Top Banner
SLAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM DY NGHTHÁI NGUYÊN BGIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN NGH: SDNG THUC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Trình độ sơ cấp nghThái Nguyên - 2013
100

BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/[email protected]/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

Sep 07, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN

NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

TRONG CHĂN NUÔI

Trình độ sơ cấp nghề

Thái Nguyên - 2013

Page 2: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

1

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: GIẢI PHẪU

SINH LÝ VẬT NUÔI

MÃ SỐ: MH-01

NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

TRONG CHĂN NUÔI Trình độ sơ cấp nghề

Thái Nguyên - 2013

Page 3: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

2

Chƣơng 1: HỆ VẬN ĐỘNG

1. Bộ xƣơng

1.1. Xương đầu

Xương đầu gồm: Xương sọ và xương mặt.

- Xương sọ:

Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xương

thái dương.

- Xương mặt:

Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên,

xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và

xương hàm dưới.

1.2. Xương sống

- Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Cột sống chia

thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông , khum, đuôi.

1.3. Xương sườn

- Xương sườn là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần

giữa là thân.

1.4. Xương ức

Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa

cho các sụn sườn.

1.5. Xương chi

1.5.1. Xương chi trước

Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay

(xương cườm), xương bàn tay và xương ngón tay.

1.5.2. Xương chi sau

Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ

chân, xương bàn chân và xương ngón chân.

2. Hệ cơ

2.1. Cơ vân

+ Vị trí của cơ vân:

- Cơ vân bám vào xương, bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài

của cơ thể con vật.

Vận động là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng nhất của cơ thể

động vật do cơ và xương cùng thực hiện.

Page 4: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

3

Chƣơng 2: HỆ TIÊU HOÁ

1. Giải phẫu hệ tiêu hóa

1.1. Miệng

Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía

trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía

sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.

1.2. Hầu

Là một xoang ngắn, là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường

hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ

miệng xuống thực quản.

1.3.Thực quản

Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ,

ngực và bụng.

1.4. Dạ dày

Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy loài gia súc khác

nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Dạ dầy ở gia súc gồm

hai loại dạ dày: Dạ dầy đơn ( người, lợn, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò,

dê, cừu ..)

1.5. Ruột

1.5.1.Ruột non

Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến

van hồi manh tràng. Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là: Tá

tràng, không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau

dạ dày, hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già.

1.5.2. Ruột già

Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu

môn, ruột già được chia làm 3 đoạn: Manh tràng, kết tràng, trực tràng.

1.6. Các tuyến tiêu hóa

1.6.1.Tuyến nước bọt

Gia súc có 3 đôi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các

ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn: Tuyến dưới tai, Tuyến dưới

hàm, Tuyến dưới lưỡi.

1.6.2. Gan

- Chức năng:

Tiết ra mật đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn.

Khử độc, tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể.

Gan là nơi dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen.

Dự trữ máu cho cơ thể

Gan tiết ra chất chống đông máu.

Tạo máu (sinh hồng cầu) ở thời kỹ bào thai.

16.3.Tuyến tụy

Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn

quai tá tràng (chữ S hoặc U).

Page 5: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

4

+ Chức năng: có hai chức năng:

- Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức

ăn.

- Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm:

* Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường

glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào.

* Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan.

2. Hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa Quá trình này xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức ăn,

biến đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu.

2.1.Tiêu hóa ở miệng Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nhai lại, nuốt.

- Đặc điểm tuyến nước bọt:

Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi gia giúc ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết

ít hơn.

Số lượng và tính chất nước bọt phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính

chất của thức ăn. Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn. Lợn một

ngày đêm tiết ra 15lít, ngựa 40lít, trâu bò 60lít.

2.2. Tiêu hóa ở dạ dày

2.2.1.Tiêu hóa ở dạ dày đơn

Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và

hóa học.

+ Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn

và thấm đều vào dịch vị, do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các

tuyến. Sau đó nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ

vị

+ Tiêu hóa hóa học:

Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ dầy đơn nhờ men tiêu hóa có trong dịch vị

do tuyến dạ dầy tiết ra. Thức ăn đạm (Protein) dưới tác dụng của men pép xin

thành các dạng đơn giản Am bu mo và po li pép tít. Mỡ trong dạ dầy hầu như

chưa được tiêu hóa do men tiêu hóa chưa hoạt động.

2.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày kép

+ Tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ:

- Tiêu hóa cơ học: nhờ nhu động của dạ cỏ thức ăn được nhào trộn giúp cho

hệ vi sinh vật có trong dạ cỏ lên men sinh hơi để tiêu hóa thức ăn.

- Tiêu hóa học:

Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ cỏ chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật: gồm thảo

phúc trùng, vi khuẩn và nấm. Chúng theo thức ăn vào dạ cỏ gặp điều kiện yếm

khí (không có oxy) môi trường kiềm và độ ẩm, nhiệt đột thích hợp sinh sôi phát

triển. Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất sau:

* Tiêu hóa tinh bột và đường, chất xơ

Tinh bột dưới tác dụng của men do vi sinh vật tiết ra sẽ phân hủy thành

đường đơn ( glucoza ) được vi sinh vật sử dụng một phần, phần còn lại được cơ

thể trâu, bò hấp thu.

Page 6: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

5

+ Tiêu hóa ở dạ tổ ong: là nơi vận chuyển, sàng lọc thức ăn, chứa thức ăn

lỏng.

+ Tiêu hóa ở dạ lá sách: là nơi nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại để chuyển

xuống dạ múi khế. Phần mềm lỏng xuống trước, phần khô cứng tiếp tục được

nghiền ép ở dạ lá sách, nước, axit được hấp thu mạnh.

+ Tiêu hóa ở dạ múi khế: được coi là dạ dày chính thức của loài nhai lại, làm

chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học như dạ dày đơn.

2.3. Tiêu hóa ở ruột non

2.3.1.Tiêu hóa cơ học

Nhờ nhu động của ruột non, thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ, trộn đều với

dịch ruột, dịch tụy, dịch mật và được di chuyển trong ruột non để tiêu hóa hóa

học trước khi chuyển xuống ruột già.

2.3.2.Tiêu hóa hóa học

Thức ăn (chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày) xuống ruột non dưới tác

động của các men tiêu hóa có trong dịch mật, dịch tụy, dịch ruột sẽ phân giải

hoàn toàn thành các chất đơn giản nhất để hấp thu qua niêm mạc ruột, vào máu

đi nuôi cơ thể.

+ Dịch mật:

Dịch mật do tê bào gan tiết ra liên tục được tích trữ trong túi mật, theo ống

dẫn mật đổ vào tá tràng 10 – 15 phút trước khi ăn.

Tác dụng:

- Kích thích ruột nhu động.

- Trung hòa axit trong thức ăn từ dạ dày xuống.

- Cắt mỡ thành các hạt nhỏ (nhũ tương hóa mỡ) để men tiêu hóa mở (lipaza)

tác động có hiệu quả.

- Làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa mỡ, bột đường, chất đạm có trong

dịch ruột.

- Tăng hấp thu mỡ trong ruột non

+ Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra được đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn.

Trong dịch tụy chứa nhiều men tiêu hóa chất đạm Tờ ríp xin, ki mô tờ ríp xin,

men tiêu hóa chất bột đường Sác ca rô za và men tiêu hóa mỡ li pa za

+ Dịch ruột do tuyến ruột tiết ra, chứa nhiều men tiêu hóa chất đạm, chất bột

đường và mỡ.

+ Kết quả tiêu hóa ở ruột non

Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hóa hoàn toàn thành những chất

đơn giản nhất cơ thể có thể sử dụng được cụ thể.

2.4. Quá trình hấp thu

2.4.1.Cơ quan hấp thu

Suốt chiều dài ống tiêu hóa chỉ có 3 cơ quan hấp thu là dạ dày, ruột non và

ruột già.

- Dạ dày: dạ dày đơn hấp thu nước, rượu là chủ yếu, một ít đường glucose và

khoáng.

- Ruột non: là cơ quan hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

- Ruột già: ruột già hấp thu được nước, muối khoáng, glucose, axit béo bay

Page 7: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

6

hơi khí CH4 , H2S.

2.4.2. Đường vận chuyển chất dinh dưỡng

- Nước, khoáng, vitamin tan trong nước, đường đơn, amino axit, 30% axit

béo và glyxerin được hấp thu theo con đường máu.

- Vitamin tan trong dầu, 70% axit béo và gluxerin hấp thu và vận chuyển

theo con đường bạch huyết..

2.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu

Quá trình tiêu hóa, hấp thu ở gia súc chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:

- Tình trạng sức khỏe của con vật: vật khỏe mạnh, không có tổn thương bệnh

lý đường tiêu hóa sẽ tiêu hóa, hấp thu tốt.

- Chất lượng thức ăn và kỹ thuật chế biến tốt.

- Thành lập các phản xạ có điều kiện khi cho ăn sẽ tăng tính thèm ăn, kích

thích tiết dịch.như; Ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ khẩu phần, đủ chất dinh dưỡng

có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Chƣơng 3: HỆ TUẦN HOÀN

I. Giải phẫu hệ tuần hoàn

1. Vị trí, hình thái, cấu tạo của tim

Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai lá

phổi trùm che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Đỉnh tim gần sát

mỏm kiếm xương ức.

Mặt ngoài tim có một rãnh ngang chia tim thành hai nửa không bằng nhau.

+ Phần trên nhỏ hơn là khối tâm nhĩ gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.

+ Phần dưới lớn hơn là khối tâm thất gồm thất phải và thất trái.

Bổ dọc tim ta thấy:

Chính giữa tim là một vạch ngăn dọc bằng cơ chia tim làm hai nửa rỗng

chứa máu: Nửa tim phải hay xoang tim phải chứa máu đỏ sẫm, nửa tim trái hay

xoang trái chứa máu đỏ tươi.

2. Vị trí, hình thái, cấu tạo của mạch máu

Mạch máu là hệ thống ống dẫn máu trong cơ thể, gồm 3 loại mạch: động

mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

2.1. Động mạch

Động mạch là những mạch quản dẫn máu từ tim đến các phần của cơ thể.

2.2.Tĩnh mạch

Là những mạch máu đưa máu từ tổ chức, cơ quan trong cơ thể về tim (tâm

nhĩ)

2.3. Mao mạch

Là những mạch quản giao nhau giữa động mạch và tĩnh mạch vì tại đây sẽ

xảy ra trao đổi chất giữa máu và mô bào vì vậy thành mao mạch rất mỏng.

II. Hoạt động sinh lý hệ tuần hoàn.

1. Tần số tim đập (nhịp tim)

Page 8: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

7

Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, hoạt động của tim mang tính tự động.

Nhịp tim là tần số tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc vào loài và lứa

tuổi gia súc, dưới đây là nhịp tim của một số loài gia súc:

Tần số tim đập của một số loài gia súc (nhịp tim/1phút)

Loài gia súc Nhịp tim

lần/phút Loài gia súc

Nhịp tim

lần/phút

Bò 50 – 70 Trâu 40 – 50

Ngựa 32 – 42 Nghé 45 – 55

Dê, cừu 70 – 80 Nghé dưới 6 tháng 60 – 100

Lợn lớn 80 - 90 Chó 70 – 80

Lợn con 90 - 100 Thỏ 90 – 100

Nhịp tim là chỉ tiêu đánh giá cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc

bệnh lý của cơ thể.

Nhịp tim thay đổi do nhiều yếu tố như: Nhiệt độ môi trường, thân nhiệt,

trạng thái cơ thể (lao động, nghỉ ngơi, sợ hãi, lo lắng…)

2. Tuần hoàn máu trong cơ thể

Máu tuần hoàn trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim. Hệ tuần hoàn của

động vật có vú là một hệ thống kín gồm 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn

và vòng tuần hoàn nhỏ.

Chƣơng 4: HỆ HÔ HẤP

I. Giải phẫu hệ hô hấp

1. Đường dẫn khí

1.1. Xoang mũi

Xoang mũi nhỏ. Ở chính giữa có một vách sụn và xương lá mía chia xoang

mũi thành hai phần giống nhau là xoang mũi phải và trái.

Chức năng: cản bụi, lọc sạch, tẩm ướt và sưởi nóng không khí trước khi đưa

vào phổi, nhận cảm giác mùi trong không khí.

1.2.Yết hầu

Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nó

có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng

xuống thực quản.

1.3.Thanh quản

Thanh quản vừa là đường dẫn khí vừa là cơ quan phát âm.

Vùng trước cửa thanh quản rất nhạy cảm. Vật lạ rơi xuống sẽ tạo phản xạ ho

và bị đẩy ra ngoài.

Vùng giữa cửa thanh quản: ở đó có hai bó dây tiếng tạo nên cửa tiếng, sẽ

phát ra âm cao thấp khác nhau.

Vùng sau của thanh quản: niêm mạc có tuyến nhầy để cản bụi.

1.5. Khí quản

Page 9: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

8

Là ống dẫn khí từ thanh quản đến rốn phổi chia làm hai đoạn là đoạn cổ và

đoạn ngực. Niêm mạc khí quản có tế bào biểu mô phía trên có lông rung, tuyến

tiết dịch nhầy.

1.6. Phổi

Mô phổi về cơ bản được lát bởi các sợi chun có tính co giãn, đàn hồi cao. Vì

thế, khi hít vào phổi phồng lên, không khí chứa đầy trong các phế quản, phế

nang. Khi thở ra thể tích phổi thu nhỏ, phổi xẹp xuống tống khí ra ngoài.

2. Họat động sinh lý hệ hô hấp

2.1. Hít vào

- Khi các cơ hít vào co rút sẽ làm cho lồng ngực được kéo căng làm cho

không khí theo đường dẫn khí, tràn vào các chùm phế nang của phổi và làm thể

tích của phổi tăng lên.

2.2. Thở ra

- Khi thở ra làm cho lồng ngực bị thu hẹp lại theo cả 3 chiều không gian,

phổi bị ép xẹp lại, áp lực trong phổi tăng lên, đẩy không khí thoát ra ngoài.

2.3.Tần số hô hấp

Là số lần hít vào và thở ra trong một phút.

Ví dụ: Ngựa 8 – 16; bò 10 – 30; lợn 20 – 30; dê; 10 – 18; trâu 18 – 21; gà 22 – 25.

Tuy nhiên tần số hô hấp còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi

trường, sự vận động của cơ thể.

2.4. Sự trao đổi khí khi hô hấp

+ Sự kết hợp và vận chuyển khí ô xy

- Khi gia súc hít vào lượng ô xy ở trong phổi cao hơn lượng ô xy ở trong máu

cho nên ô xy khuyếch tán trong máu, kết hợp với sắc tố của hồng cầu và được

hồng cầu vận chuyển đến các mô bào của cơ quan trong cơ thể động vật. Tại mô

bào do lượng ô xy giảm nên ô xy từ hồng cầu khuyếch tán vào mô bào, ô xy hóa

các chất dinh dưỡng giải phóng ra năng lượng cho cơ thể hoạt động

+ Sự kết hợp và vận chuyển CO2

- Ở mô bào tổ chức do quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng cho nên giải

phóng ra nhiều khí CO2, do đó lượng khí CO2 cao hơn ở máu nên khuyếch tán

vào máu kết hợp với sắc tố của hồng cầu và được hồng cầu vận chuyển về phổi,

tại đây lượng CO2 thấp hơn ở máu nên CO2 được khuyếch tán vào phổi rồi được

đẩy ra ngoài cơ thể .Trung khu điều khiển hệ hô hấp là hành tủy của thần kinh

trung ương .

Chƣơng 5: HỆ TIẾT NIỆU – SINH DỤC

I. Giải phẫu hệ tiết niệu – sinh dục

1. Giải phẫu hệ tiết niệu

1.1.Thận

Vị trí: gia súc có hai quả thận đa số là hình hạt đậu, màu đỏ nâu, nằm ở

hai bên cột sống và dưới các đốt sống lưng hông, ngoài màng bụng.

- Ở ngựa, trâu, bò thận phải nằm trước thận trái, cụ thẻ:

Page 10: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

9

Thận phải nằm từ đốt xương sống hông số 1 đến xương hông số 2

Thận trái nằm từ đốt xương sống hông số 2 đến xương sống hông số 3

- Ở lợn và chó hai quả thận nằm ngang nhau

1.2. Niệu quản

Là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái. Niệu quản ở gia súc gồm

có hai niệu quản trái và phải.

1.3. Niệu đạo

+ Ở con đực niệu đạo là bộ phận chung của cơ quan tiết niệu và sinh dục,

vừa dẫn tinh dịch vừa dẫn nước tiểu. Chức năng: dẫn tinh dịch, nước tiểu và là

cơ quan giao phối.

- Ở con cái: niệu đạo là đoạn ống ngắn (6 – 10cm tùy theo loài gia súc) nằm

dưới âm đạo kéo dài từ cổ bóng đái đến lỗ đái ở phần tiền đình âm đạo. Nó là

đoạn cuối của đường tiết niệu của con cái để nước tiểu thoát ra ngoài.

1.4. Bóng đái

Là một túi tròn dài. Đầu trước tròn to, đầu sau thon nhỏ, cổ bóng đái được

nối tiếp với niệu đạo qua cơ thắt niệu đạo – cổ bóng đái.

2. Giải phẫu hệ sinh dục

2.1. Giải phẫu hệ sinh dục đực

Bộ máy sinh dục đực gồm dịch hoàn, phụ dịch hoàn (cả hai nằm trong bao

dịch hoàn), ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ.

2.1.1. Dịch hoàn (tinh hoàn)

+ Vị trí, hình thái, cấu tạo:

- Gia súc đực có hai dịch hoàn, hình trứng hơi dẹp, hai mặt tròn trơn, được

treo trong bao dịch hoàn bởi thừng dịch hoàn.

+ Chức năng của dịch hoàn:

- Chức năng ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng tham gia giao phối và thụ

tinh.

- Chức năng nội tiết: tiết ra hoocmon sinh dục đực Androgen, tạo ra đặc tính

sinh dục phụ ở con đực.

2.1.2. Phụ dịch hoàn

+ Vị trí, hình thái:

Phụ dịch hoàn là bộ phận nối với đầu dưới của dịch hoàn, chạy song song

với dịch hoàn, đầu cuối của nó nhập với thừng dịch hoàn, từ đây có ống dẫn tinh

đi ra.

+ Chức năng của phụ dịch hoàn:

- Là nơi tinh trùng hoàn chỉnh về cấu trúc và hình thái trước khi xuất tinh.

- Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động, thời gian

tinh trùng ở lại trong phụ dịch hoàn là 2 tháng, nếu quá tinh trùng sẽ kỳ hình

không còn khả năng thụ tinh.

2.1.3.Bao dịch hoàn

+ Vị trí, hình thái

Bao dịch hoàn là nơi chứa dịch hoàn và phó hoàn nằm ngoài vách bụng ở

vùng bẹn (ngựa, bò) hoặc dưới hậu môn (lợn, chó). Bao dịch hoàn gia súc gồm

Page 11: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

10

hai ngăn, trái và phải chạy dọc bao dịch hoàn, được ngăn cách bởi vách ngăn ở

giữa

* Ống dẫn tinh

Ống dẫn tinh gia súc đực gồm hai ống, cấu tạo xoang.

2.1.4. Niệu đạo và dương vật

Là bộ phận chung cho tiết niệu và sinh dục, bắt đầu từ cổ bóng đái đến đầu

dương vật.

Chức năng: dẫn tinh dịch, nước tiểu và là cơ quan giao phối.

2.1.5. Các tuyến sinh dục phụ

+ Tuyến tinh nang

Tuyến tinh nang tiết ra dịch có độ kiềm nhẹ, độ keo lớn, tác dụng nút cổ tử

cung khi con vật giao phối.

+ Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt tiết ra dịch trong, môi trường kiềm nhẹ, chứa chất dinh dưỡng,

tác dụng:

- Pha loãng tinh trùng.

- Trung hòa độ axit do tinh trùng hoạt động sinh ra trong âm đạo con cái khi

giao phối.

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động.

- Kích thích co bóp cơ trơn cơ tử cung tạo thuận lợi cho tinh trùng di chuyển

trong đường sinh dục cái..

+ Tuyến Cô pơ (tuyến củ hành)

Tiết ra dịch trong, môi trường trung tính có tác dụng rửa đường niệu đạo con

đực khi giao phối .

2.2. Giải phẫu hệ sinh dục cái

2.2.1.Buồng trứng

- Gia súc cái có hai buồng trứng nằm ở hai bên cửa xoang chậu.

+ Chức năng: buồng trứng có 2 chức năng:

- Ngoại tiết: sinh ra nang trứng tham gia vào quá trình giao phối, thụ tinh.

- Nội tiết: tiết ra hóc môn sinh dục cái estrogen và Progesteron (hóc môm

thể vàng). Cả hai hoocmon này tạo ra đặc tính sinh dục ở con cái.

2.2.2.Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một đầu thông với sừng tử cung, một

đầu phát triển hình loa kèn bao lấy buồng trứng để hứng trứng rụng.

+ Chức năng: Là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng xảy ra quá trình thụ tinh

khi con vật giao phối, vận chuyển trứng và hợp tử về tử cung.

2.2.3.Tử cung (dạ con)

Tử cung là nơi làm tổ của thai khi con vật chửa. Động vật đơn thai, thai làm

tổ ở thân tử cung. Động vật đa thai, thai làm tổ ở sừng tử cung.

2.2.4. Âm đạo

Âm đạo cấu tạo hình ống một đầu thông với tử cung, một đầu thông với âm

hộ. Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật con đực khi giao phối và vận chuyển thai

ra ngoài khi con vật đẻ.

2.2.5. Âm hộ

Page 12: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

11

Là bộ phận cuối cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm hộ nằm dưới hậu môn,

bên trong có nhiều tuyến tiết dịch nhày khi gia súc động dục. Trong âm hộ có

âm vật tương tự như dương vật thu nhỏ là nơi tiếp nhận kích thích khi giao phối.

II. Hoạt động sinh lý hệ tiết niệu – sinh dục

1. Hoạt động sinh lý hệ tiết niệu

1.1. Nước tiểu

+ Nước tiểu là sản vật cuối cùng của hoạt động thận. Màu sắc của nước tiểu

phụ thuộc vào loài gia súc. Trong đó thức ăn sử dụng cho gia súc ảnh hưởng lớn

tới mầu sắc của nước tiểu.

- Lượng nước tiểu thay đổi tùy thuộc vào loài gia súc và trạng thái sức khỏe

của con vật.

1.2. Sự thải nước tiểu

Nước tiểu hình thành trong ống thận đổ về bể thận. Từ bể thận nước tiểu sẽ

được tiếp tục theo niệu quản rồi về bóng đái. Đến bóng đái lượng nước tiểu chứa

đến một mức độ nào đó thì được thải ra ngoài.

2. Hoạt động sinh lý hệ sinh dục

2.1.Hoạt động sinh lý hệ sinh dục đực

+ Sự hình thành tinh trùng

Khi gia súc đực thành thục về tính, cơ quan sinh dục bắt đầu sinh tinh trùng.

Tinh trùng được sinh ra trong các ống sinh tinh nhỏ của dịch hoàn và được dự

trữ ở phụ dịch hoàn, tại đây tinh trùng hoàn chỉnh về mặt hình thái, trước khi

phóng tinh. Sự hình thành tinh trùng liên tục theo kiểu làn sóng.

Đặc tính sinh lý của tinh trùng là vận động độc lập và tiến thẳng ngược dòng

trong tử cung của con cái. Sức sống của tinh trùng phụ thuộc vào môi trường,

nếu môi trường nóng quá thì tinh trùng sẽ chết, nếu nhiệt độ dưới 00C thì tinh

trùng sẽ rơi vào trạng thái tiềm sinh.

2.2. Hoạt động sinh lý hệ sinh dục cái

+ Sự hình thành trứng chín và sự rụng trứng

Khi gia súc cái thành thục về tính, dưới tác dụng của hoocmon FSH của

tuyến yên sẽ kích thích noãn bào ở miền vỏ buồng phát triển thành noãn baò

trứng chín nổi lên bề mặt của buồng trứng và tiết ra hóc môn sinh dục cái đổ vào

máu gây hưng phấn thần kinh làm con vật động dục. Đồng thời dưới tác dụng

của hóc môn LH của tuyến yên, kích thích trứng chín rụng giải phóng tế bào

trứng.

+ Sự hình thành thể vàng

Sau khi trứng rụng, trên bề mặt buồng trứng hình thành một vết sẹo phát triển

thành cơ quan nội tiết gọi đó là thể vàng. Thể vàng này tiết ra hóc môn

progesteron có tác dụng ức chế sự phát triển của noãn bào ức chế quá trình tiết

hóc môn sinh dục cái, do đó ức chế quá trình động dục. Nếu trứng được thụ tinh,

con vật có chửa thì thể vàng tồn tại trong suốt quá trình có chửa, gia súc không

động dục. Ngược lại nếu trứng rụng nhưng không được thụ tinh , thì thể vàng

chỉ tồn tại trong thời gian ngăn, sau đó tiêu biến con vật động dục trở lại.

