Top Banner
Các tác động của chính sách ưu đãi thuế và tình trạng tránh thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam TÓM TẮT CHÍNH SÁCH TÓM TẮT CHÍNH SÁCH TÓM TẮT CHÍNH SÁCH Hà Nội, 2015
16

bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

Jan 28, 2017

Download

Documents

voque
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

Các tác động của chính sách ưu đãi thuế

và tình trạng tránh thuế của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

TÓM TẮT CHÍNH SÁCHTÓM TẮT CHÍNH SÁCHTÓM TẮT CHÍNH SÁCH

Hà Nội, 2015

Page 2: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

2

MỤC LỤC

Thông điệp chính 4

1.0. Giới thiệu chung 4

2.0. Ưu đãi tài chính và FDI tại Việt Nam 5

2.1. Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam 7

2.2. Tình trạng phụ thuộc quá mức vào chính sách ưu đãi thuế để thu hút thêm FDI 8

2.3. Thuế TNDN thấp và FDI 9

2.4. Các ưu đãi thuế và thất thu thuế (thất thu ngân sách) 10

2.5. Thâm hụt doanh thu thuế do tình trạng tránh thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 10

2.6. Thất thu thuế ước tính do tình trạng tránh thuếcủa các Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 11

2.7. Số thuế thất thu so với chi ngân sáchcho giáo dục & đào tạo năm 2012 12

2.8. Số thuế thất thu so với chi ngân sách y tế năm 2012 12

2.9. Kết luận 13

3.0. Các khuyến nghị chính sách 13

Page 3: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

3

Danh MỤC viết tắt

AAV ActionAid Việt Nam

CIT Chỉ số thuế doanh nghiệp

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Hiệp định Thương mại Tự do

FIA Cục Đầu tư Nước ngoài

NFSC Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam

TNDN Thu nhập Doanh nghiệp

UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc

VTA Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam

Page 4: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

4

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VÀ TÌNH TRẠNG TRÁNH THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

THÔNG ĐIỆP

Mỗi năm, Việt Nam mất 20 triệu Đô la Mỹ do áp dụng các ưu đãi thuế đối với doanhnghiệp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và tình trạng tránh thuế kháphổ biến của doanh nghiệp.

1.0. GIỚI THIỆU CHUNG

Kể từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện Đổi mới, Việt Nam khá thành côngtrong việc thu hút nguồn vốn FDI. Tính đến năm 2013, dòng vốn FDI đã lên tới 19,2tỷ Đô la Mỹ mỗi năm ‐ mức tăng trưởng đáng kinh ngạc so với năm trước, tới65,5%1. Đến đầu quý IV năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu thu hútvốn FDI 13 đến 14 triệu Đô la Mỹ/năm do Chính phủ đề ra2. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam (NFSC), chiều hướng tăng trưởngdòng vốn FDI ở mức trên trung bình như hiện nay sẽ còn tiếp tục đến hết năm 2015bởi kinh tế toàn cầu đã sáng sủa hơn và Việt Nam mới ký kết thêm một số Hiệp địnhThương mại Tự do (FTA).Nhìn chung, FDI đã thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu, tạo thêm việclàm đồng thời tạo ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu của Chính phủ. Tuy nhiên, do

1 Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam 20132 Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam 2014

Page 5: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

5

3 Số liệu của Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam 20134 UNIDO 20115 www.kpmg.com/VN/en

ảnh hưởng của sự sụt giảm nguồn thu từ thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN),chính sách miễn giảm thuế và tình trạng tránh thuế của một số công ty, nguồn thucủa Chính phủ mỗi năm bị thất thoát 20 triệu Đô la Mỹ. Các cơ chế thực thi và giámsát chính sách và luật của Chính phủ càng khiến chi phí này tăng lên3. Tóm tắt Chính sách này chỉ ra các ảnh hưởng Việt Nam phải hứng chịu do các chínhsách ưu đãi thuế và tình trạng tránh thuế, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chínhsách nhằm đảm bảo nguồn vốn FDI mà không nhất thiết phải giảm thuế TNDN. Tómtắt Chính sách này là tài liệu tóm tắt từ một nghiên cứu thuế do Tổ chức ActionAidViệt Nam và Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTA) thực hiện năm 2014 mang tên“Chính sách thuế của Việt Nam với mục tiêu bình đẳng, hiệu quả, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo".

