Top Banner
BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆN TDTT I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA TDTT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 1. Ý nghĩa của việc luyện tập TDTT - Việc luyện tập thường xuyên và liên tục một cách có khoa học các bài tập thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và các hoạt động TDTT khác là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao tuổi thọ. - Đối với thanh thiếu niên, tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể các em phát triển tốt hơn. - Đối với những người lớn tuổi, không những bảo vệ được sức khỏe và khả năng công tác mà còn là biện pháp đẩy lùi sự già cổi. - Cơ thể con người là một khối thống nhất. Các cơ quan trong cơ thể có liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, khi ta vận động thì không những cơ hoạt động mà tim, phổi và toàn bộ cơ thể đều có ảnh hưởng. - Tập luyện TDTT làm cho các tổ chức trong cơ thể thay đổi về hình thức và năng lực hoạt động. 2. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính của chúng ta rất coi trọng việc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ. ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, Bác lại ký sắc lệnh số 38 (vào ngày 27/03/1946) về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể dục. Cùng thời điểm đó, Hồ Chủ Tịch đã có bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứu quốc ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bào tập thể dục của Bác Hồ. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Còn nước ta Bộ GD - ĐT đã đưa môn học GDTC vào giảng dạy trong nhà trường để học sinh, sinh viên được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách. Tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn. Theo nghị quyết TW II khóa 8 đã khẳng định “Giáo dục toàn diện - cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và phát triển cao về trí tuệ”. Vì vậy việc đầu tư cho giáo dục không chỉ là sự quan tâm của các cấp các ngành mà còn là một chính sách của Đảng. Để hưởng ứng và duy trì thói quen thường xuyên tập TDTT, con người phải có lòng say mê và phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của việc luyện tập.
16

BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

Mar 29, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

BÀI 2

Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH LÝ THƯỜNG GẶPTRONG TẬP LUYỆN TDTT

I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA TDTT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

1. Ý nghĩa của việc luyện tập TDTT

- Việc luyện tập thường xuyên và liên tục một cách có khoa học các bài tập thể dục buổisáng, bài thể dục giữa giờ và các hoạt động TDTT khác là một trong những biện phápquan trọng giúp nâng cao tuổi thọ.

- Đối với thanh thiếu niên, tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể các em phát triển tốt hơn.

- Đối với những người lớn tuổi, không những bảo vệ được sức khỏe và khả năng công tácmà còn là biện pháp đẩy lùi sự già cổi.

- Cơ thể con người là một khối thống nhất. Các cơ quan trong cơ thể có liên hệ mật thiếtvới nhau. Bởi vậy, khi ta vận động thì không những cơ hoạt động mà tim, phổi và toàn bộcơ thể đều có ảnh hưởng.

- Tập luyện TDTT làm cho các tổ chức trong cơ thể thay đổi về hình thức và năng lực hoạtđộng.

2. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể

Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điềukiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sứckhỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xãhội đạt hiệu quả cao hơn. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trởthành con người có ích cho xã hội.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính của chúng ta rất coi trọng việc rènluyện thể lực, tăng cường sức khoẻ. ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắclệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp vàthực hành thể dục trong toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, Bác lại ký sắclệnh số 38 (vào ngày 27/03/1946) về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể dục. Cùngthời điểm đó, Hồ Chủ Tịch đã có bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứuquốc ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bào tập thể dục của Bác Hồ.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng đượcnâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT được diễn ra hàng ngày mộtcách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống.

Còn nước ta Bộ GD - ĐT đã đưa môn học GDTC vào giảng dạy trong nhà trườngđể học sinh, sinh viên được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách. Tậpluyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp các em có một nếp sống lành mạnh vuitươi, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn. Theo nghị quyết TW II khóa 8 đãkhẳng định “Giáo dục toàn diện - cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và pháttriển cao về trí tuệ”. Vì vậy việc đầu tư cho giáo dục không chỉ là sự quan tâm của cáccấp các ngành mà còn là một chính sách của Đảng.

Để hưởng ứng và duy trì thói quen thường xuyên tập TDTT, con người phải cólòng say mê và phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của việc luyện tập.

Page 2: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

Sau đây là kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo sư, Bác sĩ về một số thay đổi khicon người tham gia hoạt động TDTT:

Đối với hệ tuần hoàn:

- Khi con người tập luyện TDTT thì hoạt động của các cơ tăng lên, cơ thể yêu cầu phảicung cấp thêm chất dinh dưỡng và oxy nhiều hơn lúc bình thường để duy trì hoạt động, vìvậy bộ máy tuần hoàn tăng cường hoạt động để đáp ưng nhu cầu của cơ thể.

- Người thường xuyên tập luyện thì cơ tim dày và chắc hơn, sức co bóp của tim mạnh hơnvà nhịp đập của tim trong mỗi phút ít hơn. Ngược lại, người ít tập luyện khi lao động timsẽ đập nhanh, người mau mệt, dễ xỉu…

- Tập luyện TDTT làm tăng tính đàn hồi của máu, toàn bộ mạch máu đều co giãn tốt. Chonên người tập TDTT thường xuyên khi về già ít bị chứng căng mạch máu, là nguyên nhânsinh ra bệnh cao huyết áp.

