Top Banner
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -------------- BÀI TẬP GIỮA KÌ Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam ĐỀ TÀI 1. Phân tích thực trạng của giáo dục đại học ở VN hiện nay? 2. Sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì để khi tốt nghiệp có thể xin được việc làm? Giảng viên:Lê Thị Hòa Sinh Viên: Nhóm 9 Lớp ĐL 5_308 GĐ2 Ha Noi, 2013
71

BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Feb 20, 2023

Download

Documents

quan pham
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI--------------

BÀI TẬP GIỮA KÌĐường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt

Nam

ĐỀ TÀI 1. Phân tích thực trạng của giáo dục đại học ở VN hiện nay? 2. Sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì để khi tốt nghiệp có thể xin được việc làm?

Giảng viên:Lê Thị Hòa

Sinh Viên: Nhóm 9

Lớp ĐL 5_308 GĐ2

Ha Noi, 2013

Page 2: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Phần I. Phân tích thực trạng hệ thống

giáo dục Đại học ở Việt Nam Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân

tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát

triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia

khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là

quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có

tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như

vây?

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên

quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính

trị xă hội.

- Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần

nâng cao chỉ số phát triển con người.

Hiểu được điều này, Việt Nam cũng là một trong

những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo

dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự

vững mạnh và có chất lượng. Vì vậy mà trong suốt những

năm qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung

đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam.

I. Hệ thống giáo dục Việt Nam

Hệ thống giáo dục này là một sự tiếp nối của hệ

thống giáo dục thời Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và thừa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI--------------

BÀI TẬP GIỮA KÌĐường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt

Nam

ĐỀ TÀI 1. Phân tích thực trạng của giáo dục đại học ở VN hiện nay? 2. Sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì để khi tốt nghiệp có thể xin được việc làm?

Giảng viên:Lê Thị Hòa

Sinh Viên: Nhóm 9

Lớp ĐL 5_308 GĐ2

Page 3: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

hưởng một phần di sản của nền giáo dục Việt Nam Cộng

Hòa. Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì

khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống

giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là

học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải

điều chỉnh cho phù hợp với học trình 12 năm ở trong

Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ

10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm

1989 thì cho áp dụng hệ 12 năm cho toàn quốc. Năm 1975

cũng là năm giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư

thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể

Việt Nam Cộng hòa.

Giáo dục cấp nhà trẻ - mẫu giáo

Là nơi giữ trẻ không bắt buộc dành cho trẻ dưới độ

tuổi đi học chính thức (dưới 6 tuổi). Nhà trẻ và mẫu

giáo dành cho trẻ dưới 6 tuổi (thậm chí trẻ mới sinh

vài tháng đã vào nhà trẻ) mục đích hình thành tư duy

cho trẻ. Tạo những thói quen, tập tính ngay trong giai

đoạn này hay là nơi giúp trẻ vui chơi để ba mẹ đi làm

Giáo dục cơ bản

Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3

cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp

III (trung học phổ thông).

Cấp tiểu học

Page 4: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm

6 tuổi đến hết năm 11 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ

lớp 1 đến lớp 5.

Cấp trung học cơ sở

Cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt

đầu từ 11 đến 15 tuổi. Đây là một cấp học bắt buộc để

công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt

nghiệp cấp II có thể học nghề mà không cần học tiếp bậc

Trung học phổ thông).

Cấp trung học phổ thông

Học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học

Phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt

Nam.Cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt

đầu từ 15 đến 18 tuổi.

*Giáo dục chuyên biệt

Trung tâm GDTX

Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi

Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu

Trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp

II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con

em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc

biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn

nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học

sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.

Trường giáo dưỡng.

Page 5: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh

thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường, các học

sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo

đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm.

Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt

Nam quản lý, nhưng bây giờ, Bộ Lao động-Thương binh-Xã

hội quản lý.

*Giáo dục sau phổ thông

Dự bị đại học. Trung cấp, dạy nghề

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ

thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.

Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người

không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.

Cao đẳng

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung cấp

chuyên nghiệp, học nghề hoặc tương đương để có thể học

hay liên thông lên cấp cao đẳng.

Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp

vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm

quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào

học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo

dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo

dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình

học.

Page 6: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Cần tốt nghiệp cấp trung cấp phổ thông hay tương

đương để có thể trở thành dự bị đại học.

Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển

vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại

học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn

một trong các trường đại học trong cả nước để theo học

(trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc

ngành quân sự).

Đại học

Chương trình bậc đại học của Việt Nam kéo dài từ 4

đến 6 năm; 2 năm đầu là chương trình đại học đại cương,

2 (hay 4) năm sau là chương trình chuyên ngành. Dù là

ngành gì, sinh viên phải học một số tiết về quốc phòng

an ninh.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học

với các tên gọi như: cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác

sĩ, nhạc sĩ,...

Tuyển sinh

Tất cả công dân tốt nghiệp trung học (trung học phổ

thông hoặc trung học chuyên nghiệp) đều được tham dự kỳ

thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm, không phân

biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo, dân tộc và cả quốc

tịch nữa. Điểm thi tuyển sẽ được công bố công khai,

rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các

thí sinh nếu thấy điểm của mình có sai sót so với dự

Page 7: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

tính được quyền phúc tra xem xét lại bài. Các thí sinh

nếu đạt từ điểm chuẩn của trường đi ra trở lên được mời

làm các thủ tục nhập học.

Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, có ưu tiên bằng

cách cộng vào tổng điểm thi một số điểm nhất định đối

với các đối tượng sau: con Anh hùng lao động, Anh hùng

Lực lượng Vũ trang nhân dân; của Bà mẹ Việt Nam Anh

hùng; con thương binh; học sinh là người dân tộc thiểu

số; học sinh tốt nghiệp trung học tại các cùng sâu,

vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn về kinh tế -

xã hội; học sinh nông thôn. Dưới đây là các đối tượng

được ưu tiên:

• Các đối tượng sau đây được ưu tiên xét tuyển:

Học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia;

tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá trở lên và thi

phải đạt điểm sàn theo quy định của Bộ giáo dục & Đào

tạo Việt Nam.

• Các đối tượng sau đây được tuyển thẳng: Anh

hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đã

tốt nghiệp trung học; học sinh là thành viên đội tuyển

quốc gia Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế

hàng năm.

*Giáo dục sau đại học

Cao học

Page 8: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu

học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học

hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học.

Nghiên cứu sinh

Đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có

quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua

kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay, Bộ

Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có có sự định thay đổi

trong cách tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên

cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm

với người có bằng cử nhân hay kỹ sư và 3 năm với người

có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu

sinh còn phụ thuộc vào ngành học và loại hình học (học

tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn thành thời

gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh

sẽ được cấp bằng tiến sĩ.

II. Tình hình giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục có một ý nghĩa như là hướng tới tương

lai tốt đẹp hơn, văn minh hơn nên Cụ Hồ đã nhắc nhở:

“Vì mục đích mười năm trồng cây, vì mục đích trăm năm

trồng người”. Những lo toan về giáo dục có thể tìm thấy

hàng ngày hiện nay trên mọi thông phương tiện thông tin

đại chúng đủ cho thấy vấn đề quan trọng như thế nào.

Hiện nay ngồi đâu, xem báo chí nào chúng ta cũng

thấy sự phàn nàn cũng như các sáng kiến về đổi mới, cải

Page 9: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

cách về giáo dục. Điều đó không phủ nhận giáo dục Việt

nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận, mà chỉ là phản

ảnh sự lo toan đáng trân trọng trước những hiện tượng

phi giáo dục hiện nay.

Một vài ví dụ có thể minh chứng cho những thành tựu

mà giáo dục Viêt nam đạt được trong 20 năm đổi mới.

Chưa bao giờ tỷ lệ người việt nam biết ngoại ngữ cũng

như sử dụng thành thạo máy tính cao như hiện nay. Đối

với thế hệ những người dưới 30 tuổi, việc hội nhập kinh

tế không làm cho họ gặp khó khăn về ngoại ngữ cũng như

máy tính nếu tính theo mức bình quân chung trong khu

vực. Dù có nhiều vấn đề còn cần được bàn thêm về cách

thức, chất lượng…, người Việt nam đã tự tổ chức đào tạo

sau đại học và người nước ngoài từ nhiều quốc gia đã

tham gia giảng dạy cũng như học tập. Sự bùng nổ của các

hoạt động xuất bản, sách Việt cũng như sách dịch mà

cách đây 20 năm hầu hết chúng ta không giám mơ tới cho

thấy nhu cầu học tập của người Việt nam ngày càng tăng

như thế nào...Có rất nhiều những thành tựu mà giáo dục

Việt Nam đạt được trong giáo dục trên thế giới :các

cuộc thi quốc tế Việt Nam luôn được đánh giá cao,có rất

nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ , kĩ sư giỏi…góp phần

vào phát triển đất nước.

Bên cạnh đấy giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại

những điều bất cập. Chính sách giáo dục hiện nay hầu

như không tập trung vào hai vấn đề cơ bản là giáo viên

Page 10: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

và giáo trình, mà chủ yếu chuyển gánh nặng vào vai học

trò. Chính sách đó không đúng nguyên lý được áp dụng

khá phổ biến hiện nay là điều chỉnh sự bất cân xứng

thông tin để cân bằng các quan hệ xã hội. Theo chính

sách giáo dục hiện nay, người thầy có quá nhiều quyền

trong dạy học. Người thầy có quyền áp đặt sự học đối

với người học bằng cách bắt thuộc bài theo một giáo

trình hay một bài giảng duy nhất. Đó là nguyên nhân của

tình trạng chữ thầy trả thầy, đồng thời cũng là nguyên

nhân chủ yếu đẫn đến sự lạm quyền, sự lười biếng, phi

giáo dục của một số giáo viên hiện nay. So với nhiều

nước trên thế giới việc đầu tư hỗ trợ cho giáo dục ở

nước ta vẫn còn rất hạn chế do kinh phí chưa có nên

nhiều trường học không có đủ các phương thiết bị học

tập điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với chất

lượng học sinh, sinh viên hiện nay….Ngoài ra còn rất

nhiều tiêu cực như việc bằng giả, quay cop trong thi

cử, hối lộ hay vấn đề bạo lực trong học đường …đã có

nhiều những khoảng tối trong nền giáo dục hiện nay của

nước ta.

Thông qua việc tìm hiểu hệ thống giáo dục và tình

hình giáo dục nước ta nói chung ta có thể hiểu được rõ

hơn nền giáo dục của nước ta.Qua đó đưa ra những cách

nhìn nhận đúng đắn về giáo dục Việt Nam.

Page 11: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

III. Số lượng các Trường Đại học –Cao đẳng ở Việt Nam hiện

nay

Nhiều người cho rằng tình trạng tuyển sinh khó

khăn là hậu quả của việc mở trường tràn lan. 412 trường

ĐH, CĐ cho 90 triệu dân Việt Nam là nhiều hay là ít? So

với Trung Quốc có hơn 4.000 trường ĐH, CĐ trên 1,3 tỉ

dân, so với Singapore có khoảng 68 trường ĐH, CĐ trên 3

triệu dân (bao gồm cả các trường nước ngoài hoạt động

trên lãnh thổ Singapore, các trường liên kết quốc tế,

các viện nghiên cứu đào tạo cấp bằng cử nhân và sau

ĐH); so với Hoa Kỳ có 4.495 trường ĐH, CĐ trên 314

triệu dân... thì số trường ĐH, CĐ mà Việt Nam đang có

không phải là nhiều.

*Phân loại trường:

-Đại học công lập.

-Đại học dân lập.

-Đại học tư thục

*Loại hình tổ chức:

-Chính quy

-Vừa học vừa làm

-Liên thông

-Ngăn hạn

-Liên kết đào tạo

*Cơ sở vật chất:

-Tỷ lệ bình quân diện tích sử dụng của sinh viên

Việt Nam nói chung chỉ đạt 3.6 m2/ sinh viên, trong

Page 12: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

khi quy định chung ở Việt Nam là 6m2/sinh viên và ở các

nước phát triển là 9-15m2/sinh viên

-Hiện nay ở nhiều trường , khu vực học tập của sinh

viên hầu hết trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp

nghiêm trọng. Nhiều trường Đại học vẫn phải thuê cơ sở

bên ngoài làm nơi học tập hoặc bắt sinh viên học tăng

ca do thiếu giảng đường.

-Hầu hết các thiết bị thực hành , thí nghiệm đều

đã lạc hậu và xuống cấp. Tài liệu phục vụ cho nghiên

cứu ,giảng dạy cũng thiếu thốn rất nhiều.

*Quy mô đào tạo:

-Quy mô đào tạo đang được mở rộng quá sức khiến

chất lượng giảng dạy giảm sút.

*Giảng viên:

-Hiện nay có khoảng 84000 giảng viên ,bình quân

mỗi năm tăng 3000 giảng viên. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên

/ giảng viên vẫn cao hơn so vs các nước khác( 26 sinh

viên/ giảng viên).

- Việc mở rộng quá sức quy mô đào tạo cũng khiến

các giảng viên phải giảng dạy quá nhiều, không đủ thời

gian cho việc tự học, tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu

và triển khai hoạt động khoa học & công nghệ.

- Việc chuẩn bị về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ

của giảng viên các trường đại học, cao đẳng còn nhiều

hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn của

Page 13: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

các đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước

ngoài.

*Sinh viên:

-Số lượng đông, khoảng 2 204 000 sinh viên.

-Nhiều sinh viên kĩ năng chuyên môn , kĩ năng mềm

còn kém, chưa đáp ứng được cho thị trường .

*Chương trình giảng dạy:

- Quá dài: thời gian học 4 năm trên lớp là khoảng

2183h, nhiều hơn 60% so với chương trình giảng dạy của

Mỹ.

-Tất cả các môn đều mang tính bắt buộc,sinh viên

không được quyền lựa chọn.

- Còn mang tính lí thuyết, chưa bám sát thực tế.

