Top Banner
Bollinger Band Thông thường dãy Bollinger band gồm 3 đường: - Một đường trung bình động ở giữa (hay còn gọi là đường trung tuyến) - Một đường biên trên - Một đường biên dưới
40

Bollinger Band and Ichimoku2003

Jan 19, 2016

Download

Documents

Gau Truc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bollinger Band and Ichimoku2003

Bollinger Band

          Thông thường dãy Bollinger band gồm 3 đường:

  - Một đường trung bình động ở giữa (hay còn gọi là đường trung tuyến)

  - Một đường biên trên  - Một đường biên dưới 

Page 2: Bollinger Band and Ichimoku2003

Khái niệm• Đường Bollinger giúp cho người dùng so sánh độ biến động và mức giá tương đối của một chứng khoán hay giá hàng hoá, tiền tệ theo một thời gian quan sát cụ thể. Các đường biên được tạo nên từ đường trung bình và một độ lệch chuẩn được áp dụng xung quanh đường trung bình này. Thông thường mặc định của đường trung bình là 20 ngày và độ lệch chuẩn là 2. Bởi vì độ lệch chuẩn dùng để đo lường biến động nên Bollinger Bands trở nên một công cụ linh động có thể điều chỉnh mở rộng hay hẹp lại dựa trên mức độ biến động thật sự của thị trường.

Page 3: Bollinger Band and Ichimoku2003

Giải thích  

• Ông John Bollinger đã sáng chế ra chỉ báo này, nó thường được sử dụng chung với đường giá nhưng chúng chỉ được xem là một indicator (dụng cụ chỉ báo), nó rất giống đường bao của giá. Đây là chỉ báo độc nhất vì nó có tác dụng là thể hiện chính xác những thay đổi hay giao động của thị trường. Nó là 1 phép tóan cộng trừ của 2 lân sự chênh lệch của đường trung bình giá MA. Khi thị trường rung động mạnh nó sẽ phản ánh giao động bằng cách mở rộng các dải (bands). Ngược lại khi sự giao động suy yếu nó phản ánh thị trường trầm lắng thì các dải có khuynh hướng co hẹp lại. 

Page 4: Bollinger Band and Ichimoku2003

Cách sử dụng  

• Sử dụng Bollinger Band rất hiệu quả vì nó phản ánh đúng các diễn biến của thị trường, điều này đã được các chuyên gia thống kê thẩm định mức độ tin cậy của chỉ số Bollinger Band là rất cao. 

•              •             • Bollinger Band giao động ở mức nhỏ nó xác nhận giá ít biến đổi 

hơn. •              •             • Khi đường giá thóat ra khỏi cái dải (band) thì nó có khuynh hướng 

sẽ tiếp tục. •              •             • Khi thị trường ở đỉnh hay đáy, đầu tiên đường giá thóat ra khỏi 

dải và sau đó nó sẽ trở lại vào trong dải. Thị trường lúc đó sẽ đi ngược lại với xu hướng đang tồn tại. 

•              •             • Sự di chuyển của đường giá nếu bắt đầu từ 1 dải thấp hoặc cao 

nó sẽ tiếp tục đi đến dải đối diện. 

Page 5: Bollinger Band and Ichimoku2003

Sau đây là ví dụ minh họa: mũi tên thứ 1 là thị trường đang tiến đến dải trên và tín hiệu mua được phát ra trong giai đọan này. Tín hiệu bán trong được phát ra cho đến khi ở vị trí mũi tên số 3, một cái đỉnh thóat ra khỏi dải ở mũi tên số 2 nhưng sau đó là sự trở vào dải của đường 

giá. tại mũi tên số 3 là sự di chuyển của giá đến dải thấp ở vị trí mũi tên số 4  

Page 6: Bollinger Band and Ichimoku2003

Các Ứng Dụng Của Bollinger Band

• a/ Chỉ ra thị trường đang ở tình trạng overbought/oversold: giá ở gần biên dưới tức thị trường đang oversold, ngược lại là overbought

