Top Banner
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN THÁNG 8/2018 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU Máy scan 3D 'made in Vietnam' chụp ảnh như mắt người nhìn Ứng dụng Công nghệ thực tế ảo khám phá vùng sâm Ngọc Linh Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về sở hữu công nghiệp Ứng dụng công nghệ chế tạo dầm cầu bê tông dự ứng lực căng trước ở Việt Nam Thép cacbon siêu thấp ứng dụng trong công nghiệp Stent mạch vành "made in Vietnam" Máy chiếu tia plasma lạnh hỗ trợ lành vết thương Thiết bị quang đông cầm máu (APC) Chất chống ung thư từ rau dền Chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị Hoạt chất diệt tế bào ung thư mạnh từ cây rừng Tây Nguyên Hai loài lan mới cho hệ thực vật Việt Nam Công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ sinh khối, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất túi ni lông phân hủy sinh học Máy gieo hạt tự động điều khiển từ xa Sử dụng đèn Led chong hoa cúc theo mô hình Esco Máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng Công nghệ nano ép tỏi chỉ đẻ một nhân Công nghệ xử lý nước thải bằng than hoạt tính sản xuất từ trấu Máy chặt, băm và phun xác cây bắp Giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng Máy lọc nước nhiễm phèn B.THÔNG TIN SÁNG CHẾ VIỆT NAM 2-0001769 Ổ cắm điện 1-0019332 Máy đào công sự cầm tay 1-0019361 Hệ thống phanh tự động dùng cho ôtô 1-0019455 Panen tường, hệ panen tường lắp ghép nhanh và phương pháp xây dựng nhà sử dụng các panen tường này 1-0019476 Phương pháp đánh giá chất lượng và cô lập lỗi dựa trên tính toán thông lượng xử lý vô tuyến của tuyến thu hệ thống enodeb 1-0019498 Thiết bị tập quần vợt 2-0001743 Gạch xi măng cốt liệu 2-0001754 Lan can bê tông lắp ghép
46

BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Aug 29, 2019

Download

Documents

doanminh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN THÁNG 8/2018

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

Máy scan 3D 'made in Vietnam' chụp

ảnh như mắt người nhìn

Ứng dụng Công nghệ thực tế ảo khám

phá vùng sâm Ngọc Linh

Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu trực

tuyến về sở hữu công nghiệp

Ứng dụng công nghệ chế tạo dầm cầu bê

tông dự ứng lực căng trước ở Việt Nam

Thép cacbon siêu thấp ứng dụng trong

công nghiệp

Stent mạch vành "made in Vietnam"

Máy chiếu tia plasma lạnh hỗ trợ lành

vết thương

Thiết bị quang đông cầm máu (APC)

Chất chống ung thư từ rau dền

Chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Hoạt chất diệt tế bào ung thư mạnh từ

cây rừng Tây Nguyên

Hai loài lan mới cho hệ thực vật Việt

Nam

Công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ

sinh khối, làm nguyên liệu cho quá trình

sản xuất túi ni lông phân hủy sinh học

Máy gieo hạt tự động điều khiển từ xa

Sử dụng đèn Led chong hoa cúc theo mô

hình Esco

Máy thu hoạch rau má bằng động cơ

xăng

Công nghệ nano ép tỏi chỉ đẻ một nhân

Công nghệ xử lý nước thải bằng than

hoạt tính sản xuất từ trấu

Máy chặt, băm và phun xác cây bắp

Giải pháp cải thiện môi trường nông

thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

Máy lọc nước nhiễm phèn

B.THÔNG TIN SÁNG CHẾ VIỆT NAM

2-0001769 Ổ cắm điện

1-0019332 Máy đào công sự cầm tay

1-0019361 Hệ thống phanh tự động dùng

cho ôtô

1-0019455 Panen tường, hệ panen tường

lắp ghép nhanh và phương pháp xây

dựng nhà sử dụng các panen tường này

1-0019476 Phương pháp đánh giá chất

lượng và cô lập lỗi dựa trên tính toán

thông lượng xử lý vô tuyến của tuyến thu

hệ thống enodeb

1-0019498 Thiết bị tập quần vợt

2-0001743 Gạch xi măng cốt liệu

2-0001754 Lan can bê tông lắp ghép

Page 2: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 2/46

2-0001765 Dụng cụ tập luyện vận động

khớp gối

2-0001766 Giá đỡ dùng cho xe côngtenơ

2-0001768 Vật liệu compozit nhựa gỗ và

phương pháp sản xuất vật liệu này

2-0001770 Môđun giàn khung mặt cầu

dùng cho cầu treo dây võng

2-0001771 Hệ thống neo cáp chủ dùng

cho cầu treo dây võng

2-0001774 Thanh ray hộp dẫn hướng

2-0001750 Phương pháp hoàn nguyên

chất xúc tác trong quá trình hydro hóa

liên tục glucoza thành sorbitol và quy

trình hydro hóa liên tục glucoza thành

sorbitol bằng cách hoàn nguyên chất xúc

tác

2-0001751 Quy trình sản xuất

vancomyxin hydroclorit

2-0001752 Chế phẩm sinh học dùng để

tái tạo thảm thực vật và quy trình sản

xuất chế phẩm này

2-0001767 Cơ cấu in trên quả dừa và

quy trình in trên quả dừa sử dụng cơ cấu

này

2-0001746 Quy trình sản xuất trà sinh

học từ gạo lức hữu cơ

2-0001747 Quy trình sản xuất trà sinh

học từ lá sen

2-0001749 Thực phẩm chứa tảo

Spirulina và quy trình sản xuất thực

phẩm này

2-0001761 Ngũ cốc dinh dưỡng và cà

phê hòa tan

2-0001763 Phương pháp sản xuất rượu

roi

2-0001764 Quy trình xác định mức độ

phân mảnh ADN của tinh trùng và kit

dùng cho quy trình này

1-0019428 Bộ khuôn dẫn hướng và cắt

cho máy cắt, tách, chẻ hạt điều tự động

2-0001744 Chậu trồng cây

2-0001745 Thùng trồng cây và hệ thống

thùng trồng cây

2-0001772 Hệ thống giám sát chất lượng

nước hồ nuôi thủy sản nhiều điểm đo

1-0019371 Chế phẩm vi sinh để xử lý

chất thải hữu cơ trong chăn nuôi

2-0001759 Hầm khí sinh học

2-0001762 Quy trình sản xuất phân hữu

cơ vi sinh từ rác thải và phế phụ phẩm

nông nghiệp

2-0001775 Hệ thống cấp nước ghép song

song dùng cho bồn rửa tay, bồn tiểu và

bồn cầu trong nhà vệ sinh

2-0001776 Phương pháp sản xuất nhiên

liệu diezen sinh học có chất lượng cao

C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Page 3: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 3/46

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

Máy scan 3D 'made in Vietnam' chụp ảnh như mắt người nhìn

Tại phòng làm việc, Thạc sỹ Nguyễn

Ngọc Tú, Phòng Công Nghệ Quang cơ điện

tử, Trung tâm quang điện tử, Viện Ứng dụng

công nghệ đang chăm chú bên mẫu tượng gỗ

chạm khắc cầu kì được tạo bởi các nghệ nhân

làng nghề gỗ Phú Xuyên, Hà Nội. Tú dùng

máy scan 3D do Trung tâm chế tạo chụp ảnh

mẫu tượng gỗ để thiết kế ngược.

Từ ảnh chụp này, phần mềm sẽ dựng

bản vẽ thiết kế mẫu và lập trình chuyển cho

máy gia công điều khiển số (máy phay CNC)

thực hiện, hoàn thiện quy trình nhân bản các

sản phẩm có kích thước và hình dáng giống

hệt như vật mẫu đã được quét.

Ths Tú cho biết, máy scan này được

nhóm thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết hệ

thống thu nhận ảnh ba chiều dựa trên phương

pháp ánh sáng cấu trúc. Phương pháp này cho

phép thiết bị tìm điểm tương đồng trong

không gian mà không bị phụ thuộc vào màu

sắc của vật thể.

Khi đó nguồn sáng chủ động chiếu ánh

sáng lên mỗi điểm ảnh trên máy chiếu và mã

hóa từng điểm. Một lần đo, với thời gian một

giây thiết bị có thể ghi được một triệu điểm

ảnh. Máy có thể quét được cả mặt người, vân

tay.

Chính việc ghi nhận ảnh vật nhanh

giúp máy scan chụp lại ảnh vật giống như mắt

người nhìn thấy cho phép ứng dụng vào việc

thiết kế ngược các mẫu rất nhanh. Ví dụ trong

công nghiệp ô tô, có nhiều chi tiết tinh vi, cần

độ chính xác cao, song để thiết kế từ đầu sẽ

mất rất nhiều thời gian. Nay nhờ thiết bị này

chỉ cần chụp ảnh lại và thiết kế ngược ngay

lập tức bất kỳ một mẫu nào chỉ trong thời

gian rất ngắn.

“Máy scan 3D có thể ngay lập tức sao

chép mẫu vật, chi tiết cơ khí với nhiều chủng

loại kích thước và hình dáng phức tạp", Tú

nói và cho biết trước đây các doanh nghiệp

hoặc xưởng sản xuất đồ gỗ, gia công tượng

phải mất thời gian tới nhiều tuần cho việc

thiết kế các mẫu mới. Nhưng hiện nay giới

hạn về thời gian đã bị xóa bỏ khi máy có thể

chụp và tạo ra mẫu vật chỉ trong 3 đến 4 giờ

từ các mẫu có sẵn do các nghệ nhân tạo mẫu

thủ công.

TS Phạm Hồng Tuấn – Giám đốc

Trung tâm quang điện tử, chủ nhiệm đề tài

cho biết đây là phiên bản thứ năm, được nâng

cấp lên rất nhiều, thời gian ghi ảnh nhanh,

chất lượng ảnh 3D chính xác hơn. Thiết bị

được xây dựng với cấu hình hai camera hoạt

động như mắt người nên có thể tạo mẫu giống

y nguyên với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Hiện loại máy tương tự của nước ngoài

bán với giá 15 đến 20 nghìn USD, nhưng máy

của Việt Nam giá chỉ bằng một nửa. Máy của

Việt Nam được đánh giá có độ chính xác

tương đương máy quét các nước tiên tiến

như: Hàn Quốc, Đức, Mỹ.

TS Tuấn cho biết, tùy theo yêu cầu của

khách hàng có thể thiết kế máy với giá thấp

hơn nữa. "Giá tiền khác nhau phụ thuộc vào

yêu cầu độ chính xác. Độ chính xác càng đòi

hỏi cao thì vật tư đầu vào thiết kế máy càng

phải tinh lọc", TS Tuấn nói.

Hiện nhóm nghiên cứu đã nắm được

công nghệ lõi nên khi có yêu cầu chỉ cần hai

tuần có thể chế tạo được chiếc máy scan 3D.

Đặc biệt do máy sản xuất ở trong nước nên có

thể bảo hành trọn đời cho sản phẩm.

Page 4: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 4/46

Ông Tuấn cho biết, một số doanh

nghiệp của Ninh Bình làm nghề chế tác tượng

đá đã đặt hàng muốn chuyển giao công nghệ

quét tượng đá để họ gia công. Ngoài ra có

nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước

ngoài cũng chuyển thiết kế để in thử mẫu,

mong muốn hợp tác.

Nền tảng công nghệ để thiết kế chế tạo

thành công máy scan 3D có được từ kết quả

của Đề tài Nghị định thư Việt Nam - Đài

Loan: “Nghiên cứu và phát triển hệ thống

phát hiện và nhận dạng đối tượng bằng công

nghệ 3D Vision” được thực hiện từ năm 2012-

2014. Trong năm 2017-2018, nhóm nghiên

cứu triển khai tiếp đề tài cấp bộ: "Nghiên cứu

phát triển hệ thống tự động kiểm tra chi tiết cơ

khí dựa trên ảnh 3D". Máy scan 3D có camera

với độ phân giải 20480x1552; Số điểm ảnh 3D

tối đa thu được 2.000.000; Khoảng cách từ đối

tượng tới thiết bị 250-350mm; Vùng thu nhận:

180x120 mm; Độ chính xác của phép đo:

0,01 mm~0.05 mm.

Nguồn: vnexpress.net, 03/08/2018 Trở về đầu trang

**************

Ứng dụng Công nghệ thực tế ảo khám phá vùng sâm Ngọc Linh

Cổng thông tin thực tế ảo du lịch vùng sâm Ngọc Linh.

Chiều 26/7, UBND huyện Nam Trà

My (Quảng Nam) khai trương cổng thông tin

thực tế ảo du lịch vùng sâm Ngọc Linh nhằm

quảng bá và phát triển du lịch Nam Trà My,

biến nó thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền

vững cho địa phương.

Cổng thông tin do Viện Công nghệ

Thông tin và Truyền thông CDIT (Học viện

Công nghệ Bưu chính Viễn thông) xây dựng,

dựa trên công nghệ ảnh 360 độ hay còn gọi là

VR photo (Virtual Reality Photo).

Hình ảnh được thể hiện dưới hai dạng

chính là ảnh ảo trên cao - được thực hiện

bằng máy bay không người lái cho phép

người xem có cái nhìn toàn cảnh về mỗi địa

điểm. Ảnh ảo dưới mặt đất ghi lại chi tiết

cảnh vật xung quanh dưới góc nhìn tương tự

người trực tiếp tham quan.

Du khách truy cập vào

http://namtramy.gov.vn/web360 sẽ đến các

điểm để khám phá. Người xem sẽ có cảm giác

như đang đứng ở tại không gian đó và hoàn

toàn có thể quan sát xung quanh 360 độ ở bất

kỳ góc nhìn nào.

Ngoài ra, muốn kiểm tra sản phẩm

dược liệu của huyện Nam Trà My, du khách

có thể thực hiện bằng điện thoại thông minh.

Người mua chỉ cần quét mã vạch sẽ biết được

nguồn gốc xuất xứ cũng như cách sử dụng

sản phẩm.

Huyện miền núi Nam Trà My được

biết đến là thủ phủ của sâm Ngọc Linh.

Nghiên cứu đã chỉ ra thân và rễ củ sâm Ngọc

Linh chứa 52 saponin triterpen có tính kháng

khuẩn, kháng ung thư, axid béo… Giá trị này

của sâm Ngọc Linh gấp 3 lần sâm Triều Tiên;

hai lần sâm Mỹ và Trung Quốc.

Hiện vào mùng 1 hàng tháng, phiên

chợ sâm được mở tại trung tâm huyện, giá

loại 30 củ một kg khoảng 60-80 triệu đồng;

loại 10 củ một kg 80-100 triệu đồng. Riêng lá

sâm tươi 5,5-6,5 triệu đồng mỗi kg. Giá bán

Page 5: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 5/46

tùy thuộc vào tuổi đời, sâm có nhiều năm tuổi

giá trị càng lớn.

Nguồn: vnexpress.net, 26/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về sở hữu công nghiệp

Giao diện cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp

Với hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu

công nghiệp, doanh nghiệp Việt sẽ chủ động

khi tiếp cận thông tin để nghiên cứu và

thương mại hóa tài sản trí tuệ.

Với mỗi doanh nghiệp, thông tin về sở

hữu công nghiệp có vai trò quan trọng trong

hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhất là ở

môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Tuy nhiên tại Việt Nam, việc cung cấp

thông tin về sở hữu công nghiệp hiện còn hạn

chế, chưa kịp thời, mới phục vụ cho hoạt

động xác lập quyền, chưa đáp ứng được yêu

cầu của doanh nghiệp trong tiếp cận và khai

thác thông tin phục vụ nghiên cứu và triển

khai, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và khai

thác sáng chế.

Từ thực tế đó, Bộ Khoa học và Công

nghệ đã giao cho Viện Khoa học sở hữu trí

tuệ chủ trì dự án "Thiết lập, duy trì và phát

triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối

tượng sở hữu công nghiệp và công cụ khai

thác phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 2/2017 đến

tháng 1/2019 với sự tham gia của đơn vị phối

hợp là Cục Sở hữu trí tuệ và Công ty MITEC.

Dự án sẽ cung cấp thông tin và tư vấn

cần thiết để doanh nghiệp đưa ra các quyết

định liên quan đến tài sản trí tuệ kịp thời,

đúng quy định; nghiên cứu giúp đưa thông

tin tin cậy về tình trạng pháp lý của tài sản trí

tuệ cho các doanh nghiệp Việt, giúp giảm

thiểu rủi ro khi tham gia thị trường khoa học

công nghệ.

Với dự án này, doanh nghiệp Việt sẽ

chủ động hơn khi tiếp cận thông tin sở hữu

công nghiệp phục vụ nghiên cứu và triển khai

thương mại hóa tài sản trí tuệ, nhất là sáng

chế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội.

Ông Tạ Quang Minh, Viện trưởng

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cho biết nhóm

đã xây dựng được bản demo về Hệ thống cơ

sở dữ liệu và công cụ khai thác phục vụ

doanh nghiệp gồm bốn module là: Tra cứu cơ

sở dữ liệu, cập nhật thông tin, yêu cầu dịch vụ

và sàn giao dịch. Các module được thiết kế

với giao diện dễ sử dụng và hiện đại, dễ dàng

cho người sử dụng.

Trong giai đoạn tiếp theo, Viện cùng

đơn vị phối hợp sẽ vận hành thử nghiệm, hiệu

chỉnh và hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về

sở hữu công nghiệp. Sau đó hệ thống sẽ đi

vào hoạt động chính thức, phục vụ doanh

nghiệp trong việc bảo hộ, bảo vệ, quản trị và

phát triển các tài sản trí tuệ của mình.

Nguồn: vnexpress.net, 22/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 6: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 6/46

Ứng dụng công nghệ chế tạo dầm cầu bê tông dự ứng lực căng trước ở Việt Nam

Công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng

lực (BTDƯL) căng trước được phát triển theo

hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do phù

hợp với việc chế tạo các cấu kiện định hình

trong nhà máy hoặc trên công trường.

