Top Banner
TỔNG BIÊN TẬP TS. Vũ Chí Kiên PH TỔNG BIÊN TẬP TS. Đinh Thị Thu Phong BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Bùi Thị Huyền [email protected] Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22) LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH Qung cáo: Trịnh Hồng Hi [email protected] Mobile: 0912011031 Phát hnh: Đon Thị Yến [email protected] Mobile: 0904162626 MỸ THUẬT Mnh Linh Năm thứ 54 số 534(724) 12.2016 Giấy phép xuất bn số: 365/GP-BTTTT ngy 19/12/2014 In ti Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong v nộp lưu chiểu tháng 12/2016 Giá bán: 25.000đ Bộ THôNG TIN Và TRUYềN THôNG ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NộI To son: 110 B Triệu, H Nội Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137 Fax: (84.4) 37737130 Email: [email protected]; Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn; http://www.ictvietnam.vn CHI NHÁNH TẠI TP.HCM Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn Email: [email protected] Tel/Fax: 08.39105379 Mobile: 0944909139
64

b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

Aug 29, 2019

Download

Documents

duongnhu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Vũ Chí Kiên

PHO TỔNG BIÊN TẬP

TS. Đinh Thị Thu Phong

BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Bùi Thị Huyền

[email protected]

Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22)

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH

Quang cáo: Trịnh Hồng Hai

[email protected]

Mobile: 0912011031

Phát hanh: Đoan Thị Yến

[email protected]

Mobile: 0904162626

MỸ THUẬT

Manh Linh

N ă m t h ứ 5 4 s ố 5 3 4 ( 7 2 4 )12.2016

Giấy phép xuất ban số: 365/GP-BTTTT ngay 19/12/2014 In tai Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong va nộp lưu chiểu tháng 12/2016

Giá bán: 25.000đ

b ộ t h ô n g t i n v à t r u y ề n t h ô n g

ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NộI

Toa soan: 110 Ba Triệu, Ha Nội

Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137

Fax: (84.4) 37737130

Email: [email protected];

Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn;

http://www.ictvietnam.vn

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao,

Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn

Email: [email protected]

Tel/Fax: 08.39105379

Mobile: 0944909139

Page 2: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

21

3

39

56

126

Vấn đề sự kiện• Cục Viễn thông khẳng định vị trí, vai trò quản lý nhà nước,

thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững

• Cục Bưu điện Trung ương luôn bảo đảm thông tin liên lạc

thông suốt, kịp thời, an toàn tuyệt đối

• Quản lý và phát triển tài nguyên internet:

Ổn định – An toàn – Hiệu quả

• Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực Thông tin

và Truyền thông năm 2016

GóC Quản lý• nguyễn Văn Hiếu: những nội dung mới và việc triển khai

luật Báo chí năm 2016

• nguyễn Thế Hùng: Phần mềm nguồn mở Việt nam

– Thách thức còn đó

• lê Hải: Chiêu bài đánh tráo khái niệm “xã hội dân sự”

và âm mưu của các thế lực thù địch (Phần 2)

CônG nGHệ - Giải PHáP• đỗ Hữu Tuyến: làm gì để triển khai chuyển mạng giữ số

thành công?

• Minh An: esiM kích hoạt từ xa – động lực thúc đẩy thị trường

M2M

• Ths. nguyễn Thị Thu nga: nguồn quang cho mạng quang

thụ động ghép kênh theo bước sóng WDM-POn

GHi nHận - TrAO đỔi• Quý Minh: những tiện ích của Bưu chính Hoa kỳ

MỤC lỤC TẠP CHÍ CônG nGHệ THônG Tin VÀ TruYền THônG kỲ 1 nĂM 2016

Page 3: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

3TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

Năm 2016 là năm bản lề để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức cấp phép cung cấp dịch vụ di động 4G cho 04 doanh nghiệp (Viettel, VNPT - Vinaphone, Mobifone và Gtel Mobile) sau giai đoạn thử nghiệm thành công. Năm nay cũng ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp như FPT, CMC, VTC,... trong việc duy trì tốc độ phát triển trong lĩnh vực viễn thông; cùng với việc tham gia hoạt động trong ngành thông tin truyền thông của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, với sự gia tăng mạnh mẽ các doanh nghiệp xin cấp giấy phép hoạt động viễn thông, Internet. Đây cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng trong 5 năm hình thành và phát triển của Cục Viễn thông - Cục đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Cùng với việc đưa các chính sách, công nghệ mới đi vào cuộc sống, như phát triển hạ tầng mạng băng rộng quốc gia, triển khai công nghệ di động 4G, IoT,..., Cục Viễn thông đã tập trung giải quyết những vấn đề gây bức xúc trong xã hội như vấn nạn tin nhắn rác, tình trạng người sử dụng dịch vụ bị “tự động” trừ tiền cho những dịch vụ không mong

muốn, hiện tượng lừa đảo bằng hình thức “nháy máy” từ các số điện thoại của nước ngoài, hành vi khuyến mại không tuân thủ quy định của nhà nước,... Năm 2016, Cục Viễn thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành viễn thông, góp phần vào thành tích chung của Bộ Thông tin và Truyền thông.

HOÀn THiện Môi TrườnG PHáP lý, đẩY MẠnH CônG TáC THựC THi PHáP luậT BảO đảM THị TrườnG Viễn THônG PHáT Triển Bền VữnG

Với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, tập trung xây dựng các quy định nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết phát sinh từ thực tiễn quản lý nhà nước, năm 2016, Cục Viễn thông đã đề xuất nghiên cứu, xây dựng 08 văn bản quy phạm pháp luật gồm 02 Nghị định và 06 Thông tư. Đồng thời, Cục tiếp tục hoàn thiện để trình ký ban hành 05 văn bản nằm trong chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2015 chuyển sang. Trong đó, Cục Viễn thông đã tham mưu, xây dựng nội dung để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-

CỤC VIỄN THÔNGKhẳng định vị trí, vai trò quản lý nhà nước, thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững

Page 4: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

4 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông liên quan đến hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phù hợp với những quy định mới của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Năm 2016, Cục Viễn thông tiếp tục đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật nhằm đảm bảo thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân. Công tác thực thi pháp luật về viễn thông được Cục Viễn thông triển khai toàn diện hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ cấp phép, quản lý giá cước và khuyến mại, quản lý thông tin thuê bao, hạ tầng và kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông và thống kê, quản lý chất lượng và thanh tra chuyên ngành - góp phần không nhỏ trong việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, cung cấp

cho người sử dụng các dịch vụ viễn thông với giá cả hợp lý và chất lượng ngày một nâng cao. Tính đến hết tháng 11/2016, Cục Viễn thông đã tiếp nhận 72 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và đã thẩm định và cấp mới, sửa đổi, bổ sung, gia hạn 50 giấy phép viễn thông cho 29 tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm: 18 giấy phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng, 29 giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông và 03 giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng. Đặc biệt, Cục Viễn thông đã tham mưu và thực hiện các thủ tục thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tiêu chuẩn LTE-Advanced (4G) trên băng tần 1800 MHz trình Lãnh đạo Bộ cấp phép cho 04 doanh nghiệp. Việc cấp phép được thực hiện thông qua thủ tục sửa đổi, bổ sung và kết hợp cấp gộp các giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động tiêu chuẩn GSM, IMT-2000 đã cấp trước đây

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Cục Viễn thông nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.

Page 5: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

5TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Mỗi doanh nghiệp thông tin di động sử dụng băng tần số vô tuyến điện chỉ có 01 giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất và 01 giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất”.

Cục Viễn thông đặc biệt chú trọng lĩnh vực quản lý giá cước và khuyến mãi. Trong năm, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng phương án giá cước và điều chỉnh các gói cước thông tin di động để bảo đảm hiệu quả kinh doanh và bảo đảm quyền lợi khách hàng; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ban hành Thông tư 13/2016/TT-BTTTT quy định giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về để quản lý giá cước dịch vụ này trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của quốc gia, sự ổn định của thị trường và hài hòa lợi ích kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Năm 2016, quản lý thông tin thuê bao di động trả trước được Chính phủ, Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở các chỉ đạo, Cục Viễn thông đã chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuê bao trả trước, ngăn chặn SIM rác và các chính sách, giải pháp phục vụ đảm bảo an toàn mạng và an ninh quốc gia. Vì vậy, công tác quản lý thông tin thuê bao cũng đã có bước chuyển biến nhất định, thể hiện bằng kết quả 05 nhà mạng cùng ký cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên hệ thống kênh phân phối. Đến nay, đã có hơn 11 triệu SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối đã được các nhà mạng khóa, chuẩn bị cho việc thu hồi.

Cục Viễn thông đã thực hiện phân bổ mã, số viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông cố định, di động và đặc biệt phân bổ lại các số SMS cho các CSP, bảo đảm việc sử dụng kho số viễn thông tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, Cục cũng chủ động nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chính sách trong quản lý tài nguyên mới như tên miền chung mới cấp cao nhất NewgTLD; xây dựng phương án chuyển

đổi mã vùng điện thoại và kế hoạch thông tin và truyền thông cho việc chuyển đổi mã vùng trình Lãnh đạo Bộ ban hành tại Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi mã vùng.

Công tác quản lý chất lượng vẫn được tiến hành bài bản, toàn diện. Cục đã đo và cấp 1451 kết quả đo kiểm sản phẩm và 43 kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ, cấp 3981 giấy chứng nhận hợp quy, 26 giấy chứng nhận hợp chuẩn, 3494 bản tiếp nhận công bố hợp quy; tổ chức kiểm định và cấp 8565 giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện; cấp 5871 giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện. Tổ chức các đợt đo kiểm chất lượng dịch vụ đột xuất và các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.

Trong năm 2016, hoạt động thanh tra chuyên ngành viễn thông được Cục Viễn thông chú trọng, đẩy mạnh. Qua kết quả thanh tra cũng đã phát hiện một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không có giấy phép, thực hiện các chương trình khuyến mại không đúng quy định, vi phạm quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, vi phạm quy định về nộp phí kho số viễn thông và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Cục đã tiến hành xử lý các vi phạm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt, khắc phục và triển khai đúng quy định của pháp luật và không tái diễn. Bên cạnh đó, Cục cũng tổ chức thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề mà xã hội quan tâm, như cung cấp dịch vụ nội dung không đúng quy định; quản lý thuê bao di động, tin nhắn rác; triển khai các gói cước và chương trình khuyến mại gây bức xúc cho xã hội... Việc xử lý vi phạm của các nhà mạng đã góp phần bảo vệ các chính sách quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và chấn chỉnh hoạt động, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Page 6: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

6 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

nHữnG nHiệM VỤ TrọnG TâM TrOnG nĂM Tới

Bước sang năm 2017, thị trường viễn thông sẽ có sự cạnh tranh rất khốc liệt ở khắp các mảng dịch vụ; hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên ứng dụng và hạ tầng viễn thông tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; hội tụ công nghệ và dịch vụ trên nền tảng băng rộng 4G và FTTH sẽ tạo ra các hệ sinh thái và những mô hình kinh doanh đa dạng, phức tạp; ứng dụng OTT sẽ lấn dần thị phần của các dịch vụ viễn thông truyền thống; ứng dụng IoT sẽ đi vào đời sống đặc biệt là các ứng dụng giao tiếp M2M; dịch vụ nội dung và thương mại điện tử sẽ phổ cập hơn, phạm vi cung cấp mở rộng hơn;... Những nội dung này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý và định hướng thị trường, quản lý cạnh tranh, quản lý kết nối, quản lý hạ tầng và tài nguyên viễn thông, quản lý giá cước và khuyến mại và đặc biệt là quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông. Năm 2017, Cục sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Nghiên cứu xây dựng chính sách, đánh giá tác động của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ để đề xuất xây dựng Nghị định thay thế và dự thảo chính sách chuẩn bị cho việc trình dự thảo Nghị định này.

- Bám sát quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến 2020, hướng tới mục tiêu bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo môi trường bình đẳng lành mạnh, nhằm tăng cường sử dụng hệ thống thông tin liên thông giữa các Bộ, ngành, đề xuất khai thác chung cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ cấp phép; tăng cường công khai, minh bạch thông tin tới doanh nghiệp; Tăng cường sử dụng phương thức điện tử/cổng thông tin điện tử trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp phép; và giám sát sau cấp phép; Tiếp tục thẩm định và cấp phép cho các doanh nghiệp theo quy định của

pháp luật trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet; Phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc quy hoạch, xây dựng và triển khai hạ tầng viễn thông thụ động và xây dựng cơ chế thúc đẩy việc dùng chung hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp.

- Tổ chức tốt việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định trên toàn quốc; tiếp tục nghiên cứu chính sách quản lý tài nguyên mới, các nội dung về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet để đề xuất triển khai; nghiên cứu hoàn thiện quy định về quản lý giá cước và khuyến mại phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác quản lý giá cước, khuyến mại để xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Nghiên cứu chiến lược phát triển IoT và đề xuất các chính sách phát triển IoT ở Việt Nam trong thời gian tới; cơ chế chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông sẵn sàng cho việc triển khai 5G ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối, thiết bị đầu cuối thuê bao, thiết bị mạng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông băng rộng để làm cơ sở đánh giá kết quả đo kiểm chất lượng; tiếp tục triển khai công tác đo kiểm theo kế hoạch, đột xuất và thực hiện công bố thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử của Cục.

- Tăng cường cả về quy mô, tần suất công tác thanh kiểm tra thực thi quy định về viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông và các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông./.

Page 7: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

7TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNGLuôn bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời, an toàn tuyệt đối

Cách đây 51 năm, trong giai đoạn chiến tranh ác liệt của đất nước, nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa Trung ương với các địa phương và với các chiến trường trở thành yêu cầu cấp bách, cần có một đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Ngày 17/4/1965 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 115/NQTW về việc thành lập Cục Bưu điện Trung ương và chính thức vào ngày 17/6/1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Cục Bưu điện Trung ương (BĐTW) tại quyết định số 101/CP với nhiệm vụ “Phục vụ những yêu cầu riêng biệt về thông tin liên lạc, cần được bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác và bí mật giữa Trung ương Đảng và Chính phủ với các cơ quan, các ngành, các cấp”.

Với phương châm phục vụ “Nhanh chóng, Bí mật, Chính xác, An toàn tuyệt đối” cùng với truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông “Trung thành,

Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” từng cán bộ của Cục BĐTW luôn khắc sâu trong tâm khảm để tự nhắc nhở bản thân mỗi khi làm nhiệm vụ và giữ vững truyền thống đơn vị Anh hùng. Dù trong hoàn cảnh nào, Cục BĐTW luôn nhận được sự tin yêu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

CỤC Bưu điện TrunG ươnG TrOnG GiAi đOẠn Mới

Sau nhiều lần chuyển đổi loại hình và cơ quan chủ quản để phù hợp với tình hình mới, ngày 4/6/2015, theo quyết định 889/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục BĐTW là đơn vị thông tin đặc biệt trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp.

Page 8: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

8 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

Năm 2016, Cục Bưu điện Trung ương đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị nặng nề vừa bảo đảm thông tin liên lạc an toàn, thông suốt phục vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, vừa phục vụ vừa tiến hành công tác bàn giao, vừa xây dựng, đề xuất các cơ chế, tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Cục luôn ý thức rõ trách nhiệm, vị trí công việc của mình, cùng đoàn kết, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Cục đã huy động toàn bộ nhân lực, vật lực, hạ tầng mạng lưới, làm tốt công tác chuẩn bị, xây dựng, triển khai phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước, cũng như bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cấp cao và hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước như: Phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội lần thứ XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021,

các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Chính phủ, Quốc hội; Bảo đảm an ninh, bảo mật, an toàn thông tin đường dây nóng phục vụ lãnh đạo Việt Nam với các nước trên thế giới, phục vụ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ tháng 5/2016; Hoàn thành việc triển khai lắp đặt điện thoại 080 và các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác theo yêu cầu của Văn phòng TW Đảng, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Triển khai kết nối trục liên thông Chính phủ trên hạ tầng mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 đáp ứng kịp thời việc liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính đồng bộ và an ninh, an toàn thông tin,… Đến thời điểm hiện tại, Cục đã hoàn tất kết nối 61/63 tỉnh/thành phố, 34 bộ/ngành và 16 Tập đoàn/Tổng công ty vào trục liên thông Chính phủ trên hạ tầng mạng TSLCD của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt trong quá trình phục vụ Đại hội Đảng

Cán bộ, nhân viên Cục Bưu điện Trung ương tham gia phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Page 9: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

9TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

XII, Cục đã chủ động đề xuất và được lãnh đạo Văn phòng TW Đảng, Ban tổ chức Đại hội chấp thuận triển khai phương án dự phòng thông tin liên lạc bằng hệ thống vô tuyến sóng ngắn (VTSN), các xe thông tin cơ động tại các điểm cụm phục vụ Đại hội, đây là phương án đảm bảo thông tin liên lạc cuối cùng khi các hệ thống thông tin khác bị gián đoạn.

Ngoài ra, Cục tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ các Hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công (ACMECS) lần thứ 7 và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công (WEF - Mê Công) (Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công) từ 23-26/10, Hội nghị không chính thức quan chức cấp cao APEC (ISOM).

Hiện nay, Cục BĐTW đang vận hành và quản lý 4 hệ thống hạ tầng mạng lưới bao gồm: Mạng Bưu chính hệ đặc biệt KT1, Mạng tổng đài 080, Mạng điện báo hệ đặc biệt, Mạng truyền số liệu chuyên

dùng và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn mạng lưới cũng như tập trung nghiên cứu giải pháp công nghệ mới để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Mạng tổng đài 080: Cục BĐTW đã chủ động rà soát, quy hoạch đối tượng phục vụ của mạng lưới và xây dựng các quy trình khai thác nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp, quản lý thống nhất, nghiên cứu, áp dụng các phương án thuê bao kéo xa để đáp ứng yêu cầu phục vụ; và phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ nghiên cứu giải pháp bảo mật cho hệ thống. Trong thời gian tới, Cục BĐTW sẽ nghiên cứu, triển khai giải pháp tổng đài IP thế hệ mới và các công nghệ hội tụ IP, LTE, DMR.

Mạng điện báo hệ đặc biệt: Cục BĐTW luôn nỗ lực tìm hiểu và chuyên nghiệp hóa các khâu phục vụ để tiếp nhận toàn bộ hệ thống mạng VTSN cấp I từ VNPT tỉnh/thành phố và thành lập đài điện báo T26 tại Đà Nẵng hoạt động với vai trò đài trung tâm của khu vực miền Trung – Tây Nguyên để thống nhất công tác quản lý, vận hành, khai thác trên cả nước.

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Cục Bưu điện Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Page 10: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

10 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

Trong thời gian tới, Cục sẽ tập trung nghiên cứu công nghệ mới để xây dựng kế hoạch nâng cấp cho hệ thống mạng lưới như công nghệ Digital, 3G-ALE, công nghệ hội tụ DMR, PMR, LTE, Tetra; nghiên cứu xe chuyên dụng phục vụ phòng chống lụt bão với công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Mạng Bưu chính phục vụ các cơ quan đảng,

nhà nước: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ, Cục đã phối hợp với Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT xây dựng dự thảo Quyết định về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để xác định rõ đối tượng, phạm vi phục vụ. Nhằm hiện đại hóa mạng lưới, Cục BĐTW đã trang cấp thiết bị, vật tư, phương tiện vận chuyển hiện đại nhằm đảm bảo an toàn, nhanh chóng bảo đảm mạch thông tin của Đảng, Nhà nước luôn được thông suốt.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TslCD):

Trong điều kiện mạng TSLCD đã được Chính phủ xác định là hạ tầng triển khai Chính phủ điện tử và đã triển khai kết nối phần mềm quản lý văn bản từ các địa phương vào hệ thống trục liên thông văn bản Chính phủ phục vụ triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015, Cục BĐTW đã xây dựng các định hướng ngắn hạn và trung hạn, đồng thời đề xuất với Bộ TT&TT giải pháp nâng cao vai trò của mạng tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh các công tác chuyên môn, công tác công đoàn, thanh niên cũng được lãnh đạo Cục quan tâm sát sao. Trong năm vừa qua Cục tích cực tham gia các phong trào do các cơ quan, ban ngành phát động như: công tác đền ơn đáp nghĩa, phong trào tình nghĩa ủng hộ đồng bào miền trung khắc phục bão lụt, quyên góp xây dựng đài tưởng niệm Hoàng Sa, tổ chức hiến máu nhân đạo, tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề phụ nữ thế kỷ XXI nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chuẩn bị tư liệu hình ảnh phục vụ lễ kỷ niệm ngành Thông tin và Truyền thông. Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm Ngày

Truyền thống ngành Thông tin và Truyền Thông 28/8/2016, Cục đã mời ông Trần Giới Long, nguyên cán bộ của Cục BĐTW, người trực tiếp phục vụ tổng đài liên lạc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu K9 Đá Chông - Ba Vì - Hà Nội, ôn lại những ngày tháng đầy gian nan nhưng vô cùng hào hùng của Đảng và nhân dân ta khi Mỹ leo thang tấn công miền Bắc.

Trong giai đoạn 2015 - 2016, tập thể và cá nhân của Cục BĐTW vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, về thành tích xuất sắc trong tham gia xây dựng công trình Nhà Quốc hội; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích xuất sắc phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XII; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác Văn thư - Lưu trữ; Huân chương Lao động hạng Nhì cho đồng chí Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục BĐTW và một số bằng khen, giấy khen cao quý khác cho tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác chuyên môn, công đoàn, thanh niên.

