Top Banner
349 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO HIỂM VẬT NUÔI BẰNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ ĐẦU Nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện nay ở nƣớc ta có trên 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính phục vụ cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, hàng năm sản xuất nông nghiệp nƣớc ta thƣờng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh rất lớn, nhiều trƣờng hợp làm cho ngƣời nông dân điêu đứng, rơi vào cảnh mất nhà cửa, nợ nần… thế nhƣng thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi) đầy tiềm năng lại đang bị bỏ ngỏ. Để từng bƣớc khắc phục tình trạng này, ngày 01/3/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013, nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra. Thực hiện Quyết định này, tỉnh Thanh Hoá cùng một số tỉnh, thành phố nhƣ: Bắc Ninh, Nghệ An Bình Dƣơng, Hà Nội... thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm. Thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty Bảo Minh Thanh Hoá thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Yên Định, Hoằng Hoá, Cẩm Thuỷ (mỗi huyện 3 xã). ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.5-CS13
17

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

Aug 29, 2019

Download

Documents

vantu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

349

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO HIỂM VẬT NUÔI

BẰNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2013

Cục Thống kê Thanh Hóa

CN. Nguyễn Mạnh Hiệp

MỞ ĐẦU

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm vị trí đặc biệt quan trọng

trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện nay ở nƣớc ta có

trên 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, lấy sản xuất nông nghiệp

làm nghề chính phục vụ cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế của đất

nƣớc. Tuy nhiên, hàng năm sản xuất nông nghiệp nƣớc ta thƣờng bị thiệt hại

do thiên tai, dịch bệnh rất lớn, nhiều trƣờng hợp làm cho ngƣời nông dân điêu

đứng, rơi vào cảnh mất nhà cửa, nợ nần… thế nhƣng thị trƣờng bảo hiểm

nông nghiệp (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi) đầy tiềm năng lại đang bị bỏ

ngỏ. Để từng bƣớc khắc phục tình trạng này, ngày 01/3/2011 Thủ tƣớng

Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí

điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013, nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản

xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của

thiên tai, dịch bệnh gây ra. Thực hiện Quyết định này, tỉnh Thanh Hoá cùng

một số tỉnh, thành phố nhƣ: Bắc Ninh, Nghệ An Bình Dƣơng, Hà Nội... thực

hiện thí điểm bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm.

Thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh

Hoá đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty

Bảo Minh Thanh Hoá thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn trên địa bàn 9

xã thuộc huyện Yên Định, Hoằng Hoá, Cẩm Thuỷ (mỗi huyện 3 xã).

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.5-CS13

Page 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

350

Để lựa chọn đƣợc phƣơng pháp đánh giá khách quan, trung thực kết quả

thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi trên địa bàn, làm cơ sở để triển khai trên

diện rộng, Cục Thống kê Thanh Hoá đề xuất và đƣợc Viện Khoa học Thống

kê (Tổng cục Thống kê) đồng ý triển khai nghiên cứu Đề tài “Đánh giá kết

quả bảo hiểm vật nuôi bằng công cụ thống kê”. Đề tài cơ bản hoàn thành kết

quả nghiên cứu và dự thảo Báo cáo Tổng hợp kết quả đề tài gồm ba chƣơng:

Chƣơng I. Lựa chọn công cụ thống kê để đánh giá kết quả bảo hiểm vật nuôi;

Chƣơng II. Đánh giá kết quả thực hiện bảo hiểm vật nuôi trên địa bàn tỉnh

Thanh Hoá bằng công cụ thống kê; Chƣơng III. Kết luận và kiến nghị. Tuy

nhiên do hạn chế nguồn số liệu, Ban Chủ nhiệm đề tài xin phép chƣa thực

hiện dự báo.

CHƢƠNG I: LỰA CHỌN CÔNG CỤ THỐNG KÊ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO HIỂM VẬT NUÔI

I. Sự cần thiết lựa chọn công cụ thống kê đánh giá kết quả bảo hiểm

vật nuôi

Bảo hiểm vật nuôi là hiện tượng kinh tế cần được phản ánh trung

thực, khách quan, kịp thời phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo phát triển

ngành chăn nuôi

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đƣợc đề cập và thực thi từ lâu. Ở các nƣớc

phát triển, vấn đề này luôn đƣợc nhà nƣớc chú ý quan tâm, với nhiều chính

sách hỗ trợ cho ngƣời nông dân trong việc đóng phí bảo hiểm nhằm giảm

thiểu những thiệt hại khi gặp rủi ro lớn.

Đối với Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp càng trở nên cần thiết, bởi là

một nƣớc nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản

xuất luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nƣớc ta đƣợc xác

định là 1 trong 10 nƣớc gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, hằng năm

thiên tai và dịch bệnh thƣờng “cƣớp đi" 13 - 15 nghìn tỉ đồng tƣơng đƣơng

1,5% GDP. Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, ngƣời

nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói,

tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác.

Trƣớc tình hình đó, những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số quy

định về bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể là:

Page 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

351

- Điều 4, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: "Nhà nƣớc có chính sách

ƣu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội, đặc biệt là chƣơng trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ

nghiệp";

- Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu:

"Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cƣ dân

nông thôn";

- Chiến lƣợc quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

đã đề ra mục tiêu "Nghiên cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm

về thiên tai";

- Nghị quyết số 22-NQ/CP, ngày 23/9/2008, của Chính phủ về "Ban

hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng";

- Nghị quyết số 24-NQ/CP, ngày 28/10/2008, của Chính phủ về "Đề án

thí điểm bảo hiểm nông nghiệp".

