Top Banner
BIÊN BN HI THO NG DNG HSR TRONG CHI TRLI ÍCH MANG LI TCÁC HOẠT ĐỘNG CA REDD+ Thông tin chung vHi tho: Thi gian 8h 17h30, 27/04/2012 Địa điểm Tng 5, Khách sn Sài Gòn, 80 Lý Thường Kit, Hà Ni Chtrì cuc hp Phm Minh Thoa Vtrưởng VKHCN&HTQT VNFOREST Phlc Phlc I: Chương trình hội tho Phlc II: Danh sách các đại biu tham dI. KHAI MC Bà Phm Minh Thoa tuyên bkhai mc hi tho - Chào mừng đại biu tham gia hi tho ng dng hsR trong chi trli ích mang li tREDD+ - Tuyên blý do và khai mc hi tho II. NI DUNG Bà Nguyn ThThu Huyn gii thiu và chiếu phim vREDD+, bao gm: - REDD+ là gì? - Gii thiu vChương trình UN-REDD Vit Nam Ông Phạm Xuân Phương trình bày “Cơ sở pháp lý và những điều kin kinh tế - xã hi cho thc thi các hoạt động ca REDD+ Vit Nam, tm quan trng ca sphi kết hp gia các B, ngànhÔng Phm Mạnh Cường trình bày “Các nguyên tc ca quc tế liên quan ti hthng chia sli ích cho hoạt động REDD+Tho lun vhai bài trình bày trên: Bà Phm Minh Thoa:
15

BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

Feb 03, 2018

Download

Documents

buiphuc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

BIÊN BẢN HỘI THẢO

ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG LẠI

TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA REDD+

Thông tin chung về Hội thảo:

Thời gian 8h – 17h30, 27/04/2012

Địa điểm Tầng 5, Khách sạn Sài Gòn, 80 Lý Thường Kiệt,

Hà Nội

Chủ trì cuộc họp Bà Phạm Minh Thoa – Vụ trưởng Vụ

KHCN&HTQT – VNFOREST

Phụ lục Phụ lục I: Chương trình hội thảo

Phụ lục II: Danh sách các đại biểu tham dự

I. KHAI MẠC

Bà Phạm Minh Thoa tuyên bố khai mạc hội thảo

- Chào mừng đại biểu tham gia hội thảo ứng dụng hệ số R trong chi trả lợi ích mang lại từ

REDD+

- Tuyên bố lý do và khai mạc hội thảo

II. NỘI DUNG

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền giới thiệu và chiếu phim về REDD+, bao gồm:

- REDD+ là gì?

- Giới thiệu về Chương trình UN-REDD Việt Nam

Ông Phạm Xuân Phương trình bày “Cơ sở pháp lý và những điều kiện kinh tế - xã hội cho thực

thi các hoạt động của REDD+ ở Việt Nam, tầm quan trọng của sự phối kết hợp giữa các Bộ,

ngành”

Ông Phạm Mạnh Cường trình bày “Các nguyên tắc của quốc tế liên quan tới hệ thống chia sẻ

lợi ích cho hoạt động REDD+”

Thảo luận về hai bài trình bày trên:

Bà Phạm Minh Thoa:

Page 2: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

- Trong phần các đối tượng được hưởng lợi từ REDD+, ngoài vấn đề về giao và cho thuê,

đề nghị TS Phương làm rõ về vấn đề khoán bảo vệ rừng, những đối tượng được nhận

khoán bảo vệ rừng có được hưởng lợi ích từ REDD+ không?

- Trong các hoạt động của REDD+ không có hoạt động trồng rừng, tức là trong 5 họat

động của REDD+ tập trung vào diện tích rừng tự nhiện hiện có và hiện nay đang đàm

phán có nên đưa diện tích rừng trồng hiện vào REDD+ hay không?

