Top Banner
CHƯƠNG 7. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH) một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại, v.v... Tuy đây là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng mức những nguy hại cho cuộc sống do Biến Đổi Khí Hậu gây ra là một việc thực sự cần thiết, cho dù đã được thừa nhận hay chưa được thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và thậm chí hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong muốn từ việc huỷ hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay. Các nhà khoa học, cộng đồng các dân cư, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới không thể tiếp tục thờ ơ và đang tiến hành những cuộc vận động mang tính chất toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng BĐKH. Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người. Theo đó, sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi toàn cầu, đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược. Vì vậy việc xây dựng một (hay vài) kịch bản về Biến Đổi Khí hậu cho nước ta là rất cần thiết nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này. 7.2 KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Vậy, Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết
79

1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Jan 17, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

CHƯƠNG 7.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

7.1 MỞ ĐẦU

Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH) một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại, v.v... Tuy đây là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng mức những nguy hại cho cuộc sống do Biến Đổi Khí Hậu gây ra là một việc thực sự cần thiết, cho dù đã được thừa nhận hay chưa được thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và thậm chí hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong muốn từ việc huỷ hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay.

Các nhà khoa học, cộng đồng các dân cư, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới không thể tiếp tục thờ ơ và đang tiến hành những cuộc vận động mang tính chất toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng BĐKH.

Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người. Theo đó, sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi toàn cầu, đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược. Vì vậy việc xây dựng một (hay vài) kịch bản về Biến Đổi Khí hậu cho nước ta là rất cần thiết nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này.

7.2 KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Vậy, Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ

bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đat các tiêu chí

sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn , để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới..

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh của chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường được đề cập đến những thay đổi về khí hậu hiện đại (như sự ấm lên của trái đất).

Page 2: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.1: Biến đổi khí hậu theo thời gian

Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm

1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ)

(Nguồn: http://www.devon.gov.uk)

7.3 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của giống loài, khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm, sự phát triển của ngành công nghiệp làm gia tăng lượng khí thải quá mức và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Các yếu tố đó làm cho khí hậu toàn cầu đang biến đổi mạnh. Trong một báo cáo mới đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho thấy, sự tích tụ khí các-bon-níc (CO 2) trong bầu khí quyển của trái đất đang ở mức chưa từng có trong 650.000 năm qua. CO2 là một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính, con người đã thải vào khí quyển khoảng 42 tỷ tấn/năm các loại khí nhà kính. Cacbon dioxit đóng vai trò 50% Hiệu ứng nhà kính, trong khi đó metan là 13%, Ozon tầng đối lưu là 7%, Nitơ là 5%, CFC là 22%, lưu nước tầng bình lưu 3%.

Đường biến đổi khí hậu theo thời gian

Page 3: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

(nguồn: A.V. Fedorov et al. Science 312, 1485, 2006).

Biến đổi nhiệt độ (màu xanh) và lượng khí CO2  trong không khí (màu đỏ) trong thời gian 400,000 năm qua dựa vào nghiên cứu băng hà ở hai địa cực. Đường thẳng đứng màu đỏ (tận bên mặt) thấy sự biến đổi đột ngột khí CO2  trong hai thế kỷ vừa qua và trước 2006.

Khảo sát hình trên, trong vòng 400 ngàn năm qua, đã có 5 lần biến đổi nhiệt độ và CO2 . Trong 4 lần cách đây trước 120 ngàn năm, khi CO2 tăng đến tối đa khoảng 300 ppm, cũng là lúc có nhiệt độ tối đa, trên dưới 1-2 OC so với nhiệt độ hiện tại, sau đó CO2 giảm cùng lúc với giảm nhiệt độ đến cực tiểu, khoảng 8OC thấp hơn hiện tại, và một chu kỳ như vậy kéo dài khoảng 100 ngàn năm. Đại dương trong quá khứ là môi trường đệm điều hoà CO 2 . Khi nhiệt độ giảm đại dương hấp thụ CO2 và biến thành đá vôi, khí đốt, dầu hoả, và thực vật trên đất liền hấp thụ CO2  qua lục hoá và tồn trữ qua than đá và chất hữu cơ. Khi nhiệt độ tăng đại dương thải hồi CO2  vào lại khí quyển. Hiện tại CO2 trong khí quyển đã đột ngột vượt tới 375 ppm (2006) và đang trên đà gia tăng cao hơn nữa. Lý do chính của sự đột ngột này là do con người thải CO2  qua kỹ nghệ đốt than đá và dầu hỏa trong 2 thế kỷ qua.

7.4. QUAN ĐIỂM NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm

Hình 7.2 Biến đổi CO2 và Nhiệt đô không khí trong 400. 000 năm gần đây

nghìn năm trở lại nay

Page 4: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất. Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và dòng nhiệt từ bên trong lòng đất. Sự có mặt của khí CO 2 trong bầu khí quyển sẽ duy trì một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống nhưng quá nhiều sẽ trở thành tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoát vào vũ trụ, từ đó làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của trái đất.

Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khô hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ dao động mực nước biển 2-3 m hoặc hơn.

7.5 ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Ảnh hưởng đầu tiên của BDKH là tác động lên hầu hết lên các thành phần môi trưy7ờng mà trước hết, là làm nhiệt độ trái đất tăng cao và sau đó làm mực nước biển dâng.

7.5.1. Biến Đổi Khí Hậu làm nhiệt độ trái đất tăng

Nồng độ khí nhà kính đã vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng băng ở Nam Cực, ở Greenland đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Đại dương xuất hiện hiện tượng axít hóa. Rừng nhiệt đới bị thu hẹp...  Từng hiện tượng riêng hay các hiện tượng kết hợp với nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn". 

Trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5 độ C, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy 1km. Trong khi đó, ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 độ C. Nếu vượt qua ngưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.

Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Song, trong vòng 200 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng lên tới 0,3-0,40C trong mấy chục năm qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1-6,00C, khả năng xảy ra từ 1,8-4,0 0C tùy thuộc vào sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính được cắt giảm đến mức độ nào để giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính.

Nếu con người dừng phát thải khí nhà kính ngay từ lúc này thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Vùng chịu ảnh

Page 5: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, vì nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng,v.v... Theo nghiên cứu, những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất.

7.5..2. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ ở Việt Nam tăng

Đánh giá của thế giới về nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thì Việt Nam không bị xếp vào danh sách nguồn phát thải CO2. Nói một cách dân dã, trong những “thủ phạm” đang đốt nóng trái đất, “tội” của chúng ta là không đáng kể. Thế nhưng, trong danh sách những nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam luôn nằm trong “top” đầu thế giới. Và bây giờ, khi mà những kịch bản về tác động của BĐKH được xây dựng cho Việt Nam, kịch bản nào cũng rất đáng buồn, thì việc tìm cách để thích ứng, để đối phó với BĐKH, đang cần thiết hơn là tìm ra người để “bắt đền trái đất”.

Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0.32 oC kể từ 1970. Từ năm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,1°C – 0,3°C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1,4 – 1,5°C vào năm 2050 và từ 2,5 -2,8°C vào năm 2100, những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.

Xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa

cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết

còn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền

Nam. Mưa trái mùa đã cứu hạn cho một vài nơi trồng cây công nghiệp như cà phê,nhưng lại

làm tan tành các ruộng muối ven biển, làm cây hoa kiểng nở quá sớm dịp Tết.

Các nhà khoa học cũng đã dự tính trong tương lai, các vùng nằm sâu trong lục địa có sự

biến đổi nhiệt độ lớn hơn so với các vùng ven biển.

Page 6: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.3 :Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu (hình trên) và

ở Việt Nam

VN có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền

Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn.

Bảng 7. 1 Gia tăng nhiệt độ trung bình từ 1961-1990

Địa phương gia tăng nhiệt độ trung bình (oC)Điện Biên 3Mộc Châu 3Lai Châu 2Lạng Sơn 1,8Hà Nội 1

Bắc Giang 1Rạch Giá 1,2

Ban Mê Thuộc 1,2Tp. Hồ Chí Minh 0,8

Nha Trang 0,5

Page 7: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long, Ðồng

Xoài và Xuân Lộc.

Hình 7.4: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa đông ở Việt Nam trong thế kỷ 20 (theo Dr. Dirk Schaefer, 2002)

Page 8: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.6: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam trong thế kỷ 20 (theo Dr Dirk Schaefer, 2002)

Cũng trong thời gian 1961-1990, số giờ nắng trung bình hàng năm hàng năm ở Việt Nam

cũng biến đổi nhiều.

Số giờ nắng trung bình hàng năm giảm 20 giờ ở Bắc Giang, Hà Nội và Hải Dương, giảm

10 giờ nắng ở Nam Định. Ở Miền Nam, gia tăng 20 giờ nắng ở Nha Trang, tăng 18 giờ nắng

ở Pleiku, tăng 10 giờ nắng ở Ban Mê Thuột, nhưng giảm 20 giờ nắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu.

Dự báo của trung tâm khu vực Đông Nam Á, nhiệt độ cao nhất trước đây xuất hiện ở

vùng dọc biên giới Campuchia sẽ gia tăng tần suất trong tương lai, ảnh hưởng đến Long An,

Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang. Số ngày nóng trên 35°C ở các tỉnh nói trên sẽ

từ 210 – 240 ngày vào giai đoạn năm 2030. Trong tương lai được xác định này (năm 2030),

sự gia tăng nhiệt độ cao nhất trung bình vào mùa hè (tháng 3, 4, 5). Đồng Tháp, Cần Thơ,

Sóc Trăng sẽ xuất hiện những ngày có nhiệt độ >40°C. Tại TPHCM và Cần Thơ, số liệu đo

đạc cho thấy nhiệt độ đang tăng lên: từ năm 1960 đến 2005 tăng khoảng 0,020C; từ năm 1991

đến 2005 tăng lên khoảng 0,0330C. Riêng tại TP Vũng Tàu, từ năm 1960 đến nay đã tăng lên

20C. Điều đó không chỉ thể hiện sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như nước

biển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh... Theo đà

tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại VN cũng tăng lên từ 0,20C

đến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay. Lượng mưa ở vùng giáp vịnh

Thái Lan thuộc địa phận Kiên Giang, mũi Cà Mau sẽ giảm khoảng >20%. Các tỉnh An

Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre giảm từ 10 – 20%.

Thời điểm bắt đầu mùa mưa có thể sẽ sớm hơn nhưng nhìn chung, sẽ trễ khoảng hai tuần và

lượng mưa sẽ giảm khoảng 20%. Riêng vụ hè thu, lượng mưa sẽ ít hơn và hạn đầu vụ sẽ gay

gắt hơn. Đặc biệt, “Hạn bà chằng” (số ngày liên tiếp lượng mưa < 5mm) sẽ nhiều hơn và ác

liệt hơn trong mùa mưa. Hiện tượng “xì phèn” làm lúa chết từng đám giống như luộc trong

nước sôi vậy! Ngược lại, diện tích ngập lũ vùng đầu nguồn sẽ giảm và vùng hạ lưu phía bán

đảo Cà Mau sẽ gia tăng mức ngập.

Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu một cách đơn giản trong cuộc sống đời

thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống

quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn,

bệnh mới xuất hiện, nhất là lúc giao mùa. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm

nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại,v.v...

Page 9: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Ví dụ, Đà Lạt không có “sương mù dăng dăng cả ngày” nữa. Tất cả những yếu tố này tác

động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. 

Báo cáo đầu tiên của GIEC cho thấy rằng nhiệt độ sẽ tăng chừng 2 đến 5 độ nếu lượng

CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi. Một sự gia tăng nhiệt độ như vậy sẽ dẫn đến những hậu

quả nghiêm trọng không đảo ngược: các hải lưu thay đổi, các băng cực tan dần, hệ sinh thái

thay đổi và tất cả những thay đổi này lại ảnh hưởng ngược lại đến khí hậu. Những thay đổi

này sẽ gây nên tình trạng những hệ sinh thái và những xã hội khó thích ứng với môi trường.

7.5.4. Hiện tượng băng tan hai cực mấy năm gần đây và ảnh hưởng đến Việt Nam

Hiện tượng nóng lên của trái đất là nguyên nhân chính gây ra tan băng ở hai cực và những

nước nằm thấp hơn hoặc xấp xỉ mặt nước biển sẽ là những nơi đầu tiên hứng chịu thảm họa.

Các nhà khoa học phát hiện trong hai mùa hè năm 2007 và 2008, lượng băng bao phủ ở hai

cực đã xuống tới mức thấp nhất kể từ lần vệ tinh ghi được những hình ảnh đầu tiên vào 30

năm trước.

