Top Banner
17

2. hdcongtacbaoholaodong

Jan 19, 2017

Download

Education

hoasengroup
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 2. hdcongtacbaoholaodong
Page 2: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 1/16

TRANG KIỂM SOÁT BAN HÀNH, SỬA ĐỔI

Lần ban hành,ngày ban hành

Trangsửa đổi Nội dung ban hành, sửa đổi

0115/5/2010

Ban hành áp dụng lần đầu

0215/7/2010

Ban hành áp dụng (sửa đổi lần 01)

0325/8/2011

Toàn bộ Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với quy địnhcủa pháp luật và tình hình thực tế tại Công ty

DANH SÁCH PHÂN PHỐI TÀI LIỆU

STT Đơn vị được nhận tài liệu Nhận bản photo(ghi rõ số lượng)

Nhận file mềm (đánh dấu“X” vào nếu được nhận)

1Phụ trách ATLĐ Khối Sản xuất Công tymẹ 01 X

2 Phụ trách y tế Công ty mẹ 01 X3 Phụ trách Công đoàn Công ty mẹ 01 X

4Phụ trách kỷ luật công nghiệp Công tymẹ 01 X

5Phụ trách Pháp lý công nghiệp Công tymẹ 01 X

6 Mạ NOF 01 X

7 Mạ màu 01 X

8 Bảo trì cơ 01 X

9 Bảo trì điện 01 X

10 Bảo trì gia công cơ khí 01 X

11 BP Kho 01 X

12 BP VSMT 01 X

13 Các đơn vị khác X

Page 3: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 2/16

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

1 Mục đích 3

2 Phạm vi áp dụng 3

3 Tài liệu tham khảo 3

4 Định nghĩa, từ viết tắt 3

5 Nội dung của hướng dẫn 4

5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động 4

5.2 Chế độ hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động 4

5.3 Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm 5

5.4 Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng

10

5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 11

5.6 Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinhlao động

11

5.7 Quản lý thiết bị đo lường 12

5.8 Trang bị phương tiện bảo hộ lao động 12

5.9 Thực hiện kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động 12

5.10 Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện 15

6 Biểu mẫu sử dụng 16

7 Các hồ sơ cần phải có đối với công tác ATLĐ – VSMT - PCCC 16

8 Danh mục các văn bản pháp luật bắt buộc về ATLĐ – VSMT - PCCC 16

Page 4: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 3/16

1. MỤC ĐÍCHHướng dẫn việc thực hiện công tác bảo hộ lao động đối với các phòng ban có liên quan nhằmphối hợp thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trong Công ty.

2. PHẠM VI ÁP DỤNGHướng dẫn này được áp dụng đối với các phòng ban, tổ sản xuất thuộc Hệ thống sản xuất –Hoa Sen Group.

3. TÀI LIỆU THAM KHẢOThông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT: Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức thực hiệncông tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.

4. ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT

− ATLĐ : An toàn lao động

− ATVSV : An toàn vệ sinh viên

− AT - VSLĐ : An toàn - vệ sinh lao động

− BHLĐ : Bảo hộ lao động

− CB-CNV : Cán bộ - công nhân viên

− CLKT - BHLĐ - VSMT : Chất lượng Kỹ thuật - Bảo hộ Lao động - Vệ sinh Môi trường

− ĐKLĐ : Điều kiện lao động

− NLĐ : Người lao động

− NSDLĐ : Người sử dụng lao động

− PCCC : Phòng cháy chữa cháy

− PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân

− VSMT : Vệ sinh môi trường

Page 5: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 4/16

5. NỘI DUNG CỦA HƯỚNG DẪN.

5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động:

5.2. Chế độ hoạt động của Ban AT – VSLĐ.

STT NỘI DUNG THỜI GIAN THÀNH PHẦNTHAM GIA

TRÁCH NHIỆMCHÍNH

1 -Tổ chức họp Hội đồngBHLĐ 06 tháng, 01 năm

06 tháng,01 năm

- Hội đồng BHLĐ;- Công đoàn;- Trưởng cácphòng/ban.

