Top Banner
[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 135 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ Mai Linh Cam – AFD, Emmanuel Cerise – IMV, Christine Larousse – INTERSCENE, Clément Musil – PADDI, Fanny Quertamp – PADDI, Irène Salenson – AFD (Phần gỡ băng) Ngày làm việc thứ nhất, sáng thứ Tư ngày 23 1.1.1. Đi thực địa Lớp chuyên đề 1 bắt đầu một cách độc đáo ngay từ ngày thứ tư 23/7 khi đưa học viên thăm quan phong cảnh đô thị của Đà Lạt. Buổi học thực địa này do Irène Salenson và Vũ Thị Nam Phương, kiến trúc sư thuộc Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng phụ trách, mục đích là giúp học viên hiểu rõ hơn lãnh thổ và quá trình đô thị hoá của thành phố. Điểm dừng chân đầu tiên là khu vực cáp treo du lịch. Từ trên cao, học viên quan sát những điểm nhấn của quá trình phát triển đô thị: hiện trạng bến xe liên tỉnh và các trục giao thông chính, các khu nhà ở, các khu trồng trọt trong nhà kính nằm trong lãnh thổ đô thị v.v... Ông Trần Đức Lộc, Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã đến cùng lớp chuyên đề và bình luận về các dự án quy hoạch Đà Lạt và vùng Đà Lạt mở rộng trong tương lai. Học viên đặt nhiều câu hỏi về các quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường – trồng thông chẳng hạn – và đô thị hóa. Sau đó, xe đưa học viên đến Dinh 1 của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và vị vua cuối cùng của Việt Nam, nơi này hiện không mở cửa đón khách thăm quan. Điểm dừng cuối cùng của hành trình là sân thượng một quán cà phê gần chợ Đà Lạt, từ đây có thể nhìn thấy quang cảnh toàn thành phố.
44

2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường...

Mar 26, 2018

Download

Documents

vunguyet
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 135

2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ

Mai Linh Cam – AFD, Emmanuel Cerise – IMV, Christine Larousse – INTERSCENE, Clément Musil – PADDI,

Fanny Quertamp – PADDI, Irène Salenson – AFD

(Phần gỡ băng)

Ngày làm việc thứ nhất, sáng thứ Tư ngày 23

1.1.1. Đi thực địa

Lớp chuyên đề 1 bắt đầu một cách độc đáo ngay từ ngày thứ tư 23/7 khi đưa học viên thăm quan phong cảnh đô thị của Đà Lạt. Buổi học thực địa này do Irène Salenson và Vũ Thị Nam Phương, kiến trúc sư thuộc Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng phụ trách, mục đích là giúp học viên hiểu rõ hơn lãnh thổ và quá trình đô thị hoá của thành phố. Điểm dừng chân đầu tiên là khu vực cáp treo du lịch. Từ trên cao, học viên quan sát những điểm nhấn của quá trình phát triển đô thị: hiện trạng bến xe liên tỉnh và các trục giao thông chính, các khu nhà ở, các khu trồng trọt trong nhà kính nằm trong lãnh thổ đô thị v.v...

Ông Trần Đức Lộc, Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã đến cùng lớp chuyên đề và bình luận về các dự án quy hoạch Đà Lạt và vùng Đà Lạt mở rộng trong tương lai. Học viên đặt nhiều câu hỏi về các quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường – trồng thông chẳng hạn – và đô thị hóa. Sau đó, xe đưa học viên đến Dinh 1 của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và vị vua cuối cùng của Việt Nam, nơi này hiện không mở cửa đón khách thăm quan. Điểm dừng cuối cùng của hành trình là sân thượng một quán cà phê gần chợ Đà Lạt, từ đây có thể nhìn thấy quang cảnh toàn thành phố.

Page 2: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD136

Ngày làm việc thứ hai, thứ Năm ngày 24

Phần đầu của buổi sáng dành để học viên và giảng viên tự giới thiệu (tham khảo tiểu sử giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương)

[Irène Salenson]

1.1.2. Đồ thị và bản đồ

Phương pháp chẩn đoán thực trạng đô thị và lập bản đồ đơn giản

Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về những biến đổi trong phương pháp quy hoạch đô thị, các phương pháp và công cụ chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ và một số công cụ lập bản đồ đơn giản.

Vào thế kỷ XX, quy hoạch đô thị mang tính chặt chẽ - còn gọi là quy hoạch đô thị cổ điển – và diễn ra ngay từ đầu thế kỷ, Anh Quốc chắc chắn là quốc gia tiến bộ nhất về quy định trong quy hoạch đô thị. Trong giai đoạn này, quy hoạch đô thị cổ điển là quy hoạch do chính quyền trung ương xây dựng, vai trò của chính quyền địa phương chỉ ở mức tối thiểu (Merlin, 2007).

Cũng thời kỳ này tại các quốc gia và thành phố đang phát triển, quy hoạch đô thị kiểu thuộc địa phát triển theo các phương pháp ở châu Âu (Chenal, 2013). Thời kỳ vàng son của phương pháp quy hoạch này là khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, châu Âu bước vào giai đoạn tái xây dựng và tăng trưởng kinh tế còn gọi là «30 năm huy hoàng» (1945-1975). Đầu tư tài chính đặc biệt dành nhiều cho các công trình quy hoạch lãnh thổ và phát triển đô thị lớn.

Trong những năm 1980, mô hình quy hoạch cổ điển lung lay do xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế (1973, 1979) và do một số quyền hạn được chuyển giao cho chính quyền địa phương để thực hiện chính sách phân quyền. Ở Mỹ tình hình thoáng hơn vì khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào công tác quy hoạch đô thị. Tại các nước đang phát triển, các chính sách điều chỉnh cơ cấu buộc các chính phủ siết chặt ngân sách cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng công và quy hoạch lãnh thổ. Quy hoạch cổ điển dần dần nhường bước cho quy hoạch theo dự án: nhưng các dự án đô thị lại không bao phủ cả thành phố và mô hình mới này khiến thành phố bị phân mảnh, một số khu vực phát triển nhanh hơn khu vực khác hoặc được ưu đãi hơn (Paquot và cộng sự, 2010).

Từ những năm 1990, để thoát khỏi mô hình bị phê phán gắt gao này, phương pháp quy hoạch chiến lược xuất hiện. Mô hình này đặc biệt phát triển ở Barcelona (Tây Ban Nha), trong thập kỷ này thành phố đã thực hiện nhiều dự án chiến lược. Châu Mỹ Latin cũng áp dụng mô hình này, đặc biệt là Rosario (Achentina), rồi San Francisco (Mỹ) trước khi được áp dụng rộng rãi. Ngày nay, mô hình đã được sự đồng thuận ở quy mô quốc tế (UCLG, 2010; PFVT, 2012).

Tôi sẽ điểm nhanh các nguyên tắc của mô hình này, cũng xin nhắc các bạn là hiện nay ONU-Habitat đang chuẩn bị những đường hướng chủ đạo cho quy hoạch bền vững đô thị và lãnh  thổ nhằm đưa ra vào Hội nghị thượng  đỉnh lần thứ  3  về  nhà  ở  vào  năm  2016  (http://unhabitat.org/development-of-international-guidel ines- on-urban-and-ter r i tor ia l -planning/).

Page 3: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 137

Đặc điểm mới của phương pháp quy hoạch chiến lược và bền vững là gì? (Jacquet và cộng sự, 2013 )- Sự phát triển bền vững có ba cột trụ chính

là: xã hội (thành phố “của mọi người”), kinh tế (thành phố là “động lực”), môi trường (thành phố “bền vững”) (Sattherthwaite, 1997);

- tập trung vào thay đổi khí hậu: giảm thiểu và thích ứng;

- phòng chống sự dàn trải của thành phố (thành phố “nén”);

- tập trung vào “các thành phố cấp 2”.Ngoài ra, cũng có thay đổi về phương pháp:- các tài liệu “chiến lược” mang tính chất định

hướng và khuyến nghị chứ không còn mang tính chất bắt buộc (có thể phản đối);

- tuy nhiên, ở phạm vi nhỏ, tài liệu quy hoạch có thể vẫn mang tính chất bắt buộc;

- cần có một tầm nhìn dài hạn đồng thời tiếp cận theo giai đoạn (lập ưu tiên);

- động viên sự tham gia của người dân và phát huy sáng kiến công dân là yếu tố trung tâm của chiến lược mới – (cách tiếp cận đi từ dưới lên trên);

- một cuộc đối thoại đa chủ thể: nhà nước – chủ thể địa phương – công và tư;

- một cách tiếp cận theo chủ nghĩa tự do mới: khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn;

- một thành phố số (“thành phố thông minh”): việc chỉ đạo trong thời gian thực thay thế quy hoạch cổ điển – như trong quản lý các mạng kỹ thuật, hệ thống sưởi đô thị, quản lý chất thải, có thể biết trong thời gian thực nhu cầu của lãnh thổ.

Các bước quy hoạch đô thị

Nguồn: tác giả.

2Khung

• Tuyêntruyềnvàtraođổivớicưdâncũngnhưcáctácnhântạiđịaphương.• Thựchiệnchẩnđoánthựctrạng(kếthừaquyhoạchđôthịkiểuAnh:hiểurõlãnhthổ,

các vấn đề và nhu cầu của lãnh thổ trước khi xây dựng dự án).• Xácđịnhcácđịnhhướngchính(xácđịnhvấnđềưutiênởcácquymôkhácnhau).• Xâydựngtàiliệuquyhoạch(vănbảnvàsơđồkhônggian).• Xâydựngkếhoạchđầutưtheoưutiên(địnhhướngchung).• Xâydựngkếhoạchchitiết(theoquận)haykếhoạchkhuvực.• Thựchiệnkếhoạchvàtheodõi.• Đánhgiá.

Page 4: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD138

Bây giờ chúng ta hãy cùng nghiên cứu các phương pháp và công cụ chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ dựa trên công cụ chẩn đoán “lãnh thổ” của AFD và một số công cụ do các chủ thể khác sử dụng.

Chẩn đoán thực trạng của AFD tiến hành trên ba khía cạnh khác nhau:- khía cạnh “đô thị”: về không gian, dân số,

kinh tế-xã hội và môi trường;- khía cạnh thể chế: quản trị, năng lực, khung

quy định;- khía cạnh tài chính: nguồn tài lực của chính

quyền địa phương.

Để khảo sát các khía cạnh này có các công cụ sau đây:- Quan sát thực địa;- Điều tra định tính và định lượng (người dân,

người sử dụng, cơ quan ban ngành);- Phân tích dữ liệu và hình ảnh (bản đồ, bản

vẽ, ảnh), số liệu thống kê - để hiểu đặc điểm xã hội học dân số, kinh tế, hoạt động và phương thức vận hành của thành phố hay lãnh thổ;

- Tài liệu thể chế: luật, quy định, sơ đồ;- Ma trận đô thị là một công cụ tổng hợp tất

cả các dữ liệu định lượng và định tính. Với ma trận, có thể xây dựng những biểu đồ thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của thành phố, từ đó xác định những lĩnh vực cần ưu tiên can thiệp.

Quan sát thực địa: Đà Lạt

Nguồn ảnh: Irène Salenson.

4Ảnh

Page 5: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 139

Đây là ảnh chụp từ cáp treo lớp chúng ta đã đến hôm qua. Tôi muốn nhấn mạnh rằng quan sát thực địa là một công cụ quan trọng giúp chẩn đoán thực trạng. Khi cần phân tích một lãnh thổ, phải dành càng nhiều thời gian càng tốt để quan sát thực địa một cách cụ thể: quan sát quan cảnh, hoạt động và trao đổi với những người sử dụng không gian này. Phải quan sát thực địa ở nhiều cấp độ. Phải tìm hiểu vị trí của thành phố trong cả nước, trong cả vùng; phải có cái nhìn tổng quát, sau đó sẽ đi thăm quan các khu vực nhỏ hơn.