Tuy nhiên, do đặc thù của cây trồng, vật nuôi mà các hoạt động bảo

hiểm phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp. Ngay từ năm

1982, Tập đoàn Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm tại hai Huyện Nam

Ninh và Vụ Bản của Tỉnh Nam Định. Sau 2 năm triển khai thí điểm, do có

chuyển đổi cơ chế từ kinh tế hợp tác xã sang kinh tế hộ nông dân, nên hoạt

động này đã phải tạm thời dừng lại. Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển

khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 16 tỉnh, điển hình là Tỉnh Hà Tĩnh nơi chịu

ảnh hƣởng của rủi ro do thiên tai nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo

Việt còn triển khai các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác, nhƣ: Bảo hiểm

chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm cháy rừng… Song, sau vài

năm hoạt động, Bảo Việt vẫn không thể mở rộng đƣợc loại hình bảo hiểm

này hơn nữa và cuối cùng đã phải dừng lại do chi phí quá lớn. Ngoài Bảo

Việt, trong lĩnh vực này còn có doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ Groupama của

Pháp, đƣợc Bộ Tài chính cấp phép hoạt động vào tháng 7-2001, Công ty này

đã triển khai 5 sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi là bò (bò thịt, bò sữa), lợn,

gà, tôm sú, tôm càng xanh ở Nam Bộ. Những tổ chức khác nhƣ Quỹ bảo

hiểm GlobalAgRick Inc cũng đã tiến hành nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp

theo chỉ số đối với lũ tại Tỉnh Đồng Tháp và hạn hán ở Tỉnh Đắc Lắc; Ngân

hàng Thế giới tài trợ để xây dựng đề án về phát triển bảo hiểm nông

Page 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

352

nghiệp;… nhƣng tất cả những hoạt động đó mới chỉ dừng lại ở giai đoạn

nghiên cứu hoặc chỉ triển khai thí điểm.

Đến nay ở Việt Nam khi gặp thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát, thì

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân

hàng đƣợc coi là chủ chốt cho nông dân vay, sẽ phải khoanh nợ, xóa nợ. Nhƣ

vậy, thực chất ở Việt Nam, Agribank đang hoạt động nhƣ ngƣời bảo hiểm

nông nghiệp với chi phí chịu rủi ro lấy từ nguồn tiền của Chính phủ, thay vì

do nông dân đóng.

Để từng bƣớc khắc phục tình trạng này, ngày 01/3/2011 Thủ tƣớng

Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí

điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản

xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của

thiên tai, dịch bệnh gây ra. Theo Quyết định này, Tỉnh Thanh Hoá cùng với

các Tỉnh, Thành phố: Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,

Bình Định, Bình Dƣơng và Hà Nội thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với trâu,

bò, lợn, gia cầm.

Thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh

Hoá đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công

ty Bảo Minh Thanh Hoá, thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn trên địa bàn

9 xã thuộc huyện Yên Định, Hoằng Hoá, Cẩm Thuỷ (mỗi huyện 3 xã). Trong

năm 2012 huyện Cẩm Thuỷ ở 3 xã thí điểm có 591 hộ tham gia bảo hiểm 335

con trâu, bò, 187 con lợn nái, 1.293 con lợn thịt; Huyện Hoằng Hoá có 1.040

hộ tham gia bảo hiểm 575 con trâu, bò, 905 con lợn nái, 4.161 con lợn thịt;

Huyện Yên Định có 960 hộ tham gia bảo hiểm 1.065 con trâu, bò, 454 con

lợn nái, 2.341 con lợn thịt. Tính chung 9 xã ở 3 huyện thực hiện bảo hiểm vật

nuôi có 2.591 hộ tham gia mua phí bảo hiểm vật nuôi cho 1.975 con trâu, bò;

1.546 con lợn nái; 7.795 con lợn thịt; giá trị vật nuôi đƣợc bảo hiểm 64.977

triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm 2.445,3 triệu đồng và số phí bảo hiểm đƣợc

Nhà nƣớc hỗ trợ là 2.421,5 triệu đồng, chi tiết.

Sự cần thiết phải lựa chọn công cụ thống kê để đánh giá kết quả bảo

hiểm vật nuôi

Bảo hiểm vật nuôi mới thực hiện thí điểm tại Thanh Hoá ở quy mô

9/637 (chiếm 1,41%) tổng số xã, phƣờng, thị trấn của Tỉnh Thanh Hóa,

nhƣng số hộ tham gia, số vật nuôi, giá trị tài sản là vật nuôi đƣợc bảo hiểm,

Page 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

353

phí bảo hiểm là khá lớn. Đây là hiện tƣợng kinh tế đã phát sinh trong quá

trình sản xuất nông nghiệp cần đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và trung

thực để cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp trong công tác quản lý, chỉ

đạo điều hành phát triển ngành chăn nuôi. Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày

01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm

nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 giao cho UBND các tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng quí báo cáo Chính phủ kết quả

thực hiện bảo hiểm nông nghiệp. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ Tài chính chƣa có văn bản nào quy định chế độ báo cáo kết

quả thực hiện bảo hiểm nông nghiệp.