• b/ Dùng kết hợp với đường RSI, Stochastic để chỉ ra dấu hiệu mua/ bán: Dấu hiệu mua/bán xuất hiện khi Bollinger cho thấy dấu hiệu overbought/oversold, trong khi RSI, Stochastic cho thấy dấu hiệu phân kỳ (divergence)

• c/ Chỉ ra dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự biến động giá mạnh: những đường biên (bands) thường hẹp trước khi bắt đầu một sự biến động giá mạnh

Page 7: Bollinger Band and Ichimoku2003

Tóm lại

• - Dãy Bollinger Band có thể đưa ra dấu hiệu thị trường đang ở tình trạng overbought hay oversold. Điểm đặc biệt dựa vào dãy Bollinger Band có thể cho chúng ta một range giá (khung giá hay còn goị biên độ) giới hạn tại thời điểm xem xét.

• - Dãy Bollinger Band hoàn chỉnh sẽ chia ra làm 02 phần: biên trên và biên dưói được ngăn cách bởi đường trung bình động ở giữa (hay còn gọi là đường trung tuyến), trong trường hợp không có đường trung tuyến có thể dùng đường trung bình 20 (MA 20) để xác định. 

• - Nếu giá nằm ở biên trên chứng tỏ thị trường đang ở vị thế tăng; càng gần cận trên thì chứng tỏ thị trường đang ở tình trạng overbought.

• - Nếu giá nằm ở biên dưới chứng tỏ thị trường đang ở vị thế giảm; và càng gần cận dưới thì chứng tỏ thị trường đang ở tình trạng oversold.

Page 8: Bollinger Band and Ichimoku2003

• - Dãy Bollinger Band được sử dụng tốt nhất khi thị trường không có xu hướng rõ ràng (sideway market)

• - Cảnh báo dấu hiệu biến động lớn: khi hai biên Bollinger ngày càng hẹp lại (do dao động giá nhỏ đi), thông thường cảnh báo trước một khả năng giá biến động sắp tới.

• - Dãy Bollinger Band chỉ là tín hiệu chỉ báo đi sau do đó thường phản ứng chậm hơn diễn biến thị trường, chính vì thế cần kết hợp các đường chỉ báo khác cũng như các cách phân tích kỹ thuật khác mới có thể xác định rõ xu hướng, dự báo biên độ dao động dự kiến, các mức chặn kỹ thuật…

Page 9: Bollinger Band and Ichimoku2003

- Quy luật bất thành văn

• Giá từ cận dưới hướng lên đường trung tuyến        --> xu hướng tăng

• Giá từ đường trung tuyến hướng lên cận trên            --> xu hướng tăng

• Giá từ cận trên hướng xuống đường trung tuyến     --> xu hướng giảm

• Giá từ đường trung tuyến hướng xuống cận dưới    --> xu hướng giảm

• Cận trên và cận dưới càng hẹp (khoảng cách càng gần) cảnh báo giá có thể sắp biến động mạnh khi "bung nút cổ chai" (từ lóng trong PTKT)

Page 10: Bollinger Band and Ichimoku2003
Page 11: Bollinger Band and Ichimoku2003

Giới thiệu đôi nét về đồ thị Ichimoku Kinko Hyo

• Là một kỹ thuật đồ thị của người Nhật được tạo ra trước thế chiến thứ 2 và được sử dụng để ngắm vẽ chân dung. Nó có thể định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó nó sẽ báo cho chúng ta khi nào nhảy vào hay thóat ra khỏi thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác. 

• Cái từ Ichimoku có nghĩa là "cái nhìn thóang qua", Kinko có nghĩa là "trạng thái cân bằng" giữa giá và thời gian còn Hyo theo tiếng Nhật có nghĩa là "đồ thị". Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian". Nó có cái nhìn bao quát về giá và dự đóan hướng đi đến 1 vị trí mới khá vững chắc. 

