Top Banner
BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 MC LC: Gii thiu sách 1 Quy định xphạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ 2 Các ti trong blut hình sliên quan đến shu trí tu3 Thtƣớng phê duyệt chƣơng trình phát triển tài sn trí tu2016-2020 5 Chính sách, pháp lut vshu trí tu7 Việt Nam chƣa có nhãn hiệu nào đƣợc công nhn ni tiếng 10 Dthảo văn bản pháp lut 12 Văn bản mi ban hành 13 Các lut có hiu lc trong 1/7/2016 14 Nghđịnh sp có hiu lc 15 Thông tƣ sắp có hiu lc 16
18

BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

May 28, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016

MỤC LỤC:

Giới thiệu sách 1

Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ 2

Các tội trong bộ luật hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ 3

Thủ tƣớng phê duyệt chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 5

Chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ 7

Việt Nam chƣa có nhãn hiệu nào đƣợc công nhận nổi tiếng 10

Dự thảo văn bản pháp luật 12

Văn bản mới ban hành 13

Các luật có hiệu lực trong 1/7/2016 14

Nghị định sắp có hiệu lực 15

Thông tƣ sắp có hiệu lực 16

Page 2: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

1

GIỚI THIỆU SÁCH

Sách “CHỈ DẪN ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Hệ thống hóa các văn bản

pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ)” do TS Lê

Thị Nam Giang (chủ biên), cung cấp công cụ hiệu quả, thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu, vận dụng pháp

luật không chỉ trong hoạt động nghiên cứu pháp luật mà còn trong việc áp dụng pháp luật.

Cuốn sách được xây dựng không chỉ trên cơ sở tập hợp các văn bản pháp luật đang có hiệu lực trong lĩnh vực

sở hữu trí tuệ mà còn được xây dựng bằng cách chỉ dẫn cụ thể từng điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ và các

văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm các nghị định và thông tư. Sách được trình bày theo thứ tự sắp xếp tại

Luật Sở hữu trí tuệ 2005/2009 với 06 Phần, 18 Chương, 222 Điều.

Cuốn sách là công cụ tra cứu pháp luật hiệu quả cho mọi đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí

tuệ, thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu và vận dụng pháp luật sở hữu trí tuệ.

Sách hiện được bán tại:

- Hệ thống phát hành sách của NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật;

- Trung tâm học liệu trường ĐH Luật TP.HCM, số 02 Nguyễn Tất Thành, phường 12, Quận 4,

TP.HCM;

- Cửa hàng giới thiệu sách NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, tầng hầm khu C, trường ĐH KHXHNV, 10-

12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu mua từ 10 cuốn trở lên, vui lòng liên hệ trực tiếp đại diện nhóm tác giả với

thông tin: Mr. Thịnh: [email protected] – 0938 164 245

Mọi thông tin liên quan đến tác quyền vui lòng liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả: [email protected]

Thông tin sách: http://www.agllaw.com.vn/sach-chi-dan-ap-dung-cac-van-ban-phap-luat-ve-so-huu-tri-tue/

*TT

Page 3: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

2

BẢN TIN PHÁP LUẬT

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

Ngày 1/6/2016 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, sẽ có hiệu lực vào ngày 15/7/2016, thay thế Nghị định

155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (hết hiệu lực

vào ngày 14/7/2016).

Qua đó, Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc

phục hậu quả, thẩm quyền xác lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành

chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh

vực kế hoạch và đầu tƣ quy định tại Nghị định:

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và

sử dụng vốn đầu tư công, hình thức xử phạt và biện

pháp khắc phục hậu quả, cụ thể các hành vi;

Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại

việt nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hình thức

xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu

thầu, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu

quả;

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký

kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp

tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hình thức xử phạt và biện

pháp khắc phục hậu quả;

Phân định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế

hoạch và Đầu tƣ, Thuế và Quản lý thị trƣờng

Những người có thẩm quyền của Thanh tra Kế hoạch

và Đầu tư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,

áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với

hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định

50/2016/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 51

Nghị định 50/2016/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền của cơ quan Thuế có

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện

pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi

phạm hành chính quy định tại Điểm b và Điểm c

Khoản 2 Điều 15, Điều 25, Điểm a Khoản 1 Điều 30,

Điều 31, Điểm a, Điểm d Khoản 1 và Điểm a Khoản 2

Điều 32, Điểm b Khoản 1 Điều 36, Điều 37, Điểm b

Page 4: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

3

Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42,

Điều 43, Điều 44, Điểm b Khoản 2 Điều 45, Khoản 2

Điều 47 và Điều 50 Nghị định 50/2016/NĐ-CP theo

thẩm quyền quy định tại Điều 53 Nghị định

50/2016/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

được giao.

Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị

trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp

dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với

hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản

2 và Điểm d Khoản 5 Điều 13, Điểm b và Điểm c

Khoản 4 Điều 28, Điểm a Khoản 2 Điều 30, Điểm d

Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 32, Điểm c Khoản 2

Điều 34, Điều 37, Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ và

Điểm e Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44,

Điểm b Khoản 2 Điều 45, Điều 47, Điều 48 và Điều 50

Nghị định 50/2016/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định

tại Điều 54 Nghị định 50/2016/NĐ-CP và chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

* TT (Source: http://www.agllaw.com.vn/quy-dinh-

xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-ke-hoach-va-

dau-tu/)

CÁC TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày 27/11/2015 Quốc Hội Khóa XIII đã ban hành Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định với các quy định mới về

tội phạm; những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hình

phạt; các biện pháp tư pháp; quyết định hình phạt; chấp hành hình phạt; óa án tích; pháp nh n thư ng

mại phạm tội;… Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 sắp tới.

Bộ luật hình sự 2015 gồm 3 Phần, 26 Chư ng, 426 Điều (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24

Chư ng, 344 Điều). Cấu trúc Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với BLHS cũ. Cấu trúc Bộ

luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với BLHS cũ như sau:

Phần thứ nhất: Những quy định chung

Chương I. Điều khoản cơ bản

Chương II. Hiệu lực của BLHS 2015

Chương III. Tội phạm

Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Page 5: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

4

Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự

Chương VI. Hình phạt

Chương VII. Các biện pháp tư pháp

Chương VIII. Quyết định hình phạt

Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, Miễn chấp hành hình phạt, Giảm thời hạn chấp hành hình phạt

Chương X. X a án tích

Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Phần thứ hai: Các tội phạm

Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Chương XIV. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu

Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Chương XIX. Các tội phạm về môi trường

Chương XX. Các tội phạm về ma túy

Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ

Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu

Chương XXVI. Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh

Qua đó, Bộ luật hình sự mới cũng có quy định các tội xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Điều 226 Bộ Luật Hình Sự 2015, cụ thể

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đƣợc “Người nào không được phép của chủ thể quy định:

quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 225 BLHS, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 225 BLHS, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 225 BLHS, thì bị phạt tiền từ

Page 6: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

5

1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc

: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu quy địnhcông nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính

300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 226 BLHS, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 226 BLHS, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 226 BLHS, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Pháp nhân thƣơng mại có chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 225, 226?

Ngoài ra, lần đầu tiên Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định liên quan trách nhiệm pháp luật hình sự của pháp

nhân thương mại, pháp nhân thương mại được đề cập tại Điều 76 BLHS 2015, qua đó, tại Khoản 1 Điều 76

BLHS 2015 Điều 76 có quy định các tội pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong đó bao gồm:

“Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)”.

Điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 BLHS 2015, trong đó phải có

đủ các điều kiện sau: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm

tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều

hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định

tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS 2015. Mặc khác, việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự

không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Các quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương

mại tại các điều 225, 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 không áp dụng đối với những hành vi vi phạm của pháp

nhân thương mại xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 (căn cứ theo Nghị quyết số: 109/2015/QH13

về việc thi hành bộ luật hình sự)./

*TT (Source: www.agllaw.com.vn)

THỦ TƢỚNG PHÊ DUYỆT CHƢƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ 2016-2020

Ngày 14/6/2016, Thủ tướng Chính Phủ đã bàn hành Quyết định 1062/QĐ-TTg, về "Về việc phê duyệt chƣơng

trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020", với các mục tiêu như sau:

Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam.

Page 7: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

6

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 cá nhân, tập trung vào các viện

nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam.

Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa

phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh.

Hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô

hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020

1. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ:

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập

huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ;

Biên soạn, phát hành tài liệu về tài sản trí tuệ;

Hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các

tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ;

Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ

chức khoa học và công nghệ: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy

trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ.

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ:

Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả

nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng

mới;

Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã

được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;

Áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng

giống cây trồng mới;

Tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ;

Tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm

phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ:

Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt

Nam ở trong và ngoài nước;

Hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản

trí tuệ;

Định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu

của các doanh nghiệp.