Hiện nay, ngành Thống kê thực hiện điều tra chăn nuôi theo phƣơng án

ban hành kèm theo Quyết định số 882/QĐ-TCTK ngày 28/8/2013 của Tổng

cục trƣởng Tổng cục Thống kê để thu thập thông tin lập các báo cáo kết quả

chăn nuôi. Tuy nhiên, trong phƣơng án điều tra, chế độ báo cáo thống kê

chăn nuôi cũng chƣa có các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả thực hiện bảo

hiểm vật nuôi. Vì vậy, việc lựa chọn các phƣơng pháp thống kê để thu thập,

xử lý, tổng hợp, phân tích kết quả thực hiện bảo hiểm vật nuôi nhằm cung

cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp các

ngành là một yêu cầu khách quan, đồng thời là cơ sở góp phần xây dựng và

hoàn thiện phƣơng pháp thống kê bảo hiểm vật nuôi của ngành Thống kê nói

chung và Cục Thống kê Thanh Hóa nói riêng.

II. Lựa chọn phƣơng pháp thống kê để đánh giá kết quả thực hiện

thí điểm bảo hiểm vật nuôi ở Thanh Hoá

Hiện nay Tổng cục Thống kê đang thực hiện quy trình sản xuất thông tin

thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê, phê duyệt tại Quyết định số

945/QĐ-TCTK ngày 05/9/2013 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê.

Quy trình gồm 07 bƣớc sau:

(1) Xác định nhu cầu thông tin;

(2) Chuẩn bị thu thập thông tin;

(3) Thu thập thông tin;

(4) Xử lý thông tin;

(5) Phân tích thông tin;

(6) Phổ biến thông tin;

Page 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

354

(7) Lƣu trữ thông tin.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đề tài thực hiện một số

bƣớc chính trong quy trình sản xuất thông tin thống kê nhƣ sau.

Chuẩn bị thu thập thông tin phản ánh kết quả bảo hiểm vật nuôi

Đề tài đồng thời sử dụng phƣơng pháp điều tra thống kê và khai thác hồ

sơ hành chính để thu thập thông tin.

- Đối với phƣơng pháp điều tra thống kê kết quả thực hiện bảo hiểm vật

nuôi, Ban Chủ nhiệm đề tài đã lựa chọn phƣơng pháp điều tra chọn mẫu thí

điểm để xây dựng phƣơng án và tổ chức thực hiện các bƣớc của một cuộc

điều tra thống kê.

- Đối với phƣơng pháp khai thác hồ sơ hành chính, đã tập hợp các văn

bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

UBND tỉnh Thanh Hoá và Công ty Bảo Minh Thanh Hoá liên quan đến thực

hiện bảo hiểm vật nuôi phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Thu thập thông tin

- Triển khai thu thập thông tin phản ánh kết quả thực hiện bảo hiểm trâu,

bò, lợn bằng điều tra chọn mẫu thí điểm tại các hộ thuộc địa bàn 9 xã đƣợc

chọn điều tra theo phƣơng án và kế hoạch.

- Ban Chủ nhiệm đề tài đã có buổi làm việc với Công ty Bảo Minh

Thanh Hoá để đƣợc cung cấp các tài liệu có liên quan đến bảo hiểm vật nuôi

phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Thu thập thông tin từ “Báo cáo kết quả tham

gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ, cá nhân, tổ chức tại địa bàn Tỉnh

Thanh Hoá” của Công ty Bảo Minh Thanh Hoá, báo cáo kết quả điều tra

chăn nuôi thời điểm 01/10 các năm 2010, 2011, 2012 của Cục Thống kê

Thanh Hoá.

Xử lý thông tin

Ban Chủ nhiệm đề tài xử lý và tổng hợp thông tin bằng phần

mềm Excel.

Phân tích thông tin phản ánh kết quả thực hiện bảo hiểm vật nuôi

Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê để phân tích thông tin kết

quả bảo hiểm vật nuôi nhƣ phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp dãy số biến

động theo thời gian, phƣơng pháp thống kê mô tả.

Page 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

355

CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO HIỂM VẬT NUÔI

BẰNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ

I. Thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Thanh hoá

Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm

2011 toàn tỉnh có 783.360 hộ, 2.934,6 nghìn nhân khẩu sinh sống ở khu vực

nông thôn (đứng thứ 2 toàn quốc, sau thành phố Hà Nội). Có đến 71,5% số

hộ khu vực nông thôn sinh sống bằng hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản, trong đó số hộ có chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm tỷ

trọng lớn. Năm 2012, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 31,4% giá trị

sản xuất ngành nông nghiệp và chiếm đến 5,1% tổng giá trị sản xuất toàn

tỉnh. Năm 2010, 2011 và năm 2012 chỉ số phát triển giá trị sản xuất ngành

chăn nuôi Tỉnh Thanh Hóa lần lƣợt đạt 2,6%; 2,4% và 3,7%. Tuy nhiên giá

trị thiệt hại ngành chăn nuôi tính theo giá hiện hành năm 2010, 2011 và năm

2012 tƣơng ứng là: 5.737 triệu đồng (thiệt hại dịch bệnh chiếm 99,02%); 76

triệu đồng (thiệt hại dịch bệnh chiếm 100%); 5.263 triệu đồng (thiệt hại dịch

bệnh chiếm 97,74%), tính toán số liệu. Thông qua số liệu thống kê thời kỳ

2010 - 2012, đặc điểm chính ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá nhƣ sau:

1. Từng bƣớc chuyển từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ, khả

năng nhiễm dịch cao, gây ô nhiễm môi trƣờng, sang mô hình chăn nuôi

tập trung theo quy mô gia trại, trang trại, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ

môi trƣờng

Kết điều tra thống kê, tại thời điểm điều tra 01/10/2010 toàn tỉnh có

303.263 hộ nuôi lợn, đến năm 2012 có 262.914 hộ, giảm 40.394 hộ; bình

quân một hộ năm 2010 nuôi 2,6 con, năm 2012 nuôi 3,25 con; số hộ nuôi trâu

giảm từ 132.348 năm 2010 xuống còn 121.884 hộ năm 2012, số trâu bình

quân một hộ tăng từ 1,57 con lên 1,61 con… Số trang trại nuôi lợn tăng từ

382 năm 2010 lên 434 trang trại năm 2012; số lợn bình quân một trang trại

tăng từ 215 con lên 281 con một trang trại…. Phần lớn các trang trại nuôi lợn,

trang trại nuôi gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh đƣợc xây dựng đúng quy hoạch

và có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Từ năm 2010 đến nay tỷ lệ đàn

trâu, bò, lợn, đàn gia cầm đƣợc tiêm phòng các loại vacxin phòng dịch đều ở

mức cao nên không có dịch bệnh lớn xảy ra.

2. Chăn nuôi trâu, bò đang chuyển từ chăn nuôi để sử dụng sức kéo

sang chăn nuôi lấy thịt

Page 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

356

Tuy đàn trâu giảm từ 207,9 nghìn năm 2010 xuống còn 195,9 nghìn con

năm 2012 (giảm 12 nghìn con) nhƣng sản lƣợng thịt trâu hơi xuất chuồng chỉ

giảm 9 tấn; đàn bò giảm từ 244,8 nghìn con xuống 210,8 nghìn con (34 nghìn

con), sản lƣợng thịt bò hơi xuất chuồng giảm có 2.378 tấn. Những năm gần

đây các huyện miền xuôi đầu tƣ mua sắm máy móc nông cụ phục vụ sản xuât

nông nghiệp, chăn nuôi bò chủ yếu để lấy thịt, năm 2012 đàn bò có 145 nghìn

còn, chiếm đến 68% tổng đàn bò cả tỉnh.

3. Chăn nuôi trong điều kiện giá bán sản phẩm có xu hƣớng tăng

chậm hơn giá thức ăn

Giá thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2013 giảm 6,7%, giá thịt gà hơi tăng

3,2%, giá thịt vịt hơi tăng 4,6% so với năm 2012…

Giá một số loại thức ăn chăn nuôi bình quân năm 2013 so với bình quân

năm 2012 tăng thấp nhất là 4,44%, cao nhất là 7,29%. Cụ thể: thức ăn hỗn

hợp heo thịt tăng 6,6%, thức ăn hỗn hợp cho heo nái tăng 7,29%, thức ăn hỗn

hợp cho gà đẻ tăng 4,44%, thức ăn hỗn hợp cho gà thịt tăng 4,98%, thức ăn

hỗn hợp cho vịt đẻ tăng 6,2%, thức ăn hỗn hợp cho vịt thịt tăng 5,22%.

4. Chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh ngày càng diễn biến phức

tạp, thời tiết khắc nghiệt, rủi ro cao

Theo thống kê chƣa đầy đủ, năm 2010 có 32 con trâu bò, 3.881 con lợn

và 2.079 con gia cầm chết do dịch bệnh, thiên tai; năm 2012, dịch cúm H5N1

ở gia cầm đã tiêu huỷ gần 56.934 con gà, vịt, số lợn chết 139 con; năm 2013,

dịch tai xanh xảy ra ở đàn lợn đã tiêu huỷ 2.858 con, thiên tai làm chết 1.531

con gia súc, 60.772 con gia cầm. Đây là những rủi ro gây thất thiệt lớn đối

với ngƣời chăn nuôi, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hộ nông dân

đang cần có những chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ

chức khác...

II. Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi ở

Thanh hoá

1. Kết quả triển khai thực hiên thí điểm bảo hiểm vật nuôi

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của

Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi giai đoạn

2011-2013, Thanh Hoá đã ban hành Quy trình chăn nuôi trâu, bò, lợn để thực

hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 1554

Page 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

357

ngày 25/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa). Chọn 3 huyện đại diện

cho 3 vùng kinh tế của tỉnh: Vùng núi chọn huyện Cẩm Thuỷ, vùng biển

chọn huyện Hoằng Hóa, vùng đồng bằng chọn huyện Yên Định, mỗi huyện

chọn 3 xã để thực hiện bảo hiểm vật nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và

lợn (thịt, nái, đực giống) cho các hộ/cơ sở chăn nuôi trên địa bàn.

Sự biến động về quy mô: Tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng kinh tế của

Tỉnh Thanh Hóa tại thời điểm 01/10/2012 so với thời điểm 01/10/2010, cụ

thể nhƣ sau:

- Trâu, bò và lợn:

+ Huyện Hoằng Hoá có 300 con trâu giảm 200 con, 16.300 con bò giảm

3.600 con giảm, 75.500 con lợn giảm 12.100;

+ Huyện Yên Định có 9.200 con trâu tăng 400 con, 19.200 con bò giảm

35 nghìn con, 51.800 con lợn, tăng 700 con;

+ Huyện Cẩm Thuỷ có 15.500 con trâu giảm 100 con, 1.700 con bò

giảm 1.100 con, 25.900 con lơn giảm 2.100 con.

