Top Banner
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN THÁNG 12/2018 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Việt Nam chế tạo vệ tinh Micro Dragon CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Chế tạo cụm thiết bị cấp và hàn dán linh kiện điện tử tự động trên dây chuyền SMT Dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Buồng sấy và nạp dầu chân không nhằm đảm bảo chỉ tiêu điện áp phóng điện dầu máy biến áp phân phối công suất đến 2.500 KVA Công nghệ, thiết bị sản xuất ván ép nhiều lớp chất lượng cao và kích thước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong môi trường chịu lực lớn, độ ẩm cao VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Nghiên cứu tổng hợp Hexametylentetramin (Hexamin, Urotropin) từ nguồn nguyên liệu Formaldehyde và Amoniac Công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Thực phẩm uống bổ sung cho người bệnh kém dung nạp lactose Công nghệ sản xuất rượu brandy trái cây (vải, dứa) ở quy mô công nghiệp CÔNG NGHỆ SINH HỌC Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm BVTV sinh học từ cây Muồng trâu Cassia alata L. Hỗ trợ định danh các loài nấm thuộc chi Cordyceps và tương tự bằng kỹ thuật sinh học phân tử kết hợp tin sinh học Phát triển và ứng dụng các vector nhị thể thế hệ mới phục vụ cải biến di truyền các loài nấm sợi thông qua phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium Thiết kế hệ thống vector biểu hiện gen nhằm nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp enzyme ở nấm sợi Aspergillus oryzae
39

BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Aug 29, 2019

Download

Documents

lecong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN THÁNG 12/2018

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Việt Nam chế tạo vệ tinh Micro Dragon

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo cụm thiết bị cấp và hàn dán linh kiện điện tử tự động trên dây chuyền SMT

Dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong

nước và xuất khẩu

Buồng sấy và nạp dầu chân không nhằm đảm bảo chỉ tiêu điện áp phóng điện dầu máy biến

áp phân phối công suất đến 2.500 KVA

Công nghệ, thiết bị sản xuất ván ép nhiều lớp chất lượng cao và kích thước lớn đáp ứng nhu

cầu sử dụng trong môi trường chịu lực lớn, độ ẩm cao

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu tổng hợp Hexametylentetramin (Hexamin, Urotropin) từ nguồn nguyên liệu

Formaldehyde và Amoniac

Công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Thực phẩm uống bổ sung cho người bệnh kém dung nạp lactose

Công nghệ sản xuất rượu brandy trái cây (vải, dứa) ở quy mô công nghiệp

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm BVTV sinh học từ cây Muồng trâu Cassia alata L.

Hỗ trợ định danh các loài nấm thuộc chi Cordyceps và tương tự bằng kỹ thuật sinh học phân

tử kết hợp tin sinh học

Phát triển và ứng dụng các vector nhị thể thế hệ mới phục vụ cải biến di truyền các loài nấm

sợi thông qua phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium

Thiết kế hệ thống vector biểu hiện gen nhằm nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp enzyme ở

nấm sợi Aspergillus oryzae

Page 2: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 2/39

Y HỌC

Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh nhiễm khuẩn âm đạo

Kỹ thuật lấy đi khối u tuyến vú không cần phẫu thuật

Xe cấp cứu cơ động 2 bánh

NÔNG NGHIỆP

Phương pháp nhân nuôi và khả năng phòng trừ bọ trĩ của bọ xít bắt mồi trên cây dưa lưới

Nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng của lan Kim tuyến

(Anoectochilus sp.) giai đoạn sau cấy mô từ 0-3 tháng tuổi

Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nồng độ và số lần xử lý BA (6-Benzylaminopurine),

GA3 (Axit Gibberellic) đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa cây triệu chuông và

cây ánh dương trồng tại TP.HCM.

Dây chuyền xử lý phân gà vi sinh đầu tiên tại Việt Nam

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu ứng dụng mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - Ann) trong tính

toán lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước mặt; thử nghiệm cho lưu vực sông cầu

Thiết bị thu gom chất thải hữu cơ của bò theo chu kỳ trong các trang trại chăn nuôi công

nghiệp

Chế tạo hệ xúc tác MnO2/Al2O3 ứng dụng oxy hóa tiên tiến để xử lý nước thải ngành công

nghiệp dệt nhuộm

Hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực

LĨNH VỰC KHÁC

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn “Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn

đảm bảo sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp điều tra sự cố

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

III. Các nghiên cứu KH&CN về Quân sự

Page 3: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 3/39

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Việt Nam chế tạo vệ tinh Micro Dragon

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển

hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa công

bố ngày phóng vệ tinh Micro Dragon. Theo

đó, vệ tinh do đội ngũ kỹ sư Việt Nam chế tạo

dự kiến được đưa lên vũ trụ vào 9h50 thứ 5

ngày 17/1/2019.

Micro Dragon sẽ được phóng lên vũ

trụ bằng tên lửa Epsilon do Công ty IHI

Aerospace của Nhật Bản chế tạo. Địa điểm

phóng là Trung tâm vũ trụ Uchinoura, tỉnh

Kagoshima.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát trái

đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50

x 50 cm. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro

Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven

bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị

nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện

tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ

cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của

sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí

quyển. Thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất

sau đó chuyển các dữ liệu này một cách

nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau

trên Trái Đất.Thử nghiệm công nghệ vật liệu

mới (Atomic oxygen, Antimony Tin Oxide

Coating Solar cell).

Micro Dragon được chế tạo bởi 36 kỹ

sư người Việt, thuộc Trung tâm Vũ Trụ Việt

Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam. Đây là đội ngũ kỹ sư theo học

ngành công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản. Bắt tay

vào chế tạo năm 2013, năm 2017, Micro

Dragon hoàn thành và thử nghiệm thành công.

Micro Dragon là bước tiếp theo trong

quá trình làm từng bước nắm bắt và làm chủ

công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh của Việt

Nam. Trước đó, các kỹ sư của Trung tâm Vũ

trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh

siêu nhỏ Pico Dragon (có kích thước 10 x 10

x 11,35 cm, khối lượng 1 kg). Vệ tinh này

được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013

và hoạt động thành công trên vũ trụ. Sau

Micro Dragon, theo lộ trình, Việt Nam sẽ tiến

tới chế tạo vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh theo

công nghệ radar mới nhất hiện nay.

Nguồn: Nguyễn Hoài, tienphong.vn,

30/11/2018

Trở về đầu trang

*************

Page 4: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 4/39

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo cụm thiết bị cấp và hàn dán linh kiện điện tử tự động trên dây chuyền SMT

Ngành công nghiệp chế tạo điện tử đã

trải qua các bước phát triển của công nghệ

đóng gói các linh kiện (components). Với công

nghệ xuyên lỗ (Through - Hole Technology):

các linh kiện được cắm tổ hợp lên bo mạch

thông qua các lỗ xuyên trên mạch in hay PCB.

Tất cả các linh kiện ở tất cả các chủng loại

đều phải có chân đủ dài để có thể cắm xuyên

qua bo mạch và mối hàn sẽ được thực hiện ở

mặt bên kia thông qua lò hàn sóng (wave

soldering) hoặc hàn tay.

Công nghệ dán bề mặt (Surface Mount

Technology - SMT) được phát triển vào

những năm 1960 và được áp dụng một cách

rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tập đoàn

IBM của Hoa kỳ có thể được coi là người đi

tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ

này. Lúc này, phương pháp xuyên lỗ vẫn

được ưa chuộng do dễ hàn và tháo lắp.

Hạn chế của chất lượng bo mạch cũng

khiến SMT khó phát triển. Sự ra đời của bo

mạch chất lượng cao đã mở rộng thị trường

cho SMT từ sau năm 2000. Các máy SMT

ngày nay bảo đảm cho việc dán được thực

hiện với sai số cực nhỏ, do bởi các máy SMT

là các máy cơ khí chính xác điều khiển bằng

máy tính được trang bị công nghệ xử lý ảnh.

Theo “niên giám về công nghiệp hỗ trợ

các ngành chế tạo Việt Nam 2014-2015”

Công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển rất

nhanh từ 2010 đến nay. Năm 2013, giá trị sản

xuất công nghiệp đạt 335.857 tỷ đồng, chiếm

tỷ trọng khoảng 8,7% toàn ngành công

nghiệp. Tăng trưởng bình quân từ 2010 đến

2013 đạt trên 32%/năm, cao hơn rất nhiều so

với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công

nghiệp (9,4%/năm). Hiện nay với tốc độ sản

xuất và nhu cầu về hàng điện tử tiêu dùng

như điện thoại, bóng đèn điện, Ti vi, quạt

điện,… trong nước là rất lớn nên nhu cầu về

máy gắn, lắp linh kiện ngày càng cấp thiết. Ở

Việt nam, hầu như chưa có đơn vị nào sản

xuất thiết bị, dây chuyền lắp ráp linh kiện

điện tử mà chủ yếu nhập của Mỹ, Hàn Quốc,

Nhật Bản,…

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì

Công ty Cổ Phần Viện máy và dụng cụ công

nghiệp phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS.

Trần Ngọc Hưng cùng thực hiện nhằm mục

tiêu “Nghiên cứu, ứng dụng thành công hệ

điều khiển chuyển động cho cụm thiết bị cấp

và hàn dán linh kiện điện tử trên dây chuyền

hàn dán SMT”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

cấp bộ “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo cụm

thiết bị cấp và hàn dán linh kiện điện tử tự

động trên dây chuyền SMT” được thực hiện

trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng máy móc và

nhu cầu sử dụng của các đơn vị sản xuất.

Đồng thời khảo sát các loại máy dán

linh kiện hiện có trên thị trường. Nhóm đề tài

thiết kế chế tạo máy, xây dựng bộ điều khiển

Page 5: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 5/39

với phần mềm giao diện Tiếng Việt có chức

năng cài đặt cơ bản của máy dán linh kiện: tự

động, tay, cài đặt tham số,... phù hợp với

bảng mạch số loại linh kiện ≤ 20 linh kiện và

công suất khoảng 1000 linh kiện/giờ.

Nguồn: vista.gov.vn, 23/11/2018

Trở về đầu trang

*************

Dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Máy bơm là thiết bị không thể thiếu

trong hầu hết các ngành của nền kinh tế quốc

dân, phục vụ đời sống dân sinh và an ninh

quốc phòng. Ở các nước công nghiệp tiên tiến

(Nga, Nhật Bản, Anh, Đức, Anh, Mỹ, Thụy

Điển…) do nền kinh tế và đời sống dân sinh

phát triển mạnh, nhu cầu về bơm phục vụ sản

xuất và dân sinh ngày càng nhiều, vì vậy,

ngành chế tạo bơm ở các nước này đã đầu tư

xây dựng các dây chuyền công nghệ sản xuất

bơm với mức độ hoàn thiện và hiện đại để

đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ở châu Á, các nước (Hàn Quốc, Trung

Quốc và Ấn Độ,…) có ngành chế tạo bơm

phát triển tốt trong những thập niên gần đây.

Các nước này đã tiếp cận nhanh với các công

nghệ mới của các nước có ngành chế tạo bơm

phát triển. Các sản phẩm bơm của các nước

này còn nhiều hạn chế về chất lượng và hiệu

suất do kinh nghiệm còn ít và dây chuyền

công nghệ còn nhiều khiếm khuyết. Khảo sát

thực tế ở một số nước ASEAN như: Thái Lan,

Inđônêxia, Malaixia,…, cho thấy, ngành chế

tạo bơm ở các nước trên cũng không Việt

Nam. Các nước Lào, Campuchia, Mianma

hầu như không có cơ sở hạ tầng của ngành

chế tạo bơm, kể cả cán bộ khoa học chuyên

sâu về ngành này cũng rất ít. Chính vì vậy,

việc nhập khẩu, sử dụng và khai thác thiết bị

bơm của các nước này đều đạt hiệu quả thấp.

Ở nước ta, ngay từ khi hòa bình lập lại,

bắt đầu thực hiện kế hoạch tái thiết đất nước,

Đảng và Chính phủ đã nhận thấy tầm quan

trọng của việc phát triển ngành cơ khí chế tạo

máy nói chung và chế tạo máy bơm nói riêng.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát

triển cùng với những hiện tượng hạn hán úng

lụt thường xuyên do ảnh hưởng của sự biến

đổi khí hậu, nhu cầu về các loại bơm, đặc biệt

là các bơm đặc thù và bơm công suất lớn ở

nước ta, ngày càng nhiều. Hằng năm, nước ta

phải nhập khẩu khá nhiều bơm với kinh phí

hàng trăm triệu USD. Mặc dù vậy, ngành chế

tạo bơm Việt Nam vẫn phát triển chậm, còn

thua kém nhiều so với các nước Trung Quốc,

Ấn Độ và Hàn Quốc. Lý do cơ bản là: các

dây chuyền sản xuất bơm nói riêng và lĩnh

vực sản xuất cơ khí nói chung của nước ta

chưa được đầu tư hoàn thiện, công nghệ một

số khâu còn lạc hậu; chưa có hệ thống thử

nghiệm máy bơm hiện đại và đủ lớn để thử

nghiệm được các loại máy bơm công suất lớn;

các nhà khoa học nghiên cứu về bơm chưa

hợp tác chặt chẽ để cùng nhau xây dựng

ngành chế tạo bơm phát triển. Tuy vậy,

nghiên cứu phân tích thực trạng ngành chế

tạo bơm của các nước công nghiệp phát triển,

các nước mới nổi và các nước trong khu vực

Page 6: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 6/39

có thể rút ra kết luận là, Việt nam cũng có đủ

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của

ngành chế tạo bơm nói riêng, ngành chế tạo

máy thủy khí nói chung.

Nắm bắt được thực tế trên, kỹ sư

Nguyễn Trọng Nam đến từ Công ty Cổ phần

Chế tạo Bơm Hải Dương cùng đội ngũ đông

đảo các kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành

trong dây chuyền đồng bộ của công ty về chế

tạo bơm đã tham gia thực hiện các nội dung

của đề tài “Nghiên cứu thiết kế, hoàn thiện

dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù

và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong

nước và xuất khẩu” một cách thường xuyên

và khoa học.

Đánh giá về đề tài, có thể nhận thấy:

1. Đề tài đã hoàn thành tốt các mục

tiêu đề ra ban đầu: Đảm bảo thiết kế, chế tạo,

lắp ráp, thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất

nhiều sản phẩm mới, trong đó, có các máy

bơm công suất lớn, máy bơm đặc thù (máy

bơm chìm - động cơ điện chìm công suất trên

100 kW, lưu lượng đến Q=9.000 m3/h, chống

úng ngập cho đô thị vùng ven biển, máy bơm

ly tâm nhiều cấp cột áp cao đến 350 m cho

dầu khí và bơm cỡ lớn công suất N = 900 kW

cho khai thác mỏ, cấp nước cho sinh hoạt.

Ngoài ra, đề tài đã hoàn thành việc thiết kế,

gia công, chế tạo hoàn chỉnh 01 hệ thống thử

bơm kiểu kín phục vụ thử xâm thực của bơm

với dung tích bể kín 50m3, có thể thử xâm

thực cho bơm với lưu lượng tới 2.000 m3/h.

2. Kết quả nghiên cứu của dự án

KHCN cho phép nâng cao hiệu suất máy bơm,

tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, giảm giá thành

sản phẩm, tạo thêm công ăn việc làm và tăng

thu nhập cho người lao động, xuất khẩu thu

ngoại tệ, từng bước nâng cao vị thế của Công

ty CP Chế tạo bơm Hải Dương trên thị trường

Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

3. Dự án đã thực hiện thành công các

mục tiêu cụ thể là nâng cao năng lực thiết kế,

năng lực chế tạo bơm đặc thù và bơm công

suất lớn (nhờ sự trợ giúp của các chương trình

phần mềm hiện đại dùng cho công tác thiết

kế, đúc và thử nghiệm các loại bơm khác

nhau) của Công ty CP Chế tạo bơm Hải

Dương; đã tự thiết kế và chế tạo được một số

chủng loại bơm đặc thù, bơm công suất lớn sử

dụng trong thực tế, đáp ứng nhu cầu rất lớn

thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu,

ngoài ra, đã góp phần nâng cao năng lực,

trình độ đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

chuyên ngành chế tạo bơm, góp phần vào

công tác đào tạo.