Hình 7.6: Băng tan ở hai cực sẽ kéo theo những thảm họa toàn cầu trong tương lai. Nguồn Ảnh: Reuters

Page 10: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

 Một nghiên cứu mới (2008) của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ Nam cực đang

tăng lên nhanh hơn so với dự đoán trước đây (1990), trong khi những tảng băng ở Bắc cực

đang dần biến mất và Greenland (một vùng nằm ở Bắc cực) có thể nằm dưới nước biển trong

tương lai không xa. Thảm họa băng tan ở Nam Cực trong những năm gần đây làm cho lượng

băng tan từ các dải Nam Cực tăng thêm 75%. Phần tây Nam Cực, khối băng hà lớn có diện

tích khoảng 570 km2 đang bị tan ra. Các nhà khoa học Nga ước tính lượng băng tan này cỡ

1/2 thành phố Maxcơva của Nga. Dòng sông băng lớn nhất Nam cực Pine Island đang tan ra

với tốc độ nhanh hơn 40% so với năm 1970, trong khi dòng sông băng Smith cũng ở nam cực

đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn 82% so với năm 1992. Băng hà trên vùng lục địa Wilkins

diện tích 13.000 km2, thuộc khu vực tây nam bán đảo Nam Cực, cách Nam Mỹ 1.600 km về

phía Nam và vùng Antarktig đã xuất hiện cách đây ít nhất 1500 năm. Ngày 28-2-2008, núi

băng Wilkins này bắt đầu hoạt động. Ông Jim Eliot, người tham gia trong chuyến khảo sát

cho biết: “Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng nào tương tự.

Chúng tôi bay dọc theo vết rạn chính để biết được quy mô phá hủy của núi băng. Từ máy bay

nhìn xuống, những tảng băng lớn cỡ bằng ngôi nhà rải tung tán như thể một vụ nổ vừa xảy ra

ở đây". 

Hình 7.7: Dự báo nguy cơ núi băng Wilkins của Nam Cực biến mất sau 15 năm tới do ảnh

hưởng  của quá trình nóng lên của vỏ trái đất. 

Page 11: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Băng tại Bắc Cực năm 1979. Ảnh: NASA.

Diện tích bao phủ của băng giảm đáng kể vào năm 2005. Ảnh:

NASA .

Hình 7.8: Băng ở Bắc Cực đang tăng nhanh hơn so với dự đoán

Page 12: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Tính đến tháng 9/2007, khối lượng băng ở sông băng Grin-len (Greenland) và Bắc Băng

Dương đã xuống tới mức thấp nhất từ trước tới nay, lần lượt là 2,9 triệu và 4,4 triệu mét khối.

Lượng băng hiện nay đã bị thu hẹp tới 39% so với lượng băng trung bình giai đoạn từ 1979-

2000. Việc băng ở Bắc Băng Dương tan chảy, tuy không làm tăng mực nước biển, nhưng lại

góp phần làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên khi lớp băng vĩnh cửu được thay thế bằng vùng

nước tối hấp thụ nhiệt lượng của Mặt Trời.

Bên cạnh đó, lớp băng tồn tại lâu năm ở Bắc cực dễ bị ảnh hưởng do sự tái diễn các đợt

gió xoáy và các dòng hải lưu, một hiện tượng sẽ khiến cho lớp băng ở khu vực xung quanh

Bắc cực bị đẩy về phía Nam, nơi nó sẽ bị tan chảy bởi các dòng nước ấm hơn. Với tốc độ

băng tan nhanh như hiện nay ở Bắc cực, các nhà khoa học lo ngại rằng Trái Đất sẽ phải hứng

chịu những hậu quả khó lường. Sự sinh tồn của loài gấu trắng Bắc cực ở Ca-na-đa, nơi tập

trung 2/3 số gấu trắng của thế giới, đang bị đe dọa.

Hình 7.9: Gấu bắc cực tại Alaska, nơi băng tan đang đe doạ môi trường sống của

chúng.

Vào mùa đông, khu vực Bắc Cực ở gần Alaska có nhiệt độ cao hơn năm ngoái 9 - 10 độ,

một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là hiệu ứng khuếch đại. Hiện tượng này cũng làm

cho nhiệt độ mùa thu ở khu vực nóng hơn 6 - 10 độ so với thời điểm những năm 1980. Hiệu

ứng khuếch đại được các nhà khoa học giải thích rằng: một khi có một số băng tan, lượng

Page 13: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

nước biển sẽ tăng lên và do vậy trong mùa hè nó hấp thụ nhiều nhiệt từ Mặt trời hơn. Ngoài

ra do băng đã tan bớt nên khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của khối băng yếu đi do đó các

khối băng cũng hấp thụ thêm nhiệt lượng. Và vào mùa đông, nhiệt lượng này sẽ tỏa ra, làm

cho nhiệt độ chung tăng lên.

Hình 7.10: Những tảng băng lớn bị tan rã ngày càng nhiều

Theo giáo sư Steffen, băng ở Greenland mỗi năm tan xuống biển từ 200-300km3. Một

lượng tương đương cũng tan chảy ở tất cả tảng băng của Nam Cực. Những núi băng này tan

chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên từ 28-43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn

cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của khí hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây

ra.

7.5.5. Mực nước biển dângNgoài ra, các đại dương ấm lên chậm hơn so với đất liền. Như vậy, hiện trái đất vẫn

chưa cảm nhận được đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra. Khi đại dương ấm

dần, nước sẽ nở ra, đẩy mực nước biển tăng cao hơn nữa. Đây thật sự là một vấn đề toàn cầu

bởi vì một phần chính của nền văn minh thật ra ở trong vài mét bên trên mực nước biển. Cho

nên bất cứ hoặc mức nhỏ trong mực

nước biển dâng cao qua thời gian sẽ

có ảnh hưởng rất lớn trên kinh tế thế

giới và sự sinh kế của nhân loại.

Page 14: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.11: Mực nước biển dâng những năm gần đây

Dựa vào phân tích mới nhất do toán Anh quốc-Phần Lan cùng hợp tác thực hiện, mực

nước biển hơn 2000 năm qua đã ổn định. Mức đo cho thấy mực nước biển dâng cao 2 phân

vào thế kỷ 18 và 6 phân vào thế kỷ 19, nhưng rồi tăng bất ngờ và báo động với 19 phân, hoặc

hơn nửa bộ Anh trong thế kỷ vừa qua này. Điều này rất có thể là do lớp băng đá tan chảy.

Mực nước biển dâng cao toàn cầu trung bình được dự đoán tăng giữa 0,8 mét và 1,5 mét vào

cuối thế kỷ.

Cách nay 2 năm, báo cáo AR4 của Ủy ban Nghiên cứu biến đổi khí hậu liên

chính phủ (IPCC) thuộc LHQ đã dự báo, mực nước biển sẽ tăng 59cm vào năm 2100. Tuy

nhiên, từ đó đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng báo cáo đó ước tính sai và mực nước

biển thực tế đang tăng cao gấp đôi. Họ cho biết, các khối băng ở Greenland và Nam Cực tan

nhanh sẽ làm mực nước biển dâng thêm 1m hoặc hơn vào năm 2100, dựa vào các dữ liệu vệ

tinh cho thấy, mực nước biển mỗi năm dâng cao thêm 3mm, cao hơn 50% so với mức trung

bình trong thế kỷ 20, nhấn chìm nhiều thành phố ven biển, phá hủy môi trường sống của 600

triệu người ở những khu vực có nền đất thấp và các đảo quốc.

Khoảng 600 triệu người sống ở các vùng đất thấp phải hứng chịu hậu quả nếu mực nước biển

tăng thêm vài cm. Ảnh: Boston Globe.

Page 15: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.12: Dự báo ảnh hưởng của biển dâng đến bờ biển và cư dân ven biển

Khu vuc phía Bắc New Zealand, vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự thay

đổi khí hậu toàn cầu.

Qua các đo đạc đã được tiến hành, IPCC đã ghi nhận những biến đổi về nhiệt độ nước

biển bề mặt và mực nước biển ở Đông Nam Á.

Hình 7.13: Biến đổi của mực nước biển trong khu vực Đông Nam Á

7.5. 6. Ảnh hưởng của nước biển dâng đến Việt Nam

Page 16: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã

được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu

và phát triển con người.

Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75%

dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông

Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu

toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh

hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ưng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo

vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”.

Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài

nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và

từ 15 đến 90 cm vào năm 2070. Băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịu

mực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc).

Bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng

thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng

đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.Vựa lúa

ĐBSCL sẽ xuất hiện mâu thuẫn khi giai đoạn sinh trưởng cần nước tưới thì thời tiết khô hạn,

thậm chí sẽ bị hạn Bà Chằn (tháng 6 – 7), nhưng đến tháng 8, cần giảm nước lại bị lũ.

Các kịch bản nước biển dâng từ 1 – 1,4m đến thời điểm 2030 cho thấy, mặn sẽ lấn tới

Biên Hòa và vào sâu trong dòng chính sông Mekong lấn tới khu vực Phnom Penh. Theo

thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven

biển. khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới

108.267 người sinh sống và chỉ cần nước biển dâng 1m, thì 14 triệu dân ĐBSCL bị ảnh

hưởng, 40.000km2 vùng ven biển bị chìm, TP.HCM sẽ có 43% diện tích bị ngập.

Bảng 7.14:

Page 17: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

7.5.6. Dự báo tác động của biển dâng lên môi trường tự nhiên

Khi mực nước biển dâng, hậu quả dễ thấy nhất là nhiều vùng sẽ bị ngập. Nhưng hậu quả

của biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh. Động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỡ

khi tiếp cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đường bờ, bãi triều. Bờ biển bị xâm thực và cơ sở

hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn.

Ở các đồng bằng ven biển, độ ngập sâu hơn, thời gian ngập kéo dài hơn. Xâm nhập mặn sẽ

vào sâu hơn, nguồn nước ngọt khan hiếm hơn. Chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn và

trên cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sông, cù lao, cồn bãi,

bồi lắng phù sa trên hệ thống sông chính và vùng cửa sông cũng thay đổi.

7. 5.6. 1. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở ĐBSCL:

Nguồn:Đánh giá của Jeremy Carew-Reid - Giám đốcTrung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM).

Page 18: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.15: Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau... sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)

Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào khoảng 11000 năm trở lại đây. Cao trình

mặt đất tương đối thấp trên nhiều vùng khá rộng chẳng hạn Đồng Tháp Muời, Tứ giác Long

Xuyên, Bán đảo Cà Mau, nhiều nơi cao trình chỉ vào khoảng 20 – 30 cm. Với những tác động

đã đề cập, các yếu tố thủy nông quyết định cơ cấu mùa vụ, sinh thái thủy vực, hệ sinh thái

rừng ngập nước ngọt (trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trong U Minh thượng

và hạ), ... chịu tác động mạnh mẽ, thậm chí có nơi đe dọa cả chính sự tồn tại.

Đồng bằng sông Cửu Long trước đây rất ít hứng chịu bão. Thế nhưng trong thập kỷ vừa

qua, vào năm 1997 đã hứng chịu tác động của cơn bão Linda và năm 2006 đã bị đuôi bão

Durion quét qua (Hình 7). Nhiều nghiên cứu gần đây tìm mối tương quan giữa việc bão ở Tây

Thái Bình Dương có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn sau tháng 10 dương lịch và đi về

hướng đường xích đạo, với nhiệt độ nước biển trên bề mặt tăng, kết quả của dòng hải lưu bị

thay đổi bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cơn bảo NARGIS quét qua châu thổ IRRAWADDY (Myanmar) tháng 5/2008 (Hình 6) và

hậu quả nặng nề mà cơn bão đã gây ra là một cảnh báo đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự tàn phá mà đuôi cơn bao Dorion đa gây ra ở Đông băng sông Cưu Long se con lơn lao

hơn và khăc nghiệt hơn nhiều nêu mực nươc biên dâng lên so vơi hiện nay (Hinh 7).

Page 19: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.16. Bão NARGIS vào Myanmar 2/5/2008

Hình 7.17: Đuôi bão Durion vào ĐBSCL 11/2006

7.5.6. 2. Vùng Duyên Hải Miền Trung

Vung duyên hải miền Trung đươc cấu tao bởi môt dải đất kep giữa day Trường Sơn về

phia Băc, và vung cao Nguyên Nam Trung Bô (Tây Nguyên) về phia Nam, và Biên Đông.

Dải đất bi chia căt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đên tận biên, và môt số con

sông ngăn mà lưu vực chuôi về phia Biên Đông. Hinh 9.

