Top Banner
Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: cơ chế chính sách đến kết quả thực tiễn. Đỗ Thị Nhân Thiên, Ban nghiên cứu Tổng hợp, CIEM Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup) là một trong 03 nhóm doanh nghiệp nhỏvà vừa đặc thù trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (bên cạnh nhóm doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và nhóm doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị). Với vai trò là các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tếtrong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, startup xứng đáng là nhóm nhận được sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội. Qua đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong tương lai. Bố cục 1. Một số vấn đề lý luận...................................2 1.1. Định nghĩa về khởi nghiệp sáng tạo (Startup)....................2 1.2. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 1.3. Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với nền kinh tế...........5 2. Thực trạng thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.............................................. 7 2.1 Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo của VN................7 2.2 Nguồn vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo..................13 2.3 Các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo............15 2.4 Kết quả đạt được trong phát triên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.....17 2.5 Đánh giá hạn chế còn tồn tại trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo....20 1
46

c đẩy Doanh... · Web viewThúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: cơ chế chính sách đến kết quả thực tiễn. Đỗ Thị

Feb 04, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript

Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: cơ chế chính sách đến kết quả thực tiễn.

Đỗ Thị Nhân Thiên, Ban nghiên cứu Tổng hợp, CIEM

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup) là một trong 03 nhóm doanh nghiệp nhỏvà vừa đặc thù trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (bên cạnh nhóm doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và nhóm doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị). Với vai trò là các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tếtrong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, startup xứng đáng là nhóm nhận được sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội. Qua đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong tương lai.

Bố cục

1.Một số vấn đề lý luận21.1.Định nghĩa về khởi nghiệp sáng tạo (Startup)21.2.Sự khác nhau giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ31.3.Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với nền kinh tế52.Thực trạng thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam72.1Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo của VN72.2Nguồn vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo132.3Các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo152.4Kết quả đạt được trong phát triên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo172.5Đánh giá hạn chế còn tồn tại trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo203.Khiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả khởi nghiệp đổi mới sáng tạo253.1Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động đầu tư mạo hiểm253.2Chính sách thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực263.3Xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia chú trọng đặc biệt đến thế hệ trẻ263.4Phát huy vai trò của các hiệp hội, cầu nối giữa Nhà nước với các Starup27

1. Một số vấn đề lý luận

1.1. Định nghĩa về khởi nghiệp sáng tạo (Startup)

Khởi nghiệp là giai đoạn sớm nhất trong vòng đời của mỗi doanh nghiệp khi người sáng lập ra nó hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình[footnoteRef:2]. Khái niệm “khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay. Trong khi đó, khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo”chỉ mới xuất hiện gần đây và được hiểu là một mô hình kinh doanh có thể “lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng”[footnoteRef:3]. "Startup" cũng được hiểu là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Trong đó quan trọng nhất là phải bảo đảm được hai yếu tố đó là ý tưởng mới, tính đột phá cũng như khả năng thương mại hóa và mở rộng quy mô của thị trường[footnoteRef:4]. Để được coi là một startup thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải đạt được cả mục tiêu về quy mô, tầm ảnh hưởng và tốc độ tăng trưởng. Một doanh nghiệp có lợi nhuận dương qua các năm, nhưng quy mô không thay đổi thì chỉ được coi là một doanh nghiệp kinh doanh thành công, chứ chưa được coi là một startup thành công. [2: Theo TS. Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ] [3: Theo Steve Blank, Why the Lean Start-Up Changes Everything, 2013] [4: Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành BSSC.]

Hệ sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa: các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại); tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…); và các cơ quan liên quan (truờng đại học, các cơ quan nhà nuớc, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số luợng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” (Mason, C. & Brown, R., 2014).

Tại Việt Nam, trong các văn bản, chính sách không có định nghĩa chặt chẽ về khái niệm “khởi nghiệp” hay “khởi nghiệp sáng tạo”. Theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được thông qua năm 2017, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”[footnoteRef:5]. Về cơ bản, khái niệm này tương đối phù hợp với các định nghĩa về startup của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là về các yếu tố liên quan tới hoạt động sáng tạo và triển vọng phát triển. Năm 2016 đã được Chính phủ chính thức ấn định là năm quốc gia khởi nghiệp và giai đoạn 2017 – 2025 được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp, với sự ra đời của hàng loạt công ty khởi nghiệp với một loạt các điều kiện thuận lợi chủ quan và khách quan. [5: Khoản 2 Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2017]

Trong phạm vi nghiên cứu này, khởi nghiệp được hiểu theo nghĩa khởi nghiệp sáng tạo, là hình thức kinh doanh trong đó có yếu tố mới khác biệt với các phương thức kinh doanh truyền thống và có khả năng tăng trưởng nhanh. Yếu tố mới có thể là về ý tưởng, công nghệ, cách thức kinh doanh…chưa từng có trước đây hoặc làm mới, đưa công nghệ vào một số các lĩnh vực kinh doanh đã có trên thị trường.

1.2. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 1: So sánh doanh ngiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ

STT

Các tiêu chí

Doanh nghiệp khởi nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

1

Tính đột phá

Bắt buộc

Có thể có hoặc không

2

Tăng trưởng

Không giới hạn

Có giới hạn

3

Doanh thu, lợi nhuận

Cần thời gian dài

Có thể ngay lập tức

4

Vốn

Tự huy động hay gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc Quỹ đầu tư mạo hiểm

Tự huy động hay các nguồn vốn khác (gia đình, bạn bè, ngân hàng…)

5

Công nghệ

Thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm

Không bắt buộc

6

Kỹ năng lãnh đạo

Liên tục phát triển để phù hợp với sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Phụ thuộc vào kế hoạch vận hành của chủ doanh nghiệp

7

Mức độ rủi ro

Cao

Thấp hơn

8

Mục tiêu dài hạn

Trở thành doanh nghiệp khổng lồ

Duy trì để truyền lại hay chuyển nhượng

Nguồn: TTXVN

Nhìn chung, các Starup thường bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Tuy nhiên hai loại hình này hoàn toàn khác nhau bởi những đặc điểm sau đây (Bảng 1). Thứ nhất, công ty khởi nghiệp tính sáng tạo và đột phá là điều bắt buộc. Ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT, cho rằng: “Chúng ta đang nhầm lẫn. Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm. Ví dụ, Uber hay Grab – những hãng taxi được coi là lớn nhất nhì thế giới nhưng không hề có một chiếc taxi nào – là điều chưa từng xảy ra. Tương tự như vậy, các bạn bán phở, bán cà phê… có thể gọi là lập nghiệp, chứ không thể gọi là khởi nghiệp”[footnoteRef:6]. [6: Hà My, Ai nói startup thì không thể đi bán phở hay bán cà phê? Hãy đọc bài viết này.]

Thứ hai, sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng cũng là điểm khác biệt giữa hai loại hình công ty này. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập. Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khúc khách hàng nhất định. Mặt khác, công ty khởi nghiệp có xu hướng tăng rất nhiều vốn đầu tư mạo hiểm vào đầu vòng đời kinh doanh vì họ đang tập trung vào việc chiếm thị phần chứ không phải là một lợi nhuận cơ bản. Các công ty khởi nghiệp thành công sẽ thoát ra vòng quay lưu chuyển của dòng tiền vốn khi họ trở nên toàn cầu[footnoteRef:7]. [7: Terence Lee, What is a startup?,Tech in Asia.]

