Top Banner
1 BIỂU TƯỢNG THÁNH GIÓNG: TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN LỊCH SỬ THÀNH VĂN Đinh Hồng Hi, Vin Hàn lâm KHXH Vit Nam, Email: [email protected] Đt:0985731933 (Ngun: Nhiu tác gi(2014), Lhi cng đồng: Truyn thng và biến đổi. Nxb. ĐHQG Tp. HCM, tr.106-124) Tkhóa: biểu tượng Thánh Gióng, huyn thoi, lch sthành văn, huyền thoi anh hùng, chng ngoi xâm, tinh thn chiến đấu, thế đối trọng văn hóa, vị thn hquc Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) là một biểu tượng trung tâm ca Hi làng Phù Đổng (Hội Gióng) được UNESCO công nhn là Di sản văn hóa phi vật thđại din ca nhân loi năm 2010. Bao quanh huyn thoi Thánh Gióng là vô scâu chuyn kdân gian vxut thân ca mt vanh hùng có công chng gic ngoi xâm bo vđất nước. Song hành vi các huyn thoi vThánh Gióng là tín ngưỡng thThánh Gióng phbiến rng khp khu vc xBc (nay thuc tnh Bc Ninh và mt phn Hà Ni) và nhng bn thn ph/thn tích ghi li nhng chiến công cũng như thành phn xut thân đặc bit ca vthánh này. Tìm hiu ngun gc lhi làng Phù Đổng, các nhà khoa học đã xác định lhi này khi nguyên là mt dng nghi lphn thc vn rt phbiến các xã hi nông nghiệp sơ khai Vit Nam (Nguyễn Văn Huyên 1938, Trn Quốc Vượng 1995). Skết hp ca mt lhi nông nghip mang tính phn thc vi biu tượng Thánh Gióng (một người anh hùng có công với nước, mt biểu tượng ca tinh thn dân tc - nationalism mà Việt Nam thường được gi là chnghĩa anh hùng - heroism) 1 đã tạo nên mt trong nhng lhội đặc sc nht của người Vit, nơi hi tnhiu nét đặc trưng văn hóa truyền thng Vit Nam. Trong cuộc hội thảo diễn ra hai ngày 16-18/12/2013 tại Đại học Khoa học và kỹ thuật Hồng Kông (Hong Kong University of Sciences and Technology - HKUST), chúng tôi đã thảo luận về lễ hội làng Phù Đổng trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam với các lớp lịch sử và văn hóa chồng xếp lên nhau qua biểu tượng Thánh Gióng để tìm hiểu quá trình “một lễ hội nông nghiệp biến thành một lễ hội quốc gia” và một nhân vật huyền thoại được “lịch sử hóa” thành một vị anh hùng và được đưa vào lịch sử chính thống như thế nào. Từ đó tìm hiểu quá trình hình thành huyền thoại Thánh Gióng trong văn hóa dân gian Việt Nam. 2 Trong bản tham luận này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của biểu tượng Thánh Gióng trong 1 Thut ng“nationalism” trong tiếng Anh thường được dch là chnghĩa quốc gia, mt sdch gisdng chnghĩa dân tộc trong tiếng Vit tuy không sai vmt ngnghĩa nhưng theo tôi dễ bnhm ln vi chnghĩa dân tộc cực đoan (chẳng hn chnghĩa Đại Hán Great Hanism) có hàm ý tiêu cc, vì vy, nghiên cu này sdùng mt cm t“mềm mại” hơn là tinh thn dân tc cho thut ngnày để tránh bhiu lm. 2 Tên bn tham luận đã trình bày tại hi tho: Đánh giá các lễ hi cộng đồng và các ln ranh xã hi chnghĩa và hu xã hi chnghĩa (Remaking Communal Festivals and Social Boundaries in Socialist/Post-socialist Societies) tchc tại HKUST là “Hội làng Phù Đổng trong bi cnh lch sca Vit Nam” (Phù Đổng Community Festival in Historical Context of Vietnam).
15

Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

Jan 26, 2023

Download

Documents

Hai Dinh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

1

BIỂU TƯỢNG THÁNH GIÓNG: TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN

LỊCH SỬ THÀNH VĂN Đinh Hồng Hải, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Email: [email protected] Đt:0985731933

(Nguồn: Nhiều tác giả (2014), Lễ hội cộng đồng: Truyền thống và biến đổi. Nxb. ĐHQG Tp. HCM, tr.106-124)

Từ khóa: biểu tượng Thánh Gióng, huyền thoại, lịch sử thành văn, huyền thoại anh hùng, chống

ngoại xâm, tinh thần chiến đấu, thế đối trọng văn hóa, vị thần hộ quốc

Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) là một biểu tượng trung tâm của Hội làng Phù

Đổng (Hội Gióng) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

năm 2010. Bao quanh huyền thoại Thánh Gióng là vô số câu chuyện kể dân gian về xuất thân

của một vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Song hành với các huyền

thoại về Thánh Gióng là tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến rộng khắp khu vực xứ Bắc (nay

thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần Hà Nội) và những bản thần phả/thần tích ghi lại những chiến

công cũng như thành phần xuất thân đặc biệt của vị thánh này. Tìm hiểu nguồn gốc lễ hội ở làng

Phù Đổng, các nhà khoa học đã xác định lễ hội này khởi nguyên là một dạng nghi lễ phồn thực

vốn rất phổ biến ở các xã hội nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên 1938, Trần

Quốc Vượng 1995). Sự kết hợp của một lễ hội nông nghiệp mang tính phồn thực với biểu tượng

Thánh Gióng (một người anh hùng có công với nước, một biểu tượng của tinh thần dân tộc -

nationalism mà ở Việt Nam thường được gọi là chủ nghĩa anh hùng - heroism) 1 đã tạo nên một

trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Việt, nơi hội tụ nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền

thống Việt Nam.

Trong cuộc hội thảo diễn ra hai ngày 16-18/12/2013 tại Đại học Khoa học và kỹ thuật

Hồng Kông (Hong Kong University of Sciences and Technology - HKUST), chúng tôi đã thảo

luận về lễ hội làng Phù Đổng trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam với các lớp lịch sử và văn hóa

chồng xếp lên nhau qua biểu tượng Thánh Gióng để tìm hiểu quá trình “một lễ hội nông nghiệp

biến thành một lễ hội quốc gia” và một nhân vật huyền thoại được “lịch sử hóa” thành một vị anh

hùng và được đưa vào lịch sử chính thống như thế nào. Từ đó tìm hiểu quá trình hình thành

huyền thoại Thánh Gióng trong văn hóa dân gian Việt Nam.2 Trong bản tham luận này, chúng tôi

tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của biểu tượng Thánh Gióng trong

1 Thuật ngữ “nationalism” trong tiếng Anh thường được dịch là chủ nghĩa quốc gia, một số dịch giả sử dụng chủ

nghĩa dân tộc trong tiếng Việt tuy không sai về mặt ngữ nghĩa nhưng theo tôi dễ bị nhầm lẫn với chủ nghĩa dân tộc

cực đoan (chẳng hạn chủ nghĩa Đại Hán – Great Hanism) có hàm ý tiêu cực, vì vậy, nghiên cứu này sẽ dùng một

cụm từ “mềm mại” hơn là tinh thần dân tộc cho thuật ngữ này để tránh bị hiểu lầm. 2 Tên bản tham luận đã trình bày tại hội thảo: Đánh giá các lễ hội cộng đồng và các lằn ranh xã hội chủ nghĩa và

hậu xã hội chủ nghĩa (Remaking Communal Festivals and Social Boundaries in Socialist/Post-socialist Societies) tổ

chức tại HKUST là “Hội làng Phù Đổng trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam” (Phù Đổng Community Festival in

Historical Context of Vietnam).