Page 20: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.18: Ảnh vệ tinh vùng Duyên hải miền Trung

Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía Tây bị tàn phá nhiều, địa mạo vùng duyên hải

Trung Bộ trở nên ngày càng không ổn định, thể hiện ro nhất là lỡ núi, lòng các hồ đập bị lấp

dần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra Biển Đông. Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổi

nhiều sau mỗi mùa lũ. Hậu quả của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở là khá

nặng nề.

Với mực nước biển dâng, sự không ổn định của địa mạo còn đến từ phía Biển Đông nghĩa

là đến từ hai phía của dãi đất hẹp miền Trung. Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm

thực xảy ra nhiều hơn. Khác với hậu quả của các cơn bão hay lũ quét thường xảy ra vào mùa

mưa bão hàng năm, sự đe dọa của biển dâng lên hạ tầng cơ sở dọc bờ biển theo mùa, theo kỳ

triều và thường xuyên hơn.

7.5.6. 3.Vùng Đồng bằng Sông Hồng

Page 21: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.19: Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng:

Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ

ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới.

(Nguồn: ICEM)

7. 6. Dự báo ảnh hưởng về Kinh tế - Xã hội khi biển dâng

7.6.1. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Dựa trên các kết quả điều tra cơ bản tổng hợp và đối chiếu với thực tế sản xuất, kinh tế-xã

hội, đồng bằng sông Cửu Long gồm có ba tiểu vùng : tiểu vùng mà quá trình sông chiếm ưu

thế (A), tiểu vùng nơi quá trình biển chiếm ưu thế (C), và tiểu vùng chịu ảnh hưởng của cả

hai quá trình sông và biển (B) (Hình 8). Có thể dự báo định tính tác động của mực nước biển

dâng lên ba tiểu vùng như sau.

Page 22: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

7.6.1.1 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng nguồn chiếm

ưu thế (A)

Đó là các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia, là

nơi hai nhánh sông Mêkông và sông Bassac đi

vào lãnh thổ Việt Nam, lũ sông Mê-kông tràn

bờ và tràn đồng vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự

nhiên của mực nước biển dâng nhưng không

mạnh như hai tiểu vùng B và C.

Do quá trình biển mạnh lên do biển dâng, ranh

giới của tiểu vùng sẽ lùi về phía nguồn, độ ngập

vào mùa lũ sẽ sâu hơn và thời gian ngập cũng

có thể kéo dài hơn. Bồi lở bờ sông, cồn bãi hoạt

động mạnh hơn.

Về mặt kinh tế-xã hội, khu vực I của nền kinh tế biến động nhưng việc khắc phục không quá

khó, vì chủ yếu vẫn còn là các hệ canh tác nước ngọt. Cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác có

thể xảy ra tại một số địa bàn và sự điều chỉnh các công trình thủy lợi ở những địa bàn này là

cần thiết. Khu vực II và khu vực III của nền kinh tế có thể nhận phần dịch chuyển đầu tư và

phát triển đô thị từ hai vùng B và C. Mật độ dân số và quá trình đô thị hóa chịu tác động từ sự

dịch chuyển một phần dân cư, lao động và các cơ sở kinh tế của hai vùng B và C.

7.6.1.2 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế (C)

Đây là vùng duyên hải của các tỉnh giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng trực tiếp nhất.

Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảm

sóng, phòng hộ và giữ đất. Tình hình xói lở đường bờ sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các

cửa sông sẽ thay đổi. Đường ranh giới với tiểu vùng (B) sẽ bị “đẩy lên” về phía nguồn. Quy

hoạch thủy lợi, đê bao ven biển cần được tính toán lại với những tham số mới của phân vùng

thủy văn thủy lực trong tiểu vùng.

Về mặt kinh tế - xã hội, khu vực I tại đây, đã thích ứng từ trước với điều kiện ngập theo triều

và nhiễm mặn hầu như quanh năm, sẽ thay đổi theo hướng “kinh tế nước mặn” là chính.

Vùng sản xuất lúa sẽ bị co lai. Khu vực II, khu vực III và đời sống, sinh hoạt của người dân

Hình 7.20: Sơ đồ ba tiểu vùng của ĐBSCL dưới tác động của biển dâng

Page 23: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

sẽ khó khăn hơn do độ ngập tăng và khan hiếm nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt tại đây

chỉ trông chờ vào nước mưa và nước ngầm. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tôn cao và bảo vệ

công trình sẽ tốn kém không ít. Vì những lý do đó, một bộ phận dân cư có thể sẽ dịch chuyển

ra ngoài tiểu vùng. Vấn đề lớn nhất của tiểu vùng là bảo vệ các thành quả của lao động quá

khứ.

7.6.1.3.Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hôn hợp biển và nguồn (B)

Đây là địa bàn thể hiện ro rệt nhất sự giao thoa giữa hai quá trình sông và biển, với quá

trình biển mạnh lên. Tiểu vùng chịu sự tác động về môi trường tự nhiên mạnh dần theo

hướng từ nguồn ra biển. Diện tích của tiểu vùng bị thu hẹp lại.

Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở tiểu vùng này rất to lớn do đây là vùng tập trung dân cư đô

thị, có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, mà sinh hoạt và các hoạt động kinh tế-xã hội cho tới

nay đều dựa vào nguồn nước ngọt dồi dào hầu như quanh năm. Đối với khu vực I, ở một số

địa bàn giáp với tiểu vùng (C), các hệ thống canh tác trên nền nước ngọt như canh tác lúa,

vườn cây ăn trái bị tác động về mặt năng suất, về diện tích canh tác, chăn nuôi gia súc gia

cầm giảm mạnh, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thu hẹp do bị nước lợ và mặn lấn

lên.

Khu vực II, khu vực III, đô thị và dân cư bị ảnh hưởng và có thể bị xáo trộn khá nhiều. Một

bộ phận sẽ dịch chuyển về tiểu vùng A hoặc ra ngoài vùng do thiếu nguồn nước ngọt, do

ngập lụt hoặc do xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước ngọt và chống ngập quá tốn kém. Cũng

vì những lý do này, sức thu hút đầu tư đã khó sẽ càng khó.

Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên

các mặt:

- Biến động trong sản xuất : Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế

vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt

giảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn.

- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch

chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 24: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Những biến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnh

hưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sự

ứng phó thích hợp.

Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.

Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và

ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức

nghiêm trọng.

Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực

cho cả nước.

7.6.2. Vùng Duyên hải Miền Trung

Do tính không ổn định của địa mạo, hơn những địa bàn khác, ở vùng duyên hải miền

Trung tác động về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội gắn chặt và trực tiếp với nhau, từ phía đồi

núi phía Tây cũng như từ phía Biển Đông. Những địa bàn bị ảnh hưởng mạnh nhất là các

đồng bằng ven biển và ở cuối các con sông, nơi mật độ dân số rất cao và phải chịu sức ép từ

hai phía biển và núi. Sa cấu, độ phì của đất, xâm nhập mặn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng

suất và sản lượng cây trồng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, văn hóa và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồng

bằng và ven biển, các cảng biển đã xây dựng dọc miền Trung sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từ

mực nước biển dâng.

Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền Trung sẽ chịu sự tác động trên các

mặt:

- Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch; sức hút

đầu tư cho khu vực II và khu vực III có thể bị ảnh hưởng.

- Xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn.

- Sẽ diễn ra sự dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từ

vùng thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng. Biến động này, đến lượt nó, có thể tác động đến sự

ổn định địa mạo nếu không tính toán và chuẩn bị kỹ vị trí các địa bàn tiếp nhận.

Page 25: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây có ảnh

hưởng đến sự bền vững của sự phát triển của vùng duyên hải miền Trung, mà còn đối với cả

nước trong chừng mực mà kết cấu hạ tầng nối liền Bắc Nam hiện nay đều đi qua vùng này.

7.6. Biến đổi về khí hậu, thời tiết

7.6.1 Trên thế giới

Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh

sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024Jun. Trái đất chỉ hấp thụ khoảng

60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều

quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ. Hàm lượng

Khí Nhà Kính(KNK) trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu được

phát ra hết để nhiệt độ không tích lại và không tăng lên làm BĐKH.

Ở hầu hết các khu vực, thời tiết nóng hơn bình thường. Dị thường lớn nhất là ở những

vùng vĩ độ cao của Bắc Mỹ và bán đảo Scandinavia, Trung Quốc và châu Phi. Nhiệt độ ở

những nơi này cao hơn 2 – 40C so với mức trung bình 30 năm trước.

Phần lớn vùng biển Bắc Đại Tây Dương rất nóng kể từ giữa thập kỷ 90 trở đi. Phía Nam

Ấn Độ Dương cũng vậy, ở vĩ độ 350 Bắc, dị thường trong tháng 5 (+0,940C) và tháng 8

(+1,260C) lớn nhất so với mức trung bình thời kỳ 30 năm. Năm nay,(2009) ở một số bang Ấn

Độ, nhiệt độ đã lên 46-48 độ, gây chết hàng trăm người, thậm chí ảnh hưởng đến cả bầu cử

quốc hội nước này

Trong tháng 7 và 8, một số vùng ở châu Âu và Mỹ đã trải qua những đợt nóng kỷ lục.

Nhiệt độ không khí nhiều nơi lên tới 400C hoặc hơn. Nhiệt độ trung bình trên mặt đất ở châu

Âu trong tháng 7 đạt mức cao nhất, cao hơn 2,70C so với bình thường. Mùa thu 2006 ở nhiều

vùng châu Âu đột nhiên nóng hơn 30C. Với nhiều nước, đây là mùa thu nóng nhất, kể từ năm

1659 ở Anh, từ năm 1706 ở Hà Lan và từ 1768 ở Đan Mạch. Tháng 12 cũng là tháng đặc biệt

“ôn hòa bất thường”ở châu Âu. Ở Đức, đây là tháng 12 ấm nhất kể từ năm 1901, nhiệt độ dị

thường là +3,40C.

Nếu nhiệt độ trung bình tăng lên thêm 20C đến 30C so với mức hiện nay sẽ có thêm 600 triệu

người ở tiểu khu vực châu Phi bị đói, hơn 300 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão lũ và có

thêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết. Nói

Page 26: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

cách khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu sẽ có hậu quả nghiêm trọng

đến con người và sẽ cản trở mọi nỗ lực giảm nghèo của chúng ta”.

7.7.2 Việt Nam đối mặt với biến đổi bất thường của khí hậu

Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mực

nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của VN, 10% dân số, tác động đến 7%

sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng sản xuất kinh tế

biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP). Còn theo dự báo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực

nước có thể dâng cao từ 3 – 5m thì đối với VN sẽ là thảm hoạ tiềm tàng.

7.7 Thiên tai gia tăng

Trong vòng nửa thế kỷ qua, hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải qua những

biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Nhiệt độ có chiều hướng tăng lên. Đây là nguyên

nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng mùa đông ngày càng ngắn hơn và ấm hơn hoặc cũng có

thể có những đợt rét chưa từng có. Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa

cũng thay đổi ro nét. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên toàn quốc có xu hướng

giống nhau và mức độ biến đổi ngày càng trở nên phức tạp. Sự biến đổi khí hậu ngày

càng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọng

hơn. Có thể liệt kê mấy loại thiên tai có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông lâm nghiệp:

Hình 7.21: Bão số 9 (Durian) vào đầu tháng 12/2006 gây nhiều thiệt hại ở Việt Nam (Ảnh:

Bộ Y tế)

Page 27: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

7.7.1 Bão:

Không có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10 năm gần đây nhưng sự

bất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát được một cách ro ràng. Chẳng

hạn cơn bão Linda được hình thành và đổ bộ vào miền Nam rất nhanh cuối năm 1997 là

cơn bão thuộc loại này, xảy ra duy nhất chỉ một lần trong suốt một thế kỷ. Mặc dù về

quy mô đổ bộ vào miền Nam trong thế kỷ 20, Lin da chỉ xếp hàng thứ hai, nhưng về

cường độ lại là cơn bão mạnh hơn rất nhiều lần so với cơn bão hồi đầu thế kỷ, và gây ra

nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt

lội nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện tượng nước

mặn xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông lâm nghiệp tại địa

bàn. Gần đây, bão có xu hướng tiến sâu về phía Nam.

Hình 7.22 : Lộ Trình Bão Biển Eve và Hình Vệ Tinh gần Đà Nẳng

(19 tháng 10, 1999)

Page 28: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.23: Siêu bão Xangsane (năm 2006) từng gây thiết hại nặng về người và cơ sở vật

chất cho TP Đà Nẵng

7.7.2. Lũ lụt:

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều có lũ lụt nghiêm

trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra tổn thất nghiêm trọng

cho sản xuất ở vùng này. Trận lụt tháng 11 năm 1999 là trận lụt ghi nhiều kỷ lục của

Page 29: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

một giai đoạn vài chục năm, đặc biệt là về lượng mưa. Trong vòng 245 giờ, lượng mưa

ở Huế đạt 1384 mm, là lượng mưa cao nhất thống kê được trong lịch sử ngành thuỷ văn

ở Việt Nam và chỉ đứng thứ hai sau kỷ lục thế giới là 1870 mm đo được ở Đảo Reunion

ở Thái Bình Dương vào năm 1952. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra thường

xuyên hơn, đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70

năm qua. Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu vào

đất liền và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng. Lũ lụt cũng là loại thiên tai

gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống đồng bào tại vùng nông

thôn.

Hình 7.22: Ngập lụt nhiều hơn, cao hơn

7.7.3. Lũ quét và lũ ống:

7.7.3.1 Nguyên nhân, cơ chế hình thanh va vận động cua lu quet

Nguyên nhân :

Lũ quét xảy ra chịu ảnh hưởng của các dạng tổ hợp, các điều kiện tự nhiên và các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực. Đi vào bản chất, có thể phân nhân tố theo 3 nhóm tùy theo tốc độ biến đổi của chúng.

Page 30: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình :. Các nhân tố hình thanh lu quet ở Việt Nam

Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến cả ba nhóm các nhân tố: biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi. Song biến đổi ro nhất là các nhóm nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm nhân tố chỉ thị thường được chọn làm các đặc trưng để phân biệt lũ quét với lũ thường. Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét khi quá trình biến đổi vượt qua một "ngưỡng" nào đó. "Ngưỡng" của từng nhân tố là một khoảng khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khác nhau của các nhân tố.

7.7.3.2 Cơ chế hình thành và vận động của lũ quét

Lũ quét xảy ra ác liệt, tập trung rất nhanh lượng vật chất hỗn hợp nước và chất rắn, lũ kết thúc nhanh là những đặc điểm quan trọng nhất dễ nhận thấy. Lũ quét có những đặc điểm khác biệt như vậy là do cơ chế hình thành và vận động của lũ quét đã thay đổi về căn bản so với lũ nước thông thường. Do điều kiện mặt đệm thay đổi đáng kể, kết hợp với cường độ mưa lớn hiếm thấy làm cho cơ chế hình thành dòng nước lũ trong lũ quét đã khác hẳn với cơ chế trước đó: cơ chế hình thành nước lũ theo phương thức vượt thấm là chính (dòng mặt chiếm tuyệt đại bộ phận) đã thay cơ chế dòng bão hòa trước đó. Vì thế, dòng chảy mặt tràn lan trên mặt lưu vực, xói mòn rửa trôi mạnh hơn, vật chất tập trung nhanh hơn hẳn, hầu như đồng thời đổ về hạ lưu. Trong quá trình hình thành, với cơ chế và phương thức vận động như vậy, dòng nước lũ thông thường dần dần chuyển hóa, lũ quét tập trung nhanh hơn, tạo ra dòng xiết trong lòng dẫn, đỉnh lũ cao, động năng rất lớn. Theo ước tính sơ bộ, trị số dòng chảy rắn thường chiếm 15-20% đỉnh lũ quét. Tại hạ lưu, lũ không những quét mà còn bồi lấp vùng gần cửa sông rất mạnh, tàn phá vùng này theo hai kiểu: quét và bồi lấp. Tổn thất nước trong quá trình hình thành dòng lũ quét là không đáng kể càng làm cho tổng lượng lũ, đỉnh lũ gia tăng. Dòng vật chất lỏng - rắn thường chuyển động trượt trên sườn dốc đứng với lưu tốc đặc biệt lớn khác với dòng chảy theo khe lạch trong các trận lũ thường, gây tiếng động mạnh khi tập trung

Các nhân tố hình thành lũ quét

Ít biến đổi Biến đổi chậm Biến đổi nhanh

Hoạt động của con người

Địa chất

Địa mạo

Địa trình

Chuyển động kiến tạo

Phong hóa thổ nhưỡng

Biến đổi khí hậu

Đia chất thủy văn

Lơp phủ thực vật

Mưa lớn

Động đất

Xói mon, trươt lỡ

Lương ẩm lưu vực

Dong chảy mặt

Page 31: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

dòng lũ. Lũ có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại lớn cho vùng hạ lưu thung lũng sông và hủy hoại ro rệt trên bề mặt lưu vực.

Với nhận thức như trên về cơ cấu hình thành và vận động của lũ quét, ro ràng, cùng với các loại biện pháp tác động vào các nguyên nhân, cần có những biện pháp làm thay đổi cơ chế hình thành và vận động của dòng lũ. Trước hết là những biện pháp nhằm làm cho cơ chế dòng vượt thấm chuyển một phần sang cơ chế bão hòa, tăng tổn thất nước, giảm tổng lượng nước lũ, sau đó là giảm xói mòn, rửa trôi, điều tiết dòng chảy, cản trở tập trung nhanh và đồng thời nước lũ về hạ lưu, giảm động năng, lượng bùn cát - vật chất rắn khác trong dòng lũ, chia cắt lũ, trữ chậm lũ, hạn chế tiết diện "quét", diện bồi lấp và cuối cùng là giảm, hạn chế tác hại của lũ quét. Ro ràng ở đây việc áp dụng các biện pháp phi công trình và công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông... là cần thiết. Các biện pháp tăng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, hồ chống lũ... là những biện pháp hiệu quả nhất tác động vào mặt cơ chế hình thành, vận động của lũ quét.

7.7.3.3. Nhưng giai đoan chính hình thanh lu quet:

Sự hình thành lũ quét trải qua các giai đoạn sau:

- Mưa lớn, cường độ lớn gây hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít, bị khai thác mạnh mẽ, tiềm tàng nhiều điều kiện thuận lợi cho xói mòn, rửa trôi đất đá, bùn cát, cây cối, song lòng dẫn lại tiêu thoát kém.

- Nước lũ gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lỡ mạnh mặt lưu vực, cuốn theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó thay đổi căn bản về chất, trở thành dòng chất lỏng - rắn (gồm nước - bùn đá - cây cối...) tập trung vào sông chính. Lũ khi đó có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng lũ nước sinh ra nó.

Dòng lũ bùn - nước - cây cối tập trung hầu như đồng thời, rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực (thường có độ dốc lớn, trên 20-30%) vào lòng dẫn, đổ vào các vùng trũng, thung lũng sông ở dạng lũ quét rồi thoát một phần nước - bùn cát - cây cối ra sông chính. Dòng lũ quét tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, tạo ra lòng dẫn mới, xói, bồi lòng dẫn cũ.

Bồi lắng bùn cát, đất đá, cây cối ở các vùng trũng, thấp dọc lòng dẫn (cũ và mới tạo thành trong trận lũ quét) ở dạng các bãi lầy, bãi bùn cát, đá sỏi, cây cối phủ đầy vườn tược và cả những khu dân cư, kinh tế vùng thấp.

Nếu xét về mặt không gian, mỗi giai đoạn nêu trên thường những miền hoạt động chính, hầu như mọi quá trình xảy ra trên toàn bộ lưu vực.

- Khu vực sinh ra lũ là phần thượng nguồn lưu vực sông độ dốc lớn, thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực. Tại đây, các quá trình chính hình thành dòng chảy mặt, xói mòn, rửa trôi mặt đất xảy ra mạnh nhất. Quá trình tập trung dòng lũ cũng xảy ra đồng thời, song chưa xảy ra mạnh mẽ.

- Khu vực tập trung dòng lũ quét, nơi còn xảy ra mạnh mẽ quá trình xói sâu, sạt trượt lỡ đất đá, cuốn trôi cây cối, tắc ứ tạm thời sau vỡ hàng loạt... Khu này bao trùm một phần thấp hơn (thường là phần chân dốc, chân các sườn núi) của thượng lưu, các đoạn sông suối phần trung tâm lưu vực nơi độ dốc lòng dẫn còn rất lớn, hợp lưu của nhiều sông suối trước khi dòng lũ đổ vào thung lũng.

Page 32: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Khu vực chịu lũ: là nơi thường xảy ra mạnh mẽ nhất là quá trình "quét", trong đó hiện tượng xói sâu, lở, sạt trượt còn xảy ra ở cường độ cao trên đoạn đầu của thung lũng, hiện tượng quét, bồi lấp xảy ra mạnh mẽ nhất ở đoạn cuối của thung lũng trước khi lũ quét thoát được dòng chính.

7.7.3.4 Nhưng đăc tính cơ bản cua lu quet:

a. Tính bất ngờ:

Khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự gia tăng mực nước trong sông đến khi đạt đỉnh lũ là rất ngắn. Do vậy thường khó khăn trong dự báo, cảnh báo lũ quét một cách hiệu quả ở trình độ chuyên môn và kỹ thuật hiện nay. Hiểu biết ro về cơ chế hình thành, những đặc tính và đặc trưng của lũ quét từ đó có thể có biện pháp dự báo, cảnh báo hiệu quả. Mặc dù vậy, lũ quét vẫn là thiên tai bất ngờ ngay cả khi đã báo trước được 1-3 giờ. Cần có biện pháp đặc biệt để giảm tính chất này của lũ quét.

b. Tính ngăn hạn, ác liệt:

Lũ quét thường tồn tại trong thời gian ngắn, thường kết thúc sau 10-18 giờ, rất ít khi quá 1 ngày, nước lũ lớn xói mòn, rửa trôi khối lượng rất lớn vật chất rắn từ các sườn núi dốc rồi trở thành dòng bùn - nước - vật rắn tập trung hầu như đồng thời và rất nhanh. Do đó, lũ quét thường có nhánh lên xuống rất dốc, khác hẳn lũ thường, lại có đỉnh rất lớn, tổng lượng lớn, hơn hẳn đỉnh lũ nước (có khi gấp 2-5 lần) trong điều kiện mưa tương đương do cơ chế hình thành và vận động khác hẳn. Như thế, để giảm hoặc loại trừ tính ngắn hạn của lũ quét, các biện pháp có lẽ phải hướng vào kéo dài thời gian lũ lên (là chủ yếu) và lũ xuống mà trên căn bản là hướng vào tăng thời gian tập trung dòng lũ ở lưu vực, từ đó cũng giảm hẳn tính ác liệt của lũ (giảm đỉnh lũ, tần suất lũ lên, xuống, lưu tốc dòng sông)...

c. Tính hàm chứa lượng vật răn rất lớn:

Dòng lũ quét khác hẳn dòng lũ nước thường bởi tỷ lệ vật chất rắn rất lớn. Trong quá trình hình thành và vận động, tỷ lệ vật rắn trong dòng lũ quét không ngừng tăng lên, tăng mạnh nhất ở khu vực hai - khi chuyển động từ trên núi cao xuống thung lũng. Lượng chất rắn thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% trong dòng lũ để trở thành dạng lũ bùn đá. Một dòng chảy như vậy, xét về bản chất hình thành và động lực của nó đã khác biệt về chất so với lũ nước thông thường. Dòng lũ quét là pha trung gian giữa vật thể lỏng và rắn. Để giảm và hạn chế tác động đặc tính này của dòng lũ quét, hoặc ngăn ngừa nguy cơ lũ quét, cần phải có biện pháp nhằm vào giảm xói mòn, sạt, trượt, tức là giảm lượng vật chất rắn trong lũ, có biện pháp cắt bớt lượng vật rắn trong lũ quét, giảm quá trình chuyển động trượt ...

7.7.3.4. Nhưng đăc trưng cơ bản cua lu quet:

Để thiết kế, thực thi bất kỳ loại biện pháp công trình nào, ngay cả với biện pháp phi công trình thì các đặc trưng cơ bản của lũ quét là những cơ sở quan trọng nhất, ngoài những hiểu biết về khu vực hình thành, vận động, khu vực chịu lũ, đặc tính của lũ quét.

Những đặc trưng cơ bản của lũ quét là:

- Thời gian xuất hiện, thời gian lũ lên, xuống và cả trận, quá trình lũ quét.

- Đỉnh lũ và thời gian xuất hiện, biên độ lũ, lưu tốc trung bình và cực đại, phân bố.

Page 33: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Cường suất lũ lên, xuống trung bình và lớn nhất.

- Tổng lượng, thành phần vật chất trong lũ (lỏng, rắn), đặc trưng cơ lý của dòng.