Thứ ba, thời gian để tạo ra lợi nhuận và giá trị lợi nhuận đối với công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau. Người sáng lập doanh nghiệp nhỏ muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có luôn lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được (cho chính bản thân họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp startup, có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu (dù rất nhỏ). Nhà sáng lập sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo. Ví dụ, Uber hiện được định giá tầm sáu mươi tám tỷ USD[footnoteRef:8]. [8: The Global Unicorn Club, What is a Unicorn Startup?.]

Thứ tư, nguồn tài chính hay cách huy động tài chính giữa hai mô hình doanh nghiệp này cũng khác biệt. Khi khởi đầu, ngoài vốn chủ sở hữu tự có, người sáng lập sẽ cần dựa vào đóng góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót", doanh nghiệp sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất. Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)[footnoteRef:9]. [9: , Vin Nam, Công ty khởi nghiệp khác gì doanh nghiệp tư nhân?, Tuổi trẻ Online]

Thứ năm, đó là việc áp dụng công nghệ vào sản phẩm lẫn trong điều hành doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp nhỏ, việc áp dụng công nghệ là không bắt buộc nhưng sẽ có nhiều công cụ kỹ thuật giúp ích cho việc điều hành công ty (như kế toán, marketing…). Công nghệ lại là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh như tham vọng.

Thứ sáu, kỹ năng lãnh đạo là khác nhau ở trong từng loại hình doanh nghiệp. Số lượng nhân viên người sáng lập phải quản lý phụ thuộc vào kế hoạch vận hành của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hoạch định từ trước. Còn khi khởi nghiệp, bởi vì nhà sáng lập muốn phát triển quy mô càng lớn càng tốt, càng nhanh càng tốt, người lãnh đạp cần phải liên tục phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Cùng với sự tăng trưởng của startup, nhà lãnh đạo cần phải cân bằng hiệu quả được số lượng các mối quan hệ ngày càng gia tăng: nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn và các đối tác khác.

Thứ bảy, mức độ rủi ro hay tính mạo hiểm khi bắt tay vào kinh doanh. Nếu so sánh với startup, mức độ rủi ro của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn nhiều. 32% doanh nghiệp nhỏ sẽ thất bại trong ba năm đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tiêu cực hơn nhiều so với startup, 92% các startups sẽ thất bại trong ba năm đầu[footnoteRef:10]. Đối với startup, nếu công ty nhận được vốn từ các nhà đầu tư, người lãnh đạo phải có trách nhiệm giúp công ty tăng trưởng đến một thời điểm mà nhà đầu tư có thể tối đa hóa mức độ lợi nhuận. [10: Mandela SH Dixon, You Think You’re a Startup, But You’re Really a Small Business (and that’s totally cool too).]

1.3. Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với nền kinh tế

Tạo việc làm

Bên cạnh các công việc truyền thống trong khối kinh tế tư nhân, do bản chất của khởi nghiệp sáng tạo là tính mới và đột phá nên nó cũng tạo ra rất nhiều công việc mới cho người lao động. Ví dụ như sự phát triển của dịch vụ lái xe taxi thông qua ứng dụng công nghệ, thay vì sử dụng dịch vụ truyền thống; sự phát triển của thương mại điện tử mang lại thu nhập cho một số các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và các công ty chuyên dịch vụ vận chuyển… Những công việc mới ứng dụng khoa học công nghệ, không những tăng thu nhập, mà còn góp phần vào việc nâng cao trình độ và tăng khả năng thích ứng trong quá trình làm việc cho người lao động. Ngoài ra, để đứng vững và thành công trong quá trình cạnh tranh, các Sartup sáng tạo phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp. Đồng thời, thông qua quá trình này cũng là cơ hội để đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn. Quá trình khởi nghiệp sáng tạo phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sartup sẽ là động lực phát triển nền kinh tế tư nhân, mà nền kinh tế tư nhân lại đóng vai trò lớn trong nền kinh tế nói chung. “Doanh nhân khởi nghiệp vẫn luôn là những người tiên phong trong việc tìm kiếm những cơ hội mới, biến những điều không thể thành có thể và góp phần làm nền kinh tế thế giới vận hành tốt hơn thông qua những sáng kiến và động lực của họ”[footnoteRef:11]. Họ sẽ có những ý tưởng sáng tạo, cho ra mắt các sản phẩm độc đáo và có tính ứng dụng cao. Các Sartup khi tham gia vào nền kinh tế, sẽ tạo ra những yếu tố mới và nâng cao giá trị cho đất nước. Những ứng dụng công nghệ trong sản xuất như trí thông minh nhân tạo, sử dụng vật liệu mới, dây chuyền sản xuất tự động dùng robot…là những bước tiến dài giúp nâng cao hiệu suất và giảm chi phí cũng như các tác động tiêu cực đến môi trường và con người. Các sáng kiến này giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, giúp tối đa hóa hiệu quả từ các nguồn lực sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng những sản phẩm, dịch vụ từ các công ty khởi nghiệp sáng tạo có thể cắt giảm chi phí sản xuất và nâng cao tỷ suất lợi nhuận, góp phần vào việc thúc đẩy kinh doanh. Càng có nhiều sản phẩm đột phá trên thị trường, tác động tích cực qua lại giữa các doanh nghiệp càng tăng theo cấp số nhân. Nhờ có khởi nghiệp sáng tạo, thị trường sẽ có những sản phẩm mới với tiện ích tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và kích thích tăng trưởng kinh tế. [11: Theo Bà Maria Pinelli, Phó Chủ tịch phụ trách các thị trường Chiến lược của EY Toàn cầu ]

Góp phần hình thành nền kinh tế thị trường

Khởi nghiệp sáng tạo không có giới hạn về không gian. Do đó, để thúc đẩy quá trình này, chính phủ cần phải hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, khởi nghiệp sáng tạo cũng thúc đẩy Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Trong quá trình đó, chính phủ sẽ huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các cơ chế, chính sách kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế. Quá trình khởi nghiệp sáng tạo sẽ mang lại những tác động tích cực đối với việc quốc tế hóa hệ thống luật pháp của Việt Nam. Chức năng của nhà nước từng bước được đổi mới, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do đặc tính của khởi nghiệp sáng tạo là hướng đến những yếu tố “mới” về sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phần khúc khách hàng, vật liệu sản xuất…nên sẽ giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền. Chính sự phát triển của kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng.

Các Sartup luôn phải tìm tòi, vận dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Một số các Sartup lại tập trung thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Nhìn chung, dù là kinh doanh theo hình thức nào thì các Sartup đều phải chủ động đổi mới và lựa chọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm... Từ đó, khởi nghiệp sáng tạo góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý. Cơ cấu kinh tế sẽ được chuyển dịch dần sang hướng công nghiệp và tri thức. Số lượng Sartup tăng tỷ lệ thuận với mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế Việt Nam.

