Top Banner
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘI Chiến lƣợc chủ đạo của chúng tôi trong năm 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội lựa chọn cổ phiếu tốt tại thời điểm giá rẻ để giảm thiểu rủi ro 3 câu hỏi quan trọng: Khả năng thị trƣờng chứng khoán (TTCK) toàn cầu tạo đỉnh và suy giảm trong năm 2016? Trong vòng 7 năm trở lại đây, chƣa bao giờ rủi ro xảy ra kịch bản thị trƣờng chứng khoán toàn cầu tạo đỉnh và đi xuống lớn nhƣ lúc này. Thị trường Mỹ: margin cao nhất mọi thời đại, định giá ở vùng đỉnh, tỷ suất lợi nhuận các doanh nghiệp Mỹ giảm sút và Fed bắt đầu nâng lãi suất. Chúng tôi quan ngại và không tìm được lý do để TTCK Mỹ có thể tiếp tục lên một mặt bằng giá cao hơn nữa trong năm 2016. Trong khi đó tình hình Trung Quốc có thể xấu hơn so với dự báo ban đầu. Với quy mô của mình, tình hình Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và TTCK thế giới. Cơ hội đầu tƣ tại thị trƣờng Việt Nam thế nào trong năm 2016? Trong bối cảnh rủi ro đang tăng lên như vậy, chúng tôi thận trọng và đặt mục tiêu an toàn là ưu tiên. Tuy nhiên, Việt Nam có thể được xem là một điểm sáng bởi những câu chuyện riêng. Kinh tế dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực trên 2 động lực chính là tiêu dùng nội địa và lĩnh vực xây dựng khả quan. Sự lo lắng về các cân đối vĩ mô đang bắt đầu trở nên căng thẳng hơn (nhập siêu trở lại, dự trữ ngoại hối suy giảm,…) đã phần nào được bù đắp bởi dòng vốn FDI dự báo tiếp tục tích cực trong mấy năm tới. Dù còn nhiều tranh cãi, chúng tôi thiên về hướng TPP đã tạo ra cơ hội và trước mắt là giúp dòng vốn vào Việt Nam tốt hơn. Kịch bản một cuộc khủng hoảng mới tại Việt Nam khó có thể xảy ra vào năm 2016. Đó là cơ sở để chúng tôi, với tư duy tìm cơ hội đầu tư, tin rằng cơ hội đầu tư tại Việt Nam vẫn có trong năm 2016. Đâu là ngành tâm điểm trong năm 2016? Nếu như trong Báo cáo chiến lƣợc 2015, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất ngành ngân hàng là tâm điểm của năm 2015 (thực tế đã diễn ra đúng như vậy), tại thời điểm này, chúng tôi không tìm thấy một ngành lớn cụ thể nào có thể trở thành tâm điểm, dẫn dắt thị trường trong năm 2016. Sự phân hóa rõ nét giữa các doanh nghiệp ngay trong một ngành dẫn đến việc lựa chọn cổ phiếu cụ thể đóng vai trò quan trọng hơn việc chọn ngành và/hoặc nhóm. Chiến lƣợc chủ đạo của chúng tôi trong năm 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt giá rẻ để giảm thiểu rủi ro. Triển vọng Kinh tế thế giới 2016 Kinh tế Mỹ: thời kỳ 7 năm nới lỏng tiền tệ lớn chưa từng có đã kết thúc với việc Fed nâng lãi suất và thu hẹp quy mô tài sản. Sức ép lên các kênh tài sản tài chính sẽ tăng trong thời gian tới. Lãi suất đồng USD tăng cũng gây sức ép phá giá các đồng tiền khác. Kinh tế Trung Quốc: Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể gây ra hệ lụy lớn hơn nhiều những gì thị trường phản ánh. Ngoài số liệu không đáng tin cậy tạo nên mối hoài nghi lớn về bức tranh thực sự có thể xấu hơn, mối lo về một cú hạ cánh cứng là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Dự báo Kinh tế Việt Nam 2016 Tăng trưởng dự báo tiếp tục tích cực: GDP dự báo đạt khoảng 6,8%; lạm phát ở mức dưới 4% Tỷ giá: VND giảm thêm khoảng 5% Lãi suất: Có thể tăng thêm 0,5 đến 1% Nhập siêu: 2,8 tỷ USD Dự dữ ngoại hối: khả năng giảm nhẹ so với 2015 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016 11/01/2016
66

11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

Jan 26, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘI Chiến lƣợc chủ đạo của chúng tôi trong năm 2016 là kiên nhẫn chờ đợi

cơ hội lựa chọn cổ phiếu tốt tại thời điểm giá rẻ để giảm thiểu rủi ro 3 câu hỏi quan trọng:

■ Khả năng thị trƣờng chứng khoán (TTCK) toàn cầu tạo đỉnh và suy giảm trong

năm 2016? Trong vòng 7 năm trở lại đây, chƣa bao giờ rủi ro xảy ra kịch bản

thị trƣờng chứng khoán toàn cầu tạo đỉnh và đi xuống lớn nhƣ lúc này. Thị

trường Mỹ: margin cao nhất mọi thời đại, định giá ở vùng đỉnh, tỷ suất lợi nhuận các doanh

nghiệp Mỹ giảm sút và Fed bắt đầu nâng lãi suất. Chúng tôi quan ngại và không tìm được lý

do để TTCK Mỹ có thể tiếp tục lên một mặt bằng giá cao hơn nữa trong năm 2016. Trong khi

đó tình hình Trung Quốc có thể xấu hơn so với dự báo ban đầu. Với quy mô của mình, tình

hình Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và TTCK thế giới.

■ Cơ hội đầu tƣ tại thị trƣờng Việt Nam thế nào trong năm 2016? Trong bối cảnh rủi ro

đang tăng lên như vậy, chúng tôi thận trọng và đặt mục tiêu an toàn là ưu tiên. Tuy nhiên,

Việt Nam có thể được xem là một điểm sáng bởi những câu chuyện riêng. Kinh tế dự báo tiếp

tục tăng trưởng tích cực trên 2 động lực chính là tiêu dùng nội địa và lĩnh vực xây dựng khả

quan. Sự lo lắng về các cân đối vĩ mô đang bắt đầu trở nên căng thẳng hơn (nhập siêu trở lại,

dự trữ ngoại hối suy giảm,…) đã phần nào được bù đắp bởi dòng vốn FDI dự báo tiếp tục tích

cực trong mấy năm tới. Dù còn nhiều tranh cãi, chúng tôi thiên về hướng TPP đã tạo ra cơ hội

và trước mắt là giúp dòng vốn vào Việt Nam tốt hơn. Kịch bản một cuộc khủng hoảng mới tại

Việt Nam khó có thể xảy ra vào năm 2016. Đó là cơ sở để chúng tôi, với tư duy tìm cơ hội đầu

tư, tin rằng cơ hội đầu tư tại Việt Nam vẫn có trong năm 2016.

■ Đâu là ngành tâm điểm trong năm 2016? Nếu như trong Báo cáo chiến lƣợc 2015,

chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất ngành ngân hàng là tâm điểm của năm 2015 (thực tế đã diễn

ra đúng như vậy), tại thời điểm này, chúng tôi không tìm thấy một ngành lớn cụ thể nào có

thể trở thành tâm điểm, dẫn dắt thị trường trong năm 2016. Sự phân hóa rõ nét giữa các

doanh nghiệp ngay trong một ngành dẫn đến việc lựa chọn cổ phiếu cụ thể đóng vai trò quan

trọng hơn việc chọn ngành và/hoặc nhóm. Chiến lƣợc chủ đạo của chúng tôi trong năm

2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt giá rẻ để giảm thiểu rủi ro.

Triển vọng Kinh tế thế giới 2016

Kinh tế Mỹ: thời kỳ 7 năm nới lỏng tiền tệ lớn chưa từng có đã kết thúc với việc Fed nâng

lãi suất và thu hẹp quy mô tài sản. Sức ép lên các kênh tài sản tài chính sẽ tăng trong thời

gian tới. Lãi suất đồng USD tăng cũng gây sức ép phá giá các đồng tiền khác.

Kinh tế Trung Quốc: Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể gây ra hệ lụy

lớn hơn nhiều những gì thị trường phản ánh. Ngoài số liệu không đáng tin cậy tạo nên mối

hoài nghi lớn về bức tranh thực sự có thể xấu hơn, mối lo về một cú hạ cánh cứng là hoàn

toàn có thể trở thành hiện thực.

Dự báo Kinh tế Việt Nam 2016

Tăng trưởng dự báo tiếp tục tích cực: GDP dự báo đạt khoảng 6,8%; lạm phát ở mức dưới

4%

Tỷ giá: VND giảm thêm khoảng 5%

Lãi suất: Có thể tăng thêm 0,5 đến 1%

Nhập siêu: 2,8 tỷ USD

Dự dữ ngoại hối: khả năng giảm nhẹ so với 2015

Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

11/01/2016

Page 2: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

2 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tiêu điểm thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Động lực (catalysts):

o Tăng trưởng kinh tế tiếp tục khả quan, tạo động lực cho một số ngành quan trọng

như ngân hàng, bất động sản, hàng tiêu dùng, là những ngành chiếm tỷ trọng

lớn, ảnh hưởng mạnh đến thị trường chung.

o Chính sách tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn nước ngoài.

Rủi ro:

o Tỉnh hình thế giới phức tạp, khó lường. Rủi ro thị trường tài chính thế giới chuyển

sang chu kỳ giảm và nhân tố Trung Quốc.

o Các cân đối vĩ mô nếu tiếp tục xấu đi sẽ đe dọa tăng trưởng bền vững và dòng

vốn nước ngoài sẽ quan ngại.

o Tương quan cung cầu cổ phiếu có thể tiếp tục bất lợi, do hoạt động IPO và phát

hành thêm.

o Tình hình margin hiện đang ở mức rất cao (tăng khoảng 50% so với 2014) sẽ tạo

ra rủi ro giảm sâu nếu xảy ra sự kiện tác động tiêu cực đến thị trường.

Dự báo thị trƣờng năm 2016

Cân bằng các yếu tố hỗ trợ và bất lợi cho TTCK trong năm 2016, chúng tôi dự báo VN

Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục biến động trong kênh 510 – 640 như đã hình thành trong

năm 2015. Về cơ bản sẽ không có sự bứt phá lớn nào trong năm 2016. Cơ hội đầu tư sẽ là

câu chuyện riêng của các cổ phiếu ở những thời điểm cụ thể.

Chúng tôi đề phòng kịch bản tiêu cực hơn có thể xảy ra khi TTCK toàn cầu chuyển sang

chu kỳ downtrend mạnh và tình hình Trung Quốc tiếp tục xấu hơn nhiều thị trường kì

vọng. Khi đó, VN Index có thể chuyển động trong kênh thấp hơn.

Page 3: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

3 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Ngành và cổ phiếu chúng tôi ƣa thích

Cảng biển: động lực từ FDI và các hiệp định thƣơng mại

o Vinconsip (VSC): Tăng trưởng nhờ cảng mới VIP Green Port

o Cảng Đồng Nai (PDN): Chiến lược phù hợp: tập trung cảng trung chuyển và hàng rời;

room tăng trưởng còn lớn

o Cảng Đình Vũ (DVP): Nhà vận hành cảng hàng đầu, vẫn còn khả năng tăng trưởng

trong năm 2016

Bất động sản (Khu công nghiệp): Cơ hội mua đón đầu điểm rơi lợi nhuận năm

2017

o Kinh Bắc (KBC): Quỹ đất lớn. Động lực từ FDI và các Hiệp định thương mại, tiềm năng

tăng trưởng lớn

o ITACO (ITA): Quỹ đất lớn. Định giá rẻ

Ngân hàng: Tiếp tục phân hóa

o Vietcombank (VCB): Ngân hàng chất lượng hàng đầu, tiềm năng tăng trưởng cao

o MB Bank (MBB): Lợi suất cổ tức hấp dẫn. Định giá thấp

Hóa chất: Cơ hội bứt phá

o Hóa Chất Đức Giang (DGC): Khép kín chuỗi giá trị từ quặng Apatit

Công nghệ thông tin: cơ hội phát triển cùng kết cấu hạ tầng quốc gia và hội nhập

o FPT (FPT): Bước chuyển mình mạnh mẽ từ Công ty chuyên phân phối sản phẩm công

nghệ sang đầu tư cho công nghệ

o Elcom (ELC): Dự án đường trục cáp quang tạo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Dệt may: Tiếp tục tăng trƣởng tốt

o May Việt Tiến (VGG): Tăng trưởng mạnh mẽ, cổ tức cao

o May 10 (M10): Hàng hiệu được ưa chuộng

Page 4: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

4 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Cổ phiếu đƣợc đề cập trong báo cáo này

Cổ phiếu niêm yết

Mã cp

Rating Vốn hóa

(Tỷ đồng)

Giá hiện

tại (12/2015)

Giá mục

tiêu

(12 tháng)

Upside

%

EPS

2016

EPS

growth

LTM

P/E

LTM

P/B

Forward

P/E 2016

Cảng biển

Vinconship VSC MUA 3.168 76.000 93.400 30.8% 7.807 13,1% 10,9x 2,2x 9,6x

Dong Nai Port PDN MUA 478 38.200 56.400 47.6% 5.045 9,9% 8,1x 1,3x 7,3x

Dinh Vu Port DVP MUA 2.540 64.000 83.500 30.5% 8.338 14,9% 8,7x 2,6x 7,6x

Bất động sản

Vingroup VIC MUA

77.716 40.000

60.000 50,0% 1.630 13,9% 58,5x 2,5

x

27x

Sacomreal SCR MUA 1.801 8.200 11.500 40,2% 803 277,9% 28,3x 0,6x 10,2x

Kinh Bac City KBC MUA 5.778 12.300 19.500 58,5% 1.909 10,2% 11,7x 0,8x 11,3x

ITACO ITA MUA 4.778 5.700 9.400 64.9% 822 -15,8% 20,8x 0,5x 9,7x

Hóa chất

HC Đức Giang DGC KHẢ QUAN 1.920 45.300 56.431 19% 7.499 19% 7,57x 2,29x 6,35x

Công nghệ TT

FPT FPT KHẢ QUAN 19.395 48.800 54.000 11% 5.505 19% 10,55x 2,12x 8,86x

Elcom ELC KHẢ QUAN 1.062 26.000 30.744 18% 3.416 42% 10,81x 1,26x 7,61x

Mã cp

Rating Vốn hóa (Tỷ

đồng)

Giá hiện

tại (07/12/2015)

Giá mục

tiêu

(12 tháng)

Upside

%

BVPS

2016F

P/B

2015

Forwa

rd P/B

2016

LTM

P/E

Forward

P/E 2016

Ngân hàng

Military Bank MBB MUA 22.400 14.000 19.200 35,2% 15.726 0,95x 0,90x 6,60x 6,93x

Vietcombank VCB MUA 113.263 40.800 50.700 24,3% 19.143 2,3x 2,1x 29,63x 16,50x

Cổ phiếu dệt may chƣa niêm yết

Mã cp Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

Giá OTC bình quân

(12/2015) EPS 2014 EPS 2015F

Foreward P/E

2015

Cổ tức dự

kiến 2015

Dệt may

May Việt Tiến VGG 280 45.000 10.593 11.000 4,1x 3.000

May 10 M10 100 30.000 5.191 N/A N/A 2.000

Page 5: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

5 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

MỤC LỤC

TRIỂN VỌNG VĨ MÔ 2016 ..............................................................................6

THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ..................................................................... 17

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU 2016 ................................................. 38

Cảng biển: Tiếp tục tăng trưởng nhờ động lực từ FDI và các Hiệp định

thương mại .......................................................................................................... 39

Ngân hàng: Tiếp tục phân hóa ........................................................................ 51

Bất Động Sản: Cơ hội mua cho năm 2017 ..................................................... 58

Hóa chất: Chờ đợi sự bứt phá .......................................................................... 60

Công nghệ thông tin: “Hạ tầng của Hạ tầng”- Trước nhiều cơ hội phát

triển cùng kết cấu Hạ tầng quốc gia và Hội nhập ......................................... 62

Dệt may: Triển vọng tăng trưởng tốt ............................................................. 64

Page 6: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

6 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

TRIỂN VỌNG VĨ MÔ 2016

■ Kinh tế thế giới 2016 được dự báo tăng trưởng khả quan hơn năm 2015 nhờ chính sách

tiền tệ tích cực từ khu vực đồng Euro, Nhật Bản… dù Fed đã quyết định tăng lãi suất trở

lại sau gần một thập kỷ duy trì ở mức cận 0% và sự phục hồi của một số nền kinh tế

đang phát triển đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2015.

■ Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan và có thể đạt mức 6,8% trong năm

2016 nhờ chính sách tiền tệ hỗ trợ - lãi suất ổn định, thu hút dòng vốn FDI, tổng cầu gia

tăng nhờ lạm phát thấp, cùng đó là nhiều Hiệp định FTA chính thức có hiệu lực như Việt

Nam – Hàn Quốc, Cộng động kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là sự kỳ vọng vào TPP có thể

chính thức được Quốc Hội của các nước thành viên thông qua.

■ Rủi ro tỷ giá: Fed nâng lãi suất cộng hưởng với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại

dẫn đến nguy cơ đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể sẽ tiếp tục mất giá gây áp lực lên kinh

tế toàn cầu và tỷ giá VND/USD.

BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI

Kinh tế toàn cầu dự kiến chỉ đạt mức 3,1% năm 2015, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức

3,4% năm 2014, nguyên nhân là do sự hồi phục yếu của các nước phát triển và tăng trưởng

chậm lại của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn

cầu được dự báo sẽ cải thiện trong năm 2016 ở mức 3,6%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với

năm 2015 nhờ vào sự tiếp tục đà hồi phục ở các nước phát triển nhờ vào chính sách tiền tệ

thuận lợi ở Châu Âu và Nhật Bản và sự hồi phục ở các thị trường mới nổi và các nước đang

phát triển sẽ bù đắp cho sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc.

Tăng trƣởng kinh tế toàn cầu

Năm 2015, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá cả hàng hóa sụt giảm mạnh. Đặc

biệt là sự biến động của giá dầu thế giới giảm mạnh từ mức trên 100 USD/thùng xuống chỉ còn

trên 36 USD/thùng và vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Điều này đã tác động không nhỏ tới các

nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ. Sự cộng hưởng từ sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu

của Trung Quốc, sự gia tăng nguồn cung từ dầu đá phiến tại Mỹ và việc Mỹ gỡ bỏ lệnh trừng

phạt đối với Iran khiến nguồn cung càng gia tăng trong khi nhu cầu không được cải thiện đã

đẩy giá dầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Tăng trƣởng GDP toàn cầu

Nguồn : IMF

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016F

Toàn cầu Các nước phát triển Các nước đang phát triển

Page 7: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

7 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tuy nhiên, với những chính sách tiền tệ thuận lợi ở khu vực đồng Euro và Nhật Bản đã phần

nào hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực đồng Euro chiếm tỷ trọng 16% GDP

toàn cầu, tiếp tục đà hồi phục từ mức tăng trưởng âm 0,8% năm 2012 và âm 0,3% năm 2013,

sang mức tăng trưởng dương 0,9% năm 2014, dự đoán tăng 1,5% trong năm 2015 và tiếp tục

tăng trên 1,6% trong năm 2016. Đóng góp cho sự tăng trường của kinh tế khu vực đồng Euro

là sự hồi phục của kinh tế Pháp và Ý. Bên cạnh đó, Nhật bản tiếp tục hồi phục từ mức tăng

trưởng âm 0,1% năm 2014 tăng lên dương 0,6% năm 2015 và có thể đạt mức 1% cho năm

2016.

Mặc dù Mỹ đã bắt đầu thực hiện bình thường hóa chính sách tiền tệ sau gần một thập kỷ áp

dụng chính sách siêu nới lỏng, nhưng nền kinh tế Mỹ đã phục hồi vững chắc từ mức tăng

trưởng GDP 2,4% năm 2014 lên mức 2,6% năm 2015 và dự báo sẽ đạt mức 2,8% trong năm

2016 cùng tỷ lệ thất nghiệp có tín hiệu giảm rõ rệt xuống mức 5% năm 2015. Lạm phát của Mỹ

vẫn ở mức thấp, nhờ giá dầu thấp giúp các hộ gia đình tiết kiệm khoản chi tiêu cho năng lượng

và gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng.

Bên cạnh các tín hiệu khả quan từ các nền kinh tế phát triển thì sự hồi phục của một số nước

đang phát triển cũng sẽ đóng góp cho triển vọng kinh tế toàn cầu. Theo nhận định của IMF,

các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong năm 2015 với mức tăng trưởng thấp hoặc

thậm chí âm, sẽ bớt căng thẳng hơn trong năm 2016 và do đó tác động ít hơn tới tăng trưởng

toàn cầu.

Tăng trƣởng GDP của một số nền kinh tế lớn

Nguồn : IMF

Áp lực từ động thái nâng lãi suất của FED và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với

đó là khả năng Trung Quốc có thể tiếp tục giảm giá trị đồng NDT sẽ tác động tiêu cực tới nhiều

quốc gia trên thế giới, do đó giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực . Xu hướng

đồng USD mạnh hơn nhiều khả năng sẽ kéo theo các dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới

nổi.

Lạm phát toàn cầu

Lạm phát toàn cầu giảm chủ yếu nhờ vào sự sụt giảm của giá dầu và các hàng hóa cơ bản

khác. Tuy nhiên, lạm phát không bao gồm lương thực và năng lượng vẫn duy trì ổn định. Sự

giảm giá của các mặt hàng cơ bản ở các nước đang phát triển cũng góp phần làm giảm lạm

phát toàn cầu, nhưng sự mất giá mạnh của đồng nội tệ đã bù trừ cho sự giảm lạm phát này.

Như vậy, lạm phát ở các nước đã phát triền giảm được bù trừ bởi lạm phát tăng ở các nước

đang phát triển giúp lạm phát toàn cầu duy trì ổn định ở mức thấp.

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

2014 2015 2016

Page 8: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

8 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

CPI toàn cầu

Nguồn : IMF

Biểu đồ CPI và chỉ số giá của một số mặt hàng chủ yếu, như Dầu, Lương thực và Kim loại cho

thấy chỉ số giá của các mặt hàng này vẫn tiếp tục xu hướng giảm và chạm đáy kể từ năm 2009.

Điều này đã khiến chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh.

Đặc biệt là sự biến động của giá dầu có tác động đáng kể tới chỉ số giá tiêu dụng (biểu đồ CPI

và biến động giá dầu thế giới). Giá dầu giảm mạnh vào nửa cuối năm 2015 chủ yếu do dư thừa

nguồn cung dự kiến ở các nước thành viên của OPEC, Mỹ, Nga và Iran.

CPI và chỉ số giá của một số hàng hóa thế giới

Nguồn : IMF

Sự cân đối cung cầu dầu mỏ sẽ cần nhiều thời gian, do nguồn cung tiếp tục tăng và nhu cầu

tiếp tục giảm và do đó giá dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2016.

Giá dầu giảm sẽ hỗ trợ cho các nước nhập khẩu, nhưng tác động tiêu cực đến các nước xuất

khẩu và do đó tăng trưởng kinh tế giữa các nước sẽ tiếp tục bị phân hóa. Tuy nhiên, điểm tích

cực ở chỗ CPI tiếp tục duy trì ở mức thấp nhưng không phải là tình trạng giảm phát. Điều này

tác động đáng kể tới chi tiết của các hộ gia đình, giảm chi tiêu cho năng lượng và tăng chi tiêu

cho tiêu dùng khác.

Như vậy, triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định nhờ sự tiếp tục hồi phục ở các nền

kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản… sẽ tác động tích cực tới kinh tế Việt

Nam trong năm 2016. Đây là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, các nền kinh tế này

phục hồi sẽ là điểm sáng đối với xuất khẩu của Việt Nam trong năm tới.

-

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

16.0

Toàn cầu Các nước phát triển Các nước đang phát triển

0

5

10

15

20

25

30

35

0

50

100

150

200

250

300

POILAPSP PFOOD PMETA CPI (phải)

Page 9: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

9 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh tế Việt Nam 2015

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục khởi sắc trong năm 2015. Tính đến hết tháng 9/2015, GDP tăng

6,5%, tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tăng trƣởng GDP theo ngành

Từ góc độ tổng cung : sự phục hồi của nền kinh tế chủ yếu đến từ ngành công nghiệp & xây

dựng và dịch vụ. Tính đến hết quý 3 năm 2015, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng

33,09%, tăng trưởng đạt 9,6%, đóng góp tăng 3,12 điểm phần trăm cho GDP. Bên cạnh đó,

ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,52%, tăng trưởng 6,2% và đóng góp 2,38 điểm phần trăm

cho GDP. Tuy nhiên, ngành Nông lâm thủy sản đã có gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chỉ đạt

mức khiêm tốn 2,08% và đóng góp 0,36 điểm phần trăm cho GDP.

Mặc dù Ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 33,09%, nhưng tăng trưởng khá mạnh và

đóng góp gần 50% cho sự tăng trưởng của GDP, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo

có vai trò lớn nhất, đóng góp 1,58 điểm phần trăm cho GDP, tăng trưởng đạt 10,15% tính đến

hết quý 3 năm 2015 và ngành xây dựng tăng 9%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại

đây.

Chỉ số sản xuất

Nguồn : Bloomberg, GSO

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) có xu hướng suy yếu trong 3 tháng gần đây và giảm xuống

mức 49.4 vào tháng 11, do đơn đặt hàng mới giảm, cùng đó là việc hoàn thành các dự án. Tuy

nhiên, chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, do đó việc PMI giảm chưa đủ cơ sở để

kết luận cho rủi ro tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam.

0

2

4

6

8

10

12

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

GDP NLTS CN&XD DV

-

20

40

60

80

100

120

140

160

180

42

44

46

48

50

52

54

PMI (trái) Chỉ số SXCN (phải)

Page 10: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

10 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Từ góc độ tổng cầu : trong số các yếu tố của tổng cầu, chi tiêu cho tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng

trưởng mạnh, theo đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 9,4% trong 11 tháng

đầu năm 2015 là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm qua. Ngoài ra, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục

tăng trưởng mạnh, tính chung 11 tháng đầu năm, vốn đăng ký tăng 16,7% và thực hiện tăng

17.9% so với cùng kỳ năm 2014. Cán cân thương mại cũng đã được cải thiện đáng kể trong 2

tháng 10 và 11, xuất siêu quay trở lại đã giúp giảm thâm hụt xuống mức 2,8 tỷ USD, trong khi

nhập siêu 9 tháng đầu năm theo tổng cục thống kê lên tới 3.9 tỷ và tác động giảm 3.43 điểm

phần trăm trong GDP.

Chính sách tiền tệ hỗ trợ trong bối cảnh giảm lạm phát

Trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới giảm mạnh, đặc biệt là giá dầu đã giúp CPI giảm

xuống mức thấp và chỉ tăng 0,64% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,58% so với tháng 12

năm 2014. CPI duy trì ở mức thấp do giá dầu giảm mạnh và CPI lõi vẫn duy trì ở mức ổn định

2-3%. Do đó, chưa thể coi là giảm phát và đây là điểm tích cực của nền kinh tế. Như vậy, lạm

phát đã giảm đáng kể so với năm 2014 ở mức 4,1% và thấp hơn nhiều so với mức 18,64%

năm 2011.

Nhờ lạm phát ổn định ở mức thấp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể tiếp tục áp dụng chính

sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, NHNN đã chủ động giảm lãi suất chiết khấu từ

5% xuống 4,5% và lãi suất tái cấp vốn từ 7% xuống 6,5%. Với lãi suât cho vay ở mức thấp

khoảng 7-13% đã tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng từ mức 5,98% lên 6,5% tính đến hết quý

3 năm 2015.

Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng cũng đã cho nhiều tín hiệu tích cực, nhiều

ngân hàng yếu kém đã được xử lý thông qua sáp nhập và mua bán, cùng đó là tỷ lệ nợ xấu đã

được được đưa về mức dưới 3% theo chỉ đạo của NHNN. Tín dụng tăng trưởng tốt, tính đến

cuối tháng 12/2015, tăng trưởng tín dụng đã đạt mức xấp xỉ 18% vượt chỉ tiêu 13-15% do

NHNN đề ra

CPI và chỉ số giá hàng hóa cơ bản

Nguồn : GSO

Áp lực biến động tỷ giá VND/USD gia tăng

Tuy nhiên, bên cạnh chính sách lãi suất tích cực, tỷ giá hối đoái có phần căng thẳng do biến

động lớn trên thị trường tài chính thế giới. Nguyên nhân chính là do sự phá giá của đồng NDT

và FED nâng lãi suất khiến đồng đô la mạnh thêm, tác động tiêu cực đến các đồng tiền của các

quốc gia mới nổitrong đó có Việt Nam. Trước áp lực tỷ giá, nhiều thị trường mới nổi và nền kinh

tế đang phát triển đã phải phá giá đồng nội tệ, trong đó NHNN Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá

ba lần. Như vậy, VND đã mất giá khoảng 5,07%, tỷ giá trần mới là 22.547 VND/USD hiện tại so

với mức 21.458 VND/USD vào đầu năm.

-0.60-0.40-0.200.000.200.400.600.801.001.201.401.60

-6.00

-4.00

-2.00

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

Jan-1

3

Feb-1

3

Mar-

13

Apr-

13

May-1

3

Jun-1

3

Jul-13

Aug-1

3

Sep-1

3

Oct

-13

Nov-1

3

Dec-

13

Jan-1

4

Feb-1

4

Mar-

14

Apr-

14

May-1

4

Jun-1

4

Jul-14

Aug-1

4

Sep-1

4

Oct

-14

Nov-1

4

Dec-

14

Jan-1

5

Feb-1

5

Mar-

15

Apr-

15

May-1

5

Jun-1

5

Jul-15

Aug-1

5

Sep-1

5

Oct

-15

Nov-1

5

CPI MOM (phải) CPI so cùng kỳ (trái)

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trái) May mặc, mũ nón, giầy dép (trái)

Nhà ở và vật liệu xây dựng (trái)

Page 11: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

11 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Nguồn : SBV

Bên cạnh đó, cán cân thương mại thâm hụt lần đầu tiên, tính đến hết tháng 11 năm 2015 thâm

hụt 2.8 tỷ USD, sau 3 năm khiến thặng dư cán cân thanh toán giảm mạnh. Dự trữ ngoại hối

gần như không tăng trong năm 2015, khiến dư địa can thiệp tỷ giá VND/USD của NHNN thêm

hạn chế.

Ngân sách căng thẳng, Chính phủ dự kiến tăng mạnh huy động

Thâm hụt ngân sách tiếp tục ở mức cao, gây áp lực lên thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu

có xu hướng tăng báo hiệu mặt bằng lãi suất đã chạm đáy.

Lũy kế đến 15/11 tổng thu NSNN đạt 807.04 nghìn tỷ đồng, bằng 88,6% dự toán, tăng 6,2%

so cùng kỳ (cùng kỳ 2014 đạt 97,1% dự toán, tăng 15,5%. Trong đó, thu nội địa, thu từ dầu

thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu so với dự toán lần lượt đạt 93,7%; 62,8% và

83,3%.

Nguồn : GSO Nguồn : MBS tổng hợp

Mặc dù giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong thời gian gần đây khiến thu từ dầu thô giảm, nhưng

được bù đắp bởi thu nội địa nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 ước đạt 927.5 nghìn

tỷ đồng, vượt 1,8% so với dự toán và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2014.

3.044

-3.339

-0.8

1.652

7.919

2.231

0.845

-2.62

2.662

0.555

-4

-2

0

2

4

6

8

10

Q12013

Q22013

Q32013

Q42013

Q12014

Q22014

Q32014

Q 42014

Q12015

Q22015

25.6

25.9

36

37

0 5 10 15 20 25 30 35 40

2012

2013

2014

2015F

-400

-200

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

2010 2011 2012 2013 2014 2015f

Tổng chi (1000 tỷ) Tổng thu (1000 tỷ) Cân đối ngân sách (1000 tỷ)

14.45%

13.51%

12.87%

15.35%

16.93%

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00%12.00%14.00%16.00%18.00%

2011

2012

2013

2014

2015 F

Ngân sách nhà nƣớc qua các năm Chi trả nợ/thu ngân sách

Cán cân thanh toán qua các quý Dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Page 12: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

12 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Lợi suất trái phiếu

Nguồn : MBS tổng hợp

Lợi suất TPCP có xu hướng tăng so với cuối năm 2014, trong khi trong năm 2015-2016, trước

áp lực đến hạn thanh toán lượng trái phiếu Chính phủ lên tới 363 ngàn tỷ đồng, mới đây Bộ tài

chính đã chính thức đề nghị và được Quốc hội thông qua cho phép phát hành TPCP ra thị

trường vốn quốc tế và phát hành trong nước đa dạng kỳ hạn để tái cơ cấu danh mục nợ Chính

phủ trong năm 2015-2016.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2016 khoảng 1.273,2 nghìn tỷ

đồng, trong khi tổng chi dự kiến là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước dự kiến

4.95% GDP, tương ứng 254.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015.

Tâm điểm thu hút nhà đầu tƣ quốc tế

Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh

doanh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế

nói chung cũng như thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến thời điểm

20/11/2015, số lượng dự án đăng ký cấp mới đạt 1855 dự án và tăng thêm đạt 692 dự án, tăng

tương ứng lần lượt là 30% và 34,4% so với cùng kỳ 2014 và tăng 89,3% và 70,4% so với cùng

kỳ 2012. Về mặt giá trị, vốn đăng ký đạt 20,2 tỷ USD và thực hiện đạt 13,2 tỷ USD, lần lượt

tăng 16,7% và 17,9% so với cùng kỳ 2014, so với cùng kỳ 2012, mức tăng trưởng tương ứng

đạt 66% và 32%.

Thống kê vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI)

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài

2

4

6

8

10

12

14

Dec-

10

Feb-1

1

Apr-

11

Jun-1

1

Aug-1

1

Oct

-11

Dec-

11

Feb-1

2

Apr-

12

Jun-1

2

Aug-1

2

Oct

-12

Dec-

12

Feb-1

3

Apr-

13

Jun-1

3

Aug-1

3

Oct

-13

Dec-

13

Feb-1

4

Apr-

14

Jun-1

4

Aug-1

4

Oct

-14

Dec-

14

Feb-1

5

Apr-

15

Jun-1

5

Aug-1

5

Oct

-15

2Y 5Y 10Y 15Y

-80.0%

-60.0%

-40.0%

-20.0%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

-

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

4.50

5.00

Đăng ký (tỷ USD, trái) Giải ngân (tỷ USD, trái)

Đăng ký YOY (%, phải) Giải ngân YOY (%, phải)

Page 13: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

13 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khu vực này trong 11 tháng đầu năm 2015

cũng cho thấy tăng trưởng khá tốt so với doanh nghiệp trong nước. Xuất khẩu của khối doanh

nghiệp FDI đạt 105 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm

70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 43,6

tỷ USD giảm 2,6%.

Mặc dù, kinh tế toàn cầu có nhiều sự biến động, nhưng tốc độ tăng trưởng về dòng vốn FDI và

tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn khá tốt. Bên cạnh

đó, nhiều Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đang mở ra

nhiều cơ hội cho giao thương phát triển. Trong năm 2015-2016, nhiều cam kết trong các Hiệp

định FTA có hiệu lực như : Xóa bỏ hoàn thuế quan trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

(AFTA) ; xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định FTA ASEAN-Australia/New Zeland

(AANZFTA) ; Hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)… tiếp tục là đòn bẩy cho tăng trưởng

kinh tế Việt Nam và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng.

Triển vọng kinh tế việt nam 2016

Nhìn chung, năm 2015, kinh tế thế giới có nhiều sự biến động phức tạp từ chính trị đến kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực về tăng trưởng GDP, lạm phát giảm,

môi trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện và nhiều Hiệp định thương mại tự do được

thông qua. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng nền kinh tế.

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong 5 năm cũng tăng 19. Các yếu tố này

sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trường kinh tế Việt Nam trong năm 2016.

Dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 2016

Nguồn : GSO, MBS

Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thị trường thương

mại tự do với 55 quốc gia và nền kinh tế và đã được 59 quốc gia công nhận có nền kinh tế thị

trường. Chỉ trong năm 2015, Việt Nam đã thông qua nhiều hiệp định FTA quan trọng, như :

FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazaxtan; Kết thúc đàm phán TPP, FTA Việt

Nam – EU và FTA Việt Nam – Hàn Quốc ; Hình thành công đồng kinh tế ASEAN (AEC). Qua đó,

nhiều thuế suất sẽ được giảm về mức 0% tạo điều kiện thuận lợi giao thương và mở rộng thị

trường giữa các nước thành viên. Cùng đó, thu hút FDI được cải thiện rõ rệt cả về vốn đăng ký

và vốn thực hiện. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế trong năm tới

cùng nhu cầu trong nước tiếp tục được cải thiện, thể hiện thông qua tổng mức bán lẻ và doanh

thu từ dịch vụ tiêu dùng tăng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng mạnh (ANZ).

Trong năm 2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với

mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7%. Ngân hàng Thế giới (WBO-02/12/2015) khẳng định

Việt Nam đã ứng phó tố trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài và triên vọng

kinh tế năm 2016 tiếp tục tăng trưởng và có thể đạt mức 6,6%. Bên cạnh đó, Ngân hàng ANZ

cũng đánh giá Việt nam là « ánh sáng hiếm hoi » trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều

khó khăn.

-

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016F

GDP CPI

Page 14: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

14 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Theo mô hình dự báo của MBS, trong năm 2016, GDP sẽ tiếp tục khả quan nhờ chính sách tiền

tệ tiếp tục hỗ trợ, có thể đạt mức 6,8% và lạm phát tiếp tục duy trì ở mức dưới 4%, tăng so với

năm 2015 chủ yếu do hầu hết giá cả các mặt hàng đã chạm đáy, nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ

cùng sự điều chỉnh tăng giá dịch vụ công trong năm tới.

RỦI RO TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI

Trong năm 2016, bên cạnh rủi ro biến động chính trị thế giới thì việc Fed đã quyết định nâng lãi

suất và nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và nhiều khả năng sẽ tiếp tục phá giá

đồng NDT sẽ tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Rủi ro từ nền kinh tế Trung Quốc

Trong năm 2015, nền kinh tế Trung Quốc đã phát đi nhiều tín hiệu kém lạc quan. Thứ nhất, các

chỉ số sản xuất công nghiệp và dịch vụ đều giảm mạnh và duy trì ở mức thấp nhất trong vòng

hai năm trở lại đây.

Chỉ số sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc

Nguồn : Bloomberg

Thứ hai, GDP của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng với tốc độ 7% (6,9% tính

đến hết quý 3 năm 2015), mức thấp nhất trong vòng gần 20 năm qua và vẫn tiếp tục xu hướng

tăng trưởng chậm. IMF dự báo GDP Trung Quốc chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,8% cho năm

2015 và 6,3% cho năm 2016.

Tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc và Tỷ giá

Nguồn : Tổng cục thống kê Trung Quốc, Ngân hàng ADB

46474849505152535455

Mar

-13

May

-13

Jul-

13

Sep

-13

No

v-1

3

Jan

-14

Mar

-14

May

-14

Jul-

14

Sep

-14

No

v-1

4

Jan

-15

Mar

-15

May

-15

Jul-

15

Sep

-15

No

v-1

5

PMI Sản xuất Dịch vụ

0

2

4

6

8

10

12

14

16

-40

-20

0

20

40

60

80

Jun-0

5

Oct

-05

Feb-0

6

Jun-0

6

Oct

-06

Feb-0

7

Jun-0

7

Oct

-07

Feb-0

8

Jun-0

8

Oct

-08

Feb-0

9

Jun-0

9

Oct

-09

Feb-1

0

Jun-1

0

Oct

-10

Feb-1

1

Jun-1

1

Oct

-11

Feb-1

2

Jun-1

2

Oct

-12

Feb-1

3

Jun-1

3

Oct

-13

Feb-1

4

Jun-1

4

Oct

-14

Feb-1

5

Jun-1

5

Oct

-15

Nhập khẩu(%-trái) Xuất khẩu(%-trái) GDP(%-phải) USD/CNY (phải)

XNK Việt Nam-Trung Quốc (tỷ

USD)

Nguồn: GSO

Tỷ trọng XNK với Trung

Quốc/Tổng XNK Việt Nam

Nguồn: GSO

XNK Việt Nam - Trung Quốc

9T2015 (tỷ USD)

Nguồn: GSO

Page 15: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

15 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc liên tiếp âm tính từ đầu năm 2015 đến

thời điểm trước khi đồng NDT bị phá giá là -8,3% và tính tới hết tháng 10/2015 vẫn đang là

con số âm (-6.9%). Lũy kế xuất khẩu 10 tháng 2015 của Trung Quốc tăng trưởng âm 2,5% so

với năm 2014 ở mức thấp nhất kể từ 2009.

Đồng NDT đã liên tục tăng giá kể từ 2004 ở mức 8.276 = 1 USD cho đến 2013 và 2014 lên tới

6.119. Đồng NDT có giá trị cao tác động tiêu cực tới lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Trung

Quốc.

Như vậy, có thể thấy rằng việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua là

điều cần thiết đối với nước này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sức cạnh tranh

hàng hóa xuất khẩu và đáp ứng tiêu chí gia nhập rổ SDR. Trong khi lượng dự trữ ngoại hối ở

mức cao 3,65 nghìn tỷ USD cho phép Trung Quốc can thiệp sâu để ổn định tỷ giá trong trường

hợp cần thiết.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có tỷ trọng GDP lên tới 15-16% GDP toàn cầu.

Do đó, sự biến động kinh tế của nước này có tác động đáng kể tới kinh tế toàn cầu. Qua số liệu

xuất-nhập khẩu, có thể thấy năm 2014 Trung Quốc đang đứng số một về giá trị xuất khẩu và

thứ hai sau Mỹ về giá trị nhập khẩu. Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc kéo nhu cầu tiêu

thụ hàng hóa giảm, điều này có thể ảnh hưởng tới các nước xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc.

Trường hợp đồng NDT tiếp tục bị phá giá sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn,

đồng nghĩa với việc các nước xuất khẩu khác chịu tác động mạnh lên sức cạnh tranh hàng hóa

xuất khẩu của họ và do đó việc các nước khác phá giá đồng nội tệ để đảm bảo sức cạnh tranh

hàng hóa xuất khẩu cũng là điều khó tránh khỏi.

Thực tế, ngay sau khi đồng NDT bị phá giá, hàng loạt đồng tiền trong khu vực, như đồng tiền

của New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Australia đều giảm mạnh, Việt Nam mất

giá 5% so với đồng USD. Thị trường tài chính toàn cầu nhanh chóng chịu tác động. Trong các

ngày từ 11 đến 14/8, TTCK châu Á, châu Âu cũng như Mỹ đồng loạt sụt giảm, giá dầu trên thị

trường New York (Mỹ) cũng lao dốc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc Trung Quốc phá giá đồng NDT

ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc

lên tới 29 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu khoảng 15 tỷ USD chiếm tỷ trọng 10% trên tổng trị

giá xuất khẩu của Việt Nam, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 44 tỷ USD

chiếm 30% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2015, nhập siêu từ

Trung Quốc đã ở mức 24 tỷ USD với giá trị xuất khẩu đạt 11.6 tỷ USD và nhập khẩu đạt 35.6 tỷ

USD. Ngoài ra, nhìn vào biểu đồ « Tỷ trọng XNK với Trung Quốc/Tổng XNK Việt Nam », chúng

ta có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có

xu hướng giao động quanh mốc 10%, nhưng ở chiều ngược lại tỷ trọng nhập khẩu từ Trung

Quốc trên tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong khoảng 20 năm

trở lại đây. Do đó, việc phá giá đồng NDT sẽ khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

càng trở nên rẻ hơn và có thể khiến cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc thâm hụt nặng

hơn.

Bên cạnh thâm hụt cán cân thương mại, việc đồng NDT mất giá còn tác động trực tiếp tới sức

cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước như Mỹ, Châu Âu… Đồng NDT

mất giá khiến hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của Việt Nam trên thị

trường thế giới và do đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cùng

đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam cũng rẻ hơn tạo sức ép cạnh tranh đối

với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, Việt Nam

nhập khẩu từ Trung Quốc, phần lớn là các nguyên liệu đầu vào chiếm tới 60% tổng kim ngạch

nhập khẩu, trong đó khoảng 34% là các máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho sản xuất, do vậy

việc NDT mất giá cũng phần nào tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh

tại Việt Nam.

Page 16: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

16 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Rủi ro từ Fed nâng lãi suất

Trong kỳ họp ngày 15-16/12 vừa qua, Fed đã chính thức quyết định nâng lãi suất lên 0,25-

0,5%, sau gần một thập kỷ duy trì ở mức 0-0.25%. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đã có

những chuyển biến tích cực và được dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2016.

GDP của Mỹ tăng trưởng 1,5 % trong Q3/2015 thấp hơn so với mức dự kiến là 1,6%, song vẫn

cho thấy xu hướng tăng trưởng vững chắc. Nền kinh tế tăng chậm lại trong Q3 so với Quý 2 do

đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền ngoại tệ mạnh khác và đầu tư trong lĩnh vực năng

lượng bị cắt giảm do giá dầu thấp.

Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ trong

quý 4/2015 và năm 2016. Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định, thể hiện qua

chỉ số PMI sản xuất đạt 54 điểm và PMI ngành dịch vụ ở mức 54,8 điểm trong tháng 10/2015.

Thị trường việc làm khả quan, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh xuống còn 5% trong tháng

11/2015, từ mức đỉnh 10,2% kể từ tháng 11 năm 2009 và tiền lương tiền công tăng trưởng ổn

định qua từng tháng.

Thị trường bất động sản phục hồi bền vững cả về mức giá và khối lượng giao dịch. Với các dấu

hiệu lạc quan này, các chuyên gia IMF dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ có thể đạt 2,6% trong

năm 2015 và 2,8% trong năm 2016.

Như vậy, nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục quá trình siết chặt chính sách tiền tệ theo dự kiến

trong năm 2016 và mức lãi suất có thể điều chỉnh lên +/-1%.

Sự cộng hưởng từ việc Fed siết chặt chính sách tiền tệ và đồng NDT yếu đi sẽ tiếp tục gây áp

lực tới tỷ giá VND/USD trong năm 2016, trong khi thâm hụt ngân sách và nợ cộng của Việt Nam

gia tăng cũng sẽ gây áp lực lên vấn đề điều hành lãi suất – duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng

nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc vừa duy trì ổn định tỷ giá vừa đảm bảo ổn

định mặt bằng lãi suất thấp đang là điều khó khăn đối với NHNN. Theo nhận định của chúng

tôi, việc Fed nâng lãi suất và áp lực giảm giá đồng NDT có thể khiến đồng VND tiếp tục giảm từ

3-5% và theo đó lãi suất cũng chịu ảnh hưởng tăng thêm 0,5-1% trong năm 2016.

Page 17: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

17 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trƣờng chứng khoán thế giới

■ Lần đầu tiên sau nhiều năm, nền kinh tế thế giới chứng kiến sự phân hóa mạnh

trong chính sách tiền tệ giữa các nƣớc lớn. Đây sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng tới

triển vọng của thị trường chứng khoán thế giới năm 2016, những thị trường được sự hỗ

trợ của chính sách tiền tệ nới lỏng và phục hồi chu kỳ như Châu Âu, Nhật Bản sẽ có mức

tăng trưởng khả quan hơn các thị trường đang trong chu kỳ bắt đầu thắt chặt như Mỹ,

Anh.

■ Ảnh hƣởng từ thị trƣờng Mỹ và một xu hƣớng tăng trƣởng chậm lại của kinh tế

toàn cầu sẽ khiến cho triển vọng tăng trƣởng năm 2016 của hầu hết các thị

trƣờng là hạn chế. Trên cơ sở tăng trưởng EPS của các công ty S&P 500 là 7,5% cho

năm 2016 và mức định giá P/E forward là 16,2x, kịch bản cơ sở của chúng tôi là chứng

khoán Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 5% (+/-2%) trong năm 2016. Trong kịch bản kém khả

quan, dựa trên định giá dài hạn, S&P 500 có rủi ro giảm điểm tới 12% trong một thời

điểm nhất định trong năm 2016.

■ Tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục là nhân tố ảnh hƣởng chính tới biến

động chứng khoán toàn cầu năm 2016. Chúng tôi cho rằng chứng khoán Trung Quốc

sẽ tiếp tục biến động mạnh trong năm tới nhưng triển vọng sẽ tích cực hơn trong nửa

cuối năm với kỳ vọng chứng khoán Trung Quốc sẽ được đưa vào rổ MSCI mới nổi trong

kỳ đánh giá tháng 6/2016.

■ Theo dõi biến động giữa chứng khoán Việt Nam và chứng khoán thế giới,

chúng tôi cho rằng chứng khoán Việt Nam có mối tƣơng quan thấp với chứng

khoán thế giới và có thể tiếp tục tăng trƣởng vƣợt trội so với các thị trƣờng

khác trong năm 2016. Tuy vậy, rủi ro giảm điểm sẽ cao hơn trong những giai đoạn

nhất định trong năm khi rủi ro toàn cầu tăng cao do các nhân tố bất ổn, đặc biệt là

trường hợp Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá mạnh ngoài dự kiến.

Sự phân hóa trong chính sách tiền tệ và xu thế tăng trƣởng của thị trƣờng chứng

khoán thế giới

Ngân hàng TW Chính sách tiền tệ 2015 Chính sách tiền tệ dự báo 2016

Fed Tăng lãi suất lần đầu tháng 12/2015 Dự kiến mức lãi suất Fed fund rate cuối năm 2016 từ 1,1% đến 1,3%, thị trường kỳ vọng mức thấp hơn ~ 0,9%.