Lớp thảo luận về những gì đã quan sát được trong chuyến thăm quan thực địa ngày hôm trước: loại hình nhà ở, địa hình, cơ sở hạ tầng, những khu vực canh tác và giải trí (sân golf ngay trung tâm thành phố) v.v...

Chúng ta hãy quay lại nói về sự tham gia của người dân vào dự án quy hoạch – các cấp độ tham gia. Có bốn cấp độ tham gia:- cấp độ 1, phổ biến nhất: chính quyền xây

dựng quy hoạch và chỉ thông báo cho người dân và người sử dụng;

- cấp độ 2: trước khi xây dựng quy hoạch, chính quyền hỏi ý kiến người dân ngay từ bước chẩn đoán thực trạng để hiểu rõ hơn sự vận hành của lãnh thổ;

- cấp độ 3: thảo luận, chính quyền hỏi ý kiến người dân về bước chẩn đoán thực trạng, nhưng cũng hỏi về những dự án tương lai, về việc xây dựng quy hoạch – tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về chính quyền;

- cấp độ 4: việc đồng xây dựng kế hoạch quy hoạch là bước cuối cùng, người sử dụng và người dân tham gia vào tiến trình ra quyết định, họ có thể không đồng ý với quyết

định của chính quyền và họ tham gia thực hiện và theo dõi các kế hoạch.

Tuy nhiên, sự tham gia của người sử dụng và người dân cũng làm nẩy sinh một số vấn đề. Đầu tiên là nguyên tắc đại diện. Ai sẽ là người tham gia và có ý kiến với chính quyền? Đôi khi những người tham gia không mang tính đại diện cho toàn bộ dân cư – ví dụ như ở một số nước, phụ nữ và người trẻ không có người đại diện đầy đủ cho mình trong các buổi họp công khai hoặc người tham gia chủ yếu là các nhóm lợi ích (hiệp hội thương gia chẳng hạn) (Legros, 2008). Vấn đề này liên quan đến cách định nghĩa lợi ích chung: các cá nhân bảo vệ lợi ích của riêng mình, các nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi chung của nhóm mình. Ngoài ra, mức độ tham gia tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Có những quốc gia tự nhận mình là dân chủ như nước Pháp đã thành lập nhiều cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào các dự án quy hoạch; tuy nhiên vì nhiều lý do mang tính xã hội học, người dân vẫn còn ít tham gia (Bacquet và cộng sự, 2005). Chưa kể là các nhà quy hoạch đô thị và chính quyền còn nuôi dưỡng một huyền thoại, họ tin là có thể hỏi ý kiến một công dân “bình thường” nghĩa là không đại diện cho một đảng phái chính trị nào, không thuộc thành phần kinh tế tư nhân nên không đại diện cho một doanh nghiệp nào, v.v... Họ tin vào sự tồn tại của một công dân “trung lập” một cách không tưởng!

Tuy nhiên, nếu không bảo đảm được tính đại diện cho toàn bộ dân cư, vẫn có thể bổ sung các dữ liệu thu thập được bằng các khảo sát định lượng hoặc định tính để nắm rõ hơn ý kiến và đặc điểm của người dân. Điểm cuối cùng là thời gian cần thiết để tổ chức cho người dân tham gia, thảo luận và đồng xây dựng quy hoạch với chính quyền. Đối với quy

Page 6: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD140

mô Đà Lạt, có thể cần hai năm để hoàn thành bước chẩn đoán thực trạng và hỏi ý kiến người dân. Tuy nhiên, có những cơ chế hỏi ý kiến người dân tổ chức nhiều lần giúp người dân thường xuyên cùng xây dựng dự án với chính quyền, đó là mô hình người dân tham gia quyết định về ngân sách ở Achentina, trong mỗi khu vực người dân cử đại diện tham gia biểu quyết một số chi tiêu công.

Một buổi được dành cho việc phân tích dữ liệu bản đồ: bản đồ địa hình ngoại ô Dakar ở Senegal, không ảnh của thành phố Bamako ở Mali, bản vẽ thành phố Djibouti, Nouakchott ở Mauritania, bản đồ sử dụng đất ở Ouagadougou ở Burkina Faso.

Trước khi để các bạn chẩn đoán thực trạng một số thành phố khác, tôi sẽ tổng hợp các yếu tố của bước này và đưa vài gợi ý về những thách thức và những câu hỏi ta nên tự đặt ra khi phải xây dựng một tài liệu quy hoạch đô thị và lãnh thổ:

Các yếu tố chẩn đoán thực trạng3Khung

Khung cảnh và vị trí:- khung cảnh: yếu tố tự nhiên như địa hình, hệ thực vật tự nhiên (rừng), sông ngòi (hướng

dòng chảy);- vị trí: trong vùng, trong nước;- các trục giao thông chính (thành phố kết nối với bên ngoài như thế nào?).

Lịch sử phát triển đô thị:- thành phố cổ ban đầu;- thành phố hình thành sau này;- các khu vực không phát triển theo quy định và các khu vực đang xây dựng.

Hình thức sử dụng đất:- hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, chợ;- nhà ở: mật độ xây dựng, loại hình nhà ở.

Các công trình công cộng chính:- trung tâm hành chính, bệnh viện, trường học, công trình thể thao;- đình, chùa, nhà thờ;- bến xe, nhà ga, sân bay.

Page 7: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 141

Ngày làm việc thứ ba, thứ Sáu ngày 25

1.1.3. Dịch chuyển và thách thức về giao thông

Xây dựng một dự án giao thông, chẩn đoán thực trạng

[Fanny Quertamp]

Chúng ta sẽ tìm hiểu một dự án cơ sở hạ tầng giao thông công cộng từ hai góc độ: từ góc độ kỹ thuật và từ góc độ yêu cầu của người sử dụng.

Mục tiêu nhắm đến là (a) cùng với các bạn thực hiện chẩn đoán thực trạng lãnh thổ để xây dựng một tuyến giao thông đô thị trên một trục đường mang tính chiến lược của thành phố Hồ Chí Minh (dự án BRT – Bus Rapid Transit – là tuyến xe buýt có làn đường riêng), (b) đặt ra một số câu hỏi (quy hoạch đô thị, cân bằng về lãnh thổ, môi trường) và (c) phát triển một phương pháp đa ngành và mang tính lãnh thổ trong quy hoạch đô thị.

Xây dựng một tài liệu quy hoạch đô thị và lãnh thổ

4Khung

Mục tiêu: đưa ra một số đề xuất cho sự phát triển tương lai của thành phố.- Xác định các yếu tố tạo nên cấu trúc chính của thành phố.- Xác định khó khăn, thách thức, nhu cầu.Tự hỏi:- Trong tương lai, phát triển đô thị theo hướng nào, ở những địa điểm nào?- Bao nhiêu? (dữ liệu dân số học và kinh tế dự báo)- Cần bảo vệ những nơi nào?- Còn thiếu công trình gì?

Buổi chiều các nhóm từ bốn đến năm học viên làm bài tập chẩn đoán hiện trạng đô thị và vẽ bản đồ - bản đồ và không ảnh các thành phố Grenoble, Hồng Kông và Fès. Công việc của các nhóm là xác định khung cảnh và vị trí của thành phố, lịch sử phát triển của thành phố, các công trình công cộng chính, các mạng lưới đô thị và cách sử dụng đất, các thách thức chính đối với quy hoạch.Các nguyên tắc cần tuân thủ để bản đồ dễ đọc được nhắc lại: sử dụng màu quy chuẩn; hạn chế số lượng màu và ký hiệu; đơn giản hoá các hiện tượng quan sát được; nhanh chóng xác định ranh giới thành phố (quy mô), khu trung tâm và các khu ngoại vi, các trục giao thông chính; các hình thức sử dụng đất; sử dụng tiêu đề, ngày tháng, chú thích, quy mô và định hướng không gian.Mỗi nhóm thực hiện một bản vẽ đơn giản dựa trên kết quả chẩn đoán thực trạng và trình bày với lớp.

Page 8: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD142

Mục tiêu quy hoạch tổng thể giao thông của thành phố là cải thiện tình hình về ách tắc và dịch chuyển. Chính quyền thành phố dự trù xây dựng tám tuyến giao thông công cộng

– tàu điện ngầm – và nhiều tuyến xe buýt có làn đường riêng. Chúng ta sẽ làm việc trên một trong các dự án đang triển khai.

Bản đồ về dịch chuyển của thành phố Hồ Chí Minh thể hiện các liên kết giữa khu vực trung tâm và các khu ngoại vi. Đây là thông tin đầu tiên về tổ chức không gian của thành phố và sự dịch chuyển trong thành phố.

Phương pháp của chúng tôi dựa trên ba bước sau đây:- tìm hiểu thực trạng thành phố: đặc điểm

chính và các yếu tố tạo nên cấu trúc chính của thành phố;

- xác định các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường khi xây dựng một dự án giao thông đô thị;

- đề xuất các nguyên tắc quy hoạch ở những quy mô khác nhau (thành phố, không gian dự án, phường).

Trong trường hợp này, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe gắn máy) và xe buýt chạy trên đại lộ Võ Văn Kiệt dọc theo một con kênh. Chúng tôi đề nghị các bạn suy nghĩ về ba phương án quy hoạch để đưa đường xe buýt vào: làn đường riêng của xe buýt chạy sát bên kênh, hoặc chạy sát bên các công trình xây dựng hoặc giữa đại lộ. Ví dụ: một trong các phương án yêu cầu phải phân biệt đâu là a) vỉa hè cho người đi bộ, b) hai làn xe

Chẩn đoán thực trạng dịch chuyển đô thị trong thành phố Hồ Chí Minh năm 2006

Nguồn: Paddi.

8Bản đồ

Page 9: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 143

buýt (bên trái và bên phải đại lộ) và c) phần giữa của đại lộ dành cho các phương tiện khác (ôtô và xe máy).

Các bạn sẽ giải thích sự lựa chọn phương án 1, 2 hay 3 từ những tiêu chí mà chúng tôi sẽ giúp các bạn xác định. Sau đó chúng ta sẽ đề xuất vị trí đặt trạm dừng của xe buýt để hành khách tiếp cận BRT tốt nhất.

Theo logic, các bạn chẩn đoán thực trạng ở nhiều cấp độ không gian: cấp độ thành phố, cấp độ các quận mà tuyến BRT chạy qua và cấp độ của các trạm dừng xe buýt nghĩa là cấp độ phường. Các bạn sẽ được cung cấp nhiều tài liệu: không ảnh (Google) sẽ giúp các bạn nhìn toàn bộ chiều dài của dự án BRT; một bảng dữ liệu thống kê dân số học của các quận tuyến BRT chạy qua; tài liệu quy hoạch đô thị, sơ đồ mạng lưới xe buýt hiện nay và sơ đồ mạng tàu điện tương lai, các bạn sẽ hình dung có thể liên kết các phương tiện này như thế nào.

[Clément Musil]

Nói một cách đơn giản, khái niệm Bus Rapid Transit là một hệ thống vận chuyển rất đông hành khách bằng xe buýt. Phương tiện này thường được gọi là «tàu điện mặt đất» và là sự kết hợp khả năng (nghĩa là số lượng hành khách được vận chuyển) và tốc độ của tàu điện ngầm hay tramway (trên 20 km/giờ). Định nghĩa của loại hình phương tiện này khá linh hoạt do trên thế giới BRT có rất nhiều cấu hình và do bản thân hệ thống được cải tiến không ngừng - ở Pháp gọi là xe buýt chất lượng cao.

Bố trí mặt đường để quy hoạch làn đường riêng của xe buýt sát vỉa hè

n v : mét

Nguồn: Paddi.

