Top Banner
8

3. qtxulytainanlaodong

Jan 19, 2017

Download

Education

hoasengroup
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 3. qtxulytainanlaodong
Page 2: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 01/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

TRANG KIỂM SOÁT BAN HÀNH, SỬA ĐỔI

Lần ban hành, ngày ban hành

Trang sửa đổi Nội dung chính ban hành, sửa đổi

01 01/08/2010 Ban hành áp dụng lần đầu

02 15/06/2011 Toàn bộ Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp thực tế áp dụng

03 20/07/2012 Toàn bộ Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với quy định

của pháp luật

DANH SÁCH PHÂN PHỐI TÀI LIỆU

STT Đơn vị được nhận tài liệu Nhận bản photo (ghi rõ số lượng)

Nhận file mềm (đánh dấu “X” vào nếu được nhận)

1 Bộ phận ATLĐ 1 X 2 Bộ phận y tế 1 X 3 Bảo trì điện 1 X 4 Bảo trì cơ 1 X 5 Dây chuyền mạ màu 1 X 6 Dây chuyền mạ NOF 1 X 7 Phòng KCS – Hóa nghiệm 1 X 8 Phòng Kĩ thuật vật tư 1 X

Page 3: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 02/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. MỤC ĐÍCH

- Quy định trình tự các bước xử lý khi xảy ra tai nạn lao động tại Công ty, phân định trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân liên quan để giúp cho công tác sơ cấp cứu nạn nhân, điều tra, xử lý tai nạn được nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG - Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho toàn Công ty.

3. TRÁCH NHIỆM - BP ATLĐ có trách nhiệm triển khai thực hiện quy trình này

4. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 4.1 Định nghĩa

- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm: + Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,

nhiệm vụ lao động. + Tại nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân

công của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản. + Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt

cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép. - Có 3 loại tai nạn lao động:

+ Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y).

+ Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những chấn Thương được quy định cụ thể tại mục 5.3.

+ Tai nạn lao động nhẹ là tai nạn mà người bị nạn không thuộc 2 trường hợp trên. 4.2 Từ viết tắt

- Ban TGĐ : Ban Tổng Giám đốc. - BP. : Bộ phận - ATLĐ : An toàn lao động - ATVSV : An toàn vệ sinh viên - TNLĐ : Tai nạn lao động - BHLĐ : Bảo hộ lao động - Sở LĐ-TBXH : Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Page 4: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 03/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

5. NỘI DUNG 5.1 Quy trình xử lý TNLĐ

TT LƯU ĐỒ TRÁCH NHIỆM DIỄN GIẢI NỘI DUNG TÀI LIỆU/BIỂU

MẪU

1

- Người phát hiện

- ATVSV - ATLĐ - Trưởng

đơn vị

- Khi phát hiện TNLĐ, người phát hiện phải báo ngay cho ATVSV/trưởng đơn vị/nhân viên y tế/phụ trách ATLĐ.

- Phụ trách ATLĐ thông báo đến các thành viên trong đoàn điều tra TNLĐ để tiến hành điều tra, xử lý TNLĐ.

- Trưởng đơn vị có trách nhiệm ổn định tình hình, chỉ đạo việc cứu hộ nạn nhân và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.

- ATVSV có trách nhiệm hỗ trợ trưởng đơn vị xử lý các tình huống khẩn cấp và ghi nhận sơ lược hiện trường để thông tin lại cho đoàn điều tra nắm bắt sự việc kịp thời.

- Trong trường hợp TNLĐ gây chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên: phụ trách ATLĐ có trách nhiệm báo cáo cho Thanh tra Sở LĐ-TBXH, cơ quan công an nơi xảy ra TNLĐ (xin ý kiến chỉ đạo của Ban TGĐ trước khi khai báo).

“Phiếu khai báo TNLĐ” (gửi đến cơ quan chức năng).

2

- Trưởng đơn vị

- ATVSV - ATLĐ - Y tế

- Tai nạn nhẹ: Nhân viên Y tế kết hợp với đội sơ cấp cứu tiến hành chăm sóc cho nạn nhân tại Công ty.

- Tai nạn nặng: Nhân viên Y tế sơ cứu cho nạn nhân đồng thời phối hợp với phụ trách ATLĐ, đội sơ cấp cứu chuyển nạn nhân đến bệnh viện để điều trị.

- Sau khi nạn nhân xuất viện, phụ trách ATLĐ chuyển toàn bộ hồ sơ TNLĐ, hồ sơ bệnh án cho BP.Nhân sự để tiến hành làm các thủ tục theo quy định.

Lưu ý: Trong quá trình cứu hộ nạn nhân và ngăn chặn rủi ro mà làm ảnh hưởng, xáo trộn đến hiện trường vụ TNLĐ thì ATVSV/phụ trách ATLĐ phải ghi nhận lại sự việc/chụp ảnh trước khi thực hiện.

“Hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động” - YTE.HD.SCTN

3

- ATVSV - ATLĐ - Trưởng

đơn vị

- Phụ trách ATLĐ phối hợp với ATVSV, trưởng đơn vị xem xét hiện trường và ghi lại diễn biến sự việc.

Lưu ý: Trong trường hợp ca đêm hoặc phụ trách ATLĐ vắng mặt, ATVSV phải nắm bắt tình hình và báo cáo lại cho phụ trách ATLĐ nội dung sự việc.

