Top Banner
BỆNH SUY DINH DƯỠNG BS.CKI Huỳnh Thị Minh Tâm BS.CKI Huỳnh Thị Minh Tâm Khoa Y Khoa Y Trường Trung cấp Âu Việt Trường Trung cấp Âu Việt www.auviet.edu.vn
53

Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Nov 29, 2014

Download

Documents

 
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

BỆNH SUY DINH DƯỠNG BS.CKI Huỳnh Thị Minh TâmBS.CKI Huỳnh Thị Minh TâmKhoa YKhoa YTrường Trung cấp Âu ViệtTrường Trung cấp Âu Việt

www.auviet.edu.vn

Page 2: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Page 3: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù MARASMUS KWASHIOKOR

Page 4: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

MỤC TIÊU1. Trình bày được định

nghĩa,nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây Suy dinh dưỡng (SDD).

2. Mô tả cách phân loại bệnh SDD 3. Nêu được các triệu chứng lâm

sàng của từng loại SDD.4. Kể được các bước điều trị SDD

Page 5: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

BỆNH SUY DINH DƯỠNG1. ĐỊNH NGHĨA.Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi,Thường gặp nhất là trẻ < 3 tuổi

Do thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm và chất béo,

làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh của trẻ.

Page 6: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

2. DỊCH TỄ HỌC SDD ở trẻ em diễn ra rất sớm do

chế độ ăn nghèo protein – năng lượng,

Trẻ bệnh nhiễm khuẩn tình trạng thiếu dinh dưỡng càng nặng thêm.

Theo ước tính của WHO có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu trẻ em tử vong mỗi năm.

Page 7: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Tổng điều tra dinh dưỡng 2010 tại 63 tỉnh, thành phốTỷ lệ SDD thể nhẹ cân (cân

nặng/tuổi) TE dưới 5 tuổi, trung bình/năm giảm khoảng 1,5%, từ 31,9% năm 2001 xuống còn 25,2% vào năm 2005 và 17,5% vào năm 2010

tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều cao/tuổi), từ 43,3% (năm 2000) xuống còn 29,3% (năm 2010).

Page 8: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Mục tiêu chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 22/2/2012

Mục tiêu đến năm 2015 và năm 2020Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em < 5

tuổi trên toàn quốc xuống 14% và < 10% vào năm 2020

Giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em < 5 tuổi trên toàn quốc xuống < 25% (năm 2015) và < 20% (năm 2020).

Khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc ở mức dưới 5%.

Page 9: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Chương trình phòng chống SDD trẻ em

Từ năm 1994, CT phòng chống SDD triển khai 3000 xã khó khăn;

Do Uỷ ban BV & CS trẻ em phụ trách. Trong giai đoạn khởi động này,

chương trình đạt được một số kết quả bước đầu giảm tỷ lệ trẻ em SDD xuống còn 38,7% vào năm 1997.

Page 10: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Năm 1998 Chính phủ chuyển giao CT Phòng chống SDD trẻ em về Bộ Y Tế.

Bộ Y tế giao cho Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng chiến lược PCSDD

Trong những năm qua, công tác phòng chống SDD trẻ em tiếp tục đạt được nhiều thành thành tựu quan trọng.

Tỷ lệ SDD trẻ em giảm từ trên 50% (đầu thập kỷ 80) xuống 21,2% (tháng 12/2007).

Page 11: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

3. NGUYÊN NHÂN1. Nuôi dưỡng kém và thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học.

2. Nhiễm trùng và ký sinh trùng.

3. Các yếu tố nguy cơ.

Page 12: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

3.1. Nuôi dưỡng kém và thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học

Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa mẹ phải nuôi nhân tạo không đúng phương pháp.

Cai sữa quá sớm > 4 tháng ngoài những bữa bú sữa mẹ,

không biết cho ăn dậm thêm các chất như: bột, rau xanh, trái cây, đạm và đặc biệt là chất béo.

Khi trẻ bị bệnh không biết ép trẻ ăn mà ngược lại bắt trẻ phải kiêng ăn, chỉ ăn cháo muối, cháo đường kéo dài nhiều ngày.

