Top Banner
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH PHAN VĂN HIU KINH TÕ TËP THÓ TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI ë TØNH QU¶NG NG·I LUN ÁN TIN SĨ KINH TCHUYÊN NGÀNH KINH TCHÍNH TRHÀ NI - 2017
176

C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

Sep 16, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HIẾU

KINH TÕ TËP THÓ TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI ë TØNH QU¶NG NG·I

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2017

Page 2: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HIẾU

KINH TÕ TËP THÓ TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI ë TØNH QU¶NG NG·I

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI - 2017

Page 3: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định./.

Tác giả

Phan Văn Hiếu

Phan Văn Hiếu

Page 4: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến kinh tế tập thể

trong phát triển nông thôn 6

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới 16

1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và

vấn đề tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 29

2.1. Bản chất, hình thức, nguyên tắc và xu hướng của kinh tế tập thể,

quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới 29

2.2. Nội dung phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới,

tiêu chí đánh giá và điều kiện bảo đảm thực hiện 49

2.3. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về phát triển kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới 66

Chương 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015 76

3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh

Quảng Ngãi liên quan đến kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 76

3.2. Tình hình triển khai, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn

mới của tỉnh Quảng Ngãi 80

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 91

Page 5: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở

TỈNH QUẢNG NGÃI 112

4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 112

4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới 127

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC

Page 6: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

AFTA : ASEAN Free Trade Area, tiếng Việt: Khu vực

thương mại tự do ASEAN

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

FTA : Free Trade Agreement, tiếng Việt: Hiệp định

thương mại tự do

GDP : Gross Domestic Product, tiếng Việt: Tổng sản phẩm

trong nước

GRDP : Gross Regional Domestic Product, tiếng Việt: Tổng

sản phẩm trên địa bàn

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

ICA : International Cooperative Allien, tiếng Việt: Liên

minh hợp tác xã quốc tế

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KTTT : Kinh tế tập thể

NN : Nông nghiệp

NT : Nông thôn

NTM : Nông thôn mới

THT : Tổ hợp tác

TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership

Agreement, tiếng Việt: Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương

UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 7: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 3.1: Số lượng cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng

Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 91

Bảng 3.2: Số thành viên trong các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông

thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 94

Bảng 3.3: Số lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế tập thể ở khu

vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 94

Bảng 3.4: Vốn của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 95

Bảng 3.5: Chỉ tiêu tài chính của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực

nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 96

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh doanh của các hợp tác xã ở nông thôn tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 107

Bảng 4.1: Hướng phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn

2016-2020 124

Page 8: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Trang

Hình 3.1: Cơ cấu hợp tác xã theo ngành ở khu vực nông thôn tỉnh

Quảng Ngãi năm 2015 92

Hình 3.2: Quy mô tập trung vốn đầu tư trong các hình thức kinh tế tập

thể ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 96

Hình 3.3: Mô hình chuỗi giá trị sản xuất lúa giống tại hợp tác xã dịch

vụ nông nghiêp, nông thôn Tịnh Trà 98

Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của các hợp tác xã ở nông thôn

tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 106

Page 9: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kinh tế tập thể (KTTT) là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến ở hầu

hết các nước trên thế giới từ khoảng 200 năm gần đây. Phát triển hình thức

kinh tế này đã trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong Liên minh

hợp tác xã (HTX) quốc tế (ICA). Nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh

tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị và xã hội đối với sự phát triển của mỗi

quốc gia.

Ở Việt Nam, kể từ khi Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham

gia HTX (11/4/1946) đến nay, KTTT đã có lịch sử phát triển 70 năm. Phát

triển KTTT là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta từ trước

tới nay. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách để

thúc đẩy phát triển KTTT. Trong công cuộc đổi mới đất nước, KTTT được

xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp

quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “KTTT không ngừng được

củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với KTTT ngày càng trở thành

nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [26, tr. 73-74].

Bằng nhiều nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng và toàn dân, đến nay KTTT

đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến hết tháng 6/2016, cả nước đã có

trên 20.000 HTX, 150.000 THT, gần 50 liên hiệp HTX, 1.148 quỹ tín dụng

nhân dân và 43 quỹ hỗ trợ và phát triển HTX, đã đóng vai trò không nhỏ đối

với nền kinh tế quốc dân [16]. Nhiều HTX, liên hiệp HTX mới được thành

lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, số THT tiếp tục tăng. Nhiều

HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một

số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo việc làm và thu

Page 10: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

2

nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các HTX với nhau và

với các tổ chức kinh tế khác [35].

Tuy nhiên, KTTT ở nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo

dài, năng lực nội tại hạn chế, số HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn ít,

lợi ích đem lại cho thành viên chưa nhiều. Tốc độ tăng trưởng của KTTT chậm,

thiếu ổn định. KTTT chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã hội, tỷ lệ

đóng góp vào GDP của cả nước có chiều hướng giảm dần. Sức cạnh tranh của

không ít HTX còn yếu. Nhiều cơ sở KTTT vẫn chưa sẵn sàng ứng phó trong

bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Nhiều HTX

chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, còn có những biểu hiện hình

thức, xa rời bản chất, các nguyên tắc và giá trị HTX. Thiếu sự liên kết, hợp tác

của các HTX trong sản xuất tạo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực quy

mô lớn. KTTT phát triển thiếu bền vững… Tình trạng này diễn ra ở khắp các

tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tại tỉnh Quảng Ngãi, tính đến hết năm

2015 đã có 6.704 đơn vị KTTT, tăng 5,4 lần so với năm 2011, trong đó có 204

HTX đã đi vào hoạt động tạo ra 401 tỷ đồng doanh thu, gần 10 tỷ đồng lợi

nhuận. Nhưng sự phát triển chưa được như mong muốn, quy mô HTX còn nhỏ,

vốn góp của xã viên giảm, mức độ liên kết còn sơ khai, hiệu quả thấp, tính bền

vững trong phát triển KTTT còn phải quan tâm nhiều.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả

KTTT để nó làm tốt vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa nói chung, xây dựng nông thôn mới (NTM) nói riêng, cần có những

nghiên cứu khoa học làm rõ cơ sở lý luận của phát triển KTTT, phân tích và

đánh giá đúng thực trạng KTTT nước ta hiện nay, đề xuất giải pháp nhằm

thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả. Để góp phần vào giải quyết yêu

cầu trên, bằng thực tế hoạt động của bản thân trong tổ chức phát triển KTTT

trên địa bàn một tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài: “Kinh tế tập thể trong xây

dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ

chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Page 11: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn

chế, yếu kém và nguyên nhân, để đề xuất quan điểm, phương hướng và giải

pháp thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi trong

giai đoạn tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và làm rõ điểm mới cơ sở lý luận về KTTT trong xây

dựng NTM trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển KTTT

trong xây dựng NTM trên thế giới và trong nước làm tài liệu để tỉnh Quảng

Ngãi có thể tham khảo.

- Phân tích và đánh giá thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh

Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay, làm rõ những thành tựu, hạn chế, yếu kém

và nguyên nhân của thực trạng này.

- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát

triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là KTTT bao gồm các THT,

HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp (NN), công

nghiệp, dịch vụ và các quỹ tín dụng nhân dân với tính chất là một quan hệ

kinh tế, một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở khu vực NT gắn với

Page 12: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

4

Chương trình xây dựng NTM dưới góc độ kinh tế chính trị học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu KTTT trong xây dựng NTM bao

gồm các hình thức THT, HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong các ngành, lĩnh

vực kinh tế ở nông thôn, chủ yếu tiếp cận về mặt quan hệ kinh tế, hình thức tổ

chức kinh tế và có quan tâm đến quan hệ cộng đồng trong KTTT.

- Về không gian: Nghiên cứu KTTT trước yêu cầu xây dựng NTM trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm được xác định ở

các tỉnh trong và ngoài nước mà tỉnh Quảng Ngãi có nhiều điểm tương đồng

mang tính thiết thực.

- Về thời gian: Việc phân tích, đánh giá thực trạng KTTT được xác

định từ sau khi Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 26­NQ/TW ngày

05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về

NN, nông dân và NT, trong đó có nhiệm vụ xây dựng NTM, tức là từ năm

2011 đến nay. Các đề xuất về phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển

sẽ đặt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Tác giả luận án dựa trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong chủ nghĩa Mác - Lênin để

xem xét nguồn gốc, bản chất của KTTT, vai trò và xu hướng phát triển của nó

trong xây dựng NTM trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Các nghiên cứu về đường lối, chính sách và thực tiễn phát triển KTTT

trong xây dựng NTM ở Việt Nam còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính

Page 13: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

5

sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là từ khi ban hành và thực thi Chương

trình xây dựng NTM.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên

ngành kinh tế chính trị như phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân

tích, tổng hợp, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử… Đồng thời, có sử

dụng một số phương pháp nghiên cứu như điều tra xã hội học, khảo sát thực

tiễn, phương pháp thu thập xử lý thông tin trên các tài liệu tin cậy đã công bố,

phương pháp thống kê, mô hình hóa và phương pháp so sánh trong quá trình

nghiên cứu, phương pháp chuyên gia.

Ngoài ra, trong luận án, tác giả còn sử dụng có chọn lọc một số kết quả

của các công trình đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của

Luận án.

5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án

- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về KTTT trong xây

dựng NTM ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTTT trong xây

dựng NTM của một số tỉnh trong và ngoài nước để tỉnh Quảng Ngãi có thể

tham khảo.

- Làm rõ thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi

giai đoạn 2011-2015, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực

trạng đó.

- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát

triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016- 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 14: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về kinh tế tập thể trong phát triển

nông thôn

- Cơ sở ra đời và phát triển của KTTT

Khởi xướng cho tư tưởng này là những công bố trong “Social system -

the Constitution, the law and the charter of a community” (1826) và “A look at

the social” (1824) của Robert Owen. Ông cho rằng, liên minh và hợp tác trong

sản xuất kinh doanh rõ ràng là tăng sức mạnh của cá nhân một nghìn lần và giải

thích tại sao các nguyên tắc hợp tác không nên cung cấp cho những người đàn

ông quyền lực và lợi thế nhiều hơn trong việc xây dựng, bảo quản, phân phối

và hưởng thụ sự giàu có? [135]. Trong “Report to the County of Lanark…”

(1820), Robert Owen chỉ ra vai trò của các HTX (ông gọi là Palanse) trong phát

triển kinh tế và để người lao động thoát khỏi sự bất công và cùng cực do sự bóc

lột của các nhà tư bản. Trong hình thức đó, các thành viên của HTX sẽ có sự

bình đẳng về quyền lợi và tài sản cũng như trao đổi hàng hóa với nhau. Mỗi

người sẽ chỉ trả tiền cho các tài sản mà họ thực tế sử dụng, mà không phải chi

một khoản nghĩa vụ tài chính nào khác [136]. Ông đã trực tiếp thành lập HTX

ở London - HTX của những người lao động trong lĩnh vực lưu thông - vào năm

1821. Đây là hình thức KTTT đầu tiên của nhân loại.

Trong giai đoạn này, ở Pháp cũng có những nghiên cứu của Saintsimon,

Fourier và các nhà nghiên cứu khác như Considerant, Godin, Buchez,

P.J.Benamin, Lamenmais, Cabert, J.Gay, T.Dezamy, Blanc… về KTTT, trong

đó các tác giả đều chứng minh rằng sự ra đời và phát triển của KTTT là cần

Page 15: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

7

thiết để tăng sức mạnh của các thành viên khi tham gia và tạo ra cộng đồng

kinh tế phát triển xã hội.

Tác giả Brett Fairbairn trong: “History of Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-of-the-Century Germany”,

thông qua nghiên cứu lịch sử đã cho thấy những nỗ lực về kinh tế và chính trị

trong lý thuyết và các vấn đề về quá trình hình thành và phát triển các HTX

trong NT ở nước Đức trước năm 1914 dưới góc nhìn sinh thái [114].

“Theory and History of Cooperatives” trong cuốn: “Bibliography of Cooperatives and Cooperative Development” do PhD, IIRA director and

professor Christopher D. Merrett, tổng thuật về lý thuyết và Lịch sử của HTX.

Có các chuyên đề: “Reviving the cooperative movement. World Marxist Review” của Abalkin, Leonid (31 June1988) viết về làm sống lại phong trào

HTX, nhìn lại chủ nghĩa Mác thế giới; “History and theories of cooperatives. In International encyclopedia of civil society” của Altman, Morris (2005) về

lịch sử và lý thuyết của HTX trong bách khoa toàn thư Quốc tế của xã hội dân

sự; “The cooperative organization: Economic, organisational and policy issues” của Bernardi, Andrea (2007) viết về các tổ chức hợp tác xã, vấn đề

kinh tế, tổ chức và chính sách; “A study of the organizational characteristics of successful cooperatives” của Carr, Amelia, Amanie Kariyawasam, and

Maureen Casil (2008) trình bày nghiên cứu về các đặc điểm tổ chức thành

công một HTX trong phát triển NT [122].

Dr. Hannes Gebhard trong cuốn: “Co-Operation in Finland” (1916) đã

mô tả tóm tắt và hệ thống hóa những phong trào HTX trong khu vực NT của

Phần Lan đầu thế kỷ XX và cho thấy sức lan tỏa của phong trào này đến các

quần đảo của Anh, nhất là ở Ireland, ở Italia và một số nước khác. Tác giả đã

có những khảo sát bằng con số thống kê về sự phát triển của phong trào hợp

tác hóa. Đây là nghiên cứu có thể cung cấp kinh nghiệm về phát triển KTTT

trong phát triển NT không chỉ đối với Phần Lan mà còn đối với một số nước

Châu Âu khác [120].

Page 16: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

8

Cuốn: “A Century of the Philippine Cooperative Movement” của Jorge

V. Sibal (2000) phân tích đánh giá lịch sử một thế kỷ của phong trào hợp tác

xã trong phát triển NT ở Philippines, HTX được xác định là một trong những

trụ cột chính của phong trào xã hội dân sự để phát huy các nỗ lực phát triển

của xã hội. Sự ra đời và phát triển của các HTX là cần thiết cho sự phát triển

kinh tế, xã hội. Tác giả nghiên cứu về lịch sử của phong trào HTX ở

Philippines với 3 giai đoạn: 1895-1941, 1941 -1986 và giai đoạn 1986-2000

để chỉ ra những phát triển của hình thức kinh tế này [126].

“Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical

frame work” (2011) nhóm nghiên cứu tại Đại học SG (Braxin), một chương

giới thiệu khung lý thuyết về HTX và phong trào HTX, trong đó chỉ ra ý

nghĩa của phong trào, phạm vi hợp tác, mục tiêu của hợp tác, đặc điểm của

một doanh nghiệp HTX, nguyên tắc hợp tác, lợi ích của hợp tác và các phong

trào HTX ở khu vực NT trên thế giới [128].

- Vai trò của KTTT trong phát triển NT

Xuất phát từ nhận thức, HTX là một doanh nghiệp thuộc sở hữu chung

tham gia vào việc sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ,

hoạt động của các thành viên của mình vì lợi ích chung của họ, thường được

tổ chức bởi người tiêu dùng hoặc người nông dân (Dictionary.com), nhiều

công trình nghiên cứu đã hướng vào phân tích ảnh hưởng của HTX đến phát

triển cộng đồng, đến môi trường sinh thái ở NT, quan hệ giữa HTX với toàn

cầu hóa và tự do hóa thương mại, HTX với người dân thiểu số, với phong trào

xã hội, với phát triển; việc tham gia của người nông dân vào HTX; HTX với

nghiên cứu và phát triển công nghệ, vai trò của HTX đối với sự phát triển của

phụ nữ và HTX và vấn đề dân chủ ở NT [122].

Ahmad Bello Dogarawa trong bài: “The Role of Cooperative Societies

in Economic Development” (2010) xem xét vai trò của các hiệp hội hợp tác

trong phát triển kinh tế NT. Tác giả đã điều tra khảo sát để mô tả những cách

Page 17: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

9

thức mà các HTX có thể làm đại lý cho sự phát triển cộng đồng bền vững và

cho thấy trong hơn 160 năm qua, các HTX đã phát huy vai trò quan trọng

trong việc hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập và ổn định kinh tế cho người dân,

tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển, các HTX

phải liên tục đạt được hai mục tiêu liên quan: tăng cường khả năng phát triển

và nâng cao khả năng phục vụ các thành viên. HTX vẫn là một doanh nghiệp

hiệu quả kinh tế, sáng tạo và cạnh tranh [111].

Suren Movsisyan, trong cuốn: “The Role of Cooperatives in the

Development of Agriculture in Armenia” (2013), nghiên cứu chứng minh vai

trò tiềm năng của HTX đối với phát triển NN ở Armenia. Tuy nhiên, từ khi

chuyển đổi nền kinh tế, do sự kháng cự tâm lý của nông dân cá thể, những

người không biết gì với những lợi thế được tổ chức trong các HTX và các hạn

chế trong chính sách pháp luật về kinh tế và hỗ trợ của nhà nước, nên thực tế

hoạt động của các HTX đã không được thành công lớn. Tác giả đề xuất các

kiến nghị phát triển HTX của nước này dựa trên các nghiên cứu kinh nghiệm

phát triển HTX trong NT ở các nước châu Âu và châu Á, Liên minh quốc tế

HTX (ICA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ICARE, và được dựa trên các

hướng dẫn và khuyến cáo của LHQ [138].

Wayne D.Rasmussen trong cuốn: “Farmers cooperation, and USDA a

history of agricultural cooperative service” (1991) nghiên cứu về lịch sử các

HTX dịch vụ NN ở Mỹ trong 65 năm kể từ khi thông qua Luật HTX tiếp thị

năm 1926. Tác giả cho thấy hình thức HTX là một phần quan trọng trong chính

sách của quốc gia để hỗ trợ các nhà sản xuất NN đối phó với các vấn đề phải

đối mặt trên thị trường. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh chính trong nhiều

cộng đồng NT ở nước Mỹ và là tổ chức kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc

sống của người dân NT. Từ đó đặt ra vấn đề là làm thế nào để nâng cao vai trò

ngày càng quan trọng của những nông dân độc lập khi họ phải đối mặt với một

thị trường đặc trưng bởi hội nhập quốc tế nhiều hơn? [140].

Page 18: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

10

Bên cạnh đó còn có khá nhiều công trình đã công bố bàn về vai trò của

các HTX trong phát triển NT trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường,

tiêu biểu là cuốn: “The role of agricultural cooperatives in enhancing the

efficiency of production” của Avetisyan, T. (2012), tại Đại học NN quốc gia

Armenia nghiên cứu về vai trò của HTX NN trong nâng cao hiệu quả sản xuất ở

Armenia. Cuốn “The role of co-operatives in community economic development”

của Ryan Gibson (2005), đánh giá vai trò của HTX trong phát triển kinh tế cộng

đồng NT ở miền Bắc và Manitoba, Canada [137]; “The role of cooperatives in

achieving the sustainable development goals - the economic dimension” của Tổ

chức lao động quốc tế (ILO) (2014) nghiên cứu về vai trò của HTX trong thực

hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chiều kích kinh tế trong NT ở Nairobi,

Kenya [124]; "The Role of Cooperative Organizations in Rural Community

Development in Nigeria: Prospects and Challenges" của Muhammad Shehu

Hussain (2014)… nghiên cứu về vai trò của Tổ chức HTX trong phát triển cộng

đồng NT ở Nigeria, triển vọng và thách thức, đề xuất giải pháp để cải thiện các

hoạt động của HTX tổ chức tại Nigeria theo hướng cần phải giáo dục cho các

thành viên của tổ chức hợp tác kết quả tối ưu, cần có sự giám sát thích hợp bởi

chính phủ, tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho các thành viên ở cơ sở

[131]; “The nature of cooperatives: Roles in economizing transaction cost is a

new dimension for understanding value of co-ops” của Ling, K. Charles (2012),

phân tích về bản chất của HTX và vai trò của nó trong tiết kiệm chi phí giao dịch

coi đây là chiều hướng mới cho sự hiểu biết giá trị của HTX v.v...

- Nguyên tắc và hình thức tổ chức của KTTT trong NT

Về nguyên tắc tổ chức của KTTT trong NT, có cuốn: “Bàn về chế độ

hợp tác” của V.I.Lênin viết vào tháng 1/1923, trong đó đánh giá quan điểm về

HTX của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và đề xuất phương hướng tổ

chức, quản lý HTX trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga đầu

thế kỷ XX với hình thức nông trang tập thể [52].

Page 19: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

11

Nghiên cứu của Đại học SG ở Braxin trong “Chapter 2: Co-operation

and co-operative movement - a theoretical frame work” bàn về HTX và

phong trào HTX - một khuôn khổ lý thuyết, trong đó cho thấy năm 1964 Ủy

ban Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đã

đưa ra những các nguyên tắc cần được coi trọng trong phát triển các hợp tác

xã của tất cả các loại và trong mọi xã hội và hệ thống kinh tế, bao gồm: (i) Tự

nguyện và tự do thành viên; (ii) Quản lý dân chủ; (iii) Thu lãi theo trách

nhiệm hữu hạn về vốn; (iv) Phân phối thặng dư cho các thành viên theo tỷ lệ

giao dịch của họ; (v) Hợp tác giáo dục; và (vi) Hợp tác giữa các HTX. Các

nguyên tắc này đều quan trọng và phải được coi trọng như nhau [128].

Akira Kurimoto trong cuốn: “Agricultural Cooperatives in Japan: An

Institutional Approach” (2004), tiếp cận từ góc độ thể chế để giải thích sự tiến

hóa rất khác nhau giữa các HTX NN ở Nhật Bản. Quá trình phát triển HTX NN

ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đã chịu ảnh hưởng có tính quyết định bởi sự

tương tác giữa. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ chế độ bảo hộ sang mở cửa cạnh

tranh, đặt ra những thách thức đối với HTX. Chính sách của nhà nước có tác

động điều chỉnh hoạt động của HTX trong môi trường mới để phát huy lợi thế

của hình thức tổ chức kinh tế này [110].

Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về nguyên tắc phát triển HTX, như

“Co-operative Identity, values & principles” của International Co-operative

Alliance (Quốc tế Hợp tác xã Alliance - 2013); “Legal Reforms Needed for

the Effective Development of Cooperatives in Armenia” của Vardanyan, N.

(2011) nghiên cứu về sự cần thiết phải cải cách pháp luật cho phát triển hiệu

quả của HTX tại Armenia; “Determinants of producers’ participation in

agricultural cooperatives: Evidence from Northern China” của Zheng, Shi,

Zhigang Wang, and Titus Awokuse (2012) về yếu tố quyết định sự tham gia

của nhà sản xuất trong các HTX NN - bằng chứng từ miền Bắc Trung Quốc,

triển vọng kinh tế ứng dụng và chính sách v.v…

Page 20: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

12

Về hình thức tổ chức của KTTT trong NT, có các nghiên cứu về các lĩnh

vực HTX như: HTX sản xuất và kinh doanh, HTX chăm sóc và trông trẻ,

HTX giáo dục, tài chính, tín dụng, và Liên hiệp tín dụng, thực phẩm và HTX

NN, HTX quản lý rủi ro bảo hiểm, các HTX tiện ích công cộng (điện, khí đốt,

điện thoại), du lịch, nghệ thuật và HTX thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu các

loại hình HTX, có HTX người tiêu dùng và bán lẻ, HTX tiếp thị, HTX sản

xuất dựa trên sở hữu công cộng ở các nước xã hội chủ nghĩa, HTX sản xuất ở

các nước phát triển, HTX sản xuất ở các nước đang phát triển, HTX của

người lao động v.v… [122]. Bài “Problems and prospects of the cooperative

movement in India under the globalization regime” (2006) của Miss

Banishree Das và các cộng sự nghiên cứu về triển vọng của các HTX ở Ấn

Độ trong quá trình toàn cầu hóa; nó có khả năng và tiềm năng để trung hòa

tác dụng phụ đang nổi lên trong quá trình này [130].

Có những nghiên cứu về cơ cấu quản lý HTX, như: “The Structure of a

Cooperative Organization” (2012) của Gerald Hanks (California) quan tâm

phân tích cấu trúc của một tổ chức HTX nói chung. Khác với doanh nghiệp tư

nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty có một cơ cấu lãnh đạo phân

cấp, HTX có một cấu trúc dân chủ nhiều hơn. Các thành viên của HTX có thể

biểu quyết về nhiệm vụ, phương pháp kinh doanh của mình và thậm chí cả

cấu trúc hình thức của nó. Có hai loại: cấu trúc HTX tập trung và cấu trúc

HTX công ty con [119]. Giới thiệu của Tạp chí Trường Luật (Ấn Độ) Digital

Repository: “Part II. Legal Aspects of Cooperative Organizational Structure,”

(Spring 1952) các khía cạnh pháp lý của cơ cấu tổ chức HTX [133]. “German

Rural Cooperatives” của PD Dr. Michael Prinz (2014) nghiên cứu về cơ cấu

tổ chức của HTX NT ở Đức. Nó không chỉ là HTX sản xuất của những người

nông dân, mà còn có những HTX tín dụng, HTX cung cấp của người tiêu

dùng, HTX tiếp thị… Những hình thức này có vai trò quan trọng trong phát

triển NT [129].

Page 21: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

13

1.1.2. Nghiên cứu kinh nghiệm, quản trị, tổ chức, pháp lý và giải

quyết các mối quan hệ liên quan đến kinh tế tập thể trong nông thôn

- Nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển KTTT

Daman Prakash trong cuốn: “Development of Agricultural Cooperatives -

Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries” (2003), giới thiệu

về kinh nghiệm phát triển HTX NN ở Nhật Bản để các nước đang phát triển

tham khảo. Trong đó, giới thiệu những sáng kiến và cải cách cơ cấu để có thể

chống lại các tác động tiêu cực của cạnh tranh toàn cầu, điều kiện cần thiết cho

sự thành công của HTX NN, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong thực tiễn

tích lũy lâu dài của phong trào hợp tác hóa NN ở Nhật Bản [116].

Cuốn: “The Agricultural Cooperatives and Farming Reform in Japan”

của Yamashita, Kazuhito (2009), nghiên cứu về ảnh ảnh hưởng chính trị và

vai trò của cộng đồng NT đối với quá trình phát triển HTX NN ở Nhật Bản.

Đó là những quyết định chính phủ thiết lập giá gạo cao thông qua các hệ

thống kiểm soát thực phẩm chủ yếu. Sự nổi lên của các Hiệp hội HTX NN

của Nhật Bản (JA) dưới sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc kiểm soát phân

phối và giá cả của các thực phẩm chủ yếu như gạo, lúa mì, lúa mạch khi bán

ra thị trường nước này [142].

Nghiên cứu của FAO (2012), “Enabling rural cooperatives and

producer organizations to thrive as sustainable business enterprises” về HTX

NT, xác định rằng đây là tổ chức sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong

công cuộc xóa đói giảm nghèo, trong việc thúc đẩy sự hòa hợp xã hội và trong

các thành tựu phát triển kinh tế công bằng hơn. Các nghiên cứu tập trung vào

môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý, giới thiệu về hệ thống thông tin,

chính sách, có sự tham gia tư vấn, phát triển chương trình nâng cao năng lực

và thông tin, chuẩn mực văn hóa và quy tắc tập quán. Từ đó, đề xuất giải pháp

nhằm tăng cường năng lực của các HTX NT và tổ chức sản xuất, cũng như

khuyến khích các chính phủ phải thiết lập các chính sách thuận lợi, khuôn khổ

Page 22: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

14

pháp lý và quá trình tham gia để thúc đẩy tăng trưởng và tính bền vững của

các HTX ở NT [134].

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển HTX ở

NT, như: “Agricultural cooperatives and rural livelihoods: Evidence from

Ethiopia” của Getnet, Kindie, and Tsegaye Anullo (2012) viết về HTX NN và

đời sống NT: Bằng chứng từ Ethiopia; “Capital formation in new

cooperatives in China: Policy and practice” của Zhao, Li. (2011) về mô hình

vốn trong HTX mới ở Trung Quốc: Chính sách và thực hành; “Historical

development of agricultural cooperatives in Japan” của Yoshitada Nakaoka -

Giám đốc Viện phát triển HTX NN châu Á - Nhật Bản (IDACA) Tokyo

(1998), giới thiệu về lịch sử phát triển HTX NN Nhật Bản; “Global Strategy

for Development Cooperation 2013-2015” (2012) của Trung tâm Hợp tác

Thụy Điển (SCC) nghiên cứu về chiến lược toàn cầu về hợp tác phát triển cho

giai đoạn 2013-2015 từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong phát triển

HTX ở các nước Mỹ Latinh, Đông và Nam châu Phi, và ở Châu Á; “Factors

for successful development of farmer cooperatives in Northwest China” của

Garnevska, Elena, Guozhong Liu, and Nicola Shadbolt (2011) viết về các yếu

tố để phát triển thành công của HTX nông dân ở Tây Bắc Trung Quốc, trình

bày tại các Hiệp hội thực phẩm quốc tế và quản lý kinh doanh NN, Frankfurt,

Đức; “Difficulties for the development of agricultural cooperatives in Russia:

The case for the Kurgan Region” của Golovina, Svetlana, and Jerker Nilsson

(2009) nghiên cứu về những khó khăn cho sự phát triển của HTX NN ở Nga:

Các trường hợp cho khu vực Kurgan v.v…

- Nghiên cứu về quản trị, tổ chức, pháp lý và các khía cạnh chính trị

liên quan đến kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn

Azer Efendiev, Pavel Sorokin trong bài: "Rural Social Organization

and Farmer Cooperatives Development in Russia and other Emerging

Economies: Comparative Analysis" (2013), nghiên cứu về tổ chức xã hội NT

Page 23: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

15

và phát triển HTX nông dân ở Nga và các nền kinh tế mới nổi khác: Phân tích

so sánh. Trong đó xác định phát triển HTX nông dân là một hướng quan trọng

của sự phát triển kinh tế NT ở các nước đang phát triển thu hút sự chú ý của

các học giả quốc tế. Nga là mối quan tâm đặc biệt trong vấn đề này bởi vì nó

chiếm phần lớn nhất đất NN trên thế giới mà chưa được đưa vào sản xuất.

Mặc dù hỗ trợ tài chính đáng kể từ chính phủ, việc phát triển HTX nông dân ở

Nga phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn các quan điểm phát

triển HTX nông dân thành công ở Nga, các tác giả tiến hành phân tích thực

nghiệm và so sánh các nền kinh tế mới nổi Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và

các nền kinh tế mới nổi khác về khía cạnh ảnh hưởng của tổ chức xã hội NT

đến phát triển HTX nông dân. Từ đó nêu phát hiện: (i) Đặc điểm của tổ chức

xã hội địa phương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX nông dân; (ii)

Yếu tố truyền thống của tổ chức xã hội NT có thể ảnh hưởng đến sự phát triển

HTX nông dân cả tích cực và tiêu cực; và (iii) Trong điều kiện hiện nay của

sự phát triển tổ chức HTX nông dân có thể cần sự trợ giúp mạnh mẽ và quyết

liệt của chính phủ [112]. Việt Nam có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này

trong giải quyết vấn đề KTTT hiện nay.

Bên cạnh đó, còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản trị, tổ

chức, pháp lý và các khía cạnh chính trị liên quan đến KTTT trong phát triển

NT đã công bố trên diễn đàn quốc tế, như: “Interdependencies, measurement

problems, and efficient governance structure: Cooperatives versus publicly

listed firms” của Feng, Li, and George Hendrikse tại Viện nghiên cứu Quản lý

Erasmus (2011), về vấn đề đo lường, và cơ cấu quản trị hiệu quả: Các HTX so

với các công ty niêm yết công khai; “Enabling policy environments for co-

operative development: A comparative experience” của Adeler, Monica Juarez,

Đại học Saskatchewan (2009) về một số kinh nghiệm so sánh về môi trường

chính sách thuận lợi cho phát triển HTX: “The relationship between members’

trust and participation in the governance of cooperatives: The role of

Page 24: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

16

organizational commitment” của Barraud-Didiera và các cộng sự (2012) về

mối quan hệ giữa niềm tin của các thành viên và tham gia vào việc quản trị của

HTX, vai trò của tổ chức cam kết; “Agricultural cooperatives an imperative for

the development of social economy? Lessons from rural Albania” của Guri,

Gert (2008) viết về HTX NN là một nhu cầu cho sự phát triển của nền kinh tế

xã hội? Bài học từ NT Albania, Tài liệu trình bày tại Hội nghị nghiên cứu ICA:

"Vai trò của HTX duy trì phát triển và bồi dưỡng trách nhiệm xã hội", Riva del

Garda, Trento, Italy; “Risk management techniques for agricultural

cooperatives: An empirical evaluation” của Manfredo, Mark R., Timothy

Richards, and Scott McDermott (2003) nghiên cứu một đánh giá thực nghiệm về

kỹ thuật quản lý rủi ro cho các HTX NN; “Enhancing co-operative movement to

achieve Malaysia’s development goals” của Othman, Azmah, and Fatimah Kari

(2008) về tăng cường HTX để đạt được mục tiêu phát triển của Malaysia. Tài

liệu trình bày tại Hội nghị nghiên cứu ICA: "Vai trò của HTX duy trì phát triển

và bồi dưỡng trách nhiệm xã hội", Riva del Garda, Trento, Italy v.v…

Còn có một số nghiên cứu về giới liên quan đến KTTT ở NT, như:

“Women’s participation in agricultural cooperatives in Ethiopia” của Woldu

Assefa, Thomas, and Fanaye Tadesse (2012) về phụ nữ trong các HTX NN ở

Ethiopia; “Evaluating credit governance forms: A study of development

banks and cooperatives in meeting the credit needs of rural women” của

Prasad, Bela (1996) nhằm đánh giá các hình thức quản lý tín dụng quan hệ

giữa các ngân hàng phát triển và HTX trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng

của phụ nữ NT… 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2.1. Những nghiên cứu về lý luận liên quan đến kinh tế tập thể

Trước hết là tác phẩm “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(1927), nêu quan niệm về HTX, lịch sử ra đời và phát triển, mục đích, loại

Page 25: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

17

hình HTX (HTX tiền bạc, HTX mua, HTX bán, HTX sinh sản), tổ chức của

các loại HTX, đến cách thức tổ chức HTX, với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, và

rất ngắn gọn. Tác giả đã phân biệt HTX với Hội buôn…, vai trò của HTX

trong phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất nguyên tắc và các hình thức tổ chức

HTX ở Việt Nam trên cơ sở đúc kết từ kinh nghiệm HTX của thế giới điển

hình là Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật [78].

PGS, TS Hoàng Kim Giao trong đề tài: “Kinh tế hợp tác, một số vấn đề

lý luận và thực tiễn”, phân tích một số vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác, các

loại hình kinh tế hợp tác, vai trò của nhà nước đối với khu vực kinh tế hợp tác

và nêu kiến nghị phát triển phong trào hợp tác hóa ở nước ta theo mô hình

HTX kiểu mới [31].

PGS, TS Nguyễn Văn Bích, trong đề tài: Đề tài nhánh KHXH 03-03,

“Lý luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác" (2000),

dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh

tế hợp tác và HTX, tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế hợp tác và HTX ở Việt

Nam tập trung vào giai đoạn từ khi đổi mới đến năm 1999, kiến nghị các quan

điểm, định hướng, giải pháp, chính sách và dự kiến xu thế tiếp tục đổi mới, phát

triển có hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX ở Việt Nam trong những năm trước

mắt và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [4].

“Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng chiến lược phát triển hợp

tác xã đến năm 2020”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư chủ trì (10/2005); Cục HTX và phát triển NN hợp tác với tổ chức

JICA của Nhật Bản (2007 - 2008), Điều tra về tình hình HTX nông nghiệp

năm 2004 và công bố “Dự án tăng cường chức năng HTX NN, phân tích hoạt

động tiêu thụ sản phẩm của HTX NN điển hình”, Hà Nội.

Cuốn: “Tư tưởng hợp tác xã: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt

Nam” (2012), tham khảo luật HTX của một số quốc gia, nghiên cứu kinh

nghiệm hoạt động của các HTX trên thế giới để bổ sung, hoàn thiện khung

Page 26: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

18

khổ pháp luật Việt Nam về HTX, tìm kiếm phương thức hoạt động hiệu quả

cho hệ thống HTX Việt Nam [5].

1.2.2. Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể

PGS, TS Hoàng Kim Giao (1997), Hợp tác xã ở Israel, trong tài liệu

phục vụ nghiên cứu đề tài Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

do Viện Kinh tế hợp tác thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì. Giới thiệu

khái quát phong trào HTX với lịch sử phát triển gần 100 năm ở một quốc gia

có ý thức cộng đồng rất cao của những người Do thái.

PGS, TS Hoàng Kim Giao (1997), Hợp tác xã ở Thái Lan, trong tài liệu

phục vụ nghiên cứu đề tài Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

do Viện Kinh tế hợp tác thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì. Giới thiệu

quá trình phát triển của các loại hình HTX ở Thái Lan từ khi thành lập tổ chức

đầu tiên (năm 1916) đến nay, bao gồm HTX NN, HTX định cư đất đai, HTX

tiêu dùng, HTX tín dụng và tiết kiệm…

PGS. TS. Hoàng Kim Giao (1997), Hợp tác xã ở Indonexia, trong tài

liệu phục vụ nghiên cứu đề tài Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, do Viện Kinh tế hợp tác thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì. Phân

tích các chính sách của chính phủ nước này về phát triển HTX từ năm 1958

đến những năm gần đây, chỉ ra vai trò của Chính phủ trong quản lý phát triển

hình thức tổ chức này ở Indonexia.

Cuốn “Bản chất hợp tác xã - kinh nghiệm thế giới và khả năng vận

dụng ở Việt Nam” của Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ấn hành năm 2007,

bàn về những nhận thức về kinh tế tập thể mà chủ yếu về HTX, giới thiệu một

số kết quả nghiên cứu, viết về HTX từ trước tới nay của các tác giả trong và

ngoài nước, chỉ rõ những nhận thức về bản chất, nguyên tắc và hình thức tổ

chức HTX mà Việt Nam có thể vận dụng.

TS. Nguyễn Minh Tú (2010), Mô hình tổ chức Hợp tác xã kiểu mới,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách khái lược quá trình ra đời,

Page 27: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

19

hình thành và phát triển của HTX trên thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng; bản chất, nguyên tắc và giá trị của HTX. Từ đó khẳng định, củng cố và

phát triển HTX là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay

và mai sau.

1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến thực tiễn tổ chức và phát triển

kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Bùi Văn Trịnh, trong: “Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp

chủ yếu nhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác xã phù hợp

với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng tỉnh Hậu Giang” hướng phân

tích đánh giá những yếu kém của KTTT, dự báo nhu cầu của từng cộng đồng

dân cư trong KTTT ở tỉnh Hậu Giang; đề xuất các giải pháp chính sách thúc

đẩy phát triển KTTT trên địa bàn. Trong đó, đã quan tâm phân tích quan điểm

của Đảng về KTTT, đặc trưng của HTX NN kiểu mới, nguyện vọng của từng

cộng đồng cư dân NN và NT trong phát triển KTTT ở tỉnh Hậu Giang... [89].

PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả HTX gắn

liền với xóa đói giảm nghèo tại Bến Tre” (2011), hướng vào khảo sát lý thuyết

và kinh nghiệm phát triển HTX trên thế giới, ở Việt Nam, Đồng Bằng Sông

Cửu Long và hệ thống HTX tỉnh Bến Tre, hình thành khung phân tích các

nhân tố quyết định sự tham gia của cộng đồng vào HTX, các nhân tố ảnh

hưởng đến việc phát triển bền vững hệ thống HTX. Trong đó, tập trung

nghiên cứu 4 mục tiêu: tình hình hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Bến

Tre giai đoạn 2001-2010, các tác động của việc hình thành và hoạt động HTX

đối với kinh tế-xã hội và giảm nghèo, nhu cầu và nguyện vọng hợp tác của

các thành viên trong cộng đồng HTX, và đề xuất giải pháp nhằm củng cố và

phát triển mô hình HTX gắn liền với giải quyết vấn đề giảm nghèo trên địa

bàn tỉnh Bến Tre [36].

