Top Banner
BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Sè chuyªn ®Ò CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP HÀ NỘI - 2016
198

BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Oct 12, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

BỘ TƯ PHÁPTạp chí Dân chủ và Pháp luật

Sè chuyªn ®Ò

CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

HÀ NỘI - 2016

Page 2: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU

Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọngtrong đời sống chính trị, pháp lý của đất nước, là chủ trương, quan điểmnhất quán của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện rõ nét nhất trong Nghị quyếtsố 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020.

Qua hơn 10 năm thực hiện, công tác cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp đã đạt được những kết quả tích cực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễnto lớn. Hệ thống pháp luật về tư pháp và các hoạt động tư pháp ngày càngđược đổi mới và hoàn thiện; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành ánvà việc bắt giam giữ, cải tạo từng bước được thực hiện nghiêm minh, dânchủ và công bằng. Các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, các chế địnhhợp đồng, bồi thường cũng ngày càng được hoàn thiện và đổi mới, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tổ chức bộ máycác cơ quan tư pháp từng bước được bổ sung và hoàn thiện theo đúng địnhhướng của Đảng về cải cách tư pháp. Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác tư pháp được thể chế hóa; cơ chế giám sát của các cơ quan dân cửđối với hoạt động tư pháp đang từng bước phát huy hiệu quả.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đang có những biếnđộng và thay đổi nhanh chóng, qua tổng kết thực tiễn quá trình 10 nămthực hiện cải cách tư pháp cho thấy, còn một số vấn đề cần phải được bổsung, phát triển cho phù hợp với tình hình mới nhằm khắc phục những bấtcập, tồn tại, tiếp tục đưa công cuộc cải cách tư pháp tiến lên phía trước.

Với ý nghĩa đó, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã phối hợp cùng Vụ Phổbiến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn số chuyên đề “Cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp” với những bài viết của các nhà nghiên cứu,hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này nhằm phân tích, đánh giá, tổng kếtkinh nghiệm và đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả cácnhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong thời gian tới.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

TẠP CHÍ DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT

Page 3: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

5

Thể chế hóa Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội (bổ sung, phát triển năm 2011),Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung mộtnguyên tắc mới về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước ta. Đó là,“quyền lực nhà nước là thống nhất, cósự phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp”. Đây vừa là quanđiểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo côngcuộc tiếp tục cải cách và hoàn thiện bộmáy nhà nước ta trong thời kỳ mới -Thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộcđổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị.Sau đây là nội dung của nguyên tắcnày thể hiện trong Hiến pháp năm

2013 và một số suy nghĩ về việc vậndụng nguyên tắc này trong cải cách tưpháp.

1. Về quyền lực nhà nước làthống nhất với cải cách tư pháp

Quyền lực nhà nước thống nhất làvấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâusắc. Cho đến nay, các khía cạnh củavấn đề quyền lực nhà nước là thốngnhất như: Thế nào là thống nhấtquyền lực nhà nước? Quyền lực nhànước thống nhất ở đâu? Ý nghĩa củaquyền lực nhà nước là thống nhấttrong tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước như thế nào? Các khía cạnhnày chưa được nhận thức thống nhất.Có một số người cho rằng, quyền lựcnhà nước là thống nhất, nhưng sựthống nhất đó tập trung vào Quốc hội.

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT, CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP, KIỂM SOÁT GIỮA

CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP

VỚI VIỆC CẢI CÁCH TƯ PHÁPn GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG *

* Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 4: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

6 Dên chuã & Phaáp luêåt

Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xácnhận là cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất. Với vị trí pháp lý đó, nhữngngười này cho rằng Quốc hội là cơquan có toàn quyền, là cơ quan cấptrên của các quyền hành pháp và tưpháp. Một số khác lại cho rằng, trongnhà nước kiểu mới như Nhà nước ta,giai cấp công nhân và nhân dân laođộng dưới sự lãnh đạo của một Đảng,ngày càng thống nhất về lợi ích, trongnội bộ không có sự phân chia thànhphe phái đối lập như trong nhà nướctư sản, nên thống nhất quyền lực nhànước là yếu tố cơ bản, duy nhất giữ vaitrò quyết định trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước mà khôngcần thiết phải phân công quyền lựcnhà nước. Quan niệm này đề cao tínhthống nhất của quyền lực nhà nước,phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấpvai trò của phân công, phân nhiệmrành mạch quyền lực nhà nước. Thựcchất quan niệm này cũng không khácgì quan điểm thứ nhất.

Theo nội dung và tinh thần củaHiến pháp năm 2013, quyền lực nhànước thống nhất là ở nhân dân đượcthể hiện và thực hiện bằng quyền lậphiến. Trước đây, Hiến pháp cũng quyđịnh “tất cả quyền lực nhà nước thuộcvề nhân dân” nhưng được thực hiện

bằng nguyên tắc tập trung quyền lựcnhà nước (tập quyền). Do đó, tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dânnhưng lại tập trung vào Quốc hội, nhưquan niệm thứ nhất nói trên. Vớinhận thức rằng, nhân dân là chủ thểcủa quyền lực nhà nước, nhưng vìkhông thực hiện được quyền lực nhànước một cách trực tiếp nên đã traotoàn bộ quyền lực nhà nước của mìnhcho Quốc hội. Quốc hội được Hiếnpháp năm 1980 xác định là cơ quan cótoàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ vàquyền hạn quy định ở Điều 83, Hiếnpháp 1980 còn quy định “Quốc hội cóthể định cho mình những nhiệm vụ vàquyền hạn khác khi xét thấy cầnthiết” (Điều 83), đến Hiến pháp năm1992, Điều 84 quy định Quốc hội chỉcó 14 nhiệm vụ, quyền hạn (không cònlà một Quốc hội toàn quyền như Hiếnpháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiếnpháp lại quy định: “Nhân dân sử dụngquyền lực nhà nước thông qua Quốchội và Hội đồng nhân dân là những cơquan đại diện cho ý chí và nguyênvọng của nhân dân…”. Như vậy, Quốchội vẫn là Quốc hội toàn quyền trongHiến pháp năm 1992 bởi nhân dânkhông thực hiện quyền lực nhà nướcbằng các hình thức dân chủ trực tiếpmà chỉ bằng hình thức dân chủ đại

Page 5: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

7Dên chuã & Phaáp luêåt

diện. Nguyên tắc tập trung quyền lựcnhà nước của nhân dân vào Quốc hộiphù hợp với điều kiện kinh tế kếhoạch hóa, tập trung, quan liêu, baocấp, với ưu điểm bảo đảm cho quyềnlực nhà nước tập trung, quyết định vàthực thi quyền lực nhà nước nhanhchóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyêntắc này trong điều kiện mới đã bộc lộnhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phânđịnh phạm vi quyền lực nhà nước đượcnhân dân giao quyền nên không đềcao được trách nhiệm của các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp, hạthấp vai trò dân chủ trực tiếp củanhân dân, thiếu sự kiểm soát quyềnlực nhà nước giữa các cơ quan nhànước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủnhận tính độc lập tương đối giữa cácquyền nên đã hạn chế tính năng động,hiệu quả và trách nhiệm của mỗiquyền. Nhân dân và xã hội không cócơ sở để đánh giá chất lượng hoạt độngcủa quyền lực nhà nước. Do vậy, trongđiều kiện dân chủ và pháp quyền xãhội chủ nghĩa, tập quyền không phùhợp với việc phát huy đầy đủ vai tròcủa quyền lực nhà nước thuộc về nhândân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyềnlực nhà nước của nhân dân từ phía cáccơ quan nhà nước.

Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc

tập quyền trong điều kiện mới, Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2011), Hiến pháp năm2013 đã khẳng định quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp và kiểm soát giữa các cơquan trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân được Hiến pháp năm 2013quan niệm nhân dân là chủ thể tối caocủa quyền lực nhà nước, nhân dânthông qua quyền lập hiến giao quyềnlực nhà nước của mình cho Quốc hội,Chính phủ và Tòa án. Theo Điều 70Hiến pháp năm 2013, nhân dân chỉtrao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạnvà nhiệm vụ: (i) Lập hiến, lập pháp;(ii) Giám sát tối cao; (iii) Quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước.Đồng thời, Điều 6 quy định nhân dânthực hiện quyền lực nhà nước khôngnhững bằng dân chủ đại diện thôngqua Quốc hội, Hội đồng nhân dân vàcác cơ quan khác của Nhà nước màcòn bằng dân chủ trực tiếp thông quaviệc thực hiện quyền biểu quyết khiNhà nước tổ chức trưng cầu ý dân,trong đó có trưng cầu ý dân về Hiếnpháp (Điều 29 và Điều 120)… Nhưvậy, thống nhất quyền lực nhà nước

Page 6: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

8 Dên chuã & Phaáp luêåt

được hiểu là toàn bộ quyền lực nhànước thuộc về nhân dân, tập trungthống nhất ở nhân dân chứ khôngphải tập trung ở Quốc hội và được thểhiện và thực hiện bằng quyền lậphiến - thuộc về nhân dân. Quan niệmđó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiếtthực. Trước hết, điều đó chỉ ra rằngquyền lực nhà nước dẫu là quyền lậppháp, hành pháp hay tư pháp đều cóchung một nguồn gốc thống nhất lànhân dân, đều do nhân dân ủy quyền,giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhànước là thống nhất trước tiên là sựthống nhất ở mục tiêu chính trị, nộidung chính trị của Nhà nước. Cả baquyền lập pháp, hành pháp và tưpháp tuy có chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn khác nhau nhưng đềuthống nhất với nhau ở mục tiêu chínhtrị chung là xây dựng một nhà nước“đảm bảo và không ngừng phát huyquyền làm chủ về mọi mặt của nhândân, thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh” như Điều 3 Hiến phápnăm 2013 đã quy định.

Quan niệm quyền lực nhà nước làthống nhất của Hiến pháp năm 2013là cách thức tổ chức quyền lực nhànước đề cao trách nhiệm của Nhànước trước nhân dân, hạn chế sự dựa

dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyềnhạn và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủyquyền. Đó cũng là cơ sở để không cóchỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập,thiếu trách nhiệm trong mối quan hệgiữa các quyền, nhất là giữa quyềnlập pháp và quyền hành pháp. Đồngthời, đó cũng là điều kiện để hìnhthành cơ chế kiểm soát, nhận xét,đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của các quyền từ bên trong tổchức quyền lực nhà nước cũng như từbên ngoài là nhân dân. Theo đó, cảicách tư pháp, trước hết là phải thểhiện sâu sắc bản chất nhân dân trongtổ chức và hoạt động của các cơ quantư pháp. Từ tổ chức đến hoạt động củacác cơ quan điều tra, truy tố và xét xửtrước hết là bảo vệ quyền con người,quyền công dân. Vì thế, cải cách tưpháp được coi là quá trình làm sâu sắchơn tính nhân dân trong tổ chức vàhoạt động của các cơ quan tư pháp.

Như vậy, quyền lực nhà nước làthống nhất và tập trung ở nhân dân -chủ thể tối cao và duy nhất của quyềnlực nhà nước, là quan niệm có ý nghĩachỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nướctrong điều kiện xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhândân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm

Page 7: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

9Dên chuã & Phaáp luêåt

quyền lực nhà nước thuộc về nhândân theo Hiến pháp năm 2013 đềudẫn đến tổ chức quyền lực nhà nướckém hiệu quả.

2. Về phân công, phối hợp,kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tưpháp với cải cách tư pháp

Trong chế độ dân chủ và phápquyền xã hội chủ nghĩa, quyền lựcnhà nước không phải là quyền lực tựcó của nhà nước mà là quyền lực đượcnhân dân ủy quyền, nhân dân giaoquyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏichính đáng và tự nhiên phải kiểmsoát quyền lực nhà nước. Mặt khác,khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lựcnhà nước lại thường vận động theo xuhướng tự phủ định mình, trở thànhđối lập với chính mình lúc ban đầu (từcủa nhân dân là số đông chuyểnthành số ít của một nhóm người hoặccủa một người). C.Mác gọi hiện tượngnày là sự tha hóa của quyền lực nhànước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước làcủa nhân dân giao cho các cơ quannhà nước suy cho cùng là giao chonhững người cụ thể thực thi. Mà conngười thì “luôn luôn chịu sự ảnhhưởng của các loại tình cảm và dụcvọng đối với các hành động của con

người. Điều cũng khiến cho lý tính đôikhi bị chìm khuất”1. Đặc biệt là khi lýtính bị chi phối bởi các dục vọng, thóiquen hay tình cảm thì khả năng sailầm trong việc thực thi quyền lực nhànước càng lớn. Với đặc điểm đó củacon người, không thể khẳng địnhngười được ủy quyền luôn luôn làmđúng, làm đủ những gì mà nhân dânđã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyềnlực nhà nước là một nhu cầu kháchquan từ phía người ủy quyền đối vớingười được ủy quyền. Hơn thế nữa,quyền lực nhà nước không phải là mộtđại lượng có thể cân, đong, đo, đếmđược một cách rạch ròi, vì nó là mộtthể thống nhất như nói ở trên. Điềuđó lại càng đòi hỏi phải kiểm soátquyền lực nhà nước, nhằm đảm bảothực thi đầy đủ, đúng đắn quyền lựcnhà nước được nhân dân ủy quyền.

Xuất phát từ các đòi hỏi kháchquan nói trên, quyền lực nhà nướcthường được lượng hóa bằng các quyđịnh của Hiến pháp thành các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp. Sựlượng hóa này là để giao cho các cơquan nhà nước khác nhau, thay mặtnhân dân thực hiện. Sự phân định cácquyền như vậy là điều kiện cơ bản đểnhân dân giao quyền mà không bịlạm quyền, nhân dân kiểm soát và

Page 8: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

10 Dên chuã & Phaáp luêåt

đánh giá được hiệu lực và hiệu quảthực hiện các quyền mà mình đã giao.Đồng thời, sự phân định này cũng làđể cho các cơ quan tương ứng đượcgiao quyền đề cao trách nhiệm trongviệc thực thi quyền lực nhà nước và tựkiểm tra việc thực hiện quyền lực nhànước được giao cho mình. Theo đó,Hiến pháp năm 2013 đã có một bướctiến mới trong việc phân công quyềnlực nhà nước. Lần đầu tiên Hiến phápnước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiệnquyền lập hiến (không còn là duynhất có quyền lập hiến như Hiếnpháp năm 1992), quyền lập pháp(Điều 69), Chính phủ thực hiện quyềnhành pháp (Điều 94), Tòa án nhândân thực hiện quyền tư pháp (Điều102). Việc xác nhận các cơ quan khácnhau thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp là một thay đổiquan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vịtrí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn củamỗi quyền.

Đối với quyền lập pháp là quyềnđại diện cho nhân dân thể hiện ý chíchung của quốc gia. Những ngườiđược nhân dân trao cho quyền này lànhững người do phổ thông đầu phiếubầu ra, hợp thành cơ quan gọi là Quốchội. Thuộc tính cơ bản của quyền nàyxuyên suốt mọi hoạt động là đại diện

cho nhân dân, bảo đảm cho ý chíchung của nhân dân được thể hiệntrong các đạo luật mà mình là cơ quanduy nhất được nhân dân giao quyềnbiểu quyết thông qua luật. Quyềnbiểu quyết thông qua luật là quyềnlập pháp, chứ không phải là quyềnđưa ra các mô hình xử sự cho xã hội.Vì vậy, quyền lập pháp không đồngnghĩa với quyền làm ra luật. Đồngthời, là người thay mặt nhân dângiám sát tối cao các hoạt động củaNhà nước, nhất là hoạt động thựchiện quyền hành pháp, để góp phầngiúp cho các quyền mà nhân dân giaocho các cơ quan nhà nước không bịlạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa.Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hộithực hiện quyền lập hiến, lập phápđược quy định ở Điều 70 và Điều 120của Hiến pháp năm 2013. Theo cácquy định này, Quốc hội không phải làmột cơ quan có toàn quyền, đứng trêncác cơ quan khác như quy định trongHiến pháp năm 1980 và Hiến phápnăm 1992. Bởi Quốc hội không phải làcơ quan duy nhất có quyền lập hiến.Quyền lập hiến thuộc về nhân dân,bằng quyền lập hiến mà nhân dângiao quyền, nhân dân ủy quyền quyềnlực nhà nước cho Quốc hội, Chính phủvà Tòa án nhân dân. Như vậy, quyền

Page 9: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

11Dên chuã & Phaáp luêåt

lập hiến là quyền lực gốc mà khôngphải là quyền lập pháp. Quyền lậppháp cũng như quyền hành pháp,quyền tư pháp đều ra đời từ quyền lậphiến của nhân dân.

Quyền hành pháp là quyền tổ chứcthực hiện ý chí chung của quốc gia doChính phủ đảm trách. Thuộc tính cơbản của quyền này xuyên suốt mọihoạt động là đề xuất, hoạch định, tổchức soạn thảo chính sách quốc gia vàsau khi chính sách quốc gia đượcthông qua, thì Chính phủ là người tổchức thực hiện; quản lý nhà nước màthực chất là tổ chức thực hiện phápluật để bảo đảm an ninh, an toàn vàphát triển xã hội. Không có mộtChính phủ thực hiện quyền hànhpháp một cách hữu hiệu, thông minhthì không thể có một nhà nước giàucó, phát triển ổn định cả về mặt kinhtế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyềnnày đòi hỏi Chính phủ và các thànhviên của Chính phủ phải nhanh nhạy,quyết đoán kịp thời và quyền uy tậptrung thống nhất. Quyền hạn vànhiệm vụ của Chính phủ - cơ quanthực hiện quyền hành pháp được quyđịnh một cách khái quát ở Điều 96Hiến pháp năm 2013.

Quyền tư pháp là quyền xét xử,được nhân dân giao cho Tòa án thực

hiện. Độc lập và chỉ tuân theo phápluật là nguyên tắc xuyên suốt và caonhất trong tổ chức thực hiện quyềnnày; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cánhân can thiệp vào việc xét xử củathẩm phán và hội thẩm nhân dân(khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm2013). Đây thực chất là quyền bảo vệý chí chung của quốc gia bằng việc xétxử các hành vi vi phạm Hiến pháp,pháp luật từ phía công dân và cơquan, tổ chức. Vì vậy, bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền côngdân là nhiệm vụ hàng đầu của quyềntư pháp (khoản 3 Điều 102 Hiến phápnăm 2013). Mọi cơ quan, tổ chức và cánhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn vàbảo vệ tính pháp quyền và công lýtrong các phán quyết của Tòa án.

Như vậy, xuất phát từ đặc điểmcủa quyền lực nhà nước, việc phânđịnh thành ba quyền nói trên là mộtnhu cầu khách quan. Ngày nay, xuhướng phân định rành mạch ba quyềnđó ngày càng được coi trọng trong tổchức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xãhội càng phát triển, phân công laođộng càng phải chuyên môn hóa caođể phát huy hiệu quả. Đồng thời, thựctiễn xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ ra rằng,việc phân định mạch lạc ba quyền là

Page 10: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

12 Dên chuã & Phaáp luêåt

cách thức tốt nhất để phát huy vai tròcủa Nhà nước trong công cuộc xâydựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trongNhà nước ta, quyền lực nhà nước làthống nhất. Đó là sự thống nhất vềmục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việcphân định quyền lực nhà nước khôngchứa đựng và bao gồm việc phân lậpmục tiêu chính trị chung của quyềnlực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sựphân định ba quyền nhưng cả baquyền lập pháp, hành pháp và tưpháp không hoàn toàn tách biệt nhau,mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyềnđều phải phối hợp với nhau, phải hoạtđộng một cách nhịp nhàng trên cơ sởlàm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyềnhạn mà nhân dân giao cho mỗi quyềnđược Hiến pháp - đạo luật gốc củaNhà nước và xã hội quy định. Mụcđích của việc phân công quyền lực nhànước là để nhằm kiểm soát quyền lựcnhà nước, bảo đảm cho tính phápquyền của Nhà nước và phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phảilà để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lựcnhà nước giữa các quyền. Thực tiễnchỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnhvượng của một quốc gia, cũng nhưkhả năng đối mặt với những khókhăn, thách thức phần lớn được quyết

định bởi sự vững mạnh của các thiếtchế, cam kết của các nhánh quyền lựcnhà nước với nhân dân về tính phápquyền. Điều đó không kém phần quantrọng so với các yếu tố về tài nguyênthiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lýcủa quốc gia. Những nước duy trì đượcsự phát triển ổn định lâu dài về kinhtế - xã hội và chính trị chính là nhữngnước tuân theo tinh thần của phápquyền. Ý nghĩa của sự phân côngquyền lực nhà nước là để phân địnhnhiệm vụ và quyền hạn của các cơquan trong bộ máy nhà nước, để Nhànước hoạt động có hiệu lực và hiệuquả, quyền lực nhà nước ngày càngthực sự là quyền lực của nhân dân,tính pháp quyền của Nhà nước ngàycàng được đề cao. Nội dung và tinhthần của các quy định về việc phâncông nhiệm vụ quyền hạn cho Quốchội, Chính phủ, Tòa án nhân dânnhìn chung đáp ứng các yêu cầu nóitrên và là cơ sở để tiến hành kiểm soátquyền lực nhà nước.

Về kiểm soát quyền lực nhà nước,ngoài việc phân công mạch lạc nhiệmvụ, quyền hạn của các quyền để tạo cơsở cho kiểm soát quyền lực; Hiến phápnăm 2013 còn tạo lập cơ sở hiến địnhđể hình thành cơ chế bảo vệ Hiếnpháp do luật định (Điều 119). Đồng

Page 11: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

thời, Hiến pháp giao cho Quốc hội, cáccơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước,Chính phủ, Tòa án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân, các cơ quan kháccủa Nhà nước có trách nhiệm bảo vệHiến pháp. Như vậy, Hiến pháp năm2013 tuy chưa hình thành cơ chế bảovệ Hiến pháp chuyên trách như nghịquyết của Đảng đã đề ra, nhưng vớiquy định của Điều 119 đã tạo cơ sởhiến định để xây dựng một cơ chế bảovệ Hiến pháp do luật định. Rồi đây,trong hoạt động lập pháp của Quốchội chắc chắn sẽ từng bước xây dựngvà hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyềnlực nhà nước này.

Trong tổ chức quyền lực nhà nước ởcác nước theo nguyên tắc phân quyềnmềm dẻo thì kiểm soát quyền lực nhànước giữa các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp, chủ yếu là kiểm soátcủa lập pháp và tư pháp đối với hànhpháp. Để tăng cường kiểm soát việcthực hiện quyền hành pháp, Hiếnpháp năm 2013 đã bổ sung, điềuchỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạncủa Quốc hội và Ủy ban Thường vụQuốc hội, ví dụ như: Ủy ban Thườngvụ Quốc hội được bổ sung thêmnhiệm vụ, quyết định, thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới,đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương (khoản 8Điều 74); Quốc hội được bổ sung thêmnhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn, đềnghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm cáchchức thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao (khoản 7 Điều 70). Cùng với cácquy định đó, Hiến pháp năm 2013 đãthiết lập thêm hai thiết chế độc lập:Hội đồng Bầu cử quốc gia có nhiệm vụtổ chức bầu cử đại biểu quốc hội, chỉđạo công tác bầu cử đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp (Điều 117) và Kiểmtoán Nhà nước có nhiệm vụ giúp Quốchội kiểm soát việc quản lý, sử dụngtài chính, tài sản công (Điều 118). Sựra đời các thiết chế hiến định độc lậpnày cũng nhằm tăng cường các côngcụ để Quốc hội kiểm soát quyền lựcnhà nước trong bầu cử, trong sử dụngtài chính ngân sách nhà nước và tàisản công một cách hiệu quả hơn.

Kiểm soát quyền lực nhà nước làmột vấn đề không đơn giản. Bởi vì,kiểm soát quyền lực nhà nước, mộtmặt là phòng chống lạm dụng quyềnlực nhà nước, nhưng mặt khác làmsao để không phải vì kiểm soát quyềnlực nhà nước mà làm mất đi tính năngđộng, mềm dẻo cần phải có để tiếnhành các công việc của Nhà nước. Vìthế, vấn đề cơ bản của kiểm soátquyền lực nhà nước là làm cho bộ máy

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

13Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 12: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

nhà nước vừa có khả năng kiểm soátđược xã hội, lại vừa không kém phầnquan trọng là buộc Nhà nước phải tựkiểm soát được chính mình. Do vậy,sau Hiến pháp, dựa trên cơ sở củaHiến pháp, Quốc hội phải ban hànhcác đạo luật để xây dựng cơ chế kiểmsoát quyền lực nhà nước một cách phùhợp. Theo Hiến pháp năm 2013, cơchế kiểm soát quyền lực nhà nướcđược cấu thành từ ba cơ chế, bộ phậnsau đây:

Một là, cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước do các chủ thể kiểm soát ởbên ngoài bộ máy nhà nước thực hiện(như các tổ chức chính trị, xã hội nghềnghiệp, các phương tiện thông tin đạichúng và trực tiếp công dân) gọi là cơchế nhân dân kiểm soát quyền lựcnhà nước. Cơ chế này có cơ sở hiếnđịnh ở các Điều 6, 8, 10, 11, 28 và 29Hiến pháp năm 2013.

Hai là, cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp (gọi là cơ chế docác chủ thể cấu thành bộ máy nhànước thực hiện). Cơ chế này có cơ sởhiến định ở Điều 2 và các điều về bộmáy nhà nước ở các Chương V, VI, VII,VIII của Hiến pháp năm 2013.

Ba là, cơ chế kiểm soát quyền lực

nhà nước một cách độc lập do luậtđịnh. Cơ chế này có cơ sở hiến định ởkhoản 2 Điều 119 của Hiến pháp năm2013.

Theo nguyên tắc mới nói trên, Hiếnpháp năm 2013 đã có những quy địnhmới về Tòa án nhân dân và Viện kiểmsát nhân dân:

Trước hết, Hiến pháp năm 2013không những quy định Tòa án là cơquan xét xử của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam như Hiến phápnăm 1992, mà còn khẳng định là cơquan thực hiện quyền tư pháp (Điều102). Quy định mới này chỉ rõ quyềntư pháp là một trong ba quyền cấuthành quyền lực nhà nước. Lần đầutiên trong lịch sử lập hiến nước ta,Hiến pháp quy định Tòa án thực hiệnquyền tư pháp. Đây là quyền xét xử,biểu tượng của công bằng và công lýcủa một quốc gia. Vì thế, cải cách tưpháp ở nước ta, đó là quá trình nângcao chất lượng xét xử sao cho các bảnán, các quyết định của Tòa án là biểuhiện điển hình của công lý và côngbằng xã hội, bảo đảm đương sự, bị cáo,những người có liên quan và dư luậnxã hội không còn chút nghi ngờ về tínhnghiêm minh của pháp luật. Với việcnhân dân giao quyền cho Tòa án thựchiện quyền tư pháp theo nguyên tắc

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

14 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 13: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

hiến định nói trên, có thể nói từ đây,nhân dân có một địa chỉ rõ ràng, minhbạch để kiểm soát việc thực thi quyềnlực nhà nước về tư pháp nhằm khôngngừng nâng cao chất lượng của cácbản án, các quyết định của Tòa án.

Thứ hai, để phù hợp với nhận thứcmới về Tòa án nhân dân thực hiệnquyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013cũng đã xác định chính xác hơn, đầyđủ hơn vai trò và nhiệm vụ của Tòaán và Viện kiểm sát. Khoản 3 Điều102 đã đưa lên hàng đầu vai trò vànhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, quyền công dân” sauđó mới quy định “bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân”. Đối với Viện kiểm sátnhân dân, Hiến pháp năm 2013 nhấnmạnh vai trò và nhiệm vụ hàng đầu là“bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân...”. Có thể nói,đây là một nhận thức mới về vai trò,nhiệm vụ của hai thiết chế Tòa ánnhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.Sự tồn tại của hai thiết chế này trướchết và chủ yếu là để bảo vệ công lý,bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân. Vì vậy, cảicách tư pháp chính là quá trình đề caoquyền con người, quyền công dân

trong hoạt động tư pháp, coi con ngườilà chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và làmục đích của sự phát triển.

Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 đãquy định những nguyên tắc nền tảngvề tổ chức và hoạt động thực hiệnquyền tư pháp. Các nguyên tắc nàythể hiện tư duy mới, là cơ sở hiếnđịnh để tiếp tục cải cách tư pháp. Vídụ, nguyên tắc “việc xét xử sơ thẩmcủa Tòa án nhân dân có hội thẩmnhân dân tham gia, trừ trường hợpxét xử theo thủ tục rút gọn” (khoản 1Điều 103). Cũng nguyên tắc nàynhưng Hiến pháp năm 1992 còn quyđịnh: “Khi xét xử hội thẩm ngangquyền với thẩm phán”. Có thể nói,đây là cơ sở hiến định để tiếp tục cảicách chế định hội thẩm nhân dân saocho thực chất hơn trong xét xử hay“nguyên tắc tranh tụng trong xét xửđược bảo đảm”.

Tranh tụng trong xét xử có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc thựchiện quyền tư pháp. Trước hết, tranhtụng không chỉ là phương tiện, là cáchthức để tìm ra chân lý, làm sáng tỏ sựthật khách quan; tranh tụng còn làcách thức nâng cao nhận thức, tạo ramôi trường dân chủ bình đẳng trongquan hệ tố tụng, buộc các chủ thể cóthẩm quyền từ điều tra, truy tố, xét

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

15Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 14: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

xử phải nâng cao năng lực, trình độ,hạn chế chủ quan, duy ý chí trong đấutranh phòng, chống tội phạm. Điều đólà đặc biệt cần thiết trong hoạt độngxét xử của Tòa án. Qua tranh tụng tạiphiên tòa, các chứng cứ sẽ có điềukiện được kiểm định lại và làm sángtỏ thêm; những người có thẩm quyềntham gia tố tụng tại phiên tòa, có điềukiện trình bày, chứng minh, phảnbiện một cách dân chủ, công khai,minh bạch; chủ tọa phiên tòa sẽ cóđiều kiện đánh giá một cách kháchquan hơn so với tố tụng chỉ thiên vềxét hỏi. Như vậy, tranh tụng trong xétxử góp phần quan trọng để Tòa ánphán xét đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, hạn chế tình trạng oan sai,bảo đảm cho nền tư pháp là biểu hiệnđiển hình của công bằng và công lý.Tranh tụng trong xét xử là nguyên tắcphổ quát trong tố tụng tư pháp củahầu hết các nhà nước dân chủ và phápquyền. Đó là một giá trị và một tiêuchí để đánh giá một nền tư pháp códân chủ và pháp quyền hay không?Chính vì thế, trong định hướng về cảicách tư pháp, Đảng ta đã nhấn mạnhphải tăng cường tranh tụng tại phiêntòa và Hiến pháp năm 2013 đã quyđịnh thành nguyên tắc “tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm” (khoản 5

Điều 103).Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

đã cụ thể nguyên tắc hiến định tranhtụng tại phiên tòa, nhưng cho đến nayvẫn chưa có sự chuyển biến gì đángkể, cả về nhận thức lẫn trong hoạtđộng thực tiễn xét xử tại phiên tòa. Sởdĩ như vậy, theo tác giả là do cácnguyên nhân sau đây:

- Về nhận thức, trong tư duy củanhững chức danh tư pháp có thẩmquyền từ điều tra viên đến kiểm sátviên và thẩm phán còn có tư tưởngcho mình có quyền năng cao hơn,đứng trên các chủ thể khác khôngnhững là bị cáo, các đương sự mà cảđối với luật sư, người trợ giúp pháp lýcho thân chủ. Quan hệ thiếu bìnhđẳng đó không thể tạo ra được bầukhông khí dân chủ để thực sự quantâm, chú ý lắng nghe ý kiến của ngườikhác? Có thể nói, quyền uy nhà nướcvẫn còn giữ ưu thế trong mối quan hệtố tụng tư pháp, đặc biệt là tố tụnghình sự. Những vụ án oan sai gần đâyđược đưa ra công luận cho thấy rằngcòn có tình trạng mớm cung, bứccung, không chú ý lắng nghe ý kiếncủa luật sư, tiếng kêu oan của nhữngngười vô tội. Suy cho cùng, nhữngbiểu hiện đó là do nhận thức thiếubình đẳng trong quan hệ tố tụng tư

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

16 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 15: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

pháp. Mệnh lệnh quyền uy trong cácquan hệ hành chính nhà nước đượcđem vào trong các quan hệ tố tụng tưpháp hay nói ngắn gọn là hành chínhhóa các quan hệ tố tụng tư pháp. Môhình tố tụng xét hỏi là mô hình màmột bên có quyền hỏi và bên kia phảicó nghĩa vụ trả lời. Vì thế, rất dễ tạora cho các chức danh tư pháp quyềnuy, mệnh lệnh, thiếu dân chủ và bìnhđẳng trong các quan hệ tố tụng tưpháp. Để tranh tụng hình thành,trước tiên là phải thay đổi nhận thức,trước hết là thay đổi nhận thức củacác chức danh tư pháp (điều tra viên,kiểm sát viên, thẩm phán), tạo lậpmôi trường và mối quan hệ dân chủ,bình đẳng, xóa bỏ yếu tố quyền uymệnh lệnh hành chính trong các quanhệ tố tụng tư pháp.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015tuy đã đưa yếu tố tranh tụng vàophiên tòa nhưng chưa phân định mộtcách minh bạch địa vị pháp lý của cácchủ thể tham gia tố tụng tại phiêntòa. Ví dụ như: Viện kiểm sát vừathực hành chức năng buộc tội (là mộtbên trong quan hệ tranh tụng) lại vừathực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật của những ngườitham gia tố tụng tại phiên tòa (màđều là các chủ thể tranh tụng với

mình). Còn Tòa án được xem xét làchủ tọa phiên tòa, tức là người điềukhiển có toàn quyền dẫn dắt việc xétxử. Nếu nhận thức không đúng, Tòaán và Viện kiểm sát khó có sự bìnhđẳng, dân chủ trong tranh tụng.Chính vì thế, việc tranh tụng tạiphiên tòa khó được thực hiện, phiêntòa không có điều kiện diễn ra trongkhông khí dân chủ và tôn trọng tiếngnói của các bên tham gia tố tụng.Chất lượng tranh tụng giữa kiểm sátviên, người giữ quyền công tố và luậtsư còn rất hạn thế, còn mang tínhhình thức, không xem tranh tụng làtrách nhiệm, nghĩa vụ của mình, làphương tiện, cách thức tìm ra chân lý.Hội đồng xét xử nhiều lúc làm thaychức năng của bên buộc tội (công tố),dành thời gian xét hỏi nhiều hơn làngồi nghe hai bên tranh tụng.

Việc Hiến pháp quy định Tòa ánnhân dân là cơ quan thực hiện quyềntư pháp, đòi hỏi cải cách tư pháp phảihướng đến xây dựng một nền tư phápbảo vệ công lý, công bằng, thừa nhận,tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyềncon người, quyền công dân q

1. Jon Mills. Luận về tự do, NXB.Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005, tr.131.

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

17Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 16: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

18 Dên chuã & Phaáp luêåt

Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 24/5/2005 của BộChính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật Việt Nam đến năm 2010,định hướng đến năm 2020 (Nghịquyết số 48-NQ/TW), Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 (Nghị quyết số49-NQ/TW) đã đề ra nhiệm vụ xâydựng và hoàn thiện pháp luật về tổchức và hoạt động của các cơ quan tưpháp, góp phần thực hiện mục tiêuxây dựng nền tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa. Xác địnhthể chế phải đi trước một bước, với sựlãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao củacác cấp ủy, tổ chức Đảng, sự nỗ lực củacác cấp, các ngành, qua hơn 10 nămthực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW

và Nghị quyết 49-NQ/TW, công tácxây dựng và hoàn thiện pháp luật đãcó những bước tiến rất quan trọng, tạocơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thựchiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp.Từ tháng 6/2005 đến nay, Quốc hội,Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhmới và sửa đổi, bổ sung hơn 70 luật,pháp lệnh, nghị quyết về các lĩnh vựchình sự, dân sự, tố tụng tư pháp và tổchức, hoạt động của cơ quan tư pháp,bổ trợ tư pháp. Chính phủ, các cơquan tư pháp trung ương đã ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn áp dụngpháp luật và các văn bản triển khaithực hiện.

1. Trong lĩnh vực chính sách,pháp luật hình sự

Tiếp theo việc ban hành Bộ luậtHình sự năm 1999, pháp luật hìnhsự được sửa đổi, bổ sung đã thể chếhóa đúng đắn chủ trương của Đảngvề đề cao hiệu quả phòng ngừa vàtính hướng thiện trong việc xử lý

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRONG NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN NĂM 2020

n PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN1

Page 17: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

19Dên chuã & Phaáp luêåt

người phạm tội; giảm hình phạt tù,mở rộng áp dụng hình phạt tiền,hình phạt cải tạo không giam giữ đốivới một số loại tội phạm; khắc phụctình trạng hình sự hóa quan hệ kinhtế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tộiphạm; quy định là tội phạm đối vớinhững hành vi nguy hiểm cho xã hộimới xuất hiện trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội, khoa học, côngnghệ và hội nhập quốc tế; đồng thờiquy định trách nhiệm hình sựnghiêm khắc hơn đối với những tộiphạm là người có thẩm quyền trongthực thi pháp luật, những người lợidụng chức vụ, quyền hạn để phạmtội. Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổsung năm 2009 đã bãi bỏ hình phạttử hình đối với 08 tội danh; thay đổibiện pháp thi hành án tử hình, quyđịnh rõ việc không áp dụng hìnhphạt tù chung thân, tử hình đối vớingười chưa thành niên phạm tội; mởrộng phạm vi áp dụng hình phạttiền, hạn chế áp dụng hình phạt tùđối với một số tội, áp dụng mức ánnhẹ hơn đối với người chưa thànhniên phạm tội (so với người đã thànhniên); không áp dụng hình phạt tiềnđối với người phạm tội từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi; không áp dụnghình phạt bổ sung đối với người chưathành niên phạm tội. Đồng thời,

điều chỉnh mức định lượng tối thiểuđể truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới một số tội phạm về kinh tế vàchức vụ. Bổ sung quy định về một sốtội phạm mới như: Khủng bố, tài trợkhủng bố, mua bán người, rửa tiền,chứng khoán, môi trường, công nghệthông tin2. Bộ luật Hình sự năm2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với07 tội danh có khung hình phạt tửhình; bổ sung các tội danh mới trênnhiều lĩnh vực như: Xâm phạm tínhmạng, sức khỏe con người, quyền tựdo, dân chủ của công dân, quản lýhành chính, bảo vệ môi trường, kinhtế, ma túy, an toàn giao thông, côngnghệ thông tin, viễn thông, tội vềchức vụ, hoạt động quân sự; tăng sốlượng các điều, khoản có quy địnhhình phạt tiền là hình phạt chínhđối với các tội phạm nghiêm trọng;mở rộng diện áp dụng hình phạt cảitạo không giam giữ; quy định tráchnhiệm hình sự của pháp nhân đốivới các tội thuộc lĩnh vực kinh tế,môi trường; các biện pháp xử lý thaythế đối với người chưa thành niênphạm tội…

Bên cạnh đó, Luật Đặc xá năm2007 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đặcxá, khoan hồng những người cải tạotốt, thể hiện chính sách khoan hồng,nhân đạo của Nhà nước ta đối với

Page 18: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

20 Dên chuã & Phaáp luêåt

người bị kết án phạt tù.2. Trong lĩnh vực chính sách,

pháp luật dân sựNăm 2005, Nhà nước đã sửa đổi Bộ

luật Dân sự năm 1995 với 46 điểmmới, tạo cơ sở pháp lý để ban hành cácluật chuyên ngành trong lĩnh vựckinh tế, thương mại, thể hiện quyềntự do kinh doanh, bảo đảm thực thiquyền của các chủ thể trong giao dịchdân sự, hạn chế sự can thiệp quá mứccủa cơ quan hành chính vào các quanhệ dân sự, thúc đẩy các quan hệ dânsự phát triển lành mạnh. Nguyên tắc“mọi người có quyền tự do kinh doanhtrong những ngành nghề mà phápluật không cấm” đã được Hiến phápnăm 2013 ghi nhận. Bộ luật Dân sựnăm 2015 với nhiều điểm mới, tiến bộnhư quy định Tòa án không được từchối giải quyết vụ việc dân sự vì lý dochưa có điều luật để áp dụng; làm rõmột số nội dung của quyền nhân thân;quy định chặt chẽ hơn các tiêu chí xácđịnh pháp nhân; xác định rõ các hìnhthức sở hữu; bổ sung các điều khoảnđịnh hướng cho việc xây dựng quyđịnh về hợp đồng trong các luật kháccó liên quan và áp dụng trong trườnghợp luật khác thiếu quy định về hợpđồng; bổ sung các điều kiện về giaodịch chung, điều chỉnh hợp đồng khicó thay đổi hoàn cảnh, phụ lục hợp

đồng, hủy bỏ và hậu quả của hủy bỏhợp đồng; quy định người lao động,người tiêu dùng bị thiệt hại không cónghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gâythiệt hại; quy định trách nhiệm bồithường để tổ chức, cá nhân thực hiệnquyền yêu cầu bồi thường khi thiệthại do cán bộ, công chức nhà nước gâyra trong khi thi hành công vụ. Nhìnchung, vai trò đòn bẩy của pháp luậtdân sự trong nền kinh tế thị trườngđã dược thể hiện rõ hơn nhiều so vớithời kỳ nền kinh tế tập trung.

3. Về tổ chức bộ máy các cơquan tư pháp

Tổ chức bộ máy các cơ quan tưpháp từ đầu những năm 2000 từngbước được kiện toàn theo tinh thầnNghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị về một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới và Nghị quyết số49-NQ/TW. Khi Hiến pháp năm 2013được ban hành, chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan tư pháp được xác địnhrõ trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp và kiểm soát giữa các cơquan. Hiến pháp năm 2013, Luật Tổchức Tòa án nhân dân năm 2014 quyđịnh Tòa án nhân dân là cơ quan xétxử, thực hiện quyền tư pháp. Tòa áncó nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ

Page 19: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

21Dên chuã & Phaáp luêåt

quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân. Hiến phápnăm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014 quy định Việnkiểm sát nhân dân là một thiết chếđộc lập trong bộ máy nhà nước, cóchức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp. Hiếnpháp cũng ghi nhận một số nguyêntắc dân chủ, có tính chất nền tảng vềtổ chức và hoạt động của các cơ quantư pháp như: Nguyên tắc xét xử tậpthể và quyết định theo đa số (trừtrường hợp xét xử theo thủ tục rútgọn); nguyên tắc tranh tụng trong xétxử; nguyên tắc suy đoán vô tội; chế độxét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảođảm; nguyên tắc khi xét xử, thẩmphán và hội thẩm độc lập và chỉ tuântheo pháp luật; nghiêm cấm tổ chức,cá nhân can thiệp vào việc xét xử củaTòa án; quyền bào chữa của bị can, bịcáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp củađương sự được bảo đảm... Một số luậtđược Quốc hội thông qua sau khi cóHiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sởpháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Về tổ chức các Tòa án, theo LuậtTổ chức Tòa án nhân dân năm 2014,Tòa án nhân dân được tổ chức ở bốn

cấp theo thẩm quyền xét xử gồm Tòaán nhân dân tối cao, Tòa án nhân dâncấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Tòa án nhân dân cấp huyện và cácTòa án quân sự. Tòa án nhân dân tốicao được tổ chức tinh gọn với Hội đồngthẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ13 đến 17 thẩm phán; Tòa án nhândân cấp cao được tổ chức theo khuvực, có Ủy ban thẩm phán làm nhiệmvụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Các Tòaán nhân dân cấp cao, Tòa án nhândân cấp tỉnh được thành lập các tòachuyên trách, bổ sung quy định thànhlập tòa gia đình và người chưa thànhniên. Tòa án nhân dân sơ thẩm cấphuyện có thể có một số tòa chuyêntrách. Tổ chức Tòa án nhân dân nhưtrên tạo cơ sở bước đầu đảm bảo thựchiện nguyên tắc độc lập xét xử, giảmbớt tính phụ thuộc vào các đơn vịhành chính cùng cấp, chuyên môn hóanhiệm vụ xét xử, tinh gọn bộ máy,giảm tải các công việc, tạo điều kiệnthuận lợi để Tòa án nhân dân tối caotập trung vào nhiệm vụ tổng kết kinhnghiệm xét xử, bảo đảm áp dụngthống nhất pháp luật và ban hành ánlệ. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014 quy định Viện kiểm sátnhân dân được tổ chức bốn cấp, gồmViện kiểm sát nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm

Page 20: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

22 Dên chuã & Phaáp luêåt

sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sátnhân dân cấp huyện và Viện kiểm sátquân sự các cấp. Số lượng kiểm sátviên Viện kiểm sát nhân dân tối caokhông quá 19 người; thành lập Ủyban kiểm sát ở Viện kiểm sát cấp cao;Viện kiểm sát cấp huyện được tổ chứccác phòng chuyên môn.

Về tổ chức cơ quan điều tra, Pháplệnh Tổ chức điều tra hình sự năm2004 (được sửa đổi năm 2007) đã đápứng yêu cầu, nhiệm vụ mới về đấutranh phòng, chống tội phạm. Cơquan điều tra Viện kiểm sát nhân dântối cao, cơ quan điều tra trong quânđội nhân dân từng bước được củng cố,kiện toàn. Các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra đã thể hiện được vai trò trongđiều tra, xử lý các hành vi phạm tội.Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sựnăm 2015 quy định rõ hệ thống các cơquan điều tra hình sự, nguyên tắc tổchức điều tra hình sự, tổ chức bộ máy,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra;quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm,nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmđiều tra viên và những việc điều traviên không được làm; phân định rõràng hơn thẩm quyền của mỗi hệthống cơ quan điều tra chuyên trách

và mối quan hệ giữa cơ quan điều trachuyên trách với các cơ quan khácđược giao tiến hành một số hoạt độngđiều tra.

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giamnăm 2015 quy định về nguyên tắc,trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạmgiam; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan thi hành tạm giữ, tạmgiam; quyền, nghĩa vụ của người bịtạm giữ, tạm giam và trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quantrong thi hành tạm giữ, tạm giam. BộCông an được giao trách nhiệm giúpChính phủ thống nhất quản lý nhànước công tác thi hành tạm giữ, tạmgiam trong phạm vi cả nước.

Hệ thống các cơ quan thi hành ántiếp tục được kiện toàn. Pháp lệnhThi hành án phạt tù năm 1993 đượcsửa đổi, bổ sung năm 2007. Luật Thihành án hình sự năm 2010 quy địnhcơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợtư pháp được tổ chức ở ba cấp (Tổngcục Cảnh sát thi hành án hình sự vàhỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát thihành án hình sự và hỗ trợ tư phápcấp tỉnh và Đội Cảnh sát thi hành ánhình sự và hỗ trợ tư pháp cấp huyện).Việc thi hành hình phạt trục xuấtgiao cho cơ quan thi hành án hình sựcông an cấp tỉnh thực hiện. Việc thihành án treo, hình phạt cảnh cáo, cải

Page 21: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

23Dên chuã & Phaáp luêåt

tạo không giam giữ, cấm cư trú, quảnchế, tước một số quyền công dân, cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định đượcgiao cho cơ quan thi hành án hình sựcông an cấp huyện tiếp nhận đểchuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấpxã thi hành. Các quyết định áp dụngbiện pháp tư pháp giao cơ quan thihành án hình sự công an cấp huyệnquản lý, theo dõi. Hệ thống pháp luậtvề thi hành án hình sự ngày càngđược hoàn thiện, đã tạo cơ sở pháp lýcần thiết, đảm bảo tính công khai,minh bạch trong thi hành án hình sự,khắc phục được nhiều hạn chế củanhững năm trước đây về hệ thống tổchức, quản lý và hoạt động thi hànhán hình sự.

Luật Thi hành án dân sự năm2008, Luật Tố tụng hành chính năm2010 đã tạo cơ sở pháp lý để kiện toànhệ thống cơ quan thi hành án dân sự,cơ quan quản lý thi hành án dân sựtheo hướng tập trung, thống nhất từtrung ương đến cấp huyện; xác định vịtrí, vai trò, trách nhiệm của cơ quanthi hành án. Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Thi hành án dânsự năm 2015 bổ sung quy định tráchnhiệm báo cáo công tác của cơ quanthi hành án dân sự với Ủy ban nhândân và Tòa án nhân dân khi có yêu

cầu; chuyển việc xác minh điều kiệnthi hành án từ nghĩa vụ của ngườiđược thi hành án thành trách nhiệmcủa chấp hành viên đã tạo điều kiệntháo gỡ khó khăn cho người được thihành án.

Triển khai thực hiện chủ trươngtừng bước xã hội hóa một số công việcvề thi hành án, Quốc hội ban hànhNghị quyết số 24/2008/QH11 ngày14/11/2008 về việc thi hành Luật Thihành án dân sự, giao Chính phủ quyđịnh và tổ chức thực hiện thí điểm chếđịnh Thừa phát lại, bước đầu thí điểmtại TP. Hồ Chí Minh. Sau khi triểnkhai có kết quả tại TP. Hồ Chí Minh,Quốc hội đã ban hành Nghị quyết vềviệc thí điểm ở 12 tỉnh, thành phốkhác (Nghị quyết số 36/2012/QH13ngày 23/11/2012). Qua hai giai đoạntổ chức thực hiện thí điểm chế địnhThừa phát lại, Chính phủ đã chỉ đạotổng kết, báo cáo Quốc hội ban hànhnghị quyết cho phép chính thức thựchiện chế định này trên toàn quốc.Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghịquyết số 107/2015/QH13 ngày26/11/2015 chấm dứt việc thí điểm vàcho thực hiện chế định Thừa phát lạitrong phạm vi cả nước kể từ ngày01/01/2016.

Trong lĩnh vực luật sư và bổ trợ tưpháp, Luật Luật sư năm 2006, Luật

Page 22: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

24 Dên chuã & Phaáp luêåt

sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtLuật sư năm 2012 đã cụ thể hóa cácnhiệm vụ phát triển đội ngũ luật sư,nâng cao chất lượng tranh tụng củaluật sư tại phiên tòa. Các tổ chứchành nghề, tổ chức xã hội nghề nghiệpcủa luật sư đã được thành lập ở hầuhết các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương. Ở trung ương, Liên đoànLuật sư Việt Nam được thành lập, đivào hoạt động có hiệu quả. Luật Côngchứng năm 2006 có hiệu lực thi hànhkhắc phục cơ bản được nhiều vướngmắc trong hoạt động công chứng,chứng thực. Luật Công chứng năm2014 đã bổ sung nhiều điểm mới phùhợp với yêu cầu thực tiễn như: Mởrộng phạm vi công chứng; quy địnhchặt chẽ hơn về tiêu chuẩn côngchứng viên, quy định tăng thời gianđào tạo nghề công chứng viên; khuyếnkhích phát triển Văn phòng côngchứng theo hướng xã hội hóa3… Nhiệmvụ quản lý nhà nước về công chứngđược phân cấp cho địa phương theohướng tăng cường trách nhiệm của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, xác định rõvai trò, trách nhiệm của Sở Tư pháptrong việc giúp Ủy ban nhân dânquản lý hoạt động công chứng trên địabàn. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006thể chế hóa chủ trương hỗ trợ pháp lýcho các đối tượng là người có công với

cách mạng, người già cô đơn, ngườitàn tật và trẻ em không nơi nươngtựa, người dân tộc thiểu số thường trúở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn.

Luật Giám định tư pháp năm 2012đã thay đổi mô hình tổ chức giám địnhtư pháp, cho phép tổ chức 02 loại hìnhtổ chức giám định tư pháp công lập vàngoài công lập (riêng ba lĩnh vực phápy, pháp y tâm thần và kỹ thuật hìnhsự bắt buộc phải là tổ chức công lập);thống nhất đầu mối tổ chức giám địnhpháp y ở địa phương chỉ còn một tổchức là Trung tâm Pháp y (thay vìTrung tâm Pháp y hoặc Phòng giámđịnh Pháp y thuộc bệnh viện đa khoatỉnh như trước đây); thành lập Trungtâm Pháp y tâm thần khu vực thaycho Trung tâm Pháp y tâm thần tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương.Điều chỉnh chức năng Phòng Kỹ thuậthình sự công an cấp tỉnh chỉ thực hiệngiám định pháp y tử thi, không thựchiện giám định pháp y về thương tích;cho phép giám định viên thành lậpcác tổ chức giám định ngoài công lập(thuộc các lĩnh vực ngân hàng, tàichính, văn hóa…); đề cao tiêu chuẩn,chế độ đãi ngộ, tôn vinh người làmgiám định.

Thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện cơchế giám sát của cơ quan dân cử đối

Page 23: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

25Dên chuã & Phaáp luêåt

với hoạt động của các cơ quan nhànước, trong đó có các cơ quan tư pháp,Quốc hội đã ban hành Luật Hoạt độnggiám sát của Quốc hội, thành lập Ủyban Tư pháp, ra các nghị quyết vềgiám sát chuyên đề đối với hoạt độngtư pháp4. Hội đồng nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đãkiện toàn ban pháp chế để giúp Hộiđồng nhân dân giám sát hoạt độngcủa các cơ quan tư pháp là một bướcphát triển mới trong công tác giám sátcủa Quốc hội đối với hoạt động của cáccơ quan tư pháp.

Về lĩnh vực hợp tác quốc tế, đã thểchế hóa được các chủ trương của Đảngvề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tưpháp và pháp luật. Quốc hội ban hànhLuật Ký kết, gia nhập và thực hiệnđiều ước quốc tế năm 2005 cụ thể hóaquy định của Công ước Viên về điềuước quốc tế năm 1969; Luật Tương trợtư pháp năm 2007 điều chỉnh hoạtđộng tương trợ tư pháp về dân sự,hình sự, dẫn độ và chuyển giao ngườiđang chấp hành hình phạt tù giữaViệt Nam và người nước ngoài. Việcnội luật hóa cơ bản, đầy đủ và nghiêmchỉnh các cam kết quốc tế trong lĩnhvực tư pháp thể hiện mong muốn củaNhà nước Việt Nam tham gia chủđộng và tích cực vào đời sống pháp lýquốc tế.

4. Về tố tụng tư phápTrước khi có Hiến pháp năm 2013,

Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổsung nhiều văn bản pháp luật về tốtụng như Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2004, Luật Tố tụng hành chính năm2010. Trong số những giải pháp đổimới mạnh mẽ về tố tụng tư pháp đầunhững năm 2000, phải kể đến giảipháp tăng thẩm quyền xét xử cho Tòaán nhân dân cấp huyện, bắt đầu triểnkhai từ năm 2004, kết thúc thành côngvào năm 2009. Ngoài ra, thủ tục xét xửrút gọn về hình sự và dân sự được quyđịnh nhằm đẩy nhanh quá trình giảiquyết các vụ án. Thẩm quyền xét xửcủa Tòa án nhân dân đối với các khiếukiện hành chính được mở rộng. LuậtXử lý vi phạm hành chính năm 2012đã chuyển giao thẩm quyền xem xét,quyết định áp dụng các biện pháp đưavào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụcvà cơ sở cai nghiện bắt buộc từ Ủy bannhân dân sang Tòa án nhân dân. Chủtrương khuyến khích giải quyết một sốtranh chấp thông qua thương lượng,hòa giải, trọng tài được thể chế hóatrong Luật Trọng tài thương mại năm2010, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013và các văn bản liên quan khác.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,

Page 24: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

26 Dên chuã & Phaáp luêåt

Luật Tố tụng hành chính năm 2015đã bổ sung các quy định nhằm tăngcường hơn nữa trách nhiệm của các cơquan tố tụng trong việc bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền côngdân...; sửa đổi trình tự, thủ tục nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho người dântrong việc tiếp cận công lý, tăng tínhliêm chính, minh bạch trong hoạtđộng tố tụng. Đổi mới mô hình tố tụngtheo hướng kết hợp mô hình thẩm vấnvới mô hình tranh tụng và cụ thể hóacác nội dung của nguyên tắc tranhtụng; xác định rõ hơn vai trò của Tòaán nhân dân trong thực hiện quyền tưpháp; vai trò của kiểm sát viên vàluật sư trong tranh tụng; đổi mới thủtục phiên tòa; hoàn thiện thủ tục rútgọn trong tố tụng hình sự và tố tụngdân sự; quy định chặt chẽ, cụ thể hơncăn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; bổsung quyền sửa bản án, quyết định đãcó hiệu lực pháp luật cho Hội đồng xétxử giám đốc thẩm...

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015cụ thể hóa nguyên tắc suy đoán vô tội,theo đó, quy định khi không đủ vàkhông thể làm sáng tỏ căn cứ buộc tội,kết tội theo trình tự, thủ tục của Bộluật Tố tụng hình sự thì cơ quan, ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng phảikết luận bị can, bị cáo không có tội; quyđịnh quyền của bị can, bị cáo không

buộc phải đưa ra lời khai chống lạichính mình hoặc buộc mình có tội. Quyđịnh về ghi âm, ghi hình hoạt động hỏicung bị can và biện pháp điều tra đặcbiệt. Đồng thời, quy định thủ tục kiểmsoát chặt chẽ việc xử lý tin báo, tố giáctội phạm. Phân định rõ thẩm quyềnquản lý hành chính với trách nhiệm,quyền hạn tư pháp trong hoạt động tốtụng.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổsung quy định về công nhận kết quảhòa giải ngoài Tòa án. Luật Tố tụnghành chính năm 2015 bổ sung quy địnhxử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạmnghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứtheo yêu cầu của đương sự, Tòa án; bổsung quy định về thẩm quyền của Tòaán nhân dân cấp tỉnh giải quyết cáckhiếu kiện quyết định hành chính,hành vi hành chính của Ủy ban nhândân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm.

Nhìn chung, công tác xây dựng,hoàn thiện pháp luật thực hiện Nghịquyết số 49-NQ/TW trong hơn 10 nămqua đã theo đúng định hướng củaĐảng về cải cách tư pháp và thu đượcnhững kết quả rất quan trọng, tạo cơsở pháp lý vững chắc và ổn định cho tổchức và hoạt động của các cơ quan tưpháp, tăng tính dân chủ, công khai,minh bạch trong hoạt động tố tụng,

Page 25: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

27Dên chuã & Phaáp luêåt

bảo đảm quyền con người, quyền côngdân trong hoạt động tư pháp.

Giai đoạn 2016 - 2021 là giai đoạntiếp tục triển khai thực hiện các chủtrương, đường lối của Đảng về xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, phát triển kinh tế - xãhội, hội nhập quốc tế theo tinh thầnNghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng, là giaiđoạn cuối thực hiện Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 và cũnglà giai đoạn tập trung các giải phápđưa các nội dung cải cách tư pháp vàocuộc sống thông qua việc thi hànhHiến pháp năm 2013 và các luật cóliên quan. Việc hoàn thiện pháp luậttrong lĩnh vực tổ chức và hoạt động

tư pháp căn cứ vào Kết luận số92-KL/TW ngày 12/02/2014 của BộChính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết số 49-NQ/TW và Kết luận số01-KL/TW ngày 04/4/2016 của BộChính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết số 48-NQ/TW. Nhiệm vụ trướcmắt là khẩn trương ban hành và tổchức thực hiện tốt các văn bản hướngdẫn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộluật Dân sự và các luật, bộ luật về tốtụng tư pháp khi các bộ luật này cóhiệu lực pháp luật. Đồng thời, ràsoát, sửa đổi, bổ sung các văn bảnluật có liên quan nhằm bảo đảm sựđồng bộ với các luật, bộ luật đã đượcban hành và phù hợp với yêu cầu hộinhập quốc tếq

1. Ủy viên Hội đồng tư vấn án lệ Tòa án nhân dân tối cao, Nguyên Ủy viênthường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009) đã bổ sung cácđiều: 164a, 164b, 170a, 181a, 181b, 181c, 182a, 182b, 191a, 226a, 226b, 230a và Điều230b.

3. Đến hết tháng 5/2015, cả nước có 876 tổ chức hành nghề công chứng và 1.874 côngchứng viên.

4. Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 “vềcông tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhândân, của Toà án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013”, Nghị quyết số63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 “về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chốngtội phạm”, Nghị quyết số 74/2014/QH13 năm 2014 về Chương trình giám sát của Quốchội năm 2015; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 821/NQ-UBTVQH13năm 2014 thành lập Đoàn giám sát “tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật vềhình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt độngtố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”…

Page 26: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

28 Dên chuã & Phaáp luêåt

Công cuộc cải cách tư phápđược đặt ra từ Nghị quyếtsố 08-NQ/TW ngày

02/01/2002 của Bộ Chính trị về một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới (Nghị quyết số08-NQ/TW) và tiếp tục được khẳngđịnh tại Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW).Những kết quả mà Ngành Tư pháp đãđạt được trong 10 năm thực hiện Nghịquyết số 49-NQ/TW được khái quáttrên một số nội dung cụ thể sau đây:

1. Kết quả cải cách tư pháptrong Ngành Tư pháp giai đoạn2005 - 2015

1.1. Xây dựng và hoàn thiệnthể chế

Thứ nhất, với chức năng là cơquan quản lý nhà nước về công tác

xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đãtích cực tham mưu giúp Chính phủxây dựng và triển khai Chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh của Quốchội các khóa XI, XII, XIII và hàngnăm theo đúng quy định của LuậtBan hành văn bản quy phạm phápluật, trong đó chú trọng việc bảo đảmtiến độ và chất lượng chuẩn bị các dựán luật, pháp lệnh theo yêu cầu cảicách tư pháp (CCTP). Nhiều địnhhướng, chủ trương về CCTP trongNghị quyết số 49-NQ/TW đã đượcđưa vào Chương trình đã được thểchế hóa thành luật, pháp lệnh trêncác lĩnh vực tố tụng tư pháp, lĩnh vựchình sự, lĩnh vực dân sự, xử lý viphạm hành chính; lĩnh vực tổ chức vàhoạt động của các cơ quan tư pháp,thi hành án, bổ trợ tư pháp...

Thứ hai, trong giai đoạn 2005 -2015, về cơ bản, Bộ Tư pháp đã hoàn

CÔNG TÁC CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG NGÀNH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

n VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ, BỘ TƯ PHÁP

Page 27: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

29Dên chuã & Phaáp luêåt

thành nhiệm vụ xây dựng thể chế vềtổ chức và hoạt động của Ngành Tưpháp, cụ thể là:

- Thể chế trong lĩnh vực thi hànhán dân sự, thi hành án hành chínhđược hoàn thiện, thể chế hóa chủtrương, đường lối của Đảng về CCTP.Trong giai đoạn 2005 - 2015, Bộ Tưpháp đã tham mưu giúp Chính phủtrình Quốc hội thông qua Luật Thihành án dân sự năm 2008, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thihành án dân sự năm 2015, trong đó,đã đề cập đến quản lý công tác thihành án theo hướng tăng cường tráchnhiệm, quyền hạn của Tòa án nhândân và Ủy ban nhân dân địa phươngtrong công tác thi hành án dân sự;quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụcủa người được thi hành án, ngườiphải thi hành án và người có quyền,nghĩa vụ liên quan theo hướng tăngcường sự chủ động, nâng cao tráchnhiệm của các bên trong quá trình tổchức thi hành án; chuyển việc xácminh điều kiện thi hành án từ nghĩavụ của người được thi hành án thànhtrách nhiệm của chấp hành viênnhằm giảm bớt khó khăn cho ngườiđược thi hành án, đồng thời quy địnhngười được thi hành án không phảitrả chi phí cho việc xác minh điềukiện thi hành án.

- Nhằm thể chế hóa chủ trương xãhội hóa hoạt động bổ trợ tư pháptrong Nghị quyết số 49-NQ/TW, tạohành lang pháp lý cho việc phát triểncác dịch vụ pháp lý (luật sư, côngchứng, giám định tư pháp), góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động của hệthống tư pháp, đặc biệt là hoạt độngtranh tụng tại phiên tòa, đồng thờiđáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịchvụ pháp lý của người dân trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế quốc tế, trong giai đoạn2005 - 2015, Bộ Tư pháp đã chủ độngtổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ratrong Nghị quyết số 49-NQ/TW liênquan đến hoạt động bổ trợ tư pháp,trong đó việc hoàn thiện thể chếtrong lĩnh vực luật sư, công chứng,giám định tư pháp tạo nền tảng thúcđẩy việc xã hội hóa hoạt động bổ trợtư pháp (Luật Công chứng năm 2006(sửa đổi, bổ sung năm 2014), LuậtLuật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sungnăm 2012), Luật Trợ giúp pháp lýnăm 2006, Luật Giám định tư phápnăm 2012...).

Trên cơ sở quy định của Luật Trợgiúp pháp lý năm 2006, Bộ Tư pháptrình Thủ tướng Chính phủ ban hànhcác văn bản về phê duyệt Chiến lượcphát triển trợ giúp pháp lý, các đề ánvề đổi mới công tác trợ giúp pháp lý

Page 28: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

30 Dên chuã & Phaáp luêåt

trong giai đoạn mới nhằm nâng caohiệu quả công tác này. Đặc biệt, trướcsự thay đổi của bối cảnh kinh tế,chính trị, xã hội, Bộ Tư pháp đã thammưu, trình Thủ tướng Chính phủ banhành Đề án đổi mới công tác trợ giúppháp lý giai đoạn 2015 - 2025. Bêncạnh đó, Bộ Tư pháp còn đề xuất sửađổi, bổ sung vấn đề trợ giúp pháp lýtrong các văn bản luật có liên quannhằm đảm bảo sự đồng bộ của phápluật trong hoạt động trợ giúp pháp lý.Công tác theo dõi, kiểm tra, hướngdẫn nghiệp vụ, tổ chức thực hiện, sơkết, tổng kết pháp luật về trợ giúppháp lý được tiến hành thườngxuyên, nghiêm túc. Đồng thời, Bộ Tưpháp đã tham mưu, đề xuất đưa vàoChương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2016 dự án Luật Trợ giúppháp lý (sửa đổi) nhằm đẩy mạnh xãhội hóa công tác trợ giúp pháp lý, bảođảm tính độc lập của tổ chức thựchiện trợ giúp pháp lý, người thực hiệntrợ giúp pháp lý trong quá trình thựchiện các vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Ngoài ra, việc hoàn thiện thể chếtrong các lĩnh vực như xử lý vi phạmhành chính, lĩnh vực bồi thường nhànước, lĩnh vực lý lịch tư pháp, lĩnhvực phổ biến, giáo dục pháp luật(PBGDPL), hòa giải cơ sở, trọng tàithương mại… được Bộ Tư pháp đặc

biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiệnquyết liệt, đã góp phần quan trọngvào việc thể chế hóa các định hướng,chủ trương lớn của Nghị quyết số49-NQ/TW, tiếp tục tạo ra hành langpháp lý tương đối thống nhất, đồngbộ, phục vụ đắc lực cho công cuộcCCTP của Ngành.

Thứ ba, trong công tác thẩm định,kiểm tra, xử lý văn bản quy phạmpháp luật (VBQPPL), rà soát, hệthống hóa, hợp nhất VBQPPL vàpháp điển hệ thống quy phạm phápluật, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các đơnvị thuộc Bộ, các cơ quan tư pháp địaphương và tổ chức pháp chế các bộ,ngành bám sát các quan điểm, chủtrương của Đảng về cải cách tư pháptrong Nghị quyết số 49-NQ/TW đểtừng bước nâng cao chất lượng thẩmđịnh (kiểm tra trước) dự án, dự thảoVBQPPL, tăng cường kiểm tra, xử lýVBQPPL (kiểm tra sau), góp phầnhạn chế và kịp thời xử lý các quy địnhthiếu tính khả thi, hợp lý, thậm chítrái luật, gây bức xúc trong dư luậnxã hội.

Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu choChính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốchội hoàn thiện một bước thể chế trongcác lĩnh vực rà soát, hệ thống hóa,hợp nhất VBQPPL, pháp điển hệthống quy phạm pháp luật và bước

Page 29: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

31Dên chuã & Phaáp luêåt

đầu triển khai thực hiện có hiệu quả,góp phần bảo đảm thống nhất, đồngbộ, khả thi, công khai, minh bạch.

Thứ tư, Bộ Tư pháp đã chỉ đạotoàn Ngành tích cực, chủ động thammưu, giúp Chính phủ ban hành kếhoạch, hướng dẫn triển khai và tổchức tốt công tác tổng kết thi hànhHiến pháp năm 1992, tham gia tíchcực vào quá trình soạn thảo Hiếnpháp và tổ chức lấy ý kiến nhân dânđối với Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi).Sau khi Hiến pháp năm 2013 đượcthông qua và có hiệu lực thi hành,thực hiện Kế hoạch của Chính phủtổ chức triển khai thi hành Hiếnpháp1, Bộ Tư pháp đã tích cực triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ như:Tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổbiến nội dung, ý nghĩa của Hiếnpháp cho cán bộ, công chức, viênchức trong cơ quan, tổ chức và nhândân; chủ trì rà soát, đề xuất việc sửađổi, bổ sung hoặc ban hành mới cácvăn bản pháp luật về quyền conngười; tổng hợp đề xuất của các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ để xây dựng văn bản đềnghị của Chính phủ về điều chỉnhChương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2015, dự kiến Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh năm2016 và các năm tiếp theo… Để các

văn bản quy phạm pháp luật đượcban hành phù hợp với tinh thần củaHiến pháp năm 2013, Bộ Tư phápđã tham mưu, trình Thủ tướngChính phủ ký quyết định thành lậpHội đồng tư vấn thẩm định các dựán luật, pháp lệnh trực tiếp triểnkhai thi hành Hiến pháp.

1.2. Hoàn thiện tổ chức các cơquan thi hành án dân sự, nângcao chất lượng hoạt động thihành án dân sự

Nhằm thể chế hóa một bước quantrọng các chủ trương, đường lối đổi mớicủa Đảng về công tác thi hành án nóichung, thi hành án dân sự nói riêng,sau khi Quốc hội thông qua Luật Thihành án dân sự năm 2008, Bộ Tư phápđã tham mưu Chính phủ ban hànhNghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày09/9/2009 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của LuậtThi hành án dân sự về cơ quan quảnlý thi hành án dân sự, cơ quan thihành án dân sự và công chức làmcông tác thi hành án dân sự. Theo đó,hệ thống thi hành án dân sự được tổchức theo nguyên tắc tập trung,thống nhất theo ngành dọc từ trungương đến cấp huyện, với một vị thếmới, tương xứng nhiệm vụ chính trịđược giao. Cục Thi hành án dân sựtrực thuộc Bộ Tư pháp được nâng

Page 30: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

32 Dên chuã & Phaáp luêåt

thành Tổng cục Thi hành án dân sựnhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả,nâng cao chất lượng quản lý và tổchức hoạt động thi hành án dân sự,đáp ứng yêu cầu giúp Bộ trưởng BộTư pháp quản lý nhà nước chuyênngành đối với một lĩnh vực lớn, phứctạp, có tính chuyên sâu.

Tính đến tháng 6/2015, cả nước có63 Cục Thi hành án dân sự ở cấp tỉnhvà 705 Chi cục Thi hành án dân sự ởcấp huyện. Toàn hệ thống các cơ quanthi hành án dân sự đã thực hiện được9.614/9.957 biên chế được giao. Tổngsố chấp hành viên của toàn quốc hiệnlà 4.0862, 588 thẩm tra viên3, 1.730thư ký thi hành án4 và 277 thư kýtrung cấp thi hành án. Nhờ đó, côngtác thi hành án dân sự, hành chínhđã có những chuyển biến cơ bản, thuđược những thành tựu quan trọng.Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý,theo dõi đôn đốc thi hành án hànhchính mặc dù mới được thực hiện từtháng 7/2011 đến nay, nhưng bướcđầu đã khắc phục được tình trạng bấtcập là không có cơ quan nào làm đầumối quản lý công tác này.

Nhờ vậy, kết quả thi hành án dânsự 10 năm qua liên tục tăng, nhìnchung năm sau cao hơn năm trước.Số việc phải thi hành chuyển kỳ saungày càng giảm.

1.3. Hoàn thiện tổ chức, hoạtđộng của các cơ quan bổ trợ tưpháp

Trong 10 năm qua, thành tựu nổibật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp làviệc hoàn thiện tổ chức và hoạt độngtheo chủ trương xã hội hóa đã có bướcphát triển mang tính đột phá. Cụ thểnhư sau:

- Về lĩnh vực luật sưViệc ban hành Luật Luật sư năm

2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Luật sư năm 2012 đãcụ thể hóa chủ trương của Nghị quyếtsố 49-NQ/TW theo quan điểm: (i)Phát triển đội ngũ luật sư đủ về sốlượng, bảo đảm về chất lượng, trongđó chú trọng việc nâng cao chất lượngđội ngũ luật sư, chất lượng hànhnghề luật sư, tăng cường trách nhiệmxã hội của luật sư; (ii) Tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho hoạt động hànhnghề của luật sư, bảo đảm cho luật sưthực hiện tốt quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của mình; nâng cao chấtlượng tranh tụng của luật sư tạiphiên tòa; có chính sách thúc đẩyhoạt động tư vấn pháp luật của luậtsư; (iii) Tạo cơ sở pháp lý cho việckiện toàn tổ chức, tăng cường tínhthống nhất của tổ chức xã hội - nghềnghiệp của luật sư từ trung ương đếnđịa phương; nâng cao trách nhiệm tự

Page 31: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

33Dên chuã & Phaáp luêåt

quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệpcủa luật sư, đồng thời tăng cườngtrách nhiệm quản lý nhà nước về luậtsư và hành nghề luật sư.

Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đãphối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy,thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứcĐại hội của các Đoàn luật sư và Đạihội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứnhất với sự kiện thành lập Liên đoànLuật sư Việt Nam vào tháng 5/2009.Các đề án phát triển đội ngũ luật sưtheo yêu cầu CCTP do Bộ Tư phápxây dựng và được phê duyệt gồm: Đềán thành lập tổ chức luật sư toànquốc; Đề án đào tạo chuyên gia phápluật, luật sư phục vụ yêu cầu hộinhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008 -2010, phát triển đội ngũ luật sư phụcvụ yêu cầu hội nhập quốc tế từ năm2010 đến năm 2020; Đề án tăngcường sự tham gia của luật sư tronghoạt động tố tụng; Chiến lược pháttriển nghề luật sư đến năm 2020đang được triển khai tích cực, đạtđược nhiều kết quả.

Tính đến tháng 9/2015, cả nước đãcó 9.755 luật sư (tăng 3.955 luật sư sovới năm 2010) và 3.422 tổ chức hànhnghề luật sư (tăng 920 tổ chức so vớinăm 2010), đã hình thành một sốcông ty luật lớn, chuyên nghiệp, nănglực hoạt động ngày càng được nâng

lên. Nhiều luật sư đã làm tốt vai tròtranh tụng tại phiên tòa, góp phầnlàm cho các phiên tòa xét xử trở nêndân chủ và công bằng hơn, bảo vệ cóhiệu quả quyền con người, quyềncông dân, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân, hạn chế đượcoan, sai. Các tổ chức luật sư và luậtsư đã cung cấp nhiều dịch vụ pháp lýcó chất lượng cho xã hội, tham giatích cực vào các hoạt động trợ giúppháp lý miễn phí cho người nghèo vàcác đối tượng chính sách.

Công tác quản lý nhà nước về tổchức, hoạt động luật sư cũng đã đạtđược những kết quả tích cực, gópphần phát triển số lượng luật sư,nâng cao chất lượng hành nghề luậtsư, duy trì việc tuân theo pháp luật,tuân thủ đạo đức nghề nghiệp củaluật sư theo đúng định hướng màĐảng, Nhà nước đã đề ra. Trong quátrình quản lý, việc kết hợp giữa quảnlý nhà nước với phát huy tính tự quảncủa tổ chức xã hội - nghề nghiệp củaluật sư luôn được quan tâm. Hoạtđộng hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạtđộng luật sư trong thời gian qua cũngđược thực hiện hiệu quả. Bộ Tư phápđã tranh thủ được sự hợp tác với mộtsố dự án nước ngoài trong lĩnh vực tưpháp và pháp luật để hỗ trợ việc nângcao năng lực của đội ngũ luật sư,

Page 32: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

34 Dên chuã & Phaáp luêåt

củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chứcxã hội - nghề nghiệp. Bộ Tư pháp cóchính sách đào tạo nghề luật sư miễnphí cho những địa phương có khókhăn. Ủy ban nhân dân nhiều tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đãquan tâm nhiều hơn đến tổ chức vàhoạt động luật sư. Một số địa phươngđã cấp trụ sở và hỗ trợ kinh phí hoạtđộng ban đầu cho Đoàn luật sư, tạođiều kiện cho các tổ chức hành nghềluật sư trong hoạt động hành nghề.Việc miễn, giảm thuế cho các tổ chứchành nghề luật sư cũng được thựchiện theo quy định của pháp luật.

- Về lĩnh vực giám định tư phápBộ Tư pháp tham mưu Chính phủ

ban hành Nghị định số 67/2005/NĐ-CPngày 19/5/2005 quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnhGiám định tư pháp, trong đó, bướcđầu đã thể hiện tinh thần xã hội hóađối với việc mở rộng đối tượng trưngcầu giám định đối với cá nhân cótrình độ chuyên môn phù hợp, tổ chứcchuyên môn đủ điều kiện thực hiệngiám định. Trước khi Luật Giám địnhtư pháp được thông qua, Bộ Tư phápđã tham mưu Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 258/QĐ-TTgngày 11/02/2010 phê duyệt Đề án“Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạtđộng giám định tư pháp” và Chỉ thị

số 1958/CT-TTg ngày 25/10/2010 vềmột số giải pháp cấp bách nhằm tăngcường năng lực, hiệu quả hoạt độnggiám định tư pháp.

Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu choChính phủ trình Quốc hội thông quaLuật Giám định tư pháp năm 2012 đểtạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập tổchức giám định tư pháp ngoài cônglập trong một số lĩnh vực như tàichính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật...;đề cao tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ, tônvinh người làm giám định...; mở rộngphạm vi giám định tư pháp để tạođiều kiện cho các đương sự trong cácvụ việc dân sự, vụ án hành chính chủđộng thu thập chứng cứ chứng minh,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình, góp phần thực thi có hiệu quảchủ trương mở rộng dân chủ, tăngcường tranh tụng tại phiên tòa.

Hiện nay, ở trung ương có 04 tổchức giám định tư pháp là: Viện Phápy quốc gia, Viện Pháp y tâm thầntrung ương thuộc Bộ Y tế, Viện Phápy Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng vàViện Khoa học hình sự thuộc Bộ Côngan. Các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương đã thành lập được 56Trung tâm Giám định pháp y, 05Trung tâm Pháp y tâm thần khu vựcbắt đầu hoạt động từ ngày 01/7/2015.Tính đến hết tháng 5/2015, cả nước có

Page 33: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

35Dên chuã & Phaáp luêåt

4.855 giám định viên5. Việc hoànthiện các quy định của pháp luật vềgiám định và tăng cường chỉ đạo thựchiện các đề án đổi mới và nâng caohiệu quả hoạt động giám định tưpháp đã tạo chuyển biến quan trọng,hệ thống giám định tư pháp đượckiện toàn cả về tổ chức, bộ máy, cánbộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị đượchiện đại hóa một bước; chất lượnggiám định từng bước được nâng lên,bước đầu giải quyết được nhữngvướng mắc, hạn chế trong tố tụng,đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt độngđiều tra, truy tố, xét xử.

- Về lĩnh vực công chứngBộ Tư pháp đã tham mưu giúp

Chính phủ trình Quốc hội thông quaLuật Công chứng năm 2006 với mộtquan điểm nổi bật, đó là: Đổi mớihình thức tổ chức công chứng theohướng từng bước xã hội hóa nhằmphát huy những tiềm năng to lớn củaxã hội vào phát triển hệ thống côngchứng mang tính chất là tổ chức dịchvụ công, phục vụ một cách thuận tiệncho nhu cầu công chứng ngày càngtăng của nhân dân, trong đó quy địnhmột cách rõ ràng và cụ thể về giá trịpháp lý của văn bản công chứng.Trên cơ sở Luật Công chứng năm2006 và các văn bản hướng dẫn, BộTư pháp cũng đã tham mưu trình

Thủ tướng Chính phủ ký ban hànhQuyết định số 2104/QĐ-TTg ngày29/12/2012 về việc phê duyệt “Quyhoạch tổng thể phát triển tổ chứchành nghề công chứng đến năm2020” nhằm thực hiện việc phát triểnmạng lưới tổ chức hành nghề côngchứng rộng khắp và phân bổ hợp lý,gắn với địa bàn dân cư trên toànquốc, tạo điều kiện tốt nhất cho ngườidân thực hiện công chứng; thực hiệnđẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt độngcông chứng gắn liền việc tăng cườngviệc phát triển các văn phòng côngchứng; chỉ đạo các địa phương về việctừng bước chuyển giao các hợp đồng,giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp xãsang các tổ chức hành nghề côngchứng thực hiện đã tăng cường tínhan toàn pháp lý cho các hợp đồng,giao dịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức.

Sau một thời gian triển khai, LuậtCông chứng với tinh thần xã hội hóacao độ hoạt động công chứng đã đivào cuộc sống và nhận được sự đồngtình, ủng hộ của nhân dân. Các vănphòng công chứng được thành lập đãgiảm tải cho các phòng công chứng,tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Các tổchức hành nghề công chứng đã có sựđổi mới, xây dựng được phong cáchlàm việc chuyên nghiệp, hiện đại,

Page 34: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

36 Dên chuã & Phaáp luêåt

hiệu quả. Một số văn phòng côngchứng hoạt động tốt, tạo được niềmtin cho nhân dân. Người dân có nhiềusự lựa chọn trong việc chứng nhậncác hợp đồng, giao dịch.

Nhằm xã hội hóa mạnh mẽ hơnnữa hoạt động công chứng, khắc phụcnhững bất cập trong hoạt động côngchứng, Bộ Tư pháp chủ trì xây dựngvà trình Quốc hội thông qua LuậtCông chứng năm 2014 với nhiều điểmmới phù hợp với yêu cầu thực tiễnnhư: Mở rộng phạm vi công chứng6;quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩncông chứng viên, quy định tăng thờigian đào tạo nghề công chứng viên;khuyến khích phát triển văn phòngcông chứng theo hướng xã hội hóa…Nhiệm vụ quản lý nhà nước về côngchứng được phân cấp cho địa phươngtheo hướng tăng cường trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, xácđịnh rõ vai trò, trách nhiệm của SởTư pháp trong việc giúp Ủy ban nhândân cùng cấp quản lý hoạt động côngchứng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn tăngcường chỉ đạo triển khai Đề án “Quyhoạch tổng thể phát triển tổ chứchành nghề công chứng đến năm2020”. Tổ chức hành nghề côngchứng và công chứng viên đã pháttriển nhanh về số lượng. Đến hết

tháng 5/2015, cả nước đã có 1.874công chứng viên (tăng 1.371 người sovới năm 2011) và 876 tổ chức hànhnghề công chứng (tăng 373 tổ chứcso với năm 2011). Phần lớn côngchứng viên đều được đào tạo nghề(trừ những trường hợp được miễn).Hoạt động của các tổ chức hànhnghề công chứng và công chứng viêntừng bước chuyên nghiệp, hiệu quả,cơ bản đáp ứng yêu cầu công chứngcủa xã hội. Hoạt động xã hội hóamạnh mẽ hoạt động công chứng đượcthể hiện qua quy định chuyển đổiphòng công chứng thành văn phòngcông chứng.

Quản lý nhà nước đối với hoạtđộng công chứng đã có nhiều tiến bộ.Việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệpvụ, bổ nhiệm và quản lý đội ngũ côngchứng viên được chú trọng. Công tácthanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếunại, tố cáo đã được quan tâm hơn. Hộinghề nghiệp của công chứng đượcthành lập ở 09 tỉnh, thành phố. Chủtrương phát triển công chứng theohướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóađược thực tiễn khẳng định là đúngđắn, góp phần đảm bảo an toàn pháplý cho các hợp đồng, giao dịch, tiếtkiệm thời gian, chi phí cho xã hội, tạođiều kiện thuận lợi cho Tòa án trongviệc giải quyết các tranh chấp.

Page 35: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

- Về lĩnh vực trợ giúp pháp lýBên cạnh việc xã hội hóa nhanh,

mạnh hoạt động luật sư thì việc xãhội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý(TGPL) cũng là lĩnh vực được Bộ Tưpháp quan tâm. Bộ Tư pháp đã thammưu Chính phủ trình Quốc hội thôngqua Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006với quan điểm tạo cơ chế từng bướcthực hiện xã hội hóa hoạt độngTGPL, huy động các nguồn lực xã hộitham gia thực hiện TGPL và hỗ trợphát triển các hoạt động TGPL. BộTư pháp đã tham mưu Thủ tướngChính phủ ban hành Chiến lược pháttriển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030(Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày10/5/2011) và Đề án đổi mới công táctrợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 -2025, trong đó xác định rõ nội dungđổi mới theo hướng đẩy mạnh xã hộihóa theo lộ trình, phù hợp với đặc thùtừng vùng, miền; tiến tới sau năm2025, người thực hiện TGPL là luậtsư, nhằm bảo đảm công bằng, chấtlượng cho các đối tượng được trợ giúppháp lý.

Hiện nay, cả nước có 572 trợ giúpviên pháp lý (đã được đào tạo nghềluật sư), 63 Trung tâm Trợ giúp pháplý, 199 chi nhánh cấp huyện và liênhuyện. Công tác TGPL đã góp phần

nâng cao tính kịp thời, chính xác vàtính hợp pháp của hoạt động điềutra, truy tố, xét xử, trong việc bảođảm sự bình đẳng của công dân trướcpháp luật, khắc phục tình trạngthiếu hoặc không có luật sư tại vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi.

- Về Thừa phát lạiThực hiện chủ trương xã hội hóa

một số hoạt động thi hành án, Quốchội ban hành Nghị quyết số24/2008/QH11 ngày 24/11/2008 vàNghị quyết số 36/2012/QH13 ngày23/11/2012 về thực hiện thí điểm chếđịnh Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thànhphố. Trên cơ sở báo cáo của Chínhphủ về kết quả thí điểm chế địnhThừa phát lại, ngày 26/11/2015, Quốchội khóa XIII đã ban hành Nghịquyết số 107/2015/QH13 về thực hiệnchế định Thừa phát lại. Hoạt độngThừa phát lại đã thu được những kếtquả bước đầu quan trọng, phù hợp vớichủ trương, định hướng của Đảng vàyêu cầu của Hiến pháp năm 2013. Đểtriển khai Nghị quyết số107/2015/QH13 của Quốc hội, Thủtướng chính phủ đã ban hành Kếhoạch triển khai thực hiện. Bộ Tưpháp cũng đang tích cực rà soát, hoànthiện thể chế nhằm triển khai có hiệu

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

37Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 36: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

quả chế định này phù hợp với điềukiện của Việt Nam.

1.4. Công tác xây dựng đội ngũcán bộ tư pháp, đào tạo, bồidưỡng cán bộ tư pháp

1.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ tưpháp và bổ trợ tư pháp

Thời gian qua, Bộ Tư pháp đãquan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộcủa Ngành, bước đầu cơ bản đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ. Tính đến tháng5/2015, tổng số cán bộ, công chức,viên chức, người lao động của Bộ Tưpháp là 1.708, trong đó, có 05 giáo sư,25 phó giáo sư, 185 tiến sỹ, 475 thạcsỹ, 1.056 cử nhân, 173 người trình độcao đẳng, trung cấp hoặc tươngđương. Tổng số công chức, viên chứccác cơ quan tư pháp địa phương7

(tính đến hết tháng 01/2015) có25.597 người8. Bộ Tư pháp đã banhành Quy hoạch phát triển nhân lựcNgành Tư pháp giai đoạn 2011 -2020, Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ công chức, viên chức trẻ cótrình độ chuyên môn sâu của Bộ Tưpháp giai đoạn 2014 - 2020, đổi mớicơ chế thu hút, tuyển chọn và đổi mớichế độ, chính sách đối với cán bộNgành Tư pháp đến năm 2015.Nhằm ngăn chặn các hành vi, hiệntượng tiêu cực trong hoạt động tưpháp, góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp nóiriêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quảcông tác quản lý nhà nước của NgànhTư pháp nói chung, Bộ Tư pháp đãxây dựng và báo cáo Ban Chỉ đạoCCTP Trung ương Đề án “Thực trạngvà giải pháp phòng chống tiêu cựctrong hoạt động tư pháp do Bộ Tưpháp quản lý”.

Số lượng công chức, viên chứcthuộc cơ quan tư pháp các cấp trênđịa bàn cả nước đã từng bước được bổsung, tăng cường. Công tác quyhoạch, luân chuyển, đào tạo, bồidưỡng cán bộ được thực hiện nghiêmtúc. Ở địa phương, các Sở Tư pháp, cơquan thi hành án dân sự tạo điềukiện cho công chức, viên chức đượctham gia học tập, nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ.

1.4.2. Công tác đào tạo pháp luậtvà các chức danh tư pháp góp phầnnâng cao chất lượng nguồn nhân lựcvề tư pháp, pháp luật cho xã hội

Với nhận thức, việc xây dựng vàđào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lựccủa đội ngũ cán bộ pháp luật và tưpháp là khâu then chốt của CCTP,trong đó việc đào tạo nguồn bổ nhiệmcác chức danh tư pháp có vị trí đặcbiệt quan trọng cả trong hiện tại vàtrong tương lai. Trong giai đoạn 2005- 2015, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

38 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 37: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Tư pháp đã chỉ đạo thực hiện nhiềugiải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hiệntại về số lượng và chất lượng nguồnnhân lực trong lĩnh vực pháp luật vàtư pháp.

- Công tác đào tạo cử nhân luật đãđạt nhiều kết quả tích cực. Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Đề án “Xâydựng Trường Đại học Luật Hà Nội vàĐại học Luật TP. Hồ Chí Minh thànhcác trường trọng điểm đào tạo cán bộvề pháp luật”. Đến nay, về cơ bản cả02 trường đều đang triển khai toàndiện 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đểxây dựng thành trường trọng điểmtheo hướng mở rộng quy mô kết hợpnâng cao chất lượng đào tạo, tăngcường hiệu quả công tác nghiên cứukhoa học, phát triển đội ngũ giảngviên cả về chất lượng và số lượng, tậptrung xây dựng cơ sở vật chất và tăngcường hợp tác trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo mới đượcthiết kế theo hướng tinh gọn, thiếtthực, phù hợp với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế,đảm bảo tính đồng bộ và liên thôngvề chương trình giữa các chuyênngành, các hệ đào tạo, mở mới mãngành Tiếng Anh pháp lý, nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên… Chỉtính trong giai đoạn 2011 - 2015,Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào

tạo được gần 16.519 sinh viên và họcviên, nghiên cứu sinh9. Song song vớiviệc từng bước mở rộng quy mô tuyểnsinh, Trường Đại học Luật Hà Nội đãtuyển sinh, mở các lớp đào tạo nhânlực pháp luật cho các địa phương cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,đào tạo sinh viên hệ cử tuyển và thựchiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡngnâng cao kiến thức pháp luật cho cánbộ công tác tại các cơ quan, tổ chức,hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân cónhu cầu; đẩy mạnh ứng dụng khoahọc, tổ chức tiếp cận thực tiễn quaTrung tâm Tư vấn pháp luật; thamgia các hoạt động thực tiễn. Tổ chứccho sinh viên học việc, chú trọng thựctập đào tạo chất lượng cao. Chấtlượng sinh viên ở tất cả các hệ, nhấtlà hệ chính quy khá ổn định và từngbước được nâng cao. Sinh viên tốtnghiệp của Trường được các đơn vịtuyển dụng đánh giá là khá hơn vềkiến thức so với mặt bằng chung củasinh viên luật hiện nay.

- Công tác đào tạo các chức danhtư pháp tại Học viện Tư pháp đạtđược những kết quả đáng khích lệ. Từnăm 2011 - 2015, Học viện Tư phápđã đào tạo được 15.936 lượt học viênthuộc các chức danh tư pháp và bổ trợtư pháp10. Học viện Tư pháp đã tiếnhành liên kết với các Sở Tư pháp,

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

39Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 38: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Đoàn Luật sư và cơ sở đào tạo để tổchức các khoá đào tạo nghề luật sư,công chứng với tổng số 4.038 học viêntại 22 tỉnh/thành phố trong cả nước.

Ngày 08/11/2013, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số2083/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xâydựng Học viện Tư pháp thành trungtâm lớn đào tạo các chức danh tưpháp”. Để triển khai đề án, Bộ Tưpháp xây dựng, hoàn thiện chươngtrình và tổ chức thí điểm đào tạochung nguồn bổ nhiệm chức danhthẩm phán, kiểm sát viên, cấp chứngchỉ hành nghề luật sư, giai đoạn 2014- 2015; xây dựng hệ thống chươngtrình, giáo trình, tài liệu và hồ sơ tìnhhuống trong đào tạo thẩm phán, kiểmsát viên, luật sư, chấp hành viên,công chứng viên, đấu giá viên; xâydựng chương trình bồi dưỡng nângcao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng nghềnghiệp cho luật sư, công chứng viên,thừa phát lại; tổ chức các khóa bồidưỡng bắt buộc về chuyên môn,nghiệp vụ của luật sư…

- Hiện nay, Bộ Tư pháp đã thànhlập 05 trường trung cấp luật11. Căncứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục vàĐào tạo cấp, các trường trung cấpluật tiến hành tuyển sinh, đào tạosinh viên, học viên. Mặc dù mới đượcthành lập và đi vào hoạt động nhưng

các trường trung cấp luật đã từngbước ổn định tổ chức bộ máy, đầu tưcơ sở vật chất để tập trung đào tạonhân lực trình độ trung cấp luật chocác tỉnh trong khu vực. Hệ thống cáctrường trung cấp luật ra đời đã đápứng được nhu cầu đào tạo cho đốitượng công chức tư pháp - hộ tịch cấpxã và một số chức danh tư pháp, gópphần nâng cao chất lượng, mở rộngquy mô đào tạo và chuẩn hóa trình độchuyên môn đối với nhân lực NgànhTư pháp12.

1.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnhvực tư pháp và pháp luật

- Trong lĩnh vực tương trợ tư phápKể từ khi Luật Tương trợ tư pháp

được thông qua, công tác đàm phán,ký kết điều ước quốc tế trong lĩnh vựctương trợ tư pháp ngày càng pháttriển trong tất cả các lĩnh vực tươngtrợ tư pháp: Dân sự, hình sự, dẫn độ,chuyển giao người chấp hành hìnhphạt tù. Đặc biệt, việc đẩy mạnh hợptác đa phương trong lĩnh vực tươngtrợ tư pháp về dân sự nói riêng và tưpháp quốc tế nói chung đã đạt đượcnhững bước tiến đáng ghi nhận, gópphần trực tiếp vào việc nâng cao vịthế, vai trò của Việt Nam trong hợptác khu vực cũng như ở tầm đaphương. Ngày 10/4/2013, Việt Namchính thức trở thành thành viên Hội

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

40 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 39: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

nghị La Hay đánh dấu sự hội nhậpsâu rộng của Việt Nam vào đời sốngpháp lý quốc tế, là minh chứng thểhiện sự sẵn sàng hợp tác của ViệtNam với các nước trên thế giới trongviệc cùng hỗ trợ nhau giải quyếtnhững yêu cầu pháp lý về tư phápquốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đãthể hiện vai trò tích cực, chủ động vàcó trách nhiệm trong hợp tác về tươngtrợ tư pháp trong khu vực ASEAN.

- Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế vềpháp luật

Từ năm 2007 đến nay là giai đoạnđặc biệt sôi động về ký kết các thỏathuận hợp tác quốc tế về pháp luậtcủa các bộ, ngành với nhiều nước vàvùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á,châu Phi, châu Âu và châu ĐạiDương. Công tác giúp Chính phủquản lý thống nhất các hoạt động hợptác với nước ngoài về pháp luật cũngđạt được nhiều kết quả cụ thể, pháthuy được vai trò điều phối của Bộ Tưpháp đối với công tác này; bước đầuđề xuất được định hướng chiến lượcphát triển trong công tác hợp tácpháp luật; tích cực củng cố và đẩymạnh quan hệ đoàn kết, hữu nghị vàhợp tác về tư pháp và pháp luật vớicác nhóm nước láng giềng, các đối tácở khu vực Đông Nam Á, các nước lớnvà các nước đối tác chiến lược, các

nước bạn bè truyền thống, các nướcthuộc Liên Xô cũ, Á - Phi, Mỹ Latinh, các tổ chức quốc tế và khu vực;sáng kiến và tổ chức thành công cácdiễn đàn đối thoại chính sách phápluật, diễn đàn đối tác pháp luật đãgóp phần đặt nền móng cho việcchuyển mô hình hợp tác quốc tế từnhận viện trợ phát triển là chínhsang mô hình phát triển phi truyềnthống, chủ động hợp tác bình đẳng vàhội nhập quốc tế của Ngành Tư phápViệt Nam. Việc chủ trì quản lý các dựán, chương trình hợp tác quốc tế vềpháp luật được các đối tác quốc tế tintưởng, đánh giá cao, qua đó tạo điềukiện tích lũy được nhiều kinh nghiệmtừ các nước, nhất là trong việc chuyểnđổi mô hình tổ chức và hoạt động củacác cơ quan tư pháp, phục vụ thiếtthực cho công cuộc xây dựng, hoànthiện hệ thống pháp luật và CCTPtrong nước.

1.6. Công tác thông tin, tuyêntruyền về chủ trương, nhiệm vụcải cách tư pháp và hoạt động tưpháp

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tưpháp với tư cách là cơ quan thườngtrực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáodục pháp luạt Trung ương đã tăngcường phổ biến, quán triệt thực hiệnNghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

41Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 40: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

92-KL/TW ngày 12/3/2014 của BộChính trị về việc tiếp tục thực hiệnNghị quyết số 49-NQ/TW đến các đơnvị trong Ngành, đặc biệt chú trọngnhững vấn đề liên quan trực tiếp đếnchức năng, nhiệm vụ của Ngành bằngcác hình thức sau: (i) Phổ biến trênTrang thông tin PBGDPL (theohướng tóm tắt nội dung các văn bảnpháp luật liên quan đến chủ trương,nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp); (ii) Biên soạn nhiềutài liệu phổ biến nội dung văn bảnluật liên quan đến cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp; (iii) Tổ chứctập huấn, nâng cao năng lực cho độingũ báo cáo viên pháp luật trungương, lãnh đạo Sở Tư pháp, PhòngPhổ biến, giáo dục pháp luật nhữngkiến thức pháp luật mới, trong đó cócác luật liên quan đến thực hiệnnhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp; (iv) Phối hợp và hỗ trợmột số cơ quan báo chí, phương tiệnthông tin đại chúng xây dựng chuyênmục, tin, bài tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về các văn bản luật liênquan đến nhiệm vụ cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp.

Để triển khai thực hiện có hiệuquả Kế hoạch số 38-KH/CCTP ngày15/8/2014 của Ban Chỉ đạo cải cáchtư pháp Trung ương về việc đẩy

mạnh công tác thông tin, tuyêntruyền về chủ trương, nhiệm vụ cảicách tư pháp và hoạt động tư pháp,Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dụcpháp luật Trung ương và Ban Chỉđạo cải cách tư pháp Trung ương đãký Chương trình phối hợp số28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTWngày 14/7/2015 về phối hợp thông tin,tuyên truyền, phổ biến về chủ trươngnhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp giai đoạn 2015 - 2020(Chương trình phối hợp số28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW)nhằm phát huy sức mạnh tổng hợpgiữa công tác thông tin, truyên truyềncủa Đảng với thông tin, tuyên truyềncủa Nhà nước; kịp thời trao đổi, chia sẻthông tin, nghiên cứu cơ chế chínhsách để tham mưu cho Đảng và Nhànước trong tổ chức thực hiện các chủtrương, chính sách về cải cách tư phápcó hiệu quả, thiết thực hơn.

2. Phương hướng và nhiệm vụcải cách tư pháp trong thời giantới

2.1. Phương hướng- Tiếp tục tổ chức công tác nghiên

cứu lý luận và tổng kết thực tiễnnhằm làm sâu sắc hơn các nội dung,định hướng cải cách tư pháp lớn, như:Thể chế hóa đầy đủ nguyên tắc “phâncông, phối hợp và kiểm soát giữa các

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

42 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 41: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp” trong các luật có liên quan;xây dựng hệ thống lý luận hoàn chỉnhvề quyền tư pháp, cải cách tư pháptrong điều kiện xây dựng Nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam hiện nay;nghiên cứu từng bước hoàn thiện cácquy định kiểm soát hành vi thực thicông vụ, nhất là với những người có vịtrí nắm giữ và thực thi quyền lực nhànước trong các hoạt động lập pháp,hành pháp và tư pháp; nghiên cứu,đề xuất việc xây dựng cơ chế bảo vệHiến pháp theo tinh thần Hiến phápnăm 2013; nghiên cứu, dự báo nhucầu hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam nói chung, chính sách phápluật trong lĩnh vực cải cách tư phápnói riêng giai đoạn từ nay đến năm2021, tầm nhìn đến năm 2030 phùhợp với yêu cầu phát triển đất nướctrong tình hình mới.

- Tham mưu giúp Quốc hội, Chínhphủ, các bộ, ngành và địa phương xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật,bảo đảm thể chế hóa đầy đủ nội dung,tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XII, các quy địnhcủa Hiến pháp năm 2013, với trọngtâm là tiếp tục hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Tham mưu với Chính phủ thựchiện bước chuyển hướng chiến lượcsang giai đoạn hoàn thiện pháp luậtgắn với tổ chức thi hành pháp luật,bảo đảm gắn kết giữa công tác xâydựng và tổ chức thi hành pháp luậttheo tinh thần Văn kiện Đại hội lầnthứ XII của Đảng. Tổ chức thi hànhhiệu quả các luật mới được ban hànhliên quan đến cải cách tư pháp. Phấnđấu giảm cơ bản và tiến tới chấm dứttình trạng nợ đọng văn bản quy địnhchi tiết thi hành luật, pháp lệnh; thựchiện pháp điển hệ thống quy phạmpháp luật.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thihành án dân sự, đôn đốc thi hành ánhành chính; nâng cao hiệu quả hoạtđộng, tạo chuyển biến cơ bản, bềnvững, thực chất công tác thi hành ándân sự, hành chính; tập trung giảiquyết các vụ việc trọng điểm, phứctạp, kéo dài, giải quyết đúng thời hạncác vụ việc khiếu nại, tố cáo của côngdân; thực hiện tốt công tác phối hợpliên ngành, phối hợp với cấp ủy, chínhquyền địa phương trong thi hành ándân sự.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương xãhội hóa các lĩnh vực công chứng, giámđịnh tư pháp… với bước đi và lộ trình

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

43Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 42: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

phù hợp với từng loại dịch vụ; thựchiện chế định thừa phát lại trên cơ sởphân định rõ công việc của thi hànhán và thừa phát lại; phân định rõ hơnthẩm quyền quản lý của Nhà nước vàtrách nhiệm của hiệp hội nghềnghiệp, thiết lập cơ chế phối hợp hiệuquả giữa quản lý nhà nước với tựquản của các tổ chức cung cấp dịch vụpháp lý, giám sát các dịch vụ công,dịch vụ pháp lý; tăng cường kiểm tra,thanh tra để nắm bắt tình hình về tổchức và hoạt động các dịch vụ công,dịch vụ pháp lý, kịp thời tháo gỡ khókhăn, vướng mắc, xử lý nghiêmnhững hành vi vi phạm pháp luật.

- Tập trung nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, tăng cường chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ cho cán bộ tư pháp, bổ trợ tưpháp để đáp ứng yêu cầu về cán bộtrong bối cảnh cải cách tư pháp và hộinhập quốc tế; có cơ chế, chính sáchthu hút nguồn nhân lực chất lượngcao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tưpháp; tổ chức đào tạo luật sư phục vụhội nhập quốc tế, tạo sự chuyển biếnmạnh trong chất lượng đào tạo cácchức danh tư pháp.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả côngtác hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcpháp luật và tương trợ tư pháp; pháthuy vai trò, hiệu quả tham gia của

Ngành Tư pháp trong việc xử lý cácvấn đề pháp lý phát sinh trong hộinhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thựchiện điều ước quốc tế; chủ động, tíchcực thực hiện hiệu quả các hoạt độnghợp tác quốc tế về pháp luật và tưpháp phù hợp với chủ trương, địnhhướng của Đảng, Nhà nước, phục vụhiệu quả cho quá trình cải cách phápluật, cải cách tư pháp và xây dựngnhà nước pháp quyền.

2.2. Các nhiệm vụ trọng tâm Thứ nhất, về hoàn thiện chính

sách pháp luật, tổ chức thi hànhpháp luật

- Tiếp tục tham mưu với Chínhphủ tổ chức, triển khai thi hành Hiếnpháp năm 2013, đảm bảo chất lượng,tiến độ các dự án luật theo yêu cầu.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến sâu rộng Hiến pháp năm 2013;phối hợp với các bộ, ngành tập trungthể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đúngđắn những nội dung của Hiến phápthành các đạo luật và các văn bảnquy định chi tiết và hướng dẫn, tổchức thực hiện, để đưa Hiến pháp vàpháp luật vào thực tiễn, tạo động lựcmới cho sự phát triển bền vững củađất nước; rà soát, đề xuất việc sửađổi, bổ sung hoặc ban hành mới cácvăn bản pháp luật về quyền conngười, nhất là trong lĩnh vực tư pháp.

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

44 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 43: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

- Tham mưu với Chính phủ tổchức hiệu quả Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật; xây dựng,trình Quốc hội thông qua Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh hàngnăm của Quốc hội khóa XIV (nhiệmkỳ 2016 - 2021); tích cực đôn đốc cácbộ, ngành xây dựng các dự án luật,pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội,Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đềán, văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành của Chính phủ đảm bảođúng tiến độ, chất lượng; chú trọngvà ưu tiên việc hoàn thiện thể chế vềtổ chức và hoạt động của cơ quan tưpháp, bổ trợ tư pháp và việc hoànthiện các chính sách, pháp luật vềhình sự, dân sự, tố tụng tư pháp bảođảm phù hợp với các nguyên tắc củaNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền tự do,dân chủ của công dân theo tinh thầnHiến pháp năm 2013, đặc biệt lànhững dự án luật như: Luật Trợ giúppháp lý (sửa đổi), Luật Trách nhiệmbồi thường của Nhà nước (sửa đổi),Pháp lệnh Đào tạo một số chức danhtư pháp, Luật Tư pháp quốc tế, LuậtĐăng ký tài sản...

- Tham mưu với Chính phủ, Thủtướng Chính phủ xây dựng kế hoạch,xác định lộ trình phù hợp để chuyểnhướng chỉ đạo chiến lược từ xây dựng

và hoàn thiện pháp luật sang trọngtâm là tiếp tục xây dựng và hoànthiện pháp luật gắn với tổ chức thihành pháp luật.

- Triển khai thi hành và kịp thờiphối hợp với các cơ quan có liên quantổ chức thi hành tốt Bộ luật Dân sựnăm 2015 và các luật, bộ luật về hìnhsự, tố tụng tư pháp được Quốc hộithông qua; rà soát, nghiên cứu đềxuất sửa đổi, bổ sung các văn bảnluật có liên quan thuộc phạm vi quảnlý của Bộ Tư pháp nhằm đảm bảo sựđồng bộ với các luật, bộ luật đã đượcban hành và phù hợp với yêu cầu hộinhập quốc tế và khu vực. Nghiên cứuxây dựng thể chế pháp luật nhằmminh bạch hóa tình trạng pháp lý củatài sản trong xã hội và thúc đẩy giaolưu dân sự trên cơ sở đảm bảo tôntrọng quyền bí mật về tài sản của tổchức và cá nhân

- Nâng cao chất lượng công tácthẩm định, góp ý và kiểm tra, xử lývăn bản quy phạm pháp luật, trongđó chú trọng việc bảo đảm việc banhành quy định về điều kiện đầu tưkinh doanh và thủ tục hành chínhđúng thẩm quyền, thực sự cần thiết,hợp lý, minh bạch và khả thi, bảođảm quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức trong quan hệ dân sự,thúc đẩy các quan hệ dân sự phát

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

45Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 44: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

triển lành mạnh. Thứ hai, về công tác thi hành án

dân sự- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi

hành án dân sự, hành chính, tạo cơ sởpháp lý cho việc kiện toàn tổ chức,cán bộ và nâng cao hiệu quả hoạtđộng thi hành án dân sự, hành chínhthuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

- Củng cố, kiện toàn hệ thống cơquan thi hành án dân sự theo LuậtThi hành án dân sự và Luật Tố tụnghành chính; xây dựng hệ thống thihành án dân sự gọn nhẹ, hoạt độngminh bạch và hiệu quả. Nâng caohiệu quả công tác thi hành án; xâydựng và thực hiện các giải pháp khắcphục án tồn đọng, nâng cao hiệu quảthu hồi tài sản trong các vụ án kinhtế, tham nhũng; chủ động các điềukiện cần thiết bảo đảm công tác thihành án dân sự có yếu tố nước ngoàitrong quá trình nước ta hội nhậpquốc tế sâu rộng và thực hiện đầy đủcác cam kết trong các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới; giảiquyết triệt để các vụ việc thi hành ánkéo dài, gây bức xúc; nâng cao hiệuquả công tác phối hợp liên ngành từtrung ương đến địa phương trong chỉđạo công tác thi hành án dân sự; thểchế hóa đầy đủ chủ trương về tăngcường trách nhiệm và quyền hạn của

Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dântrong công tác thi hành án dân sự;đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệthông tin trong công tác thi hành ándân sự.

- Đẩy mạnh tuyên truyền,PBGDPL sâu rộng dưới nhiều hìnhthức tới các tầng lớp nhân dân, nhấtlà Luật Thi hành án dân sự và cácvăn bản có liên quan nhằm nâng caonhận thức, tranh thủ sự ủng hộ, đồngtình, phát huy sức mạnh tổng hợpcủa hệ thống chính trị và nhân dântrong công tác thi hành án dân sự.

Thứ ba, về hoàn thiện chế định bổtrợ tư pháp

- Về luật sư: Tiếp tục hoàn thiện cơchế, chính sách đối với luật sư, các tổchức hành nghề và tổ chức xã hội -nghề nghiệp của luật sư; phát triểnđội ngũ luật sư đủ về số lượng, cóphẩm chất chính trị, đạo đức nghềnghiệp, có trình độ chuyên môn vàkiến thức chuyên sâu; đảm bảo cácđiều kiện thuận lợi để luật sư thamgia tố tụng từ giai đoạn điều tra; xâydựng cơ chế khuyến khích luật sưtham gia trợ giúp pháp lý, đảm bảonguyên tắc tranh tụng trong xét xử;đề cao trách nhiệm và ý thức đạo đứcnghề nghiệp của luật sư. Đồng thờităng cường công tác kiểm tra, giámsát hoạt động của tổ chức hành nghề

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

46 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 45: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

luật sư, vai trò tự quản của các ĐoànLuật sư và Liên đoàn Luật sư.Nghiên cứu xây dựng Luật Luật sư(sửa đổi), cụ thể hóa các quy định củaHiến pháp năm 2013 có liên quan đếnvai trò của luật sư trong hoạt động tưpháp, đồng thời đảm bảo có công cụhữu hiệu để kiểm tra, giám sát hoạtđộng của luật sư theo đúng chủtrương chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước. Tổ chức tổng kếtthực hiện thi hành, nghiên cứu xâydựng cơ chế quản lý và thực hiện chếđịnh bào chữa viên nhân dân, đào tạoluật sư phục vụ hội nhập quốc tế.

- Về trợ giúp pháp lý: Tổ chức thựchiện và triển khai có hiệu quả LuậtTrợ giúp pháp lý (sửa đổi) sau khiđược Quốc hội thông qua theo địnhhướng lấy người được trợ giúp pháp lýlàm trung tâm và nâng cao chấtlượng trợ giúp pháp lý; đổi mới cơ chế,chính sách nhằm mở rộng đối tượngvà nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động của công tác trợ giúp pháplý; cải cách mạnh mẽ thủ tục hànhchính trong việc tiếp cận dịch vụ trợgiúp pháp lý của Nhà nước; bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp cho các đốitượng cần được trợ giúp, góp phầnnâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệcông lý, công bằng xã hội.

-Về giám định tư pháp: Tiếp tục

triển khai có hiệu quả Luật Giámđịnh tư pháp năm 2012; đổi mới tổchức, hoạt động và quản lý giám địnhtư pháp nhằm tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ về chất lượng và hiệu quảhoạt động giám định tư pháp, đápứng tốt yêu cầu ngày càng cao củahoạt động tố tụng mà trọng tâm làbảo đảm việc phán quyết của Tòa ánđược chính xác, khách quan và đúngpháp luật, góp phần bảo đảm công lý,công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnhxã hội hóa đối với lĩnh vực giám địnhtheo mức độ, phạm vi và lộ trình phùhợp.

- Về công chứng: Tiếp tục triểnkhai có hiệu quả Luật Công chứngnăm 2014; đẩy mạnh xã hội hóa vềhoạt động công chứng và việc pháttriển tổ chức xã hội - nghề nghiệpcông chứng ở các địa phương, thànhlập Hiệp hội Công chứng toàn quốc;phát huy vai trò tự quản của các tổchức công chứng, đồng thời tăngcường công tác quản lý nhà nước,thanh tra, kiểm tra, giám sát đảmbảo các tổ chức công chứng hoạt độngđúng pháp luật, bình đẳng, có hiệuquả, đáp ứng kịp thời các yêu cầu củaxã hội.

- Về Thừa phát lại: Tiếp tục triểnkhai có hiệu quả chế định Thừa phátlại theo Nghị quyết số

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

47Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 46: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

107/2015/QH13 của Quốc hội trênphạm vi cả nước; tổng kết việc triểnkhai chế định Thừa phát lại; xác địnhrõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa Thừa phát lại.

- Về bán đấu giá tài sản: Thốngnhất trình tự, thủ tục bán đấu giá đốivới các loại tài sản bắt buộc phải bánđấu giá theo quy định của pháp luậtnhằm bảo đảm việc bán đấu giá tàisản thực sự khách quan, công khai,minh bạch, hiệu quả, hạn chế tìnhtrạng tiêu cực, thất thoát tài sản;tăng cường công tác quản lý nhà nướcđối với hoạt động bán đấu giá tài sản.

- Về trọng tài thương mại: Tiếp tụcphát triển mô hình trọng tài là môhình tài phán tư theo hướng xác địnhcơ chế bảo đảm tối đa quyền tự địnhđoạt của các bên trong quá trình giảiquyết tranh chấp, hạn chế việc canthiệp của cơ quan nhà nước tronghoạt động của trọng tài và hòa giảithương mại; tăng cường năng lực chocác thiết chế giải quyết tranh chấpngoài Tòa án.

Thứ tư, về xây dựng đội ngũ cán bộvà phát triển nguồn nhân lực

- Về công tác đào tạo nguồn nhânlực trong lĩnh vực pháp luật và tưpháp

+ Thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện, nâng cao chất lượng đào tạo cán

bộ pháp luật và các chức danh tưpháp theo tinh thần Nghị quyết Hộinghị Ban chấp hành Trung ương lầnthứ 8 (khóa XI).

+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đềán xây dựng Trường Đại học Luật HàNội thành trường trọng điểm về đàotạo pháp luật và Đề án xây dựng Họcviện Tư pháp thành trung tâm lớnđào tạo các chức danh tư pháp. Đổimới nội dung, phương pháp đào tạocử nhân luật, đào tạo nguồn bổ nhiệmcác chức danh tư pháp, bổ trợ tưpháp; nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tư pháp,các chức danh tư pháp đáp ứng yêucầu của tình hình mới theo địnhhướng của Chiến lược cải cách tưpháp. Tổng kết hoạt động đào tạo vàbồi dưỡng cán bộ làm công tác phápluật, tư pháp và các chức danh tưpháp, kịp thời đề xuất việc điềuchỉnh, sắp xếp lại các cơ sở đào tạocán bộ pháp luật, tư pháp; hoàn thiệnquy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộtư pháp, các chức danh tư pháp. Pháthuy vai trò của 05 trường trung cấpluật trong việc đào tạo nghề cho cácchức danh tư pháp, hành chính ở cơsở.

- Về công tác xây dựng đội ngũ cánbộ tư pháp

+ Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

48 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 47: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

chức, phát triển, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức Ngành Tưpháp và cán bộ pháp chế các bộ,ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ tưpháp có trình độ chuyên môn cao, cókhả năng tham gia xử lý các vấn đềpháp lý quốc tế; chủ động đề xuất vớiChính phủ, các bộ, ngành giải quyếtnhững vấn đề pháp lý trong đàmphán, ký kết và thực hiện điều ướcquốc tế; có giải pháp gia tăng sự hiệndiện của các chuyên gia là người ViệtNam tại các thiết chế quốc tế và khuvực về tư pháp và pháp luật; tiếp tụcrà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thốngpháp luật, phù hợp với các cam kếtcủa Việt Nam trong Hiệp địnhthương mại tự do với Liên minh ChâuÂu (EVFTA) và Hiệp định đối tácxuyên Thái Bình Dương (TPP).

+ Xây dựng, trình Thủ tướngChính phủ Đề án tổng thể kiện toàntổ chức bộ máy và nhân lực Ngành Tưpháp và danh mục mạng lưới dịch vụsự nghiệp công sử dụng ngân sáchnhà nước thuộc lĩnh vực quản lý củaBộ Tư pháp. Rà soát chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Tư pháp và các cơ quantư pháp địa phương theo các nội dungsửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ,Luật Tổ chức chính quyền địaphương.

+ Đổi mới, nâng cao chất lượngcông tác quy hoạch phát triển nguồnnhân lực Ngành Tư pháp theo hướngtrẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo sự kếthừa giữa các thế hệ cán bộ; gắn quyhoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển và sử dụng cán bộ; thườngxuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sungcho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụđặt ra theo từng giai đoạn và hàngnăm. Xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển cán bộ chuyên môn,nghiệp vụ phù hợp với chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chứctrong các lĩnh vực thuộc Ngành Tưpháp theo từng thời kỳ; trên cơ sở đóxây dựng quy hoạch, kế hoạch pháttriển chung về số lượng, cơ cấu, trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ đối với độingũ cán bộ trong toàn Ngành.

+ Xây dựng, hoàn thiện quy chếtuyển chọn cán bộ phù hợp với đặcđiểm, đặc thù của Ngành Tư pháp;nghiên cứu cơ chế thu hút, tuyểnchọn những người có tâm huyết, đủđức, đủ tài vào làm việc tại cơ quan tưpháp và bổ trợ tư pháp; xây dựng chếđộ, chính sách lao động phù hợp vớiđặc thù của cơ quan tư pháp, bổ trợ tưpháp.

+ Khẩn trương hoàn thiện và triểnkhai thực hiện có hiệu quả Đề án“Chiến lược phát triển Ngành Tư

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

49Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 48: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

pháp đến năm 2035” và Đề án“Phòng, chống tiêu cực trong hoạtđộng tư pháp và bổ trợ tư pháp thuộclĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp”.

Thứ năm, về hợp tác quốc tế tronglĩnh vực pháp luật và tư pháp

- Đổi mới tư duy về công tác hợptác quốc tế về pháp luật và tư pháptrong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế; chủ động, tích cực, tậndụng hiệu quả các quy tắc, luật lệquốc tế và tham gia các hoạt động củacộng đồng khu vực và quốc tế; chủđộng đề xuất sáng kiến, cơ chế hợptác trên nguyên tắc cùng có lợi, vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiếnbộ xã hội trên thế giới, nhằm tạo rasự thay đổi về chất trong công tác hợptác quốc tế về pháp luật và tư pháp.

- Nâng cao hiệu quả công tác kýkết và thực hiện các điều ước quốc tế,thỏa thuận quốc tế về hợp tác phápluật và tư pháp trên cơ sở tăng cườngcơ chế rà soát, đánh giá tình hìnhthực hiện các điều ước quốc tế và thỏathuận quốc tế đã ký kết, từ đó xácđịnh những khó khăn, tồn tại vànguyên nhân của các khó khăn, tồntại đó trong quá trình ký kết và thựchiện các văn bản này để có biện phápxử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch kýkết các điều ước quốc tế, thỏa thuậnquốc tế mới trong thời gian tới đảm

bảo phù hợp với định hướng pháttriển quan hệ đối ngoại của Đảng,Nhà nước cũng như điều kiện, hoàncảnh của Bộ Tư pháp.

- Tăng cường và đẩy mạnh theochiều sâu và thực chất hợp tác phápluật và tư pháp với Lào vàCampuchia. Mở hướng và cải thiệnquan hệ hợp tác pháp luật và tư phápvới Trung Quốc. Tham gia tích cực vàcó trách nhiệm trong các tổ chức quốctế đa phương về pháp luật mà ViệtNam là thành viên; đảm bảo tiến độthực hiện các thủ tục trình gia nhậpcác tổ chức quốc tế đa phương vềpháp luật đã được các cấp có thẩmquyền nhất trí về chủ trương.