2. Thực trạng thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

2.1 Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo của VN

Các văn bản Luật

Hành lang pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đã được hoàn thiện thêm một bước sau khi Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cũng ban hành quy định về mô hình gọi vốn cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng khởi nghiệp theo hướng tạo khung pháp lý để quản lý, đặc biệt là mức trần đầu tư nhằm bảo vệ các nhà đầu tư góp vốn. Nhà nước đã thực hiện một số chính sách ưu đãi thuế dành cho các Sartup để các doanh nghiệp này có thể giảm bớt gánh nặng về thuế, có thêm nguồn lực để huy động vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể, các Sartup được miễn thuế thu nhập từ 3-5 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp, sau đó áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất phổ thông hiện hành đang áp dụng đối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với nhà đầu tư, tổ chức đầu tư tại các Sartup: Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn tại Sartup của các nhà đầu tư được miễn thuế trong trường hợp đầu tư tại thời điểm Sartup chưa có lợi nhuận tính thuế.[footnoteRef:12] [12: Theo Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 176 (2/2017)]

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật SME), thông qua 6/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Luật này quy định về việc hỗ tiếp cận tín dụng, gây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ thuế, kế toán, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kĩ thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho những Sartup đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu,… Từ đó giúp các doanh nghiệp kêu gọi được nguồn vốn vay. Tron điều 8 “Hỗ trợ tiếp cận tín dụng” của Luật SME ghi rõ “Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.” Đồng thời, nhà nước lập ra quỹ bảo lãnh tín dụng (là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà dựng quỹ để bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, luật SME cũng dành điều 17, 18 để quy định về việc hỗ trợ và đầu tư. Bộ luật với sự phối hợp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp tạo nên sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Với Luật doanh nghiệp hiện nay, việc đăng ký cũng như rút lui khỏi thị trường vô cùng nhanh gọn, đơn giản. 38/63 tỉnh thành trên cả nước đã hỗ trợ phương thức đăng ký online. Bên cạnh luật SME, Chính phủ cũng xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật SME trong đó dự kiến chia thành 2 Nghị định hướng dẫn Luật SME chung và Nghị định hướng dẫn Luật SME về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo mới được thông qua vào quý I năm 2018 vừa qua.

Luậtchuyển giao Công nghệ đã bổ sung một số biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ. Cụ thể như sau: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ với tổ chức khoa học và công nghệ. Nhà nước khuyến khích các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung. Doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ được hưởng các ưu đãi về vốn và lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo chức năng nhiệm vụ của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy một hệ thống pháp lý bao gồm vác luật định đã được đề ra, tuy một số còn là dự thảo nhưng mang đầy triển vọng, Chính phủ đang ra sức hoàn thiện các vấn đề về pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp sáng tạo.

Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp chính phủ

Việt Nam phát động chương trình khởi nghiệp, lấy năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng từng khẳng định: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại, người dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng cao. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này”.Quyết định số 844/QĐ-TTg được ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (gọi tắt là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với startup của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc.

Mục tiêu của đề án là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2025:

- Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Có hai nhóm đối tượng được nhắm tới trong đề án 844. Thứ nhất, cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Thứ hai, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu qủa. Các hoạt động của đề án xoay quan các nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Nguồn kinh phí thực hiện đề án được đến từ bốn nguồn chính: Ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương; Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo; Kinh phí nhà nước cấp cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; Các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài.Đề án được chủ trì chính bởi Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính có nhiệm vụ bố trí và bảo đảm nguồn kinh phí cho đề án được thực hiện. Đến tháng 06 năm 2017, bộ KH&CN đã ban hành tài liệu hướng dẫn triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Bên cạnh đó, nằm trong nhóm các quyết định hướng tới một quốc gia khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ ban hànhquyết định số 1665/QĐ-TTgđã phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” vào ngày 30 tháng 07 năm 2017.Mục tiêu chung của đề án là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Về mục tiêu đến năm 2020 là 100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% các đại học, học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Mục tiêu đến năm 2025 là 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.Đồi tượng của đề án là học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc; và cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án là đẩy mạnh thông tin, truyền thông; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Kinh phí để thực hiện đề án đến từ ba nguồn chính: Nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nguồn thu hoạt động sự nghiệp, Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo; Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.Đề án được chủ trì bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với sự phối hợp của các bộ khác như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đặc biệt là sự tham gia của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên toàn quốc.

Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp Bộ

Sau Quyết định 844, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, Ban ngành có liên quan và cơ quan địa phương các cấp tổ chức các đề án để hỗ trợ phong trào khởi nghiệp. Kèm với đó là hàng loạt các quyết định khác như quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017; Quyết định 3362/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là 02 văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ startup thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley – VSV) năm 2013 do Bộ KN&CN bảo trợ nhằm phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để hỗ trợ các startup trong các lĩnh vực KH&CN. Bộ KH&CN cũng phối hợp với Ngân hàng Thế giới cho ra dự án FIRST với tổng kinh phí lên đến 110 triệu USD nhằm hỗ trợ startup trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, cơ khí chế tạo máy và tự động hóa, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới[footnoteRef:13]. [13: Dự án FIRST first-most.vn]

Ngoài ra, Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ hợp tác với chính phủ Phần Lan là mắt xích quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của Việt Nam. Đây là chương trình thí điểm hợp tác với Phần Lan để hỗ trợ khởi nghiệp nhằm trở thành một chương trình hình mẫu để các bộ ban ngành khác học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình, đề án khác nhằm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (Innovation Partnership Program), Giai đoạn 2 (IPP2) là một Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan. Tiếp nối thành công đã đạt trong giai đoạn 1 (2009-2013), IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 (IPP2) từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu Euro. IPP hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một nền kinh tế tri thức được tiên phong bởi sự đổi mới sáng tạo. Mục tiêu của IPP là thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc hỗ trợ nhân rộng các hoạt động đổi mới sáng tạo, đào tạo nâng cao chất lượng, tài trợ các khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng cao, kết nối Việt Nam với các cơ hội kinh doanh toàn cầu. 

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương

Hai thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất cả nước là TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng đã có những chương trình cũng như chính sách để hỗ trợ công ty khởi nghiệp cũng như những người có ý tưởng mà chưa có khả năng biến ý tưởng thành hiện thực. Điển hình như, vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng ra mắt ngày 14/1/2016, Vườn ươm Doanh nghiệp ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cộng đồng khởi nghiệp của thành phố, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố Đà Nẵng[footnoteRef:14]. Mô hình hoạt động dưới hình thức là Công ty TNHH 02 thành viên trở lên với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp Đà Nẵng. Vườn ươm Doanh nghiệp có chức năng là hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển cộng đồng khởi nghiệp lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có sản phẩm cạnh tranh cao; hỗ trợ, ươm tạo doanh nghiệp có các dự án kinh doanh tiềm năng; đầu tư các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đi vào hoạt động trên địa bàn; kết nối xây dựng mạng lưới nguồn lực; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và sáng tạo trong cộng đồng sinh viên. [14: Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, ]

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ phát triển và đóng góp cho nền kinh tế cao nhất cả nước. Trước xu thế khởi nghiệp, thành phố đã đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Cùng với những chính sách chung của Nhà nước, để tạo điều kiện thành công cho phong trào khởi nghiệp thành công và hệ sinh thái khởi nghiệp, UBND Tp.Hồ Chí Minh đã ra Quyết định 1339/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 về Kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu là nhằm hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong đó, hướng tới sản xuất theo công nghệ cao, thương mại điện tử, công nghệ thông tin và hệ sinh thái dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp[footnoteRef:15]. [15: Lan Phương & Việt Âu, Phong trào khởi nghiệp ở TP HCM ]

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (Business Startup Support Centre) được thành lập theo Quyết định số 4532/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/10/2010 về tổ chức lại Trung tâm Thông tin Tư vấn Kinh tế Thanh niên thành Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – TP Hồ Chí Minh[footnoteRef:16]. BSSC – là đơn vị đầu tiên hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam bao gồm: Tài chính; Cơ sở vật chất; Tư vấn chuyên gia; Đào tạo; Xúc tiến thương mại. Mỗi năm, BSSC xét chọn và hỗ trợ khoảng 30 tỷ đồng cho các dự án kinh doanh tiềm năng. [16: BSSC, Giới thiệu về BSSC, Business Startup Support Center.]

