinh tế của Nghệ An.

2.1.2 Nâng cao năng lực giải quyết những mâu thuẫn, rào cản của

chính quyền và các cơ quan quản lý các cấp ở Nghệ An để kinh tế tư nhân

phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững

Xuất phát từ quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển; quan điển

của Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách

hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước;

mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của “Đề án 30” của Chính phủ về cắt

Page 52: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

giảm thủ tục hành chính. Đồng thời xuất phát từ năng lực thực tiễn xử

lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển KTTN của các cơ quan

quản lý Nhà nước và chính quyền các cấp ở Nghệ An còn nhiều hạn chế

yếu kém cha theo kịp với yêu cầu phát triển của KTTN. Mặt khác, đây

còn là vấn đề có tính bản lề, quyết định tiến độ, chất lượng, hiệu quả

các chủ trương, chính sách, cơ chế… về KTTN trên thực tế. Nên trong

quá trình quá triệt quan điểm này cần đạt được các yêu cầu sau:

Để KTTN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững góp phần thực hiện

thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH và thực sự trở thành động lực thúc đẩy

nền kinh tế phát triển, Nghệ An cần khai thác và tận dụng tối đa lợi thế là địa

phương đi sau, được sự hỗ trợ rất lớn của Trung ương đối với tỉnh nghèo, tài

nguyên thiên nhiên, lao động và truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của

quê hơng... Theo đó, Nghệ An cần có được những quyết sách mang tính đột

phá nh: Khoán 100, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp... để tạo động lực cho sự

phát triển của KTTN.

Trớc hết cần tập trung vào việc tháo gỡ và xử lí kịp thời những rào cản,

bức xúc, khó khăn; về lâu dài, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản

đang tồn tại trong quá trình phát triển KTTN. Các vấn đề trên không tách tời,

biệt lập mà có tính cộng hởng, quy định chuyển hóa lẫn nhau tạo ra hệ lụy

nhiều mặt, nhiều chiều kìm hãm sự phát triển của KTTN. Do vậy, giải quyết

đơn lẻ từng vấn đề là không thể hoặc không mang lại kết quả và càng không

thể tiến hành giải quyết đồng thời ngay tức khắc tất cả, mà chúng phải đặt

trong mối quan hệ tổng thể có sự lựa chọn và lộ trình thích hợp. Việc giải

quyết những vấn đề đó chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi biết kết hợp hài hòa

giữa lợi ích của KTTN với lợi ích của cộng đồng và vấn đề xã hội nhân văn,

làm cho mục đích, lợi ích của KTTN đồng thuận với mục tiêu phát triển KT-

XH của Tỉnh cũng nh của cả nước. Mặt khác, do điều kiện khách quan và chủ

Page 53: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

quan của KTTN Nghệ An, không thể tiến hành xử lý đồng loạt, mà phải có sự

lựa chọn các vấn đề, mâu thuẫn nổi cộm nhất, cơ bản nhất có tính chất chi

phối đến các vấn đề còn lại. Thực tiễn và kinh nghiệm giải quyết những rào

cản, bức xúc, mâu thuẫn ở các địa phương trong cả nước cho thấy có bốn vấn

đề cần được u tiên giải quyết là: tâm lý xã hội, thị trường tiêu thụ sản phẩm,

hoàn thiện cơ chế chính sách và nguồn nhân lực. Giải quyết thỏa đáng bốn

vấn đề đó sẽ có tác dụng tích cực làm hạn chế hoặc triệt tiêu các nhân tố gây

cản trở khác. Giải quyết vấn đề tâm lý xã hội sẽ tạo ra điều kiện môi trường

đồng thuận; giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo nên sức sống;

hoàn thiện cơ chế chính sách tạo nên động lực, tính minh bạch, tính hiệu quả;

giải quyết vấn đề nguồn nhân lực tạo nên tính bền vững cho phát triển KTTN.

Những vấn đề này ở Nghệ An vừa mang tính cấp bách trớc mắt vừa mang

tính chiến lược lâu dài để KTTN có thể tồn tại, phát triển, hội nhập trong

nước và quốc tế.

Để phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả những mâu thuẫn, rào cản, bức

xúc đòi hỏi đội ngũ cán bộ của chính quyền các cấp phải có quyết tâm cao,

trình độ chuyên môn giỏi và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn xứng tầm.

Việc nhận thức các vấn đề đó đã khó, nhng bắt tay vào giải quyết nó còn vất

vả, khó khăn gấp muôn lần, làm không tốt dễ dẫn đến hiện tợng xử lý theo kiểu

“khoán trắng”, “mệnh lệnh hành chính”, “gặp chăng hay chớ” hay “đánh trống

bỏ dùi” theo tùy hứng của từng chủ thể. Do vậy, chính quyền Tỉnh phải mạnh

về pháp lý, thông hiểu về chuyên môn, nhạy bén trong dự báo, nắm bắt những

biến động về kinh tế chính trị và có phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả... để

chính quyền Tỉnh thực sự là người bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của

KTTN, đồng thời là chủ thể tích cực có trách nhiệm thúc đẩy quá trình thực thi

cơ chế, chính sách đối với KTTN một cách dân chủ, công bằng và hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy có cơ chế chính sách đúng vẫn là cha đủ, mà còn phải tổ

Page 54: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đó trên thực tế có phù hợp với điều

kiện hiện thực hay không thì hiệu quả của cơ chế chính sách đó mới được kiểm

nghiệm và phát huy tác dụng. Vấn đề này lại phụ thuộc vào năng lực công tác

tổ chức, quản lý của chính quyền Tỉnh đối với KTTN.

Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, rào cản cần có trọng tâm trọng

điểm. Do các mâu thuẫn, rào cản, bức xúc có những biểu hiện khác nhau giữa

các địa phương, các ngành nghề, lĩnh vực SXKD, từng loại hình tổ chức

KTTN, thậm chí còn có sự khác nhau trong một tổ chức KTTN ở các thời

điểm cụ thể, cho nên cần kết hợp khéo léo, linh hoạt các phơng thức quản lý

bằng pháp luật, chính trị, hành chính, kinh tế... Các cơ quan quản lý của chính

quyền Tỉnh không những là nơi thu nhận giải quyết những vớng mắc, mà còn

là nơi phát hiện những bất cập, thiếu sót của cơ chế, chính sách.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước và

chính quyền các cấp, tăng cờng phân công, phân cấp gắn với kỷ cơng, kỷ luật

và trách nhiệm của người đứng đầu. Thực hiện đúng nguyên tắc “một việc chỉ

giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm”, đồng thời xây dựng hệ

thống tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức; đủ về số lượng, bảo đảm

về chất lượng. Kết hợp công tác đào tạo mới và đào tạo lại kiến thức chuyên

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là kỹ năng công tác, ý thức trách

nhiệm, đạo đức công vụ...

Với đặc thù về KT-XH và thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công

chức ở Nghệ An hiện nay, thì việc quán triệt, thực hiện quan điểm này và có

tính cấp thiết trớc mắt, bảo đảm sự ổn định lâu dài cho quá trình phát triển

KTTN ở Nghệ An.

2.1.3. Phát triển KTTN luôn gắn với tham gia giải quyết các vấn đề xã

hội, thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa

các vùng, miền

Page 55: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước xây dựng

một chế độ KT-XH “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và

quan điểm phát triển KT-XH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An là “Đổi mới mô hình

tăng trởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang

phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú

trọng chất lượng và hiệu quả, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững” [43,

tr.40]. Để thực hiện mục tiêu, quan điểm đó, cần tập trung và phát huy tối đa

mọi nguồn lực, trong đó phát triển KTTN phải trở thành nhân tố tích cực thúc

đẩy nhanh và hiện thực hóa mục tiêu đó trên thực tế. Do vậy, phát triển

KTTN không thể tách rời, với quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, thực

hiện công bằng xã hội và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ở Nghệ An.

Yêu cầu cần đạt được trong quán triệt quan điểm này là phải đặt quá

trình phát triển KTTN trong mối quan hệ mật thiết với quá trình phát triển

kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh…

Muốn trở thành một tỉnh khá trong cả nước, trớc hết Nghệ An cần xây

dựng một nền kinh tế đủ mạnh có khả năng cạnh tranh, có thực lực và đủ sức

đề kháng khi tham gia hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế. Tỉnh

chỉ thực sự mạnh khi các địa phương trong Tỉnh mạnh, điều này sẽ trở thành

hiện thực khi chúng ta biết khai thác và phát huy tốt vai trò của KTTN trong

giải quyết các vấn đề cấp bách của từng địa phương nh; xoá đói giảm nghèo,

thực hiện dân chủ về kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ môi

trường... tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách

an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

Chính quyền Tỉnh và các cơ quan quản lý về Nhà nước phải xây dựng

được kế hoạch có tính chiến lược cho phát triển KTTN nhằm tạo ra sự cân đối

về phát triển kinh tế giữa các vùng miền. Khuyến khích các đơn vị KTTN sử

dụng công nghệ thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho

Page 56: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

người lao động, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động là

chìa khóa, biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện đời sống nhân dân, để thực

hiện hiệu quả nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, phát huy nội lực gắn

với khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa

học và công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từng

bớc xây dựng nền kinh tế xanh, hiện đại, tăng cờng bảo vệ và làm giàu thêm

môi trường.

Tùy vào điều kiện và trình độ phát triển của từng địa phương mà có chế

độ, chính sách u đãi phù hợp nhằm lôi cuốn, thu hút các nhà đầu tư trong và

ngoài Tỉnh, chú trọng các chủ đầu tư là người địa phương. Khuyến khích,

định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân, chủ trang trại tham

gia vào công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế cũng nh tạo

sân chơi bình đẳng cho KTTN tham gia thực hiện các Chương trình, nguồn

vốn u đãi của Nhà nước đối với của địa phương, bởi chính họ là những chủ

thể tích cực nhất trong việc khai thác và phát huy các lợi thế tiềm năng của

quê hơng một cách có hiệu quả nhất. Muốn vậy cần làm tốt công tác tuyên

truyền, giáo dục về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển KT-XH đối

với đội ngũ doanh nhân và nhân dân địa phương, giải quyết hài hòa mối quan

hệ về lợi ích trong quá trình triển khai các Chương trình, đề án, kế hoạch phát

triển KT-XH.

Thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển KT-XH ở Nghệ An đã chứng

minh, mỗi thành tựu mà Tỉnh đạt được có sự đóng góp to lớn của KTTN. Vai

trò và vị thế của KTTN ngày càng được khẳng định thông qua sự tham gia tích

cực, có hiệu quả vào công tác chính sách xã hội của từng địa phương. Thông

qua hoạt động của các tổ chức KTTN mà nhân dân được tiếp cận các hàng hóa,

dịch vụ có chất lượng, từng bớc nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa xã

hội... tạo ra sự thông thương về hàng hóa, dịch vụ và sự giao lu về văn hóa giữa

Page 57: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

các vùng, miền. Đây chính là nhân tố tác động tích cực trong việc thu hẹp

khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển cũng nh rút ngắn khoảng cách

giàu nghèo trong từng địa phương và giữa các địa phương với nhau. Đồng thời

thông qua phát triển KTTN thì quyền dân chủ về kinh tế được bảo đảm và thực

thi trên thực tế; chủ sở hữu và người lao động được tự do lựa chọn, quyết định

lĩnh vực, nghành nghề, phơng án SXKD phù hợp với trình độ và năng lực của

mình. Đây là điểm xuất phát, là cơ sở cho việc bảo đảm quyền dân chủ trên

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà mọi người dân có quyền được hưởng thụ.