+ Chu kỳ động dục ở gia súc cái (chu kỳ tính)

Chu kỳ tính là khoảng thời gian giữa hai lần động dục khi gia súc cái thành

Page 13: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

12

thục về tính. Chu kỳ tính khác nhau ở các loài gia súc: trâu khoảng 28 – 30

ngày, bò 21 ngày, lợn 20 – 21 ngày.

+ Các giai đoạn của chu kỳ tính: chu kỳ tính của gia súc gồm 3 giai đoạn

- Giai đoạn cân bằng: sau giai đoạn ức chế, trước giai đoạn hưng phấn, giai

đoạn này trứng phát triển chín và nổi lên bề mặt của buống trứng. Biểu hiện của

con vật; tính tình trầm lặng, ăn uống bình thường, không thích gần con đực,

không thích giao phối. cuối giai đoạn này xuất hiện hưng phấn thần kinh.

- Giai đoạn hưng phấn (động dục): biểu hiện tính dục rõ nhất là hưng phấn

thần kinh; con vật kêu rống, phá chuồng, bỏ ăn, tìm con đực, thích gần con đực,

đòi giao phối, cuối thời kỳ này trứng rụng.

- Giai đoạn ức chế: Tính hưng phấn giảm dần và mất hẳn, con vật trần tĩnh,

ăn uống trở lại bình thường, không tích gần con đực, không thích giao phối. Ở

thời kỳ này thể vàng hình thành và hoạt động thời gian ngắn thì tiêu biến.

+ Sự thụ tinh

- Là quá trình gặp nhau và đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và tế bào trứng để

phát triển thành hợp tử. quá trình này xẩy ra ở 1/3 ống dẫn trứng trong cơ thể

con cái

+ Đẻ

Đẻ là hoạt động sinh lý bình thương của gia súc cái; khi thai phát triển hoàn

chỉnh, con mẹ đẩy thai, màng nhau và các sản phụ ra ngoài hoàn toàn. Đẻ Là

một phản xạ không điều kiện dưới sự chỉ đạo của thần kinh và thể dịch. Trước

khi đẻ con vật có biểu hiện về toàn thân và cục bộ hệ sinh dục.

Chƣơng 6: HỆ THẦN KINH

I. Giải phẫu hệ thần kinh:

1. Giải phẫu hệ não tủy

1.1. Tủy sống

Mô tủy sống do chất xám và chất trắng tao thành, chất trắng ở ngoài, chất

xám ở trong, chất xám có hình chữ H.

+ Chức năng tủy sống:

- Dần truyền xung động thần kinh.

- Trung khu vận động của các cơ quan phần sau cơ thể gia súc.

1.2. Não.

Não là bộ phận cao cấp của thần kinh não tủy, nằm trong hộp sọ, nối tiếp

không có ranh giới với tủy sống.

2. Giải phẫu hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật ở gia súc gồm 2 phần: thần kinh giao cảm và thần kinh

phó giao cảm.

- Trung khu giao cảm chỉ nằm ở những nơi nhất định của hệ thần kinh như: não

giữa, hành não, tủy sống vùng ngực, hông khum

- Hạch giao cảm gồm hai dãy hạch năm hai bên cột sống

Page 14: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

13

- Dây giao cảm đi vào các hạch trước khi tỏa đi chi phối các cơ quan trong cơ

thể.

II. Hoạt động sinh lý hệ thần kinh.

2.1. Hoạt động sinh lý não tủy

Thần kinh não tủy chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ

thể động vật, thông qua các phản xạ như; phản xạ nuốt, nhai, tiết nước bọt, ho,

hắt hơi, thải nước tiểu, co cơ… Các phản xạ này đều do vùng thần kinh nằm trên

vỏ não điều khiển. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh cao cấp gồm có hai loại:

+ Phản xạ không điều kiện.

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, con vật sinh ra phản xạ đã được

hình thành. Đặc điểm của loại phản xạ này là có kích thích tác động vào cơ quan

cảm giác, cơ thể có đáp ứng ngay mà không cần điều kiện nào. Phản xạ không

điều kiện bền vững và được truyền lại cho đời sau, thí dụ phản xạ nuốt, vú sữa.

Phản xạ không điều kiện gồm 3 loại: phản xạ ăn uống, phản xạ tự vệ và phản xạ

tính dục.

+ Phản xạ có điều kiện.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong quá trình sống của gia

súc do một kích thích có điều kiện tác động vào cơ thể, trước một kích thích

không điều kiện trong cùng một thời điếm và được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thí

dụ phản xạ tiết nước bọt ở chó bằng tiếng kẻng. Phản xạ này được hình thành

như sau: Trước khi cho chó ăn một vài giây người ta đánh kẻng, sau đó cho con

vật ăn thức ăn, quá trình này được lặp đi, lặp lại nhiều lần, sau đó ngươi ta chỉ

đánh kẻng mà không cho chó ăn thì chó vẫn tiết nước bọt. Trong phản xạ này

tiếng kẻng là kích thích có điều kiện, thức ăn là kích thích không điều kiện.

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là được hình thành trong đời sống cá thể và

đặc trưng cho từng cá thể, không truyền lại cho đời sau, không bền vững nếu

không được củng cố (luyện tập).

Phản xạ có điều kiện được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi như; Phản xạ

nhảy giá của đực giống, huấn luyện gia súc cày kéo, làm xiếc…

2.2. Hoạt động sinh lý thần kinh thực vật.

- Người ta có thể sử dụng thuốc trên để làm tăng cường hay ức chế hoạt

động của hệ giao cảm và phó giao cảm trong lâm sàng thú y. Ví dụ Atropin điều

trị trong bệnh đau ở ngựa do tăng nhu động ruột.

Page 15: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

14

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: BỆNH Ở VẬT NUÔI

MÃ SỐ: MH02

NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

TRONG CHĂN NUÔI

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

Thái Nguyên, Năm 2013

Page 16: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

15

Chƣơng 1: BỆNH Ở TRÂU, BÒ

I. BỆNH LÂY (BỆNH TRUYỀN NHIỄM)

1. Bệnh nhiệt thán

1.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh nhiệt thán còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chung

cho nhiều loài gia súc và người. Bệnh do trực khuẩn nhiệt thán gây ra.

1.2. Triệu chứng bệnh

Thời gian nung bệnh 2 - 3 ngày.

Con vật có biểu hiện vật run rảy, thở hổn hển gấp, bỏ ăn, vã mồ hôi, niêm mạc

đỏ ửng hoặc tím bầm. Sốt cao (40 - 42,5oC), thè lưỡi, gục đầu, mắt đỏ, quay

cuồng, lảo đảo, loạng choạng, âm hộ, hậu môn chảy máu. Vật chết nhanh trong

vài giờ, tỷ lệ chết cao.

1.3. Bệnh tích của bệnh

- Sau khi chết bụng chướng to, xác chóng thối, hậu môn lòi dom, phân có máu

đen, khó đông.

- Niêm mạc đỏ hoặc tím bầm, mũi có chất nhầy lẫn máu. Hạch lâm ba sưng ứ

máu, phổi tụ máu, nội tâm mạc xuất huyết, lách sưng to, mềm nát, nhũn như

bùn. Bóng đái chứa nước tiểu màu hồng.

1.4. Chẩn đoán bệnh

- Dựa vào triệu chứng điển hình và dịch tễ bệnh để chẩn đoán.Triệu chứng như

trình bày ở trên. Dịch tễ: phát lẻ tẻ, có tính chất địa phương.

1.5. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

Dùng vacin nhược độc nha bào nhiệt thán tiêm dưới da, liều lượng 1ml/con,

thời gian miễn dịch trong vòng 1 năm.

- Khi có bệnh phải công bố. Thi hành nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch,

cách ly, theo dõi. Cấm mổ xác chết, vận chuyển đến nơi khác.

-Tiêu độc chuồng trại, xác chết phải đốt hoặc chôn ở hố sâu 2m, nằm giữa 2

lớp vôi bột, phải xây mả nhiệt thán, có biển báo và rào chắn…

- Đề phòng bệnh lây sang người, tuyệt đối không tiếp xúc với gia súc bệnh,

không ăn thịt gia súc ốm chết.

+ Trị bệnh

Tốt nhất là dùng huyết thanh và Penicilin theo tỷ lệ sau:

- Huyết thanh: 100 – 200ml/gia súc lớn ; 50 – 100ml/gia súc nhỏ.

- Peniciline liều cao 2 – 3 triệu đơn vị/trâu, bò có thể kết hợp với các kháng

sinh khác và tiêm thêm các thuốc trợ sức, trợ lực cho bệnh súc.

2. Bệnh lở mồm, long móng trâu, bò

2.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh do virus lở mồm long móng gây ra. Virus có sức đề kháng cao đối

với ngoại cảnh, trong đất ẩm có thể sống hàng năm, dưới ánh nắng mặt trời hàng

ngày mới chết.

Page 17: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

16

- Virus có nhiều trong mụn nước, màng bọc của mụn, đường xâm nhập chủ yếu

qua đường tiêu hoá, vết thương xây xát ở da…

2.2. Triệu chứng bệnh

Thời gian nung bệnh 3 - 7 ngày, trung bình 3 - 4 ngày có khi chỉ trong khoảng

16 giờ. - Thể thông thường (thể nhẹ): Con vật sốt cao, ủ rũ, ít đi lại , kém ăn

hoặc bỏ ăn. Sau 2 - 3 ngày xuất hiện nhiều mụn ở niêm mạc miệng, chân, vú và

chỗ da mỏng.

- Miệng chảy dớt dãi ra ngoài như bọt xà phòng, con vật không đi được.

- Thể biến chứng (thể nặng): xẩy ra khi chăm sóc con bệnh không đảm bảo vệ

sinh, các mụn vỡ ra bị nhiễm trùng tạo thành vùng viêm hóa mủ ở những nơi

mụn vỡ. Trâu, bò sốt cao, kém ăn hoặc không ăn.

2.3. Bệnh tích của bệnh

Chân: mụn loét, lở ở kẽ móng, móng long ra. Những con khi khỏi bệnh, bệnh

tích để lại là những vết sẹo.

Mụn loét ở miệng trâu bệnh

Mụn loét ở kẽ chân trâu bệnh

2.4. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

* Phòng bằng các loại vaccine sau:

- Vac xin đa giá OAC của Liên Xô (1978 – 1988).

- Vac xin đa giá OAC, ASIA 1 của hãng Hoechst ấn Độ (1992).

- Vac xin đa giá OA22C, ASSIA 1 của hãng Rhone Merieux của Pháp (1993).

Tiêm cho trâu, bò, bê, nghé, dê, cừu… trên 2 tuần tuổi. Liều lượng 2ml/con; dê,

cừu 1ml/con. Sau khi tiêm 10 ngày gia súc miễn dịch và thời gian miễn dịch kéo

dài 6 tháng.

+ Trị bệnh:

Không có thuốc đặc hiệu. Chữa triệu chứng bằng các loại axit hữu cơ

(chanh, khế…) hoặc xanh Methylen, oxy già. Các vết loét trong mồm, lưỡi dùng

xanh Methylen hoặc oxy già 5 – 10% bôi chống bội nhiễm. Khoảng sau 10 – 15

ngày gia súc khỏi bệnh. Đồng thời vệ sinh chuồng trại, bệnh súc sạch sẽ.

Các biện pháp khống chế bệnh:

Page 18: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

17

- Trong chuồng bệnh súc; đốt toàn bộ rơm, cỏ, rác thải hàng ngày, thu gom phân,

nước tiểu vào hố ủ rồi tiêu độc bằng vôi sống (50kg vôi/m3).

- Phun tiêu độc chuồng nuôi và khu vực dân cư bằng hóa chất theo chỉ định của

thú y (dùng Proryl 5% phun môi trường).

- Ngăn chặn không cho động vật, sản phẩm động vật dễ lây nhiễm ra, vào vùng

có dịch.

- Cấm giết mổ trâu, bò, lợn, dê, cừu… trong vùng dịch.

- Không bán chạy gia súc sang vùng khác làm dịch lan rộng.

- Báo cáo cho cán bộ thú y các trường hợp gia súc bị bệnh và nghi bệnh.

- Tiêm phòng vành đai cho đàn trâu, bò và lợn bằng vacin.

3. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

3.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu

hoá thông qua thức ăn, nước uống, có thể qua đường hô hấp.

3.2. Triệu chứng bệnh

* Thể quá cấp (thể kịch liệt): bệnh xảy ra nhanh, con vật có triệu chứng thần

kinh như: đập đầu vào tường, giãy giụa, run rẩy, ngã xuống rồi chết (có thể

trong 24h).

* Thể cấp tính: thời kỳ nung bệnh ngắn (1 – 3 ngày). Con vật mệt, không

nhai lại, thân nhiệt tăng (40 – 42oC), niêm mạc mắt, mũi đỏ rồi tái xám. Vật ho

từng cơn, nước mũi chảy ra. Có hiện tượng chướng hơi. Hạch hầu, trước vai

thường bị sưng. Khó nuốt, khó thở, cuống lưỡi sưng to (trâu 2 lưỡi), chân yếu.

3.3. Bệnh tích của bệnh

- Tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, bắp thịt ướt có màu tím.

- Hạch lâm ba tích nước, cắt ra có nhiều nước vàng. Màng phổi lấm tấm xuất

huyết. Phổi viêm, tim xuất huyết.

3.4. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh:

-Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, thức uống, tăng cường chăm sóc, nuôi

dưỡng, quản lý, sử dụng trâu, bò đúng kỹ thuật.

- Dùng vac xin: vac xin vô hoạt (keo phèn) liều 2 – 3ml/con, miễn dịch

trong vòng 6 tháng (chú ý không tiêm cho trâu, bò ốm yếu, gần đẻ, hay mới đẻ).

+ Trị bệnh

- Dùng kháng huyết thanh đa giá; có thể dùng để phòng, bao vây dập tắt dịch

(liều chữa gấp 2 lần liều phòng).

- Dùng kháng sinh: Sulfamethazin; Sunfamerazin; Sunfathiazon; Streptomycin;

oxtetraxylin; Kanamycin; Gentamycin.v.v… kết hợp thuốc vitamin B1, cafein…

- Chú ý hộ lý, chăm sóc tốt gia súc.

4. Bệnh dịch tả trâu, bò

4.1. Nguyên nhân bệnh

Do virus dịch tả trâu, bò gây nên. Virus nhiễm vào cơ thể trâu, bò qua đường

tiêu hoá.

4.2. Triệu chứng bệnh

Page 19: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

18

Thời kỳ nung bệnh: 3 – 4 ngày; cũng có thể lên đến 7 – 10 ngày.

+Thể cấp tính:

- Vật ủ rũ, run rẩy, nghiến răng, mắt lờ đờ, lưng cong, lông dựng, kém ăn hoặc

bỏ ăn. Sốt cao (40 – 41oC), Thời kỳ đầu phân táo bón, sau ỉa chảy phân loãng.

Phân có lẫn máu màu nâu đen và có màng giả, mùi thối khắm… Con vật thở

nhanh, khó thở, tim đập nhanh, yếu dần chết. (Tỉ lệ chết cao có thể 90 – 100%).

Trâu, bò cái có chửa thường đẻ non hoặc sảy thai.

- Niêm mạc miệng, mắt có những điểm xuất huyết. Viêm kết mạc nước mắt , có

dử

- Mũi viêm chảy nước, lúc đầu lỏng vàng đục, sau đặc có mủ, mùi hôi thối.

Niêm mạc miệng viêm đỏ sẫm , có vết loét hoặc mụn loét bằng hạt thóc, hạt

ngô, đồng xu hay từng mảng, phủ một lớp bựa màu vàng xám.

+Thể mãn: Vật gày còm, lông dựng, thở dốc, ỉa chảy. Những con vật này chứa

và gieo rắc mầm bệnh.

4.3. Bệnh tích của bệnh

- Xác chết gầy, mắt hõm, có dử, mũi có chất rỉ đặc khô, miệng có nhiều vết

loét.

- Xoang bụng, xoang ngực có dịch viêm

- Niêm mạc ruột có vết loét kích thước thay đổi, trên vết loét có phủ bựa màu

xám; chất bã đậu; hoặc màng lẫn máu. Đặc biệt là van hồi manh tràng xuất

huyết, tụ huyết, sưng, đỏ sẫm, tím bầm hoặc đen xạm, có khi bị loét.

- Trực tràng tụ huyết, xuất huyết thành từng vệt dài, gan vàng úa, dễ nát.

- Hạch màng treo ruột sưng, tụ huyết. Lách, thận tụ huyết, thịt mềm, nhão,

thấm máu.

4.4. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

Hiện nay dùng vacin nhược độc đông khô tiêm cho bê trên 6 tháng tuổi và

trâu, bò liều lượng 0,5 – 1ml/con miễn dịch 1 năm. Vệ sinh chuồng trại, tổ chức

kiểm dịch…

+ Trị bệnh

Dùng kháng huyết dịch tả trâu, bò ( điều trị sớm mới có hiệu quả).

II. BỆNH KHÔNG LÂY

1. Bệnh chƣớng hơi dạ cỏ

1.1. Nguyên nhân bệnh

- Do trâu, bò ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như: thức ăn xanh chứa

nhiều nước, cây cỏ họ đậu, thân cây ngô non, cây lạc tơi… hoặc những thức ăn

đang lên men như: cây cỏ, rơm dạ mục…

- Do ăn phải những thức ăn chứa độc tố.

- Do kế phát từ các bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc…

1.2. Triệu chứng bệnh

- Vùng bụng trái chướng to, hõm hông trái căng phồng vươn cao hơn cột sống.

Page 20: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

19

- Trâu, bò khó thở tần số hô hấp tăng, dạng hai chân để thở, hoặc thè lưỡi để

thở.

- Tĩnh mạch cổ phình to, tim đập nhanh 140 nhịp/phút, mạch yếu, huyết áp

giảm.

- Con vật khó chịu, đứng, nằm không yên, bụng phình to có biểu hiện đau

bụng, vật ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân sau thu vào bụng .

1.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật.

- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật .

- Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất.

- Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc.

+ Trị bệnh

*Làm thoát hơi trong dạ cỏ:

- Xoa bóp vùng dạ cỏ nhiều lần mỗi lần cách nhau 10 – 15 phút.

- Cho trâu, bò đứng ở trạng thái đầu cao hơn mông.

- Đánh lưỡi cho con vật để kích thích ợ hơi.

Dùng thuốc:

- Amoniac liều 15ml hoặc axit lactic liều 10 – 15ml pha vào 1000ml nước cho

uống.

- Cồn 70o liều 100 – 200ml cho thêm 1 – 2 củ tỏi giã nhỏ, pha trong 500ml

nước cho uống.

- Natri Sulfat hoặc Magie Sulfat liều 200 – 500g cho trâu, bò uống 1 lần.

- Thụt rửa trực tràng cho con vật.

*Dùng phương pháp chọc dạ cỏ để thoát hơi:

- Cắt lông sát trùng vùng lõm hông bên trái.

- Dùng troca chọc thủng da, tổ chức dưới da, thành dạ cỏ.

- Điều chỉnh cho hơi ra từ từ, tránh tháo hơi đột ngột.

- Dùng thuốc trợ tim Cafein 20% liều 10 – 15ml/con/1 lần, tiêm dưới da cho

trâu, bò.

2. Bệnh nghẽn dạ lá sách.

2.1. Nguyên nhân

- Do gia súc ăn thức ăn bột khô, rơm, cỏ khô nhưng ít được uống nước,

hoặc thức ăn có chứa chất độc, lẫn bùn cát, thức ăn kém phẩm chất...

- Do thời tiết thay đổi đột ngột, thay đổi khẩu phần ăn, gia súc phải làm việc

quá sức gây ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa.

2.2. Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra chậm (sau ăn 5 – 7 ngày).

Giai đoạn đầu con vật giảm ăn, ít nhai lại, mệt mỏi, thỉnh thoảng bị bội

thực hoặc chướng hơi nhẹ. Sau đó gia súc sốt cao, bỏ ăn, không nhai lại, không

ợ hơi, miệng có nhiều bựa trắng, mùi hôi. Luôn đau vùng dạ lá sách, ngoảnh đầu

nhìn về phía bụng phải.

Page 21: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

20

Bệnh kéo dài 7 – 10 ngày. Giai đoạn cuối cơ thể mất nước, mắt trũng sâu,

da nhăn nheo, viêm ruột, ỉa chảy và có thể nhiễm độc rồi chết.

2.3. Điều trị

- Điều chỉnh lại khẩu phần thức ăn: giảm thức ăn khô, khó tiêu, tăng cường

cho gia súc uống nhiều nước, nên pha một ít muối ăn vào nước trước khi cho

uống.

- Cho gia súc vận động để kích thích co bóp dạ lá sách, vận động 3

lần/ngày, mỗi lẫn 30 phút. Dùng tay móc phân ở trực tràng để kích thích đi tiểu.

- Dùng thuốc

+ Dùng thuốc tẩy ma nhê sun phát (100 – 300g) hòa nước cho uống hoặc

tiêm thẳng vào dạ lá sách 1 lần.

+ Dùng thuốc tăng cường co bóp dạ lá sách: Pilocarpin, Strychnin, NaCl

10%

+ Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, tăng cường trợ sức, trợ lực:

3. Bệnh viêm phổi

3.1. Nguyên nhân gây bệnh

- Do chăm sóc, nuôi dưỡng bê, nghé kém, sức đề kháng giảm khi thời tiết thay

đổi, bệnh bội phát.

- Do con vật hít vào hơi độc, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản gây viêm

phế quản phổi.

- Do con vật sặc thức ăn, sặc thuốc… là nguyên nhân gây bệnh.

- Do kế phát từ bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, giun phổi, ấu trùng giun đũa, bệnh

tim, ứ huyết phổi…

3.2. Triệu chứng bệnh

- Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn.

- Sốt cao, thân nhiệt 40 – 41oC, sốt lên xuống.

- Bê, nghé ho. Lúc đầu ho khan, ho ngắn, con vật có cảm giác đau vùng ngực,

sau thời gian ho ướt kéo dài, đau giảm.

- Nước mũi ít, đặc màu xanh, dính vào hai bên mũi, khó thở, tần số hô hấp tăng

(40 – 100lần/phút).

3.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bê, nghé đúng quy trình kỹ thuật.

- Tiêm vác xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu, bò liều

0,5– 1ml/con; dịch tả trâu bò liều 1ml/con; lở mồm long móng 0,5 – 1ml/con…

+ Trị bệnh

*Dùng các loại kháng sinh sau:

- Penicilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Streptomycin liều 2gam/con/1 lần tiêm.

- Gentamycin liều 1g cùng với Lincosin liều 1g/con/1 lần.

- Ampecilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Kanamycin liều 2g/con/1 lần tiêm.

* Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng cho con vật

- Dung dịch glucoza 20 – 40% liều 500ml.

- Cafein 20% liều 20ml.

Page 22: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

21

- Urotropin 10% liều 15g.

- Vitamin C liều 3g.

- Caxi chlorua 10% liều 100ml.

Hoà đều tiêm tĩnh mạch ngày một lần.

- Dùng thuốc giảm ho long đờm Chlorua amon hoặc Bicarbonat Natri.

4. Bệnh trúng độc sắn

4.1. Nguyên nhân bệnh

- Do trâu, bò ăn nhiều lá sắn, hoặc củ sắn.

- Trong khẩu phần ăn có nhiều bột sắn nhưng chế biến không đúng quy trình.

- Do đói lâu ngày, đột ngột ăn nhiều lá sắn hoặc củ sắn.

4.2. Triệu chứng bệnh

- Bệnh xảy ra nhanh sau 10 – 20 phút kể từ khi gia súc ăn sắn. Trâu, bò đứng

nằm không yên, toàn thân run rẩy, đi loạng choạng.

- Mồm chảy dãi, nôn mửa, khó thở, tim đập nhanh, yếu có lúc loạn nhịp. Thân

nhiệt thấp hoặc bình thường, bốn chân và gốc tai lạnh.

- Con vật hôn mê, đồng tử giãn rộng, co giật rồi chết…

4.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Nếu cho trâu, bò ăn sắn củ tươi phải loại bỏ vỏ, ngâm sắn củ vào nước trước

khi nấu chín hoặc cho con vật ăn.

- Không cho trâu, bò ăn nhiều lá sắn, nếu sử dụng lá sắn thì sử dụng một lượng

ít trong khẩu phần.

+ Trị bệnh

- Nhanh chóng loại bỏ sắn ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn, hoặc thụt rửa ruột

cho con vật. Dùng Apomorphin liều 0,02 - 0,05g/con tiêm dưới da có tác dụng

gây nôn.

- Dùng xanh methylen 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm dưới da cho con vật.

- Dùng Nitrit natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cho trâu, bò.

- Dùng Thyosulfat natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cổ cho trâu,

bò.

- Cho con vật uống nước đường, mật hoặc tiêm glucoza 20 – 40% liều 500 –

100ml/con cùng với Cafein liều 10 – 15ml vào tĩnh mạch cổ cho trâu, bò.

5. Bệnh viêm tử cung

5.1. Nguyên nhân bệnh

- Do phối giống cho trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đảm

bảo vệ sinh hoặc thao tác thô bạo, không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm

mạc tử cung gây viêm.

- Do can thiệp trâu, bò đẻ khó gây tổn thương đường sinh dục là nguyên nhân

dẫn tới viêm.