4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn:

Page 8: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

7

Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các

thành quả sáng tạo khác;

Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí

tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết

thực cho xã hội, cộng đồng;

Vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng

rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

*TT (Source: www.agllaw.com.vn/thu-tuong-phe-duyet-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-2016-2020/)

THỜI SỰ PHÁP LUẬT

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia

Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ luôn là một trong những hoạt động quan

trọng của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và minh bạch

cho sự phát triển toàn diện của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

Tiếp tục thực hiện các công việc của năm trước, trong

năm 2015, công tác hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí

tuệ nhằm khắc phục những vướng mắc lớn, đáp ứng

yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm thi hành các điều

ước quốc tế về sở hữu trí tuệ với khối lượng công việc

không nhỏ, gồm 6 văn bản pháp luật về/ liên quan đến

sở hữu trí tuệ, trong đó phải kể đến 3 dự thảo Thông

tư:

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều

của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN về thủ tục

xác lập Chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

quyền sở hữu công nghiệp: Dự thảo sửa đổi,

bổ sung một số quy định còn chưa rõ ràng,

chưa đầy đủ hoặc không phù hợp nhằm giải

quyết nhiều vướng mắc trong thực tiễn xác lập

quyền sở hữu công nghiệp;

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư

số 22/2009/TT-BTC về phí và lệ phí sở hữu

công nghiệp: Dự thảo bổ sung mức phí riêng

trong đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống

Madrid (trước đây nằm tại văn bản riêng) để

hợp nhất các loại phí liên quan đến sở hữu

công nghiệp vào một văn bản;

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số

quy định về tài chính trong Điều lệ Sáng kiến

được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-

CP ngày 02/3/2012: Dự thảo hướng dẫn cụ thể

các quy định về tài chính trong hoạt động sáng

kiến như: xác định nội dung chi và mức chi cho

hoạt động sáng kiến, xác định tiền làm lợi do áp

dụng sáng kiến, thù lao cho tác giả và người

tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu...

Bên cạnh việc chủ trì soạn thảo, Cục Sở hữu trí tuệ

còn phối hợp với các cơ quan khác xây dựng một số

dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở

hữu trí tuệ, bao gồm: dự thảo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Đề án phát triển

dịch vụ khoa học và công nghệ đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030; dự thảo Thông tư liên tịch hướng

dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, loại bỏ yếu tố vi phạm

trong tên doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh trong trường hợp tên doanh nghiệp vi

phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; dự thảo Thông tư

liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi

tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Cùng với việc chủ trì/phối hợp xây dựng dự thảo văn

bản pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên đóng

góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật có

nội dung liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ do các

cơ quan khác chủ trì soạn thảo, bao gồm: Dự thảo 11

đạo luật (Luật Phí và lệ phí, Bộ luật Hình sự sửa đổi,

Page 9: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

8

Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ luật Tố tụng dân sự sửa

đổi, Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi, Luật Điều

ước quốc tế sửa đổi, Luật Ký kết, gia nhập và thực

hiện điều ước quốc tế sửa đổi, Luật Dược sửa đổi,

Luật Ban hành quyết định hành chính, Luật Đấu giá tài

sản, Danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia dự

kiến đưa vào dự thảo Luật Thống kê); Dự thảo 4 Nghị

định (Nghị định về nhiếp ảnh, Nghị định quy định

hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự, Nghị

định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm

hành chính, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức

pháp chế); Dự thảo 1 Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ (Quyết định quy định nguyên tắc và tiêu chí phân

bổ kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ); Dự

thảo 7 Thông tư (trong đó có Thông tư ban hành hệ

thống chỉ tiêu thống kê ngành Khoa học và Công nghệ,

Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số

99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Thông tư liên tịch

hướng dẫn thành lập, tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ

Phát triển khoa học và công nghệ; Thông tư kiểm tra

và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

khoa học và công nghệ; Thông tư liên tịch hướng dẫn

thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong

hoạt động quản lý hành chính…); và 1 dự thảo Quyết

định của Bộ Tư pháp (Quyết định ban hành Quy chế

quản lý, vận hành, khai thác và đánh giá về kiểm soát

thủ tục hành chính).