Page 2: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

2

văn hóa Việt Nam cũng như vai trò của biểu tượng này trong lịch sử chiến tranh giữ nước của

người Việt thông qua một nét gạch nối: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn.

1. Giới thuyết khái niệm

1.1. Huyền thoại

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên trang 454 thì huyền thoại là “Câu chuyện

huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng” và thần thoại là “truyện kể dân gian về các vị thần,

phản ánh những khát vọng của con người thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên”

(tr.893). Khi chuyển ngữ qua tiếng Anh, huyền thoại có thể là myth hoặc legend (Nguyễn Văn

Tuấn 2011) trong khi thần thoại thường được chuyển ngữ một cách phổ biến là myth. Như vậy,

thần thoại hay huyền thoại tương đương với myth trong tiếng Anh (mythe trong tiếng Pháp).3

Vẫn theo Từ điển Tiếng Việt thì truyền thuyết là “truyện kể dân gian truyền miệng về các nhân

vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường mang nhiều yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết về

nguồn gốc dân tộc. Truyền thuyết Thánh Gióng” (tr. 1018). Như vậy, legend trong tiếng Anh

gần nghĩa với truyền thuyết hơn là huyền thoại và “chuyện truyền thuyết có tính chất huyền hoặc,

hoang đường” được định nghĩa là huyền sử (tr. 454).

Có thể thấy thần thoại, truyền thuyết và huyền sử là những danh từ độc lập dùng để mô tả

những câu chuyện truyền miệng, tưởng tượng về các sự kiện, hiện tượng, con người, các vị thần,

thánh trong thế giới cổ đại có mối quan hệ với thế giới siêu nhiên, tổ tiên, các vị anh hùng,… qua

thế giới quan của con người ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể tách bạch hoàn

toàn các thuật ngữ này với nhau vì giữa chúng vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng mix (lẫn lộn,

hỗn hợp, hỗn tạp,…), ở Việt Nam, sự phân biệt các thuật ngữ này càng trở nên mơ hồ hơn và khó

tách bạch hơn. Thậm chí, chúng ta có thể “gộp” các thần thoại, truyền thuyết và huyền sử về

Thánh Gióng vào một cái khuôn chung của truyện kể dân gian (folktale) với tên gọi giai thoại

Gióng. Vẫn theo Từ điển Tiếng Việt đã dẫn ở trên thì giai thoại là “mẩu chuyện lý thú được lưu

truyền rộng, có liên quan ít nhiều tới nhân vật có thật trong xã hội, trong lịch sử” (Hoàng Phê tr.

372).

Thuật ngữ huyền thoại không đơn thuần chỉ mang hàm nghĩa của những câu chuyện diễn ra

ở giai đoạn sơ khai hay trong quá khứ như thần thoại mà nó còn là một thuật ngữ mang tính xã

hội. Theo Roland Barthes, huyền thoại có tính hai mặt của sự biểu đạt “vừa là nghĩa vừa là hình

3 Theo Free Dictionary thì huyền thoại (myth) có các nghĩa như sau: 1.a. A traditional, typically ancient story

dealing with supernatural beings, ancestors, or heroes that serves as a fundamental type in the worldview of a people,

as by explaining aspects of the natural world or delineating the psychology, customs, or ideals of society: the myth of

Eros and Psyche; a creation myth. b. Such stories considered as a group: the realm of myth. 2. A popular belief or

story that has become associated with a person, institution, or occurrence, especially one considered to illustrate a

cultural ideal: a star whose fame turned her into a myth; the pioneer myth of suburbia. 3. A fiction or half-truth,

especially one that forms part of an ideology. 4. A fictitious story, person, or thing: "German artillery superiority on

the Western Front was a myth" (Leon Wolff).

Page 3: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

3

thức” (Barthes 2008, 1957 tr.321). Từ đó, ông phân ra ba bước đọc và giải mã huyền thoại, có

thể tóm lược như sau: 1) biểu tượng hóa; 2) giải mã biểu tượng; 3) đọc biểu tượng và ông yêu

cầu “chính bản thân người đọc huyền thoại phải phát hiện ra chức năng căn bản của nó” (tr.323).

Dưới góc độ ngôn từ, Phùng Văn Tửu đã phân tích thuật ngữ myth trong tiếng Anh, mythes trong

tiếng Pháp, mythos trong tiếng Hy Lạp và huyền thoại trong tiếng Việt bao gồm hai phần “thoại”

– lời nói và “huyền” – mơ hồ. (Phùng Văn Tửu trong Barthes đd. tr.380). Ông cho rằng “huyền

thoại vừa đồng nhất vừa phân biệt với thần thoại” (tr. 399), theo đó, thần thoại tương đương với

huyền thoại cổ.

1.2.Huyền thoại trong mối quan hệ với lịch sử

Khác với huyền thoại, lịch sử là “1) quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu

vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó; 2) khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của

xã hội loài người nói chung, hay của một quốc gia, dân tộc nói riêng” (danh từ), còn tính từ là

những gì “thuộc về lịch sử của các quốc gia, dân tộc, có tính chất, ý nghĩa quan trọng trong lịch

sử. Sự kiện lịch sử, bước ngoặt lịch sử, sứ mạng lịch sử” (Hoàng Phê, sđd. tr. 546). Nói cách

khác “huyền thoại là những câu chuyện kể để làm gương, là sự gợi lại những sự kiện đã qua

nhưng được trình bày như là hiện thực và thiêng liêng, chúng tạo nên những khuôn mẫu chuẩn

mực cho cộng đồng người đang sống. Lịch sử thì đơn giản hơn, chỉ nhằm tập hợp những thông

tin có sẵn về từng thời kỳ quá khứ nào đó và tổ chức chúng lại theo các hệ vấn đề thúc đẩy nhà

sử học” (Mucchielli, 2004 tr.5).

Xét về mặt lý thuyết, lịch sử không được phép dung nạp các yếu tố huyền hoặc, kỳ lạ, tưởng

tượng, hoang đường, mơ hồ của huyền thoại vì “huyền thoại tước bỏ hết lịch sử khỏi đối tượng

mà nó nói đến” (Barthes tr. 359). Tuy nhiên, trên thực tế, các yếu tố mang tính huyền thoại vẫn

“ken dày” trong những gì vẫn được gọi là lịch sử, tới mức, huyền thoại trở thành lịch sử(!).

Chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ lịch sử hóa huyền thoại (historicization) để mô tả hiện tượng

này. Ngược lại, chúng ta có thể bắt gặp đây đó những chứng cứ lịch sử hết sức cụ thể nhưng lại

được đề cập đến như những huyền thoại, chẳng hạn như huyền thoại Napoleon, huyền thoại

Singapore,… có nghĩa là, những con người bằng xương bằng thịt hay những sự vật, hiện tượng

hết sức cụ thể (những yếu tố lịch sử) lại được huyền thoại hóa (mythologization) thành những

huyền thoại.

Dễ dàng nhận thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thuật ngữ huyền thoại

dành cho những con người, sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện đại xuất hiện khá dày. Chẳng

hạn huyền thoại Maradona, huyền thoại Steve Job, huyền thoại Võ Nguyên Giáp,… Rõ ràng,

những huyền thoại ở đây không hoàn toàn mang tính huyền hoặc, kỳ lạ, tưởng tượng như bản

chất ban đầu vốn có của nó mà mang một đặc tính xã hội của thời đại. Mặc dù lúc này “lịch sử

đã đổi chỗ cho huyền thoại và thực hiện cùng một chức năng của nó, với các xã hội không có

chữ viết và tài liệu lưu trữ thì mục đích của huyền thoại là để đảm bảo nó càng tiệm cận càng tốt

– dĩ nhiên là không thể nhập làm một - cái tương lai có kết nối với hiện tại và quá khứ” (Levi-

Page 4: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

4

Strauss tr.42-43). 4 Tuy nhiên, lịch sử không thể thay thế hoàn toàn cho huyền thoại ngay cả khi

nền khoa học của nhân loại đạt đến đỉnh cao như hiện nay. Nói cách khác, chỉ khi nào nền khoa

học hoàn toàn thế chỗ cho tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo thì khi đó huyền thoại mới kết thúc.