- Số hộ chăn nuôi Trâu, bò và lợn:

+ Huyện Hoằng Hoá sự biến động có số hộ chăn nuôi trâu, bò và lợn

giảm tƣơng ứng là 150 hộ, 1569 hộ và 4014 hộ.

+ Huyện Yên Định sự biến động có số hộ chăn nuôi trâu tăng 317 hộ, hộ

nuôi bò và lợn giảm tƣơng ứng là 1928 hộ và 2587 hộ;

+ Huyện Cẩm Thuỷ sự biến động có số hộ chăn nuôi trâu và lợn giảm

tƣơng ứng là 62 hộ, 1102 hộ, tuy nhiên hộ chăn nuôi bò có xu hƣớng tăng, cụ

thể là tăng 245 hộ.

Những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012, Công ty Bảo Minh Thanh

Hóa là đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm với các hộ/cơ sở tham gia

bảo hiểm vật nuôi. Sau một thời gian triển khai, mặc dù đã thực hiện nhiều

giải pháp, song kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đến tháng 2/2012 chỉ có số ít hộ

chăn nuôi thuộc diện nghèo (đƣợc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm) tham gia bảo

hiểm, còn các hộ chăn nuôi thuộc diện cận nghèo (đƣợc hỗ trợ 80% phí bảo

hiểm) và hộ chăn nuôi không thuộc diện nghèo, cận nghèo (đƣợc hỗ trợ 60%

phí bảo hiểm) vẫn chƣa có hộ nào tham gia đóng bảo hiểm cho vật nuôi.

Page 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

358

Đến đầu tháng 8/2012, Công ty Bảo Minh Thanh Hóa tiếp tục triển khai

ký hợp đồng bảo hiểm vật nuôi với các hộ/cơ sở chăn nuôi ở 9 xã chọn làm

thí điểm. Kết quả năm 2012:

Số hộ tham gia bảo hiểm ở 9 xã là 2.591 hộ; trong đó hộ nghèo 2.459 hộ

(chiếm 94,9%), hộ cận nghèo 49 hộ (chiếm 1,9%); hộ không nghèo, không

cận nghèo 83 hộ (chiếm 3,2%);

Số đầu con trâu, bò đƣợc các hộ mua phí bảo hiểm là 1.975 con bằng

20,4% tổng đàn trâu, bò của 9 xã; Số đầu con lợn đƣợc mua phí bảo hiểm là

9.251 con bằng 38,7% tổng đàn lợn;

Giá trị tài sản là vật nuôi đƣợc bảo hiểm là 64.997 triệu đồng; phí bảo

hiểm là 2.445,3 triệu đồng (trong đó đối tƣợng bảo hiểm nộp 23,7 triệu đồng,

ngân sách tỉnh hỗ trợ 2.421,4 triệu đồng).

Năm 2013, Ban chỉ đạo tỉnh, các cấp và Công ty Bảo Minh Thanh Hóa

tiếp tục vận động các hộ/cơ sở chăn nuôi gia súc để thực hiện thí điểm vật

nuôi toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã thí điểm. Dự kiến tổng thu

phí bảo hiểm đạt 3,4 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2012, trong đó kinh phí

nhà nƣớc hỗ trợ 2,9 tỷ đồng, các hộ chăn nuôi nộp 500 triệu đồng.

2. Phân tích kết quả điều tra chọn mẫu thí điểm bảo hiểm vật nuôi

Kết quả thực hiện bảo hiểm vật nuôi của mẫu điều tra

Để có nguồn thông tin độc lập, khách quan đánh giá kết quả thực hiện

thí điểm bảo hiểm vật nuôi, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức thực hiện cuộc

điều tra chọn mẫu thí điểm ở 9 xã trong năm 2012 có thực hiện bảo hiểm vật

nuôi. Cuộc điều tra tiến hành theo kế hoạch và phƣơng án do Ban Chủ nhiệm

đề tài nghiên cứu xây dựng theo quy định của Tổng cục Thống kê.

Từ kết quả điều tra mẫu ở 250 hộ (Hoằng Hoá 90 hộ, Yên Định 100 hộ,

Cẩm Thuỷ 60 hộ) chăn nuôi gia súc tham gia bảo hiểm vật nuôi ở 9 xã năm

2012 thực hiện thí điểm cho thấy:

Trong 250 hộ có 221 hộ nghèo (chiếm 88,4%), hộ cận nghèo 14 hộ

(chiếm 5,6%), hộ khác 15 hộ (chiếm 6%);

Số lƣợng vật nuôi đã mua phí bảo hiểm năm 2012 có 69/75 con trâu

(bằng 92%), 104/122 con bò (85,2%), 214/262 con lợn nái (81,7%) và

Page 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

359

947/1261 con lợn thịt (75,1%) so với số vật nuôi hiện có của các hộ tham gia

bảo hiểm vật nuôi năm 2012;

Phí bảo hiểm vật nuôi 351,3 triệu đồng; trong đó ngân sách Nhà nƣớc

hỗ trợ 342,1 triệu đồng (hỗ trợ cho các hộ nuôi trâu là 41,4 triệu đồng,

nuôi bò 62,4 triệu đồng, nuôi lợn nái 64,12 triệu đồng, nuôi lợn thịt 147,18

triệu đồng).