Hội nghị bộ trưởng TPP (source: NOIP)

Hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ

Năm 2015, công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật về

sở hữu trí tuệ nói chung và về sở hữu công nghiệp nói

riêng tiếp tục được tiến hành thường xuyên, đáp ứng

kịp thời nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,

đặc biệt là của các doanh nghiệp và các Sở Khoa học

và Công nghệ. Những vướng mắc được tháo gỡ trải

rộng trên nhiều phương diện khác nhau, từ việc xác

định chính sách áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ đến

việc áp dụng pháp luật trong thủ tục xác lập quyền sở

hữu công nghiệp và cả các vụ việc cụ thể về áp dụng

pháp luật. Một số vấn đề đáng chú ý là: tính phí bản

quyền, phí giấy phép trong trị giá tính thuế hàng nhập

khẩu; xác định trị giá tính thuế hải quan với hàng hóa

nhập khẩu; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “BUON MA

THUOT COFFEE” tại Hoa Kỳ; chính sách hỗ trợ hoạt

động sáng kiến của các “nhà sáng tạo” không chuyên;

quy định pháp luật liên quan đến đồng tác giả và chủ

đầu tư tạo ra sáng kiến; cách tính thời hạn hiệu lực đối

với các Bằng độc quyền sáng chế cấp trước ngày

5/7/2001; một số vấn đề liên quan đến việc hủy bỏ

hiệu lực của văn bằng bảo hộ; xử lý đơn khi có yêu

cầu thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp; xử lý ý kiến

của người nộp đơn đối với thông báo dự định cấp văn

bằng bảo hộ có yếu tố không được bảo hộ riêng đối

với đơn đăng ký nhãn hiệu; xác định căn cứ pháp luật

về thời điểm không còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ

bị hủy bỏ và về việc sử dụng con dấu của doanh

nghiệp...

Page 10: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

9

2. Xây dựng chính sách và pháp luật đáp ứng hội nhập quốc tế

Năm 2015, công tác pháp chế và chính sách quốc tế,

nhất là công tác đàm phán vềsở hữu trí tuệ trong các

hiệp định tự do thương mại quốc tế đã đạt được

những kết quả đáng ghi nhận với việc dốc toàn lực

hoàn thành hai hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn,

được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Việt

Nam nói chung và hệ thống sở hữu trí tuệ nói riêng.

Đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp

định TPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt

Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Việc

đàm phán Hiệp định TPP kết thúc ngày 05/10/2015 và

toàn bộ kết quả đàm phán được công bố trong văn

kiện của Hiệp định vào ngày 05/11/2015, sau đó công

tác rà soát pháp lý đã hoàn tất và được các bên ký kết

vào tháng 02/2016. Việc đàm phán Chương Sở hữu trí

tuệ của Hiệp định EVFTA đã kết thúc ngày 17/7/2015

và văn kiện của toàn bộ Hiệp định được công bố ngày

07/11/2015.

Liên quan đến các FTA khác, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp

tục là đầu mối của 2 FTA với các hoạt động cũng đang

trong quá trình nước rút hiện nay bao gồm: xây dựng

phương án và tham gia 3 phiên đàm phán Hiệp định

Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối thương mại

tự do châu Âu, Na Uy - Thụy Sỹ - Aixơlen và

Lichtenxtên (VN–EFTA); và xây dựng phương án,

tham gia 4 phiên đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ,

góp ý bản chào dịch vụvà lời văn Chương Dịch vụcủa

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa

ASEAN và 6 đối tác (Trung Quốc- Ấn Độ- Nhật Bản-

Hàn Quốc- Ôxtrâylia- Niu Dilân) (Hiệp định RCEP)

Về công tác bảo đảm thi hành các điều ước quốc tế về

sở hữu trí tuệ, liên quan đến thi hành Hiệp định

Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (Hiệp

định BTA), trong năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục

cung cấp thông tin về hoạt động bảo hộ và thực thi

quyền sở hữu trí tuệ năm 2014 (Báo cáo 301) theo yêu

cầu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Cục Sở hữu

trí tuệ cũng đã phối hợp với các cơ quan khác trong Bộ

Khoa học và Công nghệ tiếp đoàn đại biểu Hạ viện

Hoa Kỳ và trao đổi về các nội dung liên quan đến

Chương Sở hữu trí tuệ của Hiệp định TPP. Liên quan

đến công tác giải trình kinh tế thị trường, Cục tiếp tục

cập nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ

trong Báo cáo giải trình kinh tế thị trường Việt Nam với

Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ để chuẩn bị cho

các phiên họp Nhóm công tác vào đầu năm 2016.

