Top Banner
NHỚ BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH VỚI MỐI TÌNH KHÔNG NHỚ BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH VỚI MỐI TÌNH KHÔNG BIÊN GIỚI VÀ CUỘC SỐNG Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ CỦA BIÊN GIỚI VÀ CUỘC SỐNG Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG LAO ĐỘNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐẦU TIÊN CỦA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
28

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Jan 15, 2016

Download

Documents

Skylar

NHỚ BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH VỚI MỐI TÌNH KHÔNG BIÊN GIỚI VÀ CUỘC SỐNG Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG LAO ĐỘNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết Học ĐHY Hà Nội nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934. - PowerPoint PPT Presentation
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

NHỚ BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH VỚI MỐI TÌNH KHÔNG NHỚ BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH VỚI MỐI TÌNH KHÔNG BIÊN GIỚI VÀ CUỘC SỐNG Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ CỦA GIA BIÊN GIỚI VÀ CUỘC SỐNG Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ CỦA GIA

ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG LAO ĐỘNGĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG LAO ĐỘNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐẦU TIÊN CỦA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAMNGÀNH Y TẾ VIỆT NAM

Page 2: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Học ĐHY Hà Nội nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.

Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936 - 1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1945

Năm 1945, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn,

Page 3: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

1954 – 1958 - Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế và là Bộ trưởng Y tế kiêm viện trưởng Viện Chống lao Việt nam

CUỘC ĐỜI BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH CUỘC ĐỜI BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH GẮN LIỀN VỚI CÔNG CUỘC CHỐNG LAO VIỆT NAMGẮN LIỀN VỚI CÔNG CUỘC CHỐNG LAO VIỆT NAM

Page 4: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Đời tư của ông là một mốí tình đẹp không biên giới

• Sau thời gian học Đại học Y khoa ở Hà Nội, ông sang Pháp du học, chuyên sâu về bệnh lao phổi. Sau 2 năm miệt mài học tập, ông được thăng chức làm giám đốc bệnh viện lao vùng núi phía đông nước Pháp, vừa là bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville.

• Tại Bệnh viện Lao, ông gặp gỡ Marie Louise, một cô gái Pháp xinh đẹp, tận tụy, gương mẫu trong vai trò một nữ y tá

Page 5: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Đầu năm 1936, khi BS Phạm Ngọc Thạch quyết định trở về Việt Nam, đọc được trong mắt Marie Louise một nỗi buồn sâu thẳm, ông thẳng thắn nói với cô: “Chúng mình có thể tạo nên một cuộc sống bên nhau. Nhưng  trước khi em quyết định, em phải biết là cuộc đời tôi ưu tiên cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc tôi. Nếu em chấp nhận tôi ở ý nghĩa này thì em có thể gặp lại tôi ở Sài Gòn, sau vài tháng”. Và Marie Louise đã tới Sài Gòn, “bước một bước lớn” hơn 10.000 cây số từ Pháp đến Việt Nam.

Phải có một tình yêu mãnh liệt, bà mới dám “phiêu lưu” như vậy. Lúc đó, bà chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là tin vào sự thôi thúc của trái tim mình và bù lại, ông đã dành cho bà một tình yêu sôi nổi, chân thành.

Page 6: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Thời gian đầu vợ chồng ông thuê một căn biệt thự ở đường Sương Nguyệt Ánh. Sau đó ông  thuê căn biệt thự số 202 đường Stratégique (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) mở rộng phòng mạch tư.

Tại ngôi biệt thự này, từ năm 1936 cho đến trước khi cuộc Cách mạng tháng Tám diễn ra ở Sài Gòn, Marie Louise đã trải qua những năm tháng tràn ngập hạnh phúc. Vợ chồng ông đã có một cô gái đầu lòng và một cậu con trai xinh xắn

Page 7: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Sáng ngày 23/9/1945, BS Phạm Ngọc Thạch lặng lẽ bước lên chiếc xe hơi, tự lái vào chiến khu...

• Marie Louise đứng trước sân nhà nhìn theo chiếc xe cho đến khi khuất dạng. Bà biết vậy là chồng mình đã dấn thân vào cuộc kháng chiến - một chọn lựa tất yếu của một trí thức mang trong lòng ngọn lửa ái quốc như bà đã từng gặp ở nước Pháp.

• Bà tôn trọng sự chọn lựa của chồng, dù chết lặng trước nỗi cô đơn và nỗi bất an.

Page 8: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Dù không theo chồng vào chiến khu, bà lặng lẽ đi theo con đường của chồng bằng cách rất riêng của bà. Bà giấu những chiến sĩ biệt động thành trong phòng mạch, tìm cách chữa lành vết thương và tìm cách đưa họ ra ngoài. Thi thoảng, bà hóa trang thành một phụ nữ Nam Bộ, trong bộ quần áo bà ba, dắt díu hai con lên Thủ Dầu Một thăm chồng.

• Trong ký ức Alain Phạm Ngọc Định, anh nhớ như in những ngày “mạo hiểm” được mẹ đưa đi thăm cha. Anh kể: “Mẹ tôi ngủ lại nhà một nông dân, trên bộ ván. Bà con thỉnh thoảng tìm cách xem mặt “bà đầm”. Họ nói với nhau về đôi chân rất trắng của mẹ tôi. Vậy mà đôi chân đẹp của mẹ đã dám lội bộ xuyên qua cánh đồng nứt nẻ mấy cây số để được gặp cha tôi.

Page 9: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Ra chiến khu thăm chồng, bà sống cuộc sống đạm bạc, kham khổ

của những người kháng chiến mà không một lời kêu than. Là người bạn đời của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bà hiểu nỗi niềm đau đáu của ông với dân tộc, với đất nước và chỉ biết đứng bên cạnh, ủng hộ ông theo cách của riêng bà. Sau này, biết cuộc kháng chiến còn dài, lo sợ cho sự an nguy của hai con, bà đã quyết định về Pháp, nhưng trong lòng vẫn luôn yêu thương và ủng hộ người chồng Việt Nam và đất nước của ông, theo cách riêng của bà.

Page 10: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Anh Định kể: “Cha tôi là vậy đó. Ông dành cả tâm lực khi tham gia Chính phủ Bác Hồ. Một người bà con biết cha đi sang Pháp, nhờ cha gửi dùm 2.000 đôla cho thân nhân nhưng khi trở về nước, trong túi ông vẫn còn nguyên vẹn số tiền ấy. Không ai dám trách ông vì bản thân ông là con người luôn toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao phó. Chính phủ Pháp đón ông rất trân trọng, dành cho ông một chỗ nghỉ trong một khách sạn cao cấp ở Paris nhưng ông đã về sống với mẹ con tôi trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô.

Page 11: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Dù không có nhiều thời gian được sống bên cha nhưng Alain Phạm Ngọc Định ảnh hưởng rất nhiều tư tưởng yêu nước của BS Phạm Ngọc Thạch. Năm 19 tuổi, anh quyết định lấy quốc tịch Việt Nam và mẹ anh, bà Marie Louise tôn trọng sự chọn lựa ấy của anh.

• Bà làm việc quần quật ngày đêm, nuôi các con học hành thành đạt. Anh trở thành tiến sĩ toán học. Dù đã về hưu, anh vẫn hợp tác dạy ở Đại học Orleaus. Nhiều năm qua, anh vẫn đi về thăm Việt Nam, hỗ trợ Trường đại học Khoa học tự nhiên đào tạo tiến sĩ toán học.

Page 12: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Ở hai đầu nỗi nhớ….• Vì hoàn cảnh đất nước, nên bác sĩ Phạm Ngọc Thạch phải sống xa

gia đình. Trong khi vợ con ông ở Pháp, thì ông sống và làm việc ở Việt Nam. Trong những năm tháng đó, cả gia đình ông đã chịu những thiệt thòi lớn, nhưng mỗi người trong gia đình bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đều có một cách hi sinh riêng, cho sự nghiệp lớn lao mà ông theo đuổi

Page 13: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Ở Pháp, bà Marie dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, nhưng vẫn tìm mọi cách giúp đỡ, quyên tiền, thuốc men ủng hộ để gửi về Việt Nam.

• Là một người phụ nữ xinh đẹp, được nhiều người theo đuổi, nhưng bà Marie chỉ ở vậy chăm lo cho hai con và hy vọng đến ngày được đoàn tụ với người chồng ở bên kia bờ đại dương.

• Ở cách xa nhau, nên bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và vợ chỉ có thể liên lạc với nhau qua thư. Mỗi khi nhận được thư ông hay nói chuyện về ông với các con, mắt bà đều sáng bừng rạng rỡ. Và mỗi bức thư mà bà Marie nhận được từ Việt Nam đều được bà giữ gìn cẩn thận, như một kỷ vật thiêng liêng.

Page 14: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chỉ được đoàn tụ với gia đình mình trong những lần ông đại diện cho Chính phủ sang công tác tại Pháp. Có lần, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Y tế sang Paris theo lời mời của chính phủ Pháp, ông được xếp ở khách sạn Crillon, một trong những khách sạn sang trọng nhất Thủ đô Paris. Nhưng xếp phòng cho ông xong thì không ai thấy ông đâu cả.

Page 15: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Có lần, trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô Pháp, khi được con gái nấu cho bữa ăn tối, ông đã lén lau những giọt nước mắt trước mặt con gái mình bởi quá xúc động. Hiếm hoi lắm ông mới được hưởng cảm giác ấm áp khi ở bên người thân của mình.

Page 16: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Năm 1968, sau khi được sự chấp thuận của chính phủ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trở lại Nam bộ vào miền Tây và nghiên cứu tình hình y tế ở các tỉnh miền Tây Nam bộ

• Trong lá thư ông gửi cho con gái 4 tháng cuối cùng trước khi qua đời, một lá thư định mệnh, dường như ông đã linh cảm được về cái chết của mình, ông đã dặn dò con gái : “Ba đi chuyến này sẽ rất lâu.... Con gái ba hãy dũng cảm lên và xứng đáng.......”.

Page 17: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Khi nhận được tin ông đã qua đời, Bác Hồ đã lặng đi rất lâu, còn ở Pháp bà Marie đã hoàn toàn suy sụp. Bà thậm chí không đủ sức để về Việt Nam để dự lễ truy điệu ông do Chính phủ tổ chức. Chỉ có hai người con của ông bà là về Việt Nam và chứng kiến giờ phút truy điệu cha mình.

Với những người dân Việt Nam, bsĩ Phạm Ngọc Thạch là một ANH HÙNG

Với những người con của ông, ông cũng là một người CHA ANH HÙNG , một anh hùng thực sự với đầy đủ nghĩa của từ này.

•Ông hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7/11/1968.

Page 18: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Bà Marie vợ ông đã vô cùng đau đớn, bà đã đan khăn và nhờ con gái gửi chiếc khăn đó về cho Bác Hồ. Trong lễ truy điệu bs Phạm Ngọc Thạch, Bác Hồ đã quàng chiếc khăn đó, trong sự xúc động vô cùng của con trai và con gái bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

• Ông không còn nữa nhưng với bà Marie luôn có một nỗi niềm đau đáu về những kỉ niệm trong những ngày sống với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cùng ông làm việc ở phòng mạch trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.

• Sau này Nhà nước đã trao trả lại căn biệt thự và khi được trở về Việt Nam thăm lại căn nhà đó, bà đã ngồi sụp xuống khóc nức nở vì xúc động.

Page 19: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Năm 1996, bà Marie mất tại Paris. Nhưng bà có quyền tự hào vì bà đã nuôi dạy hai người con của bà với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trở thành những trí thức giỏi giang, thành đạt, nhưng vẫn luôn hướng về cội nguồn.

• Trước khi chết, bà đã di chúc số tiền mình dành dụm được, để xây một ngôi trường ở Tây Ninh, nơi có những người dân đã chăm sóc, giúp đỡ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong những ngày cuối đời của ông ở đây.

Page 20: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Với lớp lớp thế hệ nhân viên Bệnh viện Phổi Trung ương, hình ảnh của ông sáng mãi, ông là niềm tự hào, là người thầy, người Viện trưởng đầu tiên của Bệnh viện với tư duy hết sức thực hành và những tư tưởng khoa học vĩ đại.

Page 21: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

Câu nói của ông “ chỉ có nắm vững được tình hình bệnh phổi trong nước thì mới chẩn đoán bệnh lao ít sai lầm” đến nay vần còn nguyên giá trị .Truyền thống quý báu đó đã và sẽ được kế thừa, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm phát triển sự nghiệp y tế nói chung và đưa sự nghiệp chống lao và các bệnh phổi của nhân dân ta đi đến thành côngCó thể kể cả ngày không hết những câu chuyện về BS Phạm Ngọc Thạch

Page 22: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

•GS Nguyễn Đình Hường tâm sự. Vừa là Bộ trưởng vừa là Viện trưởng trăm công ngàn việc vậy mà Ông vẫn dành thời gian hàng ngày để đọc sách. Có lần, GS Hường lúc đó được giao phụ trách khoa Thăm dò chức năng, kỹ thuật đo khí máu với điện cực Astrup lúc bấy giờ chưa ai biết rõ, vậy mà trong chuyến đi công tác nước ngoài BS Thạch đã gửi thư về các thông tin đọc được cho GS Hường để nghiên cứu thực hiện. 

Page 23: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Là “một trong các thầy thuốc chuyên khoa lao và bệnh phổi đầu tiên ở Việt Nam, có phòng khám bệnh tư tại Sài Gòn từ những năm 1936-1937”, theo tiếng gọi của Bác Hồ, bác sỹ Thạch đã tham gia cách mạng và hy sinh tại chiến trường khiến tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải suy nghĩ khi tham gia vào sự nghiệp phát triển bệnh viện ? Cân nhắc cái được và cái mất ?

• Mỗi cán bộ bệnh viện đều ít nhiều đã rút ra những bài học, những suy ngẫm về cuộc sống, sự nghiệp của mình, của đơn vị. Tưởng nhớ đến bác tôi tin rằng “Ai cũng thầm hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với truyền thống quý báu của Bệnh viện”.

Page 24: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Bệnh viện Phổi Trung Ương đã có sáng kiến đề nghị với Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch, giải thưởng sẽ mãi là nguồn động viên phấn đấu của cán bộ ngành y tế nói chung và ngành lao và bệnh phổi nói riêng theo gương cố Bác sĩ, Bộ trưởng, Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch.”

• Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Bộ Y tế - Anh hùng lao động – Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (07/5/1909 – 07/5/2009), tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần thứ Nhất cho 7 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống lao và bệnh phổi.

Page 25: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Đánh giá những thành tựu đóng góp của ông Nhà nước ta đã nhận định BS Phạm Ngọc Thạch đã nêu một tấm gương về cách nhìn, cách nghĩ, cách nghiên cứu để giải quyết một cách sáng tạo và độc đáo những vấn đề khó khǎn và phức tạp của việc chẩn đoán và thanh toán bệnh tật, trong việc vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân và đồng chí đã thành công trong nhiều công trình nghiên cứu quan trọng .

• Ông được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.

Page 26: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Tên của Ông được đặt tên cho hai đường phố (ở quận Đống Đa, Hà Nội và quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), một bệnh viện chống lao- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

• Một trường Đại học Y khoa của Thành phố Hồ Chí Minh là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Page 27: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết

• Đạo đức, tác phong và lối sống của ông đã có sức động viên toàn ngành y tế và nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn và hiểm nghèo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng ngành Y tế cách mạng nước ta.

• Hình ảnh nhà trí thức lớn mãi mãi hiện diện trong lòng dân tộc.

Page 28: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Phan Thiết