Bên cạnh đó, có thể kể đến những sản

phẩm chính nổi bật của dự án đạt được, bao

gồm:

* Dây chuyền công nghệ chế tạo bơm

của Công ty CP Chế tạo bơm Hải Dương

được hoàn thiện đồng bộ, với các thiết bị và

công nghệ tiên tiến, bao gồm các khâu công

nghệ: Dây chuyền chế tạo mẫu và đúc, dây

chuyền gia công cơ khí và lắp ráp, hệ thống

thử nghiệm bơm.

* Các chương trình phần mềm: Phần

mềm mô phỏng thủy lực, phân tích và thiết kế

bơm; phần mềm thiết kế quá trình đúc; phần

mềm quản lý hệ thống cho dây chuyền công

nghệ sản xuất

* Các sản phẩm máy bơm và động cơ

điện hoàn chỉnh:

+ 01 tổ máy bơm mô hình (01 bơm

chìm mô hình trục ngang 15 kW (HTCN

9252,5), bơm chìm mô hình trục đứng 37 kW

(HT 2.075-4,3), 01 bơm mô hình kiểu ly tâm,

nhiều cấp, trục ngang 75 kW (LTC120- x); 01

động cơ điện chìm mô hình 15 kW (KCN

15/6), 01 tổ máy bơm mẫu bơm ly tâm cột áp

cao bơm dầu thô 55kW LTC30-70x5.

Page 7: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 7/39

+ 25 tổ máy bơm nguyên hình bao

gồm: 01 máy bơm ly tâm, nhiều cấp cột áp

cao, trục ngang dùng cho khai thác dầu khí,

công suất 55 kW (LTC 30- x); 02 máy bơm ly

tâm, nhiều cấp cột áp cao, trục ngang dùng

cho khai thác mỏ, công suất 900 kW (LTC

600-60x6); 22 tổ máy bơm động cơ điện chìm

trục đứng, trục ngang và trục xiên với công

suất từ 55 kW đến 230 kW..

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/11/2018

Trở về đầu trang

*************

Buồng sấy và nạp dầu chân không nhằm đảm bảo chỉ tiêu điện áp phóng điện dầu máy biến áp phân phối công suất đến 2.500 KVA

Mô hình thiết bị sấy nạp dầu chân không cho máy biến thế phân phối

Ở nước ta, nhu cầu sử dụng năng

lượng điện ngày một gia tăng do việc mở

rộng và xây dựng mới các khu công nghiêp,

điện khí hóa các vùng nông thôn,vùng sâu

vùng xa rộng lớn. Kéo theo đó là nhu cầu

cung cấp với số lượng lớn các loại máy biến

thế (MBT) phân phối công suất lớn đến

2500KVA cho các nhà phân phối điện cũng

gia tăng, không những về số lượng mà chất

lượng cũng đòi hỏi rất cao. Để tiếp nhận được

những nhu cầu đó và để tăng tính cạnh tranh,

các nhà chế tạo MBT trong nước buộc phải

tìm cách cải tiến công nghệ, mở rộng qui mô

sản xuất, nâng cao năng suất chế tạo, chất

lượng và hạ giá thành sản phẩm mà trước hết

là nâng cấp, cải tiến thiết bị, qui trình công

nghệ chế tạo trong các công đoạn sản xuất

các khâu thành phần của MBT trong đó có

công đoạn sấy và nạp dầu.

Phương pháp công nghệ sấy nạp dầu

chân không tự động thay thế cho đổ dầu thủ

công trong MBT phân phối công suất lớn là

một bước cải tiến quan trọng trong công nghệ

chế tạo MBT do tính ưu việt của nó: đảm bảo

yêu cầu chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO;

đảm bảo chỉ tiêu điện áp phóng điện dầu làm

mát, tăng đáng kể các thông số kỹ thuật của

toàn MBT; dễ thực hiện việc tự động hóa

khâu sấy và nạp dầu làm mát cho máy biến

thế phân phối.

Chính vì vậy nhóm nghiên cứu do Cơ

quan chủ trì Công ty Cổ phần Viện máy và

Dụng cụ công nghiệp phối hợp cùng Chủ

nhiệm đề tài KS Vũ Hoài Nam cùng thực hiện

Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo buồng sấy

và nạp dầu chân không nhằm đảm bảo chỉ

tiêu điện áp phóng điện dầu máy biến áp phân

phối công suất đến 2500 kVA”.

Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Đề tài nghiên cứu KHCN cấp bộ

“Nghiên cứu thiết kế chế tạo buồng sấy và

nạp dầu chân không nhằm đảm bảo chỉ tiêu

điện áp phóng điện dầu máy biến áp phân

phối công suất đến 2.500 kVA”, trên cơ sở

khảo sát nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu đặc

điểm thiết kế của sản phẩm, khảo sát các thiết

bị có sẵn trên thị trường, đã đưa ra được quy

trình công nghệ sấy nạp dầu phù hợp với các

nhà máy chế tạo biến thế dạng vừa và nhỏ.

Qua đó cũng đã nghiên cứu tính toán

thiết kế được buồng sấy nạp dầu chân không

Page 8: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 8/39

điều khiển PLC. Tính toán thiết kế cơ bản đáp

ứng được các yêu cầu công nghệ quấn sấy

nạp dầu cho máy biến áp điện công suất đến

2500 kVA. Kết cấu được lựa chọn một phần

tham khảo các mẫu máy hiện đang được sử

dụng trong nước, một phần được điều chỉnh

cho phù hợp với công nghệ chế tạo, lắp ráp và

nhu cầu sử dụng trong các nhà máy sản xuất

loạt vừa và nhỏ. Ngoài động cơ, giảm tốc và

các thiết bị điện, điều khiển. Kết cấu máy đã

được chế tạo và lắp ráp hoàn thiện trong

nước, chạy khảo nghiệm và hiệu chỉnh đạt

các chỉ tiêu cần thiết.

Đề tài cũng đã hoàn thành các nội dung

nghiên cứu và bộ thiết kế chi tiết sản phẩm.

Báo cáo khoa học đầy đủ, đúng tiến độ.

Nguồn: Vista.gov.vn, 23/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Công nghệ, thiết bị sản xuất ván ép nhiều lớp chất lượng cao và kích thước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong môi trường chịu lực lớn, độ ẩm cao

Thực hiện chủ trương phát triển kinh

tế biển của Thủ tướng Chính Phủ, nhu cầu

phương tiện đánh bắt hải sản của các tỉnh

ven biển ngày càng tăng. Theo Sở NN-PTNT

tỉnh Bình Định, số lượng tàu vỏ gỗ đóng mới

ở địa phương liên tục tăng trong những năm

gần đây. Mỗi năm, ngư dân trong tỉnh đầu tư

khoảng 500 tỉ đồng để đóng mới tàu cá công

suất lớn từ 400 đến 1.000 CV để tham gia

đánh bắt xa bờ. Hiện 10 cơ sở ở Bình Định

được Bộ NN-PTNT cấp phép đóng tàu cá

theo Nghị định 67 và nhiều cơ sở đóng tàu

khác ở địa phương đều quá tải vì nhu cầu

đóng mới tàu vỏ gỗ của ngư dân tăng quá

nhanh. [báo Bình Định điện tử tháng 8/2016]

Theo các chủ cơ sở đóng tàu tại H.Hoài Nhơn

(Bình Định), trên thị trường hiện không thiếu

gỗ; nhưng gỗ đúng quy cách để đóng tàu thì

rất ít. Gỗ sao và gỗ sến là loại chủ lực trong

đóng mới tàu cá vỏ gỗ của ngư dân, chiếm

đến 40% tổng lượng gỗ cần sử dụng. Loại gỗ

này có mủ tiết ra mùi đặc trưng khiến hàu

không bám vào được. Ngoài ra, khi đóng tàu

còn phải dùng các loại gỗ có sức chống chịu

tốt như: trâm, sao cát, dẻ, sầm ná,…

Một số nghiên cứu trong nước về sản

xuất và sử dụng ván bóc từ gỗ Keo, bạch đàn

rừng trồng cho thấy việc sử dụng gỗ rừng

trồng cho sản xuất ván bóc và gỗ dán ở Việt

Nam đang phát triển trong 10 năm gần đây

khi các loại máy bóc lồng sản xuất tại Trung

Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Nhằm giải

quyết vấn đề nâng cao chất lượng ván bóc, đa

dạng hóa các sản phẩm từ ván bóc gỗ rừng

trồng, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, đã có

nhiều nghiên cứu về sử dụng ván bóc gỗ rừng

trồng tạo các sản phẩm mới có giá trị cao, đáp

ứng yêu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc

và các ngành kinh tế khác.

Do yêu cầu an toàn, nên các loại vật

liệu (trong đó có vật liệu gỗ) dùng trong công

nghiệp đóng tàu, thuyền đặc biệt là tàu-

thuyền đi biển phải tuân thủ các yêu cầu ngặt

nghèo được quy định trong các tiêu chuẩn

(tiêu chuẩn chung quốc tế và tiêu chuẩn riêng

của từng nước).

Dự án “Hoàn thiện công nghệ, thiết bị

sản xuất ván ép nhiều lớp chất lượng cao và

Page 9: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 9/39

kích thước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong

môi trường chịu lực lớn, độ ẩm cao” do TS.

Nguyễn Quang Trung cùng với các cộng sự

thực hiện nhằm hoàn thiện qui trình công

nghệ và thiết bị tạo ván ép nhiều lớp kích

thước lớn từ gỗ rừng trồng Keo, Bạch đàn

làm nguyên liệu sử dụng trong môi trường độ

ẩm cao, chịu lực lớn.

Sau một thời gian thực hiện, dự án đã

đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:

1. Dự án đã thực hiện nội dung hoàn

thiện thiết bị gồm 2 cơ cấu bổ sung cho máy

ép tạo sản phẩm kích thước lớn: Cơ cấu đưa

phôi vào máy ép và cơ cấu đỡ sản phẩm sau

khi ép. Các cơ cấu vận hành ổn định và hỗ trợ

cho quá trình thực hiện tạo sản phẩm ván ép

nhiều lớp kích thước lớn.

2. Sản phẩm ván ép nhiều lớp kích

thước lớn của dự án đã được Bộ nông nghiệp

và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kĩ

thuật năm 2016.

3. Dự án đã thực hiện hoàn thiện một số

thông số công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp

kích thước lớn (dài 5m, rộng 0.5m và dày

0,03m). Với công nghệ của dự án đã rút ngắn

thời gian ép nhiệt (giảm 25%) so với quy trình

ép thực hiện trong đề tài KC 07.22/06-10. Chất

lượng sản phẩm đáp ứng mục tiêu của dự án

đề ra và có 2 đặc tính được cải thiện:

a) Mức độ sai khác về các đặc tính cơ

lí trên toàn bộ chiều dài sản phẩm giảm

(độ đồng đều về chất lượng tăng).

b) Độ trương nửa chiều dày sản phẩm

giảm. Các trị số MOR, MOE tăng không

đáng kể.

4. Kết quả hoàn thiện quy trình công

nghê sản xuất ván ép nhiều lớp, kích thước

phổ thông: dài 2,44 m; rộng 1,22 m; dày 18

mm. Các kết quả đã thực hiện bao gồm: xử lí

ván bóc trước khi trang keo và sau trang keo;

cải tiên quy trình xếp ván, bổ sung thời gian

mở cho ván sau trang keo (OAT) và thời gian

xếp lớp trước khi ép (CAT); bổ sung công

đoạn ép nguội trước khi ép nhiệt đóng rắn keo,

định hình sản phẩm. Với công nghệ mới; chất

lượng sản phẩm được cải thiện:

a). Độ ẩm sản phẩm giảm (trước 10,2

%; sau 8,1 %).

b) Tính chất cơ học của sản phẩm được

cải thiện đáng kể: MOR trước 46,7 Mpa-sau

59 Mpa; MOE trước 6718 Mpa-sau 6740 Mpa;

độ bền kéo trượt màng keo trước 0,55 Mpa-

sau 0,7 Mpa.

c) Thời gian ép nhiệt giảm (trước 42

phút, sau 24 phút, kể cả thời gian ép nguội),

đây là cơ hội tăng năng suất sản phẩm.

5. Dự án đã phối hợp với công ty đối

tác, sử dụng kinh phí đối ứng theo quy định,

sản xuất thử lượng sản phẩm như sau: 30 m3

ván ép nhiều lớp kích thước lớn (dày 30 mm,

rộng 0,5 m và dài 5 m); 110 ván ép nhiều lớp

(kích thước dày 18 mm, rộng 1,22 m và dài

2,44 m) từ gỗ Keo và 110 ván ép nhiều lớp

(kích thước dày 18 mm; rộng 1,22 m và dài

2,44 m) từ gỗ bạch đàn.

6. Tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển

giao công nghệ cho công nhân và kĩ thuật

viên tại công ty Tiến Bộ, đơn vị đối tác của

dự án.

7. Xây dựng mô hình sản xuất ván ép

nhiều lớp quy mô công suất 500 m3/năm trên

cơ sở thiết kế lại mặt bằng bố trí thiết bị hiện

có của công ty.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 10: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 10/39

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu tổng hợp Hexametylentetramin (Hexamin, Urotropin) từ nguồn nguyên liệu Formaldehyde và Amoniac

Hexametylentetramin (tên thường gọi là

urotropin hay hexamin) là một sản phẩm của

quá trình phản ứng ngưng tụ giữa formandehyt

và amoniac. Công thức hóa học là (CH2)6N4.

Hexamin là một hợp chất hữu cơ, được sử

dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công

nghiệp như: chất đóng rắn cho nhựa phenolic,

novolac, chế tạo nhựa nhiệt rắn dạng bột;

nguyên liệu phụ quan trọng trong sản xuất keo

ureformandehyt (được sử dụng tới 5%) để làm

tăng độ bền cơ học và làm giảm hàm lượng

formandehyt tự do của ván ép trong sản xuất

đồ gỗ nội thất chất lượng cao; làm chất nở cho

cao su, dùng làm chất phụ gia tăng bám dính

giữa sợi mành và cao su; làm chất biến tính

cho các loại sơn, nhựa khác; làm chất phụ gia

cho các ngành dệt, nhuộm, vải, gia công giấy;

chất ức chế chống ăn mòn kim loại; dùng làm

chất sát trùng trong y tế, nông nghiệp và chế

biến thực phẩm, thú y; sản xuất viên khử trùng

nước dùng trong quốc phòng; hexamine nitro

hóa có thể dùng để sản xuất thuốc nổ; nguyên

liệu cho tổng hợp hữu cơ các dẫn xuất amin,...

Sản lượng toàn thế giới hiện nay của

hexamin khoảng 900 nghìn tấn/năm và tăng

hàng năm khoảng 2-3%. Ở Việt Nam, lượng

hexamin sử dụng trong các ngành công

nghiệp rất lớn hàng nghìn tấn/năm và đang

phải nhập khẩu hoàn toàn. Với khả năng ứng

dụng rộng rãi của hexamin trong các ngành

công nghiệp thì chắc chắn nhu cầu hexamin ở

Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong những năm

tới. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu chính để

tổng hợp hexamin là formandehyt và amoniac

rất sẵn có trong nước và là nguồn nguyên liệu

có giá thành thấp.

Như vậy, việc nghiên cứu công nghệ

tổng hợp hexamin từ những nguồn nguyên

liệu trong nước là vấn đề mang tính cấp thiết

và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhóm

nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện hóa học

Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Chủ

nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Hà cùng thực

hiện nghiên cứu.

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau: Đã tổng quan

các quá trình tổng hợp hexamin, đánh giá nhu

cầu thị trường trong nước; Trên cơ sở tổng

quan tài liệu, thực tế sản xuất và khảo sát so

sánh các phương pháp tổng hợp nhóm đề tài

chọn phương pháp tổng hợp hexamin trong

pha lỏng đồng pha (từ dung dịch formalin và

dung dịch amoniac);

Đã nghiên cứu, xây dựng quy trình

công nghệ tổng hợp hexamin bao gồm:

- Tổng hợp:

Tổng hợp trong pha lỏng đồng pha;

Nồng độ dung dịch formandehyt: 36-37%;

Page 11: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 11/39

Nồng độ dung dịch amoniac: 25-29%;

Tỷ lệ mol các chất phản ứng (amoniac :

formandehyt) là 0,8 : 1,0 - 0,9 : 1,0; Nhiệt độ

phản ứng: 50-60 độ C; Thời gian phản ứng:

1h; Nồng độ cô đặc dung dịch: 35-40%

hexamin; Nhiệt độ làm lạnh dịch cô đặc: 20-

25 độ C;

- Tinh chế sản phẩm

Tái kết tinh tinh thể hexamin bằng

etanol; Nhiệt độ tái hòa tan: 50 độ C; Tỷ lệ

thể tích hòa tan rắn: lỏng = 1,0 : 1,0; Nhiệt độ

kết tinh lại: 20 - 25 độ C;

- Sấy sản phẩm

Phương pháp sấy: sấy chân không

hoặc sấy thường có quạt gió; Nhiệt độ sấy:

sấy chân không ở 70 độ C, sấy thường ở 105

độ C; Thời gian sấy: 3 giờ - 4 giờ;

Đã sản xuất thử nghiệm hexamin quy

mô 3kg/mẻ, quy trình được tiến hành với độ

ổn định và có độ lặp cao, hàm lượng hexamin

đạt xấp xỉ 98%, hiệu suất thu hồi sản phẩm

đạt 95%.