- Thời gian tập trung lũ, thời gian truyền lũ, khả năng chuyển tải của dòng lũ quét.

- Thành phần chất rắn, thành phần hạt, phân bố hạt trong dòng lũ quét.

- Động lượng của dòng và tác động của dòng khi gặp vật cản.

- Kích thước hình học của dòng.

- Áp lực thủy động khi vỡ đập, và các chỗ tắc ứ tạm thời khi có lũ quét.

- Vận tốc quán tính khi lũ gia tăng và tắt dần tùy theo yêu cấu trúc lũ quét

(Xem thêm : Báo cáo Kết quả nghiên cứu của Lê Huy Bá và ctv, đề tài cấp tỉnh ::

- Lập Bản đồ nguy cơ và các giải pháp khả thi mang tính ngăn ngừa, hạn chế tác hại

Lũ quýet Lũ ống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” (2007-2008)

- Nghiên cứu xây dựng Bản đồ nguy cơ và các giải pháp khả thi mang tính ngăn

ngừa, hạn chế tác hại Lũ quýet Lũ ống trên địa bàn tỉnh Bình Phước” (2006-2009)

Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây

ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền

núi phía Bắc. Sự xói mòn xảy ra mạnh nhất ở độ cao 1000-2000 m và thường gây ra

trượt lở đất, nứt đất khi có các trận mưa rào lớn. Do xói mòn mạnh, một lượng lớn các

chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trôi.

Đất dần dần mất khả năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn.

Ngày 8 tháng 8 – 2008, cơn bão số 4, mưa lớn, lũ quét đã gây ra thiệt hại khá nặng nề

đối với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh. Tính đến ngày 17 – 8 đã có

145 người chết và mất tích, 75 người bị thương, 307 ngôi nhà bị sập trôi, 4.260 nhà bị

ngập, 3.700 ha lúa, hoa mầu bị ngập, nhiều công trình giao thông bị phá hỏng... Ước

tính tổng thiệt hại ở các tỉnh bị lũ, lụt lần này khoảng 2.000 tỷ đồng.

Hình 7.23: Lũ quét ở Yên Bái.2007

Page 34: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

7.7.4. Han hán:

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á là khu vực bị thiên tai nặng nề

nhất trong vòng 50 năm qua, trong đó thiệt hại về tài sản do hạn hán gây ra đứng thứ

ba sau lũ và bão. Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hạn hán. Tuy nhiên,

trên quan điểm nông nghiệp có thể thấy hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng

nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần, đã làm cây trồng khô héo nhanh

chóng và có thể dẫn tới làm chết cây hàng loạt. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp,

đây là loại thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, với tần suất và

quy mô ngày càng lớn hơn, gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất.

Page 35: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.24 :Hạn hán làm cho đất ruộng nứt nẻ

Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn.  Theo

số liệu thống kê của Trường Đại học Thuỷ lợi, có 11 vụ hạn hán nghiêm trọng xảy ra

trong các năm từ 1976 tới 1998 dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông

nghiệp, gây cháy rừng, làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ chứa nước ở miền Trung,

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi và trung du Bắc Bộ, dẫn đến tình trạng biển lấn sâu

vào đất liền, thiếu nước chạy các nhà máy điện...đem lại những hậu quả xấu về kinh tế xã

hội và môi trường cho đất nước. Có thể điểm qua một số đợt hạn hán nặng trong vòng nửa

thế kỷ qua như sau:

Hạn hán năm 1976 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ làm 370.000 ha cây lương thực bị hại.

Hạn hán năm 1982 làm cho 180.000 ha cây lương thực ở 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu

Long bị mất trắng. Năm 1983, hạn hán làm cho 291.000 ha lúa mùa ở miền Trung và Nam

Bộ không thu hoạch được. Vụ đông xuân năm 1992, hạn hán và sâu bệnh đã làm cho sản

lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm 559.000 tấn. Năm 1993, diện tích bị hạn ở

miền Trung lên tới 175.000 ha, trong đó có tới 35.000 ha bị cháy khô, thất thu ước tính

tới 150.000 tấn lúa và hoa màu.

Đợt hạn năm 1994-1995 ở Đắk Lắc được coi là nặng nhất trong 50 năm qua, ảnh hưởng

nhiều đến cây trồng, nhất là cà phê, ước tính thiệt hại tới 600 tỷ đồng và gây ra thiếu nước

sinh hoạt nghiêm trọng. Năm 1995-1996, diện tích bị hạn ở trung du và miền núi là

13.380 ha, ở Đồng bằng Bắc Bộ là 100.000 ha.

Hạn hán nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng ở Việt Nam ro ràng có quan hệ với hiện

tượng ElNinô. Đặc biệt, ElNinô 1997-1998 (kéo dài từ giữa tháng 12-1997 đến tháng 6-

1998) đã tác động khá ro rệt, gây ra hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng trên toàn lãnh

thổ Việt Nam. Đợt hạn hán này đã gây ra những hậu quả xấu cho sản xuất nông lâm

nghiệp và đời sống của nhân dân ở rất nhiều nơi, nhất là ở miền Trung và Tây Nguyên.

Trong đợt hạn này nhiệt độ lên rất cao, từ 35-42 0C, lượng mưa giảm xuống mức 40 – 250

mm (bằng 5% - 20% lượng mưa trung bình của cùng thời kỳ trong các năm trước đó).

Nhiệt độ cao, lượng mưa giảm, độ ẩm không khí thấp và gió Lào khô nóng đã làm cho các

hệ thống sông ngòi, hồ chứa nước cạn kiệt. Mùa hè năm 1998, tại vùng Tây Bắc, lượng

mưa giảm xuống từ 10-50%. Cuối năm 1998, lượng mưa tiếp tục giảm so với trung bình

nhiều năm từ 30-50%, có nơi như Sơn La lượng mưa giảm đi tới 90%. Tháng 11-1998,

lượng mưa ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Hồng cũng giảm ro rệt. Những biểu hiện của

hạn hán xảy ra trên diện rộng ở nước ta trong năm 1998 cho thấy tác hại của nó không

Page 36: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

phải là nhỏ đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Có khoảng

3,8 triệu người rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên toàn quốc. Hạn hán và nắng

nóng cũng đã gây ra cháy rừng. Riêng 6 tháng đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở Đồng

Nai (làm mất 1.200 ha) và ở Đắk Lắk (làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng

8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị cháy. Theo ước tính, thiệt hại tổng cộng trong cả

nước lên tới trên 5.000 tỷ đồng. Cháy rừng đã làm huỷ hoại nhiều cánh rừng trên đất

nước. Khoảng 5 triệu ha rừng bị liệt vào loại dễ cháy ở bất cứ mùa nào trong năm. Trong

số diện tích rừng hiện có, 56% dễ bị cháy trong mùa khô. Mỗi đe doạ cháy rừng lớn nhất

là rừng Thông ở vùng cao nguyên Trung Bộ và rừng tràm ở châu thổ sông Mê Công.

Trong mùa khô 1997-1998, do thời tiết khô nóng đã có 1.681 đám cháy rừng trên toàn

quốc làm mất khoảng 19.819 ha, trong đó có 6.293 ha rừng tự nhiên, 7.888 ha rừng trồng,

494 ha rừng tre nứa và 5.123 ha cỏ và cây bụi. Ở Quảng Ninh và Lâm Đồng, các vụ cháy

rừng Thông đã làm tê liệt nhiều nhà máy sản xuất nhựa thông (Cục Kiểm Lâm, 1999).

Các loại rừng bị cháy thường là các loại rừng non mới tái sinh, rừng trồng từ 3-5 tuổi,

trảng cỏ và cây bụi. Các vùng sinh thái nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của

đợt hạn hán 1997-1998 là:

+ Miền núi và trung du phía Bắc: Khoảng 20% diện tích lúa đông-xuân bị ảnh hưởng,

trong đó 2.000 ha bị mất trắng. Sản lượng cây ăn quả và cây công nghiệp giảm đáng kể và

các loại sâu bệnh phát triển mạnh. Khoảng 300.000 người không có đủ nước ngọt. Chính

phủ đã chi 47,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của hạn hán.

+ Bắc Trung Bộ: Có 62.000 ha, chiếm khoảng 46% diện tích gieo trồng trên toàn khu

vực, bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, trong đó khoảng 50% diện tích trồng trọt bị mất

trắng, 800 hồ chứa nước vừa và nhỏ bị cạn hoàn toàn. Khoảng 2,1 triệu người bị thiếu

nước ngọt.

+Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Hạn hán đe dọa các vụ đông- xuân, hè-thu và vụ

chiêm với tổng diện tích bị hạn lên tới 20,3 – 25,0 % diện tích gieo trồng.  Nước biển tràn

sâu vào các vùng ven biển tới 10-15 km và gây ra tình trạng nhiễm mặn trầm trọng. Trong

suốt 10 năm qua, các tỉnh trong khu vực này luôn bị hạn hán đe dọa và chỉ trong năm

1998 có khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt. Vùng khô hạn thường xuyên tại hai

tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và phía nam tỉnh Khánh Hoà có diện tích 200.000-300.000

ha với lượng mưa hàng năm trung bình chỉ có 500-700 mm, khí hậu nắng nóng đã tạo

thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất

khó phát triển sản xuất.

Page 37: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

+ Vùng Tây Nguyên: Trong tổng số 24.000 ha lúa đông-xuân, có 7.800 ha bị thiệt hại

do đợt hạn 1998. Trong tổng số 110.000 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị

hạn có 20.000 ha bị chết. Khoảng 800.000 người bị thiếu nước ngọt.

+ Vùng châu thổ sông Cửu Long (hạ lưu sông Mê Công): Trong mùa khô,  mực nước ở

hệ thống sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc thường giảm xuống còn khoảng + 1,0

m. Tuy nhiên, trong mùa khô năm 1998, mực nước tại các điểm trên hạ thấp tới mức –0,3

tới – 0,4 m. Nước mặn với độ mặn 4% tràn vào đất liền, có nơi vào sâu tới 45 km, làm

cho hai phần ba diện tích bán đảo Cà Mau bị nhiễm mặn. Đợt hạn này đã làm cho khoảng

216.000 ha lúa hè- thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó 32.000 ha bị mất trắng.

Trong tất cả các vụ cháy rừng, vụ cháy rừng U Minh Thượng năm 2002 là vụ cháy rừng

nghiêm trọng nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học

cao, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Gần đây nhất là đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã gây tổn thất nhiều

cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong mùa khô độ

ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng một phần ba  so với độ ẩm của đất ở

những nơi có rừng che phủ. Tại một số nơi không có rừng che phủ, nhiệt độ trên mặt đất

có thể tăng cao tới 50 – 600C vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi

xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi

đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp cho trồng trọt. Hàng triệu ha

đất trống, đồi trọc đã mất rừng lâu năm, đất mặt bị biến đổi cấu tượng và lý hoá tính, trở

nên dễ bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết von và đá ong

hóa, đất hoàn toàn mất sức sản xuất nông nghiệp.

Biến đổi khí hậu có liên quan rất chặt chẽ tới đa dạng sinh học và hoang mạc hóa. Đây

cũng là lý do vì sao Liên Hợp quốc lại ra nghị quyết về ba công ước Rio về môi trường

quan trọng nhất tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững ở Rio De Janeiro năm

1992 (Công ước khung về biến đổi khí hậu, Công ước về đa dạng sinh học và Công ước

chống sa mạc hóa). Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết chung

về môi trường, Việt Nam đã ký tham gia cả ba công ước trên.

Tóm lại, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp.

Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về cường

độ và quy mô.

Biến đổi khí hậu tại VN ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng ro ràng. Khảo sát

của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã

Page 38: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

dâng lên khoảng 2,0 cm so với cách đây 10 năm, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày

càng nhiều. “Trước đây vùng này không hề có bão nhưng năm 2007 đã có bão...”.

Do biến đổi khí hậu, nhiễm mặn đã tăng lên khoảng 20% so với trước đó 10 năm. Tại Thừa

Thiên - Huế, thay đổi khí hậu còn đậm nét hơn, cường độ mưa tăng ro rệt. Từ năm 1952 đến

2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và lũ lụt thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước.

Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lần trước. Chỉ riêng năm

1999, mực nước biển tháng 11 đã lên đến mức cao nhất so với trước đây.  Trong thời kỳ 1891-

2000(110 năm), trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt

Nam và 0,79 cơn ảnh hưởng đến Thừa Thiên - Huế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002

thì số cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên - Huế là

0,87 cơn.