- Do bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm.

5.2. Triệu chứng bệnh

Page 23: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

22

- Trâu, bò mẹ sốt nhẹ, mệt mỏi, chu kỳ động dục rối loạn, giảm lượng sữa

- Đường sinh dục có dịch viêm màu trắng đục chảy ra, mùi hôi thối khó chịu.

5.4. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

- Phối giống cho trâu, bò cần thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ và phía sau

cơ thể con vật.

- Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml sau khi đẻ.

+ Trị bệnh

- Thụt tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml – 1000ml ngày 1 lần,

thụt rửa liên tục trong 7 ngày.

- Tiêm các thuốc Lincocin liều 4000 - 6000 UI/1kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt

cho trâu, bò 1 lần trong ngày, tiêm liên tục 4 - 7 ngày.

6. Bệnh viêm vú

6.1. Nguyên nhân gây bệnh

- Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào

vết thương gây viêm. Thường gặp trong trường hợp trâu, bò vắt sữa không đúng

kỹ thuật, hoặc do con vật bị va đập vào bầu vú…

- Do thay đổi thời tiết đột ngột.

6. 2. Triệu chứng bệnh

- Trâu, bò sốt, ăn uống kém, lượng sữa giảm hoặc mất. Con vật không cho con

bú, tránh người vắt sữa, sữa loãng màu trắng, phớt vàng, mùi tanh, nếu viêm

nặng sữa lẫn máu hoặc lẫn mủ.

- Bầu vú sưng, đỏ, đau.

6.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

- Tránh các tác động cơ học vào bầu vú con vật bằng cách tách con hoặc hạn

chế cho con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

+ Trị bệnh

Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho trâu, bò ngày bốn lần

mỗi lần cách nhau 2 giờ.

Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm xung

quanh tổ chức vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.

Thụt vào bầu vú dung dịch thuốc sát trùng sau

- Dung dịch thuốc tím 0,1% liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ vắt

kiệt.

- Dung dịch thuốc Rivanlol 0,1% liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ

vắt kiệt.

- Dung dịch Lugol 1/300 liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ vắt kiệt.

- Tiêm vitamin B1 liều 5 - 7ml và Cafein liều 5 - 7ml/con tiêm bắp thịt cho trâu,

bò.

Page 24: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

23

III.BỆNH KÝ SINH TRÙNG

1. Bệnh sán lá gan

1.1. Nguyên nhân bệnh

- Do hai loài sán lá ký sinh trong ống dẫn mật ở gan trâu,bò gây ra.

1.2. Triệu chứng bệnh

- Con vật suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng, chướng bụng nhẹ,

ỉa chảy, gầy yếu, lao tác kém. Trâu, bò cho sữa bị bệnh thì lượng sữa giảm tới 20

– 50%. Vật có thể chết do kiệt sức.

- Thuỷ thũng xuất hiện ở các vùng thấp của cơ thể như dưới hàm, yếm ngực

1.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy sán 2 lần/năm vào các tháng 3 hoặc 4 và 8 hoặc 9.

- Ủ phân trâu, bò theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng sán.

- Diệt ký chủ trung gian (ốc không vảy) bằng cách tháo cạn nước, rắc vôi bột,

nuôi vịt.v.v…

- Luân canh tăng vụ cây trồng nhằm tạo điều kiện bất lợi đối với sự phát triển

của ốc ký chủ trung gian.

- Vệ sinh thức ăn, nước uống…

+ Trị bệnh

Dùng thuốc sau:

- Fasiozanida: 15mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

- Fasinex: 12mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

- Okazan: 10mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn.

2. Bệnh giun đũa bê nghé

2.1. Nguyên nhân bệnh

Do giun đũa ký sinh trong đường tiêu hoá bê, nghé gây nên.

2.2. Triệu chứng bệnh

- Phân màu trắng, hôi thối, nghé gầy sút rất nhanh. Bê, nghé ở lứa tuổi từ một tuần

đến trên dưới ba tháng tuổi hay mắc bệnh.

- Bụng sôi, lông xù, mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt, mũi khô

2.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

Chăm sóc tốt bê, nghé sơ sinh. Bồi dưỡng trâu, bò mẹ khi có chửa, phân ủ theo

phương pháp nhiệt sinh học.

+ Trị bệnh

- Piperazin 0,3 – 0,5g/kg thể trọng – cho uống.

- Phenothyazin 0,05g/kg thể trọng – 2 lần/ngày, 2 ngày liền.

- Mebenvet 130 – 150mg/kg thể trọng – cho uống.

- Levamisol 1ml/9 – 10kg thể trọng.

3. Bệnh tiên mao trùng

3.1. Nguyên nhân bệnh

Page 25: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

24

Do roi trùng ký sinh trong máu ngoài hồng cầu của tất cả các loài gia súc

như: ngựa, lừa, lạc đà, trâu, bò, dê, cừu, chuột…

3.2. Triệu chứng bệnh

- Con vật sốt lên xuống; 1 - 2 ngày sốt 40 - 41oC, nghỉ 2 - 6 ngày, ở thời kỳ

cuối, có một số trâu, bò bị phù. Trâu, bò có chửa dễ bị sảy thai, bại liệt thân sau

hoặc nửa thân sau.

- Niêm mạc mắt nhợt nhạt, mi mắt sưng có hiện tượng chuyển màu vàng , hồng

cầu, huyết sắc tố giảm, máu loãng...

3.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

Tiêm Tripamidium cho trâu bò vào đầu mùa hè hàng năm để phòng bệnh.

+ Trị bệnh

- Naganin: 8 - 10mg/kg P, pha với nước cất thành dung dịch 10% tiêm tĩnh

mạch hoặc bắp thịt, sau một tuần tiêm lại lần 2.

- Tripamidium: 0,5 - 1mg/kg P, tiêm bắp thịt dung dịch 1 - 2% pha với nước

cất, mỗi chỗ tiêm không quá 15ml.

- Azidin: 8mg/kg P pha trong 5ml nước cất tiêm bắp thịt cổ.

* Chú ý:- Tiêm thuốc trợ tim + thuốc trợ sức, trước khi tiêm thuốc trị roi

trùng.

- Thao tác tiêm chậm, từ từ. Nếu vị trí tiêm bị sưng dùng nước ấm

chườm.

- Điều trị 1 ca bệnh phải tiêm làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.

Trường hợp nặng nên pha thuốc vào dịch truyền glucoza 20% + Cafein tiêm tĩnh

mạch.

Chƣơng 2: BỆNH Ở LỢN

I. BỆNH LÂY

1. Bệnh dịch tả lợn

1.1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh do virus gây nên, virus có thể tồn tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6

tháng trong thịt ướp muối và xông khói. Virus truyền bệnh chủ yếu qua đường

tiêu hóa.

1.2. Triệu chứng lâm sàng:

Lợn bệnh sốt cao (41 – 42oC), da vành tai, bẹn, bụng nổi những điểm đỏ,

biếng ăn hoặc bỏ ăn, chậm chạp, nằm chồng lên nhau, viêm kết mạc, mắt đỏ có

dử , chỗ da mỏng có vết đỏ bằng đầu đinh ghim (giống như muỗi đốt).

Phân lúc đầu táo bón về sau lỏng có mùi tanh khắm khó chịu, đôi khi lợn có

hiện tượng nôn mửa. Lợn gầy yếu, hốc hác kiệt sức dần rồi chết.

1.3. Bệnh tích:

- Xuất huyết màu đỏ hoặc màu tím tràn lan ở những nơi da mỏng, tai, mõm…

- Vỏ thận lấm tấm xuất huyết.

Page 26: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

25

- Lách xuất huyết, nhồi huyết, mép nách có hình như răng cưa.

- Niêm mạc ruột viêm loét sâu có bờ hình cúc áo đặc biệt ở van hồi manh

tràng.

1.4. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh

- Tiêm vacxin Dịch tả lợn 1ml/con.

- Vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi.

- Cách li theo dõi lợn ốm,

- lợn chết không được mổ thịt mà chôn xác cùng với vôi bột

- Khai báo với cơ quan thú y khi nghi có nhiều lợn chết với cùng biểu hiện bệnh

- Thực hiện thụ tinh nhân tạo đối với lợn cái sinh sản.

+ Điều trị bệnh

- Không có thuốc đặc trị bệnh dịch tả, nên tiêu hủy lợn ốm.

- Tiêm vaccin cho số heo còn lại trong đàn.

- Tiêu độc triệt để môi trường chăn nuôi

- Tạm thời không nhập thêm lợn mới vào đàn

2. Bệnh tụ huyết trùng lợn.

2.1. Nguyên nhân:

Do vi khuẩn tụ huyết trùng lợn gây nên. Vi khuẩn tồn tại nhiều trong thiên

nhiên, có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ, thuốc sát trùng.

2.2. Triệu chứng:

- Thể quá cấp: Phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, vật chết đột

ngột.- Thể cấp tính: Lợn sốt cao (41oC), ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, thở nhanh, khó.

Nước mũi chảy nhờn đục, ho khan có lúc co rút toàn thân. Thường ngồi như chó

để thở. 1 - 2 ngày sau các vùng da mỏng (ngực, bụng, tai…) bị đỏ, rồi tím bầm,

hầu sưng.

2.3. Bệnh tích:

Các niêm mạc, phủ tạng có hiện tượng tụ huyết. Hạch lâm ba sưng, tích

nước. Lách tụ huyết, thận ứ huyết, phổi tụ huyết thành từng đám. Màng phổi

viêm dính vào lồng ngực, có nhiều chấm xuất huyết. Da có nhiều vết, mảng đỏ

sẫm, tím bầm ở bụng, ngực, kheo chân.

2.4. Phòng - trị:

+ Phòng bệnh:

- Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.

- Tiêm vác xin tụ huyết trùng vô hoạt hoặc vác xin Tụ - dấu, liều 1ml/lợn cho

lợn từ sau cai sữa trở lên, không tiêm cho lợn đang ốm, mới đẻ hoặc sắp đẻ.

+ Trị bệnh:

- Kháng sinh chọn dùng một trong các thuốc: streptomycin; kanamycine,

gentamycin để kết hợp với ampicillin hay amoxicillin

- Tiêm thuốc hạ sốt, vitamin B1

3. Bệnh phó thƣơng hàn lợn.

3.1. Nguyên nhân:

Do vi trùng phó thương hàn lợn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua

đường tiêu hoá (thức ăn, nước uống).

Page 27: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

26

3.2. Triệu chứng:

Lợn sốt (41,5 – 42oC), không bú, kém ăn nôn mửa, ỉa chảy, phân lỏng màu

vàng mùi hôi thối, lợn thở gấp, ho … Trên da xuất huyết từng vệt màu tím xanh

ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực…Lợn gầy yếu , mắt sưng, tỷ lệ chết có thể tới

80 – 90%.

Lợn bệnh tiêu chảy phân vàng

Nhiều vùng da lợn bệnh bị xuất

3.3. Bệnh tích:

+ Lách sưng to, dai như cao su màu xanh sẫm.

+ Thận có điểm xuất huyết đỏ ở vỏ.

+ Niêm mạc dạ dày, ruột viêm đỏ, nhăn nheo có điểm xuất huyết, các vết

loét đỏ bằng hạt đậu, hoại tử biến thành khối vàng như bột cám. Vết loét không

giới hạn, không có bờ, nhiều khi kéo dài thành từng mảng, từng vệt. Gan có

nhiều điểm hoại tử như hạt kê, phổi tụ máu.

3.4. Phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh:

- Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống tốt.

- Tiêm phòng vác xin phó thương hàn lợn con theo mẹ 20 ngày tuổi, sau 10 ngày

tiêm nhắc lại lần 2.

+ Trị bệnh:

- Kháng sinh: Streptomycin, Enrofloxacin, Tiamulin, Kanamycin,

Thiamphenicol.. kết hợp với Vitamin B1, cafein.

- Kết hợp chữa triệu chứng ỉa chảy bằng các chất chát như bút sim, bút ổi hoặc

tiêm Atropin. Nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn tốt, tăng cường bổ sung vitamin.

4. Bệnh đóng dấu lợn.

4.1. Nguyên nhân bệnh

- Do vi khuẩn đóng dấu gây bệnh trên lợn ở mọi lứa tuổi, nặng ở lợn 3 -6 tháng

tuổi, lây qua đường tiêu hóa của con vật mà thức ăn, nước uống đóng vai trò

quan trọng.

4.2.Triệu chứng:

+ Thể quá cấp tính (đóng dấu trắng):

Lợn sốt cao, bỏ ăn, có thể có các triệu chứng thần kinh, truỵ tim mạch và chết,

trên da không nổi dấu đỏ.

Page 28: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

27

+ Thể cấp tính:

- Lợn sốt cao 42- 42.50C, kéo dài 2-5 ngày. Hai chân sau yếu, đi lại xiêu vẹo

- Viêm kết mạc, mắt đỏ, chảy nước mắt.

- Lợn khó thở, thở nhanh.

- Có nốt đỏ hình dạng khác nhau ( vuông, quả trám,…) nổi lên ở trên da giống

như dấu đóng.

- Các nốt đỏ trên da về sau tím bầm, loét, viêm nếu bị nhiễm kế phát sau khô và

bong ra

4.3. Bệnh tích:

- Trên da có nhiều nốt đỏ, đa hình dạng, khích cỡ khác nhau nổi rõ trên bề mặt.

- Phù các vùng khác nhau của cơ thể

- Sưng phổi, thận, lách. Niêm mạc ruột, dạ dày viêm, xuất huyết.

5. Bệnh tai xanh.

5.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) do một

loại vi rút gây ra.

5.2. Triệu chứng bệnh

Vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp.

- Ở lợn nái có biểu hiện: ăn, uống kém hoặc không ăn, mất sữa và viêm vú, đẻ

sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc lợn con chết

ngay sau khi sinh.

- Ở lợn con theo mẹ: gầy yếu, mắt có dử màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy

nhiều, ủ rũ, run rẩy, tai chuyển màu tím xanh. Tỉ lệ chết ở đàn con có thể tới

100%.

Lợn bệnh có biểu hiện tai màu tím xanh Lợn nái có biểu hiện đẻ thai chết

- Ở lợn cai sữa và vỗ béo: những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc

mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc

trên tai (tỉ lệ chết từ 20-70%).

5.3. Phòng và xử lý bệnh.

+ Phòng bệnh.

- Không cho nhập lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc vào trại;

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Thương

hàn, Suyễn lợn.

Page 29: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

28

- Phát hiện bệnh sớm và khai báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú

y;

- Không bán chạy lợn ốm.

- Nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn đúng kỹ thuật.

+ Xử lý khi có bệnh

Bệnh tai xanh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy khi phát hiện bệnh

bắt buộc phải tiêu hủy tất cả lợn bệnh. Người chăn nuôi có lợn bệnh bị bắt buộc

phải tiêu hủy được hưởng chính sách hỗ trợ là 25.000 đ/kg lợn hơi.

II. BỆNH KHÔNG LÂY

1. Bệnh phân trắng lợn con.

Chủ yếu do vi khuẩn ruột già E. coli gây ra, ngoài ra còn do một số yếu tố

bất lợi khác của ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu và chế độ chăn sóc, nuôi

dường lợn mẹ không tốt.

* Triệu chứng:

- Lợn con xù lông, ỉa

chảy, phân trắng vàng, mùi

tanh hôi,

- Lợn gầy yếu, ít bú, đuôi

dính phân lỏng, ỉa chảy

nhiều nên hậu môn đỏ,

nhiều con mệt, bỏ bú nằm ở

góc chuồng.

- Nếu không chữa có thể

chết. Những con khỏi bệnh

thường còi cọc, chậm lớn.

Lợn bệnh tiêu chẩy, phân trắng

Nền chuồng nhiều phân trắng

Lợn bệnh gầy, lông sù

- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thức ăn, nước uống, chuồng phải đảm bảo ấm

về mùa đông, mát về mùa hè, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi lợn con tốt.

- Điều trị: Dùng các loại kháng sinh: streptomycine; oxtetracyline,

sulphaguanidin, neomycine, kết hợp thuốc bổ, điện giải.v.v…

2. Bệnh tiêu chảy ở lợn.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Do sinh vật học gồm: Vi rút, vi khuẩn, giun sán và cầu ký trùng, nấm, mốc.

Page 30: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

29

Do thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn, nước uống nhiễm bẩn, nhiễm

các hóa chất độc hại hoặc thuốc bảo vệ thực vật…

2.2. Triệu chứng

Lợn sốt nhẹ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, phân loãng mùi

tanh. Con vật mất nước da thô, lông xù, còi cọc, chậm lớn, trường hợp nặng có

thể chết.

2.3. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh

- Tiêm phòng đủ các loại vác xin phòng bệnh truyền nhiễm sau: Dịch tả lợn,

đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh nghệ lợn, phó thương hàn…

- Tẩy giun sán bằng Tayzu, Levasol 7,5%, Mebendazol 10%.

- Tiêm Fe-Dextran-B12 1ml/con cho lợn con 3 – 5 ngày tuổi, lợn nái 3ml/con

trước khi đẻ 2 – 3 tuần.

- Tiêm Vitamin B-Complex, vitamin A, B, D, E…

- Cho con vật uống nước sạch.

- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn đủ khẩu

phần, giàu chất dinh dưỡng, không hôi thối, nấm mốc…

- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên.

+ Điều trị bệnh

- Chống mất nước, cân bằng chất điện giải bằng thuốc điện giải, nước muối

sinh lý 0,9%.

- Chống nhiễm trùng thứ phát bằng các thuốc kháng sinh, sulfamid như: Genta-

costrim 1g/10kg thể trọng, Tetraberrin 1g/10 kg thể trọng, Enrotril-50 2 –

3ml/con 25 – 30kg.

- Tiêm các loại thuốc lợi tiểu: Magnesi sulfate, sorenal, urotropin…

- Tiêm các thuốc giảm nhu động dạ dày, ruột như: Atropin sulfate 0,1% liều 2

– 4ml/100kg thể trọng, Hampiseptol liều 1g/5kg thể trọng.

3. Bệnh viêm vú.

3.1. Nguyên nhân gây bệnh:

- Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào

vết thương gây viêm.

- Do con bú làm tổn thương tuyến vú thường gặp trong trường hợp không cắt

răng nanh cho lợn con hoặc bầu vú của lợn mẹ quét xuống nền chuồng.

- Kế phát từ bệnh sản khoa: viêm tử cung

3.2. Triệu chứng của bệnh:

- Lợn mẹ sốt cao, ăn uống kém, bầu vú sưng, nóng, đỏ, lượng sữa giảm hoặc

mất, không cho con bú.

Page 31: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

30

- Lợn con mỏi mệt, lông xù, da thô, nằm mỗi nơi một con, nếu điều trị không

kịp thời lợn con sẽ còi cọc, hoặc chết do thiếu sữa.

Vú lợn nái sƣng to

2.3. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

- Đỡ đẻ và cắt răng nanh cho lợn con.

- Tránh các tác động cơ học vào bầu vú lợn mẹ bằng cách tách con hoặc hạn chế

cho lợn con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

+ Điều trị bệnh:

- Chườm nóng vú viêm.

- Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho lợn ngày bốn lần mỗi lần

cách nhau 2 giờ.

- Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm vào gốc vú

viêm ngày hai lần, mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ.

- Tiêm Vitamin B1 liều 5 - 7ml và Cafein liều 5 - 7ml/con vào bắp thịt cho lợn.

- Tiêm kháng sinh điều trị toàn thân: Ampicillin, tetramycin, sulfamide.

4. Bệnh viêm tử cung ở lợn.

4.1. Nguyên nhân bệnh:

- Do phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vệ

sinh hoặc thô bạo làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm.

- Do can thiệp lợn đẻ khó gây tổn thương đường sinh dục.

- Do kế phát từ bệnh: sảy thai truyền nhiễm, parvo virus, sót nhau.

4.2. Triệu chứng của bệnh:

- Lợn mẹ sốt, mệt mỏi, đường sinh dục có dịch viêm màu trắng đục chảy ra, mùi

hôi thối khó chịu, chu kỳ động dục rối loạn.

- Kém sữa, đôi khi không cho con bú.

4.3. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình.

- Phải thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ và phía sau cơ thể con vật khi phối

giống cho lợn .

Page 32: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

31

- Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml sau khi đẻ.

- Tiêm kháng sinh trước và sau khi sinh từ 1-3 ngày: Ampicillin, Tetracyclin

+ Điều trị bệnh:

-Thụt tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml ngày 1 lần, thụt rửa

liên tục trong 7 ngày.

- Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung sau khi thụt rửa: Peniciilin,

Ampicillin, Tetracyclin

- Tiêm các thuốc Licocin liều 4000 - 6000 UI/1kg trọng lượng cơ thể vào bắp

thịt cho lợn 1 lần trong ngày, tiêm liên tục trong 1 tuần, hoặc tiêm spiramycin,

sulfamide.

5. Bệnh bại liệt ở lợn.

5.1. Nguyên nhân bệnh:

- Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thời gian dài mà chủ yếu

là Ca, P hoặc tỷ lệ Ca/P không thích hợp.

- Do chuồng trại tối không đủ ánh sáng, hoặc không cho lợn vận động, tắm

nắng.

- Do tổn thương tuỷ sống vùng hông khum, hoặc bệnh của khớp xương.

5.2. Triệu chứng của bệnh:

Lợn mẹ đi lại khó khăn một cách đột ngột, đầu tiên xuất hiện ở hai chân sau,

thời gian sau xuất hiện ở cả chân trước. Con vật ngại đi lại, thích nằm, nếu điều

trị không kịp thời lợn nằm liệt, ăn uống kém, cơ thể gầy sút nhanh.

5.3. Phòng bệnh và trị bệnh:

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý

bổ sung Ca, P trong khẩu phần ăn, cho lợn vận động, tắm nắng.

- Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.

- Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống lợn.

+ Điều trị bệnh:

- Bổ sung bột xương, bột cá, bột vỏ trứng vào khẩu phần ăn cho lợn nái.

- Tiêm các thuốc có can xi cho con vật như: clorua can xi, Gluconat Canxi.

- Nếu do tổn thương (cơ, khớp, xương, móng, thần kinh) thì điều trị theo hướng

tổn thương.

6. Bệnh mất sữa ở lợn.

6.1. Nguyên nhân gây bệnh:

- Do các bệnh của tuyến vú như: viêm vú, tắc ống tiết và thải sữa.

- Do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài.

- Do kế phát các bệnh: viêm mủ tử cung, sót nhau, sảy thai truyền nhiễm, dịch

tả, tụ huyết trùng…

- Do rối loạn nội tiết tố tiết sữa.

6.2. Triệu chứng của bệnh:

Page 33: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

32

Lợn mẹ giảm lượng sữa hoặc mất hoàn toàn. Con vật nằm úp bụng xuống nền

chuồng không cho con bú, lợn con lông xù, da thô gầy yếu, nằm mỗi nơi một

con đi lại chậm chạp và chết dần.

6.3. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.

- Điều trị các bệnh tuyến vú, và các bệnh kế phát dẫn đến kém sữa.

+ Điều trị bệnh:

- Tiêm Oxytoxin liều 5 - 7ml/con vào bắp thịt một lần trong ngày.

- Tiêm Vitamin B1 5 - 7ml/con và Cafein liều 7 - 10ml/con vào bắp thịt cho lợn

trong ngày, tiêm liên tục trong 7 ngày.

III. BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở LỢN

1. Bệnh giun đũa lợn.

1.1.Nguyên nhân bệnh:

Do giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn gây nên.

1.2. Triệu chứng :

Lợn con gầy còm, chậm lớn, lông xù, da thô, bụng to, viêm phổi, rối loạn tiêu

hoá; khi nhiều giun gây tắc ruột, đau bụng. Ở lợn lớn thì triệu chứng không rõ.

1.3. Phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun đũa cho lợn 2 – 3 tháng/lần, ủ phân diệt trứng

giun, vệ sinh thức ăn nước uống

+ Trị bệnh;

Dùng thuốc sau để tẩy giun

- Levamisol: sử dụng liều 6 – 8mg/kg P, tiêm bắp cho lợn con nhỏ hơn 30 kg.

Lợn lớn hơn 30 kg tiêm liều 5- 6 mg/kg

- Tetramisol: 5 – 7,5mg/kg P, tiêm dưới da hoặc 50mg/kgP, cho uống.

- Ivermectin: liều 0,3 mg/kg P tiêm bắp.

2. Bệnh sán lá ruột lợn .

2.1. Nguyên nhân bệnh.

Bệnh do sán lá ký sinh ở ruột non lợn gây nên.

Giun đũa gây tắc ruột trên lợn và bệnh tích ở gan do ấu trùng di hành

Page 34: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

33

2.2. TriÖu chøng.

Lîn m¾c bÖnh triÖu chøng th­êng kh«ng râ; nh÷ng c¬ së cã ®iÒu kiÖn ch¨n

nu«i, dinh d­ìng tèt th× biÓu hiÖn triÖu chøng ngµy cµng Ýt; nh÷ng lîn nhiÔm

nÆng th× cßi cäc, t¨ng träng thÊp.