Ông Phương cho biết

- Hiện nay tồn tại 2 chính sách giao và khoán. Về nguyên tắc nguồn thu từ REDD+ phải trả

lại cho người chủ rừng (người nhận đầu tiên), người nhận khoán thuộc quan hệ thứ cấp,

thuộc hợp đồng kinh tế giữa chủ rừng và người nhận khoán và đương nhiên họ cũng được

nhận một phần lợi ích, và cũng sẽ giảm đi theo cơ chế đó (chủ rừng giữ lại 1 phần chi trả

cho quản lý, đánh giá, nghiệm thu giao khoán rừng). Ví dụ hai hộ gia đình, một hộ là chủ

rừng và một hộ là người nhận giao khoán rừng thì mức nhận sẽ là khác nhau, người chủ

rừng là người nhận trước tiên và sau đó mới chi trả cho người nhận giao khoán.

Ông Nguyễn Tuấn Phú bổ sung

- Trong chính sách cần làm rõ quyền sử dụng và quyền sở hữu của chủ rừng và người nhận

giao khoán. Chính sách cần làm rõ tính chính trị và tính kỹ thuật để phù hợp với đời sống

của người dân.

Tiếp theo, Tiến sĩ Phùng Văn Khoa trình bày “Giới thiệu hệ số R cho chi trả những lợi ích

mang lại từ các hoạt động của REDD+”

Thảo luận bài trình bày:

Bà Phạm Minh Thoa:

- Bản tiếng Việt có sự sai khác với bản tiếng Anh. Trong bản tiếng Việt, hệ số R không

đảm bảo tính công bằng còn trong bản tiếng Anh là đảm bảo tính đa lợi ích. Thực ra cả

hai đều không phải như thế mà hệ số R là hệ số đảm bảo tính công bằng tương đối và

tăng tính đa lợi ích.

Ông Nguyễn Tuấn Phú:

- Về mặt lý thuyết công thức tính hệ số R là tối ưu, tuy nhiên về tính thực tế của phương

pháp tính này cần phải xem xét lại.

- Ở nhân tố R2 về dân tộc, nếu cùng một điều kiện sống như nhau nhưng khác nhau về dân

tộc sẽ nảy sinh bất đồng khi tính toán nên sẽ tạo ra tính không công bằng.

- Nguồn tiền của REDD nhằm mục đích gì? Có phải là giải quyết công tác xã hội hay là

giải quyết cơ chế chi trả cho người bảo vệ. Đây là hai mục đích khác nhau cần được làm

rõ thêm.

Page 3: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

- Trường hợp đối tượng được chi trả là tổ chức thì các nhân tố này sẽ được đưa vào tính

toán như thế nào?

Ông Phùng Văn Khoa trả lời:

- Về tính thực tế của hệ số R, nhân tố Dân tộc là do chính sách dân tộc của Đảng ta quy

định.

- Về việc áp dụng với đối tượng là tổ chức thì tổ chức bao gồm nhiều thành viên thì căn cứ

tính chính là các thành viên ấy. Đối với công ty lâm nghiệp giao rừng cho các hộ gia đình

thì hộ gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức đó thì hộ gia đình thuộc đối tượng nào thì

tính theo đối tượng đó.

- Hiệu quả giữ rừng, thông qua nỗ lực bảo vệ rừng hoặc căn cứ vào thành quả.

Ông Hứa Đức Nhị góp ý:

- Tác giả đã đưa ra được cách tính hệ số R rất công phu và khoa học tuy nhiên cần quan

tâm các yếu tố sau: Đưa ra hệ số R nhằm mục đích gì vì chi trả của REDD+ không thể

thay thế cho tất cả chi trả của các chính sách để giải quyết các vấn đề ở miền núi mà chỉ

là góp phần để giải quyết những vấn đề đó? Để xác định mục đích của chi trả REDD+

cần bắt đầu từ mục tiêu của REDD+

- Vấn đề lựa chọn các yếu tố để tính hệ số R nên chọn đơn giản hơn.

Bà Phạm Minh Thoa bình luận thêm:

- Công thức là tích số, hệ số R là hệ số để điều chỉnh. Tuy hệ số R nhỏ nhưng tạo chênh

lệch lớn trong kết quả chị trả nhận được của người tham gia.

- Đưa vấn đề xã hội và môi trường vào để điều chính tính đa lợi ích, không phải để tăng

tính công bằng. Tính công bằng ở đây là nỗ lực giữ rừng.