Phụ trách ATLĐchịu trách nhiệmtriển khai tổ chứcvà báo cáo.

2-Tổ chức kiểm tra công tác

ATLĐ – VSMT – PCCChàng quý, 06 tháng, 01 năm

Hàng quý, 06tháng, 01 năm

- Phụ trách ATLĐ;- Công đoàn;- Phụ trách sản xuất,Bảo trì cơ điện, Tổtrưởng các tổ, Kỷ luậtcông nghiệp.

Phụ trách ATLĐlập kế hoạch chitiết triển khai

3 -Tổ chức kiểm tra công tác Hàng tháng - Phụ trách ATLĐ, Kỷ Phụ trách ATLĐ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG(GIÁM ĐỐC)

HỘI ĐỒNG BẢO HỘLAO ĐỘNG

PHỤ TRÁCHATLĐ

AN TOÀN VIÊN & NHÂNVIÊN Y TẾ

CÔNG NHÂN VIÊN

PHỤ TRÁCHBẢO TRÌ CƠ – ĐIỆN

PHỤ TRÁCHSẢN XUẤT

TỔ BẢO TRÌCA SẢN XUẤT

Page 6: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 5/16

STT NỘI DUNG THỜI GIAN THÀNH PHẦNTHAM GIA

TRÁCH NHIỆMCHÍNH

ATLĐ – VSMT – PCCChàng tháng

luật công nghiệp, Antoàn vệ sinh viên

lập kế hoạch chitiết triển khai

4

-Kiểm tra ATLĐ – VSMT –PCCC tại khu vực làm việccủa mỗi tổ, xưởng trước khibắt đầu làm việc, trong giờvà khi hết ca làm việc

Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên An toàn vệ sinhviên

5

-Báo cáo kết quả công tácATLĐ – VSMT – PCCC tạikhu vực làm việc của mỗi tổ,xưởng

Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên

An toàn vệ sinhviên báo cáo choPhụ trách ATLĐvà Quản đốc

6-Báo cáo kết quả công tác

ATLĐ – VSMT – PCCC toàncông ty cho Ban Giám đốc

Cuối mỗi tuần - Trong cuộc họp giaoban tuần Phụ trách ATLĐ

5.3. Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm5.3.1. Hội đồng BHLĐ:Hội đồng BHLĐ bao gồm:

− Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng.

− Đại diện của Ban chấp hành công đoàn công ty và Phó giám đốc điều hành sản xuất làmPhó chủ tịch Hội đồng.

− Phụ trách an toàn lao động: là Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.

Hội đồng bảo hộ lao động có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

− Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xâydựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và cácbiện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp của Công ty.

− Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở Công ty theođịnh kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, cóquyền đề xuất người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

5.3.2. Công đoàn Công tya. Nhiệm vụ:

− Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể trong đó cócác điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động.

− Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt cácquy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; giám sát việc chấp hành quy chuẩn,tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những nguy cơ thiếu antoàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những việc làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trìnhkỹ thuật an toàn.

Page 7: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 6/16

− Tham khảo lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng nộiquy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh laođộng; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm antoàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn - vệ sinh laođộng của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động.

− Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào bảođảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiếncải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức laođộng.

− Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao độngcho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên, người lao động.

b. Quyền hạn:

− Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy quản lý vềan toàn - vệ sinh lao động.

− Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do cơ sởlao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, thực hiệncác chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sứckhỏe cho người lao động.

− Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động vàphòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật.

− Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra,kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.

5.3.3. Phụ trách An toàn lao động của Công ty− Phối hợp với trưởng các đơn vị xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao

động của ông ty.

− Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động củaNhà nước và các nội quy, quy định về an toàn lao động của lãnh đạo Công ty đến các cấpvà người lao động; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh laođộng và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.

