Top Banner
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HC HOA SEN KHOA KINH T- THƢƠNG MẠI K K H H Ó Ó A A L L U U N N T T T T N N G G H H I I P P Tên đtài: Nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng đối với các sản phẩm văn phòng xanh và các giải pháp sản phẩm xanh dùng trong văn phòng. Ging viên hƣớng dẫn : Hoàng Đức Bình Sinh viên thc hiện : Phạm Hồng Liên Lp : MK071 12/2010
79

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Feb 06, 2018

Download

Documents

vuongdan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ - THƢƠNG MẠI

KKHHÓÓAA LLUUẬẬNN TTỐỐTT NNGGHHIIỆỆPP

TTêênn đđềề ttààii:: Nghiên cứu hành vi của nhân viên

văn phòng đối với các sản phẩm văn phòng

xanh và các giải pháp sản phẩm xanh dùng

trong văn phòng.

Giảng viên hƣớng dẫn : Hoàng Đức Bình

Sinh viên thực hiện : Phạm Hồng Liên

Lớp : MK071

12/2010

Page 2: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Page 3: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Page 4: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 4

TÓM TẮT

Khóa luận đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến

hành vi của nhân viên văn phòng trong việc sử dụng các sản phẩm dùng trong

văn phòng xanh, từ đó đƣa ra các giải pháp cho sản phẩm dùng trong văn phòng

xanh. Tác giả cho rằng yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi của nhân viên văn phòng là

do tâm lý của ngƣời nhân viên và còn chịu ảnh hƣởng bởi các tác nhân từ phía

doanh nghiệp hiện đang làm việc. Cuộc nghiên cứu đƣợc thực hiện với 255 nhân

viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, thông qua phƣơng pháp phỏng vấn

trực tiếp và trực tuyến, họ đƣợc hỏi những vấn đề liên quan đến sản phẩm văn

phòng xanh và tƣơng tác giữa nhân viên và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu

cho thấy hiện nay nhân viên cũng tham gia tích cực vào việc mua sản phẩm xanh

dùng trong văn phòng, với nhận thức bảo vệ môi trƣờng tốt và động cơ bảo vệ

sức khỏe họ chấp nhận mức giá chênh lệch giữa sản phẩm xanh và sản phẩm

thông thƣờng từ 5-10%, và mong muốn những tính năng hay nguyên liệu của sản

phẩm xanh cần đƣợc nêu rõ ràng ngay trên bao bì để tạo sự thuận tiện cho việc

chọn lựa. Kết quả này giúp đƣa ra các giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh

các sản phẩm dùng trong văn phòng, với xu hƣớng sản phẩm nên chú ý tới tác

động sức khỏe trong quá trình sử dụng, ngoài ra cần điểu chỉnh khoảng giá hợp

lý và thiết kế bao bì cho sản phẩm dễ đƣợc chú ý, tin tƣởng bởi khối văn phòng.

Page 5: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 5

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................. 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN................................................................. 3

TÓM TẮT ........................................................................................................................... 4

MỤC LỤC ........................................................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG BIẾU................................................................................................. 7

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 8

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 9

1.1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 9

1.2. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................... 11

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 11

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 11

CHƢƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT ................................................... 12

2.1. Giới thiệu. ......................................................................................................... 12

2.2. Các khải niệm xanh. ........................................................................................ 13

2.2.1. Văn phòng xanh ....................................................................................... 13

2.2.2. Sản phẩm xanh ........................................................................................ 14

2.2.3. Nhãn xanh ................................................................................................ 15

2.3. Các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng xanh của doanh nghiệp .......... 15

2.3.1. Môi trƣờng ............................................................................................... 15

2.3.2. Tổ chức ..................................................................................................... 18

2.3.3. Ngƣời mua ................................................................................................ 19

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi sử dụng sản phẩm văn phòng xanh của nhân viên

văn phòng ..................................................................................................................... 20

2.4.1. Động cơ ..................................................................................................... 21

2.4.2. Nhận thức ................................................................................................. 23

2.4.3. Kiến thức .................................................................................................. 25

2.4.4. Yếu tố doanh nghiệp ............................................................................... 26

2.5. Mô hình mối liên hệ giữa các biến (Conceptual framework) ...................... 28

2.6. Kết luận. ........................................................................................................... 29

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 30

3.1. Giới thiệu. ......................................................................................................... 30

3.2. Mô tả phƣơng pháp tổ chức thu thập thông tin ........................................... 30

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp .............................................. 30

Page 6: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 6

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................ 31

3.3. Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu. ................................................................. 33

3.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả ...................................................................... 36

3.5. Bảng câu hỏi ..................................................................................................... 36

3.6. Giới hạn của phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu. ................................. 37

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ........................... 38

4.1. Kết quả nghiên cứu. ........................................................................................ 38

4.1.1. Thống kê mẫu khảo sát. .......................................................................... 38

4.1.2. Mô tả kết quả khảo sát. ........................................................................... 39

4.2. Phân tích và Đánh giá kết quả nghiên cứu. .................................................. 46

CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP SẢN PHẨM XANH DÙNG TRONG VĂN PHÒNG .. 61

5.1. Các giải pháp sản phẩm xanh. ....................................................................... 61

5.1.1. Hƣớng phát triển các khái niệm chung về sản phẩm xanh dùng trong văn

phòng. 61

5.1.2. Hƣớng thực hiện giá và truyền thông. ................................................... 65

5.2. Kiến nghị. ......................................................................................................... 67

5.3. Giới hạn đề tài ................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 70

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 74

Page 7: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 7

DANH MỤC BẢNG BIẾU

Danh mục hình ảnh

- Hình 1: Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng.

- Hình 2: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow

- Hình 3: Mô hình nghiên cứu (conceptual framework)

- Hình 4: Sơ đồ ba cấp độ của sản phẩm văn phòng xanh.

Danh mục bảng biểu

- Bảng 1: Bảng so sánh phƣơng pháp thực hiện

- Bảng 2: Phân tầng mẫu theo quận

- Bảng 3: Thống kê số liệu mẫu khảo sát

- Bảng 4: Thống kê mô tả: Các yếu tố thuộc tâm lý tác động đến hành vi sử

dụng sản phẩm xanh của nhân viên văn phòng.

- Bảng 5: Thống kê mô tả: Mức độ tham gia của nhân viên văn phòng trong

quá trình mua sản phẩm văn phòng xanh.

- Bảng 6: Kiểm định One-Sample Test cho giả thuyết 3.

Danh mục biểu đồ

- Biểu đồ 1: Giá trị trung bình của các mức độ ủng hộ sử dụng sản phẩm

xanh

- Biểu đồ 2: Tỷ lệ % của mức độ mong muốn tham gia Văn phòng xanh

- Biểu đồ 3: Tỷ lệ quan tâm sức khỏe, CSVC và ủng hộ Văn phòng phẩm

xanh

- Biểu đồ 4: Tỷ lệ giữa đánh giá mức ảnh hƣởng của hóa chất làm văn

phòng phẩm tới sức khỏe và Mức độ ủng hộ văn phòng phẩm xanh

- Biểu đồ 5: Tỷ lệ quan tâm sức khỏe, CSVC và Ủng hộ sử dụng thiết bị

văn phòng xanh

- Biểu đồ 6: Tỷ lệ hiểu biết về khí thải của thiết bị văn phòng ảnh hƣởng

sức khỏe và Mức độ ủng hộ sử dụng thiết bị văn phòng xanh.

- Biểu đồ 7: Mức giá chênh lệch chấp nhận đƣợc cho sản phẩm dùng trong

văn phòng xanh.

- Biểu đồ 8: Tỷ lệ mức độ ƣu tiên với các sản phẩm đƣợc thể hiện rõ tính

chất "xanh" trên bao bì.

- Biểu đồ 9: Mức độ ảnh hƣởng của hoạt động CSR đến nhân viên văn

phòng (N=168)

Page 8: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 8

LỜI CẢM ƠN

Sau 15 tuần thực hiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực từ phía bản thân, tôi còn

nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu từ phía thầy cô, gia đình và các bạn.

Trƣớc tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Đức Bình, ngƣời

trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Trong suốt thời gian thực hiện

thầy đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và tận tình hƣớng

dẫn, định hƣớng, hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa luận.

Tôi cũng xin đƣợc gởi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế - Thƣơng mại

trƣờng Đại học Hoa Sen đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quãng

thời gian vừa qua để tôi thực hiện tốt khóa luận.

Xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, những ngƣời thân

và đặc biệt là Mẹ, là những ngƣời đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên rất nhiều và

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp MK071 và những bạn bè thân thiết đã động

viên, giúp đỡ nhiệt tình và chia sẽ những tài liệu hữu ích hỗ trợ cho việc thực

hiện khóa luận.

Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn đến những anh/chị nhân viên văn phòng đã giúp

đỡ, dành thời gian quý báu của mình để giúp tôi thực hiện khảo sát cho nghiên

cứu này.

Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn trong phạm vi cho

phép, nhƣng cũng không thể tránh khỏi việc thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự

thông cảm và chỉ bảo tận tình từ phía thầy cô và các bạn.

Page 9: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 9

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Môi trƣờng đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà trên cả

thế giới. Ngày 5-6-1972 tại Stockhom, Thuỵ Điển, các nhà khoa học và đại diện

chính phủ nhiều nƣớc đã họp Hội nghị môi trƣờng thế giới lần đầu tiên để nhắc

nhở “Con ngƣời hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và coi ngày 5-6 hàng năm là

ngay môi trƣờng thế giới. Sau đó 6-1992 tại Braxin, Hội nghị thƣợng đỉnh về môi

trƣờng thế giới diễn ra với tham dự của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một

lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng, kêu gọi mọi

quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng.

Nghị định thƣ Kyoto về Chƣơng trình khung về biến đổi khí hậu với mục tiêu

cân bằng lại lƣợng khí thải ra môi trƣờng để giảm thải nguy hại đến đời sống con

ngƣời, sau khi có hiệu lực từ năm 2005 đến tháng 2/2009 đã có 181 nƣớc tham

gia và chuẩn bị đƣợc tái kí kết đổi thành Hiệp định Cancun vào tháng 12/2010. Ở

Việt Nam vấn đề môi trƣờng cũng đang trở thành tâm điểm của sự chú ý. Theo

Thứ trƣởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trƣờng Phạm Khôi Nguyên việc bảo

vệ môi trƣờng là vấn đề sống còn của nhân loại, cần quan tâm đến vấn đề môi

trƣờng để mọi vấn đề phát triển có thể trở nên bền vững. Hiện nay, nhà nƣớc Việt

Nam đã có nhiều điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện luật Môi trƣờng và liên tục

cập nhật các nghị định liên quan đến vấn đề môi trƣờng, để đảm bảo công tác

tham gia bảo vệ môi trƣờng của cả doanh nghiệp, tổ chức và từng ngƣời dân

trong xã hội.

Hiện nay, suy thoái môi trƣờng làm ảnh hƣởng xấu đến đời sống của con

ngƣời và thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn

kiệt dần, khí thải nhà kính làm hủy hoại tầng ozone, ô nhiễm không khí, nƣớc,

tiếng ồn làm nguy hại sức khỏe ngƣời dân, v.v..Theo báo Nhịp cầu đầu tƣ ngày

19/04/2010 thì một trong những nguyên nhân chính cho việc cạn kiệt năng lƣơng

là các công trình cao ốc, chiếm 40% năng lƣợng tiêu thụ toàn cầu. Các cao ốc

văn phòng không chỉ gây ra hiệu ứng nhà kính mà môi trƣờng làm việc bên trong

Page 10: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 10

cũng chƣa thật sự “xanh”, vẫn còn nhiều tác hại trực tiếp đến ngƣời lao động do

ô nhiễm không khí trong nhà, làm giảm năng suất lao động và nguy hại sức khỏe.

Đứng trƣớc mối đe dọa cho đời sống, ngƣời tiêu dùng càng ngày càng có

ý thức bảo vệ môi trƣờng, các sản phẩm “xanh” đang đƣợc quan tâm và trở nên

phổ biến trong những năm gần đây. Theo Báo SGGP ngày 20/9/2010 thì doanh

thu của sản phẩm xanh đã tăng 30% – 40% so với tuần bình thƣờng sau khi tuần

phát động chiến dịch Tiêu dùng xanh kết thúc. Các doanh nghiệp cũng ý thức

đƣợc trách nhiệm với xã hội trong xu hƣớng “xanh” hóa, chính vì thế mà mô

hình Văn phòng xanh đang đƣợc áp dụng rộng rãi và thành công trên hơn 100

quốc gia, trong đó riêng tại Phần Lan đã có 130 tổ chức đƣợc cấp quyền sử dụng

logo Văn phòng xanh (số liệu tháng 9/2010). Mô hình Văn phòng Xanh (Green

Office) không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc tiết kiệm điện, nƣớc, hay tận

dụng ánh sáng tự nhiên, nó còn bao gồm cả việc chọn mua các sản phẩm văn

phòng phẩm, máy in, photocopy, v.v..có tính thân thiện với môi trƣờng, có khả

năng tái chế và tái sử dụng. Thực hiện văn phòng xanh sẽ giúp ích cho việc bảo

vệ sức khỏe nhân viên văn phòng, đồng thời nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh

nghiệp trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên, Văn phòng xanh vẫn chƣa đƣợc áp dụng nhiều ở Việt Nam.

Hiện chỉ có 8 doanh nghiệp nhận đƣợc chứng nhận Green Office của World Wild

Fund. Trong đó, yếu tố đƣợc áp dụng nhiều nhất là cách quản lý của doanh

nghiệp sao cho sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, năng lƣợng để bảo vệ môi

trƣờng, yếu tố sử dụng sản phẩm xanh cho văn phòng vẫn chƣa đƣợc đề cập

nhiều. Thêm vào đó, có khá nhiều nghiên cứu cho thấy sức khỏe của nhân viên

văn phòng bị ảnh hƣởng bởi tác động của các thiết bị văn phòng và các sản phẩm

nhƣ nhựa, hồ dán, chất tẩy rửa,v.v.. Theo những nghiên cứu gần đây đã đƣợc

công bố của Đại học Công nghệ Australia và của PGS. TS Nguyễn Ngọc Ngà,

Phó viện trƣởng viện Y học lao động và Vệ sinh môi trƣờng cho biết, tác hại của

máy in và màn hình máy tính có thể gây hại cho sức khỏe của nhân viên và gây ô

nhiễm nguồn không khí trong văn phòng. Điều này cho thấy sức khỏe của nhân

viên văn phòng đang đƣợc quan tâm nhiều, và các sản phẩm “xanh” không chỉ

thân thiện với môi trƣờng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe là một nhu cầu đang hiện

hữu nhƣng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng.

Thực tế, khách hàng trực tiếp của các công ty sản xuất văn phòng phẩm và

thiết bị văn phòng xanh chính là thị trƣờng doanh nghiệp. Tuy nhiên, không chỉ

Page 11: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 11

một ngƣời có quyền quyết định mua và sử dụng mà đó là một quá trình chịu sự

tác động của nhiều đối tƣợng khác, bao gồm ngƣời sử dụng, ngƣời ảnh hƣởng,

ngƣời mua, ngƣời ra quyết định và gatekeepers (Federick E.Webster, 1972).

Trong phạm vi của đề án này, vấn đề đƣợc xem xét từ hƣớng của khối văn phòng

bao gồm nhân viên, quản lý và giám đốc, đó là những ngƣời trực tiếp sử dụng và

tạo ra ảnh hƣởng đối với quyết định mua sản phẩm dùng trong văn phòng xanh

của doanh nghiệp. Thông qua đề tài này sẽ giúp cho cách doanh nghiệp kinh

doanh các sản phẩm đƣợc dùng trong văn phòng có cái nhìn tổng quan về hành vi

của khối văn phòng trong việc sử dụng sản phẩm xanh, từ đó đƣa ra đƣợc các

giải pháp chung về sản phẩm xanh dùng trong văn phòng. Hiện nay Việt Nam

cũng chƣa có kết quả nghiên cứu nào về hành vi của nhân viên văn phòng trong

việc sử dụng sản phẩm xanh, do đó kết quả của đề tài này cũng sẽ đƣợc dùng để

làm nền cho những cuộc nghiên cứu sau về hành vi tiêu dùng xanh

1.2. Ý nghĩa đề tài

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp kinh

doanh sản phẩm dùng trong văn phòng và cả các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm

đến vấn đề môi trƣờng, hành vi sử dụng sản phẩm xanh của khối văn phòng. Từ

đó giúp đƣa ra các giải pháp chung cho sản phẩm dùng trong văn phòng xanh.

Ngoài ra, kết quả của cuộc nghiên cứu cũng sẽ đƣợc dùng để làm tiền đề phát

triển sâu hơn những nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của cả doanh nghiệp

và ngƣời tiêu dùng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề trong hành vi tiêu

dùng của nhân viên văn phòng đối với các sản phẩm cho mô hình văn phòng

xanh, từ đó đƣa ra các giải pháp cho sản phẩm xanh dùng trong văn phòng

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Yếu tố tâm lý nào tác động đến hành vi sử dụng văn phòng phẩm và

thiết bị văn phòng xanh của nhân viên văn phòng?

Yếu tố nào thuộc về doanh nghiệp tác động đến hành vi mua văn

phòng phẩm và thiết bị văn phòng xanh của nhân viên văn phòng?

Page 12: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 12

CHƢƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT

2.1. Giới thiệu.

Trong quá trình nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng đối với việc

sử dụng sản phẩm xanh, có hai yếu tố chính ảnh hƣởng đến hành vi đƣợc nhắc

đến là các yếu tố từ nhân viên văn phòng và yếu tố doanh nghiệp. Nhân viên văn

phòng là ngƣời sử dụng sản phẩm xanh nhƣng không nắm quyền quyết định mua

hàng. Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu cần có sự liên kết đối với các yếu

tố tác động đến quyết định mua hàng xanh của doanh nghiệp để thấy đƣợc mức

độ quan trọng của việc mua hàng xanh trong tổ chức, ảnh hƣởng từ nhân viên

đến việc mua hàng xanh và ngƣợc lại, từ phía tổ chức đến hành vi sử dụng sản

phẩm xanh của nhân viên.

Chƣơng “Cơ sở lý luận và giả thuyết” gồm bốn ý chính. Thứ nhất là cung

cấp cái khái niệm cần biết để ngƣời đọc tiện theo dõi. Thứ hai, nêu lên các yếu tố

tác động đến hành vi mua hàng xanh của doanh nghiệp. Trong đó thể hiện những

yếu tố tác động buộc doanh nghiệp phải thực hiện hành động mua hàng xanh và

những yếu tố khác chi phối hành động đó. Từ đó, phần tiếp theo trong chƣơng

này sẽ nói đến các yếu tố ảnh hƣởng hành vi của nhân viên văn phòng trong việc

sử dụng sản phẩm xanh từ phía nhân viên và dƣới tác động của môi trƣờng doanh

nghiệp. Cuối cùng, mô hình nghiên cứu sẽ thể hiện một cách khái quát sự tƣơng

tác giữa các yếu tố đến hành vi của nhân viên văn phòng. Những điều này đã

đƣợc chọn lọc và đúc kết từ những nghiên cứu trƣớc về vấn đề hành vi tiêu dùng

xanh của ngƣời tiêu dùng và tổ chức để đƣa ra các yếu tố cần nghiên cứu và thiết

lập giả thuyết cho đề tài.

Page 13: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 13

2.2. Các khải niệm xanh.

2.2.1. Văn phòng xanh

Mô hình Văn phòng xanh (Green Office) đƣợc phát triển vào năm 1997 tại

Phần Lan bởi tổ chức Word Wild Fund (WWF), là một mô hình gọn nhẹ áp dụng

cho mọi loại hình văn phòng. Chƣa có định nghĩa rõ ràng về mô hình văn phòng

xanh, nhƣng nếu hiểu theo mục tiêu hoạt động thì mô hình này đƣợc xây dựng để

giúp các doanh nghiệp có thể tham gia nhƣ một phần giải pháp cho việc bảo vệ

môi trƣờng thông qua việc giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao

nhận thức môi trƣờng của nhân viên và giảm biến đối khí hậu bằng việc tiết kiệm

năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng tái tạo. Các thành viên Văn phòng xanh sẽ có

khả năng tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng vật liệu và năng lƣợng, giảm thiểu sự

lãng phí để tăng thêm lợi nhuận thông qua cách quản lý các hoạt động trong văn

phòng. Ngoài ra cũng giúp cắt giảm việc thải ra khí cacbon dioxide gây hiệu ứng

nhà kính. Ngoài việc chung tay bảo vệ môi trƣờng, tham gia vào mô hình Văn

phòng xanh cũng giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức của từng nhân viên

trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên tự nhiên, để không chỉ áp dụng ngay tại

văn phòng mà còn áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của nhân viên.

Lợi ích đem lại từ việc tham gia vào mạng lƣới Văn phòng xanh không chỉ

nằm ở việc góp phần bảo vệ môi trƣờng và thể hiện trách nhiệm đối với xã hội,

mà còn có những lợi ích nhất định đƣợc WWF cung cấp cho các thành viên Văn

phòng xanh. Theo thông tin từ website chính thức của WWF, các thành viên sẽ

đạt đƣợc sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, có khá nhiều lợi ích về

phía doanh nghiệp, nhƣ sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí từ việc sử dụng tiết kiệm năng

lƣợng và nguyên liệu; có một mạng lƣới hoạt động chung với tổ chức Văn phòng

xanh; hình ảnh của doanh nghiệp sẽ đƣợc nâng cao không chỉ trong mắt ngƣời

tiêu dùng mà còn trong chính nội bộ công ty; có cơ hội đƣợc hợp tác với một

trong những tổ chức nổi tiếng để thể hiện trách nhiệm với môi trƣờng; Chứng

nhận Văn phòng xanh sẽ đƣợc cấp chỉ với những yêu cầu đơn giản, doanh nghiệp

vẫn sử dụng hệ thống quản trị môi trƣờng (EMS) của mình và thỏa mãn những

kiểm định của WWF, sau đó thì thành viên của Văn phòng xanh có toàn quyền

sử dụng logo Green office cho bất kỳ hoạt động Marketing nào để chứng tỏ với

khách hàng về tinh thần “xanh” của công ty và tạo sự tin tƣởng, uy tín đối với

khách hàng mục tiêu.

Page 14: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 14

Sau 12 năm hoạt động, hiện nay chƣơng trình Văn phòng xanh đang đƣợc

áp dụng trên hơn 100 nƣớc. Ngay tại Phần Lan hiện đã có 185 tổ chức tham gia

và có 130 tổ chức đƣợc sử dụng logo Green Office (theo số liệu tháng 9 năm

2010, từ website World Wild Fund Finland). Đƣợc đƣa vào Việt Nam thực hiện

bởi WWF vào năm 2007, thành viên đầu tiên là Conforama IHTM, sau 3 năm

hoạt động hiện nay mạng lƣới Văn phòng xanh tại Việt Nam đã có 8 thành viên

chính thức. Theo bà Nguyễn Thanh Thúy, điều phối viên chƣơng trình Văn

phòng xanh tại Việt Nam, để trở thành thành viên của chƣơng trình, không có

điều kiện nhất định nào dành cho doanh nghiệp, chỉ cần điền thông tin vào phiếu

đăng kí và đóng phí theo quy mô nhân viên. Nhƣng để đƣợc cấp chứng chỉ hằng

năm thì các doanh nghiệp phải tuân thủ theo 8 tiêu chí đƣợc đề cập trên website

của WWF và WWF sẽ tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên để đảm bảo việc thực hiện

của thành viên Green office.

