Top Banner
SỐ 11 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 01-2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 11/2013 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti
22

Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Aug 29, 2019

Download

Documents

nguyentruc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

SỐ 11

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 01-2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 11/2013

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

C-TPAT: HỢP TÁC THƢƠNG MẠI- HẢI QUAN CHỐNG KHỦNG BỐ

Khái niệm

Đây là một sáng kiến chung và tự nguyện nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Nó được thiết kế để tăng cường và cải thiện an ninh biên giới và chuỗi cung cấp toàn diện. C-TPAT được công nhận là một trong những phương tiện hiệu quả nhất trong việc cung cấp mức độ bảo mật cao nhất của hàng hóa thông qua hợp tác chặt chẽ với các thành viên chủ chốt của chuỗi cung cấp – những nhà nhập khẩu, các hãng vận tải, những người môi giới, các nhà điều hành kho bãi và các nhà sản xuất. Thông qua sáng kiến này, Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) đang yêu cầu các Doanh nghiệp đảm bảo tính toàn vẹn bảo mật của họ đồng thời truyền thông và xác minh các nguyên tắc bảo mật của các đối tác kinh doanh của họ trong chuỗi cung ứng.

Những lợi ích của C-TPAT.

Giảm số lần kiểm tra của Hải quan Mỹ. CBP đã tăng đáng kể tỉ lệ kiểm tra trong vài năm qua. Các lô hàng của thành viên C-TPA có thể được giảm 4 đến 6 lần kiểm tra.

Thƣơng mại tự do và an toàn. Các lô hàng của C-TPAT nhập vào Mỹ từ Canada hoặc Mexico đều có thể sử dụng làn xe quy định ở nhiều cửa khẩu biên giới miễn đó là nhà Nhập khẩu Mỹ, nhà sản xuất nước ngoài và người chuyên chở đường cao tốc qua biên giới.

Nối lại kinh doanh là một lợi ích vô hình mà nhiều thành viên trong chương trình C-TPAT có thể chưa nhìn thấy được nhưng chắc chắn đó là một lý do quan trọng cho việc gia nhập C-TPAT. Trong những trường hợp khẩn cấp cấp quốc gia hoặc hành động khủng bố xảy ra, mà kết quả là việc đóng cửa không phận, đất liền và đường biển của Cảng nhập cảnh Mỹ, điều kiện C-TPAT sẽ có thể được xem xét khi CBP tiếp tục xử lý các lô hàng. Nhờ đó, C-TPAT chứng nhận lô hàng sẽ được ưu tiền nhập vào thị trường Mỹ.

Đặc quyền xếp hàng trƣớc được cấp cho các lô hàng C-TPAT khi đã được chọn để kiểm tra. Các container hàng của C-TPAT có thể được di chuyển lên trước đến mức có thể và thực hiện được các lô hàng không thuộc C-TPAT và bất kể là các container C-TPAT này ở đó bao lâu. Đặc quyền ưu tiên này cũng tiết kiệm tiền một cách đáng kể cho các container không phải chờ đợi lâu trong làn để kiểm tra, mặc dù các container này vẫn được kiểm tra. Như vậy C-TPAT vẫn có quyền xử lý các lô hàng của mình nhanh hơn so với các lô hàng khác không tham gia C-TPAT.

Khả năng tiếp cận thị trƣờng thông qua sự tham gia trong C-TPAT có thể được kết hợp với những điều mà mọi doanh nghiệp cần phải duy trì, đó là danh tiếng và thương hiệu. Cũng giống như các Chứng nhận khác của các Cơ quan chính phủ Hoa Kỳ hay Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), các thành viên C-TPAT có thể nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp và khả năng bảo mật kinh doanh.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

20 NĂM KINH ĐÔ

từ một cơ sở sản xuất bánh nhỏ với vài chục lao động, vốn liếng đáng giá nhất của hai anh em nhà họ Trần lúc đó là niềm say mê làm bánh và kinh nghiệm về khẩu vị bánh của người tiêu dùng sau nhiều năm tiếp quản cơ sở bánh của gia đình.

Sau 20 năm, Kinh Đô đã trở thành một tập đoàn thực phẩm với quy mô năm công ty, bốn nhà máy chuyên ngành bánh kẹo, kem, sữa và các sản phẩm từ sữa; nhân viên đã lên tới 8.000 người.

Đa dạng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trƣờng

Khởi đầu vào năm 1993: sản phẩm snack Những năm 1996: Kinh Đô mở rộng ngành hàng bằng sản phẩm bánh bơ, bánh mì Năm 1998: Kinh Đô chính thức gia nhập thị trường bánh trung thu Năm 1999 Kinh Đô tung sản phẩm Crackers Giai đoạn những năm 2000: đánh dấu sự tăng tốc của Kinh Đô với hàng loạt sản phẩm: bánh

bông lan, kem, sữa chua, sữa nước, váng sữa và hướng nhiều hơn đến c.

Sức mạnh tổng lực

Bằng nội lực và uy tín thương hiệu, Kinh Đô là doanh nghiệp Việt tiên phong và nhạy bén với hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) qua hàng loạt thương vụ hợp tác cùng các đối tác lớn cả trong và ngoài nước. Sau khi “bành trướng” qua hàng loạt thương vụ M&A cũng như thành lập các công ty thành viên mới, năm 2010, Kinh Đô sáp nhập Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc và Công ty cổ phần Ki Do vào KDC. Năm 2012, Kinh Đô tiếp tục sáp nhập Vinabico vào tập đoàn.

Việc “hợp lực” này mang lại lợi ích nhiều mặt, như giảm đáng kể chi phí kiểm toán hàng năm, chi phí đầu tư phần mềm quản lý. Trên sàn chứng khoán, thương hiệu cũng mạnh hơn, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn, tính thanh khoản cao hơn. Hệ thống bán lẻ được hợp nhất, trở nên mạnh hơn, cạnh tranh cục bộ không còn... Ngoài ra, việc điều chuyển thiết bị máy móc sản xuất trong ngắn hạn cũng giúp gia tăng hiệu quả đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Khả năng điều phối nhân lực cũng giúp giảm thiểu rủi ro khi có biến động nhân sự đột ngột, đặc biệt ở cấp chuyên viên hay công nhân tay nghề cao,...

Vƣợt qua “bão kinh tế”

Nhìn lại hành trình suốt 20 năm, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp được xây dựng trên hai nền tảng. Thứ nhất là tập trung khai thác tốt ngành hàng kinh doanh cốt lõi. Thứ hai là có chiến lược quản trị tốt, hệ thống vận hành tốt. Do vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Kinh Đô đã nỗ lực tái cấu trúc danh mục sản phẩm và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, giảm chi phí quản lý.

Hƣớng đến sản phẩm thiết yếu

Dù đang dẫn đầu thị trường trong nước ở ngành hàng bánh kẹo, Kinh Đô nhận định ngành hàng này hiện không còn cơ hội phát triển như những năm đầu mới thành lập công ty. Kinh Đô đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một số ngành hàng khác theo chiến lược “thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu (Food & Flavor)”. Chiến lược này nhằm mục đích mở rộng chuỗi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người để gia tăng sự hiện diện của các sản phẩm Kinh Đô trong đời sống người dân. Những sản phẩm mà Kinh Đô đang mở rộng sản xuất gồm mì gói, dầu ăn, gia vị cùng một số ngành hàng thực phẩm thiết yếu khác.

Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở phân khúc sản phẩm phổ thông đang cạnh tranh rất nóng mà sẽ đi vào phân khúc hẹp hơn nhưng cao cấp hơn. Công ty cũng đang tăng cường củng cố hệ thống phân phối gồm 300 nhà phân phối và 200.000 điểm bán lẻ.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

VINAMILK HIỆN THỰC HÓA KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ VÀO CAMPUCHIA

Sau khi rót thêm tiền vào nhà máy sản xuất sữa tại New Zealand và dự kiến chi 7 triệu USD mua công ty sữa của Mỹ là Driftwood Dairy, Vinamilk (VNM) công bố thông tin về việc nhận được đăng ký kinh doanh của Công ty Angkor Dairy Products Company Limited (đã được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia). Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Angkor Dairy Products có vốn đăng ký trên 80 tỷ reils (tương đương 420 tỷ đồng). Vinamilk cho biết Angkor Dairy Products là nhà máy chế biến các sản phẩm sữa để phục vụ cho thị trường Campuchia do VNM và các đối tác Campuchia đầu tư, trong đó VNM sẽ nắm giữ 51% cổ phần.