Những phân tích cơ sở khoa học và yêu cầu của quan điểm trên đây có

tính định hướng quá trình phát huy vai trò tích cực của KTTN, trên cơ sở

nhận thức đúng và có những giải pháp phù hợp để khắc phục có hiệu quả các

hệ lụy do chính sự phát triển KTTN gây ra trong quá trình giải quyết các vấn

đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

giữa các vùng, miền.

Để KTTN trở thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển KT-

XH ở Nghệ An, trong tổ chức quá trình phát triển KTTN, chúng ta cần quán

triệt sâu sắc ba quan điểm nêu trên. Những quan điểm đó định hướng giải

quyết các mâu thuẫn đã được trình bày ở Chương một; đồng thời là cơ sở để

tác giả đề xuất các giải pháp phát triển KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới.

2.2. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân ở

Nghệ An trong thời gian tới

Trên cơ sở luận giải về KTTN, phát triển KTTN, đánh giá thực trạng

phát triển KTTN và quan điểm về phát triển KTTN ở Nghệ An. Nhằm phát

huy tối đa vai trò và khắc phục có hiệu quả những yếu kém của KTTN, cũng

nh giải quyết các mâu thuẫn đặt ra và cụ thể hóa quan điểm trong phát triển

KTTN ở Nghệ An. Để KTTN tham gia và đóng góp tích cực vào phát triển

Page 58: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

KT-XH, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của Đại hội Đảng bộ

tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng

cao hiệu quả quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới nh sau:

2.2.1. Xây dựng môi trường và thể chế xã hội đồng thuận trong quá

trình phát triển kinh tế tư nhân.

Cũng như các TPKT khác, KTTN ở Nghệ An cần phải có một môi

trường thuận lợi và sự đồng thuận của mọi tầng lớp dân c để SXKD, coi đó là

điều kiện cần để KTTN xác định đúng vị thế, vai trò trong phát triển KT-XH.

Đây là vấn đề không mới nhng rất cần thiết đối với phát triển KTTN trong cả

nước và càng có ý nghĩa quan trọng ở Nghệ An. Thực chất là tạo lập môi

trường đồng thuận để KTTN được thừa nhận, tồn tại, phát triển, bình đẳng

như các TPKT khác. Khắc phục được tình trạng mặc cảm, phân biệt đối xử,

định kiến bất lợi đối với KTTN là một quá trình khó khăn, phức tạp lâu dài

trong điều kiện ở Nghệ An “Cán bộ, đảng viên và nhân dân cha chuyển đổi

kịp nhận thức và tư duy về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về

sự bình đẳng giữa các thành phần KTTN, nhất là kinh tế tư nhân” [38, tr.27]

và “Nhận thức và tư duy về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngĩa của

cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế... Môi trường xã hội cha thực sự

đồng thuận” [42, tr.35]. Nên việc tạo lập môi trường tâm lý và thể chế xã hội

tạo sự đồng thuận để KTTN phát triển là một giải pháp mang tính đột phá,

quan trọng và lâu dài. Do vậy, phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác

giáo dục chính trị t tởng, thông tin tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các

chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; những thành tựu

đã đạt được trong phát triển KTTN cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp

nhân dân. Khắc phục bằng được t tởng bảo thủ, trì trệ, chậm thích ứng với cơ

chế mới; đồng thời cổ vũ t tởng cách mạng tiến công, dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm để tạo động lực mới cho quá trình phát triển KTTN,

Page 59: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

đây chính là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân trong Tỉnh; là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho

đội ngũ cán bộ đảng viên thể hiện sự năng động, sáng tạo trong thực thi

nhiệm vụ lãnh đạo về kinh tế; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, phát triển

KTTN. Đa dạng các loại hình tiến hành công tác t tởng để mọi người nhận

thức đúng, hiểu sâu các chủ trương, chính sách, cơ chế phát triển KTTN đều

xuất phát từ lợi ích của nhân dân, trong đó quy định rõ quyền lợi được hởng

và nghĩa vụ phải thực hiện. Để tạo lập môi trường tâm lý đồng thuận với cơ

chế và chính sách, trớc khi ban hành phải bàn bạc dân chủ và tôn trọng ý kiến

của nhân dân; tăng cờng đối thoại, cung cấp thông tin một cách công khai

minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi để người dân vừa thực thi vừa tham gia

giám sát. Phát huy thế mạnh của phương tiện thông tin đại chúng và thông

qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để giải thích việc làm

đó đem lại lợi ích cho nhân dân và vì mục tiêu sớm Đưa Nghệ An thoát khỏi

tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển để nhân dân đồng tình ủng hộ. Sáng

tạo nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để nâng cao nhận thức và đổi mới

tư duy của cán bộ, đảng viên và nhân dân về KTTT định hướng XHCN, về sự

bình đẳng giữa các TPKT, khuyến khích, cổ vũ những người dân, doanh

nghiệp làm giàu chính đáng...

Mặt khác, khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, cách

mạng và văn hóa của quê hơng Xô-Viết, đức tính cần cù, chịu thương, chịu

khó, hiếu học của người con Xứ Nghệ, tạo nên hào khí mới xây dựng quê h-

ơng. Làm cho khát vọng vơn lên thoát khỏi đói nghèo, trở thành khá giả, giàu

có là mục tiêu, là quyết tâm, là niềm tự hào của mỗi người dân, mỗi gia đình,

làng xóm, thôn bản. Xây dựng phong trào toàn dân chung tay vì sự phát triển,

làm cho KTTN có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và tham gia vào thực hiện

các vấn đề xã hội nh đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, thể

Page 60: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

thao văn hóa, y tế, giáo dục... Bảo vệ tài sản và quyền lợi chính đáng của các

chủ sở hữu tư nhân cũng nh giám sát việc thực thi có hiệu quả trách nhiệm

pháp luật của họ đối với người lao động và xã hội; cổ vũ và biểu dơng kịp

thời những doanh nhân, những đơn vị SXKD có hiệu quả, đúng pháp luật,

đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của Tỉnh, bảo đảm lợi ích của người

lao động để KTTN ngày càng gần gũi, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Đối với vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đặc thù về an

ninh chính trị cần có cơ chế, phương pháp tuyên truyền riêng. Phải kết hợp

sức mạnh của lực lượng vũ trang và hệ thống chính trị cơ sở; phát triển các

TPKT phải gắn kết với thực hiện nhiện vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm,

xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh của vùng, miền... để thực hiện công tác

tuyên truyền. Tập trung làm chuyển biến nhận thức và tạo đồng thuận trong

Tỉnh phát huy vai trò của KTTN trong đời sống KT-XH. KTTN không những

là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế mà còn là lực lượng, phương

tiện để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, mà trớc mắt là xóa đói, thoát

nghèo có hiệu quả nhất ở Nghệ An hiện nay.

Xây dựng môi trường tâm lý và thể chế xã hội đồng thuận là vấn đề có ý

nghĩa quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của KTTN; vừa tạo ra

sự thống nhất trong hoạt động chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành với hoạt

động SXKD của các tổ chức KTTN, vừa tạo ra sự đồng thuận trong mọi tầng

lớp nhân dân đối với quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh

tế nói chung và KTTN nói riêng ở Nghệ An hiện nay.

2.2.2. Tập trung mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-

XH và hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho

phát triển KTTN

Với trình độ phát triển của nền kinh tế, để khai thác và phát huy được

các tiềm năng, lợi thế cho phát triển thì đây là một giải pháp đột phá đối với

Page 61: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

sự phát triển KT-XH nói chung và KTTN ở Nghệ An nói riêng. Để tạo được

bớc đột phá thực sự thì trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống kết cấu

hạ tầng KT-XH phải nắm vững và bám sát các mũi, vùng trọng điểm trong

phát triển kinh tế ở Nghệ An do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định

đó là:

Về các mũi trọng điểm bao gồm: Khai thác, chế biến khoáng sản, trọng

tâm là xi măng, vật liệu xây dựng, sắt, đá trắng, thiếc; Điện chú trọng xây

dựng thủy điện (Miền Tây và nhiệt điện Quỳnh Lu); Bia; Mía đờng; Chăn

nuôi đại gia súc và chế biến sữa; Kinh tế rừng trọng tâm là trồng và chế biến

gỗ; Hình thành và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao.

Về các vùng kinh tế trọng điểm gồm: Thành phố Vinh - Khu kinh tế

Đông Nam gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà xây dựng thành khu kinh tế đa

ngành, đa chức năng gắn với phát triển thành phố Vinh trở thành cực tăng tr-

ởng của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ; Tân Kỳ - Đô Lơng - Nghĩa Đàn - Thái

Hòa - Quỳ Hợp gắn với Miền Tây Nghệ An, hướng phát triển là chăn nuôi đại

gia súc, cây công nghiệp và chế biến nông - lâm sản, phát triển thủy điện,

công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản; Hoàng Mai -

Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, tập trung phát triển các

ngành công nghiệp động lực nh xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp

cơ khí, hóa chất [42, tr.56-59].

Từ quy hoạch và chức năng của các vùng, các mũi nhọn kinh tế trọng

điểm, muốn tạo được đột phá trong xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng

KT-XH đồng bộ, phải huy động tối đa các nguồn lực trong từng vùng và tổng

thể để tạo ra sự tương hỗ liên kết sâu rộng, chú trọng các công trình thiết yếu,

quan trọng có khả năng phát huy nhanh tác dụng. Trong đó đặc biệt chú trọng

phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển các vùng kinh tế trọng

điểm, vùng nguyên liệu, hạ tầng khu công nghiệp, làng nghề... là cơ sở để

Page 62: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

hình thành và mở rộng địa bàn hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo

nên sức sống của KTTN.

Thứ nhất, xây dựng hệ thống giao thông thông suốt để khắc phục hạn

chế về điều kiện tự nhiên.