PHươnG HướnG nHiệM VỤ TrọnG TâM TrOnG THời GiAn Tới

1. Tập trung nguồn lực đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong mọi tình huống; Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các nội dung công việc được giao theo kế hoạch của Bộ TT&TT và các cơ quan Đảng, Nhà nước về việc triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ; Chuẩn bị các nội dung phục vụ năm APEC 2017 diễn ra tại Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao;

2. Tập trung triển khai dự án “An ninh bảo mật, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đường truyền mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước” đã được phê duyệt; và phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Cục được lãnh đạo Bộ giao

Page 11: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

11TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

trong năm 2017;

3. Hoàn thiện cấu trúc mạng lưới Cục BĐTW giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 có lộ trình triển khai chi tiết qua từng năm; xây dựng các quy định, quy trình cung cấp dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng,... liên quan đến mạng bưu chính, viễn thông phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước; Triển khai các ứng dụng CNTT, đẩy mạnh phối hợp để tăng cường an ninh, bảo mật phục vụ công tác quản lý điều hành mạng lưới và các hoạt động chuyên môn. Trong giai đoạn trung hạn, Cục định hướng phân tách, tối ưu và từng bước đầu tư, mở rộng hệ thống thiết bị và sử dụng tài nguyên viễn thông quốc gia để bảo đảm thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. Sử dụng mạng TSLCD làm hạ tầng để triển khai trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ, từng bước hoàn thiện hạ tầng triển khai Chính phủ điện tử theo Quyết định 36a/QĐ-CP ngày 14/10/2015. Trong giai đoạn dài hạn, Cục dự kiến lộ trình xây dựng mới mạng viễn thông dùng riêng (gồm mạng Truyền số liệu dùng riêng, tổng đài dùng riêng, di

động dùng riêng, vô tuyến sóng ngắn và xe thông tin cơ động, mạng bưu chính dùng riêng) theo Quyết định 26/2013/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 dựa trên các xu hướng công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay (như công nghệ ảo hóa SDN, NFV…) nhằm cung cấp kiến trúc mạng hiện đại, đáp ứng đa dịch vụ cho mạng lưới của Cục BĐTW bảo đảm tính liên tục của các dịch vụ tiết kiệm đầu tư tránh lãng phí. Đây sẽ là mạng lưới đa nền tảng kết nối, đáp ứng liên lạc mọi lúc, mọi nơi của các cơ quan Đảng, Nhà nước; đa dịch vụ bảo đảm tính chuẩn hóa của mạng và bảo đảm tính mở, dễ nâng cấp, bổ sung dịch vụ mới.

4. Tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo để đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật làm chủ công nghệ, nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực Viễn thông – CNTT, đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ trên thế giới; Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược phải thực sự có năng lực, phẩm chất, gương mẫu, có trình độ kiến thức, năng lực thực tiễn giỏi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bảo đảm tính kế thừa và phát triển./.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghịTriển khai Kế hoạch công tác năm 2017 của Cục Bưu điện Trung ương.

Page 12: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

12 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

Năm 2016 là năm có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên Internet ở Việt Nam. Không chỉ bởi sự cạnh tranh ngày càng mạnh của tên miền quốc tế và các tên miền cấp cao mới (New gTLD), mà còn có sự chưa đồng bộ trong một số văn bản hướng dẫn triển khai công tác quản lý, sử dụng tài nguyên Internet với các Bộ ngành khác. Trong đó chính sách quy định về thuế chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền với Bộ Tài chính còn chưa đồng bộ là một ví dụ điển hình.

Trong bối cảnh khó khăn đó, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống kỹ thuật, dịch vụ (hệ thống DNS quốc gia, hệ thống trạm trung chuyển Internet trong nước VNIX, hệ thống quản lý cấp phát tài nguyên Internet,…) bảo đảm hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn và hiệu quả không xảy ra sự cố nghiêm trọng nào. Điều này có thể thấy qua những kết quả cụ thể như sau:

HẠ TầnG inTerneT QuốC GiA THônG suốT, An TOÀn VÀ Hiệu Quả

Hệ thống DNS quốc gia được quản lý, bảo đảm bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới sử dụng các công nghệ mới nhất như định tuyến địa chỉ Anycast, cân bằng tải (SLB)… có thể trả lời truy vấn tên miền nhanh chóng. Năm 2016, VNNIC tiếp tục hoàn thiện triển khai, đo kiểm chất lượng kết nối, chất lượng dịch vụ IPv6 và triển khai thêm 02 cụm máy chủ DNS quốc gia trong nước hoạt động song song IPv4/IPv6. Tổng truy vấn tên miền trên toàn hệ thống DNS quốc gia trong năm 2016 đạt 114.238.390.272 truy vấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015.

Hệ thống quản lý cấp phát tên miền theo tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục được duy trì hoạt động ổn định, triển khai theo mô hình dự phòng cao; có các hệ thống theo dõi, quản lý giám sát bảo đảm hoạt động an toàn, ổn định. Hệ thống tên miền tiếng Việt (TMTV) thường xuyên được cập nhật, bổ sung thêm

Quản lý và phát triển tài nguyên Internet ỔN ĐỊNH, AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Page 13: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

13TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

các chức năng như áp dụng công nghệ để hạn chế việc chủ thể đăng ký tên miền tiếng Việt bằng công cụ tự động; bổ sung luật hạn chế số lượng tên miền cho phép đăng ký tối đa là 100 tên miền tiếng Việt.

Hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia VNIX tiếp tục được nâng cấp và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao các yêu cầu về chất lượng, tính ổn định, an toàn, an ninh và tăng cường khả năng dự phòng cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong các sự cố đứt kết nối với các kênh quốc tế. Hiện nay có 19 doanh nghiệp ISP đang kết nối tới các điểm VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tổng băng thông kết nối 155 Gbps. Tổng lưu lượng trao đổi qua VNIX đến 30/11/2016 đạt 423.428.559 Gbytes.

Hệ thống VNIX hỗ trợ kết nối IPv4/IPv6, cùng với mạng DNS quốc gia, mạng của các ISP góp phần hình thành mạng IPv6 quốc gia theo đúng lộ trình chuyển đổi IPv6 quốc gia; hiện đã có 10 ISP kết nối chạy song song IPv4/IPv6.

đẩY MẠnH CônG TáC Quản lý VÀ PHáT Triển TÀi nGuYên inTerneT

Để bảo đảm sự đồng bộ về cơ chế pháp lý, phát huy hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên Internet, cũng như đáp ứng các nhu cầu xã hội trong quá trình phát triển, đồng thời bảo đảm việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong công tác quản lý và xử lý vi phạm, năm 2016, VNNIC đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình lãnh đạo Bộ ban hành Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng phục vụ cho công tác quản lý và phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến tên miền được thực hiện triệt để hơn, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ của các chủ thể. Thông tư đã giải quyết triệt để các vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của các chủ thể đăng ký và sử dụng tên miền có hành vi

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2017 của VNNIC.

Page 14: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

14 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trên các trang thông tin điện tử.

Một khía cạnh khác nảy sinh trong tiến trình phát triển là nhu cầu thực tế của xã hội về mua bán, chuyển nhượng tên miền “.vn”. Đây là nhu cầu chính đáng của cộng đồng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, để hướng dẫn cộng đồng thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền “.vn”. Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá, đã đáp ứng nhu cầu rất lớn của cộng đồng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đồng bộ để thúc đẩy, "kích cầu" cho tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" phát triển. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chưa thể thực hiện được do chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính về cách thức hoàn tất việc nộp thuế chuyển nhượng tên miền. Việc triển khai thực tế giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền sẽ chính thức được triển khai sau khi Bộ Tài chính có hướng dẫn về thuế chuyển nhượng.

Việc tuyên truyền quy định pháp luật nhằm nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật và

chủ trương của nhà nước trong lĩnh vực Internet là hết sức cần thiết. Trung tâm VNNIC đã chủ trì và phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, phổ biến Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) mới về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại Việt Nam ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Tổ chức 02 đợt đào tạo cho các Nhà đăng ký tên miền “.vn” về nghiệp vụ công tác quản lý tên miền “.vn” theo quy định tại Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông TP. Hồ Chí Minh và các Nhà đăng ký tên miền tổ chức hội thảo Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền ".vn" nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và toàn diện về tên miền cũng như những vấn đề liên quan giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đại lý tên miền, người dùng Internet trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nâng cao nhận thức về việc đăng ký và sử dụng tên miền ".vn".

Trong năm vừa qua, Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện chuẩn hóa toàn bộ quy trình tác nghiệp liên quan đến tên miền tiếng Việt (TMTV) để phù

Page 15: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

15TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

hợp với giai đoạn hiện tại, từ quy trình đăng ký tên miền đến việc duy trì sử dụng, gia hạn, thay đổi thông tin tên miền. Các quy trình được đăng tải trên website http://tenmientiengviet.vn giúp chủ thể tên miền tiếp cận một cách tối ưu nhất trong việc đăng ký sử dụng tên miền. Bên cạnh đó, công tác tiền kiểm đối với các yêu cầu đăng ký TMTV vẫn được duy trì và thực hiện tốt. Trong năm 2016, 100% tên miền tiếng Việt đăng ký mới không có cụm từ nhạy cảm vi phạm thuần phong mỹ tục và an toàn an ninh quốc gia.

Trong năm 2016 (tính từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 30/11/2016), đã phát triển mới được 117.111 tên miền. Như vậy, số lượng tên miền không dấu “.vn” hiện đang duy trì trên hệ thống là 384.586 tên miền, tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến 30/11/2015 có 344.626 tên miền). Tên miền “.vn” liên tục là tên miền quốc gia (ccTLD) có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á – ASEAN. Tổng số tên miền tiếng Việt đang tồn tại trên hệ thống tính đến 30/11/2016 là 995.706 tên miền, trong đó số lượng tên miền đã được đưa vào sử dụng thực tế trên các loại dịch vụ là

279.076 chiếm 28,03% tổng số tên đăng ký.

Công tác quản lý tên miền quốc tế thực hiện thông qua việc các Nhà đăng ký tên miền quốc tế và chủ thể sử dụng tên miền quốc tế thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn và hậu kiểm qua công tác thanh kiểm tra. Dữ liệu do các chủ thể tự thông báo tới trang thông báo tên miền nên không đảm bảo tính chính xác dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, vì hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự giác của các chủ thể sử dụng tên miền và hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan có chức năng. Trung tâm cũng đã tích cực triển khai các công tác liên quan tới việc quản lý hoạt động của Nhà đăng ký tên miền quốc tế (TMQT) tại Việt Nam, từng bước đưa hoạt động này vào kiểm soát chặt chẽ và đạt được kết quả nhất định. Tổng số đơn vị được phép cung cấp dịch vụ TMQT tại Việt Nam hiện nay đang được quản lý trên Website http://thongbaotenmien.vn là 96 nhà đăng ký.

THúC đẩY PHáT Triển địA CHỉ iPv6

Năm 2016, hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam đã có bước khởi sắc đáng kể, kết quả đạt

Tỉ lệ truy cập IPv6 của Việt Nam.

Page 16: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

16 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

được là do hoạt động thúc đẩy IPv6 của Ban Công tác nói chung và Thường trực Ban nói riêng.

Theo thống kê của Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APNIC), Việt Nam hiện nay đạt trung bình khoảng 5%, thời điểm cao nhất lên tới 6,28% với hơn 2 triệu người sử dụng IPv6, vượt xa so với tỉ lệ truy cập IPv6 của Việt Nam vào khoảng đầu năm 2016 chỉ đạt 0,05%. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam vượt lên đứng thứ 3 về kết quả triển khai IPv6 chỉ sau Malaysia và Singapore.

Tính đến 30/11/2016, Việt Nam đã có trên 70 Website chạy IPv6 với khoảng 24 Website đã triển khai gán nhãn IPv6 ready logo, trong đó có Website của VNNIC, FPT Telecom, NetNam...

Về mục tiêu cung cấp dịch vụ IPv6 cho khách hàng, một số doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ thực tế tới người sử dụng theo đúng mục tiêu năm 2016 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia và có chỉ số người dùng trên bản đồ IPv6 toàn cầu. Hiện Việt Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp triển khai dịch vụ IPv6 tới người sử dụng.

Tiêu biểu trong số các doanh nghiệp về triển khai dịch vụ IPv6 là FPT Telecom. FPT Telecom đã triển khai IPv6 cho hơn 600.000 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ FTTH, tính về người sử dụng, theo thống kê của APNIC thì số người dùng IPv6 của FPT Telecom là hơn 1.500.000 người; tỉ lệ truy cập bằng IPv6 vào khoảng 21,38%. Các doanh nghiệp khác cũng đang triển khai IPv6 thử nghiệm và đi đến triển khai chính thức các dịch vụ 4G LTE, dịch vụ nội dung, dịch vụ IDC hosting, dịch vụ tên miền “.vn”… Kết quả cho thấy việc triển khai IPv6 ngày càng hiệu quả và toàn diện, không dừng lại ở mức sẵn sàng về hạ tầng mà doanh nghiệp đã triển khai dịch vụ IPv6 cho khách hàng.

TĂnG CườnG HOẠT độnG HợP TáC TrOnG nướC VÀ QuốC Tế

Năm 2016, VNNIC đã tích cực tham gia các hoạt

động họp định kỳ thường niên của các tổ chức quản lý tài nguyên Internet trong khu vực và trên thế giới như APTLD, APNIC, ICANN và tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác nằm trong kế hoạch đã được thống nhất với các đối tác như KISA (Hàn Quốc), APNIC; trao đổi, nghiên cứu dự thảo thỏa thuận hợp tác với Cơ quan quản lý tên miền cấp cao của Nga. Tháng 9/2016, VNNIC đã ký MoU với Trung tâm Điều phối tên miền cấp cao Liên bang Nga (CC for TLD RU) về hợp tác trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên Internet.

Trong năm 2016, VNNIC đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác về phối hợp tăng cường quản lý và phát triển tài nguyên Internet” với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh như Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh và Lâm Đồng. Việc ký thỏa thuận hợp tác với các Sở TTTT nâng cao vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên Internet, thúc đẩy phát triển Internet cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh việc đăng ký và sử dụng tài nguyên tên miền, địa chỉ Internet tại địa phương. Tính đến hết năm 2016, VNNIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 08 Sở TTTT các tỉnh.

Với những cố gắng mà tập thể cán bộ VNNIC đã đạt được dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo VNNIC, trong năm 2016, Chủ tịch nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.

Bước sang năm 2017, với mục tiêu trở thành một tổ chức quản lý tài nguyên thông tin mạng (NIC) quốc gia tầm cỡ, có ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, đồng thời là địa chỉ kết nối uy tín cho cộng đồng Internet nước nhà, tập thể cán bộ công nhân viên chức VNNIC sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo để vững bước đi lên với một tinh thần mới, khẳng định vị thế mới./.

Page 17: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

17TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Cùng với duy trì, phát triển việc xây dựng các tiêu chuẩn (gồm tiêu chuẩn quốc gia - TCVN và tiêu chuẩn cơ sở - TC), sẽ xây dựng, áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật (gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN và quy chuẩn kỹ thuật địa phương - QCĐP). Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ... nhưng không bắt buộc áp dụng. Còn quy chuẩn kỹ thuật quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ... và phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng. Tuy tiêu chuẩn không bắt buộc áp dụng nhưng nó là cơ sở khoa học phải được tuân thủ trong xây dựng và công bố các quy chuẩn kỹ thuật.

Theo các yêu cầu, mục tiêu quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình chuyên ngành và phù hợp với sự phát triển công nghệ, dịch vụ, hoạt động tiêu chuẩn hóa của Bộ TTTT đã được triển khai mạnh và có sự thay đổi, định hướng, mở rộng đối

tượng, lĩnh vực phù hợp bao trùm lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Tính đến thời điểm 30/11/2016, hệ thống TCVN/QCVN của Bộ TTTT có 102 QCVN, 104 TCVN bao trùm các lĩnh vực quản lý của Bộ như xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

địnH HướnG CônG TáC xâY DựnG CáC Tiêu CHuẩn THeO HướnG CHấP THuận áP DỤnG CáC Tiêu CHuẩn QuốC Tế

Trên cơ sở quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các luật chuyên ngành như Luật Bưu chính, Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin,… Bộ TTTT đã định hướng công tác xây dựng các tiêu chuẩn như sau:

- Biên soạn các tiêu chuẩn quốc tế thành quy chuẩn kỹ thuật để có văn bản pháp quy kỹ thuật phục vụ chứng nhận hợp chuẩn, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý chất lượng công trình viễn thông, quản lý kết nối mạng, dùng chung cơ sở hạ tầng.

- Biên soạn các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn để có tài liệu làm quy tắc, hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng thống nhất, có hiệu quả về

HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2016

Page 18: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

18 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

kinh tế, xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Các tiêu chuẩn sẽ được chọn, xây dựng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kết nối mạng, tiêu chuẩn thiết bị, mạng viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử và trong các lĩnh vực khác như xuất bản.

- Công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp xác định được các tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn phù hợp và đa số các nước trên thế giới chấp thuận. Hình thức là công bố để bắt buộc (trường hợp cần thiết, chưa kịp xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) hoặc để hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng. Ban hành các quyết định bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng.

Đảm bảo dần hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước của Bộ trong các lĩnh vực, xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

MộT số HOẠT độnG CỤ THể nĂM 2016

Năm 2016, hoạt động tiêu chuẩn hoá của Bộ TTTT đã tập trung vào một số công việc như sau:

- Đẩy mạnh hoạt động công tác tiêu chuẩn hóa phù hợp các yêu cầu của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: tổ chức xây dựng, ban hành, áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực chuyên ngành; công bố áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, Tiêu chuẩn khu vực. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu trong các lĩnh vực: bưu chính, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh truyền hình, xuất bản. Cụ thể:

Triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử

dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử với mục tiêu nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Để thống nhất một định dạng bản tin trao đổi giữa các hệ thống quản lý văn bản điều hành trong cơ quan Nhà nước, Bộ TTTT đã ban hành QCVN 102:2016/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (quy chuẩn này thay thế cho Công văn số 2803/BTTTT-THH ngày 01/10/2014 hướng dẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản điều hành). QCVN 102:2016/BTTTT nhằm phục vụ mục tiêu quản lý về kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH); là cơ sở để cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, cung cấp giải pháp QLVBĐH và giải pháp kết nối các hệ thống QLVBĐH, hoàn thiện giải pháp đảm bảo khả năng kết nối, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

QCVN 101:1016/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay

Pin Lithium được sử dụng rất rộng rãi trong các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính xách tay, ipad, bộ đàm, thiết bị điều khiển từ xa của tivi, máy nghe nhạc, camera, đồ chơi của trẻ con,... với số lượng rất lớn. QCVN 101:1016/BTTTT được ban hành nhằm quản lý đối tượng pin lithium điện thoại di động, pin lithium máy tính bảng, pin lithium máy tính xách tay nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của pin trước sự cố hỏng pin khi quá nhiệt, thậm chí gây cháy, nổ nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.

Bộ TTTT thực hiện công tác rà soát các bộ QCVN đã ban hành và thực hiện sửa đổi bổ sung cho phù với thực tế quản lý và phù hợp với phát triển khoa

Page 19: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

19TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

học và công nghệ - đây là công tác được Bộ TTTT thường xuyên triển khai hằng năm. Năm 2016, Bộ TTTT ban hành QCVN 9:2016/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông (thay thế cho QCVN 09 :2010/BTTTT), QCVN 41:1016/BTTTT về trạm gốc trong thông tin di động GSM (thay thế cho QCVN 41:2011/BTTTT).

Ngoài ra, một số bộ QCVN mới cho quản lý các đối tượng là thiết bị vô tuyến sử dụng trong lĩnh vực thông tin hàng hải, hàng không cũng đang được Bộ TTTT ban hành như: QCVN 104:2016/BTTTT về thiết bị chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không; QCVN 105:2016/BTTTT và QCVN 106:2016/BTTTT đối với thiết bị vô tuyến và tương thích điện từ cho thiết bị trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975 - 137 MHz.

Triển khai nghiên cứu xây dựng các QCVN cho triển khai 4G như QCVN về thiết bị trạm gốc và QCVN thiết bị trạm lặp cho hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced. Các QCVN này đã được Bộ lấy ý kiến các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan và dự kiến ban hành vào đầu năm 2017.

Theo kế hoạch xây dựng TCVN 2016, Bộ TTTT tập trung vào các đối tượng về viễn thông, truyền hình, an toàn thông tin và đến nay trên cơ sở đề nghị của Bộ TTTT, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 10 TCVN. Tiếp tục xem xét 16 TCVN theo quy trình xây dựng TCVN theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và dự kiến công bố vào tháng 12/2016.

- Vụ Khoa học Công nghệ đại điện Bộ TTTT tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Nghị định sửa đổi Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa và đề xuất giải quyết

những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với đặc thù quản lý chuyên ngành của Bộ TTTT.

- Trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ TTTT đang nghiên cứu sửa đổi Thông tư thay thế Thông tư 05/2014/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TTTT nhằm cập nhật về danh mục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Dự kiến, Thông tư này sẽ được ban hành cuối năm 2016, đầu năm 2017.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn khác.

Bộ TTTT hướng dẫn doanh nghiệp trong đo kiểm hợp quy (Set-Top-box DVB-T2, pin Lithium cho thiết bị cầm tay), sử dụng giấy chứng nhận hợp quy (khi chuyển đổi tên công ty, khi quy chuẩn áp dụng thay đổi) và nhập khẩu thiết bị vô tuyến mới (thiết bị radar hoạt động tại dải tần 76 - 77 GHz…).

