Top Banner
SỐ 01/2013 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 01 1. Tđiển Logistics 2. Quy định Pháp lut 3. Tiêu điểm tháng 12/2012 4. Các công ty Logistics 5. Gii pháp qun trLogistics 6. Xu hướng thtrường 7. Skin Logistics tháng ti
17

Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Sep 10, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

SỐ 01/2013

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 01

1. Từ điển Logistics

2. Quy định – Pháp luật

3. Tiêu điểm tháng 12/2012

4. Các công ty Logistics

5. Giải pháp quản trị Logistics

6. Xu hướng thị trường

7. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CHUỖI CUNG ỨNG MẬT THIẾT (INTIMATE SUPPLY CHAIN)

Chuỗi cung ứng mật thiết

Chuỗi cung ứng mật thiết lấy khách hàng làm trung tâm có thể chủ động cung cấp những giá trị của giải pháp và sản phẩm/dịch vụ duy nhất và đúng thời điểm- tất cả phải ở mức chi phí thấp nhất.

Điều quan trọng nữa việc "lấy khàch hàng làm trung tâm" và "thúc đẩy bởi nhu cầu" không đồng nghĩa với nhau. Một mạng lưới cung cấp thúc đẩy bởi nhu cầu (DDSN) về bản chất là sự kết hợp các nguyên tắc của chuỗi cung ứng lean và thích nghi. Một DDSN sẽ đầu tiên là cố gắng xác định cách nào mà một sản phẩm/dịch vụ có thể nhanh chóng đưa tới đúng nơi, vào đúng thời điểm, và ở chí phí thấp nhất.

Ngược lại, một chuỗi cung ứng mật thiết cố gắng trở nên chủ động (chứ không phải là phản ứng với khách hàng).

Hơn bao giờ hết, điều mà khách hàng muốn từ nhà cung cấp là những giải pháp cho những vấn đề của họ. Hơn nữa, họ muốn những giải pháp phải đạt được ở mức chi phí thấp nhất và với ngân sách thời gian và nỗ lực tối thiểu. Nhưng giải pháp có thể đủ nhỏ để tạo ra giá trị đến những giải pháp mang tính chiến lược.

Điểm cốt lõi là những giải pháp và không phải là sản phẩm/dịch vụ phải tạo thành những giá trị cơ bản cho khách hàng. Điều này có nghĩa là chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm không bao giờ có thể thực sự tạo ra những giải pháp mà khách hàng thực sự cần. Một chuỗi cung ứng mật thiết nỗ lực không ngừng xác định khách hàng là ai và họ cần những giải pháp gì.

Phân khúc khách hàng

Không nghi ngờ gì nữa, thuật ngữ "khách hàng làm trung tâm" làm một trong những phổ biến trong quản trị hiện đại. Do không phải tất cả khách hàng đều tạo ra lợi nhuận, nên hành động đầu tiên là tạo ra một chuỗi cung ứng mật thiết để phân khúc khách hàng. Việc phân khúc giúp chuỗi cung ứng phân bổ hiệu quả hơn nguồn lực.

Câu hỏi đặt ra là , "làm sao phân khúc khách hàng trong chuỗi cung ứng?". Chiến lược truyền thống, như là phân khúc theo vùng địa lý, theo doanh số, chi phí, lợi nhuận , thường kéo đến những khái niệm quá rộng. Hơn nữa, cách tiếp cận ấy không chỉ ra chính xác khách hàng của ta là ai và giá trị họ mong muốn là gì.

Một cách tiếp cận hiểu quả hơn là phân khúc khách hàng theo loại giải pháp mà họ muốn. Quan trọng là việc phân khúc này cần phải đủ chính xác để tác động của sản phẩm/dịch vụ cung cấp đến khách hàng là có thể đo lường được. Một cách thức hữu ích trong phạm trù này, ví dụ, là giá trị khách hàng theo vòng đời (lifetime customer value -LCV). LCV tính toán lợi nhuận từ khách hàng bằng việc lấy tổng doanh thu từ một khách hàng trên một vòng đời của mối quan hệ, trừ đi lãi suất và lạm phát. Nhưng cho dù có sử dụng cách nào đi nữa, mục tiêu định lượng vẫn là xác định chính xác mỗi phân khúc khách hàng đóng góp vào lợi nhuận cho chuỗi cung ứng.

Xác định giá trị cung cấp cho khách hàng

Việc liên tục đưa ra những giá trị sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn khách hàng đòi hỏi việc nghiên cứu và thực thi cẩn trọng. Các bước dưới đây sẽ giúp bạn trong nỗ lực ấy:

Xác định giá trị cung cấp. Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm xác định hồ sơ giá trị cho mỗi phân khúc khách hàng bằng cách lập chuẩn cực hạn (critical benchmarking) về dịch vụ (tốc độ và khả năng giao hàng), gói sản phẩm/dịch vụ (sự hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ và giải pháp), vả sự cá biệt hoá

Lên danh mục các giá trị cung cấp. Việc này bao gồm xây dựng các giải pháp mà khách hàng mong muốn nhất bao gồm thiết kế, chi phí, dịch vụ và chất lượng.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Quyết định phạm vị cộng tác. Ở bước này, quyết định làm cách nào các năng lực và nguồn lực của chuỗi cung ứng có thể tích hợp giúp tạo ra, tìm kiếm, và chuyển giao danh mục giá trị cung cấp.

Đảm bảo khách hàng sẵn sàng sử dụng. Trước khi triển khai rộng rãi giá trị cung cấp, cần đánh giá nguồn khách hàng của những giá trị này và đảm bảo họ sẽ sử dụng nó.

Phát triển hệ thống thước đó giá trị. Thước đo hiệu quả cần được xây dựng ngay khi việc tung ra danh mục giá trị cung cấp. Thước đo này giúp người lập kế hoạch của công ty đánh giá hiệu quả và đưa ra các cải thiện tiếp theo.

Kiến trúc của Chuỗi Cung Ứng Mật Thiết

Ngay khi chuỗi giá trị được xác định, công ty có thể bắt đầu quá trình xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng mật thiết. Giai đoạn này gồm năm bước sau:

1. Tạo môi trƣờng cho thay đổi về văn hoá. Việc chuyển từ chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm sang chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ đòi hỏi sự thay đổi rõ ràng về văng hoá mà sẽ làm nhiều đối tác khó chịu. Tất cả các đối tác trong và ngoài phải cùng đồng thuận về những thước đo chủ chốt trong việc làm cách nào gia tăng giá trị cho khách hàng.

2. Liên tục đánh giá các phân khúc khách hàng. Mục tiêu là cần liên tục xác định những giá trị mà mỗi phân khúc khách hàng có thể tạo ra lơi nhuận. Từ đó, có thể đưa ra các giá trị đề nghị mới không những làm tăng quan hệ đối tác mà còn nâng cao lơi nhuận.

3. Xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng mật thiết. Các dữ liệu định lượng từ bước 2 sẽ giúp đưa ra một bản đồ về phân khúc khách hàng và các điểm động lực chính về giá trị, sự thoả mãn và sự trung thành của khách hàng. Kiến thức này, sẽ giúp nhà quản trị cầu khớp nhu cầu khách hàng với những giá trị tương ứng.