TS Đặng Ngọc Lợi: “Rào cản trong phát triển các HTX ở Việt Nam”

(2010), dựa vào nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn về quá trình vận

Page 28: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

20

động và phát triển của các hình thức hợp tác, các mô hình HTX ở Việt Nam,

kinh nghiệm của một số quốc gia, để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động

của mô hình này giai đoạn trước Đổi mới đến năm 2009, rút ra những kết quả

đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, tìm kiếm những rào cản làm cản trở

quá trình phát triển của HTX, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các rào cản,

thúc đẩy phát triển các HTX ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo [51].

Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Vụ NN và Phát triển NT và Ban

Kinh tế Trung ương trong đề tài: "Chiến lược phát triển HTX giai đoạn 2006-

2020" đã quan tâm đến kinh nghiệm phát triển các HTX ở một số nước như

Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Thụy Điển...; phân tích, đánh giá thực trạng các

mô hình HTX (NN, thương mại dịch vụ, vận tải...) với nhiều mô hình nhỏ như

HTX thương mại dịch vụ tổng hợp (Duy Sơn, Quảng Nam), HTX tiêu dùng

(ĐH Kinh tế quốc dân), Liên hiệp HTX thương mại (Hà Nội, Cần Thơ, TP Hồ

Chí Minh), HTX mua bán (Cần Thơ), HTX vận tải Nội Bài (Hà Nội), HTX

quản lý kinh doanh chợ (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai...) và cũng nêu

một số mô hình HTX dịch vụ như dịch vụ điện năng, dịch vụ y tế, dịch vụ môi

trường, dịch vụ suất ăn công nghiệp...; tổng kết kinh nghiệm trong nước và

quốc tế, đề xuất định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển mô hình HTX

Việt Nam đến năm 2020.

Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã trong cuốn “Đổi mới tổ chức và

quản lý các Hợp tác xã trong NN và NT” nhằm phân tích thực trạng quản lý

các HTX NN ở Việt Nam kể từ khi thành lập và kiến nghị giải pháp đổi mới

phương thức quản lý này đáp ứng yêu cầu phát triển mô hình HTX theo Luật

HTX ban hành năm 1996 [75].

Cuốn “Kinh tế hợp tác trong NN nước ta hiện nay” (2003) do TS Phạm

Thị Cần (chủ biên), nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác,

sự cần thiết phải lựa chọn các hình thức kinh tế hợp tác phù hợp với đặc điểm,

điều kiện NN nước ta và đề xuất những giải pháp cần thiết để phát triển các

Page 29: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

21

hình thức kinh tế hợp tác trong NN vì mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa,

thực hiện CNH, HĐH NN, NT [12].

Chu Thị Hảo, “THT trong NN NT Việt Nam hiện tại và tương lai” (2006)

nghiên cứu về nhu cầu hợp tác là một xu thế tất yếu khách quan của kinh tế hộ

ở NT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; phân tích quá trình phát

triển hình thức THT trong NN nước ta giai đoạn 1958 - 2005, đánh giá và đề

xuất hướng phát triển các hình thức THT trong NN, NT Việt Nam [33].

TS. Chu Tiến Quang trong cuốn “Kinh tế hộ gia đình ở NT Việt Nam”

(2009) đã bàn về đặc điểm và xu hướng vận động của kinh tế hộ ở NT Việt

Nam trong thời gian tới phải hợp tác để tồn tại và phát triển. Lưu Đức Khải

trong cuốn “Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn” (2014), xác định vai trò của KTTT, HTX là phải tạo cơ hội

và phương thức phát triển kinh tế cho những người lao động đơn lẻ,

những chủ doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, tập hợp lại với nhau để tạo ra

sức mạnh mới, nhằm khắc phục khó khăn, tránh rủi ro trước những thế lực

thị trường. Với tư cách là một thể chế kinh tế đặc biệt, HTX không những

có thể phát huy lợi thế và tiềm năng của mình trong nền kinh tế thị trường

mà còn góp phần khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường [41].

PGS. TS Lê Quốc Lý trong cuốn “CNH, HĐH NN, NT” (2012), có bàn đến

vấn đề cơ giới hóa trên đồng ruộng và khâu chế biến nông sản… và vai trò

của HTX NN như thế nào?

Phạm Thắng với bài: "Phát triển KTTT, bảo đảm nền kinh tế phát

triển bền vững”, nhằm xác định sự phục hồi của KTTT ở nước ta và xuất

hiện những mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập

của các thành viên. Để phát huy tốt hơn nữa tiềm năng của hình thức kinh

tế này, trong thời gian tới cần có những giải pháp hữu hiệu [79].

PGS.TS Vũ Văn Phúc trong cuốn: “Xây dựng NTM - Những vấn đề lý

luận và thực tiễn” (2012), phân tích một số nội dung xây dụng NTM, khẳng

Page 30: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

22

định vai trò chủ thể của người nông dân, nêu các hình thức sản xuất tồn tại

trong NT (kinh tế hộ, kinh tế trang trại, THT, HTX và doanh nghiệp tư nhân)

đề xuất hướng phải sớm đạt được tiêu chí số 13 (có THT hoặc HTX hoạt động

hiệu quả). Bùi Văn Huyền với cuốn: “Hợp tác xã-Nhìn từ góc độ thực tiễn ở

Đồng Nai” (2011) phân tích một số lý luận về HTX để đánh giá thực trạng và

đề xuất giải pháp phát triển HTX ở Đồng Nai trong những năm tới. TS. Đặng

Kim Sơn cũng có những nghiên cứu về “Tái cơ cấu nền NN Việt Nam theo

hướng giá trị gia tăng cao” (2012), trong đó liên quan đến vấn đề HTX.

Ngoài các công trình khoa học đã công bố như trên, còn có các bài viết

về kinh nghiệm, mô hình phát triển KTTT, tình hình và giải pháp phát triển

KTTT, sự liên kết “các nhà” cho phát triển KTTT, vai trò của nhà nước đối với

việc định hướng và phát triển thành phần kinh tế này trên một số sách, tạp chí

trong nước. Chẳng hạn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ HTX (2009), Hiện trạng

HTX ở nước ta: phân tích một số kết quả điều tra năm 2008; Liên Minh HTX

Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa Khu vực

miền Trung Tây nguyên, Đề tài Khoa học (2011), Tái cấu trúc HTX trong quá

trình hội nhập - Cơ sở lý luận và thực tiễn…

Có nhiều bài viết theo chủ để liên quan đến KTTT trong xây dựng

NTM, như: Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳnh (2005): "Tiếp tục đổi mới và

phát triển kinh tế hợp tác và HTX Việt Nam", đề cập những điểm cơ bản

trong đổi mới về tư duy, nội dung và phương thức hoạt động của các HTX,

với ý nghĩa vừa là bộ phận nòng cốt, vừa thể hiện một cách đầy đủ nhất

những tố chất của KTTT [68]; GS,TS. Nguyễn Thiện Nhân: "HTX kiểu mới:

Giải pháp đột phá phát triển NN Việt Nam" (2015), khẳng định quy luật phát

triển của kinh tế hợp tác là không phủ định, không thay thế kinh tế hộ mà

làm cho kinh tế hộ có sức cạnh tranh tốt hơn và thu nhập cao hơn trong điều

kiện cạnh tranh toàn cầu. Nêu nhận thức bản chất và vai trò của KTTT và

HTX qua thực tiễn quốc tế, bản chất và vai trò tất yếu của kinh tế hợp tác

Page 31: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

23

qua các điển hình HTX thành công của Việt Nam; khẳng định HTX kiểu

mới là giải pháp đột phá phát triển NN, NT Việt Nam hiện nay [64]. TS.

Phạm Việt Dũng, “Phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm

2012” (2016) [19]; Phạm Quang Minh: "Mô hình kinh tế hợp tác đầu tiên ở

Việt Nam có từ bao giờ?" (2015)...

Trong khoảng 3 năm gần đây, đã xuất hiện các công trình nghiên cứu

và bài viết về phát triển mô hình KTTT trên một địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện

hoặc một HTX. Một số bài có hướng nghiên cứu gắn phát triển KTTT với xây

dựng NTM, tiêu biểu như: “Phát triển KTTT trong NN trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai đến năm 2020” (2014) của Nguyễn Minh Ảnh; “Khẳng định vai trò HTX

trong xây dựng NTM" của UBND thành phố Hà Nội (2013); “Vai trò quan trọng trong hỗ trợ KTTT trong phát triển” của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

(2016); "Phát triển KTTT, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững" (2015)

của Phạm Thắng đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử; “Kế hoạch phát triển

KTTT giai đoạn 2016-2020” của UBND huyện Bình Sơn” (2015); bài "KTTT tiếp tục phát triển" của Nguyễn Khâm và bài “Phát huy vai trò KTTT trong

xây dựng NT mới” của Hồng Hà đăng trên báo Quảng Ngãi năm 2015 v.v... 1.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn đã giải quyết Các công trình và bài viết đã công bố ở trong và ngoài nước nêu trên đã

giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển

KTTT trong xây dựng NTM. Đó là:

Đã luận giải những nội dung cơ bản của cơ sở ra đời và phát triển của

KTTT, khẳng định liên minh và hợp tác trong sản xuất kinh doanh rõ ràng

làm tăng sức mạnh của cá nhân lên bội lần. Sự phát triển hình thức hợp tác là

cần thiết để tạo ra cộng đồng kinh tế, phát triển xã hội.

Một số công trình đã tiếp cận từ lịch sử ra đời và phát triển HTX, thông

qua các bằng chứng thống kê cho thấy, đây một hình thức được phát triển

Page 32: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

24

rộng khắp trong khu vực NT ở các nước và là hiện tượng rất phổ biến. Lúc

đầu hình thức này được diễn ra ở các nước tư bản phát triển nhằm chống lại

sự chèn ép của các nhà tư bản, nhưng ngày nay đã phát triển ở khắp các nước

kể cả nước đang phát triển và nước phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra các giai đoạn phát triển HTX từ khi hình thành

đến nay. Chỉ ra được một số ý nghĩa của phong trào hợp tác hóa, phạm vi hợp

tác, mục tiêu của hợp tác, đặc điểm của một doanh nghiệp HTX.

Đã có nhiều phân tích để chỉ ra vai trò của KTTT trong phát triển NT.

Khẳng định HTX là một doanh nghiệp thuộc sở hữu chung tham gia vào việc

sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, hoạt động của các

thành viên của mình vì lợi ích chung, nó thường được tổ chức bởi người tiêu

dùng hoặc người nông dân. Có những nghiên cứu phân tích tính ảnh hưởng của

HTX đến sự phát triển bền vững cộng đồng, đến môi trường sinh thái ở NT,

xác định mối quan hệ giữa HTX với toàn cầu hóa và tự do thương mại, HTX

với người dân thiểu số, với phong trào xã hội và với phát triển phụ nữ ở NT. Sự

phát triển của HTX sẽ làm tăng cường khả năng phát triển và nâng cao khả

năng phục vụ các thành viên tham gia. Sự phát triển của hình thức HTX là một

phần quan trọng trong chính sách của quốc gia để hỗ trợ các nhà sản xuất NN

đối phó với các vấn đề mà người sản xuất cá thể phải đối mặt trên thị trường.

Một số công trình bàn về vai trò của các HTX trong phát triển NT trên các

khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một số công trình đã quan tâm làm rõ những nguyên tắc và hình thức tổ

chức của KTTT trong NT. Những nguyên tắc về HTX được đề xuất từ nhiều

công trình là: tự nguyện và tự do của các thành viên, quản lý dân chủ, thu lãi

theo trách nhiệm hữu hạn về vốn, phân phối công bằng cho các thành viên

theo mức độ giao dịch của mỗi người. Các nguyên tắc này đều phải được coi

trọng như nhau. Có nghiên cứu còn quan tâm đến chính sách nhà nước và các

tổ chức công nghiệp đối với sự phát triển của các HTX. Có những nghiên cứu

xác định hình thức tổ chức liên quan đến KTTT trong NT, chỉ ra hình thức

Page 33: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

25

trong các lĩnh vực HTX như: HTX sản xuất và kinh doanh, HTX chăm sóc và

trông trẻ, HTX giáo dục, tài chính, tín dụng, và Liên hiệp tín dụng, thực phẩm

và HTX NN, HTX quản lý rủi ro bảo hiểm, các HTX tiện ích công cộng, du

lịch, nghệ thuật và HTX thủ công mỹ nghệ; các loại hình HTX như: HTX

người tiêu dùng và bán lẻ, HTX tiếp thị, HTX sản xuất dựa trên sở hữu công

cộng ở các nước xã hội chủ nghĩa, HTX sản xuất ở các nước phát triển…

Chủ đề về kinh nghiệm phát triển HTX ở NT luôn được bàn luận từ các

nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế nhất là của Ủy ban Liên minh HTX

quốc tế (ICA) và Tổ chức nông lương thế giới (FAO) và khá nhiều nghiên cứu

công bố trong nước, đã rút ra từ các bằng chứng những kinh nghiệm về quản

trị, tổ chức, pháp lý, chính sách của chính phủ liên quan đến KTTT trong NT

để các nước tham khảo. Cũng đã có nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ ảnh

hưởng lẫn nhau giữa tổ chức xã hội NT và phát triển HTX nông dân; về mối

quan hệ giữa niềm tin của các thành viên với ban quản trị HTX; về quan hệ

giữa HTX với việc duy trì, phát triển trách nhiệm xã hội.

Ở trong nước, việc nghiên cứu KTTT trong mối liên hệ với xây dựng

NTM tuy mới thực hiện trong mấy năm gần đây, nhưng trong công cuộc đổi

mới của đất nước cũng đã có nhiều công trình bàn về HTX kiểu mới, khẳng

định đây là mô hình có nhiều ưu điểm hơn so với các HTX trước kia đã từng

được phát triển ở Việt Nam. Những nghiên cứu về lý luận đã thống nhất quan

điểm sự cần thiết phát triển KTTT và HTX trong quá trình chuyển sang nền

kinh tế thị trường, coi KTTT là một bộ phận cấu thành nền kinh tế nhiều

thành phần có vai trò quan trọng cần được thúc đẩy phát triển. Khẳng định

HTX kiểu mới là giải pháp đột phá phát triển NN, NT Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay.

Nhiều nghiên cứu thực tiễn phát triển KTTT và HTX ở NT trên bình

diện quốc gia và có nghiên cứu ở cấp tỉnh, cấp huyện tiếp cận từ lý luận

chung để phân tích, đánh giá thực trạng trong một giai đoạn phát triển xác

Page 34: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

26

định trên các khía cạnh khác nhau như nguyên tắc, hình thức tổ chức, khung

khổ pháp lý, cơ chế quản lý, từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp chính

sách tiếp tục củng cố và thúc đẩy phát triển. Có một số nghiên cứu đã đề cập

đến tái cấu trúc hình thức KTTT, vai trò của các liên kết kinh tế trong NN,

NT trong đó có chủ thể là các HTX theo hướng phát triển bền vững.

Riêng ở tỉnh Quảng Ngãi, trong thời gian gần đây cũng đã có một số

công trình, bài viết nghiên cứu liên quan KTTT trong xây dựng NTM. Có một

số bài viết quan tâm ở khía cạnh lý luận, một số bài đi vào phân tích, đánh giá

thực tiễn, tìm giải pháp thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, những công bố cũng

mới chỉ ở dạng các bài viết đăng trên một số báo.

1.3.2. Những khoảng trống trong các công trình hiện có về kinh tế

tập thể trong xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ của đề tài luận án

Những công trình, bài viết trên đã được tiếp cận dưới các góc độ của

các chuyên ngành khoa học khác nhau, chủ yếu là của khoa học quản lý, kinh

tế phát triển, kinh tế NN. Nội dung của các công trình đã công bố vẫn còn

"khoảng trống" trong một số vấn đề về KTTT trong xây dựng NTM tiếp cận

dưới góc độ kinh tế chính trị học, cụ thể là:

Thứ nhất, việc phát triển KTTT ở nước ta đã bước vào giai đoạn mới

của đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đã xuất hiện

không ít vấn đề mới, như xác định tiêu thức để nước ta trở thành một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường phát triển của KTTT dù ở NT

hay ở thành thị của nước ta phải được xác định lại theo hướng phát triển này.

Thêm vào đó, nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào các quan hệ kinh tế quốc

tế mà nổi bật là tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định thương mại tự do

(FTA) song phương và đa phương, điển hình là Tổ chức thương mại thế giới

(WTO), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP) v.v... Cùng với sự tham gia đó, mức độ cạnh tranh

của nước ta về sản phẩm, doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia sẽ càng gay

Page 35: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

27

gắt, quyết liệt hơn. Trong bối cảnh đó, KTTT ở NT Việt Nam không thể đứng

ngoài cuộc, điều này khiến cho những nhận thức và định hướng chính sách về

phát triển KTTT trước đây không còn phù hợp.

Thứ hai, kể từ Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X

của Đảng (năm 2008), NN, nông dân và NT mước ta bước vào giai đoạn phát

triển mới, trong đó nổi lên là Chương trình xây dựng NTM. Việc phát triển

kinh tế và việc tổ chức các hình thức kinh tế ở NT không chỉ nhằm vào đẩy

mạnh CNH, HĐH NN, NT mà còn hướng vào các mục tiêu rất thiết thực để

xây dựng NTM. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm phát triển KTTT

trước đây tuy đã được nhiều tác giả quan tâm, công bố, nhưng chỉ giới hạn

trong tư duy cũ, thay thế hình thức KTTT kiểu cũ bằng những hình thức KTTT

kiểu mới trong giai đoạn đầu chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mà chưa chú trọng

tới yêu cầu phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM. Nếu vấn đề mới này

không được nghiên cứu có tính hệ thống thì không thể có cơ sở cho những

quyết sách có tính thiết thực để phát triển đúng hướng hình thức KTTT của cả

nước nói chung, của mỗi tỉnh nói riêng.

Thứ ba, KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi về cơ bản đã chuyển đổi các sang

hoạt động theo Luật HTX năm 2003, việc xây dựng KTTT của tỉnh đã có sự

chuyển biến nhất định cả về quy mô, số lượng, chất lượng và hoạt động, đã

đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã

hội, văn hóa ở NT. Bên cạnh chủ trương xây dựng NTM của Đảng, năm 2012,

Quốc hội đã ban hành mới Luật HTX (Luật số 23/2012/QH13), những chuyển

đổi mô hình KTTT trước đây không còn phù hợp. Trong bối cảnh đó, việc

nghiên cứu lý luận để tìm cơ sở cho chính sách và giải pháp phát triển KTTT

trên địa bàn tỉnh cũng mới chỉ dừng ở những bài viết trên báo; không ít HTX

lúng túng trong tổ chức hoạt động. Những vấn đề nêu trên hiện đang là

“khoảng trống”, cần phải được tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ.

Page 36: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

28

Đề góp phần vào lấp đầy "khoảng trống" này và thúc đẩy phát triển

mạnh mẽ KTTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu xây dựng

NTM, tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa và chỉ ra điểm mới trong nhận thức lý luận về phát triển

KTTT trong xây dựng NTM ở Việt Nam nói chung, một tỉnh trong nước nói

riêng tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học.

- Tìm hiểu thực tiễn nước ngoài và các tỉnh trong nước để rút ra bài học

kinh nghiệm về phát triển KTTT trong xây dựng NTM để tỉnh Quảng Ngãi

tham khảo, học hỏi.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của

tỉnh Quảng Ngãi hiện nay trong phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM, xác

định phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTT trong xây

dựng NTM trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Page 37: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1. BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC VÀ XU HƯỚNG CỦA KINH

TẾ TẬP THỂ, QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1.1. Bản chất và hình thức của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

- Sự ra đời và phát triển của KTTT Để nghiên cứu bản chất của KTTT trong xây dựng NTM, trước hết cần

xem xét quá trình ra đời và phát triển của nó. Về lịch sử, KTTT mà nòng cốt của nó là HTX được hình thành đầu tiên ở Châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII gắn với cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tại Anh, nơi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp sớm nhất, các cơ sở dệt tư nhân nhỏ lẻ đứng trước thực tế không thể cạnh tranh được với các nhà máy dệt công nghiệp tư bản qui mô lớn mới được hình thành, có nguy cơ bị phá sản. Để nâng cao sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp tư bản, theo tinh thần tự cứu lấy mình, ngày 24/10/1844, 28 người thợ dệt ở Rochdale đã thành lập Liên minh những người tiên phong công bằng Rochdale. Đây được xem là mô hình HTX mua bán đầu tiên trên thế giới thông qua việc mua với số lượng lớn để mua rẻ hơn. Còn tại Đức, năm 1847, Hermann Schulze - Delitzsch (1808-1883) đã thúc đẩy sự hình thành các HTX cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ cho các thợ mộc và thợ đóng giày đang có nguy cơ phá sản, nhờ đó mà nâng cao được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đồ gỗ và da giày, thoát khỏi nguy cơ bị phá sản. Đến năm 1850, ông khởi xướng việc thành lập các HTX tín dụng đầu tiên, được gọi là “Hiệp hội tiên tiến”. Ông cũng đã soạn thảo một đạo luật HTX mà năm 1867 đã trở thành Luật HTX của Liên bang Bắc Đức (cách đây gần 150 năm) và năm 1889 trở thành bộ luật HTX của toàn nước Đức.

Page 38: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

30

Theo quá trình phát triển, phong trào HTX ngày càng mở rộng và trở

thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đến đầu thế kỷ XXI, KTTT đã có

mặt ở 180 nước và vùng lãnh thổ với nhiều hình thức HTX trong các lĩnh vực

khác nhau như HTX NN, HTX dịch vụ, HTX mua bán, HTX tín dụng, HTX

nhà ở, HTX y tế, HTX trường học, HTX năng lượng, HTX chăm sóc người

già,... Hình thức KTTT đã thu hút hơn 800 triệu xã viên, tạo việc làm cho

khoảng 3 tỷ người (dân số thế giới là 7 tỷ người). Riêng ở Châu Âu có gần 290

ngàn HTX với 140 triệu xã viên, trong đó có 30 ngàn HTX NN và hàng chục

ngàn HTX, THT ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hoạt động ở NT [64].

Thực tiễn hơn 200 năm qua cho thấy tổ chức HTX tồn tại khắp nơi trên

thế giới, cung cấp các dịch vụ thiết yếu mà nếu không sẽ không thể đạt được.

Đây là một hình thức KTTT phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống

xã hội và hiện diện ở mọi nền kinh tế không phân biệt trình độ phát triển. Mục

đích hoạt động của KTTT là tập trung nguồn lực để phát triển trong quan hệ

giao dịch với các tổ chức bên ngoài vì lợi ích chung của những người tham gia.

Sự ra đời của KTTT là tất yếu khách quan, do lực lượng sản xuất và kinh

tế thị trường đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Trong quá trình hoạt

động của mình, những người sản xuất cá thể và các hộ gia đình sẽ không thể

cạnh tranh được các công ty lớn để tồn tại và phát triển nếu họ không liên kết,

hỗ trợ và phối hợp với nhau. Những liên kết, hỗ trợ, phối hợp trong sản xuất

giữa họ không chỉ diễn ra theo chiều dọc, mà còn ở cả chiều ngang, tức là họ có

thể liên kết để “khép kín” việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nhau, nương

tựa vào nhau nhằm phát triển quan hệ giao dịch, chống lại sự chèn ép, bóc lột

của các đối thủ bên ngoài và của các công ty lớn. KTTT chính là kết quả tất

yếu của sự phản ứng của những người sản xuất, kinh doanh cá thể, các hộ gia

đình với sức ép của các công ty lớn trong nền kinh tế thị trường để duy trì hoạt

động và làm tăng thu nhập của các thành viên tham gia.

KTTT không chỉ ra đời và hoạt động ở các ngành công nghiệp và các

ngành dịch vụ, mà nó còn trở nên phổ biến trong các lĩnh vực của ngành NN;

Page 39: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

31

không chỉ xuất hiện ở khu vực thành thị, mà đã trở nên phổ biển trong khu vực

NT của nhiều nước. Tại các địa bàn NT, sự phát triển của KTTT luôn đi liền và

gắn với phát triển khu vực NT. Ở Việt Nam hiện nay, việc phát triển KTTT

được lựa chọn gắn kết với chương trình xây dựng NTM.

- Các hình thức của KTTT ở nông thôn

Căn cứ vào tính chất, mức độ gắn kết của quan hệ hợp tác, lĩnh vực

hoạt động, mục đích của các chủ thể tham gia và trình độ pháp lý trong cơ chế

điều hành quan hệ giữa các thành viên tham gia và từ thực tiễn, có thể phân

chia KTTT ở NT thành các hình thức sau đây:

+ THT: Đây là hình thức đầu tiên, thấp nhất của KTTT ở NT. Về bản

chất, nó là sự kết hợp của các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh để tạo ra

sức mạnh lớn hơn - sức mạnh của tập thể, để thực hiện những công việc mà

từng cá nhân, đơn vị riêng lẻ khó hoặc không thể thực hiện được mà nếu có

thực hiện được thì cũng kém hiệu quả so với việc họ hợp tác với nhau. Theo

C. Mác, hình thức lao động, trong đó có nhiều người làm việc theo kế hoạch

bên cạnh nhau và cùng với nhau trong quá trình sản xuất, hay trong những quá

trình khác nhau gắn liền với nhau thì gọi là hợp tác; trong tất cả các trường hợp

ấy, lao động của từng người riêng rẽ không thể nào đạt tới kết quả lao động

chung hoặc chỉ đạt tới sau một thời gian rất lâu, hoặc với qui mô rất nhỏ. Ở

đây, vấn đề không chỉ là nâng cao sức sản xuất cá nhân bằng sự hiệp tác, mà

còn tạo ra sức sản xuất tự nó đã là một sức tập thể rồi [57, tr 473].

Sự ra đời của THT xuất phát từ nhu cầu thực tế và là hình thức tất yếu

nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Theo

C. Mác, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo

một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn

sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ nhất định với nhau và quan

hệ của họ với giới hạn tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn

khổ và những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó [59, tr 552].

Page 40: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

32

Mặt khác, khi loài người sống thành cộng đồng, có tổ chức thì nhu cầu

hợp tác đã diễn ra. Đó là sự hợp tác phối hợp hoạt động với nhau trong lao

động sản xuất, trong chinh phục tự nhiên và tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội. Khái niệm hợp tác được dùng phổ biến cho nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội. Còn kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, chỉ phạm vi hợp tác

trong lĩnh vực kinh tế, là sự tự nguyện phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các

chủ thể kinh tế. C.Mác viết: “… sức sản xuất đặc biệt của ngày lao động kết

hợp là sức sản xuất xã hội của lao động. Sức sản xuất đó nảy sinh từ chính

ngay sự hợp tác” [57, tr 478].

So với sản xuất cá thể, hình thức hợp tác có những ưu thế, đó là tiết

kiệm được tư liệu sản xuất, kích thích thi đua nên nâng cao năng suất lao

động, mở rộng hoặc thu hẹp không gian khi cần thiết… Chính vì vậy, sự phát

triển của các hình thức, tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy

kinh tế - xã hội phát triển. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, phân công

lao động xã hội và chuyên môn hoá ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn

chiều sâu thì nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp

tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Đây là sự vận động tất yếu của sự phát

triển sản xuất xã hội và là xu hướng phát triển các hình thức xã hội hóa sản

xuất mà không ai hay bất kỳ một lực lượng nào có thể cưỡng lại được.

Ở nước ta, tổ/nhóm hợp tác hình thành trên cơ sở tự nguyện của các

chủ thể kinh tế độc lập, có hình thức và mục đích hoạt động kinh doanh giống

nhau, nhằm cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động

sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận của mỗi thành

viên có thể thu được cao hơn so với nếu không hợp tác. THT hoạt động theo

qui chế được các thành viên thảo luận dân chủ và xây dựng thành văn bản

(Hợp đồng hợp tác). Các tổ/ nhóm hợp tác có nội dung, nguyên tắc hoạt động

gần giống HTX nhưng khác ở chỗ THT hoạt động không có điều lệ, không có

tư cách pháp nhân.

Page 41: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

33

+ Hợp tác xã, Liên hiệp HTX và doanh nghiệp HTX

Theo Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA), HTX là một tổ chức kinh

doanh thuộc sở hữu và điều hành bởi một nhóm các cá nhân vì lợi ích lẫn

nhau của họ, là "một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để

đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông

qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ ". Nó có thể còn

được quan niệm là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và kiểm soát do các người

sử dụng dịch vụ của mình hoặc những người làm việc ở đó.

Theo Luật HTX năm 2012 của Việt Nam, “HTX là tổ chức KTTT,

đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành

lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo

việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự

chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX”. Quỹ tín dụng

nhân dân cũng thuộc hình thức HTX, vì nó được tổ chức và hoạt động theo

Luật HTX năm 2012 và được gọi là HTX tín dụng.

“Liên hiệp HTX là tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,

do ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của HTX thành

viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản

lý liên hiệp HTX”.

Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình

thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX; doanh nghiệp của HTX,

liên hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp [73].

- Bản chất của KTTT trong xây dựng NTM

Việc nhận diện bản chất của KTTT trong xây dựng NTM được tiếp cận

từ bản chất của HTX nói chung và đặc điểm của nó trong tiến trình xây dựng

NTM. Theo ICA, HTX là một tổ chức tự chủ của người tự nguyện liên kết với

nhau để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu chung về kinh tế, xã hội, văn

Page 42: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

34

hoá của họ, hoạt động thông qua một số tổ chức sở hữu chung, được quản lý

và kiểm soát dân chủ bởi các thành viên. Về giá trị, HTX được dựa trên các

giá trị của tự giúp mình, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công

bằng và đoàn kết. Trong truyền thống của người sáng lập, thành viên hợp tác

tin tưởng vào các giá trị đạo đức của sự trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã

hội và quan tâm chăm sóc cho những người khác [121].

HTX là công cụ hữu hiệu để người dân, đặc biệt là người thiếu vốn,

thiếu năng lực sản xuất, những nhóm yếu thế trong xã hội liên kết, hỗ trợ lẫn

nhau phát huy các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm phát triển

kinh tế. HTX cũng là một công cụ để xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy kinh

doanh, thực hiện các nhu cầu văn hoá, xã hội và phát triển cộng đồng [125].

Mặc dù, HTX tập trung vào việc phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của

thành viên nhưng nó cũng gắn kết và hợp tác trên qui mô toàn cầu. HTX chia sẻ

những giá trị và nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Bởi tính

dân chủ và sự kết hợp riêng có giữa các mục tiêu kinh tế- xã hội, HTX đóng

vai trò quan trọng trong việc làm cho toàn cầu hoá trở nên bình đẳng hơn - đó

là điều mà HTX đã và đang làm cho các thế hệ tiếp theo [37, tr 501].

Ở nước ta, quan niệm về bản chất KTTT được xác định tại Luật HTX do

Quốc hội khóa IX đã ban hành năm 1996, được sửa đổi năm 2003: “HTX là

tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi

chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra

theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên

tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản

xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước; HTX hoạt động như một loại hình doanh

nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài

chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác theo quy

định của pháp luật” [72]. Luật HTX năm 2012 tiếp tục khẳng định nhận thức

trên về bản chất của HTX.

Page 43: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

35

Phạm trù KTTT không đồng nhất với phạm trù HTX. Theo Văn kiện

của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (năm 2002): “KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên KTTT bao gồm các thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ”.

“KTTT lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng” [23].

Tiếp tục quan niệm trên, Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006 yêu cầu: “Phát triển mạnh các loại hình KTTT với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành, nghề, trên các địa bàn”, và “Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong KTTT (có sở hữu pháp nhân, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong HTX và hình thức liên kết HTX” [24, tr 235-236].

Như vậy, KTTT là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo của cải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Về bản chất, KTTT dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của những người, tổ chức tham gia. HTX là bộ phận “nòng cốt” của KTTT. Nó có nghĩa là những nguyên tắc thành lập và hoạt động của các HTX cũng là nguyên tắc thành lập và hoạt động của KTTT.

Page 44: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

36

Quá trình phát triển KTTT ở NT nước ta hiện nay được gắn với

Chương trình xây dựng NTM. Bản chất của KTTT trong xây dựng NTM

chính là hình thức tổ chức kinh tế mang tính xã hội hóa. Nó không chỉ là sự

phối hợp giữa các thành viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn

hướng đến một ý tưởng dân chủ kinh tế, một quan hệ xã hội bình đẳng, quan

tâm đến nhau, gắn bó và hỗ nhau và hướng đến tính nhân văn trong phát triển.

KTTT là nội dung cần được đẩy mạnh phát triển trong xây dựng NTM. Nó là

một hình thức để tạo cơ sở kinh tế cho xây dựng NTM của cả nước nói chung,

mỗi địa phương nói riêng. Do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá hiệu quả KTTT

phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả hiệu quả

của tập thể và của các thành viên trong xây dựng NTM.

2.1.2. Các nguyên tắc và xu hướng phát triển kinh tế tập thể

2.1.2.1. Nguyên tắc hình thành và phát triển của kinh tế tập thể Kể từ khi HTX đầu tiên được ra đời trên thế giới đến nay, đã có nhiều bộ

nguyên tắc làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của một HTX. Nội dung

chung nhất được ICA đề ra hiện nay bao gồm 9 nguyên tắc: (1) Tự giúp đỡ lẫn

nhau; (2) Tự chịu trách nhiệm; (3) Tự quản lý; (4) Mỗi xã viên có quyền biểu

quyết như nhau; (5) Bản chất kép (xã viên vừa là chủ sở hữu HTX vừa là khách

hàng mua (sử dụng) dịch vụ của HTX); (6) Thị trường kép (thị trường bên

ngoài là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính các xã viên HTX, còn thị trường

bên trong là thị trường dịch vụ do HTX cung cấp cho xã viên. Tức là sản phẩm

của HTX chính là các dịch vụ mà HTX cung ứng cho xã viên chứ không phải

là các sản phẩm do bản thân các xã viên tạo ra và sẽ bán ra thị trường xã hội.

Vì các xã viên vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh nên họ không đem tư liệu sản

xuất, đất đai, nhà xưởng, vốn liếng của mình góp vào HTX để hình thành tài

sản chung. Họ chỉ góp vốn để HTX có thể hoạt động và cung cấp dịch vụ lo

đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho họ. Các HTX luôn có vai trò quan trọng trong

việc tiêu thụ sản phẩm của các xã viên); (7) Sở hữu kép và hoạch toán kép (các

xã viên sở hữu tài sản của mình để sản xuất, kinh doanh, đồng thời sở hữu một

Page 45: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

37

phần trong tài sản, lợi nhuận của HTX. Với tư cách là một doanh nghiệp, HTX

cung ứng các dịch vụ cho xã viên có thu tiền để trang trải chi phí, duy trì hoạt

động, không để lỗ. Do đó phải hạch toán hoạt động của HTX. Còn mỗi xã viên

do có tài sản riêng và sản xuất, kinh doanh riêng nên phải hạch toán hoạt động

sản xuất, kinh doanh của mình, tự chịu trách nhiệm về lời, lỗ của mình. Do đó,

khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX không phải chủ yếu là đánh giá xem

HTX đó thu được lợi nhuận là bao nhiêu mà phải đánh giá thu nhập từng hộ xã

viên có được nhờ sử dụng các dịch vụ do HTX cung ứng là bao nhiêu, so với

thu nhập của các hộ không tham gia HTX thì thế nào; (8) Giám sát kép (định

kỳ Liên minh HTX cấp trên tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các

HTX và bản thân từng HTX cũng tự kiểm tra, giám sát hoạt động của mình

thông qua hoạt động của Ban Kiểm soát). (9) Có trách nhiệm với xã hội (có

thể tham khảo chi tiết ở "Co-operative identity, values & principles" - Bản sắc

HTX, các giá trị và nguyên tắc, của ICA).

Ở Việt Nam, theo Luật HTX năm 2003 thì việc tổ chức và hoạt động

HTX theo 4 nguyên tắc: tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ,

tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng [72]. Tại

Luật HTX hiện hành (năm 2012), việc tổ chức và hoạt động HTX theo 7 nguyên tắc: (1) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập,

ra khỏi HTX. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX; (2)

HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên; (3) Thành

viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ

thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX,

liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt

động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung

khác theo quy định của điều lệ; (4) HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; (5) Thành viên, HTX thành viên

và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch

vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được

Page 46: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

38

phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên,

HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với

HTX tạo việc làm.(6) HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong

HTX, liên hiệp HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp

HTX. (7) HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành

viên, HTX thành viên và HTX với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên

quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế [73].

2.1.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế tập thể trong nông thôn Việc nghiên cứu xác định xu hướng phát triển của KTTT trong NT có ý

nghĩa giúp tìm giải pháp có lợi cho sự phát triển của hình thức tổ chức này,

qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của cộng

đồng tại khu vực NT. Nhìn tổng quát, bước sang thế kỷ XXI, do tác động của

nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị và xã hội, xu hướng phát triển của KTTT

trên thế giới và trong nước có nhiều biến đổi. Cụ thể là:

+ Trên thế giới: Theo nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), bước sang thế kỷ

XXI, các HTX trên thế giới sẽ phát triển theo xu hướng sau:

Một là, cùng với việc chuyển đổi mô hình kinh tế ở các nước xã hội

chủ nghĩa, mô hình HTX kiểu cũ đã từng tồn tại và hoạt động dựa trên những

quyết định chủ quan, duy ý chí, không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện và có sự

bao cấp của chính phủ bị phá sản; hình thức HTX dân chủ mới có xu hướng

ngày càng phát triển.

Hai là, ở các nước công nghiệp phát triển, những thay đổi về nhân khẩu

học, tỷ lệ sinh đang giảm và tuổi thọ đang tăng đều đặn làm suy giảm khả

năng cung cấp bảo hiểm xã hội cho một số ngày càng tăng của người cao tuổi.

Xu hướng này cũng bắt đầu tăng lên ở các nước đang phát triển, làm hình

thành và phát triển các HTX chuyên ngành gắn với xu hướng đa dạng hóa

dịch vụ. Từ những năm 1980 lại đây, các loại mới của HTX xuất hiện để

Page 47: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

39

chăm sóc người già, để cung cấp các dịch vụ cơ bản, như chăm sóc y tế, nhà

ở, mai táng và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác.

Cùng với xu hướng này, để giải quyết tình trạng của các nhóm dễ bị tổn

thương, chẳng hạn như thanh niên thất nghiệp, làm phát triển việc thành lập hoặc

tham gia HTX công nhân, HTX dịch vụ dựa vào cộng đồng. Đó là kiến tạo sự tái

sinh các HTX của công nhân tại nhiều quốc gia châu Âu và sự ra đời hàng loạt

các HTX ở khu vực NT nhằm tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng NT, phát

triển và bảo vệ rừng, cải tạo đất và bảo vệ môi trường… để ngăn chặn di cư

hàng loạt ra các khu vực đô thị ở các nước đang phát triển.

Ba là, sự thay đổi xã hội với sự gia tăng các gia đình hạt nhân có một

hoặc hai con, sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo dẫn

đến sự cô lập, cách ly và bạo lực. Điều này làm xuất hiện xu hướng thành lập

và phát triển các HTX dịch vụ như giáo dục, tín dụng độc lập, tự chủ để có

thể có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nguồn nhân lực bằng

cách giúp các thành viên của họ tăng cường giáo dục và kỹ năng chuyên

nghiệp. Xu hướng này có thể giúp làm giảm bớt những tác động tiêu cực ảnh

hưởng đến các nhóm yếu thế trong xã hội.