Đã phân tích các tính chất hóa lý đặc

trưng của sản phẩm: - Hàm lượng hexamin

trong mẫu thu được bằng phổ HPLC, kết quả

thu được hàm lượng trên 98%; Các thông số

hóa lý: điểm chảy: 280 độ C, điểm chớp cháy:

250 độ C, tỷ trọng:1,33;

Đã sản xuất thử nghiệm 15 kg sản

phẩm hexamin đạt các tiêu chuẩn chất lượng

đăng kí và có chất lượng tương đương

hexamin kĩ thuật nhập từ Trung Quốc.

Đã đề xuất dây chuyền công nghệ sản

xuất hexamin và tính toán sơ bộ chi phí sản

xuất hexamin. Chi phí tạm tính cho 1kg sản

phẩm hexamin là 15.500 đ/kg. Giá bán

hexamin hiện tại trên thị trường là 19.000-

20.000 đồng/kg (chưa bao gồm VAT, vận

chuyển).

Nguồn: Vista.gov.vn, 16/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen

Trước đây, glyxerin thô, phụ phẩm của

sản xuất biodiezen thường được dùng làm thức

ăn cho gia súc hoặc thải bỏ bằng cách đốt và

chôn lấp. Phương án xử lý này không chỉ làm

lãng phí một nguồn nguyên liệu tiềm năng mà

còn gây ô nhiễm môi trường. Nếu như lượng

glyxerin thô trong quá trình sản xuất nhiên

liệu sinh học được tinh chế hoặc chuyển hóa

thành các sản phẩm khác có giá trị sử dụng

cao hơn, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và góp

phần vào sự phát triển bền vững của công

nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, đồng thời

giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện

nay là tìm giải pháp nâng cao giá trị sử dụng

cho phần glyxerin phụ phẩm này. Một trong

những giải pháp đó là chuyển hóa glyxerin

thải thành glyxerin tert butyl ete (GTBE), làm

phụ gia cho nhiên liệu. Quá trình được thực

hiện bằng phản ứng ete hóa glyxerin với

isobutylen hoặc tert-butyl ancol.

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tìm

kiếm giải pháp nâng cao giá trị sử dụng của

glyxerin phụ phẩm từ sản xuất biodiesel, góp

phần tăng hiệu quả kinh tế của quá trình sản

xuất loại nhiên liệu sinh học này, đề tài

“Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia

GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất

biođiezen” do PGS. TS. Nguyễn Hồng Liên

làm chủ nhiệm đề tài đã được thực hiện.

Mục tiêu chính của đề tài là: xây dựng

được qui trình và mô hình thiết bị sản xuất phụ

Page 12: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 12/39

gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất

biodiezen nhằm nâng cao hiệu quả quá trình

cháy của nhiên liệu động cơ, góp phần giảm

thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là nghiên cứu

đầu tiên ở Việt Nam về chuyển hóa glyxerin

thải từ quá trình sản xuất biodiezen thành phụ

gia nhiên liệu GTBE nhằm nâng cao giá trị sử

dụng của phụ phẩm này.

Từ các kết quả nghiên cứu đã thực

hiện, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đã xác định được các điều kiện thích

hợp để tổng hợp GTBE từ glycerol tinh khiết

trên xúc tác zeolit beta là: nhiệt độ 120 độ C,

tỷ lệ nguyên liệu TBA/glycerol bằng 4/1, hàm

lượng xúc tác 7,5% khối lượng glycerol và

thời gian phản ứng là 6h. Ở điều kiện này, độ

chuyển hóa của glycerol đạt được là 66,12%,

độ chọn lọc mono GTBE là 30,53%, đạt hiệu

suất tổng hợp đồng phân ME là 20,2%. Quá

trình thích hợp để sản xuất các đồng phân cao

(như DE và TE) của GTBE.

2. Xác định được điều kiện thích hợp

để tổng hợp GTBE từ glycerol tinh khiết trên

xúc tác Amberlyst 36 là: nhiệt độ 70oC, tỷ lệ

nguyên liệu TBA/glycerol bằng 4/1, hàm

lượng xúc tác 7,5% khối lượng glycerol và

thời gian phản ứng là 6h. Ở điều kiện này, độ

chuyển hóa glycerol đạt 50,76%, độ chọn lọc

mono GTBE là 89,09%, đạt hiệu suất tổng

hợp đồng phân ME cao nhất là 45,2%. Quá

trình thích hợp để sản xuất các mono GTBE.

3. Đã thiết lập được qui trình xử lý phụ

phẩm glyxerin thô, với các điều kiện thích hợp

là: axit hoá bằng H3PO4 (85%), pH=2,5 trong

60 phút, ở nhiệt độ 70oC; trung hoà bằng 12ml

dung dịch NaOH 12.5 M/100ml glycerol đã

được axit hoá; trích ly bằng IPA (tỷ lệ thể tích

2:1 so với glycerol) trong 45 phút; chưng tách

dung môi ở áp suất thường, nhiệt độ 82,2oC

trong 2 giờ; khử màu bằng than hoạt tính với tỉ

lệ than:glycerol=200g/lít. Glycerol sau tinh

chế có độ tinh khiết là 95,2%.

4. Nghiên cứu điều chỉnh các thông số

công nghệ quá trình tổng hợp GTBE từ

glycerol phụ phẩm sản xuất biodiesel xác định

được điều kiện thích hợp nhất là xúc tác

Amberlyst 36 (tỷ lệ 8,5% khối lượng

glycerol),nhiệt độ 75oC, tỷ lệ nguyên liệu

TBA/glycerol bằng 4/1, và thời gian phản ứng

là 6,5h, cho phép thu ME với hiệu suất 70,2%.

5. Đã thiết lập được hệ thống thiết bị

và qui trình tổng hợp GTBE qui mô 5 lít/mẻ.

Đánh giá chất lượng sản phẩm của16 mẻ sản

xuất cho thấy chênh lệch hiệu quả quá trình

tổng hợp GTBE giữa các mẻ không quá 5%,

với giá trị trung bình đạt được là chuyển hóa

80% glycerol, chọn lọc 88,7% ME và hiệu

suất ME đạt 71%. Độ tinh khiết ME đạt 97%,

tương đương sản phẩm thương mại.

6. Đã xác định được tỷ lệ thích hợp

pha ME vào các nhiên liệu A92, A95, E5 là

2%tt và pha hỗn hợp DE+TE vào diesel 3%

tt. Pha chế được 155 lít xăng A92+ME, 150

lít A95+ME, 305 lít E5+ME và 53 lít diezen

+ DE+TE đạt các tiêu chuẩn theo qui định

QCVN 01:2009/BKHN có tính đến bản điều

chỉnh năm 2014.

7. Đã thử nghiệm khả năng làm việc

của các hệ nhiên liệu trên động cơ băng tải và

động cơ chạy trên đường. Kết quả cho thấy

các nhiên liệu A92+ME, A95+ME và E5+ME

có trị số octan tăng 3 đơn vị so với khi không

pha chế. Với mẫu diesel + DE+TE tuy chỉ số

xetan giảm chút ít (1,2 đơn vị) nhưng cải

thiện đáng kể chất lượng khí thải (thành phần

CO và HC giảm 1416%).

8. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế quá

trình tổng hợp GTBE cho thấy giá thành 1kg

ME khoảng 59.151 VNĐ và chi phí để tăng 3

đơn vị octan của nhiên liệu xăng, đồng thời

giảm phát thải là khoảng 852 VNĐ.

Page 13: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 13/39

9. Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội

dung nghiên cứu và sản phẩm đăng ký. Có 01

bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công

nghệ, 01 bài đăng trên Tạp chí Hóa học, 01

báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế về Kỹ

thuật Hóa học, 02 bài chấp nhận đăng trên

Tạp chí Xúc tác Hấp phụ. Đề tài đã đào tạo

được 12 kỹ sư và 1 Thạc sĩ Kỹ thuật Hóa học

và đang đào tạo 1 học viên cao học khác

chuẩn bị bảo vệ luận văn vào tháng 10/2017.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/11/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Thực phẩm uống bổ sung cho người bệnh kém dung nạp lactose

Nhóm tác giả Tạ Thị Tuyết Mai,

Huỳnh Văn Ân, Đỗ Thị Liên (Bệnh viện

Nhân dân Gia Định) và cộng sự đã thực hiện

nghiên cứu về tỷ lệ mắc hội chứng kém dung

nạp lactose, chẩn đoán và hiệu quả nuôi

dưỡng của sữa đậu nành bổ sung sữa bột

nguyên kem và probiotics. Nghiên cứu nhằm

tạo ra loại thực phẩm dạng nước thay thế sữa

cao năng lượng, giúp bổ sung dinh dưỡng cho

các bệnh nhân nặng bị hội chứng này.

Các sản phẩm sữa cao năng lượng trên

thị trường hiện nay như Ensure, Glucerna,

Enplus,…thường chỉ phù hợp cho các bệnh

nhân nhẹ, không đủ cung cấp dinh dưỡng và

gây ra hiện tượng tiêu chảy kèm theo tăng

lipip máu ở các bệnh nhân nặng kém dung

nạp đường. Khi nuôi qua ống thông bằng các

sản phẩm sữa cao năng lượng, bác sĩ phải bổ

sung thêm đạm qua đường tĩnh mạch hoặc

nuôi bệnh nhân bằng thể tích sữa lớn (lên đến

2.000-2.500 ml/ngày), có nguy cơ thừa và gây

tốn kém cho người bệnh do giá thành của các

sản phẩm sữa trên rất cao.

Để nhận diện bệnh nhân nặng kém

dung nạp lactose, các nhà nghiên cứu đã sử

dụng phương pháp real-time As-PCR, từ đó

xác định tần suất bệnh nhân nặng kém dung

nạp lactose bẩm sinh. Các nội dung được thực

hiện trong nghiên cứu gồm: xây dựng công

thức, so sánh mức đáp ứng nhu cầu nuôi

dưỡng theo khuyến nghị cho bệnh nhân nặng

và giá trị sinh học của sữa thành phẩm với

sữa chuẩn Isocal; xây dựng quy trình xác định

SNP LCT-13910 có liên quan đến khả năng

sinh lactase ở người và tình trạng kém dung

nạp lactose bẩm sinh; so sánh hiệu quả cải

thiện dinh dưỡng, sự biến đổi lipid máu, tình

trạng dung nạp và sự an toàn của sữa thành

phầm với sữa chuẩn Isocal trên chuột suy

dinh dưỡng trung bình và bệnh nhân nặng

kém dung nạp lactose.

Kết quả cho thấy, sữa thành phẩm

(gồm sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên

kem và probiotics) đáp ứng được nhu cầu

dinh dưỡng theo khuyến nghị dành cho bệnh

nhân nặng tương đương với sữa chuẩn Isocal,

đồng thời cải thiện tình trạng dinh dưỡng, có

tính kháng viêm cao, không làm tăng đáng kể

lipid máu và dung nạp tốt. Tình trạng tiêu

chảy, tồn lưu khi nuôi bệnh nhân bằng sữa

thành phẩm không khác với bệnh nhân được

nuôi bằng Isocal. Ngoài ra, giá thành của sản

phẩm chỉ bằng 1/3 giá của sữa chuẩn.

Nguồn: Cesti.gov.vn, 30/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 14: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 14/39

Công nghệ sản xuất rượu brandy trái cây (vải, dứa) ở quy mô công nghiệp

Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại

rượu mạnh được chế biến từ quá trình chưng

cất rượu vang hoặc rượu trái cây nghiền nát,

rồi ủ rượu chưng cất được trong thùng gỗ một

thời gian (ít nhất là 6 tháng theo điều luật của

Liên minh châu Âu - EC2008-1654), sau đó

làm giảm nồng độ rượu bằng cách pha thêm

nước cất. Ngoài ra, cũng có thể coi Brandy là

một loại rượu mạnh có độ cồn trung bình từ

40%v/v trở lên, được sản xuất qua một quy

trình phức tạp và tốn kém.

Việt Nam là một nước có truyền thống

sản xuất rượu mạnh từ ngũ cốc (rượu gạo,

rượu ngô, rượu sắn…) từ lâu đời. Hiện nay,

do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, mức

sống của người dân ngày càng tăng lên. Việt

Nam đang được đánh giá là một thị trường

tiềm năng cho các loại rượu mạnh. Theo

thống kê của IWSR (2014), sản lượng các

loại rượu brandy (bao gồm Congac và các

loại rượu brandy không kể Cognac) đứng thứ

3 trong số các loại rượu mạnh nhập khẩu vào

Việt Nam, mức tăng trưởng thị trường tăng

bình quân là 18,8%/năm tính từ 2008 đến

2013. Thị phần chính của các loại rượu mạnh

có giá trị cao như whisky, brandy đều giành

cho các sản phẩm nhập ngoại, do gần như

không có sản phẩm brandy được sản xuất

trong nước. Trong khi đó, Việt Nam lại rất

sẵn có các loại quả có thể sử dụng cho sản

xuất rượu brandy hoa quả như là vải, dứa,

mận, mơ, đào… Có thể nói rằng ngành sản

xuất rượu brandy hiện nay của Việt Nam

đang đứng trước tiềm năng phát triển rất lớn

kể cả về mặt nguyên liệu cũng như nhu cầu

ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ trong

nước. Hiện nay, chính phủ Việt Nam cũng đã

định hướng ngành công nghiệp Rượu - Bia -

Nước giải khát cần phải tập trung đổi mới

thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu

chất lượng cao. Chính phủ cũng đã định

hướng tiến hành hàng đầu tư mở rộng năng

lực của một số nhà máy hiện có trên cơ sở đa

dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức huy

động vốn, khuyến khích huy động vốn của

các thành phần kinh tế trong nước.

Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất

rượu brandy trái cây (vải, dứa) ở quy mô

công nghiệp” do ông Vũ Văn Cổn, giám đốc

Công ty TNHH Một thành viên Bia Rượu

ERESSON thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa

các kết quả của các nghiên cứu rượu Brandy

trước đây, tiếp tục hoàn thiện công nghệ và

phát triển sản xuất một số loại rượu Brandy từ

vải và dứa có chất lượng cao ở quy mô lớn,

có khả năng cạnh tranh được với hàng nhập

ngoại. Công ty TNHH Một thành viên Bia

rượu Eresson là một doanh nghiệp sản xuất

rượu, đã có thương hiệu trên thị trường. Công

ty đã có cơ sở hạ tầng kiên cố, có gần như

toàn bộ các thiết bị công nghệ hiện đại để sản

xuất được rượu Brandy. Công ty đã thực hiện

dự án với mục tiêu:

Page 15: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 15/39

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản

xuất rượu Brandy loại trái cây (vải, dứa) ở

quy mô công nghiệp.

- Tạo ra sản phẩm rượu Brandy trái

cây (vải, dứa) với chất lượng cao, tương

đương sản phẩm ngoại nhập với ưu thế giá

thành cạnh tranh, đặc biệt sạch về chỉ số lý

hóa, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và

hướng tới xuất khẩu

- Sản xuất thử nghiệm rượu brandy vải

và brandy dứa quy mô công nghiệp (200.000

lít/năm).

Sau thời gian thực hiện, kết quả của dự

án đã kế thừa và hoàn thiện công nghệ so với

xuất xứ của đề tài:

1. Đã chọn được chủng nấm men S.

cerevisiae RV6 và S. cerevisiae RV100 để lên

men rượu Brandy từ nguyên liệu vải và dứa.

Các chủng này có các đặc tính ưu việt cho sản

xuất brandy vải và dứa ở quy mô công nghiệp.

2. Xử lý nguyên liệu vải và dứa đã

được thực hiện ở quy mô công nghiệp cho

hiệu suất thu nhận cao (lựa chọn, xử lý

nguyên liệu thô, ép, phối trộn, xử lý dịch sau

ép) và có phương án bảo quản sản phẩm (tạo

được dịch cô đặc (vải, dứa)) để có thể sản

xuất được rượu brandy vải, dứa quanh năm

(đủ về só số lượng sản phẩm).