IV. Thực trạng hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện

nay

1. Hình thức giáo dục Đại học:

a/ Đào tạo trình độ cao đẳng: gồm các loại hình

đào tạo cao đẳng (kỹ thuật-công nghệ, nghiệp vụ, nghề)

đào tạo nhân lực thực hành nghề nghiệp đa dạng ở trình

độ cao đẳng được thực hiện từ 1 đến 3 năm học tuỳ theo

ngành nghề đào tạo. Đào tạo sau trung học lĩnh vực kỹ

thuật, công nghệ và dạy nghề ở trình độ cao đẳng được

tách khỏi giáo dục đại học và là trình độ cao nhất

trong hệ thống dạy nghề;

b/ Đào tạo trình độ đại học: gồm các loại hình đào

tạo cử nhân đại học theo các chuyên ngành được thực

Page 14: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

hiện từ 1 đến 6 năm, tuỳ theo ngành nghề đào tạo và

bằng tốt nghiệp của người học;

c/ Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến

2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

d/ Đào tạo trình độ tiến sĩ: Thực hiện từ 4 đến 5

năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học và từ 2

đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ;

e/ Đào tạo sau tiến sĩ: các khóa đào tạo-nghiên cứu

sau tiến sĩ ( Post-Doctor) cấp các chứng chỉ chuyên sâu

cao cấp theo các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, công

nghệ và có giá trị trong quá trình lấy các chứng nhận,

chức danh nghề nghiệp như: Trợ lý giáo sư, Phó giáo sư,

nghiên cứu viên cao cấp v.v... Về công tác quản lý giáo

dục đại học, với các trường đại học, cao đẳng công lập

trực thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trước mắt Bộ chủ

quản, tỉnh, thành phố vẫn phối hợp vối Bộ Giáo dục và

Đào tạo quản lý nhà nước như hiện nay. Tuy nhiên cần

phân cấp quản lý triệt để cho nhà trường theo đúng sứ

mệnh, chức năng và nhiệm vụ. Đảm bảo cho các trường này

có quyền tự chủ và thực hiện được trách nhiệm xã hội

của mình; Với các trường đại học, cao đẳng ngoài công

lập cần giao cho các tỉnh, thành phố (trực thuộc địa

phương) quản lý.Tỉnh và thành phố có trách nhiệm phối

hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý nhà nước như

hiện nay. Tuy nhiên cần phân cấp quản lý triệt để cho

nhà trường theo đúng sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ.

Page 15: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Đảm bảo cho các trường này có quyền tự chủ và thực hiện

được trách nhiệm xã hội của mình.

2. Quy mô và Phân loại

Hiện nay trong cả nước có 146 trường đại học và

cao đẳng (2); trong đó, có 15 trường dân lập (do tư

nhân quản lý), và ba trường bán công. Số trường này

được tổ chức theo 11 khối như sau: đại học quốc gia và

đại học vùng; khối kỹ thuật & xây dựng; khối y dược

khoa; khối sư phạm; khoa học tự nhiên; nông lâm nghiệp

& thủy sản; kinh tế, tài chính và luật; văn hóa nghệ

thuật và thể thao; quân sự và công an; ngoại giao; và

các trường dân lập.

2.1. Các Đại học quốc gia

Việt Nam có 2 đại học quốc gia, nằm ở 2 thành phố

lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hai đại học này

cũng là đại học trọng điểm quốc gia. Người đứng đầu của

đại học quốc gia gọi là Giám đốc, người đứng đầu của

một trường đại học thành viên gọi là Hiệu trưởng. Mỗi

đại học quốc gia có các khoa và trường đại học thành

viên phân chia theo lĩnh vực và ngành nghề đào tạo.

• Đại học Quốc gia Hà Nội, các khoa, trường,

khoa trực thuộc sau:

1. Khoa Luật

2. Khoa Quản trị Kinh doanh

3. Khoa Quốc tế

4. Khoa Y Dược

Page 16: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

5. Trường Đại học Công nghệ

6. Trường Đại học Giáo dục

7. Trường Đại học Kinh tế

8. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

9. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

10.Trường Đại học Ngoại ngữ

• Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các

trường, khoa trực thuộc:

1. Khoa Y

2. Trường Đại học Kinh tế - Luật

3. Trường Đại học Bách khoa

4. Trường Đại học Công nghệ Thông tin

5. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Trường Đại học Quốc tế

Các đại học và trường đại học cấp vùng

Các đại học và trường đại học cấp vùng cũng có các

thành viên trực thuộc là các khoa và/hoặc các trường

đại học (3 đại học vùng được giao quyền tự chủ như các

đại học quốc gia).Người đứng đầu của một đại học vùng

gọi là giám đốc; trong khi người đứng đầu của một

trường đại học cấp vùng gọi là hiệu trưởng.Các (trường)

đại học cấp vùng này thường nằm tại các khu vực kinh tế

động lực của một vùng có nhiều các khu công nghiệp, đô

thị. Lưu ý: Các tên in đậm là đại học trọng điểm quốc

gia.

Page 17: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

• Trường Đại học Tây Bắc: Trường đại học cấp

vùng, ở miền núi Tây Bắc Việt Nam.

• Đại học Thái Nguyên: Đại học vùng, ở Vùng

trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, có trụ sở chính

tại Thái Nguyên, gồm các thành viên:

1. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền

thông

2. Trường Đại học Khoa học

3. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

4. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

5. Trường Đại học Nông Lâm

6. Trường Đại học Sư phạm

7. Trường Đại học Y Dược

8. Khoa Ngoại ngữ

9. Khoa Quốc tế…

• Trường Đại học Vinh: Trường đại học cấp vùng,

ở Bắc Trung bộ Việt Nam.

• Đại học Huế: Đại học vùng Bắc Trung bộ Việt

Nam, có trụ sở chính tại thành phố Huế, đại học trọng

điểm quốc gia, gồm các thành viên:

1. Khoa Luật

2. Khoa Du lịch

3. Khoa Giáo dục thể chất

4. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

5. Trường Đại học Khoa học

6. Trường Đại học Kinh tế

Page 18: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

7. Trường Đại học Nghệ thuật

8. Trường Đại học Ngoại ngữ

9. Trường Đại học Nông Lâm…

• Đại học Đà Nẵng: Đại học vùng duyên hải Nam

Trung bộ và Tây Nguyên, có trụ sở chính tại Đà Nẵng,

đại học trọng điểm quốc gia, gồm các trường, khoa trực

thuộc sau:

1. Khoa Y Dược

2. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

3. Trường Đại học Bách khoa

4. Trường Đại học Kinh tế

5. Trường Đại học Ngoại ngữ

6. Trường Đại học Sư phạm

7. Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng

8. Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin

• Trường Đại học Quy Nhơn: Trường đại học (cấp)

vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam.

• Trường Đại học Tây Nguyên: Trường đại học

(cấp) vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

• Trường Đại học Cần Thơ: Trường đại học (cấp)

vùng Tây Nam bộ, Việt Nam.

2.2. Các trường đại học và học viện quân sự

Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 22 trường đại học

quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan,

đơn vị trong Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 20

trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh

Page 19: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

sĩ.Học viện Quốc phòng ở Hà Nội chỉ tuyển sinh các sĩ

quan đã tốt nghiệp các trường, học viện quân sự cấp

trung. Học Viện Lục quân Đà Lạt chỉ tuyển sinh các sĩ

quan đã tốt nghiệp các trường Đại học Trần Quốc Tuấn,

Đại học Nguyễn Huệ, tăng - thiết giáp, công binh, pháo

binh, phòng hóa, thông tin, đặc công.

Các trường quân sự do Bộ Quốc Phòng phối hợp với Bộ

Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về mặt nội dung

chương trình đào tạo. Sinh viên muốn dự thi vào các

trường này cần phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, lý

lịch.Ngoài ra, một số học viện có đào tạo hệ dân sự,

phục vụ quá trình phát triển của đất nước.Các sinh viên

hệ dân sự phải đóng tiền học và không phải đạt các tiêu

chuẩn về sức khoẻ, chính trị.

2.3. Các trường đại học và học viện công an

Các trường công an đào tạo sỹ quan công an. Các

trường này cũng mang tính chất đào tạo đặc thù riêng để

phù hợp với ngành Công an. Các trường công an do Bộ

công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng Lực lượng

Công an Nhân dân quản lý. Muốn được theo học tại các

trường công an, thí sinh cũng phải đạt được những tiêu

chuẩn về thể chất và phẩm chất chính trị. Hiện nay, mới

chỉ có Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy đào tạo hệ

dân sự ngành Kỹ sư An toàn Phòng cháy Chữa cháy.

Page 20: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

1. Học viện An ninh Nhân dân

2. Học viện Cảnh sát Nhân dân

3. Trường Đại học An ninh Nhân dân

4. Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân

5. Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

6. Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân

dân

Các trường đại học theo ngành dân sự

Gồm các trường đại học, học viện trực thuộc cùng

lúc bộ giáo dục và bộ ngành đào tạo, hoặc tổ chức, đoàn

thể...

2.4. Các trường đại học công lập

1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Trường Đại học Công đoàn

3. Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

4. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

5. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

6. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh

7. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố

Hồ Chí Minh

8. Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

9. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

10. Trường Đại học Dược Hà Nội……

2.5. Các học viện

1. Học viện Âm nhạc Huế

Page 21: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

2. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4. Học viện Chính sách và phát triển

5. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh

6. Học viện Xây dựng Đảng

7. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

8. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

9. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở

2, Thành phố Hồ Chí Minh

10. Học viện Hàng không Việt Nam

11. Học viện Hành chính

12. Học viện Hành chính cơ sở 2, Thành phố Hồ Chí

Minh

13. Học viện Khoa học xã hội

14. Học viện Kỹ thuật Mật mã

15. Học viện Ngân hàng

16. Học viện Ngoại giao Việt Nam

17. Học viện Phụ nữ Việt Nam

18. Học viện Quản lý Giáo dục

19. Học viện Tài chính

20. Học viện Thanh thiếu niên

21. Học viện Tư Pháp

22. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

23. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

Page 22: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

V. So sánh giáo dục Đại học ở Việt Nam so với các nước có

nền giáo dục tiên tiến

Trong một nền kinh tế toàn cầu có tính cạnh

tranh cao trong Thế kỷ 21, trí tuệ là một nguồn nội lực

cực kỳ quan trọng. Vì thế, ngày nay, người ta thường

hay nói nhiều đến một cuộc chạy đua về tri thức, bởi vì

nước nào không huy động được nguồn nội lực trí tuệ,

nước đó sẽ bị lệ thuộc vào trí tuệ của người khác và

lại rơi vào tình trạng tụt hậu, nô lệ tri thức.

Các nước Tây phương, mà đặc biệt là Mỹ đang dẫn

đầu cuộc chạy đua về tri thức này. Các nước Tây phương

đã sớm nhận ra vai trò của giáo dục và đào tạo trong

nền kinh tế và đã dày công xây dựng hệ thống giáo dục

đại học từ mấy trăm năm qua. Và cho đến nay, mặc dù. đã

đạt được một vị thế hàng đầu, họ vẫn không ngừng tìm

cách phát triển giáo dục đại học. Nhưng khác với các

nước đang phát triển nhìn giáo dục như là một đòn bẩy

phát triển kinh tế và xã hội, họ thấy giáo dục là một

phương tiện chiến lược để duy trì sự thống trị của họ

trên trường quốc tế.

Ðối với nước Mỹ, sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa và

sự cạnh tranh công nghiệp gay gắt tiếp theo đó, các nhà

lãnh đạo chính trị và kinh tế đã nhận ra rằng họ đang

bị mất dần sự độc quyền về công nghiệp nặng và kỹ nghệ

xe hơi; do đó, muốn duy trì uy thế tối cao của họ trước

Page 23: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

đây, họ cần phải nắm độc quyền những "kỹ nghệ tri thức"

(knowledge-based industries) như kỹ nghệ máy tính, điện

tử, không gian, thông tin viễn liên, và công nghệ sinh

học. Những kỹ nghệ này đặt trọng tâm vào nguồn vốn trí

tuệ, mà đại học là nguồn cung cấp chính. Ðại học, từ

đó, trở thành một bộ phận của guồng máy kinh tế mà

trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới.

Không chỉ có Mỹ mà Pháp cũng rất chú trọng tới

giáo dục Đại học. Dưới đây là sự cụ thể hóa cho hệ

thống giáo dục của Việt Nam với các nước có nền giáo

dục tiên tiến trên thế giới: Việt Nam với Mỹ và Pháp.

a. Việt Nam và Mỹ

-Chương trình học ở Việt Nam quá dài :

Thời gian học 4 năm ở lớp tại Việt Nam là 2183 giờ

so với 1380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở Việt Nam

dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở

nên thầy phải vào lớp đọc cho trò chép hoặc là quán

tính từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp như vậy,

học sinh sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.

- Chương trình ở Việt Nam không phải là dậy nghề

cũng không phải là đào tạo một người có kiến thức sâu

và tính sáng tạo:

Chương trình học kinh tế đòi hỏi 1451 giờ học kinh

tế so với ở Mỹ chỉ đòi hỏi tối thiểu là 480 giờ (tức là

1/3 chương trình đại học), như vậy đòi hỏi học các môn

kinh tế gấp 3 lần số giờ ở đại học Mỹ. Nhìn chương

Page 24: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

trình giảng dậy ở Đại học kinh tế thành phố HồChíMinh

ta thấy, học sinh trong 4 năm phải học gần như tất cả

mọi thứ trên đời về kinh tế mà nhà trường có thể nghĩ

ra được, từ các môn cơ bản như kinh tế vi mô và vĩ mô,

đến các môn như kinh tế lao động, quản trị xí nghiệp,

kế toán, địa lý kinh tế, luật kinh tế, dân số họ, chính

sách thương mại, kinh tế tài nguyên và môi trường, phân

tích dự án kinh tế, thị trường chứng khoán, v.v. Đây là

những môn ít khi dậy ở cấp đại học 4 năm và có dậy thì

chỉ là những môn để học sinh có thể chọn lựa, và đây

cũng là những môn mà trường đại học có thầy đã và đang

nghiên cứu chuyên sâu. Đòi hỏi mỗi thứ một tí, học sinh

không có khả năng hoặc thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề

gì và chắc chắn là thầy cũng chỉđọc sách nói lại mà

không hiểu thầy có hiểu không nữa. Theo các tài liệu

giáo khoa của trường thì nội dung rất là rất nặng lý

thuyết mà nhiều phần học sinh ở Mỹ chỉ học trong chương

trình sau cử nhân. Như vậy trường chỉ nhằm nhồi sọ kiến

thức lý thuyết kinh tếnhưng sự phân chia chi li các lớp

học thì lại có vẻ thực dụng như dậy nghề.

- Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học

sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện khoa học tự

nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật; không có một

lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn

Chương trình ở Mỹ (ở các đại học danh tiếng) đòi hỏi

học sinh phải học một chương trình cơ bản dù là học

Page 25: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

ngành gì từ khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, xã hội

hoặc nhân văn. Đây chính là chương trình thể hiện mục

đích đào tạo những cá nhân có tri thức cơ bản, có

phương phát suy nghĩ và phân tích các vấn đề, có khả

năng viết luận văn nghiên cứu. Chương trình cơ bản bắt

buộc này cũng chiếm 1/3 thời gian học 4 năm như thời

gian tối thiểu dành cho ngành học chính.

-Ở Đại học Việt Nam tất cả các môn có tính bắt

buộc, học sinh không có quyền tự chọn, ngược lại ở Mỹ

học sinh có quyền tự chọn đến 1/3 thời gian học dù học

bất cứ ngành chính nào (như toán, vật lý, hoá học, kinh

tế, tâm lý, văn chương):

Việc tự chọn là rất quan trọng để học sinh mở mang

kiến thức về nhiều ngành học khác nhau. Việc hiểu biết

liên ngành này cho phép học sinh hợp tác nghiên cứu

liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cục diện,

bó hẹp vào chuyên môn của mình. Học sinh Đại học với

quyền tự chọn có thể chọn hai ngành chuyên môn, hoặc

một ngành chính và một ngành phụ. Sau khi ra trường, họ

có thể làm việc ở nhiều chuyên môn khác nhau chứ không

bị bó vào ngành chuyên môn duy nhất mà mình học ở

trường, kể cả thay đổi hoàn toàn để theo một ngành

khác. Triết lý giáo dục ở Mỹ cho phép và trang bị cho

sinh viên thực hiện việc đổi ngành mà không bị hụt

hẫng.

Page 26: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

-Chương trình về chủ nghĩa Marx – Lenin, chính trị

chủ nghĩa xã hội, lịch sử Đảng chiếm 203 giờ, bằng 9%

chương trình, quá nặng và cũng là lý do làm tăng số giờ

giảng dậy lên tới 2184: So với tổng giờ học thì việc

dạy chính trị Marx – Lenin bằng 9%, không phải là quá

nhiều, nếu như đấy là triết học, chính trị học, luân

lý, xã hội học và mỹ học duy nhất cần biết. Nhưng nếu

học sinh cần được trang bị thêm về chính trị và triết

học khác thì số giờ có thể cắt bớt. Nếu giả thử nhà

nước không muốn cắt thì việc canh tân chương trình vẫn

có thể thực hiện được.

b.Việt Nam và Pháp

-Giáo dục đại học ở Pháp được đặc trưng bởi sự đa

dang và chất lượng của các chương trình đào tạo. Uy tín

bằng cấp của Pháp được xây dựng trên một mạng lưới các

cơ sở đào tạo và trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế

giới: trên 3000 cơ sở đào tạo trên khắp nước Pháp. Giáo

dục nước Pháp được đánh giá là nền giáo duc theo hướng

tinh hoa chọn lọc vì học sinh đang học phổ thông đã có

ngã rẽ cho con đường học tập.

-GDĐH Pháp là nền giáo dục có từ lâu đời, là nền

giáo dục có uy tín trên thế giới. Trong khi giáo dục

nước tar a đời cũng không phải là quá muộn so với các

nước khác nhưng đó là một sự chắp vá, sự kế thừa của

nhiều hệ thống giáo dục khác như Pháp, Mỹ, Liên Xô và

cho đến nay hệ thống đó không còn phù hợp nữa .

Page 27: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

- Về mục tiêu đào tạo ĐH ở Pháp đặt ra cao hơn một

bậc so với mục tiêu đào tạo của nước ta. Mục tiêu của

Pháp không chỉ dừng ở chỗ chỉ năm vững kiến thức như

của ta mà là phát triển nghiên cứu, và ứng dụng vào để

phát triển kinh tế, và phải làm sao cho mọi người phải

tiếp cận được với sự phát triển của văn hóa và của khoa

học công nghệ.

-Phải nói rằng hệ thống bằng cấp của đào tạo đại

học của Pháp rất đa dạng và phức tạp, có nhiều giai

đoạn học khác nhau, mỗi giai đoạn lại có nhiều hướng

khác nhau. Điều này đôi khi gây khó khăn cho sinh viên

mới chọn vào nghành muốn học. Nhưng nó đem lại những

lợi ích cho những người sử dụng lao động; những sinh

viên có định hướng đi cho cuộc đời của mình; góp phần

Vào tiết kiệm chi phí đào tạo vì nếu sinh viên chỉ muốn

học ra để đi làm thì họ đăng ký vào những hướng để ra

đi làm họ sẽ không phải bỏ nhiều thời gian và tiền bạc

để học những phần lý thuyết. Ở nước ta hệ thống văn

bằng tương đối đơn giản hơn. Do đó sinh viên không có

nhiều lựa chọn nghề nghiệp theo hướng nghiên cứu hay là

hướng thực hành điều đó cũng một phần ảnh hưởng đến

chất lượng lao động của nước ta.

- Về trình độ giảng viên của nước ta còn quá thấp

so với trình độ giảng viên của Pháp. Điều này đã làm

cho chất lượng đào tạo ở nước ta không thể đạt chuẩn so

với khu vực và thế giới. Điều này đã chứng minh qua

Page 28: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

việc bằng cấp mà nước ta đào tạo không được công nhận ở

nhiều nước trên thế giới.

-Về chế độ chính sách cho sinh viên ở nước ta chưa

thể cao bằng hính sách mà nhà nước Pháp dành cho sinh

viên của họ. Vì do kinh tế nước ta chưa thể phát triển

bằng Pháp nên ta cũng chưa có thể có ngân sách để miễn

học phí cho tất cả các sinh viên học trường công lập. Ở

nước ta sinh viên cũng có thể vay tiền để theo học đại

học nhưng con số này rất khiêm tốn trong khi chính sách

này đối với sinh viên nước ngoài thoáng hơn.

- Tỉ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục nước ta

không phải là thấp. Nhưng do tổng thu nhập nước ta chưa

cao nên số tiền đầu tư cho giáo dục chưa thể sánh bằng

một nước phát triển như Pháp. Nhưng một thực trạng đáng

buồn ở nước ta là nhà trường chưa thể tận dụng tối ưu

kinh phí do nhà nước cấp

VI. Nguyên nhân và giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại

tiêu cực trong nền giáo dục Đại học Việt Nam

(*) Nguyên nhân

-Một là các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong

giáo dục ĐH chưa cụ thể và không rõ ràng, chưa có qui

định cụ thể về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ cần

thiết cho từng trình độ đào tạo.

-Hai là hoạt động đánh giá và kiểm định các điều

kiện đảm bảo chất lượng vẫn đang ở giai đoạn đầu còn

Page 29: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh

nghiệm.

-Ba là chưa chú trọng đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học trong các trường ĐH, nguồn lực dành cho đào tạo sau

ĐH và nghiên cứu khoa học quá ít ỏi, sử dụng thiếu hiệu

quả, phân bổ theo chỉ tiêu đầu vào. Nhiều đề tài khoa

học và công nghệ chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu lý

thuyết, không có điều kiện chế tạo thử và đưa vào sản

xuất.

-Bốn là thiếu các nhà khoa học đầu ngành trong các

trường ĐH. Nhiều nhà khoa học hàng đầu đã đến tuổi nghỉ

hưu, số còn lại đang làm việc thì quá bận với hoạt động

giảng dạy và quản lý, giảng viên trẻ thiếu động lực

trong nghiên cứu khoa học.

-Năm là hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu

khoa học trong giáo dục ĐH còn nhiều hạn chế, chưa xây

dựng được các chương trình nghiên cứu với sự tham gia

hợp tác của các nhà khoa học nước ngoài.

-Sáu là các điều kiện đảm bảo chất lượng còn nhiều

hạn chế. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thiếu

về số lượng, hạn chế về trình độ và chưa đồng bộ về cơ

cấu. Chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy chưa được

đổi mới và cập nhật thường xuyên. Phương pháp giảng dạy

và học tập chưa phù hợp với điều kiện giảng dạy ĐH.

-Và cuối cùng: cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở vật

chất và chế độ học phí còn bất cập. Hệ thống giảng

Page 30: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

đường, phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào

tạo, nghiên cứu khoa học của các trường còn thiếu,

nghèo nàn và lạc hậu. Hệ thống thư viện nhà trường nhỏ

bé, không cung cấp đủ thông tin, sách báo, tạp chí, tài

liệu tham khảo cho nhu cầu ngày càng cao của giảng

viên,sinh viên

(*) giải pháp

Thứ nhất, xây dựng một chiến lược và triết lý giáo

dục riêng. Hiện nay, trên thế giới có ba mô hình giáo

dục đại học lớn cần phải tham khảo trong quá trình xây

dựng chiến lược giáo dục đại học ở Việt Nam: một là, mô

hình kiểu Đức là nơi tạo dựng và phổ biến tri thức; hai

là, mô hình kiểu Pháp là nơi đào tạo người lao động có

chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của phát triển và sử

dụng nguồn nhân lực; ba là, mô hình kiểu Mỹ là tôi

luyện bản lĩnh sống cho tầng lớp trẻ, tôn trọng sự phát

triển nhân cách cá nhân, trung thực, không ngừng đổi

mới. Theo chúng tôi, mỗi một mô hình trên đều có những

mặt tích cực có thể áp dụng, nhưng hoàn toàn không thể

rập khuôn máy móc khi tạo dựng triết lý cho giáo dục

đại học hiện nay. Nên chăng, nền giáo dục đại học ở

Việt Nam cần hướng tới việc phổ biến, ứng dụng và hiện

thực hóa các tri thức khoa học, rút ngắn khoảng cách

“độ chênh về chất lượng”.

Thứ hai, cơ cấu lại ngành học cho phù hợp với yêu

cầu của thực tiễn phát triển của đất nước. Hiện nay, cơ

Page 31: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đang

có sự mất cân đối. Việc tăng quy mô đào tạo hiện vẫn

chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; số học sinh, sinh viên

theo học các ngành kỹ thuật, công nghệ ở bậc cao đẳng

và trung học chuyên nghiệp còn thấp và tăng chậm. Dường

như trong những năm qua chúng ta chỉ chú trọng vào

những ngành học có vốn đầu tư ít, thu lợi nhuận cao,

chẳng hạn Luật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Công nghệ thông

tin…, mà chưa thực sự đầu tư thích đáng vào nhóm các

ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ cao. Để hướng

tới một nền giáo dục bền vững, chúng ta phải có một

chiến lược dài hạn, đầu tư có trọng điểm vào những

ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn, đồng thời phải biết

lựa chọn và thu hút được những sinh viên ưu tú, áp dụng

những chương trình tiên tiến của thế giới vào giảng dạy

để đạt hiệu quả cao. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực

sự “đi tắt, đón đầu” và theo kịp được với sự phát triển

của khoa học – công nghệ tiên tiến hiện nay.

Thứ ba, cải cách hành chính và trao quyền tự chủ

cho các trường đại học. Đổi mới tư duy giáo dục đại học

trong quản lý nhà nước để tiến đến trao quyền tự chủ,

gắn với tự chịu trách nhiệm cao của các trường đại học

chính là động lực của phát triển. Đó là yêu cầu tất yếu

từ chính các trường đại học trong cả nước hiện nay, như

quyền tự chủ tài chính, nhân sự, công tác tuyển sinh và

nhất là xây dựng chương trình. Bởi, với chủ trương “đào

Page 32: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

tạo theo nhu cầu” thì việc xây dựng chương trình phải

xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Chỉ có như vậy, các

trường đại học mới có thể tự quyết định trong đầu tư cơ

sở vật chất và chuyên môn hoá sâu về lĩnh vực đào tạo

của mình. Chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt của các cơ

sở đào tạo đại học phải dựa trên năng lực và hiệu quả

công việc của từng cá nhân. Chất lượng đào tạo của các

trường đại học là một tiêu chí đáng tin cậy cho mức độ

phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, các trường đại

học của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn

nhân lực có chất lượng cao và chưa có một trường đại

học nào được các tổ chức kiểm định quốc tế thừa nhận.

Nếu như không có các biện pháp cấp thiết để cải cách

giáo dục đại học thì nước ta khó có thể đạt được các

mục tiêu đã đề ra cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ và nghiêm chỉnh công tác

kiểm định chất lượng đại học. Đã gần 3 năm qua, từ khi

Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương buộc các cơ sở đào

tạo bậc đại học, cao đẳng phải công bố chuẩn đầu ra,

như người học hiểu biết gì, có kỹ năng gì, có năng lực

hành vi như thế nào, có thể đảm đương được công việc gì

trong xã hội?… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một trường

đại học, cao đẳng nào thỏa mãn được bộ tiêu chí trên.

Vì vậy, chúng ta chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất

Page 33: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn

diện.

Từ thực tế trên cho thấy, việc thiết lập bộ tiêu

chuẩn chất lượng trường đại học và thực hiện nó là một

yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện

nay. Bởi nó chính là cơ sở để đánh giá kiểm định chất

lượng của một trường đại học hiện đại. Có được một bộ

tiêu chuẩn chất lượng minh bạch để quản lý các trường

đại học thực sự là một bước đột phá trong tiến trình

phát triển của giáo dục đại học Việt Nam.

Thứ năm, kiên quyết ngừng các cơ sở đào tạo đại học

không đạt chuẩn. Trong những năm gần đây, do xuất phát

từ mong muốn chủ quan là phát triển đại học nhằm đáp

ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, song sự mở rộng quá nhanh quy mô đào

tạo lại không đi liền với việc đảm bảo chất lượng nguồn

nhân lực. Có những trường đại học khi có quyết định

thành lập và bắt đầu đi vào đào tạo nhưng cơ sở vật

chất lại chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu của một cơ sở

đào tạo đại học như báo chí đã nêu trong thời gian vừa

qua. Như vậy, hiện tượng mở trường tràn lan, những điều

kiện vật chất không được đảm bảo, đội ngũ giảng viên

vừa thiếu, vừa yếu cũng là một nguyên nhân khiến chất

lượng đào tạo đại học ở nước ta ngày càng giảm sút.

Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia

hiện nay phụ thuộc trực tiếp vào quy mô và chất lượng

Page 34: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

của giáo dục đại học. Hầu hết các quốc gia có thu nhập

thấp và đang phát triển hiện nay đang đứng trước rất

nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về

giáo dục đại học so với nhóm các nước phát triển. Trách

nhiệm này đặt trên vai các nhà hoạch định chiến lược

giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam phải thực

sự góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tóm lại, Giáo dục đã, đang, và sẽ là một chỉ

tiêu quyết định sự khác biệt giữa các quốc gia, và giữa

cá nhân. Ba chức năng chính của giáo dục là nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao,

và nuôi dưỡng nhân tài. Hiện nay, nền giáo dục và đào

tạo ở Việt Nam chỉ mới làm được chức năng số một, còn

hai chức năng sau thì còn rất hạn chế. Việt Nam là một

nước tương đối "trẻ", vì hơn 50% dân số dưới 25 tuổi.

Nền giáo dục phải làm sao trang bị cho lực lượng lao

động này những kiến thức chuyên môn cần thiết để tạo ra

một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, để có cơ sánh

vai với các nước tiên tiến trong vùng và trên thế giới.

Mặc dù, đã có nhiều tiến bộ, nhưng nói chung,

trình độ dân trí của nước ta còn rất thấp so với các

nước đã phát triển trên thế giới và một số nước đang

phát triển trong vùng. Do đó, để tránh tình trạng bị nô

lệ về tri thức, Việt Nam cần phải có một chiến lược

Page 35: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

giáo dục khả thi nhằm trang bị những tri thức hiện đại

và nâng cao trình độ học vấn của dân chúng để Việt Nam

có thể chuẩn bị cho công cuộc công nghiệp hóa trong

vòng vài thập niên tới. Thiết nghĩ không có cách gì

khác là Việt Nam phải, dùng chữ của một nhà giáo trong

nước, "chấn hưng toàn diện, cải cách mạnh mẽ, hiện đại

hóa" nền giáo dục.

Ở các nước Tây phương, những vấn đề này được coi

là một sự khủng hoảng. Ở Việt Nam, có thể nói một cách

ngắn gọn và dứt khoát rằng: thực trạng giáo dục là một

trong những vấn đề lớn nhất, nghiêm trọng nhất của xã

hội hiện nay. Trong khi trên thế giới người ta không

ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ thống giáo dục, ở nước

ta hệ thống giáo dục vừa lạc hậu, vừa cổ lỗ mà vẫn dẫm

chân tại chỗ, vẫn thản nhiên bình chân như vại! Không

có vấn đề gì đáng lo lắng hơn cho tương lai của đất

nước khi một nền giáo dục như thế lại được duy trì hết

thế hệ này sang thế hệ khác.

Do nền giáo dục như vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến

chất lượng sinh viên của nước ta. Và chính xác hơn thì

sự tụt hậu về kiến thức của sinh viên so với các tiêu

chuẩn chất lượng là khá lớn. Sinh viên ra trường chưa

đảm nhận được công việc mà đáng lẽ những người được đào

tạo như thế phải làm được, vì thiếu ý thức chủ động

trong làm việc, thiếu khả năng ứng xử trong làm việc,

Page 36: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

thiếu năng khiếu về ngoại ngữ và quản lý, v.v... Một

viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên

hiệp quốc (UNDP) nhận xét: "Hệ thống GD-ÐT lâu nay của

Việt Nam còn bất cập. Tỷ lệ người được đào tạo ra đạt

tiêu chuẩn quốc tế là rất ít. Mọi việc cứ diễn ra một

cách bình thường. Chỉ khi nào những tiêu chuẩn quốc tế

được "soi" vào, chúng ta mới giật mình. Thực tế là khi

soi vào tiêu chuẩn của UNDP, hàng loạt cán bộ chuyên

viên của Việt Nam đã không đáp ứng được điều kiện cần

và đủ". Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo ở

trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt

nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50%

sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt

nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được

việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm

được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là

ở các công ty ngoại quốc. Theo nghiên cứu của bà

Maureen Chao thuộc Trường Ðại học Seattle (Mỹ), trong

nhiều công ty liên doanh với Việt Nam, hầu hết sinh

viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên

môn lẫn kỹ năng giao tiếp!

Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên

hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được

công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm “bằng

đẹp” chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt. Vậy sinh viên

Page 37: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

cần chuẩn bị những hành trang gì để khi tốt nghiệp có

thể xin được việc làm tốt?

Phần II. Sinh viên cần chuẩn bị hành

trang gì để khi tốt nghiệp có thể xin được

việc làm?I. Thực trạng sinh viên ra trường và đi xin việc hiện nay

1. Thực trạng

Hiện nay, nhiều sinh viên dù đang ngồi trên ghế

giảng đường nhưng hết sức lo lắng về tình hình thất

nghiệp. Theo báo cáo điều tra lao động, hiện nay, cả

nước có 857.000 người thất nghiệp và 1,3 triệu người

thiếu việc làm. Con số này tăng nhiều so với các thời

điểm trước, và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn

nhiều so với thống kê. Hơn 60% sinh viên ra trường

không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm

thời, không đúng với chuyên ngành. Thực trạng này tạo

nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều sinh viên, thậm chí

cả những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp đại học cũng mang

tâm lý lo lắng luôn đặt câu hỏi: Kết quả học tập sẽ như

thế nào? Ra trường sẽ đi đâu về đâu?

“Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân

tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu

sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm

Page 38: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và

ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2%

cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm

việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc

gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với

trình độ, chuyên ngành đào tạo.

Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng

không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn

là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành

khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ

rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù

hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển

dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%.”

Theo số liệu của một cuộc điều tra, phỏng vấn với

19 sinh viên khoa Giáo Dục đã ra trường thuộc khoá 03,

04. Trong đó có 8 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tâm

lý giáo dục, 11 sinh viên tốt ngiệp chuyên ngành quản

lý giáo dục và đã thu được kết quả như sau:

Đối với câu hỏi: Sau khi ra trường anh (chị) có

nhận được sự giúp đỡ, giới thiệu việc làm không? Kết

quả cho thấy: phần lớn các sinh viên khi ra trường phải

dựa vào năng lực bản thân để tìm kiếm việc làm, phải tự

thân vận động (42,1%), qua sự giúp đỡ của bạn bè

(31,6%) điều này nói lên mối quan hệ tốt với bạn bè và

có nhiều bạn cũng giúp rất nhiều cho việc tìm kiếm việc

làm của bản thân, còn về sự giúp đỡ của gia đình khá

Page 39: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

thấp (26,3%) cũng vì đa phần sinh viên đều xuất thân từ

gia đình ở nông thôn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Tiếp theo với câu hỏi: Sau khi ra trường A/C có tìm

ngay được việc làm hay phải mất một thời gian? chúng

ta thấy rằng: Đa số sinh viên ra trường đều không kiếm

được việc làm ngay mà vẫn đang tìm kiếm việc phù hợp

với ngành học. Do đó sinh viên phải làm nhiều công việc

tạm thời (42,2%) chiếm tỉ lệ cao. Số sinh viên còn lại

phải mất một thời gian chờ đợi việc làm (36,8%) chiếm

tỉ lệ tương đối cao. Có rất ít sinh viên ra trường tìm

ngay cho mình một công việc đúng chuyên môn ngành nghề

(21%).

Với câu hỏi: A/C có đánh giá gì về công việc hiện

tại của mình ? A/C có ý định gắn bó lâu dài với công

việc đó hay không? Hài lòng 52,6% Không hài lòng 21,1%

Bình thường 26,3% Qua số liệu điều tra trên cho thấy đa

số sinh viên hài lòng với công việc tạm thời ( mặc dù

đó là công việc trái nghề) chiếm tỉ lệ cao (52,6%) và

có ý định gắn bó với công việc hiện tại (bởi những công

việc đó có mức lương cao, không tốn nhiều thời gian tìm

việc và công việc đó phù hợp với khả năng, sở thích của

họ). Với trình độ Đại học một số sinh viên không hài

lòng với công việc hiện tại (21,1%) vì mức lương không

tương xứng, công việc không phù hợp với chuyên môn. Số

còn lại (26,3%) cảm thấy bình thường.

Page 40: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Với câu hỏi: sau khi ra trường, với những kiến thức

đã học A/C có vận dụng được vào công việc không? Ta

thấy hiện tại đối với những sinh viên ra trường làm

việc đúng chuyên môn, vận dụng kiến thức đã học vào

công việc chiếm tỷ lệ thấp: 10,5%.Trong khi đó, tỉ lệ

sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên môn, vận

dụng kiến thức đã học chiếm tới 47,4%. Tỉ lệ này là

tương đối cao so với tỉ lệ những sinh viên ra trường

làm việc đúng chuyên môn, vận dụng được kiến thức đã

học. Số còn lại cảm thấy bình thường chiếm 42.1%.

Theo điều tra, phỏng vấn mức lương hiện tại của 19

sinh viên đã ra trường được thống kê như sau. Kết quả

điều tra cho ta thấy mức lương ảnh hưởng đến tâm lý tìm

việc của sinh viên. Với trình độ đại học của mình làm

cho sinh viên có xu hướng chọn ngành có mức lương cao

phù hợp với khả năng và trình độ. Mà ngành Giáo dục thì

có mức lương đối với sinh viên ra trường thì không cao,

chỉ dưới 1.5 triệu chiếm 15,8%, lại chưa vào biên chế.

Chính vì thế, phần lớn họ làm trái ngành nghề với hy

vọng mức lương cao: 1,5 đến 2,5 triệu chiếm 52,6% đáp

ứng nhu cầu của bản thân. Có ý kiến cho rằng: “Phần

đông sinh viên ra trường làm trái ngành nghề”. A/C có ý

kiến gì? Đồng ý 63.2% Không đồng ý 36.8% Qua khảo sát

cho thấy, phần đông sinh viên đồng ý với nhận định

trên. Điều này cho thấy, thực trạng sinh viên ra trường

làm trái ngành nghề đang là vấn đề bức xúc và cần được

Page 41: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

sự quan tâm, giải quyết từ phía khoa, nhà trường, xã

hội và chính bản thân mỗi sinh viên.

Nhận xét Qua khảo sát thực tế, cho thấy phần lớn

sinh viên ra trường khó tìm kiếm được việc làm ngay,

hầu hết tìm được việc làm nhưng trái ngành nghề đào

tạo, lương tương đối thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu

sinh hoạt chung, đặc biệt đối với những người làm việc

ở thành phố. Sinh viên ra trường chủ yếu phải tự tìm

việc làm, sự giúp đỡ từ phía nhà trường còn hạn chế.

Những kiến thức được học chưa được áp dụng nhiều vào

công việc nhưng nó là nền tảng cho sinh viên thực hiện

công việc một cách dễ dàng hơn. Từ việc phân tích những

thực trạng trên chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân gây

khó khăn cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm, đặc biệt

là việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

2. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Chính vấn đề này đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi

cần được sự giải đáp. Cần phải tìm ra nguyên nhân để

thấy rõ hơn thực trạng sinh viên ra trường không có

việc làm ổn định hoặc trái ngành nghề chuyên môn.

a/Nguyên nhân từ phía bản thân:

Khi mới bắt đầu vào đại học, chọn ngành học có khi

nào sinh viên tự đặt cho mình câu hỏi mình đang học

ngành gì? Học xong ra trường sẽ làm việc gì? Họ thi và

vào học do rớt nguyện vọng 1, thậm chí cũng do cha mẹ

người thân định hướng sẵn cho họ phải học ngành này mà

Page 42: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

trong khi đó chính mình lại không thích, “học chỉ để

chống chế, học chỉ để có học”. Trong quá trình học: -

Họ chưa chú tâm coi việc học tập là quan trọng, nó sẽ

quyết định tới tương lai chính bản thân. - Khi chọn

chuyên ngành học cho mình, họ thấy không phù hợp, muốn

chuyển ngành thì gặp khó khăn. - Tư tưởng của sinh viên

học để lấy bằng cấp chưa tích cực quan tâm đến vấn đề

tiếp thu kiến thức sau 4 năm học được những gì. Ngoài

ra còn một số yếu tố khác.

b/ Nguyên nhân từ phía nhà trường :

Môi trường học đại học là luôn tạo cho người học

tính chủ động, sáng tạo, luôn tìm tòi phát hiện cái

mới, tạo ra công trình cho xã hội. Chất lượng giáo dục

đào tạo của trường chưa thích ứng nhu cầu học tập của

sinh viên. Có rất nhiều câu hỏi luôn được đặt ra mà câu

trả lời thì quá mơ hồ. Phải chăng đó là những bức xúc

cần được quan tâm, giải quyết. Đối với sinh viên khoa

giáo dục ra trường chưa tìm kiếm được công việc ổn

định, làm trái ngành nghề chuyên môn thậm chí một số

chưa có việc làm. Theo điều tra phỏng vấn thì chúng tôi

đã thu thập nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu chung lại

là: - Chương trình đào tạo của nhà trường đặc biệt là

của khoa chưa sâu, phân bố thời gian môn học, chương

trình học chưa hợp lí, không thiết thực khiến họ không

thích học. - Khoa còn thiếu đội ngũ giáo viên chuyên

ngành có kinh nghiệm lâu năm. - Nội dung học chưa đi

Page 43: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

sâu vào thực tế, cơ bản nặng về lý thuyết, yếu về thực

hành. - Vẫn quan tâm đến số lượng hơn chất lượng:

chương trình học dàn trải, không quan tâm đến việc tiếp

thu của sinh viên. - Sự liên kết của nhà trường, khoa

với các tổ chức Xã hội (nhà tuyển dụng) còn hạn chế.

c. Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng :

Đòi hỏi bằng cấp, đáp ứng mọi yêu cầu từ phía nhà

tuyển dụng đưa ra, và trên thực tế thì sinh viên khoa

Giáo dục ra trường chưa có việc làm phần lớn làm không

đúng chuyên môn. Nhà tuyển dụng đòi hỏi trình độ học

vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tin học và

ngoại ngữ luôn luôn đi kèm. Do sinh viên khoa chưa đáp

ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, một phần thất bại

trong tìm kiếm việc làm không chỉ là thiếu kinh nghiệm

mà sự rụt rè, nhút nhát của họ.