Bốn là, sự thay đổi sâu rộng về kinh tế, nhất là sự biến đổi nhanh chóng

của khoa học, công nghệ với xu hướng toàn cầu hóa nhanh chóng đã và đang

dẫn đến nhiều thay đổi trong việc làm của phần lớn lực lượng lao động của

một quốc gia. Trong tất cả các nước, đang có sự chênh lệch ngày càng lớn về

mức sống giữa người giàu và người nghèo. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và

thiếu việc làm, cùng với khả năng sử dụng lao động ngày càng hạn chế của

các doanh nghiệp, sự di chuyển việc làm sang các nước có chi phí lao động

thấp hơn, càng làm tăng số người thất nghiệp, gây ra tình trạng bất ổn xã hội

ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, các nhà chính trị và các nhà kinh tế

phải tìm đến giải pháp cho một phân phối công bằng hơn trong công việc và

sự giàu có. Phát triển hình thức HTX là phù hợp ở tất cả các cấp địa phương,

vùng, quốc gia và quốc tế. Trong đó, Nhà nước có ảnh hưởng mạnh đến sự

Page 48: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

40

phát triển của HTX chủ yếu bằng cách cung cấp những điều kiện khung phù

hợp cho sự phát triển xã hội, kinh tế và chính trị, bảo đảm tôn trọng luật pháp

và sự sẵn có của một mạng lưới an sinh xã hội. Nhiều hình thức HTX được

thành lập từ trước như: HTX NN và tiếp thị xã hội, HTX tín dụng, HTX của

người tiêu dùng, HTX bán lẻ, HTX nhà ở... có xu hướng phát triển thành quy

mô lớn, chuyên nghiệp và có năng lực tài chính có thể cạnh tranh với các

công ty thương mại khác. Ngày càng có nhiều HTX quy mô lớn gần giống

như các công ty, cung cấp dịch vụ không chỉ cho các thành viên của họ, mà

còn cho các khách hàng bên ngoài, làm giảm quyền lợi và nghĩa vụ của các

thành viên ở mức tối thiểu. Kết quả lâu dài của xu hướng này là HTX bị mất

cơ sở thành viên của họ và có xu hướng biến thành các doanh nghiệp đầu tư

trong nước. Tuy có nhiều hình thức hợp tác khác nhau, nhưng về cơ bản có

hai hình thức theo xu hướng này là: Hợp tác kinh tế-xã hội và hợp tác kinh

doanh. Cả hai đều có tiềm năng và đều hướng vào phát triển bền vững.

Đặc biệt, hình thức hợp tác kinh doanh diễn ra giữa người kinh doanh

(doanh nhân) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ngày càng phổ biến ở

khu vực NT. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ (bao gồm cả cá nhân hay trang

trại gia đình) liên kết với nhau, giúp vượt qua cạnh tranh, duy trì lợi nhuận và

duy trì sự độc lập của họ. Sự thành công của SMEs thường xuyên phụ thuộc

vào khả năng của hợp tác với các hộ nông dân và các trang trại. Xu hướng

này được nảy sinh nhằm phản ứng để thích nghi với sự cạnh tranh ngày càng

dữ dội trên thị trường toàn cầu, để phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu,

tạo sức mạnh trước những thách thức của đối thủ cạnh tranh đa quốc gia. Sự

hợp tác đã và đang đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sản xuất NN và ở các

vùng NT. Sự hợp tác trở nên tất yếu trong sản xuất các sản phẩm nông- công

nghiệp và cũng quan trọng trong việc tạo ra và/ hoặc duy trì việc làm địa

phương, mà nếu không có thì không thể tồn tại.

Năm là, sự biến đổi về môi trường với tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô

nhiễm nước, đất và không khí đã đạt đến mức không thể được bỏ qua. Biến

Page 49: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

41

đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, cháy rừng và lũ lụt gây thiệt hại ngày càng nặng

và buộc người dân và chính phủ phải xem xét lại lối sống và thái độ của họ

đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiều giải pháp

đã và đang được đưa ra để kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm, xử lý và tái chế

chất thải, sử dụng các nguồn thay thế, tái tạo năng lượng và phát triển các

công nghệ thích hợp, cùng với các biện pháp làm cho các doanh nghiệp phải

trả cho những thiệt hại về môi trường mà chúng gây ra, nhưng vấn đề này vẫn

còn xa và cũng mới chỉ chủ yếu là trong các chương trình nghị sự. Ứng phó

với tình trạng này, trong hơn 20 năm gần đây, đã nổi lên xu hướng phát triển

loại hình HTX bảo vệ môi trường. Những người đại diện HTX NN xác định

vai trò của mình như là một trong thúc đẩy phát triển NT bền vững và đảm

bảo an ninh lương thực. Các HTX NN được đổi mới và phát triển theo hướng

đi tiên phong trong phong trào thực phẩm hữu cơ và tự nhiên. Những người

đại diện HTX tiêu dùng, chủ trương một chính sách "ba r" (reduce, reuse,

recycle) tức là giảm rác thải, tái sử dụng, tái chế để đạt được mô hình tiêu thụ

bền vững [123].

Điểm đặc biệt trong xu hướng này là có sự gia tăng phát triển các HTX

ở NT. Nó không chỉ gia tăng trong lĩnh vực sản xuất NN mà còn phát triển ở

nhiều ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn NT. Các HTX

tồn tại, hoạt động và phát triển bên cạnh các doanh nghiệp trong NT.

+ Xu hướng phát triển KTTT ở trong nước:

Ở Việt Nam, dưới tác động của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng,

cùng với chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị

trường, mô hình KTTT kiểu cũ dần tan rã, giải thể, không còn hoạt động. Thay

vào đó là xu hướng phát triển KTTT kiểu mới mà phổ biến là loại hình HTX dịch

vụ phục vụ xã viên. Phần lớn HTX NN hiện nay là HTX dịch vụ NN, chuyển

sang chức năng phục vụ kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đó là sự phát triển của các

quỹ tín dụng nhân dân, trong đó xã viên là người góp vốn vào quỹ đồng thời là

khách hàng vay vốn từ quỹ. Tính đến cuối năm 2008, tổng số HTX dịch vụ xã

Page 50: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

42

viên loại này chiếm tới trên 50% tổng số HTX. Tính đến hết tháng 6/2016, cả

nước đã có trên 20.000 HTX. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, nhiều mô

hình HTX trong các ngành, nghề mới xuất hiện, như HTX vệ sinh môi trường,

HTX nước sạch, HTX điện, HTX quản lý kinh doanh chợ... Cũng xuất hiện các

mô hình HTX gắn với đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế của các giới, các tầng

lớp, các nhóm đối tượng khác nhau, như HTX của phụ nữ, của thanh niên, của

những người tàn tật, của cựu chiến binh, do nhà chùa, nhà thờ... Từ kinh nghiệm

quốc tế, một số mô hình mới cũng đang được Liên minh HTX Việt Nam nghiên

cứu triển khai ở một số nơi, như HTX trường học, HTX nhà ở, HTX y tế...

Tuy nhiên, các loại hình tổ chức HTX dịch vụ phục vụ xã viên mới chỉ

là xu thế, tuy chưa bền vững, nhưng là đúng hướng phù hợp với nhu cầu và

lợi ích thực sự của xã viên, nhất là nông dân, đồng thời vận động theo xu

hướng phát triển KTTT trên thế giới. Để thúc đẩy xu hướng này, tất yếu phải

mở rộng sự hiểu biết và kích thích nhu cầu của người dân, đồng thời phải có

sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước [91].

2.1.3. Xây dựng nông thôn mới, quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.1.3.1. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Việt Nam, nó được khởi

xướng trong công cuộc Đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo và tổ chức thực hiện. Nghị quyết số 26-NQ/TW được Hội nghị lần thứ 7

Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng ban hành vào tháng 8/2008 xác

định mục tiêu của xây dựng NTM là không ngừng nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của dân cư NT, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh

hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản

xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị,

đóng vai trò làm chủ NTM.

Xây dựng nền NN phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,

sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh

Page 51: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

43

tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và

lâu dài.

Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh

tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn NN với phát triển nhanh công

nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội NT ổn định, giàu bản sắc văn

hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ

thống chính trị ở NT dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân -

trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự

nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa [25].

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về

Chương trình hành động của Chính phủ với mục tiêu xây dựng nền NN phát

triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất

lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao [13]. Quyết định số 491/QĐ-TTg

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM với 19 tiêu chí làm căn cứ chỉ đạo thí

điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, để kiểm

tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM. 19 tiêu chí phản ánh toàn

diện, cụ thể của 5 nội dung chủ yếu, gồm: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội,

kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường, hệ thống chính trị.

Bộ tiêu chí này sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của

đất nước và từng thời kỳ. Để thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, Thủ

tướng chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương

trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Trên cơ sở

mục tiêu tổng thể, Chính phủ xác định: (i) Đến năm 2015, có 20% số xã đạt

tiêu chuẩn NTM và (ii) Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM

(theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM).

Chương trình bao gồm 11 nội dung:

- Quy hoạch xây dựng NTM;

Page 52: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

44

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội NT;

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người

dân NT;

- Giảm nghèo và an sinh xã hội, trong đó tập trung vào Chương trình

giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao;

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở NT

bao gồm phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX; phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở NT; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các

loại hình kinh tế ở NT. Phát triển KTTT được xác định là một nội dung trong

xây dựng NTM.

- Phát triển giáo dục - đào tạo ở NT;

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân NT;

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông NT;

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường NT.

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị -

xã hội trên địa bàn NT;

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội NT [14].

Chính phủ còn phân công cụ thể việc thực hiện các nội dung trên cho các

bộ ngành, cơ quan chức năng quản lý, hướng dẫn, xây dựng đề án và tổ chức

thực hiện. Về thực chất, các nội dung xây dựng NTM đã được xác định chính

là những giải pháp hướng đến phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và môi

trường, tức là các giải pháp hướng đến một sự phát triển bền vững ở khu vực

NT nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Các tiêu chí xây dựng NTM

chính là các tiêu thức đo lường mức độ đạt được của quá trình thực hiện mục

tiêu phát triển bền vững đó. Tất nhiên, phát triển bền vững là một quá trình có

tính dài hạn, các tiêu chí xây dựng NTM chỉ là mốc dùng để đánh giá một giai

đoạn ngắn. Vì thế, nội dung cụ thể của các tiêu chí xây dựng NTM cũng sẽ

điều chỉnh khi có sự phát triển cao hơn trong tương lai.

Page 53: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

45

Xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện

nay ở nước ta. Nó không đơn thuần là một quyết định chính trị, mà còn là một

phần tất yếu của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn CNH,

HĐH đất nước và hoàn toàn phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của người dân.

Bởi vì, NT Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành

phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của

cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc

sống con người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công

nghiệp nếu NN, NT còn lạc hậu và đời sống nông dân còn khó khăn.

2.1.3.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể và xây dựng nông

thôn mới

Tuy ở nước ta những năm gần đây, vấn đề phát triển KTTT rất được coi

trọng và đã có nhiều đề xuất giải pháp về phát triển thành phần kinh tế này,

nhưng phát triển KTTT là gì, nội hàm của nó bao gồm những yếu tố nào thì

đến nay vẫn chưa được làm rõ. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên thế giới

và trong nước, có thể hiểu phát triển KTTT là quá trình làm tăng tiến cả về số

lượng và chất lượng hình thức kinh tế này trên cơ sở nhận thức các quy luật

khách quan nhằm đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước lựa chọn.

Do nằm trong quá trình chung của nền kinh tế, việc phát triển KTTT

trước hết phải thể hiện ở tăng trưởng kinh tế, đó là sự gia tăng về quy mô kinh

tế mà thước đo phổ biến của nó là mức tăng trưởng về giá trị sản phẩm cuối

cùng tính bằng tiền của hình thức kinh tế này theo thời gian. Đi liền với nó là

những biến đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng dựa nhiều hơn vào

KH&CN, việc sản xuất theo hướng ngày càng coi trọng hơn năng suất, chất

lượng, hiệu quả, tức là chuyển dịch cơ cấu của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh

cũng như của KTTT phải theo hướng ngày càng coi trọng hơn phát triển chiều

sâu, giảm việc sản xuất dựa vào các yếu tố phát triển chiều rộng (như thâm

dụng tài nguyên, gia tăng số lượng lao động và thâm dụng vốn). Kết quả cuối

Page 54: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

46

cùng của phát triển KTTT phải là mức sống và chất lượng cuộc sống con người

trong hình thức kinh tế này ngày càng được nâng lên, cùng với các hình thức

kinh tế khác góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống xã hội.

Do cơ sở kinh tế và xã hội của sự ra đời của nó, KTTT thể hiện sự phản

ứng của những người sản xuất, kinh doanh nhỏ trước sự chèn ép của các công

ty lớn trong nền kinh tế thị trường. Quá trình phát triển KTTT tất yếu phải

làm cho việc sản xuất, kinh doanh của cộng đồng người tham gia vào hình thức kinh tế này tốt hơn so với nếu họ làm ăn cá thể; đồng thời những tổ chức

KTTT phải là những “đối tác” có thể “đối trọng” với các công ty lớn trong

cạnh tranh để phát triển. Sự phát triển của KTTT không phải chỉ nhằm vào lấy

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư như các công ty tư nhân và nhất

là các công ty lớn làm tối thượng, mà sự phát triển của nó còn rất coi trọng

mục tiêu xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng những người tham gia. Bởi

vậy, phát triển KTTT không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế mà còn là

quá trình thúc đẩy phát triển xã hội, vì mục tiêu xã hội.

Như trên đã cho thấy, sự phát triển của KTTT đã và đang diễn ra trên

thế giới theo xu hướng hình thành các loại hình HTX NN đổi mới và phát

triển theo hướng đi tiên phong trong phong trào thực phẩm sạch thân thiện với

tự nhiên, HTX ở khu vực NT nhằm tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng,

phát triển và bảo vệ rừng, cải tạo đất và bảo vệ môi trường, HTX chăm sóc

người già, HTX cung cấp các dịch vụ cơ bản, như chăm sóc y tế, nhà ở, mai

táng và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác v.v... Tuy mục tiêu trực tiếp của quá trình

phát triển KTTT vẫn là lợi nhuận, nhưng con đường đi đến mục tiêu đó lại

đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái,

bảo đảm an sinh xã hội, nhất là thúc đẩy phát triển NT theo hướng bền vững.

Như vậy, phát triển KTTT là phát triển quan hệ hợp tác giữa các thành

viên để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, vừa phát triển yếu tố cạnh

tranh trên thị trường vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết

giữa các thành viên; vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

Page 55: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

47

thành viên và vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Phát triển KTTT có mục tiêu rõ ràng, nó không chỉ hướng vào phát triển kinh tế, mà còn nhằm

phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, tức là hướng đến phát triển bền vững, nhất là phát triển bền vững ở khu vực NT.

Đối chiếu những mục tiêu và nội dung của phát triển KTTT với mục

tiêu và nội dung của xây dựng NTM đã nêu ở 2.1.3.1 cho thấy đây là hai quá

trình khác nhau, nhưng có mối quan hệ với nhau:

- Điểm khác nhau giữa phát triển KTTT với xây dựng NTM

Nếu phát triển KTTT là phát triển một hình thức tổ chức kinh tế - xã

hội, nó có thể có mặt ở cả NT và thành thị, thì xây dựng NTM là việc làm chỉ

diễn ra ở khu vực NT. Mục tiêu trực tiếp của KTTT là bảo đảm mức lợi

nhuận của những người tham gia thu được cao hơn so với khi họ còn là kinh

tế tư nhân, cá thể; còn mục tiêu trực tiếp của xây dựng NTM nhằm phát triển

NN, NT bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT.

Phương tiện để đạt mục tiêu của KTTT là cung ứng hàng hóa và dịch vụ có

tính cạnh tranh trên thị trường; còn của xây dựng NTM là các nguồn lực

không chỉ của người dân NT mà còn của toàn xã hội và của Nhà nước. Chủ

thể phát triển KTTT là những người và tổ chức tự nguyện góp vốn, góp sức

liên kết với nhau trong một đơn vị kinh tế; còn chủ thể trong xây dựng NTM

không chỉ giới hạn ở những người tham gia KTTT, mà còn có cả những người

hoạt động trong các hình thức tổ chức kinh tế khác như cá thể, doanh nghiệp

tư nhân, doanh nghiệp nhà nước... Tức là, lực lượng tham gia xây dựng NTM

là toàn xã hội, là tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân thuộc các

thành phần kinh tế trong đó có KTTT.

- Mối quan hệ giữa phát triển KTTT với xây dựng NTM

Tuy có sự khác nhau, nhưng phát triển KTTT và xây dựng NTM có điểm chung: cả hai cùng một hướng đích là phát triển bền vững. Ở đây, KTTT có mục tiêu tự thân là đi đến một sự phát triển bền vững vì lợi ích của những người tham gia; còn mục tiêu của xây dựng NTM lại do quyết sách của Nhà

Page 56: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

48

nước và cam kết mạnh mẽ của người dân NT. Trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta, việc phát triển KTTT cũng không nằm ngoài nội dung xây dựng NTM. Với mục tiêu chung nêu trên, việc phát triển KTTT chính là quá trình tạo ra một hình thức tổ chức kinh tế làm cơ sở thúc đẩy xây dựng NTM.

Trong khu vực NT nước ta hiện nay có nhiều quan hệ kinh tế với nhiều

hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau mà chủ yếu là kinh tế cá

thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân, KTTT... Do đều là chủ thể thị trường, nên mục

tiêu hoạt động của các hình thức kinh tế này đều tìm kiếm hiệu quả kinh

doanh, đều nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do đặc điểm của nó, KTTT

có nhiều ưu việt và có tính hơn hẳn so với hình thức kinh tế cá thể, tiểu chủ và

kinh tế tư nhân ở sức sản xuất và tính xã hội của nó, nên trong quá trình phát

triển nó có nhiều khả năng thực hiện mục tiêu xã hội hơn. Thực tế hiện nay ở

nhiều nước cho thấy, tính kinh tế trong KTTT là cần thiết, nhưng việc tìm đến

sự giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia là không kém phần

quan trọng. Thêm vào đó, hoạt động của hình thức KTTT đã và đang hướng

đến một môi trường sản xuất và môi trường sống tốt đẹp hơn. Đã không ít

HTX là lực lượng tiên phong trong phong trào thực phẩm hữu cơ và tự nhiên;

không ít HTX trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ra đời và phát huy tác dụng

[123]. Quá trình phát triển của KTTT như phân tích trên cho thấy tự nó đi đến

sự phát triển kinh tế và xã hội ở khu vực NT. Tuy đều có vai trò quan trọng

trong phát triển NT, nhưng không thể phủ định được tính hơn hẳn của KTTT

so với kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ đối với mục tiêu phát triển này.

Nếu mục tiêu xã hội của KTTT là tự thân, thì mục tiêu xây dựng NTM

phải thông qua việc hoạch định và các giải pháp cụ thể của các nhà quản lý.

Nhưng trên thực tế, không thể đạt được các tiêu chí xây dựng NTM một cách

bền vững nếu ở đó KTTT được phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Sự tồn tại

những quan hệ kinh tế mà ở đó có sự thống trị của kinh tế tư nhân, cá thể và

tiểu chủ thì việc đạt được những mục tiêu xây dựng NTM sẽ khó khăn hơn.

Việc gắn kết phát triển KTTT với xây dựng NTM về thực chất là một giải pháp

Page 57: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

49

phát triển trong đó có sự phát huy tính tích cực tự thân của KTTT với tính năng

động chủ quan của con người trong hoạch định và thực thi chính sách xây dựng

NTM. Sự gắn kết này chính là sự bổ sung cho nhau. KTTT được phát triển

mạnh mẽ và đúng hướng sẽ tạo ra nguồn lực vật chất và các điều kiện cần thiết

khác cho xây dựng NTM. Đến lượt nó, những thành tựu của xây dựng NTM lại

tạo ra nhu cầu và điều kiện tốt hơn cho phát triển các hình thức KTTT. Quan hệ

giữa phát triển KTTT và xây dựng NTM là một quan hệ nội sinh chứ không

phải là quan hệ dựa trên mong muốn chủ quan duy ý chí và cũng không phải

quan hệ ngoại sinh với sự chi phối từ một phía KTTT hay từ phía xây dựng

NTM. Gắn kết phát triển KTTT với xây dựng NTM trong từng bước đi là giải

pháp có hiệu quả cho một sự phát triển bền vững ở khu vực NT. Đây chính là

một nhận thức mới về con đường phát triển hiện đại.

Chủ trương của Đảng: "Tiếp tục phát triển KTTT trong các ngành, lĩnh

vực, địa bàn, trong đó trọng tâm là ở khu vực NN, NT. Phát triển KTTT trong

NN, NT phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ

trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển; gắn với tiến trình CNH, HĐH

NN và xây dựng NTM; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng

suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”[23]. 2.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Dựa trên nhận thức về bản chất, hình thức, mục tiêu và xu hướng phát

triển của KTTT và dựa vào mục tiêu, giải pháp xây dựng NTM của Đảng và

Nhà nước, việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta có các nội

dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, phát triển KTTT đa dạng về hình thức và đa sở hữu trong khu vực NT

Khắc phục quan điểm lạc hậu, chủ quan duy ý chí trong giai đoạn trước

đây, nội dung phát triển KTTT trong tư duy mới đòi hỏi phải áp dụng nhiều

Page 58: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

50

hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các

thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ

sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh

tế, không giới hạn trong các ngành, lĩnh vực kinh tế [23]. Tại khu vực NT, nội

dung phát triển các hình thức hợp tác phải được gắn chặt với việc triển khai

thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Việc gắn kết giữa phát triển KTTT

với xây dựng NTM không chỉ là yêu cầu, mà trước hết là định hướng, là căn

cứ huy động các nguồn lực để đổi mới và phát triển.

- Phát triển đa dạng hình thức sở hữu trong mỗi đơn vị KTTT

Hình thức quan hệ sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh của một

cơ sở thuộc KTTT có thể là đa dạng, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở

hữu tập thể. Sở hữu của KTTT là sở hữu đan xen. KTTT không tập thể hóa

mọi tư liệu sản xuất của các thành viên như nhận thức trước đây, mà nó tôn

trọng sở hữu của mỗi thành viên. Sở hữu tập thể bao gồm các loại quỹ không

chia, các tài sản hình thành do quá trình tích luỹ của đơn vị KTTT tạo nên và

tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia.

Đa dạng về sở hữu trong KTTT với các thành viên là các thể nhân và

pháp nhân, mọi người cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng các

nguyên tắc phổ biến đã mặc nhiên thừa nhận là tự nguyện, bình đẳng, cùng có

lợi và quản lý dân chủ. Cán bộ công chức cũng có thể tham gia góp vốn trong

các đơn vị KTTT để trở thành xã viên. Đa dạng về sở hữu trong KTTT cũng

không có sự phân biệt đơn vị KTTT đó là HTX hay THT, liên hiệp HTX ở

khu vực NT.

Với những nội dung trên, KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta hiện

nay hoàn toàn khác KTTT kiểu cũ được xây dựng trong thời kỳ cơ chế kế

hoạch hóa tập trung, bao cấp trước đây. Nó không phải đơn thuần chỉ một

hình thức là sở hữu tập thể, không phải là tập thể hóa toàn bộ tư liệu sản xuất

mà không thừa nhận vai trò sở hữu của các thành viên, của kinh tế hộ như giai

đoạn trước đổi mới.

Page 59: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

51

- Phát huy vai trò của Hội đồng quản trị và chức năng quản lý điều

hành của Giám đốc mỗi đơn vị KTTT

Trong nội dung này, việc tổ chức, quản lý đơn vị KTTT (THT, HTX,

Liên hiệp HTX) về cơ bản vẫn theo nguyên tắc dân chủ, tập trung. Có sự phân

biệt rõ chức năng quản lý của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của

Giám đốc. Thành viên Hội đồng quản trị nhất thiết phải là xã viên của đơn vị

KTTT, do đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên bầu. Giám đốc đơn vị

KTTT có thể là xã viên hoặc người ngoài đơn vị do Hội đồng quản trị thuê,

hoạt động như một giám đốc điều hành. Giám đốc có quyền quyết định hoạt

động sản xuất, dịch vụ của đơn vị KTTT và chịu trách nhiệm về quyết định

của mình. Đây là điểm quan trọng tạo điều kiện để đơn vị KTTT có thể có đội

ngũ cán bộ quản lý điều hành chuyên nghiệp, nhờ đó có thể nâng cao được

hiệu quả quản lý của đơn vị KTTT trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh

doanh của mình.

Với nội dung này, quản lý trong đơn vị KTTT hiện nay cũng khác với

KTTT kiểu cũ. Việc tổ chức, quản lý sản xuất, dịch vụ không còn theo kiểu

“tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” như trước. Trong đơn vị KTTT hiện

nay, vai trò của người Giám đốc được đề cao.

- Phát triển đa dạng về phân phối trong mỗi đơn vị KTTT

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị KTTT không phải

chỉ do yếu tố người lao động tạo ra, mà là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố

sản xuất, cả của nguồn vốn đóng góp của xã viên, tài sản của tập thể, nguồn

tài nguyên sử dụng cho hoạt động của đơn vị KTTT, công nghệ đưa vào sử

dụng và cả năng lực kết hợp các yếu tố sản xuất của người quản lý (nói chung

là các yếu tố đầu vào của sản xuất, kinh doanh). Do vậy, không phải áp dụng

duy nhất hình thức phân phối theo lao động trong đơn vị KTTT, mà tất yếu

phải phát triển đa dạng về phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh (đầu ra)

theo mức đóng góp của mỗi thành viên tạo nên hoạt động của đơn vị KTTT.

Page 60: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

52

Theo hướng trên, phân phối trong đơn vị KTTT là đa dạng, bao gồm

phân phối theo mức đóng góp về lao động của xã viên (gọi tắt là phân phối

theo lao động), phân phối theo vốn góp và phân phối theo các đóng góp khác

tạo nên kết quả của đơn vị KTTT. Đa dạng về phân phối là nguyên tắc và

chính sách được áp dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta thể hiện trực tiếp ở các đơn vị KTTT. Nguyên tắc phân phối

theo lao động cũng khác so với giai đoạn trước đổi mới. Nếu trước đây, xã

viên có đóng góp về lao động cho HTX thì được phân phối (có thể là phân

phối theo sản phẩm hoặc phân phối dưới hình thái tiền); thì nay, ngoài đóng

góp về lao động, mức thu nhập (bằng tiền) của người lao động cao hay thấp

còn phụ thuộc vào kết quả/ hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị KTTT

đó theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.

Đa dạng về phân phối, nhưng đều lấy chung một nguồn là kết quả sản

xuất, kinh doanh của đơn vị KTTT, nên một cơ chế phân phối hợp lý, kết hợp

hài hòa các lợi ích của các thành viên tham gia sẽ là động lực cho phát triển

và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT.

- Đa dạng về hình thức KTTT trong các ngành nghề ở khu vực NT

Nội dung này được thể hiện ở việc phát triển nhiều hình thức hợp tác

theo xác định của Đảng bao gồm các HTX, các THT kiểu mới và các mô hình

KTTT khác, trong đó nòng cốt là HTX [26, tr 208-209]. Đồng thời, phát triển

các hình thức này ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo nguyên tắc

đây là một tổ chức kinh tế, hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm

lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của

các thành viên; phải rất linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng

ngành, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên sản xuất kinh

doanh tổng hợp.

Với trọng tâm phát triển KTTT là ở khu vực NT, thì bên cạnh hình thức

THT và HTX kiểu mới trong NN, việc phát triển các hình thức hợp tác, HTX

Page 61: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

53

trong tiểu thủ công nghiệp và trong dịch vụ là cần thiết. Trong tổ chức hoạt

động của KTTT, cũng không nhất thiết phải theo ngành nghề để sản xuất ra

sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng như trong thời kỳ tập trung, bao

cấp trước đây, mà có thể diễn ra ở một khâu của quá trình sản xuất để cung

cấp sản phẩm trung gian cho phát triển NN, công nghiệp, dịch vụ, hoặc để

tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngành kinh tế này. Phát triển hình thức THT

và HTX dịch vụ đầu vào, đầu ra trong NT đang là một xu hướng và dự báo

ngày càng có nhiều triển vọng. Vì nó phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất. Chỗ nào, lĩnh vực nào kinh tế hộ, kinh tế trang trại của người

nông dân không đảm đương được hoặc thực hiện không có hiệu quả cao trong

khi KTTT có khả năng làm tốt hơn, thì tất yếu phát triển KTTT.

Việc tìm ra được những lĩnh vực, ngành nghề để phát triển các hình

thức KTTT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM trước hết bắt nguồn từ nhu cầu

của người dân, nhưng việc nghiên cứu, lựa chọn của các nhà khoa học và

việc hoạch định và hỗ trợ phát triển của nhà nước các cấp có vai trò rất quan

trọng. Nội dung phát triển đa dạng KTTT nếu có sự lồng ghép, gắn kết với

xây dựng NTM thì quá trình phát triển sẽ được đẩy nhanh hơn, sẽ phát huy

tốt hơn tính kinh tế và xã hội của hình thức kinh tế này; đồng thời các mục

tiêu xây dựng NTM sẽ được thực hiện trên cơ sở kinh tế vững chắc hơn. Đối

với nước ta, chủ động, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ phát triển các hình

thức KTTT ở khu vực NT theo hướng gắn với các mục tiêu kinh tế, xã hội,

mà trong những năm tới xây dựng NTM, càng trở nên cần thiết hơn, vì là

nước đi sau, nước phát triển muộn, nên có thể học hỏi kinh nghiệm các nước

đi trước để có giải pháp cải tiến những bước nhanh hơn.

Thứ hai, phát triển KTTT nhiều quy mô, trình độ, liên kết KTTT với các chủ kinh tế bên ngoài

Từ thực tiễn và kinh nghiệm phát triển các hình thức KTTT, có thể dự

báo rằng cùng với đà phát triển nền kinh tế thị trường, của CNH, HĐH và hội

Page 62: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

54

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt

hơn, nhu cầu phát triển KTTT sẽ ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết đối

với những hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thúc đẩy phát

triển các hình thức KTTT là một nội dung quan trọng, vì nó sẽ tạo ra sức sản

xuất mới - một điều kiện kinh tế tuyệt đối cần thiết cho xây dựng NTM.

Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta thời gian qua còn cho thấy,

những thành tựu về phát triển NN, NT là có sự đóng góp rất lớn của kinh tế

hộ, của các THT và các HTX. Nhưng trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế

sản xuất hàng hóa, của CNH, HĐH và hội nhập mạnh mẽ vào các quan hệ

kinh tế quốc tế nhất là xu hướng tự do hóa thương mại như hiện nay, nếu

không mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các tổ

chức kinh tế trong NT, nếu chỉ dừng ở trình độ như hiện nay thì kinh tế NT

Việt Nam không thể vượt qua thách thức để phát triển. Thực tế NN Việt Nam

cho đến nay vẫn chưa thoát ra khỏi điệp khúc “được mùa, rớt giá”, “được giá,

mất mùa”, sản xuất NN của người nông dân chạy theo “phong trào” (làm gì

có lãi thì đổ xô vào), kêu gọi nhà nước bao tiêu sản phẩm. Hoạt động của các

hình thức kinh tế hiện có còn nhiều yếu kém và chưa xuất hiện nhiều hình

thức tổ chức kinh doanh mới đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập

quốc tế, sức ép cạnh tranh về hàng nông sản đối với Việt Nam ngày càng lớn.

Tình trạng hàng hóa xuất khẩu giá thấp, bấp bênh vì sản phẩm từ các hộ nông

dân và các HTX không có thương hiệu, không đồng đều chất lượng, chủng

loại, không có truy xuất nguồn gốc và không có chứng nhận chất lượng theo

tiêu chuẩn được nước nhập khẩu thừa nhận là phổ biến. Trong khi đó, do sản

xuất NN kém hiệu quả, thu nhập và mức sống của nông dân và xã viên thấp,

khiến họ khó yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và áp dụng KH&CN. Tình

trạng nông dân bỏ ruộng, không gieo cấy đã xảy ra ở nhiều địa phương từ

nhiều năm nay ở các mức độ khác nhau: bỏ hoang hóa cả năm, bỏ dài ít, và bỏ

rồi gieo cấy lại khá phổ biến. Báo chí đã liên tục đưa tin. Theo Cục Trồng trọt

(Bộ NN và Phát triển NT), qua đánh giá tình hình bỏ ruộng của các địa

Page 63: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

55

phương “điểm” như: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, cho biết cách đây vài

năm diện tích nông dân bỏ ruộng của ba tỉnh hơn 2.000 ha, trong đó, trên

1.730 ha đất bỏ ruộng và hơn 280 ha đất trả ruộng. Dân bỏ ruộng để đi kiếm

việc làm khác, ra thành thị và tìm công việc ở nước ngoài ngày càng gia tăng

trong mấy năm gần đây. Tại tỉnh Nghệ An, nơi mà người nông dân không

quản ngại “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng để có thu hoạch, nhưng tính

đến cuối tháng 12/2015, có tới gần 1.500 ha đất NN bị bỏ hoang, với khoảng

15.000 lao động ly hương tìm việc làm trong và ngoài nước [65]. Tình trạng

này nếu không được giải quyết thì tất có nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến

KTTT và xây dựng NTM, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững ở NT.

Con đường cơ bản để khắc phục tình trạng này, không thể nào khác

ngoài việc nâng cao trình độ, năng lực của các cơ sở sản xuất NN, phải dự báo

được nhu cầu ở thị trường địa phương, quốc gia và quốc tế để chủ động sản

xuất, ổn định mức cung. Phải làm chủ việc bán hàng cùng loại sản phẩm qui

mô lớn, với giá tiêu thụ ổn định, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và

chứng nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với yêu cầu này,

việc mở rộng quy mô các HTX, tăng cường liên kết các HTX, liên kết HTX

với doanh nghiệp, với hộ nông dân là cần thiết. Đây phải là một nội dung

quan trọng trong phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta. Tư duy cũ

tự thỏa mãn với phát triển kinh tế hộ và thiếu quan tâm đổi mới mô hình

KTTT đến nay là không còn phù hợp.

Thực tế ở những nơi có các nhà máy chế biến nông sản, nếu HTX, hộ

nông dân và nhà máy tiến hành hợp tác, thì việc hợp đồng cung ứng nông sản

cho doanh nghiệp và tiếp nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp về vốn và

kỹ thuật cho HTX và kinh tế hộ sẽ tốt hơn, sẽ tránh được những cạnh tranh

không cần thiết giữa các cơ sở sản xuất NN, tránh được những hành vi làm

giá, ép giá của tư thương. Phát triển KTTT nhiều quy mô, trình độ, liên kết

giữa các HTX thành liên hiệp HTX và liên kết giữa HTX với các chủ kinh tế

bên ngoài (doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh) không chỉ tạo ra điều

Page 64: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

56

kiện thu hút các nguồn lực mà còn là điều kiện để phát huy các nguồn lực đã

thu hút theo hướng sử dụng hợp lý có hiệu quả hơn. Đây chính là cơ sở để

phát triển NN và kinh tế NT trong xây dựng NTM.

Thứ ba, gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội và

môi trường sinh thái trong phát triển KTTT ở NT

Mục tiêu chính và động lực của sự hình thành và phát triển KTTT là

kinh tế mà trực tiếp là lợi nhuận phải cao hơn so với khi các thành viên còn

làm ăn cá thể hay hoạt động kinh tế riêng rẽ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu

này, việc loại bỏ những cạnh tranh không cần thiết, việc san sẻ lợi ích kinh tế

giữa các thành viên trở nên cần thiết. Tính chất xã hội trong KTTT tất phải

được coi trọng. Trong điều kiện ngày nay, để đối phó với tình trạng chất

lượng cuộc sống xuống thấp, nhất là ở NT, do sự phát triển của KH&CN

không được kiểm soát chặt chẽ và những tác động không mong muốn của

kinh tế thị trường, ở trong nước và trên thế giới đã ngày càng phát triển các

HTX trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh

thái. Tuy mục tiêu chính của các HTX vẫn là kinh tế, nhưng nó có ưu điểm

nổi bật là tập trung việc kiểm soát bảo vệ môi trường mà các hộ kinh tế và các

doanh nghiệp không thể làm được. Ngay trong các HTX hoạt động trong các

lĩnh vực không trực tiếp bảo vệ tài nguyên và môi trường, do tính xã hội của

nó, ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái cũng vẫn dễ được coi trọng hơn.

Bởi vậy, trong nội dung phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM phải rất coi

trọng gắn kết ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, coi đây không chỉ là

đáp ứng yêu cầu bức xúc của xây dựng NTM mà còn là tiêu chi để phát triển

KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với nội dung này, ngoài sự ra đời và phát triển tự nhiên các THT và

các HTX về môi trường, việc chủ động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ

chế chính sách từ phía Nhà nước để không chỉ phát triển các đơn vị KTTT

trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, mà còn để gắn kết việc bảo vệ

Page 65: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

57

môi trường với phát triển kinh tế và xã hội trong tất cả các THT, HTX và liên

hiệp HTX là cần thiết. Đây được coi là một nội dung phát triển có hiệu quả

thiết thực trong xây dựng NTM.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng

nông thôn mới

Theo kinh nghiệm các nước khi xem xét mức độ thành công của phong

trào HTX và xem xét Bộ tiêu chí về NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành

năm 2009, có thể đánh giá mức độ phát triển KTTT trong xây dựng NTM dựa

vào các tiêu chí chủ yếu sau đây:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng của KTTT trong kinh tế NT. Nó

được đo bằng giá trị sản lượng của năm sau so với của năm trước.

Công thức:

Trong đó, gt là tốc độ tăng trưởng của năm tính toán tính theo %,

Yt là tổng giá trị sản lượng của KTTT tại năm t, Yt-1 là tổng giá trị sản

lượng của KTTT của năm liền kề trước năm t.

Nếu trong cùng một thời gian, tốc độ tăng trưởng sản lượng của KTTT

cao hơn so với của các hình thức kinh tế khác thì KTTT có sức phát triển

nhanh hơn.

- Mức đóng góp giá trị sản lượng của hình thức KTTT trong tổng giá trị

sản lượng ở NT tính theo %. Công thức:

Nếu mức đóng góp của KTTT tăng lên theo thời gian thì vai trò của nó

được tăng lên, phản ánh chiều hướng phát triển tích cực. Ngược lại, nếu mức

đóng góp của KTTT mà giảm xuống thì cũng có nghĩa là KTTT không được

phát triển tích cực.

Page 66: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

58

- Mức gia tăng của tổng số đơn vị KTTT ở NT theo thời gian (có thể đo

lường bằng số tuyệt đối và số tương đối). Chỉ tiêu này càng gia tăng thì hình thức KTTT càng phát triển và càng phát huy vai trò đối với phát triển chung của kinh tế - xã hội NT.

- Mức gia tăng của tổng số Liên hiệp HTX ở NT theo thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng tiến của xu hướng phát triển KTTT (cách tính tương tự như chỉ tiêu kề trên).

- Mức gia tăng của tổng số HTX ở NT theo thời gian. Cách tính tương tự như chỉ tiêu kề trên. Nếu có sự gia tăng thì đó là kết quả thành công của phong trào hợp tác hóa ở khu vực NT.

- Mức gia tăng của tổng số THT ở NT theo thời gian. Cách tính tương tự như chỉ tiêu kề trên.

- Tỷ lệ thay đổi cơ cấu các ngành nghề trong hình thức KTTT phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu xây dựng NTM ở mức nào. Nếu các ngành nghề trong KTTT tạo ra được mức thu nhập của cư dân NT ngày càng tăng lên thì đó là chuyển dịch tích cực và phù hợp.

- Mức thay đổi của tổng số xã viên theo thời gian, trong đó có mức thay đổi của xã viên mới. Chỉ tiêu này có thể đo lường bằng số tuyệt đối và số tương đối. Nêu cả hai con số này tăng thì đó lá KTTT có sự phát triển.

- Mức thay đổi của tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các hình thức KTTT (HTX, THT, Liên hiệp HTX...), trong đó xác định thay đổi của lao động thuê ngoài, lao động là xã viên. Chỉ tiêu này đo lường biến động về việc làm trong các hình thức KTTT và sự biến động của nó cho thấy KTTT phát triển theo chiều hướng nào.

- Mức thay đổi thu nhập bình quân của một xã viên (của cả hình thức KTTT, của từng hình thức tổ chức kể cả của các THT) theo thời gian. Thu nhập càng tăng thì KTTT càng phát triển.

- Mức thay đổi thu nhập bình quân của một lao động làm việc thường xuyên trong HTX, liên hiệp HTX... theo thời gian. Cũng có ý nghĩa như tiêu chí thu nhập của xã viên.

Page 67: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

59

- Mức thay đổi thu nhập bình quân của một lao động là xã viên HTX,

liên hiệp HTX... theo thời gian. Cũng có ý nghĩa tương tự như trên.

