Top Banner
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Giảng viên Trịnh Thục Hiền, LL.M.
206

4 International Sales (Revised)

Nov 28, 2015

Download

Documents

Johnny Nguyen
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 4 International Sales (Revised)

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Giảng viên Trịnh Thục Hiền, LL.M.

Page 2: 4 International Sales (Revised)

Nội dung

• Luật áp dụng

• Phạm vi áp dụng của Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

• Giao kết hợp đồng

• Nghĩa vụ của người bán

• Nghĩa vụ của người mua

• Miễn trừ trách nhiệm

• Các biện pháp khắc phục hợp đồng

2 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 3: 4 International Sales (Revised)

LUẬT ÁP DỤNG

I.

3 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 4: 4 International Sales (Revised)

Tổng quan

• Luật áp dụng có thể được xác định bởi các công ước quốc tế – Luật thực chất thống nhất: CISG – Luật xung đột thống nhất:

• Công ước Quốc tế về Luật áp dụng cho Mua bán hàng hóa Quốc tế (The 1955 Convention on the Law Applicable to International Sale Of Goods) – 8 nước thành viên: Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Nauy, Thụy Điển, Thụy

Sĩ, Niger – Bản sửa đổi Công ước Hague 1986 chưa có hiệu lực

• Công ước Rome về Luật áp dụng cho các Nghĩa vụ hợp đồng (The 1980 Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations – phạm vi EU) – Bị thay thế bởi Regulation (EC) No 593/2008 (Quy tắc Rome II)

4 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 5: 4 International Sales (Revised)

Nguyên tắc chung

• Cho phép các bên chọn luật áp dụng – Điều khoản “luật áp dụng/luật điều chỉnh hợp đồng” trong

hợp đồng

• Nếu không có chọn luật, luật nơi thực hiện hợp đồng

• Luật Việt Nam là luật áp dụng bắt buộc – Hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt

Nam – Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam

Điều 769 Bộ luật Dân sự

5 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 6: 4 International Sales (Revised)

Chọn luật quốc gia

• Có quyền chọn luật một quốc gia cho các giao dịch thương mại quốc tế

• Thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quyền chọn pháp luật nước ngoài là luật điều chỉnh hợp đồng

6 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 7: 4 International Sales (Revised)

Chọn tập quán thương mại quốc tế

• Thực tiễn xét xử cho thấy các bộ quy tắc phổ biến của ICC được tòa án Việt Nam chấp nhận là tập quán thương mại quốc tế – INCOTERMS, UCP…

• CISG: dù Việt Nam không phải là thành viên công ước nhưng công ước vẫn được áp dụng khi có thỏa thuận chọn

• Bộ quy tắc Hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT Principles) hay Bộ quy tắc Hợp đồng châu Âu (Principles of European Contract Law) – Không có cơ sở pháp l{ để coi đây là tập quán – Thực tiễn xét xử?

7 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 8: 4 International Sales (Revised)

Hạn chế đối với thỏa thuận chọn luật

• Pháp luật nước ngoài: – Thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài không trái quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản khác

Điều 759.3 đoạn 2 Bộ luật Dân sự • Thỏa thuận chọn luật không có hiệu lực nếu tồn tại quy

phạm bắt buộc

–Không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Điều 5.2 Luật Thương mại

8 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 9: 4 International Sales (Revised)

Luật Việt Nam là luật bắt buộc

• Luật Việt Nam là luật điều chỉnh hợp đồng, cho dù các bên lựa chọn nguồn luật khác: – Hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt

Nam Điều 769.1 đoạn 2 Bộ luật Dân sự

– Hợp đồng liên quan đến bất động sản tại Việt Nam Điều 769.2 Bộ luật Dân sự

• Tòa án Việt Nam tuân thủ nguyên tắc trên: – Không áp dụng nguồn luật khác khi xét xử

– Không công nhận bản án mà luật áp dụng không phải là luật Việt Nam

9 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 10: 4 International Sales (Revised)

PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

II.

7/26/2012 10 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 11: 4 International Sales (Revised)

CISG

• Công ước Liên Hiệp Quốc về Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG) – Do UNCITRAL soạn thảo – Được các quốc gia k{ kết tại Vienna năm 1980 – Có hiệu lực vào ngày 1/1/1988

• Việt Nam chưa phải là thành viên của CISG • Tại sao phải biết về CISG?

– Thực tiễn xét xử cho thấy CISG được áp dụng khi hợp đồng quy định CISG là luật áp dụng

7/26/2012 12 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 12: 4 International Sales (Revised)

Khả năng áp dụng tại Việt Nam

• Thực tiễn xét xử cho thấy CISG được áp dụng khi các bên thỏa thuận công ước là luật áp dụng

• Nếu tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến luật nước ngoài, mà nước này là thành viên công ước? – Cần xem xét việc áp dụng CISG thay vì luật nước

ngoài vì việc nghiên cứu công ước thuận lợi hơn

11 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 13: 4 International Sales (Revised)

Khi nào CISG áp dụng?

• Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quy định

• Khi không có thỏa thuận về áp dụng CISG: – Hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa

– Hợp đồng có tính quốc tế

– Điều kiện về lãnh thổ

7/26/2012 13 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 14: 4 International Sales (Revised)

Thế nào là hợp đồng mua bán?

• CISG không có định nghĩa, từ nghĩa vụ của người bán và người mua quy định ở công ước: – Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận của các

bên về giao hàng và chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa để đổi lấy một đối ứng có giá trị tiền tệ

14 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 15: 4 International Sales (Revised)

Các loại mua bán hàng hóa không thuộc phạm vi áp dụng

• Mua bán hàng hóa cho tiêu dùng –Hàng hóa sử dụng cá nhân, gia đình và nội trợ –Trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước

hoặc vào thời điểm k{ kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế

• Đấu giá hàng hóa • Bán để thi hành luật hoặc bởi sự cho phép của luật

CISG Điều 2(a), (b), (c)

15 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 16: 4 International Sales (Revised)

Các loại mua bán hàng hóa không thuộc phạm vi áp dụng…

• Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các thương phiếu, hoặc tiền tệ

• Tàu thủy, thủy phi cơ, máy bay,

• Ðiện năng CISG Điều 2(a), (b), (c)

16 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 17: 4 International Sales (Revised)

Tính quốc tế

• Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có cơ sở kinh doanh (place of business) tại các quốc gia khác nhau

Công ước Viên 1980 - Điều 1.1

• Cơ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau tính quốc tế của hợp đồng

17 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 18: 4 International Sales (Revised)

Cơ sở kinh doanh

• Không định nghĩa • Hoạt động công khai

–Việc các bên có cơ sở kinh doanh ở các nước khác nhau không được thể hiện trong hợp đồng hoặc trong thương lượng, hoặc từ các thông tin các bên tiết lộ bất cứ lúc nào trước hoặc vào lúc k{ hợp đồng

CISG - Điều 1.2

• Nơi đó cho thấy một mức độ nhất định về thời gian hoạt động, sự ổn định, và độc lập –Xem thêm CISG – Điều 10 (a)

18 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 19: 4 International Sales (Revised)

20 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 20: 4 International Sales (Revised)

Điều kiện về lãnh thổ

• Khi các bên có cơ sở kinh doanh ở hai nước khác nhau: – Cùng là thành viên công ước

CISG – Điều 1.1 (a)

– Khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu tới áp dụng luật của nước là thành viên công ước

CISG – Điều 1.1 (b)

19 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 21: 4 International Sales (Revised)

Điều 1.1(b): Khi tư pháp quốc tế dẫn chiếu tới luật của nước thành viên

• Mở rộng phạm vi áp dụng của công ước đến hợp đồng mà một bên có cơ sở kinh doanh ở những nước không phải là thành viên công ước

• Không ràng buộc đối với tòa án các nước không phải là thành viên công ước và trọng tài – Nếu Tư pháp Quốc tế Việt Nam dẫn chiếu tới luật của

nước là thành viên CISG?

– Tuy nhiên, áp dụng CISG là giải pháp hợp l{ do dễ tiếp cận đối với các bên và cả người xét xử

21 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 22: 4 International Sales (Revised)

Điều 1.1 (b)…

• Điều khoản chọn luật áp dụng: chọn luật của nước thành viên công ước – Chọn luật thực chất hay cả hệ thống? – Hàm { loại trừ việc áp dụng CISG (áp dụng CISG –

Điều 6)? – Tùy thuộc vào tòa án quốc gia: chọn luật của nước là

thành viên công ước dẫn tới việc chọn CISG • Do tư pháp quốc tế của tòa án quốc gia công nhận điều ước

quốc tế được ưu tiên áp dụng • Chú {: các nước bảo lưu Điều 1.1 (b)

22 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 23: 4 International Sales (Revised)

Điều 1.1 (b)…

• Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của nước là thành viên công ước – CISG được áp dụng

– Chú {: các nước bảo lưu Điều 1.1 (b)

23 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 24: 4 International Sales (Revised)

Bảo lưu Điều 1.1 (b) theo Điều 95

• Mục đích của việc bảo lưu: giới hạn phạm vi áp dụng của CISG – không chấp nhận CISG là luật ưu tiên áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Ví dụ: hợp đồng mua bán giữa một bên có cơ sở kinh doanh tại

Mỹ và bên kia có ở Việt Nam – Nếu luật xung đột Mỹ dẫn chiếu đến luật Mỹ, CISG không áp dụng

• Một số nước bảo lưu: Mỹ, Czech, Singapore, Trung Quốc…

• Đức tuyên bố không áp dụng 1.1 (b) đối với các nước bảo lưu điều này

24 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 25: 4 International Sales (Revised)

Hợp đồng quy định không áp dụng CISG

• Các bên có quyền thỏa thuận không áp dụng CISG (Điều 6 – CISG) – Toàn bộ, một phần, sửa đổi

• Các bên bị ràng buộc bởi: (CISG – Điều 9) – Tập quán được các bên đồng { áp dụng, thói quen được

các bên thiết lập – Tập quán mà các bên đã biết hoặc buộc phải biết và

trong thương mại quốc tế được biết phổ biến và thường xuyên được tuân theo bởi các bên trong hợp đồng cùng loại

7/26/2012 25 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 26: 4 International Sales (Revised)

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

III.

26 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 27: 4 International Sales (Revised)

• Sabate France đồng { bán nút rượu vang, thông qua chi nhánh Sabate USA, cho Chateau, một nhà máy sản xuất rượu ở Canada. Hai bên thương lượng qua điện thoại.

• Chateau yêu cầu nút rượu không được làm biến đổi vị rượu. Hai bên đồng { với nhau về số lượng, giá cả, thanh toán và giao hàng.