Tóm lại, hoạt động của mô hình Văn phòng xanh dựa trên tiêu chí đem lại

lợi ích cho môi trƣờng bên ngoài và cả bên trong doanh nghiệp. Các thành viên

của mạng lƣới văn phòng xanh cần đƣa ra cách quản lý để giúp tiết kiệm năng

lƣợng, vật liệu dƣới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, việc lựa chọn mua và

sử dụng những sản phẩm xanh cũng là một tiêu chí đƣợc áp dụng trong thực hiện

Văn phòng xanh nhƣng vẫn chƣa đƣợc chú trọng nhiều tại Việt Nam

2.2.2. Sản phẩm xanh

Sản phẩm xanh đang trở nên nổi bật vì nhu cầu của khách hàng với thái độ

mới về các giá trị liên quan đến môi trƣờng (Simon 1992). Nếu tìm kiếm một

định nghĩa chính xác cho Sản phẩm xanh thì chƣa có một định nghĩa hoàn thiện,

đầy đủ và chính xác. Tách rời “sản phẩm” và “xanh” ta đƣợc sản phẩm là vật

đƣợc làm ra để bán, “xanh” đƣợc dùng để chỉ sự liên quan hay quan tâm đến môi

trƣờng và thế giới tự nhiên. Vậy sản phẩm xanh có thể hiểu nôm na là những sản

phẩm đƣợc tạo ra với sự quan tâm đến môi trƣờng. Cụ thể hơn, sản phẩm xanh

đƣợc hiểu là những sản phẩm không gây hại cho môi trƣờng và an toàn cho sức

khỏe của ngƣời tiêu dùng hơn những sản phẩm truyền thống khác trong suốt quá

trình sản xuất, sử dụng và vứt bỏ. Theo định nghĩa của tạp chí Marketing, thông

thƣờng, sản phẩm xanh đƣợc phát triển qua 3 bƣớc: thiết kế, sản xuất và đóng

gói; và phải đảm bảo thực hiện quy tắc 3R (reduce: giảm thiểu nguyên liệu đầu

vào, reuse: tái sử dụng, recycle: tái chế). Nhƣ vậy, xuyên suốt quá trình sản xuất

ra sản phẩm xanh phải ƣu tiên yếu tố kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, không gây

Page 15: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 15

ô nhiễm, không gây độc hại cho sức khỏe và có khả năng tái chế, tái sử dụng.

Theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh, sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng đƣợc bốn

yếu tố: (1) sản phẩm đƣợc tạo ra từ vật liệu thân thiện với môi trƣờng; (2) Sản

phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trƣờng và sức khỏe thay cho các

sản phẩm truyền thống độc hại; (3) Sản phẩm giảm tác động đến môi trƣờng

trong quá trình sử dụng; (4) Sản phẩm tạo ra một môi trƣờng thân thiện và an

toàn với sức khỏe.

2.2.3. Nhãn xanh

Để ngƣời tiêu dùng dễ dàng nhận biết đối với sản phẩm xanh, có nhiều

nhãn sinh thái (eco-label) đã đƣợc phát triển và chịu quản lý bởi chính phủ và

những tổ chức phi lợi nhuận. Những nhãn sinh thái này dùng để gói gọn ý nghĩa

“thân thiện với môi trƣờng” trong 1 hình ảnh logo, nhƣng không có sự phân biệt

rõ ràng giữa các tính chất 3R. Nó đƣợc phát triển để khuyến khích sản xuất và

tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Các nhãn sinh thái này đã

đƣợc áp dụng tại nhiều vùng, quốc gia trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Canada, Châu

Âu,Nhật Bản, Hà Lan, Tây Đức, Bắc Âu và Singapore. Để đạt đƣợc các nhãn

sinh thái này, sản phẩm phải đạt đƣợc các tiêu chuẩn về môi trƣờng tùy thuộc

từng vùng, từng ngành theo yêu cầu của các nhãn sinh thái. Do đó, nó tạo ra sự

tin cậy nhất định giữa ngƣời tiêu dùng và sản phẩm xanh đƣợc dán nhãn sinh thái

(Julie Stein and Ann Knotz, 2009). Tuy nhiên, cũng có hạn chế đối với các doanh

nghiệp nhỏ trong việc đăng ký và duy trì các nhãn sinh thái này vì khoản chi phí

cho việc quản lý và nhân lực là không nhỏ (Julie Stein and Ann Knotz, 2009).

2.3. Các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng xanh của doanh nghiệp

2.3.1. Môi trƣờng

Các yêu tố về môi trƣờng có tác động rất lớn đối với ngƣời mua hàng của

tổ chức bởi sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, nền kinh tế hay sự thay

đổi trong công nghệ (Philip Kotler, 2008). Yếu tố môi trƣờng tác động đến việc

mua hàng xanh của doanh nghiệp hiện nay bao gồm các chính sách của chính

phủ, xu hƣớng tiêu dùng xanh của ngƣời tiêu dùng và trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp trong kinh doanh.

Thứ nhất, yếu tố luật pháp là yếu tố bắt buộc, tác động đến việc mua hàng

xanh của các doanh nghiệp. Mỗi cá nhân , tổ chức hoạt động trong đất nƣớc Việt

Nam đều phải tuân thủ đúng theo những điều pháp luật quy định. Luật môi

Page 16: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 16

trƣờng (2005) đã quy định rõ về trách nhiệm của những cá thể, tổ chức kinh

doanh trong việc bảo vệ môi trƣờng và xây dựng những thói quen tiêu dùng thân

thiện với môi trƣờng. Đối với từng ngành nghề khác nhau có quy định về việc

bảo vệ môi trƣờng khác nhau. Trong khối kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp

đƣợc yêu cầu có trách nhiệm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những tác động

xấu trong hoạt động của mình, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức

môi trƣờng cho nhân viên. Bên cạnh luật pháp Việt Nam, theo Tuyên bố của Liên

Hiệp quốc về môi trƣờng và con ngƣời, tại Stockholm 1972 đã nêu rõ các quốc

gia cần hợp tác, trao đổi kiến thức, công nghệ trong việc bảo vệ môi trƣờng, tính

lành mạnh và toàn bộ của hệ sinh thái, xây dựng năng lực nội sinh cho việc phát

triển lâu bền. Do đó, Mô hình Văn phòng xanh phát triển tại Phần Lan đã đƣợc

World Wild Fund tuyên truyền áp dụng tại Việt Nam nhƣ một hình thức góp

phần bảo vệ môi trƣờng, vì thế cần đƣợc sự hợp tác từ phía Doanh nghiệp Việt

Nam để thực hiện đúng chủ trƣơng của Liên Hiệp Quốc đề ra.

Thứ hai, xu hƣớng tiêu dùng xanh đã trở nên rất phổ biến ở một số quốc

gia phát triển trên thế giới và đƣợc các nƣớc đang phát triển dành sự quan tâm

ngày càng nhiều hơn. Ngƣời tiêu dùng không chỉ chú trọng sử dụng sản phẩm

xanh, mà họ còn đánh giá doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ dƣới tác

động đến môi trƣờng. Theo báo Tuổi trẻ onine ngày 25/7/2010, Tổ chức tƣ vấn

Boston (BCG), Mỹ đã tổ chức một cuộc khảo sát 9.000 ngƣời tiêu dùng tại chín

quốc gia trên thế giới và xác định 73% ngƣời đƣợc hỏi khẳng định họ đặc biệt

quan tâm đến thành tích bảo vệ môi trƣờng của các công ty. Thực tế tại Việt Nam

cũng cho thấy bột ngọt Vedan gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, ngƣời tiêu

dùng lập tức tỏ thái độ bất bình và hạn chế sử dụng sản phẩm của Vedan khiến

cho các siêu thị cũng phải đồng loạt dừng bán sản phẩm. Theo báo Sài Gòn giải

phóng ngày 20/9/2010, những doanh nghiệp đứng đầu nhƣng có hành vi gây hại

môi trƣờng, thiếu trách nhiệm xã hội đều bị soán ngôi bởi những doanh nghiệp

tuy mới nhƣng biết thực hiện bảo vệ môi trƣờng và trách nhiệm xã hội. Điều này

càng chứng tỏ rõ nét xu hƣớng tiêu dùng xanh đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị

trƣờng nội địa Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng có kiến thức về sản phẩm xanh và có

cái nhìn rất đúng đắn trong việc tham gia bảo vệ môi trƣờng. Ngoài việc quy định

của pháp luật ngày càng thắt chặt về vấn đề môi trƣờng đối với những doanh

nghiệp sản xuất, xu hƣớng hiện nay cũng chỉ rõ định hƣớng môi trƣờng đang

đƣợc quan tâm hàng đầu. Thị trƣờng trong nƣớc đã quan tâm đến vấn đề “xanh”,

xu hƣớng về môi trƣờng trên thế giới tại các nƣớc phát triển còn tăng nhanh và

Page 17: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 17

mạnh hơn. Nếu mong muốn mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc khác, doanh

nghiệp lại càng phải chú trọng nhiều hơn đến vấn đề “xanh hóa”. Chính vì thế

những doanh nghiệp nào không theo kịp xu hƣớng môi trƣờng sẽ bị tuột lại phía

sau hoặc bị triệt tiêu. Đối với doanh nghiệp có xƣởng sản xuất sản phẩm, cần

tuân thủ các quy định về môi trƣờng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đối với

khối văn phòng, không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhƣng quá trình hoạt động cũng

góp phần tác động tới môi trƣờng. Thực tế, doanh nghiệp không trực tiếp tác

động vào việc các công trình xây dựng sử dụng năng lƣợng và vật liệu thân thiện

với môi trƣờng, nhƣng có thể cải thiện tình hình từ chính các sản phẩm dùng

trong văn phòng.

Cuối cùng, vấn đề đang phát triển cùng với xu hƣớng tiêu dùng xanh đó là

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Coperate Social Responsibility). Có

khá nhiều định nghĩa cho thực hiện trách nhiệm xã hội từ nhiều tổ chức, doanh

nghiệp khác nhau. Nhƣng nhìn chung, đa số đều áp dụng theo mô hình của

Carroll (1999) với 4 trách nhiệm chính: kinh tế, pháp lý, đạo đức và tự nguyện.

Bốn yếu tố này không đƣợc phân định rạch ròi mà đƣợc kết hợp trong các hoạt

động của doanh nghiệp. Tùy theo từng quốc gia, từng hoàn cảnh mà có cách hiểu

và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác nhau. Trong quy chế xét

thƣởng cho Giải thƣởng Trách nhiệm xã hội năm 2009 của Phòng thƣơng mại và

công nghiệp Việt Nam (VCCI) xét đến hai khía cạnh là lao động và môi trƣờng.

Trong yếu tố môi trƣờng bao gồm việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả;

thực hiện bảo vệ môi trƣờng trong chiến lƣợc bền vững mang lại lợi ích cho

doanh nghiệp, và đào tạo nhân lực về tính bền vững. Trong yếu tố lao động xét

đến việc tạo điều kiện môi trƣờng làm việc tốt, thuận lợi cho nhân viên, nâng cao

sức khỏe và đời sống cho ngƣời lao động. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có quy định

bắt buộc nào từ phía pháp luật về việc phải báo cáo hoạch toán xã hội, kiểm toán

xã hội hay báo cáo xã hội của Doanh nghiệp để ngƣời tiêu dùng biết và giám sát.

Tuy nhiên, trong báo cáo thƣờng niên về hoạt động của doanh nghiệp thƣờng

đƣợc kết hợp với báo cáo về trách nhiệm xã hội để công bố rộng rãi, rõ ràng

minh bạch đến cộng đồng và các bên liên quan, nhằm chứng minh và giúp đánh

giá hoạt động của mình. CSR đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong

hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc thực hiện CSR trong doanh

nghiệp đem lại nhiều lợi ích nhƣng cũng chịu tác động từ nhiều phía: nhà nƣớc,

tiêu dùng, cạnh tranh,v.v.. Magarita Tsoutsoura (2004) đã thực hiện cuộc khảo

sát trên 500 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm về việc thực hiện CSR

Page 18: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 18

đã cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa CSR và tình hình tài chính của doanh

nghiệp. Trong báo cáo của World Business Council for Sustainable Development

(2007) đã cho thấy tại những nƣớc đã và đang phát triển, ngƣời tiêu dùng có xu

hƣớng mua hàng của những công ty có danh tiếng trong việc bảo vệ môi trƣờng

và trách nhiệm xã hội. Báo cáo của TNS về Our Green World (2008) đƣợc tiến

hành trên 17 quốc gia khắp thế giới cũng cho kết quả 24% ngƣời tiêu dùng cho

rằng việc doanh nghiệp có thực hiện bảo vệ môi trƣờng và trách nhiệm xã hội sẽ

ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng của họ, và con số này theo từng quốc gia là

nhiều hơn một cách đáng chú ý. Theo Lois A. Mohr (2001), tuy ngƣời tiêu dùng

không xem CSR nhƣ 1 tiêu chí để quyết định việc mua hàng của doanh nghiệp,

nhƣng đó là một yếu tố ảnh hƣởng tích cực tới việc mua hàng, và việc truyền

thông chi tiết những thông tin về việc thực hiện CSR tới ngƣời tiêu dùng giúp họ

hiểu hơn và có khả năng xem xét nhiều hơn trong việc quyết định mua hàng. Đã

có khá nhiều những tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc

đánh giá trách nhiệm xã hội nhƣ SA 8000, ISO1400 với yêu cầu đánh giá báo cáo

hằng năm. Ngoài ra, đối với khối văn phòng, mô hình Văn phòng xanh đang

đƣợc đƣa vào áp dụng tại Việt Nam cũng là một hình thức thực hiện trách nhiệm

xã hội với sự đánh giá công khai, minh bạch, hôi tụ các yêu cầu của VCCI trong

việc bảo vệ môi trƣờng thông qua tiết kiệm năng lƣợng, mua hàng xanh dùng

trong văn phòng và cả yếu tố đảm bảo môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao

động, đồng thời cũng đem lại lợi ích trƣớc mắt cho doanh nghiệp.

2.3.2. Tổ chức

Yếu tố về tổ chức cũng góp phần lớn vào việc quyết định mua hàng xanh,

nó sẽ tác động đến quyết định của ngƣời mua, khiến họ có thể có hành vi khác đi

so với khi họ hành động độc lập hoặc ở trong một doanh nghiệp khác. Hành vi

mua của tổ chức đƣợc thúc đẩy và định hƣớng bởi mục đích hoạt động của doanh

nghiệp, và bị kiềm hãm bởi tài chính, kỹ thuật cũng nhƣ nguồn nhân lực

(Federick E Webster, 1972). Một doanh nghiệp khi bƣớc vào hoạt động, mục tiêu

chính là lợi nhuận và phát triển. Trong xu hƣớng xanh hóa hiện nay, để phát triển

bền vững doanh nghiệp cũng cần phải làm “xanh” chính mình. Tuy nhiên, từng

doanh nghiệp khác nhau có những mục tiêu, chính sách hoạt động khác nhau,

chính vì thế mà chiến lƣợc mua hàng “xanh” của doanh nghiệp cũng đƣợc thực

hiện khác nhau. Minnette E.Drumwright (1994) đã phân ra hai loại hình doanh

nghiệp chính để nghiên cứu về việc mua hàng có trách nhiệm xã hội của tổ chức

(Social Responsible Organizational Buying): một là, doanh nghiệp xem việc mua

Page 19: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 19

hàng có trách nhiệm xã hội là một yếu tố quan trọng cần đƣợc tính toán, cân nhắc

cẩn thận trong chiến lƣợc hoạt động lâu dài; hai là, doanh nghiệp xem việc mua

hàng có trách nhiệm xã hội không phải là phần chính trong chiến lƣợc dài hạn

của mình. Kết quả cho thấy quyết định mua hàng khác nhau tùy theo loại hình

hoạt động với chính sách, tiêu chí, định nghĩa cho việc mua có trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp.

Bên cạnh chính sách, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh

hƣởng đến quyết định mua hàng xanh. Để quyết định mua hàng, doanh nghiệp

phải tính tới khoản ngân sách phải bỏ ra và xem xét trong tính lợi ích và lợi

nhuận mà sản phẩm đem lại. Min and Galle (1997) cho biết trở ngại lớn nhất

trong việc mua hàng xanh của các doanh nghiệp chính là lo ngại cho chi phí bỏ ra

quá đắt đỏ để thực hiện. So với những doanh nghiệp mạnh về tình hình tài chính,

doanh nghiệp nhỏ với tài chính eo hẹp khi quyết định mua sản phẩm văn phòng

để phục vụ cho quá trình hoạt động sẽ bị chi phối về giá nhiều hơn yếu tố ảnh

hƣởng môi trƣờng. Tuy nhiên, cũng có mâu thuẫn bởi thực tế nhiều ngƣời nghĩ

rằng sản phẩm xanh mua đắt hơn bình thƣờng, điều này có thể đúng, nhƣng họ đã

không chú ý đến trong suốt quá trình hoạt động các sản phẩm xanh sẽ giúp tiết

kiệm chi phí. Các sản phẩm xanh sẽ đáp ứng đƣợc tiêu chí tiết kiệm năng lƣợng,

có khả năng tái chế và tái sử dụng, làm giảm đáng kể lƣợng chi phí hoạt động khi

sử dụng những sản phẩm tƣơng ứng thông thƣờng. Theo hƣớng dẫn của việc thực

hiện Văn phòng xanh của bang Commonwealth, Úc (2001) đã chỉ rõ việc sử

dụng sản phẩm xanh có thể tiết kiệm chi phí trong suốt quá trình hoạt động của

sản phẩm, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Dassapa và Maggioni

(1993) cũng cho rằng các sản phẩm tái chế thì mua sẽ rẻ hơn các sản phẩm làm

từ vật liệu nguyên và việc mua sản phẩm tái chế có thể làm giảm vốn, đem lại lợi

nhuận trong quá trình hoạt động cho doanh nghiệp. Lund (1982) đã chứng minh

rằng những doanh nghiệp bán những sản phẩm tạo ra từ nguyên vật liệu tái chế

hoặc tái sử dụng một phần đều đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn mức trung bình.

2.3.3. Ngƣời mua

“Ngƣời mua (Buyers) là những ngƣời có trách nhiệm và quyền hạn trong

việc ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp” (Federick E.Webster, 1972).

Trong môi trƣờng doanh nghiệp, ngƣời mua hàng không phải để phục vụ cho nhu

cầu của cá nhân mình mà để phục vụ cho nhu cầu của tổ chức. Trong trƣờng hợp

mua sản phẩm và thiết bị văn phòng xanh, mua hàng để thực hiện nghĩa vụ xã hội

Page 20: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 20

và pháp lý, đồng thời cũng để đáp ứng cho nhu cầu của nhân viên. Theo Webster

(1972), ngƣời mua trong tổ chức đƣa ra quyết định mua hàng dƣới sự giới hạn và

tác động của những quyết định bƣớc đầu trong tiến trình ra quyết định mua hàng,

tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về ngƣời mua, do đó họ chính là mục

tiêu của sự cố gắng tác động từ những thành viên khác trong tổ chức. Nhân viên

có nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng sẽ tìm

cách tác động lên ngƣời mua của doanh nghiệp thông qua nhiều yếu tố, cách

thức, có thể trở thành một trong những ngƣời quyết định 3 bƣớc đầu tiên của các

giai đoạn trong quá trình mua sắm công nghiệp đƣợc phát triển bởi Robinson and

Faris (1967). Để thực hiện nhiệm vụ của mình dƣới tác động của các yếu tố tổ

chức, ngƣời mua sẽ sử dụng những chiến thuật làm cho sức mạnh của họ có thể

tác động nhiều hơn đến các bƣớc đầu tiên trong quá trình mua hàng (Webster,

1972). Tùy theo vị trí của ngƣời mua trong cấu trúc doanh nghiệp, họ sẽ có

những chiến thuật khác nhau để nâng cao quyền lực mua hàng. Đối với những vị

trí cấp cao hơn, ngƣời mua có thể sử dụng các biện pháp thuyết phục dựa trên

những quy tắc của tổ chức. Đối với nhân viên cấp dƣới, ngƣời mua có thể thực

hiện các biện pháp đào tạo để nhân viên có suy nghĩ về trách nhiệm và tầm quan

trọng của việc mua hàng, từ đó đƣa ra đóng góp cho việc mua hàng. Cụ thể trong

vấn đề mua sản phẩm dùng cho văn phòng xanh, ngƣời mua có thể sử dụng mối

quan hệ hoặc các chƣơng trình đào tạo để thuyết phục nhân viên văn phòng sử

dụng các sản phẩm xanh. Tóm lại, việc sử dụng sản phẩm văn phòng xanh diễn

ra dƣới sự tƣơng tác của ngƣời mua và ngƣời sử dụng, tùy theo cấp bậc địa vị

trong doanh nghiệp mà sự tƣơng tác diễn ra đƣợc dễ dàng hay không.

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi sử dụng sản phẩm văn phòng xanh của

nhân viên văn phòng

Micheal Solomon (2006) đã định nghĩa việc nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

là “nghiên cứu một quá trình mà từng cá nhân hay nhóm lựa chọn, mua, sử dụng

và vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý kiến hay kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và

mong muốn”. Philip Kotler (2008) đã phân loại bốn yếu tố ảnh hƣởng đến hành

vi ngƣời tiêu dùng theo mô hình sau:

Page 21: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 21

Hình 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng (Philip

Kotler, 2008)

Nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng đƣợc áp dụng vào việc phân khúc thị trƣờng.

Thông thƣờng cách phân khúc thị trƣờng thông dụng nhất đó là dựa vào nhân

khẩu học hoặc tâm lý. Đối với hành vi tiêu dùng xanh cũng áp dụng những yếu tố

nhƣ trên. Về nhân khẩu học, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành và theo tổng

hợp của Straughan và Roberts (1999), nhìn chung ngƣời tiêu dùng xanh đƣợc

nhận diện là những ngƣời trẻ, thu nhập trung bình cao, có trình độ học vấn và là

những ngƣời phụ nữ thành thị. Tuy nhiên, trong cuộc nghiên cứu về các yếu tố

giúp phân khúc thị trƣờng tiêu dùng xanh tiến hành với 235 sinh viên ở Mỹ,

Straughan và Roberts (1999) cũng chỉ ra rằng các biến về tâm lý sẽ cho thấy

đƣợc rõ nét hơn chân dung của ngƣời tiêu dùng xanh và đƣa ra kết luận sử dụng

mô hình chỉ có yếu tố tâm lý hoặc mô hình kết hợp cả yếu tố tâm lý và nhân khẩu

học để làm yếu tố phân khúc thị trƣờng sẽ tốt hơn so với chỉ sử dụng yếu tố nhân

khẩu học để làm yếu tố phân khúc đối với thị trƣờng tiêu dùng xanh. Do đó,

nghiên cứu về “Hành vi của nhân viên văn phòng đối với các sản phẩm văn

phòng phẩm xanh” sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hƣởng

đến hành vi sử dụng sản phẩm xanh của nhân viên văn phòng.