2.3. Phòng và trị bệnh:

- Trị bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Hantil B, Dovenix

- Phòng bệnh: §Þnh kú tÈy s¸n cho lîn 3 tháng 1 lần, ñ ph©n theo ph­¬ng ph¸p

sinh vËt häc, diÖt ký chñ trung gian, vÖ sinh thøc ¨n, n­íc uèng. Ch¨n nu«i theo

ph­¬ng ph¸p c«ng nghiÖp, cho l¬n ¨n c¸c lo¹i c¸m tæng hîp vµ không cho lîn ¨n

rau xanh.

3. Bệnh ghẻ lợn.

3.1. Căn bệnh:

Do ghẻ ký sinh trên da của lợn gây ra.

3.2. Triệu chứng: Chủ yếu là do con vật ngứa, rụng lông, và đóng vẩy.

- Con vật ngứa, cọ xát vào vật cứng, chảy máu và hình thành những mụn, lúc

đầu nhỏ về sau dần dần mọng nước, ta thường gọi là mụn ghẻ. Các mụn vỡ ra,

sau đó khô lại hình thành lớp vẩy khô trên da, sau thời gian con vật hoàn toàn

trơ trụi lông, dầy và nhăn nheo.

- Lông con vật rụng, có khi rụng thành từng đám, có khi toàn thân.

3.3. Điều trị:

- Cắt lông, cạo các mụn ghẻ, tắm xà phòng trước khi bôi thuốc, tránh không để

cái ghẻ rơi ra xung quanh, phải chữa lần thứ 2, thứ 3 thì cái ghẻ mới chết hết;

chữa thí nghiệm trước khi chữa diện rộng, sau đó làm vệ sinh chuồng trại sạch

sẽ.

+ Dạng tiêm: Ivermectin hoặc doramectin liều 0,3 mg/kgP

+ Dạng mỡ xoa trơn da như cebacil (xoa dọc theo sống lưng lợn)

+ Dạng phun, tắm như: Taktic (Amitraz) 1ml/lít nước phun trên mình lợn và

chung quanh trại

Chƣơng 3. BỆNH Ở GIA CẦM

I. BỆNH LÂY

1. Bệnh cúm gia cầm.

1.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh gây ra bởi vi rút cúm type A.

1.2. Triệu chứng

- Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-5 ngày, kể từ khi vi rút xâm nhập vào cơ thể đến

khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Page 35: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

34

- Gia cầm bệnh sốt cao, ho, khó thở, chẩy nước mắt, nước dãi, phủ đầu và mặt,

da tím xẫm, chân xuất huyết, lông xù, đứng chụm một chỗ, khát nước, bỏ ăn. Gà

ỉa chảy, phân loãng màu trắng hoặc xanh và chết nhanh. Ở gà đẻ tỷ lệ trứng

giảm hẳn, trứng không có vỏ cứng.

Gà sốt, lông xù, dứng chụm lại một chỗ Mào, tích gà sƣng, tím tái

- Mào và tích sưng to, phù quanh mí mắt, ở vịt có hiện tượng mắt bị “ kéo

mây”, có triệu chứng thần kinh như quay vòng, ngoẹo đầu.

1.3. Bệnh tích.

- Niêm mạc phế quản phù có chứa chất nhầy

- Xoang bụng tích nước, hoặc viêm dính.

- Xuất huyết điểm ở bề mặt niêm mạc.

- Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa.

1.4. Phòng bệnh cho gia cầm.

+ Về chăn nuôi

- Tự túc con giống gia cầm hoặc mua từ cơ sở sản xuất giống có xác nhận của

cơ quan thú y

- Thủy cầm được nuôi trong ao hồ không nên thả tự do.

- Không mua hoặc tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc và không qua

kiểm dịch thú y.

- Gia cầm được nuôi nhốt trong phạm vi gia đình, không nên thả tự do.

- Tự túc thức ăn cho gà, vịt hoặc mua thức ăn công nghiệp ở những cơ sở sản

xuất không có dịch.

- Không tiếp xúc với vùng dịch

- cho gia cầm ăn đủ khẩu phần, nuôi hợp vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió

lùa, hoặc quá nóng, lạnh, ẩm.

+ Về thú y

- Thực hiện triệt để nuôi cách ly gia cầm mới nhập từ nơi khác về trại, gia cầm

có biểu hiện bất thường để theo dõi.

- Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển động vật, sự đi lại của con người, phương tiện

vận chuyển, dụng cụ vào trại và qua trại chăn nuôi.

Page 36: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

35

- Thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh phòng dịch gồm: vệ sinh thường xuyên

dụng cụ, phương tiện chăn nuôi.

- Thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm mầm bệnh. Phải có hố

sát trùng ở cổng ra vào trại, cửa ra vào mỗi ô chuồng phải có khay sát trùng.

- Tổng vệ sinh chuống trại sau đó xử lý bằng hóa chất tốt nhất xông formol +

thuốc tím. Những người làm việc trong trại phải được vệ sinh và có bảo hộ lao

động khi ra vào trại.

- Tiêm phòng vác xin cho đàn gia cầm theo quy trình, thực hiện giám sát chặt

chẽ trong và sau tiêm phòng.

- Khai báo kịp thời với cơ quan thú y khi gia cầm có biểu hiện mặc bệnh.

- Thực hiện tiêu hủy toàn đàn theo yêu cầu của cơ quan thú y khi có dịch xảy ra.

- Không mua bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm mắc bệnh.

2. Bệnh niu cát xơn.

2.1. Nguyên nhân bệnh.

Bệnh do vi rút gây ra.

2.2 Triệu chứng

Trong đàn xuất hiện những con gà ủ rũ, xã cánh (gà khoác áo tơi), mào thâm,

ăn ít, diều căng chứa đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu, gà khó thở thường kêu

”toóc - toóc” nhất là vào ban đêm, da khô, chân lạnh, cầm chân dốc ngược có

nước chảy ra ở mỏ. Gà ỉa chảy phân màu trắng hay xanh, nhớt.

2.3. Phòng và trị bệnh

Bệnh này không có thuốc chữa mà chỉ có phòng bệnh, các biện pháp phòng

bệnh gồm

- Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi; đảm bảo đầy đủ thức ăn, nước uống

đủ chất, sạch sẽ; chuồng khô ráo; không nhốt chung gà mới mua về với gà khoẻ

đang nuôi, cần cách ly nuôi riêng trong vòng 10 ngày.

- Phương pháp dùng vác xin: Nhỏ mắt, mũi, miệng cho gà con dưới 1 tháng

tuổi vác xin Lasota vào 3 ngày tuổi và 21 ngày tuổi. Tiêm vác xin Niu cat xơn

(Newcastle) hệ 1 cho gà sau 1 tháng tuổi. Thời gian miễn dịch được 6 tháng.

3. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm.

3.1. Nguyên nhân bệnh:

Do vi khuẩn Tụ huyết trùng gây ra.

3.2. Triệu chứng:

Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày, có khi tới 4-9 ngày. Gồm 2 thể

cấp tính và mãn tính.

- Thể cấp tính:

+ Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.

+ Sốt cao (42-430C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng.

+ Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có

chứa chất nhầy.

+ Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở.

-Thể mãn tính:

Page 37: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

36

+ Gà ốm, sưng phồng tích mào, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn

chân.

+ Thỉnh thoảng có tiếng khò khè khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ

Gà chết bệnh tụ huyết trùng Mào, tích gà chết bệnh tím đen

3.3. Bệnh tích:

- Xung huyết, xuất huyết dưới da, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng,

niêm mạc đường ruột...

- Viêm bao tim tích nước.

- Gan sưng có nốt màu trắng bằng đầu đinh ghim.

- Đường tiêu hóa như hầu, diều, ruột có nhiều chất dịch nhầy.

3.4. Phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh:

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm

Pividine hoặc Antivirus-fmb

- Bổ sung vitamin B.complex-c: 5g/1kg thức ăn hoặc chất điện giải: 1g/2 lít

nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.

- Tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng cho gia cầm.

- Trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh:

+ Trị bệnh:

- Dùng 1 trong các sản phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị bệnh:

Tetra-colivit: 2g/1lít nước uống.

Florfen-b: 8g/1 lít nước uống

- Kết hợp dùng vitamin B.complex-c: 5g/1kg thức ăn hoặc chất điện giải: 1g/2

lít nước uống để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe.

- Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng

1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-fmb

4. Bệnh Gumboro.

4.1. Nguyên nhân bệnh.

- Bệnh Gumboro là bệnh cấp tính của gà, do virut gây gây ra, đặc điểm làm

giảm khả năng miễn dịch của gà. Vi rút có thể sống hàng tháng trong chuồng

trại, thức ăn, nước uống, phân...

- Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng cao nhất là 3 – 6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn

có thể mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, rất nguy hiểm cho đàn gà.

4.2. Triệu chứng

Page 38: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

37

- Đàn gà uống nhiều nước, sào xạc khi có tiếng động lạ hay khi có người bước

vào chuồng.

- Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, gà có phản xạ như muốn đi ngoài

nhưng không thực hiện được, gà có biểu hiện đi giật lùi.

- Gà sốt cao, uống nhiều nước, rối loạn tiêu hoá, viêm hoại tử ruột, ỉa chảy

mạnh. Phân gà trắng loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển sang vàng

trắng, trắng nhớt đôi khi lẫn máu.

- Bệnh tiến triển rất nhanh chỉ sau 6-8 giờ kể từ con ốm đầu tiên, đàn gà căn

bản đã thay đổi về mặt thể trạng, xù lông, run rẩy, con thì nằm trẹo bên này, con

nằm nghiêng bên kia, yếu dần rồi chết.

- Tỷ lệ chết từ 5 – 30% , song có thể lên tới 60 – 80% nếu bị bội nhiễm các

bệnh khác.

4.3. Bệnh tích

- Xác gà béo, bẩn vùng xung quanh hậu môn.

- Cơ đùi, cơ ngực có các điểm xuất huyết hoặc vệt xuất huyết.

- Mổ gà ra thấy túi hậu môn hoặc sưng rất to, hoặc teo lại, xuất huyết hoặc bã

đậu, phụ thuộc vào thời điểm đàn gà bị nhiễm vi rút.

- Thận sưng, xuất huyết, tích tụ Urat trong ống thận.

4.4. Phòng bệnh và trị bệnh.

+ Phòng bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.

- Rắc Safe guard lên nền trấu, 100gr/1m2 chuồng nuôi

- Định kỳ phun sát trùng bằng Antisep liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun

cho 100m2 chuồng nuôi.

- Dùng vacxin Medivac gumboro a (b) nhỏ miệng hoặc cho gà uống lúc 12 ngày

tuổi, 24 ngày tuổi cho uống lần 2.

- Unilyte vit-c liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải.

- Doxycip 20% liều100gr/2 tấnTT/ngày.

- All- zym pha nước uống, liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày.

+ Trị bệnh

- Nguyên tắc điều trị bệnh: Hạ sốt + giải độc + trợ lực + chống xuất huyết +

loại trừ bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh khác.

- Phương pháp điều trị bệnh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.

Tiêu độc chuồng trại bằng Antisep, liều 3ml/1lít nước pha, 2 lít nước pha

phun cho 100m2 chuồng nuôi, phun 1lần/ ngày.

Dùng thuốc trợ sức, điện giải, chống xuất huyết, cung cấp năng lượng như:.

Unilyte vit-c liều 2-3gr/1lít nước, nhằm hạ sốt, giải độc, chống xuất huyết, cung

cấp năng lượng.

Phòng bệnh kế phát bằng 1 trong 2 loại thuốc sau: doxycip 20% liều

100gr/1tấn TT/ngày, gentadox 100gr/1tấn TT/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.

5. Bệnh CRD.

5.1. Nguyên nhân bệnh.

Bệnh hen gà CRD, do vi khuẩn Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây nên.

Page 39: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

38

5.2. Triệu chứng

- Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc

xoang mũi, mắt, viêm phế quản.

- Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, há mồm thở kèm theo tiếng

rít mạnh, gà rướn cổ cao hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ

họng.

- Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm

phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.

- Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ…

- Gà đẻ: giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli

sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết máu.

5.3.Bệnh tích

- Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm theo xuất huyết, phủ một lớp dịch

nhầy, đôi khi bịt kín cả phế quản.

- Mắt gà sưng, có một số gà bị mù.

- Trong một vài trường hợp gà bị viêm khớp, mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị

sưng chứa nhiều dịch vàng loãng.

5.4. Phòng bệnh và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.

- Rắc Safe guard lên nền trấu, lượng 100gr/1m2 chuồng nuôi.

- Định kỳ phun sát trùng bằng Antisep liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun

cho 100m2 chuồng nuôi.

- Bổ xung Gentadox hoặc Doxycip20% liều 10gr/2tạ TT/ngày, dùng theo lịch

phòng bệnh.

- Bổ sung men, vitamin và điện giải

+ Điều trị:

- Tạo độ thoáng bằng cách kéo bạt ngược, giảm mật độ gà/m2 chuồng

- Rắc Safe guard lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi

- Phun thuốc sát trùng Antisep 3ml/1 lít nước

- Dùng thuốc điều trị MG -200 liều 100gr/1tấn TA/ngày hoặc Tylosin

(100gr)+ Doxycip20%(10gr)/1 tạ TA/ ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày, ngày

đầu dùng liều tấn công (gấp 1.5 lần liều điều trị).

- Bổ trợ tăng cường sức đề kháng: Unilyte vit-C liều 2-3gr/1lít nước uống

6. Bệnh đậu gà.

6.1. Nguyên nhân bệnh:

- Bệnh đậu gà do vi rút gây nên

- Bệnh có ở mọi lứa tuổi gà, nặng ở giai đoạn gà con

- Virut gây bệnh quanh năm nhưng phát bệnh nhanh vào cuối mùa xuân và đầu

- Bệnh lây lan nhanh qua hô hấp, đường miệng và các côn trùng hút máu

6.2. Triệu chứng:

- Trên da xuất hiện các vết loét.

Page 40: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

39

- Các nốt đậu tập chung ở da, mào, tích, kẽ mỏ… trong trường hợp bệnh nặng

các nốt đậu mọc dày dính liền vào nhau tạo thành các cục, mảng đậu lớn.

- Vạch mỏ gà thấy các nốt loét nằm rải rác trong vùng họng, cuống họng. Nếu

bệnh kéo dài trên niêm mạc miệng bị phủ một lớp màng giả màu vàng hoặc

trắng ngà.

6.3.Bệnh tích:

- Các nốt đậu có thể tìm thấy trên mào, tích, mí mắt, chân và các vùng khác

trên cơ thể.

- Các nốt đậu hoặc màng giả, nốt loét có thể tìm thấy trong vùng họng.

6.4. Phòng bệnh và trị bệnh:

+ Phòng bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.

- Rắc Safe guard lên nền trấu, 100gr/ 1m2 chuồng nuôi

- Phun sương thuốc sát trùng định kỳ bằng Antisep liều 3ml/1lít nước.

- Chủng màng cánh vaccin Medivac pox khi gà được 21 ngày tuổi để

phòng bệnh đậu. Vaccin có tác dụng bảo hộ suốt đời gà.

- Adepro liều 1gr/1lít nước uống, bổ sung vitamin cho gia cầm.

- All -zym pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày.

Điều trị:

Không có thuốc điều trị đặc hiệu

- Dùng Antisep liều 10ml pha 100ml nước hoặc Xanhmetylen bôi vào nốt

đậu đến khi vảy đậu bong ra. Bôi 1-2 lần/ngày liên tục trong 3-4 ngày.

7. Bệnh thƣơng hàn gà.

7.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh thương hàn gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn đường ruột gây ra.

- Bệnh phổ biến trên các đàn gà bố mẹ - gà đẻ trứng.

- Bệnh có thể lây truyền qua trứng của gà mái bệnh, gà con mới nở bị nhiễm

bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy. Gà bệnh sống sót còn lại trở

thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác.

7.2. Triệu chứng bệnh.

Ở gà con: Bệnh xảy ra ở thể cấp tính, gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng xệ

xuống do lòng đỏ không tiêu, ỉa chảy phân màu trắng. Phần lớn bệnh hết sau 2 –

3 ngày nhưng cũng có khi kéo dài 1 – 2 tuần.

Ở gà lớn: Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính, gà gầy yếu, ủ rũ , lông xù, niêm

mạc nhợt nhạt, bụng tích nước, trương to. Phân có màu trắng bết ở hậu môn, ỉa

chảy. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu.

7.3. Bệnh tích

+ Gà con:

- Lòng đỏ không tiêu, màu vàng xám, hôi thối.

- Lách sưng to gấp 2 – 3 lần so với bình thường.

- Ruột tụ máu, xuất huyết. Trường hợp nặng niêm mạc ruột loét.

- Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối

+ Gà lớn:

- Gà bệnh gầy, lông xù, phân ướt bán vào lông hậu môn.

Page 41: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

40

- Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác

nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc.

- Gan sưng bở, có những đốm hoại tử.

- Lách, thận sưng lớn.

- Gà trống: dịch hoàn có nốt hoại tử, đôi khi có điểm bã đậu hóa ở phổi và túi

khí.

- Xoang bụng có nhiều dịch viêm. Một số con bị viêm khớp mãn tính.

Lòng đỏ chƣa tiêu hết ở gà bệnh Viêm phuc mạc ở gà mái mắc bệnh

7.4. Phòng bệnh và trị bệnh + Phòng bệnh.

- Gà, trứng giống phải mua những nơi, trại không có bệnh.

- Nuôi cách li gà mới mua về và cách ly gà lớn với gà con.

- Định kỳ trộn kháng sinh hay Sulfamid vào thức ăn, nước uống.

- Sát trùng kỹ máy ấp trứng, trước khi ấp trứng.

- Loại thải gà mái nhiễm bệnh.

- Nếu bệnh xảy ra ở gà con với số lượng ít thì nên loại cả đàn để trừ nguồn

bệnh.

- Nếu bệnh xảy ra cả đàn với số lượng lớn nên loại bỏ những con nặng, điều trị

những con nhẹ để hạn chế tổn thất kinh tế. Những gà này chỉ được phép nuôi lấy

thịt.

+ Điều trị bệnh:

Đối với gà nuôi thịt và gà đẻ trứng thương phẩm có thể dùng các thuốc kháng

sinh để trị bệnh như sau:

- Vime - Apracin :1g/ 3-4kg thể trọng liên tục 3-5 ngày.

- Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-25kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.

- Norflox 20 : Pha 25-50ml cho 100ml nước cho gà uống từ 3-5 ngày.

- Vimexysone C.O.D : Tiêm bắp 1ml/5-7kg thể trọng/ngày,liên tục 3-5 ngày.

- Vimethicol 200 : Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng/ ngày, liên tục 3-5 ngày

Cho uống thêm :

- Vime C - Electrolyte: Liều 1g/2 - 4 lít nước, cho uống tự do hằng ngày theo

nhu cầu.

II. BỆNH KHÔNG LÂY

1. Bệnh thiếu Vitamin B1.

1.1. Nguyên nhân bệnh.

- Do thiếu vitamin B1 trong thức ăn thời gian dài,

- Khẩu phần thức ăn cho gà không bổ sung thức ăn xanh.

Page 42: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

41

1.2. Triệu chứng

- Gà mệt mỏi, ít vận động, ăn uống giảm, tiêu hóa kém.

- Bệnh nặng thì chức năng thần kinh suy giảm, các phản xạ chậm

- Giai đoạn cuối phù nề cơ thể, tê liệt thần kinh dẫn đến khó đi lại, bại liệt.

1.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Khẩu phần thức ăn cân đối

- Bổ sung thức ăn xanh, vitamin B1

- Tăng cường vận động

- Tăng cường thông thoáng chuồng nuôi.

+ Điều trị.

- Tiêm hoặc là bổ sung B1 vào thức ăn nước uống. Liều lượng : 1ml /

10kg/ngày.

- Tiêm hoặc bổ sung B complex vào thức ăn nước uống. Liều lượng 1ml / 10kg

/ngày

- Tiêm hoặc là bổ sung gluco vào thức ăn nước uống. Liều lượng 1ml /

10kg/ngày.

- Liệu trình từ 5 – 10 ngày liên tục.

2. Bệnh thiếu vitamin A.

2.1. Nguyên nhân

- Do thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn cho gia cầm trong thời gian dài

- Không bổ xung rau xanh thường xuyên cho gia cầm

- Khả năng hấp thu và trao đổi vitamin A kém.

2.2 Triệu chứng

- Gia súc sinh trưởng và phát triển kém, chậm phát dục, chậm động dục

- Mắt khô, thị lực kém, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu

- Da, lông thô, cứng, dễ dụng

- Sức đề kháng kém, dễ nhiễm khuẩn trên da

2.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

Bổ xung vitamin A trong thức ăn

Tăng cường cho gia cầm vận động và bổ xung thức ăn xanh trong khẩu phần.

+ Điều trị

- Tiêm Complex ADE hoặc trộn vào thức ăn nước uống, liều lượng 1ml/5kg

P/ngày

- Liệu trình: 5-10 ngày liên tục

3. Bệnh thiếu vitamin E.

3.1. Nguyên nhân

- Do thức ăn thiếu vitamin E

- Khẩu phần thức ăn không cân đối

- Khả năng tổng hợp và trao đổi vitamin kém.

3.2 Triệu chứng

- Gia cầm sinh trưởng và phát triển kém, chậm phát dục, chậm đẻ trứng, tỷ lệ

trứng giảm.

Page 43: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

42

- Da lông thô, cứng, dễ dụng

- Sức đề kháng kém, dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục

3.3. Phòng và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Bổ sung vitamin E trong thức ăn

- Tăng cường cho gia súc vận động, chuồng nuôi thoáng, đủ độ ánh sáng tự

nhiên

+ Điều trị

- Tiêm vitamin E hoặc trộn vào thức ăn, nước uống liều lượng 1ml/5kg P/ngày

Liệu trình: 5-10 ngày liên tục.

4. Bệnh thiếu khoáng.

4.1. Nguyên nhân

- Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ khoáng (thiếu bột sò, bột xương,

bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương v.v...).

- Do chuồng trại che kín mà không được bổ sung premix khoáng và vitamin D.

- Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả

năng hấp thu Ca, P.

- Do gia cầm bị bệnh đường ruột hay cầu trùng ký sinh làm trở ngại đến việc

hấp thu khoáng.

4.2. Triệu chứng

- Gia cầm phát triển chậm. Có biểu hiện chung là tổn thương khớp chân, gà hay

mổ lông lẫn nhau, rụng trụi lông, sự mọc lông, thay lông rất chậm, sức đề kháng

giảm, chân cong vẹo, khó đi lại. Gà hay ăn đất, đất sét, cát và các vật lạ khác.

- Biểu hiện ở gà mái đẻ: Đẻ trứng nhỏ, vỏ mỏng hoặc không vỏ, tỷ lệ đẻ

giảm, giảm tỷ lệ ấp nở.

- Vịt và ngỗng con chậm trưởng thành và phát triển, kém mọc lông, chân

đau, dáng đi xiêu vẹo. Các khớp chân sưng, bàn chân cong queo, chân như co

quắp vào trong khi đi bàn chân này giẫm lên bàn chân kia. Con vật ít vận động,

cánh rũ, xuất hiện hiện tượng què và yếu toàn thân.

4.3. Biện pháp phòng và điều trị

- Cần xem xét lại các nguyên nhân gây thiếu vitamin và khoáng chất ở trên,

tìm biện pháp khắc phục hạn chế thiếu hụt.

- Bổ sung các chế phẩm có chứa vitamin, khoáng chất vào thức ăn hoặc

nước uống thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng thiếu vitamin, khoáng

chất. Sử dụng 1 trong các chế phẩm sau:

+ Premix gà: trộn 1g/1-2 kg thức ăn.

+ Vitamin c-sol: pha 1g/2 lít nước uống.

+ ADE.B.Complex-C: pha 1 g/1lít nước uống.

+ ADE Solution: pha 2g/1-2 lít nước uống.

+ B.complex-c: trộn 5g/1kg thức ăn.

+ Calciphos: trộn 5g/1 kg thức ăn.

+ Multi-vitamin: pha 1g/1 lít nước. +SELEN-E: pha 1g/1 lít nước

III. BỆNH KÝ SINH TRÙNG

1. Bệnh cầu trùng gà.

Page 44: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

43

1.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh cầu trùng do nguyên sinh động vật ký sinh ở ruột của gà.

1.2.Triệu chứng

Cầu trùng gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở gà 10 - 90 ngày

tuổi, đặc biệt trong giai đoạn 18 - 40 ngày tuổi gà bị rất nặng và thường ở thể

cấp tính.

- Thể cấp tính: Gà ủ rũ, lười đi lại, tụ tập một góc chuồng và hay nằm, lông xù,

mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, uống nhiều nước.

- Lúc đầu mới bị bệnh, gà ỉa khó, ỉa phân sống, sau đó gà ỉa chảy phân loãng

(vàng trắng, vàng xanh) hoặc toàn nước, sau chuyển sang màu nâu có lẫn máu,

nhiều con ỉa ra máu tươi hoàn toàn, hậu môn dính máu.

Một số gà có triệu chứng thần kinh liệt hoặc bán liệt chân, cánh.

- Thể mãn tính:

Ở thể mãn tính thường gặp ở gà trên 50 ngày tuổi. Các triệu chứng như thể

cấp nhưng mức độ nhẹ hơn, thời gian ốm kéo dài hơn với tỷ lệ chết thấp hơn.