Cho trẻ ăn bột quá sớm, trước 3 tháng tuổi gây rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Page 13: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

3.2. Nhiễm trùng và ký sinh trùng Trẻ sống trong môi trường kém

vệ sinh. Trẻ không được chủng ngừa

theo lịch; Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn:

sởi, lỵ, ho gà, tiêu chảy, lao, nhiễm giun sán, viêm phổi,vv…làm trẻ suy yếu

Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài và đưa đến SDD.

SDD lại tạo điều kiện tốt cho các bệnh nhiễm trùng phát triển.

Page 14: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

3.3.Các yếu tố nguy cơ1. Những trẻ đẻ non, đẻ thấp cân.2. Trẻ bị các dị tật bẩm sinh như

tim bẩm sinh, não bẩm sinh, hở hàm ếch, phì đại môn vị, phình đại tràng,

3. Trẻ sống trong các gia đình đông con.

4. Trẻ sống trong các gia đình kinh tế thấp.

5. Trẻ sống nơi có dịch vụ y tế kém

Page 15: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

4. HẬU QUẢ CỦA BỆNH SUY DINH DƯỠNG

SDD nặng và kéo dài ở thời kỳ bào thai và dưới 12 tháng tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

SDD nặng và kéo dài sẽ làm cho trẻ giảm cân nặng và chiều cao.

Page 16: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Trong 3 chỉ số: cân nặng, chiều cao và trí tuệ, chỉ có cân nặng là thay đổi nhanh nhất, sớm nhất và phục hồi sau điều trị.

Vì vậy theo dõi cân nặng hàng tháng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh SDD và giúp đánh giá kết quả điều trị .

Page 17: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

5. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG

1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng.

Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) đánh giá SDD dựa vào tiêu chuẩn CN/T, quần thể tham khảo là NCHS ( National Center of Heath Statistics).

Độ lệch chuẩn ( Standard – Deviation – SD)

Page 18: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng

Độ lệch chuẩn chiều cao /tuổi (CC/T) và cân nặng/ tuổi (CN/T) của quần thể tham khảo Harward:

SDD độ I = dưới - 2SD – 3 SD = 70 – 80% CN/T

SDD độ 2 = dưới - 3SD – 4 SD = 60 – 70% CN/T

SDD độ 3 = dưới < - 4SD < 60%CN/T

Page 19: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Page 20: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

5. PHÂN LOẠI.

2. Phân loại SDD theo Waterlow ( 1976)

Phân loại ra làm 3 thể: gầy mòn, còi cọc, và kết hợp gầy mòn với còi cọcDựa vào CN, CC và tuổi so sánh:

Cân nặng / chiều cao Chiều cao/ theo tuổi.

Page 21: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Phân loại theo Waterlow ( 1976)Chiều cao so với tuổi và cân nặng

so với chiều cao:CC/T > 90% CN/CC > 80 % Bình thường

CC/T < 90 % CN/CC > 80 % Còi cọc

CC/T < 90 %CN/CC < 80 % Gầy mòn + Còi

cọc

Page 22: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

5. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG3. Phân loại các thể suy dinh

dưỡng theo Wellcome ( 1970).

Tác giả phân loại dựa vào tỷ lệ phần trăm cân nặng so với tuổi, đồng thời phối hợp với triệu chứng, theo bảng phân loại sau đây:

Page 23: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

5. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG3. Phân loại theo các thể suy dinh dưỡng theo Wellcome ( 1970).

Dựa vào cân nặng theo tuổi với triệu chứng:CN/T = 60 – 80 % có phù KwashiorkorCN/T = 60 % có phù Marasmus+

KwashiorkorCN/T = 60 – 80 % không phù SDDI,IICN/T = 60 % không phù Marasmus

Page 24: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

RỐI LOẠN SẮC TỐ DA TRONG SDD THỂ PHÙ

Page 25: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG6.1. Suy dinh dưỡng nhẹ

CN còn 70 – 80 % hay giảm từ – 2 SD đến – 3 SD so với CN bình thường theo tuổi.

Lớp mỡ dưới da bụng mỏng. Trẻ còn thèm ăn. Chưa có rối loạn tiêu hóa.

Page 26: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6.2. Suy dinh dưỡng vừaCN còn 60 – 70 % hay giảm từ - 3 SD

đến - 4 SD so với CN bình thường theo tuổi.

Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi.Rối loạn tiêu hóa từng đợt. Trẻ có thể biếng ăn

Page 27: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6.3. Suy dinh dưỡng nặng6.3.1 Thể teo đét ( Marasmus)

Cân nặng < 60 % hay giảm tới - 4 SD so với cân nặng bình thường theo tuổi.

Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi và má.

Gan hơi to hoặc bình thường. Cơ nhão, làm ảnh hưởng tới sự phát

triển vận động của trẻ.

Page 28: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh,

Trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi.

Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn,

Thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng, phân sống.

Page 29: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

THỂ TEO ĐÉT (MARASMUS)

Page 30: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6.3.2. Thể phù ( Kwashiorkor)CN còn 60 – 80 %

hay giảm từ - 2SD đến – 4SD so với cân nặng bình thường theo tuổi.

Phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm ấn lõm.

Cơ nhão đôi khi bị che lấp do phù;

Page 31: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở bẹn, đùi, tay, chân

lúc đầu là những chấm đỏ rải rác lan dần rồi tụ lại thành những đám màu sẫm,

vài ngày sau bong da để lại lớp da non, rỉ nước và dễ bị nhiễm khuẩn.

Page 32: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6.3.2. Thể phù (2)Tóc thưa, dễ rụng, màu hung đỏ móng tay mềm dễ gảy.

Trẻ kém ăn, nôn trớ, tiêu phân lỏng đôi khi có nhầy mỡ.

Trẻ hay quấy khóc, kém vận động.

Gan thường to do thoái hóa mỡ.

Page 33: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

6.3.3. Thể phối hợp ( Marasmus – Kwashiorkor)

Là thể phù đã được điều trị,Khi trẻ hết phù trở thành teo đét.Gan vẫn còn to do thoái hóa mỡ,.Da bọc xương nhưng lại kèm rối loạn sắc tố da..

Page 34: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

7. CHẨN ĐOÁN7.1 Xác định SDD dựa vào :Cân nặng theo tuổi (CN/T)Chiều cao theo tuổi (CC/T)Cân nặng theo chiều cao (CN/CC)Phân loại WATERLOW.Phân loại theo WELLCOME Để đánh giá SDD cấp, SDD mạn di chứng để có thể sắp xếp ưu tiên trước sau trong điều trị.

Page 35: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

7. CHẨN ĐOÁN(2)7.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Thiếu máu nhược sắcHồng cầu giảm về số lượng và

chất lượng;Huyết sắc tố(Hb) giảm; Do thiếu đạm, thiếu sắt, thiếu

vitamin B12 và acid folic….những chất cần thiết để tạo hồng cầu.

Page 36: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Các xét nghiệm cận lâm sàng(tt)Thiếu đạm.

Thể phù đạm toàn phần giảm nặng < 4g%

Thể teo đét: 4 – 5 g%Tỷ lệ A/G bình thường ở thể teo đét

do thành phần Albumin và Globulin giảm đều nhau.

Trong thể phù A/G bị đảo ngược do Albumin giảm là chủ yếu.

Page 37: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Các xét nghiệm cận lâm sàng(tt)Áp lực keo huyết tương giảm gây

thoát dịch và phù gian bào, ứ dịch màng bụng , màng tinh hoàn…

Áp lực máu vào thận cũng bị giảm gây thiểu niệu và vô niệu ở giai đoạn nặng của bệnh.

Thay đổi các thành phần của acid amin: tăng loại không cần thiết ( Glycin, alnin, serin…) , giảm các loại cần thiết ( Tyrosin, lysin, tryptophan, methionin…)

Page 38: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Các xét nghiệm cận lâm sàng(tt)Suy chức năng gan: Do thiếu men chuyển hóa, nên chất lipid hình thành từ glucid thừa không được sử dụng, lắng đọng lại trong tế bào gan và phá hủy mọi hoạt động của gan:

Hạn chế gan tổng hợp các globulin miễn dịch, các yếu tố đông máu.