- Tăng cường quản lý nhà nước vềhợp tác quốc tế về pháp luật và tưpháp; đưa công tác hợp tác quốc tếgắn bó chặt chẽ, hỗ trợ tích cực choquá trình xây dựng và thực thi phápluật, góp phần tích cực vào việc hoànthành các nhiệm vụ về cải cách phápluật, tư pháp và nhiệm vụ trọng tâmcủa Ngành Tư pháp, đảm bảo phùhợp với sự phát triển kinh tế - xã hộibền vững, gắn với toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế.

Thứ sáu, về đảm bảo cơ sở vật chấtphục vụ các hoạt động tư pháp

- Triển khai có hiệu quả Đề án“Đầu tư trang thiết bị phương tiện

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

50 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 49: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

làm việc cho các cơ quan thi hành ándân sự giai đoạn 2016 - 2020” đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 77/QĐ-TTg ngày11/01/2016 để đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ, phù hợp với vị thế mới củacơ quan thi hành án dân sự. Thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ tăngcường cơ sở vật chất, trang thiết bịcho Trường Đại học Luật Hà Nội, Họcviện Tư pháp được phê duyệt theoQuyết định số 549/QĐ-TTg và Quyếtđịnh số 2083/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ.

- Thực hiện có hiệu quả kế hoạchđầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 sau khi được phê duyệt, trongđó tập trung đầu tư xây dựng giaiđoạn II cho 05 trường trung cấp luật;xây dựng cơ sở hai Trường Đại họcLuật Hà Nội và dự án “Cơ sở Học việnTư pháp tại TP. Hồ Chí Minh”, đẩynhanh việc đầu tư xây dựng trụ sởcác cơ quan thi hành án dân sự vàkho vật chứng theo kế hoạch đượcphê duyệt.

Thứ bảy, về công tác thông tin,tuyên truyền về cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ trong Chương trình phối hợpsố 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW.Chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành,

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dụcpháp luật cấp tỉnh định kỳ hoặc độtxuất về nội dung, hình thức thôngtin, tuyên truyền, phổ biến các vănbản pháp luật về cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp.

- Tổ chức hội nghị tập huấn, quántriệt về chủ trương, nhiệm vụ cảicách tư pháp và hoạt động tư phápcho đội ngũ báo cáo viên pháp luậttrung ương; hướng dẫn Hội đồngphối hợp phổ biến, giáo dục phápluật cấp tỉnh tổ chức tập huấn chođội ngũ báo cáo viên pháp luật cấptỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viênpháp luật cấp xã về chủ trương,nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng cáchoạt động nghiên cứu khoa học pháplý; báo chí; xuất bản phục vụ thiếtthực, hiệu quả theo yêu cầu quản lýcủa Bộ Tư pháp và đáp ứng nhu cầungày càng tăng của xã hội.

- Xây dựng chuyên mục, số chuyênđề, tin, bài viết về thực tiễn triển khaicải cách tư pháp và hoạt động tư pháptrên các ấn phẩm báo chí trong vàngoài Ngành Tư pháp; lồng ghép nộidung công tác tư pháp và cải cách tưpháp trong các chương trình đào tạo,bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thuộcNgành Tư pháp q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

51Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 50: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

52 Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướngChính phủ.

2. Trong số 4.086 chấp hành viên, có 28 chấp hành viên cao cấp, 731 chấp hànhviên trung cấp và 3.327 chấp hành viên sơ cấp.

3. Trong số 588 thẩm tra viên các loại, có 03 thẩm tra viên cao cấp, 20 thẩm traviên chính và 565 thẩm tra viên.

4. Trong 1.730 thư ký thi hành án, có 277 thư ký trung cấp thi hành án và 1.730thư ký thi hành án.

5. Báo cáo số 114-BC/BCS ngày 21,8,2015 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổngkết công tác tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015.

6. Giao cho công chứng viên quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếngViệt sang tiếng nước ngoài và từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản saotừ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

7. Bao gồm Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.8. Trong đó Sở Tư pháp là 5.555 người, Phòng Tư pháp cấp huyện là 3.150 người;

công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là 17.332 người.9. Trong đó, đại học chính quy là 7.057 sinh viên, đại học hệ vừa làm vừa học là

8.209 sinh viên, đào tạo thạc sĩ là 759 học viên và 44 là nghiên cứu sinh.10. Cụ thể: (i) Số lượng đào tạo thẩm phán: 1.558 học viên; (ii) Số lượng đào tạo

kiểm sát viên: Từ năm 2011 đến 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không cử cánbộ đi học tại Học viện Tư pháp, năm 2014 Học viện Tư pháp đào tạo được 230 học viên;(iii) Số lượng đào tạo chấp hành viên: 1.635 học viên; (iv) Số lượng đào tạo công chứngviên: 2.111 học viên; (v) Số lượng đào tạo luật sư: 9.614 học viên; (vi) Số lượng đào tạođấu giá viên: 710 học viên.

11. Gồm: Trường Trung cấp Luật Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), Trường Trung cấpLuật Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Trường Trung cấp Luật Đồng Hới (tỉnh QuảngBình), Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (tỉnh Sơn La), Trường Trung cấp Luật BuônMa Thuột (tỉnh Đắk Lắk).

12. (i) Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã tuyển sinh và đào tạo được 07khóa với 2.058 học sinh , học sinh tốt nghiệp ra trường (từ khóa I đến khóa V) là: 1.051học sinh; (ii) Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã tuyển sinh và đào tạo được 04 khóavới 914 học sinh nhập học; (iii) Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên đã tuyển sinh vàđào tạo được 04 khóa với 2001 học sinh nhập học và có 498 học sinh tốt nghiệp; (iv)Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tuyển sinh và đào tạo được 03 khóa với 420 họcsinh (trong đó có 138 học sinh đã tốt nghiệp); (v) Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đangtiến hành công tác tuyển sinh và đào tạo gần 913 học sinh (70 học sinh tuyển sinh đợt1 khóa III năm 2015).

Page 51: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

53Dên chuã & Phaáp luêåt

Trong những năm qua, quántriệt đường lối, chủ trươngcủa Đảng về cải cách tư

pháp, đặc biệt là các mục tiêu, yêu cầutại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020,cùng với việc thực hiện Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chứcđiều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổsung vào các năm 2006, 2009 - sau đâyviết tắt là Pháp lệnh năm 2004) vàmột số quy định khác có liên quan, hệthống cơ quan điều tra ngày càng đượccủng cố về tổ chức và không ngừngnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng. Công tác điều tra tội phạm bảođảm chính xác, kịp thời, tạo tiền đềquan trọng cho hoạt động truy tố, xétxử, thi hành án hình sự, góp phần bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, đảmbảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên,

tổ chức và hoạt động của cơ quan điềutra vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập,nhất là việc phân định thẩm quyềnđiều tra, phân cấp điều tra, mối quanhệ phối hợp giữa các cơ quan điều tra,giữa cơ quan điều tra với các cơ quantiến hành tố tụng khác trong quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự. Thực trạngđó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quảcông tác phòng, chống tội phạm vàchưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cảicách tư pháp trong tình hình mới.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương cảicách tư pháp của Đảng, khắc phụcnhững tồn tại, bất cập của pháp luật tốtụng hình sự về tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan điều tra; ngày 26/11/2015,Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đãthông qua Luật Tổ chức cơ quan điềutra hình sự. Thể chế hóa chủ trương,quan điểm chỉ đạo của Đảng, chínhsách của Nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của cơ quan điều tra hình sự vàcác quy định của Hiến pháp, trên cơ sở

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRAĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

n Trung tướng, GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH *

* Cục Pháp chế và CCHC, TP, Bộ Công an

Page 52: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

54 Dên chuã & Phaáp luêåt

kế thừa các quy định còn phù hợp đangphát huy tác dụng tốt của Pháp lệnhnăm 2004, đồng thời tham khảo cóchọn lọc kinh nghiệm pháp luật vàthực tiễn tổ chức điều tra hình sự củamột số nước phù hợp với điều kiện thựctiễn Việt Nam, Luật Tổ chức cơ quanđiều tra hình sự có nhiều quy địnhnhằm đổi mới tổ chức và hoạt động củacác cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầucải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

1. Về hệ thống cơ quan điều traXuất phát từ tính chất đặc thù của

hoạt động điều tra và tổ chức bộ máycủa Nhà nước ta, để bảo đảm phù hợpvới hệ thống pháp luật hệ thống cơquan điều tra gồm:

- Cơ quan điều tra của Công annhân dân;

- Cơ quan điều tra trong Quân độinhân dân;

- Cơ quan điều tra của Viện kiểmsát nhân dân tối cao.

Việc quy định hệ thống cơ quanđiều tra như trên huy động được nhiềulực lượng khác nhau vào hoạt độngđiều tra tội phạm, nhất là đối với tộiphạm ở những lĩnh vực, địa bàn cótính đặc thù cao.

2. Về cơ quan điều tra của Côngan nhân dân

Luật Tổ chức cơ quan điều tra đãsửa đổi tên gọi cơ quan điều tra “trong”

Công an nhân dân thành cơ quan điềutra “của” Công an nhân dân để phù hợpvới nhiệm vụ, quyền hạn, đó là điều tracác vụ án trong và ngoài công an nhândân để phân biệt với cơ quan điều tratrong quân đội nhân dân là chỉ tiếnhành điều tra các vụ án trong Quân độinhân dân (khách thể bị xâm hại thuộcquyền quản lý của Quân đội).

Qua tổng kết Pháp lệnh năm 2004cho thấy, cơ quan điều tra của Công annhân dân đảm nhiệm xử lý tới hơn95% số vụ án hình sự xảy ra được pháthiện trong toàn quốc. Mô hình tổ chứccơ quan điều tra của Công an nhândân theo Pháp lệnh năm 2004 cơ bảnlà phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đấutranh phòng, chống tội phạm, bảo vệan ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, antoàn xã hội của lực lượng Công annhân dân. Do đó, hệ thống cơ quanđiều tra của Công an nhân dân trongLuật Tổ chức cơ quan điều tra hình sựcơ bản được giữ như Pháp lệnh năm2004; cụ thể gồm:

- Cơ quan an ninh điều tra Bộ Côngan; cơ quan an ninh điều tra Công antỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(sau đây gọi chung là cơ quan an ninhđiều tra Công an cấp tỉnh);

- Cơ quan cảnh sát điều tra BộCông an; cơ quan cảnh sát điều traCông an tỉnh, thành phố trực thuộc

Page 53: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

55Dên chuã & Phaáp luêåt

trung ương (sau đây gọi chung là cơquan cảnh sát điều tra Công an cấptỉnh); cơ quan cảnh sát điều tra Côngan huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cơ quan cảnh sát điều traCông an cấp huyện).

2.1. Về cơ quan an ninh điều traTổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan an ninh điều tra vẫngiữ như Pháp lệnh năm 2004, tuynhiên thẩm quyền điều tra của cơquan an ninh điều tra đã được sửa đổi,bổ sung theo hướng cụ thể, rành mạchhơn, cụ thể như sau:

- Điều 16 Luật Tổ chức cơ quan điềutra hình sự quy định cơ quan an ninhđiều tra Bộ Công an chỉ tiến hành điềutra vụ án hình sự về các tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quanđến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương hoặc có yếu tố nước ngoàithuộc thẩm quyền điều tra của cơ quanan ninh điều tra Công an cấp tỉnh nếuxét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ ánđặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan an ninhđiều tra của Công an nhân dân do Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao hủy để điều tra lại.

- Cơ quan an ninh điều tra Công ancấp tỉnh tiến hành điều tra vụ án hình

sự về các tội phạm quy định tạiChương XIII - Các tội xâm phạm anninh quốc gia, Chương XXVI - Các tộiphá hoại hòa bình, chống loài người vàtội phạm chiến tranh và các tội phạmquy định tại các điều: 207 (tội làm,tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiềngiả), 208 (tội làm, tàng trữ, vậnchuyển, lưu hành công cụ chuyểnnhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giảkhác), 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàuthủy), 283 (tội điều khiển tàu bay viphạm các quy định về hàng không củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam), 284 (tội điều khiển phương tiệnhàng hải vi phạm các quy định vềhàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam), 299 (tội khủng bố),300 (tội tài trợ khủng bố), 303 (tội pháhủy công trình, cơ sở, phương tiệnquan trọng về an ninh quốc gia), 304(tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng, mua bán trái phép hoặc chiếmđoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹthuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàngtrữ, vận chuyển, sử dụng, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ),309 (tội sản xuất, tàng trữ, vậnchuyển, sử dụng, phát tán, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt chất phóngxạ, vật liệu hạt nhân), 337 (tội cố ý làmlộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà

Page 54: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

56 Dên chuã & Phaáp luêåt

nước), 338 (tội vô ý làm lộ bí mật nhànước; tội làm mất vật, tài liệu bí mậtnhà nước), 347 (tội vi phạm quy địnhvề xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại ViệtNam trái phép), 348 (tội tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép),349 (tội tổ chức, môi giới cho ngườikhác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép) và 350 (tội cưỡng épngười khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép) của Bộ luậtHình sự năm 2015 khi các tội phạm đóthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ánnhân dân; tiến hành điều tra vụ ánhình sự về tội phạm khác liên quanđến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảmkhách quan theo sự phân công của Bộtrưởng Bộ Công an.

Đối chiếu với quy định của Pháplệnh năm 2004 cho thấy, Luật Tổ chứccơ quan điều tra hình sự đã bổ sungthẩm quyền điều tra cho cơ quan anninh điều tra công an cấp tỉnh đối vớitội khủng bố, tội tài trợ khủng bố. Bêncạnh đó, để đảm bảo tính linh hoạt,đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấutranh, phòng, chống tội phạm, nhất làtrong trường hợp do yêu cầu chính trị,phải chuyển hướng xử lý đối với tộiphạm xâm phạm an ninh quốc gia,Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sựđã bổ sung quy định: Cơ quan an ninh

điều tra Công an cấp tỉnh có thẩmquyền tiến hành điều tra vụ án hìnhsự về tội phạm khác liên quan đến anninh quốc gia hoặc để bảo đảm kháchquan theo sự phân công của Bộ trưởngBộ Công an.

2.2. Về cơ quan cảnh sát điều tra2.2.1. Tổ chức bộ máy của cơ quan

cảnh sát điều traTổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát

điều tra về cơ bản vẫn giữ như Pháplệnh năm 2004 nhưng có điều chỉnh, bổsung một số nội dung cho phù hợp thựctiễn đấu tranh phòng, chống tội phạmtrong tình hình mới. Đó là quy định lạitổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan cảnh sát điều tra của Côngan nhân dân theo hướng, hợp nhất CụcCảnh sát điều tra tội phạm về thamnhũng và một phần của Cục Cảnh sátđiều tra tội phạm về trật tự quản lýkinh tế và chức vụ thành Cục Cảnh sátđiều tra tội phạm về tham nhũng, kinhtế và chức vụ; phần còn lại của tổ chứcbộ máy, chức năng, nhiệm vụ của CụcCảnh sát điều tra tội phạm về trật tựquản lý kinh tế và chức vụ thành Cảnhsát điều tra tội phạm về buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàngcấm; xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắtlà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm vềbuôn lậu). Ở Công an cấp tỉnh có Phòng

Page 55: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

57Dên chuã & Phaáp luêåt

Cảnh sát điều tra tội phạm về thamnhũng, kinh tế và chức vụ và PhòngCảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu.

Sự thay đổi này là do công tác đấutranh phòng, chống tội phạm thamnhũng là vấn đề lớn được Đảng, Nhànước và cả xã hội quan tâm. Tổng kếtthực tiễn thời gian qua cho thấy, mặcdù đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiệuquả điều tra, xử lý tội phạm về thamnhũng chưa đạt được kết quả nhưmong muốn, do chưa có sự kết hợpchặt chẽ giữa điều tra tố tụng và trinhsát (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm vềtham nhũng chỉ có điều tra viên,không có lực lượng trinh sát). Bêncạnh đó, do tội phạm về tham nhũngluôn có sự gắn kết chặt chẽ với tộiphạm kinh tế, chức vụ nên rất khóphân định rõ ràng, cụ thể về thẩmquyền điều tra giữa Cục Cảnh sát điềutra tội phạm về tham nhũng và CụcCảnh sát điều tra tội phạm về trật tựquản lý kinh tế và chức vụ, dẫn đến sựchồng chéo về địa bàn, đối tượng đấutranh. Vì thế, sau khi báo cáo và đượcsự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ Côngan đã hợp nhất một phần chức năng,nhiệm vụ của Cục Cảnh sát điều tratội phạm về trật tự quản lý kinh tế vàchức vụ vào Cục Cảnh sát điều tra tộiphạm về tham nhũng. Phần chứcnăng, nhiệm vụ còn lại của Cục Cảnh

sát điều tra tội phạm về trật tự quảnlý kinh tế và chức vụ (bao gồm điều tratội phạm về buôn lậu; vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới; sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm; xâmphạm sở hữu trí tuệ) giữ nguyên và đổitên thành Cục Cảnh sát phòng, chốngtội phạm buôn lậu. Do Pháp lệnh năm2004 chưa quy định về tên gọi của Cụcnày nên chỉ là đơn vị hoạt động trinhsát. Khi được Quốc hội quy định trongLuật Tổ chức cơ quan điều tra hình sựthì đơn vị này mới là đơn vị thuộc cơquan cảnh sát điều tra và được điềutra theo tố tụng với thẩm quyền điềutra các tội phạm về buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới, sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng cấm; xâm phạm sở hữu trí tuệ.Việc phân định, xắp xếp lại chức năng,nhiệm vụ và thay đổi tên gọi như trênkhông làm phình bộ máy mà thực chấtlà bố trí lại lực lượng nhằm nâng caohiệu quả công tác điều tra, đẩy mạnhcông tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụcủa cơ quan điều tra cấp trên với cơquan điều tra cấp dưới, bảo đảm tínhchuyên sâu trong việc điều tra các loạián, tránh trùng dẫm về địa bàn, đốitượng; đồng thời, bảo đảm yêu cầu kếthợp chặt chẽ giữa điều tra tố tụng vàtrinh sát, chống bỏ lọt tội phạm. Do đó,tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát

Page 56: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

58 Dên chuã & Phaáp luêåt

điều tra theo quy định của Luật Tổchức cơ quan điều tra hình sự cụ thểnhư sau:

- Tổ chức bộ máy cơ quan cảnh sátđiều tra Bộ Công an gồm có:

+ Văn phòng cơ quan cảnh sát điềutra;

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạmvề trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnhsát hình sự);

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạmvề tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạmvề ma túy;

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạmvề buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới, sản xuất, buônbán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sởhữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sátđiều tra tội phạm về buôn lậu).

- Tổ chức bộ máy cơ quan cảnh sátđiều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

+ Văn phòng cơ quan cảnh sát điềutra;

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạmvề trật tự xã hội (gọi tắt là PhòngCảnh sát hình sự);

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạmvề tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạmvề ma túy;

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạmvề buôn lậu, vận chuyển trái phép

hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buônbán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sởhữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sátđiều tra tội phạm về buôn lậu).

- Tổ chức bộ máy cơ quan cảnh sátđiều tra Công an cấp huyện gồm có:

+ Đội Điều tra tổng hợp;+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về

trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sáthình sự);

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm vềkinh tế và chức vụ;

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm vềma túy.

Căn cứ tình hình tội phạm và yêucầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công anquyết định thành lập từ một đến bốnđội trong cơ quan cảnh sát điều traCông an cấp huyện; quyết định giảithể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các độitrong cơ quan cảnh sát điều tra Côngan cấp huyện. Điều đó có nghĩa làkhông phải ở Công an huyện nào cũngcó đủ cả bốn đội điều tra.

2.2.2. Thẩm quyền điều tra của cơquan cảnh sát điều tra

Thẩm quyền điều tra của cơ quancảnh sát điều tra được quy định cụthể, bảo đảm sự phân công, phân cấprành mạch giữa các cấp điều tra;nâng cao hiệu quả hoạt động hướngdẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra vàkiểm tra việc chấp hành pháp luật

Page 57: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

59Dên chuã & Phaáp luêåt

trong hoạt động điều tra của cơ quancảnh sát điều tra cấp trên; hạn chếtình trạng chồng chéo về thẩm quyềnđiều tra giữa cơ quan cảnh sát điềutra các cấp; cụ thể là:

- Cơ quan cảnh sát điều tra BộCông an chỉ tiến hành điều tra vụ ánhình sự thuộc thẩm quyền điều tra củacơ quan cảnh sát điều tra Công an cấptỉnh về những tội phạm đặc biệtnghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trênđịa bàn nhiều tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương hoặc tội phạm có tổchức xuyên quốc gia nếu xét thấy cầntrực tiếp điều tra; các vụ án đặc biệtnghiêm trọng thuộc thẩm quyền điềutra của cơ quan cảnh sát điều tra doHội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao hủy để điều tra lại.

- Cơ quan cảnh sát điều tra công ancấp tỉnh tiến hành điều tra vụ án hìnhsự về các tội phạm quy định từ ChươngXIV đến Chương XXIV của Bộ luậtHình sự năm 2015 (Chương XIV - Cáctội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người;Chương XV - Các tội xâm phạm quyềntự do của con người, quyền tự do, dânchủ của công dân; Chương XVI - Cáctội xâm phạm sở hữu; Chương XVII -Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân vàgia đình; Chương XVIII - Các tội xâmphạm trật tự quản lý kinh tế; Chương

XIX - Các tội xâm phạm môi trường;Chương XX - Các tội phạm về ma túy;Chương XXI - Các tội xâm phạm antoàn công cộng, trật tự công cộng;Chương XXII - Các tội xâm phạm trậttự quản lý hành chính; Chương XXIII- Các tội phạm về chức vụ; ChươngXXIV - Các tội xâm phạm hoạt động tưpháp) khi các tội phạm đó thuộc thẩmquyền xét xử của Tòa án nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,trừ các tội phạm thuộc thẩm quyềnđiều tra của cơ quan điều tra Việnkiểm sát nhân dân tối cao và cơ quanan ninh điều tra của Công an nhândân hoặc các tội phạm thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan cảnh sátđiều tra Công an cấp huyện xảy ratrên địa bàn nhiều huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trungương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếutố nước ngoài nếu xét thấy cần trựctiếp điều tra.

- Cơ quan cảnh sát điều tra Côngan cấp huyện tiến hành điều tra vụ ánhình sự về các tội phạm quy định từChương XIV đến Chương XXIV của Bộluật Hình sự năm 2015 (Chương XIV -Các tội xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười; Chương XV - Các tội xâm phạmquyền tự do của con người, quyền tự

Page 58: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

60 Dên chuã & Phaáp luêåt

do, dân chủ của công dân; Chương XVI- Các tội xâm phạm sở hữu; ChươngXVII - Các tội xâm phạm chế độ hônnhân và gia đình; Chương XVIII - Cáctội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;Chương XIX - Các tội xâm phạm môitrường; Chương XX - Các tội phạm vềma túy; Chương XXI - Các tội xâmphạm an toàn công cộng, trật tự côngcộng; Chương XXII - Các tội xâmphạm trật tự quản lý hành chính;Chương XXIII - Các tội phạm về chứcvụ; Chương XXIV - Các tội xâm phạmhoạt động tư pháp) khi các tội phạm đóthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ánnhân dân cấp huyện, trừ các tội phạmthuộc thẩm quyền điều tra của cơ quanđiều tra Viện kiểm sát nhân dân tốicao và cơ quan an ninh điều tra củacông an nhân dân.

3. Cơ quan điều tra trong Quânđội nhân dân

Hệ thống cơ quan điều tra trongQuân đội nhân dân gồm:

- Cơ quan an ninh điều tra Bộ Quốcphòng; cơ quan an ninh điều tra quânkhu và tương đương;

- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốcphòng; cơ quan điều tra hình sự quânkhu và tương đương; cơ quan điều trahình sự khu vực.

3.1. Cơ quan an ninh điều tratrong quân đội nhân dân

Tổ chức bộ máy của cơ quan an ninhđiều tra Bộ Quốc phòng gồm có cácphòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộmáy giúp việc; cơ quan an ninh điều traquân khu và tương đương gồm có banđiều tra và bộ máy giúp việc. Thẩmquyền điều tra của cơ quan an ninhđiều tra trong Quân đội nhân dân cũngđược phân cấp rõ ràng, rành mạch hơn;đảm bảo phù hợp với thẩm quyền điềutra của cơ quan an ninh điều tra thuộcCông an nhân dân, cụ thể là:

- Cơ quan an ninh điều tra Bộ Quốcphòng tiến hành điều tra vụ án hìnhsự thuộc thẩm quyền điều tra của cơquan an ninh điều tra quân khu vàtương đương về những tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ratrên địa bàn nhiều quân khu và tươngđương hoặc có yếu tố nước ngoài nếuxét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ ánđặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan an ninhđiều tra thuộc Quân đội nhân dân doHội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao hủy để điều tra lại.

- Cơ quan an ninh điều tra quânkhu và tương đương điều tra vụ ánhình sự về các tội phạm quy định tạiChương XIII - Các tội xâm phạm anninh quốc gia, Chương XXVI - Các tộiphá hoại hòa bình, chống loài người vàtội phạm chiến tranh và các tội phạm

Page 59: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

quy định tại 17 điều của Bộ luật Hìnhsự năm 2015, đó là các điều: 207 (tộilàm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hànhtiền giả), 208 (tội làm, tàng trữ, vậnchuyển, lưu hành công cụ chuyểnnhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giảkhác), 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàuthủy), 283 (tội điều khiển tàu bay viphạm các quy định về hàng không củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam), 284 (tội điều khiển phương tiệnhàng hải vi phạm các quy định vềhàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam), 299 (tội khủng bố),300 (tội tài trợ khủng bố), 303 (tội pháhủy công trình, cơ sở, phương tiệnquan trọng về an ninh quốc gia), 304(tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng, mua bán trái phép hoặc chiếmđoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹthuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàngtrữ, vận chuyển, sử dụng, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ),309 (tội sản xuất, tàng trữ, vậnchuyển, sử dụng, phát tán, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt chất phóngxạ, vật liệu hạt nhân), 337 (tội cố ý làmlộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhànước), 338 (tội vô ý làm lộ bí mật nhànước; tội làm mất vật, tài liệu bí mậtnhà nước), 347 (tội vi phạm quy địnhvề xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt

Nam trái phép), 348 (tội tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép),349 (tội tổ chức, môi giới cho ngườikhác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép) và 350 (tội cưỡng épngười khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép) khi các tộiphạm đó thuộc thẩm quyền xét xử củaTòa án quân sự.

3.2. Về cơ quan điều tra hình sựtrong Quân đội nhân dân

Tổ chức bộ máy của cơ quan điều trahình sự Bộ Quốc phòng gồm có cácphòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộmáy giúp việc; cơ quan điều tra hình sựquân khu và tương đương gồm có banđiều tra và bộ máy giúp việc; cơ quanđiều tra hình sự khu vực gồm có bộphận điều tra và bộ máy giúp việc.Thẩm quyền điều tra của cơ quan điềutra hình sự được quy định cụ thể, bảođảm sự phân công, phân cấp rành mạchgiữa ba cấp điều tra; nâng cao hiệu quảhoạt động hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụđiều tra và kiểm tra việc chấp hànhpháp luật trong hoạt động điều tra củacơ quan điều tra hình sự cấp trên; hạnchế tình trạng chồng chéo về thẩmquyền điều tra giữa cơ quan điều trahình sự các cấp; cụ thể là:

- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốcphòng tiến hành điều tra vụ án hình

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

61Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 60: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơquan điều tra hình sự quân khu vàtương đương về những tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ratrên địa bàn nhiều quân khu và tươngđương, tội phạm có tổ chức xuyên quốcgia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộcthẩm quyền điều tra của cơ quan điềutra hình sự trong Quân đội nhân dândo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao hủy để điều tra lại.

- Cơ quan điều tra hình sự quânkhu và tương đương tiến hành điều travụ án hình sự về tội phạm quy định từChương XIV đến Chương XXV của Bộluật Hình sự năm 2015 (Chương XIV -Các tội xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười; Chương XV - Các tội xâm phạmquyền tự do của con người, quyền tựdo, dân chủ của công dân; Chương XVI- Các tội xâm phạm sở hữu; ChươngXVII - Các tội xâm phạm chế độ hônnhân và gia đình; Chương XVIII - Cáctội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;Chương XIX - Các tội xâm phạm môitrường; Chương XX - Các tội phạm vềma túy; Chương XXI - Các tội xâmphạm an toàn công cộng, trật tự côngcộng; Chương XXII. Các tội xâm phạmtrật tự quản lý hành chính; ChươngXXIII - Các tội phạm về chức vụ;

Chương XXIV - Các tội xâm phạmhoạt động tư pháp; trong đó: ChươngXXV - Các tội xâm phạm nghĩa vụ,trách nhiệm của quân nhân và tráchnhiệm của người phối thuộc với quânđội trong chiến đấu, phục vụ chiếnđấu) khi các tội phạm đó thuộc thẩmquyền xét xử của Tòa án quân sự quânkhu và tương đương hoặc các tội phạmthuộc thẩm quyền điều tra của cơ quanđiều tra hình sự khu vực nếu xét thấycần trực tiếp điều tra.

- Cơ quan điều tra hình sự khu vựctiến hành điều tra vụ án hình sự về tộiphạm quy định từ Chương XIV đếnChương XXV của Bộ luật Hình sự năm2015 (Chương XIV - Các tội xâm phạmtính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,danh dự của con người; Chương XV -Các tội xâm phạm quyền tự do của conngười, quyền tự do, dân chủ của côngdân; Chương XVI - Các tội xâm phạmsở hữu; Chương XVII - Các tội xâmphạm chế độ hôn nhân và gia đình;Chương XVIII - Các tội xâm phạm trậttự quản lý kinh tế; Chương XIX - Cáctội xâm phạm môi trường; Chương XX- Các tội phạm về ma túy; Chương XXI- Các tội xâm phạm an toàn công cộng,trật tự công cộng; Chương XXII - Cáctội xâm phạm trật tự quản lý hànhchính; Chương XXIII - Các tội phạmvề chức vụ; Chương XXIV - Các tội

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

62 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 61: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

xâm phạm hoạt động tư pháp; ChươngXXV - Các tội xâm phạm nghĩa vụ,trách nhiệm của quân nhân và tráchnhiệm của người phối thuộc với quânđội trong chiến đấu, phục vụ chiếnđấu) khi các tội phạm đó thuộc thẩmquyền xét xử của Tòa án quân sự cùngcấp, trừ các tội phạm thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan điều traViện kiểm sát quân sự trung ương vàcơ quan an ninh điều tra trong quânđội nhân dân.

4. Cơ quan điều tra của Việnkiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sátnhân dân tối cao gồm: Cơ quan điềutra Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàcơ quan điều tra Viện kiểm sát quânsự trung ương.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sátnhân dân tối cao gồm có các phòngđiều tra và bộ máy giúp việc; cơ quanđiều tra Viện kiểm sát quân sự trungương gồm có ban điều tra và bộ phậngiúp việc.

- Về thẩm quyền điều tra của cơquan điều tra của Viện kiểm sát nhândân tối cao, trước đây, Pháp lệnh năm2004 quy định: “Cơ quan điều tra Việnkiểm sát nhân dân tối cao điều tra cácvụ án hình sự về một số loại tội xâmphạm hoạt động tư pháp mà ngườiphạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan

tư pháp khi các tội phạm đó thuộcthẩm quyền xét xử của Tòa án nhândân”, nhưng không có quy định cụ thể“một số tội xâm phạm hoạt động tưpháp” là những tội nào, các cơ quannào là cơ quan tư pháp, do đó gây ranhiều khó khăn, vướng mắc trong việcxác định thẩm quyền của cơ quan điềutra Viện kiểm sát nhân dân tối caocũng như cơ quan điều tra Viện kiểmsát quân sự trung ương. Để khắc phụcbất cập này, Luật Tổ chức cơ quan điềutra hình sự quy định cơ quan điều traViện kiểm sát nhân dân tối cao tiếnhành điều tra tội phạm xâm phạmhoạt động tư pháp, tội phạm về thamnhũng, chức vụ quy định tại ChươngXXIII - Các tội phạm về chức vụ vàChương XXIV - Các tội xâm phạmhoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sựnăm 2015 xảy ra trong hoạt động tưpháp mà người phạm tội là cán bộ,công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòaán nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,cơ quan thi hành án, người có thẩmquyền tiến hành hoạt động tư phápkhi các tội phạm đó thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa án nhân dân. Cơ quanđiều tra Viện kiểm sát quân sự trungương tiến hành điều tra tội phạm xâmphạm hoạt động tư pháp, tội phạm vềtham nhũng, chức vụ quy định tạiChương XXIII - Các tội phạm về chức

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

63Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 62: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

vụ và Chương XXIV - Các tội xâmphạm hoạt động tư pháp của Bộ luậtHình sự năm 2015 xảy ra trong hoạtđộng tư pháp khi các tội phạm đóthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ánquân sự.

5. Cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra

Luật Tổ chức cơ quan điều tra hìnhsự tiếp tục kế thừa các quy định củaPháp lệnh năm 2004 về việc giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra cho Bộ đội biên phòng, Hảiquan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển và mộtsố cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng,chống tội phạm của Công an nhân dân,Quân đội nhân dân; đồng thời, căn cứyêu cầu của cuộc đấu tranh phòng,chống tội phạm trong tình hình mới,bổ sung kiểm ngư là cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra; vừa bổ sung, vừa loại bỏ thẩmquyền tiến hành một số hoạt động điềutra của một số đơn vị trong Công annhân dân cho phù hợp với thực tiễn, cụthể như sau:

- Đối với Bộ đội biên phòng, các cơquan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra gồm: CụcTrinh sát biên phòng; Cục Phòng,chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặcnhiệm phòng, chống ma túy và tội

phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòngcấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng cửakhẩu cảng; Đồn biên phòng.

- Đối với hải quan, các cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra gồm: Cục Điều tra chốngbuôn lậu; Cục Kiểm tra sau thôngquan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương; Chicục Hải quan cửa khẩu.

- Đối với lực lượng kiểm lâm, các cơquan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra gồm: CụcKiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng;Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm.

- Đối với Cảnh sát biển, các cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra gồm: Bộ Tư lệnhCảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnhsát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật;Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tộiphạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Độinghiệp vụ.

- Đối với Kiểm ngư - là cơ quan hoạtđộng trong lĩnh vực đặc thù, có số vụ viphạm pháp luật ngày càng gia tăng,phức tạp, do Pháp lệnh năm 2004 chưaquy định kiểm ngư có nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra, nênchưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để lựclượng kiểm ngư tiến hành các biệnpháp ngăn chặn, xử lý, răn đe tộiphạm, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

64 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 63: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vìnhững lý do đó, Quốc hội đã bổ sungnhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra cho Cục Kiểm ngư và Chi cụcKiểm ngư vùng. Theo đó, cơ quan kiểmngư khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnhvực quản lý của mình mà phát hiện tộiphạm quy định tại các điều: 111 (tộixâm phạm an ninh lãnh thổ), 242 (tộihủy hoại nguồn lợi thủy sản), 244 (tộivi phạm quy định về quản lý, bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm), 245 (tộivi phạm các quy định về quản lý khubảo tồn thiên nhiên), 246 (tội nhậpkhẩu, phát tán các loài ngoại lai xâmhại), 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vậnchuyển, sử dụng, mua bán trái phéphoặc chiếm đoạt vật liệu nổ) và 311 (tộisản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng hoặc mua bán trái phép chấtcháy, chất độc) của Bộ luật Hình sựnăm 2015 xảy ra trên các vùng biển vàthềm lục địa của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam do kiểm ngư quảnlý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chicục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng cónhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng,trong trường hợp phạm tội quả tang,chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõràng thì quyết định khởi tố vụ án,khám nghiệm hiện trường, khám xét,

lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảoquản vật chứng, tài liệu liên quan trựctiếp đến vụ án, trưng cầu giám địnhkhi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hànhcác biện pháp điều tra khác theo quyđịnh của Bộ luật Tố tụng hình sự, kếtthúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ áncho Viện kiểm sát có thẩm quyền trongthời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyếtđịnh khởi tố vụ án.

+ Đối với tội phạm nghiêm trọng,rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêmtrọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọngnhưng phức tạp, thì quyết định khởi tốvụ án, khám nghiệm hiện trường,khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạmgiữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liênquan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơvụ án cho cơ quan điều tra có thẩmquyền trong thời hạn 07 ngày, kể từngày ra quyết định khởi tố vụ án.

+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn,cưỡng chế theo quy định của Bộ luậtTố tụng hình sự.

- Đối với các cơ quan của công annhân dân được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra, căn cứvào thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấutranh phòng, chống tội phạm trongtình hình mới, Luật đã bổ sung quyđịnh Cục Cảnh sát phòng, chống tộiphạm sử dụng công nghệ cao và PhòngCảnh sát phòng, chống tội phạm sử

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

65Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 64: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

dụng công nghệ cao là những cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra. Đồng thời, loại bỏnhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra của trại tạm giam, cảnh sát hỗtrợ tư pháp, cảnh sát quản lý hànhchính về trật tự xã hội để đảm bảo việcthu gọn đầu mối, phù hợp với thực tiễnđấu tranh phòng, chống tội phạm và tổchức bộ máy của công an nhân dân.Như vậy, các cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tratrong công an nhân dân gồm có: CụcQuản lý xuất nhập cảnh; các cụcnghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an;Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; cácphòng nghiệp vụ an ninh thuộc Côngan tỉnh, thành phố trực thuộc trungương và Đội an ninh ở Công an huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương; Cục Cảnh sát giao thông;Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sátphòng, chống tội phạm về môi trường;Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạmsử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnhsát giao thông; Phòng Cảnh sát phòngcháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;Phòng Cảnh sát phòng, chống tộiphạm về môi trường; Phòng Cảnh sátphòng, chống tội phạm sử dụng côngnghệ cao; cảnh sát phòng cháy và chữa

cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trungương; trại giam.

- Đối với các cơ quan khác trongQuân đội nhân dân, cũng như các cơquan khác trong Công an nhân dân,Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sựloại bỏ nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra của trại tạm giam; tiếptục quy định trại giam, đơn vị độc lậpcấp trung đoàn và tương đương lànhững cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra.

Về quyền hạn điều tra của các cơquan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra cơ bản đượcgiữ như Pháp lệnh năm 2004 (được raquyết định khởi tố vụ án hình sự, lấylời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quảnvật chứng, tài liệu liên quan trực tiếpđến vụ án, khám xét...), nhưng đốivới các cơ quan thuộc Bộ đội biênphòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểmngư, Cảnh sát biển được tăng thờihạn điều tra đối với tội phạm ítnghiêm trọng trong trường hợp phạmtội quả tang, chứng cứ và lai lịchngười phạm tội rõ ràng từ 20 ngàylên 01 tháng, kể từ ngày ra quyếtđịnh khởi tố vụ án; đồng thời, nhiệmvụ, quyền hạn của cấp trưởng và cấpphó của cơ quan này khi được phâncông điều tra vụ án hình sự cũngđược quy định cụ thể, rõ ràng hơnq

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

66 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 65: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

67Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Yêu cầu của cải cách tưpháp về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Viện kiểm sát nhân dân

1.1. Căn cứ xác định nhiệm vụKể từ Đại hội lần thứ VI (năm

1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam,chủ trương đổi mới toàn diện đấtnước được đặt ra và triển khai, trongđó, cải cách tư pháp là một đòi hỏikhách quan và cấp thiết để có thểthích ứng với những đổi mới về kinhtế, hệ thống chính trị... nhằm thựchiện nhiệm vụ của Nhà nước ViệtNam nói chung và của Ngành Kiểmsát nhân dân nói riêng về xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam của dân, do dân vàvì dân.

Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trịban hành Nghị quyết số 08-NQ/TWvề một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới. Nghịquyết nêu rõ: Viện kiểm sát các cấpthực hiện tốt chức năng công tố và

kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tư pháp. Hoạt độngcông tố phải được thực hiện ngay từkhi khởi tố vụ án và trong suốt quátrình tố tụng nhằm bảo đảm khôngbỏ lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội, xử lý kịpthời những trường hợp sai phạm củanhững người tiến hành tố tụng khithi hành nhiệm vụ. Nâng cao chấtlượng công tố của kiểm sát viên tạiphiên tòa, bảo đảm tranh tụng dânchủ với luật sư, người bào chữa vànhững người tham gia tố tụngkhác...; tổ chức, sắp xếp lại các đơn vịtrong Viện kiểm sát các cấp để thựchiện tốt chức năng công tố, kiểm sátcác hoạt động tư pháp.

Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 đã đề ra yêu cầu: Trước mắt,Viện kiểm sát nhân dân (sau đâyviết tắt là VKSND) giữ nguyên chức

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

n VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌCVIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Page 66: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

68 Dên chuã & Phaáp luêåt

năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp. Việnkiểm sát được tổ chức phù hợp với hệthống tổ chức của Tòa án; nghiên cứuviệc chuyển Viện kiểm sát thànhViện công tố…

Các năm sau đó, nhìn rõ được tầmquan trọng của VKSND trong hệthống các cơ quan tư pháp Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tụcđịnh hướng công cuộc cải cách tưpháp trong Văn kiện Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI; Kết luận số79-KL/TW ngày 28/7/2010 của BộChính trị về Đề án đổi mới tổ chứcvà hoạt động của Tòa án, Viện kiểmsát và cơ quan điều tra theo Nghịquyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trịvề Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020 và Kết luận số 92-KL/TWngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị vềviệc tiếp tục thực hiện Nghị quyết49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị khóa IX về Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020. Liênquan đến nội dung đổi mới tổ chứcvà hoạt động của VKSND, văn kiệnvà các kết luận nêu trên khẳngđịnh: (i) Về chức năng, VKSND cóhai chức năng thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp; (ii)Về tổ chức, VKSND đổi mới theohướng tổ chức phù hợp với hệ thống

tổ chức Tòa án 04 cấp theo thẩmquyền xét xử, không phụ thuộc vàođơn vị hành chính.

Như vậy, hệ thống tổ chức và hoạtđộng của VKSND cần thiết phải cósự đổi mới mạnh mẽ, khi lần đầutiên trong suốt hơn 50 năm tồn tại vàphát triển, VKSND cần phải đượcđổi mới theo hướng thành 04 cấpkiểm sát, bao gồm: VKSND tối cao,VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh vàVKSND cấp huyện.

1.2. Nhiệm vụ đáp ứng yêu cầucải cách tư pháp trong tình hìnhmới

Quán triệt các tư tưởng chỉ đạocủa Đảng, VKSND đã xác định cácnhiệm vụ đáp ứng yêu cầu cải cáchtư pháp trong tình hình mới nhưsau:

1.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoànthiện tổ chức Viện kiểm sát nhândân

- Tích cực tham gia xây dựngHiến pháp năm 2013, tập trungnghiên cứu, xây dựng Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2014và Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015; chủ động phối hợp với các bộ,ngành liên quan xây dựng các bộluật, luật trong lĩnh vực tư pháp đểcác cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án và thi hành án các cấp

Page 67: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

69Dên chuã & Phaáp luêåt

thực hiện thống nhất trong phạmvi cả nước.

- Ngành Kiểm sát nhân dân tiếptục kiện toàn tổ chức, bộ máy, lề lốilàm việc, đổi mới công tác chỉ đạo,điều hành để thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ trọng tâm công tác tư phápcủa Ngành; nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác trên tất cả các lĩnhvực. Công tác của Ngành Kiểm sátnhân dân phải thật sự đổi mới vềchất lượng, bám sát, phục vụ thiếtthực nhiệm vụ chính trị của Đảng.

- Ngành Kiểm sát nhân dân cầntích cực, chủ động phối hợp với các cơquan hữu quan triển khai xây dựngvà nghiên cứu các đề án nhằm hoànthiện thể chế và tổ chức bộ máy củahệ thống các cơ quan tư pháp nóichung và của VKSND nói riêng.

1.2.2. Về thực hiện chức năng,nhiệm vụ

Toàn ngành Kiểm sát nhân dântập trung phấn đấu nâng cao hơnnữa chất lượng, hiệu quả công tácthực hành quyền công tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp, đáp ứngyêu cầu cải cách tư pháp mà Đảngđã đề ra.

Trong lĩnh vực hình sự, quán triệtsâu sắc quan điểm của Đảngvề “tăng cường trách nhiệm công tốtrong hoạt động điều tra, gắn công tố

với hoạt động điều tra”, khi thựchành quyền công tố, với tư cách là cơquan nhà nước, nhân danh quyền lựcnhà nước để đưa người phạm tội ratrước Tòa án, Viện kiểm sát phảinắm bắt và quản lý được đầy đủthông tin về tình hình tội phạm; tăngcường kiểm sát chặt chẽ việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, ápdụng mọi biện pháp theo luật địnhđể chống bỏ lọt tội phạm... Trong quátrình điều tra tội phạm, Viện kiểmsát phải tích cực, chủ động tham giasâu hơn vào quá trình điều tra, bámsát các hoạt động điều tra để làm rõtội phạm, cùng chịu trách nhiệm vớicơ quan điều tra về kết quả điều tra.Viện kiểm sát phải kịp thời đưa racác yêu cầu điều tra chuẩn xác, cótác dụng thực tế trong định hướngđiều tra, xác định tội phạm, chủđộng cùng với cơ quan điều tra tháogỡ những khó khăn, vướng mắc phátsinh trong quá trình điều tra. Trựctiếp tiến hành một số hoạt động điềutra theo quy định của pháp luật đểchủ động thu thập và kiểm tra chứngcứ khi cần thiết. Mặt khác, kiênquyết không phê chuẩn hoặc khi cầnthiết thì hủy bỏ các quyết địnhkhông có căn cứ, trái pháp luật củacơ quan điều tra, góp phần bảo đảmkhông để lọt tội phạm và người phạm

Page 68: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

70 Dên chuã & Phaáp luêåt

tội, không làm oan người vô tội.Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm

sát phải đổi mới mạnh mẽ để nângcao hơn nữa chất lượng tranh tụngcủa kiểm sát viên tại phiên tòa theotinh thần cải cách tư pháp. Vai tròcủa kiểm sát viên tại phiên tòa làthay mặt Nhà nước để thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp, do vậy, tại phiên tòa,kiểm sát viên phải chủ động trongxét hỏi và tranh luận, thực sự cótrách nhiệm và bản lĩnh, sắc bén đểbảo vệ quan điểm truy tố; đồng thờiphải thực sự khách quan, tôn trọngkết quả tranh luận công khai tạiphiên tòa để đề xuất quan điểm xửlý vụ án đúng pháp luật, có sứcthuyết phục.

Bên cạnh đó, để góp phần tích cựcvào việc nâng cao hiệu quả thựchành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp, cần tiếp tục đổimới mạnh mẽ tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan điều tra của Viện kiểmsát. Thời gian vừa qua, cơ quan điềutra của VKSND tối cao đã có nhiềuđổi mới về tổ chức và hoạt động; chấtlượng và hiệu quả công tác điều tracũng đã được nâng lên một bước. Tuynhiên, công tác điều tra vẫn chưahoàn toàn đáp ứng được yêu cầu củatình hình thực tế. Trong thời gian

tới, Ngành Kiểm sát sẽ tiếp tục tăngcường đổi mới, kiện toàn tổ chức vàhoạt động của cơ quan điều tra củangành, nâng cao chất lượng cán bộ,điều tra viên; tăng cường công tácquản lý, chỉ đạo việc điều tra. Côngtác điều tra phải góp phần tích cựcvào việc phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật trong hoạt động tưpháp; chú trọng phát hiện, tổng hợpcác nguyên nhân, điều kiện phátsinh vi phạm và tội phạm trong hoạtđộng tư pháp để có những kiến nghịthỏa đáng với các cơ quan hữu quancó biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Toàn ngành Kiểm sát tập trunghơn nữa để làm chuyển biến mạnhmẽ công tác kiểm sát hoạt động tưpháp trong lĩnh vực dân sự, hànhchính, thi hành án và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân. Thựchiện tốt chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp chính là Viện kiểm sátđã góp phần quan trọng để hìnhthành và thực hiện cơ chế kiểm soátviệc thực hiện quyền lực nhà nước ởnước ta - một cơ chế nhằm ngănchặn, khắc phục sự lạm quyền, xâmphạm các quyền dân chủ của côngdân, bảo đảm sự tuân thủ nghiêmchỉnh Hiến pháp và pháp luật củacác cơ quan tiến hành tố tụng khigiải quyết các vụ án, vụ việc; góp

Page 69: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

71Dên chuã & Phaáp luêåt

phần quan trọng thực hiện mục tiêucải cách tư pháp là “xây dựng nền tưpháp trong sạch, vững mạnh, dânchủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,phục vụ nhân dân, phụng sự Tổquốc”. Đây là trách nhiệm chính trịcủa Ngành Kiểm sát nhân dân trướcĐảng, Nhà nước và nhân dân. Thựchiện có hiệu quả công tác kiểm sáthoạt động tư pháp là cơ sở thực tiễnđể tiếp tục khẳng định vị trí, vai tròcủa VKSND trong tiến trình cải cáchtư pháp; chứng minh VKSND làthiết chế không thể thiếu của Đảngvà Nhà nước ta để bảo đảm cho phápluật được chấp hành nghiêm chỉnhvà thống nhất.

Để làm tốt chức năng kiểm sátcác hoạt động tư pháp, tạo sựchuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vựccông tác này, Viện kiểm sát các cấpphải áp dụng mọi biện pháp, đổimới, vận dụng sáng tạo các phươngpháp kiểm sát, thực hiện đầy đủ cácquyền hạn theo luật định để pháthiện kịp thời, đầy đủ, chính xác cácvi phạm trong quá trình giải quyếtvụ án, vụ việc; trên cơ sở đó, thựchiện việc kháng nghị, kiến nghị, yêucầu khắc phục vi phạm; đồng thờiphát hiện những vướng mắc, bất cậpvề cơ chế, chính sách để tổng hợp,báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có

thẩm quyền sửa đổi chính sách,pháp luật cho phù hợp.

1.2.3. Về công tác cán bộNgành Kiểm sát nhân dân tập

trung đổi mới mạnh mẽ công tác tổchức cán bộ để đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ mới. Công tác tổ chức cánbộ chú trọng vào việc quy hoạch cánbộ và đổi mới cơ chế đánh giá nănglực cán bộ, kiểm sát viên. Công táccán bộ chú trọng xây dựng đội ngũcán bộ, trước hết là đội ngũ kiểm sátviên, điều tra viên đủ về số lượng,giỏi về nghiệp vụ, trong sáng về đạođức, vững vàng về phẩm chất chínhtrị để đáp ứng yêu cầu của nền tưpháp hiện đại. Để đạt được mục đíchđó, Ngành Kiểm sát nhân dân sẽ chútrọng hơn đến công tác đào tạo, bồidưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụvà lý luận chính trị cho đội ngũ cánbộ, kiểm sát viên toàn ngành. Côngtác đào tạo, bồi dưỡng đi vào chiềusâu, có trọng tâm, trọng điểm, bảođảm thiết thực, gắn với yêu cầu côngtác. VKSND tối cao sẽ tiếp tục quantâm đầu tư lực lượng, cơ sở vật chấtcho công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, trong đó chú trọng công tác đàotạo nguồn nhân lực lâu dài chongành; đổi mới nội dung đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ; kiện toàn TrườngĐào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm

Page 70: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

72 Dên chuã & Phaáp luêåt

sát, tạo tiền đề cho việc thành lậpTrường Đại học Kiểm sát.

1.2.4. Về bảo đảm điều kiện cơ sởvật chất cho hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân

Để bảo đảm cho hoạt động thựchiện chức năng, nhiệm vụ trong tìnhhình mới, Ngành Kiểm sát nhân dântiếp tục tập trung nghiên cứu, xâydựng, thực hiện các đề án về tăngcường đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị, phương tiện làm việc choNgành, nhất là chuẩn bị cơ sở vậtchất cho việc triển khai thực hiện tổchức mô hình VKSND 04 cấp theoKết luận số 79-KL/TW của Bộ Chínhtrị. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xâydựng và triển khai thực hiện Đề ánphát triển ứng dụng công nghệ thôngtin, nâng cao hiệu quả ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt độngnghiệp vụ của Ngành, đáp ứng yêucầu của nền tư pháp hiện đại.

1.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác tư pháp vànâng cao hiệu quả giám sát hoạtđộng tư pháp

Ban Cán sự Đảng VKSND tối caoquán triệt và tăng cường công tácxây dựng Đảng, giáo dục, quản lý,kiểm tra hoạt động của các tổ chứcĐảng, đảng viên; chăm lo công tácquy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố

trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơquan tư pháp. Xây dựng và hoànthiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủyĐảng trong việc chỉ đạo giải quyếtnhững vụ việc quan trọng, phức tạp;cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổchức Đảng với các cơ quan tư phápvà các ban, ngành có liên quan theohướng cấp ủy định kỳ nghe báo cáovà cho ý kiến định hướng về công táctư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tậpthể và cá nhân cấp ủy viên tronglãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp.

Bên cạnh đó, VKSND tối cao xácđịnh và nghiêm túc thực hiện chươngtrình giám sát của Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội, Ủy ban Tưpháp của Quốc hội và Hội đồng nhândân các cấp đối với công tác thựchành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp.

2. Hoàn thiện thể chế về tổchức và hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân nhằm đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp

2.1. Hiến pháp năm 2013Quán triệt và thực hiện nghiêm

túc chỉ thị của Bộ Chính trị, nghịquyết của Quốc hội liên quan đếnviệc xây dựng, triển khai thi hànhHiến pháp năm 20131, VKSND tốicao đã chỉ đạo tổ chức việc tổng kết20 năm thi hành Hiến pháp năm

Page 71: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

73Dên chuã & Phaáp luêåt

1992, tích cực tham gia quá trìnhxây dựng Hiến pháp và khẩntrương triển khai thi hành Hiếnpháp năm 2013.

Việc đề xuất xây dựng chế địnhVKSND trong Hiến pháp năm 2013được thực hiện trên cơ sở tổng kếtthực tiễn thi hành Hiến pháp năm1992 trong toàn Ngành; nghiên cứukinh nghiệm trong Hiến pháp cácnước quy định về thiết chế Viện kiểmsát/Viện công tố; làm rõ các yêu cầucủa cải cách tư pháp, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam đối với việc sửa đổi, bổsung chế định VKSND trong Hiếnpháp. Chính vì vậy, kết quả nghiêncứu, đề xuất của VKSND tối cao vềnhững nội dung cần sửa đổi, bổ sungcác quy định của Hiến pháp năm1992 có liên quan đến tổ chức, hoạtđộng của VKSND đã được Ban chỉđạo Cải cách tư pháp trung ươngnhất trí đánh giá cao và trình BộChính trị đưa vào Hiến pháp.

Trên cơ sở đó, Điều 107 Hiến phápnăm 2013 đã một lần nữa khẳngđịnh chức năng của VKSND là “thựchành quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp”, đồng thời quy định:“Viện kiểm sát nhân dân gồm Việnkiểm sát nhân dân tối cao và cácViện kiểm sát khác do Luật định”.

Quy định này đã tạo điều kiện choviệc tổ chức lại hệ thống Viện kiểmsát tương ứng hệ thống Tòa án theothẩm quyền xét xử, không gắn vớiđơn vị hành chính để bảo đảmnguyên tắc độc lập của Tòa án.

2.2. Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014

Nhằm cụ thể hóa chủ trương cảicách tư pháp của Đảng, quy định củaHiến pháp năm 2013, Luật Tổ chứcVKSND năm 2014 đã có nhiều nộidung đổi mới cơ bản về tổ chức vàhoạt động của VKSND như sau:

2.2.1. Về tổ chức bộ máy của Việnkiểm sát nhân dân

Quy định hệ thống VKSND gồm04 cấp, bao gồm: VKSND dân tốicao; VKSND cấp cao, VKSND cấptỉnh và VKSND cấp huyện và hệthống Viện kiểm sát quân sự cáccấp. Trong đó, VKSND cấp cao thựchành quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp đối với các vụ án, vụviệc thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án nhân dân cấp cao (Điều41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014). Theo Điều 29 LuậtTổ chức Tòa án nhân dân năm 2014,Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệmvụ, quyền hạn sau:

“1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án,quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân

Page 72: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

74 Dên chuã & Phaáp luêåt

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương thuộc phạm vi thẩm quyềntheo lãnh thổ chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị theoquy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bảnán, quyết định đã có hiệu lực phápluật của Tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,Tòa án nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh và tươngđương thuộc phạm vi thẩm quyềntheo lãnh thổ bị kháng nghị theo quyđịnh của luật tố tụng”.

2.2.2. Về hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân

- Luật đã xác định rõ vị trí, vai tròcủa VKSND với chức năng thực hànhquyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp. Theo đó, VKSND được xácđịnh là cơ quan kiểm sát hoạt độngtư pháp, vừa có trách nhiệm phốihợp, vừa kiểm sát chặt chẽ, thườngxuyên đối với cơ quan điều tra, Tòaán, cơ quan thi hành án và các cơquan khác trong việc thực hiện hoạtđộng tư pháp nhằm bảo vệ phápluật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêm

chỉnh và thống nhất.- Quy định rõ đối tượng, nội dung,

phạm vi, mục đích của từng chứcnăng thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động tư pháp; xác định rõcác mặt công tác và thẩm quyền cơbản của VKSND trong từng lĩnh vực,đặt nền tảng cho việc hình thành cơsở lý luận về chức năng của VKSND,bảo đảm thống nhất nhận thức vàhoạt động có hiệu quả trên thực tế.

- Quy định Viện kiểm sát nhândân bắt đầu thực hành quyền công tốtừ khi cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra để giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm.

Luật cũng quy định cơ quan điềutra của VKSND tối cao, cơ quan điềutra của Viện kiểm sát quân sự trungương có thẩm quyền điều tra tộiphạm xâm phạm hoạt động tư pháp,tham nhũng, chức vụ xảy ra tronghoạt động tư pháp theo quy định củaLuật mà người phạm tội là cán bộ,công chức thuộc cơ quan điều tra,VKSND, Tòa án nhân dân, cơ quanthi hành án, người có thẩm quyềntiến hành hoạt động tư pháp.

- Quy định rõ các biện pháp bảođảm hoạt động của VKSND như:Giao cho Viện trưởng VKSND tối caothẩm quyền quyết định biên chế; số

Page 73: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

75Dên chuã & Phaáp luêåt

lượng và cơ cấu kiểm sát viên các cấpVKSND để bảo đảm tính chủ động,linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếpcán bộ; quy định kiểm sát viên, điềutra viên, kiểm tra viên có thang, bậclương riêng và các chế độ phụ cấp,các hình thức khen thưởng đặc thùcủa Ngành Kiểm sát nhân dân; xácđịnh rõ thẩm quyền của Ủy banthường vụ Quốc hội và Viện trưởngVKSND tối cao trong việc quy định,cấp phát trang phục, giấy chứngminh, giấy chứng nhận các chứcdanh tư pháp.

2.3. Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015đã có nhiều quy định mới thể hiện rõnhiệm vụ và quyền hạn của VKSND.Đặc biệt, để bảo đảm sự phân địnhrành mạch giữa các giai đoạn tố tụngvà tạo cơ sở xác định chức năng côngtố của VKSND, Bộ luật Tố tụng hìnhsự năm 2015 đã xây dựng riêng Phầnthứ ba về truy tố, gồm 02 chương:Chương XVIII - Những quy địnhchung; Chương XIX - Quyết địnhviệc truy tố bị can cũng như quy địnhcụ thể về thẩm quyền truy tố củaViện kiểm sát tại Điều 239. Hơn nữa,Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015còn bổ sung 02 điều luật (Điều 236và Điều 237) quy định về nhiệm vụ,

quyền hạn của Viện kiểm sát khithực hành quyền công tố và khi kiểmsát trong giai đoạn truy tố để phùhợp với Luật Tổ chức Viện Kiểm sátnhân dân năm 2014, tăng cườngtrách nhiệm của Viện kiểm sát nhằmchống bỏ lọt tội phạm, chống làm oanngười vô tội.

Đối với chủ trương “tăng cườngtrách nhiệm công tố trong hoạt độngđiều tra, thực hiện cơ chế công tố gắnvới điều tra”, Bộ luật tăng cườngtrách nhiệm của VKSND phải thựchành quyền công tố từ khi cơ quanđiều tra giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm; khi thuộc trường hợp luậtđịnh, phải trực tiếp giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, tiến hànhmột số hoạt động điều tra; quy địnhcụ thể trách nhiệm chuyển vụ án khiphát hiện việc điều tra không đúngthẩm quyền; quy định bắt buộc kiểmsát viên phải có mặt khi cơ quan điềutra tiến hành các hoạt động khámnghiệm hiện trường, khám nghiệmtử thi, đối chất, nhận dạng, thựcnghiệm điều tra, khám xét.