Với lợi thế về địa lý, Nghệ An tận dụng tự nhiên và xây dựng mới tạo

nên một hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đờng biển, đờng không, đ-

ờng sông, đờng sắt, đờng bộ đã có tác dụng lu thông hàng hóa, dịch vụ trong

Tỉnh và thông thương với các tỉnh khác thuận tiện trở thành nhân tố quan

trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, hiệu quả việc khai thác, sử dụng

và sự liên kết chúng còn nhiều hạn chế, lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Tiến hànhư các biện pháp đồng bộ để tiếp tục hoàn hiện, nâng cấp, tu sửa hệ

thống giao thông theo hướng tích hợp đờng sông với đờng bộ nội tỉnh để hỗ

trợ cho nhau, về mùa ma phát huy lợi thế đờng sông, mùa khô triệt để khai

thác đờng bộ. Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ; đờng khu kinh tế,

khu công nghiệp; đờng vùng biên giới; đờng ven biển, ven sông; xây dựng hệ

thống giao thông vùng nguyên liệu, địa bàn miền núi phía Tây; đờng vào các

trung tâm các xã vùng cao, vùng sâu; cầu thay thế bến đò; cầu vượt, bến cảng

nội địa… để khắc phục chia cắt địa hình. Xây dựng các tuyến đờng ngang

nhằm hỗ trợ và khai thác lợi thế của đờng biển, quốc lộ, đờng sắt và đờng

không nhằm tạo ra sự vận chuyển cơ học các nguồn lực kinh tế. Tiếp tục thực

hiện và đẩy nhanh tiến độ, chất lượng đề án phát triển KT-XH miền Tây thời

kỳ 2011-2015 có tính đến năm 2020 và Chương trình phát triển kết cấu hạ

tầng KT-XH, nhằm tạo sự liên kết đa dạng, thông suốt giữa các vùng, miền,

các khu vực, các khu công nghiệp, các địa bàn trọng yếu của Tỉnh. Một hệ

thống giao thông đồng bộ, thông suốt và phát huy tối đa công năng được xem

nh là huyết mạch của nền kinh tế, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển

một hệ thống thị trường đặc biệt là thị trường hàng hóa dịch vụ tạo động lực

Page 63: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

cho phát triển kinh tế.

Thứ hai, xây dựng hệ thống điện và hệ thống thông tin truyền thông.

Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế

nói chung và của KTTN nói riêng, nó vừa là điều kiện vừa là đầu vào của quá

trình hoạt động SXKD. Với tiềm năng to lớn về thủy điện và nhiệt điện

(khoảng hơn 1000MW) Nghệ An không những bảo đảm được năng lượng cho

phát triển KT-XH mà còn cung cấp cho mạng lới điện quốc gia. Tuy nhiên, hệ

thống truyền tải không đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng của nền kinh tế, tỷ

lệ mua điện trực tiếp ở vùng nông thôn còn thấp, tỷ lệ thất thoát điện tương

đối cao… Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và huy động nội lực xây

dựng hệ thống truyền tải tương thích với việc tải điện từ các nhà máy, phát

triển mạng lới điện đến các khu đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông

thôn, đáp ứng nhu cầu về điện cho SXKD và sinh hoạt. Xây dựng cơ chế,

chính sách thuận lợi, minh bạch trong việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh

hoạt, hoàn thành việc chuyển giao việc bán điện của hợp tác xã cho ngành

điện lực để người dân được hởng các chế độ u đãi theo quy định. Khuyến

khích, nhân rộng mô hình doanh nghiệp và cá nhân đầu tư xây dựng các nhà

máy điện vừa và nhỏ đặc biệt là thủy điện để đáp ứng nhu cầu sản xuất sinh

hoạt của họ và nhân dân địa phương.

Cải tạo, nâng cấp mạng lới truyền thông hiện có để phát triển mạng lới

truyền thông lên lạc hiện đại và đồng bộ có khả năng khắc phục sự chia cắt về

địa hình, biến động của thiên tai, khuyến khích các đơn vị KTTN ứng dụng

công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Các cơ quan, sở, ban, ngành, các

cấp chính quyền trong Tỉnh đẩy nhanh tiến độ số hóa, tự động hóa, giao dịch

điện tử trong việc quản lý, điều hành và minh bạch thông tin. Xây dựng hệ

thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế đầy đủ, tiện tra cứu để người dân và

doanh nghiệp khai thác, tiếp cận nhanh, hiệu quả. Có chính sách hỗ trợ cho

Page 64: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

các địa phương và các doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh ứng dụng công

nghệ hiện đại vào thực hiện các khâu các bớc của quá trình SXKD. Đẩy mạnh

và hoàn chỉnh Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin từ phát triển

mạng Internet, truyền hình kỹ thuật số, mạng điện thoại không dây… đến đầu

tư trang thiết bị máy tính, đờng chuyền, cơ sở vật chất để kết nối Internet đến

tận các xã, cụm dân c. Khai thác, sử dụng nhiều loại phương tiện, công nghệ

thuyền thông cho phù hợp với trình độ phát triển của từng vùng, miền; lấy

hiệu quả làm tiêu chí để đánh giá lựa chọn công nghệ và phương pháp tiến

hành với phơng châm công nghệ thông tin phải đi trớc một bớc và là nguồn

lực để phát triển.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước.

Một số lượng lớn các tổ chức KTTN ở Nghệ An hoạt động trong lĩnh

vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây công nghiệp, chế biến… nên

việc có một hệ thống thủy lợi bảo đảm tới, tiêu, sinh hoạt, chủ động trong sản

xuất là vấn đề quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động

SXKD. Chú trọng xây dựng quy hoạch đảm bảo nguồn nước cho khu vực sản

xuất tập trung, các khu công nghiệp, khu đô thị… đặc biệt là các vùng khan

hiếm nước. Kết hợp khai thác lu vực sông với kiên cố hóa hệ thống kênh, m-

ơng để bảo đảm nguồn nước ổn định cho sản xuất nông-lâm-ngh nghiệp, có

giải pháp trong phòng chống bão lụt và chống xâm thực nước biển, giảm thiểu

thiệt hại do thiên tai. Tăng khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước và

các trạm thủy nông, kết hợp nước máy, nước giếng khoan, giếng đào và nước

tự chảy để đáp ứng nhu cầu về nước trong SXKD. Đồng thời có giải pháp xử

lý nước thải ở các khu công nghiệp, cụm dân c, làng nghề, khu đô thị… giảm

thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.

Thứ t, xây dựng hệ thống chợ huyện, chợ vùng, chợ nông thôn, và hệ

thống siêu thị.

Page 65: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Do địa bàn rộng, dân c không tập trung, hệ thống giao thông nội bộ của

các địa phương còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển kinh tế... nên một

hệ thống chợ và siêu thị là giải pháp để đa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bảo đảm nhu cầu lu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân,

với một thị trường hơn 3 triệu dân và hệ thống nhà máy, xí nghiệp chế biến

trong Tỉnh thì hệ thống chợ và siêu thị sẽ thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm

cho KTTN, đây chính là sức sống của KTTN trong nền KTTT. Xây dựng chợ

Vinh trở thành chợ đầu mối của Tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, các chợ

huyện thành chợ vệ tinh. Khuyến khích các DNTN xây dựng và phát triển hệ

thống siêu thị ở đô thị và đến các trung tâm huyện. Tăng cờng thông tin và

định hướng thông tin thị trường để thị trường hàng hóa dịch vụ phát triển,

hoạt động ổn định, các mặt hàng chiến lược của Tỉnh được bảo đảm vững

chắc đầu ra. Mặt khác, khai thác khả năng tiêu dùng của thị trường (Nam

Thanh-Bắc Nghệ, Nam Nghệ- Bắc Hà) và thị trường Lào, đây là những thị

trường có nhiều điểm tương đồng với thị trường trong Tỉnh, đặc biệt là thị

hiếu của người tiêu dùng.

Kết hợp, tận dụng khai thác thế mạnh và thông qua hoạt động du lịch,

văn hóa, thể thao, giáo dục để xây dựng và quảng bá thương hiệu, cũng nh tạo

điều kiện để thu hút kêu gọi hợp tác đầu tư cho các đơn vị KTTN. Các giá trị

truyền thống về lịch sử, văn hóa cần được khai thác và sử dụng nh là một yếu

tố thúc đẩy KTTN phát triển. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận

lợi để KTTN đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ nh; t vấn, lao động, xuất nhập

khẩu, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khoa học công nghệ, thông

tin, vận tải… để góp phần hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng KT-

XH thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTTN ở Nghệ An.

2.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ

chế, chính sách và tổ chức thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư

Page 66: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

nhân phát triển

Về phơng hướng thời gian tới, KTTN ở Nghệ An có sự phát triển đa

dạng về loại hình và lĩnh vực SXKD nhng quy mô chủ yếu vẫn là các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, có sự liên doanh, liên kết với các TPKT khác để nâng cao

hiệu quả SXKD theo hướng các tổ chức KTTN trở thành vệ tinh cung cấp

nguyên liệu, gia công sản phẩm với trình độ công nghệ nhiều tầng, sử dụng

nhiều lao động, theo định hướng phát triển KT-XH của Tỉnh. Do vậy, trong

quá trình triển khai các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương và ban

hànhư các cơ chế, chính sách, quy định của Tỉnh về KTTN cần phải quan tâm

tới vấn đề này để nâng cao hiệu quả trên thực tế của chủ trương, cơ chế, chính

sách đó theo hướng; vừa tuân thủ sự triển khai từ trên xuống, vừa tăng cờng

đối thoại, lắng nghe phản hồi từ phía các tổ chức KTTN, chủ động phát hiện

những vớng mắc, rào cản để có những quyết định kịp thời đúng thẩm quyền

nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng và sự phát triển của KTTN ở Nghệ An.

Thứ nhất, cơ quan quản lý và chỉnh quyền Tỉnh xây dựng quy hoạch và

xác định hướng u tiên phát triển đối với KTTN nhằm khai thác phát huy

lợi thế của Nghệ An

Quy hoạch về KTTN phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

Nghệ An đã được Thủ tởng Chính phủ phê duyệt và các Chương trình, đề

án, dự án phát triển KT-XH trọng điểm của Tỉnh. Khai thác tối đa lợi thế về

điều kiện tự nhiên, phát huy, sử dụng có hiệu quả các làng nghề truyền thống,

tạo sự liện kết chặt chẽ giữa KTTN với các TPKT khác và với cộng đồng dân

c. u tiên phát triển KTTN trong các ngành nghề cần ít vốn đầu tư, có khả năng

tạo nhiều công ăn việc làm, khả năng quay vòng vốn nhanh và tạo thu nhập

ổn định cho người lao động. Xác địnhư các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế và

phù hợp với KTTN, tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, sản

xuất nguyên liệu, gia công chế biến… trong đó đẩy mạnhư các hình thức du

Page 67: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

lịch là mũi nhọn của phát triển KTTN. Đồng thời, tìm kiểm thị trường, đẩy

mạnh xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm và tích lũy nguồn vốn cho

phát triển KTTN.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cải cách hành chính và

công tác quản lý Nhà nước đối với KTTN

Cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện

đại, chuyên nghiệp, hiệu quả và hiệu suất cao góp phần chống tham nhũng,

lãng phí, gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiết kiệm thời gian và tiền của cho doanh

nghiệp và người dân là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá để thu hút đầu tư,

phát triển kinh tế ở Nghệ An nói chung và của KTTN nói riêng. Do vậy, xây

dựng nền hành chính Tỉnh từng bớc hiện đại, chuyên nghiệp là yêu cầu cấp

thiết trớc mắt đối với phát triển KTTN. Tuy đã đạt được nhiều kết quả trong

việc triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của BCHTW Đảng

khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ

máy nhà nước và Chương trình “đề án 30” của Chính phủ về cải cách thủ tục

hành chính, nhng công tác cải cách hành chính và năng lực hiệu quả của các

chính quyền tỉnh Nghệ An vẫn còn những hạn chế, yếu kém, cản trở đến quá

trình phát triển của KTTN.