Ngoài ra, trong năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục

thực hiện vai trò của mình trong việc đề xuất hoặc góp

ý kiến về một số vấn đềtrong quan hệ với một số đối

tác, cụ thể: với Nhật Bản (Việc hợp tác trao đổi dữ liệu

với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO); đề xuất

phương án sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật và các

khía cạnh pháp lý cần được xem xét khi triển khai thử

nghiệm Chương trình Thẩm định nhanh sáng chế

(PPH); Dự thảo sửa đổi Thỏa thuận giữa Cục Sở hữu

trí tuệ và JPO liên quan đến việc tham gia hệ thống

chuyển hồ sơ điện tử (e-Search copy)); với ASEAN

(Việc lập múi giờ chung ASEAN; đề xuất của Ủy ban

ASEAN liên quan đến việc phê chuẩn Nghị định thư

sửa đổi Hiệp định TRIPS; Chương trình hành động

ASEAN vềsở hữu trí tuệ 2016-2020; góp ý dự thảo

Nghị định thư thực hiện gói cam kết dịch vụthứ 10

trong ASEAN); với EU (Dự thảo Danh mục triển khai

sớm Hiệp định khung Đối tác và hợp tác toàn diện

(PCA) giai đoạn 2014-2015; cung cấp thông tin về bảo

hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho EuroCham;

cung cấp thông tin cho Bộ trưởng tiếp Tập đoàn

Oxford; với các đối tác khác (Đề xuất lĩnh vực hợp tác

nghiên cứu tiềm năng giữa Bộ Khoa học và Công nghệ

và Tập đoàn MITACS Canada; giải quyết các kiến nghị

của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn doanh

nghiệp Việt Nam năm 2014; Dự thảo Biên bản ghi nhớ

giữa Viện Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh và

Đại học Maryland; Quy định bao gói thuốc lá trơn của

một số nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới;

góp ý Thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ

giữa Việt Nam - Thái Lan, Hiệp định thương mại Việt

Nam - Cuba; Thỏa thuận hợp tác về khoa học và công

nghệ giữa Việt Nam với Nam Phi, v.v.).

(Source: NOIP)

Page 11: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

10

Nhiều nhãn hiệu quen thuộc với ngƣời Việt nhƣ

Vinamilk, Vinacafe... dù đã có đầy đủ yếu tố cần

thiết nhƣng vẫn chƣa đƣợc công nhận là nhãn

hiệu nổi tiếng do một số vƣớng mắc của Luật Sở

hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu nổi tiếng cần được công nhận và bảo hộ

Tại hội thảo "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nhu cầu thực

tiễn của doanh nghiệp và giải pháp" diễn ra tại TP

HCM ngày 16/6, Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh, Phó

chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ,

việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với

nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu, quyền lợi và mong

muốn của các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, trong suốt 10 năm qua, kể từ khi Luật Sở

hữu trí tuệ ra đời, vẫn chưa có bất cứ nhãn hiệu nào

chính thức được công nhận và đưa vào danh mục

nhãn hiệu nổi tiếng. Một số doanh nghiệp lớn tại Việt

Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc được công

nhận nhãn hiệu nổi tiếng dù thực tế họ đã rất nổi tiếng

với người tiêu dùng.

Chẳng hạn như Vinamilk là nhãn hiệu sữa quen thuộc,

nhưng vì một số vướng mắc của Luật Sở hữu trí tuệ

nên dù doanh nghiệp này đã có đầy đủ điều kiện cần

thiết nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận là

nhãn hiệu nổi tiếng.

Tiến sĩ Lê Nam Giang, đại diện theo ủy quyền của

Vinamilk cho biết, mặc dù đã đáp ứng đủ các tiêu chí

và cũng rất mong muốn nhưng đến nay, doanh nghiệp

vẫn chưa được công nhận.

Nguyên nhân theo bà là do những vướng mắc từ quy

định pháp luật như trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

chưa có những quy định cụ thể về việc những chủ thể

như Vinamilk được chủ động nộp đơn xin công nhận

nhãn hiệu nổi tiếng. Và nếu đơn vị này có yêu cầu

được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thì bản thân Cục

Sở hữu trí tuệ cũng sẽ lúng túng vì Luật không có một

quy trình cụ thể nào để xem xét nhãn hiệu nổi tiếng.

