Top Banner
1 BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/-AIDS ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Hướng dẫn này cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật trong công tác xây dựng chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy. 2. Hướng dẫn này áp dụng triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi; Hoạt động tiếp cận cộng đồng đối với người nghiện chích ma túy, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su trong chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy. II. MỤC ĐÍCH Góp phần làm giảm lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy và ngăn ngừa HIV lây truyền từ người nghiện chích ma túy ra cộng đồng. III. MỤC TIÊU 1. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010. 2. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.
33

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

Sep 01, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

1

BỘ Y TẾ

CỤC PHÒNG, CHỐNG

HIV/AIDS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI

DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-AIDS ngày 05 tháng 01 năm 2015

của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC

CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hướng dẫn này cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật trong công tác xây

dựng chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho

người nghiện chích ma túy.

2. Hướng dẫn này áp dụng triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục,

truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi; Hoạt động tiếp cận cộng đồng

đối với người nghiện chích ma túy, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim

tiêm sạch, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su trong chương trình, dự án

can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy.

II. MỤC ĐÍCH

Góp phần làm giảm lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma

túy và ngăn ngừa HIV lây truyền từ người nghiện chích ma túy ra cộng đồng.

III. MỤC TIÊU

1. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma

túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

2. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường

tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

Page 2: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

2

IV. CHỈ TIÊU

1. Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được tiếp cận với chương trình

bơm kim tiêm đạt 50% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;

2. Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch

trong lần tiêm chích gần nhất lên 90% vào năm 2020;

3. Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được xét nghiệm HIV và biết kết quả

xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 50% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

4. Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy đạt dưới

10% vào năm 2015 và khống chế tỷ lệ này đến năm 2020.

IV. NGUYÊN TẮC

1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho

người nghiện chích ma túy phải thuộc khuôn khổ hoạt động của các chương

trình/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai.

2. Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người

nghiện chích ma túy cần đảm bảo tối thiểu các hoạt động sau:

a) Tuyên truyền vận động sự ủng hộ của Lãnh đạo Đảng, Chính quyền,

các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư;

b) Tuyên truyền, quảng bá về hiệu quả, lợi ích của biện pháp can thiệp

giảm tác hại bằng bơm kim tiêm (sau đây gọi tắt là BKT), bao cao su (sau đây

gọi tắt là BCS) và vận động, khuyến khích người nghiện chích ma túy (sau đây

gọi tắt là khách hàng) sử dụng BKT sạch và BCS đúng cách;

c) Triển khai hoạt động tiếp cận cộng đồng người nghiện chích ma túy;

d) Cung cấp và hướng dẫn sử dụng BKT, nước cất cho người nghiện chích

ma túy (sau đây gọi tắt là người NCMT);

đ) Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su cho người NCMT;

e) Quản lý hoạt động đầu thầu, mua sắm, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát

BKT, BCS và thu gom, tiêu huỷ BKT đã qua sử dụng.

3. Đảm bảo tính đa dạng, thân thiện và dễ tiếp cận với các dịch vụ can

thiệp giảm tác hại cho các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.

4. Triển khai lồng ghép các biện pháp can thiệp giảm tác hại với nhau và

với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác.

Page 3: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

3

Chương II

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN

CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

I. TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ

1. Tiến hành đánh giá nhanh

Tiến hành đánh giá nhanh về dịch HIV/AIDS, tình hình sử dụng ma túy và

các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy tại địa bàn dự kiến triển khai biện

pháp can thiệp.

2. Tiến hành các điều tra, nghiên cứu đánh giá

a) Hành vi dùng chung BKT và các vật dụng khác để tiêm chích ma túy

trong nhóm người NCMT;

b) Hành vi sử dụng BCS thường xuyên khi quan hệ tình dục;

c) Tỉ lệ người NCMT được xét nghiệm HIV;

d) Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT;

đ) Tính đa dạng, sẵn có, chất lượng, nhu cầu, khả năng tiếp cận với các

dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của khách hàng;

e) Mức độ ủng hộ của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị -

xã hội, cộng đồng dân cư và chủ các cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng,

khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch khác (sau đây gọi tắt là

các dịch vụ giải trí) trong triển khai chương trình/dự án can thiệp giảm tác hại

dự phòng lây nhiễm HIV.

3. Lập bản đồ địa dư và xã hội

a) Ước tính số lượng người NCMT tại địa bàn dự kiến triển khai can thiệp

giảm tác hại;

b) Xác định các tụ điểm tiêm chích ma tuý và thời điểm người NCMT

thường tập trung;

c) Xác định các thói quen, thị hiếu, nhu cầu và các thông tin khác liên

quan đến người NCMT phục vụ cho mục đích triển khai hoạt động can thiệp

giảm tác hại;

d) Hoạt động này nên được thực hiện từ 1-2 lần/năm để cập nhật thông tin

phục vụ cho việc lập kế hoạch và triển khai các biện pháp can thiệp.

Page 4: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

4

Trường hợp không đủ điều kiện triển khai các nghiên cứu, đánh giá có thể

sử dụng số liệu sẵn có của ngành Lao động, Thương binh & Xã hội (sau đây gọi

tắt là LĐ, TB & XH), Văn hóa, Thể thao & Du lịch (sau đây gọi tắt là VH, TT

& DL) và ngành Công an liên quan đến tình hình sử dụng ma tuý, số người từ

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội trở về cộng đồng...và các

thông tin khác liên quan đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS và phòng,

chống ma túy tại địa bàn dự kiến triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại.

II. LỰA CHỌN ĐỊA BÀN XÃ, PHƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VỀ MA TÚY

Tiêu chí lựa chọn các xã/phường trọng điểm về ma túy để triển khai hoạt

động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số

01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTWMTTQVN ngày 18/8/2008

về việc ban hành “Các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo

cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý,

mại dâm” và các quy định hiện hành của Bộ Y tế hoặc các chương trình/dự án.

1. Tiêu chí lựa chọn xã/phường trọng điểm về ma túy tại các tỉnh/thành

phố được xác định trên cơ sở mức độ phân loại của các tỉnh/thành phố đó về tệ

nạn ma túy:

a) Nhóm I - Là nhóm tỉnh, thành phố đặc biệt trọng điểm: Gồm những tỉnh,

thành phố có tỷ lệ người nghiện ma tuý so với dân số trong tỉnh chiếm 0,6% trở

lên.

b) Nhóm II - là nhóm tỉnh, thành phố trọng điểm: Gồm những tỉnh, thành

phố có tỷ lệ người nghiện ma tuý so với dân số trong tỉnh chiếm từ 0,1% - dưới

0,6% có khu đô thị, khu du lịch tập trung nhiều tệ nạn ma tuý, mại dâm.

c) Nhóm III - Là nhóm tỉnh, thành phố có nhiều tệ nạn ma tuý, mại dâm:

Gồm những tỉnh có tỷ lệ người nghiện ma tuý so với dân số trong tỉnh chiếm từ

0,05 % - dưới 0,1%.

d) Nhóm IV - Là nhóm tỉnh, thành phố ít tệ nạn ma tuý, mại dâm, gồm:

Những tỉnh, thành phố có tỷ lệ người nghiện ma tuý so với dân số trong tỉnh

chiếm từ dưới 0,05% trở xuống.

2. Tiêu chí lựa chọn xã phường trọng điểm về ma túy

a) Với các tỉnh/thành phố nhóm I: Có 100 người nghiện ma túy trở lên

hoặc có 5 tụ điểm tệ nạn ma túy trở lên;

b) Với các tỉnh/thành phố nhóm II: Có 100 người nghiện ma túy trở lên

hoặc có 4 tụ điểm tệ nạn ma túy trở lên;

c) Với các tỉnh/thành phố nhóm III: Có 40 người nghiện ma túy trở lên

hoặc có 3 tụ điểm tệ nạn ma túy trở lên;

Page 5: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

5

d) Với các tỉnh/thành phố nhóm IV: Có 20 người nghiện ma túy trở lên

hoặc có 2 tụ điểm tệ nạn ma túy trở lên.

3. Bên cạnh những tiêu chí quy định, nên tham khảo những yếu tố sau

trong quá trình lựa chọn các xã/phường ưu tiên triển khai các hoạt động can

thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm:

a) Xã/phường có người nhiễm HIV/AIDS;

b) Xã/phường có khu du lịch, khu công nghiệp, hải cảng tập trung nhiều

lao động;

c) Xã/phường có nhiều khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi, giải trí

và các cơ sở lưu trú khác...;

d) Xã/phường có các công trình xây dựng lớn, ven các trục đường giao

thông (quốc lộ, tỉnh lộ);

đ) Xã/phường có cửa khẩu, biên giới với các nước khác;

e) Thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo và vùng có nhiều đồng bào dân tộc

thiểu số.

III. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN

Kế hoạch chương trình/dự án xây dựng đảm bảo các nội dung và trình cấp

có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg

ngày 04/11/2009 ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương

trình mục tiêu quốc gia; Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển

chính thức ban hành tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của

Chính Phủ; Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 ban hành quy chế quản

lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các thông tư hướng dẫn

thực hiện của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Y tế và hướng dẫn của Nhà tài trợ...và

các văn bản bổ sung, sửa đổi, thay thế khác nếu có.