Tóm tắt chính sách này đề cập đến 8 khía cạnh quan trọng liên quan tới ảnh hưởngcủa các chính sách miễn giảm thuế và tình trạng doanh nghiệp tránh thuế tại ViệtNam. Cụ thể là:

• Ưu đãi tài chính và FDI tại Việt Nam

• Hệ thống FDI tại Việt Nam

• Mức thuế Thu nhập Doanh nghiệp thấp và FDI

• Các chính sách ưu đãi thuế và thất thu thuế

• Thâm hụt doanh thu thuế ước tính do tình trạng tránh thuế của các Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) ở Việt Nam

• Thất thu ngân sách ước tính do tình trạng tránh thuế của các Doanh nghiệp FDI

• Thất thu ngân sách so với chi tiêu của Chính phủ cho ngành Giáo dục & Đào tạo

• Thất thu ngân sách so với chi tiêu của Chính phủ cho lĩnh vực Y tế

2.0. ƯU ĐÃI TÀI CHÍNH VÀ FDI TẠI VIỆT NAM

Với hầu hết Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam, họthường bị hấp dẫn bởi các ưu đãi tài chính hào phóng của chính phủ, trong đó cóchính sách giãn, giảm thuế và giảm tiền thuê đất4. Các yếu tố đầu vào rẻ hơn, nhưnhân công rẻ và làm việc cần cù, tình hình chính trị an toàn và ổn định cũng gópphần biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Luật thuế TNDN Việt Nam ban hành năm 1997 đến nay đã được sửa đổi ba lần(2003, 2008 & 2013) và qua mỗi lần, biểu suất thuế chuẩn đều giảm đáng kể. Lầnsửa đổi năm 2008, thuế suất giảm từ 28% xuống 25%, lần sửa đổi năm 2013 tiếptục đưa mức thuế suất xuống 22% và sẽ giảm xuống còn 20% từ năm 20165. Một sốnhà kinh tế gọi xu hướng này là hội chứng chạy đua xuống đáy. Mức thuế này khôngchỉ giảm tại Việt Nam mà còn giảm tại các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Page 6: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

6

Biểu đồ i. Xu hướng thuế tnDn từ năm 1997 đến nay

Nguồn: Báo cáo thuế của AAV và VTA 2014

Biểu đồ I cho thấy tỷ suất thuế TNDN giảm dần từ 32% năm 1997 xuống còn 25%vào năm 2009 và gần đây là 22% (tính đến tháng 1 năm 2014) và 20% (bắt đầu từtháng 1 năm 2016).

Chính sách giảm gánh nặng thuế cho các Doanh nghiệp FDI luôn là động lực thu hútcác nhà đầu tư. Điều này được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ ii. Xu hướng FDi 2003 - 2013

2020

2015

2010

2005

2000

1995

m

0% 10% 20% 30% 40%

Thuế TNDN (%)

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

1.800

1.600

1.400

1.200

1.000

800

600

400

200

02003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vốn được triển khai (triệu USD)

Các dự án đã thực hiệnĐầu tư trực ếp nước ngoài tại Việt Nam

Số lượng dự án

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam kể từ năm 2003 luôn được nhắc đến như một hiệntượng về một nền kinh tế chuyển mình từ kế hoạch tập trung sang định hướng thịtrường. Tuy nhiên, các tranh luận về vai trò của nguồn vốn FDI trong thúc đẩy quátrình tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có hồi kết, bởi FDI chỉthúc đẩy tăng trưởng với một vài điều kiện chính sách nhất định.

Page 7: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

7

2.1. Cơ cấu vốn FDI tại Việt NamCác ngành sản xuất và xây dựng đã hấp thụ một phần lớn nguồn vốn FDI trongnhững năm gần đây.

