Top Banner
20

Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Jun 18, 2015

Download

Documents

We Link

Bản tin Tâm lý học Đông tây
Kỳ 04_Tháng 09/2013
Chủ đề: Tâm lý học học đường
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
Page 2: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 9 là Tâm lý học học đường.

Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau:- Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế. - Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn. - Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt. - Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống.- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới. - Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh. - Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn.- Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua.- Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới.

Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam.

Trân trọng,

Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên

hệ với Ban biên tập tại email: [email protected]

Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy AnhĐT: 0932.754.762 Email: [email protected] với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết”

Ban biên tập: Ngô Thúy Anh Nguyễn Đức Như Thủy Với sự cộng tác của :

Đinh Thị Mai Anh Huỳnh Thị Thanh Nhân Trương Thị Kim Oanh Lê Ngọc Thanh Thủy Trần Thị Mai Trang Lai Hưng Hoàng Triều

Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy

NỘI DUNG

- Tin tức và sự kiện 1- Tâm lý học cho cuộc sống 5- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 7- Tôi là ai? Ai là tôi? 9- Trên kệ sách 13 - Nghiên cứu mới 16

Chân thành cảm ơn những bài viết, góp ý của chuyên gia và độc giả nhằm giúp Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây ngày càng phong phú và hữu ích.

Page 3: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin tâm lý học Đông Tây 1

TIN TỨC & SỰ KIỆN

TIN TRONG NƯỚC

ĐỢT TUYỂN SINH NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 – 2014

Trong đợt thi đại học, cao đẳng năm 2013, trên cả nước có 5 trường tuyển sinh ngành Tâm lý học. Điểm chuẩn vào ngành Tâm lý học tăng đáng kể so với các năm trước đây, đặc biệt ở hai trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

• ĐH KHXH&NV Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh là 88 người với điểm chuẩn từ 20,5 đến 22 điểm các khối A, B, C, D• ĐH Sư phạm Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh là 40 người với điểm chuẩn là 18,5 các khối A, B, D1-3• ĐH Sư phạm Đà Nẵng thuộc Đại học Đà Nẵng có chỉ tiêu tuyển sinh là 50 người với điểm chuẩn là 14 các khối B, C.• ĐH KHXH&NV TP. HCM có chỉ tiêu tuyển sinh là 90 người với điểm chuẩn từ 21 đến 21,5 các khối B, C, D.• ĐH Sư phạm TPHCM có chỉ tiêu tuyển sinh là 120 người với điểm chuẩn là 18.5 các khối C và D1• ĐH Văn Hiến TPHCM có chỉ tiêu tuyển sinh NV2 là 70 người với điểm chuẩn bằng điểm sàn từ 13 đến 14 các khối A, A1, B, C, D1-6

Điểm chuẩn chuyên ngành ngành Tâm lý – Giáo dục:• ĐH Sư phạm Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh là 50 người với điểm chuẩn là 18,5 các khối A, B, D1-3• ĐH Sư phạm Huế có chỉ tiêu tuyển sinh là 50 người với điểm chuẩn từ 13,5 đến 14 các khối C, D1

Như vậy, tổng cộng sẽ có hơn 450 tân sinh viên chuyên ngành Tâm lý học và 100 tân sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục được đào tạo trong năm học này.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

(Ảnh minh họa. Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)

TỌA ĐÀM “MẸ ƠI, CON ĐỒNG TÍNH”Vào ngày 24 tháng 8 vừa qua, tọa đàm “Mẹ ơi, con đồng tính” đã diễn ra tại Cà phê Seina, quận 3. Mục tiêu chính của buổi tọa đàm bao gồm việc truyền thông cho quyển sách “Mẹ ơi, con đồng tính” của nhóm biên soạn Nguyễn Ngọc Thạch và Võ Chí Dũng tổng hợp kiến thức, tư liệu về cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (cộng đồng LGBT), và là một dịp để giúp mọi người hiểu cũng như có cái nhìn khác và đồng cảm hơn với cộng đồng này.Các nội dung được trình bày bao gồm cách hiểu đúng về cộng đồng LGBT, vấn đề đồng tính từ góc nhìn xã hội Việt Nam, các câu hỏi thường gặp về vấn đề đồng tính, các lời khuyên dành cho bậc phụ huynh có con là đồng tính và chương trình giao lưu với các nhân vật thật.

Nguồn: http://thaihabooks.com

Page 4: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tin trong nước

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 2

NGÀY HỘI “1001 KHOẢNH KHẮC YÊU THƯƠNG”Ngày hội đã diễn ra vào ngày 25 tháng 8 vừa qua. Ngày hội là sân chơi lành mạnh để các trẻ em kém may mắn gặp gỡ, giao lưu với các bạn học sinh đến từ nhiều trường, nhiều hoàn cảnh khác nhau để cùng nhau xây dựng sự tự tin và cái nhìn lạc quan đối với cuộc sống. Ngày hội còn cung cấp cho phụ huynh những thông tin về lạm dụng tình dục trẻ em, giúp phụ huynh hướng dẫn và bảo vệ con em mình tránh khỏi vấn nạn lạm dụng. Hoạt động gây quỹ cũng được tổ chức với mục tiêu phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Chương trình gửi gắm đến khoảng 1000 học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh thông điệp “Mỗi trẻ em – thiếu niên (dưới 18 tuổi) đều có những nét đẹp và giá trị riêng không thể bị xâm phạm”.

Nguồn: http://sinhvienplus.vn/

HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ”

Vào ngày 9 và 10 tháng 9, trường Đại học Văn Hiến hợp tác với Viện Sức khỏe & Xã hội và trường Đại học Worcester (Anh Quốc) tổ chức một buổi hội thảo khoa học và tập huấn kiến thức chuyên đề “Tham vấn và trị liệu tâm lý” tại Đại học Văn Hiến, TP.HCM.

Hội thảo tập trung những thảo luận và chia sẻ liên quan đến việc phát triển sức khỏe tâm thần, phát triển tham vấn, và so sánh hiện trạng trị liệu tâm lý tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Philippines và Việt Nam. Đặc biệt trong hội thảo là phần trình bày về liệu pháp âm nhạc ứng dụng kỹ thuật hình tượng âm nhạc trong điều trị bệnh nhân tâm thần. Buổi tập huấn sẽ bao gồm can thiệp liệu pháp nhận thức hành vi, can thiệp gia đình và can thiệp sớm trong chăm sóc bệnh tâm thần.

Nguồn: http://yume.vn/

HỘI TÂM LÝ HỌC ĐỒNG NAI VÀ TP. HCM TIỀN TRẠM KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂMTỔ CHỨC HỘI THẢO

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Vào tháng 8 vừa qua, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục 3 tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng đã khảo sát và thống nhất địa điểm tổ chức cho buổi hội thảo khoa học tâm lý học ứng dụng lần 1 năm 2014 theo hình thức tour du lịch nghỉ dưỡng và hội thảo. Hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 2 năm 2014, tại khu du lịch nghỉ dưỡng Dambri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Chủ đề của hội thảo là “Môi trường học đường an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh.”

Nội dung của hội thảo bao gồm: tổng quan về môi trường học đường an toàn và tích cực; thực trạng, cách thức, và nội dung xây dựng một môi trường học đường an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh; các nghiên cứu về mối liên hệ có ý nghĩa giữa môi trường học đường và sự phát triển toàn diện của học sinh; và vai trò của các lực lượng giáo dục (hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, và nhà tâm lý học đường) trong việc xây dựng môi trường học đường an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh.

(Ảnh: Dambri – Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tác giả: Nguyễn Việt Bắc)

Page 5: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 3

TIN THẾ GIỚINÃO NGƯỜI ĐƯỢC CẤU TẠO SẴN SÀNG CHO SỰ THẤU CẢM VÀ THÂN THIỆNMột nghiên cứu mới của Đại học Virginia (Hoa Kỳ) đã cho thấy chúng ta được cấu tạo để thấu cảm với người khác vì chúng ta xem những người thân thiết (bạn bè, vợ/chồng, người yêu,…) như một phần của chính bản thân mình. Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu, những vùng não có liên quan đến các phản ứng trước sự đe dọa được kích hoạt khi bản thân chịu một cú sốc về sự đe dọa. Trong trường hợp là cú sốc đe dọa đối với một người lạ, những vùng não này có rất ít hoạt động. Tuy nhiên, khi cú sốc đe dọa là dành cho một người bạn, não bộ của người tham gia nghiên cứu có những hoạt động giống với hoạt động của não khi chính bản thân người đó chịu cú sốc hay bị đe dọa.Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng điều này chứng minh khả năng phi thường của não bộ chúng ta trong việc “nhào nặn” bản thân giống như người khác, để những người gần gũi với chúng ta trở thành một phần trong ta. Nói cách khác, càng trải qua nhiều thời gian bên nhau, ta và họ càng trở nên giống nhau. Đây có thể là nguồn gốc của sự thấu cảm, và là một phần của quá trình tiến hóa mà con người trải qua.