- Thể mang trùng:

Gà bị bệnh bền ngoài không có biểu hiện bệnh, ăn uống đi lại bình thường,

thỉnh thoảng mới thấy gà bị ỉa chảy và tỷ lệ đẻ giảm.

1.3. Bệnh tích

- Ruột phình to do chướng hơi, nhìn từ ngoài vào thấy rõ nhiều điểm trắng, đỏ.

- Ruột chứa nhiều dịch nhầy như mủ, máu tươi hoặc máu đen và thức ăn không

tiêu.

- Gan có nhiều điểm xuất huyết li ti.

- Túi mật chứa căng mật, người chăn nuôi gọi là bệnh sưng mật.

Manh tràng gà bệnh sƣng to chứa đầy máu

1.4. Phòng bệnh và trị bệnh

+ Phòng bệnh

- Xử lý chất độn chuồng bằng thuốc sát trùng sau đó phơi nắng trước khi đưa

vào chuồng nuôi

- Đệm lót chuồng luôn khô ráo

- Chuồng nuôi phải sạch sẽ, thông thoáng

- Phun Antisep trong và ngoài chuồng nuôi định kỳ 1-2 lần /tuần

- Trộn All- zym trong thức ăn liều 1kg/500-1tấn thức ăn

- Rắc Safe guard lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi

+ Điều trị bệnh

Page 45: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

44

- Thay chất độn chuồng, làm vệ sinh môi trường và phun thuốc sát trùng.

- Rắc Safe guard lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi.

- Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng Antisep liều 3ml/1lít

nước, 2lít phun cho 100m2 chuồng

nuôi.

- Dùng một trong thuốc Cipcox, ESB3 , Vetpro điều trị, liều lượng theo chỉ

dẫn của nhà sản xuất.

2. Bệnh giun đũa gà.

2.1. Nguyên nhân bệnh

- Bệnh do giun đũa ký sinh ở ruột non của gà gây nên.

2.2. Triệu chứng.

- Gà bệnh lông xù, sã cánh, lười vân động, ăn uống giảm, châm lớn, còi cọc,

chân khô, mào nhợt nhạt, gầy.

- Nếu bị nhiễm nặng có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, phân lúc táo, lúc lỏng, trong

phân thỉnh thoảng có lẫn máu đông, gà thường đứng chụm lại thành từng đám.

Cơ thể suy nhược dần và chết

2.3. Phòng trị bệnh.

+ Phòng bệnh.

- Chăn nuôi đúng quy trình.

- Luôn giữ vệ sinh tẩy uế chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống.

- Gom phân, ủ phân, định kỳ tẩy giun cho gà.

+ Trị bệnh. Dùng một trong các loại thuốc tẩy sau :

- Phenothyazin 0,7-2g/ kg trọng lượng cơ thể gà

- Piperazin 0,3g/ kg trọng lượng cơ thể gà

- Mebenvet 0,4g/kg trọng lượng cơ thể gà

- Tetramysol 0,2g/kg trọng lượng cơ thể gà.

Trộn vào thức ăn cho gà ăn vào lúc đói, trong thời gian sử dụng thuốc không

được bổ sung bất cứ loại thức ăn nào khác.

Page 46: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

45

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

XÁC ĐỊNH THUỐC SÁT TRÙNG,

TIÊU ĐỘC

MÃ SỐ : MĐ 01

NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

Trình độ: Sơ cấp nghề

THÁI NGUYÊN - 2013

Page 47: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

46

Bài mở đầu: Giới thiệu quy trình vệ sinh sát trùng

1/ Quy trình vệ sinh sát trùng:

- Phải làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa, sát trùng.

- Rửa sạch bằng nước: rửa sạch bằng nước, đối với những nơi khó như

ngóc ngách thì phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi hoặc phải ngâm trước khi

rửa.

- Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: dùng xà phòng, nước vôi

30% hoặc thuốc tẩy để rửa.

- Sát trùng bằng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp.

- Để khô bắt buộc không thấp hơn 12 giờ.

2/ Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại:

- Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm chuồng nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và

hệ thống cung cấp nước uống.

- Thay thuốc sát trùng trong hố khử trùng ở cổng ra vào mỗi ngày một lần.

- Thường xuyên phát quang cỏ dại và bụi rậm xung quanh chuồng nuôi.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bên ngoài chuồng trại, xung quanh các dãy

chuồng và khu chăn nuôi, ít nhất 2 tuần 1 lần.

- Phát quang bụi rậm, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực chăn

nuôi.

- Bảo dưỡng nhà xưởng và thiết bị chăn nuôi thường xuyên.

3/ Đối với phƣơng tiện vận chuyển:

- Không cho các loại phương tiện khác ở ngoài tiếp xúc với vật nuôi.

- Khu vực xuất gia súc nên bố trí cạnh đường đi, nhưng xa khu vực chuồng

nuôi.

- Rửa thật kỹ bên trong, bên ngoài xe và các chỗ tiếp xúc với gia súc.

- Phương tiện vận chuyển phải được khử trùng trước và sau khi vận

chuyển.

4/ Đối với kho chứa thức ăn, máng ăn:

- Phải định kỳ vệ sinh kho chứa thức ăn

- Dọn sạch máng ăn và khu vực cho ăn trước mỗi lần cho ăn.

- Dọn sạch thức ăn rơi vãi, thức ăn có trộn dược phẩm và hóa chất nông

nghiệp càng sớm càng tốt.

5/ Quản lý chất thải:

- Cần dọn phân, nước tiểu thường xuyên

- Hệ thống thoát nước luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt và phải dọn rửa

thường xuyên

- Nên có hệ thống biogas để xử lý chất thải, cần có hàng rào bảo vệ, cách ly

khu vực chứa và xử lý chất thải.

- Phải trồng cây xung quanh khu vực xử lý và thải chất thải.

- Kiểm soát ruồi, muỗi, sát trùng nơi chứa chất thải.

6/ Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại và ngƣời chăn nuôi:

Page 48: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

47

- Thay thuốc sát trùng hoặc vôi sát trùng ở hố sát trùng mỗi ngày vào buổi

sáng trước khi thực hiện các công việc khác.

- Làm vệ sinh các thiết bị và thùng chứa thức ăn.

- Làm vệ sinh, rửa và sát trùng tất cả các dụng cụ trước và sau khi sử dụng

- Đối với người chăn nuôi ở những trang trại công nghiệp phải thay quần,

áo, tắm, sát trùng và mặc quần áo bảo hộ của trại khi vào trại làm việc

- Phải mang găng tay khi tiếp xúc với gia súc ốm.

- Cần rửa sạch ủng bằng nước và xà phòng.

- Sử dụng xà phòng và nước tẩy rửa phù hợp

7/ Tiếp nhận và bảo quản thuốc sát trùng, tiêu độc.

- Các chất sát trùng, tiêu độc phù hợp với tình hình dịch bệnh của cơ sở

chăn nuôi.

- Lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung cấp có tên trong danh mục Thuốc thú

y được phép sản xuất và lưu hành tại việt Nam.

- Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

- Chất sát trùng, tiêu độc phải được bảo quản trong kho riêng biệt

- Không được phép bảo quản thức ăn lẫn với các loại thuốc sát trùng, tiêu

độc.

Bài 1: Sử dụng cồn iốt, cồn trắng, thuốc tím, Xanh methylen, vôi bột.

*SỬ DỤNG CỒN IỐT.

1.Nhận dạng thuốc

1.1. Nhận biết: Cồn iốt là dung dịch thuốc sát trùng dùng nhiều trong thú y để

sát trùng vết thương, vết mổ và điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú. Màu nâu

xám, không kết tủa, dễ bay hơi ở điều kiện thường, là một trong những chất sát

trùng tốt nhất.

Cồn Iốt

2. Ứng dụng

- Sát trùng trong ngoại khoa: Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thương bị

nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt, băng rốn cho gia súc non, diệt các tổ chức

nấm da, hắc lào...

Page 49: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

48

- Điều trị bệnh gia súc: Viêm tử cung, âm đạo.

3. Sử dụng

- Chà xát thuốc lên da gia súc: Dùng cồn Iod 5%.

- Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng Lugol 1% để thụt, rửa trong trường hợp viêm

tử cung, âm đạo.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ ảnh hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG CỒN TRẮNG.

1.Nhận dạng thuốc

- Màu trắng, trong, hòa tan trong nước, dễ bay hơi ở điều kiện thường.

- Phá hủy men hoặc những chất cần thiết để sinh trưởng của tế bào vi khuẩn, từ

đó làm vi khuẩn bị chết.

Cồn trắng 900

Cồn khô đóng trong túi nilon

2. Ứng dụng:

2.1. Sát trùng trong ngoại khoa : Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thương bị

nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt...Sát trùng tay trước khi phẫu thuật. Kích

thích toàn thân chống cảm lạnh, tăng sức kháng.

2.2. Sát trùng dụng thú y : Các loại dụng cụ như panh, dao, kéo, kim...dùng để

phẫu thuật gia súc.

3. Sử dụng

- Chà xát thuốc lên da, vết thương : Thường dùng cồn 70

- Ngâm sát trùng dụng cụ thú y : Thường dùng cồn 70, ngâm dụng cụ trong

chậu thủy tinh.

Page 50: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

49

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

Cồn trắng và cồn iốt

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng cồn để phát hiện dập, vỡ ảnh hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của cồn để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển và xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ,

tránh va chạm mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG THUỐC TÍM.

1.Nhận dạng thuốc

- Dạng kết tinh lăng trụ có ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan trong nước.

- Có tính ăn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải.

- Là loại thuốc sát trùng ôxy hóa mạnh, trong sự tiếp xúc với các chất hữu cơ,

thuốc tím giải phóng ô xy hoạt tính và những chất ôxid mangan hoặc các muối

mangan có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ ngăn cách. Phá hủy

các chất hữu cơ (máu, mủ...) làm mất mùi hôi thối và se da. Dung dịch đậm đặc

có thể gây cháy các tổ chức hữu cơ bề mặt, gây đau, đồng thời tác dụng cầm

máu.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị vết thương trong ngoại khoa: Ổ apxe, vết thương bị nhiễm trùng hôi

thối, lở loét, hoại tử...

2.2. Điều trị viêm tử cung, viêm vú:

- Bệnh viêm tử cung, âm đạo tích mủ, bệnh sót, sát nhau ở trâu, bò, lợn;

bệnh viêm vú ở bò sữa.

- Tẩy uế chuồng trại, thiết bị, dụng cụ.

Page 51: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

50

- Hun khói xông hơi với formol để diệt nấm mốc trong máy ấp gà.

Dung dịch thuốc tím 0,1%

Thuốc tím ở dạng tinh thể

3. Sử dụng

- Rửa vết mổ, vết thương: Dùng dung dịch thuốc tím 1% rửa vết thương tích mủ,

hoại tử hôi thối trước khi xử lý, cắt bỏ tổ chức...Khử nọc độc của rắn bằng cách

tiêm dung dịch 1% xung quanh vết rắn cắn và tiêm vào tĩnh mạch ( ở ngựa với

liều 500ml).

- Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím 1% để thụt rửa tử cung,

âm đạo trong trường hợp bị viêm nhiễm hoặc bảo lưu thai...

- Xông khử trùng: Dùng dung dịch sau: thuốc tím (20g) + formol ( 30ml) + nước

(20ml ) để xông khử trùng buồng cấy vi khuẩn, buồng ấp trứng.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ, túi giấy bạc, nilon chứa đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách

ảnh hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG XANH METHYLEN.

1.Nhận dạng thuốc

1.1. Nhận biết chung:

Dạng bột kết tinh, màu xanh, dễ hút ẩm, rất ít độc. Thuốc còn có tên khác

Methylen blue.

1.2. Nhận biết tính chất: Dễ tan trong nước hoặc cồn

1.3. Nhận biết tác dụng:

- Có tác dụng sát trùng bên ngoài, bôi vào vết thương nhiễm trùng.

Page 52: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

51

- Tách nhóm cyanua (CN) ra khỏi Hb để chữa ngạt thở mô bào trong trường

hợp ngộ độc sắn.

- Xanh methylen tăng cường hô hấp tế bào và quá trình ô xy hóa. Nó có tác dụng

chống viêm và chống dị ứng.

Dung dịch xanh Methylen

2. Ứng dụng

2.1. Sát trùng trong ngoại khoa : Dùng dung dịch 1% bôi vào vết thương nhiễm

trùng hoặc các mụn đậu (bệnh đậu mùa ), các nốt viêm loét ở mồm, chân ( bệnh

lở mồm, long móng) xẩy ra ở vật nuôi.

2.2. Điều trị trúng độc sắn ở gia súc : Dùng dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm

với liều: Trâu, bò: 350 - 750ml/con.

Ngựa : 250 - 500ml/con

Lợn : 40 - 100ml/con.

Chó : 25 - 50ml/con.

3. Sử dụng

3.1. Chà xát hoặc bôi thuốc lên da, vết thương: Vết thương nhiễm trùng, các

mụn đậu, tổ chức da bị viêm loét...

3.2. Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dưới da với dung dịch 1% trong trường hợp gia

súc bị ngộ độc sắn:

Trâu, bò : 1-1,5 g

Ngựa: 1 g

Dê, cừu: 0,5-0,6 g

Lợn: 0,2-0,4 g

Chó: 0,1-0,2 g

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ ảnh hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

Page 53: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

52

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG VÔI BỘT

1.Nhận dạng vôi bột .

1.1. Nhận biết chung : Vôi bột hay còn

gọi là vôi sống, là chất ăn da, có màu

trắng mịn, dễ hút ẩm, dễ tan trong

nước.

1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong

nước và bảo quản được lâu dài.

1.3. Nhận biết tác dụng : Có tính chất

sát trùng mạnh, có tác dụng diệt các

cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn,

E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ

huyết trùng, phó thương hàn...

Vôi cục và vôi bột

2. Ứng dụng

2.1. Tiêu độc chuồng trại, môi trường

chăn nuôi: Dùng vôi bột để trước cửa ra,

vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên

nền chuồng, sân chơi , cống rãnh, dùng

dung dịch để quét tường chuồng, ô

chuồng, xung quanh bờ tường của toàn

khu vực chăn nuôi ...

Trong trường hợp gia súc bị bệnh

bại liệt trước và sau khi đẻ do thiếu

khoáng, ta có thể bổ sung nước vôi trong

vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị

bệnh có kết quả tốt.

Khử trùng nền chuồng bằng vôi bột

2.2. Tiêu hủy xác chết động vật mắc bệnh truyền nhiễm: Rắc trên xác súc vật

chêt khi chôn...

3. Sử dụng

Page 54: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

53

3.1. Rắc lên nền chuồng, đường đi:

Dùng vôi bột rắc trên nền chuồng, sân chơi, cống rãnh, phân gia súc, gia cầm,

cổng ra , vào của chuồng chăn nuôi. Dùng rắc trên nền đất và trên đệm lót

chuồng, chất độn chuồng ( rắc trên đất trước khi đưa chất độn chuồng vào) với

tỷ lệ trung bình 100g/m2, trước khi đem chất đệm lót vào hay trên đệm lót

1kg/10kg rơm, rạ.

Chuồng lợn : 150-200g/m3

Chuồng trâu, bò : 100-150g/m3

Chuồng gà : 20-25g/m3 , 2 lần trong tuần.

3.2. Quét hoặc phun vôi :

Dùng nước vôi 5% hoặc 20% quét tường chuồng, nền chuồng, máng ăn, dụng cụ

chăn nuôi...

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản

Bảo quản tại kho, khô ráo, tránh ẩm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

Bảo quản tại hố đào, vại sành... ( tôi vôi) dạng ướt.

Bài 2: Sử dụng Cloramin B, formol, Biosept, BAK.

* SỬ DỤNG CLORAMIN B.

1.Nhận dạng Cloramin B

1.1. Nhận biết chung : Dạng bột , màu

trắng hay hơi trắng ngà, có mùi “ clo”

nhẹ, dễ tan trong nước.

1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong

nước, khả năng thấm sâu, mạnh nên

kéo dài tính diệt khuẩn. Độc tính rất

thấp, không gây kích ứng, ăn da.

Bột Cloramin B

2. Ứng dụng

2.1. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và

môi trường chăn nuôi, rửa bầu vú bò

sữa, khử trùng tay, khử trùng nước,

tóc, lông, vải, quần, áo...Tiêu độc,

tẩy uế chuồng trại thường xuyên

hoặc những vùng xẩy ra ổ dịch các

bệnh do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn

gây nên.

Tẩy uế, tiêu độc hệ thống cống

rãnh, kho tàng, máy móc, thiết bị,

nhà xưởng; nơi chế biến thịt. Sữa,

Phun tiêu độc phƣơng tiện ra vào ổ dịch

Page 55: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

54

kho bảo quản thực phẩm, xe vận

chuyển gia súc, gia cầm, vận chuyển

thực phẩm...

Khử trùng nguồn nước uống,

trung hòa các chất độc hóa học, khử

mùi hôi thối trong nước.

Chữa bệnh đen mang cá và

thối đuôi tôm và bệnh nấm.

Bệnh đốm đỏ trên da, mang

đuôi cá; các bệnh ngoài da tôm, cá...

thay cho lục malachit.

Sát trùng các vết thương chân,

miệng do bệnh lở mồm, long móng.

Ngoài ra cloraminB còn được sử

dụng trong nhiều lĩnh vực khác của

cuộc sống .

Khử trùng nguồn nƣớc bằng

Cloramin B

2.2. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trường.

Tiêu độc môi trƣờng bằng Cloramin B Tiêu hủy xác lợn chết bệnh tai xanh

3. Sử dụng

- Sát trùng chuồng trại dùng nồng độ 0,3-0,5% ( 3 gam đến 5 gam pha với 1

lít nước). Phun đều lên bề mặt chuồng trại, tường, vách...Cứ 250 lít dung dịch

này phun cho1000m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa

kỹ bằng nước sạch.

- Với những nơi đang có mầm mống bệnh truyền nhiễm (những ổ dịch) hoặc

diệt nấm thì dùng liều 10 – 50 g/lít nước để pha ( dung dịch 5%).

- Với những bệnh tạo nha bào dùng 50g/1lít nước (dung dịch 5%).

- Với siêu vi khuẩn dùng 30 – 50 g/1 lít nước (dung dịch 3-5%).

- Sát khuẩn ngoại khoa, phãu thuật, vết thương lở mồm, long móng dùng 1,0

– 5,0 g/1lit nước (dung dịch 0,1 – 5,0%).

- Rửa bầu vú bò sữa dùng 0,5 – 1,0g/1lit nước (dung dịch 0,05-0,1%).

- Khử trùng nguồn nước uống: Pha 3g với 1m3 nước. Để ngâm 24 giờ sau

mới dùng nước này cho gia súc, gia cầm uống. Mỗi tuần xử lý một lần.

- Chữa bệnh cho tôm, cá: Dùng 5 g thuốc cho 1m3 nước, tắm cho tôm hoặc

cá từ 1 – 2 giờ; dùng liên tục 2 – 4 ngày.

Page 56: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

55

4. Bảo quản thuốc.

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh

hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG FORMOL.

1.Nhận dạng formol

Formol hoặc formalin là chất

lỏng, không màu, mùi hăng xốc.

Formol bị bốc thành khí khi có

thuốc tím hay vôi sống và gây ra

tác động khử trùng, tiêu độc.

Dung dịch formol dùng trong thú

y chứa 3g formol/ 1 lít nước (

3%). Để lâu thuốc có thể bị đục,

nhất là ở môi trường lạnh và tạo

thành những kết tủa trắng, khó

tan.

2. Ứng dụng

2.1. Tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trường chăn nuôi. Bảo quản bệnh

phẩm mẫu động vật, tiêu độc lông gà, vịt, tiêu độc nhà chế biến thức ăn, lồng

nuôi gà, máy ấp trứng.

2.2. Ngâm xác chết động vật, phủ tạng để làm tiêu bản học tập, lưu giữ bệnh

phẩm...ở phòng thí nghiệm.

3. Sử dụng

3.1. Phun formol : Làm mất mùi hôi, thối với dung dịch 10-20%. Dùng dung

dịch 1-2 % để rửa chân gia súc khi bị hà, thối móng, tiêu độc tại ổ dịch lở mồm,

long móng. Khử trùng nấm lông, chuồng gà dùng dung dịch 5% hòa với dung

dịch xút 2% để phun.

3.2. Ngâm formol: Dùng formol với dung dịch 10-20% để ngâm các tiêu bản,

mẫu vật trong phòng thí nghiệm.

3.3. Xông hơi formol : Dùng 20-40ml formol thương phẩm trộn với 10-20g

thuốc tím, sau đó cho thêm 20-40ml nước để tiêu độc 1m3 phòng. Cách làm như

sau:

Page 57: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

56

Cho thuốc tím vào chậu gỗ, sau đó cho forml vào đã hòa tan với nước. Sau

10-20 giây, đi ra khỏi phòng và đóng cửa lại, khí andehyt bốc hơi dưới dạng lớp

mây và lan tỏa dân dần ra cả phòng.

Ngoài ra ta có thể dùng 1 lít dung dịch formol 1% cho trâu, bò uống trong

trường hợp bị chướng hơi dạ cỏ.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh

hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG BIOSEPT.

1.Nhận dạng Biosept .

- Là dung dịch, thường dùng để sát trùng, được đựng ở chai, lọ hoặc can.

- Hòa tan trong nước, độc tính rất thấp, không gây kích ứng, ăn da.

- Sát trùng hiệu quả các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc,

Mycoplasma ....gây bệnh cho vật nuôi

Dung dịch Biosept chứa trong lọ Dung dịch Biosept chứa trong can nhựa

2. Ứng dụng

2.1. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi, nhất là trong các ổ

dịch.

2.2. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trường.

3. Sử dụng

3.1. Phun trong trường hợp tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trường chăn

nuôi.

3.2. Rắc, đổ trong trường hợp tiêu hủy xác chết động vật.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản

Page 58: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

57

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt

và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh

hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

* SỬ DỤNG BKA.

1.Nhận dạng BKA .

- Là dung dịch, thường dùng để sát

trùng, được đựng ở chai, lọ, can, bình

hoặc thùng.

- Hòa tan trong nước, độc tính rất

thấp, không gây kích ứng, ăn da.

- Sát trùng hiệu quả các mầm bệnh

như virus, vi khuẩn, bào tử, nấm

mốc... dùng để sát trùng chuồng trại

chăn nuôi, thiết bị, dụng cụ chăn

nuôi, lò ấp trứng.

Dung dịch thuốc sát trùng BKA

- Tiêu diệt hầu hết các loại mầm bệnh gây ra do vius, vi trùng, mcoplasma, nấm

và một số nguyên sinh động vật.

- Không ăn mòn kim loại, cao su, thiết bị, dụng cụ, thùng chứa, xe vận chuyển.

- Rất an toàn cho vật nuôi và người sử dụng.

- Thành phần: + Benzaconium chloride 100g

+ Amyl acetate 0,1ml

+ Dung môi và chất bảo quản vừa đủ 1 lít.

2. Ứng dụng

2.1. Tiêu độc, sát trùng chuồng trại, đặc biệt trong các ổ dịch đang xẩy ra.

Tiêu độc dụng cụ chuồng trại, dụng cụ phẫu thuật , quần áo bảo hộ, phương

tiện vận chuyển, lò mổ, lò ấp, máy ấp trứng và môi trường chăn nuôi. Rửa vết

thương, sát trùng tay trước và sau khi phẫu thuật

Thụt rửa tử cung khi bị viêm nhiễm, sát trùng bầu vú trước khi vắt sữa.

2.2. Tiêu độc xác súc vật.

3. Sử dụng

3.1. Phun trong trường hợp tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trường chăn

nuôi.

3.2. Rắc, đổ trong trường hợp tiêu hủy xác chết động vật.

- Quy trình sử dụng

1/ Tiêu độc, sát trùng chuồng trại:

Page 59: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

58

+ Khi không có dịch bệnh:

Pha loãng 100 lần (10ml thươc pha trong 1 lít nước sạch), phun đều lên

nền chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 10- 12 m2 nền chuồng; 5-7 ngày

phun lại một lần.

+ Khi có dịch bệnh:

Pha loãng 100 lần (10ml thươc pha trong 1 lít nước sạch), phun đều lên nền

chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 8 - 10 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ

sinh sạch sẽ. Nếu có vật nuôi thì ngày 2 lần. Còn nếu chuồng trống ngày 1 lần,

liên tục 3-5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.

2/ Tiêu độc phương tiện vận chuyển:

Pha loãng 100 lần (10ml thươc pha trong 1 lít nước sạch), phun đều lên

xe vận chuyển đang có vật nuôi. Một lít dung dịch pha phun cho xe chở từ 20-25

lợn hoặc 10 con trâu, bò.

3/ Sát trùng lò ấp, máy ấp trứng:

10 ml thuốc pha trong 5 lít nước sạch, phun đều trong lò ấp.

