Top Banner
Số 160 tháng 03/2017 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần - từ ngày 15-21/3 Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Cà phê Việt Nam: TỪ DU NHẬP ĐẾN XUẤT KHẨU Cà phê Việt Nam: TỪ DU NHẬP ĐẾN XUẤT KHẨU T.09 T.15 Thành phố Thái Nguyên: Diện mạo mới - Xứng tầm đô thị loại I Có thể để kinh tế vỉa hè hài hoà với trật tự đô thị? T.20 Thành phố Hồ Chí Minh: “Người đàn bà đẹp” và đường dây buôn ma tuý “khủng” sa lưới pháp luật Chàng trai làm thiện nguyện khắp Đồng bằng sông Cửu Long Hưng Yên: Làng hoa Xuân Quan trên đà phát triển và hội nhập T.11 T.21 T.12
24

160 chuyen in

Apr 11, 2017

Download

News & Politics

Hán Nhung
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 160 chuyen in

Số 160 tháng 03/2017

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần - từ ngày 15-21/3

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

Cà phê Việt Nam:TỪ DU NHẬP ĐẾN

XUẤT KHẨU

Cà phê Việt Nam:TỪ DU NHẬP ĐẾN

XUẤT KHẨU

T.09

T.15

Thành phố Thái Nguyên:

Diện mạo mới - Xứng tầm đô thị loại I

Có thể để

kinh tế vỉa hè hài hoà với

trật tự đô thị?

T.20

Thành phố Hồ Chí Minh: “Người đàn bà đẹp”

và đường dây buôn ma tuý “khủng” sa lưới pháp luật

Chàng trai làm thiện nguyệnkhắp Đồng bằng sông Cửu Long

Hưng Yên: Làng hoa Xuân Quan trên đà phát triển

và hội nhập

T.11

T.21

T.12

Page 2: 160 chuyen in

02 Số 160 - Tháng 03/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyên Hưu Tho, P.Hòa Cường Băc, Q.Hai Châu, TP.Đà NẵngVăn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoan: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội nước CHDCND Lào do Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou dẫn đầu, đã đến thăm tỉnh Bạc Liêu.

Đón tiếp đoàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; ông Lê Minh Khái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu; cùng nhiều đồng lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Minh Khái đã báo cáo tóm tắt với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHDCND Lào về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, thế mạnh của địa phương là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản và tỉnh đang quy hoạch đến lộ trình phát triển thành trung tâm nuôi tôm công nghệ cao của cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou cảm ơn những tình cảm và sự đón tiếp nồng ấm thắm tình hữu nghị của chính quyền địa phương đã dành cho đoàn. Chủ tịch Quốc hội Lào đánh giá

cao sự cố gắng, nỗ lực của tỉnh trong quản lý, điều hành phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong chăm lo đời sống nhân dân, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Chuyến thăm hữu nghị Việt Nam lần này, trong đó có buổi gặp gỡ thân tình hôm nay tại Bạc Liêu để lại ấn tượng tốt đẹp với đoàn, thắt chặt thêm mối quan hệ anh em mật thiết giữa hai nước.

Hai bên cùng trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy cơ quan dân cử; trao đổi những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp, hoạt động của các ban, công tác tiếp xúc cử tri và công tác giám sát; trao đổi kinh nghiệm thực hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác

giảm nghèo, trong xây dựng Nông thôn mới, trong thực hiện các biện pháp ứng phó thiên tai, giải quyết ô nhiễm môi trường; vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng, phòng ngừa, đấu tranh các loại tội phạm …

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn, trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu và các địa phương của Lào tăng cường gặp gỡ giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp; kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, công tác phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu…

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHDCND Lào tại Bạc Liêu, đây là vinh dự và cơ hội quý của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Bạc Liêu trong học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động của cơ quan dân cử các cấp tại địa phương. Chuyến thăm hữu nghị Việt Nam lần này của đoàn đánh dấu bước phát triển mới, quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết của hai nước. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cảm ơn tình cảm sâu sắc của đoàn đã dành cho Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm tỉnh Bạc LiêuNhật Tân

Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) được khai mạc sáng 14/3. Theo chương trình, phiên họp sẽ diễn ra từ ngày 14-21/3.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, được diễn ra từ ngày 14-21/3, phiên họp sẽ tập trung vào những nội dung cụ thể, cho ý kiến về 5 dự án luật đã được được UBTVQH cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2

là: Dự án Luật Du lịch (sửa đổi), dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), dự án Luật Quy hoạch và dự Luật Quản lý ngoại thương.

Đồng thời, UBTVQH sẽ cho ý kiến về 4 dự án luật sẽ trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 3 là dự Luật Thủy sản (sửa đổi), dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tố cáo.

Xem xét, thông qua 2 nghị quyết là: Nghị quyết quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, của UBTVQH, của Chủ tịch nước; Nghị quyết quy định bổ sung một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động và chế độ hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Thảo luận và cho ý kiến về 4 nội dung là: Dự thảo Nghị quyết liên tịch của UBTVQH, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung

ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết Điều 27, Điều 34 của Luật MTTQ Việt Nam về hình thức giám sát và phản biện xã hội; việc ban hành nghị định của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy; về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế; Đề án tự chủ của việc nghiên cứu lập pháp.

Khai mạc phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiP/V

Để tránh xảy ra tiêu cực, thông qua hình thức nhận quà biếu, tặng từ doanh nghiệp cũng như tránh thất thoát tài sản nhà nước dưới hình thức miễn thuế đối với các xe nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấm dứt việc tiếp nhận xe ô tô của doanh nghiệp biếu, tặng.

Nội dung trên tại Thông báo 127/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận xe ô tô do doanh nghiệp tặng.

Thông báo nêu rõ, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2017, Chính phủ đã thống nhất, yêu cầu chấm dứt ngay việc các địa phương, cơ quan nhà nước nhận xe biếu, tặng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có

các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.Đối với việc tặng quà, nhận quà của cơ quan,

tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Đối với các cơ quan, tổ chức đơn vị được đề nghị cho tặng phải căn cứ quy định hiện hành của pháp luật để xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao; người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà

nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.

Để tránh xảy ra tiêu cực, thông qua hình thức nhận quà biếu, tặng từ doanh nghiệp cũng như tránh thất thoát tài sản nhà nước dưới hình thức miễn thuế đối với các xe nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấm dứt việc tiếp nhận xe ô tô của doanh nghiệp biếu, tặng. Việc trang bị xe ô tô phục vụ cho công tác thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trích lược Chinhphu.vn

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt nhận xe doanh nghiệp biếu, tặngP/V

Page 3: 160 chuyen in

3Số 160 - Tháng 03/2017 0THEO DÒNG THỜI SỰ

Thống kê của Cục Thú y cho biết, hiện cả nước còn 13 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 7 tỉnh chưa qua 21 ngày, trong đó 12 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1, một 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 và cho đến thời điểm này không có ổ dịch mới phát sinh. Mặc dù đang được các cơ quan chức năng kiểm soát tốt nhưng các chuyên gia thú y khuyến cáo người chăn nuôi và người tiêu dùng cần cảnh giác với tình hình dịch bệnh vì nguy cơ lây nhiễm dịch cúm trên đàn gia cầm đang ở mức cao.

Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2017, nhằm tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt với chủng virus cúm độc lực cao. Tháng vệ sinh đợt 1 thực hiện đến hết 21/3/2017.

Bảy tỉnh đang có ổ dịch cúm gồm: Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Nghệ An và Nam Định. Tại Đồng Nai hiện đang xảy ra một ổ dịch cúm A/H5N1 ở trại chăn nuôi gà với số lượng 5.000 con tại xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, từ ngày 16/2 đến nay, tại trại chăn nuôi gà này

không phát sinh gia cầm mắc mới và đang được kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.

Tại thời điểm hiện nay ở Hậu Giang những đàn vịt chạy đồng bắt đầu kéo về để tìm nguồn thức ăn trên các cánh đồng đã thu hoạch. Vì thế, công tác quản lý đàn càng được siết chặt. Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã tăng cường cán bộ xuống địa bàn để kịp thời kiểm tra những đàn vịt từ nơi khác tới, nhất là ở các xã tiếp giáp. Nếu phát hiện trường hợp lưu trú nhưng không xuất trình được giấy tờ cần thiết theo quy định như: giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy phép vận chuyển, giấy chứng nhận tiêm phòng… sẽ bị trục xuất ra khỏi địa bàn. Đồng thời, khuyến cáo người dân chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đúng lịch và cảnh giác cao với bệnh cúm gia cầm.

Theo ông Phạm Văn Chính - Phó trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Long Mỹ, cho biết: “Hiện chúng tôi đã cấp phát tờ rơi và tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, góp phần giúp bà con nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác phòng bệnh trong chăn nuôi, nhất là bệnh cúm gia cầm”. Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền, cơ quan chuyên môn của huyện có thể khuyến cáo, hướng dẫn người dân biện pháp xử lý đúng khi có gà,

vịt chết, tuyệt đối không vứt xác gia cầm bừa bãi xuống các kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường, làm tăng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện thường xuyên bố trí cán bộ đi thực tế xuống các xã, nếu phát hiện có xác gia súc, gia cầm trên kênh, rạch thì kết hợp với địa phương nhanh chóng trục vớt, tiêu hủy, xử lý để tránh ô nhiễm môi trường.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Long An, dịch bệnh trên gia súc gia cầm xảy ra tại một số địa phương trong nước và hai tỉnh là Prey Veng, Svay Rieng thuộc Vương quốc Campu-chia, nâng mức báo động cao về dịch bệnh cho đàn gia cầm ở Long An. Để phòng dịch cúm, ngành thú y Long An đang tích cực triển khai công tác tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại tại các hộ chăn nuôi trên toàn địa bàn. Tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Long An, cán bộ thuộc cơ quan Thú y vùng VI hiện đang tổ chức trực 24/24 giờ để kiểm soát quá trình giao thương gia súc gia cầm; ngành y tế bố trí người trực kiểm soát người dân qua lại khu vực biên giới để phòng tránh dịch bệnh lây lan. Được biết, ngành thú y của tỉnh Long An đã thực hiện tiêm phòng 4.885 liều vắc-xin lở mồm long móng trên gia súc; 14.053 liều vắc-xin tai xanh trên heo và 508.486 liều vắc-xin cúm gia

cầm. Hiện ngành thú y Long An đã chuyển về cho các địa phương khu vực biên giới 1 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm để phục vụ việc tiêm phòng bắt buộc.

Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết: Hiện đã chỉ đạo ngành công thương, thú y, y tế lập các đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống dịch cúm gia cầm; các quận huyện tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các cửa ngõ của thành phố. Dù tình hình dịch cúm gia cầm đang được kiểm soát tốt, chưa xảy ra trên địa bàn thành phố, nhưng các ngành, các cấp, những người kinh doanh gia cầm, người tiêu dùng không được chủ quan, vì nếu để dịch cúm xảy ra thì hậu quả sẽ rất lớn.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ:Rút Ngắn Tiến Độ Đưa Vào Sử Dụng Năm 2019

Đường ThảoNgày 10/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình

Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra thực địa tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - tuyến cao tốc “xương sống” cho sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư 14.678 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT, được triển khai từ năm 2015. Dự án dự kiến triển khai thi công bắt đầu từ quý II năm 2017 và hoàn thành vào quý III năm 2020.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng mức đầu tư hơn 6.384 tỷ đồng theo hình thức BOT, đã được phê duyệt đề xuất dự án năm 2016, hiện đang triển khai công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Tiến độ dự kiến triển khai thi công bắt đầu từ quý III năm 2018 và hoàn thành quý III năm 2021.

Kết luận buổi làm việc, ngay sau khi kiểm tra thực địa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, tuyến cao tốc TP.HCM đi Cà Mau, trong đó có đoạn cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, là tuyến giao thông “xương sống” của khu vực ĐBSCL, giảm áp lực cho tuyến Quốc lộ 1A, kết nối giữa vùng ĐBSCL với khu vực phát triển năng động nhất của cả nước - vùng TP.HCM, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả khu vực.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự vào cuộc

của các bộ, ngành, các địa phương, đặc biệt trong việc chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống của người dân để có thể sớm đưa công trình vào xây dựng. Hiện tại, đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đã giải phóng xong mặt bằng.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh 4 yêu cầu đối với Bộ GTVT, chủ đầu tư, các nhà thầu và các đơn vị liên quan, trong đó, tiến độ là yêu cầu đầu tiên. “Phải nhanh, bởi đây là điểm nghẽn, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tính mạng của người dân. Yêu cầu đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận rút ngắn tiến độ 1 năm, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ rút ngắn tiến độ 2 năm để đưa vào khai thác vào năm 2019”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm an toàn trong quá trình thi công, tuân thủ tuyệt đối quy trình để không gây ô nhiễm môi trường. Bảo đảm chất lượng dự án, thiết kế kỹ thuật và thi công công trình. Bảo đảm hiệu quả, hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. “Chất lượng không bảo đảm thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nói.

Trên cơ sở 4 yêu cầu này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư; sớm phê duyệt dự án khả thi, lựa chọn nhà đầu tư đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận. Yêu cầu chủ đầu tư phải chủ động huy động các nguồn lực để bảo đảm hoàn thành công trình đúng tiến độ. NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực tham gia đầu tư các công trình BOT đường cao tốc nói chung, tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ nói riêng. NHNN tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại, báo cáo những vấn đề vướng mắc với Chính phủ để giải quyết.

Phó Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, chủ đầu tư, nhà thầu để giải phóng nhanh mặt bằng, góp phần quan trọng giúp bảo đảm yêu cầu tiến độ đề ra với mỗi dự án. Các Bộ GTVT, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND các tỉnh có tuyến đường cao tốc đi qua phải tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, khắc phục thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.

Cúm gia cầm “manh nha” lan rộng, cần đề phòng Thùy Duyên

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát công trường triển khai tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Các hộ chăn nuôi đã chủ động tiêm phòng cho đàn gà của mình để phòng chống dịch

bệnh H5N1, H7N9

Page 4: 160 chuyen in

Sáng ngày 5/3 vừa qua, tại Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức, quận Thủ Đức - TP.HCM, đã diễn ra vòng thi trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 26 do Thành đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức.

Hội thi nhằm thúc đẩy và phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi TP, đồng thời phát hiện, tập hợp và phát huy những năng khiếu trẻ về tin học góp phần xây dựng nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin.

Vòng thi trực tuyến sẽ bắt đầu từ ngày 5/3 đến ngày 9/4. Mỗi thí sinh sẽ có 30 phút để hoàn thành bài thi, đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm kiến thức tin học. Các thí sinh sẽ chia thành 3 bảng

A (học sinh tiểu học), B (học sinh THCS), C (học sinh THPT). Với vòng thi trực tuyến, Ban tổ chức sẽ chọn ra 20 học sinh xuất sắc nhất ở mỗi bảng tham dự vòng chung kết cấp TP.

Điểm mới trong hội thi năm nay là ban tổ chức sẽ mời học sinh tỉnh Champasak (nước CHDCND Lào) và TP.Phnom Penh (Vương quốc Campuchia) tham gia Vòng chung kết hội thi để giao lưu, kết nối thắt chặt tình hữu nghị, quan hệ tốt đẹp giữa ba nước Đông Dương.

Được biết, 60 thí sinh xuất sắc nhất của vòng trực tuyến sẽ được tham dự vòng chung kết Hội thi tin học trẻ TP.HCM năm 2017.

04 Số 160 - Tháng 03/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

TIẾP TỤC KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4 TỈNH MIỀN TRUNG

Minh Sơn

Ngày 8/3 vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành, địa phương về những thuận lợi, vướng mắc và bất cập trong quá trình thực hiện việc bồi thường thiệt hại sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ ngay sau cuộc họp này, Ban Chỉ đạo sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra, thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Tại các địa phương cũng thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm giải quyết các vướng mắc, ghi nhận ý kiến của địa phương và nhân dân để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Nhìn chung các bộ, ngành, địa phương vẫn đang tập trung triển khai các công việc được giao, nhất là công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi tiến độ chi trả chưa đạt yêu cầu, cần quyết tâm lớn nhằm đẩy nhanh vấn đề này.

Việc khôi phục sản xuất, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản tại địa phương hầu như đã trở lại bình thường. Hoạt động kinh doanh buôn bán thủy sản tại chợ đã trở lại, người dân đã tiêu thụ các sản phẩm hải sản biển.

Về phương hướng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương trình Thủ tướng Chính

phủ xem xét, phê duyệt quyết định bổ sung định mức bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các đối tượng thuộc Quyết định 1880/QĐ-TTg; triển khai nhanh chóng Quyết định 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm vụ được giao; các địa phương sớm hoàn thành chi trả tiền tạm cấp đợt 2; tiếp tục điều kiểm ngư để giám sát, vận động người dân không khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào từ bờ biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì xử lý hải sản tồn kho.

Tiếp tục giám sát Công ty Formosa thực hiện đúng các cam kết, có trách nhiệm xã hội với bà con trên địa bàn. Chỉ khi nào bảo đảm an toàn tuyệt đối về môi trường mới cho xả thải. Cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ các hiện tượng về môi trường để có giải pháp khắc phục, không để lo lắng trong nhân dân. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý cần đẩy mạnh công tác truyền thông gắn với dân vận về quá trình bồi thường thiệt hại cho người dân. Báo chí phản ánh đúng tình hình một cách khách quan, trung thực, chính xác, không được kích động, suy diễn, đưa tin trên cơ sở các kết luận khoa học của cấp có thẩm quyền về tình trạng khắc phục sự cố. Hiện nay, Bộ TN&MT khẳng định là tình hình đã ổn định, biển đã sạch cho các hoạt động du lịch, dịch vụ, đánh bắt thủy sản của người dân.

Chính phủ kiên quyết xử lý không để xảy ra gian dối, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. Đồng thời, các địa phương cũng phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan truyền thông cần phối hợp với đơn vị chức năng tuyên truyền mạnh mẽ để bà con nhân dân trên địa bàn sát cánh với chính quyền địa phương giữ gìn an ninh trật tự và nỗ lực xây dựng Nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, cũng chỉ rõ những đối tượng phản động, cực đoan lợi dụng tình hình để kích động, lôi kéo nhân dân, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Tính đến ngày 31/12/2016, cơ quan chức năng đã thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp gạo không thu tiền theo chỉ đạo của Chính phủ là 15.027 tấn và 59 tỷ đồng cho ngư dân. Về kết quả chi trả bồi thường và xử lý hàng tồn kho, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp kinh phí đợt 1 với 3.000 tỷ đồng, đợt 2 là 1.680 tỷ đồng cho 4 tỉnh miền Trung. Đến ngày 6/3/2017, cả 4 tỉnh đã giải ngân được 3.595,1 tỷ đồng trong tổng số 4.680 tỷ đồng được tạm cấp, đạt 76,8%.

Hậu Giang: Nghe Dân Để Hiểu Dân

Thảo NguyênNgày 9/3 vừa qua, tại UBND

thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án mở rộng QL 1 trên địa bàn huyện Châu Thành A.

Tại buổi gặp gỡ đối thoại, 22 hộ dân ở ấp Tân Phú A, thị trấn Cái Tắc, khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với dự án QL 1, giai đoạn 1. Các hộ dân cho rằng có phần đất bị ảnh hưởng trong dự án

nhưng không được bồi thường thỏa đáng, đồng thời yêu cầu được giải quyết bồi thường, hỗ trợ bổ sung.

Sau khi nghe ý kiến trình bày của các hộ dân và đại diện các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận: Yêu cầu tổ giải

quyết khiếu nại được thành lập theo Quyết định số 2256 của Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục tiến hành rà soát đối với các hộ dân có khiếu nại, xem xét cụ thể từng trường hợp hộ dân và báo cáo về UBND tỉnh.

Với các vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh sẽ gửi kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ngành liên quan. Sau khi các cơ quan này có văn bản trả lời, UBND tỉnh sẽ thông tin đến người dân và tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.

Gặp gỡ và đối thoại với dân là

việc làm thường xuyên được lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hậu Giang xác định. UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với nhân dân. Mục đích của buổi gặp gỡ là lắng nghe dân nói, dân trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình. Củng cố, giữ vững hơn nữa mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền và mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau. Thông qua các vấn đề người dân phát biểu, xây dựng tốt hơn mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.

Khai mạc vòng thi trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 26 Thiên Kim

Đây là sân chơi bổ ích để các bạn trẻ yêu thích tin học, thể hiện khả năng của mình

Page 5: 160 chuyen in

05Số 160 - Tháng 03/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ

Hội nhập đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân

Chí NhânNgày 9/3, được sự ủy quyền của Thủ

tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế (HNQT), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên họp toàn thể của Ban Chỉ đạo để tổng kết, đánh giá công tác năm 2016 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, năm 2016 là năm bản lề, đánh dấu giai đoạn mới về HNQT toàn diện và sâu rộng hơn của Việt Nam, trong đó lĩnh vực kinh tế quốc tế là trọng tâm. Ban Chỉ đạo đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai các hoạt động HNQT trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định hội nhập đã mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, thương mại toàn

cầu giảm trong khi sự hoài nghi về toàn cầu hóa gia tăng… các ban chỉ đạo liên ngành cần tăng cường công tác tham mưu chiến lược cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên các lĩnh vực; tiếp tục củng cố và kiện toàn về tổ chức để nâng cao hiệu quả phối hợp.

Chính phủ sẽ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW với trên 50 nhiệm vụ cụ thể, Phó Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong triển khai, nhất là việc rà soát các khuôn khổ thể chế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các FTA đã ký kết.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ

thị về tăng cường hiệu quả thực hiện các FTA đã có hiệu lực, qua đó tranh thủ thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục tích cực vận động các nước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Đến nay, đã có 64 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Lần thứ hai Việt Nam là chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh đây không chỉ là dịp Việt Nam tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của Diễn đàn mà còn là cơ hội để tăng cường quảng bá tiềm năng, kết nối đối tác, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với các thành viên của APEC.

Đối với công tác thông tin và truyền thông về HNQT, Phó Thủ tướng yêu cầu cần có những biện pháp, cách tiếp cận tốt hơn nữa để người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin về hội nhập một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời, tăng cường vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc giúp các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được những ưu đãi, cơ hội của các FTA.

Vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt gần 4 tỷ đồng cho các chương trình XTTM của tỉnh năm 2017 (trong đó ngân sách tỉnh chi cho các hoạt động XTTM khoảng 2,5 tỷ đồng, số kinh phí còn lại do doanh nghiệp tự đóng góp), nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ công, nông nghiệp và hàng tiêu dùng tại các hội chợ trong

và ngoài nước, tham gia các hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ nông sản và các sản phẩm chủ lực của Hải Dương; đồng thời giới thiệu các sản phẩm của Hải Dương trên Cổng thông tin điện tử “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và xây dựng bản tin công nghiệp và thương mại Hải Dương phát hành hàng tháng.

Hải Dương:Gần 4 tỷ đồng thực hiện các chương trình

xúc tiến thương mại Mạnh Cường

Với phương châm “Sẵn sàng đồng hành với Doang nghiệp để cùng gắn bó và phát triển lâu dài, đôi bên cùng có lợi”, Viet-combank Bắc Giang luôn chủ động tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu của DN trong quá trình hoạt động để có thể kịp thời chia sẻ, hỗ trợ hiệu quả; tăng cường triển khai các sản phẩm huy động vốn đa dạng, hấp dẫn, đồng thời vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất, nâng cao chất lượng phục vụ…

Vừa qua, Vietcombank Bắc Giang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ do-anh nghiệp khởi nghiệp năm 2017.