NHTW Anh Giữ nguyên lãi suất ở mức 0,5%, bảng cân đối tài sản

375 tỷ pound

Khả năng tăng lãi suất lần đầu trong năm 2016

NHTW Nhật Bản Giữ nguyên tốc độ mua 80 nghìn tỷ Yên/năm, mở rộng các tài sản được mua sang ETF

Giữ nguyên chính sách tiền tệ

Châu Âu QE ở mức 60 tỷ euro/tháng cho tới tháng 3/2017 đến tối thiểu 1.100 tỷ, giảm lãi suất đối với dự trữ tại ECB từ -0.2% xuống -0.3%

Sẵn sàng tiếp tục nới lỏng tiền tệ tùy theo diễn biến kinh tế

Page 18: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

18 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Biến động một số chỉ số chứng khoán chủ chốt năm 2015

Thị trƣờng chứng khoán Mỹ: Sự kiện bán tháo tháng 8/2015, ảnh hƣởng từ việc Fed

tăng lãi suất và kỳ vọng tăng trƣởng thấp 2016

Về cơ bản, thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến đi ngang trong năm 2015 khi nhà đầu tư cân

nhắc giữa triển vọng tích cực của nền kinh tế Mỹ và sự thu hẹp của dòng tiền đầu tư khi Fed dự

tính sẽ tăng lãi suất mở ra một thời kỳ mới trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình.

Sự kiện đáng chú ý nhất năm diễn ra vào quý III/2015 khi chỉ số chứng khoán Mỹ chịu áp lực

điều chỉnh mạnh do dòng tiền đầu tư sợ rủi ro rút khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu do ảnh

hưởng kép từ sự kiên Hy Lạp trưng cầu dân ý và Trung Quốc phá giá tiền tệ.

Box sự kiện: S&P 500 và đợt điều chỉnh mạnh nhất từ năm 2011

Ngày Sự kiện Kết quả

6/ 2015 Châu Âu đàm phán với Hy Lạp về việc gia hạn nợ với hạn cuối là tháng

6/2015.

Hy Lạp không chấp nhận các điều kiện của châu Âu và đơn phương ra

khỏi đàm phán vào ngày 26/6/2015, thủ tướng Hy Lạp đề xuất trưng

cầu dân ý vào ngày 5/7/2015 về việc Hy Lạp có đồng ý với các đề xuất

mới của châu Âu cho chương trình cứu trợ. Kết quả cho thấy người Hy

Lạp không đồng ý với chương trình cứu trợ của EU.

S&P 500 suy giảm 2,1% trong tháng 6/2015, chỉ

số có dấu hiệu tạo đỉnh của đợt tăng trưởng từ

tháng 10/2014

6 - 8/2015 Thị trường chứng khoán Trung Quốc vỡ bong bóng chứng khoán từ

ngày 15/6/2015. Đến ngày 8-9/7/2015, chứng khoán Trung Quốc đã

suy giảm 30% so với đỉnh. Sau 3 tuần ổn định, chứng khoán Trung

Quốc rơi mạnh vào ngày 24/8/2015 với mức giảm 8,48%, mức giảm

theo ngày sâu nhất từ 2007

S&P 500 giảm mạnh 6,26% trong tháng 8/2015

khi nhà đầu tư bắt đầu cho rằng sự điều chỉnh của

chứng khoán Trung Quốc có tác động lan tỏa

mạnh tới tâm lý đầu tư toàn cầu.

9/2015 Fed quyết định hoãn tăng lãi suất do lo ngại về ảnh hưởng của sự suy

giảm chứng khoán và kinh tế toàn cầu (chủ yếu là từ Trung Quốc)

S&P 500 giảm tiếp 2,65%. S&& 500 giảm 13% so

với đỉnh, tạo thành đợt điều chỉnh mạnh nhất kể

từ khủng hoảng nợ công châu Âu 2011.

Đánh giá triển vọng thị trƣờng chứng khoán Mỹ 2016

Diễn biến đi ngang của chứng khoán Mỹ năm 2015 phản ánh sự suy giảm trong tăng trưởng

EPS khi dự tính EPS của các công ty S&P 500 giảm 4,9% (nguồn: Factset). Tuy vậy, kinh tế Mỹ

dự báo sẽ tăng trưởng 2,8% so với 2,2% (quý III/2015) và 2,6% (dự kiến 2015). Dựa trên kịch

bản tăng trưởng trên, hiện các chuyên gia nhận định kịch bản tăng trưởng EPS 7,5% cho năm

2016. Ở mức tăng trưởng trên, chứng khoán Mỹ định giá P/E 2015 là 17,57x và P/E dự tính

Chỉ số 30/12/2014 24/12/2015 Tăng/giảm

Dow Jones 17983 17552 -2.40%

S&P 500 2078 2060 -0.87%

Shanghai Composite 3234 3552 9.83%

DAX (Đức) 9805 10727 9.40%

FTSE 100 6566 6254 -4.75%

IndexCF ( Nga) 1396 1736 24.36%

Ibovespa( Braxin) 50007 44014 -11.98%

BSE 100 (Ấn Độ) 8369 8055 -3.75%

Vnindex (Việt Nam) 545 566 3.85%

Nguồn: Bloomberg, MBS tổng hợp

Page 19: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

19 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

2016 là 16,2x (so với mức P/E dự tính trung bình trong 5 năm qua là 14,3x và 10 năm qua là

14,2x). Chúng tôi đánh giá mặc dù EPS sẽ hồi phục trong năm 2016, tâm lý e ngại rủi ro do

việc Fed liên tục tăng lãi suất sẽ khiến cho thị trường chứng khoán Mỹ có năm 2016 nhiều biến

động và mức tăng trưởng năm 2016 của thị trường chứng khoán Mỹ dự báo ở mức thấp ~ 5%

(+/-2%).

Đánh giá Tác

động

Tăng trƣởng

EPS

Tăng trưởng EPS dự kiến 7,5% so với mức sụt giảm 4,9%

của năm 2015.

Tích cực

P/E P/E dự tính (17,57x cho 2015; 16,2x cho 2016) hiện cao hơn

trung bình 5 năm và 10 năm.

Việc Fed dự tính tăng lãi suất tương đối mạnh (Fed fund

rates dự kiến từ 1,1% đến 1,3% vào cuối năm 2016), đồng

USD mạnh lên, giá dầu sụt giảm mạnh và rủi ro cao ở Trung

Quốc sẽ khiến tâm lý đầu tư thận trọng hơn

Tiêu cực

Tác động của việc tăng lãi suất với tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán

Thống kê về biến động của chỉ số S&P 500 từ sau thế chiến thứ II, chúng tôi thấy trong năm

đầu tiên sau khi Fed điều chỉnh lãi suất lần đầu, chỉ số S&P 500 tăng trưởng trung bình 4,5%,

chỉ bằng hơn 1/2 so với mức trung bình 8%/năm của cả thời kỳ. Lịch sử các đợt tăng lãi suất

gần đây cho thấy chứng khoán Mỹ suy giảm trung bình khoảng 5% trong 3 tháng sau lần tăng

đầu tiên và sau đó phục hồi khá mạnh mẽ. Chứng khoán Mỹ chỉ thực sự bước vào xu thế giảm

vào cuối chu kỳ tăng lãi suất, phần lớn khi mức lãi suất Federal Fund Rate cao hơn 4%.

Bắt đầu Kết thúc Lãi suất bắt đầu Lãi suất kỳ kết thúc

Thay đổi Thay đổi lãi

suất 10 năm

S&P 500 sau 1 tháng

S&P 500 sau 12 tháng

12/1965 12/1966 4,10% 5,76% 1,66% 0,54% 0,90% -12,20%

8/1967 9/1969 3,79% 9,19% 5,40% 1,41% -1,20% 3,20%

4/1971 9/1971 3,71% 5,56% 1,85% 0,75% 3,60% 6,90%

3/1972 10/1973 3,29% 10,78% 7,49% 1,41% 0,60% 4,80%

3/1974 9/1974 8,97% 12,01% 3,04% 0,83% -2,30% -15,20%

2/1977 5/1980 4,61% 17,61% 13,00% 3,92% -2,20% -12,50%

8/1980 7/1981 9,03% 19,10% 10,07% 2,37% 0,60% 7,60%

1/1982 3/1982 12,37% 14,78% 2,41% -0,16% -1,80% 14,80%

3/1983 9/1984 8,05% 11,44% 3,39% 2,21% 3,30% 6,10%

2/1987 11/1987 5,98% 7,31% 1,33% 2,27% 3,70% -6,20%

4/1988 4/1989 6,52% 9,75% 3,23% 0,64% 5,60% 13,90%

2/1994 3/1995 3,00% 6,00% 3,00% 1,50% -3% -2,30%

4/1997 5/1997 5,31% 5,50% 0,19% -0,18% 5,80% 45,50%

7/1999 7/2000 4,76% 6,50% 1,74% 0,31% -3,20% 6%

6/2004 8/2006 1,00% 5,25% 4,25% 0,36% 1,80% 6,30%

Trung bình 4,14% 0,81% 4,45%

Nguồn: DB, MBS Research

Page 20: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

20 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Rủi ro với thị trƣờng chứng khoán Mỹ năm 2016: Khoảng đệm giữa chu kỳ hay sự

kết thúc một chu kỳ tăng trƣởng?

Chu kỳ tăng trƣởng đã kéo dài trong khi tăng trƣởng vẫn thấp

Kể từ khi tạo đáy năm 2009, chu kỳ phục hồi của chứng khoán và kinh tế Mỹ đã diễn ra trong 7

năm, dài hơn hầu hết các chu kỳ phục hồi trong quá khứ, Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh

tế ở mức khoảng 2,6% - 2,8% là mức tăng trưởng yếu so với các thời kỳ trong quá khứ

(4%/năm).

Định giá dài hạn ở mức cao kỷ lục

Định giá CAPE 10 năm hiện ở mức 26x, cao hơn 57% so với mức trung bình CAPE 10 năm là

16,7 lần (tính từ năm 1881) và hiện chỉ thấp hơn mức CAPE Shiller của 2 thời kỳ bong bóng

chứng khoán lớn nhất của nước Mỹ vào năm 1930 (P/E = 30) và năm 2000 (P/E = 44). Điều

này cho thấy rủi ro của một đợt suy giảm mạnh của chứng khoán Mỹ là hiện hữu. Một chỉ tiêu

ngắn hạn hơn là Regular P/E (P/E tính trên lợi nhuận 12 tháng) hiện là 22 lần, cao hơn 38% so

với mức P/E trung bình 15,9 cũng cho thấy chứng khoán Mỹ hiện có định giá cao.

Tỷ lệ vay nợ cao trong khi biên lợi nhuận ròng đi xuống

Hiện nay tỷ lệ margin debt tính trên GDP của thị trường Mỹ ở mức 2,6%, tương đương với tỷ lệ

margin debt/GDP của 2 thời kỳ bong bóng gần nhất là năm 2000 và năm 2007, Trong khi đó,

lợi nhuận biên của các công ty Mỹ hiện cũng đã đi xuống trong suốt 3 quý đầu năm 2015 và

theo dự tính từ Factset sẽ tiếp tục suy giảm trong quý IV/2015 xuống còn 9,9% (Quý III/2015

10,5%), đánh dấu giai đoạn sụt giảm liên tục dài nhất trong tỷ lệ lợi nhuận biên kể từ đầu năm

2009, Sự đi xuống của biên lợi nhuận chủ yếu do sự sụt giảm lợi nhuận của các công ty trong

lĩnh vực dầu khí và trong kịch bản bi quan, sự sụt giảm trên sẽ dẫn tới sự vỡ nợ của các công ty

dầu khí và phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế, Theo diễn biến quá khứ, chứng khoán Mỹ

thường tạo định 12 đến 18 tháng sau khi biên lợi nhuận tạo đỉnh và do vậy, năm 2016 sẽ là

năm nhiều rủi ro với chứng khoán Mỹ,

Kết luận

Mặc dù chúng tôi cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hồi phục trong những năm tới, tuy nhiên

với các yếu tố rủi ro nói trên, chúng tôi cho rằng chứng khoán Mỹ sẽ có rủi ro gặp phải những

đợt điều chỉnh mạnh đưa mặt bằng giá chứng khoán phù hợp với bức tranh chung. Với P/E dự

tính 2016 là 16,2x (so với mức P/E dự tính trung bình 5 năm và 10 năm gần nhất là 14,2x-

14,x3), ngay cả trong kịch bản cơ sở, chỉ số chứng khoán Mỹ hoàn toàn có thể gặp rủi ro điều

chỉnh đến 12% để đưa P/E về mức trung bình.

Tỷ lệ margin trên NYSE

Xu hướng đi xuống (Profit margin và ROE) của các công

ty thuộc S&P 500

Nguồn: Bloomberg

Page 21: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

21 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Chứng khoán châu Âu- Ảnh hƣởng tích cực từ chính sách QE

Trong khi Mỹ sẽ bắt đầu thực thi việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ năm 2016, châu Âu tiếp

tục chính sách QE mở rộng đến tháng 3/2017 và sẵn sàng đẩy mạnh QE hơn nữa nếu rủi ro

toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế của châu Âu, Quan trọng hơn, chính sách QE đã có tác

động tích cực khi cho vay doanh nghiệp đã tăng trở lại. Chúng tôi đánh giá chính sách QE sẽ

giúp duy trì một đồng EUR yếu, thúc đẩy tăng cường sức cạnh tranh xuất khẩu của các doanh

nghiệp EU, giúp đẩy mạnh nhu cầu đầu tư và sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng GDP và tăng trưởng

lợi nhuận doanh nghiệp. Đây là cơ sở giúp chứng khoán châu Âu sẽ diễn biến khả quan hơn các

thị trường khác trong năm 2016, mặc dù thị trường hiện đã phản ánh một phần kỳ vọng trên

khi thị trường chứng khoán châu Âu đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng EPS. Mặc dù

định giá dự tính năm 2016 của thị trường Mỹ và châu Âu là tương đương (16x), tuy nhiên xét

trên chu kỳ dài hạn định giá CAPE 10 năm (định giá P/E dựa trên trung bình EPS 10 năm) thì

chứng khoán Mỹ, với tỷ lệ lợi nhuận biên đang ở mức cao kỷ lục và đang suy giảm, đang ở

vùng định giá cao (26x) trong khi chứng khoán châu Âu hiện ở mức định giá hợp lý và đang

trong xu thế tăng trưởng (16x).

Biểu đồ Nikkei 225 2009-2015

Biều đồ Stoxx50 2009-2015

Nguồn: Bloomberg

Nhật Bản: Ảnh hƣởng tích cực từ các chính sách nới lỏng tiền tệ năm 2016

Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến tăng trưởng chậm vào năm 2015(0,6%) và tăng cao hơn vào

năm 2016 (0,9%) với động lực chính là đầu tư cá nhân và chi tiêu cá nhân, bù đắp lại sự đi

xuống của chi tiêu công khi chính sách tái thiết sau thảm họa động đất kết thúc và sự đi xuống

của Trung Quốc kéo theo tăng trưởng xuất khẩu chậm.

Triển vọng thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 2016 là khá tích cực với kỳ vọng tăng trưởng

EPS là 11% (theo Sumitomo Mitsui A.M.) so với mức tăng trưởng khoảng 7,5% tại Mỹ và 7%

tại châu Âu trong khi định giá chứng khoán Nhật Bản (P/E dự tính 2016 là 16,67) hiện tương

đương định giá tại Mỹ và châu Âu.

Xu hƣớng dòng vốn vào thị trƣờng mới nổi

Dòng vốn nước ngoài vào thị trường mới nổi suy giảm trong năm 2015 do 1) nhà đầu tư nước

ngoài lo ngại về khả năng Fed tăng lãi suất dẫn tới sự suy giảm luồng vốn đầu tư và tín dụng

vào thị trường mới nổi 2) giá hàng hóa và giá dầu sụt giảm mạnh khiến cho triển vọng tăng

trưởng của các nước mới nối suy giảm và 3) sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đặc biệt

là sự sụt giảm mạnh của chứng khoán trong quý III/2015 dẫn tới tâm lý sợ rủi ro gia tăng.

Dòng vốn rút ra mạnh nhất tại thị trường Trung Quốc với lượng rút vốn lên tới 841 tỷ (tính tới

tháng 11/2015). Phản ánh các lo ngại trên, tháng 11/2015, Goldman Sachs đã đóng cửa quỹ

chuyên đầu tư vào các nước BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) do quỹ này bị rút vốn

mạnh chỉ còn 98 triệu USD so với mức cao nhất 842 triệu USD đạt được vào năm 2010, Theo

báo cáo của EPFR Global, nhà đầu tư đã rút $1,4 tỷ từ các quỹ đầu tư vào BRIC tính từ đầu

Page 22: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

22 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

năm tới tháng 11/2015, đưa tổng lượng rút vốn lên $15 tỷ tính từ cuối năm 2010, cao hơn mức

tiền ròng đã vào các quỹ này từ năm 2005

Dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu một số thị trường mới nổi Dòng tiền đầu tư danh mục một số thị trường mới

nổi (đơn vị: triệu USD)

Quốc gia 2015 2015/2 14

Trung Quốc -841000 -890000

Pakistan -309 -678

Việt Nam 92.6 -28.5

Braxin -24000 31000

Nguồn: Bloomberg

Nghiên cứu lịch sử từ những lần Fed tăng lãi suất từ năm 1994 tới nay, chúng tôi thấy tăng

trưởng của cổ phiếu các thị trường mới nổi, đặc biệt là cổ phiếu có cổ tức cao và trái phiếu

vượt trội so với các kênh đầu tư khác. Điều này do các nước mới nổi duy trì được tăng trưởng

khả quan và thu hút dòng vốn rủi ro tái cơ cấu khi cơ hội đầu tư vào các thị trường phát triển bị

hạn chế do chính sách thắt chặt tiền tệ. Tuy vậy, tăng trưởng của các nước mới nổi hiện nay

không đồng đều, trong đó các đầu tầu là Trung Quốc, Braxin, Nga đều đang gặp khó khăn về

cơ cấu nên câu chuyện dòng vốn vào thị trường mới nổi sẽ không đồng đều trong năm 2016.

Chúng tôi cho rằng 1) định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng tốt hơn của các nước đang

phát triển sẽ thu hút dòng vốn trở lại nhưng dòng vốn sẽ không mạnh mẽ bằng các thời kỳ

trước 2) khả năng hạ cánh mềm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng quyết định tới dòng vốn đầu tư

vào thị trường mới nổi nói chung do vị trí đầu tầu của Trung Quốc vốn là một quốc gia nhập

khẩu lớn nhất hàng hóa, nguyên liệu từ các nước mới nổi khác và 3) dòng vốn vào thị trường

mới nổi sẽ phân hóa và tập trung vào những quốc gia có câu chuyện tăng trưởng khả quan

vượt trội như Ấn Độ, Việt Nam, Philipin.

Ước tính định giá của một số thị trường chứng khoán mới nổi

Chỉ số P/E 2015 P/E 2016 P/B 2015 P/B 2016

Nga 6,00 5,06 0,61 0,56

Trung Quốc 15,56 14,14 1,80 1,64

Braxin 12,89 10,07 1,05 1,00

Đài Loan 12,92 12,22 1,54 1,45

Hàn Quốc 12,78 12,22 1,54 1,45

Ấn Độ 17,91 14,04 2,39 2,19

Indonexia 17,49 15,22 2,56 2,31

Philippin 19,25 16,96 2,45 2,23

Thái Lan 14,47 12,56 1,70 1,58

Vnindex 13,74 12,41 1,87 1,78

Nguồn: Bloomberg 28/12/2015

Trung Quốc – bong bóng chứng khoán, nới lỏng tiền tệ và khả năng tham gia rổ ETF

Trong năm 2015, ảnh hưởng từ bong bóng chứng khoán Trung Quốc đã làm lay chuyển thị

trường tài chính thế giới, khiến cho S&P 500 có đợt điều chỉnh sâu nhất từ năm 2011, diễn biến

bong bóng chứng khoán trên có thể tóm tắt như sau:

-15

-10

-5

0

5

10

Ấn

Độ

Ind

on

esi

a

Ph

ilip

in

Hàn

Qu

ốc

Đài

Lo

an

Thái

Lan

Bra

xin

2015

2015/2014

Page 23: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

23 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Quá trình tạo bong bóng:

Từ tháng 6/2014 đến 6/2015, thị trường chứng khoán chứng

kiến mức tăng trưởng 190% trong bối cảnh nền kinh tế nước

này vẫn đi xuống đều theo các quý, chỉ số P/E của thị trường

chứng khoán lúc cao nhất chạm ngưỡng 26x.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng giá mạnh trên là:

(1) Chính sách nới lỏng của ngân hàng TW Trung Quốc bao gồm

cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt giảm 4 lần từ tháng 11/2014

đến tháng 6/2015 còn 4,85%, cắt lãi suất tiền gửi chủ chốt còn

2%, dự trữ bắt buộc ngân hàng lớn từ 20% còn 18,5% tạo điều

kiện cho dòng tiền giá rẻ chảy vào thị trường

(2) Sự suy giảm của các kênh đầu tư khác như Bất động sản,

vàng dẫn tới sự tái cơ cấu dòng tiền vào chứng khoán

(3) Sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, tỷ lệ vay margin tại

Trung Quốc tăng lên 9%/ tổng dư nợ freefloat cổ phiếu, cao hơn

gấp 5 lần các thị trường phát triển.

(4) kỳ vọng vào dòng vốn ngoại đổ vào thị trường khi các quỹ

ETF lớn được dự kiến sẽ đưa cổ phiếu Trung Quốc vào rổ chứng

khoán quốc tế.

Quá trình vỡ bong bóng:

Đợt điều chỉnh đầu tiên của chứng khoán Trung Quốc bắt đầu từ

tháng 6 đến 9/7/2015 với mức suy giảm 30% trong 3 tuần với nhân tố

chính là

(1) việc đàm phán nợ công Hy Lạp gặp khó khăn khiến rủi ro đối với

dòng tiền đầu tư tăng vọt, nhà đầu tư đồng loạt rút vốn đặc biệt là ở

các thị trường mới nổi

(2) nhiều quỹ lớn đã lên tiếng cảnh báo về bong bóng chứng khoán

Trung Quốc

(3) nhà đầu tư mua margin bị giải chấp mạnh,

Sau khi chính phủ Trung quốc công bố một loạt các biện pháp thị

trường (chống bán khống, cấm cổ đông lớn bán cổ phiếu) và kinh tế

(giảm lãi suất) thị trường bình ổn trong tháng 7 sau đó tiếp tục đợt

bán tháo sâu hơn vào tháng 8 do sự rút vốn mạnh của dòng tiền đầu

tư quốc tế và quá trình giảm đòn bẩy của nhà đầu tư trong nước.

Tính đến 28/12/2015, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đạt 3525 điểm,

tăng 9,25% so với đầu năm nhưng giảm 32% so với điểm cao nhất

trong năm 2015.

Kỳ vọng chứng khoán Trung Quốc 2016

Mặc dù triển vọng kinh tế Trung Quốc xấu đi rõ rệt trong năm 2015, trên thực tế câu chuyện về

chứng khoán lại khác biệt khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng gần 10%, là một

trong những thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất ở khu vực châu Á. Chúng tôi cho rằng nhà

đầu tư đã phản ứng tích cực hơn kỳ vọng trên cơ sở: 1) Trung Quốc đang trong quá trình thực

hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi với các công ty

trong nước và 2) luồng tiền đầu cơ đón đầu dòng tiền đầu tư cơ cấu vào thị trường Trung Quốc

sau khi cổ phiếu A của Trung Quốc được đưa vào rổ MSCI EM (kỳ vọng tháng 6/2016). Theo

dõi biểu đồ P/E, chúng tôi cũng nhận thấy P/E đã chạm ngưỡng dưới 10 vào đầu năm 2013,

cho thấy khả năng Trung Quốc đang trong chu kỳ tăng trưởng trung dài hạn tính từ năm

2013.Ở định giá hiện tại P/E khoảng 14 lần với triển vọng tăng trưởng GDP 6,3% - 6,4%,

chúng tôi cho rằng chứng khoán Trung Quốc có định giá đã phù hợp so với các thị trường mới

nổi khác.

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng năm 2016, đặc biệt là nửa đầu năm, sẽ là giai đoạn chứng khoán

Trung Quốc có nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng từ rút ròng của dòng vốn đầu tư danh

mục. Sau quá trình liên tục bơm ròng trong nhiều năm, dòng vốn này đã rút ròng mạnh từ quý

IV/2014 đến nay, tổng lượng rút vốn ước tính lên tới 900 tỷ USD. Để hạn chế dòng rút vốn

ròng này, Trung Quốc phải dựa đến việc 1) giảm quỹ ngoại hối khoảng $550 tỷ, từ mức cao

nhất $3.993 tỷ (giữa năm 2014) còn $3.650 tỷ (tháng 7/2015) và đến tháng tháng 11/2015 còn

$3.430 tỷ, 2) thặng dư thương mại khoảng $212 tỷ tính cho 3 quý đầu năm 2015, 3) điều chỉnh

tỷ giá Nhân dân tệ. Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi dựa trên việc nền kinh tế Trung Quốc

ổn định và hạ cánh mềm, tốc độ tăng trưởng GDP đảm bảo mức 6,5%/năm, chúng tôi cho rằng

việc sử dụng kết hợp ba biện pháp trên là đủ để ngăn chặn đà rút ròng của dòng vốn đầu tư,

tuy vậy, tỷ giá Nhân dân tệ sẽ tiếp tục chịu sức ép lớn khi Trung Quốc phải nới lỏng kiểm soát

dòng vốn sau khi đồng Nhân dân tệ được đưa vào rổ SPR.

