Top Banner
Bài 8: Pháp lut xã hi chnghĩa Vit Nam 192 TGL101_Bai8_v1.0014103225 Ni dung Bn cht, đặc đim ca pháp lut XHCN Vit Nam. Hình thc ca pháp lut XHCN Vit Nam. Vn đề pháp chế XHCN Vit Nam. Mc tiêu Hướng dn hc Sau khi hc bài này, các bn cn: Phân tích được bn cht, đặc đim ca pháp lut XHCN Vit Nam. Mô tđược đặc đim vhình thc ca pháp lut XHCN Vit Nam. Trình bày được các yêu cu cơ bn ca pháp chế xã hi chnghĩa. Thi lượng hc 3 tiết Nghe ging và đọc tài liu để nm bt các ni dung chính. Làm bài tp và luyn thi trc nghim theo yêu cu ca tng bài. Liên hvà ly các ví dtrong thc tế để minh ha cho ni dung bài hc. Bài 8: PHÁP LUT XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM
25

Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nov 28, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

192 TGL101_Bai8_v1.0014103225

0

Nội dung

Bản chất, đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

Hình thức của pháp luật XHCN Việt Nam.

Vấn đề pháp chế XHCN Việt Nam.

Mục tiêu Hướng dẫn học

Sau khi học bài này, các bạn cần:

Phân tích được bản chất, đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

Mô tả được đặc điểm về hình thức của pháp luật XHCN Việt Nam.

Trình bày được các yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thời lượng học 3 tiết

Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.

Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài.

Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để minh họa cho nội dung bài học.

Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Page 2: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 193

Cũng như các pháp luật xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là sản phẩm của cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng với sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của pháp luật xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểm riêng, góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày hôm nay. Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu bản chất, đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mục 1.1) trước khi đi vào phân tích các hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần cuối của bài sẽ được dành để nghiên cứu vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một vấn đề đang ngày được quan tâm khi Nhà nước Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mục 3.1).

8.1. Bản chất, đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8.1.1. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa (sau đây viết tắt là XHCN) Việt Nam có những điểm chung về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

o Pháp luật XHCN ra đời và tồn tại là sự tất yếu khách quan trên cơ sở tàn dư của chế độ tư sản. Pháp luật XHCN là công cụ cần thiết để nhà nước quản lý xã hội, bảo vệ chế độ xã hội, chế độ nhà nước và thành quả cách mạng.

Pháp luật XHCN trong nhà nước XHCN là cần thiết nhằm hạn chế, loại bỏ những hình thức kinh tế tư hữu, tác động làm xuất hiện và phát triển những hình thức kinh tế mới nhằm chuyển đổi xã hội cũ thành xã hội mới theo đúng định hướng XHCN.

Trong xã hội XHCN, vẫn tồn tại giai cấp nên cần phải được quản lý bằng pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội, giải quyết những xung đột, tranh chấp trong xã hội, dần thiết lập các nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp, nhu cầu cải tạo, tổ chức lại, xây dựng và quản lý xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn cần tới pháp luật.

o Pháp luật XHXN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và được đảm bảo bằng bộ máy nhà nước nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Pháp luật XHCN có bản chất là phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bên cạnh đó, pháp luật còn là công cụ để nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý xã hội, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ. Bản chất của pháp luật XHCN cũng thể hiện ở hai thuộc tính: Tính giai cấp và tính xã hội.

Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản. Pháp luật XHCN là phương tiện thể hiện, chuyển tải đường lối và chính sách của đảng cộng sản, là một trong những cơ sở để đảng cộng sản hoạch định đường lối, chính sách của mình. Đường lối và chính sách của đảng là linh hồn và là kim chỉ nam cho việc xây dựng, ban hành, thực hiện cũng như không ngừng hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan do lịch sử đặt ra.

Page 3: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

194 TGL101_Bai8_v1.0014103225

Pháp luật XHCN là công cụ của nhà nước XHCN nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Pháp luật XHCN sẽ tồn tại và phát triển trong suốt quá trình xây dựng XHCN. Pháp luật XHCN không hoàn toàn là sự thay thế, xóa bỏ pháp luật cũ, mà vẫn có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ của pháp luật cũ. Nó dần được hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội mới.

o Pháp luật XHCN có bản chất giai cấp. Tuy nhiên tính giai cấp của pháp luật XHCN có ý nghĩa rộng hơn so với tính giai cấp của pháp luật tư sản. Pháp luật XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi.

Nếu pháp luật tư sản chỉ bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất chiếm thiểu số trong xã hội, thì pháp luật xã hội chủ nghĩa lại bảo vệ lợi ích của không chỉ giai cấp công nhân mà còn đông đảo người dân lao động trong xã hội.

Chú ý hoặc nhận xét

Xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện ước mơ, nguyện vọng của con người về một xã hội tốt đẹp, công bằng, không có sự bóc lột, áp bức. Trong giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản vì mục đích tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vì bản chất của nhà nước XHCN là nhà nước chuyên chính vô sản, do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, là đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, là đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và của toàn dân tộc, do vậy nhà nước XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ XHCN).

Nếu trong xã hội tư sản có sự mâu thuẫn đối kháng không khoan nhượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, thì sự đối kháng giai cấp trong nhà nước XHCN dường như đã được làm mờ đi. Bởi lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân, của toàn dân tộc. Trên cơ sở tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo nên sự dung hòa về lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội, bảo đảm sự bình đẳng, tự do cho mọi người dân cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hơn nữa, nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, là nhà nước do dân, của dân và vì dân. Chính vì vậy, nhà nước XHCN kết hợp lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng, là cơ sở cho việc thể hiện ý chí của nhân dân.