Theo đó, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và nâng cao năng lực

của các cơ quan quản lý Nhà nước là một nhiện vụ cấp bách nhằm tiếp tục

xây dựng nền hành chính bảo đảm dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bớc

hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống cơ

quan quản lý Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thể chế

KTTT định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững;

góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Muốn vậy, phải tiến hành tổng thể các biện pháp một cách mạnh mẽ và đồng

bộ, nhất là cải cách hành chính trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý

Page 68: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

đất đai, dự án, tài chính, cán bộ... theo hướng giải quyết công việc nhanh nhất,

hiệu quả nhất cho người dân, tổ chức KTTN, nhà đầu tư. Gắn cải cách hành

chính với công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức

trong bộ máy chính quyền các cấp và trong các cơ quan quản lý Nhà nước;

phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, hiểu và có kinh nghiệm

trong quản lý, điều hành. Đồng thời phải kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm

khắc với những cán bộ lợi dụng chức quyền, công vụ để nhũng nhiễu, hạch

sách, cầu lợi... làm giảm niềm tin của nhân dân và tổ chức KTTN, ảnh hởng

đến môi trường đầu tư và phát triển của KTTN. Phân cấp triệt để, phân định

rõ chức năng, quyền hạn của cơ quan, ngành, các địa phương, người đứng đầu

tưheo nguyên tắc: việc gì, cấp nào quản lý có hiệu quả, người nào có năng lực

dám chịu trách nhiệm mang lại hiệu quả thiết thực nhất, thì giao cho cấp đó

quản lý và người đó điều hành, nhng phải trên cơ sở quản lý thống nhất của

Nhà nước. Thực hiện chế độ công khai minh bạch về tài chính, về thông tin

thị trường, đầu tư và các cơ hội trong SXKD, bảo đảm cho mọi TPKT đều có

điều kiện tận dụng cơ hội và đều bình đẳng trớc pháp luật; đặc biệt là các vấn

đề liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, nhằm tạo ra sự đồng thuận, ủng

hộ của nhân dân trong thực hiện cơ chế chính sách đối với phát triển KTTN.

Khắc phục bằng được tình trạng độc quyền, vừa đá bóng vừa thổi còi đối với

kinh tế Nhà nước nhng lại là ông vua sân cỏ đối với KTTN của các cơ quan

quả lý Nhà nước. Cùng với việc rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung các văn

bản pháp luật, các thủ tục hành chính không phù hợp, phải nâng cao chất

lượng, hiệu quả và tính khả thi của việc ban hànhư các văn bản pháp luật mới

theo thẩm quyền; kiến nghị lên trên sửa đổi bổ sung những vấn đề thuộc thẩm

quyền của cấp trên.

Tăng cờng các hoạt động đối thoại giữa người dân, tổ chức KTTN với

các cơ quan quản lý, người đứng đầu các cấp có thẩm quyền ban hành và sửa

Page 69: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

đổi các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của KTTN để xử

lý kịp thời, có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong quá trình SXKD. Có cơ

chế để người dân, tổ chức KTTN, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng tham gia

kiển tra, giám sát thực hiện cơ chế, chính sách đối với KTTN và các quy định,

tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ. Thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao

năng lực pháp lý của người dân và tổ chức KTTN, trong việc thực hiện các

thủ tục hành chính cũng nh chấp hànhư các quy định pháp luật trong SXKD.

Thứ ba, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách u đãi đầu tư của

Tỉnh đối với KTTN

Trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước

và kết quả cải cách hành chính, sự vận dụng các quy định, pháp luật, cơ chế,

chính sách của Trung ương, cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn mà các cơ

quan, ban, ngành cấp tỉnh ban hành cơ chế, chính sách u đãi thuận lợi thông

thoáng cho các nhà đầu tưư, doanh nghiệp và người dân; chủ động tạo lập quy

hoạch, kế hoạch, xây dựng các Chương trình, dự án để thu hút các nhà đầu

tưư trong và ngoài Tỉnh để họ có điều kiện lựa chọn và quyết định đầu tưư.

- Về chính sách đất đai

Hỗ trợ về thông tin, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, đầu tưư cơ

sở hạ tầng, u đãi về giá thuế đất, miễn tiền thuế đất theo nghị định 51/NĐ-CP

của Chính phủ [phụ lục 6]. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và cơ chế sử

dụng thông tin về đất đai trong các dự án, các khu công nghiệp để mọi tổ chức

KTTN có thể tiếp cận dễ dàng, thuận tiện trong lựa chọn phơng án đầu tưư

SXKD. Đồng thời rà soát lại quy hoạch phát triển để điều chỉnh bổ sung phù

hợp với định hướng phát triển của Tỉnh, của Trung ương, gắn phát triển kinh

tế với ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến vào quản lý quy

hoạch đất phục vụ SXKD. Khuyến khích các tổ chức KTTN sử dụng đất ở

các vùng còn nhiều diện tích cha sử dụng, đất trống, đồi núi trọc, khu vực

Page 70: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

chua phèn khó canh tác. Tạo điều kiện để cho tổ chức KTTN được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng nó để thế chấp vay vốn ngân hàng

hoặc góp vào cổ phần liên doanh với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Về chính sách tài chính, tín dụng

Trên cơ sở chủ trương chính sách chung của Nhà nước về khuyến khích

và tạo điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển, nghiêm túc triển khai kết luận

của Ban bí th về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của hội nghị lần

thứ năm BCHTW Đảng khóa IX; thực hiện chính sách tài chính tín dụng đối

với KTTN bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các TPKT khác. Bảo đảm

KTTN tiếp cận và được hởng các u đãi của nhà nước, của Tỉnh cho kinh tế

hộ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi đầu tư vào các mục tiêu được Nhà nước

khuyến khích đầu tư. Căn cứ vào năng lực và hiệu quả thực tế của các đơn vị

kinh tế, tổ chức đấu thầu công khai trong xây dựng KT-XH ở Tỉnh để KTTN

được tiếp cận với các nguồn vốn u đãi, các Chương trình viện trợ phát triển

quốc gia, quốc tế, nguồn vốn ODA... một cách bình đẳng với các TPKT khác.

Kịp thời sửa đổi và ban hành những quy định về tài chính phù hợp với trình

độ phát triển và đặc thù công việc đối với DNTN, tiếp tục đổi mới mà trớc hết

là chế độ thuế phù hợp để thúc đẩy KTTN trong Tỉnh phát triển, chống thất

thu thuế, có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của KTTN trong KTTT

ở Tỉnh, khuyến khích các câu lạc bộ doanh nghiệp thành lập quỹ bảo hiểm,

tương hỗ của các doanh nghiệp dưới sự bảo trợ của Tỉnh, có quy định đăng ký

sở hữu tài sản, bản quyền, thông tin... tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh

doanh. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay đi kèm với tăng cờng các dịch vụ

thanh toán, bảo lãnh, t vấn kinh tế cho KTTN.

Với chế độ kế toán cần bổ sung sửa đổi một số quyết định để tạo thuận

lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp khi nguồn vốn vay đến hạn không trả được,

sửa đổi bổ sung chế độ kế toán phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, tạo

Page 71: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

điều kiện cho các DNTN sử dụng dịch vụ kiểm toán hàng năm. Chủ động các

giải pháp về tài chính cho việc sát nhập, cổ phần hóa, giải thể, phá sản của các

tổ chức KTTN để tránh những biến động xấu về mặt xã hội, ảnh hởng đến

môi trường đầu tư, phát triển của KTTN.

- Về chính sách lao động tiền lơng

Mục tiêu cần đạt được là bảo đảm sự ổn định (giữ chân) về nguồn lao

động cho các tổ chức KTTN trớc sự cạnh tranh về nguồn lực lao động giữa

các TPKT trong Tỉnh và nhu cầu sử dụng lao động của các trung tâm kinh tế

lớn của cả nước. Thực hiện đúng chính sách lao động tiền lơng trong các tổ

chức KTTN góp phần ổn định số lượng lao động trên địa bàn. Làm được việc

này góp phần tránh được hiện tợng di chuyển lao động từ địa phương này

sang địa phương khác và ra ngoài Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác

quản lý nguồn nhân lực tại chỗ… Do vậy, triển khai xây dựng cơ chế, quy

định để KTTN phải thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động và bổ sung

chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Triển khai công tác thống kê tình hình sử

dụng lao động và tham gia các chế độ đối với người lao động của các chủ sử

dụng lao động, đồng thời có biện pháp tuyên truyền để người lao động trong

các tổ chức KTTN biết được quyền lợi chính đáng của bản thân khi tham gia

vào thị trường lao động. Chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập và hoạt

động có hiệu quả thị trường lao động trong Tỉnh theo đúng quy định của

pháp luật và hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức KTTN tham gia thị trường này.

- Về chính sách hỗ trợ thông tin, khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại

Mở rộng hệ thống dịch vụ t vấn khoa học, công nghệ thông tin cho các

hộ kinh doanh và các tổ chức KTTN, hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễn phí

bồi dưỡng kiến thức khoa học, công nghệ cho các tổ chức KTTN, hỗ trợ họ áp

dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ sản xuất và bảo hộ

quyền sơ hữu công nghiệp. Bảo đảm cho KTTN nhận được những thông tin

Page 72: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

cần thiết về công nghệ mới, pháp luật, chính sách quy hoạch, kế hoạch phát

triển KT-XH của cả nước và của các ngành, các vùng, các lĩnh vực trong

Tỉnh. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong việc định hướng,

hộ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao các công nghệ mới. Xây dựng các

trung tâm dự báo thông tin về trung hạn, dài hạn của các ngành và các sản

phẩm trên địa bàn Tỉnh, cả nước và trên thế giới; các dự án phát triển có

nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước, ngân sách của Tỉnh và các nguồn huy

động khác. Giúp đỡ, khuyến khích và hỗ trợ về mọi mặt để các tổ chức KTTN

đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm ra

thị trường.