3. Đã thực hiện được quá trình lên men

vải, dứa ở quy mô 15.000 lít dịch lên men với

các thông số công nghệ tối ưu

4. Đã hoàn thiện được quy trình chưng

cất rượu brandy vải, dứa bằng phương pháp

chưng cất chân không (dung dịch được bốc

hơi ở nhiệt độ sôi thấp dẫn đến chất lượng sản

phẩm sau chưng cất có chất lượng tốt hơn do

các chất thơm được đặc trưng không bị biến

đổi ở nhiệt độ cao). Rượu được chưng cất

bằng phương pháp chân không (chưng cất 2

lần) là bước đột phá có tính cho quyết định để

nâng cao chất lượng rượu brandy, tạo cho

rượu brandy vải, dứa có được hương vị đặc

trưng cho từng sản phẩm.

5. Đã hoàn thiện quá trình tàng trữ

rượu sau chưng cất (bổ sung dịch chiết gỗ sồi,

giai đoạn tàng trữ có sục khí đảo trộn)

6. Đã có mô hình hệ thống thiết bị sản

xuất brandy vải và dứa tại nhà máy theo quy

trình công nghệ đã hoàn thiện.

7. Đã sản xuất được ở quy mô công

nghiệp tổng số 141.800 lít brandy vải và dứa

bằng công nghệ và thiết bị của mô hình đã

xây dựng với các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng

theo QCVN 6 - 3:2010/BYT và tương đương

với chất lượng rượu ngoại.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/11/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm BVTV sinh học từ cây Muồng trâu Cassia alata L.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về

các anthraquinone hoạt tính và tính cấp thiết

trong thực tiễn cuộc sống cần phải tạo ra loại

thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc - an toàn

với con người và thân thiện môi trường- như

Page 16: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 16/39

đã nêu trong các định hướng của chính sách

nghiên cứu khoa học công nghệ, năm 2016,

nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học công

nghiệp Việt Nam do TS. Lê Đăng Quang làm

chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

công nghệ sản xuất chế phẩm BVTV sinh học

từ cây Muồng trâu Cassia alata L.”

Trên thế giới có nhiều công trình

nghiên cứu về thành phần, hoạt tính của cây

muồng trâu Cassia alata L. nhưng chưa có

công trình nào nghiên cứu sử dụng nguyên

liệu muồng trâu làm thuốc bảo vệ thực vật.

Mặt khác, kết quả sàng lọc các thực vật có

hoạt tính kháng nấm gây hại cây trồng của

nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học công

nghiệp Việt Nam từ năm 2007 tới nay đã phát

hiện và báo cáo nhiều đối tượng thực vật có

hoạt tính phòng trừ và kháng bệnh do vi

khuẩn, nấm hại cây trông gây ra. Dịch chiết

methanol của nguyên liệu muồng ngủ (Cassia

tora), muồng lá hẹp (Cassia angustofolia)

thấy có hoạt tính kháng nấm in vitro kháng

nấm Botrytis cineria, Phytophthora infestans,

và Rhizoctonia solani và các vi khuẩn như

Xanthomonas axonopodis, Ralstonia

solanacearum và Erwinia carotovora.

Để tận dụng nguồn nguyên liệu phong

phú và góp phần nâng cao giá trị sử dụng của

cây muồng trâu, các nhà nghiên cứu đã thu

hái mẫu và kiểm tra thành phần hóa học các

anthraquinone và thấy rằng anthraquinone

chiếm hàm lượng cao trong dịch chiết. Đặc

biệt, các anthraquinone loại có hoạt tính như

các 1,8- dihydroxylanthraquinone đều xuất

hiện trong mẫu thực vật muồng trâu. Cây

muồng trâu là loại thực vật dễ trồng, ngắn

ngày, hàm lượng hoạt chất anthraquinone cao,

đã được dùng trong Đông y và độc tính thấp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về cấu trúc hóa học

và hoạt tính sinh học của các anthraquinone

cũng là một vấn đề có ý nghĩa khoa học cần

thiết phải nghiên cứu trong các lĩnh vực hóa

hợp chất tự nhiên, hóa dược và hóa bảo vệ

thực vật.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về

các anthraquinone hoạt tính và tính cấp thiết

trong thực tiễn cuộc sống cần phải tạo ra loại

thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc - an toàn

với con người và thân thiện môi trường- như

đã nêu trong các định hướng của chính sách

nghiên cứu khoa học công nghệ, năm 2016,

nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học công

nghiệp Việt Nam do TS. Lê Đăng Quang làm

chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

công nghệ sản xuất chế phẩm BVTV sinh học

từ cây Muồng trâu Cassia alata L.”

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu xây

dựng quy trình chiết và tinh chế để thu cao

chiết có hoạt tính mạnh từ cây muồng trâu;

xây dựng đơn chế tạo một chế phẩm BVTV

dạng đậm đặc dạng SC; thử nghiệm hiệu quả

phòng trừ của chế phẩm đối bệnh thực vật

trên cây trong nhà lưới.

Một số kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Đã nghiên cứu thành công quy trình

chiết thích hợp để thu cao chiết từ lá muồng

trâu giàu hoạt tính kháng nấm. Dung môi

chiết metanol với tỷ lệ dung môi/nguyên liệu

(v/w) 13/1, nhiệt độ chiết 64ºC, thời gian

chiết 24h.

- Đã nghiên cứu và xây dựng quy trình

chiết và tinh chế thu hơn 9 kg cao chiết giàu

hoạt tính từ lá cây Muồng trâu với hàm lượng

các anthraquinone trong cao chiết là 74,26%.

- Đánh giá hoạt tính kháng nấm và vi

khuẩn hại cây trồng của một số anthraquinone

(rhein, aloe emodin) và cao chiết n-hexan, cao

chiết etyl axetat.

- Cao chiết etyl axetat chứa tổng số

74,26% các hợp chất anthraquinone và thể

hiện hiệu quả in vivo kháng nấm cao (hớn

90%) đối với bệnh RCB, bệnh đạo ôn do

Page 17: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 17/39

Magnaporthe grisea; TLB cà chua mốc sương

do nấm Phytophthora infestans; WLR gỉ lá

lúa mì do Puccinia recondita và PAN gây

bệnh thán thư trên cây ớt đỏ Colletotrichum

gloeosporioides trong quy mô nhà lưới.

- Đã nghiên cứu quy trình phối trộn tạo

dạng chế phẩm từ cao chiết giàu hoạt tính của

lá muồng trâu.

- Đã đánh giá hiệu quả trừ một số loại

nấm của một dạng chế phẩm thực nghiệm

trong nhà lưới.

- Đã bào chế 14 kg chế phẩm MBG để

khảo nghiệm trong nhà lưới cũng như trên

diện hẹp và diện rộng ngoài đồng ruộng.

Nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục triển

khai ở quy mô dự án sản xuất, tạo ra khối

lượng lớn sản phẩm để tiếp tục khảo nghiệm

chế phẩm MBG phòng trừ Colletotrichum

gloesporioides gây bệnh thán thư trên ruộng

ớt ở diện rộng tại các địa phương chuyên

canh khác nhau và mùa vụ khác nhau nhằm

mục đích đạt được sự ổn định hơn nữa về chất

lượng sản phẩm và giá thành tối ưu..

Nguồn: Cesti.gov.vn, 20/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Hỗ trợ định danh các loài nấm thuộc chi Cordyceps và tương tự bằng kỹ thuật sinh học phân tử kết hợp tin sinh học

Bằng kỹ thuật sinh học phân tử kết hợp

tin-sinh học, nhóm tác giả Lao Đức Thuận,

Trương Bình Nguyên, Đinh Minh Hiệp (Trung

tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ) và

cộng sự đã thực hiện nghiên cứu định danh các

loài nấm thuộc chi nấm ký sinh côn trùng thu

nhận từ vùng núi Langbian, Lâm Đồng.

Với trên 400 loài đã được phát hiện,

Cordyceps Fr. là chi nấm ký sinh trên côn

trùng lớn nhất và có mức độ phân bố rộng

khắp các lục địa (trừ Nam Cực), nhất là ở các

nước Đông Á và Đông Nam Á. Cordyceps Fr.

được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nổi bật

nhất là ở lĩnh vực y học và nông nghiệp như:

phòng chống và kiểm soát sâu bệnh hại cây

trồng ở mọi giai đoạn phát triển với tính an

toàn sinh học cao; hỗ trợ điều hòa miễn dịch,

kháng ung thư, kháng di căn, kháng oxy hóa,

hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị suy thận mãn

tính. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp

định danh loài nấm này còn gặp nhiều khó

khăn do sự đa dạng về hình thái và hệ lưỡng

danh. Vì vậy, các nghiên cứu về phương pháp

sinh học phân tử giúp hỗ trợ định danh và xây

dựng bộ sưu tập các loài Cordyceps là cần

thiết cho việc nghiên cứu đặc tính dược học

của các loài nấm ký sinh bản địa nước ta.

Những nội dung chính được thực hiện

trong nghiên cứu gồm: dự đoán cấu trúc bậc

hai vùng ITS1-5,8S-ITS2, đặc biệt vùng

ITS2, mạch antisense, trên bộ dữ liệu ITS có

sẵn gồm 27 trình tự; xây dựng cơ sở dữ liệu

cục bộ trình tự các gen nrSSU, nrLSU, tefl,

rpb1, rpb2, tub và atp6 từ việc thu nhận các

trình tự gen này từ Genbank; thực hiện các kỹ

thuật sinh học phân tử nhằm khuếch đại, giải

trình tự và hiệu chỉnh trình tự các gen của 10

mẫu nấm ký hiệu (DL004, DL006, DL0015,

DL0038A, DL0038B, DL0050, DL0067,

DL0069, DL0075 VÀ DL0077); phân tích

phả hệ học đa gen của 10 mẫu nấm ký hiệu.

Kết quả cho thấy, nghiên cứu đã xây

dựng thành công cấu trúc bậc 2 của vùng gen

ITS1-5,8S-ITS2 và hỗ trợ định danh 27 trình

tự thu nhận từ mẫu nấm Cordyceps; xây dựng

Page 18: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 18/39

bộ cơ sở dữ liệu gồm 116 taxon bao gồm trình

tự các gen mục tiêu; khảo sát thành công các

thông số mồi dựa trên phần mềm

OligoAnalyzer và Primer-BLAST; lựa chọn

được phương pháp tách chiết DNA tối ưu nhất

là sử dụng proteinase K kết hợp với CTAB;

xây dựng thành công các cây phát sinh phân tử

đơn gen và đa gen, hỗ trợ cho quá trình định

danh các mẫu nấm thuộc chi Cordyceps.

Nguồn: Cesti.gov.vn, 16/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Phát triển và ứng dụng các vector nhị thể thế hệ mới phục vụ cải biến di truyền các loài nấm sợi thông qua phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn

Agrobacterium

Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học

Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội

do TS. Trần Văn Tuấn làm chủ nhiệm, đã

thực hiện đề tài: “Phát triển và ứng dụng các

vector nhị thể thế hệ mới phục vụ cải biến di

truyền các loài nấm sợi thông qua phương

pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn

Agrobacterium” trong thời gian từ năm 2015

đến năm 2017.

Đề tài xoay quanh các nội dung và

phạm vi nghiên cứu sau:

- Chọn lọc và nuôi cấy 4 loài nấm sợi

Penicillium chrysogenum, Aspergillus

oryzae, Aspergillus niger, Penicillium

digitatum trên các môi trường thí nghiệm phù

hợp cho chuyển gen.

- Đánh giá mức độ mẫn cảm của nấm

sợi với một số loại kháng sinh (hygromycin,

nourseothricin, phleomycin) hoặc với chất trợ

dưỡng như uridine 5-photphate để phục vụ

cho việc thiết kế các vector nhị thể phù hợp

với từng loài.

- Đánh giá hiệu quả chuyển gen vào

các nấm nghiên cứu bằng phương pháp dùng

A. tumefaciens qua các thông số tỉ lệ vi khuẩn

Agrobacterium/bào tử nấm, thời gian đồng

nuôi cấy, thời gian lưu trữ của bào tử nấm,

nồng độ chất cảm ứng acetosyringone, ...

- Đánh giá hiệu quả biểu hiện gen ở

nấm của các vector nhị thể thế hệ mới thông

qua biểu hiện gen mã hóa protein huỳnh quang

xanh GFP hoặc huỳnh quang đỏ DsRed.

- Tạo 1 bộ sưu tập các thể đột biến

ngẫu nhiên của nấm P. chrysogenum để sàng

lọc các gen liên quan đến sinh penicillin, 2 bộ

sưu tập của A. oryzae và A. niger để sàng lọc

các gen kiểm soát quá trình sinh tổng hợp

enzym như phytase.

- Ứng dụng các vector nhị thể mới phát

triển để tiến hành xóa bỏ (deletion) hoặc ức

chế biểu hiện (silencing) đối với ít nhất 1-2

gen liên quan đến sinh tổng hợp kháng sinh

penicillin hoặc hình thành bào tử. Điều tra

kiểu hình của các thể đột biến xóa/silencing

với đối chứng là chủng nấm hoang dại (wild

type) và thể bổ trợ tương ứng (thể đột biến

được bổ trợ với một bản gen đích nhằm phục

hồi tính trạng ban đầu).

Page 19: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 19/39

- Xóa bỏ (deletion) hoặc ức chế biểu

hiện (silencing) đối với ít nhất 1-2 gen liên

quan đến quá trình gây bệnh hoặc biệt hóa

cấu trúc của nấm Penicillium digitatum. Điều

tra kiểu hình của các thể đột biến

xóa/silencing và vai trò của các gen tương

ứng đối với khả năng gây bệnh trên cam. Kết

quả sẽ được so sánh với đối chứng là chủng

nấm hoang dại (wild type) và thể bổ trợ.

Một số kết quả của đề tài:

- Thiết kế và phát triển thành công các

hệ vector nhị thể thế hệ mới cho nghiên cứu

chuyển gen và cải biến di truyền các loài nấm

sợi.

- Xây dựng được quy trình tối ưu cho

chuyển gen vào nấm thông qua vi khuẩn A.

tumefaciens.

- Tạo ra 3 bộ sưu tập các thể đột biến

ngẫu nhiên phục vụ sàng lọc các gen liên

quan đến sinh tổng hợp kháng sinh hoặc

enzym bằng kỹ thuật chèn T-DNA từ vector

nhị thể vào hệ gen nấm thông qua vi khuẩn A.

tumefaciens.

- Điều tra hiệu quả hoạt động của hệ

vector nhị thể dùng cho biểu hiện gen, xóa

gen hoặc bất hoạt biểu hiện gen (silencing)

trên 4 loài nấm sợi đề xuất là Aspergillus

oryzae, Aspergillus niger, Penicillium

chrysogenum, Penicillium digitatum.

- Sử dụng hệ vector nhị thể để điều tra

vai trò của một số gen đích trong sinh tổng

hợp sản phẩm hoặc gây bệnh cây trồng.

Các số liệu mà đề tài thu được là mới

và tạo ra nền tảng thuận lợi cho các nghiên

cứu chuyên sâu về vi nấm ở Việt Nam trong

tương lai. Một phần kết quả của đề tài đã

được công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc

gia uy tín.

Nguồn: Vista.gov.vn, 28/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Thiết kế hệ thống vector biểu hiện gen nhằm nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp enzyme ở nấm sợi Aspergillus oryzae

Aspergillus oryzae là loài nấm sợi

được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực

phẩm truyền thống và đồ uống tại nhiều nước

châu Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Philippin. Tuy

nhiên loài nấm này thường dễ bị nhầm lẫn với

loài gần gũi là Aspergillus flavus sinh độc tố

aflatoxin. Để phân biệt chính xác A. oryzae

với A. flavus, các phương pháp xác định khả

năng sinh độc tố aflatoxin hoặc phát hiện sự

có mặt của các gen liên quan đến sinh tổng

hợp aflatoxin bằng PCR thường được sử

dụng. Vi nấm A. oryzae có khả năng tiết

lượng lớn các enzyme vào môi trường nuôi

cấy, do đó loài nấm này đã và đang được sử

dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều loại

enzyme thương mại. Gần đây loài nấm này

cũng đã được ứng dụng trong sản xuất các

Page 20: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 20/39

enzyme và protein tái tổ hợp. Tuy nhiên việc

nghiên cứu biểu hiện gen ở nấm sợi A. oryzae

mới chỉ sử dụng phương pháp chuyển gen

thông qua tế bào trần (protoplast

transformation). Phương pháp này bao gồm

nhiều bước thực hiện phức tạp với chi phí cao

và kết quả thí nghiệm thiếu ổn định ở những

lần lặp lại. Việc phát triển các phương pháp

chuyển gen hiệu suất cao với chi phí thấp cho

vi nấm A. oryzae sẽ là một lợi thế để có thể

ứng dụng loài nấm sợi này vào sản xuất

enzyme tái tổ hợp định hướng thương mại.

