Top Banner
MỤC LỤC MỤC LỤC............................................. 1 MỞ ĐẦU.............................................. 1 Nhiệm vụ và mục tiêu............................... 1 Cơ sở pháp lý lập báo cáo..........................1 Chủ sự án.......................................... 3 Tham gia thực hiện xây dựng báo cáo................3 Khối lượng hoàn thành..............................3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ..............6 I.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................. 6 I.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.............................6 I.2.1 Địa hình.................................. 6 I.2.2 Hệ thống sông suối........................7 I.2.3 Khí hậu................................... 7 I.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN.....................8 I.3.1 Đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội...........8 I.3.2 Điều kiện giao thông......................8 I.4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC MỎ. . .8 I.4.1 Giai đoạn trước năm 1975..................8 I.4.2 Giai đoạn sau năm 1975....................8 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ............10 II.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG......................10 II.1.1 Địa tầng................................ 10 II.1.2 Magma xâm nhập..........................12 II.1.3 Kiến tạo................................. 12 II.1.4 Khoáng sản............................... 12 II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ........................12 II.2.1 Địa tầng................................ 12 II.2.2 Đặc điểm chung của đá trong mỏ..........13
96

BCTD DS 20-10-2011 ban in

Jul 26, 2015

Download

Documents

thatnu

Bao cao tham do mo da Doc San Cam Ranh Khanh Hoa
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BCTD DS 20-10-2011 ban in

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................1

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

Nhiệm vụ và mục tiêu........................................................................................1

Cơ sở pháp lý lập báo cáo..................................................................................1

Chủ sự án...........................................................................................................3

Tham gia thực hiện xây dựng báo cáo...............................................................3

Khối lượng hoàn thành......................................................................................3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ......................................6

I.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...........................................................................................6

I.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..............................................................................6

I.2.1 Địa hình................................................................................................6

I.2.2 Hệ thống sông suối...............................................................................7

I.2.3 Khí hậu.................................................................................................7

I.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN..........................................................8

I.3.1 Đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội..........................................................8

I.3.2 Điều kiện giao thông.............................................................................8

I.4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC MỎ..................8

I.4.1 Giai đoạn trước năm 1975....................................................................8

I.4.2 Giai đoạn sau năm 1975.......................................................................8

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ....................................10

II.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG..............................................................10

II.1.1 Địa tầng.............................................................................................10

II.1.2 Magma xâm nhập..............................................................................12

II.1.3 Kiến tạo..............................................................................................12

II.1.4 Khoáng sản.........................................................................................12

II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ...................................................................12

II.2.1 Địa tầng.............................................................................................12

II.2.2 Đặc điểm chung của đá trong mỏ......................................................13

Page 2: BCTD DS 20-10-2011 ban in

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................................................................15

III.1 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA........................................................................15

III.1.1 Nhiệm vụ, khối lượng, thiết bị đo vẽ...............................................15

III.1.2 Công tác kỹ thuật.............................................................................15

III.2 CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT.....................................................19

III.2.1 Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất..................................................19

III.2.2 Khai đào...........................................................................................20

III.2.3 Công tác khoan................................................................................20

III.2.4 Công tác lấy và phân tích mẫu.........................................................22

III.3 CÔNG TÁC VĂN PHÒNG THỰC ĐỊA VÀ LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT..................................................................................................................25

III.4 CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG.......28

III.4.1 Bảo vệ môi trường............................................................................28

III.4.2 Công tác an toàn lao động.................................................................29

CHƯƠNG IV: CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA KHOÁNG SẢN...................................................................................................30

IV.1 CHẤT LƯỢNG ĐÁ PHUN TRÀO LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG....30

IV.1.1 Phân tích hóa silicat.........................................................................31

IV.1.2 Các nguyên tố và thành phần có ích.................................................31

IV.1.3 Hoạt tính phóng xạ của đá...............................................................35

IV.1.4 Tính chất cơ lý..................................................................................36

IV.2 CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KHÁC CỦA ĐÁ XÂY DỰNG............38

IV.2.1 Độ mài mòn Los Angeles................................................................38

IV.2.2 Độ bám dính nhựa đường đối với đá dăm.......................................38

IV.2.3 Hàm lượng thoi dẹt...........................................................................38

IV.2.4 Độ nén dập trong xi lanh.................................................................39

IV.3 CHẤT LƯỢNG ĐẤT SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP...........40

IV.3.1 Đặc tính cơ lý đất.............................................................................40

IV.3.2 Đặc điểm thạch học.........................................................................41

Page 3: BCTD DS 20-10-2011 ban in

CHƯƠNG V: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ.................................42

V.1 NỘI DUNG, KHỐI LƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........42

V.1.1 Nội dung............................................................................................42

V.1.2 Phương pháp kỹ thuật và khối lượng công tác đã tiến hành..............42

V.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN....................................................44

V.2.1 Đặc điểm nguồn nước mặt.................................................................44

V.2.2 Đặc điểm nguồn nước ngầm.............................................................45

V.2.3 Nguồn nước chảy vào công trường khai thác và biện pháp khắc phục......................................................................................................................45

V.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH MỎ..........................................46

V.3.1 Quá trình phong hóa, xói mòn...........................................................46

V.3.2 Đặc trưng cơ lý của đất, đá................................................................46

V.3.3 Dự tính góc dốc bờ moong khai thác.................................................47

V.4 ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ..........................................50

V.4.1 Đặc điểm địa hình, giao thông...........................................................50

V.4.2 Đặc điểm địa chất...............................................................................50

V.4.3 Đặc điểm lớp phủ...............................................................................50

V.4.4 Đặc tính chất lượng............................................................................50

V.4.5 Đặc điểm địa chất thủy văn................................................................50

V.4.6 Điều kiện môi trường.........................................................................50

V.4.7. Dự kiến phương án mở vĩa...............................................................51

V.4.8 Công nghệ khai thác...........................................................................51

CHƯƠNG VI: TÍNH TRỮ LƯỢNG..................................................................53

VI.1 CÁC CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNG....................................................53

VI.1.1. Về chất lượng đá..............................................................................53

VI.1.2. Về điều kiện khai thác.....................................................................53

VI.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG..................................................53

VI.2.1 Đặc tính chung của các loại đá trong mỏ..........................................53

VI.2.2 Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng..............................................53

VI.3 PHÂN PHỐI VÀ XẾP CẤP TRỮ LƯỢNG............................................54

Page 4: BCTD DS 20-10-2011 ban in

VI.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TRỮ LƯỢNG VÀ TÍNH TRỮ LƯỢNG...........................................................................................................55

VI.4.1 Trữ lượng đá xây dựng cấp 121........................................................55

VI.4.2 Trữ lượng đất bóc đi cấp 121............................................................56

VI.4.3 Tổng hợp trữ lượng đá tính đến cote +70m......................................56

VI.5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG........................................56

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÔNG TÁC THĂM DÒ......................57

VII.1 CƠ SỞ ĐƠN GIÁ..................................................................................57

VII.2 TÍNH TOÁN CHI PHÍ THĂM DÒ......................................................57

VII.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI TRONG KHAI THÁC MỎ...............63

VII.3.1 Hiệu quả kinh tế xã hội trong khai thác mỏ...................................63

VII.3.2 Tác động môi trường trong khai thác khoáng sản..........................63

KẾT LUẬN.........................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................67

DANH MỤC BẢNG...........................................................................................68

CÁC BẢN VẼ KÈM THEO...............................................................................69

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM.......................................................................................70

Page 5: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

MỞ ĐẦU

Trong xu thế đất nước ngày một phát triển, cơ sở hạ tầng không ngưng được nâng cao, mở rộng thì nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng ngày càng lớn.

Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát với chức năng khai thác, chế biến và cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng dân dụng, là một Công ty có ưu thế về thiết bị, máy móc cũng như kinh nghiệm trong khai thác vật liệu xây dựng và đá xây dựng trên địa bàn Nam Trung Bộ.

Trong quá trình khai thác, Công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình như hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản theo đúng nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ đã được thẩm định, phê duyệt và tuân thủ các quy định của Luật khoáng sản và pháp luật có liên quan.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất lâu dài tương ứng với khả năng đầu tư của Công ty, góp phần cung cấp đá xây dựng các loại cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường khu vực, được sự nhất trí của các cổ đông sáng lập, Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát đã phối hợp Viện Công Nghệ và Khoa Học Quản Lý Môi Trường – Tài Nguyên về việc thăm dò mỏ đá Dốc Sạn với diện tích 16 ha đến cao độ +70m.

Nhiệm vụ và mục tiêu

Công tác thăm dò mỏ đá Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa gồm những nhiệm vụ và mục tiêu chính sau:

- Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, điều kiện khai thác mỏ trên diện tích 16 ha.

- Nghiên cứu toàn diện chất lượng đá xây dựng có trong mỏ.

- Nghiên cứ đánh giá trữ lượng, chất lượng đá phục vụ cho mục đích làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Đánh giá trữ lượng đá xây dựng trong mỏ đến cấp 121 làm cơ sở để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật khai thác và chế biến với công suất dự kiến 150.000m3 đá nguyên khối/năm phục vụ cho nhu cầu vật liệu xây dựng của địa phương.

Cơ sở pháp lý lập báo cáo

- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 03 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 06 năm 2005.

-1-

Page 6: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

- Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn về việc thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

- Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT, ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn về việc thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

- Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 06 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về phân cấp trữ lượng và Tài nguyên Khoáng sản rắn. Công văn số 3006/BTNMT ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 06 năm 2006.

- Căn cứ Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản.

- Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa.

- Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn về việc thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số 1542/GP-UBND do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 26 tháng 05 năm 2003.

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số 1177/GP-UBND (gia hạn giấy phép) do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 07 tháng 06 năm 2005.

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 1120/GP-UBND (gia hạn giấy phép) do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 26 tháng 06 năm 2006.

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số 21/GP-UBND (gia hạn giấy phép) do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 04 tháng 01 năm 2008.

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số 801/GP-UBND (gia hạn giấy phép) do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15 tháng 04 năm 2009.

-2-

Page 7: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số 2056/GP-UBND (gia hạn giấy phép) do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 28 tháng 09 năm 2010.

- Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản tư năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2011 (văn bản kèm theo phần phụ lục).

- Giấy phép thăm dò số 2173/GP-UBND do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 07 tháng 09 năm 2009.

- Hợp đồng kinh tế số 03/11/2009/HĐKT-IRE giữa Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát và Viện Công nghệ và Khoa học Quản lý Môi trường – Tài nguyên, ký ngày 23 tháng 11 năm 2009.

Chủ sự án

- Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát.

- Địa chỉ: núi Dốc Sạn, Thôn Hòa Diêm 2, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

- Mã số thuế: 4200499739

- Điện thoại: 0983.952298

- Fax: 0583.952298

Tham gia thực hiện xây dựng báo cáo

Báo cáo do ThS. Huỳnh Tiến Đạt làm chủ nhiệm cùng tập thể tác giả là các kỹ sư, kỹ thuật viên địa chất, trắc địa của Viện Công Nghệ và Khoa Học Quản Lý Môi Trường – Tài Nguyên thực hiện.

Khối lượng hoàn thành

Công tác thi công thực địa được Viện Công Nghệ và Khoa Học Quản Lý Môi Trường – Tài Nguyên thực hiện trong thời gian 3 tháng (tư ngày 05/01/2010 đến ngày 06/04/2010), theo đúng thời gian đã được cấp phép thăm dò. Khối lượng chính của công tác thăm dò được trình bày trong bảng 1, bao gồm công tác trắc địa, lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000, đo vẽ ĐCCT – ĐCTV tỷ lệ 1:2.000; khoan máy, đào hố, lấy và phân tích mẫu các loại.

Báo cáo tổng kết đã hoàn thành với hình thức, nội dung, số lượng, chất lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Nội dung báo cáo gồm 7 chương và đầy đủ các bản đồ, phụ lục kèm theo báo cáo.

Bảng 1: Tổng hợp công tác thăm dò

-3-

Page 8: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

STT Hạng mục công việc Đvt

Khối lượng Chênh

lệchĐề án

Thực hiện

A. THI CÔNG ĐỀ ÁN

I Công tác trắc địa (địa hình cấp IV)

1 -Thu thập mốc trắc địa và độ cao Mốc 2 2 0

2 -Lập lưới đường chuyền cấp II điểm 2 2 0

3 -Lập lưới khống chế độ cao kỹ thuật km 0,5 0,5 0

4 -Đưa công trình tư thiết kế ra thực địa CT 6 7 +1

5 -Đo thu công trình tư thực địa vào bản đồ CT 6 7 +1

6 -Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

7 -Đo xạ đường bộ Điểm 1 1 0

8 -Định tuyến thăm dò km 1 2,6 +1,6

9 -Vẽ mặt cắt tuyến km 1 0 -1

10 -Cắm mốc ranh giới khu mỏ Điểm 5 5 0

II Công tác địa chất, ĐCCT – ĐCTV

1 Đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

2 Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

B CÔNG TÁC KHOAN – KHAI ĐÀO

1 Khoan thăm dò (5 lỗ khoan) mét 351 371 +20

2 Hố đào m3 6 9 +3

C CÔNG TÁC MẪU

-4-

Page 9: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

STT Hạng mục công việc Đvt

Khối lượng Chênh

lệch1 Mẫu cơ lý đất dơn giản Mẫu 6 6 0

2 Mẫu cơ lý đất toàn diện Mẫu 3 3 0

3 Mẫu đầm nện tiêu chuẩn Mẫu 2 2 0

4 Mẫu cơ lý đá toàn diện Mẫu 6 6 0

5 Mẫu lát mỏng Mẫu 6 5 -1

6 Mẫu silicat Mẫu 6 6 0

7 Mẫu quang phổ bán định lượng Mẫu 4 4 0

8 Mẫu tham số phóng xạ Mẫu 2 2 0

9 Mẫu nén đập xi lanh Mẫu 3 3 0

10 Mẫu xác định mài mòn tang quay Mẫu 3 3 0

11 Mẫu độ bám dính nhựa đường Mẫu 2 2 0

12 Mẫu hệ số dẹt, thể trọng bở rời Mẫu 2 2 0

13 Mẫu hóa nước toàn diện Mẫu 2 2 0

14 Mẫu nước vi trùng Mẫu 2 2 0

Kết quả thăm dò đã đánh giá được chất lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường là đá tuf ryolit, tính được trữ lượng đá cấp 121 là 6.701.736 m3. Ngoài ra còn đánh giá được trữ lượng đất làm vật liệu san lấp đi kèm là 766.847m3.

Trong quá trình thực hiện công tác thăm dò, tập thể tác giả đã nhận được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo của Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát, UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa; đặc biệt là sự giúp đỡ về mọi mặt của chính quyền và nhân dân xã Cam Thịnh Đông.

-5-

Page 10: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Nhân đây, tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cùng những đoàn thể và cá nhân đã nhiệt tình quan tâm, tham gia giúp đỡ, tạo điều kiện để báo cáo được hoàn thành.

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ

I.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Mỏ đá Dốc Sạn có diện tích 16 ha, thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Trung tâm mỏ cách quốc lộ 1A khoảng 2,5 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Cam Ranh 5,5 km về phía Tây Tây Nam, cách thành phố Nha Trang 39,2 km về phía Nam Tây Nam theo đường chim bay. Mỏ đá Dốc Sạn cách các mỏ đá xây dựng thông thường Cam Phước (chủ đầu tư là công ty TNHH Đá Hóa An 1 đã tiến hành khai thác), Hố Hành 1 (chủ đầu tư là công ty TNHH Phước Thành đã thăm dò), Hố Hành 2 (chủ đầu tư là công ty TNHH Tiến Lộc đã thăm dò) khoảng 1,5 km về phía Nam.

Diện tích thăm dò được khống chế bởi 5 điểm mốc được đánh số thứ tự tư 1 đến 5 có vị trí tọa độ như sau:

Bảng 2: Bảng kê tọa độ các điểm mốc mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn

Điểm mốc

VN 2000/WGS 84

X (m) Y (m)

1 13.16.282 5.92.316

2 13.16.488 5.92.525

3 13.16.591 5.92.556

4 13.16.928 5.92.271

5 13.16.471 5.92.092

I.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

I.2.1 Địa hình

Khu vực mỏ và vùng lân cận có địa hình núi, khối magma lớn bị phân cắt thành các núi với các đỉnh có độ cao khác nhau, núi cao nhất là núi Hòn Ông có độ cao đỉnh khoảng 760m, núi Tà Lương 736m. Bao quanh cụm núi này là các đồng bằng hẹp giữa núi và ven biển, có độ cao tư 30m trở xuống, dọc theo chân

-6-

Page 11: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

sườn núi là các vật liệu bở rời proluvi, deluvi phân bố nhiều ở sườn phía Nam và Đông Nam ở độ cao dưới 100m. Bề mặt địa hình bị phân cắt bởi các suối cạn.

Diện tích khảo sát nằm phía Đông Đông Nam núi Tà Lương, là phần sườn của núi Hố Hành, tính tư đỉnh cao nhất trong mỏ 210m trải dài về phía Đông địa hình thấp dần đến điểm thấp nhất trong vùng khảo sát nằm ở độ cao dưới 50m. Đây là dạng núi cao trung bình, sườn thoải, đỉnh tù, bề mặt địa hình phân hóa mạnh, bề dày lớp phủ mỏng, trung bình khoảng 6,2 m, nhiều chỗ trơ đá gốc, thảm thực vật kém phát triển, chủ yếu là dây leo và cây bụi. Dạng địa hình này có cấu trúc địa chất không thuận lợi cho việc tàng trữ và lưu giữ nước dưới đất, rất dễ gây sập lở công trường khai thác vào mùa mưa.

