Top Banner
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 28 tháng 11 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 2 thuyền trưởng Việt Nam tiếp tục ra tòa ở Indonesia .............................................................. 2 Hàng loạt các biện pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng về IUU ................................................ 3 Sắp đến Tết, nhiều tàu 67 hư hỏng vẫn chưa sửa xong: Do bão số 12? ................................... 4 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 5 Một dịch vụ không làm thủ tục hai lần ..................................................................................... 5 Tổng cục Thủy sản đơn giản hóa thủ tục hành chính ............................................................... 6 Đà Nẵng quy định khung giá dịch vụ sử dụng cảng cá ............................................................ 8 THƢƠNG MẠI ............................................................................................................................. 9 Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm - Bài 1: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất .................. 9 Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm: Bài 2: Chú trọng chất lượng vùng nuôi ......................... 11 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 12 Bình Thuận: Tánh Linh - Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ...................................... 12 Sóc Trăng: Ngã Năm phát triển diện tích nuôi thủy sản mùa nước nổi.................................. 14 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 14 Hà Tĩnh: Ngư dân tự tin đóng tàu vươn khơi bám biển sau sự cố môi trường ....................... 14 Quảng Bình: Hỗ trợ hơn 64,7 tỷ đồng cho tàu cá khai thác hải sản vùng biển xa ................. 15 Nam Định: Ngư dân Hải Triều trúng đậm tôm biển ............................................................... 16 Cá lưỡi trâu, cua mặt trăng được mùa ..................................................................................... 16 Nghệ An: Hiệu quả từ những còn tàu mang tên "67" ............................................................. 17 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 18 Cứu nạn thành công một thuyền viên bị đau tim giữa biển .................................................... 18 THỊ TRƢỜNG ............................................................................................................................ 19 Cá kèo ở Sóc Trăng rớt giá: Người nuôi đối mặt với khó khăn ............................................. 19 Cá leo Biển Hồ nặng 107 kg xuất hiện ở Hà Nội ................................................................... 20 Đồng bằng sông Cửu Long: Giá thủy sản biến động mạnh .................................................... 20 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................................................................ 21 Chống bơm tạp chất vào tôm: Đối phó bằng “chiến thuật du kích” ....................................... 21 XÃ HỘI........................................................................................................................................ 23 Tàu cá Bình Định chìm trên biển: Đã tìm thấy thi th2 ngư dân, 4 ngư dân vn mt tích .... 23 Tìm được thi thể nạn nhân bị chìm tàu cá ở Quảng Ngãi ....................................................... 24 Masan Consumer tặng 200 triệu đồng cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa ..................................... 24
25

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

Oct 28, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 28 tháng 11 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

2 thuyền trưởng Việt Nam tiếp tục ra tòa ở Indonesia .............................................................. 2

Hàng loạt các biện pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng về IUU ................................................ 3

Sắp đến Tết, nhiều tàu 67 hư hỏng vẫn chưa sửa xong: Do bão số 12? ................................... 4

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 5

Một dịch vụ không làm thủ tục hai lần ..................................................................................... 5

Tổng cục Thủy sản đơn giản hóa thủ tục hành chính ............................................................... 6

Đà Nẵng quy định khung giá dịch vụ sử dụng cảng cá ............................................................ 8

THƢƠNG MẠI ............................................................................................................................. 9

Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm - Bài 1: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất .................. 9

Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm: Bài 2: Chú trọng chất lượng vùng nuôi ......................... 11

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 12

Bình Thuận: Tánh Linh - Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ...................................... 12

Sóc Trăng: Ngã Năm phát triển diện tích nuôi thủy sản mùa nước nổi.................................. 14

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 14

Hà Tĩnh: Ngư dân tự tin đóng tàu vươn khơi bám biển sau sự cố môi trường ....................... 14

Quảng Bình: Hỗ trợ hơn 64,7 tỷ đồng cho tàu cá khai thác hải sản vùng biển xa ................. 15

Nam Định: Ngư dân Hải Triều trúng đậm tôm biển ............................................................... 16

Cá lưỡi trâu, cua mặt trăng được mùa ..................................................................................... 16

Nghệ An: Hiệu quả từ những còn tàu mang tên "67" ............................................................. 17

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 18

Cứu nạn thành công một thuyền viên bị đau tim giữa biển .................................................... 18

THỊ TRƢỜNG ............................................................................................................................ 19

Cá kèo ở Sóc Trăng rớt giá: Người nuôi đối mặt với khó khăn ............................................. 19

Cá leo Biển Hồ nặng 107 kg xuất hiện ở Hà Nội ................................................................... 20

Đồng bằng sông Cửu Long: Giá thủy sản biến động mạnh .................................................... 20

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................................................................ 21

Chống bơm tạp chất vào tôm: Đối phó bằng “chiến thuật du kích” ....................................... 21

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 23

Tàu cá Bình Định chìm trên biển: Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân, 4 ngư dân vẫn mất tích .... 23

Tìm được thi thể nạn nhân bị chìm tàu cá ở Quảng Ngãi ....................................................... 24

Masan Consumer tặng 200 triệu đồng cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa ..................................... 24

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

2 thuyền trƣởng Việt Nam tiếp tục ra tòa ở Indonesia

Sáng 28-11, theo kế hoạch, Tòa án Ranai (tỉnh Natuna, Indonesia) sẽ xét xử thuyền trưởng Hứa

Minh Trung và Cao Văn Hoàng.

Đây là hai trong số năm thuyền trưởng Việt Nam kháng án kêu oan vì bị phía Indonesia bắt khi

đang khai thác trong vùng biển Việt Nam.

Phiên tòa này được dời lại thay vì diễn ra ngày 21-11 theo lịch do công tố viên không đồng ý

với ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng việc cơ quan chức năng Indonesia bắt giữ

ngư dân Việt Nam là sai.

Công tố viên đã đề nghị tòa cho thời gian để chuẩn bị và được hội đồng xét xử chấp thuận.

Chiều 27-11, tòa ra quyết định xét xử trở lại vào ngày 28-11.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-11, luật sư Christopher (người Indonesia, bào chữa cho thuyền

trưởng Trung) cho biết sẽ có mặt trong phiên tòa ngày 28-11 để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của

các thuyền trưởng.

Ông cho biết trước đó đã gửi các chứng cứ quan trọng cho tòa gồm lời khai của một số ngư dân,

bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản đồ thu thập được... Những chứng

cứ này đều cho thấy việc các ngư dân bị cơ quan chức năng Indonesia bắt giữ là sai.

Gặp chúng tôi chiều 27-11 tại Natuna, thuyền trưởng Trung và Hoàng đều cho biết sức khỏe ổn

định và nóng lòng chờ kết quả của phiên tòa.

Hai thuyền trưởng này cho hay từ ngày các thuyền trưởng kháng án và được báo chí Việt Nam

phản ánh, họ bị phía Viện công tố ở tỉnh Natuna kiểm soát việc ra vào khắt khe hơn trước. Việc

sử dụng điện thoại để liên lạc với người thân ở nhà cũng khó khăn hơn vì bị phía Indonesia

kiểm soát và tịch thu điện thoại.

Tại các phiên tòa trước, cả hai thuyền trưởng Trung và Hoàng đều liên tục kêu oan khi cho rằng

tàu đang đánh bắt trong vùng biển Việt Nam nhưng bị tàu có trang bị vũ khí của Indonesia

khống chế, rồi ép ký vào một số giấy tờ bằng tiếng Indonesia.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết liên quan đến kháng án của các thuyền trưởng này, đại diện

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã lên lịch làm việc với Tòa án tối cao và một số cơ quan

liên quan ở thủ đô Jakarta của Indonesia.

Trước đó đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã có buổi gặp gỡ ông Juli Isnur, công tố

trưởng Viện công tố Ranai - đơn vị truy tố năm thuyền trưởng Việt Nam đang kêu oan ở

Indonesia, đề nghị Viện công tố Ranai xem xét vụ việc, trả tự do cho các thuyền trưởng và trả

năm tàu cá cho ngư dân. (Tuổi Trẻ 28/11, Lê Nam) đầu trang

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

3

Hàng loạt các biện pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng về IUU

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa ký ban hành Quyết định số 4840/QĐ-BNN-

TCTS về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của

EC về khai thác IUU.

Các nhiệm vụ đều ghi rõ thời gian phải hoàn thành, qua đó thể hiện quyết tâm cao của Bộ NN-

PTNT về chống khai thác IUU theo các khuyến nghị của EC.

Theo đó, về sửa đổi khung pháp lý, có 3 nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 11 này là:

Sửa đổi Luật Thủy sản; trình Nghị định thay thế Nghị định số 53/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ

sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản, trong đó bổ sung quy định cụ thể về

lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về một

số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về IUU. Từ nay đến

15/12/2017, Bộ NN-PTNT tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng ban

hành Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU đến

2025.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 103/2013/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định 41/2017/NĐ-CP

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, trong đó quy định cụ thể, đầy

đủ, các hành vi, mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung đối với khai thác IUU đã được quy

định trong Luật Thủy sản 2017, sẽ được Bộ NN-PTNT trình lên Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ sẽ

xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017.

Từ nay đến 30/12/2017, Bộ sẽ ban hành nhiều Thông tư sửa đổi, bổ sung. Trong đó, quy định

thẩm quyền xác nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác của Ban quản lý cảng cá, sửa đổi

các biểu mẫu về nhật ký khai thác; trình tự, thủ tục quản lý nguyên liệu thủy sản NK vào Việt

Nam; ban hành danh mục các loài thủy sản cấm khai thác. Bộ cũng sẽ trình Thủ tướng Chính

phủ việc gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc và Hiệp định biện pháp của các

quốc gia có cảng của FAO.

Cũng trong tháng 11, Bộ NN-PTNT ban hành văn bản chỉ đạo UBND 28 tỉnh, TP ven biển triển

khai thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục các khuyến nghị của EC về IUU. Bộ sẽ tổ chức

Hội nghị toàn quốc về IUU với 28 tỉnh, TP ven biển; tổ chức các Hội nghị hướng dẫn địa

phương về các giải pháp cấp bách có tính kỹ thuật để kiểm soát hoạt động thủy sản tại cảng; xây

dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu cá, giấy phép

khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản

phẩm; thực hiện các quy định về kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác NK; xây dựng các

quy định và tổ chức thực hiện việc cấm khai thác IUU với các loài hải sâm, trai tai tượng.