Thỏa thuận bao gồm các nội dung hợp tác toàn diện trong việc Vietcombank Bắc Giang cam kết tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế, hội nghị xúc tiến đầu tư và các hoạt động đối thoại doanh nghiệp

khác. Mặt khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu các khách hàng mới thành lập, khách hàng có dự án đầu tư mới cho Vietcombank Bắc Giang. Đặc biệt, điểm nổi bật trong thỏa thuận này là Vietcombank Bắc Giang mang đến gói vay vốn lãi suất ưu đãi với quy mô 1.000 tỷ đồng dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn tại Vietcombank với lãi suất chỉ từ 7%/năm, vay vốn trung dài hạn với lãi suất chỉ từ 8%/năm.

Vietcombank Bắc Giang:Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Liên Minh

Lễ ký kết thỏa thuận giữa Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang

và Vietcombank Bắc Giang

An Giang: Điều chỉnh một số thủ tục liên quan đến quy trình

tiếp cận điện năngPhước Lập

Vừa qua, UBND tỉnh An Giang công bố Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND về việc điều chỉnh nội dung quy định của một số thủ tục liên quan đến quy trình tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang.

Theo đó, UBND tỉnh An Giang sẽ sửa đổi, bổ sung “Điều 5” của “Quy trình Tiếp cận điện năng” được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 như sau:

Điều 5: Trình tự thực hiện thủ tục xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh

1. Đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng từ 2.000 kVA trở xuống:

a) Không thực hiện thủ tục xác nhận phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng từ 2.000 kVA trở xuống

b) Căn cứ vào khả năng đáp ứng của lưới điện khu vực, Công ty Điện lực An Giang thực hiện đấu nối vào lưới điện trung áp và gửi văn bản thỏa thuận đấu nối đến Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung

lượng lớn hơn 2.000 kVA:a) Đối với trường hợp dự án, công

trình đã được ghi trong danh mục của Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh: Chủ đầu tư các dự án gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) văn bản đề nghị xác nhận phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND) đến Sở Công Thương.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư, Sở Công Thương có văn bản xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.

b) Đối với trường hợp dự án, công trình chưa được ghi trong danh mục của Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh: Chủ đầu tư các dự án tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch và gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Công Thương thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Hồ sơ gồm:-Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ

sung quy hoạch của Chủ đầu tư.-05 bộ Báo cáo điều chỉnh Hợp

phần quy hoạch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm hoàn thành thẩm định hồ sơ điều chỉnh Hợp phần quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt.

Page 6: 160 chuyen in

06 Số 160 - Tháng 03/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

Sáng 10/3, các phường trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đồng loạt ra quân thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn quận.

Tiếp theo hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, sáng 10/3 vừa qua, TP.Cần Thơ tiến hành ra quân để lấy lại vỉa hè trên các tuyến phố lớn thuộc quận Ninh Kiều, khu vực tập trung dân cư đông đúc và thường xuyên diễn ra tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng chủ yếu nhắc nhở để người dân cam kết không tái phạm, chứ chưa tiến hành xử phạt.

Tuy là thành phố đi sau trong công tác lập lại trật tự đô thị, trật tự công cộng, nhưng ông Dương Tấn Hiển - Chủ tịch UBND quận Ninh

Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, quận sẽ có cách làm riêng, chứ không làm theo TP.HCM. “Ban đầu là tuyên truyền, vận động cho người dân, các hộ kinh doanh mua bán làm cam kết không lấn chiểm vỉa hè, lòng lề đường. Nếu hộ nào không thực hiện được, ngành chức năng sẽ xử lý hành chính và cuối cùng mới tiến hành cưỡng chế”, ông Hiển cho biết.

Cũng theo Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, trong những ngày đầu ra

quân, hai phường Tân An và An Phú sẽ tiến hành nhắc nhở, kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Các phường còn lại sẽ chọn một tuyến đường trọng điểm để thực hiện, sau đó sẽ thực hiện toàn bộ trên địa bàn quận. “Quận Ninh Kiều đang có kế hoạch thí điểm trên một số tuyến đường là cho ô tô đậu sát phía ngoài, còn khách bộ hành đi phía trong. Đây là mô hình mới, một số nước trên thế giới đã áp dụng”, ông Hiển nhấn mạnh, điều quan trọng là làm sao dung hòa được giữa việc có lối đi cho người đi bộ và có chỗ để đậu xe. Cơ quan chức năng sẽ xem xét tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp tối ưu.

Theo ghi nhận của P/V, từ ngày Công an phường Tân An và An Phú ra quân thực hiện các công tác lấy lại vỉa vẻ, lòng lề đường, thì các tuyến đường lớn trên địa bàn hai phường này gần như đã không còn

tình trạng bán hàng lề đường, các quán ăn, hộ kinh doanh hạn chế rất nhiều việc tận dụng vỉa hè để lấy chỗ kinh doanh hay giữ xe. Có thể thấy, bộ phận chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là những người dân ng-hèo bán hàng rong, bán hàng vỉa hè.

Trên các tuyến đường trung tâm, tập trung nhiều người dân và khách du lịch, cũng có rất nhiều người chọn vỉa hè làm nơi mưu sinh. Dù vậy, khi quận tiến hành lấy lại vỉa hè, nhắc nhở các trường hợp lấn chiếm, thì phần lớn những người bán hàng lề đường đều thừa nhận bán hàng trên vỉa hè là sai và cam kết sẽ không tái phạm. Tuy nhiên, có một luồng ý kiến cho rằng, bán hàng vỉa hè đang là công việc mưu sinh duy nhất, nuôi sống gia đình của nhiều người, nên một bộ phận người dân bán hàng rong hy vọng lãnh đạo quận sẽ tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho họ.

Cần Thơ: Ra Quân Lấy Lại Vỉa Hè Cho Người Đi Bộ Đường Thảo

Trong không khí tưng bừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (8/3/1910 - 8/3/2017), kỷ niệm 1977 năm Khởi nghia Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Với thông điệp “Tôn vinh người phụ nữ Việt Nam” vào sáng ngày 8/3, Công đoàn Công ty Vedan Việt Nam đã tổ chức chương trình tôn vinh chị em phụ nữ với nhiều hoạt động rất có ý nghia.

Bằng những tình cảm hết sức sâu sắc và cảm động, ông Ko Chung Chih - Phó Tổng Giám đốc công ty đã thay mặt cho “phái mạnh” của đại gia đình Vedan Việt Nam gửi tới toàn thể chị em phụ nữ Vedan Việt Nam lời chúc sức khoẻ, gia đình hạnh phúc và thành công trọn vẹn trong cả hai vai “việc nước” cũng như “việc nhà”. Ngoài việc ghi nhận những đóng góp của chị em trong công ty, Ban lãnh đạo công ty cũng mong muốn tập thể nữ cán bộ, nhân viên trong công ty không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia tích cực mọi hoạt động của đơn vị nhằm khẳng

định, phát huy vai trò của mình, góp phần hướng đến mục tiêu Vedan Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 từ lâu đã trở thành một nét văn hóa Công ty Vedan Việt Nam. Tham dự Hội thi nấu ăn và cắm hoa năm nay có 17 đội nấu ăn đại diện cho các xưởng, phòng trong công ty tham dự. Phần thi nấu ăn với chủ đề “Bữa cơm gia đình - Hương vị Vedan”, với những nguyên

liệu do ban tổ chức cung cấp. Trong thời gian 60 phút, các đội tham gia đã đem đến cho hội thi những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhiều đầu tư sáng tạo về ý tưởng trang trí và tên gọi các món ăn, kèm theo phần thuyết trình rất ý nghĩa nhân ngày 8/3.

Phần thi cắm hoa với chủ đề: “Mẹ”, các đội dự thi tạo ra những sản phẩm nghệ thuật cắm hoa độc đáo, đẹp với sắc màu đa dạng phong phú. Mỗi tác phẩm được trình bày theo một phong cách riêng nhưng đều hướng vào chủ đề chung là tôn vinh người mẹ - đại diện cho người phụ nữ Việt Nam.

Cuộc thi là một trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để nữ cán bộ công nhân viên của Công ty CPHH Ve-dan Việt Nam có cơ hội thể hiện mình không chỉ giỏi về chuyên môn nghề nghiệp, mà còn thực sự là những người phụ nữ tài năng, khéo léo, đảm đang trong công việc nữ công gia chánh.

vedan viỆt nam TƯNG BỪNG LỄ HỘI CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3

Thùy Duyên

Nhắc nhở các trường hợp bán hàng l ấn chiếm vỉa hè

Lãnh đạo công ty cùng các đội nấu ăn chụp hình lưu niệm

Theo thông tin từ UBND huyện Thanh Hà, năm 2017, trên địa bàn huyện có khoảng 80ha ổi ở 2 xã Liên Mạc và Thanh Xuân được sản xuất theo quy trình VietGAP. Đây là quy trình sản xuất đã được áp dụng rất hiệu quả trên cây vải của địa phương.

Để triển khai việc này, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, hướng dẫn nông dân áp dụng đúng quy trình sản xuất các loại cây ăn quả, trong đó có ổi theo tiêu chuẩn Viet-

GAP. UBND các xã cũng thành lập ban chỉ đạo, các nhóm sản xuất, ban giám sát nội bộ thực hiện quy trình VietGAP.

Hiện nay, Thanh Hà có 3 loại nông sản được công nhận nhãn hiệu tập thể gồm: vải thiều Thanh Hà, ổi Thanh Hà, bưởi Thanh Hồng.

Có thể thấy rõ, việc sản xuất theo quy trình VietGAP đã tạo giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp huyện Thanh Hà, khẳng định sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần tạo ra nguồn nông sản sạch, chất lượng cao để phù hợp với nhu cầu thị trường ngày càng cao…

Thanh Hà - Hải Dương: Sản Xuất Ổi Theo Quy Trình VietGAP

Phùng Nguyện

Năm nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương) phối hợp với Công ty TNHH MTV Hưng Việt triển khai Dự án Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống, sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau tại huyện Gia Lộc.

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 8,2 tỷ đồng, trong đó, Trung ương hỗ trợ 3,45 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 390 triệu đồng, còn lại là vốn của doanh nghiệp. Dự án nhằm xây dựng mô hình nhân giống rau trong nhà lưới

rộng 2.000m2; vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP rộng 20ha với quy trình thu hái, sơ chế, bảo quản rau và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi dự án kết thúc, Trung tâm sẽ chuyển giao quy trình sản xuất cho nông dân, phấn đấu đạt từ 1,5-2 triệu cây rau giống/năm, vùng sản xuất rau an toàn đạt quy mô từ 50 - 100ha/năm.

Đây là dự án duy nhất của tỉnh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt từ năm 2016, thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2019.

Hải Dương: Vùng sản xuất rau 20 héc-ta

được ứng dụng công nghệ tiên tiến Phùng Nguyện

Page 7: 160 chuyen in

07Số 160 - Tháng 03/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ

Chào mừng kỷ niệm 107 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và 1977 năm Cuộc khởi nghia Hai Bà Trưng, vừa qua tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Cụm công Đoàn số 5 tổ chức buổi họp mặt nữ cán bộ công chức (CBCC), viên chức (VC) thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Tháp nhằm ôn lại truyền thống ngày Quốc tế Phụ nữ.

Hiện nay, Sở VH-TT&DL Đồng Tháp có 153 nữ CBCC, VC đang công tác tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của Lãnh đạo các cấp, toàn thể nữ CBCC, VC đã kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam,

xây dựng gia đình hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi chung của Ngành VH-TT&DL tỉnh Đồng Tháp.

Năm 2016, nữ CBCC, VC đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua lao động sáng tạo, tuyên truyền thực hiện các nội dung trọng tâm và nhiệm vụ đột phá của Sở VH-TT&DL về Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp; Đề án phát huy các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững đến năm 2020; Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam; Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020; Chiến lược phát triển TDTT; Nâng cao hoạt động thư viện, hướng đến thư viện điện tử - là trung tâm thông tin của tỉnh…

Trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước đảm việc nhà” gắn với lao động giỏi, lao động sáng tạo; phong trào văn nghệ, phong trào rèn luyện giữ gìn sức khỏe được chị em hưởng ứng tích cực đồng thời luôn đi đầu trong các cuộc vận động khác do Công đoàn tuyến trên phát động, đóng góp trên 20 triệu cho các hoạt động nghĩa

tình. Bên cạnh đó, các chị em nữ luôn là người giữ lửa cho mái ấm gia đình, thủy chung chăm sóc chồng con, tạo không khí vui tươi đầm ấm, thể hiện rõ sự nhận thức của các chị về gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hòa thuận hạnh phúc, con ngoan là điều kiện tốt để các chị yên tâm với nghề nghiệp.

Trong công tác tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, năm qua các nữ CBCC, VC đã có những thành tích đáng kể: có 02 người được kết nạp Đảng; 04 người vừa hoàn thành các lớp đào tạo về lý luận chính trị; 02 người được tín nhiệm bổ nhiệm là cán bộ quản lý cấp trưởng, phó phòng chuyên môn thuộc Sở; 02 người được chọn là đại biểu dự Đại hội Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp; 123 nữ đạt lao động tiên tiến, 21 người đạt chiến sĩ thi đua cơ sở.

Ông Nguyễn Ngọc Thương - Giám đốc Sở VH-TT&DL Đồng Tháp, đã tuyên dương và chúc mừng những kết quả mà chị em phụ nữ đã đạt được trong năm qua. Đồng thời kêu gọi chị em phụ nữ ngày càng tích cực, sáng tạo hơn nữa để đưa phong trào phụ nữ của ngành ngày càng phát triển và góp phần vào thắng lợi chung của ngành trong những năm tiếp theo.

Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân II - Gần 500 sinh viên xuất quân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ

Mỹ Xuyên

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và mang lại hiệu quả thiết thực trong đợt thực tế (6/3 - 18/3), vừa qua Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân II (Đồng Nai) đã tổ chức Lễ xuất quân triển khai hoạt động thực tế chính trị, xã hội năm 2017 cho 445 sinh viên Khóa H04S Cao đẳng An ninh và Khóa K40S Trung cấp An ninh tại 04 xã Xuân Đông, Xuân Tây, Long Giao, Sông Nhạn thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà trường cùng với Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các xã góp phần đẩy nhanh công tác chuẩn bị, tạo các điều kiện thuận lợi để tiếp nhận sinh viên chu

đáo, tận tình. Với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” cùng nhân dân, đợt thực tế chính trị, xã hội năm nay giúp cho các sinh viên An ninh

thâm nhập thực tế cuộc sống lao động của người dân. Trong đó, tập trung vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, học sinh nghèo hiếu học, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, vệ sinh môi trường và tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.

Ra quân thực tế chính trị, xã hội là hoạt động thường niên của đoàn viên, sinh viên Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân, đặc biệt năm nay hoạt động diễn ra trong không khí sôi nổi, khí thế của “Tháng Thanh niên” với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa, góp phần quan trọng tô thắm nghĩa tình giữa lực lượng Công an với quần chúng nhân dân.

Đồng Tháp: Họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Phước Lập - Duy Trung

Là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp ngày 13/3 mới đây với Bộ Giao thông Vận tải về các phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Theo đây - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT lập tổ tư vấn, làm việc trong vòng 10 ngày để nghiên cứu, đề xuất phương án kiến trúc sân bay Long Thành tối ưu nhất. Tại cuộc họp, Bộ GTVT đã báo cáo Phó Thủ tướng 9 phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành, trong đó có 3 phương án được Hội đồng đánh giá (do Bộ trưởng Bộ GTVT làm Chủ tịch) xếp hạng tốt nhất là 3, 4 và 7.

Trong 3 phương án trên, phương án 7 với ý tưởng thiết kế nhà ga có hình dạng cây dừa nước được điểm cao nhất (965/1000). Ý tưởng này do liên danh Singapore - Việt Nam - Nhật Bản thực hiện.

Theo nhận xét của Hội đồng đánh giá, phương án này có hình thức kiến trúc hiện đại, kết hợp với việc sử dụng các mảng xanh cảnh

quan nội thất trong công trình và sử dụng vật liệu hài hoà. Tuy nhiên, phương án này có thể làm tăng chi phí đầu tư, thi công và bảo trì công trình. Xếp hạng 2 (đạt 955/1000 điểm) là phương án 3 với ý tưởng lấy từ hình ảnh bông hoa sen cách điệu do liên danh của Hàn Quốc đề xuất. Phương án này được đánh giá là hiện đại, màu sắc sử dụng cho các không gian hài hoà, tinh tế, có điểm nhấn. Phương án 3 có nhược điểm là khó khăn trong tính toán hệ kèo mái cho quá trình thi công và làm tăng giá thành. Ngoài ra, hình dáng cách điệu hoa sen bị tác giả “ép” vào phần mái nhà ga nên chưa được mềm mại và thể hiện rõ nét hình ảnh hoa sen trên thực tế.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT thành lập tổ tư vấn gồm những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan để cùng nhau thảo luận, lựa chọn phương án phù hợp nhất trình Thủ tướng, vì đây là công trình quan trọng quốc gia, tiêu chí lựa chọn đầu tiên là hợp lý về công năng và hiệu quả sử dụng, chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường... Phó Thủ tướng Trịnh Đình

Dũng đánh giá các phương án được trình, đều là những ý tưởng tốt, mỗi phương án có thế mạnh cũng như hạn chế riêng. Do đó, việc lựa chọn phương án nào cần được thực hiện thận trọng, không gượng ép. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đề nghị không quá cầu toàn, tránh việc tranh luận quá dài mà không đạt được đồng thuận.

Lập tổ tư vấn lựa chọn kiến trúc sân bay Long ThànhBảo Ngọc Lam

Phương án 7 đạt điểm cao nhất với ý tưởng thiết kế nhà ga hành khách hình lá dừa nước.

Tổng hợp

Page 8: 160 chuyen in

Số 160 - Tháng 03/2017KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP08

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 10,6 nghìn ha trồng vải, sản lượng đạt 38.431 tấn, thu nhập từ 90 đến 108 triệu đồng/ha/năm và được tiêu thụ nhiều ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Năm 2016, tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện 11 mô hình ở

vùng vải được cấp mã số xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU với tổng diện tích 112ha (huyện Thanh Hà 92,7ha; thị xã Chí Linh 20ha). Trong đó, năng suất ở những mô hình này đạt khoảng 90 tạ/ha, cao hơn gần 2,5 lần so với vùng trồng vải đại trà và giá bán cũng cao hơn. Sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng hơn 1.000 tấn, cho giá trị từ 250 - 280 triệu đồng/ha/năm.

Để giữ thương hiệu cho cây vải thiều Thanh Hà tại thị trường trong nước và quốc tế, Hải Dương đã đánh giá, khảo sát vùng trồng, lựa chọn các hộ tham gia; đăng ký cấp mã số vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; phòng trừ sâu bệnh; tập huấn, đào tạo cho nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP gắn với các điều kiện tiêu chuẩn trong sản xuất và sơ

chế, đóng gói vải xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm soát khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của Mỹ, Úc và EU. Hơn nữa, qua mô hình vải xuất khẩu, đã chuyển giao kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, sản phẩm dễ tiêu thụ, giá bán cao, giúp thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất quả an toàn…

Hậu Giang: Làm giàu ổn định từ cá thác lác Nhật Tân

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, được thiên nhiên ưu đãi, Hậu Giang là một trong những tỉnh sở hữu nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng nhất ĐBSCL. Trong đó cá thác lác cườm (cá nàng hai) đang là nguồn lợi thủy sản hấp dẫn được nhiều nông dân chú trọng trong việc nuôi trồng và phát triển..

Cá thác lác cườm nằm trong 146 loài thủy sản nước ngọt. Với sức sống mạnh mẽ, mang lại giá trị kinh tế cao về thương phẩm đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, nghề nuôi cá thác lác rất được chú trọng phát triển.

Hậu Giang là khu vực trọng điểm phát triển mạnh về nuôi cá thác lác cườm, đặc biệt là huyện Phụng Hiệp. Được sự hướng dẫn của người dân, chúng tôi đến cơ sở sản xuất cá giống Năm Phúc do ông Nguyễn Hoàng Phúc (58 tuổi, ngụ tại ấp Tầm Vu 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) - là cơ sở chuyên về sản xuất cá thác lác cườm giống lớn của tỉnh Hậu Giang hiện nay. Khi chúng tôi đến nơi, cơ sở của ông đang rất nhộn nhịp xuất bán cá con cho thương lái, nông dân trong và ngoài tỉnh.

Theo ông Phúc, vào năm 2007, khi trồng lúa gặp nhiều khó khăn, ông đã tìm hiểu về nuôi cá. Lúc đầu ông nuôi cá tai tượng nhưng không thành công do cá giống ép ra đạt sản lượng không nhiều, giá cá rất thấp không có lãi dẫn đến hiệu quả kinh tế không ổn định. Ông Phúc đã quyết định tìm hiểu mua cá bột thác lác cườm từ tỉnh Đồng Tháp về nuôi. “Một phần tôi bán cá con,

phần còn lại tôi để nuôi lớn làm cá bố mẹ và cho sinh sản vào những mùa sau. Học hỏi kỹ thuật về những người nuôi trước và những thất bại từ bản thân mình sau vài vụ nuôi tôi tự rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình và từ đó hình thành nên cơ sở và có thương hiệu như hiện nay” - ông Phúc chia sẻ.

Cá thác lác cườm là loài thủy sản có sức sống mạnh mẽ, dễ nuôi và thức ăn lại phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó chất lượng thịt thuộc loại ngon và có giá trị kinh tế cao, ổn định. Theo ông Phúc, nếu được đầu tư đúng hướng và có kỹ thuật tốt sẽ là nguồn lợi lớn. Đặc điểm địa hình của vùng thuận lợi về nguồn nước phù hợp với việc nuôi trồng lĩnh vực thủy sản, có nhiều nguồn thức ăn có sẵn để tận dụng. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất lợi lớn như chịu ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu và thiên tai xảy ra thường niên. Để hạn chế thấp nhất có thể những ảnh hưởng từ yếu

tố bên ngoài, người nuôi đã đầu tư cải thiện hệ thống thoát nước các khu vực ao nuôi cá để đảm bảo mực nước luôn ổn định trong ao, kiểm tra thường xuyên độ PH và mật độ vi sinh trong ao nuôi để kịp thời can thiệp. Bổ sung trong thành phần thức ăn có chế phẩm sinh học probiotic, vi sinh Gram dương - Gram âm để tăng cường sức đề kháng cho cá, đồng thời kiểm soát vi sinh bất lợi trong ao khi có biến đổi môi trường…

Ông Phúc tin tưởng, nếu đầu tư đúng hướng, có cơ sở khoa học cụ thể, rõ ràng thì hoàn toàn có thể cạnh tranh bền vững. Mỗi cơ sở nuôi cá thác lác cườm đều có chung những kiến thức cơ bản và định hướng thị phần riêng. Riêng ông đã có những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình nuôi cho riêng mình nên muốn phát triển vững chắc từng bước, luôn đặt mục tiêu hàng đầu cho cơ sở của mình là chất lượng cá tốt trong tinh hình thức ăn phức tạp hiện nay để đảm bảo cho cá phát triển tốt. Hiện tại cơ sở của ông Phúc có trên 3.000 con cá bố mẹ với mỗi năm xuất bán trên 10 triệu con cá bột và 1 triệu con cá giống cho người nuôi trong và ngoài tỉnh, riêng về cá thịt được xuất khẩu đi các nước ngày càng nhiều.

Nhận thấy tiềm năng của loại thủy sản này, vào năm 09/2014, tỉnh Hậu Giang tổ chức công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thác lác Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang. Đây là cơ sở pháp lý để nông dân Hậu Giang có thể mạnh dạn đầu tư vào cá thác lác cườm.