•  • Chỉ số này được sáng chế bởi 1 phóng viên báo của Nhật với bút danh là 

"Ichimoku Sanjin" nó có nghĩa là "người đàn ông vượt núi". Đồ thị Ichimoku đã trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại. 

Page 12: Bollinger Band and Ichimoku2003

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. Tính tóan chủ yếu cho 4 đường này bao hàm: điểm giữa, cao, thấp và đường trung bình đơn giản. Bây giờ để đơn giản hóa, đồ thị được hòan tất phải 

phản ánh được triển vọng của sự biến động giá. 

       •      1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên •  •             2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên •  •             3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau •  •             4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu •  •            5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, 

được vẽ cho 26 phiên đầu. •  • Kumo = Cloud = Area between Senkou Span A and B. •  • Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào

năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

Page 13: Bollinger Band and Ichimoku2003

Vận dụng đồ thị Ichimoku Kinko Hyo vào biểu đồ 4H và ngày

 • Xét đồ thị 4H:•  • Đường Tenkan-sen ở vùng 938.29 à có thể xem đây là vùng hỗ trợ 1

•  • Đường Kijun-sen  ở vùng 927.91 à có thể xem đây là vùng hỗ trợ 2

•  • Giá nằm trên đám mây à đó là Up Kumo và xu huớng thiên về chiều lên

Page 14: Bollinger Band and Ichimoku2003
Page 15: Bollinger Band and Ichimoku2003

Xét đồ thị ngày

 • Đường Tenkan-sen ở vùng 909.49 à có thể xem đây là vùng hỗ trợ 1

•  • Đường Kijun-sen  ở vùng 901.37 à có thể xem đây là vùng hỗ trợ 2

•  • Giá nằm trên đám mây, tuy nhiên đây là đám mây  giảm (Down Kumo) vì thế xu huớng lên nhưng lực yếu (bởi lẽ đây chỉ là tín hiệu mua bán bình thường xày ra do đường giá nằm lân cận với đám mây giảm Down Kumo và nằm trong đám mây tăng Up Kumo)

Page 16: Bollinger Band and Ichimoku2003

Nếu kết hợp đồ thị Ichimoku Kinko Hyo ở biểu đồ 4H và ngày điều này cho thấy trong ngắn hạn chiều hướng lên của giá vàng thế giới vẫn còn, tuy nhiên động

lượng tăng giá mạnh được giới hạn; giá có thể dễ xảy ra đảo chiều xu hướng khi tiếp cận được mục tiêu. Hiện tại mục tiêu của giá vàng thế giới rơi vào các vùng như

947-950; 953-955, xa hơn là 960 nếu sử dụng các cách phân tích khác. 

Page 17: Bollinger Band and Ichimoku2003

ĐƯỜNG CHỈ BÁO STOCHASTICS (PKS)

•   + Khi giá tăng, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên trên của một khung giá(price range)

•  •   + Khi giá giảm, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của một khung giá (price range)

•  • * Mỗi đường Stochastic sử dụng hai đường, % K và %D•  • Có hai đường Stochastic: Slow Stochastic và Fast Stochastic. Sự khác biệt của hai đường này được thể hiện ở cách tính hai đường %K và %D. Đường Slow Stochastic chậm và nhẵn hơn đường Fast Stochastic.