• Hai bên chưa từng giao dịch với nhau từ trước. • Chateau đặt hàng hai lần, tổng hợp hai lần đặt hàng Sabate

đã bán tổng cộng 1.2 triệu nút rượu chia thành 11 lần giao hàng. Mỗi lần giao hàng đều có kèm theo hóa đơn thương mại, trong đó có ghi: “Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Thương mại Thành phố Perpignan.”

• Sau khi nhận hàng và trả tiền, Chateau phát hiện các nút chai làm hỏng vị rượu. Chateau khởi kiện tại tòa án Mỹ.

• Câu hỏi: Quy định về giải quyết tranh chấp ghi trong các hóa đơn thương mại có phải là một phần của hợp đồng?

7/26/2012 27 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 28: 4 International Sales (Revised)

Giao kết hợp đồng

CHÀO HÀNG CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

HỢP

ĐỒNG

7/26/2012 28 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 29: 4 International Sales (Revised)

CHÀO HÀNG

III.1

29 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 30: 4 International Sales (Revised)

Khái niệm chào hàng

• Một đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác và chỉ rõ { chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó

CISG – Điều 14.1 câu 1

• Hai yếu tố tiên quyết của chào hàng: –Ý chí mong muốn được ràng buộc

–Nội dung tối thiểu

30 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 31: 4 International Sales (Revised)

Nội dung tối thiểu được xác định hoặc có thể xác định được

• Hàng hóa, số lượng, giá cả – “đủ chính xác” khi nó nêu rõ hàng hóa và một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp ấn định số lượng và giá cả hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này

CISG – Điều 14.1 câu 2

• Danh tính các bên – Người chào hàng – Người nhận chào hàng

•Một đề nghị gửi cho nhiều người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại

CISG – Điều 14.2

31 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 32: 4 International Sales (Revised)

Ý chí mong muốn được ràng buộc

• Người chào hàng chịu sự ràng buộc của chào hàng khi chào hàng được chấp nhận

• Xác định { chí mong muốn được ràng buộc một cách khách quan – Ý chí thật sự, nếu người nhận chào hàng biết hoặc buộc

phải biết – Được giải thích theo cách hiểu của một người bình thường

ở trong cùng hoàn cảnh – Theo tập quán hoặc thực tiễn thương mại thiết lập giữa

các bên (Tham khảo CISG – Điều 8)

32 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 33: 4 International Sales (Revised)

Ý chí mong muốn được ràng buộc

• Chào hàng: – Letter of confirmation, purchase order, proma

invoice

• Không chắc chắn là chào hàng: – Letter of intent, memorandum of understanding,

agreement in principle, head of agreement

33 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 34: 4 International Sales (Revised)

Chấm dứt chào hàng

• Trả lời không chấp nhận (Điều 17)

• Hết thời hạn trả lời chấp nhận (Điều 18.2 câu 2)

• Rút lại chào hàng (Điều 15) – Chào hàng có hiệu lực khi tới nơi người được chào

hàng

• Hủy bỏ chào hàng (Điều 16)

34 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 35: 4 International Sales (Revised)

Hủy bỏ chào hàng

• Nguyên tắc chung: – Chào hàng có thể hủy ngang

– Thực hiện quyền hủy ngang • Có hành vi tuyên bố đưa đến người nhận chào hàng

• Hủy chào hàng không có hiệu lực nếu chấp nhận chào hàng đã được gửi đi

CISG – Điều 16.1

35 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 36: 4 International Sales (Revised)

Hủy bỏ chào hàng…

• Chào hàng không thể bị hủy ngang nếu nó chỉ rõ bằng cách ấn định: –Một thời hạn xác định để chấp nhận hoặc hay bằng cách khác, –Rằng nó không thể bị hủy ngang

CISG – Điều 16.2 (a) • “Firm offer”, “will be held open” • “Our offer is at any rate good until…”, “we stand by this

offer until…”, “we expect your confirmation until… at our opening”, “acceptance must be received before…”

36 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 37: 4 International Sales (Revised)

Hủy bỏ chào hàng…

• Chào hàng không thể bị hủy ngang nếu một cách hợp l{ người nhận –Coi chào hàng là không thể hủy ngang được

–Đã hành động theo chiều hướng đó

CISG – Điều 16.2 (b)

37 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 38: 4 International Sales (Revised)

CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG

III.2

38 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 39: 4 International Sales (Revised)

Khái niệm chấp nhận chào hàng

• Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng { với chào hàng là chấp nhận chào hàng

CISG – Điều 18.1 câu 1

–Các vấn đề • Hình thức của chấp nhận chào hàng

• Nếu chấp nhận chào hàng không phản ánh toàn bộ chào hàng

39 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 40: 4 International Sales (Revised)

Hình thức của chấp nhận chào hàng

• Bất cứ hình thức nào, không cần phải cùng hình thức với chào hàng, trừ khi bị ấn định bởi chào hàng – Tuyên bố chấp nhận: bao gồm cả k{ tên vào chào hàng – Hành vi khác

• Yêu cầu: cần phải đến nơi người chào hàng (Điều 18.2 câu 1) • Không áp dụng Điều 18.2 câu 1 nếu đó là thực tiễn đã xác lập giữa

các bên hoặc tập quán (Điều 18.3)

– Im lặng: bản thân sự im lặng hoặc không hành động không tạo thành chấp nhận chào hàng (Điều 18.1 câu 2)

40 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 41: 4 International Sales (Revised)

Khi chấp nhận chào hàng có bổ sung, hạn chế hoặc sửa đổi chào hàng

• Thay đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng: –Chào hàng mới

CISG – Điều 19.1 và 2

• Không thay đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng: –Chấp nhận chào hàng, trừ khi bị phản đối ngay lập tức bởi

người chào hàng

–Hợp đồng bao gồm điều khoản của chào hàng và sửa đổi ở chấp nhận chào hàng

CISG – Điều 19.2

41 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 42: 4 International Sales (Revised)

Thay đổi cơ bản

• Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến: – các điều kiện giá cả, thanh toán

– đến phẩm chất và số lượng hàng hóa

– địa điểm và thời hạn giao hàng

– đến phạm vi trách nhiệm của các bên

– hay đến việc giải quyết tranh chấp được

42 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 43: 4 International Sales (Revised)

Nghiên cứu tính huống

• X., một công ty sản xuất gối đã gửi một đơn đặt hàng Y, một nhà cung cấp của lông vũ. X. sử dụng mẫu đơn đặt hàng riêng của mình được in các điều khoản và điều kiện tiêu chuẩn ở mặt sau. Y trả lời bằng một xác nhận đặt hàng có dẫn chiếu tới của điều khoản và điều kiện về mua bán và giao hàng đính kèm. Theo đơn của Y, một khoản phí 1% mỗi tháng sẽ được áp dụng đối với dư nợ nếu khoản nợ không được thanh toán trong thời hạn ba mươi ngày. Đơn đặt hàng không có điều khoản tương tự. Tuy nhiên, xác nhận đơn hàng và đơn hàng là giống hệt nhau về giá cả, chất lượng, ngày giao hàng, và các điều khoản khác. X đã không có phản ứng gì.

43 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 44: 4 International Sales (Revised)

Tình huống 1

• Y giao hàng như đã đề cập trong đơn đặt hàng. X có bị buộc phải nhận hàng?

44 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 45: 4 International Sales (Revised)

Tình huống 2

• Y giao hàng như đã đề cập trong đơn đặt hàng. X nhận hàng và không thanh toán trong thời hạn ba mươi ngày. X bị ràng buộc bởi điều khoản phạt lãi suất?

• Battle of forms: – Cuộc xung đột giữa các điều khoản của các hình thức tiêu

chuẩn được trao đổi giữa các bên – Khi hai bên đưa ra hình thức tiêu chuẩn của mình, việc

thực hiện nghĩa vụ của một bên(nhận hàng hoặc thanh toán) có hàm { việc chấp nhận các điều khoản thay đổi hoặc bổ sung của bên kia?

45 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 46: 4 International Sales (Revised)

Hướng giải quyết

• Last shot rule: – Chào hàng mới được chấp nhận bởi hành vi thực hiện nghĩa

vụ của bên kia

• First blow rule: – Chào hàng gốc có hiệu lực trừ khi nó bị công khai từ chối

• Knock – out rule: – Các điều khoản và điều kiện của cả hai một khi chúng có thể

dung hòa tạo thành nội dung của hợp đồng – Các điều khoản và điều kiện xung đột bị loại bỏ

46 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 47: 4 International Sales (Revised)

CISG có giải quyết được vấn đề “Battle of forms”

• Không đề cập trực tiếp

• Áp dụng “thay đổi cơ bản” và “thay đổi không cơ bản”

• “Thay đổi không cơ bản” – Last short rule

47 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 48: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

IV.

48 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 49: 4 International Sales (Revised)

Nghĩa vụ của người bán

Giao hàng đúng địa điểm và thời hạn Giao chứng từ

Đảm bảo số lượng, chất lượng và quy cách hàng hóa

7/26/2012 49 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 50: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ GIAO HÀNG

IV.1

50 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 51: 4 International Sales (Revised)

Cơ sở pháp l{

• Điều 30: – Nghĩa vụ chủ yếu của người bán: giao hàng, giao các tài liệu

chứng từ liên quan và chuyển giao quyền sở hữu

• Điều 31: – Nội dung của nghĩa vụ giao hàng và địa điểm giao hàng

• Điều 32: – Các nghĩa vụ bổ sung khi người bán giao hàng cho người vận

chuyển

• Điều 33: – Thời hạn giao hàng

• Điều 34: – Chuyển giao chứng từ

51 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 52: 4 International Sales (Revised)

Phạm vi của nghĩa vụ giao hàng

• Các hành vi mà người bán thực hiện để cho người mua chiếm hữu hàng hóa, bao gồm: – Chuyển giao hàng hóa hoặc – Để cho hàng hóa sẵn sàng cho người mua định đoạt

• Giao hàng là hành vi thực hiện hợp đồng đơn phương của người bán, không tính đến sự hợp tác của người mua – Người mua có thật sự chiếm hữu hàng hóa hay không không ảnh

hưởng tới hiệu lực của giao hàng

• Chí phí liên quan đến giao hàng: – INCOTERMS – Nguyên tắc: mỗi bên chịu chi phí khi thực hiện nghĩa vụ của mình

52 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 53: 4 International Sales (Revised)

Các loại giao hàng

• Giao hàng cho người vận chuyển – Điều 31(a)

• Để hàng hóa sẵn sàng cho người mua định đoạt – Điều 31(b), (c)

• Giao hàng tại địa điểm thỏa thuận khác – Không phải các trường hợp của 31 (a), (b), (c)

53 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 54: 4 International Sales (Revised)

(i) Giao hàng cho người vận chuyển

• Khi hợp đồng liên quan đến vận chuyển hàng hóa, nghĩa vụ giao hàng là giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển cho người mua

CISG – Điều 31 (a)

–Vận chuyển hàng hóa

–Người vận chuyển

–Giao hàng hóa

54 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 55: 4 International Sales (Revised)

Vận chuyển hàng hóa

• Vận chuyển hàng hóa do người bán sắp xếp để cho người mua nhận hàng – Nghĩa vụ của người bán là giao hàng hóa để chuyển

đến người mua

– Nếu người mua sắp xếp việc vận tải hàng hóa để hàng đến nơi mà người này sẽ tiếp nhận: • Không phải là hợp đồng liên quan đến vận chuyển hàng

hóa

• Không áp dụng Điều 31 (a), mà áp dụng Điều (b), (c)

55 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 56: 4 International Sales (Revised)

Người vận chuyển

• Người vận chuyển phải độc lập với người bán: – Khi người bán tự vận chuyển hàng hóa:

• Người bán không phải là người vận chuyển • Giao hàng có hiệu lực khi hàng được giao cho người mua tại đích đến

• Khi có nhiều người vận chuyển, giao hàng có hiệu lực khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên

• Các trường hợp: – Nhà cung cấp giao hàng trực tiếp cho người mua theo hướng dẫn

của người bán • Nhà cung cấp không phải là người vận chuyển

– Người giao nhận: Người giao nhận có nhận hàng từ người bán hay không?