Với tư cách là công cụ của nhà nước, là sự thể hiện ý chí của nhà nước, pháp luật XHCN, do vậy, thể hiện tính nhân dân rộng rãi.

o Bên cạnh tính giai cấp, tính xã hội của pháp luật XHCN cũng bao trùm và rõ nét hơn so với tính xã hội của pháp luật tư sản.

Page 4: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 195

Pháp luật XHCN xây dựng một trật tự xã hội, an toàn cho mọi người dân.

Pháp luật XHCN bảo đảm quyền kinh doanh cho tất cả các chủ thể, khuyến khích phát triển một nền kinh tế lành mạnh, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân.

Pháp luật XHCN phát triển văn hóa, giáo dục cho tất cả các chủ thể trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo.

Pháp luật XHCN khuyến khích phát triển khoa học công nghệ.

Bản chất của pháp luật XHCN Việt Nam. Xuất phát từ bản chất của nhà nước XHCN, pháp luật XHCN Việt Nam cũng có những đặc điểm chung về tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, căn cứ vào thực tiễn xã hội của đất nước và bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam, bản chất của pháp luật XHCN Việt Nam có một số điểm đặc trưng.

o Pháp luật XHCN Việt Nam phục vụ và bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân.

Trên cơ sở tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Pháp luật XHCN Việt Nam cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định rõ "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức." (Điều 2 khoản 2).

Như vậy, pháp luật Việt Nam khẳng định tính nhân dân, bản chất nhân dân của nhà nước Việt Nam nói chung, của pháp luật Việt Nam nói riêng.

o Pháp luật XHCN Việt Nam mang tính xã hội sâu sắc.

Pháp luật XHCN Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động trở thành người chủ của xã hội mới, ghi nhận rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho công dân và bảo đảm thực hiện các quyền đó theo đúng quy định của pháp luật. Hiến pháp 2013, đạo luật quan trọng nhất, có vị trí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam công nhận và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền con người và các quyền khác.

Pháp luật Việt Nam thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội: dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị giúp cho xã hội phát triển văn minh, dân giàu, nước mạnh.

o Pháp luật XHCN Việt Nam còn mang tính nhân đạo.

Nói đến pháp luật là nói đến tính cưỡng chế nhà nước. Dù là kiểu pháp luật nào thì cũng có tính cưỡng chế nhà nước, bắt buộc mọi người phải thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật XHCN Việt Nam có bản chất nhân đạo sâu sắc.

Page 5: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

196 TGL101_Bai8_v1.0014103225

Pháp luật XHCN Việt Nam một mặt nghiêm khắc ngăn chặn, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, mặt khác rất khoan hồng đối với người phạm tội khi họ biết hối cải, trở thành người công dân lương thiện.

Chính vì vậy, pháp luật XHCN Việt Nam được Nhà nước bảo đảm thực hiện không chỉ duy nhất bằng biện pháp cưỡng chế, mà còn bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục.

8.1.2. Đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam

Đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam thể hiện những điểm riêng, khác biệt về nội dung của pháp luật XHCN Việt Nam so với các pháp luật khác cùng kiểu pháp luật XHCN và không cùng kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Các đặc điểm này được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN Việt Nam.

o Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN Việt Nam, hay nói chung là các nguyên tắc pháp luật là những nguyên tắc có vai trò chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật XHCN Việt Nam.

Nguyên tắc pháp luật là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính định hướng, thể hiện tính toàn diện, có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung, hiệu lực của pháp luật và tính đúng đắn của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

Các nguyên tắc này cấu thành bộ phận quan trọng của pháp luật, gắn liền với bản chất của pháp luật, phản ánh những thuộc tính, quy luật quan trọng nhất của sự phát triển đất nước.

Các nguyên tắc này thể hiện ở cơ sở tư tưởng – chính trị, kinh tế, xã hội của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở các nguyên tắc này, có thể phân chia thành những nội dung về đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

Về mặt tư tưởng – chính trị: Nội dung của pháp luật XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.

o Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là đại biểu quyền lợi của giai cấp công nhân, đồng thời là đại biểu quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là thực hiện lý tưởng chủ nghĩa cộng sản.

Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, định hướng cho mọi hành động, đường lối, chính sách của Đảng. Chủ nghĩa Mac-Lenin là hệ thống lý luận thống nhất gồm ba bộ phận: triết học Mac-Lenin, kinh tế chính trị Mac-Lenin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam và là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Page 6: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 197

Tư tưởng Hồ Chí Minh có những nội dung cơ bản như: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Tư tưởng về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; ...

o Pháp luật XHCN Việt Nam thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam thành ý chí chung của nhà nước, của nhân dân.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong Cương lĩnh năm 1991 và sau đó được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp 2013.

Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.

Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật XHCN Việt Nam bao gồm hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước XHCN Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận nhằm thực hiện các mục tiêu mà Đảng Cộng sản đặt ra và cùng toàn dân thực hiện để nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

o Pháp luật XHCN Việt Nam ghi nhận và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ hệ thống chính trị của Đảng đồng thời nêu rõ trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với những quyết định của mình.

Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Pháp luật XHCN cũng quy định rõ các tổ chức Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Về mặt kinh tế: Nội dung của pháp luật XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế Việt Nam. Pháp luật XHCN Việt Nam là công cụ để nhà nước XHCN Việt Nam xây dựng nền tảng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

o Pháp luật XHCN Việt Nam được hình thành trên cơ sở các đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế tư nhân được coi là một trong những động lực của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Pháp luật XHCN được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện, kết hợp lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng.

o Pháp luật XHCN tác động trở lại đến nền kinh tế và giúp phát triển nền kinh tế theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 7: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

198 TGL101_Bai8_v1.0014103225

Pháp luật tạo hành lang pháp lý để cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế tự do, bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà nước là chủ thể quản lý cũng dựa vào đó để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

Nhờ có sự điều chỉnh của pháp luật XNCH Việt Nam, các quan hệ kinh tế phát triển theo đúng định hướng mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về mặt xã hội: Nội dung pháp luật XHCN Việt Nam thể hiện nguyện vọng chung của mọi tầng lớp nhân dân, mang lợi ích của toàn thể nhân dân và nội dung mang tính nhân đạo sâu sắc.

o Pháp luật XHCN khẳng định quyền làm chủ của mỗi người dân trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Pháp luật XHCN Việt Nam công nhận, bảo vệ quyền tự do con người, các quyền công dân và quyền khác của mọi người dân trên lãnh thổ Việt Nam.