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng đã hình thành các không gian khởi nghiệp, bao gồm Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub), Khu công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM (ITP), Khu hỗ trợ khởi nghiệp SHTP Innovation Hub thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM[footnoteRef:17]. Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo (HSIF) có số vốn ban đầu là 30 tỉ đồng, và dự kiến tăng lên 100 tỉ đồng vào năm 2020 thông qua việc kêu gọi các đơn vị tham gia góp vốn. Khác biệt lớn nhất của HSIF là nguồn vốn đầu tư đến từ doanh nghiệp, hoạt động theo mô hình đầu tư trực tiếp vào các Starup[footnoteRef:18]. [17: Chí Thịnh, TPHCM tăng cường hỗ trợ nguồn lực cho khởi nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.] [18: Chí Thịnh, Ra mắt quỹ khởi nghiệp 30 tỷ đồng dành cho giới trẻ Sài Gòn.]

2.2 Nguồn vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding)

Mô hình crowdfunding đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là trang web ig9.vn vào năm 2013 do Công ty cổ phần Ig9 lập ra để hỗ trợ huy động vốn. Ig9 giúp cho 40 dự án gọi vốn thành công, quy mô từ 7 – 15 triệu một dự án. Dù trang web này nhanh chóng đóng cửa vào năm 2014 nhưng đây cũng được coi là dự án lớn đầu tiên tại Việt Nam. Sau Ig9, nền tảng crowdfunding xuất hiện thêm các trang huy động vốn khác như Comicola.com (2014) tập trung phát triển các dự án truyện tranh của Việt Nam, Fundstart.vn (2015) hỗ trợ cho các dự án từ mọi lĩnh vực khác nhau như công nghệ, sáng tạo, nghệ thuật, Betado.com (2015) và Firststep.vn (2015) được lập ra để phục vụ các ý tưởng có ích cho cộng động nhưng đã dừng hoạt động cuối năm 2016. Như vậy cho đến nay, Comicola, Funstart và Betado là 3 sàn huy động vốn từ cồng động nổi bật nhất tại Việt Nam. Trong đó, Comicola kêu gọi thành công cho cuốn truyện tranh Long Thần Tướng với tổng số tiền 582 triệu. Tổng số tiền đầu tư của cộng đồng cho 12 dự án truyện tranh trên Comicola tính đến năm 2016 là hơn 1,9 tỷ đồng. Betado kêu gọi thành công cho cuốn sách về giáo dục giới tính. Fundstart hiện vẫn chưa có dự án nào nổi bật.

Tính đến 2018, Crowdfunding ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở 2 hình thức là ủng hộ từ thiện (donation) và nhận quà tri ân (reward), chưa xuất hiện 2 hình thức góp cổ phần (equity) và góp vốn cho vay (lending). Mô hình này còn gặp hạn chế vởi chưa có hành lang pháp lý bảo vệ cũng như chưa gây dựng được niềm tin trong cộng đồng những nhà đầu tư.

Nhà đầu tư thiên thần (Angle Investors)

Các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam đang được gắn kết để tạo ra mạng lưới các nhà đầu tư, cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cố vấn cho các startup bắt đầu khởi nghiệp, đồng thời là nơi kết nối các nguồn lực khác nhau cho các đơn vị khởi nghiệp làm củng cố thêm sức mạnh và cơ hội cho các startup Việt Nam.Trong đó nổi bật nhất là “iAngel Network” thành lập vào tháng 6 năm 2016 bởi Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) và Công ty CP Capella Việt Nam cùng với 8 thành viên khác: Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ Việt Nam (SVF), Trung tâm Ươm tạo Sông Hàn (Songhan Incubator), Cộng đồng Nhà Đầu tư Thiên thần (Angels 4 Us), Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK Holdings), Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Việt (VMCG), Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI), Trung tâm hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS). Đến năm 2018, mạng lưới này đã có tới 80 thành viên trên cả nước, xây dựng và thực hiện chương trình "Tăng tốc khởi nghiệp iAngel" cho 50 startup. Ngoài iAngle, mạng Lưới Nhà Đầu Tư Thiên Thần Mekong MAIN cũng mới được kí kết thành lập để hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam. MAIN bao gồm các cá nhân đến từ Úc, Mỹ, Châu Âu và các nhà đầu tư từ Việt Nam như Đinh Thị Quỳnh Như, Nguyễn Tiến Trung và Phan Tuấn Anh. Tuy nhiên, cả iAngle và MAIN chỉ mới hỗ trợ các dịch vụ về tư vấn, đào tạo, còn các hoạt động về gọi vốn thành công cho dự án thì chưa có số liệu nổi trội.

Quỹđầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund- VC Fund)

Hiện tại có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Các VC lớn hiện nay là SeaGroup, IDG Ventures Việt Nam, CyberAgent Ventures, Mekong Capital hay DFJ VinaCapita. Cùng lúc, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã tham gia thành lập các quỹ đầu tư: Quỹ Sáng tạo CMC, FPT Ventures, Viettel Venture, hay Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA, 500 Starttups. Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nên triển vọngtương lai còn tiếp tục thu hút một lượng lớn các nguồn vốn từ bên ngoài đối với hoạt động khởi nghiệp.

Hình 1: Tổng số lượng và giá trị thương vụ VC đầu tư cho Startup, 2011 – 2017

Nguồn: Vietnam Startup Deals Insight 2017

Theo Topica Founder Institute thì năm 2016, tổng vốn đầu tư mà các startups Việt Nam nhận được là 205 triệu USD, tăng 46% so với năm 2015 (137 triệu USD), nguồn đầu tư này chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn đầu tư cũng có xu hướng tập trung hơn. Tuy tổng số vốn tăng nhưng số thương vụ lại giảm, chỉ 50 thương vụ (trong so sánh với 67 thương vụ năm 2015) trong đó 07 thương vụ có giá trị đầu tư trên 10 triệu USD. Năm 2017 tăng cả số vốn và số thương vụ, 291 triệu USD với 92 thương vụ.

2.3 Các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệpđổi mới sáng tạo

Vườn ươm khởi nghiệp

Nhiều tổ chức, vườn ươm đã được thành lập để hỗ trợ khởi nghiệp. Các vườn ươm không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn làm nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, cung cấp vốn mồi, hay đơn giản là cung cấp không gian văn phòng và dịch vụ tư vấn như Hub.IT, SaigonHub, Clickspace. Đề án vườn ươm nổi bật tại Việt Nam như Vietnam Silicon Valley (VSV). Ra đời từ năm 2014, VSV dựa trên Đề án Vietnam Silicon Valley - Đề án của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ trực tiếp cho startup Việt. VSV có kinh nghiệm đầu tư, ươm tạo hơn 70 startup Việt Nam. Trong đó, nhiều công ty đã gọi vốn thành công và được định giá hàng triệu USD như TechElite, Lozi, SchoolBus, Ship60...Sau 5 năm hoạt động, VSV tập trung các hoạt động đầu tư vốn mồi và huấn luyện tập trung cho các startup Việt Nam. Hiện tại, tỷ lệ đầu tư thành công của VSV là 38%.