Bảng i. Cơ cấu vốn FDi tại việt nam đến năm 2012

Thứhạng Ngành/lĩnh vực Số dự án Vốn đăng ký

(tỉ Đô la Mỹ)

1 Sản xuất 7.987 93.053

2 Bất động sản 373 47

3 Xây dựng 839 12,5

4 Dịch vụ ăn uống, lưu trú 314 11,9

5 Điện, nước, khí đốt 68 7,4

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA)

Các ngành sản xuất, xây dựng và bất động sản thu hút gần 30% tổng vốn FDI màViệt Nam nhận được. Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Tài chính, các ngành được hưởnglợi nhiều bao gồm dịch vụ nhà hàng và khách sạn, điện lực, dầu khí và ngành côngnghệ thông tin.

Bảng ii. Các nguồn FDi chính, 2013

Nguồn Vốn đăng ký (triệu Đô la Mỹ) Tỉ lệ

Nhật Bản 4.007,4 51,0%

Hàn Quốc 757,1 9,6%

Hồng Kông 549,6 7,0%

Singapore 488,4 6,2%

Đảo Síp 375,6 4,8%

Trung Quốc 302,2 3,8%

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2013

Theo số liệu trên bảng II, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia đầu tư nhiều nhất vàoViệt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 4.764,5 triệu Đô la Mỹ. Phần lớn nguồn vốnFDI đổ vào Việt Nam từ các quốc gia Châu Á. Số vốn FDI tăng 65,5% so với cùng kỳnăm trước, với tổng số vốn lên tới 19.234 triệu Đô la Mỹ tính đến thời điểm cuốinăm 20136.

6 Tổng cục Thống kê Việt Nam

Page 8: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

8

Nguồn: Tổng cục thống kê 2013

Như trong biểu đồ III, Nhật Bản chiếm 51,0% tỷ lệ vốn đầu tư FDI hàng năm củaViệt Nam, theo sau là Hàn Quốc với 9,6% và Hồng Kông 7,0%.

Biểu đồ iv. vốn FDi đăng ký theo khu vực 2013 (theo Đô la Mỹ)

9.6%

51.0%

7.0% 6.2% 4.8%3.8%

000000Nhật Bản Hàn Quốc Hồng Kông Singapore Đảo Síp Trung Quốc

Biểu đồ iii. tỉ lệ vốn FDi năm 2013

Ngành sản xuất 3.6 tỉ Đô la Mỹ

Xây dựng và địa ốc 2,1 tỷ Đô la Mỹ

Các ngành khác 14,5 tỷ Đô la Mỹ

72%

18%10%

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA)

Biểu đồ III cho thấy hai ngành chế biến và xây dựng vẫn tiếp tục giữ vị trí đứng đầutrong số các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư FDI nhất, với tổng số vốn đăng ký mớiđây đạt vào khoảng 5,7 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 28% tổng số vốn FDI trong giai đoạn 11tháng vừa qua.

2.2. Tình trạng phụ thuộc quá mức vào chính sách ưu đãi thuế để thu hútthêm FDI Chính phủ đang phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách tài chính, bao gồm coi việcgiảm thuế TNDN như một công cụ chính sách đầu tư. Tuy nhiên, việc có nên coigiảm thuế như một công cụ chính sách hay không cần được quyết định trước hết

Page 9: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

9

dựa trên khả năng gây tác động đến quyết định đầu tư và sau đó là hiệu quả chi phímang lại.

Các biện pháp ưu đãi chỉ nên xếp sau các yếu tố quyết định cơ bản như nguồn laođộng có tay nghề tốt, hệ thống luật pháp hiệu quả và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt.Theo báo cáo năm 2011 của Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) và Tổ chức Phát triển Côngnghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về Đầu tư Công nghiệp của Việt Nam, 32% các nhàđầu tư nước ngoài không thể vận hành hết công suất của mình do thiếu nguồn laođộng chất lượng cao7.

2.3. Thuế TNDN thấp và FDITheo số liệu về FDI của Ngân hàng Thế giới năm 2013, Philippines – quốc gia hiệnvẫn duy trì mức thuế TNDN 30% – mới đây đã ghi nhận đầu tư FDI gia tăng, đồngthời xếp hạng tín dụng quốc gia cũng được cải thiện, thị trường chứng khoán khởisắc và vị thế nợ tốt hơn. Philippines đạt được kết quả này là nhờ tự do hóa thươngmại và nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có.

