Top Banner
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI NGUYỄN THỊ THANH TRÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
159

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang05/27/khao_sat_su... · Web viewRừng lá rộng thường xanh: tập trung phía Tây Bắc và Tây Nam khu

Jan 21, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

HUYỆN TÂN PHÚ

TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2008

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khảo Sát Sự Hài Lòng Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai” do Nguyễn Thị Thanh Trúc, sinh viên khóa 2004, ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Đặng Minh Phương

Người hướng dẫn,

(chữ ký)

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký, họ tên)

(chữ ký, họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày tháng năm

LỜI CẢM TẠ

Trên hết con xin ghi ơn cha mẹ, anh chị với lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập tại trường.

Xin chân thành cảm tạ và biết ơn thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô - chú, anh – chị cán bộ - nhân viên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, Ủy Ban Nhân Dân xã Nam Cát Tiên - Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp Kinh tế Tài nguyên Môi trường khóa 30 đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Trúc

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC. Tháng 07 năm 2008. “Khảo sát sự hài lòng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai”.

NGUYEN THI THANH TRUC. July 2008. “Survey The Satisfication of Travellers and Promoting Solutions to Develop Ecotourism at The Cat Tien National Park, Tan Phu District, Dong Nai Province”.

Khóa luận thông qua việc khảo sát ý kiến của khách du lịch về các yếu tố như cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, thái độ của người dân và hướng dẫn viên của vườn quốc gia Cát Tiên để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp về phân vùng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực từ dân địa phương, tổ chức lại phòng tiếp đón và xây dựng lại nhà nghỉ nằm ngoài vùng lõi để tránh gây ảnh hưởng đến sinh vật trong vườn. Sau khi khảo sát ý kiến khách du lịch về cách biết thông tin về vườn quốc gia Cát Tiên, tôi cũng có ý kiến đề xuất về việc quảng bá hình ảnh của vườn. Phát triển du lịch sinh thái luôn đi đôi với các hoạt động bảo vệ môi trường, vì thế khóa luận đã đề xuất xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học.

MỤC LỤC

viii

Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

1

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

21.2.1. Mục tiêu chung

21.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Vườn Quốc gia Cát Tiên

42.1.1. Giới thiệu Vườn Quốc gia Cát Tiên

72.1.2. Các điều kiện tự nhiên

92.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

11

2.2. Tài nguyên đa dạng sinh học

122.2.1. Hệ thực vật

132.2.2. Hệ động vật

15

2.3. Tài nguyên nhân văn

16

2.4. Nhân sự của trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

21

2.5. Các tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

212.5.1. Các loại hình du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

212.5.2. Các tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

39

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

39

3.1. Cơ sở của việc hình thành giá trị của một tài nguyên du lịch

393.1.1. Khái niệm DLST

273.1.2. Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái

283.1.3. Khái niệm về khách du lịch

283.1.4. Khái niệm tài nguyên DLST

293.1.5. Đa dạng sinh học

30

3.2. Phương pháp nghiên cứu

303.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

303.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

303.2.3. Phương pháp quan sát trực quan thực địa

303.2.4. Phương pháp phân tích

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Phân tích thực trạng DLST hiện nay

344.1.1. Tình hình khai thác DLST của VQG Cát Tiên

374.1.2. Nhân lực

374.1.3. Tình hình liên kết của trung tâm DLST & GDMT

394.1.4. Hình thức quảng bá của trung tâm DLST & GDMT

40

4.2. Xác định các tiềm năng DLST ở VQG Cát Tiên

404.2.1. Thuận lợi

434.2.2. Khó khăn

45

4.3. Khảo sát sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Cát Tiên

454.3.1 Mục đích chuyến đi của khách

464.3.2. Hình thức biết thông tin về VQG Cát Tiên

484.3.3. Khảo sát sự quan tâm, mong đợi của khách trước khi đến với VQG Cát Tiên

504.3.4. Sự hài lòng của khách về VQG Cát Tiên

524.3.5. Sự mong đợi và dự định của khách khi quay trở lại VQG Cát Tiên

53

4.4. Đề xuất giải pháp phát triển DLST tại VQG Cát Tiên

534.4.1. Phân vùng phát triển du lịch

544.4.2. Phát triển liên kết với nhà dân

554.4.3. Chiến lược phân phối

574.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực

604.4.5. Cơ cấu phòng tiếp đón

644.4.6. Đảm bảo an toàn

644.4.7. Cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư

654.4.8. Đối với môi trường

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

5.1. Kết luận

69

5.2. Đề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLST & GDMTDu lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

IUCN

Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế

(International Union for Conservation of Nature)

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

(United Nations Educational, Scientific and

Culrtural Organization)

VND

Việt Nam đồng

VQG

Vườn Quốc gia

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

17Bảng 2.1. Bảng Bố Trí Nhân Sự của Trung Tâm DLST & GDMT

Bảng 4.1. Số Lượng Khách Du Lịch đến với VQG Cát Tiên32

Bảng 4.2. Doanh Thu từ Hoạt Động Du Lịch của VQG Cát Tiên35

Bảng 4.3. Mục Đích Chuyến Đi của Khách45

Bảng 4.4. Hình Thức Biết Thông Tin về VQG Cát Tiên của Du Khách46

Bảng 4.5. Sự Quan Tâm của Khách Trước Khi đến VQG Cát Tiên48

Bảng 4.6. Sự Hài Lòng của Khách Sau Khi đến VQG Cát Tiên50

Bảng 4.7. Chi Phí Đào Tạo Hướng Dẫn Viên từ Dân Địa Phương60

Bảng 4.8. Dự Tính Một Số Khoản Mục Đầu Tư64

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

5Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới VQG Cát Tiên

Hình 3.1. DLST Được Tạo Thành Bởi Sự Thống Nhất và Bổ Sung của Du Lịch Học và Du Lịch Sinh Thái.27

Hình 3.2. DLST Là Kết Tinh của Khoa Học, Du Lịch, Văn Hóa, Kinh Tế, Xã Hội và Hệ Sinh Thái Môi Trường Học.28

Hình 4.1. Biểu Đồ Số Lượng Khách đến VQG Cát Tiên33

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Khách Quốc Tế và Khách Nội Địa34

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu của Trung Tâm DLST & GDMT36

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm của Du Khách50

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng của Khách Du lịch53

Hình 4.6. Nhà Nghỉ Không Phù Hợp với Khung Cảnh DLST53

Hình 4.7. Minh Họa Tổng Thể Cấu Trúc Cơ Sở Hạ Tầng Hiện Nay của Vườn62

Hình 4.8. Minh Họa Dự Kiến Xây Dựng Tổng Thể Nhà Nghỉ Ven Bờ Sông63

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Thống Kê Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Của Xã Nam Cát Tiên

Phụ lục 2. Kế Hoạch Tham Quan Xã Tà Lài

Phụ lục 3. Dự Kiến Ngân Sách Đầu Tư Dự Án Phát Triển DLST 2003- 2008

Phụ lục 4. Bản Câu Hỏi Du Khách đến VQG Cát Tiên

Phụ lục 5. Bản Câu Hỏi Hộ Dân ở Khu Vực Ấp 4 – Xã Nam Cát Tiên

Phụ lục 6. Hình Ảnh Các Tuyến Tham Quan

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Du lịch trong thế kỷ XXI đang chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế của nhân loại và là ngành công nghiệp không khói lớn nhất thế giới. Kinh tế du lịch thu hút được khoảng 17 triệu lao động ở vùng Đông Nam Á (chiếm 7,9% tổng lao động trong ngành du lịch của thế giới) và chiếm 9,9% tổng số lao động trong các ngành nghề. Du lịch tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% tổng sản phẩm quốc dân trong vùng Đông Nam Á. Lao động trong các họat động lữ hành và du lịch của thế giới tăng trưởng gấp 1,5 lần so với các lĩnh vực khác.

