Top Banner
VnDoc - Ti tài liu, vănbn pháp lut, biumu min phí BÀI VITS2LP 10 ĐỀ 1 Đề bài: Em hãy kli1knim sâu sc nhtvgia đình, bn bè, người thân, thy cô. Dàn bài: Gi ý: Đặt ra giđịnh: người thân đi xa (đi công tác? chuyn chtinơi khác? Đã mt?) Người thân: ngưòi có knimgăn bó sâu nng quen thuc và thân thiếtHình thck: Mt gicmơ, trong gicmơ gpli ai? Quan hnhư thế nào vi mình? Người đó hin đang đâu? làm gì? Khi gpli: hình dáng? cch? nét mt? động tác? li nóira sao? (Tngười và hành động) Kết thúc buigăpgnhư thế nào? Dàn ý 1. Mbài: a) Em đi vào gicmơ như thế nào? Lúc đó tâm trng em như thế nào? b) Em gpli người thân là ai? Quan hvi em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế?Cm xúc ca em khi gpli người thân? 2. Thân bài: a) Gii thiu chung vngười thân: Người thân bây giờở đâu? Làm gì? Tình hung nào em gpli người thân? b) Khi gpli quan sát thy người thân như thế nào? Dinmo? Hình dáng? Y phc? Cch? Nét mt? Động tác? Li nói(Chyếutngười và hành động) c) Người thân có nhng nét gì khác so vi lúc trước khi xa không? (So sánh thình dáng bên ngoài vi tính cách bên trong trước đó và bây gi?) Nhn xét và suy nghĩ ca em. d) Nhvà kli nhng knimgn bó vi người thân. e) Em và người thân đã trò chuyn như thế nào? Nói vi nhau nhng gì? (Kli sinh động và lng vào cm xúc)
17

BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

Aug 31, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1

Đề bài: Em hãy kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân,thầy cô.Dàn bài:Gợi ý:

Đặt ra giả định: người thân đi xa (đi công tác? chuyển chổ tới nơi khác?Đã mất?)

Người thân: ngưòi có kỉ niệm găn bó sâu nặng quen thuộc và thânthiết…Hình thức kể:

Một giấc mơ, trong giấc mơ gặp lại ai? Quan hệ như thế nào với mình?Người đó hiện đang ở đâu? làm gì? Khi gặp lại: hình dáng? cử chỉ? nét mặt?động tác? lời nói…ra sao? (Tả người và hành động)

Kết thúc buổi găp gỡ như thế nào?Dàn ý1. Mở bài:

a) Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?b) Em gặp lại người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào? Cách xa

bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại ngườithân?2. Thân bài:

a) Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì?Tình huống nào em gặp lại người thân?

b) Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hìnhdáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói… (Chủ yếu tả người vàhành động)

c) Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (Sosánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?)Nhận xét và suy nghĩ của em.

d) Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.e) Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì?

(Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)

Page 2: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

f) Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?g) Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc lâu

lắng?3. Kết bài:

a) Giấc mơ tan biến_trở về hiện thực_ấn tượng sâu sắc nhất của em vàngười thân là gì?

b) Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?c) Em có cảm nghỉ gì? Sẽ làm gì để người thân vui long?

Gợi ý bổ sung:Có thể người thân đã qua đời: (ông, bà, cô….)+ Nhắc nhở em: sống tốt, phấn đấu có tương lại sáng lạng hơn.+ Là anh (hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi… or tai nạn…) nhắc nhở em

biết suy nghĩ chính chắn để có hành động đúng để người thân vui lòng ở cõihư không.Bài làm về ông:

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ướcbấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớkhoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.

Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôinằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả khônggian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiềntừ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặtphúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫnthế:dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồibên ông, tay nắm bàn tay của ông, tận hưởng niềm vui được nâng niu nhưthuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ôngở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không… Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưngchẳng biết bắt đầu từ đâu cả.

Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm trasách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩuthả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chămchỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông cònbảo những khát vọng mà ông làm dang dở, cháu hãy giúp ông biến nó thànhhiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốnlàm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…

Page 3: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháuvừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đemcả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiunâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp nhưđang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như nhữngđốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầmcành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũngđang chuẩn bị đón xuân về!

Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mớisắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫnđang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơthôi...

Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôinuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhấtlà tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thựchiện những ước mơ của chính mình.Bài làm về ông (tiếp):

Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng câyven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vịngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cànhchu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệmvề ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiếntôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôihường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàntay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhauthành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộcđời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông,gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả.Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừalừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làmông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây,nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựacây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn cây, ông dạy tôi cách lắngnghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên nhữngbản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữatừ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da,

Page 4: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giâyphút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng củađời người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc lá vàng baybay, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn contrên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phảituân theo quy luật của tự nhiên. Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanhgóp cái tươi non cho đời, rồi lại trở thành lá vàng. Con người cũng thế, hãysống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá,chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn buồn, cảnh vật dườngnhư cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc vàng mật ngọt,chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.

Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốntôi đi, khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọithứ sang trọng, tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình củathôn quê. Tôi quên ông như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng… Chiều chiều,khi những cánh chim bay về tổ ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yênnơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa trệu trạo vào cái rau, con cá cho quabữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài nén hương “Bà trên trời cólinh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn chóng lớn”. Đắpchiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn gió lùaqua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này,mùa đông cũng dài hơn.

Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấytiền đi làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của mẹ chúng mày, khôngđược bán” Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dầndần quên đi.

Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt Tôi đến thămông, nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vẫn xàoxạc như nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườnthiếu bàn tay ông chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đờingười sắp tàn.

Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưatang ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối,ông nghĩ đến hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởitrong trẻo của tôi, nụ cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng thấy hụt hẫng quá, từtrước đến giớ, dường như tôi đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giờ,khi ông ra đi, tôi mới thấy mất mát vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nướcmắt tôi cứ tự trò ra từ lúc nào không hay. Nhưng, chạy ra vườn, những đám

Page 5: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim, lá cây… vẫn hiền hòa nhưthưở bé, tất cả như bao dung tha thứu. Và đâu đó, trên vòm cây cao kia,dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bấtchợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn cònnguyên vẹn ùa về.

Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm,như một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lồng lộng. Biết đâu, ở trên caokia, ông vẫn đang dõi theo tôi, mỉm cười.Bài làm về thầy giáo:

Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanhsẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở,cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời họcsinh là chút kỷ niệm về thầy.

Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoàicửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giàygõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổigiáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viênmới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của họctrò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ,buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."

- Nghiêm!Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện.

Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiásau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới?!!. Ô, nhưng saomà... giống học trò quá đỗi!!! Thầy giám thị cười khá tươi:

- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1thay cho cô N...

Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu.Thầy T mĩm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai máthầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóngmũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đếnhai phần ba lớp, dành cho!

Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò".- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1

có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểmnhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô

Page 6: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vàolớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnhrồi... run" thấy rõ.

Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoahọc tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vuivẻ đòi... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫnkhông làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổđiểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàntay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạxuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:

- Trần Thị L.N.Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó

hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp"oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nênrất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉkhoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũinhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếngngười, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi"mời" em N về chổ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắtđầu cũng rất nhanh chóng...

Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biếnthành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cảthầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.

Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toánhình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hìnhvẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học (?!), lúclại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... NinhHòa?!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạchen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy?!! Học trò đâu chịu tin! Học tròđòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với sốlượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏdễ thương) lên giúp thầy... dựng mô hình (?). Trời đất! Năm bảy mái tóc thề,hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bànthầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàngmột, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động"tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậymà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạotrong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉsố IQ thuộc vào loại thông minh?

Page 7: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giậnhét to như... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học tròthơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bấtchợt dịu xuống như... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệpước hoà bình":

- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ

quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tìnhvờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một consóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi... Thầy dạy chưa hay,giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, màmặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷniệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳnnhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tìnhngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bêndãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái"mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạlẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vôtư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài củamẹ cha chúng bên ngoài xã hội...

Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhấttrường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy -Thầy T, thầy Toán lớp em.

Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấychứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷniệm, hình thành từ những mãnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trongsuốt khoảng đời còn làm…” Cái thứ ba… danh tiếng…”Bài làm về thầy giáo (tiếp)

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt nămnăm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay:“Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Vàvới em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc nămem còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứaduy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từngnét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhấtquyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàngthẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà

Page 8: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến chothầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiếthọc căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại.Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuốigiờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầyngồi dậy, xoa đầu em:

- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.Rồi thầy quay xuống lớp nói to:- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong

lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đếnsáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi tronglớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãiđến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mớinói với thầy:

- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:- Thăng em, em có chuyện gì thế?Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn

thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:- Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?Em bật khóc:- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do

em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của… bàn taytrái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉmột lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt củaem bảo:

- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳngcó một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như emhay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lầnsau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầmhứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không

Page 9: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

phụ lòng thầy.Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi

qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầyđáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.Bài làm về thầy giáo (tiếp):

Trong đời mỗi người, ai ai cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa.Đó là gia đình, cha mẹ. Tuy nhiên những ai đã bước qua tuổi học trò “nhấtquỷ nhì ma” với những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ: là sân trường, hàng ghếđá, bục giảng … thầy cô và bè bạn. Nơi ấy có một điểm tựa thật bình yên,nơi ấy những con thuyền đã cập bến rồi đi. Nhưng thầy cô – những người láiđò vẫn miệt mài theo năm tháng, trở đầy tình thương và tri thức cho cuộcđời.

Đúng vậy, tôi đã đi trên rất nhiều con thuyền để đến bến đỗ cuối cùng.Và tôi cũng đã được đi trên con thuyền trở đầy tình iêu và học vấn của thầyTuấn – thầy giáo dạy văn của tôi.

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên thầy bước vào lớp tôi. Cả lớp đangngồi im lặng học bài thì Hoàng reo ầm lên:

- Các bạn ơi, lớp mình có thành viên mới này!Cả lớp ngước lên ồ ồ như chợ vỡ. Tôi mạnh dạn đứng lên kéo “bạn mới”

vào ngồi chỗ trống bên cạnh tôi. Cả lớp xúm lại hỏi han ầm ĩ. “Bạn mới” bắtđầu giới thiệu về bạn thân mình. Cho đến khi giới thiệu đến tuổi và nghềnghiệp thì cả lớp tôi ú ớ, mặt đứa nào đứa nấy ngơ ngác như nai. Thầy rờichỗ bước lên bục giảng:

- Thầy là thầy Tuấn. Từ hôm nay thầy sẽ là thầy giáo dạy văn của lớpnày.

Thầy khẽ cười một cái. Tôi ngỡ ngàng bởi vẻ ngoài khá trẻ con của thầy.Thầy là thầy giáo mới chăng? Trường tôi đâu có thầy giáo trẻ thế này. Tiếthọc hôm ấy, thầy chưa dạy bài cho bọn tôi mà nói về những quy định tronghọc tập của thầy. Tôi nhớ, mấy đứa trong nhóm “Ngũ quỷ” của tôi hồi ấy rấtbướng và nghịh ngợm. Vì thấy thầy trẻ con nên bọn tôi nghĩ cách chọc thầy.Tiết học sau của thầy Tuấn, tôi và đám bạn kiếm vỏ chuối rải đầy bục giảngchọc tức thầy. Vừa bước vào lớp thấy cảnh tượng ấy, đôi mắt thầy mở to,trán nhăn lại. Thầy quay lại nhìn chúng tôi. Bọn tôi vui sướng khi thấy vẻmặt của thầy, tôi biết chắc là thầy sẽ mắng. Nhưng vui lắm đây khi thầymắng mà vẫn cứ tức giận vì không biết rõ ai làm trò này. Nhưng không,chẳng có tiếng quát mắng nào cả. Thầy từ từ tránh những vỏ chuối rồi đixuống cuối lớp. Tôi sững người, thầy cầm cây chổi bước lên bục giảng quétdọn hết những thứ rác rưởi ô uế kia đi. Rồi thầy bắt đầu bài giảng một cách

