Top Banner
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA B B Á Á O O C C Á Á O O ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Thanh Hóa, tháng 06 năm 2015
107

BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

Oct 23, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

BBÁÁOO CCÁÁOO

ĐĐIIỀỀUU CCHHỈỈNNHH,, BBỔỔ SSUUNNGG QQUUYY HHOOẠẠCCHH TTỔỔNNGG TTHHỂỂ PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN KKIINNHH TTẾẾ XXÃÃ HHỘỘII

TTỈỈNNHH TTHHAANNHH HHÓÓAA ĐĐẾẾNN NNĂĂMM 22002200,, ĐĐỊỊNNHH HHƯƯỚỚNNGG ĐĐẾẾNN NNĂĂMM 22003300

Thanh Hóa, tháng 06 năm 2015

Page 2: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

i

MỤC LỤC

Phần mở đầu: SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH QUY

HOẠCH ............................................................................................................... 1

Phần thứ nhất: RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN ...... 4

I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ............................................................................... 4

1. Vị trí địa lý kinh tế .................................................................................. 4

2. Điều kiện địa hình và các vùng ............................................................... 4

3. Khí hậu .................................................................................................... 5

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU .................................................... 6

1. Tài nguyên đất ......................................................................................... 6

2. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 7

3. Tài nguyên nước ..................................................................................... 8

4. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 8

5. Tài nguyên biển ....................................................................................... 9

6. Tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch ........................................... 10

III. CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC XÃ HỘI ...................................................... 10

1. Đặc điểm văn hóa và các giá trị truyền thống ....................................... 10

2. Dân số và nguồn nhân lực ..................................................................... 11

Phần thứ hai: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011- 2014 ........................................................... 14

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ........................................................ 14

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch ............................................. 14

2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội ................. 16

2.1. Các ngành kinh tế ......................................................................... 16

2.2. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, khoa học công nghệ ................... 25

2.3. Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu .................. 28

2.4. Quốc phòng - An ninh ................................................................. 28

2.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng .......................................... 29

2.6. Thực trạng phát triển theo không gian lãnh thổ ........................... 32

2.7. Khái quát chung về thực trạng kinh tế - xã hội ............................ 35

II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN ............................ 36

1. Những hạn chế, yếu kém chủ yếu ......................................................... 36

1.1. Về kinh tế ..................................................................................... 36

1.2. Về văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh ................................. 38

1.3. Về kết cấu hạ tầng ........................................................................ 38

2. Nguyên nhân ......................................................................................... 38

2.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 38

Page 3: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

ii

2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................ 39

Phần thứ ba: BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN .............. 40

I. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ...................................................................... 40

1. Bối cảnh thế giới và khu vực ............................................................. 40

2. Tác động của bối cảnh trong nước ........................................................ 43

3. Đánh gía chung điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức ............... 44

3.1. Điểm mạnh (Lợi thế so sánh) ....................................................... 44

3.2. Điểm yếu (Hạn chế) ..................................................................... 44

3.3. Cơ hội ........................................................................................... 45

3.4. Thách thức .................................................................................... 45

II. DỰ BÁO VÀ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ........................ 46

1. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển ......................................... 46

1.1. Phương án 1 ................................................................................. 47

1.2. Phương án 2 ................................................................................. 48

1.3. Phương án 3 ................................................................................. 49

1.4. Lựa chọn phương án phát triển .................................................... 50

2. Đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 .................... 51

Phần thứ tư: ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 ....... 54

A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ......................................................................... 54

B. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 ....................................... 54

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ....................................................................... 54

1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 54

2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 55

II. HƯỚNG ĐỘT PHÁ VÀ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN ................................... 56

1. Hướng đột phá phát triển ................................................................ 56

2. Khu vực ưu tiên phát triển .............................................................. 56

3. Phát triển các ngành, sản phẩm trọng điểm .................................... 57

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ............. 57

1. Phát triển các ngành kinh tế ............................................................ 57

2. Các lĩnh vực xã hội ......................................................................... 67

3. Tài nguyên môi trường và với biến đổi khí hậu ............................. 72

4. Quốc phòng - an ninh ...................................................................... 75

5. Phát triển kết cấu hạ tầng ................................................................ 75

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ ................. 80

1. Phát triển đô thị ............................................................................... 80

2. Xây dựng nông thôn mới ................................................................ 80

Page 4: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

iii

3. Phát triển các vùng kinh tế động lực ............................................... 81

4. Phát triển các vùng kinh tế .............................................................. 82

5. Phát triển mối liên kết vùng ............................................................ 84

C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030 ......................................... 87

1. Mục tiêu chung ............................................................................... 87

2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 87

3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ..................................... 88

3.1. Nông nghiệp ................................................................................. 88

3.2. Công nghiệp ................................................................................. 88

3.3. Dịch vụ ...................................................................................... 89

3.4. Đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng ...................................... 89

3.5. Các vùng kinh tế động lực ........................................................... 90

3.6. Văn hóa – xã hội .......................................................................... 91

3.7. Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu .................. 91

D. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ......................................... 91

Phần thứ năm: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY

HOẠCH ......................................................................................................... 92

I. Giải pháp về Quy hoạch ........................................................................ 92

II. Giải pháp đầu tư ................................................................................... 92

1. Về nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư .................................. 92

2. Các giải pháp huy động vốn ......................................................... 92

3. Định hướng sử dụng vốn đầu tư ..................................................... 94

III. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 95

IV. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp ................................................. 96

V. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ ........................................ 97

VI. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................... 98

VII. Giải pháp về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 99

VIII. Giải pháp về năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải

cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lắng phí. ......................... 100

IX. Giải pháp bảo đảm quốc phòng an ninh ............................................. 101

X. Tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch ............................................. 101

PHỤ LỤC

Page 5: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

iv

CHỮ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CCN Cụm công nghiệp

DTGT Diện tích gieo trồng

GDP Tổng sản phẩm nội địa

GTSX Giá trị sản xuất

GPMB Giải phóng mặt bằng

Giá tt Giá thực tế

Giá 94 Giá so sánh 1994

Giá 2010 Giá so sánh 2010

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KH&CN Khoa học và công nghệ

KCN Khu công nghiệp

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

TDTT Thể dục thể thao

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

VSTP Vệ sinh thực phẩm

VLXD Vật liệu xây dựng

Vùng KTTĐ Vùng Kinh tế trọng điểm

Page 6: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

PHẦN MỞ ĐẦU SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009. Sau 5 năm thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, vị thế của tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá so với bình quân cả nước và các tỉnh lân cận; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tiến bộ; đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị ổn định, quốc phòng được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, kinh tế - xã hội trong nước, trong tỉnh đã có nhiều thay đổi; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 đã được xây dựng và thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Trung ương Đảng đã có nhiều chủ trương mới về phát triển kinh tế - xã hội đất nước; nhiều quy hoạch ngành, vùng, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và cơ chế, chính sách đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới và ban hành, nên một số mục tiêu, chỉ tiêu cũng như những phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã không còn phù hợp. Đặc biệt, sau khi Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động trong quý I và dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng trong quý IV năm 2013, là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Vì vậy, để phù hợp với tình hình mới hiện nay, đồng thời khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là thực sự cần thiết.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020 thông qua tại Đại hội Đảng XI;

Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Bộ Chính trị về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung

Page 7: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

2

ương Đảng (khóa XI) Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thanh Hóa;

Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Thanh Hóa đến 2020;

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2030;

Quyết định số 1114/2013/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020;

Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Page 8: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

3

Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thời kỳ 2011 - 2015;

Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề cương điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến 2030;

Các Quyết định, Chỉ thị có liên quan của Thủ tướng Chính phủ và các quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực phạm vi cả nước, khu vực đến năm 2020 của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến tỉnh Thanh Hóa;

Các quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa và các sở, ngành trong tỉnh.

III. MỤC ĐÍCH

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm xác định phương án phát triển phù hợp trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vận hội mới để xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của Vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

IV. YÊU CẦU

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 và các chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng thời dựa trên thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa; đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện, bối cảnh phát triển mới.

V. SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Số liệu trong điều chỉnh Quy hoạch do Cục Thống kê Thanh Hóa và các ngành cung cấp theo quy định của pháp luật. Phần đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Quy hoạch được sử dụng số liệu thống kê theo giá cố định năm 1994. Phần định hướng, mục tiêu phát triển tính theo giá cố định năm 2010, sử dụng số liệu GRDP do Tổng cục Thống kê dự kiến cho các tỉnh (theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ Tướng Chính phủ và Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Page 9: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

4

PHẦN THỨ NHẤT

RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý kinh tế

Tỉnh Thanh Hóa thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng153 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; có tọa độ địa lý từ 19018’ - 20000’ độ Vĩ Bắc và 104022’ - 106004’ độ Kinh Đông. Ranh giới:

Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình;

Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;

Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;

Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - Nước CHDC Nhân dân Lào.

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.129,48 km2, dân số (2014) xấp xỉ 3,5 triệu người; so với các địa phương trong cả nước, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện.

Vị trí địa kinh tế của tỉnh có đặc điểm nổi bật:

Nằm ở trung tâm kết nối các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ; cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc Tổ quốc và Đông Bắc Lào. Đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nhiều tuyến trục giao thông quốc gia chiều Bắc - Nam (QL1A, QL10, Đường Hồ Chí Minh, tuyến Đường sắt Bắc - Nam), chiều Đông - Tây (QL47, QL45, QL217, QL15A,...); có Cảng nước sâu Nghi Sơn và Cảng hàng không Thọ Xuân. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập của đất nước và khu vực hiện nay, Thanh Hóa có vị trí địa kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh trọng yếu; lợi thế giao lưu kinh tế, thương mại nhiều hướng với nhiều vùng miền trong cả nước và quốc tế, đặc biệt với Bắc Lào. Sự phát triển của tỉnh không chỉ có tác động thúc đẩy, lan tỏa trong phạm vi khu vực phía Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ mà còn tác động tích cực đến phát triển Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và một phần khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.

Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp khu vực miền núi Tây Bắc xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên giới nằm xa các trung tâm kinh tế lớn trong, ngoài tỉnh (huyện xa nhất cách TP Thanh Hóa 240 km) điều kiện đi lại giao lưu với bên ngoài còn hạn chế.

2. Điều kiện địa hình và các vùng

Thanh Hóa có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hơn 2/3

Page 10: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

5

diện tích là đồi núi và được phân thành 03 vùng địa lý rõ rệt, gồm vùng miền núi, đồng bằng và vùng ven biển.

2.1. Vùng miền núi

Gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) diện tích tự nhiên 7.993,19 km2, dân số (2014) khoảng 880,8 nghìn người chiếm 71,8% diện tích và 25,2% dân số toàn tỉnh. Vùng có địa hình phức tạp, nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho phát triển kinh tế, xã hội; có tiềm năng lớn phát triển kinh tế rừng (có hơn 550 nghìn ha đất rừng), phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản, thương mại cửa khẩu trao đổi hàng hóa với Đông Bắc Lào mà trực tiếp là tỉnh Hủa Phăn.

2.2. Vùng đồng bằng

Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn và các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung) diện tích tự nhiên 1.955,5 km2, dân số 1.585,5 nghìn người chiếm 17,6% diện tích và 45,3% dân số toàn tỉnh. Vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Mã và sông Yên; cơ sở hạ tầng khá tốt, điều kiện vị trí thuận lợi cho giao lưu trong, ngoài tỉnh, phát triển kinh tế đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tuy nhiên quỹ đất hạn chế do mật độ dân cư đang ngày càng cao.

2.3. Vùng ven biển

Gồm 06 huyện, thị xã giáp biển (TX Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia) diện tích tự nhiên 1.180,8 km2, dân số khoảng 1.031,7 nghìn người chiếm 10,6% diện tích và 29,5% dân số toàn tỉnh. Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu là đất sa bồi và đất cát, gần bờ có một số đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,...) tổng diện tích các đảo 810 ha. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp, cảng biển, hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, vùng ven biển hiện đang chịu tác động nhiều từ các quá trình động lực biển như triều dâng, mặn hóa.

3. Khí hậu

Thanh Hóa có khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều (tháng 5- 10), nhiệt độ trung bình 27- 280C,lượng mưa trung bình 1.600- 1.650 mm. Mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11- 4), nhiệt độ trung bình 19- 200C, lượng mưa trung bình 250- 300 mm. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10; bão mạnh nhất lên tới cấp 12- 13. Những năm qua, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khá rõ. Thời tiết thay đổi, bão lũ, khô hạn diễn biến phức tạp; nhiệt độ tháng 6 đến tháng 8 có xu hướng tăng lên; mùa khô lưu lượng dòng chảy các sông xuống thấp cộng với triều cường dâng cao gây xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền (có nơi trên 30 km); cường độ mưa, bão tăng lên, gây ngập úng, lũ quét, xói lở bờ biển ngày càng nhiều ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống.

Page 11: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

6

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU

1. Tài nguyên đất

Thanh Hóa có diện tích rộng nhưng dân số lớn, mật độ dân cư đến năm 2014 đã tăng lên khoảng 314 người/km2 cao gấp 1,17 lần bình quân cả nước (268 người/km2). Điều kiện quỹ đất cho phát triển kinh tế- xã hội nhìn chung không có nhiều lợi thế so với các địa phương khác.

1.1. Thổ nhưỡng

Theo kết quả cập nhật điều tra phân loại đất (2013), toàn tỉnh hiện có 10 nhóm đất chính, trong đó: đất cát chiếm 1,77%; đất mặn chiếm 0,54%; đất phù sa chiếm 18,17%; đất đỏ vàng chiếm 4,54%; đất xám chiếm 70,23%; đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 3,68%.

Điều kiện thổ nhưỡng trong tỉnh phần lớn là đất nâu vàng đến đỏ vàng trên các đồi núi thấp và đất đồng bằng sa bồi thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Vùng miền núi đất thích hợp cho trồng nhiều loại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp (mía, cao su,…), cây ăn quả. Tuy nhiên, vùng miền núi phần lớn là đất dốc ít thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, khả năng giữ nước của đất kém phải đầu tư nhiều cho thủy lợi. Vùng đồng bằng đất có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới ngắn ngày, dài ngày.

1.2. Hiện trạng sử dụng đất

Đến hết 2013, toàn tỉnh đã sử dụng 1.013.160 ha chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn 99.788 ha chiếm 8,97% diện tích ĐTN, tuy nhiên đất bằng chưa sử dụng còn không nhiều 11.151,51 ha (Bảng 01).

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) (%)

I Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính 1.112.948 100

1 Đất nông nghiệp 846.908,51 76,10

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 22,24

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 207.197,81 18,62

1.1.1.1 Đất trồng lúa 145.667,77 13,09

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.288,55 0,12

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 60.241,49 5,41

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 40.328,64 3,62

1.2 Đất lâm nghiệp 585.592,10 52,62

1.2.1 Đất rừng sản xuất 317.293,62 28,51

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 183.378,67 16,48

Page 12: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

7

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) (%)

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 84.919,81 7,63

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12.408,47 1,11

1.4 Đất làm muối 304,73 0,03

1.5 Đất nông nghiệp khác 1.076,76 0,10

2 Đất phi nông nghiệp 166.251,46 14,94

2.1 Đất ở 52.757,70 4,74

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 49.793,34 4,47

2.1.2 Đất ở tại đô thị 2.964,36 0,27

2.2 Đất chuyên dùng 73.825,08 6,63

2.2.1 Đất cơ quan, công trình sự nghiệp 762,13 0,07

2.2.2 Đất quốc phòng 5.018,82 0,45

2.2.3 Đất an ninh 3.795,53 0,34

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 7.365,61 0,66

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 56.882,99 5,11

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 186,71 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.435,45 0,49

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 33.901,54 3,05

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 145,98 0,01

3 Đất chưa sử dụng 99.788,03 8,97

II Đất có mặt nước ven biển 3389,7

Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2013 - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa

Giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu về sử dụng đất phi nông nghiệp trong tỉnh dự kiến tăng lên trung bình hàng năm khoảng 2.000 ha, do vậy quỹ đất dự trữ thực tế không còn nhiều. Bên cạnh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất, cần bố trí sử dụng đất hợp lý đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Tài nguyên rừng

Thảm thực vật rừng Thanh Hóa thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa. Rừng nguyên sinh cơ bản là kiểu rừng kín, thường xanh, với các họ thực vật đặc trưng như: Chò chỉ, lim, lát, nghiến, sến, vàng tâm, cây dược liệu và các cây thuộc họ tre như: Luồng, nứa, vầu, giang, mây, song. Hệ động vật được bảo tồn hiện tập trung ở Vườn quốc gia Bến En có hơn 1.000 loài động vật, một số loài quý hiếm có trong sách đỏ (voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ…).

Đến hết năm 2013, theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 567.346,68 ha rừng, gồm 392.583,1 ha rừng tự nhiên và 174.763,58 ha rừng trồng. Trong tổng diện tích rừng tự nhiên, có 213.412,12 ha rừng gỗ, 80.365,99 ha rừng tre nứa,

Page 13: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

8

52.512,38 ha rừng hỗn giao gỗ + tre nứa và 47.191,66 ha rừng trên núi đá. Trong tổng diện tích rừng trồng, có 46.649,91 ha đã có trữ lượng, 51.087,38 ha chưa có trữ lượng, 71.139,88 ha tre luồng, 13.088,5 ha cây đặc sản và 1.006,42 ha rừng ngập mặn, phèn.

Với hơn 1/2 diện tích tự nhiên là rừng, trong đó rừng sản xuất hơn 350.000 ha, Thanh Hóa có lợi thế lớn phát triển kinh tế rừng, phát triển công nghiệp gỗ quy mô lớn từ sản xuất cung cấp nguyên liệu đến chế biến; hình thành các làng nghề chế biến lâm sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi và tạo nguồn sinh kế cho 7- 8 vạn hộ đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có các rừng bảo tồn đa dạng sinh học (hơn 80 nghìn ha), tập trung ở Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Cúc Phương và các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

3. Tài nguyên nước

3.1. Tài nguyên nước mặt

Mạng lưới sông ngòi có 04 hệ thống sông chính gồm sông Mã, sông Hoạt, sông Yên, sông Bạng, tổng chiều dài 881 km, ngoài ra còn nhiều sông suối nhỏ, mật độ sông suối bình quân 0,5- 0,6 km/km2. Hệ thống hồ có 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng, trong đó có một số hồ chứa quan trọng cấp quốc gia, cấp tỉnh (hồ Cửa Đặt, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ,…). Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm 20- 21 tỷ m3; bình quân đầu người khoảng 6.000 m3/người năm, khá thấp so với cả nước (10.000 m3/người năm). Tổng lưu lượng nước phân bố không đều theo không gian và thời gian nên xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ vào mùa khô. Do đó, cần có biện pháp điều tiết, giữ nước theo mùa và sử dụng tiết kiệm hợp lý.

3.2. Tiềm năng thủy điện

Hệ thống sông Mã, sông Chu ở khu vực thượng nguồn có tiềm năng lớn phát triển thủy điện; riêng hệ thống sông Mã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỷ KWh. Những năm vừa qua, đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy thủy điện như Cửa Đặt (97 MW), Bá Thước 2 (80 MW), đang triển khai xây dựng một số nhà máy thủy điện như Hồi Xuân (102 MW), Trung Sơn (260 MW).

3.3. Tài nguyên nước dưới đất, nước khoáng

Nguồn nước dưới đất tương đối dồi dào nhưng phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển; khu vực núi vừa và cao nước dưới đất hạn chế, một số nơi khan hiếm thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Qua điều tra, toàn tỉnh hiện có 14 điểm có dấu hiệu nước khoáng về nhiệt độ, thành phần hóa lý; trong đó, một số điểm nước khoáng, nước nóng có thể khai thác du lịch trong thời gian tới như Chà Khốt (Quan Sơn), Yên Vực (Quảng Xương).

4. Tài nguyên khoáng sản

Thanh Hóa có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng phần lớn phân bố

Page 14: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

9

phân tán. Kết quả điều tra cập nhật toàn tỉnh có 28 loại khoáng sản; trong đó tập trung lớn nhất là khoáng sản VLXD, thuận lợi cho việc khai thác theo quy mô công nghiệp. Ngoài ra, một số loại khoáng sản khác có thể khai thác chế biến như quặng sắt, ferocrom và Secpentine (Bảng 02).

Bảng 2. Các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Thanh Hóa

STT Loại khoáng

sản Đơn vị

tính Trữ

lượng Phân bố chủ yếu Ghi chú

1 Đá vôi xi măng Tỷ tấn 28 Bỉm Sơn, Tĩnh Gia, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc

Đã cấp phép tại Bỉm Sơn, Tĩnh Gia

2 Sét làm xi măng Tỷ m3 100 Bỉm Sơn, Thạch Thành

Đã cấp phép

3 Cát xây dựng Triền sông Mã, sông Chu, sông Lèn

Hiện đã cấp phép khai thác tại 19 điểm

4 Đá hoa ốp lát và đá xây dựng

Không

xác định

Đông Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, TP.Thanh Hóa

5 Secpentine Tỷ tấn Triệu Sơn, Nông Cống

Trữ lượng hàng tỷ tấn

6 Quặng sắt Triệu tấn 10 Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống

Đã cấp phép thăm do khai thác tại Ngọc Lặc

7 Ferocrom Triệu tấn 30,2 Nông Cống, Triệu Sơn

Đã cấp phép khai thác

8 Vàng Kg 6.123 Cẩm Thủy, Bá Thước

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa

5. Tài nguyên biển

Thanh Hóa có hơn 102 km bờ biển, đây là một trong những lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh. Khả năng khai thác lợi thế có biển trước hết là phát triển cảng biển, hàng hải, du lịch nghỉ dưỡng biển và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

5.1. Tiềm năng phát triển cảng biển

Khu vực Nghi Sơn là địa điểm thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu. Luồng tàu khu vực Cảng Nghi Sơn có mức nước sâu 10- 11 m, xây dựng được cảng tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT. Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, Cảng Nghi Sơn là cảng Tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực loại I. Tại khu vực đảo Mê, có thể xây dựng bếnchuyển tải cho tàu chở nhiên liệu trên 100.000 DWT. Tại các cửa lạch (05 cửa lạch lớn), có điều kiện xây dựng các bến, cảng hàng hóa như Cảng Quảng Châu, Lễ Môn, Quảng Nham…

5.2. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản

Vùng biển Thanh Hóa có nhiều bãi cá, tôm trữ lượng khá lớn, có đầy đủ

Page 15: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

10

thành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ (hơn 120 loài trong đó có 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy, tôm biển12 loài) với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,…). Hiện tại, trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượngkhoảng 140- 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm khoảng 60 - 70 nghìn tấn, trong đó cá nổi chiếm 60%, cá đáy chiếm 40%.

Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương có thể phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản gắn với chế biến quy mô lớn. Hiện đã có trên 8.000 ha nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (tôm sú, tôm he chân trắng, cua, cá, rau câu). Ngoài ra, còn có hơn 5.000 ha mặt nước mặn quanh đảo Mê, đảo Nẹ có thể nuôi thủy sản theo hình thức lồng bè với các loài hải sản giá trị kinh tế cao (cá song, cá mú, cá hồng mỹ, tôm hùm,..).

6. Tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch

Thanh Hóa có nhiều bãi biển đẹp và rộng như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến... hiện rất thích hợp cho phát triển các khu du lịch biển cao cấp kết hợp du lịch thể thao, giải trí thu hút khách trong nước, quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu du lịch đảo đang ngày càng gia tăng, tại Nghi Sơn và các đảo Hòn Mê, Hòn Nẹ có thể hình thành các điểm du lịch đảo kết hợp du lịch trên biển. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối cá Cẩm Lương, Động Từ Thức, Núi Hàm Rồng; các hồ lớn như Cửa Đặt, Yên Mỹ; Vườn quốc gia Bến En và các khu bảo tồn thiên nhiên có thể thu hút đầu tư phát triển thành các khu, điểm du lịch tham quan, sinh thái và nghỉ dưỡng.

Tại khu vực Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa là một trong số ít địa phương đang hội tụ nhiều lợi thế phát triển du lịch. Tiềm năng tự nhiên kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống (các di tích lịch sử văn hóa mới được xếp hạng quốc gia, quốc tế gần đây: Thành Nhà Hồ, Lam Kinh...) sẽ là lợi thế lớn để phát triển.

III. CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC XÃ HỘI

1. Đặc điểm văn hóa và các giá trị truyền thống

1.1. Dân tộc

Cộng đồng dân cư trong tỉnh hiện có 28 dân tộc anh em, gồm: Dân tộc Kinh có 2.858,9 nghìn người (chiếm 81,73% dân số), Dân tộc Mường có 372,2 nghìn người (10,64% dân số), Dân tộc Thái 227,7 nghìn người (6,51% dân số), Dân tộc Mông 15 nghìn người (0,43% dân số), Dân tộc Thổ 11,9 nghìn người (0,34% dân số) và 23 dân tộc thiểu số khác có khoảng trên 11 nghìn người.

1.2. Tôn giáo

Trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 4 tôn giáo đã được công nhận về tổ chức gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài với số lượng chức sắc, tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 6,4% dân số toàn tỉnh. Cộng đồng dân cư đa dạng các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới còn

Page 16: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

11

chưa đồng đều trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo.

1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa và lịch sử

Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử văn hóa (hơn 1.535 di tích), nổi bật là Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di tích lịch sử Hàm Rồng và 145 di tích cấp quốc gia. Thanh Hóa có thiết chế văn hóa đa dạng, tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn (thiết chế văn hóa bản Mường của người Thái, thiết chế Lang đạo của người Mường,...); nhiều làng nghề truyền thống (đúc đồng, chế tác đá, đan cói, dệt thổ cẩm,...); có các cửa khẩu thuận lợi phát triển du lịch với các tỉnh Bắc Lào. Đây là nguồn tài nguyên hấp dẫn để khai thác phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa truyền thống.

2. Dân số và nguồn nhân lực

2.1. Hiện trạng dân số và nguồn nhân lực

a). Dân số

Giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng dân số tự nhiên của Thanh Hóa bình quân hàng năm gần 0,68%, tuy nhiên quy mô dân số chỉ tăng bình quân 0,67%. Nguyên nhân chủ yếu là do có một bộ phận dân số di chuyển ra ngoài học tập, lao động. Năm 2014, dân số toàn tỉnh ước khoảng 3.498 nghìn người, trong đó dân số thành thị khoảng 454,7 nghìn người chiếm 13%; dân số nông thôn 3.043,3nghìn người, chiếm 87%.

b). Nguồn nhân lực

Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động khá dồi dào. Từ năm 2010 đến 2014, lao động 15 tuổi trở lên tăng từ 2.115 nghìn người lên 2.283 nghìn người (chiếm 65,3% dân số), trong đó lao động từ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi chiếm 54,7%. Hầu hết lao động từ 18 - 35 tuổi đều đã qua giáo dục THCS, THPT, có điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị trường lao động.

Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế năm 2014 có khoảng 2.155 nghìn người, tăng bình quân 1,01%/năm giai đoạn 2011 - 2014. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, chuyển dần từ lĩnh vực nông, lâm thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% lên 52% (ở mức tương đương cả nước), trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 37,4%. Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên đại học có trình độ trên đại học mới chiếm khoảng 64%, giáo viên các trường cao đẳng công lập có trình độ trên đại học chiếm khoảng 36%.

Page 17: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

12

Hình 1. Cơ cấu lao động Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2014

Chuyển dịch cơ cấu lao động (%)

59,150,3

1925,8

23,921,8

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2010 2014

Dịch vụ

Công nghiệp -Xây dựng

Nông lâm thủysản

Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hóa

2.2. Dự báo dân số và nguồn nhân lực

a). Dân số

Thời kỳ 10 - 15 năm tới, kinh tế Thanh Hóa tiếp tục nhịp độ phát triển nhanh tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động trong tỉnh và nơi khác đến, tốc độ giảm dân số cơ học sẽ giảm dần và dự kiến cân bằng (số người đi xấp xỉ bằng số người đến) tiến đến tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2016- 2020.

Hình 2. Dự báo dân số Thanh Hóa đến năm 2030 (nghìn người)

Trong điều kiện hiện nay, nhằm giữ tháp tuổi dân số không già quá nhanh trong giai đoạn sau 2020, tỷ lệ tăng quy mô dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn tới cần duy trì ổn định ở mức khoảng 0,65% (Quy hoạch đã phê duyệt

Page 18: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

13

đặt mục tiêu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh xuống dưới 0,65% vào năm 2015 và khoảng 0,5% vào năm 2020).

Theo đó, dự báo quy mô dân số Thanh Hóa tăng (tự nhiên và cơ học) bình quân ở mức 0,65%/năm giai đoạn 2011- 2015; giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến di chuyển cơ học giữa dân số đi và đến là tương đối đều nhau, dự kiến tốc độ tăng quy mô dân số đạt trung bình khoảng 0,65%/năm và khoảng 0,71%/năm giai đoạn 2021- 2030. Quy mô dân số khoảng 3.518 nghìn người vào 2015 và 3.634 nghìn người vào năm 2020, đến năm 2030 dân số khoảng 3.900 nghìn người.

b). Nguồn nhân lực

Trong vòng 10- 15 năm tới, dân số trong tuổi lao động tiếp tục tăng lên chủ yếu theo đà tăng tỷ lệ sinh hàng năm từ những giai đoạn trước cộng với di trú cơ học. Ước tính quy mô dân số trong tuổi lao động tăng bình quân khoảng 0,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 0,85%/năm giai đoạn 2021- 2030. Số lao động làm việc trong nền kinh tế đạt khoảng 2.278 nghìn người vào năm 2020 và khoảng 2.484 nghìn người vào năm 2030. Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo nghề và thu hút vào phát triển kinh tế - xã hội. Song, đây cũng là sức ép lớn đối với Thanh Hóa về giải quyết việc làm cho lao động.