- Tập luyện TDTT thì hồng cầu tăng lên từ 4 triệu lên 4 triệu rưỡi - 5 triệu, bạch cầu tăngtừ 6000 lên 10.000. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2, bạch cầu làmnhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

- Da thịt VĐV luôn thắm đỏ hơn người bình thường.

Đối với hệ hô hấp

- Khi tập luyện, cơ thể sản sinh ra nhiều axit láctic làm ảnh hưởng đến hoạt động

của cơ nên cần có khối lượng oxy lớn để oxy hóa nó. Khi tập luyện càng nặng thì cơ thểyêu cầu oxy càng nhiều. Song lượng oxy hít vào chưa đáp ứng đủ yêu cầu cơ thể nên axitlactic chưa được oxy hóa hết gây nên hiện tượng mõi cơ và thở gấp.

- Các em thanh thiều niên tập luyện thường xuyên thì lồng ngực sẽ nở, dung tích sốngđược tăng lên, số lần hô hấp sẽ giảm đi, hiện tượng nợ dưỡng khí sẽ giảm đi, do đó cơ thểhồi phục nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, phổi sẽ làm việc thong thả hơn.

- Người không tập luyện thì khi hoạt động sẽ thở gấp, nông, cảm thấy mau mệt mỏi…

Đối với hệ vận động (cơ, khớp, xương, dây chằng)

- Người tập luyện thường xuyên thì cốt mạc sẽ dày lên, xương to thêm, nặng hơn. Tậpluyện tốt sẽ kích thích sụn ở 2 đầu xương dài thêm, người cao lên.

- Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tủy xương luôn được kích thích cấu tạo thêm nhiều hồngcầu, cho nên tủy đỏ (tủy của tuổi trẻ) lâu chuyển sang tủy vàng (tủy của tuổi già) làm chocơ thể khỏe mạnh, người trẻ lâu.

- Tập luyện TDTT làm cho cơ chắc, khỏe, nở nang, hoạt động lâu nhưng ít mệt mỏi.

- Tập luyện tốt giúp màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, các dây chằng chịu nhiều thửthách của các động tác trở nên vững chắc, dẻo dai nên khi lao động, vận động các độngtác không bị hạn chế và ít xảy ra chấn thương : sai khớp - bong gân…

Đối với hệ thần kinh

- Mọi môn tập đều có sự tham gia của hệ thống thần kinh, do đó tập luyện đúng tạo điềukiện cho hệ thống thần kinh thêm khỏe mạnh, linh hoạt.

- Hệ thần kinh điều khiển cơ co hoặc duỗi, điều kiện cơ bắp cũng như các bộ phận kháctrong cơ thể hoạt động để hình thành động tác.

Page 3: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

- Khi tập luyện TDTT bắt buộc hệ thần kinh phản ứng mau lẹ và chính xác, để làm cho cơthể thích ứng được với yêu cầu tập luyện. Do đó, hệ thần kinh trở nên linh hoạt, nhạy bén,giúp con người trở nên kiên cường, dũng cảm, mưu trí, nhanh nhẹn, tháo vát hơn.

Tóm lại: việc tập luyện TDTT thường xuyên giúp cơ thể trở nên cường tráng, khỏemạnh, giảm bệnh tật. Tinh thần con người luôn sảng khoái, linh hoạt, kéo dài tuổi thọ.

Page 4: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

II. MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆNTDTT

A- NGUYÊN NHÂN:

1. Không áp dụng, áp dụng sai phương pháp bảo hiểm; khởi động không đủ hay khônghợp lý (đây là nguyên nhân thường gặp).

2. Hành vi của người tập không đúng đắn. Biểu hiện: Sự vội vàng, thiếu tập trung chúý,sai kỹ thuật, sự nóng nảy, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu đạo đức làm trái nội quytrong luyện tập và thi đấu.

3. Việc áp dụng các bài tập mà cơ thể người tập chưa có sự chuẩn bị cần thiết về thể lựchay mỏi mệt của buổi tập trước chưa được khắc phục.

4.Việc huấn luyện dồn ép, thường xuyên vận động với công suất cực hạn và dưới cựchạn; sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy phục hồi trong vàsau khi luyện tập.

5. Không đáp ứng đầy đủ vật chất kỹ thuật của buổi tập.Điều kiện khí hậu, điều kiện vệsinh không phù hợp.

6.Không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệ thống và tính kếthừa trong quá trình huấn luyện kỹ thuật.

B- PHÂN LOẠI: Có thể chia ra 3 dạng chấn thương thường gặp:

1. Chấn thương phần mềm

1.1. Giãn cơ và dây chằng :

Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn quá mức cho phép.Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%.Ngay lúc bị chấn thương, người bệnh thấy đaunhói ở vùng gân cơ, nhưng không bị máu bầm, không làm ngưng cử động. Sau ít phút,cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.

1.2. Rách cơ:

Số cơ bị rách chiếm 25 – 75% bó sợi. Xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiềuhơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương, khớp có thể bị mấtđộ vững, cảm giác đau dữ dội và có thể gây ngất xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị têliệt hoàn toàn.