2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát

triển của KTTN theo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII xác định phơng

hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH và xu thế phát

triển chung của nền kinh tế nh sau: “Chú trọng nâng cao trình độ tay nghề của

người lao động, nhất là nông dân. Gắn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ

cấu lao động trên cơ sở làm tốt công tác đào tạo theo các ngành nghề” [42,

tr.87]. Với nền giáo dục tương đối hoàn thiện về hệ thống trường lớp các cấp

và có uy tín về chất lượng, cùng lợi thế về dân số, truyền thống hiếu học,

truyền thống lịch sử văn hóa... thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu CNH,HĐH và xu thế phát triển chung của nền kinh tế ở Nghệ An có

nhiều thuận lợi. Những vấn đề khó khăn trong phát triển về khoa học công

nghệ và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế không cho phép Nghệ An sử dụng có

hiệu quả nguồn nhân lực của mình, để xảy ra tình trạng chảy máu nguồn nhân

lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Tình trạng đào tạo cha gắn với nhu

cầu sử dụng lao động trong và ngoài Tỉnh, chưa có biện pháp quản lý sau đào

tạo, mất cân đối giữa các vùng miền, các lĩnh vực; chưa có quy hoạch, mang

Page 73: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

tính chiến lược... Nên số lượng đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao còn ít,

chất lượng đào tạo về thực hành còn hạn chế nên công nhân ra trường cha đáp

ứng được yêu cầu thị trường lao động. Mặt khác trong quá trình đào tạo lao

động cha quan tâm đúng mức việc giáo dục ý thức kỷ luật, đạo đức lối sống

cho người lao động, tác phong làm việc công nghiệp... (đặc biệt là các trung

tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề), nên một số công nhân tự ý bỏ

việc hoặc chấp hành không nghiêm kỷ luật lao động gây ảnh hởng không nhỏ

đến chất lượng và hiệu quả SXKD của các cơ sở sử dụng lao động. Nghệ An

đang đứng trớc yêu cầu giải quyết sự thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân

lực qua đào tạo. Để bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển

của KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới tổ chức thực hiện các biện pháp

mang tính đột phá sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân của Tỉnh

Đây là chủ thể có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng hiệu quả

của các tổ chức KTTN, đội ngũ doanh nhân có vai trò rất quan trọng cho sự

phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy tăng trởng nền kinh tế, tạo nhiều việc

làm cho người lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp; đóng góp chủ yếu

nguồn thu ngân sách cho Nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và tốc độ đô thị hóa… Vai trò của đội ngũ doanh nhân Nghệ An đã

được khẳng định trong quá trình phát triển KT-XH “Là lực lượng chủ yếu

khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế; góp phần quan trọng

thúc đẩy tăng trởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh” [38,

tr.749]. Tuy nhiên, đa số doanh nhân hoạt động trong KTTN ở Nghệ An thiếu

kiến thức về quản trị kinh doanh, nên trong quản lý điều hành mang nặng tính

chủ quan, kinh nghiệm, thụ động; thiếu tính bài bản, chiến lược; khả năng tiếp

thị và hội nhập KTTT nhất là kinh tế quốc tế còn kém do các trình độ chuyên

môn cơ bản còn yếu; chưa có khả năng tạo dựng thương hiệu và quảng bá sản

Page 74: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

phẩm; yếu kém về trình độ văn hóa và chuyên môn... Nhiệm vụ cấp bách là

bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có trình độ và khả năng quản lý, điều hành

doanh nghiệp và tổ chức SXKD có hiệu quả; được đào tạo, bồi dưỡng những

kiến tức cơ bản về về quản trị kinh doanh, tiếng Anh thương mại, tin học văn

phòng… đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung

bồi dưỡng cho các chủ doanh nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã, những người có

nhu cầu và khả năng khởi nghiệp trong các ngành nghề SXKD, chú trọng các

lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng, các vùng mà các loại hình doanh nghiệp

phát triển cha nhiều. Đẩy mạnh xã hội hóa trong bồi dưỡng doanh nhân làm

cho đội ngũ doanh nhân nhận thức rõ kinh doanh là một nghề, muốn SXKD

có hiệu quả phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định nên người làm nghề

kinh doanh cần được học, bồi dưỡng kiến thức một cách cơ bản, hệ thống. Kết

hợp đào tạo của hệ thống nhà trường với tự học, tự bồi dưỡng trong thực tế,

nhất là trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Đối với chính quyền, cơ quan quản lý và hệ thống nhà trường làm tốt

công tác tuyên truyền, quảng bá, tuyển sinh và đa dạng hóa các hình thức đào

tạo, bồi dưỡng... để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả và thu hút

được sự quan tâm chú ý của đội ngũ doanh nhân và những người có nhu cầu

khởi nghiệp. Cần có nghiên cứu, đầu tư thỏa đáng về công tác điều tra, khảo

sát về nhu cầu học tập của doanh nhân; mở lớp thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội nghề nghiệp; bố trí thời gian học và

thủ tục tuyển sinh phù hợp với điều kiện công tác và thuận tiện cho người học

(chủ yếu là hình thức đào tạo tại chức, không tập trung). Tỉnh có cơ chế,

chính sách, chế độ u tiên đối với người tham gia đào tạo (người dạy), mời

những cá nhân, tổ chức có uy tín và hỗ trợ chí phí quản lý, phục vụ cho cho

đơn vị tổ chức triển khai các nội dung, Chương trình liên quan đề đào tạo, bồi

dưỡng doanh nhân.

Page 75: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Ngoài nội dung kiến thức về KTTT, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình

độ chính trị, tính văn hóa và trình độ văn minh trong kinh doanh. Khai thác

lợi thế đặc trưng văn hóa xứ Nghệ và các giá trị truyền thống cách mạng, lịch

sử, đồng thời chỉ ra những yếu kém, không phù hợp của phong tục tập quán

địa phương đối với hoạt động SXKD. Tổ chức lãnh đạo và chính quyền các

cấp cần đóng vai trò quan trọng đối với việc xuất hiện các nhà tư bản dân tộc

để họ trở thành các nhà tư bản yêu nước, nhằm thu hút các thương nhân có

tài, thành đạt trong và ngoài nước về Nghệ An đầu tư SXKD. Hình thành và

tổ chức hoạt động có hiệu quả các diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp,

doanh nhân và thị trường để phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động của đội

ngũ doanh nhân đồng thời kịp thời xử lý những vấn đề ảnh hởng đến quá trình

họat động SXKD của doanh nhân.

Thứ hai, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng xu hướng phát triển bền

vững của KTTN

Với trình độ công nghệ hiện tại, lao động trong KTTN chủ yếu là lao

động thủ công, bán cơ khí và cơ khí là chủ yếu, đây là rào cản lớn đến quá

trình phát triển KTTN một cách bền vững, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển

KT-XH. Nguồn lao động của KTTN trong tương lai phải đảm bảo cả về thể

lực và trí lực, do vậy cần củng cố hệ thống giáo dục từ bậc học mầm non, phổ

thông, đến đào tạo chuyên nghiệp và phát triển hệ thống hạ tầng xã hội nh

giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa. Đồng thời phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung

chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển KT-XH

của Tỉnh; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đội ngũ tri thức phát huy

tốt năng lực, cống hiến công sức, trí tuệ vào sự nghiệp phát triển KT-XH.

Tận dụng lợi thế về mối quan hệ thân thiết giữa người chủ doanh

nghiệp và người lao động và cơ chế tuyển lao động theo những quy ớc làng

xóm, dòng họ, làng nghề… khuyến khích các tổ chức KTTN kết hợp với các

Page 76: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

cơ sở giáo dục để tự đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của mình. Trên cơ

sở thực hiện chính sách về lao động, tiền lơng vận động các chủ sử dụng lao

động nghiêm túc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động

đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội. Tỉnh hỗ trợ

chi phi đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiếp nhận từ

50 lao động trở lên nếu tổ chức đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn bậc 2 sẽ được

ngân sách tỉnh hỗ trợ 500.000 đồng/ người có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An

[phụ lục 6]. Nghiên cứu xây dựng cấp sổ lao động cho người lao động, xem

đây là một chứng chỉ hành nghề; là giấy thông hành của người lao động trong

độ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ KTTN trong việc thu hút, sử dụng

nguồn nhân lực chất lượng cao nh khu vực kinh tế Nhà nước; u tiên KTTN

đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh để có điều kiện tiếp cận

những công nghệ tiên tiến. Tránh những định kiến về nhu cầu và khả năng

hấp thụ, ứng dụng khoa học công nghệ nên KTTN ít được tiếp cận và nhận

được các dịch vụ, sự trợ giúp về khoa học công nghệ phục vụ SXKD. Xây

dựng mối quan hệ giữa tổ chức KTTN với các trung tâm đào tạo lao động đặc

biệt là các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ

thuật, công nghệ… để thường xuyên có sự trao đổi thông tin về thị trường, về

sản phẩm, về khả năng cạnh tranh của hàng hóa... Tỉnh có chính sách về tín

dụng để hỗ trợ một cách thiết thực nhất cho các tổ chức KTTN trong việc chủ

động và giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật, công nghệ của mình,

khuyến khích giải quyết các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường sinh thái,

lợi ích cộng đồng. Cần có kế hoạch tổng thể để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ

lao động phù hợp với định hướng phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu lao

động của KTTN, gắn với yêu cầu thực tế sản xuất và thị trường lao động

trong và ngoài tỉnh; khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức KTTN tự đào tạo

Page 77: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

lao động tại chính cơ sở SXKD của mình để nâng cao khả năng thực hành và

kinh nghiệm thực tế cho người lao động. Tạo cơ chế để các tổ chức KTTN

phát hiện, bồi dưỡng học sinh, sinh viên giỏi trong hệ thống các trường học

các cấp để trợ cấp hoặc cấp học bổng nếu họ học theo những khóa đào tạo,

ngành nghề phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của sinh viên và doanh

nghiệp… Tạo sân chơi cho các tổ chức KTTN trong nghiên cứu, ứng dụng

khoa học công nghệ vào sản xuất thông qua tổ chức các cuộc thi tay nghề, các

cuộc triển lãm về công nghệ, hội chợ thương mại… để toàn bộ quá trình đào

tạo, sử dụng và đãi ngộ lao động đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật, tay

nghề cao ngày càng dựa trên các nguyên tắc của thị trường, theo quy luật

cung - cầu, các tín hiệu của thị trường và thỏa mãn chúng một cách tự giác,

tiết kiệm, phù hợp nhất. Đây chính là giải pháp nhằm tạo ra sự liên thông và

hội nhập nguồn lao động giữa các TPKT khác với KTTN để KTTN có điều

kiện tích hợp cơ hội trong đào tạo, sử dụng nguồn lao động có chất lượng.

Nội dung đào tạo cần bám sát vào nhu cầu thực tế của các tổ chức

KTTN, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều khả thi sau khi đào tạo để xác định

nội dung. Tuy nhiên dù đào tạo ngành nghề nào, nội dung trớc hết cần khắc

phục triệt để khuyết tật cố hữu về tínhư cách của nghời Xứ Nghệ. Bồi dưỡng

nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, nề nếp tác phong lao động công nghiệp, trách

nhiệm đối với đơn vị và cộng đồng… Chủ động dự báo xu hướng phát triển

của công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của KTTN để xác

địnhư các nội dung đào tạo theo hướng đón đầu; u tiên công nghệ thân thiện

với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của KTTN theo những định

hướng phát triển của Tỉnh. Trong nông nghiệp chú trọng đào tạo kỹ thuật cho

nông dân về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo quản

chế biến các sản phẩm nông sản để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất

hàng hóa bằng công nghệ xanh. Trong công nghiệp chú trọng đào tạo khả

Page 78: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

năng sử dụng máy móc công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao trình độ kỹ

năng vận hành, bảo dưỡng, bảo quản và khả năng khắc phục sự cố các loại máy

móc, phương tiện được trang bị cho sản xuất. Nâng cao tính chuyên nghiệp và

văn hóa ứng xứ đối với lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là

ngành du lịch, t vấn, bảo hiểm, ngân hàng... để khai thác tối đa lợi thế và tiềm

năng về điều kiện tự nhiên trong việc cạnh tranh với các TPKT khác.

Ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn lao động thì chúng ta cũng phải

bảo đảm số lượng lao động thực tế. Về lý thuyết ở Nghệ An không thiếu về

lượng nhng trên thực tế thì nguồn cung về lao động luôn trong tình trạng thiếu

hụt, thậm chí cả lao động phổ thông. Đây là hậu quả của chính sách sử dụng

và chế độ u đãi mà trực tiếp là thu nhập của người lao động ở Nghệ An cha

được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra là cách giải quyết, “giữ chân” người

lao động bằng cơ chế, chính sách u tiên, thu hút lao động của Tỉnh nhằm nâng

cao thu nhập và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Muốn vậy, triển

khai quy hoạch phát triển KTTN theo định hướng phát triển KT-XH gắn với

các Chương trình, đề án có tính ổn định và quy hoạch tổng thể về phát triển

KT-XH Nghệ An đã được Thủ tớng Chính phủ phê chuẩn. Nuôi dưỡng nguồn

thu cho KTTN thông qua việc để KTTN tham gia ngày càng sâu vào các

Chương trình phát triển có sự hỗ trợ từ ngân sách và viện trợ của nước ngoài.

Đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục lòng yêu quê hơng và

tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công cuộc vơn lên thoát

nghèo để trở thành một tỉnh khá của Nghệ An.

Thứ ba, thực thi có hiệu quả chính sách thu hút người Nghệ An đi học,

các doanh nhân trong nước và nước ngoài trở về Tỉnh lập nghiệp

Hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về số lượng doanh nhân,

người lao động, các sinh viên ra trường là người Nghệ An đang hoạt động

SXKD ở trong và ngoài nước; nhng thông qua hoạt động của hội đồng hơng

Page 79: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Xứ Nghệ tại các địa phương thì lực lượng này không phải là nhỏ. Đây là một

nguồn lực cần được khai thác và huy động vào sự nghiệp phát triển KT-XH

của Tỉnh, những người Nghệ An lập nghiệp xa quê hơng thường là những

người có tài và thành đạt trong SXKD, tiếp thu được kinh nghiệm và các tiến

bộ khoa học trong phát triển KTTN ở các địa phương có nền kinh tế phát

triển. Việc khai thác trí lực, vật lực của lực lượng này thường được thực hiện

thông qua chính sách kêu gọi đầu tư của Tỉnh cùng mối quan hệ mang đặc tr-

ng phong tục tập quán của người Nghệ An và được Đại hội Đại biểu Đảng bộ

tỉnh Nghệ An lần thứ XVII xác định “Phát huy tiềm năng và vai trò tích cực

của người Nghệ An sinh sống, học tập trong và ngoài nước, đóng góp xây

dựng quê hơng” [43, tr.75]. Nh vậy, để thực hiện chủ trương này, cần có cơ

chế chính sách thu hút về con người, trí tuệ, vốn, về cơ hội phát triển, tạo

nguồn lực thức đẩy cho KTTN phát triển.

Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế các đối tợng là sinh viên tốt

nghiệp loại giỏi, thạc sỹ, tiến sỹ, công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao về

Tỉnh là chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên việc triển khai trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp

tục làm rõ nh; bố trí công việc theo khả năng, nguyện vọng người đủ tiêu

chuẩn hởng chế độ; thời gian chờ đợi; môi trường làm việc; định mức hỗ trợ

và các chế độ, chính sách liên quan… Do vậy, phải minh bạch hóa công tác

tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền với sự tham gia giám sát của các đoàn

thể xã hội để kịp thời phát hiện những sai sót, phiền hà trong quá trình tuyển

dụng. Điều tra và dự báo chính xác nhu cầu về số lượng và yêu cầu về trình

độ chuyên môn trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, miền để khắc

phục tình trạng ở các ngành, lĩnh vực, các địa phương có điều kiện phát triển

thuận lợi thì thừa, và thiếu ở những nơi có điều kiện khó khăn nhng rất cần u

tiên để phát triển. Đấu tranh với những t tởng và hành động lợi dụng việc

Page 80: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

tuyển dụng để cầu lợi cá nhân gây ảnh hởng không nhỏ đến d luận trong và

ngoài Tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và người

đứng đầu tưrong việc lập và thực hiện kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, người

lao động trong các đơn vị kinh tế. Không để tình trạng người có nhu cầu làm

việc phải chờ đợi hoặc không quy định rõ thời gian tối thiểu và tối đa phục vụ

trong các ngành, lĩnh vực, địa phương đặc biệt khó khăn. Công khai chế độ

tiêu chuẩn và trách nhiệm của người lao động khi tham gia vào Chương trình

hộ trợ phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh; huy động sức mạnh tổng hợp và

chú trọng tính khả thi trong xây dựng, thực hiện, tránh hiện tợng đánh trống

bỏ dùi và t tởng cục bộ địa phương.

Không nhất thiết trở về quê hơng lập nghiệp mới là đối tợng của chủ

trương trên mà cần phát huy trình độ tri thức, kinh nghiệm của những người

đang công tác và giữ những cơng vị có lợi trong việc lĩnh hội trí thức, kinh

nghiệm phát triển KTTN của các địa phương khác; cũng nh những nhà khoa

học, tri thức, cống hiến sản phẩm nghiên cứu của mình cho sự phát triển KT-

XH của Tỉnh nhà. Chính họ là cầu nối và có vai trò quan trọng trong tiếp thu

công nghệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; Đồng thời

cũng là đội ngũ tiên phong trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu cho

sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thế mạnh của Nghệ An. Với kinh nghiệm tích lũy

được, họ chính là lực lượng khám phá thị trường và tạo điều kiện thuận lợi để

hàng hóa dịch vụ mang thương hiệu Xứ Nghệ xâm nhập và chiếm lĩnh thị

trường trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động của các hội nghành nghề,

câu lạc bộ, hội đồng hơng… trở thành kênh quảng bá chính sách kêu gọi thu

hút đầu tư của Tỉnh đến với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước,

qua đó tạo ra cơ hội hợp tác, liên doanh của các tổ chức KTTN trong tỉnh với

các đối tác đến từ bên ngoài, giúp KTTN có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng

thị trường SXKD, tăng tính khả thi trong quá trình phát triển của mình. Cần tổ

Page 81: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

chức các cuộc hội thảo khoa học về cơ hội và thách thức trong phát triển kinh

tế và đối thoại, gặp gỡ giao lu giữa người Nghệ An đang học tập, sinh sống ở

trong nước và nước ngoài với lãnh đạo chính quyền các cấp và người đứng

đầu, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của họ. Xem đây là một diễn đàn để người

Nghệ An trong và ngoài Tỉnh trao đổi kinh nghiệm, thông tin; là nơi học tập

có hiệu quả nhất cho đội ngũ doanh nghiệp trong Tỉnh.

Phát triển KTTN cần tiến hànhư các biện pháp mang tính tổng thể cả tr-

ớc mắt và lâu dài; nó được tiến hành đồng thời và lồng ghép vào các Chương

trình, đề án, kế hoạch phát triển KT-XH. Các biện pháp mà tác giả trình bày ở

trên tập trung giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của KTTN ở Nghệ

An trên cơ sở những định hướng, giải pháp chung về phát triển KTTN trong

cả nước.

* * *

Để phát huy vai trò tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực

của KTTN trong quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo,

CNH,HĐH; phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Tỉnh trong phát triển

KTTN. Cần quán triệt và thực hiện các quan điểm, giải pháp trên trong một

trình thể thống nhất và trong mối quan hệ với các yếu tố của nền kinh tế.

Nhằm khai thác tận dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài và phát huy

sức mạnh tổng hợp từ bên trong; trên cơ sở triển khai cơ chế, chính sách,

Chương trình hỗ trợ của trung ương một các sáng tạo phù hợp với điều kiện

đặc thù của Nghệ An. Sẽ là sai lầm và thất bại nếu chúng ta không quan tâm

đến những vấn đề mang tính đặc thù của Nghệ An trong quá trình triển khai

đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế của Đảng, Nhà nước về phát triển

KTTN. Các giải pháp trên chỉ phát huy được hiệu quả khi được tiến hành trên

cơ sở thực thi đồng bộ các giải pháp chung về phát triển KTTN trong nền

KTTT ở nước ta hiện nay. Khi thực hiện các quan điểm, giải pháp này sẽ giải

Page 82: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

quyết được những vấn đề cơ bản, mấu chốt để tạo sự đột phá trong phát triển

KTTN dựa trên một trục xuyên suốt là môi trường tâm lý và thể chế xã hội, cơ

chế chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn nhân lực. Đây là vấn đề

vừa mang tính cấp bách trớc mắt vừa mang tính cơ bản lâu dài đối với quá trình

phát triển của KTTN và nếu giải quyết được những vấn đề này sẽ có sự tác

động dây chuyền đến các yếu tố khác nh; khả năng cạnh tranh, chất lượng sản

phẩm, trình độ lao động, khả năng ứng dụng công nghệ, hiệu quả SXKD, nâng

cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân c… theo chiều hướng tích cực. Thực

chất là giải quyết các vấn đề về sân chơi, về luật chơi, và người chơi của KTTN

trong KTTT định hướng XHCN với những đặc thù của Nghệ An.

KẾT LUẬN

1. Lý luận kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm của Đảng ta về phát triển các TPKT trong TKQĐ lên CNXH và

thực tiễn phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của KTTN

trong cả nước cũng nh ở Nghệ An đã luận chứng rõ sự phát triển KTTN là

một tất yếu khách quan, đồng thời là phương tiện để xây dựng thành công mô

hình nền KTTT định hướng XHCN trên phạm vi cả nước và ở Nghệ An với

những nội dung vừa thể hiện những yêu cầu chung phát triển KTTN trong cả

nước, vừa thể hiện yêu cầu đặc thù phát triển KTTN ở Nghệ An hiện nay.

2. Thời gian qua cùng với các TPKT khác, KTTN ở Nghệ An có bớc

phát triển đáng kể, nhờ đó mà năng lực sản xuất của Tỉnh được giải phóng,

các nguồn lực KT-XH được sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần làm cho kinh

tế của Tỉnh phát triển ổn định, tăng trởng, đời sống vật chất tinh, thần của

nhân dân ngày càng được nâng cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng,

vào chính quyền các cấp, phát huy và khơi dậy sức mạnh của nhân dân vào

thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tuy nhiên trong quá trình phát

Page 83: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

triển KTTN cũng bộc lộ nhiều hạn chế tác động tiêu cực được phân tích, đánh

giá khách quan trong luận văn; đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn trong quá

trình phát triển KTTN ở Nghệ An, từ đó đề xuất các quan điểm chỉ đạo và

giải pháp sát với thực tiễn để thúc đẩy KTTN phát triển.

