Top Banner
1 TRƯƠNG TR UBND TỈNH QUẢNG BÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ (Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng kế toán chính quy) Lưu hành nội bộ Giảng viên: ThS Phan Thị Thu Hà QUẢNG BÌNH, NĂM 2015
73

Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

Jan 28, 2017

Download

Documents

hoangkhuong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

1

TRƯƠNG

TR

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÀI GIẢNG

KẾ TOÁN CHI PHÍ

(Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng kế toán chính quy)

Lưu hành nội bộ

Giảng viên: ThS Phan Thị Thu Hà

QUẢNG BÌNH, NĂM 2015

Page 2: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

2

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1. CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ

1.1.1. ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế, thực hiện quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ

với mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản

xuất thường bao gồm các giai đoạn cơ bản sau:

Giai đoạn 1 – Nghiên cứu trước khi tiến hành sản xuất.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải nghiên cứu để xác định nên sản xuất loại

sản phẩm nào, bao nhiêu, cho ai, ở đâu, bằng những phương tiện và nguồn lực nào. Đây là

giai đoạn có tính chất định hướng và có ảnh hưởng quyết định đến các giai đoạn tiếp

theo như đầu tư, mua sắm, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Chi phí phát sinh trong

giai đoạn này là chi phí nghiên cứu, thành lập doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 – Đầu tư, mua sắm tài sản dùng cho kinh doanh.

Giai đoạn này thường gắn liền với những hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản và

tich lũy các nguồn lực khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư, mua

sắm, tích lũy tài sản và nguồn lực thường xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất

kinh doanh và làm phát sinh những chi phí đầu tư, mua sắm tài sản.

Giai đoạn 3 – Hoạt động sản xuất

Đây là giai đoạn đặc trưng của một doanh nghiệp sản xuất. Giai đoạn này

doanh nghiệp sử dụng và khai thác các nguồn lực để sản xuất ra các loại sản phẩm cung

ứng cho quá trình tiêu thụ, là giai đoạn phát sinh chi phí sản xuất. Mỗi doanh nghiệp có

một trình độ, chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, qui mô, loại hình, qui trình công

nghệ sản xuất, nguồn lực tích luỹ dự trữ khác nhau nên quá trình tiêu dùng, sử dụng, khai

thác các nguồn lực cũng khác nhau.

Trong giai đoạn sản xuất sẽ phát sinh chi phí sản xuất, đây chính là quá trình tiêu

hao các nguồn lực chuyển thành chi phí. Trong giai đoạn này chi phí thường bao

gồm:

+ Chi phí dài hạn: Loại chi phí này phát sinh do việc sử dụng các nguồn lực dài

hạn trong sản xuất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, …. Chi phí dài hạn thường mang

tính ổn định tương đối qua một số kỳ sản xuất.

+ Chi phí ngắn hạn: Loại chi phí này phát sinh do việc sử dụng các nguồn lực

ngắn hạn trong sản xuất như nguyên vật liệu, dụng cụ, dịch vụ, … Chi phí ngắn hạn

thường phụ thuộc vào tình hình sản xuất, thu mua, cung ứng, dự trữ trong kỳ và thường

biến đổi phức tạp qua các kỳ sản xuất.

+ Chi phí nhân lực: Đây là chi phí phát sinh do sử dụng các nguồn nhân lực trong

sản xuất kinh doanh. Chi phí nhân lực bao gồm các khoản phí mà doanh nghiệp trả trực

Page 3: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

3

tiếp cho người lao động khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đôi khi chi phí

nhân lực còn bao gồm cả những khoản chi phí để khuyến khích và thu hút lao động.

Giai đoạn 4 – Tiêu thụ sản phẩm

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm chuyển sản

phẩm của doanh nghiệp từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, chuyển thành phẩm

sang một loại tài sản khác, chủ yếu là tiền và kết thúc một vòng chu chuyển.

TIỀN – TƯ LIỆU SẢN XUẤT – SẢN XUẤT – HÀNG HÓA – TIỀN.

Trong giai đoạn tiêu thụ sẽ phát sinh chi phí lưu thông, tiếp thị phục vụ bán hàng.

Ngoài những chi phí phát sinh ở các giai đoạn trên, trong quá trình hoạt động của

doanh nghiệp cũng luôn phát sinh chi phí quản lý, điều hành, kiểm sốt chung toàn doanh

nghiệp, loại chi phí này phát sinh theo qui mô, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

và tình hình tiêu dùng các nguồn lực.

1.1.2. MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH

NGHIỆP

Trong doanh nghiệp, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động của

doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ở giai đoạn đầu chi phí được vốn hóa thành tài sản; trong giai đoạn sản xuất, tài

sản chuyển thành chi phí sản xuất, khi sản phẩm hoàn thành chi phí sản xuất sẽ chuyển

vào giá thành sản phẩm, tồn tại dưới dạng hàng tồn kho; trong giai đoạn tiêu thụ, tài sản

chuyểnhóa thành chi phí bán hàng; trong hoạt động quản lý, tài sản chuyển hóa thành chi

phí quản lý hành chính và chỉ được bù đắp bằng thu nhập. Sự phát sinh và chuyển hóa

của chi phí ngày càng nhanh chóng, phức tạp và luôn gắn liền với những chi phí thực tế

và chi phí cơ hội.

Các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều cần thông tin để phục vụ

cho việc ra quyết định . Trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao thì nhu cầu

về thông tin chi phí luôn gia tăng về tốc độ, tính linh hoạt, tính chính xác nhằm phục vụ

cho việc điều hành doanh nghiệp.

Thông tin chi phí là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế liên quan đến giá vốn,

giá bán, lợi nhuận, kiểm sốt chi phí, hoàn thiện định mức chi phí của các nhà quản trị

trong doanh nghiệp. Vì vậy cần phải tổ chức kế toán chi phí trong doanh nghiệp để tăng

cường thông tin chi phí phục vụ tốt hơn cho việc kiểm sốt chi phí, điều chỉnh chi phí và

thông tin cho việc đánh giá và dự báo. Đây cũng chính là tiền đề để tách kế toán chi phí

thành một bộ phận, một chuyên ngành kế toán riêng trong hệ thống kế toán của doanh

nghiệp.

Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí trong hệ thống kế toán doanh nghiệp bao

gồm:

- Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc định giá thành phẩm

tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận và là cơ sở cho các quyết định quản trị sản xuất như

định hướng kinh doanh, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường, …

- Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm

Page 4: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

4

sốt chi phí đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh.

- Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phục vụ cho việc

xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí.

1.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH

NGHIỆP

Thực chất kế toán chi phí là một bộ phận tách ra từ kế toán tài chính và kế toán

quản trị để đảm bảo nhu cầu thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong hoạt

động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giữa kế toán chi phí, kế toán tài chính và kế toán

quản trị luôn tồn tại mối quan hệ với nhau trong quá trình thu thập thông tin và cung cấp

thông tin lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

� Kế toán chi phí cũng như kế toán tài chính, kế toán quản trị đều có chung

nguồn gốc thông tin ban đầu (từ chứng từ kế toán) nhưng được điều chỉnh, xử lý bằng

những phương pháp, kỹ thuật riêng và hướng đến những mục tiêu riêng.

- Kế toán tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt

động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh cho các đối tượng bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính (nhưng chủ yếu

là cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp).

Thông tin của kế toán tài chính phản ánh những sự kiện xảy ra trong quá khứ, dưới

dạng tiền tệ, có tính tổng quát cao và khách quan các sự kiện kinh tế diễn ra tại doanh

nghiệp. Kế toán tài chính phải tuân thủ theo các chuẩn mực, các nguyên tắc kế toán được

thừa nhận và bị chi phối bởi các quy định pháp luật. Thông thường các thông tin do kế

toán tài chính cung cấp trước khi công bố ra bên ngoài phải được công ty kiểm toán độc

lập xác nhận.

- Kế toán quản trị thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền

đạt các thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị

(gồm hoạch định, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định). Đối tượng sử dụng thông tin của

kế toán quản trị là các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin do kế toán

quản trị cung cấp trên các báo cáo quản trị thường mang đặc điểm linh hoạt, thích hợp,

hướng về tương lai và thường thể hiện tình hình kinh tế tài chính ở phạm vi từng bộ

phận ở bất kỳ thời điểm nào nhà quản trị có nhu cầu thông tin.

- Kế toán chi phí hướng đến cung cấp thông tin chi phí, giá thành cho cả bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin do kế toán chi phí cung cấp vừa linh hoạt,

thích hợp, hướng về tương lai và cũng vừa thể hiện quá khứ và tuân thủ nguyên tắc kế

toán. Đồng thời, thông tin này cũng được thể hiện trên các báo cáo chi phí sản xuất, giá

thành sản phẩm ở từng bộ phận theo yêu cầu thường xuyên hoặc định kỳ.

� Nội dung cơ bản của kế toán chi phí là nhận diện, thu thập, tập hợp chi phí, tính

giá thành đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để kiểm sốt và

hoàn thiện định mức chi phí. Tùy theo điều kiện cụ thể và nhu cầu thông tin ở mỗi doanh

nghiệp mà sẽ áp dụng những mô hình kế toán chi phí và tính giá thành khác nhau. Tuy

nhiên, kế toán chi phí luôn có mối quan hệ cung cấp thông tin cho kế toán tài chính và kế

Page 5: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

5

toán quản trị, cụ thể:

- Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành nhanh cho kế toán quản trị

phục vụ các quyết định quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin này thường

đòi hỏi tính kịp thời, linh hoạt, thích hợp cho các quyết định sản xuất kinh doanh. Đây là

những thông tin thường dùng để kiểm sốt chi phí, đánh giá trách nhiệm của các bộ

phận trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp, định hướng cho sản

xuất và điều chỉnh tình hình sản xuất cho phù hợp với thị trường.

- Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành cho việc tổng hợp, công bố

công khai tình hình tài sản, giá vốn, lợi nhuận cho các đối tác ở bên ngoài doanh nghiệp

thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Nhóm thông tin này đòi hỏi phải tuân thủ các

nguyên tắc và chuẩn mực kế toán theo qui định của pháp luật.

SO SÁNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN QUẢN

TRỊ

Chỉ tiêu so sánh Kế toán tài chính Kế toán chi phí Kế toán quản trị

Đối tượng cung

cấp thông tin

Các cá nhân, tổ chức

bên ngoài doanh

nghiệp

Các đối tượng bên

ngoài và bên trong

doanh nghiệp

Chủ yếu cung cấp

thông tin cho nhà

quản trị bên trong

doanh nghiệp

Đặc điểm của

thông tin

Chủ yếu phản ánh

thông tin trong quá

khứ, tuân thủ các

nguyên tắc kế toán

Phản ánh thông tin

trong quá khứ và

hướng về tương lai

Chủ yếu phản ánh

thông tin hướng về

tương lai

Tính tuân thủ Bắt buộc tuân thủ các

nguyên tắc kế toán,

thông tin cố định ít

linh hoạt, có giá trị

pháp lý

Thông tin vừa cố

định, vừa linh hoạt,

không nhất thiết phải

tuân thủ nguyên tắc

kế toán

Linh hoạt hơn và

không phải tuân

thủ nguyên tắc kế

toán

Phạm vi báo cáo Toàn doanh nghiệp Từng bộ phận sản

xuất, bộ phận phát

sinh chi phí

Các bộ phận trong

doanh nghiệp

Kỳ báo cáo Định kỳ theo quy

định, quy mô và yêu

cầu

Thường xuyên và

định kỳ

Thường xuyên

theo yêu cầu của

nhà quan trị

Lọai báo cáo Báo cáo tài chính Báo cáo chi phí, giá

thành

Báo cáo quản trị

Mục đích Phục vụ cho việc lập

báo cáo tài chính

Phục vụ lập báo cáo

tài chính, vừa phục

Phục vụ cho quản

trị kinh doanh, các

Page 6: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

6

vụ quản trị doanh

nghiệp

quyết định của nhà

quản trị

Về phương diện tổ chức kế toán chi phí, vì vừa cung cấp thông tin cho kế toán

tài chính, vừa cung cấp thông tin cho kế toán quản trị nên trong kế toán chi phí có thể xác

lập hai phạm vi trong một hệ thống chung:

- Tập hợp chi phí, tổng hợp chi phí, tính giá thành, phân tích chênh lệch chi phí

trong kỳ để cung cấp thông tin cho kế toán quản trị.

- Cân đối chi phí, xử lý và điều chỉnh chênh lệch chi phí và giá thành sản

phẩm trong kỳ về chi phí thực tế để cung cấp thông tin cho kế toán tài chính.

Như vậy, thông tin về chi phí giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thông

tin của doanh nghiệp. Sự phát triển về qui mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các

doanh nghiệpđứng trước một tình hình sản xuất kinh doanh mới, một nhu cầu thông tin

mới, và cũng làm tăng tính phức tạp của chi phí, đặt ra nhu cầu thông tin chi phí ngày

càng nhanh chóng, linh hoạt, thích hợp và hữu ích hơn cho các quyết định quản trị. Kế

toán chi phí được hình thành từ thực tiễn này và đáp ứng thông tin cho các nhu cầu trên.

Sự hiểu biết về kế toán chi phí sẽ giúp các kế toán viên và các nhà quản trị doanh nghiệp

xây dựng, hoàn thiện, ứng dụng thích hợp hơn các mô hình kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin cho các quyết

định kinh doanh.

1.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

1.3.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

Khái niệm chi phí

Ở các góc độ khác nhau chi phí lại được định nghĩa theo những cách khác nhau.

Trong kế toán tài chính chi phí được coi như một khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền

với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một mục đích cụ thể trong kinh doanh. Nó

được định lượng bằng một sự giảm sút về giá trị tài sản hoặc sự gia tăng một khoản nợ

phải trả kết quả là làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng không phải do phân

phối vốn cho các chủ sở hữu. Như vậy, chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài

sản, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và thường phải được đảm bảo bởi các chứng

cứ nhất định (chứng từ) chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Trong kế toán quản trị, với mục đích cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích

cho việc ra quyết định của nhà quản lý, chi phí được hiểu theo nhiều hướng, nhiều cách

khác nhau. Theo đó, chi phí có thể là những chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động sản

xuất kinh doanh, có thể là những chi phí ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất

kinh doanh, cũng có thể là một khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương

án kinh doanh … Như vậy trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần đến sự lựa

Page 7: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

7

chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào

chứng cứ.

Trong kế toán chi phí, với mục tiêu cung cấp thông tin chi phí cho cả kế toán tài

chính và kế toán quản trị nên tuỳ thuộc vào mục đích cung cấp thông tin cho lĩnh vực nào

chi phí sẽ được nhận diện, đo lường và hệ thống theo yêu cầu thích hợp. Chi phí có thể

được hiểu là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa

phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc chi phí là thước đo bằng

tiền của một số nguồn lực được sử dụng cho một mục đích nào đó. Nói chung tất cả các

định nghĩa về chi phí đều thống nhất rằng chi phí là thước đo bằng tiền các hao phí về các

nguồn lực về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản

xuất kinh doanh.