Một khó khăn khác xảy ra cho cả doanh nghiệp và cơ

quan chức năng là tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ,

trong tất cả những tiêu chí được nêu ra, Luật không

cho biết tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí nào không

bắt buộc hay có bắt buộc tất cả hay không.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Kỷ, Tổng giám

đốc Vinacafe cũng cho biết đang gặp khó khăn trong

việc được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng vì thủ tục

pháp lý. Theo ông, hiện pháp luật chỉ có những khái

niệm về nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí của nhãn hiệu nổi

tiếng nhưng chưa có những quy định, hướng dẫn cụ

thể nên doanh nghiệp không biết làm sao để được

công nhận.

Page 12: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

11

Rất nhiều nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng nhưng vẫn chưa thể được công nhận là

nổi tiếng vì vướng nhiều quy định.

Từ thực trạng này, các doanh nghiệp cho biết hàng

năm tốn chi phí lên đến hàng trăm tỷ đồng trong việc

quảng bá, xây dựng thương hiệu nhưng vì chưa được

công nhận nhãn hiệu nổi tiếng nên họ chưa có một

hành lang bảo hộ rộng rãi và thường xuyên bị nhái

thương hiệu, gây thiệt hại lớn.

Điều này được ông Phan Minh Nhựt, đại diện theo ủy

quyền của hãng Nike tại Việt Nam thông tin, mỗi năm

đơn vị này phát hiện hàng trăm vụ hàng nhái. "Bước ra

đường là thấy ngay hàng giả, nhái thương hiệu Nike.

Ở Việt Nam làm giả, nhái thương hiệu thoải mái nhưng

không thấy ai xử lý", ông nói và cho biết để chứng

minh đó là hàng nhái thì gặp nhiều khó khăn vì thủ tục

rườm rà, phức tạp.

Bà Nguyễn Minh Hương, đại diện BMW Group dẫn

chứng thêm, có đơn vị còn sản xuất phụ tùng ôtô giả

nhãn hiệu BMW để xuất khẩu ra nước ngoài mà cũng

không bị xử lý.

Đại tá Hoàng Văn Trực - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát

kinh tế, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ

đạo 389 Quốc gia - thừa nhận việc xử lý vi phạm về sở

hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái hiện nay chưa triệt để

là do quy định của pháp luật còn chung chung, rối rắm.

"Thực tế thì cứ 7 vụ hàng giả mới xử lý được một vụ

thành công, bởi để đủ căn cứ xử lý là rất nhiêu khê và

khó khăn", ông thông tin.

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

chia sẻ, hiện hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ đang được

cơ quan này rà soát để xem độ vênh giữa quy định

quốc gia và những cam kết khi Việt Nam hội nhập với

thế giới, mà đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái

Bình Dương - TPP.

Theo ông Lâm, bên cạnh sự bảo vệ của pháp luật, các

chủ sở hữu nhãn hiệu cũng cần phải chủ động tự bảo

vệ mình như giám sát các hoạt động đăng ký để hủy

bỏ hiệu lực của các nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã

đăng ký; phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp

đầy đủ những thông tin chứng minh quyền sở hữu trí

tuệ khi cần thiết...

Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh

thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cơ quan

này cũng đã phối hợp với Hiệp hội nhãn hiệu hàng hoá

quốc tế - INTA thực hiện dự án "Nhãn hiệu nổi tiếng"

từ năm 2015-2017. Mục tiêu là nghiên cứu, đánh giá,

thu thập, tổng hợp thông tin, ý kiến từ nhiều cơ quan,

các đại diện sở hữu công nghiệp và khối các doanh

nghiệp tư nhân về những vướng mắc trong việc thi

hành các quy định pháp luật liên quan tới việc công

nhận, bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi

tiếng

Từ đó, sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp

luật Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu nổi tiếng phù

hợp thực tiễn, góp phần tháo gỡ những vướng mắc,

nâng cao hiệu quả bảo hộ và thực thi quyền đối với

nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

*Hoài Thu

(Source: http://kinhdoanh.vnexpress.net/)

Page 13: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

12

DỰ THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc

Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại do người thi hành

công vụ gây ra trong hoạt động:

Quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án

dân sự;

Thiệt hại được bồi thường; Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại;

Cơ quan giải quyết bồi thường; cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường; cơ quan gây thiệt hại;

Thủ tục giải quyết bồi thường; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả, xử lý kỷ luật của cán bộ, công

chức;

Quản lý nhà nước về công tác bồi thường; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về công tác bồi

thường.

2. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý thị trƣờng

Nghị định này quy định về:

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp;

Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; công chức Quản lý thị trường;

Phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường và chế độ, chính sách đối với công

chức Quản lý thị trường

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Nghị định này quy định về:

Hành vi vi phạm hành chính;

Hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;

Thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi

phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

Page 14: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

13

VĂN BẢN

MỚI BAN HÀNH

STT TÊN VĂN BẢN SỐ HIỆU

NGÀY

BAN

HÀNH

NGÀY CÓ

HIỆU LỰC

1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định

số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý

giá, phí, lệ phí, hóa đơn

49/2016/NĐ-CP 27/5/2016 1/8/2016

2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định

số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của

chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và

cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh

vực hải quan

45/2016/NĐ-CP 26/05/2016

01/08/2016

3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

46/2016/NĐ-CP 26/05/2016 01/08/2016

4 Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ,

công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

47/2016/NĐ-CP 26/05/2016 15/07/2016

5 Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống

thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh

tế-xã hội

05/2016/TT-

BKHĐT

06/06/2016 20/07/2016

6 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của bộ

trưởng bộ công thương về thủ tục hành chính trong lĩnh

vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh

rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán

hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an

toàn thực phẩm và điện lực

04/2016/TT-

BCT

06/06/2016 20/07/2016

7 Thông tư sửa đổi một số điều của thông tư

số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 hướng dẫn chế

độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

theo đầu phương tiện

78/2016/TT-

BTC

03/06/2016 05/06/2016

8 Thông tư quy định giám sát an toàn thực phẩm nông

lâm thủy sản

08/2016/TT-

BNNPTNT

01/06/2016 15/07/2016

9 Thông tư ban hành danh mục, hàm lượng kháng sinh

được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc,

gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt

Nam

06/2016/TT-

BNNPTNT

31/05/2016

15/07/2016

10 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư

số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của

Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước quy định về các giới

hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức

06/2016/TT-

NHNN

27/05/2016

01/07/2016

Page 15: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

14

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

11 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư

số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 Của

Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước quy định cho vay

bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư

trú

07/2016/TT-

NHNN

27/05/2016 01/06/2016

12 Thông tư quy định một số nội dung liên quan đến giá

cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về

13/2016/TT-

BTTTT

25/05/2016

15/07/2016

13 Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 1 thông tư

số 34/2013/TT-BTC ngày 28/3/2013 sửa đổi, bổ sung

một số điều của thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày

31/8/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về lệ phí trước

bạ

75/2016/TT-

BTC

24/05/2016

10/07/2016

14 Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng số tiền thu

được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại

Bộ Tài Chính giai đoạn 2016-2020

74/2016/TT-

BTC

20/05/2016

15/07/2016

15 Thông tư sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế xuất

khẩu đối với mặt hàng than làm từ mùn cưa thuộc

nhóm 44.02 tại biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo

thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của bộ

trưởng Bộ Tài Chính

73/2016/TT-

BTC

20/05/2016 04/07/2016

16 Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp trong thống kê

thi hành án dân sự

06/2016/TTLT-

BTP

VKSNDTC-

TANDTC

31/05/2016

01/08/2016

CÁC LUẬT CÓ HIỆU LỰC

TRONG 1/7/2016

STT TÊN VĂN BẢN SỐ HIỆU NGÀY BAN

HÀNH

NGÀY CÓ

HIỆU LỰC

1 Luật điều ước quốc tế 2016 108/2016/QH13 09/04/2016 01/07/2016

2 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và

Luật quản lý thuế sửa đổi 2016

106/2016/QH13

06/04/2016 01/07/2016

3 Bộ luật hình sự 2015 100/2015/QH13 27/11/2015 01/07/2016

4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 101/2015/QH13 27/11/2015 01/07/2016

5 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức

quốc phòng 2015

98/2015/QH13 26/11/2015

01/07/2016

6 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 99/2015/QH13 26/11/2015 01/07/2016

7 Bộ luật Tố tụng dân sự 92/2015/QH13 25/11/2015 01/07/2016

Page 16: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

15

8 Luật Tố tụng hành chính 93/2015/QH13 25/11/2015 01/07/2016

9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 25/11/2015 01/07/2016

10 Luật Trưng cầu ý dân 96/2015/QH13 25/11/2015 01/07/2016

11 Luật Thống kê 89/2015/QH13 23/11/2015 01/07/2016

12 Luật Khí tượng thủy văn 90/2015/QH13 23/11/2015 01/07/2016

13 Luật Hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân

dân

87/2015/QH13 20/11/2015 01/07/2016

14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 84/2015/QH13 25/06/2015 01/07/2016

15 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 82/2015/QH13 25/06/2015 01/07/2016