Pháp luật là sự cụ thể hóa các quyền và tự do của người dân trên lãnh thổ Việt Nam và bảo đảm cho việc thực hiện các quyền này trên lãnh thổ Việt Nam.

o Pháp luật XHCN Việt Nam bảo đảm cho mọi người dân trên lãnh thổ Việt Nam được sống an toàn, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Pháp luật XHCN Việt Nam bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội. Hầu hết các quan hệ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các chủ thể khác trong xã hội đều được điều chỉnh bởi pháp luật.

Pháp luật XHCN Việt Nam bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong xã hội.

Pháp luật XHCN Việt Nam khuyến khích mọi người, mọi chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia làm kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.

Pháp luật XHCN Việt Nam thiết lập một hệ thống giáo dục bình đẳng cho mọi người dân, tạo điều kiện cho tất cả người đều được đi học, được phát triển trí tuệ.

Pháp luật XHCN Việt Nam cũng tạo điều kiện để mọi người dân phát triển khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học.

Pháp luật XHCN Việt Nam giúp bảo vệ, duy trì, củng cố các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm đảm bảo, bảo vệ đời sống tinh thần tốt đẹp cho mọi người trong xã hội.

o Pháp luật XHCN Việt Nam mang tính nhân đạo sâu sắc.

Đối với những người chưa thành niên phạm tội.

Đối với những người ăn năn hối cải.

Đối với những người lao động nghèo trong xã hội

Đối với phụ nữ và trẻ em.

Page 8: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 199

8.2. Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8.2.1. Đặc điểm về hình thức của pháp luật XHCN Việt Nam

Pháp luật XHCN Việt Nam có những đặc điểm chung về hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở hệ thống cấu trúc bên trong và bên ngoài của pháp luật.

o Theo đó, pháp luật XHCN coi văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất và mức độ sử dụng tiền lệ pháp, tập quán pháp là hạn chế và chỉ trong những trường hợp nhất định.

Do vậy, hình thức pháp luật chủ yếu được sử dụng là văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hình thức đảm bảo thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN

Các hình thức khác chỉ được sử dụng hạn chế nhằm đảm bảo khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội và khả năng áp dụng pháp luật trong một số trường hợp cụ thể.

o Pháp luật XHCN Việt Nam đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp, kịp thời, khả thi của toàn bộ hệ thống pháp luật.

Yêu cầu về một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước nhằm đáp ứng các đòi hỏi khách quan của cuộc sống và nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị – kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phù hợp, kịp thời, khả thi nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng luôn đảm bảo các yêu cầu về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành.

Các nội dung cụ thể sẽ được đề cập chi tiết trong phần tiếp theo.

Tuy nhiên, pháp luật XHCN Việt Nam có một số điểm riêng, phân biệt pháp luật XHCN Việt Nam với các hình thức pháp luật XHCN khác.

o Pháp luật XHCN Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật có tính thống nhất nội tại cao do nhà nước Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành các chế định pháp luật, các ngành luật.

Các quy phạm pháp luật thiết lập thành một hệ thống pháp luật có tính trật tự và thứ bậc.

o Hầu hết các quy phạm pháp luật này do nhà nước ban hành và được chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành.

Tên gọi của từng loại văn bản, đối tượng điều chỉnh và giá trị hiệu lực của mỗi loại văn bản quy pháp luật; thẩm quyền, thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ yếu là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các văn bản có liên quan.

Page 9: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

200 TGL101_Bai8_v1.0014103225

Các văn bản quy phạm pháp luật này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau. Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị hiệu lực thấp hơn sẽ phải tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị hiệu lực cao hơn.

Các văn bản quy phạm pháp luật này là nguồn luật chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cuộc sống. Các nguồn khác chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết, chủ yếu là khi chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

o ĐƯQT cũng được coi là một hình thức của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ĐƯQT cũng là một phương thức tồn tại thực tế của pháp luật Việt Nam, chứa đựng các quy phạm pháp luật, khi ĐƯQT đó được công nhận áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT (sau đây viết tắt là LKKGNTHĐƯQT) được Quốc hội thông qua năm 2005. Các ĐƯQT mà nhà nước Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có thể được áp dụng theo cả hai phương thức là áp dụng trực tiếp và áp dụng gián tiếp. Khoản 3 điều 6 LKKGNTHĐƯQT quy định như sau: "Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó." Như vậy, các ĐƯQT có thể trực tiếp tạo ra quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của pháp luật trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi ĐƯQT đó được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, các cá nhân, tổ chức trong nước có quyền viện dẫn trực tiếp các quy định của ĐƯQT để yêu cầu thực hiện cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Các ĐƯQT còn lại sẽ chỉ có thể được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi được chuyển hóa. Việc chuyển hóa được thể hiện dưới các hình thức: sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó.

Tiêu chí để quyết định áp dụng trực tiếp hay gián tiếp ĐƯQT là căn cứ vào nội dung, yêu cầu, tính chất của ĐƯQT. Dựa vào các tiêu chí này, chủ thể có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng trực tiếp một phần hoặc toàn bộ ĐƯQT hoặc áp dụng gián tiếp ĐƯQT.