4. Ứng dụng công nghệ. Các giải pháp về công nghệ bao gồm cổng thông tin marketing, giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), công cụ quản lý dịch vụ và hợp đồng, chương trình lên kế hoạch cộng tác, dự báo và bổ sung (CPFR), và giải pháp quản lý quan hệ đối tác (PRM).

5. Giám sát, đo lƣờng, tinh lọc. Nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng mật thiết là xác định các thước đo giá trị khách hàng. Thước đo này cần lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó giúp nhận ra những thay đổi về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Lợi ich của Chuỗi Cung Ứng Mật Thiết

Hiệu quả tài chính. quản trị chuỗi cung ứng mật thiết giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh thu và lợi nhuận-chính là khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh. Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản xuất và phân phối dựa trên chi phí thấp và lợi thế nhờ quy mô. Những yếu tố này ngày càng gia tăng bởi chiến lược tiêu thụ hàng loạt và chi phí thấp mà chia khách hàng theo những thuộc tính nhất định và sau đó xây dựng mô hình sản phẩm/dịch vụ theo đó tất cả khách hàng được đối xử giống nhau.

Sự mật thiết không phải là một từ quen trong quản trị chuỗi cung ứng. Nhưng đối với các công ty trong nhiều lĩnh vực, một chuỗi cung ứng mật thiết có thể là chia khoá để tồn tại và tăng trưởng trong thế giới mới này.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

TỪ 01/01/2013: NGỪNG THU PHÍ TẠI CÁC TRẠM THU PHÍ NHÀ NƢỚC

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, hiện Bộ GTVT đã lên danh sách các trạm thu phí đường bộ sẽ phải xóa bỏ sau khi Quỹ Bảo trì đường bộ chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm việc thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực mà danh sách vẫn chưa được thông qua thì Bộ GTVT vẫn sẽ yêu cầu ngừng thu phí tại các trạm thu phí Nhà nước.

Theo Bộ GTVT, trên hệ thống quốc lộ và đường cao tốc hiện nay có tổng số 57 trạm thu phí, trong đó 12 trạm nộp ngân sách, 5 trạm trả nợ vay theo Văn bản 3170/KTN ngày 25-6-1997 của TTgCP, 5 trạm đang bán quyền thu phí, 29 trạm thu hoàn vốn dự án BOT, 4 trạm thu hỗ trợ vốn dự án BOT, 1 trạm thu để hình thành vốn điều lệ cho CIPM Cửu Long và 1 trạm thu hoàn vốn đường cao tốc.

Như vậy, trước mắt sẽ chỉ có 12/57 trạm phí được xóa bỏ theo Đề án Quỹ Bảo trì đường bộ đã được Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo đó, từ 01/01/2013 sẽ bắt đầu áp dụng việc thu phí sử dụng đường bộ đối với các loại phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với xe ô tô, xe tải từ 1,56 đến 12,48 triệu đồng/năm, mức phí đối với xe máy là từ 50 đến 150 nghìn đồng/năm. Một điều cần lưu ý rằng, đối với các hành vi trốn phí, ngoài việc bị truy thu sẽ còn bị phạt với mức phạt khá cao: xe máy từ 800 nghìn – 1,2 triệu đồng; xe ô tô từ 6 – 10 triệu đồng.

PHÍ QUỐC LỘ 51 TĂNG GẤP ĐÔI TỪ 01/01/2013

Kể từ 0g ngày 1/1/2013, phí giao thông tại trạm thu phí T1 trên QL51 (km 11, xã Tam Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Trước đó, Bộ GTVT đã thống nhất cho Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) được áp dụng mức thu phí mới theo Thông tư 134/2012 của Bộ Tài chính, đồng thời giao Tổng cục ĐBVN phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, giám sát BVEC thu phí giao thông tại QL51.

Theo thông tư 134, mức thu phí trên cũng được áp dụng tương tự tại trạm thu phí T3 QL51 thuộc xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, Bộ GTVT hiện chưa cho phép tăng mức thu phí ở trạm này.

TRIỂN KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN CẢ NƢỚC TỪ 01/01/2013

Theo Nghị định 87/2012 NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 01/01/2013 sẽ chính thức triển khai hải quan điện tử trên cả nước. Khi tham gia hải quan điện tử, người khai hải quan có nhiều quyền lợi, ưu đãi và được hưởng ưu thế về thời gian, chi phí thấp hơn nhiều so với việc khai báo hải quan truyền thống, được khai hải quan 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan trực tiếp qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, được ưu tiên thực hiện trước so với đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy.

Hệ thống hải quan điện tử sẽ tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký và phân luồng tờ khai hải quan. Theo Nghị định mới này, tờ khai hải quan sẽ được phân thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Trong luồng xanh được phân thành luồng xanh và luồng xanh có điều kiện.

Đối với luồng xanh, người khai hải quan chỉ cần in tờ khai hải quan điện tử (TKHQĐT) đã được cơ quan hải quan chấp nhận “thông quan”, ký tên đóng dấu TKHQĐT bản in rồi xuất trình tại khu vực giám sát để xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” là xong. Còn luồng xanh có điều kiện thì DN phải xuất trình 2 TKHQĐT bản in và nộp giấy phép, C/O, giấy nộp tiền, giấy quản lý chuyên ngành cho cơ quan hải quan. Trên cơ sở đó, cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra đối chiếu các chứng từ do người khai hải quan nộp, xuất trình với thông tin đã khai. Nếu phù hợp thì sẽ cho phép thông quan trên hệ thống thông quan điện tử. Nếu không phù hợp sẽ chuyển qua kiểm tra toàn bộ hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và hàng hóa.

Đối với luồng vàng, người khai hải quan nộp 2 TKHQĐT bản in, 2 tờ khai giá trị cùng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trên cơ sở đó cơ quan hải quan tiếp nhận, kiển tra chứng từ giấy và cập nhật

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 2

Page 5: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

kết quả kiểm tra vào hệ thống thông quan điện tử. Nếu phù hợp thì sẽ cho phép thông quan. Nếu không phù hợp thì sẽ xử lý theo quy định. Trường hợp cần thiết kiểm tra hàng hóa thì đề xuất chuyển luồng đỏ. Đối với luồng đỏ thì phải nộp cả hồ sơ giấy và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.

Phạm vi áp dụng thực hiện hải quan điện tử: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất…

MỨC THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƢỜNG BỘ TẠI 9 TRẠM BOT, TRẠM CHUYỂN GIAO

Theo Thông tư 233/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí BOT và trạm chuyển giao quyền thu phí, mức phí đối với các loại ô tô được quy định từ 10.000 - 80.000 đồng/vé/lượt.

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí chuyển giao quyền thu phí (gồm: trạm thu phí số 2, trạm thu phí Nam Cầu Giẽ, trạm thu phí Hoàng Mai và trạm thu phí Bàn Thạch trên quốc lộ 1) và trạm thu phí hỗ trợ hoàn vốn BOT (gồm: 02 trạm thu phí trên quốc lộ 5, trạm thu phí Tiên Cựu quốc lộ 10, trạm thu phí Phả Lại quốc lộ 18 và trạm thu phí Ninh An quốc lộ 1).

Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí BOT và trạm chuyển giao quyền thu phí:

Số

TT Phƣơng tiện chịu phí đƣờng bộ

Mệnh giá

Vé lƣợt (đồng/vé/lƣợt)

Vé tháng (đồng/vé/tháng)

Vé quý (đồng/vé/quý)

1 Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng

10.000 300.000 800.000

2 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

15.000 450.000 1.200.000

3 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

22.000 660.000 1.800.000

4 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit

40.000 1.200.000 3.200.000

5 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit

80.000 2.400.000 6.500.000

Mức thu phí trên không gồm VAT, trừ mức thu áp dụng tại trạm thu phí Ninh An đã bao gồm VAT.

Thông tư 233 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

Back

Page 6: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

NGÀNH KHAI THÁC CẢNG

Cảng Hải Phòng

Năm 2012, sản lượng hàng hóa thông qua cảng vẫn đạt 18,2 triệu tấn, bằng 101,1% kế hoạch đề ra, tăng 3,4% so với thực hiện năm trước. Trong khi đó, tổng doanh thu cả năm đạt 1.300 tỷ đồng, bằng 101,56% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 80 tỷ đồng, bằng 114,2% kế hoạch.

Trong năm 2013, Cảng đặt mục tiêu sản lượng xếp dỡ 18,5 triệu tấn, tổng doanh thu - lợi nhuận bằng hoặc vượt năm 2012.

Cảng Cái Lân

Năm 2012 tổng sản lượng hàng hoá các loại thông qua cảng đạt trên 7 triệu tấn, tổng doanh thu trên 270 tỷ đồng, lợi nhuận trên 10 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2011, thu nhập bình quân của người lao động đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Đạt được kết quả trên, là do ngay từ đầu năm 2012, cảng đã đưa phần mềm quản lý container mới thay thế phần mềm cũ đã lạc hậu, qua đó, đã giảm thời gian tàu vào làm hàng container 4 giờ so với trước đây, điều này đồng nghĩa với việc thu hút thêm lượng hàng container qua Cảng. Đồng thời tập trung đầu tư thiết bị bốc xếp hàng là các ngoạm lớn 18m3 và 25m3 để bốc xếp hàng rời; cùng với các đối tác xây dựng thêm kho hàng ngoài cảng để nâng công suất chứa hàng thức ăn từ 2.500 tấn lên 8.000 tấn/ngày. Đến thời điểm này cảng đã đầu tư 8 cẩu chuyên dụng cho tuyến tiền phương, năng lực bốc xếp container đạt đến 60 container/giờ, tăng 23 container so với năm 2009. Tổng vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản cũng như các trang thiết bị đạt gần 60 tỷ đồng.

Năm 2013 này, Cảng đặt mục tiêu bốc xếp khoảng 7 triệu tấn hàng hoá các loại. Năm 2013, cảng Cái Lân tiếp tục phát huy nội lực, đầu tư các trang thiết bị và công cụ như: Xây dựng kho chứa hàng 4.300m2; nâng cấp cẩu giàn QC; nâng cấp, cải hoán tàu lai dắt từ 1.260CV lên 2.520CV; san gạt đồi thượng lưu bến số 1 cảng Cái Lân làm kho bãi chứa hàng nhằm nâng cao năng suất chất lượng xếp dỡ giải phóng tàu nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng khả năng cạnh tranh,...

Cảng Cửa Lò

Năm 2012, Cảng đã đón hơn 900 lượt tàu nhận, trả hàng và giải phóng hàng đúng tiến độ. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng đạt trên 1,95 triệu tấn, tăng 6,5% so với năm 2011; doanh thu đạt hơn 104 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2011; thu nhập bình quân người lao động đạt 5,5 triệu đồng.

Năm 2013, cảng đặt mục tiêu nâng sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 2 triệu tấn, doanh thu 110 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động tăng từ 10-15%

Cảng Đà Nẵng

Năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đạt đến 4,5 triệu tấn hàng hóa, tăng 16% so với năm 2011. Trong đó hàng container đạt 145.000 TEUs, tăng 28%. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đầu tư 64 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, như cẩu Gantry, Atiri...Nhờ vậy thời gian giải phóng hàng hóa đã rút xuống chỉ còn 3-4 phút/container. Trong năm qua, Cảng Đà Nẵng cũng đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng phần mềm quản lý, nhờ vậy thủ tục với khách hàng không những đơn giản, nhanh gọn mà còn chính xác. Hiện nay, mỗi tuần cảng đón từ 10-12 chuyến tàu container thay vì 2 đến 3 chuyến như trước đây

Năm 2013, Cảng Đà Nẵng đề ra mục tiêu đạt 4,8 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng. Trong đó hàng container đạt 170.000 TEUs. Mục tiêu của cảng Đà Nẵng là đưa tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 10%. Để thực hiện mục tiêu, Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp tục được đầu tư thêm 100 tỷ đồng mua sắm phương tiện bốc dỡ, 150 tỷ đồng xây dựng và cải tạo hệ thống bến cảng, nhà kho; đồng thời dành 1 tỷ đồng cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, để đội ngũ này hoàn toàn làm chủ công nghệ quản lý theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn...

TIÊU ĐIỂM THÁNG 12/2012 3

Page 7: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Cảng sông Hàn

Theo tin từ TP.Đà Nẵng, kết luận tại buổi làm việc vừa qua với ông Nguyễn Ngọc Huệ, Chủ tịch HĐTV TCT Hàng hải VN (Vinalines) về vấn đề di dời Cảng sông Hàn, Bí thư Thành ủy - CT HĐND TP Nguyễn Bá Thanh đã đồng ý cho gia hạn thời gian di dời cảng này thêm một năm - đến 31/12/2013.

Cảng Dung Quất

Đến hết tháng 11/2012, cảng Dung Quất có trên 12,5 triệu tấn hàng hóa xuất nhập qua cảng. Với con số này, cảng Dung Quất hiện đứng đầu các cảng trong khu vực và đứng thứ 5 toàn quốc về lượng hàng hóa qua cảng, sau Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cảng Cái Cui- Cần Thơ

Năm 2012, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 475.000 tấn, tăng 4,4% kế hoạch năm, doanh thu đạt 18 tỷ đồng, vượt 5,8% kế hoạch năm.

Năm 2013 Cảng Cái Cui phấn đấu đưa vào khai thác cầu tàu số 2 (công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn II), để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 DWT cập bến, phấn đấu trong năm mới đưa chỉ tiêu sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 500.000 tấn, tăng 5,26% so năm 2012, doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng.

ĐBSCL triển khai nâng cấp, xây dựng mới hàng chục cảng khu vực sông Tiền và sông Hậu

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai công tác nâng cấp, xây dựng mới hàng chục cảng khu vực sông Tiền và khu vực sông Hậu nhằm nâng công suất vận chuyển lên 50 triệu tấn vào năm 2015 và 132 triệu tấn vào năm 2020 theo quy hoạch của Chính phủ.

Trong đó có các cảng trọng điểm tại khu vực sông Tiền là cảng Cao Lãnh - Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỹ Tho (Tiền Giang), Vĩnh Thái (Vĩnh Long), Hàm Luông (Bến Tre) và một số cảng chuyên dùng khác ven sông Tiền có khả năng cho tàu có tải trọng 5.000 tấn vào bốc dỡ hàng.

Các cảng trọng điểm loại I khu vực sông Hậu gồm: Cảng Cái Cui, Trà Nóc, Cần Thơ (thuộc Tp. Cần Thơ), Mỹ Thới (An Giang), Đại Ngãi (Sóc Trăng), Trà Cú (Trà Vinh) và một số cảng chuyên dùng khác ven sông Hậu có khả năng cho tàu có tải trọng từ 10.000 - 20.000T cập cảng bốc dỡ hàng.