- Hoạt động tuyên truyền Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được Bộ TTTT triển khai thường xuyên qua các phương tiện thông tin như báo, tạp chí chuyên ngành; báo điện tử và qua các hội nghị hội thảo.

Năm 2016, Hội nghị quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng giữa các đơn vị của Bộ với các Sở TTTT và các Doanh nghiệp được tổ chức tại miền Nam, qua Hội nghị góp phần tuyên truyền, quán triệt về vai trò quản lý của các Sở TTTT; vai trò của Doanh nghiệp và thúc đẩy việc phối hợp quản lý chất lượng đồng bộ từ trung ương tới địa phương.

- Thực hiện việc minh bạch hóa các văn bản pháp quy kỹ thuật theo yêu cầu của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Page 20: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

20 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam trong việc xây dựng TCVN và nâng cao nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa. Đặc biệt, Bộ TTTT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin” và tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm ngày Tiêu chuẩn Thế giới (14/10/2016).

- Tăng cường tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực và quốc tế, đặc biệt là diễn đàn tiêu chuẩn của APT và ITU-T, các diễn đàn tiêu chuẩn về CNTT, truyền thông khác…

MộT số địnH HướnG HOẠT độnG TrọnG TâM nĂM 2017

Công tác tiêu chuẩn hoá của Bộ tiếp tục theo hướng chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu trong các lĩnh vực: bưu chính, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh truyền hình, xuất bản. Các đối tượng tiêu chuẩn hóa cụ thể được tập trung như: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced; Xây dựng bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các thiết bị vô tuyến; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo trì công trình, hạ tầng viễn thông thụ động; Xây dựng bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn hoàn thiện bộ tiêu chuẩn an toàn thông tin theo ISO/IEC 27000, các TCVN về quản lý an toàn các hệ thống thông tin theo cấp độ an toàn, các tiêu chuẩn an toàn thông tin khác; Xây dựng các tiêu chuẩn về thông tin số và trao đổi thông tin (tiêu chuẩn âm thanh, hình ảnh, dữ liệu metadata…); Xây dựng bổ sung tiêu chuẩn để thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực thương mại điện tử, giao thông thông minh, ứng dụng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Xây dựng các TCVN hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận ICT.

Ngoài ra, Bộ TTTT sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn khác. Tăng cường giám sát và hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn CNTT trong cơ quan nhà nước theo quy định. Hoàn chỉnh và tổ chức triển khai hệ thống phần mềm quản lý đăng ký tiêu chuẩn dữ liệu đặc tả. Đồng thời thực hiện việc minh bạch hóa các văn bản pháp quy kỹ thuật theo yêu cầu của Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Hoạt động tiêu chuẩn hóa có vai trò quan trọng trong việc gỡ bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại, hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế, hướng tới người tiêu dùng, trợ giúp người khuyết tật, đảm bảo an toàn thiết bị, mạng lưới, đảm bảo việc kết nối, trao đổi thông tin đồng bộ thông suốt, đảm bảo an toàn thông tin mạng, chống lại các tấn công mạng, bảo vệ tính bí mật, riêng tư của thông tin và qua đó tạo sự tin cậy cho các bên giao dịch qua mạng. Các mục tiêu trên sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động tiêu chuẩn hóa của Bộ TTTT và giúp hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả trong thời gian tới.

Vụ Khoa học công nghệ, Bộ TTTT

Page 21: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 21

GOC QUẢN LÝ

i. nHữnG nội DunG Mới Cơ Bản CủA luậT BáO CHÍ nĂM 2016

Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi Luật Báo chí, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế; đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới.

Sáng 05/4/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Báo chí với số phiếu tán thành cao. Luật Báo chí năm 2016 gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Luật Báo chí năm 2016 sẽ là hành lang pháp lý quan trọng, với nhiều quy định mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí và công tác báo chí, mang tính thời đại, xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc và cụ thể cho việc phát triển báo chí trong giai đoạn tới, thể hiện trong các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công

dân:

Triển khai quy định của Hiến pháp 2013, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí và để hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay, đối tượng được phép ra báo chí không bao gồm tư nhân. Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua báo chí, công dân có quyền liên kết với cơ quan báo chí để hoạt động báo chí theo quy định. Báo chí có trách nhiệm truyền tải tiếng nói của người dân, bảo đảm quyền tự do ngôn luận của họ.

Luật Báo chí năm 2016 đã kết cấu Chương II với 04 điều quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, trong đó quy định công dân có quyền: Sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm

NHỮNG NỘI DUNG MỚI VÀ VIỆC TRIỂN KHAI

LUẬT BÁO CHÍ NĂM 2016nguyễn Văn Hiếu*

____________________________________________________* Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TTTT

Page 22: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)22

GOC QUẢN LÝ

báo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó.

Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo

chí:

Ngoài các đối tượng thành lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

Quy định trên cho phép các cơ sở giáo dục và tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học.

Thứ ba, về liên kết trong hoạt động báo chí:

Từ thực tiễn hoạt động báo chí, nhằm tạo điều kiện cho báo chí phát triển, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo chí tại Điều 37, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh

phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình. Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí.

Thứ tư, về quyền tác

nghiệp của báo chí:

Luật Báo chí năm 2016 đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.

Đồng thời, để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin chỉ khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên, khi thấy cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin.

Thứ năm, quy định về đạo đức nghề nghiệp

của người làm báo đã được luật hóa:

Cùng với việc quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ

Page 23: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 23

GOC QUẢN LÝ

đối với nhà báo trong luật, để nêu cao vai trò của nhà báo, trách nhiệm công dân của người làm báo, Luật Báo chí năm 2016 còn bổ sung, luật hóa, quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, trong đó Luật Báo chí năm 2016 quy định Hội nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm về đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ

của cơ quan báo chí:

Căn cứ từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan báo chí, để đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển, Luật Báo chí năm 2016 quy định: cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu; tạp chí khoa học hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản.

Luật Báo chí năm 2016 quy định mở hơn Luật Báo chí hiện hành về hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại điểm c khoản 2 Điều

21 quy định: Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí.

Như vậy các cơ quan báo chí có quyền thành lập, tham gia thành lập các đơn vị để kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật không cấm để tạo nguồn thu cho cơ quan báo chí.

Thứ bảy, về những hành vi bị cấm trong

hoạt động báo chí:

Luật Báo chí hiện hành chỉ quy định những điều không được thông tin trên báo chí, Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 gồm 13 khoản quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó gồm 09 khoản quy định về nội dung cấm đăng, phát trên báo chí và 04 khoản quy định về những hành vi cấm khác trong hoạt động báo chí.

So với Luật Báo chí cũ, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi so với Luật Báo chí hiện hành, có bổ sung một số hành vi như: Thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ

Page 24: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)24

GOC QUẢN LÝ

em, thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng...

Những hành vi cấm đăng, phát thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 2015, các hành vi bị cấm khác đã tương thích với Bộ Luật Dân sự và các luật khác, đảm bảo tính khả thi trong thực tế.

Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm:

Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí: Đăng tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin; đăng, phát đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.

Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại Điều 9 gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ chín, luật Báo chí năm 2016 đã quy định nhiều nội dung cởi mở và thông thoáng hơn so với quy định pháp luật báo chí hiện

hành, như:

Về điều kiện cấp thẻ nhà báo: Điểm c khoản 1 Điều 27 quy định: Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ (pháp luật báo chí cũ quy định là 03 năm).

Về đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí: Luật Báo chí năm 2016 quy định cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện gửi một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo trước khi văn phòng đại diện hoạt động 15 ngày (pháp luật báo chí hiện hành quy định phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông).

Về hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài: Luật Báo chí năm 2016 đã bỏ quy định phải xin phép cơ quan có thẩm quyền đối với việc phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài; cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài; hoạt động hợp tác với nước ngoài.

Thứ mười, luật Báo chí năm 2016 đã pháp

điển hóa quy định tại các Nghị định của Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để điều chỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về: Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí; thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí; hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, báo điện tử; phản hồi thông tin...

Page 25: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 25

GOC QUẢN LÝ

ii. Triển kHAi THi HÀnH luậT BáO CHÍ nĂM 2016

1. Phổ biến, quán triệt nội dung luật Báo

chí

Nhằm thống nhất trong triển khai thực hiện và quán triệt nội dung của Luật Báo chí năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đăng tải toàn văn Luật Báo chí năm 2016 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường đăng tải các nội dung cơ bản, điểm mới của Luật báo chí năm 2016; biên soạn tài liệu, xuất bản sách về Luật Báo chí để phục vụ các đối tượng liên quan.

Ngoài ra, Bộ cũng đã tổ chức 02 hội nghị tại Cần Thơ và Hà Nội để phổ biến, quán triệt các quy định của Luật Báo chí tới lãnh đạo Sở và lãnh đạo Phòng Báo chí xuất bản các Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh, truyền hình ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

2. xây dựng và ban hành các văn bản

hướng dẫn thi hành

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình

Chính phủ 02 Nghị định trong tháng 11/2016 gồm: Nghị định quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (quy định chi tiết nội dung nêu tại khoản 5, Điều 38); Nghị định về lưu chiểu điện tử đối với báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí (quy định chi tiết nội dung nêu tại khoản 4, Điều 52).

Để hướng dẫn thi hành Luật Báo chí năm 2016, Bộ đang hoàn chỉnh và sẽ ban hành 03 Thông tư quy định về trình tự thủ tục hướng dẫn Luật Báo chí: Thông tư quy định trình tự, thủ tục việc cấp phép báo in, báo điện tử; Thông tư quy định trình tự, thủ tục việc cấp phép báo nói, báo hình; Thông tư hướng dẫn cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.

Ngoài ra, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.

Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, sẽ là hành lang pháp lý quan trọng, với nhiều quy định mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí và công tác báo chí, mang tính thời đại, xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc và cụ thể cho việc phát triển báo chí trong giai đoạn tới./.

Page 26: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)26

GOC QUẢN LÝ

nHìn rA THế Giới

Trên thế giới, PMNM đã phát triển vượt bậc cả về công nghệ cũng như mức độ ảnh hưởng tới các lĩnh vực có liên quan như dữ liệu mở (Open Data), tài nguyên giáo dục mở (OER - Open Educational Resources), phần cứng nguồn mở (Open Hardware)…

Nếu như năm 2004, công cụ quản lý mã nguồn git chưa ra đời, thì hiện nay git đã trở thành công cụ cộng tác lập trình mạnh nhất thế giới. Điển hình là mô hình mạng xã hội dành cho lập trình viên github.com, đây là nơi lưu trữ kho code, nơi cộng tác làm việc của hàng chục ngàn người phát triển Linux (và vô số phần mềm nguồn mở khác) trên toàn thế giới.

Tính từ khi những lập trình viên Linux bắt đầu sử dụng git năm 2005 đến tháng 2/2015, đã có 11.800 cá nhân từ gần 1.200 công ty đóng góp cho nhân Linux. Các lập trình viên ở khắp mọi nơi trên thế giới làm trong mọi khung giờ, có thể cộng tác với nhau mượt mà là nhờ có công cụ quản lý mã nguồn mở git.

Các doanh nghiệp phần mềm truyền thống, theo đuổi mô hình phần mềm nguồn đóng trên thế giới trước đây không ủng hộ mô hình phát triển PMNM cũng đã thay đổi 180 độ trước những lợi ích không thể phủ nhận của PMNM, điển hình là Microsoft. Nếu như vào năm 2001, Steve Ballmer (CEO của Microsoft) đã ví hệ điều hành Linux là “căn bệnh

Phần mềm nguồn mở Việt Nam THÁCH THỨC CÒN ĐÓ

nguyễn Thế Hùng

Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02/03/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể "ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008" có thể coi là bước tiên phong của Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM). PMNM được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển đột phá về công nghệ, tuy nhiên, đến năm 2016, việc ứng dụng và phát triển PMNM vẫn còn ở khâu “thay đổi nhận thức”, trong khi PMNM trên thế giới đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Bài viết tổng kết lại các hoạt động về PMNM Việt Nam cũng như trên thế giới năm 2016 và những đề xuất chính sách đối với việc phát triển PMNM trong giai đoạn mới.

Page 27: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 27

GOC QUẢN LÝ

ung thư”, bởi hệ điều hành này đang xâm chiếm thị phần Windows trong phân khúc máy tính cá nhân, thì năm 2012, Microsoft thành lập công ty con là Microsoft Open Technology chuyên phát triển PMNM. Tháng 6 năm 2016, Microsoft công bố phần mềm .NET Core 1.0 theo giấy phép nguồn mở, và gần đây nhất là Microsoft gia nhập Linux Foundation, thậm chí Microsoft còn là thành viên bạch kim (cấp bậc thành viên cao nhất của Linux Foundation). Những động thái này của Microsoft làm giới công nghệ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tuy nhiên, những ai am hiểu lợi ích của PMNM thì không hề bất ngờ, vì một trong những lí do cho sự phát triển mạnh mẽ của PMNM chính là lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, PMNM còn là phương thức giúp thúc đẩy sáng tạo, đổi mới khoa học công nghệ thông qua việc hội tụ và tích lũy tri thức cộng đồng, qua việc cống hiến tài sản trí tuệ của các tổ chức và cá nhân những người tham gia thành tài sản chung cho cộng đồng nguồn mở.

nHữnG sự kiện PMnM lớn Trên THế Giới TrOnG nĂM 2016

Tháng 1 năm 2016: Quốc hội Pháp muốn bắt buộc các cơ quan hành chính nhà nước công khai mã nguồn các giải pháp phần mềm tùy chỉnh của họ. Thậm chí, Liên minh châu Âu (EU) còn cấp tiền cho việc nghiên cứu lập trình nguồn mở, bao gồm kiểm tra mã, kiểm thử an toàn và mã hóa.

Tháng 2 năm 2016: Trong một bài viết của John Allison - một sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu, có kinh nghiệm hơn 20 năm làm quản lý công nghệ thông tin và kỹ sư hệ thống –

đã tiết lộ về những khó khăn của ông khi đưa PMNM vào triển khai cho Không quân Mỹ trong thời gian phụ trách Trung tâm Điều hành hàng Không và Vũ trụ (AOC - Air and Space Operations Center). Điều này cho thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả quốc gia tiên tiến như Mỹ, PMNM cũng phải trải qua những quá trình đấu tranh rất vất vả để có chỗ đứng và vị thế trong những lĩnh vực then chốt.

Tháng 7 năm 2016: Ba Lan công bố đang hoàn tất chương trình dữ liệu mở quốc gia của mình.

Tháng 8 năm 2016: Văn phòng Điều hành Tổng thống của Mỹ công bố Chính sách mã nguồn Liên bang, trong đó yêu cầu trong vòng 3 năm tới, các cơ quan liên bang Mỹ sẽ phải xuất bản ít nhất 20% các phần mềm tùy chỉnh được làm mới của họ như là nguồn mở. Cũng trong tháng này, Cảnh sát Litva đã hoàn thành việc chuyển sang bộ phần mềm văn phòng nguồn mở LibreOffice và bắt đầu thử nghiệm chuyển đổi sử dụng Linux. Còn quân đội Ý cũng bắt đầu chuyển 8.000 máy tính sang sử dụng LibreOffice và đang thí điểm sử dụng phần mềm thư điện tử Zimbra.

Tháng 10 năm 2016, kho mã nguồn liên bang Mỹ (www.code.gov) được công bố. Cổng này sẽ phục vụ như là kho phần mềm của tất cả các phần mềm mà chính phủ Mỹ đang mua sắm hoặc xây dựng. Bản thân mã nguồn của cổng này cũng được cung cấp theo giấy phép Creative Commons Zero (đưa

toàn bộ bản quyền của mã nguồn này vào phạm vi công cộng). Cùng thời gian này, hạ viện Hà Lan đã phê chuẩn đưa vào luật quy định các tiêu chuẩn mở thành bắt buộc cho các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi

Page 28: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)28

GOC QUẢN LÝ

đó Ba Lan công bố sẽ tạo kho mã nguồn trung tâm, nhằm tạo thuận lợi cho việc chia sẻ và sử dụng lại các giải pháp CNTT-TT. Kho nguồn mở là một phần trong chiến lược chính phủ điện tử của Ba Lan và đã được áp dụng từ tháng 9/2016.

Tháng 11 năm 2016, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức đã quyết định dành 1,2 triệu EUR trong vòng 2 năm tới để tạo ra một cổng tổng hợp các tài nguyên giáo dục mở.

năm 2016, các doanh nghiệp đã liên tục đưa ra các ứng dụng phần mềm nguồn mở có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực công

nghệ và đời sống. Cụ thể:

Tháng 1 năm 2016, Engine Javascript Chakra của Microsoft trở thành mã nguồn mở trên github.

Tháng 2 năm 2016, IBM giới thiệu một công cụ phát triển mã nguồn mở mới được gọi là Quarks. Công cụ này được cho là sẽ giúp các nhà sản xuất và nhà lập trình phát triển ứng dụng của mình hiệu quả hơn, dựa trên dữ liệu từ các cảm biến của thiết bị Internet of Things (IoT). Trong khi đó, một thư viện mã nguồn mở của Google có tên gọi TensorFlow đang được các lập trình viên sôi sục nghiên cứu, vì được kỳ vọng giúp cho bất cứ ai có thể tạo ra chiếc máy tính thông minh có khả năng tự lập trình (công nghệ "máy học").

Tháng 3 năm 2016, Microsoft quyết định chia sẻ Software for Open Networking in the Cloud (SONiC) như một đóng góp của mình cho Open Compute Project (OCP), một tổ chức được thành lập bởi Facebook nhằm mục đích xây dựng thiết kế mở cho các server và phần cứng máy tính, giúp các công ty khác có thể xây dựng các trung tâm dữ liệu có kiến trúc điện toán hiện đại tương tự như những gì Facebook đang sử dụng để vận hành mạng xã hội khổng lồ của mình.

Tháng 4 năm 2016, Nginx, công ty quản lý hệ điều hành nguồn mở Nginx, nhận được khoản đầu tư 8 triệu USD từ hãng viễn thông Telstra (Uc). Công

ty 100 người này có ảnh hưởng rất lớn trên Internet vì Nginx cực kỳ phố biến: có tới 150 triệu website sử dụng máy chủ web Nginx và chiếm 49,2% trong tổng số 1.000 trang web đông người truy cập nhất thế giới sử dụng Nginx. Nginx vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh bao gồm IIS của Microsoft (chiếm 6,8%), Google Server (chiếm 9,8%) và Server Web Apache (chiếm 26,6%). Ngay cả NASA cũng sử dụng Nginx cho trang web truyền video từ tàu thăm dò Curiosity Mars tới hàng triệu người xem cùng lúc.

Cùng thời gian này, Tổ chức từ thiện chính thức của Google, Google.org cam kết sẽ trao tặng 20 triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới để phát triển công nghệ mã nguồn mở phục vụ cho người tàn tật.

Tháng 6 năm 2016, Software Heritage – Một dự án thư viện mã nguồn phần mềm khổng lồ ra mắt với tham vọng thu thập, bảo quản, và chia sẻ tất cả các phần mềm có mã nguồn được công bố công khai tại địa chỉ www.softwareheritage.org. Dự án được khởi xướng bởi viện nghiên cứu INRIA của Pháp vào năm 2015 và cho tới lúc ra mắt đã có 29 tổ chức tuyên bố ủng hộ dự án, đáng chú ý có công ty Microsoft là đối tác cung cấp hạ tầng Azuze và Viện nghiên cứu Dans là đối tác khoa học quốc tế của dự án.

Ngày 07 tháng 07 năm 2016, Facebook ra mắt dự án OpenCellular nhằm tạo ra một hệ sinh thái không dây mã nguồn mở. Không lâu sau đó, tháng 10 năm 2016, Facebook ra mắt một bộ switch quang học mang tên Voyager chuyên dùng trong các hạ tầng mạng, data center. Đặc biệt là Voyager được mở hoàn toàn thiết kế cho nên bất kỳ công ty nào cũng có thể sản xuất nó nếu muốn. Có thể nói Voyager là phát súng đầu tiên mà Facebook khơi mào để “cỗ xe tăng” mang tên OpenCellular tiến những bước xa hơn. Điều này được đánh giá là sẽ khiến Cisco, Huawei, Alcatel lo lắng vì rất có thể OpenCellular sẽ là một thế lực có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường

Page 29: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 29

GOC QUẢN LÝ

viễn thông có giá trị tới 500 tỉ USD.

Tháng 9 năm 2016, Microsoft vượt Facebook trở thành doanh nghiệp có số nhân viên tham gia đóng góp cho phần mềm nguồn mở nhiều nhất thế giới.

Tháng 10 năm 2016, WalmartLabs mở mã nguồn ứng dụng vận hành Walmart.com có tên gọi là Electrode nhằm ứng phó với việc Facebook ra mắt chợ bán hàng Facebook Marketplace. Đây là một trong những động thái cho thấy xu thế sử dụng PMNM để tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại, lợi thế về công nghệ.

CáC sự kiện PMnM đánG CHú ý ở ViệT nAM TrOnG nĂM 2016

Tháng 1 năm 2016, PMNM NukeViet chính thức ra mắt CMS phiên bản mới - thế hệ NukeViet CMS 4.0. NukeViet được coi là PMNM có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở Việt Nam, được duy trì từ năm 2004 và được phát triển liên tục cho đến ngày nay.