Công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng

lực (BTDƯL) căng trước được phát triển theo

hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do phù

hợp với việc chế tạo các cấu kiện định hình

trong nhà máy hoặc trên công trường. Ở Việt

Nam đã sử dụng nhiều công nghệ đúc trên bệ

đúc cố định và gần đây là các bệ đúc lưu động

lắp ghép và bán lắp ghép như đối với dầm I

cánh rộng, dầm chữ U và dầm chữ T ngược.

Tùy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển cụ

thể có thể áp dụng các phương án thiết kế bệ

đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm trên

công trường.

Dầm BTDƯL căng trước thường sử

dụng các tao cốt thép đơn, lực căng trước

trong cốt thép được duy trì và truyền lên bê

tông dầm thông qua dính bám của cốt thép

với bê tông mà không cần kết cấu neo. Đối

với dầm sử dụng bê tông tính năng cao, các

bộ phận của dầm được giảm mỏng và áp dụng

hình thức bán lắp ghép như dầm I cánh rộng,

dầm chữ U và dầm chữ T ngược đều sử dụng

cốt thép tao đơn.

Công nghệ chế tạo dầm BTDƯL căng

trước, còn gọi là dầm tiền áp, được phát triển

theo hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do

những lý do sau:

- Yêu cầu phải có giá tạo lực chịu tải

trọng lớn;

- Hàng loạt dầm cùng được chế tạo

trên một bệ;

- Qui trình chế tạo dầm thực hiện theo

một dây chuyền sản xuất đồng bộ, rút ngắn

tối đa thời gian đúc một phiến dầm;

- Có thiết bị cẩu trục với sức nâng lớn

để hỗ trợ các công đoạn trong dây chuyền và

bốc xếp sản phẩm, giải phóng bệ đúc;

- Chủ động sản xuất, không phụ thuộc

thời tiết.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, trong các

dự án việc sử dụng các dầm chế tạo tại bãi

đúc công trường vẫn chiếm ưu thế do giảm

được khâu vận chuyển dầm và vẫn sử dụng

dầm căng sau bằng các bó cáp dự ứng lực để

tránh chế tạo bệ căn.

Dầm bê tông thường được được chế

tạo trong nhà máy bê tông đúc sẵn hoặc trên

công trường theo một trong ba công nghệ sau:

Một số công nghệ chế tạo dầm

BTDƯL căng trước đã áp dụng ở Việt Nam

Công nghệ đúc trên bệ đúc cố định

BTCT, sử dụng cốt thép bó sợi song song

Đây là công nghệ của Liên Xô (cũ)

trang bị để sản xuất các dầm cầu cho các nhịp

dẫn cầu Thăng Long. Công nghệ này đúc các

dầm định hình chữ T chiều dài 24.5m và

33.7m sử dụng bó cốt thép gồm 24 sợi và 48

sợi đường kính ∅5mm cường độ cao và neo

quả trám. Bệ đúc dạng bể và bảo dưỡng bằng

hơi nước nóng nhiệt độ 70oC, thời gian gia

nhiệt kéo dài 36 giờ. Khi nguồn cốt thép tao

xoắn 7 sợi xuất hiện phổ biến, đồng thời công

Page 7: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 7/46

nghệ kéo sau trên bãi đúc công trường được

triển khai rộng rãi công nghệ này không còn

được áp dụng.

Công nghệ đúc trên bệ đúc cố định

BTCT, sử dụng tao xoắn 7 sợi kéo đơn

Công nghệ này có trước năm 1975,

nhập khẩu từ Mỹ và phát triển mạnh cung cấp

nhiều loại dầm khẩu độ từ 12.7m đến 24.5m

cho các tỉnh từ Quảng Trị trở vào. Sau năm

1975, Nhà máy dầm Châu Thới, nay là Công

ty Cổ phần Bê tông 6 Châu Thới vẫn được

duy trì và phát triển. Bệ đúc dạng bể BTCT

nửa chìm, nửa nổi căng kéo cốt thép tao đơn

và bảo dưỡng gia nhiệt bằng hơi nước hoặc

ngâm nước nóng. Dầm đúc hiện nay là các

loại chữ I, chữ T, bản rỗng, chữ T ngược và

dầm SuperT.

Công nghệ đúc trên bệ cố định tại

công trường

Công nghệ này được triển khai sử

dụng cho các dự án có các nhịp dầm Super T.

Bệ đúc đồng thời là ván khuôn dầm và là bệ

căng cốt thép. Bệ neo là các dầm kích tựa vào

đầu bệ đúc. Bê tông dầm sử dụng phụ gia

cường độ sớm và được bảo dưỡng bằng tưới

nước. Chiều dài dầm đã đúc là 42m. Các bệ

đúc chỉ sử dụng một lần cho từng dự án cầu.

Sử dụng bệ đúc lưu động lắp ghép và

bán lắp ghép

Đối với các dầm bản rỗng khẩu độ 18m

thường được đúc trên công trường trên giá đúc

bằng thép. Giá đúc sử dụng ván khuôn thành

làm thanh chống cho bệ căng. Có thể ghép đôi,

ghép ba dầm trên một giá đúc hoặc chiều dài

giá đúc bằng hai lần chiều dài dầm để cùng lúc

căng cốt thép cho hai phiến dầm, sau đó dùng

máy cắt cốt thép ở vị trí tiếp giáp giữa hai

dầm. Đúc dầm chữ T ngược khẩu độ 15m trên

giá đúc bằng thép lưu động và bệ đúc bán lắp

ghép trên công trường.

Công nghệ chế tạo dầm BTDƯL căng

trước là một công nghệ phù hợp trong chế tạo

các cấu kiện định hình trong nhà máy hoặc

trên công trường. Ở Việt Nam đã sử dụng

nhiều công nghệ đúc trên bệ đúc cố định và

gần đây là các bệ đúc lưu động lắp ghép và

bán lắp ghép. Việc sử dụng bệ đúc lưu động

trên công trường cho phép sử dụng luân

chuyển, giảm chi phí bệ đúc, chi phí vận

chuyển và phù hợp với sản lượng dầm nhỏ và

vừa. Tùy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển

cụ thể có thể áp dụng các phương án thiết kế

bệ đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm

trên công trường.

Nguồn: vista.gov.vn, 05/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Thép cacbon siêu thấp ứng dụng trong công nghiệp

Ở Việt Nam, nhu cầu về các loại thép

tấm các bon rất thấp (C < 0,02%) và các bon

siêu thấp (C < 0,005%) ở dạng cán nóng hay

cán nguội ngày càng tăng về số lượng và

chủng loại. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam

hiện chưa sử dụng công nghệ tinh luyện chân

không và không có thiết bị đúc phôi dẹt (hoặc

phôi tấm) nên vẫn chưa sản xuất được loại

thép cuộn này để cung cấp cho nhu cầu trong

nước. Trong trường hợp nhập khẩu để cung

Page 8: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 8/46

cấp cho gia công chế tạo sản phẩm, cần có

chế độ gia công và tạo hình kết hợp với xử lý

nhiệt phù hợp thì mới nâng cao được cơ tính,

khai thác hiệu quả tính năng và đảm bảo tính

kinh tế.

Thép ULC bắt đầu được sản xuất rộng

rãi trên thế giới từ những năm 1970. Ban đầu,

hàm lượng các bon (C) trong thép ULC đạt

khoảng 200 ppm ( ͌ 0,02%); nhưng sau này, do

có sự xuất hiện của công nghệ tinh luyện chân

không nên hàm lượng C trong thép ULC

thường thấp hơn 50 ppm ( ͌ 0,005%) [1,2]. Nhờ

hàm lượng C siêu thấp nên thép ULC có tính

dẻo cao, tính dập sâu tốt, rất phù hợp cho chế

tạo các sản phẩm phải qua công đoạn gia công

tạo hình để ứng dụng trong công nghiệp ô tô,

thực phẩm, dầu khí, giao thông vận tải,…

Thép ULC có hàm lượng siêu thấp và

thường chứa một lượng nhỏ các nguyên tố

khác như mangan (Mn) và silic (Si) để tăng

độ bền; loại thép này được sử dụng phổ biến

trong chế tạo các chi tiết dập nguội cần độ

biến dạng lớn, yêu cầu ghép nối bằng công

nghệ hàn hoặc phải qua công đoạn sơn phủ bề

mặt. Do có hàm lượng C siêu thấp nên thép

có độ dẻo cao và có thể tiến hành gia công

biến dạng nguội; nhờ đó mà tiết kiệm được

năng lượng, tăng chất lượng bề mặt và tăng

độ bền cho sản phẩm mặc dù chỉ sử dụng một

lượng nhỏ các nguyên tố hợp kim.

Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu chế tạo

thép cacbon siêu thấp ứng dụng trong công

nghiệp” là một hướng đi mới, có ý nghĩa khoa

học và thực tiễn. Do Cơ quan chủ trì: Hội

KHKT Đúc Luyện kim Việt Nam phối hợp

cùng Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Bùi Anh

Hòa để thực hiện. Mục đích và nội dung

nghiên cứu có tính cấp thiết đối với việc nấu

luyện được thép các bon siêu thấp ở trong

nước, sử dụng hiệu quả loại thép này trong

công nghiệp và góp phần vào sự phát triển

của ngành thép Việt Nam trong những năm

tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung

vào công nghệ nấu luyện thép các bon siêu

thấp, quy trình gia công biến dạng và chế độ

xử lý nhiệt để đạt được cơ tính phù hợp cho

mục đích dập sâu chế tạo sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm

phân tích và tổng hợp tài liệu, lựa chọn quy

trình và tiến hành thí nghiệm, phân tích kiểm

tra thành phần, cơ tính và tổ chức tế vi của

mẫu thép. Trên cơ sở xử lý số liệu thí nghiệm

sẽ phân tích, so sánh và đánh giá khả năng

ứng dụng loại thép này vào thực tế Việt Nam.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

1) Đề tài đã chế tạo thép ULC với kết

quả như sau:

- Hàm lượng C: 0,0031÷0,0045 %;

- Cơ tính sau quá trình ủ kết tinh lại;

+ Giới hạn bền: 252÷351 MPa;

+ Giới hạn chảy: 164÷285 MPa;

+ Độ giãn dài: 42,9÷51,4 %;

2) Quy trình chế tạo thép ULC gồm

nấu luyện, tinh luyện chân không, gia công

biến dạng và xử lý nhiệt được mô tả như

trong hình 2.

3) Kết quả nghiên cứu đã công bố

trong Hội nghị khoa học cấp quốc gia “Luyện

kim và Công nghệ vật liệu tiên tiến” tổ chức

tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vào

tháng 10/2016.

4) Tham gia đào tạo 01 nghiên cứu

sinh chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu với đề tài

"Nghiên cứu chế tạo thép các bon siêu thấp

trong công nghiệp ô tô”.

Nguồn: vista.gov.vn, 10/7/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 9: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 9/46

Stent mạch vành "made in Vietnam"

Stent mạch vành "made in Vietnam"

có chất lượng tương đương dòng nhập khẩu

nhưng giá thành chỉ bằng 70%.

"Nghiên cứu phát triển và làm chủ quy

trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và

stent phủ thuốc tại Việt Nam" thực hiện từ

năm 2013 của Công ty cổ phần nhà máy trang

thiết bị y tế USM Healthcare tạo ra bóng

nong động mạch vành, stent động mạch vành

phủ thuốc "made in Vietnam" đầu tiên.

Sản phẩm đã thử nghiệm lâm sàng

thành công và được các chuyên gia đánh giá là

niềm tự hào của ngành sản xuất thiết bị y tế kỹ

thuật cao của Việt Nam. Dự án thuộc Chương

trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến

năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất stent tại nhà máy USM Healthcare

Đề án xuất phát từ thực tế gần 20 năm

qua thị trường thiết bị can thiệp tim mạch của

Việt Nam đều bị thống lĩnh bởi các sản phẩm

nhập khẩu, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và châu

Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Ấn Độ

và Trung Quốc bắt đầu tràn ngập Việt Nam.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh

vực thiết bị y tế, bà Võ Xuân Bội Lâm, người

sáng lập công ty USM Healthcare mong muốn

tạo ra stent mạch vành "made in Việt Nam".

Năm 2013, bà mạnh dạn tìm đến Bộ

Khoa học và Công nghệ xin tham gia vào

chuỗi các dự án phát triển công nghệ cao. Sau

khi trình bày ý tưởng, lập đề án và chứng

minh được tính khả thi, bà Lâm được Bộ

khuyến khích và hỗ trợ một phần kinh phí

triển khai.

UBND TP HCM cũng đồng ý hỗ trợ

lãi suất thông qua chương trình kích cầu và

cho xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ

cao, quận 9.

Sau 5 năm, trải qua nhiều khó khăn từ

xây dựng nhà máy, nghiên cứu và làm chủ

công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài,

tuân thủ đúng theo quy trình thử nghiệm của

Bộ Y tế, stent mạch vành và bóng nong mạch

của Việt Nam đã thành công sau khi thử

nghiệm trên động vật và người bệnh.

Việc thử nghiệm lâm sàng thực hiện

tại các bệnh viện lớn và uy tín như Chợ Rẫy,

Bệnh viện E, Nhân dân Gia định và Đa khoa

Trung Ương Huế… Sản phẩm được Bộ Y tế

và các bác sĩ đầu ngành về tim mạch ủng hộ

và tin tưởng.

"Tất cả kết quả thử nghiệm lâm sàng

trên bệnh nhân đều thành công, không bị các

biến cố bất lợi trong quá trình thực hiện thủ

thuật và theo dõi sau can thiệp đặt stent", báo

cáo khoa học của GS Nguyễn Thành Nhân,

Chủ tịch Hội tim mạch can thiệp TP HCM tại

Hội nghị Tim mạch can thiệp toàn quốc 2017

về stent do Việt Nam sản xuất.

Stent mạch vành.

Page 10: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 10/46

Các chuyên gia đánh giá, việc sản

xuất thành công sản phẩm của Việt Nam đã

mở ra thị trường vật tư can thiệp tim mạch

có chất lượng tương đương sản phẩm từ châu

Âu, Mỹ nhưng giá thành chỉ bằng 60-70%

giá nhập khẩu.

Điều này giúp các bệnh nhân điều kiện

khó khăn có cơ hội tiếp cận với các vật tư và

phương pháp điều trị hiện đại, giảm đáng kể

gánh nặng chi trả cho bảo hiểm y tế xã hội

Việt Nam. Ước tính hàng năm số tiền thanh

toán cho bảo hiểm y tế chi trả gần 1.000 tỷ

đồng cho sản phẩm stent và bóng nong mạch.

Với kết quả trên, USM Healhcare trở

thành nhà máy thứ hai ở Đông Nam Á sản

xuất được stent mạch vành và bóng nong

mạch vành. Nhà máy đạt được các chỉ tiêu

sản xuất trang thiết bị y tế như ISO 9001; ISO

13485; GMP- WHO. Hiện sản phẩm được

cấp phép lưu hành tại Việt Nam và xuất khẩu

châu Âu. Theo các chuyên gia đầu ngành về

tim mạch, stent của Việt Nam sẽ tìm được

chỗ đứng không chỉ trong khu vực mà còn ở

châu Âu và Mỹ.

Thời gian tới, các kỹ sư và nhà khoa

học của nhà máy sẽ tiếp tục theo dõi số lượng

lớn bệnh nhân tại nhiều trung tâm tim mạch

can thiệp trong và ngoài nước để có thêm dữ

liệu lâm sàng, từ đó khẳng định thêm chất

lượng của sản phẩm Việt Nam.

Nguồn: vnexpress.net, 19/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Máy chiếu tia plasma lạnh hỗ trợ lành vết thương

Tác động của plasma trong tiến trình liền vết thương.

Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng, Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tác giả

của máy chiếu tia plasma lạnh giải thích về cơ

chế này. Anh cho biết, để plasma lạnh giúp

liền thương có thể chia làm 3 tác động chính.

Thứ nhất, plasma tiêu diệt các vi sinh

vật cản trở quá trình liền vết thương như: vi

khuẩn, virus và nấm. Khi tiếp xúc với vi sinh

vật plasma có thể phá vỡ màng tế bào của

chúng nhờ sự bắn phá của ion và electron

cũng như sự ăn mòn của các gốc tự do, hoạt

chất. Các gốc tự do và tia cực tím còn có thể

xuyên qua màng tế bào của vi sinh vật để làm

mất hoạt tính của protein khiến cho vi sinh

vật không thể hoạt động.

Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn đơn lẻ,

plasma còn phá hủy màng sinh học do vi

khuẩn tạo ra. Việc hình thành màng sinh học

giúp cho vi khuẩn chống chịu tốt hơn với điều

kiện bất lợi, khiến cho vết thương không thể

lành.

Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn thường,

plasma còn tiêu diệt được vi khuẩn kháng

kháng sinh. Do plasma là tác nhân vật lý, và

đa tác nhân nên vi khuẩn cũng không thể biến

đổi để hình thành khả năng kháng plasma.

Đối với plasma, vi khuẩn thường hay vi

khuẩn kháng kháng sinh đều bị tiêu diệt.

Thứ hai, plasma có thể polime hoá

dịch cơ thể ở vết thương tạo nên một lớp

màng protein bảo vệ nền vết thương, chống vi

khuẩn tái xâm nhập.

Thứ ba, plasma giúp cơ thể giải phóng

các yếu tố tăng trưởng liền thương để vết

thương liền nhanh hơn. Có thể liệt kê các tác

Page 11: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 11/46

động hỗ trợ đó là: tăng lưu thông máu, tăng

sinh tân mạch, tiêu diệt nội độc tố, giảm

viêm, giảm đau, tăng sinh tế bào, tăng sinh

collagen, kích thích tái tạo biểu bì.

Quá trình liền vết thương thường trải

qua ba pha chính là: pha viêm, pha tăng sinh

và pha tái tạo.

Trong quá trình này, plasma hỗ trợ rất

tốt cho hai pha đầu là pha viêm và pha tăng

sinh khiến cho các pha này diễn ra nhanh hơn

nên vết thương cũng liền nhanh hơn và diễn

tiến bình thường hơn, gián tiếp giúp pha tái tạo

thuận lợi, giảm hình thành co kéo tạo sẹo xấu.