1.3. Đứt cơ hoàn toàn:

Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, cơ bị đứt hoàn toàn hay bị tách ra khỏixương, một lỗ trũng xuất hiện do cơ rút lại làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưngnhiều và trở nên lỏng lẻo. Mất khả năng hoàn toàn.Nạn nhân không thể sử dụng chi bị tổnthương.

1.4. Máu bầm:

Thường gọi là vết bầm hay cục máu bầm, do thành mạch bị vỡ khiến máu thoát ratụ dưới da. Không sưng, từ màu đỏ chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng. Vết bầmbiến mất sau 2 hoặc 3 tuần lễ.

1.5. Chấn thương bụng kín:

Page 5: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

Bề ngoài có vẻ không gây hậu quả trầm trọng song các chấn thương có thể dẫn tớiviệc tổn thương các cơ quan trong bụng rất nguy hiểm như: chấn động, xuất huyết hayvỡ nội tạng. Triệu chứng: Đau bụng ,mặt tái mét, nôn mữa, buồn nôn, sờ thành bụng căngcứng và đau dữ dội khi ấn.

2. Chấn thương khớp và dây chằng

2.1. Bong gân

Bong gân Là tổn thương dây chằng của bao khớp. Khi chấn thương đột ngột làmdây chằng bị kéo dài ra hoặc đứt. Các vị trí hay bị bong gân theo thứ tự: cổ chân , cổ tay,đầu gối, bàn chân và các ngón tay.

- Bong gân độ 1: dây chằng bị kéo dài ra mà không co ngắn ngay trở lại được vì cómột số sợi collagen bị đứt.

- Bong gân độ 2: Một lượng đáng kể sợi collagen bị đứt, khớp còn vững vàng.

- Bong gân độ 3: dây chằng bị bong khỏi vị trí bám hoặc đứt toàn bộ, khớp bị lỏnglẻo, có thể mẻ xương nơi bám của dây chằng.

* Diễn tiến qua các giai đoạn:

Sưng nề trong 72 giờ đầu sau chấn thương , các histam, serotonin được phóngthích gây thoát máu ra ngoài mạch làm tăng sưng nề.

Phục hồi: các nguyên bào sợi được huy động đến vùng bong gân để tạo các sợi collagennon.

Tạo hình: tiến triển xen kẽ với giai đoạn phục hồi, các sợi collagen non được địnhhướng song song với lực kéo của dây chằng, sau 6 tuần sẽ chịu được lực kéo căng sinh

Page 6: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

lý, song phải mất từ 12-18 tháng sau mới đủ sức chịu đựng được các hoạt động thể thaobình thường.

Di chứng: viêm bao khớp do điều trị không đúng cách, bao khớp sưng nề kéo dàihạn chế vận động. Thoái hóa khớp và mọc thêm các gai xương.

2.2. Trật khớp:

Là sự di lệch đột ngột do khi 2 đầu xương của một khớp bị trật rời nhau tại khớpdo chấn thương hay động tác sai tư thế.

Phân loại theo lâm sàng:

- Trật khớp kín.

- Trật khớp hở: rách da và cơ quan quanh khớp tạo thành trật hở.

- Trật khớp kèm biến chứng: mạch máu và thần kinh cũng bị tổn thương.

- Trật khớp không nắn được do mảnh xương, bao khớp chèn vào giữa 2 mặt khớp.

Tiến triển và biến chứng : dẫn đến trật khớp hở, cứng khớp, hạn chế vận động vềsau này

Page 7: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

Nên tránh: Trường hợp trật ở cổ chân, không nên cho bệnh nhân “đi lại xem cóđau không”. Dù mức độ trầm trọng như thế nào thì điều này cũng làm nạn nhân đau.

3. Chấn thương xương

Nhẹ thì chạm xương hoặc rạn nứt

Nặng thì gãy đơn giản như: gãy ngang, gãy xoắn, gãy thành nhiều mảnh, gãy hởhoặc đứt lìa.

3.1. Gãy xương :

Triệu chứng:

- Đau, sưng nề bầm tím, mất cơ năng, biến dạng chi, tiếng lạo xạo xương gãy, cử độngbất thường tại chi gãy, đau nhói tại điểm gãy, gãy hở chọc ra bên ngoài da,

- Mạch máu và thần kinh có thể bị dập nát hay chèn ép.

- Có thể bị sốc với triệu chứng: mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh nhợt, chân taylạnh, hốt hoảng lo sợ vã mồ hôi.

Tiến triển qua 4 giai đoạn:

- Tụ máu tại chỗ gãy: nhờ mạng lưới sợi fibrin có vai trò quan trọng cấu tạo thànhxương.

- Can xương liên kết: các tế bào lien kết ở tủy xương, ống Havers xâm nhập vào khốimáu tụ tạo thành tổ chức xương thay cho ổ máu tụ

- Can xương nguyên phát: từ màng tổ chức liên kết muối vôi sẽ lắng đọng tạo xươngnon sau 20-30 ngày sau gãy.

- Can xương vĩnh viễn: ống tủy lập lại nguyên vẹn, xương được hoàn chỉnh thànhhình dạng cũ, ổ gãy liền tốt sau 8-10 tháng.