Xuất phát từ sự nhận thức được lợi ích (bảo tồn tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội .v.v.) của du lịch sinh thái (DLST), Liên Hiệp Quốc đã chọn năm 2002 làm năm quốc tế về DLST. Các nhà làm du lịch nhận định rằng nơi nào còn giữ được nhiều khu thiên nhiên tự nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ, các khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch được hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loài động thực vật biển. Gần đây, một số nước Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này. Ở một số nước như Uganda, Nigiêria việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003, cả nước Việt Nam đã có 25 Vườn Quốc gia (VQG) và 115 khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập trong cả nước. Các khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn Quốc gia ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm họa bị tuyệt chủng. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long .v.v. đặc biệt là đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền. Với các loại hình du lịch theo chuyến tham quan, tuyến được các Vườn Quốc gia khai thác tùy theo điều kiện của mỗi vùng. Duy nhất chỉ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, du khách có thể quan sát được một số thú lớn như hươu, nai, lợn rừng, cầy, chồn, nhím, vào ban đêm.

Vườn Quốc gia Cát Tiên bắt đầu thực hiện các hoạt động về DLST từ năm 1995 nhưng hiện nay vẫn còn ít người biết đến. Hoạt động khai thác du lịch vẫn chưa hết tiềm năng như các chưa khai thác các tuyến tham quan đã được khảo sát, chưa tận dụng nhân lực từ cộng đồng, cũng như quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của Vườn .v.v. Bên cạnh đó, các điều kiện của Vườn như cơ sở vật chất, lực lượng hướng dẫn viên, các dịch vụ ăn uống .v.v. chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch. Từ đó đặt ra cho chúng tôi câu hỏi liệu có thể phát triển du lịch sinh thái ở đây tốt hơn nữa được không? Trả lời cho câu hỏi này chính là hướng đề tài muốn hướng đến với tên đề tài: “Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng du lịch sinh thái hiện nay.

- Khảo sát sự hài lòng của du khách.

- Xác định các tiềm năng phục vụ du lịch sinh thái của Vườn.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê và những thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội. Khảo sát sự mong đợi của khách về VQG Cát Tiên thông qua phỏng vấn một cách ngẫu nhiên khách du lịch đến Vườn. Đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tìm hiểu thực tế ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đề tài nghiên cứu khu vực phía Nam của VQG Cát Tiên trên địa phận tỉnh Đồng Nai và một xã vùng đệm gần với trụ sở Vườn: xã Nam Cát Tiên, là xã nằm trên trục đường chính đến Vườn.

Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2008 đến ngày 30/06/2008.

Giới hạn đề tài: Đề tài về phát triển du lịch sinh thái là một đề tài rộng, liên quan nhiều vấn đề, nhiều cơ quan ban ngành. Tôi xin giới hạn ở mức lấy những ý kiến của du khách và khảo sát thực địa để đề ra các giải pháp phù hợp với nhân lực, vật lực hiện tại của Vườn trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường.

1.4. Cấu trúc của khóa luận

Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm về du lịch sinh thái, khách du lịch, tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn, đa dạng sinh học.

Chương 4: Tiến hành phân tích các số liệu điều tra tìm ra nguyên nhân và đề ra một số giải pháp dựa trên nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái để thu hút khách du lịch đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Chương 5: Kết luận và dựa vào kết quả điều tra, phân tích đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên nói riêng và du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia vùng Đông Nam Bộ nói chung.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Vườn Quốc gia Cát Tiên

2.1.1. Giới thiệu Vườn Quốc gia Cát Tiên

a) Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Cát Tiên được hình thành từ 2 vùng riêng biệt bao gồm phần phía Bắc nằm ở huyện Bảo Lâm và huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng có ranh giới là phía Bắc và Tây Bắc trùng với ranh giới Tỉnh Đắk Nông, phía Đông trùng với ranh giới hành chính Thị trấn Đồng Nai và xã Lộc Bắc, phía Nam trùng ranh giới với xã Gia Viễn, huyện Cát Lộc, tỉnh Lâm Đồng; Phần phía Nam nằm ở huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có ranh giới phía Bắc trùng với ranh giới xã, huyện Bù Đăng, phía Đông Bắc có ranh giới trùng với ranh giới huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông và Đông Nam là sông Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

Toạ độ địa lý: 11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc

107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông

Phạm vi ranh giới tổng thể là phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Phước; Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai); Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, và giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai).

Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới VQG Cát Tiên

Nguồn tin: Phòng Khoa học – Kỹ thuật VQG Cát Tiên

b) Quá trình hình thành và phát triển

Vườn Quốc gia Cát Tiên được đánh giá là điểm nóng về đa dạng sinh học, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài nguyên động và thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trong những năm chiến tranh, rừng ít bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được lực lượng Quân đội (Sư đoàn 600) thuộc Bộ Quốc phòng tiếp quản. Nhiệm vụ của lực lượng quân đội là đóng quân tại chỗ, tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh.

Vào năm 1976, đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và làm việc ở Sư đoàn 600, đồng chí Tổng Bí thư đã thấy tài nguyên quý giá của khu rừng và đề nghị đưa vào khu Bảo tồn. Chủ trương này đã được lãnh đạo Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng, các nhà khoa học khẩn trương thực hiện, tiến hành điều tra quy hoạch, xây dựng Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật trình Chính Phủ. Ngày 7/7/1978, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 360 của Thủ tướng về việc thành lập Khu Rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định thành lập Hạt Kiểm Lâm Nam Bãi Cát Tiên làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu bảo tồn do một đồng chí Đại úy là Hạt Trưởng.

Năm 1986, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai thành lập Ban Quản Lý Khu Rừng Cấm Nam Cát Tiên. Cũng vào thời điểm này, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định di dời toàn bộ lực lượng Quân đội đang đóng chân trong địa bàn ra khỏi Khu Bảo tồn. Ngày 13/1/1992, Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 08 về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích của Khu Bảo tồn Nam Cát Tiên của tỉnh Đồng Nai và chuẩn bị mở rộng thêm diện tích về phía tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38 – 1998 của Thủ Tướng về việc chuyển giao Vườn Quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Tháng 12/1998, Vườn Quốc gia Cát Tiên được chính thức bàn giao trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và mở rộng với tổng diện tích là 71.920 ha. Vườn có con dấu riêng. Bộ máy tổ chức của Vườn: Giám đốc 1 người, Phó Giám đốc 2 người. Bộ máy giúp việc Giám đốc gồm có: phòng tổ chức hành chính; Phòng kế hoạch tài chính; Phòng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật. Các đơn vị trực thuộc Vườn: trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: giám đốc 1 người, phó Giám đốc 2 người. Bên cạnh đó còn có hạt kiểm lâm, trạm y tế, văn phòng đại diện tại TP HCM và thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).

Ngày 10/11/2001, tổ chức UNESCO quốc tế đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu dư trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, và cũng là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam (sau khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ). Ngày 4/8/2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế đã công nhận hệ sinh thái đất ngập nước Bàu Sấu là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ 149 của thế giới, đồng thời là vùng đất ngập nước Ramsar thứ 2 của Việt Nam.

Trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM khoảng 150 km theo quốc lộ 20. Trên đường đi từ TP HCM – thành phố Đà Lạt đến km 125 (thị trấn Tân Phú) rẽ trái theo con đường dài 24 km dẫn đến trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu bảo tồn có diện tích lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam.

c) Qui mô diện tích

Vùng trung tâm (Core Zone) có diện tích 71.920 ha, trong đó phần diện tích thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng là 27.850 ha. Phần địa phận tỉnh Đồng Nai là 39.627 ha. Phần địa phận tỉnh Bình Phước có 4.443 ha.

Vùng đệm (Buffer Zone) có diện tích là 251.445 ha. Thuộc địa bàn 36 xã và thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông.

2.1.2. Các điều kiện tự nhiên

a) Đặc điểm về địa hình

Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc chủ yếu ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200- 600m, độ dốc 15- 20o, có nơi trên 30o. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai. Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc ở phía Tây Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200- 300m, độ dốc 15- 20o, độ chia cắt cao. Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Đatapok. Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển 130-150m, độ dốc 5- 7o, độ chia cắt thưa. Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước- Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m. Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130m, như các bàu nước Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.