Tổng giám đốc VNM cho biết công ty lên kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất tại Campuchia trong vòng 5 năm tới với kỳ vọng tăng doanh thu lên gấp đôi, đạt 3 tỷ USD vào năm 2017

“TÂN BINH” MASAN VÀ TÍN HIỆU CUỘC CHIẾN MỚI NGÀNH ĐỒ UỐNG

Trong ngành đồ uống, tập đoàn Masan đã có trong tay 2 thương hiệu lớn là Vinacafe Biên Hòa và nước khoáng Vĩnh Hảo. Đây là thị trường rất tiềm năng với quy mô doanh số hàng năm lên đến 54.000 nghìn tỷ đồng. Dựa trên nền tảng sản phẩm đã có của Vĩnh Hảo, Masan sẽ mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng các khẩu vị và sở thích khác nhau của người tiêu dùng.

Miếng ngon thì khó xơi

Sức hút của ngành hàng đồ uống đóng chai trong thời gian gần đây đủ khiến các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nôn nóng, ngay cả với Masan. Theo nghiên cứu của Euromonitor, quy mô thị trường đồ uống Việt Nam có giá trị khoảng 54.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm của ngành hàng trà đóng chai trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt trên 48% cũng là con số đáng khao khát. Đây là sân chơi lớn khiến Masan muốn bước chân vào. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc Masan đang tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt.

Hiện tại, các ông lớn trong ngành đã có vị thế ổn định và liên tục mở rộng đầu tư tạo ra thách thức không nhỏ cho những kẻ đến sau như Masan. Tân Hiệp Phát, đơn vị dẫn đầu thị phần trà đóng chai đã triển khai xây hai nhà máy mới ở Chu Lai (Quảng Nam) và ở Hà Nam (đồng bằng sông Hồng) trong năm rồi. Cuối năm 2012, tập đoàn đa quốc gia Nestlé cũng đã rót thêm 12 triệu USD để xây dựng dây chuyền mới tại Long An cho sản phẩm nước khoáng LaVie, nâng tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lên gấp đôi. Trong khi đó, sau khi mua Vĩnh Hảo, Masan đặt mục tiêu doanh số cho mảnh ghép mới này ở mức 3.000 - 5.000 tỷ đồng trong vài năm tới, một tham vọng lớn nếu so với doanh số chưa tới 500 tỷ đồng trong năm 2012 của Vĩnh Hảo.

Định nghĩa lại thị trƣờng?

Mở rộng danh mục sản phẩm là hướng đi đúng nhưng cần nhiều đến yếu tố sáng tạo. Mở rộng sang các sản phẩm tương tự mà thị trường đang có sẽ khiến Vĩnh Hảo trở thành kẻ theo đuôi. Hệ thống phân phối dày đặc của Masan là một lợi thế lớn giúp Vĩnh Hảo và VCF nhanh chóng mở rộng thị trường. Đối với ngành hàng đồ uống thì sự hiện diện sản phẩm tại các kênh hàng quán cũng rất quan trọng. Vì vậy, trong tương lai gần Masan cũng sẽ không bỏ qua cơ hội để thâm nhập sâu vào kênh phân phối này.

Back

Page 5: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY ĐỊNH VỀ SỸ QUAN KIỂM TRA TÀU BIỂN

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 54/2013/TT-BGTVT quy định về sỹ quan kiểm tra tàu biển.

Thông tư quy định, sỹ quan kiểm tra tàu biển kiểm tra việc tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải; yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, tạo điều kiện cần thiết trên tàu để thực hiện các công việc kiểm tra. Đồng thời, bảo lưu và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam các ý kiến khác với quyết định của Giám đốc cảng vụ Hàng hải về kết luận tình trạng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải của tàu biển được kiểm tra. Từ chối kiểm tra tàu biển trong trường hợp các điều kiện an toàn lao động không đảm bảo.

Thông tư nêu rõ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức sát hạch sỹ quan kiểm tra tàu biển và quyết định thành lập Hội đồng sát hạch sỹ quan kiểm tra tàu biển. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức các đợt sát hạch cấp mới thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định công nhận kết quả sát hạch trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng sát hạch sỹ quan kiểm tra.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2014.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN

Theo Thông tư 190/2013/TT-BTC, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp sẽ phải nộp thêm 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Bên cạnh đó, phạt 20% số thuế chênh lệch đối với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng tái xuất nếu số tiền thuế chênh lệch dưới 100 triệu đồng. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch trên 100 triệu đồng và chưa tới mức chịu trách nhiệm hính sự thì phạt ít nhất 100% số tiền thuế chênh lệch.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/01/2014.

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI VÀ XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 55/2013/TT-BGTVT về việc Quy định trách nhiệm và xử lý phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo đó, Thông tư quy định quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Thông tư áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ; các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2014.

TIẾP TỤC TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE TRÊN CÁC QUỐC LỘ

Thực hiện công điện của Thủ tướng về việc tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; Kế hoạ ộ GTVT và Bộ Công an về việc thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ; các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT và Tổng cục ĐBVN về công tác kiểm soát tải trọng xe, để có hành động thiết thực nhằm thực hiện chủ đề Năm ATGT 2014 là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, ngày 2/01/2014, Tổng cục ĐBVN đã có văn bản về việc tiếp tục tăng cường triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ ĐẤU THẦU GÓI “LỰA CHỌN BÊN THUÊ QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN AN THỚI, PHÚ QUỐC”

Ngày 03/01/2014, Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 13/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói “Lựa chọn bên thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển An Thới, Phú Quốc”. Theo đó, đơn vị trúng thầu là là Nhà thầu Liên doanh Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Sài Gòn - Công ty Cổ phần Hàng hải và Đầu tư phát triển Hiệp Phước (Liên doanh TRANACO - HPI). Thời gian thực hiện hợp đồng là 30 năm với hình thức hợp đồng điều chỉnh giá.

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI SÔNG PHA BIỂN ĐẾN 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030

Ngày 24/12/2013, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 4291 /QĐ-BGTVT "Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có, từng bước cải tạo nâng cấp để thúc đẩy vận tải sông pha biển. Không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải với giá thành hợp lý để dần mở rộng thị phần vận tải sông pha biển; Chú trọng phát triển đội tàu pha sông biển hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện luồng lạch trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải sông pha biển. Đến năm 2030 sẽ phấn đấu cơ bản hoàn thành nâng cấp, chỉnh trị các luồng cửa sông được quy hoạch đạt mức tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng trong sông, xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng vận tải sông pha biển; phát triển phương tiện vận tải sông pha biển, phấn đấu đảm nhận đáng kể thị phần vận tải trong hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2013.

ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BẢO TRÌ KẾ CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI NĂM 2013

Ngày 18/12/2013, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 4167/QĐ-BGTVT "Điều chỉnh Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2013".

Theo đó, một số nội dung trong Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2013 ban hành tại Quyết định số 163/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 01 năm 2013 và Quyết định 1776/QĐ-BGTV ngày 26 tháng 6 năm 2013 đã được bổ sung và điều chỉnh.

Cụ thể các luồng có kế hoạch nạo vét duy tu thay đổi gồm: Hải Phòng, Sài Gòn - Vũng Tàu, Định An - Cần Thơ, Hòn Gai - Cái Lân, Đà Nẵng, Vũng Tàu - Thị Vải, Soài Rạp - Hiệp Phước, Vũng Áng, Phà Rừng, Thuận An, Quy Nhơn, Sa Kỳ, Cửa Hội-Bến Thủy, Cửa Lò, Sông Dinh, An Thới.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 18/12/2013.

DỰ THẢO SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 91: TỐI THIỂU BAO NHIÊU XE LÀ ĐỦ

Dự thảo sửa đổi Nghị định 91 dự kiến quy định: Toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải container phải có tối thiểu 5 xe vận tải trở lên. Các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh và taxi phải có tối thiểu 10 đầu xe vận tải. Riêng với các doanh nghiệp và các hợp tác xã có trụ sở thuộc địa bàn các tỉnh miền núi thì tối thiểu cũng phải có 5 xe.