Page 24: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

24 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Diễn biến dòng vốn đầu tƣ danh mục vào Trung Quốc từ 2007

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: Bloomberg

Tiêu điểm: Khả năng hút vốn của thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc sau khi gia

nhập rổ MSCI mới nổi

Thời điểm thị trường Trung Quốc điều chỉnh mạnh trong tháng 6/2015 xảy ra ngay sau khi

MSCI tuyên bố họ chưa thêm cổ phiếu của các công ty Trung Quốc vào trong rổ cổ phiếu

thị trường mới nổi của họ do MSCI vẫn đang giải quyết với các cơ quan quản lý Trung Quốc

các vấn đề về phân bổ cổ phiếu, khả năng huy động vốn và sở hữu cổ phiếu. Trước đó, vào

cuối tháng 5, Russell đã thêm 2 chỉ số chứng khoán Trung Quốc vào rổ theo dõi của mình

khiến cho cổ phiếu tăng 5% trong vòng 2 phiên.

Chúng tôi cho rằng sau những động thái gần đây (mở kênh đầu tư nối sàn Hồng Kông-

Thẩm Quyến sau khi đã đưa kênh đầu tư kết nối hoạt động Hồng Kông- Thượng Hải cuối

năm 2014, đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ SPR và tự do hóa chuyển đổi Nhân dân tệ), quyết

định đưa chứng khoán Trung Quốc vào rổ MSCI thị trường mới nổi nhiều khả năng sẽ xảy

ra vào tháng 6/2016. Theo đánh giá của HSBC, việc thêm cổ phiếu A-shares của các công

ty Trung Quốc vào rổ MSCI thị trường mới nổi trong dài hạn có thể 1) đưa tỷ trọng cổ phiếu

Trung Quốc tăng từ 25% lên 38% trong rổ MSCI mới nổi, 2) tại rổ FTSE sẽ có thể giúp tăng

tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc lên 27%. Tổng cộng, điều này có thể kích hoạt dòng vốn đầu

tư thụ động khoảng $50 tỷ và tổng đầu tư $330 tỷ của các quỹ vào cổ phiếu Trung Quốc

cho kịch bản gia nhập hoàn toàn (full inclusion). Đây sẽ là một yếu tố quan trọng giúp

chứng khoán Trung Quốc có thể diễn biến khả quan kể từ nửa sau năm 2016.

Diễn biến chỉ số chứng khoán Shanghai từ 2013 Biến động P/E của chỉ số chứng khoán Shanghai

Page 25: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

25 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tác động của chứng khoán quốc tế đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Trong chu kỳ tăng trưởng từ 2012 tới nay, chứng khoán Việt Nam có 4 chu kỳ điều chỉnh giá lớn

bao gồm:

Điều chỉnh giữa năm 2012 do khủng hoảng nợ châu Âu

Điều chỉnh tháng 5/2014 do sự kiện Biển Đông

Điều chỉnh cuối 2014 do sự kiến giá dầu sụt giảm (sự kiện này tương quan mạnh với

Shanghai index nhưng tương quan thấp với S&P 500)

Sự kiện tháng 8/2015 do Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá và vỡ bóng bóng chứng khoán Trung

Quốc

Trên thực tế, mối liên quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường chứng

khoán Mỹ (trung bình 0,0974) và Shanghai index (0,064) là gần như không tương quan trong

suốt chu kỳ tăng trưởng từ năm 2012 tới nay. Tuy nhiên, trừ đợt điều chỉnh tháng 5/2014, 3 đợt

điều chỉnh còn lại đều bắt nguồn từ thế giới với độ quan hệ giữa VNINDEX với SP500 và

Shanghai index tăng cao đột ngột lên mức 0,4-0,5. Ngược lại, những chu kỳ tăng mạnh của

Vnindex không phụ thuộc nhiều và diễn biến tăng trưởng của các thị trường khác. Chúng tôi cho

rằng với độ tương quan thấp với các thị trường quốc tế và câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn,

chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài và sẽ tiếp tục tăng trưởng

khả quan trong năm 2016, trừ một số thời kỳ rủi ro quốc tế ở mức cao.

Mối quan hệ giữa Vnindex và Shanghai index Mối quan hệ giữa Vnindex và SP500

Nguồn: Bloomberg

Việt Nam: Triển vọng gia nhập MSCI mới nổi và tác động tới thị trƣờng

Thời gian qua, chúng tôi nhận thấy Ủy Ban Chứng khoán đã liên tục có những thay đổi về chính

sách để đáp ứng các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn MSCI thị trường mới nổi, tập trung ở các tiêu

chỉ ở chuẩn C (khả năng tham gia thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài). Dựa trên diễn

biến các thị trường mới gia nhập hoặc đang được xem xét tham gia bộ chỉ số MSCI thị trường

mới nổi gần đây, chúng tôi đánh giá việc gia nhập MSCI thị trường mới nổi sẽ là nhân tố chính

thúc đẩy thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong 4 năm tới. Theo quan điểm của

chúng tôi, với việc sẽ đưa vào hoạt động thị trường phái sinh và giao dịch bán T0 trong năm

2016 và đưa ra giới hạn với đầu tư nước ngoài với ngành nghề cụ thể, Việt Nam sẽ đạt hầu hết

các chỉ tiêu chính của MSCI mục C1 (sở hữu nước ngoài) và C3 (tính hiệu quả của hệ thống

hoạt động thị trường). Hiện có 2 trở ngại lớn nhất là tự do hóa tương đối về ngoại hối và khả

năng chuyển đổi (yêu cầu quan trọng) và yêu cầu về cơ chế định chế tài chính ổn định trong đó

có việc được công nhận là nền kinh tế thị trường (yêu cầu ở mức khiêm tốn) có thể gây trở

ngại cho việc gia nhập chỉ số MSCI của Việt Nam, Chúng tôi cho rằng Việt Nam có khả năng sẽ

được đưa vào danh sách xem xét (watchlist) từ kỳ review 6/2017 và có thể được chính thức gia

nhập trong các kỳ review 2-3 năm sau đó.

Tác động tới thị trƣờng & công ty hƣởng lợi

Hiện các quỹ ETF trực tiếp đầu tư vào thị trường mới nổi (tổng vốn hóa dao động từ 3,400 tỷ

đến 4,000 tỷ USD tùy theo giá trị cổ phiếu theo tính toán của MSCI) có quy mô 405 tỷ, ngoài ra

các quỹ khác đầu tư vào thị trường mới nổi có thể lên tới 1700 tỷ USD. Với vốn hóa thị trường

Page 26: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

26 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

chứng khoán Việt Nam là 60 tỷ USD tương đương ~1,5% tổng vốn hóa thị trường mới nổi,

trong kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng Việt Nam có thể hút 1% lượng vốn đầu tư ròng vào thị

trường mới nổi, tương đương lượng vốn đầu tư kỳ vọng 4 tỷ USD từ các quỹ ETF ( so với mức

khoảng 1 tỷ USD như hiện nay) và 15 tỷ USD (vốn đầu tư chủ động và đầu tư chỉ số).

Việt Nam hiện có 22 cổ phiếu đang được theo dõi trong rổ MSCI thị trường cận biên (frontier

market) trong đó 10 cổ phiếu lớn nhất có tỷ trọng vào thời điểm lấy dữ liệu như sau:

Cổ phiếu Vốn hóa free

float (tỷ USD)

Tỷ trọng

VIC 0,99 21,45%

MSN 0,85 18,42%

VCB 0,41 8,84%

STB 0,22 5,91%

HAG 0,2 4,86%

PVS 0,2 4,4%

HPG 0,2 4,31%

DPM 0,18 4,01%

KDC 0,14 3,01%

BID 0,13 2,8%

Nguồn: MSCI tháng 11/2015

Chúng tôi cho rằng với các quy định về nới room, VNM sẽ có thể gia nhập chỉ số này và sẽ là

một trong những cổ phiếu sẽ được xem xét đưa vào rổ MSCI Emerging market index. Cần chú ý

là đối với Pakistan sau khi được đánh giá thêm vào rổ MSCI thị trường mới nổi, từ 16 cổ phiếu

của Pakistan được theo dõi trong rổ MSCI thị trường cận biên, MSCI đã cắt đi 6 cổ phiếu và chỉ

giữ lại 10 cổ phiếu hàng đầu với cổ phiếu có vốn hóa thấp nhất là $0,26 tỷ. Do đó, chúng tôi

cho rằng bên cạnh VNM (nếu mở room), 10 cổ phiếu hàng đầu trên sẽ được hưởng lợi và trong

đó VIC, MSN, VCB, STB sẽ là những cổ phiếu chắc chắn nhất sẽ được thêm vào theo dõi tại rổ

MSCI thị trường mới nổi. Những cổ phiếu lớn như Vietnamairlines, Mobiphone, Sabeco, ACV khi

niêm yết cũng sẽ nhận được dòng vốn đầu tư này nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước giảm xuống tạo

điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu.

Biểu đồ thị trường chứng khoán UAE (MSCI công bố

đưa vào danh sách review kỳ tháng 6/2013)

Biểu đồ thị trường chứng khoán Qatar (MSCI công bố

đưa vào danh sách review kỳ tháng 6/2013)

Chú thích: 2 thị trường chứng khoán được đưa vào rổ này gần đây là chỉ số ADX General

Index của Abu Dhabi đã tăng 43% và chỉ số QE index của Quatar đã tăng 47% so với

MSCI tăng 5,1% trong cùng thời gian trên.

Page 27: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

27 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tiêu điểm: Việt Nam đã đáp ứng những tiêu chuẩn nào của MSCI thị trƣờng mới nổi

Yêu cầu Nội Dung Yêu cầu MSCI EM Khả năng đạt chuẩn của

Việt Nam

Chuẩn A Độ bền vững phát triển kinh tế Không yêu cầu

Chuẩn B

Quy mô và thanh khoản 3 công ty vốn hóa > 1,26 tỷ

USD, cổ phiếu tự do > 630

tr, USD, giá trị giao dịch cổ

phiếu năm > 15% vốn hóa

VNM, VIC, MSN, HPG

Chuẩn C C1.Tính mở với nhà ĐTNN

- Yêu cầu về tiêu chuẩn nhà đầu tư

- Hạn chế về sở hữu của nhà ĐTNN

- Tỷ lệ sở hữu ĐTNN - Quyền bình đẳng ĐTNN

C2. Sự dễ dàng chảy của dòng vốn

- Mức độ hạn chế chảy dòng vốn - Mức độ tự do thị trường ngoại

hối

C3.Tính hiệu quả của cơ chế hoạt

động thị trường

- Những quy định về gia nhập thị trường

- Quy định về tổ chức thị trường (quản lý, cạnh tranh, luồng thông tin)

- Cơ sở hạ tầng thị trường (Hệ thống thanh toán bù trừ, Hệ

thống lưu ký, Giao dịch, khả

năng chuyển đổi

Cho vay chứng khoán, Bán

khống)

Độ ổn định định chế thị trường

Quan trọng

Quan trọng

Tốt, được kiểm chứng

Khiêm tốn

Nghị định 60/2015 nới tỷ lệ

sở hữu cho NĐTNN

Tăng cường độ sâu cho thị

trường thông qua niêm yết

các cổ phiếu lớn

Tỷ giá ổn định được điều

chỉnh sang cơ chế linh hoạt

từ năm 2016, khả năng

chuyển đổi sang USD

tương đối tốt

Đã có hệ thống cho vay

margin hoạt động tốt,

Xây dựng cơ chế cho bán

khống trong ngày và quyền

chọn đi vào thực hiện từ

2016

Cung cấp thông tin cho

nhà đầu tư nước ngoài

bằng tiếng Anh

Page 28: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

28 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Các yếu tố ảnh hƣởng và triển vọng TTCK Việt Nam

năm 2015 và triển vọng 2016

■ Chúng tôi dự báo VN Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục biến động trong kênh 510 - 640

như đã hình thành trong năm 2015. Về cơ bản sẽ không có sự bứt phá lớn nào trong năm

2016. Cơ hội đầu tư sẽ là câu chuyện riêng của các cổ phiếu ở những thời điểm cụ thể.

■ Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn trong bối cảnh tác động ngắn hạn của chính sách

điều hành, tác động từ sự bất ổn định của môi trường địa kinh tế, chính trị quốc tế. Và

một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới xu hướng thị trường đó là vai trò và xu

hướng của dòng vốn quốc tế, biến động tỷ giá.

Triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan là nền tảng củng cố cho sự

hồi phục của TTCK

Diễn biến thị trƣờng 2015 và các sự kiện tác động

Tính trên chỉ số VN-Index thì thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 tiếp tục có sự tăng trưởng nhẹ so với năm 2014, giá trị đóng cửa cuối năm 2015 ở mức 579,03 điểm, tăng 6,1% so với giá trị đóng cửa cuối năm 2014 ở mức 545,63 điểm. Mặc dù vậy diễn biến thị trường đã trải qua nhiều thời kỳ tăng giảm đan xen phản ánh những thuận lợi cũng như các yếu tố rủi ro trong năm.

Năm 2015, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua các thời kỳ biến động như sau:

a) Giai đoạn tăng trƣởng 05/01 – 04/03/2015: VNINDEX tăng từ 537 điểm lên 600,3 điểm

Giai đoạn tăng trưởng này diễn ra sau khi VNINDEX đã kết thúc thời kỳ suy giảm trung hạn từ vùng 640 điểm (08/09/2014) xuống vùng 513 điểm (17/12/2014), động lực hồi phục của thị trường thời điểm này có các nguyên nhân chủ yếu như:

Thị trường giảm sâu và hồi phục kỹ thuật do dòng tiền trở lại.

Page 29: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

29 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Dẫn dắt cho đợt hồi phục này là sự tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng hàng đầu như BID, CTG, VCB, MBB, EIB… các cổ phiếu này có mức tăng trung bình trên 25% đã hỗ trợ sự tăng trưởng của các chỉ số chung.

Lực mua của khối ngoại cũng hỗ trợ tốt cho thị trường giai đoạn này.

kinh tế vĩ mô có kết quả tích cực:

o Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2015 ước tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2014 - mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm qua.

o Lãi suất ở mức thấp.

o Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,1%,

o Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ.

o Lạm phát tiếp tục ở mức thấp chỉ tăng 0,74% so với cùng kỳ 2014. Tăng trưởng tín

dụng chuyển biến tích cực hơn hẳn cùng kỳ năm trước.

b) Giai đoạn suy giảm 05/03 – 18/05/2015: VNINDEX giảm từ 600 điểm xuống 528,9 điểm

Đây là giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm mạnh trở lại sau khi có nhịp hồi phục tích cực, các yếu tố khiến thị trường suy giảm nhanh và mạnh giai đoạn này có cả nguyên nhân trong nước và Quốc Tế:

Giá dầu thế giới liên tiếp sụt giảm từ mức trên 100 usd/thúng về mức thấp nhất là quanh 45 usd/thùng, thực tế này khiến nhóm cổ phiếu năng lượng trên toàn cầu bị bán tháo, và tại Việt Nam nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh và suy giảm lớn, mức giảm trung bình của ngành này là hơn 20% riêng trong tháng 3 và 4/2015. Đây là nhóm có ảnh hưởng lớn tới các chỉ số nói chung và khiến thị trường suy giảm theo.

Thời điểm này cũng ghi nhận hoạt động giảm mạnh giao dịch của khối ngoại.

NHNN tăng tỷ giá lần thứ 2 liên tiếp trong năm.

Ảnh hưởng của TT36 chính thức có hiệu lực cũng khiến dòng tiền margin trên TTCK bị suy giảm đáng kể .

Hoạt động phát hành thêm trên thị trường chứng khoán trong 6 tháng đầu năm tiếp tục diễn ra phổ biến cũng tạo áp lực lên thị trường vốn đã bị suy giảm dòng tiền so với giai đoạn trước 2015.

c) Giai đoạn tăng trƣởng 19/05 – 14/07/2015: VNINDEX tăng từ 528,9 điểm lên 641,06 điểm

Giai đoạn tăng trưởng này diễn ra sau khi VNINDEX kết thúc trạng thái suy giảm trước đó, động lực hồi phục trở lại của thị trường có các nguyên nhân chủ yếu từ hàng loạt chính sách mới được các cơ quan quản lý thị trường ban hành nhằm phát triển thị trường trung dài hạn như:

Chính Phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP và sẽ có hiệu lực kể từ 1/9/2015. Nghị định lần này quy định cụ thể các vấn đề về room cho NDTNN và Phát hành riêng lẻ, phát hành ra công chúng, trong đó việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài được thị trường quan tâm và đón nhận nhất. Việc nới room được kỳ vọng sẽ là liều “doping” cho chứng khoán trong thời gian tới.

Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán được Ủy ban chứng khoán công bố lấy ý kiến thành viên thị trường cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Dự thảo có nội dung cơ bản là rút ngắn thời gian giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư từ T+3 xuống T+2, cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (tức T+0). Dù dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến thành viên thị trường nhưng đã được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ cải thiện đáng kể thanh khoản thị trường và tạo tâm lý tích cực với giới đầu tư.

Sở GDCK Hà Nội chính thức tăng biên độ giao dịch sàn UPCOM từ 10% lên 15%. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiếp tục ở trạng thái tích cực:

o Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6,28%.

o Lãi suất ổn định ở mức thấp.

Page 30: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

30 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

o Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 9,6%. o Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ ở mức thấp 2,24%. o Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đúng lộ trình đạt hơn 6%.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 1 cho thấy những chuyển biến tích cực được nối tiếp so với cùng kỳ năm 2014.

Diễn biến tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là động lực cho sự hồi phục tích cực của thị trường giai đoạn này.

Giao dịch của khối ngoại tiếp tục mua ròng lớn tập trung vào các cổ phiếu bluechip lớn hưởng lợi từ việc nới room, các cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục các quỹ ETF.

d) Giai đoạn suy giảm mạnh 15/07 – 25/08/2015: VNINDEX giảm từ 641 điểm

xuống 511 điểm

VN-index chính thức tạo đỉnh 641 điểm vào ngày 15/07/2015 và hình thành xu thế suy giảm

liên tiếp cho tới nay, trạng thái điều chỉnh bắt đầu từ diễn biến tương quan cung cầu thông

thường khi ưu thế nghiêng về bên bán trong bối cảnh thị trường tạo đỉnh rõ ràng, ngoài ra

thì sự tác động bất ngờ từ các yếu tố bên ngoài đã khiến thị trường suy giảm nhanh và mạnh

hơn so với dự kiến, cụ thể các tác động biên ngoài:

Giá dầu giảm mạnh trở lại từ mức hơn 51 usd/thùng xuống mức 41 usd/thúng, tương

ứng mức giảm hơn 20%, thực tế này phần nào khiến tâm lý nhà đầu tư bi quan với triển

vọng cổ phiếu ngành dầu khí và thực hiện bán ra nhóm cổ phiếu này trên thị trường,

đây là một trong những nguyên nhân khiến các CP lớn thuộc ngành này giảm mạnh

(GAS, PVD, PVS, PVC…) qua đó tác động tới chỉ số chung.

Biến động bất ngờ khi ngân hàng trung ương Trung Quốc thay đổi chính sách điều hành

tỷ giá đồng NDT, chuyển sang thả nổi tỷ giá theo thị trường, trong 3 phiên đầu tiên áp

dụng cơ chế mới đồng NDT mất giá hơn 4,5% và tạo áp lực lớn lên các quốc gia có quan

hệ thương mại lớn với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Để ứng phó với diễn biến này

NHNNVN đã chính thức nới biên độ tỷ giả đồng USD lên mức +/- 2% và điều này đã

phần nào tác động đến tâm lý chung trên thị trường chứng khoán, tạo áp lực suy giảm

chỉ số chung.

Các biến động tỷ giá kéo theo động thái giảm mua và bán ròng trở lại của khối nhà đầu

tư nước ngoài, bên cạnh đó việc quỹ VNM ETF có mức discount lớn và bị rút chứng chỉ

quỹ cũng khiến quỹ này phải bán ra cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, tổng hòa các yếu

tố này cũng khiến chỉ số VN-index chịu áp lực điều chỉnh mạnh hơn dự kiến.

e) Giai đoạn tăng trƣởng 25/08 – 06/11/2015: VNINDEX tăng từ 511 điểm lên vùng 617 điểm

Giai đoạn hồi phục này bắt đầu diễn ra sau khi thị trường kết thúc xu thế giảm mạnh trước đó với việc VNINDEX tạo đáy ở mức 511 điểm, sự hồi phục của thị trường có các nguyên nhân chính như:

Thị trường giảm sâu bật mạnh, hiện tượng thường xẩy ra khi thị trường có tín hiệu suy giảm thái quá, đa số cổ phiếu bluechip hồi phục tích cực nhờ lực cầu của khối nhà đầu tư nội. Trong bối cảnh kinh tế cải thiện, hoạt động của doanh nghiệp tốt dần lên thì việc giá cổ phiếu suy giảm quá đà đã tạo ra các vùng giá hấp dẫn để dòng tiền trong nước đón cơ hội đầu tư và đây là nguyên nhân ban đầu khiến các chỉ số thị trường hồi phục trở lại.

Bước sang tháng 9 thị trường trải qua giai đoạn biến động đi ngang trong biên độ hẹp trước khi tăng trưởng trở lại, đây là giai đoạn các chỉ số nói chung và giá cổ phiếu nói riêng ít biến động, thanh khoản thị trường ở mức thấp và thị trường dần tạo mặt bằng giá mới sau giai đoạn biến động lớn trước đó.

Bước sang tháng 10, thời điểm nghị định 60 chính thức có hiệu lực trong đó có nội dung quan trọng về việc nới room cho khối ngoại, và điểm quan trọng nhất trong những ngày đầu tháng 10 là việc hiệp định TPP đã chính thúc kết thúc đàm phán thành công vào

ngày 05/10/2015, thành công này mở ra triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế tham gia TPP trong đó có Việt Nam và gần như ngay lập tức các hiệu ứng tích cực đã được phản ánh vào biến động của TTCK. Các chỉ số tăng mạnh trở lại, giá cổ phiếu tăng khá đặc biệt là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ TPP như dệt may, thủy sản, cảng biển, bất động

Page 31: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

31 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

sản khu công nghiệp… Ngoài ra thì sự tăng giá tốt của hầu hết các cổ phiếu Bluechip khác cũng hỗ trợ đà tăng của thị trường.

Sự thành công của vòng đàm phán TPP đã khiến dòng vốn ngoại có tín hiệu vào thị trường Việt Nam mạnh mẽ hơn, cả dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI thông qua các dự án mở nhà máy sản xuất nhằm tận dụng các lợi thế TPP đem lại cho Việt Nam và dòng vốn đầu tư gián tiếp FII vào các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn nhờ triển vọng kinh doanh được dự báo khả quan khi Việt Nam tham gia TPP (Cảng biển, logistic, khu công nghiệp, dệt may, thủy sản…)

Tháng 10 cũng là thời điểm báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2015, mặt bằng chung của đa số doanh nghiệp là ghi nhận kết quả khả quan và diễn biến giá cổ phiếu biến động phân hóa rõ ràng theo kết quả kinh doanh giai đoạn này.

Ngoài ra, kế hoạch thoái vốn của SCIC đối với 10 doanh nghiệp lớn điển hình là VNM, FPT, BMP, BMI, NTP… cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ thị trường, các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn đều có hoạt động kinh doanh tốt và được nhiều tổ chức đầu tư cả trong nước và nước ngoài quan tâm. Gía trị thoái vốn là hơn 66 ngàn tỷ, do đó

Chính Phủ định hướng mở room cho khối ngoại nhằm tạo điều kiện thoái vốn thành công đảm bảo lợi ích thoái vốn với giá tốt nhất, thực tế này có thể giúp các chính sách nới room được đẩy nhanh hơn và TTCKVN có cơ hội mở rộng đón dòng vốn đầu tư nước ngoài mới.

Động thái mạnh tay của NHNN trong việc ban hành liên tiếp thông tư 15 (quy định về giao dịch ngoại tệ của các TCTD) và thông tư 16 (quy định hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam) sẽ là một trong những giải pháp giúp ổn định tỷ giá VND/USD.

f) Giai đoạn suy giảm 06/11 – hiện nay (31/12/2015): VNINDEX giảm từ 617 xuống 579 điểm

Giai đoạn suy giảm này diễn ra sau khi thị trường tạo đỉnh 617 điểm vào ngày 06/11/2015 và hình thành xu thế suy giảm cho đến nay, các yếu tố tác động khiến thị trường suy giảm có thể kể đến như:

Biến động tỷ giá VND/USD diễn biến căng thẳng do lo ngại động thái FED tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 18-19/12/2015 (FED đã tăng 0,25% lãi suất điều hành trong kỳ họp này), thực tế cho thấy đồng USD đã mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền khác, tạo áp lực giảm giá lên VND.

