Top Banner
KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM GS.TS. Trần Thục, PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Mai Văn Khiêm, TS. Nguyễn Xuân Hiển Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Hà Nội, 4/2014 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------
23

2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Nov 15, 2014

Download

Travel

duanesrt

Hội thảo "Du lịch có trách nhiệm trước tác động của biến đổi khí hậu" là một trong những hoạt động của Dự án EU tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2014 (VITM 2014) được tổ chức ngày 4/4/2014. Mục đích của Hội thảo là nhằm nâng cao năng lực, nhận thức cũng như hành động của mỗi đối tác, đảm bảo du lịch phát triển trong sự hài hòa với môi trường.
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM

GS.TS. Trần Thục, PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng,TS. Mai Văn Khiêm, TS. Nguyễn Xuân Hiển

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Hà Nội, 4/2014

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGVIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

------------------------------------------------

Page 2: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Nội dung trình bày

1. Các kịch bản phát thải khí nhà kính;

2. Kịch bản biến đổi khí hậu;

3. Kịch bản nước biển dâng;

4. Khuyến nghị trong sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

Page 3: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Health ImpactsWeather-related MortalityInfectious DiseasesAir Quality-Respiratory Illnesses

Agriculture ImpactsCrop yieldsIrrigation demands

Water Resource ImpactsChanges in water supplyWater qualityIncreased competition for waterImpacts on Coastal AreasErosion of beachesInundate coastal landsCosts to defend coastal communities

Forest ImpactsChange in forest compositionShift geographic range of forestsForest Health and Productivity

Species and Natural AreasShift in ecological zonesLoss of habitat and speciesSpread of invasive species

Tại sao ta cần kịch bản BĐKH?

Climate Changes

Sea Level Rise

Temperature

Precipitation

The level of detail depends on the objectives of the decision-makers, e.g. less detail is required for general awareness-raising than designing a new road

Page 4: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Định nghĩa về kịch bản BĐKH (IPCC, 2007)CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUANCÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Page 5: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Lựa chọn kịch bản phát thải KNK

Các kịch bản phụ thuộc vào:•Sự phát triển quy mô toàn cầu;•Dân số và mức độ tiêu dùng;•Chuẩn mực cuộc sống, lối sống;•Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng;•Chuyển giao công nghệ;•Thay đổi sử dụng đất.

Page 6: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

40 KỊCH BẢNA1FI, A2: CaoB2, A1B : Trung bìnhA1T, B1 : Thấp

A1FI, A2: CaoB2, A1B : Trung bìnhA1T, B1 : Thấp

Các Kịch bản phát thải khí nhà kính

Page 7: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Kịch bản phát thải

Mô hình khí hậu

Mô hình tác động

Kế hoạch hành động

Phương pháp đã sử dụng

100-250 km 10-25 km 50-500 m

Kịch bản

BĐKH

Kịch bản

BĐKH

• Mô hình thống kê• Mô hình khí hậu động lực • Các phương pháp nội, ngoại

suy, chuyên gia

Page 8: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

20092009 20112011Kịch bản BĐKH cho Việt Nam

Page 9: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

1. Quy mô không gian: ~ 30km X 30km

2. Quy mô thời gian : tháng, mùa, năm

3. Kết quả tính cho tương lai: Từng thập kỷ, đến 2100

4. Các yếu tố:- Mức thay đổi nhiệt độ trung bình tháng, mùa, năm, cao

nhất, thấp nhất (0C)- Mức thay đổi lượng mưa trung bình tháng, mùa, năm,

mưa ngày lớn nhất (%)- Một số yếu tố khác như thay đổi khí áp (pa), độ ẩm

tương đối (%),…

Mức độ chi tiết:

Page 10: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

-Thời kỳ chuẩn, so sánh (baseline): 1980-1999 (20 năm)

Đối với nhiệt độ

Đối với lượng mưa

Page 11: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Về nhiệt độ: - Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ trung bình tăng 2-3oC trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. - Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2-3,0oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,2-3,5oC. - Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng 10-20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.

Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam - 2011Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam - 2011

Page 12: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Về lượng mưa: -Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2-7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%.

- Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng.

- Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam - 2011Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam - 2011

Page 13: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Một số nhận định ban đầu về XTNĐ:

- Trong thế kỷ 21, hoạt động của XTNĐ ở Biển Đông nói chung không tăng rõ rệt về số lượng;- Tần số XTNĐ ở Bắc Biển Đông, trong đó có Vịnh Bắc Bộ có dấu hiệu giảm nhưng tồn tại các điều kiện cho sự phát triển các cơn bão mạnh;- Tần số XTNĐ ở giữa và Nam Biển Đông có dấu hiệu tăng nhưng không thuận lợi cho sự phát triển các cơn bão mạnh;- Các nhận định nói trên tương đối phù hợp với diễn biến trong quá khứ của XTNĐ trong khu vực Biển Đông.