Bộ NN-PTNT tiếp tục triển khai quyết liệt Công điện số 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, trong đó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và người đứng đầu địa phương các cấp chịu trách nhiệm

trước Thủ tướng nếu không ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở

vùng biển nước ngoài; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý,

điều tra các hành vi vi phạm khai thác IUU theo quy định; lập và định kỳ công bố danh sách tàu

cá vi phạm khai thác IUU.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

4

Bộ NN-PTNT sẽ phân bổ thiết bị đầu cuối lắp đặt trên tàu cá thuộc dự án Movimar và chia sẻ

dữ liệu quản lý cho các địa phương; nâng cấp Trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản (TCTS) và 28

tỉnh, TP ven biển đảm bảo thiết bị HF kết nối tự động cho 9.000 tàu cá đã được lắp đặt. Đồng

thời tổ chức lại bộ máy quản lý của cảng cá đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng,

thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản

khai thác. Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá (VMS) chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa

TCTS và 28 tỉnh, TP ven biển, các cơ quan chức năng có liên quan. Xây dựng, trình ban hành

Kế hoạch tổng thể về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra hoạt động của tàu cá khai thác

thủy sản trên biển và tại cảng cá theo quy định (mẫu của EC).

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hệ thống thông tin thủy sản, trong đó có Dự án Hệ

thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản

trên các vùng biển, chống khai thác IUU, đảm bảo giám sát hành trình tàu cá theo yêu cầu của

EC. Đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý, đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác

thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ TƯ đến địa phương.

Bộ NN-PTNT sẽ công bố trữ lượng nguồn lợi thủy sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm

cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hản sản phù hợp với khả năng cho phép của

nguồn lợi thủy sản. Phê duyệt Quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến 2020, tầm nhìn 2030; chỉ

đạo UBND các tỉnh ven biển kiểm soát số lượng tàu cá đóng mới theo quy hoạch. Tiếp tục thực

hiện các quy định về hạn chế, cấm phát triển đóng mới tàu cá ven bờ, ra quy định về cấm đóng

mới tàu làm nghề lưới kéo, chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo sang khai thác thân thiện với

môi trường; sửa đổi kế hoạch quản lý cá ngừ phù hợp quy định quốc tế.

Tổ chức thực hiện việc chứng nhận, xác nhận theo quy định. Xây dựng phần mềm và áp dụng

hệ thống chứng nhận nguồn gốc điện tử phục vụ cho công tác chứng nhận và xác nhận. Quy

định và tổ chức thực hiện việc kiểm soát nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc IUU nhập cảng

thương mại để tái xuất hoặc tiêu thụ nội địa.

Về quan hệ quốc tế trong lĩnh vực nghề cá, sẽ tiếp tục đàm phán để trở thành thành viên chính

thức của Ủy ban Nghề cá trung và tây Thái Bình Dương (WCPFC). Tiếp tục đàm phán ký kết

thỏa thuận thiết lập đường dây nóng chống đánh bắt cá bất hợp pháp với Thái Lan, Indonesia,

Malaysia, Campuchia và một số nước, quốc đảo ở Thái Bình Dương. Tiếp tục đàm phán ký kết

hợp tác nghề cá với Papua New Guinea, Brunei... Tiếp tục thực hiện các quy định về thu thập,

báo cáo số liệu nghề cá ngừ cho WCPFC… (Nông Nghiệp Việt Nam 27/11, Sơn Trang – Trần

Thanh Sơn) đầu trang

Sắp đến Tết, nhiều tàu 67 hƣ hỏng vẫn chƣa sửa xong: Do bão số 12?

Ngư dân Bình Định đang ngồi trên “đống lửa” vì tàu 67 hỏng hóc chưa thể ra khơi đánh bắt.

Trong khi, đây là thời điểm rất thuận lợi để ngư dân ra khơi nhằm đón một cái Tết no ấm.

Đến thời điểm này, ngư dân Lê Văn Thãi - Chủ tàu vỏ thép BĐ 99016 TS (đóng tại Công ty

TNHH MTV Nam Triệu) vẫn đang chạy đôn, chạy đáo đốc thúc việc sửa chữa tàu 67 của gia

đình ông.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

5

Ông Thãi cho biết: “Tàu đã được Công ty Nam Triệu đưa vào nhà máy đóng Cam Ranh (Khánh

Hòa) để sửa chữa. Tuy nhiên, trong đợt bão số 12 vừa qua, phía nhà máy không đưa tàu lên đà

mà để dưới nước nên khi bão tấn công, tàu bị va đập vào sa lan bên cạnh gây hư hỏng nặng.

Vị trí tôn phần mạng tàu bị móp, 40 bóng đèn bị vỡ, nhiều thiết bị trên tàu hư hỏng. Trong khi

đó, lỗi thuộc về phía nhà máy, do họ không kéo lên đà mới bị bão ảnh hưởng nên tôi yêu cầu

phải sửa lại tất cả”.

Bên cạnh đó, ông Thãi cũng yêu cầu Công ty TNHH MTV Nam Triệu cần đưa ra mốc thời gian

cụ thể khi nào tàu sửa xong để bàn giao cho ngư dân.

“Hơn 20 cuộc họp rồi, chúng tôi vẫn chưa có tàu ra khơi. Công ty ngâm tàu càng lâu thì ngư

dân càng tổn thất và số tiền đền bù cho chúng tôi càng tăng. Trước khi bàn giao, Công ty không

giải quyết tiền đền bù thiệt hại thì tôi nhất định không nhận tàu”, ông Thãi bức xúc.

Chiều 27.11, trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, trong số

20 tàu 67 hư hỏng được đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV

Nam Triệu, hiện tại vẫn còn 10 tàu chưa được sửa chữa xong.

“Trong đó, có 4 tàu của Công ty Đại Nguyên Dương, 6 tàu Công ty Nam Triệu. Dự kiến, đến

tháng 12.2017 các tàu này sẽ được sửa chữa xong, chúng tôi vẫn đang đôn đốc đẩy nhanh tiến

độ để ngư dân ra khơi”, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho hay. (Dân Việt 28/11, Dũ

Tuấn) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Một dịch vụ không làm thủ tục hai lần

Theo ông Vương Đức Hinh, về mặt chủ trương, 9 thủ tục thí điểm năm 2016 của Bộ đã cơ bản

hoàn thành...

Ông Vương Đức Hinh, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Cải cách hành chính (Bộ NN-

PTNT) cho biết, sau khi hoàn thành cơ bản 9 dịch vụ công trực tuyến qua Hải quan một cửa

Quốc gia thí điểm năm 2016, cộng 2 dịch vụ mới đi vào vận hành 2017, với quan điểm một dịch

vụ không làm thủ tục hai lần, năm 2018 Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu hoàn thành 80% trong số 25

dịch vụ công trực tuyến đã đăng ký với Chính phủ.

Theo ông Vương Đức Hinh, về mặt chủ trương, 9 thủ tục thí điểm năm 2016 của Bộ đã cơ bản

hoàn thành. Các đơn vị đang triển khai Hải quan một cửa Quốc gia tại Bộ gồm: Cục Chăn nuôi,

Cục BVTV, Cục Thú y, Cục Quản lí Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Trồng trọt và

Tổng cục Thủy sản.

Trong đó, Cục Chăn nuôi và Cục Trồng trọt thuận lợi hơn vì chỉ có một đầu mối tại Cục, một số

đơn vị phân tích, khảo kiểm nghiệm đã được xã hội hóa nên khối lượng hồ sơ không quá lớn.

Riêng với Cục BVTV và Cục Thú y, sau khi làm điểm tại một số đơn vị vùng, cuối năm 2016

đến đầu năm 2017 Bộ NN-PTNT đã triển khai đồng loạt Hải quan một cửa Quốc gia trên phạm

vi toàn quốc với trên 20 Chi cục, Trung tâm vùng.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

6

Trong số 25 thủ tục trên, Bộ chọn những thủ tục khó, phức tạp liên quan đến kiểm dịch thực vật

và thú y để triển khai trước, bởi quy mô diễn ra trên cả nước, khối lượng hồ sơ nhiều, lại liên

quan đến các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, tinh thần của Bộ là

cùng với thực hiện dịch vụ công trực tuyến là đơn giản hóa thủ tục hành chính, tinh thần quán

triệt là một dịch vụ không làm thủ tục hai lần.

Điển hình là tháng 10/2017, Bộ NN-PTNT đã chính thức đưa vào vận hành 2 dịch vụ công tại

Cục Thú y là Đăng ký kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Cấp giấy

chứng nhận động vật sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu.

Trước đây DN, người dân phải thực hiện thủ tục đăng ký về mặt hành chính tại Cục Thú y

trước, sau đó phải làm thêm thủ tục trực tiếp tại các Chi cục, Trung tâm vùng. Bây giờ chỉ cần

ngồi nhà đăng ký qua mạng internet một lần tại Cục Thú y, các đơn vị vùng đều được phép

dùng kết quả đó. Còn riêng việc cắt bỏ, lược giảm cần có thời gian và quy trình theo quy định,

không thể trong ngày một ngày hai được.

Với Cục Quản lí Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, trước đây phải làm hàng chục biểu

mẫu, bây giờ đã được xâu chuỗi lại chỉ cần thông tin cơ bản, quan trọng là đảm bảo được công

tác quản lí nhà nước. Hay như Tổng cục Thủy sản, trước đây khi thí điểm thực hiện 3 quy trình,

nhưng triển khai thấy có một số quy trình tương đối giống nhau nên hiện nay một loạt quy trình

về nhập klhẩu thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học… cũng đã được gộp làm một, hai thủ tục

mới, qua đó cắt giảm được rất nhiều quy trình, thủ tục trước đây phải làm độc lập.

Theo ông Hinh, trong quá trình triển khai thí điểm 9 thủ tục năm 2016 và 2 thủ tục mới năm

2017 cũng có những lúng túng nhất định, đặc biệt trong công tác bố trí nguồn kinh phí đào tạo,

tập huấn. Nhưng hiện với kinh phí Bộ Tài chính cấp 7 tỷ đồng và Bộ NN-PTNT tự cân đối được

khoảng hơn 10 tỷ đồng, Trung tâm Tin học và Thống kê đã được chỉ định làm Chủ đầu tư Dự

án nên vấn đề kinh phí không còn quá bị động nữa.

Bên cạnh đó, quy định mới cho phép một số dịch vụ thủ tục hành chính có thu phí, các đơn vị

được phép trích lại một phần để tái phục vụ cho chính công việc đó cũng là một thuận lợi cho

các Bộ chuyên ngành trong quá trình hiện đại hóa thủ tục hành chính. Đặc biệt, Bộ NN-PTNT

và các Bộ, ngành đang gấp rút để hoàn thiện riêng 1 Nghị định về thủ tục hành chính điện tử

trong năm 2018, khi hoàn thiện Nghị định này thì tính pháp lí vô cùng chắc chắn, thuận lợi để

các đơn vị đối chiếu áp dụng.