Khái niệm giá thành

Quá trình sản xuất quả làm phát sinh chi phí sản xuất. Kết quả sản xuất thu được

sản phẩm hoàn thành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, gọi là thành phẩm. Cần

phải tính giá thành thành phẩm, tức là tính chi phí sản xuất đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.

Giá thành sản xuất là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản

phẩm (công việc, lao vụ, dịch vụ)ï do đơn vị đã sản xuất hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản

xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư , tiền vốn trong quá trình sản xuất,

cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản

xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với những chi phí sản xuất thấp nhất. Giá thành

sản phẩm còn là căn cứ xác định, tính toán hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất trong

đơn vị...

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có cùng bản chất kinh tế, đều là biểu hiện

bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hố mà đơn vị đã bỏ ra phục vụ

cho hoạt động sản xuất sản phẩm nhưng chúng lại khác nhau về lượng. Sự khác nhau của

chi phí sản xuất và giá thành được thể hiện qua công thức sau :

Giá thành

sản phẩm =

Chi phí

sản xuất

dở dang

đầu kỳ

+

Chi phí sản

xuất phát

sinh trong

kỳ

-

Chi phí

sản xuất

dở dang

cuối kỳ

Các

khoản

làm

giảm giá

thành

Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ

đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp tới giá

thành sản phẩm. Do đó quản lí giá thành sản phẩm gắn liền với quản lý chi phí sản

xuất.

1.3.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Page 8: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

8

1.3.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi

phí)

Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung và tính chất ban đầu của chi phí để

chia chi phí thành các yếu tố sau:

Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ: Bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu,

vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, … mà doanh nghiệp sử

dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp nhà quản trị xác định được tổng

giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trên cơ sở đó,

nhà quản trị sẽ hoạch định mức luân chuyển, mức dự trữ nguyên vật liệu để tránh tình

trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu nguyên liệu gây cản trở cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả, các khoản trích

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Tổng chi phí lao động chính là tổng quỹ lương và bảo hiểm xã hội của doanh

nghiệp trong kỳ. Đây chính là cơ sở giúp nhà quản trị xác định được tổng quỹ lương của

doanh nghiệp, hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, là tiền đề điều

chỉnh chính sách lương để đạt được sự cạnh tranh về nguồn lực lao động.

Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí khấu hao giúp nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch giá trị hao

mòn của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh qua đó phản ánh tốc độ hao

mòn tài sản cố định. Điều này giúp nhà quản trị hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư,

đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình kinh doanh.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các dịch

vụ mua từ bên ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê tài sản… phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận biết về các chi phí dịch vụ mua ngoài giúp nhà quản trị xác định được tổng

mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập các quan hệ trao đổi,

cung ứng các dịch vụ phục vụ cho quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí khác đã chi bằng tiền chưa phản

ánh vào các yếu tố trên mà doanh nghiệp đã chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất

kinh doanh trong kỳ.

Chi phí bằng tiền thể hiện các dòng tiền chi tiêu nhỏ tại đơn vị. Vì vậy, nhận biết

yếu tố chi phí này giúp nhà quản trị hoạch định được ngân sách chi tiêu trong đơn vị, hạn

chế ứ đọng tiền mặt, tránh bớt những tổn thất, thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền.

Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí, nó cho biết tỷ trọng,

kết cấu từng yếu tố chi phí sản xuất để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản

Page 9: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

9

xuất; cung cấp số liệu để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết minh báo

cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch

cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau;...

1.3.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Căn cứ vào chức năng của chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, chi phí được phân thành: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến việc chế tạo ra sản

phẩm trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, … sử

dụng trực tiếp để sản xuất hoặc chế tạo ra sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm,

ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, được nhiều bộ

phận khác nhau quản lý nên rất khó kiểm sốt. Các khoản mục thuộc chi phí sản xuất

chung phần lớn đều không thể hạch toán trực tiếp cho từng loại sản phẩm mà phải hạch

toán chung rồi sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.

Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài ba khoản mục chi phí trên còn có thể có

thêm khoản mục chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp

tại công trình. Chi phí này được kế toán tương tự chi phí sản xuất chung.

Chi phí ngoài sản xuất: Là những loại chi phí phát sinh ngoài quá trình sản

xuất, không làm tăng giá trị sản phẩm mà liên quan đến việc quản lý chung hoạt động

của toàn doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí ngoài sản xuất

bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và

chi phí khác.

Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí cần thiết để phục vụ và đẩy

mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Chi phí bán hàng thường bao gồm:

- Chi phí lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng.

- Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ bán hàng.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí điện, nước, điện

thoại, chi phí quảng cáo, hoa hoàng bán hàng, …

- Các chi phí bằng tiền khác như chi phí đóng gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí vận

chuyển hàng đi bán, chi phí tham gia hội chợ, …

Chi phí bán hàng cũng là khoản mục chi phí bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên

Page 10: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

10

việc hạch toán tương đối phức tạp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí liên quan đến việc tổ chức

hành chính và quản lý hoạt đợng sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí vật liệu, dụng cụ dùng trong quản lý tại văn phòng doanh nghiệp.

- Chi phí về lương trả cho cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài (như điện, nước, điện thoại …).

- Chi phí bằng tiền khác như chi phí văn phòng phẩm, tiếp tân, đào tạo nhân

viên, …

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một khoản mục chi phí bao gồm nhiều

yếu tố chi phí và là loại chi phí liên quan chặt chẽ đến quy mô, trình độ tổ chức quản trị

doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động tài chính: là những chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn

ra bên ngoài doanh nghiệp như chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu

tư tài chính, chi phí cho vay hoặc đi vay vốn, chi phí tham gia hoạt động liên doanh,

chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng, lỗ chênh lệch tỷ giá …

Chi phí khác: Là những chi phí (hoặc các khoản lỗ) do các sự kiện hay các

nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra như tiền bị

phạt do vi phạm pháp luật, chi phí thanh lý tài sản cố định, …

Cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động nhằm xác định rõ vai trò, chức

năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh

nghiệp và cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính.

1.3.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ tính kết quả kinh doanh, chi phí

có thể phân thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

Chi phí sản phẩm: bao gồm các chi phí cấu thành nên giá trị các sản phẩm được

sản xuất ra hoặc mua vào để bán ra.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm bao gồm chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với

các doanh nghiệp thương mại thì chi phí sản phẩm chính là giá mua và chi phí mua hàng

hóa.

Chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm

tiêu thụ, còn khi sản phẩm chưa tiêu thụ thì chúng nằm trong giá trị hàng toàn kho.

Chi phí thời kỳ: là tất cả những chi phí phát sinh chỉ có tác dụng trong kỳ hạch

toán, chính vì vậy chúng làm giảm lợi nhuận của đơn vị trong kỳ. Chi phí thời kỳ bao gồm

chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thời kỳ phát sinh ở

Page 11: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

11

kỳ nào tính ngay vào chi phí của kỳ đó, do đó chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận của kỳ mà

chúng phát sinh. Còn chi phí sản phẩm chỉ tính vào chi phí ở kỳ mà sản phẩm được tiêu

thụ. Nếu không tính đúng chi phí sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị trong

nhiều kỳ, vì sản phẩm có thể được sản xuất ra kỳ này nhưng lại tiêu thụ ở kỳ khác.

Cách phân loại này nhằm ghi nhận chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ một cách

hợp lý trên báo cáo kết quả kinh doanh.

1.3.2.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử trong hoạt động

Phân loại chi phí theo cách ứng xử trong hoạt động là cách phân loại dựa vào việc

xem xét sự thay đổi của chi phí như thế nào khi có sự thay đổi mức độ hoạt động kinh

doanh. Mức độ hoạt động kinh doanh có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng

sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, …

Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh được chia ra làm 03

loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

Biến phí

Biến phí (còn gọi là chi phí biến đổi) là những chi phí mà tổng số của nó sẽ thay

đổi tỷ lệ thuận theo sự thay đổi của mức độ hoạt động.

Biến phí có hai đặc điểm:

- Biến phí khi không có hoạt động bằng 0.

- Biến phí đơn vị không đổi khi sản lượng thay đổi.

Trong doanh nghiệp, biến phí thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, hoa hoàng bán hàng,… Những chi phí

này khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tăng thì chúng cũng gia tăng tỷ lệ thuận

và ngược lại.

Như vậy những chi phí là biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ được xem là nguyên

nhân phát sinh ra chi phí đó – thường gọi là hoạt động căn cứ (như sản lượng sản xuất,

sản lượng tiêu thụ, số giờ máy hoạt động,…)

Định phí

Định phí (còn gọi là chi phí cố định), là những chi phí mà xét về tổng số ít thay

đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi

phù hợp của doanh nghiệp.

Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản

phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất. Trong phạm vi này, dù doanh nghiệp

hoạt động mạnh mẽ hay yếu kém, thậm chí có thể tạm thời ngừng hoạt động thì chi

phí này vẫn không thay đổi đáng kể.

Do tổng định phí khôngthay đổi nên khi tính trên một đơn vị thì chi phí này thay

đổi theo tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Nghĩa là khi mức độ hoạt động tăng lên thì

định phí tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại. Thông thường dù doanh

nghiệp hoạt động hay không hoạt động thì vẫn toàn tại định phí.

Page 12: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

12

Trong các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, định phí thường là các chi phí

như chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng, chi phí thuê nhà xưởng, …

Chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bản thân nó bao gồm cả những yếu tố

biến phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện

đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí.

1.3.2.5. Phân loại chi phí căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí và mối

quan hệ với đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến

từng đối tượng chịu chi phí nên có thể hạch toán thẳng cho từng đối tượng. Ví dụ như chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, … khi phát sinh được hạch toán

trực tiếp cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí khi phát sinh có liên quan đến

nhiều loại sản phẩm, công việc khác nhau và không thể hạch toán trực tiếp trực tiếp cho

từng đối tượng được. Những chi phí này sẽ được hạch toán chung sau đó phân bổ cho

từng loại sản phẩm, công việc theo tiêu thức phù hợp.

Việc phân loại chi phí như trên có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế

toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý.

1.3.3. PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.3.3.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm thường chia thành 3 loại :

- Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện

hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện

trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nó là công cụ quản lý định mức của

doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động của

doanh nghiệp, giúp cho việc đánh giá hiệu quả các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh

nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất.

Giá thành kế hoạch là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch

và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác

định trước khi tiến hành sản xuất. Nó là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ

để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất

thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất

trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản

phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp.

1.3.3.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia thành 2 loại :

Page 13: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

13

- Giá thành sản xuất : Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, dịch vụ hoàn thành.

Giá thành sản xuất sử dụng để xác định giá trị thành phẩm nhập kho hoặc giao cho

khách hàng, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp.

- Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 14: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

14

CHƯƠNG 2 -KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ

2.1.1. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ

Mục tiêu

Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường phải xác định được chi phí

thực tế phát sinh tại doanh nghiệp đồng thời phải kiểm sốt được các chi phí đó. Kế toán

chi phí là quá trình tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

Khác với các doanh nghiệp thương mại chỉ mua hàng về rồi bán kiếm lời, các

doanh nghiệp sản xuất phải mua nguyên vật liệu và tiến hành quá trình sản xuất, chế

biến nguyên liệu thành thành phẩm rồi mới bán. Quá trình chế biến nguyên vật liệu thành

các sản phẩm đặt ra yêu cầu doanh nghiệp xác định và kiểm sốt giá thành của sản

phẩm.Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất cần một hệ thống kế toán đặc biệt hơn doanh

nghiệp thương mại gọi là hệ thống kế toán giá thành.

Trong hệ thống kế toán chi phí thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm đóng vai trò rất quan trọng với các mục đích sau:

- Xác định giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán .

- Xác định giá vốn hàng bán ra để tính lãi lỗ trong kỳ, lập báo cáo kết quả kinh

doanh.

- Định giá bán của sản phẩm, dịch vụ, ra các quyết định trong việc chấp nhận

các đơn đặt hàng đặc biệt, …

Thông tin về chi phí là một trong những thông tin quan trọng trong quá trình tổ

chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị.

Đặc điểm

Theo mô hình này việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm căn

cứ vào các chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được trong kỳ và số lượng sản

phẩm thực tế sản xuất ra trong kỳ. Vì vậy giá thành sản phẩm chỉ có thể xác định được

vào thời điểm cuối kỳ, sau khi công việc hoăc sản phẩm đã hoàn thành.

2.1.2. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ

THÀNH, KỲ TÍNH GIÁ THÀNH

2.1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần

được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính

giá thành sản phẩm.

Page 15: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

15

Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ

phận, giai đoạn công nghệ...) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (như sản phẩm, nhóm

sản phẩm, đơn đặt hàng, …).

Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào:

- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất.

- Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của đơn vị

- Đặc điểm sản phẩm và yêu cầu của công tác tính giá thành.

Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tổ chức ghi chép

ban đầu, tổ chức ghi sổ chi tiết và phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp doanh nghiệp

tăng cường được công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí.

2.1.2.2. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do đơn vị sản

xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đúng đối tượng tính giá thành là cơ sở để tổ chức hạch toán chi phí sản

xuất và tổ chức công việc tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để

tính giá thành chính xác.

2.1.2.3. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành: Là thời kì mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính

giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành. Để xác định kì tính giá thành thường

căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kì sản xuất:

- Trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kì sản

xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kì tình giá thành thường là

hàng tháng.

- Trường hợp sản xuất theo đơn chiếc, chu kì sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn

thành khi kết thúc chu kì sản xuất thì kì tính giá thành là thời điểm mà sản phẩm hay đơn

đặt hàng hoàn thành.

Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi

phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để cung cấp thông tin

kịp thời.

2.1.2.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với những chi phí sản

xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng

biệt (thí dụ từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng, …). Kế toán tổ chức ghi chép ban

đầu theo từng đối tượng, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán và ghi trực tiếp

vào các tài khoản chi phí sản xuất chi tiết cho từng đối tượng.

Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với những chi

phí sản xuất khi phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, mà không thể

tách riêng khoản chi phí đó thuộc đối tượng nào. Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí gián

Page 16: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

16

tiếp như sau:

+ Tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp chi phí.

+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để phân bổ cho các

đối tượng có liên quan.

+ Tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo công thức:

Chi phí sản xuất cần phân bổ cho đối tượng i = Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ*

Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng / Tổng tiêu chuẩn phân bổ

Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp trong nó bao gồm nhiều yếu tố chi

phí, mỗi yếu tố chi phí có một mức độ hao phí khác nhau trong quá trình sản

xuất. Vì vậy việc chỉ sử dụng một tiêu thức duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung

cho các loại sản phẩm như quan điểm truyền thống là không chính xác. Để khắc phục

nhược điểm này, nên sử dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên

mức độ hoạt động (khi đó giá thành sản phẩm tính theo phương pháp này được gọi là

phương pháp tính giá thành ABC – Activity Base Costing). Theo phương pháp này, các

yếu tố chi phí sản xuất chung sẽ được nhận diện theo từng loại hoạt động đã gây ra chi

phí, và chính các nguyên nhân gây ra chi phí này sẽ được lựa chọn làm tiêu thức phân bổ

phù hợp với từng loại hoạt động.

Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng áp dụng phương pháp ABC, vì đây là

một công cụ nặng nề và khá toán kém. Phương pháp này chỉ nên được tiến hành ở các

doanh nghiệp sản xuất có chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi

phí sản phẩm.

2.2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.2.1. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG TRƯỜNG HỢP

DOANH NGHIỆP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI

THƯỜNG XUYÊN

2.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khái niệm

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp thường bao gồm chi phí

về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, … được sử dụng trực

tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định như sau:

Chi phí

nguyên vật = liệu thực tế sử

dụng trong kỳ

Trị giá vật liệu

kỳ trước chưa sử + dụng hết chuyển

sang kỳ này

Trị giá vật

liệu xuất dùng - trực tiếp sản

xuất sản phẩm

Trị giá vật liệu xuất

dùng trực tiếp sản

xuất sản phẩm còn

lại cuối kỳ chưa sử

dụng

Page 17: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

17

Những nguyên vật liệu nào khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối

tượng tập hợp chi phí riêng biệt như từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng,… thì kế

toán căn cứ vào Phiếu xuất kho vật liệu để hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.

Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng chịu

chi phí thì kế toán tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ

có thể được sử dụng là: định mức tiêu hao, số lượng hoặc trọng lượng sản phẩm, ,…

Kế toán chi tiết

Căn cứ vào phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,…

kế toán tiến hành tập hợp và lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Căn cứ vào Bảng phân bổ này, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết Chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp.

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

- Phân xưởng:

- Tên sản phẩm, dịch vụ:

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Ghi nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”

Số

hiệu

Ngày,

tháng

Tổng số

Chia ra

VLC

VLP

NL

Cộng số phát sinh

Ghi có TK 621

Kế toán tổng hợp

Kế toán sử dụng: TK 621 – “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” .

Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp sản

xuất sản phẩm. Kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trị giá nguyên vât liệu trực tiếp

sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ.

- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng sản

xuất sản phẩm không hết nhập lại kho

- Phân bổ và kết chuyển chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.

Page 18: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

18

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Hướng dẫn hạch toán

1. Khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK

621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu (Giá xuất kho nguyên vật liệu)

2. Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đưa ngay vào sản xuất, không qua

nhập kho, căn cứ vào giá gốc của NVL kế toán ghi:

Nợ TK 621 (Giá gốc của NVL mua về)

Nợ TK 133(1) (Thuế GTGT được khấu trừ) (Nếu có)

Có TK 111, 112, 141, 331, …

3. Cuối kỳ, nếu có NVL sử dụng không hết thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán phản

ánh:

−Nếu doanh nghiệp nhập NVL không sử dụng hết vào lại kho, căn cứ vào báo cáo vật tư còn

lại cuối kỳ, kế toán ghi

Nợ TK 152 (Giá trị NVL sử dụng không hết ) Có

TK 621 (Chi phí NVL trực tiếp)

−Nếu NVL không sử dụng hết để lại phân xưởng để kỳ sau sử dụng tiếp, căn cứ vào báo cáo

vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi số âm:

Nợ TK 621 (Số âm) Có

TK 152 (Số âm)

4. Cuối kỳ, nếu có phế liệu thu hồi, căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán

phản ánh:

Nợ TK 152 (Giá trị phế liệu thu hồi) Có

TK 621 (Chi phí NVL trực tiếp)

5. Cuối kỳ, kế toán tính toán, phân bổ để kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế cho các

đối tượng chịu chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp

Page 19: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

19

2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả người lao động trực tiếp sản

xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp như: lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo

lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), tiền ăn giữa ca,…

Nguyên tắc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi

phí thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng có liên

quan.

- Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì

phân bổ áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức sau:

+ Đối với tiền lương chính của CNSX thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền lương định

mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, sản lượng

sản xuất.

+ Đối với tiền lương phụ phân bổ theo tiền lương chính.

Kế toán chi tiết

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, BHXH, kế toán lập Bảng phân bổ tiền

lương và bảo hiểm xã hội cho các đối tượng sử dụng. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền

lương, BHXH kế toán vào Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

- Phân xưởng:

- Tên sản phẩm, dịch vụ:

Ngà y

thán g

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Ghi nợ TK 622 “Chi phí NC trực tiếp”

Số

hiệ u

Ngày,

tháng

Tổn g

số

Chia ra

Lương

chính

Lương

phụ

BHXH

Cộng số phát sinh

Ghi có TK 622

Page 20: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

20

Kế toán tổng hợp

Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”, để

phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất.

TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí nhân công trực

tiếp phát sinh trong kỳ.

- Phân bổ và kết chuyểnchi phí

nhân công trực tiếp để tính giá

thành.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Phương pháp hạch toán

1. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, tính tiền lương bao gồm:

lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản

phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ để tập hợp và phân bổ cho từng đối

tượng chịu chi phí có liên quan và ghi:

Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)

Có TK 334

2. Tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực

hiện lao vụ:

Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)

Có TK 334

3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền

lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào chi phí

Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

4. Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của

CNSX, căn cứ vào mức trích trước kế toán ghi:

Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)

Có TK 335

5. Cuối kỳ, kế toán tính toán, phân bổ để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

thực tế cho các đối tượng chịu chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Page 21: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

21

2.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Khái niệm chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất

sản phẩm tại phân xưởng mà khôngphải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí

nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến việc tổ chức quản lý

sản xuất và phục vụ sản xuất ở các bộ phận hoặc ở phân xưởng sản xuất.

Phân loại chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí, chi phí sản xuất chung được chia thành:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,

các khoản trích theo lương,… của nhân viên quản lý phân xưởng và công nhân

phục vụ sản xuất như quản đốc, thợ điện, thợ máy, …

- Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho cả phân xưởng

như xăng dầu chạy máy, vật liệu phụ,…

- Chi phí dụng cụ sản xuất: dụng cụ sản xuất, dụng cụ bảo hộ lao động…

- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng và

các TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất phục vụ cho việc trực tiếp chế tạo ra sản

phẩm.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa

TSCĐ,… tại phân xưởng sản xuất.

Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí khác ngoài các chi phí kể trên như chi phí

giao dịch, tiếp khách,… phát sinh tại phân xưởng sản xuất.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản phẩm, chi phí sản xuất chung

được chia thành:

- Chi phí sản xuất chung biến đổi: là những chi phí sản xuất chung thường thay đổi

trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất chung thường không thay

đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.

Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng, bộ

phận sản xuất . Cuối kỳ chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng nào sẽ được

phân bổ cho các loại sản phẩm mà phân xưởng đó sản xuất ra.

- Nguyên tắc phân bổ chi phí sản xuất chung:

+ Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi: Chi phí sản xuất chung biến đổi được

phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi có thể là: Theo định mức tiêu hao

nguyên vật liệu, theo hệ số sản phẩm, theo số lượng sản phẩm sản xuất, theo tiền

lương công nhân sản xuất, theo số giờ máy hoạt động,

Page 22: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

22

+ Đối với chi phí sản xuất chung cố định: Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ

cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.

Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều

kiện bình thường.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường

thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí

thực tế phát sinh.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường

thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức

công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận

vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào các chứng từ, bảng tổng hợp, bảng phân bổ, kế toán chi phí sản xuất

chung sẽ vào sổ theo dõi Chi phí sản xuất chung:

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

- Phân xưởng:

Ngày

Chứng từ

Diễn giải

TK

Ghi Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

tháng

ghi sổ

Số

hiệu

Ngày

tháng

đối

ứng

Tổng

số

Chia ra:

CP nhân

viên

CP vật

liệu

CP dụng

cụ

CP KH

TSCĐ

Cộng SPS

Phân bổ cho

các đối tượng

+ SP A

+ SP B

Kế toán tổng hợp

Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp và

phân bổ các chi phí sản xuất chung.

TK 627– Chi phí sản xuất chung

- Tập hợp chi phí sản xuất

chung phát sinh trong kỳ.

- Phân bổ và kết chuyểnchi phí

sản xuất chung để tính giá thành.

Page 23: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

26

Tài khoản này thường mở chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ

đội sản xuất) và có các tài khoản cấp hai: TK

6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 6272 –

Chi phí vật liệu,

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất, TK

6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ, TK 6277 –

Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6278 – Chi

phí khác bằng tiền.

Phương pháp hạch toán

1. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, tính tiền

lương và các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng hoặc đội sản xuất, kế toán

ghi:

Nợ TK 627(1)

Có TK 334

2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí:

Nợ TK 627(1)

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)

3. Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu phục vụ cho sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK

627(2)

Có TK 152

4. Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ phục vụ cho sản xuất, kế toán phản ánh

- Nếu CCDC loại phân bổ một lần, kế toán ghi:

Nợ TK 627(3)

Có TK 153

- Nếu xuất CCDC loại phân bổ nhiều lần, kế toán ghi:

Nợ TK 142,242

Có TK 153

Sau đó tiến hành phân bổ giá trị CCDC lần đầu vào chi phí sản xuất:

Nợ TK 627(3)

Có TK 242 (Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí sản xuất)

5. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất, kế toán

Page 24: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

27

ghi:

Nợ TK 627(4)

Có TK 214 (2141, 2142, 2143)

6. Căn cứ vào hóa đơn của các loại dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa

chữa thuê ngoài,… kế toán phản ánh:

Nếu chi phí phát sinh ít, kế toán ghi:

Nợ TK 627(7)

Nợ TK 133(1) (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331

- Nếu chi phí phát sinh lớn, phải trích trước hoặc sử dụng cho nhiều kỳ phải phân bổ

dần, kế toán ghi:

Nợ TK 627(7)

Có TK 242 (Phân bổ dần chi phí)

Có TK 335 (Trích trước chi phí)

7. Căn cứ vào các chứng từ khác liên quan đến chi phí sản xuất chung như:

phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán ghi:

Nợ TK 627(8)

Có TK 111, 112, 141

8. Khi phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, căn cư vào chi phí thực

tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 138(8) Có TK 111,

112

9. Cuối kỳ, kế toán tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung và kết

chuyển vào tài khoản 154 để tính giá thành kế toán ghi:

Nợ TK 154

Có TK 627

10. Đối với khoản chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá

thành (do sản xuất không đạt mức công suất bình thường), kế toán ghi:

Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)

Có TK 627

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

2.2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Trong kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trên các tài khoản

621, TK 622, TK 627. Cuối kỳ kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở

Page 25: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

28

dang” để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

SDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung.

- Các khoản giảm giá thành

- Giá thành sản phẩm hoàn

thàn

Page 26: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

29

SDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành.

Trình tự hạch toán

Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154 (Chi phí SXKD dở dang)

Có TK 621, 622, 627 (Chi tiết cho từng đối tượng)

- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán ghi: Nợ

TK 152 (Giá trị phế liệu thu hồi)

Có TK 154

- Trường hợp phát sinh một số khoản bắt bồi thường từ sản xuất, căn cứ vào

giá trị bắt bồi thường kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 138(1), 334,…

Có TK 154

- Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành, tùy theo từng trường hợp cụ thể kế

toán phản ánh:

+ Nếu sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 155 (Giá thành sản phẩm)

Có TK 154

+ Nếu sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà chuyển giao thẳng cho

người mua, kế toán ghi:

Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)

Có TK 154 (Giá thành sản xuất)

+ Nếu sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà gửi đi bán, kế toán ghi: Nợ

TK 157

Có TK 154 (Giá thành sản xuất)

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Page 27: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

30

TK 152, 153,...

TK 621

TK 154

TK 111,112,152

xxx

Tập hợp chi phí NVL trực tiếp xxx 138,334,...

TK 334, 338

K/c chi phí NVL trực tiếp

TK 622

Các khoản giảm giá

thành SP

TK 632

Tiêu thụ thẳng không

Tập hợp chi phí NC trực tiếpK/c chi phí NC trực tiếp qua kho

TK 157

TK 111, 112, 331

TK 627

Hàng gửi đi bán không

qua kho

TK 214

Tập hợp chi phí SX chung

K/c chi phí SX chung kho thành phẩm

TK 155

xxx

TK 242, 335,...

xxx

Căn cứ số liệu trên các Sổ chi tiết chi phí sản xuất của các TK 621, 622, 627

cho từng đối tượng hạch toán chi phí, Biên bản đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế

toán sẽ tiến hành tổng hợp vào Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh hoặc lập Phiếu

tính giá thành (Bảng tính giá thành) cho từng đối tượng tính giá thành theo mẫu sau:

SỔ CHI TIẾT CPSXKD

- Tài khoản:

- Phân xưởng:

- Tên sản phẩm, dịch vụ:

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứn

g

Ghi Nợ TK 154 (hoặc 631)

Số

hiệu

Ngày

tháng

Tổn

g số

Chia ra NVL

TT NC

TT CPSX

chung

- Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh - Ghi Có TK ….

- Số dư cuối kỳ

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH

- Tên sản phẩm:

- Số lượng:

Khoản mục chi phí

CPSX dở

dang đầu

kỳ

CPSX

phát sinh

trong kỳ

CPSX dở

dang cuối

kỳ

Giá trị

phế liệu

thu hồi

Giá thành sản

phẩm

Tổng

giá

thành

Giá

thành

đơn vị

1- CP NVL trực tiếp 2- CP NC trực tiếp

Page 28: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

31

3- CP SX chung

Tổng cộng

2.2.1.5. Kế toán chi phí thiệt hại trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất do một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, doanh

nghiệp có thể gặp một số khoản thiệt hại như sản xuất ra sản phẩm hỏng, thiệt hại do

ngừng sản xuất, …

a.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất

Khái niệm

Sản phẩmhỏng trong quá trình sản xuất là những sản phẩm không đúng quy cách, phẩm

chất, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, không thể sử dụng theo công dụng

đã định trước.

Phân loại

Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng có thể được chia làm 2 loại:

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng

nhưng có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng

không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có

lợi về mặt kinh tế.

Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả 2 loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành

sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.

- Sản phẩm hỏng trong định mức: là những sản phẩm mà DN dự kiến sẽ xảy

ra trong quá trình sản xuất. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh

khỏi trong quá trình sản xuất nên thiệt hại sản phẩm hỏng được coi là chi phí sản xuất

chính phẩm. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm

hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng trừ đi giá trị phế

liệu thu hồi (nếu có).

- Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của

nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hỏa hoạn, … Thiệt hại sản

phẩm hỏng trên định mức không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường

được xem là khoản phí tổn thời kỳ làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.Đối với giá trị thiệt

hại của sản phẩm hỏng trên định mức, phải xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng

để có biện pháp xử lý. Tuỳ theo quy định của doanh nghiệp, người làm ra sản phẩm

hỏng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khoản thiệt hại thực tế còn lại sau khi trừ

đi tiền bồi thường vật chất của người chịu trách nhiệm và phế liệu thu hồi được tính vào

chi phí.

b.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được

Page 29: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

32

Thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được là chính là chi phí sản xuất ra sản

phẩm hỏng trừ đi phế liệu thu hồi và các khoản bắt bồi thường (nếu có).