Trong năm 2012, số lƣợng vật nuôi chết là 27 con, (lợn nái 7 con, lợn

thịt 20 con); trong số vật nuôi chết có 19 con thuộc phạm vi bảo hiểm (lợn

nái 6 con, lợn thịt 13 con). Nhƣ vậy, trong năm 2012 có đến 29,6% số lợn

chết nhƣng không thuộc phạm vị bảo hiểm (lợn thịt 35,0%, lợn nái 14,3%).

Đối với việc bồi thƣờng thiệt hại cho các hộ tham gia bảo hiểm vật nuôi

khi có vật nuôi chết, trong năm 2012 có 6 con lợn nái và 13 lợn thịt chết

thuộc phạm vi bảo hiểm, số tiền cơ quan Bảo hiểm bồi thƣờng cho các hộ là

36,72 triệu đồng (lợn nái 16 triệu đồng, lợn thịt 20,72 triệu đồng), bình quân

chi trả tiền bồi thƣờng thiệt hại là 2.666,7 nghìn đồng/0l con lợn nái và

1.593,8 nghìn đồng/01 con lợn thịt.

Một số thông tin khác thu thập được từ cuộc điều tra chọn mẫu

Ngoài việc thu thập thông tin phản ánh kết quả thực hiện bảo hiểm vật

nuôi trong năm 2012 của các hộ mẫu, cuộc điều tra chọn mẫu thí điểm còn

thu thập thêm một số thông tin liên quan đến triển khai thực hiện bảo hiểm

vật nuôi ở Tỉnh Thanh Hoá.

Phỏng vấn điều tra tại hộ cho thấy có 96,8% số hộ đƣợc hỏi trả lời cơ

quan Bảo hiểm thanh toán kịp thời và 3,2 % hộ trả lời không thanh toán kịp

thời; tuy tỷ lệ số hộ trả lời không thanh toán kịp thời thấp nhƣng có tác động

rất lớn đối với công tác vận động hộ có chăn nuôi tham gia bảo hiểm vật nuôi.

Qua điều tra cho thấy niềm tin của các hộ chăn nuôi vào chính sách bảo

hiểm vật nuôi rất lớn, có 80,4% hộ đƣợc hỏi trả lời tiếp tục tham gia bảo hiểm

vật nuôi; 19,6% hộ trả lời không tham gia bảo hiểm vật nuôi.

Qua điều tra cho thấy chính sách bảo hiểm vật nuôi đã có tác dụng thiết

thực để hỗ trợ cho ngƣời chăn nuôi khi bị rủi ro thiệt hại về vật nuôi, có

80,8% hộ đƣợc hỏi trả lời rất cần thiết, còn 19,2% hộ đƣợc hỏi trả lời không

mang lại lợi ích thiết thực.

Page 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

360

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Sử dụng các phƣơng pháp thống kê để đánh giá kết quả thực hiện bảo

hiểm vật nuôi ở 9 xã thí điểm cho thấy:

(1) Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, hỗ

trợ các hộ/cơ sở chăn nuôi thực hiện bảo hiểm vật nuôi, nhằm thúc đẩy ngành

chăn nuôi phát triển bền vững, giảm rủi ro cho nông dân là chủ trƣơng đúng

đắn. Bảo hiểm vật nuôi là hiện tƣợng kinh tế đã phát sinh trong thực tế sản

xuất nông nghiệp, cần đƣợc phản ánh trung thực, khách quan để các cơ quản

lý có cơ sở đƣa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy bảo hiểm chăn

nuôi và ngành chăn nuôi phát triển;

(2) Phần đông các hộ chăn nuôi, nhất là các hộ nghèo đồng tình tham gia

bảo hiểm vật nuôi; các hộ tham gia bảo hiểm vật nuôi cơ bản đã biết đƣợc

quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời tham gia bảo hiểm vật nuôi nên bƣớc đầu

thực hiện thí điểm bảo hiểm vật nuôi ở Thanh Hoá đã đạt đƣợc kết quả nhất

định; ở 9 xã thí điểm có 100% hộ thuộc diện nghèo tham gia, tuy nhiên đối

tƣợng hộ cận nghèo, hộ không phải nghèo và không cận nghèo tham gia chƣa

nhiều nhƣng vẫn mong muốn đƣợc tham gia bảo hiểm vật nuôi; Công ty Bảo

Minh Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền tới hộ/cơ sở chăn nuôi về lợi ích

của bảo hiểm vật nuôi, chủ động bồi thƣờng kịp thời theo hợp đồng cho các

hộ chăn nuôi tham gia bảo hiểm vật nuôi khi xảy ra tổn thất.

(3) Tuy nhiên, từ kết quả điều tra thống kê cho thấy: Còn đến 29,6% số

đầu lợn chết đã đƣợc các hộ chăn nuôi mua phí bảo hiểm nhƣng không đƣợc

bồi thƣờng; còn gần 76% số lƣợng đàn trâu, bò, lợn thịt, lợn nái và đực giống

thuộc đối tƣợng tham gia bảo hiểm nhƣng chƣa tham gia, chủ yếu ở các hộ

thuộc diện không phải hộ nghèo và cận nghèo. Các hộ không phải hộ nghèo,

cận nghèo chƣa tham gia bảo hiểm vật nuôi chủ yếu là do hiệu quả trong chăn

nuôi thấp, nhất là những năm gần đây giá bán sản phẩm thịt hơi thấp, nhiều

hộ/cơ sở thua lỗ nên chƣa mặn mà với dịch vụ bảo hiểm; mặt khác công tác

tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, giải thích tới các hộ nông dân còn hạn

chế; địa bàn hoạt động ở nông thôn rộng, trong khi kinh phí hoạt động, lực

lƣợng làm công tác bảo hiểm hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, sát sao, kịp thời

với địa bàn (thôn/bản, hộ/cơ sở,...) để cập nhật hết đối tƣợng vật nuôi, tính

phí, thu phí, chi trả bồi thƣờng khi có phát sinh.