TẠO THUẬN LỢI CHO TÀU THUYỀN QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

Sáng 26/12/2013 tại TP Hồ Chí Minh, Cục ĐTNĐ Việt Nam và Tổng cục Vận tải Campuchia đã có buổi họp đầu tiên về thực hiện Hiệp định vận tải thủy Việt Nam – Campuchia. Hiệp định vận tải thủy Việt Nam – Campuchia được ký kết từ năm 2009 đã mở ra cơ hội rất thuận lợi cho các doanh nghiệp giữa hai nước trong việc vận tải hàng hóa bằng đường thủy đi vào sâu trong nội địa của nhau. Để thực hiện Hiệp định, cả hai nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây cũng là khung pháp lý quan trọng để bảo về lợi ích của doanh nghiệp khi lưu thông qua lại biên giới.

Tại hội nghị, hai bên nhất trí về cơ bản việc thực hiện Hiệp định vận tải thủy Việt Nam – Campuchia thời gian qua diễn ra thuận lợi. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác vận tải thủy giữa Việt Nam – Campuchia.

Back

Page 7: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ

Kinh tế thế giới 2014: Vẫn

dựa vào Mỹ và Trung Quốc

Trong khi châu Âu vẫn trong tình trạng ảm đạm, còn Nhật Bản đang phục hồi và các thị trường mới nổi giảm tốc, cả hành tinh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù Mỹ chiếm 1/4 sản lượng kinh tế toàn cầu, còn Trung Quốc chiếm chưa đầy 1/10, song hai quốc gia này sẽ tạo ra gần một nửa mức tăng trưởng GDP của cả thế giới trong năm tới. Trong khi châu Âu vẫn trong tình trạng ảm đạm, còn Nhật Bản đang phục hồi và các thị trường mới nổi giảm tốc, cả hành tinh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm tới. Nhưng tốc độ ở mỗi quốc gia và khu vực có sự chênh lệch rất lớn. Sự hồi phục của Mỹ đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ đóng góp gần 25% vào tăng trưởng GDP toàn cầu, theo tính toán của Breakingviews. Mặc dù quyền số của Trung Quốc nhỏ hơn rất nhiều, song với mức tăng trưởng khoảng 8% thì sự đóng góp của quốc gia này không thua kém gì so với Mỹ.

Sự phụ thuộc vào hai động lực chủ chốt này của thế giới một phần phản ánh sự tăng trưởng trì trệ ở những nơi khác. Phần của châu Âu trong tổng sản lượng toàn cầu tương đương với của Bắc Mỹ, song lục địa này sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 1% trong năm tới. Tương tự, quy mô kinh tế Nhật Bản cũng gần bằng với Trung Quốc, song ngay cả với sự góp sức đắc lực của chương trình Abenomics thì tăng trưởng của Nhật cũng chỉ khoảng 1,4%, tức là chỉ đóng góp khoảng 4% cho tăng trưởng của toàn cầu.

Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chỉ 6% thì mức đóng góp của quốc gia này vào tăng trưởng toàn cầu sẽ dưới 20 điểm %. Nếu châu Âu tăng trưởng mạnh lên mức khoảng 1,8% thì sự đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng thế giới cũng sẽ đạt mức tương tự như vậy (khoảng 1,8%).

Sự năng động của những thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil đã và sẽ tiếp tục thu hút rất nhiều sự quan tâm, nhất là khi Fed bắt đầu ngừng chính sách đồng USD rẻ. Nhưng về sự đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn cầu thì công trạng của hai quốc gia này rất nhỏ. Như vậy, tăng trưởng toàn cầu chủ yếu vẫn dựa vào Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trung Quốc giảm thuế VAT cho vận tải hàng xuất nhập khẩu

Sau nhiều tháng kiến nghị, tranh luận ở cả trong nước và nước ngoài, cuối cùng Tổng cục quản lý thuế của Trung Quốc đã thông báo sửa đổi qui định tính thuế VAT áp dụng cho các hãng tàu nước ngoài, đại lý vận tải, đại lý hàng hải và cả người gửi/nhận hàng XNK.

Thông báo số 106 có hiệu lực từ 01/01/2014 đã sửa đổi căn bản cách tính thuế VAT so với qui định hiện hành: Hiện nay, đối với các đại lý vân tải, đại lý hoặc công ty con của các hãng tàu nước ngoài lập tại Trung Quốc, thuế VAT được tính bằng 6% trên tổng doanh thu (Full revenues) nhưng từ 01/01/2014 họ chỉ phải trả thuế VAT trên doanh thu thuần (tổng doanh thu trừ cước vận tải biển).

Chính sách mới này đã mang lại lợi ích thiết thực cho các hãng vận tải của 91 nước kể cả Mỹ, Anh, Nhật là các quốc gia đã có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Trung Quốc. Theo Ủy ban Hàng hải Liên bang Mỹ (FMC), thông báo 106 đã chính thức xóa bỏ chính sách thuế bất bình đẳng áp dụng cho các hãng tàu nước ngoài hoạt động tại thị trường Trung Quốc

TIÊU ĐIỂM THÁNG 12/2013 4

Page 8: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 bậc

Qua xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn cầu.

Sau 7 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ... Xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 bậc theo xếp hạng của WTO. Đây là ý kiến chủ đạo của các thành viên WTO tại Phiên rà soát ở Geneva (Thụy Sỹ) vừa qua.

Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các cam kết hậu gia nhập WTO đã mang lại những kết quả khích lệ về thay đổi môi trường đầu tư, gia tăng thương mại hàng hóa...

Theo đó, ngay trong năm đầu gia nhập WTO (năm 2007), tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu tăng 31,3% (tương đương mức tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006). Năm 2012, trị giá thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2007.

Qua xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn cầu.

Đến năm 2012, thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam tăng 18 bậc, xếp vị trí thứ 34.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

ICAO: năm 2013, sản lƣợng hàng hóa hàng không toàn cầu tăng 1%, châu Á – Thái Bình Dƣơng chiếm 31% thị phần

Lưu thông hàng hóa hàng không toàn cầu đã tăng 15 trong năm 2013, tương đương 51 triệu tấn hành, theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICAO).

ICAO cho biết châu Á – Thái Bình Dương vẫn là thị trường hàng hóa hàng không lớn nhất trên thế giới với 31% thị phần trong lưu thông toàn cầu, tăng 7.2% tính theo năm.

Sản lượng hàng hóa hàng không châu Âu tăng 3.8% trog khi sản lượng Bắc Mỹ tăng 2.2%. Trung Đông vẫn đứng đầu với tăng trưởng 12%.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc tiếp tục giao Công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng (cảng Hải Phòng) quản lý, khai thác các cầu cảng số 4 và số 5 thuộc bến cảng Chùa Vẽ (các cầu cảng). Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan hướng dẫn Cảng Hải Phòng lập phương án khai thác và trả nợ vay theo đúng quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại van bản số 1769/TTg-KTN ngày 20/10/2008, bảo đảm thu hồi vốn và trả nợ vay, lãi vay theo đúng các điều khoản của hiệp định vay vốn đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn cảng Hải Phòng sớm hoàn thành việc quyết toán đối với công trình xây dựng các cầu cảng theo quy định, đồng thời thực hiện việc cổ phần hóa doanh nghiệp theo Đề án Tái cơ cấu TCT Hàng hải Việt Nam đã được phê duyệt.

Cầu cảng số 4, 5 Chùa Vẽ thuộc Dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, chủ đầu tư là Bộ GTVT. Cầu cảng số 4 được hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4/2006, cầu cảng số 5 hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8/2006. Cả 2 bến cảng được đầu tư đồng bộ cả cầu bến và trang thiết bị bốc xếp. Cầu cảng số 4, 5 nằm trong khu vực cảng đa dụng, các khu vực hoạt động bổ sung chức năng cho nhau nên nếu để đơn vị khác khai thác sẽ phát sinh nhiều khó khăn trong quản lý, gây xáo trộn về tổ chức và ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn.

Page 9: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Cảng Nghệ Tĩnh

Năm 2013, Cảng đã đón hơn 960 lượt tàu nhận, trả hàng. Sản lượng hàng hóa thông qua đạt hơn 2

triệu 350 ngàn tấn, tăng 20% so với năm 2012. Doanh thu đạt hơn 120 tỷ đồng, lãi ước đạt gần 5 tỷ

đồng, thu nhập bình quân đạt trên 6 triệu đồng/ người/ tháng. Bước vào năm mới 2014, Cảng Nghệ

Tĩnh phấn đấu đạt sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên 2,4 triệu tấn, doanh thu đạt 125 tỷ đồng.

Cảng Vũng Áng

Trong năm 2014 sẽ có khoảng 3.345.500 tấn hàng hóa thông qua 2 cảng Vũng Áng.