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/

NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG TIẾT LỘ NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÂU Á

(Ảnh minh họa. Nguồn: http://www.asianconversations.com)

Một nghiên cứu bởi Học viện Hiểu biết về Người tiêu dùng Châu Á (ACI) tại Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore) đã giải mã tính chất tâm lý trong thói quen tiêu dùng của người Châu Á.

Nghiên cứu cho thấy, dù có sự đa dạng lớn về vị trí địa lý và tôn giáo, nhưng người Châu Á nhìn chung có xu hướng đặt gia đình lên hàng đầu, thích tiết kiệm, lập kế hoạch cho tương lai, và làm việc chăm chỉ. Họ cũng xem trọng cách cư xử phù hợp, sự vui vẻ, hưởng thụ cuộc sống, và tự nhiên. Tuy nhiên, họ không quan tâm nhiều đến sự nổi tiếng, những nhân vật nổi danh, tài sản vật chất tích lũy và thói hay ghen tỵ với người giàu.

So sánh giữa nhóm người tiêu dùng dưới 25 tuổi và trên 45 tuổi, nghiên cứu không tìm thấy nhiều sự khác biệt về thái độ đối với việc xem trọng giáo dục, làm việc chăm chỉ, tiết kiệm nhiều và tránh nợ nần, tìm kiếm các giá trị, và ưa chuộng sự vui vẻ, hưởng thụ và nhàn rỗi.

Tuy nhiên, những người tiêu dùng trẻ tuổi không quan tâm nhiều đến các vấn đề như trách nhiệm, tôn giáo và truyền thống, tiết kiệm và rủi ro tài chính, sự bất bình đẳng giới, việc xem trọng dân tộc và các nhãn hiệu địa phương. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn vào các vấn đề như sự thành công trong công việc và sự công nhận, tiền bạc và tài sản, việc gây ấn tượng với người khác, việc thán phục người giàu, việc theo đuổi người nổi tiếng, theo đuổi sự xa xỉ và các nhãn hiệu có chất lượng tốt hơn. Đứng đầu trong việc mua sắm và giao tiếp xã hội trên mạng là việc họ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật và văn hóa, cách sống và văn hóa của nước ngoài, sự sáng tạo và việc tự thể hiện bản thân. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là người trẻ lại không phải là những người ủng hộ lớn đối với việc bảo vệ môi trường và các hành vi từ thiện xã hội.

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Page 6: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 4

TRỊ LIỆU TÂM LÝ THÔNG QUA INTERNET CÓ THỰC SỰ CÓ HIỆU QUẢ?Các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich đã nghiên cứu hiệu quả giữa việc trị liệu tâm lý qua mạng internet và việc trị liệu tâm lý trực tiếp. Sáu nhà trị liệu đã chữa trị cho 62 bệnh nhân, đa số mắc chứng trầm cảm ở mức độ trung bình. Các bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên để phân vào hai nhóm, mỗi nhóm nhận một dạng trị liệu (trị liệu qua mạng hoặc trị liệu trực tiếp). Trị liệu qua mạng cho thấy (Ảnh minh họa. Nguồn: iStockphoto)

MỸ THĂM DÒ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN TRÊN TRẺ EM

Chuyên viên y tế của liên bang đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với việc sử dụng thuốc an thần trên trẻ em khi xuất hiện những lo ngại về việc các trẻ còn rất nhỏ đã được kê đơn sử dụng các thuốc này để điều trị các vấn đề hành vi. Bryan Samuels, Chủ tịch của Cơ quan Chính phủ về Trẻ em, Thanh niên và Gia đình, đang thúc đẩy các tiểu bang ban hành và thực thi những luật lệ nghiêm khắc hơn về việc kê đơn các loại thuốc an thần.

Nguồn: http://online.wsj.com/(Ảnh minh họa. Nguồn: Tạp chí Wall Street Journal)

Đại hội diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2013 tại Daejeon, Hàn Quốc. Chủ đề của đại hội

CÁI CHẾT CỦA CÁC TRẺ EM TỰ KỈ LANG THANG GIÓNG LÊN HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO TẠI MỸCùng với cái chết của một bé trai 11 tuổi tại bang Minnesota tuần đầu tháng 8 vừa qua, đã có tổng cộng 14 trẻ có tự kỉ đã chết tại Mỹ năm nay sau khi lạc khỏi người chăm sóc.

Khoảng một nửa trong số các trẻ tự kỉ dễ dàng gặp phải những hiện tượng đau lòng được nhắc đến với nhiều cái tên khác nhau như: bỏ đi lang thang, trốn theo người khác, chạy trốn.

Nhóm những người hoạt động vì trẻ tự kỉ nói rằng việc đi lang thang đã dẫn đến cái chết của hơn 60 trẻ em trong vòng bốn năm qua. Họ đang cố gắng nâng cao nhận thức và tìm kiếm những cách thức phòng ngừa có hiệu quả hơn.

Nguồn: http://apa.org/

ĐẠI HỘI CHÂU Á LẦN THỨ 5 VỀ TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE

hiệu quả tốt hơn vì các bệnh nhân có xu hướng sử dụng các cuộc hội thoại trong trị liệu và các bài tập thường xuyên hơn để giúp bản thân tiến bộ. Nhiều người cho biết họ đã đọc lại các cuộc trao đổi giữa mình và nhà trị liệu nhiều lần.

Nguồn: http://www.tricitypsychology.com/

Châu Á lần thứ 5 về tâm lý học sức khỏe (ACHP) là “Sức khỏe và hạnh phúc”. Các học giả nổi tiếng sẽ trình bày những phát hiện gần đây của họ và chia sẻ những hiểu biết của mình về sức khỏe và hạnh phúc. Đại hội được thiết kế để trở thành một diễn đàn tiên phong trình bày về những tiến bộ và nghiên cứu trong các lĩnh vực lý thuyết, thực hành và khoa học sức khỏe ứng dụng. Đại hội cũng sẽ tập hợp các nhà nghiên cứu và các sinh viên trong lĩnh vực tâm lý học sức khỏe trên toàn thế giới.

Nguồn: http://www.achp2013.org/

Xem tiếp mục tin thế giới tại trang 15>>>Sưu tầm và biên dịch: Thanh Thủy

Page 7: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

KHI SINH VIÊN RA TRƯỜNG VÀ BƯỚC VÀO ĐỜI SỐNG THỰCViệc hoàn thành các giấy tờ và những kì thi xếp hạng cuối năm cùng với tấm bằng đại học trong tay, tốt nghiệp có thể là một khoảng thời gian thú vị của sinh viên. Tuy nhiên, nền kinh tế hiện tại lại giống như một đoàn tàu lượn siêu tốc và không mấy thuận lợi nên việc sinh viên mới ra trường cảm thấy lo lắng khi bắt đầu bước vào đời sống thực là một điều dễ hiểu.

Những lời khuyên từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) hy vọng có thể giúp sinh viên giảm thiểu lo âu về cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Tập trung vào những điều tích cực

Bản tin tâm lý học Đông Tây 5

TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC SỐNG

Bạn được trang bị kiến thức và có năng lượng dồi dào của tuổi trẻ. Đây là hai công cụ sẽ giúp bạn vạch ra con đường mới cho mình, cho dù đó là nghề nghiệp, hoạt động nghiên cứu sau đại học hay công tác tình nguyện. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn được trang bị tốt để có thể kiên trì và vượt qua trở ngại mà bạn phải đối mặt. Nếu như bạn cảm thấy nghi ngờ về năng lực của chính mình thì hãy lập ra một danh sách những điều mà mình đã hoàn thành—những thành tựu của bản thân—và để nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy thường xuyên.

Giữ liên lạcViệc giữ liên lạc với bạn bè, các giáo sư, và những người đã cố vấn cho bạn đã trở nên dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Những chỉ dẫn của họ có thể giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về cái thế giới mơ hồ sau đại học. Đừng ngần ngại nói về các cơ hội - thử thách của mình. Người khác có thể hiểu được cảm giác của bạn hiện tại và sẵn lòng giúp đỡ.