56 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 57: 4 International Sales (Revised)

Giao hàng hóa

• Giao hàng hoàn tất khi người vận chuyển tiếp nhận trông giữ hàng hóa vì mục đích vận chuyển đến người mua

• Địa điểm giao hàng không được Công ước xác định – Người bán có thể giao hàng tại nơi thuận tiện cho họ

– Địa điểm giao hàng có thể xác định bằng hợp đồng

57 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 58: 4 International Sales (Revised)

Các nghĩa vụ bổ sung

• Nghĩa vụ thông báo khi hàng hóa không được cá biệt hóa một cách rõ ràng

–Cá biệt hóa: bằng k{ mã hiệu hoặc chứng từ chuyên chở

• Nghĩa vụ giao kết hợp đồng vận chuyển: –Không bao gồm chịu chi phí vận chuyển và cung cấp bảo

hiểm cho vận chuyển

• Nghĩa vụ cung cấp thông tin để người mua mua bảo hiểm

58 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 59: 4 International Sales (Revised)

(ii) Để hàng hóa sẵn sàng cho người mua định đoạt

• Khi hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng khác, hoặc không liên quan đến vận chuyển hàng hóa: – Giao hàng có hiệu lực khi người bán để hàng hóa

sẵn sàng cho người mua định đoạt tại địa điểm giao hàng • Địa điểm giao hàng:

– Được xác định trước tiên theo Điều 31 (b)

– Bổ sung bằng Điều 31 (c)

59 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 60: 4 International Sales (Revised)

Địa điểm giao hàng theo Điều 31 (b)

•4 trường hợp: – Địa điểm có hàng hóa được cả hai bên biết vào thời điểm k{

hợp đồng, khi mua bán hàng hóa đặc định – Địa điểm của kho trữ được cả hai bên biết vào thời điểm k{

kết hợp đồng, khi mua bán hàng hóa trong một kho trữ nhất định hoặc một số lượng nhất định từ kho trữ đó

– Nơi sản xuất chế tạo mà các bên đều biết khi k{ hợp đồng, khi mua bán hàng hóa sẽ được sản xuất chế tạo bởi người bán hoặc người thứ ba

– Nơi sản xuất hàng hóa mà các bên đều biết khi k{ hợp đồng, khi mua bán hàng hóa chưa được thu hoạch

60 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 61: 4 International Sales (Revised)

Địa điểm giao hàng theo Điều 31 (c)

• Địa điểm nơi có hàng hóa phải được các bên, nhất là người mua biết vào thời điểm k{ hợp đồng để áp dụng Điều 31 (b) – Nếu sau đó người mua mới biết thì áp dụng điều 31

(c)

• Địa điểm giao hàng theo điều 31 (c) – Địa điểm cơ sở kinh doanh của người bán

61 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 62: 4 International Sales (Revised)

Để hàng hóa sẵn sàng cho người mua định đoạt

• Nghĩa vụ giao hàng hoàn thành khi: – Hàng hóa phải sẵn sàng tại địa điểm giao hàng để

người mua thu nhận

– Người bán phải thông báo cho người mua biết về hàng hóa đã sẵn sàng • Rủi ro thất lạc hoặc chậm trễ trong đưa tin không phải là

căn cứ cho việc không giao hàng (Xem thêm Điều 27)

62 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 63: 4 International Sales (Revised)

(iii) Giao hàng tại địa điểm thỏa thuận khác

• Địa điểm giao hàng và cách thức giao hàng do hợp đồng quy định

• Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường quy định giao hàng bằng cách chọn một trong các điều kiện INCOTERMS

63 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 64: 4 International Sales (Revised)

Incoterms là gì?

• International Commercial Terms: các điều kiện thương mại quốc tế – Một điều kiện trong Incoterms là điều khoản của hợp

đồng mua bán – Incoterms có đề cập đến nghĩa vụ vận chuyển nhưng

không phải là hợp đồng vận tải – Do ICC ấn hành

• Được chấp nhận rộng rãi – Các quốc gia (tòa án) – Thực tiễn thương mại quốc tế: thương nhân, trọng tài…

7/26/2012 64 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 65: 4 International Sales (Revised)

Incoterms là gì?...

• Incoterms có nhiều phiên

bản • Phiên bản mới nhất là

Incoterm 2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 – Bao gồm 11 điều kiện

• Phiên bản trước, Incoterm 2000, có 13 điều kiện

7/26/2012 65 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 66: 4 International Sales (Revised)

Incoterms là gì?...

•Nghĩa vụ liên quan đến giao hàng – Phân chia nghĩa vụ giữa các bên

– Phân chia chi phí

– Phân chia rủi ro đối với hàng hóa

NHƯNG KHÔNG quy định: – Chuyển giao quyền sở hữu

– Miễn trừ trách nhiệm

– Khắc phục các vi phạm

7/26/2012 66 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 67: 4 International Sales (Revised)

Sử dụng Incoterms như thế nào?

•Chọn điều kiện và dẫn chiếu đến phiên bản Incoterms được sử dụng: …: Delivery term: FCA Kuala Lumpur Incoterms 2000 FOB Liverpool Incoterms 2000 DDU Frankfurt Schmidt GmbH Warehouse 4 Incoterms 2000

7/26/2012 67 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 68: 4 International Sales (Revised)

Sử dụng Incoterms như thế nào?...

• Incoterms không đương nhiên được áp dụng nếu các bên không dẫn chiếu vào hợp đồng

7/26/2012 68 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 69: 4 International Sales (Revised)

Cấu trúc của các điều kiện trong Incoterms

Nhóm TÊN VIẾT TẮT TÊN

Nhóm E Nơi hàng đi

EXW Ex work – Giao hàng tại xưởng

Nhóm F Cước vận chuyển chính chưa trả

FCA FAS FOB

Free Carrier – Giao cho người vận tải Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu Free On Board – Giao lên tàu

Nhóm C Cước vận chuyển chính đã trả

CFR CIF CPT CIP

Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí Carriage Paid To – Cước trả tới Carriage and Insurance Paid To – Cước và bảo hiểm trả tới

7/26/2012 69 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 70: 4 International Sales (Revised)

Cấu trúc của các điều kiện trong Incoterms…

Nhóm TÊN VIẾT TẮT TÊN

Nhóm D Nơi hàng đến

DAT DAP DDP

Delivered At Terminal – Giao hàng tại Cảng Delivered At Place – Giao hàng tại địa điểm Delivered Duty Paid – Giao tại đích đã nộp thuế

4 điều kiện trong INCOTERMS 2000 bị thay thế DAF: Delivered At Frontier – Giao hàng tại biên giới DES: Delivered Ex Ship – Giao hàng tại tàu DEQ: Delivered At Quay – Giao tại cầu cảng DDU: Delivered Duty Unpaid - Giao tại đích chưa nộp thuế

7/26/2012 70 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 71: 4 International Sales (Revised)

Cấu trúc của các điều kiện trong Incoterms…

• Theo Incoterm 2010: 2 nhóm – Nhóm dành cho mọi phương thức vận tải

• CIP, CPT, DAT, DAP, DDU, FCA, EXW

– Nhóm chỉ dành cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa • FAS, FOB, CFR, CIF

7/26/2012 71 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 72: 4 International Sales (Revised)

Cấu trúc của các điều kiện trong Incoterms…

• Trong từng điều kiện

– A: Nghĩa vụ của người bán

– B: Nghĩa vụ của người mua

7/26/2012 72 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 73: 4 International Sales (Revised)

EXW

7/26/2012 73 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 74: 4 International Sales (Revised)

EXW…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại địa điểm quy định của người bán

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Biên lại nhận hàng của người mua Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Nhận hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của mình

7/26/2012 74 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 75: 4 International Sales (Revised)

FCA

7/26/2012 75 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 76: 4 International Sales (Revised)

FCA…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng cho người chuyên chở Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ thông thường chứng minh cho việc hàng hóa đã giao cho người chuyên chở Giấy phép XK nếu cần Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Chỉ định người chuyên chở Ký hợp đồng vận tải

7/26/2012 76 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 77: 4 International Sales (Revised)

FAS

7/26/2012 77 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 78: 4 International Sales (Revised)

FAS…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Giao hàng dọc mạn tàu Cung cấp biên lai giao dọc mạn tàu Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Biên lai đã khai báo hải quan Giấy phép XK nếu cần Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Chỉ định người chuyên chở Ký hợp đồng vận tải

7/26/2012 78 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 79: 4 International Sales (Revised)

FOB

7/26/2012 79 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 80: 4 International Sales (Revised)

FOB…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Giao hàng lên tàu Cung cấp biên lai sạch hàng đã bốc lên tàu Trả phí bốc hàng nếu phí này không có trong cước vận tải Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Biên lai sạch đã khai báo hải quan Giấy phép XK nếu cần Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Chỉ định người chuyên chở Ký hợp đồng vận tải Trả phí dỡ hàng

7/26/2012 80

701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 81: 4 International Sales (Revised)

CFR

7/26/2012 81 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 82: 4 International Sales (Revised)

CFR…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Ký hợp đồng vận tải Giao hàng lên tàu Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo (vận đơn hoặc chứng từ gửi hàng đường biển) Làm thủ tục thông quan xuất khẩu Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này có trong hợp đồng vận tải

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải Giấy phép XK nếu cần Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Nhận hàng Tiếp nhận hàng từ người chuyên chở Trả những phí tổn trong chừng mực phí tổn này không được tính vào cước phí

7/26/2012 82 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 83: 4 International Sales (Revised)