Bộ luật cũng đổi mới cơ chế phânđịnh thẩm quyền theo hướng đề caotrách nhiệm của các chức danh tưpháp, mạnh dạn giao thẩm quyền đểhọ chủ động trong thực thi nhiệm vụ.Bảo đảm mỗi chức danh đều phải có

Page 74: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

76 Dên chuã & Phaáp luêåt

địa vị pháp lý của mình, quyền hạnphải đi đôi với trách nhiệm. Theo đó,đối với những thẩm quyền tố tụngquan trọng, quyết định việc “đóng,mở” một giai đoạn tố tụng, nhữngthẩm quyền liên quan đến việc hạnchế quyền con người, quyền công dângiao cho thủ trưởng các cơ quan tốtụng thực hiện; những thẩm quyềnnhằm phát hiện, làm sáng tỏ sự thậtkhách quan của vụ án giao cho điềutra viên, kiểm sát viên, thẩm phánthực hiện. Những sửa đổi, bổ sungnày sẽ tạo bước chuyển về chất tronghoạt động của các cơ quan tố tụng,thúc đẩy quá trình giải quyết vụ ánkhẩn trương, chính xác, đề cao tráchnhiệm đầy đủ của từng chức danh tưpháp, đồng thời, bảo đảm thận trọng,chặt chẽ trong kiểm soát hoạt độngtố tụng, phù hợp với mặt bằng nănglực của các chức danh tư pháp trongVKSND hiện nay.

Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 đã xác định kiểm tra viênVKSND cũng là người tiến hành tốtụng nhằm nâng cao vị thế củaVKSND trong quá trình tố tụng vàtăng khả năng thực hiện chức năngcông tố và kiểm sát của VKSND.

2.4. Luật Tổ chức cơ quan điềutra hình sự năm 2015

Luật Tổ chức cơ quan điều tra

hình sự tiếp tục kế thừa các quy địnhvề kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động điều tra trong Pháplệnh về tổ chức điều tra hình sự năm2004 và có một số điều chỉnh cho phùhợp với Luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân năm 2014, cụ thể như sau:

- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong hoạt động điềutra nhằm bảo đảm cho hoạt độngđiều tra của cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra tuân thủcác quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự và Luật Tổ chức cơ quanđiều tra hình sự; phát hiện kịp thờivà yêu cầu, kiến nghị cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra khắcphục vi phạm pháp luật trong hoạtđộng điều tra.

- Cơ quan điều tra - cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra thực hiện yêu cầu,quyết định của Viện kiểm sát theoquy định của Bộ luật Tố tụng hìnhsự; xem xét, giải quyết, trả lời kiếnnghị của Viện kiểm sát theo quyđịnh của pháp luật.

- Điểm mới quan trọng trong quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan điều tra VKSND tối cao củaLuật Tổ chức cơ quan điều tra hình

Page 75: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

sự đó là: Cơ quan điều tra Viện kiểmsát nhân dân tối cao tiến hành điềutra tội phạm xâm phạm hoạt động tưpháp, tội phạm về tham nhũng, chứcvụ quy định tại Chương XXIII vàChương XXIV của Bộ luật Hình sựnăm 2015 xảy ra trong hoạt động tưpháp mà người phạm tội là cán bộ,công chức thuộc cơ quan điều tra,Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân, cơ quan thi hành án,người có thẩm quyền tiến hành hoạtđộng tư pháp khi các tội phạm đóthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ánnhân dân. Điều này cũng bảo đảmđồng bộ với quy định tại Điều 20 củaLuật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014, theo đó khi ngườiphạm tội là cán bộ, công chức thuộccơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểmsát nhân dân, cơ quan thi hành án,người có thẩm quyền tiến hành hoạtđộng tư pháp trong khi tiến hànhhoạt động tư pháp theo quy định củaLuật này và các luật khác có liênquan mà phạm tội xâm phạm hoạtđộng tư pháp, tội phạm về thamnhũng, chức vụ thì thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan điều traVKSND tối cao, cơ quan điều traViện kiểm sát quân sự trung ương.

2.5. Luật Thi hành tạm giữ,tạm giam năm 2015

Các quy định về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của VKSND được quyđịnh cụ thể tại 04 chương, bao gồm:Chương I - Những quy định chung;Chương VIII - Kiểm sát quản lý, thihành tạm giữ, tạm giam; Chương IX- Khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong quản lý, thihành tạm giữ, tạm giam và ChươngX - Trách nhiệm trong quản lý, thihành tạm giữ, tạm giam. Theo đó,VKSND vừa có chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn trong kiểm sát quản lý,thi hành tạm giữ, tạm giam, bao gồmcả trách nhiệm thực hiện yêu cầu,kiến nghị, kháng nghị, quyết địnhcủa VKSND trong quản lý, thi hànhtạm giữ, tạm giam, vừa có nhiệm vụtiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý, thi hành tạm giữ,tạm giam. Trong đó, Luật quy địnhVKSND là cơ quan duy nhất có tráchnhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tạm giữ, tạm giam.

2.6. Bộ luật Tố tụng dân sự,Luật Tố tụng hành chính năm2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015và Luật Tố tụng hành chính năm2015 tiếp tục khẳng định VKSND làcơ quan tiến hành tố tụng dân sự,hành chính (Điều 46 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015 và Điều 36 Luật Tố

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

77Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 76: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

tụng hành chính năm 2015). Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 bổ sungquy định kiểm tra viên cũng là ngườitiến hành tố tụng và bổ sung 01 điềuluật quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn của kiểm tra viên để bảo đảmphù hợp với Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014 và sửa đổi,bổ sung quy định các nhiệm vụ,quyền hạn của Viện trưởng Việnkiểm sát, kiểm sát viên và kiểm traviên trong tố tụng dân sự, tố tụnghành chính để phù hợp với quy địnhcủa Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014.

Đặc biệt, 02 đạo luật trên đã bổsung quy định việc kiểm sát viênđược phát biểu ý kiến về việc giảiquyết vụ án; bổ sung quy định làngay sau khi kết thúc phiên tòa,kiểm sát viên phải gửi văn bản phátbiểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồsơ vụ án. Quy định này cũng nângcao vai trò, trách nhiệm của Việnkiểm sát và của kiểm sát viên.

2.7. Luật Thi hành án hình sựvà Luật Thi hành án dân sự

Theo tinh thần cải cách tư pháp,việc ra đời Luật Thi hành án hìnhsự năm 2010 và Luật sửa đổi, bổsung Luật Thi hành án dân sự năm2014 là cần thiết để đáp ứng với yêucầu, nhiệm vụ mới, đồng thời thống

nhất và tập trung hệ thống văn bảnpháp luật, tiếp tục tạo chuyển biếncơ bản, tăng cường hiệu lực, hiệuquả công tác thi hành án hình sự vàthi hành án dân sự, góp phần bảođảm thực hiện những quy định củaHiến pháp năm 2013 và phù hợp vớiLuật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014.

Với việc quy định VKSND kiểmsát việc tuân theo pháp luật trongviệc thi hành án hình sự (Điều 114,Điều 141 và Điều 142 Luật Thi hànhán hình sự năm 2008) và thi hành ándân sự (khoản 2 Điều 12 Luật Thihành án dân sự được sửa đổi, bổsung năm 2014), hai luật đã khẳngđịnh chức năng kiểm sát hoạt độngtư pháp của VKSND được thực hiệntrong tất cả các giai đoạn tố tụng từkhi tiếp nhận và giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố và trong suốt quá trình giải quyếtvụ án hình sự, giải quyết vụ án hànhchính, vụ việc dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại,lao động cho đến khi bản án, quyếtđịnh của Tòa án có hiệu lực phápluật và việc thi hành các bản án,quyết định đó. Hai luật cũng quyđịnh cụ thể hơn các nhiệm vụ, quyềnhạn VKSND được thực hiện trongviệc kiểm sát thi hành án dân sự và

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

78 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 77: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

thi hành án hình sự nhằm tăngcường trách nhiệm của VKSNDtrong công tác này, góp phần bảođảm cho quyền và lợi ích hợp phápcủa những cơ quan, tổ chức, cá nhâncó liên quan đến thi hành án đượcthực thi và bảo vệ theo đúng quyđịnh của pháp luật.

3. Triển khai thực hiện Hiếnpháp năm 2013 và các luật nhằmđổi mới tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân đáp ứngyêu cầu cải cách tư pháp

3.1. Kết quả triển khai thựchiện Hiến pháp năm 2013 vàLuật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2014

3.1.1. Triển khai Hiến pháp năm2013

Sau khi Hiến pháp năm 2013được thông qua, việc tổ chức thi hànhHiến pháp năm 2013 trong Ngànhđược chỉ đạo tổ chức thực hiện tíchcực. VKSND tối cao đã tổ chức nhiềuhội nghị quán triệt nội dung mới củaHiến pháp; yêu cầu tổ chức việc thựchiện chức năng thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động tưpháp theo tinh thần mới của Hiếnpháp; cụ thể hóa các quy định củaHiến pháp trong các dự án luật,trước hết là các đạo luật mà VKSNDtối cao có trách nhiệm chủ trì hoặc

phối hợp xây dựng.3.1.2. Triển khai Luật Tổ chức

Viện kiểm sát nhân dân năm 2014Viện trưởng VKSND tối cao đã

ban hành kế hoạch về việc triển khaithực hiện Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014 và Nghịquyết của Quốc hội về thi hành Luậttrong Ngành Kiểm sát nhân dân; chỉđạo tập trung, nỗ lực triển khai xâydựng các văn bản quy phạm phápluật hướng dẫn thi hành Luật Tổchức Viện kiểm sát nhân dân năm2014; đặc biệt là đã hoàn thành cácdự thảo nghị quyết về tổ chức bộmáy, đội ngũ cán bộ… trình Ủy banThường vụ Quốc hội quyết định.VKSND tối cao đã soạn thảo cácthông tư, quyết định của Viện trưởngVKSND tối cao để triển khai thựchiện Luật Tổ chức Viện Kiểm sátnhân dân năm 20142 (đến nay đã có07 nghị quyết được Ủy ban Thườngvụ Quốc hội ký ban hành3); chủ độngrà soát, bố trí, sắp xếp cán bộ lãnhđạo quản lý, cán bộ có chức danh tưpháp của VKSND các cấp để nhanhchóng kiện toàn đội ngũ cán bộ thựchiện theo quy định mới của Luật Tổchức Viện kiểm sát nhân dân năm2014; tổ chức tốt hội nghị về công táctổ chức cán bộ trong toàn ngành tạihai khu vực phía Bắc và phía Nam.

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

79Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 78: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

- Về tổ chức bộ máyTiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy

và cán bộ theo hướng chuyên sâu, đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; rà soát,bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạoViện kiểm sát các cấp giai đoạn 2010- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;hoàn thành việc rà soát, giới thiệunhân sự lãnh đạo Viện kiểm sát địaphương tham gia cấp ủy nhiệm kỳ2015 - 2020; thực hiện nghiêm túcquy định việc bổ nhiệm cán bộ lãnhđạo, quản lý.

Toàn ngành tích cực đẩy mạnhcải cách chế độ công chức, công vụ;đổi mới thủ tục hành chính tư pháp;tập trung xây dựng, hoàn thiện Đềán xác định vị trí việc làm và cơ cấucác ngạch công chức, viên chứctrong Ngành Kiểm sát nhân dân;nghiên cứu việc thi tuyển công chứctheo khu vực, kết hợp thi và tuyểnchọn lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ;thí điểm thi tuyển chọn người bổnhiệm kiểm sát viên VKSND tốicao; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh,cấp huyện và thực hiện chế độ thựctập, tập sự lãnh đạo quản lý; quyđịnh về việc đánh giá công chức,viên chức và người lao động hàngnăm… coi đây là những biện phápđột phá tạo sự chuyển biến mạnhmẽ về công tác xây dựng ngành.

Ban Cán sự Đảng VKSND tối caochỉ đạo tập trung kiện toàn tổ chứcbộ máy và đội ngũ cán bộ giảng dạytại các cơ sở đào tạo của ngành, đặcbiệt là Trường Đại học Kiểm sát;nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên; đổi mới phương pháp, nội dung,chương trình đào tạo; gắn kết giữa lýthuyết với thực tập, thực tế, xử lýtình huống, nâng cao kỹ năng thựchành; chú trọng việc đào tạo, bồidưỡng kiến thức mới về chính trị,pháp luật, giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho đội ngũ cán bộ, kiểm sátviên; huy động mọi nguồn lực, cảtrong nước và quốc tế cho công tácđào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo sựchuyển biến về chất, phục vụ sựnghiệp phát triển lâu dài của ngành.

Công tác thông tin, tuyên truyềncủa Ngành Kiểm sát nhân dân tiếptục được kiện toàn và có sự pháttriển tích cực; nhiều VKSND cấptỉnh đã có trang thông tin điện tử4;năng lực các cơ quan báo chí củaNgành được nâng cao. VKSND tốicao đã tích cực, chủ động phối hợpvới kênh Truyền hình An ninh nhândân, Bộ Công an xây dựng và phátsóng định kỳ Chương trình truyềnhình Kiểm sát nhân dân, nhằm đẩymạnh công tác tuyên truyền về tổchức, hoạt động của ngành. Chất

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

80 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 79: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

lượng và hiệu quả của Chương trìnhngày càng được khẳng định. Hiệnnay, trọng tâm công tác thông tin làtuyên truyền các chủ trương, đườnglối, nghị quyết của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, nhất là những quyđịnh mới của Luật Tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 2014 và kếtquả thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa ngành. VKSND tối cao đã phốihợp tích cực với Đài Truyền hìnhViệt Nam tổ chức cuộc thi “Tuyêntruyền về Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014 và truyềnthống 55 năm xây dựng và pháttriển Ngành Kiểm sát nhân dân”;đẩy mạnh công tác giáo dục truyềnthống, tuyên truyền về lịch sử xâydựng và phát triển của ngành trong55 năm qua.

Thực hiện chủ trương bảo đảm sựlãnh đạo của Đảng và sự giám sátcủa cơ quan dân cử đối với hoạt độngcủa VKSND, thực hiện Nghị quyếtĐại hội lần thứ XI của Đảng, Nghịquyết Hội nghị Trung ương 4 (khóaXI) về một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay và Chỉ thị số03-CT/TW ngày 14/5/2011 của BộChính trị về Tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, Ban Cán sự ĐảngVKSND tối cao đã quán triệt các cấp

ủy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảngviên nhận thức đầy đủ, sâu sắc vềtầm quan trọng của công tác xâydựng Đảng; đề ra các chương trình,kế hoạch hành động và các biệnpháp thiết thực để tiếp tục đổi mớivà chỉnh đốn Đảng; thực hiệnnghiêm túc các cuộc vận động về xâydựng Đảng trong Ngành Kiểm sát.Việc quán triệt và triển khai thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 vàChỉ thị số 03-CT/TW thực sự đã trởthành đợt sinh hoạt chính trị sâurộng trong toàn Ngành Kiểm sátnhân dân.

VKSND các cấp đã thực hiệnnghiêm túc các chương trình giámsát của Quốc hội, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp củaQuốc hội và Hội đồng nhân dân cáccấp đối với công tác của NgànhKiểm sát nhân dân. Viện trưởngVKSND tối cao đã thực hiện tốttrách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội, lời chấtvấn trước Quốc hội về công tác củaNgành; các Viện kiểm sát địaphương chấp hành nghiêm túc cácchương trình giám sát và thực hiệntốt trách nhiệm báo cáo công táctrước Hội đồng nhân dân.

- Về hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

81Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 80: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Đối với chủ trương của Đảng về:“Tăng cường trách nhiệm công tốtrong hoạt động điều tra, gắn công tốvới hoạt động điều tra”, toàn ngànhđã chú trọng việc nắm bắt và quản lýthông tin về tình hình tội phạm; tăngcường kiểm sát chặt chẽ việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố, áp dụng các biệnpháp theo luật định nhằm chống bỏlọt tội phạm. Viện kiểm sát các cấpđã tích cực, chủ động tham gia sâuhơn vào quá trình điều tra, bám sátcác hoạt động điều tra để làm rõ tộiphạm, cùng chịu trách nhiệm với cơquan điều tra về kết quả điều tra;kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra,chủ động cùng với cơ quan điều tratháo gỡ những khó khăn, vướng mắcphát sinh trong quá trình điều tra.Khi cần thiết, trực tiếp tiến hànhmột số hoạt động điều tra theo quyđịnh của pháp luật để chủ động thuthập và kiểm tra chứng cứ. Mặtkhác, Viện kiểm sát kiên quyếtkhông phê chuẩn hoặc hủy bỏ cácquyết định không có căn cứ, tráipháp luật của cơ quan điều tra, gópphần bảo đảm việc khởi tố, bắt, tạmgiữ, tạm giam có căn cứ, đúng phápluật, bảo đảm việc truy tố đúngngười, đúng tội, hạn chế tối đa việcđể lọt tội phạm và người phạm tội.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Đềán “Đổi mới tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân nhằm thựchiện chủ trương tăng cường tráchnhiệm công tố trong hoạt động điềutra, gắn công tố với hoạt động điềutra theo Nghị quyết Đại hội lần thứXI của Đảng”, VKSND tối cao đã tổchức tập huấn nghiệp vụ; tăng cườngbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viênlàm nhiệm vụ thực hành quyền côngtố, kiểm sát điều tra trong toànngành. Viện trưởng VKSND tối caođã ban hành Chỉ thị về “Tăng cườngtrách nhiệm công tố trong hoạt độngđiều tra, gắn công tố với hoạt độngđiều tra” để chỉ đạo toàn ngành thựchiện. Theo đó, chất lượng, hiệu quảcông tác thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra đã có nhiềuchuyển biến rõ rệt.

Đối với chủ trương “nâng cao chấtlượng tranh tụng tại phiên tòa”,quán triệt, thực hiện nghiêm túcNghị quyết số 08-NQ/TW, Nghịquyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trịvà Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày23/11/2002 của Quốc hội về công tácphòng, chống vi phạm pháp luật vàtội phạm, công tác của Viện kiểm sátnhân dân, của Tòa án nhân dân vàcông tác thi hành án năm 2013,

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

82 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 81: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

VKSND tối cao chỉ đạo toàn ngành tổchức thực hiện đồng bộ, hiệu quảnhiều giải pháp nhằm tăng cườngtrách nhiệm công tố trong giai đoạnxét xử hình sự, nâng cao chất lượngtranh tụng tại phiên tòa.

VKSND các cấp phân công kiểmsát viên thực hành quyền công tố từgiai đoạn điều tra đến giai đoạn xétxử nhằm chuẩn bị tốt các điều kiệnđể tranh tụng tại phiên tòa, hạn chếthấp nhất các trường hợp phải thayđổi, rút quyết định truy tố, hoặc Tòaán xử khác tội danh Viện kiểm sátđã truy tố; yêu cầu lãnh đạo đơn vịphải trực tiếp thực hành quyền côngtố tại phiên tòa đối với những vụ ánphức tạp, vụ án được dư luận quantâm; tăng cường mở các lớp đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng cácchuyên đề nâng cao trình độ, kỹnăng và trách nhiệm của đội ngũkiểm sát viên. Bên cạnh đó, VKSNDcác cấp phối hợp chặt chẽ với Tòa ántổ chức nhiều phiên tòa rút kinhnghiệm, đặt ra chỉ tiêu yêu cầu mỗikiểm sát viên làm công tác thựchành quyền công tố và kiểm sát xétxử hình sự mỗi năm phải tham gia ítnhất 01 phiên tòa theo tinh thần cảicách tư pháp để tổ chức rút kinhnghiệm chung. Kết quả là, nhậnthức của đội ngũ cán bộ, kiểm sát

viên toàn ngành về vai trò, tráchnhiệm công tố trong giai đoạn xétxử, nhất là tại các phiên tòa hình sựđã có sự chuyển biến tích cực; kiểmsát viên đã chủ động trong tranhluận, đối đáp với luật sư, người bàochữa, góp phần bảo đảm cho phánquyết của Tòa án khách quan, chínhxác, đúng pháp luật, không bỏ lọt tộiphạm, hạn chế các trường hợp oan,sai, từng bước đáp ứng yêu cầu củacải cách tư pháp.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnhcải cách tư pháp, đổi mới tổ chứcnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của VKSND, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cơquan điều tra VKSND tối cao đãtừng bước được củng cố, kiện toàn vàtăng cường. Nhiệm vụ trọng tâmcông tác hàng năm của cơ quan điềutra VKSND tối cao được VKSND tốicao chỉ đạo là: “Nâng cao tỷ lệ pháthiện tội phạm và chất lượng công tácđiều tra của cơ quan điều traVKSND tối cao; tập trung phát hiện,xử lý tội phạm về tham nhũng, chứcvụ trong hoạt động tư pháp, nhữngvụ án oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm,góp phần tăng cường công tác đấutranh phòng, chống tội phạm, bảo vệquyền con người, quyền công dân vàxây dựng cơ quan tư pháp trong

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

83Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 82: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

sạch, vững mạnh”.Thực tế tổ chức thực hiện, hoạt

động điều tra các vụ án hình sựthuộc thẩm quyền điều tra của cơquan điều tra VKSND tối cao đượcchú trọng, là công cụ sắc bén bảođảm thực hiện chức năng thực hànhquyền công tố. Số lượng tố giác, tinbáo về tội phạm do cơ quan điều traVKSND tối cao tiếp nhận, xử lý; sốvụ án, bị can do cơ quan điều traVKSND tối cao khởi tố, điều tratrong 05 năm gần đây tăng hơnnhiều so với trước. Tiến độ điều tracác vụ án được bảo đảm, công tácđiều tra thực hiện đúng theo quyđịnh của pháp luật; chất lượng điềutra được nâng lên; các vụ án do cơquan điều tra Viện kiểm sát tiếnhành khởi tố, điều tra, đề nghị truytố đều được Tòa án các cấp xét xửđúng tội danh đã được khởi tố; khôngđể xảy ra trường hợp đình chỉ điềutra vì bị can không phạm tội hoặcTòa án tuyên bị cáo không phạm tội;đã phát hiện, khởi tố và kết thúcđiều tra được nhiều vụ án có tínhchất phức tạp, dư luận quan tâm,bước đầu đáp ứng được yêu cầu đấutranh phòng, chống tội phạm trongtình hình mới.

Trong hoạt động kiểm sát điềutra, VKSND các cấp phân công kiểm

sát viên bám sát quá trình xác minhtố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố,điều tra vụ án; kiểm sát chặt chẽviệc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụán của cơ quan điều tra, chấn chỉnhkịp thời các vi phạm trong quá trìnhđiều tra, bảo đảm tỷ lệ khởi tố hìnhsự cao; việc khởi tố, bắt, giam, giữngười phạm tội có căn cứ, đúng phápluật; kiên quyết trả hồ sơ để điều trabổ sung nhằm khắc phục thiếu sót,vi phạm trong quá trình điều tra;ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu cơquan điều tra áp dụng biện phápkhắc phục và phòng ngừa vi phạm.

Trong hoạt động kiểm sát xét xửhình sự, VKSND các cấp đã kiểm sátxét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm, tái thẩm một số lượng lớn cácvụ án hình sự. Kiểm sát viên đãkiểm sát chặt chẽ việc xét xử tạiphiên tòa. Toàn ngành cũng đã thựchiện nhiều biện pháp kiểm sát chặtchẽ các bản án, quyết định của Tòaán, kịp thời phát hiện vi phạm đểkháng nghị, theo đó, hiệu quả côngtác phát hiện vi phạm, kháng nghịbản án, quyết định của Tòa án đãđược nâng lên một bước. Kháng nghịcủa Viện kiểm sát tập trung yêu cầuTòa án khắc phục các bản án, quyếtđịnh áp dụng khung hình phạtkhông đúng, không đủ căn cứ. Trong

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

84 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 83: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

đó, quyết định kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm đối với một số vụán được dư luận quan tâm. Bên cạnhđó, định kỳ, VKSND còn ban hànhkiến nghị với Tòa án nhân dân cùngcấp có biện pháp khắc phục vi phạmtrong hoạt động xét xử.

Trong công tác kiểm sát việc tạmgiữ, tạm giam và thi hành án hìnhsự, VKSND tối cao chỉ đạo toànNgành Kiểm sát nhân dân chặt chẽviệc tạm giữ, tạm giam và thi hànhán hình sự theo quy định của LuậtThi hành án hình sự năm 2010, tăngcường trực tiếp kiểm sát một số trạigiam thuộc Bộ Công an quản lý vàtrại tạm giam thuộc công an cấptỉnh; tăng cường hoạt động kiểm tra,hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tốicao đối với VKSND địa phương.Ngành Kiểm sát nhân dân đã tậptrung chú trọng kiểm sát đối với cáctrường hợp bị kết án phạt tù nhưngchưa thi hành, trường hợp trốn thihành án, các trường hợp tạm đìnhchỉ chấp hành hình phạt tù, hoãnchấp hành hình phạt tù; kiểm sátchặt chẽ đối với các trường hợp chohưởng án treo, các trường hợp bịphạt cải tạo không giam giữ, phạttiền và các hình phạt khác khôngphải là hình phạt tù; đồng thời, tăngcường phát hiện và xử lý kịp thời các

trường hợp oan, sai trong tạm giữ,tạm giam, quản lý và giáo dục ngườichấp hành án phạt tù; quyết định trảtự do ngay cho người bị tạm giữ, tạmgiam không có căn cứ, trái pháp luật.Ngành Kiểm sát nhân dân đã tăngcường phối hợp với các ngành có liênquan để thực hiện tốt công tác giảiquyết đặc xá theo quyết định củaChủ tịch nước. VKSND tối cao đãphối hợp với các cơ quan hữu quanthực hiện tốt chủ trương xét đặc xácho phạm nhân và chỉ đạo Viện kiểmsát địa phương làm tốt công tác này,góp phần cho Hội đồng tư vấn đặc xátrung ương hoạt động có hiệu quả.VKSND tối cao đã phối hợp với Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tiến hành kiểm tra, giámsát việc chấp hành pháp luật trongcông tác tạm giữ, tạm giam và thihành án hình sự.

Trong hoạt động kiểm sát việcgiải quyết các vụ việc dân sự, vụ ánhành chính và các việc khác theo quyđịnh của pháp luật, toàn ngành chủđộng bố trí lực lượng cán bộ, tậptrung kiểm sát việc giải quyết các vụán, vụ việc, trong đó chú trọng kiểmsát các bản án, quyết định của Tòaán; tích cực, chủ động tham gia cácphiên tòa, phiên họp giải quyết vụ ánhành chính, vụ việc dân sự ở các giai

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

85Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 84: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm theo quy định của pháp luật.Qua công tác kiểm sát giải quyết vụán, vụ việc, Viện kiểm sát đã khángnghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phụcnhiều vi phạm pháp luật. Chất lượngkháng nghị của Viện kiểm sát cáccấp ngày càng được nâng cao; tỷ lệkháng nghị được Tòa án chấp nhậntăng hơn nhiều so với trước. Quathực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sátđã phát hiện và đã ban hành hàngnghìn văn bản kiến nghị với Tòa áncác cấp nhằm khắc phục vi phạm;đồng thời, tổng hợp tình hình và kiếnnghị các cơ quan có thẩm quyền cóbiện pháp giải quyết các điểm nóng,khiếu kiện bức xúc, kéo dài; giúp chocác cơ quan nhà nước thực hiện tốthơn công tác quản lý nhà nước trongcác lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Trong công tác kiểm sát thi hànhán dân sự, toàn ngành tập trungthực hiện tốt một số nhiệm vụ trọngtâm theo chỉ đạo của Viện trưởngVKSND tối cao: Đổi mới, nâng caochất lượng các cuộc kiểm sát trựctiếp, kịp thời phát hiện những viphạm, thiếu sót trong công tác thihành án dân sự để ban hành khángnghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục,đồng thời nâng cao số lượng, chấtlượng và hiệu lực của các kiến nghị,

kháng nghị đã ban hành; tích cựcphối hợp với cơ quan hữu quan giảiquyết dứt điểm nhiều việc thi hànhán dân sự phức tạp, kéo dài, trong đóưu tiên giải quyết những việc tồnđọng từ nhiều năm, việc có đơn thưkéo dài, được dư luận xã hội quantâm; tiếp tục rà soát, phát hiện vàkiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắcphục những bản án tuyên không rõ,khó thi hành, nhằm bảo đảm việc thihành án.

Trong công tác giải quyết khiếunại, tố cáo và kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong hoạtđộng t ư pháp, thực hiện Chỉ thị số09-CT/TW ngày 06/3/2002 của BanBí thư về một số vấn đề cấp bách cầnthực hiện trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo hiện nay, VKSND tối caođã chỉ đạo toàn ngành nâng cao chấtlượng công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo thuộc thẩm quyền củaVKSND, tăng cường công tác kiểmsát việc giải quyết khiếu nại, tố cáovề các hoạt động tư pháp của các cơquan tư pháp. Toàn ngành tập trungthực hiện tốt công tác tiếp công dân;giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộcthẩm quyền; tích cực rà soát, đôn đốcviệc giải quyết đơn đề nghị khángnghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chủđộng, tích cực phát hiện vi phạm,

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

86 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 85: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

tiến hành kiểm sát trực tiếp việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong hoạtđộng tư pháp; quan tâm trả lời đầyđủ, kịp thời các kiến nghị, yêu cầucủa cử tri và đại biểu cơ quan dân cử.

- Về tăng cường cơ sở vật chất vàcác điều kiện khác bảo đảm hoạtđộng của Viện kiểm sát nhân dân

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tưcơ sở vật chất, trang thiết bị cho Việnkiểm sát các cấp còn nhiều khó khăn,Ngành Kiểm sát nhân dân đã thựchiện nhiều biện pháp bảo đảm tốthơn các nhu cầu thiết thực về cơ sởvật chất, trang thiết bị để các đơn vịtrong ngành hoàn thành tốt nhiệmvụ chuyên môn; tích cực triển khaixây dựng, thực hiện các đề án tăngcường cơ sở vật chất, trang thiết bị,dự án xây dựng trụ sở làm việc choVKSND các cấp, thực hiện chủtrương “bảo đảm tốt hơn các điềukiện để Viện kiểm sát thực hiện hiệuquả chức năng thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp”;hoàn thành Đề án “Đầu tư trangthiết bị, phương tiện làm việc choNgành Kiểm sát nhân dân giai đoạn2015 - 2020”. Hiện nay, trụ sở mớicủa VKSND tối cao đã được khởicông và đang trong quá trình xâydựng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Toàn ngành đẩy nhanh tiến độ

thực hiện các dự án ứng dụng côngnghệ thông tin để nâng cao chấtlượng hoạt động, khai thác, sử dụnghiệu quả hệ thống công nghệ thôngtin hiện có; tranh thủ các nguồn lựctại địa phương để đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin phục vụcông tác; nhiều VKSND địa phươngđã xây dựng và đưa vào sử dụng hệthống truyền hình trực tuyến. Theođó, chỉ số ứng dụng công nghệ thôngtin trong toàn ngành được nâng lênmột bước.

3.2. Về kết quả triển khai cácbộ luật, luật mới về tư pháp

VKSND tối cao đã tổ chức các hộinghị triển khai thi hành các bộ luật,luật; tổ chức các hội nghị tập huấntừng bộ luật, luật cho các kiểm sátviên, kiểm tra viên, điều tra viên,cán bộ điều tra, công chức khác củaViện kiểm sát các cấp được phâncông thực hiện công tác thực hànhquyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp trong từng lĩnh vực cụ thể đểnắm vững quy định mới của các bộluật, luật, các quy định có liên quantrực tiếp đến việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn củangành.

Bên cạnh đó, Ngành Kiểm sát đãtiến hành giới thiệu, phổ biến, quántriệt nội dung của các bộ luật, luật

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

87Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 86: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

cho toàn thể công chức, viên chức,người lao động, đồng thời tổ chức cáclớp bồi dưỡng chuyên sâu cho cáckiểm sát viên, kiểm tra viên, điều traviên, cán bộ điều tra nhằm trang bịnhững kiến thức, kỹ năng cần thiếtcho việc thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn mới của VKSND trong cáclĩnh vực công tác thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháptheo quy định của các bộ luật, luậtmới được ban hành.

VKSND tối cao cũng tiến hành

xây dựng văn bản hướng dẫn thựchiện quy định của các bộ luật, luậtvà sửa đổi, bổ sung mẫu hồ sơ, tàiliệu, văn bản tố tụng; chỉ tiêu, biểumẫu báo cáo thống kê cho phù hợpvới các quy định mới. Bên cạnh đó,tổ chức rà soát, biên soạn lại hệthống giáo trình, tài liệu về các bộluật, luật mới phục vụ giảng dạy ởbậc đại học, đào tạo nghiệp vụ và bồidưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ chocác chức danh tư pháp củaVKSNDq

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

88 Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 06/8/2011 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sungHiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Chỉ thịsố 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày23/11/2012 của Quốc hội; Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của Ủy bandự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửađổi Hiến pháp năm 1992; Hướng dẫn số 239/HD-UBDTSĐHP ngày 01/3/2013 của Ủy bandự thảo sửa đổi Hiến pháp; Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một sốđiểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết số718/2014/UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thựchiện khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 64/2013/QH13.

2. Gồm: 30 văn bản, trong đó có 11 nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội; 01 nghị định của Chính phủ; 03 thông tư liên tịch giữa VKSND tối cao với các bộ,ngành; 05 thông tư của Ngành; chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc thành lập các VKSNDcấp cao…

3. Gồm các nghị quyết về: Bộ máy làm việc của VKSND tối cao; thành viên Hội đồngtuyển chọn kiểm sát viên VKSND tối cao; thành lập VKSND cấp cao; thành lập và giảithể các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực;bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp; thành viên Ủy ban kiểm sát củaVKSND tối cao; tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch kiểm tra viên VKSND tối cao.

4. 32/63 VKSND cấp tỉnh đã có Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử.

Page 87: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

89Dên chuã & Phaáp luêåt

Cải cách tư pháp là một đòihỏi khách quan được đặtra đối với bất cứ Nhà nước

pháp quyền nào, trong đó có ViệtNam. Với mục tiêu xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,Đảng và Nhà nước ta đã xác định cảicách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâmvà cải cách Tòa án được coi là hoạtđộng trọng tâm, then chốt thể hiệntinh thần cải cách tư pháp. Trongphạm vi bài viết này, tác giả sẽ trìnhbày khái quát về những đổi mới cănbản trong tổ chức và hoạt động củaTòa án nhân dân đáp ứng yêu cầucủa cải cách tư pháp.

1. Quan điểm, định hướng củaĐảng về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Tòa án nhân dân theotinh thần cải cách tư pháp

Các quan điểm, chủ trương củaĐảng về đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa Toà án nhân dân lần đầu đượcthể hiện tại Nghị quyết Trung ương 8

khoá VII (ngày 23/01/1995) và liêntục được thể hiện tại các Nghị quyếtTrung ương sau đó. Nghị quyếtTrung ương 3 khóa VIII (ngày18/6/1997) khẳng định phương hướngđổi mới tổ chức và hoạt động của Tòaán nhân dân; Nghị quyết Hội nghịTrung ương 7 khoá VIII (ngày16/8/1999) đã đề ra nhiệm vụ kiệntoàn tổ chức bộ máy đối với các cơquan tư pháp; Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ IX xác định chủ trươngcơ bản trong việc đổi mới tổ chức vàhoạt động của Tòa án nhân dân;Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị về mộtsố nhiệm vụ trọng tâm công tác tưpháp trong thời gian tới; Nghị quyếtĐại hội X đã đề ra chủ trương, đườnglối chung là: “Đẩy mạnh việc thựchiện chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020. Cải cách tư pháp khẩntrương, đồng bộ; lấy cải cách hoạtđộng xét xử làm trọng tâm...”.

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂNĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

n PHÙNG THỊ HOÀN *

* Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Page 88: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

90 Dên chuã & Phaáp luêåt

Theo các nghị quyết của Đảng nêutrên thì phương hướng đổi mới tổchức và hoạt động của Tòa án nhândân là: Kiện toàn tổ chức và cán bộ,nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xửcho Tòa án nhân dân cấp huyện; sắpxếp hợp lý tổ chức của hai ngànhKiểm sát và Tòa án; phân định hợp lýthẩm quyền và tổ chức các Tòa ántheo cấp xét xử; xây dựng hệ thống tưpháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệcông lý, tôn trọng và bảo vệ quyềncon người; bảo đảm tính khoa học,đồng bộ, đề cao tính độc lập, kháchquan, tuân thủ pháp luật của từng cơquan và chức danh tư pháp; đổi mớihệ thống tổ chức Tòa án theo thẩmquyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạtđộng xét xử là trọng tâm của cải cáchhoạt động tư pháp; mở rộng thẩmquyền xét xử của Tòa án đối với cáckhiếu kiện hành chính.

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị banhành Nghị quyết số 49/NQ-TW vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW) vớimục tiêu: “Xây dựng nền tư pháptrong sạch, vững mạnh, dân chủnghiêm minh, bảo vệ công lý, từngbước hiện đại, phục vụ nhan dân,phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa; hoạt động tư pháp màtrọng tâm là hoạt động xét xử được

tiến hành có hiệu quả và hiệu lựccao”. Xác định rõ chức năng, nhiệmvụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổchức, bộ máy của các cơ quan tư pháplà một nhiệm vụ cải cách tư phápđược đề ra theo Nghị quyết này. Theođó, xây dựng và hoàn thiện tổ chứcvà hoạt động của Tòa án nhân dân làtrọng tâm của nhiệm vụ này theotinh thần “tổ chức hệ thống Tòa ántheo thẩm quyền xét xử, không phụthuộc vào đơn vị hành chính, gồmTòa án sơ thẩm khu vực được tổ chứcở một hoặc một số đơn vị hành chínhcấp huyện; Tòa án phúc thẩm cónhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúcthẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án;Tòa thượng thẩm được tổ chức theokhu vực có nhiệm vụ xét xử phúcthẩm; Tòa án nhân dân tối cao cónhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xétxử, hướng dẫn áp dụng pháp luật,phát triển án lệ và xét xử giám đốcthẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòachuyên trách phải căn cứ vào thực tếxét xử của từng cấp Tòa án, từng khuvực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhândân dân tối cao theo hướng tinh gọnvới đội ngũ thẩm phán là nhữngchuyên gia đầu ngành về pháp luật,có kinh nghiệm trong ngành. Nghiêncứu, xác định hợp lý phạm vi thẩmquyền của Tòa án quân sự theo

Page 89: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

91Dên chuã & Phaáp luêåt

hướng chủ yếu xét xử những vụ án vềcác tội xâm phạm nghĩa vụ, tráchnhiệm của quân nhân, những vụ ánliên quan đến bí mật quân sự… Đổimới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xácđịnh rõ hơn vị trí, quyền hạn, tráchnhiệm của người tiến hành tố tụngvà người tham gia tố tụng theohướng bảo đảm tính công khai, dânchủ, nghiêm minh; nâng cao chấtlượng tranh tụng tại các phiên tòaxét xử, coi đây là khâu đột phá củahoạt động tư pháp”.

Kết luận số 79-KL/TW ngày28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề ánđổi mới tổ chức và hoạt động của Tòaán, Viện kiểm sát và cơ quan điều trakhẳng định phương hướng đổi mới tổchức của Tòa án như sau: Tòa án là“cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam”; có nhiệmvụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa vàquyền làm chủ của nhân dân, bảo vệtài sản của Nhà nước, của tập thể,bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do,danh dự và nhân phẩm của công dân.Tổ chức Tòa án theo tinh thần Nghịquyết 49-NQ/TW gồm bốn cấp. Cầngiữ cụm từ “nhân dân” trong tên gọicủa các Tòa án; thay tên gọi “Tòa ánthượng thẩm” bằng “Tòa án nhândân cấp cao”, cụ thể là:

- Tòa án nhân dân sơ thẩm khuvực xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ,việc thuộc thẩm quyền của Tòa án(như Tòa án nhân dân cấp huyệnhiện nay) và từng bước mở rộng thẩmquyền xét xử các khiếu kiện hànhchính. Tòa án nhân dân sơ thẩm khuvực thành lập ở một hoặc một số đơnvị hành chính cấp huyện trong cùngmột đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương xét xửphúc thẩm các bản án quyết định sơthẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩmkhu vực có kháng cáo, kháng nghị vàxét xử sơ thẩm một số vụ án khôngthuộc thẩm quyền của Tòa án sơthẩm khu vực thuộc địa hạt của tỉnh;không thực hiện nhiệm vụ giám đốcthẩm, tái thẩm. Mỗi đơn vị hànhchính cấp tỉnh có một Tòa án nhândân cấp tỉnh như hiện nay, nhưngkhông còn Ủy ban thẩm phán.

- Tòa án nhân dân cấp cao xét xửphúc thẩm các bản án, quyết định sơthẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnhcó kháng cáo, kháng nghị và giámđốc thẩm, tái thẩm các bản án quyếtđịnh của Tòa án cấp dưới đã có hiệulực pháp luật nhưng lại kháng nghị.Trước mắt, thành lập ba Tòa án nhândân cấp cao tại ba khu vực: Hà Nội,Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Page 90: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

92 Dên chuã & Phaáp luêåt

- Tòa án nhân dân tối cao xét xửgiám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kếtkinh nghiệm xét xử, hướng dẫn ápdụng thống nhất pháp luật; được tổchức tinh gọn với số lượng thẩm phántừ 13 đến 17 người, là những chuyêngia đầu ngành về pháp luật, có kinhnghiệm xét xử và có uy tín cao trongxã hội.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XI tiếp tục đặt ra yêucầu phải đẩy mạnh thực hiện cácnhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo đảmTòa án có vị trí trung tâm và hoạtđộng xét xử là trọng tâm trong hệthống tư pháp. Hội nghị lần thứ 7Ban chấp hành Trung ương khóa XIđã có Kết luận số 64-KL/TW ngày28/5/2013 về một số vấn đề về tiếptục đổi mới, hoàn thiện hệ thốngchính trị từ trung ương đến cơ sở.Theo đó, việc đổi mới đối với Tòa ánnhân dân và Viện kiểm sát nhân dânđược đề ra là: “Tiếp tục đẩy mạnhviệc thực hiện Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020. Tổ chức hệthống tòa án theo thẩm quyền xét xử,bảo đảm cải cách hoạt động xét xử làtrọng tâm của cải cách tư pháp; mởrộng thẩm quyền xét xử của tòa ánđối với các khiếu kiện hành chính,giải quyết tranh chấp về đất đai; đổimới cơ chế giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tổ chức hệ thống viện kiểm sát nhândân phù hợp với hệ thống tổ chức củatòa án nhân dân. Bảo đảm các điềukiện để viện kiểm sát thực hiện hiệuquả chức năng thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp.Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chứccủa tòa án, viện kiểm sát, cơ quanđiều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về cải cách tư pháp;đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổtrợ tư pháp”.

Như vậy, có thể khẳng định, quanđiểm, chủ trương của Đảng và Nhànước về đổi mới tổ chức, hoạt động củahệ thống Tòa án nhân dân là nhấtquán, phù hợp với các nguyên lýchung của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Theo đó, vấn đề đổi mới, cải cách hệthống cơ quan tư pháp từ tổ chức đếncơ chế hoạt động, năng lực của cán bộđã được quán triệt là nhiệm vụ cấpbách của toàn Đảng, toàn dân và toànquân nhằm tạo sự chuyển biến mạnhmẽ, với mục tiêu xây dựng một nền tưpháp dân chủ, gần dân, hiểu dân,giúp dân, chuyên nghiệp, hiện đạihóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quảtheo nguyên tắc của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, donhân dân, vì nhân dân góp phần thực

Page 91: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

93Dên chuã & Phaáp luêåt

hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự antoàn xã hội, quyền và lợi ích hợp phápcủa Nhà nước và nhân dân.

2. Yêu cầu đổi mới tổ chức vàhoạt động của Tòa án nhân dân

Luật Tổ chức Tòa án nhân dânnăm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán vàHội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002(được sửa đổi, bổ sung năm 2011),Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sựnăm 2002 là các văn bản pháp luậtthể chế hóa các quan điểm của Đảng,cụ thể hóa quy định của Hiến phápnăm 1992 về tổ chức và hoạt độngcủa Tòa án nhân dân, thẩm phán vàhội thẩm. Sau hơn 10 năm thực hiệncác văn bản pháp luật này, Tòa ánnhân dân đã từng bước được kiệntoàn về tổ chức và hoạt động; đội ngũthẩm phán, hội thẩm, cán bộ, côngchức Tòa án được củng cố, tăng cườngcả về số lượng và chất lượng; cơ sởvật chất của các Tòa án đã có bướccải thiện nhất định tạo điều kiện đểcác Tòa án hoàn thành nhiệm vụđược giao, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội, đápứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu vànhiệm vụ chính trị đặt ra đối vớicông tác Tòa án.

Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức vàhoạt động của Tòa án nhân dân đãbộc lộ những khiếm khuyết và bất

cập, chưa theo kịp với sự phát triểnvà đòi hỏi của đời sống chính trị,kinh tế và xã hội. Chất lượng xét xửcủa các Tòa án chưa thực sự đáp ứngđược yêu cầu, đòi hỏi ngày càng caocủa nhân dân. Nguồn nhân lực, cơ sởvật chất của các Tòa án còn thiếuthốn, nhất là ở các Tòa án cấp huyện.Những khiếm khuyết, bất cập trongtổ chức và hoạt động của Tòa án, mộtmặt làm hạn chế vai trò và sự pháttriển, tiến bộ của cơ quan Tòa án vớitư cách là một thiết chế cơ bản trongviệc thực hiện quyền lực tư pháp củaquốc gia; mặt khác, gây ra những bứcxúc, đòi hỏi của Nhà nước và xã hộitrong việc củng cố, kiện toàn cơ quanTòa án.

Nguyên nhân chủ yếu của nhữngtồn tại, bất cập nêu trên xuất phát từcác quy định của pháp luật hiệnhành về mô hình tổ chức Tòa án, vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, bộmáy của Tòa án từng cấp còn chưahợp lý, chưa phù hợp với các nguyêntắc về tổ chức và hoạt động của cơquan thực hiện quyền tư pháp. Việcphân định nhiệm vụ, thẩm quyềncủa các cấp Tòa án còn chồng chéo vàchưa phù hợp; Tòa án nhân dân cấphuyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm,còn lại các Toà án cấp trên đều cóthẩm quyền xét xử hỗn hợp hoặc vừa

Page 92: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

94 Dên chuã & Phaáp luêåt

phúc thẩm, vừa giám đốc thẩm nhưcủa Toà án nhân dân tối cao hoặc vừacó thẩm quyền sơ thẩm, phúc thẩm,vừa có thẩm quyền giám đốc thẩm,tái thẩm như ở Tòa án cấp tỉnh. Từđó, việc xử lý các vấn đề về chứcnăng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, côngtác cán bộ và bảo đảm cơ sở vật chấtcho hoạt động của Tòa án, chế độ,chính sách đối với thẩm phán, hộithẩm và cán bộ, công chức Tòa án cònnhiều bất cập, chưa tương xứng với vịtrí, vai trò của cơ quan Tòa án trongbộ máy nhà nước, chưa đáp ứng đượccác nguyên tắc cơ bản về tổ chức vàhoạt động của Tòa án nhân dân theotinh thần cải cách tư pháp được xácđịnh trong Nghị quyết số 49-NQ/TW,trong đó, Tòa án được xác định làtrung tâm, xét xử là trọng tâm củahoạt động tư pháp. Các Tòa án đượctổ chức và hoạt động theo thẩmquyền xét xử, không phụ thuộc vàođơn vị hành chính.

Theo Kết luận số 79-KL/TW ngày28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề ánđổi mới tổ chức và hoạt động của Tòaán, Viện kiểm sát và cơ quan điều tratheo Nghị quyết số 49-NQ/TW vàKết luận số 92-KL/TW ngày12/3/2014 của Bộ Chính trị về việctiếp tục thực hiện Nghị quyết số49-NQ/TW, Tòa án nhân dân được tổ

chức theo thẩm quyền xét xử, khôngphụ thuộc vào đơn vị hành chính,gồm bốn cấp là: Tòa án nhân dân tốicao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; đối với Tòa án nhân dâncấp sơ thẩm tiếp tục nghiên cứu xâydựng hai phương án: (i) Phương án 1:Tổ chức theo khu vực như Kết luậnsố 79-KL/TW; (ii) Phương án 2: Tổchức Tòa án nhân dân sơ thẩm đặttại các đơn vị hành chính cấp huyện.Ngày 09/10/2014, Bộ Chính trị banhành Thông báo số 181-TB/TW vềChương trình làm việc và một số dựán luật trình kỳ họp thứ 8 Quốc hộikhoá XIII, trong đó định hướng Tòaán nhân dân cấp sơ thẩm giữ nhưquy định của pháp luật hiện hành.

Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóaXIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiếnpháp năm 2013, trong đó quy địnhTòa án nhân dân là cơ quan xét xửcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp;có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảovệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Theo quy định của Hiến pháp, nhiềunội dung quan trọng về vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt

Page 93: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

95Dên chuã & Phaáp luêåt

động của Tòa án nhân dân, về thẩmphán Tòa án nhân dân đã được bổsung, sửa đổi tại khoản 3 Điều 88,các điều 102, 103, 104, 105 và 106.Đây là những nội dung lớn, cần đượccụ thể hóa trong Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân để tạo cơ sở pháp lý chohoạt động của Tòa án nhân dân xứngtầm là cơ quan được giao thực hiệnquyền tư pháp, thực sự là chỗ dựacủa nhân dân về công lý, góp phầntích cực vào việc bảo vệ và khôi phụcnhững quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân bị xâm phạm.

Với tinh thần đó, Luật Tổ chứcTòa án nhân dân đã được sửa đổi, bổsung căn bản, từ phạm vi điều chỉnhđến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa Tòa án nhân dân; các nguyên tắctổ chức, hoạt động của Tòa án nhândân; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộmáy của các Tòa án nhân dân; chế độtuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao và thẩm pháncác Tòa án khác; chế độ bầu (cử) hộithẩm; nhiệm vụ của thẩm tra viên,thư ký Tòa án; các quy định bảo đảmhoạt động của Tòa án. Để thi hànhLuật Tổ chức Tòa án nhân dân, Quốchội cũng đã thông qua Nghị quyết số81/2014/QH13 về việc thi hành Luậtnày. Theo đó, Luật Tổ chức Toà ánnhân dân có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 01/6/2015, trừ một số điều,điểm, khoản có hiệu lực kể từ ngày01/02/20151.

3. Những nội dung đổi mới cơbản trong tổ chức và hoạt độngcủa Tòa án nhân dân

3.1. Điểm mới về chức năng,nhiệm vụ chung quyết địnhnhững đổi mới trong tổ chức vàhoạt động của Tòa án nhân dân

Tổ chức và hoạt động của Tòa ánnhân dân là hai nội dung phải đượcgắn liền, bảo đảm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Tòa án nhândân. Với tinh thần cụ thể hóa các quyđịnh của Hiến pháp năm 2013 về Tòaán nhân dân, bảo đảm Tòa án là cơquan xét xử, thực hiện quyền tưpháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý,quyền con người, quyền công dân,bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,thể chế hóa những định hướng củaĐảng về cải cách tư pháp, Điều 2Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đãquy định cụ thể chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân,trong đó có những nội dung mới,quan trọng, cụ thể là:

- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa

Page 94: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

96 Dên chuã & Phaáp luêåt

xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử cácvụ án hình sự, dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng, hành chính và giải quyết cácviệc khác theo quy định của phápluật; xem xét đầy đủ, khách quan,toàn diện các tài liệu, chứng cứ đãđược thu thập trong quá trình tốtụng; căn cứ vào kết quả tranh tụngra bản án, quyết định việc có tội hoặckhông có tội, áp dụng hoặc không ápdụng hình phạt, biện pháp tư pháp,quyết định về quyền và nghĩa vụ vềtài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa ánnhân dân có hiệu lực pháp luật phảiđược cơ quan, tổ chức, cá nhân tôntrọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữuquan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Khi thực hiện nhiệm vụ xét xửvụ án hình sự, Tòa án có quyền:

+ Xem xét, kết luận về tính hợppháp của các hành vi, quyết định tốtụng của điều tra viên, kiểm sát viên,luật sư trong quá trình điều tra, truytố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thayđổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngănchặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

+ Xem xét, kết luận về tính hợppháp của các chứng cứ, tài liệu do cơquan điều tra, điều tra viên, việnkiểm sát, kiểm sát viên thu thập; doluật sư, bị can, bị cáo và những người

tham gia tố tụng khác cung cấp; + Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ

yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổsung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sungtài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểmtra, xác minh, thu thập, bổ sungchứng cứ theo quy định của Bộ luậtTố tụng hình sự;

+ Yêu cầu điều tra viên, kiểm sátviên và những người khác trình bàyvề các vấn đề có liên quan đến vụ ántại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sựnếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

+ Ra quyết định để thực hiện cácquyền hạn khác theo quy định củaBộ luật Tố tụng hình sự.

- Trong quá trình xét xử vụ án,Tòa án phát hiện và kiến nghị với cáccơ quan có thẩm quyền xem xét sửađổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bảnpháp luật trái với Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội để bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổchức; cơ quan có thẩm quyền có tráchnhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lývăn bản pháp luật bị kiến nghị theoquy định của pháp luật làm cơ sở đểTòa án giải quyết vụ án.

Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra, xácminh, thu thập, bổ sung chứng cứ đốivới những trường hợp mà Viện kiểm

Page 95: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

97Dên chuã & Phaáp luêåt

sát đã truy tố và vụ án đã được Tòaán thụ lý mà trong quá trình chuẩnbị xét xử hoặc tại phiên tòa, các tàiliệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án,kết quả thẩm vấn và tranh tụng tạiphiên tòa chưa làm rõ được tội danhvà tính chất nguy hiểm của hành viphạm tội, cần được bổ sung hoặc xácminh thêm để bảo đảm xét xử đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật hoặctrường hợp Tòa án đã trả hồ sơ đểViện kiểm sát, cơ quan điều tra điềutra bổ sung nhưng kết quả điều trabổ sung không làm rõ được nhữngvấn đề mà Tòa án đã yêu cầu.

Bên cạnh các nội dung nêu trên,tại Điều 2 của Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân cũng đã quy định cụ thểnhiệm vụ, quyền hạn của Tòa ántrong việc giải quyết các vụ việc dânsự, vụ án hành chính, xử lý vi phạmhành chính, công tác thi hành án;bảo đảm áp dụng thống nhất phápluật trong xét xử và thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyđịnh của luật.

Có thể nói, với những nhiệm vụ,quyền hạn mới như trên, quyền lựctrong tố tụng nói chung của Tòa ánmới thể hiện đúng bản chất tư phápcủa Tòa án, nơi đưa ra quyết địnhcuối cùng về các hành vi ứng xửtrong xã hội và nhận định về tính

hợp hiến, hợp pháp của các văn bảnquy phạm pháp luật trong quá trìnháp dụng chúng vào thực tiễn.

3.2. Đổi mới trong nguyên tắctổ chức hoạt động của Tòa ánnhân dân

Bảo đảm tranh tụng trong xét xử;các phán quyết của Tòa án phải căncứ chủ yếu vào kết quả tranh tụngtại phiên tòa là định hướng lớn củaĐảng, đã được thể chế hóa trongHiến pháp. Bảo đảm thực hiệnnguyên tắc này là nhiệm vụ và tráchnhiệm của tất cả các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tốtụng trong đó có Tòa án và các thẩmphán. Luật Tổ chức Tòa án nhân dânđã cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắccơ bản được quy định tại Điều 103của Hiến pháp, trong đó có nhữngnguyên tắc mới quan trọng nhưnguyên tắc tranh tụng được bảo đảmtrong xét xử; nguyên tắc suy đoán vôtội; đồng thời, bổ sung thêm nguyêntắc có tính chất đặc thù trong tổ chứcvà hoạt động của Tòa án đã được ghinhận tại các văn kiện Đại hội Đảnggần đây và các nghị quyết, kết luậncủa Bộ Chính trị về cải cách tư pháp,cụ thể là “các Tòa án nhân dân đượctổ chức độc lập theo thẩm quyền xétxử” (Điều 5 Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân).

Page 96: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

98 Dên chuã & Phaáp luêåt

Bên cạnh Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân, để các nguyên tắc nàythực sự đi vào hoạt động của Tòa ánthì Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luậtTố tụng hình sự, Luật Tố tụng hànhchính cũng đã có nhiều sửa đổi, bổsung thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trongcải cách tư pháp, cụ thể như:

Thứ nhất, Tòa án không được từchối giải quyết vụ việc dân sự vì lý dochưa có điều luật để áp dụng (khoản2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Đây là nguyên tắc được bổ sungnhằm thể chế hóa tinh thần cải cáchtư pháp đối với Tòa án theo hướng làchỗ dựa của nhân dân trong việc bảovệ công lý, quyền con người. Tòa án làcơ quan xét xử, thực hiện quyền tưpháp cho nên phải có trách nhiệm giảiquyết mọi tranh chấp, khiếu kiện củacá nhân, cơ quan, tổ chức về dân sự;điều này cũng đồng bộ với tinh thầncủa Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, để tránh việc giảiquyết tràn lan, không phải mọi khởikiện, mọi yêu cầu nào Tòa án cũngthụ lý giải quyết, Bộ luật Tố tụngdân sự đã giới hạn vụ việc dân sựchưa có điều luật để áp dụng mà Tòaán thụ lý giải quyết là vụ việc dân sựthuộc phạm vi điều chỉnh của phápluật dân sự nhưng tại thời điểm vụviệc dân sự đó phát sinh và cơ quan,

tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giảiquyết chưa có điều luật để áp dụng.Khi giải quyết vụ việc, Tòa án căn cứáp dụng theo thứ tự: (i) Tập quán; (ii)Nguyên tắc tương tự; (iii) Nguyên tắccơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽcông bằng.

Thứ hai, bảo đảm tranh tụngtrong xét xử

Quy định này thể chế hóa quanđiểm cải cách tư pháp của Đảng vềnâng cao chất lượng tranh tụng tạicác phiên tòa xét xử, coi đây là khâuđột phá của hoạt động tư pháp. Đồngthời, để đảm bảo “nguyên tắc tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” đãđược Hiến pháp quy định, Bộ luật Tốtụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự,Luật Tố tụng hành chính đã sửa đổi,bổ sung nguyên tắc bảo đảm tranhtụng trong xét xử và coi đây là mộttrong những nội dung quan trọng chiphối suốt quá trình tố tụng. Nội dungcủa nguyên tắc này có những điểmchủ yếu như sau:

(i) Nguyên tắc tranh tụng đượcbảo đảm thực hiện từ khi khởi kiện,thụ lý vụ án cho đến khi giải quyếtxong vụ án đương sự thực hiện quyềntranh tụng trong xét xử sơ thẩm,phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

(ii) Nội dung của tranh tụng đượcthể hiện như sau:

Page 97: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

99Dên chuã & Phaáp luêåt

- Xác định rõ trách nhiệm, quyềnhạn của cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng; quyền vànghĩa vụ của người tham gia tố tụng,đặc biệt là quy định rõ ràng về quyềnvà nghĩa vụ của đương sự, người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự; quyền nghĩa vụ của bị can,bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của bị can, bị cáo.

- Trong tố tụng dân sự: Đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự có quyền thuthập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kểtừ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự;trình bày, đối đáp, phát biểu quanđiểm, lập luận về đánh giá chứng cứvà pháp luật áp dụng để bảo vệ yêucầu, quyền, lợi ích hợp pháp củamình hoặc bác bỏ yêu cầu của ngườikhác theo quy định của Bộ luật Tốtụng dân sự. Đương sự phải thựchiện các nghĩa vụ của mình theo quyđịnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, nếukhông thực hiện các nghĩa vụ đó thìphải chịu hậu quả pháp lý theo quyđịnh của pháp luật.

Bộ luật Tố tụng hình sự đã bổsung người bị buộc tội, người bàochữa và một số người tham gia tốtụng khác cũng có quyền thu thậphoặc cung cấp chứng cứ nhằm tăngcường tranh tụng, bảo đảm sự công

bằng trong quá trình chứng minh.- Trong quá trình tố tụng, các

chứng cứ của vụ án phải được côngkhai trừ trường hợp không được côngkhai theo quy định của từng bộ luật.Trong tố tụng dân sự, các đương sựđều có quyền được biết, ghi chép, saochụp tài liệu, chứng cứ do đương sựkhác xuất trình hoặc do Tòa án thuthập (trừ tài liệu, chứng cứ khôngđược công khai). Đương sự có nghĩavụ gửi cho đương sự khác hoặc ngườiđại diện hợp pháp của họ bản sao đơnkhởi kiện và tài liệu, chứng cứ đãgiao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu,chứng cứ không được công khai).