Chủ thể quyết định phương thức áp dụng ĐƯQT là Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính Phủ. Đây cũng là ba chủ thể có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận sự ràng buộc của Việt Nam đối với một ĐƯQT cụ thể.

Thời điểm quyết định phương thức áp dụng ĐƯQT trên lãnh thổ Việt Nam chính là thời điểm mà Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ quyết định chấp nhận sự ràng buộc của Việt Nam đối với ĐƯQT. Cụ thể, tại thời điểm Quốc hội đồng ý phê chuẩn một ĐƯQT thì cũng là lúc Quốc hội phải quyết định luôn phương thức áp dụng ĐƯQT đó là áp dụng trực tiếp hoặc áp dụng gián tiếp.

Page 10: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 201

o Tập quán pháp được sử dụng ít hơn và thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết.

Tập quán pháp luật được pháp luật XHCN Việt Nam công nhận như một hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật được nhà nước Việt Nam thừa nhận.

Tuy nhiên, tập quán pháp ít được sử dụng. Bởi tập quán pháp chứa đựng các quy tắc xử sự không do nhà nước Việt Nam ban hành, do đó nó không phản ánh tập trung và đầy đủ được ý chí, lợi ích của nhân dân lao động trong nhiều trường hợp, và không bảo đảm những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN.

Hình thức này chỉ được sử dụng như một ngoại lệ của nguyên tắc sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong những trường hợp không có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tập quán pháp được sử dụng với tư cách là một nguồn bổ sung trong trường hợp các quan hệ xã hội chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Ví dụ, Điều 3 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc áp dụng tập quán pháp trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận.

o Tiền lệ pháp, cũng giống như tập quán pháp, được sử dụng hết sức thận trọng, và chỉ trong một số ít những trường hợp.

Tiền lệ pháp chưa thực sự được công nhận như là một hình thức của pháp luật. Xét về nguồn gốc, tiền lệ pháp được hình thành từ quyết định có trước mang tính cá biệt về giải quyết vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chính nguồn gốc hình thành này dẫn đến hạn chế của tiền lệ pháp là việc sử dụng tiền lệ pháp có nguy cơ tạo ra sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa, cũng giống như tập quán pháp, tiền lệ pháp không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế XHCN và không phản ánh được đầy đủ, tập trung được ý chí, lợi ích của nhân dân lao động.

Tuy nhiên, tiền lệ pháp hiện vẫn được sử dụng dưới dạng không chính thức trong một số những trường hợp nhất định, khi không có các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh.

Hình thức chủ yếu hiện nay của tiền lệ pháp là các văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm của Tòa án nhân dân tối cao (thông tư liên tịch của Tòa với các bộ, ngành liên quan), các tổng hợp các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về các lĩnh vực để các thẩm phán tham khảo khi giải quyết các vụ việc tương tự, ...

Tiền lệ pháp đang dần được nghiên cứu để được sử dụng như một hình thức chính thức của pháp luật Việt Nam. Theo chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, Nhà nước Việt Nam nghiên cứu áp dụng tiền lệ pháp như một hình thức chính thức.

8.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật

Đây là hình thức bên ngoài cơ bản của pháp luật XHCN Việt Nam. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành

Page 11: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

202 TGL101_Bai8_v1.0014103225

theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

o Về các loại văn bản quy phạm pháp luật:

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, có 12 loại văn bản quy phạm pháp luật sau:

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Các loại văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004: về phạm vi ban hành, về nội dung và hình thức của văn bản, ...Có ba loại văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã.

o Về chủ thể ban hành.

Chỉ các chủ thể có thẩm quyền mới được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được luật quy định rõ.

Mỗi chủ thể nhất định được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định và chỉ được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đó.

o Về trình tự, thủ tục ban hành.

Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ bởi luật.

Trình tự, thủ tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có sự khác biệt nhau.

Page 12: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 203

Việc ban hành đạo luật có trình tự, thủ tục phức tạp hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Để ban hành một đạo luật cần phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

o Về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.

Các quy phạm pháp luật chứa đựng trong văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng những tiêu chí nhất định về ngôn từ, cấu trúc. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật phải là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng phải chính xác, phổ thông. Cách diễn đạt ngôn từ, cấu trúc câu phải rõ ràng, dễ hiểu.

Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật có sự khác biệt nhau phụ thuộc vào từng loại văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên các văn bản này có 1 số nội dung chung (dù tên gọi có thể có sự khác biệt nhau) về đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật và phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, về hiệu lực thi hành,...

Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện cụ thể thông qua các phần, chương, mục, điều, các khoản, điểm.

Các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về mặt nội dung nhằm cùng thực hiện những mục tiêu đặt ra của văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu nhất định. Mục tiêu của văn bản quy phạm pháp luật là kim chỉ nam, định hướng cho việc xác định nội dung của các điều, khoản, ý, đoạn, trong văn bản quy phạm pháp luật. Các điều, khoản, ý, đoạn trong văn bản quy phạm pháp luật là sự cụ thể hóa các mục tiêu của văn bản quy phạm pháp luật.

Về hiệu lực pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

o Về hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật.

Khái niệm hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng (Từ điển Luật học).

Về thứ bậc cao thấp, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản đó trong hệ thống pháp luật.

Page 13: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

204 TGL101_Bai8_v1.0014103225

Tính thứ bậc về giá trị hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật khác với nhau không được quy định rõ ràng trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 nêu các nhóm văn bản quy phạm pháp luật theo thứ tự nhất định. Dựa vào thứ tự này có thể suy đoán về giá trị hiệu lực cao thấp của các nhóm văn bản quy phạm pháp luật này với nhau. Luật cũng nêu rõ các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải có sự phù hợp với với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ thêm Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, có thể thấy rằng, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không được trái với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao hơn như Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,... Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các văn bản trong cùng một nhóm với nhau vẫn chưa được xác định rõ. Ví dụ thứ tự giá trị hiệu lực pháp lý giữa pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, giữa thông tư của Bộ trưởng với thông tư của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ....