2.4.1. Động cơ

Theo định nghĩa của Micheal Solomon (2006), động cơ là quá trình dẫn

tới hành động của con ngƣời, diễn ra khi nhu cầu đƣợc khơi dậy và ngƣời tiêu

dùng mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó. Khi nhu cầu đủ mạnh thì sẽ thôi thúc con

ngƣời hành động và trở thành động cơ của hành động đó. Nghiên cứu về động cơ

VĂN HÓA

- Nền văn

hóa

- Nhánh văn

hóa

- Tầng lớp

xã hội

XÃ HỘI:

- Nhóm

tham khảo

- Gia đình

- Vai trò và

địa vị

CÁ NHÂN:

- Tuổi và giai

đoạn của

chu kỳ sống

- Nghề

nghiệp

- Hoàn cảnh

kinh tế

- Lối sống

- Nhân cách

và tự ý thức.

TÂM

LÝ:

- Động

- Nhận

thức

- Hiểu

biết

- Niểm

tin và

thái độ

NGƢỜI

MUA

Page 22: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 22

của con ngƣời, tháp nhu cầu của Abraham Maslow nổi tiếng nhất và đƣợc sử

dụng rộng rãi trong việc phân tích động cơ. Theo Maslow nhu cầu của con ngƣời

đƣợc sắp xếp nhƣ hình tháp dƣới đây (Hình 1), những nhu cầu cấp thiết nhất ở

bậc thấp và ít cấp thiết nhất ở trên. Con ngƣời sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu cơ

bản trƣớc rồi mới tiến dần đến những nhu cầu cao hơn, mang tính tâm lý hơn

(những nhu cầu thuộc về tình cảm, sự tôn trọng và khẳng định bản thân).

Hình 2: Tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: http://www.biz-development.com , tiếp cận

ngày 25/9/2010)

Theo nghiên cứu của Andrew Gilg và đồng sự (2005) tại Devon với 1600 mẫu

khảo sát cho thấy yếu tố dẫn tới hành vi tiêu dùng xanh bao gồm cả việc quan

tâm đến sức khỏe (health concern) và sự an toàn (safety concern). Hai yếu tố này

nằm trong nhu cầu cơ bản của con ngƣời, thuộc bậc thứ hai của tháp nhu cầu

Maslow. Nhƣ vậy có thể nói động cơ của việc mua và sử dụng sản phẩm xanh

nằm ở nhu cầu bảo vệ sức khỏe và an toàn.

Tại Việt Nam, theo AC Neilson Grocery Report năm 2010, yếu tố sức

khỏe là yếu tố đƣợc ngƣời tiêu dùng Việt Nam quan tâm hàng đầu và vẫn sẽ tiếp

tục là mối quan tâm nhất trong vòng 6 tháng tới. Trong đó, 80% ngƣời tiêu dùng

cho biết họ quan tâm đến vấn đề không khí bị ô nhiễm. Mặt khác, theo nghiên

cứu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Ngà trên 305 nhân viên làm việc tại các bƣu điện

•Đạo đức, Sự sáng tạo, sự chân thậtNhu cầu tự khẳng

định mình.

•Tự tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội.

Nhu cầu được tôn

trọng

•Cảm giác thân mật, tình yêu, gia đình.

Nhu cầu xã hội

•Sự an toàn, nghề nghiệp, sức khỏe, tài sản.

Nhu cầu an toàn.

•Thở, ăn, ngủ,..Nhu cầu sinh lý

Page 23: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 23

và ngân hàng đƣợc đăng trên báo Khoa học và đời sống, cho thấy khi làm việc tại

văn phòng trên 70% đối tƣợng bị đau họng, nhức đầu, đau lƣng, 46% đau mắt và

35% bị chảy nƣớc mắt. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hƣơng thuộc Viện nghiên cứu bảo

hộ lao động cho biết đó là những triệu chứng do ô nhiễm văn phòng gọi là hội

chứng bệnh nhà kính, sẽ mất đi sau khi rời khỏi văn phòng một thời gian nhƣng

nó sẽ ảnh hƣởng gây mất tập trung khi làm việc, làm giảm hiệu quả làm việc của

nhân viên. Nguyên nhân của ô nhiễm không khí trong văn phòng theo số liệu của

Cục bảo vệ môi trƣờng là do bụi, hơi khí độc và hơi hóa chất. Giáo sƣ Liadia

Morowska của Trƣờng Đại học khoa học công nghệ Queenland (Australia) cho

biết máy in trong khi làm việc sẽ thải ra một khối lƣợng lớn các hạt li ti gây hại

cho sức khỏe con ngƣời, các hạt này càng nhiều khi thay hộp mực mới, in màu

hoặc đồ họa. Theo giáo sƣ cho biết nếu tiếp xúc nhiều có thể để lại các biến

chứng về tim mạch và ung thƣ. Nhƣ vậy, yếu tố sức khỏe là yếu tố đang đƣợc

ngƣời Việt Nam quan tâm hàng đầu nhƣng trong môi trƣờng làm việc tại văn

phòng yếu tố này đang có khả năng bị đe dọa. Do đó:

Giả thuyết 1: Sức khỏe và môi trường làm việc là hai yếu tố quan trọng

nhất tác động đến nhu cầu sử dụng sản phẩm văn phòng xanh của nhân viên văn

phòng.

Khi động cơ đã đƣợc xác định sẽ dẫn tới hành động, tuy nhiên để hành

động ngƣời nhân viên văn phòng còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhận thức.

2.4.2. Nhận thức

Theo lý thuyết của Micheal Solomon (2006), nhận thức là “quá trình mà

những tác nhân kích thích giác quan bên ngoài đƣợc lựa chọn, tổ chức và giải

thích”. Chính vì thế những cá thể khác nhau có cách tiếp nhận thông tin thông

quan năm giác quan là giống nhau nhƣng sự tổ chức, giải thích những thông tin

đó khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức trong cùng một vấn đề khác nhau và tạo ra

hành vi khác nhau của một ngƣời đối với một vấn đề.

Trong hành vi mua hàng xanh, đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa

nhận thức về môi trƣờng và hành vi mua sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Đa

số các kết quả đều tìm thấy một mối liên hệ khắng khít giữa hai yêu tố trên.

Những nghiên cứu của Antil (1984), Kinnear và đồng sự (1974), Roberts và

Bacon (1997), Vanliere và Dunlap (1981) đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa

nhận thức về môi trƣờng và hành vi thân thiện với môi trƣờng. Tổng hợp các

Page 24: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 24

nghiên cứu về thái độ quan tâm với môi trƣờng, quy phạm và giá trị, Ann

P.Minton và Randall L.Rose (1997) đã tóm tắt rằng những ngƣời có nhận thức về

các vấn đề môi trƣờng khác nhau và hậu quả hành vi của mình, nghĩ rằng nỗ lực

của cá nhân cũng có thể giúp giải quyết vấn đề, và sẵn sàng phân phối lại nguồn

lực (tiền, thời gian) để làm cho hành vi của mình trở nên thân thiện với môi

trƣờng. Thông qua khảo sát bằng việc gửi thƣ đến 500 ngƣời đóng vai trò là

ngƣời mua sắm chính trong gia đình tại đại học Southern, Ann P.Minton và

Randall L.Rose (1997) đã đƣa ra kết luận ngƣời tiêu dùng càng có nhiều mối

quan tâm đến môi trƣờng thì ngƣời đó sẽ càng sẵn lòng hơn trong việc thực hiện

hành vi tiêu dùng xanh, đặc biệt nhận thức về môi trƣờng cao sẽ có mức độ ủng

hộ đối với sản phẩm có khả năng tái chế và làm từ nguyên liệu tái chế cao hơn và

có xu hƣớng tìm kiếm thông tin về những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.

Nhƣ vậy, theo các nghiên cứu đã đƣợc tiến hành tại các nƣớc cho thấy

nhận thức cao về môi trƣờng sẽ làm cho con ngƣời có xu hƣớng thực hiện hành

vi tham gia bảo vệ môi trƣờng, trong nghiên cứu của Ann P.Minton (1997) còn

chỉ rõ các hành vi bao gồm cả việc tham gia vào một nhóm có liên quan đến vấn

đề môi trƣờng. Nhƣ vậy, xét trong bối cảnh Việt Nam, giả thuyết thứ hai đƣợc

đƣa ra:

Giả thuyết 2: Nhân viên văn phòng có nhận thức bảo vệ môi trường cao

thì sẽ mong muốn tham gia Văn phòng xanh và ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh

dùng trong văn phòng.

Từ nhận thức về việc muốn bảo vệ môi trƣờng có thể ngƣời tiêu dùng sẽ

chuyển thành hành vi mua hàng xanh. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nghiên cứu

nhƣ của Jay (1990), Ottman (1992), Schlossberg (1991) cho rằng dù tỏ ra quan

tâm đến vấn đề môi trƣờng nhƣng ngƣời tiêu dùng vẫn không bằng lòng mua hay

bỏ ra một số tiền cao hơn để mua những sản phẩm thân thiện môi trƣờng. Giá cả

và chất lƣợng luôn có một sự đồng hành trong việc ra quyết định mua hàng của

ngƣời tiêu dùng, và đối với sản phẩm xanh cũng không phải là ngoại lệ. Nhìn

chung, với một sản phẩm đƣợc cho là xanh, thân thiện môi trƣờng đều có mức

giá chênh lệch cao hơn so với sản phẩm bình thƣờng. Tuy nhiên, với sản phẩm

tái chế có sự mâu thuẫn giữa ý kiến của Dassapa và Maggioni (1993) rằng

nguyên vật liệu tái chế thì rẻ hơn, trong khi Moore (1992) lại cho rằng nguyên

vật liệu tái chế thƣờng mắc hơn bình thƣờng, điều này sẽ ảnh hƣởng đến nhận

thức của ngƣời tiêu dùng về giá thành của sản phẩm tái chế. Guagnano (2001)

Page 25: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 25

trong cuộc nghiên cứu về việc sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm làm từ giấy

tái chế đã chỉ ra rằng 86% đáp viên đồng ý trả thêm cho sản phẩm gia dụng làm

từ vật liệu tái chế. Đối với những sản phẩm tái chế, ngƣời tiêu dùng không những

có đánh giá tốt mà còn sẵn sàng trả cao hơn để bảo vệ môi trƣờng (Mobley,

1995). Mặt khác, theo khảo sát của Leila Hamzaoui Essoussi và Jonothan

D.Linton (2010) việc chi trả cao hơn cũng còn đƣợc ngƣời tiêu dùng quyết định

thông qua chất lƣợng của sản phẩm, tùy từng danh mục (categories) sản phẩm mà

mức độ rủi ro về chức năng khác nhau, ảnh hƣởng tới mức giá mà ngƣời tiêu

dùng chấp nhận chi trả. Mức độ rủi ro càng thấp thì ngƣời tiêu dùng càng có khả

năng chấp nhận chi trả cao cho sản phẩm đó. Ví dụ đối với giấy ngƣời tiêu dùng

có xu hƣớng chấp nhận trả mức giá cao hơn so với tất cả những sản phẩm khác vì

độ rủi ro khi sử dụng không cao. Ngoài ra, cuộc khảo sát này còn chỉ ra việc

khách hàng sẽ chuyển đồi từ mua thành không mua dù mức giá thay đổi nhỏ đối

với những sản phẩm có độ rủi ro về chức năng cao. Tuy nhiên nhìn chung, nếu có

nhận thức trong việc bảo vệ môi trƣờng, đa số ngƣời tiêu dùng đều chấp nhận chi

trả giá cao hơn cho một sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Theo Coddington

(1990), 67% ngƣời Mỹ đƣợc khảo sát vào năm 1989 đã cho biết chấp nhận trả giá

cao hơn 5-10% cho sản phẩm có tính bảo vệ môi trƣờng. Đến năm 1991, Suchard

và Polonsky (1991) lại cho biết những cá nhân có nhận thức về môi trƣờng sẵn

sàng trả cao hơn từ 15-20% cho sản phẩm xanh. Gần đây nhất, theo báo cáo của

TNS (2008) tại 17 quốc gia đã và đang phát triển (không bao gồm Việt Nam),

cho rằng ngƣời ta chấp nhận mức giá chênh lệch cho sản phẩm xanh nhiều nhất

là 5%, kế đến là 10%, chỉ 3 nƣớc thuộc châu Mỹ Latinh là có khoảng 15% chấp

nhận mức chênh lệch giá từ 20% trở lên. Do đó, giả thuyết thứ 3 đƣợc đặt ra xét

trong hoàn cảnh tại Việt Nam:

Giả thuyết 3: Giá cả cao hơn sản phẩm thường trong phạm vi từ 5%-10%

có thể làm Doanh nghiệp đổi sang sử dụng các sản phẩm xanh dùng trong văn

phòng nhiều hơn.

2.4.3. Kiến thức

Lý thuyết về hành vi cho rằng giữa kiến thức và hành vi có một mối liên

hệ tích cực (Hoch and Deighton, 1989; Park, Mothersbaugh, & Feick, 1994).

Trong quá trình quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng, kiến thức đóng vai trò

quan trọng ảnh hƣởng đến việc tìm kiếm thông tin và đánh giá sản phẩm (cả yếu

tố bên trong và bên ngoài). Đối với lĩnh vực tiêu dùng xanh, sự liên hệ tích cực

Page 26: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 26

giữa kiến thức về môi trƣờng và hành vi có trách nhiệm với môi trƣờng đã đƣợc

Dispoto (1977) và Kilkeary (1975) chỉ ra trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên,

bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy ngƣời tiêu dùng phần lớn là không thật sự

có đƣợc kiến thức khách quan đúng nhƣ mức độ và chất lƣợng mà họ mong

muốn (Alba and Huntchinson 1987, Heimbach, Johasson and MacLachlan 1989,

Alba 2000) Những điều này thƣờng dẫn đến sự đánh giá sai lầm của ngƣời tiêu

dùng về sản phẩm do hiểu nhầm về thuộc tính sản phẩm thông qua kiến thức bị

giới hạn. Thật vậy, cuộc nghiên cứu của Green Seal (2009) về National Green

Buying tiến hành với 1000 ngƣời tại Mỹ đã cho thấy cần có thêm sự giáo dục về

các tuyên bố xanh cho ngƣời tiêu dùng, bởi trong ba ngƣời thì có một ngƣời nói

rằng họ không biết làm sao để đánh giá các tuyên bố xanh của doanh nghiệp là

đúng hay sai và một trong 10 ngƣời nói rằng họ tin vào các tuyên bố xanh đó một

cách mù quáng. Để giảm thiểu rủi ro cho ngƣời tiêu dùng, các tiêu chí chung về

đánh giá bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc áp dụng và phổ biến rộng rãi. Cũng trong

cuộc nghiên cứu của Green Seal (2009), 24% cho biết họ nhận diện các tuyên bố

xanh thông qua việc đọc bao bì sản phẩm. Một cuộc khảo sát năm 2007 của Viện

Natural Marketing cũng chỉ ra rằng 75% ngƣời tiêu dùng xanh đồng ý rằng nhãn

hay chứng nhận sản phẩm xanh thân thiện với môi trƣờng có thể làm tăng khả

năng mua sản phẩm của họ. Nhƣ vậy có thể thấy cung cấp kiến thức về sản phẩm

xanh một cách đáng tin cậy thông qua bao bì là cách nhanh nhất có thể tác động

đến hành vi tiêu dùng xanh. Giống nhƣ nhận xét của ông Valeries Davis, chủ tịch

của EnviroMedia sau cuộc khảo sát cho biết con ngƣời muốn tham gia bảo vệ

môi trƣờng nhƣng điều đó cần dễ dàng và có thể thực hiện đƣợc, vì thế doanh

nghiệp cần nêu rõ lợi ích xanh của sản phẩm, dịch vụ và thể hiện điều đó trên

tivi, bao bì và website để ngƣời tiêu dùng dẽ dàng tiếp cận và nhận biết. Do đó,

giả thuyết thứ tƣ đƣợc đề ra nhƣ sau:

Giả thuyết 4: Nhân viên văn phòng sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng sản phẩm

có tính chất "xanh" đã được chứng nhận, thể hiện rõ trên bao bì.

2.4.4. Yếu tố doanh nghiệp

Đồng thời với những yếu tố tâm lý tác động đến hành vi ủng hộ sử dụng

sản phẩm trong văn phòng xanh, là một cá thể trong môi trƣờng doanh nghiệp,

nhân viên văn phòng còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố từ phía doanh nghiệp.

Trƣớc tiên, ngƣời mua trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến

hành vi sử dụng của ngƣời nhân viên văn phòng vì trong một tổ chức, ngƣời mua

Page 27: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 27

có vai trò chính yếu trong việc quyết định mua hàng. Hiểu đơn giản, không có

ngƣời mua thì dù có hội tụ đủ các yếu tố đƣa đến hành vi sử dụng sản phẩm xanh

trong văn phòng cũng khó thực hiện đƣợc, ngƣời mua là điều kiện giúp chuyển

thể nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh của nhân viên văn phòng thành hành vi. Tuy

nhiên, nhƣ đã phân tích ở yếu tố tác động đến hành vi mua hàng của doanh

nghiệp, giữa ngƣời mua và nhân viên văn phòng còn chịu sự chi phối bởi chức

vụ, tùy theo mức độ tƣơng tác giữa ngƣời nhân viên văn phòng và ngƣời mua mà

thái độ ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh có đƣợc chuyển thể thành hành vi hay

không.

Thứ hai, các yếu tố về chính sách hoạt trách nhiệm xã hội mà Doanh

nghiệp hiện đang phải thực hiện sẽ ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời nhân

viên làm việc trong doanh nghiệp đó. Nhận thức của con ngƣời là một quá trình

đi từ 5 giác quan đến việc tổng hợp, tổ chức và diễn giải thông tin. Nhƣ vậy khi

các hoạt động của doanh nghiệp mang tính trách nhiệm đối với môi trƣờng và xã

hội tác động đến 5 giác quan của nhân viên, thêm vào đó các chƣơng trình đào

tạo kết hợp với học vấn sẵn có của ngƣời nhân viên sẽ có xu hƣớng làm cho quá

trình giải thích thông tin ảnh hƣởng tích cực lên nhận thức, từ đó tác động đến

hành vi sử dụng sản phẩm xanh của nhân viên văn phòng.

Cuối cùng, ngân sách cũng có thể đƣợc xem là một yếu tố ảnh hƣởng tới

nhận thức của nhân viên văn phòng trong nhận thức khi đánh giá mức giá của sản

phẩm. Cũng giống nhƣ mối liên hệ giữa thu nhập cá nhân và quyết định mua

hàng, trong trƣờng hợp này ngân sách của doanh nghiệp đƣợc so sánh tƣơng

đƣơng nhƣ khả năng chi trả của ngƣời nhân viên. Khi có nhu cầu về sản phẩm,

ngƣời mua thƣờng quan tâm đến chất lƣợng và giá, tùy từng mức thu nhập khác

nhau mà khoảng giá chấp nhận đƣợc cũng khác nhau. Nhƣ vậy, trong bối cảnh

thuộc doanh nghiệp, tùy mối quan tâm tới mức ngân sách khác nhau mà ngƣời

nhân viên có sự nhận thức khác nhau về mức giá chênh lệch là cao hay thấp.

Ngân sách của doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ đồng nghĩa với tiền lƣơng của nhân

viên, nếu ngân sách phải chi lớn so với tình hình tài chính của doanh nghiệp, có

khả năng tiền lƣơng của nhân viên bị thu hẹp, quyền lợi về thu nhập bị ảnh

hƣởng sẽ tác động đến hành vi của nhân viên trong việc ủng hộ sử dụng sản

phẩm xanh dùng trong văn phòng.

Page 28: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 28

2.5. Mô hình mối liên hệ giữa các biến (Conceptual framework)

Hình 3: Mô hình nghiên cứu (Conceptual Framework)

Động cơ:

Bảo vệ sức khỏe

Môi trường làm

việc

Nhận thức:

Bảo vệ môi

trường

Giá

Chất lượng sản

phẩm

Kiến thức:

Eco-labels

Văn phòng xanh

Sử dụng

Không sử

dụng

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNH VI

CỦA NHÂN VIÊN VĂN

PHÒNG

Người mua

Tổ chức:

Chính sách trách

nhiệm xã hội

Ngân sách của DN

Chương trình đào

tạo của DN

Chức vụ

Page 29: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 29

2.6. Kết luận.

Những nghiên cứu đƣợc thực hiện trƣớc đây đã đƣa ra các yếu tố gắn liền

với hành vi tiêu dùng xanh và những số liệu liên quan. Trong chƣơng này, các

yếu tố tƣơng tự cũng đƣợc đề cập đến để phân tích. Hành vi tiêu dùng xanh chủ

yếu đƣợc các nghiên cứu chứng minh là do ảnh hƣởng của các yếu tố tâm lý, đặc

biệt là nhận thức. Nhận thức về các vấn đề môi trƣờng luôn là yếu tố đƣợc nhắc

đến trong các nghiên cứu về tiêu dùng xanh. Nhận thức về giá và chất lƣợng từ

trƣớc đến nay luôn là yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng, và đối với việc thực hiện

hành vi thân thiện với môi trƣờng thông qua mua hàng xanh thì hai vấn đề này

cũng không đƣợc cho là ngoại lệ. Ngoài ra, động cơ về sức khỏe và kiến thức về

nhãn xanh cũng là một yếu tố gây ảnh hƣởng. Đặc biệt. trong trƣờng hợp sản

phẩm dùng trong văn phòng xanh, yếu tố doanh nghiệp cũng đƣợc xem xét nhƣ

là một tác động trực tiếp và gây ra ảnh hƣởng đến nhận thức, hành vi của nhân

viên văn phòng. Các yếu tố về môi trƣờng ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng xanh

cũng đƣợc đƣa ra xem xét để cho thấy tầm quan trọng của mua hàng xanh mà

doanh nghiệp cần thực hiện. Các yếu tố bên trong (tổ chức, ngƣời mua) tác động

đến hành vi mua xanh của doanh nghiệp cũng đồng thời ảnh hƣởng hành vi của

nhân viên văn phòng trong tiêu dùng sản phẩm xanh. Xem xét hành vi nhân viên

trong mối liên hệ với doanh nghiệp để đƣa ra một cách đầy đủ các yếu tố tác

động đến việc sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng.

Page 30: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 30

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu.

Chƣơng “Phƣơng pháp nghiên cứu” mô tả lại cách thức thu thập và xử lý

thông tin để trình bày kết quả theo mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Mục đích của

chƣơng này là đƣa ra các định hƣớng rõ ràng trong việc tìm kiếm và thu thập

thông tin thứ cấp và sơ cấp, giúp kiểm định lại các giả thuyết đã đề ra. Cơ sở lý

luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm văn phòng xanh

của khối văn phòng đã đƣợc đề cập đến ở chƣơng trên cho thấy hành vi tiêu dùng

xanh bị ảnh hƣởng bởi nhận thức về môi trƣờng và sản phẩm xanh, động cơ sức

khỏe và các kiến thức về sản phẩm xanh. Ngoài ra, đối với việc sử dụng sản

phẩm văn phòng xanh của khối nhân viên văn phòng còn bị ảnh hƣởng từ yếu tố

doanh nghiệp. Những giả thuyết đƣợc nêu ra dựa trên cơ sở lý thuyết và các

nghiên cứu đã thực hiện tại nƣớc ngoài. Để xác định lại tại thị trƣờng Việt Nam

và kiểm định giả thuyết, nghiên cứu đƣợc tiến hành với phƣơng pháp đƣợc mô tả

ở chƣơng này.