Page 6: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

6

Chương III

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG

CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

CHO NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

I. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

1. Mục đích

a) Vận động sự ủng hộ, tham gia của Lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ

chức chính trị - xã hội, các cá nhân và cộng đồng trong triển khai chương trình

can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Nâng cao nhận thức, thái độ và góp phần thay đổi hành vi sử dụng BKT

sạch trong tiêm chích ma túy và sử dụng BCS đúng cách trong quan hệ tình dục;

c) Quảng bá các dịch vụ can thiệp giảm tác hại và các dịch vụ phòng,

chống HIV/AIDS khác.

2. Đối tượng truyền thông

a) Lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành đoàn thể tại địa phương

đặc biệt là ngành Công an, LĐ,TB&XH và VH,TT&DL;

b) Người NCMT và gia đình của họ;

c) Người dân tại địa bàn triển khai chương trình can thiệp.

3. Nội dung truyền thông

a) Tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tại địa phương

và những nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy và qua quan hệ

tình dục;

b) Bằng chứng về hiệu quả và lợi ích dự phòng lây nhiễm HIV của các

biện pháp can thiệp giảm tác hại trên thế giới và Việt Nam;

c) Lợi ích của việc giảm và khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm

người NCMT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn can thiệp nói

riêng và cộng đồng xã hội nói chung;

d) Nội dung của hoạt động các biện pháp can thiệp giảm tác hại (sau đây

gọi tắt là CTGTH) và những khó khăn, thuận lợi trong triển khai thực hiện;

đ) Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT;

e) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc triển khai chương trình

can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng và phòng, chống

HIV/AIDS nói chung.

Page 7: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

7

4. Phương thức truyền thông

a) Truyền thông trên hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng

- Thông tin kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống các kênh

truyền thanh, truyền hình và báo viết, trú trọng truyền thông tại hệ thống truyền

thanh xã/phường...

- Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm hay nói chuyện chuyên đề trên truyền hình,

truyền thanh tỉnh và huyện với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách,

các chuyên gia, đại diện các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước và

cá nhân trực tiếp triển khai thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại.

- Tuyên truyền trên các pa nô, băng rôn, khẩu hiệu... về ích lợi của việc sử

dụng BKT và BCS trong dự phòng lây nhiễm HIV trên các trục đường lớn, khu

đông dân cư và các điểm du lịch.

b) Truyền thông trực tiếp

- Đối với chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể có liên quan

+ Thông qua hội nghị, hội thảo, cuộc họp với chính quyền và các ban

ngành đoàn thể có liên quan đặc biệt là ngành Công an, LĐ, TB&XH, VH,

TT&DL về căn cứ thực tiễn, bằng chứng và sự cần thiết của việc triển khai biện

pháp can thiệp.

+ Tổ chức các khóa tập huấn cho các ban, ngành liên quan tuyến tỉnh và

huyện về phòng, chống HIV/AIDS và các biện pháp CTGTH dự phòng lây

nhiễm HIV.

+ Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm triển khai các biện

pháp CTGTH cho các nhà hoạch định chính sách, người trực tiếp chỉ đạo triển

khai chương trình.

- Đối với nhân dân tại địa bàn triển khai can thiệp

+ Tổ chức các buổi nói chuyện về phòng, chống HIV/AIDS và chương

trình CTGTH dự phòng lây nhiễm HIV.

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và các

biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

- Đối với người NCMT

+ Sử dụng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ) truyền

thông trực tiếp kết hợp với việc cung cấp, hướng dẫn sử dụng BKT và BCS,

giới thiệu, chuyển gửi người NCMT tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội

khi cần thiết;

+ Tư vấn cho NCMT tại các cơ sở dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

Page 8: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

8

+ Cung cấp, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong phòng chống

HIV/AIDS cho người NCMT thông qua buổi sinh hoạt nhóm, các câu lạc bộ

đồng đẳng.

c) Tổ chức các sự kiện, cuộc thi, trại sáng tác...về chủ đề phòng, chống

HIV/AIDS nói chung và sử dụng BKT sạch trong tiêm chích ma túy (TCMT) và

BCS trong quan hệ tình dục nói riêng.

d) Các hình thức khác: Lồng ghép các hoạt động truyền thông về phòng,

chống HIV trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao....

5. Một số lưu ý

a) Ngôn ngữ được sử dụng để tuyên truyền phải dễ hiểu, phù hợp với văn

hoá, ngôn ngữ từng địa phương, dân tộc và từng nhóm đối tượng can thiệp;

b) Trường hợp sử dụng pa nô, áp phích: Khuyến khích việc đặt các

phương tiện quảng bá này tại các trục đường lớn, những khu vực có nhiều người

NCMT, khu đông dân cư để tăng hiệu quả truyền thông cho chương trình;

c) Trường hợp sử dụng tờ rơi: Yêu cầu nội dung tờ rơi phải được thiết kế

ngắn gọn, dễ hiểu, khuyến khích sử dụng nhiều hình ảnh minh họa và đảm bảo

cung cấp đủ thông tin phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng;

d) Căn cứ trên các chính sách của từng địa phương, đặc điểm về dân trí,

khả năng về nguồn lực…và các yếu tố liên quan đến nhóm đối tượng can thiệp

của từng địa phương để vận dụng các hình thức truyền thông phù hợp.

II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG/TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG

1. Mục tiêu

a) Tiếp cận với người NCMT để cung cấp kiến thức dự phòng lây nhiễm

HIV, hướng dẫn kỹ năng tiêm chích an toàn và tình dục an toàn;

b) Cung cấp, khuyến khích người NCMT sử dụng BKT sạch trong mỗi lần

tiêm chích, sử dụng BCS đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục (sau đây gọi

tắt là QHTD);

c) Chuyển tiếp người NCMT, vợ, bạn tình thường xuyên của họ tới dịch

vụ tư vấn xét nghiệm HIV (sau đây gọi tắt là TVXNHIV), methadone, chăm sóc

và điều trị HIV, khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây gọi tắt

là LTQĐTD).

2. Nguyên tắc hoạt động giáo dục đồng đẳng/tiếp cận cộng đồng

a) Đảm bảo tính tự nguyện của khách hàng

Page 9: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

9

- Khách hàng có quyền được lựa chọn dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự

phòng lây nhiễm HIV và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác (sau đây

gọi tắt là dịch vụ);

- Không yêu cầu, lôi kéo, áp đặt hoặc sử dụng các hình thức mua chuộc để

khách hàng sử dụng dịch vụ họ không mong muốn.

b) Đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân của khách hàng

- Tuyệt đối giữ bí mật những thông tin cá nhân của khách hàng;

- Đảm bảo sổ sách ghi chép thông tin về khách hàng được giữ gìn cẩn thận

khi làm việc cũng như khi không làm việc;

- Không được chia sẻ các thông tin cá nhân của khách hàng với người

khác trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật.

c) Tôn trọng khách hàng

- Tất cả các khách hàng đều phải được tôn trọng và được đối xử bình đẳng;

- Tuyệt đối không có thái độ phê phán, chỉ trích hay coi thường khách hàng.

d) Đảm bảo an toàn và kiểm soát nhiễm trùng đối với nhân viên tiếp cận

cộng đồng

- Tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn khi tiếp cận với khách hàng

nhằm tránh những tình huống dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc các tình

huống nguy hiểm khác;

- Thu gom và tiêu huỷ BKT và các dụng cụ tiêm chích đã qua sử dụng

theo các quy định của Bộ Y tế.

3. Lựa chọn mô hình/phương pháp tiếp cận cộng đồng người NCMT

a) Tiếp cận trực tiếp

- Nhân viên tiếp cận cộng đồng (sau đây gọi tắt là NVTCCĐ) trực tiếp

tiếp cận với từng người NCMT hoặc nhóm người NCMT để thực hiện cung cấp

kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; hướng dẫn kỹ năng tiêm chích và

tình dục an toàn; cung cấp, khuyến khích sử dụng BKT sạch, BCS trong QHTD;

giới thiệu chuyển tiếp dịch vụ TVXNHIV, methadone, khám chữa bệnh

LTQĐTD, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và các dịch vụ y tế, xã hội khác.

- Cách thức triển khai

+ Đối với xã/phường tại khu vực thành thị/đồng bằng lựa chọn số lượng

NVTCCĐ the chỉ tiêu: trung bình cứ 50 - 60 người NCMT lựa chọn một

NVTCCĐ để thực hiện công tác tiếp cận. Đối với xã tại các tỉnh miền núi hoặc

địa bàn rộng, đi lại khó khăn trung bình cứ 30-40 người NCMT lựa chọn một

NVTCCĐ.

Page 10: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

10

+ NVTCCĐ được lập thành từng tổ/nhóm (trung bình một tổ có khoảng 04

NVTCCĐ). Các chương trình, dự án chịu trách nhiệm hướng dẫn các thành viên

trong nhóm bầu ra một tổ trưởng chịu trách nhiệm chung về hoạt động của

nhóm và tổ chức sinh hoạt cho nhóm.

+ Các NVTCCĐ được lựa chọn phải được cấp “Thẻ nhân viên tiếp cận

cộng đồng” theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BYT-BCA

ngày 20/01/2010 quy định về việc cấp, phát, quản lý sử dụng Thẻ NVTCCĐ

tham gia thực hiện các biện pháp CTGTH trong dự phòng lây nhiễm HIV.