- Trong quá trình xét xử, mọi tàiliệu, chứng cứ phải được xem xét đầyđủ, khách quan, toàn diện, côngkhai, trừ trường hợp không đượccông khai theo quy định của từng bộluật.

Trong tố tụng dân sự, Tòa án điềuhành việc tranh tụng, Hội đồng xétxử chỉ hỏi những vấn đề chưa rõ vàcăn cứ vào kết quả tranh tụng để rabản án, quyết định. Trong tố tụnghình sự, tại phiên tòa xét xử nhữngngười tham gia tố tụng có quyền đưara chứng cứ, tài liệu và lập luận củamình để đối đáp với kiểm sát viên vềnhững vấn đề có liên quan đến vụán2. Đặc biệt, để bảo đảm tốt hơn

Page 98: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

100 Dên chuã & Phaáp luêåt

quyền của người bị buộc tội, bị cáo cóquyền trực tiếp đặt câu hỏi với các bịcáo khác, bị hại, đương sự hoặc ngườiđại diện của họ, người làm chứng...nếu được chủ tọa đồng ý thay vì đềnghị chủ tọa hỏi như trước đây.

- Trong tố tụng hành chính, LuậtTố tụng hành chính năm 2010 quyđịnh trong quá trình giải quyết vụ ánhành chính, Tòa án tạo điều kiện đểcác đương sự đối thoại về việc giảiquyết vụ án (có nghĩa là đối thoạikhông phải là thủ tục bắt buộc). LuậtTố tụng hành chính năm 2015 quyđịnh đối thoại là thủ tục bắt buộc vàlà nhiệm vụ của thẩm phán khi đượcchánh án Tòa án phân công giảiquyết vụ án.

Thứ ba, về thu thập, cung cấpchứng cứ trong vụ án dân sự

Nhằm thể hiện rõ mô hình tố tụng“xét hỏi kết hợp tranh tụng”, Bộ luậtTố tụng dân sự đã quy định rõ quyềnvà nghĩa vụ của đương sự trong việccung cấp, thu thập và giao nộp chứngcứ chứng minh. Đương sự nào yêucầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình thì phải thuthập, cung cấp, giao nộp cho Tòa ántài liệu, chứng cứ để chứng minh choyêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.Đương sự phản đối yêu cầu của ngườikhác đối với mình phải thể hiện bằng

văn bản và phải thu thập, cung cấp,giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứngcứ để chứng minh cho sự phản đốiđó... Đương sự có nghĩa vụ đưa rachứng cứ để chứng minh mà khôngđưa ra được chứng cứ hoặc khôngđưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giảiquyết vụ việc dân sự theo nhữngchứng cứ đã thu thập được có tronghồ sơ vụ việc. Tuy nhiên, do điều kiệnđặc thù, để bảo vệ cho người yếu thế,Bộ luật Tố tụng dân sự quy định rõcó một số trường hợp nghĩa vụ chứngminh thuộc về người bị yêu cầu.

Trong quá trình Tòa án giải quyếtvụ việc dân sự, đương sự có quyền vànghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứcho Tòa án. Trường hợp tài liệu,chứng cứ đã được giao nộp chưa bảođảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thìthẩm phán yêu cầu đương sự giaonộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếuđương sự không giao nộp hoặc giaonộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứdo Tòa án yêu cầu mà không có lý dochính đáng thì Tòa án căn cứ vào tàiliệu, chứng cứ mà đương sự đã giaonộp và Tòa án đã thu thập để giảiquyết vụ việc dân sự.

Thứ tư, giải quyết vụ án theo thủtục rút gọn

Để thể chế hóa đường lối cải cáchtư pháp về áp dụng thủ tục rút gọn

Page 99: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

đối với những vụ án đơn giản, chứngcứ rõ ràng và cụ thể hóa quy định củaHiến pháp và Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân, lần đầu tiên Bộ luật Tốtụng dân sự và Luật Tố tụng hànhchính quy định về thủ tục rút gọngiải quyết vụ án dân sự và vụ ánhành chính với những điều kiện cụthể, bảo đảm giải quyết nhanh gọn,kịp thời những vụ án đơn giản, chứngcứ đã rõ ràng, tránh việc giải quyếtvụ án bị kéo dài, gây tốn kém thờigian, công sức, chi phí của đương sựvà của Toà án trong việc giải quyếtvụ án.

Thứ năm, bổ sung về trình tự thủtục giải quyết một số loại việc trongtố tụng dân sự có tính chất đặc thùtheo yêu cầu cải cách tư pháp như:Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn(Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụngdân sự); thủ tục công nhận hòa giảithành ngoài Tòa án (Chương XXXIIIcủa Bộ luật Tố tụng dân sự). Để thểchế hóa tinh thần cải cách tư pháp vềkhuyến khích việc giải quyết một sốtranh chấp thông qua thương lượng,hòa giải, trọng tài, Bộ luật Tố tụngdân sự quy định Tòa án hỗ trợ bằngquyết định công nhận việc giải quyếttranh chấp; quy định cơ chế, phươngthức để yêu cầu công nhận kết quảhòa giải thành ngoài Tòa án nhằm

giảm số lượng vụ tranh chấp phảigiải quyết tại Tòa án và nhanh chónghàn gắn mâu thuẫn, tranh chấptrong nhân dân.

3.3. Đổi mới tổ chức bộ máycủa các Tòa án nhân dân

Luật Tổ chức Tòa án nhân dânquy định tổ chức Tòa án nhân dângồm: Tòa án nhân dân tối cao; cácTòa án nhân dân cấp cao; các Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; các Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh và tương đương; các Tòa ánquân sự (Điều 3 Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân).

Tổ chức bộ máy của các Tòa ánđược quy định theo hướng chuyênmôn hóa nhưng linh hoạt, tránh cồngkềnh, gây tốn kém, lãng phí. Tòa ánnhân dân tối cao được tổ chức theohướng tinh gọn với Hội đồng thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao có từ13 đến 17 thẩm phán Tòa án nhândân tối cao. Trong cơ cấu Tòa ánnhân dân cấp cao, Tòa án nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trungương, ngoài các Tòa chuyên tráchhiện có trong cơ cấu tổ chức của Tòaán nhân dân như: Tòa hình sự, tòadân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế,tòa lao động, Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân lần này quy định thêm tòa

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

101Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 100: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

gia đình và người chưa thành niên đểgiải quyết các vụ việc có liên quanđến người chưa thành niên. Tòa ánnhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh và tương đương có thểcó tòa hình sự, tòa dân sự, tòa giađình và người chưa thành niên, tòaxử lý hành chính. Tuy nhiên, việcthành lập các tòa chuyên trách này ởTòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa ánnhân dân cấp huyện cụ thể nào phảicăn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũthẩm phán, cán bộ, công chức củatừng Tòa án và do Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao quyết định. Trườnghợp do yêu cầu thực tế xét xử, cầnthành lập thêm tòa chuyên tráchkhác trong Tòa án nhân dân cấp cao,Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố,trực thuộc trung ương, Toà án nhândân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh thì Chánh án Tòa án nhândân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụQuốc hội xem xét, quyết định.

Bộ máy hành chính tư pháp trongTòa án nhân dân độc lập với hệ thốngtổ chức các Tòa án theo thẩm quyềnxét xử. Nhiệm vụ công tác quản lýhành chính tư pháp trong Tòa ánnhân dân là bảo đảm kinh phí, cơ sởvật chất, trang bị và các điều kiệnkhác phục vụ cho hoạt động xét xử;nghiêm cấm công chức hành chính tư

pháp trong Tòa án nhân dân các cấpcan thiệp hoặc tác động vào hoạtđộng xét xử.

3.4. Đổi mới về thẩm quyềncủa các Tòa án nhân dân

Theo Luật Tổ chức Tòa án nhândân mới, Tòa án nhân dân tối caokhông thực hiện nhiệm vụ xét xửphúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệmvụ giám đốc việc xét xử của các Tòaán khác; xét xử giám đốc thẩm, táithẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thểthẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm ápdụng thống nhất pháp luật trong xétxử; quản lý các Tòa án về tổ chức; xâydựng pháp luật theo sự phân côngcủa Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội; bổ sung nhiệm vụ đào tạonhằm đáp ứng yêu cầu nâng caonăng lực, trình độ của đội ngũ thẩmphán, hội thẩm và các chức danhkhác của Tòa án; đồng thời, để cụ thểhóa quy định tại khoản 1 Điều 104của Hiến pháp về việc “Tòa án nhândân tối cao là cơ quan xét xử cao nhấtcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam”, tại khoản 4 Điều 22 củaLuật Tổ chức Tòa án nhân dân quyđịnh: “Quyết định giám đốc thẩm, táithẩm của Hội đồng thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao là quyết định cao

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

102 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 101: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

nhất, không bị kháng nghị”. Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm

vụ xét xử phúc thẩm các bản án,quyết định sơ thẩm của Tòa án nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương chưa có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo, kháng nghị; giám đốcthẩm, tái thẩm các bản án, quyếtđịnh của Tòa án thuộc phạm vi thẩmquyền theo lãnh thổ đã có hiệu lựcpháp luật nhưng bị kháng nghị bằngHội đồng 03 thẩm phán hoặc Hộiđồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Tòaán nhân dân cấp cao.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xửphúc thẩm các bản án, quyết định sơthẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩmcó kháng cáo, kháng nghị và xét xửsơ thẩm một số vụ án không thuộcthẩm quyền của Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh; không thực hiện nhiệm vụ giámđốc thẩm, tái thẩm.

Tòa án nhân dân cấp huyện vàtương đương có nhiệm vụ, quyền hạnxét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việcthuộc thẩm quyền của Tòa án và giảiquyết các loại việc khác theo quyđịnh của pháp luật.

Các Tòa án quân sự được tổ chứctrong Quân đội nhân dân Việt Namđể xét xử những vụ án mà bị cáo làquân nhân tại ngũ và những vụ án

khác theo quy định của luật.3.5. Đổi mới trong vai trò của

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao là “cơ quan” có thẩmquyền xét xử cao nhất trong hệ thốngTòa án. Điểm c khoản 2 Điều 22Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quyđịnh Hội đồng thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao có nhiệm vụ “lựachọn quyết định giám đốc thẩm củaHội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao, bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật, có tính chuẩnmực của các Tòa án, tổng kết pháttriển thành án lệ và công bố án lệ đểcác Tòa án nghiên cứu, áp dụngtrong xét xử”. Quy định này thể hiệnbước phát triển mới trong vai trò củaHội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao nói riêng và Tòa án nhândân nói chung.

Án lệ là bản án, quyết định củaTòa án về vụ việc cụ thể đã có hiệulực pháp luật và có tính chuẩn mực,có nội dung lập luận, làm rõ nhữngquy định của pháp luật chưa rõ ràngcòn có cách hiểu khác nhau, chỉ raviệc thống nhất áp dụng và đường lốixử lý đối với vụ việc cụ thể đó để cácTòa án nghiên cứu, áp dụng trong xétxử. Án lệ phải được Hội đồng toàn

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

103Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 102: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

thể thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao lựa chọn, công nhận mới có giá trịbắt buộc, còn những bản án, quyếtđịnh được công bố để các cơ quannghiên cứu, các nhà khoa học và hoạtđộng thực tiễn (thẩm phán, kiểm sátviên, điều tra viên, luật sư...) bìnhluận thì chỉ mang giá trị tham khảo.“Giá trị bắt buộc” của án lệ cũng chỉlà tương đối, bởi lẽ, khi các quy địnhcủa pháp luật hoặc thực tiễn cuộcsống có sự thay đổi và án lệ khôngcòn phù hợp thì án lệ đó sẽ bị bãi bỏhoặc thay thế.

3.6. Đổi mới trong công tác bổnhiệm thẩm phán

Trong Luật Tổ chức Tòa án nhândân, các quy định về tiêu chuẩn,điều kiện và trình tự, thủ tục bổnhiệm thẩm phán đã có nhiều nộidung mới nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ thẩm phán và phù hợp vớiquy định của Hiến pháp năm 2013về việc thẩm phán Tòa án nhân dântối cao do Quốc hội phê chuẩn vàChủ tịch nước bổ nhiệm; thẩm pháncác Tòa án khác do Chủ tịch nước bổnhiệm. Người muốn được bổ nhiệmlàm thẩm phán ngoài những điềukiện như trước đây còn phải có thêmđiều kiện đã trúng tuyển kỳ thituyển chọn thẩm phán, có thời gianlàm công tác pháp luật từ 05 năm

trở lên (thay vì 04 năm như trướcđây). Thẩm phán sơ cấp muốn đượcbổ nhiệm vào ngạch thẩm phántrung cấp phải trải qua kỳ thi nângngạch thẩm phán trung cấp, thẩmphán trung cấp muốn được bổ nhiệmvào ngạch thẩm phán cao cấp phảitrải qua kỳ thi nâng ngạch thẩmphán cao cấp. Cùng với việc nângcao các tiêu chuẩn, điều kiện để bổnhiệm thẩm phán, Luật Tổ chức Tòaán nhân dân cũng quy định về việcNhà nước có chính sách ưu tiên đốivới thẩm phán nhằm góp phần bảođảm cho thẩm phán yên tâm côngtác, xét xử độc lập và chỉ tuân theopháp luật.

Nhiệm kỳ của thẩm phán cũngđược kéo dài hơn theo định hướng đãđược xác định trong các văn kiện củaĐảng, cụ thể: “Nhiệm kỳ đầu của cácthẩm phán là 05 năm; trường hợpđược bổ nhiệm lại hoặc được bổnhiệm vào ngạch thẩm phán khác thìnhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”.

Chế độ, chính sách đối với thẩmphán cũng được quy định theo hướngNhà nước có chính sách ưu tiên vềtiền lương, phụ cấp và các chế độchính sách khác đối với thẩm phán;nghiêm cấm các hành vi cản trở, đedọa, xâm phạm tính mạng, danh dự,uy tín, nhân phẩm của thẩm phán và

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

104 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 103: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

thân nhân của thẩm phán (Điều 75Luật Tổ chức Tòa án nhân dân). Quyđịnh này sẽ góp phần bảo đảm thẩmphán yên tâm công tác, bảo đảmkhách quan khi xét xử.

3.7. Đổi mới về hoạt động củahội thẩm

Luật Tổ chức Tòa án nhân dânkhông quy định việc Tòa án quản lýhội thẩm mà hội thẩm được tổ chứcthành Đoàn Hội thẩm. Đoàn Hộithẩm hoạt động theo quy chế do Ủyban thường vụ Quốc hội ban hành(khoản 1 Điều 91 Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân). Quy định này nhằm khắcphục những tồn tại, bất cập hiện naytrong tổ chức và hoạt động của hộithẩm Tòa án nhân dân; bảo đảm việctham gia của hội thẩm vào công tácxét xử là phương thức để nhân dânthực hiện quyền tư pháp; đồng thời,thực hiện quyền giám sát của nhândân đối với hoạt động xét xử.

3.8. Về cải cách hành chính tưpháp

- Trong lĩnh vực cải cách các quytrình xử lý công việc

Hiện nay, thực hiện tinh thần củaHiến pháp và các đạo luật mới, đểnâng cao chất lượng, hiệu quả côngviệc, hệ thống Tòa án nhân dân đangcó những cải cách quan trọng trongquy trình xử lý công việc như: Thành

lập Phòng Hành chính tư pháp tạiTòa án nhân dân tối cao để tiếpnhận, thụ lý hồ sơ vụ việc; thay đổiquy trình phân công thụ lý đơn, giảiquyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, táithẩm theo hướng nhanh, gọn bảođảm thời hạn tố tụng theo quy định.Tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnhtrong cả nước, đã cải cách quy trìnhxử lý công việc tại đơn vị mình cũngnhư các Tòa án cấp huyện thuộcquyền quản lý nhằm giảm bớt nhữngthủ tục rườm rà, nâng cao hiệu quảcông tác được quan tâm. Tuy nhiên,việc triển khai cải cách các thủ tụchành chính tư pháp tại các Tòa ánnhân dân cấp tỉnh và các Tòa ánnhân dân cấp huyện trong nhữngnăm qua chưa thống nhất nên khôngtránh khỏi còn nhiều nội dung chưathực sự phù hợp và triệt để. Từ saunăm 2010, trên cơ sở tổng kết vànhân rộng mô hình cải cách thủ tụchành chính tư pháp của 03 Tòa ánnhân dân cấp tỉnh được Tòa án nhândân tối cao lựa chọn thí điểm thựchiện cải cách hành chính tư pháp(Tòa án nhân dân các tỉnh VĩnhLong, Thừa Thiên Huế và HưngYên), hiện nay có nhiều Tòa án nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đã áp dụng mô hình cải cáchhành chính tư pháp “một cửa” hoặc

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

105Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 104: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

mô hình Tổ Hành chính tư pháp. Vớiquy trình phân công giải quyết cácvụ án mới, việc phân công các thẩmphán giải quyết các vụ án đã bảođảm được tính khách quan và ngẫunhiên vì đã tách bạch hai quá trìnhthụ lý vụ án và giải quyết vụ ánthành hai giai đoạn độc lập. Công tácthụ lý vụ án do Tổ Hành chính tưpháp thực hiện theo quy trình tươngđối độc lập với các tòa chuyên trách.Hoạt động lên lịch xét xử tập trungtheo khối đã tránh được tình trạngtrùng lịch, nên các Hội đồng xét xử,thẩm phán chủ động được kế hoạchcông tác trong tháng. Hệ thống theodõi, quản lý án trên phần mềm kếthợp với việc theo dõi qua hệ thống sổsách theo cơ chế một cửa.

Việc thành lập Tổ Hành chính tưpháp phù hợp với xu thế chuyên mônhóa, nâng cao trách nhiệm chấphành pháp luật, tăng cường tínhminh bạch, công khai trong công tácgiải quyết án của Tòa án, đồng thờibảo đảm quyền giám sát, kiểm tra vàtiếp cận công lý của người dân.

- Về công tác ứng dụng công nghệthông tin phục vụ các hoạt độngquản lý, nghiệp vụ và công khai,minh bạch các hoạt động của Tòa án

Trong những năm qua, việc triểnkhai thực hiện Đề án “Tổng thể phát

triển và ứng dụng công nghệ thôngtin trong Tòa án nhân dân giai đoạn2011-2015” đã đem lại nhiều kếtquả quan trọng, góp phần xây dựngvà tăng cường cơ sở hạ tầng thôngtin; đào tạo, nâng cao kỹ năng củacán bộ, công chức Tòa án nhân dântrong việc ứng dụng công nghệ thôngtin phục vụ cho hoạt động của Tòaán nhân dân; bước đầu triển khaimột số hệ thống thông tin và cơ sởdữ liệu dùng chung cho các Tòa ánnhân dân. Từ năm 2010 đến nay,Cổng thông tin điện tử Tòa án nhândân tối cao đã được xây dựng và đivào hoạt động. Bên cạnh chức nănglà phương tiện thông tin chính thứccủa Tòa án nhân dân trên internet,thì trong những năm gần đây, cácchuyên trang, chuyên mục trênCổng thông tin điện tử cũng đượcnghiên cứu, mở rộng theo hướngphục vụ yêu cầu của nhân dân trongviệc tìm hiểu pháp luật cũng như cácquy trình, quy định liên quan tớiviệc giải quyết công việc của côngdân tại Tòa án. Cổng đã phát triểncác chuyên mục như tìm hiểu phápluật, án lệ, cung cấp các mẫu vănbản phục vụ người dân khi có yêucầu Tòa án giải quyết vụ việc củamình. Bên cạnh Cổng thông tin điệntử của Tòa án nhân dân tối cao,

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

106 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 105: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

nhiều Tòa án cấp tỉnh cũng đã đượcđầu tư xây dựng các Trang thông tinđiện tử.

Để phục vụ cho công tác chuyênmôn và hoạt động quản lý điều hành,Tòa án nhân dân tối cao cũng đãtriển khai xây dựng nhiều phần mềmứng dụng, như: Phần mềm thống kê,phần mềm quản lý các loại vụ án,phần mềm thi đua khen thưởng,phần mềm tổ chức cán bộ, phần mềmkế toán, quản lý công sản, phần mềmsố hóa vụ án... đem lại hiệu quả caotrong công tác quản lý, giúp cho quátrình giải quyết công việc nhanh, kịpthời, chính xác. Trong việc lưu trữ hồsơ, bản án, việc ứng dụng công nghệthông tin đã giúp cho việc trích saolục bản án cũng như công tác quản lýhồ sơ vụ án sau khi kết thúc quátrình tố tụng được nhanh chóng,khoa học. Khi công dân, cơ quan hoặctổ chức có yêu cầu khai thác hồ sơ,sao lục bản án được giải quyết nhanhchóng, người dân không phải chờ đợilâu hoặc thậm chí hẹn sang ngàykhác như trước đây.

Một số Tòa án đã chủ động xâydựng các phần mềm nội bộ quản lýviệc thụ lý, phân công và theo dõi kếtquả giải quyết các vụ án một cáchkhoa học, tạo ra nhiều thuận lợitrong công tác quản lý nghiệp vụ, góp

phần đẩy nhanh tiến độ giải quyếtcác loại vụ án hay thiết kế các “ki-ốt”điện tử để cung cấp thông tin chongười dân về quá trình giải quyết vụviệc của họ tại Tòa án điển hình nhưTòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.Nhiều Tòa án cũng đã xây dựng cácbảng thông báo điện tử để thông tincho người dân về lịch xét xử của đơnvị, cung cấp các mẫu văn bản đểngười dân biết và thực hiện đúng yêucầu, tạo những điều kiện thuận lợicho người dân khi có việc tại Tòa án.

Năm 2014, Tòa án nhân dân tốicao đã thực hiện dự án trang bị hệthống máy chủ và mạng LAN cho tấtcả các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.Cho tới nay, mỗi Tòa án nhân dâncấp tỉnh đều có hộp thư điện tử đểgửi, nhận văn bản nhanh chóng, kịpthời. Từ năm 2013 đến nay, Tòa ánnhân dân tối cao đã đưa vào vậnhành, khai thác thành công hệ thốngHội nghị truyền hình trực tuyến với68 điểm cầu để phục vụ cho cácphiên họp, hội nghị, hội thảo của cácTòa án.

- Về nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tác phong, đạo đức công vụcho cán bộ, công chức khi tiếp xúc vớingười dân và giải quyết các yêu cầucủa công dân

Trên cơ sở quy định về “quy tắc

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

107Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 106: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

ứng xử của cán bộ, công chức Tòa ánnhân dân” và thực hiện cuộc vậnđộng “nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất đạo đức, lối sống của độingũ thẩm phán, cán bộ, công chứcTòa án nhân dân các cấp”, trongnhững năm qua, các Tòa án đã rấtquan tâm đến việc giáo dục chính trịtư tưởng, nâng cao trách nhiệm côngvụ và tinh thần phục vụ nhân dâncho các cán bộ, công chức thuộcquyền quản lý. Nhìn chung, cán bộ,công chức Tòa án nhân dân các cấpđã thực hiện nghiêm túc các quy địnhvề quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức Tòa án; luôn thể hiện tráchnhiệm cao trong quá trình giải quyếtcác yêu cầu của công dân. Có Tòa ánđã quy định rõ trong quy chế làmviệc của đơn vị về việc lãnh đạo phụtrách các lĩnh vực công việc phải trựctiếp xin lỗi người dân nếu để xảy raviệc chậm giải quyết yêu cầu củacông dân trong lĩnh vực đó (Tòa ánnhân dân quận Long Biên - Hà Nội)hay xây dựng quy tắc ứng xử của cánbộ, công chức với các nội dung 05 xây,05 chống và 05 không (Tòa án nhândân huyện Thủy Nguyên, TP. HảiPhòng).

Các Tòa án đều bố trí, sắp xếp nơitiếp công dân thuận tiện, cung cấpcác tài liệu cho người dân tìm hiểu,

tham khảo; quan tâm bố trí các cánbộ có kinh nghiệm làm nhiệm vụhành chính tư pháp thực hiện côngtác tiếp dân. Những yêu cầu, khiếukiện bức xúc của công dân đều đượckịp thời báo cáo tới lãnh đạo đơn vịđể xem xét, giải quyết. Nhiều Tòa ánđã niêm yết công khai lịch lãnh đạotiếp công dân trong tuần. Có Tòa ánđã phối hợp với Trung tâm Trợ giúppháp lý của tỉnh in các tờ rơi về tranhchấp phổ biến hiện nay tại địaphương, in các biểu mẫu tố tụng vàphát miễn phí cho người dân; pháthành quyển về “trình tự thủ tục thụlý và giải quyết các loại án” phát choỦy ban nhân dân các xã, phường, thịtrấn để tuyên truyền, phổ biến chocán bộ, công chức và người dân. CácTòa án nhân dân còn đưa lên websitecủa đơn vị các trình tự, thủ tục nàyđể phổ biến cho người dân khi có nhucầu tìm hiểu (Tòa án nhân dân tỉnhVĩnh Long).

Có thể thấy rằng, trong quá trìnhtriển khai các nhiệm vụ cải cáchhành chính tư pháp, các Tòa án đềuđã quan tâm làm tốt việc giáo dụcnâng cao tinh thần trách nhiệm vàthái độ phục vụ nhân dân cho độingũ cán bộ, công chức để tạo mộtphong cách làm việc thân thiện, gầngũi và cầu thị khi tiếp xúc và giải

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

108 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 107: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

quyết yêu cầu của công dân.Hơn mười năm qua, theo tinh

thần chiến lược cải cách tư phápcủa Nghị quyết số 08-NQ/TWngày 02/01/2002 và Nghị quyết số49-NQ/TW của Bộ Chính trị, hệthống Tòa án đã không ngừng đổimới, cải cách tổ chức và hoạt động.Những kết quả thể hiện rõ nét côngcuộc đổi mới tổ chức và hoạt động củaTòa án nhân dân gắn với Luật Tổchức Tòa án nhân dân và các đạo luậtmới được Quốc hội thông qua như: Bộluật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụnghình sự, Luật Tố tụng hành chính vàkết quả của hoạt động cải cách hànhchính tư pháp. Với những nỗ lựckhông ngừng của toàn bộ hệ thốngnhà nước nói chung và hệ thống Tòa

án nói riêng, tổ chức và hoạt động củaTòa án đã có nhiều đổi mới căn bảnđáp ứng tinh thần cải cách tư phápcủa Hiến pháp năm 2013; thể chế hóacác quan điểm lớn, tiến bộ của Đảngvà Nhà nước ta về Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóacác quy định của Hiến pháp về quyềntư pháp. Hoạt động tư pháp mà trọngtâm là hoạt động xét xử được tiếnhành có hiệu quả và hiệu lực cao. Đâycũng là cơ sở pháp lý quan trọng chosự phát triển của Tòa án nhân dân,bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựacủa nhân dân trong việc bảo vệ cônglý, quyền con người, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhânq

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

109Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Những điều, khoản, điểm này gồm: Khoản 1 Điều 4, Điều 24, Điều 34, điểm bkhoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều55, khoản 3 Điều 58, Điều 67, khoản 4 Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 70, Điều 71,Điều 72, Điều 73, khoản 2 Điều 95.

2. Chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhânthân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tưpháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối vớivụ án; kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùngtừng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo,người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan,toàn diện sự thật của vụ án.

Page 108: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

110 Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Đặt vấn đềTham nhũng là hiện tượng phổ

biến mang tính toàn cầu. Chốngtham nhũng đòi hỏi sự phối hợp chặtchẽ giữa các quốc gia, quốc tế, nhấtlà trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập. Tham nhũng ở Việt Nam cónhững biểu hiện là đa dạng về loạihình, mức độ, cũng như hậu quả.Mức độ tham nhũng ở Việt Nam cóloại tham nhũng nhỏ (tham nhũngvặt) nhưng cũng có tham nhũng rấtlớn, đan xen, phối hợp cả thamnhũng cá nhân lẫn tham nhũng theonhóm - dạng tham nhũng có tổ chức,có chủ mưu, thao túng vào tổ chứccủa những người có trọng trách, cóthẩm quyền giải quyết. Loại thamnhũng này thường xảy ra ở các hoạtđộng dự án, đấu thầu, các hợp đồng

kinh tế, đất đai, tài chính - ngânhàng, xuất nhập khẩu, xây dựng hạtầng tại các doanh nghiệp, ở các tậpđoàn kinh tế lớn gây thất thoát vềtài sản nhà nước, gây xói mòn lòngtin của nhân dân đối với Đảng vàNhà nước.

Nhận thức rõ những nguy hại củatham nhũng, Đảng và Nhà nước tađã có nhiều chủ trương, biện phápđấu tranh với tệ tham nhũng, đạtđược một số kết quả ban đầu; nhiềuvụ án lớn xâm phạm trật tự kinh tế,sở hữu, tham nhũng được đưa ratruy tố, xét xử đã thể hiện quyết tâmcủa Đảng và Nhà nước trong việcđấu tranh đối với loại tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng này. Trước tìnhhình đó, vấn đề tổ chức thi hành ánđối với các vụ án tham nhũng và

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG,

XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾn TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, BỘ TƯ PHÁP

Page 109: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

111Dên chuã & Phaáp luêåt

nâng cao hiệu quả của công tác nàylà một trong những nhiệm vụ quantrọng của hệ thống cơ quan thi hànhán dân sự.

Thi hành án dân sự (THADS) làgiai đoạn cuối của quá trình tố tụng,là hoạt động đưa bản án, quyết địnhcó hiệu lực của Tòa án ra thi hành,nhằm bảo đảm cho các bản án, quyếtđịnh của Tòa án được chấp hành, bảođảm tính nghiêm minh của phápluật, bảo đảm quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân và Nhànước, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội, tăng cường hiệuquả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.Chính vì vậy, Điều 106 Hiến phápnăm 2013 tiếp tục khẳng định: “Bảnán, quyết định của Tòa án nhân dâncó hiệu lực pháp luật phải được cơquan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quanphải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Theo quy định của Bộ luật Hìnhsự hiện hành, hình phạt chính ápdụng cho các tội phạm về thamnhũng là hình phạt tù có thời hạn, tùchung thân và tử hình. Ngoài ra,người phạm tội này có thể bị áp dụngcác hình phạt bổ sung như cấm đảmnhiệm chức vụ, phạt tiền, tịch thumột phần hoặc toàn bộ tài sản…

Trong số các tội phạm tham nhũng,chỉ có hai tội có thể bị áp dụng hìnhphạt bổ sung là tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản, gồm: Tội thamô tài sản và tội nhận hối lộ. Tuynhiên, ngoài hai tội danh trên, Bộluật Hình sự còn quy định tội cố ýlàm trái quy định của Nhà nước vềquản lý kinh tế gây hậu quả nghiêmtrọng cũng có thể bị áp dụng hìnhphạt bổ sung là tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản.

Trong thực tế, số việc THADS cácvụ án thuộc nhóm tội tham nhũngkhông nhiều. Một số vụ việc thihành án nổi cộm gần đây, được dưluận xã hội quan tâm không phải tấtcả đều là án tham nhũng, mà chủyếu là các vụ việc thu hồi tiền, tàisản cho Nhà nước, có giá trị lớn, liênquan đến các tội phạm về kinh tế,như vụ Phạm Thanh Bình(Vinashin), vụ Nguyễn Đức Kiên, vụVũ Quốc Hảo (Công ty Đầu tư tàichính II), vụ Vũ Việt Hùng (Ngânhàng Phát triển Đắc Lắc), vụ HuỳnhThị Huyền Như, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ- Đại lộ Đông - Tây… với các tội danhnhư cố ý làm trái các quy định củaNhà nước về quản lý kinh tế gây hậuquả nghiêm trọng, lừa đảo chiếmđoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền

Page 110: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

112 Dên chuã & Phaáp luêåt

hạn trong thi hành công vụ. Ngoàiviệc bị tuyên xử các hình phạtnghiêm khắc (tử hình, chung thân,tù giam), người phải thi hành ántrong các vụ án này còn phải thihành phần trách nhiệm dân sự vớigiá trị phải thi hành rất lớn, cótrường hợp số tiền phải thi hành ánlên đến hàng nghìn tỷ đồng.

2. Thực trạng tình hình thihành án dân sự liên quan đếncác vụ án tham nhũng, xâmphạm trật tự quản lý kinh tế

2.1. Công tác chỉ đạo của Tổngcục Thi hành án dân sự

Nhận thức rõ việc thi hành án đểthu hồi tiền, tài sản tham nhũng, tàisản cho Nhà nước trong các vụ ánxâm phạm các quy định trong quảnlý kinh tế là nhiệm vụ vô cùng quantrọng, nhằm khắc phục hậu quả dotham nhũng, vi phạm pháp luật gâyra, góp phần đắc lực vào công tácđấu tranh chống tham nhũng, thờigian qua, các cơ quan THADS luônchú trọng, chỉ đạo sát sao các chấphành viên trong việc tổ chức thihành các vụ việc loại này; các chấphành viên cũng đã tích cực đôn đốc,xác minh, áp dụng các biện pháp tổchức thi hành án phù hợp, theo quyđịnh của pháp luật để thu hồi tiền,

tài sản cho Nhà nước ở mức caonhất. Tổng cục Thi hành án dân sựvà các cơ quan thi hành án dân sựđịa phương đã triển khai và thựchiện xây dựng Kế hoạch về việc chỉđạo giải quyết thi hành án các vụviệc thu hồi tài sản cho Nhà nước,chủ động kiểm tra, chỉ đạo cơ quanthi hành án dân sự phân loại và tậptrung tổ chức thi hành dứt điểmnhững vụ việc có điều kiện thi hànhán, thường xuyên kiểm tra việc tổchức thi hành án, trực tiếp nắm bắttình hình tại các đơn vị, để kịp thờichỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp vớicác cơ quan liên quan kịp thời tháogỡ những khó khăn, vướng mắctrong quá trình tổ chức thi hành ánvà biện pháp giải quyết các vụ việcliên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc cótính chất phức tạp.

Bên cạnh đó, các cơ quan thi hànhán dân sự địa phương cũng đã khẩntrương xác minh điều kiện thi hànhán, phối hợp chặt chẽ với các cơ quanhữu quan trong quá trình tổ chức thihành án; kịp thời báo cáo, xin ý kiếnhướng dẫn, chỉ đạo những vụ việc cókhó khăn, vướng mắc. Chủ động tìmcác giải pháp để đẩy nhanh tiến độgiải quyết, như thành lập tổ chuyêntrách giải quyết các vụ việc loại này

Page 111: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

113Dên chuã & Phaáp luêåt

(vụ Huỳnh Thị Huyền Như tại CụcThi hành án dân sự TP. Hồ ChíMinh).

2.2. Một số kết quả thi hành án Nhìn chung, các vụ án tham

nhũng, xâm phạm trật tự quản lýkinh tế, trong đó có các vụ án trọngđiểm, với giá trị phải thi hành án lớnđược quan tâm chỉ đạo, tổ chức thihành, bước đầu đã thu được một sốkết quả cụ thể như sau:

- Về kết quả thi hành án thamnhũng: Thống kê số liệu 06 thángđầu năm 2016 cho thấy, số vụ việcthi hành án liên quan đến thamnhũng là 124 việc, tương ứng với sốtiền là 2.445 tỷ 739 triệu đồng, trongđó số cũ chuyển sang là 107 việc,tương ứng với số tiền 1.952 tỷ 655triệu đồng; thụ lý mới là 17 việc,tương ứng với số tiền 493 tỷ 83 triệuđồng; đã giải quyết xong là 10 việc,tương ứng với số tiền 91 tỷ 782 triệuđồng. Số còn phải giải quyết là 114việc, tương ứng với số tiền 2.353 tỷ957 triệu đồng.

- Về kết quả thi hành án một sốvụ việc điển hình, gồm: Vụ Vinashin,vụ Vinaline, vụ Nguyễn Đức Kiên,vụ Ngân hàng Phát triển Đắc Lắc,vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Côngty Đầu tư tài chính II:

+ Về thi hành án cho ngân sáchnhà nước, trong tổng số tiền phải thihành theo bản án là 11.215 tỷ 114triệu đồng, đã thi hành được 201 tỷ766 triệu đồng tiền án phí truy nộp,phạt sung quỹ nhà nước, đang tiếptục thi hành số tiền còn lại.

+ Về thi hành án cho tổ chức, cánhân, trong tổng số tiền phải thihành theo bản án là 5.329 tỷ 714triệu đồng, các đương sự đã làm đơnyêu cầu thi hành án số tiền là 4.697tỷ 636 triệu đồng, chưa làm đơn yêucầu thi hành án số tiền là 632 tỷ 78triệu đồng. Kết quả: Đã thi hànhđược 86 tỷ 634 triệu đồng (đạt1,63% tổng số tiền phải thi hành và1,84% số tiền cơ quan THADS đãthụ lý thi hành).

2.3. Đánh giá về những thuậnlợi, khó khăn, hạn chế, tồn tạitrong quá trình thi hành án cácvụ án tham nhũng, thu hồi tiền,tài sản cho Nhà nước

Nói về những thuận lợi, thời gianqua, công tác thi hành án dân sự nóichung và thi hành các vụ án liênquan đến thu hồi tài sản trong cácvụ án tham nhũng, các vụ án xâmphạm trật tự quản lý kinh tế nóiriêng đã nhận được sự quan tâm chỉđạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng,

Page 112: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

114 Dên chuã & Phaáp luêåt

Nhà nước; sự quan tâm phối hợp củacác bộ, ngành trung ương; sự vàocuộc tích cực của các cấp ủy chínhquyền địa phương; công tác phối hợpgiữa các cơ quan, như cơ quan côngan, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa ánnhân dân... với cơ quan thi hành ándân sự trong công tác kiểm sát thihành án, bảo vệ cưỡng chế vàchuyển giao vật chứng tài sản trongcác vụ án tham nhũng chặt chẽ,hiệu quả hơn.

Hiện nay, một số dự án luật cóliên quan đến công tác thi hành ándân sự (Bộ luật Dân sự, Bộ luậtHình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự,Luật Đấu giá, Luật Đăng ký tàisản...) đã được sửa đổi, bổ sung hoặcnghiên cứu, đề xuất xây dựng, quađó sẽ góp phần tạo điều kiện thuậnlợi và nâng cao kết quả, hiệu quảcông tác thi hành án dân sự, trongđó có các vụ việc thi hành án thu hồitài sản tham nhũng, thu hồi tài sảncho Nhà nước. Đặc biệt, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của LuậtThi hành án dân sự được Quốc hộithông qua ngày 25/11/2014 (có hiệulực kể từ ngày 01/7/2015) và Nghịđịnh số 62/2015/NĐ-CP ngày18/7/2015 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Thi hành án dânsự với các quy định sửa đổi, bổ sungđã giải quyết được một số vướngmắc, bất cập trong thực tiễn côngtác thi hành án dân sự như quyđịnh về giải quyết trong các trườnghợp có tranh chấp về tài sản; quyđịnh về trách nhiệm của ngân hàng,tổ chức tín dụng trong việc cung cấpthông tin về tài khoản của ngườiphải thi hành án; quy định cơ quanthi hành án chủ động ra quyết địnhthi hành án đối với các khoản bồithường cho Nhà nước trong các vụán xâm phạm trật tự quản lý kinhtế, tham nhũng thuộc loại tội phạmđặc biệt nghiêm trọng…

Bên cạnh những thuận lợi, quátrình thi hành án các vụ án thamnhũng để thu hồi tiền, tài sản choNhà nước, cơ quan THADS cũng gặpphải nhiều khó khăn:

- Việc thu hồi tài sản thamnhũng, tài sản cho Nhà nước trongTHADS là giai đoạn bản án, quyếtđịnh của Tòa án có hiệu lực thi hành.Để thực hiện nhiệm vụ này, bêncạnh việc tiếp tục xác minh điềukiện thi hành án của đương sự, cơquan THADS chủ yếu xử lý các tàisản đã được kê biên mà các cơ quantiến hành tố tụng đã áp dụng để đảm

Page 113: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

115Dên chuã & Phaáp luêåt

bảo thi hành án. Tuy nhiên, một sốvụ việc có số tiền phải thi hành ánlớn nhưng tài sản để bảo đảm thihành án có giá trị rất nhỏ, không đủbảo đảm thi hành án. Đối với nhiệmvụ xác minh điều kiện thi hành án,ngoài các tài sản đã được kê biên,được tuyên xử lý trong bản án, quyếtđịnh của Tòa, cơ quan THADS khócó thể xác minh được thêm tài sảnhoặc nguồn thu nhập khác vì tộiphạm tham nhũng thường tìm mọicách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóatài sản. Trong khi đó, cơ quanTHADS chỉ có thể căn cứ vào tìnhtrạng pháp lý hiện hành của tài sảnđể xử lý mà không có thẩm quyềnđiều tra, chứng minh nguồn gốc tàisản do phạm tội mà có.

- Hầu hết đương sự trong các vụviệc thi hành án loại này phải chấphành hình phạt tù với thời hạn dài,thậm chí bị tuyên án tử hình,nhiều trường hợp không có tài sản,tiền, thu nhập để thi hành án; giađình, người thân không có khảnăng hỗ trợ…

Với những khó khăn đó, đến nayquá trình thi hành án đối với các vụán tham nhũng vẫn còn những tồntại, hạn chế như:

- Kết quả thu hồi tài sản tham

nhũng, tài sản cho Nhà nước trongTHADS mặc dù đã đạt được một sốkết quả bước đầu nhưng vẫn cònthấp, quá trình tổ chức thi hành ánmột số việc còn kéo dài, số việc vàtiền chuyển kỳ sau thường cao hơnkỳ trước.

- Công tác phối hợp giữa các cơquan có liên quan với cơ quan thihành án có lúc, có nơi còn chậm,trong đó có việc chuyển giao các tàiliệu kèm theo còn chậm, chưa đầy đủ(vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Ngânhàng Phát triển Đắc Lắc - Vũ ViệtHùng…) gây khó khăn, chậm trễtrong việc xử lý tài sản thi hành án.

- Pháp luật về thi hành án dân sựvà pháp luật có liên quan còn cónhững bật cập, nhất là quy định liênquan đến việc xác minh, truy tìm tàisản để bảo đảm thi hành án.

Những khó khăn, tồn tại, hạn chếđó do các nguyên nhân khách quanvà chủ quan:

(i) Nguyên nhân khách quan- Cơ chế quản lý tài sản của công

dân còn thiếu minh bạch, hiệu quả,các giao dịch kinh tế, dân sự hiệnnay vẫn chủ yếu được thực hiện bằnghình thức thanh toán tiền mặt, do đókhó kiểm soát được thu nhập, tài sảncủa tổ chức, cá nhân, gây khó khăn

Page 114: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

116 Dên chuã & Phaáp luêåt

cho việc áp dụng các biện phápphong tỏa, kê biên tài sản của cơquan có thẩm quyền trong quá trìnhtiến hành tố tụng.

- Hành lang pháp lý về cơ chếkiểm soát tài sản, thu nhập của cánbộ, công chức, người có chức vụ,quyền hạn theo quy định của LuậtPhòng, chống tham nhũng chưa đượccụ thể hóa; việc thực hiện quy địnhvề kê khai tài sản của cán bộ, côngchức còn hình thức, chưa triệt để,hạn chế hiệu quả thu hồi tài sản choNhà nước nói riêng, công tác phòng,chống tham nhũng nói chung.

- Tội phạm về tham nhũng, xâmphạm trật tự quản lý kinh tế là tộiphạm có chủ thể đặc biệt là nhữngngười có chức vụ, quyền hạn, cótrình độ, kiến thức, có sự chuẩn bịchu đáo khi phạm tội, khi thực hiệnxong chủ động xóa hết mọi dấu vết,tiêu hủy giấy tờ, chứng từ, cất giấu,tẩu tán tài sản, không hợp tác với cơquan THADS.

- Nhiều vụ án các đối tượng bằngnhiều hình thức đã chuyển tài sảnchung thành tài sản riêng của mộtnhóm người có liên quan. Chưa kểđến nhiều trường hợp người phải thihành án cất giấu tài sản ở nướcngoài, việc xác minh, xử lý tài sản

rất khó khăn.- Trong hầu hết các vụ án tham

nhũng, vi phạm trật tự quản lý kinhtế, phần án phí đã chiếm hàng trăm,thậm chí hàng tỉ đồng nên khi xử lýđược số tài sản bảo đảm thi hành áncòn lại hoặc tài sản mà cơ quanTHADS xác minh được thì giá trị thuđược cũng mới chỉ đủ thi hành án phívà một phần nhỏ khoản tiền phạt,tịch thu. Mặc dù thu án phí, tiềnphạt cũng là thu ngân sách nhànước, nhưng khoản thu này khôngtrực tiếp khôi phục lại thiệt hại dohành vi tham nhũng gây ra, hậu quảdo hành vi tham nhũng chưa đượckhắc phục.

(ii) Nguyên nhân chủ quan - Việc áp dụng các biện pháp bảo

đảm, kê biên tài sản của người phạmtội trong giai đoạn tố tụng chưa đượcđầy đủ, kịp thời (vụ Vinashin HảiPhòng), một số trường hợp đã tẩután hết tài sản; quá trình xử lý vụ ánchưa thực sự quan tâm xem xét cácvấn đề liên quan đến trách nhiệmdân sự của bị can, bị cáo.

- Một số vụ việc, công tác phối hợpgiữa cơ quan tố tụng (cơ quan điềutra, Tòa án...) với cơ quan THADScòn chậm, chưa đáp ứng được yêucầu, trong đó có việc đính chính, giải

Page 115: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

117Dên chuã & Phaáp luêåt

thích bản án, chuyển giao vật chứng,tài sản các biên bản và tài liệu kèmtheo chưa đầy đủ (ví dụ như vụHuỳnh Thị Huyền Như, vụ Ngânhàng Phát triển Đắc Lắc...).

- Việc áp dụng các biện pháp chếtài đối với các trường hợp cố ý khôngthi hành án hoặc chống đối, tẩu tán,cản trở thi hành án còn chưanghiêm, nên hiệu quả của THADSvẫn còn hạn chế.

- Một số nơi, một số vụ việc cơquan thẩm quyền có liên quanchưa thực hiện tốt công tác phốihợp với cơ quan THADS trong quátrình thi hành án; cơ quanTHADS, chấp hành viên ngại khó,chưa thực sự quan tâm, chú trọngtổ chức thi hành các vụ việc thihành án nói chung, trong đó có cácvụ án tham nhũng.

3. Giải pháp Để nâng cao hiệu quả công tác

phòng, chống tham nhũng nói chungvà thu hồi tài sản tham nhũng, tàisản cho Nhà nước nói riêng, cần thựchiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.1. Các bộ, ngành trung ương,nhất là Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Tòa án nhân dân tối cao, BộCông an quan tâm, triển khai tổchức thi hành kịp thời, hiệu quả các

đạo luật có liên quan đến công tácthi hành án dân sự, như Bộ luật Dânsự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụnghình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,Luật Tố tụng hành chính năm2015... nâng cao chất lượng, tính khảthi của các bản án, quyết định.

3.2. Nghiên cứu xây dựng LuậtĐăng ký tài sản, đưa vào Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh năm2017.

3.3. Tăng cường phối hợp liênngành giữa Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tòa án nhân dân tối cao, BộCông an với Bộ Tư pháp trong côngtác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ,tháo gỡ khó khăn trong công tác thihành án dân sự. Viện kiểm sát nhândân tối cao tiếp tục chỉ đạo tăngcường kiểm sát đối với hoạt động thihành án dân sự. Tòa án nhân dân tốicao quan tâm trả lời, giải thích hoặckháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩmđối với kiến nghị của cơ quan thihành án dân sự; chỉ đạo Tòa án cáccấp, các thẩm phán tăng cường tráchnhiệm, nâng cao chất lượng xét xửcác vụ án, trong đó có việc xem xéttính khả thi trước khi phán quyếtphần trách nhiệm dân sự. Bộ Côngan chỉ đạo các cơ quan điều trachuyển giao đầy đủ kịp thời vật

Page 116: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

118 Dên chuã & Phaáp luêåt

chứng, tài sản tạm giữ và các biênbản, tài liệu có liên quan để cơ quanthi hành án có căn cứ xử lý việc thihành án.

3.4. Các cơ quan tiến hành tốtụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủcác quy định của pháp luật về ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sảncủa người phạm tội trong quá trìnhtiến hành tố tụng, nhất là ở giaiđoạn điều tra, tránh trường hợpngười phạm tội tẩu tán tài sản, đảmbảo khả năng thu hồi được nhiềunhất tài sản sau khi bản án, quyếtđịnh của Tòa án có hiệu lực và đượctổ chức thi hành. Hoàn thiện cơ chếquản lý, kiểm soát tài sản, thu nhậpcủa cá nhân theo hướng minh bạchhóa, công khai hóa và mở rộng diệnkê khai tài sản (thân nhân của ngườicó chức vụ, quyền hạn).

3.5. Nghiên cứu, hoàn thiện phápluật THADS theo hướng tăng thẩmquyền cho cơ quan THADS trongquá trình tổ chức thi hành án, xácminh điều kiện thi hành án; đồngthời, tăng cường trách nhiệm của cơquan THADS.

3.6. Tập trung chỉ đạo sâu sát,quyết liệt các vụ án trọng điểm vàcác vụ việc phức tạp, kéo dài, trong

đó có các vụ án tham nhũng; triểnkhai đồng bộ nhiều giải pháp nhưkiểm tra liên ngành, yêu cầu các cơquan THADS lập danh sách và xâydựng kế hoạch giải quyết các vụ ántrên, kịp thời báo cáo tình hình, tiếnđộ giải quyết vụ việc, nhất là nhữngkhó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đóđưa ra hướng giải quyết cụ thể đốivới từng vụ việc. Nâng cao tráchnhiệm của thủ trưởng cơ quanTHADS, chấp hành viên trong việcgiải quyết vụ việc bằng việc gắn tỷ lệhoàn thành việc thu hồi tài sản nhànước vào công tác thi đua khenthưởng nhằm động viên khuyếnkhích hoặc chấn chỉnh kịp thời.

3.7. Tiếp tục tăng cường công tácphối hợp liên ngành từ trung ươngđến địa phương, đặc biệt, các cơ quanTHADS địa phương cần tranh thủ sựquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấpủy, chính quyền, Ban Chỉ đạoTHADS các cấp và sự phối hợp củacác ngành Công an, Kiểm sát, Tòaán... trong tổ chức thực hiện công tácTHADS tại địa bàn. Cơ quan đăngký tài sản, đăng ký giao dịch bảođảm (như: Văn phòng đăng ký đấtđai; Chi nhánh Văn phòng đăng kýđất đai quận, huyện; Phòng Quản lýđô thị quận, huyện…) khi nhận được

Page 117: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

119Dên chuã & Phaáp luêåt

văn bản của cơ quan THADS đề nghịcung cấp thông tin về tài sản làquyền sử dụng đất, tài sản phảiđăng ký quyền sở hữu hoặc đăng kýgiao dịch bảo đảm thì sớm có vănbản trả lời để cơ quan THADS có cơsở, kịp thời áp dụng biện pháp cưỡngchế kê biên, xử lý tài sản của ngườiphải thi hành án, tránh việc tẩu tántài sản.

3.8. Tích cực triển khai thực hiệncác hiệp định, các điều ước quốc tếmà Việt Nam đã ký kết, tham gia cónội dung về thu hồi tài sản thamnhũng. Tiếp tục tham gia, ký kếtcác hiệp định tương trợ tư pháptrong lĩnh vực hình sự giữa ViệtNam với các nước nhằm tạo cơ sởpháp lý, cơ chế phối hợp trong đấutranh với tội phạm tham nhũng vàthu hồi tài sản tham nhũng có yếutố nước ngoài. Thể chế hóa vai tròcủa các cơ quan điều tra, truy tố,xét xử, THADS trong quá trình thuhồi tài sản tham nhũng theo cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam kýkết, tham gia, nhằm tạo cơ sở pháplý để thu hồi tài sản người phạm tộicất gửi ở nước ngoài.

Như vậy, việc thi hành án đối vớicác vụ án tham nhũng, xâm phạmtrật tự quản lý kinh tế là các vụ án

rất phức tạp, được các cấp lãnh đạoĐảng, Nhà nước và dư luận xã hộirất quan tâm ngay từ giai đoạn điềutra, truy tố xét xử cho đến giai đoạnthi hành án. Nhận thức rõ nhiệm vụthu hồi tài sản cho Nhà nước là mộttrong các nhiệm vụ quan trọng củacông tác thi hành án dân sự gópphần bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,của nhân dân cho nên trong quátrình thực hiện, các cơ quan THADStrong phạm vi chức năng nhiệm vụđược giao đã chú trọng và quan tâmchỉ đạo sát sao các chấp hành viêntrong việc tổ chức thi hành các bảnán quyết định của Tòa án nhằm thuhồi tài sản cho Nhà nước, tuy nhiênkết quả thi hành án còn hạn chế donhững nguyên nhân khách quan vàchủ quan đã nêu trên. Vì vậy, đểcông tác thi hành án nói chung vàthi hành án đối với các vụ án thamnhũng, xâm phạm trật tự quản lýkinh tế đạt hiệu quả cần thực hiệncác giải pháp một cách tổng thể vàđồng bộ, bảo đảm tính nghiêm minhcủa pháp luật, sớm thu hồi tiền, tàisản cho Nhà nước, các tổ chức, cánhân, góp phần củng cố niềm tin củanhân dân trong công tác phòng,chống tham nhũng q

Page 118: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

120 Dên chuã & Phaáp luêåt

uyền dân sự cũng như cơchế bảo vệ quyền dân sự lànội dung quan trọng được

quy định ngay trong Bộ luật Dân sựnăm 1995 - Bộ luật Dân sự đầu tiêncủa Việt Nam (Điều 12 về bảo vệquyền dân sự và Điều 13 về căn cứxác lập quyền, nghĩa vụ dân sự) vàtiếp tục được nâng thành nguyên tắctrong Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều9 nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyềndân sự, Điều 13 căn cứ xác lập quyền,nghĩa vụ dân sự). Tuy nhiên, nếu Bộluật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dânsự năm 2005 mới dừng ở việc quyđịnh căn cứ xác lập quyền dân sự vàbảo vệ quyền dân sự thì Bộ luật Dânsự năm 2015, trên cơ sở tinh thần củaHiến pháp năm 2013 cũng như địnhhướng của Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW):“Hoàn thiện chính sách, pháp luậthình sự và dân sự phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;hoàn thiện các thủ tục tố tụng tưpháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ,công khai, minh bạch, tôn trọng vàbảo vệ quyền con người”, đã dành mộtchương (Chương II) với 8 điều (từĐiều 8 đến Điều 15) quy định về xáclập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sựnhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu đểcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảođảm quyền dân sự của các cá nhân,pháp nhân.

Cơ chế xác lập, thực hiện và bảo vệquyền dân sự của cá nhân, pháp

CƠ CHẾ THỰC HIỆN, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN

TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015n VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ - KINH TẾ, BỘ TƯ PHÁP

Q

Page 119: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

121Dên chuã & Phaáp luêåt

nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015có những điểm mới sau:

1. Về chủ thể của quan hệ phápluật dân sự

Nếu Bộ luật Dân sự năm 2005 quyđịnh chủ thể của quan hệ pháp luậtdân sự gồm cá nhân, pháp nhân vàchủ thể khác thì Bộ luật Dân sự năm2015 khẳng định chỉ có cá nhân vàpháp nhân là chủ thể tham gia quanhệ pháp luật dân sự. Điều 1 Bộ luậtDân sự năm 2015 quy định: “Bộ luậtnày quy định địa vị pháp lý, chuẩnmực pháp lý về cách ứng xử của cánhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ vềnhân thân và tài sản của cá nhân,pháp nhân trong các quan hệ đượchình thành trên cơ sở bình đẳng, tựdo ý chí, độc lập về tài sản và tự chịutrách nhiệm”. Việc Bộ luật Dân sựnăm 2015 xác định chỉ có cá nhân vàpháp nhân là chủ thể tham gia quanhệ pháp luật dân sự đã thực hiện mộttrong những nhiệm vụ trọng tâmtrong cải cách tư pháp theo tinh thầncủa Nghị quyết số 49 đó là: “Hoànthiện pháp luật dân sự, bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,tổ chức khi tham gia giao dịch, thúcđẩy các quan hệ dân sự phát triểnlành mạnh”; tháo gỡ những vướngmắc trong giao dịch dân sự, nhất là

vấn đề liên quan đến tài sản và tráchnhiệm pháp lý; giúp các cơ quanchuyên môn, cá nhân phân định rạchròi trách nhiệm giữa các cá nhântrong một hộ gia đình khi tham giagiao dịch dân sự; giúp các cơ quan tốtụng xác định trách nhiệm của cácchủ thể trong trường hợp có tranhchấp về quyền sở hữu, góp phần bảovệ quyền dân sự của cá nhân, phápnhân.

1.1. Chủ thể là cá nhânCá nhân khi tham gia quan hệ

pháp luật dân sự phải có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vidân sự. Điều 16 Bộ luật Dân sự năm2015 quy định: “Năng lực pháp luậtdân sự của cá nhân là khả năng củacá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụdân sự”. Điều 19 Bộ luật Dân sự năm2015 quy định: “Năng lực hành vidân sự của cá nhân là khả năng củacá nhân bằng hành vi của mình xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dânsự”. Bên cạnh việc tiếp tục ghi nhậncác quy định về người thành niên,người chưa thành niên, mất năng lựchành vi dân sự, hạn chế năng lựchành vi dân sự như Bộ luật Dân sựnăm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015đã bổ sung quy định về người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành

Page 120: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

122 Dên chuã & Phaáp luêåt

vi (Điều 23), đồng thời, Bộ luật Dânsự năm 2015 có cách tiếp cận mới,không tiếp tục quy định về ngườikhông có năng lực hành vi dân sự(Điều 21) và quy định về năng lựchành vi dân sự của người chưa thànhniên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mườitám tuổi (Điều 20). Điều này, một lầnnữa thể hiện tinh thần tôn trọng vàbảo vệ quyền con người mà Nghịquyết số 49-NQ/TW đã định hướng.

- Gắn với mỗi cá nhân là quyềnnhân thân của họ. Quyền nhân thânlà quyền dân sự gắn liền với mỗi cánhân, không thể chuyển giao chongười khác (ví dụ: Tính mạng, sứckhỏe, danh dự… của mỗi cá nhânkhông thể chuyển giao cho bất kỳ ai).Tuy nhiên, trong một số trường hợp,quyền nhân thân có thể chuyển giao(ví dụ: Tác giả cho phép người kháccông bố tác phẩm của mình). Điều 25Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:Đối với người chưa thành niên, ngườimất năng lực hành vi dân sự, ngườicó khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi thì việc xác lập, thựchiện quan hệ dân sự liên quan đếnquyền nhân thân của những ngườinày phải được người đại diện theopháp luật của họ đồng ý hoặc theoquyết định của Tòa án. Đối với người

bị tuyên bố mất tích, người đã chếtthì việc xác lập, thực hiện quan hệdân sự liên quan đến quyền nhânthân của những người này phải đượcsự đồng ý của vợ, chồng hoặc conthành niên của người đó; trường hợpkhông có những người này thì phảiđược sự đồng ý của cha, mẹ của ngườibị tuyên bố mất tích, người đã chết.

- Bên cạnh việc tiếp tục ghi nhậnvà làm rõ hơn một số quy định liênquan đến quyền nhân thân như:Quyền có họ, tên, quyền thay đổi họ,quyền thay đổi tên, quyền xác định,xác định lại dân tộc, quyền được khaisinh, khai tử, quyền đối với quốctịch... Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cónhững sửa đổi, bổ sung hoặc quy địnhmới liên quan đến quyền nhân thânnhư sau:

Điều 33 Bộ luật Dân sự năm 2015nhấn mạnh: Cá nhân có quyền sống,quyền bất khả xâm phạm về tínhmạng, thân thể, quyền được phápluật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bịtước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015quy định: Danh dự, nhân phẩm, uytín của cá nhân là bất khả xâmphạm và được pháp luật bảo vệ. Cánhân có quyền yêu cầu Tòa án bácbỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến

Page 121: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

123Dên chuã & Phaáp luêåt

danh dự, nhân phẩm, uy tín củamình. Việc bảo vệ danh dự, nhânphẩm, uy tín của người đã chết cóthể được thực hiện theo yêu cầu củavợ, chồng, con thành niên hoặc cha,mẹ của người đã chết.

Các biện pháp bảo vệ danh dự,nhân phẩm, uy tín của cá nhân baogồm: Gỡ bỏ, cải chính nếu thông tinxấu được đăng tải trên phương tiệnthông tin đại chúng; được hủy bỏ nếuthông tin xấu đó được cơ quan, tổchức, cá nhân cất giữ; được Tòa ántuyên bố thông tin đó là không đúngnếu không xác định được người đãđưa thông tin xấu; ngoài ra, ngườiđưa ra thông tin xấu còn phải xin lỗi,cải chính công khai và bồi thườngthiệt hại.

