Top Banner
Có tht scn thiết sdng chn beta mi bnh nhân chp và can thiệp ĐMV? Khoa TMCH biên dịch Nguồn: JACC Th3 ngày 16/8/2016 theo tin tc tHealth Day, liu các bác scó lm dng khi sdng thuc chn beta cho các bnh nhân không tht scn dùng hay không? Thuc chn beta (Inderal, Lopressor…) có tác dng làm gim huyết áp và kim soát nhng vấn đề bất thường vnhp tim. Thuc này có vai trò cu cánh đối vi nhng bnh nhân bNMCT hay suy tim theo như một tác gica nghiên cu, Bs Valay Parikl- chuyên gia tim mch ti bnh vin Bc Shore LIJ – Staten Island. Tuy nhiên, nhng thuc này không nên kê cho nhng bnh nhân không bsuy tim hay bNMCT, thm chí cnhng bnh nhân cần được chp can thip động mch vành hay phu thut bc cu chvành (là những phương pháp gii quyết nguyên nhân gây ra cơn đau tht ngc cho bnh nhân) Vic kê thuc chn beta cho bnh nhân nên được cá thhóa và không nên sdng mt cách thường quy hay mù quáng. Bs Parikh kết lun “ Thuốc này nên được kê mt cách chính xác, da vào chđịnh ca tng bnh nhân” Bên cnh Inderal và Lopressor, các thuc chẹn beta thông thường còn bao gm Tenormin (Atenolol), Zebeta (bisoprolol) và Sectral (acebutolol) Bác stim mạch thường có xu hướng sdng thuc chn beta cho các bnh nhân tim mạch, theo như Bác sỹ Deepak Bhatt, giám đốc điều hành chương trình can thip ca bnh vin Brigham ti Boston. Theo ông, thuc chn Beta bo vbnh nhân khi nhng biến cnhồi máu cơ tim tái phát hoc suy tim tiến trin. Thuc cũng giúp giảm đau ngực đối vi nhng bnh nhân bhp mch vành không thcan thip tái thông. Tuy nhiên, Parikh cũng nói rằng chưa có bằng chng vli ích ca thuốc đối vi nhng bệnh nhân đã được can thiệp và được gii thoát khi triu chứng đau thắt ngc.
4

Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/24 Co... · Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…)

Aug 26, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/24 Co... · Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…)

Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân chụp và can thiệp ĐMV?

Khoa TMCH biên dịch

Nguồn: JACC

Thứ 3 ngày 16/8/2016 theo tin tức từ Health Day, liệu các bác sỹ có lạm dụng khi sử

dụng thuốc chẹn beta cho các bệnh nhân không thật sự cần dùng hay không?

Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…) có tác dụng làm giảm huyết áp và kiểm soát

những vấn đề bất thường về nhịp tim. Thuốc này có vai trò cứu cánh đối với những

bệnh nhân bị NMCT hay suy tim theo như một tác giả của nghiên cứu, Bs Valay

Parikl- chuyên gia tim mạch tại bệnh viện Bắc Shore LIJ – Staten Island.

Tuy nhiên, những thuốc này không nên kê cho những bệnh nhân không bị suy tim hay

bị NMCT, thậm chí cả những bệnh nhân cần được chụp can thiệp động mạch vành hay

phẫu thuật bắc cầu chủ vành (là những phương pháp giải quyết nguyên nhân gây ra

cơn đau thắt ngực cho bệnh nhân)

Việc kê thuốc chẹn beta cho bệnh nhân nên được cá thể hóa và không nên sử dụng một

cách thường quy hay mù quáng. Bs Parikh kết luận “ Thuốc này nên được kê một cách

chính xác, dựa vào chỉ định của từng bệnh nhân”

Bên cạnh Inderal và Lopressor, các thuốc chẹn beta thông thường còn bao gồm

Tenormin (Atenolol), Zebeta (bisoprolol) và Sectral (acebutolol)

Bác sỹ tim mạch thường có xu hướng sử dụng thuốc chẹn beta cho các bệnh nhân tim

mạch, theo như Bác sỹ Deepak Bhatt, giám đốc điều hành chương trình can thiệp của

bệnh viện Brigham tại Boston.