Page 10: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

say sưa.Càng thấy như vậy, bọn tôi càng muốn bày trò chọc phá để thầy phải

chuyển lớp. Hôm thì đổ đầy nước lên ghế thầy ngồi, hôm nháy máy thầytrong giờ học, hôm lại ném máy bay giấy khi thầy quay đi,… Không biết hồiđó bọn tôi đã dùng bao nhiêu trò để chọc thầy nhưng thầy luôn xử lí bằngnhững cách điềm đạm nhấT Tôi đã nhầm, thầy không trẻ con mà chính bọntôi mới là những đứa con níT Thầy chững chạc và hiểu mọi chân lí. Baonhiêu thầy cô giáo đã từng dạy lớp tôi đều không thể chịu đựng được nhữngtrò chọc phá ma quái của nhóm “Ngũ quỷ” nên đều xin chuyển lớp. Bọn tôiđã bị thầy “hạ gục”.

Nhóm tôi đành dừng những trò trêu đùa lại. Tôi đã thử chú tâm nghethầy giảng một lần. Tôi bất ngờ quá! Thầy giảng bài thật hay, giọng thầytrầm và ấm lạ thường. Khuôn mặt “trẻ con” của thầy đã nghiêm nghị hẳn lên.Giờ tôi mới để ý thấy. Tự dưng tôi thấy tội thầy quá. Bất ngờ, cuối buổi họcthầy gọi tôi lên. Thầy nhìn tôi trìu mến:

- Em à, cuộc đời con người là bản nhạc lúc thăng lúc trầm. Không có bảnnhạc nào là chỉ có những nốt thăng đẹp đẽ, phải có những khoảng lặng sâulắn thỳ ta mới cảm nhận đựợc cuộc sống này ý nghĩa.

Tôi nhớ mãi câu nói này của thầy và nhớ cả khuôn mặt xấu hổ của tôi lúcđấy nữa. Tôi thấy trách bản thân mình quá.

Từ hôm đó trở đi, tôi rời nhóm “Ngũ quỷ”. Lớp cũng đi vào trật tự hơn.Thầy đã làm nên lịch sử của trường tôi. Thầy nhẹ nhàng, không quá khắt khemà khiến cho lớp tôi thay đổi. Còn những thầy cô hết sức nghiêm khắc lạiđành vắt tay xin hàng.

- Cả lớp ơi, thầy Tuấn sắp phải đi rồi.Tiếng trống vang lên làm tôi điếng người. Mới có ba tháng thôi, thầy mới

ở bên bọn tôi ba tháng thôi mà. Thầy bước vào lớp, gương mặt thoáng buồn:- Thầy xin lỗi vì thầy không thể ở bên các em thật lâu. Thầy cảm ơn vì

khi dạy các em thầy đã nhận được những món quà thật tuyệt vời.- Em xin lỗi thầy! – Tôi đứng lên rồi bật khóc ngon lành như một đứa trẻ

lạc mẹ.- Thầy sẽ quay trở lại và thầy mong chờ một em trưởng thành hơn.Thầy khẽ mỉm cười bước đy để lại sau lưng những gương mặt buồn rầu,

đôi mắt đỏ hoe. Lớp tôi ngồi lặng suốt tiết ấy.Đúng, thầy đã nói không sai. Cuộc đời như bản nhạc, không có những

khoảng lặng thì sao thấy được ý nghĩa của nó. Tôi sẽ chờ ngày thầy quay lại

Page 11: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- để thấy một tôi mới trưởng thành hơn.Bài làm kể về thầy giáo (tiếp)

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầycô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phaimờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạytôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôilại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầymuốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bàithích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học tròyêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắphàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồinghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứanào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúngvẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là độnglực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờthầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đìnhcó truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trườngđại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn họcgiỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưngnăm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳngSư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người chacủa thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầyrất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵếttâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người.

Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không mộtsự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thânchâm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phảicứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng khôngđược trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong banăm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăntrong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấpkhó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sựlựa chọn của thầy không sai.