Page 14: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng kịch bản NBD toàn cầu từ nhiều

mô hình khác nhau để chọn kịch bản để xây dựng KB NBD cho VN;

Tính toán NBD ở VN trong quá khứ (theo số liệu quan trắc và số liệu vệ tinh)

Tính toán NBD cho tương lai dựa vào xu thế của quá khứ và kich bản NBD toàn cầu cho từng khu vực.

0

20

40

60

80

100

2000 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

NămM

ức

tăn

g m

ực

ớc

(cm

)

Kịch bản A1FI_Cận trên Kịch bản A1FI_Cận dưới

Kịch bản B2_Cận trên Kịch bản B2_Cận dưới

Kịch bản B1_Cận trên Kịch bản B1_Cận dưới

Các kịch bản mực nước biển dâng toàn cầu

Page 15: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Kịch bản NBD cho Việt Nam1) Khu vực 1: Móng Cái – Hòn Dáu (Quảng

Ninh và bắc Thành phố Hải Phòng);

2) Khu vực 2: Hòn Dáu - Đèo Ngang (nam TP Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh);

3) Khu vực 3: Đèo Ngang - Đèo Hải vân (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế);

4) Khu vực 4: Đèo Hải Vân - Mũi Đại Lãnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên);

5) Khu vực 5: Mũi Đại Lãnh - mũi Kê Gà (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận);

6) Khu vực 6: Mũi Kê Gà - Mũi Cà Mau (Nam Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau);

7) Khu vực 7: Mũi Cà Mau - Hà Tiên (Cà Mau, Kiên Giang).

Page 16: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

• KB phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54-72cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm.

• KB phát thải trung bình (B2): Mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62-82cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49-64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57-73cm.

• KB phát thải cao (A1FI): Mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85-105cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66-85cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm.

Tóm tắt kết quả kịch bản NBD

Page 17: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

NGUY CƠ NGẬP THEO CÁC MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG

Page 18: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 1m (nếu không có giải pháp ứng phó)

DT có nguy cơ ngập: 20.876 Km2 (6,3%)

Nếu mực nước biển dâng 1m:•39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích vùng ĐBSH và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung, trên 20% diện tích TP HCM có nguy cơ bị ngập;

•35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL, trên 9% dân số vùng ĐBSH và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung, 7% dân số TP HCM bị ảnh hưởng trực tiếp;

•4% hệ thống đường sắt, 9% quốc lộ, 12% tỉnh lộ bị ảnh hưởng.

Page 19: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

Khu vực đồng bằng sông Hồng và Q NinhKhu vực đồng bằng sông Hồng và Q Ninh

Tỉnh % Q Ninh 11.3Ha Noi 0.3Ha Nam 6.0Hai Phong 17.4Hung Yen 3.3Hai Duong 7.2Bac Ninh 1.6Ninh Binh 10.2Thai Binh 31.2Nam Dinh 24.4Vinh Phuc 0.0

Page 20: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

AnGiang 2.2%BacLieu 45.7%BenTre 33.3%CaMau 55.9%CanTho 19.0%DongThap 4.8%VinhLong 15.6%TraVinh 27.8%SocTrang 51.2%TienGiang 30.3%LongAn 28.5%KienGiang 74.8%HauGiang 79.4%

ĐBSCL 39%

Page 21: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

1) Việc sử dụng KB trong đánh giá tác động và xây dựng KHHĐ ứng phó BĐKH, cần xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương với các tiêu chí: tính đặc thù của ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về KT-XH, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.

2) Khi áp dụng KB, khuyến nghị thực hiện các bước:

• Xác định các thông số khí hậu quan trọng đối với ngành và đối tượng nghiên cứu phù hợp với địa phương;

• Chọn kịch bản BĐKH, NBD cho địa phương từ kịch bản QG;

• Có thể sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực, mô hình đánh giá tác động nhằm cung cấp những thông tin đầu vào khác như sự thay đổi chế độ dòng chảy, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, biến đổi đường bờ, sự nâng hạ và sụt lún địa chất v.v. phục vụ xây dựng và triển khai kế KHHĐ ứng phó BĐKH.

Khuyến nghị sử dụng Kịch bản

Page 22: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

3) Việc triển khai, xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH không nhất thiết phải tiến hành đại trà ở quy mô thế kỷ, mà cần phải có phân kỳ thực hiện. Cần xác định mức độ ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn và nguồn lực có được trong từng giai đoạn để lựa chọn KB phù hợp nhất.

• KB thấp và KB trung bình được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn;

• KB cao cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.

4) IPCC sẽ công bố KB BĐKH toàn cầu trong Báo cáo Lần thứ 5 vào năm 2014. Do đó theo kế hoạch thực hiện CTMTQG BĐKH, KB sẽ tiếp tục được cập nhật vào năm 2015. Các đánh giá tác động và khả năng bị tổn thương do BĐKH cần được rà soát, cập nhật khi KB mới được công bố.

Khuyến nghị sử dụng kịch bản BĐKH

Page 23: 2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn

XIN CÁM ƠNXIN CÁM ƠN