CIF

7/26/2012 83 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 84: 4 International Sales (Revised)

CIF… Nghĩa vụ chính của người

bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm Giao hàng lên tàu Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo và một bảo hiểm đơn hay chứng nhận bảo hiểm Làm thủ tục thông quan xuất khẩu Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này có trong hợp đồng vận tải

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải Giấy phép XK nếu cần Bảo hiểm đơn (chứng nhận) Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Nhận hàng Tiếp nhận hàng từ người chuyên chở Trả những phí tổn trong chừng mực phí tổn này không được tính vào cước phí

7/26/2012 84 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 85: 4 International Sales (Revised)

CPT

7/26/2012 85 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 86: 4 International Sales (Revised)

CPT…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Ký hợp đồng vận tải Giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên Cung cấp chứng từ vận tải thông thường và hoàn hảo Làm thủ tục thông quan xuất khẩu Trả chi phí bốc hàng Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này có trong hợp đồng vận tải

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải Giấy phép XK nếu cần Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Nhận hàng khi hàng được giao cho người chuyên chở Tiếp nhận hàng từ người chuyên chở Trả những phí tổn trong chừng mực phí tổn này không được tính vào cước phí

7/26/2012 86 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 87: 4 International Sales (Revised)

CIP

7/26/2012 87 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 88: 4 International Sales (Revised)

CIP…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Ký hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm Giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo và một bảo hiểm đơn hay chứng nhận BH Làm thủ tục thông quan XK Trả chi phí bốc hàng Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này có trong hợp đồng vận tải

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải Giấy phép XK nếu cần Bảo hiểm đơn (chứng nhận) Chứng từ tùy yêu cầu: Các chứng từ cần thiết khác cho việc hàng quá cảnh hoặc làm thủ tục nhập khẩu

Nhận hàng khi hàng được giao cho người chuyên chở Tiếp nhận hàng từ người chuyên chở Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền này không được tính vào cước phí

7/26/2012 88 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 89: 4 International Sales (Revised)

DAT

89 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 90: 4 International Sales (Revised)

DAT…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Giao hàng tại ga được chỉ định ở cảng hoặc điểm đích: hàng được sẵn sàng trên phương tiện vận tải, chưa được dỡ xuống Cung cấp chứng từ để người mua nhận hàng (vận đơn hoặc lệnh giao hàng) Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải

Nhận hàng từ phương tiện vận tải tại địa điểm quy định

7/26/2012 90 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 91: 4 International Sales (Revised)

DAP

91 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 92: 4 International Sales (Revised)

DAP…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Giao hàng tại điểm đích: hàng được sẵn sàng trên phương tiện vận tải, chưa được dỡ xuống Cung cấp chứng từ để người mua nhận hàng (vận đơn hoặc lệnh giao hàng) Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải

Nhận hàng từ phương tiện vận tải tại địa điểm quy định

7/26/2012 92 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 93: 4 International Sales (Revised)

DDP

7/26/2012 93 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 94: 4 International Sales (Revised)

DDP…

Nghĩa vụ chính của người bán

Chứng từ Nghĩa vụ chính của người mua

Giao hàng tại địa điểm đến quy định Cung cấp chứng từ để người mua nhận hàng (vận đơn hoặc lệnh giao hàng) Làm thủ tục thông quan xuất khẩu và nhập khẩu

Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại Chứng từ vận tải Giấy phép nhập khẩu nếu cần

Nhận hàng từ tầu tại địa điểm quy định

7/26/2012 94 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 95: 4 International Sales (Revised)

Thời hạn giao hàng

• Theo thỏa thuận trong hợp đồng: – Ngày giao hàng được ấn định – Thời hạn giao hàng được ấn định:

• Người bán có quyền chọn ngày giao hàng trong thời hạn • Người mua có quyền chọn ngày giao hàng dựa trên hoàn cảnh

– Khi người mua sắp xếp việc vận chuyển (FAS, FOB) – Khi người bán có quyền hoãn giao hàng

• Không có thỏa thuận: – Trong thời gian hợp l{

CISG – Điều 33

95 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 96: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ GIAO CHỨNG TỪ

IV.2

7/26/2012 96 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 97: 4 International Sales (Revised)

Tại sao nghĩa vụ giao chứng từ quan trọng: Rủi ro thanh toán vs. rủi ro giao hàng

NGƯỜI BÁN

• Cần được bảo đảm về thanh toán sau khi đã giao hàng: – Thu hồi tiền hàng tốn kém và mất

thời gian

– Kiện tụng tại tòa án nước ngoài

– Người mua mất khả năng thanh toán

• Thanh toán trước (cash in advance)

NGƯỜI MUA

• Cần được bảo đảm: – Hàng hóa được giao đúng hạn

– Đóng gói thích hợp

– Bảo hiểm đầy đủ

• Trả chậm (Open credit)

97 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 98: 4 International Sales (Revised)

Giải pháp

• Yêu cầu: bảo đảm người bán giao hàng và người mua thanh toán như đã giao ước

• Mua bán hàng hóa qua chứng từ: – Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó người mua

phải thanh toán dựa trên việc người bán xuất trình chứng từ sở hữu lưu thông được

– Mục đích: • Giảm rủi ro giữa người bán và người mua ở cách xa nhau

bằng cách bảo đảm rằng khi một bên chuyển quyền sở hữu thì bên kia sẽ giao tiền

98 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 99: 4 International Sales (Revised)

Chứng từ sở hữu

• Công cụ pháp l{ làm bằng chứng cho quyền sở hữu hàng hóa: – Biên lai kho cảng (dock receipt)

– Biên nhận lưu kho (warehouse receipt)

– Vận đơn (Bill of lading)

99

Người trông giữ

Người gửi giữ

Biên lai

Hàng hóa 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 100: 4 International Sales (Revised)

Chứng từ sở hữu lưu thông được (negotiable documents)

• Có thể chuyển nhượng hợp pháp từ người này sang người khác để đổi lấy giá trị tiền tệ hoặc quyền được thanh toán – Được sử dụng để chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ một bên sang người

khác mà không cần thiết phải chuyển giao việc chiếm hữu vật chất chính hàng hoá đó

– Dùng để mua bán hàng hóa trên đường vận chuyển

100

Hàng hóa

Người cầm giữ

Biên nhận

Hàng hóa

Người trông giữ

Người gửi giữ

Biên nhận

7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 101: 4 International Sales (Revised)

Vận đơn (Bill of Lading – B/L)

• Chứng từ sở hữu phát hành bởi người chuyên chở dựa trên việc nhận hàng hóa để vận chuyển

• Người vận chuyển sẽ trả hàng cho người nào nắm giữ vận đơn (holder)

101 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 102: 4 International Sales (Revised)

Người bán (Người gửi hàng)

Người mua (Người nhận hàng)

SALES CONTRACT

• Hàng hóa chuyển cho người chuyên chở

• Chứng từ được chuẩn bị

Người chuyên chở

Nhà nhập khẩu đòi hàng

B/L

B/L B/L

7/26/2012 102 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 103: 4 International Sales (Revised)

Chức năng

• Biên nhận hàng hóa

• Bằng chứng cho hợp đồng vận tải hàng hóa giữa người gửi hàng (shipper) và người vận chuyển (carrier) – Một loại chứng từ vận tải (transport document)

• Chứng từ sở hữu hàng hóa (đối với vận đơn lưu thông được)

103 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 104: 4 International Sales (Revised)

Vận đơn lưu thông được (negotiable B/L)

• Vận đơn xuất trình/vô danh (bearer B/L)

• Vận đơn theo lệnh (order B/L)

104 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 105: 4 International Sales (Revised)

Vận đơn xuất trình

• Không ghi tên người nhận hàng, cũng không ghi theo lệnh của ai – “to the bearer”

• Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ

• Chuyển nhượng cho người khác bằng trao tay vận đơn

• Nhiều rủi ro – Không phổ biến

105 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 106: 4 International Sales (Revised)

Vận đơn theo lệnh

• Không ghi rõ họ tên người nhận hàng • “order”, “to order of” *tên một người cụ thể+, “consigned to

XYZ Co. Ltd. or to order or assigns” – [tên một người cụ thể+: người gửi hàng, người nhận hàng hoặc ngân

hàng

• Chuyển nhượng bằng cách k{ hậu vào vận đơn sau khi nhận được thanh toán và trao tay cho người được k{ hậu – Vận đơn theo lệnh của người gửi hàng: người gửi hàng phải kí hậu để

người nhận hàng nhận được hàng – Kí hậu để trống, kí hậu cho một người cụ thể hay theo lệnh của một

người đó – Nếu không kí hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng

106 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 107: 4 International Sales (Revised)

Các loại vận đơn

• Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): – Không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì

hoặc không có ghi chú

– Các mô tả chỉ dành cho tình trạng bên ngoài của hàng hóa

– Hợp đồng mua bán thường yêu cầu vận đơn hoàn hảo

– Không phải là chứng nhận cho: • Hàng hóa đến nơi trong tình trạng tốt hay hàng hóa không bị thiệt

hại trong hành trình

• Chất lượng hàng hóa hay hàng hóa phù hợp với hợp đồng

107 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 108: 4 International Sales (Revised)

Các loại vận đơn…

• Vận đơn đã xếp hàng (on board B/L): – Xác nhận hàng hóa đã xếp lên tầu khi vận đơn được phát hành

• Nếu trên vận đơn (ở góc dưới bên phải) có chữ in sẵn "Nhận để xếp" (Received for Shipment hoặc Taken in Charge): Khi Thuyền trưởng kí vận đơn ,phải ghi thêm về việc đã xếp hàng – "Laden on Board 5 October 1997" hoặc "Shipped on Board 5 October 1997"

– Ngày đó là ngày giao hàng

• Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ "Shipped on Board”: không cần ghi thêm gì để chứng minh cho việc đã xếp

• Ngày kí vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu cũng là ngày giao hàng

– Hợp đồng mua bán thường yêu cầu vận đơn đã xếp hàng

108 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 109: 4 International Sales (Revised)

Các loại vận đơn…

• Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) – Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu – Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu – Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận

đơn đã xếp • Khi hàng đã thực sự xếp lên tàu, người vận chuyển có thể đóng dấu

hoặc ghi thêm chữ "Đã xếp" (Shipped on board) , cùng với tên tàu và ngày xếp hàng để vận đơn trở thành on board B/L

– Mua bán hàng hóa qua chứng từ đòi hỏi vận đơn đã xếp hàng (và hoàn hảo)

109 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 110: 4 International Sales (Revised)

Các loại vận đơn…

• Straight B/L: – Vận đơn không thể lưu thông

– Được sử dụng khi người bán dự tính chuyển giao hàng hóa cho một người nhận hàng cụ thể, ghi trong vận đơn • Người mua