Plasma là trạng thái ion hoá nên thành

phần của plasma luôn có chứa các hạt mang

điện là ion và electron tự do khiến cho plasma

có tính dẫn điện rất tốt. Bên cạnh các hạt

mang điện tích, là trạng thái có năng lượng

cao plasma còn phát sáng, chứa các gốc tự do

và hoạt chất. Các thành phần này khi tiếp xúc

với môi trường có thể biến đổi môi trường đó

tạo nên rất nhiều ứng dụng của plasma.

Plasma lạnh là plasma ở nhiệt độ

phòng nên có thể tác động trực tiếp lên vết

thương hở biến đổi môi trường vết thương để

giúp các vết thương hở liền nhanh hơn.

Nguồn: vnexpress.net, 21/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Thiết bị quang đông cầm máu (APC)

KS Lê Huy Tuấn giới thiệu các thiết bị tại Triển lãm thiết bị y tế tại Đà Nẵng tháng 7/2018

Những ngày cuối tháng 7, kỹ sư Lê

Huy Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Công

nghệ laser thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ,

đang chuẩn bị hoàn thiện thiết bị quang đông

cầm máu (APC) cho mô mềm, sẵn sàng cho

công tác nghiệm thu, bàn giao. Thiết bị này

được đưa vào ứng dụng sẽ giúp các bác sĩ

rảnh tay trong mỗi ca phẫu thuật vì sẽ hỗ trợ

tối đa cho việc cầm máu.

KS Tuấn mô tả, bản chất của kỹ thuật

là tạo ra luồng (dòng tia) plasma màu xanh

tím được ion hóa trong môi trường khí argon

- một nguyên tố hóa học có số thứ tự 18 trong

bảng tuần hoàn mà người ta vẫn gọi là khí trơ.

Bằng kỹ thuật điều khiển, với luồng

plasma sinh ra bởi điện, từ trường, nhưng

được khống chế, kiểm soát phương, hướng

chiếu chùm tia plasma giúp đạt thủ thuật tốt

nhất trong điều trị cầm máu. Đến nay các

tham số vật lý đã được tính toán tối ưu. Các

thí nghiệm cho thấy với những tia máu li ti ở

mô mềm đã được ngăn tối đa, thuận tiện cho

những ca phẫu thuật dạ dày, sản khoa...

Kể về quá trình thiết kế thiết bị cầm

máu, ông Tuấn cho biết đã đi đến các hãng để

mò mẫm, mua đủ loại van điều khiển áp suất

luồng khí của Đức, Mỹ và Hàn Quốc về làm

thử. Khi lựa chọn được các dòng thông số tối

ưu, KS Tuấn mới lắp đặt thành máy và thử

nghiệm cầm máu trên thịt động vật. Thấy thành

công ông mới vẽ, mô tả để chế tạo thiết bị.

“Đã có hàng trăm bản vẽ được hình

thành. Tôi cứ vẽ xong không ưng ý lại bỏ. Đến

giờ thì đã chọn được phương án tối ưu. Máy

Page 12: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 12/46

có hình thức bắt mắt và dòng tia tạo màu laser

đẹp tôi mới cho lắp đặt”, ông Tuấn chia sẻ.

Ông luôn tâm niệm thứ theo đuổi trong

nghiên cứu ứng dụng phải chất lượng, an toàn

và hình thức phải đẹp. Đạt được những điều

này thì kết quả nghiên cứu sẽ được thị trường

đón nhận. Khi đó nhà khoa học, nhà nghiên

cứu sẽ có cơ hội tiếp tục theo đuổi đam mê.

Kỹ sư 60 tuổi tâm sự, sau khi hoàn

thiện và bàn giao thiết bị cầm máu sẽ thực

hiện tiếp khát vọng làm các thiết bị laser ứng

dụng trong công nghiệp. “Tôi muốn làm được

những chiếc máy cắt, hàn tự động bằng laser

của riêng mình”, KS Lê Huy Tuấn cho biết.

Nguồn: vnexpress.net, 26/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Chất chống ung thư từ rau dền

Trong rau dền cơm có hợp chất quý chống lại tế bào ung thư.

Cây rau dền cơm vốn được biết đến

với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, lợi tiểu,

điều trị ong đốt, mụn nhọt. Ở các nước Ấn

Độ, Philippines, rau dền cơm được dùng điều

trị tiểu đường, thiếu máu. Các nghiên cứu về

sinh học, dược lý hiện đại đã chỉ ra dền cơm

có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và

kháng khuẩn.

Đi tìm câu trả lời về các thành phần

hóa học có trong cây rau dền, nhóm nghiên

cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát

triển Thuốc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã

thực hiện phân lập, tách chiết các hợp chất tự

nhiên trong cây rau dền cơm ở Việt Nam.

Trong hai năm nghiên cứu, từ mẫu rau

dền cơm thu được ngoài tự nhiên, các nhà

khoa học đã phát hiện hợp chất hiếm gặp có

thể gây độc lên tế bào ung thư.

TS Lê Nguyễn Thành, thành viên

nhóm nghiên cứu cho biết, hiện nhóm mới

dùng hoạt chất tách chiết từ rau dền gây độc

lên tế bào. Để kiểm nghiệm thực tế cũng như

xác định được cơ chế gây độc sẽ cần thêm

nhiều nghiên cứu. Đặc biệt, để tách chiết các

hoạt chất sạch có tính năng gây độc lên tế bào

ung thư với lượng lớn là khó khăn do lá rau

dền nhiều diệp lục và các chất khác.

Mặc dù vậy giới chuyên môn đánh giá,

kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung dữ

liệu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính

sinh học của cây dền cơm ở Việt Nam. Từ đây

Việt Nam có thể định hướng cho các nghiên

cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học của rau dền

cơm - loại rau xanh rất nhiều ngoài tự nhiên.

Cây rau dền cơm có tên khoa học là A.

lividus L. Hiện các nhà khoa học đã tiến hành

xác định thành phần acid béo gồm acid béo no

50,92% (myristic acid, pentadecanoic acid,

pamitic acid, stearic acid) và acid béo không

no 49,08% (linoleic acid, linolenic acid).

Có 7 hợp chất được phân lập và xác

định cấu trúc, gồm palmitic acid (AVH3),

triacontanol (AVH5), spinasterol (AVH2),

cycloeucalenol (AVH8), cholesterol (AVH9),

oleanolic acid (AVH4) và 3,4-seco-olean-12-

en-4-ol-3,28-dioic acid (AVE7). Ngoại trừ

Page 13: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

7Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 13/46

hợp chất AVH2, các chất còn lại được báo cáo

phân lập lần đầu tiên từ cây dền cơm A. lividus

(A. viridis).

Đặc biệt, hợp chất 3,4-seco-olean-12-

en-4-ol-3,28-dioic acid (AVE7) là hợp chất ít

gặp, là sản phẩm chuyển hóa của oleanolic

acid bởi nấm hay mới chỉ được phân lập từ cây

Ligularia intermedia. Hợp chất AVE7 thể hiện

hoạt tính gây độc tế bào trung bình trên 4 dòng

tế bào ung thư KB, HepG2, SK-LU-1 và

MCF7với IC50 từ 32.03-43.45 μg/ml.

Nguồn: vnexpress.net, 27/06/2018 Trở về đầu trang

**************

Chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Cây bù dẻ tía phân bố nhiều ở các khu rừng thứ sinh của Việt Nam.

PGS Nguyễn Thị Hoài, Trưởng khoa

Dược, Đại học Y Dược (Đại học Huế) biết

đến cây bù dẻ tía thật tình cờ. Chị kể, từ xưa

đã nghe chuyện những ông lang, bà mế vùng

dân tộc có bài thuốc chữa khỏi nhiều bệnh.

Để kiểm nghiệm, chị tìm về bản làng, thu

thập mẫu cây nghiên cứu. Chỉ có những bằng

chứng khoa học mới đủ thuyết phục về tác

dụng của cây dược liệu này.

Năm 2012, tại vùng núi Quảng Trị, chị

chọn lọc được 30 mẫu cây thuốc và mất hơn

một năm làm thí nghiệm phân tích, nghiên

cứu, sàng lọc các mẫu dịch chiết xuất từ cây.

Bằng nhiều phương pháp, đến nay

nhóm nghiên cứu công bố đã phân lập được

hai hợp chất quý có trong cây bù dẻ

tía. Chúng có hoạt tính mạnh, có thể ức chế

sự phát triển và diệt tế bào ung thư.

Chia sẻ với VnExpress, PGS Hoài cho

biết, nhóm nghiên cứu mới dừng ở mức thử

nghiệm lên tế bào ung thư trong ống nghiệm.

Để đến bước làm ra sản phẩm thuốc bán trên

thị trường còn một chặng đường rất dài, sẽ

phải qua các bước thử độc tính, làm trên

chuột thí nghiệm, các đánh giá lâm sàng.

“Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã

cho kết quả rất tốt nhưng khi tác động lên cơ

thể sống cần thêm nhiều đánh giá. Phải xem

tác dụng của hoạt chất lên cơ thể sống ra sao?

Hoạt chất này chuyển hóa thế nào trong cơ

thể? Cơ thể có khả năng hấp thu được hay

gây ra độc tính...”, PGS Hoài nói và cho biết

hiện chưa có kinh phí để triển khai tiếp các

nghiên cứu này.

Chị lý giải, thông thường kinh phí nhà

nước cấp cho đề tài nghiên cứu sẽ là năm nay

cho đề tài này, năm sau đề tài khác. Vì thế

khó để nghiên cứu đến cùng ra sản phẩm có

thể thương mại. Mặc dù vậy chị vẫn mong

ước nhận được đầu tư để tìm ra bài thuốc quý

cho người dân sử dụng giá rẻ.

Đánh giá cao ý nghĩa của công trình

nghiên cứu này, Giải thưởng nghiên cứu khoa

học dành cho nữ giới L’Oreal - UNESCO vì

Page 14: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 14/46

sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã trao

giải thưởng Nhà khoa hoc nữ xuất sắc năm

2017 cho PGS Nguyễn Thị Hoài.

Chị hiện sở hữu 84 công trình nghiên

cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học,

trong đó có 21 công trình công bố trên tạp chí

quốc tế chuyên ngành. Trong số này có nhiều

nghiên cứu về cây dược liệu có tác dụng ngăn

ngừa, ức chế các tế bào ung thư, oxy hóa.

Cây bù dẻ tía có tên khoa học là Uvaria

grandiflora Roxb. ex Hornem, thuộc

họ Annonaceae.

Bằng việc kết hợp các phương pháp sắc

ký, hai saponin glycosid thuộc nhóm tritecpen

là ardisiacrispin B (1) và sakurasosaponin (2)

đã được phân lập từ phân đoạn n-butanol của

cây bù dẻ tía. Cấu trúc của 2 saponin này được

xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân

một chiều, hai chiều (1D, 2D-NMR), phổ khối

bụi điện tử (ESI-MS). Đây là lần đầu tiên hai

hợp chất này được phân lập từ chi bù dẻ

(Uvaria), họ na (Annonaceae).

Bù dẻ tía là cây dây leo thân gỗ, dài 8-

10m, cành non có lông tơ màu vàng nâu. Lá

lúc non có lông vàng, lúc già đổi màu nâu và

có màu ôliu lúc khô.

Cây có hoa thường mọc đơn độc, cuống

hoa dài 1-2 cm, có 2 lá dạng lớn. Cây ra hoa

vào tháng 4-6, có quả tháng 8-9 hàng năm. Bù

dẻ tía mọc trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới

300 m, phân bố tự nhiên ở nhiều nơi

như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị,

Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,

Khánh Hòa và Đồng Nai.

Ngoài ra, cây còn phân bố ở Ấn Độ,

Mianma, Trung Quốc, Xrilanka, Malaysia và

Indonesia.

.

Nguồn: vnexpress.net, 29/06/2018 Trở về đầu trang

**************

Hoạt chất diệt tế bào ung thư mạnh từ cây rừng Tây Nguyên

Cây đỉnh tùng trưởng thành đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại Lâm Đồng.

Quá trình nghiên cứu 15 loài cây lá

kim ở Tây Nguyên, các nhà khoa học của Bảo

tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Hóa học,

Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt

Nam đã phát hiện cây đỉnh tùng có hoạt tính

sinh học mạnh với các tế bào không có lợi

cho con người.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn các cây:

đỉnh tùng, thông lá dẹt, kim giao núi đất và du

sam núi đất để phân lập, tìm kiếm hợp chất có

giá trị cho y học. Trong số 33 hợp chất từ bốn

loài cây này có hai chất galangnin và

isolariciresinol lần đầu tiên được phát hiện ở

Page 15: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 15/46

cây thông lá dẹt và một chất mới

Norisoharringtonine từ vỏ cây đỉnh tùng.

Chất mới phát hiện từ cây đỉnh tùng có

khả năng ức chế mạnh khi thử nghiệm trong

phòng thí nghiệm lên các dòng tế bào ung

thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2),

ung thư phổi (LU) và ung thư vú.

PGS Đinh Thị Phòng (Bảo tàng Thiên

nhiên Việt Nam, chủ nhiệm đề tài) cho

biết, nhiều loài cây trong tự nhiên có chất

kháng một số dòng tế bào ung thư nhưng hoạt

tính không mạnh và có thể suy yếu khi tác

động lên tế bào ung thư khi thử nghiệm

pilot. Riêng hoạt chất Norisoharringtonine có

tác dụng ức chế rất mạnh với bốn dòng tế bào

ung thư nêu trên.

Dẫu vậy để ứng dụng nghiên cứu vào

sản xuất thuốc là cả một chặng đường dài.

Sau kết quả ở phòng thí nghiệm, hoạt chất

mới cần qua các bước thử nghiệm trên chuột

và lâm sàng trên người.

Một khó khăn nữa là nguyên liệu đầu

vào vô cùng khan hiếm do hoạt chất mới chỉ

có hoạt tính mạnh khi tách chiết từ cây trưởng

thành từ 5-10 năm tuổi. Trong khi, cây đỉnh

tùng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tỉnh Lâm Đồng hiện chỉ còn 34 cây đỉnh

tùng, trong đó có năm cây trưởng thành.

Đây là kết quả đề tài nghiên cứu tính đa

dạng nguồn gen di truyền và thành phần hóa

học một số loài lá kim ở Tây Nguyên, đề xuất

giải pháp bảo tồn, sử dụng. Đề tài thuộc

chương trình khoa học và công nghệ phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

(Chương trình Tây Nguyên 3) - đã nghiệm thu

đạt kết quả xuất sắc đầu năm 2017.

Cây đỉnh tùng - tên khoa

học Cephalotaxaceae - là một loài thực vật cổ.

Cây mọc rải rác trong tầng cây gỗ nhỏ

hay tầng cây bụi trong rừng rậm nhiệt đới

thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng

600 - 1.500 m, nơi có ít ánh sáng, trên tầng đất

dày và ẩm.

Ở Việt Nam cây đỉnh tùng phân bố tại

Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa (Lũng văn),

Quảng Trị (giữa Hòn Rao và A Dua), Thừa

Thiên Huế, Kontum (Đắc Glây, Đắc Tô: Ngọc

Pan, Sa Thầy), Gia Lai, Lâm Đồng (Di Linh:

núi Braian). Đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng

phát hiện có đỉnh tùng.

Gỗ đỉnh tùng có chất lượng cao, chịu

mối mọt, được sử dụng làm đồ mỹ nghệ cao

cấp. Hạt có dược tính, còn vỏ đỉnh tùng Hải

Nam dùng chữa sốt (Tripp, 1995).

Nguồn: vnexpress.net, 23/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Hai loài lan mới cho hệ thực vật Việt Nam

Loài mới được tìm thấy ở Lào Cai và

Khánh Hòa cho thấy hệ lan Việt Nam rất đa

dạng và phong phú.

Lan Gastrochilus setosus Aver. et

Vuong được tìm thấy ở rừng Si Ma Cai (Lào

Cai).

Thạc sĩ Trương Bá Vương, Viện sinh

học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam), người công bố cho

biết, đây là loài lan nhỏ màu xanh vàng, đầu

môi hoa gần như tròn, cựa song song với bầu

noãn và có nhiều lông. Thân của chúng nhỏ

và được bao bọc bởi lá xếp gần sát chạm vào

nhau.

Page 16: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 16/46

Loài Gastrochilus setosus Aver. et Vuong.

Loài thứ hai là Podochilus truongtamii

Aver. et Vuong phát hiện ở Khu bảo tồn thiên

nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa). Chúng có đặc

điểm như phát hoa dài khoảng 3,5 cm, gốc

môi có thành dựng thẳng, dày. Đây là loài thứ

hai của chi Podochilus ở khu vực này.

Podochilus truongtamii Aver. et Vuong

Việt Nam hiện có khoảng 1.243 loài lan.

Nguồn: vnexpress.net, 20/7/2018 Trở về đầu trang

**************

Công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ sinh khối, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất túi ni lông phân hủy sinh học

Túi nhựa (túi ni lông) là sản phẩm

được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại

Việt Nam, nhưng đây lại là một trong những

nguồn ô nhiễm môi trường lớn và đặc biệt

nguy hại. Túi nhựa được làm từ nhựa PE, PP

không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào

để làm túi nhựa mềm, dẻo, dai lại độc hại đối

với sức khỏe. Hơn nữa, nguyên liệu sản xuất

ra túi nhựa chủ yếu là hydrocacbon bắt nguồn

từ dầu mỏ, là nguồn nguyên liệu đang ngày

càng cạn kiệt. Vì những lý do trên, loại túi

nhựa có khả năng tự phân hủy, ít độc hại và

sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo là

polymer sinh học đã được sử dụng ở nhiều

nơi trên thế giới.

Polylactic acid (PLA) là loại polyme

sinh học được sử dụng để thay thế một phần

hoặc hoàn toàn PE trong quá trình sản xuất

nhựa, sản phẩm tạo thành có khả năng tự

phân hủy trong vòng từ 6 tháng đến 2 năm,

không gây ô nhiễm môi trường. Sau khi sử

dụng, PLA có thể được tái sinh bằng cách

thủy phân tạo ra các monomer sau đó tái tổng

hợp trở lại tạo thành PLA mới. Hơn nữa, PLA

không gây phát thải CO2 vì nó được sản xuất

từ nguồn nguyên liệu tái tạo.

Từ năm 2014 đến 2016, nhóm nghiên

cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công

nghệ lọc, hóa dầu do KS. Đỗ Mạnh Hùng làm

chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ sinh

Page 17: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 17/46

khối, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất

túi ni lông phân hủy sinh học”.

Đề tài đã thu được những kết quả sau:

- Đã nghiên cứu và xây dựng được qui

trình công nghệ tổng hợp xúc tác dị thể trên

cơ sở thiếc mang trên nhôm oxit, sử dụng

trong quá trình chuyển hóa sinh khối, tạo

thành lactic acid, với hàm lượng thiếc trong

xúc tác theo lý thuyết là 15% bằng phương

pháp tẩm ướt với dung môi nước. Xúc tác

được nung ở 500oC trong 3 giờ trong không

khí. Độ chọn lọc lactic acid của xúc tác xấp xỉ

30%, xúc tác có thể tái sử dụng sau ít nhất 3

vòng phản ứng.

- Đã nghiên cứu và xây dựng qui trình

công nghệ chuyển hóa sinh khối thành lactic

acid sử dụng xúc tác dị thể đã chế tạo với

điều kiện phản ứng trong hệ kín tại 190oC, áp

suất tự sinh 12 bar, trong 12 giờ, xúc tác

SnCl2/Al2O3, tỷ lệ xúc tác/nguyên liệu =

1/5,8.

- Đã nghiên cứu và xây dựng qui trình

công nghệ xử lý hiệu quả dịch lỏng sản phẩm

của quá trình chuyển hóa sinh khối làm

nguyên liệu cho quá trình tổng hợp PLA với 3

giai đoạn chính: chưng tách nước ở 70oC ở áp

suất chân không trong 1 giờ, hàm lượng lactic

acid tăng từ xấp xỉ 5% lên 50%; lactic acid

được chiết tách bằng dung môi 20% trioctyl

amine trong octanol-1 và hoàn nguyên bằng

nước nóng; lactic acid được tinh chế bằng

chưng cất ở 50oC, áp suất 1 kPa trong 4 giờ.

- Đã nghiên cứu và xây dựng qui trình

công nghệ tổng hợp PLA từ dung dịch lactic

acid 80% qua 3 giai đoạn: tổng hợp oligome

lactic aid, tổng hợp dilacton và trùng ngưng

mở vòng dilacton tạo PLA. Đã tổng hợp

9,975 kg PLA đạt yêu cầu với nhiệt độ chảy

mềm là 149,5oC, nhiệt độ hóa thủy tinh là

62,5oC.

- Đã nghiên cứu và chế tạo 11,34 kg

nhựa PLA đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu gia

công túi phân hủy sinh học với tỷ lệ trộn hỗn

hợp nóng chảy gồm 7,0 kg PLA; 3,0 kg PCL;

1,0 kg tinh bột sắn biến tính và 150 gam PEG.

Nhiệt độ chảy mềm là 149,5oC, nhiệt độ hóa

thủy tinh là 62,8oC. Đã nghiên cứu khả năng

phân hủy sinh học của mẫu nhựa chế tạo được,

kết quả cho thấy, vật liệu chế tạo được có khả

năng phân hủy sinh học sau 3 - 6 tháng.

Nguồn: vista.gov.vn, 10/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Máy gieo hạt tự động điều khiển từ xa

Máy gieo hạt tự động điều khiển từ xa

Máy gieo hạt tự động điều khiển từ xa

đã được 5 sinh viên Khoa Điện tử Trường CĐ

Kỹ thuật công nghiệp VN - Hàn Quốc (Nghệ

An) sáng chế và ứng dụng thành công vào

đầu năm 2018.

Điểm nổi bật của máy là có thể tự

động gieo hạt bằng phần mềm điều khiển từ

xa. Chia sẻ về ý tưởng sáng chế này, trưởng

nhóm Bùi Minh Bình cho biết máy sẽ giúp

người nông dân tất cả các công đoạn từ rạch

đất, gieo hạt, bón phân và lấp đất.

“Máy làm được đồng thời cả 4 chức

năng này. Tại mỗi chỗ mà hạt rơi xuống, máy

chỉ cho rơi từ 1 - 2 hạt giống. Đây là một

Page 18: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 18/46

công đoạn vô cùng tỉ mỉ, nếu gieo hạt bằng

sức người sẽ mất nhiều thời gian. Thanh lấy

hạt có thể lấy được nhiều loại hạt giống như

ngô, đậu, lạc...”, Bình nói.

Theo nhóm sáng chế, với mô hình máy

hiện nay (2 hàng gieo hạt) thì năng suất đã

tăng tối thiểu 4 - 5 lần so với gieo bằng tay.

Nếu máy được sản xuất cỡ lớn (6 - 7 hàng

gieo) thì năng suất sẽ tăng cao hơn nhiều.

Đáng chú ý, máy được điều khiển từ

xa bằng phần mềm thông minh trên điện thoại

di động; đồng thời chạy bằng năng lượng điện

nên rất thân thiện với môi trường. Bình cũng

cho biết, để sản xuất được 1 chiếc máy, giá

thành đầu tư chỉ khoảng 7 - 10 triệu đồng,

trong khi giá thành các máy gieo hạt tự động

hiện có giá từ 25 - 30 triệu đồng. Đánh giá về

sáng chế này, thầy Nguyễn Trọng Nghĩa,

giảng viên khoa điện tử của trường, cho biết:

“Sáng chế đã được ứng dụng thành công trên

thực tiễn. Tiềm năng của sản phẩm còn rất

lớn nếu được đầu tư và sản xuất bài bản. Đặc

biệt sử dụng năng lượng điện và điều khiển từ

xa là một ứng dụng công nghệ mới, khác với

các sản phẩm hiện có trên thị trường”. Bình

cho biết thêm: “Hiện dự án đã hoàn thiện

nhưng nguồn kinh phí hạn chế. Chúng mình

mong phát triển dự án và đưa được sản phẩm

ra thị trường”. Hiện Bình đã gửi dự án tham

gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong thanh

niên Nghệ An do tỉnh tổ chức và Ý tưởng

khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên nông

thôn do T.Ư Đoàn tổ chức, với mong muốn

được hỗ trợ để khởi nghiệp.

Nguồn: vista.gov.vn, 26/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Sử dụng đèn Led chong hoa cúc theo mô hình Esco

Qua khảo sát và đánh giá mô hình sử

dụng đèn Led chong hoa cúc tại Lâm Đồng

theo mô hình Esco cho thấy, việc sử dụng đèn

Led giúp giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ,

giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng

cao hiệu quả kinh tế.

Giảm đến 75% chi phí điện

Nông dân trồng hoa cúc ở khu vực

Thái Phiên, Trại Mát, TP. Đà Lạt từ lâu đã

thực hiện phương pháp chiếu sáng cho hoa

bằng bóng compact. Ông Nguyễn Hồng, nông

dân phường 12, cho biết, nếu không chong

đèn, khoảng 20 ngày hoa cúc sẽ cho nụ, cây

hoa ngắn, nụ bé, không bắt mắt, giá bán thấp.

Qua khảo sát tại Đà Lạt, có khoảng

3.000ha trồng hoa cúc các loại, hàng năm sử

dụng đèn compact loại 20W (tỷ lệ 1.000 bóng

đèn compact/ha) để thắp sáng 8 giờ mỗi đêm

và tiêu thụ lượng điện giá trị khoảng 30 tỷ

đồng/năm.

Gia đình ông Nguyễn Hoàng Thành,

làng hoa Thái Phiên, một vụ trồng hoa cúc sử

dụng đèn Led trên diện tích 1.000m², lắp đặt

mới 120 bóng đèn Led loại 10W, khoảng cách

giữa các bóng đèn là 3m x 3m, mỗi bóng đèn

được ráp thêm chóa phản quang, một rơle và bộ

hẹn giờ tự động với chu kỳ 15 phút sáng và 15

phút tắt; thời gian chiếu sáng 6 giờ/đêm. Kết

quả sau một vụ mùa sản xuất hoa cúc, gia đình

đã giảm chi phí tiền điện chiếu sáng trên cùng

diện tích từ 1,2 - 1,3 triệu đồng khi sử dụng đèn

compact xuống còn 300 - 500 ngàn đồng khi sử

Page 19: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 19/46

dụng đèn Led. Đặc biệt chiều cao của cây cao

từ 1,2 - 1,3m và màu sắc, kích thước của đóa

hoa đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

Bên cạnh đó, đèn LED có độ bền sử dụng từ

10-15 năm, nhưng đèn compact “tuổi thọ” tối

đa từ 3-5 năm.

Cần nhân rộng việc sử dụng đèn Led

vào trồng hoa cúc cắt cành

Ông Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc

Trung tâm nghiên cứu khoa tây rau hoa cho

biết: “Đèn Led (light-emitting diode) là một

công nghệ chiếu sáng bán dẫn, đang dần thay

thế cho các công nghệ chiếu sáng khác trong

sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ưu điểm

vượt trội của đèn Led là có dải quang phổ

hẹp, cây có thể hấp thụ hầu hết lượng điện

năng ánh sáng phát ra. Do cấu tạo bằng các

chất liệu kim loại và plastic, nên đèn Led chịu

lực tác động khá tốt, không bị nứt, bể khi trời

mưa hoặc khi nhiệt độ thay đổi đột ngột như

các bóng đèn khác có vỏ bằng thủy tinh".

Theo thống kê của Trung tâm khuyến

nông, Sở Nông nghệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Lâm Đồng, tổng số lượng đèn compact

loại 20W trên vùng chuyên canh hoa cúc Đà

Lạt hiện có khoảng 2,5 triệu bóng, với mỗi vụ

90 ngày sản xuất, có 30 ngày chiếu sáng,

chiếu sáng 8 giờ ban đêm, thành tổng điện

năng tiêu thụ là 12 triệu kWh. Với giá điện

trung bình 2.000 đồng/kWh, mỗi vụ sản xuất

hoa cúc, nông dân Đà Lạt phải chi trả 24 tỷ

đồng tiền điện. Nếu thay thế chiếu sáng tất cả

2.500ha diện tích hoa cúc Đà Lạt từ bóng đèn

compact loại 20W sang bóng đèn LED loại

5W thì mỗi vụ sản xuất, tổng chi phí tiền điện

sẽ giảm xuống 4 lần, chỉ còn 6 tỷ đồng.

Việc chuyển sang sử dụng bóng đèn

Led, thay thế đèn Compac để tiết kiệm điện

đang được các nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt

áp dụng, tuy đầu tư ban đầu là khá lớn nhưng

về lâu dài thì hiệu quả tiết kiệm vài chục lần

so với đèn compact.

Theo ông Nguyễn Phước Đức - Phó

Tổng giám đốc EVN SPC, ngay trong quý

III/2018 EVN SPC sẽ triển khai đề an hỗ trợ

nông dân sử dụng đèn Led chong hoa cúc tại

Lâm Đồng. Đây vừa là giải pháp tiết kiệm

điện rất cao vừa mang lại hiệu quả kinh tế, xã

hội, môi trường. Việc triển khai rộng đề án

cũng sẽ nâng cao nhận thức về tiết kiệm điện

của các hộ sản xuất hoa cúc cắt cành nói riêng

và người dân Lâm Đồng nói chung.

Nguồn: vista.gov.vn, 06/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng

Máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng do nhóm giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp

Huế chế tạo thành công.

Với mong muốn giúp bà con nông dân,

đặc biệt là người trồng rau má nâng cao năng

suất lao động và hiệu quả kinh tế, nhóm giảng

viên Trường Cao đẳng Công nghiệp (CĐCN)

Huế đã dày công thực hiện dự án nghiên cứu,

sáng chế ra máy thu hoạch rau má chạy bằng

động cơ xăng.

Giảng viên Nguyễn Hữu Chúc, Khoa

Cơ khí Trường CĐCN Huế, Chủ nhiệm đề tài

dự án máy thu hoạch rau má cho biết, tỉnh

Thừa Thiên- Huế là địa phương có hàng ngàn

Page 20: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 20/46

hộ dân tham gia sản xuất rau sạch theo tiêu

chuẩn VietGAP; trong đó nhiều nhất là diện

tích trồng rau má tập trung tại các xã thuộc

huyện Quảng Điền.

Trước khi thực hiện dự án, ông cùng

các cộng sự đã thực hiện khảo sát việc trồng

rau má ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền). Xã

này có hơn 50ha rau má với sản lượng bình

quân mỗi năm thu hoạch 50 tấn/ha. “Nếu thu

hoạch bằng tay chỉ đạt sản lượng

150kg/người/ngày và chi phí thu hoạch tiêu

tốn hơn 2,5 tỷ đồng mỗi năm. Đó là chưa kể

đến việc cắt và thu gom rau sẽ dẫn đến việc

giẫm đạp luống rau, làm dập các gốc cây gây

hư hại. Để giúp người nông dân giảm bớt

kinh phí trong khâu thu hoạch rau má, hơn 2

năm qua, chúng tôi đã bắt tay nghiên cứu

thực hiện dự án chế tạo máy thu hoạch rau

má”, giảng viên Nguyễn Hữu Chúc bày tỏ.

Theo các giảng viên Trường CĐCN

Huế, ban đầu họ nghiên cứu và lắp ráp máy

cắt rau má chạy bằng năng lượng nguồn điện

từ bình ắcquy. Tuy nhiên qua quá trình thử

nghiệm, chiếc máy hoạt động cho năng suất

thấp, do xảy ra hiện tượng tồn ứ rau ở lưỡi cắt

nên buộc nhóm phải tiếp tục nghiên cứu cải

tiến các bộ phận của máy.

Qua nhiều lần thử nghiệm, cải tiến,

cuối cùng nhóm đã thành công khi chế tạo ra

máy thu hoạch rau má chạy bằng động cơ

xăng cho năng suất cao. Nói về chiếc máy

“đặc biệt” này, giảng viên Trần Đại Hiếu,

đồng tác giả thực hiện đề tài dự án cho hay:

“Máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng có

5 bộ phận chính gồm bộ phận cắt hai dao

chuyển động ngược chiều, bộ phận vơ gom

dùng rulo cuốn rau từ bộ phận cắt. Tiếp đó,

băng chuyền sẽ vận chuyển rau từ phần lên bộ

phận giỏ thu sản phẩm... Ngoài ra, máy còn

các bộ phận phụ trợ với khung máy, bộ phận

truyền động, bộ phận điều khiển và nguồn

động lực. Ưu điểm của máy là cho năng suất

gấp 8 đến 10 lần so với cắt thủ công, giải

phóng sức lao động con người. Nếu sử dụng

máy, chi phí khâu thu hoạch sẽ giảm còn

khoảng 45 triệu đồng cho 1ha rau má/năm”.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ

tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận xét, máy thu

hoạch rau má bằng động cơ xăng là dự án

khoa học công nghệ cấp tỉnh được các giảng

viên Trường CĐCN Huế thực hiện thành

công và bước đầu đã đem lại hiệu quả. Với

chi phí lắp ráp cho giá thành rẻ, gần 10 triệu

đồng/máy nên hiện có nhiều đơn vị, cá nhân ở

các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên đặt

mua sản phẩm này.

Tin tưởng rằng sản phẩm công nghệ

này sẽ được sớm nhân rộng ra thị trường để

giúp ích cho bà con nông dân trồng rau má,

góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu

quả kinh tế đối với các hộ dân.

Nguồn: vista.gov.vn, 04/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 21: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 21/46

Công nghệ nano ép tỏi chỉ đẻ một nhân

Từ giống tỏi tím truyền thống, nhờ kỹ thuật trồng thành tỏi một nhân

Tỏi một nhân thường chỉ có ở Lý Sơn

(Quảng Ngãi), nay các nhà khoa học Việt đã tìm

ra kỹ thuật trồng loại tỏi này ở nhiều vùng đất.

Tỏi một nhân hay còn gọi là tỏi cô đơn

vốn được người dân săn lùng vì nhiều dinh

dưỡng, mùi vị thơm ngon và rất dễ bóc vỏ. Ở

Lý Sơn do điều kiện tự nhiên có 30% lượng

tỏi trồng chỉ có một nhân. Để phục vụ cho

việc ủ làm tỏi đen, có thời điểm giá của loại

tỏi một nhân lên tới 1,2 triệu đồng một kg.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường, thạc

sĩ Nguyễn Bình Phương, Giám đốc kỹ thuật

Công ty TNHH Công nghệ nano STV - đã có

ý tưởng tìm kỹ thuật trồng để tỏi chỉ sinh

trưởng một nhân.

Qua nghiên cứu, thạc sĩ Phương thấy

không có giống tỏi cô đơn mà do điều kiện tự

nhiên, sự "khuyết tật" trong quá trình sinh

trưởng khiến những củ tỏi vốn bình thường,

nay chỉ phát triển một nhân.

Để làm được chỉ có cách ức chế không

cho tỏi sinh trưởng theo đúng giai đoạn. Tức là

vào giai đoạn sinh đẻ (tỏi 5 đến 7 lá) chỉ cấp

lượng dinh dưỡng vừa đủ thay vì bón thúc

phân đạm như trước kia. Khoảng cách cây

trồng dày hơn, thường là 13 cm một gốc. Để

tỏi phát triển một nhân nên trồng khóm 2-3

cây.

Đặc biệt, ông cùng với các nhà khoa

học thuộc Viện Sinh học, Học viện Nông

nghiệp I nghiên cứu và sản xuất ra loại vi

lượng nano để cung cấp cho cây tỏi trong quá

trình sinh trưởng, giúp cây hấp thụ đúng

lượng dinh dưỡng cần thiết.

Kỹ thuật này được áp dụng trồng cho

sáu ha tỏi ở Gia Bình (Bắc Ninh) trong vụ

đông xuân 2017-2018. Nhóm nghiên cứu đã

sử dụng giống tỏi tía truyền thống của Việt

Nam, dựa trên nghiên cứu về tập tính sinh

trưởng và các giai đoạn phát triển của loại tỏi

này để có những tác động kịp thời bằng vi

lượng nano, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, phân

bón… Kết quả cho thấy, tỷ lệ tỏi một nhân

đạt khoảng 76%, có khu vực đạt đến 86%.

Năng suất đạt bình quân 280 kg/sào.

Ông Phương tiết lộ, nhóm nghiên cứu

đã xây dựng được quy trình gồm các khâu:

chọn giống; xử lý diệt khuẩn và nấm bằng

nano bạc; chiếu xạ bằng ánh sáng bước sóng

ngắn; xử lý nhiệt cùng với nano vi lượng kích

thích tỏi phát triển mạnh; xử lý để diệt những

phôi yếu mới sinh; cung cấp ẩm phục hồi cho

sự phát triển của mầm.

Toàn bộ quy trình dựa trên cơ chế kích

thích sớm sự phát triển những phôi nhánh

trước khi trồng để củ tỏi thể hiện tính năng đẻ

nhánh sớm. "Khi những nhánh này vừa hình

thành, chưa kịp định hình thì điều kiện thay

đổi làm chúng thui chột, chỉ có một mầm phôi

chính khỏe có đủ sức sống để tồn tại qua điều

kiện này. Dinh dưỡng của củ tỏi sẽ được

chuyển sang để tập trung nuôi dưỡng phôi

này. Đây là thời điểm tốt nhất để mang đi

trồng", ông Phương chia sẻ.

Việc xử lý giống đã hạn chế được khá

nhiều, tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng

tỏi vẫn có khả năng đẻ nhánh, do đó cần có

Page 22: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 22/46

chế độ phun nano vi lượng hỗ trợ kìm chế kịp

thời. Điều kiện vi lượng của nano kèm theo

phân bón trung lượng và đa lượng sẽ không

phù hợp về mặt dinh dưỡng cho việc đẻ

nhánh mới, buộc cây thay đổi để thích nghi

qua giai đoạn này để tiếp tục phát triển mà

không cần đẻ nhánh.

Nguồn: vnexpress.net, 18/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Công nghệ xử lý nước thải bằng than hoạt tính sản xuất từ trấu

Vỏ trấu (RH) là một phế phẩm nông

nghiệp ít có tính kinh tế vì hàm lượng SiO2

cao trong RH không có nhiều lợi ích cho vật

nuôi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của

con người. Do đó, nguồn nguyên liệu này có

giá rất thấp khoảng 3000 đồng/kg. Tuy nhiên

RH lại có nhiều ứng dụng trong đời sống

hằng ngày như làm chất đốt, làm phân bón,

chất độn, sản xuất điện năng, làm vật liệu xây

dựng, sản xuất SiO2 - chất được sử dùng

nhiều trong lĩnh vực xây dựng, luyện thủy

tinh, lọc nước.

Trong những năm gần đây, không chỉ

RH mà than của nó cũng được dùng làm vật

liệu hấp phụ để tách các chất hữu cơ và vô cơ

như tách các chất màu hay kim loại nặng gây

ô nhiễm trong nước mang lại hiệu quả rất khả

quan. Chính vì lý do đó mà việc triển khai đề

tài - ”Nghiên cứu điều chế, biến tính than

hoạt tính từ vỏ trấu và ứng dụng trong xử lý

kim loại nặng và nước thải dệt nhuộm” do Cơ

quan chủ trì đề tài là Trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường TPHCM phối hợp với

chủ nhiệm đề tài PGS.TS Phan Đình Tuấn

cùng thực hiện nhằm mục đích tận dụng

nguồn liệu rẻ tiền, dễ tìm và bảo vệ môi

trường. Đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của

vỏ trấu (RH) là hết sức cần thiết. Đây là

nghiên cứu hứa hẹn sẽ tận dụng từ nông

nghiệp để sản xuất sản phẩm than hoạt tính

(AC) sử dụng cho xử lý môi trường một cách

hiệu quả nhất.

Qua thời gian nghiên cữu, đề tài đã

nghiên cứu thành công quy trình công nghệ

sản xuất than trấu, đồng thời hoạt hoá than

bằng phương pháp vật lý để tạo ra than trấu

hoạt tính có bề mặt riêng trên 700 m2/g.

Điều kiện than hóa:

Nhiệt độ than hóa: 500 độ C. Thời gian

than hóa: 60 phút. Khi đó khả năng hấp phụ

iodine và methylene blue đạt giá trị tương

ứng là 311.7 và 28.7 mg/g tương ứng.

Điều kiện hoạt hóa

Nhiệt độ: 800 độ C. Thời gian 30 phút.

Khi đó khả năng hấp phụ iodine và methylene

blue đạt giá trị tương ứng là 866 và 217.9

mg/g tương ứng

Điều kiện biến tính: Nồng độ HNO3 =

3 M Thời gian = 4 giờ.

Đề tài đã sử dụng than trấu hoạt tính

để nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh

hoạt, nước thải có chứa kim loại nặng, nước

thải ngành sản xuất dược phẩm. Chế độ công

Page 23: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 23/46

nghệ để xử lý các loại nước thải đặc trong này

như sau:

a1) Điều kiện xử lý Ni2+: pH = 6, hàm

lƣợng than = 14 g/l, thời gian = 100 phút,

Khi đó khả năng hấp phụ Ni2+ đạt

18.2 ±0.5 mg/g

a2) Điều kiện xử lý Cd2+: pH = 6, hàm

lƣợng than = 10 g/l, thời gian = 60 phút

Khi đó khả năng hấp phụ Cd2+ đạt

29.3± 0.4 mg/g.

a3) Điều kiện xử lý methylene blue:

pH = 8, hàm lượng than = 13 g/l, thời gian =

20 phút. Khi đó khả năng hấp phụ methylene

blue đạt 361.9±3.3 mg/g.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng than

hoạt tính:

Kết quả cho thấy khả năng xử lý TDS,

TSS trong nước thải của than hoạt tính từ vỏ

trấu đạt mức cho phép của quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14:

2008/BTNMT.

Xử lý chất nhuộm màu dược phẩm

erythrosin-b bằng than hoạt tính:

Than hoạt tính có hiệu quả trong việc

loại bỏ các Erythrosin-B từ thuốc nhuộm

trong dung dịch nước thải dược phẩm trong

giai đoạn nén viên, ép vỉ,... với điều kiện

trung tính. Các kết quả được thực nghiệm cho

thấy than hoạt tính này có thể dƣợc sử dụng

như một chất hấp phụ tốt tuy nhiên so với

than hoạt tính sản xuất từ cây Bael hay các

vật liệu aluminosilicat thì hiệu quả xử lý

Erythrosin B chưa bằng. Khảo sát cho thấy

liều lượng hấp phụ, nồng độ và thời gian có

ảnh hưởng về lượng thuốc nhuộm Erythrosin-

B được hấp phụ trên bề mặt than hoạt tính.

Xem xét các hệ số của các giá trị thu được

biểu diễn bằng các mô hình đường đẳng nhiệt

Freundlich, nồng độ Erythrosin-B sau hấp

phụ thấp hơn giá trị chuẩn cho thấy rằng quá

trình này có tính khả thi và tự phát, tỏa nhiệt

và giảm tính ngẫu nhiên tại giao diện chất rắn

- chất tan.

Khả năng hấp phụ ammonia của than

hoạt tính biến tính bằng acid nitric.

Khả năng xử lý ammonia của than biến

tính HNO3 không đạt hiệu quả cao, do đó

chúng tôi đề xuất điều kiện biến tính lần 2 để

tăng hiệu suất hấp phụ: sau khi đã biến tính

THT bằng HNO3 nồng độ 3M, ngâm than

bằng dung dịch KOH 0,5M trong vòng 4

tiếng, rửa than đến khi pH cân bằng và đem

sấy khô trong 24h. Tiến hành khảo sát tải

trọng hấp phụ ammonia cực đại của than biến

tính KOH đạt kết quả khá tốt, xấp xỉ 12,21

mg/L. Nghiên cứu diều kiện tối ưu để hấp

phụ ammonia, ta được nồng độ ammonia ban

đầu 40mg/L, thời gian hấp phụ 30 phút.

Quy trình công nghệ sản xuất than hoạt

tính từ trấu.

Nguồn: vista.gov.vn, 17/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 24: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 24/46

Máy chặt, băm và phun xác cây bắp

Sau thành công với sáng chế máy Lột

võ, tách hạt bắp; máy Hút bùn đa năng; máy

Dập rèn, ông Trần Công Nẻo, lại làm nên kỳ

tích khiến nông dân miền Tây khâm phục hơn

bởi có thêm máy chặt, băm và phun xác cây

bắp. Với sáng chế độc đáo này, ông Nẻo được

tôn vinh là Vua sáng chế máy nông nghiệp.

Phải mất gần 2 năm ông Trần Công

Nẻo ở xã Phước Hưng huyện An Phú tỉnh An

Giang mới hoàn chỉnh các công đoạn và cho

ra mắt chiếc máy Chặt, băm và phun xác cây

bắp để làm thức ăn nuôi bò sữa. Ông Võ Văn

Ché, nông dân huyện An Phú tỉnh An Giang

sau khí ngắm nhìn chiếc máy vừa sáng chế có

nhận xét “Máy này thay thế sức người quá

tưởng tượng. Trước đây người ta mua trái, bẻ

trái chặt đốt đồng gây khói ô nhiễm môi

trường mà tốn công sức nhiều. Từ khi thấy

máy Sáu Nẻo lên đây chặt, băm và cho vô bao

rất sạch sẽ tôi thấy mê quá”.

Trước đây nông dân huyện An Phú sau

khi thu hoạch bắp phải dùng tay chặt cây, mất

nhiều thời gian, cứ 6 người làm giỏi 1 ngày

vừa chặt vừa đem về cơ sở băm nhuyễn ra thì

một giờ chỉ được được 1 tấn thân bắp, từ khi

có máy thay thế nông dân đỡ tốn công hơn vì

sản phẩm “ba trong một” có thể ra đồng bất

cứ giờ nào chỉ cần nổ máy 01 giờ có thể nhai

nhuyễn 10 tấn nguyên liệu là thân cây bắp,

vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi vì nông dân sau

khi bán bắp lại được máy dọn sạch ruộng,

không phải thuê nhân công đốn thân, hay đốt

đồng. “Thấy máy của Sáu Nẻo cắt cây bắp

rất tốt, đạt chỉ tiêu. Ở đây người ta tôn vinh

Sáu Nẻo là vua sáng chế các loại máy của

nhà nông, nhà nông cần máy gì thì đên Sáu

Nẻo đều làm được hết” - ông Nguyễn Ngọc

Xiêm ở Phước Hưng nói.

Với động cơ máy 65 mã lực, sáng chế

độc đáo này đã rút ngắn thời gian hơn so với

lao động thủ công khi nông dân phải chặt cây,

băm nhuyễn rồi vô bao vận chuyển vào nhà

máy làm nguyên liệu ủ chua. Ông Trần Công

Nẻo, Nhà sáng chế máy nông nghiệp huyện

An Phú tỉnh An Giang chia sẻ thêm "Ưu điểm

là nhanh, lẹ chặt sạch nhưng rất ít tốn công

nhân. Nếu khách hàng đặt số lượng bắp ủ

chua thì chúng tôi chạy thẳng bơm vào thùng

luôn khỏi vô bao”.

Với sáng chế đa năng này, ông Nẻo đã

ăn nên làm ra vì phế phẩm từ cây bắp được

ông thu mua, mặt khác vừa làm theo đơn đặt

hàng sản xuất máy phục vụ cho nền nông

nghiệp xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên không

bằng lòng với những gì đã có, ông đã thiết kế

và chuẩn bị cho ra đời thêm chiếc máy cải

tiến hơn với tốc độ nhanh hơn, ông Nẻo cho

biết thêm.

Nguồn: tuyengiaoangiang.vn,

15/05/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 25: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 25/46

Giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH)

là một trong những vùng lãnh thổ quan trọng

nhất của Việt Nam, có mật độ dân số cao nhất

và có một vị trí chiến lược đối với việc phát

triển kinh tế-xã hội trong cả nước. Tính đến

năm 2016, VĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành

phố, có tổng diện tích 21.060 km2 với dân số

20,9 triệu người, trong đó khu vực nông thôn

VĐBSH chiếm phần lớn diện tích (92,21%

diện tích toàn vùng) với hơn 13,7 triệu người

(66,5% dân số toàn vùng).

Nông thôn VĐBSH có ý nghĩa quan

trọng trong quá trình phấn đấu trở thành nước

công nghiệp hóa vào năm 2020 của Việt

Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích

cực như đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá với số

lượng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,

khu đô thị mới tăng nhanh, gia tăng năng

suất, sản lượng cây trồng, gia tăng hoạt động

dịch vụ nông thôn… đã và sẽ làm nảy sinh

nhiều vấn đề tiêu cực,gây ảnh hưởng mạnh

mẽ đến các hệ sinh thái nông nghiệp và nông

thôn, ảnh hưởng đến tính năng sản xuất của

các thành phần môi trường, năng suất cây

trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền

vững. Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ phổ biến

rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất

và sinh hoạt thường nhật của người dân nông

thôn. Và quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng xấu

đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu

quả lâu dài, không những đối với thế hệ hiện

tại mà cả thế hệ mai sau. Trong đó: Vấn đề

đầu tiên cần quan tâm phải kể đến tình trạng

sử dụng không đúng kỹ thuật hóa chất trong

nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo

vệ thực vật được sử dụng bừa bãi. Hiện trạng

sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

cao hơn mức khuyến cáo và không tuân theo

định mức của khuyến nông địa phương là phổ

biến tại các địa phương nghiên cứu. Kết quả

cho thấy việc sử dụng phân bón cao hơn

khuyến cáo của khuyến nông. Trong đó, với

vụ xuân lượng với đạm tăng từ 0,4 đến 1,4

lần; lân tăng từ 0,2 đến 1,4 lần và ka li tăng từ

0,8 đến 1,4 lần; đối với vụ mùa với đạm tăng

từ 0,4 đến 1,3 lần; lân tăng từ 0,3 đến 2,9 lần

và ka li tăng từ 0,7 đến 1,3 lần.

Việc sử dụng không đúng liều lượng,

bón phân không cân đối, chất lượng phân bón

không đảm bảo sẽ gây sức ép đến môi trường

nông thôn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi

trường đất và nước của khu vực, ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Tuy

làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển

hàng trăm năm qua nhưng đến nay vẫn mang

tính tự phát, nhỏ lẻ. Sản xuất tại các làng nghề

chủ yếu vẫn là sử dụng các thiết bị thủ công,

đơn giản, công nghệ lạc hậu, ý thức của người

dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức

khỏe còn hạn chế. Theo một khảo sát gần đây,

có đến 98% các làng nghề chế biến nông sản

thực phẩm ở vùng đồng bằng sông Hồng có

chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước thải vượt

tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Do đó, môi

trường nông thôn đã, đang và sẽ nảy sinh

nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới

chất lượng môi trường đất, nước, không khí và

sức khoẻ của dân làng nghề. Chính vì vậy, cần

tiến hành đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm

để có giải pháp phù hợp, bảo vệ môi trường và

con người nơi đây.

Hoạt động dịch vụ tại các chợ nông

thôn, trung bình mỗi ngày một người thải ra

Page 26: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 26/46

0,3 - 0,5 kg chất thải. Với dân số khu vực

nông thôn là 13,7 triệu người thì lượng rác

thải ước đạt 4,11-6,85 triệu tấn/ngày, lượng

chất thải này nếu không được thu gom vận

chuyển tới nơi tập trung, xử lý hợp vệ sinh sẽ

là yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất, nước

và không khí.

Tài nguyên đất bị suy thoái trầm trọng

(suy thoái vật lý; suy thoái hoá học; mất chất

dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị

chua; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc có

nguồn gốc hóa học, làng nghề), làm biến đổi

các tính chất đất và không còn tính năng sản

xuất. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm

nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông

quê sẽ đổi mầu vì ô nhiễm, không còn bóng

dáng những loài vật thủy sinh như tôm, cua,

cá, ốc, ếch. Trên khắp các vùng nông thôn

mọc lên những làng ung thư, làng bệnh tật.

Vùng ĐBSH, vùng đất trù phú đang đứng

trước những thử thách lớn, đang phải đối mặt

với hàng loạt vấn đề môi trường cần giải

quyết. Tuy nhiên, nếu quá vội vàng trong việc

áp dụng các giải pháp chính sách đầu tư, đổi

mới thiếu quy hoạch kinh tế - xã hội và môi

trường trên cơ sở nghiên cứu khoa học chưa

thấu đáo và hệ thống thì tất yếu dẫn đến

những hậu quả đáng tiếc. Hậu quả đó có thể

có lợi cho kinh tế trước mắt nhưng lại có hại

lâu dài, nền kinh tế sẽ bị suy thoái và không

bền vững. Do vậy, việc đánh giá đúng hiện

trạng môi trường nông nghiệp, làng nghề và

dịch vụ của vùng ĐBSH để từ đó đề ra các

kiến nghị giải pháp để cải thiện môi trường

nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng là một

đòi hỏi bức thiết cần được quan tâm giải

quyết. Đó chính là lý do mà Cơ quan chủ

quản Viện nghiên cứu và phát triển Vùng

cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài: ThS.

Nguyễn Tùng Cương thực hiện đề tài

“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất

giải pháp cải thiện môi trường nông thôn

vùng Đồng bằng sông Hồng”.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên

cứu rút ra được những kết luận như sau:

- Vùng đồng bằng sông Hồng có điều

kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù đã hình

thành nên các khu vực nông thôn đặc trưng và

định hướng khác nhau. Đó là việc hình thành

nên các vùng nông thôn chuyên sản xuất cây

nông nghiệp như lúa tại Thái Bình, Hà Nam,

Nam Định; cây công nghiệp đậu tương tại Hà

Nội, Vĩnh Phúc, rau hoa quả tại Hà Nội, Hải

Dương, Hưng Yên; các sản phẩm nông

nghiệp đa dạng về chủng loại và có thế mạnh

của cả nước.