- Cách tính chi tiết của hệ số R tùy thuộc vào địa phương.

Ông… Thành hỏi:

- Trường hợp diện tích rừng do BQL tự quản lý, thì tính toán hệ số R như thế nào?

Bà Phạm Minh Thoa trả lời:

- Tổ chức không có nghĩa là phải có các thành viên mà có thể là người hưởng lợi cuối cùng

nên không phải chia cho ai cả.

III. THẢO LUẬN NHÓM:

Các đại biểu của sáu tỉnh được chia thành ba nhóm chính để thảo luận. Các đại biểu khác

không thuộc sáu tỉnh tự lựa chọn một trong ba nhóm để tham gia.

Nội dung thảo luận xoay quanh ba câu hỏi chính sau:

Page 4: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

1. Những khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng hệ số R ở địa phương theo các cấp độ

khác nhau (tỉnh, huyện, xã)?

2. Những giải pháp cần thực hiện để hệ số R phát huy tác dụng trong thực tiễn ở Việt Nam?

3. Một số hoạt động cần thiết tiếp theo?

A. Kết quả thảo luận

Nhóm Hà Tĩnh – Bắc Kạn – Lào Cai:

1. Khó khăn:

- Thu thập số liệu phục vụ tính hệ số R, đặc biệt là yếu tố dân tộc cần phải điều chỉnh

lại biên độ của hệ số R cho phù hợp để đảm bảo tính công bằng. Tính thu nhập thế

nào cho tổ chức là chủ rừng, chẳng hạn BQL các khu rừng đặc dụng, nơi chưa thực

hiện việc giao khoán bảo vệ cho hộ gia đình?

- Nên quy nạp R thu nhập vào 2 nhóm: nghèo và từ trung bình đến giàu

- Xác định hệ số R dân tộc như thế nào cho các hộ gia đình có hai thành phần dân tộc?

Xử lý cách tính R thế nào cho đối tượng là cộng đồng thôn bản, dân cư có nhiều

thành phần dân tộc được nhà nước giao rừng?

- Có nên phân biệt 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng hay không? Đối với rừng

trồng có tái sinh cây tự nhiên thì xác định rừng đó là rừng tự nhiên đa loài hay thuần

loài?

- Đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng và hộ được giao rừng, chế độ hưởng lợi cho

đối tượng nhận khoán ngắn hạn thì tính thế nào?

- Vấn đề về giới: thường biến động theo thời gian (năm nay chủ hộ có thể là nữ nhưng

sau đó lại là nam) vì thế nên tính như thế nào cho hợp lý và phù hợp với thực tế.

- Về cách xác định hệ số xa gần R có nghịch lý: có nơi gần nhưng bảo vệ khó, có nơi

xa nhưng bảo vệ thuận lợi

- Khi triển khai áp dụng, đối tượng là tổ chức không có hệ số thu nhập

2. Giải pháp :

- Cách tính thu nhập theo quy định của chính phủ là không khả thi vì hàng năm phải

tốn nhiều công sức để điều tra lại vì thế nên đưa về hai loại giàu - trung bình và nghèo

để thuận lợi cho cách tính

- Đề nghị thống nhất cách tính cho hệ số R dân tộc là cộng đồng thôn bản, dân cư có

nhiều thành phần dân tộc cùng tham gia

- Làm rõ hơn cách dùng từ để dễ hiểu và cụ thể hóa hơn trong vấn đề xác định dân tộc

thiểu số và Kinh, ít người.

3. Hoạt động

- Nên dùng phân cấp phòng hộ để thay thế cho việc xác định hệ số lưu vực và kiểu

rừng thay thế cho tính đa dạng sinh học? Kiểu rừng chia làm hỗn giao và thuần loài.