• Ngân hàng của người mua

• Đại diện thương mại của người bán ở nước người mua

– Không cần xuất trình vận đơn để nhận hàng

110 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 111: 4 International Sales (Revised)

Các loại chứng từ vận tải khác

• Vận đơn hàng không (Air waybill): – Chức năng:

• Biên nhận hàng hóa • Bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển giữa người chuyên chở và

người gửi hàng – Không phải là chứng từ sở hữu – không lưu thông được – Vẫn đảm bảo thanh toán, dù mua bán không phải mua bán qua

chứng từ: • Người nhận hàng là ngân hàng và chỉ rằng hàng hóa đang ở một điểm

đến cho đến khi thanh toán được bảo lãnh bởi ngân hàng hoặc ngân hàng chấp nhận giải phóng hàng hóa

hoặc • Sử dụng cùng với phương thức thanh toán cash on delivery (COD)

111 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 112: 4 International Sales (Revised)

Các loại chứng từ vận tải khác…

• Forwarder’s B/L (House B/L): – Do người giao nhận phát hành

• Người chuyên chở phát hành vận đơn chủ (Master B/L) cho người giao nhận

– Cho phép chỉ khiếu nại người giao nhận, không phải người chuyên chở • Quyền khiếu nại người chuyên chở thuộc về người giao

nhận

– Phân biệt với biên lai nhận hàng của người giao nhận

112 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 113: 4 International Sales (Revised)

Giao chứng từ - Thanh toán

• Mua bán hàng hóa qua chứng từ gắn với các phương thức thanh toán: – Nhờ thu kèm chứng từ

– Tín dụng chứng từ

7/26/2012 113 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 114: 4 International Sales (Revised)

Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)

• Quy trình trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua để thực hiện việc đổi vận đơn lấy thanh toán – Là một phương thức thanh toán: “cash against

documents” hay “documents against payment”

– Nằm trong phương thức mua bán hàng hóa qua chứng từ

114 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 115: 4 International Sales (Revised)

Sales contract CIF Japanese port

Document against payment

Người bán Việt Nam

Người mua Nhật Bản

Ngân hàng chuyển Ngân hàng thu hộ

⑤ ⑥

7/26/2012 115 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 116: 4 International Sales (Revised)

Tín dụng chứng từ là gì?

1) Văn bản do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người yêu cầu (người mua) cam kết thanh toán cho người thụ hưởng (người bán) một số tiền khi người này xuất trình được các chứng từ phù hợp cho mục đích chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

2) Thỏa thuận để thực hiện thanh toán trong một giao dịch, theo đó ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua, người cung cấp tín dụng cho người mua hoặc người bảo lãnh đối với người thụ hưởng

116 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 117: 4 International Sales (Revised)

7/26/2012 117 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 118: 4 International Sales (Revised)

Quy trình của thư tín dụng

• (1) Hợp đồng mua bán quy định nghĩa vụ mở thư tín dụng của người mua

• (2) Người mua yêu cầu mở L/C với ngân hàng phát hành (issuing bank)

• (3), (4) L/C được chuyển tới người bán qua ngân hàng thông báo (advising bank)/ngân hàng xác nhận (confirming bank)/ngân hàng chiết khấu (negotiating bank) – Nếu hợp đồng mua bán có yêu cầu, ngân hàng của người bán sẽ

xác nhận L/C, nghĩa là ngân hàng hàng sẽ thanh toán giá hợp đồng cho người bán, nếu người bán xuất trình được các chứng từ được yêu cầu (ngân hàng xác nhận – confirming bank)

– Nếu không có yêu cầu trên, ngân hàng thông báo chỉ có vai trò như đại diện cho ngân hàng phát hành để chuyển L/C đến người bán

11 7/26/2012 118 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 119: 4 International Sales (Revised)

Quy trình của thư tín dụng…

• (5) (6) Người bán kiểm tra L/C, chuyển hàng cho người mua qua người vận chuyển, chuẩn bị bộ chứng từ theo L/C.

• (7) Người bán xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo/xác nhận và ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành

• (8) Ngân hàng thông báo/xác nhận thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu theo ủy quyền của ngân hàng phát hành (nếu có ủy quyền)

• (9) Ngân hàng thông báo/xác nhận xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành

12 7/26/2012 119 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 120: 4 International Sales (Revised)

Quy trình của thư tín dụng…

• (10) Ngân hàng phát hành kiểm tra toàn bộ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân hàng thông báo/xác nhận cùng với phí hoặc chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng này

• (11) Bộ chứng từ được giao cho người mua • (12) Người mua thanh toán cho ngân hàng như

đã thỏa thuận trước • (13), (14) Người mua chuyển chứng từ sở

hữu/vận tải cho người vận chuyển để nhận hàng

13 7/26/2012 120 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 121: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA HÀNG HÓA

IV.3

121 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 122: 4 International Sales (Revised)

Sự phù hợp

• Theo hợp đồng: – Về chất lượng, số lượng và mô tả – Về cách thức chứa đựng hay đóng gói – CISG - Điều 35 (1)

• Xác định sự phù hợp theo Điều 35 (2) – Tiêu chí khách quan – Bổ trợ cho quy định trong hợp đồng:

• Khi hợp đồng không quy định hoặc • Có quy định nhưng không đủ để xác định hàng hóa có đúng như hợp đồng yêu

cầu

– Người bán có thể không bị ràng buộc bởi Điều 35.2 nếu hợp đồng có quy định hạn chế nghĩa vụ của người bán đối với chất lượng hàng hóa

122 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 123: 4 International Sales (Revised)

Mục đích của hàng hóa

• Mục đích sử dụng thông thường (Điều 35.2 (a)) vs. mục đích cụ thể (Điều 35.2 (b)) – Điều 35.2 (b) có giá trị ưu tiên áp dụng

• Khi mục đích cụ thể được biết, thì hàng hóa phải có chất lượng cho mục đích này

– Điều 35.2 (a) chỉ áp dụng khi mục đích cụ thể không được biết

123 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 124: 4 International Sales (Revised)

Phù hợp cho mục đích mà hàng hóa được sử dụng thông thường

• Sử dụng thông thường: – Hàng hóa phải phù hợp với mục đích thương mại – có thể bán lại được – Chất lượng trung bình?

• Tiêu chuẩn nào? – của nước người bán hay nước người mua – Tiêu chuẩn quốc tế – Tiêu chuẩn chung – Dựa vào hoàn cảnh cụ thể để xác định

• Tiêu chuẩn từ luật công (public law standards) về bảo vệ người tiêu dùng, người lao động, môi trường – Người bán không buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn này của nước người

mua, trừ khi: • Các tiêu chuẩn này giống với tiêu chuẩn ở nước người bán, hoặc • Khi người bán đã thông báo, hoặc • Do hoàn cảnh đặc biệt, người bán biết hoặc buộc phải biết

124 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 125: 4 International Sales (Revised)

Phù hợp với mục đích cụ thể

• Nghĩa vụ phát sinh khi: – Người mua đã cho người bán biết công khai hoặc ẩn

{ vào thời điểm k{ hợp đồng

– Người mua dựa vào kỹ năng và phán đoán của người bán

– Sự phụ thuộc này là hợp l{

125 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 126: 4 International Sales (Revised)

Mua bán theo mẫu hàng hay mô hình

• Mẫu hàng hay mô hình: sự thỏa thuận của các bên về chất lượng và mô tả hàng hóa –Mẫu hàng (sample): được lấy ra từ hàng có sẵn

• Người bán đảm bảo hàng hóa có chất lượng giống như mẫu hàng

–Mô hình (model) có thể mô tả toàn bộ hoặc một phần hàng hóa – được cung cấp để người mua xem xét khi hàng hóa chưa có sẵn • Hợp đồng phải chỉ rõ mô hình mô tả loại chất lượng mà hàng hóa phải

• Mẫu hàng và mô hình phải do người bán cung cấp CISG – Điều 35.2 (c)

126 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 127: 4 International Sales (Revised)

Đóng gói bình thường và đầy đủ

• Sự phù hợp của hàng hóa bao gồm đóng gói: (Điều 35.2 (c)) – Đóng gói theo cách thức bình thường: dựa vào tập

quán áp dụng trong ngành thương mại đó

– Đóng gói đầy đủ: khi không có tập quán, cần phải xác định dựa trên đặc tính hàng hóa, thời gian và phương tiện vận tải, điều kiện thời tiết

127 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 128: 4 International Sales (Revised)

Xác định thời gian hàng hóa phải phù hợp với hợp đồng

• Không phù hợp tồn tại khi rủi ro được chuyển giao (Điều 36.1):

– Thời điểm chuyển rủi ro – Dù sự không phù hợp được phát hiện sau đó • Không phù hợp xảy ra sau khi rủi ro được chuyển giao (Điều

36.2) • Bởi người bán vi phạm nghĩa vụ • Vi phạm nghĩa vụ bảo hành: bảo đảm hàng hóa vẫn phù hợp với

mục đích thông thường hoặc mục đích cụ thể hay vẫn giữ chất lượng hoặc đặc tính nhất định trong một thời hạn

• Không phù hợp không có nguyên nhân từ việc sử dụng, bảo quản của người mua hoặc sự kiện bất khả kháng

128 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 129: 4 International Sales (Revised)

Loại trừ trách nhiệm của người bán

• Khi người mua biết hoặc buộc phải biết về khiếm khuyết vào thời điểm k{ kết hợp đồng – Điều 35.3

• Điều khoản loại trừ trách nhiệm (disclaimers) – Xem Điều 35.2 “agreed otherwise” và Điều 6

• Không thông báo về sự không phù hợp – Điều 39, 38

129 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 130: 4 International Sales (Revised)

Thông báo về không phù hợp

• Thông báo: – Cụ thể hóa sự không phụ hợp (Điều 39.1) – Hình thức thông báo không bắt buộc

– Phương tiện thông báo phải thích hợp (xem thêm Điều 27 – Người mua được xem là đã thông báo cho dù thông báo bị

thất lạc hay chậm trễ do phương tiện truyền tin

• Thời hạn thông báo: trong thời gian hợp l{ sau khi người mua phát hiện hoặc lẽ ra phải phát hiện (Điều 39.1)

130 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 131: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn thời gian cho thông báo về không phù hợp

• Trong vòng 2 năm kể từ ngay hàng hóa thực tế chuyển giao cho người mua, trừ khi thời hạn này không phù hợp với thời hạn bảo hành trong hợp đồng – Người mua mất quyền dựa vào sự không phù hợp để yêu

cầu biện pháp khắc phục nếu hết thời hạn 2 năm – Thời hạn 2 năm có thể được kéo dài hay thu ngắn lại bởi

thời hạn bảo hành – Thời hạn 2 năm không phải là thời hiệu khởi kiện

• CISG không quy định thời hiệu khởi kiện

131 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 132: 4 International Sales (Revised)