“Thay đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai ở nhiều vùng miền của VN. Điều này được thể hiện ro

qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên tiếp tại khu vực duyên hải miền Trung VN những năm gần

đây”

7.7.5. Lu lịch sử các sông miền trung

Tính từ năm 1945 đến năm 2004. (Theo Khí tượng Thủy văn nguy hiểm)

Page 39: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hình 7.26: Những điểm thường có nguy cơ lũ quye1tMie62n Trung

Lũ lụt là thiên tai lớn nhất đe dọa nước Việt Nam ta, nhất là ở miền Bắc vì tổn thất nhân

mạng có thể đến mức độ khủng khiếp. Cơn lũ vào tháng 8 năm 1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng

và 100,000 người đã bị thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc,

Page 40: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các

cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam.  

Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ Quan

Quản Trị Hải Dương và Khí Tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate

Events of the 20th Century”, U. S. National Oceanic & Atmospheric Administration).  Lũ

lịch sử năm 1971 đứng hàng nhì sau trận lụt năm 1931 ở Sông Dương Tử  làm thiệt mạng gần 3

triệu 700 ngàn nguời ở Trung Hoa. 

Vào năm 1971, ảnh hưởng dòng nước lạnh La Nina đã gây nên  những trận mưa to liên tục

vào mùa bão năm đó. Một cơn bão từ miền nam Trung hoa gần Hồng Kông mang đến những

trận mưa to trên các Sông Thao, Sông Lô và Sông Đà. Nuớc lũ từ các sông này đã hợp lại gây

nên cơn lũ lịch sử của đồng bằng Sông Hồng. Mực nước Sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến

14,13 m ở Hà Nội. Mực nước ở Hà Nội này cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m.

Mực nước Sông Hồng đo được 18,17 m ở Việt Trì (cao hơn 2,32 m mức báo động cấp III) và

16,29 m ở Sơn Tây (1,89 m cao hơn  mức báo động cấp III). Đồng thời mực nước ở các Sông

Cầu, Sông Lô, Sông Thái Bình lên cao hơn bao giờ hết.  Trận lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba

địa điễm, làm thiệt mạng 100.000 nguời, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người bị thiệt

hại.

Môt trận lũ lớn khác vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng

diện tích 312000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người. Gần đây lũ lụt kèm theo gió to

hơn 100 km/giờ do bão Frankie gây nên vào ngày 24 tháng 7 năm 1996 làm 100 người bị thiệt

mạng, 194000 căn nhà bị hư  hại và hơn 177.000 ha bị úng ngập.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa lớn ở miền

thượng du cũng như đồng bằng miền Bắc.  Do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế

giới vì  dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt

hơn.  Mùa bão thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão.  

Những cơn bão này thường xuất phát từ  Phi Luật Tân, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương rồi

3-4 ngày sau sang đến bờ biển nước ta. Địa hình thượng lưu các sông gồm các vùng đồi núi với

độ dốc lớn nên nước mưa đỗ nhanh chóng xuống vùng đồng bằng. Hiện tượng El Nino đã gây

ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD. Ở

Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy

ra nghiêm trọng.

Page 41: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Trong vòng 100 năm qua, đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ lớn này đa

số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão. Riêng năm 2007, tổng thiệt hại do

thiên tai gây ra trên toàn quốc ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng.

Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người

nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp,

diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu nhiều nhất.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai

gây ra ở 50 tỉnh thành phố trên cả nước ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó là gần 440

người chết, mất tích; hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại, hàng chục nghìn công trình dân sinh,

thủy lợi bị phá hủy, tình trạng thiếu đói xảy ra liên miên.

Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010-

2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước

sẽ tăng khoảng 20%. Việt Nam có hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng và TP Hồ Chí

Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi

khí hậu trong vòng 20-50 năm tới. 

Ngoài ra theo báo cáo của uỷ ban Tham vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế: Nước ta sẽ

xảy ra hiện tượng nước mưa bị axít hoá do lượng CO tăng dẫn đến sản lượng hải sản và lúa gạo

giảm nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn tài nguyên nước,

dẫn đến ảnh hưởng dòng chảy, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng khiến nguồn nước

ngọt cũng giảm đi đáng kể.

Page 42: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hinh 7.27: Hà Nôi "lụt" (ảnh Mỹ Dung)

Huế: Nước lũ chia cắt nhiều huyện vùng cao

Hình 7.28: Lũ đang nhấn chìm Huế. Ảnh chụp lúc 10h sáng

12/11. Ảnh: Đăng Khoa.

Đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 24 năm, thậm chí còn lớn hơn lượng mưa lịch sử năm 1984

Page 43: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông

tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực

từ Bắc chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông,

nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi

lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình

ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện tượng phổ

biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng

tiến sâu vào lục địa.

Ở vùng ven biển, đã thấy ro hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu (hiện

tượng estuary) trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa. Ro nhất

là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh

và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.

Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu

thoát nước về phía biển, biến thành những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân

tạo gây nguy hại cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến

cả vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía tây nam Hà Nội

và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình).

Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với tốc độ phá

hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên

trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của

động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng

vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những

công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa.

7.8. Mối đe doa mới đối với Hệ Sinh Thái va Đa dang sinh học

Sự biến đổi khí hậu đã buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống

bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể. Các

ảnh hưởng quan sát được gần đây cho thấy: 

- Nhiệt độ nước biển tăng gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên diện

rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến Caribbean. 

- Loài chim biển Common Murre thay đổi thời gian sinh sản từ 24 ngày/thập kỷ thành 24

ngày/50 năm để thích ứng với hiện tượng nhiệt độ tăng lên. 

Page 44: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Loài chim hoàng anh Baltimore đang di chuyển về hướng bắc và sẽ sớm biến mất hoàn toàn

khỏi khu vực Baltimore. 

- Gấu Bắc cực đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm thức ăn.

Nhiều loài khác sẽ phải đương đầu với những thách thức bất thường. Ví dụ, giới tính của rùa

biển mới sinh phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ nóng lên số lượng rùa cái sinh ra sẽ tăng so

với số lượng rùa đực.

Những loài không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có nguy cơ bị tuyệt

chủng. Theo ước tính vào năm 2050, khoảng một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi

khí hậu, bao gồm cả loài thằn lằn rừng ở Boyd và loài cây Sebifera Virola ở Brazil.

Gần đây, các loài cóc vàng và ếch cơ đã hoàn toàn biến mất và chúng được coi là những nạn

nhân đầu tiên của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Một vấn đề lớn nữa là khi khí hậu thay đổi, hệ sinh thái cũng bị tác động, một số loại virus

sẽ phát triển mạnh hơn và khả năng thích ứng với khí hậu của con người phải thay đổi…

Việt Nam là một trong số các quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao trên thế giới với

nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều

nguồn gien quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học của Việt Nam đã

bị suy giảm mạnh. So với 83 triệu dân thì rừng Việt Nam không còn là “rừng vàng” nữa, bởi

nếu tính bình quân, mỗi người hiện chỉ có 0,15 ha rừng.

Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu nước biển dâng cao 1m có tới

27% sinh cảnh tự nhiên quan trọng, 33% khu bảo tồn, 23% khu vực có sự đa dạng sinh học

chính của Việt Nam bị tác động. “Khi nhiệt độ tăng lên 1oC thì san hô chết từng chòm, nếu

nhiệt độ tăng lên 2oC thì san hô chết rất nhiều”

khi các rạn san hô chết, ảnh hưởng kinh tế – môi trường của nó là rất lớn, bởi bên cạnh giá trị

kinh tế lớn, san hô được coi như sinh vật chỉ thị nhiệt độ, là cánh rừng nhiệt đới của đại dương.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước thứ 2 trong 5 quốc gia (Ai Cập,

Việt Nam, Băng-la-đét, Su-ri-nam và Ba-ha-mát) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí

hậu. Báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP cho biết, nếu nhiệt độ trên trái đất

tăng thêm 2 độ C, và nước biển dâng lên 1 mét thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà; và

Page 45: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

70% đến 90% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong

nước biển, thiệt hại ước tính trên 17 tỉ USD/năm (20% GDP); và kéo theo hậu quả sẽ mất 12-15

triệu tấn gạo/năm. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi nước biển dâng cao khoảng 5 mét từ năm

2050 đến năm 2080 thì toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất trên bản đồ thế giới...

Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 14 tại Ba Lan vừa qua, công bố báo cáo

mới nhất về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, trong đó Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước chịu

thiệt hại nặng nhất do thiên tai năm 2007, với 346 người thiệt mạng và tổn thất 1.639 triệu

USD.

Những số liệu và thứ hạng nêu trên cho thấy, kết quả của việc xóa đói, giảm nghèo của Việt

Nam sẽ bị giảm đi không ít trước những biến động của thời tiết, trước thiên tai bất thường do

biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do

sự biến đổi của khí hậu...là một trong số ít các quốc gia đi đúng hướng trong việc đạt được các

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Việt Nam đã giảm tỷ lệ đói nghèo từ khoảng

58% vào năm 1993 xuống 18% vào năm 2006. Tuy nhiên, những thành quả này giờ đây đang

bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu”

Nhận thức ro tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công

ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Ky-ô-tô; triển khai một số chương

trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu về tài nguyên, môi

trường, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đưa ra những đề xuất và bước đầu thực hiện các

giải pháp ứng phó.

7.9. Năm bước thụt lùi do biến đổi khí hậu

1. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Đến năm 2080, thế giới sẽ có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng.

2. Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỉ người sống trong tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á.

3. Khoảng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 30C-40C.

4. Tốc độ tuyệt chủng của các loại sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 20C.

5. Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt rét.

7.10. Một số hoat động liên quan đến Biến Đổi Khí hậu cua Thế giới Va Việt nam

Page 46: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

* Các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất phức tạp và khó thực hiên. Vì đây là

hiện tượng có tính toàn cầu nên đòi hỏi phải có sự chung tay tham gia của tất cả các nước, đặc

biệt là các nước phát triển. Nhiều hội nghị đã được tổ chức, các dự thảo, quy định đã được đưa

ra đều nhằm mục đích xây dựng một thỏa thuận chung giữa các nước để đối phó với biến đổi

khí hậu.

7.10 .1. T hế giới

a-Nghị định thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan

đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí

hậu (Framework Convention on Climate

Change) mang tầm quốc tế của Liên Hiệp Quốc

với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu

ứng nhà kính. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết

hiệu lực vào năm 2012. Những quốc gia tham

gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2

và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác,

hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như

“Emission trading” nếu không muốn đáp ứng

yêu cầu đó.

Nội dung chủ yếu của Nghị định thư là:

Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa

các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm

khí thải trên 5.2% so với năm 1990 ( mức độ cắt

giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì

chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng

đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide,

methane, nitrous oxide, sulfur hexafluoride,

clorofluorocarbons và perflourocarbons trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui

định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa

Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10%

cho Iceland.

Kyoto Protocol

Được

đưa ra

11 tháng 12 năm 1997 ở Kyoto,

Nhật Bản

Có hiệu

lực16 tháng 2, năm 2005.

Các điều

kiện để

có hiệu

lực

55 nước tham gia chiếm ít nhất

55% khí thải CO2 vào thời điểm

1990 theo Chương trình khung về

vấn đề biến đổi khí hậu

(Framework Convention on

Climate Change).

Các

nước

tham gia

181 nước (tính đến tháng 02/2009

Page 47: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp

phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiệu lực đối với các

nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế.

Trong cuộc gặp gỡ tháng 11 năm 2007 tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda

và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã nhấn mạnh về sự hợp tác tiếp tục giữa hai nước về

vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển sạch và an ninh năng lượng. Theo đó hai bên đã cùng đưa ra

các cam kết:

Quyết không để Hiệp định khung về vấn đề biến đổi khí hậu (ở VN hay gọi là Công ước

khung) Bali sụp đổ và cùng lập nên một "Lộ trình Bali " nhằm tạo một sức nặng cần

thiết cho các cuộc hội đàm để thông qua một Hiệp định hoàn chỉnh vào 2012.

Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức ở Hokkaido, Toyako sắp tới,

hai nước cam kết lẫn nhau về việc thỏa mãn các yêu cầu về vai trò đối với các nghĩa vụ

trên cương vị là thành viên của G8, song song đó hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để có

bước tiến ro ràng hơn cho một Hiệp định khung nhận nhiều sự đồng thuận vào 2012.

Lập một chương trình riêng trong Hội nghị thượng đỉnh G8 nhằm xác định các đóng

góp cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường của từng nước trước 2009 và cùng theo đuổi

một thỏa ước trong đó cho phép dung hoà giữa các cam kết môi trường đi kèm một nền

kinh tế phát triển bền vững.