Page 19: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

14

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; cộng với những khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh... Bối cảnh đó đã tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh thủ thời cơ, vận hội mới, đồng thời vận dụng sáng tạo, linh hoạt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng nên tình hình kinh tế - xã hội của Thanh Hóa trong những năm qua vẫn giữ được ổn định và đạt được những thành tựu quan trọng. Thanh Hóa là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tốc độ tăng trưởng khá và tạo nền tảng cho phát triển mạnh trong giai đoạn tới. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức quy hoạch đề ra cho giai đoạn 2011 - 2015; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch

Quy mô nền kinh tế năm 2014 ước đạt 31.275 tỷ đồng, gấp 1,53 lần năm 2010, duy trì vị trí đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2014 ước đạt bình quân 11,37%/năm. Tuy chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch (17 - 18%/năm), nhưng gấp gần 2 lần so với cả nước (5,7%/năm),trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,9%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 13,9%/năm; dịch vụ tăng 11,8%/năm (mục tiêu giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng của các ngành tương ứng là 5%/năm - 21,4%/năm - 18,5%/năm).

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 24,1% năm 2010 xuống 18,8% năm 2014; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,3% lên 40,9%; ngành dịch vụ tăng từ 37,6% lên 40,3% (mục tiêu đến 2015, tỷ trọng các ngành tương ứng là 15,5% - 47,6% - 36,8%).

GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.365 USD, cao gấp 1,67 lần mức của năm 2010 và bằng khoảng 63% bình quân cả nước (mục tiêu đến năm 2015 bằng mức bình quân cả nước).

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu như Bảng 3 sau đây:

Page 20: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

15

Bảng 3. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011 - 2014

TT Chỉ tiêu Mục tiêu

2011 - 2015 Kết quả thực hiện

Đánh giá chung

1.1 Về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân hàng năm

17- 18 11,37 Khả năng không đạt

2 GDP bình quân đầu người Đến năm 2015 bằng bình quân cả nước

(2.200 USD)

Năm 2014 ước đạt 1.365 USD

Khả năng không đạt

3

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo ngành kinh tế (nông, lâm, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ)

Đến năm 2015 là 15,5% - 47,6% -

36,8%

Ước thực hiện 2014 là 18,8% - 40,9% - 40,3%

Khả năng không đạt

4 Kim ngạch xuất khẩu Năm 2015 đạt 800 -

850 triệu USD Ước 2014 đạt trên

1 tỷ USD Vượt mục

tiêu

5 Huy động ngân sách/GDP Năm 2015 đạt 6 - 7% Ước 2014 đạt 6,8% Đạt

1.2 Về xã hội

6 Tốc độ tăng dân số bình quân Năm 2015 đạt 0,65% Ước 2014 đạt 0,67% Khả năng đạt

7 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Đạt 45% vào năm 2015

Ước 2014 đạt 52% Vượt mục

tiêu

8 Số lao động được tạo việc làm hàng năm

5 vạn LĐ 6 vạn LĐ Vượt mục

tiêu

9 Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 3 - 5% 3,74% Đạt

10 Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 18 - 20% 18,2% Đạt

11 Số giường bệnh bình quân 10.000 dân

Năm 2015 là 23 Ước 2014 là 21,3 Khả năng đạt

12 Tỷ lệ hộ dân cư được dùng điện sinh hoạt

Năm 2015 đạt 100% Đến năm 2014

> 98,3% Khả năng không đạt

13 Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình

Năm 2015 đạt 100% Ước 2014 đạt 97% Khả năng không đạt

14 Đường tỉnh, đường huyện được rải nhựa/bê tông

Đến năm 2015 đạt 100%

Ước 2014 đạt 79,5% - Đường tỉnh: 98,1% - Đường huyện: 71%

Khả năng không đạt

1.3 Về môi trường

15 Tỷ lệ che phủ rừng Đến 2015

đạt 53 - 54% Ước 2014 đạt 51,5% Khả năng không đạt

16 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại đô thị

Đến năm 2015 đạt 100%

Ước 2014 đạt 75% Khả năng không đạt

17 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch

100% 85% Khả năng không đạt

18 Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh

Đến năm 2015 đạt 90% (theo tiêu chí

cũ)

Ước thực hiện 2014 - Tiêu chí cũ: 97,7% - Tiêu chí mới: 83%

Vượt mục tiêu

Như vậy, trong tổng số 18 chỉ tiêu quy hoạch đã đề ra, có 07 chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt định mức, gồm: tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lao động qua

Page 21: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

16

đào tạo, giải quyết việc làm. Dự kiến đến năm 2015, có thêm 02 chỉ tiêu sẽ hoàn thành, gồm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, số giường bệnh/vạn dân. Còn lại 09 chỉ tiêu có khả năng không đạt được, gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ đường tỉnh, đường huyện rải nhựa/bêtông, tỷ lệ hộ sử dụng điện, đô thị có công trình thu gom, xử lý rác thải tập trung, tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước sạch, tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình, tỷ lệ che phủ rừng.

2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội

2.1. Các ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng; năm 2014 cơ cấu các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP lần lượt là: 18,8% - 40,9% - 40,3%; so với năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm 5,3%; công nghiệp, xây dựng tăng 2,6%; dịch vụ tăng 2,7%. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm; tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP còn lớn, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

2.1.1. Nông, lâm, thủy sản

Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và đạt kết quả tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt 3,9%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra (5%/năm) nhưng là mức tăng trưởng khá trong điều kiện bị tác động của suy thoái kinh tế và ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 81,8% năm 2010 xuống còn 77,2% năm 2014; lâm nghiệp tăng từ 4,3% lên 6,4%; thủy sản tăng từ 13,9% lên 16,4%. Trong nội bộ các ngành, có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tăng từ 24,6% năm 2010 lên 34% năm 2014 (mục tiêu đến năm 2015 là 45%). Thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp tăng qua các năm; năm 2014, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt ước đạt 70,24 triệu đồng và 146,9 triệu đồng/1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Một số nhân tố mới xuất hiện trong kỳ quy hoạch như ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống hoa đồng tiền, hoa lan; thử nghiệm mô hình tưới nước nhỏ giọt cho mía theo công nghệ Israel; du nhập và sản xuất giống keo tại tượng Úc cho năng suất chất lượng cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh và ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính đàn bò để nâng cao tầm vóc đàn bò. Trong lĩnh vực thủy sản, đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cua Xanh, nghiên cứu và thử nghiệm quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống ngao Bến Tre trong ao.

Page 22: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

17

a). Về nông nghiệp

(1). Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị hàng hóa cao (đậu tương, rau quả thực phẩm sạch,...); năng suất của hầu hết các cây trồng chủ lực đều tăng. Công tác đổi điền, dồn thửa được quan tâm đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn.

Sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 1,6 triệu tấn; năm 2014, ước đạt 1,73 triệu tấn (QH năm 2015 đạt 1,65 triệu tấn). Diện tích lúa hàng năm ổn định khoảng 257,2 nghìn ha; sản lượng lúa năm 2014 đạt 1,5 triệu tấn (QH đến 2015 đạt 1,3 triệu tấn). Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được mở rộng trên địa bàn 14 huyện với diện tích gần 59,76 nghìn ha, năng suất lúa cả năm bình quân ước đạt 65 - 66 tạ/ha, tăng 7 – 7,5 tạ/ha so với sản xuất đại trà. Diện tích ngô năm 2014 ước đạt 54,7 nghìn ha; sản lượng ước đạt 220 nghìn tấn, tăng 4 nghìn tấn so với năm 2010.

Cây công nghiệp: Diện tích mía tăng từ 30,3 nghìn ha năm 2010 lên 34 nghìn ha năm 2014, trong đó diện tích vùng mía nguyên liệu khoảng 29- 30 nghìn ha, đạt mục tiêu đến năm 2015 là 30 nghìn ha; sản lượng mía nguyên liệu tăng từ 1,3 triệu tấn lên 2 triệu tấn (QH đến năm 2015 đạt 2,2 triệu tấn). Diện tích cao su đến năm 2014 đạt 18,2 nghìn ha (QH đến 2015: 25 nghìn ha) tăng hơn 7,3 nghìn ha so với năm 2010, trong đó diện tích cao su đã đưa vào khai thác đạt 9,5 nghìn ha. Diện tích sắn năm 2014 đạt 18 nghìn ha, tăng 2,7 nghìn ha so với năm 2010; sản lượng sắn nguyên liệu hàng năm đạt trên 200 nghìn tấn, cung cấp cho 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân, Bá Thước và Ngọc Lặc. Diện tích lạc năm 2014 có 12,7 nghìn ha, giảm 2,3 nghìn ha so với năm 2010; sản lượng lạc trung bình hàng năm đạt gần 25,4 nghìn tấn. Diện tích đậu tương năm 2014 đạt 7,6 nghìn ha tăng 1,6 nghìn ha so với năm 2010; sản lượng ước đạt 11,2 nghìn tấn. Diện tích trồng cói giảm từ 4,3 nghìn ha năm 2010 xuống còn khoảng 3,6 nghìn ha năm 2014; sản lượng ước đạt 23,9 nghìn tấn.

Cây thực phẩm: Diện tích rau các loại năm 2014 đạt khoảng 35,4 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha so với năm 2010; một số rau quả phục vụ chế biến xuất khẩu (ớt, dưa chuột, dưa bao tử,…) diện tích mở rộng nhanh. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn, đến năm 2014, diện tích trồng rau an toàn đạt khoảng 600 ha, năng suất đạt 120 tạ/ha, sản lượng 7.200 tấn.

Cây ăn quả: Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành vùng cây ăn quả tập trung. Diện tích trồng cây ăn quả hàng năm đạt trên 14 nghìn ha, chủ yếu là dứa, vải, nhãn, dừa; những năm gần đây, diện tích trồng dứa giảm do thị trường tiêu thụ không ổn định, sản xuất chưa gắn chế biến.

(2). Chăn nuôi: Phát triển theo hướng gia trại, trang trại, đến năm 2014, toàn tỉnh có 498 trang trại (tiêu chí mới), gấp 2,5 lần năm 2011 và chiếm 71% tổng số trang trại. Giai đoạn 2011- 2014, tổng đàn trâu, bò có xu hướng giảm chủ yếu do nhu cầu sử dụng trâu, bò làm sức kéo giảm và diện tích đồng cỏ bị thu hẹp; đàn trâu từ 207,9 nghìn con giảm xuống 192,8 nghìn con; đàn bò từ

Page 23: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

18

244,8 nghìn con giảm xuống 216 nghìn con (quy hoạch đến năm 2015 đạt 600 nghìn con trâu bò), trong đó bò sữa tăng từ 750 con lên 3.500 con. Đàn lợn phát triển tương đối ổn định, tăng từ 874,5 nghìn con lên 888 nghìn con (quy hoạch đến năm 2015 đạt 1,7 triệu con); tỷ lệ lợn nạc tăng từ 13,2% lên 26,2%. Đàn gia cầm tăng từ 16,7 triệu con lên 17,7 triệu con (quy hoạch đến năm 2015 đạt 18 triệu con). Sản lượng thịt hơi tăng bình quân 3,8%/năm, từ 189,4 nghìn tấn năm 2010 lên 220 nghìn tấn năm 2014 (quy hoạch năm 2015 đạt 200 nghìn tấn).

b). Lâm nghiệp

Lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội, tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2014 đạt 10,3%. Toàn tỉnh đã trồng mới được 41 nghìn ha rừng tập trung, bình quân hàng năm trồng mới khoảng 10.250 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 ước đạt 51,5%, tăng 2,5% so với năm 2010. Thực hiện quy hoạch, đã triển khai xây dựng vùng thâm canh luồng tập trung đến năm 2015 dự kiến đạt khoảng 29.982 ha thuộc 07 huyện (Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Quan Sơn, Thường Xuân). Sản lượng gỗ khai thác năm 2014 ước đạt 300 nghìn m3, gấp 5,7 lần năm 2010 (52,2 nghìn m3), trong đó khai thác gỗ từ rừng trồng chiếm trên 90% tổng sản lượng gỗ khai thác; bước đầu đã phát triển 4.000 ha rừng kinh doanh gỗ lớn.

c). Thủy sản

Sản xuất thủy sản phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá; tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2011 - 2014 bình quân đạt 6,8%/năm. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh với các vùng sản xuất tập trung nuôi tôm chân trắng thâm canh, tôm sú, ngao Bến Tre; diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định hàng năm hơn 18 nghìn ha (quy hoạch đến năm 2015: 19- 20 nghìn ha); sản lượng tăng từ 29,5 nghìn tấn năm 2010 lên 45,4 nghìn tấn năm 2014.

Năng lực khai thác thủy sản tăng nhanh, từ 2010 đến 2014, tổng công suất tàu thuyền tăng từ 273 nghìn CV lên 388 nghìn CV, công suất bình quân mỗi tàu tăng từ 32 CV lên 56,8 CV. Toàn tỉnh hiện có 7.294 tàu khai thác thủy sản xa bờ, trong đó 1.336 tàu công suất từ 90 CV trở lên, chiếm 18,3%. Sản lượng khai thác tăng từ 73,9 nghìn tấn năm 2010 lên khoảng 87,3 nghìn tấn năm 2014.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá được nâng cấp, xây dựng mới, toàn tỉnh hiện có 5 cảng cá và bến cá đã hoàn thành đưa vào hoạt động. Hoàn thành đưa vào sử dụng 2 khu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá gồm khu neo đậu Lạch Hới (700 tàu/600 CV) và khu neo đậu Lạch Bạng (800 tàu/400 CV); khu neo đậu Lạch Trường (700 tàu/400 CV) đang đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành trong 2015.

2.1.2. Công nghiệp - xây dựng

Mặc dù chịu nhiều tác động của suy giảm kinh tế, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,9%/năm (mục tiêu QH 2011-2015: 21,4%/năm); trung bình mỗi năm tạo thêm khoảng 10 - 11 nghìn việc làm mới cho người lao động. Năm 2014, GTSX công nghiệp ước đạt 30,4 nghìn tỷ đồng,

Page 24: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

19

gấp 1,75 lần năm 2010, đứng thứ 14 so với các địa phương trong cả nước.

a). Tình hình phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực

Thực hiện quy hoạch, những ngành công nghiệp (được xác định) chủ lực có GTSX tăng khá nhanh là: Công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp tăng bình quân 23%/năm; công nghiệp hàng tiêu dùng xuất khẩu dệt may, giày dép tăng 37%/năm; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm tăng trên 13%/năm; công nghiệp khai khoáng tăng 18,7%/năm. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chính đến năm 2014 đều tăng khá so với 2010 như: Quặng secpentin tăng 2,4 lần, phân bón tăng 2,1 lần, ván ép tăng 2 lần, giầy xuất khẩu tăng 3,2 lần, may công nghiệp tăng 2,8 lần, đường mía tăng 1,4 lần, thuỷ sản đông lạnh tăng 2,4 lần. Trong cơ cấu giá trị sản xuất, lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo chiếm tỷ lệ chi phối với trên 90% tổng giá trị; một số nhà máy sản xuất lớn lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động như: Dây chuyền 2 NM đường Lam Sơn; sữa Lam Sơn (25 triệu lít); NM gỗ Thành Nam (100.000 m3 ván), chế biến thuỷ sản Giang Linh (3.500 tấn), NM chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (30.000 tấn); Nhà máy đường Lam Sơn nâng công suất lên 7.000 tấn mía/ngày. Ngoài ra, một số nhà máy lĩnh vực may mặc, giầy da hoàn thành và đưa vào sản xuất như giày Annora Nghi Sơn (26 triệu đôi), giày Hong Fu (10 triệu đôi), giày RollSport (4,8 triệu đôi), may IVORY (12 triệu SP), may Nga Sơn (12 triệu SP), may Thiệu Hoá (5,6 triệu SP).

Công nghiệp sản xuất điện có bước tăng trưởng mạnh, sản lượng điện tăng lên gấp 14,5 lần đạt 2,7 tỷ kwh. Hoàn thành xây dựng đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện Cửa Đạt (97MW), thuỷ điện Bá Thước 2 (80MW), Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (600MW); đang xây dựng các nhà máy thuỷ điện Hồi Xuân (102MW), thủy điện Trung Sơn (260MW); chuẩn bị triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (1200MW).

Trong khi đó, một số ngành công nghiệp (được xác định) chủ lực có mức tăng trưởng giảm hoặc chưa thực hiện được theo tiến độ quy hoạch. Công nghiệp sản xuất VLXD và sản phẩm từ khoáng phi kim (phần lớn là ximăng) giảm khoảng 4%/năm. Công nghiệp sản xuất kim loại giảm 14,6%/năm, dự án NM thép Nghi Sơn (750.000 tấn/năm) vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng (đạt khoảng 30% khối lượng), dự án NM thép POMIDO (650.000 tấn/năm) do chủ đầu tư không có khả năng thực hiện nên đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Về công nghiệp đóng tàu, dự án NM đóng sửa tầu biển Nghi Sơn (đóng tầu đến 50.000 DWT) không thực hiện được do chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Về công nghiệp lọc hóa dầu, dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (10 triệu tấn/năm) bị chậm tiến độ 4 năm so với dự kiến, hiện đã được khởi công xây dựngdự kiến hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2017.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiếp tục được phát triển ở khu vực nông thôn, trong đó một số ngành nghề truyền thống hướng vào phục vụ xuất khẩu phát triển tương đối mạnh như nghề đan móc sợi xuất khẩu, dệt thảm, cói, khai thác và chế tác đá xuất khẩu, đá mỹ nghệ, chế biến lâm sản (nghề

Page 25: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

20

mây tre đan, mây giang xiên, đan cót mộc …).

b). Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

(1). Về phát triển các KCN

Theo quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh phát triển 9 KCN (không kể 03 KCN trong KKT Nghi Sơn). Đến nay đã có 04 KCN đang vận hành gồm: KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương - Tây Ga, KCN Bỉm Sơn và KCN Hoàng Long (được bổ sung trong kỳ quy hoạch); tỷ lệ lấp đầy các KCN ước đạt gần 50%. Hiện đang triển khai xây dựng hạ tầng KCN Quang Trung, lập quy hoạch chi tiết KCN Bãi Trành, KCN Thạch Quảng và KCN Lam Sơn- Sao Vàng.

KCN Lễ Môn (87,61 ha): đã thu hút được 34 dự án đầu tư (7 dự án FDI), tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga (sau điều chỉnh còn 162,7 ha): đã có hơn 100 dự án đầu tư (01 dự án FDI) chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ lấp đầy đạt 70,6%.

KCN Hoàng Long (286,82 ha): đã thu hút được 3 dự án đầu tư (2 dự án FDI và 1 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật), tỷ lệ lấp đầy đạt 10,7%.

KCN Bỉm Sơn (mở rộng gồm cả khu A và khu B là 566 ha): thu hút được 22 dự án đầu tư trong nước (trong đó có Nhà máylắp ráp ô tô VEAM 25.000 xe/năm) và 1 dự án FDI, tỷ lệ lấp đầy đạt 27%.

Đến nay, các KCN đã thu hút được 154 dự án đầu tư trực tiếp trong nước với tổng vốn đăng ký 11.889 tỷ đồng và 10 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD. Lũy kế vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp trong nước đạt 3.280,3 tỷ đồng và các dự án FDI đạt 113,87 triệu USD; các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tạo việc làm thường xuyên cho hơn 40.000 lao động.

(2). Về phát triển các CCN

Đến năm 2014, toàn tỉnh đã có 37 CCN đang vận hành hoạt động và 18 CCN đã quy hoạch nhưng chưa hình thành hoặc chưa có doanh nghiệp sản xuất. Các CCN đang hoạt động bao gồm: 10 CCN đã cơ bản hoàn thành xây dựng với diện tích đất cho thuê 113,35 ha, đã thu hút được 84 cơ sở sản xuất với gần 5300 lao động; 27 CCN chưa hoàn thành xây dựng hạ tầng với diện tích đất đã cho thuê 329,5 ha (chiếm 38,2% diện tích), đã thu hút được 171 cơ sở sản xuất với hơn 13.000 lao động.

c). Xây dựng

Ngành xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện chịu ảnh hưởng bất lợi do thị trường bất động sản trầm lắng; GTSX ngành xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 ước tăng 14,8%. Năm 2014, GTSX ước đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, gấp 1,73 lần năm 2010, chiếm 24% tổng GTSX toàn tỉnh. Giai đoạn vừa qua, toàn tỉnh đã huy động đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo. Công tác

Page 26: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

21

quản lý quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị được tăng cường; các dự án hạ tầng đô thị, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư, xây dựng các khu đô thị mới được quan tâm đầu tư, góp phần làm thay đổi diện mạo, cải thiện chất lượng các đô thị trên địa bàn tỉnh.

2.1.3. Dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển nhanh cả về quy mô và loại hình dịch vụ, chất lượng ngày càng nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng bình quân 11,8%/năm (mục tiêu QH 2011-2015: 18%/năm); các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 17 - 18 nghìn người. Giai đoạn 2011 - 2014, các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá gồm: Bán buôn, bán lẻ (tăng 12%); dịch vụ lưu trú, ăn uống (13,5%); dịch vụ thông tin - viễn thông (16%); dịch vụ vận tải - kho bãi (11,5%). Một số ngành dịch vụ mức tăng trưởng thấp như: tài chính - ngân hàng (tăng 8%); dịch vụ kinh doanh bất động sản (6,3%).

Cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ nhìn chung ít biến động và xu hướng chuyển dịch chưa rõ nét. Giai đoạn 2011 - 2014, ngành bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng cao và ổn định khoảng trên 17,5% giá trị gia tăng ngành dịch vụ; giáo dục và đào tạo khoảng 14%, hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội khoảng 13%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội từ 7 - 8%, vận tải kho bãi khoảng 7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông chiếm lần lượt khoảng 5,6% và 7%. Tỷ trọng ngành kinh doanh bất động sản giảm mạnh, từ 22,6% năm 2010 xuống còn khoảng 19% năm 2014, do thị trường bất động sản gặp khó khăn.

a). Thương mại

(1). Thương mại nội địa

Dịch vụ thương mại nội địa phát triển nhanh, đa dạng, phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 tăng 25,9%. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 60 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2010. Toàn tỉnh hiện có 1.724 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ và khoảng 75,4 nghìn hộ kinh doanh cá thể; so với năm 2010, tăng 307 doanh nghiệp và 9,2 nghìn hộ kinh doanh cá thể.

Kết cấu hạ tầng thương mại được huy động đầu tư xây dựng đã đáp ứng nhu cầu lưu thông và tiêu dùng của nhân dân các loại hàng hóa đa dạng, thiết yếu và nhiều hàng hóa có yêu cầu cao về chất lượng. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được phát triển khá mạnh; một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như: Siêu thị BigC, Coopmart, HC, Vinaconex, Thanh Hoa. Một số trung tâm thương mại đang được đầu tư tại TX. Bỉm Sơn. TX. Sầm Sơn và Ngọc Lặc. Hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Na Mèo và Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn ngày càng tăng; tuy nhiên, hạ tầng các khu cửa khẩu chưa được đầu tư. Hệ thống chợ từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng; toàn tỉnh hiện có 433 chợ, trong đó có 6 chợ loại 1; 34 chợ loại 2; còn lại là các chợ loại 3; trong đó riêng khu vực các huyện miền núi

Page 27: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

22

có 105 chợ (gồm 04 chợ biên giới, cửa khẩu). Tại các xã hầu hết đều có chợ và các tụ điểm thương mại cung cấp hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

(2). Xuất, nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao; tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt 3,15 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng 37,1%. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 01 tỷ USD, gấp 3,53 lần năm 2010 (283 triệu USD), vượt mục tiêu quy hoạch (đến năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: xi măng, giày thể thao, hàng may mặc, đá ốp lát, thủy sản chế biến, dăm gỗ, thuốc lá, tinh bột sắn; thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt 1,62 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng 40,3%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước đạt 500 triệu USD, tăng trên 350 triệu USD so với năm 2010. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: vải, nguyên phụ liệu sản xuất hàng may mặc, giày; máy móc thiết bị, phụ tùng; nguyên phụ liệu sản xuất tân dược.

b). Du lịch

Hoạt động du lịch những năm qua tương đối sôi động, dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng hơn. Tốc độ phát triển du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 đạt 9,8% về lượt khách; 9,1% về ngày khách; doanh thu du lịch tăng 18%; tổng thu nhập du lịch tăng 18,3%. Năm 2014, ngành du lịch ước đón 4,48 triệu lượt khách (QH vào năm 2015 đón khoảng 3 triệu lượt khách), trong đó khách quốc tế đạt 95,5 nghìn lượt khách. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng nhanh về số lượng, đến năm 2014 là 16,5 nghìn người, gấp 1,6 lần so với năm 2010. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên, năm 2014, số lao động qua đào tạo đạt 72,7%, tăng 5,1% so với năm 2010, trong đó: trình độ đại học chiếm 16,7%, cao đẳng, trung cấp là 28,9%; sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 27,1%.

Thực hiện quy hoạch, các khu du lịch trọng điểm như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hàm Rồng đang được đầu tư xây dựng, bảo tồn, phục dựng. Khu du lịch biển Sầm Sơn và vùng phụ cận được đầu tư, mở rộng; hình thành các khu du lịch mới Bắc và Nam Sầm Sơn (Quảng Cư, Trường Lệ), Hải Hòa, Hải Tiến, Linh Trường đưa vào khai thác. Toàn tỉnh hiện có 596 cơ sở lưu trú với 12.816 phòng, trong đó: có 02 khách sạn 4 sao, 03 khách sạn 3 sao, 33 khách sạn 2 sao, 40 khách sạn 1 sao. Các cơ sở dịch vụ ăn uống phát triển tương đối đa dạng; toàn tỉnh có khoảng 15.500 nhà hàng, quán ăn độc lập, trong đó có một số nhà hàng lớn như: Dạ Lan, Hoàng Lan... Bên cạnh đó, phát triển du lịch của tỉnh còn một số hạn chế, sản phẩm du lịch thiếu đa dạng, chưa có sản phẩm du lịch chất lượng cao nhất là du lịch vui chơi giải trí; số lao động sử dụng được ngoại ngữ thấp, chiếm khoảng 4% toàn ngành, tính chuyên nghiệp thấp; việc hợp tác liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, liên vùng còn hạn chế.

c). Vận tải, kho bãi

Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, chất lượng được cải thiện, cơ bản đáp

Page 28: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

23

ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân; cước vận tải nhìn chung thấp hơn so với các tỉnh và trung bình cả nước. Từ 2010 đến 2014, vận tải hành khách tăng từ 12,3 triệu lượt người lên 25,9 triệu lượt người, tăng bình quân 20,5%/năm; vận tải hàng hóa từ 26 triệu tấn tăng lên gần 41 triệu tấn, vượt mục tiêu (QH vào 2015 đạt 30- 40 triệu tấn), tăng bình quân 12%/năm. Năm 2014, doanh thu vận tải ước đạt 5.900 tỷ đồng, gấp 1,98 lần năm 2010. Vận tải hành khách bằng xe buýt được mở rộng đến trung tâm của 18 huyện, thị xã, thành phố với 15 tuyến, trung bình mỗi ngày phục vụ 51,3 nghìn lượt khách.

Dịch vụ hàng không bước đầu phát triển và đạt kết quả tích cực. Năm 2013, Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động và hiện đang khai thác đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh. Đến hết năm 2014 đã phục vụ hơn 250 nghìn lượt hành khách, tần suất bay tăng từ 5 lên 21 chuyến/tuần, hệ số sử dụng ghế bình quân đạt trên 85%; hiện đang nghiên cứu mở mới đường bay đến TP Đà Nẵng và TP Buôn Mê Thuật.

Cảng Nghi Sơn và các cảng thủy (Lễ Môn, Đò Lèn) được khai thác hiệu quả. Đã đưa vào hoạt động Bến số 1, 2, 3, 4 - Cảng Nghi Sơn; có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT. Khối lượng hàng hóa qua cảng tăng từ 2,2 triệu tấn năm 2010 lên 4,1 triệu tấn năm 2014, trong đó qua Cảng Nghi Sơn tăng từ 1,9 triệu tấn lên 3,8 triệu tấn. Dịch vụ kho bãi từng bước phát triển, tại KKT Nghi Sơn một số doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống thiết bị như cần cẩu, xe nâng, cân điện tử, máy xúc và kho, băi hàng hóa làm dịch vụ bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa.

d). Tài chính - ngân hàng

Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng đa dạng và thuận tiện. Trên địa bàn tỉnh có 95 tổ chức tín dụng, trong đó có 9 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 14 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 01 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã, 01 tổ chức tài chính vi mô và 68 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các tổ chức tín dụng đã mở 116 phòng giao dịch, 6 điểm giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. Giai đoạn 2011- 2014, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng bình quân 23,6%/năm; doanh số cho vay tăng 28,5%/năm; dư nợ tín dụng tăng 17,1%/năm. Năm 2014, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 40 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2010 (18 nghìn tỷ đồng); tổng dư nợ 51 nghìn tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2010 (28 nghìn tỷ đồng).

e). Thông tin - truyền thông

Dịch vụ thông tin, truyền thông phát triển mạnh với chất lượng được nâng lên và giá cả ngày càng giảm. Hạ tầng viễn thông, Internet được đầu tư nâng cấp, mở rộng đến 100% các xã. Thuê bao điện thoại (cố đinh và di động) tăng từ 2.253 nghìn thuê bao năm 2010 lên 2.750 nghìn thuê bao năm 2014; thuê bao Internet tăng từ hơn 74 nghìn thuê bao năm 2010 lên 500.000 nghìn thuê bao năm 2014. Đến năm 2014, mật độ thuê bao điện thoại đạt 79,11 thuê bao/100 dân (mục tiêu là 60 thuê bao/100 dân vào 2015); mật độ thuê bao Internet đạt 14,38 thuê bao/100 dân (mục tiêu là 3,86 thuê bao/100 dân vào 2015). Tổng

Page 29: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

24

doanh thu của các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn đạt hơn 2.755 tỷ đồng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước được đẩy mạnh. Hiện nay, 100% các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đều có mạng LAN; 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 28% UBND cấp xã được kết nối mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh. Cổng thông tin điện tử của tỉnh được đầu tư nâng cấp; cung cấp 100% dịch vụ hành chính công mức độ 2 và 2,3% dịch vụ hành chính công ở mức độ 3. Hệ thống giao ban trực tuyến với các Bộ, ngành Trung ương đã được đầu tư hoàn thành.