+ Tuyển chọn một người làm giám sát viên (sau đây gọi tắt là GSV) thực

hiện giám sát, đảm bảo chất lượng hoạt động tiếp cận người NCMT.

b) Tiếp cận gián tiếp

- NVTCCĐ tiếp cận với người NCMT thông qua người trung gian gọi là

hạt giống/thủ lĩnh/người có uy tín (có thể là người NCMT hoặc không) có quen

biết với nhiều người NCMT để giải thích về mô hình và lợi ích của việc tham

gia. Hạt giống là người trực tiếp tiếp cận với người NCMT và giới thiệu đến

dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. Hạt giống được hưởng phụ cấp dựa trên số

người NCMT giới thiệu đến dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. Khách hàng là

người NCMT được giới thiệu thành công đến sử dụng dịch vụ dự phòng và điều

trị HIV có thể được hưởng 1 phần kinh phí hỗ trợ đi lại tùy theo quy định của

chương trình/dự án.

- Cách thức triển khai

+ Tùy tình hình HIV trong nhóm người NCMT và số người NCMT chưa

được xét nghiệm HIV, tuyển chọn 1-2 NVTCCĐ;

+ NVTCCĐ tìm hạt giống thông qua các mối quan hệ trong cộng đồng

hoặc những khách hàng đến sử dụng dịch vụ TVXNHIV. NVTCCĐ được

khuyến khích tập trung vào phát triển mạng lưới hạt giống, không khuyến khích

việc tiếp cận từng khách hàng riêng lẻ, là nhiệm vụ của hạt giống;

+ NVTCCĐ được “Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng” theo các quy định

như mô hình tiếp cận trực tiếp;

+ Giám sát viên: có thể là 1 giám sát viên riêng hoặc là giám sát viên của

hoạt động TVXNHIV.

c) Ưu, nhược điểm của từng mô hình

- Mô hình tiếp cận trực tiếp:

+ Ưu điểm: Áp dụng ở những địa bàn rộng có nhiều người NCMT tại các

thành phố, vùng đồng bằng;

+ Nhược điểm: Số NVTCCĐ đông, chi phí đắt đỏ.

Page 11: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

11

- Mô hình tiếp cận gián tiếp:

+ Ưu điểm: Phù hợp với địa bàn hẹp, miền núi, quần thể người NCMT

ẩn, tỉ lệ xét nghiệm thấp, chi phí cho chương trình thấp;

+ Nhược điểm: Khó khăn trong việc quản lý tài chính, kiểm soát

khách hàng.

3. Tiêu chuẩn tuyển chọn giám sát viên và NVTCCĐ

a) Giám sát viên

- Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Mỗi quận/huyện/thành phố triển khai hoạt động tiếp cận cộng đồng

tuyển 01 giám sát viên, là cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS hoặc

Trung tâm y tế quận/huyện (cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS

quận/huyện hoặc cán bộ có liên quan);

+ Có kinh nghiệm trong công tác truyền thông thay đổi hành vi và hoạt

động phòng, chống HIV/AIDS;

+ Có khả năng tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát các hoạt động

CTGTH;

- Quy trình lựa chọn

+ Giám đốc chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại cho nhóm người

NCMT hoặc Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS hoặc Giám đốc

Trung tâm Y tế thông báo rộng rãi tiêu chuẩn lựa chọn GSV hoặc chỉ định cán

bộ có đủ tiêu chuẩn làm GSV;

+ Tiến hành phỏng vấn lựa chọn ứng viên tốt nhất (theo Phụ lục 1: Mẫu

NS: 04, 05, 06 ban hành kèm Hướng dẫn này);

+ Ban hành quyết định phân công chức năng, nhiệm vụ cho GSV (theo

nhiệm vụ của GSV).

b) Nhân viên tiếp cận cộng đồng

- NVTCCĐ là người trực tiếp hoặc gián tiếp cận với cộng đồng người

NCMT. NVTCCĐ có thể là người đồng đẳng (TTVĐĐ) hoặc không phải đồng

đẳng nhưng có quen biết/hiểu biết về cộng đồng người NCMT (CTV) và được

cộng đồng người NCMT chấp nhận.

- Tiêu chuẩn lựa chọn TTVĐĐ

+ Là Công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện làm TTVĐĐ tham

gia các hoạt động CTGTH trong dự phòng lây nhiễm HIV.

+ Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang

trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng

Page 12: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

12

biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, giáo dục

tại xã, phường, thị trấn hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Có đủ sức khỏe để tham gia thực hiện các biện pháp CTGTH trong dự

phòng lây nhiễm HIV phù hợp với từng chương trình, dự án.

+ Nhiệt tình, mong muốn làm việc cho chương trình;

+ Có các kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt, kỹ năng lắng nghe;

+ Có khả năng truyền thông rõ ràng và thuyết phục được người NCMT;

+ Có khả năng tiếp thu tốt để tham gia các khoá tập huấn.

+ Có nhiều thông tin về các tụ điểm ma tuý và người NCMT trên địa bàn;

có khả năng tiếp cận được người NCMT và được người NCMT, NBD, MSM

chấp nhận, tôn trọng;

+ Có thể làm việc trong những thời gian cần thiết;

+ Khuyến khích lựa chọn những người đã từng sử dụng ma tuý hoặc hành

nghề mại dâm hoặc những người có quan hệ tình dục đồng giới nam và đáp ứng

đầy đủ các yêu cầu trên.

- Tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác viên

+ Là cán bộ từ Trạm Y tế xã/phường hoặc y tế thôn bản/Hội Phụ nữ/Đoàn

Thanh niên/Hội Cựu chiến binh....

+ Được người NCMT chấp nhận và tôn trọng;

+ Có mong muốn làm việc cho chương trình;

+ Không có định kiến và phải có thái độ tôn trọng đối với người NCMT,

người bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới nam và người nhiễm HIV;

+ Có thể làm việc trong những thời gian cần thiết;

+ Có kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt, kỹ năng lắng nghe;

+ Có khả năng truyền thông rõ ràng và thuyết phục được người NCMT;

+ Có khả năng tiếp cận được người NCMT; có khả năng tiếp thu tốt các

khoá tập huấn.

- Quy trình lựa chọn

Bước 1: Lựa chọn người tham dự tập huấn (người NCMT và CTV) theo

tiêu chuẩn của NVTCCĐ;

+ Giám sát viên chương trình chủ trì thông báo rộng rãi tiêu chuẩn, số lượng

cần tuyển để tham dự tập huấn cơ bản tới Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các Tổ

chức xã hội, các Chương trình, Dự án can thiệp giảm tác hại hoặc những cơ quan,

tổ chức, cá nhân biết nhiều thông tin về người NCMT trên địa bàn can thiệp;

Page 13: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

13

+ Giám sát viên phối hợp với các thành viên trong Ban Quản lý chương

trình, dự án hoặc Khoa Truyền thông, can thiệp của Trung tâm HIV/AIDS tiến

hành phỏng vấn lựa chọn số người đủ tiêu chuẩn tham dự tập huấn cơ bản. Số

người NCMT hoặc cán bộ y tế, xã hội được lựa chọn tham gia tập huấn phải lớn

hơn 30% số NVTCCĐ dự kiến lựa chọn chính thức để dự phòng thay thế sau này.

Bước 2: Lựa chọn NVTCCĐ chính thức

Giám sát viên phối hợp với các giảng viên trong lớp tập huấn theo dõi

trong quá trình tập huấn về ý thức chấp hành nội quy lớp tập huấn và kết quả

của bài kiểm tra cuối khóa tập huấn để chọn ra số người chính thức làm

NVTCCĐ, số còn lại sẽ là nhân viên dự bị. Trong trường hợp nhân viên chính

thức được chọn (NVTCCĐ) không hoàn thành nhiệm vụ của NVTCCĐ hoặc vi

phạm pháp luật thì được thay thế bằng nhân viên dự bị.

4. Nhiệm vụ của GSV và NVTCCĐ

a) Giám sát viên

- Lập kế hoạch thực hiện, tổ chức giám sát và hỗ trợ hoạt động

CTGTH trên địa bàn (Phụ lục 2, Mẫu BC: 05, 08, 09 ban hành kèm theo

Hướng dẫn này);

- Tổng hợp nhu cầu hàng tháng về BKT, BCS, tài liệu truyền thông và các

vật dụng can thiệp khác của các nhóm NVTCCĐ trên địa bàn quận/huyện/thành

phố để gửi tuyến tỉnh;

- Làm đầu mối hoặc phối hợp với cán bộ chương trình tuyến tỉnh/thành

phố tổ chức tập huấn cho mạng lưới nhân lực tham gia chương trình CTGTH;

- Tổ chức các buổi họp giao ban với NVTCCĐ tuyến phường, xã hàng

tháng (có biên bản họp để lưu và gửi cán bộ chương trình tuyến tỉnh, - Tổng hợp

báo cáo kết quả hoạt động TCCĐ, BKT, BCS do NVTCCĐ thực hiện và báo

cáo cán bộ chương trình tuyến tỉnh (Phụ lục 2, Mẫu BC: 12 ban hành kem theo

Hướng dẫn này);

- Kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực hành của CTV tuyến xã và TTVĐĐ

để đề xuất kế hoạch đào tạo lại;

- Tham gia các cuộc điều tra, phỏng vấn nhóm khi có yêu cầu;

- Tham gia tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông và

truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

cao và cộng đồng dân cư;

- Tổng hợp, thanh quyết toán và báo cáo định kỳ theo biểu mẫu quy định.

b) Nhân viên tiếp cận cộng đồng

Page 14: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

14

- Tiếp cận với người NCMT theo các nguyên tắc, quy trình và các quy định

khác quy định tại Thông tư này;

- Tiếp cận người NCMT bao gồm cả tiếp cận lại và tiếp cận mới. Mỗi lượt

tiếp cận bao gồm tuyên truyền về cách dự phòng lây truyền HIV, hướng dẫn kỹ

năng tiêm chích an toàn, tình dục an toàn, phát các vật dụng để thực hiện hành

vi an toàn và giới thiệu chuyển tiếp đến các dịch vụ dự phòng hoặc điều trị HIV

hiện có tại địa phương;

- Giới thiệu thành công người NCMT đến phòng TVXNHIV và các dịch

vụ phòng, chống HIV/AIDS khác theo qui định của chương trình, dự án.;

- Hỗ trợ khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV+ tiếp cận dịch vụ chăm

sóc và điều trị HIV nếu khách hàng tự bộc lộ tình trạng HIV của mình và cần sự

giúp đỡ của NVTCCĐ;

- Phân phát và hướng dẫn sử dụng BKT sạch, BCS hoặc giới thiệu người

NCMT đến điểm cấp, bán BKT, BCS;

- Thu gom BKT đã qua sử dụng tại cộng đồng về nơi quy định để hủy theo

quy định;

- Hoàn thành các chỉ tiêu khác do chương trình, dự án giao.