Hiệu lực theo đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật là tính bắt buộc của văn bản quy phạm pháp luật đó đối với những chủ thể pháp luật nhất định. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Có thể chia văn bản quy phạm pháp luật làm hai loại: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với mọi chủ thể pháp luật (Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật giao thông đường bộ,...) và văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực đối với một số chủ thể pháp luật nhất định (Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, ...

Hiệu lực về thời gian chỉ khoảng thời gian mà một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý bắt buộc các chủ thể pháp luật phải thi hành. Tính bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật đối với các chủ thể pháp luật tính từ thời điểm văn bản đó phát sinh hiệu lực tới thời điểm chấm dứt hiệu lực. Thời điểm để tính hiệu lực về thời gian có thể được ghi ngay trong văn bản đó hoặc theo quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định chung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật "được quy định trong văn bản: nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Tuy nhiên, đối với những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải được đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Page 14: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 205

Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo mới có hiệu lực thi hành. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND ban hành, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004, văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh sẽ phát sinh hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành; văn bản của HĐND, UBND cấp huyện sẽ phát sinh hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành; văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã sẽ phát sinh hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: Hết thời hạn có hiệu lực đã quy định trong văn bản; Văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; Văn bản bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản trong một phạm vi lãnh thổ nhất định mà văn bản đó có hiệu lực về thời gian và về đối tượng tác động. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, tuyệt đối của một quốc gia. Lãnh thổ được hiểu là phần mặt đất trong giới hạn biên giới giữa các nước, bao gồm cả phần nước, nội địa và hải phận. Về mặt địa lý và pháp lý, lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phần cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất. Lãnh thổ quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 2013 bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Việc xác định hiệu lực không gian của văn bản quy phạm pháp luật được căn cứ vào quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Nếu trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định không gian tác động thì xác định theo quy định của văn bản. Nếu văn bản không quy định phạm vi lãnh thổ mà văn bản đó tác động thì phải dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản và nội dung của văn bản để xác định hiệu lực về không gian của văn bản.

o Về nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Ngoại lệ của nguyên tắc này là những trường hợp áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực (áp dụng hồi tố). Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực trở về trước khi được quy định rõ trong văn bản.

Nguyên tắc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Nguyên tắc áp dụng văn bản ban hành sau. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành so với văn bản quy phạm pháp luật chung. Đây là nguyên tắc thường được sử dụng trong

Page 15: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

206 TGL101_Bai8_v1.0014103225

hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Dựa trên học thuyết ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành (lex specialis derogat legi generali). Về mặt lý thuyết, học thuyết ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là một học thuyết liên quan đến việc giải thích luật, có thể áp dụng cả đối với luật trong nước và luật quốc tế. Theo học thuyết này, những luật điều chỉnh những vấn đề mang tính cụ thể, chuyên ngành, sẽ có hiệu lực cao hơn những luật điều chỉnh những vấn đề chung. Nói cách khác, một luật chuyên ngành có thể được áp dụng trong trường hợp cụ thể nào đó hoặc là một ngoại lệ của việc áp dụng các quy phạm luật chung. Trong trường hợp này, quy phạm luật chuyên ngành sẽ loại bỏ hiệu lực áp dụng của quy phạm luật chung. Ở Việt Nam, học thuyết này cũng được sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu luật, các chuyên gia pháp luật, ... Ở một số đạo luật đã có sự thừa nhận nguyên tắc này bằng việc cụ thể hóa thành các điều luật về mối quan hệ giữa đạo luật được ban hành với các đạo luật khác có liên quan. Ví dụ Điều 5 Luật Cạnh tranh, Điều 3 Luật phá sản, Điều 3 Luật Doanh nghiệp, ...Tuy nhiên, trong đạo luật gốc về văn bản quy phạm pháp luật là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, nguyên tắc này lại chưa được thừa nhận như là một nguyên tắc pháp lý chung.

o Về xung đột pháp luật giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

Xung đột pháp luật được hiểu là hiện tượng có hai hay nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau hoặc hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội phát sinh. Xung đột pháp luật có thể xảy ra giữa hai hệ thống pháp luật khác nhau, hoặc giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật hoặc trong cùng một đạo luật (xung đột quy phạm pháp luật).Để xuất hiện xung đột quy phạm pháp luật, thì các quy phạm này cần phải có đối tượng điều chỉnh trùng nhau hoặc ít nhất là trùng một phần. Ngoài ra, các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng của các quy phạm đó cũng phải giống nhau, hoặc giống nhau một phần. Thuật ngữ "xung đột" ở đây được sử dụng để nhấn mạnh yếu tố không phù hợp, yếu tố mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật này với nhau. Thuật ngữ "xung đột" có nghĩa hẹp hơn so với thuật ngữ "khác nhau" khi hai hay nhiều quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Có nhiều dạng xung đột quy phạm pháp luật: Khi có quy phạm pháp luật quy định trái ngược với quy định của quy phạm pháp luật khác. Ví dụ quy phạm pháp luật này cho phép hoặc không bắt buộc thực hiện một việc nhưng quy phạm kia lại bắt buộc thực hiện việc đó. Khi việc thực hiện quy phạm pháp luật này dẫn đến sự vi phạm quy phạm pháp luật khác. Ví dụ quy phạm pháp luật này định cho phép thực hiện một việc nhưng quy phạm pháp luật kia lại cấm thực hiện việc đó. Do vậy, hai quy phạm này không thể đồng thời thực hiện cùng nhau. Dựa vào quy định của các quy phạm pháp luật mà có thể phân thành xung đột pháp luật tiềm năng và xung đột pháp luật hiển hiện.