11Sơ đồ

Page 10: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD144

Chúng tôi sẽ giới thiệu xe BRT ở Jakarta (Indonesia) và Quảng Châu (Trung Quốc) để giúp các bạn thấy sự khác biệt giữa hai hệ thống này:- Ở Jakarta, hành lang xe buýt chỉ có một làn

và cách các làn đường khác bằng một gờ tường nên ô tô và xe máy không lấn qua đường xe buýt được. Sàn xe buýt rất cao vì vậy nền các trạm dừng cũng cao để ngang với sàn xe.

- Ở Quảng Châu xe buýt cổ điển hơn nghĩa là sàn xe buýt thấp, ở các trạm dừng có hai làn nên sau khi trả khách xe buýt có thể dễ dàng chạy luôn. Xe buýt có thể đậu lại mà không gây ảnh hưởng cho xe khác, nếu cần, xe khác có thể vượt qua xe buýt.

Cả hai thành phố có khoảng mười triệu dân. Ở Jakarta, hệ thống BRT dài 210 km trong khi ở Quảng Châu chỉ có 22 km. Ở Jakarta, mỗi ngày 300 000 hành khách sử dụng BRT trong khi con số này ở Quảng Châu là hơn 1 triệu người! Nguyên nhân của những khác biệt này không chỉ ở đặc trưng kỹ thuật và hành lang xe buýt mà còn ở nơi đặt trạm dừng và lộ trình xe buýt.

Việc xây dựng một tuyến (hay một mạng lưới) BRT dựa trên hai thành tố, thành tố kỹ thuật và thành tố dịch vụ cung cấp, chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:

BRT ở Indonesia và Trung Quốc

Jakarta (Indonesia) Qu ng Châu (Trung Qu c)

Nguồn: Paddi.

5 và 6Ảnh

Page 11: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 145

Tôi lưu ý các bạn là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng này có một thuận lợi chính là giá thành. Nếu so sánh chi phí xây dựng một tuyến BRT với một tuyến tàu điện ngầm hay tramway, đầu tư cho một km BRT rất thấp. Với cùng một số tiền đầu tư mà một thành phố (hay một quốc gia) dành cho việc thực hiện một phương tiện giao thông đô thị công cộng, có thể xây dựng 15 km đường BRT thay vì 1 km đường tàu điện ngầm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khả năng vận chuyển giữa một đường BRT và một đường tramway tương đương nhau: từ 20 000 đến 40 000 hành khách một giờ và theo một hướng.

[Fanny Quertamp]

Đối với chính quyền một thành phố, chi phí đầu tư và khả năng vận chuyển là hai tiêu chí quan trọng nhất để quyết định chọn phương thức nào.

Ngoài ra, nạn kẹt xe, đặc biệt do vị trí độc tôn của xe gắn máy và sự tăng rất nhanh của lượng ô tô, là đặc điểm của các thành phố của Việt Nam so với thế giới.

BRT là một phương tiện linh hoạt

Tuy n Bus Rapid Transit

Ph n K THU T

Ph n D CH V

• Làn ng riêng (c tuy n hay m t ph n tuy n) ;

• c u tiên giao l ( èn giao thông, ngã ba ngã t , vòng xoay) ;

• Xe c d ng (kh n ng v n chuy n cao, ít gây ô nhi m, c a bên hông trái và ph i) ;

• N n tr m xe bu t và sàn xe ngang nhau (không c n b c thang và lên xe nhanh chóng) ;

• Ph ng án xây d ng ng BRT gi a i l .

• T n su t (5 phút vào gi cao i m và 15 phút vào lúc khác) ;

• V n t c th ng m i (+20km/h) ; • Ch t l ng tr m d ng (d n, thông tin cho

hành khách, bán và ki m vé tr m) ; • Gi xe ch y (trong tu n, t i, cu i tu n) ; • B o m th i gian (thông tin cho hành khách

trong th i gian th c) ; • K t n i v i các ph ng ti n v n chuy n ô

th khác (v v t l và giá) ; • Hình nh tuy n bu t « sành i u».

TH M NH : GIÁ THÀNH

Nguồn: Paddi.

12Sơ đồ

Page 12: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD146

Một trong những khó khăn chính của xe buýt là lách được khi mật độ lưu thông dày đặc; đường phố nghẹt xe ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao thông công cộng (tốc độ chậm). Số liệu thống kê cho thấy số phương tiện cá nhân tăng rất nhanh từ 2003 đến 2013, đặc biệt là xe máy và ô tô: +55% xe đăng ký lưu hành – hiện nay có khoảng 500 000 ô tô lưu hành ở thành phố Hồ Chí Minh; +40% xe gắn máy tức là hiện nay có gần 7 000 000 xe. Những con số này nói lên sức hấp dẫn của thành phố và việc người dân chọn đi lại bằng phương tiện cá nhân.

Hiện nay, người dân chưa đánh giá cao xe buýt. Thách thức chính đối với chính quyền

thành phố là chuyển từ một phương thức chuyên chở công cộng cũ kỹ sang một hệ thống chuyên chở hiện đại, đa phương thức và hiệu quả. Từ 15 năm nay, suy nghĩ của họ tập trung vào các phương tiện chở được rất nhiều hành khách, nhất là tàu điện ngầm và tramway. Lúc đầu chính quyền thành phố không quan tâm đến BRT vì phương tiện này chưa phổ biến. Thành phố dự kiến xây tám tuyến tàu điện ngầm nhưng hiện nay chỉ hai tuyến rưỡi có nguồn tài trợ. Một tuyến vừa có đoạn ngầm vừa có đoạn trên cao đang được xây dựng, tuyến thứ hai đang ở giai đoạn nghiên cứu. Khó khăn của các dự án này là khó khăn tài chính (do có nhiều nhà tài trợ và

Điều kiện giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn ảnh: Paddi.

7, 8 và 9Ảnh

Page 13: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 147

thành phố thiếu kinh phí), khó khăn về quỹ đất (vấn đề thu mua đất) và kỹ thuật (điều kiện địa chất và thuỷ văn gây khó cho việc xây dựng phần ngầm của tàu điện ngầm). Ngoài ra, phải thiết lập được một mạng lưới thật sự kết nối với các tuyến buýt hiện hữu thì mạng lưới giao thông công cộng trong tương lai mới thật sự hiệu quả.

Nguyễn Tiến Hưng

Tramway và monorail khác nhau thế nào?

[Fanny Quertamp]

Tramway chạy trên mặt đất, monorail chạy trên cao.

Chúng ta sẽ làm việc trên dự án sau đây:

Tuyến BRT dài 25 km và chạy trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Đoạn đầu tiên chạy đến sông Sài Gòn và khi hoàn thành, đoạn thứ hai sẽ chạy ngang bán đảo Thủ Thiêm. Đây là trục Đông

Tây chiến lược đi qua sáu quận. Chúng ta sẽ tập trung làm việc trên đoạn đầu tiên và suy nghĩ để tuyến BRT tích hợp được với các khu vực hiện hữu.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt

Nguồn: Paddi.

9Bản đồ

Page 14: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD148

Dự án BRT do Ngân hàng Thế giới và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. Mục tiêu của tuyến buýt thử nghiệm này là trở thành mô hình mẫu về giao thông công cộng và để chứng minh cho người sử dụng hiệu quả của nó.

[Irène Salenson]

Bên kia kênh cũng có một đường. Giải quyết con đường đó thế nào?

[Fanny Quertamp]

Bên đó là những khu dân cư nghèo, đặc điểm của các khu này là có nhiều kênh, người dân có thể hưởng lợi từ tuyến buýt này. Khi quy hoạch, chúng ta phải suy nghĩ xem tuyến BRT sẽ giúp cho bộ phận dân cư nào.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt (2)

Nguồn: Paddi.

10Ảnh

Page 15: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 149

PADDI đã thực hiện một khảo sát để biết hành khách của tuyến buýt số 39 đang chạy trên đường lộ trình tuyến BRT trong tương lai là ai, họ sử dụng xe buýt như thế nào – họ lên xe ở đâu, xuống ở đâu, họ đến trạm bằng cách nào, khi xuống xe họ rời trạm bằng cách nào, họ đi bao nhiêu lần một tuần hay một tháng, v.v... Thường hành khách là những sinh viên không có phương tiện đi lại khác, phần lớn họ đi từ điểm A đến đến điểm B – ít hành khách xuống giữa đường

và ít người lên ở các trạm trung gian. Kết quả khảo sát cũng cho thấy là hành khách đến trạm bằng nhiều phương tiện khác nhau (đi bộ, xe đạp, xe máy, buýt, xe ôm). Chúng tôi cũng đã thực hiện một khảo sát với các hộ gia đình cư ngụ dọc theo tuyến đường để biết họ có sử dụng xe buýt hay không. Chúng tôi sẽ cung cấp số liệu cho các bạn học viên làm bài tập – ví dụ người dân chỉ đi bộ các quãng rất ngắn, vậy phải nghĩ đến việc xây dựng lối đi bộ vào các trạm.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt (3)

Thông tin b sung về các tuy n bu t ch y trên i l Võ V n Ki t Tuyến số 39

Ai s d ng tuy n 39 ?

Ph n l n hành khách là sinh viên (46 %), h s d ng xe 39 trung bình 2 l n m i ngày.

8%

46%15%

5% 13%5%1%

7%

Ho t ngCommerçant

Etudiant

Fonctionnaire

Retraité

Ouvrier

Femme de ménageSans emploi

Buôn bán 8%Sinh viên 46%Công ch c 15%H u trí 5%Công nhân 13%N i tr 5%Không nghề nghiệp 1%

Nguồn: Paddi.

10Bản đồ

Page 16: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD150

Lớp chia làm bốn nhóm sẽ làm việc buổi sáng. Dự trù buổi chiều các nhóm sẽ trình bày kết quả làm việc của mình. Fanny Quertamp và Clément Musil sẽ bổ sung ý kiến và tổng hợp.

[Fanny Quertamp]

Mục tiêu của BRT là thu hút những người không sử dụng xe buýt, để họ chuyển từ đi xe máy sang đi xe buýt. Như vậy phải xác định lộ trình thế nào để khuyến khích tất cả những người dân ở đây trở thành hành khách tiềm năng.

Đường BRT không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng mà còn phải là đòn bẩy để cải thiện chất lượng đô thị, đặc biệt thông qua việc quy hoạch lại khu vực quanh các trạm dừng (không gian công cộng, không gian xanh/ vỉa hè/thương mại và dịch vụ). Trong chẩn đoán thực trạng, dường như có một yếu

tố chưa được chú ý đầy đủ là con kênh với nhiều thế mạnh cũng như khó khăn mà nó gây ra. Phương tiện giao thông công cộng là một dịch vụ công, nó phải giúp các bộ phận dân cư nghèo nhất di chuyển nhanh, vì vậy BTR phải nhắm đến bộ phận dân cư dễ tổn thương nhất.

Không hẳn là thành phố tìm nguồn tài trợ từ tư nhân cho dự án nhưng việc phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ làm các nhà đầu tư thấy nhiều triển vọng ở những địa điểm có cơ hội đầu tư bất động sản. Bản thân con kênh là một trở ngại vì nhiều khu vực có mật độ dân số cao lại chỉ có vài chiếc cầu bắc qua kênh. Hiện nay, song song với đường BRT, thành phố dự trù phát triển du lịch sông nước trên kênh: như vậy các công trình nhà ở cổ và các kho hàng từ thời thuộc địa có thể sẽ được chỉnh trang và đổi mới.

Chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ cho dự án BRT5Khung

Làm việc theo nhóm.Phương pháp làm việc: dựa trên dữ liệu được cung cấp (bản đồ, bản vẽ quy hoạch, không ảnh, bảng thống kê) học viên sẽ xác định:- các khu vực có mật độ cao và không cao. Tìm hiểu cụ thể về cách sử dụng không gian

bằng cách xác định: 1) nơi có hoạt động kinh tế, công nghiệp và thương mại (chợ, trung tâm thương mại...); 2) khu vực dân cư (mật độ xây dựng, loại hình công trình xây dựng…);

- các trục giao thông chính;- các công trình công cộng (trung tâm hành chính, bệnh viện và trung tâm y tế, trường

học, công trình thể thao, công trình tôn giáo, cơ sở logistic), không gian công cộng, không gian xanh;

- thế mạnh và ràng buộc khi sử dụng đất thuộc hành lang giao thông (phân tích về môi trường, xác định rủi ro, xác định di sản kiến trúc và đô thị).

Page 17: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 151

[Clément Musil]

Có ba điểm cần lưu ý sau khi nghe các nhóm giới thiệu kết quả chẩn đoán thực trạng:- Tất cả các nhóm đều nêu Xa Cảng Miền Tây

là điểm xuất phát và điểm đến của BRT. Thật ra hành khách có thể đến từ một nơi khác, điều quan trọng là làm sao lên được BRT nhanh nhất dù hành khách đến Xa cảng Miền Tây bằng phương tiện gì;

- Đúng là BRT sẽ thu hẹp không gian dành cho ô tô và xe máy, nhưng đây là một quyết định mang tính chiến lược;

- Lợi nhuận sau khi đầu tư không dành cho một nhà đầu tư tư nhân mà thành phố và người dân thành phố phải là người hưởng lợi. Bất động sản, đất đai sẽ tăng thêm giá trị, sẽ có nhiều không gian xanh và nhiều không gian công cộng mới.

Bây giờ chúng ta hãy cùng suy nghĩ về khía cạnh kỹ thuật của đường xe buýt. Ta sẽ cho xe buýt chạy ở vị trí nào, một bên đại lộ - vậy thì bên có nhà cửa hay bên kênh – hay cho chạy ở giữa đại lộ?

Những lựa chọn về kỹ thuật

[Fanny Quertamp]

Tùy theo vị trí mà tác động của BRT sẽ khác nhau. Khả năng tiếp cận nhanh chóng là một tiêu chí cần lưu ý. Về mặt cảnh quan, kinh tế, thương mại, ta có thể mong đợi những kết quả nào? Đối với người mua bán, tuyến xe buýt sẽ là một thuận lợi hay một trở ngại?

Tất cả tùy thuộc vào việc định vị tuyến đường và các trạm dừng.

Chọn vị trí đường BRT…

Nguồn: Paddi.

13Sơ đồ

Page 18: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD152

Các bạn sẽ làm bài tập dựa trên bảng này, có nhiều phương án và một số tiêu chí các bạn cần phân tích và biện minh. Mục tiêu là thu hút càng đông hành khách càng tốt cho BRT.

Muốn như vậy, hành khách phải đến được trạm một cách thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với nhu cầu của mình.

… và kết quả mong đợi

CH N V TRÍ TUY N XE BU T TIÊU CHÍ PHÍA KÊNH PHÍA CÔNG TRÌNH

XÂY D NG GI A I L

HÀNH KHÁCH D TI P C N HÀNH LANG VÀ BRT

V N GIAO THÔNG

TR NG I K THU T (thoát n c/ i n), GIÁ THÀNH

TI M N NG CHUY N I C A BRT (thành m t ng tramway hay tàu i n ng m…).

TÁC NG N C NH QUAN

KH N NG B TRÍ KHÔNG GIAN CÔNG C NG VÀ KHÔNG GIAN XANH

PHÁT TRI N B T NG S N VÀ TH NG M I

Nguồn: Paddi.

9Bảng

Fanny Quertamp giải thích các tiêu chí được giới thiệu. Lớp chuyên đề làm việc theo nhóm và thực hiện phân tích đa tiêu chí nhằm dự đoán tác động của tuyến BRT tùy theo vị trí của tuyến xe buýt trên đại lộ - thêm « +/-» để xác định ưu tiên vị trí nào, các nhóm được yêu cầu vẽ minh họa cho phương án mình đã chọn.

Page 19: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 153

Ngày làm việc thứ tư, thứ Bảy ngày 26

Trong phần đầu buổi sáng các nhóm trình bày lựa chọn của mình về vị trí tuyến đường.

[Fanny Quertamp]

Thực ra, dự án đang được tiến hành và phương án đã được chính quyền thành phố đồng ý sau khi có kết quả các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Tuyến đường sẽ nằm ở vị trí trung tâm đại lộ. Mục tiêu của BRT là thu hút tối đa lượng hành khách dọc theo cả tuyến xe buýt và tạo điều kiện để hành khách ở hai bên đại lộ dễ dàng sử dụng xe buýt. Hiện nay người dân Quận 1 và Quận 5 sử dụng ô tô và xe máy, không dễ khiến họ thay đổi phương tiện và sử dụng xe buýt. Đối với họ, đặt đường xe buýt phía kênh sẽ không thuận lợi chút nào và không hy vọng họ chịu băng qua đại lộ để sử dụng xe buýt. Còn đối với dân cư nghèo của các quận phía Nam (Quận 4 và 8), nếu đặt đường xe buýt phía bên các công trình xây dựng, họ sẽ phải băng qua kênh rồi băng qua đại lộ.

Về mặt cảnh quan, hiện nay chỉ có vài cây cầu băng qua kênh và dù BRT đặt ở vị trí nào, cũng phải xây dựng thêm cầu bắc qua kênh. Nếu đặt đường xe buýt phía bên kênh, cầu sẽ không quá dài và tác động lên cảnh quan sẽ ít; nếu đặt phía bên công trình xây dựng, cầu sẽ bắc qua đại lộ hoặc phải đặt giao lộ có

đèn giao thông. Một điều kiện quan trọng là tiêu chuẩn xây dựng cầu vì cầu phải thật cao để không ảnh hưởng đến việc thông thuyền.

Về giao thông và tốc độ trên đại lộ, đường BRT sẽ thu hẹp chiều rộng mặt đường dành cho xe cá nhân và tốc độ các xe này sẽ phải giảm đi. Nếu chỉ tính tiêu chí này, vị trí bên phía kênh ít ảnh hưởng đến giao thông hơn. Nếu đặt đường buýt ở hai vị trí kia, phải hình thành nhiều giao lộ và đặt đèn giao thông.

Xét về chi phí di dời các mạng lưới, nếu đặt phía kênh, phải dời toàn bộ mạng lưới điện; nếu đặt phía công trình xây dựng, chi phí quy hoạch sẽ cao. Xét cả ba phương án, vị trí giữa đại lộ ít tốn kém nhất vì chỉ phải di dời dải phân cách và thay đổi mặt đường.

Các nhóm đều nêu khả năng sẽ phát triển về bất động sản, du lịch và kinh tế - nhất là các quận phía Nam (Quận 4 và 8), ở đó địa điểm các nhà máy đang xuống cấp có thể phát triển bất động sản và xây dựng không gian xanh. Ở các Quận 1 và 5 có mật độ dân số cao và ít không gian xanh cũng có khả năng phát triển đô thị.

Cuối buổi học, học viên xem một phim hoạt hình về phát triển giao thông công cộng ở Pháp, phim do mạng lưới các cơ quan quy hoạch vùng Lyon thực hiện. Sau khi xem phim, học viên được mời phát biểu ý kiến và cảm tưởng.

Page 20: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD154

Xây dựng một dự án giao thông. Hình thành các trạm dừng và tái phát triển đô thị.

[Clément Musil]

Bây giờ chúng ta sẽ làm việc ở cấp độ các trạm dừng.

Việc thực hiện dự án gồm hai thành tố: thành tố giao thông và thành tố quy hoạch đô thị và cảnh quan (ở cấp độ hành lang xe buýt và trạm dừng). Ở cấp độ thành phố, sự xuất hiện của BRT – nói rộng hơn là của một phương tiện giao thông công cộng mặt đất (tramway cũng vậy) – cho phép:- bố trí lại không gian công cộng dành cho

người đi bộ, ô tô, xe đạp và xe máy;- trang trí hành lang giao thông bằng một hệ

thống chiếu sáng công cộng và thiết bị đô

thị hiện đại và quy hoạch đường dành cho người đi bộ;

- làm mới và cải thiện chất lượng mạng lưới đô thị.

Đối với hành lang xe buýt và trạm dừng có thể làm nhiều việc. Xây dựng các trạm dừng và đặc biệt là các trạm trung chuyển của nhiều phương tiện giao thông sẽ tạo nên một hình ảnh mới hiện đại cho thành phố. Việc tiếp cận BRT là cơ hội để tung ra nhiều dự án đô thị mới (nhà ở, công trình thương mại và công cộng).

Trạm dừng BRT và tái phát triển đô thị

PH NG TI N GIAO THÔNG CÔNG C NG

NG BRT (tr ng h p TPHCM)

KHÍA C NH V N CHUY N

KHÍA C NH QUY HO CH Ô TH VÀ C NH QUAN

Suy ngh v chia s không gian công c ng cho ng i i b và

xe có ng c (ô tô và xe máy)

Trang trí hành lang (h th ng chi u sáng công c ng và thi t b

ô th hi n i, l i dành cho ng i i b , v n hoa)

BRT công c m i ch nh trang không gian ô th « n i nào có BRT ch y ngang, thành

ph p h n và h i sinh »

Ch nh trang ô th (nâng c p nh ng công trình xu ng c p,

gom th a ô th )

Quy ho ch các khu v c chuy n i a ph ng ti n (bu t,

metro, tramway, ô tô, xe máy, xe p…)

Cp

thàn

h ph

C

p k

hu v

c Xây d ng nh ng khu trung tâm m i (giao di n khu v c chuy n

i a ph ng ti n và khu v c t ng lai hay khu v c c nâng c p) ; s n xu t hay/và nâng c p

thi t b công c ng và khu th ng m i ; D án ô th (nhà , v n

phòng, th ng m i)

Thi t k tr m d ng (m i ki n trúc s x l hình nh tuy n

giao thông)

BRT Đòn bẩyphát triển cáckhông gian

của trạm dừng

Nguồn: tác giả.

14Sơ đồ

Page 21: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 155

Điều quan trọng là một hành khách xuất phát từ một điểm « A » có thể đi đến trạm dừng BRT, nhanh chóng đổi phương tiện, sử dụng BRT và sau đó lại thay đổi phương tiện để đến điểm « B ». Đây chính là việc cụ thể hóa khái niệm liên phương thức. Các trạm dừng có vai trò chiến lược: phải có thể đi bộ đến trạm

dừng – khoảng cách từ 200 đến 300 m – hoặc bằng xe máy – phải dự trù bãi đậu xe gần trạm dừng -, bằng taxi, dự trù nơi taxi dừng trong thời gian ngắn - nhưng hành khách các tuyến buýt khác cũng phải đến được trạm dừng một cách nhanh chóng.

Vai trò các trạm dừng trên hành lang BRT

Trạm BRT và tái phát triển đô thị

Nguồn: Paddi.

Nguồn: Paddi.

15

16

Sơ đồ

Sơ đồ

ĐIỂM XUẤT PHÁT

ĐIỂMĐẾN

Lối vào trạm cho người đi bộ = Mắt xích chủ yếuTạo thuận lợi cho việc đổi phương tiện

Lối vào trạm cho người đi bộ = Mắt xích chủ yếuTạo thuận lợi cho việc đổi phương tiện

Page 22: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD156

Trạm dừng và hành lang BRT. Trường hợp Quảng Châu

Trạm dừng và hành lang BRT. Buenos Aires (Achentina), đại lộ 9 tháng 7 trước và sau năm 2013.

Sau 2013

Tr c 2013

Nguồn ảnh: Paddi.

Nguồn ảnh: Paddi.