Ông Phúc đang chăm sóc cá bố mẹ

Hải Dương: Tạo mọi điều kiện cho trái vải vươn ra thị trường thế giới

Phùng Nguyện

Triểm lãm “Festival quốc tế nông nghiệp vùng ĐBSCL” vừa được khai mạc tại TP.Cần Thơ hôm 9/3, với sự tham gia của hàng trăm gian hàng của nhiều do-anh nghiệp trong và ngoài nước. Triển lãm do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức, phối hợp với Bộ NN&PTNT, và các bộ ngành, địa phương liên quan.

Triển lãm “Festival quốc tế nông nghiệp vùng ĐBSCL 2017” diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13/3/2017, thu hút hơn 300 gian hàng của 150 do-anh nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác xã, hộ nông dân các tỉnh thành trực thuộc khu vực ĐBSCL. Nhiều thiết bị công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, các ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông

nghiệp được trưng bày và giới thiệu tại triển lãm. Một số sản phẩm công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp thu hút sự chú ý như: Công nghệ xử lý nước nuôi tôi, quan trắc, cảnh báo tự động ao nuôi tôm; công nghệ xử lý buồng bảo quản, chế biến nông sản; mô hình nuôi tôm sú thâm canh…

Phát biểu khai mạc, ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết: Những năm qua, ngành nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với định hướng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Sản xuất được duy trì trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt; xuất khẩu tăng cao, tăng trưởng được phục hồi, tạo động lực đẩy mạnh các ứng dụng, các tiến

bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực chọn và tạo giống mới, kỹ thuật canh tác hiện đại, làm ra khối lượng hàng hóa đáng kể… Các kết quả KH&CN được ứng dụng trong nông nghiệp đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Hiện nay, Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, các quỹ hỗ trợ, khuyến khích các nhà khoa học, các doanh nghiệp tích cực đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp.

Tại buổi khai mạc, đại diện lãnh đạo TP.Cần Thơ, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nhấn mạnh, đối với việc

tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao, thì nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Trên tinh thần đó, Bộ KH&CH lần đầu tiên tổ chức triển lãm chuyên ngành cho vùng ĐBSCL tại TP.Cần Thơ. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng nhằm tạo cơ hội cho việc giới thiệu, trưng bày thiết bị công nghệ, sản phẩm và những thành tựu nghiên cứu thành công; thúc đẩy sự liên kết hợp tác, đầu tư phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Cần Thơ: Festival quốc tế về nông nghiệp thu hút sự chú ýĐường Thảo

Page 9: 160 chuyen in

Số 160 - Tháng 03/2017 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 09

Giá cá tra đang tăng mạnh trở lại sau nhiều năm người nuôi liên tục thua lỗ do giá thấp. Tuy nhiên ở ĐBSCL, nông dân và doanh nghiệp sẽ gặp khó khi các nhà máy sản xuất đã “bão hòa”. Để “cứu” cá tra, nông dân và doanh nghiệp cần thắt chặt mối liên kết, tìm giải pháp.

Hiện nay, giá cá tra ở khu vực ĐBSCL được các doanh nghiệp thu mua từ 23.000 đến 26.000 đồng, tùy theo loại, tăng từ 1.000 đến 3.000 đồng so với trước Tết Nguyên đán. Với mức giá này, nông dân đạt lợi nhuận 3.000 - 5.000 đồng/kg. Đây được xem là đợt tăng giá có chu kỳ kéo dài lâu nhất. Trong khi đó, lượng cá nuôi trong dân hiện còn không nhiều. Bên cạnh đó, các nhà máy thiếu nguyên liệu chỉ hoạt động khoảng 40% - 60% công suất. Giá cá tra tăng đã kích thích nhu cầu cá giống tăng mạnh. Giá cá

tra giống hiện nay lên mức kỷ lục 60.000 đồng/kg loại 45 con/kg, tăng gấp đôi so với những năm qua.

Trong thời kỳ “vàng son” của nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu, vai trò của các bên trong chuỗi ngành hàng cá tra đã được phân định rõ, trong đó nông dân lo nuôi cá tra, còn doanh nghiệp đảm nhận khâu chế biến và tìm thị thường xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi ngành hàng cá tra giá cả có nhích lên, thì vẫn không tránh khỏi sự lo âu của người nuôi lẫn các nhà sản xuất cá da trơn.

Tại Hậu Giang, khoảng 30% diện tích ao nuôi cá tra đang bị “treo”. Theo ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các huyện, thị phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổng điều tra nắm tư tâm, nguyện vọng của từng hộ dân nuôi cá tra trước đây nay đang “treo ao”. Qua

đó, đề xuất các giải pháp thiết thực để hỗ trợ giúp người dân tái tạo sản xuất, không nhất thiết phải nuôi cá tra nếu chưa gắn kết được với doanh nghiệp thu mua”.

Thực tế cho thấy, những hộ nuôi cá tra hiện nay còn tồn tại hầu như là những hộ nuôi quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế và liên kết với do-anh nghiệp chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, với vị thế ngày càng thấp, các hộ nuôi cá tra vốn đã khó khăn lại phải tiếp tục đối diện với nhiều thách thức hơn trong chặng đường phát triển sản xuất phía trước, nhất là trong vấn đề ổn định đầu ra cho cá tra nguyên liệu và đàm phán giá cả với doanh nghiệp chế biến.

Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: Về những khó khăn của người nuôi cũng như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, Bộ đã biết rõ và đã trực tiếp đến địa phương để nắm rõ tình hình

thực tế. Như mọi năm, nếu ngân hàng có lòng tin với doanh nghiệp và người nuôi thì sẽ không có vấn đề lớn về vốn, chỉ cần tháo gỡ khó khăn về lãi suất và cơ cấu nợ sẽ giải quyết được. Tuy nhiên, sau những vụ phá sản của nhiều doanh nghiệp thủy sản, lòng tin của ngân hàng với do-anh nghiệp chế biến cũng như người nuôi với doanh nghiệp đã không còn bảo đảm.

Cà phê Việt Nam: TỪ DU NHẬP ĐẾN XUẤT KHẨU

Đình Khang - Anh Đức Tại Việt Nam, những hạt cà phê được du

nhập theo người Pháp vào những năm 1850. Tuy không phải là loài cây bản địa, chúng ta đã nhanh chóng phát triển để trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil.

Nhìn vào bức tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2016 có thể thấy, điểm nổi bật là lượng xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến ngày càng nhiều. Cà phê chế biến của Việt Nam được bạn hàng và thị trường thế giới ưa chuộng như G7 của Trung Nguyên đã đáp ứng được yêu cầu của “đế chế” bán lẻ toàn cầu Walmart và đang được bán trong hệ thống Siêu thị Walmart tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Vinacafe xuất khẩu trên 2.000 tấn cà phê hòa tan, đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Công ty cà phê An Thái, tỉnh Đắk Lắk cũng xuất khẩu hơn 2.000 tấn cà phê tinh chế…

Ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Đăk Lăk, đánh giá: “Chính quyền, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều rất quyết tâm cho sự trẻ hoá cây cà phê. Các địa phương đều có kế hoạch dành hàng nghìn tỷ đồng để tái canh cây cà phê. Riêng Đăk Lăk đã dành tới 12.000 tỷ đồng cho phát triển cà phê bền vững. Bởi vậy, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, cà

phê Tây Nguyên có thể giữ và nâng cao hơn nữa vị thế của mình”.

Ông Phan Hùng Anh - Phó Giám đốc Công ty Cà phê Anh Minh (Đăk Lăk), cho biết: Là do-anh nghiệp xuất khẩu 60.000 tấn cà phê nhân trong niên vụ vừa rồi, các doanh nghiệp cà phê hiện tại đã tiến một bước dài về công nghệ sản xuất, nên sản phẩm đã rất đa dạng. “Các doanh nghiệp hiện nay đã có nhiều mối quan hệ liên minh, liên kết với nông dân cũng như các Hội nông dân. Quy trình sản xuất cà phê có chứng nhận bây giờ đã rất phổ biến cũng như việc thu hái cà phê chín đã đạt tỷ lệ theo yêu cầu nên chỉ còn tùy thuộc vào nhu cầu của thế giới. Các do-anh nghiệp cà phê Việt Nam đã có thể đáp ứng được bất kỳ nhu cầu nào của thị trường thế giới,

dù là khắt khe nhất”, ông Phan Hùng Anh nói.Cà phê đang trở lại với sức mạnh vốn có của

nó. Đã rất nhiều năm, cà phê Việt Nam nói riêng, Tây Nguyên nói chung, mới có chuỗi ngày giá cao và ổn định như thời gian này. Trước khi bắt đầu niên vụ 2016 - 2017, cà phê Robusta nhân đã đạt hơn 43 triệu đồng/tấn và giữ ở mức trên dưới 45 triệu đồng/tấn suốt 4 tháng nay, cao hơn cả chục triệu đồng/tấn so với trung bình của niên vụ trước.

Theo Bộ NN&PTNT, mặc dù các vùng cà phê của nước ta chịu hạn hán nghiêm trọng trong năm 2016, nhưng xuất khẩu cà phê cả nước vẫn đạt 1,8 triệu tấn, giá trị gần 3,4 tỉ USD, tăng 34% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so với năm 2015. Còn theo các doanh nghiệp, thắng lợi của cà phê Việt Nam năm 2016 không chỉ ở sản lượng và giá trị mà còn ở đẳng cấp.

Đa số cà phê trong nước được sản suất bởi những hộ gia đình với diện tích gieo trồng khoảng 2-5 ha/hộ. Các công ty nhà nước chiếm khoảng 15% và cà phê được trồng trong những nông trại lớn hơn. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk và vùng cao nguyên Trung Bộ là những vùng sản xuất cà phê nổi tiếng ở Việt Nam. Robusta là loại hạt cà phê được gieo trồng chủ yếu ở Việt Nam do tính đặc trưng về địa lý, khí hậu và độ cao so với mực nước biển.

Bao Giờ Cá Tra Trở Lại Thời “Vàng Son”?Thùy Duyên

Sáng ngày 10/3, tại TP.HCM, đại diện Bộ Lao động và Kinh tế Phần Lan, đại diện Thương vụ Đại sứ quán Phần Lan (Finpro)… đã tổ chức buổi lễ giới thiệu “Chương trình gỗ từ Phần Lan”.

Tham dự sự kiện này có bà Annika Kaipola - Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam; ông Reima Sutinen - Cố vấn Bộ trưởng Bộ Lao động và Kinh tế Phần Lan; ông Jyrki Mantere - quản lý Chương trình gỗ Phần Lan; đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM; TS.Phạm Thế Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Doanh

nghiệp vừa và nhỏ, Giám đốc Dự án “Xúc tiến chuyển giao công nghệ sinh thái Phần Lan - Việt Nam”; cùng nhiều doanh nghiệp của Phần Lan và Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Reima Sutinen, cho biết: Chính phủ Phần Lan rất chú trọng phát triển rừng và ngành công nghiệp khai thác chế biến gỗ, đây là một trong những thế mạnh của Phần Lan. Phần Lan đặc biệt chú trọng xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, trong đó có thị trường Việt Nam, một thị trường tiềm năng. Ngành gỗ có triển vọng cao, 20% tỷ lệ xuất khẩu của Phần

Lan là từ gỗ và gỗ chế biến. Để triển khai tốt chương trình, ngay sau buổi lễ này, ông và các cộng sự sẽ ra Hà Nội làm việc với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam. “Điều này hỗ trợ kinh doanh gỗ của Phần Lan và Việt Nam được rộng mở. Nó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp Phần Lan phát triển bền vững và xuất khẩu mạnh vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển mạnh về công nghệ chế biến gỗ xuất khẩu, với chương trình này, các công ty Phần Lan sẽ hỗ trợ cho họ xuất khẩu gỗ ra toàn cầu” - ông Reima Sutinen nói.

Cơ hội xuất khẩu gỗ chế biến với “Chương trình gỗ từ Phần Lan”Nguyễn Thịnh - Trí Đức

Page 10: 160 chuyen in

10 Số 160 - Tháng 03/2017KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Đầu tháng 3/2017, tại xã Hòa Thành, huyện Lai Vung đã tổ chức buổi lễ ký kết hợp tác về việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trong nhà giữa Công ty TNHH MTV Cỏ May Essential và tổ hợp tác trồng nấm rơm trong nhà cho bà con nông dân. Đây là một chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và doanh nghiệp thu mua để đưa sản phẩm ra thị trường. Thành quả này là sự cố gắng và tâm huyết từ nhiều phía; đặc biệt là sự tư vấn, hỗ trợ từ Hội Nông dân các cấp và Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung.

Đối với người trồng nấm rơm, được sự tư vấn giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Thành và Hội Nông dân huyện Lai Vung, đã học tập và triển khai thành công mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Từ một hai nhà nấm ban đầu, đến nay đã nhân rộng lên trên 40 nhà với sản lượng xuất bán ra thị trường 60kg nấm mỗi ngày. Với quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà, sản phẩm thu được đạt yêu cầu về VSATTP, giá bán cao hơn giá nấm rơm truyền thống mà tỉ lệ tiêu tốn rơm nguyên liệu giảm đi gần một nửa. Với sản lượng xuất bán hàng ngày càng cao nên khâu tiêu thụ sản phẩm nấm rơm được đặt ra là vấn đề quyết định sống còn của nghề trồng nấm rơm trong nhà ở xã Hòa Thành.

Để hỗ trợ cho bà con trồng nấm rơm, Phòng NN&PTNT của huyện đã tổ chức lớp dạy nghề nông thôn về kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà để hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà và các kỹ năng theo nguyên tắc cầm tay chỉ việc. Hội Nông dân huyện đã đề xuất xin kinh phí từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, đầu tư 360 triệu đồng cho 18 nông dân tham gia dự án trồng nấm rơm trong nhà. Bên cạnh đó, Đảng ủy và UBND xã Hòa Thành đã quan tâm và tạo điều kiện cho Hội

Nông dân xã tổ chức nhiều Hội nghị tổng kết và nhân rộng mô hình để tuyên truyền cho nhiều hộ nông dân tham gia.

Về phía Công ty TNHH MTV Cỏ May Essen-tial, là một thành viên của Cỏ May Group, Công ty luôn kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà thương hiệu Cỏ May đã tạo dựng trong quá trình xây dựng và phát triển. Luôn toàn tâm thực hiện lời hứa “Chất lượng thay lời nói” trong mỗi sản phẩm mà công ty sản xuất và giới thiệu ra thị trường.

Theo hợp đồng liên kết, Cỏ May Essential sẽ cung cấp toàn bộ các trang thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất nấm rơm cụ thể như: khung nhà, kệ để rơm, rơm, meo giống, bột bắp, vôi xử lý với giá cả hợp lý và có bảo hành chất lượng meo giống. Công ty sẽ thu mua sản phẩm nấm rơm với giá 57.000 đồng/kg với số lượng hàng ngày từ 50-100kg và thanh toán tiền cho nông dân sau 3 ngày thu mua.

Theo anh Nguyễn Hữu Phước - Trưởng bộ phận kinh doanh Cỏ May Essential cho biết: “Công ty sẽ kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất để bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất, từ đó giúp cho Tổ hợp tác trồng nấm rơm trong nhà xin cấp giấy chứng nhận đạt an toàn theo tiêu chuẩn GAP và từng bước xây dựng thương hiệu nấm rơm Hòa Thành”.

Đẩy Mạnh Phát Triển Nhiệt Điện ThanNguyễn Lynh

Nhiệt điện than có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và khó có thể tìm được nguồn khác thay thế tại Việt Nam trong nhiều năm tới. Sau thủy điện, Việt Nam sẽ ưu tiên đẩy mạnh phát triển nhiệt điện than theo xu hướng chung của Thế giới. Đó là những đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM ngày 3/3 vừa qua.

*Nguồn điên không thể thiếuĐể đáp ứng nhu cầu sản xuất

và sử dụng điện tăng cao trong sản xuất, những năm qua, nước ta luôn đầu tư và nâng cao quy trình cung cấp và tải điện. Việt Nam đang trong thời kỳ khởi đầu của giai đoạn 2, vì thế sản lượng điện cung rất lớn và có tốc độ tăng trưởng mỗi năm đều lớn hơn 10%. Nhưng vấn đề nan giải trước mắt chính là nguồn điện thủy văn gần như cạn kiện và tổ hợp dự án điện hạt nhân đã và đang đi vào ngõ cụt. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng khác lại tương đối hạn chế. Nhiệt điện khí tuy thời gian xây dựng nhanh, bổ sung nhanh chóng tình trạng thiếu điện trầm trọng, có thể kể đến tình trạng thiếu điện của Philippine và Việt Nam những năm 2000 để thấy được sự khắc phục nhanh chóng mà nhiệt điện khí mang lại. Tuy nhiên, hạn chế của nguồn năng lượng này là chi phí vận hành, bảo dưỡng và

sử dụng nhiên liệu đắt tiền, áp dụng vào Việt Nam là biện pháp không khả thi. Nhiệt điện dầu cũng như các nguồn điện năng từ năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối thì cho giá điện rất cao (gấp 3-4 lần nhiệt điện than). Chính vì vậy, nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng.

PGS-TS. Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch hội KHKT Nhiệt Việt Nam, cho biết: Đến thời điểm hiện tại thì lĩnh vực nhiệt điện than chiếm tổng sản lượng sản xuất điện cho mạng lưới quốc gia là 30,4% (48,5 tỷ kWh). Theo Quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lưới điện Quốc gia với tỉ lệ 53,2% (304,304 tỷ kWh). “Trữ lượng than hiện nay là rất lớn và còn đủ dùng cho nhân loại khoảng 300 năm nữa. Khi đất nước đã trở nên giàu có mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và hạn

chế dần nhiệt điện than”, ông Nghĩa khẳng định

*Chú trọng bảo vê môi trường Tuy nhiên, theo ông Nghĩa,

nhiệt điện than cũng còn nhiều nhược điểm như nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường, đặc biệt chất thải rắn và khí; chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém… Công tác chuẩn bị mỗi dự án thường được quan tâm đến hai phần. Thứ nhất là công nghệ sản xuất, thứ hai là công nghệ xử lý phát thải ra môi trường. Có thể khẳng định rằng, công nghệ sản xuất hiện nay là công nghệ hiện đại, ngang tầm thế giới. Tuy nhiên, vẫn phải lo ngại khả năng ảnh hưởng đối với môi trường.

Trong báo cáo tham luận “Những vấn đề đầu tư và phát thải ra môi trường của nhà máy nhiệt điện đốt than”, PGS-TS. Trần Duy Nghĩa cho biết, nhiệt điện than sử dụng than làm nhiên liệu để vận

hành lò hơi có giá thành rất rẻ, công tác điều khiển khá dễ dàng, nhưng vấn đề lớn lại là lượng chất thải quá lớn ra ngoài môi trường, nhất là chất thải rắn, chất thải nước và chất thải khí. Chi phí hiện nay lắp đặt để xử lý chất thải trong công nghiệp là rất lớn. Một nhà máy có chi phí lắp đặt hệ thống xử lý môi trường có thể chiếm đến 70% giá trị tổng vốn đầu tư ban đầu và diện tích lắp đặt có thể lên đến 80% tổng diện tích trong nhà máy.

Trong nhà máy nhiệt điện than, đối với chất thải nước và chất thải khí, nước ta cũng đã vận hành được những công nghệ tiên tiến nhằm xử lý hai nguồn này một cách hiệu quả nhất; nhưng với chất thải rắn, dường như việc xử lý là chưa đủ.

Chất thải rắn ở đây chủ yếu là bụi than, xỉ đáy lò và tro bay được tập trung và thu hồi ra bãi chứa xỉ. Hiện nay, trên 700 nghìn tấn tro xỉ than được thải ra từ các nhà máy điện phía Bắc thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, các nhà máy thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam (như Na Dương) và các doanh nghiệp khác. Hầu hết lượng tro này được trộn với nước và bơm ra ngoài bãi thải. Việc này ngoài tác động đến môi trường còn là một sự lãng phí lớn tài nguyên rất lớn.

Dự đoán đến năm 2030, nhiệt điện than sẽ thải ra khoảng 9 triệu tấn tro. Do vậy, cần có phương án xử lý phù hợp để giảm thiểu những tác động xấu lên môi trường sống.

PGS-TS. Trương Duy Nghia - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam báo cáo tham luận “Những vấn đề về đầu tư và phát thải ra môi trường của NMNĐ đốt than”

Lai Vung - Đồng Tháp: Phát triển bền vững về sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trong nhà

Văn Thật (Phó Chủ tịch Hôi Nông dân huyện Lai Vung)

Quang cảnh buổi lể ký kết hợp đồng hợp tác sản xuấtvà tiêu thụ nấm rơn trong nhà

Page 11: 160 chuyen in

11Số 160 - Tháng 03/2017 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Xã Xuân Quan (huyện Văn Giang) là một địa phương phát triển mạnh về hoa cây cảnh, cây công trình ở tỉnh Hưng Yên nói riêng và toàn miền Bắc nói chung. Việc phát triển làng hoa Xuân Quan đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền các cấp, các ngành chuyên môn cùng với những người dân tại địa phương. Xác định mục tiêu lâu dài cho sự phát triển của địa phương, làng hoa Xuân Quan đang thực hiện mở rộng quy mô, diện tích sản xuất kết hợp với tham quan du lịch nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế sẵn có.

Làng hoa Xuân Quan được coi là một trong những vựa hoa lớn nhất khu vực phía Bắc với diện tích trên 100ha và hơn 500 hộ làm nghề. Nơi đây có đến hàng trăm chủng loại hoa, cung cấp cho hầu hết thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, tổng doanh thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.

Trước kia Xuân Quan với thế mạnh các loại cây cảnh, cây công trình, diện tích trồng trồng chưa nhiều. Những năm gần đây, do sự nhạy bén của người dân và có sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, nghề sản xuất hoa đã mở rộng gần như toàn địa bàn xã, hình thành nên một làng hoa Xuân Quan nổi tiếng với những chủng loại dùng để trang trí nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hóa, nhà ở, địa điểm du lịch… như hoa hồng, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, ngọc thảo, phong nữ, tuy líp, lan, dạ yến thảo, cúc mặt trời…

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, hiện nay, việc sản xuất hoa ở làng hoa Xuân Quan còn một số hạn chế như nhiều hộ trồng hoa chưa được đào tạo những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất mà chỉ học hỏi kinh nghiệm từ những người làm trước, chưa áp dụng đúng kỹ thuật trong việc phối trộn giá thể trồng hoa…

Nhiều hộ trồng hoa thiếu quỹ đất để mở rộng sản xuất. Anh Nguyễn Văn Tiến (thôn 8, xã Xuân Quan), cho biết: Gia đình anh có gần 800m2 trồng trên 10 loại hoa như: hồng, đồng tiền, dạ yến thảo, cúc, ớt cảnh… Mỗi năm, anh

đưa ra thị trường hàng nghìn giỏ, chậu hoa các loại. "Tôi trồng hoa gần chục năm nay. Trên thực tế, nhà tôi chỉ có hơn 300m2 đất ruộng chuyển đổi sang trồng hoa, diện tích còn lại là đi thuê, thời gian được thuê khá ngắn nên cũng ngại đầu tư lớn bởi khi bị đòi lại ruộng thì khó thu hồi lại được vốn. Do vậy, chúng tôi rất mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ thêm một số diện tích mới để chúng tôi mở rộng sản xuất và yên tâm làm nghề" - anh Tiến chia sẻ.