Mặc dù từ năm 1998 phương pháp chuyển

gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium

tumefaciens đã được thực hiện thành công

trên nhiều loài nấm sợi khác nhau, nhưng

phương pháp này chưa được thực hiện trên

nấm sợi A. oryzae.

Phương pháp chuyển gen nhờ A.

tumefaciens đơn giản, dễ thực hiện và có chi

phí thấp do bào tử nấm được sử dụng trực

tiếp làm nguyên liệu chuyển gen. Thêm vào

đó, do A. oryzae kháng lại hầu hết các loại

kháng sinh dùng trong chuyển gen ở vi nấm

nên các vector biểu gen ở loài nấm sợi này

phải sử dụng marker trợ dưỡng. Đề tài:

“Nghiên cứu thiết kế hệ thống vector biểu

hiện gen nhằm nâng cao hiệu suất sinh tổng

hợp enzyme ở nấm sợi Aspergillus oryzae” đã

được nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học

Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội

do TS. Trần Văn Tuấn dẫn đầu, thực hiện

trong giai đoạn từ năm 2014-2016. Đây là lần

đầu tiên các nhà khoa học phát triển thành

công phương pháp chuyển gen vào A. oryzae

nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens sử

dụng hệ vector nhị thể (binary vector) mới

với các promoter điều hòa biểu hiện gen rất

mạnh là gpdA hoặc amyB. Các vector này

đều mang marker trợ dưỡng dùng cho chọn

lọc thể chuyển gen là pyrG thay vì sử dụng

gen kháng kháng sinh, do đó, sẽ không tạo ra

các chủng vi nấm kháng thuốc trong quá trình

nghiên cứu.

Mục tiêu chính của đề tài là tạo được

một hệ thống vector nhị thể với các promoter

mạnh dùng cho biểu hiện gen ở vi nấm A.

oryzae với phương pháp chuyển gen nhờ vi

khuẩn A. tumefaciens. Hệ thống vector tạo

được sẽ phục vụ thiết thực cho các nghiên

cứu nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp enzyme

ở nấm sợi A. oryzae; và đưa ra được phương

pháp xác nhận và phân biệt nhanh các chủng

A. oryzae an toàn với A. flavus sinh độc tố

aflatoxin.

Một số kết quả của nghiên cứu:

- Đã tạo được các chủng A. oryzae trợ

dưỡng uridine/uracil bằng cách xóa gen pyrG

(gen mã hóa enzyme tham gia vào quá trình

tổng hợp uridine/uracil) trên hai chủng

A.oryzae VS1 và A. oryzae RIB40 sử dụng

cùng vector xóa gen là pAoG. Cấu trúc xóa

gen pyrG được chuyển vào A. oryzae sử dụng

phương pháp chuyển gen thông qua vi khuẩn

Agrobacterium tumefaciens, hiệu suất xóa

gen đạt 100%. Tất cả các chủng trợ dưỡng

uridine/uracil đều bị xóa gen pyrG.

- Đã tạo được 7 vector nhị thể chứa

marker chọn lọc là gen pyrG dùng cho

chuyển gen vào các chủng A. oryzae trợ

dưỡng uridine/uracil gồm: 1 vector xóa gen

pyrG, 1 vector biểu hiện gen huỳnh quang

GFP, 2 vector biểu hiện gen huỳnh quang

DsRed, 02 vector dùng cho biểu hiện tái tổ

hợp gen mã hóa enzyme phytase. Các vector

này đều hoạt động tốt khi được chuyển vào

chủng trợ dưỡng VS1, RIB40 và AUT1-PlD.

- Ứng dụng thành công hệ thống

chuyển gen thông qua vi khuẩn A. tumefaciens

mới xây dựng để biểu hiện gen phyA mã hóa

enzyme phytase từ nấm sợi Aspergillus

fumigatus trong hai chủng trợ dưỡng VS1 và

AUT1-PlD. Enzyme phytase tái tổ hợp có hoạt

Page 21: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 21/39

tính tốt, có khả năng bền nhiệt đến 90ºC. Bên

cạnh đó, chúng tôi đã tìm được môi trường

cám gạo để để nuôi các chủng nấm cho tách

chiết lượng lớn enzyme phytase tái tổ hợp

nhằm giảm chi phí sản xuất.

Nguồn: Vista.gov.vn, 28/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Y HỌC

Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh nhiễm khuẩn âm đạo

Để xác định đồng thời và chính xác tác

nhân gây bệnh nhiễm khuẩn âm đạo

(Bacterial vaginosis - BV), góp phần giảm tối

đa thời gian và chi phí xét nghiệm, nhóm tác

giả Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Nguyễn

Thị Việt Hà (Học viện Quân y); Vũ Hương Ly

(Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM);

Nguyễn Thị Trang (Đại học Y Hà Nội) và

Nguyễn Thị Mai Hương (Bệnh viện Nhi Trung

ương) đã nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn

đoán vi khuẩn âm đạo bằng phương pháp

Multiplex PCR (M-PCR) nhằm phòng ngừa,

ngăn chặn những tác hại do căn bệnh này

mang lại.

Nhiễm khuẩn âm đạo là một trong

những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục phổ

biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-

44 tuổi). Bacterial vaginosis (BV) là yếu tố

làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vùng chậu, căn

bệnh gây đau đớn và có thể dẫn tới vô sinh,

tăng nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh lây

truyền qua đường tình dục. Ở phụ nữ đang

mang thai, BV có thể tăng nguy cơ sảy thai,

sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Đặc biệt, BV

còn ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ có thai của

những bệnh nhân làm thụ tinh trong ống

nghiệm. Do đó, điều trị và sàng lọc BV là vô

cùng cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ đang

mang thai và bệnh nhân trước khi làm hỗ trợ

sinh sản.

Tuy hiện nay có nhiều phương pháp

được dùng để chẩn đoán BV (ví dụ như dựa

theo tiêu chuẩn Amsel và tiêu chuẩn Nugent),

nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Các

phương pháp này chỉ đánh giá sự xuất hiện

của tác nhân gây bệnh mà không xác định

chính xác được từng loài. Vì vậy, việc xây

dựng kỹ thuật mới như kỹ thuật Multiplex

PCR để xác định rõ các loài vi khuẩn gây

bệnh để chọn kháng sinh thích hợp trong điều

trị BV là đặc biệt cần thiết.

Nghiên cứu được nhóm tác giả thực

hiện trên mẫu bệnh phẩm dịch âm đạo của

bệnh nhân làm hỗ trợ sinh sản, với các trang

thiết bị đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và an

toàn. Sử dụng phương pháp tách chiết AND

từ mẫu bệnh phẩm, nhóm nghiên cứu thiết lập

phản ứng PCR đơn mồi và phản ứng

Multiplex PCR để xác định đồng thời các tác

nhân gây bệnh.

Quy trình chẩn đoán vi khuẩn gây

nhiễm khuẩn âm đạo bằng phương pháp

Multiplex PCR đã phát hiện được 10 loài vi

khuẩn gây bệnh dựa trên vùng gene đặc hiệu

16s-rRNA và tối ưu hóa Multiplex PCR thành

3 phản ứng với độ nhạy và đặc hiệu cao. Kết

quả bước đầu đã xây dựng thành công quy

trình Multiplex PCR, cho thấy tiềm năng ứng

dụng cho xét nghiệm chẩn đoán BV trong

tương lai gần.

Nguồn: Kim Oanh, Cesti.gov.vn,

27/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 22: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 22/39

Kỹ thuật lấy đi khối u tuyến vú không cần phẫu thuật

Mô phỏng quy trình kỹ thuật

Theo Bệnh viện ung bướu TP.HCM,

chỉ cần một lần đâm kim, khối u tuyến vú có

kích cỡ dưới 5 cm sẽ được lấy đi mà không

cần phẫu thuật, để lại vết sẹo nhỏ, không gây

đau và có thể dùng để lấy nhiều u cùng một

lúc. Đây là một phương pháp mới để sinh

thiết u vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không

dưới hướng dẫn của siêu âm (Vacuum

Assisted Breast Biopsy - gọi tắt là VABB).

Kỹ thuật này được Bệnh viện ung

bướu TP.HCM triển khai thành công trên 200

bệnh nhân kể từ năm 2017 đến nay. Ở Việt

Nam, Bệnh viện ung bướu TP.HCM là nơi

đầu tiên áp dụng kỹ thuật sinh thiết khối u có

hỗ trợ thiết bị hút chân không.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp

nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt

Nam. Bên cạnh ung thư, nhiều trường hợp

phụ nữ được chẩn đoán là u lành của tuyến vú

nhưng cũng cần phải lấy đi khối u đó.

Trước đây, để lấy cả khối bướu hay

một phần khối bướu ở vú đi sinh thiết (xét

nghiệm xem u ác tính hay lành tính), bệnh

viện thường áp dụng phương pháp sinh thiết

mở hoặc sinh thiết lõi kim. Cả hai phương

pháp này có những hạn chế nhất định như

sinh thiết mở để lại vết sẹo khoảng 2 - 3 cm

mất thẩm mỹ trên vú bệnh nhân, gây tổn

thương nhiều hơn, cần phải chăm sóc sau mổ;

còn sinh thiết lõi kim tuy ít xâm lấn, nhưng

khi thực hiện cần phải đâm kim nhiều lần, và

không thể dùng để sinh thiết cho những tổn

thương nhỏ hơn 5mm.

Với phương pháp sinh thiết u vú có hỗ

trợ thiết bị hút chân không dưới hướng dẫn

của siêu âm (VABB), nhóm y bác sĩ Bệnh

viện ung bướu, gồm BS. Lê Hồng Cúc, BS.

Trần Việt Thế Phương và BS. Phan Hoàng Tú

sẽ đưa cây kim có đường kính khoảng 2 mm

vào dưới khối u, từ tác động của lực hút chân

không, khối u sẽ được hút vào cây kim, được

cắt nhỏ từng phần và đưa ra ngoài.

BS. Lê Hồng Cúc, trưởng nhóm thực

hiện, cho biết: ưu điểm của phương pháp này

là chỉ cần đâm kim một lần khi sinh thiết; có

thế lấy trọn các tổn thương lành tính dưới

5cm mà không cần mổ (như bướu sợi tuyến,

bướu nhú, tổn thương viêm), để lại vết sẹo

nhỏ (bằng đầu đũa), không gây đau, có thể

dùng để lấy nhiều u cùng một lúc. Kỹ thuật

này còn dùng để sinh thiết cho những tổn

thương nghi ngờ ung thư, đặc biệt là những

tổn thương nhỏ hơn 0,5cm. Khi đó, tỷ lệ phải

sinh thiết lại của VABB thấp hơn sinh thiết

lõi kim.

Việc đưa vào áp dụng kỹ thuật mới

này là một bước phát triển của ngành can

thiệp bệnh lý tuyến vú và cung cấp thêm một

lựa chọn cho chị em, đặc biệt là phụ nữ trẻ.

Kỹ thuật mới giúp đảm bảo thẩm mỹ cho nhũ

bộ, ít đau hơn mổ hở mà vẫn đạt được yêu

cầu về chuyên môn.

Nguồn: Phương Mai,

khoahocphothong.com.vn, 27/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 23: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 23/39

Xe cấp cứu cơ động 2 bánh

Mô phỏng quy trình kỹ thuật

heo Sở y tế TP.HCM, đây là đề tài

sáng tạo khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đa

khoa Sài gòn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu

người dân trên địa bàn Quận 1, địa bàn đông

dân cư, nhiều khách du lịch và nhiều lễ hội.

Thêm phương tiện cấp cứu cơ động này sẽ

giúp các y, bác sĩ tiếp cận người bệnh hoặc

người bị tai nạn trong thời gian nhanh nhất để

kịp thời sơ, cấp cứu tại chổ trong điều kiện xe

cứu thương 4 bánh khó tiếp cận được hiện

trường.

Sau hơn 2 tháng thực hiện, Bệnh viện

đa khoa Sài gòn đã chính thức đưa vào hoạt

động thí điểm mô hình xe cấp cứu 2 bánh.

Trước đó, Hội đồng khoa học công nghệ Sở y

tế đã thẩm định và góp ý kế hoạch triển khai

sản phẩm sáng tạo này, thay vì xe tay ga phân

khối lớn hay được sử dụng tại các nước phát

triển, Hội đồng nhất trí với đề xuất của Bệnh

viện Sài gòn là chọn loại xe tay ga có động cơ

100 - 125 phân khối vừa chi phí thấp vừa

giúp cho y, bác sĩ dễ dàng vận hành, nhất là

nhân viên nữ.

Sở y tế đã thông qua dự thảo quy trình

sử dụng xe cấp cứu 2 bánh, quy trình này sẽ

được vận hành thí điểm trong 2 tuần để rút

kinh nghiệm và hoàn thiện, sau đó sẽ chính

thức ban hành, trong đó Sở y tế lưu ý luôn giữ

mối liên lạc giữa nhân viên y tế đi cấp cứu và

bệnh viện, và sự phối hợp nhịp nhàng giữa

nhóm đi cấp cứu bằng xe 2 bánh và nhóm

thường trực xe cứu thương, khi có yêu cầu

cần chuyển bệnh nhân về bệnh viện thì xe cứu

thương sẽ kịp thời đến để vận chuyển bệnh

nhân sau khi đã được sơ, cấp cứu trước đó.

Dưới đây là một số hình ảnh về xe cấp

cứu cơ động 2 bánh tại Trạm cấp cứu vệ tinh

115 của Bệnh viện đa khoa Sài gòn:

Túi đựng thuốc cấp cứu trang bị bên hông phải xe

Máy sốc điện, nẹp cổ được trang bị trên cốp sau của xe

Nguồn:Khoahocphothong.com.vn,

08/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 24: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 24/39

NÔNG NGHIỆP

Phương pháp nhân nuôi và khả năng phòng trừ bọ trĩ của bọ xít bắt mồi trên cây dưa lưới

Nhóm tác giả Tô Thị Thùy Trinh, Trần

Văn Lâm, Huỳnh Quang Tuấn (Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công

nghệ cao) và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu

phương pháp nhân nuôi quần thể và khả năng

phòng trừ bọ trĩ của bọ xít bắt mồi (Orius

tantillus Motschulsky) trên cây dưa lưới trong

điều kiện nhà màng. Mục tiêu của nghiên cứu

là tìm ra giải pháp sinh học phòng ngừa bọ

trĩ hiệu quả, thân thiện với môi trường và an

toàn với sức khỏe con người.

Bọ trĩ (Thrips palmi Karny) là loại côn

trùng có phổ ký chủ rộng, gây hại nghiêm

trọng trên các cây thuộc họ cà và bầu bí. Loài

bọ này thường hút nhựa cây khiến lá cây bị

xoăn, rụng nụ hoa, đồng thời là môi giới

truyền nhiều loại virus gây hại cho cây trồng.

Để phòng ngừa bọ trĩ gây hại trên dưa lưới,

người nông dân thường sử dụng các loại

thuốc bảo vệ thực vật hóa học, gây ảnh hưởng

xấu đến môi trường sống và sức khỏe không

những của người canh tác mà còn của người

sử dụng. Qua một số nghiên cứu và khảo sát,

bọ xít bắt mồi (Orius tantillus Motschulsky)

đã cho thấy khả năng tiêu diệt hiệu quả ấu

trùng và thành trùng bọ trĩ, phù hợp để nhân

nuôi và phát triển thành phương pháp kiểm

soát bọ trĩ an toàn và tự nhiên.

Thức ăn được sử dụng để nhân nuôi bọ

xít bắt mồi là sâu ngài gạo thu thập tại các cơ

sở kinh doanh và sản xuất thức ăn chăn nuôi,

cộng với thức ăn bổ sung là mật ong và phấn

hoa. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 2 nội

dung sau: xác định chất nền (đậu cove tươi,

cùi bắp vụn, vỏ trấu và giấy carton mảnh nhỏ)

và mật số nhân nuôi thích hợp ở từng giai

đoạn phát triển của bọ xít bắt mồi; xác định

khả năng phòng trừ bọ trĩ của bọ xít bắt mồi

trên cây dưa lưới trong điều kiện nhà màng.