Toàn tỉnh hiện có 661 điểm phục vụ bưu chính tại 635 xã; một số dịch vụ mới được quan tâm phát triển như: bảo hiểm nhân thọ bưu chính; phát lương hưu; đại lý truyền hình AVG;…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình từng bước đổi mới, chất lượng ngày càng được nâng lên. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trung bình hàng năm phát sóng chương trình truyền hình địa phương 6.570 giờ trong đó thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc tăng từ 104h lên 243h. Đến năm 2014, tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh đạt 99%; tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 97%, tăng 2% so với năm 2010.

2.1.4. Thu, chi ngân sách và huy động vốn đầu tư

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2014 ước đạt 25.000 tỷ đồng; bình quân hàng năm tăng 8,7%. Năm 2014, thu ngân sách nhà nước ước đạt 7.200 tỷ đồng; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 6,8% (Mục tiêu quy hoạch đến 2015 đạt 6- 7%).

Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt 76.224 tỷ đồng. Năm 2014, chi ngân sách địa phương ước đạt 22.880 tỷ đồng, đáp ứng nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Giai đoạn 2011- 2014, việc phân cấp trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước được đẩy mạnh; đã xây dựng và ban hành định mức phân bổ ngân sách công khai, minh bạch; tập trung cải cách hành chính ngành tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan, thuế.

Huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 – 2014 đạt trên 210 nghìn tỷ đồng, tính chung 5 năm 2011 - 2015 ước đạt 319,5 nghìn tỷ đồng, vượt 1,6% kế hoạch, gấp 3,7 lần giai đoạn 2006 - 2010; hệ số ICOR giai đoạn này đạt khoảng 4,8 (cả nước đạt 6,5 - 6,7). Trong cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước giảm dần và tăng nhanh tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài; tỷ trọng vốn ngân sách trung ương và địa phương giảm từ 27,3% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 16,4% giai đoạn 2011 - 2015, vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 12,5% lên 31%. Nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý được phân bổ tập trung, có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành, vùng; việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư, đồng thời huy động được các nguồn lực của các ngành, các cấp trong đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Page 30: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

25

2.2. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, khoa học công nghệ

2.2.1. Khoa học - công nghệ

Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN hội nhập quốc tế và Đề án Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện cơ bản đảm bảo tiến độ và giải quyết tốt hơn nhu cầu thực tiễn với hơn 60% nhiệm vụ KH&CN sau khi nghiên cứu đã được ứng dụng thành công. Các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH&CN hoạt động có hiệu quả, nghiên cứu và làm chủ được một số công nghệ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; góp phần phát triển các vùng cây, con áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới (mía, rau an toàn, tôm thẻ chân trắng,...); trong đó nổi bật Thanh Hóa là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về nghiên cứu và sản xuất hạt giống lúa lai F1. Công tác kiểm định, kiểm nghiệm, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa được tổ chức thực hiện thường xuyên, có tác dụng bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao. Năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh còn hạn chế, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao. Đội ngũ nhân lực KH&CN chưa đồng bộ về cơ cấu, còn thiếu nhân lực trình độ cao chuyên sâu. Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước trên địa bàn tỉnh còn chậm, nhiều doanh nghiệp không có năng lực đầu tư đổi mới công nghệ, vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu.

2.2.2. Giáo dục và đào tạo

a). Giáo dục

Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt khoảng 35%; giữ vững vị trí trong tốp các địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Năm học 2013 - 2014, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS và THPT lần lượt đạt 99,8%, 97% và 100%; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 96,9%; toàn tỉnh có hơn 45,6 nghìn giáo viên trong đó tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn 99,8%; giáo viên tiểu học 99,9%; giáo viên THCS 96,8% và giáo viên THPT 99%.

Chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục tiếp tục được đổi mới; chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên. Cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư, đã kiên cố hóa được 2.250 phòng học và 353 phòng ở công vụ cho giáo viên, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố năm 2014 đạt 84%, trong đó: bậc phổ thông đạt 100%, bậc mầm non đạt hơn 70%. Toàn tỉnh có 996 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 251 trường mầm non; 520 trường tiểu học, 207

Page 31: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

26

trường THCS và 18 trường THPT. Giáo dục dân tộc, đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có bước phát triển, duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Hệ thống các trường phổ thông nội trú được củng cố và tăng cường, công tác đào tạo cử tuyển và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được triển khai thực hiện có hiệu quả.

b). Đào tạo

Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề phát triển nhanh, gắn với nhu cầu xã hội. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành cải tạo, mở rộng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao; đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình của Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Năm 2014, quy mô tuyển mới vào các trường đại học, cao đẳng là 8.260 sinh viên. Toàn tỉnh hiện có 5 trường cao đẳng nghề (3 trường ngoài công lập) và 17 trường trung cấp nghề (4 trường ngoài công lập); hàng năm, các trường đào tạo nghề tuyển sinh khoảng 15.000 học sinh.

Công tác xã hội hoá giáo dục, đào tạo được quan tâm và đạt kết quả hết sức tích cực, góp phần làm giảm áp lực cho các cơ sở đào tạo công lập. Giai đoạn 2010 - 2014, đã đưa vào hoạt động 3 trường mầm non, 2 trường cao đẳng nghề ngoài công lập, nâng tổng số trường ngoài công lập lên 10 trường mầm non, 8 trường THPT, 5 trường chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 4 trung tâm dạy nghề và 37 cơ sở dạy nghề khác.

2.2.3. Y tế

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tích cực. Ngành y tế đã tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhiều kỹ thuật chuyên sâu được áp dụng ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, góp phần giảm số bệnh nhân chuyển tuyến. Giai đoạn 2011- 2014, đã đầu tư nâng cấp 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa khu vực, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 24 bệnh viện đa khoa tuyến huyện với 930 giường bệnh được tăng thêm. Số cơ sở y tế ngoài công lập phát triển nhanh, toàn tỉnh hiện có 605 cơ sở y tế ngoài công lập (có 10 bệnh viện với 968 giường bệnh) và 2.932 cơ sở hành nghề kinh doanh thuốc chữa bệnh.

Đến năm 2014, toàn tỉnh có 779 cơ sở y tế với tổng số 7.390 giường bệnh (không bao gồm 720 giường bệnh trung ương đóng trên địa bàn tỉnh); năng lực, trình độ của đội ngũ y, bác sỹ từng bước được nâng lên, hiện có 2.310 bác sỹ, 6.122 y sỹ, y tá, hộ sinh và 241 dược sỹ; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 21,3 giường và 7,3 bác sỹ/vạn dân; 68% trạm y tế xã, phường có bác sỹ và 31,6% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới).

Công tác y tế dự phòng được tăng cường, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP được chú trọng nên đã hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ các loại vacin hàng năm đạt trên 96% (miền núi đạt trên 95%).

Page 32: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

27

2.2.4. Văn hóa, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; đến năm 2014, có 67% làng, bản, khu phố và 46,7% cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa; 14,5% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 24 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Một số công trình văn hóa đang được đầu tư xây dựng như khu di tích Thành Nhà Hồ, Chính điện Lam Kinh, Chùa Hoa Long, Đền thờ Trần Khát Chân, Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh, Trung tâm triển lãm - hội chợ - quảng cáo tỉnh, Khu văn hóa du lịch Hàm Rồng. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh, huyện và xã, phường được đầu tư xây dựng đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Tại các huyện trung du miền núi đều đã có Trung tâm văn hóa huyện; cấp tỉnh, đang tập trung hoàn thành xây dựng mới các công trình văn hóa tiêu biểu như Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh, trung tâm triển lãm- hội chợ- quảng cáo tỉnh, khu văn hóa du lịch Hàm Rồng. Số lượng công trình thiết chế văn hóa đến hết năm 2014 đạt hơn 4.800 công trình. Giai đoạn 2011 - 2014, đã trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp 110 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh; bảo tồn, tôn tạo 12 di tích lịch sử trọng điểm.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển. Tỷ lệ dân số luyện tập TDTT thường xuyên tăng từ 29% năm 2010 lên 34% năm 2014. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu để phát triển một số môn thể thao thành tích cao tỉnh có thế mạnh được quan tâm. Thể thao thành tích cao đạt nhiều huy chương tại các giải đấu quốc gia, quốc tế (taekwondo, pencatsilat, cầu mây, điền kinh,…). Công tác xã hội hóa thể thao đã huy động được các nguồn lực của doanh nghiệp, nhân dân đầu tư các công trình thể thao quần chúng (sân quần vợt, trung tâm thể dục thẩm mỹ, sân bóng đá,...).

2.2.5. Lao động việc làm và an sinh xã hội

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Giai đoạn 2011 - 2014, đã giải quyết việc làm cho 237,95 nghìn lao động, trong đó có 35,89 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4,15% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2014; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 ước đạt 52%.

Chương trình giảm nghèo được thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,86% năm 2010 xuống còn 9,9% cuối năm 2014, đạt mục tiêu quy hoạch (giảm 3 - 5%/năm). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với cả nước (năm 2014 còn 7,8%) và chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Các chính sách an sinh xã hội như: hỗ trợ xóa nhà tạm bợ, cấp gạo cho gia đình thiếu đói giáp hạt, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,... được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, năm 2014, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 73%.

Page 33: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

28

2.3. Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

2.3.1. Về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

a). Về quản lý đất đai, tài nguyên

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tích cực thực hiện. Đến nay đã cấp 2,3 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình với tổng diện tích khoảng 626 nghìn ha. Công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng đất được đẩy mạnh, qua kiểm tra đã thu hồi 1.700 ha đất giao cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư thực hiện chưa đúng quy định.

Công tác quản lý hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản được tăng cường. Tình trạng khai thác khoáng sản, nguyên liệu làm VLXD trái phép từng bước được chấn chỉnh, cơ bản chấm dứt tình trạng khai thác trái phép quặng cromit, quặng sắt, giảm dần tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 326 giấy phép khai thác khoáng sản (17 GPKT quặng sắt, 210 GPKT đá làm vật liệu xây dựng, 24 GPKT cát sỏi lòng sông, 54 GPKT đất làm vật liệu san lấp và 21 GPKT khoáng sản khác).

b). Về bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm ngay từ các khâu lập quy hoạch, kế hoạch và phê duyệt dự án đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát môi trường được đẩy mạnh, giai đoạn 2011 - 2014, đã giám sát môi trường khoảng 400 cơ sở sản xuất, phát hiện và xử lý gần 80 cơ sở vi phạm. Vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, bệnh viện, nơi công cộng được cải thiện một bước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa được thu gom và xử lý triệt để nhất là ở khu vực nông thôn.

2.3.2. Về ứng phó biến đổi khí hậu

Tỉnh đã ban hành Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 Về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Trọng tâm của kế hoạch hành động là phát huy vai trò của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu; tăng cường giám sát, đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng cao để có các giải pháp kịp thời; tập trung đầu tư nâng cấp và xây mới các tuyến đê, kè biển xung yếu, mở rộng diện tích rừng phòng hộ ngập mặn để chống sạt lở bờ biển. Triển khai một số mô hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Hoằng Hóa và tập trung thực hiện các dự án nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng biến đổi khí hậu như: đầu tư nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển tại các huyện ven biển, nhất là các khu vực cửa sông để chống sạt lở bờ biển; trồng rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển tại các xã ven biển thuộc Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TX Sầm Sơn.

2.4. Quốc phòng - An ninh

Chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển được giữ vững. Các lực lượng vũ trang thường xuyên nắm chắc tình hình tuyến biên giới, trên biển và các địa bàn trọng điểm, chủ động xử lý các tình huống, không để xảy ra bị động bất ngờ.

Page 34: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

29

Các tuyến phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác tuyển quân, huấn luyện lực lượng thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, hậu cần, kỹ thuật đều hoàn thành kế hoạch hàng năm. Thực hiện tốt việc kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế, phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo. Lực lượng công an đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông được tăng cường. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát triển sâu rộng; xuất hiện các mô hình mới như: xây dựng khu dân cư an toàn, Ngõ tự quản lý về ma túy góp phần tích cực trong việc giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn.

2.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

2.5.1. Về hạ tầng giao thông

a). Đường bộ

Giai đoạn 2011- 2014, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư và phối hợp với Bộ ngành Trung ương đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn. Nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây - TP Thanh Hóa, Quốc lộ 47 đoạn TP Thanh Hóa - TX Sầm Sơn, Đường từ Quốc lộ 47 đi Cảng hàng không Thọ Xuân, Đường Nghi Sơn - Bãi Trành. Đang tiếp tục thực hiện các dự án quan trọng như: Quốc lộ 1A đoạn TP Thanh Hóa - Nghệ An, Quốc lộ 15C (Hồi Xuân - Tén Tằn), Quốc lộ 217, Đường ngã ba Voi - Sầm Sơn, Đại lộ Nam Sông Mã.

Đến năm 2014, toàn tỉnh có 22.631 km đường bộ, trong đó: 10.803 km quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng; còn lại 11.828 km là đường thôn bản và các loại đường khác. Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh như sau:

(1). Quốc lộ: gồm 10 tuyến với tổng chiều dài 1.007,5 km; tăng thêm 213,6 km so với năm 2010 (112,5 km QL15C, QL47 kéo dài thêm 76,5 km và 24,6 km QL47B).

(2). Đường tỉnh: gồm 47 tuyến với tổng chiều dài 1.049,4 km, tăng thêm 213,6 km so với năm 2010; hiện nay các tuyến đường tỉnh chủ yếu là đường cấp IV, V và VI; tỷ lệ rải nhựa ước đạt 98,1%.

(3). Đường giao thông nông thôn: tổng chiều dài 7.914,87 km, gồm 2.326 km đường huyện (tăng thêm 98,5km so với năm 2010); đường xã 5.429 km (tăng thêm 133,5 km so với 2010); đường tuần tra biên giới 159,87 km (tăng thêm 68,8 km so với 2010).

b). Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Thanh Hóa có chiều dài 92 km, hiện có 9 ga đang hoạt động, gồm 2 ga chính (Ga Thanh Hoá và Ga Bỉm Sơn) và 7 ga

Page 35: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

30

phụ; năng lực thông qua trên tuyến đạt 18 đôi tàu/ngày đêm.

c). Đường thủy, đường biển

(1). Hệ thống giao thông đường thủy nội địa:Đến nay đã đưa vào khai thác và quản lý 693,5 km đường sông, trong đó Trung ương quản lý 167,5 km và địa phương quản lý 530 km. Các tuyến giao thông đường thủy chính gồm tuyến Thanh Hóa - Ninh Bình - Hải Phòng và tuyến liên huyện: Nông Cống - Đông Sơn - Triệu Sơn - Quảng Xương. Hệ thống bến sông hiện có 116 bến đang hoạt động, trong đó 39 bến quy mô trên 3.000 tấn/năm. Các bến lớn gồm: bến Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), Vạn Hà (Thiệu Hóa), Hói Đào (Nga Sơn), bến Đò Lèn.

(2). Hệ thống cảng biển: Cảng Nghi Sơn đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các bến số 1, 2, 3, 4, tiếp nhận được tàu trọng tải 30.000 DWT; năng lực xếp dỡ đạt 6 triệu tấn/năm. Cảng Lễ Môn tiếp nhận tàu tải trọng 1.000 DWT, hiện đang hoạt động với công suất 300.000 tấn/năm.

d). Hàng không

Cảng hàng không Thọ Xuân đã hoàn thành đi vào hoạt động năm 2013 và đang khai thác đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh với tần suất bay 21 chuyến bay/tuần.

2.5.2. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cấp cho Thanh Hóa từ 3 nguồn chính gồm: hệ thống điện lưới quốc gia qua Trạm 220 KV Thanh Hóa (2x125 MVA) và Nghi Sơn (1x125 MVA), Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình qua Trạm 110 KV mạch kép Ninh Bình - Bỉm Sơn và Nhà máy điện Bàn Thạch. Mạng lưới phân phối điện được phát triển khá đồng bộ với gần 2.500 trạm biến áp các loại; đến năm 2014, điện lưới đã được kéo đến 100% số xã.

a). Lưới điện 220KV: tổng chiều dài 265 km, gồm 4 tuyến Nho Quan - Thanh Hoá (62 km); Ninh Bình - Thanh Hoá (60 km); Thanh Hoá - Nghi Sơn (70 km) và Nghi Sơn - Vinh (73 km).

b). Lưới điện 110 KV: tổng chiều dài 365,2 km, gồm các tuyến chính Ninh Bình - Bỉm Sơn (2 lộ; 171: 22,5 km và 172: 24 km); Thiệu Vận - Nghi Sơn (2 x 64 km); Thiệu Vận - TP Thanh Hóa- Sầm Sơn (34,5 km); Thiệu Vận - Thọ Xuân (32 km); Thiệu Vận - Yên Định (22 km); Thiệu Vận - Núi I (10,7 km); Núi I - Hà Trung - Bỉm Sơn (46 km); Núi I - TP Thanh Hóa (10,7 km) và Yên Định - Bá Thước. Nhìn chung, các tuyến đường dây 110 KV đều đang vận hành an toàn.

c). Lưới điện 35 KV: tổng chiều dài 1.843 km, hầu hết tuyến 35 KV đều được xây dựng mới, tạo điều kiện cho việc vận hành lưới điện, nâng cao độ tin cậy. Lưới điện 22 KV khu vực nông thôn đã xuống cấp và quá tải, tỷ lệ tổn thất điện năng cao, có nơi trên 15%, cần được cải tạo, nâng cấp.

2.5.3. Hạ tầng bưu chính - viễn thông

Cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, tương đối đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có 660 điểm phục vụ bưu chính (trong đó có 27 bưu cục cấp II,

Page 36: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

31

58 bưu cục cấp III, 569 điểm bưu điện văn hoá xã). Có 513 trạm chuyển mạch cung cấp dịch vụ cố định hữu tuyến và 1.246 trạm (trong đó, 615 trạm DSLAM, 631 trạm truy nhập quang) đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng và dịch vụ truyền hình trả tiền; 3.526 trạm BTS 2G và 3G, 100% các trung tâm các xã, phường, thị trấn được cung cấp dịch vụ 3G và hầu hết các thôn, bản được cung cấp dịch vụ thông tin di động công nghệ 2G; 100% các trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư mạng truyền dẫn quang thay thế các tuyến truyền dẫn Viba.

2.5.4. Hệ thống cấp nước sạch

a). Cấp nước đô thị

Tổng công suất các nhà máy nước trong tỉnh hiện đạt khoảng 102.360 m3/ngày đêm. Giai đoạn 2010- 2014, đã hoàn thành nâng công suất nhà máy nước (NMN) Hàm Rồng từ 15.000 m3/ngày đêm lên 20.000 m3/ngày đêm, hiện đang tiếp tục đầu tư mở rộng công suất lên 50.000 m3/ngày đêm; NMN Mật Sơn từ 30.000 m3/ngày đêm lên 50.000 m3/ngày đêm; NMN TX Bỉm Sơn từ 7.000 m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ngày đêm. Hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động NMN Bình Minh công suất 30.000 m3/ngày đêm và hệ thống đường ống dẫn nước thô cho KKT Nghi Sơn. Đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động các nhà máy nước 2000- 3000 m3/ngày đêm ở một số thị trấn (Tĩnh Gia, Thường Xuân, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, …). Đến năm 2014, toàn tỉnh có 25/33 đô thị có hệ thống cấp nước sạch.

b). Cấp nước sạch nông thôn

Giai đoạn vừa qua, đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 278 công trình nước sạch nông thôn, nâng tổng số công trình hiện có lên 479 công trình. Các công trình nước sạch nông thôn nằm chủ yếu ở các huyện miền núi và một số huyện ven biển, việc quản lý, vận hành còn yếu kém nên hiệu quả sử dụng còn thấp.

2.5.5. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi được đầu tư phát triển đến nay đã có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó: 610 hồ chứa; 1.023 đập dâng; 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại. Giai đoạn 2011 - 2014, năng lực tưới tăng thêm 17.000 ha và năng lực tiêu tăng thêm 6.200 ha; tổng năng lực tưới trên địa bàn tỉnh đạt 265.000 ha và tổng năng lực tiêu đạt 75.500 ha.

a). Hệ thống công trình cấp nước tưới

Cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là khu vực đồng bằng, ven biển. Tuy nhiên, vẫn còn một số diện tích lúa vùng ven biển huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và khu vực miền núi, việc cấp nước tưới còn khó khăn, đặc biệt là vào mùa khô. Hiện nay, hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đang được đầu tư xây dựng, dự kiến hoàn thành tuyến kênh chính vào 2015, sẽ tạo nguồn nước tưới ổn định cho hơn 32.000 ha đất canh tác thuộc 8 huyện trung du miền núi và đồng bằng.

Page 37: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

32

b). Các công trình tiêu

Gồm 15 hệ thống tiêu lớn và vừa, trong đó các hệ thống tiêu lớn như Trường Lệ, Quảng Châu, sông Lý, sông Hoàng, Bộ Đầu có năng lực tiêu từ 6.000 ha đến 24.000 ha. Các trạm bơm tiêu lớn như: Thiệu Duy, Thiệu Thịnh, Yên Tôn, Đông Sơn, Cầu Khải được đưa vào hoạt động trong giai đoạn vừa qua đã phát huy năng lực tiêu úng tương đối tốt. Hiện nay, các trục tiêu thuộc các hệ thống tiêu Quảng Châu, sông Lý, sông Hoàng, sông Nhơm, Kênh Than,… đã xuống cấp, cần được nạo vét, mở rộng cống tiêu đồng thời tăng thêm trạm bơm đầu mối để tăng cường khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa bão.

c). Hệ thống đê điều

Đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp 820 km đê biển và các tuyến đê sông Mã, sông Lèn, sông Lạch Trường, sông Yên, sông Bạng, sông Hoạt. Các tuyến đê, kè được tu bổ, nâng cấp đã nâng cao khả năng phòng chống lụt bão, đồng thời hình hành các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ven biển, tăng cường khả năng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

2.6. Thực trạng phát triển theo không gian lãnh thổ

2.6.1. Về phát triển đô thị

Theo quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 65 - 70 đô thị. Thực hiện đến năm 2014, toàn tỉnh có 33 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại I (TP Thanh Hoá), 01 đô thị loại III (TX Sầm Sơn), 01 đô thị loại IV (TX Bỉm Sơn) và 30 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 13%.

Đã hoàn thành nâng cấp TX Sầm Sơn từ đô thị loại IV lên loại III; TP Thanh Hóa từ đô thị loại II lên đô thị loại I; đang hoàn chỉnh hồ sơ công nhận TX Bỉm Sơn lên đô thị loại III. Đô thị trung tâm vùng miền núi Ngọc Lặc hiện đang đầu tư xây dựng tuyến đường bao phía Đông, đường trục chính, nhà máy cấp nước và hạ tầng khu tái định cư. Đô thị Nghi Sơn từng bước hình thành trên cơ sở phát triển KKT Nghi Sơn, dự kiến thành lập đô thị Nghi Sơn trong giai đoạn đến 2020, gắn với quy hoạch mở rộng KKT Nghi Sơn.

2.6.2. Về xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách huy động đóng góp của doanh nghiệp và nhân dân cho đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Đến năm 2014, đã có 100% số xã có quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; bình quân mỗi xã đạt 11,85 tiêu chí, tăng 7,06 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình và cao hơn bình quân cả nước (8 tiêu chí); đến nay đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2.6.3. Về phát triển các khu kinh tế động lực

a). Khu kinh tế động lực Nghi Sơn

Đến nay, đã triển khai 88 dự án đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư 6.450 tỷ đồng. Sau hơn 8 năm xây dựng và phát

Page 38: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

33

triển, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 90 dự án đầu tư trực tiếp (có 8 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 90.434 tỷ đồng và 12,1 tỷ USD; lũy kế vốn đầu tư thực hiện ước đạt 29.774 tỷ đồng (bằng 30% vốn đăng ký) và 2,38 tỷ USD (19,7%). Một số dự án có đóng góp lớn cho ngân sách và phát triển kinh tế của tỉnh như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, nhiệt điện Nghi Sơn 1, giày Annora... Hiện một số dự án lớn đang được đầu tư xây dựng như: Lọc hóa dầu, luyện cán thép; chuẩn bị triển khai các dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2, nhiệt điện Công Thanh, đạm Công Thanh, nhà máy sản xuất dầu ăn...

b). Khu kinh tế động lực TP Thanh Hóa - TX Sầm Sơn

Khu vực TP Thanh Hóa - Sầm Sơn những năm gần đây có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh. TP Thanh Hóa đã được mở rộng địa giới hành chính (Năm 2012) với diện tích tăng lên gấp 2,5 lần, dân số tăng 1,6 lần; năm 2014, TP Thanh Hóa được công nhận đô thị loại I. Tăng trưởng kinh tế Thành phố bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt trên 14%; GDP bình quân đầu người năm 2014 ước đạt hơn 3.800 USD; đóng góp khoảng 30% trong GDP toàn tỉnh. Thị xã Sầm Sơn được đầu tư hạ tầng đô thị theo hướng mở rộng nối liền với TP Thanh Hóa theo Quốc lộ 47; đang thực hiện quy hoạch mở rộng địa giới TX Sầm Sơn ra 6 xã (huyện Quảng Xương) để nối liền với TP Thanh Hóa. Giai đoạn vừa qua, TX Sầm Sơn đã phát triển một số khu nghỉ dưỡng và khu đô thị mới, phát huy vai trò là một trung tâm du lịch biển ở khu vực.

c). Khu kinh tế động lực Bỉm Sơn - Thạch Thành

Khu vực Bỉm Sơn - Thạch Thành với hạt nhân là TX Bỉm Sơn từng bước được nâng cấp hạ tầng, hình thành các khu đô thị mới. KCN tập trung Bỉm Sơn đang được đầu tư kết cấu hạ tầng, hiện đã có một số dự án lớn như: nhà máy lắp ráp ô tô VEAM (công suất 25.000 xe/năm), nhà máy sản xuất phân bón NPK (700.000 tấn/năm). Trước mắt, khả năng mở rộng phát triển khu vực Bỉm Sơn- Thạch Thành trở thành khu kinh tế động lực về ngắn hạn không mạnh như các khu kinh tế động lực khác trong tỉnh do vị trí nằm xa Cảng biển Nghi Sơn và Cảng hàng không Thọ Xuân; điều kiện thu hút đầu tư ít thuận lợi hơn so với KKT Nghi Sơn được hưởng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu kinh tế; khu vực TP Thanh Hóa có cơ sở hạ tầng tốt hơn; Lam Sơn Sao Vàng có thuận lợi hơn về quỹ đất và giải phóng mặt bằng.

d). Khu kinh tế động lực Lam Sơn - Sao Vàng

Với lợi thế về điều kiện đất đai, vị trí giáp Quốc lộ 47, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt có Cảng hàng không Thọ Xuân, khu vực Lam Sơn - Sao Vàng đang được tập trung phát triển thành Khu đô thị công - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng miền Tây của tỉnh.Hiện nay, Thanh Hóa đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập KCN Lam Sơn - Sao Vàng với quy mô khoảng 2.000 ha đồng thời tích cực vận động, kêu gọi đầu tư theo hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khi KCN Lam Sơn - Sao Vàng đi vào hoạt động dự kiến sẽ tạo bước đột phá cho hình thành phát triển khu kinh tế động lực Lam Sơn- Sao Vàng.