Tìm hướng đi lâu dài và phát triển bền vững cho làng hoa Xuân Quan là vấn đề được chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn rất quan tâm. Hướng đi ấy được xác định nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu vùng hoa, làng hoa kết hợp với làm du lịch. Theo ông Nguyễn Ngọc Hàm, Phó Giám đốc HTX hoa, cây cảnh xã Xuân Quan: Hiện nay thu nhập từ việc sản xuất hoa, cây cảnh của người dân trong xã đã cao hơn nhiều so với trước kia; thương hiệu hoa, cây cảnh Xuân Quan đang được dần khẳng định vị thế. Do vậy, xây dựng mô hình sản xuất hoa, cây cảnh kết hợp du lịch là điểm nhấn, quảng bá hình ảnh làng hoa Xuân Quan và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để làm được điều đó, cần thêm những chương trình hỗ trợ nông dân, như: kết nối cung cầu; hướng dẫn kỹ thuật trồng,

chăm sóc cây trồng theo công nghệ mới; giúp bảo hộ sản phẩm khi ra thị trường; cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm. Đồng thời, định hướng cho nông dân trồng hoa, cây cảnh theo nhu cầu của thị trường. Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo cảnh quan môi trường, kết nối các điểm đến…

Ông Lê Quý Đôn, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan cho biết, để tạo đà cho làng hoa phát triển, những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ người dân được vay vốn; mời các nhà khoa học và các chuyên gia hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật (trồng, chăm sóc, bảo quản, nhân giống, lai ghép…), kết nối thị trường đầu ra; đầu tư xây dựng hạ tầng (hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng…). Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học tại địa phương về định hướng phát triển bền vững và sức tiêu thụ ngành sản xuất hoa; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, kiến nghị lên các cấp, các ngành và các cơ quan chức năng giúp Xuân Quan sớm trở thành trung tâm sản xuất hoa, cây cảnh lớn của tỉnh, của miền Bắc và sớm công nhận thương hiệu “Làng hoa Xuân Quan”…

Chỉ đạo về việc tháo gỡ khó khăn trong quy định xuất khẩu đá hoa dạng khối, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc xuất khẩu đá hoa trắng dạng khối đến thời điểm ban hành, sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Bộ Xây dựng rà soát sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2012/TT-BXD bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh thực hiện cấp phép hoạt động khoáng sản phải căn cứ quy hoạch khoáng sản, phù hợp với năng lực chế biến, sử dụng và có giải pháp tăng cường giám sát bảo đảm yêu cầu về môi trường, quản lý khai thác khoáng sản theo quy định, báo cáo tình hình thực hiện việc xuất khẩu định kỳ theo quy định.

Vừa qua, Hiệp hội Thương mại điện tư Việt Nam phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, tổ chức tập huấn về những xu hướng phát triển kinh doanh trực tuyến. Sự kiện thu hút 120 doanh nghiệp tham dự.

Đồng Nai xếp thứ 9 trong cả nước về chỉ số thương mại điện tử. Với những nội dung phong phú, buổi tập huấn đã đem đến cho các doanh nghiệp tại Đồng Nai một số kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tế về thương mại điện tử trong kinh doanh như: tạo trang sản phẩm hấp dẫn, chất lượng hình ảnh tốt thu hút khách hàng, phương thức thanh tóa tin cậy, dịch vụ chăm sóc khách hàng... Do-anh nghiệp có thể khám phá, ứng dụng các công cụ Marketing Online và có một cái nhìn tổng quan nhằm thực thi các chiến lược kinh doanh trên phương diện Internet.

Hiện có thể khẳng định loại hình Thương

mại điện tử đã trở nên bùng nổ và rất hiệu quả. Qua khảo sát tại 1.700 doanh nghiệp trên cả nước, có tới khoảng 1/3 số doanh nghiệp có doanh thu nhờ thương mại điện tử.

Ngành thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh, mua sắm trực tuyến hiện

chiếm gần 3% trong tổng mức bán lẻ. Các doanh nghiệp đã bắt

đầu chú ý nhiều đến kinh doanh trực tuyến. Rất nhiều doanh nghiệp muốn phát triển thương mại điện tử nhưng không biết bắt đầu từ đâu hoặc đã đầu tư nguồn lực rất nhiều cho thương mại điện tử nhưng không hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh trực tuyến nhưng không được như ý mặc dù đầu tư rất nhiều công sức, thời gian.

Để kinh doanh trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp nên chú ý thương mại điện tử xuyên biên giới, quảng cáo trực tuyến, bán hàng đa kênh, hoàn tất đơn hàng dần hình thành, mua tên miền...

Tháo gỡ khó khăn trong quy định xuất khẩu

đá hoa dạng khốiQuang Hiếu

Đồng Nai: Hơn 120 doanh nghiệp tập huấn kinh doanh trực tuyến

Ngọc Danh

Toàn cảnh buổi tập huấn

Hưng Yên: Làng hoa Xuân Quan trên đà phát triển và hội nhập

Phùng Nguyện

Xuân Quan nổi tiếng với hoa chậu, hoa giỏ treo, hoa trải thảm, với hàng trăm chủng loại như dạ yến thảo, ngọc thảo, lan hồ điệp, địa lan, hoa trà, thủy tiên… (Ảnh: Phùng Nguyện)

Page 12: 160 chuyen in

12 Số 160 - Tháng 03/2017

Năm 2016, TP.Thái Nguyên đã hoàn thành và hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện thắng lợi chủ đề năm 2016.

Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, kinh tế giữ được nhịp độ tăng trưởng, thu ngân sách thực hiện cả năm 2016 đạt 1.475 tỷ đồng, bằng 179,1% kế hoạch tỉnh, bằng 151,28% kế hoạch thành phố. Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 29.128 tấn (tăng 2.128 tấn), bằng 107,9% kế hoạch tỉnh và thành phố; năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,83%, hộ cận nghèo xuống còn 1,11%; tạo việc làm tăng thêm cho 4.031 lao động, bằng 108% kế hoạch. TP.Thái Nguyên có 8/8 xã đã hoàn thành Chương trình mục Quốc gia xây dựng Nông thôn mới…

Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2489/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch TP.Thái Nguyên đến năm 2035. TP.Thái Nguyên hiện có 27 xã, phường với diện tích tự nhiên là 170,69km2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, TP.Thái Nguyên sẽ có 32 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là 223,13km2. Năm 2016, TP đã tổ chức khởi công 2 dự án lớn

trên địa bàn, đó là: Dự án xây dựng đường Hồ Núi Cốc (với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng); Dự án xây dựng cấp bách, hệ thống chống lũ lụt sông Cầu, kết hợp hoàn thiện, hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (với tổng mức đầu tư trên 18 nghìn tỷ đồng). Đối với Dự án nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO Thái Nguyên (với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng) và Dự án xây dựng Quảng trường Võ Nguyên Giáp (với tổng mức đầu tư trên 160 tỷ đồng) sẽ phấn đấu hoàn thành trước 30/4/2017 để phục vụ Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập

TP.Thái Nguyên (19/10/1962 - 19/10/2017).

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA TP.THÁI NGUYÊN TRONG NĂM 2017

- Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất: 15,5% trở lên.

- Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 5.500 tỷ đồng.

- Thu ngân sách năm 2017 đạt 1.225 tỷ đồng trở lên.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 26.900 tấn.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt đạt 111 triệu đồng.

- Có thêm 4.000 lao động được tạo việc làm mới.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,68%; hộ cận nghèo xuống còn 1,06%.

- Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Có trên 90% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có từ 15-20% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 85% trở lên tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh.

KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới, đang được hàng chục hộ dân tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ứng dụng. Mô hình này bước đầu đã cho giá trị kinh tế cao, hứa hẹn một phương pháp chăn nuôi nhiều triển vọng.

Ông Nguyễn Trường Đại ở ấp Thống Nhất - xã Vĩnh Thanh - huyện Nhơn Trạch, là một trong những hộ đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai tiên phong áp dụng công nghệ nuôi tôm lót vải bạt này và thu được kết quả tốt. Ông Đại cho biết: “Chỉ với hai ao nuôi tôm lót vải bạt có diện tích hơn 3.500m2, trong năm 2016, tôi thu hoạch được hơn 18 tấn tôm thịt, đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng, lợi nhuận thu về gần 1,5 tỷ đồng”. Trong đó, chỉ riêng vụ thu hoạch đầu năm 2017, với diện tích khoảng 2000m2 ao nuôi,

ông Đại thu trên 8 tấn tôm thịt, năng suất cao gấp 4 lần so với cách nuôi truyền thống. Với chi phí đầu tư ban đầu chấp nhận được, đáy ao lót bạt có thể thả tôm với mật độ lên đến 200 con/m2, gấp 4 lần so với diện tích cũ, nên năng suất tôm thu hoạch cũng cao hơn nhiều. Công nghệ mới này có thể nuôi được 4-5 vụ/năm chứ không chỉ được 2vụ/năm như trước đây.

Theo kinh nghiệm của những người nuôi tôm lâu năm, nuôi tôm quan trọng nhất là nhiệt độ; tôm phát triển tốt nhất ở môi trường khoảng 28-320C. Công nghệ sử dụng lưới đã giảm được ánh nắng trực tiếp chiếu xuống hồ, làm giảm bớt nhiệt độ hồ nuôi. Con tôm được đảm bảo điều kiện lý tưởng để phát triển. Bên cạnh đó, lưới che cũng hạn chế được sự phát triển của các loại tảo có hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của con tôm.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân - Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch: Mô hình nuôi tôm theo phương pháp mới này là mô hình đã được huyện phối hợp với Công ty Cổ phần CP Việt Nam triển khai. Hiện, trên địa bàn đã có 10 mô hình nuôi tôm với diện tích hơn 14ha áp dụng theo phương pháp nuôi công nghệ cao. “Nuôi theo phương pháp mới này không những tăng được năng suất con tôm, hạn chế được các loại dịch bệnh, mà quan trọng nhất với mô hình này, người nuôi cho ra được sản phẩm tôm sạch, có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân. Trong thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng hình cũng như tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm sản xuất” - ông Nhân khẳng định.

Thành phố Thái Nguyên:Diện mạo mới - Xứng tầm đô thị loại I

P/V

Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt

điều chỉnh quy hoạch chung TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 cho lãnh đạo TP.Thái Nguyên.

Đồng Nai: Triển khai mô hình nuôi tôm mới bước đầu cho hiệu quả cao

Trung Dũng - Công Thông

Khởi động “Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh”Nguyễn Lynh

Sáng ngày 8/3 vừa qua tại TP.HCM, chương trình “Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE), đã được khởi động. WISE sẽ giúp kết nối các phụ nữ khởi nghiệp và do-anh nghiệp do nữ làm chủ với nhau, cùng với đó là những cơ hội hỗ trợ, đào tạo phát triển và đầu tư. Sáng kiến sẽ hoạt động trước tiên ở TP.HCM, sau đó sẽ mở rộng ra cả khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam, cũng như sang Campuchia, Lào và Myanmar.

WISE được thành lập bởi Trung tâm Đổi mới Sáng tạo TP.HCM (SI-HUB) và Sáng kiến Hỗ trợ Tư nhân vùng Mekong (MBI), một chương

trình được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc, cùng với sự đồng hành của Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp sáng tạo Thụy Sĩ, Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam.

WISE đưa ra định hướng là xây dựng một mạng lưới hỗ trợ giúp kết nối những phụ nữ khởi nghiệp ở TP.HCM với tầm nhìn là trở thành một mạng lưới của cả nước và mở rộng ra khu vực MeKong; nâng cao nhận thức về những khó khăn, thách thức mang tính đặc thù giới tính mà phụ nữ khởi nghiệp phải đối mặt; đưa ra các biện pháp hỗ trợ cụ thể và những chương trình

hành động giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, WISE hướng tới mục tiêu trở thành mạng lưới kết nối tốt nhất dành cho các phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh ở Việt Nam, sau đó mở rộng ra khu vực MeKong. Mạng lưới sẽ hoạt động trên nền tảng trực tuyến, nơi mà các thành viên có thể cập nhật và trao đổi thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu, tìm

kiếm, chào hàng... Song song với đó, WISE cũng sẽ kết nối các thành viên lại với nhau thông qua những cuộc gặp gỡ thực tế, sự kiện, hội thảo, các chương trình ươm tạo và tăng tốc doanh nghiệp, cố vấn, tham quan học hỏi, giới thiệu đối tác cùng nhiều cơ hội khác.

Năm 2017, WISE sẽ phối hợp cùng với Chương trình Hỗ trợ Khởi nghiệp Thụy Sĩ để mang tới những cơ hội học tập, đào tạo tại Thụy Sĩ cho tối đa 4 phụ nữ khởi nghiệp, 2 nhà cố vấn nữ và một nhà đầu tư nữ, phối hợp với SIHUB tổ chức những hội thảo với nội dung là những vấn đề thiết thực dành những nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ví dụ như gọi vốn, cố vấn, đàm phán...) với tần suất 2 tháng một lần.

Page 13: 160 chuyen in

13Số 160 - Tháng 03/2017 VĂN HÓA - DU LỊCH

Khu du lịch Gáo Giồng, thuộc huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) được biết đến như vùng “đất lành chim đậu” ở ĐBSCL bởi có trên 100 loài chim về đây cư ngụ, ngày đêm rộn ràng giữa bạt ngàn màu xanh rừng tràm, bao bọc bởi những dòng kênh rạch tự nhiên thơ mộng, cùng sắc sen hồng khoe kiêu sa thanh khiết giữa đầm rộng lớn…

*Hội tụ nét đặc sắc Miền Tây Từ TP.Cao Lãnh, vượt qua khoảng 20km

trên những đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe ô tô 4 chỗ ngồi - qua những cung đường quê yên ả rợp đầy bóng mát, thấp thoáng là những cánh đồng rộng lớn, xanh ngắt tỏa hương thơm đòng, qua những chiếc cầu khỉ đậm sắc Nam Bộ - khiến cho nhiều du khách thích thú. Tiến vào một đường dẫn ở điểm du lịch sinh thái, hai bên đường dày đặc cây trúc lấp lánh màu vàng, gió đưa cành bay phất phơ…

Đến với du lịch sinh thái Gáo Giồng, trước hết du khách được dừng chân dưới mái nhà tranh, không gian như đang lạc vào vùng quê nơi xa xôi lắm. Tiếp đến, du khách sẽ được thưởng thức miễn phí hạt sen rang, cùng uống loại trà thảo mộc (một loại cây cỏ tự nhiên), đồng thời xem qua màn hình tivi giới thiệu toàn cảnh khu sinh thái tự nhiên. Sau buổi dừng chân tại đây, du khách tiếp tục chọn cho mình các dịch vụ khám phá tùy sở thích. Toàn khu là bạt ngàn rừng chàm, bao bọc là kênh rạch, cùng những đầm hoa sen thuần khiết.

Ông Đoàn Quốc Hải - Phó Giám đốc Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng chia sẻ: “Nơi đây dưới sông lắm cá, trên trời nhiều chim. Cá nơi đây rất nhiều, bởi được bảo tồn tuyệt đối. Còn chim thì có đến trên 100 loài đua nhau chuyền cành hót lúi lo vang dội giữa rừng tràm và kênh rạch. Du khách sẽ được thả mình vào thiên nhiên, giữa muôn đàn chim cư trú như: cò mỏ vàng, cò ngà, cồng cộc, diệc,

vạc, điên điển, trích mồng đỏ, nhan điển…”.Tổng thể Khu du lịch Gáo Giồng như một

bức tranh nên thơ, bạt ngàn màu xanh rừng tràm, xung quanh là kênh rạch, các đầm sen thuần khiết tự nhiên, nhiều loại tai bèo trôi dạt trên mặt nước, hàng chục loại cá tôm tự nhiên, hơn 100 loài chim về cư trú trên điện tích 40ha rừng tràm.

*Trải nghiêm du lịch sông nướcHướng dẫn du khách đi trên chiếc thuyền ba

lá sẽ là một cô gái mặc áo tứ thân, tay chèo thuyền đậm nét sông nước miền Tây, cất lên những bài hát, câu hò về Nam Bộ mượt mà. Thuyền bập bềnh lướt qua các kênh rạch, đưa du khách đến với những trải nghiệm vô cùng mới lạ.

Đến với Gáo Giồng, du khách không chỉ được say đắm trong những phong cảnh tự nhiên huyền ảo và thơ mộng. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật, ẩm thực của vùng sông nước Đồng Tháp Mười. Hướng dẫn viên du lịch sẽ thuyết minh cho du

khách về lịch sử và quá tình hình thành của vùng đất Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, du khách sẽ được thưởng thức điệu hò, câu ca vọng cổ mộc mạc nơi không gian tĩnh lặng ở vùng quê yên ả, do các cô thôn nữ miệt vườn của khu du lịch thể hiện. Không những thế, du khách còn được hóa thân thành ngư dân trong bộ trang phục bà ba với chiếc nón tre xuống mương bắt cá rô đồng…

Tại Gáo Giồng, tản bộ cũng là một trải nghiệm sâu lắng khi đi dưới những bóng mát của các loài cây tự nhiên, được thả mình lạc lõng đi trên cung đường rợp đầy tre xanh của vùng quê thanh bình và yên ả. Nằm dọc cung đường đi bộ là những mái nhà tranh để du khách dừng chân nghỉ ngơi. Ngoài ra, xe đạp cũng là một lựa chọn đáng quan tâm với dịch vụ xe đạp đôi, giúp du khách khám phá cảnh quan theo một cách lãng mạn không kém. Nếu muốn trải nghiệm những giây phút thư giãn thôn dã, du khách có thể chọn cho mình loại hình câu cá giải trí hay đặt trúm bắt lươn. Một điểm nữa không thể bỏ qua, đó là chinh phục đài quan sát cao 18m ngắm toàn cảnh khu sinh thái Gáo Giồng. Chắc chắn, mọi hoạt động tại đây đều mang đến những trải nghiệm thú vị.

Theo số liệu của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, số lượng du khách hàng năm đến với Gáo Giòng năm sau luôn cao hơn năm trước. Hầu hết là du khách nội địa. Tuy nhiên, để Khu du lịch Gáo Giồng ngày càng đa dạng đón nhiều đoàn khách hơn nữa, địa phương cần chú trọng về giao thông. Hiện nay, con đường vào Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng còn chật hẹp, xe 12 chỗ ngồi trở lên không thể lưu thông được.

Sáng 12/3, UBND huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) tổ chức khai hội mùa Xuân Văn miếu Mao Điền 2017, khánh thành hệ thống bia tiến si và công bố quyết định của Hội đồng Xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận Văn miếu Mao Điền là 1 trong 5 địa chỉ khuyến học lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội Văn miếu Mao Điền năm nay diễn ra từ ngày 12-15/3 (tức ngày 15-18/2 âm lịch), gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: tế Thánh và các vị đại nho, lễ khai hội và dâng hương, lễ chữ dâng Thánh.

Phần hội có: thi đấu cờ tướng, thi viết chữ đẹp, rung chuông vàng tìm hiểu truyền thống lịch sử Văn miếu Mao Điền và các danh nhân thờ tại Văn miếu. Ngoài ra, lễ hội còn có các trò chơi dân gian hấp

dẫn khác như đập niêu đất, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh trống… Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động triển lãm và giao lưu thư pháp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ nhất, giao lưu câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh…

Trong dịp này, Ban Quản lý di tích huyện tổ chức khánh thành 14 văn bia tiến sĩ nho học được biên soạn song ngữ, mặt trước khắc bằng Hán văn, mặt sau khắc chữ Quốc ngữ.

Lễ hội Văn miếu Mao Điền hàng năm đón từ 2-3 vạn du khách thập phương đến dâng hương và thưởng ngoạn.

Văn miếu Mao Điền - Hải Dương:Một trong năm địa chỉ khuyến học lớn nhất Việt Nam

Phùng Nguyện

Hội đồng Xác lập kỷ lục Việt Nam trao Bằng công nhận Văn miếu Mao Điền là 1 trong 5 địa chỉ khuyến học lớn nhất

Việt Nam

GÁO GIỒNG CAO LÃNHLẠC TRÔI GIỮA MÂY TRỜI SÔNG NƯỚC

Công Trình - Phước lập

Khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đường ThảoNgày 10/3 vừa qua, tại TP.Vị

Thanh, tỉnh Hậu Giang, Hội Nhạc si Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Liên hoan âm nhạc khu vực ĐBSCL.

Tham dự liên hoan có 150 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam của 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Trong khuôn khổ liên hoan sẽ có nhiều hoạt động thiết thực, trong đó trọng tâm là các chương trình biểu diễn, giới thiệu tác giả, tác phẩm mới của các đơn vị tham gia; hội thảo từ dân ca, dân nhạc đến sáng tác mới trong đời

sống âm nhạc ĐBSCL.Đây là sự kiện âm nhạc đầu tiên

được tổ chức ở Hậu Giang, là nơi chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những tác phẩm mới của các nhạc sĩ, tìm ý tưởng cho những sáng tác mới. Sau lễ khai mạc, là chương trình dự thi của 6 đơn vị: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh. Các đơn vị còn lại sẽ tiếp tục giới thiệu tác phẩm lúc 20 giờ tối nay tại cùng địa điểm.

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Liên hoan âm nhạc khu vực ĐBSCL là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ gặp gỡ,

trao đổi, giới thiệu những tác phẩm, công trình mới sáng tác trong thời gian gần đây. Đó là những ca khúc hát về vùng đất, con người, về truyền thống hào hùng của dân tộc; những công trình xây dựng, những điển hình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nông thôn mới... Đây cũng là dịp để giới lý luận âm nhạc chiêm nghiệm những giá trị âm nhạc truyền thống của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Ông Đồng Văn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Thời gian qua, Hậu Giang luôn nhận được sự đồng

hành của giới văn nghệ sĩ nói chung, các nhạc sĩ cả nước nói riêng. Nhiều nhạc sĩ đã có những ca khúc thật sâu lắng, thắm đượm nghĩa tình đất, tình người Hậu Giang và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng như: Người Hậu Giang của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Về Hậu Giang nhé em của nhạc sĩ Sơn Hà…

Page 14: 160 chuyen in

14 Số 160 - Tháng 03/2017ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tân Phú Tây là xã “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” được Chủ tịch nước phong tặng năm 2000. Đây cũng là xã điểm của huyện Mỏ Cày Bắc trong việc xây dựng Nông thôn mới.

*Sớm hoàn thiên bộ tiêu chíLà một xã thuần nông, có tổng

diện tích đất tự nhiên gần 10,2km2, đời sống của người dân Tân Phú Tây chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn. Khi được chọn là xã điểm về XD NTM, xã phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ phát huy nội lực cùng sự đồng lòng của nhân dân, với sự phấn đấu, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ xã đến ấp, ngay từ khi phát động phong trào XD NTM, cho đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí.

Cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định XD NTM là nhiệm vụ, mục tiêu cấp thiết và lâu dài, có tác động rất quan trọng đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu triển khai, xã đã chủ động phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tiến hành nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn trong việc tham gia XD NTM.

Ban Chỉ đạo cùng hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động nhân dân theo phương châm XD NTM từ mỗi gia đình, mỗi người dân. Với nhiều hình thức tuyên truyền, xã đã tạo được sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và huy động tối đa các nguồn lực để mọi người đều tự nguyện tham gia XD NTM.

Trong quá trình triển khai thực hiện về mặt nhận thức của cán bộ Đảng viên và nhân dân trong xã từng bước được nâng lên, đã thể hiện được vai trò chủ thể của người dân trong tham gia XD NTM như: hiến đất đai, hoa màu, vật kiến trúc để mở rộng nâng cấp các tuyến đường trong xóm ấp, chủ động thực hiện tốt 16 phần việc của hộ gia đình.

*Quê nghèo khởi sắcNhờ XD NTM, cơ sở hạ tầng

được quan tâm đúng mức, các tuyến đường liên ấp, liên tổ được mở rộng, thông thoáng, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa xã, ấp, nhà ở trong dân được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp theo hướng đạt chuẩn Quốc gia và khang trang hơn, bộ mặt nông thôn được khởi sắc.