Kiểm tra hàng hóa

• Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc để cho hàng hóa được kiểm tra trong thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuz hoàn cảnh (Điều 38.1) – Áp dụng đồng thời với điều 39 – Không phải nghĩa vụ pháp l{, tuy vậy sự tuân thủ yêu cầu về kiểm

tra hàng hóa là vì lợi ích của chính người mua – Sự cần thiết phải kiểm tra hàng hóa: Để người bán có thể:

• Khắc phục sự không phù hợp • Chuẩn bị thương lượng hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến không phù

hợp, bao gồm cả thu thập chứng cứ • Chuẩn bị khiếu nại đối với người cung cấp

132 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 133: 4 International Sales (Revised)

Thời hạn kiểm tra hàng hóa

• Thời hạn kiểm tra hàng hóa phải được phân biệt với thời hạn gửi thông báo về không phù hợp

• Bắt đầu thời hạn: – Nếu không liên quan đến vận chuyển hàng hóa, là lúc hàng hóa

được giao cho người mua – Khi hàng hóa đến đích, nếu hợp đồng liên quan đến vận chuyển

hàng hóa (Điều 38.2) – Khi hàng hóa đến địa điểm mới, nếu:

• Địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp

• Và khi đó người mua không có khả năng hợp l{ để kiểm tra hàng hóa • Người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi k{ kết hợp đồng về khả năng

đổi lộ trình hay gửi tiếp đó

133 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 134: 4 International Sales (Revised)

Ngoại lệ cho việc không gửi thông báo về không phù hợp

• Người bán biết hoặc không thể không biết về sự không phù hợp và không tiết lộ cho người mua (Điều 40)

• Người mua có cớ hợp l{ cho việc không thông báo (Điều 44), nhưng bị giới hạn bởi thời hạn 2 năm tại Điều 39.2

• Người bán khước từ quyền được loại trừ trách nhiệm

134 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 135: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ VỀ QUYỀN SỞ HỮU

IV.4

135 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 136: 4 International Sales (Revised)

Đảm bảo quyền sở hữu (Điều 41)

• Người bán phải chịu trách nhiệm đối với các khiếm khuyết về quyền sở hữu do: – Quyền của người thứ ba:

• Khi hàng hóa thuộc sở hữu của người thứ ba • Khi quyền sở hữu của người bán bị hạn chế do hàng hóa là đối tượng

của một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng – Yêu cầu của người thứ ba

• Việc người thứ ba thực sự có quyền hay không không liên quan

• Thời điểm: thời điểm giao hàng • Loại trừ trách nhiệm:

– Người mua đồng { nhận hàng hóa – Người mua không thông báo (Điều 43.1)

136 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 137: 4 International Sales (Revised)

Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ (Điều 42.1)

• Người bán phải chịu trách nhiệm đối với các khiếm khuyết về quyền sở hữu trí tuệ do: – Quyền của người thứ ba hoặc – Yêu cầu của người thứ ba – Khi người bán biết hoặc không thể không biết vào thời

điểm k{ hợp đồng

• Thời điểm: thời điểm giao hàng • Giới hạn lãnh thổ:

– Tại nước nơi hàng hóa được sử dụng hoặc bán lại – Tại nước người mua trong các trường hợp khác

137 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 138: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn trách nhiệm đối với quyền sở hữu trí tuệ

• Người mua biết hoặc không thể không biết về quyền hoặc yêu cầu của người thứ ba vào thời điểm k{ kết hợp đồng (Điều 42.2 (a))

• Khi người bán tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức, hay các chỉ dẫn khác cung cấp bởi người mua (Điều 42.2 (b))

• Khi người mua không thông báo về quyền hạn hoặc yêu sách của người thứ ba khi người mua đã biết hoặc buộc phải biết(Điều 43.1)

138 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 139: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

V.

139 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 140: 4 International Sales (Revised)

Nghĩa vụ của người mua: Điều 53

Nhận hàng

Thanh toán • GIÁ • ĐỊA ĐIỂM • THỜI HẠN

7/26/2012 140 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 141: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ THANH TOÁN

V.1

141 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 142: 4 International Sales (Revised)

Cơ sở pháp l{

• Điều 54: – Nghĩa vụ thanh toán bao gồm cả nghĩa vụ thực hiện các thủ tục để thanh toán thực

hiện được • Điều 55:

– Xác định giá trong trường hợp hợp đồng không có quy định • Điều 56:

– Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh

• Điều 57: – Địa điểm thanh toán

• Điều 58: – Thời điểm thanh toán

• Điều 59: – Người mua phải thanh toán mà không cần người bán yêu cầu hay người bán phải

thực hiện một thủ tục nào

142 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 143: 4 International Sales (Revised)

Giá

• Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận giá cố định hoặc cách xác định giá

• Khi hợp đồng không quy định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cách xác định giá, giá thị trường được áp dụng theo Điều 55 – Hợp đồng có giá mở (open price contracts)

– Mâu thuẫn giữa Điều 14 và Điều 55 • Điều 55 áp dụng khi giá không được xác định hoặc không

thể xác định khi giao kết hợp đồng

143 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 144: 4 International Sales (Revised)

Các trường hợp áp dụng điều 55

• Các bên chủ { k{ kết hợp đồng có giá mở

• Các bên thực hiện hợp đồng cho dù để giá mở

• Khi một bên, các bên hoặc người thứ ba không xác định được giá

• Phần II của CISG bị bảo lưu

144 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 145: 4 International Sales (Revised)

Xác định giá thị trường

• Là giá nói chung được tính cho hàng hóa đó bán trong hoàn cảnh tương đương trong ngành thương mại liên quan tại thời điểm k{ kết hợp đồng (Điều 55)

• Điều 76.2 được sử dụng để xác định địa điểm xác định giá: – Tại địa điểm giao hàng

145 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 146: 4 International Sales (Revised)

Địa điểm thanh toán

• 3 cách xác định: – Địa điểm thanh toán theo thỏa thuận minh thị hay ngầm hiểu

(Điều 57.1) • Phương thức thanh toán có thể gián tiếp xác định được

– Cash before Delivery (CBD): tại cơ sở nước người bán

– Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, khi thanh toán cùng lúc với giao hàng hoặc giao chứng từ (Điều 57.1 (b)) • Document against Payment (D/P) hay Cash against Document (COD) • Cash on delivery • Letter of Credit

– Tại cơ sở kinh doanh của người người bán (Điều 57.1 (a)): • Áp dụng khi có một bên phải thực hiện nghĩa vụ trước

146 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 147: 4 International Sales (Revised)

Thời điểm thanh toán

• 2 cách xác định: – Theo thỏa thuận

– Thanh toán cùng lúc với giao hàng hoặc giao chứng từ • Khi hàng hóa hoặc chứng từ được đặt dưới sự định đoạt của

người mua (Điều 58.1) – Phụ thuộc vào điều kiện giao hàng

• Khi hợp đồng liên quan đến vận chuyển, người bán có quyền giao hàng với điều kiện hàng hóa sẽ không được chuyển giao cho người mua trừ khi người mua trả tiền (Điều 58.2) – Chú {: Nơi thanh toán là nơi đến để người bán nhận hàng, không phải là nơi

người bán giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên

147 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 148: 4 International Sales (Revised)

Quyền kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán (Điều 58(3))

• Quyền kiểm tra nhanh của người mua, thường là tại địa điểm giao hàng – Phân biệt với quyền kiểm tra về tính phù hợp của hàng

hóa quy định tại Điều 38

• Quyền này không thực hiện được nếu hoàn cảnh không cho phép: – D/P

– L/C – Cash against invoice: khi hóa đơn không đi kèm hàng hóa

mà đến trước

148 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 149: 4 International Sales (Revised)

NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG

V.2

149 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 150: 4 International Sales (Revised)

Nghĩa vụ nhận hàng

• Nhận hàng: tiếp nhận việc chiếm hữu thực tế hàng hóa – Không có { nghĩa pháp l{ như chấp nhận hàng hóa

• Bao gồm cả những hành vi mà người mua được mong đợi một cách hợp l{ để giúp người bán giao hàng (Điều 60.1) – Ví dụ: FOB – người mua phải sắp xếp phương tiện vận tải và gửi

thông báo cho người bán biết

• Vi phạm nghĩa vụ nhận hàng là cơ sở để người bán hủy hợp đồng nếu người mua không thực hiện trong thời gian người bán gia hạn theo Điều 64.1(b)

150 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 151: 4 International Sales (Revised)

Quyền không nhận hàng

• Giao hàng sớm (Điều 52.1)

• Giao hàng vượt quá số lượng (Điều 52.2)

• Giao hàng chậm khi – Vi phạm cấu thành vi phạm cơ bản (Điều 49.1(a))

– Giao hàng sau thời hạn mà người mua đã gia hạn (Điều 49.1(b))

• Hàng hóa không phù hợp nếu vi phạm cấu thành vi phạm cơ bản (theo Điều 25)

151 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 152: 4 International Sales (Revised)

MIỄN TRÁCH

VI.

152 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 153: 4 International Sales (Revised)

Điều kiện để miễn trách

• Không thực hiện hợp đồng là do trở ngại: (Xem Điều 79.1) – Ngoài sự kiểm soát

• Khách quan – Không thể lường trước được

• Vào thời điểm giao kết hợp đồng – Không thể tránh khỏi hay vượt qua được trở ngại và hậu

quả của nó • Nghĩa vụ hợp đồng vẫn có thể thực hiện được dù làm gia tăng

chi phí hoặc gây ra thua lỗ thì không đủ để miễn trừ

• Trở ngại là l{ do duy nhất dẫn đến không thực hiện hợp đồng

153 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 154: 4 International Sales (Revised)

Trách nhiệm đối với người thứ ba

• Một bên phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của người thứ ba tham gia vào thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng thuộc nghĩa vụ của bên này

• Người thứ ba: – Hoạt động độc lập và không thuộc tổ chức của một bên trong

hợp đồng – Trong phạm vi trách nhiệm của bên này – Ví dụ: người chuyên chở khi nghĩa vụ của người bán là sắp xếp

việc vận chuyển hàng hóa – Tham gia vào hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết?

• Nhà cung cấp?

154 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 155: 4 International Sales (Revised)

Miễn trách do người thứ ba không thực hiện hợp đồng

• Nghĩa vụ chứng minh đôi: –Được miễn trừ do Điều 79.1

–Người thứ ba cũng được miễn trừ theo Điều 79.1

(Xem Điều 79.2)

155 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 156: 4 International Sales (Revised)

Nghĩa vụ thông báo

• Bên viện dẫn miễn trừ phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và hậu quả của nó đối với việc thực hiện hợp đồng

• Không thông báo trong thời hạn hợp l{: –Bên viện dẫn vẫn được miễn trừ

–Bồi thường thiệt hại do không thông báo

(Xem Điều 79.4)

156 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 157: 4 International Sales (Revised)

Hậu quả của miễn trừ

• Bên viện dẫn được miễn trừ đối với biện pháp bồi thường thiệt hại

• Các biện pháp khác không được miễn trừ: – Hủy hợp đồng

– Buộc thực hiện hợp đồng

– …

157 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 158: 4 International Sales (Revised)

Điều khoản miễn trách (Force majeure clause)

• Thường được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế – Được coi là loại trừ hoặc bổ sung Điều 79

• Liệt kê các trường hợp miễn trách

• Hậu quả của miễn trách có thể linh hoạt hơn: – Trở ngại tạm thời tạm ngừng thực hiện hợp đồng

– Trở ngại vĩnh viễn hủy bỏ hợp đồng hoặc thương lượng lại

• Xem ICC Force majeure clause

158 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 159: 4 International Sales (Revised)

Hardship

• Vấn đề: – Khi có sự kiện không lường trước được xảy ra sau khi giao kết hợp đồng làm

cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn • Không đủ điều kiện để trở thành sự kiện miễn trách

• CISG không có quy định • Luật quốc gia có thể điều chỉnh:

– Buộc các bên thương lượng lại – Buộc hợp đồng phải điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh

• Điều khoản hardship (hardship clause) – Bổ sung cho Force majeure clause – Buộc thương lượng lại – Yêu cầu người thứ ba điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp – Xem thêm ICC drafting suggestions for hardship clauses

159 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 160: 4 International Sales (Revised)

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM HỢP ĐỒNG

VII.

160 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 161: 4 International Sales (Revised)

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Người bán vi phạm Người mua vi phạm

Các lựa chọn cho người mua = Điều 45

Các lựa chọn cho người bán = Điều 61

Điều 71 = Tạm hoãn thực hiện hợp đồng = Điều 71

Điều 49 = Hủy hợp đồng (hậu quả = Điều 81 – 84)

= Điều 64

Điều 50 = Giảm giá

Điều 46 + 47 = Buộc thực hiện hợp đồng trong thời hạn gia hạn

= Điều 62 + 63

Điều 74 = Bồi thường thiệt hại = Điều 74 161 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 162: 4 International Sales (Revised)

TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

VII.1

162 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 163: 4 International Sales (Revised)

Điều kiện tạm hoãn

• Có dấu hiệu rõ ràng sau khi hợp đồng được giao kết, bên kia sẽ không thực hiện phần lớn nghĩa vụ do: – Có khiếm khuyết nghiêm trọng đến khả năng thực

hiện hợp đồng hoặc trong khả năng tài chính

– Từ hành vi chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng

Điều 71.1 (a), (b)

163 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 164: 4 International Sales (Revised)

Điều kiện tạm hoãn

• Vi phạm phần lớn nghĩa vụ – Không tương ứng với vi phạm cơ bản (tại Điều 25)

• Mức độ vi phạm thấp hơn vi phạm cơ bản • Vi phạm cơ bản được dự báo trước áp dụng Điều 72

• Rõ ràng: – Sự chắc chắn của vi phạm tương lai thấp hơn so với vi phạm cơ bản

trong tương lai (Điều 72) và vi phạm cơ bản nghĩa vụ tiếp theo khi thực hiện từng phần (Điều 73)

• Sau khi hợp đồng được giao kết: – Trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng có thể có trước khi hợp đồng

được giao kết • Rõ ràng sau khi giao kết hợp đồng tạm hoãn • Được xác định trước khi giao kết hơp đồng không áp dụng tạm hoãn

164 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 165: 4 International Sales (Revised)

Thực hiện quyền tạm hoãn

• Thời hạn: – Bất cứ lúc nào từ sau khi giao kết hợp đồng đến khi

bên tạm hoãn phải thực hiện nghĩa vụ của mình

• Thông báo: – Ngay lập tức sau khi quyết định tạm hoãn (Điều

71.3)

– Hậu quả của không thông báo?

165 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 166: 4 International Sales (Revised)

Tạm hoãn chuyển giao hàng hóa cho người mua

• Quyền tạm hoãn đặc biệt cho người bán khi có các căn cứ ở Điều 71.1

• Khi người bán đã giao hàng, người bán vẫn có quyền tạm hoãn chuyển giao hàng hóa: – Hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng: ngăn cản người mua thực tế chiếm

hữu hàng hóa – Không liên quan đến việc ai là người sắp xếp vận chuyển hàng hóa – Không liên quan đến việc giao hàng đã thực hiện hay chưa

• Không ảnh hưởng đến người thứ ba – Việc người vận chuyển có thực tế chuyển giao hàng hóa hay không sẽ

được giải quyết độc lập Xem Điều 72.2

166 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 167: 4 International Sales (Revised)

Chấm dứt quyền tạm hoãn

• L{ do để tạm hoãn không còn

• Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ – Thực hiện nghĩa vụ có đúng hay không không liên

quan

• Hủy bỏ hợp đồng: khi xuất hiện vi phạm cơ bản

• Khi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được cung cấp

167 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 168: 4 International Sales (Revised)

HỦY HỢP ĐỒNG

VII.2

168 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 169: 4 International Sales (Revised)

Vi phạm cơ bản

• Chỉ có vi phạm cơ bản mới dẫn đến quyền hủy hợp đồng

• Vi phạm cơ bản: –Gây ra thiệt hại cho bên kia đáng kể tới mức lấy đi

cái mà người này có quyền được trông đợi từ hợp đồng

–Trừ khi bên vi phạm không lường trước và một người bình thường trong cùng hoàn cảnh cũng không lường trước được hậu quả đó

Điều 25

169 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 170: 4 International Sales (Revised)

Thiệt hại đáng kể

• Không chỉ là mức độ của mất mát mà còn là tầm quan trọng của lợi ích mà hợp đồng mang lại – Thiệt hại có thể chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra

trong tương lai

170 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 171: 4 International Sales (Revised)

Khả năng lường trước được của thiệt hại

• Vi phạm chỉ là cơ bản khi bên vi phạm đã biết (hoặc một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ biết) rằng mong đợi như vậy sẽ được tạo ra khi bên kia giao kết hợp đồng – Khi tầm quan trọng của nghĩa vụ được xác định rõ

ràng trong hợp đồng

– Khi tầm quan trọng của nghĩa vụ được thể hiện qua đàm phán, thương lượng

171 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 172: 4 International Sales (Revised)

Quyền hủy hợp đồng của người mua

• 2 trường hợp – Người bán vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

– Đối với vi phạm không giao hàng, nếu •Người bán không giao hàng trong thời hạn gia hạn mà người mua ấn định theo Điều 47.1

hoặc

•Người bán tuyên bố không giao hàng trong thời hạn gia hạn đó

Điều 49.1

172 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 173: 4 International Sales (Revised)

Quyền hủy hợp đồng của người bán

• 2 trường hợp –Người mua vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

–Trong thời hạn gia hạn do người bán ấn định theo Điều 63.1, người mua: • Không thanh toán hoặc không tiếp nhận hàng hóa

hoặc

• Tuyên bố không thực hiện trong thời hạn đó

Điều 64.1

173 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 174: 4 International Sales (Revised)

Các trường hợp khác

• Nếu có bằng chứng cho thấy một bên sẽ vi phạm cơ bản, bên kia có quyền hủy hợp đồng (Điều 72)

• Hủy hợp đồng trong trường hợp giao hàng từng phần: xem Điều 73

174 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 175: 4 International Sales (Revised)

Tuyên bố hủy hợp đồng

• Hủy hợp đồng phải được tuyên bố đến bên kia (Điều 26) – Gia hạn thực hiện hợp đồng không dẫn đến hủy hợp

động thì thời hạn hết, trừ khi thông báo gia hạn có tuyên bố hủy hợp đồng khi hết thời hạn

175 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 176: 4 International Sales (Revised)

Thời hạn người mua phải tuyên bố hủy hợp đồng

• Chậm giao hàng: – Chưa giao hàng: không giới hạn thời hạn tuyên bố hủy hợp đồng – Đã giao hàng: Phải tuyên bố trong thời hạn hợp l{

• Vi phạm các nghĩa vụ khác: Tuyên bố trong thời hạn hợp l{: – Sau khi người mua đã biết hoặc buộc phải biết về vi phạm – Sau khi hết thời hạn gia hạn do người mua ấn định theo Điều 47.1 hoặc

người bán tuyên bố không thực hiện trong thời hạn đó – Sau khi hết thời hạn gia hạn do người bán đưa ra theo Điều 48.2 hoặc

sau khi người mua tuyên bố không chấp nhận thực hiện hợp đồng Điều 49.2

176 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 177: 4 International Sales (Revised)

Thời hạn người bán phải tuyên bố hủy hợp đồng

• Chậm thanh toán: trước khi người bán được biết về việc thực hiện hợp đồng

• Các vi phạm khác: trong thời hạn hợp l{ –Sau khi người bán đã biết hoặc buộc phải biết về vi

phạm

–Sau khi hết thời hạn gia hạn được ấn định bởi người bán theo Điều 63.1 hoặc người mua tuyên bố không thực hiện trong thời hạn đó

Điều 64.2

177 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 178: 4 International Sales (Revised)

Hậu quả của hủy hợp đồng

• Giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ hợp đồng • Hoàn lại những gì đã được thanh toán hoặc được cung cấp

Điều 81 • Mất quyền hủy hợp đồng của người mua: xem Điều 82, 83 • Người bán phải trả cả lãi trên số tiền đã được thanh toán từ ngày được

thanh toán –Nếu người bán phải hoàn trả lại số tiền đã nhận

Điều 84.1 • Người mua phải hoàn trả cả những lợi ích phát sinh

–Nếu người mua phải hoàn trả lại hàng hóa hoặc một phần hàng hóa Điều 84.1 (a)

–Nếu người mua tuyên bố hủy hợp đồng hoặc yêu cầu người bán giao hàng thay thế, khi hàng hóa hoặc một phần hàng hóa không thể hoàn trả được

Điều 84.1 (b)

178 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 179: 4 International Sales (Revised)

GIẢM GIÁ

VII.3

179 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 180: 4 International Sales (Revised)

Điều kiện

• Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – Thông báo về sự không phù hợp (Điều 39)

• Tuyên bố giảm giá • Ưu tiên cho người bán khắc phục: Người mua mất

quyền giảm giá (Điều 50, câu 2) – Nếu người bán khắc phục sự vi phạm theo Điều 37 hay

Điều 48

hoặc – Nếu người mua từ chối tiếp nhập việc thực hiện của người

bán theo Điều 37 hay Điều 48

180 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 181: 4 International Sales (Revised)