11 và 12

13 và 14

Ảnh

Ảnh

Page 23: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 157

Mỗi trạm dừng là một cơ hội để tái phát triển không gian quanh trạm dừng thông qua một số dự án đô thị và các phương tiện để chuyển từ phương thức này sang phương thức khác. Mục tiêu của liên phương thức là giúp người dân tiếp cận phương tiện giao thông công cộng dễ dàng hơn, là tạo điều kiện kết nối giữa các phương thức chuyên chở và nâng cao tính cạnh tranh của phương tiện giao thông công cộng so với phương tiện cá nhân.

Ở Quảng Châu (Trung Quốc), BRT đặt ở vị trí trung tâm và một loạt cầu dành cho người đi bộ được xây dựng để hành khách đến trạm dừng. Từ năm 2011, Buenos Aires (Achentina) đã xây dựng 40 km đường BRT cho ba triệu người dân.

Sau năm 2013, số làn xe dành cho ô tô giảm từ 22 làn còn 14 làn. Đoạn này dài khoảng 5 km và gồm 17 trạm dừng – và đường dành cho xe đạp được xây dựng hai bên đại lộ. Thời gian dịch chuyển trung bình của một hành khách giảm từ 40 phút còn 15 phút!

Lê Thành Nhân

Xin cho biết khoảng cách giữa hai trạm dừng là bao nhiêu?

[Clément Musil]

Đối với tàu điện, 1km; đối với BRT, từ 600 đến 800 m.

Sarun Rithea

Ở Phnom Penh, đường phố hẹp, kẹt xe nhiều, một số đại lộ chỉ có hai làn xe mỗi bên. Vậy có giải pháp nào?

[Clément Musil]

Đầu tiên, chính quyền cần có quyết định mạnh mẽ như cấm không cho ô tô riêng đi lại trên những đường nhỏ để kết hợp làn đường riêng của xe buýt và các làn đường dành cho xe gắn máy (nhưng cấm ô tô không được chạy). Trên các đại lộ, dành hai làn trên bốn làn đường có sẵn cho xe buýt chẳng hạn.

Bây giờ tôi muốn các bạn cho biết sẽ đặt các trạm dừng chính ở đâu, dựa trên những gì mà bạn đã biết về lãnh thổ của thành phố Hồ Chí Minh sau khi chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ của hành lang.

Quy hoạch trạm dừng BRT tại thành phố Hồ Chí Minh6Khung

Làm việc theo nhóm.Từ dữ liệu được cung cấp (sơ đồ mạng xe buýt hiện nay và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng cho đến năm 2030):- xác định các trạm dừng «then chốt» trên hành lang BRT (giải thích tại sao);- đề xuất các quy hoạch cần thiết để bảo đảm khía cạnh vận chuyển hành khách và khía

cạnh quy hoạch đô thị và cảnh quan của dự án ở cấp độ trạm dừng: chú ý tạo điều kiện để đường BRT và các trạm dừng kết nối với mạng lưới xe buýt hiện hữu và với mạng lưới giao thông công cộng trong tương lai; dự trù bố trí để hành khách dễ dàng tiếp cận với trạm dừng; lập danh mục thiết bị và dịch vụ cần phát triển quanh trạm dừng; nêu khả năng phát triển đô thị (hình thái đô thị và kiến trúc, sử dụng đất).

Page 24: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD158

Các nhóm làm việc trong 45 phút để đưa ra đề xuất, sau đó trình bày kết quả trước lớp.

Ngày làm việc thứ năm, Chủ nhật ngày 27

1.1.4. Dự án quy hoạch tổng thể vùng Đà lạt mở rộng đến năm 2030, tâm nhìn đến 2050

Phân tích và định hướng

[Christine Larousse]

Tôi sẽ giới thiệu với các bạn dự án quy hoạch tổng thể Đà Lạt mở rộng mà tỉnh Lâm Đồng đã giao cho công ty tư vấn về quy hoạch đô thị và cảnh quan Interscène chúng tôi có trụ sở đặt tại Paris thực hiện vào năm 2012.

Chúng tôi đã làm việc trong tám tháng. Cách đây một năm, Interscène đã nộp phiên bản cuối cùng của quy hoạch tổng thể và quy hoạch đã được các cơ quan của Bộ Xây dựng (SIUP) mà chúng tôi đã cộng tác điều chỉnh. Quy hoạch tổng thể được tỉnh Lâm Đồng và Thủ tướng thông qua vào tháng 7/2014. Để thực hiện nghiên cứu này, ngoài Thierry Huau, Giám đốc Interscène và tôi, còn có hai chuyên gia của vùng Île-de-France là Jean-Claude Gaillot, lúc đó là Giám đốc phụ trách quy hoạch và giao thông của vùng Île-de-France và Danielle Petit-Vu, Phụ trách hợp tác quốc tế.

Quy hoạch tổng thể do Thủ tướng Việt Nam yêu cầu thực hiện, quy hoạch nhắm đến nhiều mục tiêu nhưng ưu tiên cho sự phát triển bền vững:

- Đà Lạt sẽ trở thành thành phố loại 1 khi dân số Đà Lạt mở rộng sẽ nhân đôi vào năm 2050 (lúc đó dân số là 980 000 người) – các thành phố loại 1 của Việt Nam trực thuộc chính quyền trung ương, được tài trợ và có những công trình đặc thù. Để đón những cư dân mới Đà Lạt cần có công trình và cơ sở hạ tầng cần thiết cho thành phố mở rộng và phải đạt mức phát triển kinh tế cao hướng ưu tiên về du lịch, đổi mới, giáo dục và thực vật.

- Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng có khí hậu độc nhất vô nhị tại Việt Nam và đặt cho mình hai mục tiêu là phát triển du lịch để đón 10 triệu khách du lịch (dữ liệu của Bộ) đồng thời vẫn gìn giữ được những đặc trưng riêng của mình: cảnh đẹp với rất nhiều rừng, hồ, di sản kiến trúc lịch sử và ngành trồng rau và hoa.

Diện tích nghiên cứu đã được Pascal Bourdeaux trình bày trong phiên toàn thể (Bản đồ 3). Nghiên cứu Đà Lạt mở rộng khiến ta xem lại quy hoạch tổng thể của «Thành phố Đà Lạt» hiện hành vì sẽ có diện tích rộng gấp tám lần hiện nay (3.355 km2 tức khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng).

Trước hết, xin phép được nhắc lại vài nguyên tắc phương pháp luận khi xây dựng một quy hoạch tổng thể mà mục tiêu là có tầm nhìn về sự phát triển của một thành phố trong 20 hoặc 30 năm sau. Một kế hoạch quy hoạch cho phép định lượng và định hướng sự phát triển của đô thị, hướng ta muốn tạo ra cho các thành tố của đô thị rồi thể hiện tất cả các điều này trong không gian khi xây dựng các khu vực dân cư mới, bố trí dịch vụ đô thị… Trong trường hợp Đà Lạt, chúng tôi được yêu cầu đề xuất quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Page 25: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 159

Công tác phân tích lãnh thổ phải tiến hành hết sức cẩn thận. Không thể «cắt-dán» một dự án X hay Y đã tiến hành cho một thành phố khác mà phải tìm cách «nói chuyện» với lãnh thổ mình nghiên cứu để hiểu rõ và nắm bắt tất cả các đặc thù của lãnh thổ đó. Như vậy phải đi thực địa, phân tích bản đồ, chụp rất nhiều ảnh, quan sát không ảnh… Phải thật cẩn thận khi xử lý số liệu và thống kê (như biến đổi dân số và ở Đà Lạt là số lượng du khách) – dự báo được các khuynh hướng trong tương lai sẽ cho phép đón đầu và thể hiện các con số này thành nhu cầu nhà ở, thiết bị, khả năng các cơ sở đón khách du lịch… Và cuối cùng, phải dành thời gian để phỏng vấn và trao đổi với những chủ thể hiện diện trên lãnh thổ (các thể chế công hay đại

diện cho người dân). Trong trường hợp Đà Lạt, chúng tôi chỉ gặp được chủ đầu tư (và chủ đầu tư được ủy quyền), tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan của Bộ Xây dựng Việt Nam (SIUP).

Bình thường, cần hai năm để xây dựng quy hoạch tổng thể nhưng chúng tôi chỉ có sáu tháng là một thời gian rất ngắn để xây dựng quy hoạch tổng thể cho Đà Lạt.

Chúng tôi đã nghiên cứu rất tỉ mỉ, đặc biệt chú trọng đến vẻ đẹp cảnh quan, đặc trưng về địa hình và lịch sử đã hình thành nên uy tín của địa danh này từ hơn một thế kỷ qua.

Trong cách tiếp cận của chúng tôi, lãnh thổ thật sự là một công cụ của dự án, chính lãnh thổ buộc ta chọn các định hướng quy hoạch

Diện tích nghiên cứu và địa hình Đà Lạt và vùng phụ cận

Ph n màu xám : các khu v c có cao

n 2 100 mét

Dalat

Lac DaNhim

Lac Dankia

Lac Prenn

Lac Ho Xuan HUong

Lac Da Ron

Lac Dai Ninh

Lac Pro

Lac Tuyen Lam

Nguồn và nguồn ảnh: INTERSCENE.

11Bản đồ

Page 26: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD160

thích hợp để gìn giữ bản sắc và môi trường. Có lẽ hơn ở nơi khác, ở Đà Lạt quy hoạch phải hài hòa và kế tục lịch sử một cách nhất quán, phải hòa vào thiên nhiên mà không gây sốc để thành phố độc đáo này phát triển một cách cân đối, không ảnh hưởng tiêu cực đến những gì được hình dung về Đà Lạt, không làm biến dạng khung cảnh sống và nghỉ dưỡng tuyệt vời để khẳng định hình ảnh cao cấp của Đà Lạt trong nước và trên quốc tế.

Xác định các yếu tố bảo vệ, là điều kiện của sự phát triển đô thị- Giữ nguyên địa hình bằng cách phát triển

đô thị trên vùng bình nguyên và cao nguyên trải dài từ vùng đất nông nghiệp rộng lớn phía nam ở độ cao từ 800 đến 1 000m và đỉnh Lang Biang phía bắc cao 2 100 m. Các vùng bằng phẳng này thuận lợi cho việc mở rộng đô thị hiện nay đang chịu nhiều áp lực cần phải định hướng lại (tham khảo bản đồ: Xác định vùng bình nguyên và cao nguyên là vùng đang chịu nhiều thách thức).

- Giữ nguyên tầm nhìn về mọi hướng, nhất là nhìn về phía núi rừng là đặc thù của Đà Lạt, hiện nay việc mở rộng đất canh tác theo các triền dốc đang là một mối đe dọa thật sự.

- Nâng cao giá trị mạng lưới thủy văn hết sức đặc biệt của Đà Lạt. Sông, hồ, thác vừa là nguồn nước vừa là phương tiện phát triển du lịch và nông nghiệp. Mạng lưới sông hồ là yếu tố cơ bản để xây dựng một thành phố-vườn nên phải bảo vệ nguồn nước đồng thời bảo vệ cảnh quan chung quanh các nguồn nước này. Ngoài ra, đó cũng là nơi trữ nước mưa và bảo vệ thành phố không bị ngập lụt.

- Bảo vệ các thung lũng dễ bị ngập lụt là nơi canh tác nông nghiệp ngay cả trong trung tâm thành phố đồng thời khuyến khích người nông dân chuyển đổi từ chế độ thâm canh hiện nay sang một phương thức canh tác sạch và bảo vệ môi trường tốt hơn.