Page 5: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

- Nên áp dụng thử nghiệm một số mô hình ở 1 số địa phương để kiểm nghiệm và điều

chính trước khi áp dụng rộng hơn

- Đề nghị xây dựng 1 Chương trình Tập huấn triển khai áp dụng cho 6 tỉnh

- Đưa toàn bộ thông tin liên quan lên trang web để mọi người cập nhật thông tin

Nhóm Lâm Đồng – Bình Thuận:

1. Khó khăn:

- Mức độ chi trả chênh lệch giữa các hộ sẽ không tạo được sự đồng tình vì cùng diện

tích, cùng bỏ công sức bảo vệ như nhau, nhưng trạng thái rừng (rừng giàu – nghèo)

được giao khác nhau dẫn đến mức chi trả khác nhau

- Hộ nghèo bình chọn phức tạp. Nói chung, các Hệ số R1,2,3 là động nên khó xác định

- Mức chi trả khác nhau giữa các huyện, tỉnh giáp ranh

- Hộ dân tộc đa số sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi áp dụng hệ số R rất

khó

2. Giải pháp:

- Xác định địa bàn chọn thí điểm

- Có cơ chế chính sách của nhà nước

- Có đề án triển khai thực hiện được phê duyệt

- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện ở các cấp

3. Các hoạt động:

- Thí điểm R vào thực tế

- Sơ kết, tổng kết, đánh giá thí điểm

- Hoàn thiện nội dung chính sách trình Chính phủ ban hành

- Xây dựng đề án thực hiện trình Chính phủ ban hành

Nhóm Cà Mau:

1. Khó khăn:

- Đối tượng rừng tham gia REDD+ là rừng tự nhiên. Cà Mau không giao khoán quản lý

bảo vệ rừng cho hộ gia đình mà do các đơn vị chủ rừng nhà nước (Vườn quốc gia,

BQL rừng phòng hộ) trực tiếp quản lý bảo vệ.

Vì vậy, hệ số R không áp dụng vì ko có chia sẻ lợi ích do chỉ có 1 chủ (R=1)

2. Giải pháp:

- Mở rộng đối tượng áp dụng áp dụng REDD sang cả rừng trồng

3. Hoạt động:

Page 6: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

- Rà soát đánh giá hiện trạng rừng để lựa chọn vùng thí điểm thực hiện REDD+

- Kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng vùng thí điểm để xác định đường cơ sở

- Đánh gia so sánh tỷ lệ mất rừng so với 1990 và phân tích nguyên nhân mất rừng

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện, xã về kiến thức REDD+, Biến

đổi khí hậu....

B. Nhận xét kết quả các nhóm

Bà Phạm Minh Thoa:

- Nhóm Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Lào Cai đã đưa ra rất nhiều câu hỏi còn để ngỏ và chúng ta

tiếp tục nghiên cứu.

- Nhóm Lâm Đồng và Bình Thuận đưa ra một số câu hỏi như những khu vực có rừng

giáp ranh giữa các tỉnh có hệ số R được tính toán khác nhau, mức chi trả cho thì giải

quyết mâu thuẫn như thế nào? Đối với kiểu rừng giàu và rừng nghèo thì giải quyết ra

sao, trong REDD+, dộ gia tăng của các bon từ rừng nghèo nhanh hơn so với rừng

giàu. Ở rừng khộp, rừng trong các khu đặc dụng như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn

thiên nhiên, mức chênh lệch về gia tăng Các-bon rất thấp, trong khi đó ở các loại rừng

suy thoái mạnh thì mức gia tăng Các-bon nhanh hơn. Tuy nhiên cần cân nhắc việc

bảo vệ rừng giàu là khó hơn so với rừng nghèo kiệt, tiếp tục suy nghĩ thêm sao cho

hài hòa.

- Nhóm Cà Mau đưa ra khuyến nghị nên áp dụng REDD+ cho rừng trồng. Hiện nay,

trên đàm phán quốc tế, chỉ có Vietnam và Brazil ủng hộ rừng trồng vào đối tượng

REDD+, các nước khác chưa có ý kiến gì. Tuy nhiên, có thể trong 1-2 năm tới đối

tượng rừng trồng và đất có rừng trồng sẽ được đưa vào trong chương trình REDD,

còn đất trồng thì không do đã có cơ chế phát triển sạch. Trong chia sẻ lợi ích ở tỉnh