Page 39: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

34

2.6.4. Về phát triển các vùng kinh tế

a). Vùng đồng bằng

Vùng đồng bằng phát huy được lợi thế về vị trí địa kinh tế, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động. Công nghiệp phát triển theo hướng tập trung, hình thành các khu, cụm công nghiệp; mở rộng quy mô phát triển nhiều ngành, sản phẩm công nghiệp theo quy hoạch gồm chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, dệt may, giày dép, cơ khí lắp ráp, sản xuất thiết bị điện, hóa chất, sản xuất VLXD; chưa phát triển được công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng cây trồng thâm canh, năng suất, chất lượngcao (lúa, ngô, rau an toàn,…). Dịch vụ phát triển với các ngành chủ lực như thương mại, vận tải, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông, đào tạo, y tế. Giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ước đạt bình quân 11,7%/năm; năm 2014, vùng đồng bằng đóng góp khoảng 60,5% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 1.775,3 USD.

b). Vùng ven biển

Vùng ven biển đã phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, du lịch gắn với thế mạnh có biển. Phát triển theo quy hoạch các khu du lịch mới Hải Hòa, Hải Tiến, Linh Trường; mở rộng Khu du lịch Sầm Sơn (Quảng Cư, Nam Sầm Sơn). Công nghiệp được tập trung phát triển tại KKT Nghi Sơn, trong đó có các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như lọc hóa dầu, nhiệt điện, sản xuất hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng. Hệ thống cảng, bến cá, dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cửa lạch lớn (Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Trường) được phát triển gắn với hình thành các khu dịch vụ, đô thị nghề cá. Nuôi trồng thủy sản ổn định về diện tích nhưng tăng nhanh về sản lượng; các vùng chuyên canh lúa, rau, đậu được duy trì phát triển. Giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ước đạt bình quân 10%/năm; năm 2014, vùng ven biển đóng góp khoảng 25% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 1.127,4 USD.

c). Vùng miền núi

Vùng miền núi từng bước phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được đẩy mạnh phát triển; duy trì ổn định và phát triển theo hướng thâm canh một số vùng nguyên liệu như: mía, cao su, sắn. Mở rộng diện tích rừng sản xuất; hình thành vùng luồng tập trung năng suất cao. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ, thương mại phát triển nhanh hơn nhất là sau khi tuyến Đường Hồ Chí Minh được xây dựng đi vào hoạt động. Công nghiệp chế biến gỗ phát triển với một số nhà máy sản xuất dăm gỗ, ván ép, sản phẩm gỗ cao cấp (ở Như Xuân, Thường Xuân, …). Giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ước đạt bình quân 11,3%/năm, chiếm 14,5% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 765,9 USD.

Page 40: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

35

2.6.5. Về phát triển mối liên kết vùng

a). Mối liên kết các vùng trong tỉnh

Thông qua giao lưu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, mối liên kết phát triển giữa các vùng trong tỉnh ngày càng được mở rộng và gắn kết chặt chẽ trên các lĩnh vực. Quá trình đô thị hóa được quản lý, không gian đô thị TP Thanh Hóa đã tiến đến gần kề với TX Sầm Sơn theo trục QL47 và Đại lộ Nam sông Mã, trên thực tế TP Thanh Hóa (thuộc vùng đồng bằng) và TX Sầm Sơn (thuộc vùng ven biển) đến nay đã như một liên đô thị. Đặc biệt, việc đưa vào hoạt động Cảng hàng không Thọ Xuân và KCN Lam Sơn - Sao Vàng từng bước được hình thành, đang tạo ra bước ngoặt trong liên kết phát triển giữa vùng phía Tây với vùng đồng bằng (trọng tâm là TP Thanh Hóa) và ven biển (trọng tâm là KKT Nghi Sơn), tạo động lực thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị về phía Tây của tỉnh.

b). Mối liên kết với các tỉnh lân cận

Về phía Nam, KKT Nghi Sơn được xây dựng phát triển với hạt nhân là Dự án khu liên hợp lọc hóa dầu đang trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh tạo động lực phát triển Vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, liên kết Thanh Hóa - Nghệ An.

Về phía Bắc, không gian đô thị TX Bỉm Sơn đã nối liền với TX Tam Điệp (Ninh Bình) và KCN tập trung Bỉm Sơn được phát triển, đang dần tạo nên Vùng đô thị công nghiệp Nam Ninh Bình - Bắc Thanh Hóa. Giai đoạn tới, với tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa được hoàn thành; đưa vào hoạt động cầu Thắm, cầu Bút Sơn; khu vực phía Bắc tỉnh sẽ là cửa ngõ giao lưu, kết nối phát triển giữa các tỉnh khu vực Nam Bắc Bộ với các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Về phía Tây, Thanh Hóa với vị trí cửa ngõ thông thương ra biển và có cảng nước sâu Nghi Sơn đang có sức hấp dẫn mạnh trong giao lưu, liên kết phát triển với các tỉnh Tây Bắc Tổ quốc và Bắc Lào thông qua QL217- QL15A, Đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tằn. Trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, hàng xuất đi chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, VLXD; hàng nhập ngược lại là nông, lâm thổ sản, dược liệu, gỗ, khoáng sản... trong đó một số mặt hàng đã được xuất qua Cảng Nghi Sơn.

2.7. Khái quát chung về thực trạng kinh tế - xã hội

Sau gần 5 năm thực hiện quy hoạch, tỉnh đã phát triển đúng định hướng và có những bước tiến cơ bản trên nhiều mặt. Trong đó, có những yếu tố mới đột phá (Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng Nghi Sơn, Dự án lọc hóa dầu được triển khai…) là những tiền đề quan trọng cho bước phát triển nhanh, vững chắc trong giai đoạn tiếp theo. Một số kết quả nổi bật, gồm:

(1). Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở tốc độ khá cao trong khi nhiều địa phương khác tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sút giảm mạnh, tuy chưa đạt mục tiêu quy hoạch nhưng gấp gần 2 lần so với cả nước, đưa quy mô kinh tế của tỉnh (GDP) đứng thứ 7 cả nước, lớn nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Chuyển dịch cơ

Page 41: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

36

cấu kinh tế của tỉnh trong những năm qua là đúng định hướng; cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản giảm, cơ cấu các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

(2). Huy động vốn đầu tư tăng cao; tổng huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011- 2014 ước đạt 210 nghìn tỷ đồng, vượt mục tiêu quy hoạch (mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 huy động khoảng 115 nghìn tỷ đồng).

(3). Phát triển được một số ngành, sản phẩm chủ lực đúng định hướng quy hoạch và đóng góp lớn cho tăng trưởng của tỉnh là: sản xuất xi măng, mía đường, may mặc, da giày và đang phát triển một số ngành, sản phẩm mới, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh như: lọc hóa dầu, sản xuất điện năng, phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm bò sữa.

(4). Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập thực tế đầu người của dân cư tăng gấp gần 2 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm 3,7% (cả nước trung bình giảm 2,1%), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% (tương đương cả nước), tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 49% (2010) lên 51,5% (2014).

(5). Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp; hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư tăng năng lực tưới thêm 17.000 ha, năng lực tiêu tăng thêm 6.200 ha; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 98,3%; mạng cáp quang đến 100% các xã.

(6). Với đặc điểm địa bàn rộng, gồm cả đồng bằng, miền núi, biên giới, biển đảo, tỉnh luôn giữ được ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những hạn chế, yếu kém chủ yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những hạn chế, yếu kém; có 08/18 chỉ tiêu quy hoạch khó có khả năng đạt được, gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ đường tỉnh, đường huyện được rải nhựa/bêtông, tỷ lệ che phủ rừng, đô thị có công trình thu gom, xử lý rác thải tập trung, tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước sạch và tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Một số hạn chế chủ yếu trên các lĩnh vực:

1.1. Về kinh tế

(1). Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu quy hoạch; tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các lợi thế về tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nước, lao động, nguồn vốn đầu tư để tăng quy mô, mở rộng sản xuất; việc phát triển theo chiều sâu, dựa vào công nghệ hiện đại, sử dụng ít tài nguyên để tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng còn hạn chế.

(2). Cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm; tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt là 50,3% - 25,8% - 23,9% (mục tiêu đến năm 2015 là 38% - 33,8% - 30,2%).

(3). Chi phí trung gian của các ngành kinh tế của tỉnh còn cao và có xu

Page 42: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

37

hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.Tỷ trọng chi phí trung gian (IC) trong giá trị sản xuất (GO) của các ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014

STT Ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Nông, lâm, thủy sản 41,05% 41,27% 41,42% 41,49%

2 Công nghiệp - Xây dựng 66,00% 66,25% 66,48% 66,74%

3 Dịch vụ 41,74% 42,05% 42,28% 42,60%

Toàn tỉnh 56,73% 57,17% 57,59% 58,07%

(4). GDP bình quân đầu người chưa đạt mục tiêu quy hoạch và còn thấp khá xa so với bình quân cả nước, năm 2014, Thanh Hóa mới bằng khoảng 68,25% bình quân cả nước.

(5). Năng suất lao động thấp và chậm được cải thiện; so với bình quân cả nước, năng suất của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% - 70% (năng suất lao động trung bình cả nước ở 3 khu vực I, II, III là: 25,4 - 105,5 - 71,6 triệu đồng/người/năm).

(6). Sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn phát triển chậm; tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp còn thấp, đến năm 2014 mới đạt 33,5% (mục tiêu đến 2015 đạt 45%); phát triển kinh tế rừng chưa tương xứng tiềm năng.

(7). Năng suất, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp còn thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên; công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển. Sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn là công nghiệp truyền thống, chưa có nhiều sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao. Một số ngành công nghiệp được xác định là ngành chủ lực, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng phát triển chậm như: lọc hóa dầu, luyện thép, đóng tàu. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn hiệu quả thấp.

(8). Các dịch vụ chất lượng cao và dịch vụ có tiềm năng như: vận tải biển, dịch vụ trung chuyển xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng biển, cửa khẩu, logistics phát triển chậm; sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI vẫn là chủ yếu; quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế.

(9). Doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, nhưng số doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 50 tỷ đồng trở lên mới chiếm khoảng 4%. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế; tổ chức sản xuất liên kết các doanh nghiệp, các khâu từ sản xuất đến phân phối tiêu thụ, quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm chưa tốt.

(10). Sức lan tỏa của các vùng kinh tế động lực, khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận còn hạn chế. Tốc độ đô thị hóa còn chậm; tỷ lệ dân số đô thị đạt thấp so với trung bình của cả nước.

(11). Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở một số dự án, địa phương còn

Page 43: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

38

lãng phí, kém hiệu quả; hoạt động khai thác, buôn bán, tập kết tài nguyên khoáng sản trái quy định còn xảy ra, nhất là cát, sỏi lòng sông.Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các bãi rác ở các đô thịchưa được giải quyết triệt để.

1.2. Về văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh

(1). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tuy có kết quả tiến bộ, nhưng còn chênh lệch lớn giữa các vùng, địa phương. Tiềm lực khoa học công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội; số sinh viên đại học, cao đẳng ra trường chưa có việc làm còn lớn; tình trạng quá tải tại các bệnh viện công lập còn phổ biến. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao còn chậm; giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với trung bình cả nước; đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc, ngư dân vùng bãi ngang và công nhân làm việc trong khu kinh tế, các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn.

(2). Một số vấn đề bức xúc như: tranh chấp lao động tập thể; hoạt động tôn giáo trái phép; khiếu kiện, đòi lại đất, xây dựng trái phép các cơ sở tôn giáo; buôn bán ma túy biên giới diễn ra phức tạp. Tội phạm can dự vào các hoạt động kinh tế, tín dụng đen, đòi nợ thuê còn diễn ra; tai nạn giao thông còn ở mức cao.

1.3. Về kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mặc dù đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nhất là giao thông, cấp thoát nước, hạ tầng môi trường.... Một số dự án, công trình chậm tiến độ do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm. Công tác quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Theo Quy hoạch được duyệt, các chỉ tiêu về kinh tế được xây dựng trên cơ sở dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn khởi công xây dựng vào năm 2010 và vận hành trước năm 2013. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn nên chậm khởi công đến Quý IV năm 2013 và dự kiến có sản phẩm vào năm 2017. Do đó, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Do tác động của suy thoái kinh tế và quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, do đó các sản phẩm được xác định là chủ lực giai đoạn 2011 – 2015 chậm xuất hiện trong kỳ hoặc dừng triển khai thực hiện như Nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhà máy đóng tàu biển Nghi Sơn, các nhà máy sản xuất thép trong KKT Nghi Sơn, nhà máy giấy Châu Lộc...

- Diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài; giá các loại nguyên, nhiên liệu cơ bản như xăng dầu, thực phẩm ở trong và ngoài nước liên tục tăng, tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Du lịch biển là thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào thời tiết nên thời gian khai thác ngắn, hiệu quả chưa cao.

Page 44: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

39

- Chính phủ thực hiện thắt chặt đầu tư công từ năm 2011 dẫn đến nhiều công trình hạ tầng phải tạm dừng, đình hoãn hoặc giãn tiến độ, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. KKT Nghi Sơn được xác định là KKT trọng điểm nhưng mức hỗ trợ từ NSTW hàng năm còn thấp so với nhu cầu, chưa đủ tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo về phát triển kinh tế - xã hội còn có mặt hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong giải quyết công việc chưa cao và chưa rõ trách nhiệm; việc giải quyết một số công việc còn lúng túng.

- Công tác chỉ đạo điều hành của một số ngành, địa phương chưa thực sự sâu sát và cụ thể; chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh ở một số ngành, địa phương còn thiếu tính linh hoạt, sáng tạo nên hiệu quả chưa cao; vẫn còn hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của một bộ phận nhân dân, doanh nghiệp và địa phương.

- Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế chất lượng còn thấp và chậm được đổi mới; chưa tạo được động lực thực sự để phát huy nguồn nội lực của tỉnh. Chủ trương phát triển kinh tế theo chiều rộng để giải quyết việc làm, khai thác nguồn tài nguyên sẵn có nên việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động thấp, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng tăng trưởng thấp.

- Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có việc chưa nghiêm; xử lý cán bộ vi phạm chưa kiên quyết. Một bộ phận cán bộ, công chức yếu về trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm. Hiện tượng quan liêu, sách nhiễu, gây khó khăn, phiều hà của một bộ phận cán bộ vẫn diễn ra; cản trở quá trình phát triển.

Page 45: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

40

PHẦN THỨ BA BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

I. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN

1. Bối cảnh thế giới và khu vực

1.1. Biến động kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới phát triển kinh tế của cả nước và Thanh Hóa nói riêng

Thị trường thế giới, nhất là thị trường vốn, thị trường năng lượng, nguyên liệu… sẽ dễ bị tổn thương và biến đổi thất thường hơn. Sự cạnh tranh giành giật vị trí và ảnh hưởng thị trường giữa các siêu cường kinh tế mới nổi và các siêu cường kinh tế khác sẽ gay gắt, khốc liệt hơn góp phần làm cho thị trường thế giới trở nên bất ổn định hơn. Cạnh tranh giành giật nhân tài, nguồn nhân lực có trình độ cao giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp cũng sẽ phổ biến hơn và gay gắt hơn. Khả năng tiếp cận và huy động vốn đầu tư nước ngoài (các nguồn vốn) có thể bị hạn chế hơn; việc quản lý duy trì cân bằng cán cân thanh toán sẽ khó khăn hơn; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng hơn.

Trước những tác động của biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính toàn cầu, mô hình và cách thức phát triển kinh tế trên toàn cầu có thể sẽ được điều chỉnh. Mô hình và phương thức phát triển mới cân bằng hơn, đề cao hơn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thân thiện hơn với môi trường, tiết kiệm hơn trong sử dụng năng lượng; an toàn, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng sẽ ngày càng khắt khe và được đề cao.

1.2. Thu hút nguồn vốn nước ngoài ngày càng trở nên cạnh tranh hơn

Theo dự báo của nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế, FDI là một trong những nguồn vốn chính của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2020, với những tiềm năng về kinh tế, nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến thu hút nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là qua hình thức thuê ngoài (outsourcing). Hoạt động dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam sẽ nhằm cả vào hai lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế tác.

FDI vào các ngành công nghệ cao là một xu hướng chung của cả thế giới và Việt Nam cũng vậy. Trung Quốc một đối tác đầu tư rất lớn trên thế giới đang có xu hướng chuyển thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao. Điều đó dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh chuyển các hoạt động đầu tư loại này vào các nước có điều kiện tương đồng với Trung Quốc và Việt Nam là một lựa chọn. FDI vào các ngành chế tác đang có xu hướng chuyển mạnh vào Việt Nam. Các TNC (các công ty xuyên quốc gia) có vai trò tích cực trong xu thế này. Việc Việt Nam mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế tạo điều kiện cho sự hiện diện của các TNC và theo đó là luồng vốn FDI ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo thu hút được vốn FDI, đòi hỏi Việt Nam (trong đó có Thanh Hóa) phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và duy trì lợi thế so với các quốc gia khác. Mặt khác, những biến động khó lường và căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Đông Á và biển Đông sẽ

Page 46: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

41

tác động bất lợi đến thu hút các nguồn vốn FDI, phát triển du lịch và các hoạt động xuất, nhập khẩu của Thanh Hóa, nhất là xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối như: thủy sản, may mặc, giày dép, tinh bột sắn, cao su, cói...

Đối với nguồn vốn ODA, tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định trong thời gian tới; các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực, các kênh tín dụng mới sẽ kém ưu đãi hơn. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, nên nguồn vốn ODA sẽ giảm dần. Điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc thu hút nguồn vốn ODA để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

1.3. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo, phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, có tác động tích cực và tiêu cực khó lường đến nền kinh tế nước ta, trong đó có Thanh Hóa.

Trước hết, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho dịch chuyển ngày càng tự do và trên quy mô lớn (toàn cầu) các nguồn lực phát triển (vốn, công nghệ, nhân lực…). Quá trình đó tạo ra áp lực đòi hỏi các quốc gia phải liên tục đổi mới, hoàn thiện môi trường thể chế chính sách, hiện đại hóa nền hành chính quốc gia… phù hợp với các thông lệ quốc tế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đối ngoại đặc biệt là giao thông (cảng biển, cảng hàng không quốc tế, đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia) và viễn thông cũng như hệ thống hạ tầng kết nối các vùng miền trong mỗi quốc gia, đảm bảo khai thác tốt hơn tiềm năng của các vùng lãnh thổ.

Thứ hai, với việc dịch chuyển tự do và mạnh mẽ các nguồn lực do tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác các nguồn lực từ bên ngoài (bao gồm vốn, công nghệ và cả nhân lực chất lượng cao) cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Toàn cầu hóa và hội nhập cũng tạo điều kiện cho các quốc gia đi sau khai thác nguồn hỗ trợ phát triển (ODA) của các quốc gia phát triển, của các tổ chức quốc tế để cải tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý; nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng của Việt Nam được đặt trong mối quan hệ với khu vực như: (1) xu hướng gia tăng liên kết giữa các nền kinh tế; Sự hình thành của Cộng đồng ASEAN (đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015); Sự hình thành của Khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN (PCEP) cũng như việc Việt Nam cơ bản sẽ hoàn tất ký kết các FTA với các đối tác lớn như Mỹ (TPP), EU, Nga, EFTA... từ nay đến năm 2020; (2) đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối, gắn kết và hợp tác với các nước ASEAN lục địa, nhất là thông qua các khuôn khổ hợp tác sẵn có, như ACMECS, GMS, CLMV, CLV... Đồng thời, thu hút sự quan tâm và hỗ trợ tài chính của các đối tác phát triển (WB, ADB...) và các nền kinh tế phát triển là đối tác của khu vực (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...) để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, theo lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ thực

Page 47: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

42

hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc..., thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc và nhiều nước khác sẽ giảm xuống mức 0 - 5%. Tiến trình này cũng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu và phát triển một số ngành công nghiệp tại Thanh Hóa như: cơ khí, luyện cán thép, lắp ráp ô tô, hóa chất, xăng dầu, phân bón, thiết bị văn phòng, chế biến thực phẩm, đường mía, xi măng; do đó, các ngành này cần nâng cao năng lực cạnh tranh để duy trì và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

1.4. Thế giới có những bước phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ, việc áp dụng tiến bộ công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi cấp thiết

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách nền hành chính, xây dựng và vận hành các loại thị trường; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống KCHT phải dựa trên cơ sở hiện đại hóa, ứng dụng các công nghệ mới (đặc biệt là công nghệ thông tin) và mô hình tổ chức khai thác các dịch vụ tiên tiến có tính đến yếu tố tiến bộ khoa học, công nghệ.

Thế giới đã và đang chuyển sang kỷ nguyên số, đặc trưng bởi sự hình thành xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng. CNTT và truyền thông là hạ tầng của hạ tầng, vừa là một bộ phận của kết cấu hạ tầng quốc gia, vừa là nền tảng để quản lý, vận hành, kết nối hiệu quả toàn bộ hệ thống hạ tầng. CNTT sẽ làm thay đổi mạnh mẽ năng suất lao động trong mọi ngành kinh tế. Do đó, phát triển và ứng dụng CNTT là phương thức để CNH, HĐH đưa Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Về hạ tầng đô thị, đối với các đô thị lớn thì việc phát triển hạ tầng giao thông trên cao PRT (Personal Rapid Transit) ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, khai thác không gian ngầm, xe điện bánh sắt… các cơ sở xử lý và bảo vệ môi trường hiện đại đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu và phổ biến.Các công nghệ mới, và theo đó là hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đã và đang làm thay đổi hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như chất lượng của các dịch vụ hạ tầng.

Về tổ chức quản lý và khai thác các cơ sở, công trình hạ tầng, một xu hướng mới cũng đã và đang phổ biến là việc phi tập trung hóa cũng như trao quyền tự chủ nhiều hơn trên cơ sở hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống luật pháp liên quan đến phát triển, cung cấp và đảm bảo các hàng hóa công và dịch vụ công. Những đổi mới về pháp lý từ thể chế, cơ chế, chính sách đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cũng như sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư (bao gồm cả trong và ngoài nước) vào phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý phát triển đang là ưu tiên và xu thế chung trên thế giới, đem lại sự đồng bộ và hiệu quả cao hơn trong đầu tư phát triển.

1.5. Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn tới

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), từ năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ từng bước được cải thiện (tăng trưởng GDP năm 2013 là 3,1%, năm 2014 dự kiến tăng 3,8%). Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn tương đối khả quan, như: kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia

Page 48: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

43

đang phát triển ở Châu Á.

2. Tác động của bối cảnh trong nước

Sau gần 30 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam từng bước được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình tái cơ cấu kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng đang được đẩy mạnh, tư duy kinh tế ngày càng có những đổi mới, thông thoáng hơn, thuận lợi để Thanh Hóa phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Hiện tại, kinh tế trong nước vẫn đang gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2014 chỉ đạt 5,7% (kế hoạch 5 năm đề ra là 6,5 - 7%), kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc. Tuy nhiên, dự báo kinh tế trong nước những năm tới đây sẽ dần phục hồi sau giai đoạn suy giảm, kinh tế vĩ mô sẽ ổn định hơn và bước vào giai đoạn chuyển dần từ các ngành sử dụng công nghệ thấp là chủ yếu sang các ngành sử dụng công nghệ trung bình và công nghệ cao; từng bước hướng vào phát triển kinh tế tri thức và phát triển kinh tế xanh. Đây là điều kiện để Thanh Hóa đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và thay đổi mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, đầu tư công tiếp tục được thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khu vực Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ, những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, ven biển từ Nam Định đến Thừa Thiên Huế hiện đã có 4 khu kinh tế (Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô) đang hoạt động, nhiều khu du lịch và đô thị phát triển nhanh, hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh ngày càng thuận tiện. Giai đoạn tới, khu vựcnày dự báo tiếp tục phát triển nhanh do hạ tầng đang tiếp tục được nâng cấp và đầu tư mới như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Ninh Bình đi Thanh Hóa; nâng cấp Quốc lộ 10 từ Uông Bí (Quảng Ninh) đến TP Thanh Hóa, cầu Thắm và cầu Bút Sơn nối khu vực phía Đông Thanh Hóa với phía Nam Ninh Bình theo QL10.

Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung là một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế biển. Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển gồm công nghiệp hóa dầu, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu biển, dệt may, da giầy, ximăng, chế biến thủy sản, mía đường và công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin. Phát triển dịch vụ, thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại hiện đại ở các tỉnh, thành phố trong khu vực; khai thác hiệu quả hoạt động dịch vụ thương mại tại các khu cửa khẩu biên giới Việt- Lào; phát triển du lịch tập trung khai thác thế mạnh du lịch lịch sử, văn hóa, nghỉ dưỡng biển.

Khu vực miền núi Bắc Trung Bộ và Tây Bắc từ nay đến năm 2020 dự báo cũng có những thay đổi tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi Thanh Hóa do được xây dựng nâng cấp hệ thống hạ tầng như: xây dựng tuyến Đường hành lang biên giới chạy dọc từ Bắc vào Nam; nâng cấp các tuyến quốc lộ Đông – Tây và thông toàn tuyến Đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Cà Mau vào năm 2020.

Page 49: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

44

3. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức

3.1. Điểm mạnh (Lợi thế )

(1). Vị trí địa kinh tế thuận lợi giao thương trong, ngoài nước. Thanh Hóa tuy không nằm gần các vùng kinh tế trọng điểm nhưng có vị trí và hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không thuận lợi cho giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước; giao thương với các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 217 và các cửa khẩu. Là một trong số ít các tỉnh hội tụ đủ cả 03 vùng địa lý, Thanh Hóa có thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.

(2). Nguồn nhân lực dồi dào, có qũy đất lớn để phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị.

(3). Một số dự án lớn đã, đang và tiếp tục triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở công nghiệp có dự kiến mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đang được triển khai thực hiện, sau khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, tạo đà cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn tới.

(4). Kết cấu hạ tầng quy mô lớn cấp vùng (cảng nước sâu, cảng hàng không, các trục giao thông quốc gia đi qua, …) và một số khu kinh tế động lực đang hình thành, phát triển (KKT Nghi Sơn, TP Thanh Hóa – Sầm Sơn) sẽ tạo động lực, sức lan tỏa lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

(5). Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện rõ rệt; các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh đều xếp vị trí trong top 10 cả nước là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa thu hút các nguồn vốn đầu tư trong, ngoài nước.

3.2. Điểm hạn chế

(1). Khu vực miền núi rộng, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, địa hình phức tạp chia cắt mạnh gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng thấp và phân tán, không thuận lợi cho khai thác chế biến quy mô công nghiệp.

(2). Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, hiệu quả thấp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ còn ở mức thấp; doanh nghiệp vừa ít về số lượng, vừa yếu về năng lực cạnh tranh. Đầu tư công ở mức thấp, còn dàn trải, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng và các dịch vụ công còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt ở các khu công nghiệp, vùng miền núi.

(3). Một số lĩnh vực xã hội còn yếu kém, mặt bằng chung về nhân lực còn hạn chế; lao động kỹ thuật bậc cao, tay nghề giỏi trong các ngành sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao so với cả nước; còn 07 huyện nghèo, 151 xã đặc biệt khó khăn miền núi và bãi ngang; tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội đen vẫn còn diễn biến phức tạp.

Page 50: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

45

3.3. Cơ hội

(1). Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định song phương và đa phương đã và chuẩn bị được ký kết, tạo điều kiện cho Thanh Hóa mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế vàvốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, dòng vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,Hoa Kỳ có xu hướng chuyển dần từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á trong đó cóViệt Nam, đây là cơ hội để Thanh Hóa đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư.

(2). Môi trường chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được đổi mới toàn diện, đồng bộ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình, chính sách ưu đãi được Trung ương ban hành là cơ hội để Thanh Hóa nắm bắt và lồng ghép với chính sách của tỉnh để khai thác tiềm năng lợi thế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh như: chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí sản xuất phụ tùng, máy móc lắp ráp ôtô, máy nông nghiệp; chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

(3). Nhiều dự án lớn đã và đang tiếp tục được đầu tư (lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn I – II, thép Nghi Sơn...) tạo cơ hội và những tín hiệu tích cực để Thanh Hóa đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án khác, giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện các vấn đề về an sinh xã hội.

(4). Cơ hội phát triển một số ngành, lĩnh vực của tỉnh trong quan hệ liên kết vùng, khai thác thị trường nội tỉnh có quy mô dân số lớn. Với lợi thế về kinh tế biển, Thanh Hóa có cơ hội phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc; phát triển các dịch vụ vận tải - kho cảng - logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn cho khu vực Nam Bắc Bộ, một phần Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Đông Bắc Lào; cơ hội phát triển kinh tế cửa khẩu trở thành cửa ngõ giao thương đường bộ quan trọng nhất giữa Hà Nội – Viêng Chăn khi thời gian tới hai nước Việt Nam, Lào sẽ xây dựng tuyến Đường Hà Nội- Viêng Chăn qua cửa khẩu Khẹo của Thanh Hóa là tuyến đường ngắn nhất nối hai Thủ đô (dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 đi vào hoạt động trước năm 2020); cơ hội phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cung cấp cho thị trường trong tỉnh (đặc biệt là KKT Nghi Sơn) và ngoài tỉnh đang có nhu cầu ngày càng lớn. Cơ hội phát triển một số ngành, sản phẩm khai thác thị trường nội tỉnh có quy mô dân số lớn và nhu cầu ngày càng tăng, kể cả cung cấp cho các tỉnh xung quanh như: các dịch vụ chất lượng cao về giáo dục, đào tạo, y tế, vận tải, vui chơi giải trí, thông tin - truyền thông.

(5). Công nghệ thông tin - truyền thông có bước phát triển vượt bậc, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân nâng cao cơ hội cập nhật và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và điều hành, nhất là trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực, thương mại điện tử và cải cách hành chính.

3.4. Thách thức

(1). Thách thức do bất ổn an ninh, chính trị trong khu vực, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tình hình biển Đông tiếp tục gay gắt và rất khó lường, tác động

Page 51: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

46

tiêu cực đến phát triển kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhất là ảnh hưởng bất lợi đến thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư của tỉnh.

(2). Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt, hội nhập quốc tế sâu rộng với việc thực hiện theo lộ trình cam kết (WTO, AFTA, …) và tiếp tục chuẩn bị ký kết các hiệp định đa phương và song phương khác (TPP, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU,…) sẽ đặt tỉnh Thanh Hóa trước sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nội địa về công nghệ, chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

(3). Thách thức do phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về phát triển giữa các vùng, khu vực kinh tế trong tỉnh; khu vực miền núi rộng, chậm phát triển, hiện còn có 7 huyện nghèo.