Luôn tìm kiếm cơ hộiMột phần của việc tốt nghiệp và bước vào “đời sống thực” là tham gia vào quá trình tự khám phá bản thân. Hãy tìm cách phát triển các sở thích hiện tại và tạo ra những sở thích, đam mê mới. Nắm bắt cơ hội để bồi dưỡng kiến thức về những vấn đề cụ thể và thực tế, gặp gỡ những người có cùng hứng thú và kết nối với cộng đồng. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và mở ra cánh cửa tương lai.

Hãy hành độngĐừng chỉ nói mà hãy làm bản thân trở nên bận rộn. Nếu mục tiêu của bạn là một công việc, hãy kiên quyết thực hiện từng bước để đạt được nó, chẳng hạn như hoàn thiện hồ sơ, gửi đơn xin việc và trò chuyện với những người quen biết về điều mà bạn đang tìm kiếm. Hành động càng nhiều, bạn sẽ càng tiến gần đến việc đạt được những mục tiêu của mình.

Page 8: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 6

Tâm lý học cho cuộc sống

Không được chán nản Việc cân bằng bản thân là quá trình thích nghi tốt khi gặp phải nghịch cảnh. Đó là một kỹ năng quan trọng để đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống sau khi ra trường. Đừng để thư từ chối của các công ty hoặc các chương trình sau đại học làm bạn nản lòng. Mọi thứ đều là một quá trình học tập, vì vậy hãy nhìn vào những dòng từ chối “Không, cảm ơn bạn” như một cơ hội để hoàn thiện bản thân.

Nếu như bạn cảm thấy lo lắng cực độ, thất vọng hoặc vướng phải các rắc rối khi bước ra khỏi giường và làm những công việc hàng ngày, việc tìm đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp giấy phép như một nhà tâm lý học có thể giúp bạn phát triển một chiến lược phù hợp để tiến về phía trước.

Nguồn: http://www.apa.org/

MỘT VÀI KỸ NĂNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN1. Kiên nhẫn với chính bản thân và với học sinh của mình.2. Đừng nói quá nhiều. Dành 15 phút đầu của tiết học để giảng bài hoặc thuyết trình, sau đó hãy để học sinh làm việc.3. Khi hướng dẫn, cung cấp thông tin và phản hồi cho học sinh, bạn cần bình tĩnh khi nói chuyện. Điều này giúp bạn bớt căng thẳng, đồng thời giúp học sinh chú ý vào bạn và những điều bạn đề cập. Mặt khác, nó cũng giúp cho điều bạn nói trở nên quan trọng và có giá trị.4. Dành một vài phút để xem lại kế hoạch giảng dạy. Hình dung tiến trình dạy trong ngày như thế nào. Cần tự xem xét cách mình phản hồi học sinh với một tâm trạng cân bằng, nghiêm chỉnh và bình tĩnh.5. Hãy để học sinh thử sức tìm kiếm và sửa chữa lỗi mà chúng mắc phải trước khi bạn chỉ ra những lỗi đó. Điều này giúp học sinh có thể nắm bắt sai sót theo quan điểm riêng. Theo thời gian, khả năng tự phát hiện và sửa lỗi của các em sẽ càng phát triển. 6. Nếu như phụ huynh nhận thức được việc trốn học của con em mình, nhẹ nhàng nói với họ rằng họ cần phải hợp tác với nhà trường và giáo viên nhằm giảng giải về trách nhiệm cho các em.7. Dành thời gian để gửi các ghi chú cho phụ huynh trong suốt năm học. Những ghi chép này cần tập trung vào cả mặt tiêu cực lẫn tích cực của học sinh trong lớp, và phải đảm bảo rằng việc gửi đi các nội dung này không chỉ để than phiền về các em.8. Khuyến khích phụ huynh tình nguyện tham gia cho các hoạt động của trường. Họ có thể đi chung với con mình đến các sự kiện, giúp gây quỹ, kiểm tra chất lượng nhà ăn, và thậm chí có thể cung cấp bài giảng nếu họ thành thạo về lĩnh vực này khi làm việc. 9. Luôn sẵn sàng khi phụ huynh yêu cầu gặp mặt và nói chuyện về con em họ cũng như việc học tập của chúng. Có thể một số phụ huynh sẽ có thái độ thúc ép quá mức, tuy vậy nhu cầu của họ là chính đáng và cần được quan tâm, xem xét. 10. Cho phép phụ huynh gửi thư điện tử cho bạn khi họ có các câu hỏi về bài tập cho học sinh hay bất kì các vấn đề khác của nhà trường.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Nhân

Page 9: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

AI? CHUYỆN GÌ?

Ở ĐÂU?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 7

COMMUNITY INITIATIVES IN INCLUSION 2014An Annual Course for Trainers and Planners of Community Disability Services from Asia Pacific RegionConducted by ADAPT (formerly the Spastics Society of India), Mumbai

MỤC ĐÍCHĐào tạo học viên thành các chuyên viên có khả năng quản lý, lên kế hoạch và huấn luyện cá nhân khác trong việc quản lý các dịch vụ cộng đồng dành cho người khuyết tật.

PHƯƠNG THỨC GIẢNG DẠY- Cách thức: Tham gia và Trình bày

- Hình thức: Hội thảo, bài giảng kèm theo bảng viết, bài thuyết trình, thảo luận nhóm, tham gia thực tế ngoài xã hội, sắp xếp việc làm, thăm các tổ chức, quan sát và đánh giá lớp học, nghiên cứu đối tượng, dự án.

- Đánh giá: Học viên thiết kế “Mô hình kiểu mẫu cụ thể theo từng văn hóa và ngữ cảnh” cho chính quốc gia của họ. Không tổ chức kiểm tra, khảo thí.

CẤU TRÚCKhóa học được cơ cấu theo các học phần. Học viên sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng qua các học phần này.Tóm lược các học phần:

+ Định hướng quá trình học+Tập trung vấn đề khuyết tật+ Tập trung vấn đề hòa nhập+ Tập trung vào chính sách+ Tập trung vào cộng đồng+ Thực tập sư phạm+ Thực tập & sắp xếp việc làm+ Các cách thức hòa nhập dựa trên nền văn hóa và ngữ cảnh

THÔNG TIN LIÊN HỆTiến sĩ Sharmila Donde, Phó giám đốc đào tạoEmail: [email protected]Điện thoại: +91 22 2644 3666/ 26443688Fax: +91 22 2643 6848

Địa chỉ: ADAPT (formerly the Spastics Society of India), K.C. Marg, Bandra Reclamation, Bandra (West), Mumbai 400 050. Maharashtra, India. Website: www.adaptssi.org 

* Độc giả có thể tải thông tin khóa học và đơn đăng ký bằng cách truy cập lần lượt vào các đường dẫn sau: Thông tin khóa học: http://db.tt/cF8x1SBNĐơn đăng ký: http://db.tt/gZkwnfph

Tuấn Danh – Mai Trang lược dịch

Giảng dạy: Tháng 01- 04/2014, Học viên thực hành, thực tập tại Mumbai và các khu vực lân cận

Thực hành: Tháng 04 – 07/2014, Học viên thực tập ngay tại nơi làm việc.

Địa điểm: Mumbai - Ấn ĐộĐối tượng:+ Đã tốt nghiệp Đại học và đang làm trong lĩnh vực giáo dục/khuyết tật, yêu thích công việc cộng đồng+ Chủ yếu dành cho nữ giới nhưng vẫn tiếp nhận một số lượng nhất định các nam học viên+ Thông thạo tiếng AnhTài Chính:Chi Phí Đào Tạo: Miễn phí cho cả nam và nữ (Tài trợ bởi The Women’s Council, UK)(*Các chi phí ăn ở và đi lại vui lòng truy cập đường link thông tin khóa học bên dưới)

Đăng ký:Hoàn thành 2 đơn ứng tuyển: - Đơn dành cho học viên- Đơn dành cho tổ chức

Đóng phí 25USD cho ADAPT (không hoàn trả)

Page 10: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 8

Psych Café 36

Kỹ năng xử lý các tình huống nhạy cảm trong mối quan hệ với học sinh, giáo viên, phụ huynh và ban giám hiệu trong hoạt động tham vấn tâm lý học đường

Thời gian: 9h – 12h, Chủ Nhật 15/09/2013Báo cáo viên: Th.s Lê Thị Mai Liên (chuyên viên tham vấn học đường, giảng viên ĐH KHXH&NV)

Hình thức: chia sẻ thông tin, thảo luận, hỏi đáp.Đối tượng: tất cả mọi người, đặc biệt phù hợp cho: sinh viên tâm lý, chuyên viên tâm lý, chuyên viên tham vấn, những người làm việc trong nhà trường.