Page 18: Bollinger Band and Ichimoku2003

Công thức tính

• Công thức tính:•                                        (Close – Lowest Low(n))•  % K= 100 x•                                        (Highest High(n)-Lowest Low(n)

• % D = 3-periods moving average of %K• (n) = Number of periods used in calculation•  % K= 100x(115.38-109.13)/(119.94-109.13) = 57.81

Page 19: Bollinger Band and Ichimoku2003

Các Ứng Dụng PKS• 1/ Chỉ ra tình trạng overbought/oversold:•  •    + Trên đường 80 - thị trường overbought•  •    + Dưới đường 20 - thị trường oversold•  • 2/ Chỉ ra dấu hiệu mua/bán:•  •    + %K và %D cắt xuống từ vùng trên 80- dấu hiệu bán•  •    + %K và %D cắt lên từ vùng dưới 20- dấu hiệu mua•  

Page 20: Bollinger Band and Ichimoku2003
Page 21: Bollinger Band and Ichimoku2003

Chỉ ra sự phân kỳ tăng giá và giảm giá:

• - Sự phân kỳ tăng giá(Bullish Divergence):khi đồ thị giá hình thành những đáy thấp hơn trong khi Stochastic lại hình thành những điểm đáy cao hơn.

• - Sự phân kỳ giảm giá (Bearish divergence): khi đồ thị giá hình thành những đỉnh cao hơn trong khi Stochastic lại hình thành những điểm đỉnh thấp hơn.

 

Page 22: Bollinger Band and Ichimoku2003
Page 23: Bollinger Band and Ichimoku2003

Tóm lại: dựa vào PKS để xác định dấu hiệu mua-bán,

tình trạng thị trường.

• Nếu PKS nằm trên vùng 80 thị trường đang ở trạng thái mua quá mức (overbought). Chỉ đưa ra lệnh bán khi đường PKS có dấu hiệu quay đầu, nghĩa là đường %K cắt đường %D từ trên xuống vùng 80, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là dấu hiệu thị trường đang bán ra.

•  • Ngược lại nếu PKS nằm dưới vùng 20 cho thấy thị trường

đang ở trạng thái bán quá mức (oversold). Chỉ đưa ra lệnh mua khi đường PKS có dấu hiệu quay đầu, , nghĩa là đường %K cắt đường %D từ trên dưới lên vùng 20, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là thị trường đang mua vào.

Page 24: Bollinger Band and Ichimoku2003

• -PKS là chỉ báo đi sau (dự báo biến động sau diễn biến thị trường); chỉ báo này chỉ áp dụng đúng đắn (hiệu quả) cho thị trường không có xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường đang diễn theo xu hướng thì dấu hiệu theo xu hướng thị trường sẽ đáng tin cậy hơn. Chỉ báo này không được hữu dụng nhiều trong trường hợp thị trường đang trong tình trạng , khi giá dao động trong một biên độ hẹp vì thế hai đường %K và %D có thể cắt nhau nhiều lần và dấu hiệu đưa ra không rõ ràng.

Page 25: Bollinger Band and Ichimoku2003

Xây dựng mô hình Double Stochastic

• Mô hình Double Stochastic sử dụng quy tắc giao cắt (crossover) của 2 đường tín hiệu Stochastic ở 2 hệ thống Stochastic Oscillator với những thông số khác nhau để cho những tín hiệu mua hoặc bán tốt hơn một hệ thống Stochastic Oscillator riêng lẻ. Khi gấp đôi hệ thống Stochastic Oscillator thì độ chính xác trong giao dịch cũng tăng gấp đôi.

•  Khung thời gian: H1, Daily.

Page 26: Bollinger Band and Ichimoku2003

Hệ thống chỉ báo: Full Stochastic (21, 9, 9) và Full Stochastic (9, 3, 3).

Page 27: Bollinger Band and Ichimoku2003

Quy tắc vào trạng thái (Entry) và thoát trạng thái (Exit)

• - Entry: Khi điểm giao cắt (crossover) của 2 đường PKS ở Stochastic (21, 9, 9) xuất hiện thì vào trạng thái. Quan sát Stochastic (9, 3, 3) để dự đoán các điểm Swing trong xu hướng chính và vào trạng thái bổ sung. Không cần chú ý những dao động ngắn hạn ở Stochastic (9, 3, 3) thường tạo những dấu hiệu Exit giả. Chỉ Exit khi Stochastic (21, 9, 9) tạo dấu hiệu rõ ràng.