...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bụcgiảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt quamột mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉlà thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí.

Page 12: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trongmắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờhọc nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hàihước.

Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻthơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứngtrên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà làmột nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượngnhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đangbuồn bã cũng thấy vui lây. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cảlớp nhốn nháo hẳn lên.

Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúcđộng lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầynấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả.Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờthật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáodạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế- thầy còn là một người bạn lớn.Bài làm kể về cô giáo:“Ăn quả nhớ kẻ trồng câyCó danh có vọng nhớ thầy khi xưa”Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý,

kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lạicho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủnhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hươngthơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng khôngkém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luônnhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắtcương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ranhững mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Côcòn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói củacô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiếncho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách côhiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày,cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rấtnghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềmđam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn

Page 13: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thubài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thíchcủa cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án,cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!”Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nétmặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên.Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưngcô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì khônghay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôiđã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôiđã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồinhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm,thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo làngười lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau nàykhi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lờichúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”Bài làm vềmẹ:“Mẹ là gì?” Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi sẽ bối rối ghê lắm. Trong

từ điển ngôn ngữ, người ta định nghĩa thế này: “Mẹ là người đàn bà đã sinhra bạn”. Chỉ có thế thôi sao? Tôi thì nhất định không đồng ý với định nghĩanhư thế được. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy:

“Ví có người ân sâu dốc trảCõng mẹ cha tất cả hai vaiGiáp Tu Di núi chẳng sai

Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.”Vâng, tình mẹ nói sao cho vừa. Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la. Con

yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con.Mẹ tôi không phải là một hoa hậu thế giới hay một nữ hoàng Victoria

nào đó, mẹ đơn giản chỉ là mẹ thôi. Hằng đêm, khi tôi đang say giấc nồng thìmẹ vẫn cặm cụi làm việc, đương đầu trước mọi chông gai của cuộc đời. Bàntay mẹ gầy gầy xương xương như chứng tỏ sự khổ cực mà mẹ phải trải qua.Dáng mẹ nhỏ nhắn. Mái tóc đen đã lấm tấm vài sợi bạc. Tuổi đời đã ngoàibốn mươi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho tôi từng li từng tí.Sáng sớm khi tôithức dậy đã thấy mẹ đi làm, nhưng trên bàn vẫn thơm phức tô mì mà mẹ đã

Page 14: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

dành cho tôi để tôi no bụng trước khi đi học. Trưa, khi tôi về vừa kịp ăn chéncơm mẹ nấu thì lại thấy cái dáng nhỏ nhắn của mẹ tất tả đi làm tiếp ca thứhai. Tối, khi tôi đang học bài thì mẹ lại đang dọn dẹp nhà cửa. Bận rộn đủviệc nhưng mẹ rất quan tâm đến việc học hành của tôi. Những lúc tôi đạtđiểm cao, trên gương mặt gầy gầy của mẹ lại nở một nụ cười tươi tắn hơnbao giờ hết.

Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Mẹ tôi và batôi đã chia tay nhau khi tôi mới vào lớp Một. Kể từ đấy, tôi sống với mẹ, giađình tôi cũng từ dạo ấy vắng đi tiếng cười đùa vui vẻ ngày nào. Gia đình tôivốn cũng không khá giả gì, mẹ tôi làm ở một xí nghiệp may, lương mộttháng cũng chẳng là bao. Từ khi chia tay với ba, mọi gánh nặng kinh tế củagia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Từng cái áo, từng quyển vở, từngmiếng ăn, giấc ngủ đều một tay mẹ tôi chăm chút. Nhưng tôi lại là một cô bétrẻ thơ và ngây ngô. Tôi ham chơi và vui đùa cùng chúng bạn mà khôngquan tâm gì đến mẹ. Đôi khi mẹ tôi mắng: “Tại sao mẹ kêu con ăn xong phảirửa chén mà con cứ để ở đây?”, “Tại sao con đi học về mà giày dép cứ vứtlung tung thế kia?”. Những lúc ấy, tôi lại đóng sập cửa và bật tivi ồn đếnmức không nghe được tiếng mẹ mắng nữa.