I.2.2 Hệ thống sông suối

Trong khu vực mỏ chỉ có suối Trà Dục chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và các suối cạn bắt nguồn tư đỉnh núi Hố Hành chảy theo hướng Đông Bắc về suối Trà Dục và đổ ra biển, các suối cạn mùa khô rất ít nước nên rất thuận lợi cho việc khai thác.

I.2.3 Khí hậu

Khí hậu khu vực dự án chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, trong đó:

- Mùa mưa thường bắt đầu tư tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa phân phối không đồng đều, lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 10 và 11, lượng mưa cả năm 2009 là 1.777,3 mm.

- Mùa khô bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 8 năm sau gây hạn hán, làm khô cạn các giếng nước của dân, ảnh hưởng đến phát triển của cây trồng.

Khu vực thuộc vùng khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ, quanh năm nắng nóng, tuy nhiên khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển Đông nên mát mẻ. Điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực được trích dẫn tư Tài liệu “Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn tại trạm Cam Ranh năm 2009” như sau:

- Nhiệt độ thay đổi theo mùa, biến thiên nhiệt độ mạnh nhất vào mùa khô thấp nhất vào tháng 1 khoảng 23,90C, cao nhất vào tháng 5 khoảng 30,10C. Nhiệt độ trung bình cả năm 27,20C.

- Độ ẩm không khí chủ yếu biến đổi theo mùa và biến đổi theo lượng mưa, ngược lại với sự biến đổi nhiệt độ trung bình. Độ ẩm bình quân năm là 76%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12 với 84% và thấp nhất là tháng 5 và tháng 8 với 69%.

-7-

Page 12: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt (số liệu lấy trên trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/Khánh_Hòa).

Nhìn chung đặc điểm khí hậu vùng thuận lợi cho các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bởi tính chất ôn hòa, thời gian mưa ngắn.

I.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN

I.3.1 Đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội

Theo thống kê năm 2009, Thành phố Cam Ranh có tổng số dân là 121.311 người. Dân cư sống tập trung tại các trung tâm, ven quốc lộ,…

Trong khu vực thăm dò, dân cư sống chủ yếu tập trung thành làng, thôn ven Hương lộ, Quốc lộ 1A. Hầu hết là người kinh với một số ít người Daklây. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số ít là ngư nghiệp. Nguồn lao động phổ thông dồi dào, khi mỏ tiến hành khai thác có thể tuyển dụng lao động địa phương.

I.3.2 Điều kiện giao thông

Hệ thống giao thông khá thuận lợi khi mỏ nằm cách quốc lộ 1A khoảng 2,5 km về phía Tây Bắc, có đường cấp phối dẫn tư đường quốc lộ 1A vào mỏ.

I.4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC MỎ

Duyên hải ven biển Trung bộ đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu địa chất sơ bộ được tóm tắt như sau:

I.4.1 Giai đoạn trước năm 1975

- Tư năm 1928 đến 1932: E. Saurin thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 trong đó bao trùm khu vực Đà Lạt – Cam Ranh.

- Tư năm 1962 đến 1970: Fromaget và E.Saurin tái bản và bổ sung tờ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:500.000.

I.4.2 Giai đoạn sau năm 1975

- Công tác nghiên cứu địa chất – khoáng sản ở giai đoạn này được tiến hành có hệ thống và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đáng chú ý nhất là

-8-

Page 13: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

công trình thành lập mới các bản đồ địa chất và khoáng sản cả nước tỷ lệ 1:500.000 được thực hiện trong những năm 1976 – 1980 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và Lê Văn Trảo chủ trì thực hiện.

- Công tác đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 được Nguyễn Đức Thắng và các nhà địa chất Đoàn 20B (Liên đoàn BĐĐCMN) thực hiện theo nhóm tờ Bến Khế – Đồng Nai (1979 – 1988). Việc hiệu đính, biên tập và xuất bản các tờ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 do Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam thực hiện trong các năm 1993 – 1998.

- Vùng nghiên cứu đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, thuộc nhóm tờ Nha Trang (Khánh Hòa) do Đoàn Việt Tiệp chủ biên, 1986 – 1990. Năm 1996, Liên đoàn BĐĐCMN biên hội bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở các tài liệu nêu trên. Năm 2005 – 2008, Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung đã triển khai đề tài “Đánh giá kinh tế địa chất khoáng sản VLXD, nước khoáng và bùn khoáng tỉnh Khánh Hòa”, tiếp theo là dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa”.

- Tư năm 2003 đến năm 2010, Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát đã tiến hành lập đề án, xin giấy phép khai thác và tiến hành khai thác tận thu đá xây dựng tại khu mỏ Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trên diện tích 5 ha. Trữ lượng đá đã khai thác tư năm 2003 đến tháng 06 năm 2011 là 322.124 m3 (theo báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản hàng năm của công ty).

-9-

Page 14: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ

II.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNGTheo Bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỉnh Khánh Hòa 1:50.000 do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Nước miền Trung thực hiện năm 2005 – 2008 và Bản đồ tìm kiếm các điểm quặng thuộc nhóm tờ Phan Rang (Ninh Thuận) do Đoàn Việt Tiệp thuộc Liên Đoàn 6 thực hiện năm 1987 thì đặc điểm địa tầng khu vực mỏ được thành tạo bởi các đá phun trào tuổi Kreta và một phần được phủ bởi các trầm tích deluvi Đệ tứ, cấu trúc địa chất khu vực thăm dò có những đặc điểm chủ yếu như sau (xem bản vẽ số 2).II.1.1 Địa tầngII.1.1.1 Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl)Các thành tạo của hệ tầng lộ ra trong thung lũng phía Bắc khu mỏ, chúng tạo nên các khối có hình dạng đẳng thước hoặc méo mó, hay kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam, với thành phần thạch học bao gồm các đá andesit, andesitobazan, dacit, ryodacit và tuf của chúng. Đôi nơi có sự tham gia của các đá trầm tích có nguồn gốc núi lửa. Mặt cắt có thể chia làm hai phần :Phần dưới: Cuội kết, sạn cát tuf, tufogen xen cát kết, bột kết, andesit, andesitodacit và tuf, sét vôi.Phần trên: chủ yếu là phun trào trung tính, có ryodacit, tuf và có nơi không có phần dưới.Các khoáng vật đặt trưng là hypersten và augit, các khoáng vật phụ là apatit, zircon, zirtolit, magnetit, pyrit,…Ở ranh giới với các đá xâm nhập granit có thể thấy granit xuyên cắt và gây ra biến đổi trong andesit.II.1.1.2 Hệ Kreta – hệ tầng Nha Trang (Knt)Hệ tầng Nha Trang phân bố hầu hết khu vực thăm dò, bao gồm các đá phun trào trung tính andesit, dacit, ryolit và tuf của chúng, nghiên cứu hệ tầng từ dưới lên trên bao gồm:Andesit, dacit màu xám phớt lục, cấu tạo định hướng yếu, kiến trúc ban trạng với vi thủy tinh bị biến đổi, thành phần khoáng vật ban tinh chiếm 35 – 50% chủ yếu Plagioclas trung tính, hornblend bị biến đổi clorit hóa, epidot hóa. Nền chiếm 50 – 60% gồm vi tinh plagioclas, biotit, hornblend và thủy tinh.

- Tuf ryolit màu xám đen đến đen xanh, cấu tạo dòng chảy yếu, kiến trúc ban trạng với nền felsit, thành phần khoáng vật mảnh vụn chiếm 30% gồm feldspar-k, plagioclas, thạch anh. Nền chiếm 70% gồm vi tinh thạch anh và feldspar.

- Ryolit màu xám xanh đen, cấu tạo dòng chảy yếu, kiến trúc ban trạng với nền felsit.

- Thành phần khoáng vật ban tinh chiếm 1020% gồm plagioclas bị sericit hóa, biotite bị clorit hóa, thạch anh; nền chiếm 80 – 90% gồm thạch anh, feldspar và khoáng sản quặng.

-10-

Page 15: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Chiều dày của hệ tầng khoảng 500 – 600m.

II.1.1.3 Trầm tích sông hiện đại (aQ23)

Trong hầu hết các dòng sông, suối phân bố trên phạm vi khu vực thăm dò đều có trầm tích dạng bãi bồi, doi cát,… hình dạng và kích thước của chúng không ổn định do luôn chịu tác động của dòng chảy.

Thành phần trầm tích không hoàn toàn đồng nhất, tùy thuộc vào vị trí phân bố, đặc điểm địa mạo lưu vực dòng chảy mà thay đổi. Đối với dòng chảy trong vùng núi thì trầm tích chủ yếu là cuội sỏi, các tảng lăn và ít cát. Khu vực có địa hình thoải thì cát chiếm chủ yếu, trong đó có lẫn cuội sỏi, diện đồng bằng trầm tích chủ yếu là cát pha bột, sét, dưới đáy có ít cuội sạn.

Bề dày trầm tích thay đổi trong khoảng 1 – 3m.

II.1.1.4 Hệ Đệ tứ (Q)

Các thành tạo được xếp vào Đệ tứ không phân chia chi tiết về tuổi là những thành tạo mà quá trình hình thành xảy ra trong một thời gian dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Căn cứ vào các đặc điểm trầm tích, địa mạo và các đặc điểm khác kết hợp với vị trí phân bố của tưng đối tượng, chúng được chia thành loạt các nguồn gốc sau:

1. Trầm tích deluvi (dQ)

Các thành tạo này phân bố thành dạng dải dẹp viền quanh chân các khối núi với thành phần khối tảng lăn đá gốc ít dăm sạn, cát, bột.

Bề dày trầm tích thay đổi lớn, tại chân sườn có thể đạt đến 1 – 3m, càng ra xa càng tăng lên.

2. Trầm tích proluvi – deluvi (pdQ)

Dạng trầm tích này khá phổ biến trong vùng, chúng tồn tại dưới dạng các dãi hẹp viền quanh chân các khối núi và là phần kế tiếp của các trầm tích deluvi. Tham gia hình thành nên các trầm tích này, ngoài các tích tụ trượt lở trọng lực còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các dòng chảy. Thành phần trầm tích không ổn định, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Thành phần chủ yếu là cát lẫn sét, các mảnh dá, ít tảng lăn của đá gốc,..

Bề dày trầm tích ít ổn định, ở chân sườn có thể đạt đến vài mét, ra xa bề dày mỏng hơn khoảng 1 – 2m.

II.1.2 Magma xâm nhập

Trong khu vực lân cận mỏ, có lộ các đá magma xâm nhập thuộc pha 1 của phức hệ Đèo Cả (GDi-G-GSy/K đc).

-11-

Page 16: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Phức hệ Đèo Cả (GDi-G-GSy/Kđc)

Phức hệ Đèo Cả được Huỳnh Trung, Ngô Văn Khải và nnk xác lập năm 1980. Khối Đèo Cả nằm giáp ranh giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa được nghiên cứu làm khối chuẩn. Các thành tạo magma của phức hệ Đèo Cả bao gồm 3 pha xâm nhập chính là pha (GDi/Kđc1), pha 2 (GSy/Kđc2), pha 3 (G/Kđc3), và pha đá mạch (Ga/Kđc).

Các đá thuộc pha 1 của phức hệ Đèo Cả xuất hiện thành các khối nhỏ có diện tích khoảng 0,5 – 0,8 ha ở khu vực phía Tây và phía Bắc của mỏ. Các đá pha 1 (GDi/Kđc1), bao gồm các đá granodiorit, monzonit thạch anh ít phổ biến. Đá có kiến trúc hạt vưa – lớn dạng porphyr với ban tinh feldspar kali hồng khoảng 5 – 10%. Ban tinh phân bố không đều, có khi tập trung thành đám.

Các đá thuộc phức hệ Đèo Cả xuyên cắt đá núi lửa hệ tầng Nha Trang.

II.1.3 Kiến tạo

Vị trí kiến tạo: Vùng nghiên cứu nằm trong đới kiến tạo Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm–giữa và bị hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Cenozoi, phương cấu trúc chính Đông Bắc – Tây Nam.

II.1.4 Khoáng sản

Trong khu vực này, khoáng sản chủ yếu là đá xây dựng thông thường được khai thác tư các đá phun trào trung tính hệ tầng Nha Trang, hệ tầng này có bề dày đến 500 – 600m.

II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ

II.2.1 Địa tầng

Hệ tầng Nha Trang (Knt)

Trong phạm vi mỏ thăm dò, hệ tầng Nha Trang phân bố toàn bộ diện tích mỏ, chủ yếu là tuf ryolit thuộc hệ tầng Nha Trang.

Các đá tuf có màu xám xanh, cấu tạo khối đặc sít, kiến trúc dăm, gồm các mảnh đá đa khoáng dạng góc cạnh màu nhiều (đốm trắng đến xanh đen), kích thước thay đổi tư 1-6mm, phân bố rãi rác không đều. Nền ẩn tinh – vi tinh gồm tập hợp vi hạt feldspar, thạch anh, cấu tạo dòng chảy. Thủy tinh núi lửa thành phần felsic bị biến đổi thành tập hợp thứ sinh dạng đám – ổ gồm sericit – chlorit (đôi khi có vài ổ biotit).

Hệ Đệ tứ – Trầm tích deluvi (dQ)

-12-

Page 17: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Các thành tạo này phân bố thành dạng dải dẹp viền quanh chân các khối núi với thành phần khối tảng lăn đá gốc ít dăm sạn, cát, bột.

Bề dày trầm tích thay đổi lớn, tại chân sườn có thể đạt đến 5 – 7m, càng ra xa càng tăng lên.

II.2.2 Đặc điểm chung của đá trong mỏ

Thân đá trong diện tích thăm dò chủ yếu là các đá tuf phun trào thay đổi tư axit đến trung tính.

II.2.2.1 Lớp phủ

Lớp phủ vỏ phong hóa phân bố phổ biến trên bề mặt mỏ, trư các diện tích có đá phun trào lộ ra. Theo thiết đồ lỗ khoan, vỏ phong hóa dày trung bình 6,2 m, tư trên xuống được chia làm 2 đới như sau:

- Đới trên: Là lớp đất phủ màu xám vàng, xám nâu với thành phần chủ yếu là bột sét lẫn sạn sỏi nhỏ, đất xốp, mịn hạt. Bề dày khoảng 3 – 4 m, trung bình 3,4 m.

- Đới dưới: Là sản phẩm phong hóa của đá gốc. Thành phần chủ yếu là đá nhỏ bị vỡ vụn có kích thước khoảng 2x4cm, góc cạnh, dễ bị dập vỡ, mặt nứt sẫm màu hoặc có màu nâu đỏ. Đây là phần đệm giữa phong hóa triệt để phía trên và lớp đá tươi cứng chắc phía dưới. Bề dày ít biến đổi nằm trong khoảng 2 – 3 m, trung bình 2,8 m.

Đặc điểm cơ lý của đới phong hóa triệt để theo kết quả phân tích 6 mẫu cơ lý đất đơn giản, 3 mẫu cơ lý đất toàn diện và 2 mẫu đầm nện,

Dung trọng khô : 1,69 g/cm3

Độ ẩm : 19,1 %

Độ rỗng : 36 %

Chỉ số dẻo : 8,2 %

Lực dính kết : 0,107 kG/cm2

Góc ma sát trong : 26044’

Với các đặc tính trên đất được sử dụng làm vật liệu san lấp khá tốt, phân bố trên toàn bề mặt mỏ. Chúng là sản phẩm phong hóa của đá phun trào hệ tầng Nha Trang với thành phần chủ yếu là sét pha cát lẫn sạn sỏi màu nâu vàng, dẻo cứng. (xem thêm phần đánh giá chất lượng đất trong chương IV).

II.2.2.2 Thân đá phun trào

-13-

Page 18: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Thân đá phun trào phân bố trên toàn bộ diện tích mỏ. Bề dày của thân đá phun trào theo tài liệu các công trình thăm dò trung bình 68 m. Diện tích thân đá trên bình đồ đưa vào tính trữ lượng là 16 ha. Thân đá phun trào phân bố biến đổi theo chiều giảm dần tư đỉnh sườn phía Tây xuống chân sườn phía Đông.

- Thành phần hóa học

Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy hàm lượng chất nguy hại SO3 trung bình đạt 0,21% thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép đối với chất có hại trong đá xây dựng (< 2%) (xem bảng 9). Điều này cho thấy chất lượng đá trong mỏ đạt tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Tính chất cơ lý

Căn cứ vào TCVN 7570-2006, kết quả phân tích mẫu cơ lý toàn diện, ta có thể thấy đá trong mỏ Dốc Sạn có cường độ kháng nén khá ổn định. Các đá phun trào núi lửa với độ cứng cao (cường độ kháng nén > 1000 kG/cm2). Cường độ kháng nén ở trạng thái tự nhiên đạt 1.185 1.413 kG/cm2; trung bình 1.300 kG/cm2 và ở trạng thái bão hòa tư 1.088 1.329 kG/cm2; trung bình 1.207 kG/cm2 (xem bảng 12).