3. Để phát huy vai trò tích cực và giảm tối đa những tác động tiêu cực

của KTTN trong sự phát triển KT-XH ở Nghệ An, cần phải thực hiện đồng

bộ ba quan điểm, đó là: Phát triển KTTN ở Nghệ An phải xuất phát từ đường

lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn đặc

thù của Nghệ An; Nâng cao năng lực giải quyết những mâu thuẫn, rào cản của

chính quyền và các cơ quan quản lý các cấp ở Nghệ An để kinh tế tư nhân

phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; Phát triển KTTN luôn gắn với tham

gia giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng

cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; và bốn giải pháp nh: Xây dựng môi

trường và thể chế xã hội đồng thuận trong quá trình phát triển KTTN; Tập

trung mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH và hệ thống

thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTTN;

Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính

sách và tổ chức thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát

triển; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của

KTTN theo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An. Các quan điểm

và giải pháp nêu trên nhằm phát triển mạnh thành phần KTTN cùng với các

TPKT khác, góp phần Đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá trong cả nước nh

mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng bộ, chính quyền, nhân

dân Nghệ An.

Page 84: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá (2005), “Các khu công nghiệp ở Nghệ An sẵn sàng đón nhận

các nhà đầu tư”, Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 8/2005, tr.17-19.

2. Nguyễn Thanh Bình (2003), Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển

kinh tế và củng cố quốc phòng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận

văn cao học kinh tế, Học viện chính trị, Hà Nội, 2003.

3. Nguyễn Văn Chất (2003), “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ

An đến năm 2010”, Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 9/2003, tr.29-30.

4. Nguyễn Văn Chất (2005), “Nghệ An tích cực cải thiện môi trường đầu tư

khuyến khích phát triển”, Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 8/2005, tr.7-9.

5. Nguyễn Thị Diệp (2003), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Nghệ An trong quá

trình đổi mới, thực trạng và giải pháp”, Luận văn cao học kinh tế, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2003.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết BCHTW5 khoá IX “về tiếp tục

đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát

triển kinh tế tư nhân”, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

Page 85: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

thứ XI, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cơng lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội sửa đổi bổ sung năm 2011, Nhà xuất

bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

11. Nguyễn Điền (2005), “Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí

Kinh tế & dự báo, số 1/2005, tr.11-12.

12. Lê Văn Hải - Nguyễn Thế Tràm (2003), “Làm thế nào để thúc đẩy phát

triển kinh tế tư nhân ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế & dự báo,

số 7/2005, tr.31-32.

13. Nguyễn Nam Hải - Nguyễn Đình Tài (2004), “Nhận dạng và đánh giá các

hoạt động kinh doanh phi chính thức của doanh nghiệp khu vực khoa học

tư nhân Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2004, tr.5-7.

14. Hoàng Văn Hoa (2005), “Một số ý kiến về phát triển kinh tế tư nhân ở

Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 6/2005, tr.23-27.

15. V.I. Lênin (1919), “Những nhiệm vụ trớc mắt của chính quyền Xô Viết”, Toàn

tập, Tập 36, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

16. V.I. Lênin (1919), “Kinh tế chính trị thời đại chuyên chính vô sản”, Toàn tập,

Tập 39, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

17 V.I. Lênin (1921), “Bàn vê thuế lơng thực”, Toàn tập, Tập 43, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

18. V.I. Lênin (1918), “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu t sản”, Toàn tập,

Tập 36, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

19. V.I. Lênin (1918), “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu t sản”, Toàn tập,

Tập 36, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

20. V.I. Lênin (1922), “Dự thảo luận cơng về vai trò và nhiệm vụ của công

đoàn trong điều kiện của chính sách kinh tế mới”, Toàn tập, Tập 44, Nxb

Page 86: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Tiến bộ, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

21. V.I. Lênin (1922), “Trả lời phỏng vấn của A. RAN-XÔM, phóng viên báo

“Người bảo vệ MAN-SE-XTƠ” - Cách trả lời thứ hai (cha xong)”, Toàn

tập, Tập 45, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

22. C.Mác và Ăng ghen (1847), “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”,

Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

23. C.Mác và Ăng ghen (1881), “Những bản dự thảo trả lời th của V.I. Da-Xu-Lich”

Toàn tập, tập 19, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

24. C.Mác và Ăng ghen (1894), “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”, Toàn tập,

tập 22, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

25. C.Mác và Ăng ghen (1859), “ Sự sản xuất ra giá trị thặng d tuyệt đối”, Toàn tập,

tập 23, quyển I, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

26. Trịnh Thị Hoa Mai (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội

nhập, Nhà xuất bản, Thế giới, Hà Nội, 2006.

27. Lê Hữu Nghĩa - Đinh Văn Ân (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt

Nam lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

28. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Viện

nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Nhà xuất bản, Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2004.

29. Tô Huy Rứa- Hoàng Chí Bảo- Trần Khắc Việt – Lê Ngọc Tòng (2008),

Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay , Học

viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản, Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

30. Phạm Văn Sơn (2008), Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở

nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2008.

31. Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An (2010), Danh sách doanh nghiệp tư nhân

Page 87: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

trên địa bàn tỉnh Nghệ an đến 31.12.2010, Nghệ An.

32. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (2005), Khu vực kinh tế

tư nhân Nghệ An thực trạng và giải pháp, Nghệ an.

33. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (2005), Báo cáo kế quả

thực hiện Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An

thời kỳ 2002 - 2005, Nghệ an.

34. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (2007), Đề án phát triển

kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, Nghệ an.

35. Tỉnh ủy Nghệ An (2001) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2001.

36. Tỉnh ủy Nghệ An (2003), Văn kiện tỉnh ủy Nghệ An khóa XV, tập 2, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2003.

37. Tỉnh ủy Nghệ An (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2006.

38. Tỉnh ủy Nghệ An (2007), Văn kiện tỉnh ủy Nghệ An khóa XVI, tập 1, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2007.

39. Tỉnh ủy Nghệ An (2008), Văn kiện tỉnh ủy Nghệ An khóa XVI, tập 2, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2008.

40. Tỉnh ủy Nghệ An (2009), Văn kiện tỉnh ủy Nghệ An khóa XVI, tập 3, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2009.

41. Tỉnh ủy Nghệ An (2010), Văn kiện tỉnh ủy Nghệ An khóa XVI, tập 4, Nhà

in báo Nghệ An, Nghệ An, 2010.

42. Tỉnh ủy Nghệ An (2010) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII,

Nhà in báo Nghệ An, Nghệ An, 2010.

43. Tỉnh ủy Nghệ An (2006), Thông báo của Ban thường vụ Tỉnh ủy về báo

cáo sơ kết 4 năm thực hiện NQTW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế

chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân và đề

Page 88: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, Nghệ An.

44. Lê Khắc Triết (2005), “Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam,

thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản, Lao động, Hà Nội, 2005.

45. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Nhà xuất bản, từ điển bách khoa, tập

2, Hà Nội, 2002.

46. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Nhà xuất bản, từ điển bách khoa, tập

3, Hà Nội, 2002.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Đề án sơ kết bốn năm thực hiện

Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5 khoá IX

về phát triển kinh tế tư nhân, Nghệ An.

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Đề án phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010, Nghệ An.

49. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Đề án phát triển kinh tế trang trại

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2015, Nghệ An.

50. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Đề án phát triển kinh tế – xã hội

Miền tây tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011-2015 có tính đế năm 2020, Nghệ An.

51. Văn phòng trung ương Đảng (2010), “Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá tình

hình thực hiệnnghị quyết số 14/NQTW của Hội nghị lần thứ năm của Ban

chấp hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,

khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, Hà Nội, 2010.

52. Văn phòng trung ương Đảng- Ban bí th (2010), “Kết luận của Ban bí th về tiếp

tục thực hiệnnghị quyết số 14/NQTW của Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp

hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến

khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, Hà Nội, 2010

Page 89: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI

Giai đoạn 2010 đến năm 2015

Đơn vị tính: Trang trại

TT Năm

Đơn vị

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

2015

1 Huyện Hng Nguyên 60 10 10 10 10 10 110

2 Huyện Nam Đàn 80 10 10 10 10 10 130

3 Huyện Thanh Chương 110 15 15 15 15 20 190

4 Huyện Đô Lơng 330 10 10 10 10 5 375

5 Huyện Tân Kỳ 210 15 15 15 15 15 285

6 Huyện Anh Sơn 190 15 15 15 15 15 265

7 Huyện Con Cuông 100 20 20 20 20 20 200

8 Huyện Tương Dơng 50 10 10 10 10 10 100

9 Huyện Kỳ Sơn 50 10 10 10 10 10 100

10 Huyện Quế phong 100 10 10 10 10 10 150

11 Huyện Quỳ Châu 90 15 15 15 15 15 175

12 Huyện Quỳ Hợp 284 6 10 10 10 10 330

13 Huyện Nghĩa Đàn 180 15 15 15 15 20 260

14 Huyện Quỳnh Lu 160 20 20 20 20 20 260

15 Huyện Yên Thành 160 15 15 15 15 15 235

16 Huyện Diễn Châu 120 15 15 15 15 15 195

17 Huyện Nghi Lộc 120 10 10 10 10 10 170

Page 90: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

18 T.P Vinh 40 10 10 10 10 10 90

19 Thị xã Cửa Lò 30 10 10 10 10 10 80

Tổng cộng: 2464 241 245 245 245 250 3700

Phụ lục2BẢNG PHÂN BỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN

năm 2010

TT Đơn vị Số lượng doanh nghiệp

1 Huyện Hng Nguyên 117

2 Huyện Nam Đàn 78

3 Huyện Thanh Chương 94

4 Huyện Đô Lơng 199

5 Huyện Tân Kỳ 122

6 Huyện Anh Sơn 93

7 Huyện Con Cuông 32

8 Huyện Tương Dơng 45

9 Huyện Kỳ Sơn 23

10 Huyện Quế phong 31

11 Huyện Quỳ Châu 32

12 Huyện Quỳ Hợp 299

13 Huyện Nghĩa Đàn 261

14 Huyện Quỳnh Lu 390

15 Huyện Yên Thành 203

16 Huyện Diễn Châu 335

17 Huyện Nghi Lộc 313

18 Thành phố Vinh 4.144

19 Thị xã Cửa Lò 275

Tổng cộng: 7086

Page 91: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 3VỐN ĐẦU T PHÁT TRIỂN 2006-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

T T Hình thức đầu tư 2006 2007 2008 2009 2010

1 Vốn đầu tư từ ngân sách

nhà nước

1128 1435 1689 2290 2300

2 Vốn trái phiếu chính phủ 496 546 650 950 1500

3 Vốn tín dụng đầu tư 904 1069 1012 1440 1800

4 Vốn doanh nghiệp nhà nước 184 235 729 750 1000

5 Vốn đầu tư của dân c và

tư nhân

4399 5339 7981 9751 10000

6 Vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài

26 46 54 110 150

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An – năm 2010

Phụ lục 4CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Page 92: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ

TỈNH NGHỆ AN NHIỆM KỲ 2006-2010

(Ban hành kèm theo nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 26 tháng 12 năm 2005)