Page 13: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

361

(4) Thông tin về thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, kết quả thực hiện

bảo hiểm vật nuôi chƣa đƣợc các ngành, các cấp có trách nhiệm thu thập tổng

hợp đúng theo quy định của Chính phủ. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp

Phát triển nông thôn Thanh Hoá số vật nuôi chết do dịch bệnh các năm 2010

- 2012 là quá thấp so với thực tế (biểu 2, phần phụ lục).

(5) Chế độ báo cáo thống kê, phƣơng án điều tra chăn nuôi hiện nay

Ngành Thống kê đang thực hiện chƣa thu thập đầy đủ thông tin về thiệt hại

do dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ của ngành chăn nuôi;

chƣa có chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả thực hiện bảo hiểm vật nuôi nói

riêng, bảo hiểm nông nghiệp nói chung.

II. Kiến nghị

Từ những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc thực hiện thí điểm bảo

hiểm vật nuôi ở Thanh Hoá theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng

Chính phủ, để bảo hiểm vật nuôi có hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành chăn

nuôi phát triển bền vững, đồng thời đẩy mạnh công tác thống kê chăn nuôi

nói chung và thống kê bảo hiểm vật nuôi nói riêng, Ban Chủ nhiệm đề tài đề

xuất một số giải pháp và kiến nghị nhƣ sau:

1. Kiến nghị chính sách để thực hiện bảo hiểm vật nuôi có hiệu quả

Một là: Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ để thực hiện bảo

hiểm vật nuôi cho các năm tiếp theo; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận

động, giải thích để nông dân biết đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm khi tham

gia; rà soát để sửa đổi, bổ sung một số văn bản đã ban hành có liên quan đến

bảo hiểm vật nuôi cho phù hợp với thực tế.

Hai là: Nâng mức hỗ trợ mua phí bảo hiểm vật nuôi cho các hộ không

phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 60% nhƣ hiện nay lên 80% (bằng các hộ

cận nghèo).

Ba là: Do điều kiện ngân sách còn hạn hẹp chƣa thể hỗ trợ cho các chủ

trang trại, các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn cần kinh phí lớn để mua phí bảo

hiểm cho nhiều loại vật nuôi, nên lựa chọn những vật nuôi là tài sản cố định

(trâu, bò, lợn sinh sản, bò sữa) để hỗ trợ.

Bốn là: Tạo môi trƣờng thuận lợi nhằm khuyến khích nhiều doanh

nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn cùng tham gia kinh doanh bảo hiểm

vật nuôi.

Page 14: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

362

Năm là: Thực hiện bảo hiểm vật nuôi là chủ trƣơng lớn của Nhà nƣớc

liên quan đến đời sống, kinh tế của nhiều hộ nông dân, cần phải có nhiều

kênh thông tin khác nhau để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy

ngành Thống kê cần phải xây dựng chỉ tiêu thống kê độc lập để đánh giá

việc thực hiện bảo hiểm vật nuôi cho từng năm, từng thời kỳ..., nhất là

những chỉ tiêu phản ánh về sự hài lòng của hộ/cơ sở tham gia bảo hiểm vật

nuôi để các cấp, các ngành, các tổ chức làm căn cứ điều chỉnh chính sách và

quản lý tốt hơn.

2. Kiến nghị về thu thập số liệu thống kê phản ánh kết quả bảo hiểm

vật nuôi

Về thống kê thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp

Hiện nay thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp mới có một phần đƣợc

phản ánh tại chỉ tiêu T1903- Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại (phân tổ chủ

yếu: Loại thiên tai; huyện/quận/thị xã/thành phố) do Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp theo Thông tƣ số

02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định

nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ

thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Thiệt hại do dịch bệnh đối với vật

nuôi, cây trồng chƣa có ngành nào thu thập, tổng hợp; đề nghị Chính phủ

giao cho Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thu thập,

tổng hợp và công bố; kỳ công bố là khi có phát sinh thiệt hại, hàng năm công

bố thông tin một lần; phân tổ chủ yếu theo loại thiệt hai, đối tƣợng thiệt hại,

giá trị thiệt hại (vật nuôi, cây trồng...).

Về phương án điều tra chăn nuôi

Hàng năm ngành Thống kê đang thực hiện điều tra chăn nuôi ở các hộ,

gia trại, trang trại,... để thu thập về số lƣợng, sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng

đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác. Để tiết kiệm kinh phí và nhân lực

trong công tác điều tra Ban Chủ nhiệm đề tài đề nghị Tổng cục Thống kê (Vụ

Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản) bổ sung thêm một số chỉ tiêu vào

phiếu điều tra ở hộ, gia trại, trang trại gồm 2 nội dung:

- Chỉ tiêu định tính: Hộ thuộc loại nào; hộ có tham gia bảo hiểm vật nuôi

không; đơn vị kinh doanh bảo hiểm vật nuôi có bồi thƣờng đầy đủ, kịp thời

khi phát sinh rủi ro không; tham gia bảo hiểm vật nuôi có mang lại lợi ích

thiết thực không...