“Về kế hoạch năm 2018, song song với việc triển khai mở rộng dịch vụ Hải quan một cửa Quốc

gia tại các đơn vị trực thuộc, Bộ NN-PTNT sẽ chọn Cục BVTV là đơn vị làm điểm dịch vụ Cấp

giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu tái xuất khẩu để thực hiện kết nối liên thông với

cổng hải quan ASEAN”, ông Vương Đức Hinh. (Nông Nghiệp Việt Nam 28/11, Đăng Quân)

đầu trang

Tổng cục Thủy sản đơn giản hóa thủ tục hành chính

Trong các đơn vị thực hiện dịch vụ công trực tuyến hải quan một cửa quốc gia tại Bộ NN-

PTNT, Tổng cục Thủy sản là đơn vị có sự thay đổi nhanh chóng, quyết liệt, rõ nét nhất. TS Trần

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

7

Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề

này.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn:

Nhắc đến Tổng cục Thủy sản, dư luận chưa quên vụ việc sai phạm 802 sản phẩm trước đây.

Song cũng cần rạch ròi, bởi thực tế hiện nay Tổng cục đang triển khai khá tốt dịch vụ công trực

tuyến của Bộ. Ông có đồng ý với nhận xét này?

Tôi cũng đồng ý là ta nên có cái nhìn khách quan, rõ ràng. Đúng là trước đây có việc sai phạm

của một số công chức, viên chức và Tổng cục Thủy sản đã xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

Từ đó đến nay, thực tế là Tổng cục Thủy sản đã có rất nhiều chuyển biến tích cực mà một trong

những điểm dễ nhìn thấy nhất, đó là thực hiện có hiệu quả việc cung cấp một số dịch vụ công

tới các DN, trong đó có thủ tục đã thực hiện trực tuyến cả 2 năm nay.

Chúng tôi thực lòng cũng không dám nhận mình là một trong những đơn vị thực hiện tốt nhất

dịch vụ công trực tuyến của Bộ mà chỉ tâm niệm rằng, được mọi người nhìn nhận tích cực là tốt

rồi, và chúng tôi còn phải nỗ lực nhiều.

Xin ông cho biết, Tổng cục Thủy sản đang triển khai những dịch vụ nào và thời gian tới những

dịch vụ nào tiếp tục được thực hiện trực tuyến?

Từ tháng 6/2016 đến nay, Tổng cục đã thực hiện một trong số những thủ tục hành chính thí

điểm thuộc Bộ NN-PTNT là thủ tục Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản trên Hệ

thống Hải quan một cửa thuộc Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp xây dựng, triển khai

phần mềm ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đối với

việc đăng ký, thẩm định, xác nhận lưu hành sản phẩm thức ăn thủy sản trên Hệ thống dịch vụ

công trực tuyến.

Theo ông, những lợi ích DN và người dân được hưởng lợi khi làm các thủ tục hành chính thông

qua dịch vụ công trực tuyến ở thời điểm hiện tại so với cách làm truyền thống trước kia là gì?

Thực sự DN và người dân được hưởng lợi rất lớn khi thực hiện các thủ tục hành chính thông

qua dịch vụ công trực tuyến so với cách làm truyền thống (hồ sơ giấy, giải quyết trực tiếp...), có

thể nhận thấy một số lợi ích như sau:

Thứ nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, văn phòng phẩm (như trên đã nói, chỉ cần ngồi

một chỗ với một chiếc máy tính có kết nối mạng là đã thực hiện được thủ tục đăng ký, giải

quyết công việc đồng thời với nhiều đầu mối liên quan);

Thứ hai, theo dõi, giám sát được công việc do sự công khai, minh bạch trên phần mềm trực

tuyến;

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

8

Thứ ba, giảm phiền hà có thể có do sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dân/DN với cán bộ xử lý

công việc, qua đó giúp hạn chế, loại bỏ được những nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra trong quá

trình xử lí hồ sơ liên quan tới thủ tục hành chính.

Quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến, Tổng cục gặp những khó khăn gì và kinh nghiệm

nào để đáp ứng được thời gian, tiến độ, khối lượng công việc lớn như vậy?

Thời gian qua, khi triển khai dịch vụ công trực tuyến, cụ thể là dịch vụ trên Hệ thống Hải quan

một cửa đã có rất nhiều lợi ích đối với cả DN và cơ quan quản lý. Khó khăn cũng còn, thời gian

đầu khó khăn hơn, bây giờ đã giảm nhiều.

Cụ thể như lúng túng khi áp dụng thời gian đầu do chưa quen; Một số lỗi kỹ thuật phần mềm,

đường truyền internet còn xảy ra và thực sự đến nay vẫn chưa khắc phục được triệt để; Phần

mềm chưa thực sự tiện ích và phù hợp với việc vận hành trực tuyến do trước đây khi xây dựng

phần mềm chưa thực sự hiểu hết sự khác biệt giữa xử lý hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử (khó khăn

này hiện đã được khắc phục cơ bản bằng phần mềm mới được cập nhật, bổ sung).

Việc xử lý công việc trực tuyến giúp ta xử lý nhanh, giải quyết được khối lượng công việc lớn

trong thời gian ngắn hơn nhiều so với trước và rất minh bạch. Có thể nói, công nghệ đã cho ta

công cụ rất hữu hiệu, nhưng kinh nghiệm cũng cho thấy, để đáp ứng yêu cầu về tiến độ thời

gian và chất lượng giải quyết công việc, yếu tố con người vẫn là rất quan trọng.

Bởi hệ thống phần mềm này vẫn phải do công chức, viên chức cụ thể vận hành và nó sẽ chỉ vận

hành tốt với sự mẫn cán, trách nhiệm và đặc biệt là sự hiểu biết sâu sắc về công việc của mỗi

con người trong từng công đoạn được phân công đảm nhiệm. Việc vận hành trực tuyến cho

phép ta xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi với một chiếc máy tính được cài đặt phần mềm và có

kết nối mạng.

Xin cảm ơn ông! (Nông Nghiệp Việt Nam 28/11, Nguyên Huân) đầu trang

Đà Nẵng quy định khung giá dịch vụ sử dụng cảng cá

UBND thành phố vừa ban hành khung giá dịch vụ sử dụng cảng cá được đầu tư bằng nguồn vốn

ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, áp dụng đối với

các tổ chức, cá nhân sử dụng cảng cá tại Âu Thuyền và Cảng cá Thọ Quang; không áp dụng đối

với tàu thuyền vào neo, đậu để tránh trú bão tại cảng cá.

Theo khung giá này các tàu cá cập cảng Âu Thuyền và Cảng cá Thọ Quang có công suất từ 20

đến trên 200 CV sẽ phải chịu mức phí dịch vụ từ 12 đến 70.000 đồng, các tàu vận tải từ 10.000

đến 100.000 đồng. Đối với xe ô tô vận tải hàng hóa, hàng hóa qua cảng sẽ phải chịu mức phí từ

10.000 đến 40.000 đồng… (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Đà Nẵng 27/11) đầu trang

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

9

THƢƠNG MẠI

Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu tôm - Bài 1: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất

Vấn đề quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu tôm đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ

cho xuất khẩu, đặc biệt là vùng nguyên liệu chất lượng, tạo lòng tin vững chắc với người tiêu

dùng quốc tế.

Con tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao. Vấn đề

quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu tôm đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ cho

xuất khẩu, đặc biệt là vùng nguyên liệu chất lượng, tạo lòng tin vững chắc với người tiêu dùng

quốc tế.

Hiện, con tôm Việt Nam đã có mặt ở khắp 100 thị trường trên thế giới, chiếm được lòng tin của

khách hàng bởi chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Không những vậy, đã có không ít doanh nghiệp

nước ngoài trực tiếp đến vùng nuôi tôm nguyên liệu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để

kiểm chứng.

Theo ông Mã Văn Hồng, Giám đốc Hợp tác xã Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh

Sóc Trăng, trong khoảng 3 tháng qua, Hợp tác xã Hòa Đê đã đón rất nhiều đại diện doanh

nghiệp nước ngoài đến Hợp tác xã kiểm chứng quy trình nuôi tôm sạch trên ruộng lúa, không

dùng hóa chất xử lý nước thải cũng như vùng nuôi của Hợp tác xã.

Cũng theo ông Hồng, trong quá trình nuôi tôm, nông dân cũng chỉ dùng men vi sinh để khử

trùng ao tôm và dùng tỏi để chữa trị khi con tôm bị bệnh. Trong mùa mưa, lúc sản xuất lúa,

nông dân cũng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón hóa học để sản xuất, thậm

chí không cày bừa đáy ao để xử lý rơm rạ. Với cam kết "không hóa chất, không kháng sinh, sẵn

sàng chấp nhận mọi cuộc kiểm tra", Hợp tác xã Hòa Đê đã thành công một nửa trong việc tạo

đường đi vững chắc cho con tôm.

Đầu tư vùng nguyên liệu sạch, nuôi tôm theo phương pháp sinh thái hiện đang là phương pháp

được ưa chuộng của người tiêu dùng thế giới. Với phương pháp này, sản phẩm tạo ra được đảm

bảo an toàn cho sức khỏe con người. Một minh chứng thuyết phục đó là đánh giá của bà Megan

Bloomer, Đại diện nhà máy chế biến tôm Cheesecake (Mỹ).

Bà Magan Bloomer nhận xét rằng, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nuôi tôm nhỏ lẻ mà

theo tiêu chuẩn sạch là điều rất đáng quý. Bởi, nuôi nhỏ lẻ thường không cho lợi nhuận lớn, lại

khó kết nối với người tiêu thụ rộng rãi. Hiện nay, thị trường toàn cầu cũng có nhiều tiêu chuẩn

chất lượng khác nhau, người nuôi tôm cần biết sản phẩm bán cho ai, yêu cầu chứng nhận gì để

đáp ứng khách hàng cho đúng. Điều này nhằm tiết kiệm chi phí mà cũng đạt hiệu quả kinh tế

cao.

Không riêng người nuôi tôm của Việt Nam, mà nông dân Mỹ cũng có tình trạng tiêu tốn hàng

trăm nghìn USD cho chứng nhận nhưng không có kết quả gì. Như vậy mới thấy được, những

người đạt hiệu quả tốt là nhờ hợp tác với doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp phân phối, xác

định rõ nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng đúng.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

10

Trong xu thế phát triển công nghệ số 4.0, thì không chỉ công nghệ nuôi trồng, chế biến nông sản

thay đổi rất nhanh mà nhu cầu thị trường cũng biến động nhanh không kém. Để đáp ứng được

tốc độ thay đổi này thì mức độ tương tác giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu mua,

chế biến và tiêu thụ cũng phải "thần tốc".