Psych Café quý III/2013Thảo luận cách thức hoạt động và phát triển Psych Café thành một diễn đàn mở cho các nhà thực hành tâm lýThời gian: 9h – 12h, Chủ Nhật 22/09/2013

Hình thức: chia sẻ thông tin, thảo luận, hỏi đáp.Đối tượng: tất cả mọi người, đặc biệt phù hợp cho: sinh viên tâm lý, chuyên viên tâm lý, chuyên viên tham vấn.

Địa điểm: Phòng tập huấn - Trụ sở công ty We Link 64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1 (lầu 2)

Vui lòng đăng ký tham dự (tên, số điện thoại, email, công tác) qua Email: [email protected]

Điện thoại: 0916 909 023www.facebook.com/Psychcafe

Th.s Lê Thị Mai Liên

Page 11: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin Tâm lý học Đông Tây

Tôi là ai? Ai là tôi?

9

TÔI LÀ AI?AI LÀ TÔI?

BẠN SÁNG SUỐT VÀ LÝ TRÍ NHƯ THẾ NÀO?Con người có những suy nghĩ và niềm tin khác nhau. Đánh giá các ý kiến dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 6 để biết bạn sáng suốt như thế nào.

1. Hoàn toàn đồng ý 2. Chủ yếu là đồng ý 3. Hơi đồng ý 4. Hơi không đồng ý 5. Chủ yếu là không đồng ý

6. Hoàn toàn không đồng ý

1 2 3 4 5 6Điểm

quy đổi1. Giao thiệp với một ai đó có thể rất khó chịu, nhưng nó không bao giờ là một việc đáng sợ hoặc kinh khủng.2. Khi tôi phạm sai lầm, tôi thường nói với chính mình, “đáng lẽ ra tôi không nên làm điều đó.”3. Chắc chắn rằng người dân phải tuân theo luật pháp.4. Không có gì mà tôi “không thể chịu được”.5. Bị lờ đi hoặc giao tiếp một cách vụng về tại một buổi tiệc sẽ khiến tôi cảm thấy giá trị bản thân của mình bị giảm đi.6. Một số tình huống trong cuộc sống thực sự khủng khiếp.7. Trong một số lĩnh vực tôi thực sự nên có nhiều năng lực hơn.8. Cha mẹ của tôi nên hợp lý hơn trong những gì mà họ yêu cầu tôi.9. Có một vài đều mà tôi không thể chịu nổi10. Giá trị bản thân tôi không cao lên nhờ những thành công trong trường học hay công việc của tôi.11. Cách cư xử của một số đứa trẻ thật tồi tệ.

12. Đáng lẽ ra tôi hoàn toàn không nên mắc phải những sai lầm rõ ràng nào trong cuộc sống của tôi.13. Ngay cả khi bạn tôi đã hứa, và điều đó quan trọng với tôi, thì cũng không có bất kỳ lý do gì để bạn tôi phải làm những gì tôi muốn.14. Tôi không thể giao tiếp được gì khi mà hành vi của bạn tôi (hoặc con tôi) thật thiếu chín chắn, hoang dại, hoặc không đúng cách.15. Có những người tốt và những người xấu mà ta có thể thấy được bằng cách nhìn những gì họ làm.16. Có những lúc một số điều tồi tệ sẽ xảy ra.17. Không có bất cứ điều gì mà tôi phải làm trong cuộc đời tôi.18. Trẻ em rồi cũng phải học được cách sống với nghĩa vụ của mình.19. Đôi khi tôi không thể chịu đựng được những thành tích nghèo nàn của tôi trong trường học hoặc ở nơi làm việc.

Page 12: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tôi là ai? Ai là tôi?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 10

20. Ngay cả khi tôi phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và gây mất mát, hoặc thương tổn đến người khác, giá trị bản thân của tôi cũng không thay đổi.21. Sẽ rất thậm tệ nếu tôi không thành công trong việc làm hài lòng những người mà tôi yêu thương.22. Tôi muốn làm tốt hơn khi ở trường (hoặc nơi làm việc) nhưng không có lý do gì để tôi thực sự phải làm tốt hơn.23. Tôi tin rằng con người chắc chắn không nên cư xử một cách thiếu lịch sự ở nơi công cộng.24. Tôi không thể chịu được nhiều áp lực và căng thẳng.25. Việc chấp thuận hay không chấp thuận của bạn bè hoặc gia đình tôi không ảnh hưởng gì đến giá trị bản thân của tôi.26. Nó là một điều không may nhưng không phải là một đều quá tệ hại, nếu một số người trong gia đình tôi có vấn đề về y tế nghiêm trọng.27. Tôi chắc chắn rằng phải làm tốt mọi việc mà tôi đã quyết định làm.28. Nói chung việc giới trẻ hành động một cách khác biệt như ăn pizza thay cho bữa sáng hay ném quần áo hay sách vở lung tung trên sàn trong phòng của họ là việc có thể chấp nhận được.29. Tôi không thể chịu đựng được một vài chuyện mà đã được thực hiện bởi bạn bè tôi hoặc những thành viên trong gia đình tôi.30. Một người gây lỗi hoặc làm tổn hại đến người khác liên tục là một “người xấu”.31. Sẽ rất tồi tệ nếu một ai đó mà tôi yêu thương trở nên có vấn đề tinh thần nghiêm trọng và phải được đưa vào bệnh viện.32. Tôi phải thực sự chắc chắn rằng mọi thứ vẫn tốt đối với những lĩnh vực quan trọng trong cuộc đời tôi.33. Nếu đó là điều quan trọng với tôi thì bạn thân của tôi nên muốn giúp tôi những điều mà tôi nhờ họ.34. Tôi có thể dễ dàng chịu đựng được những tình huống khó chịu và không thoải mái, khi lúng túng trong việc tương tác với bạn bè.35. Cách người khác (bạn bè, người giám sát, giáo viên) đánh giá tôi là rất quan trọng trong việc xác định cách tôi đánh giá bản thân mình.36. Sẽ rất tồi tệ khi bạn bè của tôi cư xử kém và không thích hợp ở nơi công cộng.37. Rõ ràng là tôi không nên tạo ra những sai lầm mà tôi phạm phải.38. Không có lý do gì mà những thành viên trong gia đình tôi phải làm theo cách mà tôi muốn họ làm.39. Thật không thể chịu nổi khi càng lúc càng nhiều thứ trở nên sai trái.40. Tôi thường đánh giá bản thân mình dựa trên thành công của tôi tại nơi làm việc hoặc trường học, hoặc trên những thành tựu xã hội của tôi.41. Sẽ rất tồi tệ nếu tôi hoàn toàn thất bại tại trường học hoặc nơi làm việc.42. Không có nguyên nhân gì để tôi trở thành người tốt hơn là tôi bây giờ.

Page 13: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tôi là ai? Ai là tôi?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 11

43. Có một số việc rõ ràng là người khác không được làm.

44. Có một số việc về con người ở nơi làm việc (hoặc trong trường học) mà tôi không thể chịu đựng được.45. Những cảm xúc và vấn đề pháp lý nghiêm trọng sẽ làm giảm ý thức về giá trị bản thân của tôi.46. Ngay cả trong những tình huống rất xấu và khó chịu như thất bại hoặc làm mất nhiều tiền hay mất việc thì cũng không phải là quá tồi tệ.47. Có một số nguyên nhân tốt mà tôi không được phạm phải khi ở trường hoặc nơi làm việc.48. Chắc chắn rằng bạn bè và gia đình tôi sẽ đối xử với tôi tốt hơn bình thường.49. Tôi có thể dể dàng chấp nhận được khi bạn bè tôi hành xử không theo cách mà tôi mong đợi ở họ.50. Điều quan trọng để dạy những đứa trẻ để có thể trở thành những “cậu bé tốt” và “cô bé tốt” đó chính là phải thực hiện tốt những việc trong trường và tìm kiếm sự chấp thuận từ cha mẹ của chính những đứa trẻ.