Phát hiện và thông

báo TNLĐ

Chăm sóc cho nạn

nhân

Xem xét hiện trường – Ghi nhận sự việc

Page 5: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 04/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

4

- Đoàn điều tra TNLĐ

- ATVSV - Trưởng

đơn vị

- Đoàn điều tra TNLĐ kết hợp với ATVSV, trưởng đơn vị tiến hành điều tra nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn.

- Đối với TNLĐ nặng (chết người), đoàn điều tra phối hợp với cơ quan chức năng để tiến hành điều tra (Đoàn điều tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, bằng chứng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng).

- Sau khi có sự thống nhất giữa các thành viên trong đoàn điều tra và trưởng đơn vị xảy ra tai nạn, đoàn điều tra tiến hành lập “Biên bản điều tra TNLĐ”.

- Đoàn điều tra tổ chức cuộc họp và lập “Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động” ngay khi hoàn thành điều tra.

- “Biên bản điều tra tai nạn lao động”.

- “Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động”.

5

- Đoàn điều tra TNLĐ

- ATLĐ - Trưởng

đơn vị

- Gửi biên bản và kết quả điều tra đến các bên có liên quan.

- Dán “Biên bản điều tra TNLĐ” lên bảng thông báo để thông tin cho toàn thể công nhân được biết.

- Đối với TNLĐ chết người: phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm phối hợp với trưởng các đơn vị để xử lý hậu quả được yêu cầu trong “Biên bản điều tra TNLĐ” do cơ quan chức năng lập.

6

- ATLĐ

- Sau 2 ngày làm việc kể từ khi công bố “Biên bản điều tra TNLĐ”, BP.ATLĐ phải thống kê tai nạn vào “Sổ thống kê tai nạn lao động”.

- Hằng tháng, BP.ATLĐ lập báo cáo số vụ TNLĐ xảy ra trong tháng gửi Ban Giám đốc và BP.ISO.

- Định kỳ 6 tháng và 1 năm, BP.ATLĐ phải gửi “Báo cáo tổng hợp tình hình TNLĐ” cho Sở LĐ-TBXH.

- “Sổ thống kê TNLĐ”

- “Thống kê TNLĐ hàng tháng” -QT.TNLĐ.BM01

- “Bảng theo dõi hành động khắc phục sự cố TNLĐ” - QT.TNLĐ.BM02

- “Báo cáo tổng hợp tình hình TNLĐ”

7

- Các đơn

vị liên quan

- Hồ sơ TNLĐ chết người phải lưu giữ trong thời gian 15 năm.

- Hồ sơ các TNLĐ khác lưu giữ cho đến khi người bị tai nạn nghỉ hưu.

Điều tra nguyên nhân

Thống kê - báo cáo

Lưu hồ sơ

Xử lý hậu quả

Page 6: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 05/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

5.2 Một số quy định trong điều tra, xử lý TNLĐ

- Quy định thời gian điều tra nguyên nhân và lập biên bản TNLĐ: + Không quá 02 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nhẹ; + Không quá 05 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nặng; + Không quá 15 ngày làm việc đối với tai nạn lao động làm từ hai người bị tai nạn

nặng trở lên; + Không quá 20 ngày làm việc đối với các vụ tai nạn lao động chết người. Không quá

40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.

- Đội sơ cấp cứu có trách nhiệm sơ cứu nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp mà cán bộ y tế chưa có mặt kịp thời (tham khảo hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động mã số YTE.HD.SCTN).

- Trưởng đơn vị phải tạo điều kiện cho người chứng kiến hỗ trợ trong công tác điều tra xác định nguyên nhân.

- Người làm chứng phải mô tả đúng thực tế sự việc, không được phép che giấu sự thật. - Quy định trình tự điều tra nguyên nhân: Đoàn điều tra khẩn trương đến nơi xảy ra tai nạn

lao động, tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau: + Xem xét hiện trường. + Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan. + Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan. + Phân tích thông tin, bằng chứng để đưa ra kết luận. + Kết luận vào biên bản điều tra TNLĐ. + Công bố biên bản điều tra TNLĐ.

5.3 Danh mục các chấn thương được xếp vào loại tai nạn lao động nặng:

STT Bộ phận bị tổn thương Biểu hiện của tổn thương

1 Đầu, mặt,

cổ

- Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; dập não; máu tụ trong sọ; vỡ sọ; bị lột da đầu;

- Tổn thương đồng tử mắt; vỡ và dập các xương cuốn của sọ; vỡ các xương hàm mặt; tổn thương phần mềm rộng ở mặt;

- Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.

2 Ngực, bụng

- Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; hội chứng chèn ép trung thất, dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng.

- Gãy xương sườn; tổn thương phần mềm rộng ở bụng; bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; thủng/vỡ tạng trong ổ bụng.

- Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; vỡ, trật xương

Page 7: 3. qtxulytainanlaodong

QUY TRÌNH Mã số: QT.TNLĐ Lần ban hành: 03 Ngày hiệu lực: 20/07/2012 Trang: 06/07

XỬ LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG

sống; vỡ xương chậu; tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;

- Tổn thương cơ quan sinh dục.

3 Phần chi trên

- Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; trật, trẹo các khớp xương.

4 Phần chi

dưới

- Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới.

- Bị thương rộng khắp ở chi dưới; - Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân

và các ngón.

5 Bỏng

- Bỏng độ 3; - Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; - Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; - Bỏng điện nặng; - Bị bỏng lạnh độ 3; - Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3.

6 Nhiễm độc ở mức độ

năng

- Ôxít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;

- Ôxít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;

- Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;

- Ôxít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất;

- Nhiễm độc cấp các loại hoá chất bảo vệ thực vật; - Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký.

Page 8: 3. qtxulytainanlaodong