- Nâng cao giá trị di sản kiến trúc lịch sử tập trung ở trục Đông-Tây dọc theo bờ Hồ Xuân Hương, gồm các biệt thự do các kiến trúc sư Pháp thiết kế: Ernest Hébrard trong những năm 1920, Louis Georges Pineau trong những năm 1930 và Jacques Lagisquet trong những năm 1940. Từ thác Cam Ly đến Dinh 1 là những công trình theo kiến trúc hiện đại hay kiến trúc địa phương: nào là khách sạn, bến xe liên tỉnh, trường học, công trình công cộng, nhà thờ, dinh thự, nơi nghỉ mát mùa hè, các biệt thự riêng lẻ hay tập hợp thành khu biệt thự, sân gôn, hồ và bờ hồ, vườn hoa…

Page 27: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 161

Định lượng sự phát triển đô thị

Từ dữ liệu được cung cấp, chúng tôi đã lập bản đồ phân bố dân số trên lãnh thổ. Dân số theo phường từ 5 000 đến 45 000 người, mật độ cao nhất nằm ở trung tâm Đà Lạt mở rộng: đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt (mật độ ở một số khu vực khoảng 5 500 người/km2) và ở Liên Nghĩa, gần sân bay.

Ngoài hai khu vực này, dân cư phân bố rải rác, các khu dân cư thưa hẳn đi, nhất là hai bên đường (nguyên tắc phân tán đô thị). Sự phát triển đô thị tuyến tính tự phát này phải được khống chế trong quy hoạch tổng thể để tập trung dân lại quanh các thành phố và làng hiện hữu.

Để định lượng nhu cầu phát triển, chúng tôi dựa trên các số liệu về biến động dân số trong mười năm qua để dự báo dân số vào năm 2030 và năm 2050.

Xác định vùng bình nguyên và cao nguyên là vùng đang chịu nhiều thách thức

Các khu v c b ng ph ng d c t nh l 723

À L T

Làng cà phê Lâm Hà

Bình nguyên nông nghi p phía tây

Thung l ng sông Dâng

Thung l ng Ka Do

H an Kia

H Tuy n Lâm

Thung l ng nông nghi p phía ông

Nguồn: INTERSCENE.

12Bản đồ

Page 28: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD162

Các dự báo về dân số cho phép ước lượng nhu cầu về nhà ở (tính trung bình một hộ là 4,5 người). Từ số lượng nhà ở sẽ ước tính diện

tích đất sẽ đô thị hóa, kèm theo là công trình công cộng, hoạt động, cơ sở hạ tầng – trên nguyên tắc hỗn hợp đô thị.

Hi n nay (s li u 2010)

525 000 ng i (trong ó à L t 210 000 )

Nhu c u nhà cao

Chuy n i thành di n tích

N m 2030

716 000 ng i (trong ó à L t 290 000 )

N m 2050

980 000 ng i (trong ó à L t 402 000 )

+ 191 000 ng i + 42 000 nhà

+ 455 000 ng i

+ 100 000 nhà

Kho ng 1200 ha t ô th

Kho ng 2800 ha ât ô th

Nguồn: chính quyền tỉnh; INTERSCENE.

17Sơ đồ

Nguyên tắc tiện lợi7Khung

Hỗn hợp chức năng ở đô thị là điều kiện để nhà ở, cơ sở lưu trú, công trình công cộng, thương mại, hoạt động đồng cư. Đây là yếu tố tạo sự cân đối cần thiết cho một thành phố vận hành tốt – thành phố hoạt động vào bất kỳ giờ nào, công trình và hoạt động diễn ra gần nhà ở nên hạn chế dịch chuyển, v.v... Tính hỗn hợp trong sử dụng cũng giúp thành phố thích nghi tốt hơn với biến động của thị trường, vốn là điều khó tiên đoán cho 20 hay 30 năm sau. Khái niệm hỗn hợp đô thị cũng bao gồm tính hỗn hợp xã hội và hỗn hợp thế hệ.

Diễn dịch các khuynh hướng: dân số sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 (trong phạm vi nghiên cứu)

Page 29: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 163

Chúng tôi quyết định để lãnh thổ phát triển cân đối dựa trên sự phát triển mới của các vùng đô thị hiện hữu đồng thời hạn chế áp lực lớn về đất đai mà Đà Lạt đang phải chịu – theo khuynh hướng hiện nay, vào năm 2030, dân số Đà Lạt sẽ là 300 000 người. Để tránh sự mất cân đối của Đà Lạt mở rộng và gìn giữ chất lượng đô thị và cảnh quan của Đà Lạt, quy hoạch tổng thể ấn định dân số sẽ là 260 000 người (tức là tăng 25% so với diện tích hiện nay). Như vậy thành phố Đà Lạt-hình ảnh của cả vùng sẽ phát triển có kiểm soát hơn và sẽ phát triển trong phạm vi cao nguyên. Bù lại, quy hoạch thông thể dự trù phát triển một thành phố mới về phía nam quanh Liên Nghĩa, gần sân bay và gần đường cao tốc tương lai. Thành phố mới sẽ là nơi tập

trung các phân khu kinh tế mới: khu vực dịch vụ và/hay công nghệ cao, trung tâm triển lãm, khách sạn, vùng cạnh tranh về hoa diện tích 400 ha gắn liền với vùng bình nguyên nông nghiệp.

Từ thành phố Đà Lạt đến Liên Nghĩa sẽ là một đường vành đai xanh cấm xây dựng để ngăn sự xuất hiện của một thành phố khác. Quy hoạch tổng thể cũng dự trù thành lập một số vùng phát triển trung gian từ các thị trấn hiện hữu như thị trấn Nam Ban chuyên về cà phê phía tây hay thị trấn Thạnh Mỹ chuyên trồng rau màu phía đông. Hai thành phố sinh thái này sẽ phát triển theo hướng tôn trọng, nâng cao giá trị và quảng bá cho hoạt động nông nghiệp.

Tâm nhìn và mục tiêu chiến lược

à L t

V n t nhiên c b o v

an Kia

Liên Ngh a và sân bay

Nam BanTh nh M /Qu ng L p

Nguồn: INTERSCENE.

13Bản đồ

Page 30: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD164

Lưu ý tâm quan trọng của các mạng lưới trong phát triển đô thị: khả năng hiện nay của các mạng lưới? Có thể phát triển như thế nào?

Các mạng lưới kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng thật sự yếu kém: cấp nước sạch, xử lý nước thải và rác thải, và hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Trước khi nói đến phát triển, quy hoạch tổng thể đặt ra vấn đề phải có mạng lưới cấp nước và xử lý nước phù hợp với nhu cầu, tổ chức xử lý rác thải, hạn chế hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, xin được nhắc lại, hiện nay các chất này đe dọa trầm trọng lãnh thổ và khả năng phát triển của lãnh thổ – do nước sinh hoạt lấy từ hồ nên càng phải giữ gìn chất lượng nước.

Lưu ý đến nguy cơ (từ tự nhiên, công nghiệp và công nghệ)

Ở Đà Lạt, nguy cơ tập trung vào các đập giữ nước quanh các hồ và nguy cơ ngập lụt khi vỡ đập. Quy hoạch tổng thể không dự trù phát triển đô thị ở các vùng có nhiều nguy cơ này.

Lưu ý đến hoạt động nông nghiệp và du lịch, là hoạt động kinh tế chủ chốt

Đà Lạt là vùng cạnh tranh nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp phát triển không ngừng và cạnh tranh với các khu vực đô thị

Thách thức về môi trường. Hạn chế sự phát triển đô thị ở mức độ nào?

Ô nhi m nghiêm tr ng h Than Th

X l rác th i : n u s d ng toàn b h th ng hi n nay: - còn 30 % rác th i ch a thu gom và b th i ra môi tr ng ; - bãi rác hi n nay không phù h p, r t ô nhi m.

X l n c th i : c n nâng c p nhi u kh n ng c a tr m : - công su t hi n nay ch t ng ng 7 % nhu c u dân s à L t.

C p n c s ch - b n i m l y n c trên các h , i m nào ch t l ng n c c ng có v n

Nhà máy x l n c th i à L t

Còn các m ng l i khác ?

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

15 và 16Ảnh

Page 31: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 165

và du lịch trên bình nguyên và cao nguyên. 25% (+ 100 000 ha) đất canh tác mới, ngay cả trong thành phố Đà Lạt, được ghi nhận từ 2005 đến 2010. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng ban đầu hiện nay đang có khuynh hướng tập trung vào rau củ và cà phê (68% diện tích canh tác) và những sản phẩm này được xuất khẩu, giảm diện tích trồng ngũ cốc, lúa, trà và cây ăn quả. Hoạt động kinh tế quan trọng này được nêu bật trong quy hoạch tổng thể.

Tuy nhiên hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân gây nên nhiều xáo trộn môi trường phải tính đến. Nông nghiệp ngày càng lấn chiếm vùng đồi gây xói mòn và ngập lụt. Ngành trồng hoa phát triển chủ yếu trong nhà kính vây nilông làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp cảnh quan ở trung tâm Đà Lạt.

Khâu tưới đất canh tác khiến nguồn nước bị khai thác quá mức, góp phần làm cạn trữ lượng nước và làm rừng bị yếu đi. Lượng đạm và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp ở Đà Lạt rất cao và không đúng liều lượng nên đất và nước ngầm bị ô nhiễm nặng. Ban đêm, các nhà kính sáng đèn để «ép» cây ra hoa ra trái 24 trên 24 giờ cũng khiến đất bị suy kiệt.

Chúng ta mong muốn trong tương lai ngành nông nghiệp của Đà Lạt phát triển như thế nào? Nếu tiếp tục thâm canh, ngành nông nghiệp sẽ xung đột với phát triển đô thị và cả phát triển du lịch. Nông nghiệp thật sự là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lãnh thổ. Ngoài ra, do tiêu chuẩn nhập khẩu rau quả ngày càng chặt chẽ, có thể về lâu dài sản phẩm Đà lạt sẽ gặp khó khăn khi ra thị trường quốc tế.

Vẫn phải làm nông nghiệp nhưng phải nâng cao giá trị sản phẩm và hướng về những tập quán nhắm đến chất lượng và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực này, ngành nông nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ của một trung tâm cạnh tranh nông nghiệp sẽ được thành lập, nhằm kết hợp đổi mới và thực nghiệm tiến hành trong các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.

Khẳng định tiếp tục phát triển nông nghiệp8Khung

Các vùng nông nghiệp lớn vẫn giữ đặc thù:- trong trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển theo dạng mới, giá trị cao hơn và

thiên về cảnh quan hơn (không dùng nhà kính nữa) (nông nghiệp đô thị sạch hay hợp lý);

- gìn giữ và nâng cao giá trị các loài hoa theo khu vực;- thành lập hai bảo tàng sinh thái ở hai khu vực sản xuất trà và cà phê để nâng cao giá trị

của hai sản phẩm này;- xây dựng một trung tâm cạnh tranh nông nghiệp cấp quốc gia.

Page 32: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD166

Đà Lạt, một vùng cạnh tranh và phát triển du lịch

Đà Lạt là một địa điểm nghỉ dưỡng trên cao, cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ngày nay, sức hấp dẫn của Đà Lạt vẫn là những yếu tố dẫn đến việc thành lập Đà Lạt vào thế kỷ 19: khí hậu mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên dễ chịu rất thuận lợi cho nghỉ dưỡng và giải trí. Bảo vệ cảnh quan do đó là một công việc hết sức quan trọng, cần bảo vệ và tôn giá trị các không gian thiên nhiên (đỉnh Lang Biang, vườn quốc gia Bi Đúp Núi Bà, thác Cam Ly, hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia…), bảo vệ đất canh tác và di sản văn hóa, kiến trúc và đô thị.

Số liệu thống kê do tỉnh cung cấp cho thấy lượng du khách tăng đều, tăng gấp 3 lần trong vòng mười năm qua (2,5 triệu du khách vào năm 2010); tuy nhiên chủ yếu đó là du khách nội địa (95%) thậm chí là du khách từ vùng phía nam (85% là du khách đến từ các tỉnh phía nam). Du khách quốc tế chiếm thiểu số có lẽ do Đà Lạt ở vị trí tương đối bị cô lập, một bộ phận cơ sở hạ tầng lại không thích hợp, một số sản phẩm và dịch vụ còn yếu.