Với tổng diện tích tương đương hơn

70% diện tích toàn vùng, nông thôn vùng

ĐBSH giữ vai trò là vanh đai xanh, góp phần

giữ gìn cân bằng sinh thái giữa vùng nông

thôn và thành thị. Nông nghiệp nông thôn

vùng ĐBSH giữ vị trí trọng tâm, đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên

liệu, hàng hóa cho công nghiệp và xuất khẩu.

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng

đất chật, người đông, diện tích của vùng

chiếm 6,3% diện tích đất của cả nước và dân

số chiếm 22,8% dân số cả nước (20,9 triệu

người), mật độ dân số cao nhất cả nước 994

người/km2. Trong đó, khu vực nông thôn ở

vùng ĐBSH đóng vai trò rất quan trọng, với

dân số nông thôn chiếm 13,74 triệu người

(chiếm 14,98% dân số cả nước; 66,7% dân số

vùng ĐBSH), nông thôn là nơi cung cấp

nguồn lao động, lương thực, thực phẩm chủ

yếu cho vùng và cho cả nước.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm

2015 có sự chuyển dịch và biến động rõ rệt

dân số khu vực thành thị và nông thôn. Số

dân thành thị có xu hướng gia tăng và dao

động tăng từ 3,6% đến 24%, ngược lại ở khu

Page 27: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 27/46

vực nông thôn nhiều nơi số dân nông thôn có

xu hướng giảm từ 0,29% đến 15,38%.

Các vấn đề môi trường phát sinh từ

khu vực nông thôn vùng ĐBSH đến từ các

hoạt động dân sinh với tổng lượng CTR sinh

hoạt phát sinh từ 6,85 triệu tấn/ngày đến 9,59

triệu tấn/ngày. Các hoạt động trồng trọt làm

phát sinh lượng lớn phụ phế phẩm là hơn 7

triệu tấn rơm rạ; 4,2 triệu tấn thân và lõi ngô;

gần 200.000 tấn phụ phẩm từ khoai lang; gần

50.000 tấn phụ phẩm từ đậu tương và lạc và

lượng lớn bao bì phân bón, HCBVTV.

Tình trạng sử dụng phân bón chủ yếu

là phân hóa học cao hơn so với khuyến cáo

của khuyến nông vẫn là phổ biến. Việc sử

dụng các HCBVTV đã làm tích lũy một số

các nhóm HCBVTV trong đất nhưng vẫn ở

mức cho phép.

Trong hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi

lợn với quy mô hộ gia đình và gia trại vẫn là

chủ đạo tại vùng ĐBSH. Trong 4 tỉnh điều

tra, loại hình chăn nuôi hộ gia đình vẫn là chủ

yếu, chiếm 76%, chăn nuôi trang trại chiếm

34% và chăn nuôi tập trung vẫn chiếm tỷ lệ

thấp 0,05% . Hoạt động chăn nuôi thải ra hơn

14 nghìn tấn CTR/ngày, kết quả nghiên cứu

cho thấy, đối với phân gia súc: xử lý bằng

biogas chiếm 28,25%, Ủ phân khô chiếm

13,5%; sử dụng trong nông nghiệp chiếm

8,75%; không xử lý thải vào môi trường

chiếm 52%. Đối với nước thải gia súc: xử lý

bằng biogas là biện pháp phổ biến chiếm

63,75%; không có công trình xử lý nước thải

tập trung; lượng nước thải không được xử lý

chiếm 36,25%. Hoạt động chăn nuôi là

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất,

nước và không khí tại các khu vực này.

Vùng đồng bằng sông Hồng có 2.433

làng có nghề trên tổng số 4.575 làng nghề của

cả nước, chiếm tới 53,18%. Làng nghề phân

bố rộng khắp 11 tỉnh của đồng bằng sông

Hồng với các quy mô khác nhau. Kết quả

nghiên cứu tại một số loại hình làng nghề như

chế biến nông sản thực phẩm tại Cát Quế (Hà

Nội); Khắc Niệm (Bắc Ninh); Làng nghề tái

chế tại Minh Khai (Hưng Yên); Rùa Thượng

(Hà Nội); Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc

(Hà Nội), Thái Phương (Thái Bình) cho thấy

các hoạt động sản xuất từ các làng nghề chủ

yếu vẫn là thủ công nên vẫn là các nguồn gây

ô nhiễm môi trường cục bộ, tùy thuộc vào

từng loại hình làng nghề mà mức độ và tác

động ô nhiễm tới môi trường khác nhau.

Về hiện trạng chất lượng môi trường

nông thôn vùng ĐBSH, dựa trên các số liệu

quan trắc từ 2011-2015 của các địa phương

vùng ĐBSH và một số kết quả quan trắc của

đề tài có thể có một số nhận xét như sau:

+ Chất lượng môi trường không khí

khu vực nông thôn còn khá tốt, nhiều vùng

chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hiện tượng ô

nhiễm cục bộ chỉ được ghi nhận tại một số

khu vực làng nghề và khu vực chăn nuôi.

+ Môi trường nước mặt tại hầu hết các

vùng nông thôn đều đáp ứng tiêu chuẩn sử

dụng cho tưới tiêu và các hoạt động khác.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy

nguồn nước này nhiều nơi đang bị ô nhiễm

cục bộ bởi các chất hữu cơ có nguồn gốc từ

hoạt động dân sinh.

+ Môi trường đất tại một số địa

phương có dấu hiệu của sự tích lũy kim loại

nặng và HCBVTV trong đất do hoạt động

nông nghiệp, tuy nhiên về giá trị nồng độ

chúng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Vê vấn đề cơ chế, chính sách trong

quản lý môi trường nông thôn: trong những

năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến

vấn đề này. Các cơ chế chính sách đã được

điều chỉnh thông qua nhiều văn bản quy phạm

pháp luật, thông qua việc lồng nghép vào các

văn bản quản lý môi trường TW và địa

Page 28: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 28/46

phương. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách

trong việc quản lý môi trường nông thôn vẫn

còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải

quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác

nhau. Văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy

đủ, thiếu tính đồng bộ. Một số quy định pháp

luật có liên quan đến bảo vệ môi trường nông

thôn còn thiếu khả thi.

Các mô hình xử lý môi trường nông

thôn thực hiện trong đề tài không phải là mới

nhưng đã góp phần giải quyết được một số

vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương, đó

là việc thu gom rác thải sinh hoạt cho 1 khu

chợ, mô hình xử lý phụ phế phẩm nông

nghiệp làm phân bón hữu cơ và mô hình xử lý

chất thải chăn nuôi bằng biogas dạng hẩm ủ

nhựa Composite. Các mô hình này như là một

mô hình mẫu để nhân rộng và triển khai ra

các địa phương khác có điều kiện tương tự..

Nguồn: vista.gov.vn, 10/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Máy lọc nước nhiễm phèn

Nữ sinh Nguyễn Chí Phương Thanh

(học sinh lớp 11D3, Trường THPT Lý Tự

Trọng, TP. Nha Trang) đã dành nhiều thời

gian để chế tạo máy lọc nước nhiễm phèn –

vừa đạt giải Tư cấp quốc gia Cuộc thi khoa

học kỹ thuật dành cho học sinh, để tinh gọn

và hoạt động hiệu quả.

Màu nước vàng nhạt lợn cợn cặn, các

đồ dùng sinh hoạt ám màu vàng sau một thời

gian sử dụng khiến em ấn tượng mạnh nên ấp

ủ ý tưởng sáng chế một hệ thống có thể làm

sạch nước giúp bà con vùng quê.

Đến năm học lớp 10, khi ý tưởng và sự

tự tin chín mùi cũng như được sự ủng hộ từ

gia đình, em bắt tay vào việc chế tạo máy lọc

nước.

Do thừa hưởng năng khiếu nghiên cứu

khoa học từ người cha – chủ một công ty chế

tạo các vật dụng từ Composite, cũng như được

sự giúp đỡ của các thầy cô, Phương Thanh

nhanh chóng triển khai ý tưởng của mình.

Với phương pháp thẩm thấu ngược,

Thanh đã thực hiện thành công hệ thống xử lý

nước nhiễm phèn. Cấu tạo của hệ thống đơn

giản với 3 bể lọc.

Nước được bơm lên rồi phun mưa

bằng vòi sen hoặc ống nhựa khoan lỗ để tăng

diện tích tiếp xúc với không khí và xảy ra các

phản ứng tạo thành cặn.

Các cặn này sẽ tách ra khỏi nước nhờ

vào bể lắng và hệ thống lọc phía dưới. Sau

đó, nước từ bể lắng được dẫn qua bể lọc thẩm

thấu ngược.

“Phương pháp thẩm thấu ngược có ưu

điểm giúp giữ ẩm bề mặt vật liệu lọc, tạo

màng xúc tác kể cả khi nguồn nước bị cạn

kiệt. Ngoài ra, nước lọc sẽ được đẩy tiếp xúc

đều trên toàn bộ bề mặt vật liệu lọc và dễ vệ

sinh vật liệu lọc… Hệ thống còn có bể lọc

trong và khử mùi (bể lọc thuận) giúp làm

sạch nước đến 95%”, Thanh giải thích.

Page 29: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 29/46

Theo cô nữ sinh trường THPT Lý Tự

Trọng, chi phí cho một hệ thống xử lý nước

nhiễm phèn chỉ khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng,

công suất 1.000 lít/giờ, rẻ hơn nhiều so với

ngoài thị trường.

“Các vật dụng để chế tạo rất dễ kiếm

như thùng phuy, bồn chứa nước, cát, sỏi... Hệ

thống này còn có thể dùng để xử lý nước

sông, nước ao hồ và nước ngầm…”, cô nữ

sinh cười hiền.

Với chiếc máy lọc nước, Phương

Thanh đã đi dự thi và đạt giải Nhất cấp tỉnh

cùng giải Tư cấp quốc gia Cuộc thi khoa học

kỹ thuật dành cho học sinh; giải nhất cuộc thi

Sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường

dành cho học sinh các trường THCS, THPT

tỉnh Khánh Hòa năm học 2017 - 2018.

Ban giám khảo cuộc thi đánh giá, hệ

thống có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều

vùng nông thôn chưa có nguồn nước máy.

Sau đó, em đã làm hệ thống bể lọc cho

một số hộ gia đình ở các huyện Vạn Ninh,

Cam Lâm, Diên Khánh…

Ông Hồ Xuân Bình (Suối Cát – Cam

Lâm – Khánh Hòa) cho biết, ở khu vực này

nước bị nhiễm phèn nặng nhưng từ ngày sử

dụng máy lọc của Phương Thanh thì có thể

uống nước từ đầu lọc ra.

“Nước khu vực này phèn nặng nên rất

tanh không sử dụng được trong sinh hoạt,

giặt đồ cũng không được. Nhưng qua hệ

thống của cháu Thanh gia đình chúng tôi có

thể uống được nguồn nước từ hệ thống lọc.

Chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra

nước từ máy lọc nhưng chất lượng rất rốt.

Từ khi được lắp đặt hệ thống lọc của cháu

Thanh gia đình đã có nguồn nước tốt để

sinh hoạt và chia sẻ nguồn nước này cho

người dân trong vùng”.

Nguồn: vietnammoi.vn, 21/07/2018 Trở về đầu trang

**************

Page 30: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018

30/46

B.THÔNG TIN SÁNG CHẾ VIỆT NAM

2-0001769 Ổ cắm điệnTác giả: Phạm Thế Vinh (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến ổ cắm điện

(1) bao gồm: đế nhựa (2), ít nhất một cặp

bộ tiếp điểm (3) được bố trí đối xứng nằm

trong đế nhựa (2), nắp (4) được lắp vào đế

nhựa (2). Mỗi tiếp điểm (3) được tạo kết

cấu bao gồm: đế trụ liên kết (31); tiếp điểm

thứ nhất (32) được gắn vào đế trụ liên kết

(31) và có hai phần nhánh (32b) được uốn

cong với phần cong lồi hướng song song

vào nhau tạo thành lỗ cắm (32c) mà chân

phích cắm tròn (210) được cắm vào đó; tiếp

điểm thứ hai (33) được bố trí ở phía bên

của tiếp điểm thứ nhất (32) để tạo ra khe

cắm (33c) mà chân phích cắm dẹt được

cắm vào đó; và vòng lò xo hở (34) được tạo

kết cấu gồm phần liên kết (34a) được lắp

lồng ngoài đế trụ liên kết (31) và hai nhánh

ép đàn hồi (34b) được lắp tỳ tương ứng vào

phía ngoài của hai phần nhánh (32b) của

tiếp điểm thứ nhất (32) luôn ở trạng thái ép

vào. Nhờ đó, lỗ cắm (32b) của tiếp điểm

thứ nhất (32) luôn ở trạng thái kích thước lỗ

ban đầu, tức là không bị biến dạng mở rộng

ra khi sử dụng nhiều loại phích cắm chân

tròn kích thước khác nhau.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019332 Máy đào công sự cầm tayTác giả: Lê Thành Quyết (VN).

Máy đào công sự cầm tay bao gồm

một khung đỡ được làm thích ứng gắn động

cơ dẫn động làm quay trục truyền động

trong đó bánh răng côn của trục truyền động

ăn khớp làm quay ngược chiều hai bánh

răng vòng, một bánh răng vòng lớn mà trục

của nó cũng là trục quay của cơ cấu đào đất

có tay đòn và lưỡi đào, một bánh răng vòng

nhỏ mà trục của nó cũng là trục làm quay

bánh răng thẳng ăn khớp làm quay ngược

chiều bánh răng thẳng kia mà trục của nó

cũng là trục quay của cơ cấu đĩa cắt có mâm

quay và lưỡi cắt, đồng thời một bánh răng

côn và một bánh răng thẳng của trục truyền

động cùng tác động vào hai bánh răng của

cơ cấu máy khoan búa xoay làm mũi khoan

vừa khoan xoay vừa va đập phá hủy vật liệu

rắn tác động vào đất đá để đào công sự.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019361 Hệ thống phanh tự động dùng cho ôtô

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (VN). Sáng chế đề cập đến hệ thống phanh

Page 31: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 31/46

tự động dùng cho ôtô bao gồm: bản sắt, bản

sắt này được bắt chặt vào khung ô tô ở phía

trước; mặt cản được tạo ra có dạng hình

lưỡi liềm được bố trí ở phía trước ô tô, đầu

dưới của mặt cản được gắn vào bản sắt nêu

trên bằng hai trục xoay; cần gạt phanh; bộ

giảm chấn; bộ ngắt nối nguồn điện; dây cáp

mềm. Trong đó, ở giữa mặt cản có phần

dạng thanh, một đầu được tạo ra liền khối

với mặt cản nêu trên, đầu còn lại được nối

với cần gạt phanh thông qua trục xoay sao

cho có thể xoay được và hai đầu trên của

mặt cản được gắn vào hai bộ giảm chấn nêu

trên, đầu còn lại của bộ giảm chấn được nối

với bản sắt sao cho chúng có thể xoay

được, và trong đó cần gạt phanh là thanh

gạt xoay quanh trục, cần gạt phanh này có

một đầu được nối xoay được với mặt cản

thông qua phần dạng thanh nêu trên và đầu

còn lại được nối với dây cáp mềm, dây cáp

mềm này được nối cần gạt phanh với bàn

đạp phanh của ô tô, bộ ngắt nguồn điện bao

gồm dao cắt dây điện được tạo ra liền khối

với mặt cản, và khe nối dây điện để dây

điện từ cực dương của bình ăcquy vắt qua

khe này, khe nối dây điện này được tạo ra

trên bản sắt, khe nối dây điện là một rãnh

có dạng hình chữ U, khe nối dây điện này

được bắt cố định trên bản sắt.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019455 Panen tường, hệ panen tường lắp ghép nhanh và phương pháp xây dựng nhà sử dụng các panen tường này

Tác giả: Đỗ Đức Thắng (VN).

Sáng chế đề xuất panen tường, bao

gồm: lớp ngoài thứ nhất, lớp ngoài thứ hai

và lớp giữa, trong đó lớp giữa bằng vật liệu

cách nhiệt rắn, các rãnh nông theo chiều

dọc hoặc chiều ngang được tạo trên mặt

trước và sau, các lỗ thông liên kết được tạo

cách đều nhau theo phương ngang, mặt đáy

và mặt đỉnh của lớp giữa có các rãnh lõm

kéo dài theo phương ngang, hai mặt bên lần

lượt được tạo rãnh định vị và gân định vị

sao cho gân định vị của panen tường thứ

nhất được gài khớp với rãnh định vị của

panen tường thứ hai; lớp ngoài thứ nhất và

lớp ngoài thứ hai bằng vữa bê tông không

co ngót được phun lên mặt trước và mặt sau

của lớp giữa. Ngoài ra, sáng chế còn đề

xuất hệ panen tường lắp ghép nhanh và

phương pháp xây dựng nhà sử dụng các

panen tường này.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019476 Phương pháp đánh giá chất lượng và cô lập lỗi dựa trên tính toán thông lượng xử lý vô tuyến của tuyến thu hệ thống enodebTác giả: Nguyễn Trung Tiến (VN), Nguyễn Quốc Tuấn (VN), Nguyễn Quang

Page 32: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 32/46

Tuấn (VN), Hồ Thị Xuân Hòa (VN).

Sáng chế đề xuất phương pháp đánh

giá chất lượng xử lý của tuyến thu của khối

RRU hệ thống eNodeB, cũng như giúp việc

gỡ rối cô lập lỗi giữa phần thiết kế khối

RRU và phần xử lý tín hiệu trở nên dễ

dàng. Phương pháp theo sáng chế được

thực hiện nhờ kết quả đánh giá thông lượng

xử lý vô tuyến của tuyến thu eNodeB so

với nguồn dữ liệu tham khảo.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019498 Thiết bị tập quần vợtTác giả: Nguyễn Xuân Phương

(VN).