6. Quyền lợi của GSV và NVTCCĐ

a) Được tham dự các khóa tập huấn, đào tạo, hội thảo, hội nghị có liên

quan và các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước;

b) Được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định của các chương trình/dự án;

c) NVTCCĐ được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định,

được trang bị phương tiện làm việc như túi đựng BKT, nước cất, BCS, chất bôi

trơn, tài liệu truyền thông, phiếu dịch vụ sức khoẻ, dụng cụ bảo hộ, sổ ghi chép;

được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV trong trường hợp có chỉ định điều trị do

bị tổn thương khi thu gom BKT; được ưu tiên tiếp cận sử dụng các dịch vụ liên

quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

7. Tập huấn cho NVTCCĐ và giám sát viên

Có hai hình thức tập huấn là tập huấn cơ bản (đối với người mới được lựa

chọn) và tập huấn lại (đối với người đang hoạt động trong mạng lưới NVTCCĐ

của các chương trình/dự án CTGTH).

a) Nội dung tập huấn cơ bản

- Cung cấp các kiến thức liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS

Page 15: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

15

+ Kiến thức chung về phòng, chống HIV/AIDS, các nhiễm trùng lây

truyền qua đường tình dục;

+ Những hiểu biết về mối liên quan giữa lây nhiễm HIV với tình hình sử

dụng ma túy, mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới nam;

+ Kiến thức, kỹ năng tiêm chích an toàn và thương thuyết tình dục an toàn.

- Hướng dẫn thực hiện hoạt động tiếp cận cộng đồng

+ Mục đích, mục tiêu, nguyên tắc thực hiện hoạt động tiếp cận cộng đồng;

+ Nhiệm vụ của NVTCCĐ;

+ Quy trình tiếp cận người NCMT;

+ Kỹ năng tiếp cận cộng đồng;

+ Kỹ năng truyền thông.

- Giám sát và báo cáo

+ Kỹ năng quan sát;

+ Kỹ năng phỏng vấn;

+ Kỹ năng thảo luận nhóm, thảo luận trường hợp;

+ Quy trình báo cáo, kỹ năng dự thảo báo cáo.

b) Nội dung tập huấn lại

- Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động TCCĐ;

- Hệ thống/ôn lại kiến thức cơ bản về đường lây truyền và cách dự phòng

lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; mục đích,

mục tiêu, nguyên tắc của hoạt động TCCĐ; quy trình, kỹ năng tiếp cận cộng

đồng; kỹ năng ghi chép biểu mẫu và báo cáo hoạt động;

- Cập nhật thông tin về phòng, chống HIV/AIDS;

- Tập huấn nâng cao về phương pháp thu thập thông tin và lập bản đồ

tụ điểm;

- Một số nội dung khác dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu về tập huấn bổ

sung trong quá trình triển khai.

c) Thời gian tập huấn: 02 - 03 ngày đối với tập huấn cơ bản, 01 ngày đối

với tập huấn lại.

8. Cấp thẻ NVTCCĐ và ký cam kết thực hiện hoạt động TCCĐ

a) Cấp thẻ NVTCCĐ

- Việc Quy định việc cấp, phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận

cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự

Page 16: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

16

phòng lây nhiễm HIV được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-

BYT-BCA ngày 20/01/2010 của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc Quy định việc

cấp, phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực

hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

- Cấp Số thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng

+ Nguyên tắc chung: Việc đánh số thẻ phải thể hiện được nhiều thông tin

nhận biết về NVTCCĐ.

+ Các thức đánh số thẻ: 03 ký tự mã tỉnh + 02/03 ký tự mã dự án + 02 ký

tự mã nhóm + 03 ký tự mã nhân viên.

Mã tỉnh: Theo hướng dẫn tại Quyết định số 647/QĐ-BYT của Bộ trưởng Y

tế ngày 22/02/2007 về việc ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự

nguyện.

Mã dự án là tên viết tắt của các chương trình/dự án, bao gồm:

(1). Dự án Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc

gia - Mã viết tắt là: QG.

(2). Dự án VAAC-US.CDC - Mã viết tắt là: CDC.

(3). Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam – Mã viết

tắt là: GF.

(4). Các dự án Phòng, chống HIV/AIDS khác - Mã viết tắt là: 02 chữ cái đầu

tiên (viết in hoa) theo tên của cơ quan, tổ chức triển khai chương trình/dự án.

Mã nhóm: Là viết tắt của nhóm đối tượng can thiệp mà NVTCCĐ tiếp cận.

Trong trường hợp này là nhóm NCMT nên viết tắt là: MT

b) Ký cam kết với thực hiện hoạt động tiếp cận với NVTCCĐ (Phụ lục 2,

Mẫu BC: 01)

Bản cam kết là cơ sở quan trọng để theo dõi, giám sát hoạt động TCCĐ, được

ký giữa Giám đốc Ban Quản lý Chương trình, Dự án CTGTH với từng NVTCCĐ.

Trong bản cam kết thực hiện công việc tiếp cận cộng đồng người NCMT cần nêu rõ

nhiệm vụ, chỉ tiêu NVTCCĐ cần hoàn thành, quyền lợi của họ được hưởng và biện

pháp chế tài nếu không thực hiện đúng theo bản cam kết.

9. Triển khai hoạt động TCCĐ người NCMT

a) Mô hình/phương pháp tiếp cận trực tiếp

- Phân công địa bàn tiếp cận, vẽ bản đồ điểm nóng và lập kế hoạch tiếp cận

+ Phân công địa bàn tiếp cận

Căn cứ vào số lượng người NCMT, 50-60 người NCMT có 01 NVTCCĐ, 04

NVTCCĐ một tổ, GSV chương trình phân công địa bàn tiếp cận cho các tổ TCCĐ;

Page 17: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

17

Tổ trưởng sẽ phân công địa bàn cho từng cặp NVTCCĐ. NVTCCĐ nên

được phân công địa bàn và thực hiện việc tiếp cận theo cặp để đảm bảo an toàn

và hỗ trợ nhau về mặt kiến thức cũng như giảm thiểu các rủi ro trong quá trình

đi tiếp cận.

+ Vẽ bản đồ điểm nóng (Phụ lục 2, Mẫu BC: 03 ban hành kèm theo

Hướng dẫn này).

Giám sát viên hướng dẫn NVTCCĐ vẽ bản đồ điểm nóng để phục vụ cho

việc lập kế hoạch tiếp cận và giám sát, không phải vẽ bản đồ điểm nóng để ước

tính số lượng quần thể người NCMT.

Dựa trên bản đồ hành chính của địa bàn tiếp cận của từng cặp NVTCCĐ

hoặc sơ đồ đường giao thông trên địa bàn tiếp cận, NVTCCĐ đánh dấu các tụ

điểm, điểm nóng người NCMT thường tập trung tiêm chích hoặc các điểm có

người NCMT mà NVTCCĐ có thể tiếp cận được.

+ Lập kế hoạch tiếp cận: Trên cơ sở bản đồ, sơ đồ các địa điểm có người

NCMT, NVTCCĐ lập kế hoạch tiếp cận và thực hiện việc tiếp cận theo kế hoạch.

+ Giám sát viên, Tổ trưởng Tổ tiếp cận cộng đồng lập kế hoạch giám sát

hỗ trợ đảm bảo NVTCCĐ tiếp cận đúng quy trình.

- Quy trình tiếp cận trực tiếp: NVTCCĐ thực hiện tiếp cận theo quy trình

gồm 4 bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị thực hiện tiếp cận

Chuẩn bị địa điểm tiếp cận, tiếp cận ở đâu; Đối tượng tiếp cận, tiếp cận ai;

Khi nào tiếp cận, thời gian tiếp cận; Tiếp cận ai trước; Nói gì khi tiếp cận;

Chuẩn bị trang phục, vật dụng hỗ trợ như mô hình dương vật, BKT, BCS để

trình diễn, tài liệu chuyền thông, phiếu giới thiệu, chuyển tiếp dịch vụ...