Kế toán thường ước tính giá trị sản phẩm hỏng theo hai cách:

- Nếu giá trị sản phẩm hỏng nhỏ, phát sinh không thường xuyên và không ảnh

hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành thì có thể ước tính giá trị sản phẩm hỏng dựa vào

giá bán sản phẩm hỏng.

- Nếu giá trị sản phẩm hỏng lớn, phát sinh thường xuyên và ảnh hưởng

trọng yếu đến thông tin giá thành thì có thể ước tính giá trị sản phẩm hỏng theo nguyên

tắc giá vốn.

Căn cứ vào quyết định xử lý sản phẩm hỏng không sửa chữa được, kế toán ghi: Nợ TK

152, 153 (Giá trị phế liệu thu hồi)

Nợ TK 111, 112, 334, 1381 (Giá trị thiệt hại bắt bồi thường)

Nợ TK 811, 632 (Thiệt hại tính vào chi phí – đối với sản phẩm hỏng trên định mức)

Có TK 154 (Giá thành sản phẩm hỏng)

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN SẢN PHẨM HỎNG KHÔNG SỬA CHỮA ĐƯỢC

TK 154 (SX)

Giá thành sản phẩm hỏng

không sửa chữa được

TK 152, 153

Giá trị phế

liệu thu hồi

TK 111, 112, 138

Giá trị thiệt hại

bắt bồi thường

TK 811, 632

Giá trị thiệt hại

tính vào chi phí

c.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được

Thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được chính là chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng

đó.

Khi phát hiện sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, bộ phận sản xuất lập “Giấy báo

sản phẩm hỏng” để xác định số lượng, nguyên nhân, tình trạng hư hỏng, người chịu trách

nhiệm làm căn cứ cho việc đề ra các biện pháp sửa chữa và giải quyết khoản thiệt hại

thực tế.

Page 30: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

33

Kế toán theo dõi riêng sản phẩm hỏng và chi phí sửa chữa, từ đó tính ra giá thành sản

phẩm hỏng.

- Căn cứ vào các chứng từ có liên quan về các chi phí sửa chữa sản phẩm

hỏng có thể sửa chữa được, kế toán ghi:

Nợ TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sửa chữa sản phẩm hỏng)

Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp sửa chữa sản phẩm hỏng)

Nợ TK 627 (Chi phí sản xuất chung sửa chữa sản phẩm hỏng)

Có TK liên quan

- Khi quá trình sửa chữa sản phẩm hỏng hoàn thành, kế toán tập hợp chi phí

xác định giá thành sản phẩm hỏng đã sửa chữa hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ TK 154 (Chi tiết sản phẩm hỏng)

Có TK 621, 622, 627

Khi nhập kho thành phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 155

Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm hỏng)

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN SP HỎNG SỬA CHỮA ĐƯỢC

TK 152, 153,... TK 621 - SP hỏng

Chi phí NVL sửa chữa

SP hỏng

TK 154 - SP hỏng TK 138, 111, 112,.

Quyết định bắt

bồi thường

TK 334, 338 TK 622 - SP hỏng TK 811, 632

Chi phí nhân công sửa

chữa SP hòng

TK 111, 112, 214,

K/c chi phí

sửa chữa SP

Thiệt hại tính

vào chi phí

TK 155 (632)

331, 242, 335,... TK 627 - SP hỏng Nhập kho SP

Chi phí phục vụ cho việc sửa

chữa SP hòng

SC hoàn thành

d. Kế toán các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất

Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể có một khoảng thời gian doanh

nghiệp buộc phải ngừng hoạt động (thí dụ do thiên tai, hỏa hoạn, thiếu nguyên vật liệu,

sửa chữa tài sản cố định theo định kỳ, máy móc thiết bị gặp sự cố,…).

Page 31: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

34

Trong thời gian ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải chi ra một số chi phí như: tiền

lương trả cho công nhân viên, chi phí quản lý, chi phí khấu hao,… Những khoản chi

phí chi ra trong khoảng thời gian này chính là thiệt hại do ngừng sản xuất.

Tùy theo từng trường hợp ngừng sản xuất mà kế toán có những cách thức giải quyết

khác nhau:

- Đối với những trường hợp phải ngừng sản xuất vì những nguyên nhân biết

trước như: thiếu nguyên vật liệu do thời vụ, sửa chữa tài sản cố định định kỳ,… thì kế

toán phải lập kế hoạch để trính trước những khoản thiệt hại này vào chi phí theo kế

hoạch nhằm ổn định giá thành.

- Đối với những trường hợp phải ngừng sản xuất vì những nguyên nhân

không thể biết trước như: thiên tai, máy móc thiết bị hỏng đột xuất,… thì khoản thiệt

hại sau khi đã trừ đi phần bồi thường của vật chất (nếu có) sẽ được phân bổ dần vào chi

phí để ổn định giá thành.

Phương pháp kế toán

- Căn cứ vào kế hoạch trích trước các khoản chi phí dự tính phải chi trong thời

gian ngừng sản xuất theo kế hoạch, kế toán ghi:

Nợ TK 622, 627, 641, 642

Có TK 335

- Các chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112, 331, 338, 152, 153,…

- Kế toán quyết toán giữa số trích trước với số thực chi:

+ Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí trích trước, kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 622, 627, 641, 642

+ Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước, kế toán trích

thêm:

Nợ TK 622, 627, 641, 642

Có TK 335

- Trường hợp ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, thì căn cứ vào chi phí thực tế

phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK , 242

Có TK 111, 112, 152, 153,… Có TK 334,

338

Page 32: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

35

Khi có quyết định xử lý của thủ trưởng đơn vị, căn cứ vào quyết định xử lý kế toán ghi:

Nợ TK 138, 334, 111, 112 (Bắt bồi thường)

Nợ TK 811 (Phản ánh vào chi phí)

Có TK 242

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THIỆT HẠI NGỪNG SẢN XUẤT

TK 111, 112, 331 TK 335 TK 622, 627, 641, 642

CP thực tế PS trong

thời gian ngừng SX

Trích trước CP ngừng SX

theo kế hoạch

TK 334, 338

TK , 242 TK 138, 334, 111, 112

Phần bắt bồi thường

TK 152, 153 (611) CP thực tế PS trong

thời gian ngừng SX

Phần giá trị thiệt hại

được hạch toán vào CP

TK 811

2.2.2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP

KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm. Nội dung và kết cấu của TK 631 như sau:

TK 631 “Giá thành sản xuất”

Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang

đầu kỳ.

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi

phí sản xuất chung.

- Kết chuyển chi phí sản xuất dở

dang cuối kỳ.

- Các khoản giảm giá thành

- Gía thành sản phẩm hoàn thành

TK 631 được mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành.

Ngoài ra, do TK 631 không có số dư cuối kỳ nên kế toán sử dụng TK 154 để phản

ánh giá trị sản phẩm dở dang ở đầu kỳ và cuối kỳ.

TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Page 33: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

36

SD: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

- Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang

đầu kỳ

- Kết chuyển chi phí sản xuất dở

dang cuối kỳ

SD: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trình tự hạch toán

- Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ vào bên nợ

TK 631 theo từng đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 631

Có TK 154 (Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ)

- Khi phát sinh các khoản thu hồi phế liệu hoặc bồi thường vật chất, căn cứ vào giá trị thực

tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 611, 111, 112, 138, 334

Có TK 631

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 631

Có TK 621, 622, 627

- Cuối kỳ, kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang, kế toán ghi: Nợ TK 154

Có TK 631 (Theo từng đối tượng)

- Giá thành sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành nhập kho hoặc cung cấp cho

khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 632

Có TK 631 (Giá thành sản phẩm hoàn thành)

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Page 34: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

37

TK 154 TK 631 - Giá thành sản xuất TK 154

TK 621

TK 622

Kết chuyển chi phí SX

dở dang đầu kỳ

Kết chuyển chiphí SX

NVL trực tiếp

Kết chuyển chi phí SX

dở dang cuối kỳ

Phế liệu thu hồi của sản

phẩm hỏng

TK 611

TK 138

TK 627

Kết chuyển chiphí SX

nhân công trực tiếp

Kết chuyển chiphí

sản xuất chung

X

Tiền bồi thường phải thu về

sản phẩm hỏng

TK 632

Gía thành SX của SP hoàn

thành trong kỳ

2.3. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ

2.3.1. KHÁI NIỆM

Sản phẩmdở dang là những sản phẩm chưa trải qua tất cả các giai đoạn chế biến của

quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc đã trải qua các giai đoạn sản xuất nhưng

chưa qua khâu kiểm tra chất lượng, chưa làm thủ tục nhập kho.

Để tính được giá thành cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành, kế toán phải tiến hành

đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định

phần chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.

2.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm sản xuất mà

doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau đây:

2.3.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp còn các chi phí chế biến khác (chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản

xuất chung) tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau:

Giá trị sản phẩm dở

dang cuối kỳ

Giá trị sản phẩm

= dở dang đầu kỳ

Số lượng sản phẩm

hoàn thành

+ Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp phát sinh

trong kỳ

+ Số lượng sản phẩm dở

dang cuối kỳ

X Số lượng

sản phẩm dở

dang cuối kỳ

Page 35: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

38

trong kỳ

Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít.

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí sản xuất cho sản phẩm dở

dang chỉ tính phần nguyên vật liệu trực tiếp.

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm đang

chế tạo giữa các chu kỳ sản xuất tương đối ổn định.

* Chú ý: Ở những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp có tỷ trọng

lớn trong tổng chi phí thì khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giá trị sản phẩm dở

dang có thể chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

2.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm cả chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Các chi phí sản xuất có trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán và xác định theo

công thức sau:

- Đối với những chi phí bỏ vào sản xuất một lần ngay từ đầu trong quá trình

sản xuất ( như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

theo công thức:

Chi phí nguyên

vật liệu trực

tiếp có trong

sản phẩm dở

dang cuối kỳ

Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp có trong sản

phẩm dở dang đầu kỳ =

Số lượng sản phẩm hoàn

thành trong kỳ

+ Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp phát sinh

trong kỳ X

+ Số lượng sản phẩm dở

dang cuối kỳ

Số lượng

sản phẩm

dở dang

cuối kỳ

- Đối với những chi phí chế biến bỏ dần vào sản xuất ( như chi phí nhân

công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang

cuối kỳ theo công thức:

Chi phí chế

biến có trong

sản phẩm dở

dang cuối kỳ

Chi phí chế biến có trong

= sản phẩm dở dang đầu kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn

thành trong kỳ

+ Chi phí chế biến phát

sinh trong kỳ

+ Số lượng sản phẩm

hoàn thành tương

đương

Số lượng sản

X phẩm hoàn thành tương

đương

Page 36: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

39

Trong đó:

Số lượng SP hoàn

thành tương đương =

Số lượng SP dở

dang cuối kỳ X Mức độ hoàn

thành (%)

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất những sản

phẩm mà tỷ trọng các loại chi phí sản xuất tương đối đồng đều trong tổng chi phí, khối

lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều.

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác hợp lý cao hơn, vì chi phí cho sản

phẩm làm dở cuối kỳ được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí.

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê sản phẩm dở

dang cần phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước

công nghệ.

2.3.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí kế hoạch

Theo phương pháp này cách đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tương tự như các

phương pháp đã nêu ở trên. Tuy nhiên chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo

chi phí kế hoạch như sau:

Chi phí sản

xuất dở dang = cuối kỳ

Tổng số lượng

sản phẩm dở X dang cuối kỳ

Mức độ hoàn

thành của X sản phẩm dở

dang

Chi phí sản xuất

một sản phẩm theo

kế hoạch

Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản. Tuy nhiên mức độ chính

xác của việc đánh giá phụ thuộc vào tính chính xác của hệ thống chi phí kế hoạch.

2.4. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và

các tài liệu có liên quan để tính toán giá thành sản xuất sản phẩm đã hoàn thành theo

đối tượng và khoản mục giá thành.

Tuỳ theo đặc điểm tổ chức, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý

sản xuất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.

2.4.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN

Phương pháp này được áp dụng cho những DN có quy trình sản xuất giản đơn khép kín,

tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Đối

Page 37: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

40

tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành phù

hợp với kỳ báo cáo. Theo đó, giá thành được xác định trực tiếp căn cứ vào chi phí sản

xuất đã tập hợp được và tính theo công thức sau:

Giá thành SP

hoàn thành

trong kỳ

CPSX dở

= dang đầu

kỳ

CPSX

+ phát sinh

trong kỳ

CPSX dở

- dang cuối

kỳ

Z đơn vị SP = Giá thành SP hoàn thành trong kỳ

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

2.4.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH LOẠI TRỪ CHI PHÍ

Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp:

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đồng thời với việc chế tạo

sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.

Trong cùng một quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ chất lượng

quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này

không được tính cho sản phẩm hoàn thành.

Trong các trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản

xuất, đối tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành.

Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành, phải lấy tổng chi phí sản xuất

đã tập hợp được loại trừ chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng không

được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành.

Giá thành sản phẩm được tính theo công thức:

Tổng giá

thành sản

phẩm

Chi phí sản

= xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản

+ xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản

- xuất dở dang cuối kỳ

Chi phí cần loại

- trừ ra khỏi giá thành sản phẩm

Z đơn vị SP chính = Giá thành SP chính hoàn thành trong kỳ

Số lượng SP chính hoàn thành trong kỳ

Để đơn giản cho việc tính toán chi phí loại trừ thường được ước tính như sau:

- Đối với sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy

giá bán của sản phẩm phụ trừ (-) lợi nhuận định mức.

- Đối với sản phẩm hỏng có thể tính theo giá thành thực tế như đối với sản

phẩm hoàn thành hoặc theo giá bán ước tính.

Page 38: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

41

=

2.4.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH HỆ SỐ

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy

trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được nhiều

sản phẩm khác nhau và tất cả đều là sản phẩm chính như: Công nghiệp sản xuất hóa

chất, công nghiệp hóa dầu, nuôi ong,…

Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là quy trình công nghệ sản xuất,

đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.

Để tính giá thành của các đối tượng tính giá thành, người ta xác định hệ số tính

giá thành của từng loại sản phẩm để phân bổ chi phí cho các loại sản phẩm. Hệ số tính

giá thành thường được xác định căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hoặc công thức

cấu tạo của sản phẩm. Doanh nghiệp chọn một loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu làm

sản phẩm chuẩn có hệ số bằng 1.