(4). Thách thức phát triển bền vững với tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có xu hướng ngày càng tăng, ngoài ra là một số tài nguyên có xu hướng giảm (tài nguyên nước, nguồn lợi hải sản,... ), gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

II. DỰ BÁO VÀ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

Theo quy hoạch được duyệt, phương án phát triển được xây dựng dựa trên các yếu tố: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động và đạt 1/3 công suất (3,2 triệu sản phẩm lọc hóa dầu) từ năm 2013; nhà máy đóng tàu Nghi Sơn, nhà máy sản xuất thép (công suất 0,9 triệu tấn phôi thép), nhà máy ferocrom (125 nghìn tấn), một số khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế cửa khẩu... được triển khai thực hiện đúng tiến độ. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 - 18% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19% trở lên.

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện quy hoạch, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, một số lĩnh vực khó khăn hơn nhiều so với dự báo ban đầu, nhất là một số dự án lớn dự kiến triển khai thực hiện, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chậm được khởi công xây dựng, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàngnăm giai đoạn 2011 - 2014 chỉ đạt 11,37%, thấp xa so với mục tiêu quy hoạch. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 thì tăng trưởng năm 2015 phải đạt khoảng 45,6%/năm; đây là mục tiêu không có khả năng đạt được. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình tăng trưởng hiện tại, thì việc điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển đến năm 2020 là thực sự cần thiết.

1. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển

Qua đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức; mô hình tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đến 2020 được lựa chọn theo hướng kết hợp chiều rộng và chiều sâu, kết hợp phát triển các ngành, sản phẩm sử dụng nhiều lao động với các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, trong đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng theo chiều sâu, tạo tiền đề để sau năm 2020 cơ bản phát triển theo chiều sâu. Trên cơ sở đó, có 3 phương án phát triển chủ yếu như sau.

Page 52: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

47

1.1. Phương án 1

a). Cơ sở hình thành phương án

Phương án 1 được xây dựng với các yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa được xác định, gồm:

(1). Kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đà phục hồi; tình hình quan hệ kinh tế, đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc được duy trì ổn định; giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước bình quân đạt 6,5 - 7%/năm.

(2). Các yếu tố tác động bên trong tương đối thuận lợi như: Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, các chỉ số như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập và chỉ số năng lực lãnh đạo thường xuyên được duy trì trong top 10 cả nước; các nguồn nội lực được phát huy khá tốt; chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt, nhất là nhân lực chất lượng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70% (qua đào tạo nghề đạt 55%) đến 2020; tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, một số dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn trong công nghiệp, nông nghiệp được đưa vào hoạt động;hạ tầng cấp vùng như Cảng hàng không ThọXuân, Cảng Nghi Sơn được nâng cấp, mở rộng cơ bản theo quy hoạch.

(3). Quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế của tỉnh nhìn chung thuận lợi và thu được kết quả tích cực, đến giai đoạn 2020- 2025, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng cao đối với các ngành, sản phẩm chủ lực cơ bản được hình thành phát triển. (Sản phẩm dự kiến như phụ lục kèm theo)

Các cơ sở công nghiệp lớn hiện có phát huy được năng lực sản xuất và tiếp tục mở rộng quy mô khoảng 1,5 lần vào năm 2020. Các dự án sản xuất quan trọng cơ bản được triển khai theo kế hoạch như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động năm 2017; NM xi măng Công Thanh (mở rộng), ferocrom Cổ Định, NM chế biến dầu ăn hoàn thành đi vào hoạt động trong năm 2014; nhiệt điện Nghi Sơn 2 hoàn thành đi vào hoạt động trước năm 2016; nhiệt điện Công Thanh đi vào hoạt động trước năm 2017.

Các ngành dịch vụ có lợi thế được phát triển khá tốt, ngành du lịch phát triển được một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đón được khoảng 9 triệu lượt khách (trong đó khoảng 230 nghìn lượt khách quốc tế) vào năm 2020 và 16,5 triệu lượt khách (khoảng 500 nghìn lượt khách quốc tế)vào năm 2030; các dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics, thương mại được phát triển nhanh, khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 23 triệu tấn vào năm 2020 và đạt trên 40 triệu tấn vào năm 2030.

Nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh theo hướng tập trung quy mô lớn, cơ bản thực hiện được theo quy hoạch về phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao (lúa, ngô, rau an toàn, mía, bò sữa, bò thịt, luồng, cây gỗ lớn, nuôi tôm thâm canh,…), trong đó Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn đi vào hoạt động năm 2016.

b). Kết quả dự báo

Theo phương án 1, các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế năm 2020 và

Page 53: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

48

2030 như sau:

Bảng 5. Phương án 1 - Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đến năm 2020 và năm 2030

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng (%)

2010 2015 2020 2025 2030 2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

1. Dân số (nghìn người) 3.406 3.518 3.634 3.765 3.900 0,65 0,65 0,71 0,71

2. GRDP (tỷ đồng, giá 2010) 50.259 74.451 136.236 212.847 311.425 8,2 12,8 9,3 7,9

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 13.355 15.444 17.190 18.721 2,3 2,9 2,2 1,7

- Công nghiệp – Xây dựng 19.532 34.078 79.483 133.256 200.591 12,0 18,5 10,9 8,5

- Dịch vụ 18.978 27.018 41.309 62.401 92.113 7,3 8,9 8,6 8,1

3. GRDP (tỷ đồng, giá HH) 50.259 108.671 291.991 583.963 1.072.045

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 20.391 35.165 52.085 68.332

- Công nghiệp – Xây dựng 19.352 45.443 156.885 323.147 605.785

- Dịch vụ 18.978 42.837 99.941 208.732 397.928

4. Cơ cấu GRDP (giá HH)

- Nông, lâm, thủy sản 23,7 18,8 12,1 8,9 6,4

- Công nghiệp – Xây dựng 38,5 41,8 53,7 55,3 56,5

- Dịch vụ 37,8 39,4 34,2 35,8 37,1

5. GRDP/người (USD) 815 1.455 3.600 6.500 10.545

6. Tỷ lệ cân đối thu chi ngân sách (%)

42 32,5 100 100 100

1.2. Phương án 2

a). Cơ sở hình thành phương án

Phương án 2 được xây dựng trên cơ sở phương án 1, nhưng có tính đến các yếu tố tác động nhiều thuận lợi hơn như: kinh tế thế giới và trong nước phục hồi nhanh và lấy lại đà tăng trưởng cao ngay trong những năm đầu thực hiện điều chỉnh Quy hoạch; giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước bình quân đạt trên 7%/năm. Các yếu tố bên trong có tác động rất thuận lợi như: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thường xuyên đứng trong tốp đầu; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% (qua đào tạo nghề đạt 65% trở lên) đến 2020; hầu hết các dự án hạ tầng cấp vùng, dự án sản xuất trọng điểm được triển khai đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch và cơ bản phát huy được 100% công suất.

Các cơ sở công nghiệp hiện tại mở rộng quy mô sản xuất từ 1,5 - 2 lần trước năm 2020. Các dự án công nghiệp lớn, quan trọng được hoàn thành theo đúng tiến độ và hoạt động đạt trên 90% công suất. Riêng nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn hoàn thành đi vào hoạt động và đạt 100% công suất (bao gồm cả hóa dầu); một số dự án phục vụ lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu được triển khai thực hiện. Ngoài ra, tỉnh thu hút được một số nhà máy có quy mô về cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử- công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ sinh học.

Các ngành dịch vụ mũi nhọn như: du lịch, vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 18%/năm trong giai đoạn

Page 54: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

49

2016– 2020. Ngành du lịch đón được trên 10 triệu lượt khách vào năm 2020 và trên 20 triệu lượt khách vào năm 2030; khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 28 triệu tấn vào năm 2020 và đạt trên 40 triệu tấn vào năm 2030. Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo được thành lập, đi vào hoạt động hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn phát triển mạnh, xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn và năng suất chất lượng cao.

b). Kết quả dự báo

Theo phương án 2, các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế năm 2020 và năm 2030 được xây dựng như sau:

Bảng 6. Phương án 2 - Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đến năm 2020 và năm 2030

Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng (%)

2010 2015 2020 2025 2030 2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

1. Dân số (nghìn người) 3.406 3.518 3.634 3.765 3.900 0,65 0,65 0,71 0,71

2. GRDP (tỷ đồng, giá 2010) 50.259 74.451 149.796 245.403 384.962 8,2 15,0 10.4 9.4

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 13.355 15.444 17.190 18.721 2,3 2,9 2,2 1,7

- Công nghiệp – Xây dựng 19.532 34.078 87.998 155.575 250.843 12,0 20,9 12,1 10.0

- Dịch vụ 18.978 27.018 46.353 72.638 115.398 7,3 11,4 9,4 9.7

3. GRDP (tỷ đồng, giá HH) 50.259 108.671 321.002 672.330 1.324.398

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 20.391 35.165 52.085 68.332

- Công nghiệp – Xây dựng 19.352 45.443 173.692 377.269 757.546

- Dịch vụ 18.978 42.837 112.146 242.975 498.520

4. Cơ cấu GRDP (giá HH)

- Nông, lâm, thủy sản 23,7 18,8 11,0 7,7 5,2

- Công nghiệp – Xây dựng 38,5 41,8 54,1 56,2 57,2

- Dịch vụ 37,8 39,4 34,9 36,1 37,6

5. GRDP/người (USD) 815 1.455 4.000 7.500 13.000

6. Tỷ lệ cân đối thu chi ngân sách (%)

42 32,5 100 100 100

1.3. Phương án 3

a, Cơ sở hình thành phương án

Phương án 3 được xây dựng trên cơ sở tính đến các yếu tố tác động không thuận lợi hơn như: kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm; giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước bình quân đạt thấp dưới 5%/năm. Các yếu tố bên trong như: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng vào tốp sau; tỷ lệ lao động qua đào tạo không đạt 80% đến 2020; hầu hết các dự án hạ tầng cấp vùng trễ so với kế hoạch đặt ra.

b, Kết quả dự báo

Theo phương án 3, các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế năm 2020 và năm 2030 được xây dựng như sau:

Page 55: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

50

Bảng 7. Phương án 3 - Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đến năm 2020 và năm 2030

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng (%)

2010 2015 2020 2025 2030 2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

1. Dân số (nghìn người) 3.406 3.518 3.634 3.765 3.900 0,65 0,65 0,71 0,71

2. GRDP (tỷ đồng, giá 2010) 50.259 74.451 118.910 167.248 221.256 8,2 9,8 7,1 5,8

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 13.355 15.444 17.190 18.721 2,3 2,9 2,2 1,7

- Công nghiệp – Xây dựng 19.532 34.078 67.987 100.647 137.957 12,0 14,8 8,2 6,5

- Dịch vụ 18.978 27.018 35.479 49.411 64.578 7,3 5,6 6,8 5,5

3. GRDP (tỷ đồng, giá HH) 50.259 108.671 255.195 461.434 763.938

- Nông, lâm, thủy sản 11.929 20.391 35.165 52.085 68.332

- Công nghiệp – Xây dựng 19.352 45.443 134.193 244.069 416.629

- Dịch vụ 18.978 42.837 85.837 165.279 278.977

4. Cơ cấu GRDP (giá HH)

- Nông, lâm, thủy sản 23,7 18,8 13,8 11,3 8,9

- Công nghiệp – Xây dựng 38,5 41,8 52,6 52,9 54,5

- Dịch vụ 37,8 39,4 33,6 35,8 36,5

5. GRDP/người (USD) 815 1.455 3.150 5.150 7.500

6. Tỷ lệ cân đối thu chi ngân sách (%)

42 32,5 90 100 100

1.4. Lựa chọn phương án tăng trưởng

So sánh ba phương án cho thấy, phương án 2 có tính phấn đấu cao, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đòi hỏi nhiều yếu tố rất thuận lợi cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và trong nước những năm tới dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường; khả năng hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng nhanh rất khó xảy ra. Mặt khác, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của phương án này, sẽ phải sử dụng nguồn tài nguyên lớn, ảnh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Phương án 3 với các yếu tố bên ngoài và bên trong bất lợi hơn; đây là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên cũng cần tính đến. Vì vậy, 2 phương án này có tính khả thi không cao.

Phương án 1 có mục tiêu tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng việc thực hiện mục tiêu của phương án này có những thuận lợi, đó là: phù hợp với lợi thế so sánh, khả năng nội lực của tỉnh; nhiều dự án công nghiệp lớn, quan trọng đã và đang được triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ đề ra, tạo tiền đề thu hút các dự án khác, đồng thời tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong tương lai. Mặt khác, hiện nay tỉnh đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng. Theo đó, kinh tế Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2020 cơ bản phát triển song song cả chiều rộng và chiều sâu, tạo đà để phát triển kinh tế theo chiều sâu sau năm 2020. Vì vậy, lựa chọn phương án 1 sẽ là bước tạo đà lý tưởng để Thanh Hóa chuyển mạnh sang phát triển chiều sâu sau năm 2020.

Page 56: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

51

Như vậy, phương án 1 có tính khả thi cao hơn đồng thời đáp ứng được quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới, nên được xác định làm phương án chọn để xây dựng các mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu tăng trưởng như phương án I vẫn cần sự nỗ lực, cố gắng rất cao của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của toàn xã hội.

2. Đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020

Trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch giai đoạn 2011 - 2014 và dự báo các yếu tố tác động đến năm 2020. Về cơ bản, Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009; đồng thời, thực hiện điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Theo phương án chọn, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 như sau:

a). Một (01) chỉ tiêu đưa ra khỏi hệ thống các chỉ tiêu quy hoạch là “tỷ lệ huy động ngân sách/GRDP”.

b). Ba (3) chỉ tiêu giữ nguyên là GRDP bình quân đầu người; tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình; đường tỉnh, đường huyện được giải nhựa, bê tông;

c). Bốn (4) chỉ tiêu điều chỉnh tăng, gồm: tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo; số lao động được tạo việc làm hàng năm; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm và số giường bệnh bình quân 10.000 dân;

d). Mười (10) chỉ tiêu điều chỉnh giảm, gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm; cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phân theo ngành kinh tế; kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch; tỷ lệ hộ dân cư được dùng điện sinh hoạt; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại đô thị;

e). Bổ sung 13 chỉ tiêu mới: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng GRDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp đang làm việc trong nền kinh tế; tỷ lệ dân cư đô thị; tuổi thọ bình quân; số bác sỹ bình quân 10.000 dân; thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 so với 2010; số sinh viên bình quân 10.000 dân; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường; tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Page 57: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

52

Bảng 8. Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Số TT

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Mục tiêu đến 2015 Mục tiêu đến 2020

Quy hoạch được duyệt

Điều chỉnh, bổ

sung

Quy hoạch được duyệt

Điều chỉnh, bổ

sung I Về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm

%/năm 17 - 18 8,2 > 19 12 - 13%

2 GRDP bình quân đầu người USD Bằng BQ cả

nước 1.530

Vượt BQ cả nước

Từ 3.600 trở lên

3

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phân theo ngành kinh tế (nông, lâm, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ)

% 15,5-47,6-

36,8 18,8-41,8-

39,4 10,1-51,9-38

12,1 – 53,7 - 34,2

4 Tổng giá trị xuất khẩu Triệu USD

800 - 850 > 1.100 > 2.000 > 1.900

5 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1.000 tỷ

đồng 115,7 319,5 336 > 610

6 Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới % Chưa xác

định >= 15

Chưa xác định

> 50

7 Thu nhập thực tế của dân cư so với năm 2010

Lần Chưa xác

định 1,88

Chưa xác định

4,44

8 Tỷ lệ đô thị hóa % Chưa xác

định 15,6

Chưa xác định

> 35

9

Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng GRDP

% Chưa xác

định Chưa xác

định Chưa xác

định 30

II Về xã hội

10 Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm theo thời kỳ

% 0,65 0,65 0,5 < 0,65

11 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

% 45 55 55 – 60 70

- Trong đó có bằng cấp, chứng chỉ

% Chưa xác

định Chưa xác

định Chưa xác

định > 25

12 Số lao động được tạo việc làm hàng năm

Vạn lao động

5 > 6 5 > 6,5

13 Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm

% 3 - 5 3,57 3 - 5 > 2

14 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi

% 18 - 20 < 17 < 10 < 13

15 Số giường bệnh bình quân 10.000 dân

Giường 23 23,7 25 28,4

16 Tỷ lệ hộ dân cư được dùng điện sinh hoạt

% 100 98,5 100 99,5

17 Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình

% Hầu hết 97 100 100

18 Đường tỉnh, đường huyện được rải nhựa/bê tông

% 100 82 100 100

Page 58: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

53

19 Tỷ lệ lao động nông nghiệp đang làm việc trong nền kinh tế

% Chưa xác

định 47,9

Chưa xác định

35 – 38

20 Tuổi thọ bình quân Tuổi Chưa xác

định 73,5

Chưa xác định

74

21 Số bác sỹ bình quân 10.000 dân Người Chưa xác

định 7,6

Chưa xác định

10

22 Số sinh viên bình quân 10.000 dân

Sinh viên

Chưa xác định

255 Chưa xác

định 285

III Về môi trường

23 Tỷ lệ che phủ rừng % 53 - 54 52 > 60 52,5

24 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại đô thị

% 100 85 100 91

25 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch

% 100 93 100 95

26 Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh

% 90 86 100 95

27 Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường

% Chưa xác

định 40

Chưa xác định

75

28 Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn

% Chưa xác

định 60

Chưa xác định

85

29 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn

% Chưa xác

định 60

Chưa xác định

80

30 Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn

% Chưa xác

định 92

Chưa xác định

100

Page 59: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

54

PHẦN THỨ TƯ

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

(1). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

(2). Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng và chiều sâu; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng theo chiều sâu, tạo tiền đề để sau năm 2020 cơ bản phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

(3). Tập trung mọi nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế động lực để tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, đầu tư quay trở lại để tạo sự phát triển hài hòa và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong tỉnh.

(4). Coi trọng phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xem đây là động lực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

(5). Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân; giảm dần chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, chăm lo phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội. Bảo vệ và sử dụng hợp lýtài nguyên, môi trường, ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu.

(6). Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh khu vực biên giới Việt - Lào.

B. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, từng bước tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu đồng bộ, hiện đại.

Page 60: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

55

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm đạt 12-13%; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.600 USD trở lên; thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 gấp 4,44 lần năm 2010

- Cơ cấu ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 12,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm 53,7% và dịch vụ chiếm 34,2%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 610 nghìn tỷ đồng.

- Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng GRDP chiếm trên 30%.

b) Mục tiêu xã hội

- Tốc độ tăng quy mô dân số bình quân khoảng 0,65%; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 2% trở lên.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trở lên, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 25%; hàng năm giải quyết việc làm trên 6,5 vạn lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt 35 - 38%; số sinh viên bình quân đạt 285 sinh viên/10.000 dân; 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 70%.

- Số giường bệnh bình quân đạt 28,4 giường/10.000 dân; số bác sỹ bình quân đạt 10 bác sỹ/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi dưới 13%; tuổi thọ bình quân đạt 74 tuổi.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 50%; tỷ lệ đường tỉnh, đường huyện được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; 99,5% số hộ dân cư được dùng điện sinh hoạt và 100% dân số được phủ sóng truyền hình trước năm 2020.

c) Mục tiêu môi trường

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại đô thị theo tiêu chuẩn môi trường đạt 91%; tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn là 85%; tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn là 80%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn là 100%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh theo chuẩn mới đạt 95%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 95%.

- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2020 là 75%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,5% vào năm 2020.

d) Về quốc phòng, an ninh

Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị, kiềm chế tội phạm và tệ nạn xã hội. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hệ thống đường tuần tra biên giới; nâng cấp đường vành đai biên giới, đường ra

Page 61: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

56

biên giới đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI miền núi.

II. HƯỚNG ĐỘT PHÁ VÀ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN

1. Hướng đột phá phát triển

Tập trung vào 3 đột phá gồm: (1) tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là cải cách hành chính để thu hút vốn cho đầu tư phát triển, (2) phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ và (3) phát triển nguồn nhân lực.

Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ để tạo bước đột phá thu hút vốn cho đầu tư phát triển, nhất là các ngành kinh tế trọng điểm và kết cấu hạ tầng vùng kinh tế động lực. Rà soát, chỉnh sửa và ban hành mới cơ chế chính sách bảo đảm thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư. Nâng cao chất lượng và tính khả thi các quy hoạch được duyệt; thực hiện tốt công tác GPMB và tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp. Duy trì các chỉ số năng lực cấp tranh cấp tỉnh, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh đứng trong tốp đầu của cả nước.

Củng cố và phát triển hệ thống chuyển giao công nghệ nhất là đối với nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trên 22%/năm, giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm trên 30% GRDP đến năm 2020. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, góp phần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Viện nghiên cứu phát triển trực thuộc UBND tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng theo cơ cấu ngành nghề đáp ứng thị trường lao động. Đến năm 2020, về cơ bản tỉnh có được đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề trong các ngành, lĩnh vực chủ lực.

2. Khu vực ưu tiên phát triển

- Phát triển vùng kinh tế động lực: Giai đoạn 2016 – 2030 xác định 04 vùng kinh tế động lực để tập trung chỉ đạo, điều hành; tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh; gồm KKT Nghi Sơn, TP.Thanh Hóa - Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn - Thạch Thành. Giai đoạn 2016 - 2020, tập trung đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng KKT Nghi Sơn và thành phố Thanh Hóa – Sầm Sơn để nhanh chóng khai thác lợi thế, phát triển các vùng kinh tế động lực này thành các trung tâm kinh tế, đô thị quan trọng, động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước đầu tư phát triển khu vực Bỉm Sơn – Thạch Thành và KCN Lam Sơn - Sao Vàng gắn với hình thành đô thị Lam Sơn - Sao Vàng để mở rộng cơ hội thu hút đầu tư cho tỉnh, tạo thành các cực tăng trưởng của tỉnh và sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.

- Coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhất là vùng miền núi và các huyện nghèo. Trước mắt, tập trung phát triển sản xuất để giảm nghèo bền

Page 62: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

57

vững và xây dựng nông thôn mới.

3. Về phát triển các ngành, sản phẩm trọng điểm

a). Về công nghiệp

Nhóm sản phẩm công nghiệp trọng điểm: (1) Lọc hóa dầu và hóa chất; (2) công nghiệp hàng xuất khẩu may mặc, da giày; (3) Xi măng; (4) Chế biến nông, lâm, thủy sản; (5) Sản xuất điện.

Nhóm sản phẩm tiềm năng khuyến khích phát triển: (1) cơ khí chế tạo; (2) điện tử - công nghệ thông tin, phần mềm; (3) dược phẩm và sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học; (4) thép; (5) phân bón, thức ăn chăn nuôi.

b). Về dịch vụ

Tập trung phát triển các lĩnh vực: (1) du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; (2) dịch vụ cảng biển và logistics; (3) các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế; (4) dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin, nội dung số; (5) dịch vụ khoa học công nghệ; (6) kinh doanh bất động sản.

c). Về nông, lâm, thủy sản

Tập trung phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm có lợi thế sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, năng suất chất lượng cao như: (1) lúa, ngô thâm canh; rau an toàn, hoa – cây cảnh, mía thâm canh, cây thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả; (2) bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, lợn sữa xuất khẩu, gà lông màu; (3) trồng rừng gỗ lớn, luồng thâm canh, quế, cây dược liệu, cây mắc ca; (4) nuôi trồng thủy sản có gía trị hàng hóa cao (tôm he chân trắng, ngao Bến tre, cá rô phi xuất khẩu,…); (5) khai thác hải sản.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển các ngành kinh tế

1.1. Nông, lâm, thủy sản

a). Phương hướng chung

Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế để phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. Tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây, con có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất để tăng năng suất lao động và thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Định hướng, mục tiêu phát triển

(1). Tiếp tục phát triển nông, lâm, thủy sản toàn diện, tạo bước chuyển biến căn bản về ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sản xuất sạch hướng tới xuất khẩu; tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông

Page 63: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

58

nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

(2). Bổ sung: Đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa quy mô lớn gắn với tạo thành chuỗi liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái, vành đai nông nghiệp đô thị; xây dựng thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế HTX, kinh tế trang trại, gia trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hộ sản xuất nông lâm kết hợp, phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng sản xuất có hiệu quả cao. Từng bước hình thành các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, các khu nông - công nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 30% giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

(3). Điều chỉnh: Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm đạt khoảng 2,3% và duy trì tốc độ tăng trưởng 2,9%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

b). Nông nghiệp

(1). Trồng trọt

Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang cây trồng có lợi thế phát triển, cho giá trị, hiệu quả cao hơn. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Sản xuất lương thực: Ổn định sản xuất lương thực với sản lượng hàng năm duy trì mức 1,5 triệu tấn. Đến năm 2020, diện tích trồng lúa khoảng 223 nghìn ha, tiếp tục phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với diện tích khoảng 150 nghìn ha tại 19 huyện (lúa năng suất cao 50 nghìn ha, lúa chất lượng cao 40 nghìn ha, lúa năng suất cao chất lượng khá 60 nghìn ha). Tăng diện tích trồng ngô năng suất, chất lượng cao để cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc; đến năm 2020, diện tích ngô khoảng 72 nghìn ha.

Cây công nghiệp: Đến năm 2020, giảm diện tích mía nguyên liệu xuống khoảng 25,8 nghìn ha, thâm canh tăng năng suất lên 90 tấn/ha, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 3 nhà máy đường hiện có; ổn định diện tích vùng sắn nguyên liệu khoảng 11 nghìn ha cung cấp nguyên liệu cho 3 nhà máy (Như Xuân, Bá Thước, Ngọc Lặc); mở rộng diện tích trồng cao su lên khoảng 23 nghìn ha; giảm diện tích lạc còn khoảng 6 nghìn ha; ổn định diện tích cói 3 nghìn ha.

Cây rau thực phẩm: Mở rộng phát triển các vùng sản xuất rau tập trung,

Page 64: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

59

ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch. Đến năm 2020, diện tích rau củ thực phẩm có khoảng 40 nghìn ha (diện tích rau an toàn tập trung khoảng 12.130 ha), sản lượng 532 nghìn tấn; vùng sản xuất rau quả xuất khẩu (ớt, dưa chuột, ngô ngọt,..) khoảng 5.000 ha.

Cây ăn quả: Phát triển vùng cây ăn quả phù hợp với điều kiện đất đai ở từng địa phương trong tỉnh và thị trường tiêu thụ, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả khoảng 7 nghìn ha.

(2). Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung gắn với các cơ sở chế biến, đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững trên cơ sở tận dụng thế mạnh của từng vùng, địa phương. Xây dựng các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung quy mô lớn cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến. Hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung, trong đó giao cho Vinamilk phát triển chăn nuôi bò sữa tại các huyện: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa; giao công ty TH True Milk phát triển chăn nuôi bò sữa tại các huyện: Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong GTSX ngành nông nghiệp lên khoảng 45% vào năm 2020.

Đến năm 2020, phát triển ổn định đàn trâu khoảng 200 nghìn con; tập trung phát triển đàn bò để khai thác thế mạnh của tỉnh về đất đai và đồng cỏ, nâng đàn bò lên 280 nghìn con, trong đó bò sữa là 50.000 con; tăng tổng đàn lợn lên 1,2 triệu con chủ yếu thông qua phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; phát triển đàn gia cầm lên khoảng 23 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 324 nghìn tấn vào năm 2020, trong đó sản lượng thịt lợn đạt 230 nghìn tấn; sản lượng sữa tươi đạt 126 nghìn tấn.

c). Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp tục mở rộng xã hội hóa nghề rừng, kết hợp các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhất là giao đất, giao rừng cho hộ, cho cộng đồng thôn bản để nâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, duy trì đa dạng sinh học các vườn quốc gia. Phấn đấu, mỗi năm trồng mới 10 - 12 nghìn ha rừng, chăm sóc rừng trồng khoảng 30 nghìn ha; đến năm 2020, diện tích rừng phòng hộ 180,5 nghìn ha, ổn định diện tích rừng đặc dụng 84,6 nghìn ha, phát triển rừng sản xuất ổn định khoảng 360,8 nghìn ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 52,5%. Tập trung phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh; phát triển rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây có giá trị kinh tế cao (Lát hoa, Xoan, Keo tai tượng, Sao đen,...) cung nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm gỗ cao cấp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015, có 27,8 nghìn ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn và đạt khoảng 56 nghìn ha vào năm 2020. Phát triển vùng thâm canh luồng tập trung, đến năm 2020 khoảng 30.000 ha (chiếm 42% diện tích rừng luồng toàn tỉnh). Đến năm 2015, sản lượng gỗ khai thác đạt 400 nghìn m3, tre luồng 25,6 triệu cây và đến năm 2020 đạt 898,4 nghìn m3 gỗ, 54 triệu cây tre luồng.

Page 65: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

60

d). Thủy sản

Phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế có tỷ trọng ngày càng cao trong GTSX ngành nông, lâm, thủy sản.

(1). Về khai thác thuỷ sản

Đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn, thiết bị hiện đại phục vụ khai thác xa bờ, mở rộng ngư trường khai thác ra vùng đánh bắt chung trong Vịnh Bắc Bộ và đánh bắt ở vùng biển quốc tế. Đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có khoảng 7.000 tàu, trong đó tàu có công suất từ 90CV trở lên khoảng 2.000 tàu (chiếm 29%). Phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; hình thành liên kết giữa ngư dân với nhà máy chế biến thủy sản; từng bước hình thành và phát triển các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ, đội sản xuất trên biển. Đến năm 2015, sản lượng thuỷ sản khai thác đạt khoảng 94 nghìn tấn và đạt 125 nghìn tấn vào năm 2020, trong đó, năm 2015 khai thác xa bờ chiếm 61,4% sản lượng khai thác và 71% vào năm 2020.

(2). Về nuôi trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; chú trọng phát triển con nuôi chủ lực. Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 khoảng 24 nghìn ha, sản lượng đạt 65 nghìn tấn, chiếm 34% sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản. Khuyến khích nuôi trồng theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao. Xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ, ngọt phù hợp với từng địa bàn và từng loại hình mặt nước, như: nuôi cá lồng trên các hồ lớn, nuôi luân canh lúa - cá, nuôi tôm trên cát, nuôi cá và nuôi nhuyễn thể trên biển.

(3). Về chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền tại các cửa lạch lớn, đảo Mê và Nghi Sơn. Giai đoạn đến 2020, hoàn thành đưa vào hoạt động các khu dịch vụ - đô thị nghề cá tại Ngư Lộc, Hòa Lộc, Hoằng Trường, Ghép, Lạch Bạng, Lạch Hới. Đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ thủy sản tại Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Hậu Lộc; xây dựng mới các chợ chuyên doanh hải sản tại Nga Tiến, Hoằng Trường, Quảng Nham, Hải Nhân, Quảng Tiến.

1.2. Công nghiệp - xây dựng

a). Phương hướng chung

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ cao, xem đây là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, tăng cường phát triển bền vững phù hợp với chiến lược sản xuất sạch trong công nghiệp đến năm 2020.

Page 66: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

61

Định hướng, mục tiêu phát triển

(1). Tiếp tục phát triển nhanh, vững chắc ngành công nghiệp làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH,HĐH. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng các KCN, cụm công nghiệp có hạ tầng đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, cụm công nghiệp; triển khai nhanh các dự án trong KKT Nghi Sơn, tạo hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế.

(2). Bổ sung: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng các ngành sản phẩm công nghiệp khai khoáng, sản xuất VLXD tác động xấu đến môi trường; tăng tỷ trọng các ngành sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, cơ khí, điện tử, điện sản xuất, chế biến sâu nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao thân thiện môi trường và các sản phẩm hướng vào xuất khẩu; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn.

(3). Điều chỉnh: Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm đạt 15,2%, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18 - 19%/năm.

b). Công nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại, ưu tiên các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế như: xi măng, bia, sữa, súc sản, thủy sản, điện sản xuất, sản phẩm gỗ; mở rộng hợp lý công nghiệp tạo ra nhiều việc làm (dệt may, giày da)…. Xác định 2 điểm đột phá phát triển công nghiệp của tỉnh gồm KKT Nghi Sơn và khu vực TP.Thanh Hóa – Sầm Sơn; từng bước xây dựng KCN ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN Bỉm Sơn. Tại KKT Nghi Sơn, phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp chủ lực như: lọc hóa dầu và hóa chất từ lọc hóa dầu; luyện kim, cơ khí, nhiệt điện. Tại khu vực TP. Thanh Hóa – Sầm Sơn phát triển các sản phẩm công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, chế biến nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

(1). Phát triển các ngành công nghiệp

Công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến sản phẩm từ hóa dầu: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn triển khai thực hiện đúng tiến độ, hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2017. Tiếp tục thu hút các dự án chế biến sản phẩm từ lọc hóa dầu như sản xuất Poly Propylyne (350 - 400 nghìn tấn/năm); sợi tổng hợp PET (150 nghìn tấn/năm); phân bón DAP (550 nghìn tấn/năm); Polyethylen (450 nghìn tấn/năm); Paraxilene (650 nghìn tấn/năm). Giai đoạn sau 2020, nâng công suất Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn lên khoảng 20 triệu tấn dầu thô/năm.

Công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin: Xúc tiến thu hút các dự án đầu tư công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin vào KCN Lam Sơn - Sao Vàng; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, bản mạch sản xuất các thiết bị điện

Page 67: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

62

tử văn phòng, thông tin viễn thông, máy tính, thiết bị điện tử thông minh cho công nghiệp ô tô, dân dụng.

Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy móc, động cơ điện, máy nông nghiệp, máy xây dựng, lắp ráp phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ điện tiêu dùng (điều hoà, tủ lạnh, máy giặt,…). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy sản xuất lắp ráp máy kéo hạng trung (5.000 - 10.000 chiếc/năm) tại KCN Bỉm Sơn; khuyến khích, tạo điều kiện để nhà máy ôtô VEAM mở rộng sản xuất phụ tùng, máy móc phương tiện vận tải và phát huy năng lực sản xuất (công suất 25.000 xe/năm).

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu may mặc, giày dép liên kết từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, đến hoàn chỉnh sản phẩm. Hình thành các cụm công nghiệp dệt may, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu ở nông thôn và vùng trung du miền núi.

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của khu vực trung du miền núi để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản; đưa công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành công nghiệp chính tại khu vực này. Hình thành các khu công - nông nghiệp, khu công - lâm nghiệp; các cụm sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản. Phát triển cụm công nghiệp gỗ tập trung ở Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân; cụm ngành công - ngư nghiệp ở Lạch Hới và các trung tâm nghề cá ở cửa lạch lớn. Thu hút đầu tư dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại một số huyện như: Nông Cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa.

Công nghiệp công nghệ sinh học và dược phẩm: Quan tâm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại mỹ phẩm, thuốc, dược phẩm cao cấp và các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất và đời sống. Nghiên cứu phương án hình thành phân khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao sinh học trong KCN Lam Sơn - Sao Vàng để thu hút dự án đầu tư sản xuất các loại dược phẩm, chế phẩm sinh học và các loại giống phục vụ sản xuất.

Công nghiệp sản xuất kim loại: Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sản xuất các loại thép mà nước ta đang phải nhập khẩu như: thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép hợp kim chất lượng cao, thép chuyên dụng cho công nghiệp cơ khí. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhà máy luyện thép Nghi Sơn công suất 1.750 nghìn tấn/năm vào năm 2020.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất vật liệu xây dựng; ưu tiên dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung, vật liệu mới thân thiện môi trường, vật liệu phục vụ xây dựng nông thôn từ khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu hợp kim và nhựa như: thiết bị vệ sinh,

Page 68: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

63

tấm lợp, tấm trần, khung cửa, vách ngăn, ống nhựa cấp thoát nước.

Công nghiệp điện, nước: Hoàn thành Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 công suất 600 MW; chuẩn bị mặt bằng để triển khai thực hiện Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW. Hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà máy thủy điện Hồi Xuân công suất 102 MW, thủy điện Trung Sơn công suất 260 MW, thủy điện Bá Thước 1 công suất 60 MW. Đầu tư nâng cấp nhà máy cấp nước các thị trấn, thị xã; tiếp tục xây dựng mới một số nhà máy nước ở các khu vực đô thị tập trung, khu công nghiệp.

(2). Phát triển các khu công nghiệp

Giai đoạn 2016 - 2020, ngoài các KCN trong KKT Nghi Sơn, toàn tỉnh duy trì và phát triển 6 khu công nghiệp, gồm:

Bốn (04) khu công nghiệp hiện có: Kêu gọi thu hút đầu tư lấp đầy KCN Bỉm Sơn (566 ha) và Hoàng Long (286 ha). Riêng 2 KCN Lễ Môn (87,6 ha) và Đình Hương – Tây Bắc Ga (180 ha) ổn định và duy trì như hiện nay, không phát triển thêm.

Bốn (04) khu công nghiệp mới:

KCN Lam Sơn - Sao Vàng (550 ha): đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thu hút các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; gắn với đào tạo nhân lực công nghệ cao.

KCN Bãi Trành (116 ha): thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất VLXD, các dự án chế biến sản phẩm sau lọc hóa dầu. Sau năm 2020, mở rộng diện tích lên khoảng 300 ha.

KCN Quang Trung - Ngọc Lặc (150 ha): thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, sản xuất dược liệu, chế biến gỗ, sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

KCN Thạch Quảng - Thạch Thành (200 ha): thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng.

(3). Phát triển các cụm công nghiệp: Phát triển các cụm công nghiệp từng bước chuyển dần theo hướng hình thành các cụm công nghiệp chuyên ngành sản phẩm phù hợp với các địa bàn, khu vực trong tỉnh; hạn chế bố trí cụm công nghiệp đa ngành để có điều kiện xử lý tốt và hiệu quả cao vấn đề chất thải công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên doanh, liên kết trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển khoảng 57 CCN (27 cụm vùng đồng bằng, 13 cụm vùng ven biển; 17 cụm vùng miền núi), tổng diện tích 1.646,79 ha. Trong đó bao gồm: 37 CCN hiện đang hoạt động (10 CCN đã cơ bản hoàn thành hạ tầng và 27 CCN chưa hoàn thành hạ tầng) và phát triển 20 CCN mới.

c). Xây dựng

Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ cao trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở. Tạo điều kiện hình thành và phát triển các doanh nghiệp mạnh trong ngành xây dựng với trang thiết

Page 69: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

64

bị tiên tiến, tiếp cận và từng bước làm chủ các công nghệ hiện đại trong thi công xây lắp, đảm bảo thực hiện được các dự án quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: nhiệt điện, dầu khí, nhà cao tầng, cầu, công trình ngầm.

Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; tiếp tục thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng các khu đô thị mới theo quy hoạch. Phát triển các đô thị sinh thái, các khu đô thị xanh thân thiện với cảnh quan thiên nhiên, có chất lượng cao về môi trường sống.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh thị trường bất động sản. Huy động các nguồn vốn xã hội hóa phát triển nhà ở xã hội, văn phòng cho thuê, các cao ốc hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, nhất là trên địa bàn TP Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn, TX Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn.

1.3. Phát triển dịch vụ, du lịch

a). Phương hướng chung

Phát triển nhanh, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ; chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn. Ưu tiên phát triển ngành du lịch, vận tải kho bãi, thông tin và truyền thông, giáo dục và y tế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm du lịch, cảng biển của Vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

Định hướng, mục tiêu phát triển

(1). Tiếp tục phát triển nhanh và đa dạng hóa các ngành, sản phẩm dịch vụ nhằm đưa dịch vụ trở thành khu vực tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

(2). Bổ sung: Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn. Ưu tiên phát triển các dịch vụ gồm: du lịch, vận tải - kho cảng - logistics, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, chuyển giao khoa học - công nghệ. Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch và vận tải - cảng biển của khu vực và cả nước.

(3). Điều chỉnh: Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 8,1%, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 tăng 8,9%.

b). Thương mại

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ thương mại, chú trọng phát triển thương mại nội địa. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại, đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa khu vực Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Bắc Lào. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm

Page 70: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

65

tăng 23,5 - 24% giai đoạn 2016 - 2020.

Tiếp tục phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị, thu hút các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia vào đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm giao thương với Nước CHDC nhân dân Lào và Vùng Đông Bắc Thái Lan; kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu Tén Tằn; nâng cấp Cửa khẩu Khẹo lên cửa khẩu quốc gia. Đầu tư nâng cấp hạ tầng chợ, ưu tiên đầu tư xây dựng các chợ đầu mối rau quả, thực phẩm; nâng cấp chợ xã gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý chợ theo hướng mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ.

Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng hình thành các nguồn hàng có quy mô lớn, ổn định, chất lượng cao; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế và gia công nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo gồm nông lâm thủy sản; may mặc – giầy da; VLXD; các sản phẩm từ lọc hóa dầu và hóa chất; lao động. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các nước khu vực Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung quốc, ASEAN); Châu Mỹ (Mỹ và Canada); khối EU; một số nước thuộc Châu Đại Dương như Australia và New Zealand và thị trường tiềm năng Châu Phi.

c). Du lịch

Tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch biển và các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm. Từng bước khẳng định Thanh Hóa là một trọng điểm du lịch của cả nước với 05 loại hình du lịch chủ yếu: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch di sản, du lịch thương mại công vụ, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Phấn đấu, đến năm 2015 đón được 5,5 triệu lượt khách trong đó có 125 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và đón được 9 triệu lượt khách trong đó có 230 nghìn lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2020.

Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với lợi thế của từng vùng, từng địa phương; tập trung phát triển dịch vụ du lịch biển, nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia; du lịch văn hóa gắn với Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng; du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, Hòn Mê; quan tâm đầu tư xây dựng các khu hội nghị, trung tâm thương mại lớn tại TP Thanh Hóa, TX Sầm Sơn, KKT Nghi Sơn để từng bước phát triển du lịch hội nghị, hội thảo gắn với nghỉ dưỡng và mua sắm.

Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp, chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch; trọng tâm là thu hút các dự án đầu tư khách sạn tiêu chuẩn 4 - 5 sao, các khu resort, nhà hàng cao cấp và các khu vui chơi giải trí. Trước mắt, thu hút đầu tư vào khu vực TP Thanh Hóa, TX Sầm Sơn, KKT Nghi

Page 71: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

66

Sơn. Kết nối du lịch Sầm Sơn, Nghi Sơn với các khu, điểm du lịch tại TP Thanh Hóa và các di tích lịch sử văn hóa để nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến du lịch. Đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch đảm bảo đồng bộ, trọng tâm là TX Sầm Sơn để phát triển thành đô thị du lịch quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thực hiện sân golf tại Quảng Cư để thu hút du khách.

d). Vận tải, kho bãi

Kết hợp phát triển hiệu quả giữa vận tải đường bộ với đường sắt, đường thủy và hàng không; từng bước nâng cao chất lượng, giảm chi phí dịch vụ vận tải. Phát triển đồng bộ các dịch vụ vận tải - cảng biển - logistics để thu hút các luồng hàng xuất, nhập khẩu khai thác lợi thế Cảng nước sâu Nghi Sơn và các khu cửa khẩu của tỉnh.

Khuyến khích phát triển các tuyến vận tải hành khách, hàng hóa đi trong, ngoài tỉnh, tập trung phát triển một số tuyến vận tải hành khách có chất lượng cao kết hợp với phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, vận tải đạt 110 - 115 triệu tấn hàng hóa và 75 - 80 triệu lượt khách. Mở rộng mạng lưới vận tải công cộng bằng xe buýt từ TP Thanh Hóa đến các huyện, thị xã lên 20 - 25 tuyến vào năm 2020, nghiên cứu mở tuyến xe buýt trong nội bộ KKT Nghi Sơn trước năm 2017.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường thủy. Kêu gọi đầu tư hệ thống Cảng Nghi Sơn theo quy hoạch; thực hiện duy tu, nạo vét luồng tàu nhằm nâng cao năng lực thông luồng và tiếp nhận tàu tải trọng lớn ra vào cảng, phấn đấu khối lượng hàng hóa thông qua cảng đến năm 2020 đạt 23 - 24 triệu tấn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa qua cảng; hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực của đội tàu vận tải hàng hóa.

Hình 3. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn đến 2020 (tr.tấn)

Khai thác hiệu quả Cảng hàng không Thọ Xuân; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều hành bay. Nghiên cứu để nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thành Cảng hàng không quốc tế.

Page 72: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

67

e). Thông tin – truyền thông

Phát triển dịch vụ thông tin và truyền thông theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng, chất lượng cao. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin công ích phục vụ các thành phần kinh tế và đời sống nhân dân. Mở rộng phủ sóng các mạng di động, mạng di động 3G, Internet đến khu vực vùng sâu, vùng xa; phát triển các điểm truy cập điện thoại, Internet ở khu vực nông thôn, miền núi, nhất là các xã biên giới. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet đạt 35 - 40%. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

Đầu tư kết cấu hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình Chính quyền điện tử. Đến năm 2015, 100% các địa phương cấp huyện ứng dụng mô hình điện tử một cửa; mở rộng mô hình điện tử một cửa tại các sở, ban, ngành và các xã trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp, nhất là các dịch vụ công liên quan đến cấp phép đầu tư, xây dựng.

Nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, đáp ứng yêu cầu phản ánh thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện các mặt của đời sống xã hội đến các tầng lớp nhân dân. Từng bước thực hiện lộ trình số hóa phát thanh, truyền hình theo hướng kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp, internet). Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh.

f). Tài chính - ngân hàng

Phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng hoạt động theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh và tiện ích ngân hàng theo chuẩn quốc tế; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay vốn đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đến năm 2020, phấn đấu huy động của các tổ chức tín dụng tăng bình quân 17 - 18%/năm, đạt khoảng 103 nghìn tỷ đồng; doanh số cho vay tăng bình quân 28 - 30%, đạt khoảng 660 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ tăng bình quân 15 - 16%/năm, đạt khoảng 120 nghìn tỷ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng; giám sát chặt chẽ lưu thông thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản. Phát triển các dịch vụ tài chính như: kiểm toán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, tư vấn tài chính, thông tin tư vấn kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

2. Các lĩnh vực xã hội

2.1. Khoa học và công nghệ

Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa là một trung tâm về khoa học và công nghệ của Vùng Bắc Trung Bộ, thời gian tới đẩy mạnh đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của các

Page 73: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

68

tổ chức khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, tạo động lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Củng cố, sắp xếp lại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng trọng điểm, đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực. Lựa chọn một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thí điểm chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình doanh nghiệp. Tạo môi trường sáng tạo, dân chủ, chú trọng sử dụng và đãi ngộ nhân tài trong tỉnh cũng như thu hút nhân lực khoa học bên ngoài về làm việc tại Thanh Hóa.

Tăng cường đầu tư cho phát triển năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khoa học- công nghệ của tỉnh. Trước mắt, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, đầu tư nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ cho sản xuất các sản phẩm mới; đồng thời đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có cơ cấu hợp lý theo ngành lĩnh vực và trình độ chuyên môn, ưu tiên phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ chuyên sâu, quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo hướng ưu tiên nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, triển khai ứng dụng công nghệ mới. Tăng cường hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các nước để lựa chọn, tiếp nhận các công nghệ, thiết bị tiên tiến cho phát triển các ngành, lĩnh vực có nhu cầu.

Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học, công nghệ; thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Đầu tư đồng bộ, hiện đại một số phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế tại Trường Đại học Hồng Đức, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng. Thành lập Viện nghiên cứu phát triển trực thuộc UBND tỉnh trước năm 2020; thành lập và phát triển Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị của tỉnh, tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020, phát triển được hệ thống cơ sở KH&CN đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ KH&CN cơ bản và đáp ứng được yêu cầu KH&CN trình độ cao trong một số ngành lĩnh vực trọng điểm trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

2.2. Giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục toàn diện theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo và dạy nghề theo nhu cầu xã hội; xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ công cuộc CNH, HĐH của tỉnh.

a). Về giáo dục

(1). Giáo dục mầm non

Page 74: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

69

Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa cơ sở trường, lớp mầm non công lập, khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Nâng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên trên 40% vào năm 2015 và trên 65% vào 2020. Nâng tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ lên 30% vào 2020; tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 98,7% vào 2015 và giữ vững đến năm 2020.

(2). Giáo dục phổ thông:

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp, đến năm 2020, 100% giáo viên tiểu học có trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% giáo viên THCS, THPT có trình độ đại học trở lên. Đến 2015, trên 70% trường tiểu học, trên 30% trường THCS, trên 25% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020; toàn tỉnh có khoảng 70% số trường các cấp đạt chuẩn quốc gia.

Đầu tư xây dựng Trường THPT chuyên Lam Sơn thành trường chuyên chất lượng cao trọng điểm quốc gia. Khuyến khích thu hút đầu tư thành lập các trường phổ thông quốc tế, trường phổ thông tư thục chất lượng cao ngoài công lập. Tiếp tục phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú cấp tỉnh, cấp huyện; thành lập mới một số trường dân tộc bán trú tại một số trung tâm cụm xã vùng cao.

b). Về đào tạo

Tiếp tục phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, dạy nghề; củng cố các Trung tâm giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề cấp huyện nhất là các huyện miền núi. Khuyến khích xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn quốc tế tại TP Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Đại học Hồng Đức, lựa chọn và phát triển một số khoa, chuyên ngành đào tạo có chất lượng cao ở Trường Đại học Hồng Đức; phát triển một số trường cao đẳng nghề đào tạo các nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN. Đến năm 2020, ngoài 03 trường đại học hiện có, phấn đấu thành lập 02 phân hiệu đại học tại Thanh Hóa, gồm: 01 phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Y Thanh Hóa và 01 phân hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tách khoa Nông Lâm thuộc trường Đại học Hồng Đức để sáp nhập vào trường Cao đẳng Nông lâm và nâng cấp lên đại học; 16 trường cao đẳng (8 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 8 trường cao đẳng nghề); 21 trường trung cấp nghề. Tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học tại các trường đại học đạt 100%, trong đó tiến sỹ khoảng 30%; tại các trường cao đẳng lần lượt là 60% và 8%.

2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe

Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ động đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa đầu tư một số bệnh viện với dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của khu vực Bắc Trung Bộ.

a). Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh

(1). Tuyến tỉnh: Tập trung đầu tư hình thành các trung tâm kỹ thuật cao tại một số bệnh viện tỉnh, đến năm 2020 nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh như

Page 75: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

70

bệnh viện Đa khoa tỉnh; bệnh viên Nhi và bệnh viện Phụ sản thành các bệnh viện lớn trong khu vực. Nghiên cứu phát triển khoa khám bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khuyến khích thành lập các bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân theo mô hình bệnh viện khách sạn, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao. Phát triển mạnh bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương trên địa bàn. Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 12 bệnh viện ngoài công lập; 16 bệnh viện công lập (6 bệnh viện đa khoa và 10 bệnh viện chuyên khoa), thành lập mới Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình. Từng bước đầu tư, nâng cao sở sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh để thành lập Khoa khám bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh.

(2). Tuyến huyện: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện; đào tạo phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đủ khả năng khám, chữa bệnh một số chuyên khoa sâu. Đến năm 2020, hệ thống bệnh viện tuyến huyện gồm 23 bệnh viện, trong đó 90% bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng II. Giảm dần phòng khám đa khoa khu vực; chỉ duy trì hoạt động các phòng khám đa khoa khu vực thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

(3). Tuyến cơ sở: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ở các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, tiếp tục đưa bác sĩ về làm việc thường xuyên ở các trạm y tế xã miền núi, vùng sâu vùng xa; nâng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 70% vào năm 2015 và đạt 90% vào năm 2020. Phát triển dịch vụ bác sỹ gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi và trẻ em. Đến năm 2020, phấn đấu khoảng 70% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

b). Phát triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Rà soát, sắp xếp hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực của các cơ sở y tế dự phòng. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đi đôi với chuẩn bị phương án thành lập cơ quan kiểm soát dịch, bệnh tuyến tỉnh trên cơ sở các đơn vị làm chức năng chuyên môn y tế dự phòng ở tuyến tỉnh. Đầu tư củng cố, phát triển Chi cục an toàn thực phẩm để tăng cưởng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tỉnh. Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, uốn ván sơ sinh, bệnh dại trước năm 2015; loại trừ bệnh tả, thương hàn trước năm 2020; không để xảy ra tử vong do sốt rét; giảm tỷ lệ trẻ em 8 - 10 tuổi mắc bệnh bướu cổ xuống dưới 2% trước 2015. Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao chất lượng dân số của tỉnh. Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn dưới 11‰ vào năm 2020; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 16‰ vào năm 2020.

2.4. Văn hóa, thể dục thể thao

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, gắn với thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền; xây dựng con người văn hóa trong thời kỳ mới thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa để phát triển đa dạng các

Page 76: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

71

hoạt động văn hóa thể thao, vừa phát huy truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân và từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội.

a). Văn hóa

(1). Cấp tỉnh: Đầu tư xây dựng mới các công trình thiết chế văn hóa cấp tỉnh như Nhà hát Dân tộc Thanh Hóa, Trung tâm văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà hát tỉnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tại TP Thanh Hóa; Nhà hát ca múa nhạc miền núi và làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại Ngọc Lặc; tiếp tục xây dựng Khu văn hóa du lịch Hàm Rồng.

(2). Cấp huyện: Đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa tổng hợp đa chức năng (rạp chiếu phim, rạp hát, nhà triển lãm) tại TX Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, đô thị Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; cải tạo, nâng cấp các trung tâm văn hóa huyện. Xây dựng các thiết chế văn hóa xã, thôn bản gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% khu phố, thôn, bản có nhà văn hóa ở các huyện đồng bằng, ven biển và 60% ở các huyện miền núi.

Quan tâm đầu tư phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch. Triển khai xây dựng hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2015, 70% khu phố, thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hóa và đạt 90% vào năm 2020.

b). Thể dục thể thao

Mở rộng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ra các lứa tuổi. Nâng tỷ lệ dân số tham gia rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên lên 35,5% vào 2015 và đạt 40 - 45% vào năm 2020. Tập trung đầu tư cho một số môn thể thao thành tích cao có thế mạnh (điền kinh, bơi lội, võ vật, …), duy trì trong tốp 10 tỉnh mạnh trong toàn quốc về thể thao thành tích cao. Thu hút đầu tư Khu liên hợp thể thao của tỉnh; trước mắt, ưu tiên đầu tư xây dựng Sân vận động mới (30.000 chỗ ngồi) và xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên khu vực Bắc miền Trung. Cải tạo, nâng cấp trung tâm thể thao cấp huyện, đến năm 2020, 100% các huyện có sân vận động, nhà thi đấu đa năng và bể bơi; 100% xã, phường có sân bãi hoặc khu tập luyện thể dục thể thao.

2.5. Lao động, việc làm và giảm nghèo

a). Dạy nghề và giải quyết việc làm

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình dạy nghề cho người trong tuổi lao động, nhất là các chương trình đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, hợp tác với các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề cho người lao động. Ưu tiên đào tạo, dạy nghề phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh như du lịch, lọc hóa dầu, cơ khí, điện tử, viễn thông,… Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số; phát triển dạy nghề

Page 77: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

72

lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế được tham gia học nghề và tự tạo việc làm. Hoàn thành đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các trung tâm dạy nghề 7 huyện nghèo trước năm 2015. Phấn đấu mỗi năm đào tạo cho khoảng 7 vạn lao động giai đoạn 2016 - 2020, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55% vào năm 2015 và đạt trên 70% vào năm 2020 (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 25%).

b). Thực hiện chương trình giải quyết việc làm đồng bộ, từ khâu hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, đến hỗ trợ sản xuất. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu hút nhiều lao động; các mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm tại tại các huyện, thị xã, thành phố và KKT Nghi Sơn; tăng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, làm tốt công tác tuyên truyền, tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nguồn cho xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro, tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi để người lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động, nhất là với các đối tượng chính sách. Phấn đấu, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 6,5 vạn lao động giai đoạn 2016 - 2020.

c). Giảm nghèo và an sinh xã hội

Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 7 huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Kết hợp chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác tập trung đầu tư, tạo chuyển biến mạnh về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn gắn với thực hiện tiêu chí nông thôn mới. Tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế, hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ,… phù hợp với các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn để thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với giảm nghèo. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn từng giai đoạn) giảm hàng năm từ 2% trở lên.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc người có công với nước; hỗ trợ những người yếu thế khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Đầu tư nâng cao năng lực, quy mô các cơ sở trợ giúp xã hội, Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, trong đó hỗ trợ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động. Nâng số người có thẻ BHYT lên trên 75% dân số vào năm 2015. Đến năm 2020, từ 80 - 85% dân số có thẻ BHYT, trên 50% lao động tham gia BHXH và ít nhất 35% lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu

3.1. Về quản lý tài nguyên

Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, hạn chế khai

Page 78: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

73

thác nguồn tài nguyên không tái tạo. Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu điện tử về đất đai, tài nguyên và môi trường của tỉnh. Tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên nước theo các lưu vực sông lớn trong tỉnh như: sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Yên gắn với quy hoạch thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và giao thông đường thủy; đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước theo quy định. Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường biển; bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô khu vực biển Nghi Sơn - hòn Mê (diện tích 6.700 ha); xây dựng năng lực ứng phó, khắc phục các sự cố môi trường trên biển. Tiếp tục mở rộng diện tích che phủ rừng; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng khai thác rừng trái phép.

Rà soát quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, bố trí hợp lý quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn. Khai thác tối đa đất hoang hóa, đất chưa sử dụng để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị. Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và các cơ chế, chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất của tỉnh.