Qua quy hoạch tổng thể, tỉnh Lâm Đồng mong muốn vùng Đà Lạt mở rộng sẽ có khả năng đón từ năm, sáu triệu lượt khách vào năm 2020 và gần mười triệu lượt khách vào năm 2030 (!), một con số theo chúng tôi là quá cao.

Khác với quy hoạch tổng thể hiện nay cho phép xây dựng rải rác trên lãnh thổ nhiều khu resort và công viên giải trí quanh các hồ, các định hướng mới là tập trung các cơ

sở du lịch tại ba địa điểm chính là hồ Đan Kia và hồ Tuyền Lâm gần Đà Lạt và hồ Đại Ninh phía nam. Việc phân khu nhằm bảo vệ bờ hồ tự nhiên của mỗi hồ tùy thuộc vào hướng nắng, địa hình, các loài thực vật và khả năng các công trình xây dựng tương lai có thể trực diện nhìn thấy nhau. Quy hoạch tổng thể mới khuyến nghị không biến bờ hồ thành tài sản riêng ngay cả để phục vụ du lịch; tất cả người dân và du khách, dù ở địa điểm nào, cũng phải được ra hồ một cách dễ dàng.

Kế hoạch phát triển du lịch phải được lập ở quy mô Đà Lạt mở rộng, những khu vực khác nhau có thể cung cấp sản phẩm đa dạng cho khách hàng đa dạng. Thành phố Đà Lạt là thủ phủ vùng cao lịch sử vẫn sẽ là điểm đến nổi tiếng; thế mạnh của Đà Lạt là cảnh quan (nông nghiệp và tự nhiên) và sự chuyển đổi di sản xây dựng lịch sử thành khách sạn và cơ sở hạ tầng cao cấp. Hồ Đan Kia và hồ Tuyền Lâm là hai thắng cảnh tuyệt vời, ở đó có thể tổ chức những «kỳ nghỉ gần thiên nhiên» mở ra môi trường hoặc tổ chức những khu vực giữa hồ và rừng tựa lưng vào những không gian thiên nhiên được bảo vệ thành những khu có hoạt động như ở bãi biển. Du lịch MICE thì nên tổ chức gần sân bay và trung tâm cạnh tranh nông nghiệp hơn, gần vùng bình nguyên trung tâm và ở Đà Lạt. Hai thành phố sinh thái thì hướng về du lịch sinh thái gắn với môi trường nông nghiệp (cơ sở lưu trú ngay tại trang trại , bảo tàng sinh thái…). Về phía nam, gần hồ Đại Ninh, có thể xây dựng một khu vui chơi thể thao dưới nước và thuyền buồm để phát triển du lịch gia đình và thể thao…

Page 33: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 167

Stéphane Lagrée

Tôi nhớ trong một lần nói chuyện, nhà nhân học và dân tộc học Claude Lévi-Strauss tâm sự rằng thế giới ngày nay không còn là thế giới của ông nữa. Theo các bạn, nếu xuất phát từ quyết tâm chính trị quy hoạch vùng Đà Lạt mở rộng, «thế giới» này có còn giống thế giới của các bạn không?

Lê Thành Nhân

Tôi thường lướt web và đọc nhiều trang blog. Dường như có xung đột giữa những người không muốn Đà Lạt «thay đổi» và những người mong Đà Lạt được phát triển kinh tế vì sẽ có lợi cho hoạt động của họ.

[Christine Larousse]

Đúng là có xung đột giữa việc đáp ứng yêu cầu chính đáng của một đất nước 90 triệu dân phát hiện ra xã hội giải trí là gì và đồng thời phải giữ gìn những gì làm nên điểm yếu hay điểm mạnh của một nơi chốn và một điểm đến.

[Emmanuel Cerise]

Pháp cố gắng khuyến khích nên đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu số liệu thống kê, nghiên cứu lãnh thổ… vì đây là điều cần làm. Làm như vậy sẽ tốn kém nhiều cho nghiên cứu, thiết kế, nhưng về lâu dài sẽ có lợi vì chúng ta sẽ tránh đầu tư không phù hợp hoặc phát triển loại hình du lịch cho tất cả mọi người.

[Christine Larousse]

Dường như có chênh lệch giữa những gì tỉnh mong chờ Đà Lạt phát triển và hiện thực kinh tế nhìn thấy được trong quy hoạch tổng thể đến năm 2020 hiện hành. Các nhà đầu tư không đến nhiều như mong chờ. Vì vậy, cần tập trung nâng giá trị các khu vực đô thị hiện hữu và không vội khai phá không gian thiên nhiên mới. Khái niệm phân kỳ rất quan trọng khi xây dựng quy hoạch tổng thể - phân kỳ quá trình đô thị hóa: nêu phân kỳ, tiến độ thời gian, khi nào thì mở đất để phát triển đô thị.

Phát triển du lịch theo chủ đề9Khung

- Nhấn mạnh chủ đề «điểm đến thiên nhiên»: bảo vệ và nâng cao giá trị rừng (đi dã ngoại trong rừng, treckking, cắm trại qua đêm trong rừng, đỉnh Lang Biang, vườn quốc gia Bi Đúp, đường đi dạo quanh hồ);

- Du lịch giải trí với những hoạt động gần với thiên nhiên: gôn, hoạt động thể thao dưới nước ở hồ Đại Ninh…;

- Du lịch nông nghiệp: trang trại mang tính sư phạm, bảo tàng sinh thái về trà và cà phê, thăm quan trang trại, điểm thưởng thức sản phẩm, giới thiệu và bán sản phẩm;

- Du lịch MICE: tổ chức triển lãm, sự kiện quốc gia và quốc tế, hội thảo, vườn hoa Đà Lạt, hai trung tâm hội nghị (Đà Lạt và Liên Nghĩa);

- Du lịch di sản và văn hóa.

Page 34: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD168

Quy hoạch tổng thể dự trù gì cho Đà Lạt?

Christine Larousse đề nghị nhắc lại chủ đề «Đà Lạt, thành phố nghỉ dưỡng lịch sử» - mời độc giả xem lại phần trình bày ở phiên toàn thể của Pascal Bourdeaux. Pascal Bourdeaux nhấn mạnh khả năng tự chuyển đổi của thành phố bằng cách cải thiện phần cung của mình từ quy hoạch đô thị mang tính lịch sử và từ di sản cảnh quan.

Di sản cân giới thiệu

Khu v c hành chính g n ng Hu nh Thúc Kháng

Ana Mandara Resort

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

17, 18, 19 và 20Ảnh

Page 35: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 169

Đà Lạt, một thành phố trong vườn

Hình ảnh Đà Lạt gợi nhớ ký ức về một thành phố-vườn trong lịch sử với hồ và rừng núi bao

quanh nhìn hướng về đỉnh Lang Biang (cần bảo vệ tầm nhìn lịch sử về hướng này).

Sơ đồ này thể hiện những thế mạnh về thắng cảnh của Đà Lạt đã làm cơ sở đó cho quy hoạch tổng thể: rừng mọc bao quanh cao nguyên làm nổi bật đường đỉnh núi (cần bảo vệ màu xanh này); các thung lũng dễ bị ngập là nơi canh tác hiện diện ngay tại trung tâm thành phố (xác định các khu vực canh tác

cần nâng cao chất lượng); trục nước nối các hồ với thác Cam Ly (sợi chỉ nước xuyên suốt có thể đươc nâng cao giá trị); tầm nhìn toàn cảnh hướng về đỉnh Lang Biang, trục di sản nơi tập trung chủ yếu các công trình kiến trúc lịch sử của Đà Lạt.

Tâm nhìn lịch sử

(1) R ng bao quanh cao nguyên

( 4) Tr c di s n

(3) Tr c dòng ch y

(2) Các thung l ng d b ng p l t

(1)

(2)

(3) (4)

Nguồn: INTERSCENE.

18Sơ đồ

Page 36: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD170

Quy hoạch tổng thể khuyến nghị giữ tầm nhìn toàn cảnh từ các trục giao thông chính về hướng núi không bị chắn.

Ảnh này chụp từ trục di sản, từ một vị trí cao bên trên hồ. Phải làm sao giữ được tầm nhìn này bằng cách ngăn không cho đô thị hóa tại những điểm nhất định dọc theo các tuyến đường.

Như vậy, Đà Lạt sẽ phát triển quanh một dải xanh tạo nên cấu trúc chính của thành phố và được bảo vệ và các khu vực sẽ hình thành dựa trên mảng xanh này. Dải xanh cảnh quan là sự tái thể hiện của một thành phố trong vườn nhưng ở quy mô 200 000 dân, dải xanh sẽ kết nối các vườn hoa đô thị trong khu trung tâm với các thung lũng nông nghiệp phía bắc và với bạt ngàn rừng bao quanh thành phố. Đất nông nghiệp đô thị trong lòng thành phố thật sự là mặt tiền của cả ngành trồng hoa Lâm

Đồng sẽ tham gia tạo thành dải lưới xanh mở ra hướng thành phố, đó sẽ là một không gian xanh thường trực, nơi giới thiệu với du khách một thắng cảnh đẹp thay đổi theo mùa. Như vậy có nghĩa là các thói quen thâm canh hiện nay sẽ phải nhường bước cho một nền nông nghiệp đô thị chất lượng hơn.

Dải lưới xanh sẽ kết nối tất cả các công trình và các khu phố, tạo điều kiện phát triển những phương thức di chuyển nhẹ nhàng, hình thành những hồ trữ nước mưa và tạo điều kiện cho các loài di chuyển tự do (hành lang đa dạng sinh thái).

Các biệt thự trên trục di sản sẽ được chuyển đổi thành những cơ sở du lịch mới còn khu trung tâm thành phố sẽ trở thành một trung tâm thương mại hấp dẫn tổ chức lại quanh chợ, ngay gần hồ, ngay giữa dải lưới xanh.

Giữ gìn tâm nhìn toàn cảnh

Nhìn t ng vi n i (Ranh gi i phía nam c a cao nguyên)

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

21 và 22Ảnh

Page 37: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 171

Phát triển các phương tiện giao thông

Cuối cùng quy hoạch tổng thể dự trù sẽ phát triển nhiều cơ sở hạ tầng giao thông mới tạo điều kiện cho Đà Lạt trở thành một điểm du

lịch dễ đến (hiện nay còn bị cô lập), bảo đảm kết nối tốt giữa các vùng đô thị và hạn chế nguy cơ ùn tắc.

Cơ sở hạ tâng hiện hữu

N 27

N 27

N 20

N 20

Nguồn: INTERSCENE.

14Bản đồ

Page 38: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD172

Sau đây là những định hướng lớn của kế hoạch phát triển giao thông: • Quản lý hiệu ứng khi các phương tiện đổ về

Đà Lạt, nhất là đoạn hết đường cao tốc;• Quản lý nguy cơ ùn tắc nội thị bằng cách

xây dựng một đường vành đai quanh Đà Lạt. Như vậy hạn chế được xe đi ngang qua khu trung tâm và quanh hồ và bảo vệ được cảnh quan;

• Dự trù phương tiện phục vụ các khu du lịch mới ở hồ Đan Kia và Tuyền Lâm xuất phát từ Đà Lạt (đường bộ và cáp treo đô thị rất hấp

dẫn và mang tính giải trí với điều kiện tích hợp tốt vào khung cảnh);

• Phát triển phương tiện giao thông công cộng thông qua:

* mạng lưới buýt trên toàn vùng Đà Lạt mở rộng xuất phát từ bến xe liên tỉnh có kết nối với sân bay;

* một phương tiện có làn đường riêng kết nối sân bay và thành phố Đà Lạt;

• Mở một tuyến đường dành cho việc chuyên chở hàng hóa từ thung lũng phía đông ra hướng biển.