16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 80/2015/QH13 22/06/2015 01/07/2016

17 Luật Thú y 79/2015/QH13 19/06/2015 01/07/2016

NGHỊ ĐỊNH

SẮP CÓ HIỆU LỰC

STT TÊN VĂN BẢN SỐ HIỆU NGÀY BAN

HÀNH

NGÀY CÓ

HIỆU LỰC

1 Nghị định 24/2016/NĐ-CP Quy định chế độ quản lý

ngân quỹ nhà nước

24/2016/NĐ-CP 05/04/2016

01/01/2017

2 Nghị định quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

30/2016/NĐ-CP 28/04/2016 16/06/2016

3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

31/2016/NĐ-CP 06/05/2016 25/06/2016

4 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt

buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người

làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân

nhân

33/2016/NĐ-CP 10/05/2016 26/06/2016

5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp

thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

34/2016/NĐ-CP 14/05/2016 01/07/2016

6 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh

vực hải quan

45/2016/NĐ-CP 26/05/2016

01/08/2016

7 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

49/2016/NĐ-CP 27/05/2016 01/08/2016

8 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

50/2016/NĐ-CP 01/06/2016 15/07/2016

Page 17: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

16

THÔNG TƢ

SẮP CÓ HIỆU LỰC

STT TÊN VĂN BẢN SỐ HIỆU NGÀY BAN

HÀNH

NGÀY CÓ

HIỆU LỰC

1 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu

máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử

dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban

hành

23/2015/TT-

BKHCN

13/11/2015

01/07/2016

2 Thông tư 46/2015/TT-BCT quy định kiểm tra về chất

lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi quản lý

của Bộ Công Thương

46/2015/TT-

BCT

11/12/2015

01/07/2016

3 Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch

trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính

ban hành

203/2015/TT-

BTC

21/12/2015

01/07/2016

4 Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi khoản 1 Điều 7

Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài

nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

12/2016/TT-

BTC

20/01/2016

01/07/2016

5 Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định

42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường

chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban

hành

11/2016/TT-

BTC

19/01/2016

01/07/2016

6 Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định

42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường

chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban

hành

11/2016/TT-

BTC

19/01/2016

01/07/2016

7 Thông tư 06/2016/TT-BYT Quy định ghi nhãn thuốc do

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

06/2016/TT-BYT 08/03/2016

01/07/2016

8 Thông tư 68/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử

dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học

tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp

đến năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành

68/2016/TT-

BTC

05/05/2016

01/07/2016

9 Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định đấu thầu thuốc tại

cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành

11/2016/TT-BYT 11/05/2016

01/07/2016

10 Thông tư 12/2016/TT-BYT về Danh mục hóa chất, chế

phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và

y tế theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập

khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế

12/2016/TT-BYT 12/05/2016

01/07/2016

11 Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn

bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo

Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh

nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

04/2016/TT-

BKHĐT

17/05/2016

01/07/2016

Page 18: BẢN TIN PHÁP LÝ 06/2016 · 2016-06-20 · BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 3 Khoản 1 Điều 38, Điểm d Khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điểm

BẢN TIN PHÁP LÝ AGL THÁNG 6/2016 www.agllaw.com.vn

17

12 Thông tư 13/2015/TT-BGTVT công bố danh mục hàng

hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của

Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định

187/2013/NĐ-CP

13/2015/TT-

BGTVT

21/04/2015

10/06/2016

13 Thông tư 06/2016/TT-BKHCN quy định về cấp Giấy

đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với hoạt động

dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

06/2016/TT-

BKHCN

22/04/2016

20/06/2016

14 Thông tư 65/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ

thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng

khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài

chính ban hành

65/2016/TT-

BTC

26/04/2016

10/06/2016

15 Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư

36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong

hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài

06/2016/TT-

NHNN

27/05/2016

01/07/2016

16 Thông tư 66/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị

định số 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối

với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành

66/2016/TT-

BTC

29/04/2016

13/06/2016

17 Thông tư 67/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư

111/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế quản

lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

67/2016/TT-

BTC

29/04/2016

20/06/2016

Theo dõi tin tức pháp luật mới nhất hàng tuần tại website A.G.L:

http://www.agllaw.com.vn/tin-tuc/

Theo dõi chuyên mục bình luận từ các chuyên gia tại website A.G.L:

http://www.agllaw.com.vn/chuyen-muc-binh-luan-2/