• - Exit: Exit tại điểm giao cắt kế tiếp ở chỉ báo Stochastic (21, 9, 9).

Page 28: Bollinger Band and Ichimoku2003

• Điểm mạnh: Sử dụng 2 chỉ báo Stochastic giúp theo dõi sâu sát xu hướng chính và những điểm Swing trong đó, dẫn đến những điểm vào trạng thái và thoát trạng thái chính xác hơn.

• Điểm yếu: Hệ thống này cần phải được giám sát thường xuyên vì dù sao Stochastic vẫn là chỉ báo có độ trễ nhất định.

Page 29: Bollinger Band and Ichimoku2003

ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI :(RELATIVE STRENGTH INDEX)

• Là chỉ số sức mạnh tương quan (hay còn gọi RSI là chỉ số đo lường cường  độ của sự vận động của giá). Là chỉ số tỷ lệ giữa trung bình số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định

Page 30: Bollinger Band and Ichimoku2003

Công thức tính

•        RSI =100- 100/(1+RS)• Average Gain = Total Gains/n• Average Loss = Total Losses/n•      First RS = (Average Gain/Average Loss)• Smoothed RS=[(previous Average Gain)*13+Current Gain]/14 •  • [(previous Average Gain)*13+ Current Gain]/14• Smoothed RS=  •                            [(previous Average Loss)*13+ Current Loss]/14•  • n = number of RSI periods

Page 31: Bollinger Band and Ichimoku2003

Các Ứng Dụng RSI • Chỉ ra tình trạng overbought/oversold:•  • Nếu đường RSI trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng overbought, ngược lại, nếu RSI 

dưới 30 cho thấy thị trường ở tình  trạng oversold •  • (một số tài liệu không lấy chuẩn 70-30 mà lấy 80-20 do đó có thể thêm một khái niệm: Nếu đường 

RSI trên 80 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng overbought, ngược lại, nếu RSI dưới 20 cho thấy thị trường ở tình  trạng oversold 

•  • 2/ Chỉ ra dấu hiệu mua/bán: • • Dấu hiệu bán: Khi đường RSI từ trên đỉnh cắt xuống dưới 70 chỉ ra dấu hiệu bán.• • Dấu hiệu mua: Khi đường RSI từ dưới đáy cắt lên trên 30 chỉ ra dấu hiệu mua•  • 3/ Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá:•  • -Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence):khi đồ thị giá hình thành những điểm cao hơn trong khi RSI 

lại hình thành những điểm cao thấp hơn•  • -Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence):khi đồ thị giá hình thành những đáy thấp hơn trong khi RSI 

lại hình thành những điểm đáy cao hơn

Page 32: Bollinger Band and Ichimoku2003

• Nếu RSI nằm trên vùng 70-80 thị trường đang ở trạng thái mua quá mức (overbought). Chỉ đưa ra lệnh bán khi đường RSI có dấu hiệu quay đầu (từ trên đỉnh cắt xuống dưới đường 80 hay 70)

• • Ngược lại nếu RSI nằm dưới vùng 20-30 cho

thấy thị trường đang ở trạng thái bán quá mức (oversold). Chỉ đưa ra lệnh mua khi đường RSI có dấu hiệu quay đầu (từ đáy hướng lên cắt đường 20 hay 30)

Page 33: Bollinger Band and Ichimoku2003

• -RSI là chỉ báo đi trước (dự báo biến động trước diễn biến thị trường); chỉ báo này chỉ áp dụng đúng đắn (hiệu quả) cho thị trường không có xu hướng rõ ràng)

•  • (chú ý trường hợp khi thị trường đang diễn tiến theo

một xu hướng mạnh, RSI có thể nằm rất cao hoặc xuống rất sâu trong một khoảng thời gian mà giá vẫn không đảo chiều. Những thời điểm này RSI chỉ đơn giản chỉ cho ta biết thị trường đang rất mạnh hay rất yếu và không có quá trình đảo chiều xảy ra. Tuy nhiên có thể áp dụng biện pháp sau: ví dụ khi thị trường đang theo xu hướng tăng có thể chờ giá điều chỉnh trở lại khi RSI xuống dưới vùng 20-30 rồi bắt đầu tạo trạng thái mua và ngược lại).