Điều đó đã không xảy ra vì rằng “dù với một tổ chức mang tính thiết chế khả quan nhất thì rồi

một ngày kia tiến bộ khoa học vẫn rất có thể bất ngờ dừng lại. Chẳng hạn, biết đâu sẽ xảy ra một

trận dịch của thuyết thần bí. Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì ngay đến một số trí thức

còn phản ứng với tiến bộ khoa học (hoặc với nhu cầu về một xã hội mở) bằng việc co mình vào

thuyết thần bí, chứ nói gì đến bất kỳ ai” (Popper, tr.265-266).

Có thể nói, mối quan hệ giữa huyền thoại và lịch sử giống như hai cực của một nam châm,

giữa chúng có vô số điểm khác nhau nhưng điểm khác nhau căn bản nhất giữa huyền thoại và

lịch sử là: huyền thoại có tính đồng đại còn lịch sử mang tính lịch đại. Để xác định yếu tố nào

thuộc về huyền thoại và yếu tố nào thuộc về lịch sử, chúng ta cần phải nắm vững ba bước đọc

huyền thoại của Roland Barthes: 1) biểu tượng hóa; 2) giải mã biểu tượng; 3) đọc biểu tượng. Và

việc tìm hiểu chức năng căn bản của huyền thoại như Barthes đã đề cập chính là quá trình nghiên

cứu các biểu tượng cụ thể - yếu tố đã tạo nên huyền thoại.5 Biểu tượng Thánh Gióng chính là

yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên huyền thoại Thánh Gióng. Và để đọc được huyền

thoại Thánh Gióng trong lịch sử văn hóa Việt Nam chúng ta cần phải tiến hành một nghiên cứu

cụ thể từ nguồn gốc đến quá trình phát triển của biểu tượng Thánh Gióng.

2. Huyền thoại Thánh Gióng với lịch sử chống ngoại xâm ở Việt Nam

2.1. Vai trò của huyền thoại trong lịch sử chiến tranh Việt Nam

Trong “Lời nhà xuất bản” của Lịch sử quân sự Việt Nam Tập 1 viết: “Chỉ tính từ thế kỷ III

tr.CN – từ cuộc xâm lược của nhà Tần vào đất Việt đến nay, trải qua gần 2.300 năm, dân tộc ta

đã buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỷ để bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc, đấy là chưa kể

đến công cuộc mở nước và các cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài. Chiến tranh giữ nước đã đi suốt

chiều dài lịch sử đất nước.”6 Có thể nói lịch sử Việt Nam chính là lịch sử đấu tranh chống ngoại

xâm, và trong một bối cảnh lịch sử như vậy, yếu tố chủ đạo của lịch sử Việt Nam chính là yếu tố

“chống ngoại xâm.” Để chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập suốt 23 thế kỷ qua, người Việt cần

phải có ý chí độc lập, tình đoàn kết, sức mạnh quân sự, và trên hết là tinh thần chiến đấu. Ý chí

độc lập, tình đoàn kết và sức mạnh quân sự là các yếu tố luôn được các triều đại Việt Nam chú ý

vun đắp cả khi đã giành được độc lập. Tuy nhiên, tinh thần chiến đấu lại là một yếu tố khó kiểm

soát nhất vì nó không đến từ ý chí của triều đình hay người chỉ huy mà nó đến từ trái tim và dòng

máu nóng của người dân và binh sĩ. Nếu không có tinh thần chiến đấu thì không thể có Chiến

4 “Khi huyền thoại trở thành lịch sử” trong Claude Levi-Strauss 1979, Myth and Meaning. Schocken Books, NY

1979 5 Ở Việt Nam, những huyền thoại đương đại thậm chí còn nhiều hơn cả những câu chuyện thần thoại được ghi chép

trong các tư liệu thành văn, đặc biệt là những huyền thoại anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm như Lê Văn

Tám, Kơ Pa Kơ Lơng/Kpă KLơng,... 6 Hà Văn Tấn, Chử Văn Tần, Phạm Lý Hương, Trịnh Cao Tưởng, Nguyễn Quốc Dũng, Lịch sử quân sự Việt Nam

Tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia 1999

Page 5: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

5

thắng Bạch Đằng, không thể Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông, không thể Đập tan 20 vạn

quân Thanh,… vì sức mạnh của kẻ thù lớn hơn chúng ta gấp bội phần.

Có thể nói, tinh thần chiến đấu chính là yếu tố quan trọng nhất trong mọi cuộc chiến và

xuyên suốt lịch sử chống ngoại xâm của người Việt. Vậy bằng cách nào mà các triều đại phong

kiến Việt Nam nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu của người dân qua hàng nghìn năm lịch sử? Bên

cạnh việc giáo dục ý thức xây dựng một quốc gia độc lập và tự chủ thì quá trình hình thành nên

những huyền thoại chống ngoại xâm chính là một trong những nền tảng nuôi dưỡng tinh thần

chiến đấu của người Việt trong suốt chiều dài của lịch sử. Không kể đến huyền thoại Thánh

Gióng (là nội dung chính đang đề cập đến trong nghiên cứu này) chúng ta có thể tìm thấy vô số

biểu tượng anh hùng được xem như những huyền thoại chống ngoại xâm như Lý Thường Kiệt,

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và gần đây là Võ Nguyên Giáp. Họ vừa là những nhân vật lịch sử,

vừa là những huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Chính những

huyền thoại này là nguồn nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu của

người Việt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khía cạnh nói trên qua biểu tượng Thánh Gióng

trong lịch sử chống ngoại xâm của người Việt.

2.2. Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng trong lịch sử Việt Nam

Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng từ một huyền thoại thành một biểu tượng anh

hùng dân tộc (national symbol of heroism) đã được ghi lại qua một số tài liệu cổ như Thiền Uyển

Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái,... Nói đến quá trình này, cố Thủ tướng Phạm

Văn Đồng cho rằng: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà

nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với

thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên tác phẩm văn

hóa mà đời đời con người ưa thích…”7 Tác phẩm văn hóa mà ông đề cập đến ở đây chính là biểu

tượng Thánh Gióng. Cùng với các biểu tượng anh hùng trong lịch sử chiến tranh Việt Nam,

Thánh Gióng là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, biến sức mạnh

tinh thần đó thành nguồn sức mạnh chiến đấu bảo vệ nền độc lập. Đây là điều đã được các nhà

khoa học ghi nhận trong hầu hết các nghiên cứu về Thánh Gióng từ trước tới nay.