CÁCH TÍNH ĐIỂM SỐ QUY ĐỔITính điểm quy đổi: Đảo ngược điểm (1 = 6, 2 = 5, 3 = 4, 4 = 3, 5 = 2 và 6 = 1) ở các mục số dưới đây để có điểm số quy đổi cho các mục đó: 1, 4, 10, 13, 17, 20, 22, 25, 26, 28, 34, 38, 42, 46 và 49. Đối với các mục số còn lại, điểm số quy đổi cũng chính là điểm ban đầu (1=1, 2=2,…, 6=6)

Tính điểm ở năm thang đo: cộng điểm số đã quy đổi cho các mục trong mỗi thang đo dưới đây. Sau đó, điền số điểm tương ứng từng thang đó vào bảng điểm bên dưới.

1. Xu hướng tồi tệ hóa sự việc (Awfulizing, viết tắt: AW): 1, 6, 11, 16, 21, 26, 31, 36, 41 và 462. Những điều nên làm do bản thân tự định hướng (Self-Directed Shoulds, viết tắt: SDS): 2, 7, 12, 17, 22, 27, 32, 37, 42, và 473. Những điều nên làm do người khác định hướng (Other-Directed Shoulds, viết tắt: ODS): 3, 8, 13, 18, 23,28, 33, 38, 43 và 484. Khả năng chấp nhận thất vọng thấp (Low Frustration Tolerance, viết tắt: LFT): 4, 9, 14,19, 24, 29, 34, 39, 44, và 495. Giá trị bản thân (Self-Worth, viết tắt: SW) 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, và 50. Cuối cùng tính tổng số điểm của cả năm thang đo.

Tính tổng điểm: cộng điểm của cả 5 thang đo.

BẢNG ĐIỂMAW SDS ODS LFT SW Tổng điểm

So sánh điểm của bạn với bản điểm chuẩn

BẢNG ĐIỂM CHUẨNĐIỂM SỐ PHẦN TRĂM (*)

AW SDS ODS LFT SW Tổng30 31 34 34 35 165 16528 29 32 32 33 153 15325 26 29 29 30 140 14022 23 26 26 27 127 12720 21 24 24 25 115 115

Page 14: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Tôi là ai? Ai là tôi?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 12

Ghi chú:(*) Phần trăm số người trả lời đạt được số điểm tương ứng với mỗi thang đo. Ví dụ nếu bạn đạt được tổng điểm số điểm của cả năm thang là 153, nghĩa là số điểm của bạn cao hơn so với 70% số người tham gia làm bài trắc nghiệm này. Nếu bạn đạt được 21 điểm ở thang đo SDS, nghĩa là số điểm của bạn ở thang đo SDS cao hơn 15% số người tham gia làm bài trắc nghiệm này.

Lưu ý:Bài trắc nghiệm không có chức năng về mặt chẩn đoán, vì vậy số điểm trong bài kiểm tra này sẽ không thể dùng để kết luận rằng bạn có vấn đề về tâm lý. Đúng là nó thực sự có thể có đủ điều kiện để chẩn đoán, nhưng cách duy nhất bạn có thể biết chính xác đó là hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia sức khỏe tâm thần

BÀN VỀ BẢNG KHẢO SÁT NIỀM TIN CÁ NHÂNBảng Khảo Sát Những Niềm Tin Cá Nhân được phát triển dựa trên liệu pháp hợp lý cảm xúc của nhà tâm lý học Albert Ellis. Ellis đã tranh luận rằng: con người có xu hướng tin rằng mình đang lo âu, trầm cảm, hay không vui là do những chuyện đã xảy ra với họ; nhưng thật ra, nguyên nhân của những lo âu đó xuất phát những điều họ tự nói với chính mình về những việc đã xảy ra. Để hiểu được ý kiến trên, hãy thử đặt mình vào tình huống sau: bạn đi làm vào một buổi sáng và thay cho lời chào, sếp thông báo rằng bạn đã bị sa thải. Bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ. Vậy nguyên do của cảm xúc đó là gì? Vì mất việc hay vì dự cảm không hay về một tương lai bất định? Ellis sẽ nói: “Bạn không suy sụp bởi vì bạn mất công việc của mình. Bạn suy sụp là vì cái mà bạn nói với mình về chuyện mất việc đó. Chắc chắn bạn tự nói với mình rằng mất việc là một bi kịch, điều đó cho thấy bạn là một kẻ bại trận, và bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một công việc nào phù hợp nữa.” Ellis sẽ nói tiếp với bạn rằng đúng là rất tồi tệ vì bạn mất đi công việc của mình, nhưng đó có phải là tận thế đâu nào. Bạn nên dùng kinh nghiệm mà mình đã học được để gia tăng cơ hội thành công của bạn trong công việc tiếp theo. Và biết đâu, kinh nghiệm này sẽ cho bạn cơ hội để tìm được một công việc hài lòng hơn. Nói theo cách khác, niềm tin rằng mất việc là một bi kịch hoàn toàn phi lý; thay vào đó, hãy xem nó là cơ hội để bạn thay đổi và tìm kiếm điều gì đó tốt đẹp hơn.

Ellis đã vạch ra nhiều niềm tin phi lý điển hình ở những người không hạnh phúc, lo âu, và Bảng Khảo Sát Những Niềm Tin Cá Nhân được phát triển bởi Howard Kassinove và Andrew Berger để phản ánh những niềm tin phi lý phổ biến này. Một trong những chủ đề phổ biến là cảm giác xứng đáng—niềm tin rằng chúng ta phải được yêu thương và công nhận bởi hầu hết mọi người. Đối với đa số chúng ta, niềm tin này hoàn toàn phi lý: không thể tất cả mọi người đều thích và công nhận chúng ta được. Trong khi với một số người, họ cảm thấy suy sụp thật sự khi biết được một đồng nghiệp hay người họ hàng có cảm giác tiêu cực về họ, từ đó dẫn đến việc đưa ra những quyết định nghèo nàn với hi vọng có thể được người khác thích thú hay công nhận (Có tên ai hiện ra trong đầu bạn lúc này không?). Những người “khỏe mạnh” có thể chấp nhận rằng họ không được người khác thích, và họ có thể đưa ra các quyết định đúng thậm chí là khi họ biết sẽ chọc giận tới ai đó.

Như các bạn có thể thấy trong bảng điểm chuẩn, đôi lúc tất cả chúng ta có thể có một chút phi lý. Trong khi Ellis bảo chúng ta phi lý khi nghĩ rằng thất bại trong việc học và công việc là điều khủng khiếp (mục 41). Thông thường mọi người chọn là “Hơi Đồng Ý” với phát biểu này. Chỉ những người “Hoàn Toàn Đồng Ý” hay “Chủ Yếu Là Đồng Ý” là có thể hoàn thành khảo sát với kết quả là có xu hướng của niềm tin phi lý.

Nếu bạn có điểm dưới 30% trong bài khảo sát này, bạn có cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống và cảm thấy hài lòng hơn bằng cách điều chỉnh những thứ mà bạn tự nói với chính mình. Bước đầu tiên, hãy xem xét câu trả lời của bạn cho từng mục trong bảng khảo sát để xác định đâu là những chỗ bạn đang gặp vấn đề. Bạn có tin là phải thành công trong tất cả mọi việc mình làm thì bạn mới được xem là người xứng đáng? Bạn có quá lo lắng về việc phải nhận được sự công nhận của người khác không? Bạn có nghĩ rằng quá khứ của chính mình làm cho bạn không thể tìm thấy hạnh phúc không? Lúc nào cũng vậy, cách bắt đầu tốt nhất là tìm hiểu thật kỹ kẻ thù của chính bạn.

Vậy, nếu bạn cảm thấy suy sụp khi bạn biết được đồng nghiệp của mình nói những điều xấu về mình, hãy tự nói với mình, “tôi không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Tôi là một người ôn tồn nếu không ai thích tôi cả.” Nếu bạn cảm thấy lo âu khi nghĩ về một vấn đề nhỏ nào đó, hãy nhắc nhở mình rằng nó vượt quá khả năng của bạn và rằng cuộc sống của bạn sẽ chẳng khác đi nhiều cho dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa. Như thường lệ, hãy nhớ rằng chìa khóa để thành công trong việc thực hiện những thay đổi về tư duy và niềm

Sưu tầm và biên dịch: Lai Hưng và Hoàng Triều

Page 15: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 13

QUY LUẬT CÔNG BẰNG: NHỮNG CHIẾN THUẬT KỶ LUẬTVÀ QUẢN LÝ HÀNH VI HIỆU QUẢ VÀ TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG HỌC (TÁI BẢN LẦN THỨ BA)Tên gốc: You know the fair rule: Strategies for positive and effective behaviour management and discipline in schools (Third edition)Tác giả: Bill RogersKỷ luật và quản lý lớp học có thể là phần khó khăn nhất của một nghề nghiệp đòi hỏi sự nghiêm túc như nghề nhà giáo. Trong “Quy luật công bằng” (tái bản lần thứ ba), tác giả Bill Rogers công nhận và giải quyết những thách thức thực tế mà những giáo viên gặp phải.