Ngoài NukeViet CMS được phát hành dưới dạng PMNM, nhóm phát triển NukeViet sau đó còn tung ra NukeViet Shop sử dụng cho bán hàng trực tuyến. Số lượng website sử dụng NukeViet CMS và NukeViet Shop ước tính trên 10.000 trang. Một số giải pháp khác của NukeViet cũng được sử dụng phổ biến, bao gồm: NukeViet Edu Gate là giải pháp cổng thông tin chuyên dùng cho các phòng, sở giáo dục với khả năng tích hợp với website các trường; NukeViet Portal là giải pháp cổng thông tin chuyên dùng cho doanh nghiệp; NukeViet eNews là giải pháp tòa soạn điện tử dựa trên phần mềm nguồn mở NukeViet… Trong thời gian tới, nhóm phát triển NukeViet cũng dự định ra mắt một sản phẩm nguồn mở có tên gọi NukeViet eGovernment dùng cho khối chính phủ. Sự phát triển liên tục của

NukeViet là tín hiệu đáng mừng vì trong khi hầu hết các sản phẩm nguồn mở của Việt Nam đa phần không tồn tại được quá 3 năm vì không thể kinh doanh được, thì NukeViet đã tìm ra con đường đi của mình.

Tháng 2 năm 2016, Tập đoàn VNPT đã có công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập đoàn gỡ bỏ toàn bộ phần mềm Microsoft Office và thay bằng LibreOffice nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm. Sau khi tái cơ cấu, với 15.000 nhân viên, chỉ riêng VNPT-Vinaphone sẽ cần tới 15.000 máy tính cho nhân viên làm việc, nếu số lượng máy tính này đều cần trang bị bộ phần mềm văn phòng thương mại và chi phí trung bình cho mỗi bộ phần mềm là 1 triệu đồng/năm hoặc 2 triệu đồng/lần (nếu mua số lượng lớn) thì sẽ cần tới 15 tỷ đồng/năm hoặc ít nhất là 30 tỷ đồng (nếu mua một lần, phần mềm mua một

Cổng thông tin của Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT xây dựng bằng phần mềm nguồn mở NukeViet.

(Ảnh chụp màn hình)

Page 30: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)30

GOC QUẢN LÝ

lần thường được hỗ trợ nâng cấp trong vòng 3 - 5 năm). Như vậy với việc sử dụng PMNM LibreOffice, tập đoàn VNPT trước mắt có thể tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, đồng thời tránh được án phạt vi phạm bản quyền với mức tiền phạt không hề nhẹ. Không những thế, khi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị cấm cửa kinh doanh tại các thị trường quốc tế do bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. Xu hướng chuyển sang sử dụng PMNM có thể là lối thoát cho các doanh nghiệp Việt Nam khi việc thanh tra, xử lý vi phạm bản quyền phần mềm ngày càng được siết chặt. Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có bản quyền phần mềm được nâng lên đến 500 triệu đồng. Thậm chí, vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị xử lý hình sự. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nghĩ đến chuyện sử dụng PMNM để thay thế.

Cũng trong tháng này, DrupalCamp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đây là sự kiện lớn đầu tiên của cộng đồng Drupal Việt Nam, là dịp để các chuyên gia, lập trình viên, những thành viên yêu

thích nguồn mở, đang làm việc với Drupal gặp gỡ, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm.

Tháng 3 năm 2016, với sự hỗ trợ của Open Knowledge Foundation và trường Đại học Thăng Long, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) tổ chức Ngày Dữ liệu Mở (OpenData Day) quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài cộng đồng OpenData Vietnam và VFOSSA, sự kiện cũng chào đón nhiều diễn giả và khách tham dự đến từ Nhân hàng thế giới (WorldBank), các NGOs (tổ chức phi chính phủ), cơ quan chính phủ, trường đại học và cả các đại diện đại sứ quán một số nước.

Tháng 4 năm 2016, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) chính thức ký hợp đồng cung cấp dịch vụ triển khai phần mềm quản lý tài nguyên số Dspace cho International Centre for Education In Islamic Finance (INCEIF) tại Malaysia. Đây là hợp đồng dịch vụ triển khai phần mềm quản lý thư viện dựa trên các nền tảng nguồn mở đầu tiên của công ty D&L tại thị trường nước ngoài.

Tháng 5 năm 2016, Cộng đồng OpenCPS ra mắt với

Page 31: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 31

GOC QUẢN LÝ

13 đơn vị, công ty thành viên. Hệ thống phần mềm lõi cho dịch vụ công trực tuyến do cộng đồng OpenCPS xây dựng đã phát hành bản chính thức đầu tiên vào 15/5/2016. OpenCPS được phát hành theo giấy phép nguồn mở AGPL, đây là phần mềm dịch vụ công trực tuyến được thiết kế tổng quát đáp ứng nghiệp vụ của tất cả các thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước. OpenCPS cung cấp giải pháp công nghệ sẵn sàng cho việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất (mức độ 4) và các mức độ thấp hơn mà không cần phải lập trình bổ sung ngoài phần xử lý nghiệp vụ cho từng chuyên ngành.

Tháng 9 năm 2016, sự kiện Software Freedom Day (SFD) hay còn gọi là Ngày hội Tự do Nguồn mở đã diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội với sự tham dự của hơn 500 sinh viên ngành CNTT, Điện tử viễn thông các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam như Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bưu chính Viễn thông… Software Freedom Day (SFD) là sự kiện thường niên, được tổ chức hằng năm vào ngày thứ Bảy tuần thứ ba của Tháng 9 trên toàn thế giới, dành cho bất cứ ai yêu và quan tâm đến nguồn mở. Cộng đồng nguồn mở Việt Nam đã hưởng ứng ngày hội này từ năm đầu tiên 2004 và liên tục duy trì, mở rộng. SFD đã trở thành một hoạt động chính thức của VFOSSA (CLB Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam). Sự kiện này có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy đào tạo và ứng dụng các công nghệ mở trong cộng đồng CNTT Việt Nam. Software Freedom Day 2016 được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ bảo trợ,

được tổ chức bởi VFOSSA, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam.

Tháng 10 năm 2016, kho học liệu mở là các bài giảng chính thống đầu tiên ở Việt Nam ra đời dưới sự hợp tác của Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES) và Cục Công nghệ Thông tin - Bộ GD&ĐT tại địa chỉ: https://elearning.moet.edu.vn, dự kiến trong năm 2017, các sản phẩm tham dự cuộc thi quốc gia “Thiết kế bài giảng e-Learning” năm 2016 sẽ được đưa lên kho dữ liệu này. Đây cũng là năm đầu tiên, sau 4 năm cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning được tổ chức, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu hướng tới xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource), OER được đưa thành một mục tiêu chính của cuộc thi.

Ngày 22/11/2016, Cục đường thủy nội địa Việt Nam khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức 3

Kho học liệu mở chính quy đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)

Page 32: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)32

GOC QUẢN LÝ

và 4. Các dịch vụ thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa này được xây dựng dựa trên phần mềm nguồn mở OpenCPS. Như vậy, trong thời gian ngắn OpenCPS đã chính thức đánh dấu sự hiện diện của mình trong lĩnh vực Dịch vụ công trong các Cơ quan quản lý Nhà nước.

nHữnG TÍn Hiệu Vui Từ sự THAY đỔi nHận THứC CủA DOAnH nGHiệP ViệT nAM

Phần mềm nguồn mở sau nhiều năm được vận động và thúc đẩy ở Việt Nam vẫn chưa thể phát triển rộng rãi thì nay, sự ra mắt của Công ty Cổ phần phát triển Nguồn mở và Dịch vụ FDS và phần mềm dịch vụ công trực tuyến OpenCPS cho thấy nhận thức của doanh nghiệp về cơ hội kinh doanh bằng PMNM đã thực sự thay đổi.

Trước đây doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng PMNM để phục vụ công việc kinh doanh, nhưng trường hợp của công ty FDS hoàn toàn khác, lần đầu tiên, dưới sự giúp đỡ của VFOSSA, một doanh nghiệp ở Việt Nam đã bắt tay xây dựng cộng đồng, xây dựng và phát triển một PMNM mới theo đúng cách làm chuẩn của thế giới. Đặc biệt hơn nữa trong trường hợp ra đời của phần mềm OpenCPS thì sự hình thành của phần mềm không phải từ yêu thích công nghệ mà hoàn toàn là một chiến lược kinh doanh: chiến lược kinh doanh phần mềm dựa trên phương pháp phát triển PMNM.

“Hiện tượng” này cho thấy độ chín về công nghệ, về hiểu biết, về phương pháp luận trong việc phát triển và kinh doanh phần mềm của doanh nghiệp Việt Nam đối với PMNM. Nó dần thay thế cho phương thức kinh doanh và phát triển phần mềm cũ theo kiểu độc quyền và phù hợp với xu thế chung của thế giới: làm việc cộng tác, chia sẻ giá trị và tri thức, chia sẻ công nghệ.

Theo cách kinh doanh phần mềm nguồn mở, tất cả tinh hoa công nghệ, thành quả sản phẩm sẽ

được công khai hoàn toàn trên Internet, chia sẻ tự do cho tất cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Một khi mọi thành quả và tinh hoa công nghệ được chia sẻ và hội tụ, sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết - Khi đó mọi người dân đều được lợi, quốc gia sẽ được lợi.

Lựa chọn phương thức phát triển PMNM để kinh doanh sẽ có nhiều thách thức, tuy nhiên hệ sinh thái kinh doanh của PMNM sẽ là một hệ sinh thái bền vững, một khi doanh nghiệp đã thiết lập được nó một cách hoàn chỉnh, rất khó để phá vỡ nó. Rõ ràng, lựa chọn làm PMNM với thương hiệu riêng chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đang tiến một bước tiến dài trong lĩnh vực nguồn mở so với việc bao năm nay chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ dựa trên các PMNM có sẵn.

VÀ nHữnG THáCH THứC Vẫn Còn đó…

Một sự kiện thông thể bỏ qua khi nhắc đến PMNM đó là Hội thảo Phát triển phần mềm nguồn mở Việt Nam được tổ chức định kỳ vào tháng 12 hằng năm ở quy mô quốc gia do Vụ Công nghệ Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức dưới sự phối hợp của VFOSSA. Mục tiêu của hội thảo năm 2016 vẫn là “thay đổi nhận thức” của cả cơ quan quản lý trung ương và địa phương đối với PMNM, trong khi vẫn còn nhiều thách thức:

- Cơ quan nhà nước muốn đòi hỏi phải có số lượng PMNM phong phú và nguồn nhân lực về PMNM tốt thì mới ứng dụng PMNM trong các cơ quan nhà nước. Nhưng nhìn ở góc độ doanh nghiệp, muốn có nhiều PMNM thì doanh nghiệp phải thấy cơ hội và thị trường rộng mở, thị trường nguồn nhân lực cũng đòi hỏi tương tự.

- Các doanh nghiệp CNTT lớn ở trong nước còn ngờ vực về tính hiệu quả kinh doanh khi sử dụng phương pháp phát triển phần mềm theo dạng PMNM, việc này kéo theo sự nghi ngại của các nhà quản lý về việc triển khai và thúc đẩy phát triển

Page 33: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 33

GOC QUẢN LÝ

PMNM. Trong khi, ở góc độ quản lý, các nhà quản lý phải xây dựng môi trường tốt nhằm thúc đẩy PMNM phát triển để giới doanh nghiệp vào cuộc và hưởng ứng rộng rãi hơn.

- Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cho đến nay mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các văn bản mang tính khuyến khích các cơ quan nhà nước ứng dụng PMNM mà chưa tạo được môi trường để thúc đẩy PMNM phát triển. Đơn cử, các dự án mời thầu phần mềm còn vi phạm các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mở, ứng dụng PMNM. Việc đưa các phần mềm đóng, công nghệ đóng, dựng hàng rào kỹ thuật nhằm "chỉ định" một vài công nghệ, phần mềm nguồn đóng, từ đó loại bỏ PMNM khỏi các dự án này, sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả, minh bạch của dự án.

- Sự phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một cản trở. Đặc biệt, sự giám sát thực thi chính sách lỏng lẻo khiến cho nhiều chính sách về PMNM được ban hành nhưng không thể đi vào đời sống.

THAY CHO lời kếT

Một khi các cơ quan quản lý nhà nước cho là việc ứng dụng và thúc đẩy phát triển PMNM là trách nhiệm từ phía doanh nghiệp, không phải là trách nhiệm của

chính phủ thì việc phát triển PMNM cho các cơ quan nhà trước sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Việc ứng dụng và phát triển PMNM muốn lớn mạnh thì nó cần một sức cầu đủ lớn, quy luật thị trường sẽ tự động điều tiết nguồn cung. Do vậy, cách làm đơn giản nhất trong bối cảnh hiện nay để thúc đẩy PMNM đó là chính phủ cần quy định tất cả các gói thầu phát triển phần mềm nội bộ, phần mềm đặt hàng phải được phát triển theo phương pháp PMNM và cung cấp theo giấy phép PMNM (tức là áp dụng một chuẩn chung về quy trình phát triển phần mềm và giấy phép phần mềm đối với các phần mềm được chính phủ đặt hàng). Bước đi cụ thể này của các cơ quan quản lý sẽ ngay lập tức tạo ra thị trường và thúc đẩy các doanh nghiệp đi theo xu hướng mở, từ đó các vấn đề về nhân lực, đào tạo… sẽ dần được thị trường điều chỉnh. Khi đó, PMNM sẽ trở thành một điểm tựa để đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh và phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tài liệu tham khảo

[1]. https://git-scm.com; http://arstechnica.com.

[2]. http://www.vietnamplus.vn; http://vnreview.vn; http://genk.

vn; http://ictnews.vn.

[3]. http://letrungnghia.mangvn.org/Government.

[4]. http://vfossa.vn.

Page 34: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)34

GOC QUẢN LÝ

Chiêu bài đanh trao khai niêm “XA HỘI DÂN SỰ” và âm mưu của cac thế lực thù địch

lê Hải

LTS: Trong số tháng 11 năm 2016, Tạp chí CNTT&TT đã giới thiệu tới bạn đọc về “xã hội dân sự” bị đánh tráo tinh vi bằng sự xảo biện về lý thuyết và thủ đoạn xảo quyệt trong hành động.

Đầu tiên, sự đánh tráo đã thể hiện qua chiêu bài phi chính trị hóa xã hội dân sự, tuyệt đối hóa sự độc lập của xã hội dân sự với nhà nước. Số tạp chí kỳ này tiếp tục làm rõ một số chiêu bài đánh tráo khái niệm “xã hội dân sự” và sự thất bại nhìn thấy trước của các thế lực thù địch.

(tiếp theo kỳ trước)

Hai là, truyền bá, áp đặt xã hội dân sự theo mô hình dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam. Không thể phủ nhận mô hình và vai trò tích cực của xã hội dân sự thời kỳ đầu giai cấp tư sản đứng lên giành chính quyền, cũng như những phong trào xã hội đấu tranh đòi dân sinh, dân quyền của quần chúng lao động trong xã hội tư bản góp phần mở ra những lý tưởng, chân giá trị về tự do, bình đẳng, bác ái của nhân loại. Hiện nay, trong xã hội tư bản hiện đại, khu vực xã hội dân sự tiếp tục có vai trò

quan trọng trong việc bảo đảm an sinh và giữ sự cân bằng tương đối của một xã hội tư bản còn đầy rẫy những mâu thuẫn không thể khắc phục. Với nhà nước tam quyền phân lập tại các nước phương Tây, xã hội dân sự được coi là lực lượng thứ tư điều hòa, phối hợp, liên kết tạo thành quyền lực nhà nước theo mô hình “tứ quyền liên kết” (lập pháp - hành pháp - tư pháp - công luận).

Không thể phủ nhận xã hội dân sự là một thành tựu của nhân loại. Tuy nhiên, sự hình thành của xã hội dân sự luôn phụ thuộc và mang tính đặc thù của mỗi chế độ chính trị, trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia; không thể có một mẫu số chung cho tất thảy. Bản thân C. Mác khi nghiên cứu về xã hội công dân cũng khẳng định: “Nhà nước chính trị... chỉ có thể dung nhận sự tồn tại của xã hội công dân dưới một hình thức phù hợp với quy mô của nhà nước chính trị”(3).

Song, mô hình xã hội dân sự kiểu dân chủ tư sản thường bị chính giới phương Tây thổi phồng lên thái quá như là một thứ quyền lực độc lập siêu năng

_______________________________________________________

(3) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 493

Page 35: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 35

GOC QUẢN LÝ

sẽ đưa các xu hướng phát triển của nhân loại sang nền văn minh mới, không còn đấu tranh giai cấp (“siêu giai cấp”), là “nhà nước phúc lợi chung”, trao quyền tự do tuyệt đối cho người dân, bảo đảm phúc lợi cho tất cả mọi người (?!). Sự thực, không có và không bao giờ tồn tại thứ nhà nước tư sản “siêu giai cấp” đó trong lòng một xã hội tư bản luôn đầy rẫy những mâu thuẫn, chia rẽ. Đó chẳng qua là biện hộ của thứ chủ nghĩa dân túy mị dân mà giai cấp tư sản hiện đại vẫn thường sử dụng để cố che đậy những xung đột chính trị - xã hội ngày càng gay gắt trong lòng nó, nhưng vô vọng khắc phục, vì xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất bình đẳng xã hội, nạn khủng bố, chính biến, ly khai… thường trực phơi bày ra trước mắt, trở thành cơn ác mộng đối với các nước châu Âu và Mỹ hiện nay.

Bởi vậy, mọi sự áp dụng rập khuôn, máy móc tự thân từ bên trong hay áp đặt khiên cưỡng do các thế lực từ bên ngoài, theo một mô hình xã hội dân sự chung nhất, đều là phản khoa học. Càng không thể chấp nhận thứ mô hình xã hội dân sự có sự đối lập cực đoan với nhà nước đã bị làm biến dạng qua bàn tay nhào nặn của các thế lực thù địch, hòng tạo tiền đề hình thành các tổ chức, phong trào chống đối, thực hiện các kịch bản lật đổ phi vũ trang như từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Do đó, ngoài những đặc trưng chung, quá trình hình thành các tổ chức hội ở nước ta có những đặc trưng riêng, tương thích với những đặc thù về thể chế chính trị, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa của đất nước và năng lực quản lý của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Cần cảnh giác và ngăn chặn không để du nhập, áp đặt hình thành mô hình xã hội dân sự theo kiểu dân chủ tư sản không phù hợp với điều kiện của đất nước; không để các thế lực nước ngoài chi phối các tổ chức hội ở nước ta. Bảo đảm sự hình thành, hoạt động của các tổ chức xã hội thực sự xuất phát từ nhu cầu thiết thực, hợp pháp của nhân dân,

được tổ chức, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Ba là, mặc nhiên biến xã hội dân sự vốn là bô phận phức hợp của đời sống xã hội dung chứa nhiều quan hệ xã hội, nhiều giai cấp, tầng lớp và nhiều định chế xã hội khác nhau thành một tập hợp người đồng dạng, đồng quan điểm, bình đẳng và phi giai cấp. Việc “lập lờ đánh lận con đen” và khuếch trương về một xã hội dân sự như một khối người đồng dạng, thống nhất, được cấu thành bởi những yếu tố đồng nhất, phi giai cấp, phi xung đột lợi ích là một cách cố tình đơn giản hóa về xã hội dân sự hòng phỉnh dụ, lừa mị và ru ngủ những sự ngây thơ về chính trị, qua đó nhân rộng mô hình xã hội dân sự giả hiệu, mà ở đó các tổ chức “xã hội dân sự hiền hòa” và các thành viên của nó dễ dàng trở thành các công cụ chính trị dưới bàn tay điều khiển của các thế lực thù địch.

Trái với quan điểm đó, như trên đã phân tích, xã hội dân sự mang bản chất giai cấp, tính chất chính trị rất sâu sắc, là môi trường của các cuộc đấu tranh giai cấp trên mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, đến tư tưởng, văn hóa... Về bản chất, xã hội dân sự là khu vực dung chứa nhiều tổ chức, cá nhân đa lợi ích, đa thành phần xã hội, với những mối quan hệ và liên kết mềm tự nguyện, tự quản, tính thống nhất, đồng thuận không cao. Trong nội bộ mỗi tổ chức xã hội dân sự luôn xảy ra xung đột và đấu tranh lợi ích, là khu vực không thuần nhất và thiếu tính nhất quán; cơ cấu tổ chức và các thành viên hợp nhất hay ly tán bất cứ khi nào. Do tính chất đa dạng và phức tạp này mà các lực lượng, phe phái, đảng phái chính trị luôn tìm cách chi phối, vận động, lôi kéo lực lượng xã hội dân sự đi theo mục tiêu chính trị của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Để chống phá nước ta, các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước cũng triệt để lợi dụng đặc điểm trên để mua chuộc, chi phối, lợi dụng, lôi kéo các tổ chức hội nhằm thực hiện mưu đồ chính

Page 36: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)36

GOC QUẢN LÝ

trị đen tối của chúng.

Đặc biệt, do mang tính đa dạng về lợi ích, thành phần, nên xã hội dân sự cũng mang tính đa dạng, đa nguyên về tư tưởng. Đặc trưng này phản ánh tính chất phức tạp về tư tưởng, văn hóa trong đời sống xã hội dân sự. Do đó, sự hình thành của xã hội dân sự còn chứa đựng nguy cơ xuất hiện, hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng ta, dẫn tới đa nguyên về tư tưởng, là tiền đề dẫn đến đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam.

Chính sự phức tạp, không đồng nhất trên nên vấn đề định hướng, quản lý đối với xã hội dân sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đảng chính trị cầm quyền, các chính phủ, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nhằm bảo đảm ổn định chính trị, xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vấn đề quản lý, định hướng sự phát triển của xã hội lại càng trở nên cấp bách khi sự hình thành của các tổ chức hội và các chế định điều tiết nó vẫn chưa ổn định, luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch trong nước lợi dụng vào các hoạt động chống đối chính quyền và các thế lực nước ngoài chi phối, lũng đoạn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ, chủ quyền quốc gia.