Cụ thể, là phía người nuôi phải liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, luôn trong tư thế sẵn sàng

đón nhận những đợt kiểm tra chất lượng đột xuất, tạo lòng tin tuyệt đối cho những người tiêu

dùng khó tính. Có như vậy thì sản phẩm làm ra dù chưa ra khỏi ao cũng đã không còn là sở hữu

của người nuôi, ông Trần Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

nhấn mạnh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện nay, sản lượng tôm của Việt

Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới đã chiếm 45% sản lượng tôm toàn cầu. Với mục tiêu được

đề ra từ đầu năm 2017, phấn đấu xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, thì việc mở rộng

quan hệ hợp tác với các tập đoàn nhập khẩu tôm nước ngoài là điều quan trọng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng tỷ trọng tôm Việt Nam đạt mức 50% toàn cầu. Vì vậy,

nhiều chuyên gia ngành tôm cho rằng, ngành tôm phải biến những cơ hội mở rộng thị trường

thành hiện thực bằng phương pháp thay đổi cách thức sản xuất, đa dạng sản phẩm và tư duy bán

hàng so với hiện nay.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia

sẻ, bên cạnh những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu, thì nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam

của Nhật Bản đang tăng cao và được kỳ vọng sẽ là thị trường ổn định trong thời gian dài. Bên

cạnh đó, Trung Quốc cũng trở thành điểm dịch chuyển mới của mặt hàng tôm.

Mặc dù vậy, theo nhiều doanh nghiệp, tính ổn định của thị trường Trung Quốc không cao, do đó

các doanh nghiệp vừa liên kết hợp tác xuất khẩu vừa phải thường xuyên thăm dò tính ổn định

của thị trường này. Ngoài hai thị trường nêu trên, Hàn Quốc, Australia và Brazil đang là những

thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đa

dạng hóa đầu ra cho sản phẩm, nâng tỷ trọng ngành tôm trong thời gian tới.

Không những vậy, việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp sẵn sàng ứng dụng công nghệ vào

sản xuất, nuôi tôm, đa dạng sản phẩm chế biến sẽ tạo đà cất cánh cho ngành chế biến tôm hơn

nữa.

Cụ thể, trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực

nông nghiệp - thủy sản tại các nước và vùng lãnh thổ như: Isarel, châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... và tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất

như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn

gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường..., ông

Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản

bền vững (ICAFIS) cho biết.

Dù con đường tiếp cận thị trường đã khá thuận lợi, nhưng để ngành tôm bền vững thì một

trrong những mắt xích của ngành cũng cần phải bền vững, là chú trọng vào chất lượng vùng

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

11

nuôi. Vấn đề này vẫn còn nhiều điều chờ tháo gỡ hiện nay. (Bnews 27/11, Hồng Nhung) đầu

trang

Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu tôm: Bài 2: Chú trọng chất lƣợng vùng nuôi

Việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đóng vai trò cực kỳ

quan trọng để tái cơ cấu ngành thủy sản nói chung và con tôm nói riêng.

Mọi trở ngại của con tôm trong những tháng đầu năm 2017 đều liên quan đến chất lượng sản

phẩm tôm. Chính vì vậy, cho dù thị trường tiêu thụ đã sẵn sàng, nhưng để ngành tôm Việt Nam

phát triển bền vững và giữ vững niềm tin của khách hàng thì đầu tư một vùng nuôi chất lượng,

với con giống khỏe và sản phẩm có chứng nhận là điều rất cần thiết.

Giống tôm khỏe, tỉ lệ hao hụt thấp, kháng bệnh cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chính người

nuôi và các nhà chế biến, xuất khẩu. Thế nhưng, hiện nay cả nước hiện đang thiếu con giống

tôm đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho nuôi và xuất khẩu. Phản ánh những điều này, nhiều

người nuôi tôm đã “đau đầu” vì khó tìm nơi cung cấp giống chất lượng.

Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, nhiều hộ nuôi tôm tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển ao tôm của mình. Ông Cao Văn Lợi, một trong

những nông dân nuôi tôm tại xã Định Trung, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện nay

chất lượng môi trường đất, nước dùng để nuôi tôm ở nhiều nơi không đảm bảo an toàn cho con

tôm.

Không những vậy, con giống tôm sạch bệnh lại không nhiều để đáp ứng nhu cầu của người

nuôi. Nguồn thức ăn chất lượng cao cho tôm cũng ít, giá cả chưa hợp lý.

Ông Lợi kỳ vọng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều đơn vị cung cấp giống tôm sạch bệnh,

thiết bị công nghệ tốt hơn để cung ứng cho người nuôi, giúp con tôm khỏe và cho sản lượng tốt,

chất lượng cao.

Thành phố Cần Thơ là một trong 8 địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn phục vụ cho

nhu cầu chế biến và xuất khẩu; trong đó có con tôm. Toàn tỉnh hiện có khoảng 51.878 ha nuôi

trồng thủy sản, tập trung ở các quận, huyện như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Ô Môn và

Thốt Nốt, chiếm 36,7% diện tích tự nhiên thành phố.

Với những thách thức như vấn đề môi trường, dịch bệnh, suy thoái giống, biến đổi khí hậu…,

ngành thủy sản Cần Thơ luôn phải tìm giải pháp vững chắc để quản lý con giống thủy sản thật

tốt, đặc biệt là với con tôm phục vụ cho xuất khẩu, ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND

thành phố Cần Thơ chia sẻ.

Không chỉ với quản lý con giống, việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

vào sản xuất cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tái cơ cấu ngành thủy sản nói chung và con

tôm nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, theo kịp xu hướng

phát triển khoa học công nghệ quốc tế, ông Dũng cho biết thêm.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

12

Sản xuất con tôm sạch trên tinh thần tự nguyện của đại đa số nông dân đồng bằng sông Cửu

Long vốn là điều tốt, nhưng chữ “tín” về chất lượng được chứng nhận bởi những tổ chức quốc

tế uy tín thì mới được nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước quan tâm theo dõi, con tôm

càng có nhiều cơ hội cất cánh hơn nữa.

Theo bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, khi các Hợp

tác xã nuôi tôm thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đạt tiêu chuẩn sạch, hiệu quả thì

những Hợp tác xã này trở thành những điểm sáng trong việc lựa chọn liên kết sản xuất, thu

mua, chế biến của cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Được như vậy, lợi nhuận các hộ thành viên tăng cao hơn, họ dần nâng cao nhận thức về thực

hành nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn.

Để thực hiện tiêu chí sản xuất sạch, an toàn, tạo uy tín đối với các doanh nghiệp thu mua và nhu

cầu thị trường, từ đầu năm 2016, tỉnh Sóc Trăng đã liên kết với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế

giới tại Việt Nam (WWF), Trung tâm hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền

vững (ICAFIS) tiến hành tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất tôm theo chuẩn quốc tế ASC

(nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm).

Cho đến cuối tháng 11/2017, đã có Hợp tác xã Hòa Nghĩa nuôi tôm tại Sóc Trăng được tổ chức

WWF tại Việt Nam trao giấy chứng nhận quốc tế ASC về nuôi tôm bền vững. Cũng từ đây, nhà

nhập khẩu Nordic Seafood (Na Uy) và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) tiến

hành ký kết hợp tác sản xuất và thu mua tôm.

Trả lời về việc tạo chữ tín vững chắc cho ngành tôm Việt Nam, ông Huỳnh Quốc Tịnh, Điều

phối viên quốc gia về thực phẩm bền vững của WWF Việt Nam cho biết, hiện nay người nuôi

tôm nhỏ lẻ cung cấp sản lượng tôm nuôi chiếm phần lớn cho doanh nghiệp, nhưng sản lượng

tôm sạch đạt tiêu chuẩn ASC chỉ khoảng 5%.

Vì vậy tổ chức WWF đã có hành động hỗ trợ người nuôi tôm bền vững, tạo chữ tín cho con tôm

Việt Nam trên thị trường thế giới lẫn người tiêu dùng trong nước. Từ đầu năm 2016 đến nay, tổ

chức WWF đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho 30 Hợp tác xã nuôi tôm tại Sóc

Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trong sản xuất cũng như kinh doanh, việc giữ chữ tín, đặc biệt là chữ tín về chất lượng sẽ giúp

cho sản phẩm được trường tồn theo thời gian, và con tôm Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Có như vậy, con tôm Việt Nam mới được người tiêu dùng thế giới lựa chọn nhiều hơn, và

người tiêu dùng trong nước cũng không bỏ lỡ mà lựa chọn sản phẩm tôm đến từ nước khác.

(Bnews 27/11, Hồng Nhung) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bình Thuận: Tánh Linh - Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản

Tánh Linh là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm qua

sự phát triển trong lĩnh vực này rất khả quan, vì thế UBND huyện đã tập trung phát triển theo

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

13

chiều sâu, nâng cao chất lượng, chuyển đổi cơ cấu chủng loại giống thay thế đối tượng nuôi

truyền thống; triển khai nhiều mô hình nuôi hiệu quả góp phần nâng sản lượng nuôi thủy sản

nước ngọt đạt khoảng 1.500 tấn, ổn định sản lượng khai thác 300 tấn.

Với mục tiêu trong năm 2017, huyện Tánh Linh sẽ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 500 ha.

Trong đó ao, bàu 150 ha (tại xã Đức Phú 4 ha, Nghị Đức 13 ha, Đức Tân 9,5 ha, Bắc Ruộng 5,5

ha, Huy Khiêm 8 ha, Đồng Kho 26 ha, Đức Bình 3 ha, Đức Thuận 1 ha, Lạc Tánh 28 ha, Gia

Huynh 2 ha, Gia An 50 ha); cho thuê mặt nước hồ Biển Lạc nuôi cá 350 ha.

Nếu nói về nuôi trồng thủy sản, thì Gia An là địa phương trọng điểm. Tuy nhiên trong những

năm qua, công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ Biển Lạc, xã Gia An chưa được quan tâm

đúng mức; tình trạng khai thác, đánh bắt mang tính hủy diệt xảy ra làm cạn kiệt, còn có nguy cơ

ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các rẫy cao su lân cận; chất thải, rác thải công

nghiệp; khai thác cát trái phép… gây ảnh hưởng đến môi trường sống của quần thể thủy sản là

khá lớn. Với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bản địa gắn với

nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phát triển

ngành khai thác thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học.