TT Tên các Chương trình, đề án Tg xây dựng

Tg phê duyệt

Tg thực hiện

I Chương trình phát triển nguồn nhân lực1 Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đào

tạo toàn diện.01/2006 04/2006 2006-

20102 Đề án đào tạo cán bộ đân tộc ít người, cán

bộ nữ,cán bộ cơ sở.01/2006 04/2006 2006-

20103 Đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao,

doanh nhân.01/2006 04/2006 2006-

2010II Chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách.1 Đề án phát triển xi măng đạt công suất

5,9 triệu tấn/năm vào năm 201001/2006 04/2006 2006-

20102 Đề án phát triển thủy điện đạt công suất

trên 900MW vào năm 201001/2006 04/2006 2006-

20103 Đề án phát triển đồ uống(bia, rợu, cồn,

nước giải khát) trong đó có 150 triệu lít bia vào năm 2010

01/2006 04/2006 2006-2010

4 Đề án phát triển mía đờng, đa sản lượng đờng đạt 180.000 tấn vào năm 2010

01/2006 03/2006 2006-2010

5 Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 01/2006 03/2006 2006-2010

6 Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc phấn đấu đạt trên 1 triệu con bò, trâu. Trong đó có 10.000-15.000 con bò sữa đến năm 2010

01/2006 03/2006 2006-2010

III Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm KT-VH vùng Bắc trung bộ 2006-2010 (Thủ tớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 239- QĐ/CP ngày 30/9/2005)

IV Đề án phát triển KT-XH miền Tây Nghệ An thời kỳ 2006-2010 (Thủ tớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 147- QĐ/CP ngày 15/6/2005)

V Chương trình phát triển kinh tế biển và ven biển1 Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản 01/2006 04/2006 2006-

2010

Page 93: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

2 Đề án nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, chế biến thủy sản xuất khẩu và vận tải biển.

01/2006 04/2006 2006-2010

VI Chương trình sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.1 Đề án phát triển vùng nguyên liệu chè,

lạc, dứa, cao su, cà phê, mía, sắn, cam phục vụ chế biến và xuất khẩu

01/2006 04/2006 2006-2010

2 Đề án phát triển may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu..

01/2006 04/2006 2006-2010

3 Đề án nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến khoảng sản(đá trắng, thiêc, sắt..)

01/2006 04/2006 2006-2010

VII Chương trình phát triển du lịch 2006-2010VIII Đề án xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đặc thù 2006-2010IX Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng 2006-2010

Phụ lục 5(Trích dẫn)

CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPCỦA TỈNH NGHỆ AN

(Ban hành kèm theo Nghị định số:108 /2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Đầu tư )

Page 94: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

I. Thuế suất u đãi và thời gian áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp u đãi:

1. Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư.

c) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

2. Mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư.

II. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế nh sau:

1. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực -u đãi đầu tư.

3. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

4. Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực -u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

5. Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành

Page 95: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

nghề, lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

III. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại nh sau:

1. Được miễn 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư, Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Được miễn 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 04 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Được miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

5. Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

6. Được miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt u đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

IV. Cơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các phần thu nhập có được trong các trường hợp sau:

1. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.

Page 96: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

2. Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm theo đúng quy trình sản xuất, nhng tối đa không quá 06 tháng, kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm.

3. Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tưiên được áp dụng tại Việt Nam, nhng tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm.

4. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

5. Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số.

6. Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật.

7. Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tợng tệ nạn xã hội.

Page 97: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 6

CÁC CHÍNH SÁCH U ĐÃI ĐẦU T TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

(Ban hành kèm theo Nghị định số:108 /2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Đầu tư )1. Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng:- Việc bồi thường giải phóng mặt bằng do UBND các huyện, thành thị

đảm nhận, bàn giao cho nhà đầu tư trong thời gian không quá 6 tháng.- Nhà đầu tư được hỗ trợ+ Mức thấp nhất: 10%+ Mức cao nhất: 50%, tùy từng dự án.2. Hỗ trợ san lấp mặt bằng:- Mức thấp nhất: 01 tỷ đồng- Mức cao nhất 02 tỷ đồng, tùy từng loại dự án.3. Đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào của dự án:- Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư đờng giao thông, công trình điện đến hàng

rào các khu cụm công nghiệp nhỏ, khu thương mại, du lịch của huyện, thành thị.

- Đối với dự án đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp nhỏ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí làm đờng giao thông đến hàng rào công trình ( đối với dự án có quy mô 20 tỷ đồng trở lên và cách đờng giao thông trục chính 3-5km).

- Đối với hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến, ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư đờng giao thông trục chính cho các loại dự án sau:

+ Vùng nguyên liệu chè, cà phê, cam có quy mô tập trung 300ha trở lên.+ Vùng nguyên liệu dứa, sắn, chuối có quy mô tập trung từ 200 ha trở lên.+ Dự án nuôi tôm có quy mô 10 triệu con giống (đối với sản xuất tôm

giống) và 20 ha trở lên (đối với tôm thịt thâm canh) UBND Huyện, thành thị sẽ là chủ đầu tư, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào dự án.

4. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp:

- Bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng do công ty đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đảm nhận.

- San lấp mặt bằng: Tỉnh hỗ cho nhà đầu tư mức thấp nhất là 1 tỷ đồng, mức cao nhất là 3 tỷ đồng, tùy quy mô từng dự án.

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư đồng bộ hạ tầng trong khu công nghiệp.+ Được hởng các chính sách u đãi theo nghị định 36/CP của chính phủ.

Page 98: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

+ Được hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn.

+ Được xây dựng các công trình điện, đờng cấp nước, thông tin đến hàng rào khu công nghiệp.

+ Được hỗ trợ 10-15% chi phí san lấp mặt bằng tùy từng theo từng dự án.

+ Được miễn tiền thuê đất 5 năm đầu.5. Chính sách về đất cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp:- Được áp dụng giá thấp nhất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh

cho dự án đầu tư trong nước và giá thấp nhất theo quy định hiện hành của chính phủ đối với dự án nước ngoài.

- Miễn tiền thuê đất đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ( Tính từ khi ký hợp đồng thuê đất).

- Thời gian miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư nước ngoài thực hiện theo quyết định 189/QĐ-BTC của bộ tài chính, đối với dự án đầu tư trong nước theo nghị định 51/NĐ-CP của chính phủ ( tại các vùng mỏ sẽ có quy định riêng).

- Thời gian thuê đất áp dụng theo quyết định số 40/2005/QĐ-UB ngày 21/03/2005 của UBND tỉnh.

6. Chính sách về đất cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp:- Giá thuê đất áp dụng trong các năm 2005-2006.- Mức 0,45 USD/m2/năm (sau khi đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công

nghiệp hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp).- Mức giá 0,06 USD/m2/năm nhà đâu t tự san nền và hoàn thiện hạ tầng

trong khu công nghiệp Nam Cấm và 0,2 USD/m2/năm đối với các khu công nghiệp khác.

- Miễn tiền thuê đất cho nhà đầu tư:+ Được miễn tiền thuê đất nguyên thổ 05 năm đầu (Đối với đất đã san

lấp và hoàn thiện hạ tầng).+ Được miễn tiền thuê đất nguyên thổ 10 năm đầu (đối với các dự án tự

san nền và xây dựng hạ tầng).7. Hỗ trợ về đào tạo lao động:Các doanh nghiệp tiếp nhận từ lao động trở lên, nếu tự tổ chức đào tạo lao

động đạt tiêu chuẩn thợ bậc 2 thì sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 500.000đồng/ người cho những lao động có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An.

8. Tổ chức thực hiện:UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế “ Một cửa” và chịu trách

nhiệm hướng dẫ, hỗ trợ nhà đầu tư làm đầy đủ thủ tục đầu tư vào nghệ An và có trách nhiệm giải quyết, trả lời cho các nhà đầu tư trong thời giam 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đầy đủ của nhà đâu t.

Page 99: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 7TỔNG HỢP MỘT SỐ NHU CẦU NGÂN SÁCH CHỦ YẾU HỖ TRỢ DNN&V GIAI ĐOẠN 2006-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hỗ trợNhu cầu ngân sách hỗ trợ NN&V

Tổng số2006 2007 2008 2009 2010

1 Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho DN 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 7.500

2 Hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ

KHKT

1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 7.500

3 Hỗ trợ xây dựng Quỹ bảo lãnh tín dụng 10.000 10.000

4 Hỗ trợ khuyến công 3..000 3.000 3.000 3.000 3.000 15.000

5 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 900 900 900 900 900 4.500

6 Hỗ trợ xúc tiến đầu tư 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500 22.500

7 Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, đối

thoại doanh nghiệp

2.000 2.000

Tổng cộng 11.400 23.400 11.400 11.400 11.400 69.000

Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An – năm 2010

Page 100: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 8Giá trị sản xuất công nghiệp Sản phẩm chủ yếu công nghiệp trong toàn tỉnh

Đơn vị: Triệu đồng NămKhu vực kinh tế  2004  2005  2006  2007 2008 2009

Công nghiệp quốc doanh 2.281.919 3.330.949 3.698.525 4.262.054 5.253.661 6.253.108Công nghiệp ngoài quốc doanh; 2.049.964 2.557.682 3.376.798 4.800.728 6.744.664 7.538.352Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 717.149 833.391 861.188 858.361 1.218.163 1.037.548Tổng 5.049.032 6.722.022 7.936.511 9.921.143 13.216.488 14.829.008

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An – năm 2010

Phụ lục 9Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Đơn vị: %NămKhu vực kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Công nghiệp quốc doanh 45,2 49,55 46,6 42,96 39,75 42,17Công nghiệp ngoài quốc doanh 40,6 38,05 42,55 48,39 51,03 50,83Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 14,20 12,40 10,85 8,65 9,22 7,00Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An – năm 2010

Page 101: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 10

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần  kinh tế trong toàn tỉnh

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Thành phần kinh tế 2004  2005  2006  2007 2008 2009

Kinh tế Nhà nước 1.159.661 1.241.591 1.261.707 1.570.625 1.969.290 3.220.125

Kinh tế Tập thể 33.208 34.756 38.968 42.387 73.260 91.250

Kinh tế Tư nhân 6.527.153 7.776.869 9.179.119 10.878.278 13.917.710 15.986.625

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - - - - - -

Tổng 7.720.022 9.053.216 10.479.794 12.491.290 15.960.260 19.297.990

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An – năm 2010

Page 102: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn

Phụ lục 11

Cơ cấu GDP phân theo thành phần  kinh tế của tỉnhNghệ An

Năm

Thành phần kinh tế2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Kinh tế Nhà nước 63,9 56,5 54,3 50,8 45,3 41,0 37,1 36,4 30,4

Kinh tế tập thể 6,6 7,8 8,0 9.5 10,3 11,2 12,4 12,0 13,8

Kinh tế Tư nhân 26,9 32,7 34,3 35,7 39,8 42,9 45,4 49,1 52,8

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,0 3,4 4,0 3,6 4,9 5,1 2,5 3,0

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Đơn vị: %

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An – năm 2010

Page 103: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn
Page 104: Các Chữ Viết Tắt Trong Luận Văn