Hôm đó, lúc tôi đi học, tôi nói dối với mẹ rằng chiều tôi sẽ về trễ vì phảiđi học nhóm. Sau khi đi học, tôi cùng mấy nhỏ bạn thân đi lòng vòng quanhphố để khi về nhà thì mẹ làm việc nhà và tôi thì ngồi chơi mà không bị lamắng nữa. Nghĩ thế nên trong lòng tôi đắc chí lắm. Thế nhưng không may,trên đường về trời đổ mưa rất to, tôi bị cảm nặng. Tối hôm ấy, tôi chỉ biếtnằm mê man trên giường. Mẹ đã túc trực bên tôi suốt đêm, lo cho tôi đếnxanh xao cả người. Mẹ đút cho tôi từng muỗng cháo, cho tôi uống từng viênthuốc. “Con ho lòng mẹ tan tành. Con khóc lòng mẹ như bình nước sôi.” Saulần đó tôi rất hối hận. Từ hôm ấy tôi mới hiểu được tình mẫu tử là như thếnào.

Mặc dù tôi là một cô bé rất gan lì nhưng mỗi khi có một ai nhắc đến mẹlà nước mắt tôi rơm rớm. Có nhiều người hỏi tôi rằng có khi nào tôi cảmthấy tủi thân khi không có sự chăm sóc của ba không. Khi ấy, tôi vẫn quảquyết: “Có thể tôi không được sinh ra trong một ngôi sao may mắn nhưngtôi biết mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khác vì vẫn còn có mẹ.”Bài văn về bạn bè:

- Hùng ơi! Sao lâu thế? Muộn học mất rồi.- Tớ xin lỗi vì đã để cậu phải đợi lâu. Tặng cậu nhân ngày sinh nhậTTôi thật bất ngờ khi Hùng dúi nhanh vào tay tôi một đôi dép mới. Nhoẻn

miệng cười, tôi nói:

Page 15: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Sao hôm nay bày vẽ thế. Cậu định chuộc lại lỗi lầm hôm trước hay sao?Tôi nói ra câu ấy cốt là chỉ nói đùa thôi. Ấy vậy mà không ngờ mặt Hùng

xịu hẳn đi. Trông cậu, tôi hối tiếc về những gì mà mình vừa mới nói.Câu chuyện xảy ra hai tháng trước đây khi tôi với Hùng từ một đôi bạn

vô cùng thân thiết trở nên đối nghịch.Hùng với tôi không cùng xóm nhưng chúng tôi làm bạn với nhau từ khi

bước vào lớp mộT Từ đó trở đi năm nào chúng tôi cũng học cùng lớp vớinhau, ngồi cùng bàn với nhau và chia sẻ với nhau tất cả.

Tình bạn của chúng tôi cũng bởi thế mà bền chặt và thân thiết lắm. Cuộcsống cứ thế trôi đi thật đẹp nếu không có chuyện lớp tôi xảy ra liên tiếpnhững vụ mất tiền.

Trong gần một tháng hơn một triệu đồng bỗng nhiên không cánh mà bay.Nạn nhân là gần chục bạn lớp tôi, trong đó Hùng bị mất nhiều hơn tất cả.

Không khí ở lớp từ hôm xảy ra chuyện mất tiền bỗng nhiên trở nên căngthẳng. Cô chủ nhiệm rồi cả đoàn thanh niên cũng vào cuộc mà không thể nàotìm ra thủ phạm. Ở trường chúng tôi cũng chịu nhiều áp lực. Một lớp chọnvới toàn những học sinh ưu tú mà lại xảy ra chuyện không hay như thế thìtránh sao khỏi những cái nhìn và sự chê bai của các bạn lớp bên. Cứ thế nộibộ lớp tôi bắt đầu lục đục. Một số mối quan hệ có nguy cơ rạn nứt và đổ vỡ.Dẫu vẫn biết "một mất mười ngờ" nhưng rõ ràng không thể không bực giậnkhi mình tự nhiên bị cả lớp hoài nghi.