Ngoài ba cách đánh tráo khái niệm nổi bật trên, các thế lực thù địch còn đưa ra nhiều cách hiểu sai lệch, phiến diện khác về xã hội dân sự, như đơn giản hóa và đồng nhất giữa khái niệm xã hội dân sự với tổ chức xã hội dân sự hay với NGO; cổ xúy một chiều nền dân trị trên cơ sở thúc đẩy xã hội dân sự song song với hạ thấp lòng tin vào vai trò nhà nước, đồng đẳng trình độ phát triển và văn hóa giữa các quốc gia; lập luận rằng, toàn cầu hóa kinh tế tạo lập một “thị trường toàn cầu” và đến lượt mình, thị trường toàn cầu đòi hỏi phải toàn cầu hóa chính trị - lấy những tiêu chí của nhà nước phương Tây làm chuẩn mực cho một mô hình “nhà nước toàn cầu”,

trong đó coi mô hình xã hội dân sự tư sản là duy nhất đúng, thần tượng hóa những “giá trị phương Tây” và thực hiện chính sách “tẩy não” giới trẻ Việt Nam; thúc đẩy xã hội dân sự với thúc đẩy dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên, đòi hỏi cho ra đời các tổ chức xã hội độc lập như “công đoàn độc lập”…

Dù đánh tráo khái niệm bằng cách thức, thủ đoạn nào, thì mục đích cuối cùng của các thế lực thù địch là âm mưu tập hợp lực lượng dưới danh nghĩa “xã hội dân sự” để cho ra đời ngày càng nhiều cái gọi là các “hội”, “đoàn”, “nhóm”, “mạng lưới” ở Việt Nam phát triển thành một lực lượng đông đảo, lớn mạnh, có tiếng nói trong đời sống xã hội, tăng cường hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước ta, tập trung gây rối loạn về an ninh chính trị và trật tự xã hội, tác động phân hóa nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo áp lực dư luận, âm mưu từng bước vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, mở đường cho sự xuất hiện công khai, hợp pháp của các tổ chức chính trị đối lập. Sự chống đối của các tổ chức xã hội dân sự trá hình trên đều đeo mặt nạ dưới danh nghĩa các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của con người, do đó việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, thậm chí có thể tạo nên những phản ứng trái chiều từ dư luận xã hội và thường tạo cớ để các nước phương Tây phản ứng, can thiệp.

sự THấT BẠi nHìn THấY TrướC CủA nHữnG Mưu đô...

Ngay từ khi đất nước đổi mới, tại Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Trong điều kiện nước ta hiện nay không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập... Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận”(4). Hội

_____________________________________________________________________________________________ (4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, tr. 125

Page 37: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 37

GOC QUẢN LÝ

nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013, về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục giữ vững quan điểm “không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước”.

Như vậy, chống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, chống việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập là quan điểm nhất quán của Đảng ta, là nhiệm vụ phải kiên quyết thực hiện để đất nước ta, dân tộc ta ổn định và phát triển. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 86 năm qua, trong vô số những đảng phái chính trị khác, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam được cả dân tộc và toàn thể nhân dân Việt Nam lựa chọn là người duy nhất cầm quyền, là người duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nền chính trị nhất nguyên với vai trò lãnh đạo của Đảng ta được thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định và kiểm nghiệm như một tất yếu của lịch sử, từ khát vọng của nhân dân, liên quan tới vận mệnh của dân tộc.

Hiện nay, hoạt động của các tổ chức phản động đội lốt xã hội dân sự ngày càng tinh vi, có toan tính kỹ lưỡng, mưu đồ lâu dài. Chúng triệt để tiếp thu kinh nghiệm bạo động, lật đổ ở các nước; lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội để hô hào, reo

rắc tư tưởng phản động, tập hợp lực lượng đông đảo một cách nhanh chóng, đào tạo - huấn luyện kỹ năng bạo động trực tuyến, vũ trang ảo, cung tiền và chiêu dụ các đối tượng, nhất là thanh niên trong nước ra nước ngoài để huấn luyện; đẻ ra những thứ tổ chức dị dạng và ngang nhiên công khai nó để giành kéo quần chúng và đối chọi trực tiếp với những tổ chức chính trị - xã hội chính thống của ta… khiến sự chống phá hết sức nguy hiểm, khó lường.

Nhưng, mọi âm mưu và hành động cố tình đòi đa nguyên, đa đảng, trong đó có mưu toan lợi dụng những dạng thức “xã hội dân sự” trá hình tạo “mầm mống” thành lập các tổ chức chính trị đối lập, phủ định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đi ngược lại, phản bội lại lợi ích của quốc gia - dân tộc, của nhân dân. Ý đồ đó của một thiểu số cá nhân bất mãn, cơ hội chính trị, trục lợi chính trị, phản động hoàn toàn lạc lõng, xa lạ với ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Mọi âm mưu đi ngược lại với quỹ đạo phát triển tiến bộ của lịch sử dân tộc, phản bội lại lợi ích của quốc gia, của đồng bào mình, dù dã tâm nham hiểm và ngoan cố đến đâu, cũng đều sẽ thất bại.

Sự lãnh đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước ta

Page 38: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)38

GOC QUẢN LÝ

đối với các tổ chức xã hội là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi bắt buộc nhằm hướng các tổ chức này phát triển lành mạnh, hoạt động phục vụ cho lợi ích của toàn thể nhân dân, vì sự phát triển chung của đất nước. Tại Việt Nam, các tổ chức xã hội không phải đối trọng, đối kháng, đối lập với Nhà nước và thị trường, mà có ảnh hưởng phối hợp, điều tiết, phản biện, góp phần hàn gắn những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và là đối tác củng cố vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là lực lượng đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa quan liêu, những thoái hóa, biến chất của bộ máy nhà nước, đồng thời tập hợp lực lượng từ mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, xây dựng Nhà nước và xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhà nước và các tổ chức xã hội đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, quy tụ chung quanh Đảng ta, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội đã được nhân dân ta, Đảng ta lựa chọn. Ơ nước ta, hoạt động của các tổ chức xã hội không thể coi việc thực hiện các mục tiêu xã hội là tự thân, duy nhất, mà còn cần kết hợp hài hòa và hướng đến mục tiêu củng cố, tăng cường niềm tin và sự ủng hộ của mỗi người dân, các tổ chức xã hội đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tính độc lập của các tổ chức xã hội ở Việt Nam là sự độc lập về tổ chức và hoạt động, tuyệt đối không tồn tại sự độc lập về chính trị. Các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội ở Việt Nam không có đường lối chính trị riêng, tổ chức và hoạt động của các tổ chức này theo định hướng chính trị, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi, bảo đảm tính tự chủ, tự

quản, tính độc lập của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, trong mọi chủ trương, mọi quyết sách của mình; Nhà nước không can thiệp sâu mang tính mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của các tổ chức xã hội.

Tính ưu việt trong quản lý xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng những đặc điểm văn hóa, xã hội, lịch sử đặc thù của nước ta, như tính cố kết làng xã bền chặt, nguồn gốc chung một giọt máu đào con Rồng, cháu Tiên, truyền thống mấy nghìn năm đoàn kết dựng nước và giữ nước của các dân tộc anh em, 54 dân tộc anh em sống quần cư không dân tộc nào có lãnh thổ riêng biệt, sự tập trung quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương trên cơ sở quy định của pháp luật... là hệ cơ sở để chúng ta không có bất cứ lý do nào áp dụng mô hình xã hội dân sự kiểu dân chủ tư sản vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để khu vực các tổ chức hội ngày càng phát triển tích cực, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, thể hiện mạnh mẽ việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng và thực chất ở nước ta./.

Page 39: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 39

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

TỔnG QuAn sự PHáT Triển CủA MnP Trên THế Giới

Năm 1997, Singapore là quốc gia đầu tiên thực hiện chuyển mạng giữ số (MNP) trên thế giới. Năm 1999, Anh và Hà Lan thực hiện MNP tại châu Âu. Sau đó, các nước khác trên thế giới cũng đã thực hiện vào các năm tiếp theo. Cho đến nay, đã có gần 80 quốc gia trên thế giới thực hiện triển khai MNP (Hình 1).

Cụ thể thời gian các quốc gia thực hiện MNP như Bảng 1.

Làm gì để triển khai Chuyển mạng giữ số thành công?Làm gì để triển khai Chuyển mạng giữ số thành công?

đỗ Hữu Tuyến

Chuyển mạng giữ số (MNP - Mobile Number Portability) là dịch vụ cho phép người dùng di động chuyển mạng mà vẫn giữ được số thuê bao của mình. Nhìn tổng thể từ cơ quan quản lý nhà nước, nếu triển khai thành công, MNP sẽ thúc đẩy sự phát triển về chất lượng của thị trường viễn thông di động cũng như đem lại nhiều lợi ích quốc gia khác. Để triển khai MNP, vai trò của cơ quan quản lý (tại Việt Nam đại diện là Cục Viễn thông) là rất quan trọng khi mà toàn bộ công việc: đầu tư, triển khai hệ thống, xây dựng thông tư hướng dẫn, điều hành, quản lý nhà mạng… đều mới mẻ với thị trường Viễn thông trong nước, cần phải có sự tư vấn cũng như tham khảo từ các nước trên thế giới đã từng triển khai MNP.

- Các quốc gia tô đậm: đã thực hiện MNP, càng đậm tương ứng thời gian càng lâu- Các quốc gia màu trắng: chưa hoặc đang có kế hoạch triển khai

Hình 1: Bản đồ các nước triển khai MNP trên thế giới [1].

Page 40: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)40

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Có thể nhận thấy, chuyển mạng giữ số là xu thế chung của thế giới khi thị trường di động đi vào giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng triển khai có hiệu quả MNP. Chuyển mạng giữ số được coi là bắt buộc phải có tại các thị trường phát triển, đặc biệt là các nước phương Tây, do sự linh hoạt, tự do mà nó cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, trong nhiều trường hợp, MNP không phải là giải pháp thích hợp cho sự phát triển chung. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu và đầu tư chính sách từ những cơ quan quản lý chịu trách nhiệm điều phối hoạt động mạng di động viễn thông trong nước.

kinH nGHiệM MộT số QuốC GiA TừnG Triển kHAi MnP

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển và có thị trường viễn thông có nhiều điểm tương đồng. Bài viết sẽ giới thiệu việc triển khai tại một số nước Nam Á (Pakistan, Ấn Độ) và một số kinh nghiệm của các nước từng gặp khó khăn trong quá trình triển khai

MNP để chúng ta có thể tham khảo.

Pakistan

Đầu năm 2006, Pakistan giới thiệu MNP, trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Nam Á triển khai MNP. Theo Cơ quan quản lý mạng di động của Pakistan, triển khai MNP được tiến hành trong 2 năm: việc thông báo thực hiện từ 2004 và chính thức áp dụng cho khách hàng từ tháng 3 năm 2006. Bộ Viễn thông Pakistan (PTA) là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối, kết hợp với các nhà mạng để đảm

Bảng 1 - Thời gian thực hiện MNP tại các quốc gia trên thế giới [1]

Năm Quốc gia Năm Quốc gia1997 Singapore 2007 New Zealand, Canada, Israel, Latvia

1999 Anh, Hà Lan, Hồng Kông 2008Brazil, Bulgaria, Ai Cập, Macedonia, Malaysia, Mexico, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ

2000 Tây Ban Nha, Thụy Sĩ 2009 Cộng hòa Dominican, Ecuador

2001 Australia, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch 2010Albania, Argentina, Jordan, Peru, Thái Lan, Ấn Độ

2002 Bỉ, Đức, Ý, Bồ Đào Nha 2011 Colombia, Georgia, Ghana, Bahrain, Kenya2003 Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Mỹ 2012 Belarus, Chile2004 Síp, Hungary, Iceland, Lit-va, Slovakia, Hàn Quốc 2013 Kuwait, Moldova, Nigeria, Nga2005 Luxembourg, Slovenia, Đài Loan, Estonia, Malta 2014 Armenia, Azerbaijan, Honduras

2006Croatia, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Pakistan, Oman, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Nam Phi

2015 Kazakhstan, El Salvador, Senegal

Page 41: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 41

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

bảo quá trình chuyển đổi diễn ra trơn tru, linh hoạt, đảm bảo cho mọi khách hàng có thể sử dụng dịch vụ. Việc triển khai này áp dụng cùng một loạt các cải cách khác mà Chính phủ đã phê duyệt, bao gồm thông qua việc cấp phép cho sự phát triển mạng di động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng thuê bao di động.

Tại Pakistan, các nhà mạng mới rất ủng hộ MNP, tuy nhiên, các nhà khai thác lớn và lâu đời tại quốc gia này có nhiều động thái không hợp tác. PTA phải tổ chức rất nhiều cuộc họp để đi đến phương án thống nhất với tất cả 6 nhà mạng tại Pakistan để thông qua các hướng dẫn, quy tắc chung. Công nghệ được thống nhất là áp dụng một cơ sở dữ liệu tập trung và phi tập trung. Cơ sở dữ liệu tập trung được vận hành bởi một cơ quan độc lập (PMD), đồng thời là sở hữu của tất cả các nhà khai thác, hội đồng quản trị gồm đại diện từ các nhà khai thác, PTA và một công ty Viễn thông của Chính phủ. Đồng thời mỗi nhà mạng vẫn duy trì cơ sở dữ liệu riêng của mình liên kết với cơ sở dữ liệu tập trung, nâng cấp công nghệ và quá trình định tuyến, chuyển mạch để tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ.

Cho đến nay, có thể coi MNP tại Pakistan đã thành công trong công tác quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển mạng chỉ khoảng 2 – 3% (thuê bao trả trước: 2 - 3%, thuê bao trả sau: 0 - 1%); thời gian chuyển mạng trung bình là 4 ngày. Đây là con số không đúng với dự đoán trước khi ra mắt MNP, và các chuyên gia thừa nhận rằng tác động của dịch vụ với thị trường di động nói chung không đạt kết quả như mong đợi.

Lý do được đưa ra cho tỷ lệ chuyển mạng thấp như vậy bao gồm: giá cước, chất lượng mạng, vùng phủ sóng và các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS). Khi chuyển mạng, các dịch vụ khác như chuyển cuộc gọi, các chương trình áp dụng cho bạn bè, gia đình, và các dịch vụ tương tự khác đều bị ảnh hưởng. Thuê bao chuyển số sang mạng khác không thể

nhận được những khoản thưởng hay lợi ích từ các tính năng cũ. [2]

ấn độ

Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất ở Nam Á với GDP khoảng 3.288 tỷ USD trong năm 2008 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 2009), đã xem xét áp dụng các MNP từ năm 2006. Cơ quan quản lý Viễn thông Ấn Độ (TRAI) là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai, tuy nhiên sau nhiều lần trì hoãn, đến năm 2010, MNP mới chính thức được cung cấp. Theo quy định, các thuê bao di động phải đảm bảo có thời gian hòa mạng tối thiểu 90 ngày mới đủ điều kiện áp dụng chuyển mạng cho số di động của họ. Sau khi chuyển sang nhà mạng mới, họ phải cam kết sử dụng tiếp trong 90 ngày trước khi chuyển mạng một lần nữa. Thời gian chuyển mạng tối đa là 4 ngày làm việc (trừ thứ 7, Chủ nhật). Thời gian không có dịch vụ trong khi chuyển mạng giữa 2 nhà mạng tối đa 2h. Điều này nhằm mục đích hạn chế việc chuyển mạng ồ ạt để hưởng những chính sách ưu đãi ngắn hạn của các nhà mạng dành cho khách hàng.

Với thị trường di động hơn 500 triệu thuê bao và đang phát triển, chỉ đứng sau Trung Quốc, các nhà quản lý Ấn Độ cho rằng sự ra đời của MNP sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt của 4 nhà mạng hiện có, giúp chất lượng dịch vụ tăng lên đáng kể. Theo nghiên cứu của LIRNE, Ấn Độ có tổng chi phí thuê bao di động hàng tháng thấp, trung bình 6,04 USD/tháng đối với thuê bao trả trước, tỷ lệ cuộc gọi thuộc nhóm thấp trên thế giới, MNP ra đời với hi vọng sẽ cải thiện điều này, cung cấp sự linh hoạt cho các thuê bao mà họ cần. Một câu hỏi đặt ra là với thị trường di động chưa bão hòa như Ấn Độ, khi vẫn có nhiều nhà khai thác thâm nhập thị trường, số lượng thuê bao vẫn đang tăng, thị trường chưa bão hòa, việc áp dụng MNP tại thời điểm đó liệu đã thích hợp? Và với thị trường di động phần lớn được tạo nên từ các thuê bao trả trước, khoảng 94,8% (TRAI, 2010), các tác động của MNP trên thị trường này

Page 42: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)42

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

liệu có đúng như mong đợi?

Trên thực tế, với thị trường có tỷ lệ thuê bao trả trước cao, việc sử dụng song song nhiều SIM di động để tận hưởng chính sách ưu đãi của các nhà mạng khác nhau là điều dễ hiểu, do đó họ không quan tâm đến MNP, họ chỉ quan tâm nhà mạng nào có dịch vụ tốt, giá cả rẻ hơn, nhiều ưu đãi hơn. Tại Ấn Độ, ước tính rằng tỷ lệ chuyển mạng hàng năm chỉ là 2% trong 5 năm sau khi tung ra dịch vụ. Tuy nhiên, MNP có vai trò quan trọng trong việc gia tăng chất lượng và dịch vụ di động. [2]

Một số thị trường khác

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến cho tỷ lệ chuyển mạng thấp, không mang lại kết quả như mong đợi, nguyên nhân do đặc thù riêng của mỗi quốc gia, hoặc do quản lý yếu kém trong quá trình triển khai. Ví dụ:

- Tại Philippines, người dân không chuyển được mạng do các nhà mạng tìm cách hạn chế kĩ thuật những cuộc gọi liên mạng, điều này dẫn đến 95 - 98% các cuộc gọi ở nước này là nội mạng, khách hàng phải dùng nhiều SIM khác nhau, gọi cho ai phải lắp SIM mạng đó.

- Tại Mỹ, chính sách MNP được áp dụng trên toàn quốc vào 5/2004. Mặc dù chỉ mất 2 giờ để các nhà mạng thực hiện yêu cầu chuyển mạng giữ số cho thuê bao, và các thuê bao không phải trả bất kì khoản phí nào. Tuy nhiên, các thuê bao hầu như không hào hứng với nó. Một trong những lí do là chiến lược “khoá” thuê bao của các nhà mạng Mỹ. Dù không mất phí chuyển mạng, song thuê bao Mỹ lại vướng các loại phí khác. Chẳng hạn, các thuê bao từng nhận các khoản trợ phí, khuyến mãi vào thời điểm đăng kí dịch vụ của nhà mạng đang dùng, và họ phải cam kết sử dụng dịch vụ trong 2 năm. Ngoài ra, họ bị vướng vào các điều khoản phức tạp khác trong hợp đồng với nhà mạng hiện tại, như các khoản chi phí bồi hoàn hợp đồng. Có một yếu tố nữa khiến các thuê bao Mỹ không chuyển mạng là mặc dù không hài lòng với dịch vụ di động hiện tại, song họ cũng không nghĩ rằng chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà mạng khác tình hình sẽ được cải thiện hơn.

- Tuyên truyền kém cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ sử dụng dịch vụ MNP. Một khảo sát thực hiện tại Anh năm 2001 cho thấy cứ 10 thuê bao lại có 3 người

Page 43: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 43

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

được các hãng di động tư vấn rằng không thể giữ số khi chuyển mạng, mặc dù chính sách MNP đã được thực hiện tại Anh từ năm 1999. Tiếp tục khảo sát vào năm 2003 tại Anh, trong 10 người vẫn có 1 người không biết đến chính sách MNP.

- Ngoài ra, ở một số nước, do quản lý chưa tốt, dẫn đến việc nhà mạng gây nhiều khó khăn cho khách hàng, khiến tỷ lệ chuyển mạng ở mức thấp. Ví dụ quy trình chuyển mạng giữ số có thể mất tới 30 ngày, mặc dù thực tế chỉ cần khoảng 3 - 5 ngày là xong; phí chuyển mạng cao và chi phí này do khách hàng trả; thủ tục rườm rà; chính sách hỗ trợ giá thiết bị đầu cuối, cam kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng…

nHận địnH sự PHáT Triển MnP TẠi ViệT nAM

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, kế hoạch cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số tại Việt Nam sẽ lùi lại 1 năm (31/12/2017) so với lộ trình trước đó là 01/ 01/2017 đã được phê duyệt trong Đề án chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam năm 2013. Trên thị trường hiện nay, Việt Nam chỉ có 3 nhà mạng chính có thị phần lớn là Viettel, MobiFone và Vinaphone và đang bước vào giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên, nhu cầu chuyển mạng của người dùng vẫn có, do có nhiều ưu đãi trong nội mạng nói chung, hoặc đôi khi đơn giản là chỉ vì không hài lòng với nhà mạng mình đang sử dụng, người dùng cũng có thể chuyển mạng.

Nhìn tổng thể, MNP sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, cơ quan quản lý cũng như các nhà mạng.

đứng từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà

nước, MnP sẽ:

- Tạo ra xu hướng cá nhân hóa số điện thoại, tạo nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ mới liên quan đến ứng dụng thương mại, các dịch vụ nội

dung trên mạng điện thoại di động, từ đó thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G hiện vẫn còn khiêm tốn về hiệu quả đầu tư.

- Giúp tăng hiệu quả sử dụng kho số viễn thông và quản lý thuê bao trả trước. Bởi nhu cầu mỗi cá nhân có nhiều SIM để sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp di động khác nhau sẽ giảm đi, lượng SIM rác cũng giảm theo. Mặt khác, khi đăng ký chuyển mạng, khách hàng sẽ phải khai báo chính xác các thông tin cá nhân liên quan, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý thuê bao, đặc biệt là thuê bao trả trước.