- Mức thay đổi lợi nhuận bình quân của KTTT, của từng hình thức

KTTT theo thời gian:

Trong đó, gt là mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của hình thức

KTTT tại năm t; πt là mức lợi nhuận của hình thức KTTT tại năm t; và πt-1 là

mức lợi nhuận của khu vực KTTT tại năm liền kề trước năm t.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hình thức KTTT nói chung và nếu

đo lường theo mỗi hình thức KTTT hoặc từng đơn vị của mỗi hình thức này

thì đó là hiệu quả của mỗi hình thức hoặc mỗi đơn vị.

- Mức thay đổi giá trị xuất khẩu trực tiếp của hình thức KTTT theo thời

gian. Nếu chỉ số này tăng lên thì đó là KTTT có sự phát triển.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số tiêu chí để đánh giá sự phát triển

của KTTT như: tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đạt trình độ trung cấp; tỷ lệ cán bộ

quản lý HTX đạt trình độ đại học, trên đại học; có thể còn đánh giá định tính

như mức độ hài lòng, sự phấn khởi của xã viên và người dân NT, tình làng

nghĩa xóm có tốt hơn hay không, v.v...

Tùy theo phạm vi đánh giá sự phát triển của hình thức KTTT mà xác

định số lượng của các tiêu chí trên. Mức độ tăng lên của các chỉ số phản ánh

các tiêu chí sẽ cho thấy mức độ phát triển của KTTT. Các tiêu chí không chỉ

dùng để đánh giá quá trình phát triển của KTTT theo thời gian, mà còn dùng

để so sánh mức độ phát triển KTTT giữa các địa bàn NT, các tỉnh, các huyện

trong cùng một thời gian. Đây cũng là những căn cứ quan trọng để các nhà

hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn định hướng và tìm giải pháp thúc

đẩy phát triển KTTT nói chung, ở khu vực NT nói riêng nhằm đạt được mục

tiêu mong muốn.

Page 68: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

60

2.2.3. Điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tập thể trong xây

dựng nông thôn mới

Bên cạnh những điều kiện khách quan như trình độ phát triển của phân

công lao động xã hội, của lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường, để thúc

đẩy phát triển các hình thức KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta, cần có

các điều kiện chủ yếu sau đây:

Một là, trình độ nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về

vai trò của KTTT trong xây dựng NTM phải được nâng cao

Sự ra đời và phát triển KTTT là khách quan. Song, việc nhận thức xu

hướng phát triển của nó để chủ động tham gia và lựa chọn hình thức tổ chức

thích hợp là rất cần thiết. Về lý thuyết, nhận thức là quá trình phản ánh biện

chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực,

năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn, nhờ đó con người tư duy và không

ngừng tiến đến gần khách thể. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin

toàn cầu và liên kết mạng Internet như hiện nay, việc nhận thức một thực thể

khách quan có thể nhanh hơn nhiều thông qua con đường truyền dẫn tư

tưởng từ người này sang người khác. Mỗi người không nhất thiết phải trực

tiếp trải qua hoạt động thực tiễn hoặc phải trả giá cho hoạt động của mình

mới nhận thức được hiện thực khách quan. Con đường giới thiệu, tuyên

truyền để người dân, các cấp chính quyền và các tổ chức nhận thức đúng vai

trò và xu hướng phát triển của KTTT trong xây dựng NTM là một điều kiện

rất cần thiết để thúc đẩy quá trình phát triển này. Trong phát triển lý thuyết

của mình, J.M.Keynes (1936) có những đánh giá rất cao vai trò của nhận

thức, tư tưởng. Theo ông, “Sớm hay muộn, chính là những tư tưởng, chứ

không phải những lợi ích pháp định, mới là điều nguy hại đối với điều kiện

tốt hay xấu” [42, tr 438].

Điều này có thể hiểu, nếu người dân với tư cách là các thể nhân hoặc

pháp nhân có nhận thức đúng về vai trò và lợi ích của KTTT là tốt hơn so với

Page 69: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

61

nếu họ cứ tiến hành làm ăn cá thể, sản xuất nhỏ lẻ thì nhất định họ sẽ tìm đến

hình thức KTTT thiết thực để tham gia. Ngược lại, nếu chưa nhận thức được

những lợi ích này thì tất sẽ không tham gia vào KTTT. Tương tự như vậy, các

cấp chính quyền và các tổ chức không nhận thức thấu đáo bản chất, nguyên

tắc và các hình thức của KTTT thì cũng không thể đưa ra được những chính

sách và phương thức hỗ trợ cho hình thức kinh tế này phát triển đúng hướng,

thiết thực và có hiệu quả. Trình độ nhận thức về KTTT của các chủ thể càng

cao thì việc lựa chọn phát triển các hình thức KTTT càng chính xác và việc

tìm kiếm giải pháp phát triển KTTT với xây dựng NTM sẽ càng được gắn kết

chặt chẽ hơn.

Việc tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước đối với KTTT và việc giới thiệu các mô hình làm ăn có

hiệu quả trong nhân dân cũng là tạo ra điều kiện tốt hơn cho phát triển các

hình thức KTTT trong NT.

Hai là, các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT phải được tuân thủ

Các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT được ICA khái quát trong

“Bản sắc HTX, các giá trị và nguyên tắc”, còn ở Việt Nam thì được thể hiện ở

7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX ghi trong Luật HTX năm 2012 (đã

trình bày tại tiết 2.1.2.1 của Luận án).

Thực tiễn xây dựng và phát triển KTTT trên thế giới và ở Việt Nam

cho thấy, nếu những giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT được tuân thủ thì

sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển hình thức kinh tế này. Ngược lại, mọi vi

phạm những nguyên tắc trên đều cản trở sự phát triển KTTT và không thể

định hướng phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM theo mong muốn. Chẳng

hạn, nếu bỏ qua hoặc không tôn trọng nguyên tắc các thành viên cùng có lợi

thì cũng có nghĩa là làm mất động lực của những người tham gia, do vậy sẽ

dẫn đến kết quả hoặc họ không muốn vào làm ăn tập thể, hoặc nếu đã vào rồi

thì chỉ hoạt động “cầm chừng” và sự tồn tại KTTT chỉ là hình thức.

Page 70: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

62

Ba là, môi trường thể chế và tâm lý xã hội cho KTTT phát triển phải

thuận tiện Môi trường kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố, lực lượng, thể chế... bao

quanh có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất,

kinh doanh của tổ chức. Từ kinh nghiệm phong trào hợp tác hóa của các nước

trên thế giới cho thấy chính sách, pháp luật và các văn bản dưới luật do nhà

nước ban hành là những yếu tố thuộc về môi trường thể chế rất quan trọng có

ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý xã hội cũng như đến mức độ hình thành và

phát triển KTTT.

Trong môi trường đó, mỗi yếu tố có một vai trò nhất định trong việc tác

động vào các tổ chức KTTT và giữa chúng có quan hệ tương tác với nhau để

cùng tác động đến tổ chức. Chẳng hạn, chính sách đất đai có thể thúc đẩy

hoặc cản trở việc tập trung ruộng đất trong NN, nếu chính sách đó “cởi mở”

có tác động thúc đẩy tập trung ruộng đất, thúc đẩy việc “dồn điền, đổi thửa”

thì quá trình hình thành KTTT sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Một hình thức cụ

thể của KTTT nếu được nhà nước hỗ trợ bằng chính sách đất đai thì tất sẽ

nhanh chóng phát triển. Chính sách tài chính, tín dụng sẽ tác động trong việc

tạo nguồn lực về vốn đầu vào cho phát triển sản xuất kinh doanh của KTTT.

Nếu nhà nước áp dụng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất NN thì thu

nhập khả dụng của người làm NN tăng lên, họ sẽ có cơ hội đầu tư nhiều hơn

vào phát triển sản xuất NN và ngược lại. Nếu chính phủ có chính sách khuyến

khích góp vốn bằng tiền, bằng tài sản, bằng giá trị quyền sử dụng đất... của

các thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho KTTT thì quy mô sản xuất

của đơn vị kinh tế này sẽ tăng lên, và có nhiều cơ hội đầu tư máy móc, thiết bị

hơn, do đó năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của đơn vị sẽ

tăng lên nhanh hơn. Chính sách KH&CN, giáo dục và đào tạo, chính sách thị

trường... đều có những tác động nhất định đến phát triển KTTT.

Việc hoạch định hệ thống chính sách, pháp luật cần thiết là một trong

những điều kiện hết sức quan trọng ảnh hưởng đến mức độ phát triển của

Page 71: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

63

KTTT. Hệ thống chính sách, pháp luật cho KTTT càng hoàn thiện, thì hướng

phát triển, mục tiêu phát triển của hình thức kinh tế này sẽ càng đúng đắn hơn.

Bốn là, phải có sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước và các tổ chức đối

với KTTT

Hỗ trợ phát triển là những tác động từ bên ngoài vào hoạt động của một

tổ chức làm cho nó có thêm nhiều điều kiện hơn để có thể thực hiện mục tiêu

nhanh hơn. Tuy sự hỗ trợ phát triển không phải là yếu tố nội sinh quyết định

sự phát triển của tổ chức, nhưng nó là tiền đề quan trọng, có thể tạo “cú

huých” để phá vỡ sự trì trệ, thúc đẩy phát triển KTTT và xây dựng NTM. Có

hai loại hỗ trợ phát triển đối với KTTT là hỗ trợ phát triển của nhà nước và hỗ

trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội.

- Hỗ trợ phát triển của nhà nước đối với KTTT

Sự hỗ trợ thường nhằm vào việc lập dự án phát triển, lựa chọn sản

phẩm để sản xuất, kinh doanh của đơn vị KTTT, hỗ trợ về tài chính và vốn

đầu tư, hỗ trợ về thông tin thị trường, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào

sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đào

tạo cán bộ quản lý THT, HTX và đào tạo nghề cho xã viên, người lao động...

trong các đơn vị KTTT.

Mỗi sự hỗ trợ này đều có một tác động đến phát triển KTTT ở các khía

cạnh khác nhau. Chẳng hạn, do sản xuất NN truyền thống thường có mức sinh

lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả

nợ của khách hàng thấp...), nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại

không đổ vào nhiều. Nếu việc hỗ trợ tín dụng của nhà nước cho hình thức này

được cải thiện sẽ là điều kiện làm gia tăng nguồn vốn đầu tư - yếu tố đầu vào hết

sức quan trọng làm cho các dự án phát triển có điều kiện trở thành hiện thực,

do đó làm tăng đầu tư cho máy móc, công nghệ, làm cho năng lực sản xuất

kinh doanh của các đơn vị thuộc hình thức kinh tế này tăng lên, có năng suất và

hiệu quả cao hơn. Chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước trong việc bảo đảm

Page 72: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

64

đầu ra cho các sản phẩm của HTX trong việc mua vào và tích trữ các sản phẩm

chính vụ như ngũ cốc, bắp, đậu nành, dưa hấu... nhằm bình ổn giá cả nông sản

sẽ có tác dụng bảo vệ lợi ích của HTX và của xã viên, tạo điều kiện tốt hơn cho

hoạt động kinh tế của HTX được ổn định. Những hỗ trợ KTTT trong việc

khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính NT dưới

dạng thích hợp, như mở chi nhánh hay lập các liên doanh ngân hàng, cung cấp

dịch vụ tài chính cho hộ nông dân và các HTX tại NT cũng sẽ tạo ra nhiều điều

kiện về nguồn vốn cho KTTT phát triển. Sự hỗ trợ đầu tư công nghệ, HĐH

NN, nghiên cứu các loại giống mới, hỗ trợ chương trình biến đổi gen, đầu tư hệ

thống tưới tiêu, cải tạo đất sẽ tạo ra điều kiện tốt hơn để các đơn vị KTTT gia

tăng sản lượng và nâng cao chất lượng nông sản, sức cạnh tranh trên thị trường

của các đơn vị này sẽ tăng lên, v.v...

Thực tế ở nhiều nước cho thấy, mức độ hài hòa trong kết hợp các hỗ trợ

sẽ tạo ra “xung lực” của phát triển. Những hỗ trợ của Nhà nước có tác động

rất quan trọng trong việc lựa chọn hình thức KTTT, lựa chọn sản phẩm có lợi

thế để cung ra thị trường, để duy trì và phát triển KTTT. Song, sự hỗ trợ đó

phải trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về tự do hóa thương mại khi một nước

đã cam kết tham gia trong các tổ chức kinh tế quốc tế và sự hỗ trợ đó đủ để

kích thích tính tích cực, sáng tạo của người quản lý và các thành viên trong

đơn vị KTTT, chứ không phải “bao cấp” như trong mô hình KTTT kiểu cũ ở

Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

- Hỗ trợ của các tổ chức trong phát triển KTTT

Bên cạnh nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội có tác

động quan trọng đến sự phát triển của KTTT. Theo kinh nghiệm của các

nước, những tổ chức như các hiệp hội (Liên minh HTX, Hiệp hội doanh

nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề NT, Liên hiệp các tổ chức KH&CN...) , các

trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển (Trung tâm xác tiến đầu tư; Trung tâm

thông tin, Trung tâm hỗ trợ HTX, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...), các câu

Page 73: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

65

lạc bộ kinh doanh, các tổ chức hỗ trợ địa phương, tổ chức phi chính phủ... có

vai trò nhất định đối với quá trình phát triển các hình thức KTTT. Sự hoạt

động và mức độ thiết thực trong hoạt động của các tổ chức này đối với KTTT

sẽ tạo thêm cơ hội để các đơn vị KTTT lựa chọn định hướng phát triển, định

hướng ngành nghề, tìm kiếm công nghệ, thị trường, bạn hàng, tìm kiếm liên

kết tạo sức mạnh hoạt động và cạnh tranh.

Chẳng hạn, trong hoạt động sản xuất NN của các đơn vị KTTT nếu

nhận được sự hỗ trợ tích cực của Liên hiệp các tổ chức KH&CN trong việc lai

tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn, trong việc áp dụng phương

pháp canh tác tiến bộ như NN nhà kính, tưới nước nhỏ giọt, tưới nước phun

mưa... (ví dụ như ở Israel) thì không những sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào

mà còn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra, do đó đơn vị có

sức cạnh tranh mạnh hơn, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và thu đươc nhiều lợi

nhuận hơn, mức thu nhập cao hơn, từ đó kích thích động lực phát triển KTTT.

Năm là, mức độ và kết quả của việc xây dựng NTM

Sự phát triển của KTTT tạo cơ sở, điều kiện kinh tế cho việc xây dựng

NTM. Đến lượt nó, việc xây dựng NTM lại tác động trở lại KTTT. Nếu tiến

trình xây dựng NTM được thúc đẩy mạnh mẽ, có nhiều thành quả, thì nó sẽ

thúc đẩy phát triển KTTT nhanh hơn, bền vững hơn. Ngược lại, sự trì trệ

trong xây dựng NTM nhất định sẽ làm giảm sự phát triển của KTTT. Chẳng

hạn, chương trình xây dựng NTM đòi hỏi phải phát triển hạ tầng kinh tế - xã

hội ở NT theo các tiêu chí NTM do Chính phủ quy định là phải hoàn thiện

đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên

địa bàn xã, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ

sinh hoạt và sản xuất, và hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu

về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Mức độ hoàn thiện của các kết

cấu hạ tầng này như thế nào lại tác động đến tiến trình phát triển các hình thức

KTTT ở NT. Tương tự như vậy, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng

Page 74: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

66

NTM được quy định như: đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

có hiệu quả, phát triển giáo dục và đào tạo ở NT, phát triển y tế, chăm sóc sức

khỏe cư dân NT... đều có những tác động khác nhau đến việc tạo ra điều kiện

cho phát triển KTTT. 2.3. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ là một nền kinh tế NN với 72% dân số ở NT. Rất nhiều loại dịch

vụ của người dân NT cần đến sự giúp đỡ bởi HTX. Những HTX đầu tiên của

Ấn Độ được ra đời vào năm 1904. Kể từ đó, phong trào HTX đã đạt được tiến

bộ đáng kể, đã mở rộng trên cả nước và hiện nay ước tính có 230 triệu thành

viên. Hệ thống HTX tín dụng của Ấn Độ có mạng lưới lớn nhất thế giới và

HTX đã chiếm thị phần nhiều hơn so với các ngân hàng thương mại trong lĩnh

vực NN của Ấn Độ. Các HTX không chỉ cung cấp yếu tố đầu vào có tính

chiến lược cho người làm NN, mà còn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của họ ở

mức giá ưu đãi. Hoạt động tiếp thị của HTX giúp nông dân có được mức giá

có lợi và việc hợp tác các đơn vị chế biến góp phần làm tăng giá trị các sản

phẩm thô v.v.. Ngoài ra, các HTX còn mở rộng hoạt động hỗ trợ nông dân

vượt qua những biến động về hàng nông sản như: xây dựng kho lạnh, làm

đường giao thông NT, cung cấp hạ tầng thủy lợi, điện, giao thông và y tế. Ấn

Độ Hội nông dân phân bón hợp tác xã (IFFCO) đã bảo đảm sản xuất và phân

phối hơn 35% thị trường phân bón ở Ấn Độ. Khu vực HTX chiếm hơn 58%

thị phần đường, 60% thị phần tiếp thị và phân phối bông, 55% sản phẩm dệt

tay, 50% thị trường chế biến và phân phối các loại dầu ăn ở Ấn Độ. Hình thức

HTX đã đảm nhiệm phần chủ yếu chăn nuôi bò sữa, thu mua, vận chuyển, tạo

ra một chuỗi các nhà máy chế biến sữa và đã trở thành nhà sản xuất sữa lớn

nhất thế giới trong những năm 1970. Tại Ấn Độ, đã hình thành các HTX trong

lĩnh vực bảo hiểm; một số HTX trong lĩnh vực này của nông dân Ấn Độ còn

Page 75: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

67

hợp tác với công ty nước ngoài thành lập công ty liên doanh để tiến hành kinh

doanh bảo hiểm nói chung ở Ấn Độ. Phong trào HTX đã có bước tiến toàn

diện, đóng vai trò đa chức năng, đóng góp đặc biệt đáng kể cho sự tiến bộ NN

và phát triển NT của Ấn Độ.

Cấu trúc các HTX ở Ấn Độ bao gồm các hình thức tổ chức khác nhau. Ở dưới cùng của cấu trúc này là các hiệp hội (societies) với nhiều loại hình dịch vụ, trong đó chiếm khoảng 80% là dịch vụ có liên quan đến NN. Hầu hết các hội chính này, khoảng 60% hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Tức là phần lớn của các hiệp hội có liên quan đến NN và tín dụng. Các hội thực hiện các chức năng khác nhau như tín dụng, thủy lợi, tiếp thị, vận tải v.v.. và được chia thành hai nhóm (i) hiệp hội tín dụng và (ii) hiệp hội phi tín dụng. Mỗi nhóm lại được chia thêm thành các nhóm nhỏ hơn: (a) hiệp hội NN và (b) hiệp hội phi NN (hai nhóm này đều phát triển ở các vùng NT). Ngân hàng trung ương và ngân hàng HTX nhà nước là tổ chức giám sát và hỗ trợ tài chính cho các hội tín dụng HTX. Hoạt động của các ngân hàng này giống như một liên kết giữa các hội HTX và thị trường tiền tệ. Chúng có chức năng trung gian trong việc chuyển các quỹ của hội dư thừa cho hội nghèo. Ở phía trên của các HTX tín dụng là ngân hàng HTX nhà nước, ở cấp nhà nước, được gọi là ngân hàng đỉnh (apex bank). Nó điều khiển và cung cấp tài chính cho hoạt động của các ngân hàng trung ương, chỉ đạo phong trào HTX trong tiểu bang. Nguồn tài chính của nó từ vốn cổ phần, tiền gửi công, các khoản cho vay từ nhà nước và ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Các Liên minh HTX quốc gia Ấn Độ là tổ chức cao nhất thúc đẩy phong trào HTX trong nước. Tất cả ba hình thức tổ chức trên có liên quan với tín dụng ngắn hạn và trung hạn của người dân. Các khoản vay dài hạn do các ngân hàng phát triển đất đai đảm nhiệm. Trong cấu trúc này, có các loại HTX: HTX tín dụng NN, HTX tín dụng phi NN, HTX tiếp thị NN, HTX nông hội và HTX dịch vụ xã hội.

Phong trào HTX có ý nghĩa lớn đối với một nước đông dân như Ấn Độ, bởi vì: (i) Đây là một tổ chức cho người nghèo, học vấn thấp; (ii) Đây là một tổ

Page 76: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

68

chức giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau; (iii) Nó làm mềm xung đột xã hội và làm giảm sự phân chia giai cấp xã hội; (iv) Nó làm giảm các tệ nạn quan liêu và cực đoan của các phe phái chính trị; (v) Nó vượt qua những hạn chế của phát triển NN; và (vi) Nó tạo ra môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp nhỏ.

Phong trào HTX ở Ấn Độ đã đạt được tiến bộ to lớn. Thị phần của HTX trong nền kinh tế Ấn Độ năm 2006: 100% các công việc thuần NT; 46.15% tín dụng NN; 36,2% nhu cầu phân bón (6.049.000 tấn); 27,6% sản xuất phân bón (3,293 MT - N & P) và chất dinh dưỡng đất; 59.0% sản xuất đường (10.400 triệu tấn); 31,8% tiêu thụ hạt mì (4,50 triệu tấn); sản xuất và cung cấp thức ăn gia súc: 50%; cửa hàng bán lẻ theo giá hợp lý (NT + đô thị): 22%; chiểm 7,4% tổng sản lượng thị trường sữa; 50% thị phần dầu ăn có nhãn hiệu trên thị trường; HTX chiếm 9,5% số cọc sợi (3.518.000) và 55% số khung dệt tay, 21% ngư dân; 65% cao su chế biến và tiếp thị; tạo việc làm thường xuyên và tự chủ cho gần 15,5 triệu người…

Mặc dù tăng trưởng khá nhanh, nhưng phong trào HTX ở Ấn Độ vẫn không phải là rất ấn tượng. Những trì trệ hiện nay là do sự can thiệp của Chính phủ còn nặng về hành chính, tính độc lập và tự chủ của HTX chưa thật sự được coi trọng. Năng lực của bộ máy quản lý yếu kém: tuy Luật HTX quy định tối thiểu có 11 nông dân là cần thiết để tạo thành một HTX, nhưng hiện nay có nơi số thành viên một HTX lên tới 15.000 - 25.000 nông dân, trong khi đó góp vốn của các thành viên vào HTX không giới hạn quy mô cổ phần, nên việc bầu cử vào các chức danh quản lý chịu sự chi phối của cổ đông có nhiều tiền trong HTX, làm cho lợi ích của người ít vốn bị thiệt hại. Nhiều người dân thiếu nhận thức, không có thông tin đầy đủ về các mục tiêu của phong trào HTX, trong khi tệ quan liêu của cán bộ ở cấp dưới hoành hành; thiếu công khai trong bầu cử ban quản trị…Đây là những rào cản việc truyền bá các thông tin chính xác về phong trào HTX. Bên cạnh đó, các HTX còn thiếu nhân sự được đào tạo và còn hạn chế về bảo hiểm [130].

Hiện nay, phong trào HTX ở Ấn Độ đang trong quá trình cải cách. Mục

tiêu cải cách nhằm duy trì các giá trị và nguyên tắc của HTX, tăng cường tính

Page 77: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

69

chuyên nghiệp trong quản trị, phát triển nguồn nhân lực, hướng các HTX vào

phát triển sản xuất các dịch vụ công ở khu vực NT, sản xuất và phân phối ở

các lĩnh vực hiệu quả nhất. Ấn Độ ngày càng nhận thức rằng hệ thống HTX

có năng lực và tiềm năng để trung hòa tác động bất lợi phát sinh từ quá trình

toàn cầu hóa và tự do hóa, và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Các HTX ở Ấn Độ đang phát triển theo xu hướng: Phạm vi của các hợp

tác xã được mở rộng và đa dạng hóa, đa mục đích; đa số các hiệp hội HTX

chuyển sang cơ sở trách nhiệm hữu hạn; quy mô của hiệp hội HTX được mở

rộng trên cơ sở nguyên tắc khoa học. HTX là hình thức được đánh giá có

tiềm năng to lớn để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực mà cả nhà

nước và tư nhân đã thất bại. Phát triển HTX là chiến lược để tăng trưởng kinh

tế mạnh mẽ ở Ấn Độ hiện nay [113]

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới của một số tỉnh trong nước - Kinh nghiệm phát triển HTX chăn nuôi của thành phố Hà Nội Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 9 HTX chăn nuôi hoạt động

hiệu quả, điển hình là HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (thị xã Sơn Tây);

HTX chăn nuôi - dịch vụ tổng hợp Hoà Mỹ (xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa);

HTX chăn nuôi Hồng Quang với 24 xã viên, HTX chăn nuôi Mỹ Hà (Mỹ Đức)

có 24 hộ với tổng đàn lợn 9.125 con...

HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông là một trong những HTX ra đời

sớm và phát triển mạnh nhất trên địa bàn Hà Nội. Tính đến tháng 4/2015,

HTX có 350 xã viên với trên 550 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô

công nghiệp và hàng trăm trang trại chăn nuôi bán công nghiệp, quy mô nhỏ

và vừa; tổng đàn lợn của HTX khoảng 175.000 con/lứa, đàn gà từ 950.000 -

1.000.000 con/lứa, cho lợi nhuận trên 80 tỷ đồng mỗi năm.

HTX chăn nuôi - dịch vụ tổng hợp Hoà Mỹ có 33 xã viên với tổng đàn

lợn 35.225 con, nuôi tập trung ở 2 xã Vạn Thái và Sơn Công . Đây là một trong

Page 78: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

70

những điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

được các cấp Hội ghi nhận và đánh giá cao trong việc ứng dụng khoa học, công

nghệ hiện đại vào chăn nuôi. HTX được UBND thành phố Hà Nội cấp Bằng

khen đã có thành tích trong công tác chống hàng giả, bảo vệ “thương hiệu

Thăng Long” năm 2014 và Giám đốc HTX, ông Nguyễn Văn Thanh, được

Thành phố tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.

Các HTX trên đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn từ Trung ương

đến địa phương, các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động chuyên môn

như tập huấn kỹ thuật, xử lý môi trường, phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm chăn

nuôi; đưa xã viên thăm quan học tập mô hình điển hình tiên tiến để tiếp thu kỹ

thuật chăn nuôi tiên tiến.

Thành phố Hà Nội đã xây dựng 4 vùng chăn nuôi lợn tại các huyện Ứng

Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai và Sơn Tây với tổng đàn hơn 200.000 con và 13

xã chăn nuôi lợn trọng điểm ở thị xã Sơn Tây và ở các huyện Thạch Thất,

Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Ðức và Gia Lâm. Phát triển 6 vùng chăn

nuôi gà tập trung với quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện Ba Vì,

Chương Mỹ, Ðông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai, Sóc Sơn với gần 3 triệu con và 2

vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa. Trung tâm

phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp, tư vấn cho các HTX quan hệ với các

doanh nghiệp, các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm tổ

chức ký kết, hợp tác bao tiêu sản phẩm. Các doanh nghiệp này còn đầu tư phát

triển vùng nguyên liệu. Đã tư vấn, phối hợp với các Sàn giao dịch rau quả và

thực phẩm an toàn Hà Nội đưa một số sản phẩm chăn nuôi của 7 đơn vị như

trang trại Bảo Châu, Công ty cổ phần thực phẩm sạch 3F, trang trại 729 Ba Vì,

Công ty cổ phần Giang Sơn-Bắc Giang, Công ty cổ phần Tiên Viên, Công ty

cổ phần tư vấn dịch vụ và thương mại nông sản thực phẩm NT, Công ty cổ

phần ứng dụng phát triển công nghệ sinh học tiêu thụ qua các điểm phân phối

của Sàn giao dịch. Đã mở 78 điểm phân phối sản phẩm tại các cơ quan, khu

dân cư, bước đầu ổn định và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Page 79: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

71

Trong cơn bão thực phẩm "bẩn" đang “hoành hành”, nhu cầu được sử

dụng thực phẩm an toàn ngày càng cấp thiết đối với người tiêu dùng, HTX

chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông đã tập trung vào sản xuất, kinh doanh theo

chuỗi liên kết giữa 50 trang trại lợn và 40 trang trại gà theo mô hình khép kín

từ cung cấp thức ăn đến thu mua sản phẩm trên tinh thần hợp tác và chia sẻ

lợi nhuận của người chăn nuôi và các chủ trang trại. Các trang trại tham gia

vào mô hình này đều hài lòng và đánh giá đây là mô hình phù hợp, có đủ cơ

sở điều kiện để duy trì lâu dài và hiệu quả.

Hiện mô hình sản xuất chăn nuôi của Thành phố đang chuyển động

theo xu hướng phát triển chuỗi khép kín từ chuồng trại tới cửa hàng và bếp ăn

đảm bảo cung cấp thịt, trứng, sữa chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Trong đó, vai trò của HTX càng trở nên quan trọng, nhất là tập hợp, liên kết

nông dân cùng sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến các khâu chế

biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn bó bền vững giữa các xã viên và mang lại

lợi nhuận cho HTX. Đây là hướng đi có thể cung cấp kinh nghiệm cho phát

triển KTTT ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tuy nhiên, thành phố Hà Nội chưa xây dựng được các mô hình trình diễn

công nghệ cao tại cơ sở; việc sản xuất để tạo ra giống bò, lợn đảm bảo an toàn

dịch bệnh, vệ sinh môi trường còn bất cập; liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa

nhiều. Các HTX trong chăn nuôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn về đất đai làm trang

trại, khu chế biến, giết mổ, kho bãi chưa được quy hoạch, thiếu hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi. Phần lớn mặt bằng sản xuất do xã viên tự đi thuê với giá cao,

thời hạn ngắn, không đảm bảo để đầu tư lớn. Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục,

trong khi giá thực phẩn sạch liên tục bị sức ép do chưa kiểm soát hữu hiệu thực

phẩm giá rẻ không an toàn trên thị trường; cống tác tuyên truyền quáng cáo giới

thiệu sản phẩm sạch và hình ảnh chăn nuôi Hà Nội còn yếu. Để phát triển bền

vững KTTT vùng NT, chính quyền và người dân Hà Nội vẫn đang còn nhiều

việc cần phải làm [1].

Page 80: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

72

- Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối năm 2015, tỉnh Sóc Trăng có 120 HTX, 1 liên hiệp HTX với

tổng vốn điều lệ là 77,3 tỷ đồng, tổng nguồn vốn của HTX là 909,9 tỷ đồng và

2.583 THT hầu hết là hoạt động trong NT. Để phát triển KTTT gắn với xây

dựng NTM, kể từ khi Nhà nước ban hành Luật HTX năm 2012, tỉnh Sóc

Trăng đã coi trọng công tác tuyên truyền, tập huấn Luật HTX và nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực cho HTX. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy

trình thành lập mới và tổ chức sản xuất của KTTT theo luật, xây dựng và duy

trì Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, vốn góp đúng theo yêu cầu, tỉnh

còn chú ý phổ biến để nhân rộng các điển hình tiên tiến.

HTX NN Evergrowth ở ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn, huyện Trần Đề là

một điển hình tiên tiến được lựa chọn để nhân rộng trong tỉnh. HTX được

thành lập vào tháng 3/2004, thông qua Dự án nâng cao đời sống NT tỉnh Sóc

Trăng do SOCODEVI (một tổ chức phi lợi nhuận Canada) tài trợ. Nguồn vốn

của HTX được công bố khi thành lập là 151 triệu đồng với 171 xã viên, ngành

nghề kinh doanh đa dạng, bao gồm: dịch vụ thu mua và chế biến sữa tươi

nguyên liệu; dịch vụ mua bán thuốc thú y và thức ăn gia súc; dịch vụ khuyến

nông, hỗ trợ kỹ thuật thú y, điều trị bệnh, phối giống nhân tạo; dịch vụ cung

ứng giống và mua bán thịt bò, chăn nuôi bò sữa; dịch vụ cung ứng con giống

và vật tư NN; dịch vụ thu mua, sản xuất và chế biến nông sản. Evergrowth hoạt

động theo mô hình HTX của Canada. Tổ chức bộ máy của HTX vừa là hội

thành viên, vừa là doanh nghiệp. Để thành lập HTX, các hộ nông dân được tập

huấn rất kỹ về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, biện pháp phòng trị bệnh, kỹ thuật

trồng cỏ; tập huấn về tính chất và mục đích của HTX để người dân hiểu rõ

quyền lợi, nghĩa vụ... Ban quản trị, Ban kiểm soát được xã viên bầu. Giám đốc

và nhân viên được Ban quản trị thuê mướn… Evergrowth chính thức hoạt động

vào tháng 12/2004 với các tài sản được tài trợ, gồm trụ sở làm việc, văn phòng,

phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, nhà kho, điểm thu mua, hội trường, phòng

làm lạnh sữa... , tổng tài sản trị giá hơn 4 tỷ đồng.

Page 81: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

73

Hơn 10 năm qua, tuy có những thăng trầm, nhưng HTX Evergrowth vẫn

trụ vững, là niềm tin của nhiều hộ xã viên. HTX hiện có hơn 1.500 xã viên,

tổng đàn bò sữa là 3.875 con, trong đó có trên 1.800 con đang cho sữa với sản

lượng bình quân trên 16 tấn/ngày. Từ chỗ chỉ có điểm thu mua ở tại trụ sở, nay

HTX đã phát triển định hướng các điểm mua tại Trần Ðề, Mỹ Xuyên, Thạnh

Trị, Mỹ Tú, Châu Thành. Điểm thu mua tại trụ sở và ở xã Thuận Hưng, huyện

Mỹ Tú đã có kho lạnh với tổng công suất trên 16 tấn. HTX đang lắp đặt thêm

hệ thống làm lạnh mới, công suất thiết kế 12 tấn, kinh phí trên 2,5 tỉ đồng trích

từ nguồn vốn tích lũy của HTX đáp ứng nhu cầu đi lên của HTX. Để chăn nuôi

bò sữa mang lại hiệu quả cao hơn, HTX đã hợp tác tốt với Công ty TNHH một

thành viên PROCONCO, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp

vật tư bằng với giá của đại lý cấp I. HTX ứng trước vốn và trừ dần vào tiền bán

sữa của xã viên, hoàn toàn không phát sinh lãi... Theo Giám đốc HTX

Evergrowth, “Nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, một con bò có thể cho thu

nhập tương đương với 1ha trồng lúa/năm” [87].

Để phát triển KTTT trong xây dựng NTM, tỉnh Sóc Trăng còn thực hiện

chính sách hỗ trợ, ưu đãi, như chính sách tài chính, tín dụng nhằm tạo điều kiện

cho HTX, THT tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

tỉnh, nguồn vốn từ các Chương trình, dự án đầu tư các trang thiết bị phục vụ

sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thực hiện lồng ghép, kết hợp các

Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở

NT nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp

tác, liên kết. Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất của các nhà tài

trợ và các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc

biệt là từ nguồn của các doanh nghiệp đầu tư vào NN, NT. Ban hành chính

sách hỗ trợ KH&CN mới. Hàng năm, ngân sách tỉnh bố trí nguồn kinh phí cần

thiết để hỗ trợ cho KTTT trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới

phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu. Hỗ

trợ xúc tiến thương mại như tổ chức các chuyến đi thực tế tham quan các mô

Page 82: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

74

hình KTTT trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả. Hỗ

trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị KTTT tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm

thị trường, quảng bá sản phẩm.

Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng còn thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư mua

máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, thực hiện cơ giới hóa sản xuất,

hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong NN; xây dựng và phát triển các mô hình liên

kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính

đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh

nghiệp tham gia vào mô hình liên kết, đảm bảo chuỗi giá trị từ sản xuất đến

tiêu thụ nông sản. Qua đó, giúp các đơn vị KTTT sản xuất kinh doanh theo

hướng thị trường, tăng năng xuất, đầu ra ổn định và giúp doanh nghiệp có vùng

nguyên liệu ổn định [83].

2.3.3. Một số bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi

Từ kinh nghiệm của Ấn Độ và một số tỉnh trong nước, có thể rút ra bài

học cho phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi trên những

khía cạnh như sau:

Một là, con đường và xu thế phát triển KTTT là tất yếu. Cùng với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường hội nhập, tất yếu

phải đa dạng hóa hình thức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX, trong

đó hình thức HTX dịch vụ tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng; phải phát

triển các HTX kinh doanh đa mục đích; phải mở rộng việc hình thành liên

hiệp các HTX của nông dân và liên kết giữa HTX ở NT với các doanh nghiệp,

các tổ chức để tăng sức mạnh tham gia cạnh tranh.

Hai là, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT đã

được Liên minh các HTX thế giới khẳng định và đã được quy định trong Luật

HTX của Việt Nam năm 2012; phải coi đây là điều kiện bắt buộc để phát triển

các hình thức KTTT.

Page 83: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

75

Ba là, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, tạo

môi trường và hỗ trợ KTTT phát triển. Việc can thiệp của Nhà nước phải trên

cơ sở coi trọng quyền tự chủ của HTX và coi trọng vai trò tự điều tiết của cơ

chế thị trường.

Bốn là, để phát triển KTTT, cần thường xuyên coi trọng việc bảo đảm

kết hợp lợi ích chung của tập thể và lợi ích của các thành viên tham gia. Đồng

thời, nâng cao trình độ nhận thức về sự cần thiết của phát triển KTTT trong

xây dựng NTM, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các thành viên và

năng lực của nhà quản trị HTX, THT là một điều kiện hết sức quan trọng để

thúc đẩy hình thành và phát triển KTTT, cần được các cấp chính quyền và các

tổ chức hỗ trợ coi trọng.

Page 84: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

76

Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ,

XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

3.1.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của

tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể

- Thuận lợi về điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung,

chiều dài khoảng 100 km (theo hướng Bắc Nam), chiều rộng 50 km (theo

hướng Đông Tây), nằm trên quốc lộ 1A, phía Bắc cách Hà Nội 883 km, phía

Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km; quốc lộ 24 A nối tỉnh Quảng Ngãi

với vùng Tây Nguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan và có đường sắt đi qua.

Tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa và phát triển

kinh tế hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích tự

nhiên 5135 km2, dân số năm 2015 là 1,24 triệu người [17]; phía bắc giáp tỉnh

Quảng Nam, phía tây giáp tỉnh Kom Tum, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía

đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 144 km.

Quảng Ngãi có hai vùng địa hình phân biệt rõ rệt: Vùng trung du miền

núi và vùng đồng bằng chạy dài sát ven biển với bốn con sông lớn (sông Trà

Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu) đều chảy ra biển Đông. Vùng

trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, chủ yếu là các dân tộc thiểu số

sinh sống, địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp nối liền với dãy Trường Sơn.

Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp chiếm 1/4 đất tự nhiên nhưng số dân khá đông

với 1,01 triệu người, chiếm 81,7% tổng dân số trong tỉnh [17], được chia thành

hai tuyến kinh tế NN rõ rệt: (i) Tuyến kinh tế vùng đồng bằng chủ yếu sản xuất

lương thực (lúa, sắn, ngô), cây công nghiệp (mía, rau màu, lạc, vừng…), cây ăn

Page 85: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

77

quả (chuối, chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh,…), chăn nuôi gia súc, gia

cầm (lợn, bò, gà, vịt). Cách thức tổ chức sản xuất của tuyến này rất thuận lợi

cho việc hình thành tổ/nhóm hợp tác và HTX NN kiểu mới trong thời gian tới;

(ii) Tuyến kinh tế ven biển thuộc các xã ven biển có tiềm năng và lợi thế về

nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và dịch vụ hậu cần nghề cá. Vì vậy, thời gian

qua vùng này liên tiếp ra đời nhiều tổ ngư dân đoàn kết và HTX khai thác và

đánh bắt xa bờ.

Tỉnh Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có thế mạnh cả 3 vùng

(trung du, miền núi và đồng bằng ven biển), tạo nền NN phong phú về chủng

loại sản phẩm. Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, số giờ nắng trong năm

cao từ 1.981 đến 2.289,9 giờ, nhiệt độ trung bình từ 25,7 đến 26,7 độ C, làm

cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Mùa mưa kéo dài từ

tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa tương đối nhiều (2.260 mm/năm) và hàm

lượng đạm trong nước mưa khá cao góp phần tăng lượng đạm cho cây trồng.