Trong quá trình triển khai thực hiện, về mặt nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã từng bước được nâng lên đã thể hiện

được vai trò chủ thể của người dân trong tham gia XD NTM như: hiến đất đai, hoa màu, vật kiến trúc để mở rộng nâng cấp các tuyến đường trong xóm ấp, chủ động thực hiện tốt 16 phần việc của hộ gia đình.

Trao đổi về những kết quả đạt được trong XD NTM thời gian qua, Đ/c Lê Minh Khớp - Bí thư xã Tây Phú Tây, cho biết: “Từ khi triển khai chương trình XD NTM, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã xác định đây là cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển, từ đó chính quyền xã đã tích cực triển khai các biện pháp, giải pháp ưu tiên cho phát triển nông nghiệp như việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, cơ

giới hóa các khâu sản xuất; khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác; hàng năm phối hợp với các đơn vị mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và lớp học nghề ngắn hạn cho người lao động”.

Là địa phương còn khó khăn nhưng sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM xã Tây Phú Tây đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế phát triển đa dạng, đem lại nguồn thu nhập cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tam Nông - Phú Thọ: Người Dân Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới

Hà Trung

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của huyện Tam Nông (Phú Thọ) như được “lột xác”, hàng chục công trình hạ tầng, trường, trạm được đầu tư xây dựng mới, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện còn 7,88%, giảm 4,62% so với năm 2011, có 13/19 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo và có 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Xuất phát điểm là huyện trung du miền núi, không vì khó khăn mà lùi bước, tập thể Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Nông bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng đến người dân, để mọi người nhận thức hiểu về mục đích cũng như ý nghĩa của việc XD NTM, với việc vận động tới từng hộ gia đình, đến cộng đồng dân cư ra sức đóng góp công sức, tiền của để chỉnh trang ngay tại từng hộ gia đình như: xây dựng nâng cấp nhà ở, nhà vệ sinh; cải tạo lại các công trình phụ hợp vệ sinh theo chuẩn NTM; vận động người dân tích cực tham gia đóng góp, xây dựng các công trình công cộng, tu sửa xây dựng mới hệ thống đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương vệ sinh công cộng…

Trong năm 2106, huyện đã có 3,72km đường giao thông được hoàn thành, với tổng kinh phí

trên 3.116 triệu đồng, xây dựng 0,5km kênh mương tưới xã Thượng Nông, 4,824km kênh mương tưới xã Hương Nha để phục vụ việc dồn đổi ruộng đất… Cũng trong năm 2016, Tam Nông đã xây dựng thêm phòng học, sửa chữa cơ sở vật chất các phòng học tại Tam Cường, Văn Lương, Quang Húc, Tề Lễ… Đến nay đã có 7/19 xã đạt tiêu chí này; đã có 04 xã đạt từ 15 - 18 chỉ tiêu, vượt kế hoạch đề ra, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí… Quốc phòng - An ninh được giữ vững…

Các công trình nông thôn được xây dựng đưa vào sử dụng đã bước đầu làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn các xã. Các tuyến đường bê tông, đường làng trải nhựa sạch sẽ; nhà văn hóa các xã được xây dựng khang trang; người dân được hưởng lợi rất nhiều từ XD NTM; xuất hiện nhiều

điển hình gương người tốt, việc tốt như: hiến đất, góp hiện vật và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng…

Năm 2017, huyện Tam Nông tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí về NTM ở những xã đã đạt chuẩn; tập trung ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu. Dự kiến hết năm sẽ có 100% xã có đường trục được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; đường liên thôn, đường ra đồng, đường lên đồi được cứng hóa khoảng 40%, ngõ xóm sạch sẽ không lầy lội vào mùa mưa; có 90% số xã có hệ thống thủy lợi đạt yêu cầu và 40% số kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa; bảo đảm 100% số hộ có điện dùng thường xuyên. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các công trình phục vụ chuẩn hóa giáo dục, nhà văn hóa khu, chợ theo tiêu chí. Không còn nhà tạm, nhà dột nát… Đào tạo nghề cho người lao động, bảo vệ môi trường, bảo tồn giữ gìn các lễ hội phong tục tập quán của người dân.

Với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo, và sự chung tay đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, chắc chắn các chỉ tiêu XD NTM của các xã đã đạt chuẩn tiếp tục được nâng cao hơn nữa, tiêu chí của các xã đăng ký hoàn thành sẽ về đích, tiến tới đích đến là xây dựng nông thôn tiên tiến tại các địa phương đạt chuẩn NTM.

Tân Phú Tây - Mỏ Cày Bắc - Bến Tre: Xã Anh Hùng Xây Dựng Nông Thôn Mới

Việt An

Page 15: 160 chuyen in

15Số 160 - Tháng 03/2017 CUỘC SỐNG QUANH TA

Ở tuổi 33, không nhiều người làm được những điều như anh Nguyễn Thanh Tuấn. Nhận làm cha của hơn 32 trẻ mồ côi khắp các tỉnh miền Tây, góp sức xây cầu, thiết kế trạm cấp nước, làm đường cho người dân ở những khu vực khó khăn... Anh Tuấn đang trở thành tấm gương sáng cho nhiều thanh niên noi theo.

*Cha nuôi “xuyên” miền TâyTừ 3 năm nay, anh Tuấn “nổi tiếng” với danh

xưng cha của 32 đứa trẻ mồ côi trải khắp các tỉnh miền Tây. Theo những người dân phường 3 (TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long), mặc dù Tuấn còn trẻ nhưng rất nhiệt huyết trong việc giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, anh có một đam mê, niềm xúc động mãnh liệt khi bắt gặp các bé mồ côi, ham học. Sau giờ mưu sinh, anh Nguyễn Thanh Tuấn (33 tuổi, ngụ phường 3, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) lại lật giở cuốn sổ ghi lại hoàn cảnh và địa chỉ những đứa trẻ mồ côi cần giúp đỡ..

Chia sẻ với P/v Báo Thời báo MêKông, anh Tuấn cho biết: “Lúc còn nhỏ, gia đình tôi rất ng-hèo. Cha mẹ tôi vì nghèo, không đủ sức chăm lo cho tôi nên phải cắn răng gửi tôi vào ở với một ông chủ lò gạch. Ở đây, tôi học được nhiều thứ nhưng cũng thấm nỗi buồn xa cha, xa mẹ. Đặc biệt, cảm nhận được nỗi buồn khi không được trọn vẹn tình thương yêu của cha mẹ. Thế nên, mỗi khi thấy các em mồ côi, tôi thấu hiểu được nỗi buồn thiếu vắng tình thương gia đình. Tôi muốn giúp các em được phần nào để các em có thể vượt qua nghịch cảnh”.

Với tấm lòng ấy, anh tham gia một tổ chức từ thiện ở Bến Tre. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh, anh buộc phải tách rời, chuyển về Vĩnh Long hoạt động. “Ban đầu, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã quyết trích 500 đồng mỗi ly cà phê tôi kinh doanh được ở quán cà phê của mình vào

quỹ “tiếp sức đến trường” cho các em. Sau này, tôi thành lập được hẳn một câu lạc bộ”, anh Tuấn cho biết. Từ đó, Câu lạc bộ từ thiện cà phê Suối Mơ ra đời, hướng tới mục đích chắp cánh ước mơ đến trường cho nhiều trẻ mồ côi tại Vĩnh Long và một số tỉnh ĐBSCL.

Câu chuyện thiện nguyện cho những đứa trẻ ham học bắt nguồn từ việc, khi anh Tuấn sang thăm người bạn là giáo viên, nhìn thấy bạn giáo viên nghèo, nhưng vẫn dạy miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thế nên, anh Tuấn bàn bạc lại với các thành viên trong nhóm và quyết định chọn đối tượng hỗ trợ là trẻ em mồ côi nhưng ham học, học giỏi. Những bé được anh nhận hỗ trợ được chu cấp tiền ăn học từ 500 - 1 triệu đồng/tháng, hoặc 5 triệu đồng/năm.

Trong hơn 3 năm thực hiện, anh Tuấn đã nhận làm cha đỡ đầu cho 32 trẻ là học sinh tiểu học tại các địa phương ở tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng… Nói về những đứa con nuôi của mình, anh Tuấn chia sẻ: “Các em đều có hoàn cảnh sống hết sức khó khăn như là con trong gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm, không có tiền đi học… Đa phần, các em sống trong những căn nhà rách nát, gia đình sống dựa vào tiền trợ cấp, tình thương của hàng xóm, địa phương... Tuy nhiên, các em đều rất ham học và học giỏi. Đối với những hoàn cảnh này, chúng tôi đều nhận đỡ đầu, lo cho các em tiếp tục đi học. Với 32 em, tôi nhận làm cha đỡ đầu, chúng tôi đều hỗ trợ tiền học và xây lại nhà mới cho các em”.

*Chống hạn, xây cầu, mở đường cho dân nghèoNgoài việc “làm cha” của 32 trẻ mồ côi

khắp các tỉnh miền Tây, anh Tuấn và câu lạc bộ từ thiện cà phê Suối Mơ còn tìm cách giúp đỡ người dân ở những khu vực khó khăn. Đợt nắng hạn khủng khiếp vừa qua khiến anh cùng các thành viên trong câu lạc bộ của mình trăn trở nỗi niềm cấp nước sạch cho bà con ở các tỉnh ven

biển. Anh cho biết: “Những tháng đầu năm qua, ĐBSCL hạn hán nặng. Người dân ven biển các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng… chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tôi và các thành viên lên ý tưởng giải quyết vấn đề trên bằng cách tự thiết kế ra Trạm cấp nước ngọt công cộng”. Thế rồi, sau khi nghiên cứu kỹ, mỗi trạm cấp nước có kinh phí 50 triệu đồng, nhưng dùng được cho 50 hộ dân tại địa phương. Bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, anh và câu lạc bộ của mình đã thực hiện được 31 trạm cấp nước cho người dân tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng... Sự thành công ngoài mong đợi của hoạt động đầy ý nghĩa trên lan tỏa đến nhiều tỉnh khác. Sau khi hoàn thành, các trạm cấp nước đều hoạt động tốt. Thấy có hiệu quả, Đoàn thanh niên các tỉnh cũng làm theo, giúp người dân vượt qua hạn, mặn.

Trên hành trình thiện nguyện của mình, bắt gặp vùng khó khăn, người dân thiếu cầu, đường sá… anh Tuấn đều lên kế hoạch xây cầu, mở đường. Anh nói: “Vào mùa mưa lũ, đường sá, cầu đối với bà con vùng khó khăn rất quan trọng. Thế nên, tôi có ý tưởng giúp bà con làm cầu, sửa chữa lại đường xá hư hỏng nặng. Rất may, ý tưởng của tôi đều được các thành viên tán thành, ủng hộ. Thậm chí, các doanh nghiệp, mạnh thường quân khi nghe tôi vận động xây cầu, mở đường họ đều nhiệt liệt hưởng ứng”.

Anh cho biết, mỗi khi anh thấy các em học sinh tự tin đến trường trên con đường, cầu bê tông chắc chắn bất kể nắng mưa anh đều rất hạnh phúc. “Cứ mỗi mùa mưa bão, ở những địa phương còn khó khăn, các em học sinh phải lội bùn, sình đến trường. Để con em mình đến trường sạch sẽ hơn, bà con cứ lấy đá, gạch vụn đổ lên để đi tạm. Nhưng, cách làm này chỉ mang tính tạm thời, không lâu sau đường lại hư hỏng. Đáng nói hơn, ở một số địa phương, để đến trường, các em phải vượt sông, rạch bằng thuyền, ghe, cầu tạm… Mùa lũ, nước lên cao đến trường bằng những phương tiện này rất nguy hiểm. Do đó, chúng tôi quyết định lên kế hoạch làm đường, làm cầu bê tông ở những địa phương này. Gần đây nhất, chúng tôi đang tiến hành xây cầu Nhân ái vượt qua sông Chà Và thay cho phà ở ấp Phú Thạnh, huyện Tam Bình (Vĩnh Long)”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Bùi Văn Chiều, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Anh Tuấn là một thanh niên đầy nhiệt huyết trong các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng. Tất cả những việc làm của anh và câu lạc bộ từ thiện cà phê Suối Mơ do anh làm chủ nhiệm đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều hoàn cảnh gia đình khó khăn. Anh xứng đáng là tấm gương sáng cho thanh niên trong tỉnh noi theo”.

Chàng trai làm thiện nguyện khắp Đồng bằng sông Cửu Long

Trí Đức - Trung Lương

Anh Nguyễn Thanh Tuấn (đeo kính) trong lần xây nhà cho “con đỡ đầu” ở Vinh Long (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Rơi đều chỉ điểm chỉ, không ký bất kỳ chữ nào. Nhưng trong giấy sang nhượng đất do bà Liên cung cấp lại có chữ ký của bà Rơi.(?)

Hiện nay, theo bà Tuyết, căn nhà bà mua của bà Rơi đã bị người lạ chiếm dụng. Ngày 7/3, làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND phường Long Bình, cho biết: Khi P/V Báo Thời báo Mê Kông đến làm việc thì ông mới biết chuyện này. Ông Vương photo Giấy CNQSDĐ, sổ hộ khẩu… đứng tên bà Rơi và hứa sẽ xem xét, giải quyết sự việc.

*Nhiều dấu hiêu vi phạm pháp luật?Ngày 28/11/2014, bà Trần Thị

Kim Dung - Thẩm phán Tòa án TP.Biên Hòa ra Thông báo số 812/TB-TLVA gửi cho bà Tuyết, thông báo thụ lý vụ án này. Sau đó, bà Dung còn ra nhiều bản Thông báo

thụ lý vụ án bổ sung, nhưng đến nay, Tòa án này vẫn chưa đưa vụ việc ra xét xử.

Ngày 30/12/2015, bà Trần Thị Rơi qua đời. Đến ngày 1/4/2016, Thẩm phán Dung đã mới các bên liên quan đến tổ chức hòa giải tại Tòa án TP.Biên Hòa. Tại đây, phía nguyên đơn là bà Thơm và luật sư đại diện và những người có quyền lợi liên quan như bà Liên, ông Phạm Văn Tuấn (SN 1967), Phạm Thanh Long (SN 1987)… đều yêu cầu hủy Hợp đồng và Giấy chứng nhận nêu trên.

Phía bị đơn là bà Tuyết và luật sư đại diện không chấp nhận yêu cầu đó. Bà Tuyết còn yêu cầu Tòa không chấp nhận yêu cầu của bà Liên vì giấy tờ bà Liên cung cấp không hợp pháp. Phía bà Tuyết không chấp nhận Di chúc của bà Rơi lập cho bà Thơm. Vì lúc đó tài sản đó đã bán cho bà Tuyết, không còn là của bà Rơi nữa nên bà Rơi không có quyền cho thừa kế. Luật sư của bà Tuyết cho rằng việc lập di

chúc vào thời điểm bà Rơi gần chết không khách quan, không đảm bào tính hợp pháp, đề nghị nguyên đơn cung cấp hồ sơ bệnh án của bà Rơi. Tuy nhiên, yêu cầu này không được thực hiện. Phiên hòa giải bất thành.

Điều đáng nói là trong Biên bản hòa giải không thành này, dù Tòa án xác định và ghi rõ vào biên bản là bà rơi đã chết vào ngày 31/12/2015, nhưng cả tòa lẫn các đương sự vẫn tổ chức hòa giải. Điều này là vi phạm nghiêm trọng quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Theo điểm b, khoản 1, Điều 147 Bộ Luật Dân sự năm 2005, khi người được đại diện chết, việc đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt. Ở đây, bà Thơm chỉ được bà Rơi ủy quyền theo pháp luật, bà Rơi đã chết thì việc đại diện này sẽ chấm dứt. Ngoài ra, theo điểm c, khoản 2, Điều 147, đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt khi “người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết”.

Căn cứ theo Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2011 (Bộ Luật TTDS), tại điểm a, khoản 1, Điều 192 Bộ Luật TTDS, quy định: Khi nguyên đơn hoặc bị đơn đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngoài ra, khoản 1, Điều 189 Bộ Luật TTDS cũng quy định đương sự là cá nhân đã chết thì Tòa án tạm đình chỉ vụ án.

Ngày 7/3, làm việc với P/V Báo Thời báo MêKông, ông Trần Phương Đông - Chánh án Tòa án TP.Biên Hòa, cho biết: Sự việc của bà Tuyết ông mới nhận Đơn tố cáo của bà do Báo Thời báo Mê Kông chuyển nên chưa nắm được sự việc. Theo quy trình, ông sẽ chuyển đơn đến bộ phận liên quan và thẩm phán Dung để có hướng xử lý và báo cho bà Tuyết, Báo Thời báo Mê Kông biết bằng băn bản.

Báo Thời báo MeKong sẽ tiếp tục thông tin sự vụ trong những số tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc.

Tiếp theo trang 18

Page 16: 160 chuyen in

16 Số 160 - Tháng 03/2017DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Ngày 7/3 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng, đã chủ trì buổi đối thoại với bà con nhân dân tại vùng ảnh hưởng bởi ô nhiễm của nhà máy xi măng trong Khu kinh tế Dung Quất. Nhiều ý kiến yêu cầu phải cho hơn 400 hộ dân ở thôn Tân Hy và thôn Sơn Trà di dời khỏi khu vực sản xuất ô nhiễm hoặc là chuyển nhà máy đi khỏi khu dân cư.

*Nhiều lần gây ô nhiễmTại buổi đối thoại, Chủ tịch

UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cho rằng, để di dời 427 hộ dân thì phải chi phí cả ngàn tỷ đồng, ngân sách tỉnh không đảm bảo. Do vậy tỉnh không đặt vấn đề di dời dân. “Nay cho nhà máy 2 tháng để rút hết 2000 tấn xi măng đã nghiền tồn trong các xyclo. Nhà máy phải hoàn thiện các hệ thống bảo vệ môi trường. Kết quả quan trắc môi trường trong năm 2016 bà con không đồng ý, tỉnh sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập quan trắc môi trường lần nữa trong thời gian tới, có giám sát của dân. Sau khi có kết quả sẽ công khai cho dân biết. Nếu kết quả không đạt chuẩn

sẽ phải di dời nhà máy. Nếu kết quả đảm bảo môi trường thì nhà máy mới được hoạt động trở lại. Nếu nhà máy hoạt động trở lại mà vẫn gây ô nhiễm môi trường thì dân có thể kiện ra tòa”, ông Căng nói.

Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất (thuộc Công ty Cổ phần xi măng miền Trung) tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có diện tích 6ha, với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng, công suất 500 ngàn tấn/năm. Đi vào vận hành từ giữa năm 2012 và chính thức đưa vào hoạt động hết công suất 500 ngàn tấn/năm vào tháng 3/2015 cho đến nay, nhưng nhà máy này liên tục gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, khiến hàng trăm hộ dân sống xung quanh nhà máy rất bức xúc.

Lãnh đạo Nhà máy cho biết, hiện trong nhà máy còn tồn hơn 2000 tấn xi măng đã nghiền trong các xyclo, nhà máy cần thời gian 60 ngày để thực hiện việc rút hết xi măng đã nghiền trong các xyclo di chuyển ra ngoài và hoạt động 100% công suất trong suốt thời gian quan trắc tại nhà máy. Lãnh đạo nhà máy cũng cho biết mong muốn được ổn định để sản xuất kinh doanh, nhưng nếu phải di dời nhà máy thì chi phí lên đến 722 tỷ đồng.

*Dân yêu cầu di dời nhà máyTheo lãnh đạo Nhà máy xi

măng Đại Việt - Dung Quất, kết quả quan trắc môi truờng của cơ quan chuyên môn cho thấy bụi và tiếng ồn đều nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, đông đảo người dân địa phương không thống nhất với kết quả nói trên.

Cho đến nay, nhiều hộ dân đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư hoặc di chuyển dân ra sinh sống ở nơi khác cách xa nhà máy để đảm bảo an toàn sức khỏe. Nhiều lần, hàng chục hộ dân các thôn Sơn Trà và Tân Hy (xã Bình Đông) kéo

đến vây nhà máy phản ứng, dùng tre chắn ngang cổng ra vào nhà máy này để phản đối, yêu cầu xử lý vụ việc. Theo phản ánh của người dân, Nhà máy xây dựng quá gần khu dân cư ở thôn Tân Hy và thôn Sơn Trà (xã Bình Đông), nên quá trình vận hành đã gây ô nhiễm môi trường. Không chỉ tiếng ồn, Nhà máy còn phát sinh bụi mù mịt, gây ô nhiễm môi trường, người dân trong khu vực phải đóng cửa cả ngày lẫn đêm.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên, P/V Báo Thời báo Mê Kông đã liên hệ với các cơ quan chuyên môn, trong đó có Chi cục Bảo vệ Môi trường - là đơn vị trực tiếp thẩm định việc này, thì ông Chi Cục Phó “đá bóng” sang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Khi P/V đến gặp làm việc với ông Trường - Chánh Văn phòng Sở TN&MT tỉnh để đặt lịch làm việc thì ông Trường cho biết hiện nay các lãnh đạo sở đã đi vắng và hẹn sắp xếp sau. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn không thấy ý kiến phản hồi từ sở này.

Báo Thời báo MeKong sẽ tiếp tục phản ánh chi tiết vụ việc trong những số tiếp theo.

Quảng Ngãi: Chủ tịch tỉnh đối thoại với dân vì nhà máy xi măng gây ô nhiễm

Trọng Tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chủ trì buổi đối thoại

Không chịu bỏ cuộc khi chưa tìm ra được công lý, Ông Mai Văn Như tiếp tục gưi đơn khiếu nại UBND Quận Tân Phú, về việc không chấp nhận hủy giấy chứng nhận QSDNƠ và QSDĐƠ số 4452/2003 ngày 06/06/2003 của UBND quận Tân Bình (cũ) cấp cho ông Như và bà Tuyên đứng tên.

*Bộc lộ chân tướng Cực chẳng đã, ông Như tiếp tục

làm nhiều đơn khiếu nại yêu cầu hủy giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ có tên ông Như và bà Tuyên. Đến ngày 03/08/2010, UBND quận Tân Phú có văn bản 838/UBND - KNTC trả lời cho ông Như, và cho rằng không có cơ sở để xem xét hủy bỏ giấy chứng nhận QSDNƠ và QSDĐƠ số 4452/2003, ngày 06/06/2003 của UBND quận Tân Bình (cũ).

Không đồng ý với công văn trả lời của UBND quận Tân Phú, ông Như làm đơn khởi kiện vụ án hành chính đến TAND quận Tân Phú, yêu cầu thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ đã cấp đối với căn nhà 49 Nguyễn Sơn, phường 18, quận Tân Bình.

Đến ngày 23/03/2012, TAND quận Tân Phú mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Theo đó, phiên tòa sơ thẩm cũng tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Mai Văn Như về thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận QSDNƠ & QSHĐƠ căn nhà 49 Nguyễn Sơn, phường 18, quận Tân Bình cấp ngày 06/06/2003.

Không đồng tình bản án sơ thẩm hành chính mà TAND quận Tân Phú tuyên xử, ông Mai Văn Như tiếp tục kháng cáo đến TAND TP.HCM. Theo đó, phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 27/ 09/ 2012 cũng không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Mai Văn Như, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm xử. Quyết định tại phiên tòa phúc thẩm cũng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Mai Văn Như về thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận QSDNƠ và QSDĐƠ hồ sơ gốc số 4452/2003 do UBND quận Tân Bình (nay là quận Tân Phú) cấp ngày 06/06/2003.