Sáng chế đề cập đến thiết bị tập

quần vợt bao gồm khung thiết bị (1); cơ

cấu bắn bóng (2); lồng thu hồi bóng và

khung lưới 4, trong đó hai bánh xe bắn

bóng (23) có thể xoay quanh trục nâng đỡ

(24) được gắn với máng dẫn bóng (21) của

cơ cấu bắn bóng nhờ trục xoay (27) dạng

hình trụ rỗng được gắn với khung nâng đỡ

môtơ; và khung lưới có thể xoay quanh hai

trục tròn được gắn ở hai bên của khung

lưới và đối diện nhau qua tâm của khung

lưới tiếp nhận để làm nảy bóng được bắn

từ cơ cấu bắn bóng (2).

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang **************

2-0001743 Gạch xi măng cốt liệu

Tác giả: Trần Trung Nghĩa (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến gạch

xi măng cốt liệu bao gồm cốt liệu, xi măng,

chất phụ gia polyme và hỗn hợp zeolit,

trong đó các thành phần này được định

lượng theo dạng phối liệu và được tạo hình

bằng cách sử dụng phương pháp ép khuôn

để tạo áp lực nén chặt hỗn hợp phối liệu đã

định lượng sau khi trộn với nước với lực ép

bằng hoặc lớn hơn 5MPa, và trong đó thành

phần phối liệu của gạch bao gồm (% khối

lượng): cốt liệu: 74-94%; xi măng: 5 đến

nhỏ hơn 20%; chất phụ gia polyme: 0-3%;

và hỗn hợp zeolit: 0,01-3%; trong đó cốt

liệu được chọn từ nhóm bao gồm cát, mạt

đá, tro bay, tro xỉ, và rác thải xây dựng (xà

bần) hoặc hỗn hợp của chúng.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 33: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 33/46

2-0001754 Lan can bê tông lắp ghép

Tác giả: Hoàng Đức Thảo (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến lan can

bê tông cốt thép, bê tông cốt sợi lắp ghép

ứng dụng trong các công trình đường giao

thông đô thị. Lan can được đúc sẵn thành

từng đốt có khả năng lắp ghép với nhau

bằng mối nối âm dương, thuận tiện chuyên

chở, bố trí lắp đặt phù hợp các hệ thống

trình hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với từng địa

chất, địa hình khác nhau, lan can đúc sẵn có

mác bê tông lớn hơn hoặc bằng M250, một

đầu được bố trí mối nối âm, một đầu bố trí

mối nối dương, phía trên của mặt cắt ngang

phần thân có lỗ tròn để luồn cáp điện chiếu

sáng; đường kính lỗ luồn cáp to hay nhỏ

phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế, phần thân

lan can được đổ bê tông trực tiếp với phần

tạo mỹ quan.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001765 Dụng cụ tập luyện vận động khớp gối

Tác giả: Vũ Nhất Định (VN),

Nguyễn Tiến Thành (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất dụng cụ

tập luyện vận động khớp gối (1) bao gồm

phần khung đứng thẳng (11) liên kết với hai

phần khung mang giá đỡ (12). Giá đỡ (14)

được lắp di chuyển trượt được trên các ống

ngang (12a) của phần khung mang (12). Bộ

phận thay đổi tải trọng (15) liên kết với hệ

thống truyền lực (16) ở một đầu. Đầu kia

của hệ thống truyền lực (16) được liên kết

với giá đỡ (14) hoặc bao gối (BG). Khi hệ

thống truyền lực (16) được liên kết với giá

đỡ (14), dụng cụ (1) giúp thực hiện tập

luyện gấp gối, và khi hệ thống truyền lực

(16) được liên kết với bao gối (BG), dụng

cụ (1) giúp thực hiện tập luyện duỗi gối.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001766 Giá đỡ dùng cho xe côngtenơ

Tác giả: Bùi Văn Hảo (VN).

Sáng chế đề cập đến giá đỡ dùng cho

xe côngtenơ bao gồm thanh góc (1), thanh

đỡ ngang (2), cầu đỡ bánh xe (3) và bộ

truyền động (4), trong đó thanh góc (1)

được chế tạo có các chi tiết định vị với trần

và sàn xe côngtenơ và trên mặt các thanh

góc (1) có các lỗ định vị được phân chia

thành hàng lỗ định vị thứ nhất (1.1), hàng

lỗ định vị thứ hai (1.2) và hàng lỗ định vị

thứ ba (1.3), thanh đỡ ngang (2) được liên

kết với thanh góc (1) nhờ bu lông đỡ (5) và

bu lông khóa (6), cầu đỡ bánh xe (3) được

đặt lên thanh đỡ ngang (2) và một đầu cầu

đỡ bánh xe (3) có thanh chặn bánh xe (3.1)

để tăng khả năng giữ xe ô tô trên cầu đỡ

bánh xe (3). Trong quá trình vận hành, bu

lông đỡ (5) được di chuyển liên tục theo

Page 34: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 34/46

các lỗ định vị (1.1) và (1.2) khi thanh đỡ

ngang (2) được di chuyển lên trên và bu

lông khóa (6) gắn với đầu thanh đỡ ngang

(2) được xiết chặt khi ô tô thành phẩm được

nâng đến độ cao xác định.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang **************

2-0001768 Vật liệu compozit nhựa gỗ và phương pháp sản xuất vật liệu này

Tác giả: Nguyễn Vũ Giang (VN),

Thái Hoàng (VN), Mai Đức Huynh (VN),

Trần Hữu Trung (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến vật

liệu compozit nhựa gỗ chứa hỗn hợp

nhựa nhiệt dẻo polyvinyl clorua (PVC)

và bột gỗ, trong đó bột gỗ này được làm

biến tính bởi dung dịch tetraetyl

ortosilicat (TEOS) để tạo thành các hạt

nano SiO2 bám trên bề mặt, vật liệu

compozit nhựa gỗ này chứa các thành

phần sau (tính theo % khối lượng của

hỗn hợp nhựa nhiệt dẻo polyvinyl clorua

và bột gỗ biến tính): hỗn hợp nhựa PVC

với lượng nằm trong khoảng từ 40 đến

90%; và bột gỗ biến tính với lượng nằm

trong khoảng từ 10 đến 60%, trong đó

bột gỗ biến tính này thu được bằng cách

sử dụng tetraetyl ortosilicat (TEOS) với

lượng nằm trong khoảng từ 1 đến 10%

khối lượng (tính theo khối lượng của bột

gỗ cần được làm biến tính) để làm biến

tính bột gỗ, và sau khi đã được làm biến

tính bột gỗ này chứa các hạt nano SiO2

trên bề mặt. Vật liệu này được ứng dụng

để sản xuất các sản phẩm thay thế gỗ

được sử dụng trong xây dựng nh- tấm

ván lát sàn, kệ nâng hàng và các sản

phẩm trong các lĩnh vực khác. Ngoài ra,

giải pháp hữu ích còn đề cập đến phương

pháp sản xuất vật liệu compozit này.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001770 Môđun giàn khung mặt cầu dùng cho cầu treo dây võng

Tác giả: Nguyễn Tăng Cường (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất môđun

giàn khung mặt cầu dùng cho cầu treo

dây võng bao gồm dầm ngang (1) bằng

thép đúc dạng hộp có các tai treo (4, 7)

để nối các dầm dọc, dầm dọc biên (2)

bằng thép đúc dạng hộp có vị trí chốt

bulông ở hai đầu để nối với các tai treo

ngoài (4) của dầm ngang (1); dầm dọc

giữa (3) bằng thép đúc dạng hộp có vị trí

chốt bulông ở hai đầu để nối với các tai

cố định dầm dọc giữa (7) của dầm ngang

(1); và thanh giằng gió có các vị trí chốt

bulông ở hai đầu để nối vào các tai nối

thanh giằng gió trên dầm ngang (1).

Page 35: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 35/46

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001771 Hệ thống neo cáp chủ dùng cho cầu treo dây võng

Tác giả: Nguyễn Tăng Cường (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến hệ

thống neo cáp chủ dùng cho cầu treo dây

võng dân sinh bao gồm cáp chủ (1),

thanh neo (2), tăng dơ neo cáp chủ (3),

bộ nối trung gian (4) và cụm cân bằng

cáp (5) đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và có

độ bền và độ an toàn cao.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang **************

2-0001774 Thanh ray hộp dẫn hướng

Tác giả: Lê Mạnh Đức (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất thanh ray

hộp dẫn hướng (100) được tạo liền khối

bao gồm hai thành bên (101), thành đáy

(102) và vách gia cường đáy (103) được

gắn vào hai thanh bên (101) dưới dạng

song song với thành đáy (102) tạo thành

khoang rỗng ở đáy. Thanh ray dẫn hướng

(100) còn được tạo kết cấu gồm hai vách

gia cường thứ nhất (104) được bố trí nhô

ra hướng vào tâm và được bố trí ở phía

đầu của hai thành bên (101) tương ứng, và

ít nhất hai vách gia cường thứ hai (105)

mà mỗi vách được bố trí giữa vách gia

cường đáy (103) và các vách gia cường

thứ nhất (104) dưới dạng song song với hai

thành bên (101) tương ứng.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001750 Phương pháp hoàn nguyên chất xúc tác trong quá trình hydro hóa liên tục glucoza thành sorbitol và quy trình hydro hóa liên tục glucoza

thành sorbitol bằng cách hoàn nguyên chất xúc tác

Tác giả: Mai Ngọc Chúc (VN), Vũ

Thị Thu Hà (VN), Alain Perrard (FR), Trần

Văn Nam (VN), Nguyễn Thị Hà (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến

Page 36: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 36/46

phương pháp hoàn nguyên chất xúc tác

trong quá trình hydro hóa liên tục

glucoza thành sorbitol trên chất xúc tác

chứa ruteni trên chất mang bao gồm bước

cho dung dịch nước oxy già tiếp xúc với

chất xúc tác chứa ruteni trên chất mang

trong môi trường khí trơ hoặc không khí

ngay trong thiết bị phản ứng hydro hóa, ở

nhiệt độ nằm trong khoảng từ nhiệt độ

phòng đến 100°C. Đồng thời, giải pháp

hữu ích cũng đề cập đến quy trình hydro

hóa liên tục glucoza thành sorbitol bằng

cách hoàn nguyên chất xúc tác.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001751 Quy trình sản xuất vancomyxin hydroclorit

Tác giả: Nguyễn Phương Nhuệ

(VN), Đặng Tuyết Phương (VN), Lê Gia Hy

(VN), Vũ Thị Hạnh Nguyên (VN), Phạm

Thanh Huyền (VN), Hồ Tuyên (VN), Bạch

Thị Mai Hoa (VN), Phí Quyết Tiến (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy

trình sản xuất vancomyxin hydroclorit,

trong đó quy trình này bao gồm các bước:

a) hoạt hóa chủng giống gốc; b) thích nghi

chủng giống gốc; c) nhân giống sản xuất; d)

lên men sản xuất; và e) thu vancomyxin

hydroclorit. Bằng cách cải tiến môi trường

nuôi cấy, quy trình theo giải pháp hữu ích

cho phép lên men thu được vancomyxin

hydroclorit từ chủng xạ khuẩn

Streptomyces orientalis 4912 lên tới 4,16

mg/ml với thời gian lên men được rút ngắn.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001752 Chế phẩm sinh học dùng để tái tạo thảm thực vật và quy trình sản xuất chế phẩm này

Tác giả: Nguyễn Thị Minh (VN),

Nguyễn Thu Hà (VN), Phan Quốc Hưng

(VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến chế

phẩm sinh học dùng để tái tạo thảm thực

vật chứa các thành phần bao gồm hỗn

hợp gồm bào tử của các chủng nấm rễ

Gigaspora albida ASG1 và Dentiscutata

nigra DSB2 và sinh khối của các chủng

vi khuẩn nốt sần Shinorrhizobium fredi

DSM5 và Bradyrhizobium japonicum

ASS3, chất nền và các chất dinh dưỡng

bổ sung. Giải pháp hữu ích cũng đề cập

đến quy trình sản xuất chế phẩm này.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang **************

DPTer
Typewriter
Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, trong số 68 quốc gia tham gia “Vành đai và Con đường”, đã có 23 nước có nguy cơ “mắc nợ” Trung Quốc, trong đó có 8 nước đã tăng rủi ro “nợ công”.
Page 37: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 37/46

2-0001767 Cơ cấu in trên quả dừa và quy trình in trên quả dừa sử dụng cơ cấu này

Tác giả: Huỳnh Thanh Tâm (VN).

Với mục đích của giải pháp hữu ích

là tạo ra cơ cấu in trên quả dừa giúp in chữ,

hình ảnh trên quả dừa đang phát triển trên

cây một cách tự nhiên, giải pháp hữu ích đề

xuất cơ cấu in trên quả dừa bao gồm đế

chịu lực, khuôn in và bộ phận cố định,

trong đó đế chịu lực là một tấm được uốn

thành cung tròn, khuôn in lắp ở khoảng

giữa mặt trong của đế chịu lực, có độ cong

như độ cong của đế chịu lực, chiều dày có

tỷ lệ kích thước so với dây cung của đế

chịu lực nằm trong khoảng 1/22 - 5/22, bộ

phận cố định giúp cố định đế chịu lực và

khuôn in trên quả dừa. Nhờ đó, sau khi lắp

cơ cấu khuôn in quả dừa vào quả dừa đang

phát triển ở trên cây, bề mặt của quả dừa ép

dần vào khuôn in để tạo ra chữ, hình ảnh

trên quả dừa một cách tự nhiên. Giải pháp

hữu ích cũng đề xuất quy trình in trên quả

dừa sử dụng cơ cấu in này.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001746 Quy trình sản xuất trà sinh học từ gạo lức hữu cơ

Tác giả: Lê Văn Tri (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất quy trình

sản xuất trà sinh học từ gạo lức hữu cơ bao

gồm các bước ngâm hạt gạo lức hữu cơ

trong nước sạch, rang gạo lức này trong lò

rang ở nhiệt độ 85°C ± 2°C trong thời gian

60 phút để thu được hạt gạo lức hữu cơ có

màu cánh gián, xay hạt gạo lức hữu cơ tới

kích thước ≤ 1mm, trộn gạo lức vụn thu

được với chất bảo quản tự nhiên là đường

Hải Tảo; và tạo sản phẩm.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001747 Quy trình sản xuất trà sinh học từ lá sen

Tác giả: Lê Văn Tri (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất quy

trình sản xuất trà sinh học từ lá sen bao

gồm các bước: Chuẩn bị lá sen, sấy lá

sen, nghiền và phối trộn với chất bảo

quản tự nhiên là đường Hải Tảo, và tạo

sản phẩm. Sản phẩm trà tạo ra được sử

dụng hàng ngày nhằm phòng ngừa và

điều trị các bệnh béo phì, cao huyết áp,

cao mỡ máu và xơ vữa động mạch.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001749 Thực phẩm chứa tảo Spirulina và quy trình sản xuất thực phẩm này

Tác giả: Lê Thị Kim Hoa (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến thực

phẩm chứa tảo Spirulina và quy trình sản

xuất thực phẩm này. Theo một phương án

được ưu tiên, thực phẩm theo giải pháp hữu

ích chứa tảo Spirulina với lượng nằm trong

khoảng từ 1 đến 5%, tốt hơn là khoảng 2%

khối lượng so với tổng khối lượng thực

phẩm này, tinh bột dong riềng và tùy ý các

phụ gia khác hoàn toàn từ nguyên liệu tự

Page 38: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 38/46

nhiên. Thực phẩm theo giải pháp hữu ích là

rất bổ dưỡng, dễ sử dụng và có thể sử dụng

thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe cho

người sử dụng.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018 Trở về đầu trang

**************

2-0001761 Ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê hòa tan

Tác giả: Bùi Xuân Thoa (VN).

Giải pháp hữu ích đề xuất quy trình

chế biến sản phẩm dinh dưỡng có công

dụng kép từ ngũ cốc dinh dưỡng và cà

phê hòa tan bao gồm các bước: a) tạo vảy

ngũ cốc bằng cách trộn ướt hỗn hợp

nguyên liệu gồm bột mì, bột đậu tương,

bột gạo, bột ngô, đường, muối, mạch nha

với nước, nấu sơ bộ hỗn hợp này, sấy khô,

đập, sàng để tạo thành vảy ngũ cốc; b) tạo

hỗn hợp trộn khô bằng cách trộn vi lượng

canxi vi lượng, đường và bột kem thực

vật tạo thành hỗn hợp vi lượng; trộn khô

hỗn hợp vi lượng này với cà phê hòa tan

và các thành phần của ngũ cốc dinh

dưỡng (trừ vảy ngũ cốc) như đường, bột

kem thực vật tạo thành hỗn hợp trộn khô;

và c) đóng gói tạo sản phẩm: vảy ngũ cốc

và hỗn hợp trộn khô được đóng gói để tạo

thành sản phẩm. Sản phẩm tạo thành có

cả hai công dụng của hai loại sản phẩm

ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê hòa tan.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

363/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001763 Phương pháp sản xuất rượu roiTác giả: Nguyễn Phú Tia (VN).

Sáng chế đề cập đến phương pháp

sản xuất rượu roi bao gồm các bước: a)

Tạo men cái; b) Tạo nguyên liệu (bã rượu)

và tạo hương roi; c) Chưng cất rượu; và d)

Lọc than hoạt tính. Rượu roi được tạo ra

theo phương pháp này đã qua chưng cất và

không sử dụng bất kỳ hóa chất, chất tạo

màu hoặc tạo mùi nào, nên việc bảo quản

đúng cách sẽ lưu giữ được trên bảy năm

mà vẫn đảm bảo được chất lượng.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang **************

Page 39: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 39/46

2-0001764 Quy trình xác định mức độ phân mảnh ADN của tinh trùng và kit dùng cho quy trình này

Tác giả: Nguyễn Thị Trang (VN),

Thân Thị Thùy Linh (VN), Trần Thị Oanh

(VN), Trần Đức Phấn (VN), Lương Thị

Lan Anh (VN), Triệu Tiến Sang (VN),

Nguyễn Minh Tuấn Anh (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy

trình xác định mức độ phân mảnh ADN

của tinh trùng và kit dùng cho quy trình

này. Quy trình xác định mức độ phân

mảnh ADN của tinh trùng theo giải pháp

hữu ích bao gồm các bước: a) chuẩn bị

tiêu bản, b) biến tính AND của tinh

trùng, c) ly giải màng nhân tế bào tinh

trùng, d) nhuộm tiêu bản; và e) xác định

mức độ phân mảnh ADN của tinh trùng.