3. Giải pháp:

Cần có những giải pháp gì để sinh viên ra trường có

việc làm và làm việc đúng với chuyên môn, ngành nghề

đào tạo? Cần nêu ra giải pháp từ ba phía: bản thân, nhà

trường, xã hội.

a/ Về phía bản thân sinh viên Sinh viên cần năng

động, sáng tạo, tham gia nhiều hoạt động nhóm, hội, các

buổi sinh hoạt sẽ giúp cho sinh viên năng động hơn

trong giao tiếp và tìm kiếm việc làm. Sinh viên phải tự

thân vận động, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu liên quan

đến chuyên ngành để hỗ trợ thêm kiến thức cho mình.

Page 44: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Quan trọng là sinh viên cần nhận ra các khả năng (ưu

điểm) của mình về lĩnh vực cụ thể để phát huy nó làm

thế mạnh vì khi đi tìm kiếm việc làm, điều mà nhà tuyển

dụng cần là cái cụ thể về một mảng nào đó nhất định chứ

không cần cái chung chung thiên về lý thuyết. Sinh viên

cần phải biết tiếp thị bản thân và cần xác định năng

lực của mình, biết đâu là điểm yếu, cách khắc phục

những điểm yếu, phát huy thế mạnh để đủ bản lĩnh, tự

tin hơn trong công việc. Để thành công ở bất kỳ vị trí

nào, bạn cần (kỹ năng, kiến thức, nhiệt huyết, lòng đam

mê và làm việc có mục đích) ngoài những kỹ năng chuyên

môn, sinh viên ra trường cần có kỹ năng quản lý, có

niềm tin với công việc mình làm, bình tĩnh và sử dụng

giao tiếp bằng mắt là yếu tố quyết định thành công.

Việc học thêm ngoại ngữ, vi tính rất quan trọng đối với

công việc, tạo điều kiện tốt cho sinh viên xin việc

làm, làm việc. Sinh viên không nên có tư tưởng học đối

phó, học cho có bằng mà phải biết học để áp dụng kiến

thức đó vào thực tế, tìm hiểu, phát triển thêm phần lý

thuyết, thực hành. Bản thân sinh viên phải tạo cho mình

sự hưng phấn, thích thú, cần phải học thêm một số

chuyên ngành khác như xã hội học, tâm lý, luật…để hỗ

trợ cho công việc mình làm và tìm kiếm một công việc ổn

định trong tương lai. Sinh viên cần phải đặt cho mình

mục tiêu và nhiệm vụ. Phải trả lời những câu hỏi học để

làm gì? Học như thế nào? Bên cạnh đó cần tạo mối quan

Page 45: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

hệ với bạn bè, với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để học

hỏi kinh nghiệm từ họ và có hướng đi cho tương lai.

b/ Về phía nhà trường Để tạo điều kiện cho sinh

viên sau khi ra trường tìm kiếm việc làm một cách dễ

dàng hơn thì việc đào tạo sinh viên cần đi sâu vào thực

hành, chỉ có như thế, sau khi ra trường sinh viên sẽ

bắt nhịp được ngay với công sở, nắm bắt và vận dụng

ngay được công việc. Có chương trình môn học thiết thực

và chuyên sâu hơn về chuyên ngành đào tạo. Tìm hiểu

thực tế việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra

trường. Tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu,

làm việc với các công ty, doanh nghiệp. Nhà trường cần

tổ chức cho sinh viên những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa

sinh viên các khoa, các khóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn

nhau, để rèn luyện thêm khả năng giao tiếp.

c/ Về phía xã hội Nhà tuyển dụng là cầu nối giữa

sinh viên với cơ sở sử dụng lao động kết hợp với các

công ty trong quá trình tuyển dụng, là nơi cung cấp

thông tin tuyển đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

giúp sinh viên trong quá trình tìm việc làm. Tư vấn hỗ

trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên đang học và sinh

viên đã tốt nghiệp có nhu cầu.

4. Liên hệ bản thân:

Là một sinh viên năm 4 khoa ngôn ngữ và ăn hóa

Trung Quốc,sắp phải đối mặt với những lo lắng về vấn đề

việc làm,không biết tương lai mình sẽ đi về đâu? Đặc

Page 46: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

biệt trước tình hình nền kinh tế như hiện nay, chắc

chắn tương lai sẽ còn gặp rất chông gai.

Và một vấn đề mở ra trước mắt đó là : Những người

ra trường không xin được việc làm, họ sẽ làm gì trong

khi cuộc sống vẫn tiếp diễn? Câu trả lời ở đây là "Nộp

rất nhiều đơn xin việc làm và ngồi chờ đợi, không có sự

lựa chọn cho công việc mình thích, ngành nghề mình đam

mê, không cần biết mình thích hay không, miễn là có

việc làm!". Một số khác không tự tin vào bản mình thì

lại sự lựa chọn việc chờ đợi cơ hội việc làm sẽ đến với

mình.

Các bạn ạ, hãy thay đổi cuộc đời mình ngay từ bây

giờ, từ cách nhìn nhận vấn đề và tìm hướng giải quyết

vấn đề, công việc không tìm tới mình thì mình hãy cố

gắng tìm đến nó. Hãy trang bị cho mình các kiến thức

cần thiết để phục vụ cho công việc của bạn sau nay. Có

người nói rằng: "Mỗi lần bạn lựa chọn một cách có ý

thức là bạn đã học được một bài học tự tin" và "Khi

không làm được những điều bạn muốn, hãy làm những điều

bạn có thể làm". Điều đó có nghĩa là gì ? Chúng ta

không nhất thiết là cứ suy nghĩ, lo lắng mà không cố

gắng hết sức cho việc học hôm nay, đó là một phần quyết

định tới công việc sau này của bạn.

II. Các nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào về sinh viên

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học đểlàm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhậnđịnh trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này

Page 47: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích họctập của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạtđược một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậykhi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉgây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năngchuyên môn, kinh nghiệm làm việc... Thế nhưng, bạn nênbiết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong thờibuổi hiện nay, ngoài việc đối đầu với các đối thủ nặngký thì bạn cần phải đáp ứng yêu cầu cao của nhà tuyểndụng. Chìa khóa duy nhất của bạn là phải biết ngườibiết ta, nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyểndụng tìm kiếm.

Thái độ tốtHiện nay các nhà tuyển dụng đều đánh giá rất cao

những ứng viên có thái độ sống tính cực, có phẩm chấtđạo đức tốt, biết tôn trọng người khác, có tinh thầnhọc hỏi cao, có tinh thần hợp tác với mọi người,....Nhà tuyển dụng cho rằng, kiến thức con có thể đào tạo,bồi dưỡng được nhưng nếu thái độ không tốt rất khó đàotạo được.

Nhận thức về môi trường kinh doanhTheo trang web doctorjob.com, đây là tố chất quan

trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên trongbuổi phỏng vấn. Ứng viên phải nhận thức rõ những lịchsử hình thành công ty và sự vận hành của thị trường.Ngay khi được gọi mời phỏng vấn, việc đầu tiên cần làmlà tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty/hoặc tổ chứcmình sắp đầu quân thông qua internet, báo chí, bạn bèvà các bản tin nội bộ. Nhiều ứng viên hiện nay chỉ tậptrung vào các thành tích và kinh nghiệm cá nhân mà bỏqua bước cơ bản này khiến bạn mất điềm trầm trọng vớinhà tuyển dụng.

Tự tinNhiều công ty hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó khăn để xem xét nănglực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng

Page 48: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, bạn phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin củamình trong bát cứ việc gì bạn làm và bạn có những tố chất phù hợp với công việc.

Sáng kiếnNhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có phải là người dễ mất bình tĩnh và run sợ khi phải đối mặt với những tìnhhuống công việc không ngờ đến hay không? Do đó, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có một cái đầu lạnh, tỉnh táo và có khả năng tiếp cận vấn đề một cách logic.

Óc tổ chứcKỹ năng phân loại công việc và chủ động phân bổ thời gian tương xứng với khối lương công vịệc đảm nhận là yếu tố không thể thiếu của một ứng viên lý tưởng. Nhữngngười luôn làm việc, sinh hoạt có kế hoạch và đúng giờ giấc thì luôn làm việc chất lượng hơn. Hãy thể hiện điều đó và cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm việc hiệu quả như thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn ngay cả khi phải chịu nhiều áp lực về thời gian hoặc từphía khách hàng.

Trách nhiệm caoĐồng nghiệp cần phải biết bạn có ủng hộ và giúp đỡ họ nếu bản thân họ hoặc cônng ty rơi vào hòan cảnh khó khăn hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn giữ vai trò trưởng nhóm hay giám sát.

Giao tiếp hiệu quảTheo kết quả khảo sát gần đây của CIPD/KPMG, 40% doanh nghiệp xem giao tiếp là một trong ba kỹ năng quan trọngnhất mà ứng viên cần có. Giao tiếp là kênh quan trọng để truyền tải nội dung công việc cũng như củng cố quan hệ đồng nghiệp. Do đó, cho dù là bạn có ý khen ngợi hayphê bình mang tính chất xây dựng, hoặc góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêu thì bạn cần phải biết rõ những gì mình cần nói và nân mở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả nhất.

Thành thậtSự thật như thế nào, hãy nói đúng như thế. Thẳng thắn

Page 49: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

và không thiên kiến – đó là những gì nhà tuyển dụng cần.

Biết lắng ngheNếu  bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy lắng nghe họ, hỏi han họ và thông hiểu những vần đề của họ. Công ty vốn là một guồng máy cần sự phối hợp giữa các cá thể để đi tới và kỹ năng lắng nghe giúp bạn và đồng nghiệp thông hiểu lẫn nhau, công việc cũng diễn tiến trôi chảy và hiệu quả hơn.

Kỹ năng thương thuyếtMột kỹ năng cự kỳ quan trọng là thương lượng và thuyết phục. Không phải lúc nào cũng cần chiến thắng trong mọicuộc tranh luận, mà quan trọng hơn thế, bạn phải hiểu rõ mình muốn gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu. Đồng thời cũng nắm bắt được mong muốn của các bên để cóthể thuyết phục họ.

Kỹ năng làm việc nhómMột khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy kỹ năng làmviệc đội nhóm nằm trong nhóm kỹ năng hàng đầu mà  nhà tuyển dụng tìm kiếm, kể cả cho những vị trí quản lý cấptrung. Nếu chỉ mãi dẫn đầu mà không thể hòa hợp và chấpnhận ý kiến của người khác, bạn chỉ là kẻ độc tài trongcông việc. 

Kỹ năng thực tế

Tình huống có vẻ khôi hài nhưng lại có thật củaNguyễn Hồng Hà, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dânlà ví dụ điển hình. Tốt nghiệp loại giỏi, ngành quảntrị kinh doanh, ngay sau khi ra trường, Hà tự tin nộphồ sơ ứng tuyển vào một tập đoàn nước ngoài danhtiếng. Cô dễ dàng vượt qua 30 ứng viên để vào vòngphỏng vấn cuối. Ở vòng quyết định này, Hà cũng trả lờixuất sắc, trôi chảy nhiều câu hỏi, được hội đồng tuyểndụng đánh giá cao và cầm chắc thành công trong tay.Nhưng thật bất ngờ là khi một thành viên trong hội đồngtuyển dụng yêu cầu photocopy hồ sơ xin việc thành 10bản thì Hà loay hoay không làm được, vì từ trước tớigiờ cô chưa hề sử dụng máy photocopy. Hà kể trong tiếc

Page 50: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

nuối: “Tôi thật sự bối rối khi nghe nhà tuyển dụng yêucầu như vậy. Tôi bị nhà tuyển dụng trả lại hồ sơ vàgiải thích bất kỳ vị trí nào trong công ty cũng phảibiết những công việc cơ bản về photocopy, in ấn, đóngtập văn bản… để chủ động làm việc, tránh làm phiền cácnhân viên khác”.

Ngoài ra những kỹ năng trình bày văn bản, đến trìnhbày một CV ấn tượng, gửi mail cho nhà tuyển dụng mộtcách rõ ràng, có tiêu đề cụ thể đôi khi tưởng là tiểutiết nhưng cũng thường được các nhà tuyển dụng chútrọng, điều đó thể hiện sự tôn trọng đến công việc vàcông ty của ứng viên, thể hiện thái độ của họ đối vớimọi người và mọi thứ xung quanh.

Như vậy, kỹ năng thực tế cũng được các nhà tuyểndụng coi trọng rất nhiều, dù là ở vị trí nào thì nhữngkỹ năng tin học, máy tính, kỹ năng văn phòng là khôngthể thiếu được.

Kỹ năng mềmKỹ năng mềm của sinh viên là một trong những yếu tố

nhà tuyển dụng quan tâm nhất hiện nay. Trong đó, nhiềuchuyên gia về nhân lực có chung ý kiến đánh giá kỹ nănggiao tiếp của sinh viên còn kém quá.

- Giao tiếp kém, mất cơ hội. Theo kết quả khảo sátgần đây của CIPD/KPMG, 40% doanh nghiệp xem giao tiếplà một trong ba kỹ năng quan trọng nhất mà ứng viên cầncó. Giao tiếp là kênh quan trọng để truyền tải nội dungcông việc cũng như củng cố quan hệ đồng nghiệp. Do đó,cho dù là bạn có ý khen ngợi hay phê bình mang tínhchất xây dựng, hoặc góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêuthì bạn cần phải biết rõ những gì mình cần nói và nânmở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp chỉ dành một phần nhỏ, khoảng 25%quan tâm đến bằng cấp, trường học của ứng viên. Họ chútrọng nhiều đến khả năng giao tiếp và thái độ của ứngviên đó như thế nào, nhưng xử sự trong các mối quan hệcủa sinh viên (SV) ra trường hiện nay rất yếu.