Vậy biểu tượng Thánh Gióng có từ bao giờ? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần phân

biệt biểu tượng anh hùng dân tộc nói chung với biểu tượng Thánh Gióng nói riêng. Theo đó,

biểu tượng anh hùng dân tộc có thể tồn tại từ lâu đời ở nhiều nền văn hóa khác nhau, còn ở Việt

Nam, biểu tượng này chắc hẳn đã có từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền nếu không nói là sớm

hơn. Tuy nhiên, chứng cứ sớm nhất của biểu tượng Thánh Gióng thì mới chỉ xuất hiện một cách

“mờ ảo” ở giai đoạn Tiền Lê và chỉ thực sự rõ nét từ thời Lý. Và theo Nguyễn Văn Huyên thì

“việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ.”8

7 Phạm Văn Đồng, Nhân ngày giỗ Tổ vua Hùng. Báo Nhân Dân, ngày 29 tháng 4 năm 1969. Dẫn lại theo Nguyễn

Thị Bích Hà, Đã đến lúc kể lại truyền thuyết Gióng, trong http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=225 8 Nguyễn Văn Huyên - "Hội Phù Đổng (Một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam - 1938)" trong Lễ hội

Thánh Gióng, Nxb. Văn hóa Thông tin, H.2009, tr.380. Trong Thiền Uyển Tập Anh cũng đề cập đến việc Khuông

Page 6: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

6

Những tư liệu sớm nhất như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái,…

cũng chỉ đề cập đến Thánh Gióng trong và sau giai đoạn trị vì của nhà Lý.9 Qua đó, có thể đi đến

kết luận là muộn nhất thì tới thế kỷ 11 dưới triều đại nhà Lý, biểu tượng Thánh Gióng đã ra đời

bằng cách biểu tượng hóa tinh thần dân tộc thành một biểu tượng cụ thể, đó là Xung Thiên

Thần Vương (tước hiệu của Thánh Gióng do Lý Công Uẩn ban tặng – theo Việt Điện U Linh,

tr.92) có đền thờ, bài vị thờ hoặc tượng thờ cụ thể. Như vậy, quá trình hình thành biểu tượng

Thánh Gióng được định hình rõ nét từ thời Lý và người có công xây dựng nên biểu tượng người

anh hùng Thánh Gióng chính là Lý Công Uẩn. Và huyền thoại Thánh Gióng chính là một trong

những biểu tượng của nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt.

2.3. Mục đích biểu tượng hóa Thánh Gióng

Ngay sau khi giành lại độc lập từ tay nhà Hán sau nghìn năm chịu ách nô dịch, các triều đại

Ngô, Đinh và Tiền Lê đã tìm những cách thức khác nhau để thoát khỏi vòng kiểm tỏa của đại

Hán. Nhưng tầm nhìn của các triều đại này chỉ giới hạn ở mức độ “phòng thủ” cả về quân sự lẫn

văn hóa. Việc chọn kinh đô ở Hoa Lư với thế đất “phòng thủ,” xa khu vực trung tâm đồng bằng

châu thổ sông Hồng và xa các trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa như Cổ Loa, Đại La (Tống

Bình),… đã cho thấy rõ chủ trương này. Hai triều đại này dường như chưa tìm ra được thế đối

trọng với văn hóa Trung Hoa nên chủ trương “phòng thủ văn hóa.” Chủ trương này đã biến

thành tư duy bảo thủ, cụ thể như việc “cởi trần” khi tiếp đón sứ thần Trung Hoa hoặc bốc thức ăn

bằng tay (để tạo sự khác biệt với người Hán, tương tự như Quang Trung giữ tóc dài, răng đen để

phân biệt với triều Mãn Thanh). Tư duy phòng thủ quân sự và bảo thủ văn hóa của các triều đại

trước đã được vị vua nhà Lý thay đổi nhanh chóng ngay sau khi lên ngôi. Năm 1010, Lý Công

Uẩn dời đô từ Hoa Lư, một nơi có lợi thế về phòng thủ nhưng bất tiện về giao thương thời bấy

giờ, ra Đại La, một nơi trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị đông đúc của người Việt nằm giữa

đồng bẳng châu thổ Bắc Bộ.

Cùng với việc dời đô, Lý Công Uẩn cũng ban hành nhiều chính sách mới về kinh tế-văn hóa-

chính trị khiến cho nước Đại Việt trở nên hưng thịnh về mọi mặt. Tầm nhìn chiến lược của vị

vua nhà Lý với nền độc lập tự chủ không chỉ về mặt quân sự, kinh tế mà còn “nhìn xa trông rộng”

tới văn hóa nghệ thuật: ông cùng các vị vua nhà Lý đã tìm được thế đối trọng với văn hóa Trung

Hoa – đó là văn hóa Ấn Độ. Cụ thể, Lý Công Uẩn cùng các vị vua nhà Lý đã đưa Phật giáo Đại

Việt phát triển lên một tầm mức phổ biến toàn quốc gia, “hòa Đường – Phạn nhị âm” làm nhạc

cung đình (theo Bia Sùng Thiện Diên Linh), xây dựng “biểu tượng rồng thời Lý” thành một kiệt

tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ,… Đây cũng là một trong những biểu tượng

đặc sắc của vương triều nhà Lý. 10

Trong quá trình tìm thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa,

Việt Đại Sư cầu đảo Tì Sa Môn Thiên Vương giúp Lê Hoàn đánh thắng quân Tống năm Thiên Phúc thứ nhất -

981(tr.22). 9 Các tư liệu thành văn có đề cập đến nguồn gốc Thánh Gióng như Việt điện u linh và Thiền Uyển tập anh là những

tư liệu cổ nhất (thời Trần) ghi lại nguồn gốc Thánh Gióng. 10

Chẳng hạn, hình rồng được đưa vào trong hình lá đề - một biểu tượng của Phật giáo Ấn Độ, hình rồng mang nhiều

yếu tố tạo hình của rắn thần Naga,… Xem thêm Đinh Hồng Hải, Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa Việt

Nam, Nxb. Tri thức 2012, tr. 44-48.

Page 7: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

7

biểu tượng Tì Sa Môn/Xung Thiên Thần Vương/Phù Đổng Thiên Vương/Thánh Gióng – một vị

thần có nguồn gốc Ấn Độ - đã được Việt hóa để khẳng định vương quyền của nhà vua, uy quyền

của triều đại và chủ quyền của đất nước trước đại Hán. Nhờ “tầm nhìn thiên niên kỷ” đó mà

nước Đại Việt đã xóa được nỗi nhục nô lệ nghìn năm trước để tồn tại và phát triển bên cạnh kẻ

thù truyền kiếp của mình.

Vậy tại sao nhà Lý lại chọn văn hóa Ấn Độ làm thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa và

chọn Thánh Gióng làm biểu tượng cho tinh thần dân tộc? Có thể nhận thấy, tại thời điểm cách

ngày nay hàng nghìn năm thì việc biết đến Ấn Độ (xứ Tây Trúc) và nhận thức được nền văn hóa

đó là một cái nhìn xuyên thời gian và không gian của Lý Công Uẩn. Nền văn hóa Ấn Độ (thông

qua kinh tạng của Phật giáo) trong con mắt của vua quan nhà Lý và các bậc trí giả đương thời

của Đại Việt giống như chốn “Tây Phương cực lạc.” Vì vậy, chỉ có nền văn hóa vĩ đại đó mới có

thể điều hòa sự thống trị của văn hóa đại Hán đối với quốc gia Đại Việt. Trên thực tế, nhiều yếu

tố văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu là Phật giáo với hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo) đã và đang tồn tại

trong văn hóa Trung Hoa, trong khi các yếu tố văn hóa Trung Hoa hầu như không gây được tác

động nào thật rõ nét ở Ấn Độ. Chọn văn hóa Ấn Độ để chấn hưng nền văn hóa Đại Việt chính là

cách tạo thế đối trọng cần thiết đối với văn hóa Trung Hoa. Bên cạnh những hiểu biết kinh viện

về xứ Tây Trúc thông qua kinh sách Phật giáo, nhà Lý còn có một lợi thế khác là những tù binh

Chiêm vốn có nền tảng văn hóa Ấn Độ. Họ đã mang đến Đại Việt của nhà Lý một kho tàng văn

hóa và nghệ thuật Ấn Độ đã được bản địa hóa với vô số kiệt tác được tạo ra thông qua những đôi

bàn tay khéo léo của họ vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần

Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài-lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc

chính là “giấc mơ ngàn năm” của người Việt sau ngàn năm Bắc thuộc. Nguyên mẫu vị thần hộ

quốc Vaisravana ở vương quốc độc lập và hùng mạnh Khotan/Khitan/Khiết Đan/契丹(thuộc Tân