Nguyên tắc xử lý : Trước tiên phải xác định vị trí thứ bậc về hiệu lực pháp lý của hai văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp theo, là vận dụng các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: nguyên tắc văn bản ban hành về sau,

Page 16: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 207

nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành, nguyên tắc về phần chung, phần riêng trong một văn bản quy phạm pháp luật.

o Về việc hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật.

Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật nhất định.

Nguyên tắc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nguyên tắc, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành thì có thẩm quyền hợp nhất văn bản. Cơ quan nào chủ trì soạn thảo văn bản được hợp nhất thì có thẩm quyền tổ chức hợp nhất văn bản; Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung, hiệu lực của văn bản được hợp nhất; Tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản. Các quy định, kỹ thuật này hiện hành được quy định trong Pháp lệnh hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật.

8.2.3. Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam

Về hình thức bên trong của pháp luật XHCN Việt Nam, hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có tính thứ tự về giá trị hiệu lực pháp lý.

o Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân chia thành các ngành luật, các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật.

Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam được phân thành các ngành luật khác nhau theo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và công tác hệ thống hóa pháp luật và pháp điển hệ thống pháp luật.

Các ngành luật được phân chia dựa trên các tiêu chí về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh. Có các ngành luật như: ngành luật hình sự, ngành luật dân sự, ngành luật lao động, ngành luật hành chính, ngành luật kinh tế, ...

Ngành luật được tạo nên bởi các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật. Mỗi ngành luật bao gồm nhiều chế định khác nhau. Ví dụ ngành luật hình sự bao gồm các chế định là hình phạt, tội phạm,...

o Các quy phạm pháp luật được phân chia theo thứ bậc về giá trị hiệu lực pháp lý và chỉ có giá trị hiệu lực khi tuân thủ tính thứ bậc về giá trị hiệu lực pháp lý.

Giá trị về hiệu lực pháp lý của các quy phạm pháp luật được xác định trên cơ sở giá trị hiệu lực pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật đó.

Quy phạm pháp luật của Hiến pháp có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất các quy phạm pháp luật được ban hành không được trái với quy phạm pháp luật của Hiến pháp.

Vị trí của điều ước quốc tế (ĐƯQT) trong hệ thống pháp luật quốc gia.

o Cơ sở pháp lý xác định vị trí ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Những vấn đề liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của Việt Nam

Page 17: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

208 TGL101_Bai8_v1.0014103225

được quy định rõ trong một đạo luật: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT (sau đây viết tắt là LKKGNTHĐƯQT) được Quốc hội thông qua năm 2005. Mối quan hệ giữa ĐƯQT với quy định của pháp luật trong nước cũng được điều chỉnh trong đạo luật này.

Pháp luật Việt Nam khẳng định vị trí quan trọng của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành.

ĐƯQT luôn được ưu tiên áp dụng so với pháp luật trong nước khi có quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Như vậy, ĐƯQT không mặc nhiên được ưu tiên áp dụng. ĐƯQT sẽ chỉ được ưu tiên áp dụng so với pháp luật trong nước khi "có quy định khác nhau về cùng một vấn đề". Những khác biệt về từ ngữ, về cách hành văn mà không dẫn đến sự khác biệt về ý nghĩa, thì đó sẽ không được coi là có sự "khác nhau".

ĐƯQT sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp quy định của pháp luật trong nước gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện điều ước quốc tế đó. Còn nếu như pháp luật trong nước có quy định khác nhưng vẫn phù hợp với việc thực hiện ĐƯQT, không làm cản trở mà nhằm thực hiện ĐƯQT đó thì quy định pháp luật trong nước vẫn cần phải được áp dụng.

Công tác hệ thống hóa và pháp điển hệ thống pháp luật.

o Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động nhằm sắp xếp, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật thành một hệ thống có sự thống nhất nội tại theo một trình tự nhất định.

Việc sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo các tiêu chí về thời gian ban hành, cơ quan ban hành hoặc theo lĩnh vực quản lý nhà nước,... Việc hệ thống hóa thường được thực hiện theo từng ngành luật, từng chế định pháp luật.

Nguyên tắc hệ thống hóa pháp luật là vẫn giữ nguyên nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hóa.

Mục đích của việc hệ thống hóa pháp luật là nhằm loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Hệ thống hóa pháp luật cũng giúp xác định những lỗ hổng của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện này nhằm đưa ra phương hướng khắc phục.

Hiện nay công tác này chưa được pháp luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, kỹ thuật. Do vậy, bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào cũng có thể tiến hành hệ thống hóa pháp luật.

o Pháp điển hệ thống pháp luật là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

Mục đích của pháp điển hệ thống pháp luật là nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Page 18: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 209

Nguyên tắc thực hiện pháp điển: Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển; Tuân thủ theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp; Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển; Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển. Hiện các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển được nêu rõ trong Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012.

Về cấu trúc, nội dung của Bộ pháp điển: Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm. Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.