Ông Mai Văn Như tiếp tục kháng nghị lên Giám đốc thẩm. Tại thông báo số: 181/TB ngày 24/04/2015, TAND tối cao cho rằng: “Khi ông Như ủy quyền cho ông Dân làm thủ tục hợp thức hóa căn nhà, thì giữa ông Như và bà Tuyên đang là vợ chồng trên cơ sở hôn nhân hợp pháp (đã đăng ký kết hôn ngày 20/03/2002), Ông không đưa ra yêu cầu và tài liệu, chứng cứ để xác định đây là tài sản riêng của ông. Mặt khác, ngày 12/01/2005, ông và bà Tuyên cùng đứng tên trong hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 49 đường Nguyễn Sơn để vay tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần Tân Việt - Chi nhánh Thống Nhất. Như vây, ông Như đã thể hiện ý chí trong việc đồng ý để căn nhà số 49 Nguyễn Sơn từ tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng”.

Vì vậy, tại bản án hành chính phúc thẩm số 1296/2012 - HCPT ngày 27/9/2012, TAND TP.HCM đã tuyên

giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm số 01/2012 HCST ngày 23/03/2012 của TAND quận Tân Phú, xử: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Mai Văn Như về việc thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất”. Bản án hành chính phúc thẩm, cho biết: “Xét căn cứ vào các biên bản đối chất ngày 08/09/2011; ngày 19/12/2011 và tại phiên tòa, ông Như thừa nhận đã giao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bà Ngô Thị Thanh Tuyên cho ông Dân để làm hợp thức hóa giấy tờ nhà cho ông Như”.

*Đâu là sự thật?Tuy nhiên, qua tìm hiểu của P/v,

tại biên bản đối chất được lập vào hồi 15 giờ 20, ngày 08/09/2011 thì ông Như nêu rõ: Ông Như đã giao cho ông Dân các loại giấy tờ để hợp thức hóa gồm: Đơn xin cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ, CMND, HK của cá nhân ông Như. Sau đó, ông Như có giao thêm đơn xin sử dụng đất xây dựng ngày 19/06/1999, giấy chuyển nhượng QSDĐ ngày 19/06/1999 của ông Mai Văn Chút. Ngoài ra, còn có giấy phạt xây dựng nhưng ông Như không nhớ rõ ngày và ông Như chỉ giao nhiệm vụ cho ông Dân xin cấp giấy chứng nhận mà thôi. Khi ông Dân biết chắc sẽ có giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ nên ông Dân có làm giấy ủy quyền vào ngày 11/06/2003 (viết sẵn đưa ông Như ký).

Thực chất, ông Như không giao giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu có tên bà Tuyên cho ông Dân. Qua hai buổi đối chất đã thể hiện rõ về việc ủy quyền cho ông Phạm

Thanh Dân. Ông Như cho biết thêm: “Ông Dân báo cho tôi biết là đã hợp thức hóa và được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ cấp ngày 06/06/2003. Ông Dân viết sẵn giấy ủy quyền đưa cho tôi ký vào ngày 11/06/2003 là để ông Dân đi nhận giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ cấp ngày 06/06/2003 của UBND quận Tân Bình”.

Như vậy, ông Như ủy quyền cho ông Dân vào ngày 11/06/2003, có nghĩa là sau 05 ngày có giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ (Ngày 06/06/2003 có giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ). Trước đó, ông Như không ủy quyền cho ông Dân, mà chỉ giao bộ hồ sơ cho ông Dân tham khảo. Nhưng sau đó, ông Như tá hỏa nhận ra ông Dân tự ý làm giấy tờ và giả chữ ký rồi được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ.

TP.HCM: NGƯỜI DÂN HƠN 10 NĂM ĐI KHIẾU NẠI Kỳ 3: Tòa đã thực sự xem xét hết các chứng cứ?

Công Trình - Kim Quang

Tòa không giám định chữ ký theo yêu cầu của ông Như

Đọc tiếp trang 19

Page 17: 160 chuyen in

17Số 160 - Tháng 03/2017 DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Vụ việc xảy ra ở tỉnh Bến Tre. Bà Đinh Thị Nga mua đất của vợ chồng ông Đoàn Văn Nối và bà Võ Thị Nghiệp nhưng lại bị giao nhầm sổ đỏ. Do ít hiểu biết, lại mải làm ăn nên bà Nga không đi làm sổ đỏ lại mà để vậy canh tác. Năm 2015, một phần khu đất của bà bị Công ty TNHH Xây dựng Phúc Thành lấy làm lối đi lên xuống phà nhưng không chịu đền bù, vì đất bà không có sổ đỏ. Bà Nga yêu cầu chính quyền địa phương cấp sổ đỏ cho khu đất, nhưng chưa được giải quyết .

*Đưa nhầm sổ đỏ?Trong đơn trình bày gửi đến

Báo Thời báo Mê Kông, bà Đinh Thị Nga (SN 1963, ngụ tại ấp 2, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết: Năm 2008, bà Nga nhận chuyển nhượng 3.192m2 đất thuộc thửa đất số 39, tờ bản đồ số 13, tọa lạc tại ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre của vợ chồng ông Đoàn Văn Nối và bà Võ Thị Nghiệp. Sau đó, bà Nga cùng vợ chồng bà Nghiệp thống nhất trao đổi một phần đất thuộc thửa đất số 39 có chiều ngang từ mé sông Hàm Luông vào 5m, dài 60m dọc mé sông Hàm Luông để lấy phần đất 643m2 thuộc thửa đất số 41, tờ bản đồ số 13.

Sau khi hoàn tất việc mua bán, trao đổi (được ghi lại bằng giấy viết tay, không có chứng nhận của xã), bà Nga lên UBND xã Mỹ An để đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là CNQSDĐ hoặc sổ đỏ) cho thửa đất số 39. Lúc này, bà mới biết chủ cũ của thửa đất là bà Nghiệp giao nhầm Giấy CNQSDĐ của thửa đất số 41, nên bà không đăng ký Giấy CNQSDĐ cho thửa đất số 39 được. Do công việc buôn bán bận rộn và không am hiểu nhiều về pháp luật, nên bà Nga không để ý đến việc đăng ký CNQSDĐ cho thửa đất số 39 nữa. Tuy chưa được cấp Giấy CNQSDĐ và có sự nhầm lẫn số thửa đất, nhưng suốt quãng thời gian từ 10/9/2008 đến cuối năm 2015, bà Nga cất nhà sinh sống, trồng mía canh tác, đào giếng nước mà không có bất kỳ tranh chấp với cá nhân hay tổ chức nào.

Cuối năm 2015, Công ty TNHH Xây dựng Phúc Thành (gọi tắt là Công ty Phúc Thành, địa chỉ số 153, ấp Giồng Xoài, xã An Đức, huyện Ba Tri, Bến Tre. Giám đốc Công ty là

ông Nguyễn Hoàng Sơn) trúng thầu và tiến hành xây dựng bến phà mới qua sông Hàm Luông. Phần đất để làm lối đi lên, xuống phà, và để làm nhà chờ, có đi ngang phần đất mà bà Nga đang sinh sống và canh tác.

Lúc đầu, đại diện Công ty Phúc Thành có hứa bồi thường cho bà Nga 100.000.000 đồng tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng (không được ghi nhận trên giấy tờ). Tuy nhiên, bà Nga có ý kiến sẽ hiến tặng đất cho Công ty để làm lối lên, xuống phà mà không cần tiền hỗ trợ, với điều kiện sau khi làm nhà chờ cho xe lên xuống phà, Công ty không được cho bất cứ người nào vào buôn bán trong nhà chờ. Lúc này, đại diện Công ty Phúc Thành đồng ý và nói nếu sau này có phát sinh sẽ hỗ trợ cho bà Nga 100.000.000 đồng.

*Giải quyết không thỏa đángSau khi bến phà đi vào hoạt

động, Công ty Phúc Thành cho người buôn bán đồ ăn thức uống trong nhà chờ, nhưng đại diện Công ty ngỏ ý bồi thường cho bà Nga số tiền là 50.000.000 đồng, bằng một nửa so với số tiền đã thỏa thuận ban đầu nên bà Nga không đồng ý. Sau đó, phía Công ty cho rằng, phần đất mà bà Nga đang sinh sống và canh tác hiện tại không được cấp Giấy CNQSDĐ nên Công ty không phải bồi thường bất kỳ khoản tiền nào. Do đó, bà Nga bắt đầu thủ tục xin được cấp Giấy CNQSDĐ cho thửa đất này, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Trả lời đơn kiến nghị cùa bà Nga, trong công văn số 1926/UBND-NC ngày 16/8/2016, UBND

huyện Thạnh Phú cho biết: “Phần diện tích đất đầu bến phà mới mà bà đang kiến nghị UBND huyện công nhận là đất của bà và đề nghị cấp giấy CNQSDĐ cho bà diện tích 202,1m2 có nguồn gốc của bà Văn Thị Chiến (mẹ ruột của ông Đoàn Văn Nối - PV), ngụ tại ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, sử dụng trước năm 1993. Đến năm 1993, bà Chiến cho phần diện tích đất nêu trên

cho ông Đoàn Văn Đương (anh trai ông Đoàn Văn Nối - PV) sử dụng. Theo hồ sơ đo đạc năm 1994, phần diện tích nêu trên thuộc một phần thửa đất số 1634, tờ bản đồ số 02, diện tích 8.920m2, theo hồ sơ đo đạc chỉnh lý VLAP phần diện tích 202,1m2, thuộc thửa đất số 36, tờ bản đồ số 13, tọa lạc ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Hiện nay, phần diện tích 202,1m2 đã bị sạt lở xuống sông Hàm Luông, không còn hiện trạng trên thực địa. Do đó, Công ty TNHH Xây dựng Phúc Thành tận dụng một phần diện tích trong tổng diện tích 202,1m2 đất sạt lở nêu trên xây dựng cầu làm lối đi lên xuống phà. Trên thực tế và trên cơ sở hồ sơ địa chính qua các năm 1994, 2010, thửa đất số 36, tờ bản đồ số 13, diện tích 202,1m2 hiện nay đã bị sạt lở, giáp sông Hàm Luông không còn tiếp giáp thửa đất nào khác”.

Tuy nhiên, bà Nga không đồng ý với phần trả lời trên. Bà Nga cho biết, nguồn gốc thửa đất số 39 mà

bà đang yêu cầu công nhận là của ông Hồ Văn Hội và bà Trần Thị Bảy. Sau đó, ông Hội bán cho vợ chồng ông Nối và bà Nghiệp (có xác minh của UBND xã Mỹ Hưng, huyện Hưng Phú, tỉnh Bến Tre). Việc bà cất nhà, đào giếng, canh tác mía ổn định, không có tranh chấp đã được đông đảo người dân ấp Thạnh Mỹ công nhận, trong đó có vợ chồng ông Nối bà Nghiệp, chủ cũ thửa đất, tổ trưởng tổ 2 và trưởng ấp Thạnh Mỹ. Nhưng khi bà xin chứng nhận của xã thì bị từ chối. “Thực tế, phần đất tôi đang quản lý, tuy có sạt lở nhưng hiện trạng vẫn còn hơn một nửa diện tích. Hiện tại, trên phần đất này còn có giếng nước tôi đóng để trồng mía từ năm 2008 đến nay. Tôi đã nhiều lần đến trực tiếp UBND huyện Thạnh Phú và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thạnh Phú để yêu cầu xem xét sớm tiến hành đo đạc, xác định vị trí phần đất thực tế còn lại mà tôi đang quản lý sử dụng và cấp Giấy CNQSDĐ đối với phần đất này. Thế nhưng, điều mà tôi nhận được là đùn đẩy trách nhiệm giữa hai cơ quan”, bà Nga cho biết.

Ngày 9/3, làm việc với P/V Báo Thời báo Mê Kông, ông Trần Hữu Trí, chuyên viên Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thạnh Phú, cho biết: Vào tháng 8/2016, UBND huyện Thạnh Phú đã có công văn trả lời bà Nga, nhưng bà chưa thấy thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại. UBND huyện Thạnh Phú đã nhận hồ sơ khiếu nại của bà và đang trong quá trình giải quyết.

Tuy nhiên, cho đến nay, UBND huyện Thạnh Phú vẫn chưa giải quyết dứt điểm cho bà Nga. Tiếp xúc với chúng tôi, và trong các đơn của mình, bà Nga yêu cầu UBND huyện Thạnh Phú tiến hành đo đạc, xác định vị trí phần đất thực tế còn lại (ở đầu bến phà Mỹ An mới) mà bà đang quản lý sử dụng và cấp giấy CNQSDĐ đối với phần đất này. “Là người dân nghèo không hiểu biết nhiều về pháp lý, tôi đang có nguy cơ mất thửa đất mà tôi đã canh tác và sinh sống ổn định suốt 8 năm qua. Khi yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra đo đạc, xác minh nguồn gốc và thực trạng đất thì họ không giải quyết mà đùn đẩy trách nhiệm”, bà Nga buồn bã bày tỏ.

Báo Thời báo Mê Kông sẽ tiếp tục thông tin sự việc trong những số tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc!

Bến Tre: Nhận nhầm sổ đỏ,

người dân đối diện nguy cơ mất đất?Đường Thảo

Giấy chứng nhận chủ thưa đất số 41 của bà Nga

Page 18: 160 chuyen in

18 Số 160 - Tháng 03/2017DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Tài sản được sang nhượng cho bà Tuyết nhưng bà Rơi lại lập di chúc cho bà Thơm thừa kế và yêu cầu Tòa án hủy Giấy chứng nhận quyền sư dụng đất và việc mua bán tài sản đó với bà Tuyết. Bà Rơi đã chết nhưng 4 tháng sau đó, Tòa án TP.Biên Hòa vẫn tổ chức hòa giải. Đây phải chăng là những dấu hiệu bất thường, vi phạm pháp luật?

*Bán đất rồi ủy quyền cho người khác đòi lại đấtBà Đinh Thị Bạch Tuyết (SN

1963, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết: bà là cháu của ông Đinh Cao Đàm (SN 1926, là chồng bà Rơi, ông Đàm mất năm 2004). Ông Đàm và bà Rơi không có con cháu chung nên bà Tuyết thường đến chăm nuôi họ. Khi chồng mất, bà Rơi ngỏ ý muốn bán nhà đất mình đang ở tại địa chỉ D393, khu phố 4, phường Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai (đây là tài sản của vợ chồng bà Rơi) cho bà Tuyết để lấy tiền làm hậu sự sau này.

Ngày 7/2/2013, bà Rơi và bà Tuyết lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Văn phòng Công chứng Thống Nhất (số 242E, đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa). Nội dung hợp đồng này ghi bà Rơi chuyển nhượng cho bà Tuyết quyền sử dụng đất trên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BN 086215 do UBND TP.Biên Hòa, Đồng Nai cấp ngày 31/1/2013. Diện tích đất là 368,60m2, thửa đất số 17, tờ bản đồ số 52 thuộc phường Long Bình, TP.Biên Hòa.

Trước đó, bà Rơi đã làm thủ tục giám định về sức khỏe tâm thần tại Phân viện phía Nam thuộc Viện Giám định tâm thần. Theo kết quả của “Phiếu khám sức khỏe tâm thần”

số 65/PVPN-KHTH do bác sĩ chuyên khoa II Trần Tấn Thuyết và Trưởng phòng Tổng hợp Đường Khắc Tám ký ngày 4/2/2013, thì bà Rơi được chẩn đoán là “Không có bệnh tâm thần”, năng lực “Đủ sức khỏe tâm thần để lập di chúc”.

Ngày 5/3/2013, theo xác nhận của ông Phan Hùng Thanh - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký QSDĐ tỉnh Đồng Nai, bà Rơi đã chuyển nhượng Giấy CNQSDĐ của mình cho bà Tuyết. Bà Tuyết đã được cấp giấy CNQSDĐ.

Thế nhưng, ngày 28/10/2014, bà Rơi bất ngờ nộp đơn khởi kiện bà Tuyết ra Tòa án TP.Biên Hòa, yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng đất lập vào ngày 7/2/2013. Đồng thời bà Rơi yêu cầu hủy Giấy CNQSDĐ đã cấp cho bà Tuyết ngày 5/3/2013, vì theo bà Rơi là có dấu hiệu lừa đảo (?)

*Giấy ủy quyền… vô thời hạn?Sau khi nộp đơn tại tòa, ngày

20/8/2014, bà Rơi làm Giấy ủy

quyền cho bà Phạm Thị Thơm (SN 1963, trú D394, khu phố 4, phường Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, là hàng xóm của bà Rơi). Nội dung ủy quyền là bà Thơm đại diện cho

bà Rơi trước cơ quan có thẩm quyền, giải quyết tranh chấp tài sản nêu trên. Thời hạn ủy quyền là “từ ngày 20/8/2014

đến ngày giải quyết xong vụ kiện”. Giấy ủy quyền này được ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND phường Long Bình, TP.Biên Hòa, ký xác nhận. Liên tiếp sau đó, bà Rơi lập nhiều Giấy ủy quyền cho bà Thơm, tại nhiều thời điểm khác nhau. Thời hạn ủy quyền cũng ghi tương tự là đến khi giải quyết xong vụ kiện.

Ngày 24/7/2015, bà Rơi lập Di chúc cho bà Thơm thừa kế tài sản nêu trên. Bản Di chúc này được công chứng tại Văn phòng Công chứng Bình Đa (địa chỉ A3-A4, khu phố 3B, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, do Công chứng viên Nguyễn Thị Thảo công chứng). Trong Di chúc, bà Rơi còn cho bà Thơm được tiếp tục làm người đại diện theo ủy quyền cho bà

Rơi để tham gia tố tụng tại các phiên tòa các cấp trong vụ kiện này. Đáng chú ý là, vào thời điểm lập Di chúc và công chứng này, tài sản của bà Rơi đã bán cho bà Tuyết, như đã nói trên.

Liên quan đến vụ việc này, bà Đinh Thị Liên (SN 1967, trú 30 tổ 3, khu phố 4, phường Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án) đã tự khai và trưng ra giấy viết tay cho rằng năm 2002, ông Đàm và bà Rơi đã bán cho bà Liên mảnh đất ngang 3m, dài 49m, với giá 18 cây vàng… Trong Bản tự khai ngày 3/6/2015, bà Liên đồng ý với yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng và Giấy CNQSDĐ nói trên. Tuy nhiên, theo phía bà Tuyết, những giấy tờ sang nhượng nói trên do bà Liên đưa ra là có dấu hiệu giả mạo. Vì các giấy tờ đó đều viết tay, nét chữ và chữ ký khác hoàn toàn so với chữ của ông Đàm. Hơn nữa, theo bà Tuyết, bà Rơi mù chữ, không thể ký tên được. Trong các văn bản, giấy tờ liên quan, kể cả Đơn khởi kiện, Di chúc, Giấy ủy quyền cho bà Thơm, Hợp đồng chuyển nhượng với bà Tuyết… bà

Khuất tất sau một vụtranh chấp đất ở Biên Hòa - Đồng Nai?

Bài 1: Lập di chúc thừa kế phần đất… đã bánNguyễn Thịnh - Trí Đức

Giấy CNQSĐ của bà Rơi sau được sang tên cho bà Tuyết

Đọc tiếp trang 15

Ngày 12/3 vừa qua, tại ngã tư Tam Thăng (đoạn qua thôn Vinh Bình, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), nhiều người dân thôn Vinh Bình sinh sống hai bên đường đã dùng các thùng rác, biển quảng cáo làm hàng rào chắn giữa đường không cho đoàn xe tải chở đất, đá lưu thông qua đây.

Người dân địa phương cho biết, mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe tải chở đất, đá... lưu thông trên tuyến đường huyết mạch của xã Tam Thăng. Mỗi lần xe chạy qua là bụi bay vào tận nhà dân mù mịt, người dân phải đóng cửa thường xuyên. “Cứ như thế này thì dân sống sao nổi. Bức xúc lắm nên chúng tôi mới lập hàng rào chắn như vậy” - một người dân địa phương chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ một tiệm sửa xe ở thôn Vĩnh Bình, cho biết: “Xe chở đất chạy thường xuyên và bụi phủ mờ mịt trong thời gian

dài nhưng không chịu tưới nước, người dân chúng tôi đường cùng mới phải chặn xe lại. Chúng tôi liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết”.

Theo ông Châu Thanh Phong - Chủ tịch UBND xã Tam Thăng, cho biết: “Việc người dân thôn Vĩnh Bình chặn xe tải chở đất diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân do các đơn vị đầu tư không thực hiện việc tưới nước để giảm khói bụi. Chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để có hướng giải quyết ngăn chặn tình trạng này”.

Theo tìm hiểu của P/V Báo Thời báo MêKông, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng vụ việc xảy ra ngoài khu công nghiệp nên việc giải quyết thuộc về phía TP.Tam Kỳ.

Nhận được thông tin từ người dân, P/V đã có buổi làm việc cùng ông Nguyễn Minh Nam - Phó

Chủ tịch TP.Tam Kỳ và được biết: Sau khi nhận được thông tin, TP đã phê bình đơn vị thi công và chủ đầu tư vì để xảy ra sự việc này. TP cũng đã chỉ đạo lực lượng CSGT TP.Tam Kỳ có mặt để giải quyết tình trạng ùn ứ xe tại khu vực trên; đồng thời chấn chỉnh, nhắc nhở đơn vị thi công, cùng với chủ đầu tư không để xảy ra tình trạng tương tự.

Quảng Nam:Người dân chặn xe tải chở đất đá vì gây ô nhiễm

Trọng Tâm

Hàng trăm xe tải chở đất đá gây ô nhiễm bị người dân chặn lại phản đối

Biên bản hòa giải không thành do TAND TP.Biên Hòa lập

Page 19: 160 chuyen in

19Số 160 - Tháng 03/2017 DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Nhiều tháng nay, những người dân ở gần Công ty TNHH Kỹ thuật in lụa Nguyên Phát phải chịu tiếng ồn và khí thải hôi thối do công ty này bốc ra. Người dân khiếu nại nhiều lần nhưng sự việc chưa được giải quyết dứt điểm. Hành vi phát khí thải và gây ồn của Công ty này có dấu hiệu vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường.

*Phát mùi hôi và ồn Liên tiếp từ cuối năm 2016 đến

nay, Báo Thời báo MêKông nhận được nhiều Đơn khiếu nại của những người dân ở đường số 7, tổ 227, ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM, tố cáo Công ty TNHH Kỹ thuật in lụa Nguyên Phát (Printech, viết tắt là Công ty Nguyên Phát) gây ô nhiễm môi trường.

Công ty Nguyên Phát địa chỉ ở 179 - 181 đường số 9A, ấp 4B, Khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Theo Đơn khiếu nại và tìm hiểu của chúng tôi, Công ty này lắp đặt 2 quạt hút loại công nghiệp có công suất lớn hoạt động ngày đêm gây tiếng ồn lớn và phát mùi hôi rất khó chịu từ các loại hóa chất in ấn. Theo phản ánh và ghi nhận thực địa, tại các số nhà 164, 166… là nơi tiếp giáp với Công ty Nguyên Phát, tiếng ồn phát ra từ công ty này rất khó chịu. Người dân cho biết, càng về trưa, thậm chí tối, tiếng ồn càng mạnh. Thêm vào đó là mùi hôi bốc lên nồng nặc, gây khó thở.

Chủ nhà số 164 cho biết, gia đình họ có cha mẹ già, trước đây hai ông bà ở căn phòng phía sau nhà, nhưng do Công ty Nguyên Phát gây ồn, làm ô nhiễm không khí, họ phải sửa nhà và chuyển cha mẹ ra phía trước ở. Ông Nguyễn Vân Thanh, chủ nhà số 158 cho biết, trước đây môi trường

ở đây trong lành lắm. Gần đây bị hôi và ồn do hoạt động của Công ty Nguyên Phát gây ra… Người dân ở đây đã làm Đơn khiếu nại gửi cho Công ty Nguyên Phát, các cơ quan chức năng nhưng tình hình ô nhiễm vẫn không được khắc phục.