Theo tính chất cơ lý, đá phun trào trong mỏ hoàn toàn đạt chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng làm nền đường, trộn bê tông.

- Đặc điểm thạch địa hóa

Kết quả phân tích 4 mẫu quang phổ gần đúng cho thấy hàm lượng các nguyên tố quặng và kim loại quý hiếm đều rất thấp, không có giá trị công nghiệp (xem bảng 8).

Như vậy, kết quả thăm dò đã xác định được trong mỏ có một thân khoáng với chủ yếu một loại đá có thành phần thạch học, thành phần hóa học, tính chất cơ lý hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam 7570:2006, 22TCN 249–98, 22TCN 334–06, TCVN 397:2007.

CHƯƠNG III CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG

Căn cứ vào nội dung đề án thăm dò đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cũng như căn cứ vào quy chế thăm dò của ngành địa chất, mỏ đá xây dựng thông thường Dốc Sạn được xếp vào các mỏ nhóm I với cấp trữ lượng 121. Công tác thăm dò mỏ đá sử dụng các phương pháp thăm dò sau đây:

-14-

Page 19: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

III.1 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊAIII.1.1 Nhiệm vụ, khối lượng, thiết bị đo vẽIII.1.1.1 Nhiệm vụCông tác khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ địa hình phục vụ cho công tác thăm dò, xác định ranh giới khu mỏ, xác định trữ lượng và thiết kế khai thác mỏ.III.1.1.2 Khối lượng công tácMua và tìm mốc độ cao: 2 mốc

- Lập 2 điểm đường chuyền cấp II địa hình cấp IV với dạng đường chuyền phù hợp khống chế toàn bộ khu vực đo vẽ.

- Lập 0,5 km tuyến thủy chuẩn kỹ thuật.

- Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000, đường đồng mức 1m, diện tích 11ha; hệ tọa độ VN2000, Khánh Hòa múi 30 (kinh tuyến trục 108015’00’’).

- Cắm mốc ranh giới mỏ: 5 điểm.

III.1.1.3 Thiết bị

- Thiết bị trắc địa sử dụng: Máy toàn đạc điện tử PENTAX- R315 (Nhật) – Độ chính xác đo góc: 05” – Độ chính xác đo dài: ( 2 + 3ppm x D ) mm – Tầm đo xa với gương đơn 1.200m.

- Đo cao bằng phương pháp hình học với máy thủy chuẩn AX – 2S (Nhật) có sai số trung phương trên 1km: 2,5mm. Trình tự, quy cách và độ chính xác khi thực hiện theo đúng các quy định của quy phạm.

III.1.2 Công tác kỹ thuật

III.1.2.1 Dữ liệu cơ sở

- Hệ tọa độ VN 2.000. Hệ cao độ VN 2.000.

- Số liệu gốc (do Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa cung cấp).

-15-

Page 20: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 3: Thống kê tọa độ, độ cao điểm mốc

STT Tên điểmTọa độ Độ cao

H (m)X (m) Y(m)

01 CR II 617 131600.599 592758.729 30,781

02 CR II 618 1315738.938 593385.395 13,637

- Bản đồ địa hình: Đơn vị thi công đã thu thập được bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 trong khu vực đo do Tổng cục địa chính phát hành. Bản đồ trên dùng để thiết kế lưới tọa độ và độ cao trong phòng, phục vụ đo chi tiết bản đồ tỷ lệ 1/2.000.

III.1.2.2 Thành lập lưới khống chế tọa độ và độ cao

a. Lưới khống chế tọa độ: Đồ hình lưới được thiết kế dạng khép kín và nối với tọa độ các điểm cơ sở CR II 617 và CR II 618. Cấp hạng của lưới khống chế tọa độ là đường chuyền cấp 2. Thiết bị đo lưới dùng máy toàn đạc điện tử PENTAX – R315 do Nhật sản xuất có độ chính xác đo góc 5”.

Công tác đo góc được tiến hành đo 2 lần theo phương pháp đo góc đơn, giá trị bàn độ được đặt theo quy phạm 180/n. Giá trị đo góc cuối cùng được lấy trung bình giữa 2 lần đo.

Cạnh được đo 2 lần đo đi và đo về, giá trị cuối cùng được lấy trung bình giữa 2 lần đo. Độ chính xác đo dài: ( 2 + 3ppm x D )mm với sai số định tâm máy < 2mm.

Số hiệu chỉnh chiều dài nghiêng về chiều dài ngang, số hiệu chỉnh do ảnh hưởng nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí được thiết lập cài đặt trong máy.

Số liệu đo được xử lý bằng chương trình bình sai lưới tọa độ theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất do Tổng cục Địa chính ban hành.

Kết quả tính toán bình sai lưới mặt bằng đạt được trong bảng tính kèm theo với sai số trung phương tương đối fs/[S] = 1/61.600, trong đó sai số giới hạn cho phép 1/5.000.

b. Lưới khống chế độ cao: Các điểm lưới độ cao được đo trùng với mốc tọa độ tạo thành đường chuyền khép kín. Mốc độ cao được dẫn tư mốc do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa cung cấp, cấp hạng thủy chuẩn kỹ thuật.

Thiết bị đo cao dùng máy thủy chuẩn AX – 2S (do Nhật sản xuất) có sai số trung phương trên 1km: 2,5mm.

-16-

Page 21: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

- Khoảng cách lớn nhất tư máy đến mia không vượt quá 100m

- Chiều cao tia ngắm không vượt quá 2,7m và không thấp hơn 0,3m trên mia.

- Quy trình đọc mia: Sau – Trước – Trước – Sau

- Chênh lệch chênh cao tại 1 trạm máy không vượt quá ± 5mm

- Sai số khép độ cao toàn tuyến không vượt quá fh = ± 50vL (mm)

- Số liệu đo được xử lý bằng chương trình bình sai lưới độ cao do Tổng cục địa chính ban hành.

- Kết quả tính toán bình sai lưới độ cao đạt được trong bảng tính kèm theo với sai số chênh cao đạt được wh = –4,0mm, trong đó sai số giới hạn cho phép wh(gh) = 65mm.

III.1.2.3 Thành lập bản đồ địa hình

- Lưới đo vẽ: do đặc điểm địa hình khu vực thăm dò dốc nên lưới đo vẽ được đan dày tư các điểm lưới đường chuyền cấp 2 bằng các cọc phụ ở biên diện tích.

- Đo vẽ bản đồ địa hình: Các điểm chi tiết được đo bằng máy toàn đạc điện tử Pentax R315, mật độ điểm gương tư 25 đến 40m, trong đó thể hiện các điểm địa vật, đường giao thông, suối và các địa vật khác.

Số liệu đo đạc được ghi vào bộ nhớ của máy, sau đó được trút qua máy vi tính bằng phần mềm chuyên ngành.

Đường đẳng cao trên bản đồ được vẽ bằng phần mềm do Tổng cục Địa chính ban hành, đường đẳng cao được thể hiện 1m.

Bản đồ được thành lập theo Quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa hình 1/200 – 1/5.000 (Phần trong nhà) số 96 TCN 42 – 90 ban hành kèm theo quyết định 247/ KT ngày 09 tháng 08 năm 1990 của cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ và Quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa hình 1/200 – 1/5000 (Phần ngoài trời) số 96 TCN 43 – 90 ban hành kèm theo quyết định 248/ KT ngày 09 tháng 08 năm 1990 của cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ.

Ký hiệu bản đồ địa hình 1/500 – 1/5.000 ban hành kèm theo quyết định của Tổng Cục Trưởng Tổng cục Địa Chính (số 1125 / ĐĐBĐ ngày 19 tháng 11 năm 1994).

Công tác kiểm tra được thực hiện khi bản đồ đã được biên tập và in trên giấy, sau đó được đối soát ngoài thực địa gồm dáng đất, địa vật, …

-17-

Page 22: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

III.1.2.4 Cắm mốc ranh giới khu mỏ

Mốc được đúc bằng bê tông cốt thép, quy cách: 10 x 10 x 100cm. Mốc chôn sâu 50cm, phần nổi trên mặt đất 50cm, đánh dấu ký hiệu tư M1 đến M5.

Phương pháp xác định vị trí các mốc tư thiết kế ra thực địa bằng máy toàn đạc điện tử. Tọa độ và độ cao các điểm được đo nối trực tiếp tư các mốc tọa độ và độ cao của lưới khống chế. Sau khi thi công xong được đo kiểm tra lại và đưa lên bản đồ với số lượng mốc là 5 điểm.

III.1.2.5 Công tác kiểm tra nghiệm thu

a. Công tác kiểm tra nghiệm thu của đơn vị thực hiện: đơn vị thi công trực tiếp kiểm tra sản phẩm đo đạc ngoài thực địa 100% khối lượng thực hiện.

b. Công tác văn phòng gồm biên tập bản vẽ, bảng thống kê tọa độ, độ cao các điểm mốc, tính toán bình sai lưới tọa độ và cao độ.

c. Công tác kiểm tra nghiệm thu của đơn vị chủ đầu tư: gồm công tác thực địa kiểm tra và bàn giao mốc tọa độ và độ cao, mốc ranh giới và đối chiếu bản đồ ngoài thực tế.

III.1.2.6 Kết luận

Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình và cắm mốc ranh giới mỏ đá Dốc Sạn – Cam Thịnh Đông đã được hoàn thành trong tháng 05 năm 2010. Qua công tác kiểm tra ngoài thực tế và văn phòng cho thấy các số liệu đo đạc, biên tập và bố trí các công trình địa chất phù hợp với thực tế, đủ độ tin cậy để phục vụ cho lập báo cáo tổng kết và tính toán trữ lượng thăm dò khoáng sản mỏ đá nêu trên.

Bảng 4: Thống kê tọa độ các mốc lưới tọa độ và mốc ranh giới

STT Tên điểmTọa độ Độ cao

H (m)X (m) Y(m)

01 MD1 1315251.218 593568.504 59.67

02 MD2 1315395.958 593404.008 39.72

03 MD3 1315499.983 593488.125 38.97

04 MD4 1315429.581 593623.708 44.14

05 1 1316282.000 592316.000 Mốc ranh

-18-

Page 23: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

06 2 1316488.000 592525.000 Mốc ranh

07 3 1316591.000 592556.000 Mốc ranh

08 4 1316928.000 592271.000 Mốc ranh

09 5 1316471.000 592092.000 Mốc ranh

Bảng 5: Bảng tổng hợp tọa độ và độ cao của các lỗ khoan

Ký hiệuTỌA ĐỘ VN 2.000/WGS 84

Cao độ (m)X (m) Y (m)

HD1 13.16.282,00 5.92.316,00 76

LK1 13.16.488,00 5.92.525,00 197

LK2 13.16.699,84 5.92.181,97 160

LK3 13.16.928,00 5.92.271,00 183

LK4 13.16.591,00 5.92.556,00 95

LK5 13.16.755,98 5.92.416,52 86

III.2 CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT

III.2.1 Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất

Mục tiêu của công tác đo vẽ bản đồ địa chất là đo vẽ và nghiên cứu địa tầng địa chất của các lỗ khoan thăm dò để xác định diện phân bố, cấu trúc, thành phần thạch học, hóa học, tính chất cơ lý của các loại đất đá ở trên mặt và ở dưới sâu, đảm bảo được yêu cầu của bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000.

Phương pháp đo vẽ chủ yếu là lộ trình đo vẽ địa chất theo tuyến. Tiến hành khảo sát đo vẽ chi tiết các vết lộ tự nhiên (rãnh xói, khe cạn trong và ngoài mỏ) và nhân tạo (các ao hồ, giếng dân, lỗ khoan thăm dò…). Các vị trí quan sát được xác định tọa độ và cự ly bằng máy định vị GPS. Trên tưng lộ trình địa chất đã tiến hành nghiên cứu, mô tả các đặc điểm địa chất của điểm lộ (loại đất đá, thành phần, chiều dày…), thành phần đất phủ. Số điểm quan sát trong lộ trình đo vẽ lập bản đồ địa chất là 39 điểm. Số lỗ khoan thăm dò được nghiên cứu địa chất là 5 lỗ khoan. Như vậy, tổng số điểm khảo sát đạt 39 điểm, mật độ điểm khảo

-19-

Page 24: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

sát đạt trên 354 điểm/km2, đạt yêu cầu kỹ thuật đối với công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000.

Do tính chất đơn giản của đối tượng thăm dò nên trong quá trình đo vẽ địa chất đã kết hợp mô tả ĐCTV – ĐCCT. Khối lượng công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000 là 16 ha.

III.2.2 Khai đào

Nhằm nghiên cứu tầng đất phủ phong hóa, xác định ranh giới thân đá; xác định chiều dày, thành phần, tính chất cơ lý, đánh giá đặc điểm bờ moong trong quá trình khai thác sau này; lấy các loại mẫu đất cần thiết để phân tích. Một hố đào duy nhất được bố trí chủ yếu ở phần rìa phía Nam khu mỏ. Nhằm xác định chiều dày lớp vỏ phong hóa, vưa quan sát đá gốc, vưa phục vụ cho đánh giá trữ lượng đá xây dựng và đất lấp, miệng hố đào được mở ở cao độ +76m. Kích thước hố 1×1,5m, chiều sâu phụ thuộc vào lớp phủ 6,0 m. Khối lượng 9,0 m3/hố. Tại mỗi hố thu thập tài liệu đầy đủ và lấy các loại mẫu cần thiết.

III.2.3 Công tác khoan

III.2.3.1 Cơ sở phân nhóm mỏ

Theo kết quả khảo sát trên mặt cho thấy mỏ đá xây dựng thông thường Dốc Sạn có mức độ phân cắt mạnh (độ chênh cao tới 165m), được cấu tạo bởi khối đá phun trào axit đến trung tính. Tất cả các đá trên hầu hết bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ deluvi và đá bán phong hóa với tổng chiều dày tầng phủ thay đổi tư 5m đến 7m. Các đá phun trào này có tính chất cơ lý khá ổn định, cấu trúc khá rõ ràng, đạt tiêu chuẩn dùng làm vật liệu xây dựng thông thường. Theo quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ban hành theo quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mỏ đá thông thường Dốc Sạn được xếp nhóm I, cấp trữ lượng 121, khoảng cách giữa các tuyến thăm dò, đo vẽ và các công trình trên tuyến là 200300m.

III.2.3.2 Mạng lưới công trình thăm dò

Do mỏ có cấu trúc địa chất đơn giản thuộc nhóm mỏ I, toàn bộ thân đá thuộc hệ tầng Nha Trang đều là đối tượng thăm dò - thiết kế khai thác nên theo quy phạm khoảng cách giữa các tuyến thăm dò và các công trình cho cấp trữ lượng 121 là 200300m. Trên thực tế của đề án thăm dò trữ lượng mỏ, chúng tôi đã bố trí các tuyến thăm dò cách nhau tư 208m đến 210m và các công trình trên tuyến tư 215m đến 293m.

-20-

Page 25: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

III.2.3.3 Phương pháp thi công và khối lượng

Sử dụng máy khoan Xj – 100, khoan thẳng đứng với lưỡi khoan hợp kim và kim cương. Lấy mẫu toàn bộ công trình với tỷ lệ lấy mẫu đạt tư 6776%, trung bình 73% đối với đá gốc và tư 5060%, trung bình 55% đối với đất phủ. Đường kính khoan mở lỗ 110mm và kết thúc là 73mm đối với các lỗ khoan thăm dò và 110mm – 90mm đối với lỗ khoan bơm nước thí nghiệm. Mẫu lõi khoan đưa lên đã được cạo rửa sạch mùn khoan, xếp thứ tự trong thùng gỗ có ngăn và ghi số hiệu đúng quy định.

Công trình khoan mô tả chi tiết ngoài thực địa, trong sổ theo dõi khoan theo đúng quy định của ngành. Quá trình mô tả đã ghi nhận đặc điểm địa chất, mức độ nứt nẻ, sự phân bố của đá trong lỗ khoan, các đặc tính khác như lượng tiêu hao dung dịch, mực nước trước khi hạ cần và sau khi rút cần cũng như tốc độ khoan nhằm cung cấp thêm số liệu để nghiên cứu ĐCTV – ĐCCT mỏ. Nhìn chung, các công trình khoan thăm dò đã đảm bảo được các yêu cầu của công tác thăm dò, đã khống chế sự phân bố đá theo diện và theo chiều sâu, phục vụ tốt công tác nghiên cứu chất lượng đá. Bảng thống kê các công trình thăm dò và bề dầy lớp phủ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 6: Bảng thống kê khối lượng hố đào và khoan thăm dò

TT Số hiệu lỗ khoan

Cao độ Lỗ khoan (m)

Độ sâu lỗ khoan thực tế (m)

Bề dày lớp phủ và bán phong hóa(m)

Bề dày lớp đá (m)

1 HĐ 76 6 6

2 LK1 197 127 7 120

3 LK2 160 90 6 84

4 LK3 183 113 7 106

5 LK4 95 25 5 20

6 LK5 86 16 6 10

Giá trị TB 6,2 68

Max 7 120

Min 5 10

-21-

Page 26: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

III.2.4 Công tác lấy và phân tích mẫu

Nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện chất lượng đá xây dựng trong mỏ, trong quá trình thăm dò đã tiến hành lấy, gia công và phân tích, thí nghiệm các mẫu sau:

III.2.4.1 Mẫu thạch học

Mẫu được lấy trong lỗ khoan thăm dò để xác định tên đá, thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo và mức độ biến đổi của các loại đá có trong mỏ.