Chính nhưng lo ngại về vấn đề tỷ giá đã khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ra cổ phiếu tại thị trường VN nhằm tránh rủi ro giảm hiệu quả đầu tư do VND mất giá, tính chung từ ngày 06/11/2015 đến nay khối ngoại đã bán ròng hơn 2.662 tỷ đồng trên sàn TPHCM (HSX) và bán ròng hơn 125 tỷ đồng trên sàn Hà Nội (HNX). Các giao dịch bán ròng của khối ngoại tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn có tác động mạnh tới chỉ số thị trường và là nguyên nhân chính khiến thị trường suy giảm giai đoạn này.

Ngoài hoạt động bán ròng của các NĐTNN nói chung, thì hoạt động cơ cấu danh mục của hai quỹ VNM ETF và FTSE ETF trong tháng 12/2015 cũng theo hướng không tích cực, cụ thể: (1) các quỹ này đều bị giảm số lượng chứng chỉ quỹ do hoạt động rút vốn

của NĐT, (2) việc tái cơ cấu tỷ trọng danh mục cũng khiến các quỹ này bán giảm tỷ trọng một số cổ phiếu bluechip lớn tại TTVN, trong khi các cổ phiếu được thêm mới đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tác động lớn tới chỉ số, do đó nhìn chung các quỹ này cũng bán ròng trong quá trình tái cơ cấu danh mục.

Cuối tháng 12/2015 cũng là thời điểm diễn ra kỳ nghỉ lễ Noel khiến nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh giao dịch càng khiến thanh khoản thị trường suy giảm.

Xu thế tăng điểm hình thành trước đó bị phá vỡ về mặt kỹ thuật cũng đã khiến NĐT trong nước bán ra cổ phiếu khiến thị trường hình thành xu thế giảm điểm rõ ràng hơn với thanh khoản giảm dần.

Các chính sách mới có ảnh hƣởng tới thị trƣờng

a) Chỉnh phủ điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp nhằm duy trì các điều kiện kinh

tế vĩ mô tích cực hỗ trợ nền kinh tế nói chung và hệ thống doanh nghiệp nói riêng. Duy trì

chính sách tiền tệ nới lỏng với mặt bằng lãi suất ở mức thấp, kiềm chế lạm phát ở mức thấp

và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào sản xuất… là các biện pháp cơ bản được thực hiện

trong năm 2015.

Page 32: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

32 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

b) Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về

chứng khoán phái sinh (CKPS) và thị trường chứng khoán phái sinh. Đối tượng áp dụng của

Nghị định này là đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia

đầu tư CKPS và hoạt động trên thị trường CKPS tại Việt Nam. Tổ chức và cá nhân khác có

liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường CKPS tại

Việt Nam. Sự ra đời của nghị định này tạo nền tảng pháp lý cho sự ra đời của các sản phẩm

phái sinh trong thời gian tới.

c) Ngày 26/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng

khoán. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ 1/9/2015. quy định cụ thể các vấn đề về room cho

NDTNN và Phát hành riêng lẻ, phát hành ra công chúng, trong đó việc mở room cho nhà đầu

tư nước ngoài được thị trường quan tâm và đón nhận nhất. Việc nới room được kỳ vọng sẽ là

liều “doping” cho chứng khoán trong thời gian tới.

d) Tháng 8/2015 UBCKNN đã ban hành dự thảo xin ý kiến thành viên thị trường về Thông tư

thay thế Thông tư 74 ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán. Dự thảo có nội

dung cơ bản là rút ngắn thời gian giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư từ T+3 xuống T+2, cho

phép giao dịch chứng khoán trong ngày (tức T+0). Dù dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến

thành viên thị trường nhưng đã được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ cải thiện đáng kể thanh

khoản thị trường và tạo tâm lý tích cực với giới đầu tư.

e) Ngày 19/08/2015 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt

động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 01/10/2015. Thông tư quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ hướng dẫn để các công

ty đại chúng nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định số

60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

f) Trong năm 2015 Sở GDCK Hà Nội chính thức tăng biên độ giao dịch sàn UPCOM từ 10% lên

15%.

g) Tháng 10/2015 Chính Phủ chính thức công bố kế hoạch thoái vốn của SCIC tại 10 doanh

nghiệp trong đó có các doanh nghiệp điển hình như VNM, FPT, BMP, BMI… Kế hoạch này đã

giúp thị trường đón nhận nhiều sự quan tâm hơn của khối nhà đầu tư nước ngoài.

h) Động thái mạnh tay của NHNN trong việc ban hành liên tiếp thông tư 15 (quy định về giao

dịch ngoại tệ của các TCTD) và thông tư 16 (quy định hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh

thổ Việt Nam) là một trong những giải pháp giúp ổn định tỷ giá VND/USD.

i) Nghị định 118/2015/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày

27/12/2015. Về cơ bản nghị định đã đưa ra các quy định cụ thể hơn về hoạt động đầu tư của

nhà đầu tư nước ngoài, các ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện

các thủ tục đầu tư và là nền tảng để hướng tới cụ thể hơn các ngành nghề kinh doanh có

điều kiện trong thời gian tới mà cụ thể sẽ là vấn đề room của NĐTNN trong các ngành nghề

chi tiết đang rất được TTCK mong đợi.

j) Ngày 04/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số

23/2015/TT-NHNN (Thông tư 23) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc

đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN

ngày 09/6/2003 (Quyết định 581) của Thống đốc NHNN. Trong đó đáng chú ý, Thông tư 23

bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 10 của Quyết định 581: “Đối với TCTD đang thực hiện

phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, TCTD tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém theo chỉ

định, Thống đốc NHNN xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng

TCTD.” Điều này mở ra khả năng NHNN có thể xem xét giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối

với các ngân hàng tham gia cơ cấu trong hệ thống, tạo thêm nguồn tiền để các NHTM kinh

doanh, góp phần tăng thanh khoản hệ thống.

Page 33: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

33 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

k) Ngoài ra theo ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN thì trong năm

2016 sẽ có thêm nhiều văn bản liên quan đến thị trường chứng khoán sẽ được trình Bộ Tài

Chính ban hành, đặc biệt là nhóm chính sách nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Thanh khoản thị trƣờng – quy mô phát hành và GDNĐTNN

a) Thành khoản thị trƣờng năm 2015

Năm 2015, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức 1.298.532 tỷ

đồng, tăng trưởng 15,8% so với mức vốn hóa 1.121.275 tỷ đồng của năm 2014. Tuy nhiên,

về thanh khoản thị trường lại ghi nhận sự suy giảm so với năm trước, cụ thể:

Tháng Gía trị giao dịch (1.000đ) Khối lƣợng giao dịch (cổ phiếu)

2014 2015 2014 2015

Tháng 1 32,032,770,496 44,130,393,440 2,385,905,360 2,928,778,876

Tháng 2 52,627,507,360 22,996,030,688 3,958,488,236 1,510,556,808

Tháng 3 80,373,350,720 44,773,059,200 5,639,821,244 2,835,990,500

Tháng 4 47,577,349,856 32,112,103,376 3,213,608,700 2,180,128,516

Tháng 5 39,298,917,728 36,344,317,024 3,265,708,592 2,805,331,782

Tháng 6 34,418,793,920 58,815,075,520 2,642,573,148 4,100,174,680

Tháng 7 63,114,724,576 63,493,398,720 4,771,971,872 3,896,318,084

Tháng 8 55,751,247,392 48,939,307,712 3,564,516,580 3,177,676,190

Tháng 9 77,238,799,296 35,234,830,912 4,786,992,424 2,442,394,540

Tháng 10 71,762,370,688 49,401,938,032 4,456,772,348 3,242,888,688

Tháng 11 60,346,119,360 50,518,702,688 3,752,482,036 3,670,619,508

Tháng 12 54,353,972,448 37,352,366,912 3,487,806,236 2,774,571,606

Tổng 668,895,923,840 524,111,524,224 45,926,646,776 35,565,429,778

Năm 2015, khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt hơn 35,5 tỷ cổ phiếu, giảm 22,6% so với năm 2014. Về giá trị giao dịch, năm 2015 đạt mức hơn 524 nghìn tỷ đồng, giảm 21,6% so với năm 2014.

b) Quy mô phát hành trong năm 2015

Nguồn: HSX, HNX, MBS Research

Năm 2015 tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 42,4 tỷ cổ phiếu, tăng 27,7% so với khối lượng niêm yết 33,2 tỷ cổ phiếu năm 2014, tăng mạnh hơn mức tăng 23,4% của năm 2014.

26.9

33.2

42.4

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2013 2014 2015

Tỷ c

ổ p

hiế

u

KL Cổ phiếu niêm yết

Page 34: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

34 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Nguồn: HSX, HNX. MBS Research

Trong 9,7 tỷ cổ phiếu mới niêm yết trong năm 2015 thì có 2,2 tỷ cổ phiếu là niêm yết lần đầu, và có tới 7,5 tỷ cổ phiếu là niêm yết bổ xung sau các đợt phát hành thêm của các doanh nghiệp niêm yết. Như vậy, so với năm 2014 thì lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu năm 2015 thấp hơn, trong khi lượng phát hành thêm niêm yết bổ xung năm 2015 lại tăng cao đột biến, gấp hơn 2 lần năm 2014.

Về cơ bản việc số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ xung tăng khá khiến nguồn cung tăng mạnh, trong khi dòng tiền trên thị trường lại bị hạn chế bởi thông tư 36 ban hành cuối năm 2014 và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến diễn biến thị trường chứng khoán chưa có sự bứt phá trong năm 2015, chỉ số VN-Index vẫn biến động trong khung 510 – 640 điểm như năm 2014.

c) Giao dịch nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Tháng HSX HNX

Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng

Tháng 1 98.195.527.000 5.478.929 (294.131.158.100) (2.194.230)

Tháng 2 1.072.676.925.000 45.836.782 94.887.672.400 10.558.191

Tháng 3 (916.417.993.000) (2.689.424) (21.297.576.600) 621.535

Tháng 4 1.644.022.730.000 78.021.110 200.432.820.000 14.344.869

Tháng 5 1.143.401.988.000 48.771.989 211.506.474.900 11.250.422

Tháng 6 1.080.447.371.000 56.575.896 447.519.711.200 24.843.206

Tháng 7 501.161.193.000 26.432.044 250.866.697.200 15.306.346

Tháng 8 (485.376.030.000) (2.209.467) (64.113.663.400) (2.647.820)

Tháng 9 (946.490.380.000) (63.173.799) (99.128.044.532) (7.428.511)

Tháng 10 1.114.624.530.000 71.715.082 40.525.674.800 6.084.252

Tháng 11 (495.743.746.000) (1.192.870) 114.298.791.100 10.208.683

Tháng 12 (2.246.925.470.000) (94.099.387) (193.355.904.900) (12.799.733)

Tính chung, từ đầu năm 2015 đến nay khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng tích cực trên

cả hai sàn, cụ thể: Trên HSX khối ngoại đã mua ròng hơn 227,3 triệu CP tương ứng giá trị hơn

4.063 tỷ đồng. trên HNX khối ngoại đã mua ròng hơn 70.7 triệu CP tương ứng giá trị hơn 767

tỷ đổng. tổng cả hai sàn khối ngoại đã mua ròng hơn 298 triệu CP tương ứng giá trị mua ròng

4.830 tỷ đồng. Trong năm 2015. khối ngoại có 3 thời điểm bán ròng mạnh là các thời điểm

tháng 3, tháng 8 - 9/2015 và tháng 11 - 12/2015.

0.2

3.3

2.2 2.7

3.1

7.5

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2013 2014 2015

Tỷ c

ổ p

hiế

u

Lƣợng CP niêm yết mới

Niêm yết lần đầu Niêm yết bổ sung

Page 35: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

35 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Đợt bán ròng tháng 3 diễn ra sau khi thị trường có giai đoạn tăng trưởng mạnh từ mức

VNINDEX 513 điểm cuối năm 2014 lên mức 602 điểm cuối tháng 2/2015, tổng khối lượng

bán ròng tháng 3 là hơn 2.068.000 CP tương ứng giá trị 937 tỷ đồng trên cả hai sàn.Thực tế

cho thấy hoạt động bán ròng này mang nhiều đặc điểm của hoạt động chốt lời ngắn hạn,

phản ánh các giao dịch thông thường của các nhà đầu tư nước ngoài. Động thái bán ròng

này đã tác động lớn tới diễn biến thị trường tháng 3 khi VNINDEX suy giảm từ mức đỉnh 602

điểm xuống mức đáy 537 điểm cuối tháng 3.

Trong đợt bán ròng của tháng 8 - 9/2015 NĐTNN đã bán ròng hơn 112,8 triệu CP tương ứng

giá trị bán ròng hơn 1.838 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đợt bán ròng này diễn ra sau khi thị

trường đã có giai đoạn tăng trưởng mạnh từ mức VNINDEX 528 điểm tại ngày 18/05 lên mức

đỉnh 641 điểm tại ngày 15/07, và nguyên nhân chính khiến NĐTNN bán ròng mạnh thời điểm

này xuất phát từ 2 sự kiện lớn:

o Trung Quốc chính thức thả nổi đồng nhân dân tệ (NDT), khiến đồng tiền này mất giá

hơn 5% kéo theo động thái phá giá đồng tiền của hàng loạt Quốc gia khác tại khu vực Châu Á, đặc biệt là các thị trường mới nổi và cận biên. Thực tế này đã kích hoạt động thái rút vốn hàng loạt của các NĐTNN tại các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam.

o Sự kiện FED họp xem xét tăng lãi suất trở lại lần đầu tiên trong kỳ họp cuối tháng 9/2015, điều này cũng thúc đẩy quá trình rút vốn của dòng vốn từ Mỹ ra khỏi các thị trường mới nổi và cận biên diễn ra quyết liệt hơn và thực tế hầu hết các thị trường này đều bị bán ròng lớn.

Trong đợt bán ròng tháng 11-12/2016 khối ngoại đã bán ròng hơn 97,8 triệu CP tương

đương giá trị bán ròng hơn 2.821 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đợt bán ròng này diễn ra sau khi

thị trường có đợt hồi phục tăng điểm từ mức đáy 510 điểm lên mức 617 điểm trong khoảng

thời gian từ 25/08 đến 06/11/2015. Nguyên nhân chính khiến NĐTNN bán mạnh thời điểm

này xuất phát từ các yếu tố như:

o Khả năng tăng lãi suất lần đầu của FED trong kỳ họp tháng 12/2015 gần như chắc chắn (thực tế FED đã tăng 0,25% các lãi suất điều hành trong kỳ họp ngày 18-19/12/2015), điều này khiến cho một bộ phận dòng tiền đầu tư trở lại Mỹ khi chi phí vốn dự báo sẽ tăng trở lại khi FED hành động.

o Trước thực tế đồng USD đang mạnh lên trông thấy so với các đồng tiền khác trên thế giới thì VND cũng không phải là ngoại lệ. Tỷ giá VND/USD biến động theo hướng căng thẳng trong suốt thời gian cuối tháng 11 và cả tháng 12, diễn biến này càng khiến khối ngoại đẩy mạnh bán ròng tài sản tài chính tại Việt Nam trong đó có cả trái phiếu và cổ phiếu nhằm tránh rủi ro NHNNVN có thể điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD đầu năm 2016.

o Ngoài hoạt động bán ròng của các NĐTNN nói chung, thì hoạt động cơ cấu danh mục của hai quỹ VNM ETF và FTSE ETF trong tháng 12/2015 cũng theo hướng không tích cực, cụ thể: (1) các quỹ này đều bị giảm số lượng chứng chỉ quỹ do hoạt động rút vốn của NĐT, (2) việc tái cơ cấu tỷ trọng danh mục cũng khiến các quỹ này bán giảm tỷ

trọng một số cổ phiếu bluechip lớn tại TTVN, trong khi các cổ phiếu được thêm mới đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tác động lớn tới chỉ số, do đó nhìn chung các quỹ này cũng bán ròng trong quá trình tái cơ cấu danh mục.

Mặc dù vậy, thì tính chung thị trường Việt Nam vẫn là một trong những thị trường ít bị tác động

bởi sự rút ra của dòng vốn Quốc Tế so với các thị trường mới nổi và cận biên khác, nguyên

nhân là trong những năm qua trong khi các thị trường khác hưởng lợi lớn từ các dòng vốn Quốc

Tế thì thị trường Việt Nam lại không nhận được sự hỗ trợ lớn này do quy mô thị trường còn nhỏ

và giới hạn giao dịch đối với NĐTNN vẫn còn lớn, đến giữa năm 2015 thì việc nới room ngoại

mới thực sự được thực hiện.

Dự báo dòng vốn ngoại năm 2016

Chúng tôi cho rằng việc FED sẽ tăng dần lãi suất đồng USD và việc đồng NDT của Trung Quốc

tiếp tục mất giá trong năm 2016 kéo theo sự mất giá của hàng loạt các đồng tiền khác trong

khu vực Châu Á có thể khiến dòng vốn Quốc Tế tiếp tục rút ra khỏi các thị trường mới nổi và

cận biên. Tuy nhiên Việt Nam sẽ là một trong những nước ít chịu sự tác động từ động thái này,

thậm chí thị trường Việt Nam có thể đón nhận thêm các dòng vốn Quốc Tế đi tìm các cơ hội

Page 36: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

36 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

đầu tư mới ở các thị trường tài chính sơ khai, đặc biệt là khi Việt Nam đã: (1) chính thức mở

room giao dịch cho NĐTNN và (2) Chính Phủ Việt Nam đang có các kế hoạch thoái vốn hàng

loạt tại các doanh nghiệp lớn có hiệu quả với quy mô thoái vốn lên đến hàng chục ngàn tỷ

đồng, (3) ngoài ra thì quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được thúc đẩy

trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tạo điều kiện đưa ra thị trường nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng

cho khối ngoại.

Như vậy, mặc dù yếu tố biến động tỷ giá có thể khiến dòng vốn Quốc Tế thận trọng trong từng

thời điểm, tuy nhiên với những cơ sở nêu trên, chúng tôi cho rằng năm 2016 vẫn sẽ là năm Việt

Nam ghi nhận trạng thái mua ròng của các NĐTNN, thậm chí có thể ghi nhận khối lượng và giá

trị mua ròng lịch sử khi các thương vụ M&A lớn và hoạt động mua lại các đơn vị thoái vốn của

nhà nước đang được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho TTCKVN 2016.

Kịch bản thị trƣờng chứng khoán trong năm 2016

Các yếu tố hỗ trợ thị trƣờng chứng khoán năm 2016

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định theo hướng tích cực (tăng trưởng GDP tích cực, tăng trưởng tín dụng khá, lãi suất thấp, lạm phát thấp, sản xuất công nghiệp tăng khá…).

Hệ thống doanh nghiệp tiếp tục cải thiện hoạt động thông qua kết quả kinh doanh có tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2014, và dự báo kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2015 của hệ thống doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiện tích cực.

Hàng loạt chính sách phát triển thị trường của các cơ quan quản lý bạn hành sẽ ngấm dần vào thực tế thị trường (Nghị định 60, Nghị định 118, Thông tư sử đổi thông tư 74, Tăng biên độ giao dịch UPCOM, tiến tới áp dụng margin cho UPCOM, Thông tư 23 NHNN, chờ đợi quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện…)

Kênh đầu tư chứng khoán vẫn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế đang có xu hướng trăng trưởng trong trung và dài hạn.

Kế hoạch thoái vốn của SCIC, các tổng công ty nhà nước, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục được kỳ vọng giúp thị trường đón nhận nhiều sự quan tâm

hơn của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Các yếu tố rủi ro của thị trƣờng chứng khoán năm 2016:

Rủi ro biến động tỷ giá, sau khi FED đã chính thức bước vào lộ trình tăng dần lãi suất đồng USD và Ngân hàng TW Trung Quốc đã áp dụng chính sách thả nổi đồng nhân dân tệ (NDT). USD có thế tiếp tục tăng giá và NDT tiếp tục mất giá sẽ tạo sức ép giảm giá VND trong năm 2016.

Động thái tiến tới thay đổi về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN có thể khiến thị trường bị ảnh hưởng. Các mục tiêu điều hành tỷ giá sẽ linh hoạt hơn trong năm 2016, thay vì chính sách cố gắng giữ ổn định giá trị VND như trong 2 năm 2014 – 2015.

Hoạt động phát hành thêm của doanh nghiệp niêm yết tiếp tục diễn ra phổ biến tạo áp lực tăng cung lên thị trường.

Kế hoạch thoái vốn ngoài ngành và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục tạo áp lực nguồn cung tăng trên thị trường.

Page 37: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

37 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Kịch bản TTCK năm 2016

Căn cứ trên các yếu tố hỗ trợ và rủi ro như đã nêu trên, chúng tôi đưa ra kịch bản thị trường

chứng khoán tham chiếu theo chỉ số VN-Index như sau:

Về cơ bản, thị trường năm 2016 tiếp tục xu thế tăng trưởng dài hạn đã hình thành từ cuối

năm 2011 tới nay, tuy nhiên do các yếu tố hỗ trợ và rủi ro đan xen nên diễn biến thị trường

cũng có sự tăng giảm tương ứng, trong đó cận dưới của chỉ số VN-Index có sự tăng dần theo

đường xu thế tăng dài hạn và đường cân trên của chỉ số này biến động trong vùng giới hạn

quanh ngưỡng 620 – 640 điểm. Kịch bản này phản ánh những hạn chế của thị trường do tác

động của yếu tố tỷ giá biến động trong năm và dòng tiền thị trường có phần bị hút vào các

thương vụ IPO lớn.

Chúng tôi kỳ vọng thời điểm cuối năm 2016 sẽ là thời điểm mà chỉ số VN-Index có thể bứt

phá qua đường cận trên tại vùng 640 điểm để hình thành xu thế tăng mới tích cực hơn với

sự phản ánh rõ ràng hơn những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung và của hệ

thống doanh nghiệp nói riêng.

Page 38: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

38 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU 2016

Ngành Tiêu điểm Cổ phiếu ƣa thích

Cảng biển Tiếp tục tăng trưởng nhờ động lực từ FDI và các Hiệp định thương mại VSC, PDN, DVP

Ngân hàng Tiếp tục phân hóa VCB, MBB

Bất động sản

(tập trung nhóm khu công nghiệp)

Cơ hội mua cho năm 2017 VIC, SCR, KBC, ITA

Hóa chất Cơ hội bứt phá DGC

Công nghệ thông tin Trước nhiều cơ hội phát triển cùng kết cấu Hạ tầng quốc gia và Hội nhập FPT, ELC

Dệt may Triển vọng tăng trưởng tốt VGG, M10 (OTC)

Page 39: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

39 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Cảng biển: Tiếp tục tăng trƣởng nhờ động lực từ FDI và các Hiệp định thƣơng mại

Mã cp

Rating Vốn hóa

(Tỷ đồng)

Giá hiện

tại (12/2015)

Giá mục

tiêu

(12 tháng)

Upside

%

EPS

2016

EPS

growth

LTM

P/E

LTM

P/B

Forward

P/E

2016

Cảng biển

Vinconship VSC MUA 3.168 76.000 93.400 30.8% 7.807 13,1% 10,9x 2,2x 9,6x

Dong Nai Port PDN MUA 478 38.200 56.400 47.6% 5.045 9,9% 8,1x 1,3x 7,3x

Dinh Vu Port DVP MUA 2.540 64.000 83.500 30.5% 8.338 14,9% 8,7x 2,6x 7,6x

Tiêu điểm

Tăng trƣởng sản lƣợng của ngành cảng biển VN đạt 10,9% trong giai đoạn

2006-2014, trong đó, tăng trƣởng container đạt 14,9%.

Dòng vốn FDI và việc tham gia các FTA sẽ tiếp tục là động lực tăng trƣởng

xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, hoạt động cảng biển

đƣợc kỳ vọng tiếp tục giữ tốc độ tăng trƣởng cao trong giai đoạn tới.

Việt Nam trong năm 2015 đã tham gia kí kết các hiệp điệp thương mại Việt Nam – EU,

Việt Nam – Hà Quốc , Việt Nam EAEU , và đặc biệt là TPP. Các hiệp định thương mại này

sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa , tạo động lực tăng trưởng cho ngành cảng biển.

Ngoài ra, xu hướng chuyển dịch nhà máy về Việt Nam xuất khẩu đi toàn cầu cũng giúp

tăng trưởng sản lượng thông qua.

Hoạt động cảng biển có sự phân hóa rõ rệt. Hệ thống cảng biển Việt Nam được

chia làm 6 khu vực. Tuy nhiên, chỉ có nhóm cảng số 1 (Khu phía bắc từ Quảng Ninh đến

Ninh Bình) và nhóm cảng số 5 – khu Đông Nam Bộ là chiếm phần lớn thị phần . Đặc

biệt, nhóm hàng container thì hai khu vực này chiếm đến 93% thị phần.