Trình tự tính toán giá thành theo phương pháp này như sau:

Bước 1: Tính quy đổi sản lượng thực tế của các sản phẩm ra sản lượng tiêu

chuẩn:

Tổng sản phẩm

chuẩn

n

∑ i =1

Số lượng sản phẩm

sản phẩm i

x Hệ số tính giá thành

sản phẩm i

Trong đó : n là số lượng các loại sản phẩm

Bước 2: Tính tổng giá thành của tất cả các sản phẩm:

Tổng giá thành

của tất cả các = loại sản phẩm

Chi phí sản

xuất dở + dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất

phát sinh trong -

kỳ

Chi phí sản

xuất dở dang

cuối kỳ

Bước 3: Tính giá thành đơn vị của SP chuẩn

Gía thành đơn vị =

sản phẩm chuẩn

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng sản phẩm chuẩn

Bước 4: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

Tổng giá thành

sản phẩm i

= Giá thành đơn vị

sản phẩm chuẩn

x Số lượng sản phẩm i quy về

sản phẩm chuẩn

- Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm:

Gía thành đơn vị =

sản phẩm i

Tổng giá thành sản phẩm i Số lượng sản phẩm i hoàn thành

Page 39: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

42

2.4.4. TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ

sản xuất, kết quả sản xuất thu được những nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng

loại phâm cấp, quy cách khác nhau như: nhà máy sản xuất ống nước, các doanh nghiệp

thuộc ngành dệt may,…

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm

sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm

đó.

Để tính giá thành cho các quy cách trong nhóm, kế toán xác định Tỷ lệ tính giá thành để

phân bổ chi phí của nhóm cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tỷ lệ tính giá thành

thông thường được căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức và có thể

xác định theo một tỷ lệ chung hoặc theo tỷ lệ của từng khoản mục.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ tính giá

thành

= Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm

Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của nhóm sản

phẩm

Giá thành thực tế

đơn vị sản phẩm i

= Giá thành kế hoạch (định

mức) đơn vị sản phẩm i

x Tỷ lệ tính giá

thành

Tổng giá thành

thực tế sản phẩm i

= Giá thành thực tế

đơn vị sản phẩm i

x Số lượng sản phẩm

i hoàn thành

2.4.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn

chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí và đối

tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là khi đơn đặt hàng hoàn

thành.

Phương pháp tập hợp chi phí như sau:

- Đối với các chi phí trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp căn cứ

vào chứng từ gốc để tập hợp theo các đơn đặt hàng phù hợp.

- Đối với chi phí sản xuất chung: Tập hợp theo từng phân xưởng và phân bổ theo tiêu thức

thích hợp.

Page 40: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

43

Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan.

Nếu DN đã hoàn thành đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí trên Phiếu tính giá thành là tổng

giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì các chi

phí trên Bảng tính giá thành là chi phí của sản phẩm dở dang.

2.4.6. PHƯƠNG PHÁP TỔNG CỘNG CHI PHÍ

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá

trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành

là bán thành phẩm của các giai đoạn công nghệ và giá thành sản phẩm hoàn thành ở

giai đoạn cuối là tổng chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn công nghệ.

Nếu gọi chi phí sản xuất phát sinh ở các giai đoạn công nghệ là C1, C2, … , Cn, thì tổng

giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối được tính theo công thức:

Z = D đk + C1 + C2 + …. + Cn - Dck z =

Z/Qtp

2.4.7. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH LIÊN HỢP

Là phương pháp kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp

phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí,

2.4.8. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH THEO ĐỊNH MỨC

Aùp dụng đối vơi những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn

chỉnh.

Tổng giá

thành thực tế =

Tổng giá thành +

định mức -

Chênh lệch do thay +

đổi định mức -

Chênh lệch do

thốt ly định mức

2.4.9. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH THEO QUY TRÌNH SẢN

XUẤT

2.4.9.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đối với các doanh

nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, chế biến kiểu liên tục, quá trình sản xuất

sản phẩm qua nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi

bước chế biến ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn này

là đối tượng chế biến của giai đoạn kế tiếp, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành

có thể là bán thành phẩm ở các giai đoạn và thành phẩm hoàn thành

Page 41: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

44

ở giai đoạn cuối. Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Kế toán sử

dụng phương pháp tổng cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành.

Tùy vào đối tượng tính giá thành do doanh nghiệp lựa chọn kế toán có thể sử dụng các

phương án kết chuyển chi phí và tính giá thành như sau:

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn công nghệ. đối tượng tính giá thành

là bán thành phẩm ở các giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối.

Theo phương án này căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai

đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm giai

đoạn trước và chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính được giá

thành thành phẩm ở giai đoạn cuối.

Để tính được giá thành của thành phẩm và các bán thành phẩm cần phải áp dụng

phương án kết chuyển chi phí tuần tự như sau:

SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ TUẦN TỰ ĐỂ TÍNH GIÁ THÀNH

GIAI ĐOẠN 1

GIAI ĐOẠN 2

GIAI ĐOẠN n

Chi phí nguyên vật liệu chính

bỏ vào một lần ngay từ đầu

+ CPSX khác phát sinh trong

giai đoạn 1

Giá thành BTP ở giai đoạn 1

chuyển sang

+ CPSX khác phát sinh trong

giai đoạn 2

Giá thành BTP ở giai đoạn

n-1 chuyển sang

+ CPSX khác phát sinh trong

giai đoạn 2

Giá thành BTP ở giai đoạn 1 Giá thành BTP ở giai đoạn 2 Giá thành sản phẩm

Theo sơ đồ trên, trình tự tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn

và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng sẽ được thể hiện qua trình tự hạch

toán sau:

Trình tự hạch toán như sau:

- Giai đoạn SX 1: Căn cứ vào chi phí sản xuất ở giai đoạn 1 để tính giá

thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm ở giai đoạn 1.

Công thức tính: Z1 = D đk1 + C1 – D ck1

Và z1 = Z1 / Q1

Trong đó: Z1: Tổng giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn 1

z1: Giá thành đơn vị của bán thành phẩm ở giai đoạn 1

C1: Tổng chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1

Page 42: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

45

D đk1, Dck1: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của giai đoạn

1

Q1: Số lượng bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1

Cách hạch toán bán thành phẩm ở giai đoạn 1

+ Nếu nhập kho bán thành phẩm

Nợ TK 155 (Chi tiết bán thành phẩm 1) Có TK 154 (Chi

tiết giai đoạn 1)

+ Nếu chuyển thẳng bán thành phẩm từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để tiếp tục chế biến:

Nợ TK 154 (Chi tiết giai đoạn 2)

Có TK 154 (Chi tiết giai đoạn 1)

- Giai đoạn 2: Căn cứ vào giá thành của bán thành phẩm từ giai đoạn 1 chuyển sang

và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tổng giá thành và

giá thành đơn vị ở giai đoạn 2.

Công thức tính: Z2 = D đk2 + Z1 + C2 – D ck2

Và z2 = Z2 / Q2

- Giai đoạn n: Cứ tiếp tục làm như vậy đến giai đoạn n, ta tính được giá thành thành

phẩm theo công thức:

Công thức tính: Ztp = D đkn + Zn-1 + Cn – D ckn

Và zn = Zn / Qn

Thành phẩm hoàn thành kế toán sẽ ghi sổ theo giá thực tế

Nợ TK 155 – Thành phẩm (Nếu nhập kho TP) Nợ TK 632,

157

Có TK 154 (Chi tiết giai đoạn n)

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Tính được hiệu quả công việc ở từng giai đoạn sản xuất.

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian.

Phương pháp này được áp dụng ở những DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp

kiểu liên tục mà bán thành phẩm cũng là hàng hóa như các loại sợi, vải mộc trong

công nghiệp dệt, các bán thành phẩm gang, thép trong công nghiệp luyện kim đen.

Page 43: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

46

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính bán thành phẩm

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của quy trình công nghệ nên đối tượng tính

giá thành liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán sử dụng phương pháp

tổng cộng chi phí để tính giá thành thành phẩm.

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng giai đoạn công nghệ để

tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm, sau đó cộng

tất cả chi phí sản xuất của các giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm để tính ra giá

thành của thành phẩm. Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song

song.

SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CHI PHÍ SONG SONG

GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN n

CPSX phát sinh ở

giai đoạn 1

CPSX phát sinh ở

giai đoạn 2

CPSX phát sinh ở

giai đoạn n

CPSX giai đoạn 1

trong thành phẩm

CPSX giai đoạn 2

trong thành phẩm

CPSX giai đoạn n

trong thành phẩm

Kết chuyển song song từng khoản mục

THÀNH PHẨM

Chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục

chi phí được tính như sau:

- Đối với chi phí NVL trực tiếp:

CPSX của GĐ i trong =

CPSX dở dang + đầu kỳ GĐ i

CP trong kỳ ở GĐ i

X Số lượng SP hoàn

thành phẩm Số lượng SP hoàn

thành trong kỳ

+ Số lượng SP dở dang của tất cả các GĐ SX

thành trong kỳ

- Đối với các chi phí chế biến khác:

+ Trường hợp doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL trực tiếp:

Page 44: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

47

CPSX của GĐ i trong =

CPSX dở dang + đầu kỳ GĐ i

CP trong kỳ ở GĐ i

X Số lượng SP hoàn

thành phẩm Số lượng SP hoàn

thành trong kỳ

+ Số lượng SP dở dang của các GĐ sau GĐ i

thành trong kỳ

Trường hợp DN đánh giá SPDD theo ước lượng SP hoàn thành tương

đương:

CPSX của

GĐ i trong =

CPSX dở dang

đầu kỳ GĐ i

+ CP trong kỳ ở GĐ i Số lượng

X SP hoàn thành

phẩm Số lượng SP

hoàn thành +

trong kỳ

Số lượng SP dở dang

cuối kỳ của GĐ i quy +

đổi SP hoàn thành

Số lượng SP dở

dang của các

GĐ sau GĐ i

thành

trong kỳ

Sau đó, kế toán cộng tất cả các khoản mục của các giai đoạn này lại để

được giá thành sản phẩm.

2.4.9.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở các doanh nghiệp

có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song

Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau.

Mỗi chi tiết, bộ phận được sản xuất ở các phân xưởng hoặc tổ sản xuất khác nhau, sau

đó lắp ráp theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm (thí dụ sản xuất xe đạp, xe máy, ti

vi, …).

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng hoặc công đoạn sản xuất, còn

đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm hoàn thành.

Kế toán sử dụng phương pháp liên hợp để tính giá thành: phương pháp trực tiếp được sử

dụng khi tính giá thành các chi tiết sản phẩm; phương pháp tổng cộng chi phí được sử

dụng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

2.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

PHỤ

2.5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH PHỤ

Sản xuất kinh doanh phụ là những phân xưởng sản xuất độc lập, được tổ chức ra

để sản xuất sản phẩm phụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh chính hoặc bán ra bên ngoài

hoặc để tận dụng năng lực sản xuất dư thừa, tận dụng phế liệu để sản xuất sản phẩm làm

tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Page 45: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

48

Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm phụ thường bao gồm các bộ phận

như: điện, sửa chữa, vận tải, sản xuất dụng cụ, sản xuất khuôn mẫu,…

Các phân xưởng sản xuất phụ ngoài việc cung cấp sản phẩm cho hoạt động sản xuất

chính còn sản xuất sản phẩm phụ phục vụ lẫn nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh ở từng phân

xưởng sản xuất phụ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm lao vụ cung cấp cho sản

xuất chính hoặc bán ra ngoài. Vì vậy để tính giá thành cho sản phẩm phụ cung cấp cho

sản xuất chính kế toán sử dụng phương pháp loại trừ chi phí để loại trừ phần chi phí sản

phẩm phụ cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phụ

Nguyên tắc chung để hạch toán chi phí sản xuất phụ

Theo quy định hiện hành, quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các loại

sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ hoàn toàn giống như hoạt động sản xuất sản phẩm của

bộ phận sản xuất chính.

Chi phí của từng bộ phận sản xuất phụ được tập hợp trên TK 154 “Sản xuất phụ” mở chi

tiết cho từng phân xưởng sản xuất phụ.

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất phụ

- Căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu xuất cho sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK

621(SXP) (Chi tiết cho từng PX, bộ phận sản xuất phụ)

Có TK 152 (Giá trị NVL xuất dùng)

- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi:

Nợ TK 622(SXP) (Chi tiết cho từng PX, bộ phận sản xuất phụ)

Có TK 334, 338

- Căn cứ vào chi phí sản xuất chung phát sinh ở các PX, bộ phận sản xuất phụ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (SXP) (Chi tiết cho từng PX, bộ phận sản xuất phụ)

Có TK 152, 153, 214, 334, 338, 111, 112, 331,…

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất phụ phát sinh trong kỳ,

ghi:

Nợ TK 154 (SXP) (Chi tiết cho từng PX, bộ phận sản xuất)

Có TK 621, 622, 627

Kế toán tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận và

phản ánh:

Page 46: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

49

Nợ TK 627, 641, 642, 241 (Nếu cung cấp cho các bộ phận trong DN) Nợ

TK 632 (Nếu bán ra ngoài)

Có TK 154 (SXP) (Giá thành sản phẩm, lao vụ SXP)

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN

BỔ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT PHỤ

TK 152, 153,...

TK 621 SXP

TK 154 SXP TK 627

xxx Tập hợp chi phí NVL trực tiếp xxx

K/c chi phí NVL trực tiếp Giá trị SXP cung cấp

cho SX chính

TK 334, 338

TK 622 SXP TK 641, 642

Giá trị SXP cung cấp

Tập hợp chi phí NC trực tiếp

K/c chi phí NC trực tiếp cho bán hàng, QLDN

Giá trị SXP cung cấp

TK 241

TK 111, 112, 331

TK 627 SXP cho XDCB tự làm

TK 632

TK 214

Tập hợp chi phí SX chung K/c chi phí SX chung

Giá trị SXP bán ra

TK 242, 335,...

xxx

2.5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤ

2.5.3.1. Trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn

nhau

Trong trường hợp này, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phụ chi tiết cho từng phân

xưởng sản xuất phụ. Sau đó tiến hành tính giá thành đơn vị sản

phẩm phụ theo phương pháp trực tiếp rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng.

Giá thành đơn

vị sản phẩm = của sản xuất

Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất

phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

phụ Số lượng sản phẩm phụ

của sản xuất phụ hoàn

thành

- Số lượng sản phẩm phụ tự

dùng tại phân xưởng sản xuất

phụ

Giá trị SP, lao vụ

SXP cung cấp cho =

từng đối tượng

Giá thành đơn

vị SP SXP

X Khối lượng SP SXP cung

cấp cho từng đối tượng

* Chú ý: Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giữa các PX sản xuất

phụ không có hoặc có rất ít mối quan hệ cung cấp sản phẩm lẫn nhau hoặc giá trị các loại

sản phẩm cung cấp lẫn nhau giữa phân xưởng này với phân xưởng khác tương đương.

Phương pháp này thường dùng trong doanh nghiệp có một phân xưởng sản xuất phụ.

Page 47: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

50

5.3.1.2. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận sản xuất phụ và có cung

cấp sản phẩm, lao vụ lẫn nhau

Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp phân bổ giá trị sản

phẩm phụ sau đây:

a/Phương pháp phân bổ theo giá thành kế hoạch

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau được

tính theo giá thành kế hoạch, còn giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các

bộ phận khác ngoài sản xuất phụ được tính theo giá thành thực tế.