3.2. Mô tả phƣơng pháp tổ chức thu thập thông tin

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp

Những thông tin thứ cấp đã đƣợc thu thập từ internet thông qua các

website tin tức để có cái nhìn tổng quát về:

- Các yếu tố tác động hành vi tiêu dùng xanh.

- Phản ứng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm xanh hiện

có.

- Tình hình áp dụng văn phòng xanh trên Thế giới và tại Việt Nam.

- Ngoài ra còn thu thập thông tin thứ cấp về các số liệu thống kê để xác

định mẫu nghiên cứu.

Thông tin đã đƣợc thu thập từ các nguồn:

Page 31: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 31

- Trang web về tin tức tổng hợp: www.vnxepress.net , www.tuoitre.vn

- Trang web giới thiệu Văn phòng xanh: www.wwf.panda.org ;

www.wwf.fi/green_office/ .

- Trang web tìm kiếm www.Scholar.google.com đƣợc dùng để tìm kiếm

những ấn phẩm khoa học đã đƣợc phát hành về chủ đề nghiên cứu hành vi

tiêu dùng xanh đƣợc thực hiện tại các nƣớc trên thế giới.

- Trang web thống kế của: Tổng cục thống kế: www.gso.gov.vn , Cục thống

kê thành phố Hồ Chí Minh: www.pso.hochiminhcity.gov.vn ;

Nhận thấy nguồn thông tin tìm kiếm từ dữ liệu thứ cấp không đủ để đƣa ra

kết luận về các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm văn phòng xanh

của khối nhân viên văn phòng ở tại Việt Nam, nguồn dữ liệu sơ cấp đã đƣợc tiến

hành thu thập để mô tả các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm văn

phòng xanh.

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp đƣợc tiến hành bằng nghiên cứu

định tính đề nhận diện những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm văn

phòng xanh tại Việt Nam và phƣơng pháp định lƣợng để xác định sự ảnh hƣởng

của các yếu tố đó và mức độ của chúng đối với nhân viên văn phòng trong việc

sử dụng sản phẩm văn phòng xanh.

Nghiên cứu định tính:

Để tìm hiểu vấn đề, đƣa ra các câu hỏi cho nghiên cứu định lƣợng sau này,

phƣơng pháp nghiên cứu định tính đã đƣợc thực hiện với hình thức nhóm chuyên

đề “focus group”. Các câu hỏi mở về chủ đề tiêu dùng sản phẩm xanh đƣợc đƣa

ra thảo luận trong nhóm. Vì thời gian và chi phí có giới hạn nên chỉ thực hiện

một nhóm chuyên đề với năm thành viên. Các ý kiến đƣợc ghi nhận sẽ kết hợp

với các ý kiến mà nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc để thực hiện bản khảo

sát sơ bộ.

Sau khi thực hiện bản khảo sát sơ bộ, đã tiến hành khảo sát trên 10 ngƣời

để thử nghiệm mức độ hợp lý của các câu hỏi, tính logic và hiệu quả của việc

khảo sát để hiệu chỉnh kịp thời.

Page 32: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 32

Nghiên cứu định lƣợng:

Nghiên cứu định lƣợng đã đƣợc tiến hành để thu thập nguồn thông tin sơ

cấp thông qua bản khảo sát đƣợc thiết kế và gửi tới các đối tƣợng của cuộc

nghiên cứu, qua đó mô tả đặc điểm của nhân viên văn phòng hiện nay trong vấn

đề tiêu dùng sản phẩm văn phòng xanh. Sau khi thực hiện bản khảo sát hoàn

chỉnh, khảo sát chính thức đã đƣợc tiến hành theo hai phƣơng pháp phỏng vấn cá

nhân (personal interviews) và phỏng vấn qua câu hỏi trực tuyến (online survey)

Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân Phƣơng pháp sử dụng survey online

Mô tả phương pháp:

Gặp mặt trực tiếp các đáp viên thuộc

mẫu nghiên cứu tại các văn phòng,

cao ốc văn phòng, quán cà phê để tiến

hành khảo sát.

Mô tả phương pháp:

Sử dụng chƣơng trình tạo survey

online, tạo bản khảo sát và gửi đƣờng

dẫn đến những địa chỉ email của

ngƣời đƣợc chọn là đáp viên theo

mẫu. Đƣờng dẫn đƣợc gửi kèm theo

một thƣ ngỏ để ngƣời nhận dễ theo

dõi và quyết định tham gia thực hiện

khảo sát.

Ưu điểm của phương pháp này:

- Thời gian và địa điểm linh động

cho phỏng vấn viên. Có thể nghiên

cứu tập trung tại một nơi với mẫu

đa dạng để tiết kiệm chi phí.

- Sử dụng đƣợc phƣơng tiện minh

họa trong quá trình phỏng vấn.

- Có thể trực tiếp quan sát, kiểm tra

và nhận định quá trình trả lời của

đáp viên.

- Trong quá trình phỏng vấn, đối

thoại trực tiếp có thể gợi mở

những ý tƣởng mới cho vấn đề

nghiên cứu.

Ưu điểm của phương pháp này:

- Thời gian linh động cho đáp viên,

nếu bản câu hỏi dài đáp viên có

thể chọn thời gian thích hợp và

dành nhiều thời gian để hoàn

thành bản khảo sát.

- Tiết kiệm đƣợc chi phí cho việc

tiến hành khảo sát.

- Thông tin về khảo sát đƣợc loan

truyền nhanh chóng đến đối tƣợng

cần nghiên cứu.

- Không bị ảnh hƣởng bởi phỏng

vấn viên làm sai lệch kết quả

Page 33: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 33

Nhược điểm:

- Giới hạn về thời gian phỏng vấn

- Sự đánh giá về tính chính xác,

trung thực của đáp viên tùy thuộc

vào kinh nghiệm cá nhân của

phỏng vấn viên.

Nhược điểm:

- Khó xác định đƣợc đúng đối tƣợng

mong muốn trả lời nghiên cứu.

- Tỷ lệ trả lời của đáp viên đƣợc gửi

bản khảo sát rất thấp và mất thời

gian chờ đợi.

- Không kiểm soát đƣợc mức độ

trung thực trong trả lời của đáp

viên

Bảng 1: Bảng so sánh phương pháp thực hiện.

3.3. Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xem là đầu tàu kinh tế của cả nƣớc Việt Nam,

đóng góp gần một phần tƣ tổng GDP của cả nƣớc. Vị trí địa lý thuận lợi nên

thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ giao thƣơng lớn nhất nƣớc, tập

trung đội ngũ lao động kỹ thuật của cả vùng Nam Bộ và cả nƣớc. Trong giai

đoạn 2000-2008 nền kinh tế của thành phố tăng trƣởng khá cao. Nền kinh tế đa

dạng nhiều lĩnh vực và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, 51,1%. Theo số liệu

trong Niên giám thống kê xuất bản năm 2009 của Tổng Cục Thống Kê, tính tới

31 tháng 12 năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh có 58 394 doanh nghiệp, tƣơng

đƣơng 28% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ cao

nhất nƣớc. Dân số của thành phố chủ yếu là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động

chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập bình quân đầu ngƣời là 2500USD/ năm, cao hơn cả

Hà Nội. Do đó tính đại diện của thành phố Hồ Chí Minh đối với mẫu khảo sát

cao hơn những tỉnh thành khác. Ngoài ra, còn vì sự thuận tiện và chi phí của cá

nhân ngƣời thực hiện khảo sát nên khu vực tiến hành tập trung tại thành phố

HCM.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu chính là các nhân viên làm việc tại các văn phòng,

các cao ốc văn phòng. Theo Straughan and Roberts (1999), các phân khúc thị

trƣờng đơn giản nhất là dựa theo nhân khẩu học, và các yếu tố nhân khẩu học của

Page 34: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 34

1 khách hàng xanh đó là : trẻ, thu nhập trung bình khá trở lên, có đƣợc đào tạo và

thƣờng là phụ nữ thành thị. Thành phố HCM có hơn 7 triệu dân, trong đó 48% là

nam giới, 52% là nữ giới, trong đó số ngƣời từ 20-44 tuổi là 2 995 279 ngƣời.

Với tỷ lệ 51,1% là nền kinh tế dịch vụ, ƣớc lƣợng trong số gần 3 triệu ngƣời sẽ

có 45% là nhân viên văn phòng. Với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của

thành phố Hồ Chí Minh là 25000USD/năm và có xu hƣớng đạt 3000USD/năm,

ƣớc lƣợng trong số nhân viên văn phòng sẽ có 95% ngƣời có thu nhập từ 4 triệu

trở lên. Để có công việc và mức lƣơng nhƣ trên, giả định 100% đều có trình độ

học vấn 12/12.

Vậy tổng mẫu nghiên cứu sẽ là:

N= 2995279*45%*95% = 1,280,481.773 (ngƣời)

Làm tròn số thành 1,280,482 ngƣời.

Ƣớc lƣợng quy mô mẫu1

Các kết quả nghiên cứu và các số đo đƣợc tính theo tỷ lệ % vì vậy quy mô mẫu

đƣợc xác định bằng công thức:

n = p.q.Z2/E

2

o n: số lƣợng đối tƣợng cần nghiên cứu của mẫu

o p: tỷ lệ của hiện tƣợng cần nghiên cứu,

o q = 1 – p: tỷ lệ của hiện tƣợng trái ngƣợc

o Z: sai số chuẩn (standard error) tùy theo yêu cầu của mức độ tin cậy

(confidence level)

o E: sai số cho phép khi ƣớc tính với tỉ lệ tổng thể

Trong nghiên cứu Marketing, ngƣời ta thƣờng đặt mức độ tin cậy ở 95%, nghĩa

là khi α = 5%. Khi (1-α) = 95% thì Z = 1,96.

Kết quả nghiên cứu có sai số cho phép là E= 6%

Chƣa có cuộc nghiên cứu nào về lƣợng nhân viên văn phòng sử dụng sản phẩm

xanh dùng trong văn phòng tại tp HCM, nên để có sai số mẫu nhỏ nhất thì phải

1 Nguồn: Trần Xuân Kiêm và Nguyễn Văn Thi, Nghiên cứu tiếp thị, NXB Lao động – Xã hội,2007, trang

186-192

Page 35: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 35

làm cho quy mô mẫu phải trở nên lớn nhất. Vì p + q = 100% = 1, vậy p=q= 0.5=

50%.

Nhƣ vậy, n = p.q.Z2/E

2 = (0.5*0.5*1.96

2)/0.06

2= 266.77

Tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian, nhân lực và chi phí nên chỉ tiến hành khảo sát

trên 255 mẫu (95% của mẫu đại diện).

Phƣơng pháp chọn mẫu

Cuộc nghiên cứu đã áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo quota (thuộc

phƣơng pháp chọn mẫu phi xác xuất)

Phân tầng theo khu vực tập trung cao ốc văn phòng:

o Khu vực 1: Quận 1,3: Nơi tập trung các cao ốc văn phòng quy mô lớn

nên có số lƣợng nhân viên văn phòng cao. Ngoài ra, so với mặt bằng

chung về vật giá khá đắt đỏ, thƣờng thì những ngƣời ở đây là những

ngƣời có thu nhập khá trở lên.

o Khu vực 2: Quận 10, Tân Bình: Là những quận có cao ốc văn phòng

quy mô vừa phải nhƣng còn thƣa thớt nên số lƣợng nhân viên văn

phòng ở mức trung bình, không quá đông.

o Khu vực 3: Quận 12, quận 7: Là vùng ven thành phố tuy nhiên hiện

nay cũng bắt đầu hình thành nên những khu văn phòng. Số lƣợng nhân

viên văn phòng ở mức thấp.

o Khu vực 4: Các quận khác: số cao ốc văn phòng và văn phòng nằm rải

rác, không tập trung.

Tỷ lệ % Số bản khảo sát

Quận 1,3 40% 102

Quận 10, TB 30% 77

Quận 12, 7 10% 25

Quận khác 20% 51

Bảng 2: Phân tầng mẫu theo quận

Page 36: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 36

3.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả

Kết quả thu đƣợc từ dữ liệu sơ cấp đã đƣợc mã hóa, nhập liệu và xử lý

bằng chƣơng trình Spss 11.5 để nhập và xử lý số liệu. Kết quả thu thập đƣợc

đƣợc đánh giá và phân tích bằng:

Giá trị trung bình: Dùng để phân tích xu hƣớng trung tâm của các biến

số sử dụng thang đo khoảng cách và tỷ lệ. Số trung bình là tổng số các giá

trị (hay trị số) chia cho số trƣờng hợp.

Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phƣơng sai cho biết bình

quân giá trị của các lƣợng biến cách giá trị trung bình chung là bao nhiêu

đơn vị. Độ lệch chuẩn đƣợc dùng để xác định mức độ ổn định của các giá

trị xoay quanh giá trị trung bình.

One Sample t-test: Dùng để kiểm định giả thuyết thứ 3 về giá chênh lệch

mà ngƣời tiêu dùng chấp nhận trả cho một sản phẩm văn phòng xanh. Sử

dụng phƣơng pháp so sánh trị trung bình của tổng thể với giá trị cụ thể đã

đƣợc đƣa ra từ cơ sở lý luận để kiẻm định giả thuyết.

3.5. Bảng câu hỏi

Bản khảo sát đƣợc thiết kế gồm 15 câu, gồm ba phần chính. Phần thứ nhất

đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc sử dụng văn phòng xanh.

Phần thứ hai đánh giá mức độ tƣơng tác giữa nhân viên và doanh nghiệp, xác

định mức độ tham gia của nhân viên văn phòng trong quyết định mua văn phòng

phẩm xanh. Cuối cùng là phần thông tin cá nhân để thu thập dữ liệu của đáp viên.

(Xem phụ lục Bản khảo sát)

Bản khảo sát sử dụng ba thang đo chính đó là thang đo khoảng, thang định

danh và thang tỷ lệ. Các câu hỏi đánh giá mức độ đều sử dụng thang đo của

Likert bậc 7, với mức độ 1 là ít đồng tình nhất và tới mức 7 là đồng tình nhiều

nhất. Riêng về nhận thức đối với môi trƣờng, đáp viên sẽ trả lời 6 câu hỏi đƣợc

chọn lọc từ thang đo nhận thức về môi trƣờng của Antil và Bennett (1979), 6 câu

hỏi chọn lọc để đo lƣờng nhận thức về môi trƣờng, doanh nghiệp bảo vệ môi

trƣờng, và ý thức bảo vệ môi trƣờng của cá nhân.

Page 37: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 37

3.6. Giới hạn của phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu.

Với phƣơng pháp và cách thức tiến hành chọn mẫu đã nêu sẽ đem lại một

vài giới hạn cần xem xét trƣớc khi áp dụng kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đƣợc

tiến hành chỉ ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, tập trung ở một số quận chủ

yếu, do vậy khi đƣợc xem xét để áp dụng trên diện rộng tính bao quát của đề tài

có thể không đƣợc cao, cần xem xét kĩ lƣỡng trƣớc khi thực hiện. Ngoài ra, khảo

sát chỉ tiến hành với lƣợng mẫu nhỏ, lấy ngẫu nhiên, thuận tiện để tiết kiệm chi

phí nhƣng sẽ có thể dẫn tới sai số khi chọn mẫu. Phƣơng pháp đánh giá chỉ dựa

trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để xác định xu hƣớng chung tâm, giúp

nhìn ra các nhận định chung trong khối văn phòng

Page 38: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 38

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ

4.1. Kết quả nghiên cứu.

4.1.1. Thống kê mẫu khảo sát.

Bản khảo sát đƣợc gởi đến 255 đối tƣợng là nhân viên văn phòng tại thành

phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 20-50. Những ngƣời đƣợc phỏng vấn trực tiếp

đều đƣợc cung cấp đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời đầy đủ các câu hỏi, không

bị giới hạn về thời gian. Những ngƣời tham gia khảo sát trực tuyến đều có sự linh

động về thời gian để suy nghĩ và trả lời đầy đủ các câu hỏi. Tất cả các bản khảo

sát đều đƣợc hồi đáp và đáp ứng yêu cầu không có câu trả lời nào bị bỏ qua. Kết

quả đã đƣợc kiểm tra để chắc chắn rằng không có đối tƣợng nào trả lời khảo sát

hai lần. 46% đối tƣợng trả lời là nam và 54% là nữ. Trong đó độ tuổi từ 20-30

chiếm tới 75% và số lƣợng là nhân viên chiếm 84%. Dƣới đây là bản thống kê số

liệu về mẫu khảo sát:

Đơn vị tính: % đáp viên

Giới tính (n=255, 0 missing)

Nam: 46

Nữ: 54

Tổng: 100

Độ tuổi (n=255, 0 missing)

1989-1980: 75

1979-1970: 21.5

1969-1960: 3.5

Tổng: 100

Chức vụ (n=255, 0 missing)

Nhân viên: 84

Quản lý: 13

Giám đốc: 3

Tổng: 100

Khu vực khảo sát (n=255, 0 missing)

Khu vực 1: 40

Khu vực 2: 30

Khu vực 3: 10

Khu vực 4: 20

Tổng: 100

Bảng 3: Thống kê số liệu mẫu khảo sát

Page 39: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 39

4.1.2. Mô tả kết quả khảo sát.

Yếu tố tác động hành vi sử dụng sản phẩm xanh.

N

Mean Mode Std.

Deviation Minimum Maximum

Valid Missing

1.1 Quan tâm đến sức khỏe

255 0 6.29 7 1.044 2 7

1.2 Quan tâm đến cơ sở vật chất

255 0 5.93 7 1.097 1 7

2.1 Mức độ ảnh hưởng của thiết bị văn phòng

255 0 5.33 7 1.437 1 7

2.2 Mức độ ảnh hưởng của văn phòng phẩm

255 0 5.04 5 1.540 1 7

3.1 Tài nguyên, năng lượng có giới hạn, cần tiết kiệm

255 0 6.37 7 .995 1 7

3.2 Những sản phẩm gây hại MT cần bị đánh thuế cao

255 0 5.86 7 1.247 2 7

3.3 NTD nên trả cao hơn cho sp ô nhiễm MT

255 0 4.33 6 2.006 1 7

3.4 DN cần sử dụng sản phẩm thân thiện MT

255 0 6.07 7 1.153 1 7

3.5 Cảm thấy xấu hổ khi làm việc tại DN gây ô nhiễm MT

255 0 5.25 7 1.622 1 7

3.6 Bảo vệ môi trường là việc của nhà nước

255 0 4.66 7 2.425 1 7

4.2 Lo ngại nguyên liệu ảnh hưởng chất lượng

255 0 5.05 5 1.485 1 7

4.3 Cháp nhận giá sản phẩm tái chế cao hơn sp thường

255 0 3.80 4 1.820 1 7

Page 40: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 40

6.1 Quan tâm đến khả năng chi trả của DN

255 0 5.32 6 1.388 1 7

6.2 Quan tâm đến giá sản phẩm

255 0 5.52 5(a)2 1.245 1 7

6.3 Quan tâm đến chất lượng sp

255 0 6.02 7 1.124 1 7

8.1 Mức độ ưu tiên với sp dán nhãn MT

255 0 5.31 5 1.421 1 7

8.2 Mức độ ưu tiên với sp được DN ghi trên bao bì “Sp thân thiện MT”

255 0 5.25 6 1.398 1 7

8.3 Mức độ ưu tiên với sp được ghi rõ trên bao bì và tài liệu Marketing vì sao là thân thiện MT

255 0 5.74 7 1.266 1 7

8.4 Mức độ ưu tiên với sp của DN có ISO về môi trường

255 0 5.78 7 1.278 1 7

Bảng 4: Thống kê mô tả: Các yếu tố thuộc tâm lý tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm xanh của nhân viên văn phòng.

Bảng thống kê ở trên thể hiện giá trị trung bình (mean), giá trị đƣợc chọn

lựa nhiều nhất (mode), độ lệch chuẩn ( Std. Deviation) và giá trị nhỏ nhất đƣợc

chọn (Min), giá trị lớn nhất đƣợc chọn (Max). Nhìn vào bảng trên có thể thấy

đƣợc xu hƣớng trung tâm của các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng của nhân

viên văn phòng thông qua giá trị trung bình. Ngoài ra, thông qua độ lệch chuẩn

cũng biết đƣợc các giá trị dao động quanh giá trị trung bình là cao hay thấp.

Thang đo đƣợc quy định với mức 1 là sự đồng tình thấp nhất và mức 7 là cao

nhất. Riêng đối với câu “3.6 Bảo vệ môi trƣờng là việc của nhà nƣớc và doanh

nghiệp, không liên quan đến cá nhân tôi” đƣợc mã hóa ngƣợc lại, với sự đồng

tình cao nhất là 1 và đồng tình thấp nhất là 7. Mức 4 là mức trung bình, thể hiện

sự phân vân, không rõ hoặc không biết.