+ Bước 2: Làm quen và xây dựng lòng tin

NVTCCĐ phải tiếp cận người NCMT nhiều lần; Tôn trọng khách hàng;

Luôn luôn giữ bí mật cho khách hàng; Trung thực, cung cấp kiến thức, kỹ năng

phải chính xác, không được hứa những gì mà mình không có thể làm được.

+ Bước 3: Tìm hiểu nguy cơ

Tìm hiểu những hành vi nguy cơ gần đây nhất (1 tuần, 1 tháng qua); Tập

trung tìm hiểu hành vi tiêm chích chung và không sử dụng BCS trong QHTD;

Lý do dẫn đến hành vi nguy cơ.

+ Bước 4: Hỗ trợ giảm nguy cơ

Cung cấp kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV; Hướng dẫn kỹ năng tiêm

chích an toàn, tình dục an toàn; Cung cấp, khuyến khích tiếp cận, sử dụng BKT

Page 18: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

18

sạch, BCS, dầu bôi trơn; Giới thiệu chuyển tiếp dịch vụ TVXNHIV, methadone,

khám chữa bệnh LTQĐTD, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS…

b) Mô hình/Phương pháp tiếp cận gián tiếp

Mô hình này có nhiều loại khác nhau gồm Mô hình tiếp cận dựa vào mạng

lưới (Peer Driven Intervention, PDI), Mô hình tiếp cận dựa vào thủ lĩnh, người

có uy tín với cộng đồng người NCMT (ILOM), Mô hình chi trả theo hiệu xuất

công việc (Performance Based Incentive)…

- Bước 1: Chuẩn bị phiếu giới thiệu khách hàng (Coupon)

+ Giám sát viên chương trình tiến hành in ấn và phân phát các loại phiếu

giới thiệu khách hàng cho NVTCCĐ (Phụ lục 2, Mẫu BC: 10),

+ Chuẩn bị các biểu mẫu về mặt tài chính,

+ Tạm ứng tiền: Tùy theo định mức chi cho hạt giống, khách hàng và ước

tính số khách hàng có trong tháng, GSV làm dự trù tạm ứng kinh phí. GSV bàn

giao kinh phí, định mức chi và các biểu mẫu cho cán bộ hành chính của phòng

TVXNHIV hoặc NVTCCĐ để chi trả cho khách hàng. Hàng tháng GSV là

người chịu trách nhiệm thanh quyết toán.

- Bước 2: Tìm hạt giống

Hạt giống là người đáp ứng 2 yêu cầu: (1) Là người NCMT và vợ, bạn tình

thường xuyên của họ; (2) Có quen biết nhiều người NCMT và có thể giới thiệu

được đến TVXNHIV. Nhân viên TCCĐ tìm hạt giống từ 2 nguồn:

+ NVTCCĐ hằng ngày thay nhau (2 NVTCCĐ) ngồi ở phòng VCT để

nhận diện khách hàng đến tư vấn xét nghiệm, tiếp cận khách hàng sau khi họ

được tư vấn và nhận kết quả xét nghiệm HIV;

+ NVTCCĐ thông qua mối quan hệ của mình tại cộng đồng để tìm hạt giống;

+ Hạt giống được NVTCCĐ hướng dẫn kiến thức, kỹ năng để chuyển tiếp

khách hàng đến dịch vụ TVXNHIV.

- Bước 3: Tiếp cận khách hàng

+ Hạt giống là người trực tiếp tiếp cận khách hàng (người quen) để giới

thiệu về lợi ích của TVXNHIV và chuyển tiếp đến dịch vụ TVXNHIV;

+ Tại Phòng TVXNHIV, khách hàng gặp NVTCCĐ, được NVTCCĐ hỏi 1

số câu hỏi để sàng lọc xem có đúng nhóm đích không. Nếu đúng tiếp tục hướng

dẫn khách hàng theo quy trình TVXNHIV, sau khi TVXNHIV xong, NVTCCĐ

gặp lại khách hàng giới thiệu về lợi cích của việc tham gia vào mô hình. Nếu

khách hàng đồng ý, NVTCCĐ sẽ phát cho khách hàng từ 2-5 coupon, khách

hàng trở thành hạt giống.

Page 19: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

19

10. Tổ chức họp nhóm và sinh hoạt NVTCCĐ/khách hàng

- Địa điểm tổ chức họp nhóm và sinh hoạt khách hàng: Tùy điều kiện cụ

thể của từng địa phương để chọn địa điểm họp tuần, tháng NVTCCĐ và sinh

hoạt khách hàng cho phù hợp. Địa điểm sinh hoạt có thể bố trí tại phòng họp

giao ban của NVTCCĐ hay địa điểm khác (phòng giao ban của trạm y tế

xã/phường/thị trấn, phòng giao ban của các ban ngành, đoàn thể…) nhưng phải

đảm bảo tính riêng tư và thoải mái.

- Cách thức tổ chức

+ Họp tuần của NVTCCĐ có thể họp riêng từng nhóm do nhóm trưởng

chủ trì hoặc họp chung tất cả các nhóm do GSV chủ trì;

+ Họp tháng do GSV chủ trì.

- Nội dung họp nhóm NVTCCĐ

+ Các NVTCCĐ báo cáo kết quả hoạt động, khó khăn, thuận lợi sau 1

tuần hoạt động và kế hoạch của tuần tiếp theo;

+ Thảo luận trường hợp: GSV/Tổ trưởng phân công lần lượt mỗi cặp nhân

viên chuẩn bị 01 trường hợp (01 khách hàng) để thảo luận nhằm tìm ra những

kế hoạch hợp lý giúp khách hàng thay đổi hành vi, tiếp cận dịch vụ.

- Nội dung sinh hoạt nhóm khách hàng

+ Cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch HIV/AIDS, các nhiễm

trùng lây truyền qua đường tình dục và chương trình can thiệp giảm tác hại;

+ Tư vấn về những vấn đề có liên quan đến sử dụng ma túy, đặc biệt là tư

vấn các biện pháp phòng lây nhiễm HIV thông qua việc thực hiện tiêm chích an

toàn, giảm sử dụng để tiến tới ngừng sử dụng ma túy, điều trị thay thế nghiện

các CDTP bằng thuốc thay thế;

+ Tư vấn những vấn đề có liên quan đến tình dục an toàn, hướng dẫn

phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục, thương thuyết tình dục an toàn, đặc

biệt là hướng dẫn sử dụng BCS, chất bôi trơn đúng cách;

+ Chia sẻ thông tin về các dịch vụ hỗ trợ sẵn có như: Tư vấn và xét

nghiệm HIV tự nguyện; khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường

tình dục; điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) và các dịch vụ hỗ trợ y tế, xã

hội khác.

- Tần suất sinh hoạt: tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể để tổ chức sinh

hoạt nhóm định kỳ cho người NCMT, người nhiễm HIV, tuy nhiên nên tổ chức

2 tuần/1 lần.

Page 20: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

20

- Thời gian tổ chức sinh hoạt: Thống nhất với khách hàng/NVTCCĐ về

thời gian tổ chức sinh hoạt hoạt để đảm bảo sự tham dự đông đủ nhất của khách

hàng/NVTCCĐ.

- Kinh phí cho buổi sinh hoạt: được thực hiện theo quy định của các

chương trình/dự án.

- Lưu ý: trước khi kết thúc buổi họp/sinh hoạt, NVTCCĐ nên tóm tắt các

nội dung đã thảo luận và một số nội dung cần lưu ý; đồng thời thống nhất nội

dung cho buổi họp tiếp theo để các thành viên tham dự chuẩn bị.

III. CUNG CẤP VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BKT SẠCH

1. Ước tính nhu cầu BKT, nước cất (sau đây gọi chung là BKT)

Số BKT/năm = N x m x 365 ngày

- Số BKT/năm: là số BKT dự kiến sẽ đề nghị nhận/mua trong năm;

- (N) là số người TCMT ước tính được tại cộng đồng;

- (m) là số lần tiêm chích trung bình của 1 người TCMT trong 1 ngày.

Lưu ý: Ban quản lý các chương trình, dự án căn cứ trên kết quả điều tra,

nghiên cứu được thực hiện theo quy định tại Phần I,II, Chương II của hướng

dẫn này để ước tính số lượng, chủng loại BKT phù hợp với nhu cầu thực tế của

đối tượng TCMT tại địa phương.

2. Phân phát và hướng dẫn sử dụng BKT, nước cất (sau đây gọi tắt là

phân phát BKT)

a) Nguyên tắc phân phát BKT

- BKT và nước cất được phân phát cho khách hàng chỉ mang tính chất hỗ

trợ để khách hàng thực hiện hành vi tiêm chích an toàn, không đáp ứng mọi nhu

cầu sử dụng BKT của đối tượng can thiệp.

- Song song với việc phân phát BKT sạch, NVTCCĐ phải hướng dẫn cho

khách hàng sử dụng BKT, nước cất đúng cách, đồng thời tổ chức tư vấn, truyền

thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV và chuyển gửi khách hàng đến

các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác nếu khách hàng có nhu cầu.

- NVTCCĐ cần đánh giá hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và khả năng tiếp cận

với BKT, nước cất của từng khách hàng để có hỗ trợ phù hợp, cụ thể như sau:

+ Khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua tiêm chích ma túy hoặc

tần xuất tiêm chích nhiều lần/ngày hoặc khó tiếp cận với BKT, nước cất nên

được phân phát BKT, nước cất nhiều hơn khi tiếp cận.