Nội dung phương pháp như sau:

1/ Tính giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau:

Giá trị sản phẩm

lao vụ sản xuất =

phụ cung cấp lẫn nhau

Sản lượng sản phẩm

lao vụ sản xuất phụ X cung cấp lẫn nhau

Giá thành

đơn vị kế

hoạch

2/ Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ sản xuất phụ:

Z đơn vị

CPSX

dở dang +

đầu kỳ

CPSX

phát sinh

trong kỳ

Giá trị do PX

+ SXP khác -

cung cấp

CPSX

dở dang

cuối kỳ

Giá SXP cung

- cấp cho PX

SXP khác

SP, lao vụ =

Khối lượng SP, lao vụ

hoàn thành trong kỳ

- Khối lượng SP, lao vụ cung cấp

cho SX phụ khác (kể cả tự dùng)

3/Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác ngoài

sản xuất phụ:

Giá trị SP, lao vụ

SXP cung cấp cho =

từng đối tượng

Cách hạch toán:

Giá thành đơn vị

SP SXP

X Khối lượng SP SXP cung cấp

cho từng đối tượng

- Phản ánh giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang ( chi tiết PXSX phụ nhận sản phẩm, lao vụ của

PXSX phụ khác)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( chi tiết PXSX phụ cung cấp sản phẩm, lao

vụ cho PXSX phụ khác)

- Phản ánh giá trị sản phẩm phụ cung cấp cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài:

Nợ TK 627

Nợ TK 641

Page 48: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

51

Nợ TK 642

Nợ TK 632

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết PXSX phụ)

b/ Phương pháp phân bổ theo chi phí ban đầu

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau được tính trên cơ sở chi

phí phát sinh tập hợp được ban đầu, chưa tính giá trị sản phẩm lao vụ nhận hoặc cung cấp

cho phân xưởng sản xuất phụ khác.

Phương pháp phân bổ như sau:

1/ Tính đơn giá ban đầu cho một đơn vị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ:

Đơn giá ban

đầu của sản = phẩm lao vụ

Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất

phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

sản xuất phụ Số lượng sản phẩm phụ

của sản xuất phụ hoàn

thành

- Số lượng sản phẩm phụ tự

dùng tại phân xưởng sản xuất

phụ

2/ Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau:

Giá trị sản phẩm

lao vụ sản xuất =

phụ cung cấp lẫn nhau

Sản lượng sản phẩm

lao vụ sản xuất phụ X cung cấp lẫn nhau

Đơn giá ban đầu

của sản phẩm lao

vụ sản xuất phụ

3/ Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ sản xuất phụ:

Z đơn vị

CPSX

dở dang +

đầu kỳ

CPSX

phát sinh

trong kỳ

Giá trị do PX

+ SXP khác -

cung cấp

CPSX

dở dang

cuối kỳ

Giá SXP cung

- cấp cho PX

SXP khác

SP, lao vụ =

Khối lượng SP, lao vụ

hoàn thành trong kỳ

- Khối lượng SP, lao vụ cung cấp

cho SX phụ khác (kể cả tự dùng)

4/Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác

ngoài sản xuất phụ:

Giá trị SP, lao vụ

SXP cung cấp cho =

từng đối tượng

Giá thành đơn

vị SP SXP

X Khối lượng SP SXP cung

cấp cho từng đối tượng

Page 49: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

52

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO

CHI PHÍ THỰC TẾ KẾT HỢP CHI PHÍ ƯỚC TÍNH 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.1.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế kết hợp với chi phí ước tính

Trong chương 2 chúng ta đã nghiên cứu mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Với mô hình trên, thông tin về chi phí sản xuất và

giá thành sản phẩm chỉ có được sau quá trình sản xuất, vào cuối kỳ kế toán. Vì vậy,

thông tin về chi phí sản xuất và giá thành thường chậm trễ và đôi khi không còn tác

dụng cho các quyết định kinh doanh trong kỳ.

Để khắc phục một phần nhược điểm trên, mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính ra đời với các mục tiêu

cơ bản sau:

- Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành ước tính của sản phẩm

trong quá trình sản xuất để ước lượng giá phí của sản phẩm dở dang, thành phẩm,

giá vốn, trên cơ sở đó cung cấp thông tin về kết quả của từng quá trình sản xuất trong kỳ

kế toán một cách kịp thời.

- Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành ước tính của sản phẩm để

kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, đánh giá kết quả, hiệu quả quá trình sản

xuất phục vụ cho việc ra quyết định.

3.1.2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế kết hợp với chi phí ước tính

Mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết

hợp với chi phí ước tính có những đặc điểm khác biệt với mô hình kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế như sau:

Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành có thể được chọn theo thời kỳ có nhu cầu thông tin chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm trong kỳ như tuần, tháng, … Vì vậy, kỳ tính giá thành có thể

không phù hợp với kỳ báo cáo.

Tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất được tổng hợp để tính giá thành bao gồm cả chi phí thực tế và chi phí

ước tính theo mức độ hoạt động thực tế.

- Với những chi phí mà tại thời điểm phát sinh chi phí có thể thu nhận được chứng từ

thì tổng hợp theo chi phí thực tế. Thí dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí

nhân công trực tiếp thường căn cứ vào các chứng từ trong nội bộ doanh nghiệp như

Phiếu xuất kho vật liệu, Bảng phân bổ vật liệu, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ

tiền lương, … để tập hợp chi phí thực tế trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành.

Page 50: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

53

- Với những chi phí mà thời kỳ phát sinh không thể thu thập được kịp thời chứng từ

thì tổng hợp theo mức ước tính. Thí dụ như chi phí sản xuất chung thường phải căn cứ

vào các chứng từ trong nội bộ doanh nghiệp và cả chứng từ ở bên ngồi doanh nghiệp

như hố đơn tiền điện, tiền nước, … mà những chứng từ này thường được gửi đến doanh

nghiệp vào cuối tháng hoặc đầu tháng sau. Vì vậy, thông thường kế toán chi phí thường

ước tính chi phí sản xuất chung ngay từ đầu kỳ và phân bổ cho các đối tượng chịu chi

phí theo mức ước tính.

Tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính để báo cáo

nhanh thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ.

Đối chiếu, xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí ước tính

Đối chiếu, xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí ước tính để điều

chỉnh giá thành theo chi phí thực tế nhằm cung cấp thông tin cho kế toán tài chính. Trong

mô hình này, xử lý chênh lệch chi phí chủ yếu là chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung

ước tính và chi phí sản xuất chung thực tế. Cũng chính sự điều chỉnh, xử lý chênh lệch

này giúp nhà quản trị nắm được tình hình biến động chi phí sản xuất chung so với dự

toán, qua đó tăng cường khả năng kiểm sốt và thực hiện định mức chi phí sản xuất chung.

Lựa chọn phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Giống như mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nào thì việc lựa chọn các

phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc chủ yếu

vào tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như việc tổ chức sản xuất của

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dựa vào tính chất hoạt động sản xuất và yêu cầu quản lý

để lựa chọn một trong hai phương pháp xác định chi phí như sau:

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất.

3.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THEO CÔNG

VIỆC 3.2.1. Điều kiện vận dụng Phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt

hàng, hoặc sản xuất các sản phẩm đơn chiếc mà các sản phẩmhoặc công việc này có tính

khác biệt cao. Những sản phẩm này thường có đặc điểm riêng biệt về kỹ thuật, kích

thước, giá trị lớn, ít được lặp lại trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đòi hỏi một

sự quản lý riêng biệt trong quá trình sản xuất. Thí dụ kế toán giá thành theo công việc

thường được áp dụng trong các công ty đóng tàu, xây dựng, sản xuất theo đơn đặt hàng,

Kế toán ghi chép các chi phí sản xuất phát sinh cho từng sản phẩm, công việc trên phiếu

tính giá thành theo công việc. Khi sản phẩm, công việc hoặc đơn đặt hàng hoàn thành, kế

toán tổng cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được cho sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng,

đó chính là giá thành của sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. Việc tính giá thành chỉ

được tiến hành khi sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành

Page 51: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

54

thường không phù hợp với kỳ báo cáo.

Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc có thể được tiến

hành như sau :

Đơn đặt hàng

Lệnh sản xuất

Chứng từ nguyên vật liệu

Chứng từ lao độn Chi phí sản xuất chung ước tính

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC 3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Theo phương pháp này đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm,

công việc, từng đơn đặt hàng riêng biệt. Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 3.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Page 52: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

55

Chi phí sản xuất liên quan đến đơn đặt hàng nào thì căn cứ vào chứng từ kế toán để

tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Ví dụ như để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp căn cứ vào phiếu xuất kho; để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phải căn cứ vào

bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, … Trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì căn cứ vào chứng từ

tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể là

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ máy, … - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí thực tế:

Chi phí nguyên

vật liệu trực = tiếp

Số lượng sản

phẩm sản

xuất thực tế

Lượng vật liệu thực x tế để sản xuất một

sản phẩm

Đơn giá nguyên X vật liệu xuất kho

thực tế

- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí thực tế: Chi phí nhân công trực tiếp =

Số lượng sản

phẩm sản

xuất thực tế

Lượng nhân công x thực tế để sản xuất

một sản phẩm

Đơn giá nhân X công thực tế

- Đối với chi phí sản xuất chung kế toán thường ước tính chi phí sản xuất chung ngay từ

đầu kỳ và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo mức ước tính. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí hỗn hợp bao gồm cả định phí và biến phí nên có thể ước tính tổng chi phí sản xuất chung theo công thức sau :

Tổng CPSX chung ước tính

= Định phí sản xuất chung ước tính

+ Biến phí đơn vị hoạt động

x Mức hoạt động căn cứ

Trong đó : - Định phí sản xuất chung ước tính được ước lượng theo chi phí sử dụng tài sản dài hạn

trong kỳ sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và ngân sách chi phí gián tiếp hàng

năm cho sản xuất. - Biến phí đơn vị hoạt động được ước lượng căn cứ vào định mức đã sử dụng hàng

năm hoặc định mức được xây dựng mới cho những sản phẩm mới sản xuất. - Mức hoạt động căn cứ thường được ước lượng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất

trung bình của các kỳ kế hoạch căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất trung bình của

các kỳ trước hoặc ước tính theo sự thay đổi tình hình sản xuất so với kỳ trước. Sau đó xác định đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính và CPSX

chung ước tính cho từng loại sản phẩm, công việc theo công thức :

Page 53: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

56

Đơn giá phân bổ CPSX chung ước tính = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

Tổng mức hoạt động căn cứ

CPSX chung ước tính cho từng loại sản

phẩm, công việc. =

Đơn giá phân bổ CPSX chung ước

tính x

Mức hoạt động căn cứ

của từng sản

phẩm, công việc. Lưu ý : Mức hoạt động căn cứ để làm tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là số lượng sản phẩmsản xuất ra, số giờ máy chạy, số giờ làm việc của

công nhân trực tiếp, … Mỗi một căn cứ phân bổ có thể dẫn đến một đơn giá phân bổ chi

phí sản xuất chung khác nhau nên cần xác định mức độ hoạt động làm căn cứ phân bổ

một cách khoa học và hợp lý. 3.2.4. Tính giá thành Tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính để báo cáo

nhanh thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ.

- Nếu tại thời điểm ước tính giá thành đơn đặt hàng đã hoàn thành bàn giao thì

tổng giá thành và giá thành đơn vị ước tính của đơn đặt hàng được tính như sau: Tổng giá thành

ước tính của sản phẩm,

công việc

Chi phí sản

= xuất dở dang + đầu kỳ

Chi phí sản xuất ước tính -

trong kỳ

Khoản điều

chỉnh

giảm giá

thành Giá thành ước tính đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương =

Tổng giá thành ước tính của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương

- Nếu tại thời điểm ước tính giá thành sản phẩm đang chế biến dở dang thì

tổng giá thành và giá thành đơn vị ước tính cuả sản phẩm được tính như sau: Giá thành ước tính đơn vị

sản phẩm hoàn thành tương = đương

Tổng chi phí sản xuất ước tính của sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Tổng giá thành ước tính sản phẩm dở

Số lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ

quy

Giá thành ước tính

đơn vị sản phẩm

hoàn

Page 54: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

57

dang cuối kỳ = đổi tương đương X thành tương đương

Tổng giá thành

ước tính sản phẩm

hoàn thành

=

Số lượng sản

phẩm hoàn

thành

X

Giá thành ước tính

đơn vị sản phẩm hoàn

thành tương đương 3.2.5. Xử lý chênh lệch giữa chi phí ước tính và chi phí thực tế Trong kỳ, để có thông tin giá thành kịp thời, kế toán đã ước tính và phân bổ chi phí sản

xuất chung ước tính cho các sản phẩm, công việc. Vì vậy, cuối năm thường xuất hiện

khoản chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và tổng số chi phí sản

xuất chung đã phân bổ trong năm theo số ước tính. Việc xử lý khoản chênh lệch chi

phí sản xuất chung phân bổ thừa hoặc thiếu này tùy thuộc vào tính chất trọng yếu của

chi phí sản xuất chung. - Nếu chênh lệch chi phí sản xuất chung nhỏ và không ảnh hưởng trọng yếu

đến thông tin giá thành thì phân bổ toàn bộ chênh lệch cho giá vốn hàng bán trong kỳ

không phân biệt sản phẩm, công việc đã hoàn thành bàn giao hay còn dở dang. - Nếu chênh lệch chi phí sản xuất chung lớn và ảnh hưởng trọng yếu đến

thông tin giá thành thì khoản chênh lệch này sẽ được phân bổ cho các đối tượng có liên

quan, cụ thể là phân bổ vào chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán ra

trong kỳ. Tiêu thức phân bổ chênh lệch chi phí sản xuất chung thông thường được chọn

là giá vốn ước tính của sản

phẩm. Hệ số phân bổ Tổng chênh lệch chi phí sản xuất chung trong kỳ chênh lệch chi phí

sản xuất chung

= Giá vốn

ước tính của sản

phẩm dở dang

Giá vốn ước

+ tính của thành + phẩm tồn kho

Giá vốn

ước tính của

thành phẩm

đã bán

Mức phân bổ chênh lệch chi

phí sản xuất chung cho từng

đối tượng

=

Giá vốn ước

tính của từng

đối tượng

X

Hệ số phân bổ chênh

lệch chi phí sản xuất

chung

Sau khi điều chỉnh chênh lệch chi phí sản xuất chung, kế toán phải điều chỉnh giá vốn và lợi nhuận ước tính trong kỳ. 3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tài khoản sử dụng Để theo dõi và kết chuyển chi phí sản xuất thực tế phát sinh, kế toán sử dụng các tài

khoản: Tài khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”,

Page 55: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

58

Tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 –

“Chi phí sản xuất chung”

TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 155 –

“Thành phẩm”

TK 632 – “Giá vốn hàng bán” Nói chung nội dung kết cấu của các tài khoản trên đã được trình bày ở chương

2. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, nội dung các tài khoản 627, 154,

632, 155 có một số khác biệt như sau: Tài khoản 627 –“chi phí sản xuất chung” được chi tiết thành 3 tài khoản: - Tài khoản 627 – “chi phí sản xuất chung thực tế” dùng để theo dõi chi phí

sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

Tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung thực tế” Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế trong kỳ.