Định hướng sử dụng đất đến năm 2020, bố trí sử dụng 1.045.975 ha, chiếm 93,98% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng còn 66.978 ha chiếm 6,02% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở các huyện trung du miền núi, dự kiến đưa vào sử dụng khoảng 21.914 ha chiếm 1,97% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 9. Định hướng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Kỳ quy hoạch(ha)

Năm 2015 Năm 2020

Tổng diện tích đất tự nhiên 1,112,948.0 1,112,948.0

1 Đất nông nghiệp 862,580.0 863,555.0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 234,737.0 223,930.7

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 195,756.0 184,448.4

- Đất trồng lúa 142,282.0 138,700.0

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 128,063.0 130,000.0

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 38,981.0 39,482.3

1.2 Đất lâm nghiệp 616,670.0 623,980.0

1.2.1 Đất rừng sản xuất 354,282.0 361,753.0

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 180,694.0 180,727.0

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 81,694.0 81,500.0

1.3 Đất làm muối 200.0 290.0

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 13,215.0 14,028.0

1.5 Đất nông nghiệp khác 1,118.4 1,288.4

Page 79: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

74

TT Chỉ tiêu Kỳ quy hoạch(ha)

Năm 2015 Năm 2020

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 175,600.0 182,661.0

2.1 Đất ở 52,335.4 53,620.9

2.2 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 920.4 970.9

2.3 Đất quốc phòng 4,963.0 4,965.0

2.4 Đất an ninh 4,049.0 4,168.0

2.5 Đất khu công nghiệp 2,841.0 5,104.0

- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN 2,403.4 2,717.8

2.6 Đất phát triển cơ sở hạ tầng 59,896.0 63,300.0

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 2,798.9 3,096.3

2.8 Đất di tích, danh lam thắng cảnh 407.0 400.0

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 211.0 240.0

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 166.0 166.0

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,508.0 5,658.3

2.12 Đất sản xuất vật liệu xây dựng 1,192.9 1,413.1

3 Nhóm đất chưa sử dụng 74,768.0 66,732.0

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

3.2. Về bảo vệ môi trường

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường. Tập trung bảo vệ môi trường đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. Đầu tư xây dựng hệ thống các khu xử lý chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Từng bước đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2020, xây dựng 02 trạm xử lý nước thải tập trung tại TP Thanh Hóa, gồm: trạm Đông Vinh công suất 24.000 m3/ngày đêm và trạm Quảng Phú công suất 90.000 m3/ngày đêm; xây dựng trạm xử lý nước thải trong KKT Nghi Sơn trước năm 2020.

3.3. Về ứng phó biến đổi khí hậu

Điều chỉnh Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Dự báo biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bố trí sản xuất hợp lý, tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng đối với biến đổi khí hậu, triển khai lồng ghép các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Rà soát quy hoạch, sắp xếp các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch đủ khả năng ứng phó với nước biển dâng. Đầu tư nâng cấp hệ thống đê, kè biển ở các khu vực ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu. Xây dựng Đập Lèn nhằm khắc phục tình trạng xâm nhập

Page 80: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

75

mặn các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc; đầu tư các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ven biển, nâng cao khả năng ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục phát triển thảm rừng và cây xanh để tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu.

4. Quốc phòng - an ninh

Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh. Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng gắn với chiến lược phòng thủ của vùng, cả nước; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc. Đầu tư cho nhiệm vụ quản lý, xây dựng củng cố vành đai biên giới trên bộ, biển; xây dựng công trình chiến đấu trong khu vực phòng thủ, đặc biệt là khu căn cứ hậu phương của tỉnh, huyện, tuyến biển và 02 đảo. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân Khu 4 trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 28NQ/TW ngày 22/8/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 – 202; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 17/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức hoạt động và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh láng giềng của Lào trong quản lý biên giới và chống tội phạm, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; chủ động tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, kịp thời phát hiện và dập tắt các hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, truyền đạo trái phép; đẩy mạnh “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy. Triển khai công tác tư vấn dự phòng và điều trị cai nghiện, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng

Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ưu tiên nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng KKT Nghi Sơn, khu vực TP Thanh Hóa – Sầm Sơn và các công trình kết nối 04 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, gồm TP. Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn – Thạch Quảng, trước mắt là hệ thống giao thông đường bộ.

5.1. Hạ tầng giao thông

a). Giao thông đường bộ

(1). Quốc lộ: Đầu tư nâng cấp hoàn thành các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu từ cấp IV, 2 làn xe trở lên; đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đề nghị Bộ GTVT cho phép kéo dài một số tuyến quốc lộ như: QL10 đến Ghép, QL45 từ Yên Cát đến

Page 81: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

76

Bù Cẩm (nối QL45 với QL48), QL217 từ Lèn đến QL10 (ngã năm Hạnh).

Quốc lộ 1A: đầu tư hoàn thiện toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III; mở rộng một số đoạn có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn đường cấp II.

Đường Hồ Chí Minh: đầu tư nâng cấp toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt.

Quốc lộ 10: nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

Quốc lộ 15A: nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

Quốc lộ 47: hoàn thành nâng cấp đoạn Km15- Km 31 đạt đường cấp III.

Quốc lộ 15C: hoàn thành nâng cấp toàn tuyến đạt đường cấp IV.

Quốc lộ 45: nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

Quốc lộ 217: hoàn thành nâng cấp toàn tuyến đạt đường cấp III đến IV.

Quốc lộ 47B nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

Đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III; đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Ninh Bình đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa có quy mô 4 làn xe hạn chế, đoạn qua Thanh Hóa dài 92km; đường nối Thanh Hóa - Xiêng Khoảng – Hủa Phăn (Lào).

Đường Nghi Sơn - Bãi Trành: đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

Hoàn thành tuyến đường nối Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn và các dự án đầu tư xây dựng Đại lộ Nam Sông Mã, dự án đường từ ngã ba Voi đi TX Sầm Sơn; giai đoạn 2 dự án đường nối QL47 đến đường Hồ Chí Minh; hoàn thành xây dựng tuyến nối các huyện Tây Thanh Hóa.

Xây dựng một số tuyến đường mới đạt tiêu chuẩn đường cấp III: tuyến nối Quốc lộ 1A – Quốc lộ 10; đường Cầu Đò Lèn - Cầu Nguyệt Viên.

(2). Đường tỉnh: Nâng cấp các tuyến đường tỉnh khu vực đồng bằng tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, IV; vùng miền núi đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V, đồng thời đầu tư cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và xây dựng một số cầu mới trên tuyến đường tỉnh. Phấn đấu, đến năm 2020, đạt 100% đường tỉnh được cứng hóa mặt. Nâng cấp quản lý một số tuyến đường tỉnh lên quốc lộ gồm đường Tây Thanh Hóa, đường Bỉm Sơn - Phố Cát - Thạch Quảng; nâng cấp 16 tuyến đường huyện (tổng chiều dài khoảng 360 km) lên đường tỉnh theo tiêu chí tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

(3). Cầu vượt sông, đường sắt: Đầu tư xây dựng hoàn thành một số cầu lớn vượt sông như cầu Hoằng Khánh, cầu Cẩm Vân, cầu Thiệu Khánh, cầu Đò Đại, cầu qua sông Ghép,... Xây dựng mới cầu vượt đường sắt phía Nam Ga Thanh Hóa, nút giao QL1A - QL217, nút giao đường Bà Triệu - Nguyễn Chí Thanh (TP.Thanh Hóa).

Page 82: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

77

(4). Đường giao thông nông thôn: đầu tư xây dựng 100% đường huyện, đường xã có quy mô tối thiểu một làn xe cơ giới; cơ bản 100% các tuyến đường huyện và 85% đường xã được cứng hóa mặt đến năm 2020.

b). Giao thông đường sắt

Cải tạo, nâng cấp Nhà ga đường sắt Thanh Hóa, gồm khu ga hành khách và khu ga hàng hóa gắn với xây dựng Quảng trường ga. Nghiên cứu lập phương án xây dựng tuyến đường sắt Nghi Sơn – Thọ Xuân. Quy hoạch dành quỹ đất để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435mm trên trục Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Thanh Hóa.

c). Giao thông đường thủy

(1). Đường thủy nội địa

Đầu tư tu bổ, nạo vét luồng lạch các tuyến đường sông, hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu, đèn hiệu, biển báo, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đi lại. Tập trung cải tạo tuyến vận tải thủy Thanh Hóa - Ninh Bình đóng vai trò kết nối hệ thống cảng của tỉnh Thanh Hóa với hệ thống cảng thủy khu vực phía Bắc. Đầu tư hệ thống cảng thủy gồm 2 cụm: cảng Hàm Rồng, Đò Lèn và 24 bến thủy. Đầu tư xây dựng bến Hoằng Đại (200.000 tấn/năm) và các bến tàu du lịch tại Hàm Rồng, Thiệu Khánh. Xây dựng bến Cầu Tào (200.000 tấn/năm) và bến Bút Sơn (200.000 tấn/năm). Tuyến đường thủy sông Yên, xây dựng 1 bến (150.000 tấn/năm) cửa Lạch Ghép - cầu Vạy, xây dựng 1 bến (150.000 tấn/năm) cửa Lạch Bạng - Trường Lâm.

(2). Phát triển hệ thống cảng biển

Cảng Nghi Sơn: Khu Bắc Cảng Nghi Sơn, xây dựng bến xuất sản phẩm nhà máy lọc hóa dầu cho tàu 50.000 DWT ra vào; bến cho tàu gas, LNG; bến chuyên dùng khu công nghiệp cho tàu 50.000 DWT và các bến du lịch, dịch vụ hậu cần cảng. Khu Nam Cảng Nghi Sơn, xây dựng khu bến tổng hợp có các bến chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện, bến container; tiếp nhận tàu hàng tổng hợp, chuyên dùng 30.000 DWT đến 50.000 DWT.

Cảng đảo Mê: xây dựng bến chuyển tải cho tàu chở dầu thô (gồm cả phương án cho tàu chở than nhập khẩu), tiếp nhận tàu chở hàng rời 100.000- 200.000 DWT, tàu chở dầu thô 200.000- 400.000 DWT.

Các cảng khác: Cảng Lễ Môn duy trì khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, công suất thông qua khoảng 0,5 - 1 triệu tấn/năm; Xây dựng mới cảng Quảng Châu phía hạ lưu cảng Lễ Môn, tiếp nhận tàu 1.000 tấn, công suất thông qua khoảng 1,5 triệu tấn/năm; Xây dựng cảng Quảng Nham phục vụ lưu thông hàng hóa địa phương; tiếp nhận tàu 1.000 - 2.000 DWT.

d). Cảng hàng không

Xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân đến năm 2020, nâng cấp hệ thống sân đỗ đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay cho loại tàu bay code C, D hoặc 3 vị trí đỗ tàu bay code E hoặc tương đương; mở rộng nhà ga hành khách đáp ứng công suất 600 hành khách/giờ cao điểm và 4.500 tấn hàng hóa/năm.

Page 83: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

78

5.2. Hệ thống cấp điện

Theo dự báo, giai đoạn 2016 - 2020, tiêu thụ điện thương phẩm trong tỉnh tăng bình quân khoảng 15 - 16%/năm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng công suất mạng lưới phù hợp với phụ tải điện đi đôi với đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới phân phối điện trên địa bàn.

a). Lưới cao thế

Nâng cấp và xây dựng mới khoảng 250 km đường dây 220 KV, 380 km đường dây 110 KV với các trạm 2 x 40MVA, 2 x 25MVA, 2 x 63 MVA; tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220 KV khoảng 850 MVA và trạm 110 KV là 1.050 MVA. Đầu tư lưới cao thế chủ yếu cấp điện chống quá tải cho khu vực Nghi Sơn - Tĩnh Gia, TP Thanh Hóa - Sầm Sơn, khu vực các huyện, thị xã dọc Quốc lộ 1A và ven biển, cấp điện Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và mở rộng mạng lưới cấp điện các huyện miền núi vùng cao, biên giới.

b). Lưới trung thế

Cải tạo, nâng cấp lưới điện áp 15KV thành 22KV; nâng cấp hệ thống trạm phân phối điện 2 cấp 10(22)/0,4KV đang chạy với điện áp 10/0,4KV chuyển sang vận hành với điệp áp 22/0,4KV. Xây dựng mới các tuyến 35 KV, 22 KV và bổ sung các trạm biến áp 100KVA, 160KVA, 250KVA ở các huyện, các trạm 250KVA, 400KVA, 630KVA cấp điện cho các thị xã, thị trấn.

c). Lưới điện hạ thế

Cải tạo lưới điện hạ thế các khu dân cư; sử dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha với bán kính cấp điện 200 - 300 m cho các khu dân cư đô thị và bán kính 500 - 800m cho các khu dân cư nông thôn.

5.3. Hạ tầng viễn thông

Đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Đến năm 2020, phát triển hạ tầng viễn thông đáp ứng tỷ lệ đường dây thuê bao điện thoại di động và cố định 80-85 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15 - 20 thuê bao/100 dân, tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân. Từng bước thực hiện số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất, tạo điều kiện cho phát triển hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, sử dụng cáp quang. Củng cố hệ thống viễn thông phục vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

5.4. Cấp nước

a). Cấp nước đô thị

Đầu tư hệ thống cấp nước đô thị đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nước đạt khoảng 452.000 m3/ngày đêm, trong đó: nâng công suất Nhà máy nước Hàm Rồng lên 80.000 m3/ngày đêm; duy trì công suất nhà máy nước Mật Sơn 30.000 m3/ngày đêm; xây dựng mới nhà máy nước Hoàng Long công suất 40.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước Ngọc Lặc công suất 10.000

Page 84: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

79

m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước Lam Sơn công suất 10.000 m3/ngày đêm; các nhà máy nước trong KKT Nghi Sơn đạt công suất 90.000 m3/ngày đêm. Cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước thị trấn hiện có thành nhà máy nước với công suất 3.000 - 5.000 m3/ngày đêm.

b). Cấp nước sạch nông thôn

Tăng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% vào năm 2020. Mở rộng chương trình cấp nước sạch nông thôn; xây dựng các công trình cấp nước tập trung cấp nước cho xã, cụm xã. Đối với vùng miền núi, xây dựng các công trình cấp nước tập trung công suất 250 - 500 m3/ngày đêm, cấp nước sinh hoạt cho khu vực trung tâm xã, cụm bản. Vùng đồng bằng và ven biển, huy động nguồn vốn của nhân dân kết hợp với nguồn vốn nhà nước để xây dựng các công trình tập trung, trạm cấp nước 1.000 - 2.000 m3/ngày.

5.5. Hệ thống thủy lợi

Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt,…) theo 7 vùng cấp nước tưới và 6 vùng tiêu thoát nước. Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, đầu tư sửa chữa, nâng cấp khoảng 174 công trình (107 công trình tưới, 51 công trình tiêu, 16 công trình chống lũ) và làm mới 46 công trình (26 công trình tưới, 20 công trình tiêu thoát); cứng hóa mặt đê sông, biển.

a). Cấp nước tưới

Tập trung hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống kênh Bắc Hồ Cửa Đạt; lấy nước từ hồ Cửa Đạt qua hệ thống kênh Bắc để tiếp nguồn tưới cho vùng Bắc sông Chu - Nam sông Mã. Nâng cấp kênh Bái Thượng để tăng cường khả năng chuyển tải nước cho vùng Nam sông Chu. Xây dựng hệ thống thủy lợi sông Lèn, tạo nguồn nước tưới và ngăn mặn cho vùng Bắc sông Mã; cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng III Nông Cống để bảo đảm cấp nước cho nông nghiệp, nước sinh hoạt và tiêu thoát lũ. Đối với các huyện miền núi vùng thượng nguồn sông Mã, tập trung nâng cấp, xây dựng các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm tưới và kiên cố hệ thống kênh mương để tăng cường năng lực tưới chủ động.

b). Tiêu thoát và chống lũ

Triển khai nạo vét các trục tiêu và xây mới các trạm bơm tiêu để tăng khả năng tiêu thoát nước và tự chảy cho các vùng lưu vực tiêu thoát nước. Tập trung nạo vét các trục tiêu Cổ Tế, Yên Phú, Đông Sơn - Cự Lý, Yên Dạ, Sóc Sơn 1, Sóc Sơn 2; nạo vét các trục tiêu thuộc các hệ thống tiêu Quảng Châu, sông Lý, sông Hoàng, sông Nhơm, sông Rào - sông Đơ, kênh Than.

Nâng cấp và xây mới các trạm đo mưa, đo mực nước tự ghi, trạm theo dõi lũ ống, lũ quét để nâng cao năng lực dự báo. Đối với hệ thống sông Mã, sông Chu, củng cố đê cho đủ mặt cắt, xây dựng hồ chứa phía thượng nguồn. Đối với hệ thống sông Yên, sông Bạng, hoàn chỉnh hệ thống đê, bờ bao, các cống tiêu nội vùng không cho lũ ngoại lai xâm nhập. Sửa chữa, nâng cấp, xây mới các trạm bơm để đảm bảo tiêu cho các vùng trũng. Nâng cấp các tuyến đê sông

Page 85: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

80

Hoàng, sông Nhơm, sông Bạng, sông Yên và nâng cấp các trục tiêu nội đồng. Đầu tư nâng cấp các tuyến đê biển tại Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Tĩnh Gia và TX Sầm Sơn, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Phát triển đô thị

Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh theo hướng phân bố hợp lý, cân đối giữa các vùng và kết nối chặt chẽ với hệ thống đô thị của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, nâng cấp các đô thị hiện có với xây dựng các đô thị mới có chọn lọc. Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cho các đô thị: TP Thanh Hóa, TX Sầm Sơn, đô thị Nghi Sơn, TX Bỉm Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và đô thị Ngọc Lặc.

Từ nay đến năm 2020, thành lập mới khoảng 37 đô thị, nâng tổng số đô thị của tỉnh lên 70 đô thị. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%.

Hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 gồm:

(1). 1 đô thị loại I: Thành phố Thanh Hóa

(2). 3 đô thị loại III: TX. Sầm Sơn, TX. Bỉm Sơn, đô thị mới Nghi Sơn.

(3). 3 đô thị loại IV: Đô thị Ngọc Lặc, đô thị Rừng Thông và đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.

(4). 63 đô thị loại V: Toàn tỉnh hiện có 27 thị trấn (không kể đô thị Ngọc Lặc); từ nay đến năm 2020, thành lập mới thêm khoảng 36 thị trấn.

2. Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới theo hướng ổn định, dân chủ, tiến bộ với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại và cơ cấu kinh tế hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông thôn với đô thị; nâng cao trình độ dân trí và thu nhập của người dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Từng bước thực hiện sắp xếp, bố trí các khu, điểm dân cư nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới; giảm dần các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán. Ở vùng đồng bằng và ven biển, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng các khu dân cư nông thôn để hình thành các dân cư nông thôn theo kiểu thị hóa. Ở khu vực miền núi, cơ bản duy trì hình thái phân bố của các làng, bản truyền thống, nhưng tổ chức sắp xếp, chỉnh trang lại các khu, điểm dân cư theo hướng văn minh, thân thiện cảnh quan môi trường và bảo tồn bản sắc văn hóa.

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, tích hợp các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nông thôn (Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn,...) để triển khai các dự án xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, cấp nước sinh hoạt, thủy lợi,...) cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Page 86: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

81

3. Phát triển các vùng kinh tế động lực

3.1. Vùng kinh tế động lực Nghi Sơn

Mở rộng KKT Nghi Sơn lên quy mô khoảng 106.000 ha bao gồm 66.497,57 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước (phần diện tích mở rộng là 47.885,7 ha và 39.502 ha mặt nước biển). Đề xuất với Trung ương cho phép thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Nghi Sơn. Tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm tập trung phát triển KKT Nghi Sơn đến năm 2020 thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, lĩnh vực, trung tâm công nghiệp và dịch vụ ven biển Vịnh Bắc Bộ.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường. Phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp chính như: lọc hóa dầu và sản phẩm từ hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu. Trước mắt, tập trung thực hiện công tác GPMB, tái định cư, tạo thuận lợi cho triển khai các dự án trọng điểm như dự án lọc hóa dầu, dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2.

Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics, thương mại, tài chính và các dịch vụ như: đào tạo, y tế, du lịch, khoa học công nghệ. Huy động các nguồn lực cho đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế đảm bảo đồng bộ, hiện đại nhất là mạng lưới giao thông, cảng biển, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải. Tập trung huy động đầu tư xây dựng Cảng Nghi Sơn theo quy hoạch.

3.2. Vùng kinh tế động lực TP Thanh Hóa - Sầm Sơn

Phát triển khu vực TP Thanh Hóa - Sầm Sơn thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, dịch vụ, du lịch và một phần công nghiệp của tỉnh. Phát triển TP Thanh Hóa thành trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, đào tạo, khoa học công nghệ của khu vực Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ.

Phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, công nghệ cao với các sản phẩm chủ yếu là: cơ khí điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm. Hình thành và phát triển các KCN sạch, KCN xanh. Rà soát quy hoạch các cụm công nghiệp, chuyển dần ra các khu vực ngoại vi đô thị, nhất là các cụm công nghiệp vật liệu xây dựng.

Đến năm 2015, mở rộng địa giới hành chính TX Sầm Sơn trên cơ sở sáp nhập một số xã của huyện Quảng Xương, đồng thời tập trung đầu tư đồng bộ mạng lưới giao thông, cấp điện, cấp nước. Tập trung phát triển các khu đô thị mới dọc sông Mã và các khu tiếp giáp với huyện Quảng Xương, tạo tiền đề thực hiện sáp nhập đô thị TX Sầm Sơn với TP Thanh Hóa sau năm 2020.

3.3. Vùng kinh tế động lực Lam Sơn - Sao Vàng

Phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng từng bước trở thành vùng kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và Khu công nghiệp

Page 87: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

82

ứng dụng công nghệ cao (2000 ha); hình thành Đô thị Lam Sơn- Sao Vàng.

Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Giai đoạn đến 2020, huy động đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đầu mối của KCN và hoàn chỉnh hạ tầng từng khu chức năng để nhanh chóng đưa vào thu hút dự án đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ vi điện tử, cơ điện, quang điện tử, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và y tế, xử lý ô nhiễm môi trường.

3.4. Vùng kinh tế động lực Bỉm Sơn – Thạch Thành

Phát triển khu vực Bỉm Sơn – Thạch Thành trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh gắn với KCN Bỉm Sơn. Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN Bỉm Sơn, từng bước đầu tư hạ tầng KCN Thạch Quảng, tạo thành các hạt nhân tăng trưởng cho vùng.

Tập trung ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; các dự án cơ khí, máy nông nghiệp; chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; các sản phẩm thức ăn chăn nuôi; các ngành công nghiệp phụ trợ cho KKT Nghi Sơn và KCN Lam Sơn – Sao Vàng.

4. Phát triển các vùng kinh tế

4.1. Vùng đồng bằng

Khai thác điều kiện lợi thế nhất là lợi thế nằm trên các quốc lộ, tỉnh lộ, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, lĩnh vực với các trọng điểm kinh tế của vùng gồm: TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, khu Lam Sơn- Sao Vàng.

Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung với các ngành công nghiệp chủ lực như: lắp ráp ô tô, xi măng, dệt may, giày da và một số ngành sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo khác; phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Ưu tiên thu hút và tạo điều kiện phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phục vụ hóa dầu. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để thu hút dự án đầu tư; tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN như: KCN Lam Sơn - Sao Vàng, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, KCN Nam TP Thanh Hóa, KCN Hoàng Long, KCN Đông Nam TP Thanh Hóa, KCN Bỉm Sơn. Quan tâm phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn như: tài chính, ngân hàng, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông, vui chơi giải trí và các dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo, dạy nghề, y tế kỹ thuật cao. Đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch nhân văn và du lịch sinh thái.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, cung cấp các loại nông sản thực phẩm sạch, có chất lượng cao. Phát triển các vùng cây, con tập trung có quy mô hàng hóa lớn và năng suất, chất lượng cao như: các vùng lúa,

Page 88: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

83

ngô năng suất, chất lượng cao; vùng rau an toàn; vùng chuyên canh mía; vùng chăn nuôi bò sữa; chăn nuôi lợn siêu nạc, gia cầm an toàn, cung cấp ổn định sản phẩm cho thị trường và các nhà máy chế biến, xuất khẩu.

4.2. Vùng ven biển

Phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tập trung nguồn lực để phát triển vùng này thành khu vực phát triển năng động với hạt nhân phát triển là KKT Nghi Sơn và TX Sầm Sơn làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất là vận tải biển quốc tế, hàng hải, logictics, thương mại, ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu. Xây dựng khu phi thuế quan trong KKT Nghi Sơn theo quy hoạch, làm trung tâm giao lưu và hội nhập quốc tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Khai thác có hiệu quả thế mạnh của các đảo, bờ biển để phát triển du lịch, nhất là các trọng điểm du lịch ven biển như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Linh Trường và Nghi Sơn. Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng để xây dựng TX. Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng sân golf Quảng Cư và các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chất lượng cao, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Phát triển công nghiệp tập trung ở KKT Nghi Sơn chủ yếu các ngành công nghiệp nặng (lọc hóa dầu, cơ khí, luyện kim,…) đồng thời tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nông thuỷ sản, chế biến thực phẩm,…) theo hướng tập trung ở các KCN, cụm công nghiệp, hạn chế tối đa phát triển các cơ sở công nghiệp ở khu vực gần bờ biển (ngoài KKT Nghi Sơn) để dành đất cho phát triển du lịch, đô thị và khu dân cư.

Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh lúa, cói, lạc, đậu tương, rau đậu, hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm theo hướng trang trại và nuôi công nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phát triển thủy sản cả về đánh bắt và nuôi trồng, gắn với phát triển các khu dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh phát triển các khu đô thị dịch vụ - đô thị nghề cá tại các cửa lạch lớn của tỉnh như: Lạch Hới, Lạch Trường, Lạch Bạng.

4.3. Vùng miền núi

Ưu tiên nguồn lực đầu tư để phát triển các trọng điểm kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng như: Ngọc Lặc, Bá Thước, Thạch Thành, Bãi Trành - Như Xuân. Khai thác có hiệu quả thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế rừng gắn với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh gắn với các nhà máy chế biến. Đầu tư phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa; tập trung phát triển vùng cây gỗ lớn, vùng luồng thâm canh; tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thể như: cao su, mía, sắn; hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung. Phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại, nhất là trang trại chăn nuôi đại gia súc, nuôi

Page 89: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

84

con đặc sản, trang trại nông lâm kết hợp làm vườn rừng, vườn đồi.

Phát triển công nghiệp phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng như: thủy điện, chế biến nông, lâm sản (thịt gia súc, gia cầm, gỗ, luồng), thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất hàng may mặc, giày xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trước hết là KCN Quang Trung (Ngọc Lặc), KCN Bãi Trành, KCN Thạch Quảng để thu hút đầu tư. Phát triển một số cụm công nghiệp, gắn với sắp xếp lại dân cư và các điểm đô thị dọc đường Hồ Chí Minh và các tuyến Quốc lộ.

Đẩy mạnh phát triển ngành du dịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên, hồ Yên Mỹ, Cửa Đặt, suối cá Cẩm Lương và các lễ hội, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch gắn kết giữa du lịch biển với du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa của khu vực miền núi. Quan tâm phát triển kinh tế cửa khẩu; xúc tiến thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa với Lào; đầu tư kết cấu hạ tầng cửa khẩu quốc gia Tén Tằn, cửa khẩu Khẹo.

5. Phát triển mối liên kết vùng

Thanh Hóa nằm ở trung tâm kết nối nhiều vùng trong cả nước (đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Tây Bắc); với hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia, quốc tế đi qua; có Cảng hàng không Thọ Xuân, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, đặc biệt là Cảng nước sâu Nghi Sơn. Đây là những lợi thế lớn của Thanh Hóa trong việc liên kết, hợp tác với các tỉnh như: TP. Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Huế, Buôn Mê Thuật và các tỉnh, thành phố thuộc Bắc Lào như: Viêng Chăn, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng. Định hướng phát triển mối liên kết giữa Thanh Hóa với các địa phương được thể hiện trên các lĩnh vực như sau:

5.1. Liên kết trong lĩnh vực kinh tế

(1). Trong lĩnh vực nông nghiệp

Khai thác lợi thế về điều kiện đất đai, rừng, thực hiện hợp tác phát triển kinh tế rừng, phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, qua đó gia tăng chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết vùng giữa các địa phương.

(2). Trong lĩnh vực công nghiệp

Tập trung vào nhóm sản phẩm khai khoáng và chế biến. Duy trì sản xuất và nâng cao công nghệ nhằm giảm giá thành các sản phẩm vật liệu xây dựng; cung cấp cho các vùng trong tỉnh và khu vực lân cận. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp ngoài tỉnh trong chế biến nông, lâm, thủy sản; hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ (cơ khí nông nghiệp, vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng dệt may, giày da,…). sản phẩm chế biến sau lọc hóa dầu;

Page 90: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

85

(3). Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp

Thanh Hóa có tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp, gồm cả nguồn nguyên vật liệu, nhân công và các nghề truyền thống. Đây là lợi thế lớn để phát triển nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt là vùng miền núi phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, cung cấp cho các cơ sở sản xuất không chỉ trong tỉnh, mà còn cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi có nghề truyền thống rất phát triển như mây, tre đan, dệt thổ cẩm.

(4). Trong lĩnh vực thương mại

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc Bắc Lào, trước hết là tỉnh Hủa Phăn trong phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại biên giới. Bên cạnh đó, tập trung thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đến làm thủ tục thông quan tại Thanh Hóa, nhằm khai thác tối đa lợi thế Cảng nước sâu Nghi Sơn. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh lân cận trong vận chuyển hành khách bằng các tuyến xe bus.

(5). Trong lĩnh vực du lịch

Trong phát triển du lịch, Thanh Hóa cần liên kết với các tỉnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: kết hợp du lịch tâm linh (Ninh Bình) với du lịch biển (Thanh Hóa); du lịch biển và khám phá thiên nhiên (Thanh Hóa - Ninh Bình - Hòa Bình – Sơn La). Bên cạnh đó, Thanh Hóa cần liên kết các tỉnh để đầu tư tuyến đường ven biển nhằm khai thác tuyến biển biển liên tỉnh, từ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. Trong phát triển du lịch nội địa, cần xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết giữa du lịch biển, du lịch tâm lịch, lịch sử với sinh thái và tham quan thắng cảnh.

(6). Trong sử dụng hạ tầng

Kết nối hệ thống giao thông thông suốt, tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường cao tốc Ninh Bình – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Bãi Vọt và mở rộng QL45 nhằm nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, tạo cơ sở hợp tác liên kết với các tỉnh trong sử dụng Cảng nước sâu Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân, hệ thống cảng cá, bến cá, âu tránh trú bão tàu thuyền. Tạo điều kiện để các tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Viên Chăn) thông thương hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn và cửa khẩu quốc gia Tén Tằn.