Năm 2013, đã có trên 230 lượt tàu cập cảng Dung Quất với tổng lượng hàng hóa qua Cảng đạt gần 15 triệu tấn. Cảng Dung Quất tiếp tục đứng đầu các cảng ở khu vực miền Trung và đứng thứ 5 toàn quốc về khai thác hàng hóa qua cảng.

Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng không ngừng nỗ lực vượt qua mọi thách thức để lần đầu tiên đạt 5.010.000 tấn hàng hóa thông qua cảng, tăng 9% so với năm 2012 và tăng 13,26% so với kế hoạch đầu năm. Đặc biệt, đây cũng là năm lượng hàng hóa container tăng cao nhất so với nhiều năm qua với 167.500 TEUs, tăng 16% so với năm 2012.

Kế hoạch năm 2014, Cảng Đà Nẵng sẽ phấn đấu đạt 5,3 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng, trong đó hàng container đạt 190.000 TEUs

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lƣợng hàng container xuất nhập khẩu phục hồi

Theo báo cáo của Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu, lượng hàng qua hệ thống cảng biển của tỉnh năm 2013 đạt 50,36 triệu tấn, đạt chỉ tiêu đề ra. So với năm 2012, lượng hàng container xuất nhập khẩu phục hồi nhẹ, hàng khô tăng 7% và hàng lỏng tương đương. Riêng lượng hàng quá cảnh tiếp tục giảm (15,27/16,67 triệu tấn), trong đó hàng container quá cảnh đạt 83% so với 2012 (10,15/12,17 triệu tấn). Lượng hành khách qua cảng năm 2013 đạt 76.582 lượt tương đương 93% so với năm 2012 (76.582/82.658).

Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển và các dịch vụ hỗ trợ liên quan khác đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Sản lượng hàng hóa chỉ đáp ứng được từ 12% - 15% công suất hoạt động của các cảng.

Cảng Cần Thơ

Công ty TNHH MTV cảng Cần Thơ vừa công bố ra mắt và bắt đầu đi vào hoạt động trên cơ sở sáp nhập hai cảng Cái Cui và Hoàng Diệu (còn gọi là cảng Cần Thơ). Hiện Công ty đã ký các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cảng Cái Cui nhằm xây dựng nơi đây trở thành cảng trung chuyển container của cảng Phnompenh (Campuchia) và của ĐBSCL.

Tiền Giang: Khởi công dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo

Ngày 21/12/2013 tại huyện Chợ Gạo, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo. Từ năm 2005 cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, giao thông thủy trên tuyến kênh Chợ Gạo có những đột biến về lưu lượng và tải trọng phương tiện thủy qua lại. kênh Chợ Gạo hiện nay chiều rộng luồng chỉ 30m đến 50m, chiều sâu chạy tàu chỉ gần 3m.

Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo được lập từ năm 2009. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên phải đình hoãn và thay đổi tổng mức đầu tư nhiều lần. Đến ngày 21/6/2013, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 1738/QĐ-BGTVT với chiều rộng chạy tàu 55m, độ sâu 3,1m, bán kính cong tối thiểu 300m, tĩnh không thông thuyền là 9m, để cho tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn đầy tải và 20 nghìn tấn vơi tải vào sông Hậu. Sau khi hoàn thành, cùng với hai tuyến đường thủy đã được đầu tư từ năm 2009; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng ĐBSCL đang triển khai tích cực sẽ hoàn thành năm 2016 thì vùng ĐBSCL sẽ có một mạng lưới đường thủy tương đối hoàn chỉnh, góp phần tích cực vào vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí, tăng hiệu quả cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư.

Page 10: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Thái Lan bắt đầu mở rộng cảng Laem Chabang trƣớc khi gia nhập APEC 2015

Thái Lan có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trước khi gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, bắt đầu với việc mở rộng tại cảng nước sâu Laem Bang-Bangkok. Chính quyền cảng Thái Lan tập trung vào mở rộng một khu vực bến lớn thứ 3 để tăng công suất thêm 8 triệu TEU, nâng tổng công suất của toàn cảng lên 18,8 triệu TEU, dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng hy vọng này bị trì hoãn bởi các nghiên cứu tác động môi trường cho tới tận năm 2020.

Laem Chabang là một trong 20 cảng hàng đầu thế giới, toàn bộ công suất của cảng nằm tại khu vực bến số 1 và bến số 2. Bến số 1 có năng suất bốc xếp hàng năm 4 triệu TEU và có thể tiếp nhận các tàu postpanamax trọng tải 50.000 DWT. Bến số 2 hàng năm bốc xếp được 6,8 triệu TEU và đáp ứng được các tàu postpanamax trọng tải 80.000 DWT. Bến số 3 sẽ có thể cho phép cảng tiếp nhận được các tàu postpanamax và trở thành cảng trung chuyển của khu vực Đông Dương, theo Tạp chí Giao thông Vận tải của Mỹ.

Cảng tự hào về sự có mặt của 15 nhà khai thác cảng và trong đó Hutchinson Hongkong là nhà khai thác cảng lớn nhất. NYK, “K”Line, Evergreen, OOCL và MOL là các hãng tàu thường xuyên ghé cảng trên các tuyến hành trình bao gồm Shanghai, Hongkong, Busan, Kaohsiung, Tokyo, Dubai, Rotterdam, Antwerp, Jawaharlal Nehru, Durban, Singapore, Port Klang, Tanjung Pelepas, Los Angeles và Long Beach. Xe ô tô là loại chuyên chở hàng hóa lớn thứ hai vì tập trung nhiều các nhà sản xuất xe tại khu vực thương mại tự do trên bờ biển phía Tây Thái Lan bao gồm hãng Mitsubishi, nằm cách cảng 3,5 km.

NGÀNH HÀNG HẢI

CMA CGM đầu tƣ thêm 14% đội tàu, tăng 208,300 TEU

Hãng tàu CMA CGM của Pháp vừa triển khai một chương trình đóng mới với khoản tiền 500 triệu USD được cung cấp từ Yildirim Holding của Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích sẽ gia tăng đội tàu của họ thêm 14%, tương đương 208,300 TEU, ngoài năng lực hiện nay là 1,5 triệu TEU.

Việc mở rộng đội tàu của CMA CGM là một phần của kế hoạch tham gia liên minh lớn P3 với Maersk và MSC. MSC có hợp đồng cho thuê dài hạn đối với một số tàu nằm trong chương trình đóng mới, bao gồm các tàu trọng tải 18.000 và 9000 TEU. Maersk đã giữ lại các tàu đóng mới kể từ khi hợp đồng 10 tàu Triple-E của họ vào đầu năm 2011 trong khi các lựa chọn cho 10 tàu cuối cùng chưa bao giờ được đề cập đến.

Evergreen đặt đóng nhiều tàu mới sau 5 năm tạm ngừng đổi mới đội tàu

Theo Chủ tịch của Evergreen, hãng tàu Đài Loan đã tạm ngừng đổi mới đội tàu trong thời gian thị trường vận tải biển suy thoái trong 7 năm qua là một biện pháp phòng ngừa đối với một thị trường suy yếu. Theo số liệu từ Alphaliner, tăng trưởng trọng tải đội tàu của Evergreen trong giai đoạn 5 năm từ 2008 thấp hơn so với trung bình thị trường 7.07% đạt 5.56%. Năng lực đội tàu của họ vào cuối năm sẽ dưới mức này đạt 4,8% và vẫn còn thấp hơn mục tiêu này vào cuối năm 2015 ở mức 5% tổng khối lượng toàn cầu.

Theo Chủ tịch của Evergreen, năm 2010, hãng tàu đã khởi động lại chương trình đóng mới khi giá đóng mới trở về mức hợp lý để đặt đóng 30 tàu trọng tải 8.000 TEU. Ngoài ra, Evergreen còn thuê 5 tàu trọng tải 8.800 TEU và sau đó là tàu trọng tải 13.800 TEU. Trong năm tài chính mới nhất 2012/2013, Evergreen đã đặt đóng 24 trong tổng số 44 tàu. Việc bàn giao các tàu mới sẽ được cân đối hài hòa bởi các hợp đồng thuê 55 tàu dần hết thời hạn.

Page 11: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Hãng tàu CSAV báo cáo lỗ trong quý III

CSAV đã thông báo lỗ ròng 46,7 triệu USD trong quý III trong khi cùng kỳ năm ngoái hãng đạt lợi nhuận 55,8 triệu USD.