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015quy định: Đời sống riêng tư, bí mật cánhân, bí mật gia đình là bất khả xâmphạm và được pháp luật bảo vệ. Việcthu thập, lưu giữ, sử dụng, công khaithông tin liên quan đến đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân phải đượcngười đó đồng ý, việc thu thập, lưugiữ, sử dụng, công khai thông tin liênquan đến bí mật gia đình phải đượccác thành viên gia đình đồng ý.

Đặc biệt, Bộ luật Dân sự năm 2015lần đầu tiên đã ghi nhận việc chuyển

đổi giới tính của cá nhân, theo đó, cánhân đã chuyển đổi giới tính cóquyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộtịch theo quy định của pháp luật vềhộ tịch; có quyền nhân thân phù hợpvới giới tính đã được chuyển đổi theoquy định của pháp luật (Điều 37).

1.2. Chủ thể là pháp nhânMột tổ chức được công nhận là

pháp nhân khi có đủ 04 điều kiện: (i)Được thành lập theo quy định của Bộluật Dân sự, luật khác có liên quan;(ii) Có cơ cấu tổ chức; (iii) Có tài sảnđộc lập với cá nhân, pháp nhân khácvà tự chịu trách nhiệm bằng tài sảncủa mình; (iv) Nhân danh mình thamgia quan hệ pháp luật một cách độclập (Điều 74 Bộ luật Dân sự năm2015, Điều 84 Bộ luật Dân sự năm2005). Tuy nhiên, Điều 100 Bộ luậtDân sự năm 2005 liệt kê 05 loại phápnhân và tổ chức khác có đủ các điềukiện quy định về pháp nhân thì Bộluật Dân sự năm 2015 chỉ quy định02 loại pháp nhân: Thương mại vàphi thương mại.

Đối với một số chủ thể theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự năm 2005thì địa vị pháp lý được xác định rõràng trong Bộ luật Dân sự năm 2015.Cụ thể:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

Page 122: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

124 Dên chuã & Phaáp luêåt

nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhànước ở trung ương và ở địa phươngbình đẳng với chủ thể khác là cánhân, pháp nhân khi tham gia quanhệ dân sự và chịu trách nhiệm dân sựtheo quy định của Bộ luật này.

Hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổchức khác không có tư cách phápnhân tham gia quan hệ dân sự thìcác thành viên của hộ gia đình, tổhợp tác, tổ chức khác không có tưcách pháp nhân là chủ thể tham giaxác lập, thực hiện giao dịch dân sựhoặc ủy quyền cho người đại diệntham gia xác lập, thực hiện giao dịchdân sự. Trường hợp không được cácthành viên khác ủy quyền làm ngườiđại diện thì thành viên đó là chủ thểcủa quan hệ dân sự do mình xác lập,thực hiện.

2. Đề cao quyền dân sựViệc tôn trọng, bảo vệ quyền dân

sự được quy định tại khoản 1 Điều 9Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 2Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnhviệc tiếp tục quy định các quyền dânsự được công nhận, tôn trọng, bảo vệvà bảo đảm theo Hiến pháp và phápluật, Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳngđịnh các quyền dân sự của cá nhân,pháp nhân chỉ có thể bị hạn chế theoquy định của luật trong trường hợp

cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạođức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Bổ sung này thể hiện việc hướng tớixây dựng một Nhà nước pháp quyền,một Nhà nước ở đó công dân được làmnhững gì pháp luật không cấm, còncơ quan công quyền chỉ được làmnhững gì pháp luật cho phép. Quyđịnh này hoàn toàn phù hợp với Điều14 Hiến pháp năm 2013 cũng nhưtinh thần của Nghị quyết số49-NQ/TW về “xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân”.

3. Xác lập quyền dân sự của cánhân và pháp nhân

Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tụcghi nhận tinh thần Điều 13 Bộ luậtDân sự năm 2005. Tuy nhiên, Điều13 Bộ luật Dân sự năm 2005 quyđịnh về “căn cứ lập quyền, nghĩa vụdân sự”, còn Điều 8 Bộ luật Dân sựnăm 2015 sửa đổi thành “căn cứ xáclập quyền dân sự”, cụ thể như sau:

- Hợp đồng: Khoản 1 Điều 13 Bộluật Dân sự năm 2005 quy định căncứ xác lập quyền dân sự đầu tiên làgiao dịch dân sự thì khoản 1 Điều 8Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định làhợp đồng. Sửa đổi này cũng tương

Page 123: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

125Dên chuã & Phaáp luêåt

thích với quy định tại Điều 223 Bộluật Dân sự năm 2015 về xác lậpquyền sở hữu theo hợp đồng. Theo đó,người được giao tài sản thông quahợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyềnsở hữu khác theo quy định của phápluật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

- Hành vi pháp lý đơn phương(khoản 2 Điều 8 Bộ luật Dân sự năm2015): Hành vi pháp lý đơn phương làgiao dịch dân sự, trong đó thể hiện ýchí của một bên chủ thể nhằm làmphát sinh, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự của mìnhhoặc bên còn lại trong quan hệ (ví dụ:Di chúc, từ chối nhận di sản, hứathưởng…).

- Quyết định của Tòa án, cơ quancó thẩm quyền khác theo quy địnhcủa luật (khoản 3 Điều 8 Bộ luật Dânsự năm 2015): Tòa án không chỉ là cơquan bảo vệ quyền dân sự mà nhữngphán quyết của Tòa còn là cơ sở làmphát sinh, thay đổi, chấm dứt quyềndân sự (tuyên bố mất tích, tuyên bốchết, hạn chế năng lực hành vi) hoặchỗ trợ thực hiện quyền dân sự (quảnlý tài sản của người vắng mặt tại nơicư trú theo quy định tại Điều 65 Bộluật Dân sự năm 2005)1.

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì

chỉ có quyết định của “cơ quan nhànước có thẩm quyền khác” mới là căncứ xác lập quyền dân sự, nhưng Bộluật Dân sự năm 2015 đã mở rộngphạm vi thành “cơ quan có thẩmquyền theo quy định của luật”. Nhưvậy, bên cạnh quyết định của Tòa án,cơ quan hành chính nhà nước, Bộluật Dân sự năm năm 2015 đã ghinhận phán quyết của trọng tài cũnglà một trong những căn cứ xác lậpquyền dân sự2.

- Kết quả của lao động, sản xuất,kinh doanh; kết quả của hoạt độngsáng tạo ra đối tượng quyền sở hữutrí tuệ (khoản 4 Điều 8 Bộ luật Dânsự năm 2015): Bộ luật Dân sự năm2015 đã bổ sung “kết quả của laođộng, sản xuất, kinh doanh” cũng làcăn cứ xác lập quyền dân sự. Điềunày phù hợp với khoản 1 Điều 221 Bộluật Dân sự năm 2015 về căn cứ xáclập quyền sở hữu.

- Chiếm hữu tài sản (khoản 5 Điều8 Bộ luật Dân sự năm 2015): Bộ luậtDân sự năm 2015 bên cạnh việc tiếptục quy định quyền chiếm hữu củachủ sở hữu đã bổ sung chiếm hữu củangười không phải là chủ sở hữu.Chiếm hữu của người không phải làchủ sở hữu độc lập với quy định vềquyền sở hữu và quyền khác đối với

Page 124: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

126 Dên chuã & Phaáp luêåt

tài sản theo cách tiếp cận tôn trọngtình trạng thực tế - mối quan hệ thựctế giữa người chiếm hữu và tài sản.Các chủ thể trong quan hệ dân sự cóthể xác lập quyền dân sự (cả quyền sởhữu) trong trường hợp chiếm hữu cócăn cứ pháp luật như chiếm hữu đốivới tài sản vô chủ, tài sản không xácđịnh được chủ sở hữu; tài sản bị chôn,giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìmthấy; tài sản do người khác đánh rơi,bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc,vật nuôi dưới nước di chuyển tựnhiên. Đây cũng là căn cứ xác lậpquyền sở hữu quy định tại khoản 6Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Sử dụng tài sản, được lợi về tàisản không có căn cứ pháp luật (khoản6 Điều 8 Bộ luật Dân sự năm2015): Đây cũng là căn cứ xác lậpquyền sở hữu quy định tại Điều 236Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Bị thiệt hại do hành vi trái phápluật (khoản 6 Điều 8 Bộ luật Dân sựnăm 2015): Chủ thể nào có hành vitrái pháp luật thì sẽ phải bồi thườngthiệt hại cho chủ thể bị thiệt hại. Bồithường ở đây có thể là bồi thườngthiệt hại theo hợp đồng hoặc bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồithường thiệt hại theo hợp đồng phátsinh trên cơ sở một hợp đồng có trước

còn bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng là một loại trách nhiệm pháp lýdo pháp luật quy định đối với ngườicó hành vi trái pháp luật xâm phạmđến quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác.

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm2015 quy định bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng chỉ phát sinh khi cóba yếu tố sau:

(i) Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệthại bao gồm thiệt hại về vật chất vàthiệt hại do tổn thất về tinh thần;

(ii) Phải có hành vi trái pháp luật:Hành vi trái pháp luật là những xửsự cụ thể của con người được thể hiệnthông qua hành động hoặc khônghành động trái với các quy định củapháp luật;

(iii) Phải có mối quan hệ nhân quảgiữa thiệt hại xảy ra và hành vi tráipháp luật. Thiệt hại xảy ra phải làkết quả tất yếu của hành vi trái phápluật và ngược lại, hành vi trái phápluật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Ngoài ba yếu tố trên, Bộ luật Dânsự năm 2005 còn quy định yếu tố thứtư là yếu tố lỗi. Tuy nhiên, xuất pháttừ nguyên tắc bảo vệ quyền dân sự,Bộ luật Dân sự năm 2015 không tiếptục ghi nhận yếu tố lỗi là căn cứ phátsinh trách nhiệm bồi thường.

Page 125: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

- Xác lập quyền từ việc thực hiệncông việc không có ủy quyền (khoản 8Điều 8 Bộ luật Dân sự năm 2015):Theo quy định tại Điều 574 Bộ luậtDân sự năm 2015 thì thực hiện côngviệc không có ủy quyền là việc mộtngười không có nghĩa vụ thực hiệncông việc nhưng đã tự nguyện thựchiện công việc đó vì lợi ích của ngườicó công việc được thực hiện khi ngườinày không biết hoặc biết mà khôngphản đối. Người có công việc đượcthực hiện phải tiếp nhận công việckhi người thực hiện công việc khôngcó ủy quyền bàn giao công việc vàphải trả cho người thực hiện côngviệc không có ủy quyền các chi phíliên quan đến thực hiện công việc vàmột khoản thù lao khi người này thựchiện công việc chu đáo, có lợi chomình, trừ trường hợp người thực hiệncông việc không có ủy quyền từ chối.Người thực hiện công việc được ủyquyền xác lập quyền sở hữu đối vớikhoản thù lao mà mình đã thực hiệncông việc không được ủy quyền.

- Các căn cứ xác lập quyền khác dopháp luật quy định (khoản 9 Điều 8Bộ luật Dân sự năm 2015): Ngoài 08căn cứ xác lập quyền dân sự nêu trên,còn có thể có những căn cứ khác dovăn bản pháp luật khác ngoài Bộ luật

Dân sự quy định hoặc có thể côngnhận quyền dân sự phát sinh từ căncứ tuy chưa được pháp luật dân sựquy định trực tiếp nhưng phát sinhtừ việc áp dụng tập quán, áp dụngtương tự pháp luật, áp dụng cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dânsự quy định tại Điều 3 của Bộ luậtDân sự năm 2015 hoặc áp dụng án lệ,lẽ công bằng.

4. Thực hiện quyền dân sựĐây là quy định mới của Bộ luật

Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dânsự năm 2005. Cá nhân, pháp nhânthực hiện quyền dân sự của mìnhnhưng phải tôn trọng quyền, lợi íchhợp pháp của chủ thể khác. Việc quyđịnh phạm vi thực hiện quyền dân sựmột lần nữa hướng đến tinh thần củaNghị quyết số 49-NQ/TW3 thông quaviệc khẳng định:

4.1. Cá nhân, pháp nhân thực hiệnquyền dân sự theo ý chí của mìnhnhưng không được trái với cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dânsự (Điều 3). Thay vì quy định thành01 chương với 09 nguyên tắc nhưtrong Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộluật Dân sự năm 2015 chỉ quy định05 nguyên tắc cơ bản nhất của phápluật dân sự. Cá nhân, pháp nhânkhông thể vì thực hiện quyền dân sự

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

127Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 126: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

của mình mà vi phạm những nguyêntắc cơ bản sau:

- Mọi cá nhân, pháp nhân đềubình đẳng, không được lấy bất kỳ lýdo nào để phân biệt đối xử; được phápluật bảo hộ như nhau về các quyềnnhân thân và tài sản.

- Cá nhân, pháp nhân xác lập,thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự của mình trên cơ sở tự do, tựnguyện cam kết, thỏa thuận. Mọicam kết, thỏa thuận không vi phạmđiều cấm của luật, không trái đạođức xã hội có hiệu lực thực hiện đốivới các bên và phải được chủ thểkhác tôn trọng.

- Cá nhân, pháp nhân phải xáclập, thực hiện, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của mình một cáchthiện chí, trung thực.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự không đượcxâm phạm đến lợi ích quốc gia, dântộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác.

- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịutrách nhiệm về việc không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụdân sự.

4.2. Cá nhân, pháp nhân thực hiệnquyền dân sự theo ý chí của mìnhnhưng phải trong giới hạn việc thực

hiện quyền dân sự (Điều 10), cụ thể:- Cá nhân, pháp nhân không được

lạm dụng quyền dân sự của mình gâythiệt hại cho người khác, để vi phạmnghĩa vụ của mình hoặc thực hiệnmục đích khác trái pháp luật.

- Trường hợp cá nhân, pháp nhânlạm dụng quyền dân sự thì Tòa ánhoặc cơ quan có thẩm quyền kháccăn cứ vào tính chất, hậu quả củahành vi vi phạm mà có thể khôngbảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyềncủa họ, buộc bồi thường nếu gâythiệt hại và có thể áp dụng chế tàikhác do luật quy định.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm2015 khẳng định: Việc cá nhân, phápnhân không thực hiện quyền dân sựcủa mình không phải là căn cứ làmchấm dứt quyền.

5. Bảo vệ quyền dân sự của cánhân, pháp nhân

Việc bảo vệ quyền dân sự nóichung của cá nhân, pháp nhân đượcBộ luật Dân sự năm 2005 quy định làmột nguyên tắc cơ bản (nguyên tắctôn trọng, bảo vệ quyền dân sự - Điều9), với hai nội dung được khẳng địnhlà pháp luật bảo vệ quyền dân sự củacá nhân, pháp nhân; trường hợpquyền dân sự của chủ thể bị xâmphạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

128 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 127: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền công nhận quyền dân sựcủa mình, buộc chấm dứt hành vi viphạm, buộc xin lỗi, cải chính côngkhai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự,buộc bồi thường thiệt hại. Đối vớiquyền nhân thân nói riêng, Bộ luậtDân sự năm 2005 cũng quy định cáchthức bảo vệ quyền tại Điều 25, theođó, khi quyền nhân thân của cá nhânbị xâm phạm thì người đó có quyền tựmình cải chính; yêu cầu người viphạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền buộc người vi phạmchấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cảichính công khai; buộc bồi thườngthiệt hại.

Khác với Bộ luật Dân sự năm2005, trên cơ sở thể chế hóa đầy đủcác nghị quyết của Đảng và Hiếnpháp năm 2013 về công nhận, tôntrọng, bảo vệ, bảo đảm quyền conngười, quyền công dân, Bộ luật Dânsự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổsung quan trọng trong quy định vềbảo vệ quyền dân sự của cá nhân,pháp nhân.

Thay vì quy định việc bảo vệquyền là một nguyên tắc, Bộ luậtDân sự năm 2015 ghi nhận việccông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảođảm quyền dân sự là một sự khẳng

định của Nhà nước và tách thànhmột điều luật riêng, độc lập với cácnguyên tắc cơ bản của pháp luậtdân sự. Cụ thể, Điều 2 Bộ luật Dânsự năm 2015 quy định:

“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, các quyền dân sựđược công nhận, tôn trọng, bảo vệvà bảo đảm theo Hiến pháp vàpháp luật.

2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạnchế theo quy định của luật trongtrường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏecủa cộng đồng”.

Theo quy định này, tất cả cácquyền dân sự của chủ thể quan hệpháp luật dân sự (cá nhân, phápnhân) đều được bảo vệ, không chỉquyền nhân thân và tài sản của cánhân. Đồng thời, để bảo đảm quyềndân sự của chủ thể được tôn trọng,thực hiện trên thực tế và được bảo vệkịp thời khi bị xâm phạm, cùng với sựkhẳng định tại Điều 2, Bộ luật Dânsự năm 2015 đã bổ sung Chương II vềxác lập, thực hiện và bảo vệ quyềndân sự với nhiều điểm mới tiến bộ sovới Bộ luật Dân sự năm 2005 để tạora những quy định mang tính chấtchung, nền tảng về trách nhiệm của

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

129Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 128: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Nhà nước, cơ chế pháp lý về thựchiện, bảo vệ quyền dân sự. Cácphương thức bảo vệ quyền dân sựcũng được ghi nhận đầy đủ, rõ ràngvà khoa học hơn. Khi quyền dân sựcủa cá nhân, pháp nhân bị xâm phạmthì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theoquy định của Bộ luật Dân sự, luậtkhác có liên quan hoặc yêu cầu cơquan, tổ chức có thẩm quyền:

“1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệvà bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâmphạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính côngkhai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.5. Buộc bồi thường thiệt hại.6. Hủy quyết định cá biệt trái

pháp luật của cơ quan, tổ chức, ngườicó thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định củaluật” (Điều 11 Bộ luật Dân sự năm2015).

So với Bộ luật Dân sự năm 2005,Điều 11 Bộ luật Dân sự năm 2015 bổsung nội dung khoản 1 về tôn trọng,bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự vàbổ sung quyền yêu cầu cơ quan, tổchức có thẩm quyền hủy quyết địnhcá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổchức, người có thẩm quyền và yêu cầu

khác theo quy định của luật. Đồngthời, tại các điều luật khác, Bộ luậtDân sự năm 2015 đã cụ thể hóa vềviệc tự bảo vệ quyền dân sự, bồithường thiệt hại và hủy quyết định cábiệt trái pháp luật của cơ quan, tổchức, người có thẩm quyền. Theo đó:

- “Việc tự bảo vệ quyền dân sựphải phù hợp với tính chất, mức độxâm phạm đến quyền dân sự đó vàkhông được trái với các nguyên tắc cơbản của pháp luật dân sự quy địnhtại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 12);

- “Cá nhân, pháp nhân có quyềndân sự bị xâm phạm được bồi thườngtoàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác hoặc luật cóquy định khác” (Điều 13);

- “Khi giải quyết yêu cầu bảo vệquyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan cóthẩm quyền khác có quyền hủy quyếtđịnh cá biệt trái pháp luật của cơquan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Trường hợp quyết định cá biệt bịhủy thì quyền dân sự bị xâm phạmđược khôi phục và có thể được bảo vệbằng các phương thức quy định tạiĐiều 11 của Bộ luật này” (Điều 15).

Đặc biệt, Bộ luật Dân sự năm 2015bên cạnh việc giành toàn bộ Mục 2Chương III để quy định chi tiết về cácquyền nhân thân còn quy định biện

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

130 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 129: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

pháp để bảo vệ các quyền đặc thù. Cụthể, khi quyền của cá nhân đối vớihình ảnh và quyền được bảo vệ danhdự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạmthì người đó có quyền:

- “Việc sử dụng hình ảnh mà viphạm quy định tại Điều này thì ngườicó hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa ánra quyết định buộc người vi phạm, cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quanphải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việcsử dụng hình ảnh, bồi thường thiệthại và áp dụng các biện pháp xử lýkhác theo quy định của pháp luật”(khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm2015);

- “2. Cá nhân có quyền yêu cầuTòa án bác bỏ thông tin làm ảnhhưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm,uy tín có thể được thực hiện sau khicá nhân chết theo yêu cầu của vợ,chồng hoặc con thành niên; trườnghợp không có những người này thìtheo yêu cầu của cha, mẹ của ngườiđã chết, trừ trường hợp luật liên quancó quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đếndanh dự, nhân phẩm, uy tín của cánhân được đăng tải trên phương tiệnthông tin đại chúng nào thì phải được

gỡ bỏ, cải chính bằng chính phươngtiện thông tin đại chúng đó. Nếuthông tin này được cơ quan, tổ chứccất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác địnhđược người đã đưa tin ảnh hưởng xấuđến danh dự, nhân phẩm, uy tín củamình thì người bị đưa tin có quyềnyêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đólà không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnhhưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏthông tin đó còn có quyền yêu cầungười đưa ra thông tin xin lỗi, cảichính công khai và bồi thường thiệthại” (Điều 34 Bộ luật Dân sự năm2015).

Liên quan đến trách nhiệm củaTòa án và cơ quan có thẩm quyềnkhác trong việc bảo vệ quyền dân sựcủa cá nhân, pháp nhân, Bộ luật Dânsự năm 2005 chưa quy định cơ chếpháp lý để giải quyết vụ việc dân sựkhi các bên không có thỏa thuận,không có tập quán và không áp dụngđược tương tự pháp luật. Do đó, thẩmphán có thể từ chối giải quyết vụ việcdân sự trong trường hợp này. Trongkhi đó, một Bộ luật Dân sự dù có quymô lớn đến đâu cũng không thể điềuchỉnh đầy đủ, cụ thể tất cả các tình

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

131Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 130: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

huống có thể xảy ra trong lĩnh vựcdân sự. Thực tế đó đã gây ra không ítkhó khăn cho Tòa án, đặc biệt chongười dân, doanh nghiệp trong việcgiải quyết các vụ việc dân sự.

Để bảo đảm quyền dân sự của cánhân, pháp nhân được bảo vệ kịpthời, phát huy vai trò bảo vệ công lýcủa Tòa án, phát huy trách nhiệmcủa các cơ quan có thẩm quyền kháctrước người dân, Bộ luật Dân sự năm2015 bổ sung quy định trách nhiệmcủa Tòa án, cơ quan có thẩm quyềnkhác trong việc tôn trọng, bảo vệquyền dân sự của cá nhân, phápnhân, theo đó:

“1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyềnkhác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệquyền dân sự của cá nhân, phápnhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâmphạm hoặc có tranh chấp thì việc bảovệ quyền được thực hiện theo phápluật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủtục hành chính được thực hiện trongtrường hợp luật quy định. Quyếtđịnh giải quyết vụ việc theo thủ tụchành chính có thể được xem xét lạitại Tòa án.

2. Tòa án không được từ chối giảiquyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có

điều luật để áp dụng; trong trườnghợp này, quy định tại Điều 5 và Điều6 của Bộ luật này được áp dụng”(Điều 14).

Một trong những điểm bổ sungquan trọng nhất của Bộ luật Dân sựnăm 2015 trong việc công nhận, tôntrọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dânsự là quy định Tòa án không được từchối giải quyết vụ việc dân sự với lýdo chưa có điều luật để áp dụng.Trường hợp này nếu không có tậpquán và không áp dụng được tương tựpháp luật thì Tòa án vận dụngnguyên tắc cơ bản của pháp luật dânsự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết.Việc bổ sung này là cần thiết, dựatrên các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, quy định này phù hợpvới nội dung, tinh thần của Hiếnpháp năm 2013 về công nhận, tôntrọng, bảo vệ và bảo đảm quyền conngười, quyền công dân (Điều 14); vềtrách nhiệm của Chính phủ, Tòa ánnhân dân trong việc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân (khoản 6 Điều96, khoản 3 Điều 102), theo đó “Tòaán nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cônglý, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

132 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 131: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

chức, cá nhân”.Thứ hai, theo nội dung, tinh thần

của Hiến pháp năm 2013 thì Nhànước phải có trách nhiệm tạo cơ chếpháp lý đầy đủ để mọi quyền dân sựcủa cá nhân, pháp nhân được Hiếnpháp, pháp luật công nhận đều đượctôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thựchiện. Vì vậy, việc bổ sung quy địnhnêu trên là cần thiết nhằm gópphần thực hiện trách nhiệm này củaNhà nước. Mặt khác, trong thời gianqua, do thiếu quy định này của luậtnên không ít trường hợp Tòa án đãphải từ chối thụ lý và giải quyết cácyêu cầu chính đáng của cá nhân,pháp nhân.

Thứ ba, nguyên tắc áp dụng tậpquán và quy định tương tự của phápluật trong trường hợp không có quyđịnh của luật cũng đã được ghi nhậntrong Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộluật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, tạithời điểm đó lại chưa có quy định vềtrách nhiệm của Tòa án trong việc ápdụng tập quán và quy định tương tựcủa pháp luật để giải quyết các vụviệc dân sự. Vì vậy, việc quy định nhưtrong Bộ luật Dân sự năm 2015 làcần thiết.

Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn lậppháp của một số nước cho thấy, Bộ

luật Dân sự của các nước này đều cóquy định về trường hợp không có quyđịnh của luật thì thẩm phán phải vậndụng tất cả các biện pháp hợp phápđể giải quyết yêu cầu của người dânmà không được phép từ chối giảiquyết với lý do không có quy định củapháp luật để áp dụng.

Đối với tập quán, Bộ luật Dân sựnăm 2015 bổ sung khái niệm tậpquán, theo đó: “Tập quán là quy tắcxử sự có nội dung rõ ràng để xác địnhquyền, nghĩa vụ của cá nhân, phápnhân trong quan hệ dân sự cụ thể,được hình thành và lặp đi lặp lạinhiều lần trong một thời gian dài,được thừa nhận và áp dụng rộng rãitrong một vùng, miền, dân tộc, cộngđồng dân cư hoặc trong một lĩnh vựcdân sự”. Đồng bộ với Bộ luật Dân sựnăm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 cũng bổ sung quy định vềáp dụng tập quán: “1. Việc áp dụngtập quán được thực hiện như sau:Tòa án áp dụng tập quán để giảiquyết vụ việc dân sự trong trườnghợp các bên không có thỏa thuận vàpháp luật không quy định. Tập quánkhông được trái với các nguyên tắc cơbản của pháp luật dân sự quy địnhtại Điều 3 của Bộ luật Dân sự; khiyêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

133Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 132: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

sự, đương sự có quyền viện dẫn tậpquán để yêu cầu Tòa án xem xét ápdụng; Tòa án có trách nhiệm xác địnhgiá trị áp dụng của tập quán bảo đảmđúng quy định tại Điều 5 của Bộ luậtDân sự; trường hợp các đương sự việndẫn các tập quán khác nhau thì tậpquán có giá trị áp dụng là tập quánđược thừa nhận tại nơi phát sinh vụviệc dân sự” (khoản 1 Điều 45).

Đối với áp dụng tương tự phápluật, Bộ luật Dân sự năm 2015 quyđịnh cụ thể hơn theo hướng, trườnghợp phát sinh quan hệ thuộc phạm viđiều chỉnh của pháp luật dân sự màcác bên không có thỏa thuận, phápluật không có quy định và không cótập quán được áp dụng thì áp dụngquy định của pháp luật điều chỉnhquan hệ dân sự tương tự.

Đối với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự, thay vì quy địnhcác nguyên tắc cơ bản của Bộ luậtDân sự thành một chương như Bộluật Dân sự năm 2005 thì Bộ luậtDân sự năm 2015 đã quy định thànhmột điều “các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự”. Trong đó, ghinhận 05 nguyên tắc cơ bản của phápluật dân sự, phản ánh những đặctrưng và nguyên lý cơ bản nhất củaquan hệ dân sự, pháp luật dân sự,

bao gồm: (i) Mọi cá nhân, pháp nhânđều bình đẳng, không được lấy bất kỳlý do nào để phân biệt đối xử; đượcpháp luật bảo hộ như nhau về cácquyền nhân thân và tài sản; (ii) Cánhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự củamình trên cơ sở tự do, tự nguyện camkết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏathuận không vi phạm điều cấm củaluật, không trái đạo đức xã hội cóhiệu lực thực hiện đối với các bên vàphải được chủ thể khác tôn trọng; (iii)Cá nhân, pháp nhân phải xác lập,thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự của mình một cách thiện chí,trung thực; (iv) Việc xác lập, thựchiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dânsự không được xâm phạm đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác; (v) Cá nhân, pháp nhân phải tựchịu trách nhiệm về việc không thựchiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ dân sự.

Đặc biệt, khác với Bộ luật Dân sựnăm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015đã thừa nhận chính thức việc ápdụng án lệ, lẽ công bằng trong quátrình giải quyết vụ việc dân sự tạiTòa án. Quy định này có ý nghĩa cảicách quan trọng đối với việc bảo đảm

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

134 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 133: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

sự ổn định của Bộ luật Dân sự, đápứng nhu cầu đa dạng trong điềuchỉnh pháp luật đối với các quan hệdân sự; kịp thời bảo vệ quyền conngười, quyền công dân trong lĩnh vựcdân sự; góp phần quan trọng trongthực hiện Chiến lược Cải cách tưpháp ở nước ta và phục vụ hội nhậpquốc tế.

Bên cạnh những điểm mới nêutrên, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũngđã có những sửa đổi, bổ sung quantrọng khác để kịp thời cụ thể hóa quyđịnh về tôn trọng, bảo vệ quyền conngười được ghi nhận trong Hiến phápnăm 2013 và khắc phục những bấtcập trong thực tiễn thi hành phápluật, cụ thể như sau:

Một là, bổ sung quy định về ngườicó khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi. Theo đó, người thànhniên do tình trạng thể chất hoặc tinhthần mà không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi nhưng chưađến mức mất năng lực hành vi dân sựthì theo yêu cầu của người này, ngườicó quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơquan, tổ chức hữu quan và trên cơ sởkết luận giám định pháp y tâm thần,Tòa án ra quyết định tuyên bố ngườinày là người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi và chỉ định

người giám hộ, xác định quyền, nghĩavụ của người giám hộ (Điều 23).

Hai là, để thực hiện, bảo vệ tốt hơnquyền, lợi ích của nhóm người yếuthế về năng lực hành vi dân sự (ngườichưa thành niên; người mất năng lựchành vi dân sự; người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự; người có khókhăn trong nhận thức, thực hiệnhành vi), đồng thời bảo đảm sự ổnđịnh trong giao lưu dân sự, hạn chếviệc tuyên giao dịch dân sự vô hiệumột cách tùy tiện, Bộ luật Dân sựnăm 2015 đã bổ sung một số quy địnhhoặc quy định cụ thể hơn về xác lập,thực hiện giao dịch dân sự của ngườiyếu thế về năng lực hành vi dân sự,như: Quy định cụ thể các trường hợpngười yếu thế về năng lực hành viđược tự mình xác lập, thực hiện giaodịch dân sự mà không cần có sự đồngý của người đại diện hoặc chưa có sựđồng ý của người đại diện nhưngkhông cần tuyên bố vô hiệu. Trongđó, Bộ luật Dân sự năm 2015 xácđịnh rõ giao dịch dân sự của ngườichưa đủ sáu tuổi, người mất năng lựchành vi dân sự không vô hiệu nếuđược thực hiện nhằm đáp ứng nhucầu thiết yếu hàng ngày của người đóhoặc thông qua các giao dịch dân sựmà người yếu thế về năng lực hành vi

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

135Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 134: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

dân sự được phát sinh quyền hoặcđược miễn trừ nghĩa vụ đối với ngườixác lập, thực hiện giao dịch với mìnhhoặc người từ đủ mười lăm tuổi đếnchưa đủ mười tám tuổi tự mình xáclập, thực hiện giao dịch dân sự, trừgiao dịch dân sự liên quan đến bấtđộng sản, động sản phải đăng ký vàgiao dịch dân sự khác theo quy địnhcủa luật phải được người đại diệntheo pháp luật đồng ý hoặc giao dịchdân sự được người xác lập giao dịchthừa nhận hiệu lực sau khi đã thànhniên hoặc sau khi khôi phục năng lựchành vi dân sự…

Ba là, để chế độ giám hộ cho ngườichưa thành niên, người đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi linh hoạt, khả thihơn và để thực hiện, bảo vệ tốt nhấtquyền, lợi ích của người được giámhộ, Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi,bổ sung nhiều quy định liên quantrong Bộ luật Dân sự năm 2005, như:Người có năng lực hành vi dân sự đầyđủ có quyền lựa chọn người giám hộcho mình khi họ ở tình trạng cầnđược giám hộ; việc cử, chỉ định ngườigiám hộ cho người chưa thành niêntừ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xemxét nguyện vọng của người này; pháp

nhân có năng lực pháp luật dân sựphù hợp với việc giám hộ và có điềukiện cần thiết để thực hiện quyền,nghĩa vụ của người giám hộ thì đượclàm người giám hộ; việc giám hộ đốivới người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi được thực hiệntheo các nguyên tắc:

(i) Việc giám hộ phải được sự đồngý của người đó nếu họ có năng lực thểhiện ý chí của mình tại thời điểm yêucầu.

(ii) Người giám hộ của người cókhó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi do Tòa án chỉ định theo sựlựa chọn của người được giám hộtrước khi họ ở tình trạng cần đượcgiám hộ theo quy định tại khoản 2Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015,trường hợp không có người này thìTòa án chỉ định trong số nhữngngười giám hộ đương nhiên củangười mất năng lực hành vi dân sự,nếu không có những người trên thìTòa án chỉ định một cá nhân hoặc đềnghị một pháp nhân thực hiện việcgiám hộ.

(iii) Người giám hộ của người cókhó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi có quyền, nghĩa vụ theoquyết định của Tòa án trong số cácquyền, nghĩa vụ của người giám hộ

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

136 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 135: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

cho người mất năng lực hành vi dânsự; người thân thích của người đượcgiám hộ có quyền thỏa thuận về việcchọn cá nhân, pháp nhân khác khôngphải là người thân thích của ngườiđược giám hộ làm người giám sát việcgiám hộ; việc giám hộ phải được đăngký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật vềhộ tịch (kể cả giám hộ đương nhiên);người giám hộ đương nhiên mà khôngđăng ký việc giám hộ thì vẫn phảithực hiện nghĩa vụ của người giámhộ. Trường hợp có tranh chấp về giámhộ thì được giải quyết theo thủ tục tốtụng tại Tòa án.

Bốn là, để làm rõ hơn địa vị pháplý của pháp nhân trong quan hệ dânsự, đồng thời bảo đảm được tính baoquát trong điều chỉnh về pháp nhân,Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sửa đổi,bổ sung một số nội dung cơ bản vềquyền, nghĩa vụ dân sự của phápnhân, như: Năng lực pháp luật dân

sự của pháp nhân không bị hạn chế,trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luậtkhác có liên quan quy định khác;năng lực pháp luật dân sự của phápnhân phát sinh từ thời điểm được cơquan nhà nước có thẩm quyền thànhlập hoặc cho phép thành lập; nếupháp nhân phải đăng ký hoạt độngthì năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân phát sinh từ thời điểm ghivào sổ đăng ký…

Như vậy, so với Bộ luật Dân sựnăm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dungđể một mặt bảo đảm phù hợp với chủtrương, chính sách của Đảng, Nhànước ta trong việc tôn trọng, thựchiện, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, mặt khác tạo sự thốngnhất trong điều chỉnh pháp luật vềphương thức bảo vệ quyền và tạo cơchế pháp lý cho cá nhân, pháp nhânlựa chọn phương thức bảo vệ quyềndân sự q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

137Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Viện Khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam.2. Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp quyền dân sự

bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luậttố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”.

3. Nghị quyết số 49-NQ/TW quy định: “Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, vănminh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc”.

Page 136: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

138 Dên chuã & Phaáp luêåt

Bộ luật Tố tụng dân sự số92/2015/QH13 được Quốchội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳhọp thứ 10 thông qua ngày25/11/2015, có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2016. Đây là một trongnhững đạo luật quan trọng về hoạtđộng tố tụng theo tinh thần Hiếnpháp năm 2013, thể chế hóa các chủtrương, quan điểm của Đảng về cảicách tư pháp, xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa; cụ thể hóa các quy định củaHiến pháp về tổ chức và hoạt độngcủa Tòa án nhân dân nhằm xây dựngnền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ cônglý, từng bước hiện đại, phục vụ nhândân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tưpháp mà trọng tâm là hoạt động xét

xử được tiến hành có hiệu quả vàhiệu lực cao. Bộ luật Tố tụng dân sựlà cơ sở pháp lý quan trọng cho sựphát triển và nâng cao chất lượnghoạt động tố tụng dân sự của Tòa ánnhân dân, bảo đảm Tòa án thực sự làchỗ dựa của nhân dân trong việc bảovệ công lý, quyền con người, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân.

Vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của cá nhân cơ quan, tổ chứctrong giải quyết các vụ việc dân sựđược đặc biệt quan tâm sửa đổi nhiềunội dung so với Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2004, được thể hiện trong cácphần của Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 cụ thể như sau:

1. Tòa án không được từ chốiyêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

ĐIỂM MỚI VỀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG GIẢI QUYẾT

CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

n HÀ LỆ THỦY *

* Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,Tòa án nhân dân tối cao

Page 137: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

139Dên chuã & Phaáp luêåt

vì lý do chưa có điều luật để ápdụng

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của đương sự trong giải quyếtcác vụ việc dân sự thì Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 đã bổ sungmới nguyên tắc Tòa án không đượctừ chối yêu cầu giải quyết vụ việcdân sự vì lý do chưa có điều luật đểáp dụng. Theo nguyên tắc này thìTòa án phải có trách nhiệm giảiquyết, không được từ chối giải quyếtvụ, việc dân sự vì lý do chưa có điềuluật để áp dụng.

Để có cơ sở giải quyết các vụ việcdân sự trong trường hợp chưa có điềuluật áp dụng, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã bổ sung mới 03 điều từĐiều 43 đến Điều 45 quy định về giảiquyết vụ việc dân sự trong trườnghợp chưa có điều luật để áp dụng. Đốivới các tranh chấp, các yêu cầu Tòaán thụ lý giải quyết mà chưa có điềuluật quy định thì Tòa án phải căn cứvào nguyên tắc sau đây:

- Trường hợp các bên không cóthỏa thuận và pháp luật không quyđịnh thì có thể áp dụng tập quánnhưng tập quán áp dụng không đượctrái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự.

- Trường hợp phát sinh quan hệ

thuộc phạm vi điều chỉnh của phápluật dân sự mà các bên không cóthỏa thuận, pháp luật không có quyđịnh và không có tập quán được ápdụng thì áp dụng quy định tương tựpháp luật.

- Trường hợp không thể áp dụngtương tự pháp luật thì áp dụng cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dânsự, án lệ, lẽ công bằng.

Tuy nhiên, để tránh việc giảiquyết tràn lan, không phải mọi khởikiện, mọi yêu cầu nào của cơ quan, tổchức, cá nhân Tòa án cũng thụ lý giảiquyết, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 đã giới hạn vụ việc chưa có điềuluật để áp dụng mà Tòa án phải thụlý giải quyết là vụ việc dân sự thuộcphạm vi điều chỉnh của pháp luậtdân sự nhưng tại thời điểm vụ việc đóphát sinh và cơ quan, tổ chức, cánhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưacó điều luật để áp dụng. Như vậy, Tòaán chỉ giải quyết các tranh chấp, cácyêu cầu đối với quyền, nghĩa vụ vềnhân thân và tài sản của cá nhân,pháp nhân trong các quan hệ đượchình thành trên cơ sở bình đẳng, tựdo ý chí, độc lập về tài sản và tự chịutrách nhiệm (gọi chung là quan hệdân sự); còn các tranh chấp, các yêucầu khác không phải là dân sự thì

Page 138: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

140 Dên chuã & Phaáp luêåt

Tòa án sẽ không thụ lý giải quyếttheo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Trách nhiệm của cơ quantiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng trong bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự

Để nâng cao trách nhiệm phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ của Tòa án,Viện kiểm sát và phù hợp với phápluật khác, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã bổ sung các nội dungnhư sau:

- Quy định rõ nhiệm vụ của Tòaán nhân dân và Viện kiểm sát nhândân trong tố tụng dân sự:

+ Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ cônglý, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân.

+ Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảovệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêmchỉnh và thống nhất.

- Ngoài quy định cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tốtụng phải giữ bí mật nhà nước, bí

mật công tác theo quy định của phápluật; giữ gìn thuần phong mỹ tục củadân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bímật kinh doanh của đương sự theoyêu cầu chính đáng của họ. Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sungtrách nhiệm của cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng phảibảo vệ người chưa thành niên, giữ bímật gia đình; sửa “bí mật đời tư”thành “bí mật cá nhân”.

- Quy định rõ về trách nhiệm bồithường trong trường hợp người tiếnhành tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình có hành vi tráipháp luật gây thiệt hại cho cơ quan,tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếpquản lý người tiến hành tố tụng đóphải bồi thường cho người bị thiệt hạitheo quy định của pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước.

3. Tiếng nói và chữ viết dùngtrong tố tụng dân sự

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho đương sự đặc biệt là tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho người khuyếttật thực hiện quyền và nghĩa vụ tốtụng dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã quy định: “Người thamgia tố tụng dân sự là người khuyếttật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn cóquyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ

Page 139: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

141Dên chuã & Phaáp luêåt

dành riêng cho người khuyết tật;trường hợp này phải có người biếtngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêngcho người khuyết tật để dịch lại”. Đâycũng là điểm mới trong bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự khitham gia giải quyết vụ việc dân sự.

4. Viện kiểm sát tham gia cácphiên tòa, phiên họp nhằm bảovệ quyền và lợi ích của các cánhân, cơ quan, tổ chức

Trong tố tụng dân sự, Viện kiểmsát là cơ quan kiểm sát việc tuân theopháp luật, thực hiện các quyền yêucầu, kiến nghị, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật nhằm bảo đảmcho việc giải quyết vụ việc dân sự kịpthời, đúng pháp luật. Để phù hợp vớitính chất dân sự, Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2015 cơ bản giữ nguyênnhững nội dung được quy định trongBộ luật Tố tụng dân sự năm 2004,đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nộidung mới về những trường hợp Việnkiểm sát phải tham gia phiên tòa,phiên họp để đảm bảo việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Ngoài nội dung quy định tại Điều234 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004là tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sátviên phát biểu ý kiến về việc tuântheo pháp luật tố tụng của thẩm

phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiêntòa và của người tham gia tố tụngtrong quá trình giải quyết vụ án kểtừ khi thụ lý cho đến trước thời điểmHội đồng xét xử nghị án; Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 đã bổ sung:Tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viênphát biểu quan điểm của Viện kiểmsát về việc giải quyết vụ án.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 mở rộng phạm vi phát biểucủa kiểm sát viên để thêm ý kiến lậpluận làm sáng tỏ vụ án, còn Hội đồngxét xử vẫn là chủ thể quyết định việcgiải quyết vụ án theo quy định củapháp luật.

5. Nguyên tắc bảo đảm tranhtụng trong xét xử để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp củađương sự

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan tổ chức tronggiải quyết vụ việc dân sự được thểhiện theo tinh thần “bảo đảm tranhtụng trong xét xử” xem đây là mộttrong những nội dung quan trọng củaviệc sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015. Nội dung củanguyên tắc này có những điểm chủyếu như sau:

5.1. Việc tranh tụng được bảo đảmthực hiện từ khi khởi kiện, thụ lý vụ

Page 140: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

142 Dên chuã & Phaáp luêåt

án cho đến khi giải quyết xong vụ án;đương sự thực hiện quyền tranh tụngtrong các giai đoạn xét xử sơ thẩm,phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

5.2. Xác định rõ trách nhiệm,quyền hạn của cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng; quyềnvà nghĩa vụ của người tham gia tốtụng, đặc biệt là quy định rõ ràng vềquyền và nghĩa vụ của đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự:

- Tòa án có trách nhiệm bảo đảmcho đương sự, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự thựchiện quyền tranh tụng trong xét xửsơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,tái thẩm. Trong các trường hợp xétthấy cần thiết hoặc theo yêu cầu củađương sự theo quy định của Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa ántiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ.

- Đương sự, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự cóquyền thu thập, giao nộp tài liệu,chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụán dân sự; trình bày, đối đáp, phátbiểu quan điểm, lập luận về đánh giáchứng cứ và pháp luật áp dụng đểbảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợppháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầucủa người khác theo quy định của Bộ

luật này. Đương sự phải thực hiện cácnghĩa vụ của mình theo quy định củaBộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,nếu không thực hiện các nghĩa vụ đóthì phải chịu hậu quả pháp lý theoquy định của pháp luật.

5.3. Trong quá trình tố tụng và tạiphiên tòa, các chứng cứ của vụ ánphải được công khai trừ trường hợpkhông được công khai theo quy địnhtại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015. Các đương sự đềucó quyền được biết, ghi chép, saochụp tài liệu, chứng cứ do đương sựkhác xuất trình hoặc do Tòa án thuthập (trừ tài liệu, chứng cứ khôngđược công khai). Đương sự có nghĩavụ gửi cho đương sự khác hoặc ngườiđại diện hợp pháp của họ bản sao đơnkhởi kiện và tài liệu, chứng cứ đãgiao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu,chứng cứ không được công khai).

Đây là quyền và nghĩa vụ mới rấtquan trọng của đương sự, đương sựđược biết chứng cứ của bên đốiphương và nghĩa vụ cung cấp chứngcứ cho đương sự khác. Quy định nàynhằm bảo đảm sự minh bạch trongviệc cung cấp chứng cứ, làm rõ sựthật khách quan của vụ việc dân sự.

Trong quá trình giải quyết, xétxử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được

Page 141: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

143Dên chuã & Phaáp luêåt

xem xét đầy đủ, khách quan, toàndiện. Tòa án điều hành việc tranhtụng. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xửphải bảo đảm cho các đương sự thựchiện việc tranh tụng, chỉ hỏi nhữngvấn đề mà người tham gia tố tụngtrình bày chưa rõ, trong trường hợpcần thiết phải có thời gian thu thậpthêm chứng cứ để đủ cơ sở giải quyếtvụ án thì tạm ngừng phiên tòa và căncứ vào kết quả tranh tụng để ra bảnán, quyết định.

6. Đương sự trong vụ việc dânsự

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức tronggiải quyết vụ việc dân sự còn đượcthể hiện ở việc bổ sung đương sự đốivới vụ việc dân sự và quy định thêmquyền và nghĩa vụ của đương sựnhằm khắc phục những khó khăn,vướng mắc trong thực tiễn, tạo điềukiện thuận lợi thực hiện tranh tụngtrong quá trình tố tụng.

Ngoài việc giữ nguyên đương sựtrong vụ án dân sự như Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2004, Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 đã bổ sungđương sự đối với việc dân sự như sau:

Đương sự trong việc dân sự là cơquan, tổ chức, cá nhân bao gồmngười yêu cầu giải quyết việc dân

sự và người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan.

Về quyền, nghĩa vụ của đương sự,Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đãbổ sung các quyền và nghĩa vụ củađương sự như sau:

- Tôn trọng Tòa án, chấp hànhnghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

- Nộp tiền tạm ứng án phí, tạmứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phítố tụng khác theo quy định củapháp luật.

- Cung cấp đầy đủ, chính xác địachỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trongquá trình Tòa án giải quyết vụ việcnếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụsở thì phải thông báo kịp thời chođương sự khác và Tòa án.

- Đề nghị Tòa án yêu cầu đương sựkhác xuất trình tài liệu, chứng cứ màhọ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyếtđịnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu,chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứđó; đề nghị Tòa án triệu tập ngườilàm chứng, trưng cầu giám định,quyết định việc định giá tài sản.

- Có nghĩa vụ gửi cho đương sựkhác hoặc người đại diện hợp phápcủa họ bản sao đơn khởi kiện và tàiliệu, chứng cứ, trừ việc giữ bí mậttheo quy định của Bộ luật Tố tụng

Page 142: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

144 Dên chuã & Phaáp luêåt

dân sự năm 2015.Trường hợp vì lý do chính đáng

không thể sao chụp, gửi đơn khởikiện, tài liệu, chứng cứ thì họ cóquyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ralập luận về đánh giá chứng cứ vàpháp luật áp dụng.

- Sử dụng quyền của đương sựmột cách thiện chí, không được lạmdụng để gây cản trở hoạt động tốtụng của Tòa án, đương sự khác;trường hợp không thực hiện nghĩavụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luậtnày quy định.

Về quyền, nghĩa vụ của nguyênđơn: Nguyên đơn đã được bổ sungquyền chấp nhận hoặc bác bỏ mộtphần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tốcủa bị đơn, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Quyền, nghĩa vụ của bị đơn đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phầnhoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập.

- Đối với yêu cầu phản tố thì bịđơn có quyền, nghĩa vụ của nguyênđơn.

- Đưa ra yêu cầu độc lập đối vớingười có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan và yêu cầu độc lập này có liênquan đến việc giải quyết vụ án. Đốivới yêu cầu độc lập thì bị đơn cóquyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.

- Trường hợp yêu cầu phản tố hoặcyêu cầu độc lập không được Tòa ánchấp nhận để giải quyết trong cùngvụ án thì bị đơn có quyền khởi kiệnvụ án khác.

Về quyền, nghĩa vụ của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sungthêm nội dung mới là trường hợp yêucầu độc lập không được Tòa án chấpnhận để giải quyết trong cùng vụ ánthì người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có quyền khởi kiện vụ án khác.

7. Người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự

Nhằm mở rộng đối tượng tham gialàm người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự, đơn giản hóa thủtục và tạo điều kiện thuận lợi chongười bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự thực hiện quyềncủa mình; đồng thời tạo điều kiện chotổ chức công đoàn, tổ chức đại diệncho người lao động tham gia bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người laođộng, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 đã sửa đổi, bổ sung như sau:

- Ngoài luật sư, trợ giúp viên pháp

Page 143: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

145Dên chuã & Phaáp luêåt

lý hoặc người tham gia trợ giúp pháplý đã bổ sung người có quyền thamgia bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự là đại diện của tổ chứcđại diện tập thể lao động là người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười lao động trong vụ việc lao độngtheo quy định của pháp luật về laođộng, công đoàn.

- Thủ tục được công nhận là ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự thì trước đây phải làm thủtục cấp giấy chứng nhận gây khókhăn cho đương sự nay chỉ cần đăngký với Tòa án thủ tục đơn giản hơn.

Để phù hợp với Bộ luật Dân sự năm2015 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửađổi, bổ sung người đại diện trong tốtụng dân sự bao gồm người đại diệntheo pháp luật và người đại diện theoủy quyền. Người đại diện có thể là cánhân hoặc pháp nhân theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự.

Quy định mới về đại diện của tổchức đại diện tập thể lao động làngười bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người lao động trong vụviệc lao động theo quy định của phápluật về lao động, công đoàn. Thể hiệntính xu thế toàn cầu cũng như tiếntrình hội nhập TPP (Hiệp định Đối

tác xuyên Thái Bình Dương) là ngoàitổ chức công đoàn Việt Nam thìngười lao động còn được thành lập tổchức đại diện cho tập thể người laođộng để bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp cho mình.

- Đối với việc ly hôn, nói chungđương sự không được ủy quyền chongười khác thay mặt mình tham giatố tụng. Tuy nhiên, trong thực tế cóngười bị bệnh tâm thần hoặc bệnhkhác nên bị mất năng lực hành vidân sự nhưng người vợ hoặc ngườichồng của họ không làm đơn xin lyhôn mà lại thực hiện hành vi bạo lựcgia đình, người bị mất năng lực hànhvi dân sự đó trở thành nạn nhân củabạo lực gia đình trong khi người thânthích của họ không biết phải làm saođể chấm dứt tình trạng đó. Vì vậy, Bộluật Tố tụng dân sư năm 2015 đã quyđịnh: Trường hợp cha, mẹ, ngườithân thích khác yêu cầu Tòa án giảiquyết ly hôn khi một bên vợ, chồng dobị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnhkhác mà không thể nhận thức, làmchủ được hành vi của mình, đồng thờilà nạn nhân của bạo lực gia đình dochồng, vợ của họ gây ra làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến tính mạng,sức khỏe, tinh thần thì họ là ngườiđại diện.

Page 144: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

146 Dên chuã & Phaáp luêåt

8. Chứng cứ, chứng minhTrong giải quyết các vụ việc dân

sự thì quyền của bên này là nghĩa vụcủa bên kia. Do vậy, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơquan, tổ chức còn thể hiện ở nghĩavụ chứng minh, giao nộp tài liệu,chứng cứ, xác minh thu thập chứngcứ của cơ quan tiến hành tố tụng đểbảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự.

Nghĩa vụ chứng minhQuy định rõ về nghĩa vụ chứng

minh đối với các đương sự là mộttrong những nội dung quan trọngcủa Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 nhằm tạo cơ sở cho các đươngsự xác định nghĩa vụ của mình khiđưa ra yêu cầu, thực hiện tranh tụngtrong quá trình giải quyết vụ việcdân sự. Nếu đương sự không cungcấp được tài liệu, chứng cứ để chứngminh yêu cầu của mình là có căn cứvà Tòa án không thể thu thập chứngcứ được thì có khả năng đương sự sẽbị Tòa án tuyên bác yêu cầu. Đồngthời, trong quá trình giải quyết phảibảo đảm cho người yếu thế không thểcung cấp được tài liệu, chứng cứ vẫncó điều kiện thực hiện việc tranhtụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình cho nên có một số

trường hợp cụ thể nghĩa vụ chứngminh phải thuộc về người bị yêu cầu(bị đơn). Vì vậy, Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2015 đã bổ sung mới vềnghĩa vụ chứng minh trong nhữngtrường hợp đó như sau:

- Người tiêu dùng khởi kiện khôngcó nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổchức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanhhàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụchứng minh mình không có lỗi gây rathiệt hại theo quy định của Luật Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đương sự là người lao động trongvụ án lao động mà không cung cấp,giao nộp được cho Tòa án tài liệu,chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đóđang do người sử dụng lao động quảnlý, lưu giữ thì người sử dụng lao độngcó trách nhiệm cung cấp, giao nộp tàiliệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

- Người lao động khởi kiện vụ ánđơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng thuộc trường hợp người sử dụnglao động không được thực hiện quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng hoặc trường hợp không được xửlý kỷ luật lao động đối với người laođộng theo quy định của pháp luật vềlao động thì nghĩa vụ chứng minhthuộc về người sử dụng lao động.

Page 145: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

147Dên chuã & Phaáp luêåt

- Các trường hợp pháp luật cóquy định khác về nghĩa vụ chứngminh thì có quy định: Tổ chức xãhội tham gia bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng không có nghĩa vụ chứngminh lỗi của tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ theo quyđịnh của Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Giao nộp tài liệu, chứng cứGiao nộp tài liệu, chứng cứ là

quyền và nghĩa vụ của đương sự. Việcgiao nộp tài liệu, chứng cứ là mộttrong những nội dung quan trọng củatranh tụng cho nên đương sự phảigiao nộp đầy đủ và công khai các tàiliệu, chứng cứ, trừ trường hợp quyđịnh được giữ bí mật. Xuất phát từquan điểm đó Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã quy định như sau:

Trường hợp tài liệu, chứng cứ đãđược giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sởđể giải quyết vụ việc thì thẩm phányêu cầu đương sự giao nộp bổ sungtài liệu, chứng cứ. Đương sự phảigiao nộp, nếu đương sự không giaonộp hoặc giao nộp không đầy đủ tàiliệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu màkhông có lý do chính đáng thì Tòa áncăn cứ vào tài liệu, chứng cứ màđương sự đã giao nộp và Tòa án đãthu thập để giải quyết vụ việc dân sự.

Xác minh, thu thập chứng cứĐể phù hợp với mô hình tố tụng

“xét hỏi kết hợp tranh tụng”, Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 đã quyđịnh rõ quyền thu thập chứng cứ củacơ quan, tổ chức, cá nhân để chuẩn bịnộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặctrong quá trình Tòa án giải quyết vụviệc dân sự, đồng thời quy định rõtrách nhiệm, quyền hạn của ngườitiến hành tố tụng đối với việc xácminh, thu thập chứng cứ nhằm bảođảm có đủ căn cứ khi giải quyết vụviệc dân sự.

Trưng cầu giám định, yêu cầugiám định

Để phù hợp với quy định của LuậtGiám định tư pháp, ngoài việc đươngsự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầugiám định như quy định tại Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 còn quy địnhkhi đương sự đã đề nghị Tòa án trưngcầu giám định nhưng Tòa án từ chốiyêu cầu của đương sự thì đương sự cóthể yêu cầu giám định và kết quảgiám định của đương sự tự giám địnhcũng được coi là một trong nhữngchứng cứ để Tòa án xem xét khi giảiquyết vụ án. Đây được coi là quyềnmới tiến bộ để đương sự bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình.

Page 146: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

148 Dên chuã & Phaáp luêåt

Quyền tự yêu cầu giám định đượcthực hiện trước khi Tòa án ra quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử theo thủ tụcsơ thẩm, quyết định mở phiên họpgiải quyết việc dân sự.

Việc giám định lại được thực hiệntrong trường hợp có căn cứ cho rằngkết luận giám định lần đầu khôngchính xác, có vi phạm pháp luật hoặctrong trường hợp đặc biệt theo quyếtđịnh của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao theo quy định củaLuật Giám định tư pháp.

9. Các biện pháp khẩn cấptạm thời trong việc bảo vệ quyềnvà lợi ích của cá nhân, cơ quan,tổ chức trong giải quyết vụ việcdân sự

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp cho đương sự trong khi giảiquyết vụ việc dân sự thì ngoài nhữngbiện pháp khẩn cấp tạm thời quyđịnh trong Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã bổ sung một số quy địnhmới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho đương sự như cấm xuấtcảnh đối với người có nghĩa vụ vàcấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực giađình, bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảođảm giải quyết vụ án. Có thể nói,

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêmnhiều quy định mới về biện phápkhẩn cấp tạm thời để đương sự cóthêm nhiều phương thức bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình.

10. Thủ tục giải quyết vụ án tạiTòa án cấp sơ thẩm

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015đã sửa đổi theo hướng quy định rõràng về quyền khởi kiện, trình tự thủtục, phương thức nộp đơn khởi kiện;trách nhiệm và thời hạn xem xét thụlý hoặc không thụ lý đơn khởi kiệncủa Tòa án. Trong đó những nội dungchủ yếu như sau:

Quyền khởi kiệnQuyền khởi kiện của cơ quan, tổ

chức, cá nhân để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho chính người đó vẫnđược giữ nguyên như Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2004. Quyền khởi kiệnvụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người khác, lợi íchcông cộng và lợi ích của Nhà nước(Điều 187) được sửa đổi, bổ sungnhằm phù hợp với các văn bản phápluật khác và tinh thần hội nhập quốctế, cụ thể là:

- Cơ quan quản lý nhà nước về giađình, cơ quan quản lý nhà nước vềtrẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam có quyền khởi kiện vụ án về

Page 147: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

149Dên chuã & Phaáp luêåt

hôn nhân và gia đình theo quy địnhcủa Luật Hôn nhân và gia đình(điểm b, c, d khoản 2 Điều 10; điểmb, c, d khoản 5 Điều 84; điểm b, c, dkhoản 2 Điều 86; điểm b, c, d khoản3 Điều 102; điểm b, c, d khoản 2Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2014).

- Tổ chức đại diện tập thể lao độngcó quyền khởi kiện vụ án lao độngtrong trường hợp cần bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của tập thể người laođộng hoặc khi được người lao động ủyquyền theo quy định của pháp luật.Đây là quy định mới thể hiện xu thếhội nhập quốc tế đặc biệt là hội nhậpTPP. Tổ chức đại diện tập thể laođộng có thể là một tổ chức khác ngoàitổ chức công đoàn Việt Nam, trườnghợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của tập thể người lao động thìtổ chức đại diện này có đầy đủ quyềnnhư một tổ chức công đoàn Việt Nam.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệquyền lợi người tiêu dùng có quyềnđại diện cho người tiêu dùng khởikiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùnghoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích côngcộng theo quy định của Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có

quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêucầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vựcmình phụ trách hoặc theo quy địnhcủa pháp luật.

- Cá nhân có quyền khởi kiện vụán hôn nhân và gia đình để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác theo quy định của Luật Hônnhân và gia đình.

Phương thức nộp đơn khởikiện

Để bảo đảm điều kiện thuận lợicho cơ quan, tổ chức, cá nhân nộpđơn khởi kiện, đồng thời tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động tố tụng, tiến tới xây dựng“Tòa án điện tử” thì ngoài phươngthức nộp đơn khởi kiện trực tiếp đếnTòa án theo đường dịch vụ bưuchính, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 đã bổ sung phương thức gửiđơn khởi kiện trực tuyến bằng hìnhthức điện tử qua Cổng thông tin điệntử của Tòa án.