5.2. Liên kết trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục

Thanh Hóa có dân số đông; các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, khu kinh tế đều phát triển; tiếp cận thuận lợi với các tỉnh Bắc Trung Bộ, một phần Nam Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung thu hút đầu tư, liên kết hợp tác phát triển các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật cao. Hình thành phát triển 02 trung tâm dịch vụ đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật cao có tính chất quy mô vùng tại TP. Thanh Hóa - TX. Sầm Sơn và khu vực Nghi Sơn - Tĩnh Gia (xây dựng bệnh viện quốc tế, trường cao đẳng nghề đạt chuẩn ASEAN).

Page 91: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

86

5.3. Liên kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường

Thực hiện liên kết, hợp tác trong việc sử dụng nguồn nước sông Chu, sông Mã, bảo vệ môi trường với các tỉnh đầu nguồn. Xây dựng cơ chế điều phối chung giữa các tỉnh có chung nguồn nước trong sử dụng tài nguyên nước trong khu vực theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường; hạn chế rủi ro vùng hạ lưu và phân chia lợi ích hợp lý giữa các địa phương.

5.4. Liên kết trong lĩnh vực đầu tư

Phối hợp với các tỉnh trung khu vực để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, hình thành các chuỗi liên kết và hợp tác đầu tư trong phát triển công nghiệp và du lịch. Đẩy mạnh liên danh, liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh trong đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Liên kết, hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, phát triển các tuyến giao thông hình thành các hành lang kinh tế kết nối các địa phương.

5.5. Các trục phát triển

Từ các liên kết trên xác định các trục phát triển, gồm:

(1). Trục Sầm Sơn – TP.Thanh Hóa – Lam Sơn – Sao Vàng (theo QL47): Tập trung hình thành các khu đô thị tập trung, được thiết kế hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo sức lan tỏa cho các khu vực lân cận. Hình thành các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo nguồn nhân lực cho phát triển KCN Lam Sơn – Sao Vàng và khu vực TP.Thanh Hóa – TX.Sầm Sơn. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội.

(2). Trục TP.Thanh Hóa – KKT Nghi Sơn (theo QL1A): Phát triển các khu đô thị và KCN tập trung dọc tuyến QL1A sau khi KKT Nghi Sơn được mở rộng. Mở rộng các tuyến đường ngang nối QL1A với khu vực ven biển, hướng tới hình thành các khu đô thị du lịch ven biển, tạo sức lan tỏa cho khu vực ven biển từ Sầm Sơn đến KKT Nghi Sơn. Hình thành các trung tâm đào tạo nghề và y tế chất lượng cao thuộc KKT Nghi Sơn.

(3). Trục KKT Nghi Sơn – Lam Sơn – Sao Vàng (theo tuyến Sao Vàng – KKT Nghi Sơn): Tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường Nghi Sơn – Sao Vàng. Ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao. Từng bước hình thành các khu dân cư tập trung dọc theo 2 bên đường. Khuyến khích hình thành các trang trại tập trung về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến nông sản.

(4). Trục Nga Sơn – Bỉm Sơn – Thạch Quảng: Từng bước hình thành các đô thị vệ tinh cho thị xã Bỉm Sơn. Tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất VLXD. Hình thành các trang trại chăn nuôi chất lượng cao quy mô lớn, trồng rừng tập trung tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu.

(5). Trục Thạch Quảng – Lam Sơn – Sao Vàng – Bãi Trành (theo tuyến đường Hồ Chí Minh): Với hạt nhân là các KCN dọc tuyến đường Hồ Chí Minh,

Page 92: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

87

gồm KCN Thạch Quảng, KCN Quang Trung – Ngọc Lặc và KCN Bãi Trành, hướng tới tập trung thu hút các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản; sản xuất VLXD; chế biến khoáng sản và các ngành công nghiệp phụ trợ cho KKT Nghi Sơn, KCN Lam Sơn – Sao Vàng. Từng bước hình thành các khu đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh để thực hiện việc giãn dân từ khu vực đồng bằng lên miền núi.

C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu chung

Trong giai đoạn 2021 - 2030, quá trình phát triển của cả nước và khu vực Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ sẽ có nhiều thay đổi. Dự báo nước ta trở thành nước công nghiệp mới với GDP bình quân đầu người khoảng 7.000 - 8.000 USD. Khu vực Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hệ thống giao thông thông suốt giữa các địa phương trong khu vực và với bên ngoài. Các tuyến giao thông quốc gia đoạn qua Thanh Hóa hoạt động với lưu lượng lớn gồm: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam (6 làn xe), tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (4 làn xe), đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển.

Với nền tảng vững chắc được xây dựng trong giai đoạn đến năm 2020, giai đoạn tiếp theo đến năm 2030, định hướng phát triển Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế đi vào phát triển theo chiều sâu, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố như: nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động, tiêu tốn ít tài nguyên thiên nhiên. Phấn đấu đến năm 2025, Thanh hóa có nền công nghiệp và dịch vụ hiện đại, tốc độ đô thị hóa cao; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học công nghệ của khu vực Bắc Trung Bộ, an ninh chính trị ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Hướng mạnh vào phát triển Kinh tế tri thức, Kinh tế xanh và Kinh tế xuất khẩu (3K) với các ngành, sản phẩm chủ lực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, sản xuất thân thiện môi trường. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90%, trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 70%; tỷ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm trên 60% GRDP; kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt trên 2000 USD/người. Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội ở khu vực Nam Bắc Bộ- Bắc Trung Bộ, một địa bàn kinh tế trọng điểm ở Miền Bắc gồm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 8 - 9%; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 9 - 10% và giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 7 - 8%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.500 USD vào 2025 và 10.000 - 11.000 USD vào năm 2030.

- Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phân theo ngành kinh tế (nông, lâm, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) tương ứng khoảng 8,9% - 55,3% - 35,8% vào năm 2025 và 6,4% - 56,5% - 37,1% vào năm 2030.

Page 93: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

88

- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD vào 2025 và 8 tỷ USD vào năm 2030. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2025 đạt khoảng 750 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 800 – 900 nghìn tỷ đồng.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm khoảng 45% GRDP vào năm 2025 và đạt trên 60% GRDP vào 2030.

- Dân số trung bình khoảng 3,75 – 3,8 triệu người vào năm 2025 và khoảng 3,85 -3,95 triệu người vào năm 2030. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo đạt khoảng 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030, trong đó qua đào tạo nghề đạt lần lượt là 63% và 70%.

- Tỷ lệ đô thị hóa lần lượt đạt trên 41% và 50%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 là 90% và 100% vào năm 2030.

3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

3.1. Nông nghiệp

Ổn định diện tích trồng trọt để bảo đảm an ninh lương thực, áp dụng công nghệ hiện đại trong trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Phát triển nông nghiệp đi vào CNH, HĐH theo mô hình nông nghiệp sinh thái, bền vững và có năng suất, chất lượng cao. Mở rộng phát triển các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung có mức độ cơ giới hóa cao, sản xuất gắn với chế biến và hệ thống phân phối tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2025, hình thành và phát triển khoảng 3 - 4 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến 2030, phát triển đa dạng các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC ở quy mô khu nông nghiệp CNC, trang trại, gia trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng CNC; phát triển mới khoảng 04 khu nông nghiệp ứng dụng CNC.

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đóng vai trò là một trong các trung tâm của cả nước về chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa; trung tâm sản xuất nguyên liệu (gỗ lớn, luồng thâm canh) và chế biến các sản phẩm gỗ cao cấp xuất khẩu; trung tâm sản xuất nguyên liệu (ngô, đậu tương,...) và chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, tiếp tục phát triển một số sản phẩm khác như rau, củ, quả thực phẩm sạch; chăn nuôi và chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu.

3.2. Công nghiệp

Giai đoạn sau 2020, phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước.

Ưu tiên phát triển: (1) Công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến sản phẩm từ hóa dầu; (2) Sản xuất điện; (3) Chế biến nông, lâm, thủy sản; (4) Vật liệu không nung, vật liệu thông minh; (5) Điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin.

Khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học (chế phẩm sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp); luyện cán thép (thép tấm, thép

Page 94: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

89

hình, thép cao cấp); cơ khí chế tạo (sản xuất ôtô, máy nông nghiệp, máy xây dựng); phân bón, thức ăn chăn nuôi.

Duy trì ổn định công nghiệp may mặc, giày da. Thực hiện di dời các KCN Lễ Môn, Đình Hương – Tây Bắc Ga, các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực TP.Thanh Hóa; đồng thời phát triển 25 - 30 khu công nghiệp tập trung, trong đó phần lớn là các khu công nghiệp sạch, khu công nghiệp xanh. Nghiên cứu phát triển khu công nghệ sinh học cao trong KCN Lam Sơn – Sao Vàng.

Đến năm 2030, các trọng điểm công nghiệp của tỉnh gồm: khu vực Nghi Sơn - Bãi Trành; khu vực Lam Sơn - Sao Vàng; khu vực ngoại vi và phụ cận TP Thanh Hóa; khu vực Bỉm Sơn - Thạch Thành.

3.3. Dịch vụ

Tập trung phát triển dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics, thương mại cửa khẩu, vận chuyển hàng không, du lịch và các dịch vụ giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế.

Phát triển dịch vụ vận tải - kho cảng - logistics gắn với cảng Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong 3 trung tâm cảng biển quốc tế ở khu vực Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ (Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa). Đồng thời là trung tâm dịch vụ vận tải - kho cảng - logistics, vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu (qua cảng biển, cửa khẩu, cảng hàng không) ở khu vực cửa ngõ giữa Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ Việt Nam và Bắc Lào.

Phát triển du lịch là một trong các trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước về du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch văn hóa với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng (nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao,...) có chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế. Từng bước xây dựng cảng Đảo Mê trở thành cảng trung chuyển cho cảng Nghi Sơn; đến năm 2025 xây dựng Đảo Mê thành đảo du lịch gắn với bảo vệ quốc phòng – an ninh trên biển.

Phát triển thương mại cửa khẩu với vai trò là đầu mối giao thương hội nhập, trung tâm kinh tế, thương mại cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào với các khu cửa khẩu Na Mèo, Tén Tằn, Khẹo; lấy phát triển thương mại cửa khẩu là động lực phát triển kinh tế khu vực phía tây của tỉnh.

3.4. Đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng

a. Đô thị hóa

Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao tiếp tục được triển khai thực hiện tốt gắn liền với việc phát triển mạng lưới đô thị và phân bố dân cư cũng như phát triển dịch vụ, công nghiệp và kết cấu hạ tầng tạo ra bộ mặt mới về tổ chức không gian kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

- Đối với khu vực nông thôn:

Các mô hình nông thôn mới được áp dụng theo hướng đảm bảo phát triển bền vững, gần với tự nhiên cùng với sự tiếp thu nhân tố tích cực của văn minh đô thị. Người dân nông thôn dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng

Page 95: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

90

cao cũng như dễ dàng tiếp cận với các cơ hội phát triển thông qua hệ thống hạ tầng giao thông thuận tiện và hạ tầng thông tin phát triển. Thu hẹp khoảng cách về mức sống theo các tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế chăm sóc sức khoẻ giữa đô thị và nông thôn.

- Đối với khu vực đô thị:

Hệ thống đô thị được phát triển theo hướng kết hợp giữa hiện đại và thân thiện môi trường, tôn trọng bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống về kiến trúc. Các đô thị được đầu tư phát triển và quản lý theo hướng đô thị thân thiện với môi trường tự nhiên, đô thị “xanh”. Khu vực ngoài các đô thị có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo văn minh đô thị với sự phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản ở trình độ cao, chất lượng cao. Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 90 - 95 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50% (thành lập mới khoảng 20 - 25 đô thị trong giai đoạn 2021- 2030). Thực hiện sáp nhập đô thị TP.Thanh Hóa với TX. Sầm Sơn và mở rộng phát triển đô thị dọc theo hai bờ sông Mã trong giai đoạn 2026 - 2030.

b. Phát triển kết cấu hạ tầng

Tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông, cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước, điện, thương mại... ) theo hướng đồng bộ và hiện đại hóa. Ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các vùng kinh tế động lực; đồng thời nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông trục chính, cảng biển, sân bay, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, xây mới đường sắt nối KKT Nghi Sơn – Thọ Xuân đảm bảo kết nối giữa các vùng trong tỉnh và kết nối giữa Thanh Hóa với các tỉnh trong khu vực và quốc tế. Quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống các công trình phúc lợi công cộng theo hướng hiện đại, có chất lượng cao.

Giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế, đáp ứng 7 vị trí đỗ máy bay code C, D hoặc 5 vị trí đỗ tàu bay code E; đến 2030 mở rộng nhà ga hành khách đáp ứng khoảng 2 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 27.000 tấn/năm. Xây dựng Cảng nước sâu Nghi Sơn thành cảng biển quốc tế ở khu vực, công suất thông qua khoảng 40 triệu tấn vào năm 2030.

Đến năm 2030, hạ tầng giao thông (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện) phát triển với mật độ bình quân 53- 55 km/100 km2; 100% các tuyến đường xã được cứng hóa mặt.

3.5. Các vùng kinh tế động lực

Giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục xác định tứ giác động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gồm: KKT Nghi Sơn, TP.Thanh Hóa - Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn – Thạch Thành.

Các trục động lực phát triển chủ yếu gồm: các trục hướng Bắc - Nam (theo QL1A và đường Hồ Chí Minh), các trục hướng Đông Tây (theo QL47 - QL15A – QL217), đường Nghi Sơn – Thọ Xuân, Nga Sơn – Bỉm Sơn – Thạch Quảng.

Page 96: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

91

3.6. Văn hóa- xã hội

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng văn hóa – xã hội, thiết chế văn hóa theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội đi vào chiều sâu; đầu tư tạo sự phát triển hài hòa và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh về các lĩnh vực văn hóa, xã hội; trước hết là về an sinh xã hội, giảm nghèo, giáo dục, đào tạo, y tế.

Tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực trình độ chuyên môn cao và lao động kỹ thuật lành nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực ở tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn khu vực, quốc tế và các cơ sở y tế kỹ thuật cao, trước hết phát triển ở TP. Thanh Hóa và KKT Nghi Sơn; đưa tỉnh trở thành trung tâm đào tạo, dạy nghề và y tế có chất lượng cao ở khu vực Nam Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ.

3.7. Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Quản lý, khai thác,sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên,tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,...).

Tăng cường hiệu quả sử dụng các loại đất. Đảm bảo cân đối hài hòa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực. Phát triển các loại cây, con giống công nghệ cao, gia tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm giảm thiểu thoái hóa đất và cải tạo đất bị suy thoái.

Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Chú trọng bảo vệ môi trường lưu vực các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt và sông Bạng. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các khu thu gom và xử lý tập trung chất thải nguy hại, rác thải trên địa bàn; các khu xử lý nước thải tập trung tại khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị lớn.

Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và phát triển các ngành kinh tế xã hội.Tiếp tục mở rộng diện tích che phủ của rừng và cây xanh tập trung, phát triển các lâm viên, công viên cây xanh, vành đai xanh phù hợp ở các đô thị, khu vực tập trung công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, ven sông, hồ lớn, ven biển. Đến năm 2025, khoảng hơn 60% diện tích toàn tỉnh được che phủ bởi rừng và cây xanh tập trung, các khu vực đồi núi cơ bản đều được che phủ bởi rừng và cây lâu năm. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu mạnh từ biển.

D. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Phụ lục kèm theo)

Page 97: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

92

PHẦN THỨ NĂM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH

Trên cơ sở Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các ngành, UBND cấp huyện tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, cấp huyện, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, giáo dục và đào tạo... cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát huy, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đồng thời, phải đảm bảo thống nhất và liên kết giữa các quy hoạch, nhất là giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực về kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, đảm bảo mối liên kết trong nội bộ vùng, với các vùng trong tỉnh, trong nước và khu vực, trọng tâm là quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị; quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn; quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải.

Trong quá trình rà soát, xây dựng quy hoạch phải lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, công bố công khai quy hoạch; đối với quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất VLXD, thực hiện công bố công khai tại nơi được quy hoạch và trụ sở UBND cấp xã để doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch.

Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy hoạch.

II. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư

Để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch đề ra, cần huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng trên 710 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2015 – 2020, trong đó năm 2015 trên 100 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 610 nghìn tỷ đồng (Bảng 9).

2. Các giải pháp huy động vốn

Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư như trên cần có hệ thống các giải

Page 98: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

93

pháp huy động vốn tích cực, chủ động và đồng bộ, trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

a). Giải pháp huy động vốn ngân sách Nhà nước

(1). Ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh, đồng thời tích cực đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, chương trình MTQG, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tăng cường phối hợp với các Bộ ngành ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là các dự án lớn về giao thông, thủy lợi, quốc phòng an ninh... được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển của Bộ ngành chủ quản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

(2). Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bảng 10. Nhu cầu vốn và cơ cấu các nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2015- 2020

TT Nguồn vốn 2015 2016 - 2020 2015 – 2020

1 Tổng vốn đầu tư (1.000 tỷ đ.) > 100 610 > 710

1.1 Vốn khu vực nhà nước 24,2 125 149,2

1.2 Vốn khu vực ngoài nhà nước 75,8 485 560,8

2 Cơ cấu nguồn vốn (%)

1.1 Vốn khu vực nhà nước 24,2 20,5 21

1.2 Vốn khu vực ngoài nhà nước 75,8 79,5 79

b). Giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước

(1). Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và Chương trình hành động của UBND tỉnh về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

(2). Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư. Tích cực và chủ động lựa chọn các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao để tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm, các KCN và các trục phát triển. Nhanh nhạy và tranh thủ kịp thời sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ ngành để thu hút vốn đầu tư từ các nước có tiềm năng về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Pháp và một số nước Trung Đông. Củng cố và mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, JICA, ngân hàng XNK Hàn Quốc,... và các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác về đầu tư. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, PPP; xây dựng đề án trình Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu địa phương để thu hút vốn cho các

Page 99: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

94

dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

(3). Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.

(4). Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; đồng thời tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

(5). Các ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng tiến độ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp, kiên quyết thu hồi các dự án không chấp hành các quy định của pháp luật; dự án thực hiện chậm so với cam kết mà không có lý do chính đáng, để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư.

3. Định hướng sử dụng vốn đầu tư

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cần tập trung thực hiện các biện pháp phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư theo định hướng lớn như sau:

a). Nguồn vốn ngân sách nhà nước

(1). Nguồn vốn ngân sách tỉnh tập trung đầu tư các công trình lớn, quan trọng của tỉnh; không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ. Hạn chế tối đa xây dựng mới trụ sở các cấp, ban, ngành; đồng thời, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất như: cơ sở hạ tầng KKT Nghi Sơn, các KCN tập trung, các công trình cấp, thoát nước, xử lý môi trường; nâng cấp các hồ, đập, đê sông, đê biển, các công trình thủy lợi; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư.

(2). Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để thu hút các nguồn vốn ngân sách trung ương, TPCP, vốn ODA đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: kiên cố hoá trường, lớp học và các trung tâm y tế tuyến huyện; kiên cố hoá theo tiêu chuẩn các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm xá xã. Tiếp tục cải tạo, mở rộng mạng lưới điện đến các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề; cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện TP Thanh Hoá, các thị xã và đô thị huyện lỵ.

b). Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước có vai trò quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu quy hoạch. Trong thời gian tới, cần tập trung thu hút nguồn vốn này vào các ngành, các lĩnh vực như:

(1). Các ngành công nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút: sản xuất hóa chất, sau lọc hóa dầu, phụ trợ lọc hóa dầu; điện tử viễn thông; luyện kim; cơ khí chế

Page 100: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

95

tạo; các thiết bị điện, điện lạnh; khai khoáng, sản xuất VLXD, hạ tầng các KCN.

(2). Đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh cảng biển;

(3). Đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học;

(4). Đầu tư sản xuất thiết bị y tế; thuốc đông dược, tây dược;

(5). Xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí...

(6). Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;

(7). Sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản;

(8). Sản xuất hành thủ công mỹ nghệ.

III. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi do Trung ương ban hành về phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực theo hướng thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, gồm:

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đã ban hành

a). Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản như: Cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung; hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung giai đoạn đến năm 2015.

b). Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghiệp như: chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề.

c). Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực dịch vụ như: chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.

d). Các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao;khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Nghiên cứu ban hành mới một số cơ chế, chính sách

Trong những năm tiếp theo, Thanh Hóa cần nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách mới trên các lĩnh vực sau:

Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển nuôi tôm chân trắng thâm canh; kinh doanh rừng trồng gỗ lớn và phát triển vùng thâm canh luồng tập trung; cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới, thay máy tàu cá công suất trên 90CV khai thác hải sản xa bờ, hạ tầng nông nghiệp…

Trong lĩnh vực công nghiệp: Cơ chế, chính sách thu hút các dự án công

Page 101: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

96

nghiệp phụ trợ cho các ngành dầu khí, xi măng, điện, công nghiệp ô tô; cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vốn, thị trường tiêu thụ, mặt bằng sản xuất; các chính sách về huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các vùng kinh tế trọng điểm.

Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành dịch vụ ưu tiên phát triển, như: dịch vụ vận tải; du lịch; giáo dục, y tế; viễn thông, công nghệ thông tin; chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Cơ chế, chính sách xã hội hóa (kết hợp công - tư) trong cung cấp dịch vụ công và khai thác hạ tầng như chợ, khu du lịch, hậu cần nghề cá, vận tải hành khách; y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ mới như: bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải, rác thải...

Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; trong đó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Triển khai xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logictics tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

IV. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội. Phổ biến các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị đến các chi bộ, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh. Xây dựng website về doanh nhân, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm bình đẳng, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đến năm 2015, đảm bảo chỉ số PCI của tỉnh duy trì trong tốp 10 cả nước. Xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, miền núi, phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ cao.

Đấu mối chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới để sớm triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KKT Nghi Sơn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh về phát triển doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp như các ưu đãi thuế, tiền thuê mặt bằng, mặt nước; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Xây dựng hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất thấp thông qua các chính sách của Trung ương và tỉnh.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Quan tâm hỗ trợ và mở các lớp tập huấn,

Page 102: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

97

đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý tài chính và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Tổ chức chương trình gặp gỡ, tiếp xúc giữa doanh nhân của tỉnh với doanh nhân trong nước và nước ngoài để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo nghề, thông qua hình thức hợp đồng để nâng cao khả năng thực hành, tạo cơ hội việc làm cho người lao động sau đi được đào tạo.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, điều tra về thông tin kinh tế - xã hội để cung cấp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, hội chợ thương mại. Thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

V. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho khoa học và công nghệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng chính sách trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ; thực hiện tốt xã hội hóa để huy động nguồn vốn xã hội đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ sinh học, thông tin; trước mắt, ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông. Củng cố, sắp xếp lại các cơ sở hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đầu tư đồng bộ một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và các nước trong khu vực ở Trường Đại học Hồng Đức, Trường Cao đẳng y tế, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa,... để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu của tỉnh. Tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới, triển khai ứng dụng các quy trình công nghệ mới tạo chuyển biến mạnh về ứng dụng tiến bộ công nghệ trong các ngành sản xuất, trong đó trọng tâm là: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, mía đường, rau an toàn, thủy sản, bò sữa, lợn, gia cầm; cơ khí chế tạo; điện tử, điện lạnh, tin học;

Page 103: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

98

công nghiệp hoá chất, lọc, hóa dầu; nhiệt điện; luyện kim, vật liệu xây dựng.

Mở rộng hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các tỉnh, thành phố trên thế giới; phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ. Tăng cường kiểm tra, giám sát về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ trên địa bàn. Tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành, phát triển thị trường khoa học công nghệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, có tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

VI. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn tỉnh; mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề và hình thức đào tạo. Mở rộng đào tạo các ngành kinh tế trọng điểm, như: lọc hoá dầu, sản xuất thép, điện các loại; thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm và tự động hoá, nông nghiệp công nghệ cao; du lịch và logistics đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Hoàn thành đầu tư xây dựng Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch; tập trung đầu tư xây dựng một số khoa của Trường Đại học Hồng Đức đạt chất lượng cao; đấu mối với các Bộ, Ngành Trung ương sớm đưa phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phân hiệu trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội vào hoạt động. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, cơ cấu đào tạo theo ngành, nghề và trình độ đào tạo. Ban hành cơ chế huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao của các doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đảm bảo đủ tỷ lệ tiến sỹ theo quy định.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, có trình độ cao, đạo đức nghề nghiệp; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước. Quan tâm đào tạo nhân lực cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khãn bằng các hình thức phù hợp; ưu tiên đào tạo nhân lực có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế biển, đặc biệt là KKT Nghi Sơn. Đổi mới tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo khách quan, dân chủ, lấy hiệu quả công việc làm thước đo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên

Page 104: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

99

chức; đề án đào tạo nguồn cán bộ tại nước ngoài để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nghiên cứu ban hành các chính sách thu hút nhân lực trình độ cao về làm việc tại KKT và các KCN; thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao về công tác tại tỉnh. Tăng tỷ lệ đầu tư hàng năm từ ngân sách tỉnh, tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương và các nguồn tài trợ để phát triển giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đào tạo; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho giáo dục và đào tạo, dạy nghề.

VII. GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý tài nguyên, khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp cho cấp huyện trong việc quản lư và cấp phép khai thác các loại khoáng sản thông thường; tiếp tục chấn chỉnh việc khai thác, vận chuyển trái phép cát, sỏi ra ngoài tỉnh; xây dựng lộ trình hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác đá xuất khẩu, đá ốp lát ở những nơi gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trên địa bàn; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác trái phép, sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên, khoáng sản. Triển khai rà soát tình hình thực hiện các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, từ đó xây dựng định hướng khai thác, chế biến khoáng sản gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kiểm tra, rà soát và kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không triển khai thực hiện, triển khai chậm, kéo dài hoặc sử dụng không đúng mục đích; thu hồi giấy phép đối với các dự án triển khai chậm trễ, không đúng cam kết, sử dụng công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trên các dòng sông theo hướng di chuyển các nhà máy ra khỏi khu vực giáp dòng sông; sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng, đô thị và khu vực nông thôn, nhất là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của xã hội trong bảo vệ môi trường; khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong xử lý ô nhiễm môi trường và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất.

Chú trọng nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển các

Page 105: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

100

ngành, lĩnh vực. Bảo vệ chặt chẽ rừng phòng hộ, nhất là những nơi xung yếu; mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, quan tâm phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch

Đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường quản lý tài nguyên nước, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép. Xây dựng các khu xử lý nước thải tại TP. Thanh Hóa và KKT Nghi Sơn. Rà soát quy hoạch các dự án thủy điện; đình chỉ triển khai các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, điều hành tưới tiêu, gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

VIII. GIẢI PHÁP VỀ NĂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông. Tiếp tục rà soát, mẫu hóa tối đa các hồ sơ, giấy tờ, tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian giải quyết cho tổ chức, công dân. Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, cương quyết và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những khâu then chốt để tạo sự chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực; đổi mới tác phong, lề lối làm việc của chính quyền các cấp bảo đảm linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu quy hoạch đề ra.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo điều hành, thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết công việc cho tổ chức, công dân. Tăng cường kiểm tra các cấp, các ngành trong việc ban hành và thực hiện quy định về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và xếp loại cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các đơn vị không ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức của đơn vị mình. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; thường xuyên giữ mối liên hệ để tranh thủ tốt nhất sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện chức nãng, nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và công bố công khai các thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả 3 không trong giải quyết công việc cho doanh nghiệp và công dân: không gây phiền hà, sách nhiễu; không trả hồ sơ quá 1 lần trong qua trình tiếp nhận, thẩm định và trình duyệt dự án; không trễ hẹn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng ISO vào công tác quản lý, điều hành, hướng tới phát triển chính quyền điện tử, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020.

Tăng cường thanh tra, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, tập

Page 106: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

101

trung vào các giải pháp phòng ngừa. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ, định mức quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

IX. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG AN NINH

Xây dựng lực lượng quân đội và công an vững mạnh toàn diện; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo chất lượng; hoàn thành kế hoạch tuyển quân hàng năm; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Tăng cường củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân; nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, bạo loạn lật đổ, xây dựng cơ sở vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; củng cố thế trận khu vực phòng thủ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án bảo đảm an ninh trật tự tuyến biên giới phía Tây, Đề án tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo, Đề án đảm bảo an ninh trật tự trong KKT Nghi Sơn. Tăng cường đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế, không để tội phạm gia tăng, nhất là loại tội phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích; đấu tranh đẩy lùi nạn số đề, cờ bạc, mại dâm, nghiện hút ma túy; thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật đi đôi với tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với tỉnh Hủa Phăn - Nước CHDCND Lào./.

X. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

1. Sau khi Điều chỉnh Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai, rộng rãi đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

2. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng của mình, khẩn trương thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, huyện, quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch xây dựng; đồng thời cụ thể hóa nội dung của Điều chỉnh Quy hoạch này thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm để tổ chức triển khai

Page 107: BÁO CÁO - Thanh Hóa Province

102

thực hiện.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành; chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên cung cấp thông tin, tuyền truyền về các cơ chế, chính sách, tình hình và kết quả thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch này. Định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.