Hạn chế điều hòa đường huyết và thân nhiệt

Page 39: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Các xét nghiệm cận lâm sàng(tt)Thiếu men chuyển hóa: Phosphatase, Amylase, Lipase…

Rối loạn điện giải;Thiếu chất béo: các thành phần chất béo trong máu đều giảm: Lipid, Cholesterol, Tryglycerid;

Giảm khả năng bảo vệ cơ thể

Page 40: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

8. ĐIỀU TRỊ

8.1 Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa không có biến chứng.Điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.Chăm sóc trẻ bằng chính tình thương của mẹ.

Page 41: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

8.1 Điều trị SDD vừa kèm biến chứng và SDD thể nặng

Điều trị theo phác đồ cấp cứu SDD của WHO gồm 12 bước:1. Đánh giá, điều trị mất nước và rối loạn điện giải.

2. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng và ký sinh trùng.

3. Nếu trẻ ở vùng sốt rét cho uống thuốc phòng Chloroquine

Page 42: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

4. Cho uống Vitamin A liều tấn công.5. Điều trị thiếu máu dựa vào Hb (g%)

6. Cho uống : KCL 1 g /ngày x 7 ngày và Mg 0,5 g / ngày x 7 ngày

7. Uống Acid folic: 5 mg / ngày x 7 ngày.

8. Uống đa sinh tố.

Page 43: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

8.1 Điều trị SDD vừa kèm biến chứng và SDD thể nặng

9. Cho ăn càng sớm càng tốt bằng sữa giàu năng lượng kết hợp với chế độ ăn dậm theo tuổi.

10. Điều trị các biến chứng: hạ nhiệt độ, hạ đường huyết, hạ calci huyết.

11. Chăm sóc trẻ bằng chính tình thương của mẹ.

12. Hẹn tái khám.

Page 44: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Page 45: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Page 46: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

TỰ LƯỢNG GIÁA. Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất

1. Nguyên nhân nuôi dưỡng kém làm trẻ SDD là:

A. Cho trẻ ăn nước cháo, ăn bột quá sớm.

B. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

C. Cai sữa quá muộnD. Do trẻ mọc răng không ăn đượcE. Cả A, B và C

Page 47: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

2. Theo phân loại SDD của Waterlow một trẻ có cân nặng so với chiều cao > 80 % và chiều cao so với tuổi là >90 % được phân loại là:

A. Bình thườngB. Gầy mòn.C. Còi cọc.D. Gầy mòn + Còi cọc.E. Không phải các phân loại trên.

Page 48: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

3. Theo phân loại SDD của Waterlow một trẻ có cân nặng so với chiều cao > 80 % và chiều cao so với tuổi là < 90 % được phân loại là:

A. Bình thườngB. Gầy mòn.C. Còi cọc.D. Gầy mòn + Còi cọc.E. Không phải các phân loại trên.

Page 49: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất4. Theo phân loại SDD của

Wellcome thì một trẻ có cân nặng theo tuổi là 60 % và có phù được phân loại là:

A. KwashiorkorB. Suy dinh dưỡng độ I, II.C. Marasmus – KwashiorkorD. MarasmusE. Không phải các phân loại trên

Page 50: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất5 . Khi cân nặng của trẻ sụt

dưới – 4 SD tương dương CN < 60% thì phân loại trẻ là:

A. Bình thường.B. Suy dinh dưỡng độ 1.C. Suy dinh dưỡng độ 2D. Suy dinh dưỡng độ 3E. Không phải các lọai trên

Page 51: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất6. Triệu chứng sau đây của suy

dinh dưỡng thể vừa:

A. Cơ nhão, làm ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ.

B. Tinh thần trẻ mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh.

C. Trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi.D. Trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

tiêu chảy, phân sống.E. Không phải các triệu chứng trên.

Page 52: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất7. Triệu chứng sau đây của

suy dinh dưỡng thể nặng.A. Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông ,

đùiB. Rối loạn tiêu hóa từng đợt.C. Trẻ có thể biếng ăn.D. Không phải A,B và C.E. Cả A, B và C.

Page 53: Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng

B. CÂU HỎI NGỎ NGẮN

1. Suy dinh dưỡng là tình trạng …..A….. hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

A…………………………………2. SDD ở trẻ em diễn ra …A……do chế

độ ăn nghèo ……….B…………..A …………………………………..B………………………………………