Ngoài ra, sẽ nâng cấp, xây dựng mới các cảng biển loại II thuộc khu vực bán đảo Cà Mau và ven biển khu vực vịnh Thái Lan như: Cảng tổng hợp Năm Căn (Cà Mau), cảng Hòn Chông, Bãi Nò, Bình Trị và một số cảng chuyên dùng bên bờ biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang có khả năng cho tàu có tải trọng từ 5.000 - 10.000 tấn cập vào bốc dỡ hàng.

Một số cảng có công suất vận chuyển tương đương loại II hoặc nhỏ hơn như cảng Cà Mau, Giao Long (Bến Tre), Long Đức (Trà Vinh), An Phước (Vĩnh Long), Sa Đéc (Đồng Tháp), Bình Long (An Giang), Tắc Cậu (Kiên Giang) cũng được xây dựng.

Trong các cảng nói trên, nhóm cảng tại Cần Thơ được xem là cụm cảng chính của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối thương mại, hàng hải phục vụ trực tiếp cho tiểu vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng giữa sông Tiền và sông Hậu.

NGÀNH VẬN TẢI

Hợp nhất tổ chức giám định tàu lớn nhất thế giới

Det Norske Veritas (DNV) và Germanischer Lloyd vừa thông báo họ đã hợp nhất để thành lập tổ chức giám định tàu lớn nhất thế giới, chiếm gần 18% đội tàu toàn cầu. DNV của Na Uy sẽ sở hữu 63.5% công ty mới DNV GL Group, với Mayfair, hãng sở hữu Đức của GL, nắm giữ 36.5%.

Hãng sẽ có doanh thu hàng năm 3.3 tỷ USD và một lực lượng lao động 17,000 người, trụ sở đặt tại Oslo. Các hoạt động hàng hải sẽ được đặt tại Hamburg, cảng nhà của đội tàu container lớn nhất thế giới, phần lớn do GL giám định.

Page 8: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

DNV GL sẽ tiếp quản Class NK của Nhật với tư cách là tổ chức giám định lớn nhất thế giới, cấp các chứng nhận đủ khả năng đi biển cho khoảng 69,500 tàu tổng sức tải 353 triệu tấn.

Hãng cũng sẽ là một trong những chuyên gia đánh giá rủi ro lớn nhất thế giới trong ngành dầu khí và có chứng chỉ quản lý hệ thống thuộc Top 3.

Thiếu sức tải tàu container trên các tuyến phụ

Các hãng vận tải container có khả năng đối mặt với việc thiếu các tàu cỡ nhỏ và vừa trong tương lai dù các đơn hàng đóng tàu mới cỡ lớn tràn ngập, Clarksons cảnh báo trong báo cáo hàng tháng mới nhất của mình. Cơn sốt mua trong những năm gần đây đã lắng dịu, để lại một dư vị đắng khi sản lượng hàng vẫn yếu và số tàu ngừng hoạt động vẫn cao. Những đơn hàng mới cho các tàu nhỏ hơn đã không còn và có những quan ngại về vấn đề sức tải thu hẹp sẽ là chậm lại sự phát triển thương mại tại một số nơi trên thế giới, trừ khi các đơn hàng được phục hồi.

Clarksons cho biết ít tàu sức tải 3,000 TEU hay nhỏ hơn được đóng từ năm 2009 và hoạt động đóng các tàu cỡ vừa từ 7,999 TEU cũng trầm lắng do các đơn hàng bị hạn chế vì tình hình tài chính

Số tàu dừng hoạt động toàn cầu 2012 chiếm 5% với 297 tàu, tổng sức tải 809,000 TEU

5% số tàu container toàn cầu đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2012, chiếm 297 tàu với tổng sức tải 809,000 TEU, theo Alphaliner.

Số tàu sức tải từ 3,000 đến 5,000 TEU ngừng hoạt động đã tăng lên tổng cộng 83 tàu, trog đó có 27 tàu thuộc kiểm soát của các hãng tàu.

Hoạt động thuê giảm, dẫn đến việc cho thuê lại tăng và ảnh hưởng đến số lượng tàu sức tải trung bình 3,000 TEU đang được loại bỏ với 33 tàu tổng cộng trong năm, trong tháng 12 đã có đến 8 tàu bị loại bỏ và dự kiến sẽ thêm nữa trong năm 2013. Việc loại bỏ tàu đã đạt mức kỷ lục trong năm 2009, theo Alphaliner.

Việc khôi phục lại các tuyến Viễn Đông – châu Âu bắt đầu vào cuối tháng 12 khi Maersk nối lại tuyến Viễn Đông – Bắc Âu AE-9. Một loạt hàng xuất khẩu trước Tết Nguyên Đán sẽ giữ mức tàu ngừng hoạt động ổn định. Nhưng với việc các hãng tàu tiếp tục kiểm soát chặt sức tải, số lượng sức tải ngừng hoạt động có thể đạt đến 1 triệu TEU trong tháng 2/2012.

Vận tải hàng hóa Việt Nam 2012

Tổng Cục thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012. Trong đó, giá trị vận tải hàng hóa cả năm ước tính đạt 940,4 triệu tấn, tăng 9,5% và 185,2 tỷ tấn.km, giảm 8,7% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 902,2 triệu tấn, tăng 10,4% và 61,3 tỷ tấn.km, tăng 1,7%; vận tải ngoài nước đạt 38,1 triệu tấn, giảm 12,4% và 123,9 tỷ tấn.km, giảm 14,8%.

Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 734,6 triệu tấn, tăng 11,5% và 38,6 tỷ tấn.km, tăng 8,7%; đường sông đạt 155,2 triệu tấn, tăng 6,8% và 15,5 tỷ tấn.km, tăng 5,7%; đường biển đạt 43,4 triệu tấn, giảm 14% và 126,6 tỷ tấn.km, giảm 16%; đường sắt đạt 7 triệu tấn, giảm 3,9% và 4 tỷ tấn.km, giảm 3,4%.

Bên cạnh đó, kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011.

NGÀNH LOGISTICS

Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (FIFFAS) cho biết trong 3 năm tới, Việt Nam cần thêm khoảng 20.000 lao động làm việc trong lĩnh vực giao nhận, kho vận (logistics) và có khoảng 30% lao động làm việc hiện nay cần được đào tạo lại. Hoạt động logistics chiếm 20% trong GDP hàng năm của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam đứng hạng thứ 53/155 nước có dịch vụ logistics tốt nhất. Tại khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam xếp thứ 5. Tuy nhiên Việt Nam là một trong 4 nước tại Đông Nam Á vẫn chưa có trường đào tạo chuyên về logistics (bên cạnh Lào, Campuchia và Myanmar).

Back

Page 9: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

FEDEX MỞ TRUNG TÂM THUÊ NGOÀI CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG TẠI ĐÔ THỊ VŨ HÁN FedEx đã nghiên cứu một số thành phố tại Trung Quốc từ năm 2005 và nhận thấy Vũ Hán là thành phố thuận lợi nhất về mặt vị trí địa lý và nhân lực với nhiều trường đại học trong thành phố. Kể từ khi mở văn phòng đầu tiên tại Vũ Hán, số lượng nhân viên của chi nhánh này đã tăng từ 200 lên hơn 900 nhân viên.