Page 21: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

21

+ Khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp qua tiêm chích ma túy hoặc

tần xuất tiêm chích ít hoặc dễ tiếp cận với BKT, nước cất thì nên tập trung vào

việc truyền thông thay đổi hành vi.

+ Ưu tiên phát miễn phí BKT, nước cất trên những địa bàn khó tiếp cận

với các nguồn cung cấp BKT, nước cất khác.

- Số lượng BKT, nước cất phân phát không được quá định mức quy định

của Bộ Y tế và các chương trình/dự án.

b) Phương thức phân phát BKT

- Phân phát qua mạng lưới NVTCCĐ

+ Định kỳ NVTCCĐ tiếp cận người NCMT để phát BKT sạch, hướng dẫn

cách tiêm chích an toàn và thu gom các BKT đã qua sử dụng. Số lượng BKT

phát cho người NCMT phụ thuộc vào số lần tiêm chích ma túy của họ và theo

các quy định của các chương trình, dự án. Tuy nhiên không phát quá 10 BKT/1

lần cho một đối tượng NCMT.

+ Thời gian và địa điểm tiếp cận: Căn cứ trên các thông tin thu thập được

từ điều tra, nghiên cứu trên nhóm người NCMT xác định thời gian và địa điểm

phù hợp với người NCMT và đảm bảo hiệu quả của chương trình.

+ Bên cạnh việc cung cấp BKT, nước cất các NVTCCĐ có thể giới thiệu

người NCMT tiếp cận kênh cung cấp BKT cố định hiện có trên địa bàn.

- Phân phát BKT qua các điểm cố định

+ Phân phát qua các cơ sở y tế

Cơ sở y tế bao gồm Trạm y tế xã, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Trung

tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, phòng tư vấn

xét nghiệm HIV tự nguyện, phòng khám các nhiễm trùng lây truyền qua đường

tình dục...Tùy tình hình thực tế, các tỉnh có thể nghiên cứu để đặt các điểm phân

phát bơm kim tiêm cố định tại các cơ sở y tế này.

Số lượng BKT phát cho người NCMT phụ thuộc vào số lần tiêm chích ma

túy của họ và theo các quy định của các chương trình, dự án. Tuy nhiên không

phát quá 10 BKT/1 lần cho một đối tượng NCMT.

+ Phân phát BKT qua hộp cố định

Địa điểm đặt các hộp BKT: Cán bộ phụ trách chương trình CTGTH nên

tham khảo ý kiến của các NVTCCĐ về địa điểm đặt các hộp BKT cố định để

đảm bảo tính sẵn có của BKT tại các tụ điểm (có thể đặt tại phía ngoài cổng các

cơ sở y tế, các tụ điểm tiêm chích, nơi tập trung nhiều người NCMT hoặc trên

đường người NCMT tới các tụ điểm tiêm chích ma túy).

Ngoài BKT có thể đặt trong hộp BKT cố định các tài liệu truyền thông, BCS...

Page 22: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

22

Hằng ngày NVTCCĐ có trách nhiệm kiểm tra số lượng BKT và các vật

dụng can thiệp khác đã được lấy và bổ sung thêm BKT và các vật dụng mới,

đồng thời thu gom BKT đã qua sử dụng được bỏ trong hộp đựng BKT đã qua sử

dụng hoặc vứt ở xung quanh khu vực đặt hộp BKT và chuyển về nơi quy định

để tiêu hủy.

Kích thước, kiểu dáng... hộp đựng BKT: hộp BKT được thiết kế phù hợp

với tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Mặt trước hộp ghi dòng chữ “Hộp bơm

kim tiêm miễn phí”.

+ Phân phát qua hệ thống nhà thuốc

Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai CTGTH tuyến tỉnh, huyện vận động và

lựa chọn các nhà thuốc tự nguyện tham gia chương trình. Tổ chức đào tạo/tập

huấn cho chủ nhà thuốc về việc cung cấp BKT, BCS và kiến thức về HIV/AIDS

để có thể tư vấn cho người NCMT khi cần thiết.

Việc phân phát BKT sạch miễn phí cho người NCMT tại nhà thuốc được

thực hiện bằng Phiếu dịch vụ sức khoẻ. Các chương trình/dự án quy định cụ thể

về số lượng BKT, nước cất pha tiêm cấp cho đối tượng NCMT thông qua Phiếu

dịch vụ sức khỏe các chương trình/dự án phát triển theo các nội dung: Tên

chương trình dự án triển khai hoạt động CTGTH; Số lượng BKT được cấp;

Danh sách, địa chỉ các nhà thuốc tham gia chương trình; Thời gian mở của của

nhà thuốc…

Thời gian: khuyến khích các nhà thuốc đóng cửa muộn (từ 22h00 – 23h00

hàng ngày) để tạo điều kiện cho người NCMT tiếp cận dịch vụ.

Các nhà thuốc tham gia triển khai can thiệp được hưởng chế độ phụ cấp

theo quy định của các chương trình/dự án (nếu có).

+ Phân phát qua các cửa hàng tạp hóa, quán nước

Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai CTGTH tuyến tỉnh, huyện vận động và

lựa chọn các cửa hàng tạp hóa, quán nước nhà thuốc tự nguyện tham gia chương

trình. Tổ chức đào tạo/tập huấn cho các cửa hàng tạp hóa, quán nước về việc

cung cấp BKT, BCS để có thể tư vấn cho người NCMT khi cần thiết.

Các chương trình/dự án quy định cụ thể về số lượng BKT, nước cất pha

tiêm cấp cho đối tượng NCMT thông qua các cửa hàng tạp hóa, quán nước.

Các cửa hàng tạp hóa, quán nước tham gia triển khai can thiệp được hưởng

chế độ phụ cấp theo quy định của các chương trình/dự án (nếu có).

Lưu ý: Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động NCMT, đặc

điểm của nhóm NCMT và đặc thù văn hóa - xã hội của địa phương mình để lựa

chọn mô hình phân phát cho phù hợp và hiệu quả.

Page 23: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

23

3. Thu gom BKT đã qua sử dụng

a) Mục đích của việc thu gom BKT đã qua sử dụng

- Giảm nguy cơ gây tổn thương cho cộng đồng;

- Giảm nguy cơ bị tổn thương cho TTVĐĐ tham gia chương trình;

- Giảm nguy cơ tái sử dụng BKT đã qua sử dụng và tạo điều kiện để phân

phát BKT sạch cho người NCMT;

- Làm sạch môi trường.

b) Nguyên tắc của việc thu gom BKT đã qua sử dụng

- Đảm bảo an toàn cho những người thu gom BKT (cung cấp bảo hộ lao

động kẹp gắp BKT, hộp đựng BKT...);

- Đựng BKT đã thu gom trong các hộp an toàn theo quy định;

- Nghiêm cấm người thu gom BKT tách riêng kim tiêm và bơm tiêm trước

khi gửi đi tiêu huỷ.

c) Các hình thức thu gom BKT đã qua sử dụng

- Nhận trực tiếp từ người NCMT;

- Thùng đựng BKT đã qua sử dụng đặt tại các điểm cung cấp BKT cố định;

- Thùng đựng BKT đã qua sử dụng đặt tại hoặc gần các tụ điểm tiêm chích;

- NVTCCĐ thực hiện thu gom BKT đã qua sử dụng tại các tụ điểm tiêm

chích ma túy hoặc các địa điểm gần các tụ điểm tiêm chích ma túy;

- Khuyến khích sử dụng hộp cứng an toàn để đựng BKT đã qua sử dụng

trước khi tiến hành tiêu hủy.

4. Tiêu hủy BKT đã qua sử dụng

a) Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố, các chương trình,

dự án tiến hành việc tiêu hủy bơm kim tiêm theo quy định tại khoản 2 Điều 22

Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ-BYT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, theo một trong hai

hình thức sau:

- Đốt trong lò chuyên dụng cùng với chất thải có khả năng gây lây nhiễm

bệnh khác;

- Chôn trong các hố xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy,

có thành và có nắp đậy bằng bê tông.

b) Trường hợp cơ sở y tế các tuyến không có lò đốt đạt tiêu chuẩn, Trung

tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố và các chương trình/dự án có

thể ký hợp đồng với công ty môi trường được cấp phép để tiến hành việc tiêu

hủy BKT đã qua sử dụng.

Page 24: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

24

IV. CUNG CẤP VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BAO CAO SU

1. Ước tính số lượng BCS:

Số BCS/năm = N (x) m (x) 52 tuần

- Số BCS/năm: là số bao cao su dự kiến sẽ đề nghị nhận/mua trong năm;

- (N): là số đối tượng dự kiến sẽ tiếp cận được trong năm;

- (m): là số lần quan hệ tình dục trung bình trong tuần của người NCMT:

Ước tính m = 2 BCS/tuần.

Lưu ý: Ban quản lý các chương trình, dự án căn cứ trên kết quả điều tra,

nghiên cứu được thực hiện theo quy định tại Phần I, II, Chương II của hướng

dẫn này để ước tính số lượng, chủng loại BCS phù hợp với nhu cầu thực tế của

người NCMT tại địa phương.