− Dự thảo kế hoạch an toàn lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc cácphân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạchan toàn lao động.

− Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, các trưởng đơn vị xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệsinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sửdụng các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.

− Phối hợp với phòng hành chính nhân sự, bộ phận kỹ thuật, các trưởng bộ phận tổ chức huấnluyện về an toàn lao động cho người lao động.

− Phối hợp với bộ phận vệ sinh môi trường tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trườnglao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao độngcác biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.

Page 8: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 7/16

− Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nội quy an toàn lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinhlao động trong phạm vi công ty và đề xuất biện pháp khắc phục.

− Chịu trách nhiệm chính trong việc lập biên bản, điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao độngxảy ra trong Công ty, báo cáo cho Trưởng BP, Ban CLKT – BHLĐ - VSMT và Ban TổngGiám đốc.

− Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghịcủa các đoàn thanh tra, kiểm tra.

− Cán bộ an toàn lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơilàm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việcthực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

− Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh vàkiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn lao động.

− Tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động trong các cuộc họp về xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếpnhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mởrộng.

− Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơxảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầungười phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biên pháp cầnthiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.

5.3.4. Phụ trách sản xuất và phụ trách bảo trì cơ, điện

− Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo.

− Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn,vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.

− Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao động thuộc quyền quảnlý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định vềan toàn lao động.

− Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn lao động, xử lý kịp thời các thiếusót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quanđến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giảiquyết của phân xưởng.

− Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả.

− Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn;

− Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối vớicác máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sựcố;

− Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động;

Page 9: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 8/16

− Phối hợp với phụ trách an toàn lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xincấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,vệ sinh lao động;

5.3.5. An toàn vệ sinh viêna. Nhiệm vụ:

− Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định vềan toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;

− Giám sát các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, viphạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ; phát hiện những trườnghợp mất an toàn của máy, thiết bị.

− Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việcan toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toànđối với người lao động mới đến làm việc ở tổ.

− Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biệnpháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu antoàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.

b. Quyền hạn:− Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn- vệ sinh

viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thựchiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất.

− Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm antoàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.

− Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động docông đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.

5.3.6. Bộ phận y tếa. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế:

− Tham mưu cho người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe củangười lao động.

− Thực hiện khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các trườnghợp tai nạn lao động.

− Phối hợp với bộ phận hành chính, bộ phận ATLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khámbệnh nghề nghiệp cho NLĐ; lưu giữ và theo dõi hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnhnghề nghiệp (nếu có).

− Quản lý số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cấp cứu.− Tham gia xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các

phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu cóhiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.

− Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinhlao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường

Page 10: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 9/16

lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh laođộng.

− Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố cóhại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnhcó liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thôngthường tại nơi làm việc.

− Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của cơsở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏecho người lao động.

− Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiệnvật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hạiđến sức khỏe.

− Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành (nếu có) đểquản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên mônnghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành.

− Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao độngđối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).

b. Quyền hạn của bộ phận y tế:

− Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh vàkiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.

− Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết địnhviệc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các dấu hiệu vi phạmhoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thờiphải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.

− Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động.

− Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ,ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

5.3.7. Trưởng ca sản xuất và Tổ trưởng các tổ− Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp

hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phươngtiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.

− Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổchức thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến antoàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.

− Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng không đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuấtmà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để cóbiện pháp giải quyết kịp thời.

− Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định vềan toàn lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.

− Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp vàkiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ

Page 11: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 10/16

nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời vớiphân xưởng để xử lý.

5.3.8. Phụ trách Nhân sự và Phụ trách kỷ luật công nghiệp− Phối hợp với phụ trách an toàn lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ an

toàn lao động, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh laođộng; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡngchống độc hại, bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội...;

− Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp đềra trong kế hoạch an toàn lao động.

− Phụ trách kỷ luật công nghiệp phối hợp với bộ phận an toàn lao động trong việc điều tra vàxử lý tai nạn lao động.