Phòng Kinh tế Tánh Linh đã xây dựng 3 mô hình nuôi lồng bè cá thát lát tại hồ Biển Lạc, xã

Gia An với thể tích 60 m3; nuôi cá lóc tại lòng hồ thủy lợi Tà Pao, xã Đồng Kho với thể tích 80

m3; nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Đồng Kho và xã Đức Tân với diện tích 1,5 ha. Còn nhớ, năm

2016 với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt 500 ha, trong đó diện tích nuôi ao, bàu tại

vườn nhà và một số diện tích cải tạo ao bàu hoang hóa 150 ha. Diện tích thả nuôi kết hợp khai

thác tại hồ Biển Lạc 350 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt: 2.400 tấn/năm, sản lượng

nuôi thủy sản đạt 2.050 tấn, sản lượng khai thác đạt 350 tấn.

Một thuận lợi của Tánh Linh, khi tận dụng tiềm năng về diện tích ao, bàu sẵn có và diện tích

mặt nước hồ Biển Lạc, sông La Ngà đã tạo tiền đề cho phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt

tại địa phương được duy trì ổn định và phát triển bền vững, tăng năng suất, chất lượng đầu ra

phù hợp với định hướng phát triển tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Chính nghề

nuôi trồng thủy sản nước ngọt góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận

người lao động lúc nông nhàn, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa

phương. Điều đáng ghi nhận, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại địa phương chủ yếu theo

hình thức quảng canh, nuôi trồng với quy mô nhỏ không sử dụng hóa chất xử lý trong quá trình

nuôi, do đó tạo môi trường nuôi bền vững, thân thiện và sản phẩm đảm bảo chất lượng không

tồn dư hóa chất.

Tuy nhiên, khó khăn khi nguồn hỗ trợ vốn trong đầu tư phát triển thủy sản nước ngọt dành cho

địa phương của các cấp còn hạn chế, chưa tạo được bước đột phá. Nguồn giống phục vụ nuôi

trồng thủy sản nước ngọt chưa chủ động, còn phụ thuộc từ bên ngoài và chọn lọc đánh bắt tự

nhiên để thả nuôi, do đó tăng nguy cơ dịch bệnh, rủi ro trong quá trình nuôi cao, chất lượng con

giống không đảm bảo làm giảm chất lượng đầu ra sản phẩm. (Báo Bình Thuận 28/11, Quang

Nhân) đầu trang

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

14

Sóc Trăng: Ngã Năm phát triển diện tích nuôi thủy sản mùa nƣớc nổi

Với địa bàn vùng trũng nên vào mùa nước nổi, nhiều nông dân ở thị xã Ngã Năm không làm lúa

thu đông mà tận dụng mặt nước để nuôi cá, tạo thêm thu nhập trong những tháng nông nhàn

chờ sản xuất vụ lúa đông xuân.

Nhiều năm nay, ở cánh đồng Kinh Cơ Ba thuộc xã Long Bình và phường 3 thị xã Ngã Năm,

người dân không làm lúa thu đông mà làm đê bao dự trữ và nuôi cá đồng với diện tích 15 ha.

Năm 2016, các hộ ở đây lời khoảng 1 triệu đồng/công ruộng từ nuôi cá ruộng. Anh Nguyễn Cao

Đồi ở xã Long Bình, cho biết: “Năm nay nước lũ về nhiều nên lượng cá trong đồng nhiều và

mau lớn hơn. Nuôi cá này không tốn nhiều chi phí, chỉ tốn công đi canh chừng ban đêm để cá

không bị kéo trộm. Vụ nuôi đông xuân năm rồi, tôi bán cá được hơn 55 triệu đồng”.

Mô hình nuôi cá tự nhiên này đang rất phổ biến ở thị xã Ngã Năm. Hộ dân sử dụng diện tích

mặt nước và nguồn thức ăn từ rơm rạ còn sót lại ở vụ lúa trước để nuôi. Mùa nước nổi này ở

Ngã Năm có hơn 1500 ha mặt nước thả cá đồng rất hiệu quả. Anh Nguyễn Văn Mùng ở phường

2, cho biết: “Với 10 công đất nuôi cá nước ngọt cho lợi nhuận trên 10 triệu đồng. Sau vụ cá này,

tôi sẽ nuôi lại cá chép, cá mè vinh cũng có thêm khoảng tiền nữa, vẫn còn lời hơn làm lúa vụ 3”.

Ngoài nuôi cá tự nhiên thì mô hình nuôi cá đăng quầng ở Ngã Năm cũng phát triển khá mạnh.

Năm 2017, thị xã đã đầu tư và thả nuôi 7 ha, với 4 hộ tham gia. Theo đó, hộ nuôi sẽ ương cá

trong mương truớc 1 tháng, khi mùa nước nổi thì thả cá ra đồng, sau 4 tháng là thu họach. Ông

Lê Văn Se ở phường 2, cho biết: “Trước khi thả nuôi, cá giống mua về tôi nuôi ương đến khi

thu hoach lúa xong thì cuộn rơm lại, thả cá ra ruộng cho ăn lúa chét, ăn các sinh vật trong đất,

góp phần làm sạch mầm bệnh trong đất cho vụ lúa tiếp theo”.

Theo ngành chức năng, việc nuôi cá đồng hay cá đăng quầng trên ruộng lúa có nhiều thuận lợi,

như: ít tốn chi phí, cá đồng có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ, ước tính 1 công ruộng áp dụng

mô hình này sẽ lời khoảng 1 triệu đồng, giúp tăng thu nhập cho hộ dân mùa nước nổi. (Đài Phát

Thanh Và Truyền Hình Sóc Trăng 27/11, Tuấn Phi) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Hà Tĩnh: Ngƣ dân tự tin đóng tàu vƣơn khơi bám biển sau sự cố môi trƣờng

Từ những số tiền đền bù, hỗ trợ, tiền vay ưu đãi của các ngân hàng, nhiều hộ gia đình ở Kỳ Anh

(Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư đóng các tàu có công suất lớn để đánh bắt ở vùng khơi.

Chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây đã có hàng chục chiếc tàu công suất lớn được đóng mới để

phục vụ việc đánh bắt. Chỉ riêng thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà bà con nơi đây đang chuẩn bị hạ thủy 3

tàu đánh cá công suất lớn trên 500CV với số tiền đầu tư gần 10 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Hữu Cường, ngư dân đầu tiên tại thị xã Kỳ Anh hạ thủy tàu vỏ thép công suất 829

CV, trị giá gần 20 tỷ đồng.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

15

Không chịu lùi bước trước những khó khăn sau sự cố môi trường biển, từ sự hỗ trợ các chính

sách phát triển thủy sản từ Nghị định 67 của Chính Phủ, anh đã mạnh dạn vay 18,6 tỷ đồng từ

ngân hàng NN &PTNT để đóng mới tàu thép công suất lớn, tiếp tục vươn khơi bám biển.

Tự tin trước giờ ra khơi, anh Cường cho biết “có tàu vỏ thép hiện đại công suất lớn, tôi tin chắc

rằng không chỉ ở các ngư trường truyền thống mà ngay cả các ngư trường quốc tế chúng tôi vẫn

có thể dành được những mẻ lưới bội thu…”.

Trong những ngày đầu của mùa ra khơi mới, tại các làng biển Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Lợi…sản

lượng đánh bắt đạt khá cao, cộng với đó là giá bán ổn định nên đời sống, sản xuất của người

dân dần đi vào ổn định.

Ngư dân Nguyễn Đức Tiến, xã Kỳ Hà chia sẻ: "Ngay sau khi nhận tiền hỗ trợ thiệt hại sự cố

môi trường, gia đình chúng tôi đã đầu tư cải hoán nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư cụ vươn

khơi bám biển đánh bắt xa bờ. Từ ra tết tới nay, bà con chúng tôi "trúng" rất nhiều cá cháo, cá

cơm, cá trích, cá đù, mực và ruốc...Mặc dù giá chưa cao như trước đây, thế nhưng, các tiểu

thương đều thu mua hết".

Cùng với đánh bắt thủy sản, hiện nay, bà con Kỳ Ninh, Kỳ Nam, Kỳ Hà, Kỳ Trinh đang tất bật,

khẩn trương, hối hả cải tạo ao hồ để kịp thả giống chuẩn bị cho vụ nuôi trồng mới. Theo lịch

thời vụ, từ đầu tháng 4, các hộ bắt đầu thả con giống. Là địa phương có diện tích nuôi tôm, cua

lớn nhất của thị xã với 300 hồ nuôi tôm lớn nhỏ, chính quyền phường Kỳ Trinh đã phối hợp với

cán bộ chuyên môn tập huấn, hướng dẫn bà con kỹ thuật cải tạo ao hồ, xử lý môi trường cũng

như cách chọn giống, phòng chống dịch bệnh.

Đúng vào thời điểm tròn một năm sự cố môi trường biển, cũng là thời điểm mà các nhà khoa

học, các cơ quan của Bộ Tài nguyên môi trường kiểm tra, thẩm định và đánh giá Công ty

TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm, đảm bảo đủ điều

kiện để vận hành lò cao số 1. Đơn vị cũng đã chú trọng việc xây dựng các hồ sự cố, hồ chỉ thị

sinh học để đảm bảo an toàn trong xả thải, sự kiểm tra giám sát của người dân.

Biển rộng lớn đang dang tay đón những con tàu ra khơi hứa hẹn một mùa bội thu tôm cá, cùng

với tiếng nói cười nhộn nhịp của thực khách trên các bè mực trong mùa du lịch biển đang cận

kề, có thể thấy, sức sống đang rộn ràng gõ nhịp trên vùng đô thị mới Kỳ Anh sau 1 năm sóng

gió. Từ những nỗ lực cố gắng trong ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và khi biển đã hồi

sinh, thì câu chuyện về sự cố môi trường đang dần đến hồi khép lại. (Infonet 27/11, Đặng Sơn –

Hà Vũ) đầu trang

Quảng Bình: Hỗ trợ hơn 64,7 tỷ đồng cho tàu cá khai thác hải sản vùng biển xa

UBND tỉnh vừa có Quyết định số 4204/QĐ-UBND về việc trích từ nguồn Trung ương bổ sung

có mục tiêu thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ kinh

phí cho các tàu cá tham gia khai thác hải sản trên vùng biển xa.

Theo đó, để tiếp tục tăng cường khai thác hải sản trên vùng biển xa, UBND tỉnh đã trích số tiền

hơn 64,7 tỷ đồng để hỗ trợ cho chủ tàu cá tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa mua

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

16

máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, chi phí

nhiên liệu đi và về của chuyến biển.