Tính toán giá giảm

•Giá giảm được tính theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng

(Điều 50, câu 1)

181 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 182: 4 International Sales (Revised)

Hậu quả

• Giảm số tiền phải thanh toán nếu chưa thanh toán

• Yêu cầu hoàn trả số tiền giảm tương ứng nếu đã thanh toán

• Quan hệ với các biện pháp khắc phục khác: – Không được yêu cầu khắc phục khiếm khuyết hay

tuyên bố hủy hợp đồng

– Có thể kết hợp cùng với bồi thường thiệt hại

182 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 183: 4 International Sales (Revised)

BUỘC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

VII.4

183 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 184: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn của biện pháp buộc thực hiện hợp đồng

• Buộc thực hiện hợp đồng là biện pháp khắc phục dựa trên phán quyết

• Tòa án không bị buộc phải quyết định áp dụng buộc thực hiện hợp đồng khi một bên yêu cầu, trừ khi tòa án được làm như vậy theo luật quốc gia đối với hợp đồng mua bán tương tự

(CISG – Điều 28)

–Civil law vs. Common law

184 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 185: 4 International Sales (Revised)

Quyền buộc thực hiện hợp đồng của NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA YÊU CẦU

BUỘC THỰC HIỆN HỢP

ĐỒNG

GIA HẠN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Quyền của người bán được sửa chữa (Điều 48)

Đòi bồi thường thiệt hại do chậm trễ

Không được yêu cầu các biện pháp khác

(CISG – Điều 47)

185 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 186: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn quyền của người mua

• Người mua đã viện dẫn các biện pháp khác không phù hợp với buộc thực hiện hợp đồng (Điều 46)

• Tòa án không bị buộc phải áp dụng buộc thực hiện hợp đồng (Điều 28)

• Trở ngại đến buộc thực hiện hợp đồng – Miễn trừ (Điều 79, 80)

– Không thể thực hiện được, không hợp l{

186 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 187: 4 International Sales (Revised)

Hàng hóa không phù hợp

NGƯỜI MUA YÊU CẦU

BUỘC THỰC HIỆN HỢP

ĐỒNG

Hàng hóa không phù hợp

Thay thế hàng hóa

Sửa chữa

Vi phạm cơ bản

Hợp lý

(CISG – Điều 46.2,3)

187 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 188: 4 International Sales (Revised)

Quyền của người mua yêu cầu giao hàng hóa thay thế

• Điều kiện: (Điều 46.2) – Khi hàng hóa không phù hợp tạo thành vi phạm cơ

bản • Giao hàng đã thực hiện

• Vi phạm cơ bản được xác định bởi: – Tầm quan trọng của khiếm khuyết

– Khiếm khuyết không được khắc phục

– Yêu cầu thay thế hàng hóa đưa ra cùng với thông báo về sự không phù hợp (Điều 39) hoặc trong thời hạn hợp l{ sau đó

188 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 189: 4 International Sales (Revised)

Quyền của người bán được chọn giữa sửa chữa hoặc giao hàng hóa thay thế

• Khi khiếm khuyết có thể khắc phục bằng sửa chữa hay thay thế, người bán có quyền viện dẫn Điều 48.1 để sửa chữa hàng hóa

• Điều kiện thực hiện quyền sửa chữa của người bán – Không được trì hoãn bất hợp l{ – Không gây bất tiện cho người mua – Hoàn trả cho người mua những chi phí phát sinh – Thông báo cho người mua biết

189 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 190: 4 International Sales (Revised)

Quyền của người mua yêu cầu sửa chữa

• Điều kiện: (Điều 46.3) –Khi hàng hóa không phù hợp

• Giao hàng đã thực hiện

–Hợp l{ dựa trên các hoàn cảnh • Cân nhắc giữa chi phí sửa chữa với lợi ích mà người mua đạt được

–Yêu cầu thay thế hàng hóa đưa ra cùng với thông báo vê sự không phù hợp (Điều 39) hoặc trong thời hạn hợp l{ sau đó

190 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 191: 4 International Sales (Revised)

Gia hạn

• Người mua ấn định thời hạn gia hạn với độ dài hợp l{ để người bán thực hiện nghĩa vụ

• Người mua không được viện dẫn các biện pháp khắc phục khác trong thời hạn gia hạn –Trừ khi người bán tuyên bố không thực hiện trong thời hạn gia hạn

• Người mua được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện

Điều 47

191 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 192: 4 International Sales (Revised)

Quyền buộc thực hiện hợp đồng của NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN YÊU CẦU

BUỘC THỰC HIỆN HỢP

ĐỒNG

GIA HẠN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Đòi bồi thường thiệt hại do chậm trễ

Không được yêu cầu các biện pháp khác

• Yêu cầu thanh toán • Yêu cầu nhận hàng

(CISG – Điều 62, 63) 192 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 193: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn quyền của người bán

• Người bán đã viện dẫn các biện pháp khác không phù hợp với buộc thực hiện hợp đồng (Điều 62)

• Tòa án không bị buộc phải áp dụng buộc thực hiện hợp đồng (Điều 28)

• Trở ngại đến buộc thực hiện hợp đồng – Miễn trừ (Điều 79, 80) – Không thể thực hiện được, không hợp l{

• Người bán bán lại hàng hóa(Điều 88): – Khi người mua chậm tiếp nhận hàng hóa hoặc thanh toán tiền

hàng một cách bất hợp l{ (Điều 88.1) – Hoặc khi hàng hóa bị hư hỏng nhanh chóng hoặc việc bảo quản

gây ra chi phí bất hợp l{ (Điều 88.2)

193 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 194: 4 International Sales (Revised)

Gia hạn

• Người bán ấn định thời hạn gia hạn với độ dài hợp l{ để người mua thực hiện nghĩa vụ

• Người bán không được viện dẫn các biện pháp khắc phục khác trong thời hạn gia hạn –Trừ khi người mua tuyên bố không thực hiện trong thời hạn gia hạn

• Người bán được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện

Điều 63

194 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 195: 4 International Sales (Revised)

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

II.7 (e)

195 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 196: 4 International Sales (Revised)

Tổng quan

• Điều 74 – Phạm vi của yêu cầu bồi thường thiệt hại

• Điều 75, 76: – Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy

• Điều 77: – Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại

• Đều 78: – Lãi chậm trả

196 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 197: 4 International Sales (Revised)

Bồi thường thiệt hại

• Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bằng với tổn thất, bao gồm cả khoản lợi bị mất mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của vi phạm hợp đồng

• Tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn tổn thất, như là hậu quả tất yếu của vi phạm hợp đồng, mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà người này sau đó đã biết hoặc đáng lẽ phải biết

Điều 74

197 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 198: 4 International Sales (Revised)

Căn cứ phát sinh

• Quyền đối với bồi thường thiệt hại phát sinh khi – Có vi phạm hợp đồng

• Không tính đến vi phạm có cơ bản hay không

– Có thiệt hại đến người bị vi phạm

– Có mối liên hệ nhân quả giữa vi phạm hợp đồng và thiệt hại

• Bồi thường thiệt hại phát sinh không tính đến lỗi của bên vi phạm – Bồi thường thiệt hại được miễn trách theo Điều 79, 80

198 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 199: 4 International Sales (Revised)

Phạm vi của bồi thường thiệt hại

• Nguyên tắc: – Bồi thường toàn bộ với mục đích giúp cho người bị

vi phạm đạt được việc thực hiện như trong hợp đồng yêu cầu • Không giới hạn ở giá trị kinh tế của thiệt hại

• Làm cho người bị thiệt hại ở vị trí như khi hợp đồng được thực hiện đúng – Khoản lợi đáng lẽ được hưởng

– Kể cả thiệt hại phi tiền tệ

199 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 200: 4 International Sales (Revised)

Giới hạn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

• Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại có khả năng lường trước được bởi người vi phạm (xem Điều 74 câu 2)

• Ví dụ: Các thiệt hại có thể lường trước được – Hàng hóa không phù hợp:

• Giảm giá trị hàng hóa • Chi phí khắc phục: chi phí sửa chữa…

– Chậm thanh toán: • Chi phí cho việc vay nợ • Thất thoát do tỉ giá thanh đổi

– Chậm tiếp nhận hàng hóa: • Chi phí bảo quản • Lợi nhuận giảm sút

200 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 201: 4 International Sales (Revised)

Phạt vi phạm

• Liquidated damages/Penalty

• CISG không quy định

• Hợp đồng có thể có điều khoản phạt vi phạt – Điều khoản phạt vi phạm được công nhận như thế

nào phụ thuộc vào luật quốc gia

201 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 202: 4 International Sales (Revised)

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng

HỦY HỢP ĐỒNG

Người bán bán lại hàng hóa

Người mua mua hàng thay thế

Chênh lệch của giá hợp đồng và giá giao dịch thay thế

THIỆT HẠI

Ë

Thiệt hại khác

Không có giao dịch thay thế

Chênh lệch của giá hợp đồng và giá hiện tại

THIỆT HẠI

Ë

Thiệt hại khác CISG – Điều 75, 76

202 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 203: 4 International Sales (Revised)

Có giao dịch thay thế

• Tiền bồi thường thiệt hại bao gồm: –Chênh lệch lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế

hay bán lại hàng

–Các khoản khác theo Điều 74

• Điều kiện của giao dịch thay thế: –Hợp l{

–Trong thời hạn hợp l{ sau khi hủy hợp đồng

Điều 75

203 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 204: 4 International Sales (Revised)

Không có giao dịch thay thế

• Tiền bồi thường thiệt hại bao gồm: – Chênh lệch lệch giữa giá hợp đồng và giá hiện tại lúc hủy hợp

đồng • Nếu người yêu cầu bồi thường thiệt hại đã tiếp nhận hàng hóa thì giá

hiện tại là giá lúc tiếp nhận hàng hóa – Các khoản khác theo Điều 74

• Xác định giá hiện tại: – Giá hiện tại ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện Hoặc nếu không có – Giá hiện tại ở một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một

cách hợp l{, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa

204 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 205: 4 International Sales (Revised)

Hạn chế tổn thất

• Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của người bị vi phạm –Người bị vi phạm phải có những biện pháp hợp l{ để

hạn chế thiệt hại, kể cả thiệt hại về lợi nhuận

–Nếu không, người vi phạm có quyền yêu cầu giảm trừ tương ứng phần thiệt hại lẽ ra có thể hạn chế được

CISG – Điều 77

205 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế

Page 206: 4 International Sales (Revised)

Lãi suất chậm thanh toán

VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN

THIỆT HẠI

LÃI SUẤT trên khoản phải

thanh toán

THIỆT HẠI KHÁC theo Điều 74

CISG – Điều 78 206 7/26/2012 701009 - Mua bán Hàng hóa Quốc tế