Hãng tàu này đã đổ lỗi việc thua lỗ là do giá cước giảm, mặc dù họ đã cố gắng để cắt giảm chi phí khai thác. Giá cước giảm khiến cho doanh thu khai thác trong quý III giảm 6,3% xuống còn 832,5 triệu USD và báo cáo lỗ 40,2 triệu USD so với lợi nhuận 35,7 triệu USD đạt được trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng trong quý III của Hãng tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 493.500 TEU. Sản lượng trong quý III của các tuyến Nam Mỹ đạt 371.816 TEU tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong khi đó sản lượng trên tuyến Á-Âu tăng vọt 12,8%, đạt 78.195 TEU. Ngược lại, sản lượng trong quý III của tuyến nội Á giảm 11,9% so với năm ngoái đạt 22.938 TEU và sản lượng trên tuyến Châu Phi và các tuyến khác giảm 32,9% chỉ đạt 20.563 TEU.

NYK giành giải thƣởng sản phẩm môi trƣờng cho hệ thống khí – dầu bôi trơn trên tàu

Việc sử dụng hệ thống khí – dầu bôi trơn tiết kiệm nhiên liệu trên các tàu của NYK đã mang về cho Tập đoàn này Giải thưởng của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Nhật Bản, một trong những hạng mục sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu được đánh giá cao nhất trong năm 2013 tại Giải thưởng Eco-Products tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.

Sản phẩm được tạo ra với sự góp mặt của các thành viên của Viện khoa học kỹ thuật Monohakobi thuộc tập đoàn NYK (MTI) và Công ty TNHH đóng tàu Oshima.

Giải thưởng cho hệ thống khí – dầu bôi trơn đạt được chính là “hiệu quả từ việc giảm lượng khí thải CO2 bằng cách sử dụng những bong bóng được tạo thành bởi không khí thoát ra từ đáy tàu dẫn đến giảm lực ma sát giữa đáy tàu và nước biển”. Tập đoàn NYK cho biết nghiên cứu của họ đã trở thành một “nhân tố thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như cải tiến hoạt động vận tải của tàu biển”, bên cạnh đó giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ quá trình vận chuyển hàng hóa của tàu biển đối với môi trường.

Nhật Bản: Quy định kê khai hàng hóa trƣớc 24h

Nhật Bản quy định kê khai hàng hóa trước 24h đối với việc vận chuyển hàng hóa bằng container sẽ có hiệu lực kể từ ngày 08/3/2014, quy định này đòi hỏi phải trình trước các chi tiết kê khai vận chuyển cho an ninh sàng lọc trước khi xếp hàng lên tàu tại cảng gốc.

Lô hàng không có các thông tin cần thiết trong hướng dẫn vận chuyển sẽ bị các cơ quan hải quan từ chối xếp hàng. Bằng cách áp dụng quy định mới, Nhật Bản đang theo bước chân của Mỹ, Canada và Châu Âu. Quy định kê khai hàng hóa trước 24h của Liên minh Châu Âu (EU) đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2010, trong đó Mỹ là nước đầu tiên giới thiệu quy định này vào cuối năm 2002 như một biện pháp chống khủng bố sau ngày 11/9. Xuất phát từ quy định của EU, Nhật Bản yêu cầu các NVOCCs phải soạn mẫu chứng từ phù hợp với AFR (Advanced Filing Requirement - Tiêu chí tối ưu nhất) đối với các House B/L (vận đơn phụ), vì vậy không thể che dấu được danh tính của người gửi hàng và người nhận hàng. Không giống như ở Mỹ và Canada, các NVOCCs sẽ phải tự soạn riêng riêng mẫu chứng từ cho mình, theo ông Heimbeck.

NGÀNH ĐƢỜNG BỘ

129.000 tỷ đồng làm cao tốc cho vùng Đông Nam Bộ

Bộ GTVT vừa phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Theo đó, trong giai đoạn 2013-2015 sẽ đầu tư 129.760 tỷ đồng, trong đó hoàn thành xây dựng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có quy mô 4 làn xe, triển khai xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (TP HCM - Long An - Đồng Nai) và chuẩn bị đầu tư xây dựng các tuyến

Page 12: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (Đồng Nai - Bình Thuận) và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu (Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu).

Theo Bộ GTVT trong thời gian trên sẽ triển khai đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến Quốc lộ 1, 13, 14,20 và quốc lộ 56. Đồng thời, đẩy nhanh xây dựng đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM và chuẩn bị đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM. Bộ GTVT cũng dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn năm 2016-2020 là 313.143 tỷ đồng để hoàn thanh nhiều dự án quan trọng trên. Để có đủ vốn thực hiện các dự án trên, Bộ GTVT cho biết sẽ huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước từ các thành phần kinh tế và thực hiện nhiều phương thức đầu tư như BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao), BT (đầu tư và chuyển giao), PPP (hợp tác công - tư).

Vận tải hàng hóa năm 2013

Vận tải hàng hóa năm 2013 ước tính đạt 1011,1 triệu tấn, tăng 5,4% và 208,5 tỷ tấn.km, giảm 0,4% so với năm trước, bao gồm:

Vận tải trong nước đạt 980,3 triệu tấn, tăng 5,7% và 91,2 tỷ tấn.km, tăng 5,2%; Vận tải ngoài nước đạt 30,8 triệu tấn, giảm 4,4% và 117,3 tỷ tấn.km, giảm 4,3%. Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 765,1 triệu tấn, tăng 5,9% và 46,8 tỷ tấn.km, tăng 6,5%; Vận tải đường sông đạt 180,8 triệu tấn, tăng 7,3% và 39,3 tỷ tấn.km, tăng 6,3%; Vận tải đường biển đạt 58,5 triệu tấn, giảm 5,1% và 118 tỷ tấn.km, giảm 4,6%; Vận tải đường sắt đạt 6,5 triệu tấn, giảm 6,8% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 5,5%.

Back

Page 13: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

DP DHL PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM CHÂU ÂU

Deutsche Post DHL vừa thông báo mở rộng trung tâm châu Âu của mình tại sân bay Leipzig/Halle, Đức. Việc mở rộng trung tâm DHL và các đầu tư có liên quan nhấn mạnh tầm quan trọng của Sân bay Leipzig/Halle Airport, vốn có vị trí trọng yếu trong mạng lưới toàn cầu của DHL.

Sân bay Leipzig/Halle là trung tâm hàng hóa hàng không lớn thứ hai của Đức.

TÂN CẢNG SÀI GÕN TRÖNG THẦU KHAI THÁC CẢNG CÁI MÉP

TCT Tân Cảng Sài Gòn vừa trúng thầu khai thác bến cảng container quốc tế Cái Mép trong thời gian 30 năm kể từ năm 2014, với năng lực tiếp nhận 600.000 TEU hàng hóa mỗi năm.

-

đồng, bao gồm vốn vay của JICA và vốn đối ứng của Việt Nam.

Dự án gồm 6 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu số 1 xây dựng cảng container Cái Mép với 2 cầu tàu có tổng chiều dài 600 mét, tổng diện tích gần 40 héc ta, nhà kho CFS rộng 6.400 m2, cho phép tàu trọng tải 110.000 DWT cập bến, năng lực khoảng 600.000 TEU/năm. Riêng gói thầu số 1 có vốn đầu tư khoảng 6.070 tỉ đồng.

Hiện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng lớn tại Việt Nam gồm cảng Tân Cảng - Cát Lái, Tân Cảng - Miền Trung, Tân Cảng - 189 Hải Phòng, Tân Cảng - 128 Hải Phòng, Tân Cảng - Sa Đéc, Tân Cảng - Cao Lãnh và Tân Cảng- Cái Mép.

CÔNG TY BẮC KỲ HƢỚNG TỚI XÂY DỰNG SIÊU THỊ LOGISTICS

Sau 2 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Logistics - ICD (cảng cạn) Tiên Sơn (KCN Tiên Sơn) do CTCP đầu tư Bắc Kỳ làm chủ đầu tư đã có những bước phát triển mạnh, tạo ra nhiều lợi thế trong loại hình kinh doanh vận tải, kho bãi hàng.