4/ Rửa vết thương, vết mổ, dụng cụ:

10 ml thuốc pha trong 2,5 lít nước sạch

5/ Thụt rửa tử cung, bầu vú: 10 ml thuốc pha trong 5 lít nước sạch

6/ Tiêu độc xác súc vật chết: 40 ml thuốc pha trong 1 lít nước sạch, phun ướt

đều xác thú chết.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

- Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh

hưởng tới thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh,

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

Page 60: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

59

SỞ LAO ĐỘNG TBXH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

XÁC ĐỊNH VACXIN

PHÒNG BỆNH MÃ SỐ: MĐ 02

NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y Trình độ: Sơ cấp nghề

THÁI NGUYÊN - 2013

Page 61: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

60

Bài mở đầu

* Vacxin là một loại sinh vật phẩm dùng để gây miễn dịch chủ động

phòng bệnh truyền nhiễm.

* Phân loại: 4 loại vacxin chính đó là vacxin chết ( vô hoạt), vacxin sống

( nhược độc), vacxin hỗn hợp đa giá và giải độc tố.

- Vacxin chết ( vô hoạt) là loại vacxin chứa kháng nguyên là vi khuẩn

hoặc virus đã được giết chết bằng nhiệt độ hoặc các chất hóa học.

- Vacxin sống ( nhược độc) là loại vacxin chứa kháng nguyên là vi khuẩn

hoặc virus đã được giảm độc bằng cách tiêm truyền vi khuẩn, virus đó nhiều đời

qua động vật ít cảm thụ.

- Vacxin hỗn hợp đa giá là loại vacxin chứa nhiều loại kháng nguyên khác

nhau được hỗn hợp lại để phòng nhiều bệnh truyền nhiễm cùng một lúc.

- Giải độc tố: vacxin giải độc tố uốn ván được sử dụng để gây miễn dịch

cho đại gia súc đối với độc tố của vi khuẩn uốn ván để phòng vết thương, vết

thiến bị nhiễm trùng.

* Nguyên tắc bảo quản vacxin

+ An toàn : Một vacxin lý tưởng là khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây

độc và không gây phản ứng.

+ Có hiệu lực: Vacxin có hiệu lực là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao

và tồn tại trong thời gian dài.

* Bảo quản vacxin: giữ vacxin ở chỗ râm mát, khô ráo, tránh ánh sáng

mặt trời (vacxin chết giữ ở nhiệt độ từ 15 độ C trở xuống, vacxin nhược độc giữ

ở kho lạnh hay kho lạnh từ 0 – 4 độC). Trong khi chuyên chở vacxin chú ý chèn

lót cẩn thận tránh làm nứt, tránh để nơi nóng.

* Nguyên tắc sử dụng vacxin

Trước khi dùng vacxin phải kiểm tra kỹ đảm bảo các tiêu chuẩn sau mới

được dùng:

- Thuốc đã qua kiểm định có số kiểm định ghi trên nhãn.

- Chai thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng, ghi rõ cơ quan sản xuất, hạn dùng liều

lượng và cách dùng. Không dùng thuốc quá hạn hoặc mất nhãn, nhãn mờ không

đọc được.

- Thuốc không mốc, không có chất kết tủa như bông, không có mùi hôi, không

đóng váng.

- Chai lọ đựng vacxin phải nguyên vẹn, không rạn nứt, không dùng chai đã mở

sẵn hoặc tiêm không hết sau một ngày.

* Đối tượng tiêm chủng

Đối tượng gia súc, gia cầm cần tiêm chủng một loại vacxin nào đó là tất cả

những động vật có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh chưa có miễn dịch.

*Theo dõi gia súc sau khi tiêm vacxin:

Tất cả các loại vacxin đều có thể gây phản ứng ở một số gia súc. Sau khi

tiêm xong phải được theo dõi trong vài ngày để phát hiện và điều trị kịp thời

những con vật có phản ứng nặng. vật, ở những con vật gầy yếu thời giai miễn

dịch ngắn.

Page 62: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

61

Một số vị trí tiêm ở trâu, bò ; lợn và gia cầm

Page 63: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

62

Page 64: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

63

Bài 1: SỬ DỤNG VÁC XIN NHIỆT THÁN

1.Nhận dạng vác xin

- Vacxin được sản xuất ở 2 dạng, dạng đông khô và dạng lỏng.

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật, là loại vacxin nhược

độc nha bào vi khuẩn nhiệt thán, do vậy khi tiêm, cần chú ý không để rơi vãi ra

ngoài môi trường. Nếu bị rơi vãi ra ngoài cần phải xử lý ngay.

2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, dê, cừu, lợn...

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da gia súc :

Tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho

trâu, bò, dê, cừu, ngựa...

Liều lượng : + Trâu, bò, ngựa, dê,

1 tuổi trở lên: 1ml/con. dưới 1 tuổi:

0,5ml/con.

Cừu,lợn: 0,5ml/con. Vác xin nhiệt thán đông khô và lỏng

3.2. Tiêm bắp thịt: + Trâu, bò, ngựa, dê, 1 tuổi trở lên : 1ml/con. dưới 1 tuổi :

0,5ml/con.

+Cừu, lợn: 0,5ml/con.

Chú ý : - Lắc kỹ trước khi dùng, không tiêm vacxin cho súc vật gầy, yếu, đau

ốm, đang vụ cày, kéo, sắp đẻ hoặc mới đẻ. Sau khi tiêm vacxin nên cho vật nghỉ

làm việc một vài ngày.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản.

- Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới

vác xin.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,

không để thuốc chung với hóa chất độc hại.

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

Bài 2:

SỬ DỤNG VÁC XIN DỊCH TẢ TRÂU, BÒ

1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Vacxin nhược độc ở dạng đông khô, được đóng trong lọ

thủy tinh hoặc bằng nhựa.

1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật,

là loại vacxin nhược độc nên thời gian miễn dịch được 1 năm

Page 65: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

64

1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu...

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da gia súc : Phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu...

3.2. Tiêm bắp thịt : Phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu...

Tiêm cho trâu, bò, dê, cừu ở mọi lứa tuổi.

Vị trí tiêm: Dưới da hoặc bắp ở cổ. Thời gian miễn dịch 1 năm, do vậy tiêm

1 lần/ năm.

Liều lượng: 1ml/con.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản.

- Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới

vác xin.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,

không để thuốc chung với hóa chất độc hại.

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

Bài 3: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng trâu, bò

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là

vacxin chết, dạng nước, nhũ hóa, màu

trắng như sữa.

- Dễ bị mất tác dụng. Sau khi tiêm gia

súc sẽ được miễn dịch khoảng 6 tháng,

- Phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu,

bò, dê, cừu... Vác xin tụ huyết trùng nhũ dầu

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc tam giác mông của gia súc, liều lượng 2-3ml/con.

3.2. Tiêm bắp thịt cơ thang cổ hoặc cơ mông, liều lượng 2-3ml/con .

Chú ý: Đọc kỹ nhãn, mác và lắc kỹ trước khi dùng. Vác xin có thể gây phản

ứng cục bộ như sưng, nóng, đau...ở vị trí tiêm nhưng sẽ tự hết đi sau 30-40 giờ

mà không cần can thiệp gì.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản. tương tự các loại vacxin khác.

Page 66: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

65

Bài 4: Sử dụng vác xin lở mồm, long móng

1.Nhận dạng vác xin - Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là

vacxin chết, dạng nước, được đóng

trong lọ nhựa hoặc thủy tinh.

- Dễ bị mất tác dụng. Sau khi tiêm gia

súc sẽ được miễn dịch khoảng 6 tháng.

2. Ứng dụng:

Tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng

cho trâu, bò, dê, cừu, lợn, nói chung

loài có móng guốc chẻ đôi.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc tam giác

mông gia súc, liều lượng 2-3ml/con.

3.2. Tiêm bắp thịt cơ thang cổ hoặc cơ

mông, liều lượng 2-3ml/con .

Vác xin Lở mồm long móng

Chú ý: - Đọc kỹ nhãn, mác và lắc kỹ trước khi dùng.

- Ở nước ta chưa chế tạo được vacxin lở mồm, long móng, mà phải nhập từ

nước ngoài, do vậy mà giá thành tương đối đắt và có khi chưa đáp ứng kịp với

yêu cầu thực tế của sản xuất ở một số địa phương.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh của tủ lạnh dương, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 5: Sử dụng vác xin dịch tả lợn

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin nhược độc hay còn

gọi là vacxin sống, dạng đông khô,

được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy

tinh.

- Dễ bị mất tác dụng. Sau khi tiêm

gia súc sẽ được miễn dịch khoảng 12

tháng.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Dịch

tả cho lợn.

3. Sử dụng

- Tiêm dưới da lợn, vị trí sau gốc tai.

- Tiêm bắp thịt lợn, vị trí sau gốc tai.

- Cách dùng:

+ Pha với nước cất cho đủ 10ml (hoặc 25, 50ml)

+ Tiêm bắp thịt sau gốc tai

+ Liều lượng: 1 ml/con

Page 67: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

66

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh của tủ lạnh dương, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 6: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng lợn

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là

vacxin chết, dạng nước, nhũ hóa, màu

trắng như sữa.

-Dễ bị mất tác dụng. Sau khi tiêm gia

súc sẽ được miễn dịch khoảng 6 tháng.

2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Tụ

huyết trùng cho lợn vào thời điểm 20

ngày tuổi. 3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da sau gốc tai của lợn.

3.2. Tiêm bắp thịt sau gốc tai của lợn.

Chú ý: Không tiêm cho lợn mới đẻ, lợn đang ốm hoặc gần ngày đẻ.

Phòng bệnh cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên.

Có thể tiêm vacxin cùng một lúc với vacxin đóng dấu lợn hoặc dịch tả lợn.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 7: Sử dụng vác xin đóng dấu lợn

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi

là vacxin sống, dạng thạch lỏng, do Xí

nghiệp thuốc Thú y Trung ương sản

xuất.

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản

không đúng kỹ thuật.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Đóng

dấu lợn cho lợn.

Vác xin đóng dấu và tụ dấu lợn

3. Sử dụng: Tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên

Tiêm bắp thịt ở vị trí như trên.

Liều lượng: Lợn dưới 25kg tiêm 0,5 ml/con. Lợn trên 25kg tiêm 1ml/con.

Chú ý: - Có thể tiêm vacxin cùng một lúc với các vacxin như Dịch tả lợn,

Tụ huyết trùng lợn mà không ảnh hưởng đến tính miễn dịch của nó.

- Có thể tiêm thắng vacxin vào ổ dịch để bao vây, dập tắt dịch.

Page 68: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

67

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 8: Sử dụng vác xin phó thƣơng hàn lợn

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được

đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh.

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Phó thương hàn cho lợn từ 25 ngày tuổi trở lên,

kể cả lợn mẹ mang thai ở nửa thời kỳ đầu.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da sau gốc tai.

3.2. Tiêm bắp thịt: vị trí như trên.

Liều lượng: 1ml/con.

Chú ý: - Khi sử dụng pha với nước

cất hoặc nước sinh lý vô trùng theo

liều ghi trên nhãn, lắc cho tan đều.

- Có thể tiêm cùng một lúc với

vacxin khác ở các vị trí khác nhau.

- Sau khi pha phải dùng trong ngày.

Vác xin phó thƣơng hàn lợn

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 9: Sử dụng vác xin tai xanh ( PRRS )

1.Nhận dạng vác xin:

Đây là loại vacxin sống (nhược độc),

dạng đông khô thế hệ mới có nguồn

gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng

Mỹ. Quy cách lọ 10 liều, 25 liều và

50 liều. Vác xin phòng bệnh tai xanh BSL-PS100

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da gia súc: Ít sử dụng.

3.2. Tiêm bắp thịt: Vị trí ở sau gốc tai với 2ml/ liều.

Page 69: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

68

+ Đối với lợn nái:

- Nái tơ, nái rạ, không mang thai ( chờ phối): tiêm phòng trước khi phối giống.

- Nái nuôi con: tiêm phòng trước khi cai sữa.

+ Đối với lợn đực: tiêm phòng lúc 18 tuần tuổi và hàng năm tiêm nhắc lại.

+ Đối với lợn con: Ở trại không có dịch, tiêm phòng một lần lúc 3 tuần

tuổi. Tiêm lần hai trước sáu tuần tuổi. Ở trại đang có dịch, tiêm phòng cho nái

mang thai dưới 70 ngày của thai kỳ.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 10: Sử dụng vác xin la xô ta

1.Nhận dạng vác xin .

- Là loại vacxin dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh.

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà con.

3. Sử dụng

3.1. Nhỏ mắt : 1 liều 0,1 – 0,2 ml.

3.2. Nhỏ mũi : liều như trên

3.3. Cho uống ( 3-5ml/ con ) hoặc trong thực tế người ta có thể nhúng cả đầu gà

vào lọ thuốc đã pha; làm như vậy cùng một lúc thuốc có thể thấm qua được các

niêm mạc mắt, mũi, miệng để vào cơ thể.

Chú ý: - Pha vacxin với nước sôi để nguội, nước cất hoặc nước sinh lý.

- Căn cứ số liều ghi trên nhãn mà pha thành khối lượng tùy theo cách sử dụng.

- Vacxin đã pha thì sử dụng ngay, không để quá 8 giờ.

- Thời gian miễn dịch 1-2 tháng.

- Không dùng cho gà đang đẻ trứng.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Page 70: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

69

Bài 11: Sử dụng vác xin Niu cát xơn Chủng M hệ 1

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh, với

liều 20, 40 và 250. Dùng cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da cánh hoặc cổ, lườn...

3.2. Tiêm bắp thịt

Liều lượng: 0,4ml/ con.

Chú ý: - Tiêm cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên và gà đã được dùng vacxin Lasota.

- Cứ sau 4-6 tháng tiêm nhắc lại một lần.

- Không tiêm vacxin Newcastle hệ 1 cho gà dưới 2 tháng tuổi.

- Khi dùng pha với nước cất như sau:

+ Lọ vacxin 20 liều pha thêm 8ml nước cất.

+ Lọ vacxin 40 liều pha thêm 16ml nước cất.

+ Lọ vacxin 250 liều pha thêm 100ml nước cất.

- Vacxin pha xong phải dùng ngay.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Vác xin phòng bệnh Nui cát xơn chủng M Tiêm phòng vác xin Nui cát xơn cho gà

Bài 13: Sử dụng vácxin cúm A-H5N1

1.Nhận dạng vác xin

- Đây là loại vacxin dùng để tiêm phòng bệnh cúm gia cầm:

- Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật.

- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm cho gia cầm, từ đó làm giảm khả năng

nhiễm bệnh cúm A (H5N1) ở người và các loại động vật khác.

Page 71: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

70

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh cúm cho gà và vịt

+ Đối với gà vacxin được sử dụng tiêm cho gà 8 ngày tuổi trở lên,

mỗi đợt tiêm 2 lần, lần tiêm thứ 2 cách lần thứ nhất 4 tuần và sau đó cứ 6 tháng

tiêm nhắc lại.

+ Đối với vịt vacxin được sử dụng tiêm cho vịt từ 15 ngày tuổi trở

lên, tiêm lần 2 cách lần đầu 4 tuần và sau 4 tháng tiêm nhắc lại.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm đúng vị trí cơ lườn hoặc 1/3 dưới da cổ về phía dưới ( để tránh gây tổn

thương cho gia cầm trước khi đâm mũi kim nên véo da lên).

3.2. Tiêm vacxin H5N2: Gà 8 ngày tuổi đến < 5 tuần tuổi tiêm vào da cổ gà, mỗi

con với liều 0,3ml; gà từ 5 tuần tuổi trở lên tiêm ở ức gà, mỗi con tiêm 0,5ml.

3.3. Tiêm vacxin H5N1: Cho vịt, ngỗng 15 ngày tuổi, mỗi con 0,5ml, vịt trên 5

tuần tuổi tiêm1ml, ngỗng trên 5 tuần tuổi tiêm 1,5ml. Tiêm cho gà 2-5 tuần tuổi

0,3ml; gà trên 5 tuần tuổi tiêm 1,5ml Chú ý : Lắc kỹ chai vacxin trước khi tiêm.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh dương

4.2. Thực hiện việc bảo quản: tương tự các loại vacxin khác.

Bài 14: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng gà

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là vacxin chết, dạng nước.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Tụ

huyết trùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc ức (lườn).

3.2. Tiêm bắp thịt ở cơ ức.

Liều lượng: + Gà 25ngày tuổi

đến 2 tháng tuổi tiêm 0,5 ml/con

+ Gà trên 2 tháng tuổi tiêm 1 ml/con

- Do hiệu lực vacxin tụ huyết trùng

chưa cao nên không được coi nhẹ

biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho

gia cầm nói chung và gà nói riêng.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 10 độ

C, hạn dùng 2 năm.

4.2. Thực hiện việc bảo quản:

tương tự các loại vacxin khác.

Vác xin tụ huyết trùng gia cầm

Page 72: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

71

Bài 15: Sử dụng vác xin đậu gà

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được

đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh.

2. Ứng dụng: Chủng để phòng bệnh đậu cho gà.

3. Sử dụng

3.1. Chủng qua da gia súc

3.2. Chà xát lên vết xước ở da

Một lọ vacxin 100 liều, pha với 1ml nước cất. Dùng kim chủng qua màng

mỏng cánh gà 7 ngày tuổi. Sau 5-7 ngày kiểm tra vị trí chủng, nếu thấy sần lên

một cục nhỏ là đạt yêu cầu.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh dương

4.2. Thực hiện việc bảo quản tương tự các loại vacxin khác.

Bài 16: Sử dụng vác xin dịch tả vịt

1.Nhận dạng vác xin

- Là loại vacxin nhược độc hay còn

gọi là vacxin sống, dạng đông khô,

được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy

tinh.

2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh dịch

tả cho vịt.

3. Sử dụng: Theo hướng dẫn của Xí

nghiệp thuốc thú y Trung ương:

Tiêm dưới da gáy ( cổ) với liều

0,4ml/con. Vác xin dịch tả vịt đông khô

Lịch dùng: Lần 1: Lúc 2 tuần tuổi.

Page 73: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

72

Lần 2: Lúc 10 ngày tuổi.

Nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần.

Chú ý: * Những nơi chưa có bệnh: - Tốt nhất là tự túc con giống

- Không mua con giống ở vùng có dịch

- Con giống mua về phải nuôi cách ly ít

nhất là 10 ngày để theo dõi, nếu không có bệnh thì mới cho nhập đàn.

- Vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt.

* Những nơi đã có bệnh: - Không nên chăn thả vịt khỏe trên cùng

cánh đồng, cùng nguồn nước có chăn thả vịt bệnh.

- Phải tiêm phòng vacxin dịch tả vịt.

4. Bảo quản

4.1. Xác định điều kiện bảo quản.

- Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh

4.2. Thực hiện việc bảo quản tương tự các loại vacxin khác.

Page 74: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

73

SỞ LAO ĐỘNG TBXH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC

KHÁNG SINH THÔNG THƢỜNG

MÃ SỐ: MĐ05

NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

TRONG CHĂN NUÔI

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

Thái Nguyên, năm 2013

Page 75: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

74

Bài 1: Sử dụng Penicillin

1. Nhận dạng Penicillin

- Penicilline là kháng sinh thông dụng

được dùng nhiều trong chăn nuôi để

điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra cho

gia súc, gia cầm.

- Penicillin được sản xuất và giới

thiệu ở dạng bột, dạng mỡ, dạng viên

nén.

- Thuốc kết tinh dạng bột màu trắng,

mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không

khí, tan mạnh trong nước, ít tan trong

cồn và các dung môi khác, mùi hắc.

- Penicilline được đóng trong lọ thủy

tinh nút kín, dạng bột mịm, tơi, màu

trắng, không vón cục, không kết dính,

tan nhanh trong nước ở dạng dung

dịch không màu, trong suốt.

Penicillin G và Penicillin V

Penicillin dạng viên nén đóng vỉ Penicillin dạng viên nhộng

Viên nén Penicillin Bột Penicillin đóng trong lọ

- Thuốc an toàn, ít độc đối với vật nuôi kể cả trong trường hợp dùng quá liều.

Tuy nhiên thuốc có thể gây ra trạng thái dị ứng, choáng, sốc cho con vật, mà

biểu hiện là mẩm đỏ dưới da, hô hấp tăng, loạn nhịp tim, sốc, choáng dẫn đến

ngừng tim đột ngột, gây tử vong.

- Thuốc gây đau đớn cục bộ nơi tiêm, vì vậy khi tiêm thuốc cho con vật nên

tiêm bắp sâu, hoặc tiêm tĩnh mạch. Trường hợp đặc biệt có thể kết hợp với

thuốc giảm đau Novocain 3% để tiêm cho con vật.

Page 76: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

75

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: Mun nhọt, bọc mủ, vết thương

nhiễm trùng mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tử cung, viêm vú, viêm lỗ

chân lông, viêm da, bệnh vỡ vai ở trâu, bò cày kéo, bệnh phạm yên ở ngựa,

bệnh viêm dịch hoàn, niệu đạo ở gia súc đực giống....

- Bệnh nhiệt thán.

- Bệnh đóng dấu lợn

- Bệnh nghệ ở vật nuôi.

- Bệnh ung khí thán

- Phòng bệnh uốn ván khi gia súc bị tổn thương cơ thể.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Đưa bột Penicilline vào vết thương, vết mổ trước khi băng, đề phòng nhiễm

trùng .

- Tiêm penicilline vào bắp thịt cho con vật sau khi mổ, hoặc sau khi bị tổn

thương để đề phòng nhiễm trùng.

- Dùng dung dịch Penicilline để ngâm dụng cụ ngoại khoa, chỉ khâu trước khi

phẫu thuật trong trường hợp cấp cứu gia súc.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm bắp thịt

Tiêm Penicillin vào bắp thịt để điều trị bệnh cho vật nuôi được ứng dụng nhiều

trong chăn nuôi.

3.2. Tiêm tĩnh mạch

Trong trường hợp gia súc nhiễm trùng nặng sẽ tiêm penicillin vào tĩnh mạch

con vật.

3.3. Cho ăn, uống.

- Đối với Penicilline V có thể trộn thuốc vào thức ăn, nước uống cho con vật ăn

hoặc uống tự do, hoặc thông qua chai cao su, bơm tiêm cho con vật uống bắt

buộc.

3.4. Phong bế vùng bệnh trên cơ thể gia súc.

Dùng 1 triệu đơn vị Penicilline + 20 ml Novocaine 3 % tiêm xung quanh tổ

chức bị bệnh trên cơ thể gia súc như; ổ viêm, mụn nhọt, áp xe, vết thương ngoại

khoa nhiễm trùng, viêm vú ... vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa có tác dụng giảm

đau sẽ tăng hiệu quả của thuốc.

3.5. Thụt thuốc vào cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc.

Pha thuốc penicilline vào nước cất theo tỷ lệ 1 triệu đơn vị/10 ml, thụt vào cơ

quan bị bệnh thông qua dụng cụ thú y, như tử cung, bầu vú gia súc để điều trị

bệnh viêm tử cung và viêm vú ở gia súc cái sinh sản. Ngoài ra người ta còn

dùng mỡ Penicilline để bôi vào vết loét trên da, niêm mạc gia súc.

4. Bảo quản thuốc.

4.1. Xác định điều kiện bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm

ướt và hóa chất độc hại.

4.2. Thực hiện việc bảo quản

Page 77: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

76

- Kiểm tra lọ đựng thuốc, vỉ viên nén để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới

thuốc.

- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.

- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm

mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại.

- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.

- Đối với thuốc đã pha cần bảo quản trong điều kiện lạnh dưới 100C để dùng

trở lại, nhưng không quá 2 ngày.

Bài 2: Sử dụng Streptomycin

1. Nhận dạng Streptomycine

- Streptomycine là kháng sinh thông dụng được dùng nhiều trong chăn nuôi để

điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Streptomycine có nguồn gốc từ nấm. Thuốc

có tác dụng diệt khuẩn hẹp, chỉ tác dụng với vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng,

vi khuẩn đường hô hấp, đường ruột, sảy thai truyền nhiễm và bệnh do xạ khuẩn

gây ra.

- Streptomycine ở dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không

khí, tan chậm trong nước, ít tan trong cồn và các dung môi khác, mùi hắc.

Bột Streptomycin

Streptomycin dạng viên nén

- Thuốc được sản xuất đóng trong lọ thủy tinh nút kín, dạng bột mịn, tơi, màu

trắng, không vón cục, không kết dính, tan trong nước. Trong trường hợp hở nút,

rạn nứt lọ hoặc quá hạn sử dụng thuốc vón cục, hút ẩm, kết dính, chuyển màu sẽ

không sử dụng được.

- Streptomycine sau khi pha với nước cất thành dạng dung dịch trong suốt,

không màu, mùi hắc, được sử dụng ngay trong ngày.

- Thuốc an toàn đối với vật nuôi kể cả trong trường hợp dùng quá liều.

- Thuốc ít gây đau đớn nơi tiêm, hấp thu nhanh, có thể kết hợp với các kháng

sinh khác để nâng cao hiệu lực của thuốc.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tử

cung, viêm vú....