Page 15: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

363

- Chỉ tiêu định lƣợng: Số lƣợng từng loại vật nuôi bị chết trong năm; số

vật nuôi bị chết thuộc trách nhiệm bồi thƣờng của đơn vị kinh doanh bảo hiểm;

số tiền bồi thƣờng cho hộ tham gia bảo hiểm vật nuôi có vật nuôi chết...

Các chỉ tiêu trên đề nghị lồng ghép vào các biểu điều tra chăn nuôi theo

Phƣơng án điều tra chăn nuôi ban hành theo Quyết định số 882/QĐ-TCTK,

ngày 28/8/2013 của Tổng cục Thống kê; gồm những biểu sau:

- Phiếu 03-Q/ĐT-CNUOI-TT. Phiếu điều tra toàn bộ quí về chăn nuôi

lợn và gia cầm của trang trại, áp dụng điều tra 4 kỳ (1/1, 1/4, 1/7, 1/10).

- Phiếu 04-3.6T/ĐT-CNUOI-HNT. Phiếu điều tra mẫu về chăn nuôi lợn

và gia cầm của gia trại/hộ TT,NT, áp dụng điều tra 4 kỳ (1/1, 1/4, 1/7, 1/10)

- Phiếu 05-N/ĐT-CNUOI-HTT-HNT. Phiếu điều tra mẫu về chăn nuôi

trâu, bò của trang trại/hộ TT,NT, áp dụng kỳ điều tra 1/10.

Về tổ chức thực hiện:

- Bƣớc đầu phạm vi BHVN ở mức độ hẹp thì tổ chức điều tra toàn bộ

các xã thực hiện bảo hiểm vật nuôi.

- Các năm tiếp theo tuỳ theo phạm vi đã đƣợc mở rộng để có phƣơng án

điều tra mẫu cho phù hợp.

- Cơ quan Thống kê chịu trách nhiệm thiết kế biểu mẫu, phƣơng án điều

tra, tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp, công bố kết quả điều tra mỗi năm

một lần.

- Phiếu điều tra đƣợc bổ sung thêm các chỉ tiêu về thực hiện bảo hiểm vật

nuôi, thời gian thu thập thông tin tăng lên, nên tiền công cho 01 phiếu điều tra

phải cao hơn so với phiếu không thu thập thông tin về bảo hiểm vật nuôi.

Kiến nghị tổng hợp một số chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả

bảo hiểm vật nuôi hàng năm

Tên chỉ tiêu Phân tổ chủ yếu Đơn vị thu thập, tổng

hợp; phối hợp

Số hộ/cơ sở

tham gia bảo

hiểm vật nuôi

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; đối

tƣợng tham gia bảo hiểm (loại

vật nuôi: Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp - Cục

Thống kê

Page 16: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

364

Số Vật nuôi

đƣợc mua phí

bảo hiểm

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp - Cục

thống kê

Giá trị vật

nuôi đƣợc

mua phí báo

hiểm

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp -

Doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ bảo hiểm nông

nghiệp

Phí bảo hiểm

vật nuôi

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp -

Doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ bảo hiểm nông

nghiệp

Kinh phí Nhà

nƣớc hỗ trợ

mua phí bảo

hiểm vật nuôi

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở Tài

chính vật giá; đơn vị phối

hợp - Sở nông nghiệp và

phát triển nông thôn

Số vật nuôi

chết đã đƣợc

mua phí báo

hiểm

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp -

Doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ bảo hiểm nông

nghiệp

Giá trị bồi

thƣờng rủi ro

cho các hộ/cơ

sở tham gia

bảo hiểm vật

nuôi

Loại hộ/cơ sở (Nghèo/cận nghèo/

không nghèo, không cận nghèo),

doanh nghiệp/hợp tác xã..; loại

vật nuôi (Trâu, bò, lợn...);

huyện/thị xã/thành phố

Đơn vị chủ trì - Sở nông

nghiệp và phát triển nông

thôn; đơn vị phối hợp -

Doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ bảo hiểm nông

nghiệp

Page 17: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.2.5-CS13.pdf · Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Cục Thống kê Thanh Hóa CN. Nguyễn Mạnh Hiệp MỞ

365

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thí điểm

bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 ngày 01/3/2011,;

2. Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê, Quyết định số 882/QĐ-TCTK

về việc phê duyệt Phƣơng án Điều tra chăn nuôi ngày 28/8/2013;

3. Bộ Tài chính, Thông tƣ số 121/2011/TT-BTC về hƣớng dẫn một số

điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính

phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, ngày

17/8/2011;

4. Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê, Quyết định số 945/QĐ-TCTK

phê duyệt Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao, ngày 05/9/2013;

5. PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, Giáo trình Lý thuyết Thống kê;

6. Cục Thống kê Thanh Hóa, Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2011;

7. Cục Thống kê Thanh Hóa, Báo cáo kết quả điều tra chăn nuôi thời

điểm 01/10 các năm 2010, 2011, 2012;

8. Công ty Bảo Minh Thanh Hóa, Báo cáo tổng hợp kết quả tham gia bảo

hiểm nông nghiệp của các hộ, cá nhân, tổ chức tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

9. Một số tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài khoa học.