Cà Mau không chỉ có hệ số R cho chủ rừng mà từ tỉnh xuống huyện và các VQG sẽ

có hệ số R khác nhau

C. Thảo luận và góp ý chung

Ông Phạm Xuân Phương:

- Có rất nhiều ý kiến khác nhau và việc áp dụng hệ số này sẽ tùy thuộc vào từng địa

phương. Tuy nhiên, theo ông Phương cho biết nghiên cứu hệ số R này mới chỉ thực

hiện trong phạm vi nội bộ là đơn vị, chủ rừng cuối cùng chứ chưa nghiên cứu ở cấp

tỉnh. Có nghĩa là tiền khi được đưa vào BQL hoặc công ty lâm nghiệp mà họ đã giao

khoán rừng cho dân, lúc đó ta dùng hệ số R mà ta nghiên cứu thì sẽ phù hợp. Còn đối

với cấp tỉnh, tiền có thể từ trung ương chuyển về tỉnh, sau đó sẽ được phân bổ vào

Quỹ, Quỹ mới trả cho các chủ rừng. Chủ rừng có thể là các tổ chức nhà nước như

BQL rừng phòng hộ, đặc dụng và công ty lâm nghiệp. Khi thực hiện việc chi trả cho

các đối tượng là tổ chức này thì phải sử dụng một hệ số R hoàn toàn khác. Tiếp theo,

Page 7: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

các chủ rừng này sẽ giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân và khi thực hiện chi trả cho

dân mới dùng đến hệ số R mà ta đang nghiên cứu.

- Phương: sử dụng quá nhiều yếu tố trong hệ số R ở cấp tỉnh, huyện thì sẽ khó thực

hiện vì xuất hiện nhiều khó khăn (như độ khó khăn…)

Bà Phạm Minh Thoa:

- Hệ số R sẽ áp dụng từ trung ương đến địa phương chứ không chỉ cho người hưởng lợi

cuối cùng là hộ gia đình. Cấp quốc gia sẽ có hệ số R cho cấp tỉnh căn cứ vào kết quả

thực hiện REDD+ của tỉnh đó cộng với một số tiêu chí về thu nhập, xã hội và môi

trường, ví dụ ở các tỉnh tây Bắc và Tây Nguyên, hệ số R về phòng hộ chắc chắn cao

hơn các tỉnh khác. Vì vậy, hệ số R này sẽ áp dụng cho tất cả các cấp từ trung ương

xuống tỉnh xuống huyện. Ở những nơi khác nhau, chẳng hạn: Khu rừng đặc dụng,

huyện nghèo, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, hệ số R sẽ khác nhau.

- Tùy từng bối cảnh cụ thể mà các tỉnh thiết kế hệ số R cụ thể cho địa phương mình. Ở

cấp quốc gia sẽ căn cứ vào một số kết quả thực hiện REDD+ của tỉnh đó theo kết quả

kiểm kê khí nhà kính, sau đó là căn cứ vào các tiêu chí xã hội và môi trường khác.

Càng xuống cấp thấp, hệ số Ri có thể càng ít đi và khi đó các Ri bằng 1.

- R không thể áp dụng đồng đều cho tất cả các tỉnh mà phải linh hoạt cho từng địa

phương và nguyện vọng của người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

Ông Phạm Xuân Phương:

- Trong 7 yếu tố không phải cấp nào cũng áp dụng được hết, ví dụ cấp tỉnh không thể

áp dụng yếu tố khoảng cách tiếp cận đến rừng mà chỉ có thể áp dụng được cho cấp hộ

gia đình. Vì thế cần phải nghiên cứu các hệ số R riêng cho cấp tỉnh và huyện.

Ông Nguyễn Tuấn Phú

- Tính toán hệ số R cần phải phù hợp với yêu cầu của quốc tế đưa ra, còn khi vận dụng

vào Việt Nam sẽ có tính linh hoạt tùy theo bối cảnh của quốc gia. Nếu cách tính hệ số

R hiện tại theo hướng trên (tuân thủ theo yêu cầu của quốc tế nhưng vận dụng linh

hoạt ở Việt Nam thì phù hợp) còn nếu do tự chúng ta nghĩ ra thì phải làm thực tế hơn.