Tổng số mẫu: 05 mẫu

Nơi phân tích: Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Địa chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.

III.2.4.2 Mẫu hóa silicat, hóa SO3

Mục đích để xác định thành phần hóa học đá xây dựng và xác định hàm lượng chất có hại. Mẫu được lấy tư các công trình thăm dò đại diện cho các loại đá và vị trí phân bố khác nhau theo bề mặt và theo chiều sâu.

Tổng số mẫu silicat toàn diện: 06 mẫu.

Mẫu được gia công và phân tích theo các chỉ tiêu: SiO2; Al2O3; MnO; TiO2; CaO; MgO; Fe2O3; FeO; Na2O; K2O; P2O5, SO3 và MKN.

Tất cả các mẫu được gia công, phân tích tại Trung Tâm Phân Tích – Thí Nghiệm Địa Chất, Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam.

III.2.4.3 Mẫu cơ lý đá toàn diện

Mẫu cơ lý đá toàn diện được lấy tư đá tươi tại các công trình thăm dò. Kích thước mẫu theo đúng yêu cầu của cơ sở phân tích.

Mẫu được lấy để phân tích các chỉ tiêu dung trọng khô, tỷ trọng, độ lỗ rỗng, độ hút nước, độ ẩm tự nhiên, độ chịu nén khô, độ chịu nén bão hòa, lực dính kết, góc ma sát trong, hệ số biến mềm, hệ số bền vững bão hòa.

Tổng số mẫu: 06 mẫu

Nơi phân tích: Công ty TNHH DVKT Thuần Công

III.2.4.4 Mẫu cơ lý đất toàn diện

Mẫu được lấy trong phần đất phủ trong lỗ khoan ở các tầng đất khác nhau để xác định các chỉ tiêu về thành phần hạt, chỉ số dẻo, tỷ trọng, độ ẩm, giới hạn chảy, giới hạn dẻo, độ sệt nhằm phục vụ cho việc tính toán ổn định bờ moong.

Số lượng mẫu: 03 mẫu.

-22-

Page 27: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Nơi phân tích: Công ty TNHH DVKT Thuần Công

III.2.4.5 Mẫu quang phổ bán định lượng

Mẫu được lấy chủ yếu trong lỗ khoan nhằm xác định thành phần các nguyên tố quặng và nguyên tố phân tán có mặt trong đá. Mẫu được gia công đến cỡ hạt 0,076 mm.

Trọng lượng: 200g

Tổng số mẫu: 04 mẫu.

Nơi phân tích: Trung Tâm Phân Tích – Thí Nghiệm Địa Chất – Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam.

III.2.4.6 Mẫu xác định độ mài mòn trong tang quay, thoi dẹt đá dăm

Với kích thước 9,519,5mm để xác định độ mài mòn của đá trong tang quay Los Angeles. Sau đó kiểm tra độ thoi dẹt của đá.

Số lượng: 03 mẫu mài mòn, 02 mẫu thoi dẹt.

Nơi phân tích: Công ty TNHH DVKT Thuần Công.

III.2.4.7 Độ bám dính nhựa đường với đá dăm

Mẫu được lấy trong lỗ khoan, sau khi phân tích cơ lý đã tiến hành gia công đến kích thước đá dăm để xác định tính chất độ bám dính nhựa đường trên loại đá này.

Số lượng: 02 mẫu.

Nơi phân tích: Công ty TNHH DVKT Thuần Công.

III.2.4.8 Tham số phóng xạ

Mẫu được lấy trong lỗ khoan.

Số lượng: 02 mẫu.

Nơi phân tích: Trung Tâm Phân Tích – Thí Nghiệm Địa Chất – Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam.

III.2.4.9 Mẫu nước

Mẫu nước được lấy tư trong các suối cạn gần mỏ nhằm phân tích hóa lý nước và hàm lượng vi trùng có trong nước, phục vụ cho việc đánh giá chất lượng nước để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của mỏ. Do tính chất cấu trúc địa chất địa chất thủy văn trong khu vực lân cận tương tự nên trong công tác lấy mẫu chủ yếu lấy tại các lỗ khoan mang tính đặc trưng.

Số lượng mẫu:

-23-

Page 28: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

* Phân tích hóa lý nước: 2

* Phân tích vi sinh: 2

Nơi phân tích: Mẫu hóa nước và mẫu vi trùng nước do phòng thí nghiệm Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng đảm nhận.

-24-

Page 29: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 7: Bảng tổng hợp khối lượng mẫu lấy và phân tích

STT Loại mẫu Lỗ khoanSố

lượng

1 Mẫu cơ lý đất dơn giản LK1, LK2, LK3, LK4, LK5 6

2 Mẫu cơ lý đất toàn diện LK1, LK3, LK5 3

3 Mẫu đầm nện tiêu chuẩn LK2, LK3 2

4 Mẫu cơ lý đá toàn diện LK1, LK2, LK3 6

5 Mẫu lát mỏng LK1, LK2, LK3, LK4, LK5 5

6 Mẫu silicat LK1, LK3, LK5 6

7 Mẫu quang phổ bán định lượng LK1, LK2, LK3, LK4 4

8 Mẫu tham số phóng xạ LK1, LK4 2

9 Mẫu nén đập xi lanh LK2, LK3, LK5 3

10Mẫu xác định mài mòn tang quay

LK2, LK3, LK5 3

11 Mẫu độ bám dính nhựa đường LK2, LK3 2

12 Mẫu hệ số dẹt, thể trọng bở rời LK2, LK3 2

13 Mẫu hóa nước toàn diện 2

14 Mẫu nước vi trùng 2

III.3 CÔNG TÁC VĂN PHÒNG THỰC ĐỊA VÀ LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT

Công tác văn phòng thực địa: các tài liệu thu thập tại thực địa gồm nhật ký địa chất, các loại sổ sách theo dõi giếng, lỗ khoan, sổ đo trắc địa và sổ mẫu được chỉnh lý thường xuyên và hoàn chỉnh trước khi lập báo cáo tổng kết.

Công tác lập báo cáo tổng kết: Trên cơ sở các tài liệu thực địa, các kết quả thí nghiệm đã tiến hành lập bản đồ, mặt cắt, các biểu bảng tính toán và viết báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết gồm:

-25-

Page 30: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

- Bản thuyết minh

- Các bản vẽ (bản đồ, mặt cắt, thiết đồ, biểu đồ) và các biểu bảng tính toán.

Báo cáo sẽ được trình duyệt tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, được scan in xuất bản thành 7 bộ và nộp lưu trữ theo quy định.

Tổng hợp khối lượng thăm dò đã thực hiện và so với đề án được trình bày trong bảng sau.

Bảng 8: Bảng tổng hợp khối lượng thăm dò

STT Hạng mục công việc Đvt

Khối lượng Chênh

lệchĐề án

Thực hiện

A. LẬP Đề ÁN

1 -Khảo sát thực địa, lập đề án Tháng/tổ 1 1 0

2 -Thẩm định xét duyệt Tháng/tổ 1 1 0

3 -In ấn xuất bản đề án 1 1 0

B. THI CÔNG ĐỀ ÁN

I Công tác trắc địa (địa hình cấp IV)

1 -Thu thập mốc trắc địa và độ cao Mốc 2 2 0

2 -Lập lưới đường chuyền cấp II điểm 2 2 0

3 -Lập lưới khống chế độ cao kỹ thuật km 0,5 0,5 0

4 -Đưa công trình tư thiết kế ra thực địa CT 6 7 +1

5 -Đo thu công trình tư thực địa vào bản đồ CT 6 7 +1

6 -Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

7 -Đo xạ đường bộ Điểm 1 1 0

8 -Định tuyến thăm dò km 1 2,6 +1,6

-26-

Page 31: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

STT Hạng mục công việc Đvt

Khối lượng Chênh

lệch9 -Vẽ mặt cắt tuyến km 1 0 -1

10 -Cắm mốc ranh giới khu mỏ Điểm 5 5 0

II Công tác địa chất, ĐCCT – ĐCTV

1 Đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

2 Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000 km2 0,11 0,16 +0,05

C CÔNG TÁC KHOAN – KHAI ĐÀO

1 Khoan thăm dò (5 lỗ khoan) mét 351 371 +20

2 Khay đựng mẫu thùng 0 72 +72

3 Hố đào m3 6 9 +3

D CÔNG TÁC MẪU

1 Mẫu cơ lý đất dơn giản Mẫu 6 6 0

2 Mẫu cơ lý đất toàn diện Mẫu 3 3 0

3 Mẫu đầm nện tiêu chuẩn Mẫu 2 2 0

4 Mẫu cơ lý đá toàn diện Mẫu 6 6 0

5 Mẫu lát mỏng Mẫu 6 5 -1

6 Mẫu silicat Mẫu 6 6 0

7 Mẫu quang phổ bán định lượng Mẫu 4 4 0

8 Mẫu tham số phóng xạ Mẫu 2 2 0

9 Mẫu nén đập xi lanh Mẫu 3 3 0

10 Mẫu xác định mài mòn tang quay Mẫu 3 3 0

11 Mẫu độ bám dính nhựa đường Mẫu 2 2 0

-27-

Page 32: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

STT Hạng mục công việc Đvt

Khối lượng Chênh

lệch12 Mẫu hệ số dẹt, thể trọng bở rời Mẫu 2 2 0

13 Mẫu hóa nước toàn diện Mẫu 2 2 0

14 Mẫu nước vi trùng Mẫu 2 2 0

Giải trình về sự chênh lệch về khối lượng công việc đã thực hiện so với đề án

Qua thực tế trong quá trình thực hiện công tác thăm dò, Đơn vị Tư vấn đã điều chỉnh khối lượng công việc cho phù hợp với điều kiện thực tế ở các hạng mục sau đây:

- Công tác khoan thăm dò có khối lượng mét khoan tăng so với đề án 20 m: vì trong quá trình lập đề án thăm dò, đơn vị tư vấn đã dự đoán chiều sâu lỗ khoan trên nền bản đồ Địa hình tỷ lệ 1:50.000 có trước, nhưng trong quá trình thăm dò chúng tôi đã tiến hành đo đạc lại địa hình khu mỏ và kết quả địa hình sau khi thăm dò có sự lệch cao hơn so với khi làm đề án. Để có thể khống chế được toàn bộ cấu trúc mỏ và đảm bảo cho công tác tính trữ lượng được chính xác, đơn vị tư vấn đã cho khoan tới cote +70 m. Do đó, có sự gia tăng về khối lượng mét khoan.

- Công tác đo vẽ bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chất thủy văn có sự thay đổi về diện tích đo đạc là do khi lập đề án phần diện tích dự kiến đo đạc là phần ranh giới ngoài 11 ha (trư đi phần diện tích 5 ha đã được cấp phép nằm bên trong); nhưng khi tiến hành thăm dò chúng tôi tiến hành đo đạc và nghiên cứu trên toàn bộ diện tích mỏ là 16 ha, nhằm mục đích đánh giá chính xác hiện trạng địa hình, đặc điểm địa chất, cũng như đặc điểm địa chất thủy văn – địa chất công trình của toàn khu mỏ.

- Mục định tuyến thăm dò tăng hơn đề án 1,6 km là do dựa vào địa hình và đặc điểm của mỏ, đơn vị tư vấn đã bố trí lại các công trình khảo sát trên 3 tuyến với khoảng cách các công trình 50 – 100m nhằm mục đích đánh giá chi tiết diện lộ của các thành tạo địa chất làm cơ sở lập bản đồ địa chất mỏ, cũng như đánh giá địa hình địa mạo của mỏ.

- Tầng đá thăm dò nằm trên mực nước ngầm nên các công tác bơm hút nước thí nghiệm, quan trắc mực nước lỗ khoan không tiến hành như dự kiến.

-28-

Page 33: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

- Số lượng mẫu lát mỏng thạch học có giảm 1 mẫu so với đề án là do trong quá trình thăm dò đơn vị tư vấn nhận thấy các đá trong mỏ có thành phần thạch học đồng nhất nên giảm số lượng mẫu nhằm tiếc kiệm kinh phí thăm dò.

- Trong đề án thăm dò thiếu phần dự tính cho khay đựng mẫu, cần thiết phải bổ sung trong công tác khoan thăm dò.

III.4 CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG

III.4.1 Bảo vệ môi trường

Đối với công việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công thực địa tại mỏ đá vật liệu xây dựng Dốc Sạn có khối lượng công việc không lớn, thời gian thi công ngắn và phương tiện sử dụng thiết bị thi công bao gồm: 1 máy khoan Xj, hai máy bơm trục ngang công suất 1,5Hp, các thiết bị này khi thi công đã được giám sát viên kiểm soát không làm rơi vãi nguyên liệu, về độ ồn và bụi trong quá trình khoan thăm dò là không đáng kể. Hơn nữa trong quá trình thi công thăm dò không sử dụng chất nổ và các chất độc hại khác nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sinh thái khu vực.

Trong quá trình thi công thực địa đã chú ý công tác bảo vệ môi trường, không chặt phá cây bưa bãi. Các lỗ khoan thăm dò đã được chống ống, trám thành lỗ khoan để cách ly với nước mặt, đồng thời phục vụ cho quá trình quan trắc mực nước sau này. Các công trình khoan thăm dò của mỏ chủ yếu có vị trí thuộc phần moong khai thác có tư trước, hoặc nằm ở phần rìa moong khai thác nên việc tác động đến sinh thái khu vực là không đáng kể.

Nhìn chung, quá trình thăm dò đã tuân thủ đầy đủ công tác bảo vệ môi trường và giảm tối đa thiệt hại vật chất của nhân dân địa phương sống xung quanh khu mỏ.

Còn về vấn đề môi trường của công đoạn khai thác và chế biến sẽ được chúng tôi phân tích, đánh giá kỹ hơn trong thi công DTM cho mỏ, đồng thời cũng đề ra các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác trong “dự án cải tạo phục hồi môi trường”.

III.4.2 Công tác an toàn lao động

Để đảm bảo an toàn trong lao động tất cả các công nhân khi làm việc đều được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần, áo, mũ, giày bảo hộ.

Trong thao tác khoan (dựng tháp khoan, tháo lắp cần khoan, bơm rửa lỗ khoan, lấy mẫu lõi khoan) phải thực hiện đúng quy trình để tránh gây ra tai nạn.

-29-

Page 34: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường khác trong giai đoạn khai thác và chế biến thì sẽ được chúng tôi đề cập và phân tích chi tiết khi tiến hành thi công Dự án đầu tư cho mỏ đá và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

-30-

Page 35: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CHƯƠNG IV CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA

KHOÁNG SẢN

Chất lượng đá phun trào ryolit được phản ánh qua các chỉ tiêu phân tích, đồng thời đối sánh cụ thể với các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, và tiêu chuẩn Ngành cho đá xây dựng.Những Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Ngành chính được sử dụng để đánh giá chất lượng đá phun trào ryolit làm VLXD thông thường là:TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật.

- 22TCN 249 – 98 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa.

- 22TCN 334 – 06 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô.

- Tiêu chuẩn TCXDVN 397:2007 Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng - Mức an toàn trong sử dụng và phương pháp thử.

IV.1 CHẤT LƯỢNG ĐÁ PHUN TRÀO LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Với mục đích tìm kiếm thăm dò khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường gọi tắt là đá xây dựng, do vậy chất lượng đá này phụ thuộc vào thành phần thạch học, hóa học và tính chất cơ lý của đá. Qua kết quả thăm dò cho thấy trong phạm vi mỏ chủ yếu là loại đá phun trào núi lửa thuộc hệ tầng Nha Trang. Phần trên mặt đá bị nứt nẻ không đều, xuống dưới sâu đá cứng chắc. Kết quả phân tích thạch học cho thấy các đá trong khu vực thăm dò chủ yếu là tuf ryolit. Các đá tuf ryolit có đặc điểm và thành phần như sau:

Tuf ryolit

- Mô tả mắt thường

Tuf ryolit thuờng có màu xám xanh, cấu tạo khối đặc sít, kiến trúc dăm, gồm các mảnh đá đa khoáng dạng góc cạnh màu nhiều (đốm trắng hoặc xanh đen), kích thước thay đổi tư 1-6mm, phân bố rãi rác không đều. Nền ẩn tinh – vi tinh. Trong lỗi khoan có nhiều khe nứt được trám đầy.

- Dưới kính hiển vi:

Thành phần vụn chiếm tỉ lệ thay đổi tư 50% đến 70% với các mảnh vụn phong phú và đa dạng, bao gồm các mảnh vụn khoáng như thạch anh (30% ÷ 42%), plagioclase (20% ÷ 60%), feldspat K (5% ÷ 10%); các mảnh vụn đá

-31-

Page 36: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

chiếm tỉ lệ không đều trong các mẫu và không hiện diện trong một số mẫu đá tuf, bao gồm các loại như mảnh đá andesit, đá phiến chiếm 8% ÷ 30%.