VQG Cát Tiên có các kiểu địa hình đa dạng, phức tạp tạo cho khu vực những cảnh quan khác nhau, nhiều điểm thu hút khách bao gồm núi, thác, sông, suối, hang động, bàu nước. Địa hình đa dạng như thế nhưng hiện vẫn chưa được khai thác hết, còn hạn chế ở mức độ đi quanh quẩn xem cảnh quan trong Vườn và chèo xuồng trên bàu nước. Các chuyến đi không thu hút khách đến tham quan quay lại bởi đôi khi khách chỉ đến xem một lần cho biết, đây cũng là một phần đặc thù của DLST.

b) Đặc điểm về địa chất – Thổ nhưỡng

Trước kỷ Đệ Tứ, nền địa chất được phủ một lớp trầm tích kiểu đặc trưng bởi đá phiến thạch sét. Sau kỷ Đệ Tứ, nơi này được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp lên trên nền đá phiến thạch sét. Tiếp sau đó là hoạt động của núi lửa phủ lấp một lớp bazan. Cùng với quá trình phun trào, phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông. Trải qua nhiều quá trình phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền địa chất đan xen nhau khá phức tạp. Chính thổ nhưỡng đa dạng và màu mỡ, phù hợp với nhiều loài thực vật nên VQG Cát Tiên có gần như đầy đủ các loài thực vật của các cánh rừng trên khắp Việt Nam. Hiện nay, du khách đến VQG có thể thấy các tảng đã magma, phần còn lại của núi lửa đã tắt.

c) Đặc điểm về khí hậu

VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11. Theo số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn gồm trạm Cát Tiên (Lâm Đồng) thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bảo Lộc (Tỉnh Lâm Đồng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát lộc. Trạm Tà Lài (Đồng Nai) thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bến Cát (Bình Dương) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát Tiên.

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm: 25,4oC; Nhiệt độ cực đại 30,8oC; Nhiệt độ cực tiểu 21,3oC. Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm; Lượng mưa lớn nhất 2.894mm. Độ ẩm trung bình 83,6%; Độ ẩm thấp nhất 56,2%. VQG Cát Tiên nằm trong đới mùa của khu vực Đông Nam Bộ nên thời tiết phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất 7,8, 9; Mùa khô: tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3. Nhiệt độ trung bình ở mức độ mát, độ ẩm cao là các điều kiện lý tưởng để du lịch sinh thái trong rừng. VQG Cát Tiên nằm trong đới khí hậu của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nên VQG bao gồm khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.

d) Đặc điểm về thủy văn

Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông Vườn Quốc gia Cát Tiên với chiều dài khoảng 90 km, sông rộng trung bình khoảng 100 m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nước cao nhất 8,03m, mực nước trung bình 5m. Mùa kiệt 2 - 3m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài thuyền máy có thể đi lại được. Dựa vào vị thế và địa lợi này, Vườn đã dùng sông Đồng Nai để phát triển du lịch cũng như giao thông đi lại trong khu vực. Nhưng lòng sông có nhiều đá và sâu nên không thể dựa vào sông để khai thác hoạt động bơi lội như vùng hạ lưu của sông Đồng Nai trong khu vực của khu du lịch Bò Cạp Vàng. Hoạt đánh bắt cá của cư dân khu vực VQG Cát Tiên diễn ra ít và dòng nước chảy không ổn định, chỉ những người có kinh nghiệm mới đánh bắt trong khu vực này. Đây vừa là thuận lợi và khó khăn của VQG, thuận lợi vì các loài cá được bảo tồn, vệ sinh dòng nước thượng nguồn được bảo đảm, khó khăn đó là không khai thác đoạn sông cho du lịch trong khi khách đi du lịch thường thích hòa mình vào thiên nhiên nhất là trước vẻ bề ngoài yên ả lấp lánh của sông Đồng Nai.

Trong Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (khu vực Lộc Bắc); Đa Dim Bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc); Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (khu vực Nam Cát Tiên). Tất cả các hệ suối đều chảy ra sông Đồng Nai. Toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Phần phía Nam của Vườn là lưu vực tiếp giáp hồ. Do địa hình của VQG Cát Tiên tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ra ngập úng nhất là khu vực suối Đaklua. Trên các hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn khu vực khá bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích nước ngập 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 100- 150 ha vào mùa khô, đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu. Đặc điểm thủy văn ở Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, gềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước đều hiện diện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên làm tăng giá trị về tính đa dạng sinh học, điều hòa và tăng thêm số lượng cá thể cho loài khi dòng nước được chuyển ra vào mỗi mùa nước ngập và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

a) Dân số

VQG Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Theo số liệu thống kê năm 2000, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên. Dân số đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990- 1998.

b) Thị trường – dịch vụ

Cách trụ sở Vườn 1km có chợ của xã Nam Cát Tiên, nhưng với quy mô nhỏ. Chợ Phương Lâm thuộc thị trấn Tân Phú cách trụ sở Vườn 32 km, là một chợ đầu mối của huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, nếu du khách có yêu cầu về món ăn khác ngoài các món thường ngày của căn tin trong Vườn thì du khách thường phải đặt trước, và giá cả cao hơn do tính thêm chi phí vận chuyển. Trước cửa Vườn có rất nhiều quán ăn, hàng tạp hóa, dịch vụ giải trí, quán café, các nhà thu mua nông sản như điều, mít, dâu rừng, bắp, tiêu, .v.v.

c) Giao thông – Hệ thống điện nước sinh hoạt – Cơ sở hạ tầng xã hội

Giao thông

Trong khu vực vùng lõi VQG Cát Tiên chỉ có 6km đường bê tông trong phạm vi trụ sở Vườn, còn lại đường giao thông đi lại là đường đất (đường rừng). Vì đây là rừng cấm nên việc làm đường giao thông ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái. Bên cạnh đó, còn có giao thông đường thủy trong phạm vi Vườn. Ban Quản lý Vườn có phà, ca nô, thuyền gỗ vận chuyển hàng hóa và phục vụ du lich. Hệ thống giao thông của các xã vùng đệm xung quanh VQG Cát Tiên ở tình trạng tốt, hơn 135km đường bê tông nhựa, bề rộng 6m.

Hệ thống điện nước sinh hoạt

Toàn bộ nước sinh hoạt trong Vườn và các vùng lân cận đều dùng nước giếng, nguồn nước hợp vệ sinh (theo đánh giá của UBND xã Nam Cát Tiên). Bên cạnh đó một số ít gia đình ở vùng Tà Lài còn sử dụng nước sông.

Giáo dục

Hiện nay, tình hình cơ sở hạ tầng đã được Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ quan tâm xây dựng nhiều trường mới. Ở huyện Cát Tiên, theo số liệu thống kê cuối năm 2006, trên địa bàn huyện có 11 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 8 trường Trung học Cơ sở và 3 trường Trung học Phổ thông. Thị trấn Đạ Teh, huyện Đạ Teh có 12 trường, trong đó có 4 trường Mầm non, 4 trường Tiểu học, 3 trường Trung học Cơ sở, và 1 trường Trung học Phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều địa phương trong khu vực gặp khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến dạy và học. Tổng số giáo viên Mầm non và Trung học Phổ thông trong khu vực VQG Cát Tiên hiện nay là 2.665 người. Trong đó, đông nhất là giáo viên Tiểu học, có 1.193 người; giáo viên Trung học Cơ sở có 873 người; giáo viên Mầm non có 352 người; giáo viên Phổ thông Trung học có 247 người. Tuy nhiên, số lượng giáo viên phân bố theo số lượng dân cư và mật độ dân số. Tính đến niên học 2006- 2007, tổng số học sinh trong các cấp từ Mầm non đến Trung học Phổ thông trong khu vực VQG Cát Tiên có 53.012 em, chiếm 25,47% dân số. Trong đó, học sinh Mầm non là 7.236 em. Tiểu học là 23.025 em, Trung học Cơ sở là 17.801 em, và Trung học Phổ thông là 4.950 em.

Y tế

Trong Vườn có 1 trạm y tế phục vụ sơ cứu. Ngoài ra cách trụ sở VQG Cát Tiên (1km) có 1 trạm y tế thuộc xã Nam Cát Tiên được xây dựng năm 1989 có diện tích 1,21 ha, là phòng khám đa khoa của Nhà nước, phục vụ cho 3 cụm các xã Nam Cát Tiên, Phú An, Núi Tượng. Còn có 1 phòng mạch phục vụ cán bộ VQG Cát Tiên đặt tại ấp 4, cách trụ sở Vườn 800m.

d) Thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc sống trong VQG Cát Tiên gồm hơn 30 dân tộc. Chiếm đa số là người Kinh (67,1 %), tiếp đến là các dân tộc ít người thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); và sau cùng là các dân tộc bản địa tại chỗ. Trước đây các dân tộc bản địa S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%).