Ông Phùng Văn Khoa:

- Cách tính R là tính từ hộ gia đình tính lên (theo cách tiếp cận từ dưới lên). Theo đó,

số liệu ở tỉnh được có được từ việc tập hợp số liệu ở các huyện, các huyện tập hợp từ

các xã và các xã tập hợp từ các hộ gia đình. Cơ sở dữ liệu lớn nhưng kết hợp với

PFES thì sẽ có hiệu quả hơn.

- Phối hợp dung hòa với những quan điểm quốc tế để đảm bảo tính minh bạch, công

bằng. Trong quá trình thực hiện có tính linh hoạt.

Page 8: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

Ông Hứa Đức Nhị:

- Nghiên cứu hệ số chi trả (R) là vấn đề khó, và hiện tại chưa có ràng buộc gì giữa quốc

tế và Việt Nam.

- Các chuyên gia trong từng lĩnh vực luôn muốn vấn đề họ quan tâm được đưa lên bàn

nghị sự để thảo luận, thống nhất và áp dụng ở một số nước và trở thành cái chung của

quốc tế. Tuy nhiên chúng ta phải làm thực tế để xem có thực hiện được hay không?

Nếu chỉ nêu vấn đề đó ra và tranh luận mãi mà không thống nhất thì khó có thể ra

được một kết quả gì.

- Chưa rõ nguồn tài chính cho việc chi trả này sẽ lấy từ đâu?

- Rừng ở VN khác với quốc tế. Trên thế giới, rừng của hộ, rừng cộng đồng và tư nhân

được thiết lập từ lâu. Ở VN, rừng là của chung và thực hiện giao khoán bảo vệ cho

các hộ gia đình. Vì là quá trình khoán và giao rừng nên không thể lựa chọn được rừng

tốt nhất, có vị trí thuận tiện nhất. Đó là lý do xảy ra hiện tượng không đồng thuận về

hệ số K khi thực hiện PFES ở Sơn La và Lâm Đồng do các hộ gia đình được giao

rừng xấu nên không thể cung cấp dịch vụ tốt. Đây là vấn đề lịch sử, nếu chúng ta căn

ke kỹ về vần đề rừng giàu, rừng nghèo, dầu nguồn hoặc không đầu nguồn, hoặc các

yếu tố khác thì có khả năng tạo ra bất công bằng.

- Nên có những thí điểm ở từng vùng cụ thể mà chưa nên áp dụng đại trả.

III. KẾT LUẬN HỘI THẢO

Bà Phạm Minh Thoa:

- Đây là hội thảo nêu ý kiến, sáng kiến và lấy thông tin. Có những vấn đề nêu ra còn được

bỏ ngỏ và sẽ cân nhắc nghiên cứu tiếp

- Nên nghiên cứu hệ số R ở cấp tỉnh vì nhóm nghiên cứu mới thực hiện nghiên cứu ở

huyện Di Linh và chủ rừng là các hộ gia đình.

- Pha 2 của Chương trình REDD có thể nhanh chóng đi vào hoạt động vì thế cần phải đẩy

nhanh việc nghiên cứu hệ số chi trả để áp dụng

- Đây là hội thảo khởi động để khơi mào suy nghĩ về hệ số R cấp tỉnh.

- Toàn bộ tài liệu hội thảo hôm nay cùng với các Video về REDD+ sẽ được gửi cho các

tỉnh và đưa lên trên mạng.

Page 9: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

Phụ lục I: Chương trình hội thảo

HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R

TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA REDD+

Thời gian: Ngày 27/4/2012

Địa điểm: Khách sạn Sài Gòn, 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

Mục đích: Giới thiệu về REDD+, Hệ số R và áp dụng hệ số R trong thực hiện REDD+.

# Nội dung Chịu trách nhiệm

8h00 -8h15 Đón tiếp đại biểu UN-REDD

8h15 - 8h25 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu UN-REDD

8h25 - 8h30 Khai mạc hội thảo Bà Phạm Minh Thoa, Vụ

trưởng Vụ Khoa học

Công nghệ & Hợp tác

quốc tế

8h30 - 8h40 Chiếu phim REDD+ là gì ? UN-REDD

8h40 - 9h00 Cơ sở pháp lý và những điều kiện kinh tế xã

hội cho thực thi các hoạt động của REDD+

ở Việt Nam, tầm quan trọng của sự phối kết

hợp giữa các Bộ, ngành?