- Đem lại nhiều lợi ích khác như tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, hỗ trợ đảm bảo an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại điện tử…

đứng ở góc độ khách hàng thuê bao di

động, MnP sẽ:

- Trao quyền cho người tiêu dùng là chủ sở hữu lâu dài số điện thoại của mình và tăng thêm nhiều sự lựa chọn, tiện lợi với nhiều dịch vụ và nhiều nhà cung cấp.

- Đem lại cho khách hàng dịch vụ tốt hơn, được phục vụ tận tình, giá cả phải chăng, nâng cao chất lượng các dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS) do sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động.

- Không cần phải lo lắng về việc thông báo cho gia đình và bạn bè khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.

đứng ở góc độ nhà mạng, MnP sẽ:

- Lôi kéo khách hàng từ các mạng khác và sắp xếp lại thị phần viễn thông di động thông qua chất lượng dịch vụ.

- Giúp đánh giá năng lực chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

- Là cơ hội để các nhà mạng chuyển mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ thay vì nhà mạng

Page 44: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)44

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

thuần túy.

Nhà nước sẽ triển khai trung tâm chuyển mạng quốc gia (NPC: National Number Portability Center), đồng thời việc triển khai MNP là dịch vụ mà các nhà mạng không thể tránh khỏi. Để tận dụng được các cơ hội cũng như hạn chế được các thách thức do dịch vụ này đem lại, các nhà mạng cần xem xét một cách hệ thống, dưới nhiều góc độ khác nhau để có phương án kỹ thuật và kinh doanh dịch vụ MNP hiệu quả, phù hợp với đặc thù mạng lưới của mỗi nhà mạng. Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai MNP thì một số nội dung nghiên cứu cần được thực hiện sớm và thống nhất giữa NPC với các nhà mạng, bao gồm:

- Điều tra, nghiên cứu dự báo nhu cầu và xây dựng phương án kỹ thuật triển khai dịch vụ MNP.

- Nghiên cứu, thống nhất về mức thu phí chuyển mạng để bù với các chi phí đầu tư triển khai hệ thống chuyển mạng giữ nguyên số đầu tư tại doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, thống nhất cơ chế chính sách và

thủ tục kết nối chung hệ thống chuyển mạng giữ nguyên số tập trung của Bộ TTTT.

- Nghiên cứu, thống nhất một số nội dung trong quy trình chuyển mạng giữ nguyên số để bảo đảm quyền lợi của nhà mạng. [3]

Mặc dù sẽ gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường viễn thông di động nhưng trong dài hạn, MNP không phải là một vấn đề quá lớn mà ngược lại, đem đến nhiều cơ hội cho những nhà mạng có chất lượng tốt cũng như thị trường viễn thông. Công nghệ chúng ta đầu tư và học hỏi từ nước ngoài, đây cũng không phải vấn đề quá lo ngại. Điều quan trọng là cơ quan quản lý phải thận trọng trong nghiên cứu thị trường, đưa ra chính sách, thực sự quyết liệt trong triển khai mới đem lại được kết quả khả quan trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

[1]. https://en.wikipedia.org/wiki/Mobile_number_portability.

[2]. Tahani Iqbal, Mobile Number Portalbility in South Asia.

[3]. ThS. DƯ ANH TUẤN, THS. CAO MINH THẮNG, Chuyển

mạng giữ số: Nguy cơ và Giải pháp.

Page 45: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 45

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

THị TrườnG M2M TươnG lAi

M2M (thiết bị đến thiết bị hay Machine To Machine) là công nghệ cho phép các thiết bị có thể trao đổi với các hệ thống thông qua mạng vô tuyến hoặc hữu tuyến. M2M được xem là một thành phần của Internet cho vạn vật (IoT) mang lại lợi ích cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Sau điện thoại thì các thiết bị M2M như các bộ đo thông minh, xe hơi được kết nối, các thiết bị điện tử tiêu dùng được kết nối sẽ gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ lớn trong số các thiết bị được kết nối vào năm 2020.

Theo báo cáo của GSMA Intelligence, kết nối M2M qua mạng di động dự báo đạt một tỉ thiết bị vào năm 2020, với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR đạt 26% từ năm 2014 đến 2020.

Cho dù công nghệ

M2M có thể sử dụng rất nhiều loại kết nối như qua sóng WiFi, qua mạng cố định hay vệ tinh, thì một tỉ kết nối M2M thông qua sóng di động, sử dụng thẻ SIM là một con số rất ấn tượng.

Thách thức duy nhất đối với các thiết bị M2M khi kết nối mạng di động chính là vai trò của thẻ SIM. Bởi, đặc điểm của các thiết bị M2M là thường đặt ở những vị trí đa dạng, không có sự giám sát, và chịu tác động của bên ngoài như thời tiết (cảm biến

eSIM kích hoạt từ xa

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG M2M

Hình 1: Dự báo tăng trưởng kết nối M2M trên toàn cầu.(Nguồn GSMA)

Page 46: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)46

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

từ xa, máy bán hàng tự động…), nhiệt độ và độ rung (xe ô tô), vì thế thẻ SIM cần được bảo vệ và giữ an toàn trong thiết bị, nơi không bị hư hỏng hay trộm cắp. Hơn nữa, tuổi thọ của thiết bị M2M thường là hàng chục năm, và vì những lý do khác nhau, chủ sở hữu có thể muốn (hoặc bắt buộc) phải thay đổi các nhà khai thác cung cấp các kết nối di động. Việc thay thế thẻ SIM sẽ không thực tế và tốn kém, bởi lý do nhiều thiết bị ở những vị trí địa lý khác nhau; hay thẻ SIM đã được tích hợp và được bảo vệ như một phần của thiết bị.

CáC PHươnG PHáP Triển kHAi siM

Kể từ khi được chấp nhận từ đầu năm 1990 đến nay, thẻ SIM (Subscriber Identity Module) luôn đảm nhận chức năng cung cấp bảo mật, khả năng nhận dạng và xác thực truy nhập vào mạng di động.

Thẻ SIM là phần cứng tách rời, mà người dùng có thể tháo ra khỏi thiết bị. Thẻ SIM lưu giữ thông số cài đặt do nhà mạng ấn định, được lập trình trong quá trình sản xuất thẻ SIM. Các thông tin này cho phép nhận dạng và xác thực thẻ SIM với mạng di động. Về khía cạnh kỹ thuật, các thẻ SIM truyền thống được xây dựng dựa trên công nghệ Thẻ Thông minh UICC (Universal Integrated Circuit Card - Thẻ mạch tích hợp toàn cầu).

Trong quá trình phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng, SIM ngày càng được tích hợp thêm nhiều chức năng phức tạp như thanh toán khoảng cách gần NFC, hay hỗ trợ nhiều loại thiết bị hơn.

Nếu bị hư hỏng hoặc bị lỗ hổng bảo mật, có thể dễ dàng loại bỏ thẻ SIM và thay thế bằng một thẻ SIM mới. Tương tự như

vậy, nếu thuê bao muốn thay đổi nhà cung cấp mạng, họ chỉ cần thay thẻ SIM mà không cần phải thay thiết bị cầm tay (khi thiết bị không bị khóa bởi một nhà khai thác).

Ngoài ra, kích thước vật lý của SIM đang ngày càng được giảm nhỏ, do nhu cầu tăng không gian trong thiết bị dành cho các bộ phận và chức năng bổ sung của thiết bị đầu cuối. Hình 1 minh họa kích thước của SIM giảm từ chuẩn 1FF xuống 4FF (FF – Form Factor - kích cỡ tiêu chuẩn).

Trong các ứng dụng M2M, ngoài sử dụng thẻ có kích thước Mini SIM và Micro SIM cho loại có thể tháo rời, còn có thêm kích thước chuẩn khác: MFF1 và MFF2 (5mm x 6mm) dành cho loại tích hợp vào thiết bị (gắn cố định vào thiết bị).

Với những phát triển gần đây trong công nghệ SIM, như eSIM, SIM kích hoạt từ xa..., đã mang lại cơ hội cho Ngành công nghiệp truyền thông di động, nhất là trong thị trường M2M.

esiM

SIM nhúng (embedded) hay còn gọi là eSIM, là loại thẻ SIM được tích hợp vào thiết bị, nghĩa là không thể lấy ra khỏi thiết bị hay

Kiểu 1FF2FF

Mini SIM3FF

Micro SIM4FF

Nano SIMNăm phát hành 1991 1996 2003 2012Kích thước (mm) 85,6 x 53,98 25,0 x 15,0 15,0 x 12,0 12,3 x 8,8

Hình 1: Tiến hóa thẻ SIM GSM.(Nguồn: GSMA)

Page 47: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 47

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

không thể thay thế bằng một SIM khác.

Sử dụng eSIM, các thiết bị đầu cuối có thể kết nối đến mạng di động của các nhà cung cấp mà không cần có khe cắm SIM. Thay vào đó, nó được nhúng trên bản mạch của thiết bị và hoàn toàn lập trình lại được. Vì thế, nếu người dùng muốn chuyển sang dịch vụ của nhà mạng khác thì dữ liệu mới sẽ được ghi đè lên eSIM, và dữ liệu cũ sẽ bị vô hiệu hoá. eSIM cũng có thể lưu dữ liệu liên quan đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng lúc. Do đó, với eSIM sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn khi chuyển sang nhà

cung cấp dịch vụ khác.

siM kích hoạt từ xa

Ơ phương pháp này, thông số mô tả (profile) của SIM có thể được cài đặt từ xa, tức là không cần phải thay đổi vật lý trên SIM. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả loại SIM tháo lắp được (SIM truyền thống) và loại SIM tích hợp sẵn trên thiết bị (eSIM).

Khi thuê bao mua gói dịch vụ từ một hay nhiều nhà khai thác, profile của các nhà khai thác đó được

Các kịch bản phát triển SIM

SIM truyền thống

Có thể tháo lắp SIM (truyền thống)

Mỗi SIM lưu trữ một thông số cài đặt của một nhà khai thác, là một phần cứng riêng biệt và có thể tháo ra khỏi thiết bị. Nếu muốn thay đổi nhà khai thác cần phải thay thế bằng SIM của nhà khai thác đó. Mô hình truyền thống có thể phục vụ tất cả các phân khúc thiết bị trên thị trường.

Tiến hóa gần đây

eSIM kích hoạt từ xa (M2M)

Ví dụ: Giải pháp eSIM GSMA thiết kế cho riêng thiết bị M2M. Nhúng vào thiết bị M2M và có thể lưu trữ thông tin cài đặt của nhiều nhà khai thác.

SIM rời với khả năng kích hoạt từ xa (máy tính bảng). Ví dụ: các iPad gần đây nhất có chứa SIM lưu trữ thông tin cài đặt của nhiều nhà khai thác trên một thẻ SIM duy nhất. Các SIM vẫn là một phần cứng rời.

Kịch bản

tiềm năng

Ngắn và

Trung hạn

eSIM kích hoạt từ xa (M2M, Thiết bị đeo)

Được dẫn dắt bởi các ngành ô tô, khái niệm về một eSIM kích hoạt từ xa có thể được chấp nhận trên tất cả các phân đoạn M2M, trong đó có các thiết bị đeo.

SIM rời với khả năng kích hoạt từ xa mở rộng cho tất cả các thiết bị cầm tay.

Các giải pháp hiện đang được triển khai với một số lượng thị trường hạn chế, một số máy tính bảng có thể chuyển vào điện thoại di động, tức là một thẻ SIM rời nhưng có thể kích hoạt từ xa.

Kịch bản

tiềm năng

Dài hạn

eSIM kích hoạt từ xa (trên tất cả các thiết bị)

Kịch bản tiến hóa dài hạn với cả eSIM và kích hoạt từ xa được đưa vào tất cả các phân khúc thiết bị. Đây là một eUICC, nhưng nó không thể gỡ bỏ được từ các thiết bị và có thể lưu trữ thông tin cài đặt của nhiều nhà khai thác mạng.

(Nguồn gsmaintelligence)

Page 48: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)48

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

tải về và lưu trong cùng một bộ nhớ SIM và có khả năng trao đổi giữa những profile này.

siM mềm

SIM mềm (Soft SIM) là một tập hợp các ứng dụng phần mềm và dữ liệu để thực hiện tất cả các chức năng của một thẻ SIM nhưng không nằm trong bất kỳ loại lưu trữ dữ liệu an toàn nào. Thay vào đó, nó sẽ được lưu trữ trong chính bộ nhớ và bộ xử lý của các thiết bị thông tin liên lạc (nghĩa là sẽ không có lớp phần cứng SIM).

Tuy nhiên, do tính bảo mật nên việc triển khai SIM mềm trong các thiết bị không được các nhà khai thác mạng quan tâm.

esiM kích hoạt từ xa

Những rào cản đối với SIM truyền thống sử dụng trong các thiết bị M2M đã được xóa bỏ với eSIM cung cấp từ xa theo chuẩn GSMA. Việc GSMA công bố những đặc tính kỹ thuật của eSIM sẽ mang đến cơ hội cung cấp thẻ SIM từ xa cho các nhà khai thác, dẫn đến việc tăng cường khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ trong việc cung cấp và đăng ký dịch vụ; dẫn tới khả năng eSIM có thể được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ thị trường M2M, kể cả thiết bị đeo.

Đặc điểm kỹ thuật eSIM chuẩn GSMA được thiết kế để đơn giản hóa qui trình công nghiệp và hậu cần (logistics) khi phân phối các thiết bị. GSMA cho biết, mục tiêu của tiêu chuẩn chung là để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh việc áp dụng M2M trên toàn cầu. Việc áp dụng eSIM trong các thiết bị đeo sẽ loại bỏ bộ phận chứa SIM và giúp tối đa hóa không gian trong thiết bị. Tại Mobile World Congress (MWC) diễn ra vào tháng 2 năm nay, với đặc tính kỹ thuật eSIM GSMA, người dùng có thể kích hoạt eSIM từ xa vào trong một thiết bị như chiếc đồng hồ thông minh, vòng đeo tay đo sức khỏe, máy tính bảng.

Ban đầu, được thiết kế cho lĩnh vực tự động hóa,

đặc tính kỹ thuật eSIM GSMA đã được áp dụng rộng rãi và trở thành phương pháp ngầm định (de-facto) cho eSIM trong các thiết bị M2M. Các công ty đã triển khai hoặc đã cam kết đưa ra các giải pháp tương thích với đặc tính kỹ thuật eSIM GSMA, bao gồm: América Móvil, AT&T, China Mobile, NTT Docomo, Ericsson, Etisalat, Gemalto, Giesecke & Devrient, Jasper, KDDI, Orange, Oberthur, Telefónica, Telenor, Telit, Safran, Sierra Wireless, Tele2 và Vodafone. Vào tháng 3/2015, GSMA công bố các thành viên điều hành của liên minh M2M bao gồm Hiệp hội toàn cầu M2M (GMA) và Liên minh Thế giới - World Alliance M2M sẽ triển khai cung cấp cài đặt thông số từ xa bằng vô tuyến (over-the-air) sử dụng Đặc tính kỹ thuật eSIM GSMA trong các thiết bị M2M.

kếT luận

Theo dự đoán của Juniper Research, eSIM sẽ chiếm hơn 50% kết nối di động M2M vào cuối thập kỷ này. Năm 2015, số lượng eSIM xuất xưởng tăng 48% và châu Âu là thị trường chủ đạo sử dụng eSIM. Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, các dịch vụ M2M cũng đang phát triển mạnh, vì vậy mức độ sử dụng eSIM tại hai quốc gia này cũng tăng đáng kể (Báo cáo của SIMalliance). Hơn nữa, khi nhiều các quốc gia khác bắt đầu và mở rộng triển khai M2M trên các lĩnh vực như ô tô, năng lượng/tiện ích, thì tiềm năng tăng trưởng cho eSIM còn cao hơn rất nhiều. GSMA cho rằng, eSIM có khả năng thúc đẩy thị trường M2M tăng trưởng gần 40% vào năm 2020.

Minh An

Tài liệu tham khảo

[1]. https://www.gsmaintelligence.com

[2]. http://www.fiercewireless.com

[3]. http://xahoithongtin.com.vn

Page 49: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 49

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Nhu cầu băng thông rộng cho mạng truy nhập quang đang tăng lên nhanh chóng, kỹ thuật TDM-PON hiện nay không còn thích hợp do giới hạn về dung lượng truyền dẫn và số người sử dụng. Chính vì vậy, WDM–PON là giải pháp truy nhập băng thông rộng đầy hứa hẹn, do nó cung cấp băng thông rất lớn, và dễ dàng nâng cấp.

Với WDM-PON mỗi người dùng đầu cuối sẽ sử dụng một bước sóng riêng biệt, khác với TDM-PON là dùng chung bước sóng. Điều này dẫn đến chi phí cho mỗi ONU cao và đây chính là một trong những vấn đề khó khăn khi triển khai WDM-PON. Để giảm giá thành các bộ phát quang tại đầu cuối thuê bao, thậm chí tại OLT, thường sử dụng các nguồn quang colorless tức là nguồn quang không phụ thuộc bước sóng.

1. MẠnG QuAnG THỤ độnG GHéP kênH THeO BướC sónG WDM-POn

WDM-PON là mạng quang thụ động phân chia theo bước sóng. Một hệ thống WDM-PON thông thường chia các bước sóng bằng cách sử dụng bộ tách/ghép bước sóng thụ động AWG (Array Waveguide Grating). Các tín hiệu được mã hóa trong các kênh bước sóng, sau đó được định tuyến tới các ONU khác nhau bằng bộ tách/ghép kênh. Kiểu mạng WDM-PON cho phép dễ dàng nâng cấp từ các hệ thống TDM-PON sẵn có mà không thay đổi bất kỳ thiết bị nào tại ODN. WDM- PON có cấu trúc như Hình 1.

Nguồn quang cho mạng quang thụ động ghép kênh theo bước sóng WDM-PON

Ths. nguyễn Thị Thu nga

Hình 1: Mạng quang thụ động WDM-PON.

Page 50: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)50

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Ơ hướng xuống, tín hiệu được truyền từ OLT đến ONU, mạng WDM-PON có cấu hình điểm - đa điểm. OLT chiếm toàn bộ băng thông hướng xuống. Trong hướng lên về mặt logic, mạng WDM-PON có cấu hình điểm-điểm, nhiều ONU truyền tất cả các dữ liệu của nó đến một OLT.

Ưu điểm chính của WDM-PON là một giải pháp hứa hẹn nâng cao hiệu năng như tăng cường độ bảo mật, băng thông cao hơn, suy hao công suất nhỏ hơn. Việc sử dụng các bộ tách/ghép có thể làm giảm suy hao xen hơn các bộ chia công suất quang trong mạng TDM-PON. Giải pháp này cũng tạo ra liên kết điểm - điểm, nơi một kênh bước sóng chuyên dụng được yêu cầu giữa OLT và mỗi ONU. Do đó, mỗi ONU có thể hoạt động tại tốc độ cao nhất trong kênh bước sóng của nó. Hơn nữa, khi mỗi ONU chỉ thu nhận các tín hiệu của nó, thì các kiến trúc logic điểm - điểm này sẽ có độ bảo mật và tính riêng tư hơn kỹ thuật TDM-PON.

2. nGuôn QuAnG THỤ độnG GHéP kênH THeO BướC sónG

Nguồn quang là một trong những thành phần cơ bản quan trọng của mạng truy nhập quang WDM-PON. Nó thực hiện chức năng chuyển đổi tín hiệu thông tin điện thành tín hiệu quang tương ứng và ghép vào trong sợi để truyền dẫn tín hiệu. Nguồn quang trong mạng WDM-PON được sử dụng ở cả OLT và ONU, việc mỗi ONU phải có một bộ phát quang riêng biệt dẫn đến chi phí cho mỗi ONU sẽ rất tốn kém và đây là một trong những khó khăn khi triển khai mạng truy nhập quang WDM-PON. Việc nghiên cứu các bộ phát quang sử dụng được ở cả OLT và đặc biệt là ONU với giá thành thấp và có thể sản xuất hàng loạt là rất quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này là các nguồn quang không phụ thuộc bước sóng (colorless). Trong các kiến trúc này, các ONU không có bước sóng xác định, hay nói cách

khác, các ONU không phụ thuộc vào một bước sóng cố định trong mạng. Điều này cho phép sự linh hoạt của hệ thống trong việc vận hành và bảo dưỡng. Bên cạnh sự linh hoạt, sự không phụ thuộc bước sóng còn là một giải pháp giảm chi phí, khi mà mỗi ONU có cùng thiết bị và có thể sản xuất hàng loạt.

Nguồn quang không phụ thuộc bước sóng thực chất chủ yếu sử dụng 3 loại nguồn quang là: nguồn laser khả chỉnh, nguồn laser tiêm khóa và nguồn khuếch đại quang bán dẫn phản xạ RSOA. Các loại nguồn quang này sẽ được sử dụng trong mạng WDM-PON theo các kỹ thuật khác nhau như sau: kiến trúc nguồn ánh sáng nuôi từ OLT (seeding light), kiến trúc tự phát tại ONU (self emitting) và nguồn sáng tự nuôi. Trong kiến trúc nguồn ánh sáng nuôi từ OLT lại được phân ra làm 2 loại: dựa trên laser khóa xung bơm và dựa trên bộ khuếch đại quang bán dẫn phản xạ RSOA. Kiến trúc tự phát tại ONU được phân làm 2 loại: dựa trên laser khả chỉnh và dựa trên việc chia nhỏ phổ của nguồn quang.