Biển Quảng Ngãi có thềm lục địa tương đối hẹp, vùng biển ven bờ nằm

bên vùng nước sâu của trũng biển Đông, có nhiều loại hải sản như : Cá Ngừ,

cá Thu, Mực, Tôm, Cua…với sản lưọng hàng năm khai thác được từ 104 -

151 ngàn tấn hải sản [28].

Tổng diện tích đất canh tác ở tỉnh Quảng Ngãi là 376,5 ngàn ha. Đất

vùng đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 73,4% và đất NN

chiếm 19,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [17].

- Thuận lợi về điều kiện kinh tế và xã hội

Tỉnh Quảng Ngãi có 13 huyện và 1 thành phố. Trong đó, có 6 huyện

đồng bằng (Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành,Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn)

và 6 huyện miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà và Minh

Long) và 1 huyện đảo Lý Sơn.

Mức tăng GRDP giai đoạn 2008-2015 bình quân 7,2%/năm. Năm 2015,

tỷ trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, NN chiếm 14% trong

Page 86: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

78

GRDP; tỷ lệ lao động NN chiếm 47%, công nghiệp 28%, dịch vụ 25% tổng

lực lượng lao động trong tỉnh; chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập

quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi được nâng lên; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

và môi trường đầu tư đã có những cải thiện [28].

Hàng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 36.500 lao động; hộ

nghèo giảm từ 75.034 hộ năm 2010 còn 26.538 hộ năm 2015, trung bình giảm

3,23%/năm [28].

Khu vưc NT tỉnh Quảng Ngãi là nơi đang tập trung một số lượng lớn

lực lượng lao động. Theo kết quả điều tra, đến ngày 01/07/2014 toàn tỉnh có

741,1 ngàn lao động từ 17 tuổi trở lên đang làm việc, trong đó khu vực NT

633,1 ngàn người, chiếm 59,8% số dân NT; khu vực thành thị có 108 ngàn lao

động, chiếm 58,1% số dân thành thị [17, tr 31].

Đào tạo nghề cho lao động NT đã được quan tâm đầu tư và đạt nhiều

kết quả tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,5% năm 2011 đến nay đã

tăng lên 45,0%, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 80-90%,

giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 30 ngàn lao động, nâng tỷ lệ sử

dụng thời gian lao động ở khu vực NT, giảm tỷ trọng lao động NN đến năm

2015 còn 47% tổng số lao động xã hội [103].

Sản xuất NN của tỉnh liên tục tăng, giá trị sản xuất ngành nông, lâm,

thủy sản năm 2015 đạt 3.365 tỷ đồng tăng 615,5 tỷ đồng so với năm 2010, tăng

bình quân 4,1%/năm; trong đó NN tăng 2%, lâm nghiệp tăng 13,5%, thủy sản

tăng 6,4% đã đem lại thu nhập ngày càng cao cho người nông dân [28].

Quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng; tổng diện tích rừng tăng, năm

2015 đạt 280 ngàn ha; trong đó rừng trồng 168 ngàn ha; rừng sản xuất trồng

mới tăng bình quân 6.477 ha/năm, nâng độ che phủ rừng lên 5% [28].

Ngành thủy sản tiếp tục tiếp tục phát triển; hạ tầng nghề cá được quan

tâm đầu tư, đã xây dựng 3 khu neo đậu tránh bảo, 3 công trình hạ tầng nuôi

trồng thủy sản; đến nay trên địa bàn tỉnh có 10 nhà máy chế biến thủy sản, 24

Page 87: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

79

cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền. Toàn tỉnh có 5480 chiếc tàu, công suất bình

quân 170 CV/chiếc, tăng 85 CV/chiếc so với năm 2010[28].

3.1.2. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của

tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể

- Khó khăn về điều kiện tự nhiên

Sự đa dạng về địa hình là một bất lợi trong sản xuất NN hàng hóa lớn

bởi tính phân tán, qui mô nhỏ, chia cắt nên hình thành các vùng sản xuất

nguyên liệu tập trung là khó khăn do chi phí lớn.

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh chịu tác động lớn của biến đổi khí

hậu, thường xuyên bị bảo lũ và hạn hán hoành hành làm mất mùa và dịch

bệnh đối với cây trồng vật nuôi. Là tỉnh thường bị lụt, bão gây thiệt hại rất

nặng cho sản xuất và đời sống [76].

Các huyện miền núi Quảng Ngãi địa hình bị chia cắt mạnh, cản trở đến

việc phát triển kết cấu hạ tầng và nhất là giao thông vận tải, việc giao thương

bị hạn chế, khó khăn trong việc khai thác tài nguyên, chưa hấp dẫn đầu tư

hoặc đầu tư kém hiệu quả, hạn chế tái cơ cấu ngành NN.

Mật độ dân số cao ở đồng bằng, địa hình không bằng phẳng, đất phân

tán, nhỏ lẻ, manh mún là những hạn chế trong việc hình thành các vùng sản

xuất hàng hóa chuyên canh, công nghệ cao để sản xuất và phát triển KTTT.

- Khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội

Vùng trung du miền núi Quảng Ngãi rất thuận lợi cho việc trồng rừng

và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), nhưng do trình độ của bà con còn hạn chế

và đa số họ là dân tộc thiểu số nên bất lợi cho phát triển KTTT..

Tuy có mức tăng trưởng GRDP khá cao như trên, nhưng quy mô kinh

tế của tỉnh Quảng Ngãi còn nhỏ bé. Năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội

chỉ đạt 40,6%, thấp hơn so với các tỉnh xung quanh [28].

Việc thực hiện tái cơ cấu ngành NN chậm; công tác “Dồn điền, đổi

thửa”, “xây dựng cánh đồng mẫu lớn” gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng công

Page 88: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

80

nghệ cao trong trồng trọt chưa phát triển, chăn nuôi quy mô nhỏ; chưa tạo

được hệ thống liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm,

thủy sản; Giảm nghèo chưa thật sự bền vững, hộ tái nghèo ở miền núi còn khá

cao; chính sách giảm nghèo có mặt hạn chế là tạo sự ỷ lại, nhiều người dân

không muốn thoát nghèo. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng

bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn [28].

Thu hút đầu tư giảm, đặc biệt trong lĩnh vực NN các doanh nghiệp chưa

thực sự đầu tư bởi chính sách đầu tư chưa thật sự thông thoáng. Tư duy sản

xuất hàng hóa của bà con nông dân còn nhiều hạn chế, bất cập. Tư tưởng bảo

thủ, trì trệ của một bộ phận nông dân là trở lực lớn ngăn cản người nông dân

bước vào kinh tế thị trường hội nhập.

Nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn ít; cơ sở vật chất, thiết bị còn nhiều

thiếu thốn. Nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là người nông dân về phát triển

KTTT còn nhiều hạn chế và phần đông nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn

tâm lý e ngại do phong trào hợp tác hóa kiểu cũ để lại. 3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH

CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển

kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Phát triển KTTT là một nội dung trong đường lối, chính sách phát triển

kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước.

Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM vào năm 2008, Đảng và

Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển

KTTT ở Việt Nam. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị

lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, về tiếp tục đổi mới,

phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT đã yêu cầu phải thống nhất nhận thức

về quan điểm phát triển KTTT. KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng,

mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể,

Page 89: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

81

liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các

doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy

mô, lĩnh vực và địa bàn; phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ

tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Thành viên KTTT bao gồm các thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và

nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự

nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. Khẳng định, KTTT lấy lợi

ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể,

đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói, giảm

nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.

Trọng tâm phát triển KTTT là ở khu vực NN, NT. Phát triển KTTT

phải bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh

tế hộ, trang trại phát triển, gắn với tiến trình CNH, HĐH NN và xây dựng

NTM; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và

sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước thực hiện

các chính sách hỗ trợ KTTT trong quá trình xây dựng và phát triển. Các hỗ

trợ tập trung vào chính sách miễn thuế sử dụng đất NN trong hạn điền, hỗ trợ

đầu vào, đầu ra cho sản xuất NN, hỗ trợ về KH&CN cho sản xuất thông qua

hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề... ở NT...

Xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận tiện cho KTTT phát

triển, như: phải sửa đổi, bổ sung Luật HTX; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế,

chính sách như chính sách cán bộ và nguồn nhân lực, chính sách đất đai, chính

sách tài chính, tín dụng, chính sách hỗ trợ về KH&CN, chính sách hỗ trợ tiếp

thị và mở rộng thị trường, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng [23].

Ngày 26/11/2003, Quốc hội ban hành Luật HTX thay thế Luật HTX đã

ban hành năm 1996, xác định rõ: HTX là tổ chức KTTT do các cá nhân, hộ gia

đình, pháp nhân (xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp

Page 90: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

82

sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng

giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của HTX, thành lập và đăng ký kinh

doanh, tổ chức và quản lý HTX, phát triển Liên hiệp và Liên minh HTX [72].

Để thúc đẩy xây dựng NTM, ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW

về NN, nông dân, NT (viết tắt là Nghị quyết 26). Trong đó, xác định NN,

nông dân, NT có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn,

phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Các vấn đề phát triển NN, nông dân, NT phải đồng bộ, gắn với quá trình đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước và phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực,

để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao

động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội

nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong NN, NT. Xây

dựng NTM là Chương trình trọng tâm của Nghị quyết 26.

Để xây dựng NTM, một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng yếu

được xác định trong Nghị quyết 26 là: “Tiếp tục đổi mới, phát triển HTX,

THT phù hợp với nguyên tắc tổ chức của HTX và cơ chế thị trường; hỗ trợ

KTTT về đào tạo cán bộ quản lý, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp

kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương

mại và các dự án phát triển NT; HTX phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế

biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”. Phải “có chính sách khuyến khích

phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX, tổ

chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ

trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp,

Page 91: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

83

sản xuất hàng hoá lớn” [25]. Như vậy, phát triển KTTT là một giải pháp quan trọng trong xây dựng NTM ở nước ta.

Thực hiện Nghị quyết 26, ngày 28/10/2008, Chính phủ ban hành Nghị

quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động, xác định NTM ở nước

ta được xây dựng theo 5 nội dung: (1) Làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng

hiện đại; (2) Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;

(3) Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, NT ngày càng nâng cao; (4)

Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; và (5) Xã hội NT an ninh tốt, quản lý

dân chủ. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-

TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM với 19 tiêu chí trong 5

nhóm nội dung: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản

xuất, văn hóa, xã hội, môi trường và nhóm hệ thống chính trị.

Ngày 4/6/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg về

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, trong

đó nêu rõ đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí

quốc gia. Đề xuất 11 nội dung lớn trong đó có đổi mới và phát triển các hình

thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở NT nhằm thực hiện yêu cầu tiêu chí số 13

của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015, cả nước có 65% số xã đạt chuẩn và

đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn NTM. Việc phát triển kinh tế HTX được đặt

trong mối quan hệ với phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở NT. Phải xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại

hình kinh tế ở NT. Đề xuất 7 nhóm giải pháp xây dưng NTM bao gồm: thực

hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM, cơ chế huy động vốn,

nguyên tắc cơ chế hỗ trợ, cơ chế đầu tư, đào tạo cán bộ chuyên trách, hợp tác

quốc tế và điều hành, quản lý chương trình xây dựng NTM. Với Quyết định

này, việc phát triển KTTT được xác định là một trong những nội dung xây dựng NTM và là một trong những yêu cầu của tiêu chí quốc gia NTM.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên

quan đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể. Ngày 13/4/2011, Bộ NN và Phát

Page 92: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

84

triển NT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ra Thông tư liên tịch số

26/2011/TTLT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-

TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn

2010-2020. Trong đó, thành lập hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình

bằng việc lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM từ cấp tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương, đến cấp huyên và cấp xã. Cấp thôn thành lập Ban

phát triển NT. HTX là một đối tượng được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng và

phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới và ngành nghề NT (hỗ trợ giống

cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh,

máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư khác). Thông tư đề ra dự án phát

triển KTTT bao gồm HTX, THT (tập trung vào các HTX, THT trong NN); dự

án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, hoạt động của các hình thức KTTT và

tăng cường hiệu quả các liên kết kinh tế với kinh tế hộ, các doanh nghiệp và

với các thành phần kinh tế khác trong NT. Hỗ trợ thành lập mới HTX, THT

và hỗ trợ sáng lập viên HTX chuẩn bị thành lập. Mức hỗ trợ được quy định

theo Thông tư 66/2006/TT-BTC và Thông tư 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài

chính và các văn bản có liên quan. Tiếp đến là ngày 28/10/2011, Bộ Xây

dựng, Bô NN và phát triển NT và Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Thông tư

liên tịch số 13/2011-TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT về việc quy định việc

lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NT mới để hướng dẫn việc

thực hiện Chương trình mục tiêu quan trọng này của quốc gia.

Ngày 21/2/2013, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

X sau khi nghe báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, đã nêu kết luận:

“Phát triển KTTT là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời là sự

nghiệp hết sức khó khăn đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực tế,

phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, địa

phương, tránh hình thức, gò ép hoặc buông lỏng. Phải tuân thủ đầy đủ các quy

định của Luật HTX năm 2012 và các luật khác có liên quan, bảo đảm HTX là

Page 93: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

85

tổ chức KTTT, đồng sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do các thành viên tự

nguyện thành lập nhằm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ sở

bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi” [27, tr 2].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện

văn bản pháp luật như: Luật HTX năm 2003, Luật HTX sửa đổi năm 2012;

Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2013 Quy định chi

tiết một số điều của Luật HTX; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư ngày 26/5/2014, Hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo

cáo tình hình hoạt động của HTX; Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ ngày 15/12/2014, Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển

HTX giai đoạn 2015 - 2020; Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

ngày 24/7/2015 Về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX...

Nhìn chung, Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan hệ giữa KTTT và

các thành phần kinh tế khác là bình đẳng và đều có vai trò quan trọng trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phát triển KTTT là

cần thiết để không chỉ thúc đẩy mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế

mà còn đóng góp nâng cao hiệu quả kinh tế thành viên THT, HTX, góp phần

tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Xây

dựng NTM là một Chương trình quốc gia được khởi động từ năm 2008. Phát

triển KTTT trong xây dựng NTM không chỉ là giải pháp quan trọng mà còn là

một trong những nội dung và yêu cầu của tiêu chí quốc gia về NTM.

3.2.2. Thực tiễn triển khai và vận dụng chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi

- Về quan điểm, cơ chế và chính sách Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, việc tổ chức thực hiện

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT trong xây

dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi gắn liền với điều kiện thực tế của tỉnh.

Page 94: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

86

Trước năm 2008, tức là trước khi triển khai thực hiện Chương trình xây

dựng NTM, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 28/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Chương trình hành động số 05/CTr-TU ngày 21/6/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 xác định, mục tiêu đến năm 2015 đưa toàn bộ hợp tác xã đã chuyển đổi và thành lập mới hoạt động đúng luật, có hiệu quả, không còn HTX yếu kém. Các HTX không chuyển đổi theo Luật HTX phải giải thể hoặc chuyển thể hoạt động dưới hình thức khác phù hợp với điều kiện từng nơi. Phát triển KTTT đa dạng với nhiều loại hình hợp tác kể cả ở các huyện miền núi, mở rộng kinh doanh ngành nghề (trừ những ngành luật pháp cấm) không bó hẹp về phạm vi hoạt động, địa giới hành chính nhằm thu hút nhiều lao động tham gia làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh, phù hợp với thị trường và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GRDP của tỉnh, nâng cao thu nhập cho xã viên. Xác định phương hướng giải quyết tình trạng tồn đọng các HTX kiểu cũ chưa hoặc không thể chuyển đổi và các giải pháp cụ thể như phân loại HTX, xây dựng mô hình thí điểm, tăng cường các biện pháp quản lý, nâng cao năng lực cho HTX, nâng cao chất lượng cán bộ HTX, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với KTTT trong NT; thực hiện đồng bộ các chính sách theo Nghị định số 88/2005/NĐ/CP của Chính phủ, gồm chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng, KH&CN và khuyến khích phát triển KTTT [93].

Kể từ sau Nghị quyết 26 (năm 2008), tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai chủ trương, đường lối chính sách ở cấp Trung ương về phát triển KTTT trong xây dựng NTM. Đó là Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 19/11/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về NN, nông dân, NT. Ngày 10/12/2009, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành

Page 95: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

87

Nghị quyết số 18/2009/NQ-HĐND về phát triển NN, nông dân, NT giai đoạn 2010-2020. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII (tháng 9/2010) ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, trong đó chủ trương: “Phát triển NN toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân và xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến”. Phát triển các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả KTTT; phát triển mạnh các loại hình kinh tế hợp tác, nhất là HTX sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2015 có 55% HTX đạt loại khá trở lên và hạ tỷ lệ HTX yếu kém xuống dưới 10%” [21].

Ngày 13/10/2011, tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XVIII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển NN, xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, yêu cầu: “Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương về đổi mới, khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX, THT trong NN, NT. Chú trọng việc củng cố, tổ chức lại các HTX hiện có đồng thời với hình thành HTX mới; tạo điều kiện để HTX tham gia các dự án phát triển NT… Phấn đấu đến năm 2015 có trên 50%, năm 2020 có 70% số HTX đạt khá, giỏi”.

Để chủ trương của Tỉnh ủy đi vào cuộc sống, ngày 27/10/2011, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển NN và xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Tiếp đến là Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển NN và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020 và ngày 19/4/2012 ban hành Kế hoạch số 1167/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Ngày 20/4/2012 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 58/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2011-2015. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành

Page 96: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

88

Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 về việc thông qua Đề án củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức HTX đến năm 2015, định hướng đến năm 2020...

Các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Đề án ban hành trong giai

đoạn này nhằm bảo đảm phát huy vai trò của mọi lực lượng triển khai các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Trung ương. Các văn bản đã hướng

vào việc nâng cao nhận thức, quan điểm về phát triển KTTT trong xây dựng

NTM; đề xuất và thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi để phát triển HTX trong

các nội dung gồm hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới HTX, chính sách bồi

dưỡng, đào tạo nhân lực, chính sách đất đai, chính sách thuế, xây dựng Quỹ

hỗ trợ phát triển HTX và chính sách tín dụng, hỗ trợ thương mại và đổi mới

công nghệ, đầu tư kết cấu hạ tầng NT.

- Về tổ chức thực hiện Để tổ chức phát triển KTTT trong xây dựng NTM trên địa bàn, UBND

tỉnh Quảng Ngãi và các cấp có liên quan đã ban hành các kế hoach, đề án cụ thể, như Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án Phát triển NN và xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015; và Kế hoạch xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020… Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 13/01/2014 Về việc phê duyệt Đề củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Xác định mục tiêu phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội; tập trung củng cố HTX hiện có, đến 2015 hạ tỷ lệ HTX yếu kém xuống dưới 10% và đến năm 2020 về cơ bản không còn HTX yếu kém. Phát triển mới các loại hình HTX trên các lĩnh vực, trong đó chú ý lĩnh vực môi trường, chợ, dịch vụ, khai thác hải sản xa bờ, chuyên canh. Phát triển HTX trên các địa bàn, nhất là tại khu kinh tế,

Page 97: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

89

vùng lân cận các khu công nghiệp, vùng trung du, miền núi nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Trong Đề án Phát triển NN và xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 ban hành theo Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 xác định: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; văn hóa - xã hội tiến bộ, dân chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hệ thống chính trị được củng cố vững chắc. Kế hoạch xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 ban hành ngày 19/4/2012 tiếp tục khẳng định các mục tiêu đã xác định trong Quyết định số 238 và cụ thể mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 33 xã (20% số xã) và 01 huyện đạt tiêu chí quốc gia về NTM; đến năm 2020 có 89 xã (54% số xã) và 3 huyện đạt tiêu chí quốc gia về NTM.

Theo các Đề án, Kế hoạch được ban hành thì các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTTT trong xây dựng NTM được xác định từ nhận thức, đến các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển, chính sách cán bộ, đào tạo và thu hút nhân lực, hỗ trợ tài chính, tín dụng, đầu tư, hỗ trợ về KH&CN v.v...

Trong quá trình thực hiện các Kế hoạch và Đề án phát triển KTTT và xây dựng NTM, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thí điểm một số mô hình để nhân rộng ra các địa phương, như Dự án KH&CN hỗ trợ và phát triển làng nghề sản xuất nấm ở xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức), mô hình HTX dịch vụ NN, NT Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh), mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất dồn điền đổi thửa tại HTX NN Bình Dương (huyện Bình Sơn), mô hình HTX đánh bắt hải sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá theo Đề án xây dựng và phát triển 10 HTX tại các xã vùng cửa biển, nơi tập trung nhiều tàu thuyền đánh bắt thủy sản của địa phương giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 v.v...

Để chỉ đạo phát triển KTTT trong xây dựng NTM trên địa bàn, UBND

Page 98: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

90

tỉnh đã phân cấp cho các sở, ban, ngành thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Liên minh HTX tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển KTTT; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về kinh phí đào tạo, thành lập và củng cố HTX, kinh phí đầu tư để thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ; hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phát triển KTTT, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh. Sở Tài chính có nhiệm vụ trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ Đề án và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, để tổng hợp, phân bổ dự toán ngân sách theo quy định; hướng dẫn các HTX thực hiện. Sở Nội vụ có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về công tác, chính sách cán bộ HTX, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với KTTT ở các cấp. Sở KH&CN tham mưu cho UBND tỉnh các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và quản lý vào hoạt động của HTX. Các sở quản lý chuyên ngành có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan củng cố các HTX hiện có, vận động thành lập mới HTX theo ngành; thông qua các chương trình, mục tiêu do sở, ngành quản lý, hỗ trợ và tạo điều kiện cho HTX thuộc ngành mình phát triển. Trường Chính trị tỉnh chủ trì việc thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức về KTTT cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở và cán bộ chủ chốt của HTX.

Liên minh HTX tỉnh có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Đề án. Tổng hợp kế hoạch triển khai Đề án hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh và các sở ngành liên quan quyết định; thành lập và tổ chức vận hành Quỹ hỗ trợ phát triển KTTT; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đi học; hỗ trợ các hoạt động cho HTX và liên kết kinh tế.

Các UBND huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển HTX; chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KTTT ở từng địa phương thuộc cấp được quản lý và phối hợp với các sở, ngành có HTX chuyên ngành, Liên minh HTX tỉnh để hỗ trợ HTX phát triển; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và tạo điều kiện HTX tham gia các chương trình đầu tư;

Page 99: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

91

chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của HTX gắn với Chương trình xây dựng NTM.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.3.1. Những kết quả đạt được - Số lượng cơ sở KTTT ở NT đã tăng lên theo hướng đa dạng về hình

thức và lĩnh vực hoạt động Bằng các chủ trương, chính sách và giải pháp thiết thực của các cấp ủy

và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn 2011-2015, số đơn vị KTTT ở khu vực NT đã có những chuyển biến đáng kể. Nếu năm 2011, toàn tỉnh có 1.248 đơn vị KTTT thì đến năm 2015 có 6.704 đơn vị, tăng 5,4 lần so với năm 2011. Mức tăng trưởng chủ yếu là hình thức THT từ 1.037 đơn vị năm 2011 lên 6.500 đơn vị vào năm 2015, tức là tăng gần 6,3 lần trong 5 năm vì đây là hình thức KTTT phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở địa phương (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Số lượng cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: cơ sở Năm

CSKTTT 2011 2012 2013 2014 2015

2015/2011 (lần)

THT 1.037 2.972 4.968 5.530 6.500 6,3

QTDND 12 12 12 12 12 1,0

HTX 199 196 194 192 192 0,96

LH HTX 0 0 0 0 0 0,0

Tổng cộng 1.248 3.180 5.174 5.735 6.704 5,4

Nguồn: Tổng hợp từ [38; 39; 49; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100; 104; 107].

Năm 2015, trong số 245 HTX của tỉnh Quảng Ngãi thì có 204 HTX

hoạt động trong NT (chiếm 83,3% tổng số HTX trong toàn tỉnh). Trong 204

HTX hiện đang ở NT, có 62 HTX đã được cấp giấy phép kinh doanh, tổ chức

hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Từ năm 2011 đến nay, số lượng HTX

Page 100: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

92

biến động tăng giảm hàng năm do quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể và

thành lập mới. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 hợp nhất 25 HTX quy mô thôn,

liên thôn thành 10 HTX NN quy mô xã, 26 HTX giải thể và 15 HTX thành

lập mới (chuyên ngành) với 450 xã viên được chuyển sang hoạt động theo

Luật HTX năm 2012.

KTTT ở khu vực NT được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề,

lĩnh vực kinh tế, cả trong NN, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, số cơ sở

KTTT trong lĩnh vực kinh tế biển được phát triển mạnh. Tính đến cuối năm

2015, tại khu vực NT tỉnh Quảng Ngãi có 204 HTX (trong đó có 12 Quỹ tín

dụng nhân dân). Xét cơ cấu thì trong số các HTX này, có 188 HTX hoạt động

trong NN, chiếm 92,2%; 4 HTX thủ công nghiệp chiếm 10,2% và 12 HTX

dịch vụ chiếm 5,9% tổng số HTX ở NT (hình 3.1).

Hình 3.1: Cơ cấu HTX theo ngành ở khu vực nông thôn

tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 [104]

Hầu hết các HTX đang hoạt động ở ngành NN đã tiến hành kinh doanh

đa lĩnh vực, trong đó chủ yếu là các dịch vụ NN như thủy lợi, làm đất, dịch vụ

vật tư, phân bón, thú ý, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư NN, tiêu

thụ sản phẩm, chế biến, tín dụng nội bộ, thương mại, khuyến nông.

Nếu xem xét sự có mặt của từng ngành trong các HTX ở NT tỉnh

Quảng Ngãi năm 2015, thì có các con số: 92% số HTX làm dịch vụ thủy lợi;

70% số HTX làm dịch vụ khuyến nông; 70% số HTX làm dịch vụ thú y; 41%

Page 101: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

93

số HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật; 40% số HTX làm dịch vụ giống vật

nuôi, cây trồng; 27% HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ; 14% số HTX làm

dịch vụ phân bón; 11% số HTX dịch vụ làm đất và 4% HTX làm dịch vụ tiêu

thụ sản phẩm [104].

Trong giai đoạn này, số lượng Quỹ tín dụng nhân dân vẫn là 12 cơ sở,

nhưng đã mở rộng địa bàn hoạt động từ 12 xã năm 2011 lên 22 xã năm 2015

[49]. Đã có 4 HTX NN mở rộng hoạt động sang lĩnh vực môi trường và 10

HTX mở sang quản lý - kinh doanh chợ NT. Hình thức KTTT trong NT của

tỉnh đang phát triển theo hướng phát huy vai trò đối với phát triển kinh tế, xã

hội trong xây dựng NTM.

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 6.500 THT ở NT, chiếm 96,4% số cơ sở

KTTT. Trong đó, có 56,4% số THT hoạt động trong các lĩnh vực của ngành

dịch vụ như: Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ ngư dân đoàn kết, THT nuôi nhông,

THT chăn nuôi gà, THT chăn nuôi lợn, THT sản xuất chổi đót, THT trồng

nấm, THT trồng rừng, câu lạc bộ chăn nuôi bò, THT nấu ăn,… Đặc biệt,

trong lĩnh vực ngư nghiệp, năm 2015 toàn tỉnh đã có 8 HTX dịch vụ hậu cần

nghề cá và đánh bắt hải sản xa bờ theo Đề án 58 của tỉnh, 300 tổ đoàn kết

khai thác trên biển và đã có 1 THT phát triển thành HTX dịch vụ và khai thác

hải sản xa bờ Lý Sơn Hoàng Sa, huyện Lý Sơn. KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi 5

năm qua không chỉ phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM mà còn hoạt

động gắn với bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia trước những diễn biến

phức tạp của tình hình hiện nay. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận.

- KTTT đã thu hút nhiều thành viên, tạo việc làm cho nhiều lao động ở khu vực NT

Đến cuối năm 2015, KTTT ở NT đã thu hút 436.283 thành viên, tăng

63,3% so với năm 2011 (46,3% thuộc các THT và 53,7%, thuộc các HTX).

Mức tăng trưởng số thành viên THT trong giai đoạn 2011-2015 là 427,9% và

trong các Quỹ tín dụng nhân dân là 16,9% (bảng 3.2).

Page 102: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

94

Bảng 3.2: Số thành viên trong các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực

nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: người

Năm Số TV

2011

2012

2013

2014

2015

2015/2011

(lần) THT 35.293 95.107 177.674 180.945 202.195 5,73

QTDND 14.189 14.742 15.345 15.937 16.589 1,17

HTX 217.657 217.051 217.201 217.557 217.499 0,99

Tổng cộng 267.139 326.900 410.220 414.439 436.283 1,63 Nguồn: Tổng hợp từ [38; 39; 49; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100; 107].

Cùng với sự gia tăng số thành viên KTTT, trong giai đoạn 2011-2015,

số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX và THT đã có chiều hướng

tăng lên, năm 2015 cao gấp hơn 1,8 lần so với năm 2011 (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Số lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế tập thể

ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: người lao động

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011

(lần) Tổng số lao động 2.728 2.537 3.646 4.550 5.015 1,83

Số lao đông là thành viên 2.728 2.537 3.646 4.543 5.003 1,83

Lao động thuê ngoài 0 0 0 7 12 -

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ [39; 49; 104].

Hầu hết số lao động làm việc thường xuyên trong KTTT là thành viên

trong hình thức kinh tế này. Trong KTTT tỉnh Quảng Ngãi, vẫn tồn tại phổ

biến hiện tượng người sở hữu đồng thời là người lao động. KTTT vẫn mang

đặc trưng là một hình thức tổ chức kinh tế mà người lao động liên kết với

nhau để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời

Page 103: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

95

sống. Nhờ sự gia tăng này mà một bộ phận đáng kể lao động NT có việc làm

và thu nhập.

- KTTT được phát triển đã tạo ra điều kiện để tập trung và khả năng

làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Tuy đến năm 2015, tổng nguồn vốn được tập trung trong KTTT mới

đạt gần 753 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh chỉ bằng 1,3%,

nhưng đây là kết quả rất ấn tượng. So với năm 2011, nguồn vốn tập trung

trong các đơn vị KTTT ở NT tỉnh Quảng Ngãi đã tăng 1,8 lần, từ gần 420,7 tỷ

đồng năm 2011 tăng lên gần 753 tỷ đồng năm 2015. Trong đó, sức tăng của

vốn đầu tư vào THT mạnh nhất, đạt mức cao gấp 6,1 lần trong giai đoạn này,

tiếp đến là mức tăng đầu tư vào Quỹ tín dụng nhân dân gấp 2,4 lần; mức tăng

vốn đầu tư tại các HTX tuy thấp hơn, nhưng vẫn đạt mức cao gấp 1,5 lần

(bảng 3.4).

Bảng 3.4: Vốn của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

2015/2011

(lần)

Tổng nguồn vốn 420,66 471,30 516,97 650,64 752,98 1,8

THT 8,54 15,92 23,36 43,43 52,10 6,1

Quỹ tín dụng nhân dân 107,99 135,50 156,95 202,68 259,28 2,4

HTX 304,13 319,88 336,66 404,53 441,60 1,5

Nguồn: Tổng hợp từ [38; 39; 49; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100; 107].

Sự tăng trưởng mức tập trung vốn là điều kiện để các đơn vị KTTT đổi

mới kỹ thuật, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tạo khả năng làm tăng

hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Có thể quan sát bằng phương pháp so

sánh ở hình 3.2 về quy mô tập trung vốn đầu tư trong các hình thức KTTT ở

tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn này.

Page 104: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

96

Hình 3.2: Quy mô tập trung vốn đầu tư trong các hình thức KTTT ở tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 (theo bảng 3.4) Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã tổ chức được 17 lớp tập huấn

tay nghề và công tác quản trị cho 991 lượt cán bộ tham gia học tập với tổng

kinh phí hỗ trợ gần 1,7 tỷ đồng (trong đó kinh phí ngoài ngân sách là 237 triệu

đồng). Theo sự gia tăng của quy mô vốn đầu tư cùng với việc nâng cao năng

lực của công tác quản trị, khả năng hiệu quả hoạt động của các cơ sở KTTT

được tăng lên.

Bảng 3.5: Chỉ tiêu tài chính của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm

THT HTX Quỹ tín dụng

nhân dân Tổng cộng

Doanh thu

Lợi nhuận

Doanh thu

Lợi nhuận

Doanh thu

Lợi nhuận

Doanh thu

Lợi nhuận

2011 - - 89,55 4,78 138,17 0,86 227,72 5,64

2012 - - 94,08 5,29 154,29 1,17 248,37 6,46

2013 - - 97 5,63 190,13 1,83 287,13 7,46

2014 - - 108,08 6,56 226,48 1,95 334,56 8,51

2015 - - 115,2 6,91 285,85 2,33 401,1 9,24

2015/2011 - - 1,29 1,44 2,06 2,7 1,77 1,63

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [38; 39; 49; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100; 107]

Page 105: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

97

Bảng 3.5 cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, tổng doanh thu và lợi

nhuận của các cơ sở KTTT ở NT được tăng lên. Năm 2015 so với năm

2011, tổng doanh thu của các cơ sở KTTT tăng 1,77 lần và tổng lợi nhuận

1,63 lần. Trong đó, hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân có hiệu quả

hơn so với các HTX cả về mức doanh thu và lợi nhuận.

- Bước đầu hình thành quan hệ liên kết kinh tế trong NT

Tuy đến nay, trên địa bàn NT tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa xuất hiện Liên

hiệp, nhưng thời gian gần đây một số HTX đã tự liên kết với nhau và liên kết

giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Liên kết

hoạt động đã diễn ra trong cơ giới hóa sản xuất NN (làm đất và gặt đập), hỗ

trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, liên kết trong việc mua vật tư,

phân bón của các công ty lớn để về bán cho xã viên.

Một số HTX đã ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp nhằm bao

tiêu nông sản cho kinh tế hộ thành viên như HTX dịch vụ NN, NT Tịnh

Trà, HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, HTX dịch vụ NN Bình

Dương, HTX chuyên canh mía Phổ Nhơn…[47]. Một số HTX còn liên kết

với doanh nghiệp trong việc xây dựng một số mô hình sản xuất để chuyển

giao cho kinh tế hộ thành viên như mô hình sản xuất lúa hữu cơ, mô hình

sản xuất cà gai leo, sản xuất ớt, sản xuất bí đỏ Nhật Bản. Điều này được

minh họa bằng mô hình hỗ trợ xã viên sản xuất lúa giống tại HTX dịch vụ

NN, NT Tịnh Trà thuộc huyện Sơn Tịnh.

Mô hình hỗ trợ xã viên sản xuất lúa giống ở HTX Tịnh Trà đã trở thành

chuỗi giá trị khá hoàn chỉnh với nhiều tác nhân tham gia như: Nhà nước hỗ trợ

thông qua các hoạt động của dự án; nhà khoa học hiện diện ở các khâu giống,

quy trình kỹ thuật, tập huấn…; ngân hàng cho HTX vay vốn; nhà nông tổ chức

sản xuất theo quy trình; HTX đảm nhiệm các hoạt động: làm đất, cung cấp các

yếu tố đầu vào, thu gom, vận chuyển, chế biến, đóng bao và bán trực tiếp cho

người nông dân và làm gia công cho 04 doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh [108].

Page 106: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

98

Hình 3.3: Mô hình chuỗi giá trị sản xuất lúa giống tại HTX dịch vụ

nông nghiệp, nông thôn Tịnh Trà

Với những kết quả trên, có thể nói KTTT ở NT tỉnh Quảng Ngãi là một

hình thức tổ chức có hiệu quả, tham gia tích cực vào thực hiện tiêu chí số 13

trong Chương trình xây dựng NTM của Chính phủ [Phụ lục 1].

- KTTT được phát triển đã đóng góp quan trọng vào thực hiện các

tiêu chí xây dựng NTM

Trước hết. KTTT đóng góp vào các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

ở nông thôn.

KTTT đã trở thành “bà đỡ” cho kinh tế hộ phát triển, nhiều HTX đã

góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm

nghèo cho nhân dân địa phương. Đóng góp về thu nhập của các cơ sở KTTT

cao hơn so với kinh tế cá thể, tiểu chủ. Đến cuối năm 2015, doanh thu bình

quân của HTX đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2011; mức lãi bình quân

của 1 HTX là 75,6 triệu đồng, tăng 65% so với năm 2010; tỷ suất lãi trên vốn

đạt 6,4%; thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên

trong HTX đạt 18 triệu đồng/người/năm, tăng 89% so với năm 2011. Mức thu

Page 107: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

99

nhập bình quân/lao động năm 2015 đã cao hơn so với mức thu nhập bình

quân của lao động ngành NN cùng thời gian là 16,7% [104]. Nhờ tăng thu

nhập, KTTT góp phần làm giảm số hộ nghèo ở NT. Số lao động làm việc

thường xuyên trong KTTT năm 2015 là 5.018 người, tăng 18,0% so với năm

2011, đã góp phần làm tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm tại NT.

Về tiêu chí văn hóa trong giai đoạn 2011- 2015, thông qua phát triển

KTTT mà khu vực NT có thêm 1.225 cán bộ quản lý được đi học trong đó, có

762 người đã đạt trình độ sơ cấp và trung cấp và 100 người đạt trình độ đại học

và cao đẳng. Nhiều lao động NT được theo học ở các ngành nghề khác nhau.

Hầu hết các cơ sở KTTT đểu tham gia tích cực vào hoạt động xã hội như xây

dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ quỹ vì người

nghèo, quỹ khuyến học, xây dựng công trình công cộng...

Sự phát triển của KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần quan trọng vào

thực hiện tiêu chí về môi trường sinh thái. Đặc biệt, toàn tỉnh đã có thêm 4

HTX làm dịch vụ về vệ sinh môi trường với số lao động thường xuyên là 227

người. Việc phát triển các HTX và THT dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực

vật và dịch vụ thức ăn chăn nuôi và các HTX NN hữu cơ, NN sinh thái... mà

vệ sinh an toàn thực phẩm đã được coi trọng hơn. Điều này không chỉ góp

phần bảo vệ môi trường sinh thái mà còn hướng đến một nền NN sạch và an

toàn hơn cho người sử dụng.

Thứ hai, KTTT góp phần quan trọng vào tiêu chí xây dựng kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Trong số 204 HTX và 6.500 THT ở NT, có không ít những cơ sở tham

gia hoạt động dịch vụ xây dựng, dịch vụ điện lực vùng dự án năng lượng NT

(REII), dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN vào NN, NT. Chẳng hạn, HTX

NN Ðại An Ðông, ở xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành đã trở thành lực

lượng chủ yếu để tập trung huy động vốn trong dân cho phát triển sản xuất và

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo những tiêu chí xây dựng NTM mà người

Page 108: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

100

dân đã chọn, bảo đảm phát huy được hiệu quả thiết thực cho cộng đồng xã

hội. HTX dịch vụ NN Bình Dương (huyện Bình Sơn) là đơn vị chủ công

trong việc đắp 2 con đập và 1 bờ kè quanh xã để chống mặn, đã cứu 335 ha

đất bỏ hoang của xã do nhiễm mặn thành vùng đất tươi tốt; đã hướng người

dân chuyển đổi cây trồng phù hợp, nên “đã biến đất hoang thành cánh đồng

vàng”. Đã có không ít HTX và THT trở thành lực lượng đi đầu trong phong

trào làm đường giao thông NT, đóng góp xây dựng trường học, xây dựng nhà

văn hóa và xây dựng chợ NT. Có 10 HTX mở rộng hoạt động vào quản lý

chợ, đưa hàng Việt về chợ NT và 1 HTX tham gia hội chợ quảng bá thương

hiệu sản phẩm, có 4 HTX xây dựng và phát triển mô hình sản xuất gạch

không nung và 2 HTX sản xuất nấm các loại. Các cơ sở KTTT này đã và đang

là những địa chỉ tin cậy để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở NT,

góp phần tích cực vào xây dựng NTM.