Hình 2: Kết quả hỗ trợ phát triển cộng đồng Khởi nghiệpđổi mới sáng tạo của TP Hồ Chí Minh, 2018

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ[footnoteRef:19] [19: Trần Anh (2018), Báo Giáo dục, “Thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”.]

Tại các thành phố lớn, chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học cũng liên kết tạo ra các vườn ươm khởi nghiệp như Vườn ươm Đã Nẵng, Vườn ươm doanh nghiệp của Bách khoa – FPT, Vườn ươm lập nghiệp cho sinh viên của FPT – FICO. Riêng tại Hồ Chí Minh đã có 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, trong đó có 10 cơ sở thuộc nhà nước, liên kết với các trường, viện nghiên cứu. Ngoài ra, còn có các vườn ươm đến từ các công ty như Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), FPT, Vatgia, HATCH, Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam (VYE).

Các hoạt động khác

Các hoạt động truyền thông startup cũng diễn ra sôi nổi trên các diễn đàn. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức các chương trình “Quốc gia khởi nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” phát sóng trên truyền hình. Các báo điện tử và báo truyền thống cũng dành riêng các chuyên mục cho khởi nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST, các cuộc thi “Startup Student Ideas” do Hội Sinh viên Việt nam tổ chức.

Ngoài ra, có rất nhiều cuộc thi khởi nghiệp tại mỗi tỉnh thành và trên toàn quốc như I-Startup,Khởi nghiệp trẻ, hay VietChallenge (cuộc thi khởi nghiệp cho người Việt toàn cầu), … Với việc quảng bá rộng rãi thông tin, liên tục có các sự kiện kết nối doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp được thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng ý tưởng. Giải thưởng của các cuộc thi lại là những cơ hội được rót vốn đầu tư, đào tạo về kiến thức, kĩ năng. Hay kể cả khi các startup không thắng cuộc thì đây cũng là cơ hội gián tiếp thông qua cuộc thi để bước đầu truyền thông cho sản phẩm.

2.4 Kết quả đạt được trong phát triên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Sự gia tăng của doanh nghiệp khời nghiệp sáng tạo

Trong thời gian qua, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tăng.Theo thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore), tính đến cuối năm 2018 Việt Nam có khoảng 3.000 Doanh nghiệp khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST). Con số này tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính vào năm 2015 (khoảng 1.800 Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, có gần 70 khu không gian làm việc chung, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, đã hình thành thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm như Quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Vingroup, Startup Viet Partner… Nhiều vườn ươm tiêu biểu đã được hình thành như Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Vườn ươm Đà Nẵng (DNES), Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội.

Đặc biệt, chất lượng và số lượng thương vụ đầu tư cho các startup có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo tăng mạnh, với nhận diện chủ yếu là những doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở thế hệ sau. Bên cạnh đó, hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống qua việc liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như: VIC Impact, iAngel, Angel4us.

Sự cải thiện thứ hạng các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) được tổ chức WIPO công bố năm 2018, chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 02 bậc, lên vị trí 45 trên 126 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện 14 bậc so với xếp hạng năm 2016. Tuy nhiên, xét về hiệu quả ĐMST, Việt Nam bị tụt hạng, đứng thứ 16 thế giới (năm 2017 đứng thứ 10 thế giới, năm 2016 đứng thứ 11 thế giới) (Bảng 2). Đặc biệt, trong 7 trụ cột của Việt Nam trong GII 2018, có trụ cột “Đầu ra sáng tạo” là tăng 6 bậc nhưng “Đầu ra công nghệ và tri thức” là giảm 7 bậc (từ vị trí 28 xuống 35).

Về chỉ số ĐMST của Việt Nam trong khu vực ASEAN, năm 2017, xếp hạng GII của Việt Nam ở vị trí thứ 3 nhưng năm 2018 đã tụt xuống vị trí thứ 4. Chỉ số ĐMST của Việt Nam đứng sau Singapo (thứ 5), Malaysia (thứ 35), nhưng trên Thái Lan (thứ 44). Việc xây dựng hệ sinh thái ĐMST phát triển bền vững, tạo môi trường thuận lợi cho ươm tạo và phát triển các ý tưởng ĐMST là yếu tố then chốt để phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2: So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2015, 2016, 2017 và 2018

 

2015

2016

2017

2018

(vị trí từng tiểu chỉ số/141 nước và vùng lãnh thổ)

(vị trí từng tiểu chỉ số/128 nước và vùng lãnh thổ)

(vị trí từng tiểu chỉ số/127 nước và vùng lãnh thổ)

(vị trí từng tiểu chỉ số/126 nước và vùng lãnh thổ

Nhóm chỉ số đầu vào của ĐMST

78

79

71

65

1. Thể chế/Tổ chức

101

93

87

78

2. Nguồn nhân lực, nghiên cứu

78

74

70

66

3. Cơ sở hạ tầng

88

90

77

78

4. Trình độ phát triển của TT

67

64

34

33

5. Trình độ phát triển KD

40

72

73

66

Nhóm chỉ số đầu ra của ĐMST

39

42

38

41

6. Đầu ra công nghệ và tri thức

28

39

28

35

7. Đầu ra sáng tạo

62

52

52

46

Tỷ lệ hiệu quả ĐMST

9

11

10

16

Chỉ số ĐMST

52

59

47

45

Nguồn: GII 2015, 2016, 2017 và 2018 WIPO

Sự cải thiện của một số chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Báo cáo chỉ số khởi nghiệp năm 2017/2018 (GEM, 2017/2018), so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam với 54 nước khác trên thế giới. Hai chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: Năng động của thị trường nội địa (5/54), Văn hóa và chuẩn mực xã hội (6/54). Cơ sở hạ tầng, chỉ số có điểm trung bình cao nhất ở Việt Nam, có thứ hạng cao thứ ba trong số 12 chỉ số của hệ sinh thái khởi nghiệp, xếp thứ 10/54. Hai chỉ số có thứ hạng cao tiếp theo đó là Độ mở của thị trường nội địa (12/54) và Chính sách Chính phủ (13/54). Việc chỉ số chính sách của Chính phủ dù chỉ được đánh giá ở mức 2,4/5 điểm nhưng vẫn xếp thứ 13/54, cho thấy việc có hệ thống chính sách tốt và hiệu quả nhằm thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển kinh doanh đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là của nhiều nước trên thế giới. Ba chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thứ hạng thấp nhất của Việt Nam năm 2017 là: Tài chính cho kinh doanh (39/54), Giáo dục kinh doanh sau phổ thông (40/54) và Chương trình hỗ trợ Chính phủ (43/54) (Bảng 3).