Chuyên gia Phạm Xuân

Phương

9h00 - 9h20 Tổng quan về tình hình thực hiện và tiềm

năng thực hiện REDD+ ở Việt Nam

Văn phòng REDD+ /

DoSTIC

9h20 - 9h40 Những nguyên tắc của quốc tế liên quan tới

hệ thống chia sẻ lợi ích cho hoạt động

REDD

TBD

9h40 - 9h55 Nghỉ giải lao

9h55 - 10h25 Giới thiệu hệ số R cho chi trả những lợi ích

mang lại từ các hoạt động của REDD+

Chuyên gia Phùng Văn

Khoa

10h25 - 10h35 Câu hỏi & Trả lời Chủ trì

10h35 - 11h30 Thảo luận nhóm về thiết kế hệ số R ở cấp

tỉnh

Hướng dẫn viên thảo luận

nhóm

Page 10: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

11h30 - 13h30 Ăn trưa

13h30 - 14h10 Trình bày kết quả thảo luận Các nhóm

14h10 - 14h40 Đề xuất giải pháp ứng dụng hệ số R cho cấp

huyện

Ông Nguyễn Trúc Bồng

Sơn – Tổ Công tác REDD

Lâm Đồng

14h40 - 14h50 Câu hỏi & Trả lời Chủ trì

14h50 - 15h05 Nghỉ giải lao

15h05 - 16h30 Thảo luận nhóm về thiết kế hệ số R ở cấp

huyện

Hướng dẫn viên thảo luận

nhóm

16h30 - 17h00 Trình bày kết quả thảo luận Các nhóm

17h00 - 17h15 Tổng hợp kết quả thảo luận và bế mạc hội

thảo

Bà Phạm Minh Thoa, Vụ

trưởng Vụ Khoa học

Công nghệ & Hợp tác

quốc tế

Page 11: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

Phụ lục II: Danh sách các đại biểu tham dự (bổ sung sau)

# Họ và tên Chức vụ Cơ quan/Đơn vị Email

MARD

1 Ông Hứa Đức Nhị Nguyên Thứ trưởng

2 Ông Đỗ Xuân Lân Chuyên viên chính Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường

[email protected]

3 Ông Trần Tiến Hùng Vụ Pháp chế [email protected]

VNFOREST

4 Ông Đoàn Tiến Vinh Thanh tra Tổng cục [email protected]

5 Ông Tô Văn Thảo Vụ Kế hoạch Tài chính [email protected]

6 Bà Phạm Minh Thoa Vụ trưởng / Giám đốc quốc gia

Vụ Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế / Chương trình UN-REDD Việt Nam

[email protected]

7 Ông Trương Tất Đơ Vụ Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế

[email protected]

8 Bà Trần Thị Hoa Vụ Bảo tồn Thiên nhiên

9 Bà Nguyễn Thị Hồng Lý Vụ Phát triển rừng

10 Ông Nguyễn Quốc Hiệu

Cục Kiểm lâm [email protected]

Page 12: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

11 Ông Nguyễn Phú Hùng Phó Giám đốc Viện Điều tra quy hoạch rừng

12 Ông Phạm Mạnh Cường Chánh văn phòng Văn phòng REDD+ Việt Nam

[email protected]

13 Bà Nguyễn Thị Hảo Văn phòng REDD+ Việt Nam

[email protected]

14 Ông La Quang Trung Văn phòng REDD+ Việt Nam

[email protected]

15 Ông Trần Văn Châu Văn phòng REDD+ Việt Nam

[email protected]

CÁC TỈNH PHA 2

Bắc Kạn

16 Ông Lê Cẩm Long Trưởng phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính

Sở NN&PTNT [email protected]

17 Bà Hoàng Thị Hằng Phó Trưởng phòng Phòng Đầu tư

Sở Tài chính [email protected]