2.1. kiến trúc nguồn ánh sáng nuôi từ OlT

Trong kiến trúc nguồn ánh sáng nuôi từ OLT, các bước sóng đường lên được gửi tới ONU từ OLT. Khi ONU nhận được ánh sáng này, nó sẽ điều chế với dữ liệu gửi lên để cho ra tín hiệu ánh sáng đường lên gửi tới OLT. Để thực hiện kiến trúc này có 2 phương pháp chính: sử dụng laser Fabry-Perot khóa xung và dựa trên bộ khuếch đại quang bán dẫn phản xạ RSOA

Sử dụng laser Fabry-Perot khóa xung

Các diode Fabry-Perot được sử dụng như một nguồn quang thụ động trong các ONU. Nguồn quang này có độ rộng phổ hẹp có thể được tạo thành từ một Laser diode FP đa mode sau khi khóa phun với một nguồn Laser đơn mode.

Nhược điểm của loại nguồn này là bị giới hạn về tốc độ và khoảng cách truyền dẫn. Ngoài ra nó cần phải sử dụng một nguồn sáng băng rộng bên ngoài

Page 51: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 51

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

để hoạt động. Tuy nhiên, ưu điểm của loại nguồn này là giá thành thấp, do đó nó là một trong những loại nguồn được ưu tiên sử dụng.

Dựa trên SOA phản xạ

Cấu trúc dựa trên RSOA lại được phân làm 2 loại là: tái sử dụng bước sóng và nguồn ánh sáng nuôi từ OLT.

Sơ đồ tái sử dụng bước sóng được biết đến như một giải pháp giá thành thấp, bằng cách quay vòng lại bước sóng ban đầu từ OLT. Trong phía ONU, có bộ chia công suất để chia tín hiệu thành 2 phần, một cho phía thu và một cho điều chế hướng lên. Hai sơ đồ điều chế khác nhau phải được sử dụng, một cho tín hiệu hướng xuống tại OLT và một cho

tín hiệu hướng lên tại ONU để tránh ảnh hưởng giữa 2 luồng. Sơ đồ mạng WDM-PON tái sử dụng bước sóng như Hình 3.

Trong một hệ thống WDM-PON sử dụng nguồn quang RSOA, để nguồn RSOA hoạt động tối ưu cần một tín hiệu sóng mang quang liên tục, gọi là tín hiệu nuôi. Tín hiệu này được phía OLT phát tới ONU trên cùng một sợi quang và được tách ra ở phía ONU, tại đây tín hiệu mang dữ liệu đường xuống được Rx thu và xử lý còn tín hiệu nuôi được dùng cho RSOA để xác định bước sóng tín hiệu đường lên.

Hình 4 là mạng WDM-PON sử dụng nguồn RSOA với nguồn nuôi là nguồn sáng băng rộng BLS và sử dụng dải laser.

Với phương pháp tạo tín hiệu nuôi bằng nguồn sáng băng rộng BLS, một nguồn quang băng rộng BLS được sử dụng: thường là LED. Tín hiệu băng rộng này có độ rộng phổ bằng với băng thông của hệ thống và được ghép vào đường xuống bởi coupler. Khi tín hiệu tới phía thu cần một bộ lọc WDM. Bộ lọc này có 2 tác dụng, một là tách tín hiệu thu mang thông tin đưa tới Rx của ONU, hai là chia nhỏ phổ tín hiệu nuôi ASE phổ rộng để thu được tín hiệu ASE phổ hẹp sử dụng cho nguồn phát RSOA.

Với phương pháp tạo tín hiệu nuôi bằng

Hình 2: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn Laser khóa xung bơm.

Hình 3: Mạng WDM-PON tái sử dụng bước sóng.

Page 52: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)52

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

dải laser, một tập hợp các laser băng hẹp được sử dụng và được ghép lại với nhau bởi một bộ ghép kênh. Tín hiệu nuôi này được ghép vào đường xuống bởi một coupler. Do nguồn phát laser có phổ hẹp nên tín hiệu nuôi truyền tới phía RSOA của ONU là tốt khiến cho phương pháp này có hiệu năng cao hơn phương pháp tạo tín hiệu nuôi bằng nguồn sáng băng rộng. Tuy nhiên giá thành của dải laser là cao hơn so với nguồn sáng băng rộng BLS, nên cần cân nhắc tính kinh tế của hệ thống.

Các yếu tố làm ảnh hưởng tới hiệu năng của hệ thống bao gồm: suy hao sợi, tán sắc sợi, nhiễu cường độ gây bởi tín hiệu nuôi, tán xạ Rayleigh do tán xạ ngược ánh sáng nuôi, tán xạ của tín hiệu đường lên và đường xuống; nhiễu tạp âm tự phát được khuếch đại từ RSOA.

2.2. kiến trúc tự phát tại Onu

Trong kiến trúc này, các đơn vị quang ONU phát ra bước sóng đường lên bằng một nguồn ánh sáng đặt trong nó. Quá trình lựa chọn bước sóng diễn ra bên ngoài bằng một trong hai cách: lọc quang phổ ánh sáng trong

các đơn vị điều khiển từ xa (spectrum slicing) hoặc thông qua cấu hình trong khi cài đặt (laser khả chỉnh tunable laser).

Dựa trên laser khả chỉnh

Một bộ lọc WDM sẽ được dùng để chia tín hiệu từ AWG đưa tới ONU. Kiến trúc này không yêu cầu thêm ánh sáng từ phía OLT và có hiệu năng cao, tuy nhiên giá thành thiết bị của hệ thống là rất đắt đỏ.

Dựa trên việc chia nhỏ quang phổ của nguồn băng rộng

Bằng cách lát mỏng phổ của một nguồn quang băng thông rộng (LED hoặc SLED) với bộ lọc băng hẹp thì một bước sóng duy nhất cho mỗi kênh WDM được nén lại. Những lợi thế của kiến trúc này là sự linh hoạt và chi phí thấp của nguồn ánh sáng băng rộng (thường là LED). Tuy nhiên việc chia nhỏ phổ có một số nhược điểm: nhiễu từ các nguồn ánh sáng

băng rộng, phân tán làm giảm tốc độ truyền dữ liệu và quang phổ của tín hiệu yếu đi, đòi hỏi phải sử dụng các bộ khuếch đại quang. Những nhược điểm của kiến trúc này khiến cho nó chỉ

Hình 4: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn RSOA với nguồn nuôi từ OLT.

Hình 5: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn laser khả chỉnh.

Page 53: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 53

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

được áp dụng ở tốc độ dữ liệu 1Gb/s, khi mà nhiễu có thể chấp nhận được đối với một kiến trúc chi phí thấp. Mô hình của kiến trúc này được chỉ ra trong Hình 6.

2.3. nguồn quang tự nuôi sử dụng rsOA

Kiến trúc mạng WDM-PON sử dụng nguồn quang

Hình 6: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn trải phổ.

Tốc độ bit Số kênh Ưu điểm Nhược điểm

Laser tiêm khóa từ ASE

Thấp , <1.25Gb/s

Trung bình,~ 32 Rẻ Cần nguồn nuôi Giới hạn về khoảng cách và tốc độ

RSOA được nuôi từ OLT (ASE)

Trung bình, < 5Gb/s

Trung bình,~ 32 Tốc độ bit cao Cần nguồn nuôi Tán sắc sắc thể

RSOA được nuôi từ OLT (mảng Laser)

Trung bình, < 5Gb/s

Cao,> 32 Tốc độ bit cao Cần nguồn nuôi Tán xạ ngược

Laser khả chỉnh

Cao, >10Gb/s

Cao,> 32

- Không cần nguồn nuôi, Tốc độ bit cao, Khoảng cách truyền xa

Rất đắt

Cắt phổ Thấp, <155Mb/s

LED: <16SLED: ~ 32

Rất rẻ Không cần nguồn nuôi

Giới hạn về tốc độ và khoảng cách

Dùng lại bước sóng

Trung bình, < 5Gb/s

Cao,> 32 - Tốc độ bit cao - Không cần nguồn nuôi

- Hiệu năng hướng lên bị ảnh hưởng bởi tán xạ ngược

Bảng so sánh giữa các nguồn quang sử dụng cho mạng WDM-PON

Page 54: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)54

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

RSOA tự nuôi là một hướng nghiên cứu mới so với các nguồn quang ở trên. Trong kiến trúc này mỗi ONU sử dụng một bộ RSOA và bước sóng dùng cho hướng lên của ONU đó sẽ được cắt phổ từ nhiễu phát xạ tự phát ASE của RSOA.

Xét mạng thực nghiệm WDM-PON sử dụng RSOA tự nuôi, với RSOA được đóng gói thành modul SFP có khả năng "plug and play". Modul SFP có giá thành thấp và có thể sử dụng đồng thời cho nhiều kênh. Kỹ thuật tự nuôi dùng ánh sáng phát xạ tự phát ASE của RSOA để tạo ra nguồn Laser. Ánh sáng này được tạo ra và khuếch đại bên trong khoang cộng hưởng. Mô hình thực nghiệm của mạng như Hình 8.

Kiến trúc sử dụng các AWG cho phép truyền dẫn tín hiệu hướng xuống trong băng C và tín hiệu hướng lên trong băng L. Nguồn phát là nguồn laser cộng hưởng bên ngoài bao gồm RSOA, AWG và gương phản xạ. Với mỗi kênh truyền dẫn bước sóng

cho hướng lên do RSOA phát xạ ASE và được chia phổ bởi AWG. Ánh sáng ASE đã được chia phổ này sau đó được gửi đến gương qua một cổng chung của AWG, gương được dùng chung cho tất cả các bộ phát. Để thực hiện phản xạ từng phần gương kết hợp với một coupler quang, xác định tổng số ánh sáng giam giữ bên trong hốc cộng hưởng và công suất đầu ra của bộ phát. Ánh sáng ASE được cắt phổ sau khi phản xạ từng phần từ gương được khuếch đại và phản xạ trở lại bởi RSOA. Sau một vài vòng phản xạ bên trong hốc cộng hưởng, RSOA phát xạ ánh sáng. Các AWG hoạt động không chỉ như bộ MUX/ DMUX mà còn như bộ lọc để loại bỏ ánh sáng từ các kênh khác. Các RSOA trong các ONU này là giống nhau và toàn bộ các kênh là dùng chung AWG và gương. Điều này mang lại ưu điểm về tính đơn giản và giá thành. Tuy nhiên, nguồn Laser này nhạy cảm phân cực.

Hình 7: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn RSOA tự nuôi.

Hình 8: Mạng WDM-PON sử dụng nguồn RSOA tự nuôi trong modul SFP.

Page 55: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 55

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Ưu điểm của modul tích hợp SFP là toàn bộ các RSOA-SFP được thiết kế không chỉ có một chip RSOA mà còn có bộ làm mát nhiệt điện và một photodiode thác. Bộ làm lạnh nhiệt điện giúp RSOA hoạt động ổn định và photodiode dùng như nguồn tách quang đến 3 Gb/s cho truyền dẫn hướng lên. AWG là bộ tách ghép 16 kênh với băng thông 50 Gb/s. Ý tưởng thực hiện truyền dẫn song hướng là dựa trên tính chu kỳ của AWG như trong Hình 9 với 3 băng sóng lặp lại.

Để đạt được sự phân cách tốt giữa hai hướng, bước sóng băng C từ 1552,52 nm đến 1564,68 nm được thiết kế cho kênh xuống DS và các bước sóng băng L từ 1606,6 nm đến 1618,76 nm được sử dụng cho hướng lên US. Dải băng sóng trung tâm như trên Hình 9 không được sử dụng mà dùng cho băng bảo vệ. Các RSOA-SFP thương mại với nhiễu phát xạ tự phát ASE quanh bước sóng 1550 nm được dùng cho hướng DS còn các RSOA-SFP có bước sóng tại 1610 nm được sử dụng cho hướng US.

Thực nghiệm với mạng WDM-PON thực hiện với 8 modul RSOA SFP cho hướng xuống và hướng lên. Trong mỗi hướng, chỉ sử dụng một AWG. RSOA của mỗi kênh được điều chế trực tiếp với tốc độ 2,5Gb/s tín hiệu NRZ.

Với việc sử dụng bộ khuếch đại quang bán dẫn RSOA để bù suy hao, thực nghiệm có thể truyền dẫn không lỗi 16 kênh tốc độ 2,5 Gbs cho cả 2 hướng với khoảng cách truyền dẫn là 90 km.

Hình 9: 16 kênh bước sóng cho hướng lên và xuống.

3. kếT luận

Nguồn quang trong mạng WDM-PON là các nguồn quang không phụ thuộc bước sóng chủ yếu sử dụng từ nguồn laser khả chỉnh, nguồn laser tiêm khóa và khuếch đại quang bán dẫn phản xạ RSOA với các kỹ thuật khác nhau như: kiến trúc nguồn ánh sáng nuôi từ OLT (seeding light from OLT), kiến trúc tự phát tại ONU (self emitting) và nguồn sáng tự nuôi. Mỗi loại nguồn quang này đều có ưu nhược điểm và đặc tính riêng phù hợp với các nhu cầu mạng khác nhau.

Tài liệu tham khảo

[1]. MOHAMMAD SYUHAIMI AB-RAHMAN, FARHAT

SHALTAMI ROHIT LAMBA, Principles and Issues of Colorless

WDM-PON, Australian Journal of Basic and Applied Sciences,

7(12) Oct 2013, Pages: 294-299.

[2]. ROMAIN BRENOT, ED HARSTEAD, RON HERON, THOMAS

PFEIFFER, WOLFGANGPOEHLMANN, JOE SMITH, DORA VAN

VEEN, Tutorial Next Generation Optical Access Technologies,

Peter Vetter - Bell Labs, Alcatel-Lucent ECOC, Amsterdam,

September 18th, 2012.

[3]. EINAR IN DE BETOU, CHRISTIAN-ALEXANDER BUNGE,

HENRIK ÅHLFELDT, AND MAGNUS OLSON, WDM-PON is a key

component in next generation access, Light Wave March 7, 2014.

[4]. S. D. LE, Q. DENIEL, F. SALIOU, P. CHANCLOU, 16×2.5

Gbit/s and 5 Gbit/s WDM PON based on self-seeded RSOA,

15th International Conference on Transparent Optical Networks

(ICTON), Cartagena, Spain (2013).

Page 56: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)56

GHI NHẬN TrAO đỔi

Tại Hoa Kỳ, các công ty cung cấp dịch vụ như điện, tivi, Internet, ngân hàng… đều sử dụng bưu chính là phương tiện chính thức để gửi thông tin đến khách hàng. Do vậy, Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) luôn bận rộn tất cả các ngày trong tuần. Từ sáng sớm, những chiếc xe đưa thư, đưa báo đã hối hả chạy trên các đường phố. Những ngày cuối năm trước lễ Giáng sinh là những ngày bận rộn nhất của Bưu chính Hoa Kỳ, đôi khi khách hàng tràn ngập các quầy bưu chính để gửi cho kịp các lá thư, thiệp chúc mừng, quà tặng… Theo thống kê thường niên của Bưu chính Hoa Kỳ, chỉ riêng trong tuần lễ từ ngày 13/12 đến 20/12, thường có khoảng hơn 800 triệu thư, bưu phẩm được gửi trong những ngày này.

Để giảm lưu lượng người tới các quầy bưu chính cùng một lúc, nhằm tránh cho khách hàng khỏi mất nhiều thời gian phải chờ đợi để được phục vụ, Bưu chính Hoa Kỳ khuyến khích người dân có thể dùng máy gửi tự động để mua tem, cân thư, và gởi bưu phẩm tại các quầy máy tự động tại bưu điện, phục vụ 24/7. Khách hàng cũng có thể dùng trang web của Bưu Điện Hoa Kỳ tại www.usps.com để làm các dịch vụ về thư tín bưu phẩm tương tự.

nHữnG Tiện ÍCH CủA Bưu CHÍnH HOA kỲ

- nhận và gửi thư tại thùng thư tại nhà

khách hàng

Tại nhà riêng trong các khu dân cư, trước cửa mỗi ngôi nhà thường có một hộp thư. Nhân viên Bưu chính đưa thư và báo hằng ngày. Khách hàng muốn gửi thư từ hộp thư tại nhà mình thì chỉ việc dán tem lên thư, bỏ vào thùng thư nhà mình, dựng cờ báo hiệu có thư cần gửi, khi nhân viên đưa thư đến đưa thư hằng ngày nhận thấy thông báo này, sẽ biết có thư cần gửi, và họ sẽ mang đi.

Trong các khu chung cư thì có hộp thư lớn, trong đó mỗi căn hộ có một ô nhỏ để nhận thư trong hộp thư lớn đó với khoá và chìa khoá riêng của mỗi ô. Hộp thư lớn này cũng có 1-2 ô dành cho việc gửi thư đi. Nhân viên bưu chính đến giao thư hàng sẽ mở khoá tổng của hộp thư, chia thư vào các ô thư và khoá hộp lại.

Để nhận thư: Khách hàng ở căn hộ nào sẽ có chìa khoá ô thư của căn hộ đó và chỉ mở được ô thư của căn hộ mình.

NHỮNG TIỆN ÍCH CỦA BƯU CHÍNH HOA KỲ

Quý Minh

Page 57: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 57

GHI NHẬN TrAO đỔi

Để gửi thư: Khi muốn gửi thư đi thì khách hàng chỉ việc dán tem lên thư rồi bỏ vào ô thư gửi đi. Nhân viên bưu chính sau khi chia thư vào các ô nhận thư của các căn hộ sẽ mở ô gửi thư để mang thư đi gửi.

Gửi thư đi tại các thùng thư màu xanh (blue box). Các thùng này để nhiều ở các khu công cộng, nếu khách hàng không có thùng thư riêng tại nhà hoặc không có nhà thì đến đó bỏ vào mà không phải đến bưu điện.

Nếu khách hàng không có nơi cư trú hoặc muốn dấu địa chỉ nơi mình ở thì có thể thuê một ngăn ở Bưu điện (PO Box) để làm địa chỉ thư của mình. Nếu cần nhận và gửi thư, họ sẽ ghi số PO Box và tên thành phố ở trên bì thư và phải đến bưu điện để lấy thư.

- Một số tiện ích khác như: Khách hàng có thể mua tem thư, hộp carton chuẩn của bưu điện được miễn phí, băng keo chuyên dụng,... về tận nhà; Tính giá gửi hàng trước ở nhà qua website của USPS; Mua một loại cước phí được gọi là postage (miếng giấy sử dụng tương tự như tem thư nhưng áp dụng cho nhiều dạng bưu phẩm hơn) trực tuyến, tự in postage ở nhà, tự dán vào bưu phẩm ở nhà, tự hẹn qua mạng ngày để nhân viên bưu điện đến lấy mang đi; Mang thư, bưu phẩm đến khu dịch vụ tự động, tự mua postage và trả tiền bằng thẻ, tự dán postage lên bưu phẩm, tự bỏ thư hoặc bưu phẩm vào thùng; Mang thư, bưu phẩm đến bưu điện gặp nhân viên để gửi đi và được tư vấn. Cách này rất thú vị đối với khách hàng có nhiều thời gian bởi sẽ có dịp ngắm và chọn các loại bưu thiếp và tem thư cũng như hỏi han và được các nhân viên bưu chính chỉ dẫn nhiệt tình và niềm nở.

DịCH VỤ FirsT ClAss MAil để Gửi Bưu THiếP, THư, BAO THư lớn

Gửi bưu thiếp (Postcard)

Bưu thiếp thông thường có kích thước dài rộng trong khoảng 15cm x 10cm và độ dày chỉ 0,04cm. Tem dùng cho bưu thiếp gửi nội địa giá là 0,35 USD. Để mua tem, khách hàng có thể đến bưu điện, hoặc mua ở cửa hàng trực tuyến của USPS, và sẽ được gửi về tận nhà. Tại đây, khách hàng còn có thể mua nhiều thứ khác như hộp carton kích thước chuẩn, băng keo, card, bì thư... Ơ cửa hàng online, vào link chọn mục “Under 49 Cent”, sẽ có những con tem giá 35 cent để khách hàng lựa chọn.

Gửi thư (letter)

Thư thường là loại thư có kích thước trong khoảng 29 x 15 x 0,6cm, nặng không quá 3,5 ounces (0,099 kg). Nếu nặng hơn hoặc lớn hơn thì phải chuyển qua dạng bao thư lớn (Large Envelop).

Nếu thư chỉ đựng 1 tờ giấy, hoặc 1 tờ séc chuyển tiền giấy mềm, gửi nội địa thì thường mua tem 49 cent vì thư nặng dưới 1 ounce. Mua ở cửa hàng online thì nên chọn mục “Forever 49 cent” để mua

Hộp thư ở nhà riêng.

Page 58: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)58

GHI NHẬN TrAO đỔi

tem. Chữ Forever nghĩa là sau này nếu bưu chính có tăng cước lên mà khách hàng vẫn còn loại tem này thì vẫn sử dụng để gửi thư như bình thường trước khi tăng giá. Nếu nặng hơn thì mỗi ounce thêm sẽ là 22 cent. Do vậy nếu thư nặng 2 ounces thì cần dán vào 2 con tem 49 cent. Hoặc để tiết kiệm vài cent, khách hàng có thể chọn mua con tem có chữ “Two Ounces” - giá 71 cent. Để mua những con tem có giá hơn 49 cent thì bạn vào mục “ Over 49 Cent” trên cửa hàng online. Hoặc một cách nữa, bạn mua một con tem “Forever 49 cent” và một con tem có chữ “Additional Ounce” (Có nghĩa là thêm 1 ounce) giá 22 cent.