Chi nhánh Vũ Hán vốn được dùng chỉ cho thị trường nội địa, nhưng nơi này sẽ được phát triển để trở thành trung tâm thuê ngoài dịch vụ châu Á – Thái Bình Dương của FedEx. Hãng cũng sẽ thành lập một trung tâm dịch vụ khách hàng cho cả nước tại Vũ Hán, nơi lưu giữ tất cả hồ sơ của các nhân viên của hãng tại Trung Quốc và là nơi các báo cáo tài chính từ tất cả các chi nhánh tại Trung Quốc sẽ được tổng hợp.

Vũ hán là thành phố có đông sinh viên nhất, khoảng 1.2 triệu sinh viên, trong số các thành phố của Trung Quốc, thậm chí trên toàn cầu. Đây là nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistics.

DHL MỞ TRẠM TRUNG CHUYỂN ĐÀ NẴNG TRỊ GIÁ 10 TỶ ĐỒNG

DHL tăng cường mạng lưới tại Việt Nam bằng việc khai trương trung tâm khai thác mới 10 tỉ đồng tại Đà Nẵng, nâng tổng đầu tư của DHL Express vào Việt Nam đạt 300 tỷ đồng trong 6 năm qua.

Trung tâm khai thác này được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn Quy định hoạt động tiêu chuẩn toàn cầu (GSOP) và Hiệp hội bảo vệ tài sản trong quá trình vận chuyển (TAPA). Trung tâm có diện tích 650m2 tại 33 Nguyễn Du, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Đây là điểm phục vụ khu vực miền Trung của dịch vụ DHL Express, trung tâm có khả năng xử lý 250.000 lô hàng mỗi năm.

DHL hiện có 8 trung tâm khai thác khác tại Việt Nam (gồm 3 trung tâm dịch vụ hàng hóa, 3 trạm trung chuyển và 2 trung tâm khai thác).

CEVA LOGISTICS VÀ INDO TRANS THÀNH LẬP LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM

CEVA Logistics, một trong những công ty quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới đã liên doanh với đối tác lâu đời là Tập đoàn Indo Trans Logistics (ITL) tại Việt Nam. Liên doanh tại Việt Nam với tên gọi CEVA Logistics (Vietnam) Co, sẽ tăng cường sự hiện diện của CEVA tại quốc gia này. Trụ sở chính của liên doanh sẽ được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CEVA đã có mặt tại Việt Nam được 12 năm, khởi đầu với chức năng cung cấp các dịch vụ quản lý giao nhận. Với pháp nhân mới này, CEVA tin tưởng sẽ tăng cường khả năng phục vụ khách hàng mới cũng như khách hàng hiệu quả hơn. Đầu tư của CEVA vào Việt Nam mở rộng quy mô đầu tư của công ty này tại Đông Nam Á, đồng thời củng cố sự hiện diện tại trên 170 quốc gia.

Tập đoàn ILT dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực hậu cần và giao nhận kho vận ở Đông Dương.Được thành lập vào năm 1999, ILT dần phát triển trở thành một trong 500 công ty tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, và giữ vững vị trí này trong 5 năm qua.

KERRY LOGISTICS THÀNH LẬP LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM

Kerry Logistics, một nhà cung cấp dịch vụ logistics, thông qua các chi nhánh của tập đoàn và liên doanh địa phương, đã mở rộng mạng lưới tại Việt Nam bằng cách mua phần vốn cổ đông đa số tại Tín Thành Express, một công ty giao nhận, và sẽ cung cấp các giải pháp logistics tổng hợp trên khắp cả nước.

Công ty liên doanh mới, Kerry TTC Express sẽ kết hợp kinh nghiệm giao nhận toàn cầu và mạng lưới vận tải quốc tế của Kerry Logistics với tính cạnh tranh và quan hệ thương mại của TTC Express, và khách hàng tại Việt Nam hiện nay sẽ được tiếp cận đến dịch vụ thông qua một giải pháp giao nhận nhanh chóng, thuận tiện và một mạng lưới tích hợp toàn cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 4

Page 10: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

TÂN CẢNG SÀI GÒN ĐẠT DOANH THU 6.400 TỶ ĐỒNG NĂM 2012

Năm 2012, TCT Tân cảng Sài Gòn đã đạt 3,5 triệu TEUS sản lượng thông quan với doanh thu 6.400 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm trước đó, tiếp tục duy trì vị trí nhà khai thác cảng số 1 Việt Nam với 84,5% thị phần container xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh.

Năm 2013, Tân cảng Sài Gòn định hướng phát triển dựa trên 02 trụ cột là khai thác cảng biển, dịch vụ logistics; và 03 nền tảng: chất lượng dịch vụ hàng đầu; quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao; kỷ luật quân đội trong doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng.

GEMADEPT LOGISTICS- HIỆN THỰC HÓA KẾ HOẠCH

Tháng 12 và kế hoạch tháng 1, các đơn vị của GLC tiếp tục hoạt động kinh doanh cho giai đoạn cuối kế hoạch 2012 và tập trung chuẩn bị projection 2013.

Mảng kho vẫn tất bật với các lô hàng mùa Tết trong đó điển hình là hàng nước uống của Coop Mart. Bộ phận BD cũng đã và đang tham gia chào thầu dịch vụ 3PL với các khách hàng lớn như Fonterra, Massan, Big C. Diễn tiến và kết quả các cuộc thầu này dự kiến nửa cuối tháng 1 hoặc sang tháng 2.

Cập nhật một số hình ảnh về hoạt động của GLC trong tháng 12/2012

Hàng nước uống của Coop Mart trong DC 2

Back

Page 11: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

07 CÁCH CẮT GIẢM CHI PHÍ CHUỖI CUNG ỨNG

Lợi nhuận của công ty bạn có thể tăng chóng mặt nếu bạn có thể đạt được đủ mức tiết kiệm trong chi phí chuỗi cung ứng. Việc nổ lực để tăng khoảng tiết kiệm từ 2 triệu đến 10 triệu đô la Mỹ là chuyện bình thường, phụ thuộc vào độ lớn của DN.

Hãy xem xét 3 ví dụ sau:

Xi măng: vận chuyển vật liệu xây dựng đến công trường là một việc phức tạp. Thông thường, thời gian vận chuyện cần chính xác, vì nhân công và thiết bị đã được chuẩn bị sẵn vào thời gian nhất định để xử lý vật liệu.

Siêu thị: khó khăn thường xảy ra không chỉ ở thời điểm giao hàng, mà còn về tính năng của sản phẩm. Nhiều siêu thị thường chỉ đặt pallet đối với mỗi sản phẩm.

Giao hàng tận nhà: phân phối thường phức tạp và tốn kém, không chỉ vì kích cỡ đơn hàng và giá trị thường ít (và vì thế phần trăm chi phí phân phối so với doanh số cao), nhưng cũng vì khách hàng thường xuyên không có nhà. Điều này dẫn đến việc phải giao hàng nhiều lần và gây nhiều tốn kém hơn.

Sự khác biệt được đề cập ở trên cho thấy, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu khách hàng của mình để có thể thiết lập những sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ với mức chi phí tốt nhất. Nếu bạn thất bại trong việc xác định nhu cầu khách hàng một cách đúng đắn, bạn sẽ đưa ra những dịch vụ với mức giá sai. Nguy hiểm là khách hàng của bạn sẽ bỏ đi hoặc bạn sẽ bị phá sản – hoặc, cả hai.