Phiên họp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứvà hòa giải

Nhằm bảo đảm mọi chứng cứ đượccông khai, các đương sự đều biết cáctài liệu, chứng cứ của vụ án để thựchiện quyền tranh tụng, cho nên ngoài

Page 148: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

150 Dên chuã & Phaáp luêåt

việc quy định nghĩa vụ của đương sựkhi giao nộp tài liệu chứng cứ choTòa án thì phải gửi bản sao chođương sự khác, Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2015 còn quy định phải cóphiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếpcận, công khai chứng cứ trước khi cóquyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuynhiên, để hạn chế việc phát sinhthêm thủ tục không cần thiết, Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 đãghép phiên họp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vớiphiên hòa giải. Trường hợp vụ án dânsự không được hòa giải hoặc khôngtiến hành hòa giải được thì thẩmphán tiến hành phiên họp kiểm traviệc giao nộp, tiếp cận, công khaichứng cứ mà không tiến hành hòagiải.

Đối với vụ án hôn nhân và giađình liên quan đến người chưa thànhniên, để bảo đảm giải quyết vụ ánthật sự “thấu lý, đạt tình”, bảo vệquyền lợi chính đáng của phụ nữ vàtrẻ em, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 quy định trước khi mở phiênhọp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,công khai chứng cứ và hòa giải giữacác đương sự thì thẩm phán, thẩmtra viên được Chánh án Tòa án phâncông phải thu thập tài liệu, chứng cứ

để xác định nguyên nhân của việcphát sinh tranh chấp. Khi xét thấycần thiết, thẩm phán có thể thamkhảo ý kiến của cơ quan quản lý nhànước về gia đình, cơ quan quản lýnhà nước về trẻ em về hoàn cảnh giađình, nguyên nhân phát sinh tranhchấp và nguyện vọng của vợ, chồng,con có liên quan đến vụ án.

Đối với vụ án tranh chấp về nuôicon khi ly hôn hoặc thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn,thẩm phán phải lấy ý kiến của conchưa thành niên từ đủ bảy tuổi trởlên, trường hợp cần thiết có thể mờiđại diện cơ quan quản lý nhà nước vềgia đình, cơ quan quản lý nhà nướcvề trẻ em chứng kiến, tham gia ýkiến. Việc lấy ý kiến của con chưathành niên và các thủ tục tố tụngkhác đối với người chưa thành niênphải bảo đảm thân thiện, phù hợp vớitâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởngthành, khả năng nhận thức củangười chưa thành niên, bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cánhân của người chưa thành niên.

Sự có mặt của đương sự, ngườiđại diện, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự tạiphiên tòa sơ thẩm

Nhằm khắc phục những vướng

Page 149: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

mắc trong trường hợp có đương sựvắng mặt tại phiên tòa do Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2004 chưa quyđịnh rõ, Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015 đã quy định việc xử lý trườnghợp đương sự, người đại diện, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự vắng mặt tại phiên tòanhư sau:

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứnhất, đương sự hoặc người đại diệncủa họ, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự phải có mặt;nếu có người vắng mặt mà không cóđơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hộiđồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ haimà vắng mặt thì xử lý như sau:

- Nếu người vắng mặt có đơn đềnghị xét xử vắng mặt thì xét xử vắngmặt.

- Nếu người vắng mặt vì lý do sựkiện bất khả kháng hoặc trở ngạikhách quan thì Tòa án hoãn phiêntòa.

- Nếu người vắng mặt không cóđơn xin xử vắng mặt và không vì lýdo sự kiện bất khả kháng hoặc trởngại khách quan thì giải quyết nhưsau:

+ Nguyên đơn vắng mặt mà khôngcó người đại diện tham gia phiên tòa

thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện vàTòa án ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiệncủa người đó.

+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố,người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan không có yêu cầu độc lập vắngmặt mà không có người đại diệntham gia phiên tòa thì Tòa án tiếnhành xét xử vắng mặt họ.

+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắngmặt mà không có người đại diệntham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏyêu cầu phản tố và Tòa án quyết địnhđình chỉ giải quyết đối với yêu cầuphản tố.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập vắng mặt màkhông có người đại diện tham giaphiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầuđộc lập và Tòa án quyết định đình chỉgiải quyết đối với yêu cầu độc lập củangười đó.

- Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự vắng mặt thìTòa án xét xử vắng mặt.

11. Thủ tục giải quyết vụ án tạiTòa án cấp phúc thẩm

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015xác định việc thu thập, cung cấpchứng cứ chủ yếu là trong giai đoạnsơ thẩm. Tuy nhiên, ở giai đoạn

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

151Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 150: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đương sựđược quyền bổ sung tài liệu, chứng cứtrong những trường hợp sau đây:

- Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấpsơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưngđương sự không cung cấp, giao nộpđược vì có lý do chính đáng.

- Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấpsơ thẩm không yêu cầu đương sự giaonộp hoặc đương sự không thể biếtđược trong quá trình giải quyết vụviệc theo thủ tục sơ thẩm.

12. Giải quyết vụ án theo thủtục rút gọn

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân cơ quan, tổ chức tronggiải quyết các vụ việc dân sự, Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 quy địnhthủ tục rút gọn để giải quyết vụ việcnhanh chóng nhưng vẫn bảo đảmđúng pháp luật. Những vụ án giảiquyết theo thủ tục rút gọn được tiếnhành bởi một thẩm phán và nhữngquy trình tố tụng sẽ được rút ngắnnhằm rút ngắn thời gian giải quyếtvụ án.

13. Thủ tục xét lại bản án,quyết định đã có hiệu lực phápluật

Để khắc phục những vướng mắctrong thực tiễn, tránh việc khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm

không cần thiết và khắc phục việc xétxử vụ án lòng vòng không có điểmdừng như hiện nay, đồng thời bảođảm nguyên tắc tranh tụng đượcthực hiện trong tất cả các giai đoạn tốtụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức tronggiải quyết vụ việc dân sự, Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổsung thủ tục giám đốc thẩm với mộtsố nội dung mới chủ yếu như sau:

- Sửa đổi, bổ sung làm rõ căn cứkháng nghị giám đốc thẩm, theo đó,bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật bị kháng nghị theothủ tục giám đốc thẩm khi có mộttrong những căn cứ sau đây:

+ Nội dung kết luận trong bản án,quyết định đã có hiệu lực không phùhợp với những tình tiết khách quancủa vụ án, đã gây thiệt hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủtục tố tụng và việc vi phạm đó làmcho đương sự không thực hiện đượcquyền, nghĩa vụ tố tụng của mình,dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp củahọ không được bảo vệ theo đúng quyđịnh của pháp luật.

+ Có sai lầm trong việc áp dụngpháp luật dẫn đến việc ra bản án,quyết định không đúng, gây thiệt hại

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

152 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 151: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

đến quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự, xâm phạm đến lợi ích côngcộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của người thứ ba.

Những quy định này nhằm hạnchế việc kháng nghị “tràn lan” gâytốn kém về vật chất, kéo dài thời giangiải quyết các vụ án.

- Đổi mới quy trình, thủ tục nhậnđơn đề nghị xem xét bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực phápluật theo thủ tục giám đốc thẩm theohướng công khai, minh bạch hoạtđộng tiếp nhận và thụ lý đơn đề nghịgiám đốc thẩm. Tòa án, Viện kiểmsát nhận đơn đề nghị giám đốc thẩmphải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấyxác nhận đã nhận đơn cho đương sự.Trường hợp đơn đề nghị không có đủđiều kiện thì Tòa án, Viện kiểm sátyêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổsung hết thời hạn này mà người gửiđơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòaán, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị,nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chúvào sổ nhận đơn.

Chánh án Tòa án nhân dân tối caophải phân công thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao phải phâncông kiểm sát viên Viện kiểm sátnhân dân tối cao nghiên cứu đơn,

thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báocáo Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao xem xét, quyết địnhkháng nghị. Trường hợp khôngkháng nghị thì Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao tự mìnhhoặc ủy quyền cho thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao, kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân tối cao thông báobằng văn bản nêu rõ lý do cho đươngsự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có vănbản thông báo, kiến nghị.

- Bổ sung, xác minh tài liệu,chứng cứ trong thủ tục giám đốcthẩm

+ Đương sự có quyền cung cấp tàiliệu, chứng cứ cho người có thẩmquyền kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đóchưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòaán cấp phúc thẩm yêu cầu đương sựgiao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộpnhưng đương sự không giao nộp đượcvì có lý do chính đáng hoặc tài liệu,chứng cứ mà đương sự không thể biếttrong quá trình giải quyết vụ án.

+ Trong quá trình giải quyết đơnđề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,người có thẩm quyền kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm có quyền

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

153Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 152: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu,chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xácminh tài liệu, chứng cứ cần thiết.

- Việc triệu tập đương sự và nhữngngười tham gia tố tụng khác tạiphiên tòa giám đốc thẩm

Nhằm bảo đảm nguyên tắc tranhtụng được thực hiện trong suốt quátrình tố tụng thì việc đương sự vànhững người tham gia tố tụng kháccó mặt tại phiên tòa giám đốc thẩmđể trình bày ý kiến nói chung là rấtcần thiết. Tuy nhiên, đối với nhữngvụ án trong giai đoạn giải quyết tạicấp sơ thẩm, phúc thẩm đã thực hiệnviệc tranh tụng đầy đủ, tài liệuchứng cứ đã rõ, đủ cơ sở để phánquyết nhưng do nhận định đánh giásai hoặc áp dụng pháp luật sai nên bịkháng nghị để xét xử theo trình tựgiám đốc thẩm; hoặc những bản án,quyết định có sai lầm nghiêm trọngcần hủy để giải quyết lại từ sơ thẩm,phúc thẩm, căn cứ kháng nghị đã rõthì không cần thiết phải triệu tậpđương sự và những người tham gia tốtụng khác đến phiên tòa giám đốcthẩm. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 quy định “trường hợp xétthấy cần thiết”, Tòa án sẽ triệu tậpđương sự hoặc người đại diện hợppháp, người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự hoặc ngườitham gia tố tụng khác có liên quanđến việc kháng nghị tham gia phiêntòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặttại phiên tòa thì Hội đồng xét xửgiám đốc thẩm vẫn tiến hành phiêntòa.

14. Thủ tục giải quyết việc dânsự

Để khắc phục những vướng mắctrong thực tiễn và để phù hợp với Bộluật Dân sự và các luật khác, Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sungtrình tự thủ tục tố tụng chung chogiải quyết các việc dân sự và một sốthủ tục riêng cho việc dân sự cụ thểmang tính đặc thù và để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,cơ quan, tổ chức trong giải quyết việcdân sự thủ tục giải quyết việc dân sựcó những điểm mới sau:

Thứ nhất, thủ tục công nhận hòagiải thành ngoài Tòa án: Để thể chếhóa tinh thần cải cách tư pháp vềviệc khuyến khích việc giải quyếtmột số tranh chấp thông qua thươnglượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗtrợ bằng quyết định công nhận việcgiải quyết đó. Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 quy định cơ chế, phươngthức để yêu cầu công nhận kết quảhòa giải thành ngoài Tòa án nhằm

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

154 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 153: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

giảm số lượng vụ tranh chấp phảigiải quyết tại Tòa án và nhanh chónghàn gắn mâu thuẫn, tranh chấptrong nhân dân, cụ thể như sau:

- Kết quả hòa giải thành vụ việcngoài Tòa án được Tòa án xem xét raquyết định công nhận là kết quả hòagiải thành vụ việc xảy ra giữa cơquan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổchức, người có thẩm quyền có nhiệmvụ hòa giải đã hòa giải thành theoquy định của pháp luật về hòa giải(như kết quả hòa giải theo quy địnhcủa Luật Hòa giải ở cơ sở, LuậtThương mại, Luật Đất đai, Bộ luậtLao động, Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng...).

- Việc xem xét công nhận kết quảhòa giải thành ngoài Tòa án do mộtthẩm phán giải quyết.

- Điều kiện để Tòa án công nhậnkết quả hòa giải thành ngoài Tòa ánlà các bên tham gia thỏa thuận hòagiải có đầy đủ năng lực hành vi dânsự; các bên tham gia thỏa thuận hòagiải là người có quyền, nghĩa vụ đốivới nội dung thỏa thuận hòa giải.Trường hợp nội dung thỏa thuận hòagiải thành liên quan đến quyền,nghĩa vụ của người thứ ba thì phảiđược người thứ ba đồng ý; một hoặccả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án

công nhận; nội dung thỏa thuận hòagiải thành của các bên là hoàn toàntự nguyện, không vi phạm điều cấmcủa luật, không trái đạo đức xã hội,không nhằm trốn tránh nghĩa vụ vớiNhà nước hoặc người thứ ba.

- Quyết định công nhận hoặckhông công nhận kết quả hòa giảithành ngoài Tòa án có hiệu lực thihành ngay, không bị kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩmnhưng có thể bị kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm theoquy định của Bộ luật Tố tụng dânsự. Kết quả hòa giải ngoài Tòa ánđược Tòa án ra quyết định côngnhận sẽ được cơ quan thi hành ándân sự thi hành theo pháp luật vềthi hành án dân sự.

Thứ hai, bổ sung thủ tục yêu cầutuyên bố một người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ ba, thủ tục công nhận thuậntình ly hôn: Trong thời hạn chuẩn bịxét đơn yêu cầu, thẩm phán phải tiếnhành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ,trước khi tiến hành hòa giải để vợchồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết,thẩm phán có thể tham khảo ý kiếncủa cơ quan quản lý nhà nước về giađình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻem về hoàn cảnh gia đình, nguyên

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

155Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 154: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

nhân phát sinh mâu thuẫn vànguyện vọng của vợ, chồng, con cóliên quan đến vụ án; giải thích vềquyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng,giữa cha, mẹ và con, giữa các thànhviên khác trong gia đình, về tráchnhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khácliên quan đến hôn nhân và gia đình.

Trường hợp sau khi hòa giải, vợ,chồng đoàn tụ thì thẩm phán raquyết định đình chỉ giải quyết yêucầu của họ.

Trường hợp hòa giải đoàn tụkhông thành thì thẩm phán ra quyếtđịnh công nhận thuận tình ly hôn vàsự thỏa thuận của các đương sự khicó đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Hai bên thực sự tự nguyện lyhôn;

- Hai bên đã thỏa thuận được vớinhau về việc chia hoặc không chia tàisản chung, việc trông nom, nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

- Sự thỏa thuận phải bảo đảmquyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trường hợp hòa giải đoàn tụkhông thành và các đương sự khôngthỏa thuận được về việc chia tài sản,việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉgiải quyết việc dân sự về công nhậnthuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi

con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lývụ án để giải quyết. Tòa án khôngphải thông báo về việc thụ lý vụ án,không phải phân công lại thẩm phángiải quyết vụ án. Việc giải quyết vụán được thực hiện theo thủ tụcchung.

Thứ tư, thủ tục xét tính hợp phápcủa cuộc đình công: Để đáp ứng vớiyêu cầu chung và phù hợp với Bộ luậtLao động, Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã quy định một chươngmới về trình tự thủ tục xét tính hợppháp của cuộc đình công, thành phầnHội đồng xét tính hợp pháp của cuộcđình công, những người tham giaphiên họp xét tính hợp pháp của cuộcđình công, thủ tục giải quyết đơn yêucầu xét tính hợp pháp của cuộc đìnhcông, trình tự phiên họp xét tính hợppháp của cuộc đình công, trình tự,thủ tục giải quyết kháng cáo, khángnghị quyết định về tính hợp pháp củacuộc đình công. Những quy định nàynhằm bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của người lao động tham giađình công hợp pháp.

Trên đây là một số điểm mới vềbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, cơ quan, tổ chức trong giảiquyết các vụ việc dân sự trong Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

156 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 155: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

157Dên chuã & Phaáp luêåt

Các chủ trương của Đảngvề cải cách tư pháp đượcthể hiện trong các nghị

quyết như: Nghị quyết số 08/NQ-TWngày 02/01/2002 của Bộ Chính trịvề một số nhiệm vụ trọng tâm củacông tác tư pháp trong thời gian tới;Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày24/5/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010, định hướng đến năm2020; Nghị quyết số 49/NQ-TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020, đều nhấn mạnh đến việcnâng cao chất lượng tranh tụng tạiphiên tòa, bảo đảm khi xét xử Tòaán phải là nơi thể hiện sự dân chủ,công khai, phán quyết của Tòa ánphải căn cứ vào kết quả tranh tụngtại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầyđủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến

của kiểm sát viên, người bào chữa,bị cáo và những người tham gia tốtụng khác. Đặc biệt, khoản 5 Điều103 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Nguyên tắc tranh tụng trong xétxử được bảo đảm”. Do vậy, Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2015 đã cónhững sửa đổi, bổ sung cơ bản để cụthể hóa quy định của Hiến phápnăm 2013 về bảo đảm nguyên tắctranh tụng trong xét xử và thể chếhóa các chủ trương của Đảng vềtranh trụng tại Tòa án, cụ thể nhưsau:

1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015 bổ sung nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm”(Điều 26). Đây là nguyên tắc mới, cơbản trong hoạt động tố tụng, đặt cơsở pháp lý quan trọng cho việcchuyển hướng tích cực của tố tụnghình sự nước ta, có tính đột phátheo tinh thần cải cách tư pháp.

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ TRANH TỤNG TẠI TÒA ÁN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

n TS. HOÀNG ANH TUYÊN *

* Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Page 156: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

158 Dên chuã & Phaáp luêåt

Nguyên tắc này thể hiện quanđiểm, tư tưởng có tính chỉ đạoxuyên suốt quá trình xây dựng vàáp dụng các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015, giữ vai tròchi phối và định hướng cho toàn bộhoạt động và hành vi tố tụng của tấtcả các chủ thể tham gia vào quátrình giải quyết các vụ án hình sự,phù hợp với chức năng tố tụng củacác chủ thể.

Nội dung của nguyên tắc nàykhẳng định quyền bình đẳng giữamột bên là điều tra viên, kiểm sátviên, người khác có thẩm quyền tiếnhành tố tụng với một bên khác làngười bị buộc tội, người bào chữa vàngười tham gia tố tụng khác trongviệc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồvật, yêu cầu và tranh luận trướcTòa án. Tính chất “hai bên” là cơ sởđầu tiên của tranh tụng tại Tòa án.Đồng thời, nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm đã xácđịnh vị trí trung tâm, vai trò điềuhành phiên tòa xét xử của Tòa án.Tranh tụng chỉ tồn tại và được thựchiện khi có sự thừa nhận và khẳngđịnh vai trò xét xử vô tư, kháchquan của Tòa án; xác định tráchnhiệm của Tòa án tạo điều kiện chokiểm sát viên, bị cáo, người bào

chữa, những người tham gia tố tụngkhác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩavụ của mình và tranh luận dân chủ,bình đẳng trước Tòa án. Bản án,quyết định của Tòa án được banhành phải căn cứ vào kết quả xéthỏi, tranh tụng và những chứng cứxác định có tội hay vô tội, các tìnhtiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự, tội danh,quyết định hình phạt, mức bồithường thiệt hại và việc xử lý vậtchứng đã được trình bày, tranhluận, làm rõ tại phiên tòa. Bởikhông có tranh tụng và không bảođảm tranh tụng khách quan, bìnhđẳng thì việc giải quyết vụ án luôncó tính phiến diện, định kiến, mộtchiều và luôn tiềm ẩn những oan,sai, mà điều đó trong hoạt động tốtụng hình sự luôn để lại những hậuquả nặng nề nhất vì nó động chạmđến quyền được sống, quyền tự dovà sinh mệnh chính trị của conngười, của công dân. Nguyên tắcnày được thể hiện đậm nét, đặctrưng nhất là tại phiên tòa (sơthẩm, phúc thẩm, kể cả phiên tòagiám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hìnhsự) qua các điều luật cụ thể.

2. Nhằm nâng cao chất lượngtranh tụng tại Tòa án theo tinh

Page 157: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

159Dên chuã & Phaáp luêåt

thần cải cách tư pháp, Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015 bổ sung mộtđiều luật về giải quyết yêu cầu, đềnghị trước khi mở phiên tòa (Điều279), trong đó quy định rõ tráchnhiệm của Tòa án đối với việc giảiquyết yêu cầu của kiểm sát viên,người tham gia tố tụng về việc cungcấp, bổ sung chứng cứ; triệu tậpngười làm chứng, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng khác đến phiêntòa. Quy định này thể hiện tư tưởngđề cao tranh tụng, có ý nghĩa quantrọng trong việc sàng lọc các chứngcứ buộc tội được thu thập không hợppháp, bảo đảm việc tranh tụng giữabên buộc tội và bên gỡ tội về chứngcứ có liên quan đến vụ án có cơ hộiđược thực hiện ngay trước khi mởphiên tòa; bảo đảm phiên tòa đượcmở khi các chủ thể tố tụng, cácchứng cứ, tài liệu, đồ vật được đưađến Tòa án để xét xử phải đầy đủ vàhợp pháp.

3. Nhằm khắc phục tình trạngchất lượng tranh tụng còn hạn chế ởmột số phiên tòa xét xử vụ ánnghiêm trọng, phức tạp, có đông bịcáo, nhiều luật sư tham gia, do chỉcho phép tối đa hai kiểm sát viêntham gia (Điều 189 Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2003), Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2015 sửa đổi theohướng kiểm sát viên Viện kiểm sátcùng cấp phải có mặt để thực hànhquyền công tố, kiểm sát xét xử tạiphiên tòa. Đối với vụ án có tính chấtnghiêm trọng, phức tạp thì có thể cónhiều kiểm sát viên. Số lượng cụthể kiểm sát viên do Viện trưởngViện kiểm sát cùng cấp quyết địnhcăn cứ vào tính chất, đặc điểm củatừng vụ án (Điều 289), tạo điều kiệnđể kiểm sát viên thực hiện tốt việctranh tụng tại Tòa án.

4. Để đảm bảo quyền bào chữacủa bị cáo, đồng thời nhấn mạnhđến việc tôn trọng ý chí của bị cáotrong trường hợp bị cáo nhận thấysự vắng mặt của người bào chữakhông ảnh hưởng đến quyền tự bàochữa và khắc phục tình trạng phảihoãn phiên tòa nhiều lần do vắngmặt người bào chữa như hiện nay,Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015sửa đổi quy định về sự có mặt củangười bào chữa theo hướng trườnghợp người bào chữa vắng mặt lầnthứ nhất vì lý do bất khả khánghoặc do trở ngại khách quan thì Tòaán phải hoãn phiên tòa, trừ trườnghợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặtngười bào chữa. Nếu người bào chữa

Page 158: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

160 Dên chuã & Phaáp luêåt

vắng mặt không vì lý do bất khảkháng hoặc không do trở ngạikhách quan hoặc được triệu tập hợplệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thìTòa án vẫn mở phiên tòa xét xử(Điều 291).

5. Khắc phục tình trạng trongthực tế trong nhiều phiên tòa, bị cáokhông nhận tội và cho rằng việckhai nhận tại cơ quan điều tra là dobị ép, bức cung, bảo đảm thống nhấtvới quy định của Luật Tổ chức Tòaán nhân dân năm 2014, Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015 bổ sung quyđịnh sự có mặt của điều tra viên tạiphiên tòa với tư cách là người đãđiều tra vụ án (Điều 296) để gópphần làm rõ những chứng cứ hoặcnhững vấn đề có liên quan đến vụán, bảo đảm các chứng cứ được đưara có tính thuyết phục cao hơn.Ngoài ra, Bộ luật còn bổ sung quyđịnh về sự có mặt của người địnhgiá tài sản (Điều 294) để trình bàycác vấn đề liên quan đến việc địnhgiá và bổ sung quy định về sự cómặt của người phiên dịch, ngườidịch thuật (Điều 295).

6. Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắcviệc xét xử được giới hạn trongphạm vi truy tố, truy tố đến đâu xétxử tới đó, Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015 tiếp tục khẳng địnhnguyên tắc này. Đồng thời, nhằmbảo đảm sự độc lập của Tòa ántrong xét xử, phán quyết của Tòa ánphải trên cơ sở kết quả xét hỏi,tranh tụng và những chứng cứ đãđược kiểm tra công khai tại phiêntòa, Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015 bổ sung quy định về giới hạncủa việc xét xử trường hợp xét thấycần xét xử bị cáo về tội danh khácnặng hơn tội danh mà Viện kiểm sátđã truy tố thì Tòa án trả hồ sơ đểViện kiểm sát truy tố lại và thôngbáo rõ lý do cho bị cáo hoặc ngườiđại diện của bị cáo, người bào chữabiết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữnguyên tội danh đã truy tố thì Tòaán có quyền xét xử bị cáo về tộidanh nặng hơn đó nhưng quá trìnhxét xử phải bảo đảm quyền bàochữa của bị cáo và tuân thủ các quyđịnh khác của Bộ luật (Điều 298).

7. Nhằm cụ thể hóa nguyên tắctranh tụng trong xét xử, bảo đảmviệc tranh tụng không chỉ thể hiệnở phần tranh luận mà còn được thểhiện ngay trong phần xét hỏi, Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015 đãnhập thủ tục xét hỏi tại phiên tòavới thủ tục tranh luận tại phiên tòa(Chương XX và Chương XXI của Bộ

Page 159: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

161Dên chuã & Phaáp luêåt

luật Tố tụng hình sự năm 2003)thành “Thủ tục tranh tụng tạiphiên tòa” (Mục V Chương XXI - Xétxử sơ thẩm).

8. Quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003 về trình tự xéthỏi còn đặt nặng trách nhiệm chứngminh tội phạm thuộc về Hội đồngxét xử, cụ thể Điều 207 quy định:“Khi xét hỏi từng người, chủ tọaphiên tòa hỏi trước rồi đến các hộithẩm, sau đó đến kiểm sát viên,người bào chữa”. Hơn nữa, Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2003 quy địnhcho Hội đồng xét xử xét hỏi trước vàxét hỏi chủ yếu tại phiên tòa làkhông phù hợp với nguyên tắc tranhtụng trong xét xử. Việc ai hỏi trước,ai hỏi sau là do chủ tọa phiên tòađiều hành việc xét hỏi quyết địnhcho phù hợp với từng vụ án và diễnbiến cụ thể tại các phiên tòa xét xử.Khắc phục hạn chế này, nhằm thựchiện nguyên tắc tranh tụng trongxét xử, bảo đảm kết hợp hài hòagiữa mô hình tố tụng thẩm vấn vàmô hình tố tụng tranh tụng, Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi,bổ sung theo hướng Hội đồng xét xửphải xác định đầy đủ những tìnhtiết về từng sự việc, từng tội trongvụ án và từng người. Chủ tọa phiên

tòa điều hành việc hỏi, quyết địnhngười hỏi trước, hỏi sau theo thứ tựhợp lý nhằm tăng cường tráchnhiệm, sự chủ động của các chủ thểtố tụng. Khi xét hỏi từng người, chủtọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyếtđịnh để thẩm phán, hội thẩm, kiểmsát viên, người bào chữa, người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự thực hiện việc hỏi (Điều307). Đồng thời, Bộ luật còn bổ sungquy định khi được chủ tọa phiên tòađồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bịcáo khác, hỏi người làm chứng, hỏibị hại, đương sự hoặc người đại diệncủa họ về các vấn đề có liên quanđến bị cáo (các điều 309, 310 và311). Sửa đổi theo hướng này để tạora một cơ chế thực sự dân chủ vàbình đẳng, tạo điều kiện thực hiệnhiệu quả nhất quyền buộc tội và gỡtội tại phiên tòa.

Ngoài ra, để phục vụ cho việctranh tụng, làm sáng rõ các tìnhtiết của vụ án tại phiên tòa, Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2015 bổ sungquy định về việc sử dụng cácphương tiện khoa học kỹ thuật tạiphiên tòa, cụ thể là trường hợp cầnkiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vậtliên quan đến vụ án hoặc khi bị cáotố cáo bị bức cung, dùng nhục hình,

Page 160: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

162 Dên chuã & Phaáp luêåt

Hội đồng xét xử quyết định việc chonghe, xem nội dung được ghi âmhoặc ghi hình có âm thanh liênquan tại phiên tòa (Điều 313);trường hợp cần thiết, Tòa án quyếtđịnh hỏi người làm chứng quamạng máy tính, mạng viễn thông(Điều 311).

9. Để có cơ sở tranh luận dân chủtại phiên tòa, bảo đảm tính pháp lý,tính có căn cứ, tính toàn diện trongviệc luận tội bị cáo, Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2015 bổ sung quy địnhnội dung luận tội của kiểm sát viênphải phân tích, đánh giá kháchquan, toàn diện, đầy đủ nhữngchứng cứ xác định có tội, chứng cứxác định vô tội; tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội; hậu quả do hành vi phạmtội gây ra; nhân thân và vai trò củabị cáo trong vụ án; tội danh, hìnhphạt, áp dụng điểm, khoản, điềucủa Bộ luật Hình sự, những tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự; mức bồi thườngthiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháptư pháp; nguyên nhân, điều kiệnphạm tội và những tình tiết khác cóý nghĩa đối với vụ án; đề nghị kếttội bị cáo theo toàn bộ hay mộtphần nội dung bản cáo trạng hoặc

kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghịmức hình phạt chính, hình phạt bổsung, biện pháp tư pháp, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại, xử lývật chứng; kiến nghị các biện phápphòng ngừa tội phạm và vi phạmpháp luật (Điều 321) và nhấn mạnhtrách nhiệm của kiểm sát viên làphải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lậpluận để đối đáp đến cùng từng ýkiến của bị cáo, người bào chữa,người tham gia tố tụng khác tạiphiên tòa. Những sửa đổi, bổ sungnày đặt trách nhiệm cao hơn đối vớicác kiểm sát viên. Theo đó, họ phảitheo sát, nắm chắc vụ án từ giaiđoạn điều tra; chuẩn bị kỹ lưỡng,dự liệu các tình huống tại phiên tòađể chủ động tranh tụng với bị cáo,người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác; bản lĩnh bảovệ quan điểm truy tố nhưng đồngthời cần khách quan, cầu thị, trêncơ sở kết quả diễn biến tại phiên tòađể luận tội bị cáo chính xác, đúngpháp luật.

Đồng thời, Bộ luật bổ sung tráchnhiệm của Hội đồng xét xử là phảilắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiếncủa kiểm sát viên, bị cáo, người bàochữa, người tham gia tranh luận tạiphiên tòa để đánh giá khách quan,

Page 161: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

toàn diện sự thật của vụ án. Trườnghợp không chấp nhận ý kiến củanhững người tham gia phiên tòa, thìHội đồng xét xử phải nêu rõ lý do vàđược ghi trong bản án (Điều 322).

10. Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015 quy định rõ bản án phải căn cứvào kết quả thẩm vấn, tranh tụngvà những chứng cứ đã được xem xéttại phiên tòa, theo đó bổ sung yêucầu đối với bản án sơ thẩm là phảirõ ý kiến của người bào chữa, bị hại,đương sự, người khác tham giaphiên tòa được Tòa án triệu tập;phân tích lý do mà Hội đồng xét xửkhông chấp nhận những chứng cứbuộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu,đề nghị của kiểm sát viên, bị cáo,người bào chữa, bị hại, đương sự vàngười đại diện, người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;phân tích tính hợp pháp của cáchành vi, quyết định tố tụng củađiều tra viên, kiểm sát viên, ngườibào chữa trong quá trình điều tra,truy tố, xét xử. Đây là bổ sung rấtquan trọng, thể hiện sự khách quanvà tinh thần trách nhiệm đầy đủcủa Tòa án khi phán quyết số phậnpháp lý của con người.

11. Không chỉ bảo đảm tranhtụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự, Bộ luật Tố tụng hìnhsự năm 2015 có những nội dungsửa đổi, bổ sung để bảo đảm tranhtụng ở cả giai đoạn xét xử phúcthẩm và xét xử giám đốc thẩm vụán hình sự. Cụ thể, ngoài quy địnhthủ tục bắt đầu phiên tòa và thủtục tranh tụng tại phiên tòa phúcthẩm được tiến hành như phiên tòasơ thẩm, Bộ luật còn bổ sung quyđịnh chủ tọa phiên tòa hỏi ngườikháng cáo có thay đổi, bổ sung, rútkháng cáo hay không; nếu có thìchủ tọa phiên tòa yêu cầu kiểm sátviên trình bày ý kiến về việc thayđổi, bổ sung, rút kháng cáo. Chủtọa phiên tòa hỏi kiểm sát viên cóthay đổi, bổ sung, rút kháng nghịhay không; nếu có thì chủ tọaphiên tòa yêu cầu bị cáo và nhữngngười liên quan đến kháng nghịtrình bày ý kiến về việc thay đổi,bổ sung, rút kháng nghị. Khi tranhtụng tại phiên tòa, kiểm sát viên,người khác liên quan đến khángcáo, kháng nghị phát biểu ý kiến vềnội dung kháng cáo, kháng nghị.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015 sửa đổi, bổ sung thủ tục vềphiên tòa phúc thẩm, phiên họpphúc thẩm đối với bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm bị

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

163Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 162: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

kháng cáo, kháng nghị theo hướngcụ thể, chặt chẽ, bảo đảm nguyêntắc hai cấp xét xử và thống nhất vớicách xử lý trong Bộ luật Tố tụngdân sự, Luật Tố tụng hành chính.Đối với phiên họp phúc thẩm quyếtđịnh sơ thẩm, thay vì quy định nếuxét thấy cần thì có thể triệu tậpnhững người tham gia tố tụng cầnthiết để nghe ý kiến của họ trướckhi Tòa án ra quyết định như hiệnhành, Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015 quy định rõ Hội đồng xét xửphúc thẩm phải triệu tập ngườikháng cáo, người bào chữa, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo,kháng nghị tham gia phiên họp.Trường hợp họ vắng mặt thì Hộiđồng xét xử phúc thẩm vẫn tiếnhành phiên họp (Điều 362). Đồngthời, Điều 362 quy định rõ trình tự,thủ tục, thời hạn mở phiên họp, đólà: Trong thời hạn 15 ngày kể từngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phảimở phiên họp để xem xét quyết địnhsơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngàyra quyết định mở phiên họp, Hộiđồng xét xử phúc thẩm phải mởphiên họp. Trong thời hạn 02 ngày

kể từ ngày ra quyết định thì Tòa ánphải chuyển hồ sơ vụ án kèm theoquyết định mở phiên họp cho Việnkiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơvụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơvụ án cho Tòa án. Tại phiên họp,một thành viên của Hội đồng xét xửphúc thẩm trình bày tóm tắt nộidung quyết định sơ thẩm, nội dungkháng cáo, kháng nghị và chứng cứ,tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùngcấp phải có mặt tại phiên họp vàphát biểu quan điểm của Viện kiểmsát về việc giải quyết kháng cáo,kháng nghị trước khi Hội đồng xétxử phúc thẩm ra quyết định.

Đối với thủ tục giám đốc thẩm,Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 bổ sung quy định trườnghợp xét thấy cần thiết hoặc có căncứ sửa một phần bản án, quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật, Tòa ánphải triệu tập người bị kết án, ngườibào chữa và những người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến việckháng nghị tham gia phiên tòagiám đốc thẩm; Điều 386 Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015 về thủ tụcphiên tòa giám đốc thẩm bổ sungnội dung các thành viên khác của

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

164 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 163: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêmthẩm phán thuyết trình về nhữngđiểm chưa rõ trước khi thảo luận vàphát biểu ý kiến của mình về việcgiải quyết vụ án. Ngoài ra, điều luậtnày còn quy định rõ trường hợpngười bị kết án, người bào chữa,người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến kháng nghị có mặt tạiphiên tòa thì những người này đượctrình bày ý kiến về những vấn đềmà Hội đồng giám đốc thẩm yêucầu. Đối với kiểm sát viên, ngoàiquyền phát biểu ý kiến của Việnkiểm sát về việc giải quyết vụ án,Điều 386 Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 còn quy định trường hợpViện kiểm sát kháng nghị thì kiểmsát viên trình bày nội dung khángnghị. Đồng thời, bổ sung quy địnhkiểm sát viên, người tham gia tốtụng tại phiên tòa giám đốc thẩmtranh tụng về những vấn đề liênquan đến việc giải quyết vụ án. Chủtọa phiên tòa phải tạo điều kiện chokiểm sát viên, người tham gia tốtụng trình bày hết ý kiến, tranhluận dân chủ, bình đẳng trước Tòaán. Như vậy, điều luật này quy địnhđầy đủ, cụ thể về thủ tục phiên tòagiám đốc thẩm, quy định người bịkết án, người bào chữa, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đếnkháng nghị có quyền có mặt vàtranh tụng với kiểm sát viên. Đây lànhững điểm mới về thủ tục phiêntòa giám đốc thẩm, thể hiện vai tròcủa các chủ thể tiến hành và thamgia tố tụng tại phiên tòa giám đốcthẩm.

Tóm lại, Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 bổ sung nguyên tắc tranhtụng trong xét xử được bảo đảm,đồng thời cụ thể hóa nguyên tắc nàyvới những nội dung phù hợp vớithực tiễn tố tụng và điều kiện cụ thểcủa Việt Nam. Điều đó đã phản ánhbước tiến của nền tư pháp nước nhà,tạo sự chuyển biến về chất, nhằmmở rộng và tăng cường tính dânchủ, công khai, công bằng trong quátrình xét xử các vụ án hình sự tạiTòa án. Nguyên tắc này bảo đảmngày càng tốt hơn quyền con người,quyền dân chủ cho người bị buộc tộivà người đại diện của họ, tạo ra cáckhả năng và điều kiện tốt nhất đểhọ thực hiện quyền bào chữa, tranhtụng; giải quyết vụ án được kháchquan, toàn diện, triệt để, vô tư; gópphần đấu tranh phòng, chống tộiphạm có hiệu quả và việc giải quyếtvụ án được đúng người, đúng tội,đúng pháp luật q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

165Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 164: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

166 Dên chuã & Phaáp luêåt

Nghề Thừa phát lại đã tồntại ở Việt Nam từ thờiphong kiến và thực sự

được áp dụng ở thời kỳ Pháp thuộc.Sau Cách mạng Tháng Tám năm1945, trong những năm đầu củachính quyền cách mạng, trên cơ sởSắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủtịch Hồ Chí Minh về việc tạm thờigiữ các luật lệ hiện hành của chế độcũ ở Bắc, Trung, Nam bộ với điềukiện “không trái với nguyên tắc độclập của nước Việt Nam và chính thểcộng hòa”, nghề Thừa phát lại tiếptục được duy trì. Ở miền Nam, nghềThừa phát lại còn tồn tại dưới chế độngụy quyền Sài Gòn cho tới năm1975. Mô hình tổ chức và hoạt độngcủa Thừa phát lại dưới chế độ ngụyquyền Sài Gòn tương tự mô hìnhnày tại thời kỳ Pháp thuộc.

Thừa phát lại trong thời kỳ Phápthuộc và dưới chính quyền Sài Gòntrước đây đều có nhiệm vụ: Thông

báo Tòa khai mạc và bế mạc, gọi cácđương sự, nhân chứng, thi hànhlệnh giữ trật tự tại Tòa (đây là cácnhiệm vụ tại phiên Tòa) và tống đạtgiấy tờ theo yêu cầu của Tòa án, lậpcác vi bằng theo quy định của phápluật, phát mại động sản hay bấtđộng sản và trực tiếp thi hành cácbản án, quyết định của Tòa án (cácnhiệm vụ này được thực hiện bênngoài phiên Tòa).

Về tổ chức, Thừa phát lại là cônglại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổnhiệm và quản lý, hành nghề trên cơsở quy định của pháp luật, đượchưởng thù lao của khách hàng theobiểu giá quy định. Khác với luật sư,Thừa phát lại không có quyền từchối thi hành nhiệm vụ khi được yêucầu nếu không có lý do chính đáng.Trong quá trình thực thi nhiệm vụ,Thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trựctiếp của những người có trách nhiệmnhư: Chưởng lý, Biện lý, Thẩm

THỪA PHÁT LẠI - NGHỀ TƯ PHÁP MỚITHEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA CÁC LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP

n CỤC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, BỘ TƯ PHÁP

Page 165: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

167Dên chuã & Phaáp luêåt

phán, Lục sự. Hoạt động của Thừaphát lại được tổ chức thành vănphòng.

Sau năm 1954 ở miền Bắc và saunăm 1975 ở miền Nam, vì nhiều lýdo khác nhau, Nhà nước ta khôngtiếp tục duy trì chế định Thừa phátlại. Việc tống đạt các văn bản, giấytờ do chính cơ quan thi hành án vàTòa án thực hiện. Việc tổ chức thihành các phán quyết về dân sự củaTòa án do hệ thống cơ quan thi hànhán dân sự của Nhà nước thực hiện.

Từ năm 2010, nghề Thừa phát lạiđược hình thành trở lại ở nước tatheo định hướng xã hội hóa các hoạtđộng thi hành án và bổ trợ tư pháp.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đềcập đến sự hình thành và phát triểncủa nghề Thừa phát lại theo Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị về Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 (Nghịquyết số 49-NQ/TW) và định hướngphát triển nghề Thừa phát lại trongthời gian tới.

1. Chủ trương của Đảng vàNhà nước về chế định Thừaphát lại

Thực hiện chủ trương cải cách tưpháp, xã hội hóa một số nội dungcông tác tư pháp, Đảng ta đã banhành nhiều văn kiện quan trọng,

trong đó đặc biệt là Nghị quyết số49-NQ/TW đã xác định rõ: “Nghiêncứu chế định Thừa phát lại, trướcmắt có thể tổ chức thí điểm tại mộtsố địa phương, sau vài năm, trên cơsở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ cóbước đi tiếp theo”.

Thể chế hóa chủ trương trên củaĐảng, Nghị quyết số 24/2008/QH12ngày 14/11/2008 của Quốc hội về thihành Luật Thi hành án dân sự đãquy định việc thực hiện thí điểm chếđịnh Thừa phát lại. Từ năm 2010,các Văn phòng Thừa phát lại đã đượcthành lập và đi vào hoạt động tạithành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 02năm thực hiện, tháng 8/2012, Chínhphủ đã tổng kết, báo cáo Quốc hội.Trên cơ sở kết quả thực hiện tạithành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đãthông qua Nghị quyết số36/2012/QH13 ngày 23/11/2013 vềviệc tiếp tục thực hiện thí điểm chếđịnh Thừa phát lại, trong đó đã giaoChính phủ tiếp tục tổ chức thực hiệnthí điểm chế định Thừa phát lại tạimột số tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương theo Nghị quyết số24/2008/QH12 đến hết ngày31/12/2015 và tiến hành tổng kết,đánh giá kết quả thực hiện thí điểm,báo cáo để Quốc hội xem xét, quyếtđịnh tại kỳ họp cuối năm 2015.

Page 166: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

168 Dên chuã & Phaáp luêåt

Thực hiện Nghị quyết số36/2012/QH13, cuối năm 2015,Chính phủ đã tiến hành tổng kếtviệc tiếp tục thực hiện thí điểm chếđịnh Thừa phát lại. Trên cơ sở báocáo, kiến nghị của Chính phủ, ngày26/11/2015, Quốc hội đã thông quaNghị quyết số 107/2015/QH13 vềthực hiện chế định Thừa phát lại.Nghị quyết số 107/2015/QH13 đãghi nhận kết quả đạt được trong việcthực hiện thí điểm chế định Thừaphát lại theo Nghị quyết số24/2008/QH12 và Nghị quyết số36/2012/QH13 của Quốc hội; chấmdứt việc thí điểm và cho thực hiệnchính thức chế định này trong phạmvi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.

2. Tình hình, tổ chức và hoạtđộng Thừa phát lại từ năm 2010đến nay

2.1. Hệ thống văn bản điềuchỉnh tổ chức và hoạt độngThừa phát lại

Tổ chức và hoạt động Thừa phátlại được điều chỉnh trực tiếp bằng cácvăn bản pháp luật gồm: Các nghịquyết của Quốc hội (Nghị quyết số24/2008/QH12 ngày 14/11/2008,Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày23/11/2012, Nghị quyết số107/2015/QH13 ngày 26/11/2015);các nghị định của Chính phủ (Nghị

định số 61/2009/NĐ-CP ngày24/7/2009 về tổ chức và hoạt độngcủa Thừa phát lại thực hiện thí điểmtại thành phố Hồ Chí Minh; Nghịđịnh số 135/2013/NĐ-CP ngày18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọivà một số điều của Nghị định số61/2009/NĐ-CP) và các thông tưhướng dẫn (Thông tư liên tịch số09 /2014 /TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnthí điểm chế định Thừa phát lại theoNghị quyết số 36/2012/QH13 ngày23/11/2012 của Quốc hội; Thông tưliên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/01/2014 của BộTư pháp và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam hướng dẫn việc xác minhđiều kiện thi hành án của Thừa phátlại tại các tổ chức tín dụng; Thông tưsố 12/2014/TT-BTP ngày 26/4/2014của Bộ Tư pháp quy định về mẫu;nguyên tắc sử dụng trang phục;nguyên tắc cấp phát, sử dụng thẻThừa phát lại). Bên cạnh đó, hoạtđộng của Thừa phát lại còn chịu sựđiều chỉnh của pháp luật về thi hànhán dân sự và pháp luật tố tụng.

2.2. Việc tổ chức, triển khaithực hiện

Page 167: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

169Dên chuã & Phaáp luêåt

Trên cơ sở các nghị quyết củaQuốc hội và các văn bản hiện hành,từ năm 2010, Bộ Tư pháp đã phốihợp với các Bộ, ngành liên quan,thống nhất ý kiến với Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao lựa chọn, phê duyệt Đề ánthực hiện thí điểm của 12 địaphương ngoài thành phố Hồ ChíMinh. Tính đến nay, chế định Thừaphát lại đã được triển khai tại 13 địaphương gồm: Thành phố Hồ ChíMinh, Hà Nội, Hải Phòng, VĩnhPhúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa,Nghệ An, Bình Định, Bình Dương,Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang,Vĩnh Long.

Trên cơ sở nghị quyết của Quốchội và các văn bản pháp luật vềThừa phát lại, Bộ Tư pháp cũng nhưcác địa phương đã tổ chức hội nghịquán triệt, các phiên họp để đánhgiá tình hình triển khai thực hiện,những thuận lợi, khó khăn, vướngmắc và đề ra các giải pháp nhằm chỉđạo, lãnh đạo thực hiện tốt việc thíđiểm. Tại các địa phương, Tỉnhủy/Thành ủy và Ủy ban nhân dâncấp tỉnh cũng đã thành lập Ban Chỉđạo thực hiện thí điểm chế địnhThừa phát lại để chỉ đạo, xác địnhcác nhiệm vụ, công việc cụ thể nhằmthực hiện hiệu quả việc thí điểm và

tổ chức hội nghị quán triệt để triểnkhai thực hiện.

Trong suốt thời gian thực hiện từnăm 2010 đến năm 2015, Ban Chỉđạo, các Bộ, ngành trung ương vàđịa phương luôn chú trọng, đẩymạnh công tác tuyên truyền, giớithiệu về Thừa phát lại. Bộ Tư phápvà các địa phương đã phối hợp vớiHội đồng phối hợp phổ biến, giáodục pháp luật các cấp triển khaithực hiện nhiều hoạt động tuyêntruyền về chế định Thừa phát lạibằng nhiều hình thức khác nhau,như: Tổ chức hội nghị; phát hành tờrơi, tờ gấp; tài liệu hỏi đáp, mởchuyên mục và đăng tải bài viết vềThừa phát lại; mở các đợt cao điểmtuyên truyền vào các dịp sơ kết,tổng kết...

Trong quá trình thực hiện, BanChỉ đạo Trung ương, Bộ Tư pháp vàcác Bộ, ngành đã có nhiều văn bảnhướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn,nghiệp vụ, quản lý đối với Thừaphát lại. Ở địa phương, các Tỉnhủy/Thành ủy/Ban Chỉ đạo, Ủy bannhân dân cũng đã ban hành chỉ thị,văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong tổchức và hoạt động Thừa phát lại;định kỳ tổ chức trao đổi thông tin,hướng dẫn giải quyết khó khăn,vướng mắc, kịp thời chấn chỉnh

Page 168: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

170 Dên chuã & Phaáp luêåt

những thiếu sót.2.3. Kết quả đạt đượcTrải qua 05 năm thực hiện chế

định Thừa phát lại, kể từ năm 2010đến nay, tổ chức và hoạt động củaThừa phát lại đã thu được nhữngkết quả đáng kể như sau:

Về tổ chức, tính đến nay, Bộ Tưpháp đã thực hiện bổ nhiệm 373Thừa phát lại để hành nghề tại 13tỉnh thực hiện chế định Thừa phátlại theo quy trình chặt chẽ, bảo đảmchất lượng đội ngũ Thừa phát lại,trong đó, riêng từ thời điểm Quốchội ban hành Nghị quyết số107/2015/QH13 đã thực hiện bổnhiệm 53 trường hợp. Hiện đã có 53Văn phòng Thừa phát lại đượcthành lập tại 13 tỉnh, thành nêutrên, tổng số nhân lực đang làm việctại 53 Văn phòng Thừa phát lại là638 người, trong đó có 145 Thừaphát lại, 306 thư ký nghiệp vụ và197 nhân viên khác.

Về hoạt động, theo quy định củapháp luật thì hoạt động của Thừaphát lại gồm: Tống đạt văn bản củaTòa án và cơ quan thi hành án dânsự, lập vi bằng, xác minh điều kiệnthi hành án theo yêu cầu của đươngsự và trực tiếp tổ chức thi hành áncác bản án, quyết định của Tòa ántheo yêu cầu của đương sự. Tính đến

ngày 30/9/2016, các Văn phòng Thừaphát lại đã tống đạt được hơn 01triệu văn bản của Tòa án và cơ quanthi hành án dân sự, lập gần 82.000 vibằng, xác minh điều kiện thi hànhán gần 1.000 việc, trực tiếp tổ chứcthi hành án gần 600 vụ việc, đạt tổngdoanh thu là gần 220 tỷ đồng.

Nhìn chung, thời gian qua, việctriển khai thực hiện chủ trương củaĐảng, nghị quyết của Quốc hộitrong giai đoạn thí điểm về chế địnhThừa phát lại đã được các Bộ, ngànhtrung ương và địa phương thực hiệnđúng, nghiêm túc và đã đạt đượcnhững kết quả tích cực. Hoạt độngtống đạt của Thừa phát lại đã giúpgiảm tải công việc, từ đó góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác xét xử và thi hành án. Hoạt độnglập vi bằng của Thừa phát lại đã tạothêm một công cụ pháp lý để ngườidân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình khi tham gia cácgiao dịch dân sự, kinh tế và trongquá trình tố tụng. Hoạt động xácminh điều kiện thi hành án củaThừa phát lại đã giúp người dân cóthêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảođảm quyền, lợi ích hợp pháp củamình trong quá trình tổ chức thihành án, góp phần nâng cao hiệuquả công tác thi hành án dân sự.

Page 169: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

171Dên chuã & Phaáp luêåt

Hoạt động trực tiếp tổ chức thi hànhán của Thừa phát lại đã tạo điềukiện để người dân có thêm sự lựachọn phù hợp với mong muốn, niềmtin của mình khi yêu cầu thi hànhán dân sự; góp phần giảm tải cho cơquan thi hành án dân sự, từ đó nângcao hiệu quả, chất lượng của hoạtđộng này.

Có thể nói, hoạt động của Thừaphát lại đã góp phần bảo đảm tốthơn quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức trong đời sống dân sự,trong quan hệ với cơ quan nhà nướcvà trong các hoạt động tố tụng; tạomôi trường pháp lý lành mạnh, đảmbảo các giao dịch dân sự, kinh tếđúng pháp luật, từ đó thúc đẩy kinhtế - xã hội phát triển.

2.4. Những khó khăn, vướngmắc và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạtđược, hoạt động Thừa phát lại còn cónhững khó khăn, vướng mắc, tồntại, hạn chế nhất định, cụ thể như:Việc triển khai thực hiện nghị quyếtcủa Quốc hội còn chậm, công táctuyên truyền vẫn còn hạn chế, chưađáp ứng yêu cầu cho việc phục vụ thíđiểm một chế định mới; kết quả hoạtđộng của một số Văn phòng Thừaphát lại còn chưa cao, chưa đồng đềuở các địa phương thí điểm và ở các

mảng công việc, cụ thể: (i) Việcchuyển giao văn bản tống đạt giữaTòa án, cơ quan thi hành án dân sựvới các Văn phòng Thừa phát lạikhông đều, không thường xuyên;việc thực hiện tống đạt văn bản cònsai sót, vi phạm; (ii) Một số trườnghợp lập vi bằng không đúng thẩmquyền; chất lượng vi bằng chưa cao,còn có tâm lý chạy theo lợi nhuận;(iii) Kết quả hoạt động xác minhđiều kiện thi hành án còn hạn chế,số lượng việc do Thừa phát lại thựchiện không nhiều và trong thời giantới sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơnnữa do hiện nay theo quy định tạiĐiều 44 Luật Thi hành án dân sựnăm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm2014), thì nghĩa vụ xác minh điềukiện thi hành án thuộc về chấphành viên (không phải là nghĩa vụbắt buộc của đương sự như quy địnhtrước đây), nên đương sự có thể sẽhạn chế sử dụng dịch vụ này củaThừa phát lại; Thừa phát lại ít nhậnđược sự hợp tác của các cơ quan, tổchức và cá nhân liên quan; (iv) Số vụviệc trực tiếp tổ chức thi hành áncòn ít, cá biệt có Văn phòng chưatiếp nhận, tổ chức thi hành vụ việcnào; (v) Chuyên môn, nghiệp vụ tổchức thi hành án dân sự của các Vănphòng Thừa phát lại còn hạn chế,

Page 170: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

172 Dên chuã & Phaáp luêåt

thiếu kinh nghiệm. Những tồn tại, hạn chế trên do

nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân khách quan và chủquan. Về nguyên nhân khách quan:Cả về mặt lý luận, pháp lý và thựctiễn còn đang trong quá trình thíđiểm để có cơ sở nghiên cứu, hoànthiện; việc xây dựng và hoàn thiệnthể chế về Thừa phát lại là rất khókhăn, chưa thể ban hành đạo luật cóhiệu lực pháp lý cao, đồng bộ với cácbộ luật, luật có liên quan để điềuchỉnh về vấn đề này; nhu cầu sửdụng dịch vụ này tại một số địaphương có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn chưa nhiều… Về nguyênnhân chủ quan: Nhận thức của mộtsố cơ quan, cán bộ, công chức, kể cảở trung ương về việc thí điểm chếđịnh Thừa phát lại vẫn chưa đầy đủ;còn có tâm lý, tư tưởng băn khoăn, engại; đội ngũ Thừa phát lại, thư kýnghiệp vụ còn hạn chế về trình độ,năng lực...

3. Một số nhiệm vụ cần triểnkhai thực hiện và định hướngphát triển Thừa phát lại trongthời gian tới

Mặc dù còn một số tồn tại, hạnchế nhưng có thể nói, việc hìnhthành và phát triển nghề Thừa phátlại là một chủ trương đúng đắn của

Đảng và Nhà nước trong điều kiệnxây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩymạnh cải cách tư pháp và xã hội hóahoạt động bổ trợ tư pháp. Quá trìnhthực hiện thí điểm Thừa phát lại đãcung cấp nhiều dữ kiện, căn cứmang tính khoa học và thực tiễn cógiá trị để làm sáng tỏ nhiều vấn đềtrong việc xã hội hóa hoạt động bổtrợ tư pháp, nhất là trong lĩnh vựcthi hành án dân sự, góp phần thựchiện tốt chủ trương của Đảng về xãhội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp đãđược đề ra tại Nghị quyết số49-NQ/TW, tiến tới góp phần thựchiện thành công chủ trương về tinhgiản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cánbộ, công chức theo Nghị quyết số39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của BộChính trị.

Để tiếp tục duy trì và phát triểnhơn nữa nghề Thừa phát lại, tại kỳhọp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đãthông qua Nghị quyết số107/2015/QH13 về thực hiện chếđịnh Thừa phát lại, có hiệu lực kểtừ ngày 01/01/2016. Nghị quyết đãchính thức cho ra đời một nghề mớitrong thị trường dịch vụ pháp lý,tạo thêm một công cụ pháp lý đểngười dân tự bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình khi tham giacác giao dịch dân sự, kinh tế và

Page 171: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

173Dên chuã & Phaáp luêåt

trong quá trình tố tụng. Nghị quyếtsố 107/2015/QH13 đã ghi nhận kếtquả đạt được trong việc thực hiệnthí điểm chế định Thừa phát lạitheo Nghị quyết số 24/2008/QH12và Nghị quyết số 36/2012/QH13 củaQuốc hội; chấm dứt việc thí điểm vàcho thực hiện chính thức chế địnhThừa phát lại trong phạm vi cảnước kể từ ngày 01/01/2016; giaoChính phủ căn cứ tình hình thực tếở địa phương, tổ chức thực hiện chếđịnh Thừa phát lại trong phạm vihành nghề theo quy định hiệnhành, có sự sửa đổi, bổ sung cầnthiết để khắc phục những tồn tại,hạn chế trong hoạt động Thừa phátlại và chịu trách nhiệm tổ chức đàotạo nghề Thừa phát lại. Nhằm triểnkhai thực hiện Nghị quyết số107/2015/QH13 và Quyết định số101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 củaThủ tướng Chính phủ ban hành Kếhoạch triển khai thực hiện Nghịquyết số 107/2015/QH13, trong thờigian tới, cần thực hiện một sốnhiệm vụ và định hướng cơ bản sauđây:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung cácvăn bản hiện hành về Thừa phát lại

Để bảo đảm cơ sở pháp lý cho tổchức và hoạt động của Thừa phátlại, khắc phục những tồn tại, hạn

chế trong thời gian thí điểm, Kếhoạch của Thủ tướng Chính phủ xácđịnh một trong những nhiệm vụ rấtquan trọng là sửa đổi, bổ sung cácquy định hiện hành về tổ chức vàhoạt động của Thừa phát lại, cụ thểlà sửa đổi, bổ sung Nghị định số61/2009/NĐ-CP, Nghị định số135/2013/NĐ-CP và các thông tưhướng dẫn hiện hành.

Trên cơ sở những kết quả đạtđược cũng như những khó khăn, bấtcập về tổ chức và hoạt động Thừaphát lại trong thời gian qua, chúngtôi cho rằng, cần xây dựng và hoànthiện nghị định theo định hướngsau đây:

(i) Thừa phát lại là nghề bổ trợ tưpháp, hoạt động của Thừa phát lạicó tác động đối với kinh tế - xã hội,đối với hoạt động tư pháp và nhucầu của người dân. Do vậy, việc xâydựng đội ngũ Thừa phát lại cần phảihướng tới chuyên nghiệp; việc quảnlý nhà nước đối với các hoạt độngnày phải bảo đảm hiệu quả, vừa tạođiều kiện hỗ trợ Thừa phát lạinhưng đồng thời phải kịp thời ngănchặn, chấn chỉnh những vi phạm,sai sót. Bên cạnh đó, chế định Thừaphát lại được xây dựng trong mốitương quan, quan hệ với các nghề bổtrợ tư pháp khác.

Page 172: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

174 Dên chuã & Phaáp luêåt

(ii) Thừa phát lại là công lại đượcNhà nước trao quyền để cung cấpdịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm.

(iii) Phạm vi hoạt động của Thừaphát lại được xây dựng trên cơ sở kếthừa các quy định trước đây về cáccông việc mà Thừa phát lại đượclàm; tuy nhiên, có nghiên cứu pháttriển nội hàm trong từng hoạt độngcụ thể để bảo đảm phục vụ tốt nhấtcho nhu cầu của người dân, xã hộivà tạo điều kiện để phát triển bềnvững chế định này, cụ thể như sau:(a) Mở rộng phạm vi tống đạt vănbản của Thừa phát lại, theo đó,ngoài tống đạt văn bản của Tòa ánvà cơ quan thi hành án, Thừa phátlại còn được tống đạt văn bản củađương sự trong các vụ việc dân sự,hành chính; thực hiện tống đạt vănbản của cơ quan có thẩm quyền nướcngoài theo quy định của pháp luậtvề tương trợ tư pháp (theo Công ướcLa Hay năm 1965 về tống đạt ranước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoàitư pháp trong lĩnh vực dân sự vàthương mại) và tống đạt văn bảncủa các cơ quan, tổ chức khác; (b) Mởrộng phạm vi lập vi bằng ra ngoàitỉnh, thành phố trực thuộc trungương, nơi đặt Văn phòng Thừa phátlại so với quy định hiện hành; (c)Thừa phát lại có quyền xác minh

điều kiện thi hành án liên quan đếnviệc thi hành án thuộc thẩm quyềnthi hành của các cơ quan thi hànhán dân sự trên phạm vi toàn quốc.