Với thuận lợi về vị trí địa lý (trong vòng bán kính 40 km ICD Tiên Sơn có khả năng cung cấp các dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu cho các KCN trong tỉnh và lân cận với tổng diện tích 6 nghìn ha) nên nơi đây có cơ hội tốt phát triển dịch vụ vận tải, nhà kho và bãi container. Để phấn đấu đi theo định hướng mô hình chuyên nghiệp Logistics (quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu), Bắc Kỳ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng 60 nghìn m2 nhà kho, bãi container và gần 100 đầu kéo, thiết bị phụ trợ vận tải…

Ngay sau khi đi vào hoạt động, ICD Tiên Sơn đã hợp tác với hàng chục khách hàng và đối tác kinh doanh cùng lĩnh vực như: Công ty TNHH Nissin Logistics; Hạt giống CP-VN; Yusen Logistics Solution; Panalpina World Transport, K-line Logistics VN… Trong đó có những khách hàng lớn như: Samsung, Canon, Ikea…

Hiện tại, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua ICD Tiên Sơn trong 1 tháng khoảng 700 container tương đương 14 nghìn tấn. Ngoài ra, Trung tâm còn làm dịch vụ thông quan cho các loại hàng hóa đường biển, hàng không, đường bộ.

Thông thường hàng hóa luôn luân chuyển trong khoảng từ 7-10 ngày liên tục. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hệ thống nhà kho được đầu tư hiện đại với nền siêu phẳng, có khả năng chịu lực 9 tấn/m2 ; giá để hàng 6 tầng, xe nâng có tầm với 20 m và trạm cân điện tử 120 tấn. Bên

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 14: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

cạnh đó, đội ngũ 130 cán bộ, người lao động được đào tạo nghiệp vụ bài bản, nhiệt tình luôn hoàn thành công việc được giao.

Trong xu thế phát triển hiện nay, ICD Tiên Sơn đặt mục tiêu phát triển thành siêu thị Logistics hoàn chỉnh với sự tham gia của nhiều đối tác cùng loại hình kinh doanh. Điều này rất có cơ sở khi tháng 8 vừa qua, Hiệp định đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được thống nhất, xe nước bạn có thể chạy sâu tới ICD Tiên Sơn giao nhận hàng hóa; tuyến đường sắt Lim - Phả Lại đang được đầu tư cũng là lợi thế cho việc phát triển dịch vụ vận tải đường sắt và nhất là đang có ngày càng nhiều thương hiệu lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ…

Bắc Kỳ có kế hoạch mở rộng thêm hàng nghìn m2 nhà kho và đầu tư thêm gần 30 đầu kéo đáp ứng dịch vụ vận tải và kho, bãi hàng. Công ty cũng mong muốn Ban quản lý các KCN tỉnh, đơn vị đầu tư hạ tầng KCN Tiên Sơn tạo điều kiện cho hoạt dộng xây dựng mở rộng nhà kho, sân bãi và có thể cắm một số biển chỉ dẫn cho xe đối tác Trung Quốc vào, ra KCN…

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 12/2013:

- Hoạt động phân phối: tháng 12 tiếp tục là tháng sôi động nhất trong năm. Sản lượng hàng hóa vận tải tăng cao. Do đơn vị triển khai công tác điều phối tốt cùng với việc xử lý thông tin nhanh và kết hợp với các đơn vị nên đã đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. Việc phối hợp điều hành và quản lý các Vendor vận tải đã được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo thời gian giao nhận hàng được rút ngắn, tăng được vòng quay của đội xe. Các đơn hàng luôn được giao đúng hạn với số lượng đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng mua sắm trong thời gian cuối năm. Đơn vi đã đạt và vượt KPI của khách hàng đê ra: 99,5% (vượt 1%).

- Hoạt động của DC Sóng Thần: tháng 12 là tháng hàng hóa tăng cao nhất trong năm của hầu hết các khách hàng hàng hóa tiêu dùng cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong tuần giữa tháng 12, sản lượng thông qua DC ST đã đạt kỷ lục mới với sản lượng 22.000 CBM/tuần. Các DC đều vượt 100% công suất lưu kho và hàng hóa quay vòng nhanh. DC Sóng Thần đã bố trí tăng cường nhân lực và các trang thiết bị cũng như lên kế hoạch sắp xếp phân công ca kíp hợp lý, tăng năng suất làm hàng nên đã hoàn thành được các yêu cầu nhập xuất hàng.

- Đối với mảng dịch vụ kho hàng Café: trong đầu tháng 12, công ty Molenbergnatie Gemadept Vietnam đã cùng với RaboBank tổ chức sự kiện Coffee Night gặp mặt các khách hàng café nhân sự kiện Coffee Outlook Vietnam tổ chức định kỳ hàng năm. Sự kiện được tổ chức tại khách sạn Rex với sự tham dự của đông đủ các khách hàng café trong và ngoài nước. Nhân dịp này, các khách hàng đối tác có dịp gặp nhau trao đổi, bàn bạc về kế hoạch kinh doanh trong mùa vụ mới 2013 - 2014.

Sau nhiều biến cố của các doanh nghiệp kinh doanh café Việt Nam trong năm 2013, bước vào đầu niên vụ mới, giá café xuống thấp cộng với giá future tháng sau thấp hơn trước nên các doanh nghiệp đang rất dè dặt trong việc mua gom lưu trữ trong kho

Back

Page 15: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TOYOTA PRODUCTION SYSTEM (TPS) VÀO CROSS-DOCKING

Khái niệm về cross – docking

Cross – docking tạm dịch là kho đa năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng. Cross – docking có những chức năng cơ bản giống như “trung tâm phân phối tổng hợp”. Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến Cross – docking theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những yêu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách hàng. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi, hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.

Lợi ích của Cross – docking

Cross – docking giúp gia tăng tốc độ di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến cửa hàng giúp công ty đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng, đặc biệt trong một số trường hợp như: tung ra sản phẩm khuyến mãi, thực hiện các biện pháp sản xuất đúng hạn, triển khai chiến lược Marketing nhanh gọn.

Giảm đáng kể một số chi phí như nhân công, lưu kho, khai thác, diện tích kho… Giảm lượng tồn kho hàng thành phẩm (tồn kho an toàn) Giảm hư hại hàng hóa trong quá trình khai thác kho. Tối đa hóa công suất nhận hàng và xuất hàng với những xe tải đầy hàng thông qua lịch trình

xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể và dòng chảy hàng hóa nhanh chóng trong kho (lợi thế quy mô).

Áp dụng TPS vào cross-docking

.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 16: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Quá trình Cross-docking đa đạt được những thao tac cơ bản ổn định bằng cách sử dụng một số nguyên tắc TPS bao gồm: tiêu chuẩn hóa công việc, phòng ngừa bảo quản và mối liên hệ với người cung cấp. Cụ thể được tóm tắt trong bảng sau:

ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC TPS VÀO CROSS- DOCK

Nguyên tắc TPS Cách ứng dụng Lý do

Just in time

Kanban Ký hiệu kéo hàng tồn kho từ nhà cung cấp trong những containers chuẩn cỡ nhỏ thong qua cross-dock đến nơi sản xuất một cách nhanh chóng

- Giảm thời gian quay vòng nguyên vật liệu

- Tối thiểu hóa tồn kho

- Tối thiểu hóa nhu cầu khoảng trống nhà kho

Milk runs Tập trung những xe tải nhỏ gom những kiện hàng hỗn hợp từ nhà cung cấp đến cross-dock và từ cross- dock đến nhà máy

- Hợp nhất vận chuyển

- Cải tiến việc quản lý và theo dõi giao hàng

- Cải tiến kế hoạch sản xuất

Heijunka Cân bằng việc vận chuyển và quản lý nguyên vật liệu thông qua hoạt động cross- dock

Cân bằng khối lượng nguyên vật liệu ở tất cả các địa điểm

Quality

Visibility Biển báo chỉ rõ nhiệm vụ được thực hiện là cái gì, khi nào và ở đâu. Phiếu theo dõi giao hàng ở cross-dock, ô vuông Kanban thiết lập giới hạn theo dõi trong nhà kho

Cho phép kiểm tra quá trình cross-dock không có vấn đề

Poka- Yoke Phiếu kiểm tra ghi nhớ cả 2 quá trình ra và vào

Tối thiểu hóa phân phối nguyên vật liệu thong qua cơ chế phát hiện lỗi

Kaizen Công cụ chỉ thị then chốt trong quá trình thi hành theo dõi và báo cáo thường xuyên đến nhân viên