Theo đó, quy trình theo giải pháp tối ưu

điều kiện cố định mẫu, điều kiện ly giải

màng nhân và điều kiện nhuộm giúp

giảm được hóa chất phá vỡ màng nhân và

sử dụng loại thuốc nhuộm thông thường

mà vẫn thu được hiệu quả tương đương

loại thuốc nhuộm đặc hiệu. Ngoài ra, giải

pháp hữu ích còn đề cập đến kit dùng cho

quy trình xác định mức độ phân mảnh

của tinh trùng theo giải pháp hữu ích.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

1-0019428 Bộ khuôn dẫn hướng và cắt cho máy cắt, tách, chẻ hạt điều tự động

Tác giả: Đỗ Cao Thắng (VN).

Sáng chế đề cập tới một bộ khuôn

cắt dẫn hướng hạt điều cho máy cắt, tách,

chẻ hạt điều tự động bao gồm bộ khuôn

trên gắn trên tấm đế khuôn trên, bộ khuôn

dưới gắn với tấm đế khuôn dưới, với các

rãnh dẫn hình chữ “V” trên mặt khuôn trên

và khuôn dưới có tác dụng dẫn h-ớng, định

vị và kẹp chặt hạt điều ngăn hạt điều không

bị đổ ngang. Bộ khuôn trên gồm các khuôn

nhỏ hơn vật liệu bằng sắt, mỗi khuôn nhỏ

này có một rãnh dẫn hình chữ “V”. Bộ

khuôn dưới là tấm sắt có các rãnh dẫn hình

chữ “V” tương ứng với các rãnh dẫn của

khuôn trên. Các rãnh dẫn chữ “V” trên bộ

khuôn được thiết kế nhỏ dần về phía cuối

bộ khuôn và có thể thay đổi số lượng các

đường rãnh dẫn trên bộ khuôn.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001744 Chậu trồng cây

Tác giả: Phan Thành Công (VN) .

Giải pháp hữu ích đề cập đến chậu

trồng cây có kết cấu bao gồm: thân chậu

(1) dạng liền khối, trong đó phần bên trong

của thân chậu có gờ nhỏ hình tròn chạy

quanh chu vi của chậu, có tác dụng làm bệ

đỡ cho tấm ngăn (2) của khoang chứa giá

thể thấm nước ngược, trên gân nổi liền

khối với chân đỡ ở bên hông của thân chậu

có ống (3) để cung cấp nước tưới cho cây,

xác định mực nước còn lại trong chậu,

đồng thời để nước chảy tràn qua khi cần

thiết, và dưới đáy thân chậu có lỗ xả đáy

(5); và khoang chứa giá thể thấm nước

ngược được gắn theo cách tháo ra lắp vào

được với thân chậu (1), khoang này có kết

cấu bao gồm tấm ngăn (2) là một tấm

phẳng hình tròn liền khối với ống hình trụ

(4) ở giữa, khoang này chia chậu cây thành

hai khoang: khoang trên để chứa giá thể và

Page 40: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 40/46

trồng cây, khoang dưới để chứa nước hoặc

dung dịch dinh dưỡng, và ống hình trụ (4)

có đáy được khoét một số lỗ nhỏ, trong

ống chứa giá thể thấm nước ngược để hút

nước, và ống này được cắm xuống phần

nước hoặc dung dịch dinh dưỡng.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang **************

2-0001745 Thùng trồng cây và hệ thống thùng trồng cây

Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến thùng

trồng cây có kết cấu bao gồm: thùng (1),

tấm chặn (4) lắp vào khe đỡ (2) được tạo ra

trên vách thùng, cặp dây quai (10) nối cố

định vào mặt trên của tấm chặn (4), cụm cơ

cấu cấp nước cho đất bao gồm các ống đỡ

(3) và thanh hút nước (5), cụm cơ cấu cấp

thoát nước và thông khí bao gồm các cặp

ống nối (8) có nắp bịt (9), van tự động (6),

và van xả đáy (7); khác biệt ở chỗ, các ống

đỡ (3) có các rãnh, lỗ dọc thân ống, có

chiều cao bằng chiều cao từ đáy thùng đến

khe đỡ và lắp cố định vào tấm chặn (4)

bằng các khớp (3.1), tại vị trí các ống đỡ

gắn vào tấm chặn trên được khoét các lỗ

(4.1) có kích thước lớn hơn phần thân d-ới

(5.1) nh-ng nhỏ hơn phần đầu trên (5.2) của

thanh hút nước (5) sao cho phần đầu trên

(5.2) được giữ nằm ở trên tấm chặn (4),

trong khi phần thân dưới (5.1) có kích

thước nhỏ hơn ống đỡ để có thể được lồng

vào trong ống đỡ này; các cặp ống nối (8)

có nắp bịt (9) được bố trí ở các phía của

thành thùng hướng ra các phương để cấp

nước vào và thông khí, van tự động (6) điều

khiển việc cấp nước tự động vào thùng đến

mực nước yêu cầu, van xả đáy (7) có thể

mở dễ dàng bằng việc tháo thân van (7.1)

hay nắp van (7.2) đưa nước, đất, giá thể

chảy ra ngoài và chủ động vệ sinh làm sạch

phần chứa nước của thùng khi cần. Ngoài

ra, giải pháp hữu ích còn đề cập đến hệ

thống thùng trồng cây bao gồm các thùng

trồng cây nêu trên được kết nối với nhau.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001772 Hệ thống giám sát chất lượng nước hồ nuôi thủy sản nhiều điểm đo

Tác giả: Nguyễn Minh Hà (VN),

Phan Phước Lộc (VN), Lê Thanh Phong

(VN), Lê Đình Cẩn (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến hệ

thống giám sát chất lượng nước hồ nuôi

thủy sản nhiều điểm đo áp dụng cho một

hay nhiều hồ nuôi thủy sản bao gồm bộ

phận thu mẫu gồm tám đường ống hút

nước (1), bộ phận đo mẫu là để thực hiện

việc đo các thông số về chất lượng nước

Page 41: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 41/46

bằng các bộ cảm biến (9) được đặt trong

tủ van (2), khác biệt ở chỗ vị trí đặt các

bộ cảm biến này được đặt ở phía trước

bơm (3) để tránh ảnh hưởng của bơm (3)

làm thay đổi nhiệt độ của mẫu đo và bộ

phận điều khiển trung tâm gồm mạch điện

tử PLC (14) để kết nối với máy tính (15)

thực hiện điều khiển đóng mở bơm nước

(3), các van điện từ (4) theo quy trình đo

đã định trước, ghi và gửi kết quả đo lên

mạng dữ liệu bằng đường truyền internet.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang **************

1-0019371 Chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi Tác giả: Phạm Thị Lý (VN),

Nguyễn Việt Anh (VN).

Sáng chế đề cập đến chế phẩm vi

sinh để xử lý chất thải hữu cơ trong chăn

nuôi, trong đó chế phẩm chứa ít nhất sáu

loài vi khuẩn bao gồm Bacillus subtilis,

Pseudomonas alcaligenes, Bifidobacterium

thermophilus, Clostridium pastenisium,

Nirosomonas europaea và Lactobacillus

casei. Bằng cách cải tiến môi trường nuôi,

chế phẩm vi sinh thu được ổn định, có khả

năng xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi

một cách triệt để, giảm được mùi hôi.

Ngoài ra, chế phẩm vi sinh theo sáng chế

theo sáng chế giữ được hoạt tính lâu dài

trong môi trường thực địa. Ngoài ra, chế

phẩm vi sinh theo sáng chế có thể được hấp

thụ lên chất mang rắn dùng làm đệm lót

sinh học trong chăn nuôi.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001759 Hầm khí sinh học

Tác giả: Đào Xuân Hữu (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến hầm

khí sinh học bao gồm hầm phân hủy yếm

khí (1), bể áp lực (2), bể nạp phân (3) và

ống dẫn phân (4) để dẫn phân vào hầm

phân hủy (1). Hầm phân hủy (1) được làm

bằng bê tông cốt thép và có dạng hình

phễu. Thành hầm phân hủy (1) có mặt cắt

đứng gần như dạng hình thang với đáy lớn

ở bên trên. Mặt trên (6) của hầm phân hủy

(1) được đổ bê tông liền với thành hầm.

Phân từ bể nạp phân (3) cùng với nước rửa

được cho chảy qua ống dẫn phân (4) vào

hầm phân hủy (1). Đáy của hầm phân hủy

(1) được làm dốc về phía bể áp lực (2). ống

dẫn khí ga (7) nối phần chứa khí ga (8) với

bộ phận sử dụng khí ga. Bể áp lực (2) gồm

ngăn chứa bã (2.1), ngăn lọc (2.2) và ngăn

chứa nước thải (2.3). Hầm phân hủy (1) có

cửa xả đáy (9) được bố trí ở sát đáy hầm

phân hủy (1) để nối thông với đáy của ngăn

chứa bã (2.1) của bể áp lực (2). Đáy của

ngăn chứa bã (2.1) được làm lõm xuống để

chứa đất cát, bã chìm (5) chảy sang từ hầm

phân hủy (1). Bã nổi (11) được nổi lên phía

trên ngăn chứa bã (2.1). Ngăn lọc (2.2) có

tác dụng giữ bã ở lại ngăn (2.1) để nước

thải chảy sang ngăn chứa nước thải (2.3)

trong hơn, và ngăn chứa nước thải (2.3) có

tác dụng lắng đọng thêm cặn của nước thải

để khi xả ra ngoài môi trường được trong

sạch hơn.

Page 42: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 42/46

Theo công báo sở hữu công nghiệp số

364/2018

Trở về đầu trang

**************

2-0001762 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phế phụ phẩm nông nghiệp

Tác giả: Tăng Thị Chính (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy

trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác

thải và phế phụ phẩm nông nghiệp sử dụng

các chủng vi sinh vật hữu ích bao gồm các

bước: (a) phân loại rác thải và phế phụ

phẩm nông nghiệp, (b) ủ đông (ủ compost)

các chất thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh

vật ưa nhiệt phân giải bao gồm hỗn hợp của

các chủng vi khuẩn Bacillus ưa nhiệt và xạ

khuẩn Streptomyces ưa nhiệt để thu chất

mùn hữu cơ; và (c) phối trộn chất mùn hữu

cơ thu được với chế phẩm vi sinh vật đa

chức năng với tỷ lệ % khối lượng thích hợp

để thu được phân hữu cơ vi vi sinh.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang **************

2-0001775 Hệ thống cấp nước ghép song song dùng cho bồn rửa tay, bồn tiểu và bồn cầu trong nhà vệ sinh

Tác giả: Nguyễn Xuân Sáng (VN),

Lê Văn Hiệp (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến hệ

thống cấp nước ghép song song dùng cho

bồn rửa tay, bồn tiểu và bồn cầu trong

trong nhà vệ sinh bao gồm: van nhấn tự

động nhả (1) và van nước điện từ (2) được

ghép song song có chung đầu vào là ống

cấp nước (11) và có chung đầu ra là vòi

(9). Van ấn tự động nhả (1) và Van nước

điện từ (2) bình thường đóng; Khi có

người đến vùng cảm ứng, cảm biến vật cản

(3) thông qua bộ bảo vệ và kết nối hệ

thống (4) cấp cho van nước điện từ (2) một

dòng điện 24VDC để mở van trong một

khoảng thời gian nhất định. Trong trường

hợp van nước điện từ (2) không hoạt động,

người dùng ấn vào nút nhấn của van nhấn

tự động nhả (1) để cho nước từ ống cấp

(11) chảy qua van nhấn tự động nhả (1) rồi

qua ống dẫn (9) dẫn nước sạch vào để rửa.

Theo công báo sở hữu công nghiệp

số 364/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 43: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 43/46

2-0001776 Phương pháp sản xuất nhiên liệu diezen sinh học có chất lượng caoTác giả: Nguyễn Hoàng Vũ (VN), Vũ Thị Thu Hà (VN), Đỗ Mạnh Hùng (VN),

Nguyễn Thị Thu Trang (VN), Nguyễn Văn Chúc (VN), Nguyễn Trung Kiên (VN).

Giải pháp hữu ích đề cập đến phương pháp sản xuất nhiên liệu diezen sinh học bao

gồm bước: bổ sung polyalpha olefin (PAO) là chất phụ gia hạ điểm đông đặc, tert -

butylhydroquinon (TBHQ) là chất phụ gia chống oxy hóa, etylendiamin (EDA) là chất phụ

gia chống ăn mòn vào diezen sinh học gốc, ở nhiệt độ môi trường; khuấy trộn đều; sau đó

hỗn hợp thu được được pha trộn với diezen có nguồn gốc từ dầu mỏ để tạo ra nhiên liệu

diezen sinh học có độ ổn định cao.

Theo công báo sở hữu công nghiệp số 364/2018

Page 44: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 44/46

C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án

Chủ nhiệm/ CQ chủ

trì

Ngành Kinh tế

1 28/06/2018

Một số giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng

cơ bản nội ngành Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà

nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ths. Nguyễn Hữu

Viên - KBNN

Thanh Hóa

2 04/07/2018

Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua

KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong

điều kiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN.

Kho bạc Nhà nước

Thái Nguyên

3 05/07/2018 Phần mềm tin học kiểm soát chi cho cá nhân của đơn

vị sử dụng ngân sách qua KBNN Ninh Thuận.

Kho bạc Nhà nước

Ninh Thuận

4

12/07/2018 Giải pháp hoàn thiện công cụ khe hở thanh khoản

trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại

Vietcombank.

Ths. Trần Thị Thu

Hà - Trụ sở chính

Vietcombank

5 12/07/2018

Dự báo khả năng chuyển nhóm nợ xấu của các khách

hàng doanh nghiệp thông thường tại Vietcombank

bằng phương pháp hồi quy logistic.

Cử nhân Vương

Minh Giang - Trụ

sở chính

Vietcombank

6 16/07/2018

Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thuế thông

qua chỉ số đồng hồ (công tơ) tổng của các phương tiện

đo xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Cục Thuế tỉnh Phú

Thọ

7 19/07/2018 Nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Đông Nam Bộ.

TS. Nguyễn Thị

Hoàng Anh -

Trường Đại học

Ngoại thương Cơ sở

2 tại Tp.HCM

8 31/07/2018 Một số giải pháp tăng cường giám sát việc kê khai tài

sản của cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Ông Nguyễn Văn

Vinh - Ủy ban Kiểm

tra Trung ương

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

9 28/06/2018 Nghiên cứu, đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong đất Ths. Lưu Hải Tùng -

Page 45: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 45/46

huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Viện Địa lý Tài

nguyên TP. Hồ Chí

Minh

10 29/06/2018

Nghiên cứu bảo tồn, hoàn thiện quy trình nhân giống

và trồng thử nghiệm 02 loài lan kim tuyến

(Anoetochilus spp và loài bản địa) tại Phú Yên.

Ths. Nguyễn Trọng

Lực - Trung tâm

Ứng dụng và

Chuyển giao công

nghệ Phú Yên

11 29/06/2018

Nghiên cứu nhân giống vô tính và trồng thử nghiệm

cây cà gai leo (Solanum procumbens Lour) tại Phú

Yên.

Ths. Trương Hùng

Mỹ - - Trung tâm

Ứng dụng và

Chuyển giao công

nghệ Phú Yên

12 03/07/2018 Đánh giá hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại

Việt Nam và đề xuất các giải pháp.

Viện Chiến lược và

Chính sách Y tế;

Cục Y tế Dự phòng

– Bộ Y tế

13 11/07/2018

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất

một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ quả

mắc ca.

PGS.TS Nguyễn

Văn Lợi - Trường

Đại học Công

nghiệp Hà Nội

14 13/07/2018

Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đa dạng sinh

học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho

việc mở rộng và nâng hạng cấp Quốc gia khu bảo tồn

loài – sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh.

GS.TSKH Đặng

Huy Huỳnh - Sở

Khoa học và Công

nghệ tỉnh Cao Bằng

15 16/07/2018 Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản

xuất vật liệu composite.

PGS.TS Đoàn Thị

Thu Loan - Trường

Đại học Bách khoa

Đà Nẵng

16 18/07/2018

Ứng dụng các sản phẩm nano kim loại (Cuo, Fe0,

Co0) trong quá trình xử lý hạt giống nhằm kích thích

tăng trưởng, tăng năng suất thu hoạch cho cây ngô

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Viện Khoa học vật

liệu

17 24/07/2018

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại Trung tâm

Sản xuất-Dịch vụ phù hợp với bộ tiêu chuẩn ISO

9001:2008.

Ths. Dương Thị Tân

- Trường Đại học

Công nghiệp Dệt

May Hà Nội

Page 46: BẢN TIN THÁNG 8/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_08-2018.pdf · Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 1/46

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 08/2018 46/46

18 24/07/2018 Nghiên cứu, phát triển cây rau Bò khai tại xã Ân Tình,

huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông

thôn huyện Na Rì

Ngành Giáo dục đào tạo

19 10/07/2018 Giáo trình Tiền lâm sàng 1.

Đơn vị Huấn luyện

kỹ năng - Trường

Đại học Y Dược

Cần Thơ

20 20/7/2018 Ứng dụng trường phái kinh tế học pháp luật trong

nghiên cứu, giảng dạy pháp luật cạnh tranh.

TS Phạm Trí Hùng -

Trường Đại học

Luật TP.HCM

Ngành văn hóa xã hội

21 09/07/2018 Lịch sử Đảng bộ Công an Trung ương (1945 – 2015). Đảng ủy Công an

Trung ương

22 31/07/2018

Nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách

nhiệm của UBKT các cấp trong việc kiểm tra, giám

sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên.

Ths. Phạm Đức

Tiến - Ủy ban Kiểm

tra Trung ương

Trở về đầu trang