Page 34: Bollinger Band and Ichimoku2003

• -Các kỳ quan sát, mặc định n=14 có thể theo dõi chu kỳ n=7 hay n=9

• * Đường chỉ báo RSI chỉ là tín hiệu chỉ báo đi trước do đó RSI thường phản ứng khá nhanh dễ dẫn tới dấu hiệu sai lệch xuất hiện, chính vì thế cần kết hợp các đường chỉ báo khác cũng như các cách phân tích kỹ thuật khác mới có thể xác định rõ xu hướng, dự báo biên độ dao động dự kiến, các mức chặn kỹ thuật…

Page 35: Bollinger Band and Ichimoku2003
Page 36: Bollinger Band and Ichimoku2003

Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system)

• • Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng. 

• • EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend. 

• • Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng. 

Page 37: Bollinger Band and Ichimoku2003

Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu 

MACD > 0 thì xu hướng đi lên. 

Page 38: Bollinger Band and Ichimoku2003

AVERAGE DIRECTIONAL INDEX

• Đây là một hệ thống dùng để xác định xu hướng và kiểm tra xu hướng. Dùng hệ thống này giúp ta chấm dứt việc phải vắt óc dự báo xu hướng và cũng có thể dùng để xác nhận xu hướng. 

Page 39: Bollinger Band and Ichimoku2003

Hệ thống này gồm 3 đường: ADX, DI+, DI-. (hay ADX, DMI+, DMI-).

• Đường ADX dùng để xác định thị trường có đang diễn ra xu hướng hay không(không quan trọng thị trường trong xu hướng tăng hay giảm). Khi ADX tăng trên 25 chỉ ra thị trường đang diễn ra theo xu hướng và dưới 20 chỉ ra thị trường không có xu hướng nào cả. ADX cũng đo lường sức mạnh của một xu hướng, ADX càng cao, xu hướng càng mạnh.

•DI+ và DI- dùng để tạo dấu hiệu mua bán. Một dấu hiệu mua xuất hiện khi DI+ cắt lên trên DI-. Một dấu hiệu bán xuất hiện khi DI- cắt lên trên DI+.

•  • ADX còn được dùng như là một dấu hiệu cảnh báo sớm về  việc 

dừng hay chấm dứt một xu hướng. Khi ADX bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn từ mức cao nhất của nó thì xu hướng hiện tại có thể chấm dứt hoặc tạm dừng. Đó là dấu hiệu đã đến lúc thoát khỏi trạng thái hiện tại và chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ DI+ và DI- 

Page 40: Bollinger Band and Ichimoku2003

• Directional Movement (DM): hình thành bơi sự so sánh giữa range giá từ cao đến thấp của ngày hôm nay so với range giá của ngày hôm trước, nếu lớn hơn ngày trước thì là DM+ , ngược lại là DM- 

•  • True Range (TR): luôn luôn là số dương, là số lớn nhất của :•  •    + Khoảng cách giữa giá cao nhất so với giá thấp nhất hôm nay•  •    + Khoảng cách giữa giá cao nhất hôm nay so với giá đóng cửa hôm 

trước•  •    + Khoảng cách giữa giá thấp nhất hôm nay so với giá đóng cửa 

ngày hôm trước.•  • Directional Indicators (DI+ , DI- ): DI+ bằng 0 nghĩa là ngày đó không 

có xu hướng tăng giá, DI- bằng 0 nghĩa là ngày đó không có xu hướng giảm giá.