Bảng 3: Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam

Điều kiện kinh doanh

2017

2015

2014

Điểm

Thứ hạng/54

Điểm

Thứ hạng/62

Điểm

Thứ hạng/73

Năng động của thị trường nội địa

4,15

5

3,59

11

3,71

6

Văn hóa và chuẩn mực xã hội

3,62

6

3,23

14

3,13

17

Cơ sở hạ tầng

4,19

10

4,07

17

3,75

39

Độ mở của thị trường nội địa

2,79

12

2,51

28

2,43

52

Chính sách chính phủ

2,4

13

2,78

15

2,93

20

Quyết định chính phủ

3,02

25

2,62

25

2,46

32

Chuyển giao công nghệ

2,19

34

2,33

30

2,30

40

Giáo dục kd bậc phổ thông

1,83

34

1,57

47

1,83

51

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

2,82

36

2,93

42

2,93

41

Tài chính cho kinh doanh

2,27

39

2,12

50

2,37

44

Giáo dục kd sau phổ thông

2,61

40

2,53

47

2,64

58

Chương trình hỗ trợ chính phủ

2,09

43

2,14

50

2,35

54

Nguồn: GEM 2017/2018 Global report

Báo cáo GEM toàn cầu 2017/18 đã tiếp tục chỉ ra sự khác biệt về điều kiện kinh doanh ở 3 nhóm nền kinh tế theo trình độ phát triển. Nhìn chung, điều kiện kinh doanh có xu hướng tốt dần lên cùng với trình độ phát triển kinh tế, nghĩa là nền kinh tế càng phát triển, điều kiện kinh doanh càng có xu hướng được cải thiện. Hình 3 cho thấy rõ những thuận lợi và cản trở về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam khi so với mức trung bình của các nước theo giai đoạn phát triển.

Hình 3: Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam so với các nước năm 2017

Đơn vị: Thang điểm 1-5

Nguồn: GEM 2017/2018 Global report

2.5 Đánh giá hạn chế còn tồn tại trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chất lượng đề án, chính sách từ chính phủ chưa cao

Việc có quá nhiều quyết định và chương trình hỗ trợ nhưng chưa hình thành được hệ thống đồng bộ, nhất quán, hiệu quả cũng đã ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phát triển khởi nghiệp Việt Nam. Các hoạt động hỗ trợ nhìn chung chỉ mới thực hiện qua các chương trình riêng lẻ, mục tiêu khác nhau, chỉ dừng lại ở tính khuyến khích chung chung, chưa có quy định hỗ trợ rõ ràng.Cơ chế, chính sách hỗ trợ Sartup thiếu tính đồng bộ và hệ thống, đan xen trong các chính sách chung hoặc chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động vốn đối với các Sartup còn khó khăn do khung pháp lý và chính sách cho các nhà đầu tư thiên thần cũng như việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm còn sơ khai.

Mặc dù Nhà nước đưa ra Đề án nhưng thực chất ở cấp trung ương, Chính phủ cũng có không ít đề án tương tự trên các khía cạnh khác của kinh tế - xã hội. Vì thế, việc khởi nghiệp cũng không hẳn trở thành một lĩnh vực ưu tiên hay là một nhiệm vụ cấp bách nào. Bản thân các đơn vị chủ trị như Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đề ra các văn bản hướng dẫn thực hiện đề án nhưng lại chưa có báo cáo tổng kết về những gì đã đạt được. Từ năm 2016 phát động phong trào “quốc gia khởi nghiệp” tới nay chưa có số liệu thống kê một cách chính thống từ Bộ hay chính phủ, mà chỉ có những thông tin theo các nguồn tổng hợp bên ngoài. Như vậy, chính sách đã đưa ra, chiến dịch đã triển khai nhưng không có đơn vị tổng hợp để đánh giá về kết quả làm được và chưa được.

Chính phủ chỉ đưa ra đề án, còn việc thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị khác. Các nghị định ban ra về việc hỗ trợ doanh nghiệp không có thời hạn nên việc triển khai xuống bên dưới còn trì trệ, chậm chạp. Ngoài mặt, các đề án tỏ ra sốt sắng nhưng tực chất những đề án này vẫn còn nằm trên giấy tờ, việc triển khai chưa thật sự chủ động, quyết tâm và phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo của từng địa phương.

Khả năng tiếp cận vốn thấp

Tài chính luôn là một vấn đề đầy khó khăn không chỉ đối với các nhà khởi nghiệp mà còn đối với mọi doanh nghiệp, từ nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Nguyên nhân đầu tiên đến từ việc bất đối xứng thông tin. Trong những lần tiếp xúc với startup để ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư thường có rất ít thông tin về doanh nghiệp này, triển vọng thị trường, sản phẩm, năng lực nhà sáng lập và các vấn đề có liên quan. Chính vì thế, khi đầu tư thường hạn chế đầu tư do thiếu những thông tin dẫn tới rủi ro không lường trước. Về phía Sartup cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, từ gọi vốn cộng đồng, nhà đầu tư thiên thần, mạo hiểm hay cả tín dụng từ ngân hàng.

Đối với việc gọi vốn từ cộng đồng cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên xuất phát từ những thành viên của crowdfunding, mà theo Mai Duy Quang – CEO của Biaki – nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm thì tại Việt Nam, điều cản trở chính là tư duy “chỉ nhận mà ít cho đi” và niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án của người khác là không cao. Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống mạng lưới với để truyền tải ý tưởng của các startup đến các nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Về quỹ đầu tư mạo hiểm, số lượng các quỹ đã tăng lên nhiều hơn so với trước đây nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn này vẫn còn hạn chế, chủ yếu đến từ việc các dự án vẫn chưa chín muồi và chưa có mô hình kinh doanh cụ thể, do đó thường không qua được các vòng thẩm định của VC. Các dự án còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư. Các VC đều cho rằng, nguồn tiền đầu tư vẫn còn rất dồi dào, chính sự thể hiện của doanh nghiệp đến đâu mới là quyết định, và tác động đến sự phát triển của mô hình gọi vốn này. Ông Võ Việt Anh – Nhà sáng lập Dropdeck, một nền tảng kết nối startup với nhà đầu tư thì nguyên nhân chính là chất lượng. Các dự án startup tại Việt Nam nhìn chung chưa hấp dẫn các “cá mập”, một cách gọi chỉ các nhà đầu tư đi săn các dự án khởi nghiệp có triển vọng. “Ở nước ngoài, các startup chất lượng tốt nhiều quá nên nhà đầu tư cũng khó chọn. Còn cái khó ở Việt Nam là do chất lượng còn thấp. Nói thẳng thắn thì đại đa số dự án có trình độ chưa cao, năng lực còn yếu. Cùng với đó, đội ngũ có thái độ và phẩm chất cũng còn thiếu”.

Bên cạnh đó, các yếu tố hành lang pháp lý, chính sách nhà nước cũng là các rào cản của quỹ đầu tư mạo hiểm. “Thung lũng Silicon có toàn bộ hệ thống vốn, quản lý, nhân tài, các dịch vụ pháp lý. Còn ở Việt Nam, bạn phải tự mình tìm ra mọi thứ", ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyễn), Giám đốc điều hành IDG Ventures Việt Nam, người từng làm việc cho nhóm phụ trách công nghệ của Goldman Sachs tại New York, ngậm ngùi chia sẻ với tờ Nikkei Asian Review.