Cương, Trung Quốc ngày nay) 11

chính là niềm cảm hứng để giới trí thức tăng lữ Đại Việt “mơ”

về một vị thần hộ quốc bảo vệ cho quốc gia Đại Việt độc lập. Giấc mơ của Khuông Việt Đại sư

(xem mục 3.3. dưới đây) cũng chính là giấc mơ của tầng lớp trí thức trong giai đoạn độc lập tự

chủ này. Vấn đề còn lại là Việt hóa nó như thế nào để hình thành nên một biểu tượng anh hùng

dân tộc cho một quốc gia độc lập mà thôi. Thông qua các lễ hội dân gian truyền thống (cụ thể là

hội làng ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ - tức Hội Gióng ngày nay), triều đình nhà Lý đã “thổi”

luồng sinh khí cho tinh thần dân tộc của quân dân Đại Việt bằng biểu tượng Xung Thiên Thần

Vương – Thánh Gióng. Từ đây, một ngôi đền nhỏ, một lễ hội địa phương, một vị thần bản địa

bỗng chốc vụt biến thành một ngôi đền lớn, một vị thần hộ quốc, một biểu tượng anh hùng với

danh hiệu Xung Thiên Thần Vương. Đây chính là cách thức nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu của

người Việt trước hiểm họa xâm lăng của đại Hán luôn cận kề mà vua, quan, sư, sãi và người dân

Đại Việt vừa thoát khỏi. Minh chứng cho mục đích của việc biểu tượng hóa Thánh Gióng không

11

Xem thêm: The Cult of Vaiśravaṇa in Khotan and Medieval China, Luận văn Thạc sĩ của WANG Yuantian (王元

天), Khoa lịch sử, Đại học Macau 2012.

Page 8: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

8

chỉ được nhìn thấy qua hội Gióng và biểu tượng Thánh Gióng mà còn được ghi lại trong lịch sử

thành văn của người Việt từ hàng nghìn năm qua.

3. Biểu tượng Thánh Gióng qua lịch sử thành văn

3.1. Di vết Ấn Độ của biểu tượng Thánh Gióng

Mặc dù di vết thời Lý của biểu tượng Thánh Gióng trong văn hóa Việt Nam cho tới nay chưa

được xác định qua các hiện vật khảo cổ học nhưng nguồn gốc của Thánh Gióng lại được tìm thấy

qua dấu vết về một vị thần là “tiền thân” của Thánh Gióng. Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên

có đề cập đến vị thần này qua việc Lý Thái Tổ ban hiệu cho một vị thần ở chùa Kiến Sơ là Xung

Thiên Thần Vương. “Vương là thần thổ địa chùa Kiến-sơ. Xưa có thiền sư tên là Chí Thành tu ở

chùa Kiến-sơ, tại làng Phù Đổng, lập một gian nhà thờ thần thổ địa ở bên hữu chùa, làm nơi tĩnh

mịch để đến tụng niệm” (VĐUL 1972, tr.90). Lời người sao lục trong tập sách này đặt ra một câu

hỏi ngỏ “Chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng cạnh đền Phù-đổng thiên vương, một vị thần dẹp giặc

Ân khi xưa. Xét trong sử chép “Vua Lý Thái Tổ truy phong ngài là “Xung thiên thần vương”, lập

miếu thờ ở bên chùa Kiến Sơ…” thì Xung thiên thần vương tức là hiệu duệ của Phù đổng thiên

vương. Ở đây sao lại còn thấy “Xung thiên” là thần thổ địa?” (VĐUL, tr.93). Điều này cho thấy

biểu tượng Thánh Gióng không chỉ có mối quan hệ với Tì Sa Môn (như trong Thiền Uyển Tập

Anh dưới đây) mà còn có quan hệ với thần đất/thổ địa – một tín ngưỡng bản địa. Lý Công Uẩn đã

sắc phong cho vị thần “nhỏ” (có thể là thần thổ địa) của ngôi đền này thành Xung Thiên Thần

Vương - một vị thần hộ quốc - và cho xây dựng đền khang trang hơn. Như vậy, Lý Công Uẩn

chính là người ban tước hiệu và “quốc gia hóa” một vị thần địa phương thành một vị thần hộ

quốc.

Thiền Uyển tập anh có ghi lại câu nói của một vị thần với Khuông Việt đại sư rằng “Ta là

Tỳ Sa Môn thiên vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc sai ta đến nước này để

giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho

ngươi biết" (TUTA, tr. 22). Trong Lĩnh Nam chích quái có đoạn: “Sau vua Lý Thái Tổ phong

làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu thờ ở Phù Đổng” (LNCQ, tr. 21). Ngoài ra, trong Đại

Nam Nhất Thống Chí, Việt Sử Lược và các sử liệu sau này ít nhiều đều dẫn lại sự tích Thánh

Gióng theo các tài liệu trên. Trong một nghiên cứu gần đây (Thần Tài: Nguồn gốc và quá trình

phát triển trong văn hóa Việt Nam) chúng tôi đi đến kết luận: “vị thần có tên là Tì Sa Môn/Tì Sa

Môn Thiên Vương/Xung Thiên Thần Vương trong các tác phẩm nói trên chính là những chứng

cứ thành văn cụ thể về nguồn gốc Thánh Gióng ở Việt Nam... Như vậy, có thể khẳng định rằng,

biểu tượng Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương hiện nay chính là một phiên bản của Xung

Thiên Thần Vương, Tì Sa Môn Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương và cũng chính là Vaisravana

hay Kubera – vị Thần Tài có nguồn gốc từ Ấn Độ.”12

12

Tương tự, Nguyễn Công Lý trong Tiểu sử Khuông Việt Thiền Sư (932 – 1011) cũng cho rằng “Riêng ở Việt Nam,

Tỳ Sa Môn Thiên Vương có lúc đã được Việt hoá thành Sóc Thiên Vương mà Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích

quái lục đã ghi chép lại thành truyện “Sóc Thiên Vương.” Có tài liệu còn nói vị thần này đã hoá thân thành Phù

Đổng Thiên Vương như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tục loại đã chép. Vị thần Hộ pháp này có duyên với ngài

Khuông Việt, báo mộng cho ngài biết, và chính ngài đã sai thợ chặt cây, tạc tượng để thờ phụng đúng y như trong

Page 9: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

9

3.2. Quá trình lịch sử hóa huyền thoại Thánh Gióng

Sau khi được Lý Công Uẩn sắc phong là Xung Thiên Thần Vương, cho xây dựng đền thờ

khang trang và tổ chức lễ hội quy mô lớn, vị thần hộ quốc này ngày càng đóng vai trò quan

trọng đối với quốc gia và người dân Đại Việt. Vì lý do này mà các danh hiệu phong cho vị thần

này về sau ngày một dài ra và ngày càng nhiều thêm như Xung Thiên Dũng Liệt Chiêu Ứng Uy

Tín Đại Vương, Phù Đổng Thiên Vương,… bên cạnh tên gọi dân gian Thánh Gióng. Cũng từ

đây, biểu tượng Thánh Gióng (của người Việt) thâm nhập vào mọi ngõ ngách của văn hóa dân

gian người Việt qua huyền thoại/truyền thuyết, lễ hội và tín ngưỡng.