Nền vi tinh (chiếm 30% ÷ 50%) gồm tập hợp vi hạt feldspar, thạch anh, cấu tạo khối. Thủy tinh núi lửa thành phần felsic bị biến đổi thành tập hợp dạng đám - ổ gồm sericit – chlorit, đôi khi có vài ổ turmalin và epidot – carbonat. Ranh giới giữa các hạt khó nhận diện, phổ biến dạng đẳng thước. Kích thước hạt thay đổi ~ 0.1 mm, đôi khi đến 0.2 mm. Thủy tinh thường bị tái kết tinh phân hủy tạo thành tập hợp chlorit hóa và sericit hóa không đều ~ 30%. Các đám - ổ khoáng vật thứ sinh có hình dạng thay đổi, kích thước đến 1-2mm. Trong nền đá có nhiều ổ chlorit, đôi khi có vài ổ turmalin và epidot – carbonat.

IV.1.1 Phân tích hóa silicat

Qua kết quả phân tích cho thấy đá đặc trưng cho loại đá phun trào núi lửa với độ cứng cao có thành phần SiO2 (65,93%), Al2O3 (16,36%), các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Hàm lượng chất nguy hại SO3 thay đổi trong khoảng 0,00,9%, trung bình 0,21% đạt tiêu chuẩn cho phép đối với các chất độc hại (< 2%) theo TCVN 7570:2006. Điều này cho thấy chất lượng đá trong mỏ đạt tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng.

Tổng hàm lượng Na2O + K2O đối với tưng loại đá trong mỏ như sau: tổng hàm lượng kiềm của các đá trong mỏ thấp, thay đổi trong khoảng 5,20%, trung bình đạt 6,07%. Như vậy, đá trong mỏ đạt yêu cầu với đá dăm làm chất độn cho sản xuất bê tông cốt thép (< 10%).

Kết quả phân tích hóa silicat, SO3 tại các công trình thăm dò trong mỏ được tổng hợp theo bảng 9.

IV.1.2 Các nguyên tố và thành phần có ích

Kết quả phân tích 4 mẫu quang phổ bán định lượng cho thấy trong đá chỉ có các nguyên tố Si và Al có hàm lượng lớn (> 10%), các nguyên tố quặng và kim loại quý hiếm đều rất thấp. Tổng hợp kết quả phân tích quang phổ bán định lượng trong đá ở bảng 8.

Như vậy, các loại đá làm vật liệu xây dựng trong mỏ đá xây dựng Dốc Sạn không chứa các nguyên tố kim loại quý hiếm, các nguyên tố độc hại, phóng xạ ít đáp ứng yêu cầu sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.

-32-

Page 37: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 9: Bảng tổng hợp kết quả phân tích quang phổ bán định lượng

%LK 1-121 (120,5 – 121,0)

LK 2-41 (40,5 – 41,0)

LK 3-81 (80,5 – 81,0)

LK 4-25 (24,5 – 25,0)

Al > 10 > 10 > 10 > 10

Si > 10 > 10 > 10 > 10

Mg 2 3 2 2

Ca 0,5 1 1 1,5

Ba 0,01 0,02 0,01 0,02

Fe 3 3 3 3

V 0,015 0,015 0,01 0,015

Mn 0,03 0,03 0,03 0,03

Ti 0,5 0,3 0,3 0,5

Co - - 0,001 - 

Ni 0,003 0,003 0,003 0,003

Cr 0,005 0,005 0,005 0,003

Mo 0,0002 0,0003 0,0003 0,0002

W  -  - -  -

Sn 0,003 0,001 0,0005 0,0005

Sb - - - -

As - - - -

Bi  -  -  - - 

Cu 0,003 0,003 0,003 0,003

Au - - - -

Ag 0,00001 0,00001 0,00001 0,00001

Pb 0,002 0,002 0,002 0,002

Zn 0,003 0,003 0,003 0,003

-33-

Page 38: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

%LK 1-121 (120,5 – 121,0)

LK 2-41 (40,5 – 41,0)

LK 3-81 (80,5 – 81,0)

LK 4-25 (24,5 – 25,0)

Cd - - - -

Ga 0,002 0,002 0,002 0,002

Ge -  -   -  -

Be 0,0002 0,0002 0,0002 0,0003

In - - - -

Tl - - - -

Ta - - - -

Nb  - - - - 

Zr 0,005 0,005 0,005 0,01

Hf - - - -

U - - - -

Th - - - -

P  - - - - 

Na 2 2 2 1,5

Li 0,003 0,003 0,003 0,003

Ce - - - -

La  - - - - 

Y 0,0005 0,001 0,001 0,001

Yb 0,0001 0,0002 0,0002 0,0003

Gd  - - - - 

Sc 0,0003 0,0003 0,0003 0,0005

Pt  - - - - 

-34-

Page 39: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 10: Tổng hợp kết quả phân tích thành phần hóa học của đá xây dựng mỏ Dốc Sạn

STTSố hiệu

mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (%)

SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5 MKN SO3

Na2O +

K2O

1 LK1–7064,6

40,51 16,75 1,61 4,51 0,09 1,49 2,28 1,93 3,78 0,09 2,10 0,18 5,71

2LK1–121

61,72

0,52 15,97 1,52 4,58 0,13 1,22 2,75 3,65 2,82 0,08 1,13 0,12 6,47

3 LK3–4569,3

80,40 14,74 1,38 2,93 0,05 0,61 2,09 4,35 2,45 0,08 0,61 0,03 6,80

4 LK3–8164,1

80,54 16,04 1,31 3,59 0,07 0,98 3,32 2,75 2,45 0,09 1,75 0,05 5,20

5LK3–101

68,78

0,31 16,11 1,78 2,60 0,05 0,95 2,56 3,65 1,95 0,08 1,02 0,00 5,60

6 LK5–1860,9

00,63 18,52 1,51 3,51 0,01 1,05 2,18 2,68 3,96 0,08 1,64 0,90 6,64

-35-

Page 40: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

STTSố hiệu

mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (%)

Trung bình64,9

30,49 16,36 1,52 3,62 0,07 1,05 2,53 3,17 2,90 0,08 1,38 0,21 6,07

Max69,3

80,63 18,52 1,78 4,58 0,13 1,49 3,32 4,35 3,96 0,09 2,10 0,90 6,80

Min60,9

00,31 14,74 1,31 2,60 0,01 0,61 2,09 1,93 1,95 0,08 0,61 0,00 5,20

-36-

Page 41: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

IV.1.3 Hoạt tính phóng xạ của đá

Kết quả đo tham số phóng xạ các loại đá có trong mỏ cho thấy cường độ phóng xạ tự nhiên của đá ở mức bình thường, giao động trong 1,9÷2,8µR/h, trung bình đạt 2,35R/h = 0,206 mSv/năm (nằm trong giới hạn cho phép về mức độ an toàn phóng xạ theo TCVN 397:2007) nên có thể đáp ứng được yêu cầu làm đá xây dựng. Chi tiết kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 10.

Bảng 11: Kết quả đo tham số phóng xạ của đá

STT Số hiệu mẫuĐộ sâu lấy mẫu

(m)PPM

Cường độ phóng xạ (µR/h)

1 LK 1 – 121 120,5 – 121,0 4,25 2,8

2 LK 4 – 25 24,5 – 25,0 2,88 1,9

Trung bình 3,56 2,35

Bảng 12: Bảng so sánh cường độ phóng xạ của đá so với TCVN 397:2007

STT Đối tượng áp dụng

Cường độ phóng xạ

Giá trị chỉ số hoạt độ phóng

xạ an toàn theo TCVN

397:2007µR/h

mSv/năm

A Dùng trong nhà

1Sản phẩm vật liệu xây dựng khối lượng lớn dùng xây nhà

2,35 0,206

I ≤ 1

2Vật liệu san lấp nền nhà và nền gần nhà

3

Vật liệu sử dụng xây nhà với bề mặt hay khối lượng hạn chế (ví dụ tường mỏng hay lát sàn, ốp tường)

I ≤ 6

B Xây dựng các công trình ngoài nhà

1Vật liệu sử dụng khối lượng lớn trong xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi…

2,35 0,206I ≤ 1

2 Khi được sử dụng như vật liệu I ≤ 1,5

-37-

Page 42: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

ốp, lát công trình

IV.1.4 Tính chất cơ lý

Tổng hợp các kết quả thí nghiệm mẫu cơ lý đá toàn diện cho thấy đá trong mỏ có những tính chất công nghệ như sau:

Đá phun trào trong mỏ có cường độ kháng nén tự nhiên 1.185 1.413 kG/cm2; trung bình 1.300 kG/cm2 và ở trạng thái bão hòa tư 1.088 1.329 kG/cm2; trung bình 1.207 kG/cm2 (theo bảng 12), cho phép sản xuất được loại bê tông có cường độ chịu nén tới 2.414 kG/cm2 (gấp 2 lần cường độ chịu nén bão hòa của đá).

Theo TCVN 7570:2006 thì mác của đá dăm tư đá thiên nhiên phải cao hơn mác bê tông, cụ thể như sau: Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông đối với đá gốc magma, biến chất, lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông đối với đá gốc trầm tích.

Kết quả phân tích tính chất cơ lý của đá được tổng hợp trong bảng 12.

-38-

Page 43: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 13: Tổng hợp tính chất cơ lý toàn diện của các loại đá trong mỏ

STT

Số hiệu mẫu

Độ sâu lấy mẫu (m)

Khối lượng

thể tích

(g/cm3)

Khối lượng riêng

(g/cm3)

Độ rỗng

(%)

Độ hút

nước bão hòa (%)

Hệ số

kiên cố

Hệ số

hóa mềm

Cường độ kháng nén (kG/cm2)

Cường độ kháng kéo (kG/cm2)

Lực dính kết (kG/

cm2)

Góc ma sát trong

Tự nhiê

n

Bão hòa

Tự nhiê

n

Bão

hòa

Tự nhiê

n

Bão

hòa

Tự nhiê

n

Bão hòa

1 LK1-31 30,5–31,0 2,71 2,72 0,37 0,1111,5

70,94 1.413

1.329

167 158 342 322 380503800

0

2 LK1-121 120,5–121,0 2,72 2,73 0,37 0,1011,5

10,92 1.402

1.283

172 161 342 316 380003705

0

3 LK2-81 80,5–81,0 2,71 2,72 0,37 0,1211,0

10,93 1.316

1.224

166 157 325 304 370503700

0

4 LK3-45 44,5–45,0 2,73 2,74 0,36 0,1110,7

00,93 1.264

1.173

164 158 315 298 370003600

0

5 LK3-81 80,5–81,0 2.71 2.72 0.37 0.0910,2

30,92 1.185

1.088

159 149 299 27636050 3600

0

6 LK3-101 100,5–101,0 2.71 2.72 0.37 0.02 10,4 0,94 1.218 1.14 154 147 301 284 37050 3700

-39-

Page 44: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

3 5 0

Trung bình 2,72 2,73 0,37 0,0910,9

10,93 1.300

1.207

164 155 321 300 370433605

8

Max2,73 2,74 0,37 0,12

11,57

0,94 1.4131.32

9172 161 342 322

380503800

0

Min2,71 2,72 0,36 0,02

10,23

0,92 1.1851.08

8154 147 299 276

360503600

0

-40-

Page 45: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

IV.2 CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KHÁC CỦA ĐÁ XÂY DỰNG

IV.2.1 Độ mài mòn Los Angeles

Theo đề án đã được phê duyệt, để xác định đặc tính kỹ thuật đá xây dựng tại mỏ Dốc Sạn mà chủ yếu là độ mài mòn tang quay trên máy Los Angeles, quá trình thi công đã lấy 3 mẫu trong lõi khoan để gửi. Số lượng 15 kg đá lõi F75, xác định được % hao mòn của các loại đá như sau:

Bảng 14: Kết quả thí nghiệm độ mài mòn Los Angeles

STTSố hiệu

mẫu

Độ mài mòn trong tang quay

(%)

22 TCN 334:06

(cấp phối đá dăm loại I)

22 TCN 249:98

Lớp mặt (lớp trên loại I)

TCVN 7570:2006

1 LK 2-41 12,7

< 35 % < 25 % < 50 %2 LK 3-101 13,0

3 LK 5-18 12,0

Trung bình 12,57

Như vậy, so sánh với TCVN 7570:2006, 22TCN 334:06, 22TCN 249:98 thì đá dăm sản xuất tư các loại đá trong mỏ Dốc Sạn có độ mài mòn trong tang quay nằm trong giới hạn cho phép của đá dăm làm bê tông và đủ tiêu chuẩn làm đá dăm cấp phối loại I.

IV.2.2 Độ bám dính nhựa đường đối với đá dăm

Nhằm xác định tính chất bám nhựa đường của đá, trong quá trình khoan thăm dò đã lấy 2 mẫu đá đại diện gửi phân tích xác định độ bám nhựa đường, kết quả tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 15: Kết quả thí nghiệm độ bám dính nhựa đường đối với đá dăm

STT Số hiệu mẫuĐộ bám dính nhựa đường

(cấp)

1 LK 2-41 5

2 LK 3-101 5

IV.2.3 Hàm lượng thoi dẹt

- 41 -

Page 46: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Nhằm xác định tính chất hàm lượng thoi dẹt của đá, trong quá trình khoan thăm dò đã lấy 3 mẫu đá đại diện gửi phân tích xác định hàm lượng thoi dẹt, kết quả tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 16: Kết quả thí nghiệm hàm lượng thoi dẹt

STT

Số hiệu mẫu

Hàm lượng hạt thoi dẹt

(%)

22TCN 334:06

(cấp phối đá dăm loại

I)

TCVN 7570:2006 đối với bê tông cấp >

B30

TCVN 7570:2006 đối

với bê tông cấp B30

1 LK 2-41 12,4

< 15% < 15 % < 35 %2LK 3-101

11,2

Trung bình 12,8

Như vậy, so với TCVN 7570:2006 thì đá dăm sản xuất tư các loại đá trong mỏ Dốc Sạn có hàm lượng thoi dẹt nằm trong giới hạn cho phép của đá dăm làm bê tông. So với TCVN 22 TCN 334:06, hàm lượng thoi dẹt trong đá Dốc Sạn phù hợp làm đá dăm cấp phối loại I.

IV.2.4 Độ nén dập trong xi lanh

Nhằm xác định tính chất nén dập trong xi lanh của đá, trong quá trình khoan thăm dò đã lấy 3 mẫu đá đại diện gửi phân tích xác định độ nén dập trong xi lanh, kết quả tổng hợp theo bảng 16.

Bảng 17: Kết Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi dăm dùng trong bê tông theo TCVN 7570 : 2006

STT

Số hiệu mẫu

Độ nén đập, trạng thái

bão hòa Nd, (%)

Độ nén dập đối với sỏi dăm dùng làm bê tông theo TCVN 7570:2006

Cấp bê tông

Cao hơn B25

Tư B15 đến B25 Thấp hơn B15

1 LK 2-41 7,2 ≤ 10 ≤ 14 ≤ 18

2 LK 3-101 7,7

- 42 -

Page 47: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

3 LK 5-18 6,5

Trung bình 7,13

Như vậy, so với TCVN 7570 thì đá dăm sản xuất tư các loại đá trong mỏ Dốc Sạn có độ nén dập nằm trong giới hạn cho phép của đá dăm làm bê tông các cấp cao hơn B25, tư B15 đến B25, thấp hơn B15.

Tóm lại: Tư những kết quả phân tích thạch học, hoá học, tính chất cơ lý toàn diện, tham số phóng xạ, quang phổ bán định lượng, độ mài mòn tang quay, độ bám dính nhựa đường, độ nén dập trong xi lanh,… đã cho thấy đá trong mỏ có chất lượng tốt, ổn định, đạt và vượt so với yêu cầu TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa; 22 TCN 334:06 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô; 22 TCN 249:98 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa.

IV.3 CHẤT LƯỢNG ĐẤT SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP

IV.3.1 Đặc tính cơ lý đất:

Được phản ánh chi tiết qua các giá trị trung bình như sau (xem thêm kết quả phân tích mẫu đất phần phụ lục):

Bảng 18: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất

STT Chỉ tiêu Kết quả

1 Khối lượng thể tích tự nhiên trung bình (g/cm3) 2,01

2 Khối lượng thể tích khô trung bình (g/cm3) 1,69

3 Tỷ trọng trung bình (g/cm3) 2,65

4 Độ ẩm tự nhiên trung bình (%) 19,1

5 Chỉ số dẻo trung bình (%) 8,2

6 Độ sệt trung bình (%) 0,42

7 Độ rỗng (%) 36,0

8 Lực dính kết trung bình (kG/cm2) 0,107

9 Góc ma sát trong trung bình 26044

10 Giới hạn chảy (%) 23,9

- 43 -

Page 48: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

11 Giới hạn dẻo (%) 15,7

12 Hàm lượng các nhóm hạt trung bình (%)

Sét (< 0,005) 10,5

Bột (0,01 ÷ 0,05mm) 7,3

Cát (0,05 ÷ 2,0mm) 77,0

Sạn2,0 ÷ 5,0mm 4,8

5,0 ÷ 10,0mm 0,4

Với các tính chất cơ lý trên, đất trong mỏ có thể sử dụng làm đất san lấp công trình.