Số tiền hỗ trợ sẽ được chuyển về Kho bạc Nhà nước của các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể:

Thành phố Đồng Hới trên 6,4 tỷ đồng; thị xã Ba Đồn hơn 20,5 tỷ đồng; huyện Bố Trạch trên

21,8 tỷ đồng; Quảng Trạch gần 15,6 tỷ đồng; Quảng Ninh 155 triệu đồng và Tuyên Hóa 200

triệu đồng.

UBND tỉnh yêu cầu Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố, thị xã nêu trên thông báo công

khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho chủ tàu cá, thuyền viên biết đến làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.

Đươc biết, Quảng Bình hiện là một trong các tỉnh triển khai thực hiện tốt nhất Quyết định

48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai

thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa. (Báo Quảng Bình 28/11,

A.T) đầu trang

Nam Định: Ngƣ dân Hải Triều trúng đậm tôm biển

Thời tiết thuận lợi nên nhiều bà con ở xã Hải Triều (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) liên tục

trúng đậm tôm biển.

Theo người dân, thời điểm này đang là mùa tôm nên sau mỗi chuyến ra khơi bà con lại đầy ắp

“lộc” biển. Để mỗi chuyến ra khơi đều đầy ắp “lộc” biển, họ phải dậy từ lúc 4h sáng làm công

tác chuẩn bị. Và, 5h sáng bắt đầu nổ máy ra khơi.

Sau 3 tiếng lênh đênh ngoài biển, chiếc thuyền của gia đình chị Nguyễn Thị Hương bắt đầu cập

bến với những mẻ tôm nặng trĩu. Trên bờ, thương lái đã chờ sẵn để tranh nhau mua.

Chị Hương chia sẻ: “Mùa tôm kéo dài từ nay cho đến đầu tháng 12 Âm lịch. Hôm nay gia đình

chị đánh bắt được hơn 1 tạ tôm. Với giá bán 25 nghìn đồng/cân thì sau một chuyến ra khơi, gia

đình chị thu về khoảng 3 triệu đồng”.

Cũng theo chị Hương, nếu thời tiết thuận lợi, có chuyến còn thu hoạch được hơn 2 tạ tôm. Với

giá bán như trên, cũng đem lại thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân nơi đây. (Nông Nghiệp Việt

Nam 28/11, Mai Chiến) đầu trang

Cá lƣỡi trâu, cua mặt trăng đƣợc mùa

Khi những chiếc thuyền to, máy lớn phải nằm bờ vì biển động kéo dài, thì ngư dân ven biển lại

được mùa cá lưỡi trâu, cua mặt trăng.

Ngư dân làng chài Phước Thiện (thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng

Ngãi), chủ yếu làm nghề đánh cá ven biển. Khi những mùa biển động, sóng lớn, theo kinh

nghiệm dân gian thì mùa này cá sẽ tập trung nổi lên theo đàn, ngư dân sẽ đánh bắt được nhiều

hải sản hơn chỉ trong một đêm.

Thay cho những chiếc thuyền to, máy lớn, ngư dân ở đây chỉ cần chiếc thuyền thúng và 2 người

bạn thuyền là có thể vươn khơi. Ông Nguyễn Bông (thôn Phước Thiện) cho biết: “Mùa biển

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

17

động không thể đi xa, đi thuyền lớn, nên chỉ dùng thúng di chuyển. 2 vợ chồng chạy thúng ra

khoảng 1-2 hải lý là trúng mẻ cá rồi. Tôi đi đánh cá từ đêm qua đến sáng thì về chợ bán”.

Chị Võ Thị Đông vừa cân hải sản, vừa cho biết, giá cua mặt trăng khoảng 60.000 đồng/kg, cá

lưỡi trâu khoảng 75.000-80.000 đồng/kg.

Anh Võ Thế Giang cho biết: “Mỗi thúng đi về, cũng đánh lưới được 10kg cá, cua, bán ra gần 1

triệu. Mùa này chủ yếu là cua mặt trăng, loài hải sản này cực hiếm, quanh năm chỉ mùa Đông

mới có loại này. Nhiều nhất vẫn là cá lưỡi trâu, loại cá có thân dẹp và nhỏ dần về phía đuôi, mỗi

thúng có thể thu 3-5kg cua mặt trăng, 6-7kg cá lưỡi trâu, còn lại các loài cá khác”. (Sài Gòn

Giải Phóng 28/11, Nguyễn Trang) đầu trang

Nghệ An: Hiệu quả từ những còn tàu mang tên "67"

Những còn tàu được đóng theo NĐ 67 của Chính phủ giúp ngư dân đánh bắt hải sản đạt hiệu

quả cao, nâng cao đời sống; luôn an toàn để vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo

quê hương.

Chúng tôi tìm về xã Tiến Thủy giữa những ngày chính vụ cá nam, nơi được mệnh danh là thủ

phủ những con tàu 67 của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đúng dịp ngư dân địa phương đang tất

bật chuẩn bị cho những chuyến ra khơi mới.

Sau hơn 3 năm thực hiện NĐ 67/CP, xã Tiến Thủy đã đóng được nhiều con tàu lớn vươn khơi,

trong đó có 19 tàu vỏ gỗ và 4 tàu vỏ thép.

Là người có thâm niên hơn 40 năm gắn bó với nghề biển, anh Bùi Quang Luyến – thuyền

trưởng tàu 67 NA 96826 TS cho biết: “Giờ có tàu to máy lớn rồi ngư dân chúng tôi vô cùng

phấn khởi, yên tâm vươn khơi ra các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa rất vững vàng, gặp tàu lạ

anh em chúng tôi vẫn hoạt động khai thác bình thường. Người ta đánh lưới, mình cũng đánh

lưới chẳng sợ gì cả.”

Nằm trong đội tàu 67 của huyện Quỳnh Lưu, con tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Kim Đương

ở giáo xứ Mành Sơn, được hạ thủy vào cuối năm 2016. Anh Đương cho biết, khi được Nhà

nước tạo điều kiện cho vay vốn đóng mới tàu vỏ sắt anh đã phấn khởi đăng ký làm hồ sơ.

“Từ khi Nghị định 67/CP ra thì anh em rất phấn khởi như là đã tạo điều kiện cho ngư dân vay

vốn cao, đóng các tàu hiện đại vươn khơi bám biển dài ngày, trước là làm kinh tế sau nữa giữ

biển giữ đảo cho quê hương” – anh Đương chia sẻ.

Con tàu vỏ sắt của anh Đương được trang bị hệ thống tời thủy lực hiện đại, với công suất máy

hơn 1000 mã lực. Chỉ sau vài chuyến vươn khơi, các thuyền viên đã nhanh chóng tiếp cận, làm

quen với thiết bị máy móc trên tàu. Nhờ đó, doanh thu những chuyến tiếp theo đều đạt từ 20 -

30 tấn hải sản, có giá trị từ 500 – 600 triệu đồng. Cá biệt, có những chuyến đạt 40 tấn hải sải,

thu về gần 1 tỷ đồng.

Ông Đặng Ngọc Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết “Để giúp ngư dân vươn

khơi bám biển yên tâm trong quá trình sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

18

Quỳnh Lưu đang triển khai NĐ 67/CP để đóng các loại phương tiện tàu thuyền công suất lớn đủ

điều kiện để vươn khơi bám biển dài ngày. Tiếp tục thực hiện chính sách của Chính phủ hỗ trợ

cho ngư dân mua bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên để cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám

biển .”

Quỳnh Lưu hiện có 1.300 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 720 tàu có công suất từ 90

CV trở lên, chiếm 50% sản lượng đánh bắt toàn tỉnh. Thực hiện Nghị định 67 của chính phủ và

Quyết định 87 của UBND tỉnh Nghệ An về đóng mới tàu cá, đến nay, huyện đã triển khai thực

hiện được 50 dự án, 40 dự án đã được ngân hàng ký hợp đồng, gồm 36 tàu vỏ gỗ và 4 tàu vỏ sắt

và đã giải ngân được gần 284 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu đã có 40 tàu đi vào hoạt động và khai thác đạt hiệu

quả. Riêng trong 8 tháng đầu năm nay, ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã khai thác đạt hơn 5.500

tấn, bằng 71,25% kế hoạch năm, tăng 22% so với cùng kỳ. Nhằm khuyến khích ngư dân phát

triển kinh tế, huyện Quỳnh Lưu cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm bám

biển.

Sau 3 năm thực hiện, Nghị định 67 của Chính phủ đã thực sự làm đổi thay bức tranh kinh tế của

các địa phương vùng biển. Đời sống của bà con ngày một được nâng cao, có cuộc sống ấm no

hạnh phúc, giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. (Infonet

27/11, Việt Hòa – Đặng Sơn) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Cứu nạn thành công một thuyền viên bị đau tim giữa biển

Sáng 28.11, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III cho biết, đã cứu nạn

thành công một thuyền viên tàu cá bị đau tim ngay giữa vùng thời tiết xấu và thuyền viên này

đang được đưa vào bờ.

Vào khoảng 18h30 ngày 26.11, tàu cá BV 98118 TS (do bà Phan Thị Thanh Tuyền ngụ tại

201/2 Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu làm chủ) có thuyền viên Đoàn Minh Luân nghi

bị đau tim với biểu hiện: Môi sưng, khó thở, đau nhói ngực trái, đi lại khó khăn, tại vị trí cách

mũi Vũng Tàu khoảng 180 hải lý về phía Đông Nam, khu vực đang có sóng to, gió lớn.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III đã đề

nghị Công ty điều hành Dầu khí Biển Đông thông báo cho giàn khoan Hải Thạch hỗ trợ y tế ban

đầu cho nạn nhân, nhưng vì thời tiết cực đoan tại khu vực với sóng cao trên 5 mét nên việc

chuyển nạn nhân lên giàn Hải Thạch là không thể thực hiện được.

Với tinh thần cứu người là trên hết, tàu SAR 413 đã tiếp cận được tàu cá BV 98118 TS và đưa

thuyền viên bị nạn lên tàu an toàn, đồng thời tổ chức sơ cứu y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Dự kiến, ngày 28.11, tàu SAR 413 sẽ đưa thuyền viên bị nạn về cập cảng Trung tâm phối hợp

tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III tại thành phố Vũng Tàu để hoàn tất thủ tục bàn giao

thuyền viên cho các cơ quan chức năng và gia đình. (Lao Động 28/11, Chí Văn) đầu trang

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

19

THỊ TRƢỜNG

Cá kèo ở Sóc Trăng rớt giá: Ngƣời nuôi đối mặt với khó khăn

Buồn bã, thất vọng, lo lắng… là tâm trạng chung của nhiều người nuôi cá kèo hiện nay, bởi

nhiều tháng qua giá cá kèo thương phẩm giảm sút không phanh, chỉ còn một nửa so với trước

và không có dấu hiệu dừng lại.