Với một cách tiếp cận hệ thống và một sự thấu hiểu sâu về chi phí phục vụ trong đầu, chúng ta hãy xem xét 7 lĩnh vực sẽ luôn luôn cho bạn những cơ hội để cắt giảm chi phí dù DN bạn lớn hay nhỏ:

1. Dịch vụ khách hàng: Cho họ điều họ thực sự muốn, không chỉ điều bạn nghĩ họ muốn

Đây là một ứng dụng rõ ràng của các nguyên tắc marketing: cung cấp cho khách hàng những thứ họ cần và tránh tăng chi phí cho những thứ họ không thấy có giá trị. Đây là một số ví dụ:

Ví dụ 1: Một DN tiến hành chính sách giao hàng trong 1 ngày cho tất cả khách hàng của mình – dù mỗi khách hàng có cần điều đó hay không. DN hiện đang lãng phí cho nhà vận chuyển tốc hành bởi việc “phục vụ quá mức” một số khách hàng của mình.

Ví dụ 2: “Vào ngày thứ 2 chúng tôi giao hàng phía Bắc, thứ 3 chúng tôi giao đến phía Tây, thứ tư phía Đông, thứ năm phía Nam và thứ sáu chúng tôi sẽ dành cho những đơn hàng khẩn cấp. Đơn vị phân phối nào tuân thủ nguyên tắc này hoàn toàn không có bất cứ chính sách hoặc nguyên tắc nào cả, và nó đã làm mất sự hài lòng của khách hàng chỉ vì muốn giao hàng thuận tiện.

Ví dụ 3: Để giảm số khách hàng gọi điện đến để phàn nàn, một nhà phân phối đã giao hàng miễn phí cho họ. Khoảng doanh thu mất đi cho việc này khoảng 500,000 đôla Mỹ/năm. Cả nhà phân phối và những người khách hàng của họ sẽ tốt hơn nếu nhà phân phối có thể loại bỏ những phàn nàn bằng cách bảo đảm những vấn đề tương tự sẽ không xảy ra lần nữa.

2. Chiến lƣợc chuỗi cung ứng: Mục tiêu nên định hướng chiến lược và chiến lược nên định hướng thực hành - chứ không phải ngược lại.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu công ty của mình đã tiếp cận sai cách, thì hãy hỏi bản thân nếu như bạn có gặp phải những vấn đề sau:

- Bạn hoàn toàn không có văn bản nào về chiến lược chuỗi cung ứng hoặc chiến lược không được truyền thông rộng rãi.

- Nếu DN bạn nghĩ về “chuỗi cung ứng” chỉ liên quan đến 1 hoặc 2 phòng ban (ví dụ như mua hàng hoặc sản xuất) thay vì liên quan đến toàn DN (bao gồm giao nhận, marketing, bán hàng, nghiên cứu và phát triển, ...)

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 5

Page 12: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

- Có sự liên quan lẫn nhau giữa sự bất mãn của khách hàng trong và ngoài DN tới chi phí và dịch vụ

- Nhiều dự án chuỗi cung ứng được quản lý theo mô hình rất rời rạc

Một chiến lược chuỗi cung ứng là một sinh vật sống. Nó cần được thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và nhu cầu khách hàng, và nó cần phải linh hoạt để định hướng những quyết định chiến thuật tối ưu nhất. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến lược chuỗi cung ứng cũng cần phải rõ ràng và chi tiết. Khi chiến lược đã được xác định rõ ràng và các chiến thuật cũng như kế hoạch hoạt động phù hợp với những điều đó, bạn sẽ tránh khỏi việc hao tốn chi phí vào những hoạt động không đóng góp cho mục tiêu của mình.

3. Hoạch định kế hoạch sản xuất và bán hàng (S&OP): Hãy xây dựng quy trình đúng trước rồi xác định hệ thống sau.

S&OP là quy trình chia sẻ thông tin và mang nhân sự gần nhau hơn trong một kế hoạch rõ ràng được thiết lập giữa các phòng chức năng. Nhân viên thường nhầm S&OP với những công cụ phức tạp và đắt tiền, nhưng quy trình phải được thiết lập trước, chứ không phải hệ thống. Nếu bạn chưa nghĩ về quy trình của mình thông suốt thì ngay cả những phần mềm đắt tiền nhất thế giới cũng không hiệu quả.

S&OP là một khái niệm rõ ràng nhưng không phải đơn giản để thực hiện. Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể gặp vấn đề với quy trình S&OP của mình bao gồm:

- Mức độ hàng tồn kho quá hạn cao - Kế hoạch cung cầu và kế hoạch sản xuất thường xuyên thay đổi - Số lượng SKUs liên tục tăng - Mức độ chính xác của dự báo thấp - hoặc không thể đưa ra dự báo

4. Thiết kế hệ thống chuỗi cung ứng: Giữ chi phí thấp và mức độ tin cậy cao bằng cách thiết kế hệ thống để giảm việc di chuyển sản phẩm.

Hãy nghĩ về hình dáng của chuỗi cung ứng của mình bằng cách hình dung chuỗi cung ứng với 2 đầu: nhà cung cấp và khách hàng. Khách hàng và dịch vụ bạn cung cấp cho họ ở 1 đầu và địa điểm của nhà cung cấp ở đầu kia để hình dung bạn nên xây kho để phục vụ cho khách hàng của mình. Hệ thống càng không chắc chắn - ví dụ, vì nhà cung cấp ở xa - càng nhiều hàng càng phải được lưu kho để đảm bảo việc cung cấp được liên tục.

Phương pháp để đạt được thiết kế tối ưu giúp giảm số lần xử lý hàng hóa trong khi vẫn đảm bảo mức độ dịch vụ đã cam kết có thể được tóm tắt như sau:

1.Thiết lập những gói dịch vụ khách hàng (nút thắt đầu tiên)

- Vị trí khách hàng và thời gian cần thiết

- Mức đòi hỏi dịch vụ

2. Thiết lập điểm cung cấp/ thời gian cần thiết (nút thắt cuối cùng)

3. Xác định khả năng của hệ thống hiện tại

- Chi phí vật dụng

- Chi phí tồn kho

- Chi phí vận chuyển (đến và đi)

- Mức độ dịch vụ

4. Kiểm tra và xem xét các lựa chọn cho hệ thống có chi phí thấp nhất.

5. Xem xét việc thay đổi hệ thống, nếu lợi ích mang lại đủ lớn

Để có thể xem xét lại hệ thống chuỗi cung ứng đòi hỏi phần mềm mô phỏng hệ thống và những phân tích cẩn thận. Công cụ phân tích phù hợp sẽ giúp bạn xem xét nhiều lựa chọn về chi phí và dịch vụ

Page 13: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

hơn để đảm bảo hệ thống tối ưu và nhưng thay đổi về nhu cầu, chi phí nguyên vật liệu, hoặc thay đổi về gói dịch vụ khách hàng đã được xem xét trong quá trình tính toán.

5. Thuê ngoài gia công: Có 2 phần chính thường được thuê ngoài là nhà kho và vận chuyển. Một lý do cơ bản cho điều này là người quản lý tin rằng DN sẽ tiết kiệm được chi phí bằng cách thuê ngoài. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì DN chỉ tiết kiệm được chi phí khi nhà cung cấp dịch vụ có kỹ năng và kinh nghiệm nhiều hơn. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, một số lý do khác như:

- Dịch vụ được thuê ngoài không phải là hoạt động chính và chi phối sự tập trung của toàn DN với hoạt động cốt lõi của mình.