Không chỉ phổ biến biểu tượng Thánh Gióng rộng khắp trong dân chúng và ghi lại “nhân

thân” của vị thần hộ quốc này qua các tác phẩm văn học có tính lịch sử, các triều đại kế tiếp còn

lịch sử hóa biểu tượng này thành một nhân vật cụ thể có quê hương bản quán, có gia đình, cha

mẹ,… bằng vô số bản sắc phong, thần phả, thần tích ở những nơi được thờ. Đây là lý do khiến

người đời sau dần quên đi nguồn gốc thực sự của Thánh Gióng là một vị thần mang nguyên mẫu

Ấn Độ.13

“Có lẽ cũng vì lý do đó mà Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính vào năm Hồng Phúc thứ

nhất (đời Lê Anh Tông - 1572) được giao việc biên soạn chuyển đổi và thay đổi thần tích, thần

phả của nhiều ngôi đền, đình của các làng Bắc Bộ. Rất nhiều thần tích đã được bổ sung một nội

dung mới, rất nhiều vị thành hoàng làng đã được khoác một lớp áo mới để mang tầm vóc những

vị anh hùng. Rất nhiều những lễ hội nông nghiệp đã được bồi phủ những yếu tố lịch sử để trở

thành lễ hội lịch sử.”14

Đi xa hơn, quá trình lịch sử hóa huyền thoại Thánh Gióng không chỉ được ghi lại qua các sắc

phong, thần phả, thần tích mà còn được ghi lại trong các sử liệu chính thống của quốc gia. Ngoài

Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái đã nêu ở trên còn có nhiều tài liệu

đời sau đề cập đến. Chẳng hạn An Nam Chí Lược ghi “Xung-Thiên-Miếu: Tại làng Phù-Đổng,

hồi xưa trong nước rối loạn, chợt thấy một người có uy có đức, dân đều về theo, người ấy bèn

cầm quân dẹp loạn, rồi bay lên trời đi mất, hiệu là Xung-Thiên-Vương, dân lập đền miếu để thờ”

(ANCL, tr.67), Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ Hồng Bàng thị chép: “Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng

Gióng có hai vợ chồng ông bà lão nghèo chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức thế mà họ vẫn

chưa có con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất to liền ướm thử xem thua kém bao nhiêu,

không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Kì lạ thay,

cậu bé ấy lên ba mà vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy. Gặp lúc trong nước có tin nguy

giấc mộng, để sau đó, năm 981, thiền sư đến đó cầu đảo và Thần đã hiển linh giúp triều đình nhà Tiền Lê bằng cách

nổi sóng to gió lớn để đánh tan giặc Tống xâm lược trên dòng Ninh giang mà ở trên chúng tôi có trích dẫn. Pháp

Bảo, 9/27/2013, Trong http://phapbao.org/tieu-su-khuong-viet-thien-su-932-1011/ 13

Thậm chí cho đến nay nhiều nhà khoa học có tên tuổi ở Việt Nam vẫn tin rằng Thánh Gióng là một nhân vật lịch

sử có thật, họ Đổng, quê ở làng Phù Đổng,… Xem Lương Văn Kế, Cung khắc Lược (Báo Đất Việt online ngày

3/4/2012), Đi tìm dấu chân các vị thần bất tử, kỳ 2:”Thánh Gióng có thật?” trong http://baodatviet.vn/van-

hoa/nguoi-viet/di-tim-dau-chan-cac-vi-than-bat-tu-ky-2-2234306/ 14

Vũ Anh Tú, Giải mã các biểu tượng trong Hội Gióng. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát

huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, trường hợp hội Gióng” tổ chức ngày 19-20/4/2010 tại Hà Nội.

Xem bản đầy đủ tại http://sachxua.net/forum/index.php?topic=7761.50;wap2

Page 10: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

10

cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được,

bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một áp giáp sắt và một con ngựa,

vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên

trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Trâu. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau mà

chạy. Thánh Gióng đuổi theo, tới chân núi Sóc thì dừng. Đứa trẻ cởi áo giáp, phi ngựa lên trời

mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý

Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng)”

(ĐVSKTT, tr.5).. Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC), bộ bách khoa về địa lý Việt Nam, một

tác phẩm được biên soạn đời Nguyễn, ghi rằng có đền thờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương ở làng Ninh

Tảo, huyện Từ Liêm. Theo sách này thì tên của vị thần là Sóc Thiên Vương và hiệu là Tỳ Sa

Môn Thiên Vương.”15

Lịch sử Việt Nam tập 1 ghi “Thời Hùng vương dân ta bắt đầu dựng nước,

thì cũng phải bắt đầu giữ nước, chống mưu đồ xâm lược và thôn tính của phong kiến nước ngoài,

hoặc chống các bộ lạc hùng mạnh khác. Lẽ sống còn đòi hỏi cha ông chúng ta phải đoàn kết để

bảo vệ mảnh đất quê hương. Câu chuyện thần thoại, ly kỳ mà cũng rất nhân dân – truyện Thánh

Gióng – chính là khái quát cái tinh thần chống ngoại xâm, quật khởi của nhân dân, hiện thân của

sự trưởng thành nhanh chóng, vượt bậc của dân tộc ta” (LSVN t1- tr.11). Có thể thấy một điểm

chung của các tài liệu trên là mặc nhiên công nhận sự hiện diện của Thánh Gióng mà không truy

nguyên nguồn gốc của vị thần này. Qua đó chúng ta cũng có thể nhận thấy quá trình lịch sử hóa

huyền thoại Thánh Gióng là một quá trình xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ giai đoạn nhà Lý cho

đến thời hiện đại.

Tuy nhiên, khi nền khoa học phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam từ cuối thế kỷ

19 thì huyền thoại và lịch sử được phân định ngày một rõ hơn (như các định nghĩa trong Từ

điển tiếng Việt đã nêu), việc “chép sử” ngày càng khoa học hơn và gần với lịch sử hơn, tư liệu

lịch sử cũng được sử dụng ngày một khắt khe hơn. Theo GS. Hà Văn Tấn, kể từ “cuối thế kỷ 19

cho đến nay, các nhà phương pháp đã chia việc phê phán sử liệu thành hai bước: Bước thứ nhất

được gọi là phê phán bên ngoài (critique externe), tức bước xác định niên đại, nguồn gốc, tính

chân giả của sử liệu, cũng như khôi phục văn bản đúng đắn của nó. C. Langlois và C. Seignobos

còn gọi phê phán bên ngoài là phê phán uyên bác (critique dérudition) và chia làm hai khâu: phê

phán khôi phục ( critique de restitution) và phê phán xuất xứ (critique áe provenance)”16

Cho đến

nay quá trình lịch sử hóa huyền thoại Thánh Gióng vẫn chưa dừng lại mà còn biến đổi thành

những dạng thức khác. Chẳng hạn như việc đúc tượng Thánh Gióng rồi đúc tim cho tượng Thánh

Gióng tuy không phải là sử liệu nhưng lại là những bằng chứng lịch sử để nghìn năm sau con

cháu chúng ta tìm hiểu, phân tích, mổ xẻ và bình luận(!).17

Để phân biệt huyền thoại Thánh

15

Theo Như Hạnh, tlđd. 16

Theo Hà Văn Tấn, Đến với Lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB Hội Nhà Văn, năm 2005 trong http://chepsuviet.com

ngày 4/4/2014

17 Thế Cường, “Chen chân dự lễ yểm tim, khai quang tượng Thánh Gióng.” Báo Dân trí online ngày 29/9/2010.

Xem http://dantri.com.vn/xa-hoi/chen-chan-du-le-yem-tim-khai-quang-tuong-thanh-giong-425119.htm

Page 11: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

11

Gióng và các yếu tố lịch sử có liên quan đến huyền thoại Thánh Gióng chúng ta cần giải mã

biểu tượng này.