IV.3.2 Đánh giá chất lượng

Theo kết quả phân tích cho thấy đất trong khu vực nghiên cứu thuộc loại sét pha cát lẫn sạn sỏi màu nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Tỷ lệ dăm vụn tàn dư đá gốc ít lẫn vào tầng trên, song lại chiếm chủ yếu ở tầng dưới (tầng bán phong hóa).

Đất trong mỏ có thể sử dụng tốt cho vật liệu san lấp xây dựng công trình, có thể sử dụng làm vật liệu đắp đường giao thông. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu san lấp này cần được nghiên cứu kỹ hơn với yêu cầu sử dụng.

- 44 -

Page 49: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CHƯƠNG V ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ

- 45 -

Page 50: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

V.1 NỘI DUNG, KHỐI LƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU V.1.1 Nội dungTrong công tác điều tra địa chất thủy văn – địa chất công trình (ĐCTV – ĐCCT) nhằm làm sáng tỏ điều kiện ĐCTV – ĐCCT mỏ, cung cấp các tài liệu cơ bản cho lập báo cáo khả thi và thiết kế khai thác mỏ để đơn vị chủ quản tính được giá trị công suất bơm tháo khô trong khai thác, cụ thể nội dung là:- Đánh giá các yếu tố khí tượng, thủy văn và ảnh hưởng của các yếu tố này trong điều kiện khai thác mỏ.- Nghiên cứu tính chất chứa nước, thấm nước của đất đá trong khu mỏ, điều kiện cung cấp nước và thoát nước của mỏ, đánh giá các nguồn nước chảy vào mỏ và cần phải xác định lưu lượng nước cần phải tháo khô moong khai thác.- Xác định tính chất cơ lý, trong đó yếu tố cường độ kháng nén, độ hóa mềm, độ dính kết độ rỗng, hệ số kiên cố và các hiện tượng địa chất động lực công trình trong khu vực thăm dò có ảnh hưởng đến công tác thiết kế khai thác mỏ sau này.- Xác định góc dốc bờ moong an toàn trong quá trình mở moong khai thác mỏ.V.1.2 Phương pháp kỹ thuật và khối lượng công tác đã tiến hànhV.1.2.1 Công tác địa chất thủy vănTheo đề án được phê duyệt, công tác nghiên cứu ĐCTV – ĐCCT mỏ đã tiến hành các dạng công tác sau:a. Công tác lộ trình đo vẽ lập bản đồ địa chất thuỷ văn-địa chất công trìnhCông tác này được tiến hành song song và kết hợp với công tác lộ trình đo vẽ lập bản đồ địa chất. Số điểm quan sát trong quá trình lộ trình đo vẽ lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT là 46 điểm. Số lỗ khoan thăm dò được nghiên cứu địa chất là 5 lỗ khoan và 1 hố đào. Như vậy, tổng số điểm khảo sát đạt 39 điểm, mật độ điểm khảo sát đạt trên 354 điểm/km2. Các điểm khảo sát được quan sát và mô tả đặc điểm ĐCTV – ĐCCT theo đúng quy phạm kỹ thuật đã ban hành. Với mạng lưới lộ trình trên đảm bảo được mật độ điểm khảo sát theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chất thuỷ văn – địa chất công trình tỷ lệ 1:2.000.b. Công tác nghiên cứu ĐCTV – ĐCCT lỗ khoanTrong quá trình khảo sát và thăm dò, tất cả các lỗ khoan thăm dò đều được theo dõi ĐCTV – ĐCCT nhằm nghiên cứu, đánh giá các tính chất thấm nước, chứa nước, mức độ nứt nẻ của đất đá để phục vụ cho công tác nghiên cứu địa chất thủy văn. Các thông số thu thập trong quá trình khoan bao gồm thành phần đất đá, mức độ nứt nẻ, khả năng chứa nước, tốc độ khoan, lượng tiêu hao dung dịch, mực nước trước khi hạ cần và sau khi rút cần. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng chứa nước, khả năng thấm nước cũng như đặc tính cơ lý cơ bản của đất đá. c. Công tác bơm rửa lỗ khoan, bơm hút nước thí nghiệm, đo phục hồi mực nước và quan trắc động thái nước ngầmDo trên thực tế khi tiến hành khoan thăm dò, các lỗ khoan đều nằm cao hơn so với mực nước ngầm trong khu vực, hơn nữa tại các đểm khoan thăm dò đều là các vách đá dựng đứng hoặc dốc cao cho nên quá trình bơm rửa lỗ khoan, bơm hút nước thí nghiệm, đo phục hồi mực nước, quan sát động thái nước ngầm, đều không thể tiến hành như dự

- 46 -

Page 51: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

kiến.d. Thu thập tài liệu khí tượng khu mỏTrong phạm vi mỏ không có trạm quan trắc độc lập, do đó để có số liệu khí tượng mỏ trong thời gian dài đã tiến hành thu thập tài liệu khí tượng tại trạm Cam Ranh. Các thông số thu thập được bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số ngày mưa, ngày mưa lớn nhất trong năm, lượng bốc hơi hàng tháng. e. Công tác lấy và phân tích mẫu nướcDo không thể lấy nước ngầm từ lỗ khoan, mẫu nước được lấy từ nước mặt ngay cạnh chân núi, sát khu vực thăm dò.- Số lượng mẫu nước: 2 mẫu - Đơn vị phân tích: phòng thí nghiệm Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh. V.1.2.2 Công tác địa chất công trìnha. Lộ trình đo vẽ lập bản đồ địa chất công trình – địa chất thủy vănCông tác đo vẽ lập bản đồ địa chất công trình mỏ được tiến hành song song với các công tác nghiên cứu đo vẽ lập bản đồ địa chất, địa chất thuỷ văn trên diện tích 0,16 km2 trên toàn bộ diện tích thăm dò ở tỷ lệ 1:2.000. Khi đi lộ trình tiến hành khảo sát điểm lộ, vết lộ tự nhiên, các công trình khoan thăm dò và các nguồn nước trong mỏ. Các điểm khảo sát được quan sát và mô tả đặc điểm ĐCTV – ĐCCT theo đúng quy phạm kỹ thuật đã ban hành. Với mạng lưới lộ trình trên đảm bảo được mật độ điểm khảo sát theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chất công trình, tỷ lệ 1:2.000.b.2. Khối lượng thực hiệnKhối lượng thực hiện công tác ĐCTV – ĐCCT được tổng hợp và trình bày trong bảng 18.Bảng 19: Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện công tác ĐCTV – ĐCCT

STT Hạng mục Đơn vị

Khối lượngChênh

lệchĐề ánThực hiện

1Lộ trình khảo sát lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ 1/2.000(ngoài trời)

Km2 0,11 0,16 +0,05

2Lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ 1/2.000(trong phòng)

Km2 0,11 0,16 +0,05

3 Thí nghiệm mẫu cơ lý đất Mẫu 6 6 0

4 Thí nghiệm mẫu cơ lý đá toàn diện Mẫu 6 6 0

5 Phân tích mẫu hoá nước toàn diện Mẫu 2 2 0

6 Phân tích mẫu vi trùng nước Mẫu 2 2 0

- 47 -

Page 52: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Với khối lượng đã thực hiện, công tác nghiên cứu ĐCTV – ĐCCT mỏ đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đề ra, cung cấp đủ số liệu cần thiết cho công tác tính toán tháo khô mỏ. V.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂNNghiên cứu đánh giá đặc điểm của 2 nguồn cung cấp nước sau đây:V.2.1 Đặc điểm nguồn nước mặtHệ thống suối: khu thăm dò mỏ nằm trên sườn núi chỉ phát triển các khe cạn, dòng chảy tạm thời có nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì cạn kiệt gần hoàn toàn.Với lượng mưa trung bình hàng năm tại Cam Ranh khoảng 1.777,3 mm/năm, có thể dự tính được lượng nước mưa chảy vào mỏ trong năm như sau: V = lượng mưa trung bình/năm x diện tích mỏ V = 1,777 (m) x 160.000 (m2) = 284.368 (m3)Tổng lượng nước chảy vào mỏ hàng năm khoảng 284.368 m3. Về chất lượng nước: nước khe suối cạn hầu hết bị nhiễm bẩn vi sinh.Tính chất vật lí: Nước mặt có màu hơi đục, không mùi, không vị, giá trị PH tư 8,26 – 8,48 (TCVN 6492 – 1999 < 6,5 – 8,5)Hàm lượng Sắt tổng hợp (Fe2+, Fe3+): hàm lượng sắt tổng cộng không phát hiện. Tiêu chuẩn tối đa cho phép (TCVN 6177 – 1996 < 0,30 mg/l)Hàm lượng Mn, Cu, Zn, Pb, Cd không phát hiện (Tiêu chuẩn cho phép TCVN 6002 – 1995 < 0,30).Hàm lượng Nitrat (NO3

-, NO2-) và hàm lượng Amoni (NH4+) Xianua (CN-): không phát

hiện.Tóm lại: Nước mặt ở mỏ về tính chất hóa lý phần lớn đảm bảo cho sinh hoạt của con người, tuy nhiên không nên dùng cho việc ăn uống.V.2.2 Đặc điểm nguồn nước ngầmCăn cứ vào dạng tồn tại của nước trong đất đá có trong mỏ và độ giàu nước của đất đá chứa nước, trong phạm vi thăm dò có thể chia ra các tầng chứa nước sau:V.2.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ (q) Trong phần diện tích thăm dò, tổng bề dày lớp phủ và đá bán phong hóa là 5m đến 7m, trên bề mặt địa hình thực vật kém phát triển nên nước chứa trong tầng này không có nhiều ý nghĩa đối với công tác thăm dò và khai thác.V.2.2.2 Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo phun trào hệ tầng Nha Trang (K)Đơn vị chứa nước này có qui mô phân bố rộng rãi, phần trên có bề dày trung bình 3,4 m là lớp đá phong hóa triệt để. Thành phần đá chứa nước chủ yếu là tuf ryolit. Tuy nhiên, do khu vực thăm dò nằm hoàn toàn trên vùng cao hơn so với mực nước ngầm cho nên trên tất cả các lỗ khoan đều không xuất hiện nước ngầm. Do đó không thể tiến hành quan trắc mực nước và bơm nước như dự kiến. Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ có thể rút ra một số kết luận: Đây là tầng nghèo nước lại nằm cao hơn mực nước ngầm trong khu vực nên không có ảnh hưởng đến công tác khai thác mỏ sau này.V.2.3 Nguồn nước chảy vào công trường khai thác và biện pháp khắc phụcKhi khai thác mỏ, chỉ có nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác (do mỏ bao trọn cả đỉnh cao nhất của khu vực, cho nên nguồn nước mặt chính là nước mưa rơi trực tiếp lên moong).Tuy nhiên, do mỏ nằm cao hơn mực nước ngầm và bề mặt có độ nghiên lớn nên khi xảy ra mưa lớn, khai trường sẽ cho tạm nghỉ và giải phóng chướng ngại vật giúp nước thoát nhanh ra khỏi khu vực khai thác. V.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

- 48 -

Page 53: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CÔNG TRÌNH MỎĐặc điểm địa chất công trình khu mỏ bao gồm: cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình – địa mạo, địa chất thủy văn, các quá trình địa chất công trình động lực và tính chất cơ lý của đất, đá. Các đặc điểm này đã được mô tả chi tiết ở phần trên, ở đây chỉ trình bày chỉ tiết các quá trình địa chất động lực và tính chất cơ lý của đất, đá.V.3.1 Quá trình phong hóa, xói mòn Quá trình phong hóa vật lý, hóa học đã và đang xảy ra khá mạnh mẽ trên bề mặt đá phun trào của hệ tầng Nha Trang. Kết quả của quá trình này đá tạo thành một lớp vỏ phong hóa phủ rộng khắp trên bề mặt quá trình rửa trôi, xói mòn diễn ra mạnh mẽ vào mùa mưa. Đất mặt bị nước mưa rửa trôi, theo thời gian dài đã hình thành một sườn bóc mòn với góc nghiêng địa hình (10 – 400). Lớp vỏ phong hóa thay đổi tư 5÷7 m, Trung bình 6,2 m. Trên bề mặt sườn phát triển các mương xói, rãnh xói cắt xẻ mặt địa hình.V.3.2 Đặc trưng cơ lý của đất, đáTheo chiều sâu chia ra 2 tầng đất, đá chính với các đặc điểm cơ lý như sau:V.3.2.1 Tầng đất mềm bở

Tầng đất mềm bở là sản phẩm phong hóa của đá phun trào hệ tầng Nha Trang, phủ trực tiếp lên đá gốc phun trào ở mỏ. Bề dày biến đổi tư 5 – 7 m, trung bình là 6,2m, thành phần chủ yếu là sét pha cát lẫn sạn sỏi màu nâu vàng, dẻo cứng có các đặc tính như sau:Bảng 20. Tổng hợp tính chất cơ lý của tầng đất phủ

STT Chỉ tiêu Kết quả

1 Khối lượng thể tích tự nhiên trung bình (g/cm3) 2,01

2 Khối lượng thể tích khô trung bình (g/cm3) 1,69

3 Tỷ trọng trung bình (g/cm3) 2,65

4 Độ ẩm tự nhiên trung bình (%) 19,1

5 Chỉ số dẻo trung bình (%) 8,2

6 Độ sệt trung bình (%) 0,42

7 Lực dính kết trung bình (kG/cm2) 0,107

8 Góc ma sát trong trung bình 26044

9 Giới hạn chảy (%) 23,9

10 Giới hạn dẻo (%) 15,7

- 49 -

Page 54: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

V.3.2.2 Tầng đá cứng Tầng đá đặc trưng bởi tập đá phun trào tuf ryolit là phần dưới của phun trào hệ tầng Nha Trang. Các đặc trưng cơ lý của đá như sau:Bảng 21. Tổng hợp đặc tính cơ lý đá của mỏ

STT Các chỉ tiêu cơ lýMức hàm lượng trung bình

(%)

1 Dung trọng (g/cm3) 2,72

2 Tỷ trọng (g/cm3) 2,73

3 Độ rỗng (%) 0,36

4Cường độ chịu nén tự nhiên (kG/cm2)

1.300

5 Cường độ chịu nén bão hòa (kG/cm2) 1.207

6 Hệ số mềm 0,93

7 Lực dính kết bão hòa (kG/cm2) 300

8 Góc ma sát trong (độ) 36058’

9 Độ mài mòn trong tang quay (%) 12,57

10 Hàm lượng thoi dẹt (%) 12,8

V.3.3 Dự tính góc dốc bờ moong khai thácMỏ đá Dốc Sạn khai thác lộ thiên, bờ moong dự kiến cắt qua tầng đất phủ và tầng khai thác là đá gốc phun trào tuf ryolit.Đất bóc là tầng phủ vỏ phong hóa (còn gọi là tầng 1), cần xác định được gọi là dốc bờ moong cho tầng này.Tầng đá cứng (còn gọi là tầng 2) gồm chủ yếu là tuf ryolit sẽ phải tính toán được góc dốc bờ moong cắt qua tầng này. V.3.3.1 Dự báo góc bờ moong ổn định cho tầng 1 (tầng phủ)

Tên tầng

Độ ẩm W (%)

Khối lượng thể tích tự

nhiên (g/cm3)

Khối lượng thể tích khô (g/cm3)

Tỷ trọng (g/cm3

)

Lực dính kết c

(kG/cm2)

Góc ma sát

trong (độ)

Tầng 1 19,1 2,01 1,69 2,65 0,107 26044’

- 50 -

Page 55: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Góc dốc bờ khai trường ổn định khi khai thác đá được xác định bởi công thức sau:

tg α =tg φ

+c

η γ . H

Trong đó:- α : Góc dốc bờ khai trường ổn định (độ).- φ : Góc ma sát trong = 26044’- η: Hệ số an toàn lấy bằng 1,1- c: Lực dính kết là: 0,107 (kG/cm2) = 1.070 ( kG/m2)- : Khối lượng thể tích tự nhiên là: 2,01 (g/cm3) = (2.010 kG/m3)- H: Bề dày tầng phủ lớn nhất là: 7,0 (m)Đưa vào công thức và tính được là: tgα = 0,534 => α = 2805’58”Kết quả bờ moong ổn định tầng 1 là: 2805’58”.V.3.3.2 Dự báo góc dốc bờ moong ổn định cho tầng 2 (tầng đá cứng)

Tên tầngKhối lượng thể tích tự

nhiên (g/cm3)

Tỷ trọng (g/cm3)

Độ rỗng n (%)

Lực dính kết c

(kG/cm2)

Góc ma sát trong

(độ)

Tầng 2 2,72 2,73 0,37 300 36058’

tg α =tg φ

+c . kv

kb tn . H

- H: Bề dày tầng đá (m).- c: Lực dính kết là 300 kG/cm2 = 3.000.000 kG/m2- φ: Góc ma sát trong là 36058’- tn: Khối lượng thể tích tự nhiên là 2,72 (g/cm3) = (2.720 kG/m3)- kb: Hệ số an toàn khối đá (kb = 1,5)- kv: Hệ số yếu, phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ và mức độ phong hóa của đá. (Đá cứng có hệ số yếu kv

= 0,5)Bảng 22: Bảng tính gốc dốc bờ moong ổn định cho tầng 2

Bề dày tầng đá H (m)

Lực dính kết c (kG/m2)

Góc ma sát trong φ (độ)

Khối lượng thể tích tự nhiên tn (kG/m3)