2(a) Có nhiều giá trị mode, ở đây hiển thị giá trị mode nhỏ nhất (Multiple Modes exist. The smallest value

is shown)

Page 41: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 41

Đối với các yếu tố thuộc về động cơ đã nêu ở giả thuyết thứ nhất, xét từ

câu 1.1 đến 2.2, giá trị trung bình đều đạt trên 5, nghĩa là có sự đồng tình trong

việc quan tâm đến sức khỏe và cơ sở vật chất khi làm việc, đồng thời mức độ ảnh

hƣởng của khí thải từ các thiết bị văn phòng và hóa chất làm văn phòng phẩm

cũng đƣợc ngƣời nhân viên văn phòng nhận thức khá cao. Câu trả lời đƣợc lựa

chọn nhiều nhất cho các câu hỏi hầu hết đều nằm ở mức đồng tình cao nhất (mức

7), ngoại trừ việc hóa chất làm ảnh hƣởng đến sức khỏe câu trả lời đƣợc chọn

nhiều nhất chỉ ở mức 5. Để chọn sự đồng tình cao nhất nghĩa là ngƣời đáp viên sẽ

trả lời ngay và không chút do dự. Điều đó cho thấy mối quan tâm về sức khỏe, cơ

sở vật chất của khối văn phòng khi làm việc, và nhận thức về khí thải của thiết bị

văn phòng gây ảnh hƣởng tiêu cực cho sức khỏe là rất cao. Theo kết quả khảo

sát, mức độ quan tâm đến sức khỏe ở mức 7 chiếm 60%. Quan tâm đến cơ sở vật

chất nơi làm việc ở mức đồng tình cao nhất chỉ chiếm 38% nhƣng vẫn đạt mức tỷ

lệ nhiều nhất so với các mức đánh giá còn lại. Đối với đánh giá về mức độ ảnh

hƣởng do khí thải của thiết bị văn phòng lên sức khỏe, 74% ngƣời đƣợc phỏng

vấn cho rằng có ảnh hƣởng, trong đó 26% đánh giá sự ảnh hƣởng này ở mức cao

nhất. Tỷ lệ cho rằng hóa chất làm nguyên vật liệu ảnh hƣởng đến sức khỏe chiếm

70%, nhƣng mức đánh giá nhiều nhất là mức 5, chiếm 29%

Đối với yếu tố nhận thức về môi trƣờng nêu lên trong giả thuyết thứ 2, xét

từ câu 3.1 đến 3.6, giá trị trung bình đều cao hơn 4, trong đó câu trả lời đƣợc

chọn nhiều nhất cũng nằm ở mức 7 là mức độ đồng tình cao nhất thể hiện sự

khẳng định trong câu trả lời của đáp viên. Nghĩa là, nhìn chung khối văn phòng

đều có nhận thức tích cực nhất định trong việc bảo vệ môi trƣờng. Các yếu tố

nhận thức đƣợc chọn lọc theo 6 câu trong đó bao gồm đánh giá về tình hình môi

trƣờng chung, nhận thức đối với sản phẩm, giá cả, doanh nghiệp thực hiện bảo vệ

môi trƣờng và nhận thức cá nhân trong bảo vệ môi trƣờng. Đối với nhận thức

chung về tình hình môi trƣờng, giá trị trung bình cao gần bằng mức 7 thể hiện xu

hƣớng chung của nhân viên văn phòng là có nhận thức cao trong việc bảo vệ môi

trƣờng. Kết quả khảo sát cho thấy đa số đáp viên đều chọn sự đồng tình cao nhất

ở mức 7 với tỷ lệ 63%. Đối với sản phẩm gây hại cho môi trƣờng cũng đƣợc sự

đồng thuận (42% cho mức độ đồng tình cao nhất) cho việc sản phẩm đó phải bị

đánh thuế cao, giá trị trung bình cao gần bằng mức 6 trong thang đánh giá sự

đồng tình. Ở cƣơng vị là một ngƣời nhân viên làm việc tại văn phòng của các

doanh nghiệp, mức độ đồng tình trong việc Doanh nghiệp nên sử dụng sản phẩm

xanh bất cứ khi nào có thể trong quá trình hoạt động đƣợc khối văn phòng đánh

Page 42: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 42

giá khá cao. Giá trị trung bình cho yếu tố này đạt trên mức 6, mức độ đánh giá

đƣợc chọn nhiều nhất là mức 7 với tỷ lệ 50% thể hiện sự chắc chắn của giới văn

phòng trong câu trả lời. Xu hƣớng chung thể hiện qua giá trị trung bình bằng 5.25

cũng cho thấy giới nhân viên văn phòng đồng tình với việc cảm thấy xấu hổ khi

phải làm việc tại một doanh nghiệp gây ô nhiễm. Riêng đối với yếu tố liên quan

đến cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng, nhận thức của giới văn phòng có tích

cực, nhƣng vẫn chƣa thực sự là cao. Việc nên chi trả cao hơn cho sản phẩm ô

nhiễm môi trƣờng nhận đƣợc sự đồng tình từ phía nhân viên văn phòng chỉ với

mức giá trị trung bình là 4.33, câu trả lời đƣợc chọn lựa nhiều nhất chỉ ở mức 6

nghĩa là chƣa có đƣợc nhiều sự dứt khoát trong câu trả lời, những ngƣời hoàn

toàn đồng ý cho nhận định này chỉ chiếm 15% trên tổng mẫu. Ý thức về vai trò

cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng cũng chƣa cao, giá trị trung bình đo đƣợc

của yếu tố này bằng 4.66 cho thấy xu hƣớng chung trong nhận thức của giới văn

phòng về việc này vẫn chƣa đƣợc phân định rõ ràng. Tuy nhiên, 41% chọn mức

độ không đồng tình cao nhất cho nhận định “Bảo vệ môi trƣờng là việc của nhà

nƣớc”, để đƣa ra quyết định đồng tình hay không với mức độ cao nhất sẽ không

có sự do dự trong câu trả lời, điều này thể hiện phần đông giới văn phòng có một

nhận định chắc chắn về vai trò của cá nhân trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

Ngoài nhận thức bảo vệ môi trƣờng, nhận thức về giá và chất lƣợng sản

phẩm cũng đƣợc đo lƣờng để đánh giá mức độ ảnh hƣởng trong hành vi của nhân

viên văn phòng. Trong các yếu tố đƣợc quan tâm khi lựa chọn sử dụng sản phẩm

xanh, xu hƣớng chung cho thấy chất lƣợng là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu, giá

trị trung bình 6.02 với số câu trả lời đƣợc chọn chiếm đa số ở mức 7 thể hiện

nhiều ngƣời đồng tình ở mức độ rất cao. Yếu tố thứ hai đƣợc khối văn phòng

quan tâm đến là giá của sản phẩm, với giá trị trung bình cho thấy xu hƣớng

chung quan tâm đến yếu tố này nằm ở mức 5.52 trong thang đánh giá. Trong việc

chọn sử dụng sản phẩm xanh, khối văn phòng nhìn chung là ít quan tâm đến khả

năng chi trả của doanh nghiệp so với yếu tố giá và chất lƣợng, tuy nhiên mức độ

quan tâm đối với yếu tố này cũng đạt mức đánh giá trung bình là trên 5 (Tỷ lệ cụ

thể đƣợc thể hiện trong Phụ lục Hình Mức độ quan tâm đến các yếu tố trong việc

lựa chọn và sử dụng sản phẩm xanh). Đối với sản phẩm tái chế, việc lo ngại về

nguyên liệu tái chế sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm nhìn chung vẫn tồn tại

khá cao trong nhận thức của khối nhân viên văn phòng với giá trị trung bình là

5.05. Mặc dù 69% đồng ý lo ngại chất liệu tái chế ảnh hƣởng chất lƣợng sản

phẩm, nhƣng câu trả lời đƣợc chọn nhiều nhất cho điều này chỉ ở mức 5, cho

Page 43: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 43

thấy không có sự khẳng định rõ ràng trong nhận thức này, ngƣời tiêu dùng vẫn

không thực sự chắc chắn nguyên vật liệu tái chế có thể gây ảnh hƣởng cho chất

lƣợng hay không. Bên cạnh đó, giá trị trung bình bằng 3.8 cho thấy đối với giá

của sản phẩm tái chế khối văn phòng nhìn chung không chấp nhận giá cao hơn

giá sản phẩm bình thƣờng. Câu trả lời đƣợc chọn nhiều nhất nằm ở mức đánh giá

thứ 4, nghĩa là có sự trung lập trong ý kiến của khối văn phòng. Ngoài ra, độ lệch

chuẩn ở mức khá cao (1.82) cho thấy có sự dao động mạnh quanh giá trị trung

bình, nghĩa là đối với việc chấp nhận giá sản phẩm tái chế cao hơn sản phẩm

thƣờng còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Đối với giả thuyết thứ tƣ, kết quả khảo sát đƣợc xét từ câu 8.1 đến 8.4.

Những yếu tố tạo sự tin tƣởng cho việc sử dụng sản phẩm xanh thông qua việc

thể hiện rõ trên bao bì đều nhận đƣợc xu hƣớng chung trong sự ƣu tiên lựa chọn

khá cao với các giá trị trung bình đều từ mức mức 5 đến gần 6. Trong đó yếu tố

về ISO và việc ghi rõ vì sao thân thiện với môi trƣờng đều đƣợc sự đồng thuận

cao nhất, mức độ ƣu tiên đƣợc chọn nhiều nhất cũng đạt ở mức 7, nghĩa là sự

chắc chắn trong ƣu tiên đƣợc thể hiện rõ ràng trong quyết định của khối văn

phòng đối với hai yếu tố này. Tỷ lệ chọn mức ƣu tiên cao nhất với hai yếu tố này

lần lƣợt là 38% và 34%. Đối với việc ƣu tiên chọn sản phẩm đƣợc doanh nghiệp

ghi trên bao bì là “thân thiện với môi trƣờng”, sự ƣu tiên trong quyết định sử

dụng với những sản phẩm này thấp nhất so với 3 yếu tố còn lại. Tuy nhiên, câu

trả lời đƣợc chọn lựa nhiều nhất nằm ở mức 6, vẫn cao hơn so với yếu tố sản

phẩm đƣợc dán nhãn xanh chỉ đạt mức 5. Tỷ lệ ngƣời cho rằng ƣu tiên chọn sản

phẩm dán nhãn xanh với mức độ ƣu tiên cao nhất chỉ chiếm 25% và với việc

doanh nghiệp ghi trên bao bì sản phẩm là “thân thiện môi trƣờng” chiếm 22%.

Page 44: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 44

Mức độ tham gia vào các hoạt động mua hàng

N Mean Mode Std.

Deviation Minimum Maximum

Valid Missing

Mức độ dễ dàng trong tương tác với người quyết định mua hàng

255 0 3.88 4 1.553 1 7

Mức độ tham gia vào “Nêu ý thức mua sản phẩm”

255 0 4.28 5 1.653 1 7

Mức độ tham gia “Mô tả nhu cầu đối với sản phẩm”

255 0 4.67 5 1.542 1 7

Mức độ tham gia vào “Xác định quy cách kỹ thuật của sản phẩm”

255 0 4.26 4(a)3 1.772 1 7

Mức độ tham gia “Tìm kiếm người bán”

255 0 3.69 4 1.864 1 7

Mức độ tham gia “Đánh giá sản phẩm đã mua”

255 0 4.48 5 1.779 1 7

Bảng 5: Thống kê mô tả: Mức độ tham gia của nhân viên văn phòng trong quá trình

mua sản phẩm văn phòng xanh.

Để xác định vai trò của nhân viên văn phòng trong quyết định mua hàng

xanh, từng nhân viên tự đánh giá mức độ tham gia của mình trong quá trình mua

sản phẩm văn phòng cũng đƣợc khảo sát. Xu hƣớng trung tâm cho thấy qua giá

trị trung bình của mức độ tham gia vào các giai đoạn mua hàng hầu hết đều trên

mức trung bình là 4, thể hiện sự có tham gia vào việc mua sản phẩm dùng trong

văn phòng. Trong đó mức độ tham gia nhiều nhất thể hiện ở giai đoạn “Mô tả

nhu cầu với sản phẩm”, chiếm tỷ lệ 57,6% của khối văn phòng. Chỉ riêng giai

đoạn tìm kiếm ngƣời bán thì khối văn phòng ít tham gia, chỉ 34,9% cho rằng có

tham gia vào giai đoạn này. Với từng giai đoạn khác nhau mức độ tham gia vào

nhiều ít khác nhau nhƣng nhìn chung tỷ lệ ngƣời cho rằng có tham gia vào các

3 (a) Có nhiều giá trị mode, ở đây hiển thị giá trị mode nhỏ nhất (Multiple Modes exist. The smallest

value is shown)

Page 45: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 45

hoạt động này chiếm tƣơng đƣơng 50% khối văn phòng (Xem Phụ lục Biểu đồ

10).

Mức độ ủng hộ sản phẩm xanh dùng trong văn phòng.

Biểu đồ 1: Giá trị trung bình của các mức độ ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh

Đánh giá chung về mức độ ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn

phòng, không tính tới các yếu tố ảnh hƣởng khác, nhìn chung đƣợc sự ủng hộ rất

cao. Biểu đồ 1 cho thấy xu hƣớng trung tâm thông qua giá trị trung bình trên

dƣới mức 6, gần với mức ủng hộ cao nhất là mức 7, nghĩa là sự đồng thuận trong

giới văn phòng rất cao trong việc doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng sản

phẩm xanh dùng trong văn phòng. Mức ủng hộ cao nhất trong việc chuyển sang

sử dụng sản phẩm xanh nói chung chiếm trên 40% và sản phẩm tái chế nói riêng

chiếm 32%. Mức ủng hộ đƣợc chọn nhiều nhất cho cả 4 yếu tố trên đều thuộc

mức 7, là mức cao nhất trong thang đo sự ủng hộ. Để quyết định chọn mức 7

trong thang đo nghĩa là đáp viên có sự dứt khoát, quyết định nhanh chóng không

do dự, cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối đối với việc chuyển sang sử dụng sản phẩm

xanh dùng trong văn phòng.

6.08 6.03 5.875.4

0

1

2

3

4

5

6

7

Mức độ ủng hộ chuyển sang sử dụng văn phòng

phẩm xanh

Mức độ ủng hộ chuyển sang sử dụng thiết bị văn

phòng xanh

Mức độ ủng hộ chuyển sang sử

dụng dụng cụ văn phòng xanh

Ủng hộ và sử dụng sản phẩm

tái chế

Page 46: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 46

Biểu đồ 2: Tỷ lệ % của mức độ mong muốn tham gia Văn phòng xanh.

Biểu đồ trên cho thấy mức độ mong muốn đƣợc trở thành thành viên của

văn phòng xanh. Giá trị trung bình của mức độ mong muốn trở thành thành viên

Văn phòng xanh ở mức 5.71 cho thấy đa số nhân viên khối văn phòng với hiểu

biết về mục tiêu hoạt động của mô hình Văn Phòng Xanh đều có mong muốn

đƣợc tham gia. Với hiểu biết về chức năng và tiêu chí hoạt động của mô hình

này, mức độ mong muốn đƣợc tham gia chiếm tỷ lệ 83.5%. Mong muốn đƣợc

tham gia vào văn phòng xanh có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau,

trong đó bao gồm cả việc quan tâm cao vể vấn đề môi trƣờng, muốn đóng góp để

bảo vệ môi trƣờng thông qua doanh nghiệp mà nhân viên văn phòng đang làm

việc. Chính vì vậy, mức độ mong muốn cao trong việc tham gia văn phòng xanh

cũng phần nào phản ánh mức độ ủng hộ cho việc sử dụng sản phẩm xanh trong

văn phòng

4.2. Phân tích và Đánh giá kết quả nghiên cứu.

Giả thuyết 1: Sức khỏe và môi trường làm việc là 2 yếu tố quan

trọng nhất tác động đến nhu cầu sử dụng sản phẩm văn phòng

xanh của nhân viên văn phòng.

Theo kết quả khảo sát đã nêu có thể thấy tỷ lệ ngƣời quan tâm đến sức

khỏe và môi trƣờng làm việc trong giới văn phòng là rất cao (93% với yếu tố sức

khỏe và 83.3% với yếu tố cơ sở vật chất). Với mối quan tâm về sức khỏe tại nơi

làm việc, nhân viên văn phòng cũng nhận thức đƣợc rằng khí thải từ thiết bị văn

0.782.75

12.94

23.53

28.63

31.37

Rất không mong muốn

Tương đối không mong muốn

Hơi không mong muốn

Phân vân

Hơi mong muốn

Tương đối mong muốn

Rất mong muốn

Page 47: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 47

phòng và hóa chất trong nguyên liệu làm văn phòng phẩm sẽ gây ảnh hƣởng tới

sức khỏe. Để xem xét mối tƣơng quan giữa việc quan tâm đến sức khỏe và cơ sở

vật chất nơi làm việc với sự ủng hộ chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh dùng

trong văn phòng, kết quả đƣợc thể hiện trong 4 biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Tỷ lệ quan tâm sức khỏe, CSVC và ủng hộ Văn phòng phẩm xanh

Biểu đồ 4: Tỷ lệ giữa đánh giá mức ảnh hưởng của hóa chất làm văn phòng phẩm tới

sức khỏe và Mức độ ủng hộ văn phòng phẩm xanh.

1.18

2.35

5.10

10.59

0.00

0.78

0.78

5.88

7.06

5.10

1.57

1.18

4.31

6.27

14.51

0.00

0.39

2.75

5.49

9.41

9.80

1.57

5.10

6.27

32.55

0.39

0.78

3.14

6.67

14.51

20.00

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Rất không quan tâm

Tương đối không quan tâm

Hơi không quan tâm

Bình thường

Hơi quan tâm

Tương đối quan tâm

Rất quan tâm

Rất không quan tâm

Tương đối không quan tâm

Hơi không quan tâm

Bình thường

Hơi quan tâm

Tương đối quan tâm

Rất quan tâm

Quan tâm

đến s

ức k

hỏe

Quan tâm

sở

vật chất

Rất không ủng hộ

Tương đối không ủng hộ

Hơi không ủng hộ

Không ý kiến

Hơi ủng hộ

Tương đối ủng hộ

Rất ủng hộ

0.39

1.96

1.18

1.96

6.67

4.71

2.75

0.39

1.57

3.53

3.53

7.84

6.67

4.31

0.39

3.92

3.92

5.10

12.55

8.63

10.98

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Rất không ảnh hưởng

Tương đối không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Bình thường

Hơi ảnh hưởng

Tương đối ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Mứ

c đ

ộ ả

nh h

ưở

ng c

ủa h

óa c

hất là

m V

ăn

phòng p

hẩm

Rất không ủng hộ

Tương đối không ủng hộ

Hơi không ủng hộ

Không ý kiến

Hơi ủng hộ

Tương đối ủng hộ

Rất ủng hộ

Page 48: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 48

Kết quả từ hình 3 cho thấy đối với văn phòng phẩm xanh, những ngƣời

quan tâm đến yếu tố sức khỏe và cơ sở vật chất càng nhiều thì mức độ ủng hộ

chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh càng cao. Hình 4 thể hiện nếu nhân viên văn

phòng nhận thức đƣợc sự ảnh hƣởng của hóa chất làm văn phòng phẩm tới sức

khỏe thì sẽ có sự ủng hộ cao trong việc sử dụng sản phẩm xanh. Tuy nhiên, với

nhận thức sự ảnh hƣởng của hóa chất làm văn phòng phẩm tới sức khỏe là có

nhƣng không cao (mức độ đánh giá sự ảnh hƣởng chỉ ở mức thứ 5 trong thang đo

7, với mức 7 là mức cao nhất) lại tƣơng đƣơng với tỷ lệ ủng hộ mức độ sử dụng

văn phòng phẩm cao nhất (12.5%). Sự chênh lệch này cho thấy ngoài yếu tố sức

khỏe, kiến thức và nhận thức của nhân viên văn phòng cũng có tác động trong

việc ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh. Các nghiên cứu gần đây cho biết sức khỏe

của nhân viên làm việc trong các văn phòng kín có thể bị ảnh hƣởng bởi khí thải

của thiết bị văn phòng và các hóa chất làm văn phòng phẩm. Tuy nhiên, những

hóa chất làm văn phòng phẩm có mức độ ảnh hƣởng không cao, không nguy hại

nhiều đến sức khỏe và không gây ra những triệu chứng nghiêm trọng lâu dài.

Đánh giá sự ảnh hƣởng ở mức 5 nhiều nhất cho thấy với mối quan tâm về sức

khỏe cao, khối văn phòng đã tự trang bị hiểu biết về các yếu tố ảnh hƣởng sức

khỏe rất rõ ràng. Vì vậy, hiểu rõ tính chất của sự ảnh hƣởng do hóa chất làm văn

phòng phẩm gây ra, kết hợp với nhận thức cần phải bảo vệ môi trƣờng nên tỷ lệ

ủng hộ chuyển sang sử dụng văn phòng phẩm ở xanh ở nhóm này đạt mức cao

nhất. Bên cạnh đó, với nhóm ngƣời cho rằng hóa chất làm văn phòng phẩm rất

ảnh hƣởng đến sức khỏe cũng chiếm tỷ lệ ủng hộ sử dụng cao thứ nhì (11%),

điều này thể hiện sức khỏe vẫn là một yếu tố động cơ chính ảnh hƣởng đến mức

độ ủng hộ sử dụng sản phẩm văn phòng phẩm xanh.

Page 49: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 49

Biểu đồ 5: Tỷ lệ quan tâm sức khỏe, CSVC và Ủng hộ sử dụng thiết bị văn phòng xanh.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ hiểu biết về khí thải của thiết bị văn phòng ảnh hưởng sức khỏe và Mức

độ ủng hộ sử dụng thiết bị văn phòng xanh.

Theo biểu đồ thứ 5, đối với thiết bị văn phòng xanh, những ngƣời quan

tâm đến yếu tố sức khỏe và cơ sở vật chất càng nhiều thì sự ủng hộ cho việc

chuyển sang sử dụng thiết bị văn phòng xanh càng cao. Hình 6 thể hiện tỷ lệ ủng

hộ sử dụng thiết bị văn phòng phẩm xanh gia tăng theo sự nhận biết về việc khí

thải của thiết bị văn phòng có ảnh hƣởng sức khỏe. Với những ngƣời có nhận

thức về sự ảnh hƣởng này cao trên mức bình thƣờng, tỷ lệ ủng hộ với việc

0.39

0.39

1.18

3.53

3.53

7.84

0.00

0.39

2.75

4.71

4.31

4.71

0.00

0.78

0.78

4.71

8.24

14.51

0.00

1.18

1.18

7.45

10.20

9.02

0.00

0.39

1.96

3.92

6.67

32.16

0.39

0.78

3.14

5.49

14.90

20.39

0% 20% 40% 60% 80%

Rất không quan tâm

Tương đối không quan tâm

Hơi không quan tâm

Bình thường

Hơi quan tâm

Tương đối quan tâm

Rất quan tâm

Rất không quan tâm

Tương đối không quan tâm

Hơi không quan tâm

Bình thường

Hơi quan tâm

Tương đối quan tâm

Rất quan tâm

Quan t

âm

đến s

ức k

hỏe

Quan t

âm

sở

vật

chất

Rất không ủng hộ

Tương đối không ủng hộ

Hơi không ủng hộ

Không ý kiến

Hơi ủng hộ

Tương đối ủng hộ

Rất ủng hộ

0.39

1.18

0.39

1.57

6.27

3.92

3.14

0.00

0.39

2.75

6.67

7.45

6.67

5.10

0.78

1.18

2.75

5.10

7.45

11.76

16.08

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

Rất không ảnh hưởng

Tương đối không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Bình thường

Hơi ảnh hưởng

Tương đối ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Mứ

c đ

ộ ả

nh h

ưở

ng c

ủa thiế

t bị văn p

hòng

Rất không ủng hộ

Tương đối không ủng hộ

Hơi không ủng hộ

Không ý kiến

Hơi ủng hộ

Tương đối ủng hộ

Rất ủng hộ

Page 50: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 50

chuyển sang sử dụng thiết bị văn phòng xanh từ mức 6 trở lên chiếm tới 55%.

Nhƣ vậy, có thể thấy mối quan tâm về sức khỏe khi làm việc tại văn phòng là cao

nhất, trong đó mức độ đánh giá sự ảnh hƣởng của khí thải do thiết bị văn phòng

gây ra cao hơn sự ảnh hƣởng bởi hóa chất, nguyên vật liệu làm văn phòng phẩm

đối với sức khỏe.

Nhƣ vậy đã có thể kết luận mức độ ủng hộ sử dụng sản phẩm của khối văn

phòng bị chi phối bởi động cơ sức khỏe và cơ sở vật chất. Để bảo vệ sức khỏe

ngƣời ta mong muốn chuyển sang sử dụng sản phẩm dùng trong văn phòng xanh,

tuy nhiên, mức độ mong muốn đó là cao hay thấp vẫn còn phụ thuộc bởi những

yếu tố khác là kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trƣờng.

Giả thuyết 2: Nhân viên văn phòng có nhận thức bảo vệ môi trường

cao thì sẽ mong muốn tham gia Văn phòng xanh và ủng hộ sử dụng

sản phẩm xanh dùng trong văn phòng.