5.4. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

5.4.1. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động:Hàng năm, Phụ trách an toàn lao động phối hợp với các tổ sản xuất lập kế hoạch bảo hộ laođộng trình Ban Giám đốc phê duyệt và tiến hành thực hiện.

Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành,phân công tổ chức thực hiện. Nội dung của kế hoạch ít nhất phải có các thông tin sau:− Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;− Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống

thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chốngrung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường laođộng...;

− Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;− Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;− Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động phải tuân thủ theo HD.BHLĐ.BM01 của hướng dẫnnày.

5.4.2. Kế hoạch huấn luyện an toàn lao động:Trong kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm phải bao gồm cả kế hoạch huấn luyện an toàn laođộng cho người lao động theo Thông tư số 37/2005/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2005, nội dungbao gồm:

** Những quy định chung về AT-VSLĐ:

− Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn – vệ sinh lao động.

− Quyền và nghĩa vụ của người lao động; các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động đối vớingười lao động.

− Nội quy ATLĐ, những kiến thức cơ bản về KTAT – VSLĐ.

− ĐKLĐ, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòngngừa.

− Xử lý tình huống và các phương pháp sơ cấp cứu.

Page 12: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 11/16

− Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.

− Các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ.* Những quy định cụ thể về AT-VSLĐ tại nơi làm việc:

− Đặc điểm SX, các quy trình làm việc, quy định AT-VSLĐ bắt buộc người lao động phảituân thủ.

− Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa.

− Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ ngoài việc huấn luyệnnhư trên cũng phải được huấn luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố.Giảng viên: có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về AT-VSLĐ và do NSDLĐ quyếtđịnh.

* Hình thức và thời gian huấn luyện:

− Huấn luyện lần đầu: Người mới tuyển dụng, học nghề, tập nghề, thử việc tại Công ty.

Thời gian: + Ít nhất là 2 ngày;+ Đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phải

được huấn luyện ít nhất là 3 ngày.

− Huấn luyện định kỳ: NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện lại để NLĐ nắm vững các quy địnhATLĐ, VSLĐ.Thời gian: tùy thuộc vào yêu cầu nhưng ít nhất 1năm/1 lần và ít nhất 2 ngày/lần.

− Người lao động khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi côngnghệ, sau khi nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên phải được huấn luyện lại.

− Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, người lao động phải ký vào Sổ theo dõicông tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo HD.BHLĐ.BM02.

5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

− Hằng năm, Bộ phận ATLĐ – VSMT – PCCN phải tổ chức đo đạc các yếu tố môi trường laođộng và lưu trữ hồ sơ theo dõi kết quả đo đạc ít nhất 10 năm sau khi dây chuyền sản xuấtliên quan không còn sử dụng.

− Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng. Bộ phận nhân sự sản xuất căn cứvào kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp.

− Hằng năm, bộ phận An toàn lao động kết hợp với bộ phận hành chính- nhân sự tổ chứckhám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề.

− Đối với người lao động làm các công việc độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thìphải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.

− Người bị bệnh nghề nghiệp phải có hồ sơ quản lý riêng theo HD.BHLĐ.BM035.6. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.Công ty phải thực hiện việc đăng ký và kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêmngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và tiến hành kiểm định lại nếu hết hạnkiểm định; phải thường xuyên kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, ngăn ngừa khi phát hiện racó nguy cơ gây ra sự cố.

Page 13: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 12/16

Lập sổ theo dõi các đối tượng thuộc diện kiểm định và đăng ký để quản lý, tiến hành kiểm địnhkịp thời khi đến thời hạn. Hàng năm rà soát các đối tượng phải đăng ký, kiểm định thuộc phạmvi quản lý của mình để thực hiện việc đăng ký, kiểm định theo đúng quy định của pháp luật;lập kế hoạch kiểm định đối tượng để đề nghị cơ quan kiểm định tiến hành kiểm định.Hồ sơ cần thiết:

− Danh mục máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo HD.BHLĐ.BM04;

− Kế hoạch kiểm định hằng năm theo HD.BHLĐ.BM05;

− Sổ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theoHD.BHLĐ.BM06;

5.7. Quản lý thiết bị đo lường

− Lập danh mục thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM07;

− Kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM08.