Kết quả cho thấy, chất nền thích hợp

cho nhân nuôi ấu trùng bọ xít bắt mồi là trái

đậu cove tươi cắt đoạn từ 2-3 cm; mật số

nhân nuôi bọ xít thích hợp cho giai đoạn ấu

trùng là 100 ấu trùng/hũ 500 ml và thành

trùng là 150 thành trùng với tỷ lệ 2 cái:1 đực

cho hũ 500 ml. Bên cạnh đó, khi thả bọ xít

bắt mồi 4 lần/vụ với mật độ 1,5 con/m2 đã cho

thấy hiệu quả kiềm hãm sự phát triển của bọ

trĩ rõ rệt, cụ thể là từ mật số bọ trĩ 6,5–27,7

con/lá dưa lưới ở giai đoạn ra hoa, thì tới cuối

vụ chỉ còn 2 con/lá. Ngoài ra, năng suất thực

tế của dưa lưới trồng trong nhà màng thu

được ở thí nghiệm có thả bọ xít bắt mồi là

2.312,3–2.491,4 kg/1.000 m2.

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

07/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 25: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 25/39

Nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng của lan Kim tuyến (Anoectochilus sp.) giai đoạn sau cấy mô từ 0-3 tháng tuổi

Với mục đích đảm bảo nguồn cung cho

thị trường hoa cảnh, cũng như nỗ lực bảo tồn

và gìn giữ những loài hoa quý hiếm, nhóm tác

giả Lê Thị Thu Mận, Hoàng Đắc Hiệt, Trần

Văn Lâm (Trung tâm Nghiên cứu và Phát

triển Nông nghiệp Công nghệ cao) và cộng sự

đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của

giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng của

lan Kim tuyến (Anoectochilus sp.) giai đoạn

sau cấy mô từ 0-3 tháng tuổi.

Nằm trong sách đỏ Việt Nam năm

2007, lan Kim tuyến là loài hoa thảo dược quý

của vùng núi Tây Bắc với giá trị dược liệu cao,

giúp phòng chống tăng huyết áp, lưu thông khí

huyết, kháng khuẩn, bồi bổ cơ thể,…Do nhu

cầu sử dụng dược liệu quá cao từ người tiêu

dùng, nên hiện nay lan Kim tuyến đang bị khai

thác quá mức và đứng trước nguy cơ cạn kiệt

ngoài tự nhiên. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về

bảo tồn nguồn gien và nhân giống lan Kim

tuyến, nhưng các nghiên cứu về kỹ thuật trồng,

giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố

ảnh hưởng đến cây vẫn còn chưa cụ thể. Vì

vậy, các nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể

và dinh dưỡng đến lan Kim Tuyến là cần thiết

để giúp cây gia tăng tỷ lệ sống, sinh trưởng và

phát triển đồng đều.

Nghiên cứu được thực hiện trên giống

lan Kim Tuyến sau cấy mô từ 0-3 tháng tuổi

trồng tại TP.HCM, cây có chiều cao từ 5-6

cm, 5-6 lá và 2-3 rễ. Các nhà nghiên cứu đã

tiến hành các nội dung như: khảo sát sự sinh

trưởng của cây bằng cách phối trộn theo tỷ lệ

các loại giá thể như mụn dừa, xốp hạt, vỏ đậu

phộng, than vụn, trấu hun và dớn cọng; khảo

sát một số chế độ bón phân thích hợp với các

loại phân như phân vô cơ Growmore 30-10-

10, phân hữu cơ Fish Emulsion và chất kích

thích rễ Terrasorb4.

Kết quả cho thấy, giá thể phù hợp cho

lan Kim Tuyến là giá thể phối trộn từ mụn

dừa, vỏ đậu phộng, dớn cọng theo tỷ lệ 1:1:1.

Hỗn hợp trồng cho chiều cao cây đạt 9,23 cm,

chiều dài lá 3,85 cm, chiều rộng lá 1,72 cm,

khối lượng khô lên đến 0,91, tỷ lệ bệnh chỉ

còn 3.3% và cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó,

với chế độ bón phân 3 lần Growmore 30-10-

10, 1 lần Fish Emulsion và 1 lần Terrasorb4,

cây cho thấy sự phát triển mạnh về chiều cao

(9,05 cm), chiều rộng lá (1,73 cm) và cho

khối lượng khô cao (1,49 g).

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

06/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nồng độ và số lần xử lý BA (6-Benzylaminopurine), GA3 (Axit Gibberellic) đến sinh trưởng, phát triển và chất

lượng hoa cây triệu chuông và cây ánh dương trồng tại TP.HCM.

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị

trường, cũng như nâng cao kỹ thuật trồng

hoa cảnh tại nước ta hiện nay, nhóm tác giả

Lê Thiên Việt Hùng, Vũ Thị Quỳnh, Nguyễn

Hoàng Duy Lưu (Trung tâm Nghiên cứu và

Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao) đã

thực hiện nghiên cứu xác định ảnh hưởng của

nồng độ và số lần xử lý BA (6-

Benzylaminopurine), GA3 (Axit Gibberellic)

đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa

cây triệu chuông và cây ánh dương trồng tại

TP.HCM.

Page 26: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 26/39

Trong những năm gần đây, hai giống

hoa của cây Triệu chuông (Calibrachoa

parviflora) và cây Ánh dương (Thunbergia

alata) trồng trong chậu hoặc để bàn đang là

hai giống hoa được nhiều người chơi hoa trên

thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, các nhà

vườn nuôi trồng 2 loại hoa này đang gặp

nhiều khó khăn và hạn chế trong kỹ thuật

trồng và chăm sóc nên chất lượng và số lượng

hoa trên mỗi chậu không đồng đều, làm giảm

giá trị hoa thành phẩm. Mặc dù nhiều công

trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy kết quả

tích cực khi xử lý BA và GA3 trên một số

loại hoa như hoa Cúc và thực vật có hoa

thuộc họ ráy, nhưng các nghiên cứu này trên

hoa cây Triệu chuông và cây Ánh dương vẫn

chưa có tại Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng hạt giống cây hoa

triệu chuông và cây ánh dương được cung cấp

bởi Công ty TNHH Hạt giống hoa Việt Nam.

Các thí nghiệm trong nghiên cứu được bố trí

ngẫu nhiên và lặp lại ba lần với giá thể gồm

mụn dừa, tro trấu, phân bò, vỏ trấu và một số

vật tư khác, đồng thời sử dụng chất điều hòa

tăng trưởng thực vật là BA và GA3.

Với phương pháp xử lý 2 lần bằng GA3

(nồng độ 200 ppm) ở khoảng thời gian sau khi

trồng 10 ngày, các nhà nghiên cứu nhận thấy,

cây triệu chuông ra hoa nhiều nhất (18,3) và tỷ

suất lợi nhuận cao nhất (0,66), đạt 690.848

đồng/60 cây; cây ánh dương cũng cho ra hoa

nhiều nhất (23,9) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất

(0,59), đạt 537.400 đồng/60 cây. Thêm vào đó,

với phương pháp xử lý 2 lần bằng BA (nồng

độ 50 ppm) ở khoảng thời gian sau khi trồng

45 ngày, cây triệu chuông ra hoa nhiều nhất

(23,9) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất (0,56), đạt

613.642 đồng/60 cây. Đồng thời, với phương

pháp xử lý 1 lần bằng BA (nồng độ 100 ppm)

cũng ở khoảng thời gian sau khi trồng 45

ngày, cây ánh dương cho ra hoa nhiều nhất

(58,3) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất (0,54), đạt

509.097 đồng/60 cây.

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

01/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Dây chuyền xử lý phân gà vi sinh đầu tiên tại Việt Nam

Máy đảo phân gà tự động

Nhóm tác giả ThS. Đào Vĩnh Hưng,

ThS. Nguyễn Trọng Minh Khiêm (Phòng

nghiên cứu máy và thiết bị nông nghiệp - Phân

viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu

hoạch) vừa thành công trong việc thiết kế chế

tạo dây chuyền xử lý phân gà vi sinh.

Đây là phương pháp hiện đại và là mô

hình đầu tiên do Việt Nam sản xuất (đầu tháng

5/2018), năng suất xử lý 14 tấn phân

tươi/ngày giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho

hệ thống vi sinh phân hủy các hợp chất hữu cơ

trong phân, tăng cường lượng vi khuẩn có lợi,

tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại.

Xuất từ thực tế hiện nay, việc chăn

nuôi gia cầm tồn tại nhiều qui mô khác nhau,

các qui mô vừa và lớn trên 100.000 gia cầm

hàng ngày thải ra môi trường hàng tấn phân

(0,2 - 0,3 kg/con/ngày) nhưng gần như chưa

có biện pháp pháp xử lý, do đó tồn tại nhiều

vấn đề ảnh hưởng về khoa học, kinh tế, môi

trường, y tế.

Page 27: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 27/39

Hiện nay, đã có một số đơn vị sản xuất

phân bón thu mua phân gà và xử lý phân bằng

phương pháp vắt khô bằng trục vít và sấy khô

bằng máy sấy thùng quay hoặc băng tải. Tuy

nhiên, cách làm này gặp phải các vấn đề do

việc sấy phân ở nhiệt độ 140 - 2000C đã làm

tất cả hệ thống vi khuẩn có lợi và hại trên

phân chết (với nhiệt độ trên 800C, các vi

khuẩn có lợi đã chết). Hơn nữa, việc sấy phân

không giúp hợp chất hữu cơ trong phân

không được phân hủy và chuyển hóa mà chủ

yếu được làm khô.

Về vấn đề khoa học, nếu dùng phân

hữu cơ tươi bón trực tiếp cho cây trồng lại

gây ra nhiều vấn đề như: cây có khả năng bị

ngộ độc hữu cơ, bị héo do trong phân tươi

còn chứa các thành phần amoniac; cây dễ bị

nhiễm các loại bệnh vì phân chưa xử lý có

chứa rất nhiều thành phần nấm có hại.

Từ những vấn đề thực tế trên, nhóm đã

bắt tay vào công trình nghiên cứu và chế tạo

thành công hệ thống máy làm phân vi sinh

bằng phương pháp ủ phân để làm phân vi sinh

trên cả qui mô lớn và nhỏ.

Đại diện nhóm tác giả, ThS. Đào Vĩnh

Hưng cho biết, qui trình ủ phân theo các bước

gồm: phân tươi được phối trộn thêm các phụ

phẩm nông nghiệp như vỏ trấu nghiền nhỏ,

rơm nghiền nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Sau

đó hỗn hợp tiếp tục được trộn thêm vôi (có

thể thêm lân, rỉ đường và một số loại vi sinh

thực hiện các chức năng khác nhau). Thời

gian ủ diễn ra 5 - 7 ngày, phân đầu vào độ ẩm

70 - 80%, sau khi xử lý độ ẩm còn 20 - 25%.

Dây chuyền xử lý phân vi sinh gồm các

bộ phân chính như sau: hệ thống phễu và trục

vít định lượng để định số lượng chính xác các

thành phần phối trộn. Máy trộn có kiểu trộn

liên tục có nhiệm vụ trộn đều các thành phần

với nhau và hệ thống đảo trộn phân.

Theo đó, sau khi phân được trộn đều

với các thành phần phụ gia và phụ phẩm nông

nghiệp, phân được đưa tới buồng ủ. Chiều

cao lớp phân ủ cao 0,8 - 1m, chiều dài buồng

ủ dài từ 80 - 100m. Máy đảo phân hoạt động

theo nguyên lý như máy phay đất. Máy được

thiết kế theo kiểu dáng công nghiệp, có mức

độ tự động hóa cao, có thể điều chỉnh được

tốc độ di chuyển, vận tốc trục, tự động đảo

chiều và hoạt động 24/24. Nhiệm vụ của máy

đảo tạo ra môi trường thông thoáng cho hệ

thống vi khuẩn sống và phát triển. Khi đó vi

khuẩn sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và

sinh nhiệt làm cho nước bay hơi dẫn đến độ

ẩm của phân giảm. Nhiệt độ ủ nằm trong

khoảng 60 - 800C.

Hiện máy đang được ứng dụng tại trại

gà Đồng Tâm (Trảng Bom – Đồng Nai), chủ

sở hữu là công ty CTBIO Việt Nam (Khu

công nghệ cao, quận 9, TP.HCM).

Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống,

ThS. Hưng cho biết thêm, công trình nghiên

cứu đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn về

nhiều mặt đời sống xã hội khi đã giải quyết

tận gốc vấn đề môi trường do các trang trại

gây ra; giúp cải thiện sức khỏe của người dân.

Phân sau xử lý là phân chất lượng đạt tiêu

chuẩn về số lượng vi sinh, giúp tăng năng

suất trong trồng trọt, tăng sức đề kháng, giảm

trừ sâu bệnh, giảm việc sử dụng phân hóa học

và thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến bảo vệ sức

khỏe và môi trường, tạo ra một nền nông

nghiệp hiện đại, bền vững. Giá thành xử lý

phân cũng được tăng cao nhiều lần so với

phân chưa xử lý. Cụ thể phân sau xử lý bán sỉ

khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg, bán lẻ 7.000

đồng/kg. Do đó, ngoài lợi nhuận thu được từ

chăn nuôi, từ việc không bị phạt do gây ô

nhiễm môi trường … các chủ trang trại và

người đầu tư hệ thống còn được thu lợi nhuận

từ phân đã qua xử lý.

Page 28: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 28/39

Về hướng nghiên cứu tiếp theo trong

thời gian tới, nhóm dự định sẽ tiếp tục hoàn

thiện các thiết bị với mức tự động hóa cao

hơn, giảm tối đa chi phí và mức độ sử dụng

năng lượng; tạo ra môi trường xanh sạch theo

hướng phát triển bền vững. Phối hợp tốt với

đội ngũ nghiên cứu để tạo ra các chủng loại vi

sinh có tốc độ phân hủy mạnh để rút ngắn

thời gian xử lý.

Nguồn: Tuyết Mai,

khoahocphothong.com.vn, 12/11/2018

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu ứng dụng mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - Ann) trong tính toán lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước mặt; thử nghiệm

cho lưu vực sông cầu

Thực tế cho thấy kinh tế càng phát

triển thì lượng chất thải xả ra môi trường

ngày càng lớn. Các chất thải này ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng tài nguyên nước ở

khu vực xả thải, và tác động xấu đến các hoạt

động dân sinh - kinh tế như cấp nước cho

sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu, du lịch ở hạ

du. Do đó công tác quản lý chất lượng nước

đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô

nhiễm nước và bảo vệ tài nguyên nước trong

lưu vực. Hiện nay, các giải pháp bảo vệ môi

trường trong đó có tài nguyên nước đang sử

dụng các phương pháp như: tính toán chỉ số

chất lượng nước (Quyết định số 879/QĐ-

TCMT), phương pháp đánh giá nhanh (Rapid

Assessment) của Tổ chức Y tế Thế giới,

phương pháp mô hình toán (QUAL2E,

QUAL2K, MIKE11,…) và đánh giá khả năng

tiếp nhận chất thải của nguồn nước (Thông tư

02/2009/TT-BTNMT)…

Các phương pháp tính toán chỉ số chất

lượng nước, đánh giá nhanh, đánh giá khả

năng tiếp nhận chất thải có ưu điểm là đơn

giản nhưng những đánh giá chỉ mang tính

chất tĩnh, trong khi cần phải xem tài nguyên

nước là một tài nguyên động (biến đổi theo

không gian và thời gian) và có tính hệ thống.

Phương pháp mô hình toán mô phỏng chất

lượng nước dựa vào việc diễn tả những quá

trình biến đổi của các chất ô nhiễm thông qua

các quá trình đối lưu, hòa tan, khuếch tán và

sinh hóa,… bằng các phương trình toán học

sao cho gần đúng với quá trình thực, điều này

dẫn đến các mô phỏng gồm nhiều phương

trình phức tạp và thông số khó xác định làm

giảm độ chính xác của các mô phỏng. Do đó

cần nghiên cứu phương pháp mô phỏng chất

lượng nước tốt hơn để tăng độ chính xác của

kết quả mà không phụ thuộc quá nhiều vào

các giả thiết như phương pháp truyền thống.