Gần một tháng đã trôi qua vậy mà chuyện ở lớp vẫn không hề tiến triển.Hôm ấy, vẫn như thường lệ, tôi đi học và qua cổng nhà Hùng. Thế nhưngmới gặp tôi, Hùng đã nói:

- Có lẽ từ nay tao chẳng nên tin ai cả.Tôi nghe thấy lạ, bèn hỏi lại:- Cậu nói thế nghĩa là sao?Hùng lạnh nhạt:- Chẳng sao cả. Có vậy mà còn không hiểu hay sao?Câu nói của Hùng đáp hẳn vào nhân cách của tôi. Nhưng tôi chưa kịp

phản ứng gì thì Hùng quay ngoắt đầu xe đi thẳng.Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp

xe tới cổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi màkhông dám bắt lời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sựbất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp vàmệt nhọc.

Page 16: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạpxe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tìnhbạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được!Tôi phải nghĩ và phải làm rõ "vụ án" này để chứng minh cho sự trong sạchcủa mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.

Những ngày sau đó là những kỷ niệm rất buồn đối với tình bạn củachúng tôi. Tôi không nói và như thế Hùng càng có lý để ngờ vực gian trá củatôi. Nhưng tôi không chấp nhận, tôi cùng một vài bạn nam trong lớp đã lậpthành một nhóm quyết tâm phá vụ án này. Không nghi ngờ bạn nào trong lớp,chúng tôi hướng mũi điều tra vào một số người hay qua lại lớp mình. Khôngngờ, chỉ không đầy năm buổi học chúng tôi đã tóm được ngay thủ phạm. Tấtcả thế là đã rõ, thủ phạm lấy cắp tiền không phải là học sinh của lớp tôi.Những căng thẳng trong lớp tự nhiên không còn nữa, bạn bè lại hòa nhã vàvui vẻ với nhau.

Cũng sau hôm ấy, Hùng đã đến tận nhà tôi và xin lỗi. Tôi chỉ cười vànắm chặt hai bàn tay của nó. Tôi không bao giờ ngờ được giữa tôi và Hùnglại có những ngày như thế. Nhưng quả thực sau tất cả những chuyện này, tôilại cảm thấy càng yêu quý nó hơn...

- Tớ... tớ cảm ơn và xin lỗi cậu. Tớ chỉ đùa thôi.Hùng không nhìn thẳng vào tôi:- Tớ biết mình có lỗi và tớ ân hận lắm. Tớ chỉ mong từ bây giờ cậu vẫn

coi mình là bạn.- Cậu ngốc lắm. Tớ có suy nghĩ gì đâu! Tôi an ủi.Thế đấy kỷ niệm của tôi và Hùng là thế. Đúng là hạnh phúc là một sự

đấu tranh. Hay nói đúng hơn, sau những gian nan ta mới hiểu hết ý nghĩa củahai từ hạnh phúc. Tôi tự hào về người bạn của tôi. Tôi yêu quý cả sự ngâythơ và chân thành của nó.

Bài văn về bạn bè (tiếp)Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi

cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuychẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy…

Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bốnó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánhvợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bàngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.

Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:

Page 17: BÀIVIẾTSỐ2LỚP10 ĐỀ 1 - thpt.sgdbinhduong.edu.vnthpt.sgdbinhduong.edu.vn/Portals/nguyendinhchieu/em-hay-ke-lai-1-ky... · VnDoc-Tảitàiliệu,vănbảnphápluật,biểumẫumiễnphí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?Bé Nhi nói:- Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn.

Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Conthuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nóchẳng bao giờ có thể thực hiện được.

- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi

sông. Tôi cọng lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. NhưngNhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại khôngtrôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhinói:

- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó điđược, chỉ có thể chìm thôi!

Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sôngvướt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng “sụt” chân tôi trượtphải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cốgắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước.Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rấtmay con thuyền không náT Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghetôi nói:

- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoảthích trên sông.

Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quầnáo mới dám về.

Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thìcứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốT

Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều. Ngay hôm bố mẹ nó hoà giảivà về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả.

Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôimải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổichiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông.

Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệmsâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!