Biểu đồ v. So sánh thuế tnDn giữa một số nước aSEan năm 2013

7 Đầu tư Công nghiệp của Việt Nam 2011 (UNIDO)

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%Việt Nam

Việt Nam

Indonesia

Indonesia

Trung Quốc

Trung Quốc

Philippines

Philippines

Myanmar

Myanmar

Nguồn: KPMG

Page 10: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

10

Các số liệu trên cho thấy Việt Nam hiện sở hữu mức thuế TNDN thấp nhất trongkhu vực (22%), tuy nhiên có một nghịch lý là mức thuế thấp này không giúp thu hútđược nhiều vốn FDI hơn so với các quốc gia có mức thuế TNDN cao hơn.

Bảng iii. Dòng chảy FDi giữa các nước trong khu vực (2012-2013)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2014

Số liệu năm 2013 trong bảng III cho thấy tỷ lệ tăng vốn FDI của Philippines ở mức20,4% trong khi Việt Nam chỉ ở mức 6,36% dù thuế TNDN của Việt Nam thấp hơn(22%).

2.4. Các ưu đãi thuế và thất thu thuế (thất thu ngân sách)Tính hiệu quả của việc dùng các biện pháp ưu đãi thuế như cần câu FDI để từ đóthúc đẩy phát triển kinh tế luôn là một dấu chấm hỏi, bởi có thể thấy rõ là các biệnpháp này không mấy thành công, ngược lại còn làm xói mòn nguồn thu ngân sách.Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI không chỉ tạo điều kiện cho các công ty nướcngoài tránh thuế mà còn làm phát sinh các hoạt động trốn thuế bất hợp pháp.

2.5. Thâm hụt doanh thu thuế do tình trạng tránh thuế của các doanhnghiệp FDI tại Việt NamMột điều tra toàn quốc về tình trạng trốn thuế của Tổng cục thuế năm 20138 đã chỉra rằng 83% doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng nhiều mánh khóe khác nhaunhằm giảm tối đa số tiền thuế phải nộp. Khảo sát 2110 doanh nghiệp, thanh trathuế đã thu hồi hơn 988 tỷ đồng tiền thuế nợ đọng và tiền phạt9, tương đương với47 triệu Đô la Mỹ. Tại một số tỉnh như Bắc Giang, Hòa Bình, và Gia Lai, 100% doanhnghiệp nước ngoài đều có sai phạm về thuế10.

Dòng chảy FDI (USD)

2012 2013 % Tăng

Trung Quốc 295.625.587.109 347.848.740.397 17,67%

Philippines 3.215.415.155 3.859.792.447 20,04%

Malaysia 9.733.616.207 11.582.675.744 19,00%

Việt Nam 8.368.000.000 8.900.000.000 6,36%

8 http://www.thanhniennews.com/business/vietnam‐victim‐of‐corporate‐tax‐evasion‐25350.html9 Số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tháng 4/201410 Số liệu của Tổng cục Thuế năm 2014

Page 11: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

11

Bảng iv. Sai phạm thuế của doanh nghiệp FDi năm 2013 (Đơn vị: tỉ vnD (làm tròn))

TT TỉnhSố doanhnghiệp bịthanh tra

Số vụ vi phạm

Số thuế nợ đọng

Tổn thấtgiảm được

1 Hà Nội 332 326 498 1.575

2 TP. HCM 193 164 173 870

3 Quảng Trị 27 27 2,3 1,2

4 Thái Nguyên 20 20 3,1 24,3

5 Tây Ninh 18 18 5,3 63

6 Hòa Bình 16 16 3,6 46

7 Bến Tre 17 15 1,5 21

8 Hải Phòng 50 12 28,8 169

9 Ninh Bình 10 8 1,2 119

10 Nam Dịnh 6 5 1,6 8,2

Nguồn: Tổng cục thuế 2013

Số liệu trong bảng IV chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tình trạng trốn thuế của cácdoanh nghiệp FDI. Mặc dù thanh tra thuế đã truy thu, giảm thất thu tới 4.192 tỷđồng, tuy nhiên vẫn khó có thể xác định Chính phủ đã thất thu thuế đến mức nàotrong những năm qua, bởi các doanh nghiệp FDI luôn biết lợi dụng tiềm lực tài chínhto lớn của mình cũng như các kẽ hở pháp lý và cấu trúc đa quốc gia để tránh thuế.