- Việc kinh doanh đang mở rộng nhanh chóng và việc thuê ngoài là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng để tiếp cận được nhiều không gian, công nghệ và những nguồn lực khác.

- Việc kinh doanh đòi hỏi mức độ linh hoạt lớn trong nguồn lực và cấu trúc chi phí. - Việc kinh doanh cần tiếp cận những kỹ năng chuyên môn, trang thiết bị hoặc công nghệ mà

không muốn phải đầu tư những tài sản này.

6. Tối ƣu hóa tài sản: Đạt được năng suất cao hơn với số tài sản ít hơn.

Nguyên tắc cơ bản, càng nhiều tài sản được dùng trong chu kỳ 24 tiếng càng tốt. Tài sản không được sử dụng tối ưu, như đội xe, nhà xưởng, hoặc tồn kho nghĩa là lợi nhuận trên đầu tư kém và đầu tư không hiệu quả.

7. Đo lƣờng hiệu quả hoạt động: Số liệu là quan trọng để quản lý và cải tiến chúng.

Điều thật sự quan trọng tới việc kinh doanh chính là mục tiêu tối ưu của chuỗi cung ứng. DN có thể đưa ra những mục tiêu thực tế cho việc cải tiến. Sau đó, bạn có thể chọn những thước đo KPIs phù hợp giúp đo lường hoạt động so với mục tiêu đề ra. Đồng thời, DN có thể kết hợp điều đó vào văn hóa DN, để giúp DN hoàn thành mục tiêu của mình.

Những tổ chức khác nhau có thể có những KPIs khác nhau. Những KPIs tốt cho DN này chưa chắc có ích cho DN khác, vì thế không nên áp dụng toàn bộ những KPIs được sử dụng của DN khác. Hãy trải qua giao đoạn thiết lập mục tiêu của riêng mình và sau đó xác định những KPIs giúp DN đo lường được những hoạt động cần thiết.

Bạn sẽ biết được mình có những KPIs tốt cho chuỗi cung ứng khi:

- KPIs được nhìn nhận là cần thiết và phù hợp trong cả DN - KPIs được theo dõi và hiểu giống nhau giữa các phòng ban - KPIs được sử dụng để khuyến khích việc cải tiến hoạt động - Và cuối cùng, hoạt động của chuỗi cung ứng được cải tiến

Hoạt động chuỗi cung ứng được cải tiến nghĩa là DN có được lợi nhuận trên đầu tư nhiều hơn. Điều này cũng đạt được khi DN đảm bảo hoạt động như trước đây nhưng với mức chi phí thấp hơn.

Không phải trong DN, tất cả đều gặp vấn đề cần “sửa”. Tuy nhiên, hầu hết tất cả DN đều cần đầu tư thời gian vào tối thiểu 2 hoặc 3 yếu tố. Bất kể DN tập trung vào yếu tố nào, hầu hết các nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả vẫn áp dụng được: thấu hiểu nhu cầu khách hàng, xác định đúng mục tiêu và chiến lược của DN, tiến hành dựa trên chiến lược và đo lường kết quả để DN có thể liên tục cải tiến toàn bộ quy trình.

Back

Page 14: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI BÌNH DƢƠNG

Năm 2012: Bình Dƣơng thu hút trên 2,6 tỷ USD vốn FDI

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12,5% (kế hoạch 13,5%). Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ trọng tương ứng là 62% - 34,2% - 3,8%. GDP bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng (kế hoạch 43 triệu đồng).

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khó khăn từng bước được tháo gỡ, chỉ số hàng tồn kho giảm dần (tháng 6/2012 là 21,4%, nhưng đến tháng 11/2012 giảm còn 7,1%). Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 140.660 tỷ đồng, tăng 14,2%; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15%, chiếm 69,5%; khu vực kinh tế trong nước tăng 12,5%, chiếm 30,5%.

Các ngành sản xuất chủ yếu có giá trị sản xuất tăng khá như: chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, hàng dệt, may, da và các sản phẩm có liên quan, chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, giấy, hóa chất, sản phẩm cao su, điện tử,…

Lĩnh vực thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, sức mua trên thị trường ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 75.145 tỷ đồng, tăng 29,7%. Tiếp tục thực hiện bình ổn các mặt hàng thiết yếu theo hướng tăng số mặt hàng bình ổn, số điểm bán và tăng thời gian bán hàng lưu động tại vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp. Tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn…đã góp phần khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng khác đều đạt kết quả tích cực như: kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, ước đạt 12,129 tỷ USD, hiện toàn tỉnh có 1.725 DN tham gia xuất khẩu hàng hóa vào 193 quốc gia và vùng lãnh thổ; tổng thu ngân sách đạt 24.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 44.920 tỷ đồng, tăng 24,8%, chiếm 58,1% GDP; tạo việc làm cho 45.100 lao động,…

Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2012 là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2012, tỉnh đã thu hút được 2,609 tỷ USD, trong đó có 105 dự án cấp mới (đạt 1,578 tỷ USD) và 114 dự án tăng vốn (đạt 1,031 tỷ USD). Đến nay, toàn tỉnh có 2.117 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 17,327 tỷ USD. Đầu tư trong nước thu hút được 11.331 tỷ đồng, trong đó đăng ký mới là 1.437 doanh nghiệp và 456 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn đầu tư, hiện trên địa bàn tỉnh có 13.386 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn 102.771 tỷ đồng.

Năm 2013, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của DN, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì được tăng trưởng kinh tế như năm 2012. Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng mà tỉnh phấn đấu đạt được là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,5% so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2013: công nghiệp 61,5% - dịch vụ 35% - nông nghiệp 3,5%; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17%, nông nghiệp tăng 4,2% và dịch vụ tăng 20,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 30%. Thu ngân sách đạt 29.000 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng 20%. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 50,8 triệu đồng.

Thực trạng phát triển ngành Logistics Bình Dƣơng

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo các dịch vụ logistics ở Bình Dương tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 2007- 2011, tăng mạnh nhất là dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ với mức tăng bình quân 46%/năm. Riêng năm 2011, khối lượng vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 72,6 triệu tấn, chiếm 98,7% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã vận tải, 45 đầu kéo container.

Các dịch vụ cảng đường sông và bến thủy nội địa cũng rất phát triển, phục vụ tốt cho việc bốc dỡ hàng hóa, lưu kho và thông quan nội địa. Hiện Bình Dương có 3 cảng đường sông, gồm: Cảng Bà

XU HƢỚNG LOGISTICS 6

Page 15: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Lụa, nằm trên sông Sài Gòn; Cảng Bình Dương (phường Bình Thắng, TX.Dĩ An), nằm bên sông Đồng Nai; Cảng Thạnh Phước (xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên) và 64 bến thủy nội địa. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, dài 8,6km, nằm trên địa bàn TX.Dĩ An có 2 nhà ga, gồm: ga Sóng Thần và ga Dĩ An, hàng năm vận chuyển và xếp dỡ hơn 1 triệu tấn hàng hóa.