C- CÁCH XỬ TRÍ BAN ĐẦU CHUNG:

Sơ cứu ban đầu đúng cách và an toàn là việc làm rất quan trọng trong quá trìnhđiều trị về sau nên cần làm đúng cách. Tuyệt đối nghiêm cấm việc cố gắng thử chữa trênbệnh nhân như nắn, kéo, xoay… của những người không có chuyên môn vì rất dễ dẫn tớilàm tổn thương nặng hơn, sốc chấn thương thậm chí tử vong cho bệnh nhân.

Nguyên tắc xử tríchung như sau:

1. Nghỉ ngơi và bất động tại vị trí tổn thương.

2. Giảm đau tại chổ bằng phương pháp chườm lạnh.

3. Băng ép đúng kỹ thuật.

Page 8: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

4. Kê cao chi.

Sau đó tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương cần phải đưa đến cơ sở y tế đểđược khám chuyên khoa dựa vào chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sang như chụp phim X-quang, CT, MRI, thăm dò chức các chức năng của cơ, dây chằng bằng các test thửchuyên môn.

D- CÁC CHẤN THƯƠNG VÀ TRẠNG THÁI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

1. BONG GÂN:

a. Triệu chứng: Đau ở chổ bám và đường đi của dây chằng, người tập cảm thấyđau nhói như điện giật Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảmgiác đau nhức dần dần trở lại mặc dù đã được bất động.

b. Xử trí:

- Cho bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn, không nên cố nắn, kéo.

- Giảm đau bằng cách chườm lạnh mỗi lần 10-15 phút ,mỗi lần cách nhau 30 phúttrong 4 giờ đầu tiên. tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh.

- Băng ép vùng bong gân bằng băng thun, giữ ít nhất 48 giờ, nới lỏng về sau.

- Kê cao chi tổn thương khoảng 10cm.

- Không được xoa bóp, chườm nóng, tiêm thuốc, dùng rượu, xoa cao vào nơi bịtổn thương, các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây giãn mạch làm chảymáu nhiều và sưng to hơn. Những trường hợp bong gân cấp 3: không cử động được khớp,dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn… hãy đưa đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

- Có thể sử dụng các thuốc giảm đau trong danh mục thuốc không kê đơn như:Paracetamol liều dùng 10-15mg/kg/4 giờ. (efferagan, panadol, hapacol…) nếu dị ứngparacetamol thì dùng Aspirin 10mg/kg/4 giờ. Hoặc Alaxan .

2. TRẬT KHỚP

a. Triệu chứng: đau xảy ra ngay sau chấn thương, bất động vẫn đau, giảm hoặcmất cơ năng hoàn toàn, khớp biến dạng, ổ khớp trống rỗng, sờ thấy đầu xương ở vị trí bấtthường, cử động lò xo.

b. Xử trí:

- Bất động ngay trong tư thế trật khớp:

+ Chi trên chỉ cần đeo khăn tam giác.

+ Chi dưới nẹp bấp động, vận chuyển bằng cáng.

- Giảm đau ngay bằng chườm lạnh hay thuốc giảm đau như trên

Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành thăm khám và điều trị như nắmchỉnh theo phương pháp Hypocrate, Kocher…hoặc phẫu thuật đặt lại khớp..

3. GÃY XƯƠNG

a. Triệu chứng:

Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy xương vì ở thời điểm gãynghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốt tăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyểnđộng. Gãy xương làm thay đổi độ dài, tại điểm gãy tạo thành khớp giả, vùng tổn thương

Page 9: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

sưng tấy, nề. Đặt tay lên vùng nghi vấn lay nhẹ cảm giác lạo xạo xuất hiện. Trường hợpgãy xương hở đầu xương gãy gây tổn thương phần mềm và da. Phương pháp chung vàchuẩn xác nhất là chụp X quang.

b. Xử trí :

- Trường hợp gãy xương hở hay có vết thương phầm mềm ngoài việc bất độngcần tiến hành cầm máu và sử lý sơ bộ vết thương vô khuẩn. Bất động gãy xương hở theotư thế xương gãy.

- Khi bất động cần lưu ý phải bất động trên một khớp và dưới một khớp đầu gãycủa xương .Độn bông mỡ vào nơi đầu xương nhô ra. Bất động trong tư thế cơ năng ởkhuỷu tay thì gấp 90 độ, chi dưới duỗi thẳng.( trong trường hợp không có nẹp có thể cốđịnh chi trên vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành).

- Trong khi bất động phải nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn và tổn thương thêm, bấtđộng phải đủ chật.

- Có thể cho uống thuốc giảm đau như trên.

- Vận chuyển nhẹ nhàng đến bệnh viện. Theo dõi tuần hoàn máu tại vị trí bắng éphoặc garo tránh quá chật gây hoại tử chi dẫn đến việc phải cắt bỏ chi.

4. RỬA VẾT THƯƠNG

Nếu vết thương có dính bẩn thì dùng nước muối sinh lý NaCL 0,9% rửa trôitrước, tiếp đó dùng oxy già rửa rồi dùng povidin sát trùng lại sau đó dùng gạc vô trùngđắp lên vết thương, cố định bằng băng keo. Nếu vết thương sạch như hình trên thì khôngcần dùng oxy già. Thay băng mỗi ngày cho đến khi vết thương khô mặt.