2.2. Tài nguyên đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae), đại diện cho các kiểu rừng, thảm thực vật, thành phần các loài thực vật, động vật miền Đông Nam Bộ- Việt Nam.

2.2.1. Hệ thực vật

a) Danh lục thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch của 75 bộ, 162 họ, 724 chi.

Các nhóm thực vật gồm cây gỗ lớn 176 loài (11 % tổng số loài đã biết); Cây gỗ nhỏ 335 loài (20,7 %); Cây tiểu mộc (bụi) 345 loài (21,3 %); Thảm tươi 318 loài (19,7 %); Dây leo 238 loài (14,7 %); Thực vật phụ sinh, ký sinh 143 loài (8,8 %); Khuyết thực vật 62 loài (3,8 %). Các loài cây quý hiếm (nguồn gen quý hiếm) 38 loài thuộc 13 họ. Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa 20 loài thuộc 11 họ.

b) Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều kiểu rừng và kiểu rừng phụ khác nhau.

Rừng lá rộng thường xanh: tập trung phía Tây Bắc và Tây Nam khu Cát Lộc, phía Tây Nam và Đông khu Nam Cát Tiên. Chúng bị chia cắt thành từng vạt nhỏ. Ở đây đất tốt, tầng dày trên 1m, không có đá lộ. Rừng gồm 2 tầng cây gỗ như tầng trên chiều cao hơn 20m với ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae), như Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu lông (D. intricatus), Sao đen (Hopea odorata), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), Cẩm lai vú (D. mamosa), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Giáng hương (Pterocarpus pedatus).Tùy từng vùng có các loài ưu thế, gọi lá lán Sao (Hopea sp.), lán Dầu (Dipterocarpus sp.), lán Gõ đỏ (Afzelia sp.), .v.v. Tầng cây gỗ cao 10 – 20m có Bình linh (Vitex pubescens), Vắp (Mesua ferrea), Trám (Canarium sp.), Bứa (Garcinia cochinchinensis), Kơnia (Irvingia malayana). Tầng cây bụi hoặc gỗ nhỏ cao dưới 10 m: Ô rô (Acanthus ilicifolius), Duối (Streblus asper), .v.v. Tầng dưới tán rất thưa thớt gồm một số cây bụi như Sa nhân (Amomum), một số loài thuộc họ Dương xỉ cọ (Vittaroiceae), họ Trinh nữ (Mimosoideae), họ Riềng (Zingiberacea).

Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, gọi tắt là rừng nửa rụng lá: ở phía Đông Bắc khu Nam Cát Tiên, gần sông Đồng Nai. Thành phần loài hầu hết là các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô. Đất nông và khô hơn đất ở rừng lá rộng thường xanh. Rừng gồm 2 tầng cây gỗ trong đó tầng trên cao hơn 20 m gồm các loài đặc trưng là Bằng lăng (Lagestroemia spp.), Tung (Tetrameles nudiflora) và Râm (Anogeisus acuminata). Tầng cây gỗ cao 10 -20 m gồm các loài như Trâm (Sterculia lanceolata), Lòng mang (Pterospermum diversifolium), Căm xe (Xylia lolabriiformis), Sống rắn (Albizia chinensis), .v.v. Tầng cây gỗ nhỏ hay cây bụi cao dưới 10 m gồm các loài Bồ an (Colona sp.) và Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum). Tầng cây dây leo khá phát triển với các loài Song đá (Calamus rudentrum) và Mây đắng (Daemonorops pierreanum) rất phổ biến. Tầng dưới tán thưa thớt như Kim cang (Smilax sp.), Khoai nưa (Amorphophalus sp.).

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa phân bố ở phía Đông và Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng, khai thác quá mạnh, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ phức tạp, thường gặp là Vắp, Bằng lăng, Căm xe (Xylia sp.), hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa balcosa) và mum (Bambusa sp.)

Rừng tre nứa cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai loài tre phổ biến là lồ ô (Bambusa balcoa, B. procera) và mum (Bambusa sp.), chúng tạo thành các rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre La ngà (Bambusa bambos) tồn tại.

Thảm thực vật đầm lầy: Vườn Quốc gia Cát Tiên có diện tích đầm lầy lớn. Trong mùa mưa nước sông tràn lên làm ngập một diện tích lớn. Mùa khô rút đi để lại nhiều bàu, đầm lầy trong khu trung tâm vùng Nam Cát Tiên, như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như Đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), Lộc vừng (Barringtonia acutagula), Săng đá (Xanthophyllum colubrinum), xen lẫn với Lau, Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ đế (Sacchanum arundinaceum), Lau sậy (Neyraudia arumdinaceae). Bao quanh đầm lầy có tre La ngà (Bambusa bambos) tồn tại và chịu ngập trong mùa mưa.

2.2.2. Hệ động vật

Khu hệ động vật của Vườn Quốc gia Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây nguyên, nổi bật là thành phần của Bộ Móng Guốc với 06 loài chiếm ưu thế là Heo rừng (Sus scrofa), Cheo Cheo (Tragulus javanicus), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Bò Gaur (Bos gaurus), Bò Banten (Bos banteng) và Nai (Cervus unicolor) và là một trong những vùng của Việt Nam có thể quan sát được nhiều đại diện của họ Bò (Bovidae).

Chim gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 loài quí hiếm đã được phát hiện và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Các loài chim thuộc loài qúi hiếm như Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Công (Pavo muticus), Mỏ rộng đen (Corydon sumatranus), Già đẩy Java (Leptoptilos javanicus), Cò lao Ấn Độ (Mycteria leucocephala), Le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Dù dì phương đông (Ketupa zeylonensis), Yến hàng (Aerodramus fuciphagus), Sả mỏ rộng (Pelargosis capennis), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Mỏ rộng xanh (Psarisomus dalhousiae), Đuôi cụt bụng vằn (Pitta elliotti), Cú lợn rừng (Phodinus badius), Niệc mỏ vằn (Rhyticeros undulatus), Cò Á Châu (Ephippiorhynchus asiaticus), Gà so cổ hung (Arborophilia davidi), Cò quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Các loài chim trong họ Trĩ (Phasianidae) là đối tượng rất được Thế giới quan tâm bảo vệ, có số lượng loài và số cá thể đáng kể hiện còn ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.Loài Gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Đông Nam Á và Việt Nam, được phát hiện vào năm 1927 ở Bu Kroai (tỉnh Sông Bé cũ), sau đó không có thông tin nào về loài này, người ta xem nó như đã bị tuyệt chủng. Đến năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện loài này còn có mặt ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hiện nay Vườn đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá kiểm kê số lượng và mật độ, nghiên cứu về vùng phân bố, sinh thái và tập tính của chúng. Các loài chim ăn thịt đã ghi nhận được hơn 30 loài như Ó cá (Pandion haliaetus), Diều hâu (Milvus migrans), Diều đầu trắng (Circus spilonotus), Cắt nhỏ bụng hung (Microhierax caerulescens), Đại bàng bụng hung (Hieraeatus kienerii).

Các loài chim nước đã thống kê được hơn 60 loài trong khu vực này, đặc biệt là hàng năm các loài chim di trú (bao gồm các loài di trú vào mùa đông; loài bay qua khu vực trong lúc di cư và loài đến sinh sản trong mùa sinh sản) tập trung về ngày càng nhiều như Mòng két mày trắng (Anas querquedula), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Te vàng (Vanellus cinerreus), Dô nách nâu, Ó cau (Glareola maldivarum), Diều đầu trắng (Circus aeruginosus), Diều mướp (Circus melanoleucos).

Thú gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ, trong đó có 39 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Các loài thú quý hiếm như Bò Banten (Bos banteng), Bò Gaur (Bos gaurus), Hổ (Felis tigris), Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu ngựa (Selenarctos thibetanus), Voi (Elephas maximus), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo lửa (Felis temmincki), Cầy mực (Arctictis binturon), Chó sói (Cuon alpinus), Voọc chân đen (Pygathrix nigripes), Sóc bay lớn (Petaurista petaurista). Đặc biệt VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần thể nhỏ loài Tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) với số lượng 7- 8 cá thể đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất gần. Đây là loài phụ của loài Tê giác Java, là loài đặc hữu và quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả đối với Thế giới, cần phải quan tâm bảo vệ đặc biệt.