Ngày 12/1/2017, bà Nguyễn Thị Quang Sương - Phó Chủ tịch xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM, ra công văn số 146/UBND gửi cho ông Lê Ngọc Phương là người đại diện cho các hộ dân làm đơn khiếu nại Công ty Nguyên Phát. Trong công văn này, bà Sương cho biết: Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Phương, ngày 9/1/2017, UBND xã Bình Hưng tiến hành kiểm tra đối với Công ty Nguyên Phát. Đoàn kiểm tra được công ty này cung cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký ngành nghề… Riêng về “nội dung khiếu nại công ty lắt đặt hai quạt hút công nghiệp công suất lớn hoạt động ngày đêm gây tiếng ồn và phát mùi hôi từ các loại hóa chất in ấn, qua kiểm tra, Công ty đã tiến hành gỡ bỏ hai quạt hút…”. Công văn còn cho biết: “UBND xã Bình Hưng sẽ tiến hành

giám sát tình hình hoạt động và xử lý theo quy định nếu phát hiện công ty vi phạm”.

*Có vi phạm luật Bảo vê Môi trường?Sáng ngày 1/3, P/V Báo Thời

báo MêKông đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Nguyên Phát là bà Tố Oanh - Tổng Giám đốc Công ty, và bà Võ Thị Anh Danh - Trưởng phòng Hành chính nhân sự, và được cho biết, công ty đã khắc phục, xử lý những vấn đề mà người dân khiếu nại. Đó là đem quạt vào trong

công ty, không để ngoài, đồng thời lắp kính để ngăn mùi hôi. Bà Oanh và bà Danh cũng khẳng định phía công ty đã làm việc với cơ quan chức năng về vấn đề này, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra công ty. Nhưng khi P/v yêu cầu cung cấp biên bản làm việc đó thì bà Oanh và

bà Danh đều từ chối cung cấp. “Nếu anh

cần thì đến các cơ quan đó làm việc” - là lời P/v nhận được từ phía lãnh đạo doanh nghiệp này.

Khi P/v đặt vấn đề là công ty có đăng ký các quy chuẩn của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản Nghị định liên quan hay không, thì Bà Tố Oanh không trả lời. Bà Danh cho biết là công ty đang tiến hành làm thủ tục giấy tờ, vì trước đó công ty chỉ làm dịch vụ, không sản xuất nên không đăng ký. Bà Danh hứa sẽ làm việc với báo và cung cấp các văn bản tại buổi làm việc sau đó (từ

ngày 1/3 đến 7/3/2017. Tuy nhiên, sau đó bà Danh không đến làm việc như đã hẹn để thông tin minh bạch, chính xác đến dư luận…

Thực tế, theo tìm hiểu của P/v và người dân phản ánh, việc khắc phục của Công ty Nguyên Phát không mang lại hiệu quả. Tức là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí vẫn không thay đổi.

Theo các chuyên gia pháp lý, việc làm trên của Công ty Nguyên Phát đã vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và Nghị định 179… Cụ thể, theo Điều 62, Luật BVMT, quy định: “Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát; Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý đảm bảo chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, theo Điều 64, Luật trên, quy định: “Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải”… “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắt đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải”…

Báo Thời báo Mê Kông sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc trong các số báo tiếp theo.

Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh:Dân Tố Doanh Nghiệp Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Nguyễn Thịnh

Đơn của người dân khiếu nại Công ty Nguyên Phát

Mặc dù ông Như có làm đơn đề nghị TAND quận Tân Phú giám định chữ ký và chữ viết của ông tại đơn xin cấp giấy chứng nhận QSHNỞ và QSDĐỞ ngày 08/04/2003, nhưng đến ngày 22/12/2011, TAND quận Tân Phú ra công văn 397/2011/CV-TA không thực hiện việc giám định chữ ký, chữ viết theo yêu cầu ông Như. Đến ngày 21/12/2012, ông Như yêu cầu TAND quận Tân Phú tiến hành đối chất, làm rõ vấn đề liên quan đến vụ kiện giữa ông Như và UBND quận Tân Phú. Ngày 27/02/2012, TAND quận Tân Phú có công văn 25/2012/CV-TA, không thực hiện việc tiến hành đối chất giữa các bên theo các nội dung ông Như yêu cầu.

Mặt khác, các cấp tòa hành chính sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng, ông Như giao chứng minh nhân dân và hộ khẩu có tên bà Ngô Thị Thanh Tuyên cho ông Dân làm thủ tục giấy tờ nhà đất. Điều đó ông Như khẳng định là không có. Vì ông Dân đã làm giấy tờ, thủ tục giả mạo chữ ký, từ đó được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ ngày 06/06/2003 của UBND quận tân Bình cấp.

Cũng theo biên bản đối chất, được lập vào hồi 9 giờ, ngày 19/12/2011, tại trụ sở TAND quận Tân Phú, ông Mai Văn Như trình bày: “Khi tôi ủy quyền cho ông Dân thì ủy quyền từng phần trong việc đi

làm giấy tờ nhưng bản thân tôi không có giao giấy CMND và hộ khẩu của bà Tuyên cho ông Dân để làm giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ vì tại thời điểm đó là hai bên đã ly hôn. Sau khi nhận giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ, tôi không báo cho bà Tuyên biết là có tên bà Tuyên trong giấy, tôi đến UBND phường hỏi (không có làm văn bản) tại sao lại cấp giấy có tên bà Tuyên thì UBND phường trả lời (không bằng văn bản) đang là vợ chồng thì phải cấp giấy có tên vợ chồng, sau đó tôi không ý kiến gì về vấn đề này”. Thêm nữa, ông Như và bà Tuyên kết hôn vào năm 1996, đến năm 1997 thì ly hôn. Tháng 03/2002 hai ông bà lại tái hôn, cho đến tháng 7/2005 lại ly hôn lần 2. Như vậy, phần xét thấy của phiên tòa hành chính phúc thẩm nêu trên đã trái khoáy với lời đối chất của ông Mai Văn Như.

Tòa phúc thẩm cũng xét thấy căn nhà 49 Nguyễn Sơn, nay là 31 Nguyễn Sơn (Tân Phú) là tài sản thuộc quyền chung của ông Như và bà Tuyên. Và tòa cho biết thêm, qua xác minh thì ngày 12/01/2005 ông Như và bà Tuyên đã dùng giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ thuộc căn nhà và đất tại địa chỉ nêu trên làm thủ tục thế chấp tài sản tại phòng công chứng số 04 TP.HCM và tiến hành vay tiền thế chấp tài sản tại Ngân hàng TMCP Tân Việt - Chi nhánh Thống Nhất, Tân Bình, TP.HCM. Lý giải về việc bà Tuyên và ông Như ra ngân hàng

thế chấp sản, vay tiền, ông Như phân trần: “Lúc bấy giờ do ông Dân làm hồ sơ giả để cho bà Tuyên đứng tên trong QSHNƠ và QSDĐƠ. Vì có tên bà Tuyên trong sổ nên tôi phải nhờ bà Tuyên và tôi ra ngân hàng để thuận lợi cho tôi thế chấp, vay mượn. Tòa vin vào cái cớ đó để kết luận bà Tuyên có đất và nhà chung với tôi là hoàn toàn không thuyết phục”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Trần Kim Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Mai Văn Như) cho rằng: “Chủ sở hữu căn nhà số 49 Nguyễn Sơn, phường 18, Tân Bình là của ông Mai Văn Như, trong hồ sơ cấp giấy, ông Dân đã giã mạo chữ ký của ông Như, nên hồ sơ không hợp lệ. Án sơ thẩm không áp dụng điều luật và ghi sai số giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ. Đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Như, hủy bản án sơ thẩm”.

Qua xem xét nhiều tài liệu cùng hai phiên tòa hành chính sơ thẩm và phúc thẩm đã điễn ra, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Ông Mai Văn Như một mực kêu oan, đồng thời, ngày 22/11/2012 tiếp tục làm đơn gửi TAND tối cao đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm bản án hành chính số 1296/2012/HCPT ngày 27/09/2012 của TAND TP.HCM…

Báo Thời báo MêKông sẽ tiếp tục chuyển đến bạn đọc thông tin vụ việc trong những số tiếp theo.

Tiếp theo trang 16

Page 20: 160 chuyen in

20 Số 160 - Tháng 03/2017CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Vỉa hè là một trong những nơi thể hiện bộ mặt, trình độ văn minh một thành phố. Dù chức năng cơ bản của nó là dành cho người đi bộ, nhưng các hoạt động đô thị gắn liền với vỉa hè cũng là một phần tạo nên sức sống, sự hấp dẫn của không gian này. Vấn đề là làm sao để hài hòa các nhu cầu, chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn mặt này hay mặt kia.

Giành lại vỉa hè là chiến dịch tại nên “sức nóng” trong công luận trong thời gian qua. Sau TP.HCM, Thủ đô Hà Nội, Cần Thơ và nhiều địa phương khác trong cả nước đã lần lượt ra quân kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ. Đa số người dân đã lên tiếng đồng tình với việc làm quyết liệt đó. Mặc dù vậy, cũng có không ít quan điểm trái chiều. Một số ý kiến cho rằng, chủ trương chấn chỉnh trật tự đô thị đã được đề ra từ lâu, nhưng do các địa phương thực thi không triệt để, còn “đánh trống bỏ dùi” nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường vẫn cứ tái diễn. Chiến dịch “đòi” lại vỉa hè lần này nếu không tiến hành dứt điểm, việc “đòi” lại sẽ càng khó khăn hơn. Một số ý kiến khác thì lo ngại rằng, nếu thực hiện “tả” quá, bứng sạch, nhổ sạch tất cả những gì có trên vỉa hè thì sẽ ảnh hưởng - thậm chí triệt tiêu “kinh tế vỉa hè”, nguồn sống của một bộ phận không nhỏ người dân.

Bên cạnh chức năng chính là không gian đi bộ, vỉa hè còn là không gian của cây xanh, thảm cỏ, là nơi lắp đặt các thiết bị đường phố: đèn chiếu sáng, thùng rác… là nơi chốn sinh hoạt đô thị và hoạt động kinh tế vỉa hè, và trong điều kiện thành phố cũng không tránh khỏi chức năng là nơi đậu xe máy. Riêng đối với những hoạt động kinh tế nhỏ trên vỉa hè, hình thức này cung cấp được cho người dân những sản phẩm (như thức ăn, nước uống, sách báo, các thứ cần thiết nhỏ…),

dịch vụ (đánh giày, vá xe…) một cách tiện lợi, giá rẻ; bản thân người bán buôn vỉa hè cũng tự giải quyết công ăn việc làm cho chính họ và thêm một vài người phụ việc nữa. Như thế, một mặt nào đó, hoạt động kinh tế vỉa hè cũng góp phần giải quyết một phần những vấn đề của nền kinh tế mà chính quyền khó giải quyết được.

Ở một số quốc gia trên thế giới vẫn có những gánh hàng rong, những quán phở bên đường, những sạp báo nhỏ, những chú bé đánh giày… Ở Paris (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha), London (Anh) hoặc Rome (Ý)… vỉa hè còn là cái “view” để du khách và dân bản địa thư giãn, nhìn ngắm đàn bồ câu mổ thóc trên quảng trường, dòng người đi trên phố khi ngồi nhấm nháp ly “cà phê vỉa hè”. Ở Singapore, Seoul (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) vỉa hè cũng được sử dụng với mục đích tương tự khi nhà chức trách thấy hợp lý, có lợi cho người dân. Nhà hàng, tiệm quán, quầy sách báo… tuy có xếp bàn ghế ra vỉa hè nhưng cũng vẫn ở trong phạm vi cho phép. Người đi bộ hầu như không bị ảnh hưởng bởi lối đi lại vẫn còn thông thoáng. Ai chiếm dụng, lấn chiếm vỉa hè đều bị phạt rất nặng. Có được điều đó là nhờ vào năng lực quản lý của các cấp chính quyền.

Ở Việt Nam, bao nhiêu năm qua vỉa hè đã không được khai thác hợp lý, việc quản lý bị buông lỏng quá lâu, khiến nó bị chiếm dụng, biến thành sở hữu cá nhân hoặc nhóm lợi ích, ngày ngày diễn ra đủ thứ hoạt động tạp nham: từ làm bãi đỗ xe, nơi sản xuất đến bán hàng rong, quán nhậu bình dân, cà phê, trà đá, thậm chí còn là bãi đổ rác… Một đô thị văn minh, phát triển không chấp nhận những đường phố, vỉa hè nhếch nhác, mất vệ sinh, mất an toàn giao thông do phải “gồng gánh” nhiều chức năng, vượt quá sức chịu đựng như thế. Vậy nên, việc các địa phương ra quân quyết liệt “đòi” lại vỉa hè, làm mạnh tay không ngại đụng chạm là một việc làm đúng đắn, khiến người dân có niềm tin hơn vào sự cương quyết

của chính quyền.Quả thật vậy, trật tự đô thị ở không gian vỉa

hè, vốn không đơn thuần chỉ là dải lề đi bộ hai bên đường, mà còn giữ rất nhiều vai trò trong việc tạo lập bản sắc, hình ảnh nơi chốn, văn hóa - xã hội của một đô thị, rõ ràng cần có những giải pháp cụ thể từ việc bố trí sử dụng hợp lý vỉa hè. Vỉa hè là một phần của cơ thể đô thị; việc “chữa trị”, “phục hồi chức năng” cho vỉa hè đô thị ắt hẳn phải gắn liền với việc duy trì, xây dựng một cơ thể đô thị khỏe mạnh.

Tại các đô thị lớn, vỉa hè không chỉ là không gian giao thông cho người đi bộ mà còn là nơi kiếm sống của nhiều người lao động, người thu nhập thấp. Đó còn là không gian giao tiếp, không gian xã hội, ở đó du khách có thể trải nghiệm được lối sống “mở” mang tính cộng đồng, từ đó cảm thấy gần gũi, yêu mến hơn với thành phố mà họ đang đặt chân đến. Do vậy, cần phải có những ứng xử thích hợp với “kinh tế vỉa hè” chứ không thể chỉ trông đợi vào những đợt ra quân rầm rộ. “Ứng xử thích hợp” đó phải bắt đầu bằng những giải pháp cụ thể, cân bằng hài hòa giữa “kinh tế vỉa hè” với trật tự đô thị khi xây dựng mục tiêu phát triển đô thị. Vỉa hè nào được phép tổ chức các hoạt động đường phố, vỉa hè nào chỉ dành cho người đi bộ đều phải được chính quyền và cơ quan chức năng tính đến, đảm bảo sự liên tục, thông suốt của luồng bộ hành.

MẠNH TAY TRỪNG TRỊ BUÔN LẬUThanh Vũ

Có thể để kinh tế vỉa hè hài hoà với trật tự đô thị?Thùy Duyên

Ngày 9/3 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) đã chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 của BCĐ 389.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương những thành tích, kết quả của các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cụ thể, trong năm 2016, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 223.262 vụ việc vi phạm (tăng 8,23% so với năm 2015), số thu nộp ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác truy thu thuế đạt 21.556 tỷ đồng (tăng 59,23% so với năm 2015), khởi tố 1.560 đối tượng với 1.863 đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, những kết quả trên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công

tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang diễn ra rất phức tạp về tính chất, quy mô. Nguyên nhân của tình trạng này là do các yếu tố khách quan như địa hình, cơ chế chính sách, phương tiện. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ các nhóm buôn lậu xuyên quốc gia, kẽ hở của pháp luật, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Đối phó với nhóm buôn lậu rất khó khăn, đã có nhiều cán bộ chiến sỹ phải đổ máu nhưng cũng có một bộ phận nhỏ bị mua chuộc, “câu móc”

mà vi phạm pháp luật, bảo kê cho buôn lậu…

Từ thực trạng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2017, công cuộc đấu tranh chống buôn lậu phải mạnh mẽ hơn, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có giải pháp khắc phục. Cụ thể, phải mạnh tay trừng trị các băng nhóm xã hội đen đứng sau các ổ nhóm buôn lậu để bảo vệ sản xuất trong nước, chống thất thu ngân sách, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, không để thực phẩm bẩn, thuốc bảo

vệ thực vật kém chất lượng, đưa chất cấm vào chăn nuôi...

Phó Thủ tướng yêu cầu, phải đẩy mạnh công tác kiểm tra công vụ, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách, điều chuyển hoặc thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu. “Không thể nói đoàn xe của buôn lậu chở hàng chạy qua địa bàn mà lực lượng chức năng không ngăn chặn được”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời, tập trung nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép tại các địa bàn trọng điểm như biên giới phía Bắc, Tây Nam, cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, kết hợp với tăng cường công tác tuyên truyền đến nhân dân không vận chuyển, tiếp tay cho buôn lậu, cơ quan báo chí cần phản ánh trung thực, khách quan tình hình, biểu dương và khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt, phê bình nghiêm khắc lãnh đạo địa phương để xảy ra tình trạng này…

Page 21: 160 chuyen in

21Số 160 - Tháng 03/2017 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Hoa khôi có rất nhiều đàn em và người tình phục vụ cho việc mua bán ma túy. Đường dây này hoạt động khá kín tiếng nên gây ra nhiều khó khăn trong việc phá án.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM (PC45), cho biết về đường dây ma túy khủng do người đàn bà đẹp Trần Kim Yến (SN 1987, ngụ Q.3 - TP.HCM) cầu đầu đến nay đã lộ diện những tình tiết bất ngờ. Được biết, khám phá chuyên án nói trên có sự phối hợp giữa Đội Hình sự Đặc nhiệm và Đội Đặc nhiệm Hướng Nam, cùng thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM.

Vào giữa năm 2016, Đội Hình sự Đặc nhiệm nhận được thông tin từ quần chúng về một đường dây nghi tàng trữ vũ khí, tiêu thụ xe gian và buôn bán ma túy bí ẩn trên địa bàn TP.HCM. Ngay lập tức, Đội Hình sự Đặc nhiệm xác định rõ đây là đường dây ma túy “khủng”, hoạt động theo lộ trình Hải Phòng - TP.HCM - Nha Trang, có cách thức hoạt động tinh vi nên đã báo cáo Ban Giám đốc Công an TP.HCM để xác lập chuyên án số 716M.

Ban chuyên án lần lượt đưa vào “tầm ngắm” từng đối tượng trong đường dây do “bà trùm” Trần Kim Yến cầm đầu. Trinh sát cũng làm rõ, đường dây của Yến thường ra Hải Phòng mua ma túy với số lượng lớn, từ 6 - 16 kg/lần rồi giấu tinh vi trong máy lạnh, tủ lạnh hay đồ chơi trẻ em, sau đó chuyển bằng đường bộ, có người áp tải vào TP.HCM.

Điều đáng nói, khi chuyên án

của Phòng Cảnh sát hình sự đang tích cực điều tra thì giữa năm 2016, Công an Q.Bình Thạnh trong 1 lần kiểm tra hành chính đã bắt giữ đối tượng trong đường dây của Yến, là Trần Nguyên Vũ (SN 1982, ngụ Q.10) tại 1 khách sạn, khi đang tàng trữ 7 viên ma túy tổng hợp. Ngay khi đối tượng Vũ sa lưới thì đường dây của Yến co cụm, tạm dừng hoạt động trong thời gian dài. Trong thời gian này, Yến nghe ngóng tình hình và tổ chức “chạy án” cho Vũ.

Vào thời điểm cận Tết Nguyên đán vừa qua, nhận thấy tình hình yên ắng nên Yến vận hành đường dây trở lại. Lúc này nhận thấy thời cơ đã đến, ban chuyên án quyết định cất lưới.

Vào chiều ngày 30/1/2017, trinh sát ban chuyên án phục kích tại đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, bắt 1 đàn em của Yến là Nguyễn Phụng Huy (SN 1992, ngụ Q.8)

vừa lấy 200gr ma túy đá giấu trong két sắt nhỏ từ “bà trùm”, chuẩn bị đi Nha Trang giao cho khách. Sau đó ban chuyên án tổ chức truy xét, bắt giữ nhanh trùm Yến tại nhà riêng ở đường Thích Quảng Đức, Q.Phú Nhuận. Cùng lúc bị bắt với “bà trùm” là Lâm Minh Trung (SN 1981, ngụ Q.Bình Tân). Khám xét 2 căn nhà của Tuyền ở Q.Phú Nhuận và kho hàng, ban chuyên án thu giữ va ly chứa hàng với 4 loại ma túy khác nhau, tổng cộng 8,3kg, gồm: 26 ngàn viên ma túy tổng hợp, ma túy đá, cỏ Mỹ… và 380 triệu đồng tiền mặt. Ngay sau đó, ban chuyên án đã bắt giữ hàng loạt đàn em của Yến, trong đó có đối tượng giữ vai trò quan trọng trong đường dây là Tô Văn Tuấn Thành (SN 1982, ngụ Q.12). Đồng thời có 2 đối tượng tham gia “chạy án” cho Vũ là Lê Thành Nguyên (SN 1977) và Lê Quý Long (SN 1959, ngụ Q.3).

Cũng theo Phòng PC45, thì hầu hết các thanh niên trong đường dây ma túy này đều là người tình của Trần Kim Yến. Do Yến có khuôn mặt xinh xắn nên các thanh niên mê mẩn và cung phụng, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ khi được triển khai.

Những người tình này, Yến thuê nhà để “nuôi” và thường xuyên “dắt” đi du lịch trong, ngoài nước. Thậm chí, khi Vũ - 1 trong số người tình bị Công an Q.Bình Thạnh bắt giữ, Yến đã bỏ ra 1 tỷ đồng để “chạy án”, giải cứu. Tuy nhiên khi Yến giao trước 500 triệu đồng cho Long và Nguyên thì 2 đối tượng này đã lừa để chiếm đoạt tiền tiêu xài và không được việc cho Yến.

Mức độ tinh vi của Yến là thuê nhiều chỗ cư ngụ và thường xuyên thay đổi địa điểm. Ở những nơi này, Yến dùng hệ thống cửa nhiều lớp, bằng thẻ từ rất khó đột nhập. Thậm chí, xung quanh nhà Yến gắn hệ thống camera có tầm “quét” 50m tính từ phạm vi nhà và trong các phòng cũng gắn hệ thống camera dày đặc để theo dõi nhất cử nhất động của các người tình.

Trong quá trình buôn ma túy, Yến hầu như không lộ diện để giao dịch. Yến sử dụng hơn chục ĐTDĐ các loại, mỗi số là dùng để liên lạc với từng đại lý cấp 1, và từng người tình để phân bổ công việc. Được biết, hệ thống chân rết của Yến chủ yếu di chuyển bằng các loại xe như: SH, Dylan… Công an xác định các xe này đều là xe có nguồn gốc trộm cắp tại Hà Nội và được đường dây này chuyển vào TP.HCM làm phương tiện di chuyển.

Công an Hà Nam: Hai tháng triệt phá hơn 60 chuyên án,

bắt giữ hơn 500 đối tượng P/V

Theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo anh ninh trật tự (ANTT), bảo vệ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 (từ 16/12/2016 - 15/2/2017), các lực lượng Công an tỉnh Hà Nam đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh mạnh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Theo đó, trong hai tháng ra quân mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, các lực lượng Công an tỉnh Hà Nam đã bắt kịp thời đối tượng chính trị và xác lập, triệt phá 60 chuyên án, 150 vụ phạm pháp hình sự, tội phạm và tệ nạn cờ bạc, ma túy với hơn 500 đối tượng; bắt, vận động

ra đầu thú 14 đối tượng truy nã; bắt 19 vụ vận chuyển, tàng trữ pháo trái phép, thu giữ 124 kg

pháo các loại pháo nổ, 19kg thuốc nổ công nghiệp.Thông qua công tác tuyên truyền, vận động,

nhân dân đã tự giác giao nộp 14 súng tự chế, 1 lựu đạn, 45 viên đạn súng AK, 25 dao, kiếm các loại, 23 kg pháo nổ; đồng thời xử lý kịp thời 64 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, vi phạm pháp luật về môi trường, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng; công tác PCCC, giữ gìn TTATGT, TTCC trên địa bàn luôn được đảm bảo; qua đó, góp phần giữ vững ANCT, đảm bảo ATTT trên địa bàn.