Theo ông, thuốc chẹn Beta bảo vệ bệnh nhân khỏi những biến cố nhồi máu cơ tim tái

phát hoặc suy tim tiến triển. Thuốc cũng giúp giảm đau ngực đối với những bệnh nhân

bị hẹp mạch vành không thể can thiệp tái thông.

Tuy nhiên, Parikh cũng nói rằng chưa có bằng chứng về lợi ích của thuốc đối với

những bệnh nhân đã được can thiệp và được giải thoát khỏi triệu chứng đau thắt ngực.

Page 2: Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/24 Co... · Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…)

Giảm dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim do hẹp động mạch vành sẽ gây nên những vấn

đề cung cầu từ đó đưa đến 2 chiến lược điều trị, giải thích của Bác sỹ Spencer King,

viện trưởng viện tim mạch thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe Saint Joseph ở Atlanta.

King đồng thời cũng là trưởng biên tập của tạp chí JACC can thiệp tim mạch học, tạp

chí mới công bố một nghiên cứu vào ngày 16/8.

Ông nói, bác sy có thể giảm nhu cầu oxy của tim bằng cách sử dụng thuốc chẹn beta

hoặc can thiệp – phẫu thuật vào vị trí tắc nghẽn của động mạch vành. Câu hỏi đặt ra,

đó là các bác sỹ có cần duy trì thuốc chẹn beta sau khi bệnh đã được giải quyết được

tổn thương tắc nghẽn dòng máu sau khi can thiệp.

Để trả lời câu hỏi đặt ra, Parik và cộng sự đã thu thập dữ liệu từ hơn 755.000 bệnh

nhân tim được điều trị từ tháng 1/2005 đến tháng 3/2013. Mục tiêu của nghiên cứu này

nhằm đánh giá kết quả, xu hướng và tiên lượng trong việc sử dụng chẹn beta khi ra

viện ở những bệnh nhân đau ngực ổn định đã được can thiệp mạch vành mà không có

tiền sử nhồi máu cơ tim hay suy tim tâm thu. Các tác giả chỉ tập trung vào những bệnh

nhân mạch vành đã được can thiệp mạch vành thành công, không còn đau thắt ngực,

và những bệnh nhân này không bị nhồi máu cơ tim hay suy tim trong khoảng thời gian

từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 3 năm 2013 ở bệnh viện đăng ký tham gia trung tâm

dữ liệu tim mạch quốc tế( NCDR)...Những bệnh nhân này được phân tích hồi cứu về

tiên lượng xu hướng dùng chẹn beta khi xuất viện. Tất cả mọi nguyên nhân tử vong,

tái hẹp mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ trong vòng 30 ngày và 3 năm đều

được ghi nhận và phân tích.

Cơ sở nghiên cứu dựa vào lợi ích của việc dùng chẹn beta ở những bệnh nhân bị nhồi

máu cơ tim, suy tim tâm thu đã được ghi nhận. Tuy nhiên kết quả của việc dùng chẹn

beta ở những bệnh nhân đau ngực ổn định, đặc biệt sau can thiệp ĐMV điều này còn

chưa được thấy lợi ích rõ ràng. Tác giả phát biểu, Chúng tôi sử dụng thuốc này cho tất

cả các bệnh nhân có bệnh tim mạch vì chúng tôi nghĩ thuốc vẫn có ích. Tuy nhiên, các

Page 3: Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/24 Co... · Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…)

tác giả nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh nhân đã

được can thiệp có hay không sử dụng chẹn beta.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 755215 bệnh nhân từ 1443 cơ sở có 71.4 %

số bệnh nhân dùng chẹn beta khi xuất viện. Sau 3 năm theo dõi, trong số các bệnh

nhân >= 65 tuổi có CMS ( chiếm 16.3% số lượng bệnh nhân nghiên cứu). Thấy rằng

không có sự khác biệt về nguy cơ tử vong( 14% và 13.3%) với HR hiệu chỉnh= 1, độ

tin cậy 95% dao động trong khoảng 0.96 đến 1.07 với p= 0.84. Không khác biệt về

nguy cơ nhồi máu cơ tim( 4.2 % và 3.9%) với HR hiệu chỉnh = 1, độ tin cậy 95% dao

động trong khoảng 0.93 đến 1.07 với p= 0.92. Không khác biệt về nguy cơ đột quỵ (

2.3% và 2.0%) với HR hiệu chỉnh = 1.08, độ tin cậy 95% dao động trong khoảng 0.98