Hiện Bình Dương có 2 dịch vụ ICD (cảng cạn) là ICD Sóng Thần 2 và ICD TBS - Tân Vạn. Đây là những dịch vụ ICD có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, cung cấp 4 dịch vụ logistics, bao gồm: xếp dỡ, bảo quản container, dịch vụ kho bãi, vận chuyển bằng container và dịch vụ hải quan. Toàn tỉnh cũng có 10 kho hàng hóa lớn ở các KCN và nhiều kho nhỏ lẻ bảo đảm các dịch vụ thu gom, chuyển hàng hóa đến kho hàng, sau đó chuyển phát hàng theo yêu cầu. Về dịch vụ hải quan, Bình Dương có 2 dịch vụ là kho ngoại quan và đại lý hải quan. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 17 kho ngoại quan tại các KCN và 17 DN làm đại lý thủ tục hải quan.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 168 DN đang kinh doanh loại hình dịch vụ logistics. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ vận tải, cho thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa, đại lý hải quan… Chủ yếu là DN vừa và nhỏ, chưa có đủ năng lực về vật chất, quản lý và điều hành toàn bộ chuỗi logistics. Bên cạnh các khó khăn chung, ngành logistics còn thêm khó khăn do hành lang pháp lý dày đặc, như: Luật Thương mại 2005, Nghị định 140/NĐCP, các bộ luật liên quan như Luật Đường sắt, Đường bộ, Đường thủy nội địa.

Giải pháp đón đầu, cạnh tranh

Trong thời gian qua, do chưa mở cửa hoàn toàn nên DN FDI chỉ được thành lập công ty liên doanh nên mức độ cạnh trạnh chưa cao, nhưng theo cam kết gia nhập WTO, đến năm 2014 lĩnh vực kinh doanh logistics sẽ mở cửa hoàn toàn. Theo đó, các DN FDI đầu tư vào lĩnh vực này sẽ được thành lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, ngành logictisc Việt Nam chỉ còn thời gian 1 năm để đầu tư chiếm ưu thế. Để “chạy nước rút”, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu thúc đẩy các loại hình dịch vụ logistics trên địa bàn phát triển, trong đó:

- Đẩy mạnh đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics theo hướng hiện đại; bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển SXKD của các DN trong và ngoài nước theo lộ trình WTO.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ logistics, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành.

UBND tỉnh cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành này. Theo đó

- Về quản lý nhà nƣớc, tỉnh khuyến khích và hỗ trợ các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án đầu tư dịch vụ logistics tại các khu cụm CN, cảng sông, các dự án đầu tư dịch vụ logistics “trọn gói” như kinh doanh kho bãi, vận chuyển hàng hóa, đại lý hải quan, kho ngoại quan, dịch vụ tư vấn, đóng gói bao bì… đạt chất lượng và hiệu quả. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng đường bộ và khai thông nạo vét đường thủy. UBND các huyện, thị, thành phố, các ngành chức năng hỗ trợ các DN trong ngành logistics nhiều hơn. UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực cảng sông, như: Hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính, giấy phép đầu tư, xây dựng, miễn hoặc giảm các loại thuế từ 1 đến 3 năm khi mới đi vào hoạt động, mở cửa thị trường đối với loại hình dịch vụ logistics trọn gói kể từ năm 2014.

- Về phía DN: hoàn thiện các hệ thống kho bãi, cảng đường sông, trang bị thiết bị bốc dỡ, vận chuyển container hiện đại, đầu tư phát triển các dịch vụ vận chuyển đường bộ và đường thủy theo quy hoạch; cung cấp các dịch vụ trọn gói chất lượng cao, quy mô lớn, nhằm tăng tính cạnh tranh và đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày càng hiệu quả, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho cuộc hội nhập hoàn toàn vào năm 2014, thực hiện lộ trình cam kết với WTO.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên tiến độ đầu tư trong ngành logistics Bình Dương đang chậm lại. Để tự “cứu” mình, các DN logistics ở Bình Dương cần nhanh chóng “chạy đua” với thời gian, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hội nhập và cạnh tranh.

Back

Page 16: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

COFFEE TALK QUÝ 1- 2013

Thời gian: tối thứ 5, tuần thứ 2 mỗi tháng, lúc 17h30-19h30

Đơn vị tổ chức: VSCI

HỘI NGHỊ THƢỢNG ĐỈNH MỞ RỘNG CẢNG ĐÔNG NAM Á

Địa điểm: TP. HCM

Thời gian: từ ngày 21 đến 22 tháng 02 năm 2013.

Nội dung: Sự kiện này sẽ tạo cơ hội lớn để nhận được thông tin từ các đại diện chính phủ, đại diện cảng và hãng tàu container, người chuyên chở hàng hóa, công ty vận tải, cảng biển. Nhà điều hành cảng, thiết bị cảng và nhà cung cấp dịch vụ …cũng cập nhật xu hướng trong lĩnh vực cảng toàn cầu – cung cấp các cơ sở xếp hàng bền vững, hiện đại và ngày càng phát triển.

Đầu tư vào các cảng tại các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á sẽ tăng tốc trong vài năm tới. Khu vực Đông Nam Á có kinh nghiệm lịch sử đáng ghi nhận về tư nhân hóa trong lĩnh vực cảng và hàng hải, từ sự phát triển mới đây của Singapore và Malaysia cũng đã tư nhân hóa thành công, cho đến những thành công trong cải cách của Indonesia và Việt Nam.

HỘI CHỢ TRIỂN INMEX VIETNAM 2013

Triển lãm Hàng hải Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam trở lại ấn tƣợng với lần tổ chức thứ 4

Nối tiếp thành công vang dội vào năm 2011, INMEX Vietnam (trước đây gọi là Maritime Vietnam) - sự kiện hàng hải quốc tế hàng đầu tại Việt Nam - sẽ trở lại ấn tượng với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong ngành.

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Tân Bình (TBECC), TP. HCM

Thời gian: từ ngày 5 đến 7 tháng 3 năm 2013.

Ban tổ chức: Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt Nam (VINEXAD)

Triển lãm Hàng hải Quốc tế lần thứ 4 năm 2013 ước tính thu hút khoảng hơn 200 đơn vị tham dự đến từ 16 quốc gia bao gồm Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Sĩ, Ba Lan, Úc và các quốc gia khác.

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM KỸ THUẬT TÀU THUYỂN TẠI HONGKONG

Địa điểm: Trung Tâm Hội Nghị Triển Lãm HKCEC, HongKong

Thời gian: 12-14/03/2013.

Ngành nghề:

- Nhà sản xuất thiết bị cảng Hải quan

- Điều hành cảng chuyên dụng

- Nhà cung ứng dịch vụ logistic

- Nhà cung ứng phần mềm

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 7

Page 17: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · phương tiện, bảng phí cụ thể được quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC. Theo đó mức phí đối với Theo đó

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

- Tài chính, pháp luật & lập kế hoạch Vận chuyển bằng tàu thuyền và kỹ thuật cảng chuyên dụng

Ban tổ chức: TOC Events Worldwide

Số lƣợng nhà triển lãm: 250 công ty từ 30 quốc gia

Số lƣợng du khách: 7,977+

Không gian triển lãm: 6,835 m 2

Liên hệ tại Việt Nam: Phòng Hội chợ và hội thảo quốc tế (MICE)- công ty TNHH TM & DV Nhị Gia

Back

"A goal without a plan is just a wish.”

Antoine de Saint-Exupery (1900 - 1944)