Những năm qua, cá kèo là một trong những loại cá nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao. Nhờ nuôi

cá kèo, đời sống nhiều hộ dân tại TX Vĩnh Châu (Sóc Trăng) khấm khá. Tuy nhiên, những ngày

gần đây, giá cá kèo liên tục giảm mạnh (từ 85.000 đồng/kg trước đây hiện giảm còn 25.000 -

35.000 đồng/kg) khiến nhiều hộ nuôi lao đao...

Chia sẻ với báo Lao động, ông Lý Thol - ngụ xã Vĩnh Tân - kể: “Tôi nuôi cá kèo đã hơn 5 năm.

Trước nuôi tôm lỗ liên tiếp nhiều năm, chuyển sang nuôi cá kèo trả được vốn vay ngân hàng.

Nhưng năm nay giá cá kèo xuống thấp đột ngột, trở tay không kịp. Cùng kỳ năm trước, giá cá

kèo là 85.000 đồng/kg, 1ha nuôi lợi nhuận hơn 300 triệu đồng; giờ giá chỉ còn 25.000

đồng/kg...”.

Theo ông Hol, nuôi cá kèo chi phí rất cao, tốn thời gian chăm sóc, nếu giá cá 60.000 đồng/kg

người nuôi huề vốn.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá kèo, ông Trần Văn Phong cũng lao đao vì giá cá

kèo giảm. Năm 2011, nuôi tôm công nghiệp không thành công, 7 ao nuôi tôm công nghiệp (diện

tích khoảng 2ha), ông Phong chuyển sang nuôi cá kèo. Những năm trước, con cá kèo mang về

cho gia đình ông Phong bạc tỷ mỗi năm.

"Trong thời gian chờ giá cá nhích lên, mỗi ngày tôi phải bỏ ra 1 - 2 triệu đồng cho cá ăn cầm

chừng. Nếu giá không tăng thì lỗ càng thêm lỗ, nhưng đành phải mạo hiểm" - ông Phong nói.

Anh Lý Minh Sơn (xã Lạc Hòa) cho biết, sau đợt hành tím rớt giá vừa qua, anh đã cải tạo đất

trồng hành tím sang nuôi cá kèo (một ao rộng 4.000 mét vuông). Đến nay, cá kèo của anh đã 8

tháng tuổi, nhưng vẫn chưa thu hoạch do chưa tìm được thương lái.

Trưởng phòng Kinh tế TX Vĩnh Châu Lê Minh Trường cho biết: “Vĩnh Châu có 362ha thả nuôi

cá kèo với 576 hộ nuôi, năng suất bình quân 17 tấn/ha. Hiện giá cá sụt giảm nghiêm trọng do

ảnh hưởng tình hình dịch bệnh ghẻ lở trên cá ở một số tỉnh bạn.

Theo báo Một thế giới, do dội hàng nên nhiều thương lái chỉ thu mua cầm chừng mỗi ngày

khoảng vài tấn cá. Nhiều hộ nuôi cá rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì bán sẽ lỗ mà tiếp

tục nuôi chờ giá thì tốn chi phí cho cá ăn cầm chừng mà chưa biết giá liệu có tăng hay

không. Nhiều hộ dân trong vùng lo lắng nguy cơ dịch bệnh nên đành phải bán cho thương lái,

mỗi người lỗ hàng trăm triệu đồng.

Do cá kèo giống chưa có quy trình lai giống nhân tạo nên phải tìm mua nguồn giống khai thác

thiên nhiên từ nhiều tỉnh khác như Cà Mau, Sóc Trăng... với giá khá cao, khoảng 300 - 400

đồng/con.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

20

Để vụ nuôi năm 2018 tránh tình trạng "được mùa, mất giá", ngành NNPTNT khuyến cáo người

nuôi thận trọng lựa chọn con giống, không mở rộng diện tích nuôi cá kèo, có thể nuôi thêm một

số loài thủy sản nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra”. (Thương Hiệu Và Pháp Luật

27/11, Anh Minh) đầu trang

Cá leo Biển Hồ nặng 107 kg xuất hiện ở Hà Nội

Sáng 26/11 hai con cá leo nặng tới 107 kg, và dài hơn 1,5m được một chủ nhà hàng tại Hà

Nội đặt mua. Hai con cá được được bắt từ khu vực Biển Hồ (Campuchia), theo dự đoán số tiền

lên tới vài chục triệu đồng.

Đây là một trong những con cá leo có trọng lượng lớn, rất hiếm gặp ở Việt Nam. Bình thường

các thương lái thu mua hải sản chỉ gặp những con cá leo cỡ lớn tầm 15kg đổ lại chứ loại cá leo

to như này thì họ chưa từng gặp bao giờ.

Để giữ thịt cá được tươi nguyên, ngay sau khi đánh bắt, cá được cho vào một tủ đá chuyên dụng

loại cực lớn. Đông lạnh xong, cá tiếp tục được lấy ra để cho vào thùng xốp loại lớn, rồi mới gửi

lên máy bay đưa về Hà Nội.

Cá leo là loài cá chậm chạp chúng kiếm ăn tại tầng bùn đáy, thức ăn của chúng là thịt động vật,

những sinh vật sống trong các khu vực bờ cỏ và vùng nước sâu.

Tại khu vực Biển Hồ (Campuchia) rộng lớn thường có ít các ngư dân đánh bắt nên có những

con cá leo khủng như vậy. Cá leo là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông,

chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn. (Đời Sống Và Pháp Luật

27/11, Kiều Trang) đầu trang

Đồng bằng sông Cửu Long: Giá thủy sản biến động mạnh

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng qua tiếp tục duy trì ở mức cao và có xu hướng

tăng lên ở một số vùng, dao động ở mức 26.000 - 28.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm

nguyên liệu tại ĐBSCL vào cuối vụ lại giảm thay vì tăng so những năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá cá tra nguyên liệu tại

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 11/2017 tiếp tục duy trì ở mức cao và có xu

hướng tăng lên ở một số vùng vì khan hiếm nguyên liệu.

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL vào cuối vụ lại giảm thay vì tăng so những năm

trước do giá tôm ổn định ở mức cao và trúng mùa lớn ở vụ nuôi đầu tiên, người nuôi thả gối đầu

liên tục nên cung không giảm nhiều.

Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng qua tiếp tục duy trì ở mức cao và có xu

hướng tăng lên ở một số vùng, dao động ở mức 26.000 - 28.500 đồng/kg tùy theo chất lượng cá,

kích cỡ và phương thức thanh toán, có vùng giá cá lên tới 29.000 - 30.000 đồng/kg như Đồng

Tháp, Vĩnh Long vì khan hiếm nguyên liệu.

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

21

Tại An Giang cá tra nguyên liệu trong size (trọng lượng 0,8-0,9 kg/con), thịt trắng đứng ở mức

cao 26.000 - 27.000đồng/kg. Tại Vĩnh Long, giá trung bình cá tra thịt trắng trong size tuần này

đã lên mức cao nhất là 29.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với tháng trước. Đồng thời, giá

cá tra giống cũng đang ở mức cao gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 40.000 –

60.000 đồng/kg (loại 20 con/kg) và 30.000 – 45.000 đồng/kg (loại 30-35 con/kg).

Nguyên nhân khiến giá cá giống tăng mạnh là do nhiều hộ đã chủ động thả nuôi khiến nhu cầu

tăng mạnh trong khi nguồn cung lại hạn chế.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, tính từ đầu tháng 11/2017, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng liên

tục có sự biến động theo kích cỡ tôm, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao so cùng kỳ những

năm trước.

Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, giá tôm sú được các thương lái và nhà máy thu mua loại 30 con/kg

hiện ở mức 200.000 đồng/kg, giảm so với mức giá 235.000 - 260.000 đồng/kg vào đầu tháng;

loại 40 - 50 con/kg chỉ còn 145.000 - 155.000 đồng/kg và loại trên 50 con/kg đến 60 con/kg giá

ở mức 140.000 - 145.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá giảm là do nhu cầu gom hàng từ phần lớn các doanh nghiệp giảm vì lượng

hàng cho các hợp đồng giao trong tháng 12 đã đủ trong khi các hợp đồng cho năm 2018 vẫn

chưa được ký kết nhiều. (Thời Báo Tài Chính Việt Nam 27/11, Diệu Hoa) đầu trang

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chống bơm tạp chất vào tôm: Đối phó bằng “chiến thuật du kích”

Theo đánh giá của cơ quan chức năng các tỉnh, việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu ngày

càng tinh vi hơn. Điều này gây khó khăn cho ngành chức năng, trong khi lực lượng làm công

tác kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bạc Liêu, mặc dù công tác

ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm tôm có

chứa tạp chất được sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các bộ ngành, UBND tỉnh và sự phối hợp

giữa các tỉnh trọng điểm, nhưng công tác thanh, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, địa bàn rộng, các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản nằm rải rác khắp các

huyên trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó tiếp cận nên rất khó

khăn trong công tác kiểm tra phát hiện.

Ông Trần Quốc Hội - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Do vấn đề cung cầu, nguồn nguyên liệu khan hiếm cùng với lợi nhuận

cao nên một số doanh nghiệp đã ký cam kết nhưng chưa có quyết tâm “nói không với tạp chất”.

Hiện tại hành vi đưa tạp chất vào tôm được tổ chức tinh vi hơn, đối tượng vi phạm luôn tìm

cách đối phó và sẵn sàng chống đối với lực lượng chức năng, do đó gặp nhiều khó khăn trong

công tác kiểm tra, phát hiện.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

22

“Lực lượng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành khó tiếp cận các nhà máy chế biến thủy

sản trong quá trình kiểm tra - xử lý hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu” - ông Hội

thông tin thêm.

Còn tại Cà Mau, theo ngành chức năng, các cơ sở tổ chức đưa tạp chất vào tôm thường phân tán

nhỏ lô hàng, đưa vào những nơi hẻo lánh, ít người phát hiện, có tổ chức người canh gác. Ngoài

ra, có những trường hợp đưa vào những nơi có bố trí cơ sở kiên cố, gắn camera canh phòng, có

lực lượng canh giữ từ xa, khi có lực lượng chức năng kiểm tra thì tiến hành tẩu tán ngay tang

vật, ngăn cản, chống đối không cho tiếp cận hiện trường…

Trong khi đó, theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Kiên Giang, các

cơ sở thu gom tôm thực hiện thực hiện bằng nhiều hình thức tinh vi như tiến hành bơm chích

trên các phương tiện vận chuyển như vỏ, xuồng máy, xe ôtô… nên đã gây rất nhiều khó khăn

cho các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý triệt để các vụ việc vi phạm.