Mạng nơron nhân tạo là hướng tiếp cận mới

trong công tác nhân dạng và dự báo đã nhận

được sự quan tâm đặc biệt của một số nhóm

nghiên cứu trên thế giới. ANN được coi là

công cụ mạnh để giải quyết các bài toán có

tính phi tuyến, phức tạp và đặc biệt trong các

Page 29: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 29/39

trường hợp mà mối quan hệ giữa các quá

trình không dễ thiết lập một cách tường minh

như diễn biến của chất lượng nước và các yếu

tố ảnh hưởng (tải lượng chất ô nhiễm, vị trí xả

thải, lưu lượng nguồn nước,…). Một ưu điểm

vượt trội của mô hình mạng nơron nhân tạo là

khả năng tự học và điều chỉnh các trọng số để

kết quả tính toán phù hợp với thực tế mà

không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan. Từ

những những lý do trên cho thấy việc ứng

dụng mạng nơron nhân tạo phục vụ tính toán,

lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước

là hết sức cần thiết.

Do đây là hướng nghiên cứu mới nên

đề tài lựa chọn lưu vực sông Cầu làm lưu vực

nghiên cứu áp dụng mô hình nơron nhân tạo

do đây là lưu vực nổi cộm về vấn đề chất

lượng nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các

hoạt động công nghiệp; thêm vào đó lưu vực

có mạng quan trắc khá hoàn chỉnh phủ đều

trên lưu vực và có nhiều nghiên cứu ứng dụng

trước đây thuận tiện cho việc đánh giá kết quả

nghiên cứu của đề tài. Và Cơ quan chủ trì

Liên Đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên

nước miền Bắc phối hợp với Chủ nhiệm đề

tài Luyện Đức Thuận cùng thực hiện nhằm

mục tiêu Nghiên cứu phương pháp ANN

trong dự báo chất lượng nước mặt làm căn cứ

lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước

mặt; Đề xuất nội dung và quy trình tính toán

dự báo chất lượng nước mặt bằng; phương

pháp ANN trên lưu vực; Thử nghiệm tính

toán phương án bảo vệ tài nguyên nước cho

một tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Cầu.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài về

ứng dụng mạng nơron nhân tạo ANN) trong

dự báo chất lượng nước, nhận thấy mô hình

ANN có một số đặc điểm chính sau:

- Mô hình ANN cho kết quả tốt ngay

cả trong trường hợp chuỗi dữ liệu ngắn và

trong các trường hợp phức tạp, khi mối quan

hệ giữa các biến trong mô hình là phi tuyến,

không được rõ ràng và tường minh.

- Mô hình ANN rất phù hợp với việc

xử lý các dữ liệu thực chứa nhiễu hoặc không

đầy đủ hay nói cách khác, mô hình ANN có

thể xem xét tất cả các yếu tố có ảnh hưởng

đến biến cần dự báo.

- Việc xác định số lớp ẩn và số đơn vị

trong lớp ẩn là công việc hết sức khó khăn.

Tuy nhiên trong các bài toán thực tế thường

sử dụng chỉ một lớp ẩn cho ta kết quả tốt hơn

là sử dụng nhiều hơn một lớp. Để xác định số

đơn vị trong lớp ẩn, cách tốt nhất là sử dụng

phương pháp thử-sai (trial-and-error). Trong

thực tế, có thể sử dụng phương pháp Lựa

chọn tiến (forward selection) hay Lựa chọn

lùi (backward selection).

Các đóng góp khoa học của đề tài:

1. Hệ thống hóa các nội dung cơ bản

về mạng nơron nhân tạo

2. Nghiên cứu các phương pháp, sử

dụng mô hình nơron truyền thẳng và giải thuật

lan truyền ngược nhằm đạt tới một kết quả

trọn vẹn của bài toán tối ưu trọng số mạng

nơron nhân tạo trong dự báo chất lượng nước.

3. Ứng dụng phần mềm WinNN32

triển khai phương pháp sử dụng mô hình

nơron truyền thẳng và giải thuật lan truyền

ngược. Kết quả đạt được của mô hình

WinNN32 cho lưu vực sông Cầu trong dự báo

chất lượng nước tốt nhất với cấu trúc mạng 6-

9-1, hệ số tương quan và sai số quân phương

của quá trình huấn luyện cho các thông số

chất lượng nước BOD5, tổng N và TSS lần

lượt là R2 = 0,835; MSE = 0,13; R2 =0,852;

MSE = 0,05; R2 = 0,958; MSE = 44,8. Hệ số

tương quan và sai số quân phương của quá

Page 30: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 30/39

trình kiểm tra lần lượt là R2 = 0,724; MSE

=0,28; R2 = 0,699; MSE = 0,35; R2 = 0,981;

MSE = 46,4. Kết quả đạt được của mô hình

WinNN32 cho lưu vực sông Cầu trong dự báo

thông số chất lượng nước COD tốt nhất với

cấu trúc 5-9-1, hệ số tương quan và sai số

quân phương của quá trình huấn luyện và

kiềm tra lần lượt là R2 = 0,774; MSE = 4,67

và R2 = 0,672; MSE = 9,67.

4. Đề xuất nội dung và quy trình tính

toán chất lượng nước mặt bằng mô hình ANN.

5. Đề tài đã đưa ra 2 phương án bảo vệ

chất lượng nước lưu vực sông Công, trong đó

phương án bảo vệ chất lượng nước sông Công

thông qua kiểm soát nguồn thải, nguồn ô

nhiễm với yêu cầu xử lý được 40% lượng

nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi

đổ ra sông (phương án 2) là phương án được

lựa chọn. Với kết quả tính toán giá trị hàm

lượng TSS = 48,9 mg/l, đảm bảo đáp ứng

được mục tiêu chất lượng nước đề ra TSS

nằm ở ngưỡng A2 (30 mg/l ≤ TSS ≤ 50 mg/l).

Nguồn: Vista.gov.vn, 16/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Thiết bị thu gom chất thải hữu cơ của bò theo chu kỳ trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp

Như đã biết, Việt Nam hiện vẫn là một

đất nước nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa kiểu

nhỏ lẻ là nhiều và tập trung ở trong dân là

chính. Tuy nhiên với sự phát triển của thị

trường sữa hiện nay và xu thế trong tương

lai, các hang sản xuất sữa lớn tại Việt Nam

đã bắt đầu chú trọng đến việc chăn nuôi bò

sữa theo quy chuẩn mô hình công nghiệp.

Hãng Vinamilk hiện có 5 trang trại với số

lượng khoảng 8000 con bò, hãng TH True

milk cũng vừa đầu tư xây dựng thêm trang

trại nuôi bò sữa tại Nghệ An. Tại buổi hội

thảo “Ngành sữa Việt Nam-Hướng tới ngành

chăn nuôi bền vững” lãnh đạo Bộ NN và

PTNT đã đưa ra mục tiêu định hướng đến

năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 500.000

con bò sữa. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng và

phát triển một mô hình chăn nuôi công

nghiệp từ khâu chọn giống-chăn nuôi-vắt

sữa-chế biến, trong đó khâu chăn nuôi bò sữa

là đặc biệt quan trọng hay nói cách khác là

quy trình cho ăn, thu gom chất thải sau khi

ăn, vệ sinh chuồng trại là khâu chính ảnh

hưởng đến sức khỏe của bò sữa và đảm bảo

chất lượng sữa.

Hiện tại, phần lớn các trang trại chăn

nuôi bò sữa chưa có hệ thống thu gom chất

thải tự động hoạt động theo chu kỳ. Công

việc đang được thực hiện bằng thủ công.

Môi trường làm việc độc hại, ảnh

hưởng nhiều đến sức khỏe của người công

nhân và gây mất vệ sinh môi trường.

Cho đến thời điểm này, trong nước

chưa có một đơn vị nào nghiên cứu hay đặt

vấn đề sản xuất ra hệ thống thiết bị thu gom

chất thải hữu cơ của bò điều khiển tự động,

hoạt động theo chu kỳ, thích ứng với vật nuôi,

phù hợp với điều kiện chăn nuôi công nghiệp

tại Việt Nam.

Page 31: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 31/39

Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp là

đơn vị có nhiều thành công trong việc nghiên

cứu chế tạo các thiết bị mới ứng dụng tự động

hóa cao phục vụ cho công nghiệp đạt hiệu

quả kinh tế lớn. Đã kết hợp với Chủ nhiệm đề

tài ThS. Trần Như Hiếu cùng nghiên cứu đề

tài “Thiết bị thu gom chất thải hữu cơ của bò

theo chu kỳ trong các trang trại chăn nuôi

công nghiệp”. Với mục đích nghiên cứu và

tạo ra một sản phẩm trong chuỗi sản phẩm

của quá trình chăn nuôi bò sữa theo mô hình

công nghiệp đáp ứng được trong điều kiện

thời tiết Việt nam phù hợp với tập quán ăn

uống của bò sữa ở Việt Nam, nội địa hóa

giảm giá thành sản phẩm, góp phần hiện đại

hóa ngành chăn nuôi công nghiệp.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

- Nghiên cứu tình hình sản xuất và nhu

cầu thiết bị tại Việt Nam

- Nghiên cứu công nghệ, xây dựng lựa

chọn cấu hình thiết bị

- Tính toán thiết kế phần cơ khí

- Tính toán thiết kế phần điện điều

khiển.

- Thiết kế và xây dựng quy trình vận

hành đảm bảo an toàn và linh hoạt khi sử dụng.

- Phần mềm điều khiển.

- Chế tạo hoàn chỉnh và chạy thử

nghiệm 01 thiết bị thu gom chất thải hữu cơ

của bò tại trang trại chăn nuôi bò sữa của

công ty giống gia súc Hà Nội.

- Đề tài đã sử dụng tài chính đúng mục

tiêu và đã hoàn thành các thủ tục tài chính

đúng quy định.

Nguồn: Vista.gov.vn, 23/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo hệ xúc tác MnO2/Al2O3 ứng dụng oxy hóa tiên tiến để xử lý nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm

Ngành dệt nhuộm nước ta đã có những

bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản

phẩm đa dạng, đa màu sắc, chất lƣợng cao

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng

của thị trường. Ngành cũng là nơi thu hút

nhiều lao động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh

kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Tuy vậy,

ô nhiễm môi trường do nước thải ngành công

nghiệp dệt nhuộm là một thực tế cần có giải

pháp xử lý và là nhiệm vụ rất cần thiết. Dệt

nhuộm là ngành đòi hỏi sử dụng nhiều nước

và hóa chất. Nước thải công nghiệp dệt

nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Thành phần

nước thải dệt nhuộm không ổn định, đa dạng

và thay đổi theo từng nhà máy khi nhuộm và

các loại vải khác nhau.

Trong những năm gần đây đã có nhiều

công trình nghiên cứu và sử dụng các phương

pháp khác nhau nhằm xử lý các hợp chất hữu

cơ độc hại trong nước thải. Tuy nhiên, các

phương pháp xử lý nước thải truyền thống

Page 32: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 32/39

như: phương pháp cơ học, phương pháp sinh

học, phương pháp hóa lý… đều không xử lý

được hoặc xử lý không triệt để các chất ô

nhiễm này.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, công

nghệ phân hủy khoáng hóa phân hủy các chất

ô nhiễm hữu cơ trong nước và nước thải dựa

trên các quá trình oxy hóa nâng cao AOPs

ngày càng được quan tâm nghiên cứu và phát

triển. Đặc điểm của phương pháp AOPs là

dựa trên đặc tính của các chất oxy hóa mạnh

như hydrogen peroxide (H2O2), Ozone (O3),

xúc tác các phản ứng quang hóa, điện hóa

hoặc kết hợp với hiệu ứng Fenton đã được ghi

nhận có hiệu quả cao. Tuy nhiên, những hạn

chế nhất định của phương pháp oxy hóa nâng

cao (AOPs) hiện nay đã khiến cho việc mở

rộng quy mô ứng dụng chính là nguyên liệu

đầu vào để vận hành hệ thống còn cao. Để hạ

giá thành của công nghệ, nhƣng lại nâng cao

được hiệu suất xử lý thì một trong những

hướng đi triển vọng gần đây thường được áp

dụng quá trình oxy hóa nâng cao (AOPs) sử

dụng xúc tác dạng oxit của các kim loại như

sắt (Fe), đồng (Cu), Niken (Ni), Magiê (Mg),

Mangan (Mn), Silic (Si), Nhôm (Al), Kẽm

(Zn), Titan (Ti), Coban (Co)… bằng tác nhân

ozone (O3) để xử lý các hợp chất hữu cơ khó

phân hủy trong nước thải.

Hiện nay có nhiều phương pháp khác

nhau trong chế tạo vật liệu xúc tác, đặc biệt là

xúc tác dị thể như quá trình đồng kết tủa, ngâm

tẩm… Trong đó, phương pháp ngâm tẩm được

sử dụng rộng rãi do cách thức tiến hành đơn

giản. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm

nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện Máy và

Dụng cụ công nghiệp phối hợp với Chủ nhiệm

đề tài ThS. Nguyễn Hữu Nam tiến hành thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo hệ úc tác

MnO2/Al2O3 ứng dụng oxy hóa tiên tiến để xử

lý nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm”.

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả sau:

Thành phần nước thải ngành công

nghiệp dệt nhuộm chứa nhiều hóa chất độc

hại, khó phân hủy sinh học, các kim loại vết

gây độc, ức chế cho vi sinh vật ... mà các

phương pháp truyền thống không hoặc khó

xử lý triệt để. Với hướng đi mới sử dụng các

hệ xúc tác trong phản ứng oxy hóa nâng cao

(AOPs) hứa hẹn là một hướng đi đầy tiềm

năng nhằm giải quyết các tồn tại và hạn chế

mà các công nghệ truyền thống gặp phải,

cũng như hạn chế về mặt chi phí như các

công nghệ cao khác đang ứng dụng (màng

lọc, hấp phụ,...).

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo

thành công vật liệu xúc tác MnO2/Al2O3 cho

quá trình oxy hóa tiên tiến. Bằng các phương

pháp phân tích, thử nghiệm nhóm đề tài đã

lựa chọn được 01 mẫu vật liệu xúc tác có các

chỉ tiêu đặc trong đạt yêu cầu đăng ký của đề

tài: diện tích bề mặt tiếp xúc 312,4890 m2/g

và tỷ lệ % theo khối lƣợng của MnO2 trong

xúc tác đạt 31,79% (theo yêu cầu của đề tài

diện tích bề mặt tiếp xúc 300-350 m2/g, chứa

10-15% khối lượng MnO2).

Trên cơ sở vật liệu xúc tác đã chế tạo

được (mẫu M3), đề tài đã tiến hành khảo sát

khả năng xử lý chất màu trên đối tượng

xanhmethylene và nước thải thực trong phòng

thí nghiệm. Kết quả khảo sát đối với nước

thải thực đảm bảo giá trị cột B, QCVN 13-

MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn ỹ thuật quốc

gia về nước thải dệt nhuộm và đáp ứng được

tiêu chí đề ra của đề tài.

Ngoài ra, đề tài đã tiến hành nghiên

cứu mở rộng với việc đưa vật liệu xúc tác lên

lõi sứ và tiến hành khảo sát đối với nước thải

thực trên mô hình pilot công suất 3L/h. Bước

đầu đã cho những kết quả khả quan. Tuy

nhiên, các nghiên cứu của nước ta về vật liệu

Page 33: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 33/39

xúc tác này và ứng dụng của xúc tác trong xử

lý nước thải dệt nhuộm là chưa nhiều. Do

vậy, kết quả đề tài sẽ được kỳ vọng là một

định hướng nghiên cứu trong tương lai.

Nguồn: Vista.gov.vn, 23/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực

An ninh nguồn phóng xạ nói riêng và

an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

nói chung hiện tại đang là mối quan tâm lớn

của cộng đồng quốc tế, đặc biệt sau khi xảy

ra vụ khủng bố 11/9/2001 tại NewYork, Mỹ.

Tháng 4/2010, Hội nghị thượng đỉnh An Ninh

Hạt nhân lần thứ nhất đã được tổ chức tại

Washington DC, Hoa kỳ. Tháng 3/2012, Hội

nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2

đã được tổ chức tại Seoul, Hàn quốc. Tại các

Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã

tới dự và có những phát biểu bày tỏ sự ủng hộ

về các sáng kiến chống khủng bố và cam kết

Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm

an toàn, an ninh cho các cơ sở hạt nhân và

bức xạ trong đó có an ninh nguồn phóng xạ,

nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng vật liệu hạt

nhân và nguồn phóng xạ vào mục đích khủng

bố gây hoang mang trong xã hội. Ở Việt Nam

trong những năm gần đây, kỹ thuật bức xạ,

hạt nhân đã được triển khai nhanh và rộng

trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau của

đời sống kinh tế-xã hội, đã và đang mang lại

những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, việc quản

lý, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng nguồn

phóng xạ đang gặp phải nhiều thách thức.