Page 51: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

- Ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báonhu cầu nguồn nhân lực TPHCM chia sẻ tại hội thảo Gócquay thời cuộc với chủ đề “Tìm việc thời cạnh tranh” doTrường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức diễn ra vào tối 29/9thu hút gần 1.000 SV tham dự: “Theo chúng tôi tìm hiểu,doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giaotiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Thiếu kỹnăng giao tiếp, các bạn đánh mất rất nhiều cơ hội. Tôie ngại liệu các trường có đang bỏ ngỏ vấn đề này”.

- Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Lương Hùng,đại diện Phòng Nhân sự ILA Việt Nam cho rằng giao tiếphiệu quả là điểm mấu chốt để đạt được mục tiêu. Các nhàtuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng giao tiếp, và ứngviên phải thể hiện khả năng này ngay từ lúc tham giaphỏng vấn. Thực trạng hiện này là SV giao tiếp kém, trảlời dài dòng, phức tạp, không truyền được thông tin vàniềm tin đến người tuyển dụng.

- Bà Lê Thị Đoan Trinh - Trưởng phòng đào tạo vàphát triển VNG bảy tỏ, chưa nói đến ngoại ngữ, giaotiếp lưu loát bằng tiếng mẹ đẻ đã là một lợi thế màkhông nhiều SV ra trường có được. Nhiều SV làm thêmnhiều, hoạt động nhiều nhưng do giao tiếp kém nên khôngnói lên được trải nghiệm đó của mình với nhà tuyểndụng.

- Chuyện trượt tuyển dụng của Nguyễn Thu Trang, cựusinh viên Đại học Thương mại thật không ngờ tới. Tốtnghiệp loại giỏi khoa Marketing, Trang tự tin sẽ chinhphục được hội đồng tuyển dụng của một ngân hàng thươngmại cổ phần có tiếng. Nhưng do có quá đông người dựtuyển, chờ mãi không thấy gọi tên mình, Trang bỏ về.Khi vừa ra đến cổng thì hội đồng tuyển dụng gọi vàophỏng vấn. Sau một vài câu hỏi chuyên ngành, nhà tuyểndụng yêu cầu Trang trình bày lý do bỏ về. Trang thúnhận là mình mất kiên nhẫn sau nhiều giờ chờ đợi. Kếtquả là dù được đánh giá cao năng lực chuyên môn nhưngTrang vẫn bị gạch tên.

Page 52: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

- Một cán bộ nhân sự của Công ty Điện tử Samsungthì nhớ lại năm 2010, công ty anh tổ chức tuyển nhânviên kế toán tại một cửa hàng kinh doanh điện thoại.Người được mời phỏng vấn đầu tiên là một cô gái mới tốtnghiệp loại giỏi của một trường hàng đầu về đào tạo tàichính, kế toán. Trong 45 phút, hàng loạt câu hỏi đượcnhà tuyển dụng đưa ra nhưng không mấy liên quan đếnnhững kiến thức cô đã học trong trường. Chẳng hạn: “Nếuđược cửa hàng giao giữ một khoản tiền lớn, mà bản thânhoặc gia đình cô lại đang có việc cần tiền mà khôngxoay sở được thì cô có sinh lòng tham không?”. Hay:“Nếu cửa hàng thiếu nhân viên, buộc cô phải ra bánhàng, cô có sẵn lòng không? Khi bán hàng gặp khách hàngkhó tính hoặc vô văn hóa thì phải xử lý thế nào?”...Trước những câu hỏi không có trong sách vở, nữ ứng viênkhông biết ứng phó như thế nào và kết cục là bị loại.

- Nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng khi đối diệnvới câu hỏi của nhà tuyển dụng: “Tưởng phỏng vấn gì, téra là mấy câu bâng quơ về gia đình, bạn bè...” “Khôngngờ công ty lớn như vậy mà gọi mình tới chỉ hỏi về baloại đặc sản, sở thích và cả... khuyết điểm của mình!”Tuy nhiên, với những nhà tuyển dụng, đó là những câuhỏi hoàn toàn không bâng quơ chút nào. Đó chính là sựkiểm tra phản ứng linh hoạt và kiến thức về cuộc sốngcủa người lao động. Bà Trần Kim Hằng, trưởng phòngTuyển dụng Nhà máy P&G, cho rằng, trong quá trình phỏngvấn, NTD thường đặt những câu hỏi tưởng chừng chẳng ănnhập gì với vị trí tuyển dụng nhưng đó lại là cách đểđo kỹ năng mềm, mức độ thích nghi công việc của ứngviên. Theo bà Hằng, kỹ năng mềm ngày càng được các NTDcoi trọng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, việc bổ sung, họchỏi thêm các kỹ năng thực tế bổ trợ cho công việc, cáckỹ năng mềm sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và giữđược việc làm hơn.

Kinh nghiệmMột thực tế cho thấy SV mới ra trường không có kinh

nghiệm vì còn bận "học, học nữa, học mãi" mà quên việccần tìm một công việc làm thêm bán thời gian. Làm thêm

Page 53: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

giúp SV vừa có kinh nghiệm, vừa có kỹ năng sống, làmviệc và luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vớinhững điểm cộng trong mắt họ. Đó là một trong nhữngđiểm cơ bản nhà tuyển dụng thường chú ý.

Tóm lại, trong thời buổi kinh tế thị trườngvới sự cạnh khốc liệt như hiện nay thì các nhà tuyểndụng không chỉ yêu cầu ở các ứng viên bằng cấp, vốnkiến thức chuyên môn tốt mà còn đặc biệt yêu cầu ở cácứng viên phải có thái độ tích cực, tự tin, tinh thầnhọc hỏi, trau dồi bản than và có được kỹ năng tốt đặcbiệt các kỹ năng: kỹ năng làm việc( độc lập và nhóm),kỹ năng mềm,…

III. Thực tế sinh viên học được gì, tích lũy đc gì trong 4 nămđại học

Vào được đại học là ước mơ của nhiều người.Thế nhưng liệu 4 năm đại học có giúp chúng ta trởthành tỷ phú như Bill Gates hay thiên tài nhưAlbert Einstein? Và một câu hỏi được đặt ra đó lànhững điều nhà tuyển dụng cần đó liệu bạn có tíchlũy được trong những năm trên giảng đường đại họckhông?

Câu trả lời là ngoài kiến thức ra, điều bạnhọc được khi học đại học đó là cuộc sống, là tháiđộ sống và nhiều hơn thế nữa.

Thứ nhất là kiến thức cơ sở và kiến thứcchuyên ngành. Bạn sẽ nghĩ ở đại học, kiến thức bạnhọc được là thứ bạn cần cho những kỳ thi. Nếu bạnkhông qua được các kì thi, bạn cũng không thể quađược thời sinh viên một cách suôn sẻ. Nhưng thực tếkiến thức cơ sở giúp bạn tư duy được các vấn đềsau này giải quyết ngoài thực tế dựa trên nền tảngkiến thức đó. Hay kiến thức chuyên ngành sẽ giúpbạn đi sâu và nghiên cứu và tìm cách giải cứu triệtđể một vấn đề. Nhưng bạn đừng hiểu lầm học chuyênngành là bạn sẽ làm được tất cả mọi thứ liên quan

Page 54: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

đến ngành học của mình. Ví dụ như học ngoại ngữ,chuyên ngành dịch là học cách dịch thế nào, học kĩnăng dịch và rất nhiều thứ liên quan đến dịch.Nhưng khi đi làm bạn dịch về 1 ngành nào đó nhưchứng khoán cổ phiếu, văn hóa dân tộc,ngân hàng,hay 1 loại hàng hóa sản phẩm nào đó… thì vốn từvựng là vốn chính bản thân mình phải tự tích lỹ.Hoặc chuyên ngành hướng dẫn, bạn học được nghiệp vụhướng dẫn là quy trình dẫn khách ra sao, nên thuyếtminh như thế nào. Nhưng khi dẫn khách đếm điểm dulịch bất kì, kiến thức mà bạn truyền đạt với kháchchính là kiến thức bạn cần tự tích lũy. Nhưng hãytự hỏi, nếu không có những kiến thức về mặt líthuyết kia, liệu các bạn có cái nền tảng để giảiquyết nó trong thực tế.

Thứ hai, là kĩ năng mềm. Phải chắc chắn rằngĐại học có dạy cho bạn rất nhiều các kĩ năng mềm.

* Kỹ năng tự học: Đại Học được định nghĩa vui làHọc Đại, tức là học sao cũng được. Hàm ý của mộtvấn đề về lý thuyết đã rất rộng, hơn nữa lại gắnliền với thực tế. Sinh viên phải tự tìm hiểu vànghiên cứu để vượt qua các kì thi giữa kỳ và cuốikỳ. Ngoài kiến thức thi cử, bạn sẽ còn tự học đượcrất nhiều điều trong cuộc sống thông qua những côngviệc bán thời gian, thông qua các mối quan hệ,thông qua những buổi giao lưu, hội thảo,… Kỹ năngnày sẽ đi theo bạn suốt cả cuộc đời, trong bất cứcông việc nào hay bất cứ hoàn cảnh không gian nàothì tự học cũng vô cùng quan tọng chứ không chỉriêng thời đại học. Tuy nhiên, song song với chữ Tcủa Tự do tự học, thì luôn phải kèm với chữ T tráchnhiệm. Bạn tự do trong việc học của mình nhưng phảicó trách nhiệm về hành động trong tự do ấy,bởi nếukhông có trách nhiệm, bạn có thể sẽ chết chìm khitự xoay sở trong mớ kiến thức khổng lồ mà không cóai cầm tay chỉ lối nữa.

Page 55: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

*Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng làm việc độc lập: Học đạihọc, bạn sẽ luôn có cơ hội làm việc nhóm trong bấtcứ môn học nào, các bạn sẽ phải làm việc nhóm đểcùng giải quyết một vấn đề, một yêu cầu của giáoviên đưa ra. Và khi đó bạn sẽ học được cách phảilàm sao để làm việc nhóm hiệu quả, cách phân chiacông việc trong nhóm, lắng nghe leader, cách đưa raý kiến hay tinh thần trách nhiệm vì mọi người, vìtập thể, cách phát huy khả năng cá nhân, khả năngtập thể,… Và khi làm việc nhóm, kĩ năng làm việcđộc lập cũng được được phát huy, khi nhận công việcđược giao, bạn cần có kĩ năng làm việc độc lập đểgiải quyết vấn đề đó. KHông chỉ trên lớp, khi thamgia các hoạt động của trường của lớp, các bạn khôngnhững được rèn luyện kĩ năng mềm này mà còn traudồi thêm kĩ năng về tổ chức, kĩ năng lập event…

Kĩ năng thuyết trình: Khi đi làm, kĩ năng thuyếttrình rất quan trọng. thuyết trình giúp bạn nêu lêný tưởng của mình 1 cách rõ ràng, đầy đủ mà lại sángtạo và không hề nhàm chán. Và đặc biệt nó là sựchuyên nghiệp. Vậy thì kĩ năng này bạn đã được họcrất nhiều khi ở đại học. Thầy cô luôn tạo cơ hộicho chúng ta được thuyết trình trước đám đông, mộthội đồng lớn. Chỉ cần ví dụ như môn học này thôi,cho dù bạn làm về bất cứ vấn đề nào, ý tưởng củabạn là gì, bạn cũng sẽ phải thuyết trình trước cảmột hội trường với gần 100 bạn sinh viên học về đủcác lĩnh vực khác nhau. Được sự đánh giá chuyên mônvà cả kĩ năng của cô giáo. Học đại học sẽ không cócô giáo chủ nhiệm như cấp 3, nếu bạn muốn đưa ýkiến của mình ra với cả lớp, bạn sẽ phải tự diễnđạt làm sao để các bạn lắng nghe và thấy đượcthuyết phục…

Kĩ năng giao tiếp: Đại học, giống như một xã hộithu nhỏ, nói cơ người tốt, kẻ xấu, có ganh đua vàtoan tính. Mà sống trong một xã hội, để tồn tại

Page 56: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

được nữa thì điều bạn cần đó là giao tiếp. Nếukhông giao tiếp bạn sẽ không thể hòa đông, khônggiao tiếp bạn có thể sẽ cô đơn, và không giao tiếpbạn có thể sẽ không học được gì từ đại học. Đại họccho chúng ta nhiều mối quan hệ quan trọng cho cảcuộc đời và sự nghiệp sau này. Không chỉ riêng ởtrong trường đại học, bạn sẽ còn quen nhiều người ởbên ngoài cổng trường. Đừng bỏ phí những mối quanhệ này vì sẽ có lúc bạn cần đến những người bạn đó.

Thứ 3, Học đại học liệu bạn có được kinhnghiệm như các nhà tuyển dụng cần. Rất nhiều bạnnghĩ rằng mới ra trường thì làm sao có được kinhnghiệm gì. Hay, chắc phải bùng học đi làm thì mớicó kinh nghiệm. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bạncó thể có được kinh nghiệm ngay trong trường đạihọc. Đơn giản chỉ cần bạn tham gia hoạt động đoànhay câu lạc bộ bạn có thể sẽ có kinh nghiệm vềmarketing, quảng cáo hay tổ chức event…v..v…Vì saoư? Vì tham gia câu lạc bộ, bạn dĩ nhiên phải pr,phải giới thiệu cho nhiều người biết về câu lạc bộcủa mình. Bạn sẽ phải tự đi xin tài trợ cho cáchoạt động của CLB, bạn phải tự xác định các đốitượng có thể tuyển vào clb, phải tự làm slogan, tìmcách quảng bá tên tuổi…. Chỉ một ví dụ đơn giản,nhưng nếu tham gia thực sự và hoạt động nhiệt tình,các bạn có thể có được rất nhiều kinh nghiệm hưuích cho các công việc tương lai,…

Đại học là như vậy, có thể giúp ta có đầy đủhành trang để ra trường và lọt vào mắt các nhàtuyển dụng. Nhưng tại sao hiện trạng xin việc củasinh viên ra trường lại vẫn là một vấn đề khó giảiquyết như vậy. Ngoài những nguyên nhân khách quanra thì phần lớn vẫn là do nguyên nhân chủ quan. Đólà, đại học có thể cho bạn nhiều như vậy, nhưngthực tế bạn nhận được bao nhiêu?