(iv) Quy định tối đa các trình tự,thủ tục đối với những hoạt động củaThừa phát lại nhằm tạo thuận lợicho quá trình triển khai thực hiện.

Thứ hai, xây dựng và nâng caochất lượng đội ngũ hành nghề Thừaphát lại

Một trong những tồn tại, hạn chếcủa việc triển khai thí điểm chế địnhThừa phát lại, đó là: Đội ngũ Thừaphát lại, thư ký nghiệp vụ tuy pháttriển nhanh về số lượng nhưng dotính chất là một nghề mới nên nhiềungười còn hạn chế về trình độ, nănglực và kinh nghiệm nghề nghiệp,nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệuquả hoạt động, đặc biệt là nhữngnghiệp vụ liên quan đến tố tụng củaTòa án, xác minh điều kiện thi hànhán và trực tiếp tổ chức thi hành án.Một phần nguyên nhân là vì trongthời gian thí điểm không có đủ thờigian, điều kiện đào tạo nghề Thừaphát lại một cách bài bản. Trong khiđó, công việc mà Thừa phát lại thựchiện trực tiếp hoặc gián tiếp đềuliên quan đến hoạt động tố tụng, thủtục đòi hỏi phải chặt chẽ và trongmột số trường hợp phải sử dụng biện

Page 173: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

pháp cưỡng chế. Do vậy, việc nângcao chất lượng đội ngũ Thừa phát lạitrong bối cảnh hiện nay là yêu cầutất yếu. Trên cơ sở rà soát tiêuchuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theoquy định hiện hành, cần sửa đổi, bổsung theo hướng nâng cao tiêuchuẩn của Thừa phát lại nhằm tăngcường chất lượng, xây dựng đội ngũThừa phát lại có năng lực, chuyênmôn, kinh nghiệm, hiểu biết phápluật; có đạo đức và kỹ năng hànhnghề tương đồng với các nghề bổ trợtư pháp khác. Do vậy, muốn được bổnhiệm Thừa phát lại, ngoài các tiêuchuẩn hiện hành, thì phải có chứngchỉ tốt nghiệp đào tạo nghề; có thờigian tập sự hành nghề tại các cơquan thi hành án dân sự hoặc Vănphòng Thừa phát lại và không đượckiêm nhiệm đấu giá viên, quản tàiviên và những công việc thườngxuyên khác. Thời gian đào tạo nghềThừa phát là 06 tháng, thay vì chỉtập huấn trong 02 tuần như trướcđây và thời gian tập sự hành nghề là06 tháng. Ngoài ra, trong quá trìnhhành nghề, Thừa phát lại bắt buộctham gia các khóa bồi dưỡng nghiệpvụ thường xuyên.

Thứ ba, triển khai thực hiện chếđịnh Thừa phát lại ở các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương

Qua thời gian thực hiện thí điểmcho thấy, hoạt động Thừa phát lạicòn gặp những khó khăn nhất định.Nghị quyết số 107/2015/QH13 củaQuốc hội đã cho phép thực hiện chếđịnh Thừa phát lại trong phạm vi cảnước kể từ ngày 01/01/2016, tuynhiên, điều đó không có nghĩa là chếđịnh Thừa phát lại phải được triểnkhai ở tất cả các địa phương.

Với mục tiêu bảo đảm sự tồn tạivà phát triển bền vững của Vănphòng Thừa phát lại, thiết nghĩ, cácđịa phương cần cân nhắc kỹ việcđăng ký thực hiện hoặc mở rộngthực hiện chế định Thừa phát lại tạiđịa phương, hướng tới và bảo đảmsự phát triển ổn định, bền vững củachế định này. Để chuẩn bị cho việcthực hiện chế định Thừa phát lại,các địa phương cần phải đánh giásâu sắc cơ sở thực tiễn của địaphương như đặc điểm tình hìnhkinh tế - xã hội; thói quen, nhu cầuvà khả năng sử dụng các dịch vụpháp lý nói chung và dịch vụ lập vibằng, xác minh điều kiện thi hànhán và tổ chức thi hành án nói riêng,có sự đánh giá một cách toàn diệnhoạt động tống đạt các loại văn bảncủa cơ quan thi hành án dân sự vàTòa án; về công tác thi hành các bảnán, quyết định của Tòa án; về hoạt

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

175Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 174: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

động xác minh điều kiện thi hànhán dân sự, từ đó dự báo nhu cầu khảnăng thực tế việc chuyển giao vănbản cho Thừa phát lại tống đạt và sựđồng lòng, quyết tâm cao của các cơquan, tổ chức ở địa phương trongviệc thực hiện chế định Thừa phátlại… bảo đảm nhận thức về việc thựchiện chế định này được thông suốt ởđịa phương.

Bên cạnh đó, địa phương cũngcần phải xác định rõ lộ trình cụ thểtrong việc định hướng và phát triểnnghề Thừa phát lại, tính toán để xâydựng số lượng Văn phòng Thừa phátlại phù hợp được thành lập theotừng giai đoạn, tại các địa bàn cụthể để đảm bảo vừa đáp ứng nhucầu dịch vụ pháp lý của người dânvà tổ chức nhưng vẫn phải bảo đảmcác Văn phòng có thể tồn tại và pháttriển được bền vững.

Thứ tư, tăng cường tổ chức quántriệt, triển khai, tập huấn về Nghịquyết số 107/2015/QH13 và các vănbản liên quan; tuyên truyền, phổbiến về chế định Thừa phát lại

Thừa phát lại là chế định mới,mặc dù đã có gần 05 năm thí điểmnhưng việc triển khai thực hiện vẫncòn rất khó khăn nên rất cần sựđồng thuận từ trung ương đến địaphương, sự quan tâm chỉ đạo của các

cấp ủy, chính quyền địa phương. Vìvậy, các Bộ, ngành và địa phươngcần tiếp tục quan tâm, tổ chức quántriệt, triển khai đến các cơ quan,ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trênđịa bàn tỉnh, thành phố để việc tổchức thực hiện được thông suốt vàđạt hiệu quả cao.

Thứ năm, xây dựng và hoànthiện pháp luật về Thừa phát lại

Có thể thấy rằng, mục tiêu củaviệc thực hiện chế định Thừa phátlại đã được xác định trong Nghịquyết 49-NQ/TW và Nghị quyết số24/2008/QH12 là nhằm xã hội hóamột số hoạt động bổ trợ tư pháp,triển khai thực hiện chủ trương xãhội hóa một số công việc có liên quanđến thi hành án dân sự. Hiện nay,các công việc do Thừa phát lại thựchiện (trừ lập vi bằng) bao gồm: Tốngđạt giấy tờ, xác minh điều kiện thihành án và trực tiếp tổ chức thihành các bản án, quyết định củaTòa án đều do cơ quan thi hành ándân sự thực hiện. Do vậy, việc xâydựng và hoàn thiện pháp luật vềThừa phát lại cần bám sát cơ sở thựctiễn về tổ chức và hoạt động Thừaphát lại và cần được nghiên cứu, đặttrong mối quan hệ với việc pháttriển hệ thống cơ quan thi hành ándân sự q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

176 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 175: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

177Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Kết quả công tác tuyêntruyền, phổ biến về chủ trương,nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp trong thời gian qua

Cải cách tư pháp là chủ trương lớncủa Đảng và Nhà nước ta nhằm xâydựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam, nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước. Công cuộc cải cách tư phápđược cụ thể hóa lần đầu tiên tại Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới (Nghị quyết số08-NQ/TW). Tiếp tục phát huynhững kết quả đã đạt được của việctổ chức thực hiện Nghị quyết số08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết số49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 (Nghị quyết số49-NQ/TW) với mục tiêu xuyên suốt

là xây dựng nền tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa...

Trong công cuộc cải cách tư pháp,Bộ Tư pháp với chức năng tham mưuChính phủ quản lý nhà nước về phổbiến, giáo dục pháp luật có nhiệm vụđược nêu trong các nghị quyết củaĐảng là “đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtvới nhiều hình thức phong phú, sinhđộng, đặc biệt là thông qua các phiêntòa xét xử lưu động và bằng nhữngphán quyết công minh để tuyêntruyền, nâng cao ý thức pháp luật chocán bộ và nhân dân” (Nghị quyết số08-NQ/TW) và “đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật; không ngừng nâng cao trình độdân trí pháp lý, ý thức sống, làm việctheo Hiến pháp và pháp luật cho mọi

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG, NHIỆM VỤ

CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁPn VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, BỘ TƯ PHÁP

Page 176: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

178 Dên chuã & Phaáp luêåt

người dân” (Nghị quyết số 49-NQ/TW). 1.1. Công tác xây dựng, hoàn

thiện thể chế về phổ biến, giáodục pháp luật

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụđược Bộ Chính trị giao, Ban Cán sựĐảng Bộ Tư pháp đã quan tâm, chỉđạo xây dựng, ban hành theo thẩmquyền và trình cơ quan có thẩmquyền ban hành thể chế, chính sáchvề phổ biến, giáo dục pháp luật nóichung, tuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư pháp nóiriêng, như là: Ban Bí thư Trung ươngĐảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TWngày 09/12/2003 của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khoá IX) về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng trongcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luậtcủa cán bộ, nhân dân; Thông báo Kếtluận số 74-TB/TW ngày 11/5/2007 vềtiếp tục thực hiện Chỉ thị số32-CT/TW, Kết luận số 04-KL/TWngày 19/4/2011 về kết quả thực hiệnChỉ thị số 32-CT/TW, trong đó chỉ rõ:“Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnhđạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữuquan khẩn trương xây dựng, banhành Luật Phổ biến, giáo dục phápluật và các văn bản pháp luật có liênquan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai

thực hiện công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật…”. Thể chế hóa chủ trươngcủa Đảng, Bộ Tư pháp đã trình Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành04 văn bản tổ chức triển khai thựchiện1 và nhiều đề án về phổ biến, giáodục pháp luật. Bộ Tư pháp còn phốihợp với các bộ, ngành, đoàn thể liênquan xây dựng, ký kết văn bản liêntịch, chương trình phối hợp có nộidung về phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao hiệu quả công tác phổ biếnvề lĩnh vực pháp luật có liên quan đếnchức năng, nhiệm vụ của các cơ quanký kết2. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đãtham mưu xây dựng, báo cáo Chínhphủ trình Quốc hội khóa XIII thôngqua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật(tại kỳ họp thứ 3). Đây là một bướcđột phá trong công tác phổ biến, giáodục pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồngbộ, thống nhất, với mục tiêu tạo sựchuyển biến căn bản, bền vững vềhiệu quả của hoạt động phổ biến, giáodục pháp luật.

Triển khai thi hành Luật Phổ biến,giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đãtrình cơ quan có thẩm quyền banhành hoặc ban hành theo thẩm quyềncác văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành (01 nghị định của Chínhphủ, 02 quyết định của Thủ tướng

Page 177: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

179Dên chuã & Phaáp luêåt

Chính phủ, 01 thông tư, 01 thông tưliên tịch)3.

Để tăng cường, nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật nói chung, công tác thôngtin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệmvụ cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp nói riêng, Ban Chỉ đạo Cải cáchtư pháp Trung ương đã ban hành Kếhoạch số 38-KH/CCTP ngày 15/8/2014về việc đẩy mạnh công tác thông tin,tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụcải cách tư pháp và hoạt động tư pháp;phối hợp với Hội đồng phối hợp phổbiến, giáo dục pháp luật Trung ươngxây dựng, ký kết Chương trình phốihợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 về việc phốihợp thông tin tuyên truyền, phổ biếnvề chủ trương, nhiệm vụ cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp giai đoạn2015 - 2020 (Chương trình phối hợp số28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW).Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Cải cách tưpháp Trung ương còn ký kết Chươngtrình phối hợp công tác thông tin,tuyên truyền với Đài Tiếng nói ViệtNam, Đài Truyền hình Việt Nam vàThông tấn xã Việt Nam, qua đó tạo cơsở phát huy sức mạnh tổng hợp giữacông tác thông tin, tuyên truyền củaĐảng với thông tin, tuyên truyền của

Nhà nước, phát huy thế mạnh của cáccơ quan báo chí; kịp thời trao đổi, chiasẻ thông tin, nghiên cứu cơ chế chínhsách để tham mưu cho Đảng và Nhànước trong tổ chức thực hiện các chủtrương, chính sách về cải cách tư phápcó hiệu quả, thiết thực hơn.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã banhành Quyết định số 656/QĐ-BTP banhành Kế hoạch triển khai thực hiệnChương trình phối hợp số 28-Ctr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW; tham mưucho Hội đồng phối hợp phổ biến giáo,dục pháp luật Trung ương ban hànhQuyết định số 655/QĐ-HĐPH ngày11/4/2016 ban hành Kế hoạch thôngtin, tuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp năm 2016 với mụctiêu thông tin đầy đủ, kịp thời chocán bộ, công chức, viên chức và nhândân các chủ trương, chính sách, quyđịnh pháp luật mới ban hành về cảicách tư pháp và hoạt động tư pháp,kết quả cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp của Đảng, Nhà nước tớinhân dân.

1.2. Kết quả hoạt động tuyêntruyền, phổ biến về chủ trương,nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp thời gian qua

Trong cả nhiệm kỳ và hàng năm,

Page 178: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

180 Dên chuã & Phaáp luêåt

Bộ trưởng đã ban hành Kế hoạch côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật, trongđó, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp là một trong những nộidung cần tập trung thông tin, tuyêntruyền, đặc biệt là những quy địnhmới của Hiến pháp năm 2013 thể chếhóa chủ trương cải cách tư pháp, cácluật về tổ chức các cơ quan tư pháp,các luật về tố tụng tư pháp và phápluật có liên quan được Quốc hội thôngqua theo tinh thần cải cách tư phápnhư: Luật Tố tụng hành chính năm2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015; Luật Giám định tư pháp năm2012; Luật Xử lý vi phạm hành chínhnăm 2012; Luật Phổ biến, giáo dụcpháp luật năm 2012; Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Luật sưnăm 2012; Luật Hòa giải ở cơ sở năm2013; Luật sửa đổi, bổ sung LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2012;Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thi hành án dân sự năm 2014;Luật Thi hành án hình sự năm 2010;Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhànước năm 2009; Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân năm 2014; Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2015...

Thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao, Bộ Tư pháp đã tổ chức

thông tin, phổ biến các văn bản phápluật liên quan đến chủ trương, nhiệmvụ cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp nhiệm kỳ 2011 - 2015 bằng cáchình thức sau:

- Tham mưu Hội đồng Phối hợpphổ biến, giáo dục pháp luật Trungương phối hợp với Ban Chỉ đạo cảicách tư pháp Trung ương tổ chức Hộinghị giới thiệu chủ trương, nhiệm vụ,kết quả cải cách tư pháp và hoạt độngtư pháp cho các báo cáo viên pháp luậttrung ương về cải cách tư pháp tronggiai đoạn vừa qua; hạn chế, nguyênnhân, bài học kinh nghiệm; chủtrương, nhiệm vụ trong thời gian tới;nội dung của Văn kiện Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XII liên quan đếncải cách tư pháp, xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Tóm tắt nội dung các văn bảnpháp luật liên quan đến chủ trương,nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp nhiệm kỳ 2011 - 2015,trong đó chú trọng những văn bảnpháp luật liên quan đến lĩnh vực côngtác của Ngành; đưa các tin, bài liênquan đến việc thực hiện nhiệm vụ cảicách tư pháp và hoạt động tư phápcủa các bộ, ngành, địa phương trênTrang Thông tin Phổ biến, giáo dụcpháp luật thuộc Cổng Thông tin điện

Page 179: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

181Dên chuã & Phaáp luêåt

tử của Bộ.- Bộ Tư pháp đã phối hợp với các

bộ, ngành chủ trì soạn thảo văn bảnbiên soạn nhiều tài liệu phổ biến nộidung văn bản luật liên quan đến cảicách tư pháp và hoạt động tư phápđược quy định trong Nghị quyết số49-NQ/TW như: 14 Đề cương giớithiệu luật4; 10 số Đặc san chuyên đề5;17 đầu sách dưới dạng hỏi - đáp về cáclĩnh vực pháp luật liên quan6 cấp phátmiễn phí cho các bộ, ngành, địaphương và đưa lên Trang thông tinphổ biến, giáo dục pháp luật.

- Định kỳ hàng năm, tổ chức tậphuấn kiến thức pháp luật mới, trongđó có các luật liên quan đến thựchiện nhiệm vụ cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp cho đội ngũ báocáo viên pháp luật trung ương, tổchức pháp chế các bộ, ngành; lãnhđạo Sở Tư pháp và Phòng Phổ biến,giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháptrong cả nước.

- Phối hợp và hỗ trợ một số cơ quanbáo chí, phương tiện thông tin đạichúng (Đài Truyền hình Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xãViệt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam,Báo Pháp luật xã hội…) thực hiệnchuyên mục, tin, bài tuyên truyền,phổ biến pháp luật về các văn bản luật

liên quan đến nhiệm vụ cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp.

- Phối hợp với Tạp chí Dân chủ vàPháp luật tổ chức biên soạn số chuyênđề về cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp nhằm thông tin, giới thiệu về kếtquả công tác cải cách tư pháp, hoạtđộng tư pháp qua hơn 10 năm thựchiện tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, quađó xác định nhiệm vụ, giải pháp nângcao chất lượng, hiệu quả công tác nàytrong thời gian tới.

Trên cơ sở Chương trình phối hợpsố 28-Ctr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW,nhiều địa phương đã ban hành vănbản của tỉnh ủy hoặc ký kết chươngtrình/kế hoạch phối hợp giữa Ban Chỉđạo Cải cách tư pháp của Tỉnhủy/Thành ủy và Hội đồng phối hợpphổ biến, giáo dục pháp luật cùngcấp7; đưa nội dung này là nhiệm vụtrọng tâm trong Kế hoạch công tácphổ biến, giáo dục pháp luật hàngnăm để hướng dẫn các địa phương, cơquan, tổ chức triển khai thực hiện.Công tác thông tin, tuyên truyền, phổbiến về chủ trương, nhiệm vụ cải cáchtư pháp và hoạt động tư pháp với nộidung tập trung vào chủ trương, quanđiểm, phương hướng, nhiệm vụ cảicách tư pháp được xác định trong Nghịquyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị

Page 180: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

182 Dên chuã & Phaáp luêåt

và các văn kiện khác của Đảng; kếtquả thực hiện cải cách tư pháp; nhữngquy định mới của Hiến pháp năm2013 thể chế hóa chủ trương cải cáchtư pháp; các luật về tổ chức các cơquan tư pháp, các luật về tố tụng tưpháp và pháp luật có liên quan đượcQuốc hội thông qua theo tinh thần cảicách tư pháp; ý nghĩa, mục đích củacác chủ trương, nhiệm vụ lớn, quantrọng về cải cách tư pháp.

Hình thức thông tin, phổ biến đadạng, phù hợp với từng đối tượng, địabàn, trong đó tập trung vào tổ chứchội nghị, tọa đàm để quán triệt, giớithiệu chủ trương, nhiệm vụ, quy địnhpháp luật mới về cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp cho lãnh đạo vàcông chức trong cơ quan tư pháp, báocáo viên pháp luật; cung cấp thôngtin, định hướng về nội dung, hìnhthức thông tin, tuyên truyền và phốihợp với các cơ quan báo chí xây dựngchuyên trang, chuyên mục, biên soạncác tin, bài thông tin, tuyên truyềnvề cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp; biên soạn, phát hành tài liệugiới thiệu chủ trương, quan điểm củaĐảng và nội dung các văn bản phápluật về cải cách tư pháp; kiểm tracông tác tổ chức thực hiện tại các cơquan, địa phương; sơ kết, tổng kết,

khen thưởng các tập thể, cá nhân cóthành tích trong công tác thông tin,tuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp.

Công tác thông tin, tuyên truyền,phổ biến về cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp bước đầu mang lại hiệuquả; nâng cao nhận thức của cán bộ,công chức, người dân về vị trí, vai trò,nội dung cơ bản của cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp; góp phần tạo sựthống nhất trong nhận thức của cấpủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên;tăng cường sự hiểu biết của toàn xãhội và tạo sự đồng thuận trong thựchiện chủ trương cải cách. Đồng thời,giúp các cấp lãnh đạo trong việc pháthiện, xử lý kịp thời những vi phạmpháp luật trong hoạt động tư pháp,hạn chế oan sai.

Cơ quan báo chí đã chủ động, tíchcực tuyên truyền các nhiệm vụ về cảicách tư pháp và hoạt động tư pháp.Ngoài việc thực hiện chức năng thôngtin, tuyên truyền, giáo dục, báo chícòn thực hiện chức năng giám sát,phản biện xã hội; đã có những phóngsự, điều tra, đưa tin góp phần làmsáng tỏ nhiều vụ, việc sai phạm, thiếusót trong hoạt động tư pháp...

Tuy nhiên, kết quả công tác thông

Page 181: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

183Dên chuã & Phaáp luêåt

tin tuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp vẫn chưatương xứng với mục tiêu, yêu cầu tạiNghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luậnsố 92-KL/TW của Bộ Chính trị vàyêu cầu thực tiễn, đòi hỏi cần phảitiếp tục tăng cường và nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác này trongthời gian tới.

2. Yêu cầu đối với việc nâng caohiệu quả công tác tuyên truyền,phổ biến về chủ trương, nhiệm vụcải cách tư pháp và hoạt động tưpháp

Để hướng tới mục tiêu nâng caochất lượng, hiệu quả công tác tuyêntruyền, phổ biến về chủ trương, nhiệmvụ cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp, góp phần xây dựng nền tư pháptrong sạch, vững mạnh, dân chủ, côngbằng, công tác thông tin, tuyên truyềnvề cải cách tư pháp và hoạt động tưpháp cần đáp các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyềnphải được thực hiện thường xuyên,chính xác, khách quan và kịp thời;bám sát các nhiệm vụ, chủ trương,quan điểm của Đảng, quy định phápluật về cải cách tư pháp và hoạt độngtư pháp, bảo đảm thiết thực, hiệu quả,có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình

thức; phân công rõ trách nhiệm thựchiện và thực hiện bảo mật thông tintheo đúng quy định.

Thứ hai, nội dung, hình thức thôngtin, tuyên truyền, phổ biến được thựchiện cần bám sát quy định của Kếhoạch số 38-KH/CCTP ngày 15/8/2014của Ban Chỉ đạo Cải cách tư phápTrung ương và Chương trình phối hợpsố 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW,các quy định của Luật Phổ biến, giáodục pháp luật và phù hợp với từng đốitượng, địa bàn.

Thứ ba, lồng ghép nhiệm vụ thôngtin, tuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp trong Kế hoạchhoạt động hàng năm của mỗi cơ quan,tổ chức; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổngkết việc thực hiện Chương trình phốihợp, kịp thời đề ra phương hướng,nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn.

3. Nhiệm vụ, giải pháp để nângcao chất lượng, hiệu quả công táctuyên truyền, phổ biến về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp

Một là, tổ chức triển khai thực hiệncó hiệu quả các nhiệm vụ được giaotrong Chương trình phối hợp số28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW, Kếhoạch triển khai thực hiện Chương

Page 182: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

trình phối hợp số 28-Ctr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW và kế hoạchhàng năm. Tham mưu lãnh đạo Bộ,Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dụcpháp luật Trung ương chỉ đạo, hướngdẫn các bộ, ngành, Hội đồng phối hợpphổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương vềnội dung, hình thức thông tin, tuyêntruyền, phổ biến các văn bản phápluật về cải cách tư pháp và hoạt độngtư pháp; phối hợp với các bộ, ngànhhướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khaicác hoạt động tuyên truyền, phổ biếncác văn bản pháp luật về cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp bằng hìnhthức, biện pháp phù hợp với đối tượng,địa bàn.

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung,hình thức tuyên truyền, phổ biến vềcải cách tư pháp và hoạt động tư pháp,tập trung phối hợp với các cơ quan báochí trong và ngoài Bộ xây dựngchuyên mục, số chuyên đề, tin, bàiviết về thực tiễn triển khai cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp; biên soạn,phối hợp biên soạn, phát hành các tàiliệu thông tin, giới thiệu về chủtrương, nhiệm vụ cải cách tư pháp vàhoạt động tư pháp; thực hiện thôngtin, tuyên truyền, phổ biến trực tiếpthông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm,

tập huấn về cải cách tư pháp và hoạtđộng tư pháp; lồng ghép vào nội dung,chương trình giảng dạy pháp luật(chính khóa và ngoại khóa) ở các khóađào tạo, bồi dưỡng của hệ thốngtrường Đảng, các trường, cơ sở đào tạoluật, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghềnghiệp của các cơ quan tư pháp trungương; tuyên truyền, phổ biến thôngqua các phiên tòa, nhất là các phiêntòa xét xử lưu động.

Ba là, chú trọng đưa tin các tấmgương người tốt, việc tốt, có nhiềuthành tích trong công tác tư pháp;tăng cường ứng dụng công nghệthông tin trong công tác tuyêntruyền, thông tin về cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp.

Bốn là, tổ chức tập huấn, bồidưỡng, nâng cao hiểu biết cho cán bộ,công chức các cơ quan tư pháp, côngchức làm công tác pháp chế, báo cáoviên pháp luật các cấp, tuyên truyềnviên pháp luật và phóng viên, biên tậpviên về chủ trương, nhiệm vụ cải cáchtư pháp và hoạt động tư pháp.

Năm là, tăng cường công tác thôngtin, tuyên truyền, phổ biến về kết quả,chủ trương, nhiệm vụ lớn, quan trọngvề cải cách tư pháp, hoạt động tư phápcho nhân dân để nâng cao nhận thứcvà sự đồng thuận xã hội trong việc

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

184 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 183: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

triển khai thực hiện, từ đó, củng cốniềm tin của người dân vào pháp luậtvà công lý.

Sáu là, cần tăng cường mối quan hệphối hợp, phát huy thế mạnh của mỗicơ quan, tổ chức; chú trọng phối hợpvà tạo điều kiện thuận lợi cho báo chíđể thông tin, tuyên truyền, phổ biếnvề chủ trương, nhiệm vụ cải cách tưpháp, hoạt động tư pháp chính xác,kịp thời, đúng định hướng.

Bảy là, lồng ghép kiểm tra nội dung

thông tin, tuyên truyền, phổ biến cácvăn bản pháp luật về cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp trong quá trìnhtổ chức kiểm tra của Hội đồng để kịpthời phát hiện những vướng mắc và đềxuất các giải pháp triển khai thật tốtChương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW.

Tám là, quan tâm đầu tư kinh phícho công tác tuyên truyền, phổ biến vềchủ trương, nhiệm vụ cải cách tư phápvà hoạt động tư pháp q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

185Dên chuã & Phaáp luêåt

1. Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thựchiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm2012; Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việcxây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kếtluận số 04-KL/TW.

2. Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Namhướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp, trường học; Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổbiến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy banDân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020; Chương trình phối hợp giữa Ban Thườngtrực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp,Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quảviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Trungương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục phápluật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trongxây dựng pháp luật giai đoạn 2013 - 2017.

3. Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một

Page 184: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần vànhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Thông tư số21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận,miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luậtvà một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viênpháp luật; Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tàichính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phíngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cậnpháp luật của người dân tại cơ sở...

4. Các đề cương giới thiệu: Luật Tố tụng hành chính năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sungBộ luật Tố tụng dân sự năm 2011; Luật Giám định tư pháp năm 2012; Luật Xử lý vi phạmhành chính năm 2012; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Luật sư năm 2006; Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Luật sửa đổi, bổsung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật Công chứng năm 2014; Luật Hônnhân và gia đình năm 2014; Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sựnăm 2014; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

5. Đặc san tuyên truyền pháp luật: Số 07/2011 về kết quả thực hiện Luật Lý lịch tưpháp; số 12/2011 về Luật Tố tụng hành chính; số 03/2012 về pháp luật về một số quyền cơbản của công dân; số 07/2012 về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; số 08/2012 vềLuật Phổ biến, giáo dục pháp luật; số 01/2013 về pháp luật về phòng, chống tham nhũng;số 04/2013 về pháp luật về tố tụng dân sự; số 06/2014 về Luật Hòa giải ở cơ sở.

6. Sổ tay pháp luật dành cho viên chức, tập 1 (2011); Sổ tay pháp luật dành cho cán bộtư pháp hộ tịch cấp xã năm (2011); Tìm hiểu pháp luật về tố tụng dân sự, hành chính,hình sự (2012); Hỏi đáp pháp luật về tố tụng hành chính (2012); 130 câu hỏi đáp Luật Xửlý vi phạm hành chính năm 2012 (2013); Tìm hiểu Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2012 (2013);Tìm hiểu Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (2013); 100 câu hỏi đápmột số quy định mới ban hành (2014); Tài liệu tham khảo môn học pháp luật dùng chođào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (2014); Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luậtcho giáo viên giáo dục công dân trung học phổ thông, tập 2 (2014); Hỏi đáp Luật Côngchứng năm 2014 (2014); Sổ tay pháp luật dành cho cán bộ, công chức, viên chức, tập 3(2014); Hỏi đáp Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (2015); Một số nội dung cơ bản củaHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014); 12 chuyên đề phổ biến phápluật về phòng, chống tham nhũng phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở (2015);Sổ tay pháp luật về hòa giải ở cơ sở (2015); Tìm hiểu những quy định pháp luật về vai trò,trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng (2014).

7. Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Đắk Nông, Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên, PhúThọ, Quảng Trị, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Thuận, Bến Tre, Thanh Hóa…

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

186 Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 185: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

187Dên chuã & Phaáp luêåt

Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của BộChính trị về Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020(Nghị quyết số 49-NQ/TW) đượcban hành phù hợp với tinh thầnNghị quyết Đại hội IX của Đảng vềphát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Trongnhững năm vừa qua, thực hiệnNghị quyết số 49-NQ/TW, Đảng vàNhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo việc đầu tư xây dựng trụ sở,cơ sở vật chất, phương tiện làmviệc và bố trí các nguồn lực chohoạt động tư pháp, qua đó đã gópphần xây dựng một nền tư pháptrong sạch, vững mạnh, dân chủnghiêm minh cũng như bảo vệ cônglý, bảo vệ quyền con người.

Để triển khai thực hiện Nghị

quyết số 49-NQ/TW, Bộ Tài chínhđã chỉ đạo các đơn vị tiến hànhđánh giá tình hình thực hiện côngtác đảm bảo các nguồn lực tàichính cho hoạt động tư pháp. Trêncơ sở kết quả đánh giá đó cũng nhưxuất phát từ các yêu cầu thực tếcủa công tác cải cách tư pháp, BộTài chính đã phối hợp với các bộ,ngành nghiên cứu, xây dựng, hoànthiện hệ thống chính sách, phápluật tài chính và bố trí kinh phí,phân bổ kinh phí để đảm bảo cácnguồn lực cho công tác cải cách tưpháp theo các cơ quan, lĩnh vực, cụthể như sau:

1. Tình hình hoàn thiện hệthống pháp luật tài chính chocông tác cải cách tư pháp

Trên cơ sở bám sát các mục tiêu,yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư phápnêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW,trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ

BẢO ĐẢM CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁPn BỘ TÀI CHÍNH

Page 186: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

188 Dên chuã & Phaáp luêåt

quản lý nhà nước của mình, Bộ Tàichính đã chủ trì hoặc phối hợp vớicác cơ quan liên quan trình Thủtướng Chính phủ ký ban hành hoặcban hành theo thẩm quyền 40 vănbản liên quan đến cải cách tư pháp,trong đó: (i) 29 văn bản về chế độphụ cấp trách nhiệm theo nghề,chế độ chi bồi dưỡng đối với cán bộcơ quan tư pháp, luật sư, ngườitham gia tố tụng (chi bồi dưỡnggiám định tư pháp, chế độ bồidưỡng phiên tòa đối với người tiếnhành tố tụng và người tham gia tốtụng, quy định chế độ phụ cấptrách nhiệm theo nghề đối với chấphành viên, công chứng viên, thẩmtra viên và thư ký thi hành án...);(ii) 08 văn bản về hướng dẫn một sốhoạt động đặc thù đối với các cơquan tư pháp (như quy định việclập dự toán, quản lý, sử dụng vàquyết toán kinh phí bảo đảm hoạtđộng của cơ quan thi hành án dânsự và tổ quản lý, thanh lý tài sảncủa doanh nghiệp, hợp tác xã lâmvào tình trạng phá sản, hướng dẫnviệc lập dự toán, quản lý và sửdụng kinh phí ngân sách nhà nướcđảm bảo cho công tác điều tra tộiphạm...); (iii) 03 văn bản về một sốchính sách tài chính liên quan

nhằm tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động tư pháp.

Về cơ bản, các chính sách banhành theo thẩm quyền hoặc trìnhcấp có thẩm quyền do Bộ Tài chínhsoạn thảo đã góp phần đảm bảo: (i)Ưu tiên bố trí kinh phí đảm bảohoạt động thường xuyên của cơquan tư pháp như đảm bảo kinhphí xây dựng và hoàn thiện hệthống chính sách, pháp luật tronghoạt động tư pháp; áp dụng địnhmức phân bổ dự toán chi thườngxuyên cho các cơ quan tư phápnhằm từng bước đảm bảo trang bịđầy đủ phương tiện phục vụ côngtác của các cơ quan tư pháp; (ii)Từng bước xây dựng trụ sở làm việccủa các cơ quan tư pháp khangtrang, hiện đại, đầy đủ tiện nghicăn cứ vào quy hoạch hệ thống trụsở thực hiện lộ trình tư pháp; (iii)Bảo đảm kinh phí thực hiện đàotạo nguồn nhân lực cho Ngành Tưpháp, hoạt động tư pháp; (iv)Nghiên cứu phương thức bố tríkinh phí hoạt động thường xuyêncủa cơ quan tư pháp phù hợp theohướng mức phân bổ dựa trên “kếtquả đầu ra” của hoạt động tư pháp;(v) Cải cách chính sách thu nhậpđối với cán bộ tư pháp…

Page 187: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

189Dên chuã & Phaáp luêåt

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuậnlợi cho các tổ chức có hoạt độngtham gia liên quan đến công tác cảicách tư pháp cũng như thúc đẩy xãhội hóa các lĩnh vực như giám địnhtư pháp, thừa phát lại, côngchứng..., Bộ Tài chính đã trìnhQuốc hội ban hành Luật số71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của các luật về thuế; trìnhChính phủ ban hành Nghị định số218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp (Nghị định số218/2013/NĐ-CP) và Nghị định số12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015quy định chi tiết thi hành Luật sửađổi, bổ sung một số điều của các luậtvề thuế và sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các nghị định về thuế(Nghị định số 12/2015/NĐ-CP),trong đó có các quy định nhằm mụcđích tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động tư pháp, cụ thể:

- Phần thu nhập không chia củacơ sở thực hiện xã hội hóa tronglĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế vàlĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồmcả văn phòng giám định tư pháp)để lại để đầu tư phát triển cơ sở đótheo quy định của luật chuyên

ngành về giáo dục - đào tạo, y tế vàvề lĩnh vực xã hội hóa khác; thunhập của văn phòng thừa phát lạitrong thời gian thực hiện thí điểmtheo quy định của pháp luật là thunhập được miễn thuế (khoản 10 Điều4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP vàkhoản 4 Điều 1 Nghị định số12/2015/NĐ-CP).

- Phần thu nhập của doanhnghiệp từ thực hiện hoạt động xãhội hóa trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,thể thao, môi trường, giám định tưpháp được áp dụng thuế suất 10%(khoản 12 Điều 1 Nghị định số12/2015/NĐ-CP).

- Dự án đầu tư mới (bao gồm cảvăn phòng công chứng thành lậptại các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn) được hưởng ưu đãi thuế quyđịnh tại khoản 1, khoản 3 Điều 15và khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 16Nghị định này là dự án thực hiệnlần đầu hoặc dự án đầu tư độc lậpvới dự án đang thực hiện... (khoản18 Điều 1 Nghị định số12/2015/NĐ-CP).

Để hoàn thiện chính sách phítrong lĩnh vực giám định tư pháp,

Page 188: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

190 Dên chuã & Phaáp luêåt

Bộ Tài chính đã ban hành 04 thôngtư hướng dẫn: Thông tư số34/2014/TT-BTC ngày 21/3/2014 vềphí giám định tư pháp trong lĩnhvực pháp y, Thông tư số35/2014/TT-BTC ngày 21/3/2014 vềphí giám định tư pháp trong lĩnhvực pháp y tâm thần, Thông tư số50/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 vềphí giám định tư pháp trong lĩnhvực kỹ thuật hình sự, Thông tư số97/2014/TT-BTC ngày 24/7/2014 vềphí giám định tư pháp trong lĩnhvực thông tin truyền thông. Việcban hành các thông tư trên đã giúptăng cường hỗ trợ các cơ quan, cánbộ giám định tư pháp, qua đó nângcao hiệu quả công tác điều tra, xétxử trong hoạt động tố tụng.

Bên cạnh đó, để hướng dẫn thựchiện Nghị định số 81/2014/NĐ-CPngày 26/8/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều của Pháplệnh Chi phí giám định, định giá;chi phí cho người làm chứng, ngườiphiên dịch, Bộ Tài chính đã banhành Thông tư số 215/2015/TT-BTCngày 31/12/2015 hướng dẫn lập dựtoán, chấp hành và quyết toánkinh phí ngân sách nhà nước bảođảm hoạt động trưng cầu giámđịnh, định giá; triệu tập người làm

chứng, người phiên dịch của cơquan tiến hành tố tụng. Đồng thời,trong quá trình xây dựng Luật Phí,lệ phí, Bộ Tài chính đã rà soát bỏphí giám định tư pháp để chuyểnsang cơ chế giá nhằm khuyến khíchxã hội hóa đối với công tác này.

2. Công tác bố trí kinh phí vànguồn lực cho công tác tư pháp

Thực hiện chỉ đạo của Chínhphủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đãphối hợp với các bộ, ngành phân bổngân sách cho các cơ quan tư pháp,việc bố trí kinh phí và nguồn lựctài chính cho công tác tư pháp đượcthực hiện thông qua 04 nhóm côngviệc: (i) Xây dựng Đề án thực hiệnviệc đổi mới phân bổ ngân sách đốivới hoạt động tư pháp; (ii) Đầu tưcơ sở vật chất, phương tiện, trụ sởlàm việc cho các cơ quan tư pháp ởđịa phương nơi dự kiến thành lậpTòa án sơ thẩm khu vực; (iii) Triểnkhai thực hiện về xây dựng vànâng cấp các nhà tạm giữ, trại tạmgiam, trại giam; xây dựng kho tangvật; (iv) Đổi mới chính sách, tiềnlương, chế độ đãi ngộ đối với cán bộtư pháp. Việc quan tâm tăng cườngphân bổ ngân sách đầu tư pháttriển cơ sở vật chất thời gian quađã làm thay đổi diện mạo của các

Page 189: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

191Dên chuã & Phaáp luêåt

cơ quan tư pháp, khắc phục nhữngkhó khăn về trụ sở làm việc và điềukiện làm việc, nâng cao chất lượnghoạt động của các cơ quan tư pháp,cụ thể về chi lương và các khoản cótính chất tiền lương, các khoảnđóng góp theo lương; định mức chithường xuyên của các cơ quan tưpháp được đảm bảo và áp dụngtheo định mức phân bổ cao hơn58% so với định mức áp dụng đốivới cơ quan trung ương có cùng quymô biên chế.

Ngoài ra, các khoản chi khácđược phân bổ theo quy định đểphục vụ cho công tác tư pháp nhưsau:

Đối với Ngành Tòa ánĐể hỗ trợ hoạt động của Ngành

Tòa án nâng cao chất lượng côngtác xét xử, hạn chế oan sai, khôngbỏ lọt tội phạm, thời gian qua, BộTài chính đã tích cực chủ động phốihợp với Tòa án để trình cấp cóthẩm quyền cũng như thực hiệntheo thẩm quyền để hỗ trợ kinh phívà các nguồn lực cho hoạt động củaNgành Tòa án như sau:

- Các khoản chi đặc thù nghiệpvụ của ngành gồm: Kinh phí trangphục; kinh phí bồi dưỡng phiên tòa;kinh phí xét xử lưu động; kinh phí

xét xử án điểm, thi hành án tửhình; kinh phí hoạt động tống đạtqua Văn phòng Thừa phát lại; thuêtrụ sở; kinh phí hỗ trợ các tỉnh TâyBắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ làmnhiệm vụ bảo vệ chính trị; kinh phíđoàn ra, đoàn vào; kinh phí hợp tácLào, Campuchia; kinh phí bảo trìtrụ sở, kinh phí đảm bảo cho côngtác tập huấn hội thẩm nhân dân(năm 2015 bố trí 60 tỷ đồng, năm2016 là 80 tỷ đồng); kinh phí bảođảm việc triển khai Luật Tổ chứcTòa án nhân dân năm 2014 nhưhoàn thiện hệ thống hội trường xétxử, bố trí phòng riêng cho xử ánhôn nhân, gia đình và người chưathành niên...

- Kinh phí mua sắm trang thiếtbị theo từng giai đoạn được bố trínhư sau: Giai đoạn II (2008 -2013): 388.807 triệu đồng, trong đónăm 2011 - 2013: 208.807 triệuđồng; giai đoạn III (2014 - 2018):832.650 triệu đồng, trong đó năm2014 - 2016: 596.455 triệu đồng.

- Về chi đầu tư xây dựng cơ bản,từ sau Đại hội XI của Đảng đếnnay, Ngành Tòa án nhân dân đượcThủ tướng Chính phủ phân bổ vốnđầu tư phát triển là 2.444.556 tỷđồng (bình quân 488,911 tỷ

Page 190: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

192 Dên chuã & Phaáp luêåt

đồng/năm), tình hình thực hiệntrong 05 năm (2011 - 2015) là1.824,698 tỷ đồng (đạt 76,64% sovới kế hoạch). Các dự án được đầutư hoàn thành đưa vào sử dụng ởgiai đoạn này đã phát huy hiệu quảsử dụng, tiết kiệm, không lãng phí,đều đáp ứng được yêu cầu tăngthẩm quyền xét xử cho Tòa ánnhân dân các cấp, có một số trụ sởđáp ứng được yêu cầu cải cách tưpháp, ví dụ như trụ sở Tòa án nhândân các tỉnh Vĩnh Long, ĐồngTháp, Bến Tre, Đà Nẵng...

Riêng về bố trí vốn cho Đề ánphát triển và ứng dụng công nghệthông tin Ngành Tòa án từ nguồnngân sách nhà nước (thuộc kếhoạch vốn đầu tư phát triển) giaiđoạn 2011 - 2015 đã bố trí đủ theoyêu cầu của Ngành Tòa án là 30 tỷđồng (tổng mức đầu tư được NgànhTòa án duyệt là 30 tỷ đồng).

- Về chi trang thiết bị, phươngtiện phục vụ công tác xét xử,Ngành Tòa án được tiếp tục sắpxếp, sử dụng đối với 765 các cơ sởnhà, đất; phê duyệt phương án bántài sản trên đất, chuyển nhượngquyền sử dụng đất để lấy kinh phíđầu tư xây dựng trụ sở mới đối với13 cơ sở nhà, đất; về trang bị

phương tiện ôtô cho Ngành Tòa án,cụ thể: Năm 2010, Bộ Tài chính đãthỏa thuận định mức cho Tòa ánnhân dân tối cao là 240 xe ô tô, đếnnăm 2013, Bộ Tài chính tiếp tục bổsung định mức xe chuyên dùng choTòa án nhân dân tối cao thêm 352xe ôtô.

Đối với Ngành Kiểm sát Trong những năm vừa qua, thực

hiện chủ trương cải cách tư phápđể nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của Ngành Kiểm sátnhân dân trong việc thực hiện chứcnăng thực hành quyền công tố,trên cơ sở quy định về định mứcphân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước hàng năm, BộTài chính đã thực hiện phân bổ,tăng định mức chi hành chính phụcvụ hoạt động thường xuyên củaNgành Kiểm sát nhân dân cao hơnkhoảng 1,5 lần so với các bộ, ngànhtrung ương cùng quy mô biên chế.Hàng năm, dự toán kinh phí hoạtđộng thường xuyên đối với NgànhKiểm sát nhân dân đều được bố trínăm sau cao hơn năm trước khoảngtrên 10%, cụ thể:

- Các khoản chi đặc thù nghiệpvụ của Ngành gồm: Kinh phí trangphục; kinh phí bồi dưỡng phiên tòa;

Page 191: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

193Dên chuã & Phaáp luêåt

kinh phí trực nghiệp vụ; chi côngtác điều tra tội phạm; khámnghiệm hiện trường, khám nghiệmtử thi; chi án trọng điểm, án lớn;chi điều tra xác minh giai đoạnphúc thẩm, giám đốc thẩm, táithẩm, án tử hình; thuê trụ sở; kinhphí bảo trì trụ sở; kinh phí muasắm tài sản thay thế; kinh phí bảođảm cho công tác hỗ trợ kiểm sáttrại giam, nhà tạm giam, tạm giữ;kinh phí triển khai Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2014như mua sắm lôgô Ngành, trang bịtài sản cho 03 Viện kiểm sát nhândân cấp cao...

- Kinh phí mua sắm trang thiếtbị bố trí cho giai đoạn 2011 - 2015là 696.530 triệu đồng.

- Tình hình thực hiện đầu tư xâydựng cơ bản giai đoạn từ năm 2011- 2015, Viện kiểm sát nhân dân tốicao được Thủ tướng Chính phủphân bổ vốn đầu tư phát triển là1.834.878 tỷ đồng (bình quân366.976 tỷ đồng/năm). Căn cứ vàosố vốn được giao các năm, NgànhKiểm sát đã tiến hành đầu tư xâydựng hệ thống trụ sở làm việc củaViện kiểm sát nhân dân các cấpđúng nguyên tắc và thứ tự ưu tiêntheo quy định và luôn chấp hành

đầy đủ các quy định của pháp luậtvề đầu tư xây dựng cơ bản; theo đó,đã hạn chế khởi công mới dự án,tập trung vốn cho các dự án chuyểntiếp hoàn thành theo đúng tiến độ,không có phát sinh nợ đọng xâydựng cơ bản.

- Về chi trang thiết bị, phươngtiện phục vụ công tác xét xử,Ngành Kiểm sát được tiếp tục sắpxếp, sử dụng đối với 746 các cơ sởnhà, đất; phê duyệt phương án bántài sản trên đất, chuyển nhượngquyền sử dụng đất để lấy kinh phíđầu tư xây dựng trụ sở mới đối với21 cơ sở nhà, đất; về trang bịphương tiện ôtô cho Ngành Kiểmsát đến nay là 824 xe.

Đối với cơ quan thi hành ánĐể hỗ trợ cho cán bộ cơ quan thi

hành án, thời gian qua, Bộ Tàichính đã chủ trì phối hợp với Bộ Tưpháp ban hành các chính sách hỗtrợ chi phục vụ cho hoạt động củacơ quan thi hành án cũng như xâydựng định mức chi đặc thù của hệthống cơ quan thi hành án như:

- Các khoản chi đặc thù nghiệpvụ của ngành gồm: Kinh phí trangphục; kinh phí án điểm, án lớn;kinh phí xử lý án tồn đọng; kinhphí thuê trụ sở và thuê kho vật

Page 192: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

194 Dên chuã & Phaáp luêåt

chứng; kinh phí bán đấu giá tài sảnkhông thành; kinh phí tạm ứngcưỡng chế thi hành án; kinh phíbảo trì công sở...

- Kinh phí mua sắm trang thiếtbị thực hiện theo Đề án “Đầu tưtrang thiết bị phương tiện làm việccho cơ quan thi hành án dân sự giaiđoạn 2011 - 2015” là 376.355 triệuđồng.

Ngoài các nội dung trên, đối vớicơ quan thi hành án, còn có nộidung chi cho hoạt động tổ quản lýtài sản, công tác phí trong việcgiám sát, kiểm tra việc sử dụng tàisản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâmvào tình trạng phá sản.

Với việc ban hành các chínhsách cho lĩnh vực thi hành án nhưtrên đã giúp nâng cao hiệu quảhoạt động của cơ quan thi hành án,kết quả công tác thi hành án nămsau luôn cao hơn năm trước.

Đối với Bộ Tư phápVới vai trò là đầu mối tham mưu

giúp Chính phủ trong công tác cảicách tư pháp, Bộ Tư pháp luônđược quan tâm bố trí theo đúngquy định của pháp luật về ngânsách nhà nước. Trong quá trìnhthực hiện, khi có vướng mắc phátsinh luôn được quan tâm tháo gỡ

kịp thời để thực hiện nhiệm vụ, cụthể:

- Về tình hình thực hiện đầu tưxây dựng cơ bản giai đoạn từ năm2011 - 2015, Bộ Tư pháp được Thủtướng Chính phủ phân bổ vốn đầutư phát triển là 2.289.622 tỷ đồng(bình quân 457.924 tỷ đồng/năm).Tình hình thực hiện trong 05 năm(2011 - 2015) là 1.662.884 tỷ đồng(đạt 72,63% so với kế hoạch).

Căn cứ số vốn được Thủ tướngChính phủ giao qua các năm (2011- 2015), Bộ Tư pháp đã xây dựng kếhoạch vốn đầu tư phát triển theonguyên tắc ưu tiên cấp đủ vốn chocác dự án hoàn thành, chuyển tiếpnhằm đảm bảo hoàn thành theođúng quy định (dự án nhóm Bkhông quá 05 năm, dự án nhóm Ckhông quá 03 năm).

- Về chi trang thiết bị, phươngtiện phục vụ công tác được tiếp tụcsắp xếp, sử dụng đối với 681 các cơsở nhà, đất; phê duyệt phương ánbán tài sản trên đất, chuyểnnhượng quyền sử dụng đất để lấykinh phí đầu tư xây dựng trụ sởmới đối với 04 cơ sở nhà, đất.

Đối với Bộ Quốc phòngCải cách tư pháp trong lĩnh vực

quốc phòng luôn được Đảng và

Page 193: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

195Dên chuã & Phaáp luêåt

Chính phủ đặc biệt quan tâm, theođó, ngoài việc bố trí dự toán chiquốc phòng thường xuyên cao hơnmức bình quân của các bộ, ngànhkhác (bao gồm các cơ quan tư phápquân đội), Bộ Tài chính còn trìnhcấp có thẩm quyền bố trí nội dungchi quản lý hành chính để hỗ trợthêm cho 04 cơ quan tư pháp quânđội từ giai đoạn 2011 - 2015 là723,2 tỷ đồng. Từ năm 2005 đếnnăm 2015 vốn đầu tư từ ngân sáchtrung ương cho Bộ Quốc phòngđược bố trí là 150,7 tỷ đồng để thựchiện Nghị quyết số 49-NQ/TW. Vềchi trang thiết bị, phương tiệnphục vụ công tác, được tiếp tục sắpxếp, sử dụng đối với 260 các cơ sởnhà, đất.

Bộ Công anĐể góp phần vào việc đẩy mạnh

công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm, góp phần đảm bảo an ninhtrật tự, không bỏ lọt tội phạm cũngnhư oan sai, trong thời gian qua,Ngành Công an luôn được bố tríkinh phí cho công tác cải cách tưpháp năm sau cao hơn năm trước,cụ thể như:

- Bên cạnh chi phí thường xuyêncho hoạt động của đơn vị theo quyđịnh, kinh phí bố trí riêng cho hoạt

động giám định tư pháp của NgànhCông an tăng đều qua các năm, cụthể: Năm 2011 là 108,1 tỷ đồng;năm 2012 là 143,2 tỷ đồng; năm2013 là 190 tỷ đồng; năm 2014 là350 tỷ đồng; năm 2015 là 400 tỷđồng.

- Từ năm 2011 đến hết năm2015 đã bố trí vốn đầu tư từ ngânsách trung ương cho Bộ Công an8.524 tỷ đồng để thực hiện các dựán: Xây dựng nhà tạm giam, tạmgiữ, khu trung tâm chỉ huy các trạitạm giam, tạm giữ... qua đó đã đạtđược các kết quả tích cực. Một sốdự án điển hình như:

+ Dự án tổng thể đầu tư xâydựng các nhà tạm giữ, tạm giam tạiQuyết định 611/QĐ-TTg ngày05/6/2003 của Thủ tướng Chínhphủ, giai đoạn hai của dự án theoVăn bản số 8379/VPCP-NC ngày05/12/2008 của Văn phòng Chínhphủ phê duyệt dự án xây dựng nhàtạm giữ, tạm giam, cơ sở giáo dục,giáo dưỡng với tổng mức đầu tư là7.599 tỷ đồng, đủ diện tích giamgiữ 226.153 người, đã bố trí ngânsách trung ương đến hết năm 2015là 6.336 tỷ đồng (đạt 83,37%).

+ Dự án trang thiết bị kỹ thuậtnghiệp vụ, công cụ hỗ trợ cho các cơ

Page 194: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

196 Dên chuã & Phaáp luêåt

sở giam giữ theo Quyết định số2352/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 củaThủ tướng Chính phủ, thực hiện từnăm 2011 đến năm 2016, với tổngmức đầu tư là 416,7 tỷ đồng, đếnhết năm 2015 đã bố trí 348,262 tỷđồng (đạt 83,57%).

Bên cạnh đó, thực hiện Nghịquyết số 49-NQ/TW và căn cứ quyđịnh của pháp luật về ngân sáchnhà nước, Bộ Tài chính đã có vănbản liên tịch với Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Tòa án nhân dântối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫnỦy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương hỗ trợkinh phí hoạt động cho cơ quankiểm sát, Tòa án và thi hành án từnguồn ngân sách địa phương để kếthợp thực hiện một số nhiệm vụphục vụ yêu cầu chính trị theo đềnghị của chính quyền địa phương.

Như vậy, với việc hoàn thiện vềcơ chế chính sách cũng như thựchiện phân bổ, bố trí kinh phí chokhối các cơ quan tư pháp đã đảmbảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụđược giao tại Nghị quyết số49-NQ/TW. Việc quan tâm tăngcường ngân sách cho công tác tưpháp thời gian qua đã giúp thayđổi cơ bản diện mạo các cơ quan tư

pháp, cải thiện về cơ sở vật chất,trang thiết bị, phương tiện và chếđộ làm việc, qua đó đã góp phầnthực hiện nghiêm công tác thực thipháp luật, xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa.

3. Một số giải pháp trong thờigian tới

Việc triển khai thực hiện Nghịquyết số 49-NQ/TW, Ban Cán sựĐảng Bộ Tài chính đã quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo việcphân bổ ngân sách cho các cơ quantư pháp ngày càng được cải thiệnvà nâng cao, về cơ bản đã đáp ứngkinh phí hoạt động nghiệp vụ củacác cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, việc triển khai xâydựng các trụ sở mới của các cơ quantư pháp giai đoạn vừa qua nhiềunơi còn chưa phù hợp với địnhhướng của Chiến lược cải cách tưpháp, còn tồn tại tình trạng dàntrải, gây lãng phí. Ngoài ra, việcđầu tư trang thiết bị của một số nơicòn chưa đáp ứng được yêu cầu vềchất lượng, số lượng chưa đảm bảovà thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý.

Theo đó, để triển khai có hiệuquả Nghị quyết số 49-NQ/TWtrong thời gian tới, tác giả xin đề

Page 195: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

xuất một số giải pháp sau:Một là, tiếp tục nghiên cứu hoàn

thiện các chính sách để triển khaithực hiện Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân, Luật Tổ chức cơquan điều tra hình sự…, đồng thời,nghiên cứu hoàn thiện các cơ chếchính sách triển khai hướng dẫnthực hiện Luật Ngân sách nhànước năm 2015, trong đó chú trọngđến các cơ chế tài chính phục vụcông tác cải cách tư pháp.

Hai là, các cơ quan tư pháp thựchiện rà soát và có đánh giá cụ thểvề các cơ sở vật chất, trụ sở đã đượcđầu tư trong giai đoạn trước, trêncơ sở đó phối hợp với các đơn vị liênquan để xây dựng quy hoạch về hệthống trụ sở cơ quan tư pháp đếnnăm 2020 trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

Ba là, về xác định nhu cầu đầutư mới, các cơ quan tư pháp căn cứcác quy hoạch, kế hoạch phát triểnngành đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; căn cứ vào khả năng cânđối và bố trí vốn trong giai đoạn2016 - 2020; cân nhắc nhu cầu vàsự cần thiết đầu tư, sắp xếp thứ tựưu tiên, tổng hợp các dự án trongkế hoạch đầu tư công trung hạn

giai đoạn 2016 - 2020 báo cáo BộKế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính tổnghợp trình cấp có thẩm quyền phêduyệt để có cơ sở bố trí vốn hàngnăm. Việc đầu tư trụ sở phải tuântheo quy định tại Luật Đầu tư côngvà các văn bản hướng dẫn hiệnhành.

Bốn là, các cơ quan tư pháp thựchiện nghiên cứu xây dựng dự toánngân sách và phương án huy độngcác nguồn lực khác bảo đảm đápứng nhu cầu về vốn, kinh phí hoạtđộng phục vụ thực hiện chức năng,nhiệm vụ của cơ quan tư pháp;quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệuquả các nguồn vốn, kinh phí, trangthiết bị được giao.

Năm là, về nhu cầu vốn đầu tưxây dựng cơ bản trong những nămtới của các cơ quan tư pháp, đềnghị các bộ, ngành rà soát lại, xácđịnh các dự án ưu tiên trọng tâm,trọng điểm cần đầu tư với tổng mứcđầu tư phù hợp với khả năng cânđối của ngân sách nhà nước; quantâm đến các nguồn vốn có thể huyđộng khác, trong đó quan trọng lànguồn từ quỹ đất do sắp xếp lạinhà, đất dôi dư để đưa vào đầu tưthực hiện dự án đảm bảo tiết kiệm,chống lãng phí q

Số chuyên đề Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp

197Dên chuã & Phaáp luêåt

Page 196: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

3

5

18

28

53

67

89

MôC LôC

Lời nói đầu

1. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối

hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực

hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với việc cải

cách tư pháp.

TRẦN NGỌC ĐƯỜNG

2. Hoàn thiện thể chế pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ

trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

NGUYỄN TẤT VIỄN

3. Công tác cải cách tư pháp trong Ngành Tư pháp giai

đoạn 2005 - 2015 - Kết quả và phương hướng, nhiệm vụ trọng

tâm cải cách tư pháp trong thời gian tới.

VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ, BỘ TƯ PHÁP

4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra đáp

ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

NGUYỄN NGỌC ANH

5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân

dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

6. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đáp

ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

PHÙNG THỊ HOÀN

Dên chuã & Phaáp luêåt198

Page 197: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

7. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành ándân sự liên quan đến các vụ án tham nhũng, xâm phạm trật tựquản lý kinh tế.

TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, BỘ TƯ PHÁP8. Cơ chế thực hiện, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp

nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015. VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ - KINH TẾ, BỘ TƯ PHÁP

9. Điểm mới về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,cơ quan, tổ chức trong giải quyết các vụ việc dân sự theo quyđịnh của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

HÀ LỆ THỦY10. Những quy định mới về tranh tụng tại Tòa án trong Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2015.HOÀNG ANH TUYÊN

11. Thừa phát lại - Nghề tư pháp mới theo hướng xã hội hóacác lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

CỤC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, BỘ TƯ PHÁP12. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến về

chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, BỘ TƯ PHÁP

13. Bảo đảm các nguồn lực tài chính cho công tác tư phápvà hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

BỘ TÀI CHÍNH

110

120

138

157

166

177

187

Dên chuã & Phaáp luêåt 199

Page 198: BỘ TƯ PHÁP Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtpbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Lists/Sach/Attachments/169/CS Cai cach... · quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở

BỘ TƯ PHÁPTạp chí Dân chủ và Pháp luật

Tòa soạn và trị sự: Số 56-58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: 04.62739735; 04.62739736; 04.62739737

Fax: 04.62739737; Email: [email protected]: 9866-7535

Số chuyên đề CẢI CÁCH TƯ PHÁP

VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Chịu trách nhiệm xuất bản

Tổng biên tập

TS. ĐẶNG VŨ HUÂN

Chịu trách nhiệm bản thảo

Phó Tổng biên tập

TS. DƯƠNG VĂN HẬU

Biên tập

ThS. NGUYỄN THỊ VINHThS. TRẦN HOÀNG HƯNG

In 1.000 cuốn, khổ 17cm x 24cm, tại Công ty Cổ phần In Hà Nội (Lô 6B - CN5 -Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội). Giấy phép xuất bảnsố 1625/CBC-BCTƯ của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấpngày 02/12/2016.Trình bày Bìa 1: Họa sỹ Đặng Vinh Quang

Dên chuã & Phaáp luêåt200