5.8. Trang bị phương tiện bảo hộ lao động

− Phụ trách ATLĐ kết hợp với các Trưởng đơn vị xây dựng định mức và tiêu chuẩn trang bịPTBVCN cho từng vị trí/công việc theo QT.CPBH.BM01.

− Hàng năm, phụ trách ATLĐ của Công ty phải xây dựng kế hoạch mua sắm PTBVCN theomục số 3 của HD.BHLĐ.BM01 và trang bị cho công nhân theo QT.CPBH.BM03 - Sổ cấpphát phương tiện bảo vệ cá nhân.

− Phụ trách ATLĐ phải hướng dẫn người lao động cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhânđúng quy cách. Lập danh sách công nhân được hướng dẫn theo HD.BHLĐ.BM.09.

5.9. Thực hiện kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động5.9.1. Nội dung kiểm tra− Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh

nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điềutra, thống kê tai nạn lao động,...;

− Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn.

− Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành.

− Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việcnhư: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống rung,chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...;

− Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòngcháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế.

− Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động.

− Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

− Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việckiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.

− Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người laođộng.

Page 14: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 13/16

− Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động.

− Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về bảo hộ laođộng của người lao động.

− Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động và phong trào quần chúng về bảo hộ laođộng.

5.9.2. Hình thức kiểm traKiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấpkiểm tra;

− Kiểm tra chuyên đề từng nội dung;

− Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;

− Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;

− Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;

− Kiểm tra định kỳ để xem rồi nhắc nhở hoặc chấm điểm để xột duyệt thi đua;

− Ngoài ra có thể áp dụng kiểm tra đột xuất (không báo trước).5.9.3. Tổ chức việc kiểm tra theo định kỳ

− Kiểm tra định kỳ 06 tháng, 01 năm: do Ban AT – VSLĐ chủ trì, Phụ trách ATLĐ chịu tráchnhiệm triển khai.

− Kiểm tra định kỳ hàng tháng: Phụ trách ATLĐ trực tiếp tiến hành tổ chức kiểm tra và báocáo kết quả công việc theo quy định.

− Trình tự kiểm tra như sau:

+ Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra.

+ Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ, đội sản xuất.+ Tiến hành kiểm tra: Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình

thực hiện công tác bảo hộ lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biệnpháp khắc phục thiếu sót toàn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫnđoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫncủa đoàn kiểm tra.

Mọi vị trí sản xuất đều phải được kiểm tra.+ Ghi nhận kết quả kiểm tra: Đoàn kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra

theo HD.VSMT.BM01.

Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lậpBiên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơkhông an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theoHD.BHLĐ.BM10.

Page 15: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 14/16

+ Khắc phục kết quả kiểm tra: Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn

tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thựchiện;

Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổnghợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối vớicấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.

5.9.4. Tự kiểm tra ở tổ sản xuất

− Mỗi an toàn vệ sinh viên chịu trách nhiệm kiểm tra ATLĐ – VSMT – PCCC tại khu vực củamình trước, trong và sau khi làm việc.

− Việc tự kiểm tra ở tổ phải tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầuvào một công việc mới, vì vậy cần phải được làm nhanh, gọn theo trình tự sau đây:

+ Mỗi an toàn vệ sinh viên trong tổ đầu giờ làm việc hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tìnhtrạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụphương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v... và báo cáotổ trưởng/ quản đốc và Phụ trách ATLĐ những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây tai nạnlao động hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ (nếu có).