Tạo điều kiện cải tiến lien tục

Culture

Teamwork Các đội nhóm được sử dụng nhiều trong quá trình của cross-dock

- Ngăn ngừa tình trạng “thắt cổ chai” khối lượng công việc

- Cho phép kiểm tra nhiều hơn kho làm việc trong đội nhóm

Empowerment Nhân viên có trách nhiệm với Tối thiểu hóa nhược điểm của

Page 17: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

chất lượng sản phẩm và quyền hạn để giải quyết vấn đề

ra lệnh

Respect for worker An toàn lao động là mối quan tâm chủ yếu. Kiến nghị cải tiến của nhân viên luôn được tiếp thu

Đánh giá cao và quan tâm đến an toàn lao động để tạo điều kiện cho việc tổ chức cross- dock ở mức độ cao

Operational Stability

Standardized Work Các bước, thời gian và kết quả của mỗi quá trình được chứng minh bằng tài liệu và thông báo

Gia tăng tính ổn định của hoạt động

Preventive Maintenance Kế hoạch bảo dưỡng các công trình, máy móc, thiết bị

Tối thiểu hóa việc thiết bị hư hỏng bất ngờ, điều sẽ làm hoạt động của tổ chức bị gián đoạn

Supplier Involvement Cùng nhau lên kế hoạch cho lộ trình gom hàng. Chia sẻ thông tin của hoạt động

Giảm tính biến thiên của hoạt động

Dự án Lean Cross-dock của Kodak

Hiện trạng Kodak trước khi áp dụng cross-dock: có 05 vấn đề:

Mỗi nhà máy được quyền quản lý việc di chuyển nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp chung một cách độc lập Những người quản lý nguyên vật liệu không nhận được lợi ích từ việc thống nhất vận chuyển

Một vài nhà chung cấp chọn nhà vận tải và kiểm soát việc di chuyển đầu vào, Kodak không thể kiểm soát việc này Việc giao hàng không có kế hoạch diễn ra ở các nhà kho và nhà máy

Hàng tồn kho dọc đường không xác định được kế hoạch sản xuất gặp nhiều thử thách hơn Thời gian quay vòng của đơn đặt hàng dài Trong một số trường hợp, nhà cung cấp nắm giữ việc giao hàng cho đến khi họ có đầy tải

Chi phí vận chuyển thấp nhưng lại gia tăng thời gian hoàn thành và hàng tồn kho tồn kho ở các nhà kho và công xưởng cao, chi phí dự trữ và di chuyển cao

Mục tiêu của Kodak

Just in time

- Giảm thời gian vòng quay đặt hàng

- Giảm mức độ tồn kho nhà máy

- Giảm yêu cầu không gian tồn trữ nhà máy

Chất lƣợng

- Cải tiến sự quan tâm thu muc có kế hoạch từ nhà cung cấp đến giao nguyên liệu tại nhà máy

- Có sự điều khiển vận chuyển tại cross-dock

- Cải tiến liên tục biểu hiện chuỗi cung ứng

Văn hóa

Tạo ra nhân viên có khả năng, đội chuyên giải quyết vấn đề

Sự bền vững hoạt động

Page 18: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

- Tạo ra dòng nguyên liệu chuẩn hóa, đều đặn

- Giảm thời gian tồn kho tại Cross-dock

Chi phí chuỗi cung ứng

Giảm chi phí chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

Nỗ lực của Kodak

Chọn một bộ phận những nhà cung cấp và nguyên liệu cho dự án Chọn địa điểm cross-dock Phát triển hệ thống thông tin Tái tổ chức hệ thống vận chuyển của công ty để phục vụ cho việc điều hành cross-dock tinh

gọn

Kết quả

Just in time:

+ Giảm thời gian xoay vòng đặt hàng nguyên vật liệu đầu vào từ 7 ngày xuống còn 2 ngày, giảm 71%

+ Mức độ tồn kho nguyên vật liệu đầu vào tại nhà máy giảm 76%, từ cung cấp xấp xỉ 1 tuần xuống 1 ngày không gian sàn nhà máy cho tồn kho giảm đến 50%

+ Phân phối nhịp nhàng nguyên vật liệu giảm sự tắc nghẽn tại nhà máy

Chất lƣợng:

Việc theo dõi quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào được cải thiện từ 0% lên 100%

KPIs tập trung vào hoạt động chuỗi cung ứng được theo dõi và dung để tạo nên sự cải tiến

Văn hóa:

+ Những công nhân được trao quyền để cải tiến

+ Khi điều tra những vấn đề luồng nguyên vật liệu, có một đội hành động ngay lập tức

Sự ổn định hoạt động:

Luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến cross-dock đến nhà máy lặp lại một cách bền vững

Back

Page 19: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

TÌM NGUỒN LỰC MỚI CHO TĂNG TRƢỜNG BỀN VỮNG

Ngày 07/01/2014, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã công bố 2 báo cáo về “Thúc đẩy thương mại thông qua giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải - tuyến đường thủy nội địa và đường biển ở Việt Nam” và “Kho vận hiệu quả - chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Thực trạng ngành vận tải và logistics ở Việt Nam

Báo cáo “Thúc đẩy thương mại thông qua giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải - tuyến đường thủy nội địa và đường biển ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra những phát hiện chính về tình hình vận tải ở Việt Nam.

Mạng lưới vận tải đường bộ còn nhiều hạn chế về công suất và chi phí môi trường cho việc sử dụng đường bộ để vận chuyển hàng hóa, việc khai thác thế mạnh của vận tải đường thủy là một cách hiệu quả để giải quyết thách thức song song giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo đó, vận tải đường thủy nội địa và vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 52% tổng trọng tải lưu thông trên cả nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại cho những người nghèo và cận nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhiều tuyến đường thủy còn hạn chế về chiều sâu và bề rộng, bờ bãi không được bảo vệ và không có đủ kinh phí để duy tu bảo dưỡng, tàu bè được sử dụng trên các tuyến đường thủy còn nhỏ hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, do vậy, làm giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho mỗi tấn hàng được vận chuyển.

Ở Việt Nam, tải trọng trung bình của tàu bè lưu thông trên sông là 100 tấn, rất thấp so với mức trọng tải trung bình là 2.500 tấn ở Tây Âu. Tàu tải trọng càng lớn thì càng mang lại hiệu quả kinh tế, do giảm được chi phí vận tải và lượng khí thải, lượng khí nhà kính tính trên một đơn vị tấn Km. Phí vận chuyển cho mỗi tấn Km cho một tàu trọng tải 700 tấn sẽ thấp hơn 60% so với tàu có trọng tải 100 tấn và lượng khí thải CO2 cũng giảm tương tự.

Lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào giao thông đường thủy nội địa sẽ được thể hiện qua việc gia tăng năng suất, hiệu quả hoạt động trong ngành, thay vì thay đổi hình thức vận chuyển từ đường bộ sang đường thủy.

Báo cáo “Kho vận hiệu quả - chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh” chỉ ra rằng: chi phí cho các hoạt động kho vận ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,… chủ yếu do thiếu khả năng dự báo trong chuỗi cung ứng, qua đó, làm tăng chi phí kho vận do các doanh nghiệp phải tích trữ nhiều hàng tồn kho hơn mức cần thiết để quản lý hoạt động hằng ngày. Nguyên nhân của sự thiếu ổn định trong chuỗi cung ứng là những quy định còn thiếu thống nhất; thiếu tự động hóa trong các quy trình liên quan đến thương mại; việc lập kế hoạch cho các phương thức vận tải còn rời rạc; sự mất cân bằng cung - cầu trong việc cung cấp kết cấu hạ tầng…

Nhiệm vụ và giải pháp

Các báo cáo trên cũng đưa ra những nhóm giải pháp và khuyến nghị cho việc thúc đẩy giao thông vận tải và kho vận của Việt Nam phát triển một cách bền vững.