Tái bản lần này của quyển sách đặt trọng tâm giới thiệu các nội dung sau: củng cố lớp học một cách hiệu quả và thực hành kỷ luật tích cực, làm việc với trẻ em mắc phải rối loạn hành vi, xây dựng kế hoạch hành vi cá nhân, quản lý sự giận dữ và xung đột, làm việc với những lớp học khó quản lý và đầy thách thức, hỗ trợ đồng nghiệp hiệu quả.

“Quy luật công bằng” là cuốn sách chỉ dẫn mang tính toàn diện, ứng dụng và thực tiễn. Những kỹ năng và hướng tiếp cận được trình bày hoặc đề cập trong sách đều bắt nguồn từ chính công việc và những thách thức mà Rogers, một nhà tham vấn học đường, và những người thầy của ông đã từng gặp phải trong trường học.

Bill Rogers hiện đang là một nhà tham vấn học đường cho tất cả các cấp học. Ông điều hành chương trình giúp đỡ dành cho giáo viên, giảng dạy tại các trường đại học và làm việc với những nhóm phụ huynh và học sinh. Ông đã xuất bản hơn một chục cuốn sách cũng như phát hành một số lượng lớn các

TRÊN KỆ SÁCH

video về quản lý hành vi và kỷ luật lớp học. Ông là giáo sư của trường Đại Học Sư Phạm Úc ( Australian College of Education). Đồng thời, ông còn là Ủy viên danh dự của Đại học Melbourne và Đại học Trinity (Đại học Leeds, Anh Quốc).

“Rogers sử dụng rất nhiều ví dụ dễ hiểu nhằm nhấn mạnh các phương pháp kỷ luật đa dạng có thể được dùng trong bất kỳ một lớp học nào, từ mẫu giáo cho đến trung học. Tôi nhận thấy rằng phản ứng của mỗi giáo viên là khác nhau và nhận thấy rằng sẽ thật dễ dàng nếu như chúng ta có thể thiết lập những chiến thuật quản lý hành vi ngắn gọn, cô đọng, và có thể áp dụng trong mọi lớp học. Tôi cho rằng cuốn sách này là một cuốn sách thân thiện, dễ tiếp cận và không thể bỏ qua đối với những giáo viên mới hành nghề hoặc những ai đang cần thêm nhiều nguồn cảm hứng để làm cho lớp học của mình trở nên thân thiện và hào hứng hơn,” theo Charlie White, chuyên gia ngành Giáo dục của Liên đoàn Giáo dục Úc.

Nguồn: http://www.goodreads.com/

NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI VỀ HÀNH VI BẮT NẠTTên gốc: New perspectives on bullyingTác giả: Helen Cowie và Dawn JenniferMột loạt các câu hỏi được đặt ra khi đề cập đến vấn đề bắt nạt như sau:• Hành vi bắt nạt là gì? Chúng ta có thể học được gì từ những nghiên cứu đã được thực hiện?• Những nguyên nhân nào gây ra hành vi bắt nạt hoặc bị bắt nạt?• Làm thế nào chúng ta có thể nhận thức đầy đủ tiếng nói của con trẻ?• Làm thế nào các nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và phụ huynh có thể làm việc cùng trẻ nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hành vi bắt nạt?

Cuốn sách với nhan đề “Những quan điểm mới về hành vi bắt nạt” cung cấp một lượng lớn thông tin dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần của trẻ em và trẻ vị thành niên. Các tác giả tập trung vào tầm

Page 16: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 14

Trên kệ sách

quan trọng của việc xây dựng những mối quan hệ tích cực trong môi trường học đường. Việc làm này giúp thanh thiếu niên và người lớn cảm thấy được tiếp sức mạnh để họ có thể đối đầu với các hành vi bắt nạt và bảo vệ những người có liên quan.

Thông qua việc giới thiệu các trường hợp thực tế, các kết quả nghiên cứu trọng tâm và những quan điểm từ chính bản thân các em, tác giả cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những phương thức tích cực để tiếp cận với người khác. Điều này là rất cần thiết nếu chúng ta muốn giải quyết các vấn đề xoay quanh hành vi bắt nạt một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ nhằm giúp trẻ có cơ hội được tư vấn, và đồng thời, khuyến khích trẻ đảm đương trách nhiệm về các vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ, là những nội dung chính của các thông tin và tài liệu nghiên cứu được trong trình bày giới thiệu trong sách.

Cuốn sách khám phá một loạt những biện pháp can thiệp hiệu quả có thể giảm thiểu việc bắt nạt, bao gồm:

• Phương pháp tiếp cận phục hồi (restorative approaches – phương pháp thực hiện, duy trì và sửa chữa các mối quan hệ, tăng cường ý thức trách nhiệm xã hội và chia sẻ trách nhiệm – ND).• Hòa giải công bằng (peer mediation – phương pháp giúp học sinh hiểu và giải quyết xung đột trong cuộc sống bằng cách cải thiện các kỹ năng như lắng nghe, tư duy phản biện, tự trọng (self – esteem) cũng như tăng cường hoạt động có kỷ luật và giảm thiểu việc đánh nhau – ND). • Liệu pháp chuyện kể (narrative approaches)• Hỗ trợ trực tuyến (cyber support)

Với cách hướng dẫn đánh giá và thực hành dựa trên một cái nhìn sâu sắc, kết hợp nhiều quan điểm từ nhiều chuyên gia trên thế giới, “Những quan điểm

mới về hành vi bắt nạt” là nguồn tài liệu không thể thiếu đối với giáo viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế, nhân viên công tác xã hội và các bậc phụ huynh.

Helen Cowie là Giáo sư nghiên cứu và giám đốc của Đài quan sát Anh Quốc tại Đại học Survey.

Dawn Jennifer là giảng viên liên kết tại Khoa Xã hội học, trường Open University, Anh Quốc, một nhà tâm lý độc lập và là một huấn luyện viên.

“Những quan điểm mới về hành vi bắt nạt cung cấp những ví dụ và minh họa hữu ích, cũng như mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn đối với những vấn đề và trường hợp đặc biệt có liên quan đến hành vi bắt nạt. Cuốn sách này là một tài liệu quan trọng giúp các nhà giáo dục quản lý và ngăn chặn các hành vi bắt nạt trong trường học,” theo Helen McGrath, Giáo sư tại Đại học Deakin và Ủy viên Ban chấp hành của Trung tâm Quốc gia Chống Hành vi Bắt nạt.

Nguồn: http://www.goodreads.com/

SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN TRONG TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGTên gốc: A practical guide to building professional competencies in school psychologyTác giả: Timothy M. Lionetti, Edward P. Snyder, Ray W. Christer.

Được thiết kế dựa trên các nghiên cứu có liên quan đến hướng dẫn thực tế dành cho những người thực hiện công việc chuyên môn trong tương lai, “Sổ tay hướng dẫn xây dựng những năng lực chuyên môn trong Tâm lý học đường” đề cập và trình bày mạch lạc về những thực nghiệm, công việc giám sát và huấn luyện bằng cách cung cấp một khung thước cơ bản cho việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong chuyên môn. Thân thiện với người đọc, có dẫn chứng cụ thể, đây là một cuốn sách khuyến khích sự phát triển liên tục về mặt chuyên môn trong những kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng cộng tác, phát triển nhận thức phong phú, ứng dụng hiểu biết về công nghệ và các lĩnh vực quan trọng khác, nhằm xây dựng và duy trì khả năng thực hành nghề nghiệp vững vàng.Các kỹ năng được đề cập trong sách có thể được liệt kê ra như sau:

• Phát triển năng lực chuyên môn nhằm hội nhập với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đánh giá học sinh dựa trên những vấn đề có liên quan đến cảm xúc và hành vi.• Đánh giá kỹ năng của học sinh thông qua nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.• Ngăn ngừa và can thiệp vào những tình huống khủng hoảng.• Tư vấn cho gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.• Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ sức khỏe tâm thần trong trường học.