Tại nhóm cảng số 1 (phía Bắc), hiện tại cung cầu chênh lệch không lớn. Tuy nhiên,

với việc cầu Bạch Đằng và cảng Lạch Huyện được xây dựng, vị thế của các nhóm cảng

sẽ có thay đổi đáng kể trong nhóm số 1 (phía Bắc). Chúng tôi đánh giá cao cụm cảng tại

khu bán đảo Đình Vũ trong giai đoạn tới do những lợi thế về vị trí của khu vực này.

Tại nhóm cảng số 5 (Đông Nam Bộ), thị phần container tập trung vào một công ty là

Tân cảng Sài Gòn và các công ty con. Việc khoảng cách cung cầu lớn dẫn đến việc dư

thừa cung lớn tại khu vực này khiến cho triển vọng các doanh nghiệp khác làm hàng

container là không sáng sủa.

Page 40: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

40 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Tổng Quan Ngành Cảng Biển Việt Nam

Hệ thống cảng biển Việt Nam

Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tăng

trưởng gộp 10,9%/năm trong đó mặt hàng container tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng

14,9%/năm

(Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam)

Động lực tăng trưởng chính cho ngành cảng biển trong giai đoạn này là đến từ hàng hóa xuất

nhập khẩu của Việt nam. Thông kế cho thấy sản lượng bốc xếp hàng hóa, sản lượng container

Hệ thống cảng biển được phân loại thành 6 nhóm cảng

chính bao gồm:

Nhóm 1: Cảng biển miền Bắc từ Quảng

Ninh đến Ninh Bình.

Nhóm 2: Cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh

Hóa đến Hà Tĩnh.

Nhóm 3: Cảng biển miền Trung từ Quảng Bình

đến Quảng Ngãi.

Nhóm 4: Cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình

Định đến Bình Thuận.

Nhóm 5: Cảng biển miền Đông Nam Bộ.

Nhóm 6: Cảng biển Đồng bằng sông Cửu

Long.

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng sản lượng Container (2006 – 2014) Đơn vị: TEU, 1TEU = 1container 20’

CARG=

14,7%G

-

100.00

200.00

300.00

400.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng sản lượng hàng bốc xếp qua cảng (2006 – 2014)

Đơn vị: Triệu tấn

CARG=

10,9%G

Page 41: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

41 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

có sự tăng trưởng đồng biến với tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam theo thông kế từ

năm 2016 -2014.

(Nguồn: Tổng cục thống kê – MBS)

Thị phần nhóm cảng

(Nguồn: Cục Hàng Hải – MBS)

Về Thị phần bốc xếp chung thì nhóm cảng số 1 chiếm 32% sản lượng bốc xếp trong khi nhóm

cảng số 5 chiếm 44% thị phần. Các nhóm cảng còn lại chỉ chiếm 24% thị phần. Tuy nhiên,

riêng về mặt hàng container thì đến 93% là tập trung tại khu vực nhóm cảng số 1 và số 5 , tập

trung ở các khu vực là Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh và Cái Mép Thị Vải.

0

50

100

150

200

250

300

350

400

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng Container Trị giá XNK Tộng lượng hàng hóa

32%

44%

24%

Thị phần nhóm cảng

Nhóm cảng I

Nhóm cảng 5

Nhóm khác

33%

49%

11%

7%

Hàng Container

Hải Phòng

Hồ Chí Minh

Cái mép thị vải

Khác

82.12

6.71

23.8

17.5 122.7

6.3

Nhóm cảng biển số 1

Nhóm cảng biển số 2

Nhóm cảng biển số 3

Nhóm cảng biển số 4

Nhóm cảng biển số 5

Nhóm cảng biển số 6

Sản lượng hàng hóa thông qua các nhóm cảng biển – thị phần hàng hóa các nhóm cảng

Đv: Triệu tấn

Mặc dù sản lượng bốc xếp tại nhóm cảng

số 5 cao hơn tuy nhiên, xét theo độ hiệu

quả theo chỉ tiêu sản lượng / chiều dài

cầu cảng thì nhóm cảng số 1 có hiệu

suất sử dụng cao hơn hẳn so với nhóm

cảng số 5.

Page 42: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

42 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Động lực tăng trưởng.

Chúng tôi kì vọng ngành cảng biển sẽ tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng như trong giai đoạn

vừa qua dựa trên nên tảng của các hiệp định FTA và dòng vốn FDI vào Việt Nam

Trong năm qua , Việt Nam tiếp tục tham gia ký kết các hiệp định FTA với các khu vực

kinh tế:

Vietnam – Hàn Quốc: Đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tháng 5/2015 để dần

loại bỏ các hàng rào thuế quan trong 15 năm tới

Vietnam – EAEU: 29/5/2015, thành lập vùng tự do thương mại giữa Việt Nam và các

quốc gia EAEU (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) để loại bỏ thuế trong 10

năm tới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đến EAEU: gạo, thủy sản, may mặc,

da giày, gỗ.

Vietnam – EU: 4/8/2015, ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Cộng đồng

chung châu Âu, trong đó:

Việt Nam tự do hóa 65% thuế nhập khẩu các mặt hàng của EU vào Việt Nam, phần còn lại

sẽ dần được gỡ bỏ sau 10 năm.

Thuế nhập khẩu vào EU sẽ được gỡ bỏ sau 7 năm.

Hiệp định TPP: Bao gồm 12 nước thành viên: Brunei, Chile, Singapore, New Zealand,

Australia, Canada, Japan, Malaysia, Mexico, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam. Các quốc gia thành

viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa

toàn cầu

Các hiệp đinh thƣơng mại kí với các nƣớc đều là bạn hàng lớn hiện tại của Việt Nam,

dự kiến sẽ làm gia tăng việc luôn chuyển hàng hóa. Trong quá khứ, mỗi khi Việt nam

tham gia một hiệp định thƣơng mại thì giá trị hàng hóa xuât nhập khẩu đều tăng

mạnh những năm sau đó.

Đi cùng với các hiệp định thương mại là dòng vốn FDI vào Việt Nam. Các công ty lớn trên thế

giới hiện tại cũng có xu hướng chuyển dịch nhà máy tại Việt Nam để xuất khấu đi toàn cầu do

chi phí nhân công rẻ hơn và nhiều ưu đãi về thuế. Những cái tên lớn điển hình như Microsoft,

Intel, LG, Samsung , Canon… đều đã chuyển nhà máy về Việt Nam. Các công ty dệt may của

Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kong cũng có xu hướng này. Xu hướng này cũng sẽ giúp sản

lượng xuât nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mạnh , tạo động lực tăng trưởng

cho ngành cảng biển.

20%

13%

12%

15%

10%

10%

5%

2%

2%

11%

Hoạt động XNK

China

EU

America

Asean

Japan

Korea

Taiwan

Hong Kong

AUS

Other

0%

1000%

2000%

3000%

4000%

5000%

6000%

7000%

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Xuất khẩu (tỷ USD)) Nhập khẩu (tỷ USD) Tăng trưởng

ASEAN APEC

ACFTA

AKFTA

WTO

AJCEP/VJEPA

AIFTA/AANZFTA

VCUFTA

Hoa Kỳ

VCFTA

0

10

20

30

2010 2011 2012 2013 2014 9M.2014 9M.2015

Vốn đăng ký và cấp mới Vốn thực hiện

CN chế biến,chế tạo;

66.3%

SX, PP điện, khí,

nước,điều hòa; 15.3%

KD bất động sản; 10.6%

Page 43: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

43 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Nhóm Cảng Hải Phòng

(Nguồn MBS- Hiệp hội cảng biển)

Xét về mặt vị trí, nhóm cảng tại bán Đảo Đình Vũ có lợi thế hơn so với nhóm trong khu

Sông Cấm do :

Nhóm tại Đình Vũ năm tại phía ngoài , có thể đón tàu ở đầu luồng.

Nhóm cảng tại Đình Vũ có mướn nước sâu hơn nên có khả năng đón tàu trọng tải

lớn hơn từ 20.000 DWT – 40.000 DWT so với 10.000 DWT – 15.000 DWT

Hiện tại, nhiều cảng đã vượt qua công suất thiết kế danh nghĩa như cảng Đình Vũ, Nam Hải

Đình Vũ, Green Port, Hải An. Khả năng mở rộng các cảng ở khu vực này cũng đang rất hạn

chế khi quỹ đất đang cạn kiệt. Chỉ còn một số cảng có khả năng mở rộng như PTSC Đình Vũ,

Tân Vũ – Cảng Hải Phòng, Vip Green.

Chênh lệch cung cầu tại nhóm cảng này hiện tại cũng không lớn. Tuy nhiên , dự kiến năm tới

sẽ có nguồn cung tăng mới từ cảng Tân Vũ (Cảng Hải Phòng) và cảng Vip – Green Port.

Ngoài ra, việc xây dựng một số các hạ tầng giao thông như cầu Bạch Đằng, xây dựng cảng

Lạch Huyện cũng sẽ làm thay đổi lợi thế của các cảng biển trong khu vực.

Nhóm cảng tại Hải Phòng bao gồm

nhóm cảng trong sông Cấm như

Chùa Vẽ, Vicoship, Hải An ,

Transivina và nhóm cảng tại bán

đảo Đình Vũ bao gồm cảng Đình Vũ,

Tân Vũ, Vip Green, Nam Hải Đình

Vũ.

29%

6%

17% 8% 2%

4%

11%

9%

6% 8%

Thị phần bốc xếp 2014

Hai Phong

Doan Xa

Dinh Vu

PTSC

Transvina

Tân cảng 128

Greenport

Hai An

Nam Hai

Thị phần nhóm cảng hiện tại : Cảng

Hải Phòng chiếm thị phần cao nhất

29%, tiếp đến là cảng Đình Vũ 17%

,cảng Green Port của Vicoship là

9%. Nam Hải Đình Vũ hiện tại cũng

chiếm khoảng 15% thị phân trong

khu vực này

Page 44: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

44 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Cầu Bạch Đằng

Cầu Bạch Đằng nối dự kiến xây dựng sẽ nối đường 5 với Quảng Ninh. Tuyến đường đã khởi

công 25/1/2015 tại Quảng Ninh, dài 5.4km (cầu dài 3km), dự kiến hoàn thiện năm 2017. Vị

trí của cầu dự kiến nằm tại giữa hai khu Hải An và bán đảo Đình Vũ. Cây cầu nằm ngay

trước cảng Hải An. Như vậy, dự kiến trong thời gian xây dựng cầu, các cảng phía trong

sông Cấm sẽ bị ảnh hưởng do việc xây dựng sẽ làm các tàu di chuyển khó khăn. Ngay cả

khi xây dựng xong, việc di chuyển chui qua tàu cũng sẽ làm các hãng tàu e ngại. Trong khi

đó, nhóm cảng ngoài khu Đình Vũ sẽ không bị ảnh hưởng.

Nguồn cung tăng từ cảng Tân Vũ và cảng Vip Green mới của Viconship

Dự kiến, trong năm 2016, nguồn cung tại khu vực Hải Phòng sẽ gia tăng đáng kể từ cảng

Tân Vũ và Cảng Vip Green.

Cảng Tân Vũ của cảng Hải Phòng dự kiến sẽ tăng công suất từ 700.000 TEUs lên 1.000.000

TEUs vào năm 2016. Trong khi đó, tháng 11 vừa qua, Vicoship cũng đã khánh thành cảng

Vip Green mới với công suất 600.000 TEUs.

Các yếu tố tác động đến tƣơng quan

cảng biển Hải Phòng

Cảng nước sâu Lạch Huyện

Cảng mới Vip Green

Port

Cảng Tân Vũ tăng

công suất

Cầu Bạch Đằng

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

Thousa

nds

Công suất Sản lượng 2014

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nhu cầu Công suất

Page 45: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

45 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Theo MBS ước tính, nguồn cũng của nhóm cảng Hải Phòng sẽ tăng lên hơn 5.000.000 TEUs

trong năm 2016. Tuy nhiên, với nhu cầu đang tăng trưởng với tốc độ cao, MBS ước tính

việc tăng cung sẽ nhanh chóng được lấp đầy sau năm 2017.

Cảng Lạch Huyện:

Cảng Lạch Huyện là dự án nước sâu nằm tại đảo Cát Hải – Hải Phòng. Đây được định vị là

cảng của ngõ quốc tế với mớn nước sâu, có thể đón được tàu trọng tải lên đến 100.000

DWT, gấp 4-5 lần các cảng trong khu vực Hải Phòng. Hiện tại, hợp phần A của cảng đang

được triển khai từ đầu năm 2014 với tổng mức đầu tư 18.600 tỷ VND. Hợp phần B do liên

doanh Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và công ty Nhật Bản Molnykit làm chủ đầu tư dự

kiến sẽ đưa hai cầu cảng vào khai thác vào năm 2018

Tổng diện tích: 60ha

Chiều dài cầu bến: 2.250 m

Cốt luồng: 13m

Trọng tải tàu tiếp nhận: 100.000 DWT

Trọng tải Sàn Lan: 150TEU

Năng lực thông qua: 1.100.000 TEU/năm

Dự kiến hoạt động: Năm 2018 - 2019

Sau khi đi vào hoạt động, bến cảng sẽ thu hút tàu mẹ đi thẳng châu Âu và Mỹ cập cảng,

không cần phải chạy các tuyến feeder qua các cảng của Singapore, Malaysia, Hồng Không để

trung chuyển, sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Như

vậy, đây là cảng có lợi thế nhất sau khi đi vào hoạt động, cạnh trạnh nguồn hàng với các

cảng hiện tại. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng trưởng tốt hàng năm như hiện tại, ước tính chênh

lệch cung cầu sau khi cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động là không lớn. Các cảng cũ trong

khu vực Hải Phòng vẫn sẽ đảm bảo được hiệu suất hoạt động của mình.

Nhƣ vậy, có thể thấy nhóm cảng tại bán đảo Đình Vũ sẽ đƣợc hƣởng lợi trƣớc mắt

từ nhu cầu tăng cao trong khu vực và việc xây dựng cầu Bạch Đằng. Ngoài ra, cao

tốc Hà Nội – Hải Phòng đã khánh thành cũng sẽ giúp hạ tầng giao thông của khu

vực này ngày càng thuận tiện. Trong khi đó, việc cảng Lạch Huyện đi vào hoạt

động sau năm 2018 cũng không làm ảnh hƣởng nhiều đến khu vực này khi công

suất của cảng Lạch Huyện trƣớc mắt chỉ đáp ứng đƣợc khoảng gần 20% nhu cầu.

Page 46: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

46 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Nhóm cảng Đông Nam Bộ

Khu vực Mớn nƣớc Tàu trọng tải tối

đa

Hồ Chí Minh -8.5 m 36.000 DWT

Đồng Nai -5m 5.000 DWT

Hiệp phƣớc -9.5m 50.000 DWT

Cái Mép Thị Vải -14m 140.000 DWT

(Nguồn: MBS tổng hợp)

Hiện trạng chung của nhóm cảng Đông Nam Bộ hiện tại là nguồn cung và cầu chênh lệch

rất lớn. Đặc biệt là khu vực Cái Mép Thị Vải mặc dù có lợi thế là cảng nước sâu, có thể đón

tàu trọng tải lên đến 140.000 DWT, tuy nhiên, do nguồn hàng chưa nhiều và hệ thống giao

thông chưa thuận tiện nên các tàu chưa cập cảng nhiều. Chênh lệch cung cầu tại khu vực

này là rất lớn.

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

2013 2014 2015E 2016F

Nhóm Cảng HCM

Nhu Cầu Cung

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

2011 2012 2013 2014

Nhóm cảng Cái Mép Thị Vải

Nhu cầu Cung

Nhóm cảng Đông Nam Bộ bao gồm

bốn khu vực là :

Khu trung tầm HCM,

Khu Hiệp Phước,

Khu Đồng Nai

Khu Cái Mép Thị Vải.

Nhóm cảng Hồ Chí Minh hiện tại là

khu bốc xếp chính do lợi thế gần

Trung tâm kinh tế Hồ Chí Minh,

Đồng Nai, Bình Dương.

Nhóm cảng tại Cái Mép Thị Vải mặc

dù có thể đón được tàu lớn do mớn

nước sâu, tuy nhiên do lượng hàng

chưa nhiều nên chưa phát triển.

Page 47: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

47 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Các công ty bốc xếp container trong khu vực này cũng gặp phải tình trạng là dư thừa công

suất nhiều. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với cảng Cát Lái hiện tại chiếm đến 85% thị

phần xuất nhập khẩu container tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên vẫn gặp tình trạng

thừa công suất.

Các công ty làm hàng container trong khu vực này sẽ gặp khó khăn do cạnh tranh lớn và thị

phần nhỏ. Các công ty có hướng đi riêng ngoài hàng container mới có thể có lợi thế hơn.

-

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

3,500,000

4,000,000

4,500,000

5,000,000

Cảng Sài gòn

VICT Bến nghé Bông sen Tân cảng cát lái

SPCT

Capacity Volume 2014

85%

15%

Thị phần bốc xếp XNK

Tan Cang Sai Gon

Cảng Khác

Page 48: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

48 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

DVP (MUA) – Nhà vận hàng cảng hiệu quả hàng đầu

Chúng tôi xác định giá mục tiêu đối với cổ phiếu DVP của công ty cổ phần ĐT & PT

Cảng Đình Vũ là 83.500 đồng, cao hơn hiện tại 30,5% dựa vào các luận điểm sau:

DVP là công ty vận hành cảng hàng đầu tại Hải Phòng với vị trí thuận lợi và trang

thiết bị hiện đại

Cảng Đình Vũ là công ty con của Cảng Hải Phòng, nằm tại bán đảo Đình Vũ có thể tiếp nhận

được tàu 40.000 DWT, lớn nhất khu vực Hải Phòng. Cảng Đình Vũ hiện tại chiếm 17% thị phần

bốc xếp container tại khu vực. Cảng được trang bị các trang thiết bị hiện đại bao gồm cẩu QC

và RTG. Với việc nhu cầu bốc xếp trong khu vực Hải Phòng dự báo tăng trưởng trung bình 15%

/ năm, cảng Đình Vũ vẫn có thể tăng trưởng sản lượng khoảng 7%-10% trong năm 2016 trước

khi hết công suất.

Chi phí khấu hao sẽ giảm trong năm 2015 và 2016

Do chính sách khấu hao nhanh nhà cửa vật kiến trúc chỉ từ 5-7 năm, so với các cảng khác là từ

10-25 năm. Chúng tôi ước tính khấu hao của DVP sẽ giảm 20 tỷ trong năm 2015 và từ 10-15 tỷ

trong năm 2016 giúp gia tăng lợi nhuận cho DVP.

Liên doanh SITC – Đình Vũ hoạt động hiệu quả

Liên doanh SITC- Đình Vũ là công ty liên doanh của cảng Đình Vũ với hãng tàu SITC từ năm

2011 hoạt động trong lĩnh vực depot, vận chuyển, bốc xếp, kho CFS. Liên doanh này hoạt động

rất hiệu quả , với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp lần lượt là 59,1% và 78%.

Năm 2015 dự kiến đóng góp 20 tỷ cổ tức cho DVP.

ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi định giá mục tiêu của cổ phiếu DVP là 83.500 đồng, cao hơn 30.5% giá hiện tại dựa trên

hai phương pháp so sánh PE và FCFE. Giá mục tiêu tương đương với mức forward PE là 7,6x và 7,0x

cho năm 2016 và 2017.

RỦI RO ĐẦU TƢ CHÍNH

Rủi ro chính trị từ Trung Quốc

Phần lớn sản lượng của Đình Vũ hiện tại đến từ hãng tàu SITC của Trung Quốc, cũng là đối tác quan

trọng của cảng Đình Vũ. Các chuyến tàu phần lớn là giao thương với Trung Quốc, đối tác thương

mại lớn nhất của Việt Nam. Trong trường hợp có giao tranh chính trị giữa Trung Quốc và Việt

Nam,sản lượng qua cảng Đình Vũ có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Rủi ro thanh khoản cổ phiếu

Cơ cấu cổ đông hiện tại của DVP là rất cổ đặc nên lượng cổ phiếu lẻ là rất ít. Vì vậy, thanh khoản của cổ phiếu DVP là rất thấp, trung bình chỉ dưới 10.000 cổ phiếu / phiên.

PDN (MUA) – Chiến lƣợc phù hợp, tiềm năng tăng trƣởng còn

lớn

Chúng tôi xác định giá mục tiêu đối với cổ phiếu PDN của công ty cổ phần Cảng Đồng Nai là 56.400 đồng, cao hơn hiện tại 47,6% dựa vào các luận điểm sau:

Cảng Đồng Nai có vị trí chiến lƣợc – phân khúc phù hợp

Cảng Đồng Nai bao gồm hai nhóm cảng là Long Bình Tân và Khu Gò Dầu. Cảng Long Bình Tân

nằm tại vị trí chiến lược tại tam giác kinh tế Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, tuy

nhiên chỉ có mớn nước nông nên cảng định vị làm cảng trung chuyển và cảng hàng rời là khá

phù hợp. Khu bến cảng Gò Dầu cũng năm tại vị trí thuận lợi , thượng lưu sông Thị Vải, đoạn

tiếp giáp giữa Đồng Nai và Bình Dương. Hiện tại, cảng Gò Dầu là một trong 3 cảng hàng rời lớn

nhất nhóm cảng Đông Nam Bộ.

Page 49: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

49 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Bến cảng 30.000 DWT mới giúp tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí cho khách

hàng.

Nhằm tăng khả năng cạnh tranh, cảng Đồng Nai đã khánh thành giai đoạn 1 của bến cảng

30.000 DWT tại khu Gò Dầu B, có khả năng tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT thay vì 15.000 DWT

như trước đây. Ước tính, bến cảng mới sẽ giúp các doanh nghiệp làm hàng tiết kiệm 15% chi

phí vận chuyển. Bến cảng mới trước mắt sẽ phục vụ nhu cầu bốc xếp của nhà máy nhà máy

Alumin Tân Rai Lâm Đồng và các khu công nghiệp lân cận cảng.

Cảng Nhà Rồng Khánh Hội – Cảng Sài Gòn di dời giúp cảng Đồng Nai có thể giành thị

phần lớn hơn.

Theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, các cảng tại khu vực Sông Sài Gòn sẽ phải di dời

hoặc không được mở rộng. Năm 2016, dự kiến cảng Nhà Rồng Khánh Hội thuộc cảng Sài Gòn

sẽ phải di dời về khu bến Hiệp Phước tại hạ lưu sông Hiệp Phước, các xa trung tâm HCM và

các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Việc di dời này sẽ giúp các cảng hàng rời như cảng Đồng Nai

được hưởng lợi khi mà lượng bốc xếp trung bình cảng Nhà Rồng Khánh Hội khoảng 2 triệu tấn /

năm.

ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi định giá mục tiêu của cổ phiếu PGS là 56.400 đồng, cao hơn 47,6% giá hiện tại dựa trên

hai phương pháp so sánh PE và FCFF. Giá mục tiêu tương đương với mức forward PE là 7,3x và 5,7x

cho năm 2016 và 2017.

RỦI RO ĐẦU TƢ CHÍNH

Rủi ro về cơ cấu cổ đông

Hiện tại cổ đông lớn của PDN bao gồm: Tổng công ty phát triển khu công nghiệp – 51% và Quỹ

Đầu tư Phát triển cảng Đồng Nai – 3.75%. Việc tăng vốn để phát triển của PDN gặp hạn chế khi mà

không có sự đồng thuận của các cổ đông này.

Rủi ro thanh khoản cổ phiếu

Hiện tại thanh khoản của PDN là khá thấp với khối lượng giao dịch chỉ khoảng gần 3.000 cổ phiếu /

phiên.

VSC (MUA) – Tăng trƣởng nhờ cảng mới VIP Green Port

Chúng tôi xác định giá mục tiêu đối với cổ phiếu VSC của công ty cổ phần Container

Việt Nam là 93.400 đồng, cao hơn hiện tại 30,8% dựa vào các luận điểm sau:

VSC là nhà vận hàng cảng hàng đầu với đội ngũ ban lãnh đao kinh nghiệm

VSC hiện tại đang là nhà vận hàng cảng hàng đầu tại khu vực Hải Phòng với khoảng 11% thị

phần. Công ty có đội ngũ ban lãnh đão lâu năm trong ngành và có mối quan hệ tốt với các

hãng tàu.

Cảng mới Vip Green Port tạo động lực tăng trƣởng cho VSC

Tháng 11 năm 2015, VSC đưa cầu cẩng số 1 của cảng Vip Green Port đi vào hoạt động. Đây là

cảng có vị trí thuận lợi, nằm tại bán đảo Đình Vũ, ở vị trí đầu tiên của cửa ngõ Hải Phòng có

khả năng đón tàu trọng tải lên đến 30.000 DWT. Với nhu cầu tăng trưởng cao ở khu vực Hải

Phòng và nguồn cung bị giới hạn, cảng Vip – Green mới được kì vọng sẽ là động lực tăng

trưởng doanh thu và lợi nhuận cho VSC trong những năm tới. Chúng tôi ước tính Vip Green Port

có khả năng đạt 85 tỷ LNST năm 2016 và 180 tỷ LNST năm 2017.