Page 78: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

77

- Điều trị các bệnh truyền nhiễm: Bệnh tụ huyết trùng, Bệnh tiêu chảy do vi

khuẩn đường ruột gây ra, Bệnh lao, Bệnh sảy thai truyền nhiễm.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Dùng bột Streptomycine đưa vào vết thương, vết mổ trên cơ thể gia súc để đề

phòng nhiễm trùng.

- Tiêm Streptomycine cộng với Penicilline vào bắp thịt cho con vật sau khi mổ,

hoặc bị tổn thương để đề phòng nhiễm trùng

3. Sử dụng

3.1. Tiêm bắp thịt

- Trâu, bò, ngựa, dê, cừu tiêm bắp cổ, mông.

- Lợn tiêm bắp cổ, mông, đùi chân sau.

- Gia cầm tiêm bắp lườn, gốc cánh, đùi

Liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của cơ sở sản xuất

- Chó, mèo tiêm bắp cổ, mông, đùi liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

3.2. Tiêm tĩnh mạch

Trâu, bò, ngựa, dê, cừu; tiêm tĩnh mạch cổ. Nên pha thuốc trong dung dịch

đường glucoza 20% hoặc dung dịch mặn ngọt 10 % có bổ xung Cafein để đề

phòng choáng, sốc.

3.3. Thụt thuốc vào cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc.

Trong điều trị bệnh viêm tử cung gia súc, viêm vú ở trâu, bò, dê có thể dùng

Streptomycin cộng với penicillin liều như nhau, thụt vào tử cung, vú con vật.

4. Bảo quản thuốc: tƣơng tự các thuốc kháng sinh khác.

Bài 3: Sử dụng Tiamulin

1. Nhận dạng Tiamulin

- Tiamulin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rộng. Thuốc có tác dụng với

hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh, nấm, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở lợn, gia

cầm và bệnh hồng lỵ ở lợn.

- Tiamulin được sản xuất và trình bày ở dạng bột và dung dịch tiêm, là chất kết

tinh dạng bột màu trắng ngà, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí, tan

trong nước, trong cồn , mùi hắc.

Bột Tiamulin

Page 79: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

78

Tiamulin dung dịch tiêm

- Tiamulin ở dạng dung dịch tiêm chứa 10% đóng trong chai 10 – 50ml, trong

suốt không màu, không chịu nhiệt, thuốc chuyển màu không sử dụng được.

- Thuốc an toàn, không gây độc kể cả trong trường hợp dùng liều gấp 3 – 5lần

so với liều điều trị.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh: mụn nhọt, bọc mủ, nhiễm trùng mủ vết thương, viêm tử

cung, viêm vú ở gia súc, viêm cơ, viêm da, bệnh viêm thanh khí quản truyền

nhiễm ở gia cầm (CRD), bệnh suyễn lợn, bệnh do bào tử nấm gây ra ở đường

tiêu hóa, hô hấp, bệnh hồng lỵ ở lợn. Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh Tụ

huyết trùng, Thương hàn, bệnh sưng phù đầu ở lợn con.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Đưa bột Tiamulin vào vết thương, vết mổ để đề phòng nhiễm trùng .

- Tiêm Tiamulin vào bắp thịt cho con vật sau khi mổ, hoặc tổn thương đề phòng

nhiễm trùng vết thương.

3. Sử dụng

3.1. Tiêm bắp thịt

- Trâu, bò, ngựa tiêm bắp thịt cổ, mông. Liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của nhà

sản xuất.

- Lợn: tiêm bắp thịt cổ, mông, bắp thịt đùi hai chân sau. Liều lượng thuốc

theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

- Gia cầm tiêm bắp thịt lườn, gốc cánh, đùi. Liều lượng thuốc theo chỉ dẫn

của nhà sản xuất.

3.2. Tiêm tĩnh mạch

Trâu, bò, ngựa, dê, cừu tiêm tĩnh mạch cổ, nên pha thuốc trong dung dịch

truyền glucoza 20% hoặc dung dịch mặn ngọt, bổ xung Cafein để đề phòng

choáng, sốc, ngừng tim đột ngột.

- Lợn tiêm tĩnh mạch rìa tai, chó mèo tiêm tĩnh mạch đùi.

3.3. Cho ăn, uống.

+ Đối với gia cầm nên trộn thuốc ở dạng Premix vào thức ăn, cho ăn tự do để

phòng bệnh CRD, liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4. Bảo quản. tƣơng tự các thuốc kháng sinh khác.

Page 80: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

79

Bài 4: Sử dụng Kanamycin

1. Nhận dạng Kanamycin

- Kanamycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rộng. Thuốc kìm hãm và

ức chế quá trình sinh trưởng của nhiều lọai vi khuẩn gây bệnh như: tụ huyết

trùng, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đường ruột, bệnh sảy thai truyền

nhiễm, và nhóm vi khuẩn sinh mủ.

- Kanamycin được sản xuất ở dạng bột, dung dịch tiêm và các chế phẩm Pen

– Kana, Kanatialin, Kanavet...

- Kanamycin kết tinh ở dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài

không khí, tan trong nước, thuốc không bị phá hủy trong môi trường axít, chịu

được nhiệt độ cao.

- Kanamycin ở dạng dịch tiêm 10% là

dung dịch trong suốt, không màu, mùi

hắc

- Kanamycin sau khi pha với nước

cất thành dung dịch tiêm có thể sử

dụng trong 1- 2 ngày ở điều kiện

phòng mà không ảnh hưởng tới

hiệu lực của thuốc.

Bột Kanamycin đóng trong lọ

- Thuốc an toàn đối với vật nuôi kể cả trong trường hợp dùng quá liều.

- Thuốc ít gây đau đớn cục bộ tổ chức nơi tiêm, hấp thu nhanh, dễ sử dụng.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm tử cung, viêm vú, bệnh nhiễm

trùng máu....

- Điều trị bệnh truyền nhiễm sau: Bệnh tụ huyết trùng. Bệnh tiêu chảy. Bệnh

lao. Bệnh sảy thai truyền nhiễm. Bệnh sưng phù mặt ở lợn con. Bênh suyễn lợn.

Bệnh CRD ở gia cầm.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Dùng bột Kanamycin đưa vào vết thương, vết mổ trước khi khâu, để đề phòng

nhiễm trùng .

- Tiêm Kanamycin và Penicilline vào bắp thịt cho con vật, sau khi mổ, hoặc

sau tổn thương để đề phòng nhiễm trùng .

3. Sử dụng

3.1. Tiêm bắp thịt

- Trâu, bò, ngựa tiêm bắp cổ, mông.

- Lợn tiêm bắp cổ, mông, đùi.

- Gia cầm tiêm bắp thịt ức (lườn), gốc cánh, đùi.

- Chó, mèo tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi.

Liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì thuốc.

Page 81: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

80

3.2. Tiêm tĩnh mạch

Trâu, bò, ngựa, dê, cừu: tiêm tĩnh mạch cổ, nên pha thuốc trong dung dịch

truyền glucoza 20% hoặc dung dịch mặn ngọt 10% và bổ xung Cafein để tiêm

tĩnh mạch cho con vật để phòng ngừng tim đột ngột.

3.3. Thụt thuốc vào cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc.

Pha thuốc Kanamycin trong nước cất theo tỷ lệ 1 triệu đơn vị/20 ml, thụt vào

cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc.

Bài 5: Sử dụng Lincocin

1. Nhận dạng Lincocin

- Lincocin tên khác lincomycin có tác dụng diệt khuẩn rộng. Thuốc có tác dụng

diệt khuẩn với các loại vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn đóng dấu lợn, uốn ván,

nhiệt thán, suyễn lợn, vi khuẩn đường hô hấp, bệnh CRD ở gia cầm, tụ huyết

trùng, vi khuẩn đường ruột... .

- Lincocin được sản xuất và trình bày dưới 3 dạng: Dạng bột đóng trong lọ,

lượng 1 triệu đơn vị hoặc 500000 đơn vị, Dạng viên nhộng, được ép vỉ giấy bạc,

nilon, Dạng dịch tiêm đóng trong lọ, lượng 10 – 100ml

- Lincocin là chất dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không

khí, dễ tan trong nước, trong cồn.

- Lincocin ở dạng dịch tiêm đóng trong lọ 10 – 50ml, không màu, trong suốt,

không chịu nhiệt. Nếu quá hạn hoặc rạn nứt chai, lọ đựng, dung dịch chuyển

màu không sử dụng được.

Lincocin dung dịch tiêm 10%

- Thuốc có độ an toàn cao đối với động vật kể cả trong trường hợp dùng liều

gấp đôi so với liều điều trị.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Lincocin được dùng để điều trị các bệnh: mụn nhọt, bọc mủ, nhiễm trùng mủ

vết thương, viêm tử cung, viêm vú ở gia súc, viêm cơ, viêm da, bệnh nhiệt thán,

đóng dấu lợn, uốn ván, viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm (CRD), và

bệnh suyễn lợn.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Dùng bột Lincocin đưa vào vết thương, vết mổ trước khi băng để đề phòng

nhiễm trùng .

Page 82: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

81

- Tiêm Lincocin cho con vật sau khi mổ, hoặc tổn thương để đề phòng nhiễm

trùng .

3. Sử dụng

3.1. Tiêm bắp thịt

- Trâu, bò, ngựa tiêm bắp cổ, mông

- Lợn: tiêm bắp cổ, mông, đùi.

- Gia cầm tiêm bắp thịt ức (lườn), gốc cánh.

Liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì.

3.2. Tiêm tĩnh mạch

- Trâu, bò, ngựa, dê, cừu tiêm tĩnh mạch cổ liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản

xuất, nên pha thuốc trong dung dịch đường glucoza 20% hoặc dung dịch mặn

ngọt 10 % có bổ xung Cafein để tiêm tĩnh mạch cho con, đề phòng ngừng tim

đột ngột.

- Lợn tiêm tĩnh mạch rìa tai, chó mèo tiêm tĩnh mạch đùi.

3.3. Cho ăn, uống.

- Đối với gia cầm nên trộn thuốc vào thức ăn, cho ăn tự do để phòng bệnh CRD.

Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

- Ở dạng viên nhộng cho con vật uống trực tiếp.

Bài 6: Sử dụng Gentamycin

1. Nhận dạng Gentamycin

- Gentamycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rộng, kìm hãm và ức chế

sinh trưởng của nhiều lọai vi khuẩn gây bệnh như: tụ huyết trùng, sảy thai

truyền nhiễm, vi khuẩn đường ruột, đường hô hấp, viêm vú, viêm tử cung ở gia

súc.

- Gentamicin được sản xuất ở dạng bột và dạng dung dịch tiêm, dạng mỡ.. .

Gentamycin dạng bột

Dung dịch tiêm Gentamycin 4%

- Gentamycin là chất dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài

không khí, tan trong nước, thuốc không bị phá hủy trong môi trường axít, chịu

được nhiệt độ cao.

- Gentamycin ở dạng dịch tiêm, đóng trong lọ thủy tinh, lượng 10 – 100ml là

dung dịch trong suốt, không màu

- Thuốc có độ an toàn cao kể cả trong trường hợp dùng quá liều.

- Thuốc ít gây đau đớn cục bộ tổ chức nơi tiêm, hấp thu nhanh, có thể kết hợp

với các kháng sinh khác để điều trị bệnh cho gia súc, đạt hiệu quả cao.

Page 83: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

82

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tử cung, viêm vú, bệnh

nhiễm trùng máu....

- Điều trị các bệnh truyền nhiễm: Bệnh tụ huyết trùng. Bệnh tiêu chảy.Bệnh

lao.Bệnh sảy thai truyền nhiễm.Bệnh sưng phù mặt ở lợn con. Bênh suyễn lợn,

Bệnh CRD ở gia cầm.

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Dùng bột Gentamycin đưa vào vết thương, vết mổ để đề phòng nhiễm trùng .

- Dùng Gentamycin tiêm bắp thịt cho con vật sau khi mổ, hoặc sau khi tổn

thương để đề phòng nhiễm trùng.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt

- Tiêm tĩnh mạch

- Thụt thuốc vào cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc.

Dùng Gentamycin pha với nước cất thụt vào tử cung, bầu vú gia súc, để điều

trị bệnh viêm tử cung và viêm vú ở gia súc cái sinh sản.

Bài 7: Sử dụng Ampicillin1. Nhận dạng Ampicillin

1.1. Nhận biết chung:

- Ampicillin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rộng, được dùng để điều trị

bệnh: đóng dấu lợn, uốn ván, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục,

viêm mủ...Ampicillin được sản xuất và trình bày dưới 3 dạng: Dạng bột đóng

trong lọ thủy tinh, lượng 1 gam hoặc 2gam, Dạng viên nhộng, được ép vỉ giấy

bạc, nilon, Dạng dịch tiêm đóng trong lọ, lượng 10 – 100ml

- Ampicillin là chất kết tinh dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài

không khí, dễ tan trong nước ở dạng muối, thuốc có tính axit.

- Thuốc an toàn cao, không gây độc đối với động vật kể cả trong trường hợp

dùng liều gấp đôi so với liều điều trị.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Ampicillin được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: mụn nhọt,

bọc mủ, nhiễm trùng mủ vết thương, viêm tử cung, buồng trứng, vú ở gia súc

cái, viêm cơ, da, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, niệu đạo – sinh dục, dịch

hoàn, bàng quang, bệnh hà móng, thối móng ở trâu, bò sữa và các bệnh truyền

nhiễm nhiệt thán, đóng dấu lợn, uốn ván...

2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

- Dùng bột Ampicillin đưa vào vết thương, vết mổ trước khi băng, để đề phòng

nhiễm trùng.

- Tiêm Ampicillin vào bắp thịt cho con vật sau khi mổ, hoặc sau khi bị tổn

thương để đề phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt

- Tiêm tĩnh mạc - Cho ăn, uống.

Page 84: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

83

Bài 8: Sử dụng Tylosin

1. Nhận dạng Tylosin

Tylosin là kháng sinh dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn, Mycoplasma gây ra

cho gia súc, gia cầm như: bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh hồng lỵ ở lợn. Đặc

biệt thuốc đặc trị bệnh hen suyễn ở lợn và bệnh CRD ở gia cầm. Tylosin được

sản xuất và trình bày ở dạng bột đóng trong lọ nhựa, túi nilon dùng để bổ xung

trong thức ăn cho vật nuôi. Dạng dịch tiêm đóng trong lọ, lượng 5, 10, 50 và

100ml

- Tylosin là chất kết tinh dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài

không khí, dễ tan trong nước ở dạng muối, chịu được nhiệt độ 128 – 132 0C.

Thuốc được đóng trong lọ hoặc túi giấy bạc bột mịm, tơi, màu trắng, không

vón cục, không kết dính. Trường hợp hở nút, rạn nứt lọ hoặc quá hạn sử dụng

thuốc vón cục, kết dính, ngả màu. Tylosin ở dạng dịch tiêm đóng trong chai 10

– 50ml, không màu, trong suốt, chịu nhiệt.

Dạng chế phẩm của Tylosin

- Thuốc an toàn, ít gây độc đối với động vật kể cả trong trường hợp dùng quá

liều.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh: viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm tử cung, viêm da,

bệnh hồng lỵ ở lợn, bệnh nhiệt thán, đóng dấu lợn. Đặc biệt hiệu quả khi dùng

tylosin để điều trị bệnh suyễn lợn, bệnh viêm thanh khí quản truyễn nhiễm ở gia

cầm, CRD, bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn ...

2.2. Phòng bệnh cho vật nuôi.

- Dùng bột Tylosin bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm ăn để phòng bệnh

hen suyễn lợn, bệnh CRD ở gia cầm.

- Pha Tylosin vào nước uống cho gia cầm uống tự do để phòng bệnh hen

suyễn.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt , Tiêm dưới da. Cho ăn, uống.

Page 85: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

84

Bài 9: Sử dụng Enrofloxacin

1. Nhận dạng Enrofloxacin

- Enrofloxacin là kháng sinh tổng hợp được dùng trong chăn nuôi để điều trị

bệnh cho gia súc, gia cầm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn rộng, ức chế sự sinh

trưởng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa,

viêm hóa mủ, tụ huyết trùng, sưng phù đầu ở lợn con. Đặc biệt thuốc có tác

dụng mạnh với bệnh hen suyễn ở lợn và gia cầm

- Thuốc được sản xuất và trình bày dưới dạng bột và dịch tiêm.

- Thuốc an toàn đối với động vật kể cả trong trường hợp dùng liều quá cao so

với liều điều trị. Enrofloxacin ức chế sự phát triển của các mô sụn vì vậy không

nên dùng thuốc lâu dài với gia súc non và gia súc cái mang thai.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh: tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ dầy, thương hàn, sưng phù

mặt ở lợn con, viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm tử cung, viêm niệu đạo sinh

dục, viêm da, nhiệt thán, đóng dấu lợn, viêm hóa mủ, hồng lỵ, suyễn, viêm teo

mũi truyền nhiễm ở lợn, viêm thanh khí quản truyễn nhiễm ở gia cầm

2.2. Phòng bệnh cho vật nuôi.

- Dùng Enrofloxacin bổ sung vào thức ăn, nước uống gia cầm ăn, uống tự do để

phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Tiêm tĩnh mạch, Cho ăn, uống.

Bài 10: Sử dụng Tetracyclin

1. Nhận dạng Tetracyclin

- Tetracyclin là kháng sinh tổng hợp được dùng để điều trị bệnh cho gia súc,

gia cầm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn rộng với nhiều vi khuẩn gây bệnh trên

cơ thể vật nuôi. Tetracyclin được sản xuất và trình bày dưới dạng bột, dịch tiêm,

mỡ bôi, tra mắt gia súc và dạng viên nén.

- Tetracyclin là chất kết tinh dạng bột màu vàng nhạt hay vàng nâu, mịn, tơi,

mùi nồng, vị đắng, ít tan trong nước, ở dạng muối dễ tan trong nước, bị phân

hủy ở nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời.

- Tetracyclin đóng trong lọ, ở dạng bột mịn, tơi, màu vàng nhạt hoặc màu vàng

nâu, mùi nồng, vị đắng, không vón cục, không kết dính. Trường hợp hở nút, nứt

lọ hoặc quá hạn sử dụng, thuốc vón cục, hút ẩm, ngả màu vàng nâu đậm sẽ

không sử dụng được.

- Tetracyclin ở dạng dịch tiêm đóng trong lọ thủy tinh màu, lượng 10 ml, 50ml,

trong suốt, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.Tetracyclin ở dạng viên nén 250 mg

màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, mùi nồng, vị đắng.

- Thuốc an toàn đối với động vật kể cả trong trường hợp dùng quá liều so với

liều điều trị.

2. Ứng dụng

Page 86: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

85

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: bệnh tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ

dầy, bệnh thương hàn, bệnh sưng phù mặt ở lợn con, bệnh viêm phổi, viêm

đường hô hấp, viêm tử cung, viêm niệu đạo sinh dục, viêm da, bệnh tụ huyết

trùng, viêm hóa mủ, viêm kết mạc mắt, bệnh ký sinh trùng máu ở đại gia súc....

Đặc biệt hiệu quả với bệnh suyễn, viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn, bệnh viêm

thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm .

2.2. Phòng bệnh cho vật nuôi.

- Bệnh hen suyễn lợn, bệnh CRD và bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.

- Phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ trên cơ thể gia súc.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Cho ăn, uống.

Bài 11: Sử dụng Oxytetracyclin

1. Nhận dạng Oxytetracyclin

- Oxytetracyclin là dẫn xuất của Tetracyclin được dùng trong chăn nuôi để

phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn rộng, nên

được sử dụng để điều trị nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra ở đường hô hấp, tiêu

hóa, tiết niệu, sinh dục, đường máu gia súc, gia cầm. thuốc được sản xuất và

trình bày ở dạng bột, dịch tiêm, mỡ bôi hoặc tra mắt gia súc và viên nén

- Oxytetracyclin là chất kết tinh dạng bột màu vàng nhạt, mịn, tơi, mùi nồng, vị

đắng, ít tan trong nước, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời.

- Thuốc an toàn đối với động vật kể cả trong trường hợp dùng quá liều. Thuốc

gây độc đối với xương của gia súc nhất là gia súc non, vì vậy không nên dùng

thuốc lâu dài để điều tri bệnh cho gia súc non và gia súc cái mang thai.

2. Ứng dụng

2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi

- Điều trị các bệnh: tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ dầy, bệnh thương hàn, sưng

phù mặt ở lợn con, viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm tử cung, viêm niệu đạo

sinh dục, viêm da, bệnh tụ huyết trùng, viêm hóa mủ, viêm kết mạc mắt, ký sinh

trùng máu ở đại gia súc.... Đặc biệt hiệu quả đối với bệnh suyễn lợn, viêm thanh

khí quản truyễn nhiễm ở gia cầm, CRD, bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn.

2.2. Phòng bệnh cho vật nuôi.

- Phòng bệnh CRD và bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.

- Phòng nhiễm trùng vết thương, vết mổ trên cơ thể gia súc.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Cho ăn, uống, Bôi lên vết loét, vết thương và kết mạc mắt

Page 87: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

86

SỞ LAO ĐỘNG TBXH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC TRỊ

KÝ SINH TRÙNG

MÃ SỐ: MĐ06

NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

TRONG CHĂN NUÔI

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

Thái Nguyên, năm 2013

Page 88: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

87

Bài 1: Sử dụng Hanmectin

1. Nhận dạng Hanmectin

Hanmectin là thuốc phòng, trị bệnh do ve, mòng, chấy, rận, mò mạt ký sinh

trên cơ thể động vật gây ra, thuốc được sản xuất và giới thiệu ở hai dạng:

- Dạng bột, thuốc được đóng trong lọ thủy tinh, nhựa hoặc đóng trong túi giấy

bạc, nilon, lượng 10g, 20g, 50g, 100 g.

- Dạng dung dịch tiêm được đóng trong lọ thủy tinh 5 ml, 10ml, 20 ml, 50 ml và

100ml.

Dung dịch tiêm Hanmectin -50 Dung dịch tiêm Hanmectin -25

- Thuốc an toàn đối với vật nuôi, kể cả khi sử dụng quá liều điều trị.

- Thuốc được hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thời gian kéo dài và ít gây đau

đớn nơi tiêm nên có thể tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc cho vật

nuôi uống.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Diệt ve, mòng, chấy, rận ký sinh trên da trâu, bò. Bọ chét, chấy, rận ghẻ, ký

sinh trên chó mèo. Mò, mạt ký sinh trên gia cầm...

- Tẩy giun đũa bê, nghé, giun đũa lợn, giun kim, giun tóc, giun móc, giun

xoăn dạ dầy trâu, bò, dê, cừu, giun kết hạt.

- Điều trị bệnh gan, phổi ở rắn, trăn do ký sinh trùng gây ra.

2.2. Phòng bệnh .

- Tẩy giun định kỳ 3 tháng một lần để phòng bệnh do giun tròn gây ra cho vật

nuôi. Tiêm thuốc cho con vật vào đầu mùa hè để phòng bệnh do mòng, ve,

chấy, rận, ghẻ gây ra.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Tiêm tĩnh mạch, Cho ăn, uống, Phun thuốc lên cơ thể vật nuôi.

Bài 2: Sử dụng Hantox

1. Nhận dạng thuốc Hantox

Hantox là thuốc diệt mòng, ve, chấy, rận, bọ chét, ghẻ..ký sinh trên cơ thể vật

nuôi và nền chuồng, sân chơi, bài chăn thả. Thuốc được sản xuất ở ba dạng:

Nhũ dịch tắm có tên là Hantox – Shampoo, được đóng trong lọ thủy tinh hoặc

Page 89: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

88

lọ nhựa lượng 200 ml, màu trắng sữa, độ bám dính cao, Dịch xịt được đóng

trong bình xịt 100 ml và 300 ml, màu trắng sữa, độ bám dính cao. Dịch xịt

ngoài môi trường có tên Hantox – 200 được đóng trong bình xịt 100 ml và 300

ml, dịch màu trắng sữa, độ bám dính cao.

- Thuốc có độ an toàn cao, không độc đối với gia súc và người.

- Thuốc tác dụng nhanh đối với mòng, ve, rận, chấy, ghẻ, do đó phun, tắm, xịt

lên cơ thể vật nuôi hoặc phun, xịt chuồng nuôi, sân chơi, bãi chăn thả.

2, Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Diệt ve, mòng, chấy, rận ký sinh trên da trâu, bò. Bọ chét, chấy, rận ghẻ ký

sinh trên chó mèo. Mò, mạt ký sinh trên gia cầm.

- Diệt ruồi, muỗi, gián, kiến, ve, mòng ngoài môi trường chăn nuôi ...

2.2. Phòng bệnh .

- Định kỳ phun thuốc trong chuồng nuôi, bãi chăn thả để diệt ve, mòng và côn

trùng, phòng bệnh do chúng gây ra cho gia súc.