Giá trị trung bình đƣợc phân tích ở phần “Mô tả kết quả khảo sát” đã cho

thấy nhận thức về môi trƣờng của khối văn phòng rất cao. Tƣơng tự, với kết quả

cho việc ủng hộ sử dụng sản phẩm văn phòng xanh, mức độ ủng hộ trung bình

cũng từ mức đánh giá thứ 5 trở lên. Theo Ann P.Minton và Randall L.Rose

(1997) thì việc mua hàng xanh bị ảnh hƣởng mạnh bởi yếu tố quan tâm đến môi

trƣờng, mối quan tâm đến môi trƣờng càng lớn ngƣời ta càng có xu hƣớng thể

hiện bằng hành động. Dựa trên kết quả nghiên cứu có thể thấy hiện tại nhận thức

của khối văn phòng về môi trƣờng là khá cao và họ cũng có sự ủng hộ cao cho

việc chuyển sang sử dụng văn phòng phẩm xanh tại văn phòng. Nhận thức về vấn

đề tài nguyên môi trƣờng và việc mà những doanh nghiệp nên làm thì cao nhƣng

nhận thức về mỗi cá nhân nên làm trong vấn đề môi trƣờng lại kém hơn. Điều đó

cho thấy kiến thức chung về môi trƣờng bị ảnh hƣởng bởi các phƣơng tiện truyền

thông và các vấn đề liên quan đến môi trƣờng ở địa phƣơng. Khối nhân viên văn

phòng có học vấn đều có khả năng tiếp cận những thông tin truyền thông khá dễ

dàng, chính vì vậy nhận thức bảo vệ môi trƣờng bị ảnh hƣởng bởi yếu tố khách

quan. Mặt khác, với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng nhƣng ảnh hƣởng trực tiếp tới

cá nhân, đặt biệt là ảnh hƣởng đến tài chính của cá nhân (cần trả tiền cao hơn cho

một sản phẩm gây ô nhiễm) thì sự đồng thuận có suy giảm, giá trị trung bình chỉ

còn 4.33. Vẫn còn tồn tại một số lƣợng lớn ngƣời cho rằng bảo vệ môi trƣờng là

việc của nhà nƣớc và doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét trong trƣờng hợp sử dụng sản

phẩm xanh cho văn phòng, nhận thức nhƣ vậy cũng không hẳn mang lại tác động

Page 51: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 51

xấu. Bởi chiếm số lƣợng lớn trong khối văn phòng vẫn cho rằng bản thân nên có

trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng, ý thức đƣợc trách nhiệm cá nhân, họ

sẽ có xu hƣớng hành động để thể hiện mối quan tâm môi trƣờng thông qua việc

ủng hộ sử dụng sản phẩm xanh nhƣ Minton và Rose (1997) đã khẳng định. Bên

cạnh đó, những ngƣời có xu hƣớng cho rằng đó là việc của doanh nghiệp, ủng hộ

việc doanh nghiệp nên tích cực hơn trong việc góp phần bảo vệ môi trƣờng hẳn

cũng sẽ không phản đối chính sách thực hiện một văn phòng xanh với việc

chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh trong văn phòng.

Giả thuyết 3: Giá cả cao hơn sản phẩm thƣờng trong phạm vi từ

5%-10% có thể làm Doanh nghiệp đổi sang sử dụng các sản phẩm

xanh dùng trong văn phòng nhiều hơn.

o Kiểm định t-test với giả thuyết: Giá cả cao hơn sản phẩm

thƣờng trong khoảng 5-10% đƣợc cho là hợp lý và có thể

mua:

One-Sample Statistics

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

Mean

Chênh lệch giá

chấp nhận cho

thiết bị văn

phòng xanh

255 2.10 .872 .055

Chênh lệch giá

chấp nhận cho

văn phòng phẩm

xanh

255 2.07 .938 .059

Bảng 6a: Bảng thống kê One-Sample Test cho giả thuyết 3.

Page 52: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 52

One-Sample Test

Test Value = 2

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

Chênh lệch giá

chấp nhận cho

thiết bị văn phòng

xanh

1.866 254 .063 .10 -.01 .21

Chênh lệch giá

chấp nhận cho

văn phòng phẩm

xanh

1.268 254 .206 .07 -.04 .19

Bảng 6b: Kiểm định One-Sample Test cho giả thuyết 3.

Với câu hỏi mức giá chênh lệch chấp nhận cho sản phẩm văn phòng xanh

đƣợc mã hóa từ 1 đến 4 theo thứ tự cho các giá trị “0-5%”, “5-10%”, “10-15%”

và “Trên 15%”. Thực hiện kiểm định One-Sample Test với giá trị kiểm định

Test-value là 2, đây là giá trị dùng so sánh với giá trị trung bình của tổng thể.

Theo mẫu khảo sát thì giá trị trung bình của mức giá chênh lệch chấp nhận đƣợc

bởi nhân viên văn phòng là 2.1 (tức dao động trên khoảng 5-10%). Giá trị của

kiểm định t với giá chênh lệch đƣợc cho là hợp lý cho thiết bị văn phòng là 1.866

và 1.268 cho văn phòng phẩm, tƣơng ứng mức ý nghĩa quan sát cho hai yếu tố

lần lƣợt là 0.063 và 0.206. Cả hai mức ý nghĩa này đều lớn hơn so với mức ý

nghĩa 0.05 (độ tin cậy 95%). Nhƣ vậy nếu bác bỏ giả thuyết giá trị trung bình

bằng 2 sẽ có nguy cơ phạm sai lầm cao. Nhƣ vậy giả thuyết Giá chênh lệch cao

hơn so với sản phẩm thƣờng từ 5-10% đƣợc chấp nhận. Nhân viên văn phòng sẽ

chấp nhận mức giá sản phẩm xanh cao hơn sản phẩm thƣờng từ 5-10% .

Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy nhân viên văn phòng có tham gia vào

quá trình quyết định mua sản phẩm xanh, trong đó tham gia nhiều nhất ở giai

đoạn Mô tả nhu cầu và đánh giá sản phẩm. Mặc dù việc quan tâm đến khả năng

chi trả của doanh nghiệp nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô, tính chất, khả năng

tài chính của doanh nghiệp nhƣng nhìn chung khối văn phòng vẫn quan tâm đến

yếu tố này trong xem xét sử dụng sản phẩm văn phòng xanh. Cũng tƣơng tự nhƣ

việc khi quyết định mua sản phẩm tiêu dùng cá nhân, ngƣời ta sẽ nghĩ đến mức

Page 53: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 53

giá hợp lý cần chi trả cho một sản phẩm so với chất lƣợng. Trong trƣờng hợp

này, với mối quan tâm về ngân sách của doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ túi tiền của

bản thân, giá cả của sản phẩm xanh cũng sẽ đƣợc khối văn phòng xem xét để đƣa

ra những mức kiến nghị, đề xuất.

Biểu đồ 7: Mức giá chênh lệch chấp nhận được cho sản phẩm dùng trong văn phòng

xanh.

Kết quả khảo sát theo biểu đồ trên cho thấy mức giá chênh lệch chấp nhận

đƣợc đối với khối văn phòng cho sản phẩm dùng trong văn phòng chiếm tỷ lệ cao

nhất là 5-10%, tƣơng đƣơng với tỷ lệ chấp thuận là 38% cho văn phòng phẩm và

42% cho thiết bị văn phòng. Kế đến là mức chênh lệch 0-5% với tỷ lệ chấp thuận

cho văn phòng phẩm la 32% và thiết bị văn phòng là 27%. Điều này cho thấy,

đối với cả hai loại sản phẩm xanh dùng trong văn phòng, nếu mức độ chênh lệch

không quá 10% thì sẽ đƣợc sự đồng thuận cao từ khối văn phòng. Tuy nhiên, kết

quả này chỉ mang ý nghĩa ở việc xét riêng về giá cả của sản phẩm, nghĩa là với

một sản phẩm đƣợc định nghĩa là sản phẩm xanh thì khoảng chênh lệch giá chấp

nhận đƣợc đối với khối văn phòng là 5-10%, không tính tới các yếu tố khác. Ví

dụ giữa máy in bình thƣờng với mức giá 2 triệu và máy in xanh với mức giá từ

2,1 -2,2 triệu thì chiếc máy in xanh sẽ có xác suất đƣợc chọn mua và sƣ dụng.

Nhƣng khi xét thêm yếu tố chất lƣợng sản phẩm, năng suất sản phẩm, hay chịu

thêm sự tác động của các yếu tố marketing thì vẫn có khả năng mức chênh lệch

giá cao hơn đƣợc chấp thuận. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề bảo vệ môi trƣờng

đã đƣợc sự chú ý nhƣng chƣa thực sự đi vào ý thức của mỗi ngƣời dân nên các

doanh nghiệp vẫn hoạt động theo mục tiêu đem lại lợi nhuận là chủ yếu, vì thế

27.06

41.96

24.71

6.27

31.76

37.65

21.96

8.63

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

0-5% 5-10% 10-15% trên 15%

Chênh lệch giá chấp nhận cho thiết bị văn phòng xanh

Chênh lệch giá chấp nhận cho văn phòng phẩm xanh

Page 54: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 54

mức giá chênh lệch cao chỉ với mục đích bảo vệ môi trƣờng nhƣng chất lƣợng

không tốt bằng thì sẽ không nhận đƣợc sự ủng hộ sử dụng ở đa số doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với những sản phẩm tái chế khối văn phòng chấp nhận mức

giá cao hơn chỉ chiếm tỷ lệ 36% dù nó thân thiện với môi trƣờng (Xem Phụ lục

Biểu đồ 12). Mặc dù sự ủng hộ sử dụng sản phẩm tái chế chiếm tỷ lệ 76% (Phụ

lục biểu đồ 11), nhƣng vì xu hƣớng quan tâm đến chất lƣợng và không hiểu rõ

việc nguyên liệu có gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm tái chế hay

không, chính vì thế việc chi trả cao hơn cho sản phẩm tái chế không đƣợc sự

chấp nhận từ phía những nhân viên văn phòng. Hơn nữa, nhận định chung hiện

nay cho rằng sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế có giá sản xuất rẻ hơn sản

phẩm làm từ nguyên liệu nguyên. Chính vì thế mà giá của sản phẩm tái chế đƣợc

cho rằng phải thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng sản phẩm làm từ nguyên liệu nguyên

thủy. Mức độ đánh giá đƣợc chọn nhiều nhất chỉ nằm ở mức 4 với 21.6% cho

việc chấp nhận giá sản phẩm tái chế cao hơn sản phẩm thƣờng. Từ đó có thể thấy

với mục đích bảo vệ môi trƣờng ngƣời ta chấp nhận sử dụng sản phẩm tái chế

nhƣng với kiến thức và khả năng tiếp cận tìm kiếm thông tin nhanh chóng họ

cũng hiểu rõ những yếu tố liên quan đến sản phẩm nhƣ chất lƣợng có khả năng bị

ảnh hƣởng và giá cả thƣờng phải thấp hơn. Do đó, doanh nghiệp sản xuất sản

phẩm cũng cần thiết phải quan tâm đến vấn đề chất lƣợng, hạn chế tối đa sự ảnh

hƣởng từ nguyên liệu tái chế và điều chỉnh mức giá hợp lí với từng loại sản

phẩm.

Giả thuyết 4: Nhân viên văn phòng sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng sản

phẩm có tính chất "xanh" đã được chứng nhận, thể hiện rõ trên

bao bì.

Đối với những sản phẩm đƣợc chứng nhận xanh ghi hẳn trên bao bì thông

qua: nhãn xanh của Việt Nam hoặc quốc tế; sản phẩm đƣợc ghi rõ “thân thiện với

môi trƣờng”; những sản phẩm mà trên bao bì hoặc trong những tài liệu giới thiệu

có ghi rõ các chứ năng, thành phần, vật liệu thân thiện với môi trƣờng; hay sản

phẩm của những doanh nghiệp đạt đƣợc chứng nhận ISO về môi trƣờng đều đem

đến sự tin tƣởng, làm ngƣời tiêu dùng ƣu tiên lựa chọn trong việc sử dụng sản

phẩm xanh.

Page 55: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 55

Biểu đồ 8: Tỷ lệ mức độ ưu tiên với các sản phẩm được thể hiện rõ tính chất "xanh" trên

bao bì.

Trong đó ƣu tiên nhất vẫn là đối với sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc

chứng nhận ISO, với mức đánh giá cao nhất của thang đánh giá ở mức 7 đạt

38.43% trong tổng điều tra 255 mẫu. Điều này cho thấy kiến thức về ISO trong

giới nhân viên văn phòng là khá phổ biến. Thực chất giá trị của chứng nhận ISO

là đánh giá đối với doanh nghiệp, không phải đối với sản phẩm. Một doanh

nghiệp đạt ISO về bảo vệ môi trƣờng nghĩa là doanh nghiệp đó tuân thủ đúng

những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong quá trình làm ra sản

phẩm. Điều đó không có nghĩa sản phẩm đƣợc tạo ra là một sản phẩm không gây

hại cho môi trƣờng hay cho ngƣời tiêu dùng trong quá trình sử dụng. Nhƣ đã

trình bày ở phần nhận thức, khối văn phòng cho rằng doanh nghiệp cần tham gia

vào việc bảo vệ môi trƣờng và đó là trách nhiệm của doanh nghiệp, vì vậy các

chứng chỉ về ISO có ảnh hƣởng rất cao đến quyết định lựa chọn sản phẩm xanh.

Khi quyết định chọn lựa sử dụng sản phẩm xanh, điều này còn cho thấy xu

hƣớng ngoài việc quan tâm đến sản phẩm, giới văn phòng còn quan tâm đến

doanh nghiệp làm ra sản phẩm có thực sự “xanh” hay không. Điều này cũng phần

nào phản ánh nhận thức cao trong việc bảo vệ môi trƣờng đã chuyển thành hành

động của giới văn phòng trong việc lựa chọn sản phẩm xanh.

4.71 6.673.14 3.53

15.69 18.04

9.80 11.37

26.27 23.14

20.78 19.61

23.53 26.67

30.20 25.49

24.71 21.5733.73 38.43

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Sản phẩm dán nhãn

môi trường xanh quốc tế hay VN

Sản phẩm được ghi

trên bao bi "thân thiện môi trường"

Sản phẩm được ghi

trên tài liệu và bao bì các yếu tố thân thiện môi trường

Sản phẩm của doanh nghiệp đạt ISO về môi

trường.

Rất ưu tiên

Tương đối ưu tiên

Hơi ưu tiên

Phân vân

Hơi không ưu tiên

Tương đối không ưu tiên

Rất không ưu tiên

Page 56: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 56

Yếu tố thứ hai đƣợc giới văn phòng ƣu tiên trong chọn lựa sản phẩm xanh

chính là việc thể hiện đầy đủ thông tin về những thành phần, vật liệu, chức năng

của sản phẩm thân thiện với môi trƣờng trên các tài liệu giới thiệu sản phẩm hay

trên bao bì của sản phẩm. 34% cho rằng họ sẽ rất ƣu tiên lựa chọn sản phẩm có

thực hiện điều này. Qua đó cho thấy khối văn phòng đã có nhận thức về việc bảo

vệ môi trƣờng và mong muốn thực hiện, nhƣng để thực hiện cần có sự hỗ trợ về

thông tin. Và các thông tin đó cần phải đƣợc chuyển tới khách hàng nhanh

chóng, rõ ràng nhất. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng,

giới tri thức văn phòng có thể có tìm hiểu các kiến thức chung về một vấn đề

thông qua các kênh thông tin. Nhƣng để có cái nhìn cụ thể về sản phẩm cần mua

và sử dụng, ngoài các kênh thông tin chung, cần có những thông tin chi tiết đƣợc

đƣa đến khách hàng thông qua chính các tài liệu giới thiệu sản phẩm cụ thể, và

nhanh nhất là thông qua chính bao bì của sản phẩm.

Đối với phần nhãn môi trƣờng xanh, mức độ ƣu tiên dành cho nhãn môi

trƣờng xanh quốc tế hoặc Việt Nam nhìn chung tƣơng đối cao, nhƣng vẫn còn

thấp so với các yếu tố khác và mức đánh giá “rất ƣu tiên” chỉ có 24.7%, chỉ cao

hơn yếu tố sản phẩm đƣợc Doanh nghiệp ghi trên bao bì “thân thiện với môi

trƣờng” là 3,14%. Nhãn môi trƣờng xanh là chứng nhận của bên thứ ba về việc

sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, xác nhận giá trị xanh của bản thân sản

phẩm. Tuy nhiên mức độ ƣu tiên không cao chứng tỏ kiến thức về nhãn xanh vẫn

chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, dẫn đến việc đánh giá sản phẩm xanh chỉ dựa trên

những yếu tố đƣợc Doanh nghiệp ghi rõ trên bao bì hoặc trong các tài liệu giới

thiệu sản phẩm là chủ yếu. Riêng đối với nhãn xanh Việt Nam vẫn chƣa hoàn

toàn gây sự tin tƣởng cho ngƣời tiêu dùng. Ngay trong nhóm ngƣời thể hiện sự

rất ƣu tiên cho việc chọn lựa sản phẩm đƣợc dán nhãn môi trƣờng xanh, cũng có

16% trong nhóm cho rằng không tin tƣởng lựa chọn nếu đó là nhãn môi trƣờng

xanh Việt Nam. Nhãn môi trƣờng xanh Việt Nam vừa đƣợc Bộ Tài Nguyên và

Môi trƣờng phê duyệt năm 2009 và đang trong giai đoạn phát triển, bắt đầu đƣợc

đƣa vào áp dụng phổ biến rộng rãi từ năm 2011, chính vì thế thông tin đến ngƣời

tiêu dùng chƣa có độ phủ rộng, mức độ tin tƣởng chƣa đƣợc nâng cao. Ngoài ra,

cũng phải xét đến xu hƣớng sính ngoại đang tồn tại trong xã hội, chứng nhận

quốc tế sẽ đƣợc xem là “có chất lƣợng” hơn, đầy đủ và uy tín hơn. Những tiêu

chuẩn đƣợc coi là chuẩn quốc tế thƣờng đƣợc xem là khó thực hiện, chính vì vậy

mà có xu hƣớng chuộng những nhãn môi trƣờng quốc tế nhiều hơn.

Page 57: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 57

Yếu tố doanh nghiệp tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm

xanh dùng trong văn phòng của nhân viên văn phòng

Yếu tố thứ nhất tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm xanh của nhân

viên văn phòng đã đƣợc nêu trong cơ sở lý luận chính là các hoạt động trách

nhiệm xã hội. Kiểm nghiệm thực tế từ 255 mẫu nghiên cứu, có 34,1% cho biết

Doanh nghiệp không hề thực hiện bất kỳ chƣơng trình về môi trƣờng hay trách

nhiệm xã hội nào. Tuy nhiên, từ thực tế khảo sát cũng cho thấy, tuy cùng trong 1

công ty nhƣng hiểu biết về các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của công

ty không phải ai cũng nhƣ nhau, tùy theo chức vụ, thời gian làm việc, đồng thời

cũng do việc truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp đến nhân viên. Xét trong

65,9% những ngƣời trả lời rằng Doanh nghiệp họ đang làm việc hiện tại có thực

hiện chƣơng trình về môi trƣờng và trách nhiệm xã hội, hầu hết đều cho rằng các

chƣơng trình này ảnh hƣởng tích cực đến nhận thƣc bảo vệ môi trƣờng và hành

vi sử dụng sản phẩm xanh của nhân viên.

Biểu đồ 9: Mức độ ảnh hưởng của hoạt động CSR đến nhân viên văn phòng (N=168)

Biểu đồ trên cho thấy nhận thức về môi trƣờng của khối văn phòng đƣợc

đánh giá là chịu sự ảnh hƣởng tích cực từ các chƣơng trình CSR của doanh

nghiệp cao hơn hành vi sử dụng sản phẩm xanh (tỷ lệ 84% và 85%). Điều đó có

nghĩa thông qua các chƣơng trình giáo dục cho nhân viên, các hoạt động của

doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trƣờng, các yếu tố trực quan giúp ý thức của

0.60

3.57

11.90

22.62

31.5529.76

0.60

4.17

10.12

30.9529.17

25.00

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

Rất không ảnh

hưởng

Tương đối

không ảnh

hưởng

Hơi không ảnh

hưởng

Bình thường

Hơi ảnh

hưởng

Tương đối ảnh hưởng

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng tích cực của hoạt động lên nhận thức bảo vệ môi trường

Ảnh hưởng tích cực của hoạt động lên hành vi sử dụng sản phẩm xanh.

Page 58: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 58

ngƣời nhân viên văn phòng về môi trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên,

để chuyển sang vấn đề sử dụng sản phẩm xanh thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố khác, không chỉ riêng nhận thức cao về môi trƣờng. Để ngƣời nhân viên có thể

đem hành vi sử dụng sản phẩm xanh trở thành hành vi trong cuộc sống bình

thƣờng bên ngoài doanh nghiệp, họ sẽ chịu tác động bởi yếu tố tâm lý và cá

nhân, ngoài ra còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố Marketing về sản phẩm xanh

nhƣ giá, chất lƣợng. Trong doanh nghiệp, để nhân viên có hành vi sử dụng sản

phẩm xanh, ngoài các yếu tố từ nhận thức cá nhân phải bảo vệ môi trƣờng, còn

phải có sự đồng thuận, gƣơng mẫu từ các cấp quản lý. Những ngƣời giữ vai trò

điều hành cần có những chƣơng trình cụ thể đối với việc sử dụng sản phẩm xanh

tại doanh nghiệp, tạo điều kiện thì nhân viên mới có thể dễ dàng thực hiện hành

vi sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng. Ngoài ra, để mức ảnh hƣởng

tích cực lên hành vi sử dụng sản phẩm cao hơn nữa, cần phải tạo sự tƣơng tác dễ

dàng hơn trong khối nhân viên văn phòng với ngƣời quyết định mua hàng, tạo

điều kiện cho nhân viên có thể tham gia sâu vào tiến trình mua sản phẩm xanh,

để từ đó đƣa ra ý kiến, đánh giá đối với việc mua sản phẩm phục vụ cho quá trình

làm việc của chính họ.

Yếu tố thứ hai tác động đến hành vi của nhân viên văn phòng đƣợc nêu là

do sự ảnh hƣởng của ngƣời mua hàng. Qua khảo sát cho thấy giá trị trung bình

của mức độ tƣơng tác giữa ngƣời quyết định mua hàng với nhân viên làm việc

trong văn phòng bằng 3.88, nhìn chung là ở mức bình thƣờng, không mấy dễ

dàng nhƣng cũng chƣa phải là rất khó khăn. Tuy nhiên độ lệch chuẩn bằng 1.553

cho thấy có sự dao động mạnh quanh giá trị trung bình, nhƣ vậy việc tƣơng tác

với ngƣời mua hàng còn phải chịu sự phụ thuộc vào yếu tố khác. Kết hợp ba yếu

tố “Chức vụ của ngƣời quyết định mua hàng”, “ Mức độ dễ dàng trong tƣơng tác

với ngƣời mua hàng” và “chức vụ của nhân viên văn phòng”, đƣợc kết quả là ở

cƣơng vị của ngƣời nhân viên, mức độ tƣơng tác với ngƣời mua hàng đánh giá ở

mức độ trên mức bình thƣờng là gần bằng 34,9%, đối với cấp quản lý tỷ lệ này là

43,7%, trong khi ở vai trò giám đốc thì mức độ dễ dàng trong tƣơng tác lên đến

50% đạt tỷ lệ cao nhất (Xem phụ lục Biểu đồ 16,17,18). Nhƣ vậy, qua đó có thể

thấy mức độ dễ dàng trong tƣơng tác phụ thuộc vào chức vị giữa ngƣời nhân viên

văn phòng và ngƣời chịu trách nhiệm mua hàng. Chức vụ càng cao thì mức độ

tƣơng tác với ngƣời mua hàng càng dễ dàng và ngƣợc lại. Tƣơng tác là sự tác

động hai chiều từ phía ngƣời mua hàng và ngƣời nhân viên trong khối văn

phòng. Nhƣ vậy, trong việc trao đổi về vấn đề mua hàng xanh, nhân viên sẽ gặp

Page 59: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 59

khó khăn hơn trong việc bày tỏ đóng góp, ý kiến so với ngƣời ở chức vụ ngang

hàng hoặc cao hơn ngƣời mua hàng. Mặc dù vậy, tỷ lệ tƣơng tác dễ dàng của

nhân viên vẫn chiếm gần 35%, đây cũng là một tỷ lệ không nhỏ. Mức độ dễ dàng

trong tƣơng tác của nhân viên đối với ngƣời quyết định mua hàng trong thực tế

còn bị tác động bởi chính quy cách tổ chức của doanh nghiệp, họ không trực tiếp

liên hệ ngƣời mua hàng khi có nhu cầu, vì thế có hiện tƣợng cùng trong một tổ

chức, một doanh nghiệp nhƣng những nhân viên khác nhau lại cho kết quả về

ngƣời quyết định mua hàng khác nhau và mức độ tƣơng tác với ngƣời họ nghĩ

rằng là ngƣời quyết định mua hàng đó đƣợc đánh giá khác nhau.

Mức độ tham gia của nhân viên văn phòng vào hoạt động mua

sản phẩm văn phòng xanh.

Mức độ tham gia của nhân viên văn phòng cũng phần nào tác động đến

việc chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh của doanh nghiệp. Với bảng 3 cho thấy

mức độ tham gia trung bình của nhân viên văn phòng trong những bƣớc đầu và

bƣớc đánh giá sản phẩm đã mua là 4.28, tƣơng đƣơng với việc tham gia vào hoạt

động mua hàng ở mức bình thƣờng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn cao phản ánh sự

dao động quanh giá trị trung bình lớn, nghĩa là mức độ đánh giá về sự tham gia

của nhân viên trong các giai đoạn có độ chênh lệch cao, có ngƣời tham gia rất ít

và có ngƣời tham gia rất nhiều. Điều này phản ánh thực tế về việc tham gia vào

các bƣớc mua hàng còn tùy thuộc vào yếu tố chức vụ của ngƣời nhân viên văn

phòng.

Kết hợp yếu tố chức vụ của nhân viên văn phòng và mức độ tham gia vào

các giai đoạn mua hàng đƣợc kết quả (Xem phụ lục Biểu đồ 19): Ở cƣơng vị

giám đốc thông thƣờng ít quan tâm đến việc mua sản phẩm dùng trong văn

phòng, 37% cho biết có tham gia vào giai đoạn ý thức mua sản phẩm và 25% vào

giai đoạn mô tả nhu cầu. Trong khi đó, con số biểu hiện sự tham gia cho 2 giai

đoạn này của nhân viên là 49,3%, 59,5% và quản lý là 59,3% và 53%. Mức độ

đánh giá việc tham gia vào các giai đoạn mua sản phẩm dùng trong văn phòng

xanh của chức vụ giám đốc cũng chỉ từ mức 5 trở xuống. Điều này phản ánh thức

tế việc giám đốc ít quan tâm đến việc mua sản phẩm dùng trong văn phòng, họ

chỉ tham gia vào việc đƣa ra ý thức cần mua sản phẩm, các giai đoạn sau đƣợc

chuyển giao lại cho nhân viên các cấp. Trong trƣờng hợp mua sản phẩm xanh

dùng trong văn phòng, đó chỉ là một yếu tố nằm trong chính sách bảo vệ môi

trƣờng, trách nhiệm xã hội, ngƣời lãnh đạo chỉ tham gia ở mức đặt yêu cầu về

Page 60: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 60

việc thực hiện, còn nhân viên các cấp sẽ có vai trò trong thực hiện một cách chi

tiết và cụ thể hơn. Trong giai đoạn đánh giá sản phẩm đã mua, giám đốc doanh

nghiệp có tham gia rất ít, chỉ chiếm 12,5%. Trong khi đó, nhân viên và quản lý

có mức độ tham gia ở giai đoạn này đều trên 50%. Nhƣ vậy, từ kết quả cho thấy

trong các giai đoạn mua sản phẩm dùng trong văn phòng, ngƣời nhân viên và cấp

quản lý đều có tham gia, nghĩa là ý kiến của họ sẽ đƣợc đề xuất, xem xét và chấp

thuận, việc đánh giá về sản phẩm đã mua cũng đƣợc thực hiện. Trong quy trình 8

bƣớc mua hàng của tổ chức, là ngƣời sử dụng cuối cùng đối với sản phẩm xanh

nên khối văn phòng có khả năng tham gia và các bƣớc đầu và bƣớc đánh giá sản

phẩm cuối cùng của quy trình. Khảo sát 4 bƣớc đầu tiên và bƣớc cuối cùng với

nhân viên văn phòng cho thấy có sự tham gia vào 3 bƣớc đầu tiên và bƣớc cuối

cùng. Điều này đã khẳng định vai trò của khối nhân viên văn phòng trong việc

mua và sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng, tuy nhiên sức ảnh hƣởng

vẫn chƣa cao lắm.

Page 61: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 61

CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP SẢN PHẨM XANH DÙNG

TRONG VĂN PHÒNG

5.1. Các giải pháp sản phẩm xanh.

Trong quá trình phát triển kinh doanh, doanh nghiệp phải không ngừng

đổi mới và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phát triển

sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc cở hội kinh doanh, tạo sự khác

biệt với đối thủ, tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí. Dựa trên kết quả nghiên

cứu đã thực hiện, các giải pháp cho sản phẩm dùng trong văn phòng xanh đƣợc

đƣa ra để giúp các doanh nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm có hƣớng đi cho

việc phát triển các sản phẩm xanh dùng trong văn phòng. Các giải pháp sản phẩm

đƣợc phân tách thành hai phần chính. Phần thứ nhất đƣa ra giải pháp cho hƣớng

phát triển các khái niệm chung về sản phẩm. Phần thứ hai nêu lên hƣớng thực

hiện cho yếu tố giá và truyền thông trong chiến lƣợc marketing cho sản phẩm.

5.1.1. Hƣớng phát triển các khái niệm chung về sản phẩm xanh dùng

trong văn phòng.

Trong quá trình phát triển sản phẩm, những ngƣời lên kế hoạch thực hiện

sản phẩm mới cần phải xem xét cả ba khía cạnh của sản phẩm: sản phẩm cốt lõi,

sản phẩm thực tế và sản phẩm cộng thêm. Đối với sản phẩm xanh dùng trong văn

phòng cũng đƣợc xây dựng theo ba khía cạnh trên. Dựa trên kết quả nghiên cứu,

giải pháp cho ba cấp độ của sản phẩm văn phòng xanh đƣợc thể hiện theo sơ đồ

sau:

Page 62: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 62

Hình 4: Sơ đồ 3 cấp độ của sản phẩm văn phòng xanh.

Khi phát triển sản phẩm mới cần chú ý xây dựng giá trị cốt lõi của sản phẩm.

Kết quả của cuộc nghiên cứu đã cho thấy sức khỏe là vấn đề đƣợc ngƣời làm việc

trong văn phòng rất quan tâm. Đồng thời, kiến thức về việc bảo vệ sức khỏe

trong môi trƣờng làm việc cũng đang đƣợc phổ biến rộng rãi, đƣợc giới văn

phòng quan tâm tìm hiểu. Ngƣời ta đã có hiểu biết hơn về việc những khí thải từ

thiết bị hay hóa chất làm văn phòng phẩm có thể gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa,

nhận thức cần phải bảo vệ môi trƣờng là rất cao, đa số cũng hiểu đƣợc vai trò của

doanh nghiệp và cả chính cá nhân trong công cuộc bảo vệ môi trƣờng chung.

Chính vì thế dẫn đến nhu cầu cho những sản phẩm có thể thỏa mãn đƣợc cả về

công dụng, đồng thời đem lại sự an toàn cho sức khỏe và cả khả năng bảo vệ môi

trƣờng. Khi đƣa ra một ý tƣởng cho sản phẩm mới, ngoài chức năng cơ bản,

doanh nghiệp cần chú ý đến việc ảnh hƣởng sức khỏe của ngƣời sử dụng sản

phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thiết bị văn phòng, bởi

giới văn phòng đánh giá sự ảnh hƣởng của thiết bị văn phòng đối với sức khỏe là

rất cao. Nếu sản phẩm chỉ đơn thuần đƣa ra yếu tố chức năng và bảo vệ môi

trƣờng làm giá trị cốt lõi thì sẽ không gây đƣợc sự ảnh hƣởng, bởi nhƣ phân tích

ở chƣơng 2, con ngƣời cần đƣợc thỏa mãn nhu cầu an toàn về sức khỏe trƣớc, sau

đó mới đến nhu cầu đƣợc tôn trọng và tự khẳng định mình. Từ nhu cầu trong việc

bảo vệ sức khỏe ngay tại môi trƣờng làm việc và mong muốn chung tay bảo vệ

Sản phẩm gia tăng

Sản phẩm thực tế

Sản phẩm cốt

lõi

• chức năng

• không ảnh hưởng

sức khỏe

• bảo vệ môi trường

Chất

lượng

Bao

bì dán

nhãn

xanh

Chế độ bảo hành tốt (đặc biệt

với sản phẩm tái chế)

Page 63: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 63

môi trƣờng của khối văn phòng, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dùng

trong văn phòng ngoài việc xác định hình thức sản phẩm phù hợp với nhu cầu,

còn cần phải chú ý đến kỹ thuật để tạo ra sản phẩm. Hiện nay, đánh giá của

ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm xanh vẫn phụ thuộc khá nhiều vào doanh

nghiệp, nếu công đoạn sản xuất ra sản phẩm không đƣợc “xanh hóa” sẽ gây ảnh

hƣởng tiêu cực đối với ngƣời tiêu dùng. Bằng chứng là tỷ lệ ngƣời ƣu tiên sử

dụng những sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc nhận ISO về môi trƣờng cao hơn

hẳn những sản phẩm đƣợc gắn nhãn môi trƣờng xanh. Doanh nghiệp sản xuất sản

phẩm văn phòng nên đầu tƣ vào yếu tố kỹ thuật kỹ lƣỡng từ khâu nguyên liệu

đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Không nên vi phạm các yếu tố về môi trƣờng và

trách nhiệm xã hội trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm.

Sau khi đã xác định đƣợc những giá trị cốt lõi cho sản phẩm, cần phải đƣa

ra sản phẩm thực tế để chuyển tới tay ngƣời tiêu dùng. Lúc này, cần quan tâm

đến chất lƣợng của sản phẩm là chủ yếu. Đối với việc chuyển sang sử dụng sản

phẩm xanh, yếu tố mà khối văn phòng quan tâm đến chính là chất lƣợng của sản

phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng là yếu tố quan tâm hàng đầu trong

việc chọn lựa sản phẩm rồi mới đến giá cả. Một sản phẩm đƣợc cho là tốt cho

ngƣời sử dụng, không gây hại môi trƣờng, mức giá ngang bằng hoặc chênh lệch

ít so với sản phẩm thông thƣờng nhƣng chất lƣợng thua kém cũng không đƣợc sự

chấp nhận từ phía ngƣời tiêu dùng. Nên chú trọng vào yếu tố chất lƣợng để tạo

ấn tƣợng tốt với khách hàng. Hơn nữa, giới văn phòng là giới tri thức, có khả

năng tiếp cận và tìm kiếm thông tin rất nhanh. Chính vì thế đối với sản phẩm tái

chế ngƣời tiêu dùng thƣờng có cái nhìn tiêu cực về chất lƣợng sản phẩm. Tuy

nhiên, vì nhận thức đối với việc bảo vệ môi trƣờng cao nên sản phẩm tái chế lại

nhận đƣợc một sự ủng hộ từ những ngƣời làm việc tại văn phòng. Do đó sử dụng

nguyên vật liệu tái chế trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng tạo nên một yếu tố

đặc trƣng của sản phẩm tác động tích cực đến hành vi sử dụng sản phẩm văn

phòng xanh. Các doanh nghiệp có thể tạo ra một dòng sản phẩm mới, sử dụng

nguyên liệu đầu vào từ các sản phẩm đã qua sử dụng thu mua đƣợc từ ngƣời tiêu

dùng và tái chế lại, trong quá trình tung sản phẩm ra thị trƣờng tất nhiên yếu tố

này cũng đƣợc đề cập đến trên các phƣơng tiện truyền thông, nhƣ vậy có thể

đánh vào nhận thức và mong muốn bảo vệ môi trƣờng của khách hàng, khuyến

khích tiêu thụ cả 2 loại sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đầu tƣ vào dây

chuyền tái chế vật liệu và sản xuất sản phẩm mới cùng các yếu tố kỹ thuật khác

đòi hỏi một sự vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp.

Page 64: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 64

Yếu tố thứ hai cần quan tâm trong việc đƣa sản phẩm thực tế đến tay

ngƣời tiêu dùng đó là bao bì, đóng gói. Cách đóng gói, làm bao bì sáng tạo có thể

tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp cho các doanh

nghiệp kinh doanh sản phẩm văn phòng xanh trong việc thực hiện bao bì chính là

các tính chất thân thiện với môi trƣờng của sản phẩm nên đƣợc thể hiện rõ ràng.

Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết những sản phẩm xanh đƣợc ƣu tiên lựa

chọn với mức độ thể hiện thông tin “xanh” rõ ràng trên bao bì của sản phẩm. Tuy

nhiên, trƣớc khi nghĩ đến sản phẩm xanh, doanh nghiệp nên “xanh hóa” chính

mình để có đƣợc sự tin tƣởng và cái nhìn tích cực từ phía ngƣời tiêu dùng. Bộ

tiêu chuẩn ISO về môi trƣờng có đƣợc là một lợi thế, vì cho đến hiện nay đây vẫn

là tiêu chí đánh giá phổ biến của ngƣời tiêu dùng Việt Nam về doanh nghiệp.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng trƣớc, ngƣời tiêu dùng cần hiểu rõ mình đang mua gì,

dùng gì. Chính vì vậy các thông tin liên quan đến tính năng, nguyên liệu thân

thiện với môi trƣờng nên đƣợc thể hiện rõ trên bao bì, hay thậm chí ngay trên sản

phẩm. Các tài liệu giới thiệu đính kèm sản phẩm hay các quảng cáo về sản phẩm

cần phải nêu rõ những lợi ích đem lại từ sản phẩm xanh đó, ví dụ nhƣ an toàn và

tốt cho sức khỏe, tiết kiệm điện, giảm chi phí vận hành,v.v.. Những ngƣời làm

marketing cần phải cho khách hàng thấy đƣợc mức giá cho sản phẩm xanh sẽ

đƣợc chuyển đổi thành những giá trị, lợi ích lâu dài mà sản phẩm đem lại. Để có

thể gói gọn ý nghĩa xanh của sản phẩm trên bao bì, nhãn môi trƣờng xanh là một

giải pháp hợp lý và tích cực. Nhìn chung phản ứng đối với nhãn môi trƣờng xanh

rất khả quan. Doanh nghiệp nên cố gắng để đƣợc cấp nhãn môi trƣờng xanh của

Việt Nam và quốc tế. Mặc dù hiện nay nhãn môi trƣờng xanh Việt Nam chƣa

đƣợc phổ biến và vẫn còn sự không tin tƣởng đối với một số ngƣời, nhƣng với

chiến dịch “Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang khá phổ biến và thành

công, kết hợp với xu hƣớng bảo vệ môi trƣờng, trong năm 2011 khi Bộ Tài

Nguyên và Môi trƣờng bắt đầu chiến dịch phổ biến rộng rãi kiến thức về nhãn

môi trƣờng xanh Việt Nam ắt hẳn sẽ tạo đƣợc sự tin tƣởng ở phần lớn ngƣời dân.

Cuối cùng, tạo ra sản phẩm cộng thêm sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy

hài lòng và tin tƣởng hơn đối với sản phẩm. Sản phẩm cộng thêm đối với từng

loại mặt hàng, từng doanh nghiệp sẽ có chiến lƣợc phát triển phù hợp nhƣ dịch

vụ hậu mãi, lắp đặt, bảo hành hay giao hàng tận nơi,v.v.. Tuy nhiên, xét riêng về

sản phẩm tái chế, nên có một chế độ bảo hành đƣợc thiết kế thật kĩ lƣỡng để qua

đó truyền đạt thông điệp đến khách hàng về một chất lƣợng sản phẩm tốt nhất có

thể. Tƣ tƣởng sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế bị ảnh hƣởng đến chất lƣợng

Page 65: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 65

còn rất nhiều, và chƣa có sự giải thích rõ ràng nào đối với việc nguyên liệu có

ảnh hƣởng đến chất lƣợng ra sao. Chính vì thế sẽ tạo sự hoang mang trong khách

hàng và dẫn đến tuy ủng hộ sử dụng nhƣng quyết định mua hàng lại không chắc

chắn. Để xây dựng lòng tin với khách hàng thì bên cạnh một thƣơng hiệu tốt, chế

độ bảo hành tốt là một giải pháp thích hợp.

5.1.2. Hƣớng thực hiện giá và truyền thông.

Sau khi sản phẩm đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, cần

phải thông qua định giá sản phẩm và thực hiện việc tung sản phẩm ra thị trƣờng.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số giải pháp cho việc định giá và truyền thông

đƣợc đề ra nhƣ sau:

Với mỗi sản phẩm xanh đƣợc bán ra, nếu giống nhau về chất lƣợng thì

mức giá đƣa ra chỉ nên nằm trong khoảng chênh lệch 5-10% so với giá bán sản

phẩm bình thƣờng. Tuy nhiên với sản phẩm làm từ vật liệu tái chế lại có cái nhìn

khác biệt hơn về giá cả. Với sự thiếu hụt trong hiểu biết về ảnh hƣởng của

nguyên vật liệu đến chất lƣợng sản phẩm nhƣ thế nào khiến ngƣời tiêu dùng dễ

có cái nhìn tiêu cực với sản phẩm tái chế, dẫn đến mức lo ngại cao cho việc

nguyên vật liệu sẽ ảnh hƣởng chức năng và không chấp nhận bỏ ra một khoảng

chi phí cao hơn bình thƣờng cho sản phẩm tái chế. Để khắc phục vấn đề này, với

tùy từng loại sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế mà nên có sự đầu tƣ kĩ càng để

hiểu đƣợc khoảng cách giữa nhận thức của khách hàng và chất lƣợng thực sự của

sản phẩm. Nếu khách hàng có cái nhìn sai lệch về chất lƣợng của sản phẩm do

nguyên liệu gây ra, nên có chiến lƣợc truyền thông thích hợp để khách hàng hiểu

rõ hơn. Cần kết hợp với một chính sách bảo hành tốt để tạo sự tin tƣởng cho

ngƣời tiêu dùng để chứng minh chất lƣợng sản phẩm. Nếu thật sự nguyên liệu

làm ảnh hƣởng đến sản phẩm, tùy từng mức ảnh hƣởng mà có mức giá phù hợp,

không phải lúc nào cũng áp dụng một mức giá cao hơn đối với sản phẩm xanh.

Ngƣời tiêu dùng hiện nay đã rất khôn khéo trong tiêu dùng, đặc biệt với giới tri

thức họ không khó khăn gì mấy trong việc tìm kiếm thông tin mong muốn. Chính

vì vậy, sự trung thực đối với khách hàng là điều cần thiết. Hơn nữa, với kết quả

khảo sát cũng cho thấy, khối văn phòng chấp nhận sử dụng sản phẩm tái chế và

cũng chấp nhận chi tra một mức giá cao hơn cho sản phẩm tái chế. Có thể thấy vì

mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe, một số ngƣời vẫn chấp nhận bỏ ra số

tiền cao hơn. Tùy theo mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm văn

phòng mà khai thác đối tƣợng phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hạn

chế tối đa sự ảnh hƣởng từ nguyên liệu tái chế đến chất lƣợng sản phẩm và điều

Page 66: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 66

chỉnh mức giá hợp lý cho từng loại sản phẩm. Việc tìm kiếm công nghệ hoặc

sáng kiến tạo ra sản phẩm tái chế có chất lƣợng tốt và giá cả phù hợp là vấn đề

đƣợc đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, muốn vậy phải có sự hỗ trợ

từ phía nhà nƣớc. Cụ thể là cần có có những chính sách khuyến khích đầu tƣ, hỗ

trợ vốn cho các doanh nghiệp để tái chế nguyên vật liệu.

Giải pháp về truyền thông đƣợc đề cập sau đây là để tạo nền tảng cho việc

“đào tạo”, tạo ra nhu cầu và sự thôi thúc hành động đối với khối văn phòng trong

việc sử dụng sản phẩm văn phòng xanh, không phải để quảng bá cho một sản

phẩm văn phòng cụ thể nào. Thông qua kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy nhận

thức của giới văn phòng rất cao trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, nhận

thức về vai trò cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa thực sự tích cực

lắm. Cần có sự tác động để đẩy mạnh yếu tố nhận thức này cao hơn, kết hợp với

nhận thức về việc doanh nghiệp cần thực hiện bảo vệ môi trƣờng nhằm tạo ra

động lực thúc đẩy nhân viên khối văn phòng đƣa ra những ý kiến đóng góp tác

động đến quá trình mua sản phẩm dùng trong văn phòng của doanh nghiệp. Để

tác động đến nhận thức của khối văn phòng, doanh nghiệp bán sản phẩm dùng

trong văn phòng có thể sử dụng những công cụ truyền thông gắn với thông điệp

cho ngƣời tiêu dùng thấy rằng việc lựa chọn sử dụng sản phẩm của họ có liên

quan mật thiết đến giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Theo nghiên cứu của

Cimigo (2010) về tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam cho thấy 40% ngƣời sử

dụng internet là giới trí thức, văn phòng và 70% ngƣời sử dụng cho biết họ cảm

thấy đây là nơi tin cậy để tìm kiếm thông tin. Trong đó 93% sử dụng internet để

đọc tin tức. Nhƣ vậy các bài báo đƣợc đăng trên các trang tin tức đƣợc nhiều

ngƣời đọc nhƣ Tuổi trẻ, Thanh niên và VNexpress sẽ gây đƣợc sự chú ý, tin

tƣởng, lâu dài sẽ tạo ra tác động đối với nhận thức của mỗi ngƣời dân trong việc

chọn lựa và sử dụng sản phẩm xanh. Tuy nhiên, các bài viết cần mang tính khách

quan để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, bởi nhìn chung ngƣời dân thành phố Hồ Chí

Minh vẫn còn những hoài nghi đối với thông tin đƣợc đăng trên internet. Ngoài

ra, kênh truyền thông thứ hai tác động tốt và tạo sự tin tƣởng cao đối với ngƣời

dân đó là tivi. Những đoạn phóng sự tài liệu nói về vấn đề môi trƣờng, những

đoạn quảng cáo mang tính xã hội nói lên vai trò của mỗi cá nhân trong việc chọn

lựa sử dụng sản phẩm xanh góp phần giải quyết vấn đề môi trƣờng cũng sẽ có tác

dụng tốt đối với nhận thức.

Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ủng hộ của nhân viên

văn phòng trong việc chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng

Page 67: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 67

là rất cao. Đồng thời, ngƣời tiêu dùng cũng ủng hộ sản phẩm của những công ty

có thực hiện trách nhiệm xã hội, biết tham gia bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu

cũng cho thấy doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO về môi trƣờng sẽ tạo đƣợc sự

tin tƣởng, ƣu tiên lựa chọn trong quyết định mua hàng. Nhƣ vậy, điều này sẽ tạo

thành một lợi thế trong việc truyền thông khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm

văn phòng xanh đƣa sản phẩm của mình ra thị trƣờng. Nhấn mạnh vào yếu tố

xanh của sản phẩm và doanh nghiệp xanh sẽ gây đƣợc thiện cảm và tạo đƣợc

mức ủng hộ cao.

Những giải pháp đƣợc đề xuất ở trên chỉ mang tính khái quát chung cho

các sản phẩm dùng trong văn phòng xanh. Tùy từng sản phẩm cụ thể mà doanh

nghiệp nên xác định chiến lƣợc rõ ràng và phù hợp dựa trên những giải pháp

chung đã đƣợc đề cập trong nghiên cứu này.

5.2. Kiến nghị.

Sau quá trình nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng trong việc sử

dụng sản phẩm xanh, có thể thấy kết quả là thái độ của giới văn phòng rất tích

cực với việc bảo vệ môi trƣờng, sử dụng sản phẩm xanh dùng trong văn phòng và

tham gia vào mô hình văn phòng xanh. Đây là dấu hiệu tốt để các nhà sản xuất

sản phẩm dùng trong văn phòng nên chuyển sang mảng sản phẩm xanh. Tuy

nhiên, để thực hiện đƣợc thì ngoài việc hiểu rõ hành vi của nhân viên khối văn

phòng, còn cần có sự tác động của nhà nƣớc.

Để hỗ trợ cho các giải pháp đối với các sản phẩm xanh nêu trên, từ phía

nhà nƣớc nên có sự ràng buộc về pháp luật trong việc thực hiện trách nhiệm xã

hội và mua sản phẩm xanh đối với các doanh nghiệp. Các chính sách trách nhiệm

xã hội cần phải làm rõ ngoài vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong việc đối ngoại,

doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các biện pháp đối nội, tạo sự dễ dàng trong

tƣơng tác giữa các cấp. Có nhƣ vậy với nhận thức bảo vệ môi trƣờng, cùng với

mong muốn đƣợc đảm bảo sức khỏe nơi làm việc của khối văn phòng mới đƣợc

đề xuất để doanh nghiệp đáp ứng, tạo điều kiện cho phát triển thị trƣờng sản

phẩm dùng trong văn phòng xanh.

Mặt khác, vẫn còn rất đông đảo những ý kiến nghi ngờ các tuyên bố xanh

của các doanh nghiệp, các thông điệp xanh đang dần trở nên phổ biến đồng nghĩa

với sự nghi ngờ của ngƣời tiêu dùng với các thông điệp này cũng gia tăng. Chính

vì thế từ phía nhà nƣớc Việt Nam cũng nên có các chƣơng trình để đào tạo, phổ

Page 68: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 68

cập kiến thức cho ngƣời dân để có thể phân biệt đƣợc các tuyên bố về môi trƣờng

thật và giả từ phía doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần nâng cao nhận thức cộng đồng về

các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng,

thông qua giáo dục không chỉ cho những ngƣời tiêu dùng hiện tại, mà cho cả các

thế hệ trẻ mai sau. Truyền thông, và thông tin quảng cáo phải mang tính chuyên

nghiệp, cần làm đồng bộ tránh làm theo phong trào giúp ngƣời dân có đủ thông

tin và kiến thức khi mua hàng.

Hơn nữa, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản

xuất và phát triển sản phẩm xanh, Nhà nƣớc nên có chính sách thuế ƣu đãi đối

với các ngành công nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm xanh, giảm thuế đối với

các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thân thiện với môi trƣờng mà trong nƣớc

chƣa thể sản xuất đƣợc, hỗ trợ đầu tƣ đổi mới công nghệ và hỗ trợ thị trƣờng tiêu

thụ sản phẩm, hỗ trợ nhất định về lãi suất vay vốn.

Cuối cùng, xét riêng về mặt sản phẩm tái chế có thể thấy họat động tái chế

có ý nghĩa to lớn về kinh tế và môi trƣờng, nhƣng do chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ,

hiện nay lại có tác dụng ngƣợc lại đến môi trƣờng và con ngƣời, làm giảm lòng

tin của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm tái chế . Do đó việc tái sử dụng tái chế

phải trở thành luật, nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế “ tái sử dụng” phát triển

sản xuất sạch, đồng thời gây dựng lại lòng tin của ngƣời tiêu dùng đối với sản

phẩm tái chế.

5.3. Giới hạn đề tài

Trong quá trình nghiên cứu còn gặp phải nhiều giới hạn. Thứ nhất, phạm

vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung ở các đối tƣợng là nhân viên văn phòng tại

thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy tính đai diện cho khối văn phòng trên tổng thể cả

nƣớc Việt Nam không cao, nếu đem vào áp dụng cho phạm vi cả nƣớc cần đƣợc

cân nhắc kĩ lƣỡng. Thứ hai, mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp thuận tiện, ngẫu

nhiên bằng việc gửi mail và phỏng vấn trực tiếp tại các cáo ốc văn phòng nên có

nhiều ngƣời trong cùng 1 doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn. Mẫu ngẫu nhiên nên

không có sự chính xác cao nhƣ chọn mẫu theo phân tầng. Không có sự khống chế

về mẫu trong độ tuổi, giới tính và chức vụ của ngƣời trả lời. Thứ ba, phƣơng

pháp đo lƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng số liệu thống

kê và giá trị trung bình để chỉ ra xu hƣớng trung tâm, còn những tác nhân khác

ảnh hƣởng đến hành vi. Bản câu hỏi đƣợc thực hiện khá dài nên có thể có sai sót

trong quá trình trả lời phỏng vấn, bởi đáp viên không đƣợc hài lòng với mức độ

Page 69: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 69

thời gian. Thứ tƣ, cuộc nghiên cứu xem xét trong đối tƣợng nhân viên văn phòng

nhƣng chỉ chủ yếu xét đến các yếu tố tâm lý ảnh hƣởng đến hành vi, các yếu tố

về nhân khẩu học không đƣợc đề cập đến, vì vậy khi áp dụng kết quả nghiên cứu

vào một sản phẩm cụ thể cần xét thêm yếu tố nhân khẩu học để so sánh với phân

khúc thị trƣờng của sản phẩm nếu cần thiết. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chỉ

đánh giá trên phƣơng diện khái quát chung về hành vi của nhân viên văn phòng

đối với sản phẩm văn phòng xanh, không nghiên cứu cụ thể trên một sản phẩm

nào.

Page 70: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Việt Nam

- AC Neilson Grocery Report tháng 8/2010, website Neilson Việt Nam,

http://vn.nielsen.com/site/documents/NielsenVietnamGroceryReportAugust2

010.pdf , ngày tiếp cận 28/9/2010.

- Ái Vân, Tiêu dùng xanh: Bảo vệ sức khỏe chính mình, website Sài Gòn Giải

Phóng online, http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2010/9/237710/ , tiếp

cận ngày 27/9/2010.

- Cimigo (2010), Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển internet tại Việt Nam,

www.cimigo.vn , tiếp cận ngày 17/12/2010.

- Đỗ Hoàng Oanh, Sản phẩm xanh, Website Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng,

http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.jsp?id=00000000000000006

870&idParent=00000000000000003039&idCap=1 , tiếp cận ngày 27/9/2010.

- Nguyễn Hùng, Công trình xanh: Vì sao ít, website Nhịp cầu đầu tƣ,

http://www.nhipcaudautu.vn/Article.aspx?page=2&id=4274 , 27/9/2010.

- Nguyễn Triều, Không chọn sản phẩm không thân thiện môi trường, website

Báo mới, http://www.baomoi.com/Info/Khong-chon-san-pham-khong-than-

thien-moi-truong/45/4605093.epi , tiếp cận ngày 27/9/2010.

- Phillip Kotler, Marketing Management, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, 2008,

trang 198 - 240.

- Trần Xuân Khiêm, Nghiên cứu tiếp thị, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, 2007

Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài.

- Alba J.W., (2000), Dimensions of consumer expertise – or lack thereof.

Advances in Consumer Research, vol 27, trang 1-9.

- Alba, J. and J. W. Hutchinson, (1987) Dimensions of consumer expertise.

Journal of Consumer Research 13.

- Andrew Gilg, Stewart Barr, Nicholas Ford (2005), Green consumption or

sustainable lifestyle? Indentifying the sustainable consumer, Department of

Geography, University of Exeter, UK, http://www.sciencedirect.com , ngày

tiếp cận 13/10/2010.

- Ann P.Minton và Randall L.Rose (1997), The effects of environmental

concern on environmentally friendly consumer behavior: An exploratory

study, Journal of Business research, Vol 40, trang 37-48.

Page 71: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 71

- Antil và Benett (1979), Socially Responsible consumption behavior: SRCB,

Handbook of marketing scales: Muilti-item measure for marketing and

consumer behavior research, 1999, trang 139-141.

- Antil, J.H (1984), The construction and validation of an instrument to

measure socially responsible consumers, AMA Combined conference

Proceedings, Vol 36, Spring and Fall, trang 304-11.

- Bang Commonwealth của Australia (2001), Green office guide, website của

Australian Government/ Department of Climate change and Energy

Effiencency,

http://www.energyrating.gov.au/library/pubs/greenofficeguide.pdf , tiếp cận

ngày 20/9/2010.

- Caroll Archie (1999), “Cooperate social responsibility: Evolution of a

definitional construct” , Business & Society, Vol. 38, trang 268-295.

- Coddington (1990), It’s no fad; environmentalism is now a fact of corporate

life, Marketing news, trang 7.

- Dispoto, R.G. (1977), Interrelationships among measures of environmental

activity, emotionally and knowledge, Educational and Psychological

Measurement, vol 37, trang 451-459.

- Frederick E.Webster, Jr. and Yoram Wind (1972), A General Model for

Understanding Organizational Buying Behavior, Journal of Marketing, Vol

36, trang 12-19.

- Green Seal (2009), 82% of consumers buying green despite battered

economy, website Green Seal,

http://site.powerofgreenschools.com/uploads/pr_greenbuyingresearch.pdf ,

ngày tiếp cận 8/10/2010.

- Guagnano, G.A. (2001), Altruism and market-like behavior: an analysis of

willingness to pay for recycle paper products”, Population and environment,

Vol 22 No.4, trang 425-38.

- Heimbach, Johansson, và MacLachlan (1989). Product familiarity,

information processing and country-of-origin cues, Advances in Consumer

Research 16, trang 460 - 467.

- Hoch và Deighton (1989), Managing what consumers learn form experience,

Journal of Marketing, Vol 53, trang 1-20.

- Jay (1990), Green about the tills: markets discover the eco consumer,

Management Review, Vol 79, trang 24.

Page 72: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 72

- Julie Stein and Ann Koontz (2009), Green Marketing Trends,

http://www.enterpriseworks.org.

- Kilkeary (1975), The energy crisis and decision making in the family.

Washington, DC: U.S Department of Commerce.

- Kinnear, T.C , Taylor, J.R và Ahmed, S.A (1974), Ecologically concerned

consumers: who are they”, Journal of Marketing, Vol 38, trang 20-4.

- Micheal Solomon (2006), Consumer behavior: A Europian Perspective,

Peason Education Limited, England.

- Leila Hamzaouri Essoussi và Jonathan D.Linton (2010), New or recycled

products: How much are consumers willing to pay?, Journal of consumer

marketing, trang 458-468.

- Lois A.Mohr, Deborah J.Webb, and Katherine E.Harris (2001), Do

Consumers expect companies to be Socially responsible? The impact of

Corporate Social Responsibility on Buying Behavior, The Journal of

Consumer Affairs, Vol.35. trang 45-72.

- Lund, R.(1982), Remanufacturing; United States, Experience and

Implications for Developing Nations, The World Bank, Washington, DC.

- Magarita Tsoutsoura (2004), Cooperate social responsibility and Financial

performance, Applied Financial Project,

http://escholarship.org/uc/item/111799p2 , tiếp cận ngày 6/12/2010.

- Min,Hokey, and Galle, William, (1997), Green purchasing strategies:

Trends and implications, International Journal of Purchasing and Materials

Management, trang 1-17

- Minette E.Drumwright (1994), Socially Responsible Organizational Buying:

Environmental Concern as a noneconomic buying criterion, Journal of

Marketing, Vol.58, trang 1-19.

- Mobley, A.S., Painter, T.S., Untch, E.M. và Rao Unnava,H. (1995),

Consumer evaluation of recycle products, Psychology and Marketing, Vol 12

No.3, trang 165-76.

- Moore, P. (1992), Cost effective collection of recyclable, Biocycle, Vol 33

no.7, trang 36-7.

- Ottman (1992) Sometimes consumers will pay more to go green, Marketing

News, Vol 26, trang 16.

- Park, C.W., Mothersbaugh, D.L., và Feick, L. (1994), Consumer knowledge

assessment, Journal of consumer research, vol 21, trang 71-82.

Page 73: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 73

- Robert và Bacon (1997), Exploring the subtle relationships between

environmental concern and ecologically conscious consumer behavior,

Journal of Business Research, Vol 40, trang 79-89.

- Robinson, P.J and Faris, C.W (1967), Industrial Buying and Creative

Marketing, Boston, Allyn and Bacon, 1967.

- Schlossberg (1991), Americans passionate about the environment? Critic

says that, Marketing News, Vol 25, trang 8-10.

- Simon, F.L. (1992), Marketing green product in the triad, Columbia J World

Bus, 27, trang 268-285.

- Straughan, Robert D. and Roberts, James A. (1999), Environmental

segmentation alternatives: A look at green consumer behavior in the new

millennium, Journal of consumer marketing, Vol 16, pp 558-575.

- Suchard, H.T và Polonski, M.J (1991), A theory of environment buyer

behavior and its validity: the environmental action-behavior model, AMA

Summer Educators’ Conference Proceedings, American Marketing

Association, Chicago, Il, vol 2, trang 187-201.

- Tháp nhu cầu Maslow, http://www.biz-development.com , tiếp cận ngày

25/9/2010

- TNS (2008), Our green world, website TNS Global Market Research,

http://www.tnsglobal.com/_assets/files/TNS_Market_Research_Our_Green_

World.pdf , tiếp cận ngày 2/11/2010.

- V.Dassapa and C.Maggioni (1993), Reuse and Recycling-Reverse Logistic

Opportunities, Oak Brook,IL; Council of Logistics Management, 1993.

- Valiere và Dunlap (1981), The social bases of environmental concern: a

review of hypotheses, explanations, and empirical evidence”, Public Opinion

Quarterly, Vol 44, trang 181-97.

- Website Green Office của Phần Lan, http://www.wwf.fi/green_office/ , tiếp

cận ngày 25/10/2010.

- World Business Council for Sustainable Development (2007), Sustainable

Consumption facts and trend: From a business perspective, website World

Business Council for Sustainable Development,

http://www.wbcsd.org/DocRoot/I9Xwhv7X5V8cDIHbHC3G/WBCSD_Susta

inable_Consumption_web.pdf, tiếp cận ngày 30/9/2010.

Page 74: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 74

PHỤ LỤC

Biểu đồ:

Biểu đồ 10: Mức độ tham gia vào các giai đoạn mua hàng

8.63 5.10 9.0218.43

8.24

8.245.49

11.37

11.37

8.63

10.98

7.06

9.80

14.90

9.80

21.96

24.71

21.57

20.39

19.61

25.88

25.49

21.57

14.51

21.18

17.2521.57

15.6913.73

18.82

7.06 10.59 10.98 6.6713.73

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Nêu ý thức

mua sản phẩm

Mô tả nhu cầu với sản phẩm

Xác định quy

cách kỹ thuật

của sp

Tìm kiếm người bán

Đánh giá sản

phẩm đã mua

Tham gia rất nhiều

Có tham gia tương đối nhiều

Có tham gia nhưng hơi ít

Bình thường

Hơi không tham gia

Tương đối không tham gia

Rất không tham gia

Page 75: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 75

Biểu đồ 11: Tỷ lệ % mức độ ủng hộ sử dụng sản phẩm tái chế

Biểu đồ 12: Tỷ lệ % Mức độ chấp nhận giá sản phẩm tái chế cao hơn sản phẩm thường

3.14 2.75

4.71

13.73

24.31

18.82

32.55

Rất không đồng tình

Tương đối không đồng tình

Hơi không đồng tình

Phân vân

Hơi đồng tình

Tương đối đồng tình

Rất đồng tình

13.33

15.69

12.94

21.57

18.82

7.84

9.80

Rất không đồng tình

Tương đối không đồng tình

Hơi không đồng tình

Phân vân

Hơi đồng tình

Tương đối đồng tình

Rất đồng tình

Page 76: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 76

Biểu đồ 13: Mức độ lo ngại nguyên liệu tái chế ảnh hưởng chất lượng sản phẩm (%)

Biểu đồ 14: Mức độ quan tâm đến các yếu tố khi lựa chọn sử dụng sản phẩm xanh.

2.75

5.104.31

18.82

27.84

23.53

17.65

Rất không đồng tình

Tương đối không đồng tình

Hơi không đồng tình

Phân vân

Hơi đồng tình

Tương đối đồng tình

Rất đồng tình

1.96 2.35 3.53

18.0425.10 26.27 22.75

1.18 1.18 2.35

13.73

28.24 28.2425.10

0.39 0.78 0.78

8.63

17.6527.45 44.31

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Quan tâm đến chất lượng sản phẩm

Quan tâm đến giá sản phẩm

Quan tâm đến khả năng chi trả của doanh nghiệp

Page 77: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 77

Biểu đồ 15: Sự ưu tiên lựa chọn nhãn môi trường xanh VN so với Mức độ ưu tiên chọn

sản phẩm được dán nhãn môi trường xanh.

Hình 16: Mức độ tương tác giữa nhân viên và người mua hàng (N=215)

0.39 1.96 2.75

11.37

23.5320.00 20.78

0.781.96 1.96

4.31

2.75

3.53 3.92

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

Rất không ưu tiên

Tương đối

không ưu tiên

Hơi không ưu tiên

Phân vân

Hơi ưu tiên

Tương đối ưu

tiên

Rất ưu tiên

Mức độ ưu tiên chọn sản phẩm dán nhãn môi trường xanh.

Không

4.651.40 2.33

0.47 0.47

6.98

2.333.26

0.47 0.00

6.05

2.792.33

0.00

10.70

6.51

11.16

1.400.00 0.93

9.30

4.65

7.91

0.47

3.26

1.40

3.26

0.93

0.47

0.93

0.93

1.40

0.000%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Rất dễ dàng

Tương đối dễ dàng

Hơi dễ dàng

Bình thường

Hơi không dễ dàng

Tương đối không dễ dàng

Rất không dễ dàng

Page 78: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 78

Biểu đồ 17: Mức độ dễ dàng trong tương tác giữa quản lý và người mua hàng (N=32)

Hình 18: Mức độ dễ dàng trong tương tác giữa giám đốc/director và người mua hàng

(N=8)

6.253.13

0.00

6.25

6.25

0.00

6.25

0.003.13

0.00 0.00

3.13

6.25

15.63

0.00 0.00

15.63

6.25

12.50

0.00 0.00 0.00

3.13

6.25

0.00 0.00 0.000%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Rất dễ dàng

Tương đối dễ dàng

Hơi dễ dàng

Bình thường

Hơi không dễ dàng

Tương đối không dễ dàng

Rất không dễ dàng

12.5

0 0 0 0

12.5

12.5

12.5

0 0 0 0

12.5 12.5

0 0 0 0

12.5 12.5

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

Rất dễ dàng

Tương đối dễ dàng

Hơi dễ dàng

Bình thường

Hơi không dễ dàng

Tương đối không dễ dàng

Rất không dễ dàng

Page 79: BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ I H C HOA SEN KHOA KINH T Igreenmarketing.wikispaces.com/file/view/Khóa+luận+tốt+nghiệp... · trực tiếp và trực tuyến, ... Các yếu

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khóa luận tốt nghiệp 79

Hình 19: Mức độ tham gia theo chức vụ trong quá trình mua sản phẩm dùng trong văn

phòng xanh.

Bản khảo sát:

10.23

7.91

10.23

22.33

25.12

17.21

6.98

5.58

5.12

5.58

24.19

25.58

23.72

10.23

9.30

10.70

9.77

20.93

22.79

14.88

11.63

18.60

10.23

14.88

20.93

14.42

13.49

7.44

8.84

7.44

8.84

19.53

20.93

19.07

15.35

6.25

18.75

15.63

28.13

21.88

9.38

3.13

6.25

15.63

21.88

25.00

12.50

15.63

9.38

15.63

9.38

15.63

15.63

25.00

9.38

18.75

15.63

15.63

12.50

15.63

18.75

3.13

6.25

12.50

15.63

12.50

25.00

21.88

6.25

25.00

37.50

37.50

12.50

12.50

50.00

25.00

12.50

12.50

62.50

12.50

12.50

25.00

12.50

37.50

12.50

25.00

12.50

50.00

12.50

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Rất không tham gia

Tương đối không tham gia

Hơi không tham gia

Binh thuong

Có tham gia nhưng hơi ít

Có tham gia tương đối nhiều

Tham gia rất nhiều

Rất không tham gia

Tương đối không tham gia

Hơi không tham gia

Binh thuong

Có tham gia nhưng hơi ít

Có tham gia tương đối nhiều

Tham gia rất nhiều

Rất không tham gia

Tương đối không tham gia

Hơi không tham gia

Binh thuong

Có tham gia nhưng hơi ít

Có tham gia tương đối nhiều

Tham gia rất nhiều

Rất không tham gia

Tương đối không tham gia

Hơi không tham gia

Binh thuong

Có tham gia nhưng hơi ít

Có tham gia tương đối nhiều

Tham gia rất nhiều

Rất không tham gia

Tương đối không tham gia

Hơi không tham gia

Binh thuong

Có tham gia nhưng hơi ít

Có tham gia tương đối nhiều

Tham gia rất nhiều

Nêu ý

thứ

c m

ua s

ản p

hẩm

Mô t

ả n

hu c

ầu v

ới sản p

hẩm

Xác đ

ịnh q

uy

cách k

ỹ th

uật

của

sp

Tìm

kiế

m n

ời bán

Đánh g

iá s

ản p

hẩm

đã m

ua

Nhân viên

Quản lý/Manager

Giám đốc/Director