Như vậy, vấn đề nguồn vốn gặp khó khăn từ cả hai phía. Nhà đầu tư thì vướng phải hành lang pháp lý và thiểu thông tin về doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp thì gặp vấn đề trong chính chất lượng dự án của mình, bị hạn chế về năng lực và tiềm năng, đồng thời chưa có cách tiếp cận nguồn vốn.

Yếu tố công nghệ chưa được đề cao

Thứ nhất, kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất xa với công nghệ thế giới. Thực chất, thành công trong khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam chỉ mới dừng lại ở ứng dụng điện thoại, và các kĩ thuật trên nền tảng internet, còn các sản phẩm công nghệ cao thì thật sự chưa có. Bằng sáng chế của người Việt trong lĩnh vực này cũng ít ỏi. Trong giai đoạn 1995-2018, chưa tới 7% trong tổng số bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam là của người Việt.

Thứ hai, chất lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ còn hạn chế.Thực tế những sinh viên giỏi chỉ mới bộc lộ tài năng được trong môi trường trường học, còn để đưa thành các sáng kiến thực tế thì không có nhiều. Ngoài ra, đội ngũ trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ về chuyên môn công nghệ đánh giá cao nhưng vì họ chủ yếu là các kĩ sư công nghệ nên nền tảng kiến thức, tính sáng tạo và tư duy linh hoạt trong kinh doanh còn nhiều hạn chế. Ngoài ra còn tồn tại vấn đề chảy máu chất xám và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Những nhà khởi nghiệp công nghệ cao thì hầu hết là những nhà nghiên cứu, nhà khoa học hoặc những doanh nhân có tuổi đời và kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ khá cao. Chính vì là nhà khoa học nghiên cứu nên các kiến thức về đầu tư, kinh doanh hay gọi vốn thì vẫn còn điều cần nâng cao[footnoteRef:20]. [20: Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam số 18/2018, “Hệ thống sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam”.]

Thứ ba, sản phẩm công nghệ trên thị trường vấp phải sự cạnh tranh trong thị trường nội địa và đặt biệt khi cạnh tranh với các nước hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Ngay trong khu vực, Việt Nam đã vấp phải sự cạnh tranh từ Thái Lan, Singapore. Ngoài ra, đặc trưng sản phẩm công nghệ lại mang tính phức tạp, dễ bị tấn công bởi chính công nghệ, có thể dẫn tới hiện tượng ăn cắp thông tin mạng, tấn công bởi hacker, làm sập hệ thống,… Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà khởi nghiệp e ngại.

Hạn chế từ doanh nhân khởi nghiệp

Thứ nhất, Chỉ số lo sợ thất bại khi kinh doanh của Việt Nam năm 2017 có sự tăng nhẹ, lên 46,6%, sau khi đã giảm mạnh từ mức 56,7% năm 2013, xuống 50,1% năm 2014 và 45,6% năm 2015 (Hình 4). Tỷ lệ người lo sợ thất bại trong kinh doanh ở Việt Nam vẫn ở mức cao, nhất là so với mặt bằng chung của các nước cùng trình độ phát triển và cao hơn mức trung bình của các nước phát triển ở giai đoạn III (báo cáo GEM 2017/2018). Đặc biệt, tâm lý chấp nhận thực tại, thỏa mãn với những gì mình có có thể là rảo cản cho việc các doanh nhân ngừng phấn đấu trong sự nghiệp. Điều này có thể thấy rõ trong nền tảng kinh doanh bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình, cũng là nguyên nhân từ thực trạng kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ tại Việt Nam.

Hình 4: Lo sợ thất bại khi kinh doanh ở Việt nam năm 2017

Đơn vị:%

Nguồn: GEM 2017/2018 Global report

Thứ hai, chỉ số về mức độ đổi mới đối với sản phẩm và thị trường ở mức thấp. Chụ thể, GEM đưa ra chỉ số tổng hợp về đổi mới sáng tạo[footnoteRef:21], theo đó chỉ số này trong các hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam năm 2017 đã giảm so với năm 2015. Chỉ có 13,9% hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp ở Việt Nam được coi là có tính sáng tạo so với mức 16,5% năm 2015, xếp vị trí 48/54 nền kinh tế trong năm 2017, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của các nuwocs cùng trình độ phát triển. So với các nước trong ASEAN, tính sáng tạo của các hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam thấp hơn Malaysia và Thái Lan (cùng đạt 29,3%, xếp hạng 15/54), chỉ cao hơn Indonesia (11,6%, xếp hạng 52/54) [21: Một hoạt động kinh doanh được gọi là sáng tạo nếu các sản phẩm cung cấp được coi là đổi mới với tất cả hoặc nhiều khách hàng hoặc có ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh.]

Hình 5: Định hướng sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam so với các nước trên thế giới năm 2017

Đơn vị:%

Nguồn: GEM 2017/2018 Global report

Thứ ba, thiếu kinh nghiệm, nhận sự và khả năng lãnh đạo. Theo thống kê, có tới 80% Sartup đứng trước nguy cơ giải thể ngay trong 2 năm hoạt động đầu tiên. Nguyên nhân chủ yếu không phải chỉ đến từ việc thiếu vốn mà phần nhiều là vì thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về điều hành doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo, kĩ năng quản lí nhân sự,… Đây cũng chính là thách thức trong đội ngũ nhân lực tại Việt Nam. Nhân sự cũng là một bài toán khó cho startup. Theo các chuyên gia, Sartup càng mới càng khó tuyển dụng. Bởi quy mô nhỏ, chưa có vốn, hay thậm chí chưa có sản phẩm, thị trường. Với mỗi Startup, đặc biệt là các Startup công nghệ, nhân sự thường chiếm từ 70% - 80% chi phí ở giai đoạn đầu, khi phát triển sản phẩm. Giảm dần và duy trì ở mức 40% - 50% trong các giai đoạn tiếp theo. Quy trình tuyển dụng không đơn giản là nộp đơn - phỏng vấn - đi làm, mà cần nhiều thời gian trò chuyện, đề cao sự hòa hợp với Startup[footnoteRef:22]. [22: Báo điện tử VTV, “Nhân sự - bài toán khó cho các startup Việt”]

Ngoài ra, Sartup còn đứng trước mối lo giữ người. Làm thế nào để giữ được nhân lực tốt ở lại công ty khi mà doanh nghiệp không thể phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu về phúc lợi, lương bổng. Khi chưa có thương hiệu cộng thêm nguồn tài chính hạn hẹp, các doanh nghiệp start-up chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút người tài và dễ gặp phải sai lầm, có thể phải trả giá đắt. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ và giữ chân người tài của các chủ doanh nghiệp cũng rất yếu do chưa có nhiều kinh nghiệm. Một phần cũng xuất phát từ tâm lý của đa số nhân sự có năng lực tốt không muốn chịu rủi ro, họ có nhiều cơ hội phát triển ở những công ty lớn hơn và yêu cầu mức thu nhập tương xứng.

3. Khiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

3.1 Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động đầu tư mạo hiểm

Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp khơi thông dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các Sartup sáng tạo, cụ thể như sau:

Một là, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm.

- Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp... Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới.

- Thành lập hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam. Hiệp hội là nơi kết nối và tập trung các luồng thông tin có giá trị liên quan đến hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Hơn nữa, hiệp hội còn mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia hợp tác kinh doanh trong cùng một thương vụ nhằm chia sẻ rủi ro. Đây cũng là một xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay.

- Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán, tạo nên khả năng thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc thương vụ.

- Chính phủ thực hiện các chính sách minh bạch về tài chính nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng mạng lưới thông tin hiệu quả có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức công, các hiệp hội, các định chế tài chính.

Hai là, xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm.Trước mắt Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như: phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong quá trình thực hiện các quy định trên, Chính phủ cần tổ chức riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm dần dần phát triển, Nhà nước cần tiến tới ban hành một đạo luật riêng cho hoạt động này.

Ba là, thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm.Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Cụ thể là cần có chính sách miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc doanh vụ, kể cả các lợi tức phát sinh trong quá trình hoạt động. Tất cả các chính sách ưu đãi thuế phải dựa vào luật đầu tư mạo hiểm hoặc dựa vào danh mục các ngành nghề Nhà nước khuyến khích đầu tư mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư.

3.2 Chính sách thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khởi nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn đến từ yếu tố con người, yếu tố vốn, yếu tố công nghệ. Nếu chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước thì sẽ tiếp tục gặp những khó khăn nội tại này. Thay vì đó, nhà nước có thể thực hiện các chính sách để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Trước hết là những nhân tài Việt Nam đang học tập và sinh sống tại nước ngoài – những người đã được hưởng nền tinh hóa văn hóa thế giới, tiếp cận các nguồn kiến thức hiện đại, làm sao để họ quay về Việt Nam, làm giảm chảy máu chất xám cũng là một vấn đề đặt ra cho nhà nước.

Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lí rõ ràng, minh bạch, hệ thống hành chính tinh gọn như đã đề cập ở trên thì một số chính sách thu hút nhân tài Việt ở nước ngoài có thể kể đến như: (i) Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt tại nước ngoài. (ii) Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ở nước ngoài dành cho người Việt và các hoạt động kết nối doanh nghiệp này với doanh nghiệp trong nước. Cho họ thấy thị trường tiềm năng tại Việt Nam

3.3 Xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia chú trọng đặc biệt thế hệ trẻ

Nhìn vào thực tế hiện nay có thể thấy, sự sáng tạo sẽ là chìa khóa căn bản để giúp Việt Nam có thể vững bước phát triển, từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành một đất nước giàu có. Trong quá trình đó, thế hệ các doanh nhân trẻ tuổi Việt Nam sẽ phải là yếu tố then chốt.Đồng thời, Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trong các hoạt động thúc đẩy đầu tư cho giáo dục và R&D, cũng như tập trung xây dựng các trường đại học mà trong đó, hệ thống các trường đại học phải đóng vai trò quan trọng vào việc khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần học hỏi và khả năng phản biện của các sinh viên. Các nhà giáo dục Việt Nam cần luôn luôn nhận được sự khuyến khích từ phía xã hội và nhà nước để tích hợp tinh thần doanh nhân cùng với những kỹ năng liên quan đến quá trình khởi nghiệp vào các chương trình đào tạo. Ngoài ra, nhà trường và các tổ chức, xã hội cần có kế hoạch tổ chức thêm nhiều chương trình, cuộc thi hướng tới tinh thần khởi nghiệp hơn nữa cho các sinh viên và học sinh trung học và phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và mức độ lan tỏa tới mọi người.

Bên cạnh những chính sách về tạo lập khung pháp lý và hỗ trợ tài chính cho Sartup, nhà nước cũng nên chú ý đến các chính sách thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp và kiến thức kinh doanh. Bài học từ các nước phát triển trên thế giới đã cho thấy, ý chí tự làm chủ phải được rèn luyện thông qua giáo dục và phát triển xã hội từ khi còn nhỏ. Do đó, cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng kết hợp giáo dục với hoạt động thiết thực, nâng cao tinh thần làm chủ là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí sẵn sàng khởi nghiệp. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đưa nội dung khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục ngay từ chương trình phổ thông cho giới trẻ có thể sớm hình thành tinh thần khởi nghiệp để bước chân vào môi trường kinh doanh sắp tới. Ngoài ra, cần phát triển các chương trình và lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức và kích thích tinh thần kinh doanh của người dân trong tất cả các cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, cũng nên có những chương trình cụ thể để trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết trong lĩnh vực khởi nghiệp như: Phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá nhu cầu và quá trình mua hàng của khách hàng, lập kế hoạch kinh doanh, thuyết trình kêu gọi đầu tư... Hệ thống giáo dục cũng cần chú trọng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ, ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Ví dụ, các trường học có thể đưa vào chương trình học những kiến thức, kĩ năng để học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể được trang bị những tiếp cận thực tiễn về kinh doanh hay những nguyên lý cơ bản của kinh tế học. Tất cả những điều đó sẽ trang bị cho các bạn trẻ một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn về hoạt động khởi nghiệp, giúp các em không còn không bỡ ngỡ với thế giới kinh doanh để có thể đi tiếp, vững bước đi lên lập nghiệp sau này.

3.4 Phát huy vai trò của các hiệp hội, cầu nối giữa Nhà nước với các Sartup

Trước hết, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cần tăng cường uy tín năng lực và ảnh hưởng của các tổ chức để phát huy vai trò như là cầu nối giữa Nhà nước với các Sartup. Các hiệp hội cần thực hiện tốt vai trò là kênh phản biện quan trọng đối với các chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp có thể tham gia giám sát và đánh giá các cơ quan chính phủ để làm cơ sở đưa ra những kiến nghị, đề xuất cải thiện các chất lượng dịch vụ cũng như làm cơ sở cho việc cất nhắc, bổ nhiệm nhân sự. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy khởi nghiệp trong nước cũng như thực tiễn kinh nghiệm khu vực kinh tế khởi nghiệp của các nước phát triển, có thể thời gian tới Việt Nam cần phải thành lập ra một Hiệp hội riêng về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Đây sẽ là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.

Ngoài tổ chức tư vấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kinh doanh khởi nghiệp, các hiệp hội ngành nghê cũng cần phải tạo điều kiện đặc biệt cho các hội viên là những Sartup tham gia vào các hội chợ thương mại, xúc tiến để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình từ đó tìm kiếm và thâm nhập thị trường. Cùng với đó, các hiệp hội cần có những biện pháp tổ chức các chương trình, sự kiện có ý nghĩa, thiết thực để cùng với nhà nước và các cấp chính quyền hỗ trợ, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong người dân, nhất là giới trẻ. Các chương trình, sự kiện hướng đến tinh thần khởi nghiệp sẽ là những nhân tố quan trọng giúp đưa các dự án kinh doanh của thanh niên, sinh viên đến với xã hội, qua đó nhiều doanh nghiệp trẻ cũng sẽ được ra đời. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang chung tay xây dựng quốc gia khởi nghiệp, những doanh nhân khởi nghiệp trẻ không còn đơn độc trên hành trình sản xuất, kinh doanh mà sẽ luôn có những hiệp hội, cộng đồng khởi nghiệp ở bên cạnh để hỗ trợ, hợp tác và cùng phát triển.

Tóm lại, các Sartup không chỉ là thành phần hình thành nên thị trường và nền kinh tế, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền cơ cấu kinh tế chuyển dịch để phát triển trong tương lai. Cùng với vai trò giúp giải quyết vấn đề việc làm đối với xã hội, công ty khởi nghiệp cũng chính là