Thực tế đã xảy ra nhiều vụ mất nguồn phóng

xạ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và

ổn định xã hội.

Trên cơ sở thực tiễn các yêu cầu về

công tác quản lý và giám sát nguồn phóng xạ

của Cục ATBXHN, Bộ Khoa học và Công

nghệ, Viện Điện tử - Viễn thông, Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội đã được giao nhiệm vụ

nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống

quản lý và giám sát các nguồn phóng xạ theo

thời gian thực. Việc chủ động, tự xây dựng

được hệ thống giám sát các nguồn phóng xạ có

ý nghĩa rất lớn trong an ninh, an toàn xã hội và

cả trong công tác Quốc phòng - An ninh.

Nhận thức được tầm quan trọng của

việc ứng dụng năng lượng hạt nhân nói chung

và nguồn phóng xạ nói riêng phục vụ sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, Đảng và Chính phủ đã quan tâm, chỉ

đạo lĩnh vực này từ rất sớm bằng nhiều chính

sách, văn bản pháp lý và hành động cụ thể.

Chính vì vậy,nhóm nghiên cứu do Cơ quan

chủ trì Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Trần

Quang Vinh cùng thực hiện.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã

nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống

định vị giám sát các nguồn phóng xạ theo thời

gian thực theo đề tài NCKH cấp Quốc gia, mã

số: ĐTĐLCN.01/2014/HĐ-ĐTĐL. Sản phẩm

mẫu của đề tài (sản phẩm BKRAD) đã được

thử nghiệm nhiều lần tại Trung tâm Đánh giá

không phá hủy (NDE) và Trung tâm chiếu xạ

Page 34: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 34/39

Hà Nội (HIC). Kết quả cho thấy hệ thống

hoạt động ổn định trong môi trường có phóng

xạ cao, cảm biến phóng xạ hoạt động tốt và

có dải đo rộng (10 μSv/h - 1000 mSv/h), thời

gian hoạt động dài bằng nguồn pin sạc được.

Kết quả của đề tài đƣợc Cục ANBXHN xác

nhận là đơn vị có khả năng thiết kế chế tạo hệ

thống quản lý giám sát an ninh nguồn phóng

xạ, bao gồm phần mềm quản lý cài đặt tại

Trung tâm giám sát và thiết bị đầu cuối gắn

trên các thiết bị chứa nguồn phóng xạ sử dụng

di động. Sản phẩm BKRAD được tích hợp

các phương pháp định vị khác nhau (GPS,

LBS, WiFi, RFID) cho phép giám sát liên tục

thiết bị chứa nguồn phóng xạ trong nhiều điều

kiện môi trƣờng khó khăn nhƣ trong nhà,

trong khu vực có nhiều công trình che chắn

hay trong hầm ngầm. Tính độc đáo của sản

phẩm còn thể hiện ở khả năng xác định và tìm

lại được nguồn phóng xạ trong trường hợp bị

mất cấp, thất lạc bằng cách sử dụng thiết bị bí

mật (Implant Tracker) gắn trên Projector.

Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị các

cảm biến chống tiếp cận và tháo gỡ trái phép

giúp nâng cao độ an toàn và an ninh nguồn

phóng xạ. Các sản phẩm của đề tài hoàn toàn

được thiết kế và chế tạo trong nước, phù hợp

với chủ trương nội địa hóa thiết bị hạt nhân ở

trong nước. Việc tự nghiên cứu, tự thiết kế và

chế tạo thành công thiết bị định vị giám sát

nguồn phóng xạ di động sẽ giúp cho các nhà

khoa học Việt Nam nắm bắt được các công

nghệ mới, công nghệ cao so với việc mua

thiết bị của nước ngoài, đồng thời việc sửa

chữa, xử lý hoặc khắc phục hậu quả, khắc

phục sự cố nhanh hơn nhiều so với việc khắc

phục sự cố thiết bị mua của nước ngoài. Kết

quả của đề tài cho phép chúng ta nắm được

các bí quyết công nghệ còn rất mới, khẳng

định chỗ đứng của các nhà khoa học nước ta

trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế.

Nhóm nghiên cứu đề nghị Trường

ĐHBK Hà Nội và Bộ KHCN cho phép

chuyển giao công nghệ thiết kế chế tạo hệ

thống BKRAD cho doanh nghiệp có đủ khả

năng và năng lực để tiến hành sản xuất hàng

loạt và thương mại hóa. Đồng thời nhóm

nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu, thiết kế bổ

sung các chức năng mới cho hệ thống

BKRAD như khả năng giám sát nguồn phóng

xạ ngay cả khi Projector được vận chuyển

bằng thùng chứa chuyên dụng.

Nguồn: Vista.gov.vn, 23/11/2018

Trở về đầu trang

**************

LĨNH VỰC KHÁC

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn “Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đảm bảo sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp điều tra sự cố

Tình trạng xâm phạm an ninh, an toàn

mạng máy tính diễn ra rất phức tạp, tiềm ẩn

nhiều nguy cơ đối với an ninh quốc gia và trật

tự an toàn xã hội. Những năm qua, hệ thống

mạng tại Việt Nam luôn được đặt trong tình

trạng báo động với rất nhiều vụ tấn công, cản

trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng

máy tính, mạng Internet; phát tán virus, phần

Page 35: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 35/39

mềm gián điệp, mã độc hại với tính chất, mức

độ ngày càng nghiêm trọng.

Điều tra các sự cố đóng vai quan trọng

để xác định chính xác những vấn đề đang xảy

ra trong hệ thống và đưa ra chứng cứ thuyết

phục về nguyên nhân gây ra sự cố. Phục hồi

chứng cứ giúp cung cấp chứng cứ về mặt

pháp lý góp phần tích cực việc điều tra, xử

phạt đối với hành vi phạm pháp của tội phạm

mạng máy tính.

Hiện nay tại Việt Nam chưa ban hành

tiêu chuẩn quốc gia nào để hướng dẫn bảo

đảm sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp

điều tra sự cố vì vậy với mục tiêu xây dựng

bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia về an toàn thông tin nói dung và góp phần

xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn về xử lý

sự cố và điều tra số nói riêng, năm 2017,

nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Ứng cứu

khẩn cấp máy tính Việt Nam do ThS. Hoàng

Đăng Trị dẫn đầu, đã thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn “Công

nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng

dẫn đảm bảo sự phù hợp và đầy đủ theo

phương pháp điều tra sự cố”.

Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp

hướng dẫn về quá trình điều tra sự cố an toàn

thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp đặc biệt là các tổ chức ứng cứu sự cố

an toàn thông tin để đảm bảo rằng quá trình

điều tra được sử dụng là phù hợp và đầy đủ

cho sự cố đang được điều tra; và hoàn thiện

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thông tin.

Để đề tài đi vào thực tế được nhiều cơ

quan tổ chức sử dụng để bảo đảm các quy

trình điều tra được sử dụng là tích hợp cho sự

cố đang được điều tra và các kết quả đưa ra là

đạt yêu cầu thì các cơ quan tổ chức phải có

quy trình thu thập, sao chép và bảo quản bằng

chứng số (ISO/IEC 27037); quy trình quản lý

quản lý và biên tập bằng chứng số (ISO/IEC

27038), quy trình phân tích bằng chứng số

(ISO/IEC 27042), hay xác định quy trình và

nguyên tắc cốt lõi cho các cuộc điều tra

(ISO/IEC 27043). Khi các cơ quan sửa dụng

các tiêu chuẩn (ISO/IEC 27037, ISO/IEC

27043, ISO/IEC 27038, ISO/IEC 27040,

ISO/IEC 27035-1…) sẽ dùng tiêu chuẩn này

để bổ trợ và tham chiếu. Nếu nội dung nào

của tiêu chuẩn này chưa rõ ràng, hay chưa

phù hợp thì tiến hành chỉnh sửa lại để phù

hợp với điều kiện áp dụng của Việt Nam. Đặc

biệt các đơn vị chuyên trách về an toàn thông

tin của Bộ TTTT như VNCERT, Cục ATTT

phải đi đầu trong việc áp dụng, sử dụng các

quy trình điều tra này và chỉnh sửa phù với

với điều kiện của Việt Nam.

Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội

dung theo thuyết minh nhiệm vụ đã được phê

duyệt bao gồm:

- Dự thảo TCVN về “Công nghệ thông

tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn bảo

đảm sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp

điều tra sự cố”.

- Thuyết minh dự thảo TCVN về

“Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn -

Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ

theo phương pháp điều tra sự cố”.

Nguồn: Vista.gov.vn,28/11/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 36: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 36/39

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

TT Tên đề tài/Dự án Chủ nhiệm/CQ chủ trì

1 Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy hồ vải lụa tự động PGS.TS. Bùi Mai Hương

2 Nghiên cứu bào chế viên nang chứa vi hạt bao tan

trong ruột Esomeprazol 40 mg PGS. TS. Lê Hậu

Trở về đầu trang

**************

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án Chủ nhiệm/ CQ chủ trì

Ngành Kinh tế

1 20/11/2018 Hoàn thiện việc tiếp nhận, giải quyết khiếu

nại, tố cáo tại Kiểm toán nhà nước.

ThS. Nguyễn Mạnh

Cường, ThS. Nguyễn

Minh Thắng, Trường Đào

tạo và Bồi dưỡng nghiệp

vụ kiểm toán

2 20/11/2018 Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối

với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ths. Ngô Thu Thủy, Ths.

Đặng Tiến Dũng, Kiểm

toán nhà nước

3 23/11/2018

Khảo sát, đánh giá thực trạng việc xây

dựng thương hiệu và nghiện cứu, đề xuất

giải pháp phát triển thương hiệu các sản

phẩm, hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang.

Sở Khoa học và Công

nghệ tỉnh Tuyên Quang

4 29/11/2018

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển

kinh tế tư nhân ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú

Thọ giai đoạn từ 2013 đến nay.

TS. Nguyễn Thị Lan –

Trường Chính trị Phú Thọ

5 30/11/2018 Các giải pháp điều kiện nâng cao chất

lượng kiểm toán đáp ứng yêu cầu hiến định

GS.TS. Đoàn Xuân Tiên -

Kiểm toán nhà nước

Page 37: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 37/39

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

6 01/11/2018

Xây dựng mô hình cảnh quan rừng cây bản

địa tại Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên.

PGS.TS. Trần Quốc Hưng,

Trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên

7 23/11/2018

Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số giống tỏi

của Cao Bằng để sản xuất tỏi, tỏi đen và

các sản phẩm từ tỏi đen.

ThS. Nguyễn Thị Tình -

Trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên

8 23/01/2017

Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất quy

trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường

biển ven bờ áp dụng thí nghiệm cho vịnh

Đà Nẵng.

TS. Phạm Ngọc Sơn -

Tổng cục Biển và Hải đảo

Việt Nam

9 26/11/2018

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển

nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện

Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay.

ThS. Bùi Thị Huyền –

Trường Chính trị Phú Thọ

10 28/11/2018

Nghiên cứu ứng dụng GIS và viễn thám

vào hỗ trợ xác định độ sâu vùng nước nông

ven bờ các đảo khó tiếp cận thuộc khu vực

quần đào Trường Sa.

Thiếu tá ThS. Phan Quốc

Yên - Viện Kỹ thuật Công

trình

11 28/11/2018

Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xây

dựng bản đồ nguy cơ lũ ống, lũ quét và đề

xuất giải pháp ứng phó nhanh trong và sau

lũ.

Thiếu tá ThS Nguyễn Thị

Thu Nga - Viện Kỹ thuật

Công trình

Ngành Giáo dục đào tạo

12 13/11/2018 Phát triển năng lực tư vấn tâm lí cho giáo

viên chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở.

TS. Hoàng Gia Trang -

Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam

13 14/11/2018 Nghiên cứu kĩ năng xã hội của trẻ mẫu

giáo.

TS. Chu Thị Hồng Nhung

- Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam

14 15/11/2018

Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm từ mô

hình trường học mới Việt Nam – VNEN và

đề xuất các giải pháp chỉ đạo trong thời

gian tới.

PGS.TS. Nguyễn Đức

Minh - Viện Khoa học

Giáo dục Việt Nam

15 15/11/2018 Nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục học

sinh cá biệt.

ThS. Mạc Thị Việt Hà -

Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam

Page 38: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 38/39

16 16/11/2018

Nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ đánh giá

hiệu quả công tác của giáo dục mầm non,

phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp.

TS. Trịnh Thị Anh Hoa -

Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam

17 22/11/2018

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao

năng lực lãnh đạo của cấp ủy các đảng bộ

xã, thị trấn ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

Thọ giai đoạn hiện nay.

ThS. Hoàng Thị Phương

Thảo – Trường Chính trị

tỉnh Phú Thọ

18 22/11/2018 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu trong thời đại 4.0.

TS. Võ Thị Thu Hồng -

Trường Đại học Bà Rịa –

Vũng Tàu

19 23/11/2018

Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên

soạn tài liệu phục vụ ôn thi sát hạch cấp

chứng chỉ hành nghề đấu thầu.

Viện Kinh tế xây dựng và

đô thị

20 29/11/2018

Cơ sở khoa học của việc tổ chức lại giáo

dục sau trung học của Việt Nam trong xu

thế hội nhập quốc tế.

ThS. Đào Thanh Hải -

Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam

Ngành văn hóa xã hội

21 05/11/2018

Tri thức tộc người trong việc ứng phó với

biến đổi khí hậu của người Kinh và Khơ-

me ở tỉnh Cà Mau.

TS. Nguyễn Công Thảo -

Viện Dân tộc học

22 05/11/2018 Sinh kế bền vững của người Khơ - me ở

Sóc Trăng..

ThS. Vũ Đình Mười -

Viện Dân tộc học

23 05/11/2018

Ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa tới

chăm sóc sức khỏe của hai tộc người Cống

và Sila ở Lai Châu.

TS. Lê Minh Anh, ThS.

Hoàng Thị Lê Thảo - Viện

Dân tộc học

24 06/11/2018 Đặc trưng văn hóa của hai dân tộc Lô Lô và

Cờ Lao ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang.

TS. Trần Thị Mai Lan,

ThS. Đoàn Việt - Viện

Dân tộc học

25 06/11/2018

Chính sách giao đất giao rừng cho người

Thái ở vùng tái định cư thủy điện Sơn La,

tỉnh Sơn La.

TS. Phạm Quang Linh -

Viện Dân tộc học

26 28/11/2018

Nâng cao hiệu lực công tác Đảng, công tác

chính trị trong bảo đảm an toàn bay của

Quân chủng PK-KQ hiện nay.

TS Nguyễn Văn Hùng -

Học viện Phòng Không -

Không quân

27 09/11/2018 Nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Địa chí

thành phố Tuyên Quang. Thành ủy Tuyên Quang

Page 39: BẢN TIN THÁNG 12/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_12-2018.pdf · Quy trình Multiplex PCR (M-PCR): giải pháp cho bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 12/2018 39/39

28 29/11/2018 Vai trò của người Việt trong phát triển kinh

tế ở vùng biên giới Việt Trung..

Th.S Tạ Thị Tâm - Viện

Dân tộc học

29 29/11/2018 Một số vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng ở

Việt Nam hiện nay.

TS. Trịnh Thị Lan, TS.

Trần Thị Hồng Yến - Viện

Dân tộc học

30 29/11/2018 Một số vấn đề về chính sách dân tộc ở nước

ta hiện nay.

ThS. Vũ Tuyết Lan, ThS.

Nông Bằng Nguyên - Viện

Dân tộc học

31 30/11/2018

Biến đổi sinh kế của người dân xã Hoàng

Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam dưới

tác động của đô thị hóa.

ThS. Phạm Thị Thu Hà,

TS. Nguyễn Thị Tám -

Viện Dân tộc học

32 30/11/2018

Sinh kế của một số tộc người thiểu số tại

chỗ ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa

Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay.

ThS. Phạm Thị Hà Xuyên

và TS. Bùi Bích Lan -

Viện Dân tộc học

33 30/11/2018 Gia đình của người Tày ở huyện Lộc Bình,

tỉnh Lạng Sơn hiện nay.

NCS. Tạ Hữu Dực, TS. Lê

Thị Mùi - Viện Dân tộc

học

34 15/11/2018

Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm trộm cắp tài sản bằng thủ

đoạn đột nhập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thiếu tướng Bùi Tuyết

Minh - Công an tỉnh Kiên

Giang

Trở về đầu trang