Cùng tập trung vào các thảo luận để có một nền kinh tế bền vững dựa trên các tiêu

chuẩn môi trường toàn cầu:

1. Một mục tiêu dài hạn cho công tác cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đi cùng với mục

tiêu phát triển kinh tế.

2. Các chương trình quốc gia cho phép xác định các mục tiêu trung hạn để hỗ trợ cho mục

tiêu toàn cầu kèm với các công cụ chính sách thích hợp nhằm theo doi tiến trình bảo vệ

môi trường một cách hiệu quả nhất.

3. Tiến hành các dự án hợp tác phát triển công nghệ và triển khai các chiến lược trong các

lãnh vực chủ chốt gồm nhà máy phát điện có hàm lượng khí cacbon thải thấp, công

nghệ sạch trong phương tiện chuyên chở, các chương trình khai thác đất đai, chú ý phát

triển các nguồn năng lượng thay thế (nguyên tử, mặt trời, năng lượng gió) và nâng cao

tiêu chuẩn môi trường hiện tại.

4. Có biện pháp cơ cấu các khoản tài chính cho mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ sạch

đi kèm với các chính sách thích hợp kích thích tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch

vụ từ công nghệ sạch.

Page 48: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

5. Nhanh chóng cải cách các chính sách theo doi tiến trình bảo vệ môi trường hiện tại để

các nước thành viên Liên hiệp quốc đều có thể cùng áp dụng tham gia.

Góp phần nêu bật các giá trị có được thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển môi

trường toàn cầu, nhấn mạnh sự hợp tác giữa khu vực công và tư trong các đề án phát

triển như đã đề cập trong Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á - Thái Bình Dương về khí

hậu và phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate-

APP)

Tiếp tục vai trò lãnh đạo của hai nước trong nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển năng

lượng và công nghệ môi trường sạch, song song với việc khuyến khích các nền kinh tế

phát triển khác tiếp tục tăng ngân sách cho việc bảo vệ môi trường.

Cải thiện hợp tác trên các lãnh vực về năng lượng nguyên tử dưới các điều ước kí kết

trong Cộng tác toàn cầu về năng lượng hạt nhân (Global Nuclear Energy Partnership)

và Kế hoạch hợp tác năng lượng hạt nhân Mỹ-Nhật (U.S.-Japan Joint Nuclear Energy

Action Plan) nhằm đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải trên nền tảng các tiêu

chuẩn an toàn và hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Hầu như các nước tham gia đều ủng hộ các quy tắc trong nghị định thư. Tuy nhiên cũng có

nhiều ý kiến lo ngại. Một vài chuyên gia cho rằng Nghị định thư sẽ tác động tiêu cực đến sự gia

tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành

quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp

của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề

ra. Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường với suy nghĩ rằng chi

phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ

cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt

giảm thông qua các cam kết.

b-Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu tai Bali

Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức tại Bali (3/12/2007-

14/3/2007) với 185 nước tham dự. Hội nghị Bali có mục đích thúc đẩy các quốc gia hoạt động

để đạt được một hiệp định mới về cắt giảm khí thải hầu triển hạn hay thay thế nghị định thư

Kyoto sẽ mãn hạn vào năm 2012. Sau những ngày làm việc căng thẳng, các quốc gia đã đạt

được thỏa thuận về “Lộ trình Bali”. Các cuộc thương lượng chính thức đầu tiên trong khuôn

khổ Lộ trình Bali đã bắt đầu trước tháng 6/2008. Dự thảo Lộ trình Bali nếu đi đến thành công

sẽ tiếp nối Nghị định thư Kyoto (hết hiệu lực vào năm 2012). Theo văn bản này, các cuộc

thương thuyết trong 2 năm tới có thể xác định được thế giới sẽ thực thi việc cắt giảm các khí

thải gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả như thế nào trong tương lai. Bản dự thảo ghi ro rằng các

Page 49: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

nước giàu phải cắt giảm mạnh lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm hạn chế những tác động

tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, đồng thời các nước đang phát triển cũng cố gắng kìm hãm tối

đa sự gia tăng của các loại khí này. Dự thảo khẳng định những thách thức mà biến đổi khí hậu

đặt ra đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm và hiệu quả của toàn thế giới. Cho đến nay, Mỹ - nền

kinh tế lớn nhất thế giới chiếm 22% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, và

Trung Quốc - nước đang phát triển, đứng ngay sau Mỹ về lượng khí nhà kính (chiếm 18%), đều

đứng ngoài Nghị định thư Kyoto. Ủng hộ các kết luận của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi

khí hậu công bố mới đây, dự thảo Lộ trình Bali nhấn mạnh rằng trong vòng 10-15 năm tới, thế

giới cần phải giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, thậm chí đến năm

2050 chỉ còn một nửa so với năm 2000.

Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều sáng kiến mới trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và

tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là: (1) Nhóm G77 và Trung Quốc

cho biết sẵn sàng tham gia tích cực vào đối thoại, tuy nhiên nhấn mạnh vai trò tích cực hơn nữa

của các nuớc phát triển trong việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính định lượng trong giai

đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto từ 2008-2012; (2) Các nước phát triển mong

muốn các nước đang phát triển tham gia thực hiện các giảm phát thải khí nhà kính trong thời

gian tới qua hình thức “cam kết tự nguyện” được đoàn CHLB Nga đưa ra từ COP 12 / CMP 2;

(3) Niu Di-lân đưa ra đề xuất cần thiết lập một thảo thuận mới trong khuôn khổ UNFCCC,

trong đó liên quan tới giảm phát thải từ chống phá rừng; (4) Sau quyết định phê chuẩn Nghị

định thư Kyoto của tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd, tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết

lượng khí thải của Mỹ đã giảm 1.5% vào năm ngoái nhằm xoa dịu những chì trích về phía nước

mình; (5) Việc sửa đổi các Phụ lục của KP, tán thành bản Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC,

việc giảm phát thải từ giao thông vận tải, chính sách ưu đãi dành cho các nước đang phát triển

phục vụ phát triển bền vững đã được cân nhắc; (6) Hội nghị nhất trí Ban Quản lý Quỹ thích

ứng với biến đổi khí hậu gồm 16 thành viên, nhất trí Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ tài

trợ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu cụ thể của các Bên nước đang phát triển của

KP. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cũng như Ngân hàng Thế giới (WB) là những Bên được

ủy thác nhiệm vụ này. Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ đi vào hoạt động vào năm 2008.

Tuy nhiên, theo tin từ hội nghị, dự thảo Lộ trình Bali đã né tránh một số vấn đề được xem là

cũng quan trọng, đó là chưa ấn định được các bước đi cụ thể tiếp theo sau Hội nghị Bali cũng

như đặt thời hạn chót cho các cuộc đàm phán, để một Nghị định thư mang tính toàn cầu có thể

được thông qua tại một hội nghị quan trọng của LHQ ở Copenhaghen (Đan Mạch) vào cuối

năm 2009.

Hội nghị về biến đổi khí hậu toan cầu cua Liên Hiệp Quốc tai Ghana

Page 50: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tại Ghana (từ ngày 21/8 –

27/8/2008) đã đạt được những tiến bộ trong việc bàn ra cách giúp các quốc gia đang phát triển

làm chậm lại tốc độ phá rừng và xoa dịu những tranh cãi xung quanh các mục tiêu giảm khí

thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành công nghiệp.  

Các cuộc đàm luận đã chỉ ra ro ràng có một khối các nước đang ủng hộ xây dựng một hiệp

ước mới của LHQ chống sự ấm lên toàn cầu. Hiệp ước này có thể sẽ được các nước thống nhất

vào cuối năm 2009. Hội nghị Accra này qui tụ 1.500 đại biểu đến từ 160 quốc gia trên toàn thế

giới. Đây là phiên họp lần thứ ba trong năm nay theo như kế hoạch đã vạch ra nhằm đạt mục

tiêu đạt được một hiệp ước toàn cầu mở rộng mới vào cuối năm 2009 tiếp nối cho Nghị định

thư Kyoto. Hội nghị Accra tập trung chủ yếu bàn về cách khích lệ các quốc gia nhiệt đới đang

phát triển làm chậm lại tốc độ phá rừng và làm sao thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngành

công nghiệp sản xuất sắt thép, sản xuất nhôm, sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn môi trường

quốc tế. Hội nghị Accra không đặt ra mục tiêu đạt được những thỏa thuận vững chắc.

c. Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tai Áo

Ngày 29/3/2009, cuộc họp của LHQ về biến đổi khí hậu đã khai mạc tại Bon (Đức) khởi đầu

cho hàng loạt cuộc thảo luận chính hướng tới Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tổ chức tại

Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) tháng 12 năm 2009. UNFCCC (United Nations Framework

Convention on Climate Change - Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu) đã đưa ra 3

bản báo cáo về sự thay đổi khí hậu. Một bản cho rằng sự thay đổi khí hậu là do con người gây

ra, bản thứ hai đưa ra những hậu quả nếu không có hành động cụ thể và bản thứ ba đưa ra các

công nghệ và biện pháp giải quyết vấn đề. Cuộc họp quy tụ 2.000 đại biểu gồm đại diện chính

phủ, doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ môi trường, viện nghiên cứu khoa học.

Tại cuộc họp, các đại biểu sẽ tìm cách thu hẹp bất đồng về biện pháp hạn chế hiện tượng

Trái đất ấm lên, thu hút hàng chục tỷ USD cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như

hình thức chuyển giao tài chính và công nghệ cho các nước nghèo và chịu ảnh hưởng nhiều

nhất của tình trạng biến đổi khí hậu..

7.10 .2. VIỆT NAM

Hội thảo về biến đổi khí hậu va phát triển bền vưng (Việt Nam)

Ngày 28/11/2008, Trường ĐHKHTN phối hợp với Trường ĐH Ibaraki Nhật Bản tổ chức hội

thảo biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Hội thảo được tổ chức với mục đích tạo cơ hội

cho các nhà khoa học trong và ngoài nước trình bày và trao đổi các kiến thức, các phương pháp

và kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững. Nghiên cứu

Page 51: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

biến đổi khí hậu có ý nghĩa to lớn giúp cho các nhà hoạch định chính sách có các chiến lược

hợp lý giảm thiểu và thích ứng với các biển đổi tiêu cực do thay đổi khí hậu gây ra, hướng tới

sự phát triển bền vững. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 100 nhà khoa học trong và

ngoài nước, trong đó có hơn 20 nhà khoa học nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung

Quốc, Bangladesh. Hội thảo đã nghe 24 bài báo cáo tập trung vào nhiều lĩnh vực liên quan đến

biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Các báo cáo đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của

công tác nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong hội thảo các vấn đề chính

đã được nhấn mạnh bao gồm:

- Cơ chế và quá trình diễn biến của biến đổi khí hậu

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các tai biến thiên nhiên.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các bệnh truyền nhiễm.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường.

- Vai trò quan trọng của khoa học xã hội trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết quả của những nghiên cứu này ứng dụng vào thực tế sẽ phục vụ cho công tác quy hoạch

phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các khu vực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu như các

vùng đất thấp ven biển. Hội nghị đã thống nhất tiếp tục có sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa

các bên liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo về biến đổi khí hậu và phát

triển bền vững.

Hội thảo quốc gia về biến đổi khí hậu va phòng ngừa thảm hoa (Việt Nam)

Ngày 15/11/2004 Hội thảo Quốc gia về Biến đổi khí hậu và Phòng ngừa thảm hoạ do Hội

Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo tập trung vào 4 mục tiêu sau:

1. Nâng cao nhân thức và sự hiểu biết cho các tổ chức, cơ quan về biến đổi khí hậu, tác động

của nó và các biện pháp thích nghi khả thi tại Việt Nam.

2. Xác định ro và nâng cao vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Khí tượng Thuỷ văn,

Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

3. Tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các tổ chức liên quan khác nhau trong lĩnh vực biến

đổi khí hậu, phòng ngừa thảm hoạ/giảm nhẹ rủi ro, quản lý lũ lụt và phát triển bền vững để

giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết khác nghiêt.

4. Tăng cường đối thoại với các nhà hoạch định chính sách về tính cần thiết đưa khí cạnh nhân

đạo vào các chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển.

#- Phương hướng ứng phó với tác động biến đổi khí hậu tai Việt Nam pham vi Nha nước

Page 52: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến một cách cơ bản nhận thức,

trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chủ thể các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân về

chính sách phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước. Từng cán

bộ, đảng viên, từng người dân, mọi tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường,

coi việc bảo vệ môi trường trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên và là đạo đức, nếp sống

văn hoá, trách nhiệm công dân.