Để thúc đẩy vận tải đường thủy nội địa và ven biển có sức cạnh tranh và ít khí thải, cần ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các hạng mục đã quy hoạch để tăng khả năng lưu thông hàng hóa của những hành lang vận tải nội địa chính, như:

- Hành lang 1 ở đồng bằng sông Cửu Long (nối Vĩnh Long với Thành phố Hồ Chí Minh), Hành lang 1 ở đồng bằng sông Hồng (nối Quảng Ninh với thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ);

- Xem xét việc thành lập Quỹ bảo trì đường thủy để chi trả cho những chi phí duy tu, bảo dưỡng hệ thống vận tải thủy huyết mạch thông qua thu kinh phí đăng kiểm tàu, bè;

- Khuyến khích các sáng kiến hợp tác công - tư, theo mô hình thực nghiệm để thúc đẩy nâng cấp đầu máy cho các tàu chở hàng cỡ lớn;

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 20: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

- Tạo điều kiện cho việc vận chuyển đa phương thức bằng cách nâng cấp các kết nối vận chuyển đa phương thức và cung cấp các dịch vụ hậu cần phụ trợ có giá trị gia tăng;

- Phổ biến kiến thức rộng hơn về điểm mạnh, yếu, chi phí hậu cần của vận tải hàng hóa đường thủy, bộ cho các công ty vận tải đường thủy vừa và nhỏ.

Để nâng cao hiệu quả công tác kho vận, cần bảo đảm:

- Áp dụng, thực thi các quy định của Nhà nước một cách công khai, minh bạch và nhất quán, nhất là trong các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế;

- Hiện đại hóa ngành hải quan thông qua việc áp dụng cơ chế thương mại điện tử;

- Quy hoạch các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đa phương tiện áp dụng mô hình hành lang tổng hợp;

- Nâng cao liên kết giữa nội địa và các cảng nước sâu ở các cổng giao dịch quốc tế của miền Bắc và miền Nam;

- Xây dựng và thực thi kế hoạch cân bằng giữa cung - cầu trong các dịch vụ xử lý bốc dỡ hàng hóa container ở các cổng giao dịch quốc tế;

- Thúc đẩy sự cân bằng cung - cầu một cách bền vững hơn trong ngành vận tải đường bộ,…

Thời gian tới, ngành GTVT Việt Nam cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

- Hoàn thiện các thể chế chính sách về logistics;

- Tạo nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng cho giao thông đường thủy nội địa;

- Tạo điều kiện cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường;

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics phát triển;

- Tạo điều kiện cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics của Việt Nam học hỏi, tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình phát triển,…

TÁI CƠ CẤU ĐỘI TÀU

Vận tải biển thế giới đang đối mặt với thách thức lớn khi các đơn hàng sẽ giảm trong giai đoạn 2014- 2016, thậm chí sau năm 2016 còn chưa có bất kỳ đơn đặt hàng nào. Xu thế hợp tác sang liên minh và đại liên minh để tăng sức cạnh tranh, thâu tóm thị trường đang dần hình thành. Đó cũng chính là thách thức lớn đối với vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

Bán tàu để trả nợ

Trong thời gian qua, do giá cước giảm, chi phí tăng, hàng thiếu, cạnh tranh khốc liệt đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam kém hiệu quả. Nhiều đơn vị thua lỗ, dư nợ ngân hàng lớn, không có khả năng trả nợ, thậm chí phải ngừng chạy tàu để giảm chi phí hoặc bán bớt tàu để trả nợ.

- Giai đoạn 2000-2011, sản lượng đội tàu Việt Nam phát triển "nóng" một cách khác thường. Tổng trọng tải đội tàu Việt Nam năm 2011 so với năm 2000 đã tăng 2.152%, gấp 10 lần mức tăng bình quân của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia khác.

- Cục Hàng hải dự báo, năm 2015, tổng nhu cầu vận chuyển của vận tải biển Việt Nam là 274,3-286,4 triệu tấn.

+ Đối với hàng rời, thị phần của đội tàu Việt Nam chỉ trông cậy vào hàng than, quặng xuất với khối lượng nhỏ trên tuyến biển gần, cung ứng cho tiêu thụ nội địa;

+ Đối với hàng lỏng như xăng dầu, thị phần của đội tàu chủ yếu sẽ chỉ là sản phẩm dầu tiêu thụ trong nước và một phần dầu thô từ mỏ Bạch Hổ cung ứng cho nhà máy Dung Quất.

Page 21: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

+ Đối với hàng tổng hợp, container, đội tàu Việt Nam khó có thể chen chân vào thị trường vận chuyển trên tuyến biển xa và biển trung, nhất là đang trong giai đoạn thừa tàu thiếu hàng như hiện nay. Ngay trên tuyến nội địa, áp lực cạnh tranh của các hãng tàu lớn nước ngoài cũng đang làm giảm dần thị phần vận tải của đội tàu Việt Nam. Các hãng tàu biển nước ngoài đang chiếm thị phần vận tải biển tại Việt Nam khoảng 80-85%; trong đó đảm nhận 100% hàng đi châu Mỹ, châu Âu; còn lại do hãng tàu Việt Nam đi các nước ASEAN và Trung Quốc. Hiện đang xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các hãng tàu trong nước và hãng tàu nước ngoài, tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2013, đội tàu biển Việt Nam có gần 1.790 tàu, tổng dung tích 4,325 triệu GT, tổng trọng tải 6,899 triệu DWT. Trong đó, dẫn đầu là tàu chở hàng bách hóa với hơn 940 chiếc, trọng tải 2,342 triệu DWT.

Cơ cấu lại để tăng sức cạnh tranh

Theo Portcoast- đơn vị được Cục Hàng hải Việt Nam giao lập Đề án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho biết: đến năm 2015, khối lượng hàng hóa mà đội tàu VN đảm nhận vào khoảng 85-91 triệu tấn. Đến năm 2020, 2025 và 2030, con số dự báo tương ứng là 140 -152 triệu tấn; 182-204 triệu tấn và 237- 270 triệu tấn.

Cùng với đó, sẽ phát triển đội tàu Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (container, hàng rời, dầu) và tàu trọng tải lớn; từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam. Quy mô đội tàu đến năm 2020 có tổng trọng tải 6,8 - 7,5 triệu DWT.

Tình trạng dư thừa công suất vận tải so với nhu cầu đã buộc các hãng tàu quay trở lại cơ cấu đội tàu của mình, cắt giảm chi phí, tìm cách giữ thị phần vận tải thay vì tiếp tục phát triển đóng tàu mới. Do vậy, giai đoạn trước mắt vận tải biển Việt Nam cần tập trung khai thác tối đa lợi thế trên tuyến vận tải trong nước, biển gần đối với loại hàng truyền thống, lấy mục tiêu tái cơ cấu đội tàu làm trọng tâm, từng bước.

Ngoài ra, để cao năng lực và thị phần vận vận tải biển Việt Nam, cần bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến ngành hàng hải như điều kiện đăng ký kinh doanh vận tải biển Việt Nam, quy chế quản lý hoạt động phá dỡ tàu biển…; cải cách hành chính tại các cảng biển và thủ tục đăng ký tàu biển, triển khai cảng vụ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi để tàu thuyền ra vào.

Back

Page 22: Bản tin Logistics - gmddungquat.com.vngmddungquat.com.vn/Photos/201401.pdf · Là người đi sau, Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Chương trình Việt Nam Logistics số 1 với chủ đề “Logistics Việt Nam trước cam kết WTO” phát sóng lúc 10g00 Chủ nhật, ngày 12/1/2014 trên kênh VTV9.

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐẦU TIÊN VỀ LOGISTICS - LOGISTICS VIỆT NAM

Logistics Việt Nam là chương trình Truyền hình đầu tiên của Việt Nam nói về lĩnh vực logistics.

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

TRIỂN LÃM VIETSHIP 2014

Thời gian: Từ ngày 26 đến 28/02/2014

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc gia

Nội dung: Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ 24- VIETNAM EXPO 2014

Chủ đề: “Việt Nam – Hợp tác cùng phát triển”

Thời gian: từ 09 đến 12/4/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, thủ đô Hà Nội

Đơn vị tổ chức: Do Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương chủ trì và Công ty Vinexad tổ chức thực hiện

Quy mô: trên 800 gian hàng trưng bày của các tập đoàn, công ty đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như Belarus, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaisia, Indonesia, Myanmar, Cuba, Campuchia… và đông đảo các doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín như Petrovietnam, Rạng Đông, Hapro, Bảo Minh, Phú Mỹ Hưng…

TRIỂN LÃM- HỘI CHỢ- HỘI THẢO HÀNG HẢI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG (APM 13) THỨ 13

Thời gian: từ ngày 19 đến ngày 21/03/2014

Địa điểm: tại Sands Expo & Convention Center. Marina Bay Sands – Singapore

Thành phần tham gia: 1.300 nhà triển lãm đến từ 53 quốc gia và vùng lãnh thổ và sẽ có trên 13.000 quan khách

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"Well done is better than well said.”

- Benjamin Franklin (1706-1790)-