Ngoài ra, VSC cũng đã phát hành thêm 125 tỷ cho hãng tàu Evergreen tại cảng Vip Green Port.

Việc này sẽ giúp giảm vốn vay, làm cơ cấu tài chính lành mạnh hơn. Đồng thời, cũng giúp Vip

Green thu hút tàu của Evergreen vào làm hàng tại cảng.

Cổ phiếu có thể sẽ đƣợc nới room

Cổ phiếu VSC hiện tại đã hết room nhà đầu tư nước ngoài. Với kì vọng ngành cảng biển nói

chung và cổ phiếu VSC nói riêng sẽ được nới room trong thời gian tới, dự kiến nhu cầu của cổ

phiếu cũng sẽ gia tăng

Page 50: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

50 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi định giá mục tiêu của cổ phiếu VSC là 93.400 VND, cao hơn 30,8% giá hiện tại dựa trên

ước tính EPS trung bình cho năm 2016-2017 là 8.489 VND và mức PE 11,0x. Giá mục tiêu tương

đương với mức forward PE là 9,6x và 8,2x cho năm 2016 và 2017.

RỦI RO ĐẦU TƢ CHÍNH

Rủi ro chính trị từ Trung Quốc

Trung Quốc hiện tại là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Các cảng trong khu vực Hải Phòng nói

chung và VSC nói riêng đều hưởng lợi trực tiếp từ giao thương với Trung Quốc. Trong trường hợp có

xảy ra tranh chấp chính trị, sản lượng hàng qua cảng VSC có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Page 51: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

51 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Ngân hàng: Tiếp tục phân hóa

Ngân hàng

Mã cp Vốn hóa

(Tỷ đồng)

Giá ngày

07/12/2015

(VND)

Giá mục tiêu

(12 tháng)

(VND)

Upside

%

BVPS

2016F

P/B 2015 Forward

P/B 2016

LTM P/E Forward

P/E 2016

Military Bank MBB 22.400 14.000 19.200 35,2% 15.726 0,95x 0,90x 6,60x 6,93x

Vietcombank VCB 113.263 40.800 50.700 24,3% 19.143 2,3x 2,1x 29,63x 16,50x

Nhìn lại sau 4 năm tái cơ cấu ngành (9/2011 – 09/2015)

Thanh khoản hệ thống (thông qua chỉ số LDR giảm dần) đã cải thiện đáng

kể so với cách đây 4 năm

LDR của 8 ngân hàng niêm yết (Q1/2009 - Q3/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

So với thời điểm cách đây 4 năm (2011), thời điểm căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân

hàng (LDR bình quân 8 ngân hàng niêm yết tăng cao hơn 105%, lãi suất huy động leo thang có

thời điểm lên đến 20%/năm), thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đã tốt hơn rất nhiều:

LDR bình quân đã giảm xuống mức khoảng 84 – 87%, lãi suất liên ngân hàng cũng được duy

trì ở mức thấp (hiện tại dao động trong khoảng 2,35% đến 6,5% tùy theo kỳ hạn).

Xử lý nợ xấu bƣớc đầu đạt mục tiêu đề ra, nhƣng thách thức lớn vẫn còn

phía trƣớc

Trước thời điểm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, có sự chênh lệch khá lớn về số liệu nợ xấu của

hệ thống ngân hàng Việt Nam giữa các nguồn thống kê khác nhau, tuy nhiên con số được thừa

nhận với sự thận trọng cao là nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm 9/2012 vào khoảng 17%

(nguồn Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - UBGSTCQG). Trong 4 năm tiến hành xử lý nợ

xấu, thống kê của UBGSTCQG cho thấy đã có khoảng 45% nợ xấu được bán cho VAMC, 28%

xử lý bằng trích lập dự phòng của các ngân hàng thương mại và 27% xử lý xóa nợ. Kết quả

đến 30/9/2015 theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ

thống đã giảm xuống còn khoảng 2,93%, đạt mục tiêu đề ra đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.

Khi đánh giá xem xét từng ngân hàng cụ thể, chúng tôi không chỉ dựa vào số liệu NPL báo cáo

(reported NPL), mà dựa trên những chỉ báo mà chúng tôi cho rằng sẽ đánh giá sát thực hơn

bức tranh nợ xấu của từng ngân hàng (quan trọng nhất theo chúng tôi là số liệu ở khoản lãi và

phí phải thu và xu hướng nợ nhóm 2). Điều đó hàm ý chúng tôi không hoàn toàn dựa vào con

số 2,93% mà Thủ tướng công bố để kết luận rằng vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã

được giải quyết tốt. Nhưng có một điều chúng tôi nhận thấy là việc xử lý nợ xấu đã đạt được

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

140.0%

160.0%

09Q109Q310Q110Q311Q111Q312Q112Q313Q113Q314Q114Q315Q115Q3

ACB BIDV CTG EIB

MBB SHB STB VCB

Page 52: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

52 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

mục tiêu bước đầu, khoanh vùng và đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân

hàng (thống qua việc bán nợ xấu cho VAMC trong gần 3 năm qua).

Giá trị các khoản nợ VAMC mua trong 3 năm (2013 – 2015) (triệu VND)

Nguồn: VAMC, MBS Research

Chúng tôi cho rằng thách thức vẫn còn ở phía trước, phụ thuộc vào việc VAMC sẽ tiến hành xử

lý các khoản nợ thế nào kể từ năm 2016 trong điều kiện cơ chế pháp lý hiện tại còn khá nhiều

vướng mắc.

Thông qua hoạt động mua bán sáp nhập, số lƣợng các tổ chức tín dụng yếu

kém đã giảm

Số lƣợng ngân hàng thƣơng mại qua các năm (2006 – 2015)

Nguồn: SBV, MBS Research

So với thời điểm 2007-2010, khi có đến 43 ngân hàng thương mại, đến thời điểm 9/2015, chỉ

còn 34 ngân hàng thương mại. Việc đẩy mạnh các vụ mua bán sáp nhập đã có tác dụng giảm

số ngân hàng thương mại yếu kém.

37,100

96,455

92,047 225,602

FY13 FY14 FY15 (20/10) Lũy kế

33

35

37

39

41

43

45

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015F

Page 53: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

53 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Cập nhật ngành 9T/2015

Tăng trƣởng tín dụng là điểm sáng trong bức tranh ngân hàng trong năm

2015

Tính đến cuối tháng 9/2015, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng hơn 12% (khá cao so với mức

tăng chỉ có khoảng 7% cùng kỳ năm 2014). Sự phục hồi chung của nền kinh tế là tạo tiền đề,

trong đó động lực tăng trưởng tín dụng lớn nhất đến từ ngành xây dựng (tăng 14,3% yoy) và

nhóm bất động sản, tiêu dùng,.. (tăng 18,7% yoy).

Thu nhập lãi ròng và thu nhập phi lãi tăng…

Thu nhập từ hoạt động (Q1/2009 – Q3/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

Kết quả 9 tháng đầu năm 2015, nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả khả quan, VCB, BID và CTG

đều có mức tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động lần lượt 24%, 16,2% và 12,9%. Ngoài động

lực tăng trưởng tín dụng, thu nhập khác từ thanh lý tài sản và thu hồi nợ xấu cũng giúp lợi

nhuận từ hoạt động của các ngân hàng tăng trưởng khá.

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

Q12009

Q32009

Q12010

Q32010

Q12011

Q32011

Q12012

Q32012

Q12013

Q32013

Q12014

Q32014

Q12015

Q32015

Page 54: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

54 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

… Nhƣng chỉ số sinh lời ROE vẫn ở mức thấp

ROE (annualized) (Q4/2011 – Q3/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ROA và ROE bình quân toàn hệ thống ngân hàng

tính đến Q3/2015 chỉ ở mức lần lượt 0,44% 4,95%, rất thấp so với mức bình quân của các

ngân hàng trong khu vực (tương ứng khoảng 1,2% và 12%). ROE của 8 ngân hàng niêm yết

cũng đang ở mức thấp (annualized ROE bình quân Q3/2015 chỉ đạt mức 9,0% so với mức bình

quân khoảng 18% giai đoạn trước).

Do chi phí trích lập dự phòng tiếp tục tăng mạnh

Tổng chi phí trích lập dự phòng (Q4/2011 – Q2/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

-15.0%

-10.0%

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

09

Q4

10

Q1

10

Q2

10

Q3

10

Q4

11

Q1

11

Q2

11

Q3

11

Q4

12

Q1

12

Q2

12

Q3

12

Q4

13

Q1

13

Q2

13

Q3

13

Q4

14

Q1

14

Q2

14

Q3

14

Q4

15

Q1

15

Q2

15

Q3

ACB BIDV CTG EIB MBB SHB STB VCB

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

Q12009

Q32009

Q12010

Q32010

Q12011

Q32011

Q12012

Q32012

Q12013

Q32013

Q12014

Q32014

Q12015

Page 55: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

55 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Chất lƣợng tài sản và chất lƣợng lợi nhuận có sự khác biệt lớn

Lãi và phí phải thu/tổng thu nhập lãi thuần 4 quý (Q4/2009 – Q3/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

Chúng tôi chọn 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng tài sản của các ngân

hàng thƣơng mại: 1)Lãi và phí phải thu/thu nhập lãi 4 quỹ và 2)Xu hƣớng nợ nhóm

2/tổng dƣ nợ. Có một sự khác biệt rất lớn ở tiêu chí số 1. Nếu VCB có chỉ tiêu này tốt nhất

trong 8 ngân hàng niêm yết thì SHB là ngân hàng ở thái cực ngược lại. MBB cũng đạt tiêu chí

này rất tốt (nếu tính đến cấu trúc thu nhập lãi của MB có đến 40% đến từ lãi đầu tư chứng

khoán.

VCB cũng là ngân hàng cải thiện chất lượng nợ tốt nhất, nợ nhóm 2/tổng dự nợ giảm đều đặn

qua các quý

Nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ (Q1/2009 – Q3/2015)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

09

Q4

10

Q1

10

Q2

10

Q3

10

Q4

11

Q1

11

Q2

11

Q3

11

Q4

12

Q1

12

Q2

12

Q3

12

Q4

13

Q1

13

Q2

13

Q3

13

Q4

14

Q1

14

Q2

14

Q3

14

Q4

15

Q1

15

Q2

15

Q3

ACB BIDV CTG EIB MBB SHB STB VCB

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

10.0%

12.0%

14.0%

16.0%

18.0%

09Q109Q310Q110Q311Q111Q312Q112Q313Q113Q314Q114Q315Q115Q3

ACB BIDV CTG EIB MBB SHB STB VCB

Page 56: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

56 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Chi phí trích lập dự phòng tiếp tục tăng nhƣng điều quan trọng là ngân

hàng nào sẽ sớm về trạng thái bình thƣờng trích lập (giảm tỷ lệ chi phí trích

lập dự phòng/lợi nhuận trƣớc dự phòng)

Tổng chi phí dự phòng đã trích lập (từ Q1/2012)/tổng dƣ nợ (từ Q1/2011)

Nguồn: BCTC NHTM, MBS Research

Chúng tôi tiến hành tính toán tổng chi phí trích lập dự phòng (kể từ Q1/2012, thời điểm một số

ngân hàng bắt đầu mạnh tay xử lý nợ và trích lập dự phòng mạnh) và so sánh tỷ lệ tổng chi phí

trích lập dự phòng/tổng dư nợ của 8 ngân hàng niêm yết. Sự phân hóa cũng thể hiện rất rõ ở

tỷ lệ này khi VCB và MBB dẫn đầu trong số các ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng rất

quyết liệt. Với tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức 1,72% (MBB) và 2,06% (VCB), cùng với tỷ lệ

quỹ chi phí dự phòng/tổng nợ xấu đã chạm mức 90% (MBB) và vượt 100% (VCB), chúng tôi tin

rằng VCB và MBB lần lượt là 2 ngân hàng sẽ có tỷ lệ chi phí dự phòng/lợi nhuận trước dự

phòng bắt đầu giảm từ 2016. Đây cũng là 2 ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất trong số

các ngân hàng niêm yết.

Triển vọng 2016 và quan điểm đầu tƣ

Các yếu tố hỗ trợ và rủi ro đan xen trong năm 2016

Yếu tố hỗ trợ:

Tăng trưởng tín dụng dự báo tiếp tục khả quan nhờ nền tảng tăng trưởng vĩ mô

Đề xuất nới room nước ngoài cho cổ phiếu ngành ngân hàng có thể được thực hiện

Chi phí dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng sẽ bắt đầu giảm ở một số ngân hàng đầu

ngành

Lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu của một số ngân hàng tăng cao.

Yếu tố rủi ro:

Xử lý nợ xấu thông qua VAMC còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là về pháp lý

Việc áp dụng Basel II sẽ dẫn đến nhu cầu tăng vốn, tạo rủi ro pha loãng cổ phiếu ngân

hàng trong khi mức trả cổ tức có thể sẽ bị ảnh hưởng

Kinh tế Trung Quốc suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam

cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó ngành ngân hàng, với đặc tính của ngành chu kỳ, sẽ bị ảnh

hưởng.

-4.00%

-2.00%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

ACB BIDV CTG EIB MBB SHB STB VCB

Page 57: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

57 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

“Phân hóa” tiếp tục là đặc điểm nổi bật của các ngân hàng trong năm 2016 nổi. Tuy

bức tranh chung của ngành ngân hàng đã sáng tỏ hơn, nhưng không phải tất cả các ngân hàng

đều tận dụng được cơ hội này để bứt phá. Nhóm ngân hàng đã thực hiện xong việc hạ đòn

bẩy, có thanh khoản dồi dào, chất lượng tài sản tốt và đã trích lập dự phòng đủ lớn cho nợ xấu

sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng. Ngoài triển vọng tăng trưởng lợi nhuận bền vững, các tiêu

chí quan trọng như hệ số CAR (cao) và LDR (thấp) cũng nằm trong số những cơ sở để chúng

tôi lựa chọn ngân hàng cho mục tiêu đầu tư trong năm 2016. Chúng tôi tin rằng VCB, MBB là

hai ngân hàng dẫn đầu trong nhóm này.

VCB (MUA) – Ngân hàng có chất lƣợng tài sản tốt nhất và tiềm

năng tăng trƣởng còn lớn

Chúng tôi định giá mục tiêu (12 tháng) của VCB ở mức 50.700 VND (upside 24,3%), giá mục

tiêu tương đương mức P/B forward 2,65x (historical median 2,30x + 1 standard deviation).

VCB dẫn đầu các ngân hàng niêm yết trên nhiều tiêu chí (chi phí vốn thấp nhất hệ thống, chất

lượng tài sản tốt nhất, số 1 thị phần ở nhiều mảng dịch vụ) và sẽ còn giữ được vị thế này trong

nhiều năm tới. Là cổ phiếu còn room nước ngoài, VCB sẽ là một lựa chọn cho các nhà đầu tư

nước ngoài tin tưởng vào câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam. Chúng tôi dự phóng VCB sẽ

đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2016 khoảng 25%, tương đương mức EPS

2.475 VND và BVPS đạt mức 19.143 VND. Với giá hiện tại ở mức 40.800 (ngày 7/12/2015), VCB

đang giao dịch tại mức forward P/B 2,1x, cao hơn bình quân ngành, nhưng chúng tôi đánh giá

VCB xứng đáng có giá premium so với các ngân hàng khác.

MBB (MUA) – Ngân hàng có chất lƣợng tài sản tốt, định giá rẻ

Chúng tôi định giá mục tiêu (12 tháng) MBB ở mức 19.200 VND, trên cơ sở P/B hợp lý ở mức

1,22x (chiết khấu 30% so với bình quân ngành) và BVPS dự phóng 2016 ở mức 15.736VND. MB

là ngân hàng có lợi thế giá vốn rẻ (chỉ sau VCB trong các ngân hàng niêm yết), liên tục giữ

được mức sinh lời cao nhất và hoạt động hiệu quả (CIR thấp nhất). Xu hướng mobile banking

sẽ là một câu chuyện đầy hấp dẫn trong mảng ngân hàng bán lẻ, mà MB với lợi thế đi liền với

Viettel sẽ ở vị thế rất thuận lợi để tăng trưởng trong mảng này. Thị phần cho vay cá nhân tăng

mạnh trong năm 2015 cho thấy hướng đi mạnh mẽ của MB trong thời gian tới.

Chúng tôi dự phóng MB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế 2016 khoảng 4.072 tỷ (tăng trưởng 17,9%

yoy), EPS và BVPS lần lượt đạt 2.019 VND và 15.726 VND. Với giá cổ phiếu ở mức 14.000 VND

(ngày 7/12/2015), MBB đang được giao dịch ở mức forward P/B 2016 0,90x, thấp hơn nhiều so

với bình quân ngành và so với các yếu tố cơ bản vượt trội của MB.

Page 58: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

58 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Bất Động Sản: Cơ hội mua cho năm 2017

Doanh nghiệp Mã cp

Vốn hóa (Tỷ

đồng)

Giá ngày

18/12/2015

Giá mục

tiêu (12

tháng)

Upside EPS

2016

EPS

growth

LTM

P/E

LTM

P/B

Forward

P/E

2016

CTCP Tập Đoàn Vingroup VIC 77.716 40.000 60.000 50,0% 1.630 13,9% 58,5x 2,5x 27x

CTCP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín SCR 1.801 8.200 11.500 40,2% 803 277,9% 28,3x 0,6x 10,2x

Tổng Công ty Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc KBC 5.778 12.300 19.500 58,5% 1.909 10,2% 11,7x 0,8x 11,3x

CTCP Đầu Tư và Công Nghiệp Tân Tạo ITA 4.778 5.700 9.400 64.9% 822 -15,8% 20,8x 0,5x 9,7x

Triển vọng ngành 2016

Các biến vĩ mô vẫn khả quan để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng của ngành. Theo khảo sát

của chúng tôi thì lãi tiền gửi ngân hàng đang ở mức thấp hơn so với lợi suất cho thuê căn hộ

nói chung. Như vậy, tạm gác lại lợi nhuận từ gia tăng giá trị vốn, thu nhập từ việc đầu tư vào

bất động sản hiện tại khá hấp dẫn để thu hút các dòng tiền đầu tư. Ngoài ra, triển vọng tăng

trưởng GDP tiếp tục khả quan sẽ là động lực để củng cố cho việc duy trì lợi suất cho thuê cao.

Triển vọng tăng trƣởng vẫn tốt. Theo các số liệu thống kê của Savills, tính đến hết

Q3.2015, tổng số lượng căn hộ được giao dịch ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng khoảng 106%

so với cùng kỳ năm 2014. Các mảng kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê

hay sàn bán lẻ cũng không nằm ngoài xu hướng ghi nhận những kết quả khả quan. Như vậy,

về tình hình kinh doanh thực tế tại các doanh nghiệp, tốc độ triển khai xây dựng và bán hàng

vẫn đang tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Kết quả kinh doanh sẽ chƣa có nhiều đột biến trong năm 2016. Điều này chủ yếu là do

hệ quả của việc tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo đó, doanh số

đã đạt được trong các năm 2014 và 2015 chỉ có thể được ghi nhận khi các dự án hoàn thành

việc xây dựng và bàn giao cho khách hàng. Tuy nhiên, đa số những dự án đang thuộc quyền

quản lý của các công ty niêm yết lại có thời hạn bàn giao trong 2017. Do đó, so với năm 2015,

kết quả kinh doanh năm 2016 sẽ chưa có nhiều thay đổi. Như vậy, nếu tốc độ tăng trưởng lợi

nhuận là nhân tố thúc đẩy tăng giá cổ phiếu thì giá cổ phiếu BĐS năm 2016 sẽ không được dẫn

dắt bởi nhân tố lợi nhuận hoặc EPS.

VIC (MUA): Cổ phiếu tăng trƣởng và giá trị

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ

phần với mức giá mục tiêu 12 tháng 60.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn 50% so với giá

đóng cửa ngày 18/12/2015, cơ sở đề xuất của chúng tôi:

Công ty đang chuyển hướng mạnh mẽ từ tập trung hoàn toàn vào Bất Động Sản sang mảng

kinh doanh bệnh viện, trường học, và bán lẻ. Các mảng kinh doanh được triển khai dựa trên

trục phát triển các dự án bất động sản của Vingroup, và công ty đặt mục tiêu 50% kết quả kinh

doanh sẽ tới từ các mảng kinh doanh ngoài bất động sản, chúng tôi đánh giá cao chiến lược

kinh doanh này và cho rằng đây là chiến lược kinh doanh khả thi.

Trong ngắn hạn công ty có thể có kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh vào năm 2017 khi các

căn hộ tại các dự án Park Hill Premium và Vinhome Center Park, chúng tôi ước tính kết quả kinh

doanh tăng 150% trong năm 2017, mặc dù trong năm 2016 kết quả kinh doanh sẽ gần như

không có nhiều thay đổi so với năm 2015.

SCR (MUA): Cổ phiếu đang bị định giá thấp

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thƣơng

Tín với mức giá mục tiêu 12 tháng 11.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 40% so với giá

đóng cửa ngày 18/12/2015, cơ sở cho đề xuất của chúng tôi gồm:

Chúng tôi xem xét các dự án của SCR, đây là một trong những công ty có quỹ đất lớn nhất

trong phạm vi 10 km quanh trung tâm Sài Gòn, và Các dự án do công ty phát triển hiện đang

được bán với tỷ lệ hấp thụ hơn 70%.

Page 59: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

59 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Thị trường Bất Động Sản TP.HCM đã tăng trưởng nhanh trong năm 2015, các tín hiệu này cho

thấy tài sản là quỹ đất của SCR hiện tại đang có giá trị cao. Chúng tôi tiến hành định giá 11.500

đồng/cổ phiếu theo phương pháp NAV và nhận thấy rằng giá trị này sẽ nhanh chóng chuyển

hóa thành tiền mặt trong năm 2016 và 2017.

Phân khúc BDS Khu Công nghiệp: Hƣởng lợi từ các

hiệp định tự do thƣơng mại

Triển vọng ngành 2016

Nhu cầu thuê đất công nghiệp sẽ gia tăng cùng với lƣợng lớn vốn FDI đƣợc dự kiến

sẽ đổ vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong năm 2015, nhiều hiệp định thương mại tự do

giữa Việt Nam và các nước đối tác bắt đầu có hiệu lực hoặc kết thúc quá trình đàm phán. Việc

này vừa giúp cho việc thâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn vừa khiến cho chi phí xuất

khẩu hàng hóa từ Việt Nam trở nên rẻ hơn. Hai động lực quan trọng này được tin tưởng sẽ thu

hút mạnh mẽ dòng tiền đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các năm sau 2015. Đây là điểm

mấu chốt để mong đợi nhu cầu thuê đất công nghiệp sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới.

Xu hƣớng di dời nhà máy từ Trung Quốc sang các nƣớc ASEAN dự kiến sẽ còn tiếp

tục trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản,

những quốc gia đang có xung đột về chính trị với Trung Quốc. Một mặt chiến lược này giúp cho

các doanh nghiệp từng đặt nhà máy tại Trung Quốc đa dạng hóa rủi ro. Mặc khác đây là xu

hướng tất yếu nhằm tận dụng chi phí sản xuất rẻ ở các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Biên lợi nhuận đang tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2013 trở đi, biên lợi nhuận của những

doanh nghiệp chuyên cho thuê hạ tầng khu công nghiệp đã tăng lên đáng kể so với các công ty

phát triển bất động sản nói chung. Đến cuối năm 2014, mức chênh lệch biên gộp trung bình

giữa hai nhóm này đã vượt quá 10%. Mức sinh lợi vượt trội của mảng kinh doanh khu công

nghiệp sẽ tiếp tục được duy trì với nhu cầu thuê đất công nghiệp được dự báo sẽ tăng trong

tương lai gần.

Quan điểm đầu tƣ

Mảng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được kì vọng sẽ là một trong những phân khúc phát

triển bất động sản đầu tiên được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do. Thông thường

đối với các doanh nghiệp sản xuất, để bảo toàn khả năng cạnh tranh của mình, họ phải chắc

chắn rằng mình có sản phẩm cuối cùng khi những hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Nói cách

khác, để chuẩn bị cho các hiệp định thương mại tự do như TPP, các doanh nghiệp phải bắt đầu

thiết lập nhà máy sản xuất ngay từ năm 2016. Do đó giá trị giao dịch ở thị trường cho thuê đất

trong khu công nghiệp được tin tưởng sẽ bắt đầu tăng mạnh trong năm sau.

KBC (MUA): Triển vọng kinh doanh tăng trƣởng mạnh

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC của CTCP Phát triển đô thị Kinh

Bắc với mức giá mục tiêu 12 tháng 19.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 58,5% so với

mức giá hiện tại. Là một nhà phát triển khu công nghiệp có nhiều kinh nghiệm làm việc với

các nhà đầu tư nước ngoài, KBC được kì vọng sẽ là đơn vị chủ đạo thu hút vốn FDI vào Việt

Nam trong các năm sắp tới. Hơn nữa, khi nhu cầu về đất công nghiệp tăng, KBC sẽ có cơ hội

khai thác quỹ đất rộng lớn, chi phí thấp, trải dài từ Bắc tới Nam của mình. Do đó, KBC có thể

được xem là một cơ hội đầu tư tốt ít nhất là trong trung hạn.