Thứ ba, KTTT còn tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tiêu chí quy

hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Do đặc điểm KTTT là hình thức tổ chức kinh tế dựa trên đa dạng hóa

nguồn vốn và xã hội hóa sản xuất, nên sự phát triển của KTTT là điều kiện

thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở

NT. So với kinh tế tư nhân và cá thể, thì KTTT có nhiều ưu điểm hơn về lĩnh

vực này, bởi vì phần lớn các THT, HTX đã từng tiếp cận và làm quen với hoạt

động sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch. KTTT tạo điều kiện tốt hơn để xã

viên tiếp cận với quy hoạch và kế hoạch Chương trình xây dựng NTM.

Nhờ phát triển KTTT ở NT mà nhiều vấn đề kinh tế - xã hội liên quan

đến tiêu chí xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi đã được giải quyết. Trong điều

kiện sản xuất phải đổi mặt với nhiều khó khăn thách thức về giá cả, thiên tai,

dịch bệnh như mấy năm gần đây, các cơ sở KTTT ở NT đã thể hiện được vai

trò, vị trí của mình. Đây là lực lượng tiên phong trong khắc phục khó khăn, duy

trì, tổ chức tốt các dịch vụ hỗ trợ, đầu tư phát triển, đưa tiến bộ KH&CN vào

Page 109: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

101

sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở NT, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội,

cộng đồng và góp phần tích cực vào xây dựng NTM được xã hội ghi nhận.

Hoạt động tham gia vào giao thông vận tải của một số HTX đã đáp ứng được

một phần đi lại của nhân dân, tạo thuận lợi giao lưu vận chuyển hàng hóa, giải

quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ thành viên, đóng góp vào ngân sách

tỉnh và phát triển kinh tế NT. Hoạt động của các đơn vị KTTT trong lĩnh vực

công nghiệp đã góp phần tích cực vào chuyển giao tiến bộ KH&CN về NT, hỗ

trợ phát triển kinh tế hộ. Hoạt động có hiệu quả của các Quỹ tín dụng nhân dân

cho khoảng 8.000 lượt người vay vốn hàng năm (trong đó cho vay sản xuất NN

chiếm 90%) đã góp phần hỗ trợ tích cực nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở sản

xuất, dịch vụ, làm tăng hiệu quả nguồn vốn tuy mới chỉ là ít ỏi ở NT.

Đến nay, tại tỉnh Quảng Ngãi, đã xuất hiện một số HTX điển hình trong

xây dựng NTM, như: HTX NN Bình Dương, HTX NN Nghĩa Kỳ Đông, HTX

dịch vụ hậu cần nghề cá xã Bình Chánh, HTX dịch vụ điện Bình Thạnh...

Theo kết quả đánh giá, phân loại của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi, có

26,6% số HTX đạt khá giỏi, 45,8% số HTX đạt trung bình, còn lại 27,6% số

HTX yếu kém [70]. Những thành quả phát triển KTTT từ năm 2011 đến nay

đã góp phần quan trọng làm “thay da đổi thịt” bộ mặt NT. KTTT đã trở thành

lực lượng tiên phong đồng hành cùng Chương trình xây dựng NTM được phát

động từ năm 2011 đến nay. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh đã có 11 xã

được công nhận đạt đủ các tiêu chí NTM, 17 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 52 xã

đạt từ 10-14 tiêu chí, 50 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 34 xã đạt từ 0-4 tiêu chí NTM.

Trong kết quả này, có phần đóng góp quan trọng của phong trào KTTT ở khu

vực NT của tỉnh Quảng Ngãi [88].

Dưới đây là ví dụ về vai trò của KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh

Quảng Ngãi. Đó là HTX dịch vụ NN Bình Dương (huyện Bình Sơn), một

trong những đơn vị dẫn đầu về phát triển KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi. HTX

được thành lập từ năm 1978, khi đầu chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất NN.

Page 110: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

102

Trong quá trình phát triển, HTX luôn đi đầu trong việc vận động nông dân

dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu

giống lúa theo hướng chất lượng cao, thực hiện chuyên canh và đa dạng hóa

dịch vụ NN. Từ các dịch vụ thủy lợi, vật tư NN, HTX đã mở rộng sang các

lĩnh vực dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ nước sinh hoạt NT, dịch vụ khai

thác trồng rừng ven sông, sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm. HTX đã gắn

kết được “4 nhà” cùng tham gia, góp phần thay đổi tư duy và phương thức

làm ăn của người dân, từng bước đẩy lùi khó khăn, mang lại những chuyển

biến mới. Nhờ tính năng động và đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh,

doanh thu của HTX không ngừng tăng lên theo thời gian: Năm 2009 doanh

thu mới đạt trên 4,2 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 10,28 tỷ đồng (tăng gấp 2,4

lần); theo đó, thu nhập bình quân đầu người trong HTX đạt 18,36 triệu

đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2009; từ đầu năm 2016 đến nay riêng

giá trị thu nhập từ các loại cây rau màu ở Bình Dương đã tăng gấp 9 lần so

với trồng lúa với tổng giá trị gần 49 tỷ đồng [109].

HTX không ngừng đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động kinh

doanh, cung cấp nguồn nước tưới đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất NN của

người dân trong xã. Để phục vụ sản xuất, hàng năm HTX đầu tư từ 1,2 - 1,4

tỷ đồng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về bán chịu cho nông dân. Đã

có 95% số hộ nông dân đến HTX mua vật tư về sản xuất, nhờ đó mà tiết kiệm

được chi phí đầu vào và ngăn chặn việc đầu cơ tăng giá gây bất ổn thị trường,

góp phần vào xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

Hàng năm, HTX đã trích khoảng 1 tỷ đồng cho các hộ xã viên vay với

lãi suất thấp, tạo điều kiện cho họ mua sắm trâu bò, máy móc phục vụ sản

xuất. Từ dịch vụ sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm, HTX đã bố trí khoảng

10 ha đất loại tốt có điều kiện thuận lợi, ổn định lâu dài và ký hợp đồng cùng

83 hộ dân chuyên sản xuất lúa giống và bao tiêu sản phẩm. Hàng năm, HTX

thu mua từ 45-60 tấn lúa giống bán cho các công ty và cung ứng giống cho xã

Page 111: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

103

viên, doanh thu từ dịch vụ này đạt từ 250-270 triệu đồng/năm. Để tiêu thụ số

thóc dư thừa trong xã viên, hàng năm HTX mua từ 200-250 tấn lúa nhằm tiêu

thụ ra thị trường và bán lại cho xã viên có nhu cầu. Tổng doanh thu từ dịch vụ

tiêu thụ nông sản đạt từ 600-700 triệu đồng/năm. Ngoài việc tạo điều kiện cho

các xã viên sản xuất NN có hiệu quả, HTX còn quản lý, vận hành khai thác

công trình nước sạch NT do tổ chức UNICEF tài trợ xây dựng trên địa bàn xã.

Hiện có 1.868 hộ được sử dụng nước sạch, chiếm 86% số hộ trong toàn xã.

Doanh thu dịch vụ này là 220 triệu đồng/năm. HTX còn quản lý, khai thác

hiệu quả 35,7 ha đất bồi ven sông để trồng cây phi lao chống xâm nhập mặn

và xói lở. HTX quản lý tốt rừng nguyên sinh và có khai thác phục vụ các công

trình trên địa bàn xã, thu nhập hàng năm từ 80-100 triệu đồng. Hàng năm,

HTX và các hộ xã viên đầu tư khoảng 200 - 250 triệu đồng để đắp đập bổi

ngăn sông Trà Bồng, củng cố hệ thống kênh mương để lấy nước phục vụ dân

sinh và tưới cho đồng ruộng.

Trong công tác khuyến nông, HTX NN Bình Dương thường xuyên kết

hợp với ngành NN huyện, tỉnh tổ chức tập huấn, trình diễn mô hình trồng trọt,

chăn nuôi, thuỷ sản nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, phát triển

kinh tế gia đình. HTX còn chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí công tác dồn điền đổi thửa

tại địa phương, hiện đã thực hiên được 113,8 ha (chiếm 30,7%) diện tích sản

xuất lúa, góp phần tiết kiệm chi chi phí, tăng năng suất cây trồng, đem lại lợi

ích thiết thực cho nông dân.

Bằng nguồn vốn của mình, hàng năm HTX đã cấp hỗ trợ cho các cụ già

trên 70 tuổi với kinh phí 120.000 đồng/người/năm, HTX còn quan tâm đến

đời sống các gia đình chính sách, xã viên cao tuổi, trẻ em ở địa phương. Mỗi

năm HTX hỗ trợ 100 triệu đồng cho các hoạt động an sinh xã hội [70]. Trong

Bộ tiêu chí NTM hiện nay, thì tiêu chí khó khăn nhất là tăng thu nhập cho

người dân NT. Nhờ đa dạng hóa sản xuất và coi trọng đầu tư KH&CN vào

NN để tăng thu nhập mà xã Bình Dương đã sớm hoàn thành mục tiêu NTM

Page 112: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

104

vào năm 2015. Sự trưởng thành của HTX dịch vụ NN Bình Dương đã góp

phần to lớn để xã Bình Dương trờ thành điểm sáng trong việc thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ngãi.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015, thực

trạng phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang

đứng trước không ít hạn chế, thách thức. Đó là:

- Tuy sở hữu và hình thức KTTT đã được đa dạng, nhưng vẫn chưa

phát triển được như mong muốn.

Trong 5 năm qua, một số tiêu chí về phát triển KTTT trong xây dựng

NTM vẫn chưa đạt được. Đó là, sở hữu và hình thức KTTT ở NT tỉnh Quảng

Ngãi mới được phát triển theo chiều hướng gia tăng số cơ sở THT, trong khi

số cơ sở thuộc hình thức HTX hầu như chững lại, thậm chí còn giảm xuống.

Năm 2015, số HTX ở NT đã giảm 3,5% so với năm 2011 (bảng 3.1). Hình

thức Liên hiệp HTX và Liên minh các HTX tuy trên địa bàn tỉnh đã có một số

HTX thực hiện liên kết phát triển theo hướng này, nhưng trên thực tế vẫn

chưa được khởi động để trở thành một cơ sở độc lập trong KTTT. Hình thức

liên doanh, liên kết, hợp tác giữa HTX với tổ chức, cá nhân trong nước và

nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của HTX còn ở giai đoạn sơ khai.

- Quy mô của các đơn vị KTTT còn nhỏ, vốn góp của xã viên giảm, mức

độ liên kết còn sơ khai.

Trong mỗi đơn vị KTTT nguồn vốn đã có sự đan xen giữa sở hữu là

các thành viên và sở hữu tập thể, vốn từ các cơ sở liên doanh và hỗ trợ đầu

tư của Nhà nước. Nhưng vẫn thiếu vắng sự tham gia đầu tư của các nhà đầu

tư tiềm năng như các pháp nhân và các chủ doanh nghiệp và công chức Nhà

nước. Điều này cho thấy nguồn vốn tập trung cho phát triển KTTT còn bị

giới hạn trong một số chủ thể nhất định, việc thu hút vốn xã hội của các cơ

Page 113: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

105

sở KTTT chưa mạnh, quy mô nguồn vốn KTTT chưa nhiều. Năm 2015, tổng

lượng vốn đầu tư của tất cả các cơ sở KTTT ở NT tỉnh Quảng Ngãi mới có

752,9 tỷ đồng, chỉ chiếm một tỷ trọng rất “khiêm tốn” bằng 1,3% tổng lượng

vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh trong năm này và chỉ bằng 11,6% tổng

nguồn vốn đầu tư ở khu vực NT. Trong KTTT, những đơn vị có lượng vốn

lớn nhất là các HTX. Tuy nhiên, nếu tính riêng tổng số vốn của 192 HTX

hiện có (không kể 12 Quỹ tín dụng), thì đến năm 2015 cũng mới chỉ 381,7 tỷ

đồng, bình quân gần 2,0 tỷ đồng/HTX, mức tăng trưởng bình quân trong giai

đoạn 2011-2015 là 5,3%/năm (bảng 3.4). Quy mô vốn và mức tăng trưởng

như vậy là chậm.

Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn trong các HTX, thì tỷ trọng vốn góp của xã

viên trong tổng lượng vốn của các HTX đang có chiều hướng giảm xuống rõ

rệt, năm 2011 đạt mức 53,0%, nhưng đến năm 2015 giảm chỉ còn 18,4%. Vốn

góp của xã viên là vốn điều lệ được chuyển từ HTX kiểu cũ sang trên danh

nghĩa, nhưng thực tế đã bị xã viên chiếm dụng. Trong khi đó, vốn hỗ trợ đầu tư

của Nhà nước lại từ 13,7% tăng lên 48,4% (nguồn này chủ yếu là hỗ trợ xây

dựng kênh mương nội đồng, hồ chứa nước, chợ NT). Nguồn vốn tích lũy từ nội

bộ HTX tuy đã có chiều hướng tăng lên, nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn

HTX thì chững lại trong khoảng 29-30% (hình 3.4).

Trên thực tế, không ít trụ sở làm việc của HTX đã bị xuống cấp, bàn

ghế xiêu vẹo nhưng không có tiền sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm làm việc

bình thường của hội đồng quản trị và nhân viên. Hạn chế này đã và đang là

một trở lực cho việc mở rộng đầu tư phát triển chiều sâu làm tăng năng lực

sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, của KTTT trên thị trường. Do

năng lực nội tại của các cơ sở KTTT yếu, nên khó có khả năng đổi mới kỹ

thuật, công nghệ để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thực

hiện tiêu chí 13 trong xây dựng NTM của không ít HTX và THT vẫn còn

nhiều khó khăn.

Page 114: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

106

Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của các HTX

ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [38; 39; 49; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100; 107].

- Số lượng thành viên trong các cơ sở KTTT tuy có tăng, nhưng chưa

thực chất.

Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng thành viên tham gia KTTT ở NT

đã tăng lên 1,63 lần, tuy họ có vào HTX và THT để làm ăn tập thể, nhưng

không ít xã viên còn thờ ơ với hoạt động của đơn vị KTTT mà họ tham gia.

Khảo sát, điều tra thực tế của tác giả cho thấy, có hơn 70% số xã viên được

hỏi đã trả lời không quan tâm đến sự tồn tại của HTX NN trên địa bàn. Tại

những HTX yếu kém thì mức độ thờ ơ của xã viên còn cao hơn. Tại 62 HTX

NN vừa chuyển đổi từ mô hình kiểu cũ sang mô hình kiểu mới hoạt động theo

Luật HTX 2012, phần đông xã viên vẫn thiếu niềm tin vào sự phục hồi và

phát triển HTX trong thời gian tới. Những xã viên của các HTX kiểu cũ tuy

vẫn tham gia vào HTX kiểu mới, nhưng không thật sự xuất phát từ tự nguyện

hay từ động cơ đóng góp để phát triển HTX lâu dài. Không ít người chưa thiết

tha với KTTT. Họ cho rằng vào HTX vì do có sự vận động, tuyên truyền của

cán bộ địa phương, vì hy vọng sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Nhà nước

cho HTX... Việc gia nhập KTTT như vậy là không thực chất, do đó KTTT

còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

Page 115: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

107

- Hiệu quả kinh doanh của nhiều đơn vị KTTT còn thấp.

Trong giai đoạn 2011-2015, tuy tổng nguồn vốn của các cơ sở KTTT

đã tăng lên gấp 1,8 lần, nhưng doanh thu lại tăng ở mức thấp hơn. Những con

số đã thống kê được tại các HTX NT tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, trong giai

đoạn này, vốn đầu tư tăng 66,4% lần, doanh thu tăng 76,1%, còn lợi nhuận

tăng 63,8%, tức là mức tăng của lợi nhuận thấp hơn so với mức tăng của vốn

đầu tư và mức tăng doanh thu. Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động

của các HTX bị giảm sút. Bảng 3.6 là tổng hợp từ kết quả hoạt động của các

HTX NT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015. Nó cho thấy tỷ suất lợi nhuận

trên vốn của các HTX trong tất cả các năm thuộc giai đoạn này chỉ nằm trong

khoảng 1,3 - 1,5%/năm, còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng chỉ khoảng

2,3-2,6%/năm, tức là thấp hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm

hàng năm trong cùng thời gian (ví dụ, mức trung bình của lãi suất tiền gửi tiết

kiện năm 2011 là 14,0%, của năm 2015 là 6,5%).

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh doanh của các HTX ở nông thôn

tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Vốn đầu tư (triệu đồng) 421.120 455.380 493.610 607.210 700.880

Doanh thu (triệu đồng) 227.720 248.370 287.130 334.560 401.100

Lợi nhuận (triệu đồng) 5.640 6.460 7460 8.510 9.240

Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%)) 1,33 1,42 1,51 1,40 1,32

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 2,48 2,60 2,60 2,54 2,30 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 3.4 và bảng 3.5.

Đành rằng, sự tồn tại và phát triển của KTTT không chỉ đơn thuần là

mục tiêu lợi nhuận, mà nó còn có mục tiêu xã hội, vì cần thiết có sự giúp đỡ

lẫn nhau trong cộng đồng ở NT, nhưng hiệu quả kinh doanh thấp của các đơn

vị KTTT sẽ tác động tiêu cực đến bản thân quá trình phát triển hình thức kinh

Page 116: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

108

tế này, làm giảm động lực của các thành viên tham gia và tác động hạn chế

đến thực hiện tiêu chí 13 và các tiêu chí khác trong Chương trình xây dựng

NTM ở tỉnh Quảng Ngãi.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân bên trong:

Trước hết, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trên địa bàn NT

tỉnh Quảng Ngãi (cũng như cả nước) còn thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn

nghèo, sản xuất quy mô nhỏ vẫn là phổ biến, kinh tế hàng hóa chưa phát triển.

Người dân NT vẫn chưa ra khỏi tình trạng sản xuất tự cấp, tự túc; sức ép của

cạnh tranh giữa các chủ thể thị trường chưa cao, chưa tạo ra động lực thiết

thân để người lao động phải liên kết và hợp tác với nhau trong hoạt động kinh

tế để cùng tồn tại và phát triển. Cần để ý rằng, hình thức KTTT đã từng ra đời

và phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ cách đây 200 năm do cạnh tranh và

sức ép của các công ty lớn đối với người sản xuất, kinh doanh nhỏ, cá thể,

khiến họ phải hợp tác với nhau để vượt qua khó khăn. Đó là kết quả tự nhiên

của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường. Nhưng ở

nước ta, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, phân công lao động xã hội chưa

phát triển, kinh tế thị trường còn sơ khai. Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất,

làm cho những cố gắng của các cấp, các ngành trong nhiều năm qua để phát

triển KTTT nhưng thực tế vẫn không được như mong đợi.

Thứ hai, trình độ hiểu biết về KTTT của nhiều người dân NT còn rất

hạn chế, vẫn chưa ra khỏi tâm lý mặc cảm với mô hình KTTT kiểu cũ mà

chưa thấy được tính hơn hẳn của hình thức kinh tế này so với kinh tế cá thể,

tiểu chủ. Chưa thấy được vai trò của việc tập trung vốn và các nguồn lực sản

xuất khác cho việc mở rộng khả năng sản xuất để đưa lại lợi ích không chỉ

của xã hội mà còn của chính mình. Hơn thế nữa, nhiều người dân NT còn rất

mơ hồ về hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chưa thấy được

tác động cạnh tranh và mặt trái của quá trình này, nên vẫn “bình thản” với

Page 117: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

109

hoạt động sản xuất nhỏ lẻ khi tác động đó chưa trực tiếp diễn ra với bản thân

người dân NT. Thiếu hiểu biết và hạn chế tầm nhìn nên mặc dù khi có cơ may

về thu nhập với khoản tiền lớn, nhưng người dân NT thường vẫn không

chuyển thành vốn để đầu tư mà lại tìm đến gửi quỹ tiết kiệm (thậm chí chơi

hụi) hoặc làm nhà to, tiêu dùng các sản phẩm đắt tiền tuy vẫn biết rằng những

thứ đó chưa phải là cấp thiết nhất. Sự lựa chọn đó không thể gọi là tối ưu,

không thể có hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, năng lực của bộ máy quản trị cơ sở KTTT còn thấp kém, chưa

đủ tạo ra “sức bật” của đơn vị kinh tế và chưa đủ sức thuyết phục để người

dân thật sự tham gia. Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ trong

hầu hết các đơn vị KTTT còn thấp kém, là sự yếu kém trong năng lực quản lý,

điều hành của bộ máy quản lý KTTT. Tuy trong kết quả của báo cáo cho thấy

giai đoạn 2011- 2015 toàn tỉnh có đến gần 1.000 lượt cán bộ trong các cơ sở

KTTT tham gia theo học ở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ,

nhưng chất lượng thực tế của đội ngũ này còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

Qua khảo sát của tác giả về trình độ học vấn ở 181 HTX với kết quả thật bất

ngờ là có tới 17 chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc HTX mới ở trình

độ tiểu học (chiếm 9,4%), 93 giám đốc HTX ở trình độ trung học cơ sở

(chiếm 51,4%), 71 giám đốc ở trình độ trung học phổ thông (chiếm 39,2%).

Nếu tính toàn bộ số thành viên hội đồng quản trị trong các HTX có trình độ

trung học cơ sở trở xuống thì lên đến 342 người, chiếm 60,8%. Thiếu từ kiến

thức bậc phổ thông, nên phần đông cán bộ quản trị KTTT không thông hiểu

chính xác, đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung

ương xuống cấp tỉnh về phát triển KTTT, về xây dựng NTM và cũng không

thật sự biết tổ chức, quản lý cơ sở KTTT mà bản thân họ được giao trọng

trách. Yếu tố tâm lực trong một bộ phận không nhỏ cán bộ quản trị đơn vị

cũng là vấn đề phải quan tâm. Tình trạng lợi dụng quản lý HTX để mưu lợi

bản thân hoặc tham ô tài sản tập thể còn nhức nhối, gây tâm lý lo ngại, thiếu

lòng tin của xã viên vẫn chưa được khắc phục (Phụ lục 2, 3 và 4).

Page 118: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

110

Điều đáng nói là tuy khá đông con em của người dân NT đã theo học

và đỗ đạt ở các cơ sở giáo dục trình độ cao như đại học, cao đẳng trong và

ngoài nước, nhưng vẫn mang tư tưởng “thoát ly” khỏi NT. Hiện rất ít người

có trình độ cao ở tỉnh Quảng Ngãi trở về NT tham gia vào các hoạt động kinh

tế trong đó vào quản trị tại các cơ sở KTTT. Có thể họ vẫn chưa tìm thấy

động lực khi trở về quê hương để cống hiến cho phát triển kinh tế, xã hội

cũng như cho phát triển hình thức KTTT. Trong khi đó, ở Israel hiện nay,

người giỏi nhất lại muốn trở về lập nghiệp ở NT và muốn tìm nguồn giàu có

từ NN. Đây là một nghịch lý.

- Nguyên nhân bên ngoài:

Thứ nhất, môi trường kinh tế của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ngãi

nói riêng có những bất lợi. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-

2009 đến nay, kinh tế trên thế giới vẫn chưa được phục hồi. Trong giai đoạn

2011-2015, tăng trưởng kinh tế trong nước bị suy giảm, cầu tiêu dùng khó

khăn, giá nông sản giảm tương đối so với giá các sản phẩm chế biến. Giá thóc

và giá rau màu thấp trong khi chi phí đầu vào như vật tư phân bón, dịch vụ bảo

vệ thực vật, công chăm sóc ngày càng tăng cao… Sản xuất NN kém hiệu quả

đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người dân NT. Tình trạng nông dân bỏ

ruộng, không gieo cấy đã xảy ra ở nhiều địa phương từ nhiều năm nay với mức

độ khác nhau. Thêm vào đó, rủi ro tăng, gây bất ổn trong sản xuất. NN, NT

không những phải đối mặt với an ninh sinh học bởi những biến đổi của nhiều

chủng virus mới gây nguy cơ phát sinh các đợt dịch cho gia súc, gia cầm, mà

còn rủi ro về biến động giá cả thị trường bất lợi cho người sản xuất.

Không những thế, suy giảm kinh tế còn kéo theo suy giảm đầu tư,

không ít doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức của sự tồn tại, nên

đã suy giảm khả năng liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ hàng nông sản, giảm khả năng liên kết giữa doanh nghiệp với HTX. Môi

trường kinh tế ở NT bất thuận lợi cũng là một tác nhân khiến cho các hình

thức đầu tư kể cả đầu tư vào KTTT bị suy giảm.

Page 119: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

111

Thứ hai, môi trường luật pháp và chính sách chưa thật sự được khai

thông để phát triển KTTT. Tuy Luật HTX đã ban hành năm 2012 tạo hành

lang pháp lý cho chuyển đổi HTX kiểu cũ sang xây dựng và phát triển HTX

kiểu mới, nhưng thiếu sự đồng bộ về chính sách, một số nội dung chưa được

hướng dẫn cụ thể. Chính sách hỗ trợ phát triển KTTT tuy đã ban hành, nhưng

tổ chức triển khai chậm, nên đa phần các HTX chỉ được hưởng mức hỗ trợ

thấp hoặc chưa được hưởng lợi tự những chính sách của Nhà nước. Trong khi

đó, việc kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lại HTX trên địa bàn chưa được

chú trọng đúng mức, vẫn nặng về hình thức.

Thêm vào đó, việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về

phát triển KTTT gắn với các tiêu chí xây dựng NTM của một số cấp ủy Đảng,

chính quyền, cán bộ, đảng viên các cấp từ tỉnh xuống xã còn chưa có sự thống

nhất, thiếu nhất quán, còn lúng túng. Việc đánh giá KTTT thiếu toàn diện, chỉ

thấy những hạn chế, yếu kém và hiệu quả kinh tế thuần túy để so sánh với các

hình thức tổ chức kinh tế khác mà không xét đến vai trò hỗ trợ thiết thực cho

phát triển KTTT. Sự lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng, quản lý của Nhà nước

của chính quyển địa phương đối với KTTT còn hạn chế, có nơi buông lỏng

lãnh đạo, thiếu giải pháp thiết thực, một số nơi chính quyền lại can thiệp quá

sâu vào hoạt động của tổ chức KTTT như điều động, luân chuyển cán bộ

HTX, tạo sự xáo trộn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh của đơn vị KTTT.

Ngoài ra, những bất ổn về tranh chấp trên biển Đông bởi các yêu sách

phi lý của nước ngoài cũng là một nguyên nhân khiến cho người dân giảm sút

nhu cầu tập trung vốn và các nguồn lực dưới hình thức KTTT để mở mang

việc khai thác hải sản xa bờ.

Page 120: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

112

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở TỈNH QUẢNG NGÃI

4.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Bối cảnh, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ngãi

- Bối cảnh xây dựng NTM Xây dựng NTM là một Chương trình quan trọng của nước ta nhằm phát

triển kinh tế - xã hội ở NT. Chương trình được khởi động từ năm 2010 với Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Chương trình đã thực hiện được 5 năm, đã tạo ra đột phá lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển NN được gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển NT gắn với phát triển đô thị theo quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT.

Tính đến ngày 25/8/2016, cả nước có 2.134 xã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó có 2.025 xã chính thức được công nhận xã NTM, chiếm 22,7% tổng số xã trên cả nước. Hiện cả nước còn 300 xã mới chỉ đạt dưới 5 tiêu chí NTM, giảm 26 xã so với đầu năm nay. Ở cấp huyện, đã có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM [11].

Tại tỉnh Quảng Ngãi, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cũng đã đạt được thành tựu quan trọng, với 11 xã đạt 19 tiêu chí, 16 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 50 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 52 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 35 xã đạt từ 0 - 4 tiêu chí [71].

Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM sẽ có những cơ hội và thách thức như sau:

Page 121: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

113

- Cơ hội: Những thành quả về phát triển KTTT trong xây dựng NTM

những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về vấn đề này và được toàn xã hội, nhất là người sống ở

khu vực NT hưởng ứng tích cực. Năng lực hoạt động của các HTX ngày càng

tăng lên. Ngày càng có thêm nhiều tổ chức KTTT ra đời và đi vào hoạt động

ở khu vực NT. Hình thức KTTT trong NT của tỉnh đã và đang phát triển theo

hướng phát huy vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, xã hội trong xây

dựng NTM, tạo đà cho những năm tiếp theo.

- Thách thức: hiện tại KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa phát triển bền

vững, quy mô của các đơn vị KTTT còn nhỏ, vốn góp của xã viên giảm, mức

độ liên kết còn sơ khai; số thành viên trong các cơ sở KTTT tuy có tăng,

nhưng chưa thực chất; hiệu quả kinh doanh của nhiều đơn vị KTTT còn thấp.

Bên cạnh đó, việc xây dựng NTM nặng về đầu tư kết cấu hạ tầng, nợ đọng xây

dựng cơ bản nhiều; nhiều địa bàn NT vẫn chưa có được hệ thống liên kết giữa

sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông phẩm; tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều

hướng gia tăng mà không thể sớm khắc phục.

Trong bối cảnh mới của cách mạng khoa học, công nghệ và hội nhập

kinh tế quốc tế, việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để thúc đẩy phát triển

KTTT trong xây dựng NTM đã trở nên cấp thiết hơn. Cần xác định rõ mục

tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy phát triển hình thức kinh tế này trên các

địa bàn NT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới.

- Mục tiêu xây dựng NTM

+ Mục tiêu chung của cả nước:

Ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1600/QĐ-TTg

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu

tổng quát của Chương trình là xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu

kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn phát triển NN với công nghiệp,

Page 122: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

114

dịch vụ; gắn phát triển NT với đô thị; xã hội NT dân chủ, bình đẳng, ổn định,

giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và

an ninh, trật tự được giữ vững. Mục tiêu cụ thể được xác định như sau: Phấn

đấu đến năm 2020 cả nước có khoảng 50% xã đạt chuẩn NTM, số xã còn lại

đảm bảo đạt 5 tiêu chí trở lên; mỗi tỉnh có ít nhất 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn

NTM; góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và timinh thần cho người

dân trên địa bàn NT. Đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, đến năm 2020 có

60% số xã đạt chuẩn NTM, 16,5% số xã đạt 15 tiêu chí và không có xã dưới 5

tiêu chí NTM. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát

triển sản xuất và đời sống của cư dân NT. Nâng cao chất lượng cuộc sống của

cư dân NT; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân;

đến năm 2020, thu nhập tăng ít nhất gấp 1,8 lần so với năm 2015. Với mục tiêu

trên, trong giai đoạn 2016-2020 số xã đạt chuẩn NTM sẽ nhiều gấp 2,2 lần so

với giai đoạn 2010-2015; số huyện đạt chuẩn NTM sẽ tăng lên gấp 2,5 lần và

không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM.

+ Mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi:

Là tỉnh duyên hải miền Trung, bên cạnh mục tiêu được Trung ương

giao, mục tiêu xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi còn được cụ thể tại Hội nghị

Tỉnh ủy lần thứ 3 khóa XIX ngày 26/4/2016: Phấn đấu trong giai đoạn 2016 -

2020 toàn tỉnh có 2 huyện và 55 xã đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 5 tiêu

chí; mỗi huyện miền núi có tối thiểu 1 xã đạt chuẩn NTM. Tức là đến năm

2020 sẽ có số xã đạt chuẩn NTM nhiều gấp 5,5 lần so với đến năm 2015; có 2

huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM và các huyện miền núi đều có ít nhất 1 xã đạt

chuẩn NTM [82].

So với chỉ tiêu phấn đấu chung của cả nước, thì các chỉ tiêu tăng trưởng

về xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ngãi đều cao hơn. Điều này đồng nghĩa

với nhiệm vụ nặng nề hơn và giải pháp đưa ra phải quyết liệt hơn so với giai

đoạn 2010-2015.

Page 123: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

115

- Các nội dung thành phần của Chương trình xây dựng NT mới ở

tỉnh Quảng Ngãi

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn

2016-2020 và thực hiện Kết luận số 30-KL/TU ngày 26/4/2016 của Hội nghị

Tỉnh ủy lần thứ 3 khóa XIX về phát triển NN, xây dựng NTM giai đoạn 2016-

2020, dựa trên điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Ngãi, thì các nội dung cần đạt

được trong xây dựng NTM trên địa bàn đến năm 2020 được thể hiện trên

những nét chủ yếu sau đây:

+ Về quy hoạch xây dựng NTM:

Phải đạt yêu cầu tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong

Bộ tiêu chí quốc gia NTM, đến năm 2018 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số

1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Nội dung, đáp ứng tiêu chí của Quyết

định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí NTM

quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng

NTM. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đề án quy

hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu NN cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo

đảm chất lượng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc

phòng và tập quán sinh hoạt của từng vùng, miền. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung

quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội- môi trường NT, đồ án quy hoạch

xã NTM đảm bảo hài hòa giữa phát triển NT với phát triển đô thị; phát triển

các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

+ Về phát triển ha tầng kinh tế - xã hội:

Đến năm 2020, phải đạt yêu cầu tiêu chí số 2-9 trong Bộ tiêu chí quốc

gia NTM. Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã với ít nhất

55% số xã đạt tiêu chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông, có 77% số xã đạt tiêu

chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi, 100% số xã đạt tiêu chuẩn tiêu chí số 4 về

điện, 80% số xã đạt tiêu chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học, 70%

số xã đạt tiêu chuẩn tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại NT...

Page 124: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

116

+ Về nâng cao hiệu quả kinh tế ở NT:

Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành NN, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế NT, nâng cao thu nhập cho người dân. Đạt tiêu chí số 10 về thu nhập,

tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; tiêu chí số 13 về tổ

chức sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX thông qua tăng cường tổ

chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX, THT. Đến năm 2020,

có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất ở NT là có THT

hoặc HTX hoạt động hiệu quả. Để thực hiện tiêu chí, phải triển khai có hiệu

quả đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao

giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương

trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày

5/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2016-2020; tăng cường công

tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ vào sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị sản

xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn NT,

trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút

nhiều lao động. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất NN, thực hiện Quyết định

số 2261/QD-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020. Phát triển ngành

nghề NT. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động NT.

+ Giảm nghèo và an sinh xã hội:

Đến năm 2020 có 60% số xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo, giảm hộ

nghèo bình quân từ 1-1,5%/năm theo tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-

2020. Phát triển giáo dục ở NT. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của

người dân NT...

Xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH,

HĐH NN, NT. Việc phát triển các hình thức KTTT trong NT là một nội dung

quan trọng không chỉ đơn thuần nhằm phát triển kinh tế, mà còn góp phần

Page 125: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

117

thực hiện các tiêu chí NTM được Chính phủ xác định trong tiêu chí NTM giai

đoạn 2016-2020. Để thực hiện các nội dung thành phần nêu trên và thực hiện

Kết luận số 30-KL/TU của tỉnh Ủy Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã

chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan,

đơn vị có liên quan tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến và xây dựng kế

hoạch thực hiện và HĐND tỉnh có quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà

nước để thực hiện một số nội dung xây dựng NTM trên địa bàn và khen

thưởng công trình phúc lợi cho huyện, xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-

2020 theo Quyết định số 13/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 [40].

4.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở nhận thức lý luận, thực tiễn và quán triệt đường lối, chính

sách phát triển KTTT trong giai đoạn mới của Đảng và Nhà nước, trong giai

đoạn tới, việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi cần

tuân thủ quan điểm như sau:

Thứ nhất, phát triển KTTT trong xây dựng NTM phải được đặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại và phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trình độ phát triển kinh tế tỉnh

Quảng Ngãi không đồng đều nên tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu với

nhiều thành phần kinh tế. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định các thành phần

kinh tế đều có vai trò quan trọng và bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển

lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc phát triển

KTTT phải trên cơ sở phát huy vai trò và ưu thế của hình thức kinh tế này.

Phải từng bước phát triển các hình thức KTTT (THT, HTX và Liên hiệp

HTX) thích hợp với ngành, lĩnh vực sản xuất ở khu vực NT trên quan điểm

Page 126: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

118

tạo ra điều kiện để phát huy có hiệu quả nhất nguồn lực sản xuất hiện có.

Đồng thời, phát triển KTTT phải được đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các

chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác cả trong tiếp cận các nguồn lực đầu

vào cũng như cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phát triển KTTT trên quan

điểm thúc đẩy hình thành các liên kết trên nhiều cấp độ giữa các đơn vị KTTT

với nhau và với các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tạo sức mạnh kinh

tế trong nước, tận dụng cơ hội và học hỏi kinh nghiệm phát triển.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực

và thế giới, cam kết tự do hóa thương mại của Việt Nam, KTTT đứng trước

nhiều thời cơ và thách thức mới. Để có thể tận dụng được thời cơ, đẩy lùi

thách thức để đứng vững và phát triển triển, các đơn vị KTTT phải được

chuẩn bị về nhiều mặt, từ lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mô hình tổ chức, đội

ngũ cán bộ, năng lực về tài chính đến các mối liên kết kinh tế...

Trước yêu cầu xây dựng NTM, phải coi phát triển KTTT là việc tạo lập

ra các đơn vị kinh tế nhưng mang những giá trị xã hội và nhân văn. Nó không

phải đơn thuần vì mục tiêu kinh tế, mà còn là các đơn vị có tác động hỗ trợ

kinh tế hộ phát triển. Bởi vậy, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp

nhằm khuyến thích và thúc đẩy phát triển. Việc Nhà nước hỗ trợ phát triển

KTTT là cần thiết, song không phải là hỗ trợ tràn lan như trong mô hình

KTTT kiểu cũ trước đây, mà phải có sự lựa chọn thích hợp. Do trình độ phát

triển và các nguồn lực của NN, NT tỉnh Quảng Ngãi còn rất nhiều khó khăn,

nên đây là một địa chỉ cần được nhận sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước. Sự

hỗ trợ này không mang tính bao cấp và cũng không mang tính bảo hộ, mà chỉ

với tính cách là "bà đỡ", với điều kiện và thời hạn nhất định nhằm vừa tạo đà

cho KTTT tự phát triển, vừa tạo điều kiện thực hiện các tiêu chí xây dựng

NTM. Sự hỗ trợ của Nhà nước phải thích hợp không tạo sự ỷ lại hay tạo chỗ

"trú ẩn" cho những người lười lao động hoặc núp bóng dưới danh nghĩa

Page 127: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

119

KTTT để trục lợi, không làm tổn hại đến môi trường kinh doanh nói chung.

Ngoài ra, sự hỗ trợ của Nhà nước cũng phải đảm bảo không vi phạm các cam

kết quốc tế song phương và đa phương.

Thứ hai, coi trọng phát triển kinh tế hộ làm cơ sở thúc đẩy phát triển

KTTT ở NT

Kinh tế hộ là một bộ phận sản xuất quan trọng ở NT. Tại khu vực NT

tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế hộ có mặt ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa

dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh

ngành nghề phụ. Phát triển kinh tế hộ, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc

làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động NT là một nội dung của Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Cần xác định

quan điểm kinh tế hộ là nền tảng của KTTT. Sự ra đời và phát triển của KTTT

phải quay lại hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ và KTTT không loại trừ

hay triệt tiêu nhau mà là tiền đề, điều kiện của nhau. KTTT là hình thức tổ chức

trong đó các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu,

lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để

phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia nhằm giải quyết có

hiệu quả hơn các vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống, góp phần phát triển

kinh tế, xã hội, xây dựng NTM. KTTT bổ sung những điểm yếu của kinh tế hộ

về quy mô vốn, khả năng giải quyết những vấn đề chung...

Trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân chưa phát triển

mạnh KTTT ở khu vực NT tỉnh Quảng Ngãi là do kinh tế hộ còn manh mún,

nhỏ bé, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Trong điều kiện đó, các hộ kinh tế

chưa có nhu cầu hợp tác để trở thành KTTT. Bởi vậy, để phát triển KTTT,

cần coi trọng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, chuyển mạnh việc sản xuất của

các hộ sang kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các hộ kinh tế ở

NT. Nhà nước phải luôn cam kết tôn trọng và bảo đảm lợi ích của kinh tế hộ,

kinh tế cá thể trong quá trình phát triển. Khuyến khích các hình thức liên kết,

Page 128: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

120

hợp tác giữa kinh tế hộ với KTTT trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện và

cùng có lợi giữa các bên tham gia. Thông qua những quan hệ liên kết và hợp

tác này, hộ gia đình có thể tìm thấy con đường phát triển tốt hơn, bền vững

hơn trước sức ép cạnh tranh thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế và tự do hóa thương mại.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế phải là tiêu chí quan trọng trong phát triển

KTTT ở NT

Mặc dù có các quan niệm khác nhau về tiêu chí đánh giá kết quả hoạt

động của KTTT, nhưng với tư cách là một pháp nhân, một tổ chức kinh tế

hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị KTTT dù là HTX hay Liên

hiệp HTX thì trước hết phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong

phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của mình theo quy

định của pháp luật. Những đơn vị KTTT hoạt động không hiệu quả sẽ không

có điều kiện để tồn tại và phát triển, đồng thời cũng không thể hỗ trợ tốt cho

các thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu mà họ đặt ra khi thành lập và

không thể có các tác động tích cực tới cộng đồng. Đạt hiệu quả kinh tế tuy

không phải là mục tiêu duy nhất trong phát triển KTTT, nhưng nó là tiêu chí

cần được đảm bảo. Tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM yêu cầu

phải có THT hoặc HTX hoạt động có hiệu quả. Một xã hay một huyện không

thể được công nhận đạt tiêu chuẩn NTM khi hoạt động kinh tế của THT hoặc

HTX không có hiệu quả. Thêm vào đó, hiệu quả còn là vấn đề về chính trị, xã

hội, tâm lý, niềm tin, là tiền đề của mọi sự phát triển. Hoạt động có hiệu quả

thì các THT và HTX mới có điều kiện để hỗ trợ các xã viên của mình.

Thứ tư, kiên quyết chuyển đổi các HTX kiểu cũ và phát triển các HTX

mới theo Luật HTX 2012 trên địa bàn NT

Hiện tại, cả số lượng, tỷ trọng và những đóng góp của KTTT so với các

thành phần kinh tế khác ở khu vực NT tỉnh Quảng Ngãi còn quá nhỏ bé trong

khi sự tham gia của xã viên mới chỉ mang tính hình thức, thiếu thực chất, vẫn

Page 129: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

121

chưa ra khỏi tư tưởng bao cấp, ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cơ

sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn của không ít HTX, nhất là các HTX nông

nghiệp chưa được chuyển đổi theo mô hình HTX kiểu mới, nên vẫn ở tình

trạng lãng phí. Vì vậy, trên quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về

KTTT, để phát huy hiệu quả các nguồn lực hiện có và mở rộng thu hút các

nguồn lực vào phát triển KTTT, cần thống nhất quan điểm kiên quyết chuyển

đổi các HTX kiểu cũ, khắc phục những yếu kém hiện tại của các HTX này và

phát triển các HTX mới theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn NT. Tại tỉnh

Quảng Ngãi, vấn đề này đang được đánh giá là chưa có sự thống nhất, thiếu

nhất quán trong một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên; việc đánh giá

KTTT chưa toàn diện, chỉ thấy những hạn chế, yếu kém và hiệu quả hoạt

động kinh tế thuần túy của HTX, để so với các đơn vị kinh tế khác mà buông

lỏng lãnh đạo, thiếu giải pháp phát triển, không xét đến vai trò hỗ trợ KTTT ở

một số địa bàn NT trong tỉnh [104].

Cần nhận thức rằng, về cơ bản các HTX phải chủ động vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò, phát huy nội lực của chính mình để phấn đấu, vượt khó khăn, thử thách, tập trung nguồn lực để củng cố, phát triển theo quy định của pháp luật, nhưng trong thời kỳ chuyển đổi và bước đầu thành lập mới, KTTT còn nhiều khó khăn thì sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. Việc hỗ trợ của Nhà nước phải nhằm vào củng cố các HTX hiện có cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, giải thể những HTX hoạt động quá yếu kém, tồn tại hình thức, đồng thời mở rộng phát triển KTTT với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực ở địa bàn NT trên cơ sở nhu cầu thực tế của người dân, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển KTTT trong ngành NN gắn với xây dựng NTM.

Quan điểm phát triển KTTT trong NN trong xây dựng NTM là: - Gắn phát triển KTTT với đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT. Việc phát

triển các HTX NN như một yếu tố, một điều kiện để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà CNH, HĐH NN, NT đặt ra. Cần lựa chọn mô hình KTTT phù hợp

Page 130: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

122

với điều kiện thực tế về lao động, đất đai, khí hậu của địa phương; phải xác định nội dung, bước đi cụ thể gắn chặt với các mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

- Phát triển nền NN ở trình độ cao là tiền đề hình thành các đơn vị

KTTT. Lịch sử phát triển KTTT trên thế giới cho thấy, khi nền NN trình độ

thấp thì nhu cầu hợp tác cũng chỉ ở trình độ giản đơn như đổi công, vần công.

Nhưng khi nền NN phát triển ở trình độ cao thì nhu cầu hợp tác sẽ mạnh hơn,

sẽ diễn ra ở nhiều khâu trong chu trình sản xuất. Việc phát triển kết cấu hạ

tầng ở NT để thực hiện tiêu chí NTM cũng có tác động tích cực thúc đẩy phát

triển KTTT ở NT.

- Phát triển KTTT trong NN phải trên cơ sở sự phù hợp. Khi trình độ

phát triển kinh tế NN chưa cao thì có thể lựa chọn một vài khâu chính mà

những khâu này các đơn vị KTTT sẽ làm tốt hơn kinh tế hộ, kinh tế cá thể,

tiểu chủ. Trên cơ sở những khâu chính, cùng với sự phát triển lực lượng sản

xuất ở NT, hình thức KTTT từng bước mở rộng lĩnh vực hoạt động. Tuy vậy,

việc lựa chọn đó phải được tiến hành trên cơ sở phân tích, đánh giá những

điều kiện thực tế và khả năng hiện có của THT, HTX về vốn, về tổ chức bộ

máy, cán bộ..., trong đó cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết

định đến hiệu quả hoạt động của KTTT.

- Trong điều kiện NT tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, việc phát triển các

HTX có thể tập trung làm tốt các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động

sản xuất kinh doanh của các thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản

xuất kinh doanh tổng hợp. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các

HTX và giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khi

các HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp

HTX hoặc liên hiệp HTX.

Thứ năm, phát triển KTTT phải đảm bảo tính vững chắc, hướng đến

những kết quả thiết thực gắn với các tiêu chí NTM

Trên quan điểm phát triển KTTT phải được đặt trong tổng thể phát triển

Page 131: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

123

kinh tế, xã hội mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi địa phương, trong giai đoạn đến

năm 2020 và tầm nhìn xa hơn phải được gắn với thực hiện các tiêu chí quốc gia

NTM trên địa bàn. Ở những nơi chưa hội tụ đủ những điều kiện cần thiết thì

không nên phát triển mô hình này một cách gượng ép, duy ý chí hoặc vì thành tích

hay chỉ tiêu. Cần hành động dựa trên cơ sở nhận thức rõ KTTT vừa là sản phẩm,

vừa là tác nhân thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, xây dựng NTM, sự tồn tại và

phát triển của KTTT là cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực NT.

Thực tế quá trình phát triển KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi cũng như cả

nước thời gian qua cho thấy, nếu chỉ duy ý chí, nếu chỉ áp đặt theo mệnh lệnh,

theo phong trào... thì tất yếu sẽ dẫn đến không thành công. Phát triển các hình

thức KTTT là cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Đây là một quá trình lâu

dài, trong đó trình độ phát triển các quan hệ kinh tế thị trường là tiền đề và cơ

sở để phát triển KTTT với các hình thức tương ứng. Do vậy, để thúc đẩy sự

hình thành và phát triển các hình thức KTTT, phải thúc đẩy phát triển kinh tế

kinh tế thị trường trong các ngành và lĩnh vực. Bên cạnh đó, các hình thức

KTTT phải được xây dựng trên quan điểm chủ động, thiết thực, vì sự phát

triển của sản xuất, nắm bắt nhu cầu hợp tác kinh tế của người dân, từ thấp đến

cao, đa dạng về nội dung và hình thức, nhiều cấp độ theo phương châm trình

độ phát triển kinh tế thị trường ở từng địa bàn cụ thể tới đâu thì mô hình tổ

chức KTTT tương ứng tới đó, coi phát triển các hình thức KTTT là một nội

dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở NT cũng như

trong Chương trình xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, cũng không đặt chỉ tiêu phát triển số lượng HTX mà phải

coi trọng chất lượng, không nóng vội, gò ép, khiên cưỡng trong phát triển

KTTT. Phải trên quan điểm Nhà nước tạo môi trường về thể chế, kinh tế, tâm

lý - xã hội... thuận lợi và hỗ trợ để các hình thức KTTT tự thân phát triển dưới

các hình thức thích hợp (có thể hợp tác ở một khâu, hay hợp tác nhiều khâu;

có hợp tác vừa góp vốn vừa góp sức, hoặc chỉ góp vốn; có hợp tác sản xuất

Page 132: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

124

tập trung, hoặc hợp tác chỉ làm dịch vụ cho sản xuất của xã viên; có hợp tác

với sự tham gia của các thể nhân, có hợp tác với sự tham gia của cả thể nhân

và pháp nhân; có hợp tác trên phạm vi địa bàn hẹp hoặc không giới hạn địa

bàn hoạt động; hợp tác với các quy mô to, nhỏ khác nhau tùy điều kiện ở từng

địa bàn cụ thể và giai đoạn phát triển cụ thể). Việc lựa chọn quy mô và mô

hình KTTT phải trên cơ sở tôn trọng quyết định của các thành viên tham gia

tổ chức KTTT đó, Nhà nước không áp đặt.

Cần nhận thức rằng, phát triển KTTT là một tất yếu khách quan, là chủ

trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, do đó cần có sự vào cuộc của cả

hệ thống chính trị và sự đồng thuận tham gia của người dân, cần tránh sự áp đặt,

duy ý chí, mặt khác cũng tránh buông lỏng lãnh đạo của Đảng và quản lý của

chính quyền các cấp. Vừa tập trung vào những khâu đột phá để tạo tăng trưởng

nhanh cho tỉnh đồng thời vừa chú trọng việc an sinh xã hội, phát triển bền vững.

Phát triển HTX nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của kinh tế hộ

trong nền sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng

NTM. Gắn phát triển KTTT với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương của Đảng: kinh tế nhà nước cùng

với KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

4.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 và thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh về nội dung KTTT, phấn đấu đến năm 2020 có 75% HTX đạt loại khá trở lên và cơ bản không còn HTX yếu kém, việc phát triển KTTT trên địa bàn NT tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện theo phương hướng chủ yếu như sau:

- Về chỉ tiêu, phát huy những thành quả đã đạt được, phấn đấu thực hiện thành công các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT. Phấn đầu đến năm 2020 quy mô KTTT ở khu vực NT tỉnh Quảng Ngãi đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:

Page 133: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

125

Bảng 4.1: Hướng phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ngãi

giai đoạn 2016-2020 [104]

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2016 2017 2018 2019 2020

Mục tiêu 2016-2020

1 Tổng số HTX HTX 205 206 207 208 210 2 Số HTX thành lập mới HTX 4 4 5 5 5 23 3 Số HTX giải thể HTX 4 4 4 3 2 17

4 Số HTX chuyển đổi theo Luật HTX 2012

HTX 205 206 207 208 210

5 Tổng số thành viên HTX 1000 người

350 360 370 380 390

6 Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Người 2350 2370 2420 2450 2480

7 Lãi bình quân 1 HTX Tr.đồng/

năm 75,6 78,9 81,0 85,0 90,0

+ Toàn tỉnh có 210 HTX, trong đó thành lập mới 23 HTX, giải thể 17

HTX; số lượng HTX thành lập mới bình quân 4-5 HTX/năm

+ 100% HTX được tổ chức hoạt động theo Luật HTX 2012.

+ Có 65% HTX đạt loại khá, giỏi trở lên; dưới 10% HTX yếu kém.

+ Có 80% số HTX hoạt động hiệu quả theo tiêu chí số 13 của Bộ tiêu

chí Quốc gia về NTM.

+ Tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT bình quân hàng năm đạt trên 6%.

+ Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong

HTX 23 triệu đồng/năm, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015.

+ Doanh thu bình quân của HTX 1.4 tỷ đồng/năm tăng gấp 2,3 lần so

với năm 2015.

+ Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ sơ cấp, trung cấp 75%; tỷ lệ cán bộ đạt trình

độ cao đẳng, đại học 15% và không còn cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn

nghiệp vụ (con số hiện này là 58,0%) [104].

Page 134: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

126

- Tiếp tục đưa KTTT, nòng cốt là HTX thực sự là thành phần kinh tế

quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng

vững chắc của kinh tế quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở

NT và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện có

hiệu quả Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các

HTX, THT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi định hướng đến năm 2020. Phát

triển KTTT gắn liền với tái cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH

NN, NT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. KTTT phải vươn lên là những đơn vị

kinh tế đi đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM của tỉnh.

- Phát triển KTTT nhằm hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển, tăng giá

trị sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Tập trung tổ chức lại hoạt động của các HTX và

THT theo quy trình, quy định của Luật HTX 2012. Đối với các HTX đã được

tổ chức lại, cần rà soát lại ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh, bổ sung ngành

nghề thật phù hợp với khả năng HTX và nhu cầu thị trường. Hạn chế thấp nhất

HTX không hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy định kéo dài. Đối với

các HTX NN quy mô thôn và liên thôn, cần tổ chức hợp nhất theo chủ trương

của tỉnh và tổ chức hoạt động theo đúng bản chất, nguyên tắc của HTX NN

kiểu mới. Đối với các HTX NN qui mô xã và chuyên ngành chưa tổ chức lại

theo Luật HTX 2012, cần có phương án tổ chức giải quyết dứt điểm, nếu HTX

nào không tổ chức lại được và các HTX đã ngừng hoạt động thì cương quyết

giải thể theo pháp luật. Chuyển đổi, khuyến khích thành lập mới HTX, liên

hiệp HTX trên các lĩnh vực môi trường, chợ, dịch vụ, khai thác hải sản xa bờ,

lâm nghiệp, chuyên canh; phát triển các HTX trên địa bàn, nhất là phát triển

các HTX tại các khu kinh tế, vùng lân cận khu công nghiệp của tỉnh; phát triển

các HTX vùng trung du, miền núi theo kế hoạch phát triển KTTT 5 năm 2016-

2020 của UBND tỉnh tại Báo cáo số 133/BC-UBND ngày 1/7/2015.

- Đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất của KTTT và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh,

Page 135: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

127

tham gia chuỗi giá trị và thương hiệu nông sản, giữ vững thị trường nội địa và

hội nhập quốc tế có hiệu quả. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của

HTX, liên hiệp HTX, THT, tăng quy mô việc làm, nâng cao hiệu quả đóng

góp của KTTT vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo một cách bền

vững; nâng cao vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế, góp phần phát triển

kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, ổn định chính trị - xã hội,

bảo đảm an sinh xã hội nhằm thực hiện các tiêu chí quốc gia về NTM. 4.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN TỚI

4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới

Nhận thức là sự hiểu biết của con người đối với hiện thực khách quan, là

quá trình kiến tạo tri thức trong đầu óc con người về hiện thực khách quan. Bản

chất nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo

thế giới khách quan vào óc người trên cơ sở thực tiễn. Do bản chất của quá

trình nhận thức là mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nên hoạt động nhân

thức bao giờ cũng có mục đích, thậm chí còn phản ánh sự vượt trước thông qua

hoạt động thực tiễn. Điều này được thể hiện rõ nhất trong nhận thức lý luận.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, nhận thức lý luận có vai trò đặc biệt, nó là

“kim chỉ Nam” cho hoạt động thực tiễn của con người.

Việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta là một chủ

trương, đường lối của Đảng, đã và đang được Nhà nước tiến hành triển khai

thực hiện là hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ phù hợp với xu hướng phát

triển tất yếu lịch sử, mà còn là yêu cầu để định hướng xã hội chủ nghĩa nền

kinh tế thị trường mà nước ta đã lựa chọn. Tính ưu việt của KTTT so với kinh

tế cá thể trên thực tiễn đã được nhiều quốc gia, nhất là các nước có nền kinh

tế phát triển khẳng định. Quyết định của Đảng và Nhà nước về phát triển

KTTT trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là một quyết tâm chính

Page 136: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

128

trị, nó phản ánh kết quả của tư duy lý luận về phát triển nền kinh tế thị trường

đầy đủ, hiện đại đã được các nhà khoa học phát hiện và đã được thực tiễn

kiểm định từ những năm cuối thế kỷ XVIII ở các nước đi trước và đã diễn ra

ở Việt Nam từ những năm 1960 lại đây. Những giá trị đích thực được tạo ra

bởi quá trình phát triển KTTT là bằng chứng về sự sáng tạo của con người

trong tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên, do nhiều nhân tố mà nhận thức, tư duy về phát triển KTTT

nói chung, trong xây dựng NTM nói riêng của không ít cán bộ và người dân

nước ta còn rất hạn chế, không được đẩy đủ, chưa ra khỏi tâm lý mặc cảm với

mô hình KTTT kiểu cũ trong quá trình phát triển mô hình KTTT kiểu mới...

Trong thời gian tới, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, sự cần

thiết và nội dung phát triển KTTT cho cán bộ và người dân phải được đặt lên

hàng đầu. Phải làm cho họ hiểu rõ và đúng quan điểm, đường lối, chủ trương

của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển KTTT trong xây dựng NTM

để có sự hưởng ứng tích cực và để tìm tòi các giải pháp, tạo động lực phát triển.

Nội dung của giải pháp này là:

- Nâng cao nhận thức của người dân trong toàn xã hội nói chung, trong

NT nói riêng và cán bộ các cấp, các ngành về vị trí và tầm quan trọng của KTTT

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trong NT. Phải

nhận thức được rằng KTTT không phải là hình thức kinh tế được xây dựng bởi ý

muốn chủ quan duy ý chí của bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức nào. Mà đây

là một xu thế phát triển tất yếu. Xu thế này đã và đang ngày càng mở rộng, trở

thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. KTTT không chỉ là kết quả tất yếu bởi

sự phản ứng của những người sản xuất, kinh doanh cá thể, các hộ gia đình với

sức ép của các công ty lớn trong nền kinh tế thị trường để duy trì hoạt động và

làm tăng thu nhập của các thành viên tham gia, mà còn là cơ chế để tập trung các

nguồn lực, trước hết là vốn để giải quyết được những đầu tư lớn hơn so với kinh

tế cá thể làm tăng hiệu quả hoạt động của các thành viên tham gia. Phải làm cho

Page 137: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

129

đông đảo người dân nhận thức được rằng, sự tồn tại và phát triển KTTT không

chỉ đơn thuần vì mục tiêu kinh tế, mà nó còn là một hình thức tổ chức xã hội

mang tính dân chủ, trong đó các thành viên đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm

tới nhau, gắn bó với nhau trong mối quan hệ “tình làng, nghĩa xóm”, hướng đến

tính nhân văn - một tiêu thức cần có trong xây dựng NTM ở nước ta không chỉ

trong giai đoạn hiện nay mà còn cả về phát triển lâu dài.

- Phải nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ ở NT về vai trò của

KTTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là những năm gần đây nước ta liên

tục tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối

tác đa phương, khu vực và song phương. Trong bối cảnh này, các ngành kinh

tế ở NT sẽ có nhiều cơ hội để phát huy lợi thế, tranh thủ nguồn lực để mở

rộng giới hạn khả năng sản xuất tăng thêm thu nhập. Nhưng, nó cũng tạo ra

những thách thức và áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với sản phẩm mà

còn đối với các chủ thể kinh tế trong nước và cả nền kinh tế quốc gia trước sự

hiện diện của các sản phẩm và chủ thể nước ngoài. Một trong những giải pháp

phổ biến hiện nay để vượt qua những thách thức, áp lực này, để vươn lên là sự

liên kết giữa các chủ kinh tế trong nước tạo ra sức mạnh kinh tế dân tộc.

KTTT tất yếu phải là một giải pháp được lựa chọn. Nếu các chủ thể không

tham gia hình thức kinh tế này mà chỉ làm ăn riêng lẻ thì rất khó có thể đứng

vững và phát triển trong cạnh tranh. Cũng cần làm cho người dân nông thôn

nhận thức rằng, bên cạnh sự cần thiết phải hợp tác giữa các cá thể với nhau

trong KTTT, mà cần thiết phải tính đến hợp tác, liên kết giữa các đơn vị

KTTT, giữa đơn vị KTTT với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế. Đây

là con đường làm tăng sức mạnh của mỗi thành viên để vươn lên trong hội

nhập quốc tế và tự do hóa thương mại.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về xây dựng mô hình HTX, liên hiệp

HTX kiểu mới trong NT. Đây là hai mô hình được Đảng và Nhà nước quan

tâm phát triển và đã được ghi trong Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của

Page 138: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

130

Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX [85].

Các cơ quan chức năng của Nhà nước có nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên

truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các văn bản pháp luật về HTX, liên

hiệp HTX, chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình

HTX, liên hiệp HTX hoạt động có hiệu quả ở khu vực NT. Trên cơ sở các tài

liệu và nội dung tuyên truyền, tập huấn của Trung ương, các ngành chức năng

của tỉnh Quảng Ngãi cần đầu tư công sức để vận dụng vào địa phương thuộc

phạm vi của mình, lựa chọn thí điểm để nhân rộng mô hình HTX NN kiểu

mới trên địa bàn NT; phổ biến, xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX, liên

hiệp HTX hoạt động có hiệu quả. Phải sử dụng các phương tiện thông tin đại

chúng, trước hết là đài truyền hình, đài phát thanh các cấp tỉnh, huyện và đài

truyền thanh xã để phổ biến, tuyên truyền về Luật HTX và những yêu cấu xây

dựng NTM với nhiều hình thức. Xây dựng Chương trình phát sóng trên đài

phát thanh truyền hình tỉnh: hàng tháng có ít nhất 01 lần phát sóng trên đài

truyền hình để phổ biến Luật và các chính sách liên quan đến phát triển KTTT

gắn với xây dựng NTM. Ở các đài cơ sở, hàng tháng phải có từ 1 - 2 buổi phát

thanh tuyên truyền về Luật HTX năm 2012 và các chủ trương, chính sách mới

của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT trong xây dựng NTM.

- Nghiên cứu để xây dựng và thực thi Chương trình bồi dưỡng kiến

thức và kỹ năng phát triển KTTT trong xây dựng NTM cho cán bộ các cấp,

ngành của tỉnh và đặc biệt là cán bộ xã/phường/thị trấn, cán bộ HTX, THT.

Thành lập và đưa vào hoạt động các tổ báo cáo viên có trình độ, năng lực và

tâm huyết với phong trào KTTT và xây dựng NTM. Đưa chương trình bồi

dưỡng kiến thức KTTT vào tất cả các địa bàn NT để cán bộ có được những

nhận thức đúng đắn để họ có thể phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

- Liên minh HTX cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan hữu quan

và các tổ chức đoàn thể ở NT áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền,

phổ biến đường lối, chính sách và pháp luật phát triển KTTT của Đảng và

Page 139: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

131

Nhà nước; phổ biến mô hình KTTT làm ăn có hiệu quả ở NT. Có thể tổ chức

các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tuyên truyền, tổ chức cuộc thi tìm

hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về KTTT, về Luật HTX và

các tiêu chí quốc gia về NTM. Cần thiết xây dựng những phóng sự, phim dài

tập, mở các chuyên mục về phát triển KTTT trên các phương tiện thông tin,

truyền thanh. Tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến, phát động phong trào

thi đua trong các HTX; tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giáo dục pháp

luật đối với cán bộ quản lý, thành viên HTX, THT... Phải đặt công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ về phát triển KTTT có sự

chỉ đạo, quản lý của chính quyền các cấp từ tỉnh xuống xã. Hàng năm, cần tổ

chức cho đại diện cán bộ HTX, thành viên tiêu biểu và đại diện lãnh đạo các

cấp Đảng, chính quyền và các tổ chức ở NT đi tham quan thực tế các mô hình

điển hình tiên tiến ở các địa phương khác kể cả ở các HTX tiên tiến trên thế

giới để học tập, rút kinh nghiệm. Đây là kênh tuyên truyền mang tính trực

quan và có hiệu quả cao nhất.

- Lồng ghép nội dung về KTTT vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ làm công tác đảng, chính quyền, các đoàn thể nhất là cán bộ chủ chốt ở

xã, phường, thị trấn.

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động về KTTT phải

được làm thường xuyên, sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức

kinh tế, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những cơ quan, đơn

vị, cán bộ, đảng viên có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển

khai các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT, các cán bộ, xã viên và

người lao động trong các THT, HTX. Công tác này cũng cần nhận được sự

quan tâm, tham gia của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc, các ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng. Bộ máy thực hiện

và kinh phí hoạt động cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho công tác

tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả. Trong tuyên truyền, cần làm rõ “Nhận

Page 140: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

132

thức về vị trí, vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT” và

phải làm rõ: “Chính sách của Đảng và nhà nước về phát triẻn KTTT...về mô

hình HTX kiểu mới” mà Nghị quyết 13-NQ/TW, Kết luận số 56-KL/TW ngày

21/2/2013 của Bộ Chính trị và Công văn số 1647-CV/TU ngày 28/3/2013 của

tỉnh ủy Quảng Ngãi đã yêu cầu.

4.2.2. Giải pháp tạo điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết cho

phát triển kinh tế tập thể ở nông thôn

Về nguyên lý, KTTT là một quan hệ, một hình thức kinh tế chỉ được

hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường đã đạt tới

trình độ phát triển nhất định. Kinh nghiệm ở nhiều nước cũng như ở nước ta

đã cho thấy nơi nào có sự phát triển mạnh mẽ sức sản xuất xã hội và của các

quan hệ thị trường thì nơi đó nhu cầu làm ăn tập thể của người dân tăng lên và

mức độ hợp tác trong hoạt động kinh tế bền vững hơn. Bởi vậy, chúng ta

không thể thúc đẩy phát triển KTTT một cách tùy tiện, chủ quan duy ý chí

bằng mọi giá, mà nhất thiết phải tuân theo quy luật khách quan, phải dựa vào

trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường. Phải coi

đây là giải pháp có tính cơ bản, lâu dài không chỉ ở NT mà cả ở các thành thị

trong toàn tỉnh và trong cả nước.

Những giải pháp cần thiết là:

- Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất xã hội thông qua con đường

đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Mục tiêu của giải pháp này là tạo ra sức sản xuất mới thúc đẩy phân

công lao động xã hội không chỉ ở NT mà cả ở thành thị làm điều kiện tiền đề

cho phát triển KTTT. Nội dung của giải pháp là tập trung các nguồn lực để

đổi mới và nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ của các ngành, lĩnh vực

kinh tế đi liền với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và

hiệu quả. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, cần phải tính đến đặc điểm

của nước phát triển muộn về công nghiệp để khai thác triệt để “lợi thế của

Page 141: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

133

nước đi sau”. Trong vấn đề này, P.A.Samuelson - nhà kinh tế học nổi tiếng ở

Mỹ, có nêu chỉ dẫn rất quan trọng: “Các nước đang phát triển có một lợi thế

tiềm tàng. Họ có thể hy vọng có lợi qua việc dựa vào kỹ năng, kỹ thuật của

những nước tiến tiến hơn; họ không cần phải tìm ra Newton chưa đẻ để phát

hiện ra quy luật trọng trường; họ có thể đọc về quy luật đó ở bất cứ cuốn sách

vật lý nào; họ không cần phải trải qua những giai đoạn quanh co, chậm chạp

của cách mạng công nghiệp, họ có thể tìm thấy trong bất cứ cuốn liệt kê máy

móc nào những điều thần kỳ mà các nhà phát minh lớn xưa kia không hề mơ

tưởng” [66, tr. 586]. Bằng con đường này, chúng ta có thể rút ngắn đáng kể

thời gian để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh, cả ở thành thị và NT. Cần nhận thức rằng,

mỗi sự phát triển của các ngành kinh tế ở thành thị đều kéo theo và thúc đẩy

phát triển các ngành kinh tế ở NT. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo

hướng hợp lý, hiện đại và có hiệu quả, phải phát huy được điều kiện và lợi thế

mỗi vùng, mỗi địa phương trong tỉnh trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định.

Trong điều kiện hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT ở tỉnh Quảng

Ngãi không thể không tính đến yêu cầu tái cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển

mạnh sang phát triển chiều sâu, coi trọng chất lượng, hiệu quả và phát triển

bền vững; đồng thời phải tính đến tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất trong

tỉnh, trong nước, khu vực và toàn cầu đáp ứng yêu cầu tham gia có hiệu quả

trong các cam kết thương mại tự do của Việt Nam.

Trong khu vực NT, việc nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất còn

được thể hiện ở sư phát triển của các yếu tố cấu thành nó, trong đó phát triển

“điện, đường, trường, trạm” hay kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong các

chương trình mục tiêu xây dựng NTM cũng có vai trò rất quan trọng để thúc

đẩy phát triển KTTT.

Một trong những yêu cầu cấp thiết nhất để thúc đẩy phát triển lực lượng

Page 142: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

134

sản xuất, đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là phát triển

nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao và phát triển KH&CN, tạo

yếu tố nội sinh để phát triển.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước

Mục tiêu của giải pháp nhằm phát triển các quan hệ kinh tế dựa trên

nguyên tắc thị trường. Thông qua đó mà phát huy tính tự chủ, tính năng động

sáng tạo của các đơn vị kinh tế trong tìm kiếm lợi thế sản xuất kinh doanh để

tồn tại và phát triển, thúc đẩy cạnh tranh. Trên cơ sở đó mà các hộ kinh tế, các

chủ cá thể và các tác nhân kinh tế khác phải tìm đến con đường liên kết, hợp

tác với nhau làm ra đời và phát triển các hình thức KTTT.

Đối với tỉnh Quảng Ngãi cũng như cả nước hiện nay, thì nội dung của

giải pháp là thực hiện nhất quán, lâu dài phát triển kinh tế nhiều thành phần

trên quan điểm các thành phần kinh tế tuân theo pháp luật đều có vai trò quan

trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển

đồng bộ các loại thị trường, kể cả các thị trường yếu tố sản xuất và thị trường

hàng hóa, dịch vụ, tạo quan hệ giao lưu thông thoáng giữa các khu vực NT,

giữa NT và thành thị, giữa trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế, bảo

đảm tiện lợi cho các chủ kinh tế. Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, kiên quyết

chống và loại trừ các hình thức độc quyền, chống sản xuất hàng giả, gian lận

thương mại... bảo đảm cho các chủ kinh tế thực sự được công bằng trong hoạt

động kinh tế của mình. Yêu cầu cấp thiết hiện nay trong thực hiện giải pháp

này là môi trường kinh tế và pháp lý phải đồng bộ, thuận lợi và minh bạch.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm bên ngoài

Giải pháp này không chỉ nhằm thu hút thêm nguồn lực về vốn, công nghệ

sản xuất từ ngoài tỉnh, ngoài nước cho phát triển KTTT, mà còn nhằm tìm kiếm

lợi thế của các đơn vị KTTT tỉnh Quảng Ngãi tham gia vào tạo thương hiệu sản

phẩm, phát triển thị trường và tham gia chuỗi giá trị sản xuất quốc tế, thúc đẩy

tăng trưởng kinh, tăng thu nhập. Ở nước ta hiện nay đã xuất hiện các hình thức

Page 143: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

135

hợp tác, liên kết giữa THT, HTX ở NT trong nước với các doanh nghiệp, nhà

đầu tư nước ngoài để phát triển sản phẩm, phát triển thương hiệu và đã rất thành

công. Ví dụ, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bánh đa nem làng Chều, xã

Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với 52 hội viên đại diện cho trên 700

hộ, đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng

với công suất trên 70 tấn bánh đa nem/ngày, dán nhãn hiệu tập thể tên bao bì sản

phẩm của làng, được bảo hộ để tránh tình trạng làm giả, làm nhái. Sản phẩm

bánh đa nem làng Chều đã được nhà đầu tư nước ngoài bao tiêu và hiện đang có

mặt ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Australian... [43].

Đã có nhiều sản phẩm của THT, HTX được tôn vinh có thương hiệu

mang tầm quốc gia như: Gạo nếp cái hoa vàng Phì Điền của HTX lúa nếp hoa

vàng Phì Điền và Mỳ chũ Xuân Trường của HTX sản xuất và tiêu thụ Mỳ chũ

Xuân Trường (Bắc Giang), Bưởi da xanh của THT sản xuất Bưởi da xanh

Thành Phước (Bến Tre), Quả Thanh Long ruột đỏ của HTX Dịch vụ Thanh

long hữu cơ Phú Hội (Bình Thuận), Lợn nạc siêu sạch của HTX chăn nuôi

Dịch vụ Tổng hợp Hòa Mỹ (Hà Nội),... Trong giai đoạn tới, tỉnh Quảng Ngãi

cần tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của những đơn vị KTTT này

để thúc đẩy phát triển sức sản xuất của các THT và HTX trên địa bàn.

4.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Quản lý phát triển KTTT là việc Nhà nước sử dụng chức năng của

mình để tạo môi trường thể chế và điều chỉnh các hoạt động của các đơn vị

KTTT theo mục tiêu đã lựa chọn. Trước yêu cầu phát triển KTTT trong xây

dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới, việc hoàn thiện quản lý của Nhà

nước là rất cần thiết để bảo đảm quá trình phát triển đúng hướng, tránh lãng

phí và có hiệu quả. Nội dung của giải pháp là:

- Hoàn thiện công tác dự báo và quy hoạch phát triển KTTT ở NT.

Tổ chức điều tra khảo sát và rà soát định hướng phát triển của tất cả các

Page 144: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

136

cơ sở KTTT trên phạm vi toàn tỉnh để hướng đến xây dựng Đề án dành riêng

cho THT, HTX, liên hiệp HTX ở khu vực NT gắn với xây dựng NTM từ cấp

tỉnh đến cấp huyện. Đây là việc làm rất cần thiết để có căn cứ tập trung giải

pháp và nguồn lực phát triển. Nội dung của Đề án phải giải quyết được nhiều

vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong phát triển KTTT và đặc biệt phải giải quyết

dứt điểm các vấn đề tồn tại của những đơn vị/ cơ sở KTTT trong quá trình

chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới, hoạt động theo Luật HTX 2012.

Phải gắn nội dung và tiến trình thực hiện Đề án với Chương trình xây dựng

NTM và với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn phát

triển mô hình KTTT kiểu mới theo Luật HTX 2012.

Đến nay, việc phát triển KTTT đã được điểu chỉnh theo quy định mới

trong Luật HTX năm 2012 và đã có một số quy định về chế độ kiểm toán, kế

toán HTX, liên hiệp HTX, về tăng vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

để thực hiện bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với HTX, liên hiệp

HTX... từ Trung ương và đã bước đầu triển khai thực hiện ở các địa phương.

Tuy nhiên, khung pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển KTTT

chưa phù hợp và thiếu tính đồng bộ và nhận thức của các ban, ngành về

KTTT còn yếu kém, chính sách hỗ trợ chưa coi trọng.

Trong giai đoạn tới, các cấp ban, ngành của tỉnh và huyện có liên quan

cần rà soát để điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành liên quan đến tổ

chức và hoạt động của KTTT cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp

luật mới của Nhà nước đồng thời chú ý sự phù hợp với điều kiện thực tế của

địa phương; tiến hành phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi để cán bộ

và người dân hiểu và thực hiện.

Nghiên cứu để đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các mô hình

HTX, THT kiểu mới hoạt động gắn với các chuỗi giá trị nông sản an toàn và

có chất lượng cao, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh

Page 145: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

137

nghiệp với nông dân thông qua HTX, THT và xây dựng cánh đồng lớn, đặc

biệt ở các địa phương, vùng, miền NN hàng hóa phát triển để tiến tới ban

hành chính sách thúc đẩy phát triển...

- Nâng cao vai trò của của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển KTTT

Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đổi mới

về tổ chức và hoạt động đã thể hiện rõ vai trò là tổ chức kinh tế - xã hội, có

chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các THT, HTX và

thành viên; tuyên truyền, vận động phát triển KTTT; hỗ trợ tư vấn, cung cấp

dịch vụ cho THT, HTX và thành viên; tham gia xây dựng chính sách, pháp

luật có liên quan đến KTTT; đại diện cho các đơn vị KTTT trong quan hệ

phối hợp hoạt động, vận động, hướng dẫn các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các

cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, các cá nhân phát triển KTTT trên

nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, góp phần

thúc đẩy phát triển KTTT.

Tuy nhiên, hoạt động của Liên minh HTX tỉnh vẫn bộc lộ những khó

khăn, hạn chế cần được khắc phục. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ chưa

đáp ứng được đòi hỏi bức xúc hiện nay của KTTT nói chung và ở NT nói

riêng, nhất là hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường, tổ chức tiêu thụ sản phẩm,

KH&CN, các dịch vụ tư vấn pháp lý, kế toán kiểm toán...

Để thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn

tới đạt mục tiêu đề ra, cần củng cố và nâng cao vai trò của Liên minh HTX

tỉnh bằng những giải pháp:

Tập trung củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên

minh HTX tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới lề lối làm việc

phù hợp với yêu cầu, tính chất của tổ chức Liên minh HTX giai đoạn mới.

Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và hỗ trợ HTX và các

thành viên, đảm bảo năng lực để làm tròn vai trò của tổ chức đại diện và bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các HTX và các tổ chức thành viên.

Page 146: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

138

Nâng cao năng lực và tính chủ động làm tốt công tác tham mưu cho

Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện Nghị

quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh để nâng cao nhận thức

của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng thời tăng cường sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ

chức, đoàn thể nhân dân về củng cố, vận động phát triển KTTT gắn với xây

dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các tổ

chức tài trợ trong và ngoài nước để hỗ trợ ngày càng nhiều cho các thành

viên; tăng cường sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với các HTX, doanh nghiệp

thành viên; đẩy mạnh công tác thông tin hai chiều giữa Liên minh HTX tỉnh

với các thành viên. Phát huy vai trò tổ chức dịch vụ công để nhằm đẩy mạnh

hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho HTX và dạy nghề cho xã

viên; cung cấp thông tin thị trường và các hoạt động hỗ trợ tiếp thị cho các

HTX và các thành viên; tư vấn pháp luật và các dịch vụ hỗ trợ khác (tín dụng,

tư vấn KH&CN, thị trường…).

- Hoàn thiện công tác tổ chức

Để thực hiện nội dung này, các cấp chính quyền phải giao nhiệm vụ cụ

thể về hành chính công cho các cơ quan, ban ngành có liên quan đến KTTT từ

tỉnh xuống huyện, xã. Thực tế thời gian qua, các sở, ngành liên quan, UBND

các huyện tuy có cán bộ theo dõi KTTT, nhưng phần nhiều là kiêm nhiệm,

nên việc tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước về KTTT chưa kịp thời,

chưa quan tâm lồng ghép các Chương trình, mục tiêu nhất là khi đã có

Chương trình xây dựng NTM với củng cố và phát triển KTTT. Để khắc phục

tình trạng này, trong giai đoạn tới, cần bố trí cán bộ chuyên trách thật sự có

năng lực chuyên môn, kỹ thuật và năng lực quản lý về KTTT để làm tốt chức

năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các THT, HTX, liên hiệp HTX ở

NT. Phải tăng cường trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền,

Page 147: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

139

cán bộ trong chỉ đạo, tổ chức công tác phát triển KTTT trong xây dựng NTM.

Thực tế cho thấy, địa phương nào, cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tổ chức bố trí cán bộ, hỗ trợ cho

KTTT, thì nơi đó phong trào KTTT phát triển bền vững hơn.

4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh tế tập

thể ở nông thôn

Hiệu quả hoạt động của đơn vị KTTT là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá

năng lực nội sinh của hình thức kinh tế này, đồng thời nó cũng là một tiêu

thức để xác định có nên phát triển đơn vị KTTT đó hay không. Thực tế đã

chứng minh, một đơn vị KTTT hoạt động càng có hiệu quả thì càng có điều

kiện đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Giải pháp tổng thể cần được quan tâm ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là

tập trung thực hiện Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của

UBND tỉnh về phê duyệt Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động của các tổ chức HTX định hướng đến năm 2020 và các giải pháp được

đề xuất trong Báo cáo số 13/BC-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh về

tình hình phát triển KTTT giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển KTTT

5 năm 2016-2020 vận dụng vào phát triển KTTT ở khu vực NT.