18 Ông Nông Văn Nguyên Trưởng phòng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Ban Dân tộc [email protected]

19 Ông Thân Đức Hùng Chuyên viên chính Sở NN&PTNT

20 Ông Hoàng Anh Tuấn Phó Hạt trưởng Khu bảo tồn Thiên nhiên Kum Hỷ [email protected]

Lào Cao

21 Ông Đặng Tiến Mạnh Chuyên viên Phòng Kế hoạch – Quy hoạch, Chi cục Lâm nghiệp

DARD

[email protected]

22 Ông Tạ Văn Duy Chuyên viên Phòng Quản lý TN đất

Sở TN&MT [email protected]

23 Ông Hà Xuân Mai Chuyên viên Phòng Kế hoạch

Ban Dân Tộc [email protected]

Hà Tĩnh

Page 13: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

24 Ông Nguyễn Xuân Vỹ Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT

[email protected]

25 Ông Nguyễn Hùng Mạnh Phó Giám đốc Sở TN&MT [email protected]

26 Ông Nguyễn Xuân Hoan Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở NN&PTNT

[email protected] [email protected]

Bình Thuận

27 Ông Mai Sên Trưởng ban Ban Dân tộc [email protected]

28 Bà Nguyễn Thị Mộng Linh Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính

Sở NN&PTNT [email protected]

29 Bà Đinh Ly Va Phòng Đầu tư Sở Tài chính

30 Ông Lương Hoàng Phi Phó phòng Kế hoạch & PTR

Chi cục Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT [email protected]

31 Bà Lê Thị Kim Yến Phòng Kế hoạch – PTR Chi cục Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT [email protected]

Cà Mau

32 Ông Nguyễn Văn Hiệp Official Sub-department of Forest Management - DARD [email protected]

33 Ông Phan Bá Thông Chuyên viên Phòng Ngân sách, Sở Tài chính [email protected]

34 Ông Phạm Trung Thành Phó phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở NN&PTNT [email protected]

Lâm Đồng

35 Ông Phạm Văn Án Ex Director DARD

36 Ông Lương Văn Ngự Phó Giám đốc Sở TN&MT [email protected]

37 Ông Phan Văn Dung Phó Giám đốc Sở KH&ĐT [email protected]

Page 14: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

38 Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, Sở NN&PTNT [email protected]

BDS STWG

39 Ông Phùng Văn Khoa Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp

40 Ông Nguyễn Việt Khoa [email protected]

41 Ông Phạm Xuân Phương [email protected]

42 Ông Nguyễn Tuấn Phú Nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ

43 Ông Nguyễn Viết Lương Viện Công nghệ vũ trụ - Viện Khoa học Lâm nghiệp VN

[email protected]

44 Ông Adrian Enright SNV SNV

45 Bà Nguyen Thi Bich Thuy, Ph.D

Tư vấn ADB - EOC [email protected]

46 Ông Ivo Lizenberg FSSP [email protected],

47 Bà Megumi SAITO JICA Dien Bien REDD+ Pilot Project [email protected]

48 Ông Tore Langhelle Cán bộ Chương trình UNDP [email protected]

49 Ông Nguyễn Quốc Tú CERDA

50 Bà Hứa Thị Mai Hương CERDA

51 Ông Vũ Trung Kiên Giám đốc SCC [email protected]

Page 15: BIÊN BẢN HỘI THẢO - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.BDS/27.4... · BIÊN BẢN HỘI THẢO ỨNG DỤNG HỆ SỐ R TRONG CHI TRẢ LỢI ÍCH MANG

52 Ông Cao Hải Thanh Transparent International [email protected],

53 Bà Nguyễn Thị Vân Giám đốc CENEV [email protected]

54 Ông Vũ Văn Đức Phó Giám đốc CENEV

55 Bà Nguyễn Hải Vân Pan Nature [email protected]

56 Bà Nguyễn Thị Thu Huyền Quản đốc UN-REDD

57 Bà Phạm Thị Yên UN-REDD

58 Bà Lê Hồng Liên UN-REDD

59 Bà Châu Bá Thủy Thành UN-REDD

60 Ông Ngô Sỹ Hoài Phiên dịch