Page 17: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 15

Trên kệ sách

“Sổ tay hướng dẫn xây dựng những năng lực chuyên môn trong Tâm lý học đường” cung cấp một tập hợp những công cụ phát triển chuyên môn hữu ích đối với các học viên và sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đường.

Tác giả:Tiến sĩ Timothy M. Lionetti là một giảng viên toàn thời gian, đồng thời là điều phối viên của chương trình Tâm lý học đường tại đại học Walden. Trọng tâm công việc nghiên cứu và thực hành lâm sàng của ông bao gồm việc cải thiện khả năng đọc của học sinh, nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác đến thành công học tập, nghiên cứu về rối loạn hành vi và mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần và hệ thống trường học.

Giáo sư - Tiến sĩ Edward P. Snyder là nhà tâm lý học đường với nhiều năm kinh nghiệm và là điều phối viên của chương trình Tâm Lý Học Giáo Dục tại Đại học Edinboro, Pennsylvania. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm đánh giá và xử lý những học sinh có rối loạn hành vi, tổ chức vận động giúp học sinh nhận được những dịch vụ giáo dục đặc biệt, và những chương trình phòng chống bạo lực học đường.

Tiến sĩ Tâm Lý Học Ray W. Christner là giám đốc của công ty mang tên Cognitive Health Solutions, LLC (Giải pháp sức khỏe nhận thức – ND) tại Hanover, Pennsylvania. Tại đây, ông cung cấp những dịch vụ tâm lý dành cho trẻ em, người lớn, gia đình và trường học. Ông cũng là nhà tham vấn tâm lý cho trường South Middleton, và là một giảng viên thường trực tại Đại học Walden. Lĩnh vực nghiên cứu và lâm sàng của giáo sư Christner bao gồm can thiệp và điều trị hành vi tích cực, dịch vụ sức khỏe tâm thần học đường và huấn luyện cho những tâm lý học và chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Nguồn: http://www.amazon.com/

ĐẠI HỘI QUỐC TẾ LẦN THỨ 18: HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ CHỮA TRỊ TÂM LÝ CHO BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ CÁC DẠNG LOẠN TÂM KHÁC

Hiệp hội quốc tế về các hướng tiếp cận từ tâm lý và xã hội đối với người loạn tâm (ISPS) là một tổ chức quốc tế thúc đẩy các liệu pháp tâm lý và phương pháp chữa trị tâm lý cho những người loạn tâm (người mất liên hệ với thực tại, thường kèm theo các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng - ND). Nhiệm vụ chính của ISPS thúc đẩy giáo dục, huấn luyện và kiến thức của các chuyên gia sức khỏe tâm thần trong việc chữa trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần loạn tâm.

Hội nghị quốc tế lần thứ 18 của ISPS tập hợp các nhà thực hành về sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới từ nhiều ngành học thuật khác nhau. Họ sẽ tập trung chia sẻ và thảo luận các phát hiện gần đây về các giải pháp khả dụng đối với tâm thần phân liệt và các dạng loạn tâm khác. Hội nghị diễn ra từ ngày 22 đến 25 tháng 8 năm 2013 tại đại học Warsaw, thành phố Warsaw, Ba Lan.

Nguồn: http://www.isps2013warsaw.pl

TIN THẾ GIỚI

Sưu tầm và biên dịch: Kim Oanh

Page 18: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

NGHIÊN CỨUMỚI

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC ĐỒ VẬT NỔI BẬT ĐỂ GIÚP TRẺ EM TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG HỌC ĐẾM

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 16

MỘT SỐ THÓI QUEN SUY NGHĨ MANG XU HƯỚNG TRẦM CẢM CÓ THỂ LÂY NHIỄM

Các giáo viên trong trường mẫu giáo thường dùng các đồ vật hình khối để giúp trẻ hiểu được các khái niệm toán học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của các đồ vật này vẫn chưa được rõ ràng. Các nhà tâm lý học của Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) tiến hành nghiên cứu để xem xét khả năng thực hiện bài tập đếm của trẻ dưới tác động tổng hợp giữa tính chất vật lý nổi bật của đồ vật và kiến thức của trẻ về đồ vật đó. Trong 2 thí nghiệm được tiến hành trên 133 trẻ em (độ tuổi trung bình là 3 tuổi), các bé được giao ngẫu nhiên các bài tập đếm được thực hiện thông qua 4 loại đồ vật khác nhau theo thiết kế 2(mức độ kích thích tri giác: cao hoặc thấp)x2(mức độ hiểu biết về đồ vật: cao hoặc thấp). Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồ vật nổi bật hoặc có tính kích thích tri giác cao (như các cục bông lấp lánh hoặc những chiếc chong chóng màu dạ quang) giúp trẻ tăng cường khả năng thực hiện các bài tập đếm, nếu như mức độ hiểu biết sẵn có về đồ vật đó của trẻ thấp; và ngược lại, nếu trẻ có mức độ hiểu biết sẵn có cao về các loại đồ vật đó thì kiến thức này sẽ cản trở việc thực hiện các bài tập toán của các em vì khi đó trẻ chỉ hướng sự chú ý đến đồ vật thay vì tập trung làm các phép toán.

Nguồn: http://www.apa.org/, http://onlinelibrary.wiley.com/

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà tâm lý thuộc Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ), những người dễ bị tổn thương hoặc bị tác động tiêu cực về nhận thức có nguy cơ phát triển chứng trầm cảm cao. Mức độ dễ tổn thương về mặt nhận thức được hình thành trong giai đoạn trước vị thành niên và sau đó duy trì ở mức tương đối cố định trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời. Tuy nhiên, cố định không có nghĩa là không thể thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã đặt giả thuyết rằng khả năng dễ bị tổn thương về mặt nhận thức của một cá nhân có thể dể dàng thay đổi qua những bước ngoặt lớn của cuộc đời, khi hoàn cảnh

sống có sự thay đổi đột ngột (chẳng hạn như khi bước vào môi trường đại học). Họ tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 103 cặp bạn cùng phòng là sinh viên năm nhất. Các đôi bạn này được yêu cầu hoàn thành một bảng khảo sát online nhằm đánh giá các phản ứng của họ đối với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Đồng thời, bảng khảo sát này cũng đặt câu hỏi về các triệu chứng liên quan đến trầm cảm mà các sinh viên này có thể đang trải qua. Sau 3 tháng và 6 tháng từ ngày điền khảo sát đầu tiên, các sinh viên tiếp tục hoàn thành một bảng khảo sát tương tự. Kết quả thu được đã chứng minh cho giả thuyết ban đầu. Các sinh

viên được ngẫu nhiên ghép ở chung phòng với một người bạn có khả năng bị tổn thương về mặt nhận thức cao thì có nguy cơ lây nhiễm kiểu nhận thức của người bạn đó và thậm chí phát triển tình trạng này ở mức độ cao hơn đối với bản thân. Ngoài ra, những sinh viên năm nhất có mức độ dễ bị tổn thương về mặt nhận thức gia tăng trong 3 tháng đầu tiên sau khi vào đại học hầu như sẽ có nguy cơ mắc phải các triệu chứng liên quan đến trầm cảm trong 6 tháng sau đó cao gấp 2 lần so với các sinh viên không bị gia tăng về mức độ tổn thương nhận thức.