Cá gồm trên 150 loài, thuộc 21 họ, có nhiều loài phổ biến và có giá trị kinh tế như Cá Lăng bò (Bagarius spp.), Cá Lăng nha (Mystus nemurus), Cá Lóc bông (Channa micropeltes), .v.v. Trong đó có loài cá rồng (Scleropages formosus) được xếp vào nhóm (E).

Bò sát, ếch nhái gồm 120 loài thuộc 23 họ và 6 bộ, trong đó 79 loài bò sát thuộc 17 họ, 4 bộ; 41 loài ếch nhái thuộc 6 họ và 2 bộ. Các loài bò sát ếch nhái quý hiếm có 23 loài như Cá Sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), Trăn gấm (Python reticulatus), Trăn đen (Python molurus). Các loài đặc hữu 3 loài như Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis), Cóc mắt trung gian (Megophyrys intermedius), Nhái bầu Trung bộ (Microhyla annamensis). Đợt khảo sát thực địa năm 1999 để tìm kiếm loài này đã không phát hiện bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của Cá sấu nước ngọt ở VQG Cát Tiên. Tuy nhiên với sự trợ giúp của Dự án Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF), 30 cá thể Cá sấu nước ngọt sinh sản nhân tạo đã đựợc thả tại khu vực Bàu Sấu trong VQG sau khi đã có kết quả chính thức xét nghiệm AND cho thấy các cá thể này là các cá thể thuần chủng.

2.3. Tài nguyên nhân văn

Khu vực VQG Cát Tiên còn giữ được di chỉ của nền văn hoá Óc Eo, đã từng một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Bộ ngẫu tượng Linga và Yoni ở Cát Lộc có kích thước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Khu vực di chỉ rộng khoảng 10 ha ở dọc sông Đồng Nai, là khu di tích văn hóa, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch cho khai quật và trùng tu lại các đền thờ nhưng do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm cũng như về năng lực thiết kế, do vậy các công trình hiện nay đang đợi ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hoá Thông tin và tìm kiếm nguồn ngân sách để trùng tu. Các sản phẩm khai quật được bao gồm nhiều lá vàng in hình các thần Venus, thần Silva, và các đồ gốm chứng tỏ một thời hưng thịnh của Vương quốc Phù Nam cổ. Việc khai quật di chỉ và xác định các niên đại, nguồn gốc, xuất xứ của di chỉ, nguồn gốc của các vật liệu xây dựng, .v.v. đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Lễ hội đâm trâu: giống như nhiều dân tộc thiểu số sống vùng Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu là một nét sinh hoạt văn hoá của người S’tiêng và Châu Mạ. Lễ hội này có tính chất ăn mừng và để tế thần. Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra còn có các con vật khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần. Lễ quay đầu trâu: đây là lễ hội thể hiện nét đẹp riêng của người S’tiêng. Qua lễ hội thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các cá nhân trong cộng đồng. Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp đỡ, chúc mừng một người trong gia tộc hoặc bất kỳ một người nào mà họ quý trọng, thì họ sẽ cung cấp toàn bộ lễ vật để làm lễ quay đầu trâu cho người được chọn. Trong lễ hội họ lấy máu các con vật phết lên đồ vật trong nhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt. Lễ mừng lúa mới được tổ chức thường xuyên sau mỗi vụ mùa. Trong lễ hội chỉ cần một con vật bất kỳ, lễ hội này được tổ chức để cảm ơn các thần linh đã giúp đỡ cho một vụ mùa no đủ. Lễ hội cồng chiêng: đây là lễ hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, được tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong năm khi có dịp.

Nhiều phong tục tập quán cũng gắn liền với sự tồn tại của rừng, chẳng hạn như phong tục chia sẻ sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từ rừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt .v.v. Rừng như một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển những phong tục tập quán, những truyền thống văn hoá, những phẩm chất đạo lý tốt đẹp của cộng đồng. Không chỉ đa dạng về động thực vật mà Vườn Quốc gia Cát Tiên còn thu hút khách bởi những lễ hội của các dân tộc bản địa. Đây là những tiềm năng chưa được khai thác hết của VQG Cát Tiên.

2.4. Nhân sự của trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

a) Tổ chức nhân sự của trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

Sau khi thành lập, VQG Cát Tiên xây dựng quy chế hoạt động cho Trung tâm: là đơn vị sự nghiệp có thu từ nguồn DLST, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng để thực hiện trong phạm vi chức năng được giao. Văn phòng của Trung tâm đặt trong khuôn viên trụ sở VQG Cát Tiên (xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Về mặt nhân sự của Trung tâm được tổ chức gồm lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc, và 2 Phó Giám đốc được Giám đốc Vườn bổ nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Vườn trong lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

Bảng 2.1. Bảng Bố Trí Nhân Sự của Trung Tâm DLST & GDMT

Chức danh

Mô tả công việc

Số lượng (người)

Giám đốc

Điều hành chung

01

Phó Giám đốc

01 phụ trách mãi vụ, 01 phụ trách hậu cần.

02

Tiếp tân

Nhận đăng ký đặt giữ chỗ

Bố trí phòng

Cung cấp thông tin

Dịch vụ bưu chính viễn thông

Bán hàng lưu niệm

Thủ thư

04

Hướng dẫn

Hướng dẫn khách tham quan

Thuyết minh phòng triễn lãm

08

Vận chuyển

Đưa đón khách tham quan

04

Tuyên truyền - quảng bá

Giáo dục bảo tồn

Marketing, quảng bá

Xây dựng tu bổ tour, tuyến

Biên soạn, in ấn tài liệu

02

Hành chính - Tổng hợp

Kế toán

Văn thư

Thủ thư

Thống kê, phân tích

01

Phục vụ phòng

Quản lý trang thiết bị và vận hành phòng

Vệ sinh nhà khách

Giặt ủi

04

Sửa chữa bảo trì

Hệ thống điện nước

Máy móc, trang thiết bị

02

Nhà hàng

Phục vụ ăn uống

Khoán

Dịch vụ giải trí

Khoán

Công trình thể thao

Trực và làm vệ sinh khu vực sân quần vợt, hồ bơi

02

Tạp dịch

Chăm sóc cây cảnh

Vệ sinh khuôn viên cơ quan

03

(hợp đồng)

Tổng cộng

33

Hướng dẫn chính thức có 08 người nhưng trên thực tế, các bộ phận khác cũng có thể làm hướng dẫn, nên số lượng huy động được tối đa là 20 người.

b) Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm

Tham mưu cho Giám đốc Vườn về thực hiện nhiệm vụ và phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên là tổ chức và mở rộng các hoạt động về du lịch đón khách, tiếp thị du lịch, kết hợp hoạt động du lịch với tuyên truyền giáo dục về bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, phối hợp với phòng Khoa học – Kỹ thuật để biên soạn tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, tổ chức phổ cập liên quan đến giáo dục môi trường cho giáo viên, học sinh vùng đệm, hướng dẫn khách du lịch và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Vườn giao.

2.5. Các tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Cát Tiên 2.5.1. Các loại hình du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

Đi bộ vào rừng, đi xe ô tô đến đầu tuyến tham quan, quan sát chim: du khách có thể quan sát chim ở bất cứ nơi đâu trong Vườn Quốc gia Cát Tiên, tuy nhiên, muốn quan sát các loài chim quý hiếm, du khách sẽ phải đi xa hơn. Tại Bàu Chim,Vườn đã xây dựng chòi quan sát chim để du khách quan sát trên phạm vi rộng hơn. Cắm trại, sinh hoạt ngoài trời làm cho du khách thoải mái hơn sau chuyến đi tham quan rừng. Xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai hoặc trên Bàu Sấu, đi xe đạp đến đầu tuyến tham quan, chèo xuồng trên Bàu Sấu, hoặc thuê thuyền câu cá trên sông Đồng Nai, du lịch mạo hiểm đi xuyên rừng trong nhiều ngày đêm trong rừng, du lịch sinh thái nhân văn tham quan, nghiên cứu văn hóa,xã hội con người Việt Nam, đồng bào dân tộc địa phương, di chỉ văn hoá Óc Eo.

2.5.2. Các tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

a) Tuyến Bàu Sấu

Với tuyến đi Bàu Sấu thời điểm tham quan tốt nhất là vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04. Nếu tính từ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường đến Bàu Sấu thì phải mất 15 km, trong đó có 10 km có thể đi bằng ô tô hoặc các phương tiện xe 2 bánh khác, còn lại 5 km là đi bộ theo đường rừng. Khách có thể đi về trong ngày hoặc lưu trú tại trại kiểm lâm của Bàu, ở đây có 10 phòng nghỉ, mặc đù tiện nghi không có nhưng khách có thể tận hưởng không khí của vùng quê, phía trước mặt là bàu nước, buổi tối có thể soi đèn thấy được cá sấu lên bờ. Số lượng khách tham gia hạn chế không quá 10 người, nếu ở lại thì không quá 5 người do số lượng kiểm lâm ở tại Bàu Sấu này đã là 5 người. Địa hình từ trụ sở Vườn đến Bàu Sấu tương đối bằng phẳng, khi đi bộ xuyên rừng du khách có thể ngắm vẻ đẹp kỳ thú của những cánh rừng già, đặc biệt là thấy được cây Tung cổ thụ hơn 500 tuổi, đường kính khoảng 10m, hay những loại dây leo có hình dáng kỳ lạ như dây Bàm Bà, Cẩm Nhung. Những loại bọ sát có thể nhìn thấy được trên tuyến này là trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kỳ nhông. Cách Bàu Sấu 300m, du khách sẽ đi qua cây cầu gỗ nhỏ, và ở đó du khách sẽ gặp một kiểu sinh cảnh khác đó là những cây chịu ngập nước. Bàu Sấu được công nhận là vùng đất ngập nước Ramsar thứ 2 của Việt Nam sau khu ngập nước của Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Trên tuyến đường này quý khách có thể thấy một số loại

chim như Đuôi cụt bụng vằn (bar bellied pitta), Đuôi cụt bụng đỏ (fairy pitta), Đuôi cụt cánh xanh (immigrant bird blue wing pitta), Gà tiền mặt đỏ (germain peacock pheasant), Gà lôi hông tía (siamese fireback), Gà so nhực gụ (scaly breasted patridge), Hạc cổ trắng (woolly- necked), và các loài chim nước ở Bàu Sấu có Xít (purple swamphen), Le nâu (lesser whisling), Le khoang cổ (cotton pigmy goose), Diệc lửa (purple heron), Hồng hoàng (great horn bill), Cao cát bụng trắng (oriental pied hornbill), Nỉệc mỏ vằn (wreathed hornbill). Đến Bàu Sấu dừng chân ở trạm kiểm lâm có thể quan sát hết toàn cảnh của hồ. Mùa khô diện tích mặt hồ là 2.500 ha nhưng vào mùa mưa, diện tích mặt hồ chỉ còn khoảng 100- 150 ha. Du khách có thể thuê một chiếc xuồng tay chèo nhỏ dạo quanh hồ, xem các loại chim, nhất là chim nước, vào ban đêm có thể thấy cảnh Bò tót ăn cỏ trên những bãi cỏ xung quanh trạm kiểm lâm.

b) Tuyến tham quan làng dân tộc Mạ, S’Tiêng ở Tà Lài

Chiều dài tuyến từ trụ sở Vườn đến Tà Lài là 12 km. Có thể đi 30 phút bằng canô hoặc 20 phút bằng ô tô. Mọi du khách quan tâm tìm hiểu về văn hóa cộng đồng các dân tộc ít người nên tham gia tuyến này. Đến với Tà Lài đầu tiên du khách sẽ tham quan Nhà văn hóa các dân tộc Tà Lài, chi tiết chương trình tham quan được cung cấp ở phần phụ lục, đến với Nhà văn hóa, du khách có thể thấy hết toàn cảnh lao động, sinh hoạt, lễ hội của cộng đồng dân tộc ở đây qua các hình ảnh, hiện vật được lưu giữ. Những cồng, chiêng, ché phản ánh nét sống đặc trưng lối sống tâm linh của người dân tộc. Những lễ hộ tạ ơn Giàng đã phù hộ cho dân làng 1 mùa bội thu, mọi người đều khỏe mạnh. Tại đây có một ngôi nhà dài hiện đang được dùng vào việc dệt thổ cẩm của người Mạ, đây là nghề truyền thống của người Mạ bị mai một, Dự án bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên đã phục hồi lại nghề này nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các phụ nữ Mạ, màu sắc của những tấm thổ cẩm được nhuộm tự nhiên từ lá và vỏ cây. Du khách có thể đến tận nhà của một số gia đình người dân tộc để có thể xem họ dệt thổ cẩm, thưởng thức tiếng đàn Monkhala, kèn môi, đàn tre cũng như xem cấu trúc nhà sàn của người dân tộc và cách sinh hoạt, sinh sống của họ. Đi dọc theo chiếc cầu treo bắc qua sông Đồng Nai, du khách đến đập Vàm Hô hay đi thăm bia tưởng niệm nhà ngục Tà Lài. Nơi giam giữ những cán bộ lão thành như cố thiếu tướng Tô Ký, giáo sư Trần Văn Giàu, nhà cách mạng Dương Quan Đông. Trên đường đi đến Tà Lài nếu đi đường ô tô xuyên qua rừng, du khách sẽ được xem những cánh rừng trồng, những bãi cỏ nối tiếp nhau, nơi này về đêm các loài thú ăn đêm thường xuất hiện. Nếu đi bằng ca nô dọc sông Đồng Nai sẽ thấy hoạt động lao động của người dân sống ở ven bờ như đánh cá.

c) Tuyến Bàu Chim

Thời điểm tham quan tốt nhất là từ 06g00– 09g00, 15g00– 18g00. Đối với tuyến đặc thù này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Mất khoảng 20 phút đi xe ô tô đến đầu tuyến, chiều dài đoạn đường khoảng 10 km. Đa số khách quốc tế hoặc các nhà nghiên cứu quan tâm đếm tuyến này. Mô tả chuyến đi từ trụ sở Vườn khách được xe đưa đi đến đầu tuyến, sau đó đi bộ 15 phút đến nơi. Ở tuyến này du khách sẽ được thấy các kiểu rừng khác nhau, sự phân bố thảm thực vật từ thấp đến cao, nơi này có một chòi quan sát, từ chòi du khách có thể quan sát được cảnh bao quát xung quanh hồ và một số loại chim thường thấy ở đây là Bói cá (kingfisher), Le nâu (lesser whistling duck), Ó cá (osprey), Cò bợ (chinese pond heron), Phường chèo (black winged cuckooshrike), thỉnh thoảng có thể gặp Công (green peafowl).

d) Tuyến bằng lăng

Thời điểm tham quan tốt nhất là trời không mưa, chiều dài tuyến 3km. Thời gian khoảng 15 phút đi xe và 1,5 tiếng đi bộ hoặc 3 tiếng đi bộ, đối với mọi du khách đều có thể tham gia tuyến này. Từ trụ sở Vườn du khách đi bộ khoảng 15 phút sẽ được tháy cánh rừng bằng lăng gần như thuần loại. Vào đầu mùa khô, rừng Bằng lăng chuẩn bị thay lá, những lá xanh sắp rụng sẽ chuyển thành màu đỏ, điều này tạo nên cảnh vật đặc biệt cho nơi này. Trên tuyến này du khách sẽ tháy được nhiều loài cây lớn, quý hiếm, đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ như Cẩm Lai bông (Dalbergia bariensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis), .v.v. Trên đường đi du khách được hướng dẫn viên cho biết thêm về cây Thiên tuế khoảng 400 tuổi (Cycas rumphii), cây Trung quân (Ancistrolandus tectorius), loại cây này có đặc điểm là lá không cháy nên trong chiến tranh người dân dùng lá này để lợp nhà, bên cạnh đó loại cây này còn có thể chữa bệnh. Đi thêm 100m nữa là cây Tung đại thụ 400 tuổi (Tetrameles nudiflora). Bộ rễ của các cây Tung ở đây to vì đất ở đây có nhiều nham thạch và khu vực này thường có gió lớn, nên bộ rễ của cây không ăn sâu được xuống đất, phải trải rộng ra để có thể giúp cây hút đủ chất dinh dưỡng và giúp cây đứng vững trước những cơn gió lớn. Đi bộ khoảng 10 phút nữa là cây bằng lăng 6 ngọn (Tetrameles nudiflora) không kém phần hấp dẫn với vóc dáng kỳ lạ 1 thân 6 ngọn. Đến cuối tuyến là cây gõ đỏ khoảng 600- 700 tuổi (Afzelia xylocarpa), đây là một trong số những loài cây gỗ quí của Việt Nam. Năm 1998, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm cây gõ đại thụ này. Để kỷ niệm nhắc nhở các thế hệ sau về trách nhiệm bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã đặt tên cây này là cây gõ Bác Đồng.

e) Điểm ghềnh Bến Cự

Thời điểm tham quan tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 04. Khoảng 20 phút đi bộ. Đối tượng là mọi du khách. Tại đây du khách có thể thư giãn bằng cách ngồi dưới tán cây, vừa trò chuyện vừa có thể ngắm những đàn khỉ, hoặc đi bộ trên những tảng đá. Nơi đây cũng là điểm cắm trại cho khoảng 100 người.

f) Tuyến thác Mỏ Vẹt

Thời điểm tham quan tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 05. Chiều dài tuyến 3km. Thời gian 15 phút đi canô. Đối tượng là mọi du khách. Từ trụ sở Vườn du khách sẽ được đưa đu bằng xuồng, dọc bờ sông ngắm nhìn phong cảnh 2 bên bờ. Nếu là người xem chim thì du khách có thể quan sát những loài chim như Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Bói cá, Diều hâu bay lượn trên bầu trời. Đây là dòng thác nước chảy mạnh. Từ trên cao nhìn xuống giống như mỏ con vẹt nên được gọi là thác Mỏ Vẹt.

g) Tuyến Thác Trời – Thác Dựng

Thời điểm tham quan tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 05. Chiều dài tuyến là 8km. Thời gian 30 phút đi xe hoặc 2 giờ đi bộ. Mọi du khách đều có thể tham gia. Từ trụ sở Vườn, với khoảng 30 phút đi xe du khách được đưa đến đầu tuyến Thác Dựng. Tiếp tục cuộc hành trình theo tuyến đường mòn băng qua những cánh rừng già với những vẻ đẹp quyến rũ của những loài nấm lạ, những loài hoa rừng. Theo đường mòn khoảng 0,5km, du khách sẽ được đưa đến bờ sông Đồng Nai, nơi này có những bãi cát dài. Vượt qua Thác Trời có những hàng cây thẳng tắp vươn cao và nếu du khách đến tham quan vào thời điểm tháng 3, 4 sẽ được nhìn ngắm vẻ đẹp của những cánh Bằng lăng với sắc tím điểm xuyến lẫn trong màu xanh của núi rừng.

h) Điểm Cây Si

Tại đây du khách sẽ nhìn thấy một cây Si khổng lồ mọc giữa dòng suối. cây Si này có bộ rễ rất to chia làm nhiều nhánh, du khách có thể chuyền trên những rễ cây để di chuyển quanh cây. Phía dưới là dòng suối nhỏ, nước trong veo và chảy quanh năm. Nếu khách là người xem chim thì có thể nhìn thấy một vài loài chim sau: Cu Rốc Bụng Nâu (Megalaima lineata), Cu Rốc Đầu Xám (Megalaima faiostricta), Phường Chèo Đỏ Lớn (Pericrocotus flammeus), thỉnh thoảng có thể nhìn thấy Công (Pavo muticus).

i) Điểm Di chỉ Cát Tiên

Thời điểm tham quan tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 5. Thời gian đi kéo dài 1 tiếng đi xe ô tô. Tuyến này thích hợp đối với những người quan tâm tìm hiểu về di tích văn hoá, lịch sử. Từ Trung tâm Vườn du khách sẽ đuợc đưa đi bằng xe về huyện Cát tiên, tỉnh Lâm Đồng. Có thông tin cho đây là kinh đô cổ của vương quốc Phù Nam, có lãnh thổ trải dài từ Ấn Độ, Miến Điện qua Indonesia, Nam Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, với nền văn hóa Óc Eo đã có một thời hưng thịnh từ khoảng thế kỉ thứ II đến thế kỉ VII. Đây là thánh địa Bà La Môn giáo. Khu di tích đền đài tọa lạc trên ngọn đồi A1, xung quanh là rừng lồ ô, ở đây du khách sẽ được nhìn thấy kiến trúc của người xưa, toàn bộ khu đền được xây dựa vào nguyên vật liệu kiến trúc: gạch đá và các hiện vật thờ tự: Linga - Yoni, Ganesa (Thần Phúc), ShiVa (Thần Hủy Diệt) Bradma (Đấng Sáng Tạo) và tại đây còn lưu giữ một bộ Linga- Yoni bằng đá xám rất lớn. Linga dài 2,1m đường kính 0,7m, Yoni vuông cạnh 2,6m ước nặng khoảng 4 tấn, điều này chứng tỏ ngày xưa con người rất coi trọng tín ngưỡng phồn thực. Các nhà khảo cổ đã tìm ra khá nhiều những hiện vật quí hiếm, tiêu biểu như: các mảnh kim loại vàng khắc hình Nam Thần, Nữ Thần, Bò, Rùa, những đĩa đồng và hộp k’lon để hỏa táng. Khu di tích này hiện đang được khai quật và trùng tu thêm. Năm 1997 khu di tích này được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và đang được đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

j) Tuyến sinh thái

Thời điểm tham quan tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 5. Chiều dài tuyến 9km. Thời gian 15 phút đi xe, 3 tiếng đi bộ. Mọi du khách, đặt biệt đối những khách thích đi bộ, xem chim, nghiên cứu thực vật. Đây là tuyến có địa hình tương đối bằng phẳng và có nhiều loại cây. Khi đi tuyến này du khách sẽ đi qua các kiểu rừng khác nhau, có một vài con suối nhỏ. Ở cuối tuyến là một cây Gõ Đỏ hơn 800 tuổi (Afzelia cylocarpa) khoảng 500 – 600 tuổi. Trên đường về du khách có thể đi bộ dọc theo tuyến Thác Trời. Trên tuyến này du khách có thể nhìn thấy một số loài chim thú như heo, nai, gà rừng.

k) Tuyến xem thú đêm

Thời điểm tham quan tốt nhất vào mùa khô, từ 19g00 đến 21g00 vào những đêm không mưa và trời không trăng. Chiều dài tuyến 10km. Thời gian 1 giờ đi xe. Đối tượng du khách là mọi du khách đi thành từng nhóm 5 (xe jeep) hoặc 10 người (xe pick-up). Từ trụ sở Vườn xe ôtô sẽ đưa bạn đi xuyên qua những khu rừng và những bãi cỏ tranh nối tiếp nhau. Dưới ánh sáng đèn xe ô tô và đèn pha xem thú du khách có thể nhìn thấy những đàn Nai (Sambar) đang ăn cỏ, những con Lợn Rừng (Eurasian Wild Pig) đang kiếm ăn trong đêm, những con Chồn Hương (Common Palm Civet), những con Nhím (Southeast Asian Porcupini), Trút (Sunda Pangolin) và những con Thỏ rừng (Siamese hare).

l) Điểm Vườn thực vật

Thời gian: 20 phút đi bộ. Đối tượng du khách: những người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thực vật. Với diện tích 29,6ha, bao gồm 322 loài, thuộc 75 họ đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông Nam bộ.

m) Tuyến hang Dơi

Đi theo cùng hướng với tuyến đi Bàu Sấu, nhưng từ đường ô tô đi bộ vào chỉ khoảng 400 m, trên đường đi du khách nhìn thấy cây Tung 700 năm tuổi, và các loại dây rừng lớn, chim, sau đó đến hang dơi, với hàng trăm con dơi. Tuyến hang Dơi này được khai thác tháng 05 năm 2008, đây là dạng địa hình karst (hang động) rất được du khách ưa thích. Trên thế giới nó thu hút khoảng 3% tổng số du khách toàn cầu. Tuyến này thích hợp đối với các du khách thích mạo hiểm, khám phá.

Các vấn đề nêu trên chính là tiềm năng to lớn cho cho phát triển DLST. Các yếu tố này là điểm quan trọng để thu hút khách. Những phân tích cụ thể được chúng tôi phân tích trong các phần sau.

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở của việc hình thành giá trị của một tài nguyên du lịch

3.1.1. Khái niệm DLST

DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.

Ở Việt Nam trong lần hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” (1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:

“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiện nhiên, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. (Lê Huy Bá, 2000). “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998).

“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội DLST Autralia). Cho đến nay khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Nói tóm lại DLST phải hội đủ các yếu tố: (1) sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

3.1.2. Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái

Với mục tiêu nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy một số cơ sở sau để phát triển: tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên văn hóa, giáo dục môi trường, phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất về môi trường, phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.

Hình 3.1. DLST Được Tạo Thành Bởi Sự Thống Nhất và Bổ Sung của Du Lịch Học và Du Lịch Sinh Thái.

Hệ sinh thái

Nhà hàng

Tài nguyên

Khách sạn

Môi trường

Sinh thái học

DLST Du lịch học Tổ chức

Cảnh quan

Hướng dẫn

Con người

Hội nghị

Nguồn tin: Lê Huy Bá, 2006

Hình 3.2. DLST Là Kết Tinh của Khoa Học, Du Lịch, Văn Hóa, Kinh Tế, Xã Hội và Hệ Sinh Thái Môi Trường Học.

Nguồn tin: Lê Huy Bá, 2006

3.1.3. Khái niệm về khách du lịch

Theo tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là một người đi từ quốc gia này tới quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc là một việc gì khác. Khái niệm này còn áp dụng cho khách du lịch trong nước.

Theo khái niệm này khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan. Du khách là khách du lịch lưu trú tại quốc gia trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác. Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ và không ở lại qua đêm.

a) Khách quốc tế

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: khách quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

b) Khách nội địa

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

3.1.4. Khái niệm tài nguyên DLST

Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội. Nói đến tài nguyên DLST, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên thiên nhiên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên DLST. Như vậy “Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn cho nhu cầu về DLST”.

Tuy vậy không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hó bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên DLST.

a) Văn hóa bản địa

“Văn hóa bản địa là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể”. Văn hóa bản địa là một trong những bộ phận cấu thành nên đa dạng văn hóa, tạo nên sự đa dạng về sinh học.

b) Đặc điểm của tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng. Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động. Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất: khai thác theo khí hậu, mùa di cư, sự sinh sản của các loài sinh vật .v.v. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch: những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông thì hoạt động du lịch nói chung, DLST sẽ phát triển hơn. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.

3.1.5. Đa dạng sinh học

“Đa dạng sinh học là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và hệ sinh thái. Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hóa để tọa ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi”. Đa dạng sinh học là nhân tố không thể thiếu để từ đó xây dựng các chương trình DLST. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính sự đa dạng về gen (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên đa dạng về hệ sinh thái, bởi ngoài yếu tố vô sinh như: đất, nước, địa hình, khí hậu .v.v. hệ sinh thái còn bao gồm các quần xã sinh vật. Đứng ở góc độ DLST thì đa dạng sinh học bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa. Trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa, góp phần tạo văn hóa chung của một dân tộc, một quốc gia.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu thứ cấp: về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tình hình hoạt động du lịch sinh thái hiện tại của VQG.

Số liệu sơ cấp: điều tra 100 mẫu theo mẫu câu hỏi đã soạn sẵn để nắm được mức độ hài lòng cũng như những góp ý của du khách, từ đó đưa ra chính sách phát triển phù hợp với điều kiện của VQG. Điều tra 30 mẫu hộ dân thuộc địa bàn ấp 4 xã Nam Cát Tiên về việc chấp nhận cho khách đến tham quan Vườn lưu trú.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tổng hợp trên phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp quan sát trực quan thực địa

Bằng các phương tiện sẵn có, tiến hành đến nơi nghiên cứu quan sát hiện trạng thực tế đang diễn ra ở đây. Đồng thời, ghi lại những hình ảnh minh hoạ cho bài nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích

Từ những số liệu đã thu thập được phân tích đánh giá, thiết kế mô hình cần thiết, tính toán chi phí để thấy được sự cần thiết phải thay đổi hiện tại, từ đó rút ra kết luận.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích thực trạng DLST hiện nay

4.1.1. Tình hình khai thác DLST của VQG Cát Tiên

a) Số lượng du khách đã đến tham quan VQG Cát Tiên trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2007

Trong những năm đầu mới thành lập (từ năm 1992), VQG Cát Tiên chưa có những cán bộ chuyên trách trong vấn đề tổ chức quản lý. Đồng thời, vì mới thành lập cho nên cũng chưa có cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, do vậy chỉ có một số lượng du khách rất nhỏ đến tham quan tại Vườn chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu. Từ năm 1996, Vườn đã tổ chức được một bộ phận chuyên trách cho công việc phục vụ DLST, bộ phận này nằm dưới sự quản lý của phòng Hành chính – Dịch vụ.

Đến năm 2000, cơ sở vật chất phục vụ cho DLST cũng được đầu tư xây dựng với hệ thống nhà khách, nhà ăn, xe, xuồng, xây dựng tuyến DLST, .v.v. So với những năm trước thì số lượng khách đến thăm Vườn trong khoảng thời gian này (từ năm 1996 đến năm 2000) đã tăng đáng kể. Du khách đến Vườn với nhiều mục đích khách nhau như đi tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, sinh hoạt, .v.v. Du khách đến tham quan Vườn ngày càng tăng với số lượng lớn đòi hỏi phải có sự đầu tư qui mô lớn hơn.

Từ năm 2001, Vườn đã thành lập trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường với chức năng và nhiệm vụ chuyên trách trong khâu tổ chức khai thác phục vụ khách đến tham quan du lịch tại Vườn. Bên cạnh đó, cũng để đáp ứng với số lượng ngày một tăng, Vườn cũng đã đầu tư nhiều cơ sở vật chất. Tính đến năm 2004, tổng số vốn Vườn đã đầu tư là 1,28 tỷ đồng. Tất cả các trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng

đều đưa vào phục vụ du khách một cách hiệu quả.

Bảng 4.1. Số Lượng Khách Du Lịch đến với VQG Cát Tiên

ĐVT: Khách

Năm

Khách nội địa

Khách quốc tế Tổng số

1995

2.000

200

2.200

1996

2.470

230

2.700

1997

2.780

220

3.000

1998

5.944

425

6.369

1999

6.427

601

7.028

2000

6.896

325

7.221

2001

11.372

600

11.972

2002

11.590

1.054

12.644

2003

15.570

1.216

16.786

2004

18.013

1.553

19.566

2005

14.268

1.779

16.047

2006

10.798

1.542

12.340

2007

12.074

2.082

14.156

Tổng số 120.020

11.827 132.029

Nguồn tin: Trung tâm DLST & GDMT VQG Cát Tiên

Theo số liệu thu thập được trong bảng 4.1, tổng số lượng khách đến Vườn trong năm 2007 là 14.156 lượt người (du khách nội địa là 12.074, du khách quốc tế là 2.082) tăng 11,4% so với năm 2006. Phần lớn khách du lịch đến Vườn chỉ tập trung trong trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau). Biến thiên số lượng khách theo mùa là rất lớn. Theo đánh giá của trung tâm DLST & GDMT thì có khoảng 85% khách đến thăm Vườn trong những tháng mùa khô, chỉ có 15% còn lại đi trong những tháng mùa mưa.

Hình 4.1. Biểu Đồ Số Lượng Khách đến VQG Cát Tiên

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

1995199619971998199920002001200220032004200520062007

Năm

Số lượng khách (nghìn người)

Khách nội địa

Khách quốc tế

Nhìn vào biểu đồ ở hình 4.1, ta thấy số lượng khách qua các năm từ năm 1995 – 2007 đến VQG Cát Tiên thì số lượng khách năm 2004 là lớn nhất.

Tỷ lệ tổng số lượng khách nội địa và khách quốc tế, trong đó có 120.020 khách nội địa, và 11.827 khách quốc tế, ta thấy tồng số khách quốc tế đến đây chỉ chiếm 8,96% và khách nội địa chiếm 91,04% so với tổng số khách từ khi khai thác đến năm 2007.

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Khách Quốc Tế và Khách Nội Địa

0

5

10

15

20

25

1995199619971998199920002001200220032004200520062007

Năm

Số lượng khách (nghìn người)

Khách quốc tế

Khách nội địa

Theo ông Nguyễn Đình Quốc Việt - Phó Giám đốc Trun