Page 57: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Thực tế, sinh viên đã bỏ lỡ rất nhiều trong 4năm ngồi trên giảng đường. Vì quá tự do mà bùnghọc liên mien, hay vì tính chất tự học mà rất nhiềusinhv iên không có trách nhiệm với chính bản thân,vẫn quen lề thói phổ thông phải có người thúc ép,chỉ việc tận tay. Chính vì vậy mà cho dù sau 4 năm,qua được các kì thi nhưng không hề có kiến thức gìtrở thành kiến thức của bản thân. Không tham giacác hoạt động đoàn đội, câu lạc bộ. Không tích cựctrong các bài tập nhóm, các hoạt đọng với bạn bè….Với sinh viên, có vô vàn các lí do để bỏ lỡ việctrau dồi các kĩ năng, các hành trang thực sự cầnthiết cho sau này.

4 năm học đại học là một bước nhỏ trong cuộcđời mỗi con người. Nhưng đây là một bước đệm quantrọng, là cầu nối tri thức. Vắt chân chạy về đích,năm học cuối là năm học bận rộn nhất sinh viên tấtbật với thực tập, làm khóa luận. Tuổi 23, họ cầmtấm bằng ra trường. Nhưng khi chuẩn bị những vănbằng chứng chỉ, những thông tin về kinh nghiệm làmviệc, nhiều tân cử nhân mới giật mình, họ chẳng cógì ngoài tấm bằng chính quy loại xoàng xoàng, sửdụng vi tính “tàm tạm”, tiếng Anh thì “tèng tèng”,“cái gì cũng biết nhưng thực ra thì cái gì cũngkhông biết”. Thanh Mai (sinh viên Khoa Du lịch học,Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “4 năm học đại học làkhoảng thời gian mình trau dồi được những “kỹ năngmềm” như cách sống ứng xử trong tập thể. Đó là điềutự mình trải qua mới có được kinh nghiệm”.

Đối với một số sinh viên, giảng đường đại họcmở ra những hướng đi mới, chân trời văn hóa, trithức khác hẳn so với những gì các bạn được tiếpnhận trên ghế nhà trường phổ thông. Kim Hoa (sinhviên năm thứ 4, Khoa tiếng Nhật, Trường ĐH Ngoạingữ, ĐHQGHN) tâm sự: “Học đại học, mình được tiếpcận thêm với một ngoại ngữ, văn hóa mới mang tên

Page 58: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

“Nhật Bản”. Tuy biết song ngữ Anh - Nhật cơ hộiviệc làm nhân hai, nhưng Hoa vẫn băn khoăn. TiếngNhật, Hoa chưa đủ tự tin, còn tiếng Anh thì 4 nămhọc đại học ít có thời gian để trau dồi. Có sinhviên cho rằng đại học chỉ là học được cách đối diệnvới những điều nhàm chán. Sự nhàm chán xuất hiện vìsinh viên trượt dài trên sự xả hơi và không cố gắngcộng thêm không có phương pháp học đại học hiệuquả.

Có những kỹ năng đong đếm được, có những kiếnthức bạn không thể nhận ra được trong ngày một ngàyhai. Trong một giờ giảng cho sinh viên báo chí nămcuối, giảng viên hỏi các bạn đã học được gì sau mấynăm học? Sinh viên trả lời họ thu được những kiếnthức rất vụn vặt: cách chụp ảnh, biết làm phátthanh, quay phim… Có rất nhiều sinh viên học trongtrường lao đi làm, nhưng ra trường rồi ao ước “giámình học chăm kiến thức nền từ khi ngồi trên ghếnhà trường”. Hoài Nam (cựu sinh viên Khoa Du lịch,Trường ĐHKHXH&NV) cho biết: “Có thể mỗi ngày bạnnhặt được một chút kiến thức. Năng nhặt chặt bị,kiến thức ở đại học thì không thể thiếu được tronghành trang vào cuộc sống”.

Vũ Đức Trí Thể là một chuyên gia đào tạo ởTGM, đơn vị tổ chức khóa học “Tôi Tài Giỏi” ở ViệtNam. Trong một buổi tọa đàm thân mật, một bạn sinhviên năm cuối khối ngành kinh tế giơ tay hỏi anh:“Anh ơi, trong suốt 4 năm học Đại học em không thamgia bất kỳ một hoạt động hay đi làm thêm gì hết,vậy bây giờ em phải lấy gì để điền vào CV xin việcđây anh?”. Khi anh hỏi ngược lại những bạn sinhviên có mặt ở trong hội trường, rằng ai cũng ởtrong tình trạng như vậy, thì có khoảng 60% cánhtay giơ lên.

NHư vậy có thể thấy, đại học có thể trang bịcho chúng ta về cơ bản là đầy đủ hành trang để bước

Page 59: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

chân ra đường đời. Nhưng thực tế cho thấy, hầu nhưsinh viên hiện nay không nhận ra được điều đó, hoặccó thể nhận ra nhưng chưa làm được, chưa thực sựthấy nó quan trong và cần thiết để làm vậy cho đếnkhi các bạn ấy ra trường và bắt tay đi xin việc.

So sánh với các nước tiên tiến:Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước tiên tiến

như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,.vv.., sinhviên có tính chủ động, năng động rất cao trong quátrình học tập và nghiên cứu của mình. Họ có mụctiêu và kế hoạch và lòng quyết tâm học tập rõ ràng,ngoài ra họ được cung cấp đầy đủ các tài liệu vàcác điều kiện cần thiết khác như trang thiết bị,thư viện, phòng thí nghiệm, ..và đặc biệt là họ cócả một nền công nghiệp, kinh tế thúc đẩy công việchọc tập của họ. Trong khi đó, người Thầy chỉ đóngvai trò là người cung cấp định hướng nghiên cứu,vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chosinh viên, và cũng là người thẩm định đánh giá kếtquả nghiên cứu học tập của sinh viên.

Tại một số nước, sinh viên học tập theo cáchphát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, mỗi vấn đềđược giải quyết lại liên quan đến hàng loạt các vấnđề khác, quá trình cứ như thế cho đến vô cùng!.Trong quá trình học tập, các nhóm sinh viên chủđộng trao đổi các vấn đề với nhau và với thầy giáohướng dẫn để đưa ra các kết quả đánh giá phù hợp.Như vậy, các sinh viên của họ sẽ phát huy được hếtcác khả năng tư duy, sáng tạo của mình trong quátrình học tập, nghiên cứu của mình. Hơn nữa, cácsinh viên sẽ được tạo thêm niềm hứng khởi, say mêtrong quá trình học tập. Đây là các yếu tố cơ bảncó ảnh hưởng lớn đến kết quả và chất lượng học tập,nghiên cứu của sinh viên.

Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, tính chủđộng trong học tập của phần lớn sinh viên là chưa

Page 60: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

cao. Nhiều sinh viên khi học tập còn mang tính bịthúc ép, tiếp thu các kiến thức của thầy giáo mộtcách rất thụ động và khuôn mẫu, nhiều sinh viênchưa biết cách mở rộng và phát triển các nội dungmà mình đã được học. Trong quá trình học tập, nóichung các sinh viên chưa mạnh dạn trao đổi các vấnđề trong nội dung học tập với thầy giáo, mặc dù rấtnhiều thầy giáo rất khuyến khích điều này. Bên cạnhđó, còn nhiều sinh viên thay vì dành thời gian đểđi khảo sát, tìm hiểu các kiến thức thực tế nhằmgiúp cho họ có các hiểu biết sâu sắc các kiến thứcliên quan đến nội dung học tập thì họ lại mất nhiềuthời gian vào các trò chơi chưa cần thiết như cáctrò chơi Games, nói chuyện phiếm (Chat), la cà ởcác quán nước vỉa hè,…

Tất nhiên, hoàn cảnh ở Việt Nam khác so vớiở nước ngoài, nhưng trong xu thế hội nhập và pháttriển hiện nay, việc học hỏi những điều được cho làtốt rất cần thiết và cấp bách, nhằm đưa nước taphát triển ngày càng giàu mạnh.

IV. Vậy sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì và chuẩn bịnhư thế nào

Tìm được một công việc tốt, đúng chuyên ngànhtheo học, lương cao, đãi ngộ chu đáo, có cơ hộithăng tiến trong tương lai hẳn là mơ ước của bất kỳmột sinh viên nào còn đang ngồi trong ghế nhàtrường. Đây cũng là nguyện vọng của các bậc sinhthành và là mục tiêu hướng tới của toàn xã hội hiệnđại. Nhưng nền kinh tế thị trường bên cạnh những cơhội hấp dẫn lại là những thách thức không hề nhỏ,đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự tìm cách thích nghi vàhoàn thiện bản thân để phù hợp với nó.

Với tư cách là những chủ nhân tương lai củađất nước, mỗi sinh viên chúng ta đều phải có nhiệmvụ học tập và rèn luyện bản thân, để tương lai có

Page 61: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

thể gánh vác được trách nhiệm đối với bản thân, giađình và xã hội. Và vấn đề việc làm cũng đã trở nênnóng hổi hơn bao giờ hết, các nội dung trước đã đưara những số liệu thống kê lượng sinh viên thấtnghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề sau khi ratrường. Ngoài những nguyên nhân khách quan như tìnhhình kinh tế ảm đạm do suy thoái kinh tế toàn cầu,những mặt bất cập của hệ thống giáo dục khi đào tạosố lượng sinh viên lớn hơn lượng cầu thực tế vv thìchúng ta vẫn phải công nhận một thực tế rằng hiệnnay sinh viên Việt Nam khi ra trường còn thiếu quánhiều kỹ năng để có thể lọt vào tầm ngắm của cácnhà tuyển dụng uy tín. Dẫn đến việc sinh viên bỏ lỡrất nhiều cơ hội việc làm tốt hoặc cơ hội thăngtiến tốt chỉ vì thiếu những sự chuẩn bị cần thiết.Nhưng những sự chuẩn bị này là gì? Ai sẽ là ngườihướng dẫn chúng ta chuẩn bị nó? Và chúng ta phảichuẩn bị nó như thế nào khi để khi bước chân rakhỏi cánh cửa đại học ta có thể nắm bắt được bất kỳmột cơ hội nào đến với mình và có thể làm bất kỳnhà tuyển dụng nào dù khó tính đến mấy cũng phảigật đầu?. Nhưng trước tiên phải khẳng định một điềurằng, sự chuẩn bị này là lâu dài chứ không phải khinào gần ra trường ta mới cần đến. Cơ hội không baogiờ đến với những ai không có sự chuẩn bị.

Trước tiên, điều đầu tiên chúng ta có thể thấyrõ nhất đó chính là kiến thức chuyên ngành mà bạnđang theo học. Mặc dù nói rằng giỏi kiến thứcchuyên ngành chưa chắc đã là người có sự nghiệpthành công, nhưng nếu bạn không có kiến thức chuyênngành tốt thì bạn không thể làm những công việcđúng ngành nghề bạn theo học, và càng không thể nóicó thể thành công nhanh chóng trên con đường ấy,đặc biệt là các bạn học ngành ngôn ngữ như sinhviên của các trường, khoa ngoại ngữ. Nhưng không vìthế mà chúng ta quá coi trọng việc học tập trên

Page 62: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

sách vở, biến mình thành một con mọt sách ngày đêmdùi mài không biết mệt mỏi. Qúa chú tâm vào sách vởmà quên đi thế giới bên ngoài, quên đi sự giao lưuhọc hỏi và các mối quan hệ xã hội sẽ chỉ khiến bạntrở nên cô lập và tính tình trở nên kỳ quái. Đâychính là trở ngại lớn nhất trên con đường tiến thâncủa những chú mọt sách quá chăm chỉ.

Kỹ năng chuyên môn là nền móng, nhưng liệu nócó phải là tất cả khi mà có những người kiến thứcchuyên môn không có gì là quá xuất sắc nhưng trênsự nghiệp lại thăng tiến nhanh và đạt được thànhcông? Người Việt Nam ta nổi tiếng là thông minh hơnso với người của các nước khác trên thế giới, bằngchứng là năm nào các học sinh, sinh viên của chúngta đi thi các giải toán, vật lí, robo con vv đềugiành được những giải thưởng cao – điều mà nhiềunước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nóivê năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắnchúng ta dừng lại ở một vị trí đáng buồn. Rõ ràngđang có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạyvà nhu cầu xã hội và thực tế sản xuất kinh doanh.Đây chính là cốt lõi của vấn đề và các trường đạihọc trong nước hiện nay cũng đã nhận ra được vấn đềnày. Theo đó, hiện nay có một cụm từ đang được nhắcđến rất nhiều trong trường học và còn là một trongnhững tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng nhân sự mớicủa các nhà tuyển dụng, đó là kỹ năng mềm. Cái gìgọi là kỹ năng mềm và tại sao nó lại có tính quyếtđịnh trong tham vọng nghề nghiệp của chúng ta?

Khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyênmôn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉchuyên môn, kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năngthực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trítuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọngtrong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giaotiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lí

Page 63: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

thời gian, kỹ năng thư giãn, kỹ năng vượt qua khủnghoảng, kỹ năng sáng tạo và đổi mới. Hay nói ngắngọn là chỉ số EQ, chỉ số EQ cao, chứng minh bạn làngười có kỹ năng thực hành xã hội tốt, không nhữngcó thể phát triển bản thân theo một lối sống hiệnđại, chuyên nghiệp, biết cách quản lí quỹ thời giancủa bản thân, biết tạo sáng tạo trong một thế giớiluôn cần sự mới mẻ, biết vực bản thân dậy khi vấpphải những sóng gió trong cuộc đời, và biết cáchchung sống và làm việc một cách hài hòa với nhữngđồng nghiệp xung quanh, phát huy tối đa nhất sứcmạnh của đoàn kết, của tập thể.