ITA (MUA): Công ty bị định giá thấp

Chúng tối khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ITA của CTCP Đầu Tƣ và Công Nghiệp

Tân Tạo với mức giá mục tiêu 12 tháng là 9.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 64,9% so

với thị giá ngày 18/12/2015. Từ năm 2015 trở đi, khi dòng vốn FDI tăng cường đổ vào các

ngành nghề như dệt may và da giầy, nhu cầu thuê đất công nghiệp ở các khu vực kinh tế trọng

điểm phía Nam sẽ gia tăng. Với vị thế là một nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu ở miền

Nam, ITA rất có triển vọng trong việc khai thác cơ hội này và cải thiện tình hình kinh doanh của

mình kể cả về sản lượng lẫn giá trị. Do đó, chúng tôi cho rằng ITA là một cơ hội đầu tư tốt ít

nhất là trong trung hạn.

Page 60: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

60 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Hóa chất: Cơ hội bứt phá

Doanh nghiệp Mã cp

Vốn hóa (Tỷ

đồng)

Giá ngày 18/12/2015

Giá mục tiêu (12

tháng)

Upside %

EPS 2016

EPS growth

LTM P/E

LTM P/B

P/E 2016

Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang

DGC 1.920 45.300 56.431 19% 7.499 19% 7,57x 2,29x 6,35x

Triển vọng ngành 2016

Đặc điểm của ngành công nghiệp hoá chất là đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các

ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài

nguyên từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm…Trong năm 2016, chúng tôi cho rằng

ngành hóa chất vẫn tiếp tục có được nhiều điều kiện thuận lợi để cải thiện biên lợi nhuận nhờ

duy trì mức hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào thấp giúp tiết kiệm chi phí sản xuất trong khi đó

nhu cầu về nguyên liệu hoá chất cũng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hoá chất

hằng năm đạt 19,25%/năm trong 5 năm trở lại đây 2010-2014, trở thành một trong những

ngành kinh tế căn bản và được ưu tiên phát triển để đáp ứng các nhu cầu cho các ngành công

nghiệp khác. Hiện nền kinh tế Việt Nam nói chung và chỉ số sản xuất công nghiệp tại Việt Nam

nói riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh và năng động nhất trong khu vực Châu Á nhờ việc thu

hút thêm nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp đa dạng về các ngành nghề sản xuất như dệt may,

điện tử, chế biến thực phẩm và chế tạo…Đây là cơ hội cho sản phẩm hóa chất gia tăng quy mô

bên cạnh việc đầu tư công nghệ hiện đại, tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào nhằm từng

bước nội địa hóa sản phẩm hóa chất trong đó những phân ngành mũi nhọn như: phân bón, cao

su, hóa dược làm trọng điểm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam.

Quan điểm đầu tƣ

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2016,

giá hàng hóa như chì, kẽm, đồng…cũng trong xu hướng giảm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu yếu

vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2016. Điều này sẽ giúp các nhóm ngành thuộc phân

ngành phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, cao su săm lốp, hóa chất cơ bản, phân ngành điện

hóa học (Pin, Ắc quy)… có nguồn nguyên liệu đầu vào liên hệ với các sản phẩm của lọc hóa dầu

như khí thiên nhiên, lưu huỳnh, cao su tổng hợp, hạt nhựa… tiếp tục hưởng lợi do tiết giảm chi

phí đáng kể.

Trong bối cảnh ngành Hóa chất đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm do tăng trưởng

kinh tế toàn cầu yếu. Tại Việt Nam, nhu cầu ở một số phân khúc như Săm lốp, Pin, Ắc quy,

Phân bón (một số mặt hàng phân bón chất lượng cao…) vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2016.

Do những đặc trưng riêng về ngành như i. Hoạt động công nghiệp gia tăng và thắt chặt kiểm

soát trọng tải xe lưu thông thúc đẩy nhu cầu sử dụng lốp xe, phụ tùng như Pin, Ắc quy… ii.

Nhu cầu phân bón nội địa dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định quanh mức 10,8 triệu tấn/năm

mặc dù giá bán đã và đang suy giảm nhiều trong vòng 3 năm qua do tác động gián tiếp từ thị

trường nông sản và kinh tế toàn cầu, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam… Hiện đa số nguồn cung

đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại các nhóm sản phẩm chính như Đạm, Lân, NPK… Sản xuất

phân DAP cũng đã đáp ứng được khoảng 73% nhu cầu với khả năng cung ứng thêm của nhà

máy DAP số 2 (tại Lào Cai) đã đi vào hoạt động với công suất 330.000 nghìn tấn/năm từ

07/11/2015. Trong khi đó, phân bón SA và Kali vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Hiện

nay thách thức lớn đối với ngành phân bón là nạn phân bón giả và việc nhập khẩu tràn lan các

sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín về chất lượng. Đây lại là cơ hội dành

cho các loại phân bón chất lượng cao với công nghệ sản xuất tiên tiến được sản xuất tại trong

nước. Tiêu biểu là nhóm sản phẩm phân bón ứng dụng chế phẩm Agrotain của Bình Điền, Phân

lân có hàm lượng phốt pho cao chứa 45% P2O5 (TSP) của Hóa chất Đức Giang so với sản

phẩm Supe lân thông thường chứa 17-18% P2O5. Sản phẩm NPK hóa học của Đạm Phú Mỹ.

Giúp giảm 30% lượng phân bón so với các loại thông thường, giảm chi phí sản xuất và góp

phần thay thế phần lớn hàng nhập khẩu.

Page 61: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

61 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

DGC (MUA) - Khép kín chuỗi giá trị từ quặng Apatit

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DGC, với giá mục tiêu 56.431 đồng/cp,

tương ứng với mức tăng khoảng 25% so với giá hiện tại (45.000 đồng/cp). Trong năm 2016,

chúng tôi ước LNST đạt 317 tỷ đồng tăng 19,62% so với năm 2014, tương ứng EPS 2016F đạt

7.500 đồng/cp. Nhờ 3 nhân tố chính, i. Các sản phẩm phân bón phốt phát kép (TSP) và phụ gia

thức ăn gia súc (DCP)…bắt đầu tiêu thụ ổn định cả năm với doanh thu hơn 900 tỷ đồng; ii.

Hoạt động của Công ty liên kết LFC vẫn khả quan nhờ hoạt động hết công suất và chi phí

nguyên đầu vào dự kiến tiếp tục giảm; iii. Đóng góp một phần từ đầu tư vào Công ty liên kết

Công ty Bảo Thắng (BTC) với tỷ lệ 37%. Sẽ cho doanh thu từ Q.3/2016 và 2017 với 500 tỷ

đồng và 1.500 tỷ đồng.

Về trung và dài hạn chúng tôi nhận thấy DGC sẽ là một cơ hội đầu tư tốt khi có những bước đi

khác biệt so với ngành để hoàn thiện chuỗi giá trị từ mảng sản xuất phốt pho vàng đến mảng

phân bón chất lượng cao có nguồn gốc từ phốt pho. Chúng tôi tin rằng DGC sẽ vẫn duy trì

mức độ tăng trƣởng khả quan trong giai đoạn 3 năm kế tiếp (2016-2018) với mức

tăng trƣởng CAGR trung bình 15-20%/năm so với bối cảnh ngành đang chịu ảnh hưởng

bởi nhu cầu suy giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu, trong khi đó nguồn cung đã vượt

nhu cầu trong vài năm qua khiến giá bán các loại hóa chất cơ bản nói chung và phân bón nói

riêng suy giảm kể từ sự hồi phục nhẹ gần nhất vào năm 2012. Cụ thể:

Chế biến sâu các sản phẩm từ quặng Apatit. Sản phẩm phân bón phốt phát kép (TSP) và

phụ gia thức ăn gia súc (DCP) bắt đầu phát triển được thị trường tiêu thụ và bắt đầu ổn

định nhà máy chạy 100% công suất từ Q.3/2015.

Mở rộng đầu tư liên kết nhằm gia tăng quy mô và được hưởng ưu đãi thuế. DGC được

hưởng ưu đãi thuế đầu tư do tham gia vào chế biến sâu từ quặng Apatit.

Tiếp tục hưởng lợi khi giá nguyên liệu như giá than cục, lưu huỳnh giảm. Cũng như năm

2015, năm 2016 hoạt động từ công ty liên LFC vẫn khả quan nhờ giá than cục, giá lưu

huỳnh giảm theo tương quan với giá dầu thô dự kiến vẫn giảm trong 2016.

Dần tự chủ nguồn nguyên liệu. Từ Q.3/2016 thì DGC có khả năng hoàn toàn tự cung tự

cấp Apatit do Công ty đã được Thủ tướng đã cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng để

khai thác mỏ mới ở Lào Cai. Mỏ Apatit tại Khai trường 25 chủ yếu khai thác quặng Apatit

loại II đủ cho Công ty sử dụng trong khoảng 20-30 năm). Điều này có thể dẫn đến tăng

đáng kể biên lợi nhuận của DGC.

Dần hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín. Quy trình sản xuất phốt pho vàng cũng tiêu thụ

nhiều điện năng (sử dụng công nghệ lò điện). Ước tính chi phí điện năng trung bình chiếm

khoảng hơn 70% chi phí giá thành sản xuất phốt pho vàng. Trong năm 2016, DGC có kế

hoạch khởi công nhà máy điện 100 MW, dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm

2018 sẽ đáp ứng 80% nhu cầu điện năng cho DGC, tiết giảm chi phí đến 196 tỷ đồng mỗi

năm.

Page 62: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

62 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Công nghệ thông tin: “Hạ tầng của Hạ tầng”- Trƣớc nhiều cơ hội phát triển cùng kết cấu Hạ tầng quốc gia và Hội nhập

Doanh nghiệp Mã cp

Vốn hóa (Tỷ đồng)

Giá ngày 18/12/2015

Giá mục tiêu (12

tháng)

Upside %

EPS 2016

EPS growth

LTM P/E

LTM P/B

P/E 2016

Công ty Cổ phần FPT FPT 19.395 48.800 54.000 11% 5.505 19% 10,55x 2,12x 8,86x

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ điện tử

ELC 1.062 26.000 30.744 18% 3.416 42% 10,81x 1,26x 7,61x

Triển vọng ngành 2016

Với các doanh nghiệp Công nghệ Thông tin (CNTT), năm 2016 được đánh giá là năm có rất

nhiều cơ hội. Nhờ 3 động lực chính:

NHÀ NƢỚC

Chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin. Không tính thuế VAT đối với

các dịch vụ CNTT nhưng vẫn được khấu trừ VAT đầu vào. Ưu đãi thuế TNCN, trong đó

giảm 50% thuế TNCN và thêm phụ cấp ngành nghề 25%, tạo điều kiện thu hút nhân lực

công nghệ cao.

Quyết định 80/2014/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về thuê ngoài dịch vụ CNTT trong

cơ quan Nhà nước chính thức có hiệu lực từ ngày 15/2/2015 giúp tiết giảm chi phí cho cơ

quan Nhà nước và tạo cơ hội phát triển cho thị trường Công nghệ.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông đi kèm tối ưu hóa CNTT phục vụ ngành. Theo đó

Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào hệ thống quản lý và kiểm soát kể từ năm 2015. Một số dự

án lớn là các dự án ITS, thu phí tự động, VIM (kiểm soát tải trọng) đối với đường bộ của

Chính phủ với giá trị khoảng 40.000 – 50.000 tỷ đồng trong 5 năm tới.

DOANH NGHIỆP

Khách hàng doanh nghiệp tăng chi tiêu cho đầu tư công nghệ. Từ cuối năm 2015, Việt Nam sẽ

tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và nhiều hiệp định tự do khác. Vì vậy nhu cầu đẩy mạnh

ứng ứng CNTT trong các doanh nghiệp trong nước tăng dần lên nhằm tối ưu để quản lý doanh

nghiệp, năng cao năng lực cạnh tranh trước hội nhập.

HIỆP ĐỊNH TPP

TPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam mở rộng thêm thị trường, với 12 quốc gia

thành viên có 800 triệu dân, TPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mở rộng

thêm thị trường, tạo thêm nhiều cơ hội thông qua các thỏa thuận về mở rộng mạng lưới viễn

thông, Internet, các hoạt động thương mại điện tử nội khối… Và đặc biệt các doanh nghiệp

phần mềm Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi mà Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia mà chúng

ta đang cạnh tranh trực tiếp không tham gia TPP.

Quan điểm đầu tƣ

Chúng tôi nhận định KHẢ QUAN với ngành CNTT - Viễn thông trong năm 2016 nhờ:

Việc Chính phủ cho phép được thuê ngoài dịch vụ CNTT đối với các cơ quan Nhà nước, cơ

quan Quốc phòng sẽ tạo động lực tăng trưởng cho lĩnh vực Tích hợp hệ thống và Giải pháp

phần mềm trong thời gian tới thay vì phải đầu tư toàn bộ với kinh phí lớn.

Hiện nay việc bắt đầu áp dụng hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam sẽ đem lại

nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp có kinh nghiệm và thế mạnh đã được khẳng định qua

các dự án, hợp đồng lớn cùng khả năng tích hợp và làm chủ công nghệ nước ngoài áp

dụng vào các bài toán thực tiễn tại Việt Nam.

Lĩnh vực xuất khẩu phần mềm đang được đẩy mạnh với các khách hàng là Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc…

Tiềm năng tăng trưởng lớn ở mảng Telecom với việc chuẩn bị đưa tuyến trục quốc tế APG

vào hoạt động và triển khai xây dựng tuyến trục truyền trong nước.

Page 63: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

63 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

FPT (MUA) - Bƣớc chuyển mình mạnh mẽ từ Công ty chuyên

phân phối sản phẩm công nghệ sang đầu tƣ cho công nghệ

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT, với giá mục tiêu 54.000 đồng/cổ

phiếu, tƣơng ứng P/E dự phóng là 9,84 lần, hấp dẫn cho một Công ty công nghệ đầu

ngành tại Việt Nam. Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2016 dự báo đạt 41.100 tỷ đồng,

LNST 2.827 tỷ đồng tương ứng EPS 2016F đạt khoảng 5.505 đồng/cp, tăng trưởng 19%. Chúng

tôi tin rằng FPT có nhiều cơ hội phát triển ngành CNTT và Viễn thông của Việt Nam vẫn đang

trong giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ trung bình trên hai con số. Đặc biệt là trong thời

gian qua FPT đã đẩy mạnh đầu tư cho hai mảng xuất khẩu phần mềm và Viễn thông (Mạng cáp

quang). Đây là bước chuyển mình của Công ty, theo đó i. Lợi nhuận từ hoạt động viễn thông sẽ

được cải thiện từ năm 2016 nhờ giảm các chi phí liên quan tới dự án quang hóa được ghi nhận

trực tiếp vào chi phí vào nữa cuối năm 2014 theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam thay vì được

vốn hóa trong thời gian thực hiện (Dự án được thực hiện từ tháng 05/2014 và hoàn thành vào

tháng 06/2015 vừa qua); ii. Triển vọng tương lai tươi sáng với mức tăng trưởng dẫn đầu sẽ là

mảng phát triển phần mềm với mức tăng trung bình đạt 30%/năm. Trong năm 2016, ngoại trừ

sự sụt giảm từ mảng phân phối, các mảng khác vẫn đang giữ tốc độ tăng trưởng khả quan và

lợi nhuận sẽ còn được tăng thêm từ phần đóng góp lợi nhuận của FPT Telecom chuyển về khi

Công ty mẹ có thể mua lại phần lớn số cổ phần tại FPT Telecom do SCIC nắm giữ và đang có ý

định thoái vốn.

ELC (MUA) - Vận hội đang đến

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ELC, với giá mục tiêu 30.744 đồng/cổ

phiếu, tương ứng với mức tăng trưởng khoảng 18% so với giá hiện tại (26.000 đồng/cp).

Chúng tôi đánh giá tích cực về khả năng tăng trưởng trong tương lai gần của ELC. Dự báo

doanh thu 2016 của ELC sẽ đạt 810 tỷ đồng tăng trưởng 21%, LNST đạt 140 tỷ đồng tương

ứng với mức EPS 2016F đạt 3.416 đồng/cp. Nhờ vị thế là Công ty dẫn đầu tại Việt Nam về cung

cấp các thiết bị, phần mềm và hệ thống viễn thông cho các nhà mạng tại Việt Nam. Việc thiết

lập thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng lớn trong nước như Vinaphone, Mobifone,

Viettel mà ELC chiếm thị phần chi phối. Là cơ sở để ELC có thể duy trì và phát triển ổn định

mảng viễn thông của mình trong những năm tới. Trong đó, kỳ vọng vào Dự án đường trục cáp

Quang Bắc Nam sẽ được tái khởi động từ năm 2016 sau quá trình tái cấu trúc VNPT nói chung

và Mobiphone nói riêng. Tổng đầu tư của dự án này từ 4.000-5.000 tỷ đồng trong 3 năm tới và

ELC dự kiến sẽ tham gia khoảng 1.000 tỷ đồng.

Thêm vào đó, trong thời gian vừa qua các giải pháp của ELC đã có những bước tiến lớn, đột

phá đối với mảng thị trường Giao thông - Vận tải với hệ thống Quản lý hệ thống điều hành tàu

biển VTS, Công nghệ trạm cân tự động, Thu phí không dừng, cùng với việc triển khai cho các

cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực An ninh Quốc phòng… là những thị trường đầy tiềm năng với

tốc độ tăng trưởng cao. Các dự án ELC đang nhắm đến trong 5 tới như Dự án đường bộ 40.000

- 50.000 tỷ đồng (ITS, Thu phí tự động, WIM), đường biển (VTS) 4.000 tỷ đồng. Qua đó, dự

báo tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2016 của 2 mảng dịch vụ này vẫn tiếp tục tăng

trưởng khoảng 20-30%.

Page 64: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

64 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Dệt may: Triển vọng tăng trƣởng tốt

Mã cp Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

Giá OTC bình quân

(12/2015) EPS 2014 EPS 2015F

Foreward P/E

2015

Cổ tức dự

kiến 2015

Dệt may

May Việt Tiến VGG 280 45.000 10.593 11.000 4,1x 3.000

May 10 M10 100 30.000 5.191 N/A N/A 2.000

Năm 2015 được coi là một năm khá thành công đối với ngành dệt may Việt Nam khi hầu hết

các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đều đạt được những kết quả khả quan. Tính đến hết Q3

2015, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều ghi nhận những bước tiến lớn về doanh thu

và lợi nhuận, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch dệt may xuất khẩu của nước ta.

Trước xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, trong đó có

Việt Nam, với vị thế là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dệt may lớn nhất trên

thế giới cùng với việc tận dụng được chi phí lao động thấp, chúng tôi cho rằng ngành dệt may

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2016.

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƢ

Dệt may Việt Nam tiếp đà tăng trƣởng nhờ các Hiệp định thƣơng mại tự do. Giá

trị kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong 11 tháng đầu năm

2015, tập trung chủ yếu tại các thị trường xuất khẩu chính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU và

Hàn Quốc. Với những bước tiến khả quan trong việc ký kết và đàm phán các FTAs, ngành

dệt may sẽ tiếp tục đón nhận các cơ hội đầu tư mới nhằm tận dụng được các lợi thế do các

FTAs đem lại.

Chính sách thuế hỗ trợ của Nhà nƣớc giúp các doanh nghiệp dệt may tiết giảm

chi phí, cải thiện lợi nhuận. Việc ban hành Nghị định về việc miễn giảm thuế TNDN đối

với các dự án đầu tư mới và mở rộng, cùng với việc lộ trình giảm thuế về 20% giúp các

doanh nghiệp mở rộng chính sách đầu tư nhằm hưởng ưu đãi thuế, từng bước đáp ứng

các quy định về quy tắc xuất xứ được đề cập trong các FTAs.

Giá nguyên phụ liệu tiếp tục duy trì ở mức thấp. Ngành dệt may trong nước hiện tại

vẫn phải nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may với giá trị lớn và vẫn tiếp tục ghi nhận

mức tăng về khối lượng và giá trị trong thời gian gần đây. Với giá nguyên phụ liệu ngành

dệt duy trì ở mức thấp, biên lợi nhuận của các DN trong ngành sẽ có sự cải thiện đáng kể,

đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận của các DN này.

Ngành có tiềm năng tăng nguồn cung nguyên phụ liệu, giúp tăng tỷ lệ nội địa

hóa. Nhằm đón đầu các FTAs, nhiều doanh nghiệp FDI tiến hành đầu tư vào lĩnh vực công

nghiệp phụ trợ ngành dệt. Đây là nền tảng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên

liệu từ trong nước cho các DN dệt may, từ đó dần đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất

xứ quy định tại các FTAs.

RỦI RO

Sức ép cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp FDI về vốn, thu hút đơn hàng và lao động.

Áp lực gia tăng chi phí sản xuất dưới tác động tăng của lãi vay và quy định về đóng bảo

hiểm xã hội

Biến động mạnh về tỷ giá làm tăng chi phí tài chính, cụ thể là lỗ chênh lệch tỷ giá.

Quan điểm đầu tƣ

Bên cạnh các công ty dệt may đang niêm yết trên sàn trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu hai mã

cổ phiếu của hai Công ty dệt may đứng đầu trong hệ thống các công ty của Vinatex, bao gồm VGG

của Tổng CTCP May Việt Tiến và M10 của Tổng Công ty May 10.

Page 65: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

65 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

VGG (MUA) – Tăng trƣởng mạnh mẽ, cổ tức cao

Với kết quả kinh doanh ấn tượng với EPS tăng đều qua các năm và mức chi trả cổ tức cho cổ

đông luôn ở mức cao, Tổng CTCP May Việt Tiến (VTEC) được coi là anh cả trong số các doanh

nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Hiện tại, mức giá bình quân giao dịch trên OTC của VTEC khoảng 45.000 – 50.000, tương ứng

P/E khoảng 4 – 4,5 lần, thấp hơn tương đối so với P/E bình quân 7,8 lần của các doanh nghiệp

dệt may niêm yết hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Với kế hoạch niêm yết vào đầu năm 2016 với mã VGG, chúng tôi cho rằng đây sẽ là sự lựa

chọn tốt cho các nhà đầu tư bên cạnh các công ty dệt may hiện đang niêm yết trên sàn nhờ

những tác động tích cực từ TPP cùng với sự hỗ trợ vùng nguyên vật liệu từ Vinatex.

MAY10 (MUA) – Hàng hiệu đƣợc ƣa chuộng

Garco10 là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang sở hữu

dòng sản phẩm đƣợc coi là “hàng hiệu” và đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu ái, Eternity

GrusZ.

Năm 2015, lần đầu tiên thương hiệu May10 được trưng bày và giới thiệu tại Mỹ, được đón nhận

và đánh giá cao bởi các khách hàng cũng như giới chuyên môn, là bước đột phá thành công và

cũng là dấu ấn quan trọng của Garco10 nói riêng và ngành Dệt may Việt Nam nói chung.

Với kế hoạch đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất sơ mi và veston tại các tỉnh Thanh Hóa, Thái

Bình, Quảng Bình…, và việc thành lập bộ phận ODM nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận và thu

hút các đơn hàng cũng như với những thành tựu mà Garco10 đã đạt được, chúng tôi cho rằng

M10 – mã cổ phiếu dự kiến niêm yết của Garco10 – sẽ là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư

bên cạnh các công ty dệt may hiện đang niêm yết trên sàn

Với kết quả kinh doanh ấn tượng với EPS tăng đều qua các năm và mức chi trả cổ tức cho cổ

đông luôn ở mức cao, Tổng CTCP May Việt Tiến (VTEC) được coi là anh cả trong số các doanh

nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Page 66: 11/01/2016 KIÊN NHẪN CHỜ CƠ HỘIstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_01_13/... · 2016-01-13 · 2016 là kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mua cổ phiếu tốt

66 Chiến lƣợc Đầu tƣ 2016

01/2016

Liên hệ:

Trần Hoàng Sơn

Email:

[email protected]

Nguyễn Việt Đức

Email:

[email protected]

Đỗ Bảo Ngọc

Email: [email protected]

Hoàng Công Tuấn

Email:

[email protected]

Nguyễn Văn Hiển

Email:

[email protected]

Phạm Thiên Quang

Email:

[email protected]

Trần Thị Thủy Tiên

Email:

[email protected]

Phí Quốc Tuân

Email:

[email protected]

Nguyễn Quỳnh Hoa

Email:

[email protected]

Lê Đại Nghĩa

Email:

[email protected]

Nguyễn Lƣu Minh Nhựt

Email:

[email protected]

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị

trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu

tiên tại Việt Nam. Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch

vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Hải

Phòng và các vùng chiến lược khác. Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Là thành

viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản

lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R.E.M.A.X (Viet R.E.M), MBS có nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung

cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào đƣợc nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009.

Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị

trường chứng khoán; và

Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

MBS HỘI SỞ

Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601

Webiste: www.mbs.com.vn

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập

từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và

không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến

nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.