Nếu khách hàng gửi thư kèm thêm vật cứng trong đó thì mặc dù vẫn đảm bảo kích thước; nhưng trong quá trình phân loại thư thì thư này sẽ phải được xử lý riêng bằng tay, vì nếu để chung vào máy tự động sẽ làm kẹt băng chuyền thư. Thông thường thư phải mềm để có thể luồn qua những khe cong. Đối với những thư kèm vật cứng như thế khách hàng phải trả thêm 22 cent, cần dán tem cho đủ cước. Tốt nhất là nên tự giác mua tem chuyên dụng có chữ “Non-machineable” có giá 71 cent.

Khách hàng muốn gửi bưu thiếp hoặc thư ra nước ngoài thì có thể lên trang tính cước của USPS tính xem cước phí bao nhiêu rồi mua tem dán vào cho đủ tiền cước. Tem gửi quốc tế thì chắc chắn đắt hơn tem gửi nội địa. Cũng có những con tem chuyên cho postcard/letter gửi ra nước ngoài, có chữ “Global Forever”. Chữ Forever cũng có nghĩa tương tự như đã nói ở trên, nên bưu chính tăng giá cước thì loại tem Forever vẫn sử dụng được như trước khi tăng giá.

Gửi BAO THư lớn (lArGe enVelOP - FlAT)

Thư lớn có kích thước tối đa là 38cm x 30cm x 1,9cm, nặng tối đa 13 ounces, độ dày đều. Đối với dạng bao thư lớn thì nếu nặng 1 ounce - cước sẽ là 98 cent, từ đó thêm 1 ounce là 22 cent.

Nếu nặng quá 13 ounces, sẽ phải chuyển sang dạng gửi bưu phẩm (phí cao hơn) Nếu nặng dưới 13 ounces, nhưng bao thư không phải hình vuông hoặc chữ nhật, hoặc bị cộm, hoặc có vật cứng thì phải USPS sẽ áp dụng cước Parcel - cước tăng thêm khoảng 1USD.

Page 59: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 59

GHI NHẬN TrAO đỔi

DịCH VỤ PriOriTY MAil - Gửi THườnG, HOặC PriOriTY MAil exPress - Gửi nHAnH

Bưu phẩm được quy định dưới 70 pound, kích thước tất cả các chiều nhỏ hơn 30cm. Việc đóng gói bưu phẩm đúng quy cách là rất quan trọng. Để tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc gửi bưu phẩm, cần lưu ý:

Khách hàng có thể tự đóng gói bưu phẩm. Có thể lấy cái hộp vuông vắn, bỏ hàng vào rồi dán băng keo lại. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng trọng lượng và kích thước nói trên và đảm bảo không có dấu vết ký hiệu nào trên cái hộp đó.

Mang hàng tới bưu điện, mua hộp đúng kích thước để đựng.

Có loại hộp đồng giá (Flat Rate) và không đồng giá (Variable Rate). Hộp đồng giá thì cước phí không quan tâm trọng lượng hàng đựng bên trong.

Hộp không đồng giá thì cước phí tùy theo trọng lượng hàng đựng bên trong, nhân viên sẽ cân trọng lượng rồi báo giá cước cho khách hàng. Nếu muốn gửi nhanh thì khách hàng sử dụng hộp Express.

Khách hàng nên kiểm tra trước giá cước để chọn cách thức phù hợp và tiết kiệm. Ví dụ: trong trường

Hộp thư nhiều ô nhỏ ở chung cư.

hợp hàng gửi nhiều mà không vừa hộp kích thước chuẩn thì cần cân nhắc xem có thể chia ra nhiều hộp kích thước chuẩn rẻ hơn hay gom vào 1 hộp thì rẻ hơn.

Sau khi đã đóng gói xong, khách hàng cần điền thông tin người nhận, người gửi lên một tờ thông tin theo mẫu in sẵn (đã có mặt dán keo phía dưới) và dán lên bưu phẩm của mình rồi gửi nhân viên bưu chính.

Khách hàng có thể đăng nhập trang web của UPS để tự mua và in postage ở nhà, hoặc yêu cầu hộp kích thước chuẩn từ cửa hàng trực tuyến về nhà tự đóng rồi hẹn nhân viên bưu chính đến lấy mang đi.

Trải qua nhiều thời kỳ, Bưu chính Hoa kỳ luôn cập nhật công nghệ mới và nỗ lực mang lại tiện ích nhiều nhất cho khách hàng. Dù Interent, email, Facebook và các mạng xã hội khác đang phát triển không ngừng nhưng bưu chính vẫn luôn có vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu được trong đời sống người dân ở quốc gia này.

(Ghi chú: 1$ = 100 cents, 1 ounce = 28.3495231 grams, 1 pound = 453.59237 grams)

(Nguồn tham khảo: www.usps.com)

Page 60: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)60

M Ụ C L Ụ C TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

KỲ 1 NĂM 2016

STT Tên tác giả Tên bài báo Số Trang

Vấn đề - sự kiện

1 Mạnh Vỹ Đổi mới tư duy để hành động hiệu quả 1 3

2 Lan Phương Doanh nghiệp TTTT tái cơ cấu hiệu quả 1 8

3 Lê Thái HòaHội nghị RA-15 tiếp nối những thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện

2 3

4 Quang Hưng Hội thảo quốc tế ACIIDS 2016 về các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thông minh 3 3

5 Nguyễn Quốc Hưng Chính phủ nhiệm kỳ mới: Hoàn thiện thể chế, kiến tạo phát triển 4 3

6 Lan Phương Một số đề xuất để Viễn thông phát triển trong giai đoạn mới 4 9

7 Phan Thị Nhung Triển khai IPv6 – Góc nhìn của chuyên gia APNIC 5 3

8 Nguyễn Thị Oanh Xu thế đăng ký, sử dụng địa chỉ Internet 5 6

9 Nguyễn Thị Thu Thủy Thực hiện Giai đoạn 3 của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 – "Chung tay cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng" 5 13

10 Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng (QCVN 90:2015/BTTTT) 5 20

11 Mạnh Vỹ 4G LTE – Cú hích cho ngành viễn thông Việt Nam 7 3

12 Cục Viễn thông: 5 năm – Một chặng đường phát triển 8 3

13 "Nhanh chóng, kịp thời, chính xác và bí mật" – Tiêu chí trong suốt chặng đường hình thành và phát triển của Cục Bưu điện Trung ương 8 6

14 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Nhìn lại 19 năm xây dựng và phát triển 8 10

15 MobiFone – Vươn tới kỷ nguyên hội tụ số 8 15

16 Tổng Công ty VTC – lấy Công nghệ làm nền tảng đột phá 8 18

17 Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh – Đẩy mạnh phát triển năng lực khoa học công nghệ, thúc đẩy vườn ươm, hệ sinh thái khởi nghiệp 8 20

18 Trung Thành Việt Nam hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất giai đoạn 1 9 3

19

ThS. Nguyễn Hồng Tuấn, ThS. Phùng Nguyên Phương, ThS. Nguyễn Huy Cương

Số hóa truyền hình: Lộ trình và Kinh nghiệm triển khai 9 8

Page 61: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 61

20 Lại Xuân Môn Nền Nông nghiệp thông minh – Xu hướng mới tại Việt Nam 10 5

21 Nghiêm Phú Hoàn Công nghệ Thông tin góp phần tạo bước đột phá cho nông nghiệp 10 8

22 Minh An Nông nghiệp Thông minh – Tầm nhìn 2030 10 11

23 Quỳnh Mai Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông 10,11 16,27

24 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ TT&TT 11 3

25 Cục Viễn thông khẳng định vị trí, vai trò quản lý nhà nước, thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững 12 3

26 Cục Bưu điện Trung ương luôn bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời, an toàn tuyệt đối 12 7

27 Quản lý và phát triển tài nguyên Internet: Ổn định – An toàn – Hiệu quả 12 12

28 Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông năm 2016 12 17

lý luận TruYền THônG

1 Nguyễn Văn Chung Một vài suy nghĩ về việc đổi mới cách thức tuyên truyền về xây dựng Đảng trên báo chí 9 14

2 Hạnh Minh Cần những giải pháp đột phá cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay 9 17

CônG nGHệ - Giải PHáP

1 Thu Hằng Thị trường ICT năm 2016: Những nhận định và triển vọng 1 14

2 Ly Lan Chuyển đổi trong kỷ nguyên số cùng IoE 1 18

3 BH ITU-T Y.3.600: Dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây 1 23

4 Nguyễn Trọng Tâm Giải pháp nào cho phát triển giao thông thông minh? 1 28

5Nguyễn Văn Khoa, Trần Trọng Dũng

Đánh giá chất lượng hình ảnh độ nét cao trong các dịch vụ đa phương tiện 1 34

6 Nguyễn Huy Cương, Nguyễn Ngọc Cảnh Toàn cảnh Hội nghị WRC-15 2 6

7 Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đình Tuấn

Những băng tần mới được quy hoạch cho hệ thống thông tin băng rộng tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới WRC-15 2 14

8 Nguyễn Ngọc Cảnh Giới hạn tần số thông tin vô tuyến 2 18

9 ThS. Phùng Nguyên Phương Bảo vệ băng tần C cho vệ tinh VINASAT – cuộc chiến cam go 2 21

10 Nguyễn Ngọc Quỳnh Sự phát triển của các vệ tinh nhỏ 2 27

11 ThS. Phùng Nguyên Phương Sửa đổi một số qui định quan trọng về đăng ký và phối hợp quỹ đạo vệ tinh 2 30

12 ThS. Nguyễn Huy Cương Thêm băng tần Ku cho nghiệp vụ vệ tinh 2 34

13 ThS. Nguyễn Minh Thu Giảm cung quỹ đạo cho băng tần C và Ku, Việt Nam ảnh hưởng gì? 2 38

14 Hà LongHệ thống giám sát tàu bay toàn cầu (GFT): Để không còn những bí ẩn mang tên MH370

2 42

15 Tuấn Minh WAIC góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu 2 47

16 Hà Long Thông tin an toàn hàng hải với NAVDAT 2 51

17 Duy Anh VDES – Hệ thống thông tin hàng hải thế hệ mới 2 54

Page 62: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)62

18 Vũ Thị Thúy Hường, Nguyễn Huy Cương Phân chia thêm băng tần X cho dịch vụ di động hàng hải qua vệ tinh 2 57

19Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Huy Cương

Sửa đổi qui định đối với các đài trái đất đặt trên tàu biển – Hài hòa lợi ích nước lớn, nước nhỏ 2 60

20 Hà Phương Thẻ SIM điện tử (e-SIM) sẽ thay đổi cách kinh doanh của nhà mạng di động? 3 5

21Nguyễn Ngọc Thúy, Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Duy Bình

Anten PIFA đa băng trong thiết bị di động thế hệ mới 3 11

22 Nguyễn Thị Thu Hằng Các giao thức định tuyến đa đường trong mạng cảm biến không dây 3 16

23 Minh An Sôi động thị trường 4G/LTE 3 22

24 LP Hạ tầng cho các thành phố bền vững thông minh mới 3 28

25 Đỗ Kim Bằng Triển khai 5G và những thách thức 3 31

26 Nguyễn Thị Phương Dung, Hoàng Tuyết Lan Một số giải pháp thúc đẩy phát triển di động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương 4 13

27 ThS. Phí Công Huy Tương tác trên điện thoại di động dùng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến 4 18

28 ThS. Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Tú

Cấu trúc Fractal và ứng dụng trong thiết kế anten đa băng, băng rộng cho hệ thống truyền thông tiên tiến 4 22

29 Nguyễn Văn Anh Tú Hiện trạng triển khai IPv6 trên mạng di động băng rộng 4G/LTE 5 25

30 Đào Như Ngọc, Lương Tuấn Cường Giao thức PMIPv6 dựa trên OpenFlow/SDN 5 30

31 Đỗ Hữu Tuyến Những thách thức triển khai mạng IoT trên TCP/IP 5 35

32 QN Tấn công DoS trên IPv6 5 40

33 ThS. Chử Hoài Nam Giới thiệu về giao thức HTTP/2 5 43

34Nguyễn Văn Khoa, Trần Trọng Dũng

IoT và ứng dụng cho đô thị thông minh 6 20

35

Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Bích Phượng, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Thị Thu Thủy

Phân tích, đánh giá các kỹ thuật giảm nhỏ kích thước, tăng độ rộng băng thông cho anten trong thiết bị đầu cuối di động 6 31

36 Hoàng Sỹ Tương Các kỹ thuật điều tra số trên hệ điều hành Android 6 37

37 Quang Hưng Vấn đề tiêu chuẩn hóa và khả năng triển khai 5G 6 43

38 ThS. Nguyễn Huy Cương Phổ tần cho 4G 7 28

39 Nguyễn Hoài Nam Phân bổ lại tần số: Thực trạng và giải pháp 7 33

40 Đào Như Ngọc Mạng an ninh công cộng dựa trên 3GPP ProSe/LTE-A 7 37

41 ThS. Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Tú Chuyển giao liền mạch trong môi trường mạng không đồng nhất WiMax/LTE 7 41

42 ThS. Vũ Huy Hiện NetAlarm: Phát hiện phần mềm độc hại bằng phân tích đồ thị mạng 7 46

43 Phạm Anh Tú Bưu chính & Thương mại điện tử trong thời đại số 8 42

44 Hà Phương Lợi ích kinh tế - xã hội của công nghệ Internet di động ở ASEAN và Việt Nam 8 44

45Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Ngọc Thúy, Dương Thị Thanh Tú

BSON – Giải pháp mới cho hệ thống thông tin di động 5G 8 49

46 ThS. Chử Hoài Nam Đánh giá độ tin cậy và tốc độ của IPv6 trên mạng Internet hiện nay 8 55

47 ThS. Lê Thanh Hào Hệ thống đo lường khán giả truyền hình 9 23

48 Nguyễn Thu Trang Giải pháp dịch vụ giải trí đa nền tảng trên mạng Internet 9 29

Page 63: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 63

49 Xuân Trường Giải pháp IP Video đa màn hình 9 33

50 Đào Như Ngọc Nền tảng truyền hình số trực tuyến tương tác dựa trên mô hình mạng xã hội 9 39

51 ThS. Nguyễn Thu Hiên Hệ thống truy nhập có điều kiện trong truyền hình số 9 43

52Nguyễn Văn Khoa, Vương Thế Bình, Trần Trọng Dũng

QoS và QoE trong mạng thông tin di động LTE 9 49

53 Đỗ Trung Hiếu Nông nghiệp chính xác và vai trò của IoT 10 2154 VNPT Technology Nền tảng IoT cho Nông nghiệp thông minh – Giải pháp và ứng dụng 10 2655 Giám sát Nhà kính bằng Đám mây 10 2956 SMARTASSIST – Giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nông dân 10 35

57

Đào Xuân Quy, Nguyễn Duy Xuân Bách, Trần Tiến Đạt, Trần Thị Thùy Châu

SMCS: Tự động giám sát và điều khiển hoạt động nông nghiệp bằng thiết bị không dây 10 40

58Mai Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Thạch, Tô Đức Hải

Công nghệ IMETOS - Ứng phó biến đổi khí hậu 10 45

59 T.H Nuke Viet 4.0 hướng tới chính phủ điện tử 11 7

60 Nguyễn Quang Vinh Đảm bảo chất lượng mạng lưới backhaul LTE theo thời gian thực để cải thiện QoE 11 11

61

Đỗ Minh Hiệp, Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Gia Thắng

Anten cho truyền thông 5G 11 19

62 Đỗ Hữu Tuyến Làm gì để triển khai Chuyển mạng giữ số thành công? 12 39

63 Minh An eSIM kích hoạt từ xa – Động lực thúc đẩy thị trường M2M 12 45

64 ThS. Nguyễn Thị Thu Nga Nguồn quang cho mạng quang thụ động ghép kênh theo bước sóng WDM-PON 12 49

Bưu CHÍnH

1 Lan Phương Phong trào sưu tập tem hướng tới thu hút giới trẻ 1 40

2 Quỳnh Chi GIRO – Công cụ hỗ trợ tối đa hóa thu nhập đối với doanh nghiệp bưu chính 1 46

3 Lan Phương Sử dụng dịch vụ Bưu điện vào cải cách hành chính 6 9

GóC Quản lý

1 TS. Chu Ngọc Anh Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng 6 3

2 Nguyễn Đức Trung, Trần Tuấn Anh, Đinh Chí Hiếu Luật Viễn thông: Nền tảng thành công của ngành kinh tế mũi nhọn 6 8

3 Tô Hồng Nam Mô hình Quản lý công mới áp dụng cho QLNN về công nghiệp CNTT tại Việt Nam 6 14

4 TS. Nguyễn Huy Phòng Những điểm mới về xây dựng con người Việt Nam trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 7 10

5 ThS. Tô Hồng Nam Một số nội dung liên quan đến Thông tư liên tịch quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT 7 16

6 Quý Minh Doanh nghiệp khởi nghiệp – Những điều cần biết 7 21

7Đỗ Xuân Tuất, Phạm Thị Hạnh

Phát triển, nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước – nội dung quan trọng trong văn kiện Đại hội XII của Đảng

8 24

8 ThS. Nguyễn Thị Lê Lợi ích của quản trị điện tử trong xu hướng quản trị Nhà nước tốt hiện nay 8 29

9 Đặng Văn Tùng Giáo dục đại học: Một góc nhìn từ kinh tế thị trường 8 34

10 Ngữ Thiên Cần hướng đến người dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 10 52

11 Phạm Lê Hằng Xây dựng Nông thôn mới: Bức tranh đan xen gam màu sáng, tối 10 55

Page 64: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/02/15/10493774_R16K1T12...TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016) 3 VẤN ĐỀ sự kiện

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (12.2016)64

12 Bùi Bài Cường Phát triển nguồn nhân lực điện tử Việt Nam – 3 vấn đề trọng tâm 11 23

13 BN Những lợi ích Kinh tế, Xã hội và Môi trường từ ICT 11 32

14 Tạ Đức Hòa Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng 11 38

15 Lê Hải Chiêu bài đánh tráo khái niệm ”xã hội dân sự” và âm mưu của các thế lực thù địch 11,12 43,34

16 Nguyễn Văn Hiếu Những nội dung mới và việc triển khai Luật báo chí năm 2016 12 21

17 Nguyễn Thế Hùng Phần mềm nguồn mở Việt Nam – Thách thức còn đó 12 26

GHi nHận - TrAO đỔi

1 Trần Thị Hải Ly Đài PTTH địa phương trước yêu cầu từng bước tự chủ tài chính 1 49

2 Nguyễn Thị Bích Hảo Nhân viên kinh doanh viễn thông cần có những kỹ năng gì? 1 54

3Hoàng Tuyết Lan, Nguyễn Thị Phương Dung

Thực trạng ngành công nghiệp di động tại châu Á – Thái Bình Dương 1 59

4 Nguyễn Ngọc Cảnh Từ bài học WCIT-12 đến việc sửa đổi Nghị quyết số 1 tại RA-15 3 51

5 TS. Vũ Trọng Phong Những thách thức đối với thị trường viễn thông Việt Nam năm 2016 3 54

6 Ly Lan Quản lý trải nghiệm khách hàng (CEM) trong lĩnh vực viễn thông 3 62

7 TS. Nguyễn Quý Minh Hiền Viễn thông cần Tư duy đột phá khi tham gia TPP 4 27

8 Ly Lan Lưu lượng dữ liệu di động và xu hướng trong tương lai 4 32

9 ThS. Nguyễn Văn Đợi Một số vấn đề về triển khai kinh doanh bán lẻ điện thoại di động của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay 4 35

10 ThS. Trần Đoàn Hạnh Những điểm mới của Bộ Luật Hình sự 2015 về tội phạm mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông 4 43

11 Hà Phương Phát triển đô thị thông minh ở Trung Quốc 5 55

12 Nguyễn Văn Trí Facebook: Tốc độ truy cập tăng từ 20% - 40% với IPv6 5 63

13 Nguyễn Văn Thuật Một số đề xuất phát triển IoT tại Việt Nam 6 52

14TS. Nguyễn Quý Minh Hiền, ThS. Hoàng Thị Phương

Sử dụng facebook – tốt và xấu 6 56

15 ThS. Nghiêm Thị Lịch, ThS. Đàm Thị Thu Trang

Ứng dụng logic mờ trong việc định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp 6 61

16 Nguyễn Huy Thịnh Cơ hội và thách thức của công nghệ 4G LTE 7 49

17 ThS. Đàm Mỹ Hạnh Những tính năng công nghệ mới trong LTE-Advanced Pro 7 54

18 Ly Lan Nhà mạng và cơ hội chuyển mình thành nhà cung cấp dịch vụ nội dung số 7 62

19 Minh An Thách thức từ OTT – Các nhà khai thác truyền hình cáp cần làm gì? 9 55

20 Đỗ Hữu Tuyến Lộ trình phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật của truyền hình số mặt đất (DTT) 9 60

21 ThS. Tô Hồng Nam Một số đề xuất chuẩn hóa việc trao đổi dữ liệu ở nước ta 11 48

22 Minh An Bức tranh giáo dục trực tuyến và y tế điện tử năm 2030 11 55

23 Hà Phương Sáng kiến xây dựng Siêu xa lộ thông tin châu Á – Thái Bình Dương (AP-IS) 11 60

24 Quý Minh Những tiện ích của Bưu chính Hoa Kỳ 12 56

Tiêu CHuẩn – CHấT lượnG

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành 8 60

2 Ngày tiêu chuẩn thế giới 14-10 10 58

3 Đỗ Xuân Bình Tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin của ITU với mục tiêu tạo lập sự tin cậy cho giao dịch 10 60

sản PHẩM – DịCH VỤ

1 Nguyễn Tiến Dũng Ứng dụng IPv6 trong mạng không dây công suất thấp 5 47

2 Trần Ngọc Lâm Apple yêu cầu các ứng dụng trên kho AppleStore hỗ trợ IPv6 5 51