3.3. Giải mã biểu tượng Thánh Gióng

Trong số các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Thánh Gióng ở Việt Nam trong gần một thế kỷ

qua nổi lên một số tên tuổi lớn như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Văn Huyên, Trần

Quốc Vượng,… Có một điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học này mặc dù có những nhận

định sâu sắc về Thánh Gióng trên cả phương diện huyền thoại lẫn lịch sử thành văn nhưng không

một ai tiếp cận theo hướng truy nguyên nguồn gốc của Thánh Gióng. Cho tới gần đây mới có

những nghiên cứu tiếp cận theo hướng này của Như Hạnh, Hà Hữu Nga, Nguyễn Công Lý,…

Cá nhân tôi cho rằng, có điều đó là do phương pháp tiếp cận đối với đối tượng này:

Ở giai đoạn phong kiến các nhà sử học hầu hết đều làm công việc “chép sử”, hơn thế, việc

chép sử của họ lại mang nặng thiên kiến (bias) của sử quan và mục tiêu chép sử của triều đình

nên những thông tin bất lợi với triều đình hầu hết đều bị loại ra. Vì vậy, nếu họ có tìm ra nguồn

gốc Ấn Độ của Thánh Gióng (như nghiên cứu này đã đề cập) ở giai đoạn đó đi nữa thì chắc chắn

cũng không được triều đình ủng hộ vì thông tin đó bất lợi cho việc xây dựng một biểu tượng

quốc gia nhằm nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm. Khi Việt Nam tiếp thu nền

khoa học phương tây thì các nghiên cứu về Thánh Gióng được thực hiện một cách khoa học và

khách quan hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tên tuổi nói trên hầu như chỉ tập trung vào huyền

thoại Thánh Gióng mà chưa chú ý đến nguồn gốc của biểu tượng Thánh Gióng. Họ đã sử dụng

một cách thuần thục lý thuyết cấu trúc luận, loại hình học,… để tìm ra các dị bản, các lớp văn

hóa chồng xếp lên nhau trong huyền thoại Thánh Gióng, trong đó có một số yếu tố đặc trưng như

tính dân gian, tính phồn thực, nguồn gốc nông nghiệp,… Khi nền khoa học của thế giới phát

triển đến mức độ cao hơn, các lý thuyết nói trên đã có nhiều sự thay đổi: hoặc được nâng tầm cao

hơn, hoặc có nhiều tính phản biện hơn như hậu hiện đại, giải cấu trúc, giải huyền thoại,…

Nghiên cứu của Như Hạnh là một hướng tiếp cận điển hình cho xu thế mới này.18

Trong nghiên cứu của mình, Như Hạnh đặt trọng tâm khai thác các dữ liệu có liên quan đến

Thánh Gióng ở ba tác phẩm xưa nhất và quan trọng nhất là Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U

Linh và Lĩnh Nam Chích Quái. Từ đó ông giải mã giấc mơ của Khuông Việt Đại sư như sau:

“Nếu như chúng ta hoàn toàn dựa vào đoạn về giấc mơ của Khuông Việt trong tiểu sử của ông

thì tục thờ Vaisravana (hay Tỳ Sa Môn Thiên Vương trong tiếng Việt) bắt đầu xuất hiện ở Việt

Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, sự kiện Khuông Việt nằm mơ thấy Tỳ Sa Môn

khiến chúng ta có thể dự đoán rằng Tỳ Sa Môn hẳn phải là một vị thần đã được biết đến và thờ

phượng trong Phật giáo và tôn giáo Việt Nam nói chung rồi. Từ viễn cảnh lịch sử, chúng ta khó

mà tin rằng tự dưng Khuông Việt lại nằm mơ thấy Tỳ Sa Môn được.” Và ông đã đi đến một kết

luận quan trọng: “Tỳ Sa Môn tổng hợp các thành tố Ấn Độ và Trung Hoa cũng như Phật giáo và

18

“Mới” là so với bối cảnh nền khoa học của Việt Nam, còn trên thực tế, các phương pháp tiếp cận này đã được sử

dụng ở phương Tây từ vài thập niên trước.

Page 12: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

12

bình dân. Tỳ Sa Môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam.” Điều này chưa

từng được các nhà khoa học trước ông đề cập đến. Từ đây, ông đặt trọng tâm tìm hiểu chủ nghĩa

quốc gia (hay tinh thần dân tộc như nghiên cứu này đã trình bày) qua biểu tượng Thánh Gióng

và giải mã giấc mơ nói trên như sau: “Giấc mơ của Khuông Việt … tượng trưng cho một nguyện

vọng nhỏ bé của một cao tăng đưa Phật Giáo vào việc xác nhận tính độc lập và tự trị của đất

nước Việt Nam.” Cuối cùng, ông đi đến kết luận: “Huyền thoại là một trong những thành tố

chính yếu trong việc tạo dựng tinh thần quốc gia, nhất là tinh thần quốc gia tôn giáo (religious

nationalism). Giấc mơ của Khuông Việt có thể được xem là một nỗ lực nhỏ bé tạo dựng huyền

thoại này. Đáng tiếc là kể từ giữa đời Lý trở đi giới lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam bị lôi cuốn bởi

phong trào "Tổ Sư Thiền" của Trung Hoa … cuối cùng chỉ là một giấc mơ nhỏ bé bị quên lãng

vùi lấp dưới những ảo tưởng "Tổ Sư Thiền" hoàn toàn ngưỡng vọng về Trung Quốc” (Như Hạnh,

đd tr.46).

Để đi đến những nhận định này, Như Hạnh đã phân tích các lý thuyết của Benedict Anderson,

Robert F. Spencer, Salman Rushdie, Georges Drefus về các khái niệm quốc gia (nation), chủ

nghĩa quốc gia (nationalism) và khẳng định Việt Nam “là một quốc gia nông nghiệp đặt căn bản

trên làng xã. Bản sắc (identity) của một người cũng được đặt trên nền tảng gia đình và làng xã.

Khái niệm quốc gia chỉ xuất phát khi phải đối diện với sự đe dọa của ngoại xâm. Nói cách khác,

chúng ta thấy rằng quan niệm quốc gia cũng chỉ bắt đầu được thành hình ở Việt Nam, từ cả hai

truyền thống truyền khẩu và thành văn, kể từ khoảng thế kỷ thứ mười trở đi, được đánh dấu cao

độ vào những thế kỷ mười ba và mười lăm với sự xuất hiện của những tác phẩm huyền thoại hay

lịch sử xác định tự trị tính (autonomy) của "quốc gia" Việt Nam”(Như Hạnh, tr.47).19

Đây chính

là quá trình phát triển của biểu tượng Thánh Gióng trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Biểu tượng

này là một minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia Đại Việt cách đây 10 thế kỷ. Có

thể nói, Thánh Gióng chính là một trong những biểu tượng sinh động nhất và đặc sắc nhất của

chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dân tộc, tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của người Việt. Điều

đó giải thích lý do tại sao biểu tượng Thánh Gióng, một nhân vật huyền thoại của văn hóa dân

gian, lại được đưa vào lịch sử thành văn của người Việt.