2. Xây dựng chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường và gấp rút triển khai thực hiện. Đưa

vấn đề bảo vệ môi trường vào trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, coi

bảo vệ môi trường là một ngành kinh tế, vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để kinh tế - xã hội

phát triển bền vững. Ưu tiên tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch (hay chiến lược) ứng

phó với tình trạng nước biển dâng cao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là các

huyện, xã duyên hải Bắc Bộ và miền Trung; nâng độ che phủ của rừng, trả lại những gì vốn

thuộc về thiên nhiên.

Đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả

thiên tai, huy động mọi nguồn lực của đất nước vào nhiệm vụ khắc phục biến đổi khí hậu, bảo

vệ môi trường.

3. Rà soát lại các dự án đầu tư, đưa mục tiêu bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất là điều

kiện bắt buộc tiên quyết trong phê duyệt các dự án đầu tư. Khắc phục tư tưởng công nghiệp hóa

bằng mọi giá, chạy theo lợi nhuận mù quáng, trải thảm đỏ để tiếp nhận đầu tư một cách tràn

lan, không tính đến hậu quả về môi trường. Kiên quyết không chấp nhận những dự án gây ô

nhiễm môi trường, cho dù nó có đem lại siêu lợi nhuận. Ưu tiên các dự án thân thiện với môi

trường, phát triển công nghệ sạch. Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và

tiết kiệm, nhất là tài nguyên đất, nước, biển, rừng, khoáng sản, đi đôi với phục hồi môi trường

các khu khai thác tài nguyên, đảm bảo cân bằng sinh thái.

4- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật những hành

vi hủy hoại môi trường và hành vi bao che, dung túng cho những cá nhân, tổ chức vi phạm

pháp luật về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo vệ môi trường,

đặc biệt là các chế tài xử lý hình sự còn đang bị bỏ trống, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động

bảo vệ môi trường.

5- Đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên,

tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về vốn, khoa học - công nghệ.

6- Quan tâm chăm lo xây dựng, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chức năng quản

lý, bảo vệ môi trường và nghiên cứu dự báo các hiểm họa thiên tai, nhất là lực lượng thanh tra

môi trường, cảnh sát môi trường, kiểm lâm và dự báo khí hậu - thủy văn. Nghiên cứu, xem xét

Page 53: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

khả năng tổ chức cơ quan phòng, chống, khắc phục hiểm họa thiên tai và bảo vệ môi trường

theo hướng tập trung, thống nhất, một đầu mối trên cơ sở các lực lượng đang nằm rải rác ở các

bộ, ngành hiện nay.

7.11. Nhận định cua các nha khoa học về BĐKH va ứng phó cua Việt Nam

- Phát biểu tại lễ công bố Báo cáo ở Hà Nội, ông John Hendra, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Việt Nam, nói: “Chúng ta đã thấy ro hệ quả của việc tăng nhiệt độ ở Việt Nam. Bão lụt ngày càng diễn biến phức tạp, triều cường đang đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua, gây thiệt hại nhiều tại các tỉnh duyên hải và Nam bộ. Việt Nam là một nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu vì có 1 bờ biển dài 3800km, đất sẽ dễ bị nhiễm mặn, nước ngầm nhất là nước ở tầng 30 - 40m sẽ bị nhiễm mặn.

- Với cảnh báo rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể làm 22 triệu người dân Việt Nam bị mất nhà và phần lớn diện tích canh tác màu mỡ nhất của vựa lúa sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể bị ngập trong nước biển, hơn bao giờ hết, vấn đề BĐKH đã trở nên cấp bách.

- Nước biển dâng cao đe doạ cuộc sống con người. Theo kịch bản nước biển dâng 1m (của ông Jeremy Carew-Ried - Giám đốc Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường) thì số tỉnh, thành bị ngập nước nặng nhất như sau:

Bảng 7.4: Dự báo theo kịch bản Diện tích bị ngập khi nước biển dâng 1,0m ở các tỉnh ĐBSCL

Tt Tỉnh Tổng diện tích

(Km2)

Diện tích bị ngập

(Km2)

% bị ngập

1. Bên Tre 2,257 1,131 50,1

2. Long An 4,438 2,169 49,4

3. Trà Vinh 2,234 1,021 45,7

4. Sóc Trăng 3,259 1,425 43,7

5. TP.Hô Chi Minh 2,003 862 43,0

6. Vĩnh long 1,508 606 39,7

7. Bac Liêu 2,475 962 38,9

8. Tiền Giang 2,397 783 32,7

9. Kiên Giang 6,224 1,757 28,2

10. Cần Thơ 3,062 758 24,7

Page 54: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

Tổng cộng 29,857 11,474 41,331

(Nguồn: Jeremy Carew-Ried - Giám đốc Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường)

- Tính toán của các nhà khoa học từ Viện Khoa học Kỹ thuật Khí tượng Thủy văn - Môi trường cho thấy nước biển đang dâng lên tại Việt Nam và đến năm 2010, mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm so với 3 năm trước đó. Mực nước biển sẽ dâng lên 33-45 cm vào năm 2050 và có thể tiếp tục dâng thêm. Khi mực nước biển dâng thêm 1m, 14 triệu dân ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng, 40.000 km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km2 vùng ven biển bị chìm. TP. HCM và phần lớn ĐBSCL sẽ bị ngập. Khi bị xâm nhập mặn cùng với thủy triều dâng sẽ làm biến đổi dòng chảy tạo nên nhiều dòng chảy rối và bất thường tạo nên hiện tượng sạt lở bờ sông. Điều này chúng ta chưa lường trước được hậu quá và thiệt hại kinh tế nhưng đây là một điều tất yếu sẽ xảy ra.

- Việt Nam có một dãy bờ biển rất dài, quanh co khúc khủy, vì vậy, khả năng sạt lở bờ biển, cửa sông kể cả cửa sông ở Miền Trung là rất lớn, làm cho công việc làm ăn của bà con miền Trung vốn đã khó nay càng khó thêm.

- Mặc dù chỉ nóng lên một vài độ C, nhưng sự thay đổi nhiệt độ này đã làm băng tan ở Bắc cực và Nam cực, làm nước biển dâng cao, làm ngập nhiều nơi trên thế giới. Trong số các nơi bị ảnh hưởng do nước biển dâng, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thứ 2 thế giới, chỉ sau Bangladesh. Một loạt các BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, ảnh hưởng đến mùa vụ gieo trồng và cây trồng, hàng loạt các cây không thích ứng kịp sẽ chết đi và một loạt các gen khác sẽ phát sinh. Mặt khác, mùa đông sẽ lạnh hơn và thất thường hơn, mùa hè sẽ có những ngày nóng gây rắc và mưa liên tục.

- Theo Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý phòng chống - giảm nhẹ thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi trái đất nóng lên, Việt Nam còn phải gánh chịu một tai họa khác, bên cạnh việc nước biển dâng. Băng đang tan ở đỉnh núi Himalaya và ĐBSCL sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy. Khi đó, theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu, ĐBSCL sẽ phải hứng chịu thiên tai rất nhiều. Là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới liên tục 10 năm nay, nhưng những cảnh báo của các nhà khoa học đang gióng lên một hồi chuông báo động về diện tích đất canh tác có khả năng bị thu hẹp và những biến đổi bất thường của khí hậu mà mảnh đất này có thể phải đối mặt. Phải làm gì để cứu các vựa lúa ĐBSCL nói chung, khỏi cơ nguy đó?

Page 55: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Theo đánh giá của thế giới về nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thì Việt Nam không bị xếp vào danh sách nguồn phát thải CO2. Song, trong danh sách những nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam luôn nằm trong “top” đầu thế giới. Và bây giờ, khi mà những kịch bản về tác động của BĐKH được xây dựng cho Việt Nam, kịch bản nào cũng rất đáng buồn, thì việc tìm cách để thích ứng, để đối phó với BĐKH, là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.

- Theo GS. TSKH Lê Huy Bá, (2008), sai lầm của Tp. HCM là đã biết biến đổi khí hậu làm nước biển dâng mà vẫn quy hoạch phát triển ra các vùng thấp như Quận 7, ở phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố cùng với các công trình lấn biển.

- Đối với Tp. HCM:, cũng theo GS. TSKH Lê Huy Bá, (2008) việc đắp đê chống ngập triều do nước biển đông mà người ta sơ toán khoảng 170.000 tỷ đồng là một điều cần xem xét lại và xem xét một cách nghiêm túc. Những câu hỏi đặt ra cho đất nền địa chất vùng Tp. HCM: với độ dày tầng mặt bùn lỏng và hữu cơ của bãi lầy có nơi sâu đến 40m mới đụng đến nền đất cứng, thì việc đắp đê ra sao để khoong bị bị trụt lún, trôi, trượt là điều đáng nghiên cứu hơn. Câu hỏi thứ hai đặt ra là nếu đắp đê thì lấy đất đâu mà đắp cho đủ với một con đê độ cao 2-3m nếu kể cả lớp đất bùn lỏng phải thay sâu đến 30-40m và bề mặt đáy của đê tối thiểu phải là 10 m. Hiện nay, một vùng nhỏ đê bao chống ngập cho lúa và nông thôn vùng ven Tp. HCM năm nào đê cũng vỡ chỉ vài trận triều cường thế thì con lớn phải làm như thế nào với áp lực dòng triều cực lớn. Mặt khác, nếu đắp đê bằng bê tông thì quả là quá tốn kém, không khả thi. Giả sử trong trường hợp có thể đắp được đê bao chống ngập triều cho Thành phố thì phải kết hợp với các cống điều tiết ngăn triều ở các cửa sông, cửa rạch và vấn đề nước ngập trong nội thành do mưa sẽ giải quyết ra sao? Lúc đó nước thoát ra sẽ hết sức chậm và thời gian, độ ngập sẽ cao hơn. Hơn thế nữa đất ở vùng Nam – Tây Nam và Đông của thành phố trong thành phần của nó chứa rất nhiều hữu cơ bán phân giải thường là 10% có nơi đến 20-25%. Có nghĩa là khả năng thẩm lậu rất lớn, tức là mặt dù có đê nhưng nước dễ dàng xâm nhập qua lớp hữa cơ này, giải quyết ra sao? Hơn thế nữa, thành phố HCM đang cố gắng chống nhập do mưa, do thủy triều nhưng lại quy hoạch phát triển thành phố về những nơi như Quận 7, Nhà Bè thế thì hai công việc này có trái với nhau không?

Theo đó, xin đẫn lời của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công Thành: “Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, ngăn ngừa những tác động có hại của nó là một cuộc chiến đấu chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia phải chung tay góp sức. Ý thức được là một trong những nước chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã sớm tham gia, phê chuẩn và thực hiện Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu, trong đó Nghị định thư Kyoto của công ước nhằm góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” như là lời kết và cũng xin nhắn nhủ với tất cả mọi người: Để ngăn chặn thảm hoạ nhiệt độ trái đất nóng

Page 56: 1 · Web viewBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 7.1 MỞ ĐẦU Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH)

lên, chúng ta phải tích cực giảm lượng khí thải CO2; Chúng ta phải hành động vì chính môi trường sống của chính chúng ta.

7.12. Nhận xet chung

Chương 7, “Kịch bản Biến Đổi Khí Hậu ở Việt nam” không tập trung khai thác những

khía cạnh khoa học của hiện tượng toàn cầu này mà tập trung đi sâu vào những ảnh hưởng, hậu

quả và nỗ lực của toàn thế giới cũng như của Việt Nam đã thực hiện để khắc phục mối lo ngày

càng lớn này.

Từ nội dung chính của đề tài có thể nói, Biến Đổi Khí hậu là xuất phát điểm của những

thay đổi, thậm chí là những biến động lớn đã và đang diễn ra trong những năm gần đây ở tất cả

các vùng miền trên thế giới. Và các hiểm họa càng ngày càng trở nên khó kiểm soát, khó khắc

phục.

Vì thế, chương 7 đã cố gắng tìm kiếm những thông tin liên quan đến những thiệt hại to

lớn được thống kê trên các website, đặc biệt là vào năm gần đây, toàn bộ thế giới nói chung và

Việt Nam nói riêng đã hứng chịu những hậu quả nặng nề từ việc ấm lên của toàn cầu và tập

trung khai thác những thông tin liên quan đến nỗ lực của các tổ chức lớn, các quốc gia tham gia

vào việc khắc phục hậu quả và những phương hướng để đối mặt với Biến Đổi Khí Hậu.