Theo quy định của pháp luật về pháp điển hệ thống pháp luật hiện hành, Bộ pháp điển sẽ được chia thành 45 chủ đề tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và được sắp xếp theo vần chữ cái. Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau: 1. An ninh quốc gia; 2. Bảo hiểm; 3. Bưu chính, viễn thông; 4. Bổ trợ tư pháp; 5. Cán bộ, công chức, viên chức; 6. Chính sách xã hội; 7. Công nghiệp; 8. Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới; 9. Dân sự; 10. Dân tộc; 11. Đất đai; 12. Doanh nghiệp, hợp tác xã; 13. Giáo dục, đào tạo; 14. Giao thông, vận tải; 15. Hành chính tư pháp; 16. Hình sự; 17. Kế toán, kiểm toán; 18. Khiếu nại, tố cáo; 19. Khoa học, công nghệ; 20. Lao động; 21. Môi trường; 22. Ngân hàng, tiền tệ; 23. Ngoại giao, điều ước quốc tế; 24. Nông nghiệp, nông thôn; 25. Quốc phòng; 26. Tài chính; 27. Tài nguyên; 28. Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước; 29. Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước; 30. Thi hành án; 31. Thống kê; 32. Thông tin, báo chí, xuất bản; 33. Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác; 34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán; 35. Tổ chức bộ máy nhà nước; 36. Tổ chức chính trị – xã hội, hội; 37. Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp; 38. Tôn giáo, tín ngưỡng; 39. Trật tự an toàn xã hội; 40. Tương trợ tư pháp; 41. Văn hóa, thể thao, du lịch; 42. Văn thư, lưu trữ; 43. Xây dựng, nhà ở, đô thị; 44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; 45. Y tế, dược.

Thẩm quyền thực hiện pháp điển: Pháp luật hiện hành cũng phân định rõ thẩm quyền thực hiện công tác pháp điển. Thẩm quyền thực hiện pháp điển được phân chia theo nguyên tắc cơ quan nào ban hành hoặc chủ trì soạn thảo văn bản nào thì có thẩm quyền thực hiện pháp điển các văn bản đó. Ngoài ra, thẩm quyền còn được chia theo những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan đó: Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật

Page 19: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

210 TGL101_Bai8_v1.0014103225

trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình; Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước như trên đã nêu; Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước như trên đã nêu.

8.3. Vấn đề pháp chế XHCN Việt Nam

8.3.1. Khái niệm pháp chế XHCN Việt Nam

Pháp chế XHCN Việt Nam là một chế độ chính trị – xã hội đặc biệt thể hiện sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

o Nguyên tắc pháp chế được quy định rõ trong Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Điều 8 Hiến pháp 2013 nêu rõ: "1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

o Nội dung của quy định này bao hàm khá đầy đủ các phương diện của pháp chế XHCN Việt Nam.

Nhà nước coi Hiến pháp và pháp luật là cơ sở, nền tảng để tổ chức và tiến hành hoạt động cũng như quản lý nhà nước. Pháp chế XHCN Việt Nam thể hiện trạng thái tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội của nhà nước Việt Nam trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước đề cao vai trò của Hiến pháp, tính tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp được coi như một bản khế ước được xác lập giữa các nhân dân với nhà nước. Hiến pháp ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước cũng như các quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Nhà nước và công dân sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở của Hiến pháp. Pháp luật cũng là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các quy định của pháp luật do vậy phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

Nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản phải được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật. Không thể để tồn tại những quan hệ xã hội quan trọng, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân mà lại không được điều chỉnh bởi pháp luật.

Tất cả các chủ thể trong xã hội từ cá nhân đến tổ chức không phân biệt cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, không phân biệt cá nhân, tổ chức, không phân biệt cán bộ, viên chức nhà nước và người dân. Tất cả đều phải thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật.

Page 20: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 211

Nghiên cứu tình huống Về việc thực hiện pháp chế XHCN Việt Nam

Năm nay, năm 2013 là năm đầu tiên Luật PBGDPL có hiệu lực thi hành và cũng là năm đầu tiên Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Ngày Pháp luật năm 2013 sẽ thực sự ghi dấu ấn với việc sau khi Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua. Các hoạt động tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm hướng tới những mục tiêu: + Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội. + Thứ hai, thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. + Thứ ba, Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự đúng pháp luật, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. + Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Thứ năm, hướng tới xây dựng một nền văn hóa pháp lý. Thông qua các hoạt động tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam để thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của công tác PBGDPL; góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các khẩu hiệu về Ngày Pháp luật năm nay bao gồm: – “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; – “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; – “Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là bảo vệ chính bạn, gia đình bạn và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; – “Thực hiện pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân”; – “Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân”; – “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật”

Trích nguồn : http://lhu.edu.vn/21/23185/Ngay-Phap-luat-Viet-Nam-2013-Thuong-ton-Hien-phap-va-phap-luat.html#sthash.vUflk1Fh.dpuf

Page 21: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

212 TGL101_Bai8_v1.0014103225

o Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cùng với các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư các khóa đã có nhiều nghị quyết và chỉ thị về công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ban hành pháp luật; quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

8.3.2. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN Việt Nam

Hệ thống pháp luật hoàn thiện và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, luật.

o Để có thể có pháp chế, yêu cầu trước tiên và cần thiết là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện.

Tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật được đánh giá dựa trên thực tiễn các quan hệ xã hội của đất nước.

Hệ thống pháp luật sẽ được coi là hoàn thiện khi tất cả các quan hệ xã hội quan trọng đều phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Việc đánh giá các quan hệ xã hội quan trọng hay không quan trọng không chỉ căn cứ vào lợi ích của nhà nước mà còn căn cứ vào quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Một quan hệ xã hội là quan trọng khi nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ đa số người dân mà ngay cả khi nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những nhóm người thiểu số.

Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải luôn được bảo đảm và mở rộng phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế.

o Hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp, với kỹ thuật pháp lý, chính xác và khoa học, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp.

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải thể hiện một cách tập trung ý chí và lợi ích cơ bản của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành phù hợp với Hiến pháp và luật. Các văn bản được soạn thảo phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, trong đó cao nhất là Hiến pháp.

Các văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất, không được trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn.

Thực hiện đúng, thống nhất pháp luật.

o Pháp chế yêu cầu tất cả các chủ thể pháp luật phải thực hiện đúng pháp luật và hành động trên cơ sở của pháp luật.

Mỗi loại chủ thể có tư cách pháp lý khác nhau ở những quan hệ xã hội khác nhau, nhưng dù ở địa vị pháp lý nào thì các chủ thể cũng đều phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong những hoàn cảnh, điều kiện được dự kiến.