5. ĐAU CƠ

Những cơn đau nhức mà người tập phải trải qua sau khi tập luyện vốn thường xảyra vào ngày hôm sau, ngay cả khi chỉ thực hiện những bài tập với cường độ nhẹ nhàng.Do mới tập luyện, hoặc tập luyện không thường xuyên.

Cách khắc phục: Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị đau và chế độ ăn uốngcân đối sẽ giúp loại bỏ được cơn đau. Duy trì lượng vận động đều đặn, hoặc tăng dần vớikhối lượng thích hợp.

6. CHUỘT RÚT (VỌP BẺ)

a. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút như thiếu chất điệngiải, sai tư thế,thiếu sự khởi động…. Xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, sự co thắt tìnhcờ và gây đau đớn của cơ bắp

b. Cách khắc phục: Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóngthoát khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau:

Page 10: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên.

- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập bàn chân về phía người. Giữ nguyên tưthế này trong khoảng vài giây.

- Xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ bị chuột rút. Cần xoa bóp phần bắp chân từ dưới lêntrên để giúp máu lưu thông.

7. CHẢY MÁU CAM

- Yêu cầu xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trongmũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn.

- Đặt bệnh nhân ngồi thẳng, đầu và cổ hơi cúi về trước.Tư thế này giúp máu khôngchảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy, hoặc chảy sâu vào xoang bên trong.

- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai bên cánh mũi (điểm mạch Kisselbach).Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn mộtbên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

- Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm traxem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớmhoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.

- Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má củabệnh nhân hoặc cho ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậmquá trình chảy máu.Hướng dẫn nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.

- Cho uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.

- Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.Nếu sau 15 phút máu vẫn chảyhoặc chảy nhiều hơn cần đưa đi bệnh viện ngay.

8. HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂTHAO

a. Nguyên nhân:

- Do trình độ tập luyện kém vẫn phải tập luyện với cường độ cao; do công năngcủa tim kém, trong mỗi lần tâm thu không tống máu ra ngoài (động mạch) hết được, mộtlượng máu bị ứ lại ở các buồng tim, do vậy máu ở tĩnh mạch muốn trở về tim khó khăn.Máu ứ lại ở tĩnh mạch, tập trung nhiều ở gan, lách làm cho màng gan và lách căng lêndẫn đến đau bụng.

- Do phương pháp thở không đúng, phá rối nhịp thở làm quan hệ tuần hoàn, hôhấp bị rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch gây ra đau bụng. Một yếu tố nữa là do thởquá gấp làm cho hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành thiếu oxi bị co thắt gâynên đau.

- Do chuẩn bị tập luyện không tốt ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi tập,hoặc lúc bắt đầu chạy đã chạy quá nhanh làm cho hệ thống tiêu hoá không thích nghi vớihoạt động cơ, làm cho thức ăn tụ lại ở một đoạn nào đó của ruột, ruột căng lên làm màngruột cũng căng lên dẫn đến đau bụng.

b. Cách xử lý:

- Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ, dùng sức thởsâu, nhịp nhàng có thể khỏi.

Page 11: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

- Nếu đau quá phải ngừng tập luyện, cần được bác sĩ chuyên khoa khám, tìmnguyên nhân và cho hướng điều trị thích hợp.

* Cách đề phòng:

- Tăng cường huấn luyện toàn diện.

- Chuẩn bị cho việc tập luyện thật chu đáo; khi bắt đầu vận động không nên tăngtốc độ ngay. Trước buổi tập không nên ăn no và uống nhiều nưốc; cần chú ý thở sâu vànhịp nhàng.

- Tuân thủ mọi nguyên tắc và chế độ huấn luyện.

9. CĂNG THẲNG QUÁ MỨC

a. Nguyên nhân

Căng thẳng quá mức là tình trạng sức khoẻ và trạng thái các chức năng của vậnđộng viên giảm sút nhanh khi lượng vận động vẫn tăng trong quá trình tập luyện và thiđấu thể thao. Căng thẳng quá mức có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

- Căng thắng cấp tính: là hậu quả tác động một lần của lượng vận động quá lớn.

- Căng thắng mãn tính: ở vận động viên xảy ra các thay đổi dẫn đến tình trạngbệnh lí ở các cơ quan và hệ cơ quan.

b. Triệu chứng:

Bệnh thường gặp ở vận động viên hoạt động với cường độ cực đại, cận cực đạinhư đua xe đạp khi tăng tốc, cử tạ... Bệnh xảy ra ngay sau khi kết thúc thi đấu, tập luyệnhoặc sau đó một thời gian ngắn. Khi đó VĐV cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa,nhức đầu, mặt tái, đi không vững, tri giác giảm, có khi ngã vật xuống.

Suy tim cấp tính xuất hiện trong hoặc sau khi tập luyện, thi đấu, vận động viên độtnhiên thấy vô cùng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mặt tái, đi khôngvững, có khi ngã vật xuống, tri giác giảm hoặc mất. Kiểm tra thấy mạch nhanh, loạnnhịp, huyết áp giảm, có khi xuất hiện hôn mê hoặc bán hôn mê, nếu nặng hơn thì mặt tímbầm, đau vùng tim và gan.

Co thắt mạch máu não thường gặp ở môn Điền kinh, trong khi đang chạy,vậnđộng viên đột nhiên ngã vật xuống, tri giác giảm hoặc mất, thường kèm theo nôn mửa,nhức đầu, thậm chí có thể liệt nửa người.

c. Cách xử lý:

Đưa ngay vận động viên vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, để vận động viên nằm nghỉmột vài giờ, đến khi các dấu hiệu trên dần dần mất đi. Nếu vận động viên còn cảm giácmệt mỏi thì có thể cho dùng thuốc an thần nhẹ. Cho vận động viên nghỉ tập 3-4 ngày, sauđó tập luyện trở lại với nguyên tắc đối đãi cá biệt. Những trường hợp nặng cần chuyểnnhanh đến bệnh viện gần nhất.

10. TRẠNG THÁI MỆT MỎI QUÁ ĐỘ

a. Nguyên nhân:

- Là do vận động viên phải gánh vác khối lượng vận động lớn hoặc đơn điệu trongthời gian kéo dài, khi mà thời gian nghĩ không đảm bảo, hồi phục chưa hoàn toàn.

- Do vận động viên tham gia nhiều cuộc thi đấu với trách nhiệm cá nhân lớn, vàsau thi đấu không điều chỉnh được lượng vận động cho thích hợp.

Page 12: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

- Vận động viên tham gia tập luyện trong tình trạng sức khoẻ không đảm bảo (saukhi bị ốm, bị chấn thương), cơ thể không thích nghi được với lượng vận động lớn củabuổi tập.

- Do vận động viên xích mích với huấn luyện viên hoặc đồng nghiệp, hoặc có mâuthuẫn trong gia đình, hoặc vấn đề cá nhân...

Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác: trong cơ thể vận động viên cócác ổ viêm nhiễm mãn tính, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, uống rượu, bia, hút thuốclá hoặc ép cân vô nguyên tắc.

b. Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng của mệt mỏi quá độ rất da dạng và phức tạp. Căn cứ vàoquá trình tiến triển của bệnh, có thể chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1

- Vận động viên cảm thấy mệt mỏi, không muôn tập luyện, đặc oiệt là các mônchuyên sâu.

- Ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ.

- Ăn không thấy ngon, lượng ăn giảm đi.

Thành tích thể thao của vận động viên không tăng hoặc giảm chút ít, vận độngviên dễ nóng giận, cân nặng cơ thể có thê giảm... Sau khi thực hiện một lượng vận độngcó thể thấy đánh trống ngực, hoặc khó thở và ra nhiều mồ hôi.

Giai đoạn 2

Nếu không giải quyết được tình trạng trên sẽ dẫn đến giai đoạn 2 của tập luyệnquá sức. Các dấu hiệu lâm sàng như ở giai đoạn 1 nhưng mức độ nặng hơn.

Giai đoạn 3

Có tất cả các dấu hiệu lâm sàng như ở giai đoạn 2 nhưng mức độ nặng hơn vàphức tạp hơn.

- Vận động viên gầy hốc hác, da vàng, mắt vàng, gan to, tim phì đại.

- Vận động viên từ chối tập luyện, sợ lượng vận động, có cảm giác yếu ớt, bất lực,thích được yên tĩnh, muốn nghỉ ngơi, không tin vào khả năng của mình, mất ngủ vào banđêm, buồn ngủ vào ban ngày, khi vận động nhẹ cũng ra nhiều mồ hôi. Chức năng hệ timmạch giảm sút, mạch nhanh, huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng. Có thể xuấthiện một số bệnh khác kèm theo như viêm gan, lao phổi, cao huyết áp, loét dạ dày tátràng, thiếu máu.

c. Cách xử lý:

Để hồi phục hoàn toàn khả năng hoạt động thể thao của vận động viên, cần phảicho vận động viên giảm 50% khối lượng tập luyện, nghỉ ngơi tích cực, xoa bóp hồi phục,vật lí trị liệu. Khi vận động viên gặp phải trạng thái mệt mỏi quá độ ở giai đoạn 2, 3 cầnngừng tập chuyên môn trong 2-3 tuần, phải được bác sĩ chuyên ngành điều trị và theodõi, trường hợp nặng cần được chăm sóc tại bệnh viện.

Thường thường, khả năng tập luyện thể thao sẽ hồi phục sau 1-2 tháng. Khi vận độngviên hồi phục, cho tập luyện trỏ lại theo nguyên tắc tập luyện tăng dần và nguyên tắc đốiđãi cá biệt.

Page 13: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

11. CHOÁNG TRỌNG LỰC

a. Nguyên nhân:

Trong tập luyện và thi đấu thể thao đôi khi chúng ta nhận thấy hiện tượng vậnđộng viên sau khi về đích, nhất là các vận động viên chạy cự li dài hoặc cự li trung bình,tự nhiên giảm tốc độ đột ngột, hoặc không thể chạy tiếp được nữa bị ngã quỵ xuống vàmất tri giác. Hiện tượng đó gọi là choáng trọng lực.

Nguyên nhân của hiện tượng này là khi vận động có đến 88% lượng máu tuầnhoàn tập trung về các cơ tham gia vận động (trong lúc yên tĩnh chỉ có 21% lượng máutuần hoàn được phân bố đến các cơ quan vận động), cộng với tác dụng trọng lực của máulàm cho máu dồn xuống chi dưới quá nhiều, song khi vận động liên tục các cơ luôn cobóp (còn gọi là hiện tượng bơm cơ) làm máu lưu thông dễ dàng và lượng máu cung cấpcho não vẫn được đảm bảo. Khi ngừng vận động đột ngột, máu vẫn tập trung nhiều ở chidưới, trong khi đó cơ chế "bơm cơ" không hoạt động, hạn chế sự lưu thông của máu,lượng máu trở về tim ít hơn. Hơn nữa, lúc này tim đã mệt mỏi, lực co bóp của tim yếu đilàm cho máu lên não gặp khó khăn, não bị thiếu máu đồng nghĩa vối việc thiếu oxi dẫnđến mất tri giác và gây nên hiện tượng choáng trọng lực.

b. Triệu chứng:

Vận động viên mất tri giác đột nhiên ngã xuống, trưốc khi ngã có cảm giác toànthân vô lực, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt, tay chân lạnh, tim đập chậm và yếu, thởchậm. Các triệu chứng này xuất hiện qua một thòi gian ngắn, cơ thể sẽ hồi phục. Tuynhiên ngưòi vẫn còn cảm giác nặng nề, nhức đầu.

c. Cách xử lý:

Khi vận động viên bị ngất, nên đưa ra chỗ thoáng khí (không được để lạnh và giólùa), nới lỏng quần áo.

- Đặt vận động viên nằm ngửa, chân cao hơn đầu.

- Xoa bớp tích cực từ cẳng chân lên đùi.

- Giật nhẹ tóc mai, ấn huyệt nhân trung.

- Nếu có ngừng thở, ngừng tim phải: hà hợi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

- Khi vận động viên tỉnh lại có thệ cho uống nước trà đường nóng hoặc cà phê sữa nóng.

* Cách đề phòng: Khi vận động viên chạy về tới đích vẫn phải tiếp tục vận độngnhẹ nhàng, hít thở sâu, nhịp nhàng trong một khoảng thời gian thích hợp sau đó mớinghỉ. Nếu vận động viên có biểu hiện sắp ngất thì không đước xốc nách dìu đi tiếp màcho vận động vỉên nằm ngửa xuống, kê chân cao hơn đầu và tiến hành cấp cứu ngay.

12. SAY NẮNG.

a. Nguyên nhân:

Trong điều kiện môi trường nóng bức (nhiệt độ và độ ẩm không khí cao), sự thảinhiệt bằng con đường bay hơi mồ hôi bị cản trở, nhất là trong những ngày oi bức, đứnggió. Trong khi đó vận động viên vẫn phải tập luyện vối khối lượng lớn và cường độ cao,cơ thể sản sinh nhiều nhiệt. Nhiệt tích tụ lại trong cơ thể cộng với mất nhiều muối vànước do ra mồ hôi làm rối loạn các chức năng sinh lí bình thường của cơ thể dẫn đếnhiện tượng say nóng.

Page 14: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

b. Triệu chứng:

- Có thể xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay, chân, sau đó là đến cơ lưng và bụng(do muối trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ bị thiếu muối dẫn đến cơ bị co cứng).

- Tự nhiên thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.Khi có các dấu hiệu này cần phải cấp cứu ngay.

c. Cách xử lý:

- Khi có dấu hiệu của say nóng xuất hiện phải nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơithoáng mát, cởi nới quần áo, quạt mát, chườm lạnh vào vùng trán và đầu, dùng khăn ướtlau khắp người.

- Cho nạn nhân uống nước chè ấm pha đường, chanh hoặc nước chanh pha đường,muối. Nếu có điều kiện cho nạn nhân uống nước dưa hấu ép có tác dụng giải nhiệt tốt.

- Không nên cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước có đá vì nước lạnh làm ngăncản quá trình hấp thu nước và muối là những chất mà cơ thể đang rất cần.

- Có thể châm cứu hoặc bấm huyệt nhân trung, thập tuyền.

- Cho bệnh nhân uống thuốc giảm sốt (Paracetamol, aspirin...). Nếu không khỏiphải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

* Cách đề phòng: Những người chưa quen rèn luyện thì không nên tập luyện lâudưới trời oi bức. Về mùa nóng nên mặc quần áo, đội mũ nón sáng màu. Vào những ngàynắng, oi bức không nên tập trung nhiều người ở các địa điểm chật hẹp. Không nên tậpluyện quá lâu, cứ tập 1 giờ nên nghỉ 5 - 15 phút.

13. TRẠNG THÁI HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

a. Nguyên nhân:

Trạng thái hạ đường huyết thường gặp ở, những vận động viên có sự chuẩn bịkhông tốt, hoặc chưa thích nghi với điều kiện khí hậu nơi thi đấu như ở núi cao, nơiquá lạnh hoặc quá nóng... ở những vận động viên trình độ cao, trạng thái hạ đườnghuyết cũng có thể gặp khi vận động viên thi đấu trong tình trạng mệt mỏi, trở lại thiđấu sau khi mắc một bệnh gì đó hoặc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.

b. Triệu chứng:

Các dấu hiệu chính của trạng thái hạ đường huyết là vận động viên có cảm giácrất đói, sau đó là cảm giác yếu ớt, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh. Tiếp theo đó là các dấuhiệu điển hình thể hiện sự tổn thương chức năng của hệ thần kinh trung ương: mất trithức, giọng nói ngắt quãng, thần trí mơ hồ, thậm chí có thể có những hành vi khôngbình thường.

c. Cách xử lý:

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên, cần cho vận động viên uống một cốcnước đường ấm, ăn bánh mì hoặc là ngậm một vài miếng đường, sau đó uống nước.

Trong trường hợp bị hạ đường huyết nặng, khi có các biểu hiện rối loạn chức nănghệ thần kinh trung ương thì cần được cấp cứu ngay.

* Cách đề phòng: Trước các cuộc thi đấu lớn ở các cự li dài, cần cho vận độngviên uống bổ sung đường, nhưng không được quá 100 - 120g, bởi vì lượng đường thừa ởmáu sẽ bị thận đào thải, hơn nữa nếu có được dự trữ dưới dạng glycogen thì sẽ gây tăng

Page 15: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

trọng lượng cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung đường trong thời gian thi đấu rất quan trọng.

Trạng thái hạ đưòng huyết cũng có thể xuất hiện ngay sau thi đấu và tập luyện, khiđó nên bổ sung ngay lượng đường cần thiết.

14. CHUỘT RÚT

a. Nguyên nhân:

- Do bị lạnh kích thích: tập luyện trong những ngày trời rét khi chuẩn bị cho vậnđộng viên không tốt, khởi động không kĩ. Hay bị nhất là vận động viên các môn bơi lội,điền kinh và các môn bóng.

- Khi hoạt động trọng điều kiện thời tiết oi bức, nóng nực với khối lượng vàcường độ vận động lớn, mồ hôi ra nhiều, mất nhiều muối và nước, cơ thể bị thiếu muốicũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.

- Trong khi vận động, cơ co duỗi quá nhanh, trong khi cơ thể bị mệt mỏi, cơkhông thay nhau co duỗi được gây ra chuột rút.

- Do hoạt động với cường độ lớn, cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm traođổi chất bị giảm, một lượng lớn axít lactic bị tích tụ lại trong cơ bắp làm cho cơ bắp bị cocứng, gây ra hiện tượng chuột rút.

b. Cách xử lý:

Nếu vận động viên bị chuột rút ở dưới nước phải đưa ngay lên bờ, đảm bảo ấmcho nạn nhân, sau đó kéo căng cơ bị chuột rút ra. Ví dụ cơ sinh đôi bị chuột rút, kéongược bàn chân lên, xoa bóp (xoa bóp, vò, véo, ấn, đấm, chặt). Nếu không khỏi dùngấn, day hoặc bấm huyệt, châm cứu rất có hiệu quả.

* Cách đề phòng: Chuẩn bị thể lực tốt, khởi động kĩ, Mùa đông tập ở dướinước thì trước khi xuống nước cần lấy khăn lạnh lau người để cơ thể thích ứng dần vớilạnh. Bổ sung đầy đủ khẩu phần muối và nước trong khẩu phần ăn.

E- MỘT SỐ LỜI KHUYÊN ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG:

1. Chấp nhận giới hạn của cơ thể: chúng ta có thể không còn phong độ như hồituổi đôi mươi nữa. Hãy điều chỉnh kỹ thuật và chiến thuật chơi thể thao phù hợp với sứcmình.

2. Đừng dồn sức làm “chiến binh ngày cuối tuần”: Thay vì tập trung sức lực vàthời gian chơi hết mình ngày cuối tuần rãnh rỗi sẽ gây mệt hoặc quá tải, nên rải đều tậpluyện các ngày trong tuần.

3. Chơi “đúng kiểu, vừa sức”: Ở mỗi độ tuổi, sức khỏe ta thay đổi, ta nên chọnmôn thể thao phù hợp, kiểu chơi vừa sức với mình, tránh quá tải hay gãy xương do mệt.

4. Trang bị bảo hộ, bảo vệ đầy đủ: Chọn giày, dụng cụ thể thao thích hợp cho từngmôn chơi. Luôn mang băng cổ tay, gối, cổ chân, băng giảm chấn…bảo vệ cơ thể.

5. Cho cơ thể có thời gian để thích ứng: Đừng vội vã tập luyện, thi đấu cường độcao, mà hãy từ từ và đều đặn tăng dần ngưỡng vận động cơ thể.

6. Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình: Khi tập luyện thể thao, bạn thấy mệt,phong độ thay đổi, hay một chỗ nào đó trên cơ thể bị đau, bạn phải cảm nhận ngay vàgiúp cơ thể mình nghỉ ngơi, thay đổi hoặc phải sữa chữa những trục trặc này trước khi nótrở thành vấn đề nghiêm trọng.

Page 16: BÀI 2 Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ MỘT SỐ TRẠNG THÁI BỆNH ...

7. Gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có vấn đề: Khi bạn gặp chấn thương hay trụctrặc sức khỏe trong quá trình tập luyện thể thao, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyênkhoa y học thể thao để được tư vấn và chữa trị sớm, đúng cách. Và may mắn là, bằngnhững phương tiện y học hiện đại, hầu hết các chấn thương thể thao đều được điều trịhiệu quả và mau hồi phục, giúp người chơi thể thao sớm trở lại môn thể thao yêu thíchcủa mình.