***

Để đi xa hơn trong việc tìm hiểu biểu tượng Thánh Gióng trong văn hóa Việt Nam nếu

chỉ tiếp cập bằng các khái niệm quốc gia và chủ nghĩa quốc gia qua huyền thoại và lịch sử thành

văn như trên thì chưa đủ mà cần phải đặt đối tượng nghiên cứu này trong một giới thuyết rộng

hơn, đó là văn hóa.20

Theo đó “Huyền thoại, biểu tượng, ký ức và giá trị cũng chiếm vị trí trung

19

Mặc dù sử dụng các khái niện của Anderson, Spencer nhưng Như Hạnh không đồng ý với quan điểm quy châu Âu

(Eurocentric) của họ và phản bác quan điểm “sự tạo lập quốc gia phải là một hiện tượng hiện đại, thế tục, Tây

phương.” Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này vì nếu soi chiếu vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam thì quốc

gia độc lập Đại Việt muộn nhất cũng đã được khẳng định từ thời Lý chứ không phải chờ đến khi có khái niệm quốc

gia của phương Tây trong giai đoạn cận-hiện đại. 20

“Tác phẩm Động lực học của Chủ nghĩa quốc gia văn hóa (Dynamics of Cultural Nationalism) của John

Hutchinson (1987) cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa dài hạn trong lý giải về sự gia tăng

của các phong trào quốc gia…Trong các trường hợp này vai trò của giới tri thức cổ xúy tư tưởng quốc gia văn hóa là

Page 13: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

13

tâm … và tập trung vào vai trò của các cộng đồng dân tộc (ethnie) trong sự hình thành của các

quốc gia, ủng hộ nhu cầu kiểm tra các biểu tượng, huyền thoại, ký ức và giá trị cá nhân mà họ

lấy làm cơ sở, những động cơ huyền thoại (mythomoteurs) chống đỡ cho các thể chế của họ, và

các loại hình cộng đồng dân tộc khác nhau tạo nền cho sự hình thành quốc gia sau đó.”21

Đây

chính là hướng tiếp cận mà các nghiên cứu hiện nay đã và đang thực hiện. Trong bối cảnh hiện

nay, khi sự “xung đột của các nền văn minh” (thuật ngữ của Samuel Huntington) có chiều hướng

ngày một gia tăng thì vấn đề quốc gia, dân tộc, biểu tượng quốc gia, tinh thần dân tộc lại được

đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Và biểu tượng Thánh Gióng sẽ còn là một đối tượng

nghiên cứu hấp dẫn không chỉ ở Việt Nam (tầm quốc gia) mà còn ở tầm quốc tế vì chính biểu

tượng này đã kết nối các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Tây

Tạng, Khotan, Nepal, Bhutan chỉ qua một biểu tượng: Kubera/Vaisravana/Đa Văn Thiên/Tì Sa

Môn Thiên Vương/Thánh Gióng.

Hà Nội tháng 4/2014

Tài liệu trích dẫn

Barthes, Roland (2008, 1957), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch. Nxb. Tri thức, Hà Nội

Cao Huy Đỉnh (2003), Tuyển tập tác phẩm, Nxb. Văn học và Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông

– Tây xuất bản, Hà Nội

Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Tri thức, Hà

Nội

Hà Hữu Nga (2012), Phù Đổng: Cội nguồn sức mạnh Việt trong:

http://baotangnhanhoc.org/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=1232%3Aphu-

ng-ci-ngun-sc-mnh-vit-&catid=33%3Abai-nghien-cu-nhan-hc-vn-hoa-hc&Itemid=37

Hà Văn Tấn, Chử Văn Tần, Phạm Lý Hương, Trịnh Cao Tưởng, Nguyễn Quốc Dũng (1999),

Lịch sử quân sự Việt Nam Tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Hà Văn Tấn (2005), Đến với Lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội

tối cần thiết trong quá trình định nghĩa và hồi phục cộng đồng dân tộc. Tiến trình này đang diễn ra ở Việt Nam như

mô tả của Lương Văn Hy trong http://pacificaffairs.ubc.ca/pdfs/luong.pdf. Tư tưởng quốc gia văn hóa thể hiện qua

các hoạt động của nhà cầm quyền, từ thay đổi luật lệ cho đến tổ chức lễ hội văn hóa cổ truyền thay vì cấm cản và đối

lập như trước kia. Cũng theo đó thì chủ nghĩa quốc gia không chỉ đơn giản là cặp song hành của hai sắc thái chính trị

và văn hóa như trình bày, mà xu hướng thế giới trong vài thập niên qua là chuyển từ chủ nghĩa quốc gia phát triển

(developmental nationalism) sang chủ nghĩa quốc gia văn hóa (cultural nationalism) trong diễn biến động lực học

tái cấu trúc (dynamics of restructuring).” Theo Lê Hải trong: http://bansacdantocvietnam.blogspot.com/search/label/Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c 21

Anthony D. Smith, Ethno-symbolism and nationalism: A cultural approach. Routledge 2009, N.Y. dẫn lại theo Lê

Hải tlđd.

Page 14: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

14

Hoàng Phê (cb. 1998), Từ điển tiếng Việt. Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà

Nẵng

Kim Sơn – Thiền phái Trúc Lâm soạn năm 1337, Lê Mạnh Thát dịch từ bản in năm 1715, Thiền

Uyển Tập Anh, Nxb. Đại học Vạn Hạnh 1976

Lê Tắc (2001), An Nam Chí Lược, Nxb. Thuận Hóa và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây

xuất bản, Hà Nội

Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên soạn (1272 - 1697), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Viện

Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992), Nxb. Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1993

Levi-Strauss, Claude (1979), Myth and Meaning. Schocken Books, NY.

Lương Văn Kế, Cung khắc Lược (Báo Đất Việt online ngày 3/4/2012), Đi tìm dấu chân các vị

thần bất tử, kỳ 2:”Thánh Gióng có thật?” trong http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/di-tim-

dau-chan-cac-vi-than-bat-tu-ky-2-2234306/

Lý Tế Xuyên (1972), Việt Điện U Linh, Trịnh Đình Rư dịch – Đinh Gia Khánh hiệu đính. Nxb.

Văn học, Hà Nội

Mucchielli, Laurent (2004), Huyền thoại và khoa học nhân văn, người dịch Vũ Hoàng Địch. Nxb.

Thế giới, Hà Nội

Như Hạnh (2004), “Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc thiên Vương và Phù Đổng Thiên

Vương trong tôn giáo Việt Nam thời trung cổ” (tr.31-48) trong Trung tâm nghiên cứu quốc học,

Hồn Việt. Nxb. Văn học. Đăng lại trong http://giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2010/09/27/5FF651/

Nguyễn Công Lý, “Tiểu sử Khuông Việt Thiền Sư (932 – 1011)” trong Pháp Bảo 09/27/2013,

http://phapbao.org/tieu-su-khuong-viet-thien-su-932-1011/

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Tập 1-3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội

Nguyễn Văn Huyên - "Hội Phù Đổng (Một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam -

1938)" trong Lễ hội Thánh Gióng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2009

Nguyễn Văn Tuấn (2011), Huyền thoại? trong http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1279-

huyen-thoai-

Phạm Văn Đồng (1969), Nhân ngày giỗ Tổ vua Hùng. Báo Nhân Dân, ngày 29 tháng 4 năm

1969. Dẫn lại theo Nguyễn Thị Bích Hà, Đã đến lúc kể lại truyền thuyết Gióng, trong

http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=225

Popper, Karl (2012, 1974), Sự nghèo nàn của thuyết sử luận, Chu Lan Đình dịch. Nxb. Tri thức

Page 15: Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn (The Symbol of St Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam)

15

Smith, Anthony D (2009). Ethno-symbolism and nationalism: A cultural approach. Routledge,

N.Y.

Thế Cường, “Chen chân dự lễ yểm tim, khai quang tượng Thánh Gióng.” Báo Dân trí online

ngày 29/9/2010. Xem http://dantri.com.vn/xa-hoi/chen-chan-du-le-yem-tim-khai-quang-tuong-

thanh-giong-425119.htm

Trần Quốc Vượng (1995), “The Legend of Ông Dóng: From the Text to the Field” tr.13-41,

trong Essays into Vietnamese Pasts. K.W.Taylor & John K. Withmore Ed. Cornell University

Press

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam tập 1. Nxb. KHXH, Hà Nội

Vũ Anh Tú, Giải mã các biểu tượng trong Hội Gióng. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế

“Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, trường hợp hội Gióng” tổ

chức ngày 19-20/4/2010 tại Hà Nội. trong

http://sachxua.net/forum/index.php?topic=7761.50;wap2

Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1960), Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San dịch, chú

thích & giới thiệu. Nxb. Văn hóa, Hà Nội 1960

WANG Yuantian (王元天) 2012, The Cult of Vaiśravaṇa in Khotan and Medieval China, MA

thesis, Department of History, University of Macau