Page 22: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 213

Nhà nước với tư cách là chủ thể ban hành tạo ra pháp luật cũng phải tôn trọng pháp luật do mình tạo ra. Mọi hoạt động của nhà nước đều phải được pháp luật hóa và thực hiện trên cơ sở và theo quy định của pháp luật.

Nhà nước thống nhất quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Các quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần phải được pháp luật điều chỉnh để bảo vệ.

o Pháp chế yêu cầu pháp luật phải được nhận thức một cách thống nhất.

Nhận thức của các chủ thể về pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tôn trọng và thực hiện pháp luật.

Pháp luật phải được nhận thức thống nhất. Sự nhận thức pháp luật thống nhất là cơ sở để thực hiện pháp luật thống nhất và thực hiện pháp luật thống nhất là điều kiện để củng cố nhận thức pháp luật thống nhất.

Để có được nhận thức thống nhất về pháp luật thì các quy phạm pháp luật cần được soạn thảo đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật và nội dung.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phải được chú trọng thực hiện rộng khắp để phổ biến kiến thức pháp luật một cách thống nhất.

Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời. Mọi khiếu nại, tố cáo của công dân phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng, trên cơ sở của pháp luật.

o Pháp chế chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở pháp luật được bảo đảm thực hiện, bảo đảm phát huy được các chức năng của mình.

Mọi vi phạm pháp luật đều có ảnh hưởng đến pháp chế, làm tổn hại đến pháp chế.

Do vậy, mọi sự vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm phạm nhằm bảo vệ các chủ thể có quyền và nghĩa vụ hợp pháp bị xâm phạm.

o Những khiếu nại, tố cáo của công dân về tình trạng vi phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì pháp chế.

Việc khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện sự giám sát của công dân đối với việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Nhờ những phát hiện về tình trạng vi phạm pháp luật này mà pháp luật được củng cố và phát huy được các chức năng của mình.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân giúp cho việc thực hiện pháp luật được đúng đắn và hiệu quả.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng giúp cho việc ý thức pháp luật của công dân được nâng cao.

Page 23: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

214 TGL101_Bai8_v1.0014103225

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bản chất, đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

Pháp luật XHCN Việt Nam có bản chất của pháp luật XHCN và có thêm những điểm riêng về bản chất so với pháp luật của các nước XHCN khác.

Đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam thể hiện ở những đặc trưng của pháp luật XHCN Việt Nam về cơ sở tư tưởng – chính trị, về cơ sở kinh tế, về nội dung và hình thức của pháp luật XHCN Việt Nam.

Hình thức của pháp luật XHCN Việt Nam.

Hình thức của pháp luật XHCN Việt nam có những đặc điểm của pháp luật XHCN. Bên cạnh những điểm chung, pháp luật XHCN Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng về mặt hình thức.

Nói đến hình thức bên ngoài của pháp luật Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được ban hành phải tuân thủ các điều kiện về nội dung, kỹ thuật soạn thảo, cơ quan có thẩm quyền ban hành, hiệu lực pháp lý, ...

Xét về hình thức bên trong của pháp luật XHCN Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có những nét đặc trưng cơ bản.

Vấn đề pháp chế XHCN Việt Nam.

Pháp chế XHCN Việt Nam là một trạng thái xã hội thể hiện sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Để đạt được pháp chế XHCN Việt Nam, cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về hệ thống pháp luật, về việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật.

Page 24: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TGL101_Bai8_v1.0014103225 215

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm, đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

2. Trình bày về hình thức bên ngoài của pháp luật XHCN Việt Nam.

3. Trình bày hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam.

4. Trình bày những vấn đề về văn bản quy phạm pháp luật và mối quan hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

5. Trình bày những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN Việt Nam.

BÀI TẬP

Bài 1.1:

Phân tích các đặc điểm của pháp luật XHCN Việt Nam.

Bài 1.2:

Phân biệt hoạt động hệ thống hóa pháp luật và pháp điển hệ thống pháp luật.

Bài 1.3:

Phân tích các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật XHCN Việt Nam.

Bài 1.4:

Phân tích khái niệm pháp chế XHCN Việt Nam.

Bài 1.5:

Từ những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN Việt Nam, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện pháp chế XHCN Việt Nam?

Page 25: Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bài 8: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

216 TGL101_Bai8_v1.0014103225

THUẬT NGỮ

H

Hệ thống hóa hệ thống pháp luật

Là hoạt động nhằm sắp xếp, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật thành một hệ thống có sự thống nhất nội tại theo một trình tự nhất định.

Hiệu lực pháp luật

Hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.

Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

Là việc làm sáng tỏ nội dung và tư tưởng của các quy phạm pháp luật để đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện pháp luật được nghiêm chỉnh, thống nhất.

L

Lex specialis derogat legi generali

Là một học thuyết liên quan đến việc giải thích luật, có thể áp dụng cả đối với luật trong nước và luật quốc tế. Theo học thuyết này, những luật điều chỉnh những vấn đề mang tính cụ thể, chuyên ngành, sẽ có hiệu lực cao hơn những luật điều chỉnh những vấn đề chung.

N

Nguyên tắc pháp luật

Nguyên tắc pháp luật là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính định hướng, thể hiện tính toàn diện, có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung, hiệu lực của pháp luật và tính đúng đắn của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

P

Pháp điển hệ thống pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền pháp lý của mình mà pháp luật quy định cho mình.

X

Xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật được hiểu là hiện tượng có hai hay nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau hoặc hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội phát sinh. Xung đột pháp luật có thể xảy ra giữa hai hệ thống pháp luật khác nhau, hoặc giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật hoặc trong cùng một đạo luật (xung đột quy phạm pháp luật).