Gốc dốc bờ khai trường ổn

định α (độ)

5,0

3.000.000 36058’ 2.720

89029’

10,0 88058’

20,0 87057’

- 51 -

Page 56: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Khi khai thác, góc dốc của tưng loại bờ moong không được quá giới hạn tính toán. Tuy nhiên, đối với bờ moong tĩnh khi khai thác trong đá không được quá 70o là giới hạn cho phép đối với khai thác mỏ lộ thiên theo quy định hiện hành. Tóm lại, kết quả nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT mỏ đã làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình mỏ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công tác thiết kế khai thác mỏ. Tư kết quả nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT mỏ có thể kết luận một cách khái quát sau: 1- Mỏ có điều kiện địa chất thủy văn tương đối đơn giản. Trong mỏ tồn tại 2 đơn vị chứa nước chính có mức độ chứa nước khác nhau, có quan hệ thủy lực trực tiếp với nhau. 2- Càng khai thác xuống sâu lượng nước chảy vào mỏ càng lớn vào mùa mưa, tháo khô bằng cách cho nước chảy qua phía Đông Đông Nam khu mỏ (tại mốc 2 có cao độ thấp hơn cote dự kiến khai thác). 3- Điều kiện địa chất công trình khá đơn giản. Đất phủ mỏng, chủ yếu là sản phẩm của đá phong hóa tại chỗ bao gồm cát lẫn dăm, sét,… có tính ổn định nhất định.V.4 ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎMỏ đá vật liệu xây dựng Dốc Sạn được thăm dò để khai thác đá xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông, công trình xây dựng khu đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp và dân dụng. Các yếu tố thị trường và giao thông hiện nay khá thuận lợi. Do vậy điều kiện khai thác mỏ có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn như sau:V.4.1 Đặc điểm địa hình, giao thôngKhu vực mỏ Dốc Sạn có dạng địa hình đồi núi thấp. Bề mặt địa hình phân cắt mạnh. Hiện tại đã có đường đất vào đến tận mỏ, đồng thời mỏ gần quốc lộ 1A nên có thể vận chuyển một cách dễ dàng. Trong thời gian sắp đến, theo quy hoạch của Chính phủ, dự kiến sẽ thi công đường ô tô cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc – Nam chạy song song phần ranh giới phía Đông khu mỏ, do đó việc khai thác đá tại mỏ sẽ cung cấp một khối lượng lớn đá phục vụ cho xây dựng công trình trọng điểm này.V.4.2 Đặc điểm địa chấtMỏ có cấu trúc địa chất ổn định, khá đồng nhất, thuận lợi cho việc khai thác và chế biến sản phẩm. V.4.3 Đặc điểm lớp phủĐất phủ trong mỏ là các trầm tích Đệ tứ và phong hóa tại chỗ của các phun trào hệ tầng Nha Trang. Các lớp đất này phải bóc hoàn toàn khi khai thác nhưng lớp phủ phân bố khá cục bộ, thường không ảnh hường đến điều kiện khai thác.V.4.4 Đặc tính chất lượngĐá xây dựng trong mỏ là các đá phun trào tuf ryolit. Chúng có tính chất cơ lý và chất lượng đá gần như giống nhau. Do đó, các đá trong mỏ đều có thể gộp chung vào một loại đá, dễ dàng cho công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.V.4.5 Đặc điểm địa chất thủy vănMỏ khai thác đến cote +70m, nằm trên mực nước ngầm nên không cần chú ý đến vấn đề nước ngầm, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề nước mưa (hay nước mặt). Khi tiến hành khai thác phải chú ý đến thời tiết, tạm dưng khai thác khi thời tiết xấu, nước mặt chảy nhiều có thể làm sạt lở vách moong. Việc này sẽ làm tăng giá thành khai thác mỏ. V.4.6 Điều kiện môi trườngKhu mỏ đá vật liệu xây dựng Dốc Sạn nằm trong khu vực có điều kiện môi trường đầu tư tương đối thuận lợi. Cụ thể như sau: - Trong mỏ

- 52 -

Page 57: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

không có dân cư. Khi tiến hành khai thác sẽ ít ảnh hưởng đến đời sống dân cư địa phương. - Mỏ gần đường giao thông nên việc vận chuyển sản phẩm rất thuận lợi. - Mỏ nằm trong khu vực có nhu cầu sử dụng đá xây dựng rất lớn nên việc tiêu thụ sản phẩm của mỏ rất thuận lợi.Tóm lại, mỏ đá xây dựng Dốc Sạn có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tuy có một số điều kiện không thuận lợi cho quá trình khai thác như đã trình bày, nhưng vẫn có thể khắc phục được.V.4.7. Dự kiến phương án mở vĩaDựa vào điều kiện địa hình hiện trạng cũng như vị trí của mỏ so với vị trí dự kiến xây dựng đường cao tốc, vị trí mở mỏ dự kiến là phần phía Đông của mỏ (khu vực đang khai thác của mỏ), sau đó mở rộng dần về phía Bắc, cuối cùng kết thúc ở đỉnh núi phía Tây Nam, nhằm đẩy nhanh tiến độ khai thác phần trữ lượng nằm trong phần quy hoạch xây dựng đường cao tốc.V.4.8 Công nghệ khai thácV.4.8.1 Công suất và thời gian khai thác dự kiến- Công suất khai thác dự kiến: 150.000 m3/năm đá nguyên khối.- thời gian hoạt động mỏ dự kiến: trữ lượng đá tính đến cấp 121 là 6.701.736 m3

do đó, để khai thác hết trữ lượng cần 45 năm.V.4.8.2 Quy trình công nghệ khai thácÁp dụng công nghệ khai thác lộ thiên, gồm những công đoạn chính sau:Mở vĩa và trình tự khai thác:

Định hướng khai thác theo phương án sau: mở vỉa khai thác tư phía Đông mỏ (vị trí đang khai thác của mỏ); khai thác dần về phía Tây, sau đó mở rộng sang phía Bắc và phía Nam khu mỏ, kết thúc khai thác tại vị trí cao nhất mỏ phía Tây Nam.

a. Hệ thống khai thác:

- Lựa chọn hệ thống khai thác: Đá tuf ryolit có bề dày ổn định nên lựa chọn hệ thống khai thác tối ưu là tư trên cao xuống thấp.

- Các thông số làm việc của hệ thống khai thác:

+ Chiều cao tầng khai thác (Ht): hợp lý nhất là 5 m (không vượt quá 1,5 lần chiều cao xúc lớn nhất của máy xúc).

+ Chiều cao tầng kết thúc: Hkt = 20 m.

+ Chiều rộng mặt tầng công tác: chiều rộng mặt tầng công tác khi ô tô vào nhận tải ở máy xúc theo sơ đồ lượn vòng là 20 – 28 m.

+ Chiều rộng khoảnh khai thác: Bmin = 20,0 m.

+ Chiều rộng đai vận chuyển và đai bảo vệ: Chiều rộng của đai bảo vệ lấy bằng 3,5m. Cứ 20 m theo chiều thẳng đứng để lại một vành đai bảo vệ.

+ Góc nghiêng của sườn tầng và bờ mỏ: Góc nghiêng của bờ dưng khai thác lấy bằng 700 – 750 (lấy theo kinh nghiệm khai thác mỏ, hệ số an toàn cao hơn so với kết quả tính toán là 83022’23”). Góc nghiêng bờ công tác phải đảm

- 53 -

Page 58: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

bảo sao cho các tầng trên bờ có đủ chiều rộng để thiết bị khai thác hoạt động dễ dàng.

- Công nghệ khai thác:

+ Chuẩn bị đất đá để xúc bốc: Dùng phương pháp cơ giới điều khiển làm sụt lở, vỡ, rời đá cho bốc xúc.

+ Bốc xúc đất đá.

+ Vận tải ô tô.

- Công nghệ chế biến:

+ Sau khi bắn mìn, tỷ lệ đá đưa vào máy nghiền chỉ chiếm 80%, còn lại 20% được sử lý bằng phương pháp thủ công để chế biến đá 4x6 cm.

+ Các thành tạo phẩm đều được chế biến qua máy nghiền sang tổng hợp.

+ Đá tảng được rót vào boong ke có kích thước 500 – 700 mm, qua hàm nhai sơ cấp tạo thành các tảng có kích thước ≤ 400 mm, sau đó qua băng tải tới hàm nhai thứ cấp và tiếp tục qua sang phân loại 4x6 cm, 1x2 cm, 0,5x1 cm, bụi.

- 54 -

Page 59: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CHƯƠNG VI TÍNH TRỮ LƯỢNG

VI.1 CÁC CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNGCác chỉ tiêu tính trữ lượng và tính chất cơ lý đặc thù của mỏ đá xây dựng dựa vào:- Căn cứ theo TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông vữa – yêu cầu kỹ thuật.- Căn cứ yêu cầu của Chủ Đầu tư là Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát. Chúng tôi đã sử dụng tính trữ lượng cho loại đá đạt các tiêu chuẩn như sau:VI.1.1. Về chất lượng đá- Cường độ kháng nén bão hòa ≥ 800 kG/cm2- Cường độ phóng xạ ≤ 1 mSv/năm (TCVN 397:2007)- Hàm lượng chất có hại đối với mẫu đơn qui ra SO3: ≤ 2,00%- Hàm lượng chất có hại đối với khối trữ lượng qui ra SO3: < 1,00%.VI.1.2. Về điều kiện khai thácĐộ sâu tính trữ lượng: từ thực tế khoan thăm dò và yêu cầu khai thác của chủ đầu tư, trữ lượng của mỏ đá Dốc Sạn được tính đến cote +70 m.VI.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNGVI.2.1 Đặc tính chung của các loại đá trong mỏKết quả thăm dò cho thấy đá trong mỏ Dốc Sạn là đá phun trào với chủ yếu là các loại đá tuf ryolit được hình thành từ phun trào núi lửa cho nên cường độ kháng nén tự nhiên khá cao. Kết quả phân tích cơ lý cho thấy hầu hết các mẫu đều có cường độ kháng nén tự nhiên 1.185 1.413 kG/cm2; trung bình 1.300 kG/cm2 và ở trạng thái bão hòa từ 1.088 1.329 kG/cm2; trung bình 1.207 kG/cm2. Hàm lượng chất có hại SO3 trung bình thấp, trong giới hạn chỉ tiêu cho phép.VI.2.2 Lựa chọn phương pháp tính trữ lượngVới đặc trưng cấu trúc địa chất mỏ Dốc Sạn là đá phun trào thành dạng khối có chất lượng đá tương đồng, và trong phạm vi khu vực thăm dò chưa hề được khai thác, vẫn còn giữ được bề mặt tự nhiên. Trên cơ sở bố trí tuyến khoan thăm dò và đặc điểm cấu trúc địa chất, chúng tôi sử dụng phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng để tính trữ lượng.Công thức tính trữ lượng theo phương pháp mặt cắt song song+ Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch nhỏ hơn 40%, sử dụng công thức

V =S1 + S2

. L . k1,2

2

+ Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch lớn hơn 40%

V =S1 + S2 +

. L . k1,2

3

+ Nếu khối tính trữ lượng có dạng hình nêm:

- 55 -

Page 60: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

V =S1 . L

. k1,2

2

Trong đó : V : thể tích khối trữ lượng giữa hai mặt cắt (m3). S1, S2 : diện tích mặt cắt tính trữ lượng. L : khoảng cách giữa hai mặt cắt (m). k1 : hệ số thu hồi của đá xây dựng trong tưng khối trữ lượng. k2 : hệ số thu hồi của sản phẩm phụ đi kèm trong tưng khối trữ lượng.Trữ lượng toàn mỏ V = V1 + V2 + V3 + .... + VnVới V1, V2, V3,…Vn là thể tích khối lượng cho tưng khối trữ lượng thành phần (m3). VI.3 PHÂN PHỐI VÀ XẾP CẤP TRỮ LƯỢNG- Cấp trữ lượng: theo đề án thăm dò đã được thẩm định và phê duyệt, mạng lưới tuyến khoan thăm dò được bố trí cách nhau tư 190 ÷ 235 m, cả 2 khối I, II đều đạt cấp trữ lượng 121.- Chiều sâu tính trữ lượng: theo yêu cầu khai thác cũng như thực tế của khoan thăm dò, chiều sâu để tính trữ lượng được tính đến cote +70m.- Ranh giới các khối trữ lượng: được xác định theo ranh giới được cấp phép thăm dò 16 ha, ranh giới khoanh nối các công trình và độ sâu khoan thăm dò.Các lỗ khoan được bố trí theo tuyến.+ Tuyến 1: Qua lỗ khoan LK1 và hố đào HĐ1.+ Tuyến 2: Qua lỗ khoan LK2 và moong khai thác được thu thập tại vị trí A trên bản đồ.+ Tuyến 3: Qua các lỗ khoan: LK3, LK5, LK4.- Các khối tính trữ lượng: + Khối I-121: trên bình đồ khối I-121 có ranh giới xác định bởi khoanh nối các lỗ khoan LK1, LK2, HD1 và A. + Khối II-121: trên bình đồ khối II-121 được giới hạn bởi ranh giới khoanh nối các lỗ khoan LK2, LK3, LK5, LK4, điểm A và mốc 2.VI.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TRỮ LƯỢNG VÀ TÍNH TRỮ LƯỢNGVI.4.1 Trữ lượng đá xây dựng cấp 121Mặt cắt tính trữ lượng tuyến 1 được lập bởi kết quả khoan thăm dò của lỗ khoan 1 (LK1) và hố đào 1 (HĐ1). Tại hố đào (HĐ1): kết thúc ở độ sâu 6m đã chạm đá nguyên khối. Với đặc điểm cấu trúc của thành tạo thuộc hệ tầng Đèo Bảo Lộc và kết quả các lỗ khoan thăm dò trong mỏ, hoàn toàn có thể đánh giá được tầng đá bên dưới (thiết đồ hố đào kèm theo phần phụ lục).

- Mặt cắt tính trữ lượng tuyến 2 được vẽ dựa trên kết quả khoan thăm dò của lỗ khoan 2 (LK2) và khảo sát thực tế các vách moong khai thác: vách cao 10m, tầng đất phủ và đá bán phong hóa dày 5m, bên dưới là đá tươi (thiết đồ vách moong kèm theo ở phần phụ lục).

Bảng 23: Trữ lượng đá xây dựng tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng đến cote +70m

- 56 -

Page 61: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Khối trữ

lượngMặt cắt

Diện tích thân đá trên mặt

cắt (m2)

Chênh lệch giữa

2 diện tích

Khoảng cách giữa

hai mặt cắt (m)

Trữ lượng đá

(m3)

I - 121Tuyến 1 16.824

< 40 % 208 3.428.256Tuyến 2 16.140

II- 121Tuyến 2 16.140

< 40 % 210 3.273.480Tuyến 3 15.036

VI.4.2 Trữ lượng đất bóc đi cấp 121

Bảng 24: Trữ lượng lớp đất bóc đi tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng đến cote +70m

Khối trữ

lượngMặt cắt

Diện tích lớp phủ trên mặt

cắt (m2)

Chênh lệch giữa 2 diện tích

Khoảng cách giữa hai mặt

cắt (m)

Trữ lượng lớp phủ

(m3)

I - 121Tuyến 1 2.014

< 40 % 208 365.352Tuyến 2 1.499

II - 121Tuyến 2 1.499

> 40 % 210 401.495Tuyến 3 2.357

VI.4.3 Tổng hợp trữ lượng đá tính đến cote +70m

Bảng 25: Tổng hợp khối lượng đá xây dựng và đất bóc đi tính theo phương pháp mặt cắt song song đến cote +70m

Khối,

cấp trữ lượng

Trữ lượng đá xây dựng (m3)

Trữ lượng đất bóc đi (m3)

Hệ số bóc tầng phủ

I-121 3.428.256 365.352 0.10

II-121 3.273.480 401.495 0,12

Tổng cộng 6.701.736 766.847 0,11

- 57 -

Page 62: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

VI.5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG

1-Khối thể tích đất đá bóc: 766.847 (m3)

2-Tổng trữ lượng đá : 6.701.736 (m3)

3- Hệ số bóc tầng phủ : H = 0,11 < 1

- 58 -

Page 63: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CHƯƠNG VII HIỆU QUẢ KINH TẾ CÔNG TÁC THĂM DÒ

VII.1 CƠ SỞ ĐƠN GIÁ Căn cứ vào khối lượng dự kiến và phương pháp thi công, điều kiện địa chất, địa hình, cấu trúc địa chất. Để xây dựng dự toán cho chi phí thăm dò, chúng tôi dựa trên các định mức sau đây (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):+ Bộ đơn giá các công trình địa chất khoáng sản 2011 ban hành kèm theo quyết định số 2122/2010/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành “Bộ đơn giá các công trình địa chất” (QĐ2122).+ Đơn giá khảo sát xây dựng công trình tỉnh Khánh Hòa (QĐ32/2007) ban hành kèm theo Quyết định số Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23/07/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa.+ Hệ số điều chỉnh đơn giá khảo sát, xây dựng theo Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh đơn giá khảo sát, xây dựng cơ bản.+ Các hạng mục không có trong đơn giá được lấy theo giá thị trường.VII.2 TÍNH TOÁN CHI PHÍ THĂM DÒ Kinh phí thăm dò mỏ được tổng hợp và trình bày trong bảng sau:

QĐ2122 : Bộ đơn giá các công trình địa chất khoáng sản 2011 QĐ32/2007 : Đơn giá khảo sát xây dựng công trình tỉnh Khánh Hòa

- 59 -

Page 64: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Bảng 26: Bảng tổng hợp kinh phí thăm dò

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

I Lập đề án thăm dò 40.000.000

1Công tác chuẩn bị thăm dò, lập đề án thăm dò

Th.tổ 1 Khoán gọn 20.000.000 20.000.000

2 In ấn, chi phí đi lại khi lập đề án thăm dò Lần 1 Khoán gọn 10.000.000 10.000.000

3 Chi phí phục vụ cho bảo vệ, thong qua đề án Lần 1 Khoán gọn 10.000.000 10.000.000

II Công tác thăm dò446.777.00

9

II.1 Công tác trắc địa (Địa hình cấp IV) 15.963.042

1 Thu thập mốc trắc địa và độ cao Mốc 2 4.000.000 4.000.000

2 Đường chuyền cấp II, địa hình cấp IV Điểm 2CK.043004 –

Tr29- QĐ32/2007873.206 1,0 1.746.412

3 Thủy chuẩn kỹ thuật km 0,5CL.031004 –

Tr3-QĐ32/2007394.012 1,0 197.006

- 60 -

Page 65: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

4 Định tuyến thăm dò (khoảng cách 50 -100m) km 2,61.1.2 trang 500-

QĐ2122597.306 0,87 1.351.106

5Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 (phủ biên 20%) đường đồng mức 1 m.

ha 16CM.041004

Tr34-QĐ32/2007187.694,15 1,0 3.003.106

6Đưa công trình và mốc ranh tư bản đồ ra thực địa

Điểm 71.1.3 Tr500-

QĐ2122512.484 0,87 3.121.028

7Đo thu công trình và mốc ranh tư thực địa lên bản đồ

Điểm 71.1.4 Tr501-

QĐ2122417.798 0,87 2.544.390

II.2Công tác khảo sát lập bản đồ địa chất, địa chất công trình – địa chất thủy văn (ĐCCT – ĐCTV)

9.867.022

1 Đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/2.000 (Ngoài trời)

km2 0,163.2.4.b Tr159-

QĐ212233.463.548 0,87 4.658.126

2 Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000 (Ngoài trời)

ha 16CS.071001 -

Tr78- QĐ32/2007325.556 1,0 5.208.896

- 61 -

Page 66: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

II.3 Công tác khoan máy – đào hố386.376.52

7

1 Khoan trong đất cấp III m 31CC.014001 Tr12-

QĐ32/2007386.479 1,0 11.980.849

2Khoan trong đá cứng cấp X, độ sâu đến cote +70 m

m 340CC.014004 Tr12-

QĐ32/2007884.598 1,0

300.763.320

3 Bơm cấp nước phục vụ khoan đất cấp III m 31CC.024001 Tr13-

QĐ32/200776.598 1,0 2.374.538

4 Bơm cấp nước phụ vụ khoan đá cấp X m 340CC.024004 Tr13-

QĐ32/2007200.891 1,0 68.302.940

5 Khai đào m3 9CA.023001 - Tr6-

QĐ32/2007328.320 1,0 2.954.880

II.4 Phân tích mẫu 13.284.600

1 Mẫu cơ lý đất dơn giản Mẫu 6 Báo giá phòng thí nghiệm

80.000 1,0 480.000

2 Mẫu cơ lý đất toàn diện Mẫu 3 100.000 1,0 300.000

- 62 -

Page 67: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

3 Mẫu đầm nện tiêu chuẩn Mẫu 2 350.000 1,0 700.000

4 Mẫu cơ lý đá toàn diện Mẫu 6 550.000 1,0 3.300.000

5 Mẫu lát mỏng Mẫu 5 160.000 1,0 800.000

6 Mẫu silicat Mẫu 6 400.000 1,0 2.400.000

7 Mẫu quang phổ bán định lượng Mẫu 4 60.650 1,0 242.600

8 Mẫu tham số phóng xạ Mẫu 2 75.000 1,0 150.000

9 Mẫu nén đập xi lanh Mẫu 3 350.000 1,0 1.050.000

10 Mẫu xác định mài mòn tang quay Mẫu 3 350.000 1,0 1.050.000

11 Mẫu độ bám dính nhựa đường Mẫu 2 350.000 1,0 700.000

12 Mẫu hệ số dẹt, thể trọng bở rời Mẫu 2 Báo giá phòng thí nghiệm

350.000 1,0 700.000

13 Mẫu hóa nước toàn diện Mẫu 2 240.000 1,0 480.000

- 63 -

Page 68: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

14 Mẫu nước vi trùng Mẫu 2 466.000 1,0 932.000

II.5 Tổng kết, viết báo cáo 21.285.818

1 Số hóa bản đồ địa hình ha 16CM.074002

Tr39- QĐ32/200742.218 1,0 675.488

2 Viết báo cáo tổng kết = 5% x (II.1+II.2+II.3) 5%412.206.59

120.610.330

III Công tác khác 26.370.330

1Chi phí chỗ ở tạm thời và vận chuyển nhân lực, thiết bị khoan đến hiện trường = 5% x (II.1+II.2+II.3)

5%412.206.59

120.610.330

2 Khay gỗ ñựng mẫu khoan Khay 72 Giá thị trường 80.000 5.760.000

IV Giá trị thực hiện công tác thăm dò513.147.33

9

V Thuế VAT 10% 51.314.734

- 64 -

Page 69: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

TT HẠNG MỤC ĐVTKhối lượng

Định mức áp dụng

Đơn giá (đồng)

Hệ số điều

chỉnh

Thành tiền (đồng)

VI Tổng564.462.07

3

- 65 -

Page 70: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

Với kinh phí thăm dò là 564.462.073 đồng, trữ lượng đá xây dựng tại mỏ tới cao độ +70m xác định được là 6.701.736 m3 đá xây dựng thì chi phí thăm dò tính trung bình cho 1m3 đá xây dựng ở cấp 121 là 84 đ/m3 so với giá thị trường hiện nay là mức giá rẻ so với việc thăm dò các mỏ trong khu vực.VII.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI TRONG KHAI THÁC MỎVII.3.1 Hiệu quả kinh tế xã hội trong khai thác mỏVII.3.1.1 Trữ lượng mỏ và tuổi thọ mỏ dự kiếnVới kết quả thăm dò, chúng tôi đã tính được trữ lượng cấp 121 đá xây dựng trong mỏ như sau :Bảng 27: Tổng hợp trữ lượng đá xây dựng và các sản phẩm kèm theo trong mỏ

Chiều sâu tính trữ lượng Đất đá bóc (m3) Đá xây dựng (m3)

Đến cao độ +70m 766.847 6.701.736

Đất tầng phủ và đá bán phong hóa có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Đá xây dựng sẽ chế biến ra các loại đá phục vụ nhu cầu sử dụng trong khu vực.Công suất mỏ: 150.000 m3/nămTuổi thọ mỏ (Dự kiến): 45 nămVII.3.1.2 Tính toán hiệu quả kinh tếViệc khai thác đến cote +70m tại mỏ Dốc Sạn dự kiến với công suất là 400.000m3/năm đá nguyên khối sẽ mang lại các hiệu quả kinh tế xã hội sau:- Cung cấp hàng năm khoảng 150.000m3 đá xây dựng và các sản phẩm phụ như đất và đá bán phong hóa sẽ dùng làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp cung cấp cho Khánh Hòa cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ để xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Góp phần bình ổn giá vật liệu xây dựng trong khu vực.- Mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động tại mỏ.- Hàng năm Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. VII.3.2 Tác động môi trường trong khai thác khoáng sảnVII.3.2.1 Hiện trạng môi trường tự nhiên khu mỏMỏ đá xây dựng Dốc Sạn nằm trong khu vực được quy hoạch khai thác khoáng sản. Hiện nay có khoảng 5 mỏ đang được thăm dò với tổng công suất khai thác chế biến khoảng trên 1.000.000 m3 năm. Đặc thù chung của khu vực là xa dân cư, xa các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, đất ở đây chủ yếu là đất ruộng chỉ phát triển cây bụi, do lợi thế của khu mỏ gần trục giao thông chính nên phần lớn khối lượng sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng đường bộ. Do đó, cần chú ý đến vấn đề môi trường trên trục đường vận chuyển.VII.3.2.2 Tác động tiêu cực đến môi trườngKhi tiến hành khai thác khoáng sản tại mỏ Dốc Sạn, sẽ có các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường sau:- Thay đổi bề mặt sinh thái cảnh quan trong khu vực do khai thác đá xây dựng.- Bụi, khí thải do khai thác, chế biến, vận chuyển đá xây dựng, đất tầng phủ.- Chấn động rung, đá văng. Sóng đập không khí do hoạt động nổ mìn làm ảnh hưởng đến các công trình, dân cư xung quanh.- Các ảnh hưởng đến hệ

- 66 -

Page 71: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

thống đường giao thông do hoạt động của các phương tiện vận chuyển mỏ.VII.3.2.3 Phương án khống chế ô nhiễmTuy có các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng các tác động này đều có thể khống chế và giảm thiểu được, Sau đây là các phương án giảm thiểu ô nhiễm.- Cải tạo khai trường thành hồ chứa nước, góp phần cải thiện vi khí hậu trong khu vực.- Khống chế ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) bằng phương pháp phun nước ở các nguồn gây bụi như đường vận chuyển. làm ướt đá trước khi chế biến.- Sử dụng phương pháp bắn mìn vi sai trong khai thác nhằm làm giảm chấn động rung. Mặt khác do mỏ xa khu dân cư cũng như các khu công nghiệp dự kiến (trên 2km) nên chấn động rung khi nổ mìn không ảnh hưởng đến các khu dân cư cũng như các khu công nghiệp dự kiến sau này.- Xây dựng hệ thống đường vận chuyển riêng tư mỏ ra cảng, hạn chế đi đường bộ gần khu dân cư.- Đền bù đất đai. hoa màu cho dân trên cơ sở thương lượng để không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ưu tiên nhận người bị thu hồi đất vào làm công nhân trong mỏ.VII.3.2.4 Cam kết thực hiệnCông ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát cam kết sẽ thực hiện áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác theo đúng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.

- 67 -

Page 72: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

KẾT LUẬNBáo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Dốc Sạn được lập theo nội dung của báo cáo kết quả

thăm dò ban hành kèm theo quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, với những tổ hợp phương pháp thăm dò hợp lý, làm sáng

tỏ đặc điểm địa chất mỏ, thành phần thạch học, tính chất cơ lý, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cũng như chất

lượng đá xây dựng có trong mỏ.Trên diện tích thăm dò 16 ha, kết quả thăm dò đã xác định được trữ lượng các loại đá đạt tiêu

chuẩn xây dựng cũng như các loại đá có chất lượng xấu hơn chỉ đảm bảo làm đá cấp phối nền đường. Xác định rõ đặc điểm địa

chất mỏ, chất lượng từng loại đá, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cũng như điều kiện khai thác mỏ, đáp ứng yêu cầu

của một báo cáo thăm dò, phục vụ cho việc lập dự án đầu tư và thiết kế khai thác mỏ. Kết quả thăm dò đã xác định được trong

mỏ có trữ lượng các loại vật liệu xây dựng tính đến cote +70m như sau:1-Khối thể tích đất đá bóc: 766.847 (m3)2-Tổng trữ lượng đá : 6.701.736 (m3)3- Hệ số bóc tầng phủ :H = 0,11 < 1 Kết quả

thăm dò cho thấy, đá trong mỏ Dốc Sạn có tính chất thạch học, hóa học, tính chất vật lý, cũng như các tiêu chuẩn công nghệ xây dựng hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng

thông thường. Tổng chi phí công tác thăm dò mỏ đá xây dựng Dốc Sạn (kể cả thuế VAT) là: 564.462.073 đồng, giá thành cho mỗi m3

đá sau khi thăm dò là 84 đ/m3 phù hợp với giá thành trong khu vực.Với vị trí giao thông và điều kiện khai thác thuận lợi. đồng

thời nằm trong một khu vực có nhu cầu sử dụng cao. Mỏ đá xây dựng Dốc Sạn có một lợi thế rất lớn trong kinh doanh. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Phát kính đề nghị UBND tỉnh

Khánh Hòa. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa thẩm định, phê duyệt báo cáo để công ty có cơ sở hoàn thành thủ tục xin

phép khai thác mỏ theo quy định của Luật khoáng sản và pháp luật liên quan.Khánh Hòa, Ngày 28 tháng 11 năm 2011Chủ

BiênHuỳnh Tiến Đạt

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Ngọc Hoa, Võ Văn Vấn – Báo cáo thuyết minh Bản đồ Địa chất và khoáng sản tỉnh Khánh Hòa

tỷ lệ 1:50.000 (phần Địa chất), 1996.

- 68 -

Page 73: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

1. Đoàn Việt Tiệp và nnk – Bản đồ Địa chất nhóm tờ Nha Trang (Khánh Hòa) 1:50.000 và tìm kiếm các điểm quặng thuộc nhóm tờ Phan Rang (Ninh Thuận), 1987.

2. Nguyễn Đức Thắng và nnk – Thuyết minh tóm tắt Địa chất và khoáng sản tờ Đà Lạt – Cam Ranh (C-49-1 & C-49-II), NXB Hà Nội, 1999.

3. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung – Địa chất Việt Nam (tập 2) Các thành tạo magma, NXB Hà Nội, 1995.

4. 32/2007/QĐ-UBND – Đơn giá khảo sát xây dựng tỉnh Khánh Hòa.

5. 20/2006/QĐ-BTN&MT ngày 12/12/2006 – Đơn giá dự toán công trình địa chất.

6. Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009, xuất bản tháng 10/2010.

7. Tài liệu tư internet: http://vi.wikipedia.org/wiki/Khánh_Hòa

http://www.idm.gov.vn

- 69 -

Page 74: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng kê tọa độ các điểm mốc mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn......6

Bảng 2: Thống kê tọa độ, độ cao điểm mốc........................................................16

Bảng 3: Thống kê tọa độ các mốc lưới tọa độ và mốc ranh giới.........................18

Bảng 4: Bảng tổng hợp tọa độ và độ cao của các lỗ khoan.................................19

Bảng 5: Bảng thống kê khối lượng hố đào và khoan thăm dò............................21

Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng mẫu lấy và phân tích...................................25

Bảng 7: Bảng tổng hợp khối lượng thăm dò.......................................................26

Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả phân tích quang phổ bán định lượng................32

Bảng 9: Tổng hợp kết quả phân tích thành phần hóa học của đá xây dựng mỏ Dốc Sạn...............................................................................................................34

Bảng 10: Kết quả đo tham số phóng xạ của đá...................................................35

Bảng 11: Bảng so sánh cường độ phóng xạ của đá so với TCVN 397:2007......35

Bảng 12: Tổng hợp tính chất cơ lý toàn diện của các loại đá trong mỏ..............37

Bảng 13: Kết quả thí nghiệm độ mài mòn Los Angeles.....................................38

Bảng 14: Kết quả thí nghiệm độ bám dính nhựa đường đối với đá dăm............38

Bảng 15: Kết quả thí nghiệm hàm lượng thoi dẹt...............................................39

Bảng 16: Kết Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi dăm dùng trong bê tông theo TCVN 7570 : 2006..............................................................................................39

Bảng 17: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất.....................................................40

Bảng 18: Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện công tác ĐCTV-ĐCCT.............44

Bảng 19. Tổng hợp tính chất cơ lý của tầng đất phủ...........................................46

Bảng 20. Tổng hợp đặc tính cơ lý đá của mỏ......................................................47

Bảng 21: Bảng tính gốc dốc bờ moong động......................................................49

Bảng 22: Trữ lượng đá xây dựng tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng đến cote +70m............................................................................................55

Bảng 23: Trữ lượng lớp đất bóc đi tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng đến cote +70m..................................................................................56

Bảng 24: Tổng hợp khối lượng đá xây dựng và đất bóc đi tính theo phương pháp mặt cắt song song đến cote +70m.......................................................................56

Bảng 25: Bảng tổng hợp kinh phí thăm dò.........................................................58

Bảng 26: Tổng hợp trữ lượng đá xây dựng và các sản phẩm kèm theo trong mỏ.............................................................................................................................63

- 70 -

Page 75: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

CÁC BẢN VẼ KÈM THEO

1. Bản vẽ số 1: Bản đồ vị trí giao thông khu vực Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa.

2. Bản vẽ số 2: Bản đồ Địa chất khu vực mỏ đá xây dựng xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

3. Bản vẽ số 3: Bản đồ Địa hình hiện trạng mỏ đá xây dựng thông thường Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

4. Bản vẽ số 4: Bản đồ Tài liệu thực tế mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

5. Bản vẽ số 5: Bản đồ Tính trữ lượng mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

6. Bản vẽ số 6: Bản đồ Địa chất mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

7. Bản vẽ số 7: Bản đồ Địa chất thủy văn – Địa chất công trình mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

- 71 -

Page 76: BCTD DS 20-10-2011 ban in

Báo cáo thăm dò mỏ đá VLXD thông thường Dốc Sạn - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

- 72 -