2.6. Thất thu thuế ước tính do tình trạng tránh thuế của các Doanh nghiệpFDI ở Việt NamViệt Nam không công bố báo cáo chi tiết về số thuế bị mất thông qua ưu đãi thuếcho các doanh nghiệp FDI và có vẻ như Chính phủ cũng không biết rõ con số này làbao nhiêu.

Tuy nhiên, các số liệu ít ỏi sẵn có cũng phần nào phản ánh mức độ nghiêm trọngcủa “nạn” ưu đãi thuế này. Số liệu năm 2012 ‐ năm cuối cùng có số liệu công bố ‐cho thấy số tiền mất đi do các doanh nghiệp FDI tránh thuế đã lên tới hơn 20 triệuĐô la Mỹ, chủ yếu thông qua hình thức chuyển giá11 (phân bổ thu nhập và chi phígiữa các công ty, các chi nhánh thuộc cùng một pháp nhân thông qua hình thứcchuyển giá để giảm số tiền thuế phải nộp của toàn hệ thống).

11 Số liệu của Tổng cục Thuế năm 2014

Page 12: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

2.7. Số thuế thất thu so với chi ngân sách cho giáo dục & đào tạo năm 2012Vào năm 2012, số thuế thất thu (20 triệu Đô la Mỹ) do doanh nghiệp FDI trốn thuế.

Bảng v. Chi ngân sách nhà nước cho Giáo dục giai đoạn 2008 - 2012 (Đơn vị: tỉ vnD)

12

Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 5 năm

Chi phí cho giáo dục ‐ đào tạo 43.414 69.320 78.206 99.369 152.590 442.829

% tổng chi tiêu quốc gia 10,54% 13,64% 13,34% 14,07% 17,94% 14,46%

Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 5 năm

Chi tiêu cho y tế 14.414 19.354 25.130 30.930 54.500 144.298

% tổng chi tiêu quốc gia 3,50% 3,81% 4,29% 4,38% 6,41% 3,98%

Nguồn: Báo cáo chi tiêu ngân sách quốc gia giai đoạn 2008 ‐ 2012

Theo số liệu bảng V, Chính phủ đã chi tổng cộng 442.829 tỉ đồng, tương đương 21tỉ Đô la Mỹ cho giáo dục ‐ đào tạo trong giai đoạn 2008 ‐ 2012.

2.8. Số thuế thất thu so với chi ngân sách y tế (2012)Vấn nạn tránh thuế của các doanh nghiệp FDI cũng có tác động lớn tới ngành y tế.Nếu có thể ngăn chặn tình trạng tránh thuế và huy động tốt nguồn thu này, ngànhy tế sẽ có thêm một nguồn vốn bền vững.

Bảng vi. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho Y tế giai đoạn 2008 – 2012 (Đơn vị: tỷ vnD)

Nguồn: Báo cáo chi tiêu ngân sách quốc gia giai đoạn 2008 ‐ 2012

Page 13: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

13

Bảng VI cho thấy tổng ngân sách nhà nước chi cho y tế là 144.298 tỉ đồng, tươngđương 7 tỉ Đô la Mỹ, trong giai đoạn 2008 ‐ 2012.

Nói tóm lại, chính sách thuế TNDN thấp và tình trạng doanh nghiệp FDI trốn thuếđã khiến Chính phủ mất đi hàng triệu đô la đáng lẽ đã có thể chi cho các dịch vụcông, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội.

2.9. Kết luậnMặc dù các chính sách ưu đãi tài chính tỏ ra hữu ích trong thúc đẩy đầu tư, cácchính sách này cần được thiết kế và triển khai một cách cẩn trọng để tránh các tácdụng phụ có thể dẫn đến thất thu thuế cho Nhà nước.