2. Phân phát và hướng dẫn sử dụng BCS

a) Nguyên tắc cung cấp bao cao su, chất bôi trơn:

- BCS và chất bôi trơn được phân phát cho khách hàng chỉ mang tính

chất hỗ trợ khách hàng để họ thực hiện hành vi sử dụng bao cao su đùng

cách trong quan hệ tình dục, không đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng BCS của

đối tượng can thiệp;

- Song song với việc phân phát BKT các NVTCCĐ phải hướng dẫn cho

khách hàng sử dụng BCS, chất bôi trơn đúng cách, đồng thời tổ chức tư vấn,

truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV và chuyển gửi khách

hàng đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác khi khách hàng có nhu cầu;

- NVTCCĐ cần đánh giá hành vi nguy cơ và khả năng tiếp cận với BCS

và chất bôi trơn của từng khách hàng để có hỗ trợ phù hợp, cụ thể như sau:

+ Khách hàng nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục cao hoặc tần

suất quan hệ tình dục nhiều hoặc khó tiếp cận với BCS hơn thì sẽ được cung cấp

nhiều hơn khi tiếp cận;

+ Khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục thấp hoặc

tần suất quan hệ tình dục ít hoặc dễ tiếp cận với BCS và chất bôi trơn hơn thì

nên tập trung vào việc truyền thông thay đổi hành vi;

+ Ưu tiên cung cấp miễn phí BCS trên những địa bàn khó tiếp cận với các

nguồn cung cấp BCS khác;

- Số lượng BCS phân phát không được quá định mức quy định của Bộ Y

tế và các chương trình/dự án.

b) Phương thức cung cấp BCS

- Cung cấp BCS qua mạng lưới NVTCCĐ

Page 25: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

25

+ Căn cứ vào từng thời điểm trong năm để xác định số lượt tiếp cận đối

tượng trong tuần hoặc trong tháng. Tăng số lượt tiếp cận đối tượng trong thời

gian cao điểm diễn ra hoạt động mại dâm như những ngày cuối tuần (thứ 6, 7 và

Chủ nhật), những ngày cuối tháng âm lịch, cuối năm âm lịch, mùa du lịch...

+ Tần suất tiếp cận khách hàng: trung bình 2 lần/tuần với khách hàng mới,

1 lần/tuần với khách hàng cũ.

+ Số lượng BCS, chất bôi trơn cung cấp cho người NCMT phụ thuộc vào

số lần quan hệ tình dục với khách hàng/bạn tình của họ. Tuy nhiên, không phát

quá 03 chiếc/1 lần tiếp cận.

- Cung cấp BCS, chất bôi trơn tại các cơ sở dịch vụ giải trí:

+ Đội ngũ NVTCCĐ vận động người chủ/quản lý các cơ sở dịch vụ giải

trí phối hợp thực hiện triển khai việc phân phát BCS tại các cơ sở của họ.

+ Phương thức cung cấp BCS: BCS được đặt tại nơi dễ thấy trong phòng

ngủ của các khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác hoặc được đặt

trong “hộp” ở những nơi kín đáo và thuận tiện cho đối tượng tiếp cận như nhà vệ

sinh, quầy bán vé, quầy thanh toán... của các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng…

+ Số lượng BCS cung cấp: Tùy theo nhu cầu sử dụng của đối tượng can

thiệp và sự hợp tác của các cơ sở dịch vụ để xác định số lượng BCS, chất bôi

trơn phù hợp.

Lưu ý: Chỉ cung cấp BCS, chất bôi trơn miễn phí tại địa bàn các

quận/huyện chưa triển khai hoạt động tiếp thị xã hội BCS, chất bôi trơn.

- Cung cấp BCS tại các địa điểm khác

+ Tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân như: cơ sở tư vấn, xét nghiệm

HIV tự nguyện; Cơ sở điều trị Methadone; Phòng khám, điều trị ngoại trú

HIV/AIDS; Trạm Y tế xã, phường; Cơ sở khám, chữa các nhiễm trùng lây

truyền qua đường tình dục...;

+ Tại Trung tâm Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng thuộc Bộ LĐ,TB&XH;

+ Tại các quán nước, giải khát vỉa hè, các cửa hàng tạp hoá…;

+ Số lượng: không quá 3 chiếc BCS/1 lần cho một đối tượng.

V. PHỐI HỢP VỚI CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ KHÁC

- Các biện pháp can thiệp giảm tác hại phải được lồng ghép với nhau và

lồng ghép với các dịch vụ hỗ trợ khác thông qua Phiếu giới thiệu tiếp cận dịch

vụ. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm:

+ Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện;

Page 26: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

26

+ Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người NCMT (điều trị bằng

thuốc ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, các STI, chăm sóc sức khoẻ ban đầu,

tiêm phòng viêm gan B…);

+ Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

+ Các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác.

- Nội dung cơ bản của Phiếu giới thiệu tiếp cận dịch vụ: Các tỉnh/thành phố

triển khai thiết kế các phiếu giới thiệu dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế tại

địa phương. Phiếu giới thiệu dịch vụ đảm bảo tối thiểu những thông tin sau:

- Tên của đơn vị cung cấp dịch vụ;

- Loại hình dịch vụ cung cấp;

- Giờ mở cửa;

- Địa điểm (kèm theo bản đồ chỉ dẫn);

- Tên và cách liên hệ với người cung cấp dịch vụ (số điện thoại, số fax, địa

chỉ thư điện tử...);

- Điều kiện, quyền và trách nhiệm khi tham gia dịch vụ;

- Các mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu có).

Page 27: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

27

Chương IV

QUẢN LÝ BKT, NƯỚC CẤT, BAO CAO SU

I. HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM

1. Nguyên tắc

a) Kế hoạch mua sắm BKT, nước cất, BCS hằng năm của chương trình/dự

án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương và các nguồn kinh phí đầu

tư cho chương trình can thiệp giảm tác hại (ngân sách quốc gia, dự án hỗ trợ

phát triển chính thức và các nguồn viện trợ phi chính phủ);

b) BKT, nước cất, BCS phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật tuân theo các tiêu

chẩn tại “Yêu cầu kỹ thuật Bơm kim tiêm nhựa, nước cất pha tiêm, bao cao su

sử dụng trong chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV”

ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-BYT ngày 21/3/2008 của Bộ Trưởng

Bộ Y tế hoặc các văn bản sửa đổi/bổ sung (nếu có);

c) Trên bao bì của BKT, nước cất, BCS cung cấp miễn phí phải in bằng

tiếng Việt có dấu dòng chữ “Hàng cung cấp miễn phí - không được bán”.

2. Tổ chức đấu thầu mua sắm BKT, nước cất

Thực hiện việc đấu thầu mua BKT theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị

định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành

Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Thông tư số

68/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản

nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc các văn bản sửa

đổi/bổ sung (nếu có).

II. HOẠT ĐỘNG THANH QUYẾT TOÁN

1. Đối với đơn vị đầu mối mua BKT, nước cất, BCS hồ sơ thanh quyết

toán gồm:

Kế hoạch đấu thầu do cơ quan/đơn vị có thẩm quyền phê duyệt; Hồ sơ mời

thầu/Hồ sơ yêu cầu; Hồ sơ dự thầu/Hồ sơ đề xuất; Thông báo mời thầu; Biên

bản mở thầu; Biên bản xét chọn; Biên bản thẩm định kết quả đấu thầu; Quyết

định phê duyệt kết quả đấu thầu của cơ quan/đơn vị có thẩm quyền; Biên bản

thương thảo hợp đồng; Hợp đồng; Thanh lý hợp đồng và các hóa đơn, chứng từ,

phiếu xuất nhập liên quan.

Page 28: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

28

2. Đối với đơn vị tiếp nhận BKT, nước cất, BCS hồ sơ thanh quyết

toán gồm:

- Phiếu nhập (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này) kho kèm theo

sổ sách theo dõi

- Phiếu xuất kho cấp BKT, nước cất, BCS, chất bôi trơn (Mẫu số 3 ban

hành kèm theo hướng dẫn này);

- Kế hoạch phân phối BKT, nước cất, BCS;

- Biên bản/giấy/sổ giao nhận BKT, nước cất, BCS cấp phát cho NVTCCĐ

và các cơ sở dịch vụ tham gia chương trình;

- Báo cáo kết quả phân phát BKT, nước cất, BCS qua các kênh tháng, quý,

năm báo cáo tuyến tỉnh/chương trình, dự án được thực hiện theo Quy chế báo

cáo và Biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ban hành kèm

theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng

Bộ Y tế, các văn bản sửa đổi nếu có và theo các quy định của các chương

trình/dự án;

- Sổ/tờ ghi chép dành cho nhân viên tiếp cận cộng đồng.

II. HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN

1. Tiêu chuẩn nhà kho

a) Địa điểm

- Xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, có hệ thống thoát nước để đảm bảo

tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, lũ lụt tới các vật dụng và phải

được xây dựng tại những vị trí tránh được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào

các vật dụng trong kho;

- Đặt tại địa điểm thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ vật dụng.

b) Thiết kế, xây dựng

- Nhà kho thiết kế có diện tích phù hợp nhu cầu lưu trữ, bảo quản số lượng

BKT, nước cất pha tiêm, BCS và các vật dụng đáp ứng nhu cầu cung cấp cho

đối tượng sử dụng, cụ thể như sau:

+ Đối với tuyến trung ương: Diện tích kho lưu giữ, bảo quản số lượng

BKT, nước cất pha tiêm, BCS đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các tỉnh/thành phố

thuộc địa bàn chương trình/dự án trong 1 năm và dự phòng 6 tháng.