- Kết chuyển bù trừ chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung

ước tính

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung

thừa cuối kỳ. Tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung thực tế” cuối kỳ không có số dư. - Tài khoản 627 –“chi phí sản xuất chung ước tính” dùng để theo dõi chi phí

sản xuất chi phí sản xuất chung ước tính trong kỳ. Kết cấu tài khoản này như sau:

Tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung ước tính” Kết chuyển bù trừ chi phí sản xuất

chung theo dự toán với chi phí sản xuất

chung thực tế trong kỳ.

Phân bổ chi phí sản xuất chung theo dự toán trong kỳ

dư.

Tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung ước tính” cuối kỳ không có số

- Tài khoản 627 – “Chênh lệch chi phí sản xuất chung”: Dùng phản ánh chênh lệch chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ và xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung.

Page 56: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

59

Tài khoản 627 – “Chênh lệch chi phí sản xuất chung” Kết chuyển chênh lệch chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất

chung ước tính .

Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chênh lệch chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất

chung ước tính .

Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất

chung - Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí ước tính, có nội dung kết

cấu như sau:

Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung ước tính

Kết chuyển các khoản điều chỉnh giảm giá thành Giá thành ước tính sản phẩm hoàn

thành nhập kho hoặc xuất bán thẳng SD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ước tính Tài khoản 154 cuối niên độ phải điều chỉnh chi phí sản xuất dở dang ước tính về chi phí thực tế. TK 155 – “Thành phẩm” dùng để phản ánh tình hình nhập xuất kho thành phẩm theo

chi phí ước tính.

TK 155 – “Thành phẩm” Giá thành ước tính thành phẩm nhập kho trong kỳ

Giá thành ước tính thành phẩm xuất kho trong kỳ

SD: Giá thành ước tính thành phẩm tồn kho cuối kỳ Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” dùng phản ánh tình hình giá vốn hàng bán trong kỳ.

Page 57: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

60

Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” - Giá thành ước tính thành phẩm tiêu thụ trong kỳ

- Phân bổ chênh lệch thừa chi phí sản

xuất chung

- Phân bổ chênh lệch thiếu chi phí sản xuất chung

- Kết chuyển giá thành thực tế

thành phẩm tiêu thụ trong kỳ TK 632 cuối kỳ không có số dư Hướng dẫn hạch toán: Kế toán chi phí sản xuất theo công việc theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính

được khái quát theo sơ đồ sau: TK152,153 334,338,… TK621 TK154

111,138 (1) Tập hợp CPNVLTT

TK622 (1) Tập hợp

CPNCTT

(2) Kết chuyển

CPNVLTT thực tế (2) Kết chuyển CPNCTT

thực tế

(3) Giá vốn

ước tính của phế

liệu,

phế phẩm

TK627 TK627(ước tính) TK155 (1) Tập hợp CPSX chung (7)

K/C bù trừ

CPSXC thực tế & ước tính

(2)Phân bổ CPSXC

ước tính

(6)Giá thành ước

tính

TK627CL (7) Chênh lệch CPSXC thực tế & ước

tính

(8) Phân bổ chênh lệch CPSXC cho SPDD (9)Phân bổ chênh lệch CPSXC cho thành

phẩm tồn kho

TK63

2

Page 58: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

61

(10)Phân bổ chênh lệch thừa CPSXC cho giá vốn hàng bán

Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành công việc được thể hiện trên phiếu tính giá

thành công việc.

Công ty: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC Khách hàng : Ngày đặt hàng:

Mã số đơn đặt hàng : Ngày kết thúc:

Sản phẩm : Ngày giao hàng:

Số lượng sản phẩm Ngày bắt đầu : Chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung

ước tính

Chứng từ Số tiền Chứng từ Số tiền Ngày Số tiền

Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

Tổng cộng Tổng cộng Tổng

cộng

Chi phí sản xuất chung thực tế

: Chi phí sản xuất chung ước

tính : Chênh lệch :

Xử lý chênh lệch :

Doanh thu :

Chi phí sản xuất :

Chi phí bán hàng :

Chi phí quản lý doanh

nghiệp : Lợi nhuận dự kiến : 3.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM THEO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất là phương pháp tập hợp chi phí

sản xuất theo từng công đoạn hoặc theo bộ phận sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. 3.3.1. Điều kiện vận dụng Phương pháp này thường được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất đại trà một loại sản

phẩm mà chưa xác định cụ thể được người mua. Thông thường đây là những sản phẩm

có giá trị nhỏ, được sản xuất lặp đi lặp lại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình sản xuất những sản phẩm trên có thể chỉ gồm một công đoạn chế biến hoặc

sản phẩm lần lượt trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, sản phẩm hoàn chỉnh ở

bước này sẽ là đối tượng chế biến ở bước sau. Ví dụ như trong công nghiệp dệt, sản xuất

xi măng, sản xuất ô tô,….

Page 59: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

62

Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong trường hợp sản phẩm có quy

trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến liên tục theo một trình tự nhất định

như sau : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất

Quyết định

sản xuất

Lệnh sảnxuất

Phiếu xuất kho

vật tư

Phiếu theo dõi lao

động trực tiếp Bảng phân bổ chi phí

sản xuất chung

Báo cáo sản xuất

PX1(Giai đoạn 1)

Báo cáo sản xuất

PX2 (Giai đoạn 2 )

. . . Báo cáo sản xuất

PXn (Giai đoạn n) 3.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là từng giai đoạn công nghệ

của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Như vây, việc xác định đối tượng tập hợp

chi phí chỉ chú ý đến các giai đoạn của quy trình sản xuất, không phụ thuộc vào số lượng

phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng công đoạn và thành

phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối. 3.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp cho từng giai đoạn công nghệ theo từng

khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sản xuất chung).

Page 60: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

63

x

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tổng hợp theo chi phí

thực tế, còn chi phí sản xuất chung được ước tính theo mức độ hoạt động thực tế. Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất khác với phương pháp tính giá thành

theo công việc là ở giai đoạn thứ hai trở đi việc tổng hợp chi phí còn bao gồm cả chi phí

bán thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang. 3.3.4. Tính giá thành Việc ước tính giá thành sản phẩm dựa trên chi phí của đơn vị sản phẩm hoàn thành

tương đương. Vì vậy quá trình tính giá thành bao gồm tính sản phẩm hoàn thành tương

đương và ước lượng chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành thành tương đương sau

đó sẽ phân bổ cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.3.4.1. Tính sản phẩm hoàn thành tương đương - Tính sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp bình quân

Theo phương pháp này dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và khối

lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ để xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương.

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương

Số lượng sản

= phẩm hoàn

thành trong

kỳ

Số lượng sản phẩm dở

+ dang cuối

kỳ

Tỷ lệ hoàn thành (%)

- Đối với chi phí bỏ vào sản xuất một lần ngay từ đầu (như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), thì tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ là

100%. - Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất (như chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sản xuất chung), thì tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ được

xác định theo mức độ chế biến. - Tính sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp nhập trước –

xuất trước Phương pháp này tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương dựa trên cơ sở

mức độ thực hiện của sản phẩm trong kỳ được quy về sản phẩm hoàn thành tương

đương, không phân biệt sản phẩm đó được đưa vào sản xuất ở kỳ nào. Theo đó khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương trong kỳ bao gồm : 1/Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ

Page 61: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

64

Với sản phẩm dở dang đầu kỳ được xem như tiếp tục chế biến và hoàn thành cuối kỳ.

Vì vậy, sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ chính là phần

tiếp tục chế biến trong kỳ :

Số lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương của sản phẩm

dở dang đầu kỳ

Số lượng sản

= phẩm dở X dang đầu kỳ

Mức độ còn phải thực

hiện trong kỳ Đối với những chi phí bỏ vào sản xuất một lần từ đầu thì có trong sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau nên mức độ còn phải thực hiện trong kỳ

là 0%. Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất thì mức độ còn phải thực hiện

trong kỳ bằng (=) 100% trừ (-) mức độ đã thực hiện ở kỳ trước. 2/ Khối lượng đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ.

Số lượng sản phẩm hoàn thành

tương đương của sản phẩm đưa sản xuất và

hoàn thành trong kỳ

Số lượng sản phẩm đưa

= vào sản xuất và hoàn

thành trong kỳ 3/ Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ và còn dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương của sản = phẩm đưa vào sản xuất

trong kỳ và còn dở dang đến cuối kỳ

Số lượng sản phẩm

đưa vào sản xuất

trong kỳ và còn dở

dang đến cuối kỳ

Mức độ đã

X thực hiện

trong kỳ

- Đối với những chi phí bỏ vào sản xuất một lần từ đầu thì mức độ đã thực hiện trong kỳ của sản phẩm dở dang là 100%. - Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất thì mức độ đã thực

hiện trong kỳ là tỷ lệ đã hoàn thành của sản phẩm dở dang ở thời điểm cuối kỳ.

Như vậy, số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối kỳ được tính theo công

thức : Số lượng sản phẩm hoàn

thành tương

đương cuối kỳ

Số lượng sản

= phẩm hoàn

thành tương

đương của sản

phẩm dở dang

Số lượng sản phẩm

+ hoàn thành tương

đương của sản phẩm

đưa vào sản xuất và

hoàn thành trong kỳ

Số lượng sản phẩm

+ hoàn thành tương

đương của sản phẩm

đưa vào sản xuất trong

kỳ và dở dang

Page 62: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

65

đầu kỳ cuối kỳ 3.3.4.2. Ước tính giá thành sản phẩm Việc ước tính giá thành được thực hiện tuần tự theo từng giai đoạn, qua các bước

tính toán như sau : - Tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 : Chi phí ước tính

cho mỗi sản phẩm = hoàn thành tương

Chi phí sản xuất dở

dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

đương Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Giá thành sản phẩm hoàn thành giai đoạn 1

= Số lượng sản phẩm hoàn thành

x Chi phí ước tính cho mỗi sản

phẩm hoàn thành tương

đương

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ giai

đoạn 1

= Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm đưa vào

sản xuất trong kỳ và dở dang cuối kỳ

x Chi phí ước tính cho mỗi sản phẩm hoàn

thành tương đương

- Tính giá thành bán thành phẩm từ giai đoạn 2 đến các giai đoạn kế tiếp Xác định chi phí ước tính cho mỗi sản phẩm tương đương :

+ Đối với chi phí bán thành phẩm trong sản phẩm dở dang đầu kỳ và đưa vào chế biến

trong kỳ :

Chi phí ước tính

cho mỗi sản phẩm = hoàn thành tương

đương

Chi phí bán thành phẩm dở dang đầu

kỳ

+ Chi phí bán thành phẩm phát sinh trong

kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + Đối với các chi phí phát sinh trong giai đoạn sản xuất : Chi phí ước tính cho

mỗi sản phẩm hoàn = thành tương đương

Chi phí sản xuất dở

dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành = Số lượng x Chi phí ước tính cho mỗi sản phẩm

Page 63: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

66

sản phẩm hoàn thành

sản phẩm

hoàn thành

hoàn thành tương đương (gồm chi

phí bán thành phẩm và chi phí sản

xuất trong giai đoạn) Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

= Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản

phẩm đưa vào sản xuất

trong kỳ và dở dang cuối kỳ

x Chi phí ước tính cho mỗi sản phẩm hoàn thành tương đương

(gồm chi phí bán thành phẩm và

chi phí sản xuất trong giai đoạn) Việc tính sản phẩm hoàn thành tương đương và ước tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên bảng báo cáo chi phí sản xuất.

3.3.5. XỬ LÝ CHÊNH LỆCH GIỮA CHI PHÍ ƯỚC TÍNH VÀ CHI PHÍ

THỰC TẾ Việc xử lý khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung phân bổ thừa hoặc thiếu

này tùy thuộc vào tính chất trọng yếu của chi phí sản xuất chung. - Nếu chênh lệch chi phí sản xuất chung nhỏ và không ảnh hưởng

trọng yếu đến thông tin giá thành thì phân bổ toàn bộ chênh lệch cho giá vốn

hàng bán trong kỳ không phân biệt sản phẩm, công việc đã hoàn thành bàn

giao hay còn dở dang. - Nếu chênh lệch chi phí sản xuất chung lớn và ảnh hưởng trọng yếu

đến thông tin giá thành thì khoản chênh lệch này sẽ được phân bổ vào chi phí

sản xuất dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức

giá vốn ước tính.

Page 64: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

4.1.1 Mục đích

Chương 2 và chương 3 đã trình bày mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm theo chi phí thực tế và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Với những mô hình

trên việc tính giá thành chủ yếu vẫn phải căn cứ vào chi phí thực tế nên thông tin

chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn còn chậm trễ. Để khắc phục những

nhược điểm trên, mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

theo chi phí định mức được hình thành. Mục đích của mô hình này là:

- Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo định mức để

ước tính trước giá phí sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán.

Trên cơ sở đó cung cấp thông tin nhanh về tình hình, kết quả của từng quá

trình sản xuất trong kỳ cho các quyết định kinh doanh.

- Cung cấp thông tin về chênh lệch chi phí trong quá trình sản xuất nhằm nắm

bắt tình hình biến động chi phí trong kỳ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát

chi phí. Ngồi ra thông tin chênh lệch chi phí còn giúp đánh giá, xác định

những nhân tố tác động và trách nhiệm cá nhân, bộ phận liên quan đến tình

hình sản xuất giúp hồn thiện hơn hệ thống định mức chi phí và hệ thống trách

nhiệm quản lý sản xuất.

4.1.2. Đặc điểm

Đặc điểm của mô hình này là doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức hao

phí về vật tư, lao động và các hao phí khác để sản xuất ra một sản phẩm. Dựa trên

cơ sở các chi phí định mức này sẽ tính trước được giá thành định mức của sản

phẩm.

Nội dung chủ yếu của phương pháp này theo trình tự sau:

+ Chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

+ Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được

duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

+ Trong kỳ, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp chi tiết cho từng đối

tượng tập hợp chi phí sản xuất và được phân tích thành ba thành phần là: chi phí

theo định mức, chi phí chênh lệch do thực hiện định mức và chi phí chênh lệch do

thay đổi định mức.

+ Trên cơ sở tính được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định

mức và số chi phí chênh lệch do thực hiện định mức, giá thành thực tế của sản

Page 65: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

phẩm sản xuất trong kỳ được tính như sau:

Giá thành thực tế của = sản phẩm

Giá thành

định mức

sản phẩm

Chênh lệch

+ do thay đổi +

định mức

Chênh lệch

do thực hiện

định mức

Trong đó:

- Chênh lệch do thay đổi định mức: Là số tăng, giảm so với chi phí định mức

ban đầu do việc thay đổi định mức sản xuất ra một đơn vị sản phẩm vì đã áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng các định mức tiên tiến và tiết kiệm hơn.