+ Tổ trưởng/Quản đốc sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệmvụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhântrong tổ, với Phụ trách ATLĐ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra tai nạn lao động;

+ Đối với những nguy cơ mà khả năng tổ không tự giải quyết được thì phải thực hiện biệnpháp tạm thời để phòng tránh xảy ra tai nạn lao động, sau đó ghi vào sổ kiểm tra và báocáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết.

+ Trong quá trình kiểm tra, an toàn vệ sinh viên ghi nhận vào Sổ kiểm tra hằng ngày theoHD.BHLĐ.BM11, ký xác nhận và bàn giao cho ca sau.

Sổ kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động phải được quản lý, lưu giữ theo chế độquản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết.

Mọi trường hợp phản ảnh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều phảiđược ghi chép và ký nhận vào sổ kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động để có cơ sởxác định trách nhiệm.

Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lậpBiên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơkhông an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theoHD.BHLĐ.BM09.

+ Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện các trường hợp suýt xảy ra tai nạn lao động thìATVSV phải nắm bắt sự việc, ghi vào sổ kiểm tra hằng ngày và báo lại cho Tổtrưởng/Quản đốc và Phụ trách ATLĐ để tìm biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Hằngtháng, phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm thống kê các trường hợp suýt bị TNLĐ theoHD.BHLĐ.BM12.

Page 16: 2. hdcongtacbaoholaodong

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁCBẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mã số: HD.BHLĐLần ban hành: 03

Ngày ban hành: 25/8/2011Trang: 15/16

5.10.Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện:

− Khi xảy ra tai nạn lao động, Đoàn điều tra tiến hành điều tra, lập biên bản điều tra TNLĐtheo QT.TNLĐ.BM03, rút kinh nghiệm và phổ biến cho người lao động biết để hạn chế việctái lập lại những tai nạn, sự cố tương tự.

− Người khai báo: Khi phát hiện tai nạn lao động, người phát hiện phải báo ngay choATVSV/Quản đốc/Nhân viên y tế/Phụ trách ATLĐ. Phụ trách ATLĐ thông báo đến cácthành viên trong đoàn điều tra TNLĐ để tiến hành điều tra, xử lý TNLĐ

− Thời gian khai báo: trong vòng 24 giờ.

− Tổ chức đoàn điều tra:

+ Thành phần đoàn điều tra của Công ty gồm: người sử dụng lao động hoặc người đượcủy quyền; đại diện công đoàn cơ sở; Phụ trách công tác ATVSLĐ. Trong đó: Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền: Trưởng đoàn điều tra.

Đại diện công đoàn cơ sở: Thành viên.

Phụ trách an toàn lao động: Thành viên.

+ Những người tham dự điều tra: Phụ trách kỷ luật công nghiệp. Đại diện đơn vị xảy ra tai nạn lao động

− Quá trình điều tra phải tìm hiểu rõ các nguồn gốc gây ra sự cố, tai nạn lao động. Phân tíchvà đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng tránh tainạn lao động tái diễn.

− Khai báo kịp thời cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nếu trường hợp tainạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng theo QT.TNLĐ.BM01 (xin ý kiến chỉ đạo của BanGiám đốc trước khi khai báo).

− Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động,Công ty phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyềnquản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theoQT.TNLĐ.BM05.

− Công ty phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao độngtheo QT.TNLĐ.BM04, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khácthuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 đối với báocáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếukhông có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không tai nạn lao động”.

− Đối với người bị tai nạn lao động phải tổ chức sơ cấp cứu, điều trị cứu chữa người bị nạn ổnđịnh thương tật. Thực hiện chế độ giám định thương tật và chế độ bồi thường, trợ cấp chongười lao động bị tai nạn theo quy định của pháp luật.

− Định kỳ, Phụ trách ATLĐ báo cáo công tác BHLĐ cho Sở Lao động - Thương binh & Xãhội, và Liên đoàn lao động tỉnh theo HD.BHLĐ.BM13

Page 17: 2. hdcongtacbaoholaodong