+ Đối với tuyến tỉnh: Diện tích kho lưu giữ, bảo quản số lượng BKT, nước

cất pha tiêm, BCS đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các quận/huyện thuộc địa bàn

chương trình/dự án trong 6 tháng và dự phòng 3 tháng.

Page 29: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

29

+ Đối với tuyến huyện: Diện tích kho lưu giữ, bảo quản số lượng BKT,

nước cất pha tiêm, BCS đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các quận/huyện thuộc

địa bàn chương trình/dự án trong 3 tháng và dự phòng 2 tháng.

+ Đối với tuyến xã: Diện tích kho lưu giữ, bảo quản số lượng BKT, nước

cất pha tiêm, BCS đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các đối tượng sử dụng thuộc

địa bàn chương trình/dự án trong 1 tháng và dự phòng 1 tháng.

- Nhà kho được xây dựng kiên cố; hệ thống cửa đảm bảo an ninh, tránh

ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào kho; không để nước thấm, hắt, dột.

- Nhà kho được thiết kế, xây dựng đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại,

thoát hiểm và phải được trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng,

luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết.

- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp

để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân

viên làm việc trong kho và sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng

hóa; không có các khe, vết nứt, gãy.

2. Trang thiết bị bảo quản

a) Điều kiện về trang thiết bị

- Được trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện

bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế.

- Được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn

tất cả các hoạt động trong khu vực kho.

- Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp vật dụng. Không được để các vật dụng

trực tiếp trên nền kho; khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ

rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.

- Có đủ các trang thiết bị, hướng dẫn, nội quy cần thiết cho công tác phòng,

chống cháy nổ, như: hệ thống phòng, chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa

cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy...

- Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho; có biện pháp phòng ngừa,

ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.

b) Điều kiện bảo quản

- Đáp ứng điều kiện bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất in trên bao bì

sản phẩm; Tránh các tác nhân gây hại cho vật dụng.

- Vật dụng xếp trên giá kệ cao ít nhất 10cm so với nền nhà và cách tường ít

nhất 35cm, không xếp cao quá 2,5m so với mặt sàn và cách trần ít nhất 35 cm.

Page 30: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

30

III. HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHO

1. Đối với tuyến trung ương

Định kỳ 6 tháng, Ban quản lý chương trình/dự án trung ương phân bổ

BKT, nước cất pha tiêm, BCS cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS hoặc

Ban quản lý chương trình/dự án tỉnh/thành phố. Thủ tục xuất, nhập kho thực

hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm

2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính

sự nghiệp hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu có.

2. Đối với tuyến tỉnh/thành phố

a) Định kỳ hàng quý, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố,

các chương trình, dự án tiến hành việc phân bổ các vật dụng can thiệp cho ban

quản lý chương trình/dự án tuyến huyện.

b) Tiến hành các thủ tục xuất - nhập kho số lượng vật dụng theo Mẫu số 1 -

Phiếu nhập kho, Mẫu số 2 - Thẻ kho ban hành và Mẫu số 3 - Phiếu xuất kho

kèm theo Hướng dẫn này.

3. Đối với tuyến huyện

a) Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, Ban quản lý chương trình/dự án

tuyến huyện cấp vật dụng can thiệp cho cộng tác viên tuyến xã.

b) Tiến hành các thủ tục xuất - nhập kho số lượng vật dụng theo Mẫu số 1 -

Phiếu nhập kho, Mẫu số 2 - Thẻ kho ban hành và Mẫu số 3 - Phiếu xuất kho

kèm theo Hướng dẫn này.

4. Đối với tuyến xã

a) Định kỳ hàng tuần hoặc đột xuất, trạm y tế hoặc cộng tác viên tuyến xã,

phường phân phối vật dụng can thiệp cho tuyên truyền viên đồng đẳng, và/hoặc

phân phối trực tiếp các vật dụng can thiệp cho các điểm phát cố định, cơ sở y tế

hoặc cơ sở vui chơi giải trí.

b) Tiến hành các thủ tục xuất - nhập kho số lượng vật dụng can thiệp

theo Mẫu số 1 - Phiếu nhập kho; Mẫu số 2 - Thẻ/sổ kho; Mẫu số 4 - Sổ cấp

vật dụng can thiệp ban hành kèm theo hướng dẫn này để cấp phát cho các

đối tượng cần can thiệp.

5. Đối với tuyên truyền viên đồng đẳng

Tiến hành việc cấp phát các vật dụng can thiệp cho các đối tượng có nhu

cầu và ghi chép việc cấp phát này và sổ ghi chép.

Page 31: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

31

IV. CHẾ ĐỘ KIỂM KÊ VÀ BÁO CÁO

1. Đối với tuyến tỉnh/thành phố

a) Định kỳ 6 tháng, Ban quản lý chương trình/dự án tuyến tỉnh tiến hành

kiểm kê số lượng vật dụng can thiệp theo Mẫu số 5 - Biên bản kiểm kê (Mẫu số

5) ban hành kèm theo hướng dẫn này.

b) Định kỳ hàng quý, Ban quản lý chương trình/dự án tuyến tỉnh báo cáo

việc quản lý vật dụng can thiệp theo Mẫu số 6a - Báo cáo cấp phát vật dụng can

thiệp tuyến tỉnh về tuyến trung ương (Mẫu số 6a) ban hành kèm theo hướng dẫn

này vào ngày 10 các tháng đầu quý tiếp theo.

2. Đối với tuyến huyện

a) Định kỳ hàng quý Ban quản lý chương trình/dự án tuyến huyện tiến

hành kiểm kê số lượng vật dụng can thiệp theo Mẫu số 5 - Biên bản kiểm kê

(Mẫu số 5) ban hành kèm theo hướng dẫn này.

b) Định kỳ hàng tháng, Ban quản lý chương trình/dự án tuyến huyện báo

cáo việc quản lý vật dụng can thiệp theo Mẫu số 6b - Báo cáo cấp phát vật dụng

can thiệp tuyến huyện về tuyến tỉnh (Mẫu số 6b) ban hành kèm theo hướng dẫn này

vào ngày 05 hàng tháng.

3. Đối với tuyến xã

a) Định kỳ hàng tháng, trạm y tế hoặc cộng tác viên tuyến xã, phường tiến

hành kiểm kê số lượng vật dụng can thiệp theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo

hướng dẫn này;

b) Định kỳ hàng tháng, Cộng tác viên tuyến xã báo cáo việc quản lý vật

dụng can thiệp theo Mẫu số 6c - Báo cáo cấp phát vật dụng can thiệp tuyến xã

về tuyến huyện vào ngày 02 hàng tháng.

4. Một số quy định khác

a) Bắt buộc phải thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu khi xuất nhập hàng hóa

tại kho của các tuyến;

b) Khi xuất vật dụng phải xuất lô hàng còn hạn dùng ngắn hơn và khi có

cùng hạn sử dụng thì xuất lô hàng có thời gian nhập kho dài hơn;

c) Nghiêm cấm việc xuất, nhập các vật dụng quá hạn sử dụng hoặc có nghi

ngờ về chất lượng.

Page 32: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

32

Chương V

THEO DÕI, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

I. NGUYÊN TẮC

a) Lồng ghép công tác theo dõi, giám sát và đánh giá các biện pháp can

thiệp giảm tác hại cho người NCMT vào hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá

của chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

b) Kết hợp hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ với hoạt động hỗ trợ

chuyên môn kỹ thuật;

c) Tiến hành các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá thông qua

- Báo cáo tháng/quý/năm;

- Nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu tác nghiệp;

- Báo cáo hoạt động của các cán bộ theo dõi, giám sát và đánh giá

chương trình;

- Công tác kiểm tra định kỳ/đột xuất về việc triển khai chương trình;

- Bộ công cụ kiểm tra, giám sát.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Các chỉ số chính để theo dõi, giám sát, đánh giá

a) Tỷ lệ phần trăm xã, huyện, tỉnh triển khai can thiệp giảm tác hại;

b) Số lượng NVTCCĐ tham gia chương trình can thiệp giảm tác hại;

c) Số lượng BKT, BCS được phân phát qua các kênh khác nhau;

d) Số lượng BKT đã qua sử dụng được thu gom;

đ) Số người NCMT nhận được BKT, BCS;

e) Số người NCMT chuyển gửi thành công đến các cơ sở dịch vụ phòng,

chống HIV/AIDS: VCT, OPC, MMT, STI …;

g) Tỷ lệ phần trăm người NCMT thường xuyên sử dụng riêng BKT khi

tiêm chích ma túy;

h) Tỷ lệ phần trăm NCMT thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục;

i) Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm người NCMT.

2. Nội dung kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật

a) Công tác xây dựng kế hoạch.

Page 33: BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC PHÒNG ...vaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Folders/DocumentLaw/Vanban/...đối với người nghiện chích ma

33

b) Công tác lựa chọn, đào tạo/tập huấn kiến thức, kỹ năng cho mạng lưới

nhân viên tiếp cận cộng đồng.

c) Công tác tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp

- Tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động can thiệp;

- Công tác quản lý, bảo quản, phân phối BKT, nước cất pha tiêm, BCS và

các trang thiết bị liên quan;

- Công tác ghi chép, thống kê, báo cáo kết quả hoạt động CTGTH;

- Công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.

IV. CHẾ ĐỘ VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO

Báo cáo việc triển khai các biện pháp CTGTH được thực hiện theo Quy

chế báo cáo và Biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và theo

các quy định khác của các chương trình/dự án.

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Hoàng Long