Đặt biệt, thời gian gần đây, các cơ sở bắt đầu thay đổi “chiến thuật” hoạt động. Nếu trước đây,

quy mô của các cơ sở từ vài chục đến hàng trăm người, số lượng tôm nguyên liệu được bơm lên

đến vài tấn, thì thời gian gần đây, các cơ sở chọn những ngôi nhà nhỏ ít bị chú ý, chia ra nhiều

điểm với vài nhân công bơm tạp chất. Đồng thời, các cơ sở vận chuyển số tôm đã được bơm tạp

chất đến nơi khác để đưa đi tiêu thụ.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, tỉnh đang triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Khi lập

kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp không được thực hiện quá 1 lần/năm, lực lượng

chức năng phải tuân thủ theo quy định này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, thông

tin: Khi có đủ cơ sở xác định doanh nghiệp có dấu hiệu đang thực hiện các hành vi vi phạm

pháp luật thì các lực lượng chức năng có quyền kiểm tra đột xuất để xử lý bất cứ lúc nào, tuy

nhiên trong thực thi nhiệm vụ phải thận trọng và chặt chẽ hơn.

Cũng theo ông Bằng, đa số vụ việc bơm chích tạp chất khi được phát hiện xử lý, thì đối tượng

tổ chức bơm chích là các lái gom, đại lý và cũng có những trường hợp doanh nghiệp chế biến

thủy sản tổ chức bơm chích. Người trực tiếp chích, thường là những người không có việc làm

ổn định. Còn người nuôi tôm hầu như không tham gia bơm chích.

“Chính quyền cơ sở có vai trò rất quan trọng trong quản lý, chỉ đạo sản xuất. Họ là những người

gần dân, hiểu rõ dân nhất, nhưng vai trò này chưa phát huy tốt. Nhiều nơi còn chưa tham gia

tích cực vào công tác chống bơm chích tạp chất” - ông Bằng thông tin thêm.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NNPTNT đang rà soát và đề xuất,

bổ sung các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về tạp chất.

Chính phủ cũng đã giao các bộ liên quan rà soát để có thể áp dụng xử lý hình sự với hành vi

này.

Ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Đề (Sóc Trăng): Nhà nông lãnh

đủ.

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

23

Nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu không xảy ra ở hộ nông dân mà là do thương lái

hoặc doanh nghiệp làm. Điều này trước mắt sẽ đem lại lợi nhuận rất cao cho thương lái, doanh

nghiệp, nhưng về lâu dài, chính người nông dân phải chịu thiệt thòi. Nếu tôm xuất khẩu bị trả

về thì cả ngành tôm bị ảnh hưởng, giá tôm nguyên liệu bị giảm, nông dân sẽ bị thiệt thòi nhất.

Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau: Giám sát thương lái Trung

Quốc.

Nhiều năm qua, tôm xuất khẩu của các công ty ở tỉnh Cà Mau nói riêng và cả ĐBSCL nói

chung thường bị một số nước trả về, ngoài nguyên nhân do nhiễm kháng sinh thì vẫn có trường

hợp bị nhiễm vi sinh do bơm, chích tạp chất. Thị trường có thể nhập tôm bơm, chích tạp chất

mà không trả về là Trung Quốc, có thể họ mua về để xử lý lại, xuất bán cho những thị trường

khác. Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý của ngành chức năng.

Để quản lý việc mua bán tôm tốt hơn và hạn chế tình trạng bơm chích tạp chất, chúng tôi đang

chỉ đạo tăng cường kiểm tra các đối tượng là người Trung Quốc sang mua tôm.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng): Làm xấu hình

ảnh tôm Việt Nam.

Phải có “cầu” thì mới có “cung”, tức là vẫn có công ty, đơn vị thu mua thì mới có người bơm,

chích tạp chất vào tôm. Theo tìm hiểu, nếu không tiêu thụ trong nước thì phần lớn số lượng tôm

này sẽ được tuồn sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Thời gian qua, vẫn có một số thương

lái “xúi giục” dân mình làm để làm xấu đi con tôm Việt Nam. (Dân Việt 28/11, Chúc Ly) đầu

trang

XÃ HỘI

Tàu cá Bình Định chìm trên biển: Đã tìm thấy thi thể 2 ngƣ dân, 4 ngƣ dân vẫn mất tích

Một tàu cá Bình Định chở theo 6 ngư dân bị phá nước chìm khi đang hành nghề tại vùng biển

cách mũi Vũng Tàu khoảng 42 hải lý, về phía Đông Nam.

Trưa 28-11, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định cho biết, tàu cá BĐ 30366 TS (39CV)

trên tàu có 6 người, chủ tàu kiêm thuyền trưởng là ông Ngô Th., ở Cát Khánh, Phù Cát. Lúc 18

giờ 30 phút ngày 27-11, khi đang hoạt động tại vùng biển có tọa độ 09058’N, 107042,5’E, cách

mũi Vũng Tàu 42 hải lý về phía Đông Nam thì tàu bị phá nước chìm.

Đến 20 giờ 18 phút ngày 27-11, tàu SAR 272 xuất phát từ Vũng Tàu đi cứu nạn, đến 1 giờ 48

phút ngày 28-11 đã tới khu vực tàu bị nạn, vớt được thi thể 2 người bị nạn.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã đề nghị Bộ đội Biên phòng, Chi

cục Thủy sản, Quy Nhơn Radio, Phòng Nông nghiệp huyện Phù Cát phối hợp với gia đình chủ

tàu, kêu gọi các tàu trong tổ đội hỗ trợ giúp đỡ.

Trưa 28-11, xác nhận với phóng viên, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND xã Cát Khánh

(huyện Phù Cát, Bình Định) cho biết, 2 nạn nhân được tìm thấy là ông Ngô Th. (trú xóm 2, thôn

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

24

Chánh Lợi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) và 1 nạn nhân chưa rõ danh tính quê ở tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu.

Cũng theo ông Tiến, tàu cá BĐ 30366 TS, do ông Ngô Th. làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 5

thuyền viên khác hành nghề câu mực.

Theo báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định, hiện tại tàu SAR 272 và tàu cá

BĐ 93624 TS đang tìm kiếm 4 người mất tích. (Sài Gòn Giải Phóng 28/11, Ngọc Oai) đầu

trang

Tìm đƣợc thi thể nạn nhân bị chìm tàu cá ở Quảng Ngãi

Sáng 27-11, người dân đi câu cá ven vùng biển Phổ An, huyện Đức Phổ đã phát hiện thi thể anh

Nguyễn Cao Nguyên, sinh năm 1987, ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) trôi dạt

vào bờ, gần cửa biển Mỹ Á.

Trước đó, vào khoảng 22 giờ, ngày 23-11, tàu cá QNg 98016 TS, công suất 715 CV, do anh

Trần Công Trứ (SN 1978, ở xã Phổ Quang) làm chủ, kiêm thuyền trưởng, khi đang chạy vào

cửa biển Mỹ Á để tránh mưa to, gió lớn thì bị sóng hất văng anh Nguyễn Cao Nguyên và anh

Nguyễn Hữu Đảm xuống biển. Ngư dân trên tàu chỉ cứu vớt được anh Đảm, còn anh Nguyên

mất tích ba ngày nay.

Hiện tại, chính quyền địa phương và gia đình lo mai táng anh Nguyên, lực lượng cứu hộ đang

tìm cách trục vớt tàu cá bị nạn. (Nhân Dân 27/11, Trí Minh) đầu trang

Masan Consumer tặng 200 triệu đồng cho ngƣ dân tỉnh Khánh Hòa

Ngày 24/11, đại diện Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan (“Masan Consumer”) đã đến thăm

và tặng quà cho các hộ chăn nuôi và các hộ dân bị thiệt hại nặng do cơn bão số 12 (bão

Damrey) tại các tỉnh Khánh Hòa.

Là một công ty hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, toàn thể nhân viên công ty đã cùng chung

tay đóng góp ngày lương của mình để ủng hộ bà con vùng bão lũ, mong được chia sẻ phần nào

về mất mát và thiệt hại vừa qua đến người dân, mong bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả,

sớm ổn định cuộc sống.

Trong chuyến đi đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ số 12, Masan Consumer đã đến

thăm bà con ngư dân xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Đây là một trong những

xã mà tâm bão số 12 đi qua. Tại đây, Masan Consumer đã trao tặng 200 hộ ngư dân mỗi hộ 1

triệu đồng và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.

Cơn bão số 12 cũng đã ảnh hưởng đến các nhà thùng nước mắm ở Nha Trang (các nhà cung cấp

nước mắm của Masan). Lốc đã thổi tốc mái và nước mưa đã chảy vào các thùng/bể chượp cá và

thành phẩm. Các chuyên gia của công ty đã hướng dẫn các nhà thùng cách khắc phục để các

thùng/bể chượp cá không bị hư hỏng.

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 28-11-2017.pdfCỨU HỘ - CỨU NẠN ... bản tường trình của các chủ tàu cá tại Việt Nam, một số bản

25

Bà Nguyễn Hoàng Yến, Phó Tổng Giám đốc cấp cao của Masan Consumer bộc bạch: “Công ty

chúng tôi mong muốn được chia sẻ những mất mát, thiệt hại của bà con ngư dân, những nhà

thùng sản xuất nước mắm do cơn bão số 12 gây ra. Những phần quà này là tấm lòng của công

ty chúng tôi và toàn thể cán bộ công nhân viên đã cùng chung tay đóng góp hướng về bà con

vùng bão lũ. Mong bà con ngư dân cũng như những nhà thùng nước mắm nhanh chóng ổn định

cuộc sống và sản xuất kinh doanh”.

Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, hiện đang sản

xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước

mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, thịt chế biến), và các sản

phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng). Công ty bắt đầu đi vào hoạt

động trong năm 2.000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục các sản phẩm và hệ thống

phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có

thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin

dùng hàng đầu như Chin-su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vinacafé, Wake-up,

Wake-up 247, Vĩnh Hảo và Lemona thông qua chiến lược đặt người tiêu dùng Việt lên hàng đầu. Nông

Nghiệp Việt Nam 27/11, MS) đầu trang./.