Xã hội là một tập thể, trong đó mỗi con ngườilà một cá thể riêng biệt có suy nghĩ và cách sống,cách làm việc khác nhau. Một xã hội mạnh là một xãhội biết phát huy vai trò sức mạnh của tập thểnhưng đồng thời lại khai thác được một cách tối đanăng lực của từng người. Trong một xã hội thu nhỏtại một công ty cũng như vậy, nhưng để làm đượcđiều đó đòi hỏi từng người chúng ta phải có đượcnhững kỹ năng sống cần thiết nhất để giải quyết xửlí những vấn đề đang ngày càng trở nên phức tạpgiữa con người với con người, đồng nghiệp với đồngnghiệp, sếp với cấp trên, cấp trên với cấp dưới,gia đình và công việc vv. Để có thể phối hợp mộtcách ăn khớp với những người khác nhưng đồng thờicũng có thể khẳng định được giá trị của bản thân,biến mình thành một viên ngọc nhỏ trong biển cátmênh mông.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyêncủa kinh tế dựa vào kĩ năng. Năng lực của con ngườiđược đánh giá trên cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹnăng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằngđể thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm chiếm85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.Thực tế đang buồn rằng, Việt Nam đã bước vào thế kỷ

Page 64: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

21 đã hơn 10 năm, vậy mà chương trình đào tạo vàđánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn chủyếu dựa vào kiến thức. Nền giáo dục của chúng ta làhọc để thi, học để lấy điểm, học để biết chứ chưathực hiện được mục đích học tập mà UNESCO đề ra: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình”. Sinh viên Việt Nam trong gần20 năm học, chúng ta chỉ học kiến thức và để thi đểlấy điểm cao, chứ chưa biết cách học để làm, đểchung sống và để tự khẳng định mình. Học không điđôi với hành, nên sau khi ra trường đa số đều cảmthấy: những thứ mình học trong bốn năm, năm năm đạihọc hoàn toàn không giúp ích gì cho công việc, chodù là đúng ngành nghề, mặc dù có dùng đến cũng chỉlà một tỷ lệ rất nhỏ bé, so với những thứ mà chúngta nhồi nhét trong mười mấy năm ròng. Con ngườiViệt Nam, sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng chungsống và đoàn kết, đây là điều mà chúng ta phải thừanhận. Một người đã từng lấy ví dụ so sánh ngườiViệt Nam với người Nhật- một trong những quốc giacó nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong khiđất nước họ nghèo nàn về tài nguyên, chật hẹp vềdiện tích lại luôn phải đối mặt với những thiên taikhắc nghiệt của tự nhiên. Ví dụ đó như sau: nếu sosánh năng lực làm việc của một người Nhật với nănglực làm việc của một người Việt Nam, thì người Nhậtđó không bằng, nhưng nếu so sánh năng lực làm việccủa ba người Việt Nam với ba người Nhật thì rõ ràngchúng ta kém rất xa. Vậy cái mà sinh viên Việt Namhiện nay thiếu thốn trầm trọng nhất đó chính là kỹnăng mềm, những kỹ năng giúp bạn thành công trongsự nghiệp và trong cuộc sống. Nhưng thực tế thì nhưta đã thấy, các trường đại học Việt Nam tuy đã nhậnra được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng vẫnchưa đưa vào giảng dạy trong chương trình, hoặc nếucó thì lại coi đây là một môn học cưỡi ngựa xem

Page 65: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

hoa, hoặc tuy coi trọng nhưng chưa có một giáotrình phù hợp, một đội ngũ giáo viên có khả năng vàđủ trình độ chuyên môn để giảng dạy bộ môn này. Cóđiều chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho giáodục, bởi chúng ta cùng được hưởng thụ một nền giáodục như nhau, thành tích học tập ngang ngửa nhau,thậm chí còn kém xa hơn tại sao họ vẫn thành côngtrong khi ta lại lẹt đẹt, phải chăng đây là do trờiđịnh? Là do số phận của ta không may mắn bằng họ?Nhưng ngoài những lí do chưa có bằng cớ đấy ra đểtự biện minh cho bản thân, bạn còn có lí do nàokhác mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường,phân tích được bằng trí óc của những người bìnhthường hay không? Có! Hãy nhớ rằng theo khoa họchiện tại, số phận của chúng ta được quyết địnhkhông phải bởi thế lực thần linh hay do kiếp trướcmà là do sư kết hợp của: suy nghĩ + hành động +thói quen + tính cách và đây chính là EQ.

Vậy trước khi ra trường chúng ta nên chuẩn bịnhững kỹ năng mềm nào để có thể chung sống và khẳngđịnh bản thân trong môi trường đầy phức tạp và cạmbẫy ngoài kia? Hay tham khảo “13 kỹ năng cơ bảntrong công việc”- kết luận được đưa ra trong mộtcuộc nghiên cứu của Bộ lao động Mỹ và Hiệp hội đàotạo và phát triển Mỹ về các kỹ năng cơ bản trongcông việc:

1. Kỹ năng học và tự học (learning tolearn)

2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)3. Kỹ năng thuyết trình (Oral

communication skills)4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem

solving skills)5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative

thinking skills)

Page 66: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thầntự tôn (Self esteem)

7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làmviệc (Goal setting/ motivation skills)

8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sựnghiệp (Personal and career development skills)

9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lậpquan hệ (Interpersonal skills)

10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

(Organizational effectiveness)13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership

skills)

Tiếp theo, xin hãy tham khảo “8 kỹ năng hànhnghề”- các kỹ năng cần thiết không chỉ để có đượcviệc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông quaviệc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vàođịnh hướng chiến lược của tổ chức – được in trongcuốn sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” do Hộiđồng kinh doanh Úc và Phòng thương mại công nghiệpÚc với sự bảo trợ của Bộ giáo dục, Đào tạo và Khoahọc Úc xuất bản:

1. Kỹ năng giao tiếp (Communicationskills)

2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamworkskills)

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problemsolving skills)

4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm(Initiative and enterprise skills)

5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức côngviệc (Planning and organising skills)

6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)

Page 67: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

7. Kỹ năng học tập (Learning skills)8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills)Xin khẳng định lại một lần nữa, những kỹ năng

trên là kết quả rèn luyện của cả một quá trình, sựthành công của chúng ta có 85% được quyết định bởisự kết hợp của những kỹ năng này. Vì vậy hãy rènluyện nó ngay trong từng những việc nhỏ nhặt nhấtcủa cuộc sống. Từ việc chuẩn giờ đến việc học làmthế nào để trình bày vấn đề một cách mạch lạc, dễhiểu, ngắn ngọn; cách để thực hiện một mục tiêu đếncùng; cách để giữ những mong muốn bé nhỏ; cách đặtbản thân vào vị trí của người khác để suy xét vấnđề và hiểu tâm lí đối phương; cách liên kết và đoànkết những thành viên trong một nhóm để làm việc, đểhọc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong một thờigian cho phép; cách quyết định một vấn đề, cáchthuyết phục, nhờ vả người khác; cách lập kế hoạchthời gian biểu điều tiết việc học-chơi-làm sao chohiệu đạt đến hiệu quả cao nhất; cách làm sao để sửdụng word – ecxel cho thành thạo; cách viết mộtemail, một bức thư hoàn thiện và khoa học; học cáchcười và suy nghĩ lạc quan khi những vấn đề khó khănđột nhiên ập đến; cách giải quyết vấn đề; và cảcách để ra những quyết định mang tính đột phá chobản thân, và ví dụ đơn giản là đi phượt hay mấttích đâu đó một hai hôm trong khi công việc đang“ngập đầu ngập cổ”...vv hãy rèn luyện bản thânmình, hãy đặt ra cho bản thân những nguyên tắc vànghiêm túc thực hiện nó. Dần dần trong quá trìnhthực hiện những điều đơn giản trong cuộc sống bạnsẽ ngộ ra những chân lí lớn lao, và học được nhữngkỹ năng mềm nhất.

Ngoài hai kỹ năng mềm và kỹ năng cứng trên,sinh viên chúng ta còn phải chuẩn bị những yếu tốgì nữa để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng tronglần gặp đầu tiên và nắm bắt được công việc mà bạn

Page 68: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

hằng mơ ước? Đó chính là kinh nghiệm có liên quan,23% các nhà tuyển dụng trong 1000 nhà tuyển dụngcủa các công ty khác nhau khi tham gia cuộc khảosát trực tuyến CareeeBuilder nói rằng khả năng vàkinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến côngviệc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết địnhtuyển dụng của họ. 63% trong số hộ xem những kinhnghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt độngtình nguyện, các buổi thực hành ở trường và quanhững việc làm part-time như là những kinh nghiệmliên quan rất có giá trị. Sinh viên ngày nay đãnăng trở nên năng động hơn rất nhiều so với trướckia, các bạn có nhiều cơ hội hơn để tham gia cáchoạt động tình nguyện và có được một công việc parttime phù hợp với lịch học, vừa kiếm tiền vừa traudồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Thế nhưng bêncạnh những bạn sinh viên năng động lại có không ítcác bạn trở nên quá ì ạch và dựa dẫm vào gia đình,hoặc được gia đình bảo bọc quá kỹ càng trở nênthiếu sự độc lập cũng như thiếu đi những kỹ năngsống cần thiết và những cơ hội cọ sát thực tế quanhững công việc part-time.

Nhưng thực tế, có nhiều bạn sinh viên khi lạiquá ham mê vào các công biệc làm thêm mà bỏ bê việchọc chính, khiến lực học giảm sút. Không chỉ vậy,sinh viên chúng ta còn phải đối mặt với vô số cáccạm bẫy của công việc làm thêm, có không ít nhữngcâu chuyện đau lòng từ việc sinh viên bị lừa khi đilàm thêm. Chính vì vậy, khi tham gia làm thêm hoặccó ý định làm thêm sinh viên nên cẩn thận lựa chọnvà có sự cân bằng hợp lí giữa thời gian học tập vàthời gian làm việc. Đảm bảo vừa có thể học tốt vừacó thể tích lũy được thêm kiến thức thực tế.

Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là mộttrong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mongmuốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham

Page 69: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

vọng nghè nghiệp là lý do và động lực quan trọng đểnhân viên của họ trở thành một người cống hiến hếtmình cho công việc. Thật vậy, nếu bạn là người cókỹ năng mềm tuyệt vời, có kiến thức chuyên ngànhvững chắc và có một kinh nghiệm kha khá từ các côngviệc bán thời gian và những hoạt động tình nguyệnbổ ích, nhưng bạn lại không mấy tham vọng trongcông việc, chỉ muốn sống một cuộc sống bình yên,phấn đấu một cách vừa phải, và bạn cũng chỉ cần cóthế một công việc bình thường, một mức lương bìnhthường, một gia đình bình thường như vậy là ổn. Thìvới suy nghĩ ấy, bạn dù có giỏi đến đâu cũng sẽ chỉđứng ở một vị trí bình thường như bạn mong muốn.Chúng ta sở dĩ nhiệt tình, cống hiến hết mình chocông việc không ngại khó không ngại khổ, không ngạitan ca muộn ba bốn tiếng hoặc chẳng ngại mang việcvề nhà làm là bởi vì chúng ta có tham vọng thăngtiến, tham vọng được khẳng định bản thân, tham vọngđược trở thành người quan trọng. Cũng chính vì thếmà các nhà tuyển dụng sẽ chịu nhận những người tuykỹ năng mềm chưa được hoàn thiện, tuy kinh nghiệmvà kiến thức nền không phong phú và vững chắc bằngbạn, nhưng ở họ có sự nhiệt tình và lòng đam mê,tinh thần chịu khó học hỏi và tận tụy với kinhnghiệm để đào tạo bồi dưỡng.

Bạn ứng xử khéo léo, kiến thức vững vàng, thamvọng có thừa nhưng lại không có sức khỏe, thì sựyếu ớt về thể lực ấy sẽ là hòn đá kéo bạn đi chậmlại trên con đường đến với thành công. Hãy làm việchết mình quên ngày tháng nhưng đừng bao giờ quênrèn luyện thể lực cũng là một vấn đề quan trọngkhông kém so với việc rèn luyện cách đối nhân xửthế,việc học tập và cả nuôi tham vọng. Nhưng vấn đềsức khỏe này lại bị rất nhiều bạn trẻ chúng ta bỏqua, chỉ khi cảm thấy lượng mỡ bụng thừa thãi,những trận ốm triền miên bạn mới cảm nhận được sức

Page 70: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

khỏe đang gặp vấn đề. Người trẻ thường lầm tưởng vềsức khỏe của bản thân mà không nhận ra rằng chínhsự theo đuổi không ngừng nghỉ ấy đang dần dần ănmòn sức khỏe của bạn. Hãy chăm chỉ vận động chântay bên cạnh việc sử dụng bộ óc, vận động mọi lúcmọi nơi khi có thể để có một sức khỏe bền bỉ theođuổi những giấc mơ của bạn. Nên nhớ, sức khỏe tốtcũng là một yếu tố quan trọng để giữ cho tinh thầnluôn trong trạng thái phấn khởi để đương đầu vớinhững khó khăn.

Nói tóm lại, vấn đề việc làm luôn là một vấnđề nóng hổi của cả xã hội không riêng gì các bạnsinh viên, đứng đóng vai trò là nhân vật chínhtrong vấn đề ấy, chúng ta hãy rèn luyện bản thântheo những hướng tích cực nhất, chuẩn bị cho bảnthân những hành trang đầy đủ nhất để bước vào cuộcsống tươi đẹp nhưng cũng không thiếu sóng to giómạnh này. Những hành trang đó đương nhiên bao gồmrất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất đó chính là05 yếu tố ở trên: những kỹ năng mềm cần thiết, kiếnthức nền vững chắc, kinh nghiệm phong phú, thamvọng sự nhiệt tình và cuối cùng là sức khỏe.

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tên Công việcĐánh

giá

Nguyễn Thị Yến

+Nhóm trưởng

+Lập đề cương, phân chia

bài tập

+ phần II_ mục III

Tốt

Page 71: BT NHOM 9 lớp DL 5 308 GD2

Phạm Thị Hằng+ Lập đề cương

+ Phần II_ mục IVTốt

Nguyễn Thị Thùy

Dương+Phần II: mục II Tốt

Trần Thị Thu Cúc +Phần II: mục I TốtTrần Thị Lan +Phần I: mục I TốtLê Quang Phùng +Phần I: mục II TốtNông Ngọc lan +Phần I: mục III TốtĐỗ Thị Minh Hằng +Phần I: mục IV TốtVũ Thị Thu +Phần I: mục V Tốt

Vũ Thị Sao+ phân chia tổng hợp bài

phần I

+Phần I: mục VI

Tốt