đến 1.18 với p= 0.14. Không khác biệt về nguy cơ tái hẹp ( 18.2 % và 17.8%) với

HR hiệu chỉnh= 0.97, độ tin cậy 95% dao động trong khoảng 0.94 đến 1.01, với p= 0.1

Theo dõi sau phẫu thuật 3 năm, tỉ lệ tử vong cũng như tỉ lệ đau ngực tái phát và đột

quỵ giữa 2 nhóm có và không dùng thuốc chẹn beta như nhau. Tuy nhiên việc dùng

thuốc chẹn beta khi xuất viện liên quan đến việc nhập viện do suy tim nhiều hơn trong

thời gian theo dõi 3 năm( 8% và 6.1%) với HR hiệu chỉnh= 1.18 độ tin cậy 95% dao

động trong khoảng 1.12 đến 1.25 với p< 0.001.

Kết quả sau theo dõi 30 ngày về đại thể là giống nhau. Parikh cũng cho biết với tỉ lệ

hơn 71% các bệnh nhân được sử dụng thuốc chẹn beta, việc sử dụng thuốc chẹn beta ở

các bệnh nhân sau can thiệp mạch vành tăng dần lên trong vòng 8 năm nghiên cứu từ

2005 đến 2013. ( có ý nghĩa thống kê với p < 0.001).

Vì thuốc chẹn beta có tác dụng ức chế giao cảm, thuốc có thể có vài tác dụng phụ.

Thuốc có thể làm bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, hụt hẫng, và có thể có vài ảnh hưởng

xấu đến hàm lượng glucose và cholesterol huyết thanh.

Vì vậy, nếu bạn đang được bác sỹ cho dùng thuốc chẹn beta, và bạn không còn đau

ngực hay suy tim, hãy hỏi bác sỹ của bạn xem về sự cần thiết của thuốc. Đây là lời

khuyên Bác sỹ Parikh dành cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để bác sỹ

Page 4: Có thật sự cần thiết sử dụng chẹn beta ở mọi bệnh nhân ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/24 Co... · Thuốc chẹn beta (Inderal, Lopressor…)

giảm liều từ từ. Nếu ngưng thuốc đột ngột sau một thời gian sử dụng dài ngày có thể

gây hại.

King cũng nói về kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bác sỹ nên tái sử dụng lại chẹn beta

cho bệnh nhân sau khi can thiệp. Tuy nhiên, cần phải có nhiều thử nghiệm lâm sàng

nữa trước khi thay đổi các khuyến cáo điều trị. Bhatt nói nghiên cứu mới này mới chỉ

có một phần dữ liệu trên tổng số dữ liệu lớn hơn, nhưng cũng cảnh tỉnh với các bác sỹ

cần thận trọng hơn khi sử dụng chẹn beta. Bởi khi thuốc không có hiệu quả và với

nhiều tác dụng phụ thì sẽ thành một vấn đề

Như vậy, một cảnh quan được đưa ra:

Vấn đề đã biết: thuốc chẹn beta chắc chắn cải thiện tiên lượng các biến cố tim mạch

do vậy, thuốc được sử dụng rộng rãi.

Vấn đề mới: Đây là nghiên cứu quan sát không ngẫu nhiên cho thấy rằng thuốc chẹn

beta được sử dụng khi xuất viện ở những bệnh nhân > 65 tuổi có tình trạng đau thắt

ngực ổn định nhưng không có nhồi máu cơ tim, không có suy tim tâm thu hoặc suy

tim tâm thu đã can thiệp ĐMV chọn lọc. Việc sử dụng thuốc này khi xuất viện không

làm thay đổi nguy cơ tử vong, nguy cơ tái hẹp, nguy cơ nhập viện lại do nhồi máu cơ

tim hay đột quỵ trong vòng 30 ngày và 3 năm theo dõi. Việc kê thuốc chẹn beta vẫn

còn là xu hướng trong một thời gian nữa

Vấn đề tiếp theo: Việc sử dụng chẹn beta ở những đối tượng nghiên cứu nên điều

chỉnh đi đôi với tình trạng tim mạch và sự tái thông mạch vành hoàn toàn

Người dịch: BS Nguyễn Thị Trang - Khoa TMCH

Nguồn JACC:

http://interventions.onlinejacc.org/issue.aspx?journalid=103&issueid=935641