Bản thân các chính sách ưu đãi thuế không thể tạo ra sức cạnh tranh của nền kinhtế, do đó, thay vì tiếp tục áp dụng các ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI, Chínhphủ nên tập trung cải thiện môi trường đầu tư, ví dụ như hoàn thiện hệ thống pháplý, nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cũng cần được đầu tư đểcung cấp được nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác, nhất là ngành công nghiệpchế tạo. Việc có được một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh và hiệu quả sẽ khôngchỉ đem lại giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho các ngành công nghiệp trong nước,mà còn đóng vai trò quan trọng thu hút nguồn vốn FDI.

Trên thực tế, thất thu thuế vẫn còn rất lớn do các hành vi trốn thuế phi đạo đức vàbất hợp pháp. Cho dù chính phủ đã có nhiều biện pháp, vẫn cần có các quy định vàchính sách nghiêm ngặt hơn để giải quyết tình trạng này, đi kèm với một cơ chếtheo dõi và kiểm tra chặt chẽ.

3.0. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Tiền thuế được dùng để chi cho dịch vụ công và phúc lợi xã hội. Do vậy, trong bốicảnh các chính sách ưu đãi thuế đang ngày càng làm gia tăng sự thiếu hụt ngân sáchdo Chính phủ từ bỏ nguồn thu thuế thông qua miễn, giảm thuế; doanh nghiệp trốn,lách thuế), AAV có các khuyến nghị như sau để đảm bảo nguồn vốn FDI mà khôngcần ưu đãi thuế; và cải thiện việc tuân thủ các quy định thuế:

• Chính phủ cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư bằng cách nâng cấp cơ sởhạ tầng giao thông và thông tin liên lạc (việc này cũng sẽ giúp giảm chi phí vậnhành chuỗi cung ứng).

• Cần tập trung nguồn lực vào việc cải thiện chất lượng của lực lượng lao độngViệt Nam, bởi nguồn nhân lực trình độ cao là yếu tố cơ bản mà nhà đầu tư xemxét khi ra quyết định đầu tư.

• Chính phủ cần cải cách hệ thống thuế và bộ máy quản lý thuế để giảm thiểucác kẽ hở trong các chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo tuân thủ và giảm các chiphí tuân thủ.

Page 14: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

14

• Chính phủ cần liệt kê một cách đầy đủ và hệ thống chi phí của các ưu đãi thuếtrong các báo cáo chi tiêu ngân sách thuế. Các báo cáo này nên được công bốhàng năm cùng thời điểm công bố ngân sách để làm thông tin nền cho các traođổi, bàn luận về chi phí và lợi ích của các chính sách đầu tư.

• Chính phủ cần phối hợp với các nước láng giềng để xây dựng các chính sách ưuđãi thuế, tránh việc tạo ra một cuộc cạnh tranh về thuế.

• Các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI, cần thực hiện quản trịminh bạch, trong đó bao gồm việc nộp thuế đầy đủ và không chuyển giá trongquá trình hoạt động tại Việt Nam.

• Các tổ chức xã hội, tổ chức, cá nhân ủng hộ công bằng thuế và các cơ quanquản lý cần phối hợp và đẩy mạnh các nỗ lực để hiện thực hóa công bằng thuế.

Page 15: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

Báo cáo đầy đủ có thể xem tại: http//www.actionaid.org/Vietnam/publications

Báo cáo do:ActionAid Việt Nam & Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam thực hiện

Tóm tắt chính sách được thực hiện bởi:Moses Mubiru

Các ý kiến đóng góp:Hoàng Phương ThảoNguyễn Phương Thúy

In 300 cuốn, khổ 17x26cm, tại Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Hoàng MinhĐịa chỉ: 18/79 Ngõ Thổ Quan, Quận Đống Đa, Hà Nội

Số đăng ký xuất bản: 861‐2016/CXBIPH/24‐28/GTVT. Mã số ISBN: 978‐604‐76‐0914‐7 Số Quyết định xuất bản: 28/QĐ‐GTVT

In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2016

Page 16: bao cao TAX_TV_lan 5 (6.4.16)_Layout 1

ACTIONAID TẠI VIỆT NAM

Tầng 5, 127 phố Lò Đúc, Hà Nội, Việt NamĐT: +84 4 3943 9866, Fax: +84 4 3943 9872

Email: [email protected]: www.actionaid.org/vi/vietnam