3. Sử dụng

- Phun thuốc lên cơ thể vật nuôi. Tắm cho gia súc. Xoa, bôi thuốc

Bài 3: Sử dụng Levamysol

1. Nhận dạng Levamysol

- Levamysol là thuốc phòng, trị giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp, tim,

thận gia súc, đặc biệt thuốc có tác dụng tốt với giun kim ký sinh ở trong tim của

trâu, bò, lợn, gà....thuốc được sản xuất ở dạng bột, dung dịch tiêm và viên nén:

- Levamysol được đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc tuí nilon, giấy bạc kín,

dạng bột mịm, tơi, màu trắng, không vón cục, không kết dính, tan nhanh trong

nước. Levamysol ở dạng dịch tiêm được đóng trong ống, lọ thủy tinh là dung

dịch trong suốt, không màu, không mùi

- Levamysol ở dạng viên nén, màu sắc tùy thuộc cơ sở sản xuất, không mùi, tan

trong nước

- Thuốc an toàn, không gây độc cho vật nuôi, kể cả khi dùng quá liều điều trị. Ít

gây ra phản ứng phụ sau khi đưa thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên ngựa và gia súc bị

bệnh suy gan, thận không được dùng thuốc. Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh,

tác dụng nhanh và thải trừ nhanh.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh - Tẩy giun đũa lợn, bê, nghé, gia cầm, giun lươn, giun phổi, giun

tóc, giun kết hạt, giun kết mạc mắt, giun kim ký sinh trong tim ở nhiều loài gia

súc và gia cầm.

2.2. Phòng bệnh .

- Dùng Levamysol định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, 3 tháng một lần để

phòng bệnh do chúng gây ra.

3. Sử dụng

- Cho ăn, uống: Trộn thuốc vào thức ăn, hoặc nước uống cho con vật ăn hoặc

uống, liều lượng đối với loài nhai lại 5- 7,5 mg cho một kg thể trọng. Lợn

Page 90: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

89

7,5mg/ 1kg thể trọng. Chó, mèo 7mg/1 kg thể trọng. Gia cầm 25- 50 mg/ 1 kg

thể trọng, hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc.

- Tiêm dưới da, Tiêm bắp thịt

Bài 4: Sử dụng Mebenvet

1. Nhận dạng Mebenvet

Mebenvet là thuốc trị ký sinh trùng đa giá, được dùng nhiều trong chăn nuôi để

điều trị bệnh do giun tròn ở đường tiêu hóa, hô hấp gia súc gây ra. Mebenvet

được sản xuất và trình bày ở 2 dạng: dạng bột và dạng viên.

- Thuốc ở dạng bột màu vàng nhạt, mịn, tơi, ít tan trong nước và dung môi hữu

cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí.

- Mebenvet dạng bột được đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc tuí nilon, giấy

bạc kín, màu vàng nhạt, không vón cục, không kết dính.

- Mebenvet ở dạng viên nén được đựng trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, màu

vàng nhạt, không mùi, không hút ẩm.

- Thuốc an toàn đối với động vật, kể cả khi dùng quá liều điều trị, ít gây ra phản

ứng phụ khi đưa thuốc vào cơ thể.

- Thuốc dễ sử dụng, ít hấp thu ở đường tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với

giun, vì vậy cho con vật uống thuốc đạt kết quả điều trị tốt.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

+ Trâu, bò, dê, cừu: thuốc có tác dụng trị các bệnh.

Giun đũa, giun xoăn dạ dầy, giun lươn, giun phổi và sán dây

+ Lợn: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun kết hạt, giun lươn, giun tóc, giun phổi

+ Ngựa: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun lươn, giun kết hạt

+ Chó mèo: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây

+ Gia cầm: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây

2.2. Phòng bệnh .

- Dùng Mebenvet định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần để

phòng bệnh giun, sán cho con vật.

3. Sử dụng

- Cho ăn.

- Cho uống

+ Trâu, bò 8- 10g cho 100 kg thể trọng.

+ Ngựa 6 -8 g /100 kg thể trọng

+ Lợn 2g/ 10kg thể trọng.

+ Dê, cừu 1g/10 kg thể trọng

+ Chó, mèo 0,6 - 1g/ kg thể trọng.

+ Gia cầm 0,4 – 0,5g/ kg thể trọng.

Page 91: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

90

Bài 5: Sử dụng Tetramisol

1. Nhận dạng Tetramisol

- Tetramisol là thuốc có tác dụng diệt nhiều loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu

hóa, hô hấp gia súc, đặc biệt có tác dụng tốt với sán dây ký sinh ở gia cầm....

Tetramisol được sản xuất và trình bày ở 2 dạng:

- Dạng bột được đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa lượng 100 gam, 250 gam,

hoặc túi nilon, túi giấy bạc loại 2 gam, 4 gam

- Dạng viên nén được đóng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh. Một viên chứa 0,25

gam hoặc 0,5 gam thuốc.

- Thuốc có độ an toàn cao đối với vật nuôi, kể cả khi dùng quá liều điều trị, ít

gây ra phản ứng phụ trên cơ thể động vật.

- Thuốc dễ sử dụng, ít hấp thu ở đường tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với

giun, vì vậy cho con vật uống thuốc đạt kết quả điều trị tốt.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

+ Trâu, bò, dê, cừu: thuốc có tác dụng trị các bệnh.

Giun đũa, giun xoăn dạ dầy, giun lươn, giun phổi và sán dây

+ Lợn: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun kết hạt, giun lươn, giun tóc, giun phổi

+ Ngựa: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun lươn, giun kết hạt

+ Chó mèo: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây

+ Gia cầm: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh

Giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây

2.2. Phòng bệnh.

- Dùng Tetramisol định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần để

phòng bệnh cho con vật.

3. Sử dụng

- Cho ăn. Cho uống

Bài 6: Sử dụng Fasciolid

1. Nhận dạng Fasciolid

- Fasciolid là thuốc trị ký sinh trùng được dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị

bệnh do sán lá gây ra. Thuốc trị đặc hiệu với sán lá gan trâu, bò, dê, cừu và có

tác dụng với sán lá ruột lợn, nhưng không có tác dụng với sán lá dạ cỏ ở trâu,

bò.

- Fasciolid được sản xuất ở dạng dịch tiêm 25 %, đóng trong lọ thủy tinh lượng

10ml và 250 ml.

- Thuốc an toàn đối với vật nuôi kể cả khi dùng quá liều, liều gây độc lớn gấp

2,5 – 5 lần liều điều trị.

- Thuốc dễ sử dụng, có thể cho uống, tiêm dưới da, bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

2. Ứng dụng

Page 92: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

91

2.1. Trị bệnh

- Bệnh sán lá gan trâu, bò, dê, cừu ở thể cấp tính và mãn tính

- Bệnh sán lá ruột lợn.

- Bệnh giun xoăn dạ múi khế, giun kết hạt ở trâu, bò, dê

- Bệnh giun kim, giun móc ở chó.

2.2. Phòng bệnh

- Ba tháng một lần tẩy sán lá cho con vật bằng thuốc Fasciolit .

3. Sử dụng

- Cho uống . Tiêm dưới da. Tiêm bắp thịt

Bài 8: Sử dụng Hantyl B

1. Nhận dạng Hantyl B

- Hantyl B diệt được nhiều loại giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp gia

súc, đặc biệt có tác dụng tốt với sán lá gan, sán lá dạ cỏ, sán lá tuyến tụy ở trâu,

bò, sán lá ruột lợn...Hantyl B được sản xuất ở 2 dạng:

- Dạng bột được đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa lượng 100 gam, 250 gam,

hoặc túi nilon, túi giấy bạc loại 2 gam, 4 gam

- Dạng viên nén được đóng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh. Một viên chứa 620

mg hoạt chất diệt giun sán

- Thuốc an toàn, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc. Hantyl B được dùng để

trị bệnh giun, sán cho nhiều loài gia súc: trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó mèo....

- Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và tác dụng nhanh với giun,

sán.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Các bệnh giun đũa, giun xoăn dạ múi khế, giun lươn, giun phổi, sán dây đặc

biệt là sán lá gan, sán lá dạ cỏ ở trâu, bò, dê, cừu.

- Các bệnh giun đũa, giun kết hạt, giun lươn, giun tóc, giun phổi và sán lá ruột

ở lợn

- Các bệnh giun đũa, giun lươn, giun kết hạt ở ngựa

- Các bệnh giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây ở chó, mèo

- Các bệnh giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây ở

gia cầm.

2.2. Phòng bệnh.

- Dùng Hantyl B định kỳ tẩy giun, sán cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần

để phòng bệnh cho con vật.

3. Sử dụng

- Cho ăn. Cho uống

Bài 9: Sử dụng ESB3

1. Nhận dạng ESB3

ESB3 tên khác Haneba là thuốc trị cầu trùng, được dùng nhiều trong chăn nuôi

để điều trị bệnh tiêu chẩy do cầu trùng gây ra. Thuốc diệt được hầu hết các

chủng của cầu trùng ký sinh ở đường tiêu hóa của gà, gà tây, bê, nghé, thỏ, dê,

Page 93: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

92

cừu, lợn. Đặc biệt thuốc còn tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh tiêu chẩy, bệnh

thương hàn, tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm

ESB3 được sản xuất và trình bày ở dạng bột, được đóng trong lọ thủy tinh, lọ

nhựa lượng 100 gam, 250 gam, hoặc túi nilon, túi giấy bạc, túi nhôm loại 20

gam, 250 gam

- Thuốc an toàn, ít gây độc, ít gây phản ứng phụ trên cơ thể động vật sau khi

dùng thuốc .

- Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh

với cầu trùng.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Trị bệnh tiêu chảy, phân lẫn máu do cầu trùng ký sinh đường tiêu hóa gây ở

gà, gà tây, bê, nghé, dê, cừu, thỏ, lợn.

- Bệnh tụ huyết trùng, bạch lỵ, thương hàn, viêm mũi truyền nhiễm và viêm

ruột ỉa chảy ở gà con.

- Bệnh lợn con ỉa phân trắng và ỉa chảy ở lợn, bê, nghé, trâu, bò.

2.2. Phòng bệnh .

- Định kỳ bổ xung thuốc vào thức ăn cho con vật ăn đề phòng bệnh cầu trùng ở

mọi lứa tuổi gà, nhất là gà nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp.

3. Sử dụng

- Cho ăn. Cho uống

Bài11: Sử dụng Rivanol

1. Nhận dạng Rivanol

Rivanol là thuốc trị ký sinh trùng đường máu được dùng nhiều trong chăn nuôi

để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc, như bệnh biên trùng, te le

trùng và bệnh do vi khuẩn gây ra, như: nhiễm trùng mủ, mụn, nhọt, bọc mủ,

viêm tử cung, viêm vú...

Rivanol được sản xuất và trình bày ở dạng bột đóng trong lọ thủy tinh, túi giấy

bạc, giấy nhôm lượng10 g, 100 g hoặc 500g

- Rivanol kích ứng tổ chức nơi tiêm vì vậy nên tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh

mạch con vật.

- Thuốc không gây độc, an toàn, ít gây ra phản ứng phụ, hấp thu chậm khi tiêm

bắp thịt hoặc tiêm dưới da con vật.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Bệnh biên trùng ở trâu, bò, ngựa

- Bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo ở gia súc cái sinh sản.

- Bệnh viêm vú ở gia súc nuôi con và gia súc cho sữa

- Rửa vết thương, mụn nhọt, bọc mủ, ổ viêm có mủ, viêm khớp ở gia súc.

- Bệnh tiêu chẩy ở lợn con theo mẹ

2.2. Phòng bệnh .

- Dùng Rivanol tiêm cho trâu bò, ngựa, chó vào đầu mùa hè hàng năm phòng

bệnh biên trùng và bệnh tele trùng.

Page 94: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

93

- Thụt dung dịch Rivanol 0,1 – 0,2 % vào tử cung gia súc sau khi đẻ để phòng

bệnh viêm tử cung đối với trâu, bò, lợn, đặc biệt là trâu, bò sữa.

3. Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Tiêm tĩnh mạch, Thụt, rửa, Cho uống

Bài 12: Sử dụng Azidin

1. Nhận dạng Azidin

- Azidin là thuốc trị ký sinh trùng đường máu như; bệnh tiên mao trùng, bệnh

lê dạng trùng, ở trâu, bò, ngựa....

- Azidin được sản xuất ở dạng bột đóng trong lọ. Một lọ chứa 1,18 g Azidin

- Thuốc an toàn, không gây độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với cơ thể động

vật, hấp thu nhanh khi tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da con vật.

2. Ứng dụng

2.1. Trị bệnh

- Điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa. bệnh lê dạng trùng ở bò, chó.

2.2. Phòng bệnh .

- Dùng Azidin tiêm cho trâu bò, ngựa, chó vào đầu mùa hè hàng năm phòng

bệnh tiên mao trùng, lê dạng trùng và bệnh tele trùng.

3. Sử dụng

- Tiêm dưới da. Tiêm bắp thịt. Tiêm tĩnh mạch

Page 95: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

94

Page 96: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

95

SỞ LAO ĐỘNG TBXH THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN

CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI

MÃ SỐ : MĐ 06

NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y

Trình độ: Sơ cấp nghề

Thái Nguyên – năm 2013

Page 97: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

96

Bài mở đầu

1. Khái niệm

Thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi là các chất, hợp chất được sử

dụng để điều trị, phòng ngừa bệnh. Thuốc còn có tác dụng khôi phục, điều chỉnh

các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi.

Với mục đích điều trị, thuốc giúp cơ thể động vật điều chỉnh khôi phục lại

trạng thái sinh lý bình thường.

Với chức năng dùng thuốc để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của hệ

thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi như thuốc giảm sốt, kích thích sinh trưởng,

sinh sản, tiêu hóa và hấp thu thức ăn...

2. Nguồn gốc

Rất phong phú có thể lấy từ thực vật, động vật, khoáng chất, Thuốc được

tạo ra bằng cách tổng hợp, bán tổng hợp hóa học với quy trình công nghệ cao

nên sản xuất nhanh, khối lượng lớn, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu phòng trị bệnh.

3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng dƣợc lí của thuốc

Loài, giống: Do cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng hấp thu,

chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong các loài vật khác nhau nên sự phản ứng của

chúng với thuốc cũng khác nhau.

Giới tính: Do hoạt động của các tuyến sinh dục, các hormon có vai trò đối

với hoạt tính của các men chuyển hóa thuốc.

Lứa tuổi: Tuổi ảnh hưởng trọng lượng cơ thể, liều thuốc tính theo trọng

lượng.

Tình trạng cơ thể: Có nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng dược lý khi cơ thể

trong thời kỳ bệnh lý.

Tính chất của thuốc: Những thuốc dễ phân ly tác dụng nhanh và ngược

lại. Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. Thuốc tan nhiều, bay

hơi, khuếch tán mạnh tác dụng nhanh, mạnh hơn loại ít tan hay khuếch tán

chậm.

4. Giới thiệu 1 số loại thuốc tác dụng hệ cơ quan

4.1. Cafein

Cafein là một alcaloid chiết suất từ càfê, lá chè, hạt côca, cacao và là dẫn

suất của xanthin. Cafein tổng hợp từ axit uric.

- Cafein tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương.

- Làm tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não nên trí óc minh mẫn

hơn, khả năng làm việc bằng trí não tăng lên, cảm giác mệt mỏi nhẹ bớt, phản

ứng nhanh hơn, tiếp thu dễ dàng hơn.

- Cafein hưng phấn trung tâm hô hấp và vận mạch hành tuỷ, làm tăng

trương lực và khả năng hoạt động của cơ vân, tăng sức co bóp của tim, dãn

mạch ngoại biên, đặc biệt dãn mạch tim và não, tăng lợi tiểu.

Điều trị bệnh yếu tim, mạch, trợ lực, trợ sức, bồi bổ cơ thể trong các bệnh

nặng kèm theo suy nhược, mệt mỏi về trí não và thể lực gia súc, làm tim đập

nhanh, mạnh dãn đến huyết áp tăng. Chống shock, khi bị ngất xỉu dùng Cafein

kích thích trung tâm hô hấp. Dùng trong trường hợp gia súc bị sốt cao (phối hợp

thuốc hạ nhiệt).

Page 98: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

97

- Dùng làm thuốc lợi tiểu khi gia súc bị phù nề, giải độc trong các trường

hợp ngộ độc do tác dụng lợi tiểu thải độc ở gia súc, dùng trong các trường hợp

bại liệt nhẹ ở trâu, bò, lợn, chó.

Tăng tiết sữa cho gia súc cái trong thời kỳ nuôi con, dùng trong trường

hợp khi bị thuỷ thũng, tích nước trong cơ thể, bệnh phù tim ở gia súc. Dùng

phòng trị các trường hợp bệnh làm giảm hoạt động của tim.

* Sử dụng.

Tiêm bắp thịt hay dưới da:

- Trâu, bò: 2-5 g/ngày

- Lợn, dê, cừu: 0,5-1,5g/ngày

- Chó: 0,5-1,0 g/ngày

- Tiêm tĩnh mạch khi cần thiết, hoặc dùng kết hợp với dịch truyền khi điều trị

cho gia súc, có thể tiêm 2-3 lần trong ngày và tăng liều khi cần thiết.

4.2. Atropin

- Atropin là một thuốc độc bảng A, làm thuốc tiền mê. Atropin là một Alcaloid

chiết xuất từ cây belladon, cây cà độc duợc và cây thiên tiên tử.

- Giảm tiết dịch các tuyến tiêu hoá, chống co bóp cơ trơn, giảm nhu động của

ruột, dạ dày, và các cơ trơn khác ở động vật.

- Tăng nhịp tim, làm co mạch máu (trừ mạch máu phổi và tim).

- Dãn đồng tử, tăng nhịp tim

- Làm giãn khí quản, phế quản, giãn đồng tử mắt.

*Điều trị các bệnh:

- Chứng đau bụng, co thắt do lồng ruột, xoắn ruột (nếu dùng liều cao hoặc

kéo dài gây liệt ruột). Chứng co giật, co thắt thực quản ở trâu, bò, lợn, ngựa.

Chứng thuỷ thũng phổi, phù phổi, khó thở của ngựa, trâu, bò. Trong trường hợp

bị ngất (khi gây mê bằng Eter, Chloroform).

- Chống nôn mửa cho gia súc, Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất

nước, giảm đau trong phẫu thuật mắt (nhất là đối với chó), bôi vết thương có tác

dụng để giảm đau.

- Giải độc khi bị ngộ độc bởi Pilocarpin, Dipterex, Arecolin và Morphin,

Chloroform – các thuốc trừ sâu loại hợp chất lân hữu cơ (Phosphore).

* Sử dụng

- Tiêm bắp thịt ngày 1 lần. Tiêm dưới da: Atropin Sulfat 1/2000 (0,05%)

- Cho uống khi cần thiết, thường dùng khi gia súc bị nôn mửa. Hạn chế sử dụng

cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ.

4.3. Sử dụng Oxytocin

Oxytocin còn gọi là kích thích tố thúc đẻ do thùy sau tuyến yên tiết ra,

trước đây được chiết xuất từ protein, ngày nay có thể tổng hợp được bằng con

đường hoá học.

Oxytocin có tác dụng chủ yếu kích thích sự co rút các sợi cơ trơn của tử

cung, làm cho tử cung co bóp, có tác dụng đẩy thai lúc đẻ.

Thuốc cũng có tác dụng trên các cơ trơn của tuyến sữa và ống dẫn sữa,

kích thích tăng tiết sữa và đẩy sữa ra ngoài.

Page 99: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

98

Thuốc còn tác dụng với cả cơ trơn ở ruột, tiết niệu và làm co các mạch

máu nhỏ, nhất là các mạch máu ở tử cung do đó làm tăng huyết áp.

Chống sót nhau hay phòng băng huyết sau đẻ. phòng chống viêm vú

* Sử dụng:

- Tiêm bắp thịt với liều lượng như sau:

- Gia súc lớn: 10-20-60 UI tương đương 1-2-6 ml/con

- Lợn nái dưới 200kg: 5-20 UI hay 0,5-2 ml/con

- Lợn nái trên 200kg: 20-50 UI hay 2-5 ml/con

- Dê cái, cừu cái: 3-20 UI hay 0,3-2 ml/con

- Chó cái, mèo cái: 2-10 UI hay 0,2-1 ml/con

- Tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch là do yêu cầu can thiệp nhanh hay chậm hay

kéo dài. Phương pháp tiêm dưới da: ở ngựa và bò nên tiêm dưới da để hiệu lực

thuốc tăng từ thấp đến cao, giúp cho con cái đẻ bình thường không hại sức.

4.4. Sử dụng B.Complex

B.complex là biệt dược gồm một hỗn hợp các loại vitamin nhóm B được

phối hợp với nhau phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm

- B.complex có tác dụng nâng cao sức đề kháng của gia súc chống lại điều

kiện sống bất lợi.

- Tăng cuờng quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật.

- Kích thích sự sinh trưởng và sinh sản của gia súc.

- Làm tốt hơn lên chức phận hệ thần kinh.

* Sử dụng:

- Cho ăn, cho uống. Tiêm bắp thịt hay tiêm dưới da.

4.5. Sử dụng Vitamin C

Vitamin C còn có tên khác: Axit Ascorbic, Vitaascorbil. Vitamin C có

nhiều trong rau tươi, hoa quả tươi, cà chua, ớt, đặc biệt là lá cây kim anh.

Vitamin C tham gia hệ thống oxy hoá khử cần thiết cho sự trao đổi chất

và sự sống

Vitamin C kích thích sự tổng hợp một số nội tiết tố, có nhân Sterol ở

tuyến vỏ thượng thận, buồng trứng và dịch hoàn.

Vitamin C tham gia vào cấu tạo chất nguyên sinh.

Thiếu Vitamin C gây ra hỗn loạn về cấu tạo xương, hệ máu, nội mạch

máu.

Vitamin C kích thích sự tạo thành huyết sắc tố và sự tạo máu của cơ thể.

Làm tăng khả năng thực bào, làm co mạch máu, tăng sức đề kháng của cơ

thể.

Vitamin C tham dự vào sự trao đổi canxi làm cho gà đẻ trứng có vỏ dày

hơn, vững chắc hơn.

Có tác dụng làm giảm chứng đục thủy tinh thể ở súc vật

- Phòng và chống các hội chứng thiếu máu, xuất huyết, chảy máu, thiếu

huyết sắc tố.

- Phòng và trị chứng sốt sữa, chứng thiếu máu, xuất huyết ngoài da, dịch

chảy máu chân răng ở gia súc

Page 100: BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN - mysite.tuaf.edu.vnmysite.tuaf.edu.vn/files/users/phamthitrang@tuaf.edu.vn/GT-tom-tat.pdf · Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất

99

- Dùng Vitamin C khi gia súc bị gẫy xương, khi gia cầm đẻ trứng đề

phòng chống hiện tượng vỏ trứng mỏng, dễ bị vỡ

- Kết hợp với Vitamin E điều trị chứng đục thuỷ tinh thể của chó, mèo.

- Phòng và chống các hội chứng stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết.

- Tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật khi gia súc bị đe doạ

trong ổ dịch, phòng các hội chứng nhiễm độc.

* Sử dụng:

- Cho uống, cho ăn. Tiêm bắp thịt. Tiêm tĩnh mạch thường dùng dung dịch thuốc

tiêm Vitamin C - 5%.

4.6. Sử dụng Glucoza

Glucoza là đường đơn (Dextrose) một chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu

trực tiếp. Glucoza ổn định ở trong máu, và dự trữ ở trong cơ và trong gan dưới

dạng glycogen: Cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động; Giúp cho quá trình

tiêu độc và đào thải các chất độc ở gan; Giảm mẫn cảm của gan đối với canxi

huyết cao; Gây dãn mạch và lợi tiểu

* Sử dụng

- Tiêm tĩnh mạch. Cho uống: hòa 30- 50 gram glucoza vào 1000 ml nước cất

cho gia súc, gia cầm uống

4.7. Sử dụng Dextran Fe

Dextran Fe là hợp chất của sắt và đường dextran, trong hợp chất nguyên

tố vi lượng sắt ở dưới dạng tự do Fe +2, tồn tại dưới dạng dung dịch có màu

vàng nâu nhạt

- Giúp gia súc non khỏe mạnh, hồng hào, tăng trọng nhanh

- Dextran Fe khi tiêm vào cơ thể, sau 3 ngày vào hệ lâm ba, một phần sắt

hấp thu bằng thực bào ( 4-14 ngày), một phần nhỏ cố định tại nơi tiêm thuốc.

- Dextran Fe chuyển nhanh qua hệ lâm ba vào máu, từ đó vào hệ lưới nội

mô. Dextran được thải ra ngoài qua nước tiểu.

- Tham gia một số men quan trọng, tăng cường hô hấp tế bào, ảnh hưởng

đến thần kinh Trung ương và tiêu hóa thức ăn

* Sử dụng

- Tiêm bắp thịt, Tiêm dưới da: tác dụng chậm, liều lượng như tiêm bắp thịt

4.8. Sử dụng Premix

Premix là hỗn hợp các chất trộn trước gồm các loại vitamin và các chất khoáng

vi lượng, khoáng đa lượng giúp bổ sung các vitamin và khoáng vi lượng cho

thức ăn giúp cho gia súc gia cầm sinh trưởng và sinh sản tốt; Tăng năng suất và

chất lượng sản lượng vật nuôi; Cải thiện năng suất đẻ trứng của gia cầm.

* Sử dụng

- Cho ăn. Cho uống: dùng hốn hợp premix 0,5 – 1,0 gram/ 1 lít nước cho uống;