Ghi nhận những thành tích trên, trong dịp này có 27 lượt tập thể, cá nhân vinh dự được UBND tỉnh và Tổng cục Cảnh sát tặng Bằng khen; 84 lượt tập thể, cá nhân được Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấy khen.

Thừa ủy quyền của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công an tỉnh Hà

Nam trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm

bảo ANTT Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 (Ảnh: Công an Hà Nam)

Thành phố Hồ Chí Minh:“Người đàn bà đẹp” và đường dây

buôn ma tuý “khủng” sa lưới pháp luậtTrắc Long

“Bà trùm” buôn ma tuý Trần Kim Yến sa lưới pháp luật

Lượng ma túy lớn trong đường dây của Yến bị lực lượng chức năng bắt giữ

Page 22: 160 chuyen in

22 Số 160 - Tháng 03/2017AN TOÀN GIAO THÔNG

Trong hai ngày 9 và 10/3, dưới sự chỉ đạo của Cục CSGT (Bộ Công an đóng tại TP.Đà Nẵng), Đội 2 Phòng 11 Cục CSGT Bộ Công an tại Đà Nẵng, phối hợp với Phòng Thanh tra - An toàn II thuộc Cục đường sắt Việt Nam tiến hành kiểm tra, xư lý vi phạm tại các nơi đường bộ giao với đường sắt. Cục cho biết đã tiến hành kiểm tra, xư lý vi phạm, tuyên truyền lập lại trật tự ATGT tại các điểm đường bộ giao nhau với đường sắt ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.

Cụ thể, Đội 2 Cục CSGT đã phát hiện và xử lý 16 trường hợp cố tình vi phạm quy tắc khi đi qua đường ngang tại TP.Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tổ chức phát hơn 200 tờ rơi tuyên truyền giúp người tham gia giao thông hiểu rõ hơn về cách tham gia giao thông khi đi qua đường ngang.

Được biết, đây là hoạt động thường xuyên, tuy nhiên sau vụ TNGT tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế giữa tàu SE2 và xe tải ben vào ngày 20/2 làm chết 3 người, 5 toa tàu bị lật văng ra khỏi

đường ray và nhiều vụ việc khác... thì công tác trên là cần thiết và quyết liệt hơn.

Việc kiểm tra, xử lý này nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong việc tổ chức giao thông tại đường ngang để kiến nghị các cấp có liên quan nhanh chóng khắc phục. Đồng thời, hướng dẫn và phát tờ rơi tuyên truyền về giao thông đường sắt cũng như kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhắc nhở các tài xế nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông khi đi qua đường ngang để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm tại các điểm đường sắt

giao nhau với đường bộTrọng Tâm

Sáng 10/03 vừa qua, Cơ quan chức năng huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đang tiến hành điều tra nguyên nhân một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên tuyến QL 1A, khiến nhiều người trọng thương.

Cụ thể vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng cùng ngày, một chiếc ô tô 7 chỗ mang biển kiểm soát: 69A-033.99 (chưa rõ danh tính tài xế) điều khiển theo hướng từ Tp.Bạc Liêu về Tp.Cà Mau. Đến

địa phận ấp An Khoa, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thì tông vào một xe tải cùng chiều mang biển kiểm soát: 94C-028.80 (do 1 tài xế tên Vũ điều kiển) đậu trong lề đường để vận chuyện hàng hóa.

Sau cú tông mạnh khiến 6 người trên ôt ô 7 chỗ bị thương nặng. Riêng một bé gái khoảng 15 tuổi bị gãy chân, những người còn lại trong tình trạng đa chấn thương và được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Tại hiện trường cho thấy, phần đầu bị hư hỏng nặng, nắp capo vỡ nát, đuôi chiếc xe tải thì bị móp méo, hai xe dính chặt vào nhau. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, công an huyện Hòa Bình đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Bạc Liêu: Va chạm vào xe tải,

6 người trọng thươngNhật Tân

Lực lượng CSGT và Thanh tra Cục Đường sắt phối hợp kiểm tra

nhắc nhở tại điểm giao nhau giữa đường sắt và đường bộ

Hiện trường vụ tai nạn

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB VN) vừa có kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe (TKTTTX) trên đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đây - Kinh phí đầu tư xây dựng các TKTTTX trên hệ thống ĐB dự kiến khoảng 840 tỷ đồng và được thực hiện thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn I đến năm 2020: Đầu tư xây dựng 28 TKTTTX cố định với kinh phí dự kiến khoảng 440 tỷ đồng. Giai đoạn này, các TKTTTX do các Sở Giao thông Vận tải và Cục Quản lý ĐB khu vực quản lý, sử dụng. Kính phí đầu tư bằng nguồn

ngân sách Nhà nước. Giai đoạn sau năm 2020 đến năm 2030: Đầu tư xây dựng 22 TKTTTX với kinh phí dự kiến khoảng 400 tỷ đồng. Ở giai đoạn này, các TKTTTX được đặt trên các đoạn đường BOT do nhà đầu tư dự án BOT đầu tư xây dựng, lắp đặt, quản lý sử dụng thì bổ sung hạng mục xây dựng bằng nguồn kinh phí bảo trì hàng năm.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Gần 850 tỷ đồng xây dựng

hệ thống trạm cânMinh Ngọc

Lực lượng chức năng đang tiến hành cân xe

Những phản ánh của người dân về các vấn đề giao thông qua đường dây nóng Thành ủy TP.HCM hoặc đường dây 1022 về linh vực hạ tầng đều được Sở GTVT TP.HCM xư lý kịp thời.

Từ tháng 3/2016, khi đường dây nóng của Thành ủy TP.HCM được thành lập, mỗi ngày có hàng trăm cuộc điện thoại của người dân gọi đến để phán ánh những vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông. Tất cả những thông tin này đều được Sở GTVT TP.HCM xử lý kịp thời.

Anh Nguyễn Minh Lệ (phường Thảo Điền, Q.2) gọi điện đến đường dây nóng Thành ủy TP.HCM phản ánh tình trạng kẹt xe diễn ra ở một số tuyến đường tại Q.2 rất nhiều, trong đó có đường Nguyễn Bá Lân. Người dân tại khu vực góp ý nên

kết nối đường Nguyễn Bá Lân đâm thẳng ra xa lộ Hà Nội sẽ giảm được tình trạng kẹt xe. Bộ phận tiếp nhận thông tin của Thành ủy đã chuyển thông tin này đến Sở GTVT. Sau khi tiếp nhận, Sở GTVT đã nhắn tin trả lời: “Cảm ơn bạn đã phản ánh. Hiện, Sở GTVT đã giao Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 xây dựng phương án nối thông đường Nguyễn Bá Lân ra xa lộ Hà Nội. Dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất”. Chỉ 5 ngày sau khi nhận được phản ánh, đường Nguyễn Bá Lân đã được nối ra xa lộ Hà Nội.

Tương tự, anh Hoàng Đạt Tiến Dũng (Q.9, TP.HCM) cũng phản ánh đến đường dây nóng với nội dung: “Đoạn đường từ Đồng Nai đến khu vực Suối Tiên đang thi công cầu vượt nhưng biển báo chỉ dẫn không rõ ràng khiến người dân không biết đường đi vào và bị phạt”. Ngay sau đó, Sở GTVT đã giao Khu Quản lý giao thông kiểm tra xử lý và khắc phục ngay. Thực tế tại nơi người dân phản ánh, PV ghi nhận, khu vực thi công cầu vượt, hướng từ Đồng Nai đi về TP.HCM đã được lắp đặt biển rõ ràng và thường xuyên có người hướng dẫn. “Tôi xin cảm ơn Sở GTVT TP.HCM. Tôi bức xúc nên phản ánh lên đường dây nóng nhưng không ngờ lại được giải quyết nhanh đến thế”, anh Dũng bày tỏ.

Thành phố Hồ Chí Minh:Đường dây nóng về các vấn đề giao

thông luôn kịp thời, hiệu quảPhước Lập

Biển báo tại khu vực thi công cầu vượt Suối Tiên đã được lắp đặt chi tiết

sau phản ánh của người dân - Ảnh: Linh Hoàng

Theo atgt.vn

Page 23: 160 chuyen in

23Số 160 - Tháng 03/2017 NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Chiều ngày 9/3, tại TP.HCM, Tiến si Phạm Thế Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (RISME - Trụ sở 5/79A Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội - trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam) đã trao quyết định thành lập và bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Xúc tiến Thương mại. Nhân dịp ra mắt Trung tâm, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với bà Đoàn Thị Như Diễm - Giám đốc Trung tâm.

*P/V: Thưa bà! Các mục tiêu chính trong hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Thương mại?

- Bà Đoàn Thị Như Diễm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Thương mại: Theo định hướng của chúng tôi và được sự chấp thuận của Lãnh đạo Viện Ng-hiên cứu DNVVN, trong khuôn khổ luật định, Trung tâm của chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp và địa phương xúc tiến đầu tư thương mại. Cụ thể, Trung tâm sẽ phối kết hợp với Viện triển khai thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động… do Viện Nghiên cứu DNVVN đưa ra.

Ngoài ra, chúng tôi có kế hoạch đào tạo do-anh nhân và các lớp kỹ năng về kinh doanh, kỹ năng khởi nghiệp cho doanh nhân và mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những người thích kinh do-anh. Chúng tôi sẽ tư vấn về chiến lược, giải pháp kinh doanh, xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp, tư vấn pháp luật cho Doanh nhân - Do-anh nghiệp. Tư vấn, đào tạo các lớp kỹ năng về những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải như thuế, hải quan…

*P/V: Trong định hướng của Trung tâm có chú trọng đến yếu tố phát huy, hỗ trợ cho các Doanh nghiệp kinh doanh về linh vực khoa học, công nghệ sáng tạo?

- Bà Đoàn Thị Như Diễm: Với xu thế hội nhập và hiện đại hóa hiện nay, muốn thành công, phát triển, đất nước không thể bỏ qua yếu tố KHCN. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, những doanh nghiệp - doanh nhân đang kinh doanh ở lĩnh vực KHCN mang tính sáng tạo còn gặp

nhiều khó khăn. Vì thế, trong định hướng hoạt động của mình, với sự trợ giúp từ Viện và Hội, chúng tôi mong muốn sẽ sát cánh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực KHCN sáng tạo. Trong đó, chúng tôi chú trọng vào vấn đề tư vấn, đào tạo, chuyển giao KHCN, giải pháp kỹ thuật, sáng chế… cho Doanh nghiệp, cộng đồng, người dân.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tìm kiếm và kết nối các nguồn hỗ trợ tài chính trong nước và ngoài nước dành cho hoạt động ươm tạo và chuyển giao công nghệ; Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu các Đề tài phục vụ Doanh nghiệp - Doanh nhân, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc từ các Dự án này phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.

*P/V: Theo nhiều ý kiến, tại Việt Nam có một “nút thắt” cho việc kinh doanh về KHCN là các doanh nghiệp vừa thiếu vốn, vừa lạc hậu về công nghệ, đồng thời việc thương mại hóa sản phẩm của họ cũng còn bị hạn chế? Bà có bình luận, giải pháp gì cho vấn đề trên?

- Bà Đoàn Thị Như Diễm: Vì mới thành lập, chúng tôi không dám nói gì nhiều. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một phương thức phù hợp với chúng tôi, như là một sự gợi ý về giải pháp. Đó là chúng tôi sẽ tìm kiếm đối tác đầu tư hoặc tư vấn, đưa giải pháp thương mại hóa sản phẩm KHCN của doanh nghiệp Việt Nam. Có một vấn

đề mà chúng tôi cũng tâm đắc đó là chúng tôi sẽ tìm cách thương mại hóa, hoặc tìm các nhà đầu tư cho các sáng chế, các giải pháp khoa học kỹ thuật của Việt Nam.

Khi có điều kiện, chúng tôi sẽ tổ chức các Hội chợ Thương mại, triển lãm thương mại hàng hóa, sản phẩm của cơ quan nghiên cứu khoa học, Do-anh nghiệp… Tổ chức hội nghị, hội thảo về KHCN, Kỹ thuật, Giáo dục, Kinh tế và xúc tiến đầu tư thương mại. Chúng tôi sẽ phối hợp với Viện để ng-hiên cứu, tìm hiểu về thị trường trong và ngoài nước giúp doanh nghiệp định hướng và có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn!

Viện Nghiên cứu DNVVN (Viện RISME) - thành viên của Hiệp hội Do-anh nghiệp vừa và nhỏ Quốc tế (ISSME) - là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, có trụ sở tại New Delhi - Thủ đô của Ấn Độ. Hiệp hội bao gồm các thành viên, các chi nhánh và các đối tác trên toàn thế giới. Hoạt động của ISSME nhằm thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững và toàn diện. ISSME được hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế cấp chứng chỉ ISO 9001:2008.

ISSME được công nhận là một trong những tổ chức phi chính phủ Quốc tế hoạt động hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nhiệm vụ ISSME là thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các mối liên kết và kết nối mạng bằng cách thiết lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới.

Đại diện ISSME tại Việt Nam: TS.Phạm Thế Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Địa chỉ: 307-308E1, Ngoại giao đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.

Tel: +84-4-35578707.

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Thương mại:VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP

Đức Thọ

Quỹ đầu tư tài chính quốc tế Eaglef được thành lập trên cơ sở kết nối ý tưởng kinh doanh và thế mạnh riêng của các thành viên sáng lập và các cổ đông.

Quỹ đầu tư tài chính quốc tế Eaglef hiện là đối tác của Toronto Blue Jays (Hoa Kỳ) hoạt động chính trong các lĩnh vực: Đầu tư trái phiếu chính phủ; Đầu tư chứng khoán quốc tế; Đầu tư an sinh xã hội; Phát triển ứng dụng phần mềm; Cho vay tiêu dùng, bảo hiểm, mua nhà, mua xe; M&A doanh nghiệp chưa lên sàn; Bên cạnh đó, Eaglef vươn đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giải trí, xây dựng các cụm rạp chiếu phim công nghệ cao.

Mục tiêu mà Quỹ đầu tư tài chính Eaglef nhắm đến là xây dựng được một kênh đầu tư hoàn chỉnh, cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi

ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp khách hàng tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của khách hàng và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Eaglef.

Eaglef cam kết cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, có trình độ quản lý, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư; quyết tâm xây dựng hình ảnh thương hiệu vững mạnh, nơi mà trí tuệ, sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của mỗi cá nhân được khơi dậy và phát huy cao nhất. Hoạt động đầu tư tài chính là một trong những hoạt động chính của Eaglef dựa trên nguyên tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nội bộ. Để hoạt động

đầu tư đạt hiệu quả, ngoài việc phân tích, nghiên cứu thị trường, ngành, công ty… Eaglef xác lập cầu nối giữa đơn vị đầu tư và nhà đầu tư để trở thành đối tác chiến lược của Eaglef và tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp.

Quỹ đầu tư tài chính Eaglef luôn mang lại sự tin tưởng và giá trị đầu tư hiệu quả cho mọi khách hàng. Eaglef luôn mong muốn mang đến cho các đối tác và khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng, đa dạng, đạt

tiêu chuẩn quốc tế cùng những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Trên nền tảng là một công ty tài chính với những bước kiên trì trên con đường riêng của mình, Eaglef đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực nâng cao giá trị đầu tư thông qua quá trình ng-hiên cứu chuyên sâu, đầu tư và giao dịch hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và đối tác.

Quỹ đầu tư tài chính Eaglef hướng tới mục tiêu trở thành Quỹ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tài chính ngân hàng, cho thuê tài chính, phát triển ứng dụng phần mềm, thâu tóm và sát nhập doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất và trở thành thương hiệu quản lý quỹ đầu tư được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Với sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng của các thành viên, Eaglef đã từng bước đi lên, dần trở thành một quỹ đầu tư tài chính vươn ra toàn cầu.

TS.Phạm Thế Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ trao Quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Thương mại cho

bà Đoàn Thị Như Diễm

Eaglef - Quỹ đầu tư tài chính quốc tếThùy Duyên

Page 24: 160 chuyen in

24 Số 160 - Tháng 03/2017

Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, tuy nhiên đến nay, dù tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư đến hợp tác xây dựng các nhà máy có quy mô lớn để phục vụ cho vùng nguyên liệu tại chỗ nhưng do nhiều lý do, các nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà. Chính vì thế, ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang định hướng để sản phẩm nông nghiệp Hậu Giang khẳng định được giá trị của mình.

*Những sản phẩm, dự án kêu gọi đầu tưTheo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Hậu

Giang, hiện tại, toàn tỉnh hiện có 11 nông sản chủ lực được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản, gồm: Bưởi năm roi Phú Thành, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, Cam Xoàn Phụng Hiệp, Chanh không hạt, Cá thát lát Hậu Giang, Cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, mía đường CASUCO, Quýt đường Long Trị, Xoài Bảy Ngàn. Trong đó, 03 nông sản (cam sành, khóm, cá thát lát) đã phát triển thành thương hiệu. Bên cạnh đó, nhiều nông sản chủ lực đã bước đầu sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.. Nhiều năm qua, những sản phẩm nông nghiệp trên đang phát triển rất mạnh mẽ, có quy hoạch vùng trồng và thành lập những tổ hợp tác xã để liên kết, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Hiện tại vẫn chưa có một nhà máy quy mô lớn thu mua và sản xuất những sản phẩm của vùng nông nghiệp được quy hoạch. Theo ông Đồng: “Khó khăn thấy rõ nhất mà các nhà đầu tư chưa mặn mà để đến với Hậu Giang là điều kiện kinh tế hạ tầng, giá đất đền bù còn cao vì thực tế số lượng đất “sạch” của tỉnh gần như không còn. Vì thế, sau khi cân nhắc các nhà đầu tư vẫn không chọn lựa những dự án mà Hậu Giang đang kêu gọi”.

Để kêu gọi các nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh đã đưa ra 5 dự án quy mô lớn để đảm bảo cho những sản phẩm nông nghiệp của Hậu Giang tìm được đầu ra ổn định, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá thành, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Các danh mục dự án kêu gọi đầu tư bao gồm: Cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung (xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp); Trồng cây dược liệu (huyện Phụng Hiệp); cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sản phẩm phụ thủy sản; cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (huyện Châu Thành A, TP.Vị Thanh) với mức đầu tư thấp nhất là 16 tỷ đồng và cao nhất là 751 tỷ đồng đối với mỗi dự án. Những dự án đó sẽ giải được bài toán mà lâu nay các sản phẩm nông nghiệp Hậu Giang chưa đem lại giá thành cao nhất. Chính sách ưu đãi của tỉnh kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp Hậu Giang đang được đẩy mạnh, tỉnh đã có những động thái nhất định, hy vọng thời gian tới, những dự án trên sẽ tìm được đối tác và sản phẩm nông nghiệp chất lượng sẽ vươn ra thị trường thế giới.

*Xây dựng Hợp tác xã kiểu mớiSong song với việc kêu gọi các nhà đầu tư thì

việc xây dựng và phát triển những tổ hợp tác xã kiểu mới sẽ là một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung. Việc xây dựng hợp tác xã kiểu mới tại Hậu Giang tập trung vào lúa gạo, cây ăn quả và thủy sản. Vừa qua, Bộ NN&PTNT thực hiện Quyết định 445 của Chính phủ, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới để phát triển sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL. Trong đó, Hậu Giang được chọn thí điểm 10 HTX trong tổng thể 150 HTX. Nhiều năm nay đã hình thành và phát triển nhiều mô hình HTX nhưng chỉ khoảng từ 40% là hoạt động có hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Đồng cho biết, kinh phí thực hiện những HTX kiểu mới này đều do nguồn từ Bộ NN&PTNT để đào tạo nguồn nhân lực. Trên thực tế, các mô hình vẫn chưa thật sự bền vững. Vì thế trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ định hướng cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh đều phải đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh việc tìm các doanh nghiệp phù hợp để làm đối tác chiến lược với các HTX này để đảm bảo tính ổn định cho sản phẩm. Một trong những điểm yếu hiện nay đó là khâu quản trị, giám đốc các HTX hiện nay chủ yếu đi lên từ các nông dân. Do đó, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đào tạo kĩ năng quản trị HTX cho cán bộ ngành khuyến nông và nông nghiệp tại địa phương, vừa phát huy kinh nghiệm, kết hợp với thực tiễn sản xuất để hỗ trợ cho các HTX, kể cả đào tạo đội ngũ kế toán.

Hiện tại, Hậu Giang đã bắt tay vào việc triển khai Quyết định 445 của chính phủ, xây dựng cho được các mô hình HTX kiểu mới, áp dụng kĩ thuật vào sản xuất... Đồng thời, đẩy mạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt. Từ đó, từng bước tháo gỡ khó khăn về đầu ra và chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhiều năm nay cho người dân… Sở NN&PTNT cũng đang tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định quy định mức hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Từ ngày 8 - 11/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được tổ chức cùng với Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ tư. Đây là hoạt động định kỳ hai năm tổ chức một lần.

Trong hào khí chiến thắng của TP.Buôn Ma Thuột những ngày này cách đây 42 năm (10/3/1975), Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 đã tưng bừng khai mạc.

Với chủ đề “Cà phê chất lượng vì sức khỏe cộng đồng”, toàn bộ không gian khoảng vài hec-ta với hơn 730 gian hàng của hơn 230 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được sắp đặt khá ấn tượng. Trong đó có hơn 400 gian hàng chuyên ngành cà phê và các sản phẩm liên quan đến cà phê; số còn lại là các gian hàng giới thiệu các sản phẩm thương mại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đây là dịp để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm cà phê tới nhân dân trong nước và khách hàng quốc tế, đồng thời nâng cao kiến thức trong sản xuất, chế biến cà phê. Lễ hội đã góp phần khẳng định vị thế quan trọng của thương hiệu cà phê Tây Nguyên nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung; giới thiệu với du khách không gian văn hóa Cồng

chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển”. Trong khuôn khổ sự kiện còn có các hoạt động: Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ tư; Hội nghị - Hội thảo về cà phê; Lễ hội đường phố; Hội thi nhà nông đua tài; Lễ hội đua voi và thuyền độc mộc…

Ông Nguyễn Xuân Hòa - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 15, Bộ Tư lệnh Quân khu V, cho biết: “Mục đích của Công ty cũng như mục đích của Hội chợ là nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột để cho khách hàng hiểu biết rộng rãi về sản phẩm của Công ty và sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. Công ty chúng tôi đã đưa ra một số sản phẩm mới phù hợp với thị trường và thị hiếu khách hàng”.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Y Biêr Niê - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội, nhấn mạnh: “Lễ hội lần này là một sự kiện đặc biệt của tỉnh Đắk Lắk và Việt Nam, bởi việc tổ chức Lễ hội sẽ giúp cho địa phương tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu mang tên gọi xuất xứ hàng hóa

“Cà phê Buôn Ma Thuột”, khẳng định vị thế của cà phê Đắk Lắk nói riêng và vị trí quan trọng của mặt hàng cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới”. Ngoài ra, qua Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhiều năm qua và lễ hội lần thứ 6 này, đã nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005, được chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào năm 2008.

Hậu Giang:

KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀ KHẲNG ĐỊNH THẾ MẠNH NÔNG NGHIỆP

Huy Diệu

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk:TƯNG BỪNG LỄ HỘI CÀ PHÊ NĂM 2017 Anh Đức - Đình Khang