Khoản chênh lệch này chính là thước đo hiệu quả kinh tế đã đạt được của việc

thực hiện các biện pháp cải tiến tổ chức, kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ

giá thành. Chênh lệch do thay đổi định mức thường được xử lý vào đầu kỳ kế

toán, do đó sự khác biệt giữa giá thành thực tế so với giá thành định mức là do

việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.

- Chênh lệch do thực hiện định mức: Là những chi phí phát sinh thoát ly định

mức do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan đến quá trình sản

xuất như: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ kỹ thuật, … Khoản chênh lệch này có

thể là một khoản chi phí tiết kiệm hoặc là khoản lãng phí chi phí sản xuất.

Giá thành sản phẩm nhập kho là giá thành định mức, phần chi phí chênh lệch so

với định mức có thể được xử lý phân bổ cho sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn

kho hoặc giá vốn hàng bán.

4.2. XÂY DỰNG CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ THÀNH ĐỊNH

MỨC

4.2.1. Khái niệm về chi phí định mức và tác dụng của hệ thống chi phí định

mức

Khái niệm

Page 66: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

Định mức chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống

và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở điều

kiện hoạt động nhất định.

Như vậy định mức chi phí sản xuất chính là chi phí sản xuất tiêu chuẩn để sản

xuất ra một đơn vị sản phẩm ở điều kiện nhất định.

Định mức chi phí sản xuất được xây dựng từ hai yếu tố :

-Định mức lượng : Phản ánh lượng vật tư, số giờ công lao động, số giờ máy móc

thiết bị … để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Ví dụ để sản xuất một áo sơ mi nam

cần 1,4 mét vải ka tê thì 1,4 mét vải ka tê là định mức lượng nguyên vật liệu để

sản xuất một sản phẩm (áo sơ mi).

- Định mức giá : Phản ánh mức giá để đảm bảo cho một đơn vị lượng dùng vào sản

xuất sản phẩm. Ví dụ như đơn giá gốc của 1 mét vải ka tê là 30.000đ/mét chính là

định mức giá nguyên vật liệu.

Định mức chi phí sản xuất được thể hiện tổng quát như sau :

Định mức CPSX = ∑ Định mức lượng sản xuất X Định mức giá

Các loại định mức chi phí sản xuất

Căn cứ vào khả năng ứng dụng, định mức chi phí sản xuất chia thành hai loại :

Định mức lý tưởng và định mức thực tế.

- Định mức lý tưởng : Là định mức được xây dựng với điều kiện sản xuất hồn

hảo và tối ưu nhất. Nó không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc

thiết bị hoặc sự gián đoạn nào trong sản xuất, các điều kiện về chất lượng vật tư,

thời gian hoạt động của máy móc, thời gian làm việc của công nhân luôn luôn

đảm bảo chất lượng, liên tục trong suốt quá trình sản xuất. Ví dụ như máy móc

không được hư hỏng, công nhân sản xuất có trình độ cao, khỏe mạnh, luôn làm

việc đúng giờ, ….

Định mức lý tưởng còn gọi là định mức lý thuyết. Nó thường được xây dựng

qua thí nghiệm, thực nghiệm nhằm cung cấp một mức tiêu chuẩn thấp nhất về chi

phí sản xuất để làm nền tảng cho việc xây dựng định mức chi phí thực tế và chỉ

được xem như một hướng phấn đấu để giảm chi phí sản xuất trong thực hiện.

Nếu lấy chi phí thực tế phát sinh so với định mức lý tưởng làm cơ sở để đánh

giá sẽ không có ý nghĩa gì, vì định mức lý tưởng là những định mức mà trên thực

tế không bao giờ có thể đạt được.

- Định mức thực tế : Là những định mức được xây dựng một cách chặt chẽ và có

thể đạt đuợc nếu cố gắng. Nó cho phép có thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy

móc thiết bị và công nhân sản xuất ; nó đòi hỏi công nhân có trình độ trung

bình nhưng có sự cố gắng cao. Do vậy, nếu được xây dựng đúng đắn và hợp lý,

định mức thực tế sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích người lao động.

Page 67: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

Lấy định mức thực tế để so sánh, đánh giá giữa thực hiện với định mức sẽ có

nhiều ý nghĩa với nhà quản trị . Nếu kết quả tìm được phản ánh những hiện tượng

không bình thường, kém hiệu quả thì nhà quản trị cần phải tìm nguyên nhân và

biện pháp khắc phục, hoặc cũng có thể tìm ra những tiềm năng cần khơi dậy để

có biện pháp phát huy.

Định mức thực tế còn có thể giúp ước tính được sự di chuyển của dòng tiền và

giúp ước tính về về hàng tồn kho làm cơ sở cho việc lập kế hoạch.

Tác dụng của hệ thống chi phí định mức

Trong hoạt động sản xuất, xây dựng định mức chi phí sản xuất sẽ giúp cho

doanh nghiệp :

- Xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất làm cơ sở triển khai, phối hợp

hoạt động sản xuất tốt hơn.

- Động viên các cá nhân, bộ phận cố gắng thực hiện công việc được giao cao

hơn so với định mức, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất.

- Hệ thống chi phí định mức cho phép kiểm soát chi phí ở từng bộ phận

cũng như tồn doanh nghiệp. Mọi sự chênh lệch giữa thực tế thực hiện và

định mức chi phí cho phép đều phải được kiểm tra để kịp thời điều chỉnh.

4.2.2. Phương pháp xây dựng các định mức chi phí sản xuất

4.2.2.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng theo từng loại

nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm, có thể khái quát như sau :

Định mức chi

phí nguyên vật = liệu trực tiếp

Định mức lượng

chi phí nguyên vật X liệu trực tiếp

Định mức giá chi

phí nguyên vật

liệu trực tiếp

Định mức lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm :

- Lượng vật liệu trực tiếp cho nhu cầu cơ bản sản xuất một sản phẩm.

- Lượng vật liệu trực tiếp hao hụt cho phép ở khâu sản xuất cho một sản

phẩm.

- Lượng vật liệu trực tiếp hư hỏng cho phép ở khâu sản xuất cho một sản

phẩm.

Lượng tiêu chuẩn về vật liệu trực tiếp thường được xác định bởi phòng kỹ

thuật, căn cứ trên các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.

Định mức giá chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm :

- Đơn giá hóa đơn nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho mỗi đơn vị lượng nguyên vật liệu trực tiếp.

Page 68: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

- Hao hụt khâu thu mua cho mỗi đơn vị lượng nguyên vật liệu trực tiếp

Giá của nguyên vật liệu thường được xác định của nhân viên phòng cung ứng vật

tư với phòng kế toán. Phòng kế toán thường lập các bảng dự toán ngân sách

của doanh nghiệp và gửi cho phòng cung ứng vật tư để xác định chi phí cho

nguyên vật liệu.

4.2.2.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức chi phí lao động trực tiếp bao gồm định mức về giá của một đơn vị thời

gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thiết để hồn thành một

sản phẩm.

Định mức chi phí lao

động trực tiếp một sản

phẩm

= Định mức lượng thời gian lao động trực X

tiếp

Định mức giá

lao động trực

tiếp

Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp không chỉ là mức lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác của lao động

trực tiếp (nếu có).

Định mức lượng thời gian cho phép để hồn tất một đơn vị sản phẩm có thể được

xác định bằng cách đem chia công việc hồn thành theo từng thao tác kỹ thuật rồi

kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời

gian tiêu chuẩn cho phép từng công viêc, hoặc xác định bằng cách theo dõi, bấm

giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, định mức lượng thời gian cho phép cho từng đơn

vị sản phẩm cũng phải tính đến thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết các nhu

cầu cá nhân, thời gian ngừng nghỉ do vận hành, sửa chữa máy móc.

4.2.2.3. Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản mục chi phí, vì vậy để xây dựng định

mức chi phí sản xuất chung thì phải tách chi phí sản xuất chung thành hai bộ phận:

Chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.

Định mức biến phí sản xuất chung:

Định mức biến phí sản xuất chung có thể xây dựng theo từng trường hợp sau:

- Nếu biến phí sản xuất chung lớn, chỉ gồm một số mục đơn giản như nguyên vật

liêu gián tiếp, nhân công gián tiếp, nhiên liệu, … thì định mức biến phí sản xuất

chung được xây dựng theo từng loại sản phẩm theo từng mục như sau:

Page 69: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

Định mức biến phí sản xuất chung

= Định mức lượng

biến phí sản xuất

chung

X Định mức giá

biến phí sản xuất

chung

- Nếu biến phí sản xuất chung bao gồm nhiều thành phần chi phí khó có thể tách biệt được thì có thể xây dựng định mức bằng một trong hai phương pháp

sau :

+ Tính tỷ lệ trên chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp.

Định mức

biến phí sản = xuất chung

Định mức

chi phí X trực tiếp

Tỷ lệ biến

phí sản xuất

chung

Tỷ lệ biến phí sản xuất chung =

Tổng biến phí sản xuất chung ước tính

Tổng chi phí trực tiếp ước tính

+ Tính tỷ lệ theo mức độ hoạt động sản xuất sản phẩm :

Định mức biến phí sản xuất chung

= Mức độ hoạt động

tính cho mỗi sản

phẩm

X Đơn giá biến phí sản xuất

chung mỗi đơn vị hoạt

động

Đơn giá biến phí sản xuất chung = Tổng biến phí sản xuất chung ước tính

Mức độ hoạt động bình quân

Định mức định phí sản xuất chung

Định mức định phí sản xuất chung được xây dựng chung theo mức ước tính định

phí trong kỳ và mức độ hoạt động trung bình.

Định mức định phí sản xuất chung = Tổng định phí sản xuất chung ước tính

Mức độ hoạt động trung bình

(giờ công, giờ máy, sản phẩm)

Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí cần lập bảng tổng hợp các định mức chi phí. Số liệu tổng hợp được là định mức tiêu chuẩn để

sản xuất một đơn vị sản phẩm, là cơ sở lập dự toán chi phí, là căn cứ để kiểm

soát, điều hành và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 70: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

BÁO CÁO GIÁ THÀNH ĐỊNH MỨC

BÁO CÁO GIÁ THÀNH THỰC TẾ

Định mức chi phí sản xuất có thể lập cho một mức độ hoạt động cụ thể – gọi là dự

toán tĩnh, hoặc cho nhiều mức độ hoạt động khác nhau – gọi là dự toán linh hoạt.

Kế hoạch linh hoạt giúp nhà quản trị thấy được khi sản lượng thay đổi trong phạm vi

phù hợp thì chi phí biến động thích ứng như thế nào.

4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

Mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí định mức chỉ áp

dụng cho những doanh nghiệp có hệ thống định mức chi phí sản xuất hồn

thiện, qui trình sản xuất ổn định. Mô hình này có thể áp dụng cho cả những

doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc các doanh nghiệp sản xuất theo qui

trình sản xuất.

Quá trình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí định mức

có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Quyết định sản xuất

Lệnh sản xuất

Hệ thống chi phí định mức

Chứng từ nguyên vật liệu

Chứng từ lao động Chứng từ chi phí sản xuất chung

Bao cáo chi phí thực tế

Bao cáo chi phí định mức

Bao cáo chênh lệch chi ph

Page 71: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

Dưới đây sẽ trình bày từng nội dung của phương pháp tính giá thành theo định

mức:

Tính giá thành định mức của sản phẩm

Giá thành định mức của sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ

thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt. Cách xác định chi phí định

mức và giá thành định mức đã được trình bày ở mục 4.2.

Xác định chênh lệch do thay đổi định mức

Khi thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất sẽ dẫn đến việc thay đổi

chi phí sản xuất theo định mức và giá thành định mức của sản phẩm. Bộ

phận tính giá thành định mức phải căn cứ vào chi phí định mức mới để tính

lại giá thành định mức của sản phẩm theo định mức mới. Sau đó tính ra số

chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức và tổ chức hạch toán chi

phí trên cơ sở định mức mới.

Việc thay đổi định mức thường áp dụng từ đầu kỳ do đó chi phí sản xuất

trong kỳ phải được tổ chức hạch toán trên cơ sở giá thành định mức mới,

nhưng nếu đầu kỳ còn có sản phẩm dở dang thì những sản phẩm dở dang

này đã được tính theo giá thành định mức cũ. Kế toán phải tính lại giá trị sản

phẩm dở dang đầu kỳ theo giá thành định mức mới và tách riêng số chênh

lệch do thay đổi định mức của số sản phẩm dở dang này. Khi tính giá thành

thực tế phải cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch do thay đổi định mức này.

Nếu chênh lệch do thay đổi định mức nhỏ, không ảnh hưởng trọng yếu đến

giá thành thì có thể tính hết vào giá thành thực tế của thành phẩm. Ngược lại

nếu chênh lệch do thay đổi định mức lớn thì phải phân bổ chênh lệch này

cho thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Page 72: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

MỤC LỤC TRANG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Chức năng của kế toán chi phí

1.2 Kế toán chi phí trong hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.3 Phân loại chi phí và giá thành

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ

2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm theo chi phí thực tế

2.2 Kế toán tập hợp chi phí

2.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.4 Tính giá thành sản phẩm

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ KẾT HỢP CHI PHÍ ƯỚC TÍNH

3.1 Một số vấn đề chung

3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc

3.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy trình

sản xuất

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

4.1 Một số vấn đề chung

4.2 Xây dựng chi phí định mức và giá thành định mức

4.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định

mức

2

2

4

6

14

14

16

37

39

52

52

53

61

67

67

68

69

Page 73: Bài giảng kế toán chi phí_ĐH CĐ kế toán _Phan Thị THu Hà.pdf

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính.

[2] Bộ Tài chính (2006), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính.

[3] Huỳnh Lợi, Huỳnh Khắc Tâm (2010), Bài tập Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Thống

Kê.

[4] Đoàn Ngọc Quế, Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi (2013), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản

TP Hồ Chí Minh.

[5] TS Phan Đức Dũng (2009), Kế toán chi phí giá thành, Nhà xuất bản Thống kê.

[6] Đặng Thị Loan (2006), Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học

kinh tế quốc dân.

[7] Trần Xuân Nam (2015), Kế toán tài chính, NXB Tài chính.

[8] Võ Văn Nhị (chủ biên) (2015), Kế toán tài chính, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[9] Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán mới.

[10] NXB Kinh tế Tp.HCM (2010), Luật kế toán và các luật thuế, phí, lệ phí, thống kê,

NXB Kinh tế Tp.HCM.

[11] Phan Đức Dũng (2015), Nguyên lý kế toán – Lý thuyết và bài tập (Đã cập nhật

Thông tư 200 và Thông tư 202, NXB Lao động xã hội.

[12] Nhiều tác giả (PGS.TS Võ Văn Nhị chủ biên) (2015), Kế toán tài chính, NXB Kinh

tế Tp.HCM