Trong giai đoạn tới, cần:

- Tuân thủ và bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT

đã được ban hành trong Luật HTX năm 2012 (Các nguyên tắc này đã được

nêu ở 2.1.2.1) trong toàn bộ quá trình phát triển [64].

- Củng cố các HTX hiện có trên cơ sở Luật HTX năm 2012. Xác định

lại tư cách thành viên trong HTX, xoá bỏ tình trạng xã viên HTX kiểu cũ khi

chuyển đổi đương nhiên là xã viên HTX mới hoặc con trong gia đình tách hộ

cũng đương nhiên là xã viên HTX kiểu mới. Thành viên phải thực hiện đầy

đủ các nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định điều lệ HTX. Tập trung giải quyết

những tồn tại kéo dài của HTX như đất đai, nợ tồn đọng. Kiên quyết thu hồi

Page 148: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

140

các khoản nợ của HTX kể cả những khoản xã viên đã nợ HTX từ trước khi

chuyển đổi. Có phương án giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng kéo dài

và nợ khó đòi. Kiên quyết giải thể những HTX không thể củng cố được. Hợp

nhất, sáp nhập các HTX nông nghiệp với quy mô phù hợp.

- Tạo thuận lợi để thành lập mới HTX ở một số lĩnh vực, như quỹ tín

dụng nhân dân ở nơi chưa có hoặc thiếu nhưng có nhu cầu trên nguyên tắc

bảo đảm an toàn, hiệu quả; thành lập mới các HTX ở các khu kinh tế, khu

công nghiệp góp phần giải quyết lao động mất việc làm do phải nhường đất

cho khu kinh tế, khu công nghiệp; phát triển HTX ở một số lĩnh vực như chợ,

môi trường, dịch vụ tổng hợp, lâm nghiệp, ở các huyện miền núi và huyện Lý

Sơn; phát triển các HTX đánh bắt hải sản xa bờ theo Đề án của tỉnh. Đa dạng

hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX theo hướng chuyển mạnh

sang mô hình kinh doanh tổng hợp đa ngành và dịch vụ tổng hợp gắn với địa

bàn NT. Xây dựng mô hình HTX tiên tiến để phổ biến, nhân rộng.

- Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh của

ban quản trị và người quản lý THT, HTX. Kích thích việc nâng cao năng lực

không chỉ về chuyên môn mà còn cả về tâm lực, có tâm huyết, gắn bó với

KTTT của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt quản lý HTX. Đồng thời,

quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề cho thành viên

giúp họ nắm được kiến thức, quy trình làm ra những sản phẩm mới theo nhu

cầu của thị trường. Kích thích cạnh tranh trong cơ chế thị trường để các THT,

HTX tự vươn lên, có đóng góp tác động tích cực đối với phát triển của kinh tế

hộ thành viên và xây dựng NTM. Thực tế cho thấy nơi nào các THT và HTX

chủ động vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò, phát huy được nội lực của chính

mình, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập trung được nguồn lực và năng động

trong tổ chức quản lý lựa chọn và quyết định việc sản xuất kinh doanh, thì nơi

đó phong trào KTTT phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn.

Page 149: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

141

4.2.5. Giải pháp hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trong xây

dựng nông thôn mới Như 2.2.3 đã xác định sự hỗ trợ không phải là yếu tố nội sinh quyết

định sự phát triển của KTTT, nhưng nó là tiền đề quan trọng, có thể tạo “cú

huých” để phá vỡ sự trì trệ, khơi dậy động lực tự vươn lên, thúc đẩy phát

triển. Điều 6 Luật HTX 2012 quy định 12 nhóm chính sách hỗ trợ đối với

KTTT cụ thể là đối với HTX, liên hiệp HTX: hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực; về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứg dụng KH, kỹ

thuật và CN mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; hỗ trợ tạo điều

kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã

hội và hỗ trợ thành lập mới HTX, liên hiệp HTX. Bên cạnh đó, Nhà nước còn

áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác

theo quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp

HTX theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Ngoài ra, còn có chính

sách ưu đãi riêng đối với các HTX hoạt động trong khu vực NT về đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động theo

quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng, về vốn, giống khi gặp

khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; ưu đãi trong chế biến sản phẩm. Theo đó,

Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ

phát triển của KTTT trong Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013.

Trong giai đoạn tới, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các

chính sách hỗ trợ, ưu đãi KTTT do Trung ương ban hành, tỉnh Quảng Ngãi

cần có các giải pháp chi tiết, cụ thể về hỗ trợ và ưu đãi phát triển KTTT trong

xây dựng NTM phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hiện có của địa

phương. Cần tập trung vào:

- Hỗ trợ về tài chính, tín dụng

Mục tiêu của hỗ trợ là tạo nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của các

đơn vị KTTT. Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, cần thành lập Quỹ hỗ trợ

Page 150: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

142

phát triển HTX của tỉnh có sự quản lý, tư vấn của Liên minh HTX tỉnh để kịp

thời trợ giúp HTX và các thành viên HTX có vốn để hoạt động và phát triển

sản xuất, kinh doanh như để mua giống, vật tư và các yếu tố sản xuất khác

cũng như để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra, nhất là trong sản xuất của

HTX nông nghiệp do tác động bởi thiên tai, dịch bệnh. Nghiên cứu để phát

triển Quỹ hoạt động không vì lợi nhuận theo nguyên tắc hoạt động bảo toàn

vốn và bù đắp chi phí quản lý để hỗ trợ phát triển KTTT. Nguồn quỹ này hiện

mới được UBND tỉnh quan tâm giải quyết, cần được phát huy trong thời gian

tới. Tất nhiên, để có được hỗ trợ từ nguồn quỹ này, các đơn vị KTTT phải có

dự án, phương án đầu tư khả thi được ngân hàng chấp thuận cho vay. Mức hỗ

trợ cụ thể của Quỹ này đối với các đơn vị KTTT cũng phải được quy định vừa

nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho HTX có vốn hoạt động vừa để bảo toàn, tránh

rủi ro và duy trì lâu dài nguồn vốn.

- Hỗ trợ về đầu tư

Mục tiêu của hỗ trợ là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm thiểu

đầu tư từ nguồn vốn của đơn vị KTTT, qua đó tăng hiệu quả hoạt động của

đơn vị. Theo mục tiêu này, ngân sách của tỉnh hỗ trợ những HTX có đầu tư cơ

giới hóa vào nông nghiệp như máy làm đất, máy thu hoạch, hệ thống sấy, bảo

quản sản phẩm và các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Hỗ

trợ những dự án trang bị phương tiện, công cụ lao động của HTX tiếp nhận

giải quyết việc làm cho những người lao động ở các khu kinh tế, khu công

nghiệp, đô thị mới do nhường đất sản xuất, những HTX tiếp nhận, giải quyết

việc làm cho người khuyết tật. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời gian hỗ

trợ phải được cụ thể, đúng chính sách, công khai, minh bạch, tránh tràn lan

trên quan điểm tạo “cú huých”, khơi dậy ý thức tự lực vươn lên của HTX và

xã viên, không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

- Hỗ trợ về KH, CN, khuyến công - nông - thương và chương trình hỗ

trợ phát triển KTTT

Mục tiêu của hỗ trợ là làm tăng tiềm lực và sức cạnh tranh của đơn vị

Page 151: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

143

KTTT. Theo mục tiêu này, hằng năm, cần dành một nguồn kinh phí cần thiết

từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị KTTT trong việc ứng dụng

tiến bộ kỹ thuật, CN mới nhất là CN sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, chế

biến, bảo quản nông thủy sản sau thu hoạch phục vụ phát triển sản xuất; ứng

dụng CN thông tin; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm;

học tập thực tế các mô hình quản lý, mô hình làm ăn có hiệu quả; hỗ trợ để

HTX có điều kiện tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm thị trường, quảng bá

thương hiệu. Hỗ trợ đối với các HTX được thành lập theo Đề án xây dựng và

phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ

trợ, thời gian hỗ trợ phải căn cứ vào nhu cầu khả thi và điều kiện hiện có của

chính quyền các cấp.

- Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Nhà nước hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX tham gia các triển lãm trong và

ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho hình thức KTTT;

xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai

cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX, liên

hiệp HTX; hỗ trợ về thông tin thị trường và công tác tiếp thị.

- Hỗ trợ về phát triển đội ngũ cán bộ và thu hút nguồn nhân lực

Mục tiêu là nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật

để có thêm nội lực phát triển đơn vị KTTT. Trên cơ sở quy chuẩn các chức

danh quản lý đơn vị KTTT như hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm

soát, kế toán để Nhà nước hỗ trợ về đào tạo. Cần thiết, Nhà nước có thể tăng

cường cán bộ quản lý, kỹ thuật viên chức có thời hạn về làm việc tại HTX. Hỗ

trợ HTX trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với ngành nghề

và cần thiết để họ trở về làm việc và gắn bó lâu dài với HTX. Đối tượng hỗ

trợ và mức hỗ trợ cụ thể phải theo quy định và nguồn lực có thể bảo đảm của

chính quyền nhà nước các cấp trên quan điểm tạo động lực để thu hút và phát

triển nhân lực tại các đơn vị KTTT ở NT.

- Ưu tiên hỗ trợ đối với những đơn vị KTTT thực hiện các dự án sản

Page 152: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

144

xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng góp trực tiếp vào xây dựng NTM

Đối với các đơn vị KTTT có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các

chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng

kết cấu hạ tầng trên địa bàn NT và quản lý các công trình sau khi hoàn thành,

kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công

nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; các dự án, chương trình phát triển kinh

tế - xã hội khác ở NT phù hợp với khả năng của mình thì cần được xem xét hỗ

trợ. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương và các HTX thực hiện các dự án sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần phát triển các thương hiệu nông sản, thực

phẩm mang tính đặc thù của tỉnh như sản xuất hành, tỏi ở huyện Lý Sơn; sản

phẩm từ cây quế ở huyện Trà Bồng; cá bống sông Trà; đường, kẹo đặc sản...

Nội dung và mức hỗ trợ được quy định dựa vào quy hoạch phát triển và ngân

sách thực tế của tỉnh, huyện.

Ngoài ra, chính quyền các cấp cần có những hỗ trợ để cơ cấu lại HTX

theo mô hình mới như tuyên truyền, kiểm kê, quyết toán, đại hội thành viên, xây

dựng các phương án và các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động giải thể,

hợp nhất hoặc sáp nhập HTX.

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hợp tác quốc tế về

KTTT, chủ động tìm kiếm đối tác, các tổ chức tài trợ nước ngoài để hỗ trợ

KTTT trong quá trình đổi mới, củng cổ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, có hiệu quả của các tổ chức đại

điện HTX của một số nước trên thế giới để tìm nguồn tài trợ kể cả tài trợ về tổ

chức, quản lý cho quá trình phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng

Ngãi giai đoạn tới. Phải coi sự hỗ trợ, giúp đỡ quốc tế có tầm quan trọng cho

việc phát triển nhanh và thực hiện các bước phát triển rút ngắn.

- Chính sách ưu đãi đất đai Ưu đãi về đất đai đối với KTTT hoạt động trong lĩnh vực NN là rất

quan trọng, có tác động lớn đến sự phát triển của các THT, HTX với thành

viên là nông dân, góp phần nâng cao đời sống cho thành viên, đặc biệt là ở

Page 153: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

145

khu vực NT. Bởi vậy, cuối năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất

chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động trong lĩnh vực NN của

HTX, liên hiệp HTX. Chính sách ưu đãi được cụ thể: miễn tiền sử dụng đất

hoặc tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự

án xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng

đồng thành viên KTTT nếu dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Miễn nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi thực hiện dự án đầu tư nhằm

phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX, liên

hiệp HTX đối với dự án nằm trong quy hoạch. Áp dụng mức giá thấp nhất của

loại đất tương ứng trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương quy định đối với dự án ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư nếu

thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước. HTX, liên hiệp HTX được nhà nước

hỗ trợ tối đa 80% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo mức giá quy định của nhà

nước đối với dự án ưu đãi hoặc khuyến khích đầu tư. Thiết nghĩ, đây là một

giải pháp rất cần được tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu, áp dụng nhằm hỗ trợ các

THT và HTX khi các nguồn lực sản xuất của họ trong NN và NT ở một tỉnh

miền Trung đang còn rất nhiều khó khăn.

Cần huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và

quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT. Đẩy mạnh các hoạt động tham gia,

phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh,

huyện... với các đơn vị quản lý và Liên minh HTX tỉnh trong việc xây dựng và

thực hiện cơ chế, chính sách, tuyên truyền vận động các hội viên tham gia phát

triển KTTT, tìm giải pháp cần thiết gắn với đặc thù hoạt động của tổ chức, gắn

với các Chương trình xây dựng NTM một cách thiết thực.

Trên đây là các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển KTTT trong xây

dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới. Các giải pháp này có quan hệ gắn

bó với nhau. Việc tổ chức, triển khai thực hiện các giải pháp là phải đồng bộ.

Bên cạnh phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của người dân NT, cần phải có sự

Page 154: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

146

vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Phải tăng cường trách

nhiệm của hệ thống chính trị đối với toàn bộ quá trình phát triển KTTT trong xây

dựng NTM. Đặc biệt, phải tăng cường tính thống nhất về tư tưởng, tính tiên

phong, gương mẫu trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và phải coi đây là điều

kiện có tính tiên quyết cho việc thực hiện thành công các giải pháp.

Page 155: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

147

KẾT LUẬN

KTTT là một hình tổ chức kinh tế phổ biến trên thế giới trong khoảng

200 năm lại đây. Ở Việt Nam, hình thức kinh tế này đã trải qua quá trình phát

triển 70 năm, trở thành một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước xác

định cùng với các thành phần kinh tế khác có vai trò quan trọng trong phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới cho thấy,

sự ra đời và phát triển của KTTT là tất yếu khách quan do lực lượng sản xuất

và kinh tế thị trường đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định. KTTT đã từng

tồn tại ở nhiều hình thức từ thấp đến cao, như THT, HTX, Liên hiệp HTX và

liên minh HTX. So với kinh tế cá thể và tiểu chủ, KTTT có nhiều ưu điểm

hơn cả về quy mô, hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và phát triển cộng đồng.

KTTT là một quan hệ kinh tế trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân

hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo

việc làm, tạo của cải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. KTTT được

thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc thành lập và hoạt động của

HTX. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của KTTT được phát triển theo những

tiến bộ của lực lượng sản xuất và nhu cầu của các thành viên.

Trong xu thế hiện nay, phát triển KTTT không chỉ là sự tăng tiến về

kinh tế, mà còn nhằm phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Nó hướng đến

phát triển bền vững, nhất là ở khu vực NT. Ở Việt Nam, phát triển KTTT

được đặt trong nội dung và là một tiêu chí xây dựng NTM. Phát triển KTTT

không chỉ tạo ra điều kiện vật chất, kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy các

quan hệ xã hội, cộng đồng văn hóa tiến bộ và bảo vệ môi trường ở NT. Những

thành tựu của xây dựng NTM lại tạo ra nhu cầu và điều kiện tốt hơn cho phát

triển các hình thức KTTT.

Nội dung phát triển KTTT trong xây dựng NTM bao gồm đa dạng về

hình thức và đa sở hữu với nhiều quy mô, trình độ, liên kết KTTT với các chủ

Page 156: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

148

kinh tế bên ngoài; gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội

và môi trường trong quá trình phát triển. Điều kiện để phát triển KTTT trong

xây dựng NTM là trình độ nhận thức về vai trò của KTTT trong xây dựng

NTM phải được nâng cao; các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT phải được

tuân thủ; môi trường thể chế và tâm lý xã hội phải thuận tiện; có sự hỗ trợ cần

thiết của Nhà nước; mức độ và kết quả của việc xây dựng NTM.

Trên cơ sở lý luận, tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ và một số tỉnh

trong nước, đối chiếu với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2011

đến nay cho thấy việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM của tỉnh đã đạt

được những kết quả tích cực thể hiện sự thành công trong nhận thức và vận

dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp chính quyền

địa phương. Đã xuất hiện một số điển hình KTTT trong xây dựng NTM có thể

được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu thúc đẩy xây dựng

NTM, việc phát triển KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi còn không ít những trở lực.

Trong giai đoạn tới, yêu cầu xây dựng NTM phải quyết liệt, tích cực

hơn rất nhiều. Việc phát triển KTTT cần thống nhất về quan điểm, phương

hướng và phải có giải pháp thiết thực. Phát triển KTTT phải được đặt trong

điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội

nhập quốc tế, tự do hóa thương mại và phải có sự hỗ trợ của Nhà nước; coi

trọng phát triển kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế; kiên quyết chuyển đổi HTX

kiểu cũ và phát triển HTX mới; phát triển KTTT phải đảm bảo tính vững

chắc, thiết thực gắn với các tiêu chí NTM. Phải thực hiện đồng bộ các giải

pháp: nâng cao nhận thức về KTTT trong xây dựng NTM; tạo điều kiện, tiền đề

kinh tế - xã hội cần thiết cho phát triển KTTT ở NT; hoàn thiện công tác quản

lý; nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị KTTT; thực hiện đầy đủ, kịp thời

chính sách hỗ trợ, ưu đãi KTTT trong xây dựng NTM./.

Page 157: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

149

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phan Văn Hiếu (2011), Phát triển bền vững các hợp tác xã ở tỉnh Quảng

Ngãi, Tạp chí Khoa học - Xã hội miền Trung (3), tr 25-36.

2. Phan Văn Hiếu (2013), Phát triển hợp tác xã NN kiểu mới trong NN, NT -

giải pháp xây dựng NT mới ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học - Xã hội

miền Trung (3), tr 19-27.

3. Phan Văn Hiếu (2016), Kết quả và một số kinh nghiệm từ mô hình Hợp

tác xã dịch vụ NN - NT Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp

chí Giáo dục lý luận (242), tr 154-156.

4. Phan Văn Hiếu (2016), Giải pháp để Hợp tác xã kiểu mới phát triển bền

vững tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 - Tháng 05/2016 (633), tr 103.

5. Phan Văn Hiếu (2016), Hợp tác xã kiểu mới: giải pháp đột phá phát triển

NN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính kỳ 1 - Tháng 6/2016 (634), tr 55.

Page 158: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn An, Hà Nội đẩy mạnh phát triển các mô hình hợp tác xã chăn

nuôi, http://www.mpi.gov.vn/, Cập nhật ngày 22/10/2013. Và Hỗ trợ

các hợp tác xã để phát triển chăn nuôi, http://www.vca.org.vn/, Cập

nhật ngày 02/4/2015.

2. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kinh tế số 137-BC/BKTW (9/2015), Báo

cáo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về

đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới, Văn phòng điều phối (9/2011), Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên

(TOT) phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,

Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bích (chủ nhiệm) (2000), Lý luận, chính sách và giải pháp

đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, Đề tài nhánh 03-03, thuộc Chương

trình KHXH 03, "Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội

chủ nghĩa và thực hiện công bằng xã hội", Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Hợp tác xã (2012), Tư tưởng hợp tác xã: kinh

nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Tài liệu tập huấn Luật Hợp tác xã năm

2012, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Sổ tay xây dựng và phát

triển Tổ hợp tác, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), nông nghiệp, nông dân,

nông thôn, Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng NT mới, Hà Nội.

Page 159: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

151

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2477/TB-BNN-VP (2016),

Thông báo Kết luận của Bộ Trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị sơ kết

3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển

kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực NN, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính, số 83/2015/TT-BTC (2015), Thông tư Hướng dẫn chế độ

quản lý tài chính đối với hợp tác xã, Hà Nội.

11. Cần sớm hoàn thiện Bộ tiêu chí NT mới cấp xã giai đoạn 2016-2020,

http://nongthonmoi.gov.vn, Cập nhật ngày 28/08/2016.

12. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc và Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác

trong NN nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của

Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

14. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 -

2020, Hà Nội.

15. Chính phủ, số 193/2013/CP (2013), Nghị định Quy định chi tiết một số

điều của Luật Hợp tác xã, Hà Nội.

16. Chỉ thị 19/CT-TTg: Động lực mới phát triển kinh tế tập thể,

http://www.vca.org.vn/ Cập nhật ngày 25/7/ 2016.

17. Cục thống kê Quảng Ngãi (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi,

Nxb Thống kê, Quảng Ngãi.

18. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2013), Xây dựng NT mới ở

Việt Nam - Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Việt Dũng (2016), Phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác

xã năm 2012, http://www.tapchicongsan.org.vn/.

Page 160: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

152

20. Phạm Bảo Dương (2015), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới,

phát triển hợp tác xã ở NT Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10).

21. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, http://baoquangngai.vn/, Cập nhật

ngày 06/12/2010.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 về

tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày

5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa X về NN, nông dân, NT, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2013), Kết luận số 56-KL/TW ngày

21/2/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về

tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (11/2015), Văn kiện

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Địa chí Quảng Ngãi (2006), Nxb Khoa học, Hà Nội.

31. Hoàng Kim Giao (chủ nhiệm) (1997), Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Đề tài cấp bộ, Hội đồng Trung ương Liên minh các

HTX Việt Nam, Viện Kinh tế HTX chủ trì.

Page 161: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

153

32. Chu Thị Hảo, NATO IMAGAWA (2003), Lý luận về Hợp tác xã - Quá

trình phát triển Hợp tác xã NN Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Chu Thị Hảo (2006), Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

hiện tại và tương lai, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Hồ Quế Hậu (2008), “Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế

biến với nông dân”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (3).

35. Thanh Hiền (2016), “Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống hợp tác xã Việt

Nam”, Báo Hà Nội mới, ngày 10/04/2016.

36. Nguyễn Trọng Hoài (chủ nhiệm) (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả HTX

gắn liền với xóa đói giảm nghèo tại Bến Tre, Đề tài khoa học cấp tỉnh.

37. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Tư tưởng

Hồ Chí Minh về hợp tác xã- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tài liệu

Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.

38. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo

cáo số liệu về hoạt động các nguồn tiết kiệm tại cơ sở hội, Quảng Ngãi.

39. Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo

tình hình hoạt động các tổ hơp tác/ câu lạc bộ trong sản xuất NN, NT

tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

40. HĐND tỉnh Quảng Ngãi (2016), Quyết định số 13/2016/NQ-HĐND ngày

15/7/2016 về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện

một số nội dung xây dựng NTM trên địa bàn và khen thưởng công

trình phúc lợi cho huyện, xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020,

Quảng Ngãi.

41. Lưu Đức Khải (2014), “Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam: Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trang tin điện tử tổng hợp Ban kinh tế

Trung ương, 12/2014.

42. John Maynard Keynes (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và

tiền tệ, Sách dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.

Page 162: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

154

43. Làng nghề Hà Nam xây dựng thương hiệu Bánh đa nem làng Chều,

http://www.moit.gov.vn/, Cập nhật ngày 09/01/2015.

44. Chử Văn Lâm (2005), Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể - vị trí và vai trò của

nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

Báo cáo tổng hợp đề tài KX.01.03, Chương trình khoa học cấp nhà nước

KX.01.

45. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX, doanh

nghiệp nhỏ và vừa Khu vực Miền trung Tây nguyên, Đề tài Khoa học

(2011), Tái cấu trúc hợp tác xã trong quá trình hội nhập - Cơ sở lý

luận và thực tiễn.

46. Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi (12/2014), Báo cáo Tổng kết tình

hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh nhiệm kỳ 2009

-2014, phương hướng và nhiệm vụ nhiệm kỳ 2014 - 2019, Quảng Ngãi.

47. Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi (12/2015), Báo cáo Tổng kết tình

hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX năm 2015;

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Quảng Ngãi.

48. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, số 155/LMHTXVN-CSPT (2016),

Hướng dẫn đánh giá Hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, Hà Nội.

49. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012,

2013, 2014, 2015), Tổng hơp tình hình hoạt động Quỹ tín dụng nhân

dân, Quảng Ngãi.

50. Lã Văn Lý (2006), “Tăng cường phối hợp xây dựng các hợp tác xã NN và

thực hiện liên kết 4 nhà”, Tạp chí NT mới, kỳ 1, tháng 7.

51. Đặng Ngọc Lợi (chủ nhiệm) (2010), Rào cản trong phát triển các HTX ở

Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: B.10-03, Hà Nội.

52. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, tập 33, Nxb Sự thật, Hà Nội.

53. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

54. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

Page 163: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

155

55. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

56. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

57. C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

58. C.Mác và Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

59. C.Mác và Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

60. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Nguyễn Thiện Nhân (2015), "Hợp tác xã kiểu mới: Giải pháp đột phá

phát triển NN Việt Nam", http://vietnamnet.vn/, 16/3/2015.

65. Nông dân bỏ ruộng, doanh nghiệp bí đất, http://www.tienphong.vn/Kinh-

Te/tich-tu-roi-van-run, 12/3/2016.

66. Paul A.Samuelson & W.D.Nordhaus (1989), Kinh tế học, Tập 2, Viện

Quan hệ quốc tế (dịch), Hà Nội

67. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng NT mới - Những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳ (2005), Tiếp tục đổi mới và phát triển

kinh tế hợp tác và HTX Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương, Hà Nội.

69. Chu Tiến Quang (2009), Kinh tế hộ gia đình ở NT Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

70. Quảng Ngãi: Hợp tác xã Bình dương đi đầu trong phát triển kinh tế tập

thể, http://wcag.mard.gov.vn/.

71. Quảng Ngãi qua 5 năm xây dựng nông thôn mới, Cổng thông tin UBND

tỉnh Quảng Ngãi, Cập nhật ngày 25/2/2016.

Page 164: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

156

72. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật HTX,

số 18/2003/QH11, ngày 26/11/2003, Hà Nội.

73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật HTX, số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012, Hà Nội.

74. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong NN, NT, Nxb NN, Hà Nội.

76. Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN (2015), Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi: các giải pháp thích ứng và ứng phó, Quảng Ngãi.

77. Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết dự án tài KH&CN (2016),

Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất dồn

điền đổi thửa tại HTXNN Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

78. Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

http://www.bqllang. gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/1009-h-p-

tac-xa.html, 01/2 /2013.

79. Phạm Thắng (2015), Phát triển KTTT, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền

vững, http://www.tapchicongsan.org.vn/, 16/11/2015.

80. Diệp Kim Tấn (2008), “Một số định hướng và giải pháp phát triển hợp tác

xã NN”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (6).

81. Tỉnh uỷ Quảng Ngãi (2011), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011

Về phát triển NN, xây dựng NT mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 -

2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi.

82. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Kết luận số 30-KL/TU ngày 26/4/2016 của Hội nghị

Tỉnh ủy lần thứ 3 khóa XIX về phát triển NN, xây dựng NTM giai đoạn

2016-2020, Quảng Ngãi.

Page 165: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

157

83. Hoàng Thọ, Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Sóc Trăng,

http://sokhdt.soctrang.gov.vn/.

84. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 2261/QĐ-TTg Phê duyệt Chương

trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, Hà Nội.

85. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 Về việc

đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã, Hà Nội.

86. Tổ chức Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Pháp - GRET (2009),

Phong trào Hợp tác xã ở Việt Nam, AID-COOP.

87. Hà Triều, Chuyện làm ăn ở những hợp tác xã kiểu mới, Viện Khoa học kỹ

thuật NN miền Nam, http://iasvn.org/.

88. Minh Trí, Làn gió mới xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi,

http://www.quangngai.gov.vn/, Cập nhật ngày 11/7/2016.

89. Bùi Văn Trịnh (chủ nhiệm) (2009), Đề tài khoa học cấp tỉnh, Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác xã phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang.

90. Nguyễn Minh Tú (2006), “Phát triển hợp tác xã ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (16).

91. Nguyễn Minh Tú (2009), Xu thế mới của phát triển kinh tế tập thể: nhu cầu hoàn thiện luật pháp, chính sách, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn, Cập nhật ngày 03/04/2009.

92. Nguyễn Minh Tú (2011), Mô hình tổ chức Hợp tác xã kiểu mới, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

93. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015, Quảng Ngãi.

94. UBND huyện Bình Sơn (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

Page 166: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

158

95. UBND huyện Đức Phổ (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết

toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

96. UBND huyện Mộ Đức (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết

toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

97. UBND huyện Nghĩa Hành (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết

toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

98. UBND huyện Sơn Tịnh (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết

toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

99. UBND huyện Tư Nghĩa (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết

toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện.

100. UBND thành phố Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo

quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn

thành phố.

101. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định 04 Về việc Phê duyệt đề án

củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hợp

tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm

2020, Quảng Ngãi.

102. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định 31 Ban hành Quy định

chính sách hỗ trợ khuyết khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 – 2020, Quảng Ngãi.

103. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NT mới giai đoạn 2011 -

2015; Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch

năm 2016, Quảng Ngãi.

104. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập

thể giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm

2016 - 2020, Quảng Ngãi.

Page 167: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

159

105. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Quyết định 33 Ban hành Quy định một số

chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa

bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 – 2020, Quảng Ngãi.

106. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở KH&CN (số 824/2015), Báo cáo Tổng kết

hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2015; Định hướng hoạt động

KH&CN giai đoạn 2016 – 2020, Quảng Ngãi.

107. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở NN và Phát triển NT (2015), Kế hoạch phát

triển kinh tế tập thể trong NN, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

108. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở KH&CN (4/2016), Báo cáo tổng hợp Dự án

KH&CN cấp tỉnh, Xây dựng mô hình Hợp tác xã dịch vụ NN, NT Tịnh

Trà”, Quảng Ngãi.

109. http://binhson.quangngai.gov.vn/, Cập nhật ngày 30/5/2016.

B. Tài liệu tiếng Anh 110. Akira Kurimoto (2004), Agricultural Cooperatives in Japan: An

Institutional Approach, Journal of cooperation, 32 (2) 2004: 111-128,

ISSN 0377-7480 ©.

111. Ahmad Bello Dogarawa (2010), The Role of Cooperative Societies in Economic Development, Ahmadu Bello University (ABU), June 8.

112. Azer Efendiev, Pavel Sorokin (2013), "Rural Social Organization and Farmer Cooperatives Development in Russia and other Emerging Economies: Comparative Analysis", National Research University

Higher Economics, Moscow, Russia, Vol.3, No.14.

113. Dr H. K. Bhanwala, Chủ tịch NABARD (2015), Annual Report 2014-2015, www.lucidsolutionsonline.com, 22 June.

114. Brett Fairbairn (2013), History of Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-of-the-Century Germany,

The American Historical Review.

Page 168: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

160

115. Cook, M.L. (1994). The role of management behavior in agricultural

cooperatives. Journal of Agricultural Cooperation, USA, Vol. 1, pp. 42-66.

116. Daman Prakash (2003), Development of Agricultural Cooperatives - Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries, Rural

devwlopment and management centre, February.

117. Deininger, K. (1995). Collective agricultural production: A solution for

transition economies? Journal of Cooperatives, USA, Vol. 23, No. 8,

pp. 1317-1334.

118. Elena Garnevska, Guozhong Liu and Nicola Mary Shadboltc (2011),

Factors for Successful Development of Farmer cooperatives in

Northwest China, International Food and Agribusiness Management

Review Volume 14, Issue 4, 2011, http://www.ifama.org.

119. Gerald Hanks (2012), The Structure of a Cooperative Organization.

Chron.com.

120. Dr. Hannes Gebhard (1916), Co-Operation in Finland, London William

and Norgate, 14 Henrietta Street, Covent garden, W.C.

121. ICA, Co-operative identity, values & principles, http://ica.coop/.

122. PhD, IIRA director and professor Christopher D. Merrett (2012),

Bibliography of Cooperatives and Cooperative Development, Viện

Illinois. June. 123. ILO (2001), Report V (1): Promotion of cooperatives, Fifth item on the

agenda, 89th Session, ISSN 0074-6681, June.

124. ILO (2014), "The Role of Cooperatives in Achieving the sustainable

development goals - the economic dimension”, International Labour

Office Geneva 8 - 10 December.

125. John Sumelius... (2013), Cooperatives as a Tool for Poverty Reduction and Promoting Business in Tanzania, University of Helsinki

Department of Economics and Management Discussion Papers No 65

Helsink.i.

Page 169: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

161

126. Prof. Jorge V. Sibal (2000), A Century of the Philippine Cooperative

Movement, University of Wisconsin Center for Cooperatives. 127. Karami, E. & Rezaei-Moghaddam, K. (2007). Modeling determinants of

agricultural production cooperatives’performance in Iran . Agricultural Economics, USA,Vol. 33, pp. 305-314.

128. M.G. University (Brazil), “Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical frame work”.

129. PD Dr. Michael Prinz (2014), German Rural Cooperatives, Friedrich-Wilhelm Raiffeise and the Organization of Trus, Khoa Lịch sử và Triết học Đại học Bielefeld (CHLB Đức).

130. Miss Banishree Das, Dr Nirod Kumar Palai, and Dr Kumar Das (2006), Problems and prospects of the cooperative movement in India under the globalization regime. http://www.helsinki.fi/iehc.

131. Muhammad Shehu Hussain (2014), The Role of Cooperative Organizations in Rural Community Development in Nigeria: Prospects and Challenges, Academic Research International , Vol. 5 (3), May.

132. Ortmann, G.F. & King, R.P. (2007). Agricultural cooperatives: History, theory and problems. Agrekon, Emgland, Vol 46, No 1, pp. 40-68.

133. Part II: Legal Aspects of Cooperative Organizational Structure, Indiana Law Journal, Vol 27 Iss 3, Article 3 (1952).

134. FAO (2012), Enabling rural cooperatives and producer organizations to thrive as sustainable business enterprises, http://www.fao.org/.

135. Robert Owen, https://en.wikiquote.org/wiki/Robert_Owen. 136. Robert Owen Writings (1820), Report to the County of Lanark…, Robert

Owen Museum, http://robert-owen-museum.org.uk/. 137. Ryan Gibson (2005), The role of co-operatives in community economic

development, Rural Development Institute,Canada, February. 138. Suren Movsisyan (2013), "The Role of Cooperatives in the Development

of Agriculture in Armenia", ICD,Germany Berlin.

Page 170: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

162

139. M.G. University, Chapter 2: Co-operation and co-operative movement -

a theoretical frame work, http://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/, (Brazil).

140. Wayne D.Rasmussen (1991), Farmers cooperation, and USDA a history of agricultural cooperative service, Agricultural Information Bulletin 621, July.

141. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Cooperative. 142. Yamashita, Kazuhito (2009), The Agricultural Cooperatives and

Farming Reform in Japan, The Tokyo Foundation, January 14. 143. Zhang Xiaoshan (2015), China's farm co-ops sow for growth,

http://www.thenews.coop/93503/news/, 13 February.

Page 171: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 19 Tiêu chí xây dựng NT mới cấp xã (Theo quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Nhóm 1: Quy hoạch 1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất NN

hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.

Chỉ tiêu: Đạt. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư

hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội 2. Tiêu chí giao thông - Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn

theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%. - Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật

của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 75%. - Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu

100% (70% cứng hoá) - Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải

thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%. 3. Tiêu chí Thủy lợi - Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Chỉ tiêu: Đạt. - Tỷ lệ km đường mương do xã quản lý được kiên cố hoá. Chỉ tiêu 85%. 4. Tiêu chí Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Chỉ tiêu: Đạt. 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Chỉ tiêu: 98%. 5. Tiêu chí Trường học - Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật

chất đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu 80%.

Page 172: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá

- Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT và Du lịch. Chỉ

tiêu: Đạt.

- Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT

và Du lịch. Chỉ tiêu: 100%.

7. Tiêu chí Chợ NT

- Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: Đạt.

8. Tiêu chí Bưu điện

- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Chi tiêu: Đạt

- Có internet đến NT. Chỉ tiêu: Đạt.

9. Tiêu chí nhà ở dân cư

- Nhà tạm dột nát. Chỉ tiêu: Không

- Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: 80%.

Nhóm 3: Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất

10. Tiêu chí thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh.

Chỉ tiêu: 1,4 lần.

11. Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo

- Tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 6%. Chỉ tiêu: 5%.

12. Tiêu chí cơ cấu lao động

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, NT, nghề nghiệp. Chỉ

tiêu: 35%

13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả. Chỉ tiêu: Có

14. Tiêu chí giáo dục

- Phổ cập giáo dục trung học. Chỉ tiêu: Đạt

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục họcTHPT. Chỉ tiêu: 85%

15. Tiêu chí Y tế

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu: Đạt

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Đạt

Page 173: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

16. Tiêu chí Văn hoá

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH-TT&DL. Chỉ tiêu: Đạt

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: 85%

17. Tiêu chí Môi trường - Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ tiêu: Đạt - Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển

môi trường xanh - sạch - đẹp. Chỉ tiêu: Đạt - Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chỉ tiêu: Đạt - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Chỉ tiêu: Đạt 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh - Cán bộ xã đạt chuẩn. Chỉ tiêu: Đạt - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Chỉ tiêu: Đạt - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”. Chỉ

tiêu: Đạt - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Chỉ tiêu: Đạt 19. Tiêu chí An ninh - Trật tự xã hội An ninh xã hội được giữ vững. Chỉ tiêu: Đạt.

Page 174: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

Phụ lục 2

Thực trạng về trình độ học vấn của nhân lực HTX NN

tỉnh Quảng Ngãi năm 2015

STT Chức danh Trình độ học vấn

Tổng số

Tiểu học THCS THPT Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%)

1

HĐQT 534 42 7,86 282 52,80 210 39,34

CTHĐQT Giám đốc

181 17 9,39 93 51,38 71 39,23

TVHĐQT PGĐ

226 11 4,87 110 48,67 105 46,46

TVHĐQT 127 14 11,02 79 66,21 34 26,77

2

BKS 276 47 17,02 154 55,79 75 27,19

TBKS 181 36 19,89 91 50,27 54 29,84

UVBKS 95 11 11,57 63 66,32 21 22,11

3

CB nghiệp vụ 543 80 14,74 168 30,94 295 54,32

Kế toán trưởng 181 5 2,76 58 32,04 118 65,20

Nhân viên 362 75 20,72 110 30,39 177 48,89

Tổng cộng 1353 169 12,50 604 44,64 580 42,86

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107].

Page 175: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

Phụ lục 3

Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực

HTX NN tỉnh Quảng Ngãi năm 2015

ST

T

CHỨC

DANH

Tổng

số

Trình độ chuyên môn

Đại học, cao đẳng Trung cấp Sơ cấp (3 tháng) Chưa đào tạo

Người Tỷ lệ

(%) Người

Tỷ lệ

(%) Người

Tỷ lệ

(%) Người

Tỷ lệ

(%)

1

HĐQT 534 11 2,06 90 16,85 123 23,04 310 58,05

CTHĐQT

Giám đốc 181 6 3,32 53 29,28 69 38,12 53 29,28

TVHĐQT

PGĐ 226 4 0,17 32 14,15 47 20,79 143 63,27

TVHĐQT 127 1 0,79 5 3,93 7 5,51 114 89,77

2

BKS 276 3 1,10 21 7,60 80 28,98 172 62,32

TBKS 181 3 1,66 21 11,60 69 38,12 88 48,62

UVBKS 95 0 0 0 0 11 11,57 84 88,43

3

Cán bộ

nghiệp vụ 543 31 5,71 189 34,81 114 21,00 209 38,48

Kế toán

trưởng 181 19 10,50 92 50,82 44 24,32 26 14,36

Nhân viên 362 12 3,31 97 26,79 70 19,34 183 50,56

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107]

Page 176: C VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU AN.pdf2017/02/04  · 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong

Phụ lục 4

Độ tuổi của cán bộ quản lý HTX NN

tỉnh Quảng Ngãi năm 2015

Độ tuổi cán bộ

quản lý HTX

Giai đoạn (2011-2015)

GĐ % PGĐ % TB

KS % KTT %

23 - 30 0 0 0 0 0 0 22 12,15

31 - 40 9 6,7 14 7,74 0 0 31 17,12

41 - 50 44 24,30 49 27,08 39 21,55 53 29,28

51 - 60 116 64,08 99 54,69 91 50,27 78 43,09

60 - 70 12 6,62 19 10,49 51 28,18 7 3,86

Tổng cộng 181 100 181 100 181 100 181 100

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107]