Nguồn: http://www.apa.orghttp://cpx.sagepub.com/

XEM TV QUÁ NHIỀU KHI CÒN NHỎ CÓ THỂ DẪN ĐẾN CÁC HÀNH VI XÃ HỘI TIÊU CỰC VỀ LÂU DÀIĐược thực hiện tại Đại học Otago (New Zealand), nghiên cứu này mong muốn xem xét liệu rằng việc xem TV quá nhiều trong suốt thời thơ ấu và giai đoạn vị thành niên có liên quan đến việc gia tăng các hành vi xã hội tiêu cực khi trưởng thành hay không. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và đánh giá đều đặn 1 nhóm gồm 1037 trẻ em được sinh ra tại Dunedin,

New Zealand từ năm 1972 đến 1973. Trong suốt quãng thời gian từ lúc sau khi sinh cho đến năm chúng 26 tuổi, họ khảo sát mức độ xem TV của chúng 2 năm một lần.Các phương pháp phân tích hồi quy (regression analysis) đã được sử dụng để khảo sát mối tương quan giữa số giờ xem TV của trẻ trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 tuổi với các tiền án hình sự, bạo lực, các chẩn

đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội và các nét tính cách gây hấn trong giai đoạn đầu của sự trưởng thành.Kết quả cho thấy những người trưởng thành trẻ tuổi thường dành nhiều thời gian xem TV trong suốt thời thơ ấu và giai đoạn vị thành niên có khả năng mắc phải tiền án hình sự, chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội và các nét tích cách gây hấn nhiều hơn

Page 19: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Nghiên cứu mới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 17

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC CHƠI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ BẠO LỰC ĐƯỢC TÍCH LŨY THEO THỜI GIAN VÀ LÀM GIA TĂNG CÁC HÀNH VI GÂY HẤN

so với những đứa trẻ xem TV ít. Các kết quả này có được sau khi đã xem xét và loại bỏ khỏi phép thống kê tác động của các yếu tố như chỉ số IQ theo giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, các hành vi mang tính chất chống đối xã hội trước đây và sự kiểm soát của cha mẹ. Các mối tương quan này là như nhau cho cả hai giới, điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa việc xem TV với các hành vi mang tính chất chống

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trò chơi điện tử bạo lực có thể làm gia tăng tính gây hấn; tuy nhiên, các bằng chứng về ảnh hưởng ngắn hạn của trò chơi điện tử bạo lực thường mạnh mẽ hơn các bằng chứng về ảnh hưởng dài hạn của chúng. Các nhà tâm lý tại Đại học Bang Ohio (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng được tích lũy qua thời gian dài của các trò chơi điện tử bạo lực đối với xu hướng kỳ vọng nhận được sự thù địch (hoặc gây hấn) từ người khác và việc thực hiện hành vi gây hấn. Bảy mươi sinh viên đại học chơi các trò chơi điện tử mang tính chất bạo lực

hoặc phi bạo lực trong vòng 20 phút trong 3 ngày liên tục. Sau khi chơi, sinh viên được yêu cầu quát một người ở bên kia đầu dây điện thoại (phép định lượng hành vi gây hấn). Nghiên cứu cũng mong muốn có thể định lượng xu hướng kỳ vọng nhận được sự thù địch như một nguyên nhân khả dĩ gây ra hành vi gây hấn. Vì thế, họ yêu cầu sinh viên đọc các mẫu chuyện có những ám chỉ mập mờ về mẫu thuẫn giữa các nhân vật và sinh viên phải liệt kê những dự đoán của họ về việc các nhân vật sẽ nói gì, nghĩ gì, cảm giác và hành động ra sao khi câu chuyện tiếp tục. Như dự đoán của các nhà tâm lý,

các sinh viên chơi trò chơi bạo lực cho thấy sự gia tăng về hành vi gây hấn và xu hướng kỳ vọng nhận được sự thù địch từ người khác sau mỗi ngày họ tham gia các trò chơi. Trong khi các sinh viên chơi trò chơi phi bạo lực không thể hiện bất kỳ thay đổi nào về tính gây hấn cũng như các kỳ vọng thù địch. Như vậy, chơi trò chơi điện tử bạo lực càng lâu thì việc kỳ vọng người khác sẽ gây hấn với mình càng cao và chúng ta càng trở nên bạo lực, hung hăng với người khác.

Nguồn: http://www.sciencedirect.com/

VAI TRÒ CỦA TÍNH CÁCH NGƯỜI HỌC SINH ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ THẦY - TRÒNghiên cứu này xem xét giả thuyết cho rằng: (a) những nét tính cách của người học sinh có thể giúp tiên đoán chất lượng của mối quan hệ thầy – trò (gần gũi, xung đột, hay phụ thuộc), (b) ảnh hưởng của mối quan hệ này lên khả năng đọc và làm toán của học sinh, và (c) vai trò trung gian của niềm tin nơi người học sinh về mối liên hệ giữa quan hệ thầy-trò và kết quả học tập của các em. Tham gia khảo sát và thực hiện các bài kiểm tra là 8545 học sinh lớp 6 và giáo viên đến từ 395 trường học ở Hà Lan. Mô

hình phương trình cấu trúc (structural equation model) đã được sử dụng để nghiên cứu các mối tương quan trực tiếp và gián tiếp. Kết quả cho thấy: tính tận tâm (conscientiousness) và dễ chịu (agreeableness) của học sinh thường dự đoán mối quan hệ thầy-trò thân thiết và không có mâu thuẫn; tính cách thất thường, hay lo lắng (neurot-icism) dự đoán quan hệ thầy-trò phụ thuộc và nhiều mẫu thuẫn; tính cách hướng ngoại (extraversion) dự đoán một quan hệ gẫn gũi nhưng đồng thời cũng dự đoán mâu thuẫn; và tính cách

tự lập (autonomy) là yếu tố duy nhất dự đoán khả năng phụ thuộc thấp. Niềm tin của học sinh về tương quan giữa mối quan hệ thầy-trò và kết quả học tập giữ vai trò trung gian trong tác động giữa sự phụ thuộc hay gần gũi của quan hệ thầy-trò lên khả năng đọc và làm toán của học sinh. Nói cách khác, quan hệ thầy-trò (phụ thuộc hay gần gũi) tác động vào niềm tin của học sinh, từ đó thúc đẩy các em phát triển khả năng đọc và làm toán.

Nguồn: http://www.sciencedirect.com/

đối xã hội là tương tự cho cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với mỗi giờ xem TV vào buổi tối các ngày trong tuần , những đứa trẻ này sẽ có nguy cơ gia tăng khoảng 30% khả năng mắc phải một tiền án hình sự khi bước vào giai đoạn đầu của sự trưởng thành. Nghiên cứu đi đến kết luận: việc xem TV quá nhiều trong thời thơ ấu và giai đoạn vị thành niên là có liên quan đến việc gia tăng các hành

vi chống đối xã hội khi trưởng thành. Các phát hiện này cung cấp thêm cơ sở khoa học cho lời khuyến cáo của Viện Nhi Khoa Mỹ rằng trẻ em chỉ nên xem TV không quá một hoặc hai giờ đồng hồ mỗi ngày.Nguồn: http://www.apa.org/, http://pediat-

rics.aappublications.org/

Page 20: Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong

Nghiên cứu mới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 18

VÌ SAO TRẺ CÓ HÀNH VI BẮT NẠT?Nghiên cứu cho rằng những học sinh hay bắt nạt bạn bè có thể ít cảm thấy hứng thú với môi trường học tập của mình. Nhiều phân tích đã được tiến hành trên 10,254 học sinh THCS và 2509 học sinh THPT để phân loại hành vi bắt nạt thành 4 kiểu đối với học sinh THCS (ít tham gia bắt nạt, bắt nạt bằng lời nói, bắt nạt thông qua lời nói/hành vi cao, tham gia bắt nạt nhiều) và 3 kiểu đối với học sinh THPT (ít tham gia bắt nạt, bắt nạt bằng lời nói, tham gia bắt nạt nhiều). Hầu hết các học sinh đều được xếp vào nhóm “ít tham gia” vào các hành vi bắt nạt trong trường học và các em này có khả năng thích nghi tốt. Trong khi đó, các học sinh được xếp vào nhóm “tham gia nhiều” vào các hành vi bắt nạt chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,6% đối với THCS và 7,3% đối với THPT), nhưng đồng thời các em này lại gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến việc biến các bạn thành nạn nhân của hành vi bắt nạt hay cá nhân hóa các vấn đề xung đột, rắc rối. Chúng cảm thấy thiếu an toàn và không được chấp nhận, đồng thời cũng cho rằng môi trường học tập của mình là thuận lợi cho việc thực hiện hành vi bắt nạt (các nỗ lực ngăn chặn và can thiệp đối với hành vi bắt nạt của nhà trường không hiệu quả). Kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các chương trình can thiệp và ngăn chặn hành vi bắt nạt trong nhà trường đặt trọng tâm giúp các em cảm thấy an toàn và được chấp nhận.

Nguồn: http://www.sciencedirect.com/

Ban biên tập xin mời các độc giả quan tâm gửi bài viết cho bản tin tâm lý học Đông Tây số ra tháng 10 với chủ đề:

TÂM LÝ HỌC NGƯỜI CAO TUỔIBài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Độc giả là tổ chức muốn giới thiệu đơn vị của mình trên bản tin xin liên hệ với chúng tôi tại văn phòng WE Link

Địa chỉ: 64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1, TP.HCM Email: [email protected] | Điện thoại: 08 6291 2900

www.facebook.com/welinkvietnamwww.welink.vn

Sưu tầm và biên dịch: Mai Anh