Định hướng phát triển giao thông

Nguyên t c phân lo i ng giao thông: -(1) ng dành cho xe nh liên vùng -(2) ng chính c a à L t m r ng -(3) ng du l ch -(4) ng n i th -(5) xu t ng v n chuy n hàng hóa

(1)

(2)

(2) (3)

(4)

(5)

Nguồn: INTERSCENE.

15Bản đồ

Page 39: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 173

Ngày làm việc thứ sáu, thứ Hai ngày 28

Tâm nhìn và mục tiêu chiến lược10Khung

- Bảo vệ và tôn giá trị rừng trong đó có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Kết nối đất nông nghiệp, không gian xanh, công viên đô thị mở để tăng cường lĩnh vực du lịch và đặc biệt là làm việc với Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bi Đúp để phát triển du lịch sinh thái (làng du lịch sinh thái, khu cắm trại…).

- Tại Đà Lạt, xây dựng các khu vực trồng hoa ở trong và ngoài thành phố có ứng dụng công nghệ cao. Dự trù địa điểm tổ chức festival hoa. Đưa không gian xanh có hoa vào cảnh quan đô thị và xây dựng một trang trại sinh thái trong hệ thống công viên của thành phố.

- Xây dựng một trục và các không gian văn hóa nghệ thuật trong thành phố Đà Lạt và ở Đan Kia.

- Tăng cường và xây dựng các trục giao thông kết nối các khu vực đô thị của lãnh thổ, về mặt kinh tế kết nối Đà lạt với mạng lưới quốc gia và quốc tế và giữ gìn hành lang sinh thái quanh thành phố.

- Phân loại hệ thống đường bộ của Đà Lạt.- Xây dựng một hệ thống giao thông công cộng kết nối các thành phố và các địa điểm

du lịch. Trong thành phố cần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng và mạng đường dành riêng cho người đi bộ (đường xanh).

Một buổi được dành để nói về các thách thức đặt ra cho việc quy hoạch ở quy mô phường: nghiên cứu và dự án quy hoạch để cải thiện đời sống các làng trong khuôn khổ phát triển phía tây Hà Nội. Mời độc giả tham khảo dự án nghiên cứu chi tiết của công ty tư vấn về quy hoạch đô thị và cảnh quan INTERSCENE nêu trong danh mục tài liệu cần tìm đọc xuất hiện ở cuối chương hoặc tham khảo trang web www.tamdaoconf.com.Sau khi Christine Larousse giới thiệu kết quả chẩn đoán thực trạng, học viên được yêu cầu tổng hợp nhằm đề xuất một dự án, đồng thời thực hiện một bản vẽ thể hiện những khó khăn khi thực hiện dự án. Sau đó các nhóm sẽ trình bày đề xuất của mình với lớp.

Buổi sáng của ngày làm việc cuối cùng dành cho Mai Linh Cam giới thiệu «Ma trận đô thị. Ma trận phân tích lãnh thổ, các mạng lưới, thể chế, xã hội», đây là một công cụ do bộ phận Chính quyền địa phương và phát triển đô thị của AFD thiết kế. Ma trận đã được thử nghiệm cho thành phố Addis Ababa của Ethiopia.Trong Excel, ma trận gồm năm bảng: dữ liệu cơ bản – phiếu thông tin về thành phố; các yếu tố cần thể hiện trên bản đồ - phân tích tổ chức không gian rất quan trọng; bản tổng hợp – nỗ lực sơ đồ hóa kết quả -; ma trận «kết

Page 40: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD174

quả» - hình ảnh của thành phố - xây dựng từ nhiều tiêu chí – lãnh thổ, các mạng lưới, xã hội và thể chế. Cấu trúc của mỗi bảng gồm có:- lãnh thổ: hình thái (sáu chỉ số); rủi ro (bốn chỉ số); đất đai (ba chỉ số); môi trường (bốn chỉ số); - mạng lưới và dịch vụ: nước (bốn chỉ số); dịch chuyển (năm chỉ số); năng lượng (ba chỉ số); rác thải (ba chỉ số); thiết bị (bốn chỉ số);- xã hội: dân số (ba chỉ số); nhà ở (ba chỉ số); tính công dân (ba chỉ số); kinh tế địa phương (sáu chỉ số);- thể chế: hành chính (bốn chỉ số); quản trị (sáu chỉ số); tài chính địa phương (năm chỉ số).Học viên làm việc theo nhóm để điền vào ma trận dựa trên dữ liệu được giảng viên cung cấp về thành phố Addis Ababa. Mục tiêu của buổi làm việc này là nêu bật các mặt mạnh của ma trận, đó là một phương tiện đối thoại và là một công cụ sư phạm giúp hiểu rõ hơn một thành phố, các thể chế…và ma trận hỗ trợ xác định lĩnh vực nào cần ưu tiên can thiệp.

Buổi chiều lớp chuyên đề chuẩn bị báo cáo vào sáng thứ Ba những gì đã học và tiếp thu được.

Page 41: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 175

Tài liệu sử dụng trong lớp

Không ảnh của thành phố Fès (Morrocco); bản đồ địa hình của Hồng Kông; không ảnh hành lang Bus Rapid Transit (BRT) tại thành phố Hồ Chí Minh; bản đồ địa hình 1/25 000 của Grenoble; ma trận phân tích đô thị - AFD

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Agence Française de Développement (2012), Sustainable Cities and Territories, Aménagement urbain, 6 p.

INTERSCENE (2005), Principes d’aménagement pour la protection et l’intégration des villages dans le cadre du développement ouest de Hanoi, rapport d’étude, janvier, 69 p. (hors annexes)

Tài liệu tham khảo

BACQUE, M., M-H. REY, H. SINTOMER Y (dir) (2005), Gestion de proximité et démocratie participative, une perspective comparative, Paris Ed La Découverte, coll recherches, 314 p.

CENTRAL POPULATION AND HOUSING CENSUS STEERING COMMITTEE (2010), The 2009 Vietnam Population and Housing census: Completed results, Hanoi.

CHENAL, J. (2013), La ville ouest-africaine. Modèles de planification de l’espace urbain, Genève, Editions Metis Presses.

INSTITUTE FOR TRANSPORTATION AND DEVELOPEMENT POLICY (ITDP) (2014), The BRT standard. 58 p.

JACQUET, P., R.K. PACHAURI, L. TUBIANA (dir.) (2010), « Villes, changer de trajectoire », Regards sur la Terre 2010, AFD et Presses de Sciences Po.

LEGROS, O. (2008), Participations citadines et action publique : Cotonou, Dakar, Jérusalem, Rabat, Sanaa, Tunis, Editions ADELS Yves Michel.

MERLIN, P. (2007), L’aménagement du territoire en France, Paris, La Documentation française.

PADDI, DESO, AGENCE D’URBANISME DE L’AGGLOMERATION LYONNAISE, COMITE POPULAIRE DE HO CHI MINH-VILLE, BANQUE MONDIALE (2011), East West BRT and Greenway Concept Workshop, Atelier du 4 au 8 juillet 2011 à Hô Chi Minh Ville. 74 p.

PAQUOT, Th., M LUSSAULT, S. BODY-GENDROT (2000), La ville et l’urbain, l’état des savoirs, Paris, Editions La Découverte.

PARTENARIAT FRANÇAIS POUR LA VILLE ET LES TERRITOIRES (PFVT) (2012), Orientations de la coopération française en appui à la planification urbaine stratétique, Paris, PFVT-MAE-AFD (existe également en anglais).

SATTHERTHWAITE. D. (1997), « Sustainable Cities or Cities that Contribute to Sustainable Development? », Urban Studies, vol. 34, n°10.

UCLG (2010), Policy Paper on Urban Strategic Planning, Barcelona, UCLG.

Page 42: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD176

Họ tên Cơ quan Chuyên ngành Lĩnh vực nghiên cứu Email

Đỗ Thùy NinhĐai học Kinh tế và

Kinh doanh Thái Nguyên

Quản lý kinh tế Tác động của đô thị hóa lên việc làm [email protected]

Đoàn Thị The

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lý Biến đổi khí hậu, đô thị hóa [email protected]

Heng Lina Đai học Luật và Kinh tế Hoàng gia Luật Hiện đai hóa đô thị

tai Campuchialina.heng@yahoo.

com

Hoàng Thị Vinh Đai học Đà Lat Phát triển đô thị Các nhóm nghèo ở đô thị [email protected]

Hun Ketya Viện Công nghệ Campuchia Xây dưng dân sư Building Information

Modelling [email protected]

Huỳnh Hồng Đức

(dư thính)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu

Đô thị- - hongduc2003@

gmail.com

Lê Đức Huy Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hòa

Tài chính, ngân hàng, xây dưng - leduchuy1201@

gmail.com

Lê Thành Nhân Đai học Kinh tế TPHCM Kinh tế Kinh tế Phát triển [email protected]

LongKeopichchenda

Đai học Lyon 3 liên kết với Đai học

Quốc gia Hà NộiPhát triển đô thị

Bảo vệ pháp lý cho Đầu tư trưc tiếp nước ngoài

tai Campuchia

[email protected]

Mol Vibol

World Engineering Construction and

Consultancy Co., Ltd / Viện Công nghệ

Campuchia

Biến đổi khí hậu, giáo dục, quy hoach

và đô thị hóa

Biến đổi khí hậu, quy hoach đô thị

[email protected]

Ngô Văn Huấn Đai học Đà Lat Xã hội học Chính sách công [email protected]

Nguyễn Duy Khiêm

Quỹ Đầu tư Phát triển Cần Thơ Đô thị hóa Đô thị hóa khiemnd.ct78@

yahoo.comNguyễn Khánh

DuyĐai học Kinh tế

TPHCMKinh tế

Phát triển Phát triển đô thị bền vững [email protected]

Nguyễn Tiến Hưng

Quỹ Đầu tư Phát triển Lào Cai

Đầu tư,xây dưng

Xây dưng dân sư, cơ sở ha tầng, nước và giao thông

[email protected]

NguyễnThị Thu Hà

Trung tâm Nghiên cứu về Phát triển

quốc tế Cerdi

Kinh tế Phát triển

Đầu tư công và tăng trưởng

[email protected]

Nguyễn Thị Hồng Điệp Đai học Cần Thơ GIS, môi trường đô thị Ứng dụng GIS

vào môi trường đô thị [email protected]

Nguyễn Thị Thúy Hồng

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lýThay đổi trong sử dụng đất và xã hội trong môi trường

đô thị

[email protected]

Danh sách học viên

Page 43: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 177

Họ tên Cơ quan Chuyên ngành Lĩnh vực nghiên cứu Email

Nguyễn Vĩnh Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM

Kinh tế Phát triển Phát triển bền vững mrnguyen14@gmail.

com

Tống Thị Huyền Ái

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lý GIS, biến đổi sử dụng đất đai đô thị

[email protected]

Tô Thị Thùy Trang

Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM

Nông nghiệp đô thị Quy hoach đô thị ttttrang.hids@tphcm.

gov.vn

SarunRithea

Đai học Paris 1, Bộ Quy hoach lãnh thổ,

Quy hoach đô thị, Nhà ở và Xây dưng

Khoa học xã hội, luật Xây dưng vùng [email protected]

SorSopunaĐai học Lyon 3

liên kết với Đai học Quốc gia Hà Nội

Luật quốc tế cho đầu tư và hợp tác kinh tế

Chủ nghĩa tư do và hội nhập vùng

[email protected]

Viengvilay Bounmany Bộ Tư pháp Lào Luật Khung pháp lý cho đầu tư

nước ngoài tai Làovvlbounmany@

hotmail.com

Uyar Akim (dư thính)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu

Đô thị_ Kế hoach hóa

cấp vùngpaddiauyar@gmail.

com

Page 44: 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ · PDF filevà Vũ Thị Nam Phương, ... đến bảo vệ môi trường ... - tuy nhiên, ở phạm vi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD178